Ngày 08-04-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài Giảng Lễ Đêm Vọng Phục Sinh Của Đức Cha Giuse Nguyễn Năng
GM. Giuse Nguyễn Năng
20:15 08/04/2012
BÀI GIẢNG LỄ ĐÊM VỌNG PHỤC SINH CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN NĂNG

Anh chị em thân mến!

Đêm Chúa Phục Sinh, chúng ta ca hát Halleluia! Và Hội Thánh mời gọi chúng ta hãy vui lên, bởi vì Chúa đã sống lại. Nhưng phải nói rằng, chúng ta rất khó cảm nhận được niềm vui của Mùa Phục Sinh, của Đêm Vọng Phục Sinh này. Khi anh chị em mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta cảm nhận niềm vui ấy dễ dàng. Vì ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về sự sinh ra. Cha mẹ sinh ra con cái và người con được chào đời. Đó là niềm vui cho gia đình, cho xã hội, cho tất cả loài người. Trong Đêm Giáng Sinh, chúng ta cảm thấy mình vui một cách rất tự nhiên. Với Đêm Vọng Phục Sinh hôm nay thì chúng ta lại không có cảm nhận ấy. Phải nói rằng, cái cảm nhận về Đêm Vọng Phục Sinh này, cái cảm nhận đầu tiên không phải là cảm nhận vui mừng mà là cảm nhận của một nỗi sợ hãi.

Bài Tin Mừng năm nay là Phụng vụ năm B theo thánh Macco (Mc 16, 1-7). Thánh Macco thuật lại câu chuyện về những người phụ nữ vào buổi sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, mang theo bình dầu thơm ra xức dầu cho Chúa, bởi vì chiều hôm qua Chúa chết vào giờ muộn quá, không kịp xức dầu thơm để ướp xác Chúa. Cho nên sáng ngày thứ nhất trong tuần, các bà mới vội vã ra đi, và khi các bà ra tới tận mộ thì các bà đã cảm nhận được điều gì đó. Chỉ trong 8 câu Tin Mừng, mà thánh Macco đã nhắc đi nhắc lại sự sợ hãi rất nhiều lần. Như là các bà ra mộ, nhìn thấy dấu chỉ của Thiên Thần đến loan tin Chúa đã sống lại, Chúa không còn ở trong mộ nữa. Thiên Thần trấn an: “Các bà đừng sợ! Bởi vì Chúa đã sống lại rồi”. Sau khi nhận được lời nhắn từ Thiên Thần nhắn với các tông đồ đến Galile và Chúa sẽ gặp các ông ở đấy thì các bà vội vàng chạy về. Vừa đi vừa run lẩy bẩy, kinh hoàng hết hồn hết vía. Những người phụ nữ đi mà không dám nói với ai điều gì. Bởi vì các bà sợ. Thánh Macco đã nói với chúng ta như vậy.

Cho nên, kinh nghiệm và cảm nhận về Đêm Vọng Phục Sinh không phải là niềm vui, mà là sự sợ hãi. Tại sao lại sợ hãi? Sợ hãi là bởi vì, ở đây, con người đang đứng trước sự can thiệp lạ lùng của Thiên Chúa. Người ta sợ vì nhiều lý do. Nỗi sợ tự nhiên, đó là con người đứng trước thiên nhiên, sóng cao biển cả, bão táp thì con người thấy mình nhỏ bé quá, con người bất lực nên con người sợ. Con người sợ vì mặc cảm tội lỗi, vì những việc làm xấu, sợ tiếng lương tâm oán trách, sợ Thiên Chúa phạt. Nhưng vẫn còn nỗi sợ khác, nỗi sợ của sự thánh thiện. Nỗi sợ khi mà mình đối diện với quyền năng của Thiên Chúa. Nỗi sợ khi mà đối diện với sự can thiệp của Thiên Chúa vào trong lịch sử của nhân loại. Điều ấy đã xảy ra trong Đêm Vọng Phục Sinh này.

Trong Đêm Vọng Phục Sinh, những người phụ nữ sợ sự can thiệp của Thiên Chúa vào trong nhân loại. Chúa Giêsu đã chết, Ngài đã đi vào qui luật bình thường của con người, đó là có sinh có tử. Nhưng cho tới ngày hôm nay, dòng nhân quả, một diễn tiến tự nhiên của dòng đời đã bị cắt đứt, vì hôm nay, chính Thiên Chúa can thiệp và Thiên Chúa đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy từ trong cõi chết. Các bà đứng trước mầu nhiệm cao cả này, những người phụ nữ đã sợ. Chính cái cảm nhận sợ hãi này, là bằng chứng, cho dù không đủ, nhưng là bằng chứng rất mạnh cho thấy sự can thiệp của Thiên Chúa để Chúa Giêsu sống lại. Khi Chúa Giêsu sống lại thì Chúa đã chiến thắng sự chết. Chúa đã chiến thắng đau khổ, tội lỗi và hận thù!

Trong những ngày vừa qua, chúng ta đã suy niệm về những mầu nhiệm Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể và Chúa Giêsu hiến mình trên cây Thánh Giá. Chúng ta nói rằng, Chúa Giêsu đã đưa ra một nguyên tắc sống mới, một qui luật sống mới. Đó là qui luật của sự quên mình để sống cho người khác, để phục vụ cho anh chị em của mình. Tuy nhiên, tình yêu ấy đã bị phản bội, tình yêu ấy đã bị kết án. Nhưng nếu chỉ có vậy mà thôi thì không ai dại gì mà yêu thương, không ai dại gì mà hiến mình thay cho người khác. Nhưng hôm nay, chúng ta thấy câu trả lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa nói với chúng ta rằng: Những ai yêu thương, người ấy không bao giờ phải thất vọng. Thiên Chúa muốn khẳng định với chúng ta rằng, Thiên Chúa chiến thắng sự chết. Thiên Chúa là tình yêu đã chiến thắng hận thù. Chúa Giêsu mở đường cho chúng ta đi và ai đi theo Chúa Giêsu thì người ấy không bao giờ phải thất vọng. Đó là lời quả quyết, mạnh mẽ mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta trong Đêm Vọng Phục Sinh.

Chúng ta đang sống trong một thế giới, mà người ta gọi là, thế giới của nền văn minh sự chết. Người ta sống trong hận thù, trong chiến tranh, trong bạo lực, có thể chém giết nhau bất cứ lúc nào. Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy những sự ích kỷ, những tham nhũng, những bóc lột, những chèn ép và cạm bẫy xảy ra hàng ngày trong xã hội và trên thế giới. Chúng ta đang sống trong xã hội mà người ta chỉ biết hưởng thụ, hay đi tìm khoái lạc. Một xã hội tội lỗi của cá nhân, tội lỗi của thế giới, tội lỗi của toàn thể nhân loại. Xã hội này, thế giới này, nhân loại này cứ theo qui luật bình thường như vậy thì chắc chắn sẽ đi tới tận diệt. Cuối cùng sẽ là cái chết. Đôi khi chúng ta cảm thấy thất vọng, cũng như dân Do Thái ngày xưa (x. Xh 14,15.15,1a), khi đứng trước là biển cả, sau lưng là quân đội Ai Cập, họ cảm thấy cái chết gần kề, cảm thấy cùng đường, cảm thấy bế tắc, cảm thấy thất vọng. Nhưng chính trong sự thất vọng ấy thì Thiên Chúa đã can thiệp, đã mở đường cho dân Do Thái đi qua biển Đỏ. Đó là sự can thiệp mạnh mẽ của Thiên Chúa. Đó là hình ảnh báo trước cho sự can thiệp vĩ đại hơn nữa. Thiên Chúa đã mở đường cho chúng ta đi, Chúa Giêsu đã chết nhưng đã sống lại, cũng như ngày xưa, Thiên Chúa đã dẫn đường cho dân Do Thái đi thì hôm nay Chúa Giêsu cũng dẫn đường cho chúng ta đi. Và nếu chúng ta đi theo Chúa Giêsu, chúng ta cũng sẽ tìm thấy niềm hy vọng, giữa một thế giới đầy chết chóc và tăm tối này. Chúng ta hãy để cho Chúa dẫn mình đi, chúng ta hãy để cho Chúa thực hiện công trình, quyền năng của Người nơi cuộc đời chúng ta. Chúng ta là những Kitô hữu, chúng ta phải là sứ giả của niềm hy vọng. Niềm hy vọng không phải ở nơi tiền bạc, nơi của cải vật chất. Niềm hy vọng không phải là sức mạnh của quân đội, chính trị, nhưng là niềm hy vọng của sự thật và tình yêu. Chúng ta tin vào Chúa, chúng ta hãy đi theo Chúa.

Hôm nay, Chúa Giê su đã sống lại, Chúa mở đường cho chúng ta đi. Chúa mời gọi chúng ta đi theo con đường ấy. Trong Đêm Vọng Phục Sinh, chúng ta nhìn ngắm cây nến Phục Sinh. Đó là biểu tưởng hết sức ý nghĩa. Thế giới tăm tối này, nếu không có ánh sáng của Chúa thì vẫn chìm ngập trong bóng đêm, vẫn là tăm tối, vẫn là tội lỗi, vẫn là chết chóc. Nhưng ánh sáng của Chúa đã thắp lên để chiếu soi thế giới, chiếu soi cuộc đời của mỗi người chúng ta. Anh chị em hãy nhìn lên ánh sáng của Chúa Giêsu để mà tiến bước. Ánh sáng này, ánh sáng của chân lý, ánh sáng của tình thương Phúc Âm, luôn luôn bị những cơn lốc, những cơn gió của tội lỗi tìm cách làm tắt đi. Cơn gió của trào lưu tục hóa, luôn luôn muốn thổi mạnh lên thành bão táp để làm tắt ngúm cây nến Phục Sinh, là Lời Chúa, là tình thương của Chúa. Thánh Gioan lại khẳng định, bóng tối tìm cách trấn áp ánh sáng nhưng mà không bao giờ lại có thể làm tắt được ánh sáng của Chúa Giê su. Ánh sáng của Chúa, một khi đã được đốt lên thì chúng ta cứ tin tưởng mà bước theo Chúa. Hôm nay Chúa Giêsu đã sống lại, đó là lời bảo đảm cho chúng ta rằng Ánh sáng của Chúa Giêsu sẽ còn mãi.

Khi Chúa Giêsu sống lại, Chúa đã đưa chúng ta sang bờ bên kia của biển Đỏ. Chúa Giêsu dẫn đưa chúng ta từ cõi chết tới cõi sống. Chúa Giê su đã đặt thế giới này trong tình trạng “bất khả hồi”, không bao giờ có thể chịu thua quyền lực của sự chết. Như thánh Phaolô nói: “Chúng ta đã được cùng chết với Chúa và cùng sống lại với Chúa qua bí tích Rửa tội”( x. Cl 2,12). Chúng ta ngồi đây, theo qui luật tự nhiên, chúng ta sẽ phải chết. Nhưng trên nguyên tắc, nhờ Bí tích Rửa tội, tất cả chúng ta đang ngồi đây, chúng ta đã có sự sống lại của Chúa Giêsu rồi. Đức Kitô Phục Sinh đang ở trong chúng ta. Thần Khí của Thiên Chúa là chính Chúa Thánh Thần đang ở trong chúng ta. Chúng ta được đưa vào thế giới của sự sống, thế giới của ánh sáng. Chúng ta hãy giữ lấy ngọn nến mà anh chị em đã thắp lên ở trong tay của mình, ngọn nến của linh hồn. Chúng ta hãy để cho Tin Mừng của Chúa chiếu soi chúng ta, và cho dù chúng ta có phải chết về phần xác, nhưng đừng để tâm hồn của chúng ta chết trong tội lỗi.

Anh chị em thân mến!

Anh chị em hãy luôn luôn giữ ngọn nến linh hồn mình để trở thành sứ giả của niềm hy vọng. Anh chị em hãy công bố cho mọi người biết khi chúng ta theo Chúa thì chúng ta sẽ được sống. Anh chị em hãy gieo rắc niềm hy vọng trong cuộc đời đầy tăm tối, đầy lo âu, đầy hận thù, chết chóc, đầy những ích kỷ của thế giới này. Chúng ta phải sáng lên niềm hy vọng nơi chân lý Phúc Âm. Chúa Giêsu đã sống lại, chúng ta hãy hát mừng, mà chỉ có người nào thực sự cảm nhận niềm vui ấy, chúng ta mới có thể hát lên “Halleluia!”. Cho nên từ cảm nhận nỗi sợ hãi, chúng ta tiến tới niềm vui và cảm nhận niềm vui mừng, bởi vì Chúa đã sống lại!

Trong niềm vui Chúa đã sống lại, tôi xin chúc mừng niềm vui tới tất cả mọi người, xin cho ngọn nến Phục Sinh này cháy sáng mãi trong cuộc đời của anh chị em. Xin niềm vui và bình an của Đức Kitô Phục Sinh ở lại mãi với tất cả mọi người chúng ta. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp Phục Sinh Urbi et Orbi
J.B. Đặng Minh An dịch
06:27 08/04/2012
Anh chị em tại Rôma và trên toàn khắp thế giới thân mến

"Christus Surrexit, spes mea" - "Chúa Kitô, niềm hy vọng của tôi, đã sống lại" (Lời Ca Tiếp Liên trong Phụng Vụ Lễ Phục Sinh).

Cầu xin cho tiếng reo vui hân hoan của Giáo Hội đến được tất cả anh chị em với những lời mà bài thánh ca cổ kính đã đặt trên môi của Maria Mađalêna, là người đầu tiên đã gặp Chúa Giêsu Sống Lại vào sáng Phục Sinh. Cô chạy đi loan báo không kịp thở cho các môn đệ khác: "Tôi đã thấy Chúa" (Ga 20:18). Chúng ta cũng đã trải qua cuộc hành trình sa mạc Mùa Chay và những ngày đau thương của cuộc Thương Khó, hôm nay chúng ta cũng cất cao tiếng reo vui mừng chiến thắng: "Ngài đã sống lại! Ngài đã sống lại thật! "

Mỗi Kitô hữu sống lại kinh nghiệm của Maria Mađalêna. Một kinh nghiệm liên quan đến một cuộc gặp gỡ thay đổi hẳn cuộc đời của chúng ta, đó là cuộc gặp gỡ với một Con Người duy nhất đã cho chúng ta cảm nghiệm được tất cả sự tốt lành của Thiên Chúa và sự thật, Người giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi không phải một cách hời hợt, thoáng qua, nhưng giải phóng triệt để chúng ta, chữa lành chúng ta hoàn toàn và khôi phục phẩm giá của chúng ta. Đó là lý do tại sao Maria Mađalêna gọi Chúa Giêsu là "hy vọng của tôi": Ngài là Đấng làm cho cô được tái sinh, là Đấng ban cho cô một tương lai mới, một cuộc sống tốt lành và tự do khỏi mọi xiềng xích tội lỗi. "Chúa Kitô, hy vọng của tôi" có nghĩa là tất cả khao khát của tôi cho điều thiện hảo tìm thấy ở nơi Ngài một khả năng đạt đến viên mãn thực sự, với Ngài tôi có thể hy vọng cho một cuộc sống tốt đẹp, viên mãn và vĩnh cửu, vì Thiên Chúa đã xích lại gần chúng ta, thậm chí chia sẻ thân phận con người của chúng ta.

