Ngày 10-04-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cánh cửa chân chính dẫn vào cuộc đời!
Lm Nguyễn Hữu Thy
08:35 10/04/2008
Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh/A

Cánh cửa chân chính dẫn vào cuộc đời !


(Ga 10,1-10)

Trong cuộc sống xã hội hằng ngày, chúng ta ghi nhận có hai lớp người sống tùy thuộc một cách đặc biệt vào sự tiếp cận và quan hệ với kẻ khác như một nhu cầu cần thiết. Ðó là:

Lớp người thứ nhất là những người sống cần đến sự giúp đỡ của kẻ khác. Nhưng cả là một điều không đơn giản chút nào: Khi một người bị rơi vào con đường cùng – nghèo đói, bệnh tật, gặp tai ương hoạn nạn – và cần đến sự cứu giúp nâng đỡ của kẻ khác; thường họ chỉ gặp được thái độ dửng dưng, chối từ, chỉ gặp được những cặp mắt vô cảm, những đôi tai khép kín, những cánh tay bất động và cả con tim lạnh lùng. Người đó chỉ một mình quanh quẩn trong ngõ cụt của sự đau khổ của mình, chứ không tìm ra được lối thoát dẫn tới đồng loại. Vâng, những người sống tùy thuộc vào sự giúp đỡ của người khác, luôn cần đến sự tiếp cận của đồng loại.

Lớp người thứ hai là những người phải tiếp cận với những người khác, do nghề nghiệp, trách nhiệm và quyền hành của họ đòi hỏi, để hướng dẫn đại chúng. Ðó là: a) Các nhà chính trị: để chiếm được phiếu tín nhiệm của cử tri và để quảng bá lập trường chính trị của mình, họ cần phải tiếp cận với quần chúng. b) Các Linh mục quản xứ: để các hoạt động mục vụ của mình có hiệu quả, các ngài cần phải giao lưu gặp gỡ với các thành phần của giáo xứ. c) Các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục: để công việc giáo dục con cái và học trò của mình đạt được thành công, họ phải gần gũi và tiếp xúc với con cái.

Nói tắt, những ai muốn hướng dẫn hay phải hướng dẫn người khác, cần phải có sự tiếp cận với họ, cần phải tìm ra con đường dẫn tới các đối tác của mình.

Nhưng trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta lại thường gặp gỡ một số người khác mà người ta gọi là «hạng người khép kín». Họ là những người giống như những cánh cửa then gài chốt đóng kỹ càng. Người ta có thể giật chuông, gõ cửa hay gọi to tiếng, nhưng vẫn vô vọng, nhưng các cánh cửa vẫn bị khóa kín.

Tình trạng «khép kín», bất giao tiếp, thiếu thông thoáng, có thể bắt nguồn từ cách sống và tính nết của họ. Nhưng tình trạng khép kín đó cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân khác. Chẳng hạn khi người ta gõ sai cửa, hay khi người ta tìm đúng cửa nhưng lại dùng chìa khóa sai.

Một trong những cánh cửa sai lệch như thế, là: cánh cửa của ham mê quyền hành danh vọng, của hận thù, của lòng ích kỷ, địa phương tính, đố kỵ, v.v… Ai tìm cách đi qua loại cửa này, sẽ khó lòng tiếp cận được với những người đồng loại, ít là một cách lâu bền. Ai tìm cách đi qua loại cửa như thế, sẽ không vì lợi ích của những kẻ họ tìm tới. Họ chỉ lợi dụng người khác để đạt được tư lợi và tính háo thắng của họ mà thôi. Họ biến người khác thành những «con tốt», cốt làm bù nhìn cho họ điều khiển, sai khiến và trục lợi. Những ai tìm cách đi qua những loại cửa như thế để gặp gỡ người khác, thì chỉ gặp được những cánh cửa khép kín. Và nếu họ tìm cách bước qua các cửa đó bằng bất cứ giá nào để đi vào trong nhà, thì họ phải dùng tới bạo lực như những tên trộm cướp.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu đã nói chính Người là cửa dẫn ta tới cùng Thiên Chúa Cha và mọi người đồng loại. Ai tìm cách đi qua cửa đó để đến với Thiên Chúa, bằng một chiếc chìa khóa đích thực, người đó sẽ đi vào được và sẽ gặp được Người. Chiếc chìa khóa đích thực đó, thánh Phaolô đã chỉ cho chúng ta trong Thư gửi Titus: «Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại» (Tt 3,4). Vâng, tình yêu thương bác ái, tinh thần hòa giải, sự quảng đại và tha thứ, v.v.. là chiếc chìa khóa mà chúng ta có thể mở ra được lối đi dẫn đến với người khác qua cánh cửa chính trước mặt Thiên Chúa.

Người lạc quan vui tính – hay nói theo danh từ Kinh Thánh đã dùng là «lòng yêu thương» - thì dấn thân tham phần vào công cuộc xây đắp và nâng đỡ những người khác, để mọi cố gắng của họ được thành đạt, để mỗi người có thể phát huy trọn vẹn được bản sắc riêng của mình. Một người như thế là cánh cửa có thể mở ra cho hết mọi người từ cả hai phía, được mở bằng chiếc chìa khóa nhân bản và «lòng yêu thương». Thật vậy, qua lòng yêu thương của mình, người ta mở rộng cánh cửa lòng mình cho kẻ khác, và ngược lại người ta cũng tìm gặp được những cánh cửa đang mở rộng chờ đón họ từ phía những người khác.

Ðó chính chương trình sống của Ðức Giêsu, chương trình hướng dẫn nhân loại của Người, tức: không xúc phạm đến sự tự do của con người, không sai khiến, điều khiển họ, không gieo rắc sự sợ hãi, nhưng tham phần và chia sẻ cuộc sống với người khác, giúp đỡ người khác trong các cố gắng của họ, động viên và nâng đỡ người khác trong nỗ lực phát huy nhân cách họ; hay nói theo ngôn ngữ của bài Tin Mừng hôm nay là phục vụ người khác, «để họ được sống và sống một cách dồi dào» (Ga 10,10b).

Quan niệm sống như thế, tựa như một cánh cửa mở rộng dẫn tới những người khác. Chính Ðức Giêsu đã nhân danh Thiên Chúa đến với nhân loại cũng bằng cách thức đó. Vì thế, những ai đi qua cánh cửa như thế để đến với người khác thì được Thiên Chúa kêu gọi làm con cái của Người. Ðó là những người chân thành phục vụ đồng loại một cách vô vị kỷ, và qua đó, họ là những người thực sự thuộc về Thiên Chúa và được Người chúc phúc.
 
Thánh ca: Toàn Cầu Hãy Tung Hô Chúa
Khổng Vĩnh Thành & Phạm Xuân Thu
10:17 10/04/2008
 
Trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
15:59 10/04/2008
TRẢ CHO THIÊN CHÚA NHỮNG GÌ THUỘC VỀ THIÊN CHÚA

Buổi chiều ngày 5-9-1793, khách qua đường dừng chân hỏi cô bé chăn chiên:

- Em người làng nào?

Cô bé nhanh nhẹn thưa:

- Cháu người làng Maillé.

Người khách nói tiếp:

- Em làng Maillé hả? Tôi vừa chứng kiến cuộc hành quyết Cha Sở của em. Ngài đúng là vị thánh!

Cha Sở ấy chính là Cha Joseph Herbert. Ngài bị chém đầu vì cương quyết không thi hành các chỉ thị của hiến pháp cách mạng 1789 tại Pháp.

Cuộc đời Cha Herbert quả là cuộc đời vị mục tử gương mẫu. Cha là chủ chăn của hết mọi người, không trừ ai. Cha chia sẻ lo âu cùng niềm vui của con chiên bổn đạo. Vào những năm đói kém, Cha giúp đỡ cách riêng những gia đình nghèo. Dân trong làng - Công Giáo cũng như không Công Giáo - một mực hết lời khen ngợi Cha.

Khi cuộc cách mạng 1789 xảy ra, bọn cách mạng ban hành các chỉ thị chống Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Công giáo, Cha Herbert cương quyết từ chối thề hứa tuân theo các chỉ thị này. Cha nói:

- Tôi chỉ thề hứa trung thành với tổ quốc trong lãnh vực thuần túy trần gian. Tôi chỉ thề hứa trung thành với luật pháp quốc gia, khi luật pháp chính đáng, công bình và không trái nghịch với lề luật THIÊN CHÚA, lề luật Giáo Hội và lề luật tự nhiên.

Cha nói thêm:

- Tôi xin thề hứa trung thành với nước Pháp, tổ quốc thân yêu của tôi. Nhưng tôi từ chối thề hứa cho phép nhà nước quyền xen mình vào các việc thuộc lãnh vực tinh thần và thiêng liêng, vì đó là hai lãnh vực vượt ra ngoài quyền hạn của tất cả mọi vua chúa trên trần gian này. Các việc thiêng liêng và tinh thần chỉ thuộc về quyền duy nhất của Hội Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ mà thôi!

Giống như tất cả các Linh Mục chân chính của Giáo Hội Công Giáo Pháp thời bấy giờ, Cha Joseph Herbert nhận định rõ ràng rằng, hiến pháp cách mạng 1789, trong điều khoản nói về hàng giáo sĩ, chỉ nhằm mục đích tiêu diệt hàng giáo sĩ bằng cách cắt đứt mối giây liên hệ giữa các Linh Mục Pháp với Đức Giáo Hoàng Roma. Do đó, Cha Herbert không thể nào giơ tay thề hứa tuân theo hiến pháp, vì làm như thế tức là phản bội lương tâm!

Trong lá thư viết cho Đức Giám Mục giáo phận Lucon Cha Herbert tái tuyên xưng Đức Tin:

- Là con của tổ quốc và là công dân của xứ sở, con luôn luôn trả lại cho César những gì thuộc về César, nhưng con không từ chối trả lại cho THIÊN CHÚA những gì thuộc về THIÊN CHÚA. Con không hề nao núng sợ hãi. Trong các bài giảng, con không hề giảng dạy điều gì trái với trật tự công cộng. Con chỉ giảng những gì Đức Chúa GIÊSU KITÔ dạy dỗ chúng ta trong Phúc Âm của Ngài, cũng như chỉ lập lại các giáo huấn của Hội thánh tuyên dạy trong các Công Đồng. Với tất cả điều đó, con cảm thấy lương tâm bằng an và con tin tưởng THIÊN CHÚA là Đấng Thẩm Phán Chí Công sẽ ban cho con ơn can đảm hầu con quảng đại chết vì Đức Tin, nếu chính Ngài truyền dạy cho con phải làm như thế!

Và rồi chuyện phải đến đã đến. Cha Herbert bị vài con chiên bổn đạo phản bội. Họ tố cáo Cha nên Cha bị bắt giam. Cùng với việc bị bắt giam, Cha mất tất cả: mất quyền công dân, mất quyền thi hành chức vụ Linh Mục và mất sức khoẻ. Cha bị đối xử ngược đãi. Cha khẩn thiết xin tên đao phủ hành quyết Cha ngay trước nhà thờ xứ đạo của Cha.

Vài giờ trước khi bị bắn chết, Cha Joseph Herbert lấy giấy viết lá thư cuối cùng cho cháu gái thân yêu, sống tại họ đạo Maillé. Cha viết:

- Cậu hoàn toàn vô tội. Cậu chỉ chết vì Đức Tin. Cậu chết cho các bổn đạo và chết vì các bổn đạo. Nhưng cậu thật lòng tha thứ cho những ai tố cáo cậu.

Cuối thư Cha viết thêm:

- Cháu chuyển lời cậu chào thăm tất cả con chiên bổn đạo của cậu. Cậu đã chu toàn phận vụ của chủ chăn. Cậu dâng hiến mạng sống vì đoàn chiên. Hy vọng cái chết của cậu mang lại cho mọi người hoa trái tốt đẹp và dồi dào. Vào thứ năm này cậu sẽ bị xử tử, nghĩa là. . chút nữa đây, cậu sẽ chết!

... ”Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là Người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của THIÊN CHÚA. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không?” Nhưng Đức Chúa GIÊSU biết họ có ác ý, nên Người nói: ”Tại sao các người lại thử Ta, hỡi những kẻ giả hình! Cho Ta xem đồng tiền nộp thuế!” Họ liền đưa cho Người một quan tiền. Người hỏi họ: ”Hình và danh hiệu này là của ai đây?” Họ đáp: ”Của Xê-da”. Bấy giờ Đức Chúa GIÊSU bảo họ: ”Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da; của THIÊN CHÚA, trả về THIÊN CHÚA!” (Matthêu 22,16-21).

(La Documentation Catholique, 5/12/1993, trang 1019-1020)
 
Xin cho cánh đồng của Chúa có nhiều ''Thợ Gặt'' biết dấn thân phục vụ và sống xứng đáng với chức vụ
Lại Thế Lãng
16:38 10/04/2008
Xin cho cánh đồng của Chúa có nhiều "Thợ Gặt" biết dấn thân phục vụ và sống xứng đáng với chức vụ

“Lạy Chuá xưa Chúa đã phán: Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt…” là lời hát thuờng nghe đuợc vào những ngày Chúa nhật cầu cho ơn Thiên Triệu trong lịch Phụng vụ của Giáo hội.

Nghe lời hát này nhiều nguời cứ nghĩ đơn giản rằng Giáo hội muốn giáo hữu góp lời cầu nguyện để càng ngày càng có thêm nhiều linh mục, tu sĩ hầu đáp ứng con số giáo dân gia tăng theo thời gian. Hơn nữa cũng cần có thêm nguời dấn thân vào con đuờng tu trì để thay thế cho những mục tử đã gìa yếu, không còn khả năng phục vụ nữa.

Thật ra nghĩ như vậy là chưa hoàn toàn đúng. Giáo hội đặc biệt dành ngày Chúa nhật thư tư Phục sinh gọi là Chúa nhật Chúa Chiên Lành cũng là Chúa nhật cầu cho Ơn Thiên Triệu là Giáo hội còn nhìn xa hơn. Cần có thêm “thợ gặt” vì cánh đồng truyền giáo bao la bát ngát hãy còn để hoang vu ở nhiều nơi, nhiều chỗ. Hãy còn qúa nhiều người trên mặt đất này chưa biết Chúa vì vắng bóng nguời đi rao giảng tin mừng cứu rỗi.

Nhưng ngoài việc cầu nguyện để có đủ mục tử chăm sóc cho đoàn chiên đã có sẵn và cần có thêm nhiều “thợ gặt” để khai thác cánh đồng truyền giáo còn hoang phế, hẳn là Giáo hội còn muốn giáo hữu cầu nguyện cho sự thánh thiện và lòng nhiệt thành của các mục tử để các ngài biết sống giản dị, hy sinh và luôn tỉnh táo để biết rằng sống giữa thế gian nhưng không được theo thói tục thế gian hầu chu toàn bổn phận trong vai trò của mình. Nói cách khác Giáo hội mong muốn càng ngày càng có nhiều mục tử chân chính và giảm bớt đến mức tối thiểu con số mục tử chưa thật sự xứng đáng, chưa sống thật đúng đời tận hiến của các bậc tu trì.

Mục tử chưa xứng đáng là ai? Thưa là những mục tử thích sống an nhàn, chưa dốc toàn tâm toàn lực để hoàn thành trách vụ của nguời mục tử. Họ là những mục tử chưa sống đúng với tinh thần nghèo khó của nguời đã tuyên hứa từ bỏ tât cả để đi theo Chúa. Họ cũng là những mục tử thích huởng thụ hơn là hy sinh, đôi khi còn tiêm nhiễm thói hư tật xấu …

Có một câu chuyện vui kể về một linh mục ham ăn nhậu đến độ có lần uống qúa chén. Đến giờ làm lễ linh mục quýnh quáng mặc áo lễ chệnh choạng buớc ra làm lễ. Khi huớng về phía giáo dân, đầu óc linh mục còn nửa tỉnh nửa say cho nên thay vì nói lời chúc “Chúa ở cùng anh chị em” thì lời chúc lại biến thành câu hỏi “Chúa ở đâu rồi anh chị em?”. Tuy đây chỉ là một câu chuyện vui nhưng nó cũng phản ảnh phần nào thực trạng của một số linh mục còn ham mê thú vui vật chất, chưa thực sự sống cuộc sống đơn sơ, giản dị của nguời mục tử.

Một lần tôi đọc đuợc trên internet một câu chuyện hơi là lạ. Một giáo dân từ Mỹ về Việt Nam xin lễ nhưng bị linh mục chê ở Mỹ về mà xin lễ với bổng lễ “bèo” như vậy thì … xin lỗi. Tôi cứ tuởng đó là chuyện có một không hai ở trên đời nhưng không ngờ chính tôi cũng đã có lần gặp phải truờng hợp tuơng tự.

Tôi không rõ ở Việt Nam mỗi lần xin lễ giáo dân phải đưa bao nhiêu tiền nhưng hiện nay tại giáo xứ tôi đang ở (và tôi tin rằng ở các giáo xứ Mỹ khác cũng vậy) giáo dân chỉ cần 5 đôla nếu không đăng tên trong Bulletin của giáo xứ hay 10 đôla nếu có đăng tên để xin một ý lễ. Trong cuốn “Những Trang Nhật Ký Của Một Linh Mục” linh mục Nguyễn Tầm Thuờng kể trong một dịp sang Ấn Độ ngài đến dâng lễ tại một Dòng Kín và nhận đuợc một phong bì 50 ruppi cho ý lễ hôm đó. Linh mục cũng cho biết ở Ấn Độ trung bình một ý lễ là 30 ruppi (46.10 ruppi theo giá chợ đen hay 45.50 ruppi theo giá chính thức đổi đuợc 1 đôla Mỹ).

Theo “giá biểu” ở bên Mỹ tôi thường gửi 100 đôla về các giáo xứ nghèo ở Việt nam để xin dâng 10 ý lễ với ý nghĩ làm một công hai chuyện, vừa xin lễ lại vừa có thể giúp các linh mục tại các giáo xứ nghèo ở bên quê nhà. Thuờng thì mỗi khi tôi email hay gọi điện thoại hỏi truớc đều đuợc các linh mục vui vẻ đón nhận. Một linh mục còn nói với tôi cứ gửi về cho ngài càng nhiều ý lễ càng tốt để ngài dâng lễ lấy tiền mua vật liệu tu sửa nhà thờ. Nhưng cũng có lần bị một linh mục chê “Ở Mỹ mà như vậy thì thuờng qúa”. Linh mục tỏ vẻ ngần ngại không muốn nhận khiến tôi chưng hửng đành phải xin lỗi đã làm phiền linh mục. Tôi không dám bình phẩm gì về vịệc này chỉ cảm thấy hơi buồn.

Trong ngày Chúa nhật cầu cho ơn Thiên Triệu, giáo hữu cần cầu nguyện cho các linh mục và tu sĩ là những người đã dấn thân trong đời sống tu trì. Các ngài cũng chỉ là những con người yếu đuối không sao tránh khỏi những sai sót, lỗi lầm. Đặc biệt trong dịp này giáo hữu Việt Nam cần cầu nguyện nhiều cho các mục tử gỉa hiệu thuờng đuợc gọi là các linh mục và tu sĩ quốc doanh để họ sớm tỉnh ngộ mà quay về đường ngay nẻo chính. Mang danh linh mục, tu sĩ nhưng đức tin của họ đã bị lệch lạc, lối sống của nhiều người trong họ không còn là lối sống của nguời tin theo Chúa. Lời nói và việc làm của họ đi ngược lại với đường hướng của Giáo hội. Họ không tuân phục Tòa thánh, không vâng lời các Giám mục. Họ không còn thuộc về Giáo hội của Chúa nhưng vẫn mặc áo dòng và vẫn tự xưng là linh mục, tu sĩ.

Hẳn mọi người còn nhớ vào khoảng thời gian này năm ngoái dư luận thế giới xôn xao về việc một số giáo sĩ Ba Lan cộng tác với chế độ cộng sản trước đây. Những giáo sĩ này đã bí mật cộng tác với chế độ cộng sản và mới chỉ bị phát giác trong thời gian gần đây. Ngược lại các linh mục và tu sĩ quốc doanh tại Việt Nam đã công khai cộng tác với chế độ cộng sản. Những linh mục và tu sĩ quốc doanh này có thể lấy cớ bị áp lực hay bị bắt buộc phải cộng tác nhưng đó là chuyện của hơn 30 năm về trước kìa. Bây giờ khác rồi, họ có thể trở về với Giáo hội không còn khó khăn nữa. Vấn đề là họ có muốn hay không mà thôi.

Những mục tử gỉa hiệu này có người là đảng viên, là đại biểu quốc hội …, họ làm việc trong các “Ủy ban Đoàn kết” là tổ chức được lập ra nhằm lung lạc giáo hữu Công giáo. Trong hơn 30 năm qua họ đã cản bước tiến của Giáo hội trên quê hương, gây phiền muộn cho hàng giáo phẩm và khổ đau giáo dân Việt Nam. Thực chất họ chỉ là những con sói đội lốt mục tử. Có người đã không ngần ngại gọi những linh mục và tu sĩ quốc doanh là những kẻ đã bán linh hồn cho ma qủi.

Nhân nói đến chuyện bán linh hồn tôi nhớ đến một nhân vật trong một cuốn phim. Cuốn phim này tôi không được xem nhưng biết được nọi dung qua lời thuật của linh mục Vũ Minh Nghiễm trong một bài suy niệm của ngài.

Theo linh mục Vũ Minh Nghiễm thì cuốn phim được dàn dựng từ nhạc kịch Damn Yankees rất nổi tiếng trong thập niên 1950 tại New York. Vai chính của cuốn phim là Joe Boyd một người đã ngoài 40 tuổi. Ngay từ lúc còn nhỏ Joe hằng mơ ước được trở thành một ngôi sao sáng chói trong làng cầu baseball. Nhìn lại thấy mình đã ngoài 40 tuổi nhưng giấc mơ vẫn còn đó, Joe vẫn không ngừng mơ ước được trở thành một cầu thủ nổi tiếng.

Thế rồi một sự kiện bất ngờ đã xẩy đến. Một người lạ mặt tên là Applegate xuất hiện và nói với Joe rằng tuy chàng đã qúa tuổi để trở thành một cầu thủ nhưng Applegate có thể biến đổi Joe trở thành một thanh niên trai trẻ ở lứa tuổi đôi mươi. Applegate cũng nói có đủ quyền phép để biến giấc mơ của Joe thành sự thật. Kẻ có thể làm được những việc như thế là ai nếu không phải là Satan, quyền lực của bóng tối.

Joe biết rõ với Satan thì mọi việc đều có thể nhưng để đổi lấy giấc mơ kia chàng phải bán linh hồn cho nó. Joe rất phân vân nhưng cuối cùng chàng bằng lòng bán linh hồn với điều kiện là chàng có thể huỷ bỏ giao kèo nếu chàng muốn, vào trước ngày tranh tài để đoạt chức vô địch. Satan nghĩ một khi Joe đã đi qúa xa thì không thể nào quay trở lại để hủy bỏ giao kèo được nữa và nó bằng lòng việc mua bán với điều kiện nói trên.

Thế rồi Satan liền biến đổi Joe từ một người đã ngoài 40 tuổi thành một thanh niên 22 tuổi vạm vỡ, nhanh nhẹn, đầy nhựa sống. Joe lặng lẽ từ gĩa vợ con ra đi để bắt đầu cuộc đời mới đầy hứa hẹn.

Joe Hardy- tên gọi mới của chàng- đến Washington và xin gia nhập một đội banh ở đây như là một chân tập sự. Chỉ một sáng một chiều Joe Hardy đã trở nên một cầu thủ xuất sắc đựợc mọi người hâm mộ. Joe Hardy trở thành thần tượng của nhiều người. Joe không ngờ danh vọng của mình lại lên cao đến như vậy. Chàng không thể ngờ cuộc đời của chàng lại lên hương, hạnh phúc, tốt đẹp đến như vậy.

Thế rồi thời gian diễn ra cuộc tranh tài dành chức vô địch thế giới về môn baseball đã gần kề. Thời gian quyết định tuyệt đỉnh danh vọng của chàng cũng là thời gian giao kèo với Satan sắp đến ngày mãn hạn. Joe Hardy bỗng cảm thấy không còn hăng say với công việc. Càng lúc chàng càng cảm thấy như có một lỗ trống trong tâm hồn mà của cải, danh vọng, thú vui không lấp đầy được. Satan sắp xuất đầu lộ diện để bắt linh hồn chàng. Joe vô cùng sợ hãi nghĩ tới ngày đó và sau những dằn vặt cuối cùng Joe đã quyết định hủy bỏ giao kèo với Satan, không tham dự trận đấu. Từ đó Joe Hardy biến mất khỏi sân bóng một cách bí mật và bất ngờ giống như khi chàng xuất hiện. Ít ngày sau người ta thấy chàng trở về với gia đình dưới hình dáng của một người ngoài 40 tuổi tên là Joea Boyd.

Câu chuyện trên thật đáng để cho các linh mục và tu sĩ quốc doanh suy nghĩ. Hơn ai hết các linh mục và tu sĩ dù là linh mục và tu sĩ quốc doanh cũng đều biết lời Chúa trong sách Tin mừng của thánh Luca “Được lời lãi cả thế gian mà lỗ vốn mất linh hồn nào được ích gì”. Tự đặt mình ra ngoài Giáo hội thực ra các linh mục và tu sĩ quốc doanh cũng chẳng được lời lãi cả thế gian. Bất qúa họ chỉ được bố thí cho chút bả vinh hoa: bằng khen, mề đay, chút ít quyền lợi vật chất. Thử hỏi những thứ đó có đáng để đánh đổi cho phần rỗi linh hồn hay không?

Gần đây đã có một số nữ tu xin ra khỏi Ủy ban Đoàn kết. Đó là quyết định khôn ngoan. Các linh mục và tu sĩ quốc doanh khác hãy nhìn lại mình. Nói chẳng ai nghe, ra báo không ai thèm đọc mà mỗi năm tiêu phí của công qũy hàng mấy tỉ bạc. Nhà nước hẳn biết rõ điều đó cho nên việc dẹp bỏ các Ủy ban Đoàn kết nơi dung chứa các linh mục và tu sĩ quốc doanh sớm hay muộn cũng phải đến. Hỡi những người đi trật đường hãy mau quay trở lại. Như người cha trong dụ ngôn đứa con hoang đàng, Giáo hữu Việt Nam với tinh thần vị tha chắc chắn sẽ mở rộng vòng tay đón nhận những người sai đường lạc lối biết ăn năn trở lại. Các linh muc và tu sĩ quốc doanh, nhất là những vị tuổi tác đã cao hãy mau mau quay về kẻo không còn kịp nữa.

Vermont 10/4/2008
 
Giáo Hội và hình ảnh đàn chiên
Pt. Lorensô Ngô Thế Tòng
18:01 10/04/2008
Chúa Nhật III Phục Sinh

Giáo Hội và hình ảnh đàn chiên

Hôm nay Giáo hội mừng kính lễ Chúa Chiên lành. Các bài đọc nói về Chúa Giêsu như người Mục Tử nhân lành luôn chăm sóc cho đoàn chiên, Người đã thí mạng sống mình cho đàn chiên "được sống và sống dồi dào". Chúa Giêsu tự nhận mình là cửa của chuồng chiên, nơi mà khi đêm về, các chiên đi vào để nghỉ ngơi, an toàn rồi sáng sớm hôm sau sẽ lại được lùa ra đồng cỏ để được ăn uống thỏa thuê.

Giáo hội Chúa tựa như một chuồng chiên, các phẩm trật trong Hội thánh chính là những mục tử nhân lành mà Chúa muốn nhắc nhớ chúng ta qua các bài đọc hôm nay.

Chúa nhật hôm nay cũng được gọi là Chúa nhật cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu. Giáo hội kêu mời mọi người Kitô hữu hãy liên lủy cầu nguyện, để tâm nâng đỡ, khuyến khích và nuôi dậy con cái trở nên những con chiên ngoan hiền sẵn sàng lắng nghe và đi theo tiếng Chúa, hầu có nhiều người dâng hiến đời mình cho cánh đồng truyền giáo của Chúa.

Chuồng chiên ở ngoài đồng trống bên Do thái xưa cũng như nay, được vây bằng những tảng đá cao chừng một mét bốn bề, chỉ có một lối ra vào rất hẹp để ngăn ngừa thú dữ sát hại chiên, khi đàn chiên đã vào hết trong chuồng, người mục tử khi ngủ đã dùng thân xác mình làm cửa chắn ngang để sẵn sàng đối phó với mọi động tĩnh khi người hay dã thú xâm nhập muốn hại đàn chiên, đôi khi đã phải hy sinh mạng sống mình; như Chúa Giêsu vị mục tử nhân lành đã hy sinh mạng sống để canh giữ đàn chiên vậy.

