Ngày 09-04-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:26 09/04/2012
NGỒI NHẬP ĐỊNH
N2T

Hòa thượng sư phụ dạy Tế Công học ngồi nhập định (ngồi thiền): kêu ông ta thải ra khỏi tâm tất cả những tạp niệm, nhắm mắt tĩnh tọa, như thế mới đem lại lợi ích lớn cho tinh thần và thể xác.
Tế Công sau khi về nhà thì bắt đầu ngồi nhập định, khi ông ta ngồi thiền vào canh năm thì đột nhiên nhớ lại: vào ngày đó tháng đó có người nọ mượn của nhà ông ta một đấu lúa mạch mà chưa trả, thế là vội vàng đánh thức bà vợ dậy, nói:
- “Sư phụ dạy ta ngồi nhập định đúng là rất có lợi, bằng không, thì bị người ta lừa lấy mất một đấu lúa mạch rồi”.

Suy tư:
Ngồi thiền hay ngồi nhập định là phải từ bỏ các tạp niệm, như giận dữ, nóng tính, phê bình.v.v…nói chung là tham sân si, để tâm hồn thảnh thơi an định, cũng như bồi bổ sức mạnh cho tâm hồn và thân xác.
Ngồi thiền là tập trung tư tưởng, điều khiển hơi thở chạy đều khắp châu than, vận hành nó đến tận đầu các ngón tay ngón chân để đả thong kinh mạch, làm cho ý tâm khí thần kết hợp tạo nên sức mạnh cho tinh thần và thể xác.
Ngồi thiền không phải để tập trung nhớ đến người này đã chơi xỏ mình, người kia đã chửi mắng mình, cũng không phải ngồi thiền là nhớ những khuyết điểm của anh chị em mình rồi tăng them phần giận dữ…
Cách ngồi thiên của người Ki-tô hữu là để tâm hồn thư thái nhớ đến tình yêu của Đức Chúa Giê-su và đắm chìm trong tình yêu ấy, tức là để mình ra không cho Chúa chiếm hữu…
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 09/04/2012
N2T

37. Con người ta nếu không tự mình lao vào cơn cám dỗ thì sẽ không bị đau khổ.

(Thánh Nilus the Elder)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Xin cho máu ngưng đổ chan hòa tại Syrie
Bùi Hữu Thư
11:33 09/04/2012
Sứ điệp "Urbi et Orbi"

ROME, Chúa Nhật 8 tháng 4, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi đi một lời kêu gọi mới cho sự hòa bình tại Syrie, Iraq và Sừng Phi Châu, Miền các Đại Hồ, tại Soudan, tại Nam Soudan, tại Mali và Nigeria.

Trong sứ điệp Phục Sinh" Urbi et Orbi", từ ban công ban phép lành của Vương Cung Thánh Đường Vatican, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã khẳng định vào ngày Chúa Nhật 8 tháng 4, niềm hy vọng của ngài về việc Chúa Kitô Phục Sinh, cho những miền trên thế giới bị bạo tàn lan tràn.

Đức Thánh Cha đã tuyên bố: "Chúa Giêsu là đấng nơi người chúng ta có thể tin tưởng hoàn toàn, không chỉ ở sứ điệp của Người, nhưng thực sự nơi Người, vì Đấng Phục Sinh không thuộc về qúa khứ, nhưng hiện diện sống động hôm nay."

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc đến những kitô hữu bị đán áp: "Đức Kitô là niềm hy vọng và an ủi đặc biệt đối với các cộng đồng kitô hữu đang bị thử thách nhiều nhất vì bị kỳ thị và đàn áp vì đức tin của họ. Xin cho qua Giáo Hội của họ, Chúa hiện diện như một sức mạnh của niềm hy vọng, gần gũi với tất cả mọi hoàn cảnh nhân loại về đau khổ và bất công."

Đề cập đến tất cả mọi miền trên thế giới đang bị bạo hành, trước hết Đức Thánh Cha đã nhắc đến miền Trung Đông: "Xin Chúa Kitô Phục Sinh ban niềm hy vọng cho Trung Đông, để cho mọi thành phần chủng tộc, văn hóa và tôn giáo của miền này biết hợp tác cho lợi ích chung và biết tôn trọng các nhân quyền."

Ngài đã kêu gọi như sau cho Syrie và những người tị nạn: "Nhất là tại Syrie, xin cho máu ngưng đổ và thực hiện được ngay lập tức con đường của sự tôn trọng, đối thoại, và hòa giải, như cộng đồng quốc tế đã mong muốn. Xin cho biết bao người tị nạn cần đến những trợ giúp nhân sinh, đến từ quốc gia này tìm được sự đón tiếp và liên đới để có thể xoa dịu những đau đớn vất vả của họ."

Về Iraq và Đất Thánh, Đức Thánh Cha tiếp: "Xin cho chiến thắng phục sinh khuyến khích người dân Iraq không ngần ngại gì trong nỗ lực tiến tới trên con đường của sự vững mạnh và phát triển. Xin cho tại Đất Thánh, người Do Thái và Palétin tái tạo niềm can đảm trong phương thức tiến tới hòa bình."

Sau đó Đức Thánh Cha Benedict XVI đã kêu gọi cho Phi Châu: "Lạy Chúa Kitô, Đấng chiến thắng sữ dữ và sự chết, xin nâng đỡ các cộng đồng Kitô hữu trên đại lục Phi Châu, xin ban cho họ niềm hy vọng để đối phó với những khó khăn, xin cho họ trở thành những người cổ võ cho hoà bình và kiến tạo các xã hội họ trực thuộc."

Ngài đã đặc biệt nhắc đến một vài quốc gia thuộc mấy miền tại Phi Châu: "Xin Chúa Giêsu Phục Sinh an ủi các người dân tại Sừng Phi Châu đang chịu đau khổ và giúp cho họ hòa giải với nhau; xin giúp đỡ Miền các Đại Hồ, Soudan, và Nam Soudan, và ban cho họ sức mạnh của sự tha thứ. Tại Mali, đang trải qua một thời điểm chính trị khó khăn, xin Chúa Kitô Vinh Thắng ban cho họ nền hòa bình và vững bền. Tại Nigeria trong thời gian qua, đã là điạ điểm của những vụ tấn công đẫm máu của quân khủng bố, xin niềm vui Phục Sinh ban cho họ nghị lực cần thiết để bắt đầu tái thiết một xã hội hoà bình và tôn trọng tự do tôn giáo của các công dân."
 
Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria, Nigieria, ngài sẽ tông du Trung Đông vào tháng Chín
Lã Thụ Nhân
11:33 09/04/2012
Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria, Nigieria, ngài sẽ tông du Trung Đông vào tháng Chín

Vatican City (AP) – Hôm Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã cầu xin cho chế độ Syria để ý đến lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt đổ máu và bày tỏ hy vọng rằng niềm vui của Lễ Phục Sinh sẽ an ủi các cộng đoàn Kitô hữu đang đau khổ vì đức tin của họ.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, bị khản giọng và trông có vẻ mệt mỏi, đã cử hành Thánh Lễ kỷ niệm ngày cực thánh vui mừng nhất Kitô giáo nơi những bậc cấp được trang trí bằng hoa ở tiền sảnh Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, trước đám đông tín hữu tăng lên đến hơn 100.000 người khi kết thúc Thánh Lễ kéo dài 2 giờ.

Chỉ vài giờ trước đó, Đức Giáo Hoàng, người bước sang tuổi 85 vào ngày 16 tháng Tư tới, đã chủ sự một nghi lễ canh thức dài trong nhà thờ. Đã có những lo ngại về sức khỏe của ngài, thời gian gần đây ngài sử dụng một cây gậy khi xuất hiện công khai. Ngài không còn đi bộ xuống lối đi dọc theo Vương cung Thánh đường, thay vào đó ngài di chuyển bằng bục có bánh xe do những người trợ tá đẩy.

Cuối Thánh Lễ Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI xuất hiện ở ban công chính của Vương cung Thánh Đường Thánh Phêrô để đọc sứ điệp Phục Sinh gửi đến" toàn thế giới", đưa ra lời kêu gọi vang vọng cho hòa bình ở Iraq, Syria và ở những nơi khác ở Trung Đông, ở Phi Châu, nhắc đến cuộc đảo chính xảy ra ở Mali và Nigeria, nơi mà các Kitô hữu và người Hồi giáo cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công khủng bố.

Đức Thánh Cha khẩn cầu: " Xin Chúa Kitô Phục sinh ban hy vọng cho Trung Đông và cho tất cả các dân tộc, xin cho các nhóm văn hóa và tôn giáo trong khu vực đó biết cùng nhau làm việc để thúc đẩy thiện ích chung và tôn trọng nhân quyền. Đặc biệt là ở Syria, cầu xin cho sớm có một kết thúc cho tình trạng đổ máu và có được một dấn thân tức khắc trên con đường đối thoại, tôn trọng và hòa giải, như cộng đồng quốc tế đã kêu gọi". Syria là nước đầu tiên trong số những nước bị tàn phá vì xung đột được ngài đề cập đến trong sứ điệp Phục Sinh truyền thống "Urbi et Orbi" gởi cho thành Rôma và toàn thể thế giới.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng than phiền rằng nhiều người Syria chạy trốn khỏi cuộc xung đột - theo ước tính có khoảng 9.000 người thiệt mạng - đang chịu đựng "những đau khổ khủng khiếp" và cầu cho họ nhận được sự chào đón và hỗ trợ.

Nhấn mạnh đến mối quan tâm của Đức Thánh Cha dành cho Trung Đông, Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha sẽ có cuộc hành hương ba ngày tới Libăng vào tháng Chín, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại Beirut và động viên các giám mục và giáo sĩ khác ở Trung Đông.

Để tạo sự thích thú của đám đông bên dưới, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đọc lời chúc mừng Phục Sinh bằng 66 ngôn ngữ. Ngài gởi lời chào đặc biệt đến người dân Hà Lan, để thể hiện lòng biết ơn đối với khoảng 42.000 chậu cây và việc sắp đặt hoa, bao gồm những cành hoa anh đào Nhật Bản, hoa hồng và hoa phong lan, làm rạng rỡ quảng trường và trên ban công vào một buổi sáng đôi khi có nắng, lúc có mây và mát mẻ.

Tại Giêrusalem, hàng ngàn tín hữu quy tụ lại để mừng Lễ Phục sinh, tràn ngập vào một trong những nhà thờ thánh thiêng nhất Kitô giáo, thờ phượng, ca hát và cầu nguyện. Người Công Giáo và Tin Lành thay phiên nhau tổ chức các nghi lễ trong Nhà thờ Mộ Thánh cổ xưa, được xây dựng trên ở nơi mà nhiều Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu chịu đóng đinh đã được mai táng.
 
“Hãy luôn luôn tìm kiếm Chúa Kitô Phục Sinh”
Bùi Hữu Thư dịch
11:34 09/04/2012
Lời cầu chúc Phục Sinh của Đức Thánh Cha Benedict XVI

ROME, ngày 8 tháng 4, 2012 (Le Monde vu de Rome) – “Xin hãy luôn luôn tìm kiếm Chúa Kitô Phục Sinh”: đây là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Benedict XVI khi ngài bầy tỏ những lời cầu chúc Phục Sinh ngày Chúa Nhật 8 tháng 4 bằng 65 thứ tiếng, vào cuối thông điệp ngài gửi cho Thánh Đô và Thế Giới “Urbi et Orbi” – từ ban công ban phép lành của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.

Thực vậy, Đức Thánh Cha đã chủ tế Thánh Lễ ngày Phục Sinh tại khuôn viên Vương Cung Thánh Đường Vatican, đã được biến thành một vườn Phục Sinh đầy hương thơm và muôn mầu sắc nhờ một nhà giầu có người Hòa Lan hàng năm đã gửi đến hàng trăm ngàn cây hoa và bụi cậy cho lễ Phục Sinh.

Hàng trăm ngàn người đã tham dự Thánh Lễ. Vào cuối lễ, đám đông đã tràn ngập quảng trường Thánh Phêrô và đại lộ Hòa Giải (rue de la Conciliation.)

Đức Thánh Cha đã nói bằng tiếng Ý vào lúc đầu của các lời cầu chúc: “Chúc mừng Phục Sinh tất cả các người nam và nữ tại Rôma và Ý. Xin hãy luôn luôn tìm kiếm Chúa Kitô Phục Sinh, ánh sáng của Chân Lý, Đấng đã xóa tan bóng tối của sự chết, và đã ban cho thế gian sự huy hoàng của Thiên Chúa. Xin hãy gìn giữ trong lòng các bạn ánh sáng của hòa bình và niềm vui đến từ sự Phục Sinh của Chúa Kitô, và đem lại sức mạnh và ý nghĩa cho tất cả những mong đợi và tất cả mọi dự án tốt lành.”

Bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha đã nói: “Chúa Kitô đã phục sinh. Chúc mừng Phục Sinh thánh thiện! Xin cho mầu nhiệm này trở nên nguồn hạnh phúc và hòa bình sâu xa cho các bạn.”

Đức Thánh Cha đã kết thúc việc đi vòng quanh thế giới bằng 65 thứ tiếng với lời chúc hy vọng, vang vọng thông điệp Urbi et Orbi của ngài: “Surrexit Christus spes mea.”

Trước phép lành trọng thể "Urbi et Orbi", Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về đối thoại liên tôn, hiện diện bên phải của Đức Thánh Cha, đã nhắc từ ban công là, phép lành này ban cho một “ơn toàn xá”, với những điều kiện thông thường được Giáo Hội ấn định, nhất là xưng tội, rước lễ, kể cả những ai đã rửa tội cũng có thể tiếp nhận phép lành trực tiếp qua máy truyền thanh hay truyền hình, hay bằng các phương tiện truyền thông tân tiến khác.

Như hàng năm vào lễ Phục Sinh, thánh lễ đã tổ chức trọng thể với sự tham dự của Đoàn Vệ Binh Thụy Sĩ, Cảnh Binh Vatican và Dàn Nhạc của các Binh Lính Pháo Thủ Ý, đã trình bầy các bài thanh ca Ý và của Vatican.

Sau những nghi thức bận rộn của TuầnThánh, và chuyến đi Mễ Tây Cơ và Cuba mới đây, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ nghỉ ngơi vài ngày tại Castelgandolfo nơi ngài chủ tọa kinh cầu Nữ Vương Thiên Đàng Regina Caeli, ngày Thứ Hai Tuần Bát Nhật Phục Sinh, ngày 9 tháng 4, vào buổi trưa. Nhưng ngài sẽ trở về Rôma ngày thứ tư 11 tháng 4, cho buổi triều kiến chung, tại quảng trường Thánh Phêrô, lúc 10:30 theo sự thông báo của Trung Tâm Truyền Hình Vatican.
 
Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng tại Castel Gandolfo
LM Trần Đức Anh OP
11:32 09/04/2012
CASTEL GANDOLFO - ĐTC Biển Đức 16 mời gọi các tín hữu đọc lại các chứng từ của Kinh Thánh về cuộc phục sinh của Chúa Kitô và ngài cũng đề cao chứng tá của các phụ nữ trong lãnh vực này.

Trong bài huấn dụ ngắn tại buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa thứ hai 9-4-2012 với hàng ngàn tín hữu hành hương tại khuôn viên dinh thự Castel Gandolfo cách Roma 25 cây số, ĐTC nhắc đến sự kiện ngày thứ hai sau Phục Sinh là ngày nghỉ tại nhiều nước và nói rằng: ”nhưng tôi ước mong rằng lý do của ngày nghỉ này luôn ở trong tâm trí của các tín hữu Kitô: Trong những ngày này, điều quan trọng là đọc lại các trình thuật về sự sống lại của Chúa Kitô mà chúng ta thấy trong 4 sách Tin Mừng. Đó là những trình thuật, bằng nhiều cách khác nhau, trình bày những cuộc gặp gỡ của các môn đệ với Chúa Giêsu Phục Sinh, và qua đó giúp chúng ta suy niệm về biến cố tuyệt vời này, biến cố đã biến đổi lịch sử và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của con người”.