Tuy nhiên, Maria Mađalêna cũng như các môn đệ khác, phải nhìn thấy Chúa Giêsu bị khước từ bởi các nhà lãnh đạo dân chúng, bị bắt, đánh đòn, bị kết án tử và đóng đinh. Thật là không thể chịu đựng được khi phải chứng kiến sự tốt lành nơi một con người bị đưa ra làm trò lăng mạ, phải nhìn thấy sự thật bị chế nhạo bởi sự dối trá, và lòng thương xót bị lạm dụng bởi sự trả thù. Với cái chết của Chúa Giêsu, niềm hy vọng của tất cả những ai đã đặt niềm tin nơi Ngài dường như bị tan biến. Nhưng đức tin ấy không bao giờ thất bại hoàn toàn: đặc biệt là ở trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, ánh lửa đức tin của Mẹ bừng lên ngay cả trong thâm u của đêm đen. Trong thế giới này, không có niềm hy vọng nào có thể tránh không phải đối diện với sự khắc nghiệt của cái ác. Hy vọng không chỉ bị lung lạc bởi bức tường của cái chết mà thôi, nhưng còn bị dằn vặt tàn bạo hơn nhiều bởi những lời nhạo báng do ghen tị và kiêu ngạo, dối trá và bạo lực. Chúa Giêsu đi ngang qua cuộc đời trần thế muôn mặt này để mở một con đường dẫn đến vương quốc của sự sống. Ở một thời điểm nào đó, Chúa Giêsu dường như kẻ chiến bại: bóng tối xâm chiếm mặt đất, Thiên Chúa hoàn toàn im lặng, và hy vọng dường như chỉ còn là một từ ngữ trống rỗng.

Và đây, vào buổi bình minh của ngày thứ nhất sau ngày Sa-bát, ngôi mộ được tìm thấy trống rỗng. Sau đó, chính Chúa Giêsu tỏ mình ra cho Maria Mađalêna, và những người phụ nữ khác, rồi tới các môn đệ của Ngài. Đức tin lại được tái sinh, sống động và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, bây giờ đức tin ấy là bất khả chiến bại vì đức tin ấy được thui rèn bởi một kinh nghiệm đảo lộn hồn xác: "Cái chết tương tranh với cuộc sống: cuộc chiến kết thúc lạ kỳ! Nhà vô địch của cuộc sống đã bị giết chết, giờ đây sống lại để trị vì hiển vinh". Những dấu hiệu của sự phục sinh làm chứng cho sự chiến thắng của cuộc sống trên sự chết, tình yêu trên hận thù, lòng thương xót trên sự trả thù trả oán: "Tôi đã thấy vinh quang của Chúa Kitô khi Ngài sống lại ra khỏi ngôi mồ mà người sống đã lấp lại. Các thiên thần xác nhận cùng với tấm vải liệm và những băng vải".

Anh chị em thân mến!

Chỉ khi Chúa Giêsu sống lại, chỉ khi đó mới có một cái gì đó thật sự là mới mẻ đã xảy ra, một cái gì đó thay đổi tình trạng của nhân loại và thế giới. Khi đó, Chúa Giêsu là Đấng mà chúng ta có thể đặt niềm tin tuyệt đối. Chúng ta không những có thể đặt niềm tin của chúng ta nơi thông điệp của Ngài, nhưng cả chính nơi Chúa Giêsu, vì Đấng Phục Sinh không thuộc về quá khứ, nhưng hiện diện sống động ngày hôm nay. Chúa Kitô là niềm hy vọng và niềm an ủi một cách đặc biệt cho những cộng đồng Kitô hữu đau khổ tột cùng vì đức tin khi đứng trước những phân biệt đối xử và ngược đãi. Người hiện diện như là một lực hy vọng thông qua Giáo Hội của Người, một Giáo Hội gần gũi với tất cả các tình huống đau khổ và bất công của con người.

Xin Chúa Kitô Phục sinh ban hy vọng cho Trung Đông và cho tất cả các dân tộc, xin cho các nhóm văn hóa và tôn giáo trong khu vực đó biết làm việc cùng nhau để thúc đẩy thiện ích chung và tôn trọng nhân quyền. Đặc biệt là ở Syria, cầu xin cho sớm có một kết thúc cho tình trạng đổ máu và có được một dấn thân tức khắc trên con đường đối thoại, tôn trọng và hòa giải, như cộng đồng quốc tế đã kêu gọi. Xin cho nhiều người tị nạn từ quốc gia đó, là những người đang cần hỗ trợ nhân đạo có thể tìm thấy sự chấp nhận và tình liên đới có khả năng làm giảm nhẹ những đau khổ khủng khiếp của họ. Xin cho chiến thắng Phục sinh khích lệ người dân Iraq không bỏ qua bất kỳ nỗ lực nào trong việc theo đuổi con đường hướng đến sự ổn định và phát triển. Tại Thánh Địa, xin cho người Israel và Palestine can đảm tái khởi động một tiến trình hòa bình mới mẻ.

Xin Chúa, Đấng chiến thắng sự dữ và cái chết, duy trì các cộng đồng Kitô hữu của lục địa châu Phi, xin Ngài ban cho họ hy vọng trước những khó khăn mà họ đang phải đương đầu, và làm cho họ trở nên những người kiến tạo hòa bình và là các tác nhân phát triển trong xã hội của mình.

Xin Chúa Giêsu Phục sinh an ủi những người đang đau khổ trong vùng Sừng Phi châu và tạo điều kiện cho hòa giải. Xin Ngài phù giúp khu vực Đại Hồ, Sudan và Nam Sudan, và ban cho người dân trong vùng sức mạnh tha thứ. Tại Mali, nơi giờ đây đang đối diện với những diễn biến triển chính trị tế nhị, xin Đức Kitô vinh quang ban cho họ hòa bình và ổn định. Với Nigeria, nơi trong thời gian gần đây đã trải qua các cuộc tấn công khủng bố dã man, xin niềm vui Lễ Phục Sinh ban sức mạnh cần thiết để tái khởi động việc xây dựng một xã hội hòa bình và tôn trọng tự do tôn giáo của công dân.

Chúc Mừng Phục Sinh cho tất cả!

+ Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
 
Trung Quốc: Lễ Phục Sinh lặng lẽ, công an gây áp lực cộng đoàn hầm trú
Lã Thụ Nhân
10:17 08/04/2012
Trung Quốc: Lễ Phục Sinh lặng lẽ, công an gây áp lực cộng đoàn hầm trú

Bắc Kinh (AsiaNews) – Năm nay, Lễ Phục Sinh được cộng đoàn hầm trú ở Trung Quốc cử hành "rất kín đáo". Thực tế là nhiều vị lãnh đạo cộng đoàn, các giám mục và linh mục, bị công an triệu tập để "trò chuyện" và thậm chí đã phải chịu đựng những tuần lễ tuyên truyền về chính sách tôn giáo của nhà cầm quyền. Một số nhà quan sát Giáo Hội đã thấy rõ một chiến dịch đang được tiến hành nhằm "chuyển biến" Giáo Hội hầm trú và hấp thụ họ vào Giáo Hội chính thức.

Một linh mục hầm trú cho hãng thông tấn AsiaNews hay: "Năm nay, chúng tôi sẽ cử hành Lễ Phục Sinh trong lặng lẽ và thận trọng, không có bất kỳ nghi thức long trọng nào. Vào những năm khác, chúng tôi đã phải tìm địa điểm đủ lớn để có thể cùng nhau cử hành. Năm nay, chúng tôi sẽ cử hành Lễ Phục Sinh trong các nhóm nhỏ. Giống như mọi năm, cũng sẽ có rửa tội cho người lớn và trẻ em. Trong giáo xứ của tôi có 10 người. Năm nay ít hơn bình thường vì chúng tôi muốn nâng cao mức đào tạo, và thực hiện theo các quy tắc của Giáo Hội, dạy giáo lý ít nhất là một năm".

Theo vị linh mục, sự thận trọng và lặng lẽ năm nay là do một thực tế là công an manh động hơn: vào tháng Mười sẽ có sự thay đổi lãnh đạo, với chủ tịch mới và thủ tướng mới thay thế cho Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo.

Vị linh mục nói rằng ngài và những linh mục khác đã nhận được lời mời từ công an triệu tập để "trò chuyện" trong đó họ hứa hẹn "hãy bình tĩnh". Cha cho hay: "Ở những nơi khác của Trung Quốc thì kịch tính hơn, như ở Ôn Châu và Thiên Thủy".

Ở Ôn Châu (Chiết Giang), Đức Giám Mục Phụ tá, Đức Cha Peter Shao Zhumin, và Cha chưởng ấn Paul Jiang Sunian bị công an mời vào ngày 19 tháng Ba, "mời" đến "một buổi học" ít nhất một tuần. Đức Giám Mục Shao, 49 tuổi, hiện dẫn dắt cộng đoàn "hầm trú" ở Ôn Châu. Được Tòa Thánh bổ nhiệm và tấn phong giám mục vào năm 2007, nhằm đẩy mạnh sự hòa nhập giữa 2 cộng đoàn chính thức và không chính thức, Tòa Thánh quyết định Đức Cha Shao là giám mục phụ tá, trong khi Giám Mục chính tòa là Đức Cha Vincent Zhu Weifang. Hai cộng đoàn này đang nỗ lực để hòa nhập với nhau. Nhưng công an đang cố gắng "tạo điều kiện thuận lợi" bằng cách thúc đẩy cộng đoàn hầm trú trở thành một phần của Giáo Hội chính thức, bằng cách đăng ký gia nhập Hiệp hội Yêu nước và ý định một Giáo Hội độc lập với Đức Giáo Hoàng.

Theo các nguồn tin được Eglises d'Asie trích dẫn, đối thoại giữa công an và Đức Cha Shao cùng các linh mục cũng tập trung vào tình hình của Thiên Thủy (Cam Túc), nơi mà trong vài tháng, có một tân giám mục hầm trú là Đức Cha John Wang Ruohan, cựu Giám quản của giáo phận. Kể từ tháng Giêng, Đức Cha Wang và một số các linh mục của mình bị nhắm đến những "buổi học" về chính sách tôn giáo của nhà cầm quyền.

Sự kiện tương tự cũng xảy ra ở Hà Bắc và Nội Mông. Theo các quan sát viên, có vẻ như là một chính sách rõ ràng nhằm tẩy sạch cộng đoàn hầm trú.

Ngày 02 tháng Ba, trước đại diện của Hội đồng Giám Mục Trung Quốc (chính thức) và Hiệp hội Yêu nước, một quan chức cấp cao của Mặt trận - cũng là nơi kiểm soát các vấn đề tôn giáo - tuyên bố rằng hai tổ chức cần phấn đấu để đạt được kết quả tốt nhằm "chuyển biến cộng đoàn hầm trú". Tất nhiên, thuật ngữ "chuyển biến" có nghĩa là sự hoàn toàn quy phục của cộng đoàn này đối với những chỉ thị về chính sách của chính quyền Trung Quốc.
 
Hồng Kông: 3.500 người lớn được rửa tội trong Lễ Vọng Phục Sinh.
Lã Thụ Nhân
10:20 08/04/2012
Hong Kong (AsiaNews) - Phục Sinh này, 3.500 người tân tòng trong giáo phận Hồng Kông sẽ nhận được Bí tích Khai tâm Kitô giáo (Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức và Rước Lễ) tại các giáo xứ khác nhau trong Đêm Vọng Phục Sinh Thứ Bảy Tuần Thánh, ngày 07 tháng Tư.

Trong Thư Mục Vụ Phục Sinh năm 2012, Đức Hồng Y John Tong của Hồng Kông đặc biệt cảm ơn các linh mục, phó tế, nữ tu và giáo dân đã dành thời gian và sức lực của họ để dạy giáo lý. Vị giám mục 72 tuổi cho biết các giáo lý viên "không chỉ thực hiện sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội, mà còn củng cố đức tin của mình".

Theo các số liệu thống kê của giáo phận vào ngày 31/08/2011, có 39 giáo lý viên được trả thù lao và hơn 1.500 giáo lý viên thiện nguyện. Dân số Công Giáo của giáo phận gồm 363.000 người Trung Quốc và 138.000 không phải là người Trung Quốc.

Ngày 03 tháng Ba, Đức Hồng Y Tong tuyên bố rằng truyền giáo là một trong những mối quan tâm mục vụ của mình. Ngài cho hay "Chắc chắn, sự gia tăng số người Công Giáo là điều vui mừng, nhưng chất lượng đức tin của họ cũng thật cần thiết", ngài hy vọng rằng tín hữu của mình sẽ tiến bộ cả về số lượng lẫn chất lượng đức tin.

Đức Hồng Y Tong khuyến khích người Công Giáo tân tòng trưởng thành trong đức tin. Ngài đã tuyên dương một giáo lý viên thiện nguyện ở độ tuổi trung niên, người được rửa tội cách đây ba năm. Người giáo lý viên này đã xúc động vì lời của Thánh Augustinô trong "Sách Tự Thú": " Ôi! con đã yêu Chúa quá muộn màng,... con đã yêu Chúa quá muộn màng". Sau khi được rửa tội, người giáo lý viên này đã sống đời sống đơn giản, ông đã học một khóa học về giáo lý và trở thành giáo lý viên thiện nguyện. Giờ ông có kế hoạch học hỏi đào sâu thêm đức tin của mình.

Trong số 3.500 tân tòng, Janet Lo cùng với em trai mình là hai người trong số họ. Cô nói với hãng thông tấn AsiaNews rằng cô tìm được đời sống, tình yêu và bình an trong đức tin Công Giáo và thật hạnh phúc để thăng tiến đức tin cho tha nhân.

Janet, người làm việc trong lĩnh vực tiếp thị, cho biết họ đã hoàn thành một lớp giáo lý trong vòng 18 tháng, được lãnh nhận phụng vụ xức dầu do Đức Hồng Y Tong cử hành và đến thăm Đức Giám Mục Franz-Josef Overbeck của Esssen trong Mùa Chay.

