Ngày 10-04-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Phục Sinh đem đến cho chúng ta con người mới
Lm. Jude Siciliano, OP
19:53 10/04/2015
Chúa Nhật II PHỤC SINH (B) - CN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Cv 4: 32-35; T.vịnh 117; Ga 5: 1-6; Gioan 20: 19-31

CHÚA PHỤC SINH ĐEM ĐÊN CHO CHÚNG TA CON NGƯỜI MỚI

Kỳ tôi vừa về thăm nhà, em tôi cho tôi một chai nước khử trùng, và bảo tôi thoa tay nhiều lần, nhất là sau lễ khi tôi bắt tay nhiều người ở cửa nhà thờ. Anh hãy dùng thường xuyên để giúp anh khỏi bi cảm cúm. Vừa rồi, trên chuyến máy bay , hai anh chị ngồi bên cạnh tôi cũng lấy nước khử trùng thoa tay trước khi họ ăn. Người ngoại quốc thường cười người Hoa Kỳ vi quá sợ vi trùng. Nhưng, sau khi bị một trận cảm cúm kéo dài mấy tuần lễ vừa qua, tôi làm gì cũng được miễn là để tránh một trận cúm nữa.

Vì sao chúng ta lại không dọn dẹp sạch sẻ đời sống chúng ta một cách dễ dàng được? Vì sao chúng ta lại không gói ghém các lo âu của chúng ta như khi người ta bỏ trái cây vào túi plastic, rồi kéo kín lại? Vì sao chúng ta không gói ghém các nỗi lo âu của chúng ta rồi quăng vào thùng rác?. Vì sao các bệnh tật lại không gói được như vậy để không kéo dài? Tôi ngồi bên cạnh một bà Cô đang hấp hối trong bệnh viện, với bao nhiêu dịch truyền treo cao chuyền xuống mach máu nơi tay bà và bao thứ khác đính vào thân xác bà sau một cơn bệnh dài. Hôm trước tôi cũng đã giúp một người bạn cũ ngồi vào xe lăn. Bà ta 92 tuổi. Tay bà gầy đét, da mỏng và đầy các vết nâu đen. Trong nhà bà ta có một bức ảnh của bà lúc còn đang độ tuổi thanh niên với đội chèo thuyền đua.

Còn con cái chúng thì sao? Một người bạn của tôi là mẹ và là một nhà tâm lý học. Bà ta nói, vừa rồi bà ta được một cú điện thoại trong lúc bà đang đi chợ báo cho bà ta biết con gái 18 tuổi của một người bạn bà đang học năm thứ nhất đại học vừa vào phòng nó và kịp chận nó đang bò ra cửa sổ ở từng lầu thứ 10. Bà ta vội chạy về đem con gái bà ta đang ở với bác sĩ tâm lý trong bệnh viện ở đại học về nhà để đi bác sĩ khác.

Có lẽ bây giờ cuộc sống lộn xộn của chúng ta không đến nỗi tệ hại, mặc dù đã có lần gặp tệ hại rồi. Có lẽ cuộc sống chúng ta vẫn gây những căng thẳng thường ngày, vội vả, làm công việc chưa xong, theo một chương trình quá ư bận rộn làm chúng ta dễ bực tức. Có thể chúng ta đã có liên hệ không tốt đẹp với một đúa con hay với người bạn đời. Chúng ta ước gì chúng ta bò được thói quen trong một thời gian dài. Hay hoặc ước gì có được một thứ thuốc đúng cho tình cảnh chán nãn. Chẳng lẽ bạn lại không ước có được một thứ nước khử trùng để xịt vào cuộc sống để làm cho đời sống mình khỏi bị vi trùng hay sao?

Đỏ̀i sống Chúa Giêsu kết thúc một cách rối rắm, nào máu me, nào vết thủỏng, nào mồ hôi, nào các vết bị đánh đập, bàn tay và chân bị dập nát và đâm thủng. Câu chuyện của Ngài làm chúng ta chăm chú suốt tuần thánh và khó lòng cảm nhận được. Nhủng, chắc chúng ta chẳng lẻ đã không đủọ̉c an ủi phần nào, vì Thiên Chúa đã bủỏ́c vào đỏ̀i sống chúng ta trọn vẹn tủ̀ lú́c Ngài mỏ́i sinh cho đến lúc Ngài sinh thì? Chúa Giêsu không lạ gì vỏ́i các đau khổ, lo âu, thất bại và cô đỏn.Ngài đã trải qua sụ̉ phản bội của bạn bè và các mỏ ủỏ́c bị lay chuyển. Ngài chịu đau đỏ́n trong tâm hồn và trên thân xác cho chúng ta.

Trong một dịp tĩnh tâm vủ̀a qua tôi có dịp chuyện trò vỏ́i một số bà mẹ. Một bà vừa sinh ra một cháu gái. Bà ta kể bà chuyển bụng 2 ngày. 5 giờ sau cùng rất mệt và đến giờ cuối thì quá thậm tệ. Bà khác nói "cám ơn Chúa chúng tôi quên hết các đau đớn". Tôi là phái nam lại là linh mục, tôi không hiểu được các bà ấy nói gì. Các bà lớn tuổi trong nhóm đồng ý. "chắc chắn rồi, chúng ta quên hết mọi đau đớn sau khi sinh con. Bằng không, chắc chúng ta không có thể có con nữa". Thật vậy, tôi nghĩ thật quý là các bà mẹ quên đau đớn sau khi sinh con. Tôi chắc tôi không thể có một em trai và một em gái, nếu mẹ tôi quyết định không chịu cơn đau đớn lần khác.

Và bây giờ Chúa Giêsu đã phục sinh. Tôi không muốn Ngài quên những đau đớn. Tôi không muốn một chất khử trùng nào làm cho Chúa Kitô sạch sẻ trơn láng hoàn toàn theo kiểu các hình vẻ Ngài sau khi Ngài sống lại. Các hình vẻ đó làm Ngài trông có vẽ thánh thiện, dùng giải phẩu thẫm mỹ tô đẹp Ngài ra, làm Ngài mất hết các vết thương. Tôi cũng không muốn Chúa Kitô quá xa kinh nghiệm của Ngài lúc ở trần thế. Có biết bao nhiêu đau khổ ở trần thế này mà chúng ta không làm gì được. Thật là điều an ủi cho chúng ta được biết Ngài không xa lạ gì vỏ́i các đau khổ đó, và các vết thương Ngài luôn luôn nhắc đến liên hệ giủ̃a chúng ta vỏ́i Chúa Phục Sinh.

Các vết thủỏng Chúa Giêsu được các môn đệ trông thấy nhắc chúng ta là Ngài còn nhỏ́ chúng ta, ngủỏ̀i phàm, qua biết bao khổ đau, và Ngài ỏ̉ vỏ́i chúng ta mỗi khi chúng ta phải vác thập giá của mình. Ngài bảo ông Tôma sỏ̀ vào các vết thủỏng của Ngài. Nhủng Ngài làm trái lại. Ngài đủa tay sỏ̀ vào các vết thủỏng của chúng ta và cho chúng ta hiểu ý nghĩa của sụ̉ đau khổ của chúng ta. Bị tổn thủỏng, cảm thấy đau khổ là một điều. Chúng ta tất cả đều đã trải qua đau khổ. Nhủng điều khác là để ngủỏ̀i khác nghe câu chuyến của chúng ta và bây giỏ̀ cùng chúng ta cam đoan là không có đau khổ nào là vô ích, vô ý nghĩa và không có thể cho chúng ta một đỏ̀i sống mỏ́i.

Đau khổ, mất tinh thần và cuộc sống đỏ́n đau gây cho chúng ta nhiều lủỏ̃ng lụ̉ giữa chúng ta với Thiên Chúa. Tôi hài lòng là ông Tôma có đó đại diện cho chúng ta. Ông ta đã bị chỉ trích, nhủng ông nói lên tiếng nói mà đôi khi chúng ta lủỏ̃ng lụ̉ không muốn nói lên "Chúa Kitô ỏ̉ đâu trong các sụ̉ lộn xộn này?" Hôm nay trong câu chuyện sau khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài bảo ông Tôma "đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đủa tay ra mà đặt vào cạnh sủỏ̀n Thầy. Đủ̀ng củ́ng lòng nủ̃a, nhủng hãy tin". Hôm nay chúng ta mỏ̀i Chúa Giêsu bị thủỏng đủa tay sỏ̀ vào các vết thủỏng của chúng ta, các vết thủỏng đang còn trông thấy rõ, và cả các vết thủỏng đã khép miệng mà nhủ̃ng ngủỏ̀i biết chúng ta nhiều không trông thấy đủọ̉c.

