Ngày 04-04-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật V Mùa Chay- C
Lm. Jude Siciliano, OP
05:43 04/04/2019
Isaia 43: 16-21; T.vịnh 125; Philipphê 3: 8-14; Gioan 8: 1-11

Cả hai trường hợp: người phụ nữ trong Phúc âm và dân Israel đều giống nhau. Cả hai đều đang bị trừng phạt hay sẽ bị trừng phạt vì những việc làm sai trái của họ. Những sai trái của họ không thể tìm được lối thoát khỏi trường hợp đó. Ngoại trừ Thiên Chúa không mướn cho câu chuyện của họ hay của chúng ta kết thúc một cách bi quan. Trước hết, hãy lắng nghe lời ngôn sứ Isaia nói gì với dân Israel.

Đoạn văn này của Isaia ở vào thời kỳ dân Israel bị lưu đày ở Babylon. Mặc dù có những nguyên nhân chính trị về việc họ bị bắt đi lưu đày, nhưng theo lời giải thích của ngôn sứ thì họ bị bắt đi lưu đày chính do vì họ không trung thành với Thiên Chúa. Họ đã phạm tội "ngoại tình" với Thiên Chúa. Họ đã phá bỏ lời cam kết "hứa liên kết mật thiết" với Thiên Chúa là Đấng phối ngẫu với họ. Chúng ta thấy vì sao bài đọc ngày hôm nay nói về tội ngoại tình, vì giống như tin mừng, ngày hôm nay chúng ta không trung thành với Thiên Chúa.

Người Do thái nghe lời ngôn sứ Isaia, họ sẽ nhớ ngay đến tôn giáo họ. Họ sẽ nghe lời ngôn sứ nói về quá khứ của họ. Thiên Chúa đã đem họ ra khỏi đất Ai Cập và dẫn họ qua biền đỏ (vạch đường giữa đại dương). Họ sẽ nhớ là Thiên Chúa đã dẫn dắt họ qua sa mạc (Đức Chúa đã nói "Ta đã mở con đường giữa sa mạc khơi những giòng sông tại vùng đất khô cằn") Họ sẽ nghe và nhớ lại Đức Chúa đã dẫn dắt tổ phụ họ trong 40 năm trời và chăm sóc họ với bánh mì hằng ngày và nước. Ngôn sứ Isaia dùng lời văn quen thuộc cho những người bị lưu đày và cho họ biết là mặc dù ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng, họ vẫn nhớ việc Thiên Chúa đã cứu họ trong quá khứ và nhắc họ nhớ là Thiên Chúa sẽ làm lại điều đó. Thật ra thì họ được biết "các ngươi đừng nhớ lại những chuyện ngày xưa, chớ quan tâm về những việc thuở trước. Này Ta sắp làm một việc mới!". Nói một cách khác là Thiên Chúa nói với họ là "các ngươi chưa thấy việc Ta làm!". Không có quân đội, không có xe ngựa, hoặc kỵ binh nào tướng mạnh binh hùng nào chống lại với Thiên Chúa được. Các người lưu đày sẽ được tự do, mặc dù mọi việc có vẻ như không thể xãy ra được.

Mùa Chay sắp hết. Chúa Nhật tuần sau là Lễ Lá, rồi chúng ta sẽ vào Tuần Thánh. Chúng ta có thể cảm thấy chán nản vì chúng ta đã không thu được thành quả nào trong những tuần vừa qua trong việc quyết định thay đổi cách sống của chúng ta, trong lời kinh nguyện chúng ta đã hứa trong những ngày đầu Mùa Chay. Chúng ta quyết định vì chúng ta muốn sống đời sống thiêng liêng mạnh mẻ hơn; chúng ta muốn tỏ lòng sám hối ăn năn về tội lỗi chúng ta; chúng ta muốn chia sẻ với những người đau khổ ở các nơi khác trên thế giới; chúng ta muốn sống một đời sống đơn giản để có thể mở lòng với láng giềng và với Thiên Chúa v.v... Hình như chúng ta chưa thấy có sự thay đổi nhiều kể từ ngày Thứ Tư Lễ Tro. Vậy chúng ta có bị áp chế trong lối sống cũ của chúng ta hay không, hay cứ tiếp tục sống như lệ thường hằng ngày? Chúng ta có giống như những người Israel sống lưu vong, xa quê hương và xa đời sống thật sự của bản thân chúng ta hay không? Thật thế, ở một mức độ khác nhau chúng ta đã sống như thế. Vậy làm thế nào chúng ta trở về nhà? Chúng ta có muốn tránh lối sống bây giò đã không đi đến đâu cả hay không? Thật ra chặng đường đi còn khó khăn và nguy hiểm thật. Chúng ta sẽ không đi về những nơi xa lạ mà chúng ta chưa hề biết trước. Vậy chúng ta có thích không? Chúng ta sẽ phải hy sinh gì để đi đến đó? Có quá trể để bắt đầu hay không? Chúng ta có bị giam hãm trong đời sống lưu đày hay không?

Đoạn văn của ngôn sứ Isaia nói rằng Thiên Chúa trông thấy chúng ta trong cảnh lưu đày, và Ngài biết là nơi chúng ta đang sống không phải là quê hương của chúng ta. Thiên Chúa không làm ngơ trước nỗi khó khăn của chúng ta. Bởi thế Thiên Chúa sẽ làm lại việc Ngài đã làm trong quá khứ. Thiên Chúa gọi chúng ta ra khỏi nơi lưu đày. Ngài vạch hướng cho chúng ta có đường đi. Và mặc dù đường đi có khó khăn như nhìn thấy cây thập giá mà cố vượt qua, Ngài sẽ cho chúng ta lương thực trên cuộc hành trình để chúng ta không chán nản. Có lẻ chúng ta phải tin tưởng những điều chúng ta nghe từ ngôn sứ Isaia và hãy bắt đầu dấn bước để thay đổi. Vậy Thiên Chúa có thể nhanh chóng đến đở nâng chúng ta khi bắt đầu lên đường hay không? Thiên Chúa có gởi người khác đến để khuyến khích, nâng đở và giúp chúng ta chổi dậy khi chúng ta gục ngã hay không? Ngôn sứ nói lời hứa này là trong chặng đường chúng ta đi qua sa mạc sẻ không phải đói khát. Chúng ta được biết là Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta, Ngài đã "tự tay Ngài dựng nên chúng ta, nên chúng ta là con quý báu của Ngài".

Chúng ta sẽ phải làm nô lệ cho cái gi? Chúng ta phải thực hiện cuộc hành trình nào? Đây là những điều người thuyết giảng có thể nêu lên, và chú thêm những điều khác cho phù hợp với giáo xứ. Chúng ta cần phải:
• Từ bỏ việc tự giam mình trong đời sống đạo quá an nhàn, hãy để ý đến nhu cầu của những người sống ngoài cộng đoàn chúng ta.
• Bỏ qua những gì đã làm chúng ta đau khổ, sống xa cách và lo sợ trong những mối quan hệ mới của chúng ta.
• Từ bỏ nếp sống xa hoa lãng phí là duyên cớ của tội lỗi và xa rời cộng đoàn.
• Chấm dứt ngay những nghi ngờ, xa cách và lên án anh em.
• Đơn giản hóa cuộc sống và bỏ dùng những phụ liệu tự tôn chúng ta như là con người sáng giá nhất.
• Gạt đi những sợ hãi vê Thiên Chúa khi tâm tình với Ngài về việc vào sa mạc với Thiên Chúa để sống mật thiết và dựa vào Ngài.

Câu chuyện phúc âm là câu chuyện Thiên Chúa đưa tay tiếp đón những người bị lưu đày. Qua hành vi và cách đối xử nơi Chúa Giêsu. Đã được thể hiện khi nói về một phụ nữ bị tố cáo phạm tội ngoại tình, nơi những người tố cáo chị ta. Chúa Giêsu lên núi Ô liu là nơi thanh vắng để cầu nguyện. Ngài trở về Đền Thờ để dạy dỗ. Thánh Gioan viết "Vừa tảng sáng..." Đoạn văn này có ý nói là một ngày mới đang bắt đầu. Như chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất trích lời của ngôn sứ Isaia "Này Ta sắp làm một việc mới". Lời dạy của Chúa Giêsu sẽ cho chúng ta biết việc mới Thiên Chúa sẽ làm cho chúng ta.

Những người tố cáo chị phụ nữ muốn gài bẩy Chúa Giêsu (Câu chuyện này giống câu chuyện trong phúc âm thánh Luca khi họ hỏi Chúa Giêsu về việc trả thuế cho Caesar). Nếu Chúa Giêsu phán quyết là chị phụ nữ phải bị ném đá, thì Chúa Giêsu sẽ bị tố cáo đã vi phạm luật pháp thời bấy giờ, vì người La mã cấm người Do thái không được phép xử tử ai. Nếu Chúa Giêsu bảo là giải thoát chị phụ nữ, thi Ngài sẽ bị tố cáo là Ngài không giữ luật ông Môsê. Trái lại, Chúa Giêsu quay câu chuyện về các người tố cáo: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đã mà ném trước đi". Và bây giờ các người tố cáo sẽ phải xét xử cả họ nữa. Không ai trong chúng ta không nhớ đến những việc trái chúng ta đã làm. Với lời của Chúa Giêsu, sự lưu đày của chúng ta, dù lớn hay nhỏ trong thâm tâm chúng ta ý thức được ngay. Người Do thái đang sống lưu đày không cần nhiều lời để nhắc nhở họ về kiếp sống trong lưu đày, và chúng ta cũng vậy.

Nhưng, ở đây, một lần nữa Thiên Chúa gởi lời cho những người sống trong kiếp lưu đày. Nếu các người kinh sư và Pharisêu không bỏ đi, và họ ở lại đó thì họ cũng sẽ nghe lời Chúa Giêsu nói để đem chị phụ nữ và chúng ta nữa ra khỏi cảnh lưu đày, để về nhà với Thiên Chúa. "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi, từ nay đừng phạm tội nữa !"

Chúng ta không thể đọc bài phúc âm này mà không nhận thấy sự bất công lớn lao trong đó. Chị phụ nữ bị bắt "quả tang đang ngoại tình". Vậy còn người đàn ông ở với chị ta thì sao? Có phải người đó là một trong những người của họ và họ để ông đó chạy thoát sao? Có phải họ bày biện một hiện trường phù hợp để bắt người phụ nữ để đặt ra một vấn nạn khó đem đến cho Chúa Giêsu giải quyết chăng? Hay hoặc chị phụ nữ phạm tội như những người phụ nữ khác vì chị ta quyền rủ người đàn ông để phạm tội? Một việc chắc là những người kinh sư và Pharisêu đã khinh dễ chị phụ nữ, coi chị ta là một việc để họ bàn tán và đem đến thử Chúa Giêsu.

Ngoài những việc xãy ra trong câu chuyện này, Chúa Giêsu có cảm nghĩ như Ngài cũng giống như chị phụ nữ. Ngài cũng bị người ta chèn ép và thách thức. Những người chống đối Ngài tìm cách để cáo buộc Ngài. Và Ngài cũng sẽ bị đưa ra để xét xử. Lại cón có chuyện buồn cười trong câu chuyện này: Chúa Giêsu không buộc tội chị phụ nữ và Ngài cũng không buộc tội các người tố cáo chị ta. Người có tội được tha bổng. Nhưng rồi sau đó, Chúa Giêsu, Đấng vô tội, lại không được tha. Ngài sẽ bị buộc tội.

Cũng như Thiên Chúa luôn sẵn sàng bỏ qua những lỗi phạm của dân Israel, và đưa họ ra khỏi chốn lưu đày, nên Chúa Giêsu sẵn sàng quên quá khứ của chị phụ nữ và cho chị ta di đên tương lai. "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!". Chúa Giêsu đã ban cho cô một cuộc sống mới; cũng như vậy, Ngài đang dẫn đưa chúng ta là những người đang sống trong kiếp lưu dày của tội lỗi bằng lời này: “ta cũng không lên án con, hãy đi về nhà Cha và từ nay đừng phạm tội nữa”; trong mùa chay thánh này.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

5th SUNDAY OF LENT -C-
Isaiah 43: 16-21; Psalm 126; Philippians 3: 8-14; John 8: 1-11

Both Israel in the first reading, and the woman in the Gospel, are in a similar predicament. The cards are stacked against them. They are being punished, or about to be punished, for their wrongs. No way out for either. Except God won’t let the story end in tragedy for them – or for us. Listen first to what Isaiah has to say to Israel.

The Isaiah section dates to the time when the people of Israel were in captivity in Babylon. Though there were political causes for the exile, the prophet’s interpretation for why they were there was that it was due to their infidelity. They had not been faithful to their relationship with God. They were "adulterous", and had broken their "marriage vows" with their Spouse. We can see why this reading was picked today, for like the Gospel, it tells of infidelity and God’s response.

Jews hearing Isaiah’s words would immediately have their religious memory stirred. They would hear references to their past; how God had brought them out of Egypt and led them through the sea ("opens a way in the sea"). They would remember God’s guiding them through the desert ("in the desert I make a way and in the wasteland rivers"). They would hear and remember that God had led their ancestors for forty years in the desert and cared for them with daily bread and water. Isaiah couched his language in terms so familiar to the exiles that, despite their hopeless situation, they would remember God’s past deliverance and be stirred to believe that God could do it again. In fact, they are told, "Remember not the events of the past, the things of long ago consider not; see, I am doing something new!" To put it another way, God is telling them "You ain’t seen nothing yet!" No army, or chariots, or horsemen would be able to overcome this God. The exiles would be set free, no matter how impossible things looked.

Lent is drawing to a close. Next Sunday is Palm Sunday and then we enter Holy Week. We may feel discouraged that we have been less than successful these past weeks in the resolutions for reform and prayer we made the first days of Lent. We made resolutions because we wanted to grown spiritually; to express our sorrow for sin; to be in solidarity with suffering people in other parts of the world; to simplify our lives so that we would be more open to neighbor and God, etc. Not much seems to have changed since Ash Wednesday. Are we stuck in our old selves, fated to repeat old patterns of living? Are we, like the Israelites in exile, a long way from our true selves, our true homes? Yes, to one degree of another, we are. How do we get "home"? Will we even want to leave where we are and go at all? After all, journeys can be scary and hazardous, they take us into unknown places we haven’t been before. Will we like it? What sacrifices will we have to make to get there? Is it too late to begin, are we stuck forever in our exile?

This prophetic passage says God sees us in our exile and God knows where we are now is not our true home. God is not indifferent to our plight. So, God does again what God has done in the past. God calls us out of exile; tells us that a way is opening for us, and as difficult as it looks to cross, God will provide nourishment along the way so we don’t give up, or grow discouraged. Perhaps we ought to trust what we are hearing Isaiah say to us and take the first steps toward change. Will not God come swiftly to help us take these first tentative steps? Will not God send others to encourage us and lift us up when we falter? The prophet promises this, our desert journey will not be without refreshment. We are told that we are a people formed by God, "hand made" and therefore precious in God’s sight.

What slavery must we leave? What journey must we make? Here are some that come to mind, the preacher can add others to fit the congregation. We need to:

• leave our exile of comfortable religion and see to the needs of those outside our circle
• be healed of past hurts that set us apart and keep us fearful of new relationships
• give up sinful patterns that only drive us further into exile
• stop being apart, suspicious, or fearful of others who are different from us
• simplify our lives and stop using resources as though we were the only inhabitants on the earth
• put aside our fears of God and respond to God’s invitation to come away to the desert, the place of intimacy and dependence on God

The Gospel story also has a tale of God’s reaching out to those in exile. This time the gesture is made through Jesus, and it is to the woman caught in adultery as well as to her accusers. Jesus has gone to the Mount of Olives, his retreat and place of prayer. He returns to the temple to teach – "early in the morning." John suggests, in this reference to the time of day, that a new day is dawning. As we heard God say in the first reading, "...see I am doing something new." Jesus’ teaching will reveal the new thing God is doing for us.

The woman’s accusers are tying to trap Jesus. (It’s similar to the question they put to him in Luke about paying taxes to Caesar.) If Jesus judges that the woman should be stoned, he would suffer the wrath of the Romans who forbade the Jews permission to execute. If Jesus tells them to free her, then he can be accused of breaking the law of Moses. Instead he puts it back on the accusers, "Let the one among you who is without sin be the first to throw a stone at her." Now they must pass judgment on themselves too. None of us is so terribly far away from our own record of wrongs that our memory can’t be nudged by such a question. Our exile, big or small, is at the fingertips of our consciousness. The Jews in exile also didn’t need much to remind them that they lived in exile, the signs of it were all around them. Same with us.

But here again God sends a word to those in exile. If only those scribes and Pharisees hadn’t left, but instead had stayed there with the woman. Then they too would have heard the words that brought the woman and us out of our exile to our true home with God. "Neither do I condemn you. Go and from now on do not sin any more."

One can’t read this Gospel story without noticing the gross injustice in it. The woman is caught, "in the very act of committing adultery." What happened to her partner? Was he one of their buddies and so they let him get away? Did they set up the situation in the first place so as to entrap the woman and have an "issue" to bring before Jesus? Or is the woman being blamed, as women have been in the past, for being the temptress, leading the man to sin? One thing is for sure, the Pharisees have debased her, treated her as an object for their discussion and as a means to trap Jesus.

Besides everything else going on in this story, Jesus may have identified with her, for like her, he too is an object of harassment and entrapment. His opposition is looking for a way to bring charges against him. He too is going to be brought to trial. There’s another irony here. He doesn’t condemn the sin of the woman, nor the sin of the accusers. The guilty go free. But soon Jesus, who is innocent, will not go free. He will be found guilty.

Just as God is willing to put aside the sins of Israel’s past and lead them out of exile, so is Jesus willing to put aside the woman’s past and open up a future for her. "Neither do I condemn you. Go and from now on do not sin any more." He is offering her a whole new life; the same thing God is offering the exiles. In Lent the same offer is made to us. We can look at the past with Jesus and we can hear him say to us, "Neither do I condemn you. Go and from now on do not sin anymore."
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:28 04/04/2019

129. Nếu con người ta không biết làm việc cách thứ tự, thì loại không biết này có thể quấy nhiễu đến thành tích của công đức.

(Thánh Ambrosius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:30 04/04/2019
77. DÙNG LƯỚI LÀM MỀN (CHĂN)

Có một đôi vợ chồng đánh cá rất nghèo, mùa đông đến là lấy lưới làm mền để đắp, nửa đêm cả ngón tay đều lò cả ra ngoài lưới, hai vợ chồng bèn nói với nhau:

- “Đêm lạnh như thế này, nếu người nào đắp thiếu hụt thì phải chịu đựng qua đêm đấy nhé !”

(Tiếu phủ)

Suy tư 77:

Đắp thân mình bằng lưới thì chẳng khác chi không đắp, đắp bằng tấm lưới thì không những tay lò ra ngoài mà cả thân mình đều lò ra ngoài, thế mà hai vợ chồng vẫn lạc quan nói ai bị lò tay lò chân ra ngoài thì phải chịu lạnh cả đêm, đúng là lý luận của người nghèo lạc quan.

Người ta thường nói “đừng lấy vải thưa che mắt thánh”, tức là bất kỳ ở đâu thánh thần đều có thể thấy rõ huống hồ là vải thưa, vải thưa thì chẳng khác gì tấm lưới !

Vậy mà có một vài người Ki-tô hữu thường hay lấy vải thưa để che mắt Thiên Chúa: họ giả nai giả điếc làm bộ như không biết gì để chiếm đoạt tài sản của người khác; họ ngoài miệng thì anh anh tớ tớ, nhưng trong lòng thì âm mưu lợi dụng tình cảm của anh em chị em mình; hoặc là có người thường ngày vẫn đi lễ, rước lễ, nhưng khi ra khỏi nhà thờ thì đâm xoi người này, nói xóc óc người kia, họ lấy việc dự lễ rước lễ làm vải thưa che mắt Chúa.v.v...

Không ai lấy lưới mà làm chăn đắp trong mùa đông, bởi vì càng lạnh thêm, cũng không ai lấy vải thưa để che mắt Chúa, vì Ngài là Đấng thấu suốt thấy rõ tận tâm hồn của mỗi người, nhưng chúng ta có thể lấy lòng thật thà khiêm tốn để bù đắp những khuyết điểm của mình đã gây đau khổ và thiệt hại cho tha nhân.

Ấm lòng mình và mát lòng người là ở đó vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ai Sạch Tội ?
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:23 04/04/2019
Ai Sạch Tội?

(Chúa Nhật V Mùa Chay C)

Câu chuyện người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong Tin Mừng thánh Gioan (8,1-11), theo các nhà nghiên cứu thì có lẽ là của Luca, một tác giả đặc biệt đề cao chủ đề lòng thương xót của Chúa. Trong văn học, một chủ đề chính cũng thường được điểm tô đậm nét bằng những yếu tố “phản đề”. Có một cái nhìn cặn kẻ về sự gian ác của con người hẳn nhiên sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa.

Tội ngoại tình: Thoặt xem ra đây là một loại tội dễ lượng thứ, vì bản tính con người mỏng dòn, yếu đuối. Và người ta thường dùng cụm từ “tính xác thịt” như để bào chữa mỗi khi lỗi phạm. Nếu xét tội này theo chiều kích “sự yếu đuối” thì cũng có thể dễ thông cảm. Tuy nhiên, nếu nhìn đây là một sự bất tín, bất trung, là một hành vi phản bội, phá vỡ sự bền vững của đời sống hôn nhân-gia đình, vốn là tế bào của xã hội thì tội này thật đáng sợ.

Nhân loại chúng ta đã và đang phải lao đao vì căn bệnh được gọi là bệnh thế kỷ, bệnh HIV-AIDS. Cái nguy hiểm chết người của căn bệnh này là tế bào dần mất khả năng kháng khuẩn. Khi tế bào hỏng hư thì cả cơ thể có thể gặp hiểm nguy mọi lúc, vì bất cứ vi khuẩn gây bệnh nào, dù là bệnh thường gặp như cảm cúm…Chúng ta đều biết cái nền tảng của xã hội và cũng là của Giáo Hội chính là gia đình. Và nền tảng này được dệt xây trên tình yêu chung thủy và sự tín nhiệm lẫn nhau. Khi đã bất trung thì sự tín nhiệm ít nhiều bị đánh mất. Có thể cái tội bất trung vì yếu đuối không quá trầm trọng nhưng hậu quả của nó thì thật khó lường. Các ngôn sứ thường dùng thứ tội này: “ngoại tình”, để nói đến việc dân xưa bỏ Thiên Chúa mà đi thờ các thần ngoại bang.