Cô cho hay: "Tôi đặc biệt thích cụm từ trong Lời Cầu Nguyện cho Năm Giáo Dân của giáo phận: Đời sống Tình Yêu, Quà tặng của Thiên Chúa". Việc tìm kiếm đức tin của họ đã được gợi hứng từ việc chống chọi với bệnh tật của người mẹ từ vài năm trước. Kinh nghiệm này đã mang cả gia đình cô gần gũi hơn với Thiên Chúa. "Cha tôi, một người Công Giáo, siêng năng cầu nguyện với mẹ tôi trong những ngày khó khăn đó, mẹ tôi đã được rửa tội và qua đời một cách bình an". Cô cho biết: "Những trải nghiệm đã truyền cảm hứng để chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa và đáp lại lời mời gọi của Ngài để trở thành người Công Giáo, giống như cha mẹ chúng tôi". Cô cũng cảm ơn trường cũ của mình, một trường Kitô giáo đã gieo những hạt giống đức tin trong tâm hồn cô thuở học trò.
 
Huấn Từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong Lễ Vọng Phục Sinh 2012
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:46 08/04/2012
“Nếu Thiên Chúa và các giá trị đạo đức, sự khác biệt giữa thiện và ác, vẫn còn ở trong bóng tối, thì tất cả các “ánh sáng” khác, là những ánh sáng đặt những kỳ công đáng kinh ngạc về kỹ thuật trong tầm tay của chúng ta, không những chỉ là sự tiến bộ mà cũng là những nguy hiểm tạo ra những nguy cơ cho chúng ta và thế giới.”

Dưới đây là bản dịch bài Huấn Từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong Lễ Vọng Phục Sinh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Thứ Bảy Tuần Thánh, ngày 7 tháng Tư năm 2012.



Anh chị em thân mến,

Phục Sinh là lễ về cuộc tạo dựng mới. Chúa Giêsu đã sống lại và không còn chết nữa. Người đã mở cửa cho một cuộc sống mới, một cuộc sống không còn biết bệnh tật và sự chết nữa. Người đã đưa nhân loại lên để vào Chính Thiên Chúa. Như Thánh Phaolô nói trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô “xác thịt và máu huyết không thể thừa hưởng Nước Thiên Chúa” (15:50). Về đề tài phục sinh của Đức Kitô và sự sống lại của chúng ta, văn nhân của Hội Thánh trong thế kỷ thứ ba là Tertullian đã táo bạo đủ để viết: “Hãy yên tâm, xác thịt và máu huyết, nhờ Đức Kitô các người đã đạt được chỗ của các người ở trên trời và trong Nước Thiên Chúa” (CCL II, 994). Một chiều hướng mới đã mở ra cho nhân loại. Việc tạo dựng đã trở nên lớn hơn và rộng hơn. Ngày Lễ Phục Sinh mở ra một cuộc tạo dựng mới, nhưng đó chính là lý do tại sao Hội Thánh bắt đầu phụng vụ ngày này với việc tạo dựng cũ, để chúng ta có thể học và hiểu đúng về việc tạo dựng mới. Như thế, ở đầu Phụng Vụ Lời Chúa đêm Phục Sinh là tường thuật về việc tạo dựng thế giới. Hai điều đặc biệt quan trọng ở đây liên quan đến phụng vụ này. Một đàng, việc tạo dựng được trình bày như một tổng thể bao gồm các hiện tượng thời gian. Bảy ngày là một hình ảnh của sự đầy đủ, xảy ra trong thời gian. Chúng được sắp xếp theo thứ tự hướng về ngày thứ bảy, ngày tự do của tất cả các tạo vật để dành cho Thiên Chúa và cho nhau. Cho nên việc tạo dựng hướng đến sự tụ họp của Thiên Chúa và các tạo vật của Ngài; nó hiện hữu để mở ra một không gian cho việc đáp trả vinh quang của Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ giữa tình yêu và tự do. Đằng khác, những gì Hội Thánh nghe vào đêm Phục Sinh thì vượt trên tất cả yếu tố thứ nhất của tường thuật tạo dựng: “Thiên Chúa phán, 'hãy có ánh sáng!’” (St 1:3). Tường thuật tạo dựng mở đầu cách biểu tượng với việc tạo ra ánh sáng. Mặt trời và mặt trăng chỉ được tạo ra vào ngày thứ tư. Câu chuyện tạo dựng gọi chúng là ánh sáng, được Thiên Chúa đặt trong bầu trời. Bằng cách này, Ngài cố tình lấy đi những nhân vật thần linh mà các tôn giáo lớn đã gán cho chúng. Không, chúng không phải là các thần linh. Chúng là những thiên thể chiếu sang đã được Thiên Chúa Duy Nhất tạo ra. Nhưng chúng có sau ánh sáng mà qua đó vinh quang Thiên Chúa được phản ảnh trong bản chất của các vật được tạo ra.

Câu chuyện tạo dựng đang nói gì ở đây? Ánh sáng làm cho sự sống có thể có được. Nó làm cho cuộc gặp gỡ thành có thể; làm cho việc truyền thông có thể được; làm cho sự hiểu biết và việc tiếp cận thực tế và chân lý có thể xảy ra. Và vì thế nó làm cho kiến thức thành khả thể và làm cho sự tự do và tiến bộ thành khả dĩ. Sự dữ ẩn nấp. Như thế, ánh sáng cũng là một diễn tả của sự tốt lành là điều vừa là và vừa tạo ra sự sáng. Nó là ánh sáng ban ngày, làm cho chúng ta có thể hành động. Nói rằng Thiên Chúa tạo ra ánh sáng có nghĩa là Thiên Chúa tạo ra thế giới như một không gian cho kiến thức và chân lý, như một không gian cho cuộc gặp gỡ và tự do, như một không gian cho sự tốt lành và tình yêu. Vật chất theo cơ bản là tốt, tự nó là tốt. Và điều ác không đến từ những gì Thiên Chúa làm ra, nhưng đúng hơn, nó hiện hữu qua sự từ chối. Nó là một cái “không”.

Trong lễ Phục Sinh, vào buổi sáng của ngày thứ nhất trong tuần, Thiên Chúa lại phán: “Hãy có ánh sáng”. Đêm trên núi Cây Dầu, nhật thực của Cuộc Khổ Nạn và cái Chết của Chúa Giêsu, đêm của ngôi mộ, tất cả đều đã qua đi. Giờ đây ngày thứ nhất lại bắt đầu – cuộc tạo dựng được bắt đầu lại. Thiên Chúa phán: “Hãy có ánh sáng”, “và có ánh sáng”: Chúa Giêsu trỗi dậy từ ngôi mộ. Sự sống mạnh hơn sự chết. Sự tốt lành mạnh hơn sự dữ. Tình yêu mạnh hơn thù hận. Sự thật mạnh hơn sự gian dối. Bóng tối của những ngày trước đây đã bị xua tan vào giây phút Chúa Giêsu trỗi dậy từ ngôi mộ, và Chính Người trở thành ánh sáng tinh tuyền của Thiên Chúa. Nhưng điều này không chỉ áp dụng cho Người, không chỉ cho bóng tối của những ngày ấy. Với việc phục sinh của Chúa Giêsu, chính ánh sáng lại được tái tạo. Người kéo tất cả chúng ta theo Người vào ánh sáng mới của sự sống lại và Người chinh phục tất cả mọi bóng tối. Người là ngày mới của Thiên Chúa, ngày mới cho tất cả chúng ta.

Nhưng điều này xảy ra thế nào? Làm sao để tất cả những điều này ảnh hưởng đến chúng ta ngõ hầu thay vì vẫn chỉ là lời, nó trở thành một thực thể thu hút chúng ta? Qua Bí Tích Rửa Tội và lời tuyên xưng đức tin, Chúa đã xây một cây cầu cho chúng ta, mà qua đó một ngày mới đến với chúng ta. Chúa nói với người mới được rửa tội: Fiat lux - hãy có ánh sáng. Ngày mới của Thiên Chúa, ngày của sự sống bất diệt, cũng đến với chúng ta. Đức Kitô sẽ cầm tay anh chị em. Từ giờ trở đi, anh chị em được Người nắm tay và đi với Người vào ánh sáng, vào đời sống thật sự. Vì lý do này, Hội Thánh thời sơ khai gọi Rửa Tội là photismos – sự soi sáng.

Tại sao điều này? Sau cùng, bóng tối là một mối đe dọa thật sự cho nhân loại, sự thể là nhân loại có thể thấy và điều tra những vật hữu hình, nhưng không thể nhìn thấy thế giới đang đi về đâu hoặc từ đâu mà đến, cuộc sống của chính chúng ta đang đi về đâu, điều gì là tốt và điều gì là xấu. Bóng tối đang che lấp Thiên Chúa và làm lu mờ những giá trị là mối đe dọa thật sự đối với cuộc sống chúng ta và thế giới nói chung. Nếu Thiên Chúa và các giá trị đạo đức, sự khác biệt giữa thiện và ác, vẫn còn ở trong bóng tối, thì tất cả các “ánh sáng” khác, là những ánh sáng đặt những kỳ công đáng kinh ngạc về kỹ thuật trong tầm tay của chúng ta, không những chỉ là sự tiến bộ mà cũng là những nguy hiểm tạo ra những nguy cơ cho chúng ta và thế giới. Hôm nay chúng ta có thể soi sáng các thành phố của mình cách thật sáng đến nỗi người ta không còn nhìn thấy được các ngôi sao trên bầu trời. Điều này không phải là một hình ảnh của những vấn đề gây ra bởi quan điểm về giác ngộ của chúng ta sao? Đối với vật chất, kiến thức và các thành quả kỹ thuật của chúng ta thật là vô kể, nhưng với những gì siêu việt, những gì thuộc về Thiên Chúa và câu hỏi về điều tốt lành, chúng ta không còn có thể xác định được nữa. Do đó, Đức tin, là điều tỏ cho chúng ta thấy ánh sáng của Thiên Chúa, là sự giác ngộ thật sự, cho phép ánh sáng của Thiên Chúa chiếu vào thế giới của chúng ta, mở mắt của chúng ta ra với ánh sáng thật.

Các bạn thân mến, để kết luận, tôi muốn thêm một tư tưởng nữa về ánh sáng và sự soi sáng. Trong đêmPhục Sinh, đêm của sự tạo dựng mới, Hội Thánh trình bày mầu nhiệm ánh sáng bằng cách sử dụng một biểu tượng độc đáo và rất khiêm tốn: cây nến Phục Sinh. Đây là một ánh sáng sống từ sự hy sinh. Ngọn nến tỏa sáng bởi vì nó bị đốt cháy. Nó đem lại ánh sáng, bởi vì nó hy sinh chính mình. Vì vậy, Hội Thánh trình bày cách đẹp nhất về Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, Đấng hiến Mình, và do đó, ban cho chúng ta ánh sáng tuyệt vời. Thứ đến, chúng ta nên nhớ rằng ánh sáng của ngọn nến là một ngọn lửa. Ngọn lửa là quyền năng hành thành thế giới, là sức mạnh biến đổi. Và lửa làm cho ấm áp. Ở đây cũng vậy, nó làm cho mầu nhiệm về Đức Kitô được nhìn thấy một cách mới mẻ. Đức Kitô, là ánh sáng, là lửa, là ngọn lửa, đốt cháy sự dữ và do đó tái thành hình cả thế giới lẫn chính chúng ta. “Ai sống gần Tôi là gần lửa”, như Origen tường trình rằng Chúa Giêsu đã nói. Và lửa này vừa là cả sức nóng và ánh sáng: không phải là một ánh sáng lạnh, nhưng một ánh sáng mà qua đó sự ấm áp và sự tốt lành của Thiên Chúa truyền đến chúng ta.

Bài thánh ca tuyệt vời Exsultet, mà thầy phó tế hát ở đầu phụng vụ Phục Sinh, chỉ cho chúng ta một cách khá nhẹ nhàng về một khía cạnh nữa. Nó nhắc nhở chúng ta rằng vật này, cây nến, có nguồn gốc từ công trình của các con ong. Vì vậy, toàn thể tạo vật đều đóng vai trò của mình. Trong cây nến, tạo vật trở thành một người mang ánh sáng. Nhưng trong tâm trí của các Giáo Phụ, cây nến cũng theo một nghĩa nào đó chứa đựng một nhắc nhở âm thầm về Hội Thánh. Sự hợp tác của cộng đồng sống động của các tín hữu trong Hội Thánh một cách nào đó cũng tương tự như hoạt động của những con ong. Nó xây dựng cộng đồng ánh sáng. Vì vậy, cây nến được dùng như một lời mời gọi chúng ta tham gia vào cộng đồng Hội Thánh, là cộng đồng mà lý do của sự hiện hữu của nó là làm cho ánh sáng Đức Kitô chiếu rọi trên thế gian.

Trong lúc này chúng ta hãy cầu xin Chúa để Người có ban cho chúng ta được cảm nghiệm niềm vui ánh sáng của Người; chúng ta hãy cầu nguyện để chính chúng ta có thể trở thành những người mang ánh sáng của Người, và qua Hội Thánh, dung nhan rạng ngời của Đức Kitô có thể đi vào thế giới của chúng ta (xem LG 1). Amen.
 
Top Stories
Pope Benedict XVI's Easter Urbi et Orbi Message
+Pope Benedict XVI
04:30 08/04/2012
Pope Benedict XVI celebrated Mass this Easter Sunday in St Peter's Square, after which he offered the urbi et orbi benediction - the blessing of the city and the world - which it is tradition for the Pope to give at Easter and at Christmas. The Holy Father delivered remarks to the faithful gathered in the square, focusing on the radical and permanent novelty of Christ's resurrection. Following his address, Pope Benedict offered Easter greetings in more than sixty languages.

Below, please find the full texts of the Holy Father, Pope Benedict XVI's remarks at the Easter urbi et orbi blessing.

Dear Brothers and Sisters in Rome and throughout the world!

“Surrexit Christus, spes mea” – “Christ, my hope, has risen” (Easter Sequence).

May the jubilant voice of the Church reach all of you with the words which the ancient hymn puts on the lips of Mary Magdalene, the first to encounter the risen Jesus on Easter morning. She ran to the other disciples and breathlessly announced: “I have seen the Lord!” (Jn 20:18). We too, who have journeyed through the desert of Lent and the sorrowful days of the Passion, today raise the cry of victory: “He has risen! He has truly risen!”

Every Christian relives the experience of Mary Magdalene. It involves an encounter which changes our lives: the encounter with a unique Man who lets us experience all God’s goodness and truth, who frees us from evil not in a superficial and fleeting way, but sets us free radically, heals us completely and restores our dignity. This is why Mary Magdalene calls Jesus “my hope”: he was the one who allowed her to be reborn, who gave her a new future, a life of goodness and freedom from evil. “Christ my hope” means that all my yearnings for goodness find in him a real possibility of fulfilment: with him I can hope for a life that is good, full and eternal, for God himself has drawn near to us, even sharing our humanity.