Hôm nay, trong Công Vụ Tông Đồ chúng ta nghe "nhỏ̀ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông đồ làm chủ́ng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng". Chúng ta biết "quyền năng mạnh mẽ" đó bỏ̉i đâu mà đến. Vì tủ̀ bắt đầu sách Công vụ, Chúa Giêsu sống lại đã bảo các ông đọ̉i ân huệ Chúa Thánh Thần "Gioan thì làm phép rủ̉a bằng nủỏ́c, còn anh em thì trong ít ngày nủ̃a sẽ chịu phép rủ̉a trong Thánh Thần" (Cv1: 5). Nhủ Chúa Giêsu đã hủ́a đến ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần xuống trên các ngủỏ̀i đang tề tụ̉u ỏ̉ một nỏi (Cv 2: 1).

Chúa Thánh Thần ban cho các tín hủ̃u đầu tiên quyền năng làm chủ́ng. Nhủng Chúa Thánh Thần không phải là ân huệ buộc vào chúng ta nhủ một bàn tay và cánh tay thêm để giúp chúng ta chút ít. Không phải thế, Chúa Thánh Thần xuống trên các đệ tủ̉ đã bị tổn thủỏng vì họ đã phản bội Chúa Giêsu và đã đủọ̉c Ngài hàn gắng vết thủỏng khi Ngài hiện ra vỏ́i các ông,sau khi Ngài sống lại. Chắc rằng các ông nhỏ́ lại điều các ông đã thất bại vẫn còn đó. Các vết thủỏng đó "vẫn còn" hiện rõ cho các ông. Đó không phải là điều làm các ông mạnh bạo làm chủ́ng Chúa Kitô sống lại hay sao? Họ đã phản bội Ngài và sứ vụ của Ngài. Nhủng Chúa Kitô sống lại đã thổi Thần Khí Ngài trên họ, tủ̀ trên cho đến tận các vết sẹo của các vết thủỏng, và làm các vết thủỏng lành nhủ trủỏ́c. Ai lại không muốn loan báo việc tạo vật mỏ́i nên tốt lành mà Chúa Kitô sống lại thổi hỏi vào?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


2nd SUNDAY OF EASTER (B) - SUNDAY OF DIVINE MERCY
Acts 4: 32-35; Psalm 118; I John 5: 1-6; John 20: 19-31

On a recent home visit my sister gave me a packet of anti-bacteriological liquid. She told me that I should use it frequently on my hands, especially after greeting and shaking hands with people at church doors after services. "Use it frequently," she told me, "it will help prevent colds." On a flight the other day the couple sitting next to me on the plane shared a couple of drops of a similar liquid, rubbed it on their hands and then ate the sandwiches they brought with them. Foreigners make fun of Americans for our concern, over-concern, with germs. But, having had a cold that lasted for weeks recently, I am all for doing whatever I have to do to avoid another one!

Why can’t we clean up the rest of our lives as easily? Why can’t we package our concerns the way they package fruit in those cellophane packages at the supermarket – and toss our worries in the trash? Why can’t sickness be like that, instead so messy and prolonged? I watched a favorite aunt die in a hospital with bottles of liquids connected to her by tubes and all the other medical devices and indignities brought on by a long illness. I also helped an old friend into her wheelchair the other day. She’s 92 and her hands are wobbly, thin skinned and covered with blotches. In her home she has a picture of herself when she was a teenager on a rowing team at school.

What about our kids? A friend of mine is a psychologist and a good mother. She told me she received a phone call recently while she was shopping. Her 18-year-old daughter is a freshman in college and her roommate walked in on her as she was halfway out of a 10 story dorm window. Her friend stopped her just-in-time. The mother rushed to get her daughter from one emergency psychiatric clinic at school to bring her home for treatment at another.

Maybe the messiness of our lives isn’t quite that bad right now, though it may have been at one time or another. Maybe our lives just have the usual daily stuff of stress, rush, in-completed tasks, an overly-busy schedule and shortened tempers. We may have a less-than-perfect relationship with a child, or a former spouse. We wish we could break habits that we have struggled with for a long time. Or, find the right medication for our depression. Don’t you wish there were an anti-bacteriological liquid we could spray over our life and have the mess sanitized?

Jesus’ ending was messy – blood, wounds, sweat, lash marks, crushed and pierced hands and feet. His story caught us up during Holy Week and was difficult to listen to. But weren’t we comforted that God entered our human stuff so completely, from birth to death? Jesus was no stranger to pain, anxiety, failure and loneliness. He knew the betrayal of friends, and the shattering of his dreams. He bore visible and invisible wounds for us.

On a retreat recently I was chatting with a group of mothers. One of them had just given birth to a daughter after two days labor. She said the last five hours were, "pretty intense, and the last hour was awful." Another mother said, "Thank God we forget the pain." Being a man and a priest I had no idea what she was speaking about. Older women in the group agreed, "Oh sure, you forget the pain after the birth of your child, if we didn’t we would never have another child."

Well, I think it’s great that mothers can forget the pain. I would never have had a younger brother or sister if my mother decided never to go through that experience again! Still, now that Jesus is resurrected. I don’t want him to forget the pain. I don’t want an anti-bacteriological, clean and sterilized, all-spruced-up Christ – the way some of those paintings depict him after the resurrection. They make him look like a divine, cosmetic surgeon worked on him and got rid of the unsightly wounds. I don’t want Christ far removed from this world’s experience, there is so much pain here that we can’t do anything about. It’s comforting to know that he is no stranger to that pain and that his wounds are a constant reminder and bond between us and the risen Lord.

The wounds Jesus shows to his disciples remind us that he remembers what we humans go through and that he is with us when we have to carry our own crosses. Thomas is invited to touch his wounds. But Jesus does the reverse. He reaches out to touch and heal our wounds and so gives meaning to our pain. It’s one thing to have been hurt and suffered pain. We all go through that. It’s another thing to have someone who lived and listened to our story and who joins us now to assure us that no pain need be wasted, meaningless and without the possibility of giving new life to us.

Pain, alienation and life’s bumps can raise a lot of doubts in our minds – doubts about ourselves and about God. I am glad Thomas was there for us. He has gotten a bad reputation, but he voices what we sometimes are hesitant to say, "Where is Christ in all this mess?" In today’s post-resurrection account Jesus invites Thomas, "Put your finger here and see my hands, and bring your hand and put it into my side, and do not be unbelieving, but believe." Today we invite the wounded Jesus to touch our wounds, the open, visible ones, as well as those we keep covered up and hidden from even those who know us well.

Today Acts tells us, "with great power the apostles bore witness to the resurrection of the Lord Jesus, and great favor was accorded them all." We know where that "great power" came from because, at the beginning of Acts, the risen Jesus instructed his disciples to wait for the gift of the Spirit. "John baptized with water, but within a few days you will all be baptized with the Holy Spirit" (1:5). Then, as Jesus promised, on Pentecost, the Spirit came upon the assembled disciples (2:1ff).

The Spirit gave those first Christians the power to witness. But the Spirit isn’t a gift that latches on to us like an extra hand and arm to help us out a bit. No, the Spirit came upon the disciples who had been wounded by their betrayals of the Lord and then healed by him when he appeared to them after the resurrection. Certainly the memory of their failures remained, those wounds were still "visible" to them. Wasn’t that what gave them their conviction to witness to the risen Christ? They betrayed the Lord and his mission, but the risen Christ had breathed his Spirit on them, all the way down to their scars and wounds and made them new. Who wouldn’t want to proclaim such a wonderful new creation breathed upon us by the risen Christ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đề cập một lần nữa về tội ác diệt chủng chống lại người Armenia của Thổ Nhĩ Kỳ
Đặng Tự Do
00:48 10/04/2015
Tội ác diệt chủng người Armenia năm 1915 "đặt trước chúng ta bóng tối của mysterium iniquitatis - mầu nhiệm sự ác". Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như trên hôm 09 tháng Tư với một nhóm các giám mục thuộc Giáo Hội Công Giáo Armenia.

