Ngày 02-04-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Xao xuyến
Lm Vũđình Tường
05:49 02/04/2012
Chúa Giêsu tâm sự cùng các môn đệ. Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến. Thầy biết nói gì đây? Lậy Cha, xin cứu Con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà Con đã đến. Lậy Cha, xin tôn vinh Danh Cha (Gioan 12,27-28).

Câu nói trên thể hiện hai bản tính nơi Đức Kitô. Bản tính Thiên Chúa và bản tính con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Chúng ta hãy nhìn sự khác biệt giữa nhân tính và thiên tính.

Nhân tính

Trong cơn đau buồn, lo lắng con người Giêsu không muốn đau khổ, chối bỏ và chạy trốn đau khổ. Con người Giêsu run sợ khi nghĩ đến roi vọt, xỉ vả, cực hình, tố cáo, chứng gian và thập giá. Con người Giêsu không muốn thánh giá nhân loại đặt lên vai, trốn chạy những đòn hằn và nhạo báng. Tâm hồn xao xuyến thể hiện một nội tâm lo lắng, bất an. Đau khổ đóng vai chủ động, ngôn từ bất lực, chữ nghĩa dư thừa. Bất lực vì nói nhiều không làm giảm khổ đau. Dư thừa vì ngôn từ không làm tiêu cơn sợ. Tự hỏi. Thầy biết nói gì đây?

Thiên tính

Nhân tính chối bỏ đau khổ xác hồn; thiên tính chấp nhận tất cả vì phần rỗi,vì ơn cứu độ cho nhân loại. Nhân tính chống lại đức vâng lời. Thiên tính xin vâng dù phải chết trên thập giá. Nhân tính dùng đầu óc, lí luận để phán đoán. Thiên tính dùng con tim yêu mến, đáp trả. Nhân tính: Lậy Cha xin cứu con khỏi giờ này. Trái lại, thiên tính tự nguyện làm lễ vật hiến tế ‘chính vì giờ này mà Con đã đến’. Nhân tính coi đau khổ là hình phạt. Thiên tính coi đau khổ là đường cứu độ, đường dẫn đến vinh quang. Nhân tính thập giá là bản án tử hình. Thiên tính thập giá là giao ước cứu độ. Nhân tính đổ máu ra vì hằn thù, ghen ghét. Thiên tính đổ máu ra để giao hoà, vì yêu, cứu chuộc và tha thứ. Nhân tính tìm vinh danh cho mình. Thiên tính tìm vinh danh cho Chúa. ‘Lậy Cha xin Tôn Vinh Danh Cha’. Nhân tính hiểu sai tiếng nói trời cao. Thiên tính sửa sai lầm đó.

Kitô hữu

Mỗi Kitô hữu cũng có nhân tính và thiên tính. Nhận thiên tính qua Bí Tích Thanh Tẩy. Nhân tính có khuynh hướng chạy trốn, chối bỏ, cưỡng lại, và vùng vẫy trước bất hạnh, bệnh tật và tai ương. Không chối được thì than van, trách móc, đổ thừa, trách Chúa trao thập giá cho. Kitô hữu có đức tin trưởng thành hành xử khác. Chạy đến cùng Chúa, bám chặt lấy Chúa. Hành xử như chính Chúa Giêsu đã làm. Cầu xin như Đức Kitô đã xin ‘Lậy Cha, xin cất chén này khỏi Con nhưng xin đừng theo ý Con’. Khi nói được điều đó Kitô hữu sống trong tinh thần phó thác, không sống cho riêng mình mà sống cho Chúa. Kitô hữu không đơn độc một mình đau khổ nhưng có Chúa cùng chia sẻ, cùng vác thập giá, đỡ nâng. Làm Vinh Danh Thiên Chúa qua thập giá cuộc đời. Quan trọng hơn nữa đau khổ lúc này không còn là hình phạt mà là lòng tin. Chúa tin tưởng nơi con, cùng đồng hành với con, trao chén đắng trong tay con. Vì tin, vì mến Chúa dành riêng cho con. Khi đức tin nông cạn đáp trả thường nông nổi. Vật vã, than thân, trách phận và vùng vẫy kiếm tìm thầy đời giải chén đắng. Chạy theo lời khuyên của chiêm tinh gia, tướng số, thân hữu, nhà chuyên môn. Gạt Chúa qua bên vì cho là Chúa phạt, nên trốn chạy Chúa. Chúa trở thành thứ yếu. Coi gánh nặng là hình phạt, phải chịu vì tội lỗi. Than van: tôi đâu có làm hại ai, tội không nhiều để phải khổ như vầy. Các thánh nhiều tội hơn ta sao? Không.

Chết, tuổi già, bệnh tật xảy đến cho mọi người. Hãy đối diện nó.

Nhiều lần trong đời và qua nhiều hoàn cảnh khác nhau đức tin giúp ta vượt lên khỏi mọi đau khổ. Nhiều lần tưởng không thể qua khỏi. Dựa vào đức tin gắng gượng bước đi từng bước dù đau khổ, mệt nhoài. Sống sót ngẩng đầu cao hát lời tạ ơn. Nếu chết không chết trong thất vọng, oán hờn nhưng trong niềm tin và hy vọng. Kitô hữu trưởng thành không xin Chúa cất đau khổ, thay đổi hoàn cảnh; nhưng xin ân sủng bước đi trong gian truân với Chúa. Dù đau khổ vẫn có bình an. Vấp ngã, ráng đứng dậy đi tiếp. Không chạy xa Chúa; trái lại chạy gần bên Chúa. Đó là sống theo thiên tính.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Nhận diện Giuđa thời nay
Lm Jos Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
07:27 02/04/2012
Khi dọn bài giảng cho ngày lễ thứ hai Tuần Thánh, Tin mừng Thánh Gioan 12:1-11 nói về việc Chúa Giêsu sáu ngày trước Lễ vượt Qua đến làng Bêtania nơi ở của Ladarô- người đã được Chúa cho sống lại từ cõi chết. Tiếp theo đó là việc Giuđa khi chứng kiến Maria dùng dầu thơm cam tùng nguyên chất để rửa chân Chúa, anh ta đã trách khéo Maria : "Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền cho cho người nghèo?". Và Tin mừng kết luận, y nói thế không phải vì lo lắng cho người nghèo, mà vì y là một tên ăn cắp, thường hay bớt xén của công. Từ thực tế này, tôi cứ mãi miên man, có hay không những Giuđa của thời đại ngày nay?

1. Chúa Giêsu khi chọn 12 Tông đồ, ngoài việc biết rõ các ông hầu hết đều chẳng có gì nổi trội hay chuyên môn giỏi giang, có lẽ Người cũng không nghĩ rằng trong số đó có một kẻ "nội gián" là Giuđa Ítcariốt- kẻ được Người tin tưởng giao cho nhiệm vụ quản lý tài chính. Thế nhưng, Giuđa, trái lại, đã không cảm nhận được sự tín nhiệm và lòng yêu thương của Chúa để rồi ngày càng dấn sâu hơn vào con đường tội lỗi, bán đứng Thầy mình chỉ vì một chút tư lợi nhất thời để rồi tự mình kết liễu cuộc đời trong thất vọng và nhục nhã ê chề. Lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội, có một giám mục Giuđa- có thể nói được như thế, đã bán linh hồn cho thế gian, làm ăngten cho giới lãnh đạo chính quyền lúc bấy giờ, đi đêm với thế lực quyền thế để rồi rơi vào tình trạng "tiến thoái lưỡng nan". Cuối cùng không còn cách nào khác, vị giám mục này đã công khai dùng cái hôn của mình để phản Thầy, công khai đứng về phía tà quyền, để mặc số phận của Thầy- người đã yêu thương và tín nhiệm mình, cho giới cường quyền tha hồ tra tấn, chụp mũ, loan tin thất thiệt về một ông Giêsu xấu xa, phản động, bán nước hại dân để dọn đường cho một bản án là đóng đinh Người vào Thập giá- một bản án đã được mấy ông lãnh đạo Dothái hoạch định sẵn.

2. Tại nhà Ladarô ở Bêtania, khi chứng kiến lòng yêu thương và phục vụ tha nhân của Maria, là người đã theo Chúa và đã hấp thụ rất nhiều về giới răn yêu thương và tinh thần phục vụ của Thầy, lẽ ra khi thấy người khác cũng theo giới răn và tinh thấn phục vụ ấy, Giuđa phải vui mừng và hãnh diện mới đúng chứ; trái lại, ông không vui mà tỏ ra bực tức trước tấm lòng yêu thương và tinh thần phục vụ ấy. Một việc làm bác ái mà theo Chúa Giêsu, nó không dừng lại ở việc bác ái mà thôi, mà đó còn là một hành vi mang tính "tiên tri" nhắm đến việc mai táng Chúa sau này. Như thế, nếu chỉ đơn thuần là một công việc bác ái, lẽ ra Giuđa phải ra sức ủng hộ và khích lệ; đàng này, ông biết đó còn là một hành vi tiên báo việc an táng Thầy mình, sao ông vẫn ra sức ngăn chặn, làm khó dễ những người muốn noi theo gương Thầy Chí Thánh trong việc yêu thương và phục vụ tha nhân? Ông Giuđa ơi, tiếc là ông không còn sống để nghe câu nói của Thánh Bênađô về lòng yêu thương theo tinh thần của Chúa Kytô : "Giới hạn của yêu thương và yêu thương không giới hạn". Ông đòi hỏi con người thực thi bác ái và tinh thần phục vụ theo tiêu chuẩn và mục tiêu do ông đặt ra chứ không phải theo tiêu chuẩn và mục tiêu do chính Đấng là Tình Yêu. Thế nên, bác ái và phục vụ tha nhân, theo ông, phải được cân đong đo đếm và xin phép, phải được xét duyệt, phải được đồng ý hẳn hoi. Vì như thế, ông mới có cơ hội bòn rút và chia chác những của cải bác ái mà lẽ ra nó thuộc về những kẻ khốn cùng. Ông cố tình làm như thế, bởi Tin Mừng cho biết, ông vốn là tay bòn rút của công mà!

3. Trở lại vấn nạn trên, có hay không những Giuđa trong thời đại ngày nay? Chắc chắn câu trả lời sẽ là CÓ! Có hay không những Giuđa thời nay lợi dụng sự tín nhiệm và yêu thương của Chúa để bớt xén của công, của người dâng cúng cho việc chung, việc của giáo xứ, việc của giáo hội, việc của xã hội,... để bỏ vào túi tham của mình? Câu trả lời cũng sẽ là CÓ, thưa các bạn! Và có hay không những Giuđa của thời đại này khi thấy những người vì yêu mến Giáo hội, theo gương Chúa Kytô trong yêu thương và phục vụ- nhất là yêu thương và phục vụ những người nghèo, thân cô thế cô, đã ra sức căn ngăn, phá bĩnh, trù dập, nói xấu,... để dập tắt tinh thần yêu gương Thầy Chí Thánh của họ? Và câu trả lời cũng sẽ là CÓ!

Như thế, trong một thế giới mà vẫn đó quá nhiều Giuđa thời nay, thì việc Chúa Giêsu vẫn còn phải tiếp tục bị bán đứng, bị phản bội, bị sỉ nhục, bị lên án và đóng đinh là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng, chính sự Khổ nạn và sự Phục Sinh của Người sẽ đem lại sự cứu rỗi và giải phóng những ai có lòng tin và bước theo tinh thần yêu thương và phục vụ tha nhân như Người. Trong sự tin tưởng ấy, chúng ta cùng cầu xin Chúa cho thế giới này bớt đi những "Giuđa thời nay", xin cho những người lầm đường lạc lỗi được ơn ăn năn trở về. Trở về, để được Chúa tha thứ và yêu thương!
 
Đỉnh cao của tình yêu cứu độ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:28 02/04/2012
Sau bữa Tiệc Ly, vào khoảng gần nửa đêm, Đức Giêsu cùng các môn đệ rời nhà tiệc ly đi về vườn Giếtsêmani. Đoàn người lầm lũi đi theo hướng Bắc tiến về suối Cedron. Dọc đường, Đức Giêsu còn căn dặn các môn đệ những lời cuối cùng: “Đêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy, vì có lời đã chép: Ta sẽ đánh người chăn chiên và đàn chiên sẽ tan tác” (Mt 26,31). Phêrô nhiệt tình sôi nổi: “Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng sẽ không bao giờ vấp ngã”. Đức Giêsu bảo ông: “Thầy bảo thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần” (Mt 26,33-34). Phêrô khẳng định lần nữa: “Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy”; và không chỉ Phêrô thề thốt mà thôi, các môn đệ cũng đều nói như thế (x. Mt 26,35).

Ðức Giêsu đi ra núi cây dầu cầu nguyện. Cầu nguyện xong thì Giuđa, kẻ phản bội dẫn một toán lính đền thờ đến bắt Ðức Giêsu bằng một dấu hiệu là cái hôn giả dối.

Ðể bảo vệ Thầy “Ông Simon Phêrô có sẵn một thanh gươm, bèn tuốt ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế, mà chém đứt tai phải của y. Người đầy tớ ấy tên là Mancô” (Ga 18,10; Mc 14,46). Phêrô nghĩ rằng, bảo vệ Chúa để Chúa được sống và ông đã rút gươm.

Phêrô thật vụng về, ông không chém được ai sáng giá cả, chỉ chém được người đầy tớ. Sao không chém những người có gươm giáo? Người đầy tớ thì chém làm gì. Ông chém đứt cái tai. Phêrô chém kiểu nào mà chỉ làm đứt tai tên đầy tớ thôi, mà không làm bị thương ở vai hay ở cổ?

Hay phải dịch là Phêrô “xẻo tai” tên đầy tớ ? Mà xẻo tai thì lại không thực tế trong trường hợp này. Ðể xẻo tai, một tay cần phải cầm tai của tên đầy tớ, còn tay kia cầm gươm để xẻo thì mới có điểm tựa. Nếu vậy, đối phương thấy đau sẽ vùng vẫy để tẩu thoát. Còn nếu nhờ các tông đồ khác kìm kẹp hắn lại để thực hiện việc xẻo, thì cũng không giúp được gì, bởi vì quân lính đi bắt Ðức Giêsu thế nào cũng phải đông hơn và có khí giới lợi hại hơn để áp đảo nhóm Mười Một.

Nếu Phêrô bổ thẳng từ trên xuống dưới thì thế nào cũng làm bị thương vai của tên đầy tớ. Nếu chém chéo thì không những làm đứt tai mà còn làm bị thương cả đầu và cổ nữa. Nếu tai cụp gần vào đầu thì rất khó chém. Có lẽ tên đầy tớ có tai vảnh ra như tai lừa nên mới dễ chém như vậy!