But Mary Magdalene, like the other disciples, was to see Jesus rejected by the leaders of the people, arrested, scourged, condemned to death and crucified. It must have been unbearable to see Goodness in person subjected to human malice, truth derided by falsehood, mercy abused by vengeance. With Jesus’ death, the hope of all those who had put their trust in him seemed doomed. But that faith never completely failed: especially in the heart of the Virgin Mary, Jesus’ Mother, its flame burned even in the dark of night. In this world, hope can not avoid confronting the harshness of evil. It is not thwarted by the wall of death alone, but even more by the barbs of envy and pride, falsehood and violence. Jesus passed through this mortal mesh in order to open a path to the kingdom of life. For a moment Jesus seemed vanquished: darkness had invaded the land, the silence of God was complete, hope a seemingly empty word.

And lo, on the dawn of the day after the Sabbath, the tomb is found empty. Jesus then shows himself to Mary Magdalene, to the other women, to his disciples. Faith is born anew, more alive and strong than ever, now invincible since it is based on a decisive experience: “Death with life contended: combat strangely ended! Life’s own champion, slain, now lives to reign”. The signs of the resurrection testify to the victory of life over death, love over hatred, mercy over vengeance: “The tomb the living did enclose, I saw Christ’s glory as he rose! The angels there attesting, shroud with grave-clothes resting”.

Dear brothers and sisters! If Jesus is risen, then – and only then – has something truly new happened, something that changes the state of humanity and the world. Then he, Jesus, is someone in whom we can put absolute trust; we can put our trust not only in his message but in Jesus himself, for the Risen One does not belong to the past, but is present today, alive. Christ is hope and comfort in a particular way for those Christian communities suffering most for their faith on account of discrimination and persecution. And he is present as a force of hope through his Church, which is close to all human situations of suffering and injustice.

May the risen Christ grant hope to the Middle East and enable all the ethnic, cultural and religious groups in that region to work together to advance the common good and respect for human rights. Particularly in Syria, may there be an end to bloodshed and an immediate commitment to the path of respect, dialogue and reconciliation, as called for by the international community. May the many refugees from that country who are in need of humanitarian assistance find the acceptance and solidarity capable of relieving their dreadful sufferings. May the paschal victory encourage the Iraqi people to spare no effort in pursuing the path of stability and development. In the Holy Land, may Israelis and Palestinians courageously take up anew the peace process.

May the Lord, the victor over evil and death, sustain the Christian communities of the African continent; may he grant them hope in facing their difficulties, and make them peacemakers and agents of development in the societies to which they belong.

May the risen Jesus comfort the suffering populations of the Horn of Africa and favour their reconciliation; may he help the Great Lakes Region, Sudan and South Sudan, and grant their inhabitants the power of forgiveness. In Mali, now experiencing delicate political developments, may the glorious Christ grant peace and stability. To Nigeria, which in recent times has experienced savage terrorist attacks, may the joy of Easter grant the strength needed to take up anew the building of a society which is peaceful and respectful of the religious freedom of its citizens.

Happy Easter to all!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Phục Sinh tại Perth
Phóng Viên VietCatholic
02:48 08/04/2012


 
Lễ Vọng Mừng Chúa Phục Sinh tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn
Lm. Phêrô Hồng Phúc ghi
07:08 08/04/2012
Lễ Vọng Mừng Chúa Phục Sinh tại Nhà thờ Chính Tòa Lạng Sơn

Lạng Sơn- Vào lúc 20g ngày 07/04/2012 tức Thứ Bẩy Tuần Thánh, đông đảo mọi thành phần Dân Chúa đã quy tụ về Nhà thờ Chính Toà Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng để cùng với vị Chủ chăn Giáo phận cử hành Đêm Canh Thức Mừng Chúa Sống Lại.

Chính trong đêm này, toàn thể vũ trụ hân hoan vì Chúa Ki-tô sống lại khải hoàn. Ngài đã chiến thắng thần chết và xoá tan bóng đêm tội lỗi. Ngài đem lại cho chúng ta sự sống mới, sự sống phát xuất từ vinh quang Thiên Chúa và từ sức mạnh từ cây Thập giá.

Trong đêm canh thức thánh thiêng này, Đức cha Giuse, Giám mục Giáo phận đã chủ sự các nghi thức Phụng Vụ cùng với sự tham dự của mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận.

Xem hình

Phần I: Làm phép Lửa mới và Kiệu nến Phục Sinh.

Qua việc làm phép Lửa và Kiệu nến Phục Sinh, Giáo Hội tuyên xưng Chúa Ki-tô chính là Ánh Sáng muôn dân, là Đấng phá tan bóng đêm tội lỗi đang bao trùm nhân loại, Đấng giải thoát chúng ta khỏi tội và dẫn đưa chúng ta đến sự sống đời đời.

Tại sảnh cuối Nhà thờ Chính Tòa, Đức cha Giuse long trọng cử hành nghi thức làm phép Lửa và nến Phục Sinh.

Sau nghi thức làm phép và thắp nến Phục Sinh, Đức cha Giuse trịnh trọng rước nến Phục Sinh vào thánh đường. Ngài giơ cao nến Phục Sinh và công bố ba lần với cộng đoàn: “Ánh Sáng Chúa Kitô”. Sau lần đáp “Tạ ơn Chúa” thứ hai, Cộng đoàn Phụng vụ hân hoan lấy lửa từ chính cây nến đó để thắp sáng nến trên tay mình. Ánh sáng của cây nến Phục Sinh chính là biểu tượng của Chúa Ki-tô sống lại khải hoàn đã lan tỏa tới mọi người. Ngài là Ánh Sáng đến từ Chúa Cha để khai mở cho muôn dân con đường dẫn đưa về với Chúa.

Cộng đoàn Phụng vụ với nến sáng trong tay, hân hoan lắng nghe lời ca bài Exultes do cha Tôma Aquinô Ngô Văn Khảo công bố thật trang trọng.

Phần II: Phụng Vụ Lời Chúa. Trong đêm Canh Thức, cộng đoàn Phụng Vụ lắng nghe để ôn lại tất cả lịch sử của ơn cứu độ từ buổi khai thiên lập địa, đến sự kiện dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ cho đến biến cố Chúa Sống Lại và Lên Trời. Trong bầu khí cảm động chờ đón giờ Chúa Kitô Phục sinh chiến thắng, cộng đồng Dân Chúa lắng nghe Sách Thánh, Lời nuôi dưỡng đức tin và niềm hy vọng, Lời là đuốc sáng chiếu soi trong đêm tối cho Giáo Hội đang canh thức chờ Chúa đến.

Phần III: Phụng Vụ Phép Rửa Tội. Đức cha Giuse làm phép Nước Rửa Tội, trong lời ca “Tôi đã thấy nước…”, cộng đoàn Phụng vụ lãnh nhận Nước Thánh từ tay vị chủ sự rảy xuống. Sau đó, mọi người cùng long trọng tuyên xưng Đức Tin, từ bỏ tà thần. Với nghi thức tuyên thệ này, Giáo Hội nhắc nhở mỗi người Kitô hữu: những ai biết chết đi cho con người cũ (chết đi cho tội lỗi, cho tính ích kỷ), sẽ được Chúa cho cùng sống lại với Đức Kitô. Hãy hiên ngang dấn thân theo Chúa và trung thành phụng sự Người.

Phần IV: Phụng Vụ Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể là tiệc thánh của Giao ước mới Trong Giao ước nầy, các môn đệ nhận ra Đức Kitô khi Người bẻ bánh. Ngài đã chết và sống lại và Ngài dùng chính thân mình làm của nuôi trần gian cho tới khi Ngài trở lại để phán xét toàn thể nhân loại.

Cộng đồng Dân Chúa hiện diện trong thánh lễ vui mừng lãnh nhận những quả trứng Phục sinh, là quà tặng sự sống đầy ý nghĩa của cha chính xứ Giuse Nguyễn Ngọc Thể trong ngày lễ vọng mừng Chúa Phục Sinh.

Trứng gà khi ấp có khả năng nở ra gà con và nó tự đục lỗ vỏ trứng để chui ra. Trứng này dùng làm trứng phục sinh có ý nghĩa nhắc ta nhớ đến biến cố Đức Ki-tô chết chôn trong mồ ba ngày và đã sống lại. Ngài đã phá tan quyền lực của ác thần và đã ra khỏi mồ , phiến đá lấp cửa hang đã lăn ra một bên khi Ngài từ trong cõi chết sống lại và ra khỏi mồ.

Buổi lễ đêm vọng Phục sinh kết thúc. Mọi người hân hoan ra về với quả trứng phục sinh trên tay vui mừng vì “Chúa nay thực đã phục sinh. Ha-le-lu-ia. Ha-le-lu-ia.”

Ban TT-Giáo phận.
 
Tân Tòng gia nhập Giáo Hội ngày lễ mừng Chúa Phục Sinh tại Sydney
Diệp Hải Dung
08:22 08/04/2012
SYDNEY - Chúa Nhật Phục Sinh 08/04/2012 Sau những tháng ngày học hiểu về Giáo Lý, Kinh Thánh 17 Anh Chị Em Tân Tòng thuộc Giáo đoàn Cabramatta và Giáo đoàn Lakemba đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta Sydney tham dự Đại Lễ Phục Sinh và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Bí tích Thánh Thể để chính thức gia nhập vào đoàn chiên của Chúa.

Xem hình ảnh

Sau bài giảng, các anh chị em Tân Tòng lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, đồng thời nhận Khăn Trắng và Ánh Nến Phục Sinh của Chúa KiTô sau đó các anh chị em đón nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Cha Paul Văn Chi Đặc trách Ban Truyền Giáo chúc mừng 17 anh chị em Tân Tòng và mọi người cùng vỗ tay chúc mừng.

Thánh lễ mừng Phục Sinh gồm quý Cha Paul Văn Chi và Cha Dương Thanh Liêm cùng hiệp dâng Thánh lễ. Trước khi kết thúc Thánh lễ một vị đại diện Tân Tòng ngỏ lời cám ơn Cha Chi, Cha Liêm, quý Giảng Viên Giáo Lý, quý Vú Bõ đỡ đầu đã tận tình hướng dẫn cho các anh chị em Tân Tòng chúng con học hiểu Giáo Lý, Kinh Thánh biết về Chúa để chúng con gia nhập vào Giáo Hội của Chúa. Chúng con kính xin quý Cha và tất cả mọi người cầu nguyện cho chúng con trên bước đường chập chững bước theo Chúa.

Ông Hà Phi Liến Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Cabramtta thay mặt Giáo đoàn ngỏ lời chúc mừng các anh chị em Tân Tòng gia nhập vào Giáo Hội.

Thánh lễ kết thúc quý Cha và Ban Mục Vụ Giáo đoàn phát quà Trứng Phục Sinh (Easter Eggs) mừng Phục Sinh cho các anh chị em Tân Tòng và tất cả mọi người.
 
Đại lễ mừng Chúa Phục Sinh tại Phủ Cam Huế
Trương Trí
08:32 08/04/2012
HUẾ - Đúng 8 giờ tối thứ Bảy, quang cảnh nhà thờ chìm trong bóng tối, mọi người cùng chung một tâm trạng “tỉnh thức và chờ đợi sự phục sinh vinh hiển của Đức Kitô”. Giữa sân nhà thờ một bếp lửa được nhóm lên, toàn thể cộng đoàn Dân Chúa hướng về tiền đường hiệp cùng cha quản xứ và hai cha phó bước vào phần Canh Thức Phục Sinh. Giờ phút mà Đức Kitô khải hoàn sống lại từ cỏi chết.

Xem hình ảnh

Cha quản xứ Antôn Dương Quỳnh chủ sự nghi thức làm phép nến Phục Sinh và ngọn lửa mới. Từ ngọn lửa mới phục sinh này, được thắp sáng lên và rước vào nhà thờ trong tiếng hát trầm hùng “ ánh sáng Chúa Kitô “, cùng bừng sáng lên với ngọn lửa phục sinh, tất cả đèn điện tỏa sáng. Nến Phục Sinh được rước lên Cung Thánh, cộng đoàn cùng nhau tiến vào nhà thờ. Cha phó Giuse Lê Văn Hồng xông hương trầm trước nến, bắt đầu phụng vụ Lời Chúa.

Qua bốn bài cựu ước, bài một nhắc lại việc Abrâhm đem chính con mình để hiến tế dâng lên Thiên Chúa. Bài hai ôn lại việc Thiên Chúa truyền lệnh cho Môisen lãnh đạo dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ, Thiên Chúa bảo ông dùng gậy chỉ trên biển thì nước rẽ làm đôi và dân Do Thái đi qua giữa lòng biển khô cạn, quân Ai Cập đuổi theo băng qua biển cả thì ông Môisen giơ gây chỉ thì nước biển liền vùi dập quân Pharaon. Bài thứ ba kể lại việc dân Do Thái vì xúc phậm đến Danh Thánh Chúa nên đã bị xử phạt lưu đày trên khắp các dân tộc, máu của họ đã đổ xuống trên những miền đất họ cư ngụ. Nhưng cuối cùng Thiên Chúa đã cứu họ thoát ách nô lệ, Ngài đã phán: “ Các ngươi sẽ là dân Ta, còn Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi”.

Đến đây cha chủ tế xướng kinh Vinh Danh, cộng đoàn cùng cất cao tiếng hát ngợi ca Danh Chúa, hòa với tiếng chuông nhà thờ. Sau bài đọc thứ tư, cha chủ tế hát Alléluia tung hô Chúa Kitô vinh hiển trước khi công bố Tin Mừng phục sinh.

Trong bài giảng lễ, cha chủ tế chia sẽ: Mọi người đều chan hòa niềm hy vọng vì sự sống lại của Đức Kitô, sự sống lại trong vinh quang: “ Ta là sự sống lại và là sự sống”. Ngài là nguồn mạch của sự sống, Ngài đã ban sự sống cho muôn loài. Cha chủ tế nhắc lại việc Lazarô đã chết và chôn trong mồ được ba ngày, xác đã bốc mùi hôi thối, nhưng Ngài chỉ phán: “ Lazarô ! Hảy ra đây.” Tức thì Lazarô đứng dậy và đi ra khỏi mồ. Vì chính Ngài là sự sống, Ngài có quyền ban sự sống, một sự sống vĩnh cữu.

Phần phụng vụ Thánh Tẩy do cha phó Bênêđictô Ngô Văn Hài chủ sự. Trược khi rửa tội và ban phép Bí Tích thêm sức, Ngài mời gọi cộng đoàn cùng nhau tuyên xưng Đức Tin, và dâng kinh cầu Các Thánh, để các Ngài cầu bầu cùng Chúa cho các anh chị em tân tòng luôn vững vàng Đức Tin. Sau khi rửa tội, cha chủ sự trao áo trắng và nến phục sinh để biểu tỏ sự trong sạch trong tâm hồn anh chị em tân tòng và tỏa ánh sáng của Kitô hữu. Thánh lễ tiếp tục phần phụng vụ Thánh Thể.

Sau Thánh Lễ, quý cha đồng tế đã trao tặng quà cho anh chị em tân tòng trong tiếng vỗ tay chúc mừng của cộng đoàn.

Kết thúc Thánh lễ, quý cha đồng tế cùng ban phép lành cho cộng đoàn trong niềm vui phục sinh của Chúa Giêsu.
 
Mừng lễ Chúa Phục Sinh trên đảo Phú Qúy
Hồng Hương
08:38 08/04/2012
BÌNH THUẬN - Sau những ngày tất bật chuẩn bị đối phó với con bão số 1, bà con giáo dân trên huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận thuộc GP Phan Thiết thở phào nhẹ nhõm tạ ơn Chúa vì bão đổi hướng chỉ lướt qua chứ không đánh thẳng vào đảo như tin đài khí tượng đã thông báo. Cùng với tâm tình tạ ơn là niềm vui Mừng Chúa Phục Sinh với cha Đặc trách Phêrô Nguyễn Đình Sáng từ đất liền ra mục vụ Tuần Thánh.

Xem hình ảnh

Trong suốt Tuần Thánh, có thể nói rằng cộng đoàn Phú Quý bé nhỏ đã trải qua bao biến cố buồn – vui, sống tâm tình tử nạn và phục sinh theo cả hai nghĩa. Niềm hạnh phúc mà cộng đoàn cảm nghiệm được là sự quan tâm mà Đức Giám Mục và toàn thể Giáo Phận Phan Thiết dành cho mình.

Ngày 03.04.2012, bà con giáo dân Phú Quý hân hoan kéo nhau ra cảng đón chuyến tàu Bình Thuận 16 từ Phan Thiết ra mang theo cha Đặc trách Phêrô Nguyễn Đình Sáng, cha Sơn, thầy Ngọc Sự và một soeur trong Caritas Phan Thiết ra mục vụ Tuần Thánh.

Đảo Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo nhỏ, với diện tích 16 km². Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận, cách TP. Phan Thiết 56,7 hải lý (111 km) về phía Đông Nam và cách quần đảo Trường Sa 196 hải lý (385 km) về phía Tây Bắc. Dân số trên đảo khoảng 26 ngàn, người Công giáo chỉ là một nhóm rất nhỏ với 160 tín hữu. 20 năm kể từ khi có người Công giáo hiện diện trên đảo niềm mơ ước cháy bỏng có một ngôi nhà thờ với linh mục coi sóc đàn chiên và hằng ngày được tham dự thánh lễ nay đã sắp thành sự thật đối với bà con trên đảo.

Tàu vận chuyển hành khách, hàng hóa từ đất liền ra đảo nếu trời êm đi khoảng 5-6 giờ đồng hồ. Nhưng nếu biển động thì có khi kéo dài 7-8 tiếng. Đảo Phú Quý nhìn từ xa giống hình một con cá voi khổng lồ đang nổi lên giữa chốn trùng khơi. Huyện đảo Phú Quý có 3 xã: xã Long Hải(thôn Tân Hải, Quý Hải, Đông Hải, Phú Long); xã Ngũ Phụng (huyện lỵ) gồmthôn Phú An, Thương Châu, Quý Thạnh) và xã Tam Thanh(thôn Mỹ Khê, Hội An, Triều Dương).

Cha Sáng nôn nóng để được gặp anh chị em giáo dân của mình. Tàu cập cảng Phú Quý, thầy Phó tế Phêrô Nguyễn Minh Triết, thầy GB Trọng Khiêm và bà con chờ đón đoàn. Sau khi chào và thăm hỏi bà con, đoàn ra khu đất sẽ xây dựng Nhà thờ Phú Quý để xem công trình nhà Giáo lý sắp hoàn thành.

Kể từ Lễ Phục Sinh 2010, khi cha Sáng thông báo về dự định của Giáo phận sẽ xây dựng nhà thờ cho Giáo họ Phú Quý, niềm vui phấn khởi trào dâng trong lòng bà con giáo dân. Đã hai năm, biết bao lời cầu nguyện và hy sinh của bà con dâng lên Thiên Chúa và những cố gắng của Tòa Giám Mục, Giáo họ Phú Quý đã có giấy phép xây dựng nhà thờ trên nền đất diện tích gần 2000 m2 (từ quỹ đất dành do tôn giáo của UBND huyện Phú Quý).

Vui đó nhưng muôn vàn nỗi lo còn đó khi mà nội lực của cộng đoàn quá ít oi chỉ gồm một nhóm những ngư dân lo ăn từng bữa trong khi vật giá xây dựng leo thang chóng mặt. Đã có một số ân nhân giúp đỡ giáo họ, nhưng cũng chỉ vừa đủ kinh phí san lấp mặt bằng và Nhà Giáo lý, còn kinh phí xây nhà thờ đang là một thách đố lớn đối với Tòa Giám Mục.

Thánh lễ thứ Ba Tuần Thánh lúc 19g00 như lời tạ ơn Chúa đã ban bình an cho đảo Phú Quý và chuyến đi của đoàn. Cha Sáng đem đến cho Giáo họ 2 tin vui: Lời chào thăm của Quý Đức Cha, Cha Tổng Đại diện, Quý cha và anh chị em trong đất liền; Thánh Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây Nhà thờ Phú Quý được ấn định ngày 02.05.2012.

Thứ Tư Tuần Thánh, 04/04/2012, Cha Sáng và đoàn đến thăm và ban Bí tích Hòa Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân cho hai bổn đạo bệnh nặng. Đoàn cũng đến thăm hai gia đình khó khăn mà Caritas Phan Thiết hỗ trợ để làm nhà. Đoàn cũng dành nhiều thời gian để trao đổi và lên chương trình, phân công công tác cho anh chị em cho ngày Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên sắp đến. Khá nhiều công việc phải làm trong khi Giáo họ Phú Quý lại ít người.

Thứ Năm Tuần Thánh, 05/04/2012, Cha Sáng dành nhiều thời gian để ban bí tích Hòa Giải chuẩn bị tâm hồn cho anh chị em bước vào Tam Nhật Thánh. Một tin buồn bất ngờ xảy ra cho cộng đoàn là ông Phêrô Phú đột ngột qua đời. Trong niềm tiếc thương, mọi người đã đến chia buồn, cầu kinh cho ông. Thầy Phó tế Triết đã đến làm nghi thức phát tang và nhập quan cho ông Phêrô. Sau Thánh Lễ, tất cả mọi người đến cầu kinh cho ông.

Tìm 12 người nam tương đối đều nhau để làm tông đồ cho Chủ tế rửa chân trong Thánh lễ Tiệc Ly cũng là việc khó vì cộng đoàn ít người và theo ghe đánh cá chưa về kịp . Do đó, đành phải chọn các “tông đồ” có độ tuổi chênh lệch nhau khá lớn, từ người lớn tuổi nhất trong cộng đoàn là ông Nguyên (83 tuổi) đến cậu bé 12 tuổi.

Thứ Sáu Tuần Thánh, theo Giáo luật, vì không được cử hành lễ An táng, lúc 6g00, Cha Sáng đã đến làm các nghi thức tiễn biệt và cầu nguyện cho ông Phêrô trước khi di quan đưa ra an táng tại nghĩa trang của dòng họ. Đông đảo bà con Giáo – Lương đưa tiễn ông.

Vào lúc 16h00, các nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu được cử hành trang nghiêm và sốt sáng. Trong phần hôn chân Chúa, mọi người cũng bỏ vào thùng quả số tiền của mình để chia sẻ cho người nghèo.

Mừng Chúa Phục Sinh

Trong cảnh thiếu thốn về mọi mặt, cộng đoàn vẫn cố gắng cử hành sốt sắng và đầy đủ các nghi thức của Tam Nhật Thánh và đón mừng niềm vui Chúa Phục Sinh trong thánh lễ Vọng Phục Sinh lúc 19g00 tối thứ bảy và Sáng Chúa Nhật 08/04/2012.

Niềm vui lớn cho cộng đoàn là việc gia nhập đạo Chúa của vợ chồng ông bà Thiện, hai người dân đảo Phú Quý chính gốc, dù gặp nhiều khó khăn chống đối của dòng tộc nhưng vẫn nhất quyết theo Chúa với con tim hoàn toàn thuộc về Chúa. Hai em nhỏ cũng được rửa tội trong dịp này. Con số chính thức của Giáo họ Phú Quý hiện nay là 49 gia đình với 144 tín hữu.

Những quả trứng phục sinh lần đầu tiên được trao tặng manh lại sự thích thú cho mọi người là sáng kiến của Cha Sơn. Các em nhỏ hăng hái tham gia vẽ trang trí trứng với những hình ảnh và lời chúc dễ thương.

Mừng Chúa Phục Sinh 2012, bà con giáo dân trên đảo Phú Quý có một niềm vui to lớn bởi “ngôi nhà thờ ước mơ” sau hơn 20 năm đã thành hiện thực. Thánh Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây Nhà thờ Phú Quý ngày 02.05.2012 sắp tới sẽ là biến cố rất quan trọng trong lịch sử Giáo họ. Bởi từ đây, một tương lai mới sẽ mở ra cho đời sống đức tin cho các tín hữu Công giáo và cũng mở ra chương trình truyền giáo cho GP Phan Thiết đối với cánh đồng giàu tiềm năng trên hòn đảo Phú Quý xa xôi này.
 
Ánh Sáng Phục Sinh tại Okinawa - Niềm vui mới cho CĐ Công giáo Việt Nam
Anton Trần
09:00 08/04/2012
OKINAWA - Giáo phận Okinawa là một trong 16 giáo phận của nước Nhật, được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, lúc này toàn hòn đảo rộng lớn Ryukyus (Okinawa) chỉ tìm thấy được 2 người đã rửa tội. Trong thời gian đó, các Cha truyền giáo người Mỹ, cụ thể là các Cha Dòng Phanxicô Capuchin đã đến và bắt đầu lại sứ vụ truyền giáo cho hòn đảo Ryukyus này, và mãi đến ngày 18/12/1972, Okinawa mới chính thức trở thành một giáo phận của nước Nhật, giáo phận Naha. Sau 60 năm truyền giáo, giáo phận chỉ vỏn vẹn có 6 ngàn giáo dân với 14 giáo xứ. Mặc dù là con số còn khiêm tốn, nhưng cũng đủ để cho chúng ta thấy sự hoạt động của Chúa Thánh thần và Ánh sáng của Chúa Phục sinh luôn hiện diện ở khắp mọi nơi. Và điều đáng nhắc đến là giáo phận nhỏ bé tại Okinawa có đến 7 Linh mục Việt nam, 8 Sơ và 4 em tập sinh, thuộc 2 giáo phận của Nha Trang và Phan Thiết, đang giúp phục vụ tại đây. Đây là con số được cho là đông nhất so với con số các Linh mục Việt nam đang hiện diện và làm việc tại 15 giáo phận khác của nước Nhật. Các linh mục Việt Nam đang phục vụ cho người bản xứ Nhật bản, nhưng các ngài vẫn luôn ấp ủ niềm ước mơ được rao giảng lời Chúa bằng tiếng Việt thân yêu cho người Việt nam hiện đang sinh sống, làm việc và học tập tại hòn đảo xinh đẹp Okinawa này.

Và rồi, cho đến tuần thứ 3 mùa chay năm nay, khi đi ăn trưa tôi vô tình gặp gia đình chị Thảo Alexander, là một gia đình công giáo hiện đang sinh sống trong căn cứ Camp Foster, một trong những căn cứ của quân đội Mỹ tại Okinawa. Qua gia đình chị Thảo, facebook, những tờ mục vụ của nhà thờ công giáo trong các trại lính, các tuần báo của người Mỹ tại Okinawa, và những mục classified (quảng cáo) trên những trang nhà, tôi tìm được thêm một vài gia đình Việt Nam khác cũng đang sinh sống và làm việc trong những căn cứ quân đội Mỹ chung quanh đó (như Kadena airbase và Fort Buckner).

Nếu chúng ta “xin thì sẻ được” và với ơn Chúa giúp, cũng như với lòng ước ao của các cha và cũng như của người Việt nam Công giáo đang hiện diện tại Okinawa, thì Thánh lể bằng tiếng Việt đầu tiên tại Okinawa được tổ chức tại nhà thờ giáo xứ Koza, trong ngày lể Chúa Phục Sinh. Nhà thờ Koza này do một Linh mục trẻ gốc giáo phận Nha Trang, Cha Giuse Bùi Đức Dũng đang làm Cha chánh xứ. Nhà thờ Koza được xây dựng bởi các Cha truyền giáo Dòng OFM Capuchin vào khoảng cuối thập niên 70, nhà thờ nằm gần cổng số 2 của căn cứ quân sự Kadena, đây là một căn cứ không quân lớn nhất của quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương. Trong Tuần Tam Nhật Thánh, các cha Việt Nam phải vất vả và bôn ba lo chương trình mục vụ cho giáo xứ của mình, các nhà thờ cũng cách nhau khá xa, thế nhưng với tinh thần khao khát và cũng như để thêm phần long trọng cho thánh lể Việt Nam đầu tiên này, tất cả các cha chánh xứ hay phó xứ của các nhà thờ ở khắp hòn đảo Okinawa cũng lái xe về nhà thờ Koza đồng tế cùng cha Dũng và anh chị giáo dân người Việt.

Xem hình ảnh

Thật đúng như câu hát “…Họp nhau đây những đoàn người, từ muôn phương đến mừng Ngài…” trong bài ca nhập lể Hoan Ca Phục Sinh do cha Vinh chọn, “đoàn người” trong Thánh lể hôm nay có sự hiện diện của cha Phanxicô Xavie Nguyễn Đức Tiến, cha Joachim Phan Đình Hoài và Cha Mikae Nguyễn Xuân Vinh. Cũng như các Sơ Việt Nam thuộc Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang, đang làm việc truyền giáo tại địa phận Okinawa (Sr. Thục Giang, Sr. Thanh Phúc và Sr. Lan Anh) và cũng có các Sơ (Sr. Xuân Hương, Sr. Thu Oanh và Sr. Ngọc Thảo) và 4 đệ tử (Kim Ngọc, Hồng Chinh, Tiểu Vi, và Tuyết Trinh) người Việt Nam, nhưng đang tu thuộc một nhà Dòng Phanxicô của người Nhật cũng đến hiệp ý dâng Thánh lễ chung, cùng với giáo dân đến từ mọi nơi trên nước Mỹ cũng như ở Việt Nam và Nhật. Một cuộc gặp gở trong trong Thánh ý của Thiên Chúa.

Đa số người Việt ở đây vì có thân nhân đi làm cho quân đội Mỹ (đi lính hay là dân sự), một số đi du học từ Việt Nam, còn một số nhỏ thì lập gia đình cùng người bản xứ. Nên cộng đồng Việt Nam ở đây củng khó để mà tập trung lại để làm bất cứ chuyện gì. Nhờ Hồng Ân Thiên Chúa ban cho, Thánh lể hôm nay thật đông đảo ngoài sức ước đoán, không thiếu phần ấm cúng, trang nghiêm và rất nhiều kỷ niệm để kể lại. Một thánh lể không có ban phụng vụ, không có ban thừa tác viên lời Chúa, không có “ca đoàn”, không có ban giúp lể, không có ban “thu tiền”, không có Hội Đồng Giáo Xứ, nên không được chuẩn bị chu đáo như mọi thánh lể khác. Các em giúp lể mới được tập qua một lần, còn “ca đoàn Amen Koza” cũng chỉ được tập hát 1 lần mấy ngày trước đó do cha Vinh chọn bài và tập cho mọi người hát, thế nhưng thánh lể thật xúc động và sốt sắng vì mọi giáo dân đã rất lâu chưa được tham dự thánh lể bằng tiếng Việt. Tới phần lời nguyện giáo dân, đa số các bà vợ Việt Nam chỉ xin cho gia đình hay chồng mình đi về bằng an (1 số các anh đang tham gia vào chiến trường Afganistan). Nên những lời nguyện giáo dân thật xúc động và thực tế.

Vì đã chuẩn bị trước nên sau thánh lể các “bà mẹ công giáo” đã chiêu đãi các món ăn truyền thống của dân tộc Việt như: chả giò, cơm chiên, súp măng cua, tôm tái chanh, xôi, chè … để tất cả các cha, các sơ, và mọi người cùng nhau thưởng thức, chia vui, mừng Chúa sống lại. Người lớn thì ăn uống và cùng hát Karaoke, còn con trẻ con thì chạy ra ngoài sân để lượm trứng Phục Sinh (egg hunting). Ai củng bận rộn với công việc của mình, không khí thật vui nhộn. Vì là lần tiên gặp nhau, nên từng gia đình phải đứng lên giới thiệu về gia đình của mình và chia sẻ ý nguyện của mình. Hầu hết các cha, các sơ, và giáo dân đều mong có thánh lể và những buổi họp mặt tương tự kế tiếp. Mặc dù đây là lần đầu tiên tất cả mọi người gặp nhau, nhưng mọi người rất thân thiện và hòa đồng như lời dạy của Chúa Giêsu: “chúng ta hãy thương yêu nhau”.

Thời gian gặp nhau, cùng dâng Thánh lễ và ăn mừng Lễ Chúa Phục Sinh thật ngắn, nhưng để lại nhiều ấn tượng khó quên trong tâm hồn mỗi người tham dự hôm nay nhưng cũng để lại nhiều nỗi lo âu cho tôi, bởi vì tôi nghĩ rằng, không biết cộng đoàn mới mẻ này sẽ như thế nào trong tương lai, vì đa phần anh chị em giáo dân Việt đang sống và làm việc tại hòn đảo Okinawa này chỉ ở một thời gian tạm thời (trung bình là 3 năm rồi lại chuyển đi). Nếu Chúa thương nhậm lời, thì Cộng đoàn tại Okinawa này sẽ là cộng đoàn Việt Nam thứ 16 tại Nhật.

“Ăn qủa thì nhớ kẻ trồng cây”, trong lúc này tôi lại liên tưởng đến cha PM Nguyễn Hữu Hiến, người sáng lập các cộng đòan công giáo Việt Nam mà tôi đã được sinh hoạt và biết đến tại xứ sở hoa anh đào này gần 22 năm trước. Đến Tokyo lần đầu tiên vào mùa đông 1989, tôi đi tìm nhà thờ Việt Nam mà tìm không ra, cho tới khi tôi tình cờ quen được cha Nguyễn Hữu Hiến. Cha Hiến tâm sự: Vào năm 1983, khi còn đi học ở Roma, trong một lần đi tham dự buổi họp mặt Caritas Quôc Tế tại Rôma, tình cờ quen Cha Giám Đốc Caritas của Nhật. Trong thời gian này, nước Nhật bắt đầu nhận người tỵ nạn Việt Nam vào nước Nhật. Người Việt tỵ nạn tại Nhật gặp nhiều khó khăn về ngôn ngử bất đồng. Cuộc sống của người Việt tỵ nạn trong những giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn để hòa hợp vào văn hóa và nhịp sống của người Nhật. Đức Cha tại Nhật cũng nhận ra nhu cầu cần thiết về Đức Tin công giáo cho người Việt nói riêng và an ủi tinh thần cho người Việt tỵ nạn tại Nhật nói chung. Nên ngài đã mời cha Hiến từ Rôma qua Nhật để giúp cho cộng đồng Việt Nam vào năm 1984. Sau khi cha Hiến đi thăm một số trại tỵ nạn, cha đã quyết định ở lại. Cha tâm sự cùng với tôi: “đi thăm mấy trại tỵ nạn xong cha thấy tội cho dân mình qúa” nên cha đồng ý ở lại để phục vụ cho bà con Việt Nam. Lúc đó cả nước Nhật có trên 18 trại tập trung (tại Okinawa có 2 trại, 1 trại bây giờ là nhà dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang của các sơ Việt Nam). Cha Hiến phải bôn ba từ Bắc chí Nam của Nhật để lo cho mọi gia đình người Việt, để họ có thể ổn định được đời sống của mình trên một quốc gia mới. Lúc này cha Hiến không những là người cha về Đức Tin và còn là một người cha tinh thần của mọi gia đình Việt Nam đầu tiên đến Nhật bất kể công giáo hay không công giáo. Mặc dù bận rộn với công việc xã hội, nhưng cha Hiến vẫn không quên sứ mạng mở mang nước trời và rao giảng lời Chúa của mình. Lúc đó, Cha đã thành lập được 5 cộng đoàn công giáo thuộc 2 tỉnh Tokyo và Osaka nơi mà đa số người Việt chọn làm quê hương thứ 2. Và 6 năm sau thì cộng đồng công giáo tại Nhật đã có 9 cộng đoàn. Tính cho đến hôm nay, cộng đoàn công giáo tại Nhật đã lên đến 15 cộng đoàn, với hơn 4000 giáo dân ghi danh chính thức, và họ được dìu dắt chăm lo của 30 linh mục, 3 phó tế, 13 chủng sinh (dòng và địa phận), và trên 150 các sơ và các đệ tử của nhiều dòng tu nữ khác nhau. Ngày nay, cộng đoàn công giáo Việt Nam đã lớn mạnh trên nước Nhật và đóng góp thật nhiều cho Giáo Hội tại Nhật. Với cộng đoàn thứ 16 này và trong ngày Đại Thánh Lể Phục Sinh, tôi tin rằng Chúa Kitô đã Phục sinh, Ngài ban cho chúng ta một sự sống mới, sự sống làm con Thiên Chúa, thì Ngài sẽ gìn giữ sự sống còn cộng đoàn con chiên mới của Ngài. Nên tôi cũng như tất cả các cha, các sơ và mọi người giáo dân ở đây chỉ biết phó dâng lên cho Thiên Chúa, các Thánh Tử đạo Việt nam và Mẹ La Vang những lo âu này “…vì không có ai xin Mẹ về không..” (như trong bài hát kết lể Nguồn Cậy Trông hôm nay), và cầu xin Thiên Chúa gìn giữ cộng đoàn nhỏ bé và non nớt này trong những ngày tháng kế đến. Chúng tôi cũng quyết tâm làm cho ánh sáng Phục sinh bừng cháy lên rạng ngời vinh quang Chúa và được trường tồn mãi tại hòn đảo Okinawa này.
 
Tam Nhật Thánh Và Lễ Vọng Phục Sinh Tại giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
12:49 08/04/2012
Tam Nhật Thánh Và Lễ Vọng Phục Sinh Tại giáo xứ Việt Nam Paris

Chúa nhật Lễ Lá, 01.04.2012, cùng hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, Giáo xứ Việt Nam Paris tổ chức ngày gặp gỡ Tân Tòng và Đại lễ Vùng Paris, kỷ niệm Chúa Giêsu lên Đền Thánh một cách long trọng.

Tam Nhật Thánh, hay Tam Nhật Vượt Qua, bắt đầu từ Thánh Lễ Tiệc ly vào chiều thứ năm tuần thánh, tiếp theo là thứ sáu Tuần thánh, thứ bảy Tuần thánh và Chúa Nhật phục sinh, một chương trình đã được phổ biến, đặc biệt nhắm đến nội dung căn bản là những biến cố vượt qua của Chúa Giêsu Kitô: việc Chúa chịu đau khổ, chết trên thập giá và sống lại. Mầu nhiệm vượt qua là trung tâm điểm của các việc cử hành trong Năm phụng vụ, của Tuần thánh và Tam nhật thánh. Công đồng chung Vaticanô II đã nhấn mạnh nhiều tới điều này trong Hiến chế về phụng vụ (các số 5. 6. 61. 102). Văn Kiện Những quy luật tổng quát năm phụng vụ (= QLTQNPV) nói một cách hết sức rõ ràng: “Chúa Kitô đã hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo, nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt qua của Người... Chính Tam nhật Vượt qua, nhằm tưởng niệm cuộc Thương khó và Phục sinh của Chúa, sáng chói lên như tột đỉnh của cả Năm phụng vụ” (số 18; xc. số 19). Như vậy cử hành mầu nhiệm này là cử hành công cuộc cứu chuộc chúng ta và toàn thể nhân loại.

Chương trình Tam Nhật Thánh ở Giáo Xứ Việt Nam Paris đã được xác định như sau:

THỨ NĂM TUẦN THÁNH, 05.04.2012: Kỷ niệm ngày Chúa Giêsu lập phép Thánh Thể và chức Linh Mục. Hãy đi tham dự và ở lại Chầu Mình Thánh để cảm tạ Chúa và hiệp thông với sự thương khó Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu.

18g 00: Ngắm sự thương khó Chúa, đọc kinh cầu chịu nạn

19g 00: Thánh lễ đồng tế, nghi thức rửa chân

20g 00: Giờ thánh chung của cộng đoàn

21g – 24g: Chầu thầm lặng cho những ai có thể ở lại

THỨ SÁU TUẦN THÁNH, 06.04.2012: Kỷ niệm Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chịu chết trên cây thánh giá vì tội lỗi của nhân loại, hôm nay ăn chay và kiêng thịt.

16g 00: Ngắm đường thánh giá, cử hành Bí Tích Xức Dầu cho những người cao niên

18g 00: Ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu, đọc kinh cầu chịu nạn

19g 00: Suy tôn Thánh Giá và hát bài Thương Khó

THỨ BẢY TUẦN THÁNH, 07.04.2012: Kỷ niệm việc Chúa Giêsu sống lại. Cả cộng đoàn đọc lại lời hứa khi chịu phép rửa tội.

19g 00: Ngắm bảy sự thương khó Đức Bà

19g 45: Hoạt cảnh Phục Sinh do giới trẻ phụ trách

20g 15: Lễ Vọng Phục Sinh

CHỦ NHẬT PHỤC SINH, 08.04.2012: Kính trọng thể Chúa Giêsu sống lại. Ngài đã sống lại thật, Alleluia ! (Hôm nay không có lễ 10 giờ).

11g 30: Thánh lễ cộng đoàn. Trong thánh lễ có ban Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, Mình Thánh Chúa cho 24 quý anh chị dự tòng.

17g 00: Thánh lễ.

Trước lễ Phục Sinh, chiều thứ bảy, 07.04.2012, Giáo xứ đã tổ chức Lễ Vọng Phục Sinh. Trước phần cử hành phụng vụ chính thức, có buổi cử hành hai việc đạo đức bình dân. Đó là việc cộng đoàn ngắm bảy sự thương khó Đức Bà và việc Các Bạn Trẻ dựng một hoạt cảnh « Hy Tế Phục Sinh ».

Hoạt cảnh Hy Tế Phục Sinh, được thực hiện trước cộng đoàn trong khoảng 30 phút, gồm hai màn. Màn đầu nhắc lại việc tổ phụ Abraham dâng Isaac con mình làm lễ tế (Gen 22, 1-18).

Màn hai nhắc lại sự thương khó Đức Chúa Giêsu theo thánh Marcô (Mc, 15,1-39).

Vắn tắt, nhưng đầy đủ ý nghĩa, nối kết lịch sử Cựu Ước với lịch sử Tân Ước, đã giúp cộng đoàn suy ngắm về cuộc tử nạn của Chúa Kytô. Trên bàn thờ chỉ có tượng Thánh Giá Chúa chịu nạn, trung tâm điểm của niềm tin và của nghi lễ phụng vụ hôm nay.

Tiếp theo hai việc đạo đức bình dân, vào khoảng 20g 15, nhà nguyện đầy kín, lễ nghi phụng vụ chính thức đẵ bắt đầu, xoay quanh bốn phần chính: đầu tiên là nghi thức làm phép lửa mới và rước Nến phục sinh, rồi hát bài công bố tin mừng phục sinh; tiếp theo là phần phụng vụ Lời Chúa; rồi phần cử hành các bí tích khai tâm kitô giáo, và tuyên lại các lời hứa rửa tội, cũng gọi là phụng vụ thánh tẩy; và sau cùng là cử hành Thánh Thể, cũng gọi là phụng vụ Thánh Thể.

Trong phần một, Thầy phó tế Phạm Bá Nha cầm Nến Phục Sinh, rồi thầy phó tế Tạ Đình Chung hát bài thánh thi « Exultet » nói rõ với giáo hữu về nội dung thần học cứu chuộc phục sinh của Chúa Kytô, mà ta có thể tóm tắt đại cương như sau: đây là một sứ điệp về biến cố phục sinh của Chúa Kitô và ca tụng tạ ơn vì các kỳ công Thiên Chúa thực hiện trong đêm cực thánh này, là cao điểm của tất cả lịch sử cứu rỗi: tội nguyên tổ mà con người được giải thoát khỏi tội này từ máu của Chúa Kitô; bản văn ghi lại các hình ảnh trong Cựu ước, tiên báo cuộc vượt qua của Chúa Kitô, như chiên vượt qua, việc dân do thái qua Biển Đỏ, cột lửa soi sáng cho dân trong sa mạc. Tiếp theo, với lối thi văn, bài công bố Tin mừng Phục sinh chúc tụng chiến thắng vượt qua của Chúa Kitô, cho đến độ tác giả đã lên tiếng ca tụng cả tội nguyên tổ như sau: “Ôi tội Ađam quả là hồng phúc, tội được xóa bỏ nhờ cái chết của Đức Kitô. Ôi tội hóa thành hồng phúc, nhờ tội, chúng con mới có được Đấng Cứu tinh cao cả dường này !”. Tất cả lời ca tụng công cuộc cứu rỗi này được gói ghém trong

khung cảnh lời ca tụng những kỳ công được Thiên Chúa thực hiện trong Đêm cực thánh này. Chúng ta đọc lại một vài đoạn như sau: “Chính đêm nay, lạy Cha nhân từ, Cha đã giải thoát cha ông chúng con… chính đêm nay, cột lửa sáng rực cả bầu trời… chính đêm nay, tín hữu Đức Kitô trên khắp mặt địa cầu được tách khỏi thói đời sa đọa… Ôi, đêm thật diễm phúc, đêm duy nhất biết được thời giờ Đức Kitô từ cõi chết sống lại… chính đêm nay là đêm được sách thánh tiên báo: đêm sẽ sáng tỏ như ban ngày, đêm rạng ngời làm vui thỏa lòng con …đêm cực thánh khữ trừ muôn tội vạ … đêm tiêu diệt hận thù… đêm giải hòa bất thuận…”

Tóm lại, bài công bố Tin mừng Phục sinh đã diễn tả nội dung huyền nhiệm và cao cả của Đêm Vọng Phục sinh, khi nhắc lại cuộc thương khó và sống lại của Chúa Kitô; khi ca tụng Chúa Kitô là Chúa cứu độ và diễn tả mầu nhiệm con người được cứu rỗi. Và do đó Đêm Vọng Phục sinh trở thành đêm là mẹ các đêm vọng của Giáo Hội (Đức ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả).

Sang phần hai, qua các bài sách thánh trích từ Cựu ước và Tân ước, tín hữu đã được nhắc nhớ lại về biến cố vượt qua của Chúa Kitô, việc cứu rỗi con người, giao ước mới, tạo vật mới, đời sống mới của những người được tái sinh trong Chúa Kitô. Rồi các thánh vịnh đáp ca được chọn đã giúp giáo hữu suy niệm các bài sách thánh. Thêm vào đó, ông trưởng Ban Phụng Vụ đã nói lời dẫn giải trước các bài sách thánh, giúp mọi người hiểu ý nghĩa nối tiếp của các biến cố hơn.

Phần thứ ba của Nghi lễ canh thức vọng phục sinh là cử hành các bí tích khai tâm kitô giáo. Trong thánh lễ Vọng Phục Sinh hôm nay, không có dự tòng là người lớn, không có rửa tội trẻ em, vị chủ tế đã làm làm phép nước, rồi rảy nước thánh cho tín. Sau đó, khi tuyên lại các lời hứa rửa tội, mọi người đứng, cầm nến cháy và trả lời các câu hỏi của linh mục.

Sang phần thứ tư, một thánh lễ đã được 5 linh mục, 3 phó tế, 5 chú giúp lễ và toàn thể cộng đoàn cử hành một cách trang nghiêm, sốt sắng. Các tín hữu đã kết hiệp với hy tế của Chúa Kitô và sự sống lại của Ngài.

Mọi giáo hữu tham dự đều vui mừng và sốt sắng. Sốt sắng vì được các việc đạo đức bình dân chuẩn bị tâm hồn, đi vào nghi lễ chính thức. Vui mừng vì được ôn lại và hiểu hơn về mầu nhiệm cứu chuộc, hiểu hơn « tội Adam hồng phúc », về giao ước mới, giao ước của tình yêu, về lời hứa rửa tội của mình, và về hy tế của Chúa Kytô.

Vui mừng nữa vì mọi người được gặp lại một trong những thành viên trong Ban Giám Đốc, đã đau bệnh, mà nay đã bình phục, trở về với cộng đoàn giáo xứ và đã đứng chủ tế các nghi lễ phụng vụ lễ Vọng Phục Sinh tối nay; Đó là cha Giuse Trần Anh Dũng.

Xin kính chúc cha Giuse bình phục càng ngày càng sức khỏe dồi dào và mọi điều an lành.

Paris, ngày 07 tháng 04 năm 2012

Trần Văn Cảnh
 
Rửa tội Tân Tòng tại giáo xứ Bố Sơn đêm Phục Sinh
Joseph Tô Đức Lân
18:35 08/04/2012
VINH - Chúa Kitô Phục Sinh đập tan xiềng xích tử thần; khai mở một đời sống mới. Đó là niềm vui, là niềm hy vọng của người tin Chúa. Trong niềm vui chung đó, đêm Vọng Phục Sinh 03/04/2012 cộng đoàn giáo xứ Bố Sơn, giáo phận Vinh đã đón nhận 8 thành viên tân tòng vào Hội Thánh Chúa.

Xem hình ảnh

Cha quản xứ Giuse Nguyễn Viết Nam đã cử hành đêm Canh Thức Vượt Qua và rửa tội cho 8 anh chị em dự tòng này. Đây là kết quả của một thời gian chuẩn bị lâu dài và chu đáo. Những người dự tòng này đã nộp đơn xin gia nhập đạo và đã được thầy giảng cũng như các giáo lý viên trong xứ hướng dẫn và học đạo suốt mấy tháng qua. Cách đây hai tuần, tức vào Chúa Nhật IV mùa Chay, Cha Quản Xứ đã cử hành nghi thức tiếp nhận những người dự tòng này để họ có thời gian tiếp cận đời sống đức tin cách cụ thể hơn cũng như ý thức hơn trong việc tham dự các cử hành phụng vụ với cộng đoàn giáo xứ.

Trong thánh lễ Vọng Phục Sinh, Cha Quản Xứ cho biết, năm nay là năm Đức Tin, một năm đặc biệt với giáo xứ Bố Sơn. Năm hồng phúc của Thiên Chúa đã đổ tràn ngập trên giáo xứ. Quả vậy, thống kê lại một số hoạt động phụng vụ và đạo đức nỗi trội khác nhau diễn ra trong giáo xứ trong những tháng ngày gần đây, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:

1. Ngày 14/10/2011: Khai mạc Tuần Tiền phúc của giáo xứ do các thừa sai dong Chúa Cứu Thế thực hiện. Sau đó là cả một tháng dài các tổ phụng vụ (58 tổ) trong toàn xứ rước kiệu tượng Mẹ Hằng Cứu Giúp trong khắp địa bàn giáo xứ.

2. Ngày 21/11/2011, tại giáo xứ đã diễn ra buổi tập huấn và thánh lễ thành lập Curia xã đoài của hội đoàn Legio.

3. Ngày 27/11/2011, tức vào Chúa Nhật I Mùa Vọng, giáo xứ khai mạc Tuần Đại Phúc và kết thúc vào ngày 04/12/2011.

4. Từ ngày 11/12 đến 18/12/2011, Chúa Nhật IV mùa Vọng, giáo xứ long trọng tổ chức thánh lễ ngày cao điểm tuần chầu đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể.

5. Cùng với Giáo hội hoàn vũ giáo xứ tổ chức đêm canh thức và chương trình Rung Chuông Mừng Chúa Giáng Sinh 25/12/2011.

6. Đêm Vọng Phục sinh 2012, lại một niềm vui lớn lao cho cha xứ và cộng đoàn giáo xứ khi cộng đoàn này tiếp nhận thêm 8 anh chị em tân tòng.

Thánh lễ vọng Phục sinh tuy nhiều nghi thức và kéo dài gần 3 giờ đồng hồ nhưng mọi người vẫn tỏ ra hăng say và sốt sáng. Cuối thánh lễ, đại diện anh chị em tân tòng được nói lên nỗi vui sướng và tâm tình biết ơn trước hết đối với Thiên Chúa và sau là cha xứ, thầy giảng và cộng đoàn.

Tham dự buổi lễ và với tư cách là người dẫn lễ, tôi quan sát được niềm vui và nỗi xúc động của các tân tòng trong ngày đại hồng phúc này. Xin Chúa tiếp tục ban ơn sức mạnh và cũng cố đức tin cho các tân tòng để họ sống xứng đáng là con cái sự sáng để ngày sau được phục sinh vinh quang với Chúa Kitô.
 
Giáo Xứ Hàng Bột thi giáo lý mừng Chúa Nhật Phục Sinh
Banabê Nguyễn Xuân Hoà
21:07 08/04/2012
Giáo Xứ Hàng Bột thi giáo lý mừng Chúa Nhật Phục Sinh

Tối Chúa Nhật phục sinh 8.4.2012 Giáo Xứ Hàng Bột tổ chức thi giáo lý giữa các nhóm Sinh Viên Công Giáo và giới trẻ đang học tập và làm việc tại Hà Nội.

Cuộc thi nhằm mục đích giao lưu-đoàn kết-sống gắn bó với Chúa Phục Sinh. Đây là lần đâu tiên Giáo Xứ Hàng Bột tổ chức nhưng đã có đông đảo các bạn SVCG tham dự.

Xem hình

Sinh Viên Công Giáo Hà Thành

Sinh Viên Công Giáo Thái Bình

Sinh Viên Công Giáo Hải Hà

Sinh Viên Công Giáo Hà Nam

Giới trẻ Giáo Xứ Hàng Bột

Đệ tử dòng Thánh Phaolô

Xen kẽ các phần thi là những tiết mục văn nghệ giao lưu giữa các nhóm với chủ đề “ Chúng tôi đã thấy Chúa” được các bạn thể hiện thật sinh động mang đậm chất Sinh Viên.

Banabê Nguyễn Xuân Hoà
 
Văn Hóa
Nụ hoa khải hoàn
Thanh Sơn
13:34 08/04/2012
MÙA chay bác ái hãm mình
CHAY trong Lời Chúa tâm tình dẫn đưa
BÁC đi tính xấu xin chừa
ÁI nhân giúp đỡ,chia vừa lòng nhau
HÃM mình lời nói trước sau
MÌNH nên chăm sóc cho nhau tiến đều
NGUYỆN cầu Thiên Chúa Tình Yêu
CẦU cho thế giới những điều bình an

ĐỢI ngày vinh thắng chứa chan
CHÚA CON cứu chuộc khải hoàn "Phục Sinh"
PHỤC hưng cuộc sống Thiên Đình
SINH tiền Ngài xuống hy sinh cứu đời
KHẢI hoàn Ngài sẽ về trời
HOÀN toàn vinh thắng sáng ngời cao quang.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Sáng Dẫn Đường
Dominic Đức Nguyễn
21:56 08/04/2012
ÁNH SÁNG DẪN ĐƯỜNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
“Dù qua lũng âm u, tôi không sợ gì nguy khốn,
Vì có Chúa ở cùng tôi”
(Thánh vịnh 23,22-4)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Phóng sự về Lễ Vọng Phục Sinh tại Vatican và Giêrusalem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:01 08/04/2012
Xin lưu ý: Phép lành và ơn toàn xá của Đức Thánh Cha

Phòng nghi lễ phủ Giáo Hoàng cho biết là vào sáng Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Thánh Cha sẽ đọc thông điệp Phục Sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới. Sau khi đọc thông điệp, Đức Thánh Cha sẽ đọc công thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới theo dõi thông điệp của ngài qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới, trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu.

Điều kiện để được ơn toàn xá là các tín hữu cần giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Xin quý vị và anh chị em nhớ theo dõi.

Lễ Vọng Phục Sinh tại Vatican

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Thứ Bảy Tuần Thánh là thời điểm canh thức khi chúng ta "hiệp cùng Mẹ Maria, và Giáo Hội canh thức trong kinh nguyện nơi Mồ Chúa. Đêm đến, khi lễ Vọng Phục Sinh được long trọng cử hành, lời hoan ca Allêluia sẽ vang lên từ trong tâm tư những ai vừa được rửa tội và toàn thể cộng đoàn hân hoan vì Đức Kitô đã sống lại và đã chiến thắng sự chết".

Lúc 21h Đức Thánh Cha đã chủ sự Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến ý nghĩa của cuộc thương khó, cái chết và sự Phục sinh vinh quang của Chúa Kitô.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Lễ Phục sinh là ngày lễ của công cuộc sáng thế mới. Chúa Giêsu đã sống lại và không chết nữa. Ngài đã khai mở cánh cửa cho một cuộc sống mới, trong đó không ai còn biết bệnh tật và tử vong là gì. Ngài đã đưa nhân loại vào chính Thiên Chúa. "Xác thịt và khí huyết không thể thừa kế vương quốc của Thiên Chúa được", như Thánh Phaolô nói trong Thư Thứ Nhất gửi tín hữu Côrinthô (15:50). Về đề tài Phục sinh của Chúa Kitô và sự phục sinh của chúng ta, Tertullian, nhà văn của Giáo Hội trong thế kỷ thứ ba, thật táo bạo khi viết: "Hãy yên tâm, xác thịt và khí huyết, nhờ Đức Kitô đã đạt được một chỗ ở trên trời và trong Vương quốc của Thiên Chúa" (CCL II, 994). Một chiều kích mới đã mở ra cho nhân loại. Công cuộc sáng thế đã trở nên lớn hơn và rộng hơn. Ngày Lễ Phục Sinh mở ra một sáng thế mới, nhưng đó chính là lý do tại sao Giáo Hội bắt đầu phụng vụ vào ngày này với sáng thế cũ, để chúng ta có thể hiểu đúng cái mới. Vì thế mà khởi đầu Phụng Vụ Lời Chúa trong đêm Phục Sinh đã nhắc đến việc Thiên Chúa tạo thành trời đất.

Sau khi giải thích bài trình thuật Sáng Thế, Đức Thánh Cha nói:

Trong lễ Phục Sinh, vào buổi sáng của ngày đầu tiên trong tuần, Thiên Chúa phán một lần nữa: "Hãy có ánh sáng". Đêm trên núi Cây Dầu, nhật thực của cuộc thương khó và cái chết của Chúa Giêsu, đêm đen của mồ mã, tất cả đều đã qua đi. Bây giờ là ngày đầu tiên lại một lần nữa cuộc sáng thế bắt đầu lần nữa mới tinh. Thiên Chúa nói "Hãy có ánh sáng và có ánh sáng": Chúa Giêsu trỗi dậy từ ngôi mộ. Sự sống mạnh hơn cái chết. Sự thiện chiến thắng sự ác. Tình yêu mạnh hơn hận thù. Sự thật mạnh hơn những lời dối trá.

Tất cả những điều này ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào để thay cho một lời nói xuông nó trở thành một thực tế thu hút chúng ta? Thông qua bí tích rửa tội và việc tuyên xưng đức tin, Chúa đã xây dựng một cây cầu nối với chúng ta, qua đó một ngày mới đến với chúng ta. Chúa nói với người vừa được rửa tội: Fiat lux - hãy có được ánh sáng. Ngày mới của Thiên Chúa - ngày của cuộc sống bất khả hủy diệt, cũng đến với chúng ta. Chúa Kitô nắm lấy tay ta. Từ bây giờ ta được Ngài dắt dìu và tiến bước với Ngài vào ánh sáng, vào cuộc sống thực. Vì lý do này, Giáo Hội sơ khai gọi là bí tích rửa tội là Photismos - khai sáng.

Trên tất cả mọi điều bóng tối đặt ra một mối đe dọa thực sự cho nhân loại là việc con người có thể nhìn thấy và nghiên cứu những thứ vật chất hữu hình, nhưng không nhìn thấy thế giới này đi về đâu và khi nào đạt đến đó, cuộc đời của chính chúng ta đi về đâu, điều gì là tốt và điều gì là xấu. Bóng tối che lấp Thiên Chúa và làm lu mờ các giá trị là mối đe dọa thực sự đối với sự tồn tại của chúng tôi và cả thế giới. Nếu Thiên Chúa và các giá trị đạo đức, sự khác biệt giữa thiện và ác, vẫn chìm trong u minh, thì những "ánh sáng" khác, đặt những kỳ công đáng kinh ngạc vủa kỹ thuật trong tầm tay của chúng ta, chẳng những không phải là tiến bộ mà còn là nguy hiểm vì đưa ra nguy cơ cho chúng ta và thế giới.

Sau đó nghi thức rửa tội cho các tân tòng đã diễn ra rất trọng thể. Cộng đoàn đã quỳ đọc kinh cầu các thánh trước khi Đức Thánh Cha đọc công thức rửa tội.

Lễ Vọng Phục Sinh tại Giêrusalem

Trong khi đó tại Thánh Địa Giêrusalem, lúc 7h30 sáng Fouad Đức Tổng Giám Mục Fouad Twal là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Giêrusalem đã cử hành thánh lễ Vọng Phục sinh tại đền thờ Chúa Phục sinh.

Vâng thưa quý vị và anh chị em, Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Chúa Phục Sinh, diễn ra vào sáng Thứ Bảy Tuần Thánh lúc 7h30 SÁNG. Sáng thứ Bẩy chứ không phải tối thứ Bẩy, nghĩa là không thống nhất với phần còn lại của Giáo Hội. Nhiều người cho rằng việc cử hành sớm như thế là để chắc chắn rằng Giáo Hội Mẹ tại Giê-ru-sa-lem luôn là người đầu tiên công bố Tin Mừng Phục Sinh trong bài Vinh Tụng Ca hát mừng chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết và tội lỗi.

Cùng đồng tế với ngài có Đức Giám mục William Shomali, và Đức Giám mục Kamal Batish là Giám Mục phụ tá của Tòa Thượng Phụ Latinh, và Đức Giám mục Giacinto Boulos Marcuzzo, Giám Mục phụ tá của Nazareth và hơn 250 linh mục.

Tham gia trong buổi lễ còn có sứ thần Tòa Thánh tại Israel, là Đức Cha Antonio Franco, và sứ thần Tòa Thánh tại Jordan, là Đức Cha Giorgio Lingua.

Rất thường là lễ Vượt Qua của người Do Thái Giáo và Lễ Phục Sinh của các Kitô hữu trùng vào cùng một thời điểm. Năm nay lễ Vượt Qua của người Do Thái đã diễn ra từ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh mùng 6 tháng Tư.

Trong những dịp như thế này, Giê-ru-sa-lem lại đông hẳn lên vì có nhiều khách hành hương Do Thái ở Giê-ru-sa-lem vào lúc này. Họ tập trung ở đây để ăn mừng lễ Pesach, hoặc lễ Vượt Qua.
 
Thông điệp Phục Sinh Urbi et Orbi - Phép lành với ơn Toàn Xá của Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:42 08/04/2012
Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật tại trước tiền đình đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Phục Sinh. Cùng đồng tế với ngài có đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục trong giáo triều Rôma.

Hiện diện trong thánh lễ bên cạnh hàng trăm ngàn anh chị em tín hữu đứng chật quảng trường Thánh Phêrô lấn sang Đại Lộ Hòa Giải, có sự hiện diện của các vị đại sứ trong ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.

Giải thích ý nghĩa trọng đại của biến cố Phục sinh, Đức Thánh Cha nói:

Sau thánh lễ Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã xuất hiện tại bao lơn chính giữa mặt tiền đền thờ thánh Phêrô để đọc sứ điệp Phục Sinh và ban phép lành toàn xá cho thành Roma cùng toàn thế giới. Buổi đọc sứ điệp đã được 162 đài truyền hình của 63 quốc gia chiếu trực tiếp.

Trên thềm Đền thờ có một đội quân của vệ binh Thụy Sĩ và ban nhạc của Hiến binh Vatican, cùng với một ban quân nhạc danh dự liên binh chủng của Italia.

Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên bao lơn chính của Đền thờ thánh Phêrô trước tiếng vỗ tay reo hò vui mừng của các tín hữu, đồng thời hai ban quân nhạc lần lượt trổi quốc thiều Vatican và Italia.

Trong sứ điệp Phục sinh, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em tại Rôma và trên toàn khắp thế giới thân mến

"Christus Surrexit, spes mea" - "Chúa Kitô, niềm hy vọng của tôi, đã sống lại" (Lời Ca Tiếp Liên trong Phụng Vụ Lễ Phục Sinh).

Cầu xin cho tiếng reo vui hân hoan của Giáo Hội đến được tất cả anh chị em với những lời mà bài thánh ca cổ kính đã đặt trên môi của Maria Mađalêna, là người đầu tiên đã gặp Chúa Giêsu Sống Lại vào sáng Phục Sinh. Cô chạy đi loan báo không kịp thở cho các môn đệ khác: "Tôi đã thấy Chúa" (Ga 20:18). Chúng ta cũng đã trải qua hành trình sa mạc Mùa Chay và những ngày đau thương của cuộc Thương Khó, hôm nay chúng ta cũng cất cao tiếng reo vui mừng chiến thắng: "Ngài đã sống lại! Ngài đã sống lại thật! "

Mỗi Kitô hữu sống lại kinh nghiệm của Maria Mađalêna. Một kinh nghiệm liên quan đến một cuộc gặp gỡ thay đổi hẳn cuộc đời của chúng ta, đó là cuộc gặp gỡ với một Con Người duy nhất đã cho chúng ta cảm nghiệm được tất cả sự tốt lành của Thiên Chúa và sự thật, Người giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi không phải một cách hời hợt, thoáng qua, nhưng giải phóng triệt để chúng ta, chữa lành chúng ta hoàn toàn và khôi phục phẩm giá của chúng ta. Đó là lý do tại sao Maria Mađalêna gọi Chúa Giêsu là "hy vọng của tôi": Ngài là Đấng làm cho cô được tái sinh, là Đấng ban cho cô một tương lai mới, một cuộc sống tốt lành và tự do khỏi mọi xiềng xích tội lỗi. "Chúa Kitô, hy vọng của tôi" có nghĩa là tất cả khao khát của tôi cho điều thiện hảo tìm thấy ở nơi Ngài một khả năng đạt đến viên mãn thực sự, với Ngài tôi có thể hy vọng cho một cuộc sống tốt đẹp, viên mãn và vĩnh cửu, vì Thiên Chúa đã xích lại gần chúng ta, thậm chí chia sẻ thân phận con người của chúng ta .

Tuy nhiên, Maria Mađalêna cũng như các môn đệ khác, phải nhìn thấy Chúa Giêsu bị khước từ bởi các nhà lãnh đạo dân chúng, bị bắt, đánh đòn, bị kết án tử và đóng đinh. Thật là không thể chịu đựng được khi phải chứng kiến sự tốt lành nơi một con người bị đưa ra làm trò lăng mạ, phải nhìn thấy sự thật bị chế nhạo bởi sự dối trá, và lòng thương xót bị lạm dụng bởi sự trả thù. Với cái chết của Chúa Giêsu, niềm hy vọng của tất cả những ai đã đặt niềm tin nơi Ngài dường như bị tan biến. Nhưng đức tin ấy không bao giờ thất bại hoàn toàn: đặc biệt là ở trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, ánh lửa đức tin của Mẹ bừng lên ngay cả trong thâm u của đêm đen. Trong thế giới này, không có niềm hy vọng nào có thể tránh không phải đối diện với sự khắc nghiệt của cái ác. Hy vọng không chỉ bị lung lạc bởi bức tường của cái chết mà thôi, nhưng còn bị dằn vặt tàn bạo hơn nhiều bởi những lời nhạo báng do ghen tị và kiêu ngạo, dối trá và bạo lực. Chúa Giêsu đi ngang qua cuộc đời trần thế muôn mặt này để mở một con đường dẫn đến vương quốc của sự sống. Ở một thời điểm nào đó, Chúa Giêsu dường như kẻ chiến bại: bóng tối xâm chiếm mặt đất, Thiên Chúa hoàn toàn im lặng, và hy vọng dường như chỉ còn là một từ ngữ trống rỗng.

Và đây, vào buổi bình minh của ngày thứ nhất sau ngày Sa-bát, ngôi mộ được tìm thấy trống rỗng. Sau đó, chính Chúa Giêsu tỏ mình ra cho Maria Mađalêna, và những người phụ nữ khác, rồi tới các môn đệ của Ngài. Đức tin lại được tái sinh, sống động và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, bây giờ đức tin ấy là bất khả chiến bại vì đức tin ấy được thui rèn bởi một kinh nghiệm đảo lộn hồn xác: "Cái chết tương tranh với cuộc sống: cuộc chiến kết thúc lạ kỳ! Nhà vô địch của cuộc sống đã bị giết chết, giờ đây sống lại để trị vì hiển vinh". Những dấu hiệu của sự phục sinh làm chứng cho sự chiến thắng của cuộc sống trên sự chết, tình yêu trên hận thù, lòng thương xót trên sự trả thù trả oán: "Tôi đã thấy vinh quang của Chúa Kitô khi Ngài sống lại ra khỏi ngôi mồ mà người sống đã lấp lại. Các thiên thần xác nhận cùng với tấm vải liệm và những băng vải".

Anh chị em thân mến!

Chỉ khi Chúa Giêsu sống lại, chỉ khi đó mới có một cái gì đó thật sự là mới mẻ đã xảy ra, một cái gì đó thay đổi tình trạng của nhân loại và thế giới. Khi đó, Chúa Giêsu là Đấng mà chúng ta có thể đặt niềm tin tuyệt đối. Chúng ta không những có thể đặt niềm tin của chúng ta nơi thông điệp của Ngài, nhưng cả chính nơi Chúa Giêsu, vì Đấng Phục Sinh không thuộc về quá khứ, nhưng hiện diện sống động ngày hôm nay. Chúa Kitô là niềm hy vọng và niềm an ủi một cách đặc biệt cho những cộng đồng Kitô hữu đau khổ tột cùng vì đức tin khi đứng trước những phân biệt đối xử và ngược đãi. Người hiện diện như là một lực hy vọng thông qua Giáo Hội của Người, một Giáo Hội gần gũi với tất cả các tình huống đau khổ và bất công của con người.

Xin Chúa Kitô Phục sinh ban hy vọng cho Trung Đông và cho tất cả các dân tộc, xin cho các nhóm văn hóa và tôn giáo trong khu vực đó biết làm việc cùng nhau để thúc đẩy thiện ích chung và tôn trọng nhân quyền. Đặc biệt là ở Syria, cầu xin cho sớm có một kết thúc cho tình trạng đổ máu và có được một dấn thân tức khắc trên con đường đối thoại, tôn trọng và hòa giải, như cộng đồng quốc tế đã kêu gọi. Xin cho nhiều người tị nạn từ quốc gia đó, là những người đang cần hỗ trợ nhân đạo có thể tìm thấy sự chấp nhận và tình liên đới có khả năng làm giảm nhẹ những đau khổ khủng khiếp của họ. Xin cho chiến thắng Phục sinh khích lệ người dân Iraq không bỏ qua bất kỳ nỗ lực nào trong việc theo đuổi con đường hướng đến sự ổn định và phát triển. Tại Thánh Địa, xin cho người Israel và Palestine can đảm tái khởi động một tiến trình hòa bình mới mẻ.

Xin Chúa, Đấng chiến thắng sự dữ và cái chết, duy trì các cộng đồng Kitô hữu của lục địa châu Phi, xin Ngài ban cho họ hy vọng trước những khó khăn mà họ đang phải đương đầu, và làm cho họ trở nên những người kiến tạo hòa bình và là các tác nhân phát triển trong xã hội của mình.

Xin Chúa Giêsu Phục sinh an ủi những người đang đau khổ trong vùng Sừng Phi châu và tạo điều kiện cho hòa giải. Xin Ngài phù giúp khu vực Đại Hồ, Sudan và Nam Sudan, và ban cho người dân trong vùng sức mạnh tha thứ. Tại Mali, nơi giờ đây đang đối diện với những diễn biến chính trị tế nhị, xin Đức Kitô vinh quang ban cho họ hòa bình và ổn định. Với Nigeria, nơi trong thời gian gần đây đã trải qua các cuộc tấn công khủng bố dã man, xin niềm vui Lễ Phục Sinh ban sức mạnh cần thiết để tái khởi động việc xây dựng một xã hội hòa bình và tôn trọng tự do tôn giáo của công dân.

Chúc Mừng Phục Sinh cho tất cả!

Tiếp theo đó là nghi thức ban phép lành URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.

Mở đầu nghi thức, Đức Hồng Y trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý của Đức Thánh Cha ban ơn toàn xá cho những người nói trên, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Đức Thánh Cha đã long trọng đọc lời nguyện xin Thiên Chúa nhân lành, vì lời cầu bầu của Mẹ Maria, của các thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và toàn thể các thánh, mà xá giải mọi tội lỗi và hình phạt bởi tội lỗi cho các tín hữu.

Ngài đọc như sau:

Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tôi dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.
Nhờ lời cầu bầu và công nghiệp của Đức Trinh nữ Maria, của tổng lãnh thiên thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các thánh tông đồ Phêrô Phaolô cùng toàn thể các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.
Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa thánh thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.

Sau đó, Đức Thánh Cha ban phép lành kèm ơn toàn xá.