Nhất tiển diệt song điêu. Một mũi tên giết hai con chim. Câu nói có thể dùng trong cả trường hợp tích cực lẫn tiêu cực, nhưng thường ám chỉ những hành vi gian ác gây hại cho nhiều đối tượng. Cái bẫy mà nhiều kinh sư và người biệt phái ngày xưa giăng ra để hãm hại Chúa Giêsu quả là hiểm độc. Đã nhiều lần, và nay thêm một lần nữa họ dồn Chúa Giêsu vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Để thực hiện mưu đồ này họ đã không ngần ngại sử dụng sự yếu đuối, tội lỗi của một con người. Có thể nói rằng họ đã kiếm tìm và tận dụng tội lỗi của đồng loại để phục vụ gian kế của mình. Đã là gian ác thì sẽ không chừa một thủ đoạn nào, kể cả việc lợi dụng tội lỗi, sự yếu đuối hay nỗi khốn khổ của tha nhân để thủ lợi hoặc để thực hiện ý đồ đen tối của mình.

“Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Tin Mừng minh nhiên cho ta biết rằng những người biệt phái và luật sĩ hôm ấy cố tình gài bẫy Chúa Giêsu hầu có bằng chứng tố cáo Người, Đấng đã từng tuyên bố rằng “đến không phải để hủy bỏ lề luật và lời các ngôn sứ, nhưng để kiện toàn”(x.Mt 5,17). Chắc hẳn những người cố tình gài bẫy hôm ấy nghĩ rằng phen này Chúa Giêsu không thể thoát. Nếu Người không giữ luật Môsê thì khó mà thuyết phục dân chúng. Còn nếu cứ nhất nhất hành xử theo luật truyền thì sẽ đi ngược với lời giảng dạy của Người về lòng nhân từ, tha thứ cho nhau không chỉ bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy (x.Mt 18,21-22).

Nhất ngôn độ bách tính: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”(Ga 8,7). Một lệnh ban để thi hành án ư? Xét về hình thức văn tự thì đúng vậy. Nhưng ẩn sâu bên trong lệnh ban ấy, chính là lời mời gọi xét mình, tự kiểm. Ai là người vô tội? Người Do Thái vốn không xa lạ gì với khái niệm tội lỗi, nếu không muốn nói là rất bén nhạy. Cùng với tổ phụ Đavít xưa họ luôn ý thức thân phận tội lỗi của mình để rồi không ngừng cầu xin ơn tha thứ. “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm. Tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm…(Tv 50).

Một lời tuyên phán đã cứu sống người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Lời tuyên phán ấy cũng đã giải thoát cả đám đông gian ác hôm ấy. Hành vi rút lui, bỏ đi, kẻ trước người sau, bắt đầu từ người lớn tuổi, là một lời xưng thú tội lỗi công khai, dù vô ngôn nhưng lại đủ ý. Rút lui là tự nhận mình cũng tội lỗi không kém gì người phụ nữ phạm tội ngoại tình mà có khi còn tồi tệ và xấu xa hơn. Tình yêu thật vạn năng và diệu kỳ. Tình yêu luôn chiến thắng sự hiểm độc, gian ác.

Ai thực sự vô tội? Chúng ta dễ dàng kết luận đó là Chúa Giêsu, vì chỉ còn lại một mình Người và người phụ nữ. Chỉ mình Chúa Giêsu mới có quyền kết án, thế mà Người lại phán: “Tôi không lên án chị. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Người rộng lượng tha thứ cho tội nhân, khoan dung với người phạm tội, nhưng lại cương quyết loại trừ tội lỗi. Để làm điều này thì Đấng vô tội đã cam chịu kết án cách bất công.

Một hành vi vừa nhân ái vừa dịu hiền và tinh tế: “Cúi xuống”. Khi nghe những người biệt phái và kinh sư tố cáo người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, thì Chúa Giêsu đã cúi xuống và viết cái gì đó trên đất. Sau khi người ta hỏi mãi, Người đã ngẩng đầu lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội…” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng hành vi cúi xuống của Người thật nhân hậu và đầy tế nhị. Nếu giả như Người cứ chăm chăm nhìn vào đám đông thì chắc gì đã có chuyện người ta can đảm nhận mình là tội nhân để rồi rút lui tuần tự. “Lạy Chúa, Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải.”(Kn 11,23).

Ai trong chúng ta sạch tội? Một câu hỏi khiến chúng ta cần khiêm nhu nhìn nhận con người thật của mình. Tiên vàn hãy lấy cái đà ra khỉ mắt mình hơn là cứ chăm chăm vào cái rác trong mắt tha nhân. Ai trong chúng ta cũng là tội nhân. Mọi người đều cần ăn năn sám hối. Để có thể trở về thì ngoài tình yêu và ân sủng Chúa, chắc hẳn cũng cần sự khoan dung và thái độ ứng xử tế nhị trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau. Chúa Kitô không chỉ cúi xuống rửa chân cho chúng ta mà con cúi xuống, làm ngơ để tạo cơ hội cho chúng ta là những tội nhân hoán cải trong danh dự. Người đã nêu gương cho chúng ta thì chúng ta cũng phải bắt chước Người để sống với nhau cho có tình trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Bài giảng Chúa Nhật 5 Mùa Chay Năm 5: Tôi Không kết án chị đâu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
16:58 04/04/2019
Chúa Nhật V MÙA CHAY
“TÔI KHÔNG KẾT ÁN CHỊ ĐÂU”
Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11
Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện rất nổi tiếng về một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, bị những người Biệt Phái và Luật Sĩ mang đến cho Chúa Giêsu để xét xử. Ý đồ của họ là xem Chúa Giêsu sẽ xử lý như thế nào trước tình huống này. Xét theo luật Môsê, người đàn bà này phải chịu ném đá cho đến chết vì tội ngoại tình. Nếu Chúa Giêsu xử theo luật này thì xem ra những lời Đức Giêsu nói về lòng thương xót mâu thuẫn với cách hành xử của Người.
Trong khi họ chờ đợi câu trả lời, Chúa Giêsu không nói gì, nhưng chỉ viết trên đất. Các Giáo Phụ giải thích là Chúa Giêsu viết những tội của họ. Sau đó, Chúa Giêsu đứng dậy và nói: “Ai trong các người sạch tội thì hãy ném đá người này trước.”
1- Đức Giêsu: “có với tội nhân, không với tội lỗi”
Với câu nói này, Đức Giêsu đã đảo lộn tình thế. Thay vì lên án và đòi ném đá người phụ nữ, người ta bắt đầu phải quay trở về với chính mình và xét mình có sạch tội hay không mà đòi kết án người khác. Từ đó, từng người một, bắt đầu từ người già nhất cho đến người trẻ, lần lượt bỏ viên đá xuống và rút lui. Chỉ còn lại Chúa Giêsu và người phụ nữ đứng ở đó. Bây giờ, Chúa Giêsu hỏi: “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao? Người đàn bà đáp: “Thưa ông, không có ai cả.” Chúa Giêsu nói với chị: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa!” (Ga 8,11).
Đây quả là những lời đẹp nhất của Tin Mừng! Thật vậy, Đức Giêsu đến mạc khải cho chúng ta biết về một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, chậm bất bình và rất mực khoan dung. Chính Đức Giêsu là hiện thân của lòng thương xót Chúa Cha. Người đến để cứu vớt, chứ không phải để tiêu diệt hay kết án. Đức Giêsu là Thiên Chúa, Người có quyền tha thứ mọi tội lỗi và cho con người cơ hội để làm lại cuộc đời. Như thế, qua cách hành xử theo lòng thương xót, Chúa Giêsu cho thấy rằng: Người luôn có thái độ cảm thông và thương xót đối với mọi tội nhân. Người không kết án họ. Đồng thời, Chúa Giêsu bày tỏ thái độ không chấp nhận tội lỗi khi quả quyết: “Tôi không kết án chị, nhưng từ nay chị đừng phạm tội nữa.” Chúa Giêsu mở ra cho mọi tội nhân một tương lai và một cuộc sống mới. Người chính là hiện thân của một vị Thiên Chúa nói “có” với tội nhân, nhưng lại cương quyết nói “không” với tội lỗi. Đó là niềm hy vọng cho bất cứ tội nhân nào muốn trở về với Chúa.
2- Dễ dàng ném đá người khác
Cũng như những Biệt Phái và Luật Sĩ, chúng ta thường mù lòa về những khuyết điểm của mình, nhưng lại thấy rõ những khuyết điểm người khác. Về điểm này, thánh Têrêsa Avila có một câu nói rất sâu sắc: “Mỗi người chúng ta thường đeo hai cái túi. Một cái sau lưng đựng những điều tốt của người khác. Còn một cái trước mặt đựng những khuyết điểm của họ.” Tâm lý con người thường có khuynh hướng thích lên án và ném đá người khác, khi tự cho mình trong sạch và vô tội. Nhiều lúc chúng ta còn trút lên người khác trách nhiệm và lỗi lầm của mình. Ađam ngày xưa đổ lỗi cho Evà, còn Evà thì đổ lỗi cho con rắn. Điều này cũng có thể xảy ra trong các lãnh vực chính trị, xã hội và đời sống gia đình: vợ đổ lỗi cho chồng, chồng đổ lỗi cho con; cán bộ đổ lỗi cho nhân dân, thầy giáo đổ lỗi cho học trò v.v... Có lẽ đây là căn bệnh kinh niên của con người, căn bệnh không dám nhận lỗi mình nhưng lại đổ lỗi và thích ném đá người khác. Đó là một thứ đạo đức giả và phán xét bất công!
Những người Luật Sĩ và Biệt Phái trong Tin Mừng không phải là những người xấu hơn chúng ta đó sao? Họ thấy cái rác trong mắt của người khác nhưng lại không thấy cái xà trong mắt mình. Chúng ta cũng thường có cám dỗ khi suy nghĩ rằng thế giới này sẽ tốt hơn, xã hội này sẽ công bình hơn nếu người khác biết thay đổi đời sống, nhưng chính chúng ta lại không muốn thay đổi. Tuy nhiên, chúng ta quên rằng gốc rễ của sự dữ và những điều xấu xa phát xuất từ lòng mỗi người. Chúng làm tổ trong chúng ta. Nhiều lúc những điều xấu xa thường trá hình với những lý do cao thượng vì danh Chúa hay vì lợi ích chung. Chúng ta thường bào chữa cho lòng ích kỷ, sự vô cảm và những thói hư tật xấu của mình.
Thay vì biết mình và nhìn nhận những khuyết điểm của mình, chúng ta tự coi mình là thẩm phán của những người khác. Rõ ràng đây là một điều vô lý. Bởi lẽ, thẩm quyền này chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa, chỉ có Người là vị thẩm phán tối cao. Người thấu rõ tường tận mọi ẩn dấu và hoàn cảnh của mỗi người. Vì thế, chỉ có Thiên Chúa mới có thể đánh giá chính xác trách nhiệm và tội lỗi của mỗi người.
Chúa Giêsu đã hành xử theo một cách thức rất khác với chúng ta: “Tôi không lên án chị đâu...” Người mời gọi: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa lên án... Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6,37-38). Lòng khoan dung của Thiên Chúa chính là bài học mà chúng ta cần noi gương bắt chước. Thay vì lên án người khác, chúng ta học cách hành xử của Chúa Giêsu là sống bao dung và tha thứ cho những lầm lỗi của người khác. Lòng bao dung này mang lại ơn tha thứ mà chúng ta xin trong Kinh Lạy Cha: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho những kẻ có nợ chúng con.”
3- Cơ hội quý báu để sám hối
Đức Giêsu đến mở ra cho chúng ta một con đường mới: thay vì lên án người khác, mỗi người chúng ta phải cáo mình, nhận lỗi; thay vì ném đá người khác, chúng ta cần có thái độ bao dung và tha thứ những lỗi lầm của người khác. Bởi vậy, chúng ta cần xin ơn Chúa để thay đổi thái độ sống của mình theo cách hành xử của Chúa Giêsu. Người mời gọi chúng ta hoán cải thái độ sống của mình. Nghĩa là thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận và đánh giá của chúng ta, để có cách hành xử giống với Chúa Kitô. Chúng ta đang ở trong những tuần cuối cùng Mùa Chay thánh và tiến gần tới lễ Phục Sinh. Đây là cơ hội quý báu Thiên Chúa mời gọi chúng ta sám hối. Mỗi người hãy sống kinh nghiệm tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa qua bí tích Hòa Giải. Nơi đó, Người ban ơn tha thứ cho chúng ta. Chỉ với một tâm hồn sám hối, chúng ta có thể cử hành cách xứng đáng bí tích Thánh Thể.
Lạy Chúa, khi đối diện với Chúa và anh chị em, chúng con là những tội nhân cần đến lòng thương xót. Xin cho chúng con biết từ bỏ thói lên án người khác để sống khiêm tốn và bao dung hơn với tha nhân. Amen!

 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ V Mùa Chay C 7.4.2019
Lm Francis Lý văn Ca
17:33 04/04/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chỉ còn hai tuần nữa, chúng ta sẽ bước vào một chu kỳ Phụng Vụ khác, đó là Chu Kỳ của Mùa Phục Sinh. Khi tiến gần đến ngày lễ Phục Sinh bao nhiêu thì tâm hồn của chúng ta rộn lên niềm rào rạc bấy nhiêu. Chúng ta có hai lý do để vui mừng: Thứ nhất là hân hoan để tiếp nhận những anh chị em tân tòng, sau những tháng ngày chuẩn bị trong lộ trình Mùa Chay, sẽ gia nhập vào Dân Thánh Chúa là Giáo Hội. Thứ hai, là mọi người tín hữu, sau những tháng ngày của Mùa Chay, chuẩn bị canh tân và hòa giải sẽ bắt đầu một cuộc sống mới đầy ơn thánh của Chúa.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Câu chuyện dân Dothái qua Biển Đỏ ráo chân và Chúa nuôi dưỡng họ trong sa mạc bằng bánh bởi trời là hình bóng của bánh trường sinh chúng ta lãnh nhận trong thời Tân Ước là Đức Kitô. Với ơn phép rửa tội, bởi nước chúng ta được thanh tẩy.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô chứng minh giá trị cao cả của một người làm tông đồ: Khi ngài còn bé là một cậu bé Dothái, có những hành động ấu trĩ. Nhưng sau khi nhận thức được thái độ của niềm tin, ngài đã đổi mới thích nghi hơn trong cuộc sống.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Chủ đề của Mùa Chay là ăn năn sám hối, tha thứ và bác ái. Câu chuyện của người đàn bà được thánh Gioan ghi lại nơi đây sẽ giúp chúng ta suy nghĩ. Thái độ của dân Dothái: Kết án. Còn Chúa Giêsu: Khoan hậu. Người đàn bà: chấp nhận trong yên lặng về sự yếu hèn của mình. Chúng ta thuộc về thành phần nào trong 3 hạng người kể trên?


Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta tham gia vào sứ vụ của Đức Kitô là biến đổi, canh tân thế giới nầy. Biến đổi đau thương sầu muộn bằng sức sống mới, niềm vui mừng của mùa Phục Sinh sắp đến. Giờ đây, chúng ta xin Chúa những ơn cần thiết để đáp lại lời mời gọi đó:

1. Xin cho các tín hữu Chúa trong đoạn đường cuối cùng của Mùa Chay, biết chuẩn bị tâm hồn để lãnh nhận bí tích hòa giải. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho chúng ta biết sống đạo một cách thực tiễn bằng cách tìm kiếm Chúa để mỗi ngày sẽ khám phá ra những con đường hoàn hảo theo Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Với sự quảng đại của Cộng Đoàn dân Chúa đó đây trên thế giới, đáp lại chiến dịch của Mùa Chay, Giáo Hội sẽ đón nhận dồi dào sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm nhân hậu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho chúng ta trở thành những sứ giả của Công Đoàn Xứ Đạo mời gọi những phần tử trong gia đình hay Cộng Đoàn Xứ Đạo trở về Nha Cha để cùng nhau cử hành Tam Nhật Vượt Qua với chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời được nghỉ giấc bình an trong Nhà Chúa muôn đời, đặc biệt những linh hồn mới qua đời trong Cộng Đoàn Công Giáo của chúng ta trong những ngày tháng gần đây. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã chỉ cho các tông đồ con đường theo Chúa: đó là con đường đau khổ. Xin cho chúng con biết lấy bài học của thánh giá và qua thánh giá chúng con sẽ vào cõi sống vinh quang. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Lòng nhân từ của Chúa
Lm. Jb Nguyễn Minh Hùng
23:11 04/04/2019
Chúa Nhật THỨ V MÙA CHAY NĂM C
HỌC TẬP LÒNG NHÂN TỪ CỦA CHÚA

“Tôi không lên án chị! Chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Đó là lời đầy yêu thương, ấm áp mà Chúa Giêsu đã ngỏ với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Đó cũng là lời kết cho bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ V mùa Chay: Không những làm nên một cái kết có hậu, mà còn là lời đẹp dẫn tới một cái kết đẹp, cho thấy lòng Chúa Giêsu tha thiết yêu con người. Người đến trần thế không phải để lên án, nhưng để tha thứ và đón nhận con người trong tình yêu thương đầm ấm. Đúng như những lời mà Chúa từng khẳng định: “Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ” (Ga 3, 17).

“Tôi không lên án chị! Chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa” là đoạn kết của câu chuyện về người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình mà những kinh sư và pharisêu đã muốn dùng chị để khai tử Chúa Giêsu. Nếu Chúa tha cho chị, Chúa sẽ bị coi là kẻ ủng hộ cho hành động tội lỗi, ủng hộ sự vô luân lý. Biết đâu nhân cơ hội này, người ta sẽ nghi ngờ Chúa cũng đã từng phạm tội, nên mới bao che cho tội lỗi… Hơn thế, nếu tha cho chị, Chúa sẽ bị kết án là kẻ chống lại lề luật. Vì theo luật Môisen, phụ nữ phạm tội ngoại tình phải bị ném đá. Một khi bị kết tội chống đối lề luật, viên đá đầu tiên sẽ không rơi vào người phụ nữ, nhưng cầm chắc, nó sẽ nhắm vào chính bản thân Chúa.

Nếu Chúa phán quyết chị phải bị ném đá như luật dạy, Chúa tự mình đi ngược lại lời dạy hãy yêu thương, hãy tha thứ của chính Chúa. Chúa cũng sẽ mất hết uy tín và ảnh hưởng như một bậc Thầy đã từng làm bạn với người tội lỗi, dẫn đưa người tội lỗi trở về với đời sống công chính. Chúa sẽ trở thành kẻ bị coi là lừa bịp trong lời giảng dạy, vì giảng dạy thì hay, nhưng không áp dụng giáo lý của chính mình đưa ra. Chúa sẽ bị kết tội là kẻ độc ác chẳng thua gì lề luật. Ngoài ra, nếu Chúa cho phép ném đá chị, những người thù ghét Chúa có thêm cơ hội để kết tội Chúa vi phạm luật Rôma và chống lại chính quyền đế quốc. Vì chỉ có một mình chính quyền Rôma mới được xử án tử hình mà thôi.

Dẫu sao, người phụ nữ đã may mắn. Chị vẫn sống. Chị thoát chết. Nếu hôm ấy những kẻ tố cáo chị không đưa chị đến trước mặt Chúa Giêsu. Nếu hôm ấy, không có Chúa Giêsu. Nếu hôm ấy, các kinh sư, các pharisêu không thủ đoạn và quỹ quyệt muốn cùng một lúc “bắn một mũi tên, giết chết hai con mồi”, chị đã bị tử hình.

Nhìn lại và đối chếu hai thái độ: một bên là Chúa Giêsu, bên kia là những kẻ lên án người khác, chúng ta cảm nhận một nghịch lý lớn vô cùng. Đó là:

- Chỉ mỗi một mình Thiên Chúa là Đấng vô tội và Chúa Giêsu chẳng biết phạm tội là gì, lại bao dung, khoan nhân, rộng lượng cảm thông với con người cách hết sức dễ dàng.
- Chỉ mỗi một mình Thiên Chúa mới có quyền kết án tội nhân, thì Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa, chẳng những không kết án, lại tha thứ một cách quá nhanh chóng, tha thứ vô điều kiện.
- Còn loài người, không ai không khiếm khuyết, không ai không lỗi lầm, không ai không cần đến sự cảm thông của mọi người, lại khó có thể độ lượng, nhân từ. Lẽ ra, càng biết mình yếu đuối, nhỏ nhoi, chúng ta càng phải cố hết sức trao cho nhau lòng nhân hậu, lòng từ tâm để có thể nhận lại sự cảm thông, sự chia sớt, thì chúng ta lại làm ngược lại: độc đoán, độc ác, lên án nhau, soi mói nhau, hiềm thù nhau, gây mâu thuẫn cho nhau. Đã biết bao nhiêu lần, chúng ta không hề trao cho người khác điều mà chính mình cũng cần như họ. Nếu ai cũng biết trao cho người khác điều mình cần, thế giới sẽ bình an, cuộc sống xung quanh sẽ tốt đẹp biết chừng nào.
- Trong khi không ai trong chúng ta có quyền kết án anh chị em mình, thì chúng ta lại lạm quyền, tự cho mình quyền phán xét và kết án kẻ khác. Chúng ta chẳng có quyền gì trên anh chị em, vậy mà biết bao nhiêu lần, chúng ta bới móc cái xấu của người khác để mà kết án, để mà trị tội. Chúng ta thật xấu xa, ích kỷ, bởi chúng ta cần cái mà chúng ta không muốn trao tặng. Chúng ta muốn người ta làm cho mình điều tốt, trong khi chúng ta đối xử với anh chị em bằng những điều tệ hại.

Thái độ nhân từ của Chúa đối với người phụ nữ ngoại tình là bài học cho chúng ta. Cần phải khắc ghi lòng nhân từ ấy để sống vì phần rỗi của chính mình, vì sự bình an cho hết mọi môi trường chúng ta sống.

Trong một xã hội mà ai cũng đến với nhau bằng tình yêu nhân từ, chắc chắn mọi chia rẽ, mọi oán thù, mọi chém giết sẽ bị tận diện. Lòng nhân từ được đề cao, cũng có nghĩa là tình yêu, sự hòa bình, niềm hạnh phúc sẽ lên ngôi. Chúa Giêsu để lại cho ta bài học quý giá về tình yêu nhân từ. Ta phải học lấy.

Thế giới còn nhiều hận thù. Chúng ta, những Kitô hữu, có trách nhiệm làm giảm và xóa bỏ hận thù theo gương Chúa Giêsu. Nhờ nỗ lực của từng người Kitô hữu như thế, chúng ta sẽ làm cho thế giới, cho môi trường sống xung quanh mình lành mạnh hơn, đáng yêu hơn, đáng sống hơn.

Hãy lột bỏ khuôn mặt không bao giờ biết nhìn nhận mình có tội, chỉ biết giương giương tự đắc mình là Con Thiên Chúa, là kẻ trong sạch của luật sĩ, kinh sư và pharisêu. Hãy lột bỏ khuôn mặt đầy nham hiểm, độc ác, chỉ biết ganh ghét, chỉ biết nuôi lòng thù và tìm cách trả thù, chỉ chuyên lên án và kết tội người khác của luật sĩ, kinh sư và pharisêu.

Hãy học lấy và học thuộc lòng bài học của tình yêu, của lòng khoan nhân, độ lượng lớn lao đến nỗi núi không thể đo, biển không thể lường của Chúa Giêsu. Hãy bắt chước tình yêu cao cả của Chúa mà sống xứng danh môn đệ Chúa
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Wilton Daniel Gregory làm Tổng Giám Mục Washington DC
Đặng Tự Do
04:51 04/04/2019
Trong thông báo đưa ra hôm thứ Năm 4 tháng Tư, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức bổ nhiệm Đức Cha Wilton D. Gregory, hiện là Tổng Giám Mục Atlanta, làm Tổng Giám Mục thủ đô Washington DC.

Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory sinh ngày 7 tháng 12 năm 1947 tại Chicago (Illinois). Sau khi học hết tiểu học ở Chicago, ngài vào tập viện Quigley. Ngài hoàn thành triết học tại Đại học Niles và thần học tại Chủng viện Saint Mary of the Lake ở Mundelein (Illinois). Sau đó, ngài đạt được bằng Tiến sĩ Phụng vụ tại Đại Học Giáo hoàng Thánh Anselmo ở Rôma vào năm 1980.

Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 9 tháng 5 năm 1973 tại Tổng giáo phận Chicago.

Ngài đã từng giữ các vị trí sau: phó xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Glenview; Sinh viên tại Rôma (1976-1979); Giáo sư Phụng vụ tại Chủng viện Saint Mary of the Lake ở Mundelain, Thành viên Văn phòng Phụng vụ Tổng giáo phận và Trưởng ban Nghi lễ cho các Đức Hồng Y Cody và Bernardin (1980-1983).

Ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Chicago vào ngày 18 tháng 10 năm 1983 và được tấn phong vào ngày 13 tháng 12 cùng năm.

Ngày 29 tháng 12 năm 1993, ngài được bổ nhiệm Giám Mục thứ bẩy của Belleville và chính thức nhận tòa vào ngày 10 tháng 2 năm 1994.

Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Atlanta (Georgia) vào ngày 9 tháng 12 năm 2004 và nhậm chức vào ngày 17 tháng 1 năm 2005. Ngài coi sóc tổng giáo phận này từ đó đến nay.

Trong Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ, ngài từng là Chủ tịch (2001-2004), Phó Chủ tịch (1998-2001), Thành viên của Ủy ban Hành pháp và Hành chính, Thành viên các Ủy ban Giáo lý Đức tin, Ủy ban Chính sách Quốc tế, Chủ tịch Ủy ban Nhân sự, Ủy ban về Thiên niên kỷ thứ ba / Năm thánh 2000 (1998-2001) và Ủy ban Phụng vụ (1991-1993). Hiện tại, ngài là Chủ tịch Ủy ban Phụng Tự.

Ngoài tiếng Anh, ngài còn nói thông thạo tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha.


Source:Holy See Press Office
 
Phán quyết chung cuộc của Bộ Giáo Lý Đức Tin về trường hợp nguyên Tổng Giám Mục đảo Guam
Đặng Tự Do
06:52 04/04/2019
Hôm thứ Năm 4 tháng Tư, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố quyết định sau của Bộ Giáo Lý Đức Tin:

Như đã được công bố vào ngày 16 tháng 3 năm 2018, Tòa án Tông đồ của Bộ Giáo lý Đức tin đã kết thúc một phiên tòa giáo luật sơ thẩm về trường hợp của Đức Cha Anthony Sablan Apuron, dòng Phanxicô Capuchin, nguyên Tổng Giám Mục Agaña, đảo Guam.

Như đã lưu ý vào thời điểm đó, đương sự có quyền kháng cáo; và trong thực tế, đương sự đã nộp đơn xin kháng cáo. Kháng cáo đó nay đã có kết luận.

Vào ngày 7 tháng 2 năm 2019, Phiên toà án thứ hai để xét đơn kháng cáo đã giữ nguyên bản án sơ thẩm theo đó đương sự đã phạm vào Điều răn thứ sáu với trẻ vị thành niên. Các hình phạt được áp dụng như sau: tước bỏ chức vụ; cấm đoán vĩnh viễn không được cư trú, thậm chí chỉ tạm thời, trong địa giới tài phán của Tổng giáo phận Agaña; và cấm vĩnh viễn không được sử dụng huy hiệu gắn liền với hàng Giám mục. Quyết định này chung cuộc trong trường hợp này. Đương sự không có quyền kháng cáo.
Source:Holy See Press Office
 
Trung Quốc san bằng nhà thờ Công Giáo duy nhất tại một thành phố của tỉnh Thiểm Tây
Đặng Tự Do
16:15 04/04/2019
Sáng 4 tháng Tư, trước những tiếng khóc nghẹn ngào của anh chị em giáo dân và những cái nhìn đầy kinh ngạc của người đi đường, bọn cầm quyền Trung Quốc đã san bằng ngôi nhà thờ duy nhất tại thành phố Tiền Dương (千阳县 – Qianyang) thuộc tỉnh Thiểm Tây (陕西 – Shaanxi).

Giáo xứ Tiền Dương nằm ở một khu vực rất nghèo của tỉnh Thiểm Tây và là nơi sinh sống của khoảng 2,000 người Công Giáo, tất cả đều là nông dân. Ngôi nhà thờ gồm hai tầng. Tầng trên là nơi thờ phượng. Tầng dưới là nhà ở của các nữ tu và văn phòng nơi các nữ tu cung cấp các dịch vụ y tế, khám bệnh và phát thuốc cho người nghèo.

Giáo phận Phượng Tường (鳳翔 – Fengxiang) được chăm sóc bởi Đức Cha Luca Lý Kính Phong (李鏡峰 - Li Jingfeng) cho đến ngày ngài qua đời hôm 17 tháng 11, 2017 có một tính cách rất đặc biệt trong bối cảnh của Giáo Hội Trung Quốc: đó là giáo phận duy nhất mà cả các tín hữu lẫn giám mục đều không phải là thành viên của Hội Công Giáo Yêu nước. Từ ngày 17 tháng 11, 2017, Đức Cha Phêrô Lý Hội Nguyên (李会元,Li Hui-Yuan) 54 tuổi, Giám Mục Phó lên thay vẫn giữ được truyền thống này.

Một số nhà quan sát cho rằng bạo lực đối với giáo xứ Tiền Dương là một cách để buộc giáo phận Phượng Tường phải áp dụng các quy định tôn giáo mới và buộc các giám mục và linh mục phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu nước.

Những người khác cho rằng bọn lãnh đạo tại thành phố Tiền Dương hiện nay gồm toàn những kẻ theo chủ nghĩa cộng sản cực đoan của Mao, coi “tôn giáo là một ảo mộng cần phải bị xóa bỏ”.
Source:Asia News
 
Gương mù thê thảm: Chính Thống Giáo tẩy chay chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Bảo Gia Lợi
Đặng Tự Do
17:04 04/04/2019
Trong tuyên bố đưa ra khi kết thúc phiên khoáng đại hôm 3 tháng Tư, 2019, Thánh Hội Đồng Chính Thống Giáo Bảo Gia Lợi hay còn gọi là Bungari (Bulgaria) cho biết Giáo Hội Chính Thống tại quốc gia này sẽ không tham dự vào bất kỳ Phụng Vụ hay cầu nguyện chung nào.

Thánh Hội Đồng nói rằng họ đã quyết định viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Anselmo Guido Pecorari, là Sứ thần Tòa thánh tại Bảo Gia Lợi, nói rằng vì lời mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Bảo Gia Lợi đã đến từ chính quyền quốc gia này, nên thật phù hợp là chính quyền phối hợp với Tòa Thánh trong các sự kiện liên quan đến chuyến thăm. Chính Thống Giáo tại Bảo Gia Lợi sẽ không tham gia vào các sự kiện đó.

Thánh Hội Đồng cho biết thêm là Đức Thượng Phụ Neofit và các thành viên của Thánh Hội Đồng đã chuẩn bị đón Đức Thánh Cha Phanxicô tại trụ sở của Thánh Hội Đồng vào ngày 5 tháng 5, như được dự kiến trong chương trình dự thảo.

Tuyên bố nói thêm: “Một chuyến viếng thăm nhà thờ Alexander Nevsky là có thể, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng bất kỳ hình thức phụng vụ hoặc cầu nguyện chung, với các trang phục phụng vụ, đều không thể chấp nhận được, vì giáo luật không cho phép điều đó.”

“Cũng vì lý do này, sự tham gia của dàn hợp xướng của Đức Thượng Phụ trong các buổi lễ là không thể được.”

Thánh Hội Đồng cũng bác bỏ sự hiện diện của các vị đại diện cho Đức Thượng Phụ Neofit trong tất cả các sự kiện khác được hoạch định trong chương trình dự thảo do chính quyền Bảo Gia Lợi đề nghị.

Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Tòa thánh cũng được thông báo rằng:

“Liên quan đến đề nghị của ngài xin phó tế Ivan Ivanov tham gia với tư cách là một thông dịch viên trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Bảo Gia Lợi, Thánh Hội Đồng không ban phép việc này, ngoại trừ trong các chuyến viếng thăm trụ sở của Thánh Hội Đồng và Nhà thờ Chính Tòa Thánh Alexander Nevsky”.

Cuối cùng, tuyên bố nhấn mạnh rằng “Thánh Hội Đồng cũng không ban phép cho bất kỳ giáo sĩ Chính thống Bảo Gia Lợi nào tham gia vào tất cả các sự kiện khác trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Bảo Gia Lợi.”
Source:Sofia Globe
 
Chương trình chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Bảo Gia Lợi và Cộng hòa Bắc Macedonia
Đặng Tự Do
17:36 04/04/2019
Theo dự trù, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm Bảo Gia Lợi và Cộng hòa Bắc Macedonia từ ngày 5 đến 7 tháng 5 năm 2019. Đây là chuyến tông du thứ 29 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và là chuyến tông du thứ 4 của ngài trong năm 2019 này, sau Panama, Abu Dhabi, và Rabat.

Chúa Nhật 5 tháng 5

Sáng Chúa Nhật 5 tháng 5, lúc 7 giờ sáng, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay đến phi trường quốc tế của thủ đô Sofia vào lúc 10 giờ, theo giờ địa phương. Thủ tướng Boiko Borissov sẽ đón ngài tại phi trường và sau đó lễ nghi chính thức đón tiếp sẽ diễn ra tại khuôn viên phủ tổng thống.

Sau khi hội kiến với Tổng thống Roumen Radev, Ðức Thánh Cha sẽ gặp chính quyền, cùng với các đại diện xã hội dân sự và đoàn ngoại giao tại Quảng trường Atanas Burov.

Kế đó, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm xã giao Ðức Thượng Phụ Neofit, là Giáo chủ Chính Thống Bảo Gia Lợi, cùng với Thánh Hội Đồng của Giáo Hội này trước khi đến cầu nguyện riêng trước ngai của hai thánh Cirillo và Metodio. Hai vị thánh này là bổn mạng các dân tộc Slave, tại Nhà thờ chính tòa thánh Alexander Nevsky của Tòa Thượng Phụ.

Buổi trưa, Đức Thánh Cha sẽ đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng với các tín hữu tại Quảng trường Thánh Nevsky.

Ban chiều, Ðức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo tại Quảng trường Knynaz Alexandar vào lúc 5 giờ chiều.

Thứ Hai 6 tháng 5

Sáng thứ Hai, 6 tháng 5 năm 2019, lúc 9 giờ rưỡi sáng, Ðức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến Rakovsky, là thị trấn có 17 ngàn dân cư ở mạn đông nam thủ đô Sofia, là vùng có đông tín hữu Công Giáo nhất tại Bảo Gia Lợi.

Ðức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ tại Nhà Thờ Thánh Tâm, và cho hàng trăm trẻ em sẽ được rước lễ lần đầu. Sau lễ, Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa với các Giám Mục Bảo Gia Lợi tại tu viện Thánh Tâm của các nữ tu dòng Phan Sinh.

Buổi chiều, Ðức Thánh Cha sẽ gặp cộng đoàn Công Giáo tại Nhà Thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae tại Rakovsky, trước khi đáp máy bay trở về thủ đô Sofia vào lúc 5 giờ chiều để chủ sự buổi cầu nguyện cho hòa bình cùng với các vị lãnh đạo các cộng đoàn tôn giáo tại Bảo Gia Lợi ở Quảng trường Nezavisimost. Trong tuyên bố hôm 3 tháng Tư Thánh Hội Đồng Chính Thống Giáo Bảo Gia Lợi bác bỏ khả năng họ sẽ đến tham dự buổi cầu nguyện đại kết này.

Thứ Ba 7 tháng 5

Sáng thứ Ba, 7 tháng 5 năm 2019, Ðức Thánh Cha sẽ giã từ phi trường thủ đô Sofia lúc 8 giờ 20 để bay đến phi trường quốc tế Skopje của Cộng hòa Bắc Macedonia.

Skopje cách Sofia 174 km theo đường chim bay, và trễ hơn Sofia một giờ nên Đức Thánh Cha sẽ đến nơi vào lúc 8 giờ 15 phút giờ địa phương.

Tại đây, ngài sẽ gặp gỡ Tổng thống Gjorge Ivanov, Thủ tướng Zoran Zaev và chính quyền dân sự, cùng với ngoại giao đoàn tại Phủ Tổng thống.

Sau đó, Ðức Thánh Cha sẽ viếng đài kỷ niệm Mẹ Têrêsa Calcutta cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo địa phương, và gặp gỡ những người nghèo.

Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại Quảng trường Macedonia, trước khi dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng.

Ban chiều cùng ngày, Ðức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn với giới trẻ tại Trung Tâm Mục Vụ, trước khi có cuộc gặp gỡ các Linh Mục, các gia đình và nam nữ tu sĩ tại Nhà thờ Chính tòa Skopje.

Ðức Thánh Cha sẽ rời phi trường quốc tế thủ đô Bắc Macedonia lúc 6 giờ rưỡi chiều để trở về Roma. Theo dự kiến, ngài sẽ về đến phi trường Ciampino vào lúc 8 giờ rưỡi tối.
Source:Holy See Press Office
 
Toàn văn Tông Huấn ''Christus vivit'' của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
17:55 04/04/2019
TÔNG HUẤN HẬU THƯỢNG HỘI ĐỒNG
CHÚA KITÔ ĐANG SỐNG

CỦA Đức Thánh Cha PHANXICÔ
GỬI NGƯỜI TRẺ VÀ TOÀN THỂ dân Chúa




1. Chúa Kitô đang sống! Người là niềm hy vọng của chúng ta, và một cách tuyệt vời, Người mang tuổi trẻ đến với thế giới của chúng ta. Sau đó, những lời đầu tiên mà tôi muốn nói với mọi Kitô hữu trẻ là: Chúa Kitô đang sống và Người muốn các bạn sống!

2. Người ở trong các bạn, Người ở bên các bạn và Người không bao giờ bỏ rơi các bạn. Bất kể các bạn có thể lang thang bao xa, Người luôn ở đó, Đấng Phục sinh. Người kêu gọi các bạn và Người chờ các bạn quay lại với Người và bắt đầu lại từ đầu. Khi các bạn cảm thấy mình già đi vì buồn sầu, oán giận hoặc sợ hãi, nghi ngờ hay thất bại, Người vẫn luôn ở đó để khôi phục sức mạnh và hy vọng của các bạn.

3. Với tình âu yếm lớn lao, tôi ngỏ Tông huấn này đến mọi người trẻ Kitô giáo. Nó nhắm nhắc nhở các bạn về những xác tín phát sinh từ đức tin của chúng ta, đồng thời để khuyến khích các bạn lớn lên trong sự thánh thiện và cam kết với ơn gọi bản thân của các bạn. Nhưng vì nó cũng là một phần của diễn trình thượng hội đồng, tôi cũng ngỏ thông điệp này đến toàn thể dân Chúa, các mục tử và cả các tín hữu, vì tất cả chúng ta đều được thách thức và thúc giục suy nghĩ cả về người trẻ lẫn cho người trẻ. Do đó, tôi sẽ nói chuyện trực tiếp với người trẻ ở một số chỗ, trong khi ở những chỗ khác, tôi sẽ đề nghị một số xem xét tổng quát hơn dành cho việc biện phân của Giáo hội.

4. Tôi đã để cho mình được gợi hứng bởi rất nhiều suy tư và đàm luận diễn ra trong Thượng Hội Đồng năm ngoái. Tôi không thể bao gồm tất cả những đóng góp đó ở đây, nhưng các bạn có thể đọc chúng trong Tài liệu Cuối cùng. Dù vậy, khi viết bức thư này, tôi đã cố gắng tóm tắt những đề nghị mà tôi cho là quan trọng nhất. Bằng cách này, những lời lẽ của tôi sẽ lặp lại vô số tiếng nói của các tín hữu trên toàn thế giới từng làm cho ý kiến của họ được Thượng hội đồng biết đến. Những người trẻ không phải là tín hữu, nhưng muốn chia sẻ suy nghĩ của họ, cũng nêu ra những vấn đề khiến tôi phải đặt nhiều câu hỏi mới.

CHƯƠNG MỘT: Lời Chúa có gì để nói về người trẻ?

5. Chúng ta hãy dựa vào sự phong phú của các Sách thánh, vì chúng thường nói về người trẻ và về cách Chúa đến gần để gặp gỡ họ.

Trong Cựu Ước

6. Trong một thời đại lúc người trẻ không được đánh giá cao, một số bản văn cho thấy Chúa nhìn họ cách khác. Giuse, chẳng hạn, là người trẻ nhất trong gia đình (xem St 37: 2-3), nhưng Thiên Chúa đã cho anh thấy những điều tuyệt vời trong giấc mơ và khi chỉ mới mười bảy tuổi, anh đã vuợt xa tất cả các anh em của mình trong các vấn đề quan trọng (xem St 37- 47).

7. Nơi Gideon, chúng ta thấy sự thẳng thắn của người trẻ, những người không quen với thực tại bọc đường. Khi được cho biết Chúa ở với anh, anh đã trả lời: “Nhưng nếu Chúa ở cùng chúng ta, tại sao sau đó tất cả những điều này lại xảy ra với chúng ta?” (Tl 6:13). Thiên Chúa không bị xúc phạm bởi lời trách móc đó, nhưng tiếp tục ra lệnh cho anh: Hãy lên đường với sức mạnh của ngươi và giải thoát Israel!” (Tl 6: 14).

8. Samuen vẫn còn là một cậu bé, thế nhưng Chúa đã nói chuyện với anh. Nhờ lời cố vấn của một người trưởng thành, anh đã mở lòng mình ra nghe lời Chúa gọi: “Lạy Chúa, Chúa nói đi, vì đầy tớ Chúa đang lắng nghe” (1 Sm 3: 9-10). Kết quả, anh trở thành một nhà tiên tri vĩ đại, từng can thiệp vào những thời khắc quan trọng trong lịch sử của đất nước mình. Vua Saun cũng còn trẻ khi Chúa kêu gọi thực hiện sứ mệnh của mình (x. 1 Sm 9: 2).

9. Vua Đavít được chọn khi còn là một cậu bé. Khi tiên tri Samuen đang tìm kiếm vị vua tương lai cho Israel, một người đề nghị lấy những đứa con trai của ông đã lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm hơn làm ứng viên. Thế nhưng, tiên tri nói rằng người được chọn là Đavít trẻ tuổi, người đang chăm sóc đàn chiên (x. 1 Sm 16: 6-13), vì “con người chỉ nhìn bề ngoài, nhưng Chúa nhìn thấu lòng người" (câu 7). Vinh quang tuổi trẻ là ở cõi lòng, hơn là ở trong sức mạnh thể lý hay ấn tượng đối với người khác.

10. Salômôn, khi phải kế vị cha mình, cảm thấy lạc lõng và nói với Chúa: “Con mới chỉ là một đứa trẻ, không hề biết cách hành động ra sao" (1 V 3: 7). Tuy nhiên, sự táo bạo của tuổi trẻ đã khiến anh cầu xin Chúa ban cho sự khôn ngoan và anh đã hiến mình cho sứ mệnh của mình. Một điều tương tự đã xảy ra với tiên tri Giêrêmia, được kêu gọi bất chấp tuổi trẻ của mình để đánh thức dân mình. Trong nỗi sợ hãi của anh, anh nói: “ôi, lạy Chúa! Thực sự con không biết nói năng, vì con chỉ là một thiếu niên" (Grm 1: 6). Nhưng Chúa bảo anh đừng nói thế (xem Grm 1: 7), và thêm: “Đừng sợ họ, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi” (Grm 1: 8). Sự tận tụy của tiên tri Giêrêmia đối với sứ mệnh của mình cho thấy điều gì sẽ xảy ra khi sự bạo dạn của tuổi trẻ kết hợp với quyền năng của Thiên Chúa.

11. Một đầy tớ gái Do Thái của chỉ huy trưởng ngoại quốc Naaman đã can thiệp bằng đức tin và vị này được chữa khỏi bệnh (x. 2 V 5: 2-6). Cô gái trẻ Ruth là hình mẫu của lòng quảng đại khi ở bên cạnh mẹ chồng, người đã sa vào thời kỳ khó khăn (x. Rút 1: 1-18), nhưng cô cũng biểu lộ sự táo bạo trong việc tiến bước trong đời (x. Rút 4: 1-17).

Trong Tân Ước

12. Một trong những dụ ngôn của Chúa Giêsu (xem Lc 15: 11-32) liên quan đến việc người con trai “trẻ hơn” muốn rời nhà cha mình để đến một vùng đất xa xôi (xem các câu 12-13). Thế nhưng, các ý nghĩ độc lập của anh đã biến thành tan vỡ và quá lạm (xem câu 13), và anh đã phải kinh qua sự cay đắng của cô đơn và nghèo đói (xem câu 14-16). Tuy nhiên, anh đã tìm thấy sức mạnh để bắt đầu một sự khởi đầu mới (xem câu 17-19) và quyết tâm đứng dậy và trở về nhà (xem câu 20). Các trái tim trẻ tự nhiên sẵn sàng chấp nhận thay đổi, quay trở lại, đứng dậy và học hỏi từ cuộc sống. Làm thế nào người ta có thể không hỗ trợ người con trai ấy trong quyết tâm mới đó? Thế nhưng, người anh trai của anh lại có một trái tim già cỗi; anh ta để mình bị chiếm hữu bởi lòng tham, ích kỷ và đố kị (Lc 15: 28-30). Chúa Giêsu ca ngợi tội nhân trẻ đã trở lại con đường đúng đắn hơn là người anh trai tự cho mình là trung tín, nhưng lại thiếu tinh thần yêu thương và thương xót.

13. Chúa Giêsu, Đấng trẻ trung muôn đời, muốn ban cho chúng ta các trái tim trẻ mãi. Lời Chúa yêu cầu chúng ta “vứt bỏ men cũ để các con trở thành bột nhào mới” (1 Cr 5: 7). Thánh Phaolô mời chúng ta cởi bỏ “bản thân cũ” của mình và mặc lấy một bản thân “trẻ trung” (Cl 3: 9.10). [1] Khi giải thích ý nghĩa của việc mặc lấy sự trẻ trung “vốn là sự đổi mới” đó, (câu 10), ngài đề cập đến lòng “cảm thương, lòng tốt, lòng khiêm nhường và kiên nhẫn, chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau nếu có ai phàn nàn với nhau” (Cl 3: 12-13). Tóm lại, tuổi trẻ đích thực có nghĩa là có một trái tim có khả năng yêu thương, trong khi mọi thứ ngăn cách chúng ta với người khác làm tâm hồn già cỗi đi. Và do đó, ngài kết luận: “trên hết, hãy mặc lấy tình yêu, vốn gắn kết mọi sự lại với nhau trong một hòa hợp hoàn hảo” (Cl 3:14).

14. Chúng ta cũng hãy nhớ: Chúa Giêsu không gây ích gì cho những người trưởng thành coi thường người trẻ hoặc thống trị họ. Ngược lại, Người nhấn mạnh rằng, “người lớn nhất trong các con phải trở nên giống như người trẻ nhất” (Lc 22,26). Đối với Người, tuổi không tạo ra đặc quyền, và làm người trẻ không ngụ hàm ít giá trị hoặc phẩm giá hơn.

15. Lời Thiên Chúa nói rằng người trẻ nên được đối xử như những người anh em (1 Tm 5: 1), và cảnh báo các bậc cha mẹ đừng “khiêu khích con cái anh em, kẻo chúng trở nên thối chí” (Cl 3:21). Người ta không nhắm việc làm cho người trẻ thối chí; người ta mong họ mơ những điều vĩ đại, tìm kiếm những chân trời rộng lớn, nhằm mục đích cao hơn, thách thức thế giới, chấp nhận các thách thức và cống hiến những gì tốt nhất của bản thân để xây dựng một điều gì đó tốt hơn. Đó là lý do tại sao tôi không ngừng thúc giục các bạn trẻ đừng để mình bị cướp mất hy vọng; với mỗi người trong số họ, tôi nhắc lại: “Đừng để ai coi thường tuổi trẻ của các bạn” (1 Tim 4:12).

16. Tuy nhiên, người trẻ cũng được thúc giục “chấp nhận thẩm quyền của những người lớn tuổi hơn” (1 Pr 5: 5). Kinh thánh không bao giờ ngừng khẳng định rằng lòng kính trọng sâu sắc phải được thể hiện đối với người cao niên, vì các ngài có nhiều kinh nghiệm; các ngài biết thành công và thất bại, niềm vui và phiền não của cuộc đời, những giấc mơ và sự thất vọng của nó. Trong sự im lặng của cõi lòng, các ngài có một kho kinh nghiệm có thể dạy chúng ta không phạm sai lầm hoặc mắc kẹt vào các lời hứa giả tạo. Một nhà hiền triết xưa yêu cầu chúng ta tôn trọng một số giới hạn và làm chủ các xung động của mình: “hãy thúc giục các người đàn ông trẻ tuổi tự kiểm soát lấy mình” (Tt 2: 6). Ủng hộ việc sùng bái tuổi trẻ hoặc dại dột gạt bỏ người khác chỉ vì họ lớn tuổi hoặc thuộc thế hệ khác quả là điều vô ích. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng người khôn ngoan có khả năng rút từ kho của họ những điều cả mới lẫn cũ (x. Mt 13:52). Một người trẻ khôn ngoan cởi mở đối với tương lai, nhưng vẫn có khả năng học được điều gì đó từ kinh nghiệm của người khác.

17. Trong Tin mừng Maccô, chúng ta thấy một người đàn ông, khi nghe Chúa Giêsu nói về các điều răn, thưa, “tất cả những điều này tôi đã tuân giữ từ lúc còn trẻ” (10:20). Thánh vịnh gia đã nói điều tương tự: “ Lạy Chúa, Chúa là niềm hy vọng của con; niềm tín thác của con, Lạy Chúa, từ lúc con còn trẻ... từ lúc con còn trẻ, Chúa đã dạy dỗ con và con vẫn tuyên xưng các việc làm kỳ diệu của Chúa” (Ps 71: 5.17). Chúng ta đừng bao giờ hối hận về việc đã dành tuổi trẻ của mình làm người tốt, mở lòng ra cho Chúa và sống cách khác. Không điều gì trong số này lấy đi tuổi trẻ của chúng ta nhưng thay vào đó chúng củng cố và đổi mới nó: “Tuổi trẻ của các bạn được đổi mới giống như chim đại bàng” (Tv 103: 5). Vì lý do này, Thánh Augustinô đã than thở: “Con đã yêu Chúa, vẻ đẹp mãi cổ xưa, nhưng mãi mới mẻ, quá muộn màng! Con đã yêu Chúa quá muộn màng!" [2] Tuy nhiên, người thanh niên giàu có, người đã trung thành với Thiên Chúa lúc còn trẻ, đã để cho các năm tháng trôi qua cướp đi giấc mơ của anh; anh thích gắn bó với sự giàu có của mình hơn (x. Mc 10, 22).

18. Mặt khác, trong Tin mừng Mátthêu, chúng ta thấy một chàng trai trẻ (x. Mt 19,20,22), người tiếp cận Chúa Giêsu và hỏi liệu anh có thể làm gì hơn nữa không (câu 20); trong lời này, anh cho thấy tinh thần cởi mở trẻ trung đi tìm những chân trời mới và những thách thức lớn. Thế nhưng, tinh thần của anh không thực sự trẻ trung, vì anh đã trở nên quá gắn bó với sự giàu có và tiện nghi. Anh nói rằng anh muốn một điều gì hơn nữa, nhưng khi Chúa Giêsu yêu cầu anh quảng đại và phân phối của cải của mình, anh hiểu ra anh không thể buông bỏ mọi thứ mình có. Cuối cùng, “nghe những lời này, chàng trai trẻ đã bỏ đi cách buồn bã” (câu 22). Anh đã từ bỏ tuổi trẻ của mình.

19. Tin Mừng cũng nói về một nhóm phụ nữ trẻ khôn ngoan, những người sẵn sàng và chờ đợi, trong khi những người khác bị phân tâm và ngủ gà ngủ gật (x. Mt 25: 1-13). Thực vậy, chúng ta có thể dành cả tuổi thanh xuân của mình để bị phân tâm, lướt qua bề mặt của cuộc sống, nửa ngủ nửa tỉnh, không có khả năng vun xới các mối liên hệ có ý nghĩa hoặc trải nghiệm những điều sâu sắc hơn trong cuộc sống. Bằng cách này, chúng ta có thể lưu trữ một tương lai nhỏ nhoi và không đáng kể. Hoặc chúng ta có thể dành tuổi trẻ của mình hoài mong những điều đẹp đẽ và tuyệt vời, và do đó lưu trữ một tương lai đầy sức sống và phong phú nội tâm.

20 Nếu các bạn để mất sức sống nội tâm, các giấc mơ, sự hào hứng, tính lạc quan và lòng quảng đại của các bạn, Chúa Giêsu đang đứng trước mặt các bạn như ngày xưa Người từng đứng trước đứa con trai đã chết của một góa phụ, và bằng mọi sức mạnh của việc Phục Sinh của Người, Người thúc giục các bạn: “hỡi chàng tuổi trẻ, tôi nói với bạn, hãy chỗi dậy!” (Lc 7:14).

21. Điều chắc chắn là nhiều đoạn khác của lời Chúa có thể rõi sáng cho giai đoạn này trong cuộc sống của các bạn. Chúng ta sẽ bàn đến một số trong các chương sau.

CHƯƠNG HAI: Chúa Giêsu, mãi mãi trẻ trung

22. Chúa Giêsu “trẻ giữa người trẻ để trở thành tấm gương cho người trẻ và thánh hiến họ cho Chúa”[3] Vì lý do này, Thượng hội đồng nói rằng “tuổi trẻ là một giai đoạn độc đáo và đầy kích thích của đời sống, mà chính Người đã trải qua, do đó, đã thánh hóa nó”. [4]

Tuổi trẻ của Chúa Giêsu

23. Chúa đã “tắt thở” (xem Mt 27:50) trên thập giá khi Người mới hơn ba mươi tuổi (x. Lc 3, 23). Điều quan trọng là phải nhận ra rằng, Chúa Giêsu là một người trẻ tuổi. Người đã hiến cuộc sống của mình khi Người, nói theo ngôn ngữ ngày nay, mới chỉ là một người trưởng thành trẻ. Người bắt đầu sứ mệnh công khai của mình trong thời kỳ đẹp nhất của cuộc đời, và do đó, “một ánh sáng đã bừng lên” (Mt 4:16), ánh sáng này sẽ tỏa sáng rực rỡ nhất khi Người hiến mạng sống mình đến tận cùng. Việc kết thúc đó không phải là một điều đơn giản xảy ra; đúng hơn, toàn bộ tuổi trẻ của Người, trong mọi thời điểm, là một sự chuẩn bị quý giá cho nó. “Tất cả mọi điều trong cuộc sống của Chúa Giêsu là một dấu chỉ sự mầu nhiệm của Người” [5]; thực vậy, “toàn bộ cuộc đời Chúa Kitô là một mầu nhiệm cứu chuộc” [6].

24. Tin Mừng không cho chúng ta biết gì về thời thơ ấu của Cúa Giêsu, nhưng có kể lại một số biến cố thời niên thiếu và tuổi trẻ của Người. Thánh Mátthêu đặt tuổi trẻ của Chúa giữa hai biến cố: gia đình của Người trở về Nadarét sau khi họ bị lưu đày và Chúa Giêsu chịu phép rửa ở Sông Giócđăng, khởi đầu thừa tác vụ công khai của Người. Những hình ảnh cuối cùng mà chúng ta có về Chúa Giêsu lúc còn bé là các hình ảnh của một người tị nạn tí hon ở Ai Cập (x. Mt 2: 14-15) và hồi hương ở Nadarét (x. Mt 2: 19-23). Hình ảnh đầu tiên của chúng ta về Chúa Giêsu như một thanh niên trẻ tuổi cho thấy Người đứng giữa đám đông bên bờ sông Giócđăng để được người anh em họ Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, giống như bất cứ thành viên nào khác trong dân tộc của Người (x. Mt 3: 13-17) .

25. Phép rửa Chúa Giêsu chịu không giống như của chúng ta, vì phép rửa của chúng ta đưa chúng ta vào đời sống ơn thánh, nhưng phép rửa Người chịu là một sự thánh hiến trước khi Người bắt tay vào sứ mệnh cao cả của đời mình. Tin Mừng nói rằng lúc Người chịu phép rửa, Chúa Cha đã vui mừng và rất hài lòng: “Con là con yêu dấu của Cha” (Lc 3:22). Chúa Giêsu ngay lập tức xuất hiện tràn đầy Chúa Thánh Thần, và được Chúa Thánh Thần dẫn vào sa mạc. Ở đó, Người chuẩn bị để ra đi rao giảng và làm phép lạ, đem lại tự do và chữa lành (x. Lc 4: 1-14). Mọi người trẻ nào cảm thấy được mời gọi tham gia một sứ mệnh trong thế giới này đều được mời nghe Chúa Cha nói cùng những lời như thế trong trái tim mình: “Con là con yêu dấu của Cha”.

26. Giữa hai trình thuật này, chúng ta tìm thấy một trình thuật khác, cho thấy Chúa Giêsu như một thiếu niên, khi Người cùng cha mẹ trở về Nadarét, sau khi bị lạc và được tìm thấy trong Đền thờ (x. Lc 2: 41-51). Ở đó, chúng ta đọc thấy, Người đã vâng lời các ngài (xem Lc 2:51); Người không từ chối gia đình. Sau đó, Thánh Luca cho biết thêm, Chúa Giêsu “lớn lên trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ơn thánh trước mặt Thiên Chúa và người ta” (xem Lc 2:52). Tóm một lời, đây là thời chuẩn bị, khi Chúa Giêsu lớn lên trong mối liên hệ với Chúa Cha và với những người khác. Thánh Gioan Phaolô II giải thích rằng Người không chỉ lớn lên về thể chất, mà “còn có sự tăng trưởng về thiêng liêng nơi Chúa Giêsu” vì “sự viên mãn của ơn thánh tỷ lệ thuận với tuổi của Người: luôn luôn có một sự viên mãn, nhưng là một sự viên mãn gia tăng với việc gia tăng năm tháng cuộc sống” [7].

27. Từ những gì Tin Mừng nói với chúng ta, chúng ta có thể nói rằng, Chúa Giêsu, trong những năm còn trẻ, đang “được huấn luyện”, chuẩn bị để thực hiện kế hoạch của Chúa Cha. Thời niên thiếu và tuổi trẻ của Người đã đặt Người vào con đường tiến đến sứ mệnh cao siêu đó.

28. Ở tuổi thiếu niên và tuổi trẻ, mối liên hệ của Chúa Giêsu với Chúa Cha là mối liên hệ của người Con yêu dấu. Cuốn hút vào Chúa Cha, Người lớn lên lo lắng cho các vụ việc của Chúa Cha: “Há cha mẹ không biết con phải lo công việc của Cha con sao?” (Lc 2:49). Tuy nhiên, ta không nên nghĩ rằng, Chúa Giêsu là một thiếu niên lãnh đạm hoặc chỉ biết quan tâm đến mình. Các mối liên hệ của Người là các mối liên hệ của một người trẻ, biết chia sẻ đầy đủ cuộc sống của gia đình và dân của Người. Người học tay nghề của cha mình và sau đó thay thế cha làm thợ mộc. Tại một thời điểm trong Tin Mừng, Người được gọi là “con bác thợ mộc” (Mt 13:55) và một lần khác chỉ đơn giản là “chú thợ mộc” (Mc 6: 3). Chi tiết này cho thấy Người chỉ là một người trẻ tuổi khác trong thị trấn của Người, một người có liên hệ bình thường với những người khác. Không ai coi Người là bất thường hoặc tách biệt với những người khác. Vì lý do này, một khi Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng, người ta không thể tưởng tượng được do dâu Người có được sự khôn ngoan này: “ Há đây không phải là con trai của ông Giuse sao?” (Lc 4:22).

29. Trên thực tế, “Chúa Giêsu đã không lớn lên trong mối liên hệ hẹp hòi và ngột ngạt với Mẹ Maria và Thánh Giuse, nhưng sẵn sàng tương tác với gia đình rộng lớn hơn, họ hàng của cha mẹ và bạn bè của họ [8]. Từ đó, chúng ta có thể hiểu tại sao, khi Người trở về từ chuyến hành hương Giêrusalem, cha mẹ Người dễ dàng nghĩ rằng, khi còn là một cậu bé mười hai tuổi (x. Lc 2,42), Người đã tự do đi lang thang trong đám đông, mặc dù cả ngày họ đã không thấy Người: “cho rằng Người ở trong nhóm du khách, họ đã đi một ngày đường” (Lc 2:44). Chắc chắn, họ cho rằng, Chúa Giêsu ở đó, trà trộn với những người khác, đùa giỡn với người trẻ khác, kể cho người lớn những câu chuyện dỡn (tell stories) và chia sẻ niềm vui và nỗi buồn của nhóm. Thật vậy, chữ Hy Lạp mà Thánh Luca sử dụng để mô tả nhóm - synodía – rõ ràng gợi lên một “cộng đồng lớn hơn đang trên hành trình”, mà Thánh gia là một thành phần. Nhờ sự tin tưởng của cha mẹ, Người có thể tự do di chuyển và học cách lữ hành cùng người khác.

Tuổi trẻ của Người dạy chúng ta

30. Những khía cạnh của đời sống Chúa Giêsu có thể chứng minh có sức gây cảm hứng cho tất cả những người trẻ đang phát triển và chuẩn bị lãnh nhận sứ mệnh ở trong đời. Điều này liên quan đến việc lớn lên trong mối liên hệ với Chúa Cha, trong ý thức trở thành một phần của gia đình và dân tộc, và trong việc cởi mở để được đầy dẫy Chúa Thánh Thần và được dẫn tới việc thi hành sứ mệnh mà Thiên Chúa ban cho họ, ơn gọi bản thân của họ. Không nên bỏ qua bất cứ điều nào trong công việc mục vụ với người trẻ, kẻo chúng ta tạo ra những dự án cách ly những người trẻ khỏi gia đình và cộng đồng lớn hơn, hoặc biến họ thành thiểu số ưu tuyển, được bảo vệ khỏi mọi ô nhiễm. Thay vào đó, chúng ta cần các dự án có thể củng cố họ, đồng hành cùng họ và thúc đẩy họ gặp gỡ người khác, dấn thân vào việc phục vụ quảng đại, vào sứ mệnh.

31. Chúa Giêsu không dạy các các bạn, những người trẻ, từ xa hay từ bên ngoài, nhưng từ trong chính tuổi trẻ của các bạn, một tuổi trẻ Người chia sẻ với các bạn. Điều rất quan trọng đối với bạn là chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trẻ trung như được trình bày trong các sách Tin mừng, vì Người thực sự là một trong số các bạn, và chia sẻ nhiều đặc điểm của trái tim trẻ của các bạn. Chúng ta thấy điều này, chẳng hạn, trong chi tiết sau: “Chúa Giêsu có niềm tin vô điều kiện vào Chúa Cha; Người duy trì tình bạn với các môn đệ và ngay cả trong những giây phút khủng hoảng, Người vẫn trung thành với họ. Người đã biểu lộ lòng trắc ẩn sâu sắc đối với những người yếu đuối nhất, đặc biệt là người nghèo, người bệnh, tội nhân và những người bị loại trừ. Người đã can đảm đối đầu với các thẩm quyền tôn giáo và chính trị thời bấy giờ; Người biết thế nào là cảm thấy bị hiểu lầm và bị từ chối; Người trải qua nỗi sợ đau khổ và Người biết sự yếu đuối của Cuộc Khổ Nạn. Người hướng ánh mắt về tương lai, phó mình trong bàn tay an toàn của Chúa Cha, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Nơi Chúa Giêsu, mọi bạn trẻ đều có thể nhìn thấy mình”. [9]

32. Mặt khác, Chúa Giêsu đã trỗi dậy và Người muốn làm cho chúng ta trở thành những người tham dự vào sự sống mới của phục sinh. Người là sự trẻ trung thực sự của một thế giới đã trở thành già cỗi, sự trẻ trung của một vũ trụ đang chờ đợi “trong đau đẻ” (Rm 8:22) để được mặc lấy ánh sáng và sống sự sống của Người. Với Người ở bên cạnh, chúng ta có thể uống từ nguồn suối chân thực, nguồn suối giữ cho mọi ước mơ, dự án, lý tưởng tuyệt vời của chúng ta luôn sống động, trong khi thúc đẩy chúng ta công bố điều làm cho cuộc sống thực sự đáng giá. Hai chi tiết gây tò mò trong Tin mừng Maccô cho thấy những người trỗi dậy với Chúa Kitô được kêu gọi bước vào tuổi trẻ đích thực như thế nào. Trong cuộc khổ nạn của Chúa, chúng ta thấy một chàng trai trẻ muốn theo Chúa Giêsu, nhưng vì sợ đã chạy trốn trần trụi (xem 14: 51-52); anh thiếu sức mạnh để đánh cuộc mọi thứ mà theo Chúa. Thế nhưng, tại ngôi mộ trống, chúng ta thấy một người trẻ tuổi khác, “mặc một chiếc áo dài màu trắng” (16: 5), người nói với các phụ nữ đừng sợ hãi và công bố niềm vui của sự phục sinh (xem 16: 6-7).

33. Chúa đang kêu gọi chúng ta thắp sáng các vì sao trong đêm tối của những người trẻ khác. Người yêu cầu các bạn nhìn vào những vì sao đích thực, mọi dấu hiệu khác nhau mà Người ban cho để dẫn đường chúng ta và bắt chước người nông dân ngắm các vì sao trước khi ra ngoài cày ruộng. Thiên Chúa thắp sáng các vì sao giúp chúng ta tiếp tục bước đi: “Các tinh tú, mỗi ngôi ở vị trí mình, tưng bừng chiếu sáng. Người gọi chúng, chúng thưa: Có mặt, và hân hoan chiếu sáng” (Br 3: 34-35). Chính Chúa Kitô là ánh sáng hy vọng lớn lao và là người dẫn đường của chúng ta trong đêm tối, vì Người là “ngôi sao mai sáng lạn” (Kh 22: 16).

Tuổi trẻ của Giáo hội

34. Tuổi trẻ không chỉ đơn giản là một khoảng thời gian; nó là một trạng thái của tâm trí. Đó là lý do tại sao một định chế cổ xưa như Giáo hội có thể trải nghiệm sự đổi mới và trở lại tuổi trẻ ở những thời điểm khác nhau trong lịch sử lâu đời của mình. Thật vậy, vào những thời khắc bi thảm nhất trong lịch sử, Giáo hội cảm thấy được kêu gọi hết lòng trở lại với mối tình đầu. Nhắc lại sự thật này, Công đồng Vatican II lưu ý rằng, “trở nên phong phú với một lịch sử lâu dài và sống động, và tiến tới sự hoàn thiện nhân bản trong thời gian và những vận mệnh tối hậu của lịch sử và cuộc sống, Giáo hội là tuổi trẻ thực sự của thế giới”. Nơi Giáo hội, người ta luôn có khả năng gặp gỡ Chúa Kitô “người bạn đồng hành và là bạn bè của tuổi trẻ” [10].

Một Giáo hội cởi mở đối với đổi mới

35. Chúng ta hãy cầu xin Chúa giải thoát Giáo hội khỏi những người khiến Giáo hội già đi, giam cầm Giáo hội trong quá khứ, cầm chân Giáo hội hoặc giữ cho Giáo hội dậm chân tại chỗ. Nhưng chúng ta cũng hãy cầu xin Người giải thoát Giáo hội khỏi một cám dỗ khác: đó là cơn cám dỗ muốn nghĩ rằng Giáo hội trẻ bởi vì Giáo hội chấp nhận mọi thứ được thế giới mời mọc Giáo hội, nghĩ rằng Giáo hội được đổi mới vì Giáo hội gạt thông điệp của mình sang một bên và hành động như mọi người khác. Không! Giáo hội trẻ trung khi Giáo hội là chính mình, khi Giáo hội nhận được một lần nữa sức mạnh được sinh ra từ lời Chúa, từ Bí tích Thánh Thể, và sự hiện diện hàng ngày của Chúa Kitô và sức mạnh của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của chúng ta. Giáo hội trẻ trung khi Giáo hội chứng tỏ mình có khả năng liên tục trở về nguồn của mình.

36. Chắc chắn, trong tư cách chi thể của Giáo hội, chúng ta không nên tách biệt với những người khác. Mọi người nên coi chúng ta là bạn bè và hàng xóm, giống như các tông đồ, những người “được hưởng thiện chí mọi người” (Cv 2:47; xem 4: 21,33; 5: 13). Nhưng đồng thời, chúng ta phải dám sống khác biệt, để nêu rõ các lý tưởng khác với các lý tưởng của thế giới này, làm chứng cho vẻ đẹp của lòng quảng đại, việc phục vụ, đức trong sạch, lòng kiên trì, sự tha thứ, lòng trung thành với ơn gọi bản thân, lời cầu nguyện, theo đuổi công lý và ích chung, tình yêu đối với người nghèo và tình bạn xã hội.

37. Giáo hội Chúa Kitô luôn có thể sa vào cơn cám dỗ để mất nhiệt tình vì không còn nghe thấy tiếng Chúa kêu gọi mình phải chấp nhận mạo hiểm đức tin, cho Giáo hội tất cả mà không tính đến các nguy hiểm; Giáo hội có thể bị cám dỗ trở lui tìm kiếm một hình thức an toàn giả mạo, trần tục. Những người trẻ có thể giúp giữ cho Giáo hội trẻ trung. Họ có thể ngăn Giáo hội khỏi thối nát; họ có thể giữ cho Giáo hội tiến về phía trước, ngăn Giáo hội kiêu căng và bè phái, giúp Giáo hội nghèo hơn và làm chứng tốt hơn, đứng về phía người nghèo và người bị ruồng bỏ, đấu tranh cho công lý và khiêm tốn để mình bị thử thách. Những người trẻ có thể cung hiến cho Giáo hội vẻ đẹp của tuổi trẻ bằng cách đổi mới khả năng của Giáo hội biết “vui mừng với những khởi đầu mới, hiến mình không dè dặt, đổi mới và lên đường thực hiện các thành tựu lớn lao hơn bao giờ hết”. [11]

38. Những người trong chúng ta không còn trẻ nữa cần tìm cách gần gũi với các tiếng nói và mối quan tâm của người trẻ. “Sáp lại gần nhau tạo điều kiện để Giáo hội trở thành nơi đối thoại và làm chứng cho tình huynh đệ mang lại sự sống”. [12] Chúng ta cần tạo thêm chỗ cho các tiếng nói của người trẻ được lắng nghe: “Lắng nghe làm việc trao đổi các ơn phúc trong bối cảnh đồng cảm trở thành khả hữu... Đồng thời, nó đặt ra các điều kiện để việc rao giảng Tin Mừng có thể đánh động trái tim thật sự, dứt khoát và hữu hiệu” [13].

Một Giáo hội lưu ý đến các dấu chỉ thời đại.

39. “Mặc dù đối với nhiều người trẻ, Thiên Chúa, tôn giáo và Giáo hội xem như chỉ là những hạn từ trống rỗng, nhưng họ rất nhạy cảm đối với khuôn mặt Chúa Giêsu khi Người được trình bày một cách hấp dẫn và hữu hiệu” [14]. Do đó, Giáo Hội không nên quá bận tâm về chính mình mà trên hết, phải phản ảnh Chúa Giêsu Kitô. Điều này có nghĩa: khiêm tốn nhìn nhận một số điều cần phải thay đổi một cách cụ thể, và nếu điều này xảy ra, Giáo Hội cần đánh giá cao viễn kiến và cả các lời chỉ trích của người trẻ.

40. Thượng hội đồng công nhận rằng, “một số lượng đáng kể người trẻ, vì mọi lý do, không yêu cầu Giáo hội bất cứ điều gì vì họ không thấy Giáo hội có ý nghĩa đối với cuộc sống của họ. Một số người thậm chí còn yêu cầu được để yên, vì họ thấy sự hiện diện của Giáo hội là một phiền toái, thậm chí là một điều gây khó chịu. Yêu cầu này không phải luôn luôn phát xuất từ sự khinh miệt không phê phán hoặc bốc đồng. Nó cũng có thể có những lý do nghiêm túc và dễ hiểu: các tai tiếng tình dục và tài chính; giáo sĩ không được chuẩn bị đầy đủ để tham gia hữu hiệu vào các nhạy cảm của giới trẻ; thiếu quan tâm trong việc sọan và trình bầy Lời Chúa; vai trò thụ động được giao cho giới trẻ trong cộng đồng Kitô giáo; khó khăn của Giáo Hội trong việc giải thích các lập trường tín lý và đạo đức của mình cho xã hội đương thời” [15].

41. Mặc dù nhiều người trẻ rất vui khi thấy một Giáo hội khiêm tốn nhưng tự tin vào các hồng phúc của mình và có khả năng cung ứng những lời chỉ trích công bằng và huynh đệ, nhiều người khác muốn có một Giáo hội biết lắng nghe nhiều hơn, làm nhiều điều hơn thay vì chỉ đơn giản lên án thế giới. Họ không muốn thấy một Giáo hội im lặng và sợ sệt lên tiếng, nhưng không phải là một Giáo hội luôn luôn tranh đấu một cách đầy ám ảnh trong hai hoặc ba vấn đề. Để được đáng tin cậy đối với những người trẻ, có những lúc Giáo hội cần lấy lại được sự khiêm nhường của mình và cần lắng nghe, nhìn nhận rằng những gì người khác nói có thể cung cấp một chút ánh sáng nào đó giúp Giáo hội hiểu Tin Mừng tốt hơn. Một Giáo hội luôn luôn ở thế phòng thủ, mất đi sự khiêm nhường của mình và ngưng lắng nghe người khác, không dành chỗ cho các câu hỏi, đánh mất tuổi trẻ của mình và biến thành một viện bảo tàng. Như thế, làm thế nào, Giáo Hội có thể đáp ứng các giấc mơ của người trẻ? Cho dù Giáo hội có sở hữu được sự thật của Tin Mừng đi nữa, điều đó không có nghĩa là Giáo hội đã hoàn toàn hiểu được nó; đúng hơn, Giáo hội được kêu gọi tiếp tục lớn lên trong việc nắm bắt kho báu vô tận này. [16]

42. Ví dụ, một Giáo hội quá sợ hãi và bị cột chặt vào các cơ cấu của nó có thể liên tục chỉ trích các nỗ lực nhằm bảo vệ các quyền của phụ nữ và liên tục chỉ ra những rủi ro và sai sót tiềm tàng của những yêu cầu này. Thay vào đó, một Giáo hội sống động có thể phản ứng bằng cách lưu ý đến các yêu sách chính đáng của phụ nữ muốn tìm công bằng và bình đẳng nhiều hơn. Một Giáo hội sống động có thể nhìn lại lịch sử và thừa nhận một phần quả mình sai lầm trong chủ nghĩa toàn trị, thống trị nam giới, nhiều hình thức nô dịch, lạm dụng và bạo lực tình dục. Với quan điểm này, Giáo hội có thể ủng hộ lời kêu gọi tôn trọng nữ quyền, và cung hiến sự hỗ trợ đầy thuyết phục cho tính hỗ tương lớn hơn giữa nam và nữ, dù không nhất trí với mọi điều được một số nhóm nữ quyền đề xuất. Dọc theo những đường hướng này, Thượng hội đồng đã tìm cách đổi mới cam kết của Giáo hội “chống lại mọi sự kỳ thị và bạo lực dựa trên cơ sở tính dục" [17]. Đây là đáp ứng của một Giáo hội biết giữ cho mình trẻ trung và cho phép bản thân được thách thức và thúc đẩy bởi sự nhạy cảm của người trẻ”.

Maria, người phụ nữ trẻ của Nadarét

43. Mẹ Maria tỏa sáng ngay tại trung tâm Giáo hội. Đức Mẹ là hình mẫu tối cao cho một Giáo hội trẻ trung tìm cách bước theo Chúa Kitô với lòng nhiệt tình và sự ngoan ngoãn. Khi còn rất trẻ, Đức Mẹ đã chấp nhận sứ điệp của thiên thần, nhưng Đức Mẹ không ngại đặt câu hỏi (x. Lc 1, 34). Với trái tim và linh hồn rộng mở, Đức Mẹ trả lời, “này, tôi là nữ tỳ của Chúa” (Lc 1:38).

44. "Chúng ta luôn bỡ ngỡ trước sức mạnh của tiếng 'xin vâng' của cô gái trẻ Maria, sức mạnh của những lời 'xin hãylàm cho tôi' mà ngài đã nói với thiên thần đó. Đây không chỉ là sự chấp nhận thụ động hay cam chịu, hay một tiếng 'xin vâng' yếu xìu như thể muốn nói 'thôi thì hãy thử xem sao'. Đức Mẹ không biết những lời đó, 'hãy thử xem sao'. Ngài đã quyết tâm; ngài biết điều này có nghĩa gì và ngài nói, 'xin vâng', không cần suy nghĩ hai lần. Tiếng xin vâng của ngài là tiếng xin vâng của một người sẵn sàng dấn thân, một người sẵn lòng mạo hiểm, sẵn sàng đánh cuộc mọi thứ ngài có, không có gì chắc chắn hơn là biết rằng ngài là người mang một lời hứa Vì vậy, tôi hỏi mỗi người trong các bạn: bạn có coi mình là người mang một lời hứa hay không? Lời hứa nào hiện diện trong trái tim tôi mà tôi có thể đảm nhận? Sứ mệnh của Mẹ Maria chắc chắn sẽ khó khăn, nhưng các thách thức không phải là lý do để nói 'không'. Tất nhiên sự việc sẽ trở nên phức tạp, nhưng không giống như cách lúc sự hèn nhát làm chúng ta tê liệt vì sự việc biết trước là không rõ ràng hoặc không chắc chắn. Đức Maria đã không mua bảo hiểm! Ngài đã mạo hiểm, và vì lý do này, ngài mạnh mẽ, ngài là một 'người gây ảnh hưởng', 'người gây ảnh hưởng' của Thiên Chúa. Tiếng 'xin vâng của ngài và mong muốn phục vụ của ngài mạnh mẽ hơn bất cứ nghi ngờ hay khó khăn nào'”. [18]

45. Không chịu trốn tránh hay ảo tưởng, ngài “đã đồng hành với sự đau khổ của Con mình; ngài hỗ trợ Người bằng ánh mắt và bảo vệ Người bằng trái tim. Ngài chia sẻ nỗi khổ của Người, nhưng không bị nó áp đảo. Ngài là người phụ nữ mạnh mẽ đã thốt ra tiếng xin vâng, người hỗ trợ và đồng hành, bảo vệ và ôm ẵm. Ngài là người bảo vệ tuyệt vời niềm hy vọng... Từ ngài, chúng ta học được cách nói ‘xin vâng’ trước sự bền bỉ chịu đựng và tính sáng tạo của những người, không nản lòng, luôn sẵn sàng để bắt đầu lại một lần nữa” [19].

46. Đức Maria là một phụ nữ trẻ có trái tim tràn ngập niềm vui (x. Lc 1,47), có đôi mắt, phản chiếu ánh sáng của Chúa Thánh Thần, nhìn đời bằng đức tin và trân qúi giữ gìn mọi điều trong trái tim trẻ trung của mình (x. Lc 2 : 19,51). Ngài tràn đầy năng lực, sẵn sàng lên đường ngay lập tức một khi biết rằng người chị em họ của mình cần mình. Ngài đã không nghĩ tới các kế hoạch của riêng mình, nhưng đã “vội vã” lên đường, đến vùng đồi núi (Lc 1, 39).

47. Khi con trai nhỏ của ngài cần được bảo vệ, Đức Maria đã lên đường cùng Thánh Giuse đến một vùng đất xa xôi (x. Mt 2: 13-14). Ngài cũng tham gia với các môn đệ khi chờ đợi sự tuôn đổ của Chúa Thánh Thần (xem Cv 1:14). Với sự hiện diện của ngài, một Giáo hội trẻ đã ra đời, khi các tông đồ lên đường hạ sinh một thế giới mới (xem Cv 2: 4-11).

48. Ngày nay, Đức Maria là người Mẹ luôn chăm sóc chúng ta, những đứa con của ngài, trên hành trình xuyên qua cuộc đời, thường mệt mỏi và thiếu thốn, lo lắng để ánh sáng hy vọng không bị dập tắt. Vì đó là mong muốn của chúng ta: rằng ánh sáng của hy vọng không bao giờ bị dập tắt. Đức Maria Mẹ của chúng ta hướng nhìn dân lữ hành này: một dân trẻ trung mà ngài yêu thương và tìm kiếm ngài trong sự im lặng của trái tim họ giữa mọi ồn ào, huyên thuyên và sao lãng của cuộc lữ hành. Dưới ánh mắt của Mẹ chúng ta, chỉ còn chỗ cho sự im lặng của hy vọng. Do đó Đức Maria chiếu sáng tuổi trẻ của chúng ta.

Các thánh trẻ

49. Trái tim Giáo hội cũng đầy những vị thánh trẻ đã hiến mạng sống mình cho Chúa Kitô, nhiều người trong số các ngài thậm chí đã chết cái chết tử vì đạo. Các ngài là những phản chiếu quý giá của Chúa Kitô trẻ trung; chứng tá rạng rỡ của các ngài khuyến khích chúng ta và đánh thức chúng ta khỏi sự thờ ơ của chúng ta. Thượng hội đồng chỉ ra rằng, “nhiều vị thánh trẻ đã để cho các đặc điểm của tuổi trẻ tỏa sáng trong mọi vẻ đẹp của chúng, và vào thời của các ngài, các ngài đã là những tiên tri thực sự của sự thay đổi. Gương sáng của các ngài cho thấy những gì người trẻ có khả năng thực hiện, khi họ mở lòng ra để gặp gỡ Chúa Kitô” [20].

50. “Qua sự thánh thiện của giới trẻ, Giáo hội có thể đổi mới nhiệt tâm thiêng liêng và sức sống tông đồ của mình. Dầu thơm thánh thiện phát sinh từ cuộc sống tốt đẹp của rất nhiều người trẻ có thể chữa lành các vết thương của Giáo hội và thế giới, đưa chúng ta trở lại với tình yêu viên mãn mà chúng ta luôn được mời gọi hướng tới: những vị thánh trẻ gợi hứng để chúng ta trở về với tình yêu đầu tiên của chúng ta (xem Kh 2: 4) [21]. Một số vị thánh không bao giờ tới tuổi trưởng thành, nhưng họ đã cho chúng ta thấy có một cách khác để sống tuổi trẻ của chúng ta. Chúng ta hãy nhớ lại ít nhất một vài vị trong số các ngài, mỗi vị theo cách riêng của mình và ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, đã sống cuộc sống thánh thiện:

51. Vào thế kỷ thứ ba, Thánh Sebastian là một đội trưởng trẻ của Đội cận vệ Praetorian. Người ta nói rằng ngài đã liên tục nói về Chúa Kitô và cố gắng làm các đồng đội của mình trở lại, đến mức ngài được lệnh phải từ bỏ đức tin. Vì từ khước, ngài bị bắn bằng mũi tên, nhưng ngài sống sót và tiếp tục công bố Chúa Kitô một cách không sợ hãi. Cuối cùng, Sebastian bị đánh cho đến chết.

52. Thánh Phanxicô Assisi, khi còn rất trẻ và đầy những giấc mơ vĩ đại, đã nghe lời kêu gọi của Chúa Giêsu trở nên nghèo như Người và xây dựng lại Giáo hội bằng chứng tá của ngài. Ngài vui mừng từ bỏ tất cả những gì mình có và giờ đây là vị thánh của tình huynh đệ phổ quát, anh em của mọi người. Ngài ca ngợi Chúa vì tạo vật của Người. Thánh Phanxicô mất năm 1226.

53. Thánh Gioan Arc sinh năm 1412. Bà là một cô gái nông dân trẻ, mặc dù có những năm tháng dịu dàng, đã chiến đấu để bảo vệ nước Pháp khỏi những kẻ xâm lược. Bị hiểu lầm vì thái độ, hành động và cách sống đức tin của bà, Gioan đã bị thiêu sống.

54. Chân phúc Anrê Phú Yên là một chàng trai trẻ người Việt ở thế kỷ XVII. Ngài là một giáo lý viên và trợ giúp các nhà truyền giáo. Ngài bị cầm tù vì đức tin, và vì không chịu từ bỏ nó, ngài đã bị giết. Anrê chết khi thốt ra tên Chúa Giêsu.

55. Cũng trong thế kỷ đó, Thánh Kateri Tekakwitha, một người trẻ bản địa Bắc Mỹ, đã bị bức hại vì đức tin của mình và, để trốn thoát, đã đi bộ hơn ba trăm kilômét trong vùng hoang dã. Kateri tận hiến cho Chúa và chết trong khi nói, “Lạy Chúa Giêsu, con yêu Chúa!”

56. Thánh Đaminh Savio dâng tất cả những đau khổ của mình cho Đức Maria. Khi Thánh Gioan Bosco dạy ngài rằng sự thánh thiện hệ ở việc luôn vui vẻ, ngài đã mở lòng ra đón nhận một niềm vui lây lan. Ngài muốn gần gũi với người trẻ bị bỏ rơi và yếu đuối nhất. Đaminh qua đời năm 1857 lúc mười bốn tuổi, khi chết nói rằng: “Tôi đang trải nghiệm một điều kỳ diệu xiết bao!”

57. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu sinh năm 1873. Năm mười lăm tuổi, vượt qua nhiều khó khăn, bà đã thành công gia nhập tu viện Camêlô. Thánh Têrêxa sống theo con đường bé nhỏ hoàn toàn tin tưởng vào tình yêu của Chúa và quyết tâm dùng lời cầu nguyện quạt cho ngọn lửa tình yêu bùng cháy trong lòng Giáo hội.

58. Chân phúc Ceferino Namuncurá là một người Á Căn Đình trẻ tuổi, con trai của người đứng đầu một bộ lạc xa xôi của người bản địa. Ngài trở thành một chủng sinh Salêdiêng, tràn đầy ước mong trở về bộ lạc của mình, mang Chúa Kitô đến với họ. Ceferino chết năm 1905.

59. Chân phúc Isidore Bakanja là một giáo dân từ Congo, làm chứng cho đức tin của mình. Ngài đã bị tra tấn rất lâu vì đã đề xuất Kitô giáo cho những người trẻ khác. Tha thứ cho tên đao phủ của mình, Isidore chết năm 1909.

60. Chân phúc Giorgio Frassati, người qua đời năm 1925, “là một chàng trai trẻ tràn đầy niềm vui, lôi cuốn mọi điều theo với nó, một niềm vui thắng vượt cả nhiều khó khăn trong cuộc sống của ngài" [22]. Pier Giorgio nói rằng ngài muốn đáp trả tình yêu Chúa Giêsu mà ngài đã nhận được trong việc hiệp lễ bằng cách đến thăm và giúp đỡ người nghèo.

61. Chân phúc Marcel Callo là một chàng trai trẻ người Pháp đã chết năm 1945. Marcel bị giam cầm trong một trại tập trung ở Áo, nơi ngài củng cố các bạn tù của mình trong đức tin giữa lúc lao động khắc nghiệt.

62. Chân phúc trẻ Chiara Badano, người đã chết năm 1990, “đã trải nghiệm nỗi đau có thể biến đổi như thế nào bởi tình yêu... Chìa khóa của sự bình an và niềm vui của bà là niềm tín thác hoàn toàn vào Chúa và sự chấp nhận bệnh tật của bà như một biểu thức mầu nhiệm của ý chí Người vì lợi ích của bà và của những người khác" [23].

63. Xin các vị này và rất nhiều người trẻ khác, những người có lẽ trong im lặng và ẩn dật đã sống Tin Mừng trọn vẹn, cầu bầu cho Giáo hội, để Giáo hội có thể tràn đầy niềm vui, can đảm và những người trẻ dấn thân, những người có thể cung hiến cho thế giới những chứng từ thánh thiện mới mẻ.

Còn tiếp
 
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho hay: tự do tôn giáo vẫn tiếp tục bị xâm phạm trên toàn thế giới
Thanh Quảng sdb
18:04 04/04/2019
Ngày 3 tháng 4 năm 2019, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã nói chuyện tại một Hội nghị chuyên đề về tự do tôn giáo do Sứ quán Hoa Kỳ bảo trợ được tổ chức tại Rôma.

Tòa Thánh đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa trước tình trạng quyền tự do tôn giáo trên thế giới tiếp tục bị hạn chế và kêu gọi hãy trả lại quyền tự do tôn giáo cho người dân, và nâng cao nhận thức cộng đồng về các vi phạm nghiêm trọng đối với quyền cơ bản này.

Đức Hồng Y Pietro Parolin cho biết vào hôm thứ Tư rằng: “Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy và củng cố quyền tự do tôn giáo cơ bản của con người, chúng ta vẫn phải chứng kiến sự xuống cấp liên tục, thậm chí, chúng ta có thể nói đó về cuộc tấn công đối với quyền bất khả nhượng này ở nhiều nơi trên thế giới.”

Trong bài phát biểu kết thúc Hội nghị: “Hãy cùng nhau để bảo vệ Tự do Tôn giáo Quốc tế” do Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ bảo trợ được chức tại Tòa thánh ở Roma, Ngài lưu ý rằng nhiều hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo do nhiều quốc gia trên thế giới, khiến người vô tội bị bách hại... vì niềm tin của họ, bao gồm nhiều Kitô hữu. Tất cả những điều này, theo Đức Hồng Y, là một cuộc bách hại cuồng mạnh xâm phạm tới quyền cốt lõi căn bản của con người.

Hội thảo chuyên đề này đã diễn ra trong ngày 3 tháng 4 bao gồm hai cuộc thảo luận nhóm bàn về: Nỗ lực truyền thông làm nổi bật cuộc đàn áp tôn giáo và cách tiếp cận hợp tác với nhau để nâng cao tự do tôn giáo.

Truyền thông và nhận thức cộng đồng

Bất chấp thực tế là tự do tôn giáo được quy định trong luật pháp quốc tế, bao gồm cả trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Đức Hồng Y cho biết: chúng ta tiếp tục chứng kiến những vi phạm nghiêm trọng về quyền căn bản này thường xảy ra qua các cuộc bách hại mà đôi khi bị ém nhẹm và không được các phương tiện truyền thông phơi bày...

Đức Hồng Y mời gọi làm sao để nâng cao nhận thức cộng đồng quốc tế về thực trạng đàn áp tôn giáo này, đặc biệt thông qua các phương tiện truyền thông nhanh chóng hiện nay như qua phương tiện kỹ thuật số... là một bước tiến hữu ích để giải quyết các vi phạm tự do tôn giáo qua việc đưa ra ánh sáng những thực tại đó, chẳng hạn như vi phạm chống lại tự do tôn giáo, đe dọa đến lợi ích chung của gia đình nhân loại.

Từ những từ ngữ của người cầm quyền truyền đến người khác

Nói về sự hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo ở tất cả các cấp, Đức Hồng Y Parolin cho biết điều này không chỉ đơn giản là chúng ta cùng chung vai sát cánh mà thôi, mà phải cùng nhau hành động...

Đức Hồng Y cho hay: Trong lúc cùng nhau hành động như vậy, chúng ta cũng phải làm sao làm phát triển ý thức về cái quyền tối thượng tự do tôn giáo. Quyền này, theo Đức Hồng Y giải thích, không phải là một cái gì đó được thế quyền ban tặng mà là một món quà do chính Thiên Chúa trao ban qua chính bản thể thiêng liêng siêu việt của bản chất con người. Chính quyền dân sự phải có nghĩa vụ bảo vệ và giúp triển nở cái quyền tự do tôn giáo này theo ý của Thiên Chúa.

Các mối đe dọa

Đức Hồng Y Parolin đã nêu ra hai thế lực trần thế hay xức phạm đến quyền tự do tôn giáo.

Một xu hướng “thái độ không khoan dung tôn giáo”, coi bất kỳ tôn giáo hay tín ngưỡng nào từ bên ngoài hay từ ngoại bang đem vào đất nước bị coi là một cái gì đó làm suy thoái và bị coi là hạng thứ yếu! Điều này, theo Đức Hồng Y thì chúng ta được chứng kiến qua các tình huống chính trị, xã hội hoặc văn hóa, ví dụ với các Kitô hữu, những người đang được đối xử như những công dân hạng hai.

Một xu hướng khác là “mối đe dọa đến từ cái gọi là nhân quyền mới”, có xu hướng chống lại với một số quyền cơ bản của con người được thế giới công nhận như tự do tôn giáo, quyền được sống và quyền hôn nhân gia đình...

Tài liệu về tình huynh đệ của con người vì hòa bình thế giới và cùng nhau chung sống

Đức Hồng Y Parolin cho hay quyền tự do tôn giáo phải vượt lên trên lãnh thổ của nơi thờ phương hoặc phạm vi riêng tư của cá nhân và gia đình. Các tôn giáo khác nhau phải phục vụ xã hội chủ yếu bằng thông điệp mà họ công bố, kêu gọi các cá nhân và cộng đồng tôn thờ Thượng Đế, nguồn gốc của mọi sự sống, tự do và hạnh phúc.

Tòa Thánh cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục dấn thân hầu thúc đẩy quyền tự do tôn giáo, Đức Hồng Y Parolin đặc biệt trích dẫn tài liệu về tình huynh đệ của con người vì hòa bình thế giới và cùng nhau chung sống mà Đức Thánh Cha Phanxicô và Quốc vương Imam Ahmad al-Tayyib vừa ký tại Abu Dhabi ngày 4 tháng 2 năm 2019.
 
Đức Thánh Cha khích lệ các nhà báo: Hãy mạnh mẽ cổ vũ cho việc thông tin trung thực và tôn trọng phẩm giá con người
Đặng Tự Do
18:15 04/04/2019
Trong bài phát biểu hôm thứ Năm 4 tháng 5, trước phái đoàn các các nhà báo, và các nhà sản xuất các chương trình truyền hình Công Giáo, và Tin Lành, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào ba điểm chính sau đây.

Đối thoại

Đức Thánh Cha đã ca ngợi điều mà ngài gọi là cuộc đối thoại sống động giữa các Giáo hội và giới truyền thông công cộng ở Đức. Ngài nói thêm rằng “cuộc đối thoại này mang lại sự hiểu biết, mở ra những chân trời và tạo ra không gian cho những trao đổi thông tin, ý kiến và phân tích tự do và cởi mở.”

Tường trình đúng thực tại

Điểm thứ hai trong diễn từ của Đức Thánh Cha liên quan đến việc tường trình đúng thực tại và ngài khuyến khích các thành viên trong phái đoàn nỗ lực đề cao việc thông tin trung thực thay vì các tin giả, những thực tại khách quan thay vì các tin đồn, các nghiên cứu chính xác thay vì những nội dung phỏng đoán.”

Nhân phẩm

Chuyển sang điểm thứ ba tập trung vào phẩm giá của con người, Đức Thánh Cha nhận xét rằng rằng “Trong khoảng một thời gian dài, chúng ta đã chứng kiến một biến chuyển đáng lo ngại trên thế giới: đó là sự thách thức quyền sống, đề cao an tử, bác bỏ công bằng xã hội, sự thiếu hòa nhập, vi phạm nhân phẩm và tự do lương tâm.”

Trong bối cảnh này, truyền thông công cộng có trách nhiệm giữ vững lập trường vì thiện ích và tự do quý giá của con người. Ngài nhấn mạnh rằng “Giáo Hội hỗ trợ anh chị em trong công tác phục vụ này, vì Giáo Hội được ủy thác một sứ mạng của Chúa Kitô Đấng đã đến giữa nhân loại để họ được sống và sống dồi dào.”

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha lưu ý rằng với tư cách là các nhà báo, họ phải đặt con người vào trung tâm của sự chú ý và ngài bày tỏ hy vọng rằng báo cáo của họ sẽ không bao giờ thiếu những câu chuyện, những tin tức đáng đề cập đến nhằm mang lại hy vọng cho mọi người.
Source:Vatican News
 
Thánh lễ tại Santa Marta 4/4/2019: Hãy cầu nguyện với lòng can đảm
Lệ Hằng, F.M.A.
20:21 04/04/2019
“Hãy cầu nguyện với lòng can đảm, với sự thẳng thắn và trực tiếp, đặc biệt là trong Mùa Chay”, Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 4 tháng Tư tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cầu nguyện là một trong ba phương thế hữu hiệu để gặp gỡ Chúa trong Mùa Chay, bên cạnh việc ăn chay và làm các việc bác ái.

Hãy cầu nguyện với sự táo bạo

“Cần nhiều can đảm để cầu nguyện. Và chúng ta thường rất là dửng dưng. Cầu nguyện thật là thế này: là thưa với Chúa. Và khi tôi cần Ngài can thiệp, tôi cần phải cầu nguyện với lòng can đảm. Khi có một mục tiêu cụ thể nào đó, người đời thường sử dụng một thành ngữ mà tôi thực sự rất thích: đó là ‘Ce la metto tutta’ – ‘Tôi nói huỵch tẹt mọi thứ’. Nhưng có lẽ có người còn nghi ngờ: ‘Tôi làm như thế, nhưng làm sao tôi biết Chúa có lắng nghe tôi hay không?’ Chúng ta có một sự chắc chắn này: đó là Chúa Giêsu. Ngài là Đấng cầu bầu tuyệt vời cho chúng ta.”

Đức Thánh Cha cho biết cầu nguyện đòi hỏi sự thẳng thắn - sự táo bạo nói năng không ngại ngùng - để thân thưa cùng Chúa với lòng can đảm.

Hướng dẫn của Kinh Thánh

Đức Thánh Cha đã đưa ra những ví dụ về một số nhân vật trong Kinh thánh, như những tấm gương xuất sắc về cầu nguyện: đó là ông Môisê, Tổ phụ Áp-ra-ham, bà Hannah và người phụ nữ xứ Canaan.

Ngài nói rằng họ đã thành thật thưa cùng Chúa để đạt được mong muốn của mình. Đôi khi, chúng ta thấy những người này đấu tranh với Chúa như thế nào để có được những thứ họ muốn đến mức chúng ta nghĩ như thể họ đang vật lộn với Chúa, nhưng cuối cùng họ đã đạt được những điều họ yêu cầu.

Đức Thánh Cha nói họ cầu nguyện rất mạnh mẽ bởi vì họ có niềm tin rằng Chúa có thể thực hiện mong muốn của họ.

Chúa Giêsu cầu bầu cho chúng ta

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở các tín hữu rằng Chúa Giêsu đã lên Thiên đàng và cầu bầu cho chúng ta trước Chúa Cha, như Ngài đã hứa cùng thánh Phêrô trước Cuộc Khổ Nạn.

“Chúa Giêsu chuyển cầu cho chúng ta, trong thời điểm này. Và khi tôi cầu nguyện - cho dù tôi xác tín hay cầu nguyện như một người mặc cả, hay một người nói lắp bắp, hoặc một người đấu tranh với Chúa - thì chính Ngài là người cầu bầu cùng Chúa Cha cho tôi. Chúa Giêsu không cần nói gì trước Chúa Cha: Ngài chỉ cần trưng ra những vết thương Ngài đã phải chịu. Chúa Cha nhìn thấy vết thương của Ngài và ban phát ân sủng cho chúng ta. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta hãy nhớ rằng chúng ta cầu nguyện cùng Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là lòng can đảm của chúng ta. Chúa Giêsu là bảo đảm của chúng ta, là Đấng trong thời điểm này đang chuyển cầu cho chúng ta.”
Source:Vatican News
 
ĐHY Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, yêu cầu ‘hãy kiên nhẫn’ thực thi thỏa thuận Vatican – Trung Quốc vì hoàn cảnh không thay đổi tức khắc.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
21:33 04/04/2019
ĐHY Pietro Parolin đưa ra những nhận định trong diễn văn khai mạc hai ngày hội thảo về những thoả thuận ngoại giáo của Vatican, được tổ chức ngày 28 tháng 2 và 1 tháng 3 tại Đại Học Giáo Hoàng Gregorian và École Français tại Roma. ĐHY trình bầy tóm lược tổng quát về những thỏa thuận giữa Toà Thánh và các quốc gia, trước khi thảo luận về thỏa thuận dự phòng (provisional agreement) giữa Vatican và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục tại Trung Quốc. Nhiều người nhận xét rằng dù thỏa thuận Vatican – Trung Hoa có thể xem là một giải pháp mục vụ nhưng nó vẫn có tính cách chính trị.

Chính phủ Trung Quốc và Tòa thánh đã ký kết một thoả thuận vào ngày 22 tháng 9 năm 2018. Tuy nhiên, những chi tiết của thoả thuận không được công bố. Một kết quả của thoả thuận là Toà Thánh công nhận bẩy giám mục Trung Cộng được tấn phong giám mục không có phép của Tòa Thánh. Những giám mục này đã được trao trách nhiệm cai quản những giáo phận Trung Quốc. Tới lúc này, tất cả giám mục Trung Quốc phải được công nhận bởi chính phủ và Tòa Thánh. Kể từ khi thoả thuận được ký kết, chưa có giám mục mới được bổ nhiệm cho Trung Quốc.

ĐHY Parolin nói rằng thỏa thuận Vatican - Trung Quốc là một trường hợp duy nhất, bởi vì nó ràng buộc giữa hai bên trong khi đó hai bên không công nhận lẫn nhau. Điều quan trọng là làm cho thỏa thuận trở nên hiệu lực. ĐHY nói rằng thoả thuận Vatican - Trung Quốc xảy ra ở cuối cuộc hành trình dài. Sau cùng, chúng tôi đã thành công và chúng tôi hy vọng rằng thỏa thuận sẽ mang lại nhiều hoa quả vì ích lợi của Giáo Hội và quốc gia. Ngài nói rằng Giáo Hội Công Giáo “không đòi hỏi các quốc gia ứng xử như những người bảo vệ đức tin, nhưng là bảo đảm tự do để có thể hoàn thành sứ mạng”. Thoả thuận ngoại giao của Vatican có hai mục tiêu: bảo tồn tự do tôn giáo và bảo tồn tự do của Giáo Hội, và đồng thời giúp Giáo Hội Công Giáo “có thể đóng góp trong việc phát triển tâm linh và vật chất của xứ sở, và cổ võ hòa bình”

Theo ĐHY Parolin, tự do tôn giáo là chìa khóa chính trong những thỏa thuận với các Quốc Gia, tại đó Công Giáo là thiểu số, hoặc tại những quốc gia không có truyền thống Kitô. Ngài nêu lên vài thí dụ về thòa thuận với Tunisia (1964), Marốc (1983-1984), Israel (1993), Kazakhstan (1998), Palestine Liberation Organization (2000), Azerbeijan (2011), Chad (2013) và Palestine (2015).

Tòa Thánh Không có một mô hình cố định để đạt được những thỏa thuận ngoại giao. Khi Tòa Thánh biết rằng một quốc gia muốn đàm phán về một thỏa thuận, Tòa Thánh cho phép thành lập một ủy ban đàm phân gồm khâm sứ và vài giám mục địa phương cùng với các chuyên gia giáo luật. Ủy ban sẽ nhận ra những chủ đề liên quan cho thỏa thuận và soạn thảo bản văn được Quốc Vụ Khanh duyệt xét và chấp thuận. Những vấn đề pháp lý sẽ được bàn thảo trước tiên, bao gồm tự do của Giáo Hội và việc thực hành phụng tự. Sau khi mọi việc được ổn thỏa, thỏa thuận được ký kết và chuẩn thuận.

ĐHY Parolin nhấn mạnh rằng những thỏa thuận ngoại giao là những cố gắng của Tòa Thánh để thiết lập liên hệ tốt hơn với các quốc gia và điều hành đời sống Giáo Hội, cố gắng tránh né việc xã hội xen vào những vấn đề của Giáo Hội.

Theo vài nhận xét, Việt Nam có thể trở thành mô hình khả thi trong việc bổ nhiệm giám mục tại Trung Hoa. Tòa Thánh Vatican và Việt Nam đã thỏa thuận cho việc bổ nhiệm theo cách này: sau khi tham khảo với giám mục và giáo sĩ, khâm sứ Tòa Thánh sẽ trinh lên Đức Thánh Cha ba ứng viên để ĐTC quyết định. Quyết định của ĐTC được thông báo cho chính phủ Việt Nam để được chấp thuận. Mô hình theo kiểu Việt Nam có thể sẽ không khả thi tại Trung Hoa, bởi vì chính phủ Trung Hoa muốn kiểm soát hơn nữa trong việc bổ nhiệm các giám mục.

Đại sứ Hoa kỳ Sam Brownback về Tự do Tôn giáo chỉ trích rằng thỏa thuận dự phòng giữa Vatican - Trung Quốc đang làm cho những vấn đề tôn giáo trở nên tồi tệ hơn, Trong một bài diễn văn ngày 8 tháng 3 tại Hồng Kông, ông nói rằng thoả thuận đã tạo nên một tiền lệ kém cỏi để chính phủ có thể can thiệp vào những cộng đồng tôn giáo, bao gồm Phật giáo Tibet và Kitô giáo. Không có những dấu chỉ sẽ thay đổi trong tương lai gần.

ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Vatican, nói với ký giả ngày 3 tháng 4 rằng: “Chúng tôi ký thoả thuận này để mở rộng tự do tôn giáo, tìm cách bình thường với cộng đoàn Công Giáo tại đây, và cho những tôn giáo khác có không gian và vai trò được công nhận trong xã hội’

ĐHY nhấn mạnh đến sự cần thiết “phải kiên nhẫn” dù rằng có xu hướng muốn có kết quả ngay lập tức, nhưng lịch sử không được xây dựng trong một ngày. Lịch sử là một quá trình lâu dài và chúng ta phải đặt mình vào viễn cảnh này. Đôi khi tôi cảm thấy hơi lạc lõng khi nghe nói rằng “Ồ, chẳng có thành công hay thành tựu nào đạt được.” Hãy để mọi sự hoạt động một cách yên lặng, và sau đó chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình, yêu cầu những người chỉ trích đừng nhận xét những gì trong vòng một thước nhưng hãy hướng tầm nhìn xa hơn một chút. Chúng ta muốn mọi thứ được thực hiện ngay lập tức, nhưng mọi thứ trong lịch sử thay đổi rất chậm. Đây là sự khôn ngoan của Tòa Thánh, vì Tòa Thánh không tìm kiếm kết quả ngay lập tức, nhưng đang tìm kiếm một kết quả nằm trong tay của Thiên Chúa, nó cũng nằm trong tay chúng ta khi chúng ta có thể giúp đỡ Chúa rất nhiều thực hiện kế hoạch của Chúa.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Thánh Phaolô Tân Sơn Nhì, Sài Gòn Thăm Làng Phong Và Người Nghèo Tại Di Linh
Giáo xứ thánh Phaolô
09:07 04/04/2019
Thực hành Năm Muc Vụ Gia Đình “Đồng hành với các gia đình đang gặp khó khăn”

Ý nghĩa đó đã xuyên suốt trong cộng đoàn Giáo xứ Thánh Phaolô qua những lời cầu nguyện trong các Thánh lễ, các giờ chầu, đặc biệt bằng sự đóng góp tiền bạc và vật chất của tất cả các gia đình lương, giáo trong và ngoài nước nơi cộng đoàn Giáo xứ.

Xem Hình

Sau Chúa Nhật thứ I mùa chay, đoàn đã khởi hành lên đường đến với các anh chị em nghèo dân tộc và các bệnh nhân phong, đại diện giáo xứ có Cha Chánh xứ Phaolô Phạm Trung Dong, Cha Giuse Nguyễn Thành Công Dòng Thánh Thể, 22 Quý chức, các anh chị Việt kiều và Giáo dân, xuất phát lúc 5 giờ 15 ngày thứ Hai 11/3/2019.

Qua 6 ngày rong ruỗi các cung đường hiểm trở, đoàn đã ghé thăm 22 nơi, tặng quà khoảng 36 điểm các làng: Di Linh 1, Di Linh 2, đồng bào Dân tộc Xã Sơn Điền, Gia Bắc Huyện Di Linh, một làng khác do do các Sơ An Hòa coi sóc. Tại Tỉnh Gia Lai có các Làng phong thuộc Gíao xứ Mỹ Thạch: làng phong Tel Ngoü, Tel Joü Xã Ia HLốp, Làng Queng O, Ngo Ser, Kte 1, A Chep, Vương, Tung ke 2, Kpă Leng, làng Tung Ke xã Ayun, Làng Tang, Làng Ta, Huyện Gia Grai, các Làng La, Làng phong xã H’neng Huyện Đắc Đoa. Tại Huyện Mang Yang có Làng Delin, Đắk Pnan Xã Kon Thụp, Làng phong Sơbir, Làng Groi, Làng Chuk, Làng Dơ Nâu, Làng Đôn, Làng phong Đê Ar, Làng Roh xã Lơ Pang, làng Klong xã Đắk Trôi, làng Dak Ó (xã Kon Chiêng), làng phong H’Ya và Làng K’tu, Làng phong Đồn, Làng phong Knot (xã Pờtó), Làng Ploi R’ngol (Ama Drung). Thăm và
tặng quà các Làng thuộc Nhà thờ Ling La (Giáo xứ Kon Dũ), Xã Đắc Pxi, H. Đắk Hà, Kon Tum. Quà gởi cho mỗi hộ là 1 bao thư 200 ngàn đồng, cộng với phần quà (gồm: 1 thùng mì, 10kg gạo, cá hộp, 1 lít dầu ăn, 1kg đường, dầu gió, hạt nêm, nước tương…), tặng quà và tiền cho khoảng 200 em học sinh, trao thêm nhiều phần quà cho các em Thiếu nhi. Ngoài ra, còn chia sẻ thêm nhiều tặng vật của Giáo xứ và các ân nhân: Quần áo mới, cũ, giầy dép, bánh kẹo, nước ngọt… Những nơi có bệnh nhân nặng, số quà được tặng gấp đôi, ngoài ra, đoàn còn gửi cho các Cha, các Sơ 600 phần quà để chuyển đến các vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt các Cha và đoàn luôn cầu nguyện cho những Anh chị em phong, các gia đình đang gặp khó khăn, các bệnh nhân tại các đài Đức Mẹ Bình An, Đức Mẹ Giang Sơn, Đức Mẹ Măng Đen.

Chuyến đi đã để lại trong tâm trí các thành viên trong đoàn nỗi băn khoăn, còn đó rất nhiều Anh chị em đau khổ, cần sự giúp đỡ, đồng thời nhìn lại đời sống của mỗi người chúng con để biết cảm tạ, ăn năn, cầu nguyện và trở về với Chúa, nhất là trong mùa chay này.

Cảm tạ vì Chúa đã ban cho cộng đoàn Giáo xứ luôn mở rộng lòng mình hướng về các gia đình đang gặp khó khăn, để cùng chung tay giúp ích cho đời sống ngày một tươi đẹp hơn.

Mùa Chay 2019 – Ban Truyền thông Giáo xứ.
 
Thư của Đức Cha Giáo Phận Xuân Lộc gởi dân Chúa về đường hướng đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.
+GM Giuse Đinh Đức Đạo
21:42 04/04/2019
Trước những nỗi đau của việc lạm dụng tình dục do một số thành viên trong Giáo Hội gây nên, có lẽ, nhiều con cái của Giáo Hội không khỏi rơi vào những buồn rầu, lo âu, hay thậm chí có thể gặp khủng hoảng khi đối diện với những tai tiếng của việc lạm dụng tình dục trong Giáo Hội mang tính toàn cầu. Vì thế, người tín hữu rất cần một sự hướng dẫn tâm linh từ vị mục tử coi sóc nhằm giúp họ có một cái nhìn về nỗi đau mà Giáo Hội Mẹ đang gánh chịu, về sự hiểu biết đúng về những yếu tố quan trọng của một vấn đề phức tạp, về thái độ phản ứng cần có trước vấn đề trong ánh sáng đức tin, cũng như nguồn gốc của vấn đề và hành trình tu luyện, tái tu luyện, mà mọi thành phần dân Chúa cần phải tham dự vào. Với ý hướng đó, trong lá thư gửi cộng đoàn dân Chúa Giáo phận tháng 04/2019, với tựa đề “Khủng hoảng lạm dụng tình dục và lòng thương xót”, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc, đã “đề nghị những yếu tố tâm linh để hướng dẫn và canh tân tâm tình, thái độ và đời sống dưới ánh sáng của Tin Mừng theo giáo huấn của các Đức Thánh Cha.”

Sau đây là nguyên văn thư của Đức Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P


KHỦNG HOẢNG LẠM DỤNG TÌNH DỤC VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT

Quý Cha và quý Tu sĩ rất thân mến,

Hiện tượng lạm dụng tình dục trong thế giớiđang xoáy vòngnhư một cơn lốc mà đường kính cứ từ từ nới rộng, gây ra nhiều đổ vỡ tan hoang.Đối với Giáo Hội Công Giáo, tai tiếng lạm dụng tình dục đã gây ra một cơn khủng hoảng trầm trọng, ảnh hưởng tai hại đếnđời sống Đức Tin, đến tinh thần, tâm tình và thái độ sống của nhiều tín hữu, làm suy giảm sự tín nhiệm của đoàn chiên đối vớicác mục tử, làm lu mờ ánh sáng của Tin Mừng và làm giảm sút nhiệt huyết của Giáo Hội làm chứng cho Tin Mừng.

Để giải quyết vấn đề nghiêm trọng này,Tòa Thánh đã nhiều lần lên tiếng và đưa ra những hướng dẫn cụ thể. Đặc biệt phải kể đến lá thư mục vụ ĐTC Biển Đức XVI gửi Giáo hội tại Ái Nhĩ Lan ngày 19 tháng 3 năm 2010, lá thư ĐTC Phanxicô gửi Hội Thánh trên toàn thế giới ngày 20 tháng 8 năm 2018 và Hội nghị của các Chủ tịch Hội đồng Giám mục với Đức Thánh Cha Phanxicô từ 21 – 24 tháng 02 năm 2019. Trong tâm tình lắng nghe và hiệp thông với các Đức Thánh Cha, tôi xin gửi đến quý Cha và quý Tu sĩ đôi dòng suy tư, hy vọng sẽ hữu ích cho chính đời sống của quý Cha, quý Tu sĩ và cho sứ vụ hướng dẫn đoàn chiên Chúa của mỗi người. Đề tài của bài chia sẻ là: “Khủng hoảng lạm dụng tình dục và Lòng Thương Xót”. Với đề tài này, tôi không trình bày những quy định đã được Tòa Thánh công bố để áp dụng trong những trường hợp cụ thể, nhưng đề nghị những yếu tố tâm linh để hướng dẫn và canh tân tâm tình, thái độvà đời sống dưới ánh sáng của Tin Mừng theogiáo huấn của các Đức Thánh Cha.

1. Những yếu tố quan trọng của một vấn đề phức tạp

Tình trạng lạm dụng tình dục là một vấn đề hết sức phức tạp, pha trộn lẫn lộn nhiều yếu tố: thần học, luân lý, tâm lý, văn hóa, xã hội, luật pháp, sức mạnh truyền thông, v.v. Trong hoàn cảnh này, cần phải giữ được cái nhìn tổng thể, dưới ánh sáng của Tin Mừng. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần được quan tâm.

a) Nỗi đau đớn của các nạn nhân

Yếu tố đầu tiên cần phải quan tâm là nỗi đau đớn dày vò tâm trí các nạn nhân, đặc biệt nếu nạn nhân là một em vị thành niên bị xâm phạm bởi một người đáng kính trọng, tin tưởng và yêu mến, chẳng hạn, là một giáo sĩ hay tu sĩ, trong gia đình là ông hay cha (ba, bố), là bà hay mẹ, nơi học đường là thầy hay cô... Trước đây ít người nhận thức được nỗi đau đớn, khắc khoải này; hơn nữa, trong môi trường văn hóa, xã hội Việt Nam, người ta ngại nói đến vấn đề tình dục. Do đó, nhiều khi người lớn còn coi thường, dọa nạt và cấm đoán các em nạn nhân nói đến việc mình bị lạm dụng tình dục. Hoàn cảnh này gây phẫn nộ, biến thành thù hận và khi có dịp sẽbùng nổ,khó có gì có thể cản ngăn. Hy vọng sự khiêm nhường chân thànhnhìn nhận tội lỗi và trách nhiệm của phạm nhân, cùng với sự cảm thông và kính trọng của cộng đoàn, nhất là của những người có trách nhiệm, cùng với ơn Chúa, vết thương sâu đậm này sẽ được xoa dịu và hàn gắn

b) Bản tính loài người giòn mỏng và cuộc cách mạngtình dục

Vì tội nguyên tổ, tất cả mọi người đều thừa hưởng một bản tính nhân loại giòn mỏng và chông chênh, nên mọi người, cả những người được coi là vững mạnh cũng có thể ngã quỵ trước sức mạnh của sự dữ. Thánh Phaolô đã từng cảnh giác: “Bởi vậy, ai nghĩ mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã.” (1Cr 10,12).

Trong thời gian qua, con người thời đại vốn mang trong mình tính cách yếu đuối, giòn mỏng của bản tính nhân loại, lại phải đối đầu với sức mạnh vũ bão của cuộc cách mạng tình dục, bắt đầu nhen nhúm tại Hoa Kỳ vào năm 1920 rồi bùng nổ tại các nước Âu Mỹ vào thập niên ’60,và từ từ lan rộng ra khắp thế giới. Cuộc cách mạng tình dụccũng được gọi là cuộc giải phóng tình dục, vì nó tìm cách phá đổ các quy tắc truyền thống hướng dẫn đời sống trong các tương quan nam nữ và những quy luật liên quan đến tình dục. Do đó, từ những năm 1960, sách báo, phim ảnh khiêu dâm, trụy lạc được công khai bày bán và chuyển đi khắp nơi. Khi bầu khí độc hại và ô nhiễm bao trùm, những người kém sức khỏe sẽ bị đau ốm, có khi tê bại, còn những người khỏe mạnh cũng dễ bị nhức đầu, sổ mũi.

c) Tính cách trầm trọng của những sai lỗi nơi các giáo sĩ, tu sĩ

Việc lạm dụng tình dục, nhất là đối với các em vị thành niên luôn là một lỗi lầm trầm trọng và là một tội ác. Khi phạm nhân là một giáo sĩ hay tu sĩ thì tính cách trầm trọng còn tăng lên nhiều lần vì phản bội lý tưởng ơn gọi thánh hiến, sứ mệnh thánh thiêng, lòng tin tưởng của đoàn chiên và vì hậu quả ảnh hưởng lớn lao trên nạn nhân.

d) Nhiều trường hợp bị vu oan

Nhiều giáo sĩ, tu sĩ bị tố cáo lạm dụng tình dục, nhưng không thiếu những trường hợp bị cáo gian. Có trường hợp bị rỉ tai hoặc tung tin lên mạng lưới xã hội mà không bằng chứng; có trường hợp được tòa án minh oan, nhưng cũng có những trường hợp đã bị tòa án kết tội, nhưng sau nhiều năm ngồi tù, bị can được minh oan. Hai trường hợp gần đây nhất là cha Adam Stanisław Kuszaj(Ba Lan) và Sư huynh John Francis Tyrrell (Úc).

Cha Adam Stanisław Kuszaj là một linh mục Ba lan dòng Đấng Cứu độ, phục vụ tại Cộng hòa Czechbị đưa ra tòa với cáo buộc lạm dụng tình dục một thiếu nữ 16 tuổi.Năm 2011, cha Kuszaj bị giáo quyền cấm thi hành tác vụ linh mục, bị Hội Dòng trục xuất, bị tòa án kết tội. Cha Kuszaj sống trong tủi nhục vì bị kỳ thị và bị bỏ rơi bởi hầu hết những người thân quen.Năm 2016, vụ án đã được mở lại và giữa tháng 02 năm 2019 tòa án thành phố Jesenik của Cộng hòa Czech đã tuyên bố cha vô tội.Người thứ hai là Sư huynh John Francis Tyrrellbị tố cáo là đã sách nhiễu tình dục em bé 10 tuổi và bị tòa án Melbourne kết án 11 năm tù. Sau 11 tháng tù, sư huynhJohn Francis Tyrrell được minh oan và được tha bổng.

e) Bầu khí thùhận gây ra bất công mới

Trong cao trào tố cáo hiện tượng lạm dụng tình dục, có ba sự kiện hiển hiện rõ ràng:

- Sự kiện đầu tiên là nhiều người dùng phương tiện truyền thông loan tải tin tức một cách bừa bãi, làm mất thanh danh, xô đẩy, dập vùi những người bị coi là phạm nhân, trong khi tiếngnói yếu ớt của người bị coi là phạm nhânít còn được ai lắng nghe. Nhiều người bị coi là phạm nhân sau đó được minh chứng là vô tội, nhưng con người của họ đã bị nhấn xuống bùn đen và cuộc đời của họ đã bị phá hủy.Bên cạnh họ, còn phải nghĩ đến những tủi nhục màcha mẹ, gia đình vàcộng đoàn tín hữu của họ phải gánh chịu. Đây không phải là tội ác và bất công sao? Ai có thể đền trả những thiệt hại lớn lao gây ra bởi những tội ác và bất công mới này?

- Nhiều người nại vào lý do bênh đỡ các nạn nhân, nhưng trong thực tế là trút bỏ hận thù trên những người bị coi là phạm nhân, nhất là nếu đó là một giám mục, linh mục hay tu sĩCông Giáo. Các nạn nhân được gì nếu lòng họ không được giải thoát khỏi hận thù và không được chữa lành?Đểbênh đỡ nạn nhân, một đàng phải tìm phương thức để nạn nhân không còn bị tái xúc phạm, đàng khác phải giúp nạn nhân biết giải thoát lòng họ khỏi thù hận và biết tha thứ với lòng quảng đại bao dung.

- Nhiều tin tức về việc lạm dụng tình dục được loan truyền trên các phương tiện truyền thông làm cho người ta có cảm tưởng đây chỉ là vấn đề của Giáo Hội Công Giáo. Sự thật không phải như thế. Bài nghiên cứu nghiêm túccủa hai tác giả Valerie Dobiesz và Julia Brooksvới tựa đề“It’s not just O'Reilly and Weinstein: Sexual violence is a global pandemic” (Không phải chỉ có O’Reilly và Weinstein: Lạm dụng tình dục là thứ bệnh dịch toàn cầu), được đăng trên Báo điện tử “The Conversation”ngày 25 tháng 10 năm 2017 cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác. Vấn đề lạm dụng tình dục bao trùm khắp nơi và ở các môi trường ngoài Giáo Hội Công Giáo còn trầm trọng hơn nhiều.

f) Bao che hay khó khăn của một sứ vụ

Trong thời gian gần đây, một điều được báo chí đề cập nhiều là ‘tội bao che” của các giám mục, linh mục. Người ta đòi buộc các giám mục, linh mục phải tố cáo các phạm nhân cho chính quyền dân sự, đó là chưa nói đến một số quốc gia còn muốn bắt các linh mục phải tố cáo các hối nhân đã thú nhận tội lỗi trong tòa giải tội. Điều nàyrất trầm trọng vì liên hệ đến ấn tín tòa giải tội và sự thánh thiện của bí tích.

Chúng ta không loại trừ khả thể có những vụ bao che tội phạm, nhưng cũng có những yếu tố khác cần được lưu ý. Đó là trách nhiệm mục tử và sứ vụ cứu độ của các linh mục, giám mục.Sứ mệnh mục tửđòi phải yêu thương mọi người, không loại trừ ai, kẻ xấu cũng như người tốt, nạn nhân và phạm nhân (x. Mt 5,43-48); sứ vụ cứu độ đòi buộc phải tìm mọi cách để cứu rỗi những người lỡ lầm, tội lỗi(x. Ed 33,11). Đứng trước những kiện tụng, cáo buộc, một đàng phải cẩn thận lắng nghe, đàng khác phải tìm hiểu sự thật để không phạm tội bất công, kết án người vô tội; một đàng phải bênh đỡ nạn nhân để họ không bị tái xúc phạm, đàng khác phải giữ thanh danh của người lỗi phạm và tạo điều kiện đểhọ có cơ hội hối cải và làm lại cuộc đời. Trong nhiều trường hợp cụ thể, dung hòa được các đòi hỏi trên đây không luôn dễ dàng, nhất là trong một xã hội khi sự công bằng tách rời khỏi lòng thương xót và sự thù hận mạnh hơn lòng tha thứ. Hoàn cảnh này gây ra trong tâm hồn mục tửmột sự giằng co và nỗi khắc khoải đớn đau, ít ai hiểu được nếu chưacó cảm nghiệm về tình yêu mục tử cứu độ và chưa nghe được lời nói phát xuất từ trái tim tràn đầy xót thương của Chúa Cứu Thế, tha thiết đem lại nguồn hy vọng và sức sống: “Thầy cũng vậy, Thầy không lên án chị đâu! Thôi chị về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.” (Ga 8,11).

2. Thái độ dưới ánh sáng Đức Tin

Đứng trước hoàn cảnh cụ thể và phức tạp, mỗi người sẽ phản ứng và hành động theo ánh sáng chiếu soi trong cõi lòng. Dưới ánh sáng Đức Tin, tôi xin đề nghị những tâm tình và thái độ sau đây:

a) Tin tưởng vào lời Chúa hứa cho Giáo Hội và hăng say rao truyền tình thương cứu độ

Cơn lốc của tin tức về việc lạm dụng tình dục trong Giáo Hội đã làm cho nhiều người hoang mang, mất tin tưởng vào Giáo Hội và đôi khi còn bị rúng động trong lòng tin vào chính Thiên Chúa. Trong hoàn cảnh này, chúng ta sẽ giữ được an bình và hăng say, nếu chúng ta tin tưởng vào lời Chúa đã nói với Thánh Phêrô: “Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.”(Mt 16,18).

Trong hành trình lịch sử, có nhữngthời kỳ đen tối, Giáo Hội phải vượt biển cả, chèo chống với phong ba, bão táp, con thuyền chòng chành và xem ra Chúa vẫn ngủ (x. Mc 4,35-41). Cho dù Chúa có ngủ, Ngài vẫn ở trên thuyềnvới các môn đệ của Ngài, hiện diện với tất cả quyền năng của Ngài và Ngài có thể dẹp tan cơn bão trong giây lát (x. Mc 4,39-40).Điều này làm chúng ta an tâm và thúc đẩy chúng ta hăng say loan truyền tình yêu cứu độ của Chúa. Chỉ cần chúng ta ở với Ngài, tin tưởng vào Ngài và trung thành với Ngài và biết kêu lên như các môn đệ trong cơn bão táp: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi.” (Mc 4,38), hay như môn đệ Phêrô, khi thấy gió thổi mạnh và bắt đầu chìm, ông hoảng sợ la lên : “LạyThầy, xin cứu con!” (Mt 14,30).

b) Khiêm nhường và tin tưởng

Con cái Giáo Hội,cũng như mọi người, là những con người mang trong mình bản tính nhân loại mỏng giòn,nhưng hạnh phúc vì được cứu độ và với sức mạnh của ơn Chúa, vẫn bền bỉ nỗ lực cải thiện đời sống để nên thánh, trong chínhhoàn cảnh yếu đuối và sai lỗi của mình.

Lòng khiêm nhường nhìn nhận tội lỗi và cố gắng ăn năn hối cải là tâm tình và thái độ của người tín hữu chân chính của Chúa. Chính nhờ tâm tình và thái độ này, Giáo Hội Chúa luôn vươn lên từ những khó khăn, yếu đuối của mình và trong mọi thời đại, vẫn có nhiều tín hữu thánh thiện. Hiện nay, đại đa số hàng giáo sĩ và tu sĩ vẫn can đảm phấn đấu với chính mình để trung tín và nhiệt thành phục vụ Chúa và tha nhân.

c) Tình yêu đối với Giáo Hội

Trong bầu khícủa nhiềutin tức về lạm dụng tình dụctrong Giáo Hội,giữ được tình yêu đối với Giáo Hội là một thách đố lớn lao. Đặt nền tảng trên tình yêu của chính Chúa Giêsu, Đấng đã “yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh để thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống,để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn” (Ep 5,25-27), mỗi kitô hữu phải biết yêu mến Giáo Hội, diễn tả bằng tâm tình của người “đứng bên trong” để cảm thông, để chia sẻ và để hàn gắn, chứ không phải thái độ của người “đứng bên ngoài” để chỉ trích hay kết án. Tâm tình yêu thương của Chúa Kitô còn đòi chúng ta có khả năng đón nhận hy sinh và đau khổ để van nài lòng thương xót của Thiên Chúa cho anh chị em lỡ lầm trong yếu đuối của họ và cho anh chị em đau đớn vì bị lạm dụng.

3. Nguồn gốc của vấn đề và hành trình tu luyện hay tái tu luyện

Mặc dù số giáo sĩ và tu sĩ lầm lỡ là một thiểu số trong tương quan với toàn thể hàng giáo sĩ và tu sĩ, nhưng nói theo Đức Thánh Cha Phanxicô, trong diễn từ bế mạc Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên trong Giáo Hội, ngày 24.02.2019, “trong Giáo Hội mà xuất hiện dù chỉ một trường hợp lạm dụng mà thôi – chứ đừng nói đến chuyện nó đã tác oai tác quái - thì trường hợp đó phải được đối diện với sự nghiêm trọng nhất”. Do đó, cần phải suy nghĩ để tìm ra nguồn gốc của vấn đề và rút ra kinh nghiệm cho hành trình tu luyện và tái tu luyện, mong cho mọi người, đặc biệt những người yếu đuối tìm được nguồn trợ lực thích hợp. Chỉ đưa ra những luật lệ mới không thôi chưa đủ, mà phải đề ra một chương trình tu luyện và tái tu luyện để mọi người có khả năng chống chọi với cơn bão của cuộc cách mạng tình dục.

Như đã nói ở trên, bên Hoa Kỳ từ năm 1920 người ta đã nói đến cuộc cách mạng tình dục và đến thập niên ‘60, cuộc cách mạng này bùng nổ bên các nước Âu Mỹ, rồi từ từ lan ra khắp nơi, phá đổ các luật lệ gìn giữ phong hóa liên quan đếntình dục. Sách báo, phim ảnh khiêudâm, đồi trụy được tự do bầy bán và chuyển tải khắp nơi. Hiện nay, tình trạng đang bành trướng tệ hại hơn vì được các phương tiện truyền thông đại chúng tân tiến, như điện thoại thông minh,các trang web tiếp tay, trở thành sức mạnh vũ bão, thâm nhập vào cả những nơi riêng tư, thầm kín như phòng ngủ, văn phòng làm việc. Sức mạnh này đã làm nhiều người ngã quỵ do tâm hồn trống rỗng vì hậu quả của ba cuộc khủng hoảng lớn trong Giáo Hội. Đó là khủng hoảng Đức Tin, khủng hoảng luân lý -thần học luân lý và khủng hoảng giáo dục.

a) Khủng hoảng Đức Tin

Trong thời gian sau Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội bên Âu Mỹ rơi vào một cuộc khủng hoảng Đức Tin rất trầm trọng, được diễn tả qua ba hình thức chính yếu:

- Thay thế Thiên Chúa bằng những cuộc bàn cãilý thuyết về Thiên Chúa. Sách báo về thần học nhiều vô kể, nhưng nhà thờ thì trống rỗng và trở thành nơi hoang vắng. Thậm chí, cả những người viết về cầu nguyện cũng không cầu nguyện.

- Bị lôi cuốn vào những nhu cầu xã hội, như bênh vực công lý và người nghèođến độ bỏ rơi Chúa. Người nghèo, người bị áp bức chiếm chỗ của Chúa trong lòng các môn đệ của Ngài. Từ đó phát sinh hiện tượng giáo sĩ và tu sĩ hành động và phát biểu như thể một nhà chính trị, một nhân viên hoạt động công tác xã hội.

- Dựa vào trào lưu hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn, người ta kéo nhau đi học cách thức cầu nguyện và nguyện gẫm của các tôn giáo khác, nhất là Phật Giáo và Ấn Giáo. Có những Đan viện bên Hoa Kỳ thay thế giờ Kinh Thần Tụng bằng những giờ Yoga và Zen. Việc thay thế phương thức cầu nguyện, trong thực tế đã kéo theo việc thay thế đối tượng của cầu nguyện. Thay vì tìm kiếm Chúa để sống kết hiệp với Ngài và thực thi thánh ý Ngài, người ta chỉ tìm sự an bình nội tâm hoặc đi vào cõi mênh mông của vũ trụ.

Cả ba hình thức trên có chung một mẫu số là bỏ rơi Chúa Kitô, Đấng Cứu độ nhân loại, Đấng ban sự sống.Đây là hiện tượng Thánh Phaolô đã nói trong thư gửi tín hữu Roma: “Tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. Trái lại, đầu óc họ suy luận viển vông và tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội.Họ khoe mình khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ.Thay vì Thiên Chúa vinh quang bất tử, họ đã thờ hình tượng người phàm là loài phải chết, hay hình tượng các loài chim chóc, thú vật, rắn rết.” (Rm 1,21-23).

Sứ điệp độc đáo của ơn cứu độ là Thiên Chúađã xuống thế làm người và tên Ngài là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Emmanuel). Chỉ sống trong tình hiệp thông với Ngài, nhân loại mới tìm được sự sống thật. Vì vậy, điều căn bản của cuộc đời kitô hữu, nhất là linh mục và tu sĩ là sống trong tình thân với Chúa. Nhiệm vụ của các chương trình tu luyện và tái tu luyện là dẫn đưa người thụ huấn không chỉ biết về Chúa Kitô, mà còn gặp được Ngài và hạnh phúc trong cuộc gặp gỡ với Ngài.

b) Khủng hoảng luân lý và thần học luân lý

Những năm 1960 – 1980 là thời kỳ khủng hoảng luân lý, nhất là trong những giá trị liên quan đến tính dục. Nhiều thái độ và nếp sống mới được đề nghị ngược lại giá trị luân lý, chẳng hạn, sống thử, sống chung không ràng buộc, ngừa thai nhân tạo, phá thai, hôn nhân mở, v.v. Vấn đề trở thành trầm trọng hơn vì có những suy tư thần học về luân lý cũng chạy theo nếp sống mới, gây hoang mang cho nhiều người và ru ngủ giới trẻ chạy theo các đam mê, nhất là thú vui tình dục. Đây là thời kỳ phát sinh những lý thuyết thần học cho rằng việc thủ dâm là bình thường, hưởng thụ tình dục là thiết yếu và là quyền lợi của con người… Đây cũng là thời kỳ phát sinh lý thuyết “Luân lý không tội lỗi”, theo đó không có vấn đề tội,chỉ có vấn đề tâm lý. Từ đó các cha giải tội và các cha linh hướng “thất nghiệp”, nhưng các phòng tư vấn tâm lý lại đầy khách.

Chương trình tu luyện và tái tu luyện ngày nay phải giúp cho người thụ huấn thấy rõ và dứt khoát rằngviệc sử dụng cơ năng tính dục và thú vui tính dục chỉ tốt đẹp và được phép trong tương quan vợ chồng.

c) Khủng hoảng giáo dục

Chương trình giáo dục tại các cơ sở huấn luyện của Giáo Hội (Đại học, Chủng viện, Nhà Tập) trong thời gian này hầu hết chú tâm vào việc học lý thuyết trừu tượng. Ngay cả môn Thần học Tu đức cũng chỉ là những giờ học lý thuyết về các nhân đức. Hậu quả là người ta biết rất nhiều, nhưng không sống theo điều mình biết.

Việc huấn luyện ngày nay cần rút kinh nghiệm từ những thất bại của các thế hệ trước để bổ túc chương trình bằng nhữnghướng dẫn thực tập. Trong viễn tượng này, cần quan tâm đặc biệt đến bốn điều sau đây:

- Tập làm chủ giác quan, cảm xúc và tình cảm;

- Luyện tập ý chí;

- Tập tính dứt khoát trước những thú vui tình dục;

- Luyện tập khả năng hy sinh, từ bỏ kể cả những điều được phép. Các nhà sư phạm đều đồng ý là nếu không từ bỏ được những điều được phép, sẽ không thể từ bỏ những điều không được phép.

Để kết thúc bài chia sẻ, tôi muốn mời gọi quý Cha và quý Tu sĩ dâng lời cầu xin, van nài lòng thương xót của Chúa cho Giáo Hội, nhất là cho những anh chị em yếu đuối lỡ lầm để không ai mất lòng trông cậy vào tình thương của Chúa và cho các nạn nhân được ơn chữa lành. Để lời cầu xin của chúng ta đáng được Chúa lắng nghe, chúng ta hãy mặc lấy tinh thần Mùa Chay: ăn năn, thống hối và cải thiện đời sống. Hành trình Mùa Chay sẽ giúp chúng ta tìm được sự an bình và niềm hạnh phúc trong tâm hồn để chia sẻ với mọi người, cả anh chị em là nạn nhân hay phạm nhân của việc lạm dụng tình dụcvà mời gọi họ cùng dấn thân canh tân đời sống của họ như chính chúng ta đã và đang làm, để tất cả được hưởng niềm vui của lòng Chúa xót thương.

Xin Mẹ Maria là Mẹ của Giáo Hội gìn giữ và che chở Giáo Hội, đặc biệt Giáo phận chúng ta để trong mọi hoàn cảnh, chúng ta luôn là chứng nhân của Lòng Thương Xót của Chúa.

Thân mến chào quý Cha và quý Tu sĩ .

+ Giuse Đinh Đức Đạo

Giám mục Giáo phận Xuân Lộc
 
Giáo xứ Thánh Giuse- Tân Mai- Xuân Lộc: Những ngày Tĩnh tâm Mùa Chay
Nữ tu Têrêsa. O.P
21:50 04/04/2019
Để Mùa Chay trở thành một cơ hội mời gọi hoán cải, sống thánh cho bà con giáo dân trong giáo xứ, Cha Xứ Giuse Lê Trọng Tiến, Chánh xứ Giáo xứ Thánh Giuse, Hạt Tân Mai, Giáo phận Xuân Lộc đã tổ chức các buổi tĩnh tâm dành cho các giới Cao Niên, Gia Trưởng, Hiền Mẫu và Người trẻ trong giáo xứ. Những ngày tĩnh tâm này đã thu hút được rất đông quý giới tham dự, một hy vọng cho sự canh tân đời sống để nên thánh, không chỉ trong Mùa Chay, nhưng sẽ trở nên hành trình của hy vọng sống thánh thiệnnhư Thiên Chúa muốn “Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, là Đấng Thánh.” (Lv 19,2)

Xem Hình

Với ba ngày tĩnh tâm liên tục dành cho cả ba giới Cao Niên, Gia Trưởng và Hiền Mẫu tham dự chung ( 26-27 và 28/3)quý ông bà và anh chị em đã được mời gọi suy tư và cật vấn về chủ đề “MÙA CHAY- SỐNG THÁNH bằng việcMỞ LÒNG RA VỚI THIÊN CHÚA, MỞ LÒNG RA VỚI THA NHÂN, và MỞ LÒNG RA VỚI BẢN THÂN và MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH” do Sr. Têrêsa Ngọc Lễ, O.P – tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Giảng thuyết tại Philippines- MA of Preaching- đảm nhận.

Để ba chủ đề cho ba ngày được suy niệm, khai triển phong phú, mang tính tiếp nối, xuyên suốt và thống nhất, làm nền tảng cho việc khơi gợi ý muốn khao khát sống thánh trong cuộc đời người tín hữu- nhiệt tâm cho sứ vụ truyền giáo, Sr. Têrêsa đã dựa vào Lời Chúa làm nền tảng cho các ý tưởng, dẫn dắt minh họa, Tông huấn "Gaudete et Exsultate- Vui mừng và Hân Hoan, Tông huấn Evangelii Gaudium- Niềm vui Tin Mừng, Thông điệp Laudato Si- Chăm sóc Ngôi Nhà Chung…cùng với những vấn đề thực tại để cật vấn lại cách sống, cách mở lòng ra với Thiên Chúa, với tha nhân, với bản thân và với môi trường thiên nhiên, một sứ mạng phải trở nên “người quản lý thiên nhiên, trái đất”, mà Thiên Chúa đã trao ban, nhưng nhiều Kitô hữu đã quên hoặc cố tình không muốn quan tâm, biết đến.

Không chỉ nghe giảng, đón nhận những suy tư cật vấn lại cách sống, nhưng sau mỗi bài giảng, quý ông bà anh chị em tham dự còn được tham dự phần Hồi tâm- Sám Hối theo chủ đề mỗi ngày, với mỗi hình thức khác nhau nhằm để giúp người tham dự có sự lắng đọng, cũng như dần đi vào tâm tình cầu nguyệnnhờ những hình thức bên ngoài, theo cách thức cần có để tâm-trí con người có thể cảm nhận, đi tới tâm tình thiêng liêng dành cho Chúa.

Do vậy, có thể nói được rằng, với những gì bên ngoài nhận thấy được, cũng như chia sẻ của một số người tham dự, những giờ nghe giảng, những phút hồi tâm linh thánh…đã đánh động , giúp người tham dự nhớ những điều then chốt, và cố gắng sống mở lòng mình ra với Chúa, với người khác và với chính mình, với môi trường xung quanh bằng những thay đổi cụ thể trong đời thường.

Cũng vẫn là chương trình tĩnh tâm của Giáo xứ, chiều tối Chúa Nhật, 31/3 hơn 200 bạn trẻ của Giáo xứ cũng đã có thời gian để tĩnh tâm với chủ đề “TÔI KHÁT”. Nhìn, soi rọi những cơn khát của người con thứ và người con cả trong Luca 15, 11-32, người trẻ tham dự được gọi mời hãy tìm xem hai ngươi con đó đang khát những gì, và chính tôi, cũng đang khát những thứ gì trong cuộc đời người trẻ của mình. Từ những gì người trẻ hôm nay đang khát- những cơn khát vô bổ, hủy hoại tuổi trẻ, cho đến những cơn khát những điều tầm thường…họ, người trẻ Công Giáo cũng thấy mình ở đâu đó trong hình ảnh của cả hai người con, và biết mình cần phải làm gì.Nhưng để nỗi khát khao của họ phải được “chuyển biến”, Sr. Têrêsa đã giúp các bạn nghe tiếng kêu “Ta khát” của Chúa Giêsu và ngắm nhìn cơn khát của thể lý và cơn khát tâm linh của Ngài: Chúa Giêsu khát khao mỗi người, khát khao bạn trẻ thuộc về Chúa, khát khao bạn trẻ khao khát Chúa…

Để rồi…trong những giờ phút hồi tâm thật cảm động, các bạn đã đọc những lời cầu nguyện sám hối từ trong tâm, các bạn đã phủ phục xin lỗi Chúa, các bạn đã chạm đến Thánh giá Chúa …đã thắp lên ngọn lửa sáng…như một cam kết “con sẽ khao khát Chúa”.Một giờ hồi tâm thật ý nghĩa…dành cho những ai đang mong tìm kiếm Chúa, bởi có nhiều, nhiều bạn trẻ đã để tay mình chạm vào Thập giá rất lâu…

Tin: Nữ tu Têrêsa. O.P

Hình ảnh: Ban Truyền Thông Giáo xứ Thánh Giuse.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chia rẽ - Hận thù tại ai ?
Phạm Trần
09:27 04/04/2019
Rất chán và nhạt nhẽo để bàn tiếp thất bại của hòa hợp, hòa giải dân tộc sau 44 năm chiến tranh đã kết thúc trên quê hương Việt Nam. Nhưng sẽ hữu ích nếu những người Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam có can đảm giải thích vì sao sau bằng đó năm mà “dân tộc ta vẫn chưa hòa giải được với nhau“ ?

Đó không phải là câu hỏi của riêng trên 4 triệu người Việt Nam, đa phần tị nạn Cộng sản ở nước ngoài và của hàng triệu người trong nước mà là nỗi ray rứt của ông Nguyễn Đình Bin, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (VNVNONN).

Ông Bin đã giải bầy tâm tư của mình trong bài viết kỷ niệm 15 năm ra đời Nghị quyết 36 NQ/TW (26/03/2004 – 26/03/2019) do ông đóng vai chính hình thành.

Ông viết:”Sau 15 năm đi vào cuộc sống, Nghị quyết 36 NQ/TW đã được thực thi phần nào, được cộng đồng hoan nghênh, tạo ra khá nhiều đổi thay. Nhưng tôi vẫn buồn: vết thương dân tộc thực sự vẫn chưa lành!!! Với các nước ngoài đã từng đô hộ, xâm lược nước ta, gây ra biết bao tội ác tầy trời, biết bao đau thương, mất mát, hậu quả khủng khiếp, nặng nề… mà nhân dân ta vẫn còn phải gánh chịu, với truyền thống khoan dung, hòa hiếu, chúng ta đã gác lại quá khứ, bình thường hóa quan hệ và kết bạn, trở thành những đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện… vì tương lai của mỗi quốc gia, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. Vậy mà, vì sao, cuộc chiến ác liệt nhất đã kết thúc và đất nước đã thu về một mối hơn 4 thập kỷ mà dân tộc ta, nói cho cùng đều là nạn nhân của sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài nói trên, vẫn chưa hòa giải được với nhau? Cũng chính sự đô hộ và xâm lược của nước ngoài đó đã chia ly bao gia đình Việt và cả dân tộc Việt, gây ra cảnh huynh đệ tương tàn trên đất nước ta. Thế mà ta đã hòa giải được với họ, còn chúng ta, anh em một nhà “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, thì lại chưa hòa giải được với nhau?”

Tại sao “chưa lành” và “chưa hòa giải được với nhau” ? Vì Lãnh đạo đảng cầm quyền độc tài, độc quyền và tham nhũng quyền lực Cộng sản ngày nay vẫn chưa biết “tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích”, như nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói trong cuộc phỏng vấn của báo Quốc Tế, ra ngày 31/03/2005.

Vi trùng ung thư di tính“kiêu ngạo Cộng sản” và “ngủ say trên vòng nguyệt quế” vẫn sinh sôi nẩy nở và sống mạnh trong cơ thể nhiều Lãnh đạo đảng nên không ít người đã coi đất nước là của riêng mình và phe nhóm để chia phần và dành quyền được quay lưng ngược đãi những người cô thân, yếu thế, bất đồng chính kiến với mình và những người chẳng may thất trận.

Do đó, vào mỗi dịp 30 tháng Tư về, họ vẫn ngênh ngang tổ chức ăn mừng và vênh vang trên đau buồn của người khác mà không biết rằng:”Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu.” (Võ Văn Kiệt, báo Quốc Tế, 31/03/2005)

TIỀN TUYẾN CỦA XÂM LĂNG

Bằng chứng như trong “Hướng dẫn tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2019” của Ban Tuyên giáo, phần gọi là “Kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2019)” đã ra lệnh phải:” Nêu bật sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của quân và dân ta; sức mạnh của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam” đến “những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đỉnh cao là Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước…”

Ở đây cần minh bạch tại sao đã có “tiền tuyến lớn miền Nam”, nếu không có cuộc xua quân xăm lăng miền Nam Việt Nam Cộng hòa, của miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ? Lịch sử cũng sẽ trả lời “có” hay “không” cuộc “nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam” , hay hàng triệu người miền Nam đã tán gia bại sản, gia đình tan nát, chia lìa và bỏ của chạy lấy người vì cuộc xâm lược của bộ đội miền Bắc đội lốt quân “giải phóng” Cộng sản miền Nam ?

Và trước sau gì sau hai chữ “Giải phóng” giả tạo, nhân loại cũng sẽ được trả lời vì sao đã có danh từ “Thuyền nhân”, hay “Boat people” trong Từ điển Thế giới sau ngày Việt Nam thống nhất dưới quyền cai trị của đảng CSVN từ năm 1976.

Lịch sử Thế giới về Việt Nam cũng sẽ không bỏ sót nỗi bi thảm của hàng chục ngàn người Việt Nam, đa số ra đi từ miền Nam Việt Nam Cộng hòa (VNCH), đã chết trên Biển Đông, hay bằng đường bộ Việt Nam-Campuchea-Thái Lan trên đường tìm tự do từ sau 1975.

Do đó, một câu hỏi khác cũng cần được đặt ra với đảng CSVN : Nếu VNCH không mất vào tay Quân Cộng sản Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tay sai Mặt trận Giải phóng bù nhìn trong Nam thì có Danh từ “Thuyền nhân” không ?

Vì vậy, mỗi khi đảng và nhà nước CSVN nhắc đến hay tổ chức kỷ niệm 30 Tháng Tư như dịp để vui chơi kênh kiệu, hay kên kên ngạo mạn là họ đã mở ra vết thương chưa lành, vì tính “kỳ thị Cộng sản” vẫn còn đè nặng lên nhân dân miền Nam. Hiện tượng “đồng ý nhưng không đồng lòng”, hay dân coi cán bộ như của nợ không còn là chuyện năm thì mười họa xẩy ra trong xã hội mà là chuyện thường ngày dân phải gánh chịu.

Do đó, không ai ngạc nhiên khi thấy ông Nguyễn Đình Bin đã viết tiếp trong bài 15 năm một nghị quyết - vết thương dân tộc vẫn chưa lành !:”Tôi trộm nghĩ: Tất cả mọi con dân Việt chúng ta, dù đang ở bất cứ nơi đâu, đều phải cùng nhau suy ngẫm, tìm ra nguyên nhân vì sao, và cùng nhau khắc phục! “

Chả cần phải “tất cả con dân Việt” vì trách nhiệm đã rõ sau 15 năm thi hành Nghị quết 36 đều quy vào Lãnh đạo đảng và nhà nước phải chịu trách nhiệm thất bại.

Sau đây là những lý do:

Thứ nhất, hãy đọc lại câu hỏi của báo Quốc Tế và câu trả lời của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 2005:

(H) Thưa ông, để lành được vết thương này phải có sự tham gia của mọi người Việt?

(Đ) :”Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30-4-1975, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người VN cảm nhận được điều đó.”

Vậy tại sao, sau chuyến vào Nam, Bộ Chính trị do ông Lê Duẩn cầm đầu đã ra lệnh “đánh lừa” quân-dân-cán chính VNCH khăn gói đi gọi là “học tập cải tạo 15 ngày”, mà sau đó có nhiều người phải ở tù lao động ngót 20 năm, hoặc bỏ xác ở rừng sâu ?

Thứ hai, trả lời ông Nguyễn Đình Bin của Giáo sư, Tiến sỹ ngành Xây dựng Nguyễn Đình Cống :”Ông đề nghị tìm ra nguyên nhân và cùng nhau khắc phục. Cùng nhau khắc phục phải chăng có ngầm ý cho rằng mọi người đều có lỗi và phải có trách nhiệm trong việc này, không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp. Mới nghe thì có vẻ có lý, nhưng liệu ở đấy có cố tình che giấu thủ phạm chính hay không.

Theo tôi thủ phạm chính trong việc dân tộc chưa hòa giải được thật sự với nhau là một số lãnh đạo và đảng viên cộng sản. Họ được gieo rắc đến mức khắc cốt ghi tâm lòng thù hận giai cấp, họ được khuyến khích lòng kiêu ngạo cộng sản, họ tự cho mình là những người chiến thắng đầy vinh quang. Họ muốn hòa hợp trong sự sỉ nhục người chiến bại.”

NGUYỄN CAO KỲ-PHẠM DUY

Thứ ba, hãy đọc những câu trả lời phỏng vấn của nguyên Phó Tổng thống, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, với báo Tuần Việ Nam năm 2010, vào dịp 30 tháng Tư:

Phóng viên (PV): Đã 35 năm sau sự kiện 30 tháng Tư, những người ở lại và cả những người ra đi đã nói nhiều, làm nhiều việc cho mục tiêu hòa hợp dân tộc, hàn gắn lòng người. Ông đánh giá thế nào những nỗ lực chúng ta đã làm?

Ông Nguyễn Cao Kỳ (NCK): Tôi nghe dư luận và có cảm tưởng vẫn còn có khoảng cách giữa nói và làm. Cuối năm vừa rồi, Hội nghị Việt kiều đã thu hút mấy ngàn người về dự. Trả lời phỏng vấn báo chí, nhiều vị đều bày tỏ mong muốn sớm hòa hợp. Điều đó có nghĩa mặc dù chính quyền đã cố gắng, nhưng ở đâu đó vẫn chưa thực sự tích cực.

PV: Việc tích cực hàn gắn như ông vừa đề cập, cần được hiểu thế nào?

NCK: Phải từ hai phía, nhưng cái chính vẫn phải từ phía những người trong nước. Chúng ta có thực sự muốn làm và tích cực làm hay không …

Nói về đoàn kết toàn dân tộc tôi có cảm giác dân tộc mình mỗi lần bị đe dọa đến vận mệnh thì lại đoàn kết. Thời xưa, chống giặc ngoại xâm phương Bắc thời nay đánh Tây, đánh Mỹ là tự khắc cả dân tộc đoàn kết và chiến thắng. Nhưng khi thắng rồi không hiểu làm sao mà tình cảm lại không được như trước.

PV: Chẳng phải Nhà nước đã có rất nhiều những động thái tích cực đó sao? Quyết định dân sự hóa Nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ là một minh chứng rõ rệt cho thấy thiện chí của những người trong nước. Và còn có chính sách cho bà con Việt kiều về nước mua nhà hay chương trình gặp gỡ Việt kiều hàng năm…?

NCK: Tôi cho rằng đó là những động thái tích cực. Chẳng hạn như để có được quyết định dân sự hóa nghĩa trang cũng phải mất nhiều năm trời. Ngay khi trở về quê hương tôi cũng đã đề cập chuyện ứng xử với nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ với các vị lãnh đạo của Việt Nam…

Tôi còn nêu ý tưởng tổ chức đại lễ cầu siêu chung cho những người tử trận không phân biệt bên này hay bên kia, làm thật trang trọng mỗi năm và thông báo rộng rãi cho bà con đang sống trong cũng như ngoài nước biết. Nếu trong số những người về dự, có cả một số cựu chiến binh từng ở bên kia chiến tuyến thì không gì hay bằng.

Thử hỏi có người dân Việt Nam yêu nước nào muốn chia rẽ đất nước không? Có ai muốn rằng người Việt giữ mãi hận thù với nhau không?

Theo tôi chỉ khi nào vượt qua được suy nghĩ hẹp hòi thì chúng ta sẽ làm được. Khi ấy vị thế của Việt Nam được nâng lên tầm cao khác. Tự khắc lòng người xích lại với nhau và sẽ không còn phải mất nhiều thời gian bàn chuyện hàn gắn hay hòa giải nữa.

PV: Ông suy nghĩ như thế nào về việc Nhà nước quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ?

NCK: Tôi đã ghé thăm nghĩa trang này trước đây còn hoang vắng nhưng giờ đây đã sạch sẽ quang đãng rồi, mọi người được ra vào tự do. Ở đó vẫn còn giữ được 16 ngàn ngôi mộ tử sĩ.

Lịch sử là lịch sử, ngày 30/4 giờ là một sự kiện lịch sử. Việc ứng xử không còn hận thù với những người từng đứng phía bên kia chiến tuyến như thế nào được bên ngoài quan sát để đánh giá cách hành xử văn minh hay không. Cho dù bên này hay bên kia, chết là hết, còn hận thù chi nữa, họ cần được coi sóc chu đáo.

PV: Ông có thừa nhận một thực tế là chúng ta có thể xóa bỏ hận thù để bắt tay làm bạn với những nước đã từng xâm chiếm chúng ta, vậy mà việc hàn gắn người Việt với người Việt với nhau xem ra lại mất nhiều thời gian hơn thế?

NCK: Theo tôi, cả hai phía vẫn có thiểu số còn quá nặng về dĩ vãng, chưa có tầm nhìn về tương lai. Một người không biết nhìn về tương lai, thì họ chỉ còn sống và ôm dĩ vãng. Mà như vậy thì tư duy của họ vẫn mãi bị ám ảnh bởi những chuyện hận thù, chủ nghĩa hay phe phái. Chúng ta phải thực tế nhìn vào điều này: muốn hòa hợp thì rất không nên nói nhiều mà phải làm.

PV: Liệu có cách gì để chúng ta không còn phải mất thêm thời gian cho việc hòa hợp, hàn gắn với đa số những người Việt ở bên ngoài đất nước?

NCK: Chuyện quốc gia cũng giống như trong một gia đình. Những việc chung thì cần đánh tiếng để mọi người xúm tay vào làm. Tôi nghĩ đối với đa số người Việt ở bên ngoài thì sẵn lòng góp sức cùng trong nước. Với đất nước có gì phải ngại ngần. Vấn đề là họ cần được thông tin đầy đủ về tình hình và những nhu cầu thực sự mà nhà nước đang cần sự góp sức của họ.

Hòa hợp dân tộc sẽ tập hợp được sức mạnh. Cứ đặt lợi ích dân tộc lên trên thì chúng ta tự khắc biết phải ứng xử thế nào cho hợp lẽ.

Nhưng khi đã kêu gọi thì cũng phải tạo điều kiện thoải mái cho người ta về. Lời nói và việc làm phải đi đôi với nhau.

Nên biết ông Nguyễn Cao Kỳ từng là Thủ tướng và Phó Tổng thống VNCH và Nhạc sỹ Phạm Duy là hai người nổi tiếng đã được ông Nguyễn Đình Bin móc nối về Việt Nam trong nỗ lực biểu hiện một thiện chí hòa giải của đảng CSVN.

Ông Kỳ về Việt Nam năm 2004, nhưng sau ít năm không thành công trong tiến trình “hòa giải” với đảng CSVN, ông sang sống ở Ma Lai Á là nơi ông được Chính phủ nước này coi như bạn thân và được ưu đãi mọi phương tiện. Ông qua đời năm 2011, hưởng thọ 81 tuổi.

Riêng Nhạc sỹ Phạm Duy, trở về Việt Nam năm 2005, không tham gia các hoạt động chính trị ngoài âm nhạc và đã qua đời tại Sài Gòn năm 2013, hưởng thộ 92 tuổi.

Tuy nhiên, Nhạc sỹ nổi tiếng Phạm Duy từng đi kháng chiến trong hàng ngũ Việt Minh rồi bỏ hàng ngũ, quay về sinh sống và hoạt đồng âm nhạc với phía chính quyền quốc gia.

Trước ngày Sài Gòn rơi vào tay quân Cộng sản tháng Tư năm 1975, ông được Chính phủ Mỹ giúp di tản ngày 28/04/1975.

Nhạc sỹ Phạm Duy từng nói về việc quay về Việt Nam của ông là “Lá rụng về cội”.

Với tâm tư của ông Nguyễn Đình Bin, của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhận xét về sự thật lòng hay không muốn hòa giải dân tộc của đảng CSVN của hai ông Gs Nguyễn Đình Cống và nguyên Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ, thiết tưởng vấn đề đã rõ ràng : Qủa bóng đang ở bên sân đội bóng đảng CSVN.

Câu chuyện chỉ ngã ngũ khi nào đảng CSVN thật sự muốn vào cuộc chơi -/-

Phạm Trần

(04/019)

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giọt Sương Mai
Nguyễn Đức Cung
21:23 04/04/2019
GIỌT SƯƠNG MAI
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Ngắm giọt sương sớm long lanh
Nghiệm ra kiếp sống mong manh nhẹ nhàng..
(nđc)