ĐTC cũng nêu nhận xét: "Trong tất cả các sách Tin Mừng, các phụ nữ đều được nói đến nhiều trong các trình thuật về những lần Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra, cũng như trong các trình thuật về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu. Thời đó ở Israel, chứng từ của phụ nữ không thể có giá trị chính thức, về pháp lý, nhưng các phụ nữ đã trải qua một kinh nghiệm về liên hệ đặc biệt với Chúa, liên hệ ấy là điều cơ bản đối với đời sống cụ thể của cộng đoàn Kitô, và đó là điều ở mọi thời đại, chứ không phải chỉ vào thời bắt đầu hành trình của Giáo Hội mà thôi”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Kiểu mẫu tuyệt vời và gương mẫu về quan hệ với Chúa Giêsu, nhất là trong mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa, chính là Đức Maria, Mẹ của Chúa. Chính nhờ kinh nghiệm có sức biến đổi về cuộc Vượt Qua của Con, mà Đức Trinh Nữ trở thành Mẹ Giáo Hội, nghĩa là của mỗi Kitô hữu và của toàn thể cộng đoàn tín hữu”.

Trong ý hướng đó, ĐTC mời gọi các tín hữu, qua kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, cầu xin Mẹ Maria giúp chúng ta cảm nghiệm được sự hiện diện sinh động của Chúa Phục Sinh, là nguồn hy vọng và an bình”.

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC còn chào thăm các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Giống như năm ngoái, ĐTC đã đến dinh thự Castel Gandolfo từ chiều chúa nhật phục sinh 8-4 vừa qua để nghỉ ngơi cho đến chiều thứ sáu tới đây 13-4. nhưng sáng thứ tư ngày mai, ngài sẽ trở về Vatican để tiếp kiến chung các tín hữu hành hương (SD 9-4-2012)
 
Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Liban từ ngày 14 đến 16-9-2012
LM Trần Đức Anh OP
11:32 09/04/2012
BEIRUT - Chính quyền và Giáo quyền Công Giáo tại Liban loan báo: ĐTC Biển Đức 16 sẽ đến viếng thăm nước này từ ngày 14 đến 16-9 năm nay.

Hôm chúa nhật Phục sinh 8-4-2012, Phủ Tổng thống Liban và Đức Cha Boulos Matar, TGM giáo phận Beirut của Công Giáo Maronite, kiêm Chủ tịch Ủy ban GM Liban về truyền thông xã hội, đưa tin: ĐTC đã nhận lời mời của chính quyền cũng như của các Thượng Phụ và GM Công Giáo Liban, đến viếng thăm nước này.

Thông cáo của Phủ Tổng Thống cho biết Tổng thống Michel Sleiman đã mời ĐGH đến viếng thăm và cuộc Tông du của Ngài tại Liban ”sẽ củng cố quan hệ lịch sử sâu xa giữa Liban và Tòa Thánh, đồng thời sẽ tái khẳng định vị thế, vai trò và sứ mạng của Liban trong tư cách là chứng nhân cho tự do và sự sống chung”.

Theo chương trình sơ khởi, ĐTC sẽ đến Liban ngày 14-9. Ngài sẽ gặp gỡ chính quyền và giáo quyền, chủ tọa một cuộc gặp gỡ giới trẻ Liban. Chúa nhật 16-9, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ tại trung tâm thủ đô Beirut và trao Tông Huấn hậu Thượng HĐGM Trung Đông cho các vị Thượng Phụ và GM trong vùng này. Ban chiều cùng ngày ngài sẽ trở về Italia.

Đây sẽ là chuyến viếng thăm thứ 24 của ĐGH Biển Đức 16 tại nước ngoài và là lần thứ 2 ngài đến Trung Đông, sau cuộc viếng thăm hồi tháng 5 năm 2009 tại Giordani, Israel và lãnh thổ Palestine.

Cách đây 15 năm, Đức Gioan Phaolô 2 cũng đã viếng thăm Liban trong hai ngày 10 và 11-5-1997. Trong dịp đó ngài đã ký và công bố Tông huấn hậu Thượng HĐGM về Liban, với tựa đề ”Một niềm hy vọng cho Liban” (Apic 8-4-2012)
 
Top Stories
Letter of Bishop of Kontum Diocese to the Vietnamese government
+ Bishop Michael Hoang Duc Oanh
16:49 09/04/2012
Bishopric of the Diocese of Kontum
146 Tran Hung Dao-Kontum-Vietnam
No. 33/VT/12/Tgmkt


Kontum April 4, 2012

To:

His Honourable Truong Tan Sang, President of Socialist Republic of Vietnam (SRV)
His Honourable Nguyen Sinh Hung, Chairman of the National Assembly, SRV
His Honourable Nguyen Tan Dung, Prime Minister, SRV


Respected gentlemen,

On Mar 4, 2012 the Bishopric of Kontum received Letter No. 269/UBND-NC from the county of Dak Ha(1) denying our request to celebrate Easter at Turia Yop, Dak Hring commune Dak Ha county, Kontum province. This very location is also where Rev. Nguyen Quang Hoa was seriously beaten on Feb 23, 2012 on his way home from a funeral Mass of an old ethnic woman. We respectfully ask the Kontum provincial government to let us reach out to the highest ranking leadership of the country, by this open letter, to convey the wish of thousands of our faithful in an area where freedom of religion has not been allowed for decades (1972-2012). This reporting to the supreme leadership is not to seek any favours or interventions, but to fulfil our duty to report.

Freedom of religion is our basic and sacred right!

Freedom of religion is not a privilege but rather a basic, sacred right! We have been pursuing the road of meeting, exchanging dialogues at all levels, from village to commune, to county to province. Then we go down ward from the provincial level to county, to commune! We are now ready to go to the central government to complete the cycle. At the provincial, commune or village levels, dialogues seems feasible to gentlemen such as Mr. Ha Ban, Secretary of the Provincial Party Committee; Mr. Nguyen Van Hung, Chairperson of the Provincial People's Committee; Major General Le Duy Hai, Director of Public Security. But at the of county Dak Ha, with Secretary Hanh in particular, things appear to be very difficult. For decades (1972-2012) Dak Ha County, to the Catholics, has been dubbed the county of "anti-religion" within the province. The act of "abusing the faithful" has been so sophisticated that to this date, our gentle Excellency Bishop P Tran Thanh Chung still says "Even going to ___(expletive)__ (the Communist government of) Dak Ha would not allow". The ill treatment of Ha Mon group which has inadvertently exaggerated by local officials as "Ha Mon heresy which set up by some priests" was indeed an achievement of the Dak Ha county's anti religion policy. For more than 30 years (1972- 2004) our fellow faithful in Ha Mon have still been suffering the big "3 Zeros" policy - No priest, No church, No sacrament" ! Not until 2004, we were able to obtain permission to build our tiny first church with the size of 7m x 10m in Kon Trang, Hlong Hloi after several years of "campaigning through dialogue". On the day of the church's dedication, 95% faithful were standing in the open sky, right on the "state property", since the government only returned a piece of 10 square meters ? Is that what "Freedom of Religion" is all about?

"All for national interests and people’s benefits"

" All for national interests and people’s benefits ". On Mar 30, 2012, during the reception of Major General Le Duy Hai, Director of Public Security of Kontum province who came to talk to us about Turia Yop at the Bishopric of Kontum, the Vicar Rev. Nguyen Van Dong had posed this question out of the blue: Should the government refuse to let Your Excellency come to celebrate Mass at Turia Yop, will Your Excellency come notwithstanding? If not, we think Your Excellency should resign from your post"! Such question spoke its volume of the position and aspiration of all our diocesan family. If someone being put in the position of serving the people fails to do his job to its fullest capacity, a resignation is only the right thing to do! We had responded clearly, that "the issue here is to put the interests and happiness of the people first. For the legitimate right to wellbeing of the faithful, we will go, even being prohibited. “Even a worm will turn to escape death when being trampled upon!” People of faith like us once being pushed over the edge, in fact being pushed over the edge for almost 40 years, our survival instinct would have to kick in so we can "live our lives in dignity". You, gentlemen, had learned and taught others that "Wherever the oppression is, there will be resistance" and "struggling is for happiness", as simple as as it sounds. Are there anyone who would label the worm "reactionary" when it turns to fight against the force which tramples upon it? Please try to neither label anyone of us as "reactionary" or "obstruction of justice", nor charge someone with conspiring to overthrow the government or pushing for peaceful evolvement. It's just simply unjust.

The reason given by government of Dak Ha as "security and public order would not be guaranteed" was not so convincing to anyone in this digital world today. Does it dare to offend the honour and the hard work of many in a country which has been proud to claim "victories over the two leading imperialists"? After 30 years in peace, how can one comprehend why this government cannot secure the minimal level of security for people in an area only several kilometres away from National highway 14, within a stone’s throw from Dak Ha, the most prosperous town of Kontum?

The excuses of "There is no worship place" or "The faithful in this area need no priests. They can worship at home", even "The priests polyterize, recruit faithful members among local people", to the ears of those who are conscientious or possess some intelligence, would not cut!!! Does it still hold true that to date, religions are still being viewed as "opium which sedates people" therefore should be banned or abolished? Or perhaps "Religion is nothing but a reactionary organization" as asked by an ethnic 10 grade student to us last month? Has this thought ever crossed your mind and startled you "Oh God! The Chinese invaders from the East Sea have flooded Dak Ha" ?

Respected gentlemen,

After we have exhausted our efforts to be patient and resilient throughout all meetings, presentations and dialogues, what we ought to do now to make it right? Please consider this: should we accept the Dak Ha County’s ban on religion as stated in letter No. VT 269/UBND-NC or head the desire (and the need) for freedom of religion of thousands of faithful in Turia Yop to which the Laws and Constitutions of the Socialist Republic of Vietnam acknowledged ? Should we listen to the Word of God or false statement of others? Today we would like to repeat what we wrote in the letter to the country's top government officials on September 11, 2008 which read "We are not foolish to act against the regime, our concept is that today 's regime is like a ship sailing on a stormy sea. Just turn the steering wheel is a bit to change ship course and people will enjoy freedom and well -being they have longed for. And that would be the freedom and well- being the government would enjoy as well (2). Hopefully, from the Tura You experience, the central government would have a better understanding of the circumstance which people are in; the local officials would have more compassion for people of faith. Together we can build a society which is more humane, fraternal, equal and happier! Let no one forget that the very officials and people's servants that are corrupted, bureaucratic, and oppressing people are the real saboteur of the regime! Nevertheless, being people of faith, we thank you for Turia Yop, for which the beloved Good News is being widely proclaimed, and as the messenger of the Good News, we are reminded to go "preach the Word, speak out when convenient or not convenient" (2Tm 4, 2)

Respectfully,

Michael Hoang Duc Oanh
Bishop of Kontum Diocese.


(Signed and sealed)

Copy sent to:

The Government Committee on Religion.
The People's Committee of Kontum Province.
Kontum Provincial Public Security Department.
The Department of Internal Affairs of Kontum Province.
The Catholic Bishop Conference of Vietnam (CBCV).
Hiep Thong Magazine of the CBCV
Kontum Priests -and all parishes in diocese of Kontum.


Attachments:

(1) Letter No. 269/UBND-NC of Dak Ha County's UBND
(2) Letter No. 95/VT/08/TGMKT, to the national supreme leaders of the CHXHCNVN dated 9-11-2008


Translated from Vietnamese by VietCatholic News Agency
 
Cambodge: Traduire la Bible: une expérience spirituelle
P. François Ponchaud, MEP
10:14 09/04/2012
Les lecteurs d’Eglises d’Asie connaissent bien le P. François Ponchaud, des Missions Etrangères de Paris. Connu du grand public pour avoir fait connaître la tragédie vécue par les Cambodgiens après la prise du pouvoir par les Khmers rouges (Cambodge année zéro, Paris, Julliard, 1977), auteur de plusieurs ouvrages sur le Cambodge et la petite communauté catholique qui y vit (La Cathédrale de la rizière, Paris Le Sarment-Fayard, 1990, réédité aux éditions CLD en 2006), il est aussi l’un des protagonistes de la traduction en khmer de la Bible, ...

... une entreprise entamée en 1973 et achevée en 1998. Il s’inscrivait ainsi à la suite d’une longue lignée de prêtres des Missions Etrangères de Paris, pionniers de la linguistique cambodgienne et rédacteurs des premiers dictionnaires cambodgiens. Fort de cette expérience, menée dans un cadre œcuménique, le P. Ponchaud livre dans le texte ci-dessous quelques clefs de vocabulaire. Comment, en effet, dans une civilisation marquée au plus profond par l’animisme, le brahmanisme et le bouddhisme, parler de Dieu, du Dieu des chrétiens, à des Khmers sans risquer d’être incompris ?

Ce sont les événements qui m’ont conduit à lancer, puis à collaborer à la traduction interconfessionnelle de la Bible en cambodgien, en qualité d’exégète autoproclamé, sans formation précise, avec un pasteur méthodiste et deux spécialistes de la langue khmère. L’an dernier, Mgr Olivier Schmitthaeusler, le nouvel évêque de Phnom Penh [depuis octobre 2010], m’a demandé d’achever la traduction de l’ensemble des textes du concile Vatican II que j’avais commencée jadis à usage des séminaristes : je viens d’en achever une première version. Travail passionnant, qui permet de chercher de nouveaux mots et de nouvelles expressions pour exprimer notre foi catholique dans une Eglise nouvelle qui ne possède pas encore un vocabulaire religieux bien fixé.

Je considère ce travail comme un cadeau du Ciel, qui m’a permis d’approfondir ma foi, afin de la transmettre en un langage compréhensible. Prenons un premier exemple tiré de la compréhension du sens originel des mots : si on demande à un Français, même non chrétien, ce que signifie le mot « résurrection », il traduira immédiatement par « vivre à nouveau ». C’est cette idée que nos vénérés Anciens, prêtres des Missions Etrangères, ont traduit dans les diverses langues asiatiques qu’ils ont dû apprendre et dans lesquelles ils ont traduit la Bible. Ils ont fait ce qu’ils pouvaient, avec leurs connaissances et l’esprit du temps. Un grand coup de chapeau pour ces pionniers ! Lors de la formation des catéchumènes, dans une mentalité bouddhiste où la transmigration est un donné culturel, nous nous sommes vite rendus compte que ce mot n’était pas le bon : pour beaucoup de catéchumènes, Jésus s’était « réincarné », « avait repris sa chair et ses os », « vivait comme avant ». Le cœur de notre message était donc sérieusement biaisé.

A l’analyse, dans le Nouveau Testament, il n’y a que quelques emplois du mot « vivre à nouveau » (ana-zoein : ana « de nouveau », zoein « Vivre », même racine que le Zoo), notamment par le père de l’enfant prodigue (Lc 15,32) qui, après avoir retrouvé son fils, dit : « Mon fil était mort, il est revenu à la vie » (ana-zoei). Pour Jésus, il est écrit, en revanche, que Dieu l’a « réveillé » (égeireisthai), « relevé d’entre les morts » (anastazethai). Jésus n’est pas le sujet, il ne s’est pas ressuscité lui-même, mais a « été re-levé, ré-veillé », au « mode moyen », en grec, c’est-à-dire mode qui indique que l’intéressé a subi l’action d’un autre, du Père en l’occurrence.