Để chém đứt tai tên đầy tớ, Phêrô phải có võ thuật. Làm nghề chài lưới ở biển hồ Tibêria phải biết chút võ nghệ để đề phòng hải tặc. Như vậy khi chém tên đầy tớ, Phêrô đã phải dùng nội lực, trường hợp này chỉ vận dụng ít nội công để cho thanh gươm dừng lại ở điểm nào đó cho khỏi làm bị thương cổ hoặc vai của tên đầy tớ. Nói cách khác, Phêrô vận dụng trí óc để điều khiển thần kinh, rồi thần kinh phối trí với nhãn quan và bắp thịt cánh tay để điều khiển hướng đi của thanh gươm. Như thế Phêrô chỉ chém để cảnh cáo quân lính đến bắt Thầy mình như là ngụ ý nói với chúng: Tụi bay đừng có đụng đến Thầy của chúng ta, kẻo phải chịu chung số phận. May thay, “ Đức Giêsu sờ vào tai tên đầy tớ mà chữa lành” (Lc 22,51).

Tuy nhiên, đường lối của Ðức Giêsu thì khác với đường lối loài người. Ðường lối của Ðức Giêsu là vâng phục thánh ý Chúa Cha. Vì thế, Người bảo Phêrô dừng lại và xỏ gươm vào bao. (Mt 26,52).

Thánh ý Chúa Cha là con đường thập giá. Trên thập giá, Đức Giêsu gọi giờ tử nạn là giờ Ngài được tôn vinh: "Giờ đây, Con Người được tôn vinh” (Ga 13, 31). Ngài bị phản bội, bị ruồng bỏ, bị cáo gian, bị hành hình, bị treo trên thập giá. Cả một bầu khí thù hận vây bọc muốn quật ngã Ngài. Nhưng Ngài vẫn đáp lại bằng tình yêu. Trên thập giá, Đức Giêsu chiến thắng sự hận thù bằng lòng bao dung. Ngài yêu thương và tha thứ tất cả. Người tha thiết cầu xin Chúa Cha: "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm" (Lc 23, 34). Đó là cuộc chiến thắng của tình yêu.

Trên thập giá, Đức Giêsu chiến thắng nổi đau đớn thể xác và đau khổ tinh thần. Đối mặt với cuộc khổ nạn, không một thách thức nào làm cho Đức Giêsu lùi bước; không một đe doạ nào làm cho Đức Giêsu khiếp sợ; không một sỉ nhục nào làm cho Đức Giêsu nổi giận hay mất bình an; không hận thù nào tiêu huỷ được lòng bao dung vô bờ bến của Ngài. Cái chết yêu thương mở ra một đời sống mới: vị tha, yêu thương, tha thứ, tin yêu, hi vọng. Từ đó Ngài nâng đời sống con người lên sự sống của con cái Thiên Chúa. Đó là cuộc chiến thắng của sự sống.

Đức Giêsu đã đạt đến đỉnh cao của tình yêu cứu độ. Thập giá là đường lối khôn ngoan của Thiên Chúa. Một chân trời bình an rộng mở đón nhận niềm vui Phục Sinh.
 
Đức Mẹ Maria dẫn đưa vào Tuần Thánh
+ Gm GB Bùi Tuần
07:30 02/04/2012
1. Mùa chay năm nay khác các mùa chay trước đây. Khác ở chỗ mùa chay năm nay có nhiều báo động. Báo động ở nhiều lãnh vực.

Riêng trong lãnh vực đạo đức, báo động được coi là khẩn cấp và nghiêm trọng. Nghiêm trọng đến nỗi những người có trách nhiệm dám quả quyết: Nếu không chấn chỉnh đạo đức, sẽ không tránh được những sụp đổ có liên quan đến Non Sông và Dân Tộc. Đó là một báo động công khai trong xã hội Việt Nam hôm nay.

Còn trong Hội Thánh Việt Nam, chính tình hình thực tế về đạo đức hiện nay đang là một báo động. Một chiếc xe đứt thắng, đang trên đường nguy hiểm, bên bờ vực thẳm, thế mà các người trong xe vẫn ngủ ngon, người lái xe vẫn say mê nghe nhạc chiến thắng, đó chính là hình ảnh về tình hình đạo đức ở một số nơi. Hình ảnh đó là một báo động khẩn cấp.

Chính bản thân tôi cũng đang cảm nhận sâu sắc một sự thực đau buồn, mà thánh Phaolô xưa đã tự thú: “Sự thiện tôi muốn làm, thì tôi không làm. Nhưng sự ác tôi không muốn, thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,19).

2. Nhận thức đúng về một tình hình có nhiều báo động không cho phép chúng ta dửng dưng vô cảm.

Nhưng tôi cảm thấy mình quá yếu đuối, để có thể cứu vãn được tình hình. Với tâm tình khiêm tốn và khó nghèo, tôi chạy lại bên Đức Mẹ Maria. Mẹ dẫn tôi vào Mùa Chay, đặc biệt là Tuần Thánh của Mẹ. Tuần Thánh là thời gian đề cao việc Chúa cứu chuộc nhân loại.

Mẹ nói với tôi một cách nhẹ nhàng. Đúng hơn là Mẹ không nói, mà chỉ chia sẻ tâm tình. Một sự chia sẻ không thực hiện bằng lời nói, mà bằng cảm nhận tự sâu thẳm đáy lòng.

3. Chia sẻ bao trùm và tập trung nhất, mà Mẹ ban cho tôi, đó là sự cứu độ chỉ đến từ Chúa Giêsu. Mẹ giúp tôi tin Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Trong chương trình cứu độ, Chúa Giêsu chú ý nhất đến sự cứu nhân loại khỏi xiềng xích tội lỗi và án phạt ghê gớm do tội lỗi gây nên. Công việc cứu thế của Người là chuỗi dài những lời nói và việc làm khuyên dạy người ta mến Thiên Chúa và yêu thương nhau. Đỉnh cao nhất của công trình cứu độ là sự Chúa Giêsu tự nguyện dâng mình làm của lễ trên thánh giá.

Sự tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, khi trở thành một sự sống thiêng liêng được Đức Mẹ chia sẻ cho, đã làm cho tôi gắn kết mật thiết hơn với Chúa Giêsu. Tôi bước theo Người, là tôi cầu nguyện như Người cầu nguyện. Tôi bước theo Người, là tôi dâng mình làm của lễ như Người đã dâng mình.

4. Khi Chúa Giêsu đã trở thành trung tâm đời sống của tôi, tôi hiểu dễ dàng hơn thái độ của Mẹ, khi Mẹ theo Chúa Giêsu vác thánh giá, và khi Mẹ đứng dưới chân thánh giá.

Thái độ của Mẹ trong suốt thời gian Chúa Giêsu, Con Mẹ, phải chịu khổ cực, là thinh lặng, một sự thinh lặng anh hùng và thánh thiện.

5. Mẹ thinh lặng trước những lời nói hung hăng và những quyết định độc ác của các thượng tế, luật sĩ đối với Chúa Giêsu. Không những Mẹ không một lời phản đối, thách thức, chửi rủa họ, Mẹ còn nuốt những đớn đau và nhục nhã vào lòng đầy yêu thương của Mẹ. Yêu thương của Mẹ cũng là yêu thương của Chúa Giêsu. Một yêu thương sẵn sàng tha thứ. Yêu thương đó cũng còn là cầu nguyện cho những kẻ làm khổ mình. Hơn thế nữa, yêu thương đó lại âm thầm đền tội thay cho những kẻ bắt bớ mình. Thinh lặng như thế là một thái độ rất tích cực, góp phần cứu độ những gì coi như không thể cứu độ bằng những phương tiện tự nhiên. Thinh lặng đó là một thứ đối thoại không lời mà bao sâu thẳm.

6. Mẹ thinh lặng trước sự thay lòng đổi dạ của quần chúng. Quần chúng là đám đông đã tưng bừng đón mừng Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem mấy ngày trước đó. Quần chúng là từng trăm ngàn người đã được nghe những lời chân thật yêu thương Chúa giảng, đã được thấy những phép lạ giải cứu đầy xót thương của Chúa, đã được chia sẻ cuộc đời thánh thiện của Chúa. Nhưng quần chúng đông đảo đó đã để mình bị khích động một cách dễ dàng. Họ đã nông nổi nghe theo nhóm quyền lực xấu, để hò hét lên án Chúa Giêsu. Mẹ không trách họ. Mẹ thinh lặng để cho những làn sóng vô ơn bạc nghĩa tràn vào lòng Mẹ. Lòng Mẹ vẫn dạt dào yêu thương, tha thứ. Lòng Mẹ vẫn cầu nguyện và đền tội thay cho những kẻ lỗi lầm. Như thế thinh lặng của Mẹ là một thái độ tích cực, chứa đầy ơn cứu độ. Thinh lặng đó là một thứ đối thoại âm thầm của trái tím dâng hiến.

7. Mẹ thinh lặng trước tình trạng coi như phá sản của 12 tông đồ. Mẹ không mắng trách họ. Mẹ đón nhận cảnh tan rã thê thảm của các tông đồ vào lòng Mẹ. Lòng Mẹ vẫn dịu dàng xót thương. Lòng Mẹ vẫn rộng mở, chở che những người con yếu đuối lỗi lầm. Lòng Mẹ vẫn quảng đại, sẵn sàng đền tội thay cho đàn con khờ dại. Như thể, thinh lặng của Mẹ là một thái độ tích cực, có sức thánh hoá. Thinh lặng đó là một thứ đối thoại dịu dàng của tấm lòng hiền mẫu.

8. Mẹ thinh lặng trước bản án sai trái của quan Philatô và trước những độc ác của quân quốc thi hành bản án đối với Chúa Giêsu. Mẹ có thể phản kháng. Mẹ có thể nguyền rủa. Mẹ có thể xin Chúa trừng phạt những kẻ lạm quyền. Nhưng Mẹ đã thinh lặng. Mẹ để cho những độc ác của các quyền lực đâm nát trái tim Mẹ. Mẹ đau đớn. Nhưng trong đau đớn, Mẹ vẫn yêu thương tha thứ, vẫn dâng mình đền tội thay cho mọi tội nhân. Như thế, thinh lặng của Mẹ là một thái độ rất tích cực, chứa đầy ơn thánh cứu độ. Thinh lặng đó là một thứ chọn lựa anh dũng cao thượng, vượt trên mọi đối thoại trần gian.

9. Với những chia sẻ trên đây, Đức Mẹ dẫn tôi tới La Salette. Nơi đây, Đức Mẹ đã hiện ra dưới hình ảnh một người phụ nữ ngồi khóc. Mẹ khóc vì tội lỗi loài người. Mẹ khóc vì loài người sẽ không tránh được hình phạt do tội lỗi, nếu loài người không ăn năn sửa mình.

Trong tâm tình cảm tạ, tôi xin nói ngay là: Chia sẻ của Đức Mẹ đã làm cho tôi thức tỉnh. Tôi nhận ra mình thực sự hèn yếu. Tôi không thể tự cứu mình. Tôi càng không thể cứu được bất cứ ai. Huống chi tôi đâu có thể cứu được một tình hình Hội Thánh và Đất Nước. Nhưng Mẹ chỉ cho tôi cách đón nhận ơn cứu độ của Chúa Giêsu. Mẹ đã làm gương về cách đón nhận đó. Cách đó là yêu thương tự hạ trong cầu nguyện, sám hối và tin tưởng tuyệt đối vào lòng thương xót Chúa.

Sự thinh lặng của Mẹ còn dạy tôi về sự nhã nhặn và sự kềm chế của tu đức. Sự thinh lặng của Mẹ nhắc nhở tôi chú ý nhiều đến sự thanh vắng nội tâm, kết hợp với Chúa Giêsu, lắng nghe Người, âm thầm bước theo Người, nhất là cùng với Người dâng mình làm của lễ trên thánh giá.

Số người đứng bên Đức Mẹ dưới chân thánh giá Chúa Giêsu ngày Chúa chịu nạn rất ít. Nhưng số người đó mỗi ngày mỗi tăng thêm. Xin hết lòng cảm tạ Chúa và Đức Mẹ đã cho phép tôi được cùng với họ bám chặt lấy Đức Mẹ là nguồn sản sinh sự sống, niềm vui và lòng trông cậy.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:00 02/04/2012
KHĂN ĐẦU
N2T

Đầy tớ đi với chủ nhân lên kinh thành ứng thí, khi đi trên đường thì khăn trùm đầu của chủ nhân rơi xuống đất, đầy tớ nói với chủ nhân:
- “Khăn của ngài rơi xuống đất rồi kìa “.
Chủ nhân nghe rồi thì cảm thấy không hên, bèn nói:
- “Không được nói “rơi xuống đất落地 (落第)” (1) , rất là bất lợi mày nên nói là “cập đệ”及地 (第)” (2) mới phải”.
Đầy tớ gật gật đầu, đợi chủ nhân trùm lại khăn đầu thì nói:
- “Lần này thì dứt khoát không cập đệ nữa”.

Suy tư:
Đi thi thì phải tin tưởng vào tài học của mình, chứ không vì tin dị đoan; nếu học hành tốt thì chắc chắn là trúng cử, ngược lại thì bị hỏng mà thôi.
Sắp đến ngày thì đại học, thì có một vài phụ huynh đến xin lễ cho con mình được thi đậu đại học; có một vài học sinh đến xin lễ cho mình được thi đậu. Xin lễ cầu nguyện là việc làm tốt lành, nhưng nếu con cái không chịu chăm lo học hành mà cứ xin lễ để Chúa cho đậu, thì chắc là trên thế gian ai cũng làm tiến sĩ; không chịu học hành mà xin lễ để được đậu đại học, thì không nên đi học làm gì cho tốn tiền cha mẹ và tốn sức của mình…
Thiên Chúa không làm phép lạ cho người làm biếng, Ngài cũng không làm phép lạ cho những ai quá trông cậy vào Ngài mà không chịu làm việc gì cả.
Thiên Chúa cũng không phải là ô dù che chở cho kẻ làm biếng, nhưng Ngài sẽ chúc lành cho những ai nổ lực tìm kiếm và tin tưởng Ngài trong bổn phận hằng ngày.

(1) 落地phát âm là “luo-ti” nghĩa là rơi xuống đất; 落第cũng phát âm là “luo-ti”, nghĩa là hỏng thi. Đồng âm khác nghĩa.
(2)及第phát âm là “ji-ti””nghĩa là trúng tuyển.
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Thứ Ba Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:01 02/04/2012
THỨ BA TUẦN THÁNH

Phêrô chối Thầy
“Một người trong anh em sẽ nộp Thầy … Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần”.

Không có gì đau khổ cho bằng người con phủ nhận cha mẹ là ngừơi đã sinh ra mình; không có gì xúc phạm cho bằng khi một học trò được thầy yêu quý lại công khai phủ nhận không phải là thầy của mình; không có sự vô ơn nào to lớn cho bằng phủ nhận đấng sinh thành dưỡng dục và người đã dạy dỗ mình. Thánh Phê-rô là người hiểu rõ sâu sắc nhất về hành vi của mình khi phủ nhận Đức Chúa Giê-su là thầy của mình; Giu-đa Is-ca-ri-ot cũng đã trả giá về việc mình đã phản bội sư phụ kính yêu và bán Ngài ba mươi đồng bạc cho các thượng tế...

Đã nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta đã đóng vai trò của Phê-rô, của Giu-đa Is-ca-ri-ot khi phạm tội...

A. Suy Niệm.

Nguyên nhân làm cho thánh Phê-rô chối Chúa.

1. Sợ liên luỵ.
Con người ta ai cũng sợ chết, nhưng sợ chết đôi lúc không ngại bằng sợ liên lụy đến bản thân hoặc là sợ liên luỵ đến gia đình.
Thánh Phê-rô đã sợ liên luỵ đến bản thân vì mình là môn đệ của kẻ đang bị bắt, bị tra tấn ở trong dinh kia, cho nên đã từ chối không biết người đang bị hỏi cung, bị tra tấn đánh đòn ấy là ai !

Ba năm không rời thầy một bước, ba năm được thầy giáo huấn dạy dỗ để trở nên giống thầy: loan truyền tin mừng Nước Thiên Chúa cho mọi loài thụ tạo; ba năm đã nhìn thấy vô số những điều kì diệu mà thầy mình đã làm cho mọi người như người câm nói được, người què biết đi, người bệnh được lành, kẻ chết sống lại; và quan trọng hơn, trong ba năm ấy thánh Phê-rô cũng như các tông đồ khác đã được thầy mình –Đức Chúa Giê-su- yêu thương cách đặc biệt, hay nói cách khác, các tông đồ đã sống trong sự yêu thương của Đức Chúa Giê-su.

Vậy mà Phê-rô vẫn cứ chối thầy, vẫn cứ sợ sệt trước câu nói của tên tớ gái: “Cả bác nữa, bác cũng đã theo ông Giê-su, người Ga-li-lê đó chứ gì ?” . Thánh Phê-rô giờ đây không còn hùng dũng hiên ngang tuyên bố là sẽ theo thầy cho đến chết nữa, nhưng đã nhụt chí anh hùng, mất hết niềm tin và đã trở thành kẻ hèn nhát chối bỏ Đức Chúa Giê-su là thầy của mình, thánh Phê-rô sợ liên lụy đến bản thân.

2. Mất niềm tin.
Thánh Phê-rô có lý của Phê-rô: khi bị bắt, Đức Chúa Giê-su không kháng cự, không la hét, không làm phép lạ để trốn thoát, thần tượng một con người vĩ đại Giê-su đã mất tiêu khi bị tên tớ gái phát giác mình là môn đệ của Thầy Giê-su. Thánh Phê-rô nhất thời đã mất niềm tin vào thầy của mình, ngài đã bỏ cuộc khi nói: “Tôi không biết người ấy”.

Tên tớ gái có lý của nó: nghe giọng nói của Phê-rô liền biết ngày là người Ga-li-lê, cùng quê hương với người bị tra tấn đánh đâp trong kia – Đức Chúa Giê-su. Thế nhưng thánh Phê-rô đã phủ nhận điều ấy, ngài không còn tin vào mắt mình nữa khi tận mắt chứng kiến cảnh thầy bị bắt, chối quách cho yên thân để khỏi bị làm khó dễ, để khỏi bị liên lụy: ngài đã mất niềm tin vào Đức Chúa Giê-su.

B. Xét mình.
Trong cuộc sống có những lúc chúng ta trở thành một Phê-rô thứ hai: hăng hái mạnh dạn nói sẽ theo Chúa cho đến cùng, nhưng rồi đã phủ nhận Chúa là Thiên Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta.

Chúng ta đã sợ liên luỵ vì mang danh Ki-tô hữu khi cơn bách hại đạo đến, chúng ta đã sợ liên luỵ đến gia đình và bản thân khi có người nhận ra chúng ta là người Ki-tô hữu, cho nên chúng ta không đi nhà thờ, chúng ta không dám công khai giữ đạo, và tệ hơn, chúng ta đã từ chối và phủ nhận Đức Chúa Giê-su bằng lí do “thật chính đáng” là giữ đạo tại tâm, để rồi không thiết tha gì với những phụng vụ và bí tích của Giáo Hội.

Có người bị mất niềm tin khi thấy gia đình gặp nhiều chuyện thử thách: bỏ đạo.

Có người qua một cuộc khủng hoảng gương xấu của một vài linh mục, đã mất cả niềm tin vào Giáo Hội và vào Đức Chúa Giê-su: không tham dự thánh lễ hoặc các bí tích của các linh mục “có tiếng” ấy...

Chúng ta đã lãnh nhận ơn này đến ơn khác của Thiên Chúa, chúng ta đã nhìn thấy và cảm nghiệm rất rõ tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người, nhưng vì sợ liên luỵ đến danh dự của bản thân, sợ liên luỵ đến gia đình và công ăn việc làm mà phủ nhận Thiên Chúa trong cuộc sống của mình...

C. Cầu nguyện.
Lạy Đức Chúa Giê-su,
Hơn bao giờ hết, Tuần Thánh là thời gian mà chúng con cần phải kết hợp mật thiết với Chúa nhất, để chia sẻ những khổ nhục mà Chúa đã chịu vì tội lỗi của chúng con.

Đứng trước những người thù hận và ghen ghét làm quan toà xét xử, Chúa rất muốn có một môn đệ chia sẻ những cực hình, nhưng ngay cả người Chúa yêu nhất cũng đã chối Chúa. Người mà Chúa yêu nhất không những chỉ là một Phê-rô, một Gioan, Gia-cô-bê, hay tất cả các tông đồ mà thôi, nhưng là tất cả chúng con nữa. Nhưng tất cả mọi người thân thương ấy –có cả chúng con- đã không còn nhìn nhận Chúa là Thầy và là Chúa của mình nữa, bởi vì ai cũng sợ: sợ chết và sợ liên luỵ...

Lạy Chúa, có lẽ nơi Chúa cơn đau phần xác thì ít, mà nỗi đau đớn trong linh hồn thì nhiều vì những bội phản của chúng con: khi chúng con không làm tròn bổn phận của mình là chúng con đã phủ nhận Chúa đang kêu gọi và trao trách nhiệm cho chúng con; khi chúng con vẫn còn sống trong những ngạo mạn của mình là chúng con đã phủ nhận Chúa đang dùng chính chúng con để loan báo Tin Mừng cho mọi người; khi chúng con vẫn còn ghen ghét những việc làm tốt đẹp và thành công của anh chị em, là chúng con đã phủ nhận Chúa đang hoạt động trong con người của họ.

Lạy Chúa, Tuần Thánh đã đến và Tuần Thánh sẽ qua đi, năm này qua năm khác, chúng con vẫn hứa vẫn quyết tâm kết hợp với Chúa và theo Chúa suốt đời, nhưng Tuần Thánh qua đi chúng con lại lơ là với bổn phận và từ từ phủ nhận Chúa trong cuộc sống của chúng con...
Xin ban cho chúng con ơn khiêm tốn, để chúng con biết mình là ai và Chúa là ai, để chúng con có một quyết tâm trung thành với Chúa suốt cuộc đời của chúng con. Amen

------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:04 02/04/2012
N2T

32. Ma quỷ không tấn công người dị giáo, bởi vì họ đã trở thành phụ thuộc và nô lệ cho chúng nó rồi; ma quỷ cũng không quấy rầy những giáo hữu xấu, bởi vì họ đã đầu hàng ma quỷ; ma quỷ thích tấn công những người khảng khái hoàn toàn thờ phượng Thiên Chúa.

(Thánh Jerome)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến 5.000 bạn trẻ Madrid, Tây Ban Nha
LM. Trần Đức Anh OP
12:30 02/04/2012
VATICAN - ĐTC khuyến khích các bạn trẻ Tây Ban Nha trở thành tông đồ của Chúa trong gia đình, môi trường học hành và làm việc.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 2-4-2012, dành cho 5 ngàn bạn trẻ tổng giáo phận Madrid và các giáo phận phụ cận, dưới sự hướng dẫn của Đức TGM Antonio Maria Roucou và các GM khác, về Roma hành hương nhân dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 27 hôm chúa nhật vừa qua.

ĐTC nhiệt liệt cám ơn sự đón tiếp của giáo phận Madrid và các bạn trẻ đã dành cho ngài trong các sinh hoạt đó và nói với các bạn trẻ rằng: ”Biến cố Ngày Quốc Tế giới trẻ ấy chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng sự hiện diện của Chúa Thánh Linh trong Giáo hội. Chúa không ngừng soi sáng cho các tâm hồn và tiếp tục dẫn chúng ta ra chỗ công cộng của lịch sử, như trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, để làm chứng về những kỳ công của Thiên Chúa. Các bạn được kêu gọi cộng tác với trách vụ tuyệt vời ấy, và thật là bõ công khi dấn thân hết mình cho công tác ấy. Chúa Kitô đang cần các bạn ở bên cạnh để mở rộng và kiến thiết Nước Tình Thương của Ngài. Điều này có thể xảy ra nếu các bạn có Chúa như người bạn thân thiết nhất và tuyên xưng Chúa bằng cách sống theo Tin Mừng, trong sự can đảm và trung thành”.

ĐTC cũng nói rằng: ”Các bạn trẻ thân mến, như những tông đồ trong giờ đầu tiên, các bạn cũng hãy trở thành thừa sai của Chúa Kitô nơi thân nhân, bạn hữu và những người quen biết, trong các môi trường học hành hoặc làm việc của các bạn, nơi những người nghèo và người đau yếu. Các bạn hãy nói về tình thương và lòng từ nhân của Chúa một cách đơn sơ, không mặc cảm cũng chẳng sợ hãi. Chính Chúa Kitô ban sức mạnh cho các bạn để thi hành điều đó. Về phần mình, các bạn hãu lắng nghe Chúa và giữ một mối liên hệ thường xuyên và chân thành với Chúa. Hãy tín thác kể lại cho Ngài những khát vọng và mong ước của các bạn, cũng như những cơ cực của các bạn và của những người khác mà các bạn thấy thiếu an ủi và hy vọng”.

ĐTC mời gọi các bạn trẻ nghĩ đến Ngày Quốc Tế giới trẻ năm tới 2012 tại Rio de Janeiro và nói rằng: ”Trong lúc chúng ta tiến bước, mắt hướng về bình minh Phục Sinh sắp đến, ước gì việc cử hành Ngày Quốc tế giới trẻ tại Brazil là một kinh nghiệm mới mẻ và vui tươi về Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng hướng dẫn toàn thể nhân loại tới cuộc sống sáng lạn đến từ Thiên Chúa” (SD 2-4-2012)
 
Đa-vít Chọi Go-li-át
Dominic Thiện
15:13 02/04/2012
Đa-vít Chọi Go-li-át

Dominic Thiện

Tính từ thời cố TT John F. Kennedy đến nay, đã gần 4 thập niên rồi mà chưa có một tổng thống Công Giáo nào lãnh đạo cường quốc Hoa Kỳ. Nhưng năm 2012 có thể có được một TT gốc CG, vì lần đầu tiên trong cuộc tranh cử phe Cộng Hoà, người ta nhận thấy có tới hai ứng viên CG: cựu Thượng Nghị Sĩ (TNS) Rick Santorum và ngài Newt Ginrich, người chủ tọa (Speaker of the House) Hạ Ngị Viện của thập niên ‘90. Đáng chú ý trong hai ứng viên này là TNS Santorum, một nhà chính trị gốc Ý-đại-lợi, trẻ và rất sùng đạo. Cường quốc này đang xuống giống vì nhiều vấn đề phức tạp mà có gốc tích từ những xoa đoạ luân lý và đạo đức -- một nền tảng vững vàng mà Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã được gày dựng để trở nên bành trướng hơn 3 thế kỷ qua. Phải chăng Santorum là một luồng gió mới mà chính quyền Mỹ đang cần? Phải chăng Santorum khơi lại hình ảnh của một Đavít thời đại trước khổng lồ Gôliát trong Cựu Ước?

Sau khi quyết định ra ứng cử vào mùa hè 2011 để tranh chức Ứng Viên TT cho Đảng Cộng Hoà, Santorum chọn phương châm rất khác thường và đặc nét Công Giáo: “Faith, Family & Freedom” (Đức Tin, Gia Đình & Tự do). Nhiều chính trị gia đã chê phương châm này và cho rằng Santorum sẽ thất bại nặng nề. Ngay từ đầu, các đối thủ của Santorum cười, và cho rằng vị cựu TNS từ bang Pennsylvania này không có tầm nhìn, thiếu sự tính toán chính trị, không đủ khả năng lãnh đạo và chưa chững chạc. Họ nhận xét về khả năng gây quỹ của ông quá yếu, khi so sánh với các khổng lồ như Mitt Romney (phe Cộng Hòa) hoặc TT đương thời Barack Obama (đảng Dân Chủ). Sự nhận xét này đúng vì cho đến nay, Santorum thu vô khoảng gần $17-triệu, trong khi đó cựu thống đốc Romney đã thu vô $75,6 triệu. Nhưng khi Santorum tốn rất ít tiền để thu hút dân Cộng Hòa tại Iowa và tạo chiến thắng cho mình, thì các chính trị gia và phe Romney đã phải thay đổi thái độ và dùng mọi cách để tấn công Santorum qua chiến trường thông tin báo chí và điện ảnh.

Đức Tin

Cách đây 52 năm, cố TT John F. Kennedy có xuống Houston, TX để thuyết trình với nhóm mục sư Tin Lành (đại diện cho khối Kitô Giáo các bang miền Nam Hoa Kỳ) và chinh phục lá phiếu họ. Ông đã tuyên bố rằng đức tin Công Giáo của ông sẽ tuyệt đối không ảnh hưởng tới các quyết định về chính sách chung khi ông là một Tổng Thống. Nói cách khác, tôn giáo không có chỗ đứng trong các hành sự của những người làm chính trị, nhưng rất tiếc không ai dám đứng ra để phản đối lý thuyết này cho đến 50 năm sau. Năm 2010 cũng tại Houston, TX, ĐTGM Charles Chaput (TGP Philadelphia) phân tích bài diễn văn này và tuyên bố: “ý định của Kennedy là một lòng thành, nhưng những điều đó thiếu hướng dẫn (misguided) và đáng tiếc là nó đã làm ảnh hưởng đến thế hệ chính trị sau này” Lối nhận xét của đức tổng Chaput làm mất lòng một số người nhưng lại rất trung thực qua lăng kính tự do tôn giáo mà các tổ phụ Hoa Kỳ soạn viết trong Hiến Chương lập quốc.

Santorum có đồng lối nhìn này vì ông ta quả quyết rằng làm chính trị cần phải có một lương tâm được đào tạo chính chắn như những gì đức tin Kitô Giáo mời gọi. Hôm tháng hai vừa qua, Santorum không ngần ngại khi chia sẻ với nhóm mục sư Tin Lành vùng Bắc Texas: “Tôi sẵn sàng bày tỏ công cộng về vai trò đức tin trong xã hội, nhưng không phải là vì tôi muốn trở nên mục tử nước Hoa Kỳ, mà là vì tôi muốn tranh đấu cho nền tảng luân lý [xã hội]”. Nước Hoa Kỳ được sáng lập ra và bành trướng nhờ những tổ phụ có lòng đạo, và khiêm nhượng nhận định vào quyền năng Thiên Chúa. Họ tốn nhiều công sức soạn thảo Hiến Pháp và các đạo luật để phản ảnh những nét Kitô Giáo này. Qua hai nhiệm kỳ làm việc trong Thượng Nghị Viện, đã nhiều lần Santorum bầu và xuất hành những đạo luật mà mang nhiều nét Kitô Giáo, đặc biệt chú trọng đến bảo vệ sự sống. Thí dụ, ông bảo trợ những đạo luật như “Born Alive Infants Protection Act” (Bảo Vệ Thai Nhi Còn Sống Khi Sanh), “Unborn Victims of Violence Act” (Thai Nhi Nạn Nhân Của Bạo Lực), v.v… Đúng với giáo lý CG (#1901-1917), Santorum tin rằng những người lãnh đạo trong chính quyền có trách nhiệm phải thay đổi những đạo luật nào vô luân, bất công và có hại tới xã hội. Nói cách khác, đức tin là động lực và có sự ảnh hưởng lớn với mọi hành động và quyết định cho của cuộc sống.

Từ cuối thập niên ’60, các trường học bỏ phần đọc kinh sáng, các biểu tượng tôn giáo bị đè nén tại các nơi công cộng, ngày Chúa Nhật không còn là ngày của Chúa vì các tiệm buôn bán và công sở khuyến khích công nhân làm việc thay vì nghỉ ngơi; ngày lễ Giáng Sinh người ta chúc nhau bằng câu “happy holiday” (chúc mừng lễ hội) thay vì “Merry Christmas” (chúc mừng Giáng Sinh); nhiều công viên và cơ sở chính quyền tẩy chay các dấu chỉ Kitô Giáo như bỏ Thánh Giá, ảnh tượng 10 Điều Răn và bộ hang đá Bê-lem vào dịp lễ Noel (nativity scene). Theo phe truyền thống của Cộng Hòa, thì xã hội Hoa Kỳ xuống dốc là vì phần lớn họ không còn tin vào Thiên Chúa. Khi Chúa bị đẩy ra khỏi mọi sinh hoạt xã hội, từ chính trị tới giáo dục và gia đình, thì sự trống vắng đó được lấp đi bằng vật chất, tình dục, và các đam mê xác thịt. Từ đó luân lý và suy luận đạo đức trở nên tương đối (relative).

Santorum là một người làm chính trị mà sẵn sàng biểu lộ đức tin Kitô Giáo công khai, qua hành động (các đạo luật mà ông đã viết và bầu) và lời nói. Đây là một đặc điểm đáng chú ý khi so sánh với các dân biểu phe Dân Chủ như dòng họ Kennedy, ông Kerry hay bà Pelosi. Đa số các nhóm bảo vệ sự sống tại Hoa Kỳ ủng hộ Santorum, và cảm kích những nổ lực ông đã đóng góp nhiều năm qua. Các tổ chức thiện nguyện lớn như Susan B. Anthony List, Right To Life, CatholicVote.org, và Campaign for Working Families là những hội đoàn đã và đang ủng hộ Santorum. Vì vậy các chuyên gia chính trị không ngạc nhiên khi thấy NARAL (nhóm ủng hộ phá thai) phê chấm Santorum vào hạng 0% -- nghĩa là ông quá tích cực ủng hộ sự sống.

Gia Đình

Santorum là ai? Rick thuộc vào thế hệ Santorum thứ ba, và được sinh ra tại Winchester, Virginia năm 1958. Ông là một trong 3 người con của Aldo và bà Catherine. Có lần Santorum tâm sự là nhờ tiếp xúc và lớn lên trong gia đình Công Giáo, ông đã học được nhiều giá trị đạo đức từ ông nội, là một thợ mỏ than, đã vất vả làm lụng để nuôi sống gia đình và giúp bố của Santorum thành tài. Bố ông hành nghề tâm lý, và mẹ là một y tá.

Với bối cảnh đó, Rick và Karen (vợ) đã xây dựng một mái ấm gia đình với 8 người con (1 bé trai đã chết sau khi sinh, còn lại 7). ĐTC Gioan Phalô II nói: “As the family goes, so goes the nation” (khi gia đình không còn vững thì quốc gia cũng bị liên lụy). Đối với Santorum, lời dạy dỗ này quá chí lý vì ông cũng tin rằng “giá trị căn bản của xã hội Hoa Kỳ là gia đình, và nếu các gia đình không mạnh, thì quốc gia sẽ không nổi bật”. Ông xác định rằng gia đình bao gồm người cha, mẹ và các con cái; và ông rất chú trọng đển bảo vệ quyền lợi các gia đình, vì gia đình là “máu sống của xã hội” và là một thể chế để bảo vệ nền tự do dân chủ. Suy tư về sự quan trọng của gia đình được bày tỏ qua cuốn sách “It Takes a Family” do chính ông viết. Năm 2003, nhóm Liên Minh Kitô Giáo (Christian Coalition) liệt ông vào hạng 100% nghiêng về phía bảo vệ gia đình (pro-family) vì các lá phiếu và tiếng nói tích cực của Santorum trong Quốc Hội Mỹ.

Mặc dù bận rộn với cuộc sống trong vùng Hoa Thịnh Đốn, vợ chồng Rick vẫn đặt con cái trên hết vì 6 người con họ được lớn lên và ăn học tại gia (home schooling). Bà Karen là một y tá và có bằng luật sư giống như Rick, nhưng bà đã chọn nghỉ làm để ở nhà lo cho con cái. Họ dạy con cái rất kỹ càng, ngăn nếp và hằng tuần tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật. Họ còn thích dự lễ truyền thống La-tinh. Có thể nói, qua đời sống đức tin và cách cai quản gia đình, Santorum đã đạt được lời Khổng Tử chép: “tu thân, tề gia, trị nước, bình thiên hạ”. Ông luôn tự hào về mọi thành quả đã đạt được, nhưng điều làm Santorum hãnh diện nhất là những đóng góp trong vai trò làm chồng và làm cha trong đại gia đình ông.

Tự Do

Hồi đầu năm 2012, khi một dân cử hỏi Santorum về triết lý của ông đối với Hiến Pháp Mỹ, ông đáp lại: “Hiến Pháp (Constitution) phải được đọc [và hiểu] cùng với mạch văn Tuyên Ngôn Độc Lập (Declaration of Independence).” Có nghĩa là Tuyên Ngôn Độc Lập công nhận “mọi người được dựng nên bình quyền, được phú bẩm bởi Đấng Tạo Thành quyền bất chuyển nhượng, mà bao gồm sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc,” nhưng phải có trách nhiệm. Santorum xác định rằng Thiên Chúa trao các quyền căn bản này cho con người ta, nhưng Người cũng cho các luật luân lý để thực hành quyền tự do này.

Sự suy luận quyền tự do mưu cầu sinh sống và đạt hạnh phúc này được minh chứng qua hành động chính trị của ông. Thí dụ như Santorum ủng hộ và khuyến khích tại trợ các cha mẹ chọn chương trình học tại gia (home schooling), khuyến khích thay đổi điều hành giáo dục hướng về địa phương. Qua kế hoặch “Nghị Sự 100 Ngày Đầu Cho Tự Do Kinh Tế” [nếu trở thành TT năm 2013], ông đề nghị những điểm dưới đây để thay đổi hướng đi nền kinh tế Mỹ:

• Thay đổi các đạo luật để các hảng dầu hỏa khai thác trong nước nhiều hơn [khi so sánh với chính sách Obama], nhờ đó nền kỹ nghệ năng lượng (energy) sẽ tạo nhiều việc làm và hạ giá xăng trong nước và gia tăng xuất lợi khẩu.

• Giảm bớt các điều luật nào làm cản trở các công xưởng nhỏ và các thương gia,

• Đổi luật thuế cá nhân từ 4 lọai thành 2 và giảm tỉ lệ thuế (10% và 28%) vì người dân cần được hưởng lợi tức do chính bàn tay họ khó nhọc làm ra.

• Tăng tax credit cho các gia đình có con thay vì cắt bớt đi.

• Bớt thuế công xưởng (corporate tax) và khuyến khích các hảng xưởng sản xuất đồ tại nước thay vì bên Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Mễ bằng cách gia tăng tax credit cho các nghiên cứu khoa học (Research & Development).

• Bãi bỏ luật Affordable Care Act (Obamacare) vì trong luật này có những phần chống lại quyền tự do tôn giáo mà HĐGM Hoa Kỳ đang phấn đấu.

Thầy PT Keith A. Fournier, chủ bút của trang báo www.catholic.org và là một luật sư tích cực trong phong trào Bảo Vệ Sự Sống, ca ngợi TNS Santorum với những lời sau đây: “Ông đặt phẩm giá con người trước và trong tâm điểm, và dùng nó như lăng kính để tìm giải đáp cho mọi vấn đề… Tôi nhận thấy rằng [chọn] Rick Santorum thì sẽ được [một người lãnh đạo] tòan diện. Đây là một [hiện tượng] lạ trong nền chính trị Hoa Kỳ, và tôi không thể nào để mất đi [cơ hội bày tỏ về Rick].”

Tóm Lược

Ngay từ đầu của cuộc tranh cử phe Cộng Hòa, dưới con mắt của các khổng lồ [làng báo chí, các chuyên viên chính trị, các đối thủ như Romney và Obama] thì Santorum chỉ là một Đa-vít nhỏ bé, tầm thường, thiếu kinh nghiệm và chọn hướng đi sai lầm khi nghiêng về phe giá trị đạo đức xã hội. Họ đã lầm về những phân tích này, vì nhiều thống kê cho thấy rằng hơn nửa dân số Hoa Kỳ vẫn còn tin rằng nước Mỹ lớn mạnh là nhờ các giá trị đạo đức -- ảnh hưởng bởi luân lý Kitô Giáo. TNS Santorum biết lắng nghe tiếng nói của người dân mà trong đó có nhiều người Kitô Hữu: Tin Lành và Công Giáo. Santorum cầu nguyện hằng ngày và trông vào Thiên Chúa để giúp ông vượt qua các trở ngại. Những người ông gặp gỡ thường hay chia sẻ rằng họ cầu nguyện nhiều cho ông, vì vậy ông không nản lòng khi phải đương đầu với các đối thủ nhiều tiền và nổi tiếng hơn. ĐHY Thuận có chép bài “Bát Phúc Cho Chính Trị Gia”, và trong đó ngài có nói: “Phúc cho chính trị gia nào sống thật với chính mình, với đức tin của mình và những gì mình đã hứa khi được bầu.” Santorum đã chứng tỏ những việc làm này trong cuộc sống.

Santorum là một Đa-vít thời đại mà nếu đẹp lòng Chúa, thì sẽ thắng trong cuộc bầu cử này. Người Công Giáo chúng ta nên noi gương Santorum để mạnh dạn sống đức tin trong mọi môi trường, và nếu được, chúng ta cũng nên ủng hộ một giáo dân Công Giáo như ông vào ghế Tổng Thống bằng lá phiếu, lời cầu nguyện và tài chánh. Hơn bao giờ hết, nền chính trị Hoa Kỳ cần một hướng đi mới, và Rick Santorum là một lãnh đạo có khả năng thực hiện điều này.
 
Top Stories
Pope: As Holy Week begins we ask ourselves, who is Jesus of Nazareth
AsiaNews
08:51 02/04/2012
Benedict XVI celebrates the rite of Palm Sunday, which begins Holy Week and coincides with the 27th World Youth Day. Receive from Christ " a look of blessing: a wise and loving look, capable of grasping the world’s beauty and having compassion on its fragility ", because God does not feel "disgust" for any of the things he has created. To the young: Palm Sunday is "the day of decision, the decision to welcome the Lord and follow him to the very end", as did St. Clare, for whom we mark the 800th anniversary of her conversion and consecration. "Praise", "thanks" and "prayer" to "be in profound communion of love with Christ who suffered, died and rose again for us."

Vatican City (AsiaNews) - " Who is Jesus of Nazareth for us? What idea do we have of the Messiah, what idea do we have of God? It is a crucial question, one we cannot avoid, not least because during this very week we are called to follow our King who chooses the Cross as his throne. We are called to follow a Messiah who promises us, not a facile earthly happiness, but the happiness of heaven, divine beatitude. So we must ask ourselves: what are our true expectations? What are our deepest desires, with which we have come here today to celebrate Palm Sunday and to begin our celebration of Holy Week?": this question is at the heart of the homily Benedict XVI proclaimed today in St. Peter's Square, in celebration of Palm Sunday , which commemorates the triumphal entry of Jesus into Jerusalem days before being sentenced, crucified and rising from the dead.

The feast day also coincides with the celebration of the 27th World Youth Day, which this year has the theme "Rejoice in the Lord always" (Philippians 4.4). For this, among the more than 30 thousand faithful there are many young people from Rome and other dioceses.

"Palm Sunday - explained the pope - is the great doorway leading into Holy Week, the week when the Lord Jesus makes his way towards the culmination of his earthly existence. He goes up to Jerusalem in order to fulfil the Scriptures and to be nailed to the wood of the Cross, the throne from which he will reign for ever, drawing to himself humanity of every age and offering to all the gift of redemption".

Returning to the acclamation with which young Jews welcomed Jesus ("Hosanna! Blessed is he who comes in the name of the Lord! Blessed is the kingdom of our father David that is coming! Hosanna in the highest!" (v. 9-10), Benedict XVI said: ". This festive acclamation, reported by all four evangelists, is a cry of blessing, a hymn of exultation: it expresses the unanimous conviction that, in Jesus, God has visited his people and the longed-for Messiah has finally come. And everyone is there, growing in expectation of the work that Christ will accomplish once he has entered the city. But what is the content, the inner resonance of this cry of jubilation?"..

" he whom the crowd acclaims as the blessed one - he explains - is also he in whom the whole of humanity will be blessed. Thus, in the light of Christ, humanity sees itself profoundly united and, as it were, enfolded within the cloak of divine blessing, a blessing that permeates, sustains, redeems and sanctifies all things. Here we find the first great message that today's feast brings us: the invitation to adopt a proper outlook upon all humanity, on the peoples who make up the world, on its different cultures and civilizations. The look that the believer receives from Christ is a look of blessing: a wise and loving look, capable of grasping the world's beauty and having compassion on its fragility. ".

"Shining through this look - he continues - is God's own look upon those he loves and upon Creation, the work of his hands. We read in the Book of Wisdom: "But thou art merciful to all, for thou canst do all things, and thou dost overlook men's sins, that they may repent. For thou lovest all things that exist and hast loathing for none of the things which thou hast made ... thou sparest all things, for they are thine, O Lord who lovest the living" (11:23-24, 26).

Benedict XVI then proffered another, even more radical question: "what is really happening in the hearts of those who acclaim Christ as King of Israel? Clearly, they had their own idea of the Messiah, an idea of how the long-awaited King promised by the prophets should act. Not by chance, a few days later, instead of acclaiming Jesus, the Jerusalem crowd will cry out to Pilate: "Crucify him!", while the disciples, together with others who had seen him and listened to him, will be struck dumb and will disperse. The majority, in fact, was disappointed by the way Jesus chose to present himself as Messiah and King of Israel."

" This is the heart of today's feast, for us too. Who is Jesus of Nazareth for us? What idea do we have of the Messiah, what idea do we have of God? It is a crucial question, one we cannot avoid, not least because during this very week we are called to follow our King who chooses the Cross as his throne. We are called to follow a Messiah who promises us, not a facile earthly happiness, but the happiness of heaven, divine beatitude. So we must ask ourselves: what are our true expectations? What are our deepest desires, with which we have come here today to celebrate Palm Sunday and to begin our celebration of Holy Week? ".

Then the pope addressed the young people present: " Dear young people, present here today, this, in a particular way, is your Day, wherever the Church is present throughout the world. So I greet you with great affection! May Palm Sunday be a day of decision for you, the decision to say yes to the Lord and to follow him all the way, the decision to make his Passover, his death and resurrection, the very focus of your Christian lives. It is the decision that leads to true joy, as I reminded you in this year's World Youth Day Message - "Rejoice in the Lord always" (Phil 4:4). So it was for Saint Clare of Assisi when, on Palm Sunday 800 years ago, inspired by the example of Saint Francis and his first companions, she left her father's house to consecrate herself totally to the Lord. She was eighteen years old and she had the courage of faith and love to decide for Christ, finding in him true joy and peace."

In fact today, Benedict XVI sent a letter to Msgr. Domenico Sorrentino, Bishop of Assisi-Nocera Umbra-Gualdo Tadino, for the Year of St Clare, held throughout the diocese, and among all the Franciscan community in memory of the Saint, on the occasion of the eighth centenary of her conversion and consecration.

Turning then to all the faithful, the pope urged them to live in this Holy Week with two sentiments: " praise, after the example of those who welcomed Jesus into Jerusalem with their "Hosanna!", and thanksgiving, because in this Holy Week the Lord Jesus will renew the greatest gift we could possibly imagine: he will give us his life, his body and his blood, his love. . "

"But such a great gift - add - But we must respond worthily to so great a gift, that is to say, with the gift of ourselves, our time, our prayer, our entering into a profound communion of love with Christ who suffered, died and rose for us". "As we conclude, let us listen once again to the words of one of these early Fathers, Saint Andrew, Bishop of Crete: "So it is ourselves that we must spread under Christ's feet, not coats or lifeless branches or shoots of trees, matter which wastes away and delights the eye only for a few brief hours. But we have clothed ourselves with Christ's grace, or with the whole Christ ... so let us spread ourselves like coats under his feet ... let us offer not palm branches but the prizes of victory to the conqueror of death. Today let us too give voice with the children to that sacred chant, as we wave the spiritual branches of our soul: 'Blessed is he who comes in the name of the Lord, the King of Israel'" (PG 97, 994). Amen!. "

At the end of the Mass, before praying the Angelus, Benedict XVI greeted those present and especially the young people. He devoted "special greeting" to the " the Organizing Committee of the last World Youth Day in Madrid and those organizing the next one, in Rio de Janeiro" in 2013, as well as "delegates to the International Meeting on World Youth Day, sponsored by the Pontifical Council for the Laity, represented here by the President, Card. Rylko, and the Secretary, Bishop Clemens.
 
Asia: The courage to wish for a happy Easter
Bernardo Cervellera
08:53 02/04/2012
Syria and the Christians; Afghanistan and women, Orissa and the Maoists, China and the power struggles, Vietnam against the Vatican: the horizon of Asia and the world looks very bleak. Easter is not the chocolate egg or exaltation of the suffering of the vanquished: it is God who allowed himself be crucified to destroy evil and to rise again victorious. On the night of Easter many in Asia will become Christians because they understood that Jesus Christ is the strongest.

Rome (AsiaNews) - It takes a lot courage to wish for a happy Easter. Ordinary people say that "with what is happening in the world, there is little to be happy about". Even the articles we publish here at AsiaNews every day on the web, and every month in the newspaper, reveal little cause for happiness. The Middle East, Syria above all, is in the throes of an upheaval that threatens to slide into an endless struggle, the most likely outcome of which is its division into many sectarian cantons that will wage a perpetual war, or crush the minorities - including Christians - into a second-class citizenship. Throughout the region - and the whole world - hangs the threat of an Israeli attack on Iranian nuclear facilities

Central Asia and the South is no better. Afghanistan in particular, seems to be returning to Taliban-style regards its treatment of women, while U.S. troops prepare to leave the country after more than 10 years of (almost) useless military presence. Maoist groups in India - who kidnapped the two Italians Claudio Colangelo and Paolo Bosusco - continue to deceive the tribal (Adivasi) that violence is the best way to find respect in the country. They, learning from the Mujaheddin and members of al Qaeda, tend to internationalize their struggle, while the Government of Orissa (and some other Indian states) are deaf to even the smallest of requests and prefer to "local suffocation" to internationalization.

Even the Far East is very tense. Vietnam, after having taken steps towards dialogue with the Vatican, has blocked visas of the delegation that was to visit the places where Card. Van Thuan, lived to gather material for his beatification. China, instead of giving way to the voice of its people, prefers an iron fist of control over everything, while there is an ongoing internal struggle for power in the Politburo that is freezing any chance of change at least until the Party Congress in October. Even Beijing is preparing for the future by increasing the budget of the army, police, launching aircraft carriers and threatening its immediate neighbors.

Even Japan, which had given up war, is strengthening its army and control of territorial waters to stop possible Chinese incursions.

Bad blood still runs between the two Koreas, after the death of Kim Jong-il, and proclamations pitting one against the other are a common day occurrence.

One gets the impression that all political powers in the world are strengthening and positioning themselves to defend their survival. Their weakness is tried even more by the global economic crisis, which has proven just how much international financial powers can undermine governments, change them, shake them and even end them.

If Easter were reduced to being merely the festival of the cherry blossom, the dove, bells and chocolate eggs, then the pessimists would be right not to celebrate it at a time when the world seems hurtling towards an abyss. It would be no better if this celebration was merely a generic consolation for all of history's losers, a monument to heroism and sacrifice.

However, Easter is something more: it is the most unexpected of events, a God who in his flesh, decided to experience the entire abyss of man's evil and bearing it upon his soldiers and in his flesh, destroys it with His death . His resurrection, His victory over death and evil is the unexpected path of hope, which becomes safe.

The "Do not be afraid" that Blessed John Paul II made a popular slogan, echoed the first time on Easter morning, when the women went to the tomb. They thought they would be carrying out a pious rites to seal the end of a man's life but found themselves before the most spectacular and revolutionary announcement: the Man-God is stronger than death, his love renews the heart of man and the universe, thanks to him even that hell, visited by His love, is forced to break the chains of despair and nothingness.

The Christian communities in Asia, tiny minorities, heavily persecuted, live by this force, this relationship with the Lord who died and rose again. It is impressive to think that on Easter night tens of thousands of newly baptized will enter the Churches of Asia. They realize that Jesus Christ is stronger than all political power, all oppression, all material comfort, all poverty. This is why they have become Christians. Happy Easter.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Legio Mariae Giáo Xứ St Mark Inala Brisbane Úc Châu
Therese Trần thị Lượm
05:55 02/04/2012
Nhân dịp Đại Hội Acies 2012 Brisbane, Praesidium Nữ Vương Mân Côi Giáo Xứ St Mark Inala, xin được giới thiệu hình ảnh và hội viên trong giáo xứ.

Hội Legio Mariae Việt Nam được thành lập ở Brisbane vào đầu thập niên 90 trong Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam và Giáo Xứ Inala dưới quyền hội trưởng tiên khởi của anh Vincent Nguyễn Kim Thanh và chị Đỗ thị Kim Chi.

Sau một thời gian dài tích cực hoạt động, anh chị Vincent Nguyễn Kim Thanh và Đỗ Kim Chi đã xin nghỉ vì lý do sức khỏe.

Do đó đến ngày 12-6-2010, ban chấp hành mới được thành lập với sự chấp thuận của cha cựu chánh xứ đồng thời là cha linh giám của Hội Legio lúc đó là Lm Vũđình Tường.

Đây là một vài hình ảnh của anh chị em trong Praesidium Nữ Vương Mân Côi trong ngày lễ Acies (được tổ chức bởi Comitium Brisbane 25/3/2012).



Từ trái sang phải: Nguyễn Đức Trừng, Trần Xuân Hải, Vũ thị Tính, Nguyễn thị Hồng, Trần Thị Lượm, Cha linh giám comitium Brisbane Lm Michael Rego, Trần thị Hải, Trần thị Nguyên
Từ trái sang phải: Nguyễn Đức Trừng, Trần Thị Lượm, Vũ thị Tính, Trần thị Nguyên, Nguyễn thị Hồng, Trần thị Hải, Trần văn Hậu
Danh Sách Praesidium Nữ Vương Mân Côi

Hội trưởng: Therese Trần Thị Lượm

Hội phó: Phaolo Trần văn Hậu

Thư ký: Maria Vũ thị Tính

Thủ quĩ: Maria Trần thị Hải

Hội viên hoạt động:

1-Anna Nguyễn thị Sâm

2-Therese Vũ thị Lan

3-Maria Trần thị Nguyên

4-Maria Hoàng thị Mai

5-Maria Giuse Nguyễn thị Phúc

6-Maria Nguyễn thị Sự

7-Maria Therese Nguyễn thị Thái Hòa

Hội Viên Tán Trợ:

1-Maria lê thị Thuần

2-Maria Ngô thị Hiền

3-Đa Minh Vũ Thanh Tuyền

4-Therese Lương Thị Nụ

5-Maria Nguyễn thị Nội

6-Maria Madalena Phạm thị Nguyệt

7-Maria Nguyễn thị Đậu

8-Maria Lê thị Ly Lan

9-Anna Bạch thị Kim Phượng

10-Gioanbaotixita Bạch Văn Hồng

11-Therese Trần Xuân Hải

12-Phao Trần Ngọc Thông

13-Therese Vũ thị Kim Liên

14-Maria Nguyễn thị Đức

15-Phaolo Nguyễn Đăng Khiêm

16-Anna Nguyễn thị Thơ

17-Maria Phạm thị Tuyết

18-Maria Phạm thị Hồng

19-Anna Lưu Thị Nỡ

20-Anna Nguyễn thị Nhương

21-Vincent Vũ Văn Tá

22-Maria Đinh thị Mỹ

23-Giuse Nguyễn Đức Trừng.
 
Đại Hội Giới Trẻ hạt Báo Đáp và hạt Tương Nam tại Trung Lao
Thùy Chi
11:18 02/04/2012
BÙI CHU – Song song với Ngày Giới Trẻ Giáo Phận Thế Giới hầu hết được cử hành tại tất cả các giáo phận trên thế giới trong ngày Chúa nhật Lễ Lá hàng năm. Theo truyền thống, Chúa nhật Lễ Lá mở đầu Tuần Thánh, cũng gọi là mùa Thương Khó, với trình thuật về cuộc Tử nạn của Chúa Giêsu. Tại Giáo phận Bùi Chu, Ngày Giới Trẻ của giáo phận được tổ chức theo cấp giáo hạt. Chúa nhật Lễ Lá năm nay, ngày 1.4.2012, Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm Chủ Sự Đại Hội Giới Trẻ hạt Báo Đáp -Tương Nam tại quảng trường Nhà thờ Giáo xứ Trung Lao, quê hương thánh tử đạo linh mục Đaminh Vũ Đình Tước O.P (1775 – 2.4.1838 ).

Xem hình ảnh

Theo Ban tổ chức cho biết, Lễ Lá năm nay tại Trung Lao ước chừng có khoảng 7.000 người tới tham dự gần chật kín quảng trường nhà thờ. Các bạn trẻ từ hai giáo hạt Báo Đáp và Tương Nam đăng ký cho Ban tổ chức là 1192 bạn trẻ. Trong đó có 110 bạn sinh viên đang học tại Hà Nội cũng về tham dự. Ngoài ra, số các bạn trẻ không đăng ký đến tham dự thánh lễ khoảng hơn 1.000 người. Quý cha và quý tu sĩ nam nữ đặc trách Giới trẻ giáo phận, giáo hạt và giáo xứ vẫn luôn cố gắng kêu mời các bạn trẻ còn chưa đăng ký tham gia vào Giới Trẻ giáo xứ của mình bằng cách tới thăm gia đình, trao đổi với phụ huynh để cho các em đến với sân chơi giới trẻ thông qua những hoạt động gặp mặt, chia sẻ, cầu nguyện, giúp đỡ nhau trong học tập, tham gia dạy giáo lý, ca đoàn, hội Thiếu Nhi Thánh Thể, Linh hoạt viên, tham dự các thánh lễ cầu nguyện cho giới trẻ của giáo xứ, giáo hạt và giáo phận.

Trong phần cuối chia sẻ Tin Mừng, Đức cha đã nhắn nhủ các bạn trẻ: “Hôm nay, chúng ta hãy coi như Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đang hiện diện với chúng ta ở đây và ngài chuyển lời cho chúng ta, đó là: ‘Anh em hãy vui lên, bởi vì chúng ta sắp cử hành Chúa sống lại, để rồi chúng ta hát Halleluia! Halleluia!’. Vì thế, sau buổi lễ này, chúng ta mang niềm vui của Chúa đến cho tất cả mọi người, xuất phát từ trái tim trong sạch, trong sự bình an và hy vọng”.

Mỗi lần diễn ra Đại Hội dành cho giới trẻ là khơi dậy lòng nhiệt tình của người trẻ trong các hoạt động phục vụ, liên đới là thêm lời cầu nguyện với nhau, cho nhau và cho mọi người. Qua lần Đại Hội hạt Báo Đáp – Tương Nam này, hứa hẹn Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội lần thứ X, trong hai ngày 24-25.10.2012, do Giáo phận Lạng Sơn đăng cai tổ chức, sẽ có đông các bạn trẻ đi tham dự và đem đến cho đại hội niềm vui của Chúa cùng nhiều ca vũ sôi động, nhiều tấm lòng trẻ nhiệt tình và hăng say đến cho tất cả mọi người trong sự bình an.
 
TCV Lê Bảo Tịnh và sinh viên Công Giáo mừng lễ bổn mạng
Thanh Hóa
09:52 02/04/2012
TCV Lê Bảo Tịnh Và Nhóm SVCG Thanh Hóa Quê Nhà Mừng Lễ Quan Thầy

Sau ngày hành hương về nơi sinh ra và lớn lên của Cha Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh tại giáo xứ Trinh Hà, ngày 31/03/2012, Tiểu chủng viện (TCV) Lê Bảo Tịnh và nhóm Sinh viên Công giáo quê nhà gặp lại nhau trong thánh lễ quan thầy - Thánh Phaolo Lê Bảo Tịnh.

Nhóm sinh viên công giáo tại quê nhà từ lâu đã trở thành một cánh tay nối dài của Đức Cha, của quí cha trong mọi hoạt động. Dù bận rộn với các giáo án, với chương trình học nhưng các bạn luôn đồng hành cùng quí cha trong các hoạt động bác ái, trong các sinh hoạt của giáo phận cũng như các dịp lễ lớn. Các bạn đem đến một hình ảnh đẹp của người trẻ Công giáo. Không chỉ là những con người hiện đại và trí thức, các bạn còn biết sống trong tình bác ái, trong sự hiệp thông và được sinh hoạt với nhau trong môi trường trong lành. Có lẽ có nhiều người dù bên đạo hay không cũng khá quen với những cô những cậu học trò sáng thứ Bảy hàng tuần đi phát cháo miễn phí tại các bệnh viện, trung tâm bảo trợ xã hội. Rồi những cô những cậu ấy tối tối lại đạp xe đạp tới với xóm nổi ven sông Hạc dạy chữ cho dân chài tại đây…Rồi còn đó những lần đi trại phong luôn vang âm tiếng ca, tiếng hát, rồi mổ mắt miễn phí, phát quà Mùa Chay… chưa bao giờ thiếu vắng những người trẻ. Đáng lẽ ra các bạn còn phải tung tăng với những cảm nghiệm, với những cuộc chơi…Nhưng các bạn đã chọn cho mình một con đường mới hơn, tuy có vất vả mà đầy ý nghĩa. Các bạn chứng tỏ mình là tương lai của giáo phận, là bộ mặt của thế giới mới…

Hôm nay các bạn trẻ tụ họp tại Nhà thờ Chính Tòa Thanh Hóa, nơi đã thành thân quen với sinh viên Công giáo quê nhà. Cơn mưa đầu mùa cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới dự định ban đầu. Nhiều bạn vì trời mưa nên không thể đến đúng giờ…Không vì thế mà buổi họp mặt kém vui. Tiếng hát trong trẻo và mạnh mẽ cùng những vũ khúc sôi động át cả tiếng mưa, làm sức sống như bừng lên mạnh mẽ.

Hôm nay, nhân ngày lễ quan thầy, nhóm cũng chính thức ra mắt quí cha ban điều hành mới. Cha Bề Trên TCV Giuse Vũ Thanh Long cũng có mặt cùng với cha đặc trách giới trẻ - sinh viên Phêrô Nguyễn Cao Vinh, cha Phêrô Vũ Văn Hải, cha Giuse Nghiêm văn Sơn trong buổi họp mặt. Các cha chia sẻ, tâm sự với các bạn sinh viên về những khúc mắc, những thử thách của giới trẻ trong xã hội hiện đại. Các bạn lắng nghe và tiếp thu những bài học bổ ích không thể thiếu để bước đi trong dòng đời…

Đúng 10 giờ, quí cha cùng các bạn sinh viên quy tụ về nhà nguyện TCV Lê Bảo Tịnh để chuẩn bị thánh lễ. Nhà nguyện giản dị, bé nhỏ nhưng ấm cúng của TCV đã được các chú ứng sinh chuẩn bị kỹ càng. Các chú hôm nay trong bộ áo đẹp nhất, trang nghiêm hướng lòng về bàn thờ. Nơi này hàng ngày các chú vẫn cầu nguyện, vẫn nói chuyện với Chúa và cha Thánh Phaolo trong ơn gọi của mình. Nhưng với ngày hôm nay thì khác. Trên khuôn mặt các chú ứng sinh là niềm vui, là sự hiện thân của lòng quyết tâm cố gắng. Đó cũng giống như người con trong ngày sinh nhật cha mình, quyết tâm làm một việc gì đó để cha vui lòng vậy.

10 giờ 15 phút, tiếng chuông lễ vang lên. Thánh lễ do Đức Cha Giuse chủ tế. Trong thánh lễ hiện diện cùng Đức Cha có quí cha: Cha Giuse Vũ Thanh Long – Bề Trên TCV, cha Giuse Nguyễn Văn Bình – Quản lý TGM, cha Phêrô Nguyễn Cao Vinh – đặc trách học sinh – sinh viên – giới trẻ, cha Giuse Nghiêm Văn Sơn – chánh Văn phòng TGM, cha Antôn Trịnh Đình Thiệu – thường vụ giáo xứ Chính Tòa, cha Phêrô Vũ Văn Hải, cha Antôn Lê Mạnh Hà, Cha Giuse Vũ Khoan Dong, hai cha giáo là Phaolô Trần Ngọc Loan, Phaolô Nguyễn Ngọc Ngân.

Cha đặc trách giới trẻ - sinh viên Phêrô Nguyễn Cao Vinh từ câu chuyện con chim cất lên một tiếng hót duy nhất, hay nhất trong đời trước khi chết, đến chuyện có một loài cá khi sinh con xong thì hiến luôn thịt mình làm thức ăn cho con hay hạt lúa mì tự hủy thì mới có thể đâm chồi và trổ bông. Cuộc đời của Cha Thánh Lê Bảo Tịnh cũng là cuộc đời tự hủy để làm chứng cho Chúa Kitô… “Chúng ta - ứng sinh, sinh viên cũng cần phải học tập theo tấm gương đó. Ngày nay chúng ta không tử đạo theo cách mà Cha Thánh đã hiến thân. Nhưng có muôn vàn cách khác. Đó là khi các bạn sinh viên nói không với điều gian dối, nói không với những cám dỗ đang rình rập… là các bạn cũng đang tự hủy mình, các bạn đang làm chứng cho Chúa Kitô giữa đời thường. Còn với ứng sinh, các chú phải cố gắng hơn nữa trong việc học hành. Noi gương Cha Thánh trong nếp sống giản dị và hiến mình mọi đàng…”

Thay mặt ứng sinh và sinh viên, Cha Bề Trên TCV nói lên lời cảm ơn với Đức Cha, quí cha khi thánh lễ kết thúc. Ngàn lời cảm ơn cùng với tấm chân tình yêu mến của sinh viên và ứng sinh gói trọn trong bó hoa thơm ngát dâng lên Đức Cha kính mến. Bó hoa ấy cũng như một lời hứa mà sinh viên, ứng sinh dâng Đức Cha rằng sẽ cố gắng hết mình đáp trả tình yêu của Thiên Chúa, của Đức Cha dành cho…

Cũng trong chiều qua, ứng sinh TCV Lê Bảo Tịnh và các bạn sinh viên nam có trận giao hữu bóng đá. Kết quả chung cuộc các chú ứng sinh thắng với kết quả 3-1. Thắng thua không quan trọng, mà quan trọng hơn cả sinh viên và ứng sinh đã có một ngày thực sự ý nghĩa. Có lẽ mỗi người sẽ tự tìm cho mình một động lực để phấn đấu nhưng dưới sự bảo trợ của Cha Thánh Lê Bảo Tịnh, tin rằng những mầm non ấy sẽ lớn nhanh, lớn mạnh để xây dựng giáo phận quê Thanh tiến bướ.

Tiếp tục ngày Lễ quan thầy, vào tối cùng ngày, các chú Ứng sinh và sinh viên đã tổng kết bằng chương trình ý nghĩa lắng đọng tâm hồn với Phút hội tâm, tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho hồng ân cao cả này.

Ban Truyền Thông
 
Đại hội giới trẻ hạt Tương Nam và Báo Đáp – GP Bùi Chu
Sinh Viên Bùi Chu
09:52 02/04/2012
Đại hội giới trẻ hạt Tương Nam và Báo Đáp – GP Bùi Chu

Buổi sáng, do ảnh hưởng của bão, tiết trời tại Nam Định se lạnh, mưa rả rich. 10h, về tới Đền Thánh Trung Lao, chúng tôi ngỡ tưởng Đại hội giới trẻ hạt Tương Nam – Báo Đáp không thể diễn ra như dự định. Thế nhưng buổi trưa, mưa ngớt dần, những tia nắng le lói xuất hiện.

Xem hình

14h, chúng tôi hiện có mặt tại sân Đền thánh Trung Lao. Dù chưa tới giờ khai mạc Đại hội nhưng giới trẻ các giáo xứ thuộc hạt Tương Nam – Báo Đáp đã có mặt rất sớm. Đầu tiên là giáo xứ Dương A, tiếp đó là nhóm giới trẻ khách mời – giáo xứ Khoái Đồng cùng các nhóm giáo xứ Bách Tính, Báo Đáp, Cổ Ra, Phú An, Nam Lạng, Nam Hưng…và nhóm chủ nhà Đền Thánh Trung Lao. Nhóm Linh hoạt viên Cổ Nhuế đã mở đầu bằng bài cử điệu: “Chung sống”. Không khí được khuấy động. Sự nhiệt tình ngày càng cao. Sân khấu nóng dần với sự thể hiện của nhóm Linh hoạt viên giáo xứ Dương A, một bài cử điệu độc đáo, quen thuộc nhưng đầy bất ngờ.

15h, khai mạc Đại hội giới trẻ. Trên sân, rất đông các bạn giới trẻ thuộc các giáo xứ đang háo hức chờ đợi. Bắt đầu ngày Đại hội với tiết mục múa do nhóm giới trẻ Khoái Đồng thể hiện. “Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên, thắp sáng lên con tim nồng nàn. Này bạn hỡi hãy thắp sáng lên, thắp sáng lên ngọn lửa yêu thương….”. Đây chính là bài hát chủ đề của Đại hội: “Hãy thắp sáng lên”, nhạc và lời Phan Ngọc Hiến.

Tiếp đó, cha quản hạt lên chia sẻ về chủ đề Đại hội: “Người trẻ sống sống niềm tin trong xã hội ngày hôm nay” và tuyên bố khai mạc Đại hội. Đại hôi diễn ra trong năm 2012, năm Đức tin, vì vậy mục đích của Đại hội không đơn thuần là gắn kết các bạn trẻ trong giáo hạt mà chính là củng cố niềm tin cho các bạn giữa cuộc sống xô bồ, đầy cám dỗ, thử thách ngày hôm nay.

16h, thời điểm sôi nổi nhất bắt đầu diễn ra, các trò chơi sinh hoạt lần lượt diễn ra dưới sự hướng dẫn của cựu thành viên nhóm SCVG Bùi Chu, cùng sự giúp đỡ của các bạn Linh hoạt viên Cổ Nhuế và giới trẻ nhà xứ Trung Lao. Các bạn giới trẻ nhiệt tình tham gia, khuôn mặt ai cũng hồ hởi, tuy mệt nhưng thật vui. Buổi sinh hoạt kết thúc vào 17h. Các nhóm giới trẻ trở về địa điểm của giáo xứ mình nghỉ ngơi, ăn tối.

19h, buổi giao lưu văn nghệ bắt đầu. Sân nhà thờ chật kín người, không chỉ có các bạn trẻ mà đông đảo các cụ già, các bác, các cô chú cùng các em thiếu nhi trong hạt cũng tới tham dự. Đặc biệt có sự tham gia của quý cha quản hạt, cha xứ và cha phó xứ Đền Thánh Trung Lao. Đến với buổi giao lưu, tất thảy có lẽ đều ngạc nhiên và vui mừng trước tài năng của giới trẻ hạt Tương Nam – Báo Đáp. Các bạn ca hay, vũ giỏi, thực sự đáng nể phục. Ý nghĩa nhất trong đêm giao lưu này là hoạt cảnh: “Abraham sát tế Isaac” – nhóm giới trẻ Báo Đáp, hoạt cảnh: “Truyền tin” – nhóm Nam Lạng và kịch: “Các Thánh tử đạo” – nhóm Cổ Ra . Các bạn đã cho chúng ta thấy lại câu chuyện về niềm tin của Tổ phụ Apbraham, Đức Mẹ Maria, các Thánh tử đạo.Đây những tấm gương mẫu mực về đời sống đức tin. Tất thảy đều tin vào mọi sự Thiên Chúa sắp đặt, một lòng hướng về Người. Có lẽ sau 3 hoạt cảnh này, mỗi người chúng ta sẽ có những giây phút lắng đọng nhìn lại con người mình và quyết tâm sống đức tin theo 3 mẫu gương sáng chói đó.

22h, thắp nến cầu nguyện. Hãy thắp sáng lên trong toy, hãy thắp sáng lên trong bạn, hãy thắp sáng lên trong con người tất cả chúng ta niềm tin mãnh liệt nơi Đức Giê –su Ki – tô. Trời đã về đêm, nhiệt độ lúc này khá thấp nhưng lòng người ấm hơn bởi những ngọn nến vừa được thắp sáng đang cầm trên tay. Mọi người cùng thinh lặng cầu nguyện, cùng nhau dâng lên Chúa những lời nguyện xin, cảm tạ tha thiết. Đêm diễn văn nghệ kết thúc sau thời khắc thiêng liêng này.

Sáng chủ nhật ngày 01-04-2012, 7h sáng, nhà thờ chật kín người. Giờ chầu Thánh Thể của giới trẻ diễn ra thật sốt sắng. Sau giờ chầu là giờ chia sẻ của cha quản hạt về đức tin. Đức tin – đó là bằng chứng cho những gì ta thấy và là bảo đảm cho những gì ta không thấy. Với các bạn trẻ, khi sống giữa xã hội với biết bao cám dỗ về tiền tài, danh vọng, sắc dục, mỗi người chúng ta phải ý thức được mình là ai, nên là gì và không nên làm gì, đặc biệt là phó thác mọi sự trong tay Chúa.

Cuộc thi: “Rung chuông vàng” của giới trẻ giáo hạt diễn ra lúc 9h. Mỗi đội có 10 thành viên tham gia, người chơi cùng trả lời các câu hỏi được đưa ra cho tới khi chỉ còn lại một người. Tuy phải dừng cuộc chơi tại câu 19 nhưng bạn trẻ thuộc giáo xứ Báo Đáp đã thể hiện được sự xuất sắc trong suốt cuộc chơi.

10h, Đức Cha giáo phận Bùi Chu Giuse Hoàng Văn Tiệm làm phép lá, tiến hành Rước lá và cử hành Thánh lễ trọng thể . Thánh lễ có sự đồng tế của 20 quý Cha đang coi sóc trong hạt. Trong bài giảng, Đức Cha lại một lần nữa chia sẻ về đức tin cùng chúng ta. Ngài đã đặc biệt nhấn mạnh lời kêu gọi bạn trẻ sống đức tin của Đức Thánh Cha Benedicto XVI. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, mỗi người chúng ta hãy cùng nhau cố gắng sống niềm tin tốt hơn nữa trong cuộc sống bộn bề này.

11h30, Thánh lễ kết thúc. Các bạn trẻ nghỉ ngơi, ăn trưa và lần lượt chia tay Đền thánh Trung Lao cùng giới trẻ giáo xứ chủ nhà để ra về. Nhờ ơn Chúa cùng sự giúp đỡ của các Đáng bậc, Đại hội giới trẻ hạt Tương Nam – Báo Đáp đã thành công tốt đẹp, hứa hẹn một năm hoạt động nhiệt tình hơn nữa của giới trẻ trong giáo hạt.

Maria Hảo

Ban Truyền Thông Sinh Viên Bùi Chu
 
Cử hành Lễ Lá tại Cộng đoàn CGVN ở Miami
Lm. Giuse Nguyễn Kim Long
14:13 02/04/2012
Cùng hòa nhịp với toàn thể Giáo hội bước vào Tuần Thánh, cao điểm là việc cử hành cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Ki-tô, Cộng đoàn ĐMLV, Tổng giáo phận Miami đã cử hành Lễ Lá trọng thể vào Chúa Nhật 1-04-2012.

Xem hình ảnh

Trước Thánh Lễ, Cha QN nhắc mọi người khi vào nhà thờ đừng quên nhận một lá dừa để rồi sẽ được làm phép khi cử hành nghi thức. Đúng 12:15pm, Cha chủ tế cùng đoàn giúp lễ đi xuống cuối nhà thờ nơi có đặt bàn lá. Cộng đoàn cùng hướng về cuối nhà thờ để tham dự nghi thức. Sau khi mời gọi mọi người lắng đọng tâm hồn, cha chủ tế dâng lời nguyện, làm phép lá và công bố Tin mừng năm B.

Vì nhà thờ nhỏ và số người hôm nay tham dự Thánh Lễ đông, nên việc rước lá để tôn vinh Chúa Giê-su như dân thành Giêrusalem xưa chỉ từ cuối nhà thờ lên cung thánh hòa với tiếng hát rộn ràng của ca đoàn. Thánh Lễ tiếp tục với các bài đọc sách Thánh, bài Thương Khó và phụng vụ Thánh Thể.

Trong một vài phút chia sẻ sau bài Thương Khó, cha chủ tế mời gọi mọi thành phàn Dần Chúa chuẩn bị tâm hồn cử hành Tuần Thánh, nhất là tham dự Phụng vụ của 3 ngày Tam Nhật Vượt Qua. Ngài nhấn mạnh việc dành thời giờ cho Chúa, đừng mải mê tìm kiếm của cải vật chất để rồi mất cơ hội cám tạ Chúa về hồng ân cứu độ.

Nhân dịp này, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giuse của Cộng đoàn cũng kỷ niệm 1 năm thành lập với con số là 165 đoàn sinh thuộc 4 ngành: Ấu, Thiếu, Nghĩa sĩ và hiệp sĩ. Các em được hướng dẫn với cha TU, quí xơ Trợ úy, 18 Huynh trưởng trong việc học Giáo lý, Việt ngữ và sinh hoạt Thiếu Nhi vào mỗi sáng Chúa Nhật.

Sau Thánh Lễ, Cha QN đã cử hành nghi thức Rửa tội cho 3 em bé.

Xin cảm tạ Chúa vì những hồng ân đã ban xuống trên Cộng đoàn ĐMLV của chúng con. Xin Ngài tiếp tục hướng dẫn và giúp chúng con sống Tuần Thánh trong sự thánh thiện và tràn đầy niềm vui mừng Chúa Phục sinh.
 
Học viện Dòng Tên bế giảng năm học 2011-2012
Pr. Hoàn Chỉnh, S.J.
20:34 02/04/2012
Học viện Dòng Tên bế giảng năm học 2011-2012

10 giờ sáng ngày 30 tháng 03 năm 2012, tại nhà nguyện Học Viện Dòng Tên Thủ Đức đã diễn ra Thánh Lễ tạ ơn bế giảng niên học 2011-2012. Chủ tế Thánh Lễ là cha Vinh Sơn Phạm Văn Mầm, S.J., Viện trưởng Học Viện. Cùng hiệp dâng Thánh lễ với ngài có cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J., Giám tỉnh; cha JB. Nguyễn Trung Kiên, S.J. Thụ ủy Huấn luyện; cha P.X. Nguyễn Hai Tính, S.J., Giám học, quý cha, quý thầy giáo sư, quý cha bề trên một số hội dòng có sinh viên theo học tại Học Viện, quý ân nhân và hơn 70 học viên thần học và triết học.

Trong bài giảng, cha Giám học đã liên hệ những thử thách và đau khổ của tiên tri Giêrêmia và Chúa Giêsu với những khó khăn, thử thách của việc học. Ngài nhắn nhủ rằng đảm nhận việc học cũng giống như việc mang vác lấy thập giá và vì thế cũng đòi hỏi người học viên nỗ lực hết sức mình để mang vác. Được gợi hứng từ câu đáp ca: “khi con kêu cầu, Chúa đã nhận lời con”, cha Giám học nhấn mạnh rằng tự bản chất con người luôn hướng đến cái vô hạn, nhưng họ lại là một hữu thể bị giới hạn bởi sự yếu đuối và mong manh của thân phận làm người. Cũng tương tự như vậy, người học viên một mặt khao khát vươn đến đỉnh cao của tri thức; mặt khác lại bị giới hạn bởi chính sự ngu muội và nông cạn của bản thân trước
một bể tri thức bao la vô tận. Vì thế, trong việc học, học viên được mời gọi tìm đến với Chúa là nguồn trợ lực để với sự cố gắng của bản thân học viên, họ có thể vững bước trên cuộc hành trình tìm đến tri thức.

Cuối Thánh Lễ, cha Giám học đã thay mặt cha Viện trưởng công bố danh sách và trao chứng chỉ hoàn tất chương trình triết học cho 13 thầy học viên.

Tưởng cũng nên nhắc lại, Học viện thánh Giuse hiện nay có chương trình đào tạo cả triết học và thần học. Chương trình triết học gồm 1 năm dự bị và 2 năm học triết. Theo truyền thống huấn luyện trong Dòng Tên, mục đích của năm dự bị là nhằm trang bị cho học viên kĩ năng ngoại ngữ cụ thể là tiếng Anh và một số các môn học về nhân văn khác để chuẩn bị cho việc học triết học 2 năm sau đó. Cũng như các học viện hay chủng viện khác, chương trình thần học kéo dài 4 năm. Đối với các học viên Dòng Tên, sau 3 năm triết học, họ sẽ được gửi đi thực tập tông đồ 2 năm (trong Dòng quen gọi là regency). Trong giai đoạn này, các thầy học viên sẽ đảm nhận nhiều sứ vụ khác nhau: truyền giáo, mục vụ giáo xứ, phụ tá ban huấn luyện Nhà Tập, nhà Ứng sinh, truyền thông, tông đồ xã hội, mục vụ giới trẻ… Hết 2 năm thực tập tông đồ này, các học viên sẽ trở về Học Viện học tiếp 4 năm thần học.

Học Viện Dòng Tên hiện nay không chỉ đào tạo các tu sĩ Dòng Tên, mà còn mở cửa tiếp nhận các học viên từ các dòng khác vào học. Sau một cuộc khảo sát về trình độ Anh ngữ và một số tiêu chí khác, nếu được thu nhận, họ cũng sẽ vào học chung chương trình với các học viên Dòng Tên.

Hiện tại, Dòng Tên Việt Nam có 54 học viên học đang học tại Học Viện Thánh Giuse, trong đó có 13 học viên năm Dự bị, 17 học viên năm triết I, 11 học viên năm triết II, 6 học viên năm thần I, 4 học viên năm thần II và 3 học viên năm thần III.

Mục đích của việc học không gì khác hơn ngoài việc làm vinh danh Chúa và phục vụ tha nhân. Vì thế, sau Thánh lễ bế giảng năm học, các thầy Dòng Tên sẽ bắt đầu tháng tông đồ hằng năm của Học Viện. Các thầy sẽ được sai đến với một số giáo xứ thuộc ba miền Bắc, Trung và Nam để làm việc mục vụ, một số thầy sẽ được gửi đi phục vụ trong sứ vụ tông đồ xã hội, truyền giáo của tỉnh Dòng…

Một năm học với nhiều ơn lành của Chúa đã khép lại, trong tâm tình tạ ơn, các học viên hân hoan tiến bước vào các sứ vụ được Dòng sai phái với ước mong đem những gì đã được thụ huấn tại Học Viện để chung tay góp phần nhỏ bé của mình cho các sứ mạng của Giáo Hội trong việc phục vụ con người.

Pr. Hoàn Chỉnh, S.J.

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cử tri Pháp bầu Tổng thống (6)
Hà Minh Thảo
09:49 02/04/2012
CỬ TRI PHÁP BẦU TỔNG THỐNG 2012 (6)
(tiếp theo)

Gia đình.
Khi dựng nên Con người, ‘nam và nữ’, Thiên Chúa đã tạo ra một mối quan hệ bổ sung với sinh học tính và xã hội tính được tìm thấy trong mọi xã hội. Sự khác biệt tình dục của người đàn ông và phụ nữ là sáng tác và cấu trúc của tất cả trở thành con người. Hơn nữa, sự kết hợp của người nam và người nữ được đóng ấn bởi hôn nhân là phương cách dễ nhất và hiệu quả nhất để hỗ trợ tái tạo các thế hệ và để tiếp nhận các con cái vào thế giới này. Gia đình, xây dựng trên sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ, cần sự tài trợ và bảo vệ của xã hội vì, nhờ có các em được gia đình nuôi dưỡng và giáo dục. Đó là tương lai và sự ổn định xã hội, một định chế đang bị đe dọa.

Giáo dục.
Giáo dục là một trong những phát biểu chính sự tôn trọng Con người. Giáo dục chính đáng bao hàm: tự do và trách nhiệm của cha mẹ, truyền dạy kiến thức chủ yếu cho mọi người, đặc biệt chú ý đến những người gặp khó khăn nơi trường học, tôn trọng tự do lương tâm, tôn trọng phẩm giá và vẻ đẹp đời sống con người.

Giới trẻ.
Sự hội nhập các thế hệ trẻ là một mục tiêu cần thiết cho mọi xã hội. Trong nước Pháp, nhiều yếu tố gây khó khăn cho việc hội nhập. Trợ giúp các gia đình trong trách nhiệm giáo dục, các hoàn cảnh đời sống sinh viên, khi bước vào đời sống nghề nghiệp, khả năng thành lập một gia đình độc lập, v.v.. chừng ấy lĩnh vực mà sự hỗ trợ thể chế và tài chính từ tập thể không được xem như là một đặc ân, nhưng là một góp phần cần thiết cho sự kết hợp và hòa bình xã hội.

Ngoại ô và Khu phố.
Từ những năm gần đây, dù có những nỗ lực vẫn còn một số vùng ngoại ô và khu phố trở thành những nơi bạo lực và buôn lậu. Nói chung, một số các cư dân tự cô lập, không thể và, đôi khi, không muốn có chỗ đứng trong xã hội. Một chính sách chỉ toàn trấn áp không đủ để giải quyết những vấn đề cơ bản. Những nỗ lực chỉnh trang, kể cả việc đổi mới các nhà ở và giao thông vận tải đều cần thiết. Các bước đầu phải được thực hiện để giúp các cư dân biết rằng xã hội mà họ đang sống và cần họ có góp phần tham gia vào. Nhiều hiệp hội góp phần quan trọng để ổn định các nơi này được hỗ trợ và khuyến khích.

Môi trường.
Trái đất là một món quà do tình thương của Đấng Tạo Hóa cho Con người, quản lý viên tài sản được tặng đó. Khi mời chúng ta thống trị trái đất, Thiên Chúa đã không muốn chúng ta làm cạn kiệt hoặc tiêu diệt nó. Đó là lý do tại sao Giáo hội yêu cầu xã hội cải tiến lối sống tôn trọng môi trường và biết quan tâm trong việc phát triển kinh tế và xã hội. Những kỳ công kỹ thuật xã hội khả năng để cổ võ nếu các kỳ công đó tôn trọng ‘sinh thái con người’ (Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI).

Kinh tế và Công lý.
Việc làm vẫn là một thiết yếu căn bản cho đời sống Con người. Do đó, mục tiêu mọi chính sách kinh tế phải nhằm cung cấp cho mọi công dân, đặc biệt là người trẻ, một triển vọng về một công việc hay được huấn nghệ để chuẩn bị một chổ làm thật. Một dự án kinh tế chỉ giải quyết bằng duy trì sự phụ thuộc vào quốc gia sẽ trái với yêu cầu này. Giới công quyền nên tạo điều kiện cho công lý được tôn trọng hơn trong đời sống kinh tế bằng bảo đảm công bằng tiền lương, giá cả và buôn bán. Sự cân bằng xã hội đòi hỏi phải sửa chữa những cách biệt không tương xứng về sự giàu có.

Nhưng xã hội không chỉ giới hạn trong sự trao đổi kinh tế. Sự làm thiện nguyện trong sinh hoạt hiệp hội và văn hóa là một trong những điều kiện tạo nên sức sống của xã hội. Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tham gia tài chính và chuyên môn trong mọi hình thức hiệp hội để tăng cường cơ cấu xã hội.

Hợp tác quốc tế và sự nhập cư.
Công ích đưa đến hòa bình giữa những cá nhân và giữa các quốc gia :
- đình chỉ sử dụng vũ lực giữa các nước, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng, khi mọi giải pháp khác đều không thể đạt được ;
- chia sẻ sự giàu có và gia tăng các hoạt động hợp tác ;
- thông qua các định chế quốc tế có chức năng và các hoạt động phục vụ có hiệu quả vì phẩm cách Con người và các dân tộc.

Giáo hội công nhận mỗi người có quyền xuất cư để cải thiện tình hình của họ, dù đáng tiếc rằng mọi người không thể sống còn trong nước họ. Nhưng trong một quốc gia có tổ chức như nước Pháp, một sự điều tiết di dân là cần thiết. Không thể giảm bớt bằng việc đóng cửa bảo vệ biên giới mà cần cố gắng tiếp những ai đã đến, với sự tôn trọng và cung cấp cơ hội để họ hội nhập.

Người khuyết tật.
Các xã hội tân tiến có một cái nhìn mới tôn trọng người khuyết tật. Chúng ta biết nhìn thấy vị trí họ trong đời sống xã hội. Kitô hữu sẵn sàng thừa nhận một phản ảnh thái độ của Đức Kitô khi gặp gỡ và an ủi những người bệnh hoặc bị khuyết tật (Mc 1, 40; Lc 5, 17 ...). Do đó, mối lưu tâm này cần được khuyến khích. Tuy nhiên, việc sàng lọc trước khi sinh sản thường dẫn đến việc loại bỏ những người có thể bị khuyết tật làm suy yếu nền tảng sự tương trợ đối với người với yếu nhất là điều đáng khích lệ xã hội.

Lúc cuối cuộc sống.
Mọi người, bất kể ở tuổi nào, tình trạng mệt mỏi, tàn tật hay bệnh hoạn, luôn phải giữ trọn phẩm giá. Vì lý do này, « chết êm dịu là một giải pháp sai lầm về thảm kịch sự đau đớn, một giải pháp không kính trọng con người » (Đức Thánh Cha Biển Đức XVI) vì hành động này, viện dẫn lòng thương cảm, ruồng bỏ con người khi họ rất cần sự giúp đỡ và trông nom. Sự xuất hiện những thế hệ quan trọng trong tuổi già cần yêu cầu xã hội phải đoàn kết hơn. Sự phát triển những chăm sóc giảm đau (người viết xin thêm : xác lẫn hồn người sắp lìa trần), kết quả sự tiến bộ đạo đức và khoa học, nên được tiếp tục để tất cả những ai có nhu cầu có thể được hưởng lợi.

Di sản và Văn hóa.
Đất nước chúng ta thừa hưởng các nỗ lực văn hóa của những thế hệ trước. Văn hóa không trùng hợp với sự sản xuất văn hóa hay thậm chí với việc tiếp nhận các sản phẩm của mình. Nó cho phép mỗi người góp tài năng mình trong cộng đồng nhân loại với khả năng những người khác trước những thành công, tràn trề hy vọng. Đó là niềm mong ước các cơ quan chức năng phối hợp các điều kiện để các thế hệ trẻ tận hưởng những gì chúng ta đã kế thừa quá khứ để đề xuất những dự án cho tương lai.

Âu Châu.
Tiến trình Âu châu có thể được hiểu theo nhiều cách. Tự nguồn gốc, nó hình thành nhờ một nỗ lực tuyệt vời để viết những trang sử của một lục địa về sự tha thứ và đầy triển vọng. Trong thế giới toàn cầu hóa chúng ta đang sống, những thực tế không thể được xử lý ở quy mô này. Nhưng việc xây dựng Liên hiệp Âu châu với những quốc gia có khả năng đề xuất và bảo vệ một dự án rõ ràng để tạo ra một không gian tự do và đầy sáng tạo.

Liên hiệp Âu châu đã trở thành khuôn khổ định chế cho nhiều hoạt động con người ở Pháp. Nhưng Liên hiệp thường hành động như một thẩm quyền hành chính và thật quan liêu. Thị trường duy nhất là một dự án đẹp khi còn trong tầm nhìn tinh thần của con người. Các Kitô hữu muốn Âu châu, đừng nhìn Con người chỉ là một khách tiêu thụ luôn bất mãn và chỉ nghĩ đến các quyền lợi mà cho phép các cư dân hành động có trách nhiệm, với những căn nguyên tinh thần, đạo đức, kinh tế và chính sách của họ cho lợi ích cho cả thế giới.

Chủ nghĩa thế tục và đời sống xã hội.
Trong nước chúng ta, mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Nhà nước được đánh dấu bằng một lịch sử khó khăn và nhiều tranh chấp. Mối quan hệ này ngày nay đã giảm bớt căng thẳng nhiều và đó là điềm tốt cho sự thăng bằng trong xã hội. Chúng ta sống trong chế độ phân biệt từ Luật năm 1905 và chủ nghĩa thế tục là một nguyên tắc hiến pháp của Cộng hoà Pháp. Đã nhắc lại nhiều lần, nhất là khi kỷ niệm 100 năm Luật này, Giáo hội xác định chấp nhận khuôn khổ mà chúng ta đang trải qua. Tách biệt không có nghĩa là không hiểu biết nhau, có vô số nơi và cơ hội để gặp gỡ, đối thoại, cả địa phương lẫn cấp quốc gia. Nếu Nhà nước không chấp nhận những trợ cấp cho bất cứ tôn giáo nào (Điều 2 Luật năm 1905), nhưng phải đảm bảo quyền tự do lương tâm và việc tự do hành đạo (Điều 1). Trong ý nghĩa tự do mà án lệ (jurisprudence) đã luôn dùng để giải thích luật. Trong dịp thảo luận gần đây, do có sự hiện diện của nhiều công dân Hồi giáo và những câu hỏi đã được nêu ra bởi vài tín hữu các tôn giáo thiểu số. Các cuộc tranh luận không nên lên án các tôn giáo ở Pháp vì có thể dẫn đến chủ nghĩa thế tục khép kín, tức là từ chối bất kỳ biểu hiện tôn giáo nào. Một số quy định hành chính đã chứng minh cho thấy những lo ngại này không phải là ảo tưởng.

Cũng vậy, một số phản ứng mạnh mẽ, trong các cuộc tranh luận gần đây, đã cho thấy sự bất bao dung đối với Giáo hội Công giáo (và các tôn giáo nói chung) không chỉ tạo thành những tàn tích của quá khứ. Người Công giáo không muốn là những công dân bị cấm lên tiếng trong một xã hội dân chủ.

Khi diễn đạt ý nghĩ của mình, tín hữu Công giáo không đi ngược lại sự thông minh và tự do phán đoán của những người không chia sẻ đức tin của họ. Họ mong muốn một sự áp dụng hòa dịu và hướng về những luật và quy định hầu làm rõ nghĩa các giao ước thế tục của nền Cộng hòa chúng ta.

* * *

Trong ngày bầu cử, tín hữu Công giáo có thói quen đi dâng Thánh Lễ để gởi đến Thiên Chúa những Lời Nguyện Giáo dân được đề nghị :

1. Prions pour tous ceux qui votent aujourd’hui et pour tous ceux qui ne vont voter pas.
Demandons au Seigneur de nous rendre tous attentifs l’avenir de notre pays et du monde entier.
Chúng ta cầu nguyện cho những người tham gia bầu cử, hôm nay, và những người không đi bầu.
Nguyện xin Thiên Chúa cho chúng con biết quan tâm đến tương lai quốc gia chúng con và tương lai toàn thế giới.

2. Prions pour ceux qui les électeurs donnent un surcroit de travail et pour ceux qui tiennent les bureaux de vote.
Demandons au Seigneur de rendre plus nombreux ceux qui savent travailler pour les autres.
Chúng ta cầu nguyện cho những người làm thêm việc trong ngày tuyển cử và những người phụ trách phòng phiếu.
Nguyện xin Thiên Chúa ban thêm những người biết làm việc cho những người khác.

3. Prions pour tous les candidats.
Demandons au Seigneur que dans leur succès ou dans leur échec, ils restent au service du bien commun.
Chúng ta cầu nguyện cho các ứng cử viên.
Nguyện xin Thiên Chúa, dù trong thành công hay thất bại, những vị này vẫn tiếp tục phục vụ cho công ích.

4. Prions pour notre communauté.
Demandons au Seigneur que nos divergences politiques ne deviennent pas tenir notre unité dans la foi.
Chúng ta cầu nguyện cho Cộng đoàn (Giáo xứ) chúng ta.
Nguyện xin Thiên Chúa giúp chúng con, dù có những bất đồng chính kiến, vẫn luôn hiệp nhất trong Đức Tin.

Sau đó, chúng ta bước đến phòng phiếu ghi trên thẻ cử tri để đặt lá phiếu của mình vào thùng phiếu.

Như vậy, chúng ta xứng đáng là ‘người Công giáo tốt và Công dân tốt’. Công giáo tốt vì chúng ta thực thi điều 3 trong Mười Điều Răn Đức Chúa Trời và Công dân tốt vì chúng ta thi hành điều 4 trong Mười Điều Răn đó. Quê hương là gia tài của Oâng Bà, Cha Mẹ để lại cho chúng ta và chúng ta có bổn phận giữ gìn để trao lại cho thế hệ sau. Bằng lá phiếu, chúng ta trao ‘quyền làm chủ Đất nước’ cho một nhà nước bất tài thì không ‘Thảo Kính Cha Mẹ’.
 
Văn Hóa
Đường lên Thánh giá
Trầm Thiên Thu
11:23 02/04/2012
Đường lên Thánh Giá cao vời
Mà con tục lụy một đời đi hoang
Đường lên Thánh Giá cao quang
Mà tim con lắm vấn vương tội tình
Vì yêu nên Chúa quên mình
Chỉ mong cứu độ chúng sinh lạc loài
Lưỡi đòng đâm thấu tim Ngài
Ân tình dòng máu chảy dài vì yêu
Tình ca vang mãi ngàn sau
Lời thơ tuyệt diệu dâng trào khắp nơi
Thành tâm cảm tạ Chúa Trời
Đã thương cứu độ cuộc đời phàm nhân
Tình Ngài siêu trác tuyệt luân
Tình con tục lụy đa đoan bọt bèo
Tội con như núi ngất cao
Tình yêu Thiên Chúa trước sau vuông tròn
Chính bao đau khổ u buồn
Là chén dạt dào tình nghĩa hôm mai
Giúp con vui bước theo Ngài
Ngước nhìn Thánh Giá lòng đầy tin yêu
Giêsu đã chết thương đau
Con đường Thánh Giá nhiệm mầu, quang vinh
Âm thầm sám hối chân tình
Xin được đồng hành với Đức Kitô.
 
Thập giá Chúa
Nguyễn thanh Trúc
11:24 02/04/2012
Cuộc Phục Sinh, làchứng từ sự thật
Về Đức Kitô, qua cáichết của Ngài

Không phải cái chết, nhưng tình yêuviên mãn
Đức Kitô hiến mạng, Ngàicứu sống sinh linh
Không có tình yêu nào, lớn hơn tình bè bạn
Hiến mạng sống mình, vì bạn hữu thân tình (Ga15, 13)

Nhưng Ngài chết, không chỉ riêng cho bằng hữu
Nhưng cũng cho những ai, đang thù ghét, oánNgài
Ngài đã chết, cho những người tâm lang sói
Và cho chúng ta, đang trong cõi mây mù

Thập giá Chúa, không phải là sự bác bỏ
Nhưng là sự thuận tình, đầy lòng yêu thương
Tình yêu Chúa, chỉ chúng ta con đường
Yêu vô điều kiện, Tin Mừng rao, khắp lối ngõ

Đau khổ đó, hôm nay làm sao sánh
Với vinh quang, Ngài hứa cho chúng ta (Rm 8,18)
Thiên Chúa sẽ, lau sạch dòng nước mắt
Hết khóc than, và tang tóc xót xa (Kh 21,4)

Thập giá Chúa, khôngchỉ riêng cho Kitô hữu
Nhưng cho mọi người, Chúa chết cho mọi người
Mầu nhiệm cứu độ, câu trả lời Thập Giá
Với Chúa Thánh Thần, dự mầu nhiệm Vượt Qua

Dự mầu nhiệm Vượt Qua, là đi qua đau khổ
Chứng từ tốt lành, là chén đắng Chúa ban
Đau khổ nối ta, với Thập Giá Chúa Kitô
Bằng mầu nhiệm, chỉ một mình Thiên Chúa biết

Đây gỗ Thánh Giá, nơi treođấng Cứu Độ
Chúng con đến quỳ, phục suy kính tôn thờ
Thiên Chúa đã yêu, và ban chính con Ngài (Ga3, 16)
Con ghi nhớ, quyết sống đời, tâm thiện hảo.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đàng Thánh Giá
Thérésa Nguyễn
11:17 02/04/2012
ĐÀNG THÁNH GIÁ
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Ta tin nhận Đức Ki Tô,
Biết Ngài tự hiến, chết cho nhân trần.
Muốn theo gót Chúa chí nhân,
Bỏ mình vác Thánh Giá phần mình (mà) theo.
(Trích thơ của Trương Hoàng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Thập Giá
Nguyễn Bá Khanh
21:29 02/04/2012
TRÊN THẬP GIÁ
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Suy tôn Thánh giá của Ngài
Đó là loại bỏ trái, sai nơi mình.
Cùng Ngài con chịu đóng đinh.
(Trích thơ của Hai Tê Miệt Vườn)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền