Ngày 07-04-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Theo Chúa với tâm tình hiến dâng và phó thác
Lm Jude Siciliano OP
03:57 07/04/2016
Chúa Nhật III PHỤC SINH (C)
Cv 5: 27-32, 40-41; T.vịnh 29; Khải huyền 5: 11-14; Gioan 21: 1-19

THEO CHÚA VỚI TÂM TÌNH HIẾN DÂNG VÀ PHÓ THÁC

Tôi muốn nhớ đến một ngủỏ̀i đã mất. Tôi không biết ông ta nhiều. Ông ta là một tù nhân ỏ̉ trong nhà tù Liên bang gần Fort Worth, Texas. Ngày thủ́ năm tuần thánh, hai anh em chúng tôi thuộc dòng Đaminh đến nhà tù đó làm lễ Tiệc Ly. Khi chúng tôi đến gần nhà tù, chúng tôi thấy ánh đèn chớp nháy của xe chủ̉a lủ̉a, xe củ́u thủỏng, và xe cảnh sát. Chúng tôi đủọ̉c biết một tù nhân đang bị té sấp và ngã quỵ, vì ông ta là ngủỏ̀i công giáo nên ngủỏ̀i ta xin chúng tôi cầu kinh cho ông ta. 20 phút sau thì ngủỏ̀i ta đem ông ta vào, ngủỏ̀i ta đem vào như một tù nhân, xung quanh có ngủỏ̀i củ́u thủỏng đang cố gắng làm cho ông ta thỏ̉ lại… Tôi gọi ông ta là "Phêrô" (theo phúc âm ngày hôm đó). Chúng tôi cầu kinh cho ông Phêrô trong lúc chúng tôi cố gắng lái xe mau đến xe củ́u thủỏng. Rồi ngủòi ta đem ông Phêrô đi. Ngủỏ̀i củ́u thủỏng nói là có lẽ ông ta đã chết, nhủng họ vẫn cố gắng củ́u ông ta, phòng khi có dấu hiệu chuyển biến gì.

Chúa Giêsu Phục Sinh nói vỏ́i ông Phêrô, môn đệ, "Khi anh đã về già, anh sẽ phải giang tay ra cho ngủỏ̀i khác thắt lủng và dẫn anh đến nỏi anh chẳng muốn" Thánh Gioan nói rằng Chúa Giêsu "nói nhủ thế có vẻ ám chỉ̉ ông Phêrô sẽ chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa".

Tôi hy vọng tôi không nói quá nhiều về điều này. Nhủng, điều gì Chúa Giêsu nói vỏ́i ông Phêrô cũng là sụ̉ thật, theo một cách nào đó đối vỏ́i tù nhân Phêrô cũng vậy. Hai tay ông ta bị còng lại nhủ hai tay ông Phêrô môn đệ vì tù nhân Phêrô cho biết ông ta là ngủỏ̀i công giáo. Ông Phêrô tù nhân sụ̉ thật hai tay bị còng lại, bị tra tấn, xủ̉ phạt có lẽ vì tội ông ta đã phạm. (Lúc sau này có rất nhiều chuyện về tù nhân bị buộc tôị họ không phạm và phải ỏ̉ trong lao tù hằng chục năm).

Tù nhân Phêrô đã thay đổi sau khi ông ta đến lao tù. Ông ta luôn dụ̉ thánh lễ, thủỏ̀ng xủng tội và chịu các phép bí tích, ông ta cũng ở trong ca đoàn, và thường ngồi cuối dãy ghế gần lá cờ Đức Mẹ và Chúa Giêsu. Một tù nhân khác nói "Phêrô luôn ngồi cạnh Chúa Giêsu và Đức Mẹ lúc dự thánh lễ".

Chúng ta không biết nhiều về quá khứ của tông đồ Phêrô. Chúng ta biết ông ta làm nghề đánh cá, và có gia đình.Ông ta cũng rời bỏ Chúa Giêsu khi Ngài gặp hoạn nạn. Chúng tôi cũng không biết gì về ông Phêrô tù nhân. Chỉ được biết ông ta là người có nghề nghiệp và nói được vài thứ tiếng. Nhưng, cho dù tội lỗi của họ có thế nào đi nữa, thì cả hai ông Phêrô đều đi đến đời sống mới qua đức tin nơi Chúa Giêsu.

Tông đồ Phêrô chấp nhận lời gọi của Chúa Giêsu và đi theo Ngài. Phêrô theo Chúa Giêsu một thời gian, nhưng lúc Chúa Giêsu cần ông ta thì ông ta chối bỏ Ngài. Và bây giờ, trong những ngày sau khi Phục Sinh, Chúa Giêsu tha thứ cho ông ta về việc ông ta chối Ngài ba lần, bằng cách cho ông ta cơ hội để đáp lại ba lần để một lần nữa ông lại theo Chúa Giêsu.

Tù nhân Phêrô, sau khi vào tù, cũng nghe lời Chúa Kitô Phục Sinh ban cho ơn tha thứ và làm lại lời "theo Chúa Giêsu". Dựa vào lời đánh giá của các tù nhân khác thì ông Phêrô tù nhân đã lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa Giêsu và đã biết phục vụ trở lại ngay trong nhà tù.

Tất cả chúng ta cũng có kinh nghiệm như hai ông Phêrô. Chúng ta không phải là người theo Chúa Giêsu lúc đầu, và phần đông trong chúng ta không cố gắng trở nên người Kitô hữu tốt trong tù. Dù vậy, hôm nay chúng ta học hỏi nơi hai ông Phêrô là không để chúng ta bị thất bại bởi những lầm lỗi trong quá khứ dể lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa Giêsu. Nhờ sức mạnh của Lời Chúa, qua Mình và Máu Thánh Chúa Kitô Phục Sinh, chúng ta lại thưa "vâng" lần nữa để theo Chúa Giêsu và trở nên môn đệ của Ngài. Dựa vào hình ảnh của bài đọc hôm nay chúng ta sẽ theo Chúa Giêsu đến những nơi đánh bắt cá như Ngài đã chọn cho chúng ta, và vì từ Thánh danh của Ngài chúng ta thả lưới.

Thật khó lòng mừng rở trong mùa Phục Sinh vì có biết bao nhiêu chuyện khủng bố và giết người hàng loạt. Thật là điên cuồng. Dù vậy, chúng ta mừng Chúa Phục Sinh, Đấng đã cho chúng ta biết là Ngài đã đi trên đường đời với chúng ta, đã đối đầu với bao nguy hiểm và đã chịu chết. Sự Phục Sinh của Ngài bảo đảm với chúng ta rằng sự sống có thể vượt qua cỏi chết, và điều tốt nhất là có thể vượt qua sự dữ. Nó dường như không phải là cách đang xãy ra trong những ngày này. Sự sợ sệt và báo thù đang đánh lạc hướng chúng ta khiến chúng ta thờ ơ, và những kẻ làm chính trị quá khích đã khuyến khích “đánh bom tự sát” kêu gọi chủ nghĩa cực đoan cá nhân đã bị những người có lý tưởng dè chừng.

Sau chuyện khủng bố xãy ra ở Bruxelles, Bỉ, có sự phản ứng mạnh mẻ đòi hỏi sự hy sinh bản thân để thông cảm và giúp nâng đở dân chúng là nạn nhân của bạo lực. Như, trong thời gian vừa qua, chúng ta đã trở lại như trước khi có khủng bố, và sống cuộc đời bình thản và luôn bận tâm với công việc hằng ngày.

Và đó cũng là việc các môn đệ làm trước khi câu chuyện xãy ra. Phêrô và các môn đệ sẵn sàng vượt qua sự kiện bi thảm của những ngày đã qua và họ trở về nhà làm những việc mà họ đã làm trước khi gặp Chúa Giêsu. Nhưng, Chúa Giêsu không để các ông làm như vậy. Ngài đến bờ hồ để gặp các ông. Họ để ý đến Chúa Giêsu, và Ngài làm như lúc Ngài vừa gọi họ là giúp họ lưới thật nhiều cá. Ngài soạn bửa ăn sáng cho họ và mời họ đến ăn "Anh em đến mà ăn". Chuyện này nhắc lại bí tích Thánh Thể, là bửa ăn cho các môn đệ một bửa sáng ngày mới.

Rồi Chúa Giêsu hỏi ông Phêrô "Anh có mến Thầy không?". Phêrô trả lời "Thưa Thầy có". Chúa Giêsu bảo ông ta chăm sóc dân của Ngài, chiên con và chiên lớn. Có thể chúng ta muốn rút lui như các môn đệ đã làm, tránh khỏi những khó khăn cuộc đời và tìm nơi an toàn trong gia đình, bạn bè và người thân quen. Nhưng, Chúa Giêsu không để chúng ta làm như vậy. Ngài tìm đến chúng ta, mời gọi chúng ta tỏ lòng yêu mến Ngài bằng cách lo lắng cho người yếu hèn, người xa lạ, và người bị ruồng bỏ. Ngài nói lại lần nữa với chúng ta như những lời Ngài đã nói với ông Phêrô và các môn đệ "Hãy chăn dắt chiên của Thầy".

Câu hỏi cho chúng ta là: Ai là chiên mà Chúa Giêsu gởi đến cho chúng ta chăn dắt? Có thể, những người đó không ở xa chúng ta, họ có thể ỏ̉ phòng bên cạnh nỏi trủỏ̀ng học, nỏi sỏ̉ làm, ỏ̉ bên kia lề đủỏ̀ng hay ỏ̉ bên kia thành phố. Lỏ̀i kinh nguyện chúng ta dâng trong bí tích Th́ánh Thể hôm nay có thể là: "Lạy Chúa, này con đây. Con sẳn sàng vâng theo Thánh ý Ngài". Rồi chúng ta lặng nghe lỏ̀i Chúa đáp lại và chúng ta sẽ đi đến nỏi mà Chúa sẽ gỏ̉i chiên của Ngài để chăn dắt.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



3rd SUNDAY OF EASTER-C
Acts 5: 27-32, 40-41; Psalm 30; Revelation 5: 11-14; John 21: 1-19

I want to pay tribute to a recently deceased man. I didn’t know him well, he was an inmate at the Federal Prison outside Fort Worth, Texas. On Holy Thursday two of us Dominicans went to the prison to celebrate the evening Mass of the Lord’s Supper. As we approached the prison we saw the flashing lights of a fire engine, ambulance and police car. We were told an inmate collapsed and, since he was Catholic, we were asked if we would say a prayer for him when they brought him out. After a 20-minute wait they brought a man out on a gurney surrounded by emergency medics frantically working to revive him. I’ll call him "Peter" (in light of today’s gospel story). We said a prayer for Peter as we rushed alongside the gurney towards the waiting ambulance. Then they took Peter away. The medics said he was probably already dead, but they had to try to revive him anyway – "just in case."

The risen Jesus told Peter, "When you grow old, you will stretch out your hands and someone else will dress you and lead you where you do not want to go." St. John says that Jesus "said this to signify by what kind of death he would glorify God."

I hope I am not stretching this too much, but what Jesus said to Peter was also true, though in a different way, for Peter the inmate. His hands weren’t bound as the apostle’s hands were because he professed being a Christian. Not at first. This Peter was bound with handcuffs, judged and sentenced to the Federal prison, presumably for a crime he committed. (There have been enough stories recently of unjustly convicted people who spent decades in prison. But that’s another story.)

The man we came to know must have changed after he was taken to prison. He was always at Mass and, I’m told, frequently received the Sacrament of Reconciliation. He also sang in the tiny choir, always sitting at the end of the row next to a long, flowing banner of the Virgin and Child. As another inmate said, "Peter always sat next to Jesus and Mary at Mass."

We don’t know much about the apostle Peter’s background. We know he fished and had a family. He also deserted Jesus at a critical time. We don’t know what the inmate Peter’s background was either. I’m told he was a professional man who spoke a couple languages. But despite their sins and faults, both Peters were led to new life through their faith in Jesus.

Peter the apostle accepted Jesus’s invitation to leave all and follow him. He did that for a while but, just when Jesus needed him the most, he denied him. Still, in today’s post-resurrection scene, Jesus extended forgiveness to Peter for his triple denial by giving him a triple chance to recommit, to start again. "Follow me."

Peter, the inmate, after entering prison also heard the risen Christ offer forgiveness and a renewed invitation, "Follow me." Judging from the reaction of the other inmates to his death, Peter had accepted Jesus’ forgiveness and the offer to start again which he did, in of all places, a federal prison!

All of us fit somewhere between the faith experiences of the two Peters. We weren’t with Jesus’ original followers and most of us are not trying to be good Christians in prison. Still, we learn from our two witnesses today not to be defeated by our past offenses and mistakes and to receive the forgiveness Jesus offers us again at this Eucharist. Then we hear Jesus re-issuing his invitation to us, "Follow me." Strengthened by God’s Word and the body and blood of the risen Christ, we say our "Yes" again to following the Lord and being his disciples. Using the metaphor of today’s reading; we will follow him to the fishing places he has chosen for us where, in his name, we will cast our nets.

It is hard to celebrate the joy of this season punctuated as it is by terrorist attacks and mass killings. What craziness! Still, we celebrate the resurrection of the One who affirms for us that our God has walked our streets, confronted our dangers and suffered our deaths. His resurrection assures us that life can come out of death and good can overcome evil. It doesn’t seem that way these days. Fear and retaliation distract us and those running for political office encourage "carpet bombings," cordoning off segments of our population, political fundamentalism and appeals to extreme individualism – we are harangued by unyielding ideologues.

After a tragedy, such as the one in Brussels, there is a strong response of self-sacrifice and compassion to aid victims and the surrounding population affected by the violence. But with the passage of time we go back to where we were before the crisis, preoccupied by our lives and our immediate concerns.

That’s what the disciples did at the beginning of our story. Peter and the others were ready to put the tragic events of the past days behind them and return home to what they did before they met Jesus. But Jesus won’t let go of them. He comes to the shore fishing for them. He gets their attention, as he did when he first called them, with a large catch of fish. He prepares breakfast for them and invites them to eat, "Come, have breakfast." It is reminiscent of the Eucharist, a meal for his disciples at the break of a new day.

Then Jesus asks Peter, "Do you love me?" Peter answers, "Yes." Jesus tells him to care for his people, his lambs and sheep. Maybe we are tempted to withdraw, as the disciples did, from the harshness of our world and find a safe enclave among family, friends and familiars. But Jesus won’t let us. He comes looking for us, asking us to show our love for him by caring for the vulnerable, forgotten and outcast. He says again to us what he said to Peter and the disciples, "Feed my sheep."

The question for us is: Who are the sheep Jesus is sending us to feed and care for? They might not be very far away, in the next room, at school, work, across the street, or the other side of town. Our prayer response at this Eucharist could be, "Here I am the Lord, ready to do your will." Then, we listen to his response and go where he is sending us to feed his sheep.
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 3 Sau Phục Sinh C - 10.4.2016
Lm Francis Lý văn Ca
15:28 07/04/2016
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Bài Tin Mừng hôm nay đề cập đến hai nhân vật quan trọng, đó là Đức Kitô và Thánh Phêrô. Đây là lần thứ ba Chúa hiện ra với các tông đồ sau khi từ cõi chết sống lại. Qua câu chuyện Chúa hỏi Phêrô tới ba lần: "Con có yêu mến Thầy hơn những người nầy không?" đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của ông sau nầy mà Chúa sắp trao phó: Thủ Lãnh Giáo Hội trần gian.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Chúa đã thiết lập trên nền đá Phêrô, vâng phục Đức Thánh Cha, Đấng đại diện Chúa Kitô ở trần gian và những Đấng thay mặt Đức Thánh Cha dìu dắt con thuyền Giáo Hội.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Nơi nào có sự bắt bớ, cấm cách, nơi đó số người tin đạo sẽ gia tăng. Điều nầy nói lên ơn Chúa trợ lực, tác động nơi các tông đồ khi các ngài thực thi sứ mệnh làm chứng tá cho Chúa.

TRƯỚC BÀI II:
Sách Khải Huyền trình bày cho chúng ta Con Chiên bị sát tế - đó là hình ảnh của Đức Kitô - được Thiên Chúa Cha trao ban uy quyền, dũng lực và sự khôn ngoan để cai trị mọi loài trên trời dưới đất.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Chúa Giêsu đã trắc nghiệm Phêrô tới ba lần trước khi trao phó trách nhiệm lãnh đạo Giáo Hội sơ khai. Đó là thay mặt các tông đồ điều khiển con thuyền Giáo Hội.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hợp nhau đây để cử hành mầu nhiệm Thánh Thể - Bữa Ăn Thánh - Như Chúa Giêsu đã hiện diện với các tông đồ để chia sẻ sự lao nhọc với các ông trong nghề nghiệp, chúng ta dâng lên Ngài những lời cầu xin cho thế giới, tha nhân và cả chúng ta nữa.

1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Đấng kế vị thánh Phêrô, được hồn an xác mạnh. Các phẩm trật trong Giáo Hội được ơn khôn ngoan của Thánh Thần, để hướng dẫn, dạy dỗ và cai trị Giáo Hội khắp nơi trên hoàn cầu. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho những quốc gia đang bị bách hại vì đức tin: luôn vững tin vào Chúa. Với ơn Chúa ban, họ sẽ là những chứng nhân kiên cường. Xin Chúa gìn giữ con thuyền Giáo Hội Việt Nam lướt qua sóng gió vô thần. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho các linh mục của Chúa là những đấng được Thánh Phêrô, qua Giáo Hội, sai đến phục vụ đàn chiên trong các giáo xứ, cộng đoàn, đuợc sự nâng đỡ của Đoàn Chiên mà các ngài đang coi sóc. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho mỗi người tín hữu luôn biết nâng đỡ hàng Giáo Sĩ để qua những hy sinh phục vụ, các ngài cảm thấy yên vui và phấn khởi trong chức vụ linh mục giữa anh chị em. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho những linh hồn đã yên nghỉ…

* Chúng ta xin dâng 1 phút mặc niệm để nhớ đến họ… * Xin dành một ít giây thinh lặng trước khi đọc câu sau đây như thường lệ.

Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Mượn lại lời thánh Phêrô, chúng con thưa cùng Chúa: "Lạy Thầy, Thầy biết tất cả: Thầy biết rằng con mến Thầy". Xin Chúa gìn giữ chúng con trong tình yêu ấy. Với ơn Chúa, chúng con sẽ thể hiện tình yêu ấy giữa anh chị em. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:51 07/04/2016
26. MỘT NGỌN NÚI HAI CON CHÓ.
Tống Ngôn nguyên gọi là Tống Nhạc﹝嶽﹞ (1) , anh ta đã tham gia qua mười lần thi cử khoa bảng mà vẫn không trúng tuyển, năm thứ mười một đời Đường Thái Tông, họ Tống lại chuẩn bị tham gia thi cử.
Một ngày nọ khi anh ta ngủ trưa thì nằm mộng, đột nhiên thấy có người đến báo: “Tống thứ lang tú tài, nếu trên đầu mang ngọn núi, thì không cách gì thành danh, chỉ có bỏ đi ngọn núi thì mới có thể tự mình thăng đạt.”
Sau khi tỉnh dậy, họ Tống bèn theo y lời báo trong mộng mà xóa đi chữ núi﹝山, nhưng nhìn phải nhìn trái thấy chỉ trong một chữ mà có hai con chó﹝犭﹞ (2) thế là anh ta lại xóa đi hai con chó﹝犬﹞thành chữ ngôn﹝言 ), và đổi tên là Ngôn.
(Vân Khê hữu nghị)

Suy tư 26:
Đi học, dù học phổ thông, học đại học, học võ nghệ, học nhạc, học buôn bán.v.v... hoặc học bất kỳ cái gì, thì cũng đòi buộc chúng ta phải nhớ phải học thuộc lòng những bài mình đã học.
Những công thức toán học rắc rối nếu không học thuộc lòng, anh sẽ không làm bài được; những nguyên tắc làm thơ phú căn bản, nếu anh không thuộc lòng, thì vần thơ của anh sai điệu; những bài quyền, bài thảo trong võ thuật, nếu anh không luyện tập tinh thục thì anh không thể nào sử dụng khi lâm trận.v.v...cho nên, trước hết là phải thuộc lòng, nhớ như in trong đầu óc, tiếp đến là suy tư những điều mình đã thuộc đã nhớ và sau cùng là thực hành.
Trong việc học hỏi Lời Chúa cũng thế, ngoại trừ những người được ơn lạ cách đặc biệt, ngoài ra không ai tự nhiên mà thông hiểu Lời Chúa nếu không được học hỏi, nghĩa là phải nhớ thuộc lòng nằm trong đầu, suy tư và cầu nguyện, rồi đem ra thực hành trong cuộc sống. Đức Mẹ Ma-ri-a cũng như thế, Mẹ nghe Lời Chúa và ghi sâu trong lòng rồi đem thực hành.
Anh không thể suy tư và chia sẻ Lời Chúa cho mọi người nếu trong đầu óc anh không có một câu Lời Chúa nào; hoặc anh có thể thuộc làu làu quyển sách giáo lý do nhà xuất bản Tân Định ấn hành, nhưng nếu anh không suy tư, chia sẻ, thực hành thì không ai nói anh là mẫu người Công Giáo lý tưởng.

(1) 嶽 đọc là “yuè” nghĩa là nhạc. 山đọc là “shan” nghĩa là núi. 犭 và 犬 đọc là “quàn” nghĩa là khuyển (chó). 言 đọc là “yán” nghĩa là ngôn.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 07/04/2016

18. Trong các nhân đức thì đức khiết tịnh (tâm khiết tịnh) là có địa vị quang vinh và đặc biệt, bởi vì chỉ có nó mới làm cho con người thấy được Đức Chúa Giê-su; tức là như lời chân lý đã nói: Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thái độ đúng đắn trong việc chào đón tông huấn Amoris Laetitia
Vũ Văn An
01:33 07/04/2016
Trong mấy ngày qua, hai phe bảo thủ và cấp tiến trong Giáo Hội Công Giáo liên tiếp đưa ra nhiều “mong ước” đối với tông huấn Amoris Laetitia sắp được công bố vào ngày 8 tháng Tư này về chủ đề gia đình, dựa vào kết quả của hai thượng hội đồng năm 2014 và 2015.

Nhưng ít ai chịu lưu ý tới tài liệu và thư hướng dẫn đọc tông huấn trên của Văn Phòng Thượng Hội Đồng. Tài liệu và thư hướng dẫn này nhấn mạnh rằng Amoris Laetitia “trước nhất và trên hết là một văn kiện mục vụ” và là “lời mời gọi đối thoại”.

Tài liệu trên, do tờ National Catholic Reporter đưa tin, nói rằng “nói về gia đình và ngỏ lời với các gia đình, thách đố không phải là thay đổi tín lý mà là hội nhập văn hóa các nguyên tắc tổng quát cách nào đó để chúng được hiểu biết và đem ra thực hành”.

Nhân nói tới đối thoại, tài liệu nhấn mạnh rằng “viễn kiến của Đức Giáo Hoàng về xã hội có tính bao gồm. Việc bao gồm này liên quan tới cố gắng nhằm chấp nhận tính đa dạng, đối thoại với những người suy nghĩ khác (với ta), khuyến khích việc tham gia của những người có những khả năng khác”.

Tài liệu trên được gửi cho các vị giám mục cùng với các bản tóm lược các buổi yết kiến vào ngày thứ Tư gần đây về gia đình của Đức Phanxicô, và Thần Học Thân Xác của Đức Gioan Phaolô II; các tài liệu này được mô tả như “nguồn quan trọng” của Amoris Laetitia.

Joshua J. McElwee, khi đưa tin này, cho biết theo tài liệu trên, Đức Giáo Hoàng muốn Giáo Hội chấp nhận một chủ trương bao gồm mới đối với xã hội và phải làm sao để các tín lý “phục vụ sứ mệnh mục vụ” của mình. Ngài “khuyến khích không những một cuộc ‘canh tân’ mà còn hơn nữa, phải là một cuộc ‘hoán cải ngôn từ’ chân thực nữa”.

Tài liệu trên viết rằng “Tin Mừng không nên chỉ có tính lý thuyết, nó không được xa rời khỏi đời thực của người ta… Ngôn từ của chúng ta phải khích lệ và làm an tâm mọi bước đi tích cực của mọi gia đình chân chính”.

Tài liệu nói thêm rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “muốn phát biểu bằng một ngôn từ thực sự tới tai người đọc, và điều này ngụ ý biện phân và đối thoại”. Về biện phân, tài liệu cho rằng phải “tránh việc coi các chân lý và quyết định là việc đương nhiên; nó buộc ta phải khảo sát và chấp nhận có ý thức các công thức của ta về chân lý và các quyết định ta đã chọn”.

Tài liệu viết tiếp: “Giống các vị tiền nhiệm của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu cầu rằng là các mục tử, chúng ta phải biện phân giữa nhiều tình huống khác nhau mà các tín hữu và mọi người, mọi gia đình, mọi cá nhân từng trải nghiệm”.

"Biện phân… khích lệ ta phát triển từ tốt tới tốt hơn. Theo Thánh Inhaxiô thành Loyola, một trong các đặc điểm của biện phân là nhấn mạnh không những việc phải tính tới sự thật khách quan, mà cả việc phát biểu sự thật này bằng một tinh thần tốt lành, biết xây dựng”.

“Biện phân là cuộc đối thoại của các vị chăn chiên với Đấng Chăn Chiên Lành để luôn đi tìm phần rỗi các con chiên”.

Về đối thoại, tài liệu hướng dẫn cho rằng đối thoại “nghĩa là ta không nên… coi những điều ta suy nghĩ là đương nhiên, cả những điều người khác suy nghĩ cũng thế”.

Tài liệu cùng ngụ ý cho rằng tông huấn muốn nại tới 2 lạc giáo ngày xưa để phê phán những người sợ đối thoại. Tài liệu viết “Đức Phanxicô cho chúng ta thấy 2 loại người không thể đối thoại vì họ đều co rút hay co cụm vào chính họ. Một số người giản lược con người của họ vào điều họ biết hay cảm nhận mà thôi (ngài gọi họ là ‘ngộ đạo’); một số khác giản lược con người của họ vào các điểm mạnh của họ mà thôi (ngài gọi họ là ‘tân Pêlagiô’ = tự sức mình, không cần Thiên Chúa)”.

Nhưng “đối với văn hóa đối thoại, việc bao gồm mọi người là điều chủ yếu… Đức Giáo Hoàng gợi ý rằng ta nên minh nhiên hiện hữu trong cách thế hiểu Giáo Hội như thế này: như dân trung thành của Thiên Chúa”, một dân biết chấp nhận sự đa dạng, đối thoại và khuyến khích sự tham dự của những người khác với ta.

Tuy nhiên, tài liệu cũng có đoạn nhấn mạnh rằng “không nên giải thích ưu tư mục vụ như là chống đối luật lệ và việc chăm sóc mục vụ. Vì sự thật không hề trừu tượng; nó tự hoà nhập vào cuộc hành trình nhân bản và Kitô giáo của từng tín hữu”.

Tài liệu cho hay: “Chăm sóc mục vụ cũng không phải chỉ là việc áp dụng thần học thuần ngẫu nhiên thực tiễn. Ta không hề có ý định gồm tóm chăm sóc mục vụ vào tín lý mà thôi, nhưng duy trì ấn tích mục vụ nguyên thủy và cấu thành của tín lý”.

Tài liệu kết luận như sau: “ngôn từ của lòng thương xót là hiện thân của sự thật ở trong đời. Do đó, quan tâm của Đức Giáo Hoàng là tái cảnh huống hóa (re-contextualize) tín lý để phục vụ sứ mệnh mục vụ của Giáo Hội”.

Theo tài liệu này, “tín lý nên được giải thích trong tương quan với trọng điểm của sơ truyền (kerygma) Kitô Giáo và dưới ánh sáng của cảnh huống mục vụ nơi nó được áp dụng”. Vì dù gì, nguyên tắc của Bộ Giáo Luật vẫn có giá trị: “Phần rỗi các linh hồn, điều luôn là luật tối cao của Giáo Hội, phải được để trước mắt ta”.

Quan điểm của hai vị giáo phẩm Hoa Kỳ

Cũng trong mấy ngày qua, hai vị giáo phẩm cao cấp nhất của Giáo Hội Hoa Kỳ đã lên tiếng, giúp ta hiểu rõ hơn những điều vừa trình bầy ở phía trên.

Vị đầu tiên là Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York. Tại Rôma gặp gỡ nhiều giới chức Tòa Thánh trước khi lên đường tới vùng người Kurd ở Iraq để bầy tỏ tình liên đới với các Kitô hữu bị bách hại ở đấy, Đức Hồng Y Dolan đã dành cho tạp chí Crux một cuộc phỏng vấn.

Trả lời câu nhận định cho rằng bất luận Đức Phanxicô nói gì trong Amoris Laetitia, nhiều người cũng sẽ không hài lòng, Đức Hồng Y Dolan trả lời rằng: thì ngay từ thuở đầu, đã có người không hài lòng với giáo huấn của Chúa Giêsu rồi. Sau đó, với Giáo Hội cũng vậy. Luôn có những cách nhìn sự vật khác nhau, những cách giải thích sự vật khác nhau. Bất chấp những điều này, “trong sứ điệp của Chúa Giêsu, vốn có sự rõ ràng và chính xác mà ta không được phá rối, và tôi không muốn phá rối, và tôi tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn phá rối. Sứ điệp tôi hy vọng sắp xuất hiện một cách trong trẻo trong tông huấn… là: một lần nữa, Giáo Hội, dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, sẽ thành thực cố gắng trung thành với giáo huấn vượt thời gian của Chúa Giêsu, nhưng biết áp dụng giáo huấn này một cách đầy thương xót, hiểu biết, nhân hậu".

“Điều ấy không mới mẻ gì, vì tôi hy vọng ta vẫn đang cố làm điều ấy từ lâu. Tôi nghĩ hiện có chút kịch tính hơn trước, và được nhiều người chú ý tới nó hơn, vì nhân cách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã làm cho sự nhậy cảm mục vụ ấy thành tiêu điểm suốt ba năm qua".

“Tôi nghĩ điều bạn sắp sửa thấy sẽ là một phương thức Công Giáo cổ điển, minh bạch bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội nhưng vẫn kêu gọi những phương cách sáng tạo để đem lòng thương xót của Thiên Chúa tới người ta”.

Theo Đức Hồng Y Dolan, thái độ đúng đắn nhất là khiêm nhường chăm chú (humble attentiveness): đọc, nghiên cứu, xem kỹ Đức Giáo Hoàng muốn nói gì, chứ không chỉ các tít lớn, những câu vừa lòng truyền thông (sounbites), dù là truyền thông đứng đắn như Crux!

Đạo Công Giáo, theo Đức Hồng Y, chỉ biến mạng (evolution) chứ không cách mạng. Giáo Hội không thay đổi để làm vừa lòng con người hiện nay. Nhưng nếu Tông Huấn, dựa vào tòa trong, cho phép người Công Giáo ly dị tái hôn rước lễ thì sao? Đức Hồng Y Dolan cho biết: ngài không dành nhiều thì giờ cho điều này. Thứ nhất, vì ngài nghĩ nó sẽ không diễn ra. Thứ hai, thực ra nó đã diễn ra bằng nhiều cách rồi.
Dĩ nhiên, vốn có một phương thức bảo thủ đối với giải pháp toà trong được các giáo luật gia và thần học gia bênh vực. Như Thánh Anphongsô Đệ Liguori chẳng hạn. Người ta chỉ sợ sự việc trở nên quá lỏng lẻo thôi.

Điều cũng khiến Đức Hồng Y Dolan quan tâm là giải pháp toà trong, dù rất quan trọng, nhưng đừng che khuất sự thật này: sứ mệnh chính và khẩn trương của Giáo Hội hiện nay là đề cao vẻ đẹp và cao quí của bí tích hôn nhân và đời sống gia đình, chứ không phải ly dị. Dù gì, những người Công Giáo ly dị tái hôn mà còn đi nhà thờ chỉ là số rất nhỏ.

Vị giáo phẩm cao cấp thứ hai của Hoa Kỳ là Đức Hồng Y Donald Wuerl của Washington D.C. Trong dịp tới thăm Học Viện Bắc Mỹ ở Rôma, ngài cũng đã lên tiếng với cùng một quan điểm như Đức Hồng Y Dolan. Vì dù Tông Huấn có cho phép người Công Giáo ly dị tái hôn rước lễ, dựa vào tòa trong, thì đây cũng không phải là cách mạng mục vụ gì. Vì thực ra, việc này đã được nhiều vị giải tội thực hiện rồi.

Về tín lý, Đức Hồng Y Wuerl cũng cho rằng “Tại tâm điểm giáo huấn của chúng ta là mạc khải của Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội cố gằng duy trì và bảo vệ mạc khải ấy bằng tín lý của mình. Nhưng tín lý cần được làm cho sống động, và việc này, đối với cộng đồng, mang hình thức giáo luật, còn đối với các cá nhân, nó mang hình thức thực hành mục vụ".

“Tôi nghĩ chúng ta sắp được thấy một việc làm tươi mát lại các đường hướng trên. Chúng ta biết giáo huấn là gì rồi, nhưng trong cả hai thượng hội đồng, ta luôn nghe nói rằng giáo huấn không y hệt như thực hành mục vụ. Tôi nghĩ chúng ta sắp được thấy điều đó trong văn kiện này…”

Theo Đức Hồng Y Wuerl, việc sử dụng tòa trong không hề là tiêu hôn trong tòa giải tội, cũng không phải là án vô hiệu, mà chỉ là gặp gỡ người ta một cách có ý thức tại nơi họ thấy họ hiện diện. Đây là thực hành mục vụ, một việc vốn đã có từ thuở đầu của Giáo Hội.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm Hy Lạp vào tuần tới
Đặng Tự Do
19:10 07/04/2016
Chiều ngày thứ Năm 7 tháng Tư, Phòng Báo Chí Tòa Thánh chính thức xác nhận với các ký giả rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm hòn đảo Lesbos của Hy Lạp vào ngày 16 tháng 4 để gióng lên trước thế giới tình cảnh bi đát của những người di cư, và tị nạn.

Đức Giáo Hoàng đã nhận lời mời tham gia với Đức Thượng Phụ Chính thống Bartholomew I của Constantinople và Đức Tổng Giám Mục Ieronymos của Athens. Các vị sẽ cùng đến Lesbos để bày tỏ sự hỗ trợ cho những người tị nạn đang phải đối mặt với viễn cảnh bị trục xuất trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nói rằng cử chỉ đại kết này thể hiện “tình liên đới Kitô giáo và sự gần gũi với những người tị nạn, và người di dân trước những thách đố chông gai mà họ phải đối diện”

Tưởng củng nên nhắc lại, bất chấp những lời kêu gọi của Đức Thánh Cha và những người tranh đấu cho quyền tị nạn tại Âu Châu, sáng thứ Hai 4 tháng 4, một chiếc thuyền đã xuất hiện trên đường chân trời ở Thổ Nhĩ Kỳ từ hòn đảo Lesbos của Hy Lạp. Trên tàu là nhóm đầu tiên những người di cư và tị nạn bị trả lại theo một sau thỏa thuận của Liên Hiệp Âu Châu bắt đầu có hiệu quả từ thứ Hai 4 Tháng 4.

Khoảng 130 người nhập cư bị tống lên xe bus tại Hy Lạp vào lúc tảng sáng, nơi họ bị đưa lên hai con tàu để buộc quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo kế hoạch, Ankara sẽ nhận lại tất cả những người di cư và tị nạn, trong đó có cả người Syria, đã vào Hy Lạp trái phép sau ngày 20 tháng 3. Những người di cư bị trục xuất hôm thứ Hai chủ yếu đến từ Bangladesh và Pakistan, và chưa kịp nộp đơn xin tị nạn.

Ewa Moncure là người phát ngôn cho cơ quan biên giới Liên Hiệp Âu Châu gọi tắt là Frontex nói: “Các thủ tục đã diễn ra rất thanh thản, không có xô xát, mọi thứ đều rất có trật tự. Những người di cư đã được đưa lên xe buýt, và được đưa đến các bến cảng.”

Đáp lại việc Thổ Nhĩ Kỳ nhận lại những người di cư và tị nạn, Liên Hiệp Âu Châu sẽ thưởng cho Thổ Nhĩ Kỳ 3.6 tỷ Mỹ Kim, và cho phép công dân Thổ Nhĩ Kỳ được miễn thị thực nhập cảnh khi du lịch Âu Châu, và hứa sẽ nhận hàng ngàn người Syria vào Liên Hiệp Âu Châu.

Làn sóng không kiểm soát được những người chạy trốn chiến tranh đã mang vào Âu Châu hơn một triệu người qua ngã Hy Lạp vào năm 2015.

Tuy nhiên, thành công của kế hoạch trục xuất này vẫn bấp bênh như thường. Ngay khi những người bị trục xuất đầu tiên bị đưa lên tàu quay lại Thổ Nhĩ Kỳ, hôm thứ Hai 4/4, lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang vất vả ngăn chặn hàng trăm người đang cố gắng để vượt biển sang Lesbos.
 
Đức Thánh Cha viết lời tựa cho cuốn sách viết về các tu sĩ dòng Trappist bị giết tại Algeria
Đặng Tự Do
19:38 07/04/2016
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết lời tựa cho một cuốn sách bằng tiếng Pháp viết về bảy tu sĩ dòng Trappist tại Tibhirine, Algeria, là những vị đã bị bắt cóc và giết hại năm 1996.

"Hai mươi năm sau cái chết của họ, chúng ta được mời gọi là dấu chỉ của sự đơn sơ và lòng thương xót trong thời đại chúng ta, trong việc thực hành hàng ngày việc cho đi chính mình, theo gương Chúa Kitô," Đức Giáo Hoàng đã viết như trên trong lời nói đầu cuốn sách có tựa đề: Tibhirine: L'heritage; nghĩa là Di sản Tibhirine, vừa được ra mắt công chúng hôm 6 tháng Tư."

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngoài lòng thương xót, “sẽ không có cách nào khác để chống lại cái ác đã dệt thành một mạng nhện trong thế giới của chúng ta."
 
Tin tức liên tôn đại kết
Vũ Văn An
21:54 07/04/2016
Các vấn đề liên tôn đại kết, từ Công Đồng Vatican II, đã rất được lưu ý trong Giáo Hội Công Giáo. Đặc biệt dưới thời Đức Phanxicô, chúng đã nhận được rất nhiều thúc đẩy tích cực. Trong tuần này, có hai biến cố đáng lưu ý về hai phương diện này, đó là phiên họp thứ 23 của Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo-Do Thái Quốc tế (ILC) tại Warsaw từ ngày 4 tới ngày 7 tháng Tư này và Đại Biểu Quốc Tế Giám Lý (Methodist) tới yết kiến Đức Phanxicô tại Rôma ngày 7 tháng Tư.

Phiên họp lần thứ 23 của ILC, với chủ đề “ ‘Người khác’ trong Truyền Thống Do Thái và Công Giáo: Người Tỵ Nạn trong Thế Giới Ngày Nay”, được đặt dưới sự đồng chủ tọa của Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ Tịch Ủy Ban Liên Lạc Tôn Giáo với Người Do Thái của Tòa Thánh, và Ông Martin Budd, Chủ Tịch Ủy Ban Do Thái Quốc Tế Tham Khảo Liên Tôn, với sự tham dự của các đại diện Do Thái và Công Giáo năm châu. ILC được thành lập năm 1971 để đánh dấu việc thiết lập các mối liên hệ chính thức giữa Tòa Thánh và Cộng Đồng Do Thái thế giới.

Đại kết "người khác"

Theo bản tuyên bố chung kết thúc phiên họp, Đức Hồng Y Koch nhấn mạnh rằng trong các năm qua, một trong các kết quả rất đáng hoan nghinh của ILC là việc khai triển các tình bằng hữu đích thực giữa các người tham dự và cảm thức hợp tác song đôi chân chính giữa các cộng đồng được họ đại diện. Ông Budd thì làm nổi bật tầm quan trọng có tính biểu tượng của phiên họp tại Warsaw này, nơi có bề dài lịch sử và vào dịp kỷ niệm 50 năm tuyên ngôn Nostra Aetate, đồng thời là thời điểm có nhiều thách thức luân lý cho những người có đức tin.

Về chủ đề của phiên họp, tuyên bố chung cho hay phiên họp đã bắt đầu với việc phân tích sâu rộng các truyền thống và nguồn Do Thái và Công Giáo đã coi “người khác” ra sao. Mỗi học giả đều thừa nhận sự căng thẳng biện chứng nội tại giữa thể đặc thù và thể phổ quát trong mỗi truyền thống, và nhấn mạnh tới tầm quan trọng và toàn vẹn tính luân lý của việc chấp nhận “người khác” như là thành tố chủ yếu của việc mỗi truyền thống tự hiểu biết chính mình. Các trình bầy và thảo luận sau đó đã làm nổi bật điều này: các Thánh Kinh liên hệ đã cung cấp cho ta một khuôn khổ để nói tới các vấn đề xã hội cấp bách như các cuộc khủng hoảng tỵ nạn hiện nay. Đứng trước các mệnh lệnh tôn giáo của Kitô hữu và của người Do Thái Giáo, phiên họp đã lượng giá cuộc khủng hoảng tỵ nạn hiện đang làm ngột ngạt phần lớn Âu Châu, nhìn nhận sự căng thẳng giữa các nghĩa vụ yêu thương người lạ cũng như phẩm giá của việc họ được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, và các lo lắng về an ninh và các lo sợ phải thay đổi.

Về phía hai cộng đồng, tuyên bố chung cho rằng tuy trong 50 năm qua, đã có sự cởi mở chưa từng có giữa hai cộng đồng tại nhiều nơi, kể cả trên bình diện quốc tế, nhưng trong mấy năm gần đây, đã xuất hiện nhiều vấn đề, tác động tới cả hai cộng đồng. Sau khi bàn tới việc phải khuyến khích nhau giúp đỡ người khác như thế nào, hai truyền thống đã phải lưu ý tới việc hiện chính mình đang rơi vào thế bị coi là “người khác”. Chủ nghĩa bài Do Thái trong cả ngôn từ lẫn hành động đã tái xuất hiện ở Âu Châu và nhiều nơi khác, và việc bách hại các Kitô hữu, nổi bật nhất tại Trung Đông và nhiều nơi ở Châu Phi, đã đạt tới những cấp độ chưa từng thấy xưa nay.

Các tham dự viên nhấn mạnh rằng chủ nghĩa bài Do Thái là điều có thật và mang nhiều hình thức. Nó là một nguy cơ không những đối với người Do Thái mà cả đối với các lý tưởng dân chủ. Các chương trình giáo dục cải tiến và tái sinh là điều cần thiết để đấu tranh chống lại chủ nghĩa này.

Các tham dự viên nhận định rằng việc bách hại các Kitô hữu đã gia tăng hàng năm giữa các năm 2012 và 2015. Họ nhìn nhận nghĩa vụ phải đánh thức lương tâm thế giới liên quan tới vấn đề này và thừa nhận trách nhiệm tinh thần trở thành tiếng nói cho người không có tiếng nói.

Các tham dự viên đã đi thăm trại tử thần Treblinka để tưởng niệm các nạn nhân của Shoah (Diệt Chủng) cũng như cơ sở xã hội Công Giáo và Bảo Tàng Viện Lịch Sử Người Do Thái ở Ba Lan để đề cao vai trò trọng yếu của các cộng đồng Công Giáo và Do Thái trong đời sống Ba Lan hiện nay. Phiên họp cũng cử hành kinh nghiệm của người Ba Lan trong giai đoạn chuyển tiếp từ chủ nghĩa cộng sản qua tự do nghiên cứu và phát biểu tôn giáo trong xã hội mới.

Để duy trì tầm ý nghĩa của ILC kể từ ngày thành lập cách nay 45 năm, các đại diện đã tái khẳng định sự cam kết sẽ tiếp tục cuộc đối thoại cởi mở và xây dựng, coi nó như mẫu mực cho việc hiểu biết liên tôn và liên văn hóa trên thế giới, đặc biệt hơn cả là với các nhà lãnh đạo tôn giáo của cộng đồng Hồi Giáo. Họ cũng nhắc lại sự cam kết hợp tác để giải quyết các nhu cầu cấp thiết của các cộng đồng của họ ở bất cứ nơi nào, và chuyển đạt các thông điệp siêu việt của họ tới một thế giới đang rất cần các khẳng định chân chính và biết quan tâm do hai truyền thống tôn giáo của họ nói lên.

Dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa

Như trên đã nói, ngày 7 tháng Tư, các thành viên của Hội Đồng Giám Lý Thế Giới, Hội Đồng Giám Lý Âu Châu và Giáo Hội Giám Lý Anh đã tới Rôma yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng đã ngỏ lời với Phái Đoàn.

Khởi đầu, Đức Phanxicô nhấn mạnh tới niềm tin chung rằng Chúa Giêsu là Chúa Tể và Thiên Chúa đã cho Người trỗi dậy từ cõi chết. “Đức tin lúc chịu Phép Rửa này đích thực biến chúng ta thành anh chị em với nhau”.

Ngài hoan nghinh việc Giáo Hội Giám Lý mở Văn Phòng Đại Kết tại Rôma, coi đây là dấu hiệu xích lại gần nhau hơn, cho thấy ước nguyện chung là vượt qua mọi trở ngại để hiệp thông trọn vẹn với nhau. “Xin Thiên Chúa chúc lành cho việc làm của văn phòng và biến nó thành một nơi người Công Giáo và người Giám Lý có thể gặp nhau và phát triển việc coi trọng đức tin của nhau, bất kể họ là các nhóm hành hương, các vị đang chuẩn bị thi hành thừa tác vụ, hay những người hướng dẫn các cộng đồng. Xin cho nó cũng trở thành một nơi sự tiến bộ từng đạt được nhờ cuộc đối thại thần học sẽ được biết đến, được cử hành và thăng tiến”.

Đức Phanxicô nói tiếp: gần 50 năm đã qua kể từ ngày ủy ban hỗn hợp Công Giáo Giám Lý được thành lập. Dù các dị biệt vẫn còn, chúng ta đã đối thoại với nhau dựa trên sự kính trọng và tình bằng hữu, những điều hiện đang phong phú hóa cả hai cộng đồng. “Văn kiện hiện đang được soạn thảo và nên được phát hành vào cuối năm nay, rõ ràng làm chứng cho điều ấy. Dựa trên việc (Giáo Hội) Giám Lý chấp nhận Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa, nó có chủ đề ‘Lời Kêu Gọi Nên Thánh’. Người Công Giáo và người Giám Lý có nhiều điều học hỏi lẫn nhau về việc phải hiểu và sống thực sự thánh thiện ra sao. Tất cả chúng ta đều phải làm những gì có thể làm để bảo đảm rằng các thành viên của cả hai cộng đồng gặp gỡ nhau thường xuyên, tiến tới chỗ biết nhau, và khích lệ nhau tìm kiếm Chúa và ơn thánh của Người. Khi ta đọc Sách Thánh, đọc một mình hay từng nhóm, nhưng luôn luôn đọc trong bầu khí cầu nguyện, ta đều mở lòng ta đón nhận tình yêu Chúa Cha, được ban bố nơi Con của Người và nơi Chúa Thánh Thần. Cho dù vẫn còn những dị biệt giữa các cộng đồng của chúng ta, những dị biệt này có thể và phải trở nên những thúc đẩy để suy tư và đối thoại”.

Đức Phanxicô cho hay: “John Wesley, trong Thư Gửi Một Người Công Giáo Rôma, viết rằng người Công Giáo và người Giám Lý được kêu gọi ‘giúp nhau trong bất cứ điều gì… dẫn tới Nước Trời’. Mong sao tuyên bố chung mới đã nói ở trên sẽ khuyến khích người Giám Lý và người Công Giáo giúp nhau trong đời sống cầu nguyện và sùng kính. Trong cùng lá thư này,Wesley cũng đã viết, ‘nếu chúng ta vẫn chưa có thể suy nghĩ giống nhau về mọi chuyện, thì ít nhất, chúng ta có thể yêu như nhau’. Quả thực chúng ta vẫn chưa suy nghĩ như nhau về mọi sự, và về các vấn đề liên quan tới các thừa tác vụ thụ phong và đạo đức học, nhiều việc vẫn còn phải làm. Tuy nhiên, không một khó khăn nào thuộc loại này tạo nên một trở ngại đến nỗi ngăn cản chúng ta yêu thương cùng một cách và cùng làm chứng chung cho thế giới. Đời sống thánh thiện của chúng ta phải luôn bao gồm việc phục vụ thế giới cách yêu thương; người Công Giáo và người Giám Lý cùng có bổn phận làm việc trong các cách thế khác nhau ngõ hầu làm chứng cụ thể cho tình yêu của Chúa Kitô. Khi chúng ta phục vụ những người thiếu thốn, sự hiệp thông của chúng ta trở nên lớn mạnh”.

Ngài kết luận: “trong thế giới ngày nay, một thế giới chịu nhiều sự ác, điều sinh tử hơn bao giờ hết là chúng ta, các Kitô hữu, được ánh sáng Phục Sinh linh hứng, chúng ta phải cùng làm chứng chung, trở nên dấu hiệu của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu đã chiến thắng trong sự phục sinh của Chúa Giêsu. Xin cho tình yêu này, qua việc phục vụ khiêm tốn và can đảm của chúng ta, cũng sẽ vươn tới tâm hồn và cuộc sống của nhiều anh chị em chúng ta đang mong chờ nó dù không biết gì tới nó. ‘Xin đội ơn Thiên Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta sự chiến thắng nhờ Chúa Giêu Kitô, Chúa chúng ta’ (1Cr 15:57)”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Acies tại giáo xứ Tây Ninh
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
08:27 07/04/2016
Đại Hội Acies tại giáo xứ Tây Ninh

Sáng thứ hai ngày 04/4/2016, tại Giáo xứ Tây Ninh đã tổ chức mừng kính lễ Truyền Tin và khai mạc Đại hội Acies Curia Tây Ninh. Tham dự đại hội lần này, Giáo xứ Tây Ninh đã chào đón hàng trăm hội viên Legio Mariae từ các giáo xứ trong hạt Tây Ninh quy tụ về.

Xem Hình

Từ ngoài cổng đi vào, những người về dự đại hội dễ dàng nhìn thấy những hàng chữ chào mừng đẹp và rõ ràng ở ngay tiền sảnh: “Anh Chị Em Legio Mariae Hân Hoan Chào Mừng Đại Hội”. Trong khuôn viên rộng lớn và xanh tươi của giáo xứ, các hội viên Legio tay bắt mặt mừng cười nói vui vẻ như những người đi xa lâu ngày gặp lại, như những người con có dịp qui tụ về dưới mái nhà thân yêu của mình.

Đúng 8g30, tất cả hội viên Lêgiô có mặt trong nhà thờ để bắt đầu khai mạc đại hội với phần lần hạt năm sự Vui. Sau đó, mọi người chào đón cha Linh giám Gioan Võ Hoàn Sinh, ngài cũng là chánh xứ Giáo xứ Tây Ninh. Trước khi giảng huấn, cha linh giám có lời chào thân thiện đến với tất cả các hội viên đang hiện diện trong ngôi thánh đường gần 100 năm tuổi, được xem là cổ nhất ở Tỉnh Tây Ninh. Qua lời của cha linh giám, mọi người hiểu thêm rằng: “Ngày lễ Acies là ngày lễ trọng tâm và đầy đủ ý nghĩa nhất của hội đoàn Lêgiô. Trong ngày lễ này không chỉ những thành viên hoạt động mà cả những thành viên tán trợ đều được mời gọi như một đoàn quân dàn trận dưới lá cờ của Đức Maria để sẵn sàng chiến đấu chống lại những tội lỗi làm mất đi ơn cứu rỗi của Thiên Chúa… Nhất là qua lời xin vâng của Mẹ Maria mà chúng ta thấy được lòng thương xót của Chúa rộng lớn biết bao”. Kết thúc huấn từ, cha linh giám cùng cha Stêphanô Nguyễn Văn Ri - Chánh xứ Giáo xứ Phước Điền, với các thành viên lập lại lời hứa dâng mình cho Đức Mẹ.

Đúng 10g00, Thánh lễ Truyền Tin được bắt đầu. Cùng đồng tế với cha linh giám Gioan Võ Hoàn Sinh có cha Stêphanô Nguyễn Văn Ri, cha Gioan Baotixita Bùi Ngọc Điệp - Chánh xứ Giáo xứ Thánh Linh. Tham dự Thánh lễ còn có các hội viên Lêgiô và giáo dân trong giáo xứ Tây Ninh.

Chia sẻ Tin Mừng, cha linh giám cho mọi người cảm nhận được lòng thương xót của Chúa và hình ảnh của Mẹ Maria. Ngày xưa, Mẹ đã cực khổ như thế nào, khốn khổ ra sao, nghèo hèn biết bao, nhưng Mẹ luôn nhận ra lòng thương xót của Chúa trong cuộc đời mình. Và kể từ khi “xin dâng”, Mẹ lại càng đau khổ hơn, nhất là chứng kiến cái chết tủi nhục của con mình trên thập giá.

Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Giacôbê Nguyễn Ngọc Chiếu - Trưởng Ban Chấp hành Hội đoàn Lêgiô Tây Ninh, đại diện cho các hội viên trong hội đoàn có lời tri ân đến cha linh giám, quý cha đồng tế, quý tu sỹ, quý ân nhân cùng quý cộng đoàn đã thương giúp đỡ và tạo điều kiện cho hội đoàn tổ chức thánh lễ thật trang trọng và sốt mến.

Bữa tiệc thân mật đã kết thúc chương trình Đại hội Acies và mừng lễ Truyền Tin năm nay. Mọi người chia tay ra về trong tình thân ái, yêu thương và hợp nhất.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc
 
Chút cảm nghiệm nhân cuộc tĩnh tâm linh mục tại Lý Sơn, Quảng Ngãi
LM. Giuse Trương Đình Hiền
12:12 07/04/2016
LẠI SANG BỜ BÊN KIA !

(Chút cảm nghiệm nhân cuộc tĩnh tâm linh mục tại Lý Sơn)

Nhớ câu chuyện ngày xưa: “Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng...” (Mt 14,22-33), anh em linh mục giáo hạt Quảng Ngãi cũng “bắt chước” lại “sang bờ bên kia” một chuyến, thay vì tập trung tại nhà thờ giáo hạt như thường lệ.

Xem Hình

“Bờ bên kia” hôm nay có xa lạ gì – giáo xứ Lý Sơn thuộc huyện đảo Lý Sơn Quảng Ngãi – một địa danh mấy năm gần đây đã trở thành điểm đến của nhiều khách du lịch.

Lý Sơn đó. Vẫn bến cảng tấp nập đông vui, vẫn những con đường lộng gió men theo bờ biển lởm chởm, nhấp nhô đá vôi, vẫn ngôi nhà thờ duyên dáng vút cao bên những ngọn dừa mà khuôn viên đang mặc chiếc áo xanh thơ mộng với những hàng cau, luống hoa đan xen những tượng đài thân thương tôn kính: Đồi Thánh giá, tượng đài Thánh Giuse, núi Chúa Giêsu Lòng Thương xót…

Cho dù năm nay Lý Sơn thất thu mùa tỏi nặng nề, việc đánh bắt cá xa bờ cũng như gần bờ càng trở nên khắc nghiệt…nhưng đâu đó vẫn khúc khích tiếng cười lạc quan vui sống và dạt dào ánh mắt hồn hậu thân quen, ít ra, đang hiện thực nơi cộng đoàn giáo dân tập họp bên các cha cùng hiệp dâng Thánh lễ trong không gian mát dịu của đêm vừa xuống.

Tĩnh tâm giữa cộng đoàn giáo xứ sao vui và ấm cúng. Bên nầy các cha đang hội thảo, sẻ chia, bên kia các anh chị Legio Mariae đang họp đội…và khi bình minh vừa lên, tất cả lại cùng nhau kinh nguyện, “nghe Lời và bẻ bánh”, để sau đó chung chia những tô bún giò, tách trà nóng, ly cà-phê…để lại lên đường “sang bờ bên kia” tiếp !

“Bờ bên kia” hôm nay chính là Đảo Bé, biệt danh của một hòn đảo nhỏ nằm cách Đảo lớn Lý Sơn khoảng 7 km về phía bắc. Với những sắc thái địa lý và cảnh quan vừa hoang sơ, hài hòa, vừa mỹ mìu duyên dáng, nơi đây được giới du lịch gọi là “thiên đường biển”. Tuy nhiên, các linh mục đã không “qua bờ bên kia” để tận hưởng cõi “thiên đường biển” như các khách du lịch nhưng cùng nhau theo chân vị mục tử ốm yếu, cha sở Lý Sơn, để đến thăm một số gia đình vẫn còn mang căn cước Kitô những đã lâu tạm “xa mặt cách lòng” và gặp gỡ một đôi cụ già neo đơn, bệnh tật…

Và như thế, cuộc tĩnh tâm tháng 4 sau đại lễ Phục Sinh, đã một cách nào đó mang các linh mục trở về sống lại những cảm nghiệm “đầy lửa” của các môn sinh Đức Kitô mà sách Công Vụ Tông Đồ đã thuật lại trong những ngày nầy. Nói cách khác, thế giới nầy, quê hương nầy, còn quá nhiều những “bờ bên kia” để tất cả những ai là môn đệ Đức Kitô, đều phải vâng lệnh Ngài, bước xuống, quay mũi thuyền và đi tới.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: No Với Mật Hoa
Lê Trị
21:59 07/04/2016
NO VỚI MẬT HOA
Ảnh của Lê Trị
Kìa chim trời, chúng không gieo, không gặt
Cha trên trời vẫn nuôi chúng đầy no.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)