Việc Chúa hiểu biết từng con chiên của mình như hình ảnh người cha ôm hôn đứa con hoang đàng hối lỗi quay trở về. Bởi vì dưới ánh mắt nhân từ, người cha đã thương cảm về sự yếu đuối dại khờ, nông nổi của đứa con khốn khổ, và hiểu thiện chí con mình muốn hối cải. Người cha đã chạy ra xa mừng rỡ đón nhận con. Hình ảnh này phản ảnh tình yêu và ơn tha thứ của Chúa qua bí tích hòa giải.

Chúng ta thường thấy hình ảnh Chúa Giêsu với cây gậy đang đi giữa đoàn chiên, khuôn mật hiền từ và ý chí kiên nhẫn chăm sóc các con chiên đang hiện rõ trên ánh mắt trìu mến của Người, ở một bức hình khác, ta thấy Chúa đang vác một con chiên trên vai, nó bị thất lạc, Người tìm thấy nó mang về với đàn chiên của mình, đây chính là cách thế mà Chúa hằng chăm sóc những con chiên trong đàn chiên của Giáo hội Chúa ở trần gian.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho ơn thiên triệu, xin Chúa ban nhiều linh mục để Giáo hội có nhiều mục tử chăn dắt đàn chiên trên mọi cánh đồng truyền giáo, muốn được như vậy, mọi tín hữu không những bằng lời cầu nguyện, mà con bằng cả những đóng góp và hy sinh trong công việc quản trị, thánh hóa và chăm sóc đàn chiên của Chúa. Tại các giáo xứ, mọi tín hữu quy tụ quanh cha xứ và chung tay phụ giúp các công tác mục vụ của ngài, việc cử hành phụng vụ, việc chăm sóc các người đau yếu, gìà nua neo đơn, việc thi hành công tác bác ái với những anh em khó nghèo vô gia cư, thất nghiệp đói khổ, nhất là công việc truyền giảng tin mừng Chúa Kitô cho những anh em chưa biết đến Chúa.

Tất cả đòi hỏi sự cộng tác của mọi giáo hữu, cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, chúng ta còn có bổn phận phải đóng góp chính con cái của mình cho ơn gọi làm linh mục tu sĩ, hãy bắt đầu bằng việc xây dựng một gia đình thánh thiện, hạnh phúc, thứ đến là việc dạy dỗ con cái trở nên những giáo dân đạo hạnh Cho con em theo học các trường Công giáo để chờ đợi và sẵn sàng hiến dâng cho Chúa theo tiếng gọi của Người. Chúng ta cũng hãy tu luyện cá nhân, hãm mình ép xác, tập cho mình những nhân đức căn bản và tự thánh hóa bản thân; sau đó sống cuộc sống hiền hoà yêu thương, và nên gương sáng cho con cái, anh em trong gia đình, xóm giềng lân bang và nhất là ngoài cộng đồng xã hội.

Hãy đóng góp cho Chúa những người thợ gặt khỏe mạnh, cần cù và đức độ, đây chính là việc cộng tác để xây đắp chuồng chiên Chúa kiên cố hơn. Trước mắt chúng ta có biết bao gương sáng trong ơn gọi. Hơn ba chục năm qua, Cộng đoàn này đã đóng góp cho Chúa được hàng chục mục tử. Và tương lai sự đóng góp ấy vẫn còn tiếp tục lớn mạnh. Đóng góp nhân lực vẫn chưa đủ, chúng ta cần phải cầu nguyện xin Chúa gìn giữ và thánh hóa các linh mục, để các ngài trở nên những đấng chăn chiên nhân lành theo lòng mong ước của Chúa.

Các linh mục được ủy thác bởi các giám mục chăm sóc đàn chiên Chúa, phụ giúp với các ngài là các phó tế. Các linh mục chính là những mục tử mà Chúa nói đến trong phúc âm hôm nay; là người cha tinh thần của cả đoàn chiên, các cha luôn chăm sóc mọi con chiên của mình, ngài ân cần nâng đỡ những con chiên đau yếu, băng bó những con chiên thương tật và ủi an những con chiên đau buồn. Giáo hội kỳ vọng vào các cha trong việc hướng dẫn chăm sóc và chữa lành về tâm linh của mọi tín hữu, bằng việc ban phá các ơn ích qua các phép bí tích và cử hành các nghi thức phụng vụ,

Việc cộng tác với cha xứ là điều mà Chúa hằng kêu mời chúng ta; để các cha có thể mang đến sức sống dồi dào cho cộng đồng dân Chuá, tăng thêm ý chí và đức tin cho tòan thể giáo dân của Ngài. Bằng những lời giảng dạy, gương sáng và cuộc sống hiền hòa, khiêm nhường, yêu thương; các cha sẽ sốt sắng hơn trong nhiệm vụ thánh hóa, nuôi dưỡng và chữa lành cho mọi con chiên trong xứ.

Trong mọi hoàn cảnh, các linh mục vẫn luôn lo lắng về những an nguy cả tâm linh lẫn thể xác cho mọi giáo hữu. Đối với đàn chiên, vị chủ chăn luôn luôn tỉnh thức và cảnh giác để sẵn sàng bảo vệ đàn chiên của mình, nhất là luôn đối xử đại lượng, bao dung, vị tha và công bình với hết mọi tầng lớp trong xã hội, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, thân hay sơ. Sự công bằng đối xử là nền tảng cho tình hiệp nhất chống lại bao giông bão chia rẽ trong cộng đoàn. Những bất công dù nhỏ cách mấy cũng sẽ là đầu mối tạo nên nhiều chán chường cho cả đoàn chiên. Vị mục tử nhân lành phải luôn biết hy sinh tất cả vì đàn chiên của mình.

Để có được yêu thương và sự sống an lành, để được hưởng cuộc sống trường sinh Chúa hứa, chúng ta cần phải biết lắng nghe và đi theo tiếng Chúa, chứ không phải tiếng gọi của thế gian; biết dõi bước theo những giáo huấn của Mẹ Giáo hội và đừng đi theo những đam mê bất chính của gian trần.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho các các gia đình trong xứ được bình an và nhiều ơn Chúa, xin ban cho Giáo hội có thêm nhiều mục tử, biết sống hiền từ nhân ái và khiêm nhu; biết hy sinh cho đàn chiên được sống dồi dào.
 
Người chăn chiên và kẻ trộm
Phaolô Phạm Xuân Khôi
18:07 10/04/2008
Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm A

NGƯỜI CHĂN CHIÊN VÀ KẺ TRỘM

Hôm nay Hội Thánh mừng Lễ Chúa Chiên Lành và cầu nguyện cho ơn kêu gọi. Vậy Chúa Chiên Lành là ai và cầu nguyện cho ơn kêu gọi là gì?

Thường khi nói đến chủ chăn hay chúa chiên là chúng ta nghĩ ngay đến các Giám Mục và Linh Mục. Cũng thế, khi nói đến ơn kêu gọi là chúng ta nghĩ đến ơn gọi Linh Mục và tu sĩ. Có thật sự Chúa chỉ trao nhiệm vụ chăn chiên cho hàng giáo sĩ và chỉ gọi người ta đi tu mà thôi không, hay là Người còn gọi và trao nhiệm vụ này cho nhiều người khác nhau?

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói rõ: “Ta là cửa chuồng chiên.” Để hiểu thế nào là cửa chuồng chiên, chúng ta nên biết rằng vào thời Chúa Giêsu ở Palestine, nghề chăn chiên là nghề du mục. Người chủ chiên và những người chăn chiên làm việc cho ông dẫn chiên đi khắp nơi để ăn cỏ và tìm nước uống. Đêm đến thì chiên được quây vào một chỗ và chỉ có một lối vào. Thay vì cổng thì người chủ chiên nằm ngay ở lối vào này. Ai muốn vào đàn chiên thì phải đi qua lối này. Nếu xé rào mà vào thì là kẻ trộm.

Chỉ có một Chúa Chiên Duy Nhất là Đức Kitô

Dựa vào Lời Chúa hôm nay, chúng ta có thể khẳng định rằng ngoài Đức Kitô ra thì không còn có một Chúa chiên nào khác. Người là cửa duy nhất để vào đàn chiên. Ai muốn làm con chiên của Người thì phải nghe tiếng Người và đi theo Người. Nhưng Chúa chiên thường cũng có nhiều người khác phụ Người mà chăn chiên. Ai muốn chăn chiên cho Người thì phải qua Người mà ra vào đàn chiên. Nghĩa là phải phục vụ vì danh Chúa.

Tất cả chúng ta được mời gọi làm kẻ chăn chiên cho Người

Không phải chỉ có các giáo sĩ và tu sĩ mới được mời gọi làm kẻ chăn chiên cho Chúa mà tất cả chúng ta, qua Bí Tích Thanh Tẩy, cũng được Chúa mời gọi làm người chăn chiên cho Người, mỗi người trong phạm vi và hoàn cảnh của mình.

1. Nếu còn độc thân thì con chiên của chúng ta chính là linh hồn, thân xác và tương lai của chúng ta. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta làm chủ chính mình và quy hướng tất cả về Chúa.

2. Nếu có gia đình thì đàn chiên mà Thiên Chúa trao cho chúng ta chính là gia đình và con cái chúng ta.

3. Nếu là Giáo Lý viên, thầy cô, hay người lãnh đạo các đoàn thể trong cộng đoàn, thì đàn chiên chính là các học sinh hay đoàn viên của các đoàn thể Chúa trao.

4. Nếu là các Giám Mục, Linh Mục, hay tu sĩ thì đàn chiên chính là các giáo phân, giáo xứ hay cộng đoàn mà Chúa trao.

Nói tóm lại, Chúa mời gọi tất cả mọi người chăn chiên cho Người tùy theo đấng bậc của mình. Đối với Chúa, chăm sóc một đàn chiên nhỏ bé như bản thân, gia đình hay lớp học cũng quan trọng như chăm sóc một giáo xứ, một giáo phận hay cả Hội Thánh Hoàn Vũ, vì cá nhân và gia đình chính là những viên gạch căn bản để xây dựng những cơ sở khác của Hội Thánh.

Cầu nguyện cho ơn gọi

Muốn có nhiều ơn gọi tu trì thì trước hết cần phải có nhiều giáo dân thánh thiện. Cá nhân có thánh thiện thì gia đình mới thánh thiện. Và những cá nhân và gia đình thánh chính là những tác nhân mà Chúa dùng để thánh hóa xã hội như men được trộn trong bột. Những gia đình thánh thiện trong một xã hội tốt lành sẽ là những vườn ươm ơn gọi tu trì. Sở dĩ xã hội Âu Mỹ ngày nay thiếu ơn kêu gọi tu trì bởi vì gia đình và xã hội bây giờ chỉ là những vườn ươm cây cằn cỗi hoặc bị bỏ hoang.

Muốn có nhiều tín hữu và gia đình thánh thiện thì cần phải có nhiều Linh Mục, tu sĩ và Giáo Lý viên thánh thiện. Truyền đạo bằng lời nói thì thật dễ dàng, nhưng không đưa đến kết quả nếu lời nói không đi đôi với việc làm.

Vậy ơn gọi giáo dân và ơn gọi tu trì quấn quyện với nhau, bổ túc cho nhau và không thể tách rời nhau được. Nếu chúng ta cầu nguyện cho có nhiều Linh Mục thánh thiên mà quên cầu nguyện cho có nhiều giáo dân thánh thiện thì lời cầu nguyện của chúng ta khó mà thành tựu!

Chúa cần những người chăn chiên chân chính chứ không cần kẻ trộm hoặc người làm thuê

Người chăn chiên chân chính là người (1) “qua cửa mà vào”, tức là làm việc vì Chúa (Chúa là cửa), (2) sẵn sàng “hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên,” nghĩa là biết quên mình, biết hy sinh thì giờ, tiền bạc, danh vọng và ngay cả mạng sống mình cho những ngưởi Chúa trao phó cho mình. Họ không hành động như kẻ trộm hoặc kẻ làm thuê.

Kẻ trộm: Như Chúa đã nói, những người “không qua cửa mà vào chuồng chiên thì kẻ trộm cướp” (Ga 10:1). Tất cả những ai làm việc cho Chúa vì mục đích riêng chứ không phải để vinh danh Chúa đều bị Chúa coi như kẻ trộm vì đã “không qua cửa mà vào.” Những người ấy không những chỉ ăn trộm và hại chiên mà còn ăn cắp cả vinh danh của Thiên Chúa.

Kẻ làm thuê: “Một người làm thuê không phải là mục tử, và đàn chiên không phải là của anh ta, nên khi thấy sói đến thì anh ta bỏ đàn chiên mà chạy trốn. Nên sói bắt chiên và làm chúng bị tan tác, vì anh ta làm thuê nên không lo lắng gì cho đàn chiên” (Ga 10:12-13). Tất cả những ai làm việc cho Chúa mà còn mong muốn được tiếng khen hay phần thưởng, hoặc muốn được thấy kết quả, đều là những kẻ làm thuê, vì mong được chủ trả lương.

Ngày xưa mỗi khi nói đến ơn gọi, thường người ta chỉ nghĩ đến ơn gọi tu sĩ mà quên rằng ơn gọi chính của mọi Kitô hữu là ơn gọi nên thánh. Nên thánh là trở nên giống Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Nhân Lành. Nên thánh là theo gương Chúa Giêsu, chết cho tội lỗi để sống lại với Người. Nên thánh là vác thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa. Và hôm nay Hội Thánh nhắc nhở cho chúng ta là hãy “qua cửa mà vào” nghĩa là chỉ phục vụ những người Chúa trao phó cho chúng ta vì một động lực duy nhất là yêu Chúa và làm vinh danh Chúa mà thôi. Có như thế chúng ta cũng nên giống Chúa làm mục tử nhân lành nơi đàn chiên nhỏ bé mà Người trao phó cho chúng ta. Một khi bản thân chúng ta được thánh hóa, thì gia đình chúng ta và xã hội này cũng được thánh hóa, và như thế vườn ươm ơn kêu gọi tu trì của Hội Thánh lại trở nên mầu mỡ.

Lạy Chúa xin thánh hóa mỗi người chúng con, đặc biệt là các Linh Mục của Chúa để chúng con trở thành những người chăn chiên tốt lành, biết làm mọi vì yêu mến Chúa chứ không phải như kẻ trộm có những ẩn ý riêng tư, hay như người làm thuê chỉ mong được thưởng mà thôi. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:59 10/04/2008
XE ĐẠP CỦA PHÁN PHÁN

N2T


Sáng chủ nhật ánh mặt trời tươi đẹp, trời cao không mây. Gấu mèo mẹ đẩy cửa sổ ra, hít một hơi không khí trong lành, nói: “Trời hôm nay thật là đẹp, chút xíu nữa gia đình Thác Bì đến ăn cơm, mình phải đi chợ mua thức ăn và trái cây.”

Phán Phán đang ngủ nướng trên giường nghe mẹ nói đi chợ, lập tức phấn khởi nhảy ra khỏi giường, chạy đến trước mặt gấu mẹ, kéo cổ tay gấu mẹ và nói: “Má, con cũng đi chợ nữa.”

Gấu mẹ không muốn dẫn Phán Phán đi, nhưng sợ nó buồn nên nói: “Ngoan mà, hôm nay má không dẫn con đi được, nếu con nghe lời má thì ngày mai ba sẽ mua cho con chiếc xe đạp.”

Phán Phán nghe như thế thì lớn tiếng nói: “Được rồi, vậy thì con không đi, con nhất định sẽ nghe lời má.”

Hai ngày sau, gấu mẹ từ nhà bạn trở về, ngay từ đàng xa đã thấy Phán Phán cưỡi xe đạp chạy chung quanh nhà, Phán Phán vừa thấy mẹ trở về vui vẻ nói: “Má, mau đến coi, ba mua cho con chiếc xe đạp nè.”

Gấu mẹ giận dữ, xồng xộc vào nhà hỏi gấu ba: “Tại sao ông mua xe đạp cho nó hử, hôm qua tôi chỉ nói đùa với nó mà thôi.”

Gấu ba nói: “Nếu Phán Phán biết em lừa dối nó, thì sau này nó cũng nói dối với em, như vậy sau này Phán Phán lớn lên sẽ trở thành đứa con thích lừa dối. Nếu muốn dạy dỗ con cái, thì trước tiên chúng ta nếu nói được thì phải làm được !”

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Thành thực thủ tín là một đức hạnh tốt, muốn được sự tôn trọng và tín nhiệm của người khác, thì trước tiên mình phải làm một người tôn trọng chữ tín, bởi vì nếu chúng ta không tôn trọng chữ tín, không thực hành lời đã hứa thì không ai tin mình cả, mà một khi sự tín nhiệm đã mất đi thì khó mà lấy lại được.

Lời nói và việc làm luôn đi đôi với nhau của gấu ba, chính là gương mẫu tốt nhất của chúng ta noi theo vậy.

Một trẻ em biết giữ chữ tín thì anh hùng hơn cả anh hùng đánh đông dẹp tây.

Các em thực hành:

- Tập giữ lới hứa với Chúa Giê-su, đã hứa thì cố gắng thực hiện.

- Không nói dối bạn bè và người khác.

- Luôn giữ lời hứa với mình.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 10/04/2008
N2T


19. Yêu mến rước lễ thì có thể cứu người từ trong tội, củng cố thiện chí của con người.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mục tử chân chính
LM Trần Xuân Lãm
20:31 10/04/2008
Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh

Mục tử chân chính

Mục tử là thuật ngữ Cựu ước dùng để chỉ về Chúa. Trong Sáng thế ký, Gia-cóp tuyên xưng Chúa là Vị mục tử của ông từ lúc ông sinh ra. Trong thánh vịnh 23, David nói: “Chúa là mục tử của tôi, tôi chẳng còn thiếu thốn chi”. Tiên tri Isaia nói Chúa sẽ dẫn đưa Do thái khỏi chốn lưu đầy, như mục tử vác chiên trên vai (40:11). Trong Cựu ước, đã có những mục tử chính danh làm đúng ý Chúa như David, Mô-sê. Nhưng cũng có những mục tử xấu không làm tròn bổn phận. Với hạng này, tiên tri E-zê-ki-en đã cảnh cáo: “Khốn cho những mục tử nhà Is-ra-en là những kẻ, thay vì chăm sóc đàn chiên, lại chỉ chăm sóc chính mình” (Ez 34:2)

Có nhiều hình ảnh và tính cách chỉ về mục tử, cần làm rõ nét:

1-Mục tử gọi đích danh chiên của mình:

Tại Palestine, người ta thường vây hàng rào cao để lùa chiên vào và canh giữ. Cửa được mở ra mỗi buổi sáng. Chiên xem ra sợ sệt lúc ra khỏi chuồng cũng như khi trở về buổi chiều. Chỉ khi chúng nghe tiếng mục tử, chúng bắt đầu tiến lên, và khi chúng nghe mục tử gọi tên, chúng bước ra. Chúa yêu chúng ta, Chúa gọi đích danh từng người, chúng ta theo Chúa và chúng ta sẽ được cứu thoát.

2- Mục tử bước đi trước chiên:

Nhiều nơi, như ở Australia, mục tử dùng gậy hoặc dùng chó để hướng dẫn chiên. Nhưng ở Palestine, mục tử đi trước, chiên bước theo sau. Hình ảnh này nói lên Chúa dẫn dắt ta, không phải Ngài lùa ta đi. Ngài đi trước ta, ta tin tưởng bước theo Ngài.

3-Cửa chuồng chiên:

Khi chiều buông, đàn chiên không kịp về chuồng trước nửa đêm, thì mục tử lùa chiên vào trong hang, rồi anh ta nằm chắn ngay lối vào. Chiên sẽ không lang thang đi ra ngoài. Và thú dữ cũng chẳng có thể vào hang bắt chiên. Mục tử tự làm cho mình thành cửa chuồng chiên. Không một ai ra hay vào mà không bước qua anh ta. Qua hình ảnh tuyệt đẹp này, Chúa Giê-su cho ta biết chẳng có ai đến được với Thiên Chúa mà không qua Ngài.Ta chỉ được cứu thoát vì tin và đi theo tiếng gọi của Chúa Giê-su, Đấng được Thiên Chúa sai đến.

4-Kẻ trộm và cướp bóc:

Những ai không qua cửa mà vào thì không phải mục tử mà là kẻ trộm và kẻ sát hại. Ai không qua Chúa Giê-su thì kẻ ấy kéo bày chiên xa rời Thiên Chúa. Thánh Gioan ám chỉ các lãnh đạo Do-thái. Bởi họ đã trục xuất Chúa Giê-su và các môn đệ của Ngài ra khỏi hội đường của họ. Gio-an ví họ những kẻ bỏ mặc đoàn chiên cho trộm cắp và sát thủ.

Quả thực Chúa là Mục tử: “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi” (TV 23)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo Hội Công Giáo Phi Luật Tân được chính phụ tin tưởng xin giúp phân phát lương thực
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:20 10/04/2008
Manila (AsiaNews) - Do giá gạo tăng cao và một số quốc gia quyết định cắt giảm việc xuất khẩu gạo, chính phủ và Giáo Hội Công Giáo Phi Luật Tân đã đưa ra chương trình hành động chung nhằm đương đầu với tình trạng thiếu gạo, loại lương thực thiết yếu ở đất nước này. Với sự trơ giúp của Giáo Hội, Bộ Nông nghiệp sẽ phân phối ít nhất 50.000 bao gạo cho người nghèo mỗi tuần trên nhiều giáo xứ của thủ đô Manila.

Hôm 07/04/2008, Arthur Yap, viên chức Bộ Nông nghiệp và Đức Cha Broderick Pabillo, Giám mục Phụ tá của Manila, đồng thời là Chủ tịch Văn phòng Quốc gia về hoạt động xã hội (NASSA) của Hội đồng Giám Mục Phi Luật Tân (CBCP) đã đồng ý thực hiện chương trình ở giáo phận trung tâm Manila và sau đó sẽ mở rộng ra toàn quốc. Chính phủ đã yêu cầu Giáo Hội giúp đỡ vì dường như một số bao gạo dự trù phát cho người nghèo đã “hô biến”. Vấn đề lớn đến nỗi làm cho Bộ này phải phân phối gạo trong những túi 1 kg thay vì bao 50 kg như thông thường nhằm kiểm soát việc phân phối tốt hơn.

Gạo sẽ được phân phối ít nhất ở 30 giáo xứ trên tổng số 80 giáo xứ của Tổng Giáo phận Manila. Ông Yap đã bảo đảm với NASSA sẽ cung cấp gạo đều đặn cho các văn phòng lương thực quốc gia tại các giáo xứ để bán với giá 18.25 pêsô/kg (khoảng 7.500 đồng VN). Chỉ trong vòng vài tháng trở lại đây, giá gạo đã tăng đến 50 phần trăm và Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Ai Cập (vốn chiếm hơn một phần ba trữ lượng xuất khẩu gạo) đã cắt giảm sản lượng xuất khẩu để bảo vệ nguồn cung nội địa và giá cả trong nước. Ngân hàng Thế Giới và Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo rằng ít nhất sẽ có 33 quốc gia sẽ bị “phản kháng xã hội” do tăng giá lương thực và năng lượng. Nguy cơ đầu cơ tích trữ cũng là một vấn đề, nên hôm 26/03, ông Yap cho hay sẽ gia tăng trữ lượng nhập từ 1.9 triệu tấn năm 2007 lên 2.7 triệu tấn năm nay để tránh nguy cơ này. Chính phủ cũng sẽ phân phối gạo cho các sinh viên trường công và sẽ đẩy mạnh công nghệ trồng trọt tốt hơn cũng như sử dụng các kỹ thuật mới để khắc phục tình trạng thiếu gạo.

Các giám mục cũng đã phản ứng một cách tích cực. Đức Cha Luis Antonio G. Tagle, Giám mục của Imus cho hay rằng chính phủ cũng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cộng tác của người Công Giáo, và ngài sẽ bổ nhiệm ngay hai người phối hợp hoạt động với NASSA.

Nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo nhận xét rằng đất trồng trọt của đất nước này có tiềm năng cung cấp lương thực cho tất cả 91 triệu cư dân. Vì lý do này, ngài Rex Reyes, Tổng thư ký Hội đồng quốc gia các Giáo Hội Phi Luật Tân nhận xét rằng “đừng chỉ trách mắng thiên nhiên vì cuộc khủng hoảng lúa gạo này”. Còn Đức Cha Paciano Aniceto, giám mục của Pampanga và là Chủ tịch ủy ban gia đình và sự sống của CBCP đã chỉ trích các nghị sĩ cho rằng cuộc khủng hoảng gạo hiện nay “do quá đông dân số”, trong khi đó vấn đề nằm ở chỗ “thiếu năng lực quản lý” trong một bộ phận chính phủ. Ngài giải thích: “Chính phủ nên ủng hộ nông dân. Nên giúp họ trong việc làm cho đất phì nhiêu, việc tưới tiêu và vận chuyển sản phẩm của họ, đồng thời phải giúp họ giải quyết những tranh chấp về đất trồng trọt như trường hợp các nông dân ở Sumilao”, nơi chính phủ lấy 144 hecta đất trồng trọt của nông dân để cấp cho Tập đoàn San Miguel thực hiện các dự án.
 
ĐTC Benedetto XVI: “Ơn Gọi phục vụ sứ mệnh truyền giáo trong Giáo Hội”
Hồng Ân
10:23 10/04/2008
ĐTC Benedetto XVI: “Ơn Gọi phục vụ sứ mệnh truyền giáo trong Giáo Hội”

Chúa nhật IV Phục Sinh năm nay, 2008, Giáo Hội cử hành ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn gọi. ĐTC Benedetto XVI ban hành sứ điệp cho Chúa Nhật Chúa Chiên Lành với chủ đề: “Ơn Gọi phục vụ sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội”. Sứ điệp được tóm lược như sau:

Khởi nguồn từ Kinh Thánh, ĐTC nhắc nhớ rằng ơn gọi xuất phát từ Thiên Chúa. Trong Cựu Ước Thiên Chúa chọn gọi Môsê để giải thoát dân người khỏi ách nô lệ (Xh 3,10-12); sau đó Thiên Chúa chọn gọi các Tiên Tri để loan báo sứ điệp của Ngài. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu chọn và gọi các tông đồ để các ngài “ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19), và Ngài bảo đảm với các ông rằng “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Bản chất Giáo Hội là truyền giáo, vì thế, “ơn gọi truyền giáo gắn kết cách đặc biệt và mật thiết với Thiên Chức Linh Mục”.

ĐTC xác tín rằng “Chúa Giêsu Kitô là Đấng hoàn thành lời hứa” đã được thực hiện trong dòng lịch sử. Quả vậy, công đồng Vaticano II nhấn mạnh: “Để chu toàn thánh ý Chúa Cha, Đức Giêsu đã khai nguyên nước trời nơi trần gian, mặc khải cho chúng ta mầu nhiệm của Ngài, và thực hiện việc cứu thế” (LG 3). Điều này được thể hiện trong sứ vụ công khai của Ngài: chạnh lòng thương xót đàn chiên không người chăn dắt (cf. Mt 9,36); chọn gọi các tông đồ để họ “cho họ ăn” (Mt 14,16), kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện để “chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9,38).

Được Thiên Chúa kêu gọi, các tông đồ rao giảng và làm chứng về Tin Mừng cứu độ, là Chúa Kitô chịu chết và phục sinh. Điều này được thuật lại trong sách Công Vụ các Tông Đồ. ĐTC nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Thần, là “Đấng khởi xướng và thúc đẩy những người nam và người nữ tận hiến đời mình cho Chúa Giêsu Kitô” (cf. Cv 15,26); trong đó Thánh Phaolô là một đại diện xuất chúng cho Ơn Chúa Thánh Thần để thánh nhân trở thành một nhà truyền giáo vĩ đại xuyên các thế kỷ (Rm 1,1).

“Tình yêu Chúa Kitô” (2 Cor 5,14) chính là động lực thúc đẩy các tông đồ và các tôi tớ nam nữ hiến mình phục vụ cho Thiên Chúa. Công Đồng Vaticano II dạy rằng: “dù mọi môn đệ Chúa Kitô đều có bổn phận góp phần vào công cuộc gieo vãi đức tin, nhưng Chúa Kitô luôn gọi, trong số các môn đệ, những kẻ chính Ngài muốn, để họ ở với Người và Người sai đi giảng dạy muôn dân” (Ad Gentes 23). Quả vậy, tình yêu Chúa Kitô được rao giảng cho tha nhân, không chỉ bằng lời nói và hành động, mà còn bằng cả cuộc sống.

ĐTC nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của ơn gọi Linh Mục. Chính họ là những người rao giảng Lời Chúa, cử hành các bí tích, cách riêng Thánh Thể và Hoà Giải; chính họ là những người đến với tha nhân, cách đặc biệt những người đau khổ, bé nhỏ, nghèo hèn và tất cả những ai đang gặp khó khăn trong đời sống. Qua mầu nhiệm Linh Mục, Chúa Giêsu hiện diện giữa mọi người trên khắp mọi nẻo đường trong thế giới ngày nay.

“Đời sống Thánh Hiến góp phần không nhỏ trong việc truyền bá phúc âm”, ĐTC trưng dẫn giáo huấn của công đồng Vaticano II: “các dòng tu nam nữ, các hội dòng hoạt động và chiêm niệm, đã và đang góp phần rất lớn trong việc rao giảng Phúc Âm cho thế giới” (AG 40). Đời sống cầu nguyện liên lỉ, cá nhân và cộng đoàn, vì lợi ích của toàn thể nhân loại; các hoạt động bác ái luôn làm chứng cho thế giới về tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.

“Việc giáo dục đức tin cho người trẻ” là thật sự khẩn thiết, góp phần vào trách nhiệm rao giảng phúc âm và thể hiện tình liên đới với nhau. ĐTC nêu lên một số cách thế trong việc truyền giáo: “hồng ân đức tin thúc đẩy mọi tín hữu có trách nhiệm rao giảng Tin Mừng”, được thực hiện “qua đời sống cầu nguyện, giảng dạy, giáo lý, cử hành phụng vụ”, và “qua hoạt động bác ái, việc đồng hành thiêng liêng, kế hoạch mục vụ và lưu tâm đến ơn gọi”.

“Chỉ khi được nuôi dưỡng trong môi trường thiêng liêng thì mới nảy sinh ơn gọi Linh Mục và đời sống Thánh Hiến”. Cộng đoàn kitô hữu là cộng đoàn rộng mở; công việc truyền giáo, làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa, phải là công việc của cả cộng đoàn. Noi gương Mẹ Maria, Đấng đón nhận ân sủng của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội sống đức tin và tình yêu của mình để làm trổ sinh hoa trái trong công việc truyền giáo.

Cùng với phép lành toà thánh, ĐTC gởi đến tất cả cộng đoàn tín hữu suy tư của Ngài, để họ “suy gẫm và cầu nguyện”, “can đảm và canh tân hoạt động của mình với lòng trung thành và quảng đại”, đồng thời “không ngừng tìm kiếm và đồng hành ơn gọi phục vụ cách đặc biệt nơi người trẻ”.
 
ĐTC sẽ cầu nguyện cho thế giới hoà bình tại Khu Đất Trống (Groud Zero)
Đức Long
17:56 10/04/2008
WASHINGTON DC - Thứ Ba tuần tới ĐTC sẽ có chuyến tông du Hoa Kỳ năm ngày, Ngài sẽ thăm trụ sở LHQ tại New Yord và sẽ cầu nguyện cho thế giới hoà bình tại Khu Đất Trống, theo văn bản lời cầu nguyện được Toà Thánh công bố hôm thứ Năm ngày 10/04/08.

Ngày cuối chuyến tông du của ngài, ĐTC sẽ đến địa điểm vụ tấn công 11/09/2001, tòa tháp đôi Trung Tâm Thương Mại thế giới tại Manhattan. Sau một lúc qùy cầu nguyện thầm, ngài sẽ cầu nguyện bằng tiếng Anh cho các nạn nhân và thân nhân của họ.

Ngài sẽ có một lời ghi chú đặc biệt dành cho các nhân viên cứu hỏa, lực lượng bảo vệ và nhân viên cấp cứu đã chết trong khi tìm cách cứu trợ các nạn nhân trong tháp đôi lửa đang cháy, « đơn giản là vì công việc hoặc là vì phục vụ mà họ đã đến đây ».

ĐTC sẽ cầu cho tất cả các nạn nhân trong cuộc tấn công Lầu Năm Góc và tất cả các thân thuộc của họ.

Ngài sẽ cầu xin Thiên Chúa « đem hoà bình vào trong thế giới bạo lực » và « cho những người có tâm hồn và tâm trí bị thiêu phá bởi hận thù tìm thấy con đường thương yêu ».

Chuyến thăm Khu Đất Trống là một trong những thời gian lớn trong chuyến tông du đầu tiên của ĐTC trong hai chặng thăm viếng Washington và New York Hoa Kỳ.

ĐTC sẽ được Tổng Thống Mỹ đón tiếp tại Nhà Trắng ngày 16 /04, ngày 18/04 ngài sẽ nói chuyện trước Đại Hội Đồng Bảo an LHQ tại New York, ngày 19/04 ngài sẽ nói về vụ tai tiếng hiếp dâm trẻ em làm người ta quở trách Giáo Hội Hoa Kỳ nhân dịp gặp gỡ các linh mục.
 
Top Stories
Threats and media attacks against the Catholics of Dong Da
Asia-News
06:51 10/04/2008
After summoning the superior of the Redemptorists, the authorities have launched a campaign of accusations on national television and in the newspapers, with accusations against the faithful who are asking for the restitution of the land of the parish of Our Lady of Perpetual Help in Hanoi, and calls for "drastic action" against them.

Hanoi (AsiaNews) -
Praying at the site after Mass
daily sit-in protests
The latest threat seems to have been aimed at Fr Vu Khoi Phung, superior of the Redemptorists in Hanoi, Vietnam, who was ordered to present himself before the People’s Committee of Dong Da District, where he could be arrested. After the passing of the April 6 ultimatum requiring demonstrators to leave the land of the parish of Our Lady of Perpetual Help in Hanoi, which they are asking to be given back, the affair seems to have halted for the moment on the level of threats and attacks in the press.

Since Monday, in fact, national television and newspapers have been referring to the matter by affirming that the demonstrators are occupying property belonging to the state, disturbing the public order, holding illegal prayer meetings in public areas, and erecting, also illegally, crucifixes and images of the Virgin. But none of this appears in the Vietnamese media in English and French, destined for foreigners and dedicated to the country's international image.

Concern is being created by the call, also advanced by the national media, for "drastic action" against the demonstrators who, since January 6, have been meeting peacefully in prayer on parish property. Currently several hundred of them have erected tents there, and each day, after morning and evening Mass, the Redemptorists lead a procession with a large cross at the front. They are asking for the restitution of the area taken from them in 1928: 60,000 square metres on which were built the church, the convent, and the seminary. In 1954, with the rise to power of the communist party, the religious were imprisoned or deported. The 60,000 square metres of their property were reduced to 2,700. The rest was gradually used up by the public authorities. Since then, there have been repeated petitions to ask for the restitution of the land, on which a hospital has also been built, while some of it has been given to state-run companies and members of the government. The most recent case, from the beginning of the year, is the granting of part of the land to a packaging company, Chiến Thắng.

Police agents, both in uniform and in plainclothes, are now openly photographing and filming those present.
 
Minacce e attacchi di stampa contro i cattolici di Dong Da
Asia-News
06:55 10/04/2008
Minacce e attacchi di stampa contro i cattolici di Dong Da

di J.B. An Dang

Convocato il superiore dei Redentoristi, le autorità hanno lanciato una campagna di accuse su televisione e giornali nazionali, con accuse verso i fedeli che chiedono la restituzione del terreno della parrocchia di Nostra Signora del perpetuo soccorso di Hanoi e la richiesta di una “azione drastica” nei loro confronti.

Hanoi (AsiaNews) – L’ultima minaccia sembra abbia ad obiettivo padre Vu Khoi Phung, superiore dei Redentoristi in Vietnam, al quale è stato ordinato di presentarsi davanti al Comitato del popolo del distretto di Dong Da, dove potrebbe essere arrestato. Scaduto l’ultimatum del 6 aprile che imponeva ai manifestanti di abbandonare il terreno della parrocchia di Nostra Signora del perpetuo soccorso di Hanoi, del quale chiedono la restituzione, la vicenda appare al momento ferma proprio sul piano delle minacce e degli attacchi di stampa.

Da lunedì, infatti, la televisione ed i quotidiani nazionali riferiscono della vicenda affermando che si stanno occupando terreni dello Stato, si sta disturbando l’ordine pubblico, si fanno riunioni illegali di preghiera in aree pubbliche e si erigono, pure illegalmente, crocefissi ed immagini della Vergine. Niente di tutto ciò, invece, appare nei media vietnamiti in inglese e francese, destinati cioè agli stranieri ed all’aspetto internazionale del Paese.

Preoccupazione crea la richiesta, pure avanzata dai media nazionali, di una “azione drastica” contro i manifestanti che, dal 6 gennaio, si riuniscono pacificamente in preghiera nel terreno della parrocchia. Attualmente qualche centinaio vi ha eretto delle tende ed ogni giorno, dopo la messa del mattino e quella della sera, i Redentoristi guidano una processione con una grande croce. Chiedono così la restituzione dell’area da loro acquistata nel 1928: 60mila metri quadri sui quali furono costruiti la chiesa, il convento ed il seminario. Nel 1954, con la conquista del potere da parte dei comunisti, i religiosi furono imprigionati o deportati. I 60mila metri quadrati del loro terreno furono ridotti a 2.700. Il resto fu via via usato dalle autorità pubbliche. Da allora, a più riprese, sono state avanzate petizioni per chiedere la restituzione dei terreni, sui quali è stato costruito un ospedale e sono state fatte cessioni a compagnie statali e membri del governo. Il caso più recente, di inizio anno, è la cessione di una parte di terreno ad una compagnia di confezioni, la Chiến Thắng.

Sul posto, ora, ci sono agenti in uniforma ed in borghese che apertamente fotografano e filmano i presenti.
 
Viet media call for crackdown on Catholic protests
Catholic World News
16:21 10/04/2008
Hundreds gather at the site after evening Mass
Praying at the site after Mass
Hanoi, Apr. 10, 2008 (CWNews.com) - While a standoff between Vietnamese police and Catholic demonstrators at a Hanoi Redemptorist monastery continues, state-run media have begun urging "extreme actions" to terminate daily protests which continued for more than three months.

Since April 7, Hanoi television has aired a series of reports charging that Catholic protestors are trespassing on state-owned land (although the Catholic activists argue that the land still belongs legally to the Redemptorist order). The New Hanoi newspaper went further, charging that the protestors are using claims of religious freedom to stir up protests against the government. The media campaign has led to fears that a police crackdown is imminent.

In the latest indication of possible government action, local officials have ordered Father Vu Khoi Phung, the superior of Redemptorist religious order in Hanoi, to present himself before the People’s Committee of Dong Da District. Currently, hundreds of protestors are camping at the disputed site, where land owned by the Redemptorists was seized by the Communist government. After each Mass in the morning and evening, Redemptorist priests and their associates, carrying a large cross, lead a procession to the site. There they pray, chant, and sing for hours in front of hundreds of crosses and icons of Our Mother of Perpetual Help which have been placed on the fences. Some Westerners also come to the site to show their solidarity with protestors.
 
媒体威胁、攻击同大天主教徒
Asia-News
16:25 10/04/2008
若翰 鄧明安

当局召见赎主会长上,在全国性电视和报纸上掀起声讨运动,指责要求归还河内永援圣母堂教产的天主教徒;要求对天主教徒采取“激烈行动”

河内(亚洲新闻)—最新威胁的对象似乎是在越南的赎主会会长武神父。日前,同大区人大常委会命令他去谈话。这一去,武神父很可能会被捕。四月六日,当局下最后通牒,要求坚守在永援圣母堂,要求归还教产的天主教徒立即撤走。目前,当局似乎开始施展利用媒体进行威胁攻击的计划。

事实上,从星期一开始,官方的电视和报纸铺天盖地地报道天主教徒占据国有土地,扰乱公共秩序的消息。指责天主教徒在公共场所非法集会祈祷,甚至非法矗立起十字架和圣母像。而专门面向外籍人和国际社会的越南英文、法文媒体上,却看不到任何相关报道。

此外,国内媒体提出的要求也令人担心。有媒体要求政府当局采取“激烈行动”,打击自一月六日以来就在堂区范围内和平祈祷的示威者。目前,仍然有数以百计的示威者坚守在帐篷里。每天,从清晨的弥撒圣祭后一直到晚间,赎主会士们带领大家高举十字架示威游行。他们用这样的方式,来要求归还教会的财产。而这片教产,是赎主会士们于一九二八年购买的。当时,传教士在这片总面积达六万平方米的土地上建造了圣堂、会院和修道院。一九五四年,越共执政、越南南北分裂后,传教士们全部被捕入狱或者被流放。今天,这片总面积达六万平方米的教产仅剩下了2,700平方米。

后来,天主教会多次要求收回教产。而在这段时间里,当局在这片土地上建造了医院、兜售给了国有公司企业和政府官员。今年,甚至将部分土地卖给了一家包装公司。此举,是引发天主教徒抗议的导火索。一月六日,教友们在这里矗立起了十字架、圣母像、组织了祈祷和示威(见照片)、长期静坐。一名示威者表示,“我们别无选择,只能聚集在这里和平祈祷,从而引起政府对这一问题的关注”。

最后通牒到期后,仍有百余名教友和会士坚守在那里,继续祈祷。许多身着警服和便衣的警察在周围拍照、录像。
 
Vietnam: government threatens extreme action against Catholic protestors
Independent Catholic News
19:20 10/04/2008
While a standoff between demonstrators and police at Hanoi Redemptorist monastery continues, state-run media have begun to carry a series of negative reports of protestors urging the government to take "extreme actions" to terminate daily protests which last for more than three months now.

Since Monday, Hanoi television has produced a TV series broadcasted in Morning News and Night News programs falsely accusing Hanoi Catholics of occupying state-owned land, gathering and praying illegally in public areas, erecting illegally crucifixes and icons of Our Lady icons on the fences standing on the land in dispute, and disturbing public order.

The New Hanoi newspaper went further charging the protestors of taking advantages of religious freedom to stir up protests against the government.

The media campaign has led to fears that a police crackdown is imminent.

In the latest episode, local government has sent an order to Fr. Vu Khoi Phung the superior of Redemptorist religious order in Hanoi, asking him to present at the People's Committee of Dong Da District.

Hanoi Redemptorists have been charged with challenging the jurisdiction of the committee to halt demonstrations and sit-ins at the site before Monday. At the time of the deadline, when hundreds of police came to the site, the Redemptorists and their parishioners gathered more and more people at the demonstration.

Currently, hundreds of protestors are camping at the site. After each Mass in the morning and evening, Redemptorist priests, and their associates, carrying a large cross, lead a procession to the site. There they pray, chant, and sing for hours before hundreds of crosses and icons of Our Mother of Perpetual Help hanging on the fences. Some Westerners also come to the site to show their solidarity with protestors.

Plain clothes and uniformed police officers can be seen in mass resorting to previously used intimidation tactics involving photographing and videotaping the protestors.

© Independent Catholic News 2008
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phái đoàn Giới Trẻ VN từ Hoa Kỳ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 còn 10 vé: Hãy mau ghi tên!
Nhóm Trẻ 117
11:47 10/04/2008


Last, and cheap offer for WYD 2008 from Los Angeles:
We have 10 round trip tickets from Los Angeles to Sydney (both direct flights), the fare is $1,850

The price is much cheaper than anything out there now right now.
The exact same flights are now listed on Qantas website for $4,781
Flights on the same days on Expedia are $2,267 with 2 stops and $2,348 with 1 stop.
You can just get the tickets and enjoy 2 weeks in Australia.

And if you want the whole package, you have till Friday morning to make the decision
$3,532 for 2 weeks in Australia (both Melbourne and Sydney) with the highlight is the World Youth Day.
You can't beat that price.

Ngày 28, tháng 3, 2008

Dear friends in Christ,

As of March 28, 2008, a total 55 American Catholic youths (and some not so young) of Vietnamese descent have registered with Youth 117 to take part in the World Youth Day this summer. Some of them will also travel to Vietnam to visit their father’s land and to volunteer in a medical mission before the World Youth Day.

The biggest group of 28 pilgrims come from the State of Washington. Next come 17 young adults from Orange County. Others are from Houston, TX, the Bay Area – California. Excitingly, for the first time, Youth 117 has found new recruits from Bakersfield, CA and Louisville, KY

Among the pilgrims there are huynh trưởng and dự trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, Sinh viên Công Giáo, and other youth leaders. Accompanying them are 4 priests (2 Salesians and 2 diocesan), 5 sisters from the community of the Dominican Sisters in Houston, TX, and some veterans World Youth Day participants. These young Vietnamese will join with over 120,000 young people from outside of Australia and the Pacific Oceania who will make their pilgrimage to Sydney with the Holy Father, Pope Benedict XVI and their Australian brothers and sisters.

At this point, there are 11 spots available with Youth 117 for the Australia trip with flights. These places are available only until the end of Wednesday, April 3, 2008.
The schedule of this trip is as follows:
July 07: leaving LAX at 11:50 PM on Qantas Airways
July 09: arriving Sydney at 7:25 AM, then transfering to Melbourne
July 09 – 14: Days in the Diocese and visiting Melbourne and vicinity
July 14: (early AM) leaving Melbourne for Sydney
July 15 – 20 World Yout Day
July 23: leaving Sydney at 1:25 PM for LAX (arriving 9:45 AM same day)

The fee for this package is $3, 412 (this price reflects a $120 discount thanks to a donation from Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam). At this point, a minimum payment of $2,000 is requested together with the registration form. There is also the possibility of arranging one’s own flights to Australia and join Youth 117 for this marvelous faith-filled event. For more information, please contact us by phone at 732-991-6722, by email to wydviet@gmail.com, Registration Form and other details are available at our website: www.vietmartyrs.org

Linh hướng Nhóm Trẻ 117
L.m. Đồng Minh Quang
L.m. Nguyễn Hoài Chương, SDB
L.m. Trần Công Danh, SDB
L.m. Vũ Hải Đăng, SDD
 
Chính quyền Tỉnh Quảng Trị đã đồng ý trả lại gần hết đất Thánh Địa La Vang cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam
VietCatholic
12:18 10/04/2008
Cuộc họp tại Ủy Ban Nhân Tỉnh Quảng Trị ngày 10/4/2008
giữa Toà Tổng Giám Mục Huế và Chính Quyền Tỉnh Quảng Trị về “Đất La Vang”


Ngày thứ Năm, 10 tháng 4 năm 2008, một cuộc họp được diễn ra tại Ủy ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Trị lúc 08g30, giữa phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế và Chính Quyền Tỉnh Quảng Trị, bàn về vấn đề “ĐẤT LA VANG”.

Phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế gồm Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, Đức Cha Nguyễn Như Thể, Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế, Đức Cha Lê Văn Hồng, linh mục Hạt Trưởng Hạt Quảng Trị, cha Nguyễn Vinh Gioang, linh mục Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, cha Lê Sĩ Hiền, linh mục Quản xứ Trí Bưu, cha Lê Quang Quý.

Về phía Chính Quyền Tỉnh Quảng Trị, có ông Nguyễn Đức Chính, Ủy viên Thường vụ Trung Ương, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Trị, và các vị đại diện các ban ngành liên hệ về vấn đề “Đất La Vang”.

Trong cuộc họp nầy, Đức Cha Lê Văn Hồng, Giám mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế, thừa ủy nhiệm Đức Tổng Giám Mục Huế, tuyên đọc hai bức thư: bức thư của Toà Tổng Giám Mục Huế, viết ngày 20 tháng 3 năm 2008, kính trình lên Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về vấn đề Đất La Vang và bức thư trả lời của Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về vấn đề Đất La Vang (có đính kèm).

Sau một tiếng đồng hồ thảo luận, ông Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Trị, nói lên lập trường rõ ràng của Chính Quyền Quảng Trị là giải quyết vấn đề Đất La Vang theo như tinh thần của Phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế trong hai bức thư đã được tuyên đọc trên. Ông cũng ra lệnh các ban ngành có liên hệ với vấn đề “Đất La Vang” hãy làm việc tích cực và xây dựng với Toà Tổng Giám Mục Huế để Chính Quyền Quảng Trị sớm có quyết định dứt khoát về vấn đề “Đất La Vang” nầy.

Cuộc họp bế mạc lúc 09giờ 30’ cùng ngày.

Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
Hạt trưởng Hạt Quảng Trị

Đính kèm hai tài liệu của Toà Tổng Giám Mục Huế:

Thư Đức TGM Huế tường trình diễn tiến gửi tới Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN:

Thư Đức Cha chủ tịch HĐGMVN trả lời đồng ý những thỏa thuận được nêu ra:
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đòn phép hèn hạ: giáo dân đến Thái Hà cầu nguyện nếu không mang theo giấy chứng minh nhân dân thì bị Chính quyền phạt tiền!
PV VietCatholic
01:18 10/04/2008
 
Video tranh cãi giữa giáo dân và công an tại Thái Hà
Thái Hà
05:55 10/04/2008
 
Video cầu nguyện tại Thái Hà
Thái Hà
05:57 10/04/2008
 
Bài thơ Gà Què!
Đinh Phan
18:48 10/04/2008
Bài thơ Gà Què

Đảng nay đang đóng trò hề,
Lên show diễn tại thủ đô Hà Thành.
Bà con biết rõ tên tuồng,
"Đọc kinh cũng phải hộ thân chứng từ"
Không thì giấy phạt ăn no,
Tám mươi nghìn bạc đổ mồ hôi ra!
Đỉnh cao trí tuệ rõ là
Cối xay ăn quẩn: Gà què ô hô!!

Hà Nội 10/4/2008
 
Tin Đáng Chú Ý
Ngọn Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã tắt tại Paris!
Peter Nguyễn Minh Trung
11:25 10/04/2008
PARIS - Ngọn đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã đến Paris tối Chúa Nhật 06/04/2008 sau khi rời khỏi London. Được biết, theo cảnh sát Scotland Yard, 37 người đã bị câu lưu về tội phá rối trật tự công cộng sau nhiều cuộc đụng chạm với cảnh sát trong ngày hôm qua với các nhóm biểu tình chống Trung Cộng và ủng hộ Tây Tạng. Dân chúng Anh rất bất mãn việc Thủ Tướng Anh Gordon Brown khai mạc cuộc " rước đuốc" này. Suýt chút nữa thì ngọn đuốc đã bị một người "chống đối" cướp lấy và dẹp tắt, cũng như khi ngọn cờ Tây Tạng phủ trùm lên.

Theo dự trù và sau cuộc rước đuốc Thế Vận Bắc kinh 2008 tại London ( Anh Quốc), nước Pháp đã dàn trận một hệ thống bảo vệ an ninh đặc biệt giống như lúc đón một vị nguyên Thủ Quốc Gia: 3000 cảnh sát viên trên bộ chưa kể là lực lượng tuần tiểu trên sông (vì lộ trình đi qua 2 cây cầu trên sông Seine) và máy bay. Một vòng đai an ninh 200m bao bọc chung quanh lực sĩ cầm đuốc gồm có:

- Phần dẫn đầu: 65 cảnh lực chạy motor ( motards), 100 cảnh sát viên với giầy loại "rollers", và 100 lính cứu hỏa "joggers";

- Bọc hậu: 32 xe cảnh sát (160 người), một nhóm xe "motards", 1600 cảnh sát viên rải dọc theo lộ trình dài 28 km, trong thời gian 4h30' với 80 lực sĩ chuyền tay nhau ngọn đuốc.

Theo lộ trình rước đuốc, thì cuộc khai mạc chính thức bát đầu từ 12h35 tại Tháp Eiffel rồi đến Sân vận Động Charléty lúc 17h00.

Nhưng trước khi khởi hành thì nhiều cuộc xáo trộn đã xảy ra.

Chung quanh Tháp Eiffel trước giờ khai mạc, những nhóm biểu tình mang cờ Pháp và Trung Cộng đều được cho phép tập họp, còn những nhóm khác với cờ Tây Tạng đều được mời đi chơi chỗ khác.

Hai người ủng hộ Tây Tạng ngòi xuống đường toan cản trợ cuộc rước đuốc bị cảnh sát bắt.

Vài phút sau, 2 đoàn viên của "Ký Giả Không biên Giới" ( Reporters sans Frontières) leo qua hàng rào cảnh sát Pháp chạy đến ngọn đuốc cạnh đó chừng 3 thước cũng bị tóm kịp.

Và sau cùng, Bà Mireille Ferri, Phó Chủ tịch Vùng Ile de France, thuộc đảng Xanh, đã bị giữ lại khi đem theo "bình chửa lửa" để dập tắt ngọn đuốc Thế Vận Bắc Kinh 2008.

Nhưng trong khi đó, thì lá cờ đen "5 còng tay" rộng 4 thước của Phóng Viên KBG được thượng lên tầng Thứ Nhất cạnh phía Bắc của Tháp Eiffel.

Trong suốt khoảng dường di chuyển của ngọn đuốc, nhiều toán người đàn ông hay phụ nữ nằm ngang xuống đường đều bị Cảnh sát Pháp hốt lên xe hết, và có nhiều người bị thương vì xô xát. Ngọn đuốc được lực sĩ Stéphane Diagana dẫn đầu vài phút sớm hơn dự định.

Tại công trường Trocadéro, có từ 2000-3000 ngàn người tụ họp để tố cáo Trung Cộng đàn áp dân Tây Tạng. Tham dự gồm có các Cộng Đồng Tây Tạng, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia, Cộng Đồng Miến Điện, các tổ chức Pháp Luân Công, các tăng ni các Chùa Tây tạng ở Pháp, các người Pháp, Anh. .v.v..ủng hộ Tây Tạng.

Ngoài ra, còn nhận thấy có nữ tài tử Jane Birkin, Bà Corinne Lepage Cựu Bộ Trưởng Mội Sinh (Đảng Modem)..v.v..

Trong lúc di chuyển, với các lực sĩ Pháp đã từng dự giải Thế vận Hội như David Douillet, Arnaud Di Pasquale, Teddy Riner, Marie José Perec, có 2 sự việc đã xảy ra: Ngọn đuốc Thế Vận đã bị tắt (nói là vì lý do kỹ thuật), ngọn đuốc không dừng lại trạm "Truyền Hình Pháp" ( France Télévision ), và ngọn đuốc phải di chuyển trong xe bus bít bùng...

Và đến giờ phút cuối, gặp quá nhiều chống đối, theo Préfecture Paris, Ủy Ban tổ chức cũng như Tòa Đại Sứ Trung Cộng, lộ trình đã được thay đổi chẳng hạn như hủy bỏ cuộc đón tiếp tại Tòa Thị Chính Paris. Sau cùng, từ Quốc Hội Pháp, ngọn Đuốc đã phải lên "xe bus" để đến vận động trường Charléty, Quận 13 Paris.

Kết quả coi như cuộc "Rước Đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008" coi như hoàn toàn thất bại tại Âu Châu nơi mà "Nhân Quyền" còn có giá trị trong một xã hội Dân Chủ và ảnh hưởng của Phật Giáo Tây Tạng cũng rất đáng kể ! Sau Paris, Ngọn Đuốc Thế Vận Hội sẽ đến San Francisco và hứa hẹn nhiều điều còn đặc sắc hơn mà Trung Cộng chẳng thể ngờ.
 
Đài truyền hình Trung cộng chiếu lại cảnh rước đuốc ở Luân Đôn
Peter Nguyễn Minh Trung
11:27 10/04/2008
ĐÀI TRUYỀN HÌNH TRUNG CỘNG CHIẾU LẠI CẢNH RƯỚC ĐUỐC Ở LUÂN ĐÔN

Tin tổng hợp - Đài truyền hình nhà nước Trung Cộng CCTV đã chiếu lại hình ảnh cuộc rước đuốc ở Luân Đôn trong ngày hôm qua, và điều ngạc nhiên là nhà cầm quyền Bắc Kinh đã cho phép chiếu cả cảnh hàng ngàn người biểu tình đã vẫy cờ Tây Tạng, hô to những khẩu hiệu đả đảo Trung Cộng, ngăn cản cuộc rước đuốc.

Lộ trình rước đuốc được diễn tả là con đường hòa hợp, hòa bình. Viên chức Trung Cộng mặc áo xanh và cảnh sát Anh bao vòng để bảo vệ cho giới nghệ sĩ và lực sĩ chạy rước đuốc, nhưng những người biểu tình cương quyết đã phá vỡ vòng đai của cảnh sát. Cảnh rước đuốc diễn ra chẳng thể làm cho Trung Cộng vui lòng và ngược với tinh thần Olympic, cảnh sát không ngừng kéo những người biểu tình nhào ra con đường rước đuốc dài 50 cây số gồm chạy bộ, đi xe đạp, thuyền và xe bus. Sự phản đối quá căng thẳng đối với sự đàn áp của Trung Cộng ở Tây Tạng và hồ sơ nhân quyền của nước này làm cho vào lúc cuối đã phải thay đổi và rút ngắn con đường rước đuốc.

PHẢN ỨNG Ở TRUNG CỘNG ĐỐI VỚI CUỘC BIỂU TÌNH Ở ANH

Tin Bắc Kinh - Hôm nay Bắc Kinh đã có phản ứng trước việc rước đuốc Olympic ở Luân Đôn bị hàng ngàn người người biểu tình ngăn chận và muốn dập tắt ngọn đuốc, trong lúc hô to những khẩu hiệu đả đảo Trung Cộng.

Hình ảnh biểu tình ở Luân Đôn đã được lên trang đầu của báo chí Trung Cộng trong ngày hôm nay, cũng như cho phép phổ biến trên đài truyền hình nhà nước. Người dân Bắc Kinh đã thảo luận về việc này.

Luật sư Trương Linh Tú nói rằng người Tây Phương tham gia vào những việc như thế này vì báo chí Tây Phương bị nhóm Đạt Lai Lạt Ma che mắt, ông nghĩ rằng còn quá nhiều người chưa hiểu rõ tình hình Tây Tạng.

Một phụ nữ xưng là bà Hùng nói rằng bà không quan tâm tới những gì xảy ra, Olympic tổ chức ở Bắc Kinh không phải ở ngoại quốc, người Trung Hoa có quan điểm của mình và Trung Hoa sẽ tổ chức Olympic thành công. Hình ảnh trên đài truyền hình Trung Cộng chiếu cảnh người biểu tình liên tiếp phá vỡ vòng đai an ninh mặc dù đông đảo cảnh sát Anh bảo vệ cho nghệ sĩ và lực sĩ đang rước đuốc. Những hình ảnh có thể làm cho người Trung hoa khó chịu và đi ngược lại tinh thần Olympic, là người biểu tình đã nhào ra con đường rước đuốc trên lộ trình dài 50 cây số bằng chạy bộ, đi xe đạp, thuyền và xe bus. Ở Bắc Kinh, đại diện của Ủy hội Olympic Quốc tế gọi tắt là IOC miễn cưỡng trả lời những câu hỏi đối với biến cố ở Luân Đôn.

Chủ tịch ủy ban phối hợp của IOC là ông Hein Verbruggen từ chối thảo luận về việc rước đuốc, nhưng thừa nhận rằng càng ngày càng khó tránh né thảo luận chính trị với báo chí. Ông Verbruggen đã nhấn mạnh sự phân biệt giữa Thế vận hội Olympics với tình trạng chính trị của quốc gia chủ nhà, nói rằng có một đường ranh đỏ rất lớn giữa Olympic và chính trị.

Nếu Olympic dính líu tới chính trị thì Olympic sẽ gặp tình trạng cực kỳ khó khăn. Đại diện Do Thái là ông Alex Gilaly nói rằng những quốc gia rước đuốc chịu trách nhiệm an ninh trên con đường rước đuốc quốc tế, và ông hy vọng những quốc gia này bảo đảm tiến trình rước đuốc được thực hiện một cách suông sẻ.

Ông Gilaly nói rằng chuyện ở Luân Đôn đã là lịch sử, ngọn đuốc đã đến và ra đi, nay thì mọi người chờ để xem những gì xảy ra ở Paris trong ngày hôm nay.

Ngọn đuốc tới Paris trong ngày hôm nay trước khi vượt Đại Tây Dương tới San Francisco Hoa Kỳ, tình hình hai nơi này rất căng thẳng. Ngọn đuốc thế vận Olympic sẽ vẫn là cục nam châm đối với người biểu tình chống Trung Cộng, thu hút những người Tây Tạng lưu vong và các nhà tranh đấu nhân quyền chống Trung Cộng đàn áp người Tây Tạng. Các tổ chức nhân quyền cũng cho rằng Bắc Kinh đã không làm hết khả năng ngăn cản tình trạng giết chóc ở Darfur cũng như đàn áp tiếng nói đối lập trong nước.
 
Australia từ chối cho nhân viên an ninh Trung quốc bảo vệ cuộc rước đuốc tại Canberra
Peter Nguyễn Minh Trung
11:29 10/04/2008
PARIS -- Ngay sau khi cuộc rước đuốc tại Luân Đôn gặp phải sự chống đối dữ dội của người biểu tình phản đối Trung Quốc vi phạm nhân quyền và đàn áp tại Tây Tạng, cảnh sát Pháp đã quyết không để xảy ra tình trạng tương tự.

Từ sáng sớm, đã có hơn 500 người biểu tình tụ tập tại quảng trường Trocadero, đối diện tháp Eiffel, là nơi cuộc rước đuốc bắt đầu. Để bảo vệ đoàn rước đuốc, cảnh sát đã huy động một lực lượng gồm một đoàn 65 xe mô tô, 100 nhân viên phòng chữa cháy, 100 cảnh sát di chuyển bằng đôi giày trượt, 50 xe cơ giới và hơn 200 cảnh sát dã chiến, để bảo vệ tuyến rước đuốc dài 28 cây số. Ngoài ra còn có 3 tàu cao tốc tuần tiễu giòng sông Seine và 1 chiếc trực thăng quần thảo bầu trời Paris. Tổng cộng, cảnh sát đã huy động hơn 3,000 cảnh sát để giữ trật tự.

Với lực lượng hùng hậu như vậy, cảnh sát Pháp dự trù sẽ dọn trống 200m ở hai bên đường đi để ngọn đuốc có thể đi hết chặng đường 28 cây số đến đích cuối cùng là Sân vận động ở phía nam thành phố. Tuy nhiên, lực sĩ điền kinh người Pháp Stephane Diagana chỉ mang ngọn đuốc được 200m, bắt đầu từ điểm khởi hành ở tháp Eiffel thì chen lấn xô đẩy xảy ra. Cảnh sát liền đưa ngọn đuốc lên một xe bus để đề phòng những người biểu tình tìm cách dập tắt ngọn lửa và người ta đã phải tắt ngọn đuốc 3 lần rồi đốt lại để tránh đoàn biểu tình.

Nhưng ngọn đuốc cũng không đi được xa mấy dọc theo giòng sông Seine khi có một nhóm người biểu tình khác cố giựt ngọn đuốc để tắt đi, nhưng cảnh sát đã nhanh tay ngăn cản.

Vài người biểu tình đã vượt qua được vòng đai an ninh để lọt vào bên trong tháp Eiffel và trương lên một lá cờ với hình 5 vòng tròn Thế vận là 5 cái còng tay.

Những người biểu tình đã mang những biểu ngữ trên đó có các câu như “Thiên an môn 1989 – Lhasa 2008” và “Cho một thế giới đẫm máu, chào mừng đến Thế vận hội chế tạo tại Trung Quốc”. Họ cũng liên tục la lớn "Hãy cứu lấy Tây Tạng" và "Hãy nhanh lên, Tây Tạng đang chết dần". Ngay trước mặt tòa thị sảnh thành phố có một biểu ngữ lớn "Paris quyết bảo vệ nhân quyền trên thế giới".

Khi được hỏi, một viên chức ở tòa đại sứ Trung Cộng tại Paris đã phát biểu rằng cuộc rước đuốc này là một "lễ hội lớn" và cái nhóm người biểu tình kia chỉ là một thiểu số nhỏ mà thôi.

Chỉ vài giờ trước khi cuộc rước đuốc bắt đầu Tổng thống Pháp Sarkozy một lần nữa đã khẳng định là không loại bỏ khả năng tẩy chay buổi lễ khai mạc.

Từ Bắc Kinh sáng nay, vị chủ tịch Uỷ ban Thế vận Quốc tế người Pháp, ông Jacques Rogge lần đầu tiên tỏ thái độ "chính trị" khi phát biểu "Tôi rất quan ngại về tình hình ở Tây Tạng và mong muốn sớm có một giải pháp ổn thỏa".

Ngay các lực sĩ Pháp tham gia rước đuốc cũng bày tỏ thái độ và lên tiếng bằng cách đeo giải băng nhỏ với hàng chữ "Hãy vì một thế giới tốt hơn".

So với cuộc biểu tình đầy hỗn loạn chống cuộc rước đuốc tại Luân Đôn, nơi mà ngọn đuốc vài lần cũng phải được đưa lên một chiếc xe bus để đi xuyên qua thành phố, và cảnh sát đã bắt giữ 37 người, thì tại Paris cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 5 người, trong đó có một dân biểu Pháp với bình xịt chữa lửa trong tay.

2 tờ báo lớn của Pháp đã chạy một tít hàng chữ "Ngọn đuốc bất hòa" và kèm theo tấm ảnh có hình 5 còng số 8 thay thế 5 vòng tròn Olympic.

Hệ thống truyền hình Trung Quốc khi trình chiếu trực tiếp cuộc rước đuốc tại Luân Ðôn hôm Chủ Nhật cũng như tại Paris hôm nay đã bỏ qua các khúc rước đuốc bị gián đoạn vì bị người biểu tình phản đối, và chỉ chiếu những đoạn ngọn đuốc đi qua không gặp trục trặc. Do đó, người dân Trung Quốc hoàn toàn không biết gì về những sự việc đã xảy ra tại Luân Ðôn cũng như Paris.

Sau Paris, ngọn đuốc sẽ đến San Francisco, rồi New Delhi. Chắc chắn sẽ còn nhiều cuộc biểu tình khác nữa trong suốt lộ trình rước đuốc băng qua 21 thành phố, 6 châu lục trước khi trở về Trung Quốc vào ngày 4 tháng 5.

Ngọn đuốc sẽ đến thủ đô Canberra của Úc Châu vào ngày 24/4 và tại đây cũng hứa hẹn một cuộc biểu tình rầm rộ để dàn chào "Ngọn đuốc bất hòa".

Thủ tướng Úc ông Kevin Rudd phát biểu từ London, trong buổi hội kiến với Nữ hoàng Anh, đã lập lại rằng ông không chấp nhận lời yêu cầu của Trung Quốc cho phép lực lượng an ninh Trung Quốc được sang để bảo vệ ngọn đuốc trong chuyến rước đuốc tại Canberra. Hôm nay chính phủ Úc cho biết sẽ họ thay đổi lộ trình của tuyến rước đuốc ở thủ đô Úc Châu và gia tăng an ninh nhưng không cho biết thêm chi tiết.
 
Thư của một người được chọn rước đuốc Olympic gốc Việt nam gửi cho Chủ tịch Olympic Quốc Tế
Lê Minh Phiếu
11:36 10/04/2008
THƯ CỦA LÊ MINH PHIẾU GỬI CHỦ TỊCH ỦY BAN OLYMPIC QUỐC TẾ

Nghiên cứu sinh Lê Minh Phiếu
Lê Minh Phiếu
Một người rước đuốc Olympic 2008
Nghiên cứu sinh tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế
Trường Cao học Luật, Đại học Montesquieu – Bordeaux IV
Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, Cộng hòa Pháp


Bordeaux, ngày 7 tháng 4 năm 2008
Ủy ban Olympic Quốc tế
Château de Vidy
1007 Lausanne, Thụy Sĩ

Attn: Bá tước Jacques Rogge, Chủ tịch

Về việc: Đề nghị phi chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008

Kính thưa Ngài Chủ tịch,

Trước hết, tôi rất vui mừng và vinh dự thông báo với Ngài rằng, tôi sẽ là một trong số 60 người Việt Nam sẽ rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 sắp tới.

Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympic – biểu trưng cho tinh thần thượng võ, cho hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới - lần đầu tiên qua Việt Nam, tôi đã rất vui mừng và tự hào.

Thế nhưng, sau khi xem kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympic 2008, tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympic trong sáng, mà đã bị chính trị hóa bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Trong quá trình phát triển của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, vì quần đảo này nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17 nên thuộc miền Nam Việt Nam và sau đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa của các Nhà nước trong luật quốc tế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có toàn chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thế nhưng, vào năm 1974, Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa canh giữ quần đảo này đã bị quân đội Trung Quốc giết sạch. Kể từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

Thế nhưng, Trung Quốc chẳng những ngang nhiên không trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, mà càng ngày càng có những hành động thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Trung Quốc đã xây dựng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa, mở tuyến du lịch đến quần đảo và mới đây thành lập thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo này. Trung Quốc càng ngày càng có nhiều biện pháp để chứng tỏ rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà họ đã xâm lược của Việt Nam kể từ năm 1974.

Và ngay cả trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic vào năm 2008 này, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội để chính trị hóa Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để, thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, đánh lừa với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Tôi xin chứng minh với Ngài bằng những dẫn chứng sau:

1. Trên bản đồ rước đuốc Olympic (Phụ lục 1 kèm theo thư này) và bản đồ rước đuốc Paralympic (Phụ lục 2 kèm theo thư này), quần đảo Hoàng Sa được cố tình thể hiện như một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Nhìn vào bản đồ có thể thấy tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố của Trung Quốc được thể hiện bằng sắc màu chuyển dần từ tối sang sáng theo chiều từ trên xuống dưới. Các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (được cố tình phóng to lên trong hình chữ nhật) cũng được thể hiện với kỹ thuật màu sắc như vậy. Thế nhưng các lãnh thổ khác không thuộc chủ quyền của Trung Quốc không dùng kỹ thuật thể hiện màu sắc tương tự như thế.

Trên thế giới có hàng nghìn hòn đảo và chúng chỉ được thể hiện bởi những dấu chấm nhỏ trên những bản đồ có tỷ lệ xích như vậy. Trên hai bản đồ này có nhiều hòn đảo thậm chí không được thể hiện bằng dấu chấm. Vì vậy, không có một lý do phi chính trị nào có thể được tìm thấy để giải thích tại sao chỉ có duy nhất quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỷ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của bản đồ và được phóng to trong hình chữ nhật như vậy.

2. Trong bản đồ vẽ cụ thể hành trình cụ thể của ngọn đuốc Olympic trong lãnh thổ Trung Quốc (Phụ lục 3 đính kèm lá thư này), quần đảo Hoàng Sa cũng được phóng lớn lên một cách không thể biện minh được và chỉ có duy nhất các hòn đảo thuộc quần đảo này trong số tất cả các đảo tồn tại trên toàn thế giới được phóng lớn lên như vậy. Quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỉ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của tất cả các nơi khác và được để trong khung hình chữ nhật. Khung hình chữ nhật này, khi được nhấp chuột vào lại được phóng lớn hơn nữa, chứa đựng bản đồ của quần đảo Hoàng Sa và dòng chữ « South China Sea Islands ».

Nếu như Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 không muốn chính trị hóa Olympic và Paralympic, không muốn lợi dụng trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008 để ám thị với thế giới rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, thì tại sao bản đồ rước đuốc Olympic lại có những thể hiện như vừa nêu trên ?

Theo quy tắc thứ 51 có tựa đề « Quảng cáo, Thể hiện, Tuyên truyền » của Hiến chương Olympic có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2007 (tại địa chỉ http://multimedia.olympic.org/pdf/fr_report_122.pdf), « Không có bất kỳ hình thức thể hiện hay tuyên truyền về chính trị, tôn giáo hay chủng tộc nào được phép trong một nơi, một vị trí (site) hay địa điểm khác của Olympic »

Trong một phát biểu của Ngài trên đài phát thanh France 24, Ngài cũng đã viện dẫn quy tắc trên và cho rằng, bất cứ vận động viên nào lợi dụng Olympic Bắc Kinh để làm diễn đàn chính trị sẽ bị trừng phạt.

Trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett vào ngày 18/5/2007, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng chỉ trích việc chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008.

Như vậy, việc phi chính trị hóa Olympic chẳng những được Hiến chương Olympic ghi nhận, mà cũng được viện dẫn bởi Ngài - người đứng đầu của Ủy ban Olympic Quốc tế, và Ngoại trưởng Trung Quốc.

Thế nhưng, nghĩa vụ phi chính trị hóa Olympic không thể loại trừ Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008. Vì vậy, việc Ban Tổ chức Olympic dùng website của mình để chính trị hóa, để tuyên truyền cho những mục đích chính trị như đã phân tích trên đây là trái với tinh thần thể thao Olympic, trái với tinh thần mà Ngài và Ngoại trưởng Trung Quốc đã phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là đã vi phạm những quy định của Hiến chương Olympic.

Theo quy định tại quy tắc 2 của Hiến chương Olympic (Nhiệm vụ và vai trò của Ủy ban Olympic Quốc tế) và quy tắc 36. 3 (thành phần của Cơ quan Điều hành của Ban Tổ chức Olympic), Ủy ban Olympic Quốc tế mà người đứng đầu là Ngài phải chịu một phần trách nhiệm liên quan đến việc chính trị hóa trên.

Vì thế, bằng thư này, tôi đề nghị Ngài phải có những biện pháp can thiệp nhằm chấm dứt sự chính trị hóa nói trên, bằng việc đề nghị Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 thực hiện những biện pháp cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn, biện pháp sau:

- Xóa các nét hình họa nhằm ám thị về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa trên tất cả các bản đồ đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Với thiện chí của mình, tôi tin rằng, việc thực hiện đề nghị trên của tôi là một dấu hiệu rõ ràng về thái độ phi chính trị hóa một cách thực sự của Ủy ban Olympic Quốc tế, của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh và của Chính phủ Trung Quốc. Ngược lại, chừng nào trên Bản đồ Rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 và Bản đồ Rước đuốc Paralympic còn có những dấu hiệu chính trị hóa như đã nêu trên thì chừng đó, những quy tắc của Hiến chương Olympic còn bị vi phạm và tất cả những lời kêu gọi phi chính trị hóa trong tình hình chính trị đầy sóng gió cho Olympic Bắc Kinh như hiện nay sẽ không thể nào đủ sức thuyết phục.

Vì sự minh bạch, tôi xin phép được thông báo với Ngài rằng lá thư này sẽ được sao chép và cùng chuyển cho các cơ quan truyền thông trên thế giới và công bố trước công chúng. Xin Ngài lưu ý rằng không chỉ tôi, mà còn các phương tiện thông tin đại chúng và công chúng đang theo dõi trả lời và phản ứng của Ngài. Tôi cũng xin khẳng định rằng tất cả những gì được viết trong lá thư này là thể hiện quan điểm của riêng cá nhân tôi, không thể hiện quan điểm của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chính phủ nào của bất cứ quốc gia nào.

Trong khi chờ đợi sự hồi âm và hành động của Ngài, tôi xin gửi đến Ngài những lời chào trân trọng.

Ký tên: Lê Minh Phiếu

(Peter Nguyễn Minh Trung dịch từ bản nguồn tiếng Pháp và tiếng Anh)
 
Cướp được là cướp, bất chấp chính phủ, bất kể thủ tướng
Người Việt
16:23 10/04/2008
KIÊN GIANG, (NV) - Ông Trương Quốc Tuấn, bí thư Kiên Giang vừa ký một thông báo xác định chính quyền các cấp tại Kiên Giang “đã buông lỏng quản lý đất đai, xử lý chưa nghiêm các sai phạm, chậm đối thoại, giải quyết tranh chấp đất đai”. Thay mặt tỉnh ủy Kiên Giang, ông này yêu cầu “cán bộ, đảng viên phải kê khai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất tại tứ giác Long Xuyên” đồng thời chính quyền các cấp phải “làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc qui hoạch sử dụng đất nông-lâm-ngư nghiệp cũng như làm rõ việc xét giao, cấp, cho thuê đất và quản lý nhà nước về đất đai ở vùng tứ giác Long Xuyên”.

(Nông dân đòi đất, Photo: Frank Zeller/AFP)
Thông báo này để thực hiện một chỉ đạo của thủ tướng CSVN ban hành từ... tháng 7 năm 2000. Vào lúc đó, chính phủ CSVN đã yêu cầu tỉnh Kiên Giang đem 7,000ha đất tại vùng tứ giác Long Xuyên vốn từng do Quân Khu 9 quản lý, giao cho các gia đình nông dân không có đất sản xuất...”. Tuy nhiên suốt tám năm qua, chính quyền các cấp tại Kiên Giang phớt lờ chỉ đạo này.

Theo tờ Tuổi Trẻ, 7,000 hecta đất kể trên đã được UBND tỉnh Kiên Giang chia cho: Sở Tài Nguyên-Môi Trường 420 héc ta, công an tỉnh 235 héc ta, bộ đội biên phòng tỉnh 200 héc ta, văn phòng UBND tỉnh 186 héc ta... Chưa kể UBND huyện Kiên Lương đã lấy đất trong quỹ đất kể trên chia cho tất cả các cơ quan trong huyện. Các cơ quan lại đem phần đất được chia cắt thành nhiều suất để cấp lại cho cán bộ của mình.

Sau khi nhận đất, đa số cán bộ đem bán hoặc cho nông dân thuê lại. Ðáng lưu ý là gần như toàn bộ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho cán bộ từ tỉnh đến huyện, xã để họ đem bán hoặc cho thuê đều chồng lấn lên đất của nông dân. Ðây là nguyên nhân dẫn tới tranh chấp, khiếu nại.

Dù nông dân nhiều xã tại huyện Kiên Lương đội đơn kêu cứu trong nhiều năm và Văn Phòng Chính Phủ CSVN, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đã nhiều lần yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang giải quyết nhưng tỉnh này phớt lờ.

Theo tờ Tuổi Trẻ, trong tranh chấp đất đai giữa cán bộ với nông dân tại Kiên Giang, cán bộ có đầy đủ giấy tờ luôn luôn thắng tại tòa. Chưa kể, trong thực tế, cán bộ còn thuê du đãng để giải quyết tranh chấp. Nhiều gia đình nông dân bị tấn công, nhà bị đốt, người bị đánh trọng thương rồi bị đuổi ra khỏi mảnh ruộng nơi nhiều thế hệ từng đổ mồ hôi khai hoang.

Ông Huỳnh Văn Ðỡ, một nông dân ngụ tại ấp Mẹc Lung, xã Vĩnh Phú, huyện Kiên Lương, kể: “Tôi gửi đơn tố cáo cho xã, huyện, tỉnh quanh việc chính quyền lấy đất của nông dân đang sản xuất cấp cho cán bộ nhưng chẳng ai đoái hoài. Trong vụ của tôi, chính quyền trung ương đã gửi nhiều văn bản đề nghị chính quyền tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết, nhưng không thấy ai giải quyết cả. Rồi Thanh Tra Chính Phủ thanh tra, kết luận sai phạm, yêu cầu sửa sai, tỉnh cũng không thực hiện. Chúng tôi ở đây làm nên ấp, nên xóm, dựng nhà, sinh con,... nhưng vẫn bị phủ nhận quyền sử dụng đất”. Ông Ðỡ thắc mắc: “Tại sao lại phi lý như vậy?”.

Do sự bất bình trong dân chúng đang dâng cao, trong thông báo đã kể ở trên, bí thư tỉnh ủy Kiên Giang hứa “một số đất của tổ chức, cá nhân không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích sẽ thu hồi giao cho dân chưa có đất hoặc thiếu đất sản xuất”.

Về ngữ nghĩa, một số không đồng nghĩa với toàn bộ 7,000 héc ta lẽ ra phải giao cho nông dân từ tháng 7 năm 2000. (G.Ð)

(Nguồn: Người Việt, ngày April 09, 2008)
 
Tại San Francisco: Rước đuốc Olympic đi trốn!
Tấn Đức
16:31 10/04/2008
PARIS - Vậy là cuộc hành trình của ngọn đuốc ‘Thế vận hội Bắc kinh 2008’ tới San Francisco cũng bị gián đoạn sau khi đã gây ‘nhức đầu’ và ‘ác mộng’ cho ban tổ chức địa phương cũng như cho lãnh đạo TQ. Không những lộ trình phải cắt ngắn, thay đổi nhiều lần để tránh bị biểu tình phản đối, sau cùng cuộc tiếp tân long trọng tại toà Thị trưởng để kết liễu chuyến du hành Tây phương cũng bị hủy bỏ như bên Paris hai ngày trước. Đã xúi quẩy rồi lại xúi quẩy nữa !

Cho đến giờ phút này vẫn chưa có gì cho thấy lãnh đạo TQ nhận thức đuợc ý nghĩa của những ‘điềm xấu’ kia, để hiểu rằng ý dân cũng là ý Trời, qua cách họ quản lý vấn đề Tây tạng và cách cư xử đối với láng giềng nói chung…

«Trời ơi, chúng ta đã làm gì vậy !»

Vài hôm trước, Richard Geere, kép xi nê nổi tiếng cũng là bạn thân của đức Đalai-Lama, tại một meeting ủng hộ cuộc đấu tranh của người Tây tạng, đã nói lên điều ông lo sợ, là một ngày kia, toàn bộ lãnh đạo Trung Quốc họp nhau lại rồi người nọ nhìn người kia thốt lên: «My God ! What have we done ? » (nguyên văn).

Hiểu cách bình dân: «Trời ơi ! Chúng ta đã làm gì vậy ? Vì sao nên nông nỗi này ?!» Nghe mà kinh hoàng ! Nông nỗi này là nông nỗi gì ? Chẳng lẽ là tình cảnh đại loạn, dân Tây tạng bị tàn sát, nước Tây tạng bị xoá sổ, láng giềng bất an, dân tình ta thán, tiếng kêu của nhân loại lên thấu tận trời xanh !...

Lời than mà con người nhân bản R. Geere gán cho lãnh đạo TQ với ý nghĩa tự trách (quá muộn!) này, không khỏi làm những người mê xi nê liên tưởng tới hình ảnh cuối cùng trong cuốn phim ‘La Planète des Singes’. Charlton Heston (vừa qua đời tuần qua, cầu mong ông được nghỉ yên !), sau khi thoát khỏi ‘hành tinh của loài khỉ’, đi lê thê đến tận cùng của một bãi biển hoang tàn, chợt chạm trán với một ác mộng: tượng ‘Nữ thần Tự do’ của thành phố New York bị gẫy ngang, chỉ còn bán thân nằm vùi giữa đất, trời và biển. ‘Con người cuối cùng’ bèn đập đầu xuống đất than khóc thống thiết, xong ngước mặt lên trời mà thét rằng: «Trời ơi đất hỡi ! Chúng nó đã làm điều này !...»

Từ cái ‘chúng nó’ tập thể mà vô danh của C. Heston đến cái ‘chúng ta’ của R. Geere nêu đích danh những kẻ trách nhiệm, là cả một bước tiến trong cách lương tâm con người ngày nay nhận thức sự Dữ, sự Ác. Ước gì những người lãnh đạo TQ còn đủ nhân tâm và lương tri để sớm giác ngộ nhận diện kịp những dấu chỉ đã quá hiển nhiên.

“Thiên nhân (có) hợp nhất” thì “thế giới (mới) hài hoà” !

Paris 10.04.2008
 
Không để đuốc rước qua Việt Nam
Lê Dân Việt
18:05 10/04/2008
KHÔNG ĐỂ ĐUỐC RƯỚC QUA VIỆT NAM

Việt Nam ơi! Ta không thể khuất phục
Luồn cúi Tàu, tôi mọi trong tủi nhục
Phải cúi đầu, nhận đuốc kẻ xâm lăng
Để Trung cộng, tất cả chúng hung hăng

Lãnh đạo Trung Hoa, chúng nó chê cười
Cho Việt Nam, nô lệ kiếp làm người
Để chúng phá, quê ta ra nát bấy
Ải Nam Quan, Bản Dốc.. . bạn đã thấy

Ta không thể, đón đuốc trong xót xa
Khi Tàu Cộng, chiếm đảo Hoàng, Trường Sa
Mặc dầu dân hai nước là anh em
Chỉ lãnh đạo, là bọn chúng lem nhem

Tâm ác độc, hành động quá dã man
Đày dân mình, dân người ra nát tan
Là người Việt, phải đứng lên tranh đấu
Chứ không như, bọn Việt gian chúng dấu

Ta không thể, cứ cúi đầu vuốt mặt
Mặc ngọn đuốc, xuyên Việt Nam một mạch
Cả dân tộc, tinh thần ta hợp khuôn
Theo dòng người, ta cứ thế đổ tuôn

Căng biểu ngữ, ta hô to đả đảo
Chứ không để, quê hương buồn thiểu não
Bị người ta, khinh chê Việt Nam hèn
Cũng bởi tại, lũ việt gian ươn hèn

Toàn dân Việt, hãy đứng lên hành động
Dân Việt Nam, phải cho Tàu vỡ mộng
Toàn dân Việt, viết lên trang sử mới
Không nhu nhược, để Trung cộng lấn tới

Không để chúng, hung hăng kẻ bá quyền
Cầm ngọn đuốc, chúng cứ thế truyên truyền
Hãy tiếp tay, cùng dân tộc Tây Tạng
Ta chung sức, phải đứng lên cách mạng

Dập tắt đi, người đưa đuốc thế vận
Để Trung Cộng, chúng nó phải lận đận
Nhân tiện đó, ta thổi lửa công lý
Cho lửa thiêng, lan tỏa khắp mọi miền

Đòi tự do, đòi dân chủ, nhân quyền
Để công bằng, công lý được thực thi
Các tôn giáo, cùng đứng lên một lúc
Cứu dân oan, cứu đạo giáo Việt Nam

Cả dân Việt, nhất trí ta tham gia
Để cứu nguy, cho dân Việt chúng ta
Cùng hỗ trợ, cho dân tộc Tây Tạng
Vào ngày giờ rước đuốc qua Việt Nam.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nếu Em Là Hoa Thơm
lm.Nguyễn Tầm Thường
14:41 10/04/2008

NẾU EM LÀ HOA XINH



Ảnh của Nguyễn Tầm Thường, sj.

Nếu em là hoa xinh

Bướm sẽ đến xin em tình yêu

Tôi là tằm ăn dâu

Nên đâu biết bên hoa ngỏ lời.

(NTT)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền