Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
02:59 10/04/2021
BÀI ĐỌC I: Cv 4, 32-35
“Họ đồng tâm nhất trí”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Lúc bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của họ.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 117, 2-4. 16ab -18. 22-24
Đáp: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
1) Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. Hỡi nhà Aaron, hãy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. Hỡi những người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”.
2) Tay hữu Chúa đã cất nhắc tôi lên, tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt. Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa. Chúa sửa trị, Chúa sửa trị tôi, nhưng Người đã không nạp tôi cho tử thần.
3) Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. Đây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó.
BÀI ĐỌC II: 1 Ga 5, 1-6
“Mọi cái sinh ra bởi Thiên Chúa đều chiến thắng thế gian”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các con thân mến, ai tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, thì kẻ ấy sinh bởi Thiên Chúa, và ai yêu mến Đấng sinh thành, thì cũng yêu mến kẻ sinh ra bởi Đấng đó. Cứ dấu này chúng ta nhận biết rằng chúng ta yêu mến con cái Thiên Chúa, là khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa và thực hành các giới răn Người. Vì chưng, lòng yêu mến Thiên Chúa là chúng ta tuân giữ giới răn Người, và giới răn của Người không nặng nề.
Vì những gì sinh bởi Thiên Chúa đều chiến thắng thế gian, và đây là cuộc thắng trận thế gian, là chính đức tin của chúng ta. Ai là người chiến thắng thế gian, nếu không phải là người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa? Đấng đã đến nhờ nước và máu, chính là Đức Giêsu Kitô, không phải trong nước mà thôi, nhưng trong nước và máu nữa, có Thánh Thần làm chứng rằng Chúa Kitô là chân lý.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 20, 29
Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 20, 19-31
“Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”. Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. Đoạn Người nói với Tôma: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”.
Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
Đó là lời Chúa.
Thánh Faustina - Tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót.
Giáo Hội Năm Châu
04:32 10/04/2021
Không cho phép một ai
Lm. Minh Anh
05:37 10/04/2021
KHÔNG CHO PHÉP MỘT AI
“Chúa khiển trách các ông đã cứng lòng, vì các ông không tin những kẻ đã thấy Ngài sống lại”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật ngạc nhiên! Cảm xúc có sức mạnh của nó, nó có thể tác động trên đức tin của chúng ta; sự u sầu vẫn có thể ngăn trở chúng ta nhận ra Chúa Giêsu. Tin Mừng hôm nay đã chứng thực điều đó nơi các môn đệ của Ngài, “Họ nghe bà nói Chúa sống lại và bà đã thấy Ngài, nhưng họ không tin”; hoặc, “Chúa khiển trách các ông đã cứng lòng, vì các ông không tin những kẻ đã thấy Ngài sống lại”. Vậy mà Đấng Phục Sinh ‘không cho phép một ai’ để mình bị tác động vì điều đó.
Từ những nhận định của Marcô hôm nay, chúng ta có thể thấy, cảm xúc sầu não vẫn có thể làm lung lạc đức tin của một ai đó; và rõ ràng, chính sự u buồn có thể khuynh đảo đức tin của họ. Điều này đã xảy ra với các môn đệ và với cả chúng ta. Với các môn đệ, chiều thứ Sáu đã chôn vùi tất cả, chôn vùi Thầy của họ lẫn niềm hy vọng Ngài mang đến; cũng thế, chúng ta cũng có thể bị chôn vùi vì những tổn thương, Chúa của chúng ta có thể bị ai đó xúc phạm hoặc bách hại cách này cách khác; và nỗi buồn của chúng ta cũng có thật như nỗi buồn của các môn đệ. Vậy mà Chúa Phục Sinh ‘không cho phép một ai’ để mình phải co cụm, sợ hãi vì những điều đó; Ngài ‘không cho phép một ai’ tập quen với những giọt nước mắt của mình; đúng hơn, Ngài muốn chúng ta gạt bỏ những oán hận và đau đớn trong quá khứ để nhìn về tương lai, về phía mặt trời mọc, đi thẳng đến đó để nhận ra Ngài là ‘Vầng Dương’ rạng rỡ, xua tan bóng tối và sự chết; bởi lẽ, Ngài đã chiến thắng!
Với sự trợ giúp của ân sủng, tình yêu và sức mạnh của Thánh Thần, Chúa Giêsu Phục Sinh đủ sức đổi mới trái tim chúng ta; Thánh Thần của Ngài sẽ xô chúng ta về phía trước để ra đi làm chứng cho Ngài như đã xô các môn đệ, những con người mà thoạt đầu, họ cũng sợ hãi, não nuột đến nỗi không tin dù Thầy của họ đang đứng sừng sững trước họ, ngồi ăn với họ. Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho thấy ân sủng, sức mạnh và quyền năng phục sinh của Ngài, Đấng ‘không cho phép một ai’ chùn bước! Phêrô và Gioan đã trả lời các lãnh đạo tôn giáo, những người răn đe các ngài không được rao giảng Danh Chúa Kitô, “Trước mặt Chúa, các ngài hãy xét coi: nghe các ngài hơn nghe Chúa, có phải lẽ không? Vì chúng tôi không thể không nói lên những điều mắt thấy tai nghe”.
Nhân loại không được canh tân bởi những con người đau khổ, những người chỉ quen với nước mắt và than van; nhân loại chỉ được đổi mới bởi những ai đã vượt qua đau khổ để đi tới. Nếu tình yêu của Đấng Phục Sinh đủ để biến đổi và hoán cải trái tim chúng ta thì điều gì có thể ngăn cản tình yêu ấy biến đổi trái tim và cuộc sống của những con người đã làm chúng ta đau khổ? Chúa Phục Sinh ‘không cho phép một ai’ trở nên bi quan, yếm thế; Ngài muốn chúng ta cung cấp cho thế giới, chứng tỏ cho thế giới một chứng tá vui mừng về sự Phục Sinh của Ngài. Bởi lẽ, nguồn gốc của niềm vui nơi chúng ta là ở trong Ngài, chứ không ở trong tay những kẻ bách hại, những con người đã làm cho chúng ta khổ đau. Chúa Phục Sinh muốn chúng ta bước ra khỏi những nấm mồ đìu hiu của sợ hãi, thất vọng; Ngài muốn chúng ta đoạn tuyệt với ‘thú đau thương’ của mình; Ngài không muốn chúng ta lui về quá khứ để gặm nhấm những nỗi đau và yên ổn khi cứ lần thần ở đó vì đã quen chịu đựng. Không! Ngài ‘không cho phép một ai’ ở lại trong thứ ‘hạnh phúc bệnh hoạn’ đó.
Linh mục dòng Tên người Pháp, cha Jean-Pierre de Caussade viết, “Chúng ta phải nhận ra rằng, chính để kích thích và bổ trợ đức tin của chúng ta, Thiên Chúa có thể cho phép linh hồn bị đánh tơi tả, bị cuốn đi bởi những dòng chảy dữ dội của quá nhiều khổ đau, gian nan, xấu hổ, yếu đuối; rất nhiều thất bại và kể cả những giày vò của tội lỗi. Vì điều cần thiết là mỗi người phải có đức tin để có thể nhận ra rằng, Chúa Kitô Phục Sinh đang đứng đằng sau tất cả những điều ấy”.
Anh Chị em,
Dẫu Thánh Kinh không nói, nhưng Giáo Hội sơ khai và các thánh tin rằng, Mẹ Maria đã canh thức chiều thứ Bảy Tuần Thánh để chờ đợi Con mình; vì thế, người mà Chúa Phục Sinh gặp lại trước tiên sau khi Ngài sống lại là Đức Mẹ và chắc chắn, Mẹ Maria đã không nghi ngờ nhưng nhận ra Ngài ngay. Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta bắt chước Đức Mẹ, đừng để những cay đắng và u sầu giam hãm chính mình nhưng hãy nhận ra Chúa Phục sinh đang đứng đàng sau tất cả những khổ đau. Hãy để Ngài, Đấng xô tảng đá lấp huyệt và bước ra khỏi mồ xô khỏi lòng chúng ta những tảng đá đóng kín những mất mát và khổ đau. Ngài đã xô chúng khỏi lòng các môn đệ; để sau đó, các ngài mạnh dạn ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh của Ngài; ở đây, lời của thánh Phaolô thật đầy cảm hứng, “Tôi chỉ chú ý một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa ‘không cho phép một ai’ chểnh mảng với mệnh lệnh “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”; xin giúp con nhận ra rằng, gian nan của con, tội lỗi của con, sự thiếu tin tưởng của con trong quá khứ không miễn cho con sứ mệnh này”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa khiển trách các ông đã cứng lòng, vì các ông không tin những kẻ đã thấy Ngài sống lại”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật ngạc nhiên! Cảm xúc có sức mạnh của nó, nó có thể tác động trên đức tin của chúng ta; sự u sầu vẫn có thể ngăn trở chúng ta nhận ra Chúa Giêsu. Tin Mừng hôm nay đã chứng thực điều đó nơi các môn đệ của Ngài, “Họ nghe bà nói Chúa sống lại và bà đã thấy Ngài, nhưng họ không tin”; hoặc, “Chúa khiển trách các ông đã cứng lòng, vì các ông không tin những kẻ đã thấy Ngài sống lại”. Vậy mà Đấng Phục Sinh ‘không cho phép một ai’ để mình bị tác động vì điều đó.
Với sự trợ giúp của ân sủng, tình yêu và sức mạnh của Thánh Thần, Chúa Giêsu Phục Sinh đủ sức đổi mới trái tim chúng ta; Thánh Thần của Ngài sẽ xô chúng ta về phía trước để ra đi làm chứng cho Ngài như đã xô các môn đệ, những con người mà thoạt đầu, họ cũng sợ hãi, não nuột đến nỗi không tin dù Thầy của họ đang đứng sừng sững trước họ, ngồi ăn với họ. Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho thấy ân sủng, sức mạnh và quyền năng phục sinh của Ngài, Đấng ‘không cho phép một ai’ chùn bước! Phêrô và Gioan đã trả lời các lãnh đạo tôn giáo, những người răn đe các ngài không được rao giảng Danh Chúa Kitô, “Trước mặt Chúa, các ngài hãy xét coi: nghe các ngài hơn nghe Chúa, có phải lẽ không? Vì chúng tôi không thể không nói lên những điều mắt thấy tai nghe”.
Nhân loại không được canh tân bởi những con người đau khổ, những người chỉ quen với nước mắt và than van; nhân loại chỉ được đổi mới bởi những ai đã vượt qua đau khổ để đi tới. Nếu tình yêu của Đấng Phục Sinh đủ để biến đổi và hoán cải trái tim chúng ta thì điều gì có thể ngăn cản tình yêu ấy biến đổi trái tim và cuộc sống của những con người đã làm chúng ta đau khổ? Chúa Phục Sinh ‘không cho phép một ai’ trở nên bi quan, yếm thế; Ngài muốn chúng ta cung cấp cho thế giới, chứng tỏ cho thế giới một chứng tá vui mừng về sự Phục Sinh của Ngài. Bởi lẽ, nguồn gốc của niềm vui nơi chúng ta là ở trong Ngài, chứ không ở trong tay những kẻ bách hại, những con người đã làm cho chúng ta khổ đau. Chúa Phục Sinh muốn chúng ta bước ra khỏi những nấm mồ đìu hiu của sợ hãi, thất vọng; Ngài muốn chúng ta đoạn tuyệt với ‘thú đau thương’ của mình; Ngài không muốn chúng ta lui về quá khứ để gặm nhấm những nỗi đau và yên ổn khi cứ lần thần ở đó vì đã quen chịu đựng. Không! Ngài ‘không cho phép một ai’ ở lại trong thứ ‘hạnh phúc bệnh hoạn’ đó.
Linh mục dòng Tên người Pháp, cha Jean-Pierre de Caussade viết, “Chúng ta phải nhận ra rằng, chính để kích thích và bổ trợ đức tin của chúng ta, Thiên Chúa có thể cho phép linh hồn bị đánh tơi tả, bị cuốn đi bởi những dòng chảy dữ dội của quá nhiều khổ đau, gian nan, xấu hổ, yếu đuối; rất nhiều thất bại và kể cả những giày vò của tội lỗi. Vì điều cần thiết là mỗi người phải có đức tin để có thể nhận ra rằng, Chúa Kitô Phục Sinh đang đứng đằng sau tất cả những điều ấy”.
Anh Chị em,
Dẫu Thánh Kinh không nói, nhưng Giáo Hội sơ khai và các thánh tin rằng, Mẹ Maria đã canh thức chiều thứ Bảy Tuần Thánh để chờ đợi Con mình; vì thế, người mà Chúa Phục Sinh gặp lại trước tiên sau khi Ngài sống lại là Đức Mẹ và chắc chắn, Mẹ Maria đã không nghi ngờ nhưng nhận ra Ngài ngay. Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta bắt chước Đức Mẹ, đừng để những cay đắng và u sầu giam hãm chính mình nhưng hãy nhận ra Chúa Phục sinh đang đứng đàng sau tất cả những khổ đau. Hãy để Ngài, Đấng xô tảng đá lấp huyệt và bước ra khỏi mồ xô khỏi lòng chúng ta những tảng đá đóng kín những mất mát và khổ đau. Ngài đã xô chúng khỏi lòng các môn đệ; để sau đó, các ngài mạnh dạn ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh của Ngài; ở đây, lời của thánh Phaolô thật đầy cảm hứng, “Tôi chỉ chú ý một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa ‘không cho phép một ai’ chểnh mảng với mệnh lệnh “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”; xin giúp con nhận ra rằng, gian nan của con, tội lỗi của con, sự thiếu tin tưởng của con trong quá khứ không miễn cho con sứ mệnh này”, Amen.
(Tgp. Huế)
CN 2 Phục Sinh : Tôma không tin – lỗi tại ai ?
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh
13:52 10/04/2021
CN 2 Phục Sinh : Tôma không tin – lỗi tại ai?
Chỉ với 3 chữ ghi chú về thời gian “tám ngày sau” mà đoạn Tin Mừng này của thánh Gioan được đọc trong Chúa nhật II Phục Sinh của bất cứ năm nào : năm A,B,C.
Bài này được đọc trong ngày cuối tuần bát nhật Phục Sinh. Có người đã gọi CN này là CN của Toma.
Ngày thứ nhất sau khi Chúa sống lại, các tông đồ ở trong căn phòng đóng kín vì sợ Do thái, Chúa hiện ra, không có mặt Gioan. Tám ngày sau, cũng y hệt khung cảnh đó : trong căn phòng đóng kín, Chúa hiện ra có Toma, là kẻ đã thách thức: “Nếu mắt tôi không thấy dấu đanh ở tay chân, nếu ngón tay tôi không xỏ vào cạnh sườn Người, tôi không tin…”
Đề tài suy niệm Lời Chúa hôm nay là : Toma không tin, lỗi tại ai?
Tục ngữ Việt Nam có câu : Tại anh tại ả, tại cả đôi bên. Câu đó có thể dùng để trả lời cho câu hỏi này: Toma không tin, lỗi tại ai? Thưa lỗi cả hai.
Tại anh : tại các tông đồ; tại ả : tại cả Toma.
1. Lỗi ở các Tông đồ kia : Lỗi ở chỗ nào?
Thưa ở chỗ: Họ nói “chúng tôi đã thấy Chúa, chúng tôi đã được Chúa thổi hơi để nhận lấy Thánh Thần, chúng tôi đã được sai đi…” Thế mà 8 ngày sau vẫn ngồi ì một chỗ, phòng đóng kín, có lẽ vẫn còn sợ. Các ông chẳng tỏ dấu gì là tin cả, thì làm sao khiến Toma tin được.
Mà Toma lại được Tin Mừng Gioan ghi chú 2 câu vào lý lịch như sau: Không thích những chuyện rồ dại (x. Ga 11,1) và không muốn lang thang trên con đường chẳng biết đi về đâu (x. Ga 14,5)
• Không thích những chuyện rồ dại, khi Chúa Giêsu báo tin Lazaro chết, hãy đi thăm hỏi anh ấy –Chết rồi đi thăm anh ấy làm sao được, thăm xác thì có- nhưng rồi Toma cũng phất tay: “thôi đi cũng được, để cùng chết với Ngài”.
• Không muốn lang thang trên con đường vô định hướng, khi Chúa Giêsu nói : “Chỗ Thầy đi, anh em đã biết lối rồi”. Toma nói : chúng con chẳng biết Thầy đi đâu, làm sao biết lối được !”. (Chúa Giêsu đã trả lời: Thầy là đường là sự Thật và là sự Sống...). Một con người như vậy : hay thắc mắc, muốn biết cái gì thì phải cho chắc, làm sao mà dễ tin vào tin tức, tin chọc tức, tin vịt… anh em tông đồ khác kể lại được, nhất là khi bắt gặp thái độ sợ sệt bất động của họ, càng khiến Toma vững tin thêm là ông đang bị các tông đồ khác đùa dai, chứ làm gì có chuyện sống lại và hiện ra của thầy Giêsu. Chẳng cần lý luận gì xa xôi, cứ nhìn bộ mặt sợ sệt hỡi ôi của các tông đồ kia là đủ.
Thưa ÔBACE,
-Kéo dài đời sống các tông đồ kia thêm 2000 năm nữa, sẽ là chúng ta.
-Và kéo dài đời sống của Toma thêm 2 thiên niên nữa, sẽ là những kẻ không tin, chung quanh chúng ta.
Nhiều khi họ không tin vào Đạo, vào Chúa, là vì chúng ta. Chúng ta không diễn tả được cái gì chứng tỏ chúng ta tin. Nhiều lần đi lễ từ nhà thờ về, tôi cũng đi ngang qua nhiều nhà anh em không có Đạo. Tôi cũng tự hỏi : mình mặc áo dòng: họ thấy có dấu gì khác đó, nhưng tại sao họ không thắc mắc gì về Đạo –Họ chẳng tin– Bao nhiêu năm rồi. Tại sao vậy? Mình chưa sống đủ niềm tin của mình trên khuôn mặt, trong cách xử sự thân thương tình đồng bào, hay chẳng để lộ ra cái dáng dấp của người con Chúa, tin vào sự sống lại chăng?
Anh chị em chắc cũng đã có lần nghĩ như vậy, xét như thế…khi chính mình hoặc những anh em Công Giáo bên cạnh khi vừa đi lễ về, vừa rước Chúa đó, mà đã xắn tay áo cãi lộn trong nhà hay với người hàng xóm ! Cũng đua đòi mánh mung, “ở thế gian mà không gian sao được” v.v.. Như vậy làm sao người khác tin vào Chúa đây?
Chúng ta tin và loan báo Tin Mừng bằng một bộ mặt đưa đám khổ não thì ai tin chúng ta được. Có lẽ muốn tạo một nghịch lý như vậy, báo tin vui bằng bộ mặt buồn, mà linh mục Văn Chi đã dệt nhạc bài Người đã sống lại trên nền La thứ (cung buồn) thay vì Đô trưởng, Sol trưởng (cung vui, cung hùng). “Người sống lại từ cõi chết, đau thương không còn in dấu trên Người.” Ngay Alleluia, cũng La thứ ! Vẫn có cái buồn trong khi loan tin vui, khiến nhiều người chẳng tin, như Toma xưa chẳng tin vào Tin Mừng sống lại mà các tông đồ buồn loan báo cho ông. Tôma không tin : Lỗi tại các tông đồ !
2. Lỗi ở Toma
Nhưng mà an ủi cho chúng ta, cho các tông đồ xưa, là Toma không tin, lỗi tại Toma nữa. Tại anh tại ả, tại cả và đôi. Nếu cái gì cũng phải thấy tận mắt, sờ tận tay, day tận mặt, thì mới tin, thì đâu còn là tin nữa, mà là chấp nhận bó buộc.
Trong một cuộc hội nghị nọ, một diễn giả nói lớn tiếng : bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh không có Thiên Chúa, đó là không có người nào chủ trương không có Chúa, phỉ báng Chúa, mà lại bị sét đánh cả (nếu có Chúa thật, thì ai phỉ báng Ngài phải đáng lãnh một cú đấm của thiên lôi chứ !).
(Nghe nói vậy, một người ngồi nghe nhận xét: Nhưng Thiên Chúa chúng tôi tin, đâu có rình bắn những con chim sẻ, canh chừng ai xúc phạm là cho một phát ! Thiên Chúa giàu lòng thương xót mà !)
Chúng ta giả dụ xảy ra chuyện này: bất cứ ai phỉ báng Chúa, bị cứng họng ngay, chứ chưa nói sét đánh chết, thì sẽ xảy ra chuyện gì: bằng chứng nhãn tiền rằng có Chúa. Lúc đó không còn tin có Chúa nữa mà là bắt buộc chấp nhận, và như thế cũng chẳng còn tự do, chẳng còn công phúc…
Vì thế ngoài 8 mối phúc thật, Tin Mừng Gioan còn thêm cho chúng ta Phúc thật thứ 9. Phúc cho ai không thấy mà tin. “Toma vì anh thấy mà tin, nhưng phúc cho ai không thấy mà tin”....
Nói điều vừa rồi không phải để chúng ta cứ tiếp tục sống trong tình trạng “phản chứng” : báo tin vui mà vẫn sống buồn, loan tin Chúa yêu thương mà vẫn kéo lê cuộc đời thù ghét... Nhưng mà bất cần những dấu hiệu, người ta vẫn tin, thì cái tin đó mới đáng là Đức : Đức tin.
Tin như thế mới có phúc. Nói rõ hơn : nhiều người chưa tin, lỗi tại ta, nhưng cũng lỗi tại họ nữa. Họ vật chất quá, phải thấy rõ người Công Giáo vui luôn, ai cũng sống là thánh cả, họ mới tin thì họ cũng như Toma nếu không thấy dấu đinh, không sờ cạnh sườn, không tin.
Suy nghĩ như vậy, chúng ta mới thấy : Đức tin không phải là lý luận (Thiên Chúa của Abraham khác Thượng Đế của Triết gia). Đức tin cũng không dựa trên mắt thấy tay sờ (tuy thường dựa trên tai nghe). Nhưng nhất là đức tin do ơn Chúa. Vì thế Đức tin là một bước đại nhảy vọt. Vượt khỏi lý luận, vượt trên giác quan. Đức tin đến từ Chúa Thánh Thần. Nếu Chúa Thánh Thần không soi sáng, khó tin lắm. Điều chúng ta có thể làm được (những việc cần làm ngay) thì không khó khăn gì là xin Chúa Thánh Thần ban ơn nhảy vọt : ơn Tin cho những người chưa tin.
Phần chúng ta, chúng ta lập lại lời xin rất ý nghĩa : Lạy Chúa, con tin, nhưng xin thêm đức tin cho con, để điều chúng con tuyên xưng ngoài miệng trong kinh Tin Kính cũng được chúng con sống bằng ít là một khuôn mặt rạng nét vui tươi vì được làm con Chúa, vì được cùng sống lại với Chúa sau này. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Chỉ với 3 chữ ghi chú về thời gian “tám ngày sau” mà đoạn Tin Mừng này của thánh Gioan được đọc trong Chúa nhật II Phục Sinh của bất cứ năm nào : năm A,B,C.
Bài này được đọc trong ngày cuối tuần bát nhật Phục Sinh. Có người đã gọi CN này là CN của Toma.
Ngày thứ nhất sau khi Chúa sống lại, các tông đồ ở trong căn phòng đóng kín vì sợ Do thái, Chúa hiện ra, không có mặt Gioan. Tám ngày sau, cũng y hệt khung cảnh đó : trong căn phòng đóng kín, Chúa hiện ra có Toma, là kẻ đã thách thức: “Nếu mắt tôi không thấy dấu đanh ở tay chân, nếu ngón tay tôi không xỏ vào cạnh sườn Người, tôi không tin…”
Đề tài suy niệm Lời Chúa hôm nay là : Toma không tin, lỗi tại ai?
Tục ngữ Việt Nam có câu : Tại anh tại ả, tại cả đôi bên. Câu đó có thể dùng để trả lời cho câu hỏi này: Toma không tin, lỗi tại ai? Thưa lỗi cả hai.
Tại anh : tại các tông đồ; tại ả : tại cả Toma.
1. Lỗi ở các Tông đồ kia : Lỗi ở chỗ nào?
Thưa ở chỗ: Họ nói “chúng tôi đã thấy Chúa, chúng tôi đã được Chúa thổi hơi để nhận lấy Thánh Thần, chúng tôi đã được sai đi…” Thế mà 8 ngày sau vẫn ngồi ì một chỗ, phòng đóng kín, có lẽ vẫn còn sợ. Các ông chẳng tỏ dấu gì là tin cả, thì làm sao khiến Toma tin được.
Mà Toma lại được Tin Mừng Gioan ghi chú 2 câu vào lý lịch như sau: Không thích những chuyện rồ dại (x. Ga 11,1) và không muốn lang thang trên con đường chẳng biết đi về đâu (x. Ga 14,5)
• Không thích những chuyện rồ dại, khi Chúa Giêsu báo tin Lazaro chết, hãy đi thăm hỏi anh ấy –Chết rồi đi thăm anh ấy làm sao được, thăm xác thì có- nhưng rồi Toma cũng phất tay: “thôi đi cũng được, để cùng chết với Ngài”.
• Không muốn lang thang trên con đường vô định hướng, khi Chúa Giêsu nói : “Chỗ Thầy đi, anh em đã biết lối rồi”. Toma nói : chúng con chẳng biết Thầy đi đâu, làm sao biết lối được !”. (Chúa Giêsu đã trả lời: Thầy là đường là sự Thật và là sự Sống...). Một con người như vậy : hay thắc mắc, muốn biết cái gì thì phải cho chắc, làm sao mà dễ tin vào tin tức, tin chọc tức, tin vịt… anh em tông đồ khác kể lại được, nhất là khi bắt gặp thái độ sợ sệt bất động của họ, càng khiến Toma vững tin thêm là ông đang bị các tông đồ khác đùa dai, chứ làm gì có chuyện sống lại và hiện ra của thầy Giêsu. Chẳng cần lý luận gì xa xôi, cứ nhìn bộ mặt sợ sệt hỡi ôi của các tông đồ kia là đủ.
Thưa ÔBACE,
-Kéo dài đời sống các tông đồ kia thêm 2000 năm nữa, sẽ là chúng ta.
-Và kéo dài đời sống của Toma thêm 2 thiên niên nữa, sẽ là những kẻ không tin, chung quanh chúng ta.
Nhiều khi họ không tin vào Đạo, vào Chúa, là vì chúng ta. Chúng ta không diễn tả được cái gì chứng tỏ chúng ta tin. Nhiều lần đi lễ từ nhà thờ về, tôi cũng đi ngang qua nhiều nhà anh em không có Đạo. Tôi cũng tự hỏi : mình mặc áo dòng: họ thấy có dấu gì khác đó, nhưng tại sao họ không thắc mắc gì về Đạo –Họ chẳng tin– Bao nhiêu năm rồi. Tại sao vậy? Mình chưa sống đủ niềm tin của mình trên khuôn mặt, trong cách xử sự thân thương tình đồng bào, hay chẳng để lộ ra cái dáng dấp của người con Chúa, tin vào sự sống lại chăng?
Anh chị em chắc cũng đã có lần nghĩ như vậy, xét như thế…khi chính mình hoặc những anh em Công Giáo bên cạnh khi vừa đi lễ về, vừa rước Chúa đó, mà đã xắn tay áo cãi lộn trong nhà hay với người hàng xóm ! Cũng đua đòi mánh mung, “ở thế gian mà không gian sao được” v.v.. Như vậy làm sao người khác tin vào Chúa đây?
Chúng ta tin và loan báo Tin Mừng bằng một bộ mặt đưa đám khổ não thì ai tin chúng ta được. Có lẽ muốn tạo một nghịch lý như vậy, báo tin vui bằng bộ mặt buồn, mà linh mục Văn Chi đã dệt nhạc bài Người đã sống lại trên nền La thứ (cung buồn) thay vì Đô trưởng, Sol trưởng (cung vui, cung hùng). “Người sống lại từ cõi chết, đau thương không còn in dấu trên Người.” Ngay Alleluia, cũng La thứ ! Vẫn có cái buồn trong khi loan tin vui, khiến nhiều người chẳng tin, như Toma xưa chẳng tin vào Tin Mừng sống lại mà các tông đồ buồn loan báo cho ông. Tôma không tin : Lỗi tại các tông đồ !
2. Lỗi ở Toma
Nhưng mà an ủi cho chúng ta, cho các tông đồ xưa, là Toma không tin, lỗi tại Toma nữa. Tại anh tại ả, tại cả và đôi. Nếu cái gì cũng phải thấy tận mắt, sờ tận tay, day tận mặt, thì mới tin, thì đâu còn là tin nữa, mà là chấp nhận bó buộc.
Trong một cuộc hội nghị nọ, một diễn giả nói lớn tiếng : bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh không có Thiên Chúa, đó là không có người nào chủ trương không có Chúa, phỉ báng Chúa, mà lại bị sét đánh cả (nếu có Chúa thật, thì ai phỉ báng Ngài phải đáng lãnh một cú đấm của thiên lôi chứ !).
(Nghe nói vậy, một người ngồi nghe nhận xét: Nhưng Thiên Chúa chúng tôi tin, đâu có rình bắn những con chim sẻ, canh chừng ai xúc phạm là cho một phát ! Thiên Chúa giàu lòng thương xót mà !)
Chúng ta giả dụ xảy ra chuyện này: bất cứ ai phỉ báng Chúa, bị cứng họng ngay, chứ chưa nói sét đánh chết, thì sẽ xảy ra chuyện gì: bằng chứng nhãn tiền rằng có Chúa. Lúc đó không còn tin có Chúa nữa mà là bắt buộc chấp nhận, và như thế cũng chẳng còn tự do, chẳng còn công phúc…
Vì thế ngoài 8 mối phúc thật, Tin Mừng Gioan còn thêm cho chúng ta Phúc thật thứ 9. Phúc cho ai không thấy mà tin. “Toma vì anh thấy mà tin, nhưng phúc cho ai không thấy mà tin”....
Nói điều vừa rồi không phải để chúng ta cứ tiếp tục sống trong tình trạng “phản chứng” : báo tin vui mà vẫn sống buồn, loan tin Chúa yêu thương mà vẫn kéo lê cuộc đời thù ghét... Nhưng mà bất cần những dấu hiệu, người ta vẫn tin, thì cái tin đó mới đáng là Đức : Đức tin.
Tin như thế mới có phúc. Nói rõ hơn : nhiều người chưa tin, lỗi tại ta, nhưng cũng lỗi tại họ nữa. Họ vật chất quá, phải thấy rõ người Công Giáo vui luôn, ai cũng sống là thánh cả, họ mới tin thì họ cũng như Toma nếu không thấy dấu đinh, không sờ cạnh sườn, không tin.
Suy nghĩ như vậy, chúng ta mới thấy : Đức tin không phải là lý luận (Thiên Chúa của Abraham khác Thượng Đế của Triết gia). Đức tin cũng không dựa trên mắt thấy tay sờ (tuy thường dựa trên tai nghe). Nhưng nhất là đức tin do ơn Chúa. Vì thế Đức tin là một bước đại nhảy vọt. Vượt khỏi lý luận, vượt trên giác quan. Đức tin đến từ Chúa Thánh Thần. Nếu Chúa Thánh Thần không soi sáng, khó tin lắm. Điều chúng ta có thể làm được (những việc cần làm ngay) thì không khó khăn gì là xin Chúa Thánh Thần ban ơn nhảy vọt : ơn Tin cho những người chưa tin.
Phần chúng ta, chúng ta lập lại lời xin rất ý nghĩa : Lạy Chúa, con tin, nhưng xin thêm đức tin cho con, để điều chúng con tuyên xưng ngoài miệng trong kinh Tin Kính cũng được chúng con sống bằng ít là một khuôn mặt rạng nét vui tươi vì được làm con Chúa, vì được cùng sống lại với Chúa sau này. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Vết Sẹo Hay Giới Hạn Cuối Cùng Của Tình Yêu
LM. Giuse Trương Đình Hiền
13:54 10/04/2021
“Vết Sẹo” Hay “Giới Hạn Cuối Cùng Của Tình Yêu”
(Chúa Nhật 2 PS năm B 2021)
Trong suốt tuần Bát Nhật vừa qua, gần như Hội Thánh dành riêng cho các anh chị em Tân Tòng. Thật vậy, liên tiếp 7 ngày của Tuần Bát Nhật (Từ Thứ Hai đến CN II PS), Hội Thánh đã nhắc tới “các bí tích Vượt Qua” và các anh chị em Tân Tòng vừa mới được được thanh tẩy tới 5 lần trong các Lời Nguyện Nhập lễ:
- Thứ Hai tuần Bát Nhật: “Lạy Chúa, Chúa đã dùng bí tích thánh tẩy để ban cho Giáo Hội sinh thêm nhiều con cái…”
- Thứ Ba tuần Bát Nhật: “Lạy Chúa, Chúa ban những bí tích Vượt Qua để đưa chúng con từ cõi chết bước vào cuộc sống…”
- Thứ Năm tuần Bát Nhật: “…; xin ban cho tất cả những ai đã tái sinh nhờ bí tích thánh tẩy được đồng tâm nhất trí trong cùng một đức tin…”
- Thứ Bảy tuần Bát Nhật: “… xin đoái nhìn và ban phúc trường sinh cho những ai vừa được Chúa tuyển chọn và được tái sinh nhờ bí tích thánh tẩy.”
- Chúa Nhật cuối tuần Bát Nhật - II PS: “… Chính Chúa Kitô đã thanh tẩy chúng con bằng Phép rửa, đã tái sinh chúng con bằng Thánh Thần và cứu chuộc chúng con bằng Máu Thánh…”.
Mà không chỉ bằng những lời Kinh Tổng Nguyện nhập lễ, phụng vụ Tuần Bát Nhật còn làm bật nổi hình ảnh của các anh chị em Tân Tòng bằng chiếc áo trắng được họ mặc suốt tuần cùng với những bài giáo lý “Nhiệm huấn”, để hôm nay, chiếc áo trắng đó xuất hiện lần cuối cùng. Chính vì thế, theo truyền thống xa xưa, Chúa Nhật hôm nay được gọi tên là Chúa Nhật áo trắng, hay đầy đủ hơn, “Chúa Nhật cởi áo trắng” (Dominica in albis deponendis).
Sở dĩ Phụng vụ trong những ngày nầy luôn nhắm đến các Bí tích Khai Tâm và các anh chị em Tân Tòng là cố ý “sống lại cái thuở ban đầu của mình”, cái thuở mà sự Phục Sinh của Đức Kitô đã thổi vào thế giới một luồng gió mới, một cuộc canh tân và tập họp vĩ đại trên nền tảng của ba bí tích Vượt Qua do chính Đức Kitô thiết lập, như xác quyết trong Lời Nguyện Nhập lễ hôm nay: “… chính Chúa Kitô đã thanh tẩy chúng con bằng Phép rửa, đã tái sinh chúng con bằng Thánh Thần và cứu chuộc chúng con bằng Máu Thánh…”.
Tuy nhiên, “vạn sự khởi đầu nan” ! Với những anh dân chài dốt nát, lại vừa trải qua cơn khủng hoảng dữ dằn trong bi kịch “Thương Khó”, cũng như đầy hoang mang trước sự kiện “Phục Sinh”, cùng với một đám tín hữu “mới tinh” vừa nhập đạo (sau bài thuyết pháp đầu tiên của Tông Đồ Phêrô: Cv 2,14-41), quả thật, chỉ có “ơn trên”, chỉ có quyền năng và sự can thiệp của Thiên Chúa, mới có thể hình thành một cộng đoàn Hội Thánh “đồng tâm nhất trí”. Chính vì thế, chúng ta không lấy làm lạ, khi Hội Thánh không ngừng kêu cầu Chúa, như lời cầu nguyện của thứ Năm tuần Bát Nhật: “xin ban cho tất cả những ai đã tái sinh nhờ bí tích thánh tẩy được đồng tâm nhất trí trong cùng một đức tin”.
Và quả thật, Chúa đã nhậm lời; và ngay từ thuở khai sinh Giáo Hội, các Kitô hữu đã quy tụ thành một đoàn dân “đồng tâm nhất trí”, như chúng ta vừa nghe sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật nơi Bài đọc 1: “Lúc bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu…”. Một kết quả và một “dấu chỉ” sống động của công trình Vượt Qua của Đức Kitô, “một bông lúa trĩu hạt”, một mùa lúa vàng đồng, như chính Ngài đã từng báo trước qua “dụ ngôn hạt lúa mì mục nát” (Ga 12,24).
Và đó chính là căn tính của Giáo Hội; một Giáo Hội không nhằm “siêu độ mỗi người riêng rẽ tách biệt nhau”, nhưng là một “Giáo Hội hiệp hành” (synodal Church) đang gắn kết cùng nhau trên cuộc lữ hành đức tin tiến về quê Trời, một “Hội Thánh Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền”, không chỉ cần thiết cho “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, mà ngay chính hôm nay, bây giờ, đang là một “yêu cầu bức thiết” trước những đe doạ rẽ chia, ly giáo…!
Bởi nói cho cùng, chỉ khi nào Hội Thánh giữ được mối giây hiệp nhất, mối tình hiệp thông huynh đệ, giữ được sự “đồng tâm nhất trí”…, Hội Thánh mới thực sự là “Hiền Thê của Đức Kitô”, mới là “Thân mình mầu nhiệm” của Ngài; và mới nhận lãnh đầy đủ Thần Khí của Đấng Phục Sinh, như cuộc quy tụ và lãnh nhận của các Tông Đồ tại Nhà Tiệc Ly hai ngàn năm trước: “Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần…”.
Đáng tiếc cho những ai, những Kitô hữu nào, những ai đã một lần Gia Nhập Hội Thánh qua các Bí tích Khai Tâm…, đã quay lưng “ra đi trong bóng tối” như “Giuđa bỏ bàn Tiệc ly”; hay khủng hoảng, cứng lòng như Tôma khi không quy tụ với anh em: Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.
Tuy nhiên, sự trở về với anh em và thách đố gặp gỡ đích thực, cụ thể với Thầy Chí Thánh, lại là một may mắn lớn lao cho Tôma, và cho cả chúng ta ! Bởi đây chính là cơ hội để chúng ta có dịp hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về sự Phục Sinh của Đấng chịu đóng đinh: Ngài đã sống lại, đã phục sinh cả linh hồn và thể xác; Không phải xác thân “đẫy đà, tròn trịa, bảnh bao…Không phải con người “liền da liền thịt, không một chút hư hao…”, Mà chính là thân xác phục sinh còn mang đủ những vết hằn đau thương thập giá !. Quả thật, Đức Kitô không hề che giấu những “vết sẹo thương khó” trên thân thể phục sinh của Ngài; đó chính là dấu chỉ sống động cụ thể của “lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa” và là chìa khoá giải mã cho sự chết và khổ đau trên thân phận con người, như thông điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2021 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Dưới ánh sáng của Chúa Phục Sinh, những đau khổ của chúng ta giờ đây đã được biến đổi. Nơi từng có cái chết, giờ đây ở đó có sự sống. Nơi từng có tang thương, giờ đây có niềm an ủi…”. Tin Mừng Thánh Gioan đã diễn tả chiều kích thần học nầy bằng một tường thuật thật giản đơn: Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. Đoạn Người nói với Tôma: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”.
Và niềm tin của Tôma, hay của cả Giáo Hội nói chung, được củng cố, được vững vàng, được đào sâu…, khi thật sự “chạm vào những vết sẹo của Đấng Phục Sinh”: Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!”. Thật vậy, không chỉ Tôma, chính nhờ “vết sẹo trên mình Đấng phục sinh” đó mà Phêrô, Gioan, các Tông đồ…, và bao thế hệ chứng nhân sẵn sàng chấp nhận thương đau, ngục tù, bách hại, máu đổ đầu rơi, hy sinh phục vụ… cho tình yêu Thiên Chúa và yêu thương con người…
Trong cái nhìn thần học của Thánh Gioan, “Vết sẹo” mà Chúa Kitô Phục Sinh mời gọi Tôma chạm đến cũng chính là vết sẹo từ “cạnh sườn Đấng bị đâm và máu và nước đã chảy ra từ đó”. Đức tin phát xuất từ cạnh sườn Chúa Kitô và Hội Thánh cũng phát sinh từ đó, từ “vết sẹo của tình yêu”, từ “vết thương của lòng thương xót”, từ chính Máu và Nước, biểu tượng của hai nhiệm tích Thánh Tẩy (nước) và Thánh Thể (Máu), như lời tuyên tín của Thánh Gioan trong bức tâm thư thứ nhất của Ngài: “Ai là người chiến thắng thế gian, nếu không phải là người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa? Đấng đã đến nhờ nước và máu, chính là Đức Giêsu Kitô, không phải trong nước mà thôi, nhưng trong nước và máu nữa, có Thánh Thần làm chứng rằng Chúa Kitô là chân lý”.
Chúng ta cũng đừng quên, việc Chúa mời gọi Tôma đụng chạm đến cạnh sườn phải chăng đó là dấu chỉ sống động của “Lòng Thương Xót”, một con đường tâm linh được nữ Thánh Faustina thực hành và truyền bá; và cũng từ gợi ý đầy thuyết phục của “linh đạo” nầy, mà ngày 30.4.2000, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập Chúa Nhật thứ II sau Phục Sinh là Chúa Nhật kính Lòng Thương xót của Thiên Chúa.
Trước một thế giới bị đe doạ bởi đại dịch và bao nhiêu cơn khốn khó, hiểm nguy của sự dữ đang hoành hành, Hội Thánh nói chung và mỗi người Kitô hữu nói riêng, cần phải trở về để chạm đến vết sẹo của Đức Kitô, vết sẹo của lòng thương xót; và thực ra “vết sẹo đó” nào có xa xôi. Chính ở đây, lúc nầy, Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện và gọi mời: không chỉ “chạm đến vết sẹo”, “xỏ ngón tay”, “thọc vào cạnh sườn”…, mà hơn thế nữa: cả máu thịt, thân mình: “hãy nhận lấy mà ăn, hãy nhận lấy mà uống”. Đây phải chăng là “giới hạn cuối cùng của lòng thương xót”, như Thánh Gioan xác quyết: “Ngài đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Amen.
Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 2 PS năm B 2021)
Trong suốt tuần Bát Nhật vừa qua, gần như Hội Thánh dành riêng cho các anh chị em Tân Tòng. Thật vậy, liên tiếp 7 ngày của Tuần Bát Nhật (Từ Thứ Hai đến CN II PS), Hội Thánh đã nhắc tới “các bí tích Vượt Qua” và các anh chị em Tân Tòng vừa mới được được thanh tẩy tới 5 lần trong các Lời Nguyện Nhập lễ:
- Thứ Hai tuần Bát Nhật: “Lạy Chúa, Chúa đã dùng bí tích thánh tẩy để ban cho Giáo Hội sinh thêm nhiều con cái…”
- Thứ Ba tuần Bát Nhật: “Lạy Chúa, Chúa ban những bí tích Vượt Qua để đưa chúng con từ cõi chết bước vào cuộc sống…”
- Thứ Năm tuần Bát Nhật: “…; xin ban cho tất cả những ai đã tái sinh nhờ bí tích thánh tẩy được đồng tâm nhất trí trong cùng một đức tin…”
- Thứ Bảy tuần Bát Nhật: “… xin đoái nhìn và ban phúc trường sinh cho những ai vừa được Chúa tuyển chọn và được tái sinh nhờ bí tích thánh tẩy.”
- Chúa Nhật cuối tuần Bát Nhật - II PS: “… Chính Chúa Kitô đã thanh tẩy chúng con bằng Phép rửa, đã tái sinh chúng con bằng Thánh Thần và cứu chuộc chúng con bằng Máu Thánh…”.
Mà không chỉ bằng những lời Kinh Tổng Nguyện nhập lễ, phụng vụ Tuần Bát Nhật còn làm bật nổi hình ảnh của các anh chị em Tân Tòng bằng chiếc áo trắng được họ mặc suốt tuần cùng với những bài giáo lý “Nhiệm huấn”, để hôm nay, chiếc áo trắng đó xuất hiện lần cuối cùng. Chính vì thế, theo truyền thống xa xưa, Chúa Nhật hôm nay được gọi tên là Chúa Nhật áo trắng, hay đầy đủ hơn, “Chúa Nhật cởi áo trắng” (Dominica in albis deponendis).
Sở dĩ Phụng vụ trong những ngày nầy luôn nhắm đến các Bí tích Khai Tâm và các anh chị em Tân Tòng là cố ý “sống lại cái thuở ban đầu của mình”, cái thuở mà sự Phục Sinh của Đức Kitô đã thổi vào thế giới một luồng gió mới, một cuộc canh tân và tập họp vĩ đại trên nền tảng của ba bí tích Vượt Qua do chính Đức Kitô thiết lập, như xác quyết trong Lời Nguyện Nhập lễ hôm nay: “… chính Chúa Kitô đã thanh tẩy chúng con bằng Phép rửa, đã tái sinh chúng con bằng Thánh Thần và cứu chuộc chúng con bằng Máu Thánh…”.
Tuy nhiên, “vạn sự khởi đầu nan” ! Với những anh dân chài dốt nát, lại vừa trải qua cơn khủng hoảng dữ dằn trong bi kịch “Thương Khó”, cũng như đầy hoang mang trước sự kiện “Phục Sinh”, cùng với một đám tín hữu “mới tinh” vừa nhập đạo (sau bài thuyết pháp đầu tiên của Tông Đồ Phêrô: Cv 2,14-41), quả thật, chỉ có “ơn trên”, chỉ có quyền năng và sự can thiệp của Thiên Chúa, mới có thể hình thành một cộng đoàn Hội Thánh “đồng tâm nhất trí”. Chính vì thế, chúng ta không lấy làm lạ, khi Hội Thánh không ngừng kêu cầu Chúa, như lời cầu nguyện của thứ Năm tuần Bát Nhật: “xin ban cho tất cả những ai đã tái sinh nhờ bí tích thánh tẩy được đồng tâm nhất trí trong cùng một đức tin”.
Và quả thật, Chúa đã nhậm lời; và ngay từ thuở khai sinh Giáo Hội, các Kitô hữu đã quy tụ thành một đoàn dân “đồng tâm nhất trí”, như chúng ta vừa nghe sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật nơi Bài đọc 1: “Lúc bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu…”. Một kết quả và một “dấu chỉ” sống động của công trình Vượt Qua của Đức Kitô, “một bông lúa trĩu hạt”, một mùa lúa vàng đồng, như chính Ngài đã từng báo trước qua “dụ ngôn hạt lúa mì mục nát” (Ga 12,24).
Và đó chính là căn tính của Giáo Hội; một Giáo Hội không nhằm “siêu độ mỗi người riêng rẽ tách biệt nhau”, nhưng là một “Giáo Hội hiệp hành” (synodal Church) đang gắn kết cùng nhau trên cuộc lữ hành đức tin tiến về quê Trời, một “Hội Thánh Duy nhất, Thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền”, không chỉ cần thiết cho “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, mà ngay chính hôm nay, bây giờ, đang là một “yêu cầu bức thiết” trước những đe doạ rẽ chia, ly giáo…!
Bởi nói cho cùng, chỉ khi nào Hội Thánh giữ được mối giây hiệp nhất, mối tình hiệp thông huynh đệ, giữ được sự “đồng tâm nhất trí”…, Hội Thánh mới thực sự là “Hiền Thê của Đức Kitô”, mới là “Thân mình mầu nhiệm” của Ngài; và mới nhận lãnh đầy đủ Thần Khí của Đấng Phục Sinh, như cuộc quy tụ và lãnh nhận của các Tông Đồ tại Nhà Tiệc Ly hai ngàn năm trước: “Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần…”.
Đáng tiếc cho những ai, những Kitô hữu nào, những ai đã một lần Gia Nhập Hội Thánh qua các Bí tích Khai Tâm…, đã quay lưng “ra đi trong bóng tối” như “Giuđa bỏ bàn Tiệc ly”; hay khủng hoảng, cứng lòng như Tôma khi không quy tụ với anh em: Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin”.
Tuy nhiên, sự trở về với anh em và thách đố gặp gỡ đích thực, cụ thể với Thầy Chí Thánh, lại là một may mắn lớn lao cho Tôma, và cho cả chúng ta ! Bởi đây chính là cơ hội để chúng ta có dịp hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về sự Phục Sinh của Đấng chịu đóng đinh: Ngài đã sống lại, đã phục sinh cả linh hồn và thể xác; Không phải xác thân “đẫy đà, tròn trịa, bảnh bao…Không phải con người “liền da liền thịt, không một chút hư hao…”, Mà chính là thân xác phục sinh còn mang đủ những vết hằn đau thương thập giá !. Quả thật, Đức Kitô không hề che giấu những “vết sẹo thương khó” trên thân thể phục sinh của Ngài; đó chính là dấu chỉ sống động cụ thể của “lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa” và là chìa khoá giải mã cho sự chết và khổ đau trên thân phận con người, như thông điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2021 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Dưới ánh sáng của Chúa Phục Sinh, những đau khổ của chúng ta giờ đây đã được biến đổi. Nơi từng có cái chết, giờ đây ở đó có sự sống. Nơi từng có tang thương, giờ đây có niềm an ủi…”. Tin Mừng Thánh Gioan đã diễn tả chiều kích thần học nầy bằng một tường thuật thật giản đơn: Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. Đoạn Người nói với Tôma: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”.
Và niềm tin của Tôma, hay của cả Giáo Hội nói chung, được củng cố, được vững vàng, được đào sâu…, khi thật sự “chạm vào những vết sẹo của Đấng Phục Sinh”: Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!”. Thật vậy, không chỉ Tôma, chính nhờ “vết sẹo trên mình Đấng phục sinh” đó mà Phêrô, Gioan, các Tông đồ…, và bao thế hệ chứng nhân sẵn sàng chấp nhận thương đau, ngục tù, bách hại, máu đổ đầu rơi, hy sinh phục vụ… cho tình yêu Thiên Chúa và yêu thương con người…
Trong cái nhìn thần học của Thánh Gioan, “Vết sẹo” mà Chúa Kitô Phục Sinh mời gọi Tôma chạm đến cũng chính là vết sẹo từ “cạnh sườn Đấng bị đâm và máu và nước đã chảy ra từ đó”. Đức tin phát xuất từ cạnh sườn Chúa Kitô và Hội Thánh cũng phát sinh từ đó, từ “vết sẹo của tình yêu”, từ “vết thương của lòng thương xót”, từ chính Máu và Nước, biểu tượng của hai nhiệm tích Thánh Tẩy (nước) và Thánh Thể (Máu), như lời tuyên tín của Thánh Gioan trong bức tâm thư thứ nhất của Ngài: “Ai là người chiến thắng thế gian, nếu không phải là người tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa? Đấng đã đến nhờ nước và máu, chính là Đức Giêsu Kitô, không phải trong nước mà thôi, nhưng trong nước và máu nữa, có Thánh Thần làm chứng rằng Chúa Kitô là chân lý”.
Chúng ta cũng đừng quên, việc Chúa mời gọi Tôma đụng chạm đến cạnh sườn phải chăng đó là dấu chỉ sống động của “Lòng Thương Xót”, một con đường tâm linh được nữ Thánh Faustina thực hành và truyền bá; và cũng từ gợi ý đầy thuyết phục của “linh đạo” nầy, mà ngày 30.4.2000, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thiết lập Chúa Nhật thứ II sau Phục Sinh là Chúa Nhật kính Lòng Thương xót của Thiên Chúa.
Trước một thế giới bị đe doạ bởi đại dịch và bao nhiêu cơn khốn khó, hiểm nguy của sự dữ đang hoành hành, Hội Thánh nói chung và mỗi người Kitô hữu nói riêng, cần phải trở về để chạm đến vết sẹo của Đức Kitô, vết sẹo của lòng thương xót; và thực ra “vết sẹo đó” nào có xa xôi. Chính ở đây, lúc nầy, Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện và gọi mời: không chỉ “chạm đến vết sẹo”, “xỏ ngón tay”, “thọc vào cạnh sườn”…, mà hơn thế nữa: cả máu thịt, thân mình: “hãy nhận lấy mà ăn, hãy nhận lấy mà uống”. Đây phải chăng là “giới hạn cuối cùng của lòng thương xót”, như Thánh Gioan xác quyết: “Ngài đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Amen.
Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:58 10/04/2021
71. Linh hồn của con người đúng là vì để yêu mến Thiên Chúa mà được tạo thành; nếu linh hồn có mong muốn sự vật gì khác ngoài Thiên Chúa thì những sự vật ấy đều không làm cho linh hồn đủ lớn; do đó phàm tất cả những gì không phải là Thiên Chúa thì không đủ làm thỏa mãn linh hồn.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:00 10/04/2021
11. GẦN CHẾT MÀ CÒN THAM
Phụ thân bị cọp tha chạy tính mạng nguy hiểm đến nơi, con trai vội vàng xách dao đuổi theo, phụ thân la lớn:
- “Ái dà con trai, chỉ nên chém chân của nó, đừng chém trên thân nó kẻo làm hư da của nó, nếu không thì không thể bán được nhiều tiền đấy nhé !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 11:
Lòng tham thì luôn hại người, như tham ăn thì bị sình bụng, trúng thực; ham chơi bời thì sẽ hại sức khỏe và tinh thần; ham tiền thì hại đến tính mạng; ham danh vọng thì tổn thương danh dự mình và của người khác; ham chức quyền thì hại đến tha nhân. Có người đặt lòng tham trên cả mạng sống, nên chết đến nơi rồi mà vẫn cứ thấy đồng tiền là trên hết, những người này thì không ai dám cậy nhờ việc gì, bởi vì họ không bao giờ cho đi mà không lấy lại.
Con người ta ai cũng có dục vọng, dục vọng tức là ham muốn, có người ham muốn điều tốt cho mình và cho tha nhân, đây là ham muốn chính đáng; có người ham muốn cái lợi cho mình cái bất lợi cho tha nhân, đây là cái ham muốn bất chính của ma quỷ và của thế gian…
Lòng ham muốn vật chất càng nhiều thì cuộc sống thanh thoát của con người ta càng ít lại: người Ki-tô hữu có lòng ham muốn thái quá thì lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân càng nhỏ tí xíu; các linh mục và các tu sĩ mà có lòng ham muốn vật chất quá nhiều, thì lòng nhiệt thành bác ái vì bổn phận càng teo lại, và cuối cùng thì chỉ còn một nhúm như cỏ mục ai nhìn cũng không ưa không thích.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Phụ thân bị cọp tha chạy tính mạng nguy hiểm đến nơi, con trai vội vàng xách dao đuổi theo, phụ thân la lớn:
- “Ái dà con trai, chỉ nên chém chân của nó, đừng chém trên thân nó kẻo làm hư da của nó, nếu không thì không thể bán được nhiều tiền đấy nhé !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 11:
Lòng tham thì luôn hại người, như tham ăn thì bị sình bụng, trúng thực; ham chơi bời thì sẽ hại sức khỏe và tinh thần; ham tiền thì hại đến tính mạng; ham danh vọng thì tổn thương danh dự mình và của người khác; ham chức quyền thì hại đến tha nhân. Có người đặt lòng tham trên cả mạng sống, nên chết đến nơi rồi mà vẫn cứ thấy đồng tiền là trên hết, những người này thì không ai dám cậy nhờ việc gì, bởi vì họ không bao giờ cho đi mà không lấy lại.
Con người ta ai cũng có dục vọng, dục vọng tức là ham muốn, có người ham muốn điều tốt cho mình và cho tha nhân, đây là ham muốn chính đáng; có người ham muốn cái lợi cho mình cái bất lợi cho tha nhân, đây là cái ham muốn bất chính của ma quỷ và của thế gian…
Lòng ham muốn vật chất càng nhiều thì cuộc sống thanh thoát của con người ta càng ít lại: người Ki-tô hữu có lòng ham muốn thái quá thì lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân càng nhỏ tí xíu; các linh mục và các tu sĩ mà có lòng ham muốn vật chất quá nhiều, thì lòng nhiệt thành bác ái vì bổn phận càng teo lại, và cuối cùng thì chỉ còn một nhúm như cỏ mục ai nhìn cũng không ưa không thích.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gởi điện chia buồn đến Nữ hoàng Anh trước cái chết của Quận Công Philip
Đặng Tự Do
15:30 10/04/2021
Hôm thứ Bảy 10 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự đau buồn trước cái chết của Quận Công Philip trong một bức thư gửi Nữ hoàng Elizabeth II, là người vợ trong suốt 73 năm của ông.
Một bức điện ngày 10 tháng Tư do Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký tay mặt Đức Thánh Cha viết:
“Đau buồn khi biết về cái chết của Quận Công Philip, Công tước xứ Edinburgh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi lời chia buồn chân thành tới Nữ hoàng và các thành viên Hoàng gia”,
Cái chết của Quận Công Philip, ở tuổi 99, được Cung điện Buckingham công bố vào hôm thứ Sáu 9 tháng Tư.
Cung điện cho biết: “Với nỗi buồn sâu sắc, Nữ hoàng đã thông báo về cái chết của người cHồng Yêu quý của mình, Quận Công Philip, Công tước xứ Edinburgh.”
“Vương tế đã qua đời một cách yên bình sáng nay tại Lâu đài Windsor.”
Quận Công Philip và Nữ hoàng Elizabeth II có 4 người con, 8 người cháu và 10 người chắt. Quận Công Philip là người phục vụ lâu nhất trong số các vương tế Anh.
Bức điện của Vatican ngày 10 tháng Tư cho biết, “Nhớ lại sự tận tâm của Quận Công Philip đối với hôn nhân và gia đình của mình, thành tích xuất sắc của ông trong các hoạt động công ích và dấn thân của ông đối với việc giáo dục và tiến bộ của các thế hệ tương lai, Đức Thánh Cha trao phó ông cho tình yêu thương xót của Chúa Kitô, Đấng Cứu thế của chúng ta.”
Bức điện kết luận rằng:
“Đức Thánh Cha cầu khẩn các phước lành an ủi và bình an của Chúa trên Nữ hoàng và tất cả những ai đau buồn về sự mất mát của ông với hy vọng chắc chắn về sự phục sinh”.
Source:Catholic News AgencyPope Francis sends condolences to Queen Elizabeth for death of Prince Philip
Một bức điện ngày 10 tháng Tư do Đức Hồng Y Pietro Parolin Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký tay mặt Đức Thánh Cha viết:
“Đau buồn khi biết về cái chết của Quận Công Philip, Công tước xứ Edinburgh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi lời chia buồn chân thành tới Nữ hoàng và các thành viên Hoàng gia”,
Cái chết của Quận Công Philip, ở tuổi 99, được Cung điện Buckingham công bố vào hôm thứ Sáu 9 tháng Tư.
Cung điện cho biết: “Với nỗi buồn sâu sắc, Nữ hoàng đã thông báo về cái chết của người cHồng Yêu quý của mình, Quận Công Philip, Công tước xứ Edinburgh.”
“Vương tế đã qua đời một cách yên bình sáng nay tại Lâu đài Windsor.”
Quận Công Philip và Nữ hoàng Elizabeth II có 4 người con, 8 người cháu và 10 người chắt. Quận Công Philip là người phục vụ lâu nhất trong số các vương tế Anh.
Bức điện của Vatican ngày 10 tháng Tư cho biết, “Nhớ lại sự tận tâm của Quận Công Philip đối với hôn nhân và gia đình của mình, thành tích xuất sắc của ông trong các hoạt động công ích và dấn thân của ông đối với việc giáo dục và tiến bộ của các thế hệ tương lai, Đức Thánh Cha trao phó ông cho tình yêu thương xót của Chúa Kitô, Đấng Cứu thế của chúng ta.”
Bức điện kết luận rằng:
“Đức Thánh Cha cầu khẩn các phước lành an ủi và bình an của Chúa trên Nữ hoàng và tất cả những ai đau buồn về sự mất mát của ông với hy vọng chắc chắn về sự phục sinh”.
Source:Catholic News Agency
Giáo Hội tại Pháp phản đối dự luật hợp pháp hóa trợ tử
Đặng Tự Do
16:25 10/04/2021
Hôm thứ Năm 8 tháng Tư, khi các Dân biểu tranh luận về dự luật hợp pháp hóa trợ tử, các giám mục Pháp đã lên tiếng phản đối đề xuất này.
Một dự luật nhằm thiết lập điều được gọi là quyền “tự do kết thúc cuộc sống” đã được tranh luận tại Assemblée Nationale, tức là Hạ Viện của Quốc hội Pháp, vào ngày 8 tháng 4.
“Giải pháp khi một người đối mặt với đau khổ không phải là giết họ, mà là xoa dịu nỗi đau và đồng hành cùng với họ,” Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris nói với France Inter.
Đức Cha Aupetit nhận xét chua chát rằng “thật là nghịch lý khi người ta hô hào ban cho quyền được chết trước thực tế là cái chết đang vây quanh chúng ta, ở đâu cũng có. Chúng ta nên chiến đấu cho sự sống mới phải”.
Nhà tài trợ của dự luật là Olivier Falorni, một thành viên trong nhóm Libertés et Territoires. Nhóm này được thành lập vào ngày 17 tháng 10, 2018 và gồm 16 Dân biểu. Từ tháng 7, 2020 nhóm này chính thức xác nhận mình đứng về phía đối lập với đảng cầm quyền.
Chính phủ Pháp, cho đến nay, đã không đưa ra quan điểm chính thức về dự luật này, mặc dù xem ra hầu hết các Dân biểu của đảng cầm quyền La République En Marche ủng hộ việc hợp pháp hóa trợ tử.
Các Dân biểu Quốc hội phản đối dự luật này đã đệ trình khoảng 3,000 sửa đổi liên quan đến dự luật, với ý định trì hoãn một cuộc bỏ phiếu cho đến khi thời gian dành cho dự luật trôi qua. Hầu hết các sửa đổi được đệ trình bởi các thành viên của nhóm Les Républicains.
Đức Tổng Giám Mục Laurent Ulrich của Lille đã viết hôm 7 tháng 4 rằng “sự quan tâm, dịu dàng và hỗ trợ là những điều đồng bào của chúng ta cần. Bảo vệ người đau khổ bằng cách đồng hành với họ trong sự chăm sóc yêu thương không thể xem là một lựa chọn ngang hàng với việc giết hại họ”.
Ngài lưu ý rằng dự luật này đề nghị rằng lý do “chết vì tự nguyện sẽ được thêm vào trong danh sách các trường hợp chết tự nhiên. Đây là một thói quen chính trị xuyên tạc ý nghĩa của các từ ngữ của chúng ta.”
Mặc dù ở Pháp hành vi trợ tử cho đến nay vẫn là bất hợp pháp, nhưng luật năm 2005 cho phép các bác sĩ từ chối không sử dụng các phương pháp điều trị mà theo đánh giá chủ quan của họ là “không có tác dụng nào khác ngoài việc duy trì sự sống một cách giả tạo”.
Trong một nỗ lực nhằm đối phó với một dự luật muốn hợp pháp hóa trợ tử vào năm 2018, 118 giám mục Pháp đã ký một tuyên bố thúc đẩy việc chăm sóc cuối đời và giải thích sự phản đối của Giáo hội đối với việc tự sát dưới mọi hình thức.
“Dù chúng ta có niềm tin nào đi chăng nữa, thì cuối đời là khoảng thời gian mà tất cả chúng ta sẽ sống và vì thế đây là mối quan tâm mà chúng ta cần chia sẻ. Mọi người phải có khả năng suy nghĩ một cách bình tĩnh nhất, tránh xa những cạm bẫy của những cuồng nhiệt nhất thời và các áp lực.”
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit: Chúng ta sẽ bị phán xét nếu chúng ta không yêu mến tha nhân, và tỉnh bơ trước nỗi khốn cùng của đồng bào
Đặng Tự Do
16:27 10/04/2021
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit cảnh giác rằng chúng ta sẽ bị phán xét nếu chúng ta không yêu mến tha nhân, và tỉnh bơ trước nỗi khốn cùng và sự sống chết của anh chị em mình.
Trong thánh lễ sáng Phục sinh với dòng Les Petites Sœurs Des Maternités Catholiques, tức là dòng Tiểu Muội Các Nữ Tu Của Các Bà Mẹ Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã trình bày những suy tư của ngài về mầu nhiệm Phục sinh và cách thế chúng ta sống mầu nhiệm ấy ra sao trong cuộc sống thường nhật.
Dòng Les Petites Sœurs Des Maternités Catholiques được thành lập tại Jallieu, vào ngày 2 tháng 2 năm 1930, với tôn chỉ phục vụ Cuộc sống, Tình yêu và Gia đình, đặc biệt là nâng đỡ các bà mẹ Công Giáo.
Mở đầu bài giảng, Đức Tổng Giám Mục nói:
Thánh sử Gioan đã trình bày đức tin của mình như sau: “Môn đệ ấy đã thấy và đã tin.” Trước đó, cũng chính Thánh Gioan đã mô tả sự sống lại của Lagiarô. Anh Lagiarô ra khỏi ngôi mộ, toàn thân quấn đầy băng. Anh đã sống lại. Nhưng trong ngôi mộ của Chúa Giêsu, các tấm vải được trải phẳng phiu trên mặt đất như thể thân xác Chúa đã biến mất. Thánh Gioan hiểu rằng Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết, rằng Ngài không chỉ đơn thuần quay trở lại cuộc sống trước đây nhưng giờ đây là một cuộc sống mới.
Thánh Phêrô trong ngày Chúa sống lại cũng vội vã chạy đến mồ. Vị Tông đồ thấy ngôi mộ trống rỗng, và nhận ra sự vắng mặt của Chúa Giêsu. Các sách Phúc Âm đã không đề cập đến tâm trạng của thánh nhân vào lúc đó. Nhưng khi rao giảng về sự sống lại của Chúa Giêsu tại thành Sêsarê, Thánh Phêrô nói: “Chính Thiên Chúa đã đặt Ngài làm Thẩm Phán xét xử kẻ sống và kẻ chết.” Khi Thánh Phêrô nói về sự phán xét kẻ sống và kẻ chết, thánh nhân làm như thế từ kinh nghiệm cá nhân của mình. Thánh nhân biết rằng sự phán xét này sẽ được thực hiện từ những lời của Chúa Kitô mà chính ngài đã nghe và đã suy gẫm trong ánh sáng của biến cố Phục sinh.
Hai cái sàng sẽ được sử dụng để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
“Con có yêu mến Thầy không?” (Ga 21:15)
Như Thánh Phêrô, khi nhìn vào cuộc đời và những nỗi khốn khổ của chúng ta được phơi bày dưới ánh sáng thiêng liêng, chúng ta sẽ phải thốt lên: “Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa”. Điều cần thiết là chúng ta có thể mạnh dạn nói điều đó trước Đấng là Sự thật.
“Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40).
Tôi đã cư xử như thế nào đối với những người anh em của mình? Nhất là những người bị coi thường, những người khốn khổ? Không chỉ những người đói, những người khát, là những người thường khiến con tim của chúng ta rung động; nhưng còn có những người thấp cổ bé họng, những người già, những người không công ăn việc làm, và các nạn nhân của các thảm họa.
Đây là hai cái sàng khủng khiếp. Nhận định này có thể đáng sợ. Nhưng thánh Phaolô đã nói với tín hữu Rôma: “Ai sống đức tin thì thoát khỏi sự luận phạt” (Rm 10).
Vì thế, trọng tâm của lễ Phục sinh là niềm tin rằng tình yêu mạnh hơn hận thù, và sự sống mạnh hơn cái chết. Chính niềm tin vào sự Phục sinh của Chúa Giêsu dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa. Đức tin cho chúng ta hiểu được sự toàn năng của tình yêu.
Tôi tín thác vào Chúa Giêsu Kitô đến nỗi tôi biết rằng nếu tôi yêu mến Ngài và anh chị em tôi, thì Chúa sẽ biết cách nâng tôi lên cùng Thiên Chúa là Cha của Người.
Source:L'Eglise Catholique à Paris
Đức Hồng Y Edward Idris Cassidy của Úc Đại Lợi vừa qua đời ở tuổi 96
Đặng Tự Do
17:06 10/04/2021
Đức Hồng Y Edward Idris Cassidy, một nhà ngoại giao và là một viên chức lâu năm của Giáo triều Rôma, đã qua đời ở Newcastle, Australia, vào hôm thứ Bẩy 10 tháng Tư, một ngày trước lễ kính Lòng Chúa Thương Xót hưởng thọ 96 tuổi.
Đức Hồng Y Cassidy là chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng Cổ Vũ Hiệp nhất Kitô Giáo từ năm 1989 cho đến khi ngài nghỉ hưu vào năm 2001. Từ năm 3 năm 2001, ngài đã trở lại Úc sau hơn 30 năm với tư cách là Sứ thần Tòa Thánh và viên chức tại Giáo triều Rôma.
Với tư cách là người đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng Cổ Vũ Hiệp nhất Kitô Giáo, Đức Hồng Y Cassidy, cùng với Liên đoàn Luther Thế giới, chịu trách nhiệm soạn thảo và ký kết Tuyên bố chung về Công Chính Hóa vào năm 1999.
Ngài từng là sostituto, tức là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, hay viên chức thứ hai, tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong 21 tháng từ năm 1988 đến 1989.
Việc bổ nhiệm ngài vào Giáo triều Rôma đã kết thúc gần 18 năm hoạt động trong ngành ngoại giao Tòa Thánh với tư cách là Sứ Thần Tòa Thánh tại các nước Đài Loan, Bangladesh, Lesotho và Hà Lan. Ngài cũng là Khâm Sứ Tòa Thánh ở Nam Phi trong hơn 5 năm dưới chế độ phân biệt chủng tộc.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong ngài làm Hồng Y vào năm 1991, nhưng ngài đã không bỏ phiếu trong mật nghị bầu Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào năm 2005, vì quá tuổi 80 chỉ 9 tháng trước đó.
Đức Hồng Y Cassidy sinh tại Sydney, New South Wales, Úc vào ngày 5 tháng 7 năm 1924. Khi gia đình gặp khó khăn về tài chính sau cái chết của ông nội, ngài phải bỏ ngang chương trình trung học để làm nhân viên văn phòng tại Sở Giao thông Đường bộ.
Ngài được thụ phong linh mục tại tổng giáo phận Sydney năm 1949 khi mới 25 tuổi.
Không lâu sau đó, ngài được chuyển đến Giáo phận Wagga Wagga, một giáo phận trực thuộc tổng giáo phận Sydney.
Ngài chuyển đến Rôma để học giáo luật vào năm 1952, hoàn thành bằng tiến sĩ tại Đại học Giáo hoàng Lateranô năm 1955. Đức Hồng Y Cassidy cũng nhận được bằng tốt nghiệp về nghiên cứu ngoại giao từ Học viện Giáo hoàng về Giáo hội.
Với tư cách là một linh mục, Đức Hồng Y Cassidy đã phục vụ tại các Tòa sứ thần ở Ấn Độ, Ái Nhĩ Lan và Bồ Đào Nha. Ngài được bổ nhiệm là cố vấn của phái đoàn Tòa Thánh tại Hoa Kỳ vào năm 1967 lúc đang phục vụ tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh tại Ái Nhĩ Lan. Ngày 8 tháng 7, 1967, Sứ Thần Tòa Thánh tại Ái Nhĩ Lan là Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Maria Sensi được thuyên chuyển làm Sứ thần Tòa Thánh tại Bồ Đào Nha, ngài tạm thời phụ trách Tòa Sứ Thần ở Dublin cho đến tháng 11 trước khi được bổ nhiệm làm cố vấn Sứ thần Tòa Thánh ở El Salvador.
Ngài cũng từng là cố vấn Tòa sứ thần tại Á Căn Đình, trước khi được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Đài Loan vào năm 1970.
Sau khi nghỉ hưu năm 2001, Đức Hồng Y Cassidy đã viết cuốn sách “Khám phá lại Công đồng Vatican II – Phong trào Đại kết và Đối thoại Liên tôn.”
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh hai ngày Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót tại TT. Thánh Vinh Sơn Liêm, thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne Năm 2021.
Trần Văn Minh
15:46 10/04/2021
Mặc dù thời tiết không được thuận lợi, trời có mưa và lạnh, và còn bị hạn chế bời dịch Covid, với những giới hạn an toàn cho cộng đồng. Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) thường niên của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbournne, do Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm tổ chức với sự hổ trợ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne đã được tổ chức trong niềm hân hoan chờ đón của mọi người sau một năm bị dịch Covid gây gián đoạn.
Xem hình ảnh ngày Thứ Nhất
Xem hình ảnh ngày Thứ Hai
Buổi lễ khai mạc đã được tổ chức mở đầu cho Tam Nhật Thánh LCTX vào lúc 2 giờ 50 chiều Thứ Sáu Ngày 9/4/2021 với các đề tài về: Gia đình đến với LCTX. Trong đề tài này và trong hơn 4 giờ, Cộng đồng dân Chúa đã kín múc được nhiều ân sủng của LCTX, qua các bài giảng của quý cha Duy Dòng Đa Minh, Bernado Nguyễn Văn Toàn và Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng.
Sang ngày thứ 2 của đại lễ, trước giờ dành cho giới trẻ, cộng đồng lại được đón nhận những lời giảng thuyết của Cha Phạm Văn Ái SJ với đề tài nói về LCTX rất hấp dẫn mọi người, nói về Các Thánh Tông Đồ, với sự vấp phạm của các Ngài và sự xót thương của Thiên Chúa đã giúp các Ngài vững tin vào Thiên Chúa để rồi Chúa sai các Ngài đi loan báo tin mừng…
Cha Phạm Văn Ái SJ giảng thuyết trong ngày 2. |
Xem hình ảnh ngày Thứ Nhất
Xem hình ảnh ngày Thứ Hai
Buổi lễ khai mạc đã được tổ chức mở đầu cho Tam Nhật Thánh LCTX vào lúc 2 giờ 50 chiều Thứ Sáu Ngày 9/4/2021 với các đề tài về: Gia đình đến với LCTX. Trong đề tài này và trong hơn 4 giờ, Cộng đồng dân Chúa đã kín múc được nhiều ân sủng của LCTX, qua các bài giảng của quý cha Duy Dòng Đa Minh, Bernado Nguyễn Văn Toàn và Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng.
Sang ngày thứ 2 của đại lễ, trước giờ dành cho giới trẻ, cộng đồng lại được đón nhận những lời giảng thuyết của Cha Phạm Văn Ái SJ với đề tài nói về LCTX rất hấp dẫn mọi người, nói về Các Thánh Tông Đồ, với sự vấp phạm của các Ngài và sự xót thương của Thiên Chúa đã giúp các Ngài vững tin vào Thiên Chúa để rồi Chúa sai các Ngài đi loan báo tin mừng…
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh hoài nghi của Thánh Tông đồ Toma
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:08 10/04/2021
Hình ảnh hoài nghi của Thánh Tông đồ Toma
Thánh Tông đồ Phero khi được chị Madalena báo tin: Chúa Giêsu Kitô đã sống lại không còn nằm ở trong mộ nữa! Ông liền cùng đi theo ra mộ. Đến nơi ông đi vào ngôi mộ trống bên trong không còn thấy xác người chết nữa. Ông không nói gì chỉ quan sát ghi nhận từng chi tiết những dây băng và tấm khăn đã xác Chúa Giêsu để lại ở vị trí nào. ( Phúc âm Thánh Gioan 20, 1-6)
Đức Tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại với ông cần phải có kiểm chứng cụ thể. Và vì thế ông đã xử sự như ông suy nghĩ.
Không chỉ ông Tông đồ Phero đã có cung cách cùng suy nghĩ như thế về đức tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh. Nhưng còn có ông Tông đồ Toma nữa.
Khi được các anh em Tông đồ nói cho hay Chúa Giêsu đã sống lại, ông bày tỏ ngay sự hoài nghi : „ Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.“ ( Ga 20, 25).
Vì thế xưa nay trong Hội Thánh, Ông Tông đồ Toma được gọi là kẻ yếu lòng tin.
Có thật như thế không, và qua cung cách sống hoài nghi của Ông như thế có ảnh hưởng gì tới lòng tin vào Chúa của Hội Thánh, của người tín hữu Chúa Giêsu Kitô không?
Xưa nay trong đời sống, người có lối sống lối suy nghĩ hoài nghi thườmg cũng hay bị nhìn cách hoài nghi.
Nhưng hoài nghi do dự không phải là tội theo khía cạnh đạo đức luân lý. Hoài nghi do dự lẽ dĩ nhiên đôi khi gây ra cho người khác cảm giác khó chịu không mấy vui. Vì phải chờ đợi lâu thêm. Nhưng đó không phải là điều không tốt. Trái lại cũng cần thiết nữa. Vì có thời giờ suy nghĩ tìm hiểu cho chín chắn cho kỹ trước khi có quyết định.
Theo khía cạnh khoa học khảo cứu, cung cách hoài nghi do dự cần thiết để tìm hiểu sâu xa hơn có thể dẫn đến những khám phá mới khác nữa còn ẩn dấu.
Trong đời sống đức tin đạo giáo thông thường những điều về đức tin đòi hỏi tình yêu mến lòng chân nhận. Nhưng nếu có hòai nghi do dự cũng không là điều cấm. Vì thế càng ngày Hội Thánh mở rộng cho những nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử khoa Kinh Thánh, khoa thần học, tập tục văn hóa cùng các truyền thống để giúp làm trong sáng căn bản điều tin. Và điều này phù hợp với đời sống nhân lọai ngày càng có thêm phát triển tìm hiểu theo cách thức khoa học trong hầu hết mọi lãnh vực đời sống.
Hoài nghi. Nhưng không dừng lại nơi cung cách hoài nghi do dự. Qua thắc mắc tìm hiểu suy nghĩ sẽ dẫn đưa đến nguồn sự thật. Chính nguồn gốc này làm sáng tỏ điều hoài nghi.
Thánh Tồng đồ Toma hoài nghi Chúa Giêsu đã sống lại. Nhưng ông không chối bỏ Chúa Giêsu Thầy mình. Ông chỉ muốn có ánh sáng soi chiếu cho trong sáng rõ ràng để tin.
Cơ hội đã đến cho Ông: Chúa Giêsu Kitô phục sinh hiện đến với Ông bằng thân xác người thật vẫn còn những vết thương trong cuộc khổ nạn nơi chân tay, nơi cạnh sườn Ngài.
Ông Tồng đồ Toma đã nhìn thấy Thấy mình như mình mong muốn nhìn. Ông không còn biết nói sao hơn qua lời tuyên tín thâm sâu: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!“ ( Ga 20,28).
Thánh Giáo phụ Augustino đã có suy tư về lời tuyên tín này: Toma đã nhìn thấy và có lòng cảm động bùi ngùi. Nhưng niềm tin của Ông vào Chúa chính Ông không nhìn thấy cùng không cảm nhận ra. Điều Ông nhìn thấy và cảm động bùi ngùi đã đánh động thúc đẩy Ông tin vào điều ông hoài nghi.
Thánh Tông đồ Toma hoài nghi. Nhưng ông không đứng lại cứng nhắc trong hòai nghi. Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã hiện ra nói chuyện thân mật cá nhân với ông, và tập trung ngay vào chính điểm ông hoài nghi: muốn nhìn thấy những vết thương của Thầy mình!
Ông đã được chính Chúa Giêsu Kitô phục sinh cảm hóa, và ông đã tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh.
Đức Giáo Hoàng Benedictô 16, đã có suy tư về hình ảnh hoài nghi của lòng tin Thánh tông đồ Toma:
„- Sự hoài nghi của Toma mang đến niềm an ủi cho chúng ta trong những khi chúng ta không biết chắc chắn còn trong nghi nan.
-Sự hoài nghi của Toma chỉ cho chúng ta hướng đi. Vì qua sự hoài nghi về những điều không biết chắc chắn có thể dẫn đưa tới ánh sáng.
- Những lời của Chúa Giêsu Kitô nói với Toma nhắc nhớ chúng ta tới ý nghĩa chân thực về lòng tin chín mùi trưởng thành, và khích lệ con người chúng ta, dù gặp những khó khăn hãy tiếp tục con đường sống trung thành với Chúa Giêsu Kitô.“ ( Đức Giáo Hoàng Benedicktô 16., Vatican, Bài giáo lý ngày 27.09.2006)
Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã cho vị Tông đồ còn đang do dự hoài nghi về lòng tin vào Ngài được nhìn cùng đụng chạm vào những vết thương tích nơi thân thể mình, đã chữa lành mang đến sự an toàn chắc chắn không chỉ cho Ông Toma và các môn đệ học trò của Ngài, mà còn cho cả chúng ta nữa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thánh Tông đồ Phero khi được chị Madalena báo tin: Chúa Giêsu Kitô đã sống lại không còn nằm ở trong mộ nữa! Ông liền cùng đi theo ra mộ. Đến nơi ông đi vào ngôi mộ trống bên trong không còn thấy xác người chết nữa. Ông không nói gì chỉ quan sát ghi nhận từng chi tiết những dây băng và tấm khăn đã xác Chúa Giêsu để lại ở vị trí nào. ( Phúc âm Thánh Gioan 20, 1-6)
Đức Tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại với ông cần phải có kiểm chứng cụ thể. Và vì thế ông đã xử sự như ông suy nghĩ.
Không chỉ ông Tông đồ Phero đã có cung cách cùng suy nghĩ như thế về đức tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh. Nhưng còn có ông Tông đồ Toma nữa.
Khi được các anh em Tông đồ nói cho hay Chúa Giêsu đã sống lại, ông bày tỏ ngay sự hoài nghi : „ Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.“ ( Ga 20, 25).
Vì thế xưa nay trong Hội Thánh, Ông Tông đồ Toma được gọi là kẻ yếu lòng tin.
Có thật như thế không, và qua cung cách sống hoài nghi của Ông như thế có ảnh hưởng gì tới lòng tin vào Chúa của Hội Thánh, của người tín hữu Chúa Giêsu Kitô không?
Xưa nay trong đời sống, người có lối sống lối suy nghĩ hoài nghi thườmg cũng hay bị nhìn cách hoài nghi.
Nhưng hoài nghi do dự không phải là tội theo khía cạnh đạo đức luân lý. Hoài nghi do dự lẽ dĩ nhiên đôi khi gây ra cho người khác cảm giác khó chịu không mấy vui. Vì phải chờ đợi lâu thêm. Nhưng đó không phải là điều không tốt. Trái lại cũng cần thiết nữa. Vì có thời giờ suy nghĩ tìm hiểu cho chín chắn cho kỹ trước khi có quyết định.
Theo khía cạnh khoa học khảo cứu, cung cách hoài nghi do dự cần thiết để tìm hiểu sâu xa hơn có thể dẫn đến những khám phá mới khác nữa còn ẩn dấu.
Trong đời sống đức tin đạo giáo thông thường những điều về đức tin đòi hỏi tình yêu mến lòng chân nhận. Nhưng nếu có hòai nghi do dự cũng không là điều cấm. Vì thế càng ngày Hội Thánh mở rộng cho những nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử khoa Kinh Thánh, khoa thần học, tập tục văn hóa cùng các truyền thống để giúp làm trong sáng căn bản điều tin. Và điều này phù hợp với đời sống nhân lọai ngày càng có thêm phát triển tìm hiểu theo cách thức khoa học trong hầu hết mọi lãnh vực đời sống.
Hoài nghi. Nhưng không dừng lại nơi cung cách hoài nghi do dự. Qua thắc mắc tìm hiểu suy nghĩ sẽ dẫn đưa đến nguồn sự thật. Chính nguồn gốc này làm sáng tỏ điều hoài nghi.
Thánh Tồng đồ Toma hoài nghi Chúa Giêsu đã sống lại. Nhưng ông không chối bỏ Chúa Giêsu Thầy mình. Ông chỉ muốn có ánh sáng soi chiếu cho trong sáng rõ ràng để tin.
Cơ hội đã đến cho Ông: Chúa Giêsu Kitô phục sinh hiện đến với Ông bằng thân xác người thật vẫn còn những vết thương trong cuộc khổ nạn nơi chân tay, nơi cạnh sườn Ngài.
Ông Tồng đồ Toma đã nhìn thấy Thấy mình như mình mong muốn nhìn. Ông không còn biết nói sao hơn qua lời tuyên tín thâm sâu: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!“ ( Ga 20,28).
Thánh Giáo phụ Augustino đã có suy tư về lời tuyên tín này: Toma đã nhìn thấy và có lòng cảm động bùi ngùi. Nhưng niềm tin của Ông vào Chúa chính Ông không nhìn thấy cùng không cảm nhận ra. Điều Ông nhìn thấy và cảm động bùi ngùi đã đánh động thúc đẩy Ông tin vào điều ông hoài nghi.
Thánh Tông đồ Toma hoài nghi. Nhưng ông không đứng lại cứng nhắc trong hòai nghi. Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã hiện ra nói chuyện thân mật cá nhân với ông, và tập trung ngay vào chính điểm ông hoài nghi: muốn nhìn thấy những vết thương của Thầy mình!
Ông đã được chính Chúa Giêsu Kitô phục sinh cảm hóa, và ông đã tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh.
Đức Giáo Hoàng Benedictô 16, đã có suy tư về hình ảnh hoài nghi của lòng tin Thánh tông đồ Toma:
„- Sự hoài nghi của Toma mang đến niềm an ủi cho chúng ta trong những khi chúng ta không biết chắc chắn còn trong nghi nan.
-Sự hoài nghi của Toma chỉ cho chúng ta hướng đi. Vì qua sự hoài nghi về những điều không biết chắc chắn có thể dẫn đưa tới ánh sáng.
- Những lời của Chúa Giêsu Kitô nói với Toma nhắc nhớ chúng ta tới ý nghĩa chân thực về lòng tin chín mùi trưởng thành, và khích lệ con người chúng ta, dù gặp những khó khăn hãy tiếp tục con đường sống trung thành với Chúa Giêsu Kitô.“ ( Đức Giáo Hoàng Benedicktô 16., Vatican, Bài giáo lý ngày 27.09.2006)
Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã cho vị Tông đồ còn đang do dự hoài nghi về lòng tin vào Ngài được nhìn cùng đụng chạm vào những vết thương tích nơi thân thể mình, đã chữa lành mang đến sự an toàn chắc chắn không chỉ cho Ông Toma và các môn đệ học trò của Ngài, mà còn cho cả chúng ta nữa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thông Báo
Thông tin mới nhất, rất ích lợi về COVID-19 từ Minesota 10 April, 2021
Vietnamese Social Service in Minnesota
04:58 10/04/2021
Kính thưa quý đồng hương,
Kể từ ngày 12 tháng Tư, FEMA sẽ nhận đơn hỗ trợ tài chính giúp chi trả chi phí tang lễ của những nạn nhân thiệt mạng liên quan đến coronavirus (COVID-19) xảy ra sau ngày 20 tháng 1 năm 2020, nhằm giúp giảm bớt một số căng thẳng tài chính và gánh nặng do đại dịch gây ra. Chính sách này đã được hoàn thiện vào ngày 24 tháng Ba, và FEMA hiện đang tiến hành nhanh chóng để thực hiện chương trình hỗ trợ tang lễ này trên toàn quốc.
Để đủ điều kiện nhận hỗ trợ tang lễ COVID-19, chính sách nêu rõ:
▪ Người nộp đơn phải là công dân Hoa Kỳ, người chưa có quốc tịch hoặc người nước ngoài đủ tiêu chuẩn nào đã phải chi trả cho tang lễ nạn nhân chết vì COVID-19 sau ngày 20 tháng 1 năm 2020.
▪ Nếu có nhiều người cùng đóng góp cho chi phí tang lễ, họ nên nộp một đơn duy nhất với tư cách là người nộp đơn và những người đồng nộp đơn. FEMA cũng sẽ xem xét giấy tờ của những người khác tuy không được liệt kê là người nộp đơn và những người đồng nộp đơn nhưng có thể cũng đã phải chi trả cho tang lễ như một phần của việc khai tử cho người quá cố.
▪ Một người có thể nộp đơn cho nhiều người đã qua đời.
▪ Cái chết liên quan đến COVID-19 phải xảy ra ở Hoa Kỳ, bao gồm các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ và Đặc khu District of Columbia.
▪ Sự hỗ trợ này chỉ giới hạn trong số tiền tối đa là $ 9,000 cho mỗi đám tang, và tối đa là $ 35,500 cho mỗi đơn xin.
▪ Hỗ trợ tang lễ nhằm giúp trang trải chi phí cho các dịch vụ tang lễ, địa táng hoặc hỏa táng.
Trong vài tuần tới, sẽ có một số điện thoại 800 được tạo lập riêng nhằm giúp đỡ những người ghi danh. Trong thời gian chờ đợi, các ứng viên tiềm năng được khuyến khích bắt đầu thu thập những tài liệu sau đây:
▪ Giấy chứng tử (khai tử) chính thức quy kết cái chết là do COVID-19 và cho thấy cái chết xảy ra ở Hoa Kỳ. Giấy chứng tử phải cho biết cái chết “có thể do” hoặc “có khả năng là do” COVID-19 hoặc có những triệu giống COVID- 19. Các cụm từ tương tự nào cho thấy sự liên quan đến COVID-19 cũng được xem là đủ nguyên do.
▪ Các giấy tờ liên quan đến chi phí tang lễ (biên lai, hợp đồng nhà quàn, v.v.) gồm có tên người nộp đơn, tên người quá cố, chi phí tang lễ và ngày chi trả cho tang lễ.
Trong vài tuần tới, sẽ có một số điện thoại 800 được tạo lập riêng nhằm giúp đỡ những người ghi danh. Trong thời gian chờ đợi, các ứng viên tiềm năng được khuyến khích bắt đầu thu thập những tài liệu sau đây:
▪ Giấy chứng tử (khai tử) chính thức quy kết cái chết là do COVID-19 và cho thấy cái chết xảy ra ở Hoa Kỳ. Giấy chứng tử phải cho biết cái chết “có thể do” hoặc “có khả năng là do” COVID-19 hoặc có những triệu giống COVID- 19. Các cụm từ tương tự nào cho thấy sự liên quan đến COVID-19 cũng được xem là đủ nguyên do.
▪ Các giấy tờ liên quan đến chi phí tang lễ (biên lai, hợp đồng nhà quàn, v.v.) gồm có tên người nộp đơn, tên người quá cố, chi phí tang lễ và ngày chi trả cho tang lễ.
▪ Bằng chứng về số tiền nhận được từ các nguồn khác cụ thể cho chi phí tang lễ. Hỗ trợ tang lễ không được trùng lặp với các quyền lợi nhận được từ bảo hiểm mai táng hoặc tang lễ, những hỗ trợ tài chính từ các cơ quan tự nguyện, các chương trình hoặc cơ quan của chính phủ liên bang / tiểu bang / địa phương / bộ lạc / lãnh thổ hoặc các nguồn khác.
Hãy tìm thêm thông tin liên quan đến hỗ trợ này tại https://www.fema.gov/disasters/coronavirus/economic/funeral-assistance
Liên Lạc Với Chúng Tôi
Nếu quý vị có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với Phòng Đối Ngoại của FEMA:
▪ Congressional Affairs at (202) 646-4500 or at FEMA-Congressional-Affairs@fema.dhs.gov
▪ Intergovernmental Affairs at (202) 646-3444 or at FEMA-IGA@fema.dhs.gov
▪ Tribal Affairs at (202) 646-3444 or at FEMA-Tribal@fema.dhs.gov
▪ Private Sector Engagement at nbeoc@max.gov
Source: https://www.health.state.mn.us/people/vitalrecords/deathreg/index.html
Nếu quý vị có thắc mắc hoặc cần giúp tìm kiếm nguồn cung cấp thực phẩm, vui lòng gọi đường giây khẩn của chúng tôi tại 612-293-2913.
Chúng tôi có nhân viên nói tiếng Karen, Karenni, Miến điện, tiếng Việt, và tiếng Thái.
Chúng tôi hy vọng tất cả quý vị luôn mạnh khoẻ trong thời gian này, khi chúng ta vẫn đang hỗ trợ lẫn nhau. Xin vui lòng đọc các thông báo quan trọng dưới đây về những gì đang diễn ra trong cộng đồng.
Kể từ ngày 12 tháng Tư, FEMA sẽ nhận đơn hỗ trợ tài chính giúp chi trả chi phí tang lễ của những nạn nhân thiệt mạng liên quan đến coronavirus (COVID-19) xảy ra sau ngày 20 tháng 1 năm 2020, nhằm giúp giảm bớt một số căng thẳng tài chính và gánh nặng do đại dịch gây ra. Chính sách này đã được hoàn thiện vào ngày 24 tháng Ba, và FEMA hiện đang tiến hành nhanh chóng để thực hiện chương trình hỗ trợ tang lễ này trên toàn quốc.
Để đủ điều kiện nhận hỗ trợ tang lễ COVID-19, chính sách nêu rõ:
▪ Người nộp đơn phải là công dân Hoa Kỳ, người chưa có quốc tịch hoặc người nước ngoài đủ tiêu chuẩn nào đã phải chi trả cho tang lễ nạn nhân chết vì COVID-19 sau ngày 20 tháng 1 năm 2020.
▪ Nếu có nhiều người cùng đóng góp cho chi phí tang lễ, họ nên nộp một đơn duy nhất với tư cách là người nộp đơn và những người đồng nộp đơn. FEMA cũng sẽ xem xét giấy tờ của những người khác tuy không được liệt kê là người nộp đơn và những người đồng nộp đơn nhưng có thể cũng đã phải chi trả cho tang lễ như một phần của việc khai tử cho người quá cố.
▪ Một người có thể nộp đơn cho nhiều người đã qua đời.
▪ Cái chết liên quan đến COVID-19 phải xảy ra ở Hoa Kỳ, bao gồm các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ và Đặc khu District of Columbia.
▪ Sự hỗ trợ này chỉ giới hạn trong số tiền tối đa là $ 9,000 cho mỗi đám tang, và tối đa là $ 35,500 cho mỗi đơn xin.
▪ Hỗ trợ tang lễ nhằm giúp trang trải chi phí cho các dịch vụ tang lễ, địa táng hoặc hỏa táng.
Trong vài tuần tới, sẽ có một số điện thoại 800 được tạo lập riêng nhằm giúp đỡ những người ghi danh. Trong thời gian chờ đợi, các ứng viên tiềm năng được khuyến khích bắt đầu thu thập những tài liệu sau đây:
▪ Giấy chứng tử (khai tử) chính thức quy kết cái chết là do COVID-19 và cho thấy cái chết xảy ra ở Hoa Kỳ. Giấy chứng tử phải cho biết cái chết “có thể do” hoặc “có khả năng là do” COVID-19 hoặc có những triệu giống COVID- 19. Các cụm từ tương tự nào cho thấy sự liên quan đến COVID-19 cũng được xem là đủ nguyên do.
▪ Các giấy tờ liên quan đến chi phí tang lễ (biên lai, hợp đồng nhà quàn, v.v.) gồm có tên người nộp đơn, tên người quá cố, chi phí tang lễ và ngày chi trả cho tang lễ.
Trong vài tuần tới, sẽ có một số điện thoại 800 được tạo lập riêng nhằm giúp đỡ những người ghi danh. Trong thời gian chờ đợi, các ứng viên tiềm năng được khuyến khích bắt đầu thu thập những tài liệu sau đây:
▪ Giấy chứng tử (khai tử) chính thức quy kết cái chết là do COVID-19 và cho thấy cái chết xảy ra ở Hoa Kỳ. Giấy chứng tử phải cho biết cái chết “có thể do” hoặc “có khả năng là do” COVID-19 hoặc có những triệu giống COVID- 19. Các cụm từ tương tự nào cho thấy sự liên quan đến COVID-19 cũng được xem là đủ nguyên do.
▪ Các giấy tờ liên quan đến chi phí tang lễ (biên lai, hợp đồng nhà quàn, v.v.) gồm có tên người nộp đơn, tên người quá cố, chi phí tang lễ và ngày chi trả cho tang lễ.
▪ Bằng chứng về số tiền nhận được từ các nguồn khác cụ thể cho chi phí tang lễ. Hỗ trợ tang lễ không được trùng lặp với các quyền lợi nhận được từ bảo hiểm mai táng hoặc tang lễ, những hỗ trợ tài chính từ các cơ quan tự nguyện, các chương trình hoặc cơ quan của chính phủ liên bang / tiểu bang / địa phương / bộ lạc / lãnh thổ hoặc các nguồn khác.
Hãy tìm thêm thông tin liên quan đến hỗ trợ này tại https://www.fema.gov/disasters/coronavirus/economic/funeral-assistance
Liên Lạc Với Chúng Tôi
Nếu quý vị có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với Phòng Đối Ngoại của FEMA:
▪ Congressional Affairs at (202) 646-4500 or at FEMA-Congressional-Affairs@fema.dhs.gov
▪ Intergovernmental Affairs at (202) 646-3444 or at FEMA-IGA@fema.dhs.gov
▪ Tribal Affairs at (202) 646-3444 or at FEMA-Tribal@fema.dhs.gov
▪ Private Sector Engagement at nbeoc@max.gov
Source: https://www.health.state.mn.us/people/vitalrecords/deathreg/index.html
Nếu quý vị có thắc mắc hoặc cần giúp tìm kiếm nguồn cung cấp thực phẩm, vui lòng gọi đường giây khẩn của chúng tôi tại 612-293-2913.
Chúng tôi có nhân viên nói tiếng Karen, Karenni, Miến điện, tiếng Việt, và tiếng Thái.
Tin Đáng Chú Ý
Stephen Silver: Liệu Trung Quốc có thực sự âm mưu xâm lược Đài Loan hay không?
J.B. Đặng Minh An dịch
18:59 10/04/2021
Stephen Silver, phân tích gia của tờ National Interest, vừa có bài viết nhan đề “Is China Really Plotting to Invade Taiwan?”, nghĩa là “Liệu Trung Quốc có thực sự âm mưu xâm lược Đài Loan hay không?”
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Theo một bài báo của AP được công bố trong tuần này, đã có những lời cảnh báo được đưa ra từ chính phủ Hoa Kỳ theo đó Trung Quốc “có thể đang đẩy nhanh thời gian biểu của mình” trong mưu toan xâm lược Đài Loan.
Trong những tháng đầu của Chính quyền Biden, đã có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang ngày càng gây hấn với Đài Loan. Gần đây nhất, mười máy bay của Quân đội Giải phóng Nhân dân đã xuất kích vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Theo AP, Trung Quốc cũng đã có những cuộc xâm nhập gần như hàng ngày vào vùng trời gần Đài Loan.
Các nhà phân tích đã mô tả những hành động gần đây của Trung Quốc như là hệ quả của việc Bắc Kinh “nhận ra rằng các cam kết của Mỹ với Đài Loan dưới thời chính quyền Biden sẽ vẫn như trước, làm tan vỡ hy vọng của Bắc Kinh rằng tân chính phủ Dân chủ sẽ lật ngược điều mà họ cho là sai lầm trong hành vi của Mỹ đối với đối tác Á Châu này dưới thời Tổng thống Trump.”
Một báo cáo khác của Reuters hôm thứ Tư tuyên bố rằng Trung Quốc đã điều thêm máy bay chiến đấu vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, và ngoại trưởng Đài Loan thề sẽ “chiến đấu đến ngày cuối cùng” trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công.
Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu, 吳釗燮) cho biết trong tuần này: “Từ hiểu biết hạn chế của tôi về các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đang theo dõi các diễn biến trong khu vực này, tôi nghĩ họ hiểu rõ nguy cơ Trung Quốc có thể phát động một cuộc tấn công nhắm vào Đài Loan”.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ sẵn sàng tự vệ và chúng tôi sẽ chiến đấu nếu chúng tôi cần phải chiến đấu. Và nếu chúng tôi cần bảo vệ mình cho đến ngày cuối cùng, chúng tôi sẽ tự bảo vệ mình cho đến ngày cuối cùng”.
Báo cáo của AP cũng dẫn lời các đồng minh quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ đề cập đến các hành động gần đây của Trung Quốc.
Hải Quân Đô Đốc Philip Davidson, chỉ huy quân đội Mỹ ở khu vực Á Châu và Thái Bình Dương, nói với Quốc hội vào đầu mùa xuân này: “Chúng tôi có những dấu hiệu cho thấy rủi ro đang thực sự gia tăng. Mối đe dọa sẽ hiện rõ trong thập kỷ này – nói đúng hơn là chỉ nội trong vòng sáu năm tới”.
Cũng theo báo cáo của AP, cuộc họp gần đây ở Alaska giữa Ngoại trưởng Tony Blinken và các quan chức Trung Quốc đã có những tranh cãi gay gắt.
AP nhận định rằng các hành động của Trung Quốc nhằm đưa Hoa Kỳ vào tình thế khó khăn khi phải lựa chọn giữa việc lơ là bảo vệ Đài Loan hay phải tham gia vào một cuộc chiến tranh quy mô với Trung Quốc.
Báo cáo của AP viết: “Các tác động của một động thái quân sự từ phía Trung Quốc đối với Đài Loan và 23 triệu dân của đảo quốc này rất sâu sắc và có khả năng rất nghiêm trọng đến mức Bắc Kinh và Washington từ lâu đã cố gắng duy trì một chính sách lưng chừng mong manh, cụ thể là Đài Loan được tự chủ về chính trị ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh nhưng Hoa Kỳ không được chính thức công nhận nền độc lập này.”
Bên cạnh đó, Trung Quốc đã gây hấn ở Biển Đông trong những tuần gần đây, gây ra những tranh chấp với Phi Luật Tân liên quan đến một đội tàu dân binh Trung Quốc trong khu vực đó. Chính phủ Phi Luật Tân đã nói rằng Trung Quốc đang “xâm phạm lãnh hải của họ ở Biển Đông”.
Trong khi đó, giữa bầu khí đại dịch coronavirus, thông điệp chống Trung Quốc đã trở thành một phần lớn trong các bài hùng biện trong chính trường Hoa Kỳ, đặc biệt là của Đảng Cộng hòa.
Source:National Interest
Văn Hóa
Lòng Chúa Thương Xót
Lm Nguyễn Trung Tây
11:14 10/04/2021
Lm Nguyễn Trung Tây
Lòng Chúa Thương Xót
Em hỏi tôi, “Bí quyết nào để thành công? Ngủ trễ, thức sớm, chuyên cần. Vậy đã đủ để mình sẽ trở thành một người thành công trong xã hội hay không?”
Nghe em hỏi, tự dưng tôi muốn phá ra cười (thật sự là tôi đã nhìn thấy mình đang đứng cười, thiếu điều muốn sặc cần cổ!). Em hỏi tôi, một người sinh ra và lớn lên với thất bại; có những lần thất bại đến nỗi khô khốc trống rỗng cả hai bàn tay (vừa nghĩa đen lẫn nghĩa bóng)!
Em mến,
Cuộc sống nào cũng là một hành trình của lên đường, tìm kiếm. Có những hành trình thành công. Có những hành trình… thì ngược lại!
Từ những ngày cuối cùng tháng Tư định mệnh, những con thuyền gỗ đã nhổ neo lên đường bỏ lại sau lưng bờ biển quê hương. Trên những khoang thuyền tỵ nạn chật hẹp, bao nhiêu thân xác Việt Nam tay giơ cao ngang trán ngong ngóng chờ đợi giây phút diện kiến sợi chỉ mới tinh khôi kéo dài nơi đường chân trời. Những con thuyền tỵ nạn đã khởi hành với lòng quyết tâm và lòng đam mê đời tự do. Sau những ngày giờ trôi nổi trên sóng nước, những con thuyền gỗ cuối cùng dừng những vòng quay chân vịt, đỗ lại tại bến lạ, Phi Luật Tân, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Hong Kong. Một trang sách mới mở ra chào đón những người quyết tâm lên đường. Hành trình kiếm tìm tự do chung cuộc là một hành trình thành công.
Cộng đồng Việt Nam hải ngoại, sau những ngày tháng tỵ nạn, cuối cùng, tái định cư trên những vùng đất mới, Na Uy, Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu. Những bàn chân Việt, gần như một mẫu số chung, khởi đầu hành trình mới tại những quốc gia mới với hai bàn tay trắng tinh! Sau một cuộc bể dâu tại quê nhà, sau những giây phút nhấp nhô trên sóng biển, sau những mòn mỏi đợi chờ tại trại tỵ nạn, người Việt lên đường với gia sản của con số không, không gia đình, không công việc, không ngôn ngữ, không tài sản. 45 năm đã trôi qua, con số không của ngày xưa giờ đã chuyển mình, hóa ra phố Little Saigon của Quận Cam (bảng đường chỉ dẫn từ xa trên những siêu xa lộ Nam Cali). Bắc Cali với Vietnam Town lẫy lừng vươn cao chiếm gọn mấy góc phố. Ở đâu có người Việt, nơi đó có phố xá, quán ăn, nhà thờ, đình chùa của người Việt.
Tuổi trẻ Việt Nam thành công trong nhiều lãnh vực y như tuổi trẻ bản xứ. Tuổi trẻ Việt nói tiếng Anh và tiếng Việt giỏi như nhau. Tuổi trẻ Việt giáo sư trường đại học, bác sĩ tại bệnh viện, CEO tại các hãng xưởng lừng danh, Phó Thủ Tướng nước Đức. Dừng lại một phút để tự hỏi, tại sao lại có hiện tượng đũa thần đổi thay Cô Tấm lọ lem. Câu trả lời nằm ở lòng quyết tâm và sự say mê, hai trong số nhiều yếu tố đã góp phần vào hiện tượng Việt Nam tỵ nạn thành công. Bởi quyết tâm và say mê xây dựng lại một đời sống mới tinh trên vùng đất mới, gia đình Việt Nam, cả bố cả mẹ lên đường nhập cuộc. Trời thu cũng như trời đông, bố mẹ tỵ nạn chở con tỵ nạn tới trường; khi con biến mất sau khung cửa, bố mẹ quay ra nhập vào dòng xe cộ ngược xuôi hướng thẳng tới công xưởng làm Technician, Assembler, bưng tô Phở, nửa đêm về sáng quét dọn quán rượu Mễ, và đủ các nghề để kiếm tiền nuôi con Việt. Ngày thứ Bẩy, Chúa Nhật, bố mẹ chở con tới trường Việt Ngữ học tiếng Việt. Bởi quyết tâm và say mê xây dựng một tương lai vững chắc cho mình và cho con cái, bố mẹ Việt Nam hy sinh tất cả. Bởi thế, tỵ nạn Việt Nam thuả xưa biến hình. Hành trình Việt Nam hải ngoại, 45 năm viễn xứ, hành trình thành công.
Tôi nhìn em một lần nữa. Lần này tôi nói,
— Nếu quyết tâm và đam mê, hy vọng rất nhiều hành trình em đang theo đuổi sẽ là một hành trình về đích với hoa quả thơm tho và ngọt ngào (thơm tho cho riêng hồn mình và ngọt ngào cho xã hội).
Tôi suy nghĩ rồi nói tiếp,
— Một bộ óc quyết tâm và một trái tim đam mê vẫn chưa đủ. Vẫn còn một yếu tố khác, một yếu tố chung cuộc, yếu tố này sẽ quyết định tất cả…
Em rõ ràng ngạc nhiên, háo hức chờ đợi,
— Cha ơi! Yếu tố nào vậy?
Tôi nói ngay,
— Lòng Chúa Thương Xót!
Những con thuyền tỵ nạn đã cương quyết lên đường mặc dù biết trước hành trình tỵ nạn nhiều nỗi gian nan, tù tội, sóng biển, ngư phủ Thái, và xua đuổi từ phía chính quyền của những nước lân bang. Mà thật sự là như vậy, nhiều con thuyền gỗ xuất phát từ cửa biển Việt Nam đã không bao giờ cặp bến. Biển xanh đã biến thành mộ phần cho nhiều mảng thuyền tỵ nạn và thân xác Việt Nam, những máu đỏ da vàng quyết tâm lên đường bởi mê say hít thở không khí tự do. Những con thuyền còn lại cặp bến (dù có là rách nát!) hoàn toàn nhờ vào Lòng Chúa Thương Xót. Không có Lòng Chúa Thương Xót, thuyền tỵ nạn và thuyền nhân sẽ không bao giờ có cơ hội đặt chân lên bờ, bước đi những bước chân tự do.
Cũng tương tự như thế, tất cả những thành công của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ và trên thế giới cũng đều nhờ vào Lòng Chúa Thương Xót. Có lòng quyết tâm, có niềm đam mê, nhưng không có Thiên Chúa tặng ban sức khỏe sung mãn và ngay cả những toa thuốc chữa lành vết thương (thân xác và tâm hồn), thương xá Việt Nam rộn ràng và tòa nhà chủ nhân danh tính Việt Nam cao ngất trên những đỉnh đồi sẽ không bao giờ xuất hiện trên mặt quả địa cầu. Chẳng trách chi, ông bà mình có câu, “Người tính không bằng Trời tính”.
Tôi dừng lại. Em và tôi cùng nhìn ra ngoài khung cửa văn phòng bởi những tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà.
Mưa kéo về sa mạc nguyên một tuần rồi. Mưa từ sáng tới chiều, mưa tiếp tục tưới xanh xanh cỏ từ nửa đêm về sáng. Cả một vùng trời héo úa bỗng dưng bừng xanh hớn hở vui tươi. Trời xanh, đất xanh, cỏ xanh! Cả một bức tranh héo úa giờ này rộn ràng mầu xanh. Bởi Mưa-Ơn-Trời, cỏ khô chuyển mình thay đổi màu sắc. Giờ này xanh xanh ngút ngàn!
Tôi bước ra sân, giơ hai bàn tay hướng lên trời cao hứng lấy những hạt nước mát lạnh của thiên đàng. Mưa-Ơn-Trời tuôn đổ thấm ướt hai bàn tay tôi khô cằn từ bao lâu nay. Mưa đổ xuống, tôi giơ hai tay ra hứng lấy. Mưa đổ xuống đầy tràn lênh láng hai bàn tay tôi từ lâu khô khốc trống rỗng.
Cuộc sống nào cũng là một hành trình của lên đường tìm kiếm. Có những hành trình thành công bởi nhờ vào một tấm lòng quyết tâm, một trái tim đam mê, và trên hết tất cả, nhờ vào Lòng Chúa Thương Xót.
Lm Nguyễn Trung Tây
Lòng Chúa Thương Xót
Em hỏi tôi, “Bí quyết nào để thành công? Ngủ trễ, thức sớm, chuyên cần. Vậy đã đủ để mình sẽ trở thành một người thành công trong xã hội hay không?”
Nghe em hỏi, tự dưng tôi muốn phá ra cười (thật sự là tôi đã nhìn thấy mình đang đứng cười, thiếu điều muốn sặc cần cổ!). Em hỏi tôi, một người sinh ra và lớn lên với thất bại; có những lần thất bại đến nỗi khô khốc trống rỗng cả hai bàn tay (vừa nghĩa đen lẫn nghĩa bóng)!
Em mến,
Cuộc sống nào cũng là một hành trình của lên đường, tìm kiếm. Có những hành trình thành công. Có những hành trình… thì ngược lại!
Từ những ngày cuối cùng tháng Tư định mệnh, những con thuyền gỗ đã nhổ neo lên đường bỏ lại sau lưng bờ biển quê hương. Trên những khoang thuyền tỵ nạn chật hẹp, bao nhiêu thân xác Việt Nam tay giơ cao ngang trán ngong ngóng chờ đợi giây phút diện kiến sợi chỉ mới tinh khôi kéo dài nơi đường chân trời. Những con thuyền tỵ nạn đã khởi hành với lòng quyết tâm và lòng đam mê đời tự do. Sau những ngày giờ trôi nổi trên sóng nước, những con thuyền gỗ cuối cùng dừng những vòng quay chân vịt, đỗ lại tại bến lạ, Phi Luật Tân, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Hong Kong. Một trang sách mới mở ra chào đón những người quyết tâm lên đường. Hành trình kiếm tìm tự do chung cuộc là một hành trình thành công.
Cộng đồng Việt Nam hải ngoại, sau những ngày tháng tỵ nạn, cuối cùng, tái định cư trên những vùng đất mới, Na Uy, Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu. Những bàn chân Việt, gần như một mẫu số chung, khởi đầu hành trình mới tại những quốc gia mới với hai bàn tay trắng tinh! Sau một cuộc bể dâu tại quê nhà, sau những giây phút nhấp nhô trên sóng biển, sau những mòn mỏi đợi chờ tại trại tỵ nạn, người Việt lên đường với gia sản của con số không, không gia đình, không công việc, không ngôn ngữ, không tài sản. 45 năm đã trôi qua, con số không của ngày xưa giờ đã chuyển mình, hóa ra phố Little Saigon của Quận Cam (bảng đường chỉ dẫn từ xa trên những siêu xa lộ Nam Cali). Bắc Cali với Vietnam Town lẫy lừng vươn cao chiếm gọn mấy góc phố. Ở đâu có người Việt, nơi đó có phố xá, quán ăn, nhà thờ, đình chùa của người Việt.
Tuổi trẻ Việt Nam thành công trong nhiều lãnh vực y như tuổi trẻ bản xứ. Tuổi trẻ Việt nói tiếng Anh và tiếng Việt giỏi như nhau. Tuổi trẻ Việt giáo sư trường đại học, bác sĩ tại bệnh viện, CEO tại các hãng xưởng lừng danh, Phó Thủ Tướng nước Đức. Dừng lại một phút để tự hỏi, tại sao lại có hiện tượng đũa thần đổi thay Cô Tấm lọ lem. Câu trả lời nằm ở lòng quyết tâm và sự say mê, hai trong số nhiều yếu tố đã góp phần vào hiện tượng Việt Nam tỵ nạn thành công. Bởi quyết tâm và say mê xây dựng lại một đời sống mới tinh trên vùng đất mới, gia đình Việt Nam, cả bố cả mẹ lên đường nhập cuộc. Trời thu cũng như trời đông, bố mẹ tỵ nạn chở con tỵ nạn tới trường; khi con biến mất sau khung cửa, bố mẹ quay ra nhập vào dòng xe cộ ngược xuôi hướng thẳng tới công xưởng làm Technician, Assembler, bưng tô Phở, nửa đêm về sáng quét dọn quán rượu Mễ, và đủ các nghề để kiếm tiền nuôi con Việt. Ngày thứ Bẩy, Chúa Nhật, bố mẹ chở con tới trường Việt Ngữ học tiếng Việt. Bởi quyết tâm và say mê xây dựng một tương lai vững chắc cho mình và cho con cái, bố mẹ Việt Nam hy sinh tất cả. Bởi thế, tỵ nạn Việt Nam thuả xưa biến hình. Hành trình Việt Nam hải ngoại, 45 năm viễn xứ, hành trình thành công.
Tôi nhìn em một lần nữa. Lần này tôi nói,
— Nếu quyết tâm và đam mê, hy vọng rất nhiều hành trình em đang theo đuổi sẽ là một hành trình về đích với hoa quả thơm tho và ngọt ngào (thơm tho cho riêng hồn mình và ngọt ngào cho xã hội).
Tôi suy nghĩ rồi nói tiếp,
— Một bộ óc quyết tâm và một trái tim đam mê vẫn chưa đủ. Vẫn còn một yếu tố khác, một yếu tố chung cuộc, yếu tố này sẽ quyết định tất cả…
Em rõ ràng ngạc nhiên, háo hức chờ đợi,
— Cha ơi! Yếu tố nào vậy?
Tôi nói ngay,
— Lòng Chúa Thương Xót!
Những con thuyền tỵ nạn đã cương quyết lên đường mặc dù biết trước hành trình tỵ nạn nhiều nỗi gian nan, tù tội, sóng biển, ngư phủ Thái, và xua đuổi từ phía chính quyền của những nước lân bang. Mà thật sự là như vậy, nhiều con thuyền gỗ xuất phát từ cửa biển Việt Nam đã không bao giờ cặp bến. Biển xanh đã biến thành mộ phần cho nhiều mảng thuyền tỵ nạn và thân xác Việt Nam, những máu đỏ da vàng quyết tâm lên đường bởi mê say hít thở không khí tự do. Những con thuyền còn lại cặp bến (dù có là rách nát!) hoàn toàn nhờ vào Lòng Chúa Thương Xót. Không có Lòng Chúa Thương Xót, thuyền tỵ nạn và thuyền nhân sẽ không bao giờ có cơ hội đặt chân lên bờ, bước đi những bước chân tự do.
Cũng tương tự như thế, tất cả những thành công của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ và trên thế giới cũng đều nhờ vào Lòng Chúa Thương Xót. Có lòng quyết tâm, có niềm đam mê, nhưng không có Thiên Chúa tặng ban sức khỏe sung mãn và ngay cả những toa thuốc chữa lành vết thương (thân xác và tâm hồn), thương xá Việt Nam rộn ràng và tòa nhà chủ nhân danh tính Việt Nam cao ngất trên những đỉnh đồi sẽ không bao giờ xuất hiện trên mặt quả địa cầu. Chẳng trách chi, ông bà mình có câu, “Người tính không bằng Trời tính”.
Tôi dừng lại. Em và tôi cùng nhìn ra ngoài khung cửa văn phòng bởi những tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà.
Mưa kéo về sa mạc nguyên một tuần rồi. Mưa từ sáng tới chiều, mưa tiếp tục tưới xanh xanh cỏ từ nửa đêm về sáng. Cả một vùng trời héo úa bỗng dưng bừng xanh hớn hở vui tươi. Trời xanh, đất xanh, cỏ xanh! Cả một bức tranh héo úa giờ này rộn ràng mầu xanh. Bởi Mưa-Ơn-Trời, cỏ khô chuyển mình thay đổi màu sắc. Giờ này xanh xanh ngút ngàn!
Tôi bước ra sân, giơ hai bàn tay hướng lên trời cao hứng lấy những hạt nước mát lạnh của thiên đàng. Mưa-Ơn-Trời tuôn đổ thấm ướt hai bàn tay tôi khô cằn từ bao lâu nay. Mưa đổ xuống, tôi giơ hai tay ra hứng lấy. Mưa đổ xuống đầy tràn lênh láng hai bàn tay tôi từ lâu khô khốc trống rỗng.
Cuộc sống nào cũng là một hành trình của lên đường tìm kiếm. Có những hành trình thành công bởi nhờ vào một tấm lòng quyết tâm, một trái tim đam mê, và trên hết tất cả, nhờ vào Lòng Chúa Thương Xót.
Lm Nguyễn Trung Tây
VietCatholic TV
Điên dại: Đua nhau mua giầy Satan, 1,000 đô la một đôi
Giáo Hội Năm Châu
04:16 10/04/2021
1. Ý tưởng kỳ quái: Hãng Rapper Lil Nas X sản xuất "Giày Satan" đã dấy nên một luồng chống đối nơi những người theo đạo Thiên Chúa giáo bảo thủ.
(Church Pop 29/3/2021)
Đôi giày Nike Air Max có chứa một giọt máu người, trong một ngôi sao năm cánh và trích câu Phúc âm Luca 10:18 lời Chúa Giê su phán: “Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như cơn sét!”. Đôi giày này giá bán ra là $ 1,018 đô một đôi và được bán hết trong vòng chưa đầy một phút.
Hãng Rapper đã sản xuất 666 đôi, mỗi đôi đều có số riêng biệt. Bao bì hộp đựng có in đầy hình ảnh satan và được quảng cáo trên trang web có ghi chú cả bản văn Kinh thánh Công Giáo.
Tuy thế, hãng Nike nói với các thông tấn xã tin tức rằng họ không can dự gì vào việc sản xuất này. Hãng đã đệ đơn kiện hãng Lil Nas X và MSCHF, những người làm ra các sản phẩm này.
Đơn kiện hãng Rapper và MSCHF vì đã sản xuất những đôi giày này "mà không có sự chấp thuận hoặc phép của Công ty Nike và Nike không có liên hệ gì với việc sản xuất này."
Giầy được quảng cáo như sau:
- Giầy Satan - Hiệu MSCHF x Lil Nas X
- Mẫu Nike Air Max '97
- Chứa 60cc mực và 1 giọt máu người
- Chỉ sản xuất 666 đôi
- Mỗi đôi đều được đánh số riêng
- Giá mỗi đôi $ 1,018
- Ngày sản xuất 29 tháng 3 năm 2021
3. Hơn 500 người biểu tình ôn hòa đã bị quân đội đảo chánh Myanmar giết chết!
Các nhà lãnh đạo thế giới đã lên án mạnh mẽ các tướng lãnh của cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, giết chết hơn 500 người dân vô tội biểu tình ôn hòa đòi tôn trọng một chính phủ dân sự hợp hiến!
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Hơn 500 người đã thiệt mạng ở Myanmar trong các cuộc đàn áp tàn nhẫn của quân đội đối với những người biểu tình ôn hòa kể từ ngày 1 tháng 2 do quân đội đảo chánh chính phủ dân sự được bầu ra và do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.
Tính đến ngày 29 tháng 3, 510 người được xác nhận là đã thiệt mạng vì bị lực lượng an ninh quân đội giết hại, trong số đó có “Trẻ em, sinh viên, thanh niên và thường dân bị thiệt mạng vì biểu tình ôn hòa chống lại cuộc đảo chính của quân đội!” Thông tấn xã AAPP cho biết con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Các cuộc đột kích, bắt giữ, giam giữ, trát bắt và đe dọa vẫn tiếp tục không ngừng...
Các cuộc biểu tình hàng ngày trên khắp Myanmar của những người biểu tình không vũ trang đã phải đối diện với hơi cay, đạn cao su và đạn thật. Trong số 14 thường dân thiệt mạng hôm thứ Hai, AAPP cho biết ít nhất 8 người ở quận Dagon của thủ đô Yangon, một thành phố đông dân nhất. Thông tấn xã AAPP cho hay các lực lượng an ninh trong khu vực đã bắn một loại vũ khí nặng hơn bình thường vào những người biểu tình đang trú ẩn sau hàng rào bao cát...
Truyền hình nhà nước cho biết lực lượng an ninh đã xử dụng "vũ khí chống bạo động" để giải tán đám đông mà họ mô tả là "những kẻ khủng bố bạo lực". Một người dân địa phương cho biết lực lượng an ninh đã trấn áp khu vực này cả đêm lẫn ngày, khiến cho có thêm người tử vong. Người dân đã chứng kiến quân đội chở một thi thể bị bỏng nặng trên đường phố vào buổi sáng.
Vào thứ Bảy, khi quân đội đánh dấu Ngày Lực lượng Vũ trang hàng năm với cuộc diễu hành và biểu dương sức mạnh quân sự đã dẫn đến một trong những cuộc tắm máu tồi tệ nhất mà nội trong ngày có ít nhất 107 người thiệt mạng, trong đó có 7 trẻ em.
Lên án
Khi số thường dân thiệt mạng vượt qua con số 500 người, các cường quốc trên thế giới đã mạnh mẽ lên án sự tàn nhẫn của quân đội chống lại phong trào khôi phục dân chủ và đòi trả tự do cho bà Suu Kyi.
Washington đã đình chỉ một hiệp định thương mại với Myanmar và Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres kêu gọi một mặt trận toàn cầu để gây áp lực lên chính quyền quân đội sau khi hơn 100 người biểu tình thiệt mạng trong một vụ đàn áp đẫm máu vào cuối tuần qua.
Ông Guterres phát biểu trong một cuộc họp báo: “Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc bạo lực chống lại người dân vô tội như vậy, khiến nhiều người thiệt mạng”. Ông nói: “Chúng ta cần đoàn kết và đồng lòng lên án để gây áp lực nhằm đảm bảo rằng tình hình một chính phủ dân sự hợp hiến phải được phục hồi.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp vào thứ Tư (31/3/2021) để thảo luận về tình hình tại Myanmar.
Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Hai đã thông báo rằng Hiệp định Thương mại và Đầu tư được ký kết vào năm 2013, sẽ bị đình hoãn cho đến khi nền dân chủ được phục hồi...
Bãi rác
Một chiến dịch chống lại sự cai trị của quân đội đang làm tê liệt nền kinh tế quốc gia, kêu gọi dân chúng đình công việc thu rác và hãy vứt rác ra vùng Kyeemyindaing, phía tây Yangon. "Cuộc đình không hốt rác này nhằm mục đích phản đối chính quyền! và chiến dịch này được mọi người tham gia." Những hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy những đống rác chồng chất trong thành phố.
Thái Lan đẩy người tị nạn về lại Myanmar
Các nhóm nhân đạo hôm thứ Hai cáo buộc Thái Lan đã đẩy hàng nghìn người đã chạy trốn trước những đàn áp của quân đội Myanmar. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm thứ Ba đã bác bỏ cáo buộc này, ông cho rằng dân chúng tự nguyện trở về nhà. Tuy nhiên, ông cho biết, đất nước của ông sẵn sàng mở vòng tay giúp bất cứ ai chạy thoát khỏi vùng chiến tranh, như đất nước Thái đã từng làm trong những thập niên gần đây.
Các cuộc không kích như để trả đũa cho một cuộc tấn công của du kích Quân Giải phóng Quốc gia Karen vào một đồn quân sự của chính phủ, đã giết chết 10 binh sĩ và bắt sống 8 người. Đây là nhóm tranh đấu đòi quyền tự trị cho người Karen. Theo một số cơ quan cứu trợ nhân đạo đã làm việc với người Karen hôm Chủ nhật cho hay nhóm này có khoảng 2.500-3.000 người tị nạn đã vượt qua Thái Lan hôm Chủ nhật.
Sự áp đảo quân sự Myanmar
Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, đã chịu đựng một thời gian dài dưới sự cai trị độc tài của một chính quyền quân sự từ năm 1962 đến năm 2011. Trong gần 5 thập kỷ, hầu như những người bất đồng chính kiến bị thủ tiêu, khiến quốc tế phải lên án và trừng phạt. Quá trình tự do hóa dần dần được bắt đầu vào những năm 2010, dẫn đến các cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 và chính phủ do bà Suu Kyi lãnh đạo được thành hình vào năm sau đó.
Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 của quân đội bắt giữ những người lãnh đạo trong chính phủ dân sự do bà Suu Kyi lãnh đạo. Quân đội cho rằng có sự gian lận trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020, và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ do bà Suu Kyi giành được chiến thắng.
Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm đáp trả cuộc đảo chính quân sự và đàn áp, nhưng cho đến nay những áp lực ngoại giao này vẫn chưa thuyết phục được các tướng lĩnh nhượng bộ! Các biện pháp trừng phạt và lên án dường như không có ảnh hưởng và hiệu quả gì trên chính quyền quân đội độc tài Myanmar cả!
4. Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục và các sinh viên hãy hiệp nhất với Chúa Kitô
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các sinh viên Học viện Giáo hoàng Mexico ở Rôma rằng những thách đố ngày nay đòi hỏi các linh mục phải trung thành với Chúa và tháp nhập vào tình yêu Chúa. ĐTC nhấn mạnh tới sự dịu hiền, hòa giải và hiệp nhất là những yếu tố cần thiết để đối phó với những thử thách ngày nay.
(Tin Vatican)
Thứ Hai 29/3/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các linh mục và sinh viên Học viện Giáo hoàng Mexico ở Rome.
Phát biểu trước những người hiện diện, Đức Thánh Cha nhắc lại những cuộc gặp gỡ mà ngài đã thực hiện trong chuyến Tông du Mexico năm 2016, hàng năm ĐTC vẫn nhớ tới trong dịp lễ mừng kính Đức Mẹ Guadalupe tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha cũng thừa nhận những thách đố trong việc truyền giáo ở Mexico và toàn châu lục Mỹ Châu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoàng hành, mà cha Viện trưởng Victor Ulises Vasquez Moreno, thay mặt cho những người hiện diện đã nêu ra trong bài phát biểu.
Ánh mắt yêu thương, dịu hiền Chúa
Trước vô số thách đố, Đức Thánh Cha Phanxicô nói các vấn đề ngày nay đòi hỏi các linh mục phải trung thành với Chúa, mặc lấy cái nhìn của tình yêu mà Chúa dành cho chúng ta.
Đức Thánh Cha nói: “Rập khuôn theo cái nhìn của Chúa biến đổi chúng ta nên dịu dàng, tha thứ và sống tình huynh đệ.”
ĐTC lưu ý chúng ta cần phải có "cái nhìn của sự dịu hiền" như Chúa để nhận ra những vấn đề gây nhức nhối cho xã hội, bao gồm "bạo lực, bất bình đẳng xã hội và kinh tế, chia rẽ, tham nhũng và thất vọng, đặc biệt nơi những người trẻ."
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha cho biết Đức Trinh Nữ Maria là một tấm gương, phản ánh tình yêu dịu hiền của Chúa, Mẹ mời gọi tất cả hãy chạy tới tình mẫu hiền của Mẹ.
Đức Thánh Cha nói: “Nhìn lên Vị Mục Tử Nhân Lành mời gọi các linh mục hãy có lòng trắc ẩn đích thực, đối với những người được giao phó cho các ngài và những người lầm lạc!” Có hòa nhập tâm tình của Chúa như vậy, thì tình yêu mục vụ mới được phát triển và không loại trừ ai chạy tới kêu cầu Giáo hội.
Hơn nữa “điều này không cho phép chúng ta ung dung tại nhà, trong văn phòng hoặc sống theo sở thích riêng của mình, mà đòi hỏi chúng ta đi ra gặp gỡ mọi người trong xã hội”.
Đối chiếu
Trước những khó khăn của xã hội, những khác biệt to lớn và nạn tham nhũng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc hòa giải.
ĐTC lưu ý rằng điều này khiến chúng ta “tận dụng các khả năng để đan kết những sợi giây đã bị suy yếu hoặc bị cắt ra khỏi tấm vải, muôn màu sắc của các nền văn hóa được kết tụ lại thành một xã hội, tôn giáo, quốc gia, và trên hết, cần tập chú vào những người bị loại bỏ ra khỏi nguồn gốc bản địa của họ hoặc tôn giáo cụ thể của họ. "
Đức Thánh Cha nhấn mạnh cho các mục tử được mời gọi để xây dựng lại các mối quan hệ quan yếu và cấp thiết này giữa các cá nhân, các nhóm và các nền văn hóa trong xã hội, mời gọi mọi người “hãy hòa giải với Thiên Chúa” và cam kết dấn thân cho công lý.
Tình huynh đệ
“Thời điểm hiện tại thúc giục chúng ta hãy có một tầm nhìn về tình huynh đệ,” Đức Thánh Cha nói. “Những thách thức mà chúng ta phải đối diện bao trùm cả cấu trúc xã hội và trên thực tế việc toàn cầu hóa kêu mời tất cả kết nối với nhau qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông.”
Chính vì lý do này, “cùng với Chúa Kitô, Người Tôi Tớ và Mục Tử Nhân Lành, chúng ta phải có cái nhìn tổng thể và sự hiệp nhất, thúc đẩy chúng ta liên kết với nhau trong tình huynh đệ và cho phép chúng ta kết nối và liên đới với nhau trong yêu thương qua các nền văn hóa và cộng đồng Giáo hội. "
Tầm nhìn này cũng tạo điều kiện cho sự hiệp thông và sự tham gia huynh đệ, hướng dẫn các tín hữu tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta, và trở thành những người xây dựng một thế giới mới, cộng tác với những người thiện tâm...
Để có thể có cái nhìn này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “chúng ta cần chạy tới ánh sáng niềm tin, sự khôn ngoan của những kẻ biết dũ bỏ mọi sự để chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thiên Chúa, và từ khía cạnh này, để đọc được những dấu chỉ thời đại.” Đồng thời, chúng ta cần nhận thức những thiếu sót cá nhân và cộng đồng, những lỗi lầm để chúng ta chấn chỉnh cuộc sống của chính mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh để việc này có thể xảy ra, “điều thiết yếu là phải có sự hài hòa của các ngành học thuật, tâm linh, nhân bản và mục vụ.”
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta được cảnh tỉnh đừng đánh giá thấp những quyến rũ trần thế, hầu chúng ta có thể kín múc từ các kinh nghiệm cá nhân, những tham chiếu, chủ nghĩa tiêu dùng và nhiều hình thức khác nhau trong đời sống chúng ta,”
Đào sâu thêm niềm tin, lòng sùng mộ Đức Mẹ
Kết thúc bài chia sẻ, Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người hãy đào sâu căn tính đức tin mà họ đã nhận được trong các Giáo hội cụ thể khác nhau của họ, vốn đã được trải qua một tiến trình hội nhập Phúc âm hóa.
ĐTC nhắc nhớ cho tất cả rằng hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe, được tôn kính trong nhà nguyện tại của Học viện Giáo Hoàng Mexico này…
Chúa Nhật Kính Lòng Chúa Thương Xót năm nay tại Vatican giữa bối cảnh đại dịch coronavirus
Giáo Hội Năm Châu
04:30 10/04/2021
Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót tại nhà thờ Santo Spirito in Sassia
Vào ngày Chúa Nhật 11 tháng Tư, Chúa Nhật thứ Hai Mùa Phục sinh, Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dâng thánh lễ trong một nhà thờ chứa thánh tích của cả Thánh Faustina Kowalska và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã cho biết như trên hôm thứ Năm 8 Tháng Tư.
Đây là lần thứ hai trong liên tiếp 2 năm, Đức Thánh Cha Phanxicô dâng thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót tại đây.
Chúa Nhật này sẽ đánh dấu kỷ niệm 21 năm lễ tuyên thánh cho Thánh Faustina, và cũng là 21 năm ngày Đức Gioan Phaolô II thiết định trong toàn thể Giáo Hội Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót vào Chúa Nhật thứ Hai Mùa Phục sinh.
Thánh lễ tại nhà thờ Santo Spirito in Sassia, là nhà thờ được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II biến thành đền thánh kính Lòng Chúa Thương Xót của giáo phận Rôma, sẽ được phát trên truyền hình và livestream vào lúc 10 giờ 30 sáng theo giờ địa phương.
Nằm cách quảng trường Thánh Phêrô 200m, Santo Spirito in Sassia là nhà thờ Lòng Thương Xót chính thức của Rôma. Nhà thờ tọa lạc tại số 12 Via dei Penitenzieri, cách Đền Thờ Thánh Phêrô năm phút đi bộ.
Trước đại dịch coronavirus, mọi người tập trung mỗi ngày tại đó lúc 3 giờ chiều, để cầu nguyện tại nhà nguyện Lòng Thương Xót.
“Vào giờ kính Lòng Chúa Thương Xót, nhà thờ thật sự rất đông các linh hồn - người trẻ, người bệnh, các cặp vợ chồng và những người đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về đàng thiêng liêng đến để cầu xin Lòng Chúa Thương Xót “, Đức ông Jozef Bart, giám đốc đền thánh này nói với thông tấn xã CNA.
Vị linh mục người Ba Lan này đã được đích thân Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chọn để biến ngôi nhà thờ được xây từ thế kỷ 16, với ý hướng ban đầu là một nhà nguyện của bệnh viện, thành một trung tâm hành hương Lòng Chúa Thương Xót vào năm 1994.
Trong dịp khánh thành ngôi nhà thờ này Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói:
“Hôm nay, tôi rất vui mừng được cảm tạ Chúa trong Nhà thờ Santo Spirito in Sassia, gắn liền với bệnh viện cùng tên, và hiện là một trung tâm chuyên về chăm sóc mục vụ cho người bệnh, cũng như để cổ vũ cho việc tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót “
“Điều rất quan trọng và kịp thời là chính xác ở đây, bên cạnh bệnh viện rất cổ xưa này, những lời cầu nguyện được thốt lên và các công việc được thực hiện nhằm chăm sóc liên tục cho sức khỏe của cơ thể và tinh thần,” vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan nói.
Các nữ tu dòng Đức Mẹ của Lòng Chúa Thương Xót, là dòng tu mà Thánh Faustina là một thành viên, giúp dẫn dắt những lời cầu nguyện và các chương trình giáo lý hàng ngày về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa ở Santo Spirito in Sassia.
Ngày Chúa Nhật 28 tháng Tư năm 2019, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã cử hành thánh lễ Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục sinh kính Lòng Chúa Thương Xót tại đây.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhắc lại một câu nói của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2001.
“Lòng Chúa Thương Xót là món quà Phục sinh mà Giáo hội nhận được từ Chúa Kitô, Đấng sống lại từ trong kẻ chết và ban tặng cho nhân loại vào buổi bình minh của thiên niên kỷ thứ ba.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chúa Giêsu đã từng nói với Thánh Faustina, ‘Con người không tìm thấy bình an cho đến khi quay lại với đức tin vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa’”
“Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa. Lời cầu nguyện này rất thân thiết với biết bao các tín hữu sùng đạo, nó bày tỏ rõ ràng thái độ của chúng ta muốn từ bỏ chính mình và phó dâng mọi sự trong tay Chúa. Lạy Chúa ơi, Đấng Cứu Rỗi duy nhất của chúng con.”
“Một hành động từ bỏ chính mình đơn giản như thế là đủ để vượt qua những rào cản của bóng tối và nỗi buồn, sự nghi ngờ và tuyệt vọng. Những tia sáng của Lòng Chúa Thương Xót sẽ khôi phục lại hy vọng, một cách đặc biệt, cho những người cảm thấy bị áp đảo bởi gánh nặng tội lỗi,” ngài nói.
Đức ông Jozef Bart cho biết, trước đại dịch coronavirus kinh hoàng này, “Nhà thờ có các giờ chầu Thánh Thể với các linh mục sẵn sàng giải tội bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, vào lúc 6 giờ chiều mỗi ngày. Các linh mục của chúng ta phải nhớ rằng chúng ta là các kênh, và là các công cụ của Lòng Chúa Thương Xót.”
Source:Catholic News AgencyPope Francis to offer Divine Mercy Sunday Mass in church with St. Faustina’s relics
Đây là lần thứ hai trong liên tiếp 2 năm, Đức Thánh Cha Phanxicô dâng thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót tại đây.
Chúa Nhật này sẽ đánh dấu kỷ niệm 21 năm lễ tuyên thánh cho Thánh Faustina, và cũng là 21 năm ngày Đức Gioan Phaolô II thiết định trong toàn thể Giáo Hội Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót vào Chúa Nhật thứ Hai Mùa Phục sinh.
Thánh lễ tại nhà thờ Santo Spirito in Sassia, là nhà thờ được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II biến thành đền thánh kính Lòng Chúa Thương Xót của giáo phận Rôma, sẽ được phát trên truyền hình và livestream vào lúc 10 giờ 30 sáng theo giờ địa phương.
Nằm cách quảng trường Thánh Phêrô 200m, Santo Spirito in Sassia là nhà thờ Lòng Thương Xót chính thức của Rôma. Nhà thờ tọa lạc tại số 12 Via dei Penitenzieri, cách Đền Thờ Thánh Phêrô năm phút đi bộ.
Trước đại dịch coronavirus, mọi người tập trung mỗi ngày tại đó lúc 3 giờ chiều, để cầu nguyện tại nhà nguyện Lòng Thương Xót.
“Vào giờ kính Lòng Chúa Thương Xót, nhà thờ thật sự rất đông các linh hồn - người trẻ, người bệnh, các cặp vợ chồng và những người đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về đàng thiêng liêng đến để cầu xin Lòng Chúa Thương Xót “, Đức ông Jozef Bart, giám đốc đền thánh này nói với thông tấn xã CNA.
Vị linh mục người Ba Lan này đã được đích thân Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chọn để biến ngôi nhà thờ được xây từ thế kỷ 16, với ý hướng ban đầu là một nhà nguyện của bệnh viện, thành một trung tâm hành hương Lòng Chúa Thương Xót vào năm 1994.
Trong dịp khánh thành ngôi nhà thờ này Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói:
“Hôm nay, tôi rất vui mừng được cảm tạ Chúa trong Nhà thờ Santo Spirito in Sassia, gắn liền với bệnh viện cùng tên, và hiện là một trung tâm chuyên về chăm sóc mục vụ cho người bệnh, cũng như để cổ vũ cho việc tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót “
“Điều rất quan trọng và kịp thời là chính xác ở đây, bên cạnh bệnh viện rất cổ xưa này, những lời cầu nguyện được thốt lên và các công việc được thực hiện nhằm chăm sóc liên tục cho sức khỏe của cơ thể và tinh thần,” vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan nói.
Các nữ tu dòng Đức Mẹ của Lòng Chúa Thương Xót, là dòng tu mà Thánh Faustina là một thành viên, giúp dẫn dắt những lời cầu nguyện và các chương trình giáo lý hàng ngày về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa ở Santo Spirito in Sassia.
Ngày Chúa Nhật 28 tháng Tư năm 2019, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã cử hành thánh lễ Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục sinh kính Lòng Chúa Thương Xót tại đây.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhắc lại một câu nói của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2001.
“Lòng Chúa Thương Xót là món quà Phục sinh mà Giáo hội nhận được từ Chúa Kitô, Đấng sống lại từ trong kẻ chết và ban tặng cho nhân loại vào buổi bình minh của thiên niên kỷ thứ ba.”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Chúa Giêsu đã từng nói với Thánh Faustina, ‘Con người không tìm thấy bình an cho đến khi quay lại với đức tin vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa’”
“Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Chúa. Lời cầu nguyện này rất thân thiết với biết bao các tín hữu sùng đạo, nó bày tỏ rõ ràng thái độ của chúng ta muốn từ bỏ chính mình và phó dâng mọi sự trong tay Chúa. Lạy Chúa ơi, Đấng Cứu Rỗi duy nhất của chúng con.”
“Một hành động từ bỏ chính mình đơn giản như thế là đủ để vượt qua những rào cản của bóng tối và nỗi buồn, sự nghi ngờ và tuyệt vọng. Những tia sáng của Lòng Chúa Thương Xót sẽ khôi phục lại hy vọng, một cách đặc biệt, cho những người cảm thấy bị áp đảo bởi gánh nặng tội lỗi,” ngài nói.
Đức ông Jozef Bart cho biết, trước đại dịch coronavirus kinh hoàng này, “Nhà thờ có các giờ chầu Thánh Thể với các linh mục sẵn sàng giải tội bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, vào lúc 6 giờ chiều mỗi ngày. Các linh mục của chúng ta phải nhớ rằng chúng ta là các kênh, và là các công cụ của Lòng Chúa Thương Xót.”
Source:Catholic News Agency
Âu lo: Bóng ma Euthanasie chập chờn trên đất Pháp. Phụng vụ huy hoàng tại Saint-Germain lAuxerrois
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:24 10/04/2021
1. Giáo Hội tại Pháp phản đối dự luật hợp pháp hóa trợ tử
Hôm thứ Năm 8 tháng Tư, khi các Dân biểu tranh luận về dự luật hợp pháp hóa trợ tử, các giám mục Pháp đã lên tiếng phản đối đề xuất này.
Một dự luật nhằm thiết lập điều được gọi là quyền “tự do kết thúc cuộc sống” đã được tranh luận tại Assemblée Nationale, tức là Hạ Viện của Quốc hội Pháp, vào ngày 8 tháng 4.
“Giải pháp khi một người đối mặt với đau khổ không phải là giết họ, mà là xoa dịu nỗi đau và đồng hành cùng với họ,” Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của Paris nói với France Inter.
Đức Cha Aupetit nhận xét chua chát rằng “thật là nghịch lý khi người ta hô hào ban cho quyền được chết trước thực tế là cái chết đang vây quanh chúng ta, ở đâu cũng có. Chúng ta nên chiến đấu cho sự sống mới phải”.
Nhà tài trợ của dự luật là Olivier Falorni, một thành viên trong nhóm Libertés et Territoires. Nhóm này được thành lập vào ngày 17 tháng 10, 2018 và gồm 16 Dân biểu. Từ tháng 7, 2020 nhóm này chính thức xác nhận mình đứng về phía đối lập với đảng cầm quyền.
Chính phủ Pháp, cho đến nay, đã không đưa ra quan điểm chính thức về dự luật này, mặc dù xem ra hầu hết các Dân biểu của đảng cầm quyền La République En Marche ủng hộ việc hợp pháp hóa trợ tử.
Các Dân biểu Quốc hội phản đối dự luật này đã đệ trình khoảng 3,000 sửa đổi liên quan đến dự luật, với ý định trì hoãn một cuộc bỏ phiếu cho đến khi thời gian dành cho dự luật trôi qua. Hầu hết các sửa đổi được đệ trình bởi các thành viên của nhóm Les Républicains.
Đức Tổng Giám Mục Laurent Ulrich của Lille đã viết hôm 7 tháng 4 rằng “sự quan tâm, dịu dàng và hỗ trợ là những điều đồng bào của chúng ta cần. Bảo vệ người đau khổ bằng cách đồng hành với họ trong sự chăm sóc yêu thương không thể xem là một lựa chọn ngang hàng với việc giết hại họ”.
Ngài lưu ý rằng dự luật này đề nghị rằng lý do “chết vì tự nguyện sẽ được thêm vào trong danh sách các trường hợp chết tự nhiên. Đây là một thói quen chính trị xuyên tạc ý nghĩa của các từ ngữ của chúng ta.”
Mặc dù ở Pháp hành vi trợ tử cho đến nay vẫn là bất hợp pháp, nhưng luật năm 2005 cho phép các bác sĩ từ chối không sử dụng các phương pháp điều trị mà theo đánh giá chủ quan của họ là “không có tác dụng nào khác ngoài việc duy trì sự sống một cách giả tạo”.
Trong một nỗ lực nhằm đối phó với một dự luật muốn hợp pháp hóa trợ tử vào năm 2018, 118 giám mục Pháp đã ký một tuyên bố thúc đẩy việc chăm sóc cuối đời và giải thích sự phản đối của Giáo hội đối với việc tự sát dưới mọi hình thức.
“Dù chúng ta có niềm tin nào đi chăng nữa, thì cuối đời là khoảng thời gian mà tất cả chúng ta sẽ sống và vì thế đây là mối quan tâm mà chúng ta cần chia sẻ. Mọi người phải có khả năng suy nghĩ một cách bình tĩnh nhất, tránh xa những cạm bẫy của những cuồng nhiệt nhất thời và các áp lực.”
Source:Catholic News Agency
2. Bài Giảng của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit cảnh giác rằng chúng ta sẽ bị phán xét nếu chúng ta không yêu mến tha nhân, và tỉnh bơ trước nỗi khốn cùng và sự sống chết của anh chị em mình.
Trong thánh lễ sáng Phục sinh với dòng Les Petites Sœurs Des Maternités Catholiques, tức là dòng Tiểu Muội Các Nữ Tu Của Các Bà Mẹ Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã trình bày những suy tư của ngài về mầu nhiệm Phục sinh và cách thế chúng ta sống mầu nhiệm ấy ra sao trong cuộc sống thường nhật.
Dòng Les Petites Sœurs Des Maternités Catholiques được thành lập tại Jallieu, vào ngày 2 tháng 2 năm 1930, với tôn chỉ phục vụ Cuộc sống, Tình yêu và Gia đình, đặc biệt là nâng đỡ các bà mẹ Công Giáo.
Mở đầu bài giảng, Đức Tổng Giám Mục nói:
Thánh sử Gioan đã trình bày đức tin của mình như sau: “Môn đệ ấy đã thấy và đã tin.” Trước đó, cũng chính Thánh Gioan đã mô tả sự sống lại của Lagiarô. Anh Lagiarô ra khỏi ngôi mộ, toàn thân quấn đầy băng. Anh đã sống lại. Nhưng trong ngôi mộ của Chúa Giêsu, các tấm vải được trải phẳng phiu trên mặt đất như thể thân xác Chúa đã biến mất. Thánh Gioan hiểu rằng Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết, rằng Ngài không chỉ đơn thuần quay trở lại cuộc sống trước đây nhưng giờ đây là một cuộc sống mới.
Thánh Phêrô trong ngày Chúa sống lại cũng vội vã chạy đến mồ. Vị Tông đồ thấy ngôi mộ trống rỗng, và nhận ra sự vắng mặt của Chúa Giêsu. Các sách Phúc Âm đã không đề cập đến tâm trạng của thánh nhân vào lúc đó. Nhưng khi rao giảng về sự sống lại của Chúa Giêsu tại thành Sêsarê, Thánh Phêrô nói: “Chính Thiên Chúa đã đặt Ngài làm Thẩm Phán xét xử kẻ sống và kẻ chết.” Khi Thánh Phêrô nói về sự phán xét kẻ sống và kẻ chết, thánh nhân làm như thế từ kinh nghiệm cá nhân của mình. Thánh nhân biết rằng sự phán xét này sẽ được thực hiện từ những lời của Chúa Kitô mà chính ngài đã nghe và đã suy gẫm trong ánh sáng của biến cố Phục sinh.
Hai cái sàng sẽ được sử dụng để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
“Con có yêu mến Thầy không?” (Ga 21:15)
Như Thánh Phêrô, khi nhìn vào cuộc đời và những nỗi khốn khổ của chúng ta được phơi bày dưới ánh sáng thiêng liêng, chúng ta sẽ phải thốt lên: “Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa”. Điều cần thiết là chúng ta có thể mạnh dạn nói điều đó trước Đấng là Sự thật.
“Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40).
Tôi đã cư xử như thế nào đối với những người anh em của mình? Nhất là những người bị coi thường, những người khốn khổ? Không chỉ những người đói, những người khát, là những người thường khiến con tim của chúng ta rung động; nhưng còn có những người thấp cổ bé họng, những người già, những người không công ăn việc làm, và các nạn nhân của các thảm họa.
Đây là hai cái sàng khủng khiếp. Nhận định này có thể đáng sợ. Nhưng thánh Phaolô đã nói với tín hữu Rôma: “Ai sống đức tin thì thoát khỏi sự luận phạt” (Rm 10).
Vì thế, trọng tâm của lễ Phục sinh là niềm tin rằng tình yêu mạnh hơn hận thù, và sự sống mạnh hơn cái chết. Chính niềm tin vào sự Phục sinh của Chúa Giêsu dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa. Đức tin cho chúng ta hiểu được sự toàn năng của tình yêu.
Tôi tín thác vào Chúa Giêsu Kitô đến nỗi tôi biết rằng nếu tôi yêu mến Ngài và anh chị em tôi, thì Chúa sẽ biết cách nâng tôi lên cùng Thiên Chúa là Cha của Người.
Source:L'Eglise Catholique à Paris