Các giám mục Armenia đang ở thăm Rôma để chuẩn bị tham dự lễ tuyên phong Thánh Grêgôriô thành Narek là tiến sĩ Hội Thánh vào ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa 11 tháng Tư.

Trong buổi gặp gỡ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ hy vọng rằng buổi lễ này, diễn ra trong bối cảnh của Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, có thể "chữa lành mọi vết thương và đẩy mạnh các cử chỉ cụ thể của sự hòa giải và hòa bình giữa hai quốc gia mà đến nay vẫn chưa đạt được một sự đồng thuận hợp lý về việc giải thích những sự kiện đáng buồn này."

Đức Giáo Hoàng đã vinh danh dân tộc Armenia đã đón nhận đức tin Kitô vào năm 301, là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của một lịch sử lâu dài và đáng tự hào đã đem lại cho các Kitô hữu ngày nay "một gia sản đáng ngưỡng mộ về tâm linh và văn hóa."

Đức Thánh Cha nhận xét rằng ngày nay một số các Kitô hữu Armenia sinh sống tại hải ngoại lại một lần nữa gặp nguy hiểm. Ngài đặc biệt nhắc đến các tín hữu sinh sống tại Aleppo, Syria, nơi "mà một trăm năm trước đây đã là một nơi trú ẩn an toàn cho những người sống sót" nạn diệt chủng gây ra bởi những người cai trị Thổ Nhĩ Kỳ.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ một mối quan tâm đặc biệt về tiến trình đại kết giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Armenia Tông Truyền, là hai Giáo Hội đã chia sẻ cùng những đau khổ, bách hại và tử đạo 100 năm trước đây. Ngài gọi đó là "đại kết bằng máu".

Hôm 5 tháng Sáu năm 2013, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức đưa công hàm phản đối với Vatican sau khi Đức Thánh Cha đề cập đến việc tàn sát hàng loạt người Armenia trong thời gian từ 1915 – 1918 và gọi đó là “cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20.”

Đức Giáo Hoàng đã đề cập một chút về những tội ác diệt chủng chống lại người Armenia trong một cuộc tiếp kiến một ngày trước đó, tức là hôm 04 tháng 6 năm 2013 với Đức Thượng Phụ Công Giáo Nerses Bedros Tarmouni thứ 19 của thành Cilicia.

Đức Thượng Phụ đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một cây thánh giá bằng đồng hai người mới khiêng nổi. Trong đoàn tùy tùng của Đức Thượng Phụ có một cặp vợ chồng đi theo với trách nhiệm khiêng cây thánh giá này. Người phụ nữ nói với Đức Giáo Hoàng rằng gia đình cô là nạn nhân của nạn diệt chủng Armenia hồi năm 1915.

Đức Thánh Cha đáp lại:

-Đó là tội ác diệt chủng tàn ác trên quy mô lớn đầu tiên của thế kỷ 20.

Vài năm trước đây, khi còn là Tổng Giám mục của Buenos Aires, Đức Thánh Cha lúc đó là Đức Hồng Y Jorge Bergoglio đã mô tả vụ sát hại và trục xuất hàng triệu người Armenia là “tội phạm trầm trọng của Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người dân Armenia và toàn thể nhân loại.”

Ước tính từ 1 triệu đến 1.5 triệu người Armenia đã bị giết chết từ ngày 23/4/1915 đến khi kết thúc thế giới chiến tranh lần thứ nhất trong các vụ thảm sát, trong các trại tập trung, và trong các cuộc cưỡng bức trục xuất ra sa mạc cho chết đói... Tuy nhiên, do những dàn xếp chính trị lắt léo, không ai trong chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm vào tội ác chống nhân loại nghiêm trọng như thế bị đưa ra xét xử sau chiến tranh. Nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, luôn phủ nhận tội ác này, coi như chưa từng xảy ra. Không chỉ Đức Thánh Cha Phanxicô, các triều Giáo Hoàng trong và sau thế giới chiến tranh lần thứ nhất đều lên án tội ác diệt chủng này.

Cho đến nay có 22 quốc gia chính thức dùng từ “diệt chủng” để đề cập đến tội ác của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Armenia trong đó có thể kể đến Uruguay, Đảo Cyprus, Nga, Đức, Á Căn Đình, Pháp, Ý, và Venezuela.

Chính trị lắt léo cho nên Hoa Kỳ và Anh không công nhận mặc dù tại Hoa Kỳ 43 tiểu bang đã thông qua các nghị quyết coi tội ác này là “diệt chủng”.
 
Sứ thần Tòa Thánh tại Damascus: Quân khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm được trại tị nạn Yarmouk, đe dọa thủ đô Syria
Đặng Tự Do
01:18 10/04/2015
Trong bản tin đánh đi hôm 9 tháng Tư, Asia News cho biết quân khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm được trại tị nạn Yarmouk ở vùng ngoại ô Damascus. Biến cố bi đát này là gia tăng nỗi sợ hãi là quân khủng bố có thể khởi động một cuộc tấn công trực diện vào thủ đô Syria.

Sứ thần Tòa Thánh tại Syria nói rằng điều kiện sinh sống tại trại tị nạn này đã rất bi đát từ nhiều tháng trước do giao tranh ác liệt trong vùng. Giờ đây, tình trạng nhân đạo trong trại tị nạn trở nên càng khủng khiếp hơn.

Đức Tổng Giám mục Mario Zenari nói:

“Thật là một sự nhục nhã khi mọi người vẫn chưa chịu mở mắt ra. Bi kịch đã sờ sờ ra đó”

Ngài cho biết cụ thể như sau: Trại Yarmouk đã bị bao vây trong hơn hai năm qua vì cuộc nội chiến tại Syria. Hàng cứu trợ đã không thể đến được với người dân trừ một số nhỏ giọt được thả dù xuống. Báo cáo của nhân viên Liên Hiệp Quốc từ trong trại cho biết hơn 3,500 trẻ em lâm cảnh đói khát và vô gia cư. Tình trạng của các em là "vượt quá sự vô nhân đạo."

Kể từ khi quân khủng bố Hồi Giáo IS mở cuộc tấn công vào vùng này hồi đầu năm nay, tình hình đã xấu đi hơn nữa. Số thương vong đến nay đã hơn 1,000 người.

Quân khủng bố Hồi Giáo IS đã giết cả các nhà lãnh đạo Hồi giáo bị chúng coi là bội giáo; trong khi người tị nạn đang được sử dụng làm bia đỡ đạn để ngăn cản các cuộc không kích của quân đội Syria.
 
Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Cộng Hòa Slovak
Đặng Tự Do
01:33 10/04/2015
Sáng 9 tháng Tư, tại Điện Tông Tòa của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống Cộng hòa Slovak, là ông Andrej Kiska. Sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha, tổng thống cũng đã gặp Đức Cha Antoine Camilleri, là Thứ trưởng Bộ Quan hệ với các dân nước tại phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Trong các cuộc thảo luận thân mật, diễn ra gần ngày kỷ niệm 25 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Tiệp vào ngày 19 tháng Tư năm 1990 sau chuyến thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, hai bên đã bày tỏ sự hài lòng về các mối quan hệ song phương tốt đẹp sau khi Hiệp định có hiệu lực và các cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và chính quyền dân sự.

Đức Thánh Cha và tổng thống sau đó đã thảo luận về bối cảnh quốc tế hiện nay, với sự quan tâm đặc biệt đến những thách đố trên một số khu vực của thế giới, đặc biệt là tại Trung Đông, và tầm quan trọng của việc bảo vệ phẩm giá của con người.

Slovak đã tách ra khỏi Cộng Hòa Tiệp để hình thành một quốc gia độc lập vào ngày 1 tháng Giêng năm 1993. Quốc gia này hiện có 5.4 triệu dân trong đó 62% là người Công Giáo nghi lễ La Tinh, 8.2% theo Tin Lành và 3.8% theo Công Giáo nghi lễ Đông phương.
 
Khủng bố tấn công một nhà thờ Coptic tại Ai Cập làm 4 người bị thương
Đặng Tự Do
01:46 10/04/2015
Tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 7 tháng Tư cho biết nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael trong khu Al Agami của thành phố Alexandria đã bị tấn công bởi một nhóm người bắn xối xả vào nhà thờ khi đang di chuyển trên một chiếc xe hơi.

Ít nhất bốn người, trong đó có một viên chức cảnh sát và 3 người tình cờ đi bộ ngang qua nhà thờ đã bị thương. Nhà chức trách Ai Cập đã tung ra một cuộc điều tra quy mô nhằm tìm kiếm và bắt giữ những kẻ tấn công.

Cuộc tấn công đã được thực hiện vào đêm Chúa Nhật 5 tháng Tư rạng sáng thứ Hai. Sáng cùng ngày Giáo Hội Chính Thống Coptic đã cử hành Lễ Lá.

Năm nay, người Chính Thống Giáo Coptic Ai Cập đã cử hành Chúa Nhật Lễ Lá sau lịch Phụng Vụ Công Giáo một tuần.
 
Phỏng vấn Đức Hồng Y Fernando Filoni về chuyến viếng thăm Iraq
Đặng Tự Do
02:23 10/04/2015
"Giáo Hội mà Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn là một Giáo Hội cởi mở và gần gũi với những ai chịu đau khổ. Đây là lý do tại sao Đức Thánh Cha đã rất vui mừng là chúng ta có thể hiện diện với những người tị nạn Iraq trong Tuần Thánh". Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho thông tín viên Gianluca Biccini của tờ Quan Sát Viên Rôma biết như trên trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư 8 tháng Tư.

Buổi tối trước đó, ngay sau khi trở về Rôma, ngài đã được Đức Thánh Cha tiếp tại tại nhà trọ Santa Marta. Đức Hồng Y đã mô tả chuyến viếng thăm của ngài như một chuyến hành hương, mỗi một địa điểm mà ngài dừng chân đã được Đức Hồng Y mô tả là “một chặng đàng thánh giá, nơi những con người này phải sống mỗi ngày”.

Gianluca Biccini: Thưa Đức Hồng Y những điểm dừng quan trọng trong cuộc hành trình của ngài là ở những đâu?

Đức Hồng Y Fernando Filoni: Tôi đã dành Chúa Nhật Lễ Lá tại Amman, thủ đô Jordan. Sau đó tôi đến Baghdad, Iraq. Nhưng tôi đã dành hầu hết thời gian của tôi ở phía bắc, trong các khu vực của người Kurd Iraq. Tôi cử hành các buổi Phụng Vụ trong Tuần Thánh và lễ Phục Sinh, cũng như gặp gỡ các gia đình - không chỉ những gia đình Kitô – mà nói chung là những ai chạy trốn bạo lực của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, và có các cuộc họp với các chức sắc tôn giáo và các cơ quan chính quyền tham gia vào việc đón tiếp những người tị nạn.

Gianluca Biccini: Đức Hồng Y có mang đến với họ những dấu chỉ cụ thể nào của tình đoàn kết không?

Đức Hồng Y Fernando Filoni: Có một ngạn ngữ Ả rập, ngắn thôi, là thế này: khi bạn đến thăm, nếu bạn nghèo quá không có gì để mang theo, thì ít nhất là hãy đem theo một viên sỏi. Từ quan điểm này, chúng tôi lôi cuốn giáo phận của Đức Giáo Hoàng vào cuộc. Mỗi gia đình ở Rôma trao tặng một món quà nhỏ - một bánh Phục Sinh colomba, đó là một biểu tượng của hòa bình và tốt lành, nhưng đồng thời là một sự chia sẻ với một gia đình ở Iraq.

Gianluca Biccini: Những gia đình Iraq hiện nay đang mong đợi điều gì thưa Đức Hồng Y?

Đức Hồng Y Fernando Filoni: Tất cả đều mong đợi có thể trở về quê nhà của mình, làng mạc của mình. Nhà cửa họ dù có bị tiêu hủy hay bị hôi của cũng không thành vấn đề lắm, họ không sợ phải xây dựng lại. Và chúng tôi đã sẵn sàng để giúp họ bắt đầu lại. Tôi không tìm thấy bất cứ ai có ý định rời khỏi Iraq.
 
Đức Hồng Y Muller trả lời phỏng vấn của Báo La Croix: một trách vụ mới cho Bộ Tín Lý
Vũ Van An
05:59 10/04/2015
Ký giả lão thành Andrea Tornielli vừa cho hay: trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Muller, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đề nghị: Thánh Bộ của ngài nên đảm nhiệm một lãnh vực trách nhiệm mới là cung cấp cơ cấu thần học cho triều giáo hoàng. Đây là một trách vụ chưa bao giờ được nhắc đến trong các văn kiện mô tả chính xác các năng quyền của Thánh Bộ này.

Thực thế, trong cuộc phỏng vấn của Nhật Báo Công Giáo Pháp La Croix, Đức Hồng Y Muller tuyên bố rằng “Việc một nhà thần học như Đức Bênêđíctô XVI lên ngai tòa Thánh Phêrô chắc chắn là một ngoại lệ. Nhưng Đức Gioan XXIII không phải là một thần học gia chuyên nghiệp. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nặng về mục vụ hơn nên sứ mệnh của chúng tôi tại Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là cung cấp cơ cấu thần học cho triều giáo hoàng”. Như thế, theo tuyên bố của Đức Hồng Y Muller, Bộ Giáo Lý Đức Tin của ngài phải “lên cơ cấu thần học” cho triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Và đây có lẽ là lý do khiến cho vị tổng trưởng của Thánh Bộ này đưa ra nhiều tuyên bố công khai trên căn bản thường xuyên, như chưa từng có trước đây.

Đây quả là mẩu tin đáng lưu ý nếu ta nhớ điều 48 của Tông Hiến “Pastor Bonus” do Đức Gioan Phaolô II công bố năm 1988 về Giáo Triều Rôma: “Nhiệm vụ chuyên biệt của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là cổ vũ và gìn giữ tín lý đức tin và luân lý trong toàn thể thế giới Công Giáo”.

Trong khi đó, “do thánh ý của chính Chúa Kitô”, như Đức Phanxicô nhắc lại vào lúc kết thúc Thượng Hội Đồng năm 2014, Đức Giáo Hoàng là “mục tử và thầy dạy tối cao của mọi tín hữu” (giáo luật điều 749). Cho tới một vài thập niên vừa qua, chính Đức Giáo Hoàng là vị đích thân chủ trì Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (Đức Phaolô VI là vị cuối cùng làm việc này). Vì chỉ có ngài, do quyền tối thượng Phêrô, mới có thẩm quyền thi hành nhiệm vụ này. Quyền tối thượng này vốn thuộc Giám Mục Rôma, bao gồm việc chủ trì “trong đức ái” và giải quyết các vấn đề thần học khi cần.

Ký giả Tornielli cho rằng dù lời tuyên bố của Đức Hồng Y Muller gần như không được ai chú ý, nhưng quả chúng mở ra cả một khung cảnh học lý mới đối với truyền thống Giáo Hội. Mặt khác, dường như theo đó, triều giáo hoàng hiện nay và cả triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II đều thiếu một cơ cấu thần học đầy đủ.

Trả lời phỏng vấn của báo La Croix

Ngày 29 tháng Ba năm 2015, nhân dịp tới Pháp để phát hành cuốn đầu tiên trong trọn bộ tác phẩm của thần học gia Joseph Ratzinger (Đức Bênêđíctô XVI), Đức Hồng Y Muller đã được Báo La Croix phỏng vấn về nhiều vấn đề.

Được hỏi ngài quan niệm ra sao vai trò của ngài dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, Đức Hồng Y Muller, sau khi nhấn mạnh tới trách vụ mới như đã nói ở trên, ngài cho biết thêm: “tôi đánh giá cao kinh nghiệm của Đức Đương Kim Giáo Hoàng đến từ Châu Mỹ La Tinh. Tôi vốn nhiều lần tới Peru và nhiều nước Châu Mỹ La Tinh khác. Tôi biết ít nhiều tình hình và nhất là cảnh nghèo ở đấy, tuyệt đối khác với những gì chúng ta hiện thấy tại Âu Châu. Tôi nghĩ rằng đây là sứ mệnh vĩ đại của Đức Phanxicô: hợp nhất thế giới, vượt qua sự khác nhau quá lớn giữa các nước Âu Châu và Bắc Mỹ, và các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu Á. Ngài nhắc ta nhớ chỉ có một nhân loại duy nhất, một trái đất duy nhất, với một trách nhiệm phổ quát. Thông điệp sắp tới về môi trường sẽ nhấn mạnh tới trách nhiệm có tính hoàn cầu liên hệ tới khí hậu này, mọi người được hưởng các của cải chung.

Điều trên xem ra rất gần với thần học giải phóng. Nhân dịp phong á thánh cho Đức Cha Romero, phải chăng nền thần học này sẽ được nhìn nhận chính thức? Đức Hồng Y Muller cho hay: Nền thần học này chưa bao giờ bị kết án. Tuy nhiên phải vượt qua nguy cơ hoàn toàn chỉ chú trọng tới khía cạnh chính trị hay xã hội. Nhưng mặt khác, đặc điểm Công Giáo là không phân ly chiều kích siêu việt khỏi thế giới… Với mầu nhiệm nhập thể, hai chiều kích này kết hợp với nhau một cách mật thiết. Chúng ta năng nói tới sự cứu rỗi toàn diện. Chúng ta có một học thuyết xã hội phát triển cả 150 năm nay và, trong Deus caritas est, Đức Bênêđíctô XVI cũng đã nhắc nhở việc phục vụ (diaconie) là hành động căn bản ra sao của Giáo Hội trong chức năng giải phóng cũng như trong các sắc thái chính trị. Chính trị không thể tự bằng lòng với vai trò quản lý. Chúng ta cần một nền luân lý liên đới, hợp nhất con người thay vì vị kỷ, duy vật, lấy lòng dân…

Được hỏi: có người cho rằng cho tới nay, Giáo Hội Công Giáo dường như chỉ biết dựa vào tín lý, liệu cái nhìn ấy có sắp thay đổi không, Đức Hồng Y Muller cho hay: người ta có cảm tưởng các vị giáo hoàng trước đây có định kiến về luân lý tính dục trong khi Đức Phanxicô muốn trở về với tính phổ quát của sứ điệp Tin Mừng. Tuy nhiên, sứ điệp của Đức Phanxicô cũng rất rõ ràng về tính dục con người được ý muốn của Thiên Chúa sắp xếp, chính Người đã dựng nên họ có nam có nữ. Giáo Hội bác bỏ mọi viễn kiến ngộ đạo hay nhị nguyên muốn biến tính dục thành một yếu tố tách biệt khỏi bản nhiên con người. Đức Giáo Hoàng muốn nới rộng suy tư để nhấn mạnh rằng sứ mệnh của Giáo Hội là đem hy vọng tới cho mọi người.

Đó chính là chủ đề của Thượng Hội Đồng sắp tới về “sứ mệnh của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới”. Liệu có chăng một tổng hợp khả hữu giữa những viễn kiến rất khác nhau từng chống đối nhau tại thượng hội đồng vừa qua?

Đức Hồng Y Muller trả lời rằng: trong tư cách bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài chịu trách nhiệm đối với tính hợp nhất của đức tin. Ngài không thể thiên bên này thiên bên nọ. Mà sự việc cũng rất rõ ràng: chúng ta có lời Chúa Kitô về hôn nhân và các giải thích chân chính về chúng suốt trong lịch sử Giáo Hội: các công đồng Florence và Trente, tổng hợp trong Gaudium et spes và huấn quyền sau đó… Về phương diện thần học, mọi sự đều hết sức rõ ràng. Chúng ta đang đối diện với việc duy tục hóa hôn nhân với việc tách biệt giữa hôn nhân tôn giáo và ký kết dân sự.

Như thế, ta đã đánh mất các yếu tố vốn tạo thành hôn nhân như một bí tích và như một định chế tự nhiên. Sứ điệp của Giáo Hội về hôn nhân đi ngược lại chiều hướng duy tục hóa này. Ta phải tìm lại các nền tảng tự nhiên của hôn nhân và nhấn mạnh để những người đã nhận phép rửa biết rõ tính bí tích của hôn nhân như một phương thế lãnh nhận ơn thánh để tắm gội vợ chồng và toàn thể gia đình.

Được hỏi liệu các hội đồng giám mục có quá lỏng lẻo về các chủ đề này hay không, Đức Hồng Y Muller cho hay: cần phân biệt hai bình diện: tín điều và việc tổ chức cụ thể. Chúa Giêsu thiết lập ra các Tông Đồ với Thánh Phêrô như nguyên lý hợp nhất đức tin và sự hiệp thông bí tích. Đây là một định chế thuộc thiên quyền. Ngoài ra, ta còn có các cơ cấu giáo luật diễn biến theo hoàn cảnh. Các hội đồng giám mục nói lên tính hợp đoàn giám mục trên bình diện một quốc gia, một văn hóa hay một ngôn ngữ, nhưng đó là một tổ chức thực tế. Giáo Hội Công Giáo hiện hữu như một Giáo Hội phổ quát, trong sự hiệp thông mọi giám mục hợp nhất và dưới sự che chở của Đức Giáo Hoàng. Giáo Hội cũng hiện hữu trong các Giáo Hội địa phương. Nhưng Giáo Hội địa phương không phải là Giáo Hội Pháp hay Giáo Hội Đức, mà là Giáo Hội Paris, Giáo Hội Toulouse … tức các giáo phận. Ý niệm Giáo Hội quốc gia hoàn toàn lạc giáo. Tự trị trong đức tin là điều không thể có! Chúa Giêsu Kitô là cứu chúa của mọi người, Người thống nhất hóa tất cả mọi người.

Nhưng có thể có việc thay đổi kỷ luật mà không đụng gì tới tín lý hay không? Không thể, kỷ luật và mục vụ phải hành động phù hợp với tín lý. Tín lý không phải là một lý thuyết kiểu Platông mà ta có thể lấy thực hành mà tu sửa, nhưng là biểu thức nói lên chân lý mạc khải trong Chúa Giêsu Kitô.

Về vấn đề người ly dị tái hôn, có thể có việc thừa nhận cuộc kết hợp thứ hai, sau một thời kỳ thống hối, dù cuộc kết hợp này không có tính bí tích không? Đức Hồng Y Muller cho hay: nếu cuộc kết hợp thứ nhất vẫn còn giá trị, thì người ta không thể đồng thời kết ước cuộc kết hợp thứ hai. Con đường thống hối có thể có, nhưng cuộc kết hợp thứ hai thì không. Khả thể duy nhất là trở về với cuộc kết hợp thứ nhất hay sống cuộc kết hợp thứ hai như anh trai em gái: đó là lập trường của Giáo Hội, phù hợp với thánh ý Chúa Giêsu. Ngoài ra, luôn có con đường xin tòa án Giáo Hội tuyên bố cuộc kết hợp thứ nhất vô hiệu.
 
5 linh mục dòng Salêsiêng Don Bosco tình nguyện ở lại Yemen bất chấp hiểm nguy
Nguyễn Việt Nam
17:32 10/04/2015
Agenzia Info Salesiana, là cơ quan thông tin của dòng Salêsiêng Don Bosco, cho biết mặc dù cuộc nội chiến ngày càng khốc liệt ở Yemen, 5 linh mục, tất cả đều là các cha dòng Salêsiêng Don Bosco, đã tình nguyện ở lại để chăm sóc mục vụ cho khoảng 3,000 người Công Giáo tại bốn thành phố.

Hầu hết người Công Giáo tại Yemen là các công nhân từ Ấn Độ hay Phi Luật Tân.

Một cha dòng Salesian đang làm mục vụ tại thành phố Aden nói:

“Về tình hình ở đây, cho đến nay tôi vẫn thấy an toàn. Tất nhiên là có những khoảnh khắc rất đáng sợ, như khi hỏa tiễn bay qua ngay trên taxi tôi đang đi, hay là những bước chân chạy rầm rập và những tiếng la hét thất thanh xung quanh nhà thờ nơi chúng tôi đang cử hành thánh lễ, hay tiếng bom nổ cùng tiếng rít của hỏa tiễn rất gần chỉ trong phạm vi từ 5 đến 10 km là cùng”

Cuộc nội chiến ở Yemen đã bùng lên dữ dội từ hôm 22 tháng Ba giữa chính quyền của tổng thống bị lật đổ là Mansur Hadi và lực lượng thánh chiến Hồi Giáo Houthi là nhóm đang nắm quyền tại thủ đô Sana. Từ ngày 25 tháng Ba, tổng thống Hadi đã lánh nạn sang Arab Saudi là nước đang lãnh đạo liên minh các nước Ả rập trong các cuộc không kích nhằm tái lập chính phủ của tổng thống Hadi.
 
Ý nghiã Cửa Thánh nơi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố Năm Thánh
Trần Mạnh Trác
22:30 10/04/2015


Vào tối thứ Bảy ngày 11 tháng 4 này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trao cho các 'giám quàn' (archpriests) của các Vương Cung Thánh đường chính của thành Roma một bản sao của "Sắc lệnh về Năm Thánh" ("bull of indiction") trong một nghi lễ đơn giản ngay trước chiếc cửa chính cuả đền thánh Phêrô.

Một phó tế sẽ đọc bản sắc lệnh, rồi sau đó một cuộc rước sẽ tiến vào đền thánh cho buổi đọc kinh chiều.

Dù nghi lễ có vẻ đơn giản, nhưng nó tượng trưng cho một biến cố đặc biệt mà kể từ khi được thành lập cho tới nay là đã 2000 năm, Giáo Hội chỉ chứng kiến có 28 dịp như vậy mà thôi.

Ngày nay chúng ta thường hiểu rằng các Năm Thánh được tổ chức mỗi 25 năm một lần, và thế kỷ vừa qua thì số năm thánh đã được công bố nhiều hơn thường lệ, nhưng lịch sử cho biết rằng trong suốt 13 thế kỷ đầu tiên, không hề có một năm thánh nào được công bố, và sau đó thì có khi hàng trăm năm trôi qua mà người ta vẫn không hề được sống trong một năm thánh nào. Chúng ta sẽ có dịp bàn thêm về câu chuyện lịch sử này sau.

Cho nên đây sẽ là dịp thứ 29 mà Giáo Hội bắt đầu những thể thức để chuẩn bị mở cửa Năm Thánh. Ngày xưa người ta sẽ xây tường bít nó lại, và khi tới giờ khai mạc thì sẽ lấy buá đập bể nó ra. Ngày nay người ta chỉ đơn giản niêm phong nó, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ trở lại chiếc cửa này vào ngày 8 tháng 12 để mở ra, chính thức khai mạc Năm Thánh Từ Bi.

Việc chiếc Cửa Thánh được mở ra gợi lên khái niệm của sự tha thứ, là trọng tâm chính của một Năm Thánh.

Cửa Thánh luôn đóng lại là dấu vết cuả những việc thực hành cổ xưa của sự sám hối công cộng. Một tội nhân phải thực hiện những việc đền tội công khai trước khi đưọc tha tội.

Tội nhân không được phép đi vào một nhà thờ trước khi hoàn tất việc đền tội, và khi đã làm xong thì họ được long trọng chào đón trở lại qua cánh cửa chính.

Ngày nay, những người hành hương khi bước qua chiếc Cửa Thánh (sẽ mở ra trong suốt Năm Thánh) là đánh dấu việc họ thành tâm hối cải và tái cam kết cho một đời sống đức tin mới.

Nghi thức cho việc mở Cửa Thánh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô đã là một tập tục có từ năm 1499, khi Đức Giáo Hoàng Alexander VI cửa mở ra vào đêm Giáng sinh bắt đầu Năm Thánh 1500. Lúc đó cánh cửa làm bằng gỗ.

Ngày nay cánh cửa làm bằng đồng, do điêu khắc gia Vico Consorti đúc, được thánh hiến và khai mạc vào ngày 24 tháng 12, 1949 do Đức Giáo Hoàng Piô XII, để công bố Năm Thánh 1950.



Ngày xưa các Giáo Hoàng dùng một cái búa bằng bạc để mở cửa, ý nghiã rằng đó là một công việc rất trọng đại, "bởi vì cánh cửa của công lý và lòng thương xót chỉ có thể mở ra được, là nhờ ở lực lượng của lời cầu nguyện và sự sám hối mà thôi." Nhưng kể từ Năm Thánh 2000, Thánh John Paul không dùng chiếc búa nữa, mà chỉ dùng tay mạnh mẽ đẩy cánh cửa ra.

Chủ đề của tội lỗi và lòng thương xót của Thiên Chúa được minh họa ở 15 trong số 16 khung hình nổi tạo nên chiếc cửa, kể lại những giai đoạn Cựu Ước và Tân Ước, từ sự phạm tội của Adam và Eve, cho đến biến cố Truyền Tin, và sự tích Người Cha Nhân Hậu ( Prodigal Son).

Trên chiếc Cửa Thánh tại đền thánh Phêrô có khắc các huy hiệu của tất cả các vị giáo hoàng đã mở nó ra, vị cuối cùng là thánh John Paul. Huy hiệu cuả Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được khắc thêm vào sau khi Ngài đóng cửa lại (sau Năm Thánh.)

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ trao "sắc lệnh về Năm Thánh" cho tất cả các "giám quản" (archpriests) của các Vương Cung Thánh Đường ở Roma, bao gồm Nhà Thờ Chính Toà cuả Giáo Hội là St. John Lateran, VCTĐ Th. Phaolô Ngoại Thành và VCTĐ Đức Bà Cả. Đó là những Thánh đường có Cửa Thánh được mở ra trong những năm toàn xá.

Trên Thế Giới, còn có một số các Cửa Thánh khác cũng sẽ được mở, đó là Vương cung thánh đường Notre-Dame de Quebec ở Quebec City; đền thờ St. John Vianney ở Ars, Pháp; và Nhà thờ St. James the Great tại Santiago de Compostela, Tây Ban Nha.
 
Nghi thức công bố Tông Chiếu về Năm Thánh Từ Bi
Đặng Tự Do
18:14 10/04/2015
Lúc 17:30 thứ Bảy 11 Tháng Tư, buổi chiều trước Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng sẽ chính thức công bố Tông Chiếu ấn định Năm Thánh Từ Bi. Tông Chiếu này có tên là “Misericordiae Vultus”

Tông Chiếu Misericordiae Vultus ngoài việc chỉ định thời gian cử hành – tức là ngày khai mạc và bế mạc, còn quy định cụ thể cách thức Năm Thánh được thực hiện và những yếu tố khác tạo thành tài liệu cơ bản nói lên tinh thần trong đó Năm Thánh được công bố, và những ý định và kết quả mong đợi của Đức Thánh Cha, là người đã quyết định mở ra Năm Thánh này cho Giáo Hội.

Đức Thánh Cha, cùng với các vị Hồng Y, sẽ tiến tới lối vào của Đền Thờ Thánh Phêrô. Trước cửa Thánh của đền thờ, Đức Thánh Cha sẽ giao tông chiếu cho bốn Hồng Y giám quản 4 đền thờ của Đức Giáo Hoàng tại Rôma là Đức Hồng Y Angelo Comastri, giám quản Đền Thờ Thánh Phêrô; Đức Hồng Y Agostino Vallini, giám quản Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô; Đức Hồng Y James Michael Harvey, giám quản Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành; và Đức Hồng Y Santos Abril y Castello, giám quản Đền Thờ Đức Bà Cả.

Để thể hiện mong muốn của ngài là Năm Thánh Ngoại Thường này sẽ được tổ chức không chỉ tại Rôma mà còn là trên toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng sẽ ký một bản sao của tông chiếu và gửi cho tất cả các giám mục một cách biểu tượng qua Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục; Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc; và cho Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương.

Một bản sao khác sẽ được gởi cho Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy là tổng thư ký Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc thay mặt cho các Giáo Hội ở phía Đông. Lục địa châu Phi sẽ được đại diện bởi Tổng giám mục Bartolome Adoukonou, người Benin và hiện là thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Đối với các Giáo Hội Đông Phương, Đức Thánh Cha sẽ gởi cho Đức Cha Khaled Ayad Bishay của Giáo Hội Công Giáo Coptic Alexandria.

Đức Ông Leonardo Sapienza, Trưởng Dinh Giáo Hoàng, trong tư cách là apostolic protonotary – đệ nhất lục sự Tòa Thánh - sẽ đọc các trích đoạn quan trọng trong tông chiếu.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi Kinh Chiều vọng Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa.
 
Đức Thánh Cha gởi thông điệp đến Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ Châu
Đặng Tự Do
18:35 10/04/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp đến Hội nghị thượng đỉnh Mỹ châu tại Panama nơi đại diện của 35 quốc gia gặp nhau trong hai ngày 10 và 11 tháng Tư.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã mang thông điệp này của Đức Thánh Cha đến với hội nghị.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ châu được tổ chức mỗi 3 năm một lần từ năm 1994, và lần này được coi là “phi thường” vì sự xuất hiện lần đầu tiên của Cuba.

Tiêu đề của thông điệp mà Đức Giáo Hoàng gởi đến hội nghị là “Thịnh vượng với sự Bình Đẳng: Thách đố của sự hợp tác ở Mỹ châu”

Một cuộc gặp gỡ được chờ đợi giữa Obama và Castro sẽ đánh dấu một chương cơ bản trong quan hệ giữa hai nước sau khi hai bên đã công bố chấm dứt thời kỳ “băng giá” giữa Cuba và Mỹ cuối tháng Mười Hai vừa qua.

Tổng thống Obama nói rằng Đức Giáo Hoàng đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đối thoại này. Đức Hồng Y Jaime Ortega, Tổng Giám Mục Havana cũng nói sáng kiến này của Đức Thánh Cha đã giúp phá bỏ sự thù nghịch kéo dài nhiều thập kỷ giữa hai nước.

Tổng thống Obama sau đó đã đề nghị Bộ Ngoại giao đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.
 
Đức Thánh Cha gởi điện chia buồn trước cái chết của Đức Hồng Y Jean-Claude Turcotte
Đặng Tự Do
20:49 10/04/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi buồn sâu sắc trước cái chết của Đức Hồng Y Jean-Claude Turcotte, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Montreal trong một điện tín được gửi tới người kế nhiệm Đức Hồng Y là Đức Tổng Giám Mục Christian Lépine.

Đức Hồng Y Jean-Claude Turcotte
Đức Thánh Cha viết: “Khi chúng ta đang cử hành mầu nhiệm Phục Sinh, tôi cầu xin Chúa đón tiếp vào ánh sáng của sự sống đời đời một vị mục tử trung thành đã hết lòng tận tụy phục vụ Giáo Hội.”

Đức Hồng Y đã phục vụ “không chỉ trong giáo phận của ngài nhưng còn ở cấp quốc gia trong tư cách là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục của Canada, và đồng thời ngài còn là thành viên của nhiều cơ quan trung ương ở Rôma. Là một mục tử nhiệt thành, chú ý đến những thách đố của Giáo Hội đương đại, ngài đã tích cực tham gia trong Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1994 về ‘Đời Sống Tận Hiến và sứ mệnh trong Giáo Hội và trên thế giới’, và là một trong những nhà lãnh đạo tại Thượng Hội Đồng về Mỹ Châu vào năm 1997”.

Đức Hồng Y Jean-Claude Turcotte đã qua đời hôm 8 tháng Tư tại bệnh viện Marie-Clarac ở Montreal sau một thời gian dài bị bệnh nặng.

Đức Hồng Y Turcotte sinh tại Montreal vào ngày 26 tháng 6 năm 1936 và được thụ phong linh mục ngày 24 tháng 5 năm 1959.

Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá của Montreal và được tấn phong Giám Mục vào ngày 29 tháng 6 năm 1982. Tám năm sau, ngày 17 Tháng Ba 1990, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Montreal.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tấn phong Hồng Y cho ngài ngày 26 tháng 11 năm 1994. Ngày 20 Tháng 3 năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nhận đơn từ chức Tổng Giám Mục Montreal của ngài vì lý do sức khoẻ.
 
Cha Javier Gutierrez, tiếng nói can đảm chống băng đảng Mễ Tây Cơ, đã bị giết
Nguyễn Việt Nam
19:27 10/04/2015
Đức Hồng Y Alberto Suárez India, Tổng Giám Mục của Morelia đã công bố tin buồn về cái chết của cha Francisco Javier Gutierrez, chánh xứ Đức Mẹ Mân Côi tại thị trấn Salvatierra.

Cha Francisco Javie Gutiérrez Díaz
Cha Francisco Javier Gutierrez, năm nay 60 tuổi, sinh quán tại Arandas, là người đã được chính Đức Hồng Y truyền chức linh mục ngày 08 tháng Giêng năm 1986. Ngài là tiếng nói bất khuất chống bọn tội phạm và các băng đảng mua bán ma túy trong vùng và đã liên tục bị chúng cảnh cáo. Trong một cuộc tấn công diễn ra vào năm 2014, một giáo dân đi cùng với ngài đã bị giết. Ngài sống sót mặc dù những kẻ tấn công đã bắn nhiều phát về phía ngài. Trước đó, ngài đã thoát nạn trong một âm mưu bắt cóc không thành khác.

Trong thông báo gởi các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân trong tổng giáo phận và được gởi đến thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Đức Hồng Y viết:

“Với nỗi buồn sâu xa tôi công bố cái chết của Cha Francisco Javier Gutiérrez Díaz, tu sĩ của Tu Hội Vương quốc Chúa Kitô. Sau khi rời khỏi giáo xứ của ngài vào thứ Hai 06 tháng 4, ngài đã bị giết chết và thi hài của ngài đã được tìm thấy bên ngoài thị trấn Salvatierra”.

Đức Hồng Y Suárez Inda gửi lời chia buồn đến tất cả các thành viên của Tu Hội, gia đình và cộng đồng giáo xứ nơi cha Francisco Javier đã “phục vụ với sự tận tụy tông đồ.”

Thông báo kết luận:

“Chúng ta hãy cầu xin Chúa tha thứ cho những ai đã gây ra tội phạm nghiêm trọng này”

Hôm 23 tháng 12 năm ngoái, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nhận định rằng Mễ Tây Cơ là quốc gia nguy hiểm nhất cho các linh mục. Trong 24 năm qua,cụ thể là từ năm 1990 đến cuối năm 2014, 47 cuộc tấn công nhắm vào hàng giáo sĩ đã diễn ra gây tử vong cho 1 Hồng Y, 34 linh mục, 1 phó tế, 3 nữ tu, 5 giáo dân và 1 nhà báo Công Giáo. Tình trạng tồi tệ nhất đã xảy ra dưới thời tổng thống Enrique Peña Nieto. Chỉ tính riêng trong năm 2014, bốn linh mục đã bị sát hại. Điều đáng kinh hoàng hơn là cho đến nay chưa một tên sát thủ nào phạm vào tội ác giết hại hàng giáo sĩ Công Giáo tại Mễ Tây Cơ bị bắt và bị pháp luật trừng trị.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn CGVN tại Harrisburg mừng lễ Phục Sinh 2015
Đoàn Khoa
08:27 10/04/2015
CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TẠI HARRISBURG

HÂN HOAN ĐÓN MỪNG LỄ PHỤC SINH 2015

Đại Lễ Phục Sinh cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Harrisburg vào ngày thứ bảy 4 tháng 4 năm 2015 tại hội trường Trinity High School, thành phố Camp Hill, tiểu bang Pennsylvania được giáo đoàn Mẹ Thiên Chúa đảm trách tổ chức. Vào lúc 5 giờ 15 mọi người suy ngắm 14 chặng Đàng Thánh Giá và nghi thức Làm Phép Lửa được cử hành sớm hơn thường lệ vào lúc 6 giờ chiều. Theo cha quản nhiệm Phaolô Nguyễn Văn Thường cho biết đây là lần đầu tiên và sẽ là duy nhất Đức Giám Mục đương nhiệm của Giáo Phận Harrisburg cho phép chúng ta được phép tổ chức sớm như vậy vì theo Giáo Luật thì Đêm Canh Thức Phục Sinh không thể bắt đầu trước khi mặt trời lặn nên thường được bắt đầu vào lúc 8 giờ tối.

Xem Hình

Ngay từ sáng sớm ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, đã có rất đông giáo dân tập trung về hội trường Trinity High School để chuẩn bị ẩm thực cho buổi chiều. Sau đó vào lúc 2 giờ trưa nhiều người trở lại để chuẩn bị mọi việc cho ngày đại lễ và đêm Diễn nguyện như trang trí hội trường, cung thánh, âm thanh, ánh sáng… Mọi người thật vui vẻ cộng tác với nhau tạo nên một bầu khí hết sức yêu thương và hiệp nhất như anh chị em cùng một nhà.

Vào buổi chiều rất đông đảo giáo dân Việt Nam trong khắp địa phận đã tề tựu đông đủ về hội trường Trinity High School với những trang phục đẹp đẽ để mừng Chúa sống lại. Sau khi kết thúc 14 chặng Đàng Thánh Giá, cộng đoàn bước vào phần phụng vụ Đêm Canh Thức Vọng Phục Sinh. Cây Nến Phục Sinh đã được cha Giuse Nguyễn Văn Hóa đốt lên. Ngài đã làm phép nến phục sinh và cắm 5 dấu đinh với những lời dẫn giải: "Đức Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, là Alpha và Omega, nghĩa là khởi nguyên và tận cùng.” Ngọn lửa từ cây nến Phục Sinh đã được lan tỏa đến mọi giáo dân tham dự trong hội trường rộng lớn. Ánh sáng từ những ngọn nến lung linh đã làm rực sáng cả hội trường để hoà cùng cha chủ tế và đoàn rước tiến lên bàn Thánh để tiếp tục nghi thức của Đêm Vọng Phục Sinh.

Cha quản nhiệm Phaolô Nguyễn Văn Thường đã có một bài giảng rất ý nghĩa về Phục Sinh và ánh sáng Phục Sinh. Đại Lễ Phục Sinh là ngày lễ quan trọng nhất trong năm phụng vụ của người Kitô Giáo. Lý do là vì, như Thánh Phaolô đã nói trong thư gửi tín hữu Côrintô rằng: “Nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta là điều vô ích, chúng ta là những người khờ dại nhất vì chúng ta tin tưởng vào một điều hão huyền" (1 Cor 15,14). Người Kitô hữu tin rằng mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu đã hoàn tất lời tiên báo của biến cố Xuất Hành: giải phóng con người khỏi tội lỗi sự chết và dẫn đưa họ vào cuộc sống mới. Biến cố Phục Sinh của Chúa Kitô khẳng định quyền bính của Ngài trên sự sống và sự chết. Việc chiến thắng tử thần của Ngài đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới tràn trề hy vọng vào sự sống vĩnh cửu. Cha Thường cũng kêu gọi mọi người hãy mở lòng ra để đón nhận ánh sáng Phục Sinh của Chúa để nguồn sáng đó chiếu soi vào mọi ngõ ngách và đẩy lui tất cả những bóng tối ra khỏi tâm hồn mỗi người. Hãy để cho ánh sáng đó biến đổi chúng ta thành những con người mới. Ngài cũng mời gọi mọi người sau khi tham dự Đêm Canh Thức Phục Sinh hãy mang ánh sáng đó về gia đình mình cũng như vào trong xã hội và trong thế giới để làm cho mọi nơi, mọi người được chan hòa ánh sáng Phục Sinh của Chúa.

Biến cố Phục Sinh còn được ví như là Mùa Xuân của nhân loại, là mùa của sự tái sinh. Vào Mùa Xuân, mọi người mừng sự trở lại của sự sống mới sau những tháng dài lạnh giá, cây cối bắt đầu đâm chồi nẩy lộc và hoa lá bắt đầu đua nhau khoe sắc. CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THẬT RỒI – ALLELUIA Đó là lời ca hùng tráng, sống động, và thật điêu luyện của 60 thành viên ba ca đoàn: Sao Biển, Ave Maria và Mẹ Thiên Chúa, hòa cùng tiếng đàn Piano và kèn saxon như đã nâng bổng tâm hồn của tất cả người tham dự, và hân hoan đón mừng Chúa đã sống lại. Và kìa ánh đèn đã bật sáng khắp hội trường và Thiên Chúa hiện ra sáng chói trên bức màn trên lễ đài. Thêm vào đó là hình ảnh thật đẹp đẽ, sống động của em thiếu nhi nam nữ của giáo đoàn Lancaster như là những thiên thần bé nhỏ thật sinh tươi, trẻ trung đã tung tăng dâng lên Thiên Chúa những bình hoa phục sinh rất đẹp để trang điểm và đã làm cho quang cảnh được rực sáng trong Đêm Phục Sinh hôm nay. Khăn bàn thờ đã được trải, đèn nến đã được bật lên khiến cho hội trường chan hòa ánh sáng Phục Sinh của Chúa.

Cuối Thánh Lễ, ông Lê Văn Ninh, chủ tịch HĐMV GĐ Mẹ Thiên Chúa đã đại diện Giáo Đoàn cảm ơn hai cha và giáo dân trong cộng đồng đến tham dự và ông cũng đã chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất và cộng tác với nhau trong tinh thần hiệp nhất và yêu thương để Đại lễ Phục Sinh và đêm Diễn Nguyện của Giáo Đoàn được thành công tốt đẹp. Ông Ninh cũng mời ông Phạm Văn Tích chủ tịch CĐCGVN tại Harrisburg lên phát biểu. Ông Tích chúc mừng Đại lễ thành công tốt đẹp và cám ơn mọi người cùng hợp tác và về tham dự đại lễ đông đảo. Sau đó cha Thường thông báo là nhờ đặc ân của Đức Giám Mục chúng ta được cử hành Vọng Phục Sinh sớm nên giáo đoàn MTC có chương trình đặc biệt ĐÊM DIỄN NGUYỆN sau phần phục vụ ẩm thực ăn chiều cho mọi người.

ĐÊM DIỄN NGUYỆN được bắt đầu bằng tiết mục mở màn rất sôi động qua sự diễn xuất của khoảng 100 người gồm nhiều thành phần như các giáo lý viên, các huynh trưởng, và phần lớn là các em thiếu nhi đã gây sự bất ngờ, ngạc nhiên, thích thú của khán giả. Trong phần đơn ca và tốp ca có sự đóng góp xuất sắc của ca sỹ của giáo đoàn MTC như: anh Hào, Tuấn, Đạt, cô Kim hòa, Mỹ Vân, Thu thủy, Thúy Hạnh. Chuyện người đàn bà 2000 năm trước được trình diễn thật tuyệt vời của nhóm giáo lý viên trong đó nổi bật sự nhập vai của hai diễn viên chính: linh Mục của thày Nhật và người đàn bà của Thanh Nhã. Các vũ điệu và múa của nhóm ấu nhi giáo đoàn MTC, nhóm thiếu nhi thánh thể MTC, nhóm Thiếu Nhi thánh thể Lancaster, nhóm giáo lý viên MTC biểu diễn một cách rất chuyên nghiệp đã làm cho khán giả rất thích thú và tán thưởng. Hài kịch Sao anh nỡ đi tu của Tini và Tuấn đã đem đến cho mọi người những trận cười vỡ bụng. Múa Điệu hò ra khơi của các thanh thiếu niên giáo đoàn MTC thì thật hoành tráng, nghệ thuật và đầy ý nghĩa. Những hình ảnh đẹp và sinh động này đã được đăng trên trang web của giáo đoàn tại: www.vietcatholichbg.org. Rất nhiều tiết mục hôm nay do cha quản nhiệm dàn dựng cùng với biên đạo múa là cô Thanh Nhã. Phần dẫn dắt, giới thiệu chương trình do hai MC Hào và Tuấn phụ trách.

Đêm Vọng Phục Sinh đã được cử hành một cách hết sức long trọng và trang nghiêm sốt sắng. TUYỆT VỜI – TRÊN CẢ TUYỆT VỜI là những lời tán thưởng của giáo dân về đêm Diễn Nguyện. Đại lễ và đêm Diễn Nguyện đã thành công tốt đẹp là nhờ sự đóng góp của cha quản nhiệm, ca đoàn, các ban ngành, hội đoàn, rất nhiều giáo dân thuộc giáo đoàn Mẹ Thiên Chúa và sự tham dự đông đảo của giáo dân trong cộng đồng Công Giáo thuộc giáo phận Harrisburg. Sự thành công của Đại Lễ đã để lại những ấn tượng tốt và những cảm xúc khó quên trong lòng mọi người. Mọi người thật vui vẻ và ra về với lời hẹn hò sẽ trở lại vào Đêm Vọng Phục Sinh năm tới.

Đoàn Khoa,
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: An Nhiên
Tấn Đạt
21:24 10/04/2015
AN NHIÊN
Ảnh của Tấn Đạt
Ngồi thiền giữa nắng an nhiên
Tâm cười, trí cởi dưới hiên cổng trời.
(nđc)