Si de plus, on examine les harmoniques utilisées pour qui désigner l’événement extraordinaire de Pâques, on peut noter « il a été élevé », « exalté, super-exalté » « glorifié », « entré dans la gloire », « établi Christ et Seigneur », « a reçu le Nom », « a été rempli de l’Esprit et nous l’a donné », pour ne signaler que les termes les plus usuels. A part Luc qui distingue trois phases de l’unique événement de Pâques (revification-exaltation-don de l’Esprit), à des fins catéchétiques, les trois autres Evangélistes ne distinguent pas les trois volets de ce même événement, mais l’Eglise catholique d’Occident en a fait trois événements historiquement séparés : Résurrection, Ascension, Pentecôte !

Après de multiples essais, nous nous sommes arrêtés au mot « il a reçu - vie divine - nouvelle -glorieuse », ce qui sonne assez bien en khmer. « Reçu - vie divine » correspond à l’acception habituelle du mot « résurrection » ; « nouvelle » car, dans l’Apocalypse et dans les lettres de saint Paul, le mot « nouveau » signifie le monde à venir dont nous participons déjà par la foi et le baptême ; « glorieuse » parce que, dans la Bible, « la Gloire », c’est la vie même de Dieu qui se manifeste, le « poids » de Dieu. Ainsi, par ce mot, nous amenons l’auditeur à partager notre foi, sans mettre d’obstacles supplémentaires provenant de l’usage d’un mot impropre : par sa résurrection, Jésus, vrai homme, est entré dans le monde divin, il y est vivant, établi Christ et Seigneur.

Sans doute ce nouveau mot n’est pas encore accepté par tous, spécialement par les prêtres, car les habitudes ataviques sont difficiles à abandonner... Sans doute faut-il être patient et attendre que ceux qui ont une autre conception de la Résurrection fassent eux-mêmes l’expérience spirituelle profonde de « la vie nouvelle en Christ ».

On pourrait, dans le même registre de la compréhension initiale, réfléchir sur le sens des mots « mystère » – qui ne signifie pas « obscur, incompréhensible », mais au contraire révélation de Dieu, événement (« Mystères joyeux, douloureux, Glorieux ») ; « Eucharistie » qui ne signifie pas « Corps du Christ », mais « Action de grâce », etc.

Poursuivons avec d’autres exemples de mots tirés du vocabulaire bouddhique mal compris. Souvent dans les documents du Concile revient le mot « Laïc ». Le « Laïcos » est le membre du peuple de Dieu (« Laos » en grec) qui est « sacerdote, prophète et roi ». Ce mot désigne donc le chrétien dans toute sa dignité. Dans l’esprit de leur temps, nos vénérés Anciens considéraient les prêtres (les « anciens ») comme l’équivalent des moines bouddhistes, les chrétiens étaient donc l’équivalent des fidèles bouddhistes dans leurs rapports avec les moines. Or, les moines forment une catégorie spéciale, des préah (« divins, illustres, rizières de mérites » où les fidèles ensemencent des mérites). Parce qu’« abstinents » (buos), ils sont donc des êtres supérieurs. On retrouve ici une certaine forme de mépris platonicien du corps.

Les fidèles bouddhistes sont des « gens qui possèdent des maisons » (krohâs), êtres inférieurs attachés aux biens de ce monde ! C’est pourtant le mot utilisé au Cambodge depuis les temps immémoriaux que les catholiques utilisent pour désigner les « laïcs ». Il faut savoir qu’en langue khmère, le langage utilisé pour les moines n’est pas celui utilisé pour les fidèles ! Cet emploi inexact fausse radicalement la conception de l’Eglise, Peuple de Dieu, de Vatican II. Nous avons donc pris, provisoirement, le mot, pas très satisfaisant, de « chrétien ordinaire ». « Chrétien » suffirait pour indiquer la dignité du « Laïcos ». Il faut donc résolument abandonner ce type de langage calqué sur une représentation du monde bouddhique, qui ne convient pas à l’expression de notre foi, et induit à des erreurs graves, même si les chrétiens de naissance et quelques prêtres l’emploient volontiers.

Dans le même registre des rapports faussés avec le bouddhisme, on pourrait signaler les mots choisis pour désigner « les religieux » qui ne sont pas des « abstinents » (buos), mais des gens « consacrés » volontairement à Dieu, signe du Règne à venir. De même, le mot bouddhiste désignant « les saints » (arahant : personnes qui ont éteint leurs passions par leur action personnelle) est porteur d’une doctrine sous-jacente diamétralement opposée à la justification par la foi et à la sanctification par la miséricorde de Dieu. Les Khmers, même catholiques, comprennent très bien ce mot, mais c’est un faux sens !

Ou bien encore le mot désignant le pape comme un dignitaire bouddhique, plus ou moins royal, car c’est un titre accordé par le roi, est loin de la conception de « grand père », sens originel du mot pape, ou du « serviteur des serviteurs de Dieu », comme il se désigne lui-même dans les actes du Concile ! Nous avons choisi « évêque de Rome ». On pourrait multiplier les exemples.

Dans une Eglise peu nombreuse, composée majoritairement de nouveaux chrétiens, il est encore facile, avec un peu de courage et de lucidité, de procéder aux changements nécessaires sans troubler les consciences attachées à des traditions immuables. Risquons donc l’audace !

(Source: Eglises d'Asie, 9 avril 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Phục Sinh 2012 tại CĐ Sjælland, Copenhagen
Ngô Ngọc Lâm/ Đỗ Xuân Minh
14:23 09/04/2012
Tĩnh Tâm Phục Sinh được tổ chức tại Thánh Đường Skt Nikolaj, Hvidovre.

Xem hình ảnh

Đây là sinh hoạt truyền thống hằng năm của CĐ vào dịp nghỉ Phục Sinh, từ Thứ Năm đến hết Thứ Bảy Tuần Thánh, giúp các tín hữu tham dự tích cực vào Tam Nhật Thánh của Giáo Hội Công Giáo.

Năm nay Cha tuyên úy và Ban Phục Vụ CĐ mời Cha Phêrô Nguyễn Hùng Hải, Dòng Thừa Sai Đức Tin đang du học tại Roma, về thuyết giảng và hướng dẫn Tĩnh Tâm.

Chủ Đề Tĩnh Tâm: Niềm Hoan Ca Phục Sinh.

Cha hướng dẫn cùng các tín hữu tham dự chia sẻ về các đề tài:

1. Sự Cần Thiết Chuẩn Bị Tâm Hồn.
2. Sống Niềm Tin Phục Sinh.
3. Ý Nghĩa Cây Thánh Giá Của Chúa. Sống Mầu Nhiệm Thánh Giá Nơi Bản Thân, Gia Đình, Cộng Đoàn và Xã Hội.
4. Gương Đức Mẹ Sống Mầu Nhiệm Thánh Giá.
5. Cha Mẹ Trong Việc Giáo Dục và Định Hướng Cho Con Cái Với Thời Đại Hôm nay.
6. Gia Đình và Niềm Hoan Ca Phục Sinh.

Từ các đề tài hướng dẫn, cha giảng phòng phân tích, nhắn nhủ các tín hữu thực hành các điểm sau:

Đời sống đạo luôn được bảo đảm, khi các tín hữu gắn bó nhiệt tình với các sinh hoạt chung của CĐ. Từ đây mọi tín hữu ngày một trưởng thành về Đức Tin, sẵn sàng phục vụ, xây dựng môi trường yêu thương hiệp nhất có sức lôi cuốn mọi người về với Thiên Chúa.

Cha mẹ tạo được ưu thế khi luôn quan tâm tới con cái, giáo dục Đức Tin bằng chính những tấm gương sống đạo tích cực của mình.

Ý Nghĩa Thánh Giá của Chuá biểu tượng qua các mẫu tự ghép giúp ta hiểu: TY, TT và TT. Qua Mầu NhiệmThánh Giá, Chúa Kitô thể hiện Tình Yêu hiến mạng sống cho nhân loại. Các tín hữu nhận ơn Tha Thứ qua Thánh Giá. Niềm Tín Thác vào Thiên Chúa là điều cần thiết để mọi người được cứu độ.

Niểm Hoan Ca Phục Sinh Trong Gia Đình thể hiện thật sống động và cụ thể bởi chính Cây Nến Phục Sinh. Cây Nến toả sáng trong gia đình tạo niểm vui và hoan lạc cho mọi người. Sức nóng từ Cây Nến Phục Sinh tạo sự ấm áp, nói lên trách nhiệm yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Cây Nến hao mòn dần khi thắp sáng nhắc nhở sự hy sinh, luôn cần chia sẻ và bổn phận cho đi của mọi người.

Trong tam nhật thánh, nhất là khi tham dự các nghi thức phụng vụ, các tín hữu nhận thức và hiểu biết thêm về Hành Trình Khổ Giá và Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô. Hơn nữa, cao điểm vào chiều Thứ Năm, với ba linh mục ngồi toà, hầu hết các tín hữu trong CĐ đã lãnh Bí Tích Giải Tội, trước khi tham dự thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh.

Điều vui mừng hơn cả cho mọi người khi cảm nhận CĐ Công Giáo Việt Nam Sjælland ngày một trẻ trung với sự dấn thân tích cực của giới trẻ trong nhiều lãnh vực. Điển hình qua sự tham dự của 12 tông đồ trẻ trong nghi thức rửa chân Thứ Năm Tuần Thánh. Ban Phục Vụ mới của CĐ nhiệm kỳ 2012 – 2014 đã được tăng cường thêm với nhiều gương mặt trẻ. Xin cám ơn tinh thần phục vụ chu đáo của giới trẻ cho những ngày CĐ Tĩnh Tâm. Trong cả ba ngày, các bạn đã có những bữa ăn ngon và đầy đủ cho mọi người tham dự.

Xin hợp lời cảm tạ Thiên Chúa về những hồng ân Phục Sinh CĐ Sjælland đã lãnh nhận.
 
Lễ Vọng Chúa Phục Sinh tại GX Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle
Nguyễn An Quý
09:59 09/04/2012
SEATTLE - Những ngày đầu tháng tư năm nay, trời Seattle khá đẹp, nhất là những ngày mà giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nơi đây cử hành ngày Tam Nhật Vượt Qua.

Xem hình ảnh

Thứ bảy ngày 07 tháng 04 năm 2012 là ngày thứ bảy Tuần Thánh, ngày Vọng Phục Sinh, tại nhà thờ giáo xứ có 2 thánh lễ được cử hành lúc 5 giờ và bây giờ là Thánh Lễ 8 giờ tối.

Thánh lễ vọng được bắt đầu bằng nghi thức làm phép lửa và nến phục sinh do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ sự. Đúng 8 giờ tối, đèn trong nhà thờ đều tắt, cha chủ sự mời gọi cộng đoàn hướng về cửa chính nhà thờ, một bình lửa được đốt cháy sáng , cha chủ sự bắt đầu đọc lời nguyện làm phép lửa: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho các tín hữu lửa vin quang của Chúa, xin than1h hoá lửa mới này và nhờ sự phục sinh của Chúa , xin cho chúng ocn sốt sắng ao ước những sự trên trời, để chúng con đạt tới ngày sáng láng vĩnh cữu với tâm hồn trong sạch. Nhờ Đức Giesu Kitô Chúa chúng con . Amen. Đoạn linh mục làm phép nến phục Sinh, nến phục sinh được thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu cầm, cha chủ sự cầm mũi nhọn và kẻ trên cây nến đồng thời đọc lời sau đây theo từng đường nét kẻ trên cây nến:

Chúa Giêsu hôm qua và hôm nay ( vẽ dường dọc)- Nguyên thủy và cùng đích ( vẽ đường ngang). Đoạn cha chủ sự gắn chữ A trên đầu và nói Alpha rồi gắn chữ O phía dưới theo chiều dọc và nói (Omêga ), đoạn gắn 4 chữ số năm 2012 vào từng góc từ trái qua phải và ttừ trên xuống dưới theo đdường thập tư và nói theo từng vị trí : Thời gian là của Chúa( gắn số 2 ở góc trái phiá trên) và mọi thế hệ là của Chúa gắn số 0 ở góc phải phiá trên - Vinh quang và vương quyền là của Chúa (gắn số 1 ở góc phải phía dưới và nói tiếp : qua mọi tế hệ cho đến muôn đời ( gắn số 2 ở góc phải phía dưới ) và kết thúc bằng Amen.

Nghi thức làm phép lửa và nến phục sinh hoàn tất thì cây nến phục sinh của năm 2012 được tiến vào nhà thờ do thầy sáu Mậu cầm . Thầy sáu Mậu cầm nến với bước di chuyển chậm rãi và mỗi lần dừng lại thì xướng lên câu : “Ánh sáng Chúa Kitô”. Mọi người đều thưa lại nhịp nhàng : Tạ ơn Chúa “. Khi nến phục sinh tiến vào nhà thờ thì nghi đoàn thắp nến từ cây nến phục sinh rồi chuyển đến từng giáo dân mỗi người đều có một ngọn nến nhỏ cho đến khi toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện đều được đón nhận ánh sáng từ nến phục sinh, ánh nến cháy rực trong nhà thờ đã tạo thêm sự thiêng liêng của mầu nhiệm phục sinh. Đèn trong nhà thờ được bật sáng và bắt đầu là phần phụng vụ lời Chúa. Trước khi bắt đầu vào bài Thánh thư , kinh Vinh danh được xướng lên, màn trên cung thánh được hạ xuống, nghi đoàn rung chuông và ba hồi chiêng trống được ngân vang kéo dài cho đến khi vinh danh kết thúc. Khung cảnh mừng vui của ngày Phục Sinh hiện rõ trên cung thánh với hình ảnh tượng Chúa sống lại. Trong thánh lễ, linh mục Đinh Quang Nghị thuộc Dòng Đa Minh hiện ngài làm công tác truyền giáo ở Thái Lan, dịp nghỉ lễ phục sinh, ngài về thăm Seattle và đã đến dâng Thánh lễ Vọng Phục Sinh với giaó xứ, ngài đã phụ trách giảng lễ. Ngài giảng khá hấp dẫn nên đã tạo thêm bầu khí vui tươi của ngày Chúa Sống lại. Sẽ phổ biến toàn bài giảng của ngài sau. Đặc biệt trong thánh lễ hôm nay có nghi thức Rửa tội và ban phép Thêm Sức cho 6 anh chị em tân tòng và các em nhỏ một cách trọng thể.

Thánh lễ Vọng Phục Sinh được chấm dứt vào khoảng 10 giờ 20. Mọi người ra về trong niềm hân hoan của ngày trọng đại với niềm cậy trông trong Chúa Kitô Phục Sinh.
 
Niềm vui Phục Sinh của Người Tân Tòng tại giáo xứ Rú Đất
JB. Hùng Nguyễn
19:11 09/04/2012
NGHỆ AN - Sau những tháng ngày học hiểu về Giáo Lý, Kinh Thánh … Anh Chị Em Tân Tòng thuộc nhiều thành phần trong vùng đất Yên Thành đã đến nhà thờ xứ Rú Đất tham dự Đại Lễ Phục Sinh và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Bí tích Thánh Thể để chính thức gia nhập vào đoàn chiên của Chúa.

Xem hình ảnh

Vào những ngày đầu của Tam Nhật Vượt Qua, với sự khích lệ của Cha quản xứ Phêrô Lưu Văn Thành, Ban bác ái giáo xứ đã có chương trình thăm viếng người neo đơn, già nua, bệnh tật không phân biệt lương giáo, để họ cũng được hưởng niềm vui Phục Sinh, bằng những hành động, nghĩa cử thiết thực như trao tiền và gạo, cùng với thăm hỏi, động viên, khích lệ.

