Ngày 02-04-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên Chúa ơi, con tin tưởng nơi Ngài
Lm. Hữu Độ, CRM
12:23 02/04/2020
Trong cơn dịch bệnh Covid-19 này tôi xin được chia sẻ ít điều:

Trước Thánh Lễ Chúa Nhật chúng ta thường đọc một số kinh để nhờ đó chúng ta biết mà sống Đạo, trong các kinh đó thì có kinh
Cải tội bảy mối có bảy đức:
Thứ nhất: Khiêm nhường, chớ kiêu ngạo.
Thứ hai: Rộng rãi, chớ hà tiện.
Thứ ba: Giữ mình sạch sẽ, chớ mê dâm dục.
Thứ bốn: Hay nhịn, chớ hờn giận.
Thứ năm: Kiêng bớt chớ mê ăn uống.
Thứ sáu: Yêu người chớ ghen ghét.
Thứ bảy: Siêng năng việc Đức Chúa Trời, chớ làm biếng

Trong cơn dịch Covid-19 đang ở cao điểm, thì mới đây một giáo dân tại Anoka, MN có gửi cho tôi mấy điều nhắn nhủ rất quan trọng để mình cũng như người khác không bị nguy hiểm.
Ngăn ngừa địch bệnh có 7 cách:
Thứ nhất ở nhà, chớ ra đường
Thứ hai bịt miệng bịt mũi tránh virus
Thứ ba giữ mình sạch sẽ, không lây bệnh
Thứ bốn hay nhịn, chớ nhậu nhẹt
Thứ năm kiêng bớt, chớ đi mua sắm
Thứ sáu yêu người cách 2 mét
Thứ bẩy siêng năng cầu nguyện chớ làm biếng.


Thưa quí vị, chẳng ai muốn bị bệnh và cũng chẳng ai muốn chết trong lúc này. Nhưng khi cơn dịch này xẩy ra, thì chúng ta tự hỏi có phải Thiên Chúa phạt nhân loại không? Tôi nghĩ Thiên Chúa là Đấng rất cao cả và toàn năng đấy, nhưng Ngài cũng là Đấng bị vu oan và kêu trách nhiều nhất: cho mưa, cho nắng, cho tuyết để tốt cho mùa màng cũng bị người ta kêu. Ở bẩn có ghẻ thì cũng đổ vạ cho Chúa. Dùng tự do của mình để mua bán hay ăn uống nhứng thú vật hoang dã gây nên bệnh dịch thì cũng nói Chúa làm đấy. Thiên Chúa là Đãng đặt ra những nguyên tắc tự nhiên để người ta sống cho hợp lý và phát triển. Thí dụ ban cho lữa thì nó có sức nóng và sự đốt cháy nhờ đó nguời ta dùng nấu ăn và áp dụng vào bao việc hữu ích khác. Vậy khi có ai ác tâm hay cẩu thả làm cháy rừng thì tại lỗi con người chứ đâu phải đến từ Chúa. Nhiều biến cố khác cũng giống như vậy. Nếu một sự việc nào xẩy ra mà kết qủa của nó không theo luật tự nhiên thì đó là phép lạ. Phép lạ là luật trừ và rất ít xẩy ra vì chính Thiên Chúa làm hay làm qua một tác nhân nào đó. Theo một nghiên cứu thì người ta phải công nhận rằng đau khổ mà con người đang gánh chịu trên thế gian này thì 85% đến từ tham vọng, ngu dốt hay ác tâm của con người (td. Chiến tranh, giết người, tai nạn, cướp bóc …) 10% đến từ sự giới hạn của tạo vật (td. Bệnh tật, già yếu, chết chóc…) 5% đến từ sự bất toàn của thiên nhiên (td. Động đất, núi lửa…)

Cái khôn ngoan của Thiên Chúa là Ngài biết sự đau khổ của cá nhân hay của toàn nhân loại, nhưng Ngài lại rút ra được những điểm tốt từ đó. Ngài là Đấng có thể viết thẳng trên những mặt cong. Ngài không dồn chúng ta vào đường cùng, nhưng ban cho cách để giải quyết, vì theo ngạn ngữ Phi Châu, ”Thiên Chúa đuổi ruồi cho những con bò bị cụt đuôi.”

Chắng có gì xẩy ra là tình cờ hay ngẫu nhiên đối với Thiên Chúa, huống chi một cơn dịch lớn lao như thế này. Mới đây tỉ phú Bill Gates có nói một câu: “Tôi có niềm tin mạnh mẻ rằng luôn có lý do tâm linh nào đó đằng sau các sự việc xẩy ra, dù xấu hay tốt.” Chúng ta cũng tin như vậy. Trong cơn dịch này, nếu biết lợi dụng, chúng ta sẽ trở nên khôn ngoan hơn, chin chắn hơn, mạnh mẽ hơn, cải thiện cuộc sống hơn.

Chúng ta cùng cầu nguyện và tin tưởng tuyết đối vào Thiên Chúa, là Cha nhân lành đang giang vòng tay quan phòng của Ngài ôm trọn thế giới.
 
Chúa Nhật Lễ Lá A
Lm. Jude Siciliano, OP
14:03 02/04/2020

Kiệu lá: Mátthêu 21: 1-11
Thánh Lễ : Isaia 50: 4-7; T.vịnh 21; Philipphê 2: 6-11; Mátthêu 26: 14-- 27:66

Những ngày này thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn. Nhưng, nếu chúng ta đã đầu tư vào quả Việt quất thì chúng ta đã đầu tư đúng. Các bạn có để ý quả việt quất đã được phổ biến như thế nào không? Nó đi vào trong hầu hết các bữa ăn đều có quả việt quất. Tôi có một người bạn làm bánh nướng cho chồng chị ta bằng quả việt quất vào mỗi bửa sáng. Bởi thế hôm tôi hỏi chị ta về quả việt quất; chị ta trả lời "Thật đấy, quả việt quất giúp trí nhớ chúng ta". Câu trả lời đó có nói lên điều mà phần đông chúng ta thường quan tâm phải không? Sự lo sợ mất trí nhớ, và điều đó có liên can đến những liên hệ của chúng ta trong quá khứ và trong hiện tại, làm chúng ta phải ăn quả việt quất. Nhất là khi chúng ta chơi ô chử và để ý đến những câu chuyện đặc biệt trên truyền hình về cách cải thiện trí nhớ của chúng ta. Chúng ta đang cố gắng giữ cho tinh thần và trí nhớ chúng ta luôn hoạt động mạnh mẻ.

Nhưng, mặc dù với các cố gắng đó, chúng ta vẫn quên ngày tháng, những giờ hẹn, tên của những người khác mà chúng ta đã gặp. Thật là lúng túnf khi có ai đó nhắc chúng ta nhớ lại những ngày giờ hẹn mà chúng ta đã quên, hay quên tên của một người mà chúng ta vừa mới gặp.

Dù vậy, có nhiều sự kiện quan trọng mà chúng ta cần nhớ như: ngày sinh. ngày kỷ niệm đám cưới (tôi hy vọng như thế!), ngày qua đời của một người thân thương, ngáy sinh của một đứa con, hay một đứa cháu (nội/ ngoại).

Có những sự kiện khác chúng ta vẫn nhớ - phần đông trong chúng ta, là những người cao niên, chúng ta nhớ chúng ta đã ở chỗ nào khi chúng ta nghe tin Tổng Thống Kennedy bị ám sát. Những người thích âm nhạc nhớ ngày John Lennon bị giết năm 1980. Chúng ta nhớ và thường hay nhắc lại ngày lễ kỷ niệm về vụ Ông Martin Luther King Jr. bị giết. Hay tin tức truyền thông hằng năm hay nhắc lại vụ tai nạn xe hơi giết công nương Dianna ở Pháp.

Những cái chết của những người đó thật vô nghĩa. Thật là bạo lực, và đầy bất ngờ, không ai có thể biết trước được. Khi chúng ta nhớ lại những vụ án đó; khiến chúng ta đầy xúc cảm. Tuần lễ này, chúng ta, những người có đức tin nhớ lại cái chết đầy bạo lực khác. Đối với người nghĩ đến sự chết của Chúa Giêsu, có thể xem như là cái chết của một danh nhân được yêu mến mà đời sống đã đưa đến một cái chết bất ngờ. Hôm nay chúng ta nghe bắt đầu câu chuyện sự chết đó lúc Chúa Giêsu đi vào thành Giêrusalem lần cuối. Đối với Chúa Giêsu, sự chết của Ngài không phải là một chuyện ngẩu nhiên, bất thình lình. Chúa Giêsu biết cái chết đó sẽ đến. Nhưng, dù sao đi nữa, để dùng hình ảnh trong bài của ngôn sứ Isaia đọc hôm nay: Chúa Giêsu trơ mặt ra như đá, không ngần ngại tiến vào thành Giêrusalem. Không có gì có thể làm cho Ngài tháo lui, ngay cả cảnh bạo lực mà Ngài sẽ gặp ở Giêrusalem. Dân chúng chế nhạo, khạc nhổ Ngài, đánh đòn Ngài. đâm vào tay và chân Ngài rồi chôn Ngài. Họ hy vọng đó là đòn kết thức, và nghĩ rằng các môn đệ của Ngài và đám đông quần chúng sẽ quên Ngài. Nhưng, có một điều mà các quan chức thời đó không dự định được là: Thiên Chúa là Chúa của sự sống, chứ không phải sự chết. Và Thiên Chúa có thể dựng nên sự sống ngay cả từ sự tan vỡ và cái chết.

Chúng ta nhớ đến Chúa Giêsu, không phải vì Ngài đã có lần là một lãnh đạo tôn giáo dược yêu mến và nỗi tiếng. Nhưng là bởi từ sự chết và đến sự sống lại của Ngài. Trong cái chết đó là sự thông báo đầy đủ cho cho chúng ta biết Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế nào. Đó là lý do của cái chết của Chúa Giêsu - vì Ngài loan báo tình yêu thương của Thiên Chúa cho chúng ta. Ngài nói về một vương triều bao gồm mọi quốc gia, mọi chủng tộc. tất cả các quốc tịch, tất cả các người thuộc những từng lớp kinh tế khác nhau. Một Vương Triều cho người Do thái và cả người ngoại nữa. Chúa Giêsu loan báo sự tha thứ của Thiên Chúa, và Ngài giảng về một Thiên Chúa sẽ đem các người đã lãng quên Ngài trở về với Ngài. Thiên Chúa đón nhận những ai sống bên lề xã hội và cả các tôn giáo có truyền thống khác.

Vì những lý do đó mà Chúa Giêsu là mối đe dọa cho các lãnh đạo tôn giáo Do thái và chính quyền La Mả. Bởi thế họ họp với nhau để loại bỏ Ngài và tin mừng của Ngài đem đến. Chúa Giêsu biết cuộc sống Ngài sẽ kết thúc như thế nào. Ngài nói một lần nữa với các môn đệ của ngài về điều gì sẽ xãy ra khi Ngài vẫn trung thành với tin mừng Ngài rao giảng. Và điều đó gây nên cái chết cho Ngài. Ngài có thể thay đổi tin mừng Ngài rao giảng, Ngài có thể ra đi rất xa để sống đến tuổi già, nhưng Ngài không muốn làm như thế.

Tuần này, chúng ta nhớ đến cái chết đầy bi thảm của Chúa Giêsu. Nhưng, đó không phải là một cái chết vô nghĩa, bởi vì đối với chúng ta đó là ý nghĩa cuộc sống. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta sống như thế nào là hãy sống cuộc đời trung thành như đứa con của Thiên Chúa và hơn thế nữa, Ngài sống lại từ cõi chết. Khi Ngài trở lại, Ngài sẽ ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài để chúng ta có thể sống như con cái của Thiên Chúa. Trí nhớ chúng ta không phải chỉ để ghi lại những sự kiện trong quá khứ làm cho chúng ta cảm thấy buồn phiền vvì cảm giác tội lỗi. Trong tuần này, chúng ta nhớ với lòng cảm tạ sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta ngay bây giờ và là một lời hứa cho tương lai của chúng ta.

Việc tốt nhất nhớ đến Chúa Giêsu là lãnh nhận sự hiện diện của Ngài trong bí tích Thánh Thể và để được Ngài nuôi dưởng bởi Thánh Thể để chúng ta có thể làm như Ngài đã làm - là đưa mặt ra trơ như đá trước bạo lực của thế giới chúng ta. Chúng ta biết Chúa Giêsu lúc ở thế gian chịu nhiều khổ cực thế trần. Nhưng, thân thể Chúa Kitô trong thế gian vẫn còn tiếp tục chịu đựng nhiều đau khổ. Vì Chúa Giêsu đã nói: Ta đói khát, bị lao tù và trần truồng. Chúng ta nhớ lại những lời đó và nhờ có sự nuôi dưởng của bí tích Thánh Thể, chúng ta tiếp tục phục vụ thân xác đau khổ của Chúa Kitô.

Sự thương khó của Chúa Giêsu trên cây thánh giá nói lớn lên tiếng nói về tình yêu thương của Thiên Chúa, và sự kề cận của Ngài bên chúng ta. Qua sự thương khó của Chúa Giêsu, Thiên Chúa chọn đến ở gần với tất cả những ai đau khổ, vì bệnh tật, vì cô đơn mất mát, chán nản và nghiện ngập. Thiên Chúa gần gũi với tất cả những ai lấy tình thương đáp lại sự dữ, những ai biết tha thứ cho những bất bình trong quá khứ, những ai đến với kẻ bị bỏ rơi. Tuần này cũng nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa luôn ở gần với tất cả những ai mưu cầu cho hòa bình trong một thế giới chỉ chọn bạo lực và vũ lực để đi đến kết thúc. Chúng ta cũng được nhắc nhở hãy lãnh nhận ân sủng Chúa Giêsu ban cho chúng ta trong tuần này gọi là "Tuần Thánh". Ân sủng Ngài sẽ giúp chúng ta và biến đổi chúng ta biết thương yêu người khác như Chúa Giêsu đã làm.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

PALM SUNDAY (A)
Procession Gospel : Matthew 21: 1-11
Isaiah 50: 4-7; Psalm 22; Philippians 2: 6-11; Matthew 26: 14-- 27:66

The stock market has been having trouble these days. But if we had invested in blueberries we would be doing well. Have you ever noticed how popular blueberries have become. They show us at almost every meal. I have a friend who makes blueberry muffins for her husband. He has one each morning for breakfast. So one day I commented on it. Her response was, "Well, blueberries help our memory." Doesn’t that comment touch into a concern many of us have? The fear of losing our memory, and what that would mean for our past and present relationships, keeps us eating blueberries, doing crossword puzzles, and paying attention to televison specials on how to improve our memories. We are trying to keep our minds and memories active and strong.

But even with all these efforts, we still forget. We forget dates, appointments and names of people we have met. It’s embarrassing to be reminded by someone that we have forgotten an appointment, or the name of a person we have recently met.

Still, there are many important events we remember: the date of our birth, wedding anniversary (we hope!), the date of the death of a loved one, the birth of a child, or grandchild.

There are other events that we also remember – many of us seniors remember where we were when we heard of President Kennedy’s assassination. Music fans remember the shooting death of John Lennon in 1980. We remember, or are reminded by the national holiday, of the assassination of Martin Luther King, Jr. Each year, the media helps us recall the motor accident that killed Princess Diana of Wales.

These deaths were so senseless, violent and unexpected. Remembering them stirs up powerful feelings and emotions for us. This is the week we faithful remember another violent, shocking death. To the casual onlooker Jesus’ death might seem like the death of just one more famous and beloved person, whose life came to an abrupt end. Today we hear the beginning of this story as he enters Jerusalem one last time. For Jesus his death wasn’t sudden or unexpected. He could see it coming, but nevertheless, to use the image of the prophet Isaiah in today’s reading, Jesus set his face like flint towards Jerusalem. Nothing would turn him back, even the violence he would meet there. They would mock him, torture him, pierce his feet and hand and then bury him, hoping that would be the end: presuming that his disciples and the crowds would forget about him. But there was something the officials hadn’t planned on. God is a God of life, not death and God could draw life even from what is shattered and dead.

We remember him not just because he was once a beloved and famous religious leader, but because his death and rising from the dead is the full announcement to us about how much God loves us. That’s the reason he died – because he proclaimed God’s love for us. He spoke of a kingdom that includes all peoples, of all races, nationalities, economic backgrounds; one that was open to Jews and Gentiles. Jesus announced God’s forgiveness, and preached about a God who would even take back those who had wandered and turned their backs on God. He welcomed those who lived on the edge of society and traditional religious beliefs.

For these very reasons he was a threat to both the religious and Roman authorities, so they collaborated to get rid of him and his message. Jesus saw the end coming. He told his disciples again what was going to happen and he stayed faithful to his message. That cost him his life. He could have changed his message. He could have walked away and lived to a ripe old age, but he didn’t.

This week we remember Jesus’ violent and tragic death. But it wasn’t a senseless death, because for us it means life. He showed us how to live a faithful life as a child of God and, more than that, he was raised from the dead. When he returned, he gave us his Spirit so that we too could live as children of God. Our remembering is not simply a calling to mind past events that might stir up feelings of guilt, or sympathy. This week we’re remembering with gratitude that Jesus is a presence with us now and is a promise for our future.

The best way to remember Jesus is to receive his presence at this Eucharist and be nourished by it so that we can do what he did – set our face like flint against the violence of our world. We know that the earthy Jesus suffers no more, but the body of Christ in the world continues to suffer. For Jesus said, I was hungry, thirsty, imprisoned, and naked. We remember those words and so, nourished by the Eucharist, we continue to serve the suffering body of Christ.

Our crucified God’s passion speaks loudly of love and God’s closeness to us. Through Jesus’ suffering God chose to come close to all who suffer illness, lose, depression, and addiction. God is also close to all who choose to return love for evil; who forgive for past grievances; who reach out to the rejected. This week also reminds us that God is close to all who work for peace in a world that chooses violence and force to achieve its ends. We are reminded to let the grace Jesus offers us during this week we call "holy" work within us and transform us so that we can love others as he did.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:29 02/04/2020

4. Lương tâm thuần khiết thì thường vui vẻ, lương tâm có tội thì thường sợ hãi bất an.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:42 02/04/2020
82. ÁO KỸ NỮ CỦA HẠ HẦU

Thích sứ Dự Châu là Hạ Hầu Đản bủn xỉn quá quắt, vào những năm cuối đời thì thích nghe âm nhạc gọi là hưởng thụ, trong nhà có mười người ca kỹ nhưng đều không cho họ mặc áo để cho dễ coi một chút, mà khuôn mặt của mấy ca kỹ này cũng bình thường.

Mỗi khi có khách đến, Hạ Hầu Đản để cho ca kỹ ngồi sau bức rèm tấu nhạc xướng ca, những người biết rõ sự tình bèn gọi bức rèm này là “áo kỹ nữ của Hạ Hầu”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 82:

Các ca sĩ thời nay cũng như ca sĩ thời xưa đều thích ăn diện cho nổi, mặt mày cho dù xấu thì cũng cố mà đi thẫm mỹ viện để sửa hình sửa tướng cho đẹp hoặc ít nữa cũng dễ coi đôi chút, bởi vì thích làm đẹp và chơi nổi là “nghể” của các ca sĩ, dù họ là nam hay nữ...

Thời xưa cũng như thời nay, các ca đoàn của các nhà thờ đều có đồng phục riêng để làm đẹp và cũng để trang nghiêm khi hát thánh ca trong nhà thờ, đó là một truyền thống tốt đẹp và nên giữ gìn.

Ca đoàn là một bộ phận của cộng đoàn dân Thiên Chúa không tách biệt ra khỏi cộng đoàn giáo dân; các thành viên của ca đoàn (ca viên) là những phần tử trong cộng đoàn giáo xứ, tình nguyện đem lời ca tiếng hát của mình để ca ngợi tán tụng Thiên Chúa, và để giúp cho cộng đoàn nâng tâm hồn lên với Chúa, cho nên có thể nói ca đoàn của các nhà thờ giống như các ca đoàn thiên sứ trên trời ngày đêm cất tiếng hát để tán dương danh Thiên Chúa vậy, vinh dự vô cùng...

Có một vài ca đoàn không hiểu rõ vai trò rất vinh dự ấy của mình nên cứ “làm eo” với cha sở, thích tự tung tự tác, thích chơi nổi cho xôm trò mà đi quá đà phụng vụ cho phép, nên thay vì tán dương danh Thiên Chúa thì họ lại làm cho danh mình cả sáng, thế là nhà thờ biến thành nhà hát và thánh lễ biến thành cuộc biểu diễn văn nghệ quần chúng với đàn trống xập xình.

Hạ Hầu Đản vì tiếc tiền để may áo đẹp cho các ca kỹ nên bắt họ ngồi sau bức rèm để đàn ca hát xướng, các nhà thờ không tiếc tiền để may đồng phục cho ca đoàn, nhưng ca đoàn thì lại ỏng ẹo nủng nịu như là hát cho cha sở và ban đại diện nghe không bằng.

Hát hay hát dở đối với Thiên Chúa thì không thành vấn đề, vấn đề là các ca viên có tâm hồn hát cho Thiên Chúa nghe không mà thôi !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY Maung Bo cuả Miến Điện đòi hỏi Cộng Sản Trung Quốc phải xin lỗi và bồi thường vì gây ra Covid-19
Trần Mạnh Trác
11:21 02/04/2020
(Tổng hợp) Các Hồng Y Á Châu bắt đầu lên tiếng đòi hỏi Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nhân mạng và tài sản cho các nước nghèo, cách riêng ở Á Châu.

Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle cuả Philippines, bộ trưởng Thánh bộ Truyền Giáo, mới lên tiếng 2 ngày trước đây kêu gọi các nước giầu xoá nợ cho các nuớc nghèo.

Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon cuả Miến Điện, cũng nêu đích danh Trung Cộng phải chịu trách nhiệm về dịch coronavirus và đòi hỏi Trung Cộng phải ‘xin lỗi và bồi thường’, cách riêng cho các nước nghèo không đủ khả năng đương đầu với đại dịch này.

“Các nước nghèo đang chịu đau đớn vì nạn coronavirus do sự bất cẩn và đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc,” ĐHY Bo cuả Miến Điện viết như vậy hôm thứ Năm vừa qua trên một bài bình luận gửi cho UCA News.

“Chế độ Trung Quốc do Tập Cận Bình (Xi Jinping) và ĐCSTQ độc tài lãnh đạo - chứ không phải là người dân – đang nợ tất cả chúng tôi một lời xin lỗi và phải bồi thường cho những sự hủy diệt mà nó đã gây ra.”

Đức Hồng Y Bo, đang là chủ tịch Liên Hội đồng Giám mục Châu Á, đã tố cáo chế độ Trung Quốc giấu giếm thông tin về coronavirus và trừng phạt các bác sĩ và nhà báo muốn cảnh báo về nguy cơ mới này.

“Trung Quốc là một quốc gia có một nền văn minh cổ đại và vĩ đại đã đóng góp rất nhiều cho Thế Giới trong suốt giòng lịch sử, nhưng chế độ này phải chịu trách nhiệm, vì tội sơ suất và đàn áp đã gây ra việc đại dịch quét qua đường phố của chúng ta ngày hôm nay,” ĐHY nói.

“Hãy để tôi nói rõ - đó là ĐCSTQ có trách nhiệm, không phải là người dân Trung Quốc, và không ai nên phản ứng với cuộc khủng hoảng này bằng lòng căm thù chủng tộc đối với người Trung Quốc. Thật vậy, người dân Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên của loại virus này và từ lâu đã là nạn nhân chính của chế độ đàn áp của Cộng Sản. Họ xứng đáng được cảm thông, đoàn kết và hỗ trợ của chúng ta. Nhưng chính sự đàn áp, dối trá và tham nhũng của ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm,” Ngài nói.

Đức Hồng Y đã trích dẫn nhiều ví dụ về những người ‘lên tiếng rỉ tai’ (whistleblower) đã bị bịt miệng bởi chế độ kiểm duyệt của ĐCSTQ.

Các bác sĩ đã cố gắng cảnh báo - chẳng hạn như bác sĩ Lý văn Lương (Li Wenliang) ở Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, đã cảnh báo các bác sĩ y khoa vào ngày 30 tháng 12 - đã bị cảnh sát ra lệnh 'cấm đưa ra những bình luận sai lệch'. Vị bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi này, bị đe dọa vì tội 'tung tin đồn thất thiệt' và buộc phải ký vào lời thú tội. Sau đó, ông đã qua đời vì bị nhiễm coronavirus.

Chính phủ Trung Quốc hiện đang bị chỉ trích là giấu giếm cộng đồng quốc tế những thông tin về coronavirus. Vào ngày 1 tháng 4, hãng thông tấn Bloomberg loan tin rằng cơ quan Tình Báo Hoa Kỳ đã tìm thấy bằng chứng là Trung Quốc đã cố ý báo cáo sai về số trường hợp nhiễm coronavirus và tử vong.

Đức Hồng Y nói rằng việc Trung Quốc giữ kín thông tin cả cho chính công dân của mình và sự cố tình không minh bạch với cộng đồng toàn cầu đã góp phần vào sự lây lan của coronavirus trên toàn thế giới, gây hậu quả tai hại cho người nghèo, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á láng giềng.

“Ở đất nước của tôi, Myanmar, chúng tôi rất dễ bị tổn thương. Ở giáp biên giới Trung Quốc, nơi COVID-19 bắt đầu, chúng tôi là một quốc gia nghèo không có các nguồn lực chăm sóc y tế và xã hội như cuả các quốc gia phát triển hơn. Hàng trăm ngàn người Myanmar đang phải di dời vì xung đột, sống trong các trại tập trung ở trong nước hoặc ở biên giới, không có vệ sinh, thiếu thuốc men và chăm sóc y tế. Trong các trại quá đông như vậy, các biện pháp giữ khoảng cách xã hội được nhiều quốc gia thực hiện là không thể áp dụng được,” ĐHY nói.

“Các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các nước tiên tiến nhất trên thế giới mà còn bị quá tải, vậy thì hãy tưởng tượng những nguy cơ ở một quốc gia nghèo và có xung đột như Myanmar là như thế nào.”

Giáo sư Richard Malley, giáo sư bác sĩ về bệnh truyền nhiễm của trường Y Khoa Harvard và luật sư Robert Malley, chủ tịch Tập đoàn Khủng hoảng Quốc tế, đã cảnh báo rằng các nước đang phát triển nghèo đói, khi phải đối mặt với đại dịch, thì số người chết sẽ là rất lớn, và cuộc khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp sẽ tăng vọt.

Các quan chức Liên Hợp Quốc cũng tuyên bố rằng nạn dịch dường như sắp lan tới các trại tị nạn trên thế giới.

COVID-19, được ghi nhận tại tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019, hiện đã lan rộng tới 203 quốc gia. Tính đến ngày 2 tháng 4, đã có hơn 2.000 trường hợp ghi nhận ở Philippines, Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và các nước đang phát triển khác.

ĐHY Bo kêu gọi Trung Quốc xóa nợ các quốc gia khác để giúp trang trải chi phí COVID-19.

Vào ngày 29 tháng 3, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, tổng giám mục Manila và bộ trưởng của Thánh Bộ Truyền giáo Vatican, cũng kêu gọi các nước giàu xoá nợ cho các nước nghèo, là những người đang gặp khó khăn trong việc trang trải cho nạn dịch coronavirus. Đức Hồng Y cho biết nên chuyển số tiền chi phí cho quân đội và an ninh để dùng cho khẩu trang và máy thở.

Đức Hồng Y Bo cuả Miến Điện thừa nhận rằng nhiều chính phủ ở các khu vực khác nhau trên thế giới cũng bị chỉ trích vì đã không chuẩn bị sau khi coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán. Tuy nhiên, Ngài nói, Trung Quốc phải chịu phần trách nhiệm chính yếu vì Trung Quốc đã hạ thấp số liệu thống kê về quy mô lây nhiễm và sau đó Chính quyền Trung Quốc còn tuyên truyền đánh lạc hướng rằng đại dịch là do từ quốc gia khác gây ra.

“Nói láo và tuyên truyền đã khiến hàng triệu người trên thế giới xa vào vòng nguy khốn,” ĐHY nói.

ĐHY Bo đã cai quản Tổng giáo phận Yangon ở Miến Điện từ năm 2003. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phong tước Hồng Y cho ngài vào năm 2015.

Đức Hồng Y nói rằng phản ứng của ĐCSTQ đối với coronavirus là triệu chứng của bản chất đàn áp mỗi ngày mỗi tăng của họ.

“Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến một cuộc đàn áp dữ dội về tự do ngôn luận ở Trung Quốc. Luật sư, blogger, những nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động xã hội dân sự đã bị bắt và biến mất. Đặc biệt, chế độ đã phát động một chiến dịch chống tôn giáo, phá hủy hàng ngàn nhà thờ và thánh giá và tống giam ít nhất một triệu người Hồi giáo Uyghur trong các trại tập trung,” ĐHY nói. “và Hồng Kông, từng là một thành phố cởi mở nhất châu Á, đã chứng kiến quyền tự do, nhân quyền và luật pháp bị xói mòn nghiêm trọng.”

“Những người Kitô tin tưởng, theo lời của thánh Phao-lô, rằng 'sự thật sẽ làm cho bạn tự do'. Sự thật và tự do là hai trụ cột giúp cho tất cả các quốc gia xây dựng được một nền tảng vững chắc và mạnh mẽ hơn,” Ngài nói.
 
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho những nạn nhân gián tiếp của trận dịch coronavirus này
Đặng Tự Do
14:20 02/04/2020
Lúc 7 sáng thứ Năm 2 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người là nạn nhân gián tiếp của trận dịch coronavirus này, chẳng hạn như những người vô gia cư. Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô đã đọc ca Nhập Lễ của thánh lễ hôm nay:

“Chúa Kitô là trung gian của Tân Ước, để nhờ sự chết của Người mà những kẻ được kêu gọi, đến lãnh nhận gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ.” (Dt 9:15).

Những ngày đầy ắp những sầu buồn này đưa ra ánh sáng rất nhiều vấn đề. Trên báo hôm nay, có một bức ảnh làm nhức nhối trái tim chúng ta: nhiều người vô gia cư trong một thành phố, phải nằm trên một bãi đậu xe. Hãy xem có cơ man những người vô gia cư ngày nay. Chúng ta hãy cầu cùng Thánh Têrêsa thành Calcutta đánh thức trong chúng ta cảm giác gần gũi với rất nhiều người trong xã hội, trong cuộc sống bình thường, đang sống như một cái bóng trong những ngóc ngách của thành phố chẳng hạn như những người vô gia cư. Họ đang phải chống đỡ khó khăn trong thời điểm khủng hoảng kinh hoàng này.

Sau khi một người đàn ông vô gia cư trong một nhà nghỉ đêm dành cho những người vô gia cư ở Las Vegas được xét nghiệm dương tính với coronavirus, nhà nghỉ đêm này đã đóng cửa. Bây giờ, 500 người sống ở đó đang cắm trại trong một bãi đậu xe của sân túc cầu. Cảnh sát đã dùng sơn vẽ các vạch trắng trên đường nhựa để đánh dấu các điểm họ có thể ngủ hầu bảo đảm cách nhau khoảng 2m.

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy khiến Đức Thánh Cha đau lòng như ngài nói trong thánh lễ sáng tại Santa Marta.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã bình luận về các bài đọc trong ngày, trích từ sách Sáng thế (Gn 17, 3-9) và Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 8, 51-59), trong đó nêu bật hình ảnh của tổ phụ Abraham, trong giao ước với Thiên Chúa, và về sứ vụ của Chúa Giêsu, Đấng đã đến để tái tạo tất cả mọi thứ bằng cách tha thứ tội lỗi cho chúng ta.

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Tới muôn đời Chúa vẫn nhớ lời minh ước. Chúng ta lặp lại điều đó trong bài đáp ca. Chúa không quên, Ngài không bao giờ quên. Chính xác là, Ngài chỉ quên trong một trường hợp, đó là khi Ngài tha thứ tội lỗi cho ta. Sau khi tha thứ, Ngài mất trí nhớ, Ngài không còn nhớ những tội lỗi của chúng ta. Còn trong những trường hợp khác, Thiên Chúa chẳng quên bao giờ. Lòng trung tín của Ngài cho thấy Ngài không bao giờ quên. Lòng trung tín của Ngài với dân mình. Lòng trung tín của Ngài đối với Abraham cho thấy ký ức về những lời hứa mà Ngài đã đưa ra. Chúa chọn Abraham để mở một con đường. Abraham là một quan chức được chọn. Chúa chọn ông. Sau đó, trong cuộc chọn lựa này, Ngài đã hứa ban cho ông một di sản và hôm nay, trong Bài đọc Một trích từ sách Sáng thế, có thêm một bước nữa: “Ta sẽ thiết lập giao ước vĩnh viễn giữa Ta với ngươi cùng con cháu ngươi từ thế hệ này qua thế hệ khác, để Ta trở nên Thiên Chúa của ngươi và của dòng dõi ngươi.” Đó là một giao ước khiến ông có thể nhìn thấy khả năng sinh sản của mình từ xa: “Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi cư ngụ, sẽ cho ngươi làm chủ vĩnh viễn toàn cõi đất Canaan và Ta sẽ là Chúa của chúng.”

Được chọn, lời hứa và giao ước là ba chiều kích của đời sống đức tin, ba chiều kích của đời sống Kitô hữu. Mỗi người chúng ta đều được chọn, không ai chọn để trở nên Kitô hữu trong số tất cả các khả năng mà “thị trường” các tôn giáo mời mọc người ấy. Chúng ta là Kitô hữu vì chúng ta đã được Chúa chọn. Trong cuộc bình chọn này, còn có một lời hứa, một lời hứa của niềm hy vọng, và trổ sinh hoa trái: “Ngươi sẽ làm tổ phụ nhiều dân tộc. Thiên hạ sẽ không còn gọi ngươi là Abram nữa, nhưng sẽ gọi là Abraham, vì Ta đặt ngươi làm tổ phụ nhiều dân tộc.” Anh chị em sẽ sinh hoa trái trong đức tin. Đức tin của anh chị em sẽ phát triển trong các việc lành phúc đức, trong các công việc có kết quả, một đức tin sinh hoa trái. Nhưng anh chị em phải tôn trọng các giao ước ký kết với Chúa. Và giao ước ấy là sự trung thành, anh chị em phải trung thành. Chúng ta đã được chọn, Chúa đã ban cho chúng ta một lời hứa, bây giờ Ngài đang đòi hỏi một giao ước. Một giao ước trung thành.

Kitô hữu không phải chỉ là người có thể trình ra giấy chứng nhận rửa tội của mình. Giấy chứng nhận rửa tội chỉ là một tờ giấy. Anh chị em là một Kitô hữu nếu anh chị em nói ‘vâng, với sự lựa chọn của Chúa, nếu anh chị em làm theo lời hứa mà Chúa đã thực hiện với anh chị em và sống theo Giao ước với Chúa. Đây là cuộc sống của Kitô hữu.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tội lỗi của chúng ta chống lại ba chiều kích này: không chấp nhận sự lựa chọn của Chúa bằng cách tôn thờ các ngẫu tượng, không hy vọng vào lời Chúa hứa và quên đi Giao ước với Ngài.


Source:Vatican News
 
Giáo xứ Phi Luật Tân hủy bỏ dự định giải tội tập thể trực tuyến
Đặng Tự Do
16:08 02/04/2020
Một giáo xứ ở Phi Luật Tân đã hủy bỏ dự định “giải tội tập thể trực tuyến”. Giáo xứ Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm ở thành phố Quezon, Phi Luật Tân đã quảng bá sự kiện “giải tội tập thể” sẽ được livestream vào ngày 3 tháng Tư.

Tuy nhiên, vào hôm thứ Năm giáo xứ đã tuyên bố rút lại và đưa ra một lời xin lỗi.

Trong tuyên bố, giáo xứ cho biết “Cha Nelson đã nhận lỗi. Việc xá giải tập thể không thể được thực hiện trực tuyến”.

Tuyên bố nói thêm:

“Hối nhân phải đích thân có mặt tại chỗ, nghĩa là vị linh mục ban phép xá giải và hối nhân, là người nhận ơn xá giải, phải hiện diện ở cùng một nơi”.

Theo Tòa Ân Giải Tối Cao, nơi có thẩm quyền về bí tích xưng tội và các vấn đề thuộc về ấn tín tòa giải tội, việc xá giải tập thể mà không có sự xưng tội riêng trước đó chỉ có thể được đưa ra khi nguy cơ tử vong gần kề, khi không có đủ thời gian để lắng nghe những lời xưng tội của từng hối nhân, hoặc khi có một nhu cầu nghiêm trọng.

Trong bối cảnh dịch bệnh coronavirus bùng phát và nhiều giáo phận trên toàn thế giới đình chỉ các Thánh lễ và các buổi xưng tội, Vatican đã làm rõ rằng nếu việc xá giải tập thể được thực hiện, thì phải được giám mục bản quyền chấp thuận, đồng thời hối nhân phải đích thân hiện diện.

Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, đã minh xác vào ngày 19 tháng Ba rằng các linh mục thực hiện việc xá giải tập thể trong các trường hợp nhất định phải giải thích được các điều kiện dẫn đến việc ban phát bí tích này dưới hình thức đại trà như thế, và cũng phải đích thân có mặt trước những người đón nhận bí tích, ít nhất là hối nhân phải có thể nghe thấy giọng nói thực sự của vị linh mục.

Cha Pius Pietrzyk, OP, khoa trưởng khoa nghiên cứu mục vụ tại Chủng viện St. Patrick ở Menlo Park, California, nói với CNA hôm thứ Năm rằng “các bí tích phải là cuộc gặp gỡ giữa vị linh mục và người lãnh nhận bí tích”.

“Tương tự như thế, hối nhân không thể xưng tội với một linh mục qua điện thoại, điều này sẽ loại bỏ cuộc gặp gỡ giữa hối nhân với bí tích, việc xá giải tập thể trên mạng đã xóa bỏ sự hiệp nhất giữa linh mục và hối nhân, và do đó là không hợp lệ,” ngài nói.

Ngài nói thêm:

“Cái cách thể hiện ảo về bí tích này không phải là những gì Giáo hội hiểu về bí tích. Họ cần phải hiểu rằng những gì họ đang làm không phải là một bí tích.”

Ngoài ra, giáo luật về vấn đề này rất rõ ràng, “nếu việc xá giải tập thể được thực hiện, vị giám mục bản quyền phải đưa ra các chỉ dẫn cụ thể. Các giáo xứ phải xin phép Đức Giám Mục để có thể thực hiện việc xá giải tập thể.”

Một nhân viên giáo xứ tại Giáo xứ Đức Mẹ Mề Đay Huyền Nhiệm đã không thể xác nhận liệu việc hủy bỏ dự định xá giải tập thể có phải là kết quả của một sự can thiệp từ phía Đức Giám Mục không.

Một giáo xứ khác của Phi Luật Tân, giáo xứ Đức Mẹ Sầu Bi trong Giáo Phận Tarlac, tính đến thời điểm Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đưa ra tin này vẫn tiếp tục chương trình xá giải tập thể được dự trù phát trực tiếp cho người xem với sự cho phép rõ ràng của Đức Cha Enrique Macaraeg, Giám Mục Tarlac.

Giáo phận Tarlac và Đức Cha Enrique Macaraeg đã không trả lời yêu cầu của CNA trước thời gian CNA công bố tin này.

Đức Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Tổng Giám mục Jakarta, được tường thuật đã chủ sự một chương trình xá giải tập thể trực tuyến vào hôm Thứ Hai 30 tháng Ba.


Source:Catholic News Agency
 
Linh mục Trung Quốc kêu gọi phải noi gương các linh mục Ý
Trần Mạnh Trác
18:42 02/04/2020
Bắc Kinh (AsiaNews) – Nhiều linh mục ở Trung quốc đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ với số linh mục người Ý đã chết vì coronavirus. Tính đến ngày 2 tháng 4, 87 linh mục đã hy sinh, trong đó nhiều vị đã liều mạng đi xức dầu cho các giáo dân hấp hối.

Linh mục Sơn Nhân (Shan Ren Shen Fu,) một linh mục blogger nổi tiếng ở Trung Quốc, đã viết nhiều bài bình luận về những trường hợp nan giải như việc cần giữ sự an toàn mà để cho một tín hữu phải chết lẻ loi, hoặc đi làm công tác mục vụ mà phải gần gũi với người bệnh.

Sau đây là một số lượm lặt từ những bài viết đó, vẫn còn lưu hành rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội ở Trung Quốc.

Cần lưu ý rằng ở Trung Quốc, mặc dù chính quyền đã tuyên bố chấm dứt chiến dịch kiểm dịch ở hầu hết các tỉnh, các nhà thờ vẫn còn đóng cửa và các cuộc tụ họp vẫn còn bị cấm. Trong thời gian cách ly, người chết được bọc túi nhựa và đưa đi hỏa táng ngay, không có dịch vụ mai táng.


Linh mục Sơn Nhân viết:

Gần đây tôi viết một bài về việc các linh mục ở Ý đã chết nhiều vì coronavirus. Bài viết của tôi gây ra hiểu lầm và phản đối. Nếu các linh mục không đeo khẩu trang hoặc mặc áo bảo vệ, họ không nên đi thăm mục vụ ở nhà, chưa nói đến việc đi vào bệnh viện. Là linh mục mà không mang đồ bào vệ thì vẫn không có nghiã là sẽ không bị nhiễm trùng, đó còn là một nguy cơ gây lây nhiễm cho các tín hữu tiếp xúc với họ.

Điều này là không thể phủ nhận và không thể chối cãi. Số ca mắc bệnh ở Ý gia tăng với tốc độ chóng mặt và tỷ lệ tử vong là gần 10%. Khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, người Trung Hoa trên khắp thế giới đã mua khẩu trang để giúp đỡ đồng bào của họ! Nhưng chúng ta lại biết rằng, không phải là người Ý không muốn đeo khẩu trang, mà là vì họ nhường cho bệnh viện và bác sĩ. Đó là lý do các linh mục và nữ tu không tìm ra khẩu trang mà dùng.

Tôi hỏi một Hoa Kiều Công Giáo ở Ý tại sao người Ý không đeo khẩu trang. Ông ta cho rằng chỉ có người bệnh mới đeo khẩu trang. Tuy nhiên, lý do chính là ngoài những món quà gửi về Trung Quốc trong dịp Tết, người Hoa Kiều còn đi thu mua khẩu trang để chuyển về. Do đó ngày nay khan hiếm, và chính phủ Ý phải kêu gọi công dân để dành khẩu trang cho nhân viên y tế.

Sáng nay tôi đọc được một bài báo có tiêu đề là “Đằng sau các ca bệnh ở Ý.” Nó rất cảm động. Nó nói: "Vì có quá nhiều bệnh nhân và không có đủ thiết bị y tế, tất cả các bệnh nhân trên 65 tuổi đều từ bỏ việc điều trị riêng… Tôi cũng đã 65 tuổi. Nếu tôi có một bệnh nhân 20 tuổi nằm bên và nếu chỉ có thiết bị để cứu một người, tôi cũng sẽ ngưng điều trị để người trẻ ấy có hy vọng sống.

Vài ngày trước, tôi thấy một video thực hiện sau khi nước Ý áp dụng chiến dịch kiểm dịch. Chúng ta thấy các linh mục đã rước Thánh Thể qua phố và ban phép lành cho mọi nhà. Video này gây ấn tượng cho tôi rất nhiều và tôi cảm thấy khuyến khích. Những linh mục đó được thúc đẩy bởi đức tin và tình yêu. Những lời của Chúa Giêsu hiện lên trong tâm trí tôi: Cha sẽ không bỏ con mồ côi. ( Gioan 14:18). Dù cho trái tim tôi đang bị mây xám giăng đầy, ngay tức khắc nó đã ngập tràn hy vọng!

Một linh mục người Mỹ đã nghĩ ra một điều khác: ngồi giải tội trong bãi đậu xe của nhà thờ để mọi người không phải ra khỏi xe và giữ khoảng cách an toàn. Đối với tôi, điều này là một cử chí đáng yêu....

Một linh mục (người Hoa) đang du học ở Rome nhận xét về bài viết của tôi. “Tôi rất ngưỡng mộ những linh mục lớn tuổi đã chết ở Ý! Họ không bị nhiễm bệnh khi ở nhà; hầu hết là vì họ đã đến thăm tín hữu, để làm phép xác (vì nước Ý có nhiều người theo đạo và do đó có nhiều người cần bí tích).” Một cách chính xác, họ bị nhiễm bệnh vì làm điều đó. Vào những thời điểm khó khăn lớn, chúng ta cần phải học hỏi và suy nghĩ từ lòng can đảm và hăng say mục vụ của họ.

Tôi quyết định trở về giáo xứ của mình ( trong thời gian cách ly ở Trung Quốc, Cha Sơn Nhân về sống với bố mẹ). Bố mẹ tôi hỏi tôi: “Các Cha khác chưa đi mà, tại sao con phải vội vàng thế?” Tôi không biết phải trả lời ra sao!
 
Thêm một trường hợp nhiễm coronavirus ở Vatican. Tam Nhật Thánh và Lễ Phục sinh tại Vatican
Đặng Tự Do
18:53 02/04/2020
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Năm mùng 2 tháng Tư, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết đã có thêm một nhân viên Tòa Thánh thử nghiệm dương tính với coronavirus.

Ông Bruni lưu ý rằng nhân viên này đã bị cách ly từ giữa tháng 3, sau khi vợ ông nhiễm coronavirus tại một bệnh viện ở Ý nơi bà làm việc.

Trường hợp mới này đưa tổng số người nhiễm coronavirus tại Vatican lên 7 người.

Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh minh xác rằng tại thời điểm này, các cơ quan và ban ngành khác nhau của Tòa Thánh và quốc gia Thành Vatican chỉ tiếp tục các hoạt động thiết yếu, bắt buộc và không thể tránh khỏi, trong khi áp dụng chặt chẽ, ở mức độ tối đa có thể, các biện pháp thích hợp đã được truyền đạt, bao gồm các tiêu chuẩn như làm việc từ xa và tái sắp xếp, để bảo vệ sức khỏe của các nhân viên.

Trước đó, Tòa Thánh đã công bố lịch trình chính thức cho các cử hành phụng vụ trong Tuần Thánh của Đức Thánh Cha, tất cả sẽ được phát trực tiếp từ Đền Thờ Thánh Phêrô mà không sự tham dự của các tín hữu do đại dịch coronavirus.

Tuyên bố của Tòa Thánh cho biết:

“Vì tình hình bất thường đã xảy ra do sự lan rộng của đại dịch COVID-19, một bản cập nhật là cần thiết liên quan đến các nghi thức phụng vụ sắp tới do Đức Thánh Cha chủ tế: cả về lịch trình cử hành lẫn sự tham gia trong các nghi thức ấy”.

“Vì thế, chúng tôi thông báo rằng Đức Thánh Cha sẽ cử hành các nghi thức Tuần Thánh tại bàn thờ Ngai Tòa Thánh Phêrô, theo lịch sau đây và không có sự tập hợp của công chúng.”

Chúa Nhật Ngày 5 tháng 4 năm 2020, 11 giờ sáng

Lễ Lá và Cuộc Thương Khó Chúa

Kỷ niệm Chúa Giêsu vào Thành Giêrusalem

Thứ Năm Tuần Thánh Ngày 9 tháng 4 năm 2020, 6 giờ chiều

Thánh lễ Tiệc Ly

Thứ Sáu Tuần Thánh Ngày 10 tháng 4 năm 2020

6 giờ chiều: Kỷ niệm Cuộc Khổ Nạn của Chúa

9 giờ tối: Đàng Thánh Giá tại tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô

Thứ Bẩy Tuần Thánh 11 tháng 4 năm 2020, 9 giờ tối

Đêm canh thức Vọng Phục sinh

Chúa Nhật Ngày 12 tháng 4 năm 2020, 11 giờ sáng

Thánh lễ Phục sinh

Vào cuối Thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành Urbi et Orbi.


Source:Holy See Press Office
 
Trước nạn dịch Covid-19, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh kêu gọi thế giới hãy cùng nhau đoàn kết và nói lên sự dấn thân của Giáo hội cho những người đang đau khổ vì coronavirus.
Thanh Quảng sdb
20:20 02/04/2020
Trước nạn dịch Covid-19, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh kêu gọi thế giới hãy cùng nhau đoàn kết và nói lên sự dấn thân của Giáo hội cho những người đang đau khổ vì coronavirus.

(Tin Vatican - Andrea Tornielli)

Xin tóm lược ý chính của cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Quốc vụ khanh của Tòa Thánh về nhiều vấn đề như sau:

1. Đức Thánh Cha và Giáo triều La Mã sinh hoạt ra sao trước cuộc khủng hoảng này?


Chúng tôi cùng chia sẻ những khó khăn với mọi người. Chúng tôi nghĩ tới những người mắc bệnh, những người già cả, sắp chết và gia đình của họ. Chúng ta đang sống trong thời gian của đêm đen đợi chờ sự Phục Sinh của Chúa. Giáo hội thật sự gần gũi với mọi thành phần con cái của Giáo hội trên thế giới và cầu mong tất cả mau chóng thoát khỏi cơn đại dịch!

"Lazarus, hãy trỗi dậy!" (Ga 11,43), là tiếng kêu trong thời gian đen tối này. Đức Thánh Cha qua các phương tiện truyền thông hiệp nhất, gần gũi với mọi người trên khắp thế giới. Ngài dâng lễ trực tuyến hàng ngày từ nguyện đường thánh Marta. Ngài liên nỉ cầu nguyện cho các nạn nhân, gia đình của họ, cho các nhân viên y tế, tình nguyện viên, linh mục, công nhân, và các gia đình...

Cuộc khủng hoảng này đang ảnh hưởng đến các gia đình, thay đổi cuộc sống của mọi người và gây ra hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt... Nó có thể dạy chúng ta điều gì?

Trước hết, chúng ta đang phải đối mặt với sự mong manh và mỏng dòn của thân phận con người chúng ta. Chúng ta nhìn nhận rằng chúng ta không phải là người sáng tạo, mà là những hữu thể đáng thương, tồn tại được nhờ vào Đấng Chí tôn.

2. Làm thế nào để sống đức tin Kitô giáo trước những gì đang xảy ra?

Thiên Chúa trở thành xác phàm để chia sẻ với chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi! Ngài đã vui lòng gánh chịu đau khổ và chết để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta đang chuẩn bị kỷ niệm lại cuộc thương khó, sự chết và sự Phục sinh quang vinh của Ngài… Chúa Giêsu đã sống lại, chiến thắng sự chết để ban cho chúng ta sự sống.

Đức tin và niềm hy vọng cho thời điểm đen tối này giúp chúng ta nép mình vào Chúa, cầu xin Ngài giúp chúng ta vượt qua được thời gian thử thách này. Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục tu sĩ hãy dấn thân vượt lên trên cả bổn phận mục vụ; Ngài cũng cảm kích trước những dấn thân của các bác sĩ, y tá, các tình nguyện viên đang miệt mài chiến đấu với căn bệnh này...

Tôi nhận ra rằng, dù khủng hoảng đen tối nhưng tất cả mọi người đang tìm đến với nhau qua các phương tiện truyền thông để hỗ trợ lẫn nhau.

3. Tòa thánh làm gì để nâng đỡ các Giáo hội địa phương khắp nơi trên thế giới?

Thông qua các Bộ sở của Tòa Thánh, Tòa Thánh liên hệ với các Giáo hội địa phương, nâng đỡ và giúp cách phòng chống sự lây lan của coronavirus, vượt trên lãnh vực tôn giáo hay quốc gia. Kể từ khi cơn dịch bùng phát, chính Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự gần gũi và hiệp thông của Ngài với nhân dân Trung Quốc, gửi những tặng phẩm đến cho Trung quốc, cho Hồng Kông, và sau đó là cho Iran, Ý và Tây Ban Nha… Nhiều sáng kiến khác nhau đang được nghiên cứu để nói lên những cử chỉ cụ thể của sự đoàn kết, qua các công tác từ thiện.

Các Thánh lễ và các nghi lễ phụng vụ khác - bao gồm cả tang lễ - đã bị đình chỉ! Nhưng nhiều Nhà thờ vẫn được mở cửa.

4. Bạn nghĩ gì khi các tín hữu không thể lãnh nhận các bí tích?

Việc đình chỉ cử hành phụng vụ là điều cần thiết để tránh các cuộc tụ họp đông người hầu ngăn chặn sự lây lan của cơn bệnh! Tuy nhiên, ở nhiều nơi, các nhà thờ vẫn được mở cửa. Chúa Giêsu hiện diện nơi đó trong Bí tích Thánh Thể.

Các linh mục hằng liên nỉ cầu nguyện và cử hành thánh lễ dù các tín hữu không thể tham dự. Chúng ta có thể hiệp thông cầu nguyện, tham dự các nghi thức Thánh lễ cũng như Tuần thánh qua các phương tiện trực tuyến và truyền thông...

Đối với nhiều thành viên của cộng đoàn cảm thấy hụt huẫng đau khổ vì họ không thể được nhận lãnh các Bí tích, tôi thành tâm chia sẻ nỗi buồn với anh chị em. Nhưng tôi muốn nhắc nhớ cho tất cả hay biết rằng Đức Thánh Cha Phanxicô, đại diện thánh Phêrô Tông đồ, đã rộng ban ân toàn xá đặc biệt cho mọi tín hữu, không chỉ cho những nạn nhân của Covid-19, mà còn cho những ai đang chăm sóc họ, các thành viên gia đình và tất cả những người chăm sóc họ dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả việc cầu nguyện.

5. Cô đơn là một trong những thách thức lớn nhất vào lúc này.

Trước cơn đại dịch Covid-19, nhiều người đang hấp hối một mình, không một an ủi nào từ những người thân yêu! Làm thế nào Giáo hội cho thấy Giáo hội đang gần gũi với họ?

Đây là hậu quả bi thương của cơn đại dịch! Dù linh mục không thể hiện diện bên giường chết của người tín hữu, nhưng qua lời cầu nguyện và qua bàn tay của các bác sĩ, y tá, những người này đang an ủi và đồng hành cùng người bệnh trong những giây phút cuối đời của họ, đã trở thành bàn tay và lời nói của tất cả chúng ta, của Giáo hội, của gia đình để cầu xin ơn tha thứ và giã biệt họ! Đó chính là tình thương tha thứ của Chúa cứu chữa và ban sự sống, sự sống vĩnh cửu cho họ….

6. Phụng vụ Tuần Thánh sẽ diễn ra như thế nào tại Vatican?

Chúng tôi đã nghiên cứu các hình thức khác nhau so với các hình thức truyền thống. Trên thực tế, đã không còn các cuộc triều yết như mọi khi. Để tránh lây lan, Tòa thánh sẽ cử hành các Nghi thức Phục sinh hiệp thông với tất cả mọi người thông qua các kênh viễn thông…

Giáo hội không chỉ quan tâm đến tình trạng khẩn cấp về cơn đại dịch hiện nay, mà Giáo hội còn quan tâm đến các cuộc chiến, đến các anh chị em tỵ nạn, đến những người túng nghèo đói khổ!

Giáo hội mời gọi thế giới hãy đoàn kết lại với nhau để hòa giải mọi bất đồng, chấm dứt chiến tranh qua các cuộc hòa đàm ngưng chiến... Hãy vượt lên trên những lợi ích cá nhân, phe nhóm và cả lợi ích quốc gia, hầu mang lại hòa bình và cơm no áo ấm cho quảng đại quần chúng, cho công ích chung theo các giá trị của tự do và công bình chân lý.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phai Đoàn - Nhạt Đảng-Vô Cảm Tăng Cao
Phạm Trần
08:52 02/04/2020
Có âm mưu Cộng sản Con lật Cộng sản Cha?

Giữa nạn dịch thế kỷ Vũ Hán (Covid-19) mà bàn chuyện “phai Đoàn”, “nhạt Đảng” của Cộng sản Việt Nam có hợp thời không? Không chỉ đúng và trúng mà còn khẩn trương, vì là chuyện sống còn của chế độ, theo cảnh báo của cơ quan tuyên truyền Tuyên giáo đảng.

Nhưng vì đâu mà ra nông nỗi này? Có phải vì bây giờ, sau 90 năm có mặt trên đất nước Việt Nam (1930-2020), đảng Cộng sản đã lộ ra nhiều khuyết tật không chữa được nữa nên dân đã xa đảng. Cán bộ thì không còn là những người để “làng nước theo sau” mà là thành phần bị dân xa lánh vì chỉ biết ăn trên ngồi trốc, bóc lột dân, vây bè kết cánh tranh ăn và chạy chức, chạy quyền từ trên xuống dưới, và mọi nơi mọi chốn.

Hãy nghe Tiến sỹ,Bà Nguyễn Thị Doan, khi còn giữ chức Phó Chủ tịch nước nói tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 11-9-2013.,:” Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”. (theo báo Tuổi Trả online, ngày 11/09/2013)

Bà Doan còn nói thêm:”Sáng nay tôi xem truyền hình biết tin một số cán bộ Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá. Tôi nghĩ bảo hiểm y tế có những mảng tối cần phải chỉ ra. Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?”.

Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội (2007-2016), cũng ta thán tại phiên họp ngày 11/09/2013 rằng:” Tôi đi tiếp xúc cử tri, các bác về hưu nói đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế mà không có tiền là mệt, cô y tá chích vào người cũng đau hơn…”

Những con sâu mọt này đều do chế độ đào tạo ra mà hại dân như thế thì ai chịu trách nhiệm? Chẳng nhẽ vì họ là con của dân thì dân cũng phải gánh trách nhiệm chăng, hay cái đảng Cộng sản cầm quyền đã thối gốc nên cái ngọn cũng rữa theo?

KIÊN ĐỊNH MÁC-LÊ TỪ ĐÂU?

Nhưng đứng đầu những khuyết tật bị dân tẩy chay là việc đảng vẫn chũi đầu xuống cát để tiếp tục xây dựng đất nước dựa trên nền tảng Chủ nghĩa ngoại lai, lỗi thời và phá sản Mác-Lenin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, không vì lợi ích của dân mà cho đảng cầm quyền và giúp lãnh đạo và phe nhóm làm giầu.

Quyết định gắn bó với chủ nghĩa “Cộng sản đến chết” được đảng khẳng định lần đầu trong Cương lĩnh năm 1991, sau Hội nghị bí mật hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu)) với 2 lãnh đạo Trung Hoa gồm Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước và Lý Bằng, Thủ tướng.

Cho đến nay, sau 30 năm, thỏa hiệp bí mật Thành Đô vẫn không được hai nước tiết lộ nhưng chứng cớ nổi nhất là đảng CSVN đã phải tuân giữ châm ngôn do phía Tầu trao cho 2 Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (khóa VIII) và Nộng Đức Mạnh (2 khóa IX và X) thi hành gồm 16 chữ : Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan", nghĩa là sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, hoà nhập văn hoá, có chung định mệnh, được dịch là "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".

Thêm vào đó Việt Nam còn phải thực hành châm ngôn này dựa trên tinh thần 4 tốt là : “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”

Như vậy rõ ràng đảng CSVN đã tuân theo lệnh Trung Cộng phải duy trì chế độ Cộng sản chừng nào Trung Hoa chưa thay đổi.

Vì vậy mà lập trường không bỏ Chủ nghĩa Cộng sản đã được lập lại trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) năm 2011 rồi sau đó còn gài vào Hiến pháp năm 2013, giống hệt như đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm, nhưng với tên gọi khác là “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”.

Cả hai nhà nước, thường gọi nhau “vừa là đồng chí vừa là anh em”, nhưng thật ra Việt Nam đã làm theo Trung Quốc để mở cửa hội nhập và làm kinh tế với thế giới Tư bản để phát triển và sống còn, nhưng cũng như Trung Hoa, vẫn độc quyền lãnh đạo và không chấp nhận đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập.

Đó là quyết định “đổi mới” kinh tế nhưng không “đổi mới chính trị” đã được đảng CSVN nói đi nói lại nhiều lần với những điệp khúc như “đổi mới nhưng không đổi màu”, hay “hội nhập mà không hòa tan”.

Bằng chứng đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi chưa giữ thêm chức Chủ tịch nước, đã xác nhận khi ông nói trong Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 10/Khóa đảng XI ngày 12/01/2015 rằng:”Tiếp tục đi sâu phân tích làm rõ hơn các đề xuất liên quan đến vấn đề "đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế." Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta, mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.”

Cũng với nội dung này,theo bản tin của báo VNEXPRESS (10/04/019) thì :”Trả lời câu hỏi phải chăng định hướng xã hội chủ nghĩa đã nhạt dần? Tổng bí thư cho hay Việt Nam trước sau kiên định theo chủ nghĩa xã hội, đổi mới nhưng không đổi màu, nhiều thành phần kinh tế nhưng phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Ông thông tin, cách đây hai hôm Tiểu ban văn kiện họp để chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 13, đã yêu cầu phải kiên định cương lĩnh, không ai được nói trái, làm trái cương lĩnh.”

Để hợp pháp hóa cho quyền lãnh đạo tự phong của mình, Quốc hội của đảng đã tự biên trong Khoản 1, Điều 4 Hiến pháp rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

QUYỀN DÂN ĐÂU?

Viết như thế là tiếm quyền dân, vì dân chưa bao giờ bỏ phiếu bầu hay ủy thác cho đảng giữ quyền lãnh đạo đất nước. Đảng đã phản bội những hy sinh xương máu dành độc lập của dân để xây dựng và bảo vệ quyền cai tri độc tộn và độc quyền cho riêng đảng. Dưới quyền cai trị hà khắc và phản dân chủ bấy lâu nay, dân đã phải lao động và sản xuất để nuôi hơn 4 triêu đảng viên, và chịu ách cai trị phản dân chủ của đảng. Nhưng đảng lại để cho cán bộ, đảng viên tha hồ tham nhũng, lạm dụng chức vụ để đè đầu bóp cổ dân. Tình trạng cách biệt giầu nghèo trong xã hội, và bất công trong giáo dục giữa con dân và con cán bộ, đảng viên là một bằng chứng.

Nhưng khi bị dân đòi lại quyền làm chủ đất nước thì đảng lại thẳng tay đàn áp dân, coi dân là kẻ thù, “những thế lực thù địch”, hay vu khống là tay sai “diễn biến hòa bình” của ngoại bang.

Bi thảm hơn, quyền của dân, tuy đã được ghi rành rọt trong Hiến pháp, nhưng nhà nước lại ra nhiều luật để hạn chế tối đa những quyền này. Những ràng buộc và điều kiện thi hành luật của công dân ghi trong hai Luật Báo chí (2016) và Luật An ninh mạng (2018) là những bằng chứng phơi bầy mặt trái của chế độ dân chủ giả hiệu ở Việt Nam.

Hơn nữa, khi đảng cổ võ và thực hành “dân chủ trong đảng” thì lại hung hăng bác “dân chủ trong dân”. Ông Hồ Chí Minh, người thành lập và lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) từ 03/02/1930 đến ngày qua đời, 02/09/1969, từng nói vào ngày 17/07/1966 rằng “ không gì qúy hơn độc lập, tự do ”, nhưng tự do trong dân phải là thứ “xin-cho”, trong khi đảng tự do thao túng quyền lực, và lạm quyền để chiếm quyền cai trị, chia chác lợi ích cho nhau và không chấp nhận đa nguyên, đa đảng.

Đảng cũng độc quyền thông tin, báo chí để kiểm soát tư tưởng, khống chế tự do ngôn luận, cấm tư nhân ra báo, và dành quyền thông tin một chiều để bảo vệ đảng. Nhà nước còn không chấp nhận phản biện nghiêm chỉnh, trốn tránh đối thoại để xây dựng đất nước thật sự là của dân, do dân và vì dân.

PHAI NHẠT LÝ TƯỞNG

Do đó, đã có vô số đảng viên không còn gắn bó với sinh hoạt đảng, nhất là thành phần nghỉ hưu, lớn tuổi. Thậm chí đã có một bộ phận không nhỏ đảng viên vô cảm trước các Đại hội đảng địa phương để tiến tới Đại hội đảng toàn quốc XIII, dự kiến diễn ra vào thượng tuần tháng 01 năm 2021.

Căn bệnh “vô tư như người Hà Nội” trước thềm Đại hội đảng XIII đã được nói đến nhiều từ một năm qua bởi nhiều cấp lãnh đạo, kể cả những người như ông Nhị Lê, nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản. Ông nói: “Thực tiễn từng xảy ra, cứ đến đại hội, một là huyên náo như chợ, hai là “nhất ngồi lì nhì lặng im” không nói gì cả để giữ mình. Một nhiệm kỳ 5 năm, năm đầu làm quen, năm thứ hai biết việc, năm thứ ba nhúc nhích, năm thứ tư ngồi im đến năm cuối cùng hoàn toàn im lặng.“Ngồi im mà chạy, chạy mà ngồi im”, trước “trận đánh” đôi khi có thể nghe được cả tiếng côn trùng. Những đợt sóng ngầm âm thầm nhưng sôi sục. Anh ngồi im nhưng vợ con, đệ tử anh lại chạy. Đường dây đường rợ, khe trên khe dưới... Nếu không kiểm soát được vấn nạn này thì lấy đâu ra cán bộ tốt, lấy đâu ra tổ chức tốt. Cơ đồ theo đó mà nguy nan.”

Chua chát hơn, nhà báo Nhị Lê nói tiếp:” Cách đây tròn 30 năm, trên báo Nhân Dân, tôi viết bài “Các Chi bộ họ ta”. Mấy tháng sau tiếp tục viết “Các Đảng ủy họ ta”. Và đến nay, qua 30 năm, tình trạng ấy nặng quá. Hình như chúng ta buông trôi vấn đề này. Nay thì, “Bố quan, con bố cũng phải quan”, “Thường vụ Huyện ủy họ ta”, thậm chí cả họ làm quan. Tôi chứng kiến nhiều cuộc họp cấp ủy biến thành họp họ. Dòng họ kéo bè kéo cánh trong Đảng, tạo nên những sự cát cứ dòng họ, cát cứ thân tộc, thậm chí là cát cứ phường hội ở trong Đảng.”, (trích bài “Làm cán bộ phải biết xấu hổ”, theo báo Nông nghiệp Việt Nam-điện tử, ngày 07/10/2019)

Đó là những việc đang làm cho lãnh đạo đảng lên cơn sốt, bị chóng mặt và điện lên trong lúc chuẩn bị Đại hội đảng XIII là sự kiện đã có rất nhiều đảng viên công khai phê bình đảng lạc hậu, giáo điều và viển vông khi vẫn tìm mọi cách cổ xúy và bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản thoái trào Mác-Lênin. Đơn giản vì chủ nghĩa này đã tạo ra một nhà nước độc tài, một ổ tham nhũng, thối nát và cướp quyền dân kiểm soát nhà nước, không giống như các nước Dân chủ không Cộng sản.

Vậy mà một trong những “nhà lý luận” hàng đầu của đảng CSVN, PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương đã gay gắt chống lại những quan điểm chống Chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam.

Ông viết:” Mấy thập niên gần đây, chủ nghĩa Mác - Lênin đã bị xuyên tạc, bóp méo một cách giáo điều hay cơ hội đủ loại, đặc biệt sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông u bị sụp đổ, thì học thuyết khoa học và cách mạng đó đang bị một số người hiểu một cách sai lệch và các thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo chủ nghĩa Mác - Lênin lại càng bành trướng về quy mô, đa dạng về hình thức, nguy hiểm về tính chất và càng thâm độc về mức độ. Câu hỏi đặt ra phải chăng chủ nghĩa Mác – Lênin là lỗi thời, không phù hợp với Việt Nam?” (báo điện tự Đảng CSVN, ngày 10/12/2019)

Ông Phúc biện bạch thêm:”Các thế lực thù địch âm mưu tấn công thẳng vào nền tảng lý luận nhằm hạ thấp uy tín, kể cả bôi nhọ cuộc đời riêng tư và sự nghiệp cách mạng của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin, thực hiện dã tâm phủ nhận, xóa bỏ toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lênin trên toàn thế giới, mưu toan phá vỡ và lật đổ nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Có thể dễ dàng thấy người ta đang điên cuồng bài bác, trương lên và tung hê cái gọi là các luận đề: "Học thuyết Mác là sản phẩm của giữa thế kỷ XIX, do vậy đem đặt nó trong bối cảnh thế kỷ XXI nếu không lạc hậu, thì cũng chẳng thể là khoa học"; “Chủ nghĩa Mác - Lênin là ngoại lai, bắt nguồn từ phương Tây nên không còn phù hợp với Việt Nam”.

Sau khi phân tích vòng vo thành, bại của Chủ nghĩa Cộng sản, ông Giáo sư Vũ Văn Phúc phán chủ quan nhưng như người lơ lửng trên mây:” Chủ nghĩa Mác - Lênin đã sống, đang sống và mãi mãi là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam dân tộc Việt Nam đang từng bước vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội và góp phần vào sự nghiệp giải phóng toàn thể nhân loại cần lao...”

Như vậy là ông Phúc đã quên lời nói của ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng từ 6 năm trước. Khi ấy ông Trọng nói trong hoài nghi rõ rệt:” Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (24/10/2013)

Vây mấy chữ “đang từng bước vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội” của ông Giáo sư Phúc là thứ CNXH nào, ở đâu mà hoang tưởng đến thế?

Không chỉ có thế, ông cán bộ Tuyên gíao cao cấp Vũ Văn Phúc còn say sưa mơ màng như vừa hít xong điều thuốc lào khi vung vít rằng:”Học thuyết Mác - Lênin có sức sống mãnh liệt và có giá trị thời đại, bởi vì đây là học thuyết khoa học và cách mạng nhất cho đến ngày nay. Học thuyết Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan, cơ sở phương pháp luận khoa học của nhân loại và gợi mở cho sự nghiên cứu tiếp tục trong tương lai của loài người. Học thuyết Mác - Lênin, cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, thực sự trở thành nền tảng tư tưởng lý luận, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa… Do đó, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta càng phải trở về với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách trung thành và vận dụng, phát triển sáng tạo.”

Tưởng hô hoán như vậy đủ rồi, nào ngờ ông còn phán tiếp như đi vào chỗ không người, với giọng trịch thượng:”Phải ý thức sâu sắc rằng, vấn đề giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nghiên cứu lý luận chính trị trên nền tảng học thuyết Mác - Lênin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của Đảng ta, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta hiện nay và của dân tộc, của đất nước trong tương lai…. đồng thời, đấu tranh một cách kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa cơ hội...”

Toàn lá lý thuyết viển vông, chai lỳ và lạc hậu ở Thế kỷ 21. Tiếc rằng đảng CSVN vẫn mơ ngủ. Hàng ngũ lãnh đạo, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vẫn đặt tiêu chuẩn cốt lõi để chọn Ban Chấp hành Trung ương đảng XIII là phải:”Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng.”

Với mớ tư duy giáo điều như thế, Việt Nam vẫn chậm tiến và lạc hậu. Với nền kinh tế, cơ bản là làm thuê cho nước ngoài ngay trên quê hương mình và không biết sáng tạo để tự lực cánh sinh nên

sau 34 năm đổi mới từ năm 1986, Việt Nam vẫn đi đẹt sau nhiều nước ở Châu Á.

Theo một bài viết trên báo Dân Việt ngày 01/01/2020 thì

:”Cùng khoảng thời gian 30 năm, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc đã “hoá rồng, hoá hổ”, nhưng Việt Nam dù tăng trưởng nhanh, vẫn chỉ là quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Như vậy, mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 đã không thành hiện thực, thậm chí còn tụt hậu so với Trung Quốc 20 năm, Hàn Quốc và Malaysia 30 - 35 năm.”

Trong khi đó, vẫn theo báo Dân Việt, Đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm (Đơn vị Phú Thọ) cho biết: “Cách đây hơn 30 năm, khi bắt đầu đổi mới, Việt Nam có GDP bình quân đầu người 100 USD thì thế giới bình quân là hơn 4.000 USD. Năm 2017, GDP bình quân đầu người Việt Nam khoảng 2.385 USD thì thế giới khoảng 10.700 USD. Năm 2018, GDP bình quân đầu người Việt Nam khoảng 2.590 USD thì thế giới khoảng 11.000 USD”.

Vậy mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam đã được vẽ ra như thế nào? Tại cuộc làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra đầu năm 2019, theo bài viêt của báo Dân Việt, “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra Tầm nhìn Việt Nam năm 2030 sẽ là hướng tới một xã hội khá giả, thịnh vượng, GDP bình quân đầu người đạt ít nhất 18.000 USD. Về Tầm nhìn 2045, năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam phải trở thành một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng, hạnh phúc, gia nhập nhóm nước có thu nhập cao.”

Nhưng GS. TS Trần Thọ Đạt, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng đã phản bác:”Mục tiêu Việt Nam đến năm 2030 trở thành nước có thu nhập trung bình cao, đến 2045 trở thành nước có thu nhập cao nên phải có sự so sánh. Nghiên cứu của chúng tôi so sánh chủ yếu với 3 nước. Thứ nhất, với Hàn Quốc, đây là một trong những nước có sự thay đổi thần kỳ về kinh tế trong 40 năm qua. Thứ hai, mô hình phát triển hài hòa của Malaysia. Thứ ba, sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế Trung Quốc. Nhìn chung, so sánh giữa hai nước Hàn Quốc và Malaysia, Việt Nam đang tụt hậu khoảng 30 – 35 năm, với Trung Quốc chúng ta tụt hậu khoảng 20 năm.”

TỪ PHAI ĐOÀN ĐẾN NHẠT ĐẢNG

Với viễn ảnh nền kinh tế sẽ tuột dốc do hậu qủa của nạn dịch phát xuất từ Vũ Hán, Trung Cộng, tên khoa học là Covid 19 (Coronavirus disease 2019), Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn vì đã lệ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn cung cấp nguyên liệu, vật tư từ Trung Hoa. Một ước tính của Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam cho thấy đám mây đen đã bao phủ Việt Nam. Ông nói:”Trong thế giới này, chẳng có doanh nghiệp nào, quốc gia nào có thể tự mình làm từ A đến Z. Nhưng riêng khách du lịch Trung Quốc chiếm tới 30% tổng lượng khách nước ngoài tới Việt Nam, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 35% kim ngạch suất khẩu nông sản của Việt Nam, linh kiện phụ tùng cho các ngành dệt may, da giày, túi xách, điện tử… nhập từ Trung Quốc chiếm tới 50-60% tổng giá trị đầu vào cho sản xuất thì khó có thể yên ổn được.

“Chuỗi giá trị toàn cầu mà Việt Nam là một mắt khâu đang trở nên mong manh và dễ bị tổn thương. Với tình trạng này thì khi doanh nghiệp Trung Quốc “hắt hơi”, doanh nghiệp Việt Nam không “sổ mũi” thì mới là chuyện lạ và tác động của COVID-19 chỉ là một ví dụ”. (theo Một Thế Giới, ngày 25/02/2020)

Trong khi đó, hai Tác giả Nguyễn Quang Thái và Bùi Trinh đã viết trên Thời báo Kinh tế Sàigon (TBKTSG) ngày 27/11/2019 :”Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có chung đường biên giới dài 1.281km với Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa hai nước như một sự tất yếu và nếu có chính sách đúng thì có lợi cho sự phát triển của cả hai nước.

Tuy nhiên, trong quan hệ này phía Việt Nam luôn bị thâm hụt thương mại và tình trạng ngày càng trầm trọng, do Việt Nam hầu như không chịu thay đổi gì trong nhiều năm qua, sản xuất luôn phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào.”

Với hậu quả do lệ thuộc vào Trung Cộng qúa nhiều và quá lâu, nền kinh tế Việt Nam sẽ còn bị điêu đứng vì nạn dịch Vũ Hán chưa có dấu hiệu chấm dứt trên toàn thế giới. Tình trạng này sẽ khiến cho các nước rút bớt hay đình chỉ đầu tư vào Việt Nam trong những tháng còn lại của năm 2020 và sẽ lan qua năm 2021, khi đảng CSVN dự trù có Đại hội đảng XIII.

Trước bằng chứng một nước Việt Nam không dám từ bỏ Chủ nghĩa Cộng sản vì Tâu chưa thay đổi khiến đất nước mất tự chủ và không tìm được lối thoát Trung nên có tình trạng một bộ phận không nhỏ Thanh niên, tương lai rường cột của đất nước, đã chán Đoàn, nhạt Đảng là chuyện đương nhiên.

Bằng chứng này như đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cảnh giác tại Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ XI ngày 11-12 (2017) tại Hà Nội. Ông nói: “Đặc biệt, Đoàn cần định hướng, giáo dục thanh niên giữ vững bản lĩnh cách mạng, có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, tăng sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội; tránh tình trạng "nhạt Đảng", "khô Đoàn", "xa rời chính trị".

Vậy căn bệnh này đang đe dọa đảng ra sao?

Một bài viết của Tuyên giáo ngày 23/03/2020 giải thích:” Nhận diện và khắc phục tình trạng “khô Đoàn” ở một bộ phận thanh niên hiện nay, hay nói khác đi là phòng ngừa bệnh “phai Đoàn” là một trong những vấn đề cấp thiết để khắc phục bệnh “nhạt Đảng” trước một bước.”

Bài viết giải thích tiếp:”“Phai Đoàn” là quan niệm dùng để chỉ sự mờ dần của tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niên. Theo đó, tổ chức Đoàn không giữ được vị trí, vai trò là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; đoàn viên, thanh niên không giữ được mục tiêu, lý tưởng, tinh thần xung kích, sáng tạo, cống hiến của tuổi trẻ.

Cũng có thể hiểu, biểu hiện của bệnh “phai Đoàn” ở một bộ phận thanh niên là sự thiếu niềm tin vào tổ chức Đoàn; không giữ được lập trường tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống của người thanh niên cách mạng.

Không khó để nhận diện biểu hiện của bệnh này với những “triệu chứng” thường gặp: Thiếu niềm tin vào nghị quyết, điều lệ của Đoàn cũng như chương trình hành động của các cấp bộ Đoàn; ngại sinh hoạt Đoàn. Chủ nghĩa bình quân, phấn đấu cầm chừng, ngại rèn luyện; không muốn phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên; có lối sống thực dụng, đề cao vật chất quá mức, sùng bái và coi đồng tiền là trên hết; thoái thác nghĩa vụ công dân.

Những biểu hiện trên đã và đang phản ánh một thực trạng: “Không ít thanh niên không có chí hướng rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc, ít quan tâm đến tình hình đất nước; một bộ phận thanh niên lười lao động, lười học tập, ngại khó, ngại khổ, chưa làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình ở gia đình, địa phương, đơn vị; không có ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội, có những thanh niên có biểu hiện giảm sút niềm tin, bản lĩnh non kém, bị lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật.”

Tiếp theo của chứng bênh khô Đoàn, nhạt Đảng của Thanh niên là sự hoài nghi, mất tin tưởng của họ vào Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.

Bài báo phân trần:”Thứ hai, hoài nghi, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì “nhạt Đảng, khô Đoàn”, nên một bộ phận thanh niên đã có những biểu hiện sai lầm trong nhận thức, khi cho rằng: Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời cách đây hơn 170 năm, ngày nay loài người đã bước sang thời đại kinh tế tri thức, cho nên chủ nghĩa Mác - Lênin đã trở thành lạc hậu; hoặc chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ nói về giai cấp và đấu tranh giai cấp mà không đề cập đến lợi ích dân tộc, do đó không phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam… Những nhận thức ấu trĩ đó đều vô tình hoặc cố ý “vào hùa” với những tư tưởng cực đoan, phản động muốn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, đối lập chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng ta.”

Thế rồi sao nữa?

Bài của Tuyên giáo báo động :”Từ đó, một “khoảng trống về tư tưởng” sẽ được tạo ra để tư tưởng phi vô sản dễ dàng thâm nhập vào thanh niên. Đây là con đường ngắn nhất dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong bản thân thanh niên.

Từ hoài nghi, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ dẫn đến sự thờ ơ, vô cảm, không bàn luận về chính trị, khi cần bày tỏ quan điểm thì thường “thuận theo số đông” để lên tiếng cho có, không có chính kiến; nghi ngờ tính hiệu quả đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Những người này chẳng những không có tình cảm cách mạng và tình yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà còn thiếu bản lĩnh chính trị, dẫn tới tình trạng phân liệt tư tưởng, dễ dàng bị các thế lực thù địch lợi dụng, mua chuộc, khống chế để thực hiện âm mưu, thủ đoạn “cộng sản con lật đổ cộng sản cha” trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chúng.”

Như thế chỉ là dự đoán hay hoàn toàn tưởng tượng ra trường hợp xấu nhất của hậu qủa “chán Đoàn”, “nhạt Đảng” bởi Thanh niên? Dù nhiều hay ít thì tình trạng giới trẻ không còn tha thiết với chuyện viển vông đảng, đoàn và Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng rất đáng báo động. Càng nguy kịch hơn khi vấn đề được đem ra thảo luận công khai trước thềm Đại hội đảng XIII, trong khi chuyện chạy chức, chạy quyền và chạy được quy hoạch vào Ban Chấp hành Trung ương đang “huyên náo như cái chợ”, theo lời Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, tờ báo lý luận hàng đầu của Đảng CSVN. -/-

Phạm Trần

(04/020)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Che khăn Thập giá
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:54 02/04/2020
Trong nếp sống phụng vụ Công Giáo có tập tục từ Chúa Nhật thứ năm mùa chay thập giá Chúa Giêsu, ít là trong các thánh đường, được che phủ kín bằng một tấm màn.

Đâu là ý nghĩa của tập tục này?

Tập tục che phủ thập giá Chúa Giesu có nguồn gốc trong Giáo Hội từ thế kỷ thứ 12.

Vào cuối thế kỷ 13. Đức Giám Mục Wilhelm Durandus, giáo phận Mende ở miền nam nước Pháp đã có suy tư về ý nghĩa tập tục này: Chúa Giêsu Kitô trong thời gian chịu thương khó đau khổ đã che dấu bản tính Thiên Chúa của mình.

Đặc biệt trong phúc âm theo Thánh Gioan có đoạn tường thuật lại cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các nhà thông luật thời lúc đó, Chúa Giêsu đã nói với họ: Trước khi có tổ phụ Abraham đã có tôi. Nghe thế họ lấy đá ném người. Nhưng Chúa Giêsu tránh đi, và rời khỏi đền thờ.( Ga 8,58).

Bài phúc âm này trước thời cải tổ phụng vụ năm 1969 được đọc trong thánh lễ ngày Chúa Nhật thứ năm mùa chay. Và từ khi có cải tổ phụng vụ đoạn phúc âm này không còn được đọc trong ngày này nữa. Nhưng thập giá vẫn còn được che phủ kín từ ngày này. Chiều ngày thứ Sáu tuần thánh có nghi thức phụng vụ mở khăn để mọi người tôn kính thập giá Chúa Giêsu.

Tấm Khăn che phủ thập gía thường mầu tím, nhưng cũng có nơi dùng tấm khăn mầu trắng.

Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập gía, và ngài đã chết trên đó. Đây là hình ảnh đau thương. Nhưng sự hy sinh đau thương của Chúa Giêsu chết trên thập gía lại là nguồn ơn cứu độ cho tội lỗi nhân loại. Vì thế thập gía chúa Giêsu được che phủ kín muốn nói lên khía cạnh hình ảnh chết hy sinh đau khổ của Chúa Giêsu cần được khắc ghi sâu vào trong trái tim tâm hồn người tín hữu Chúa Kitô.

Khi thập giá chúa Giêsu không còn được nhìn với tầm con mắt về khía cạnh lịch sử, thì ý nghĩa sự dấn thân hy sinh chịu chết của Chúa Giêsu trên thập giá được khám phá sâu xa hơn cho chính bản thân đời sống con người.

Thập gía trong đời sống ai cũng có, cũng phải mang vác chịu đựng. Đó là những đau khổ trong đời sống dưới nhiều dạng thức khác nhau trong các chặng đường lịch sử đời sống.

Từ những ngày tháng qua, cả thế giới đang sống trải qua cơn hoảng loạn. Vì bị chìm ngập trong cơn bệnh dịch do vi trùng Corona truyền nhiễm gây ra đe dọa sức khoẻ sự sống con người. Mọi người sống trong con đường sợ hãi lo âu khác nào đang vác thập gía. Tinh thần cùng thể xác buồn trĩu nặng nề. Con người lo âu về bệnh tật sức khoẻ, lo âu về công ăn việc làm, về thực phẩm sinh sống. Lo âu về đời sống tinh thần tâm hồn vì phải sống trong cô lập, cô đơn bơ vơ hoang mang…

Không ai có thể bỏ đẩy thập giá ra khỏi đời sống mình được. Với người tín hữu Chúa Kitô nhìn lên thập giá Chúa Giêsu nhắc nhớ đến lời Chúa Giêsu trong cơn khốn cùng đã kêu than thở : Lạy Thiên Chúa, sao Chúa bỏ con. Xin Chúa đến giúp con!

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long


 
Lễ Lá Không Lá
Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
15:56 02/04/2020
Giáo hội đang bước vào Tuần Thánh, đỉnh điểm của Năm Phụng Vụ đánh dấu bằng Tam Nhật Vượt Qua tưởng niệm Cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Đây là thời gian chuyển tiếp giữa Mùa Chay và Mùa Phục Sinh. Mọi năm, các tín hữu Công Giáo Việt Nam nô nức chuẩn bị và long trọng cử hành Chúa Nhật Lễ Lá như ngày “khai hội” mở đầu cho một tuần lễ được xem là bận rộn nhất của các cộng đoàn xứ đạo khắp cả nước. Năm nay, niềm hân hoan của ngày đại lễ mừng Chúa sống lại dường như có chút gì trì hoãn vì chưng cả nhân loại đang còn khoác trên mình màu tím thê lương của đại dịch Covid-19 và còn đó lời mời gọi sám hối trong chay tịnh và nước mắt. Nếu tinh thần của chay tịnh là hy sinh hãm mình từ bỏ đi một thứ hay một điều gì đó mà bình thường chúng ta vẫn có hay vẫn làm, thì không chỉ Lễ Lá mà Tuần Thánh năm nay sẽ là Tuần Thánh “chay” vì các tín hữu, nhất là anh chị em giáo dân tại Việt Nam, sẽ phải trải qua một Tuần Thánh vắng bóng các nghi lễ tôn giáo rình rang, sầm uất. Cụ thể là ngày hôm nay, ngày khai mạc Tuần Thánh, chúng ta bắt đầu cảm nhận được thế nào là Lễ Lá “chay”. Lễ Lá ngoại lệ so với những năm trước. Trước tình trạng “thiếu thốn” về mặt nghi lễ và sinh hoạt bên ngoài, chúng ta được mời gọi đi sâu vào tâm tình và ý hướng bên trong để nhận ra rằng Tuần Thánh mùa coronavirus không hẳn chỉ là một phương thế ứng phó với hoàn cảnh một cách hoàn toàn thụ động mà đây đích thực là thời gian ân sủng, là thời cơ thuận tiện để chúng ta cùng “vượt qua” với Đức Kitô và bước vào đời sống mới cùng với Đấng Phục Sinh.

Lễ Lá “Chay”

Như đã được tiên đoán, Lễ Lá mùa Coronavirus sẽ là Lễ Lá “chay” theo nghĩa thiếu vắng đi những yếu tố thông thường đáng lẽ sẽ có. Vì tình trạng phong tỏa, ngăn cách, cả mấy tuần lễ qua chúng ta đã không thể đến nhà thờ tham dự Thánh lễ mà chỉ có thể hiệp ý thông công qua các kênh truyền hình trực tuyến và vì thế không có rước lễ thật cũng không có nghi thức chúc bình an trong Thánh Lễ. Hôm nay, ngày Chúa Nhật gắn liền với cái tên thân thương “Lễ Lá” nhưng sẽ là một ngày Chúa Nhật Lễ Lá ngoại thường, Lễ Lá không có lá. Căn cứ vào văn thư hướng dẫn của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật các Bí Tích thì tại những nơi chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh, Nghi Thức Làm Phép và Rước Lá trong Phụng Vụ ngày Lễ Lá sẽ được cử hành hết sức đơn giản và chỉ dành riêng cho các nhà thờ Chánh Tòa mà thôi. Cho đến thời điểm này, hầu như cả thế giới đều bị phong tỏa vì dịch bệnh bùng phát quá dữ dội. Do đó, Lễ Lá năm nay phần đông giáo dân sẽ cảm thấy phần nào trống trải, thiếu thốn khi không còn được cầm nhành lá trong tay tham gia đoàn rước và lập lại lời con dân thành Giêrusalem xưa kia khi họ đón Chúa vào thành: “Vạn là vạn tuế, vạn là vạn tuế Con Vua Đavit! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.” Lễ Lá mà lại không có lá. Lễ Lá “chay” là như thế đó.

Tương tự vậy, theo như sự chỉ dẫn của Toàn Thánh, rất nhiều Giáo Phận cũng đã ra thông báo liên quan đến các nghi thức của Tam Nhật Vượt Qua: Sẽ không có nghi thức rửa chân, không có kiệu và chầu Mình Thánh Chúa vào buổi chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Sẽ không có nghi thức hôn kính Thánh Giá dành cho giáo dân trong nghi lễ phụng vụ chiều Thứ Sáu Tuần Thánh. Sẽ không có cử hành nghi thức làm phép lửa mới, làm phép Nến Phục Sinh và các nghi thức còn lại trong Thánh Lễ Vọng Phục Sinh cũng sẽ được cắt giảm tối đa nhằm tránh các hệ quả tiềm ẩn mà dịch coronavirus có thể gây ra cho cộng đồng Dân Chúa. Nói tóm lại, Tuần Thánh năm nay sẽ rất khác, rất đặc biệt so với mọi năm. Sẽ không sai nếu chúng ta gọi đó là Tuần Thánh “chay”.

Lễ Lá Mới

Nếu tinh thần của chay tịnh là hy sinh hãm mình và động lực chính của việc giữ chay là lòng yêu mến, thì hoa trái của chay tịnh chính là ơn đổi mới. Chẳng phải vì thế mà trong ngày khai mạc Mùa Chay Thánh, chúng ta xức tro trên đầu và tha thiết khẩn cầu xin Thiên Chúa giúp chúng ta cố gắng giữ Mùa Chay cho trọn để được Thiên Chúa thứ tha tội lỗi và để bước vào đời sống mới theo hình ảnh Con Chúa Phục Sinh (x. Sách Lễ Rôma, Lời Nguyện Làm Phép Tro, Mẫu 2). Trước đại dịch khốn khó như hiện nay, chúng ta có thể đón nhận những thách đố và xáo trộn trong sinh hoạt hàng ngày và gửi gắm vào đó tâm tình hy sinh hãm mình để cầu nguyện cho Giáo Hội, cho Thế Giới. Nếu được như vậy thì mỗi ngày, từ nơi mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, sẽ có không biết bao nhiêu hy lễ mà cộng đồng nhân loại có thể tiến dâng lên Thiên Chúa nhằm mưu cầu lợi ích cho chính cộng đồng nhân loại chúng ta. Theo ý nghĩa đó, Lễ Lá “chay” năm nay cũng chính là Lễ Lá mới vì bắt đầu từ ngày hôm nay, chúng ta sẽ đáp lại lời mời gọi của Chúa để bắt đầu một sống một cuộc sống mới với một cái nhìn mới (x. 2 Cr 5, 17), cái nhìn của con mắt Đức Tin, cái nhìn theo nhãn quan của Thiên Chúa.

Dẫu biết rằng Tuần Thánh đơn sơ “thiếu thốn” các nghi lễ như hiện nay là vì hoàn cảnh bắt buộc chứ không phải do Tòa Thánh hay bản thân chúng ta tự muốn như thế. Cái nhìn phàm tục khiến chúng ta tự dày vò trong khổ sở vì cho rằng thử thách bệnh tật chính là án phạt và là kiếp nạn. Trong khi đó, tiếng Chúa vang vọng qua môi miệng các mục tử nhân lành của Hội Thánh, qua gương sáng của các chứng nhân thời đại nhắc chúng ta rằng tất cả mọi sự xảy đến đều nằm trong sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa (x. Mt 10, 29). Chúng ta không biết rằng đường lối của Thiên Chúa thì cao vời, “tư tưởng Người thì thâm thúy lắm thay” (x. Tv 92, 6). Các giáo huấn gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng như các bài giảng và thư mục vụ của ĐTGM Giuse Tổng Giám Mục Sài Gòn và của nhiều chức sắc khác trên toàn thế giới như đồng thanh kêu gọi chúng ta tận dụng thời gian này để sám hối, để san sẻ yêu thương và củng cố tình thân liên kết trong gia đình, trong cộng đoàn của chúng ta. Là Kitô Hữu, chúng ta được mời gọi để nhìn mọi sự qua lăng kính đức tin, để khám phá ra rằng: “Hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người! Ai kính sợ Chúa chẳng thiếu thốn chi. Ai tìm kiếm Người chẳng thiếu của gì” (x. Tv 34, 9-11). Tuần Thánh “chay” và Lễ Lá “chay” tuy thiếu về một vài yếu tố bên ngoài nhưng lại đầy đủ ấm áp nhờ sự hiện diện của Chúa trong tim của những kẻ tin Người.

Lễ Lá Ấn Tượng

Trước thực trạng Tuần Thánh mùa dịch hạn chế các lễ hội rước sách tưng bừng, chúng ta được Lời Chúa sáng soi cho biết thiếu thốn bề ngoài không đáng sợ cho bằng thiếu thốn bên trong. Tuần Thánh năm nay rồi sẽ trôi qua. Năm tới mọi sự rồi cũng sẽ trở lại bình thường. Nỗi khát khao một Tuần Thánh nhộn nhịp rổi cũng sẽ được khỏa lấp sau khi mùa dịch qua đi, nhưng nỗi buồn sẽ không bao giờ vơi nếu đàng sau những cuộc lễ rình rang ấy hoàn toàn vắng bóng một chút tình dành cho Chúa và thiếu đi nỗi đồng cảm dành cho anh chị em thân cận. Lẽ nào chúng ta cứ tiếp tục hững hờ trước nỗi lòng của Chúa chúng ta? “Ta muốn lòng nhân, chứ đâu cần lễ tế” (Mt 9,13).

Chúng ta hãy để cho bầu khí tĩnh lặng trầm lắng của Lễ Lá “chay” năm nay đưa chúng ta quay về với lòng mình. Ở đó chúng ta có cơ hội nhận diện lại, chăm chút lại “lòng nhân” của chúng ta để Tuần Thánh năm nay sẽ đọng lại như một kỷ niệm đẹp không bao giờ quên. Đối với các vị mục tử đã nằm xuống trong khi phục vụ các bệnh nhân Covid-19, có cảm nghiệm nào đẹp hơn khi họ được thanh thản ra đi khi biết rằng mình đã chết để đoàn chiên của Chúa được sống. Đối với các ngài, không có gì ý nghĩa hơn, đầy đủ hơn là được trở nên giống Thầy Giêsu, trở nên tấm bánh bẻ ra nuôi sống bao tâm hồn đói khát tình thương và ân sủng. Đối với các nhân viên y tế và thân nhân của các bệnh nhân, làm sao họ có thể quên được những hàng nước mắt nói thay cho vạn lời cám ơn. Trong ngày hôm nay, ngày Hội Thánh tưởng niệm việc Chúa vào Thành Giêrusalem với một thái độ kiên quyết, không ngại khó không ngại khổ, những anh chị em này đến lượt họ sẽ rơi lệ khi nghe những lời thổn thức của Đức Kitô vang vọng trong phần công bố cuộc thương khó của Chúa: “Lạy Cha, xin đừng theo ý con, một vâng theo ý Cha mà thôi” (x. Mt 26,39). Đối với nhiều gia đình khác, những ấn tượng khó phai trong thời gian chịu cách ly, phong tỏa bởi dịch bệnh, tuy đơn sơ nhưng cũng rất đẹp. Đó là những khoảng thời gian họ được ngồi cạnh nhau cùng theo dõi Thánh Lễ trực tuyến. “Cha ơi, đã gần 20 năm rồi, nay chúng con mới được tham dự Thánh Lễ mà ngồi gần nhau như thế.” Hay đó là những phút chạnh lòng của bậc làm con, khi chứng kiến đôi tay gầy guộc run rẩy của người mẹ đang cung kính bái lạy thờ phượng Mình Thánh Chúa trước màn hình vô tuyến. “Mẹ con già và yếu đi nhiều rồi, cha ạ!” Phải rồi, làm sao chúng ta có dịp ngồi gần, nghe rõ, và quan sát tường tận những dấu vết thờ gian ghi hằn trên gương mặt và thân thể của những người mà chúng ta vẫn gọi là “người nhà” cho bằng thời cách ly phong tỏa như hiện nay? Há chẳng phải đây là cơ hội vàng, cơ hội tốt Chúa ban cho các gia đình chúng ta hay sao? Cơ hội ấy thật quý giá biết nhường nào khi nó xảy đến ngay trong khung cảnh của phượng thờ và đức tin. Cảm nghiệm này cho thấy “mến Chúa yêu người” là hai giới luật không thể tách rời. Nếu đã “có lòng” với Chúa thì ắt hẳn sẽ “có lòng” với tha nhân. Lễ Lá năm nay chắc chắn sẽ in sâu vào ký ức của những ai biết cử hành với cả một tấm lòng.

Lễ Lá Đích Thực

Khi chúng ta đề cao ý nghĩa độc đáo của Tuần Thánh và Lễ Lá năm nay, một năm đầy biến động và thử thách, chúng ta không có ý phủ nhận giá trị siêu phàm của các nghi lễ phượng thờ, lại càng không dám coi Phụng Vụ Thánh chỉ là những hành vi mang tính hình thức bền ngoài. Chúng ta chỉ có ý cố gắng để tìm hiểu thông điệp Thiên Chúa gửi đến cho mỗi người chúng ta trong mùa dịch bệnh này là gì mà thôi. Nhờ đó chúng ta sẽ ý thức hơn về giá trị cốt lõi của các cử hành phụng vụ đó là tâm tình bên trong. Với điều kiện thực tế trước mắt, chúng ta đang nỗ lực thực hành lời kêu gọi của Ngôn Sứ Gio-en: “Hãy hết lòng trở về với Đức Chúa, hãy xé lòng chớ đừng xé áo” (x. Ge 2, 12-13). và lời mặc khải của Đức Giêsu: “Giờ đã đến, chính là lúc này đây, giờ mà những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật” (x. Ga 4, 23). Chính Đức Kitô là Sự Thật và có một sự thật không thể chối từ là Đức Kitô đã hiến dâng chính mình để giao hòa thế gian với Chúa Cha (x. Cl 1, 19-20 & 2 Cr 5, 19-20) để đôi bên xích lại gần nhau hơn và để nối kết muôn người nên một (x. Gl 3, 28). Cho nên khi chúng ta cử hành các nghi lễ phụng thờ trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng sẽ cử hành trong đức Kitô, với Đức Kitô và nhờ Đức Kitô.

Vì ý nghĩa của thực hành chay tịnh là hy sinh, rèn luyện bản thân, là hướng đến tha nhân bằng tấm lòng bác ái cho đi, và để chuẩn bị cho chúng ta đáng lãnh ơn giao hòa Chúa ban nên Lễ Lá không lá và Tuần Thánh “chay” là dịp để chúng ta ơn Chúa biến đổi con người và gia đình chúng ta nên “thụ tạo mới”. Không phải vì thế mà chúng ta lầm lũi bước đi trong đêm dài của đau khổ và tuyệt vọng. Không! Ngược lại, chính vì chúng ta tình nguyện vác thập giá theo chân Chúa lên đồi Gôn-gô-tha nên chúng ta cảm thấy bình an và ánh bình minh của “ngày thứ nhất trong tuần” vẫn chiếu dãi huy hoàng trong tim của chúng ta dù cho thế giới còn u ám vì bệnh tật và chiến tranh.

“Thưa Thầy, Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt qua ở đâu?” (x. Mt 26,17) Thầy biết chúng con đang nóng lòng được thông phần với Thầy. Xin Thầy “cho chúng con theo” (x. Lc 9, 57).

Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.

 
VietCatholic TV
Căng thẳng ngoại giao: Tài liệu của FBI cho thấy Trung Quốc đã lén đem vào Mỹ nhiều loại virus
Giáo Hội Năm Châu
05:04 02/04/2020
Vào cuối tháng 11 năm 2018, tức là chỉ hơn một năm trước khi trường hợp lây nhiễm coronavirus đầu tiên được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc, nhân viên thuộc Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ tại phi trưởng Detroit Metro, tiểu bang Michigan, đã chặn một nhà sinh vật học Trung Quốc với ba lọ thuốc được ghi là “kháng thể” trong vali của ông ta.

Khi bị cật vấn, người này nói rằng đồng nghiệp bên Trung Quốc nhờ ông đem những lọ thuốc này sang cho một nhà nghiên cứu tại Mỹ.

Sự việc sau đó đã được thông báo cho Cục Điều Tra Liên Bang, thường được gọi tắt là FBI. Cơ quan này tin rằng 3 lọ thuốc kia chứa đựng những vật liệu liên quan đến dịch bệnh MERS, tức là Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông, và SARS, là Hội Chứng Suy Hô Hấp Cấp Tính Nặng. Tuy danh tính khoa học gia Trung Quốc này chưa được chính thức công bố, nhưng Đơn vị Tình Báo Sinh Hoá của Ban Giám Đốc Tổng Cục FBI về Vũ Khí Huỷ Diệt Hàng Loạt, gọi tắt là WMDD, kết luận rằng trường hợp trên và 2 sự kiện khác nữa cũng được ghi nhận trong bản tường trình cho thấy một mô hình đáng báo động.

Bản tường trình viết:

“Ban Giám Đốc về Vũ Khí Huỷ Diệt Hàng Loạt thẩm định rằng các khoa học gia nước ngoài đã vận chuyển một số vật liệu sinh học không được khai báo và không giấy tờ chứng minh vào Hoa Kỳ trong hành lý xách tay hay hành lý ký gởi của họ gần như chắc chắn có toan tính liên quan đến an ninh sinh học của Hoa Kỳ. WMDD thực hiện việc kiểm định này với độ tin cậy cao dựa trên các báo cáo của các giới chức có quyền truy cập trực tiếp”.

Bản phúc trình trên được đưa ra hơn hai tháng trước khi Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, biết về một loạt các trường hợp viêm phổi ở Vũ Hán, sau đó được đặt tên là COVID-19. Bản phúc trình cho thấy mối quan tâm rộng lớn hơn của FBI về sự quan tâm của Trung Quốc với các nghiên cứu khoa học tại Hoa Kỳ. Bản phúc trình nói rõ cả ba trường hợp được trích dẫn đều liên quan đến công dân Trung Quốc.

Trong trường hợp những lọ thuốc chứa vật liệu SARS và MERS đáng ngờ vực, bản phúc trình tình báo đã trích dẫn một tài liệu bảo mật khác được đánh dấu là FISA, nghĩa là tài liệu chứa đựng Thông tin Thu thập Theo Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài. Một trường hợp khác được trích dẫn trong cùng bản phúc trình có liên quan đến các chủng cúm, và trường hợp thứ ba bị nghi ngờ liên quan đến E. coli.

Tuy FBI không nêu chính xác loại rủi ro an toàn sinh học nào mà những trường hợp này có thể gây ra, nhưng giáo sư Raina MacIntyre thuộc Đại học New South Wales ở Sydney cho biết FBI quan tâm đến các nghiên cứu có tác dụng kép, nghĩa là vừa có khả năng phục vụ y khoa, vừa có thể dẫn đến nạn khủng bố sinh học. Và nếu các mẫu xét nghiệm bất hợp pháp được nhắc đến trong bản phúc trình này được đưa vào Hoa Kỳ, chúng cũng có thể đã được đem ra. Không ai có thể biết được chuyện những mẫu vật này được đem vào hay đem ra ngoài lúc nào, trừ khi bắt được kẻ chủ mưu.

Cựu chuẩn tướng không quân Robert Spalding, từng là thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời chính quyền Trump nói rằng có một mối đe dọa gây ra bởi các công dân Trung Quốc khi họ đem vào Hoa Kỳ các mẫu sinh học. Ông cho rằng thông thường người vận chuyển có thể là một nhân vật không có chủ tâm, đằng sau còn có những kẻ khác, khiến cho việc điều tra thâm ý thực sự trở nên khó khăn. Ông nói: “Có những kẻ chủ tâm muốn trắc nghiệm khả năng xác định và ngăn chặn của chúng ta. Những người khác có thể chỉ là những kẻ cơ hội”

Phúc trình của FBI đề cập đến cả hai nghĩa của an toàn sinh học. Nghĩa thứ nhất tiêu biểu là việc cố ý lạm dụng các tác nhân gây bệnh, như trong trường hợp khủng bố sinh học. Nghĩa thứ hai là việc phát tán một cách vô ý.

Mối quan tâm về an toàn sinh học đến từ Trung Quốc không phải là điều mới lạ. Chẳng hạn như trong trận dịch SARS vào năm 2003, đã xảy ra sau một vài sự kiện liên quan đến việc nhiễm trùng do tai nạn trong phòng thí nghiệm, bao gồm 8 trường hợp sai sót đã xảy ra tại Viện Khuẩn học Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Elsa Kania, một nhà nghiên cứu cao cấp, thuộc Trung tâm New American Security cho biết, trước đây từng có những trường hợp biến thể của một chủng loại gây ra đại dịch cúm đã thoát khỏi phòng thí nghiệm vì sự quản lý sai lầm. Nhưng cô cũng nói “Vấn đề không chỉ giới hạn trong số những nghiên cứu gia người Trung Quốc, mặc dù họ chiếm hầu hết các trường hợp. Bất cứ ai vận chuyển vật liệu sinh học một cách bí mật như thế, đều có khả năng gây ra các tai nạn như đã từng xảy ra cho các nhà nghiên cứu thuộc nhiều quốc tịch”.

Sự chú ý của FBI tập trung vào an ninh sinh học cho thấy sự nghi ngờ lâu năm của chính phủ Hoa Kỳ đối với sự liên hệ của Trung Quốc với khoa học sinh học. Cách đây đúng 2 tháng đã xảy ra vụ khoa trưởng Khoa Hóa Sinh viện đại học Harvard là Charles Lieber bị bắt với cáo buộc che dấu những liên hệ cá nhân của ông với nhà cầm quyền Trung cộng. Theo đặc vụ FBI Joseph Bonavolonta, đây rõ ràng là một vụ phương hại đến lợi ích an ninh quốc gia, và không phải là một trường hợp riêng rẽ.


Source:Yahoo News
 
Những hình ảnh khổ đau của người nghèo vì dịch bệnh khiến Đức Thánh Cha đau buồn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:28 02/04/2020

Sau khi một người đàn ông vô gia cư trong một nhà nghỉ đêm dành cho những người vô gia cư ở Las Vegas được xét nghiệm dương tính với coronavirus, nhà nghỉ đêm này đã đóng cửa. Bây giờ, 500 người sống ở đó đang cắm trại trong một bãi đậu xe của sân túc cầu. Cảnh sát đã dùng sơn vẽ các vạch trắng trên đường nhựa để đánh dấu các điểm họ có thể ngủ hầu bảo đảm cách nhau khoảng 2m.

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy khiến Đức Thánh Cha đau lòng như ngài nói trong thánh lễ sáng tại Santa Marta.

Lúc 7 sáng thứ Năm 2 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người là nạn nhân gián tiếp của trận dịch coronavirus này, chẳng hạn như những người vô gia cư. Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô đã đọc ca Nhập Lễ của thánh lễ hôm nay:

“Chúa Kitô là trung gian của Tân Ước, để nhờ sự chết của Người mà những kẻ được kêu gọi, đến lãnh nhận gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ.” (Dt 9:15).

Những ngày đầy ắp những sầu buồn này đưa ra ánh sáng rất nhiều vấn đề. Trên báo hôm nay, có một bức ảnh làm nhức nhối trái tim chúng ta: nhiều người vô gia cư trong một thành phố, phải nằm trên một bãi đậu xe. Hãy xem có cơ man những người vô gia cư ngày nay. Chúng ta hãy cầu cùng Thánh Têrêsa thành Calcutta đánh thức trong chúng ta cảm giác gần gũi với rất nhiều người trong xã hội, trong cuộc sống bình thường, đang sống như một cái bóng trong những ngóc ngách của thành phố chẳng hạn như những người vô gia cư. Họ đang phải chống đỡ khó khăn trong thời điểm khủng hoảng kinh hoàng này.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã bình luận về các bài đọc trong ngày, trích từ sách Sáng thế (Gn 17, 3-9) và Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 8, 51-59), trong đó nêu bật hình ảnh của tổ phụ Abraham, trong giao ước với Thiên Chúa, và về sứ vụ của Chúa Giêsu, Đấng đã đến để tái tạo tất cả mọi thứ bằng cách tha thứ tội lỗi cho chúng ta.

Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Tới muôn đời Chúa vẫn nhớ lời minh ước. Chúng ta lặp lại điều đó trong bài đáp ca. Chúa không quên, Ngài không bao giờ quên. Chính xác là, Ngài chỉ quên trong một trường hợp, đó là khi Ngài tha thứ tội lỗi cho ta. Sau khi tha thứ, Ngài mất trí nhớ, Ngài không còn nhớ những tội lỗi của chúng ta. Còn trong những trường hợp khác, Thiên Chúa chẳng quên bao giờ. Lòng trung tín của Ngài cho thấy Ngài không bao giờ quên. Lòng trung tín của Ngài với dân mình. Lòng trung tín của Ngài đối với Abraham cho thấy ký ức về những lời hứa mà Ngài đã đưa ra. Chúa chọn Abraham để mở một con đường. Abraham là một quan chức được chọn. Chúa chọn ông. Sau đó, trong cuộc chọn lựa này, Ngài đã hứa ban cho ông một di sản và hôm nay, trong Bài đọc Một trích từ sách Sáng thế, có thêm một bước nữa: “Ta sẽ thiết lập giao ước vĩnh viễn giữa Ta với ngươi cùng con cháu ngươi từ thế hệ này qua thế hệ khác, để Ta trở nên Thiên Chúa của ngươi và của dòng dõi ngươi.” Đó là một giao ước khiến ông có thể nhìn thấy khả năng sinh sản của mình từ xa: “Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi cư ngụ, sẽ cho ngươi làm chủ vĩnh viễn toàn cõi đất Canaan và Ta sẽ là Chúa của chúng.”

Được chọn, lời hứa và giao ước là ba chiều kích của đời sống đức tin, ba chiều kích của đời sống Kitô hữu. Mỗi người chúng ta đều được chọn, không ai chọn để trở nên Kitô hữu trong số tất cả các khả năng mà “thị trường” các tôn giáo mời mọc người ấy. Chúng ta là Kitô hữu vì chúng ta đã được Chúa chọn. Trong cuộc bình chọn này, còn có một lời hứa, một lời hứa của niềm hy vọng, và trổ sinh hoa trái: “Ngươi sẽ làm tổ phụ nhiều dân tộc. Thiên hạ sẽ không còn gọi ngươi là Abram nữa, nhưng sẽ gọi là Abraham, vì Ta đặt ngươi làm tổ phụ nhiều dân tộc.” Anh chị em sẽ sinh hoa trái trong đức tin. Đức tin của anh chị em sẽ phát triển trong các việc lành phúc đức, trong các công việc có kết quả, một đức tin sinh hoa trái. Nhưng anh chị em phải tôn trọng các giao ước ký kết với Chúa. Và giao ước ấy là sự trung thành, anh chị em phải trung thành. Chúng ta đã được chọn, Chúa đã ban cho chúng ta một lời hứa, bây giờ Ngài đang đòi hỏi một giao ước. Một giao ước trung thành.

Kitô hữu không phải chỉ là người có thể trình ra giấy chứng nhận rửa tội của mình. Giấy chứng nhận rửa tội chỉ là một tờ giấy. Anh chị em là một Kitô hữu nếu anh chị em nói ‘vâng, với sự lựa chọn của Chúa, nếu anh chị em làm theo lời hứa mà Chúa đã thực hiện với anh chị em và sống theo Giao ước với Chúa. Đây là cuộc sống của Kitô hữu.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tội lỗi của chúng ta chống lại ba chiều kích này: không chấp nhận sự lựa chọn của Chúa bằng cách tôn thờ các ngẫu tượng, không hy vọng vào lời Chúa hứa và quên đi Giao ước với Ngài.


Source:Vatican News
 
Những kỳ vọng đối với hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem trong năm nay
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:17 02/04/2020
Truyền thống Chính Thống Giáo tin rằng hiện tượng Lửa Thánh là một phép lạ xảy ra hàng năm vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh. Hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem trong năm nay sẽ ra sao trong bối cảnh Israel cô lập toàn xã hội.

Đó là tin chính chúng tôi sẽ trình bày trong chương trình này. Tuy nhiên, trước hết, xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi các tin quan trọng liên quan đến tình hình Giáo Hội và thế giới trước đại họa coronavirus.

Tính đến chiều thứ Năm 2 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 47,245 người, trong số 935,957 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 5,094‬ người chết và thêm 77, 288‬ người nhiễm coronavirus.

Trước tình trạng lây lan kinh hoàng này, các Giám Mục Mễ Tây Cơ đã kêu gọi các tín hữu cử hành ngày Toàn Quốc Thống Hối vào ngày thứ Sáu 3 tháng Tư, tức là thứ Sáu trước Lễ Lá, thường được gọi là “Ngày Thứ Sáu Sầu Bi” theo truyền thống tại quốc gia này.

Trong ngày Toàn Quốc Thống Hối này, các Giám Mục kêu gọi anh chị em ăn chay, thống hối và cầu nguyện xin cho đại dịch sớm chấm dứt.

Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 5,110 người, trong số 215,300 trường hợp nhiễm coronavirus. Virus nguy hiểm này đã lây lan ra cả một chiến hạm đang đậu trên biển Thái Bình Dương. Những hình ảnh quý vị và anh chị em thấy đây là cảnh hải quân Hoa Kỳ đang di tản hàng ngàn thủy thủ khỏi hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Theodore Roosevelt ở đảo Guam sau khi thuyền trưởng cảnh báo một đợt bùng phát coronavirus đang đe dọa mạng sống của phi hành đoàn.

Chín mươi ba trường hợp nhiễm coronavirus đã được phát hiện trong số hơn 4,800 thủy thủ đoàn mạnh khoẻ của chiếc Roosevelt.

Các quan chức Ngũ Giác Đài cho biết họ đã nhanh chóng sắp xếp các phòng khách sạn trên đảo Thái Bình Dương cho thủy thủ đoàn, đồng thời tổ chức một nhóm căn bản các thủy thủ không bị nhiễm bệnh để giữ cho con tàu hoạt động.

Tử vong tại Ý đã lên đến 13,155 người, trong số 110,574 trường hợp nhiễm coronavirus, tức là có 727 người chết trong 24 giờ qua. Như vậy là có sự sụt giảm so với con số tử vong 837 người trong 24 giờ trước đó.

Tờ La Stampa cho biết người Ý rất năng động trong việc kinh doanh. Hầu hết các nhà hàng giờ đây hoạt động online. Họ nhận đặt hàng trên Web hay trên điện thoại và giao hàng đến tận nhà.

Tuy tháo vát như thế, nhưng nhiều người thừa nhận rằng doanh số “cũng đã giảm chín mươi phần trăm”. Tuy vậy, cũng có những người cảm thấy họ phải cung cấp dịch vụ của họ cho công chúng trong một thời điểm khó khăn như thế này.

Chủ sạp báo này nói: “Chúng tôi muốn gần gũi với khách hàng trung thành của mình, đặc biệt là người cao tuổi”.

Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 9,387 người, trong số 104,118 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp tử vong trong 24 giờ qua tại quốc gia này là 923 người, là con số người thiệt mạng lớn nhất Tây Ban Nha phải chứng kiến từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay.

Vì thiếu các bệnh viện, chính quyền thủ đô Madrid cho biết họ đang điều trị cho hơn 700 bệnh nhân tại 11 khách sạn được trưng dụng cho mục đích này.

Bộ trưởng Y tế Salvador Illa cho biết hai máy bay chở dụng cụ y tế gồm mặt nạ, áo liền quần và các chất diệt khuẩn đã hạ cánh hôm thứ Tư tại một sân bay quân sự gần Madrid.

Tây Ban Nha đã cách ly cả nước từ ngày 14 tháng 3, hầu hết mọi người đều ở nhà, nhưng virus đã tiếp tục lây lan với tốc độ chóng mặt làm quá tải hệ thống y tế và làm căng thẳng nguồn cung cấp các thiết bị y tế quan trọng.

Chính phủ cho biết họ đã gửi 5 triệu thiết bị bảo vệ cho nhân viên y tế trong cả nước trong vòng 48 giờ qua.

Tử vong tại Đức đã lên đến 931 người, trong số 77,981 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Đức là 156 người, là con số tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay.

Tử vong tại Pháp đã lên đến 4,032 người, trong số 56,989 trường hợp nhiễm coronavirus. Giáo phận Angers, đã báo cáo rằng Đức Cha Emmanuel Delmas, 65 tuổi, đã phục hồi hoàn toàn sau khi nhiễm coronavirus. Ngài thử nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi đi dự ad limina tại Vatican trong một tuần từ mùng 9 tháng Ba.

28 Giám Mục Pháp khác đi cùng với ngài đã bị cách ly, và nay đã hết thời gian bị cô lập.

Tử vong tại Anh đã lên đến 2,352 người, trong số 29,474 trường hợp nhiễm coronavirus.

Thái tử Charles của Anh đã hồi phục sau khi xét nghiệm dương tính với coronavirus. Trong một video, ông đã ca ngợi sự tận tâm vị tha của các nhân viên y tế và nói rằng đây là một thời gian quái lạ và đau khổ cho quốc gia và thế giới.

Thái tử Charles, 71 tuổi, đã tự cô lập vào hôm thứ Hai tuần trước sau khi nhiễm bệnh. Ông nói là rất may mắn ông chỉ có những triệu chứng tương đối nhẹ, và các bác sĩ riêng cho biết ông hiện đang có sức khỏe tốt.

Thái tử cho biết mặc dù đã bình phục, ông vẫn ở trong tình trạng cách ly. Vợ ông, Camilla, 72 tuổi, đã thử nghiệm âm tính, nhưng vẫn ở trong tình trạng tự cô lập cho đến cuối tuần đề phòng trường hợp bà xuất hiện các triệu chứng.

Ông nói thêm, như tất cả chúng ta đều đang chứng kiến, đây là một trải nghiệm kỳ lạ, bực bội và đau khổ khi sự hiện diện của gia đình và bạn bè không còn nữa và những cấu trúc bình thường của cuộc sống đột nhiên bị xóa bỏ.

Tại một thời điểm chưa từng có và đáng âu lo như thế này trong suốt cuộc đời, vợ tôi và tôi đang nghĩ đặc biệt đến tất cả những người mất người thân trong hoàn cảnh rất khó khăn và bất thường, và nghĩ đến những người phải chịu đựng bệnh tật, cô lập và lo sợ.

Nữ hoàng Elizabeth 93 tuổi, hiện đang ở cùng chồng là Quận Công Philip, 98 tuổi, tại cung điện của bà ở lâu đài Windsor, phía tây London. Cung điện Buckingham cho biết bà cũng có sức khỏe tốt.

Thái tử Charles cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với các bác sĩ, y tá và các nhân viên khác ở tuyến đầu của Dịch vụ Y tế Quốc gia, là những người mà ông nói đang bị căng thẳng và rủi ro rất lớn, thêm vào đó, sự tận tụy, hy sinh, tinh thần trách nhiệm của họ đã khiến cả nước tự hào.

Hiện tượng lửa thánh lạ lùng tại Mộ Chúa ở Giêrusalem trong năm nay

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 1 tháng Tư, Cha Francesco Patton, là Custos, tức là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa Giêrusalem nói:

“Lễ Phục sinh nên được cho phép cử hành bên trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, dù cho chỉ có một số ít giáo sĩ được tham dự với các yêu cầu phòng dịch nghiêm nhặt.”

Israel đã áp đặt các hạn chế chặt chẽ đối với các cuộc tụ họp công cộng để hạn chế sự lây lan của COVID-19. Hôm thứ Hai 30 tháng Ba, chính quyền Do Thái đã cấm các cuộc tụ tập hai người không cùng gia đình, với một vài ngoại lệ.

Khi lễ Phục sinh đến gần, đại diện của Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp, Giáo Hội Armenia Tông truyền và Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem là ba thực thể chia sẻ quyền coi sóc và sử dụng nhà thờ Thánh Mộ đã đưa ra một tuyên bố chung nói rằng các ngài mong muốn những nghi thức trong Tuần Thánh sẽ được tiếp tục tại nơi theo truyền thống Chúa Giêsu đã bị đóng đinh, mai táng và phục sinh.

Tuần thánh của Giáo Hội Công Giáo sẽ bắt đầu với Chúa Nhật Lễ Lá, tức là vào ngày 5 tháng Tư, trong khi Tuần thánh của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông truyền bắt đầu một tuần sau đó, hôm 12 tháng Tư.

Nhưng các cuộc thảo luận về cách bảo đảm an toàn và tránh lây nhiễm trong lễ hội quan trọng nhất trong một năm này vẫn chưa ngã ngũ.

“Tôi nghĩ rằng trong thời điểm này, cộng đồng của chúng tôi ở sát bên nhà thờ Thánh Mộ có nghĩa vụ cầu nguyện sốt sắng hơn bao giờ ở nơi này cho tất cả những người đang sống trên khắp thế giới,” Cha Patton nói với Reuters.

“Chúng tôi nghĩ rằng cầu nguyện không phải là một điều gì đó vô ích, chúng tôi nghĩ rằng đó là điều có thể thực sự thay đổi tình hình.”

Nhà thờ Thánh Mộ nằm ở trung tâm của khu Thiên chúa giáo ở Giêrusalem, đã bị đóng cửa vào ngày 25 tháng Ba”.

Cha Patton cho biết sẽ không thể thực hiện được cuộc rước lá hàng năm vào ngày 5 tháng Tư theo cách thông thường, với hàng ngàn người hành hương đi bộ từ Núi Ô-liu đến cửa Sư Tử ở khu Thành Cổ mà giờ đây đã hoang vắng vì lệnh cách ly. Nhưng ngài hy vọng các nghi lễ có thể được quay và phát trực tiếp trên toàn thế giới cho những người không thể tham dự, và hy vọng rằng chính quyền Do Thái cũng cho phép việc cử hành các nghi thức ít nhất là nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh, Chúa Nhật Phục Sinh và lễ Lửa Thánh của Chính Thống Giáo.

“Chúng ta phải trả cho Caesar những gì thuộc về Caesar và chúng ta phải trả lại cho Chúa những gì thuộc về Ngài. Chúng tôi tôn trọng vai trò và nhiệm vụ của quyền lực công cộng và dân sự nhưng đồng thời chúng tôi nghĩ rằng các cơ quan dân sự cũng phải tôn trọng quyền của Thiên Chúa.”

Phát ngôn viên cảnh sát Micky Rosenfeld cho biết còn quá sớm để biết những đề nghị của Cha Paton thay mặt cho Tòa Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latinh tại Giêrusalem, Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp, và Giáo Hội Armenia Tông truyền có thể được chấp thuận hay không.

Như thế, cho đến giờ phút này vẫn chưa có gì là rõ ràng. Chúng tôi xin kính mời quý vị và anh chị em xem lại đoạn video về lễ Lửa Thánh do Như Ý trình bày trong mùa Phục sinh năm ngoái 2019.