Ngày 07-04-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ Truyền chức 2 tân Linh mục tại Giáo phận Pakse thuộc miền Nam Lào
Lm. Raphael Trần Xuân Nhàn
10:17 07/04/2014
LÀO - Ngày 01-03-2014 Đức Giám Mục Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun giáo phận Pakse cùng với 3 giám mục Giáo Hội lào và một giám mục Thái Lan đã tấn phong linh mục cho 2 thầy:

1- Thầy Giuse Sinun keomani Vông
2- Thầy Toma Canđavongđuông Mani.

Hình ảnh

Mới 6 giờ sáng giáo dân trong giáo phận Pakse đã ùn kéo đến nhà thờ chính tòa Pakse hơn vài ngàn người. Niềm vui ngập tràn tạo nên không khí của ngày lễ hội, khí hậu của đất nước Lào mùa này thật dễ chịu, các tín hữu háo hức là mong được thấy những vị mục tử trẻ trung, vì Giáo Hội Lào sau biến cố 1975 cũng chịu chung một số phận với Giáo Hội Việt Nam, các nhà thừa sai đều phải lên đường về nước để lại công tác mục vụ nặng nề cho các linh mục bản địa. Nhưng Giáo Hội Việt Nam lại là một Giáo Hội trưởng thành, đã đào tạo nhân sự cho công việc điều hành một Giáo Hội vững mạnh, riêng Giáo Hội Lào khi các nhà truyền giáo về nước thì họ như một đứa con sinh non èo uột, cho đến nay cũng chưa có một chủng viện nào cả, tại Thakhek một giáo phận miền trung của đất nước Lào có một nhà của các cha thừa sai để lại, nằm liền với tòa giám mục được tu sửa lại làm nơi đào tạo chủng sinh, mà tạm gọi là chủng viện, nhưng còn thiếu thốn mọi thứ, ngay cả nước sạch để dùng hằng ngày cũng phải đi mua.

Giáo phận Pakse có diện tích khoảng 45.000 cây số vuông, thuộc miền Nam Lào. Số người Công Giáo là 14.519 (1, 3% dân số khu vực). Giáo phận được thành lập năm 1967, khi được tách ly từ giáo phận đại diện tông tòa Savannakhet. Hiện nay có 6 linh mục và một giám mục, Giáo phận bao gồm các tỉnh Champasak, Salavan, Xekong và Attapu, tuy nhiên hầu hết người Công Giáo sống ở Champasak và Saravan. Giáo phận có 26 giáo xứ, 6 linh mục mỗi linh mục phụ trách khoảng 20 đến 25 xứ còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ của giáo phận nữa.

Hội đoàn tông đồ giáo dân Legio Mariae là hội đoàn duy nhất được phục hồi cách đây 7 năm, hiện đang phát triển mạnh, cho tới nay có khoảng 500 hội viên, là những tông đồ nhiệt tình cộng tác đắc lực với các mục tử đi tìm con chiên lạc.

Sau thánh lễ Đức Cha Marie Ling Mangkhanekhoun cũng không quên cảm ơn quý Đấng bậc, quý vị ân nhân, thân nhân đã hy sinh góp công góp sức vào việc đào luyện các Tân Linh mục và cảm ơn những nhà hảo tâm đã nhiệt thành trong việc tổ chức Thánh Lễ phong chức này.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 30 Giám Mục nước Tanzania
LM. Trần Đức Anh OP
10:38 07/04/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô mời gọi các GM Tanzania làm cho tinh thần truyền giáo thấm nhiễm vào mọi hoạt động của Giáo Hội tại nước này.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 7-4-2014 dành cho 30 GM Tanzania, nhân dịp các vị về Roma viếng mộ Hai Thánh Tông đồ và thăm Tòa Thánh.

Trong bài huấn dụ trao cho các vị tại buổi tiếp kiến chung, ĐTC viết: ”Dựa trên lòng nhiệt thành và hy sinh của các vị truyền giáo đầu tiên, anh em cần luôn luôn duy trì và phát huy sứ mạng truyền giáo này, để Tin Mừng có thể ngày càng thấm nhập vào mọi hoạt động tông đồ và chiếu tỏa ánh sáng trên mọi lãnh vực của xã hội Tanzania, nhờ đó một trang mới mẻ và sinh động trong lịch sử truyền giáo huy hoàng tại đất nước anh em có thể được viết lên”.

ĐTC cũng nhắc nhở việc truyền giáo được thực hiện qua nhiều công tác mục vụ giáo xứ, trong phụng vụ, lãnh nhận các bí tích, giáo dục, các sáng kiến săn sóc sức khỏe, huấn giáo và đặc biệt là chứng tá cuộc sống của các tín hữu Kitô. Ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các LM qua sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và cai quản đoàn chiên Chúa. Cần có những linh mục thánh thiện, được huấn luyện tốt và nhiệt thành..

ĐTC kêu gọi các GM Tanzania làm sao để các LM có thể chu toàn hơn nữa sứ vụ LM trong niềm trung thành với những lời hứa đã làm khi chịu chức.. Việc thường huấn cũng phải tiếp tục được thi hành. Ngài viết: ”Chỉ nhờ sự hoán cải hằng ngày và tăng trưởng trong đức ái mục tử, các LM mới trưởng thành như những người có thể thực thi sự canh tân tinh thần và sự hiệp nhất giửa các tín hữu Kitô trong giáo xứ thuộc quyền, và như Chúa Giêsu, tập hợp dân thuộc mọi bộ tộc và ngôn ngữ (Kh 7,9) để chúc tụng và tôn vinh Thiên Chúa Cha”.

ĐTC ca ngợi công việc của các giáo lý viên trong Giáo Hội Công Giáo tại Tanzania. Ngài mời gọi các GM làm sao để các giáo lý viên nam nữ được hiểu biết đầy đủ về đạo lý của Giáo Hội, để giúp họ không những đương đầu với những thách đố do sự mê tín, các giáo phái tấn kích và trào lưu tục hóa, nhưng nhất là để họ có thể chia sẻ vẻ đẹp và sự phong hú của đức tin Công Giáo cho tha nhân, đặc biệt là giới trẻ”.

Sau cùng ĐTC cổ võ các GM Tanzania tăng cường việc mục vụ gia đình và ngài khẳng định rằng: ”Qua việc cổ võ cầu nguyện, sự chung thủy trong hôn nhân, nhất phu nhất phu và khiêm tốn phục vụ nhau trong gia đình, Giáo Hội tiếp tục đóng góp quan trọng cho an sinh xã hội của Tanzania. Sự đóng góp này, cùng với việc tông đồ giáo dục và sức khỏe, chắc chắn sẽ đóng góp lớn và sự ổn định và tiến bộ của đất nước anh em”.

Tanzania rộng hơn 945 ngàn cây số vuông với gần 45 triệu dân cư trong số này hơn 40% là tín hữu Kitô và 35% là tín hữu Hồi giáo. Số tín hữu Công Giáo là 13 triệu 600 ngàn tín hữu thuộc 5 tổng giáo phận và 29 giáo phận (SD 7-4-2014)
 
Nỗ lực tái tạo hòa bình cho người dân Trung Phi
Linh Tiến Khải
10:39 07/04/2014
Phỏng vấn ba vị lãnh đạo tôn giáo Trung Phi

Sáng thứ tư 26-3-2014 vào cuối buổi tiếp kiến chung Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các vị đại diện của tổ chức ”Chỗ đứng của các tôn giáo cho hòa bình”, gồm Đức Cha Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám Mục Bangui, Mục sư Nicolas Grékoyamé-Gbangou, Chủ tịch các Giáo Hội Tin Lành và Imam Oumar Kobine Layama, lãnh đạo Hồi giáo Bangui. Đức Thánh Cha đã khích lệ các vị hiệp nhất với nhau, gần gũi dân chúng và tiếp tục hoạt động chống lại mọi chia rẽ. Ngài cũng bảo đảm với các vị là sẽ nói chuyện với tổng thống Barack Obama về vấn đề hòa bình Trung Phi. Trước khi tham dự buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha cả ba vị cũng đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Từ lâu nay cả ba vị lãnh đạo tôn giáo đã dấn thân cho việc bình định Trung Phi, bằng cách tiếp xúc và gặp gỡ nhiều vị lãnh đạo của cộng đồng quốc tế.

Cộng hòa Trung Phi rộng gần 623 ngàn cây số vuông, có khoảng 4,5 triệu dân gồm nhiều chủng tộc khác nhau trong đó có các nhóm quan trọng nhất như: Baya, Banda, Mandjia, Sara, Fulani, Mboum, M'Baka, Yakoma vv... Theo thống kê năm 2003 Trung Phi có 80,3% tổng số dân theo Kitô giáo gồm 51,4% Tin Lành và 28,9% Công Giáo. Hồi giáo chiếm 15% và đạo thờ vật linh chiếm 9,6%.

Trong khoảng thời gian từ năm 1.000 trước công nguyên tới năm 1.000 sau công nguyên có các nhóm người Ubangi từ phía đông Camerun cho tới Sudan đến định cư dọc sông Oubangi tức Trung Phi ngày nay. Cuối thế kỷ XIX Trung Phi trở thành thuộc địa của Pháp cho tới năm 1960 mới được độc lập. Nhưng từ đó trở đi Trung Phi bất ổn với các vụ tranh giành quyền bính nội bộ và đảo chánh liên tục. Năm 1962 ông David Dacko trở thành tổng thống và thành lập chế độ độc đảng. Năm 1965 đại tá Jean Bedel Bokassa đảo chánh lên nắm quyền. Năm 1972 ông Bokassa quyết định làm tổng thống mãn đời và tự phong mình là hoàng đế. Năm 1979 Pháp tổ chức đảo chánh lật đổ hoàng đế Bokassa và đưa ông Dacko trở lại nắm quyền. Nhưng năm 1981 ông André Kolinba đảo chánh lật đổ tổng thống Dacko, và lên cai trị cùng với hội đồng quân nhân.

Trong các cuộc bầu cử dân chủ năm 1993, ông Ange Félix Patassé đắc cử tổng thống. Tuy nhiên, năm 2003 ông bị tướng Francois Bozizé đảo chánh lật đổ đang khi công du nước ngoài. Tổng thống Bozizé đắc cử nhiệm kỳ hai năm 2011.