Cũng trong khung cảnh của Tuần Thánh, theo thường lệ vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá hằng năm, giáo xứ tổ chức kỳ thi giáo lý học kỳ I cho học sinh toàn xứ. Và cũng là dịp để giới trẻ, các hội đoàn, các đoàn thể tề tựu về giáo xứ tham dự tích cực 10 ngày tịnh tâm và giao lưu bóng chuyền.

Trong đêm canh thức Vọng Phục Sinh, Cha quản xứ cùng toàn thể cộng đoàn giáo xứ hân hoan chào mừng mọi người đã quy tụ về đây, để tham dự thánh lễ trọng thể và đặc biệt chào mừng các anh chị em tân tòng được đón nhận các nhiệm tích, để trở nên những chi thể thuộc về Đức Kitô, thuộc về Giáo hội Chúa và trở thành những thành viên trong gia đình Giáo xứ…Điều lạ lùng cho sự kiện này, là anh chị em Tân Tòng không đơn thuần lãnh nhận các Bí tích chỉ vì lí do lãnh nhận qua con đường hôn nhân, mà đây hoàn toàn vì tự nguyện gia nhập đạo, sau những ngày tháng học hiểu về giáo lý. Họ là những người xa lạ, những "tha nhân", nay đã tìm được thấy được điểm kết của cái vòng tròn lẩn quẩn của cuộc đời. Điểm kết ấy là điểm kết hình tim tạo thành “tâm”, một lòng hướng về Thiên Chúa kính mến. Những đứa con lạc đàn nay đã tìm thấy tổ ấm, nơi đó có Cha, có Mẹ, có tình yêu thương.

Giảng trong thánh lễ, Cha quản xứ nhắn nhủ: “Tình yêu bừng lên sự sống. Lễ Phục Sinh thật là một cơ hội quý báu và thích hợp để cùng nhau hướng về gia đình thiên quốc, hướng về sự sống vĩnh cửu Quê Trời. Khi nhắc lại niềm hạnh phúc ấy, để nhớ về trách nhiệm làm sao sống xứng đáng làm con Thiên Chúa?”…“Cầu mong trong ngày trọng đại hôm nay, tâm hồn chúng con sẽ được Phục Sinh theo Chúa Giêsu. Tâm và Trí hợp nhất, cầu mong cuộc đời chúng con sẽ bước sang trang mới. “Sống đời đẹp Đạo” như những gì Ngài đã trao ban từ buổi sơ khai”.

Sau khi anh chị em Tân tòng đã lãnh nhận các Bí tích, tiếng pháo vỗ tay của cộng đoàn hiện diện vang lên, dường như không chỉ dành riêng cho những anh chị em Tân tòng, mà mọi người cũng được tưới mát hồi sinh.

Thánh lễ chấm dứt khi cha chủ tế ban phép lành trọng thể, mọi người đều múc lấy được những hứng khởi của niềm tin, và ước mong ra đi mang Tin Mừng Chúa Phục Sinh đến với hết thảy những ai đang trên hành trình kiếm tìm Chân Lý.
 
Lễ Vọng Phục sinh và Đại Lễ Phục sinh tại Giáo xứ St. Helen, TGP Miami
LM Giuse Nguyễn Kim Long
10:28 09/04/2012
MIAMI - Lễ Vọng Phục sinh tại giáo xứ St. Helen, Tgp Miami đã được cử hành vào lúc 8:00 tối thứ Bảy 7-4-2012. Nhà thờ trước giờ lễ đã không còn chỗ trống vì chỉ có một cử hành phụng vụ duy nhất cho 4 sắc dân: Mỹ, Việt, Spanish và Haitian.

Xem hình ảnh

Đúng 8:oo tối, đoàn đồng tế với cha chủ tế là cha sở Dever cùng các cha đồng tế Robert, Nguyễn kim Long, John và 2 cha khách tiến lên cung thánh trong bóng tối và sự thinh lặng của cộng đoàn. Mở đầu là lời nguyện của cha chủ tế, sau đó là 3 bài đọc từ Cựu ước, rồi cha chủ tế ra ngoài nhà thờ cử hành nghi thức làm phép lửa, nến Phục sinh. Nến Phục sinh được rước trọng thể vào nhà thờ cùng với 3 lần tung hô. Bài Tin mừng Phục sinh (Exultet) được cất lên và Thánh Lễ được tiếp tục với bài đọc thứ tư từ Cựu ước do một chị Việt Nam.

Trong Thánh Lễ Vọng Phục sinh hôm nay, giáo xứ hân hoan đón chào 14 anh chị em là người Mỹ, Spanish, Việt Nam (8) được rửa tội, Thêm sức, trở thành người con Chúa. Thánh Lễ diễn ra thật trang trọng hòa trong tiếng hát tuyệt vời của ca đoàn Mỹ do một chị Việt Nam điều khiển và kết thúc lúc 10:30 tối. Mọi người ra về trong màn đêm với niềm vui hân hoan vì Chúa đã sống lại thật. Alleluia!

Sáng Chúa Nhật 8-04-2012, hòa chung niềm vui của toàn thể Giáo hội mừng Chúa sống lại, đem ơn cứu độ đến cho con người, Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Tgp Miami, đã cử hành Đại Lễ Phục sinh thật long trọng. Đúng 12:15 trưa, Linh mục chủ tế tiến lên cung thánh cùng với đoàn giúp lễ trong tiếng hát của ca đoàn hòa lẫn với tiếng trống báo hiệu tin vui Phục sinh cho mọi người. Sau khi xông hương bàn thờ và nến Phục sinh, Thánh Lễ tiếp diễn với các bài đọc và Phúc âm.

Trong bài giảng, cha chủ tế nhấn mạnh “niềm xác tín vào biến cố Chúa Phục sinh, bởi vì nếu Chúa không sống lại, thì như Thánh Phao-lô nói: Những người Ki-tô hữu là người bất hạnh vì đã tin cách vô ích và hão huyền. Nhưng Chúa đã sống lại, đem cho chúng ta niềm hy vọng để rồi qua những hy sinh, bác ái, chúng ta sẽ được phần thưởng là sự sống đời đời. Sứ điệp Phục sinh mời gọi người Ki-tô hữu phải tôn trọng, bảo vệ sự sống, chống lại các hình thức phá thai, ngừa thai… Vượt thắng sợ hãi tội lỗi (giảm bạo lực gia đình, sống hôn nhân theo phép đạo) và Tăng niềm xác tín vào Thiên Chúa, đặt Ngài làm trung tâm điểm cuộc sống (Tham dự Thánh Lễ, đọc Kinh Thánh)”. Sau bài giảng, cha chủ tế rửa tội cho 1 thiếu niên và 1 em khoảng 8 tuổi. Số người tham dự Thánh Lễ Phục sinh thật đông trên 1000 người, trong đó có rất nhiều người trẻ lái xe cả tiếng đồng hồ. Cuối Thánh Lễ, ông chủ tịch Cộng đoàn lên có lời chúc mừng Lễ Phục sinh đến mọi người, rồi cha chủ tế giới thiệu những anh chị em mới được rửa tội đến Cộng đoàn và trao quà cho họ.

Sau Thánh Lễ, các em thiếu nhi được tham gia cuộc săn trứng phục sinh (eggs hunt) bên ngoài nhà thờ với 1,200 trứng do các anh chị huynh trường Thiếu nhi chuẩn bị.
 
Lễ Phục Sinh tại nhà thờ chính tòa Lạng Sơn
LM Giuse Nguyễn Vinh
10:42 09/04/2012
BÀI CHIA SẺ CHÚA NHẬT PHỤC SINH
tại Giáo xứ Chính Tòa – Ngày 08 tháng 04 năm 2012

Hình ảnh Lễ Phục Sinh

Kính thưa Cộng đoàn phụng vụ,

Cùng với Giáo Hội, chúng ta cùng loan báo Tin Mừng: Chúa Giêsu Kitô đã Phục Sinh Alleluia – Alleluia. Hôm nay chúng ta cùng suy tư ba từ trong Lời Chúa là Chạy-Thấy và Tin.

* Vào buổi sáng Chúa Nhật Phục Sinh, chúng ta thấy cả Maria Magdala, Phêrô và Gioan đều CHẠY: Bà Maria Magdala chạy về gặp ông Phê rô để loan báo những gì đã thấy ở mộ, đây là những bước chạy hoảng hốt, lo lắng, bối rối vì tình yêu mến thày Chí Thánh. Bà chạy đi tìm các tông đồ theo lời khuyên của sứ thần loan báo ở mộ; chạy để loan báo tin ngỡ ngàng, xem ra đây là những bước chạy cần thiết, vì bà không thể giữ riêng cho mình điều vừa cảm nhận trong cuộc sống niềm tin và tình yêu mến. Còn thánh Phêrô và Gioan khi nghe tin đều chạy ra mộ; cả hai cùng chạy vì không thể chần chờ hơn được nữa: sự trống vắng của ngôi mộ mà không thấy xác của Thày làm các ông ngỡ ngàng; dù đã từng chứng kiến những phép lạ Thầy làm, dù đã thấy Thầy làm cho người chết sống lại; nhưng khi thấy Thày đi vào cuộc khổ nạn và bị đóng đinh chịu chết trên cây thập giá; tâm hồn họ đã tê dại và đau đớn; giờ đây nghe báo tin xác thày không còn trong mộ, các ông chỉ biết chạy tới mộ để muốn kiểm chứng tại sao, và lúc này các ông còn cảm nhận được Lời của Thày đã từng loan báo sau ba ngày Ngài sẽ Phục Sinh. Gioan còn trẻ nên đã chạy nhanh hơn, ông đã chạy vì tuổi trẻ, nhưng cũng chạy vì tình yêu mến thày. Chạy nhanh hơn và tới trước, nhưng khi thấy thánh Phêrô chưa tới nơi Ông đã đứng đợi, vì tôn trọng người đứng đầu tông đồ đoàn, nên Ông đã đợi và vào mộ sau dù rất muốn cảm nhận những gì mà Maria Magdala đã nói. Thánh Phêrô đã chạy trong nỗi xúc động lớn lao, ông đã được Chúa Giêsu tin tưởng đặt đứng đầu anh em, ông đã từng xác quyết dù tất cả bỏ Thày thì ông vẫn theo Thày, thế nhưng vào giây phút Thày bị bắt Ông đã chối Thày; nhưng đã đón nhận ánh mắt yêu thương tha thứ của Thày; và giờ đây khi được loan báo xác Thày không còn trong mộ; ông đã chạy trong bàng hoàng, chạy trong ân hận vì những gì mình đã lỗi phạm với Thày, chạy trong trách nhiệm là người đứng đầu anh em, và ông còn chạy vì tình yêu mến của ông với Thày.

* Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy cả Maria Mácđala lẫn Phêrô và Gioan đều chỉ THẤY một điều là ngôi mộ trống. Khi phát hiện ngôi mộ trống, bà Maria Mađalêna vội vã chạy về gặp Simon Phêrô và “người môn đệ Chúa Giêsu thương mến”. Trong Tin Mừng thứ tư, có một người môn đệ được gọi là “người môn đệ Chúa yêu”, thánh sử Gioan ghi nhận về người môn đệ cùng với Phêrô chạy ra mộ: Ông đã thấy gì? Thấy ngôi mộ trống, thấy những băng vải, thấy khen che đầu được để riêng một nơi. Cũng chẳng thấy gì nhiều hơn Phêrô và Mađalêna. Nhưng thay vì nghĩ như Maria:“Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ,” người môn đệ này lại TIN, tin rằng Chúa đã sống lại từ cõi chết! Người môn đệ đó yêu Chúa và được Chúa yêu, tình yêu đó khiến ông ngả đầu vào ngực Chúa trong bữa tiệc ly, tình yêu đó giữ ông lại dưới chân thập giá cùng với Mẹ Maria trong khi các môn đệ bỏ chạy hết, với tình yêu đó, ông đã THẤY và ông TIN. Tình yêu đã làm cho người môn đệ này thấy được điều mà những môn đệ khác không thấy. Nếu các môn đệ khác cần phải gặp Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra – có khi nhiều lần – mới thực sự tin rằng Chúa đã sống lại, thì người môn đệ này chỉ cần thấy ngôi mộ trống là đã tin rồi. Niềm tin của ông được xây dựng trên tình yêu chứ không dựa vào những lần Chúa hiện ra. Phục Sinh không chỉ là lời tuyên xưng của đức tin, nhưng trong kinh nghiệm của thánh sử Gioan, Phục Sinh trước hết là lời tuyên xưng của tình yêu.

Với mỗi người chúng ta thì sao? Hãy mang lấy trái tim tình yêu để dù sống trong một thế giới muốn đẩy con người xa Thiên Chúa, một thế giới giống như ngôi mộ trống, vẫn có thể nhìn thấy sự hiện diện sống động của Thiên Chúa Tình Yêu. Hãy mang lấy cặp mắt của tình yêu Thiên Chúa để có thể nhìn thấy những giá trị tích cực ẩn giấu trong những thử thách của cuộc đời. Hãy mang lấy cặp mắt của tình yêu để nhìn thấy Đấng Phục Sinh vẫn đang sánh bước với chúng ta trên mọi nẻo đường cuộc sống; và hãy mang lấy trái tim tình yêu để có thể nhận ra Chúa Phục Sinh đang hiện diện trong mỗi người anh chị em và trong những biến cố của của đời.

Có một câu truyện kể lại như sau: “Một ngày lễ Phục Sinh, giáo xứ có mời một Cha là nhà truyền giáo tới dâng lễ, trong bài giảng sau Phúc âm về Chúa Phục Sinh; Ngài đã mở đầu như sau:“Để hiểu được câu nói của Chúa Giêsu: Không có tình yêu nào quý hơn là hiến mạng sống cho người mình yêu” là điều không dễ, nhiều khi phải đánh đổi giá trị cuộc đời mới có thể cảm nghiệm tình yêu của Chúa. Có một gia đình dân chài người công giáo, vợ chồng chỉ có một người con trai độc nhất, ông không muốn cho con trai mình theo nghề chài lưới nguy hiểm, nên lo lắng cho cậu ăn học nên người. Nhân ngày nghỉ, cậu dẫn một người bạn thân không phải là người công giáo về thăm cha mẹ. Sáng hôm sau khi thấy Cha chuẩn bị đi đánh cá trên biển, cậu cứ nài xin cha cho cậu và người bạn của mình đi theo, sau khi không thể từ chối ông đã đồng ý vì thấy thời tiết tốt. Cả buổi sáng đẹp trời, họ đánh cá thật vui vẻ; bất ngờ gần buổi chiều, bỗng mây đen kéo tới và một cơn bão bất chợt kéo về, vì thuyền đánh cá của gia đình không đủ những điều kiện chống lại cơn bão, nên sau những cơn giật của sóng biển đã đánh văng cả 2 chàng trai xuống biển. Người cha lúc đó chỉ có duy nhất một chiếc phao, ông không biết phải quăng nó cho ai: con mình hay bạn trai của nó. Đang vật lộn với sóng nước, con trai ông kêu lên: Cha ơi hãy cứu bạn con, vì bạn con không biết bơi. Trong giây phút quan trọng nhất của cuộc đời, ông nhớ lại của Chúa Giêsu: “Không có tình yêu nào quý hơn là hiến mạng sống cho người mình yêu”, và ông đã ném chiếc phao có dây nối với thuyền cho cậu bạn và cùng lúc hét lên với con trai mình: con ơi, cha yêu con. Khi kéo được cậu bạn của con trai mình lên thuyền, cũng là lần cuối cùng ông thấy con trai mình chìm nghỉm xuống lòng biển”. Ông đã hy sinh con trai của mình trong đau đớn, nghẹn ngào để cứu cậu bạn của con trai mình như mong muốn của cậu con trai và vì đức tin của ông.