Nhưng tháng 11 năm 2012 một liên minh các nhóm nổi loạn đánh chiếm các thành phố miền bắc và miền trung Trung Phi. Đầu năm 2013 hai bên ký thỏa hiệp chia quyền. Nhưng các nhóm nổi loạn tiến chiếm thủ đô Bangui khiến tổng thống Bozizé phải chạy trốn. Ông Michel Djotosia lãnh tụ lực lượng phiến quân Seleka lên làm tổng thống và giải tán lực lượng Seleka, nhưng các phiến quân từ chối giao nộp vũ khí và tiếp tục các vụ cướp bóc và tàn sát thường dân. Các nhóm dân quân được thành lập trong các làng gọi là lực lượng chống Balaka đánh nhau với lực lượng Seleka. Ngày 18 tháng 2 năm 2014 Liên Hiệp QuỐc quyết định gửi 3.000 quân bảo hòa tới Trung Phi để sát cánh với 6.000 quân bảo hòa của Liên Hiệp Phi châu và 2.000 quân của Pháp, nhằm tái lập hòa bình cho Trung Phi và ngăn chặn các vụ tàn sát thường dân vô tội.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ba vị lãnh đao tôn giáo đã dành cho nữ phóng viên Marie Duhamel của chương trình tiếng Pháp đài Vaticăng ngày 26-3-2014. Trước hết là Đức Cha Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám Mục Bangui.

Hỏi: Thưa Đức Cha, tình hìmh tại Trung Phi hiện nay ra sao?

Đáp: Dân chúng sợ hãi trốn chạy vào sống trong rừng, lạc lõng bơ vơ và kinh hoàng, đến độ họ không còn có khả năng diễn tả các cảm giác của họ nữa, hay họ bước đi ngoài đường và có nói đấy, nhưng xác tín rằng chẳng có ai lắng nghe họ cả. Nhân danh những người dân khốn khổ này tôi đã cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo khác lựa chọn đi gặp gỡ các chính quyền, những người quyết định, để họ lắng nghe từ tiếng nói của chúng tôi nỗi âu lo, sự khổ đau, vất vả và bần cùng của người dân ngày càng đông đang khóc than vì tình hình tồi tệ của đất nước Trung Phi. Đó là ý nghĩa sứ mệnh của chúng tôi trước hàng lãnh đạo của thế giới này.

Hỏi: Tiếng than khóc này của dân chúng xin điều gì thưa Đức Cha?

Đáp: Tiếng khóc than này hiện nay xin có an ninh, vì nếu không có an ninh thì không thể trở lại trường học được, các nhà thương không thể tái sinh hoạt, không thể tái hoạt động trong lãnh vực nông nghiệp và cũng không thể tái sinh hoạt trong lãnh vực hành chánh: mọi sự đều tê liệt hoàn toàn như hiện nay. Không có an ninh: chúng tôi đã trông thấy các hậu qủa của nó! Mọi sự đều ở số không. Vì các lực lượng đối nghịnh nhau Seleka và Chống Balaka không thành công trong việc bảo vệ người dân Trung Phi. Chúng tôi đã lên tiếng yêu cầu cộng đồng quốc tế can thiệp để bảo vệ người dân Trung Phi. Trung Phi là thành phần của cộng đồng quốc tế, vì vậy cộng đồng quốc tế không thể đứng nhìn, trong sự thờ ơ hoàn toàn, đứng nhìn người dân chết như súc vật, không thể đứng nhìn như thế mà không nhúc nhích một ngón tay! Đã đến lúc hành động, để mai ngày lịch sử không kết án chúng ta bằng cách hỏi chúng ta rằng: ”Các bạn đã làm gì với các người anh em rồi?”

Hỏi: Đức Cha có thấy một câu trả lời tích cực nào từ Liên Hiệp Quốc hay từ các hàng lãnh đạo mà Đức Cha và các vị lãnh đạo tôn giáo Trung Phi đã gặp không?

Đáp: Chúng tôi đã có các câu trả lời giúp chúng tôi tin rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn. Chính ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã nói ông đang chuẩn bị một Nghị quyết đi theo hướng của một sự can thiệp của lực lượng bảo hòa. Chúng tôi cũng đã gặp gỡ các giới lãnh đạo khác, và họ để cho chúng tôi hiểu rằng tất cả họ đều sẵn sàng liên minh với nhau để bắt đầu một hoạt động bảo hòa tại Trung Phi: càng sớm bao nhiều càng tốt bấy nhiêu, bởi vì mỗi ngày qua đi là lại có thêm người dân Trung Phi bị chết.

** Tiếp theo đây là một số nhận định của ông Oumar Kobine Layama, Imam Hồi giáo thủ đô Bangui, về tương quan giữa các tôn giáo trong tình hình khó khăn hiện nay của Trung Phi.

Hỏi: Thưa Imam, Imam có nhận xét gì về tình hình bạo lực tại Trung Phi hiện nay?

Đáp: Tín hữu phải duy trì lòng tin trong mọi hoàn cảnh, và trước mọi khó khăn chúng ta phải tự hỏi: ”Điều gì đã xảy ra vậy? Chúng ta đã làm gì? Có lẽ vì cung cách hành xử của chúng ta mà Thiên Chúa đã thử thách chúng ta, bằng cách làm cho chúng ta sống thảm cảnh này chăng? Hay có lẽ để dạy cho chúng ta một bài học để chúng ta học chấp nhận Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh chăng?” Lòng tin không chỉ có trong các lúc hạnh phúc, nhưng nó phải hiện hữu cả trong thời điểm của tai ương nữa. Vì thế, sứ điệp mà tôi muốn nhắn gửi đó là sứ điệp của lòng tin, nó có nghĩa là chịu đựng, kiên nhẫn và khoan nhượng làm thành tính cách và các nhân đức của một tín hữu đích thật. Tôi yêu cầu các anh em hồi khoan nhượng và kiên nhẫn, để Thiên Chúa đem lại hòa bình và đoàn kết xã hội cho chúng ta.

Hỏi: Đã có nhiều lời kêu gọi thánh chiến được đưa ra, nhất là từ nước Mali, Imam nghĩ sao?

Đáp: Vâng, tôi biết lời kêu gọi thánh chiến bên Mali trên các địa chỉ trên mạng, nhưng tôi tự hỏi: thánh chiến chống lại ai? Đó là câu hỏi tôi tự đặt ra: bảo vệ người hồi, nhưng mà chống lại ai? Bởi vì một cách nòng cốt các tín hữu hồi được các tín hữu kitô che chở trong các nhà thờ của họ. Đa số người hồi tìm thấy sự chở che nơi các tu sĩ kitô, tin lành và Công Giáo, nhưng đa số là bởi các tín hữu Công Giáo. Vậy thì ra đi ném bom ở đâu? Trong chính các nhà thờ đã che chở các người hồi giáo à? hay là sách nhiễu chính các tu sĩ kitô đã che chở các tín hữu hồi à? Thật sự đó không phải là Hồi giáo mà Thiên Chúa đã phó thác cho chúng ta. Thiên Chúa đã phó thác cho chúng ta một Hồi giáo hòa bình, khoan nhượng và nhẫn nhục, chịu đựng trong tất cả mọi thứ thách. Tôi nghĩ rằng các tín hữu hồi chúng tôi đang đứng trước các khó khăn, bởi vì chúng tôi đã lựa chọn sự thinh lặng đồng lõa; chúng tôi đã không bao giờ tố cáo, trong cộng đoàn của chúng tôi, các lạm dụng, các cung cách hành xử của các người anh em trong lực lượng Seleka. Chúng tôi đã không lãnh lấy trách nhiệm của chúng tôi. Và do đó, ngày nay chúng tôi gặt các hậu qủa mà Thiên Chúa đã gửi tới cho chúng tôi. Vì thế chúng tôi phải duyệt xét lại các thái độ của chúng tôi và hành động theo đó, xin lỗi Thiên Chúa về tất cả những điều liên quan tới chúng tôi, để Thiên Chúa giúp chúng tôi cùng với những người khác tái lập sự gắn bó xã hội. Nếu trong lúc này chúng tôi mất đi niềm tin của mình, thì tình trạng sống của chúng tôi sẽ không thể tốt đẹp hơn: chúng tôi có nguy cơ gặp hết thảm họa này tới thảm họa khác, mặc dù các cố gắng của cộng đồng quốc tế. Trước lương tâm của chúng tôi chính chúng tôi trước hết phải tu họp nhau lại, hòa giải với nhau, để trợ giúp cộng đồng quốc tế lo lắng cho tình trạng sống của chúng tôi.

** Sau cùng là một vài ý kiến của mục sư Nicolas Grékoyamé-Gbangou, Chủ tịch các Giáo Hội Tin Lành Trung Phi.

Hỏi: Thưa mục sư, tại Trung Phi có ”dân quân kitô” không?

Đáp: Đã không có dân quân kitô nào tại Trung Phi cả. Các người thuộc lực lượng chống Balaka là các băng đảng tự vệ tại các làng, và giờ đây vì bắt buộc họ phải biến thành dân quân, để chống lại và ngăn chặn lực lượng Seleka. Không thể nói tới ”dân quân kitô”.

Hỏi: Mục sư có thể trực tiếp nói chuyện với các người này không?

Đáp: Họ hiện diện ở đó rải rác trong khu phố của chúng tôi, và chúng tôi tìm cách làm cho họ trở về với lý trí của họ, để giúp họ hiểu rằng thật ra chỉ có dân chúng là bị thiệt thòi, và điều quan trọng là cần phải ngưng sự thù nghịch.

Hỏi: Tình hình thê thảm trên bình diện an ninh và thực phẩm. Mục sư cầu mong điều gì?

Đáp: Chúng tôi nghĩ rằng cộng đồng quốc tế sẽ lắng nghe tiếng gào thét đau đớn của chúng tôi và của những người đang ở trong các hoàn cảnh khó khăn, và vì thế mau chóng can thiệp để giải quyết tình trạng của những người di tản trong nội địa cũng như những người đã ở lại nhà nhưng sống trong tình trạng nguy hiểm. Chúng tôi nghĩ cần phải tái lập an ninh một cách nhanh chóng, với sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc và tất cả những người thiện chí. Những ai có nhiệm vụ trợ giúp các người gặp khó khăn phải nhanh chóng làm điều đó. (RG 26-3-2014̣)
 
Đức Thánh Cha duy trì ”Ngân hàng Vatican”
LM. Trần Đức Anh OP
10:40 07/04/2014
VATICAN. ĐTC quyết định duy trì viện giáo vụ (IOR), quen gọi là ngân hàng Vatican, đồng thời chỉ thị viện này tiếp tục tuân hành các qui luật về sự minh bạch, về việc chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Trong thông cáo công bố ngày 7-4-2014, ĐTC phê chuẩn một đề nghị về tương lai viện giáo vụ, tái khẳng định sứ mạng quan trọng của viện này để mưu ích cho Giáo Hội Công Giáo, Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican.
Đề nghị này do các cơ quan liên hệ của Tòa Thánh đệ trình. trong đó có hai Ủy ban Tòa Thánh nghiên cứu và đề ra hướng đi cho cơ cấu kinh tế và quản trị của Tòa Thánh, Ủy ban Hồng Y về viện giáo vụ cũng như Hội đồng giám sát viện này.

ĐTC quyết định rằng Viện giáo vụ sẽ tiếp tục phục vụ một cách khôn ngoan thận trọng và cung cấp các dịch vụ tài chánh chuyên biệt cho Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới; viện này cũng giúp ĐTC trong sứ mạng chủ chăn Giáo Hội hoàn vụ, hỗ trợ các tổ chức và những người cộng tác trong sứ vụ của ngài.

Các hoạt động của viện giáo vụ sẽ tiếp tục ở dưới sự giám sát thường xuyên của thẩm quyền thông tin tài chánh (AIF) là cơ quan thẩm quyền trong lãnh vực của Tòa Thánh và quốc gia thành Vtican”.

ĐTC cũng qui định rằng các vị hữu trách của Viện giáo vụ, đứng đầu là ông chủ tịch Ernst von Freyberg, người Đức, sẽ hoàn tất kế hoạch để đảm bảo cho viện này có thể chu toàn sứ mạng như thành phần của các cơ cấu mới về tài chánh của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican. Kế hoạch này sẽ phải đệ trình Hồi giáo các Hồng Y trợ giúp ĐGH, cũng như Hội đồng kinh tế gồm 8 Hồng Y và 7 chuyên gia giáo dân. (SD 7-4-2014)
 
70 ngàn tín hữu đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha: 6-4-2014
LM. Trần Đức Anh OP
10:41 07/04/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy ra khỏi ”ngôi mộ” tội lỗi với các nết xấu kiêu ngạo, ích kỷ của mình.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 6-4-2014 với khoảng 70 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trong dịp này, ngài đã quảng diễn bài Phúc Âm thuật lại phép lạ Chúa Giêsu cho ông Lazaro đã chết 3 ngày được sống lại. Cuối buổi đọc kinh, ngài đã tặng sách Phúc Âm bỏ túi cho mọi người và khuyến khích họ mang theo người để thỉnh thoảng đọc một đoạn.

Bài huấn dụ của ĐTC

”Tin Mừng Chúa Nhật thứ 5 mùa chay này thuật lại cho chúng ta cuộc sống lại của ông Lazaro. Đây là tột đỉnh các dấu lạ Chúa Giêsu làm: đó là một cử chỉ quá lớn, quá hiển nhiên là của Thiên Chúa, nên không thể nào được các đại tư tế dung thứ; sau khi hay biết sự kiện ấy, họ quyết định giết Chúa Giêsu (Xc Ga 11,53). Khi Chúa Giêsu đến nơi thì Lazaro đã chết 3 ngày rồi, và Ngài nói với hai bà chị của ông là Marta và Maria, những lời được ghi khắc mãi mãi trong ký ức của cộng đoàn Kitô: ”Thầy là sự sống lại và là sự sống, ai tin Thầy thì dù có chết cũng sẽ sống; và ai sống mà tin Thầy, thì sẽ không phải chết đời đời” (Ga 11,25). Theo lời Chúa, chúng ta tin rằng sự sống của người tin Chúa Giêsu và tuân giữ giới răn của Người, sau khi chết sẽ được biến đổi thành một sự sống mới, sung mãn và bất tử. Như Chúa Giêsu đã sống lại với thân xác của Ngài, nhưng không trở lại đời sống trần thế, cả chúng ta cũng sẽ sống lại với thân xác của mình, thân xác sẽ được biến đổi trong thân thể vinh quang. Chúa đang đợi chúng ta nơi Chúa Cha, và sức mạnh của Chúa Thánh Linh, Đấng đã làm cho Ngài sống lại, cũng sẽ làm cho những người kết hiệp với Chúa được sống lại.

ĐTC nói tiếp: ”Đứng trước mộ đóng kín của người bạn, Chúa Giêsu kêu lớn tiếng: ”Lazaro, hãy ra ngoài!”. Người chết bước ra, chân tay còn quấn băng, và mặt quấn khăn liệm (vv.43-44). Tiếng kêu truyền lệnh này được gửi đến mỗi người; đó là tiếng nói của Đấng là chủ tể sự sống và Ngài muốn tất cả được sự sống dồi dào (Ga 10,10). Chúa Kitô không cam chịu những ngôi mộ mà chúng ta kiến tạo bằng những chọn lựa sự ác và chết chóc mà chúng ta đưa ra. Chúa mời gọi chúng ta, hầu như ngài truyền cho chúng ta hãy ra khỏi mộ mà tội lỗi dìm sâu chúng ta trong đó. Chúa quyết liệt gọi chúng ta hãy ra khỏi tăm tối của nhà tù giam hãm chúng ta, ra khỏi sự hài lòng về một cuộc sống giả tạo, ích kỷ, tầm thường.

”Hãy ra ngoài!” Chúng ta hãy để cho mình được nắm bắt bằng những lời mà Chúa Giêsu lập lại với mỗi người chúng ta hôm nay. Chúng ta hãy để cho mình được giải thoát khỏi những băng cuộn của tính kiêu ngạo. Sự sống lại của chúng ta bắt đầu từ đây, nghĩa là khi chúng ta quyết định vâng lệnh Chúa Giêsu, đi tới nơi ánh sáng và sự sống; khi những mặt nạ rơi khỏi mặt chúng ta và chúng ta tìm lại được can đảm của khuôn mặt nguyên thủy, khuôn mặt được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa.

Cử chỉ của Chúa Giêsu làm cho Lazaro sống lại chúng ta chứng tỏ điều mà sức mạnh của ơn thánh Chúa có thể đi tới, điều mà cuộc hoán cải của chúng ta đi tới, đó là không có giới hạn cho lòng thương xót của Chúa được trao tặng cho hết mọi người! Chúa luôn sẵn sàng nâng bia mộ các tội lỗi chúng ta, những điều khiến chúng ta bị tách rời khỏi Chúa vốn là ánh sáng của những người sống.”

Chào thăm và kêu gọi

Sau khi ban phép lành cho mọi người, ĐTC nhắc lại rằng ngày thứ hai 7-4 này ở Ruanda có cuộc tưởng niệm 20 năm bắt đầu cuộc diệt chủng chống người Tutsi hồi năm 1994. ”Trong dịp này tôi muốn bày tỏ sự gần gũi hiền phụ với nhân dân Ruanda, khuyến khích họ, quyết tâm và trong hy vọng, hãy tiếp tục tiến trình hòa giải, đã bắt đầu biểu lộ thành quả, và hãy dấn thân tái thiết đất nước về mặt nhân sự và tinh thần. Tôi nói với tất cả mọi người: Anh chị em đừng sợ! Trên đá tảng Tin Mừng anh chị em hãy xây dựng xã hội của mình trên tình thương và hòa hợp, vì chỉ như thế mới tạo ra một nền hòa bình lâu bền. Tôi khẩn cầu sự bảo trợ của Đức Mẹ Kibeho trên toàn thể đất nước Ruanda yêu quí.”

ĐTC chào thăm tất cả các tín hữu hành hương hiện diện và nhắc đến kỷ niệm 5 năm động đất tại thành phố L'Aquila và vùng phụ cận ở miền trung Italia. Ngài nói:

”Trong lúc này chúng ta hãy hiệp với cộng đoàn ấy đã chịu nhiều đau khổ và đang còn chịu đau khổ, chiến đấu và hy vọng, với lòng tín thác nơi Thiên Chúa và Đức Mẹ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân: Ước gì họ sống mãi trong an bình của Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hành trình phục sinh của dân thành L'Aquila; tình liên đới và tái sinh tinh thần là sức mạnh của tái thiết vật chất. Chúng ta cũng hãy cầu cho các nạn nhân virus Ebola bộc phát ở Guinea và các nước láng giềng. Xin Chúa nâng đỡ những cố gắng bài trừ khởi đầu dịch này và đảm bảo sự săn sóc và trợ giúp những người túng quẫn.

Tặng sách Phúc Âm

Và giờ đây tôi muốn làm một cử chỉ đơn sơ. Trong những Chúa Nhật trước đây, tôi đã đề nghị mang một sách Tin Mừng nhỏ,mang trong mình trong ngày, để có thể thường đọc. Và tôi đã nghĩ đến truyền thống kỳ cựu của Giáo Hội, trong mùa chay, giao Tin Mừng cho các dự tòng, cho những người đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích rửa tội. Và hôm nay tôi muốn tặng anh chị em ở Quảng trường sách Tin Mừng bỏ túi này như một dấu chỉ. Sách sẽ được tặng miễn phí, hãy lấy và mang theo mình và đọc mỗi ngày, chính Chúa nói với anh chị em! và tôi nói với anh chị em: anh chị em đã nhận miễn phí thì hãy cho miễn phí. Đổi lại với món quà này, hãy làm một hành vi bác ái, một cử chỉ yêu thương nhưng không. Ngày nay ta có thể đọc Tin Mừng với bao nhiêu phương tiện kỹ thuật. Ta có thể mang theo mình sách Kinh Thánh toàn bộ trong một điện thoại di động, trong một tablet. Điều quan trọng là đọc Lời Chúa, với tất cả các phương tiện và đón nhận Lời Chúa với con tim rộng mở. Vì hạt giống tốt sinh hoa kết trái.”
 
Những người tham nhủng thối nát khó mà quay trở lại để sửa đổi .
Pt Huỳnh Mai Trác
13:17 07/04/2014
“Giai cấp thống trị” một khi đã “xa rời dân chúng”, khép kín lại trong hệ thống đảng phái và phe nhóm của mình, và trong các cuộc tranh dành trong nội bộ, thì thường trở thành gian ác, tham nhủng và hư hỏng “.

Đó là lời tóm tắt mà Đức Giáo Hòang Phanxicô nói trong Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào ngày 27 tháng 3 lúc 7 giờ sáng có khỏang 500 người tham dự phần đông là các nhà lập pháp người Ý .
Khi giải thích các bài đọc trong thánh lễ, Đức Giáo Hòang nói “dân Chúa thật là đơn độc” trong khi đó thì “giai cấp lãnh đạo khép kín lại trong giáo điều, trong thành kiến và lập trường của họ . Và giai cấp này không muốn nghe đến Lời của Chúa Giêsu “.

“Họ thu mình lại, xa lánh quần chúng, Đức Thánh Cha tiếp tục, và Chúa Giêsu cảm thấy thương xót đám dân chúng này và đã thốt lên “đây là những con chiên không người chăn giữ “ .

Theo như lời của Đức Giáo Hòang thì Chúa Giêsu nói Lời được mọi dân chúng ngưỡng mộ, Ngài đến với người nghèo và người bệnh tật, Lời Ngài nói khác biệt với giới cầm quyền, khi họ xa rời quần chúng, họ đóng khung lại trong đảng và phe nhóm của họ và mọi tranh chấp trong nội bộ . Và từ đó họ xa lánh hẳn cùng lìa bỏ dân chúng “.

Và cũng nên nhớ rằng chúng ta tất cả đều là những người tội lỗi . Nhưng giới cầm quyền không chỉ là kẻ tội lỗi, mà lòng họ trở nên chai đá, đến nỗi họ không còn lương tri để lắng nghe Lời của Chúa Giêsu . Từ kẻ tội lỗi họ trở thành những kẻ tha hóa thối nát” .

Theo lời của Đức Giáo Hòang thi kẻ tha hóa thối nát thì khó mà quay trở lại : người tội lỗi thì có thể ăn năn sám hối, mong mỏi sự tha thứ, chứ kẻ tha hóa thối nát thì họ luôn ngoan cố trong sự lầm lẫn của họ”. Trở lại Tin Mừng của ngày hôm nay, khi nói về giới lãnh đạo sống xa quần chúng thì họ cho là Chúa Giêsu đã làm trở ngại công việc của họ nên dần dà họ tìm mọi cách để giết chết Chúa Giêsu” .(Nguồn Tin:News.va)
 
Cha Frans Van Der Lugt, S.J. nhà truyền giáo Dòng Tên tại Syria đã bị sát hại
Chỉnh Trần, S.J.
20:16 07/04/2014
Cha Frans Van Der Lugt, S.J. nhà truyền giáo Dòng Tên tại Syria đã bị sát hại

Bản tin từ Trụ sở Dòng Tên tại Rôma cho hay những kẻ vũ trang đã đột nhập cộng đoàn Dòng Tên tại Homs, bắt cóc và bắn chết cha Frans Van Der Lugt, S.J. một nhà truyền giáo Dòng Tên phục vụ tại Syria.

Cha Frans sinh tại Hà Lan năm 1938. Ngài gia nhập Dòng Tên năm 1958 và chịu chức linh mục năm 1971. Cha đã phục vụ tại Syria từ năm 1960. Bất chấp nguy hiểm từ cuộc nội chiến tại Syria, cha đã tình nguyện ở lại thành phố Homs để đồng hành và giúp đỡ những người dân bị kẹt lại thành phố chết chóc này.

Các nhân chứng nói rằng vị linh mục này đã trở thành mục tiêu trực tiếp của những kẻ vũ trang. Một tay súng đã bước vào cộng đoàn của các tu sĩ Dòng Tên, bắt cha Van Der Lugt, dẫn cha ra sau vườn và bắn vào đầu cha.

Cha Van Der Lugt là một nhân vật nổi tiếng ở Homs vì những nỗ lực của ngài trong việc giúp cho hàng viện trợ lọt qua những hàng rào phong tỏa để đến với dân chúng đang đói khát.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng hai, cha Van der Lugt cho biết ngài không muốn rời bỏ thành phố Homs. Ngài nói: “Người dân Syria đã cho tôi quá nhiều, lòng hảo tâm và tất cả những gì họ có. Họ đang chịu đau khổ, và tôi muốn chia sẻ nỗi đau và những khó khăn cùng với họ”.

Trước đây, cha Van Der Lugt đã tải lên Youtube một đoạn video mô tả cuộc sống bi đát của người dân thành phố Homs. Ngài cho biết: “Chúng tôi, dù là Kitô hữu hay tín đồ Hồi giáo, đang phải sống trong những điều kiện khó khăn và đau khổ. Chúng tôi bị đói khát trầm trọng. Chúng tôi quý trọng sự sống, chúng tôi không muốn chết, không muốn chìm trong đại dương của tử thần và đau khổ”.

Một người anh em Dòng Tên khác của cha Van Der Lugt, cha Paolo Dall’Oglio, S.J, người Ý đã bị nhóm Thánh chiến Hồi giáo, một nhóm phiến quân vũ trang có liên hệ với Al-Qaeda, bắt cóc vào tháng bảy năm 2013. Hiện không rõ tung tích và số phận của cha Paolo Dall’Oglio ra sao.

Tại Syria, các tu sĩ Dòng Tên không làm chính trị, nhưng cam kết theo đuổi các hoạt động nhân đạo và lặp lại lời kêu gọi “hòa bình và hòa giải ở Syria.”

Cha Federico Lombardi, S.J., phát ngôn viên Tòa Thánh nói rằng cha Van Der Lugt đã thể hiện lòng can đảm phi thường khi chấp nhận ở lại bên cạnh người dân Syria dẫu cho ngài phải đối diện tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Trong một tuyên bố, nữ Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói rằng nước Mỹ “đau buồn” trước thông tin về cái chết của cha Van Der Lugt. Bà nói rằng vị linh mục đã dấn thân phục vụ để xoa dịu những nỗi đau vì nội chiến của người dân Homs. Nữ phát ngôn viên này cũng lên án những đe dọa tiếp tục chống lại các Kitô hữu thiểu số tại Syria.

Một số chiến binh Hồi giáo nằm trong liên minh nổi dậy đã chống lại các Kitô hữu và buộc hơn 450,000 người phải rời bỏ nhà cửa của mình. Trước cuộc nội chiến, tại Syria có khoảng 2,5 triệu Kitô hữu.

Chỉnh Trần, S.J.
 
Top Stories
Vietnam: Un des plus célèbres dissidents découvre Dieu peu avant de mourir
Eglises d'Asie
10:05 07/04/2014
Dans la soirée du 4 avril 2014, l’un des plus célèbres dissidents du Vietnam, le professeur Dinh Dang Dinh, est décédé des suites d’un cancer. Peu avant sa mort, il avait voulu devenir « enfant de Dieu » (selon ses termes) au sein de l’Eglise catholique. Sa disparition a provoqué une grande tristesse chez les nombreuses personnes qui, de près ou de loin, avaient été témoins de son héroïque combat et avaient été influencées par lui.

Le professeur Dinh Dang Dinh, ancien militaire devenu professeur de chimie, était en effet pour beaucoup, une icône du vrai patriotisme. Il avait consacré toute une partie de sa vie à la lutte contre un projet d’exploitation de la bauxite sur les Hauts Plateaux, projet qu’il considérait comme néfaste pour l’environnement de cette région où lui-même habitait ainsi que pour l’équilibre écologique de l’ensemble de son pays.

Il ne s’était pas contenté d’élever la voix. Il avait rédigé une lettre ouverte de protestation pour laquelle il avait recueilli plus de 3 000 signatures d’intellectuels et de personnalités qu’il avait contactés les uns après les autres. Cette initiative lui avait valu de comparaître devant un tribunal populaire. Accusé d’avoir « utilisé la liberté démocratique pour porter atteinte aux intérêts de l’Etat » et de « s’être livré à de la propagande antigouvernementale », il avait été condamné à six ans de prison.

Au cours de son internement, il dut mener un autre combat, cette fois-ci contre le cancer. Pendant longtemps, les autorités du camp de détention restèrent sourdes à ses demandes de soin. Lorsqu’elles autorisèrent son entrée à l’hôpital, il était trop tard. Le 25 février dernier, alors qu’il était au dernier stade de sa maladie, un ordre gouvernemental suspendait l’exécution de sa peine dont il avait déjà accomplie plus de 27 mois. Le 21 mars suivant, il était déjà tout proche d’une issue fatale, lorsque le chef de l’Etat signait un décret d’amnistie le concernant.

Quatorze jours plus tard, le professeur Dinh Dang Dinh s’éteignait dans sa petite et pauvre maison de Dak Nông, sur les Hauts Plateaux où il était revenu vivre ses derniers jours. Avant son décès, il avait demandé à devenir « enfant de Dieu » dans la religion catholique.

Le P. Dinh Huu Thoai a rapporté à Radio Free Asia (1) les circonstances de ce baptême. La fille du professeur a informé les religieux rédemptoristes que le dernier souhait du professeur était de devenir « enfant de Dieu ». Quelque temps auparavant, sa fille lui avait lu un article rapportant le témoignage du prisonnier politique Nguyên Huu Câu, racontant sa conversion et son baptême en prison. Le père et la fille en avaient parlé ensemble, puis le professeur avait exprimé son désir de l’imiter. Un religieux, rédemptoriste, averti, était alors venu de Saigon pour lui administrer le baptême.

Interrogé par Radio Free Asia, l’épouse du dissident a révélé que son mari, depuis sa sortie d’hôpital, n’avait cessé de prier et de demander à Dieu d’apaiser ses souffrances.

Le 6 avril, dans l’après-midi, la dépouille du dissident a été ramenée de Bak Nong à Saigon et placée dans une chapelle ardente dans le couvent des rédemptoristes (2). Aussitôt la nouvelle connue, un hommage exceptionnel été rendu au défunt. Dimanche et lundi, un nombre impressionnant de personnes sont venues se recueillir auprès de lui : d’anciens prisonniers politiques, des représentants d’une association de prisonniers politiques, de célèbres intellectuels admirateurs du combat du professeur Dinh Dang Dinh.

Les obsèques ont été célébrées de bonne heure, dans la matinée du 7 avril 2014, en l’église Notre-Dame du Perpétuel secours à Saigon. La messe était présidée par le secrétaire général de la Commission épiscopale ‘Justice et Paix’ et concélébrée par de nombreux prêtres. Une foule nombreuse assistait à la cérémonie, composée de catholiques et de non-catholiques venus de toutes régions du Vietnam.(eda/jm)

(1) Voir Radio Free Asia, émission en vietnamien, 7 avril 2014.
(2) Voir VRNs, 6 et 7 avril 2014

(Source: Eglises d'Asie, le 7 avril 2014)
 
Dutch priest who saw Syria as home shot dead in Homs
AFP
13:22 07/04/2014
Damascus (AFP) - Dutch priest Frans van der Lugt, who gained renown for his insistence on staying in Syria's besieged city of Homs, was shot dead there on Monday by a masked gunman.

His death was reported by the British-based Syrian Observatory for Human Rights and Syria's state news agency SANA, and was confirmed by the Dutch Jesuit Order.

The motive for his murder was unclear, although Syria's main opposition bloc accused the regime of President Bashar al-Assad of being behind it.

Van der Lugt, 75, had become a well-known figure in the Old City of Homs, respected by many for his solidarity with residents of the rebel-held area under a government siege for nearly two years.

He refused to leave despite constant shelling and dwindling supplies, insisting Syria was his home and he wanted to be with the country's citizens in their time of need.

"I can confirm that he's been killed," Jan Stuyt, secretary of the Dutch Jesuit Order, told AFP by phone.

"A man came into his house, took him outside and shot him twice in the head. In the street in front of his house," he said, adding the priest would be buried in Syria "according to his wishes".

- 'Guard wounded' -

Residents and pro-goverment forces gather at the site …

Residents and pro-goverment forces gather at the site of a car bomb explosion on March 17, 2014 in t …

The opposition National Council said a "masked gunman" who also wounded Van der Lugt's guard from the rebel Free Syrian Army when he stormed the priest's Jesuit monastery and killed him.

Van der Lugt spent nearly five decades in Syria, and told AFP in February that he considered the country to be his home.

"The Syrian people have given me so much, so much kindness, inspiration and everything they have. If the Syrian people are suffering now, I want to share their pain and their difficulties," he said.

He stayed on even as some 1,400 people were evacuated during a UN-supervised operation that began on February 7 and also saw limited supplies of food brought into the city.

Government forces have besieged Homs's Old City for nearly two years, creating increasing dire circumstances for those unable to leave.

"The faces of people you see in the street are weak and yellow. Their bodies are weakened and have lost their strength," Van der Lugt said before the UN operation.

"What should we do, die of hunger?"

The siege and shelling whittled away the Old City's population, including a Christian community that shrunk from tens of thousands to just 66, according to the Dutch priest.

A handout picture released by the official Syrian Arab …

A handout picture released by the official Syrian Arab News Agency (SANA) on March 13, 2014, shows w …

Father Frans arrived in Syria in 1966 after spending two years in Lebanon studying Arabic.

He lived in a Jesuit monastery, where he ministered remaining Christians and tried to help poor families -- Muslims and Christians alike.

"I don't see people as Muslims or Christian, I see a human being first and foremost," he told AFP in February.

- 'Man of peace' -

The Vatican praised Van der Lugt as a "man of peace," and expressed "great pain" over his death.

"This is the death of a man of peace, who showed great courage in remaining loyal to the Syrian people despite an extremely risky and difficult situation," spokesman Federico Lombardi said.

"In this moment of great pain, we also express our great pride and gratitude at having had a brother who was so close to the suffering."

Dutch Foreign Affairs Minister Frans Timmermans also mourned the priest on his Facebook page.

"The man that's brought nothing but good in Homs, who became a Syrian among Syrians and refused to leave his people in the lurch, even when things became life-threatening, has been murdered in a cowardly manner," he said.

"Father Frans deserves our thanks and our respect. He must be able to count on our contribution to help end this misery."

The office of Ahmad Jarba, the president of the opposition National Council, condemned the murder "in the strongest terms".

It said the Assad regime was "ultimately responsible for this crime, as the only beneficiary of Father Frans's death".

Assad himself was quoted as saying the "project of political Islam has failed" in Syria, where more than 150,000 people have been killed in a three-year conflict that has come to be dominated by Islamists, ranging from moderates to radicals.

(Source: http://news.yahoo.com/gunman-kills-well-known-dutch-priest-syrias-homs-102152008.html)
 
Brazilians stole my heart, says the Pope
ViS
13:26 07/04/2014
Vatican City, 7 April 2014 (VIS) – The organising committee for the 28th World Youth Day (Rio de Janeiro, July 2013), led by Cardinal Orani Joao Tempesta, archbishop of San Paulo, was received in audience this morning by Pope Francis.

The Pontiff joked that the Brazilian people were thieves since they had “stolen his heart”, and he also took the opportunity to thank the Committee for this “theft”, since it helped quell his longing for Brazil.

He went on to talk about the difficulty of organising an event as large as the World Youth Day in Rio, and referred to the miracle of the multiplication of the loaves and fishes, when Jesus asked the apostles to give food to the crowd, a clearly impossible task. “However”, he said, “the apostles were generous even though it was impossible. They gave the Lord everything they had, and Jesus multiplied their efforts. Is this not what happened on World Youth Day?”

“However, we must not only look back; we must also look to the future, strengthened by the surety that God will always multiply our efforts. Jesus says to us repeatedly, 'You give them something to eat'. So this miracle that we experienced on World Youth Day should be repeated every day, in every parish, in every community, in the personal apostolate of each one of us! We cannot rest easy knowing that many of our brethren live without power, light or the comfort of friendship with Jesus Christ, without a community of faith to welcome them, without a horizon of meaning and life”. Therefore, it is necessary to think again about these three ideas that, in a sense, summarise the entire meaning of World Youth Day: go, without fear, to serve. We must be an 'outreach Church', like missionary disciples who are not afraid to encounter difficulties, because they have already seen that the Lord multiplies our efforts, and for this reason we must always be motivated to serve, giving of ourselves without reserve, full of the joy of the Gospel”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên giáo xứ Hòa Cường về với mái ấm tình thương
SVCG Hòa Cường
08:53 07/04/2014
ĐÀ NẴNG 06/04/2014 - Sáng Chúa Nhật V Mùa Chay, ngày 06 tháng 4 năm 2014, hơn 50 anh chị em Sinh Viên Công Giáo Hòa Cường tập trung lại trước cửa nhà thờ giáo xứ để chuẩn bị cho hành trình: Mang tình Chúa, tình người đến với các cụ già neo đơn tại Mái ấm tình thương do Tỉnh dòng Phaolô Đà Nẵng phụ trách coi sóc. Trước giờ xuất phát, anh Trưởng Nhóm có một số dặn dò tới tất cả các thành viên và chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ qua đó để giao lưu với các cụ.

Hơn 8h, tất cả chúng tôi đã có mặt tại Mái Ấm. Cũng háo hức với tâm tình của các bạn trẻ, các cụ đã có mặt đầy đủ tại phòng Hội trường của Mái ấm để chờ đợi chuyến thăm hỏi và gặp gỡ của chúng tôi.

Sơ Leonard Huỳnh Thị An - Phụ trách Mái Ấm đã giới thiệu với các cụ về chúng tôi là những người Sinh viên Công Giáo đến từ khắp mọi miền của đất nước. Với tâm tình yêu thương, phục vụ và bác ái, hôm nay chúng tôi đến đây để bày tỏ tấm lòng của thế hệ con cháu dành cho các cụ và mang tình yêu của Chúa Kitô đến với các cụ trong Mùa Chay Thánh này.

Các cụ đã đã dành những tràng pháo tay, lời cám ơn liên tục tới chúng tôi và đặc biệt, các cụ còn hát tặng chúng tôi hai bài hát với tựa đề “Chào mừng” và “Cám ơn”. Giọng hát của các cụ không còn trầm bổng, da diết như khi còn trẻ, nhưng ẩn sâu nơi giọng hát ấy là tâm tình các cụ dành cho chúng tôi. Và để đáp lại tấm lòng cao cả của các cụ, chúng tôi cũng cất lên bài hát đã chuẩn bị sẵn từ trước để tặng các cụ.

Thêm vào đó, tiết mục múa vũ điệu bài hát Chung Sống đã làm mọi người sống dậy tinh thần trẻ nơi căn phòng hội trường nhỏ bé này. Sau đó, anh trưởng nhóm đã gửi tặng các cụ món quà nhỏ mà sinh viên dành dụm qua từng bữa ăn tiết kiệm của mình để đóng góp vào đó.

Rồi chúng tôi được chia ra để tới nói chuyện với các cụ, giúp đỡ các cụ như nhổ tóc sâu, xoa bóp, cắt móng chân, tay,… những việc làm tuy nhỏ nhặt, nhưng khiến tất cả chúng tôi đều ấm lòng. Các cụ là những người đến từ nhiều nơi, hoàn cảnh khác nhau. Có người ở Quảng Bình, Huế, Quảng Nam,… Cũng có cụ lập gia đình nhưng do hoàn cảnh gia đình nên phải đến đây, cũng có những cụ sống độc thân, sống trên các ngả đường, xó chợ, những người ăn xin không nơi nương tựa được các Sơ nhận về đây nuôi … Nên tính tình mỗi cụ một khác, có cụ hòa đồng để nói chuyện, nhưng cũng có cụ, do tuổi già mà rất khó để nói chuyện, chia sẻ,…

Chúng tôi dắt các cụ đi lại, kể từng câu chuyện cười cho các cụ nghe, và có một vài cụ còn kể cho chúng tôi nghe lại thời tuổi trẻ của mình. Lúc gặp gỡ, nói chuyện với các cụ xong, chúng tôi ra nhổ cỏ trong vườn hoa giúp các sơ dòng Phaolô phục vụ ở đây. Bầu trời chiếu những tia nắng ấm áp, tâm hồn chúng tôi cũng như được điểm tô và ấm thêm khi có cơ hội đến mái ấm tình thương này.

Gần 10h, chúng tôi dẫn các cụ lên nhà nguyện để đọc kinh kính Lòng Thương Xót Chúa và hiệp cùng Mẹ Maria dâng lên Thiên Chúa những tràng chuỗi Mân Côi trong ngày Chúa Nhật đầu tháng này. Giờ kinh thật sốt sắng và bình an.

Đến hơn 10h30, chúng tôi dẫn các cụ tới nhà ăn để các cụ ăn trưa. Hôm nay, chúng tôi là những “hầu bàn” được đứng bên cạnh các cụ để giúp đỡ khi các cụ cần thiết. Có nhiều cụ bị mù cả hai mắt, hai tai không nghe được, cũng có cụ bị tật cả tay lẫn chân, nên chúng tôi bưng bát phở trên tay và cầm theo chiếc muỗng để đưa thức ăn vào miệng cho các cụ. Thật nghẹn ngào khi chứng kiến cảnh đau đớn của bệnh tật và tinh thần lạc quan, biết chấp nhận với thực tại của các cụ. Lẽ ra, các cụ có thể tự mình làm lấy những việc đó, nhưng sự hi sinh của các cụ đã dành tất cả cho chúng ta mà nhiều lúc chúng ta không hay biết. Và Thiên Chúa muốn các cụ nhận lấy những bệnh tật này là để giờ đây chúng ta có cơ hội báo đáp lại công ơn ấy… Các cụ ăn trưa xong, chúng tôi dọn dẹp bàn và đưa các cụ về phòng để nghỉ trưa. Tay các cụ nắm chặt lấy chúng tôi và luôn miệng nói lên lời cảm ơn.

Sau đó, chúng tôi tập trung tại hội trường và gửi lời cảm ơn tới quý Sơ phục vụ ở đây đã cho chúng tôi có một chuyến ghé thăm và giúp đỡ các cụ thật ý nghĩa. Sơ phụ trách cũng bày tỏ lòng biết ơn tới chúng tôi trong cuộc hành trình này.

Sơ Leonard Huỳnh Thị An – Phụ trách quản lý Mái ấm chia sẻ: “Cuộc sống phục vụ các cụ già ở đây cũng không quá khó khăn đối với các sơ, vì các sơ là những người phụ trách bên xã hội. Các cụ cũng như những người thân trong gia đình, và qua các cử chỉ, hành động, lời nói giúp đỡ các cụ, cũng giúp các sơ ấm lại tình cảm gần gũi với gia đình, với những người mà trước đây các sơ chưa từng quen biết. Các sơ chỉ thao thức, mái ấm tình thương này sẽ là một mái ấm thực sự, không pha lẫn hình thức trong đó. Khao khát các cụ sẽ hàn gắn sự yêu thương của mình với những cụ già khác và xem đây là một gia đình, sống hòa mình vào đó để hoàn thiện hơn trong tuổi già. Với các bạn sinh viên có mặt trong ngày hôm nay, Sơ cảm thấy rất xúc động. Các bạn là những người trẻ nhưng có tâm hồn thật thánh thiện, biết nghĩ đến người khác chứ không ích kỉ như sự lôi kéo của xã hội ngày nay khi con người chỉ biết sống cho mình. Thay vì ngày nghỉ cuối tuần vui chơi bên bạn bè, các bạn lại dành khoảng thời gian ấy đến với các cụ, thăm hỏi, trò chuyện, giúp đỡ,… để các cụ cảm thấy ấm áp tình con cháu dành cho các cụ.

Các bạn còn là nguồn động viên cho các em tìm hiểu, các người phục vụ ở đây để họ cũng sống dậy tinh thần phục vụ như các bạn. Ước mong các bạn sẽ là những nguồn hi vọng cho Giáo Hội cũng như xã hội, để rồi tình yêu và cách sống của Chúa Kitô nơi các bạn được lan rộng ra trên thế giới này. Không phải chúng ta sẽ ngừng lại ở đây mà còn tiếp tục phát huy hơn nữa, Sơ cầu chúc các bạn luôn bình an, thánh thiện và đặc biệt sống Tuần Thánh sốt sắng để đón mừng đại lễ Chúa Phục Sinh sắp đến…” những lời chia sẻ của Sơ thấm nhuần trong tâm hồn chúng tôi và chúng tôi hứa sẽ cố gắng và sống tốt lành hơn.

Sau đó, chúng tôi ra chụp hình lưu niệm và chia tay các sơ cùng những người phục vụ trong mái ấm. Hồn chúng tôi như se lại.

Vâng, ai trong chúng ta cũng có một thời tươi trẻ, và rồi ai cũng phải đón nhận tuổi già, với cây thánh giá mà Chúa trao cho. Có người vui vẻ và vác trọn cây thánh giá trần gian ấy, nhưng cũng có người chán chường với cuộc sống thực tại. Nhưng dù thế nào, chúng ta cũng hãy sống hòa mình với hiện tại, hãy làm khi chúng ta vẫn còn có thể. Các cụ là những người ông, người bà. Họ rất cần đến chúng ta mỗi ngày, dù đó là một nụ cười, một lời thăm hỏi… Trong chúng ta, có người may mắn sinh ra còn bố mẹ, ông bà, anh chị yêu thương, chăm sóc. Nhưng cũng có người lại không có được niềm hạnh phúc ấy. Vì thế, hãy biết cho đi để chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn các bạn nhé!

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho chúng con. Chúa đã ban cho chúng con có một ngày đến mái ấm tình thương thật vui và ý nghĩa. Ở đó, Chúa đã thêm đầy cho chúng con tình yêu, sự hi sinh phục vụ của Ngài. Xin cho chúng con luôn bình an và vững bước trên hành trình tại thế này để chúng con có thể mang tình Chúa, tình người đến với tất cả mọi người. Xin Chúa cũng thương ban cho các cụ, cho mọi người xung quanh chúng con có thêm sức khỏe và nghị lực để có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Và sau cùng, xin Chúa cho các linh hồn đã ra đi trước chúng con được về Thiên Đàng hưởng tôn nhan Chúa, như Chúa đã hứa với chúng con trong bài lời Chúa hôm nay: “ Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Thầy sẽ được sống muôn đời”. Amen.
 
Lễ Thêm sức tại CĐ Mân Côi Claremont
Thanh Nguyên
09:24 07/04/2014
https://www.flickr.com/photos/vietcatholic/sets/72157643587927474/
 
Khóa 584 Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình tại Sydney
Diệp Hải Dung
09:42 07/04/2014
Chiều thứ Sáu 04/04/2014 một số các cặp hôn nhân thuộc các Giáo Đoàn trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự Khóa 584 Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình do Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức từ 04/04 đến 06/04/2014 mục đích hướng dẫn Mục Vụ Gia Đình trong Xã Hội nhất là Xã Hội hiện đại tân tiến ngày nay.

Hình ảnh

Sau khi ghi danh các anh chị em Khóa Sinh Song Nguyền tập trung trong hội trường Trung Tâm. Anh chị Trợ Nguyền Tiên-Hòa trình bày về Lịch Sử của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình. Sau đó Chủ Nguyền Xuân-Yến giới thiệu mọi người Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết, Linh Nguyền Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney, và hai Cha Nguyễn Đình Công Giáo phận Xuân Lộc, Cha Trần Tấn Nam Cộng Đoàn Thiên Phúc Việt Nam cũng qua tham dự Khóa trong lãnh vực Mục Vụ. Cha Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chào mừng hai Cha và tất cả anh chị em Khóa Sinh. Cha cầu chúc các anh chị em khoá viên Khóa 584 gặt hái nhiều kết qủa tốt và ước mong những gì anh chị em nhận được trong 2 ngày dự Khóa sẽ là hành trang giúp ích cho Gia Đình. Sau đó Cha long trọng tuyên bố khai mạc Khóa 584. Cha hướng dẫn các anh chị em khóa sinh về Kinh Thánh Nền Tảng của Gia Đình. Trong suốt khoá, các anh chị em Trợ Nguyền đểu đến nhà Betania Chầu Thánh Thể, để cầu xin Đấng Tình Yêu tuôn đổ ơn phúc lành cho các anh chị em khóa sinh đang tham dự khóa.

Trong thời gian 2 ngày của khóa 584 Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Paul Văn Chi, Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm, Cha Nguyễn Đình Công và Cha Trần Tấn Nam đã thuyết giảng với những đề: Cái Hay Ban Đầu - Giữa Lòng Đời - Hoà Giải Xin Lỗi và Tha Thứ - Bông Hồng Cảm Thông và Hy Vọng Khi Thất Bại, giúp cho các anh chị Khóa Sinh hiểu biết thêm về đạo đức gia đình áp dụng dựa trên nền tảng Kinh Thánh và sự Hòa Giải với Thiên Chúa, sự Hòa Thuận với mọi người trong Tình Yêu Chúa Kitô. Ngoài ra các anh chị em Trợ Nguyển cũng chia sẻ nhưng kinh nghiệm và tâm tư của mình để cùng nhau xây dựng nền tảng gia đình được hạnh phúc trong ơn phúc của Thiên Chúa. Cao điểm là bí tích giải tội và Thánh lễ Hoà Giải của ngày thứ Bảy 05/04.

Đặc biệt trước Thánh Lễ Thệ Hôn Một Đời. Trong phần chia sẻ cảm nghiệm tham dự Khóa. Có cặp Khóa Sinh đã chia sẻ khi đi tham dự Khóa có mang theo các giấy tờ thủ tục để chuẩn bị Ly Dị nếu không cảm nghiệm được tình yêu vợ chồng trong ơn Chúa thì sẽ tiến hành thủ tục Ly Dị. Nhưng ơn Chúa đã đổ xuống trên anh chị. Nên anh chị đã quyết định hủy bỏ và xé những giấy tờ Ly Dị ngay sau khi chia sẻ cảm nghiệm, làm tất cả mọi người đều ngỡ ngàng xúc động rơi nước mắt đồng thời các anh chị Trợ Nguyền đều ôm chầm lấy anh chị Khóa Sinh này và dâng lời cảm tạ qua bài hát hồng ân Thiên Chúa Bao La…

Ngày Chúa Nhật 06/04/2014 các anh chị em khóa sinh Song Nguyền tham dự Thánh lễ tạ ơn bế mạc mãn khóa do quý Cha Nguyễn Văn Tuyết và Cha Nguyễn Đình Công cùng hiệp dâng Thánh lễ thệ hôn. Đặc biệt phần dâng Lời Nguyện các tân Song Nguyền đã mạnh dạn dâng lên Chúa những khuyết điểm của mình để xin Chúa chữa lành và soi sáng hoán cải tâm hồn để xứng đáng là công cụ của Chúa trong lãnh vực Tông Đồ Song Đôi.

Sau khi kết thúc Thánh lễ Chủ Nguyền Xuân-Yến ngỏ lời cám ơn quý Cha, qúy anh chị em Trợ Nguyền và quý ân nhân đã trợ giúp cho Khóa 584 được gặt hái nhiều nhiều thành quả tốt đẹp và sau đó mọi người qua bên nhà ăn hội trường tham dự bữa tiệc Cana bế mạc kết thúc khóa 584 Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình với những niềm vui tươi hân hoan và hạnh phúc sau 2 ngày tham dự khóa.
 
Bổn Mạng 25 Năm Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney
Diệp Hải Dung
09:45 07/04/2014
Chiều Chúa Nhật 06/04/2014 các anh chị em Ca viên thuộc các Giáo Đoàn Cabramatta, Georges Hall, Fairfield, Lamkemba, Marrickville, Miller, Mt.Pritchard, Revesby và Ca đoàn Monica đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta Sydney tham dự Lễ mừng kính Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh là Quan Thầy của Liên Ca Đoàn và đặc biệt Xức Dầu Thánh cho 11 anh chị em Dự Tòng để chuẩn bị đón nhận Bí tích Rửa Tội vào Phục Sinh này.

Hình ảnh

Trước khi dâng Thánh lễ, Cha Paul Văn Chi Đặc trách Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn 25 năm thành lập và sau đó Cha cùng với Cha Nguyễn Ngọc Trường Giáo phận Vĩnh Long cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Văn Chi đã nói về hình ảnh gương Tử Đạo "Chúng tôi rao giảng về Đức Giêsu KiTô bị đóng đinh và chúng con Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh Sydney cũng như 11 anh chị em Dự Tòng này cũng tiếp tục theo gương tiền nhân của chúng ta là Thánh Tử Đạo Phaolô Lê bảo Tịnh rao giảng Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh, noi gương Thánh Matta, Maria và Lagiarô đã chết được 4 ngày được Chúa Giêsu cho sống lại và cũng đã rao giảng Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh…Lạy Chúa ! Qua sự bầu cử của Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, qua hình ảnh của Lagiarô chết 4 ngày Chúa cho sống lại, chúng con Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh cùng toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa tại Sydney, chúng con hiên ngang lên đường rao giảng Đức Giêsu KiTô chịu đóng đinh…"

Kế tiếp là nghi thức Xức Dầu Thánh cho 11 anh chị em Dự Tòng, lên trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và lãnh nhận Dầu Thánh để chuẩn bị đón nhận Bí tích Khai Tâm Rửa Tội gia nhập vào đoàn chiên của Chúa vào Chúa Nhật Phục Sinh này.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn đặc biệt kỷ niệm 25 năm thành lập. Trải qua bao nhiêu thăng trầm đổi thay nhưng nhờ sự thương mến của Ban Tuyên Úy và dưới sự hướng dẫn tận tình của Cha Linh Hướng Paul Văn Chi, tiếng hát của các Ca Đoàn trong Cộng Đồng vẫn được duy trì. Xin chúc mừng và chân thành cám ơn sự hy sinh và đóng góp của qúy anh chị trong Cộng Đồng và lưu truyền lại cho thế hệ nối tiếp mai sau..Sau cùng anh Liên Ca Đoàn Trưởng Hoàng Minh Hùng ngỏ lời cám ơn qúy Cha, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh.

Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại qua bên hội trường nhà thờ tham dự tiệc liên hoan mừng Bổ Mạng và thưởng lãm Văn Nghệ do Liên Ca Đoàn trình diễn với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, và Tam Ca rất đặc sắc. Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm cũng có đến viếng thăm và chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn.
 
Công chức công giáo hạt Thuận Nghĩa tĩnh tâm Mùa Chay
Pv Vĩnh Nghĩa
10:30 07/04/2014
VINH - Để tiếp thêm nguồn lực cho hành trình chứng tá về Chúa Kitô giữa lòng đời và nhìn lại hơn một năm hoạt động, công chức Công Giáo (CCCG) hạt Thuận Nghĩa đã tổ chức buổi tĩnh tâm vào Chúa Nhật V Mùa Chay tại giáo xứ Song Ngọc.

Hình ảnh

Giữa cảnh đời bon chen, người Kitô hữu dễ bị cuốn lôi vào guồng quay xã hội. Và trong một thế giới đang chao đảo theo chủ nghĩa vật chất, CCCG dường như trở nên đơn thương độc mã trước những ngã rẽ cuộc đời để chọn cho mình một lối đi. Họ cần gắn kết để tìm sức mạnh, cần một đức tin sung mãn để làm muối men. Buổi họp mặt của anh chị em CCCG hạt Thuận Nghĩa hôm nay không ngoài ý nghĩa cao cả đó.

Chương trình tĩnh tâm được bắt đầu vào lúc 8h trước sự hiện diện của gần 150 thành viên trong toàn giáo hạt. Quy hướng về tâm điểm Đức Kitô chịu đau khổ trên thập giá, cha Giuse Lê Khánh Huyền đã dành hơn một giờ để chia sẻ về cuộc sống của CCCG trước xã hội hiện nay và mời gọi anh chị em luôn biết tín thác vào Chúa. Làm sao để dẫy men trong bột? Làm sao để minh chứng cho những người chưa nhận biết Đức Kitô nơi công sở? Đó là những ưu tư khắc khoải của anh chị em tham dự tĩnh tâm hôm nay.

Thật ý nghĩa khi buổi họp mặt của CCCG diễn ra trong Chúa Nhật V Mùa Chay. Trong thánh lễ, anh chị em được tiếp thêm nguồn sinh lực mới từ lời chia sẻ sâu sắc của cha chủ tế Antôn Nguyễn Văn Đính về hình ảnh anh La-da-rô được Chúa cho sống lại. Kết thúc bài chia sẻ, ngài nhắn nhủ: “Anh em hãy ra đi và làm chứng cho người ta biết có sự sống đời sau”.

Cùng với sự đồng hành của cha linh hướng JB. Ngô Đình Thục và sự quan tâm của quý cha trong giáo hạt, giới CCCG hạt Thuận Nghĩa đang có những bước khởi đầu vững chắc và hiểu quả trên hành trình chứng tá cho Đức Kitô.
 
MTG Phan Thiết phát quà mùa chay cho người nghèo
Thục Oanh
10:11 07/04/2014
LAGI - Sáng Chúa Nhật ngày 6/4/2014, Dòng Nữ tu Mến Thánh Giá Phan Thiết tổ chức khám bệnh phát thuốc và quà cho người nghèo khó nhân mùa Chay và Phục Sinh tại giáo xứ Cù Mi. “Chúng tôi đã trông thấy bao nhiêu người nghèo khó, bệnh tật, lang thang. .. cần sự giúp đỡ của những người xung quanh, tiếp sức để giúp họ bớt vất vả, dù không đáp ứng cho hết những gì tôi trông thấy nhưng cũng làm tôi bớt đau xót hơn. Hạnh phúc sẽ đích thực hơn nếu nhân loại được chia sẻ tình thương và cùng nhau vui tình Chúa, ấm tình người.”

Hình ảnh

Đó là lời chia sẻ của Sơ Maria Vũ Thị Vĩnh trong chuyến đi thăm và phát quà lần này.

Gíao xứ Cù Mi thuộc xã Tân Thắng, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận. Đời sống người dân chủ yếu dựa vào biển, ruộng và một số ít buôn bán nhỏ. Đây là giáo xứ vùng sâu, vùng xa và người dân đã chứng kiến biết bao nỗi bất hạnh, nghèo khổ cả vật chất lẫn tinh thần.

Các thiện nguyện, dược sỹ…đã đến từ sáng sớm để giúp các Sơ. Hôm nay niềm vui bừng tỏa trên từng gương mặt người bất hạnh.

Anh Trần Ngọc Cảnh không may chiến tranh đã cướp đi một bên tay trái và chân trái, vợ mất sớm để lại ba người con một mình anh khập khiễng chống chèo cháo rau nuôi nấng, bất hạnh đè lên bất hạnh, chẳng may do một lần sơ ý té vào ban đêm anh bị thêm chứng tai biến mà không có tiền chữa trị kip thời nên bệnh tình ngày càng nặng hơn. Anh tâm sự trong từng câu nói mà người nghe phải cố gắng lắm mới hiểu được nội dung; “Tôi thầm cầu mong sẽ có thêm nhiều đoàn từ thiện, nhiều nhà hảo tâm và mạnh thường quân đến giúp đở chúng tôi bớt khổ”. Anh Vinh 50 tuổi, từ thuở lọt lòng đã mang chứng khiếm thính sáng nay cũng vui mừng nắm tay người này, vịn vai người kia “ríu rít” bằng ngôn ngữ kì diệu của mình và đưa đôi mắt biết ơn nhìn những người đã đến tận nơi đây để thắp lên sứ điệp thương yêu của Ngôi Hai Thiên Chúa. Bác Nguyễn Thị Sinh sau khi được khám bệnh, nhận thuốc và quà, bác hai tay ôm thùng mì, gói gạo, nho nhỏ vừa đủ nghe lời kinh quen thuộc “Kính mừng Maria đầy ơn phước…”.

Lần lượt từng người trong đoàn người thưa dần, các Sơ vẫn cần mẫn, âm thầm dìu từng bước một, khiêng từng phần quà ra tận nơi cho người tàn tật. Nắng tháng tư tuy chói chang gắt gỏng thật đấy nhưng các Dì vẫn như men, như bánh dịu dàng với công việc của mình. Sơ Mad. Nguyễn Thị Nhung thỉnh thoảng dừng tay quệt mồ hôi nhưng nụ cười hầu như không bao giờ tắt “Làm việc bác ái và cầu nguyện Chúa thứ tha tội lỗi là nỗ lực để cải thiện đời sống” Sơ đã vẽ nên một bức họa sinh động Chúa Phục Sinh với lòng hân hoan và vui mừng trong ngày đặc biệt này.

Một chút quà nhỏ bé nhưng gói trọn tất cả tấm lòng của quý Sơ trong Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết con cái cùng một Cha trên trời. Cầu xin Chúa thương nâng sứ vụ bác ái tại Giáo phận miền quê chúng con.
 
Giáo họ Vinh Sơn mừng lễ thánh Vicentê bổn mạng
Giuse Khổng Hữu Nguồn
19:09 07/04/2014
HÓ NAI - Chiều thứ Hai 07/04/2014 Giáo họ Vinh Sơn, Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan tổ chức mừng lễ thánh Vicentê quan thầy.

Hình ảnh

Trước lễ là cuộc kiệu rước Hài Cốt và Tượng Thánh từ Nhà Thờ Xứ về Đền Thánh Vicentê. Cùng với mọi giới, mọi thành phần trong đoàn rước còn có các em nhi đồng mặc tu phục Dòng Đaminh, tay cầm bông huệ tươi, vừa tung tăng hồn nhiên trông dễ thương.

Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải, kiêm Quản hạt Hố Nai, dâng lời chào quý cha, quý bề trên các tu sĩ, quý cộng đoàn hiện diện và theo sau lời chào là tiếng vỗ tay vang dội của cộng đoàn hiện diện.

Ngài nói: “Hôm nay, chúng ta quy tụ nhau nơi đây để cùng với giáo họ Vinh Sơn dâng lễ kính thánh Vicentê bổn mạng, cũng như các tổ chức, cá nhân nhận Ngài làm quan thầy.

Đối với tín hữu Việt Nam, thánh Vicente thường được khấn như vị thánh hay làm phép lạ. Cuộc đời của vị tông đồ Âu Châu, vinh quang của Giáo Hội, vinh dự của dòng giảng thuyết.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho giáo họ Vinh Sơn, cho tất cả những ai nhận thánh Vicentê làm quan thầy, biết noi gương Ngài hết lòng yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân, nhất là những người tội lỗi, yếu đuối”.

Trong bài giảng lễ, cha Giuse Nguyễn Văn Việt, Chưởng ấn Giáo phận Xuân Lộc, ngài chia sẻ với cộng đoàn về ba nét đẹp nổi bật nơi con người của thánh Vicentê mà các lời nguyện thánh lễ và các bài đọc Sách thánh hôm nay muốn nói đến.

“Nét đẹp thứ nhất là sự khôn ngoan và am tường về Thánh Kinh. Để diễn tả điều ấy, mỗi khi khắc họa chân dung thánh Vicentê, người ta thường vẽ ngọn lửa, biểu tượng ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần trên đầu ngài. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói cho các môn đệ biết: sự khôn ngoan đích thực chính là thái độ tỉnh thức sẵn sàng đón chờ Chúa đến. Thánh Vicentê là người đã được Chúa cho sớm đón nhận được sự khôn ngoan này.

Nét đẹp thứ hai là sự thánh thiện của một người mục tử. Trong bài đọc I hôm nay, ngôn sứ Êzêkien được sai đến với Dân riêng của Chúa để loan báo cho họ biết Sấm ngôn của Chúa: Chính Chúa sẽ chăm sóc Dân của Ngài như mục tử chăm sóc đoàn chiên. Thật vậy, từ khi làm linh mục lúc 28 tuổi, ngài luôn nỗ lực sống thánh thiện theo mẫu gương thầy Giêsu chí thánh. Những vũ khí giúp ngài chống lại cám dỗ, ma quỷ chính là ăn chay và cầu nguyện.

Nét đẹp thứ ba là lòng nhiệt thành hăng say rao giảng Tin Mừng. Thánh Vicentê là người đã cảm nghiệm sâu sắc hơn ai hết lời của Thánh Phaolô mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc II: “Nếu tôi rao giảng Phúc âm, thì không phải để làm cho tôi vinh quang, mà vì đó là một nhu cầu đối với tôi. Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Phúc âm” (1 Cr 9, 16).

Thật vậy, dù sống trong một bối cảnh lịch sử rất phức tạp, rối ren: Châu Âu bị xâu xé bởi cuộc chiến Trăm Năm (1337- 1453), còn Hội thánh thì bị phân hóa do cuộc đại ly giáo ở Tây Phương (1378 – 1417), cuộc Đại Ly khai với hai rồi ba Giáo Hoàng cạnh tranh nhau, thế nhưng thánh nhân đã đi khắp Châu Âu kêu gọi sự hoán cải và hòa giải. Tài hùng biện, sự thánh thiện, các phép lạ và danh tiếng của ngài lan tràn khắp nơi, tất cả đã làm rung chuyển lục địa này.

Người ta gọi Vincentê là “Thiên sứ thời phán xét”, vì vào thời tao loạn ấy, thánh nhân xuất hiện như nhà thuyết giảng về ngày thế tận. Từ đó, thánh nhân đã chinh phục vô vàn người trở lại, kể cả người Do Thái, người Maures và các kẻ lạc giáo. Sau cùng, ngài mang hòa bình khi giữ vai trò trung gian trong cuộc chiến Trăm Năm. Ngài đóng góp công sức vào việc giải quyết cuộc đại ly giáo ở Tây Phương, khi tham dự Công đồng Constance.

Ngài chỉ chấm dứt cuộc đời rong ruổi đi rao giảng khắp nơi bằng cái chết. Thánh nhân qua đời lúc bảy mươi tuổi, tại Vannes miền Bretagne, lúc đang thi hành nhiệm vụ sau chuyến đi giảng Mùa Chay. Ngài được Đức Giáo Hoàng Calixtô III tôn phong hiển thánh năm 1455, chỉ sau 25 năm qua đời, và nhận tước hiệu là vị Tông Đồ của Châu Âu”.

Trước khi kết kễ, Vị trưởng Ban điều hành Giáo họ Vinh Sơn lên dâng lời tri ân đến cha chánh xứ kiêm quản hạt Hố Nai, quý cha, quý tu sĩ, quý chức, quý chính quyền, quý cộng đoàn gần xa, quý ân nhân trong ngoài nước và cùng với lòng thành tri ân, giáo họ kính dâng lên quý cha những bó hoa tươi thắm và tràng pháo tay vui mừng vang dội.

Trong dịp hiện diện rất đông người, Cha Đaminh chánh xứ kiêm Quản Hạt Hố Nai một lần nữa vui mừng được nói lời cảm ơn đến quý cha, quý tu sĩ, quý chức, quý ân nhân đã giúp đỡ cách này hay cách khác làm cho buổi lễ được tốt đẹp, quý cộng đoàn gần xa và anh chị em các tôn giáo bạn cũng hiện diện trong thánh lễ mừng kính thánh Vicentê hôm nay.

Đồng thời ngài tha thiết mời gọi mọi người tiếp tục sống tâm tình những ngày cuối của mùa chay thánh, ăn chay hãm mình, cầu nguyện và làm nhiều việc bác ái trong năm Gia đình sống và Loan báo Tin Mừng.

Ngài mời gọi mọi người khấn xin Chúa qua lời cầu bầu của thánh Vicentê đổ trên chúng ta hồng ân cứu độ của Người. Học nơi thánh nhân bài học yêu mến Chúa Giêsu và các linh hồn, đồng thời xin Người xót thương ướp nồng trái tim mỗi người chúng ta bằng chính tình yêu của Người, giúp chúng ta trở thành chứng tá yêu thương Chúa cho mọi người, nên bóng mát ân tình phủ lấp gia đình và thành dòng suối ngọt ngào tưới mát cuộc đời bao người đang gặp nhiều đau thương mất mát hiện diện trong gia đình, trong xóm làng chung quanh chúng ta.

Tuy rất đông người, nhưng thánh lễ được diễn tiến cách trật tự nghiêm trang, ca đoàn hát rất hay giúp cộng đoàn phụng vụ sốt sắng.

Trong những tháng ngày qua, ở Hố Nai trời nắng như đổ lửa. Hôm nay trước lễ hai tiếng đồng hồ, Ông Thánh ‘T’ làm cho mưa, cơn mưa xua tan mọi nóng bức, không khí trong lành mát mẻ, người người ai nấy vui mừng chạy đến Đền Thánh Vicentê tham dự thánh lễ và khấn xin cùng Người.
 
Thông Báo
Tham quan Đại chủng viện Thánh Gioan TGP Los Angeles
LM. Nguyễn Huy Bảo
18:57 07/04/2014
Kính gửi Cộng Đồng Dân Chúa Tổng Giáo Phận Los Angeles:

Hằng năm Đại Chủng Viện Thánh Gioan có mở một ngày Open House, nghĩa là một ngày tham quan cho tất cả mọi người. Mục đích của ngày này là tạo cơ hội cho giáo dân biết thêm về chủng viện của Tổng Giáo Phận và hiểu biết thêm cách đào tạo linh mục. Đây cũng là cơ hội tốt để anh chị em gặp gỡ, trò chuyện với các chủng sinh và cỗ võ ơn gọi.

Tha thiết kính mời toàn thể Cộng Đồng chúng ta tham dự ngày này. Xin hãy rủ nhau đi như đi một cuộc hành hương đến nơi là cái nôi huấn đức rèn nhân các vị mục tử tương lai của Hội Thánh.

Đại chủng viện sẽ mở cửa chào đón quý vị:

Thứ Bảy, Ngày 26 Tháng 4 Năm 2014, từ 1:00 PM – 4:00 PM
St. John’s Seminary
5012 Seminary Road
Camarillo, CA 93012


Cá nhân chúng tôi sẽ có mặt hôm đó để hướng dẫn giáo dân Việt Nam lúc 1PM. Cũng xin khuyến khích các hội đoàn, đặc biệt giới trẻ và thiếu nhi, có thể đi thành nhóm bằng xe bus.

Tham dự hoàn toàn miễn phí và không cần đăng ký! Tuy thế, để việc chào đón quý vị cách chu đáo, xin liên lạc thông báo (RSVP) cho chúng tôi tại email hoặc điện thoại:
bao.nguyen@la-archdiocese.org / (562) 941-0115

Trong Đức Kitô,

Linh Hướng Ơn Thiên Triệu TGP/LA
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hãy Đến Cùng Ta
Diệp Hải Dung Australia
21:10 07/04/2014
HÃY ĐẾN CÙNG TA
Ảnh của Diệp Hải Dung (Australia)
Mùa Chay thay đổi cuộc đời
Giao hòa với Đức Chúa Trời thành tâm
Bao năm trót dại lỡ lầm
Giờ đây sám hối ăn năn trở về.
(Tríc thơ của Trầm Thiên Thu)