Nhà truyền giáo để giáo dân cùng lắng đọng trong thinh lặng và suy tư và tiếp tục: Chắc quý ông bà muốn biết tương lai của cậu bạn đó bây giờ ra sao? Từ chưa biết về đạo Công giáo, cậu đã tìm hiểu xem vì sao mà người ta có thể hy sinh điều quý giá lớn nhất cho người khác, cậu đã học, theo đạo và hơn thế nữa đã đi tu, đã trở thành nhà truyền giáo; và người đó chính là tôi đang đứng trước ông bà anh chị em để nói lên ý nghĩa của cuộc khổ nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô”.

Chắc Ông bà anh chị em hiểu ý nghĩa của câu chuyện trên đây, nhiều khi trong cuộc đời chúng ta để có những quyết định thật khó khăn: có những quyết định làm thay đổi giá trị cuộc đời mình, có những quyết định làm chúng ta xa Chúa và xa anh chị em, nhưng cũng có những quyết định làm chúng ta trở nên dấu chỉ của tình yêu mến, tin tưởng, phó thác trở nên niềm hy vọng cho cuộc đời.

Chúng ta cầu xin Chúa Giêsu Kitô luôn ban cho chúng ta Ơn Đức Tin, cùng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa; giúp chúng ta có thể nhận ra Chúa Phục Sinh và lời mời gọi tình yêu thương của Ngài nơi những biến cố, thử thách, khó khăn trong hành trình sống đạo của chúng ta. Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta trở nên chứng tá của Tin Mừng Phục Sinh trong Giáo hội và thế giới hôm nay. AMEN.

+ Giuse Đặng Đức Ngân
Giám Mục Giáo Phận Lạng sơn-Cao Bằng
 
Đai Hội Đồng Mục Vụ Việt Nam TGP Sydney
Diệp Hải Dung
10:43 09/04/2012
Chiều thứ Hai 09/04/2012 các anh chị em thành viên Hội Đồng Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly tham dự Đại Hội Đồng Mục Vụ Thường Niên.

Trước khi khai mạc Đại Hội, là giờ tinh thần do Cha Tuyên uý Trưỏng Nguyễn Khoa Toàn thuyết giảng nói về Chúa Giêsu chữa lành người bất toại và Cha chia sẻ những mẫu chuyện thích ứng trong tinh thần phục vụ như chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Cuba vừa qua.

Hội Đồng Giám Mục Cuba đã kêu gọi giáo Giáo dân trong Cuba điều này “ Hãy đừng dửng dưng trước những đau khổ của người láng giềng bằng sự lãnh đạm. Hãy luôn đồng hành với lòng nhân ái..” Sau giờ giải lao bắt đầu khai mạc Đại Hội, anh Trần Anh Vũ Phó Chủ tịch CĐCĐCGVN Sydney giới thiệu mọi người cùng xem trình chiếu những hình ảnh tiêu biểu sinh hoạt của Cộng Đồng trong nhiệm kỳ 3 năm vừa qua 2009 – 2012 và ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên báo cáo về những sinh hoạt của Cộng Đồng. Đặc biệt là dự án thực hiện xây dựng Lễ đài và 14 Chặng Đàng Thánh Giá trên Trung Tâm đã hoàn thành rất tốt đẹp.

Sau cùng ông báo cáo về những sinh hoạt trong những tháng tớI, đặc biệt là ngày 13/05 Ngày Thánh Mẫu Nhớ Ơn Mẹ vẫn tổ chức trọng thể tại Trung Tâm Bringelly và sinh hoạt sau cùng là Bầu Cử Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ mới 2012 –2015, việc Bầu Cử hoàn toàn do Ban Tuyên Úy hướng dẫn và trách nhiệm.

Tiếp theo là qúy Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Cha Đặng Đình Nên cũng báo cáo về những sinh hoạt trong Giáo Đoàn trong Hội Đoàn Đoàn Thể mà quý Cha Đặc Trách Linh Hướng. Cuối cùng là giờ phát biểu những ý kiến đóng góp và thắc mắc của anh chị em Hội Đồng Mục Vụ, đã được quý Cha giải đáp thỏa đáng.

Đại Hội Đồng Mục Vụ kết thúc bế mạc mọi người cùng ở lại tham dự buổi cơm tối thân mật tại nhà ăn Trung Tâm.
 
Tin vui Phục sinh từ giáo điểm Con Cuông
Vũ Đình Minh
11:28 09/04/2012
VINH - Đức Kitô Phục Sinh đã trở thành niềm hy vọng thực sự và chắc chắn cho những ai đặt niềm trông cậy nơi Người, đặc biệt với những ai yếu đuối, nghèo hèn, với những người bị khinh miệt, bị bỏ rơi. Tiếng Alleluia cất lên từ giáo điểm con Cuông vào Chúa Nhật Phục sinh hôm qua là một ví dụ.

Xem hình ảnh

Tin vui Phục sinh đến với giáo điểm Con Cuông khá muộn. 14 giờ 30 ngày 08 tháng 4 năm 2012, đại lễ Phục sinh mới được cử hành. Nhưng không vì thế mà tiếng chúc tụng bị lắng dịu, trái lại, dường như càng được cất cao hơn khi thánh lễ bước vào phần Phụng vụ Thánh tẩy. Trước sự chứng kiến của đông đảo bà con giáo dân giáo điểm, linh mục chủ sự Giuse Phạm Ngọc Quang đã long trọng xức dầu thánh cho 9 anh chị em tân tòng, tuyên bố tiếp nhận họ vào hàng con cái Chúa. Cũng trong thánh lễ này, một cặp vợ chồng được vui mừng với nghi thức hợp pháp hóa hôn nhân.

Bầu khí mùa Phục sinh vì thế đã thực sự trở thành một tin vui quan trọng, nâng đỡ tinh thần bà con giáo điểm vượt qua những “chướng ngại đức tin” vốn đang là vấn đề nổi cộm tại đây.
 
Giáo Xứ Nghi Lộc mừng lễ Phục Sinh
GX Nghi Lộc
22:05 09/04/2012
VINH - Niềm Vui Phục Sinh Hồng Phúc Giáo xứ Nghi Lộc đang sống những ngày đầu của Mùa Phục Sinh tràn đầy hồng phúc. Về Làng Nghi trong những ngày này, ta cảm nhận được bầu khí liên đới sâu xa và sức sống mới của bà con và anh chị em giáo dân đang được biến đổi tận căn nhờ Đấng Phục Sinh. Hướng tới đại lễ Phục Sinh, mọi thành phần dân Chúa tại Nghi Lộc đã sống tinh thần hoán cải trở về với tình yêu Thiên Chúa và liên đới với những người xung quanh. Trong suốt Mùa Chay Thánh, cộng đoàn Giáo xứ đã cùng nhau suy ngắm mầu nhiệm Khổ Nạn của của Đức Kitô thật trang trọng, sốt mến và ý nghĩa.

Xem hình ảnh

Tất cả mọi cử hành Tuần Thánh, đặc biệt là nghi thức Tam Nhật Vượt Qua được Cha quản xứ, Hội đồng mục vụ giáo xứ, Hội Tê-rê-xa, Ca nhạc đoàn Cécilia chuẩn bị rất kỹ lưỡng, chu đáo, sinh động, cảm hóa nội tâm. Đêm Vọng Phục Sinh có sự hiện diện đông đảo của bà con trong giáo xứ, nhất là các bạn trẻ và những người đã “xa Chúa lâu năm” nay trở về trong niềm vui hạnh ngộ Phục Sinh. Muôn ánh lửa hồng được khơi bừng lên từ Đấng đã chiến thắng tử thần, làm rực sáng lung linh ngôi Thánh đường Làng Nghi ấm áp, thân thương. Đặc biệt, đêm Vọng Phục Sinh năm nay, đại gia đình Nghi Lộc thật vui và hạnh phúc đón nhận một thành viên mới gia nhập Giáo Hội và cộng đoàn Giáo xứ: ông Phaolô Hoàng Đức Thi, quê xóm 1 – xã Diễn Hoa. Đối với các bạn trẻ Làng Nghi, Mùa Phục Sinh năm nay đầy niềm vui và hy vọng, khó quên.

Với mong muốn đem lại cho mọi người trong giáo xứ nhất là với các bạn trẻ và các em nhỏ thêm niềm vui Phục Sinh, Ca nhạc đoàn Cécilia và Hội Tê-rê-xa đã cùng đưa ra sáng kiến chung: PHỤC VỤ “QUÀ TẶNG PHỤC SINH ĐẶC BIỆT !”. Đó là những quả Trứng mang ý nghĩa biểu tượng sự Phục Sinh của Đức Kitô. “Theo quan niệm đã có từ lâu thì trứng tượng trưng cho nhiều đặc tính. Nó nói lên sự tái tạo, sung mãn, đổi mới và sống lại. Trứng luôn mang mầm sống. Mầm sống ấy làm sống lại cơ thể sống. Chúa Giêsu được coi như mầm sống và sau cái chết đã sống lại và hiện diện trong mỗi người chúng ta…” (Trích từ web gxdaminh.net).

Với tinh thần nhiệt thành, tài khéo và sáng tạo, anh chị em Ca nhạc đoàn Cécilia và Hội Tê-rê-xa đã cùng nhau “chế tác” hàng trăm mẫu mã Trứng Phục Sinh thật đẹp, thật hấp dẫn và ý nghĩa. Mỗi “hình vẽ” đều nói lên niềm lạc quan, khát vọng sâu xa của những người trẻ Kitô giáo nói chung và của người trẻ Làng Nghi nói riêng, muốn đem tin vui, ánh sáng Phục Sinh đến giữa lòng thế giới hôm nay. Họ muốn trở nên những chứng nhân nhiệt thành của Tin Mừng Phục Sinh. Đó cũng là nét biểu tượng đẹp đẽ của văn hóa Kitô giáo trong Mùa Phục Sinh.

“QUÀ TẶNG PHỤC SINH ĐẶC BIỆT” đã được đông đảo bà con giáo dân Nghi Lộc, nhất là các bạn trẻ và các em nhỏ đón nhận như dấu ấn mới lạ, đầy ý nghĩa trong Mùa Phục Sinh này. Ca nhạc đoàn Cécilia, Hội Tê-rê-xa Nghi Lộc hy vọng được tiếp tục trao tặng thật nhiều TRỨNG PHỤC SINH trong những Mùa Phục Sinh tới, và mong muốn nhận được sự góp ý, giúp đỡ của bà con và anh chị em đồng hương xa gần cho “QUÀ TẶNG PHỤC SINH ĐẶC BIỆT” ngày càng phong phú, hấp dẫn và ý nghĩa hơn. Cảm tạ Chúa Kitô Phục Sinh đã làm tươi mới và khơi dậy sức sống nơi tâm hồn mỗi người Làng Nghi chúng con.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đọc thư Mục vụ của Đức Giám Mục giáo phận Kontum
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:30 09/04/2012
Thư Mục Vụ Tam Nhật Thánh - Phục Sinh 2012 của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, GMGP Kontum ngày 6/4/2012, có đoạn viết: “ Nơi nào có nhà thờ, có linh mục, có tu sĩ, nơi đó có nhân nghĩa hơn, có huynh đệ hơn, có tin nhau hơn!”. (x. http://giaophankontum.com, ngày 7,4.2012).

Lời vị Giám Mục thật xác tín. Niềm xác tín đặt nền tảng trên sự trải nghiệm của lịch sử Giáo Hội hơn hai ngàn năm qua. Nhà thờ, Linh mục, Tu sĩ gắn bó với nhau trong nhịp sống phụng vụ đạo đức nên đã làm cho dân chúng tại một Giáo Hội địa phương được sống nhân nghĩa, huynh đệ và tin nhau hơn!

Chuyện kể rằng ngày xưa khi thế giới mới được tạo dựng, có hai anh em thừa hưởng gia tài của cha mẹ để lại gồm một thửa ruộng và một cái cối xay. Người anh đã có vợ và con cái, còn người em thì vẫn sống độc thân. Hai anh em mặc dù ở riêng, nhưng cùng canh tác chung thửa ruộng trong sự thuận hòa đùm bọc lẫn nhau. Mỗi ngày khi chiều về họ phân chia đồng đều hai phần thóc ngô và hoa lợi họ thu hoạch được trong ngày. Một hôm người em tự nghĩ: “Thật không công bằng chút nào khi hai anh em chia đều hai phần hoa màu. Ta chỉ có một thân một mình, trái lại ông anh ta có gia đình đông con cái phải tốn kém hơn nhiều”. Nghĩ như thế rồi từ đó mỗi đêm vào lúc khuya, chú em đã âm thầm mang một thúng hoa màu của mình đem đổ qua bên kho của gia đình người anh, hầu cho anh chị và các cháu có đủ thức ăn mỗi ngày.

Người anh có gia đình cũng nghĩ trong lòng: “Thật không công bằng chút nào khi hai người chia đều phần hoa lợi, bởi vì mình còn vợ con phụ giúp, trong khi đó chú em có một thân một mình, khi về già sức yếu không ai lo cho thì lấy gì mà sống”. Nghĩ thế rồi, hằng đêm người anh lặng lẽ mang một thúng hoa màu của mình sang đổ vào kho của chú em. Kết quả là mỗi sáng, mỗi người đều nhận thấy hoa màu trong kho của mình vẫn như cũ, không giảm bớt tí nào.

Rồi một đêm tối kia, hai người tình cờ thức dậy cùng giờ. Khi hai người đang mang hoa màu đi sang nhà nhau, họ đã gặp nhau ở giữa đường. Họ đã nhận ra công việc họ đã làm cho nhau từ trước đến nay, và họ đã ôm chầm lấy nhau trong tình yêu chan chứa không nói nên lời. Truyện kể rằng Thiên Chúa đã nhìn thấy sự gặp gỡ của họ và Người đã tuyên bố: “Đây là nơi thánh, nơi của tình yêu, và chính tại nơi đây đền thờ của Ta sẽ được xây cất”.

Câu chuyện thật giàu ý nghĩa. Nhà thờ được xây dựng tại nơi gặp gỡ của tình huynh đệ, đó là nơi thánh thiêng, là địa chỉ của tình yêu và nhân nghĩa.

Tại Nhà thờ, mọi người gặp gỡ nhau trong tình Chúa và tình người. Nhờ vậy, mỗi người luôn xây đền thờ tâm hồn mình bằng các bí tích, các việc lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.

Trong Đức Kitô, các tín hữu đã trở nên đền thờ sống động và đã được cung hiến ngày lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô minh định: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong đền thờ ấy”. Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi tín hữu qua Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn các tín hữu hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thờ Latêranô đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền thờ,nhưng Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi,trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người. Đền thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa là đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn tín hữu mới là đền thờ vững bền.

Đền thờ đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2,5; Dt 9,15; 12,24). Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của mọi nhà thờ trên thế giới này đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.” (1Cr 3,11). Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.” (Ed 47,9). Người được phúc đón nhận sự sống đó là Kitô hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô.” (2 Cr 12, 27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa.” (1 Cr 3,16).

Có Nhà thờ, có Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân, một giáo xứ được thành lập.

Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông Huấn “Người Kitô hữu giáo dân” đã đưa ra bốn hình ảnh về giáo xứ, cộng đoàn Phục Sinh, cộng đoàn Thánh Thể.

* Giáo xứ là một gia đình của Thiên Chúa chan hoà tình bác ái huynh đệ. Mọi người được đón tiếp chân thành, được sống trong bầu khí bác ái, được cảm thấy mình được kính trọng, được yêu thương che chở. Ai cũng cảm thấy mình thuộc về giáo xứ là một vinh dự.

* Giáo xứ là một cộng đoàn nuôi dưỡng đức tin. Mọi người được bồi dưỡng đức tin, được kêu gọi sống đức tin, được giúp hiểu biết các vấn đề đức tin. Các Thánh lễ, các giờ giao lý, các buổi cầu nguyện luôn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Lời Chúa và lời Giáo hội soi sáng mà người tín hưũ hiểu biết về những biến cố cuộc đời.

* Giáo xứ là một cộng đoàn có tổ chức. Mọi người được sắp xếp trong một hệ thống trật tự, có phân công, có trách nhiệm.Tất cả liên hệ với nhau trong tinh thần hiệp thông, cộng tác, trách nhiệm để xây dựng giáo xứ tốt đẹp.

* Giáo xứ là một cộng đoàn truyền giáo. Đây là hình ảnh mà Công Đồng Vatian II đề cao nhất, hình ảnh cộng đoàn truyền giáo. Mọi người được nuôi dưỡng đức tin, được sống tình bác ái để ra đi truyền giáo, loan báo Tin Mừng Phục Sinh, rao truyền niềm vui, niềm hy vọng như cộng đoàn Nhóm Mười Hai đã ra đi đến với muôn dân.

Ở Nhà thờ, các tín hữu được nghe, được học, được thấm nhuần chân lý cần thiết, đặt nền trên Thánh kinh. Chân lý có tính cứu độ, thánh hoá, sáng tạo, giúp con người có tinh thần trách nhiệm cao, có lương tâm nhạy bén trước sự lành sự xấu, có khát vọng đi sâu đi xa vào các giá trị xây dựng và phát triển con người xã hội. Từ đó họ sẽ trở thành người phục vụ cho chân lý.

Ở Nhà thờ, các tín hữu đón nhận sự sống thiêng liêng. Sự sống này rất dồi dào phong phú làm cho họ nên giống hình ảnh Thiên Chúa thương xót. Với sự sống này, người tín hữu không chỉ sống cho mình mà còn sống cho người khác, dám sinh sinh cho người khác. Từ đó, họ trở thành người phục vụ sự sống.

Ở Nhà thờ, các tín hữu được chia sẽ tình yêu thương của mọi người trong Giáo Hội. Chia sẽ là cho đi và đón nhận. Tình chia sẽ này được xây dựng trên sự hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi. Từ đó, họ trở thành người phục vụ cho tình hiệp thông.

Từ Nhà thờ, người tín hữu được dẫn tới chính nguồn chân lý đích thực, nguồn sự sống đích thực, nguồn tình yêu đích thực. Nguồn đó chính là Chúa Giêsu “là đường là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Chúa Giêsu hiện diện trong Nhà thờ. Người đón nhận từng người vào đây. Người gọi tên từng người đến đây. Người chúc lành cho từng người thiện chí. Người sai từng người có tâm huyết đi phục vụ. Nhờ vậy họ trở thành những người dấn thân, để nhân danh Chúa, họ phục vụ trong các lãnh vực chân lý, sự sống và tình thương.

Chính vì những lẽ đó nên Đức Cha Micae đã viết: “ Nơi nào có nhà thờ, có linh mục, có tu sĩ, nơi đó có nhân nghĩa hơn, có huynh đệ hơn, có tin nhau hơn!”.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người trước tiên gặp Chúa Giêsu sống lại
Vũ Văn An
17:20 09/04/2012
Kinh Cầu Chịu Nạn, thường được một số giáo phận Việt Nam đọc, quả quyết đó là Đức Mẹ: “Chúa Giêsu sống lại trước hết đi viếng Đức Mẹ. Thương xót chúng con”. Có điều, rất nhiều Kinh Cầu Chịu Nạn được “Google” liệt kê (ít nhất hơn 10 kinh) không có câu này. Và câu quả quyết này dường như không đúng với Thánh Kinh. Quả vậy, Tin Mừng Matthêu 28: 9-10 tuy không dùng chữ trước tiên, nhưng những người đầu tiên được Tin Mừng này tường thuật đã gặp Chúa Giêsu Phục Sinh là bà Maria Mađalêna và “một bà khác cũng tên là Maria”. Tin Mừng Máccô 16: 9 minh nhiên dùng chữ trước tiên và thu gọn số người hơn, vì trong số ba phụ nữ được thấy ngôi mộ trống (Maria Mađalêna, Maria mẹ Giacôbê và Salomê), Maria Mađalêna là người đầu tiên được gặp Chúa Phục Sinh: “Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu hiện ra trước tiên với bà Maria Mađalêna”. Tin Mừng Gioan (20:11-18) cũng ngầm cho thấy Maria Mađalêna là người đầu tiên diện kiến với Chúa Phục Sinh. Tin Mừng Luca tuy có kể tên Maria Mađalêna vào số những người đầu tiên thấy ngôi mồ trống nhưng lại không quả quyết bà là người đầu tiên gặp Chúa Phục Sinh, vinh dự ấy dành cho hai môn đệ trên đường Emmau; hai môn đệ này gần như “vô danh tiểu tốt” tuy một người được nêu tên là Cơlêôpát (24:13-18).

Mađalêna trước tiên

Như thế, khi tường thuật đầu tiên hay khi nói về người đầu tiên được gặp Chúa Phục Sinh, ít nhất có ba sách Tin Mừng quả quyết đó là bà Maria Mađalêna. Tin Mừng Máccô chú thích rõ bà là “kẻ đã được Người trừ khỏi bẩy quỉ” (Mc16:9). Tư cách này được Tin Mừng Luca nhắc đến ngay trong giai đoạn đầu thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu (Lc 8:2). Các học giả ngày nay đều cho rằng việc đồng hóa bà với người đàn bà tội lỗi từng vào nhà người Biệt Phái và rửa chân Chúa Giêsu bằng nước mắt của mình rồi lấy tóc mà lau và xức dầu lên (Lc 7:36-50) là thiếu bằng chứng. Sự lẫn lộn này phải chăng là vì sau khi tường thuật biến cố trên, Thánh Luca đã giới thiệu ngay tới bà Maria Mađalêna?

Dù sao, người đàn bà từng bị xã hội Do Thái coi thường ấy đã là người đầu tiên được gặp Chúa Giêsu Phục Sinh và được Người trao sứ mệnh loan báo cho các Tông Đồ tin mừng đáng kể nhất trong mầu nhiệm Chúa Kitô, một tin mừng mà không có nó, Thánh Phaolô cho rằng đức tin của ta hoàn toàn thiếu cơ sở. Việc trao phó này, theo các nhà thần học, đã biến Maria Mađalêna thành “Tông Đồ của các Tông Đồ”, đánh đổ hoàn toàn quan niệm cho rằng Kitô Giáo là thành trì trọng nam khinh nữ. Theo Daniel J. Harrington S.J (The Truth about Jesus and Women), một học giả Thánh Kinh, Chúa Giêsu là con người của thời đại. Giống như bất cứ người Do Thái ngoan đạo nào khác, Người cũng biết phản ảnh nền văn hóa đương đại của dân tộc mình. Nên nói rằng Người duy nữ thì hơi quá đáng. Gia đình nuôi dưỡng Người, tức Thánh Gia, chắc chắn là gia đình trong đó người chồng đứng đầu gia hộ, và vợ con tùng phục ông. Làm khác đi, sẽ bị coi là lệch lạc về phương diện xã hội.

Ấy thế nhưng so với các lãnh tụ tôn giáo đương đại, Người hết sức cởi mở đối với sự tham dự của phụ nữ vào phong trào của mình: Người mạnh bạo dành chỗ đứng và sự nổi bật cho phụ nữ trong đời sống và trong sự nghiệp của Người. Mẹ Người được nhắc đến nhiều trong đời sống của Người nhất là lúc đầu và lúc cuối. Các nữ môn đệ cũng được nhắc đến ngay trong thừa tác vụ công khai của Người. Nhiều người được nêu đích danh, tháp tùng Người cùng các môn đệ đi khắp nơi, từ Galilê tới Giêrusalem. Về điểm này, Harrington nhận định rằng: trong ngữ cảnh Do Thái Giáo vào thế kỷ thứ 1, hiện tượng một rabbi và nam môn đệ của ông được các phụ nữ không phải là vợ mình tháp tùng đây đó khắp nơi quả là một gương mù gương xấu. Không lạ gì đã có những người mô tả Maria Mađalêna như người tình của Đức Kitô.

Nhất là trong cuộc khổ nạn của Người, khi các nam môn đệ “bỏ trốn đi hết”, thì sự hiện diện để làm chứng của các nữ môn đệ, những người như Maria Mađalêna, Maria mẹ Giacôbê và Salômê, đã cố tình được làm sáng lên hơn bao giờ hết. Các chi tiết Khổ Nạn và Phục Sinh được ghi lại đầy đủ trong 4 Tin Mừng còn là của ai khác ngoài các phụ nữ này? Bởi thế, dù không nói ra, tất cả các Tin Mừng đều mặc nhiên công nhận vai trò “Tông Đồ của Các Tông Đồ” của họ. Tuy nhiên, theo Harrington, không ai xứng với danh hiệu này bằng Maria Mađalêna, bởi chính bà là người đầu tiên loan báo tin vui Phục Sinh cho các Tông Đồ vì bà là người trước tiên được gặp gỡ và nhận sứ mệnh từ Chúa Giêsu Phục Sinh.

Ít nhất, đó cũng là chủ trương của Thánh Tôma Aquinô. Trích dẫn Máccô 16:9, Tiến Sĩ Thiên Thần cho rằng người trước tiên được gặp Chúa Phục Sinh chính là Maria Mađalêna (Xem ST III, q.55, a.2, sed contra). Đàng khác, có một truyền thống lâu đời, ít nhất là từ thời Chân Phúc Bede (qua đời năm 375), vốn tin Maria Mađalêna là người trước tiên được gặp Chúa Phục Sinh. Vị chân phúc này viết: “Một người phụ nữ đã khởi đầu việc phạm tội. Một người phụ nữ đã nếm mùi chết chóc trước tiên, nhưng nơi Mađalêna, người phụ nữ đã thấy phục sinh trước nhất” (Linh Mục Cornelius a Lapide trích dẫn). Ngoài ra, ca tiếp liên Phục Sinh Victimae paschale laudes cũng đã hát rằng: “Dic nobis Maria, quid vidisti in via” (Hỡi Maria, hãy nói cho chúng tôi hay bà đã thấy gì trên đường). Maria đây là Maria Mađalêna, chứ không phải Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Chính Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo năm 1992 dường như cũng có cùng một chủ trương khi cho rằng: “Maria Mađalêna và các phụ nữ thánh thiện… là những người trước tiên gặp Chúa Phục Sinh” (số 641).

Có người còn mang lý chứng thần học để cho rằng trước cuộc gặp gỡ Maria Mađalêna, Chúa Kitô chưa gặp ai cả, nhất là Mẹ Maria của Người, vì Mẹ của Người không cần một cuộc viếng thăm như thế. Thực vậy, Đức Maria vốn có một niềm tin vững chắc, không lay chuyển vào sự Phục Sinh. Ngài biết chắc và tin chắc Con của ngài sẽ sống lại, nên ngài không cần phải thấy: Phúc cho ai không thấy mà vẫn tin (Ga 20:29). Điều này giải thích được lý do tại sao ngài không ra thăm mồ, lý do đơn giản: vì Chúa Giêsu đâu còn ở đó!

Điểm nữa: Đức Mẹ cũng không cần Chúa Giêsu Phục Sinh viếng thăm để an ủi. Ngài quả thực hết sức âu sầu, nhưng sự âu sầu này không là tiêu chí cho thấy ngài thiếu niềm tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu cũng tràn ngập buồn sầu, dù Người biết Người sẽ sống lại. Cho dù Chúa Giêsu không viếng thăm Đức Mẹ, ta cũng vẫn phải nhận rằng hai Đấng hoàn toàn kết hợp mật thiết với nhau bằng ơn thánh, cái nhìn thể lý không thêm gì hết.

Đức Mẹ trước tiên

Dù thế, nhiều vị thánh và thần học gia vẫn cho rằng trước khi hiện ra với Maria Mađalêna, Chúa Giêsu từng hiện ra với Mẹ Người là Đức Maria rồi. Nhiều tác giả Công Giáo nhắc đến Thánh Ambrose (qua đời năm 397) (xem De Virginitate, 3). Người thứ hai là thi sĩ thế kỷ thứ 5 tên Sedulius (Carmen paschale, v, 360-366). Nhất là vào thời Trung Cổ, các thánh và thần học gia gần như nhất trí với nhau về việc này. Linh Mục Prosper Gueranger liệt kê nhiều kinh phụng vụ và thánh ca, đặc biệt ở Đông Phương, khẳng định việc đó. Các thánh Anselm, Albert Cả, Ignatius thành Loyola, Teresa thành Avila… đều là những vị cho rằng Đức Mẹ là người đầu tiên được gặp Chúa Giêsu Phục Sinh.

Thánh Ignatius thành Loyola (1491-1556), vị sáng lập của Dòng Tên, trong cuốn Linh Thao, đã khẳng định sự kiện trên và cho rằng: ngay sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã hiện ra với Mẹ Thánh của Người trước nhất. Ngài còn dùng mầu nhiệm này làm bài suy niệm đầu tiên trong 14 bài suy niệm về sự sống lại của Chúa Kitô.

Đức Giáo Hoàng Benedict XIV (1740-58) tuyên bố rằng sự kiện ấy dựa vào “truyền thống được tuyên xưng nơi các công trình kiến trúc và phụng vụ, bắt đầu từ chính Giêrusalem”. Về điểm này, trang mạng www.christusrex.org có liệt kê một số hình ảnh phế tích của một vương cung thánh đường ở Giêrusalem, từng bị người Hồi Giáo phá hủy vào năm 1009 AD, và cho hay một khách hành hương tên Daniel đã viếng “một nhà nguyện được dâng kính cho việc Chúa Giêsu hiện ra với Mẹ Người”.

Về phần tín hữu giáo dân, thì việc Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với Đức Mẹ đầu tiên hoàn toàn được họ chấp nhận trong toàn thể Giáo Hội, coi như một điều hiển nhiên. Như thế thì phải hiểu sao về chữ “trước tiên” trong Tin Mừng Máccô? Đáp câu hỏi này, một số thần học gia, trong đó có Linh Mục Cornelius a Lapide (1567–1637), nhà chú giải Thánh Kinh thời danh của Dòng Tên, thì hạn từ nguyên ngữ Hy Lạp này không có nghĩa một thứ tự thời gian tuyệt đối, mà có tính tương quan, tương đối. Câu Máccô 16:9-10 có thể đọc như sau: đầu tiên Chúa Giêsu hiện ra với Maria Mađalêna, rồi bà đi báo tin cho các Tông Đồ, hay: Chúa Giêsu hiện ra với Maria Mađalêna trước, nghĩa là trước khi hiện ra với các Tông Đồ, chứ không hẳn trước khi Người gặp Đức Mẹ. Nói cách khác, chữ trước tiên ở đây là trước tiên giữa Maria Mađalêna và các Tông Đồ mà thôi.

Lý chứng thần học

Đan viện phụ Gueranger (1805-1875) của Đan Viện Solesmes (Pháp), vị sáng lập viên của Cộng Đoàn này, là tác giả thời danh của bộ Năm Phụng Vụ (15 cuốn), người được Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Piô IX trọng vọng vì đề xướng các tín điều vô ngộ và vô nhiễm thai, là người bênh vực việc Chúa Giêsu Phục Sinh “trước hết đi viếng Đức Mẹ” một cách triệt để. Theo ngài, sau khi phục sinh, trước khi gặp bất cứ phàm nhân nào, Chúa Giêsu vội vàng đi viếng Mẹ Thánh Người trước nhất. Người là Con Thiên Chúa, Đấng chiến thắng sự chết, nhưng Người cũng là Con Đức Mẹ. Đức Mẹ từng đứng gần Người cho đến giờ cuối cùng, kết hợp sự hy sinh của trái tim người mẹ với lễ hy sinh Người dâng trên Thánh Giá: thì theo đức công bằng, ngài phải là người trước nhất dự phần vào niềm vui phục sinh của Con.

Dễ hiểu lý do tại sao Tin Mừng không thuật lại sự kiện ấy như đã tường thuật các vụ hiện ra khác: các vụ hiện ra này cần thiết để chứng minh sự Phục Sinh. Trong khi lý chứng của người mẹ về con mình, theo viện phụ Rupert (1075-1129), không được coi là mạnh mẽ đủ (De divinis officiis, vii, 25; ML, CLXX, 207). Viện phụ đã dựa vào nhiều nhà chú giải để cho rằng tập tục của Giáo Hội Rôma trong việc đặt trạm phục sinh tại Nhà Thờ Đức Bà Cả đã củng cố chủ trương cho rằng người đầu tiên được thấy Chúa Phục Sinh chính là Đức Mẹ

Đa số cho rằng: đối với Đức Mẹ, lại là chuyện khác, chuyện ấy chính là tình âu yếm của người Con đối với Mẹ mình. Cả tự nhiên lẫn ơn thánh đều đòi Chúa Giêsu Phục Sinh viếng Đức Mẹ trước nhất. Và việc này không cần thiết phải được Tin Mừng nhắc đến.

Linh mục John A. Hardon S.J, (1914-2000), Tôi Tớ Thiên Chúa, tin rằng đã có một truyền thống lâu đời chủ trương Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với Mẹ của Người trước nhất. Ngài cũng liệt kê các vị thánh Ambrose, Anselm, Albert Cả, Ignatius thành Loyola, Đức GH Bênêđíctô XIV… như những vị bênh vực niềm tin này. Ngoài ra, theo cha, Phục Sinh còn liên hệ mật thiết với Truyền Tin, được coi như “sự nên trọn của Truyền Tin”, vì các lý do sau đây:

1. Lúc Truyền Tin, Đức Mẹ hoàn toàn tín thác ý mình cho Đấng Quyền Năng; niềm tin ấy được tưởng thưởng khi ngài được gặp Chúa Giêsu Phục Sinh.

2. Lúc Truyền Tin, Đức Mẹ đại diện cho nhân loại đang cần được Chúa Kitô cứu chuộc; lúc Phục Sinh, ngài đại diện cho anh chị em đã được cứu chuộc của Chúa Giêsu.

3. Lúc Truyền Tin, Đức Mẹ chấp nhận vai trò cùng chịu đau khổ với Chúa Kitô để cứu chuộc thế gian; sau khi Chúa sống lại, ngài dự phần với Người vào niềm vui chiến thắng khôn tả của Người.

4. Lúc Truyền Tin, Đức Mẹ ban cấp thân xác cho Chúa Giêsu để Người tự hiến cho Chúa Cha đời đời của Người; lúc Phục Sinh, ngài khởi đầu sứ mệnh trọng yếu của mình là cầu bầu cùng Con Phục Sinh cho con cái mình (xem Vatican II, Lumen Gentium, số 62).

Tuy nhiên, thế giá lớn nhất thời hiện đại ủng hộ truyền thống coi việc Chúa Phục Sinh “trước nhất đi viếng Đức Mẹ” như chuyện hiển nhiên chính là Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong buổi triều yến chung vào Thứ Tư 21 tháng 5 năm 1997, ngài chính thức lên tiếng “dạy giáo lý” rằng lý do Thánh Kinh “im lặng” không nói tới việc đó “không thể dẫn tới kết luận cho rằng sau khi phục sinh, Chúa Kitô không hiện ra với Đức Maria”.

Theo Chân Phúc Giáo Hoàng, Đức Maria là chứng nhân của toàn bộ mầu nhiệm vượt qua. Sau khi Chúa Giêsu được mai táng trong mồ, ngài là người duy nhất còn lại để duy trì ngọn lửa đức tin, chuẩn bị sẵn để tiếp nhận tin Phục Sinh. Niềm chờ đợi này là một trong những giờ phút cao cả nhất của niềm tin đối với Mẹ Chúa: trong bóng tối dầy đặc đang bao trùm thế giới, ngài hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa hằng sống, và khi nghĩ tới lời của Con mình, ngài hy vọng vào việc các lời hứa thần thánh kia sẽ thành sự thực.

Chân Phúc cho rằng sự im lặng của Tin Mừng nên dẫn ta tới việc tìm hiểu tại sao các thánh sử đã chọn giải pháp này. Ngài bảo: sự im lặng này có thể có nghĩa: những gì cần thiết cho nhận thức cứu rỗi đều đã được ủy thác cho lời lẽ của những người “được Thiên Chúa chọn làm chứng nhân” (Cv 10:41) rồi, nghĩa là các Tông Đồ, các chứng nhân “hết sức mạnh mẽ” (xem Cv 4:33) của Phục Sinh. Trước khi hiện ra với các vị này, Chúa Phục Sinh đã hiện ra với một số phụ nữ vì chức năng phục vụ Giáo Hội (ecclesial function) của họ: “Hãy đi và nói với anh em Thầy tới Galilê, ở đó, họ sẽ thấy Thầy” (Mt 28:10). Chân Phúc cũng nghĩ như viện phụ Rupert rằng: chứng cớ của một người mẹ về con mình có thể bị những người bác bỏ Phục Sinh coi là thiên tư, không đáng tin.

Các thánh sử cũng từng im lặng như thế với rất nhiều các lần hiện ra khác của Chúa Phục Sinh vì theo Thánh Phaolô, Chúa hiện ra với hơn 500 anh em (1Cor 15:6). Không thể nào hiểu được là trong số hơn 500 “anh em” đó, lại không có Đức Mẹ khi ngài luôn hiện diện với cộng đoàn môn đệ đầu tiên (xem Cv 1:14).

Vả lại, tại sao Đức Mẹ lại không có mặt trong số các phụ nữ đi viếng mồ vào tảng sáng ngày thứ nhất (Mc 16:1; Mt 28:1)? Há không phải vì ngài đã được gặp Chúa Phục Sinh hay sao? Suy diễn này càng mạnh mẽ hơn nếu ta để ý chi tiết này: những người được gặp Chúa Giêsu Phục Sinh đầu tiên đều là những người trung thành nhất dưới chân Thánh Giá và do đó, bền vững hơn trong đức tin. Còn ai trung thành và bền vững trong đức tin bằng Đức Mẹ?

Mầu nhiệm vượt qua cũng đòi Đức Mẹ phải chia sẻ niềm vui Phục Sinh. Chân Phúc cho rằng Đức Mẹ hiện diện trên Đồi Canvê ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (xem Ga 19:25) và trên Thượng Lầu ngày Ngũ Tuần (xem Cv 1:14) nên ngài cũng phải được đặc ân làm chứng nhân ưu tuyển của Chúa Phục Sinh, nhờ thế hoàn tất được phần tham dự của ngài vào mọi giai đaọn chủ yếu của mầu nhiệm vượt qua. Chào mừng Chúa Phục Sinh, Đức Mẹ cũng là dấu chỉ và là sự mong ước của nhân loại đang chờ mong sự nên trọn của mình nhờ việc sống lại từ cõi chết.

Dĩ nhiên, đây không hẳn là giáo huấn “de fide” buộc ta phải tin. Nhưng các suy tư của Chân Phúc Giáo Hoàng có căn bản vững chắc. Ta biết: Maria Mađalêna thấy ngôi mồ trống rồi đi báo cho các Tông Đồ. Sau đó, trở lại ngôi mồ thì gặp Chúa Giêsu Phục Sinh, được Người cho hay: Người chưa lên cùng Chúa Cha (Ga 20:17). Vậy thì Người đi đâu trong lúc đó? Còn ai khác nữa, ngoài Mẹ của Người, chả lẽ Philatô, Caipha hay Anna?
 
Tin Đáng Chú Ý
Rick Warren: Chính sách ngừa thai của Obama gây thiệt hại quyền Tự Do Tôn Giáo
Nguyễn Viết Tấn dịch
14:24 09/04/2012
Rick Warren: Chính sách ngừa thai của Obama gây thiệt hại quyền Tự Do Tôn Giáo
Nguồn: www.Newsmax.com

Lời người dịch: Xin trình bày quan điểm riêng của Mục Sư Rick Warren. Theo ông, đây không là vấn đề ngừa thai, cũng như khộng phải là chuyện riêng của Giáo Hội Công giáo, nhưng cốt lõi là vấn đề Tự Do Tôn giáo.

Rick Warren, một Mục Sư có uy tín thuộc hệ phái Evangelical và là tác giả có sách bán chạy hàng đầu (*), dáng mạnh vào chính sách ngừa thai và nợ công của chính phủ Obama hôm Chúa nhật trên chương “This Week” của đài truyền hình ABC.

Warren nói với người phỏng vấn Jake Tapper rằng ông không hài lòng với sự thỏa hiêp của chính phủ về vấn đề đòi buộc các tổ chức tôn giáo phải cung cấp bảo hiểm ngừa thai cho nhân viên, và nói rằng quyền tự do tôn giáo đang bị đe dọa.

Warren nói: “Đây không phải là vấn đề sức khỏe của phụ nữ. Có một nguyên tắc rộng lớn hơn, và đó là bạn phải có quyền để quyết định tôn giáo bạn thực hành điều gì.”

Quyết định ban đầu của chính phủ đòi hỏi những đại học và bệnh viện thuộc các tôn giáo phải cung cấp những chương trình sức khỏe với bảo hiểm ngừa thai; dưới hình thức thỏa hiệp, các công ty bảo hiểm sẽ trả cho những phí tổn ấy.

Warren, người được mời phát biểu tại buổi nhậm chức của TT Obama vào năm 2009, cũng chỉ trích chính sách kinh tế của tổng thống cho dầu ông ta nói rằng không phải chỉ Obama phải gánh chịu trách nhiệm về tình trạng tồi tệ của đất nước.

Warren nói: “Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ không khá hơn về mặt kinh tế so với bốn năm về trước. Khi được hỏi ông quy trách nhiệm cho ai, ông quy trách nhiệm cho nhiều người.”

Sau đây là một phần của buổi phỏng vấn:

TAPPER: Ông đã viết về vấn đề này, đặc biệt trên Twitter… khá nhiều khi chính sách sức khỏe của chính phủ Obama liên quan đến vấn đề ngừa thai đưọc ban hành. Ông phản đối ngay từ lúc đầu. Họ đã xoay chiều. Ông cảm thấy thế nào đồi với điều mà họ gọi là thỏa hiệp? Ông hài lòng với nó? Hoặc không?

WARREN: Ố, không, tôi không, bởi vì ngay lúc đầu, có một sự tái định nghĩa tự do tôn giáo cho nhóm chữ — bây giờ qúy vị nghe người ta nói về tự do thờ phượng. Điều đó có nghĩa là nó giới hạn những gì một giáo hội thực hành vào những gì xảy ra chỉ trong một giờ sáng Chúa nhật như là thờ phượng. Nói theo cách khác, nếu tôi có trường học, đó là một phần của sứ vụ của tôi như là nhà thờ, giáo dục, hoặc là tôi có một phòng y tế đó là một phần — như Thánh kinh nói Chúa Giêsu đi đến mọi làng rao giảng, dạy dỗ, và chữa lành. Ngài không chỉ quan tâm đến tinh thần. Ngài quan tâm đến tâm trí và thể xác, và như ông đi đến bất cứ quốc gia nào, các trường học và bệnh viện đầu tiên được thành lập bởi những nhà truyền giáo, trên hầu hết mỗi quốc gia trên thế giới. Bạn đi đến châu Phi, 25 phần trăm dịch vụ y tế được cung ứng bởi những người Công giáo.

WARREN: Bây giờ người ta bắt đầu “sắp xếp” để xem đây như là vấn đề sức khỏe của phụ nữ. Hiển nhiên, tôi là người 100 phần trăm ủng hộ vấn đề sức khỏe phụ nữ, Nhưng đây không phải là vấn đề sức khỏe của phụ nữ. Có một nguyên tắc rộng lớn hơn. Và đó là bạn có quyền để quyết định cho bạn là đức tin của bạn phải thực hành điều gì. Tôi cũng phản đối những ai làm luật đòi hỏi mọi tiệm bán thức ăn của người Do Thái giáo bây giờ phải cung cấp thịt heo. Ừ, tôi cũng phản đối nó vậy. Tại sao? Có 100 tiệm thức ăn khác bạn có thể mua thịt heo. Tại sao tôi lại có thể đòi hỏi tiệm ăn của người Do thái cũng phải bán thịt heo? Có khối nơi có thể mua thuốc ngừa thai kia mà.

WARREN: Bây giờ tôi không có vấn đề gì với chuyện ngừa thai. Tôi là người Thệ Phản. Tôi thuộc hệ phái Evangelical. Nhưng tôi ủng hộ anh chị em Công giáo của tôi để họ tin tưởng những gi họ muốn tin. Và tôi cũng ủng hộ anh chị em Do Thái giáo của tôi để họ tin những gì họ muốn tin, và nếu rằng bạn nói chúng tôi không ăn thịt heo, chúng tôi không muốn phục vụ thịt heo tại các tiệm ăn của chúng tôi, lúc ấy bạn không phải cung cấp tại tiệm ăn của các bạn, bởi vì có khối nơi khác để mà mua thịt heo.

TAPPER: Nhưng mà theo như ông quan tâm, có phải — ông nghĩ rằng điều này cần phải được áp dụng ngoài khuôn viên nơi thờ phượng, nhưng mà nơi phượng tự đã được miễn trừ?

WARREN: Hiến Pháp nói quyền tự do tôn giáo, không chỉ nói tự do thờ phượng. Và nhà thờ, đền thờ, nguyện đường còn là gì hơn một nơi thờ phượng. Thực tế, nếu bạn lấy ra khỏi những gì thuộc lãnh vực xã hội mà các giáo hội Kitô giáo cung cấp, và kể cả những nguyện đường Do thái hoặc Hồi giáo nữa, nước Mỹ sẽ đi vào phá sản trong vòng sáu tháng, bởi vì phần khá lớn các dịch vụ xã hội, các phòng y tế miễn phí và nơi cung câp thức ăn cho người nghèo và giáo dục các thế hệ tương lai được thực hiện khá nhiều bởi các tổ chức tôn giáo này. Và họ không buộc phải nói, vậy, tôi phải cất bỏ tôn giáo của tôi trên kệ để rồi mới được chăm lo cho người khác.

TAPPER: Như vậy ông tin rằng điều này cũng được áp dụng cho — điều miễn trừ này cũng phải áp dụng cho những trường học tôn giáo — các cơ quan từ thiện tôn giáo…

WARREN: Tôi tin…

TAPPER: Nhưng để làm sáng tỏ, điều thỏa hiệp, như chính quyền gọi nó, không đòi hỏi các tổ chức từ thiện Công giáo hoặc Do Thái giáo hoặc Tin Lành –

WARREN: Nơi đây có một chút bí mật bẩn thỉu về vấn đề đó. Nó bảo rằng chúng tôi sẽ đặt nó trên các hãng bảo hiểm –

TAPPER: Đúng. Các công ty bảo hiềm phải trả –

WARREN: Hầu hết các tổ chức tôn giáo bảo hiểm cho chính họ. Chúng tôi bảo hiểm cho chúng tôi tại Giáo Hội Saddleback. Tôi có 350 nhân viên. Chúng tôi có chương trình tự bảo hiểm, chúng tôi cung cấp bảo hiểm cho chính chúng tôi. Vậy chúng tôi ăn cướp của chính chúng tôi và trả lại cho chúng tôi à.

TAPPER: Nhưng mà qúy ông chẳng đã phải thực hiện điều này dưới luật California sao?

WARREN: Đó không phải là vấn đề. Theo ý tôi, vấn đề ở đây là ở tầm mức quốc gia, bắt đầu giới hạn các giáo hội và những tổ chức của họ — hoặc bất cứ tổ chức nào dù là Kitô giáo hay không, với những gì họ tin và những gì thực hành trên lãnh vực giáo dục hoặc y tế, điều đó vi phạm đến Tu Chính Án Thứ Nhất.


(*) Tác phẩm bán chạy hàng đầu của ông: The Purpose Driven Life. Bản Việt ngữ: “Sống Theo Đúng Mục Đích” do LM Minh Anh, giáo phận Huế dịch.
 
Văn Hóa
Niềm vui Phuc Sinh
Jos. Tú Nạc, NMS
10:45 09/04/2012
Chúa Giê-su đã đến với thế gian,
Để tỏ cùng ta cuộc sống vô vàn,
phục vu tha nhân đặt lên trên hết,
Vì yêu thương và hết thảy phát ban.
Rồi bắt tay vào công cuộc của Người,
Mà Thiên Chúa đã gửi Người thực hiện,
Ngươi chuốc lấy sự trừng phạt loài người,
Người tạo cho ta thanh sạch tinh khôi.
Cũng chính Người đã ra tay cứu vớt,
Gọi thiên sứ từ trên chốn từng trời,
Người đã chọn giá của ta tội lỗi,
Người trả giá vì yêu thương vời vợi.
Thứ Sáu Tuần Thánh Chúa tôi gục chết,
Nhưng thập giá kia làm sao hủy diệt
Người sống lại vào buổi sáng Phục Sinh
Để chất đầy hồn ta niềm vui sướng.
Giờ ta biết rằng khi ta tạ thế,
Giống như Người, chỉ là cuộc nghỉ ngơi.
Và mãi mãi ta sống cạnh bên Người
Trong thiên đàng với cuộc đởi thánh thiện.
Chúa Giê-su đời ta sống cho Người,
Suy niệm về Người ta sẽ làm tất cả.
Đấng Cứu Độ, con tạ ơn Thiên Chúa.
Hãy giúp con yêu thương sống như Người!

Phục Sinh 2012
 
Nghĩ về ông Giu-đa trong đêm Lễ Phục Sinh.
Giuse Thẩm Nguyễn
13:40 09/04/2012
Nghĩ về ông Giu-đa trong đêm Lễ Phục Sinh.

Lễ đêm phục sinh năm nay, trong nhà thờ chật kín người, với ánh sáng phục sinh chan hòa và tiếng hát rộn ràng vui mừng vì Chúa đã sống lại thì đầu óc tôi lại cứ miên man nghĩ về ông Giu-đa và những người đã bỏ Chúa, những người chưa biết Chúa đang lạnh lẽo lang thang ngoài kia. Nếu ông Giu-đa không phản bội Chúa thì hôm nay ông cũng có mặt ở đây, ở một vị trí đặc biệt, để tham dự vào vinh quang sống lại với Chúa Giê-su!

Trong các môn đệ theo Chúa Giê-su, ông Giu-đa được kể là một khuân mặt có uy tín. Ông là người có học, nhanh nhẹn, tháo vát, hăng hái trong mọi việc và đã được Chúa tin tưởng giao nhiệm vụ thủ quỹ của nhóm .

Ông là người đã được Chúa gọi và chọn để làm môn đệ của Ngài giống như những môn đệ khác trong nhóm mười hai. Chúa đã cầu nguyện suốt đêm trước khi quyết định việc chọn lựa này. Phúc âm tường thuật rằng,“Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. Đó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Quá Khích, Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội. (Lc 6, 12-16)

Cũng giống như các môn đệ khác, ông Giu-đa đã bỏ gia đình, bỏ mọi sự để hăng hái đáp theo tiếng gọi làm môn đệ. Trong ba năm theo Chúa và cùng đi khắp đó đây, ông cũng đã được Chúa yêu thương dạy bảo và nhất là ông cũng đã được chứng kiến nhiều phép lạ Chúa làm. Ông đã trở thành một trong những môn đệ thân thiết nhất của Chúa.

Một môn đệ như thế mà lại phản bội thày mình vào giờ phút chót chỉ vì ba mươi đồng bạc sao? Không ai hiểu được lý do và cũng chẳng ai đoán được số phận của ông Giu-đa sau cái hôn phản bội nghiệt ngã đêm ấy tại vườn cây dầu.

Nhìn vào cuộc đời của ông Giu-đa để suy tư về cuộc sống đạo của mình, tôi thấy cuộc sống đạo của nhiều người Công Giáo cũng có những điểm tương đồng .

Chúng ta cũng là những khuôn mặt có uy tín trong xứ đạo, cha xứ, cha phó đều biết mặt biết tên cả. Trong sinh hoạt hội đoàn, chúng ta là người hăng say, tích cực, được giao những trách vụ quan trọng, là những người có tên, có chức, có ảnh hưởng đến đường hướng hoạt động của hội đoàn .

Chúng ta cũng là người được Chúa gọi và chọn để làm tông đồ cho Chúa. Chúng ta đã trở thành người Công Giáo và là những Kitô hữu nhiệt thành .

Chúng ta cũng đã hy sinh thời giờ, công sức và cả tiền bạc cho việc nhà thờ. Mọi người giữ luật Chúa và luật Hội Thánh, sống một cuộc sống xem ra đạo đức và thánh thiện. Ai cũng rước Chúa vào lòng mỗi khi tham dự Thánh Lễ và cảm nhận được Chúa đã thương mình thật nhiều qua những biến cố của cuộc đời.

Tất cả những điều này chứng tỏ chúng ta là những người Công Giáo tốt, nhưng chỉ căn cứ vào những điều này thôi thì không có gì bảo đảm rằng những người Công Giáo nhiệt thành này sẽ không phản lại Chúa, sẽ không bán Chúa. Nhất là những lúc gặp gian nan thử thách. Kinh nghiệm cuộc đời đã cho tôi thấy khi phải chọn lựa giữa cái sống và cái chết trong chốn lao tù, con người mới lộ mặt thật… khoa bảng, giàu sang, lịch sự, tốt lành, thánh thiện lần lượt rơi xuống để lộ khuôn mặt trần trụi với bao điều giả dối, thấp hèn, đáng khinh bỉ.

Ông Giu-đa theo Chúa vì tin Chúa là Đấng Cứu Thế, vì yêu mến Chúa hay ông đi theo Chúa vì mưu đồ chính trị, hay lợi dụng uy tín quyền phép của Chúa để thực hiện ý riêng của mình? Việc này chỉ có Giu-đa biết và chắc chắn là Chúa cũng biết .

Mang danh Công Giáo, tôi cất bước theo Chúa vì yêu mến Chúa, muốn phục vụ Chúa hay vì có mưu đồ gì khác? Chúng ta làm việc tông đồ một cách hăng say vì danh Chúa, vì Giáo Hội của Ngài, hay vì thỏa mãn cái tôi, vì phô trương, quyền lợi, danh gía hay vì mục đích trần thế nào khác ? Chỉ có tôi mới biết rõ mục đích của tôi và dĩ nhiên Chúa cũng thấu biết mọi sự như Chúa đã biết về ông Giu-đa.

Một số người cho rằng Giu-đa ham tiền nên đã bán Chúa. Không ai biết Giu-đa đã bị tha hóa từ lúc nào. Từ một môn đệ của Chúa, ông đã biến chất trở nên kẻ cắp công quỹ. Phúc âm Thánh Gioan kể rằng khi Chúa Giêsu và các môn đệ được mời dự tiệc tại nhà ông La-da-rô, người đã được Chúa cho sống lại, thì “Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. Một trong các môn đệ của Đức Giêsu là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói: "Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo? "Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung.(Ga 12, 3-7).

Nếu không tu thân sửa mình, bất cứ ai cũng dễ dàng trở thành kẻ cắp, lợi dụng danh nghĩa Công Giáo, danh nghĩa hội đoàn mà làm những điều sai trái. Ai cũng có thể khoác áo bề ngoài ra vẻ thương người nghèo, tham gia bố thí, bênh vực những người cô thế, nhưng trong ruột thì lại có ý nghĩ khác. Có bao giờ làm việc tông đồ cho Chúa mà trong anh chị em mình vẫn có những nguời bị phân biệt đối xử bất công, bị khước từ làm việc này việc nọ vì tính phe đảng, tính giàu nghèo, hay su nịnh không?

Có người cho rằng ông Giu-đa không ham gì ba mươi đồng bạc, nhưng ông đã gài Chúa, đưa Chúa vào cái thế phải ra tay uy quyền để tự cứu mình ra khỏi cái chết gây ra bởi người Do Thái . Ông muốn đẩy Chúa vào cái thế phải làm vua, sẽ cầm đầu cuộc nổi dậy chống lại đế quốc La Mã. Ông đã muốn chỉ đường cho Chúa, muốn lợi dụng Chúa cho mục đích của ông và phe nhóm. Không ngờ ông đã thất bại vì “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của Ta cũng không phải là đường lối của các ngươi”(Is 55,8)

Chúng ta cũng có thể chỉ muốn Chúa làm theo ý riêng của mình. Hình như cái ta, cái tôi vẫn luôn chủ trì trong các sinh hoạt hội đoàn ! Làm sao sinh hoạt trong các hội đoàn phản ảnh tình yêu thương chan hoà của Chúa và mọi người có sự khiêm nhường đủ để lắng nghe ý kiến của người khác một cách chân thành. Mong rằng sẽ không ai biến hội đoàn này, phong trào nọ thành của riêng mình, kẻo sẽ lại đi vào lối mòn của Giu-đa thì uổng phí công sức quá!

Cũng có người đặt vấn đề là nếu Giu-đa không phản bội Chúa như lời tiên tri báo trước thì làm sao Chúa có thể bị bắt để rồi chịu tử nạn và sống lại được. Lối lập luận này suy diễn từ thuyết tiền định (predestination) của John Calvin, coi thường và giới hạn quyền năng vô song của Thiên Chúa. Chúa cũng biết trước là Phêrô sẽ chối Thày, nhưng vấn đề là sau khi chối Chúa thì Phêrô “ ra ngoài ăn năn khóc lóc thảm thiết”, còn Giu-đa thì sau khi phản bội Chúa thì thất vọng và đã thắt cổ tự tử. Hai người đã dùng sự tự do chọn lựa đời mình để qua hai lối rẻ khác nhau.

Tôi nghĩ những ngày đầu, ông Giu-đa đã đến với Chúa bằng một tấm lòng chân thành, một tâm hồn trong sáng, nhưng chính vì được Chúa tin tưởng, chính vì ông giữ túi tiền, ông mới nẩy sinh ăn cắp. Chính biết được Chúa quyền phép nên ông mới bán Chúa với hy vọng là Chúa sẽ tự giải thoát bằng uy quyền của Ngài.

Chúng ta cũng vậy, chẳng ai đến với Chúa, đến với Giáo Hội, đến với hội đoàn bằng một ý đồ xấu, nhưng chính vì được tin tưởng, được giao những phần hành để rồi có sự lẫn lộn giữa việc Chúa và ý của mình. Từ đó mới nẩy sinh ý đồ xấu. Nếu không tiếp tục học nơi Chúa bằng thái độ phục vụ trong khiêm nhường như Chúa mời gọi, “Hãy học với Ta, vì TA hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29). thì chúng ta sẽ rất dễ rơi vào cạm bẫy của ma quỷ.

Lịch sử chứng minh cho thấy những kẻ chống đạo mạnh mẽ nhất thường là những kẻ đã từng là thành phần được Giáo Hội tin tưởng mà giao những trọng trách, là những kẻ đã từng ăn cơm nhà Chúa. Vào những năm ly loạn 1975, nhiều cha xứ bị tố cáo với Cộng Sản bởi các ông trùm, bà quản, thành viên trong hội đồng mục vụ là những người mà cha xứ tin tưởng và cậy dựa vào .

Khi ông Giu-đa đã biết mình sai lầm. Ông đã đem tiền trả lại và ra đi tự tử. Ông không có chút ăn năn hối hận về việc mình đã làm. Ông không biết rằng dù tội lỗi của ông có cao như núi, sâu như biển thì tình yêu của Chúa vẫn bao phủ và lấp đầy hố sâu tội lỗi của ông, Chúa vẫn thương và tha thứ cho ông. Hy vọng trong giây phúc cuối cùng của cuộc đời, ông kịp hối lỗi để nhận được ơn tha thứ.

Còn chúng ta, khi nhận ra sai lầm thì mình đã làm gì? Tìm cách bào chữa, chống chế hay cúi đầu nhận tội với lòng ăn năn, quyết tâm sửa đổi để xin Chúa thứ tha.

Vậy Chúa có lầm không khi chọn Giu-đa làm môn đệ cũng như chọn chúng ta làm người Công Giáo, tham gia vào những công tác tông đồ? Tôi tin là Chúa không nhầm bởi Chúa không chỉ kêu gọi toàn những người thánh thiện, nhưng chúa chọn ông Giu-đa, chọn những người bất toàn để Chúa ban ơn hoán cải và nâng họ đến gần Chúa. Hơn nữa Chúa luôn yêu thương, luôn mở rộng vòng tay để đón những người lầm lạc biết quay trở về với Chúa. “Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối".(Luca 15:8-10)

Dù Chúa biết rõ Giu-đa là một thủ quỹ bất lương, Chúa vẫn không vạch mặt chỉ tên để bêu xấu ông. Chúa vẫn kiên nhẫn chờ đợi giây phút ông trở lại. Chúa biết ông sẽ nộp Chúa, nhưng Chúa vẫn không muốn các môn đệ khác biết đuợc âm mưu phản bội của ông mà xa lánh, phỉ nhổ ông dù tội của ông rất nặng đến nỗi, “Nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn!" (Mc 14, 21)”. Chúa vẫn dành cho ông thời gian để sám hối ăn năn. Cũng thế, dù tôi có gỉa dối, lợi dụng Chúa để mưu cầu ý riêng của mình, Chúa vẫn không để âm mưu của tôi bị bại lộ, Chúa vẫn giữ thanh danh cho tôi. Chúa vẫn chờ đợi ngày tôi nhận ra sai lầm mà ăn năn hối cải, trở về với đường ngay lẽ thật.

Mọi âm mưu tính toán để đạt được mục đích, dù mục đích có tốt đẹp đến đâu, cũng đều đi ngược lại ý ngay lành của Chúa. Hãy yêu Chúa bằng một tâm hồn đơn sơ như những trẻ nhỏ vì chính chúa đã dạy “Thầy bảo thật anh em: “Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như một trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào”. (Mar 10: 15).

Lạy Chúa, xin cho con được đón nhận Chúa với một tâm tình phó thác và phục vụ Chúa qua tha nhân với một tấm lòng đơn sơ, hồn nhiên để con được biết lằng nghe và nhận ra lời mời gọi của Chúa trong cuộc sống của con. Xin cho con được yêu Chúa bằng cả trái tim của con và con biết nhẫn nhuc chịu đựng mọi điều không vừa ý . Xin cho con luôn biết sửa mình để con mãi được nương nhờ bên Chúa và giúp con kiên trì trung thành với ơn gọi sống một đời sống của một người Công Giáo đích thực là yêu Chúa và yêu mọi người, phản ánh qua tất cả mọi sinh hoạt hằng ngày của con. Amen.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Áng Mây Chiều.
Nguyễn Đức Cung
21:26 09/04/2012
ÁNG MÂY CHIỀU
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hiu hắt hoàng hôn ánh nhật tà
Thẫn thờ lặng lẽ bóng chiều sa
Ngày qua vội quá, tôi ngồi lặng
Ngắm áng mây trời bay thật xa ...
(Trích thơ của Bạch-Loan)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền