Ngày 05-03-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vinh quang sẽ được bày tỏ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
04:24 05/03/2020
Chúa Nhật II Mùa Chay A

St 12,1-4a; 2 Tm 1,8b-10; Mt 17,1-9

Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã chiêm ngắm Chúa Giêsu theo phương diện nhân loại qua những cơn cám dỗ của Chúa. Người đã kiên quyết chống trả và đã chiến thắng những đề nghị của ma quỷ.

Trong Chúa Nhật II Mùa Chay này, chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu theo phương diện thần linh qua biến cố Chúa biến hình trên núi cao, trước sự chứng kiến của ba môn đệ thân tín của Người là Phêrô, Giacôbê và Gioan.

1- Vinh Quang Thiên Chúa nơi Đức Giêsu

Tại đây, thân xác của Chúa Giêsu được biến đổi, dung nhan Người chói lọi như mặt trời và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. Người đàm đạo với Môsê và Êlia. Biến cố biến hình là cuộc thần hiện của Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Con là nhân vật chính đang được biến hình, Chúa Thánh Thần hiện diện dưới “đám mây sáng ngời bao phủ các ông” và có tiếng của Chúa Cha từ đám mây phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các người hãy nghe lời Người” (x. Mt 17,1-9).

Với trình thuật này, thánh Mátthêu trình bày biến cố biến hình là một cuộc thần hiện của vinh quang Thiên Chúa như đã xảy ra trên núi Sinai trong Cựu Ước với những dấu chỉ mạc khải thế giới Thiên Chúa như núi cao, sự biến hình, ánh sáng, đám mây bao phủ trên Người.

Trong Tin Mừng Nhất Lãm, trình thuật biến cố biến hình được đặt trước lời loan báo đầu tiên của Chúa Giêsu về cuộc khổ nạn, chết và phục sinh khi Người cùng với các môn đệ trên đường tiến về Giêrusalem. Khi nghe nói về việc Người phải chịu đau khổ và phải chết, các Tông Đồ rất ngạc nhiên và không thể nào chấp nhận lời loan báo này. Chính thánh Phêrô đã can Người không nên làm như thế. Bởi vì, hầu hết các Tông Đồ và người Do Thái đang trông chờ một Đấng Mêsia đến trong quyền năng và vinh quang để giải phóng họ khỏi cảnh thống trị và ách nô lệ của đế quốc La Mã. Đấng Mêsia không thể chịu đau khổ và chết được. Nhưng Chúa Giêsu không từ bỏ ý định của mình và Người tiếp tục mạc khải rằng Người phải chịu đau khổ và chết, sau ba ngày, Người sống lại. Người mở ra con đường mới là phải trải qua đau khổ để đến vinh quang.

Theo tiến trình này, biến cố biến hình của Chúa Giêsu là sự chuẩn bị cho các môn đệ đón nhận biến cố đau thương mà Chúa sắp phải trải qua. Qua biến cố này, Chúa Giêsu muốn củng cố niềm tin cho các môn đệ trước cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Đồng thời, Người muốn tỏ cho họ thấy thần tính của Người ẩn dấu trong dung mạo con người, cũng như Người muốn tỏ cho họ thấy trước vinh quang và sự phục sinh mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện như đã tiên báo.

Như thế, Chúa Giêsu là một con người giống với chúng ta mọi đàng, chỉ trừ tội lỗi: Người có mang trong mình những điều kiện con người như đói khát, mệt nhọc thể lý, bị cám dỗ; Người cũng phải lao động vất vả để kiếm sống; Người cũng có một thân xác hay chết như chúng ta. Tuy nhiên, Chúa Giêsu rất khác biệt với chúng ta, bởi vì Người là Con Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa, là Đấng Mêsia. Người cưu mang thần tính ẩn dấu trong mình. Thần tính đó hôm nay được biểu lộ và biến đổi con người nhân loại của Chúa Giêsu trở nên sáng láng và vinh hiển như mặt trời. Nơi đây Đức Giêsu để cho thần tính của Người tỏ lộ trong thân xác của Người.

Chiêm ngắm Chúa Giêsu biến hình, Mátthêu muốn độc giả của ngài và cả chúng ta nữa tin nhận Người là Thiên Chúa. Đức tin đích thực của người tín hữu không phải là một lời khẳng định chung chung về sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng là lời tuyên xưng vững chắc rằng vinh quang và quyền năng Thiên Chúa hiện thân cụ thể nơi con người của Đức Giêsu Kitô. Vì thế, chúng ta hãy nghe Lời Người.

2- Chúng ta cũng sẽ được biến đổi như Người

Biến cố biến hình của Chúa Giêsu cũng là lời loan báo về định mệnh của mỗi người rằng: Thân xác yếu hèn và hay chết của chúng ta được tiền định tới sự biến hình nên giống với Chúa Giêsu ngay hôm nay và trong ngày cánh chung. Sự biến hình của Chúa Giêsu loan báo sự biến hình của chúng ta. Bởi lẽ, Thiên Chúa đã không bao giờ tạo dựng thân xác con người cho cái chết, hay cho sự hủy diệt, nhưng Người tiền định cho chúng ta được sống đời đời. Tội lỗi, sự dữ và cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng trên con người. Bằng chứng hùng hồn là biến cố nhập thể của Con Thiên Chúa như là trung tâm điểm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã làm người để con người được làm Thiên Chúa,” thánh Irênê, giám mục thành Lyon (198) đã viết như thế.

Hơn nữa, việc Chúa Giêsu biến hình làm sáng tỏ những vấn nạn quan trọng nhất mà con người mọi thời thường đặt ra: Đâu là ý nghĩa của đời sống? Con người sẽ đi về đâu? Chính Chúa Giêsu mang lại cho chúng ta câu trả lời cho những vấn nạn đó qua sự phục sinh vinh hiển. Chúa Giêsu là người đầu tiên từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa cho những kẻ an giấc. Người là người mở đường cho con người đi vào sự sống mới, sự sống thần linh. Nhờ Thánh Thần, Người biến đổi thân xác chúng ta nên giống thân xác sáng láng của Người. Khi nói đến sự biến đổi này, thánh Phaolô viết: “Đó là điều tôi đợi chờ và hy vọng. Sẽ không có gì làm cho tôi phải hổ thẹn, trái lại tôi hoàn toàn vững tin. Bây giờ cũng như mọi lúc, Đức Kitô sẽ tỏ bày quyền uy cao cả của Người nơi thân xác tôi, dù tôi sống hay tôi chết” (Pl 1,20).

Một cách cụ thể, bí tích Rửa Tội làm cho chúng ta nên giống với Chúa Kitô và đưa chúng ta tháp nhập với đời sống Đấng Phục Sinh! Theo ý nghĩa này, thánh Mátthêu đã chính xác dùng hai cách diễn tả tương tự để mạc khải về định mệnh của chúng ta: “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời” (Mt 17,2). “Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi như mặt trời” (Mt 13,43).

Sự biến hình của chúng ta được bắt đầu từ những chọn lựa và cố gắng trong đời sống của chúng ta dựa theo các giá trị Tin Mừng, khi chúng ta bước theo Người. Những chọn lựa và hành động đó có dấu ấn của sự vĩnh cửu. Như chúng ta đọc những lời này trong mỗi thánh lễ: “Cũng như giọt nước hòa chung với chén rượu, xin cho chúng con cũng được thông phần thần tính của Đấng đã chia sẻ kiếp người với chúng con.”

Bởi thế, mỗi ngày chúng ta được mời gọi lắng nghe và thực hành Lời Chúa để chúng ta cũng được biến đổi nên giống Người. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Khổ Nạn Và Phúc Sinh
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:23 05/03/2020
Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Chay - Năm A

(Mt 17,1-9)

Trang Tin Mừng (Mt 17,1-9) Chúa Nhật II Mùa Chay năm A, đưa chúng ta lên núi cùng với các Tông Ðồ Phêrô, Giacôbê và Gioan chiêm ngắm Chúa Giêsu biến hình, một biến cố ngoại thường trước khi tiến sâu vào Mùa Chay Thánh, cao điểm là Tuần Thương Khó, cử hành Cuộc Khổ Nạn, cái chết và sự phục sinh vinh quang của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

Xem Video và nghe bài giảng

Phêrô, Giacôbê và Gioan thật diễm phúc, vì đã được Chúa Giêsu cho nếm trước vinh quang Phục sinh: điều thuộc về thiên giới nhưng xảy ra trên trần gian. Ba ông thấy Thầy dung mạo biến đổi khác thường, khuôn mặt Người sáng chói như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết (Mt 17,). Các ông đã quá quen với hình ảnh của Thầy trong dáng vẻ thường ngày của con một người trần thế, nay đứng trước sự huy hoàng chói lọi, bao trùm toàn bộ con người của Thầy, lại có thêm Môi-sen và Êlia xuất hiện bên cạnh đàm đạo với Thầy khiến các ông kinh ngạc. Sửng sốt quá, Phêrô thốt lên: "Lạy Chúa, chúng tôi được ở đây thì tốt lắm, nếu Chúa ưng, chúng tôi xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môi-sen và một cho Êlia" (Mt 17,4). Lúc ông còn đang nói thì một đám mây sáng bao phủ các ngài.

Một đám mây bao phủ các tông đồ gợi cho chúng ta nhớ lại đám mây bao phủ dân Israen trong thời kỳ Xuất hành (x. Xh 40,35), hay khi Đức Maria đón nhận tin truyền từ Sứ Thần cho Trinh Nữ: “Quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà” (Lc 1,35). Lúc Chúa Giêsu biến hình, từ trong đám mây bao phủ ấy có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”. Tiếng Chúa Cha từ trong đám mây xác nhận Chúa Giêsu là Con yêu dấu, và Ngài mời gọi chúng ta “Hãy vâng nghe lời Người”

Quả thật, Chúa Giêsu là Ngôi Lời nhập thể của Chúa Cha (x. Ga 1,14). Người luôn nói Lời của Thiên Chúa cho loài người (x. Ga 3,34). Chúa Cha muốn các môn đệ và qua các ông Lời Chúa Giêsu cần phải được mọi người đón nhận và vâng nghe. Nghe lời Chúa Cha tuyên phán, các môn đệ kinh hồn bạt vía, ngã sấp xuống. Bấy giờ Chúa Giêsu đến gần, động đến các ông và bảo: “Các con hãy đứng dậy, đừng sợ” (Mt 17).

Đừng sợ, các ông sợ gì và tại sao lại sợ? Thưa, các ông sợ đau khổ, sợ thập giá, nhất là sợ cái chết bi thương như Thầy đã loan báo: “Người phải đi Giêrusalem và chịu nhiều đau khổ do hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục, và bị giết đi, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16, 21). Lời loan báo trên chẳng những làm cho Phêrô và hai ông kia, mà thậm trí cả nhóm môn đệ bị khủng hoảng. Phêrô đã phủ nhận và can ngăn Thầy. Ông phủ nhận là điều dễ hiểu, bởi các môn đệ trông đợi một Ðức Messia quyền năng, mạnh mẽ, thống trị, thế mà nay Chúa Giêsu lại tự giới thiệu mình như một người đầy tớ khiêm hạ, hiền lành của Thiên Chúa, đầy tớ của con người, sẽ phải hy sinh mạng sống, bước qua khổ đau và cái chết. Đương nhiên là câu hỏi lớn nảy sinh trong đầu: Làm sao có thể theo Một Bậc Thầy và một Ðức Messia mà cuộc sống trần thế của Người kết thúc như thế được? Các môn đệ nghĩ như vậy. Việc Chúa biến hình là câu trả lời cho các ông.

Biến cố này giúp các môn đệ đương đầu trước cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Cả chúng ta ngày hôm nay nữa cũng hiểu rằng cuộc khổ nạn của Chúa Kitô là một mầu nhiệm, một hồng ân tình thương vô biên của Thiên Chúa, nhất là hiểu rõ hơn sự phục sinh của Người. Để hiểu các biến cố ấy, cần biết trước rằng Ðấng đang chịu đau khổ và được vinh quang không phải chỉ là một con người, nhưng là Con Thiên Chúa, Ðấng cứu độ chúng ta qua tình yêu trung thành cho đến chết. Qua đó Chúa Cha lập lại lời tuyên bố về Chúa Con, đã xảy ra bên bờ sông Giordan sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa và Chúa Cha nhắn nhủ chúng ta : "Các ngươi hãy nghe lời Người" (Mt 17,).

Bước tiếp vào Mùa Chay Thánh, biến cố Chúa biến hình loan báo trước Mầu Nhiệm Vượt Qua, mời gọi chúng ta mở rộng cặp mắt tâm hồn chiêm ngắm Mầu Nhiệm Ánh Sáng của Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi.

Chúa biến hình vinh quang sáng láng để nêu gương cho chúng ta, giúp chúng ta biến đổi: từ con người tối tăm tội lỗi nên con người tươi sáng hoàn hảo; từ con người ích kỷ tham lam thành người sẵn sàng yêu thương hy sinh và phục vụ mọi người; từ con người kiêu căng tự đắc thành người khiêm nhu tin tưởng và phó thác vào Chúa.

Lạy Chúa, xin thương giúp chúng con hiểu được ý nghĩa của Thập Giá và xin ban ơn để chúng con biết sống Mầu Nhiệm Thập Giá Chúa trong cuộc đời chúng con, hầu mai ngày được sống lại với Chúa trong vinh quang với. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Chủ Nhật Thứ II Mùa Chay. Năm A 8.3.2020
Lm Francis Lý văn Ca
16:53 05/03/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang bước vào tuần thứ II của Mùa Chay Thánh. Các bài đọc và những lời nguyện dùng trong thánh lễ hôm nay, hướng chúng ta đến một chủ đề chính: Đó là sự ăn năn thống hối.

Việc Chúa biến hình trên núi Tabôrê là một biến cố làm đảo lộn cuộc đời của các tông đồ, các ông cảm thấy như người mới, nhìn thấy rõ mục đích của đời mình. Với những thời gian của tuần lễ nầy và những ngày kế tiếp, chúng ta chuẩn bị quay trở về với Chúa, gặp gỡ Ngài qua bí tích giải tội.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Chúa gọi Abraham, từ bỏ quê cha đất tổ, ông đã vâng nghe tiếng Chúa gọi ra đi với tinh thần phó thác.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô đang bị cầm tù, viết bức thư mà chúng ta sắp nghe hôm nay, gởi cho Timôthêô. Phaolô khuyến khích vị Giám mục trẻ trung thành trong nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Phúc Âm hôm nay thuật lại việc Chúa biến hình trên núi Tabôrê. Sự vinh quang mà ba tông đồ được chiêm ngưỡng hôm nay, là phần nào vinh quang chúng ta sau cái chết ở đời nầy.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa đã đến với chúng ta qua Lời Ngài, chúng ta đến với Chúa qua những tâm tình cầu nguyện sau đây:

1. Xin Chúa thực hiện nơi trần gian điều mà Chúa đã hứa với tổ phụ Abraham, biến đổi tâm hồn nhân loại trở nên những con cái của Abraham, tin vào Thiên Chúa là Cha của hết mọi người. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho anh em Dothái, họ là con cái của Abraham theo lời hứa, theo huyết thống. Với ơn Chúa Thánh Thần biến đổi, họ nhìn nhận Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, đã xuống thế làm người. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu nguyện cho những Anh Em Hồi Giáo, họ chỉ nhìn nhận một Thiên Chúa Duy Nhất của Tổ Phụ Abraham, với ơn Chúa Thánh Thần hoạt động, họ biết nhận ra Đức Kitô là con của tổ phụ Abraham, và là Đấng Cứu Thế. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa củng cố đức tin chúng ta, xin mở đôi mắt chúng ta để nhìn thấy những kỳ công của Chúa, mở đôi tai để lắng nghe tiếng Chúa, và với ơn thánh Chúa tác động, chúng ta sẽ biến đổi nên người mới trong mùa Phục Sinh năm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu, qua tình thương hải hà của Chúa, các ngài được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Chúng con nài van Chúa nhậm những lời cầu của chúng con dâng lên trước tôn nhan Chúa hôm nay, cùng với bánh và rượu sẽ trở nên lương thực nuôi phần hồn chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
CĐ: Amen.


 
Chúa Nhật II Mùa Chay A
Lm. Jude Siciliano, OP
18:13 05/03/2020


Sáng Thế 12: 1-4a; T.vịnh 32; 2 Timôthê 1: 8b-10; Mátthêu 17: 1-9

Một người bạn nói với nhóm chúng tôi câu chuyện một thương gia mà anh ta biết. Hình như thương gia đó đang trên một chuyến máy bay để đi họp, đây là công việc thường làm của ông. Ông nói "tôi đi rất nhiều dặm đường trên máy bay với quảng đường này. Đáng lẻ họ phải cung cấp thêm dịch vụ khách quen cho tôi trên chặng đường này chứ..." Ông ta lại còn nói là ông thuộc lòng về vấn đề đó. Trước khi ông ta lên máy bay, ông ta nhận một tờ báo tài chính trong ngày và một cốc càfe. Rồi khi lên máy bay ông để hành lý vào chỗ, ngồi xuống thắt giây an toàn và bắt đầu uống càfe, đọc báo và xem lại các ghi chú của mình về buổi họp sẽ dự. Tiếp viên trình bày các hướng dẫn an toàn cho hành khách mà ông đã thuộc lòng nên ông không để ý gì đến những chỉ dẫn đó. "Lại chỉ dẫn như củ". Ông nói với thái độ của một hành khách dày dạn kinh nghiệm.

Ngoại trừ trên một chyến máy bay ông ta đi vừa rồi. Tiếng nói với giọng trang trọng của phi công được nghe trên máy khi máy bay sắp hạ cánh. "Thưa quý ông bà, chúng ta có thể gặp vấn đề khó khan trong việc hạ cánh. Chúng tôi biết cơ phận để hạ cánh của máy bay không hoạt động được. Nên chúng tôi phải bay vòng quanh một thời gian, bỏ bớt nhiên liệu và cố gắng hạ cánh" Các nhân viên phi hành gia đứng dậy và xem xét về việc hạ cánh và bảo các hành khách phải làm gì khi máy bay phải hạ cánh khẩn cấp. Lúc đó các hành khách phải cuối xuống về phía trước, hai cánh tay ôm choàng về phía dưới chân. Ông bạn nói "chúng tôi chú ý lắng nghe, để biết chỗ cửa thoát hiểm ở đâu và ánh đèn lối đi dẫn đến chỗ đó, kiểm tra dây an toàn đã được khóa vững chắc đúng tư thế". Ông ta kết thúc câu chuyện và nói "Tôi có thể thấy các xe chữa lửa đậu dọc hai bên phi đạo, và tôi tự hiểu rằng hãy thực hiện theo đúng lời chỉ dẫn có ý nghĩa là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết". Không cần phải nói thiết bị hạ cách đã hoạt động và máy bay đã hạ cánh an toàn và mọi sự bằng an. Nhưng, ai có thể bỏ qua và không lắng nghe những thông tin quan trọng phải làm theo lời chỉ dẫn của tiếp viên hết lòng lo cho sự an toàn của hành khách?

Những lời được nói cho chúng ta trong những lúc quan trọng, có thể mang ý nghĩa của sự khác biệt qiữa sự sống và cái chết, giữa việc có một đời sống có ý nghĩa hay chỉ sống qua ngày một cách giả dối không có định hướng – Đây là một cách chết, bạn nghĩ sao?

Các môn đệ Chúa Giêsu đi ra một nơi xa lên trên đỉnh núi với Ngài. Nơi đó thanh tịnh và các ông có thể nhìn thấy được toàn cảnh với khoảng cách rất xa. Ở đó các ông có thể nhìn thấy mọi sự nhiều hơn những gì quan niệm của họ. Họ nhìn thấy nhiều hơn những gì họ mong đợi, vì trên đỉnh núi hôm đó, các ông đã thấy được Chúa Giêsu đặc biệt như thế nào. Một tiếng nói lớn hướng dẫn họ: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người". Cũng như các môn đệ, cũng tiếng nói đó khuyến khích chúng ta "Hãy vâng nghe lời Người" Nhưng, chúng ta không chỉ nghe lời của Chúa Giêsu qua những bài giảng mà vì Ngài còn nói qua việc làm của Ngài. Những lời nói và hành vi của Chúa Giêsu sẽ nói cho chúng ta biết về Thiên Chúa và về chính chúng ta. Ngài cũng nói về sự tha thứ, lòng trắc ẩn và trách nhiệm của mổi người chúng ta là phải loan báo những điều chúng ta đã nghe.

Hôm nay, Đấng trên núi nói với chúng ta chỉ cho chúng ta đến với Chúa Giêsu. Đấng ấy đang đứng bên cạnh chúng ta, nói về việc hạnh phúc và an toàn của chúng ta. Tiếng nói chỉ cho chúng ta đến với Chúa Giêsu để nghe và quan sát những điều gì chúng ta trông thấy và nghe. Nhưng cũng có rất nhiều tiếng nói khác đan xen xung quanh chúng ta, cố gắng làm chúng ta nghe những điều khác biệt và cách hành xử khác với việc Chúa Giêsu làm. Với biết bao nhiêu tiếng nói trái chiều làm chúng ta xao lãng; và có những sự đồng thuận của chúng ta. Mùa Chay là một dịp tốt để chúng ta kiểm tra thính giác của mình đã nghe như thế nào. Cũng là dịp chúng ta cần nghe lại tiếng nói đầu tiên. Trong Mùa Chay chúng ta có thể có được thói quen hằng ngày tự vấn "Chúa Kitô đã nói với tôi điều gì qua dân chúng và qua các sự việc xãy ra trong ngày hôm nay"? Múa Chay là dịp chúng ta cố gắng nghe lời Chúa với hết tâm tình và tự xem xét đời sống chúng ta theo quan niệm của Chúa, dựa trên những điều chúng ta nghe và để ý trong phúc âm.

Bởi thế, thí dụ, theo ánh sáng của những lời từ Chúa Giêsu, được nhắc đến "một đời sống dồi dào" có phải là thế hay không? Dựa theo tiêu chuẩn của ai? Điều gì khiến tôi gọi là "phúc", có phải thật sự xuất phát bởi tay của Thiên Chúa hay chỉ là thành quả của lời khó nghe do tôi nói, không gì hướng đến Chúa Kitô? Liệu một điều gì tôi gọi là “hạnh phúc" có cơ sở sâu sắc và an toàn trong đời sống của tôi, hay chỉ là một cảm giác thoáng qua với gốc rễ nông cạn, dễ dàng mất đí hay rời khỏi bàn tay của tôi? Nói một cách khác, điều mà một số người khác cho là "thất bại" có thể tạo ra niềm vui sâu đậm trong tôi. Hoặc là, cái chết của một giấc mơ có thể là dịp mở ra cho chúng ta một quan niệm và cách sống hoàn toàn khác.

Mùa Chay là "mùa kiểm tra cách nghe". Cũng như những hành khách trên máy bay, có những lúc phải "nghe". Có ai đang nói với tôi ngay bây giờ về những chi tiết trong cuộc sống của tôi và tôi cần phải lắng tai nghe. Người đó có thật sự để ý đến sự an toàn của tôi hay không? Thật ra thì ai cũng muốn một ngày nào đó khi thức dậy ở một nơi hay một chỗ sống và nói "Tôi làm sao đến đây vậy?" Có ai muốn đến lúc có nhận thức trễ khi "Tôi đã bay vòng tròn như một chiếc phản lực bay tự động và cảm thấy như mình sắp xăng!" Nói một cách khác, tôi không muốn đến cuối đời tôi và hỏi như bản nhạc xưa có lời "Có phải chỉ có thế thôi hay sao"?

Không đâu, tất cả chúng ta rất cần Mùa Chay, đây là một dịp để lắng tai nghe và kiểm tra lại xem những tiếng nói nào làm xáo trộn trong cuộc sống chúng ta. Hãy nghe những lời hát không ngừng vang tiếng "thắng lợi", “cạnh tranh”, "thắng lợi", "cho", “nhận”, "thêm nữa" v.v... Khi bạn đến cùng không có gì hài lòng trong các tiếng hát đó. Mặc dù chúng ta đã cố gắng đáp lại những tiếng đó và cung cấp cho họ những điều các tiếng gọi đó muốn để làm họ im lặng. Chúng ta vẫn không làm được. Và chúng chỉ im lặng trong một lúc, ít lâu sau, các tiếng đó lại trở lại: "nữa, nữa, nữa", không chóng thi chầy chúng ta sẽ có nguy cơ thất vọng.

Chúng ta nghe câu chuyện trên núi, vậy chúng ta đáp lại như thế nào? Vậy thì chúng ta có thể lên dãy núi Rockies ỏ vùng tiểu bang Colorado rồi ngồi đó chờ đợi cho được thị kiến hay sao? Hay hoặc đi vào hoang địa "tìm cho có được thị kiến" và rồi có trở lại hay không? Điều đó nghe hay thật, nhưng không thể nào làm được. Có thể một ngày nào chăng! Nhưng, trong lúc này, chúng ta có thể đem ngọn núi xuống đây, nơi chúng ta đang sống. Thật ra thì trong nghi lễ phụng vụ Thánh Thể hôm nay, chúng ta đang ở trên núi đó. Chúng ta đang cố gắng chú ý đến những khát khao trong tâm hồn chúng ta và những sự thiếu thốn mà chúng ta cảm nhận được trong đời sống. Với những sự thật đó trước mắt chúng ta, chúng ta dừng lại lối sống vội vả, và riêng ra một nơi để nghe tiếng Thiên Chúa muốn nói với chúng ta, và để lãnh nhận bánh hằng ngày nuôi dưởng chúng ta. Chúng ta làm điếu đó mỗi khi chúng ta họp nhau như một cộng đoàn trong nhà thờ. Nhưng, đặc biệt là trong những ngày Mùa Chay này khi chúng tá muốn nghe Tiếng gọi chúng ta dến với Chúa Giêsu và Ngài mời gọi chúng ta lắng nghe Ngài. Chúng ta biết Tiếng gọi đó để ý đến điều tốt lành nhất cho tâm hồn chúng ta.

Nếu chúng ta muốn có chủ ý nhiều hơn nữa, chúng ta có thể để mỗi ngày một khoản thời gian riêng để cố ý lắng nghe. Chỉ cần đọc lời cầu nguyện xưa kia: "Xin Chúa hãy nói, tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe" Và sau đó giữ thinh lặng. Mỗi ngày chúng ta có thể để dành một ít thời giơ để đọc và nguyện gẫm Kinh Thánh, thí dụ như những bài đọc sắp đến. Nếu có những lớp học nào đặc biết trong giáo xứ trong Mùa Chay hay không? Đó cũng là một dịp để tập lắng tai nghe. Có rất nhiều dịp, nếu chúng ta tưởng tượng Mùa Chay như đỉnh núi cao, nơi đó Thiên Chúa có điều gì hay để nói với chúng ta.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


2nd Sunday of Lent (A)
Genesis 12: 1-4a; Psalm 33; 2 Timothy 1: 8b-10; Matthew 17: 1-9


A friend told a group of us this story about a business man he knows. Seems the man was on one more flight to a meeting, something he does a lot. "I have so many frequent flyer miles on my airline, they should give me a share in it," he said. He knows the routine by heart. Before he boards he gets the day’s financial newspaper and a cup of coffee, then, once on board, he stows away his carry-on luggage and settles into his seat. He fastens his safety belt, sips his coffee, reads the newspaper and reviews his notes for the meeting he is going to. The flight attendant gives the usual safety instructions, which he ignores, because he knows them by heart. "Same old, same old," he says, with the attitude of a seasoned traveler.

Except for one flight he took recently. He said that as they were getting close to landing, the previously chatty voice of the pilot came on over the speaker system – but now with a solemn tone. "We may have a problem, ladies and gentlemen. We are not sure the landing gear has come down. We will need to circle for a while, expel fuel and then try to land." The flight attendants stood up and reviewed the all-too-familiar landing instructions, adding an extra part about taking an emergency-landing position, which required bending forward and wrapping one’s arms around the lower legs. The man said, "We were all ears, noting where the emergency doors were and the floor lighting leading to the exits, making sure our seat belts were securely fastened and getting the emergency posture just right." He finished the story by saying, "I could see the fire engines lining up along the field, and I knew that following the instructions could mean the difference between life and death." Needless to say, the landing gear did come down, all went well. But who could miss the message about the importance of listening and following the guiding voice of one who has your best interests at heart?

Words spoken to us at a crucial time could mean the difference between life and death; between having a more meaningful life, or just living through the days in a superficial way without direction – a kind of death, don’t you agree?

The disciples went to an out-of-the-way place, a mountain top, with the Lord. It is quiet there and they can see for a great distance. There things could be put into focus for them; there they can get perspective. More than they expected, for on the mountain that day they got a momentary glimpse into how special Jesus was. A voice, a really big voice, guides them, "This is my beloved Son, with whom I am well pleased, listen to him." Like those disciples, we have come apart for a while today, with other disciples and the same voice is encouraging us, "Listen to him." But we must listen not just the words and sentences he speaks, because a person also speaks by actions. Jesus’ words and actions will tell us about God and about ourselves; but also about forgiveness, compassion and our responsibility to spread what we have heard.

The One on the mountain who speaks to us today and directs us to Jesus, is on our side, speaking for our well-being and happiness. The voice directs us to Jesus, to listen and observe what we see and hear. But there are so many competing voices around us, trying to get us to listen to other messages and to act in other-than Jesus’ ways. With so many contrary voices distracting us, some we have even given into, Lent is a good time to have our hearing checked. It is a time to unplug our ears and try listening afresh. In Lent we can make it a daily habit to ask, "What is Christ saying to me in the people and events of this day?" Lent is when we try to take his words to heart and examine our lives through his perspective, based on what we have heard and observed in the gospels.

So, for example, in the light of Jesus’ words, is what I call a "successful life," really that? By whose standards? What I label "blessings" are they really from God’s hands, or just the fruit of my hard word, without much thought to Christ? Does what I name "happiness" have a deep and secure base in my life, or is it just a transitory feeling, with very shallow roots, easily lost or ripped out of my hands? On the other hand, what some might call "failure" may produce the deepest joy for me. Or, the death of a dream, may be the opening of a door to a whole other perspective and way of living.

Lent is "hearing-test time." Just like the man on the plane, it is time to "listen-up." Someone is speaking to me right now about the details of my life and I need to pay attention. That Someone has my well being at heart. After all, who wants to wake up someday at a place, or stage in life and say, "How on earth did I get here?" Who wants to come to the late realization, "I have been flying around in circles like a jet on automatic pilot and I feel like I am running out of fuel!" In particular, I don’t want to come towards the end of my life and ask, in the words of that old ballad, "Is that all there is?"

No, we all need Lent and a chance to clear our ears and check which voices hold sway over our lives. Listen to their incessant chant, "Success....." "Competition...." "Win...." Get...." More...." etc. When you come right down to it, there is no satisfaction in those voices. No matter how much we try to respond to them and give them what they want to quiet them, we can’t. We feed them, they quiet for a moment and before long they are at it again, "More, more, more." Sooner or later, we risk disillusion.

We have this mountain-gospel story. How can we respond to it? Should we go off to the Rockies, sit there and wait for a vision? Go to a desert on a "vision quest" and don’t come back till we get one? That would be nice, but not really possible. Maybe someday. But in the meanwhile, we can bring the mountain here, to where we are now in our lives. In fact, at this liturgical celebration, we are on that mountain now. We are trying to be attentive to hungers we feel in our hearts, the incompletion we sense in our lives. With those realities before us, we stop our busy lives and come apart to hear what God wants to say to us, to receive the daily bread that will nourish us. We do that each time we gather as a community in church, but especially these Lenten days when we want to follow the Voice that draws us to Jesus and invites us to listen to him. We know that Voice has our best interests at heart.

If we wanted to be even more intentional, we could put some moments aside each day for deliberate listening. Just say the ancient prayer, "Speak Lord, your servant is listening." And then try to be quiet. We might spend a few moments a day in prayerful reading of the scriptures, for example, the upcoming readings – click on the link below. Are there special classes offered at the church during Lent? – that would be another listening post. The possibilities are numerous, if we imagine Lent as a mountaintop time during which God has something good to say to us.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Coronavirus đánh tới Tòa Thánh, tất cả các Đại Học Giáo Hoàng phải đóng cửa. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Ý
Đặng Tự Do
05:16 05/03/2020
Trong một diễn biến thật đau lòng, Nhà thờ Giáng sinh tại thành phố Bethlehem nơi Chúa xuống thế làm người đã bị đóng cửa sau khi có ít nhất 7 du khách trong các khách sạn gần đó được xác nhận nhiễm coronavirus.

Bộ Y tế Palestine kêu gọi tất cả các nhà thờ Kitô giáo trong vùng, và các đền thờ Hồi giáo cũng như các tổ chức khác phải đóng cửa trong vòng hai tuần lễ.

Tính đến chiều thứ Năm 5 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Iran đã tăng vọt lên đến 107 người, gần gấp đôi con số 66 trường hợp được báo cáo một ngày trước đó. Số người nhiễm bệnh lên đến 3,513 người.

Tại Ý, chỉ trong 48 giờ, số trường hợp tử vong tại quốc gia này đã tăng gần gấp đôi, từ 79 trường hợp vào chiều thứ Ba lên đến 148 trường hợp vào chiều thứ Năm 5 tháng Ba. Trong khi đó, số người nhiễm bệnh đã lên đến 3,089 trường hợp.

Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong là ở phía bắc, nhưng trong những ngày qua các trường hợp nhiễm bệnh cũng đã được xác nhận ở 19 trong tổng số 20 miền của Ý. Do đó, Thủ tướng Giuseppe Conte bày tỏ lo ngại rằng dịch vụ y tế có nguy cơ bị quá tải.

Hiện nay, tình trạng dịch bệnh được kể là nghiêm trọng nhất ở miền Bologna, tiếp theo là hai miền Emilia-Romagna và Veneto. Trong miền Lazio, bao quanh Rôma, có 30 người nhiễm coronavirus tính đến ngày 4 tháng Ba.

Trước con số tử vong tăng quá nhanh như thế, chính quyền Ý tuyên bố đóng cửa tất cả các trường học từ mẫu giáo đến đại học trong cả nước từ ngày 5 đến 15 tháng Ba, như một biện pháp phòng ngừa lây lan coronavirus.

Theo sau quyết định này của chính phủ Ý, tất cả các Đại Học Giáo Hoàng cũng đã đóng cửa vào ngày 5 tháng Ba.

Tưởng cũng nên biết thêm, là để thực hiện sứ vụ công bố chân lý mạc khải, Giáo Hội có các trường đại học hay các phân khoa, hầu đào sâu các môn học thánh hay các môn liên hệ với các thánh khoa và để huấn luyện các sinh viên về các môn ấy theo phương pháp khoa học.

Riêng tại Rôma, Giáo Hội có 7 trường Đại Học Công Giáo được gọi là Đại Học Giáo Hoàng (Pontifical Universities) vì hoàn toàn do Toà Thánh điều hành về cơ sở, chương trình học và cả nhân sự. Thí dụ, trường Đại Học Giáo Hoàng Urbano VIII, là đại học dành riêng cho các linh mục tu sĩ đến từ các nước truyền giáo như Việt Nam hay các nước Phi Châu. Sinh viên đại đa số có học bổng do Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đài thọ. Đa số linh mục, tu sĩ Việt Nam sang Rôma học ở Đại Học Urbano VIII nầy.

Đại học Giáo Hoàng Santa Croce đã đưa ra một tuyên bố cho biết nhà trường sẽ đình chỉ các lớp học cho đến ngày 15 tháng Ba.

Việc đình chỉ này cũng áp dụng đối với các hội nghị và đại hội, được hoãn lại vào một ngày khác sẽ được thông báo sau bởi các tổ chức có liên quan. Tuy nhiên, nhà trường cho biết thêm rằng các lớp hàm thụ vẫn sẽ tiếp tục.

Đại học Giáo hoàng Thánh Tôma Aquinô, thường được gọi là Đại học Angelicum, đã đăng trên trang web của mình vào ngày 4 tháng Ba rằng các lớp học sẽ bị đình chỉ cho đến ngày 15 tháng Ba. Nhà trường cũng đã hủy bỏ các sự kiện ngày 9 tháng Ba là Lễ Thánh Tôma Aquinô.

Trong một diễn biến thật đáng buồn, hôm thứ Năm 5 tháng Ba, các giám mục Ý đã quyết định đình chỉ các Thánh lễ trong tuần tại các nhà thờ trong các khu vực phía bắc của Ý bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của coronavirus. Đây là một động thái được cho là chưa từng có trong lịch sử của Giáo Hội tại Ý. Thật thế, ngay trong thời kỳ dịch hạch tấn công Milan vào thế kỷ 17, các thánh lễ chưa từng bị đình chỉ.

Một tuyên bố từ Hội Đồng Giám Mục Italia cho biết các Thánh lễ sẽ không được tổ chức từ thứ Hai đến thứ Bảy tại các nhà thờ trong vùng Lombardy, Veneto và Emilia Romagna cũng như tại các tỉnh Savona thuộc vùng Liguria, tỉnh Pesaro và tỉnh Urbino trong vùng Marche.

Tuyên bố đã không đề cập đến các Thánh lễ Chúa Nhật. Theo giáo huấn Công Giáo các tín hữu có nghĩa vụ tham dự Thánh lễ Chúa Nhật trừ khi bệnh hoạn.

Động thái đình chỉ các thánh lễ trong tuần đã diễn ra trong Mùa Chay, là thời gian mà nhiều người Công Giáo đi lễ trong tuần hơn so với các thời điểm khác trong năm. Đây cũng là thời gian cho các chặng đàng Thánh Giá mỗi ngày thứ Sáu và các hình thức đạo đức khác.

Chính phủ Ý đã ra lệnh đóng cửa các rạp chiếu phim và nhà hát và khuyên người Ý không được bắt tay hay ôm nhau. Một số hội nghị đã diễn ra trong vài tháng tới với sự tham gia của Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị hoãn lại.

Liên quan đến tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha, trong một tuyên bố vào tối thứ Ba, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ bị cảm lạnh thông thường, và ngài không có các triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác.

“Đức Thánh Cha vẫn cử hành thánh lễ hàng ngày và theo dõi các bài tĩnh tâm đang diễn ra tại Trung tâm ‘Nhà Thầy Chí Thánh’, Casa Divin Maestro, của tu đoàn thánh Phaolô ở Ariccia, thuộc giáo phận Albano, cách Rôma khoảng 30 cây số về hướng nam,” ông Matteo Bruni nói.

Cũng trong ngày 3 tháng Ba, ký giả Franca Giansoldati chuyên về Vatican của tờ Il Messaggero cho biết khi Đức Thánh Cha bắt đầu có các triệu chứng cảm lạnh. Các bác sĩ của ngài ngay lập tức đã kiểm tra xem liệu ngài có nhiễm coronavirus hay không, nhưng may mắn là các xét nghiệm đã cho kết quả âm tính. Nói cách khác, Đức Thánh Cha Phanxicô không hề nhiễm coronavirus như những đồn thổi trên các phương tiện truyền thông.


Source:Catholic Herald

Source:Reuters
 
Y tá Vũ Hán: Bắc Kinh bưng bít thực trạng có quá nhiều người điên trong thành phố bị cô lập
Đặng Tự Do
18:15 05/03/2020
Tại Trung Quốc - tâm chấn của căn bệnh chết người – sáng thứ Bẩy 29 tháng Hai, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, gọi tắt là NHC, đã báo cáo ít nhất 47 trường hợp tử vong do coronavirus, nâng tổng số trường hợp tử vong lên đến 2,835 người.

Ngoài ra, còn có 427 ca nhiễm mới, đẩy các trường hợp được xác nhận ở Trung Quốc đại lục lên đến 79,251 trường hợp và hơn 83,000 trường hợp trên toàn thế giới.

Các con số này là do bọn cầm quyền Bắc Kinh đưa ra. Đó chỉ là các con số mà đảng cộng sản Trung Quốc muốn người ta tin. Con số thật sự khác xa rất nhiều.

Để cho thấy sự thật thường khác xa với các báo cáo của Bắc Kinh như thế nào, một y tá Công Giáo tại Vũ Hán cho Trung Tâm Nghiên Cứu Thánh Linh, gọi tắt là HSSC, biết vào ngày 14 tháng Hai, NHC thừa nhận có 1,716 nhân viên y tế trên toàn quốc đã bị nhiễm virus, và cho biết 6 người trong số họ đã chết. Tuy nhiên, chính trong ngày đó, trong một cuộc họp báo khác tại Hán Khẩu, sở y tế tỉnh Hồ Bắc cho biết có đến 6,000 nhân viên y tế đã nhiễm coronavirus. Và ít nhất 6 bác sĩ mà cô quen biết đã chết vì virus nguy hiểm này.

Bên cạnh đó, cô y tá này còn cho biết có một căn bệnh hàng trăm ngàn người tại thành phố này đang mắc phải mà không phương tiện truyền thông nào của cộng sản nhắc đến. Đó là bệnh tâm thần, hay nói đơn giản hơn là bệnh điên. Cô y tá này cho biết chính nhờ đức tin Công Giáo, cô giữ vững được tinh thần. Nếu không, cũng như những người khác, trong tình trạng hoang mang tột độ, cô cũng sẽ điên như những người khác.

Những ngày này, cuộc sống cư dân Vũ Hán là đơn giản. Anh Đinh Anh Châu (Ding Yingzhou - 丁英舟) là một ví dụ. Anh ta tưới cây, dọn dẹp giường chiếu và xem tin tức về sự bùng phát virus đã khiến cuộc sống của anh ta bị đảo lộn. Chúng tôi đã nói chuyện với anh ấy bằng một cuộc gọi video từ Bắc Kinh.

Anh nói: “Virus lây lan rất nhanh. Tôi rất sợ. Tôi nghĩ rằng tôi có thể chết nếu tôi bị nhiễm bệnh.”

Cuộc sống bây giờ khác xa với cuộc sống của anh trước đây. Trước khi Vũ Hán bị phong tỏa, anh làm chủ một cửa hàng mì nổi tiếng nơi chúng tôi quay phim anh ta làm việc vào năm 2016. Hôm nay anh ta khỏe mạnh nhưng sự căng thẳng về tinh thần vì bị buộc phải ở trong nhà đè nặng lên anh ta.

“Thật căng thẳng khi tưởng tượng bạn không được phép rời khỏi căn phòng này hơn hai tháng và chỉ có thể đi bộ trong căn hộ này. Bạn sẽ cảm thấy thế nào?”

“Khoảng 80,000 người Trung Quốc đã bị nhiễm virut nhưng dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của hàng triệu người khác,” Hồ Bá Quân (Hu Bojun - 胡伯军), một tâm lý gia có văn phòng tại Thượng Hải nói. “Mọi người đang phản ứng với rất nhiều nỗi sợ hãi rất nhiều lo lắng và rất nhiều điều không chắc chắn. Có một nỗi sợ hãi về việc liệu tôi sẽ nhiễm virus này hay không và nếu tôi bị nhiễm bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi như thế nào, liệu tôi có chết không, điều này sẽ ảnh hưởng đến gia đình và những người gần gũi với tôi ra sao.”

Cô thiết lập một đường dây điện thoại cho những người bị ảnh hưởng về tâm lý. Nhiều người đã gọi đến báo cáo về sự lo lắng và mất ngủ vì không chỉ sợ virus mà thôi nhưng còn sợ những ảnh hưởng của dịch bệnh này đối với tương lai của họ.

“Có một sự hoang mang liệu chúng ta sẽ ở đâu khi mọi thứ trở lại bình thường, liệu tôi có thể quay lại với tình huống công việc của mình trước đây không, khi nào tôi có thể gặp gỡ bạn bè của mình mặt đối mặt. Những người đang bị giam lỏng tại Vũ Hán chống lại cảm giác bị cô lập bằng cách đăng các ý tưởng lên các phương tiện truyền thông xã hội.”

Các chuyên gia nói rằng việc kết nối với người khác và duy trì thói quen có thể giúp ngăn chặn mọi tác động tiêu cực lâu dài. Trong khi phải vật lộn với cảm giác bị chôn chân trong nhà, anh Châu nói rằng anh ấy đang làm theo lời khuyên về sức khỏe tâm thần và cố gắng hết sức để luôn giữ gìn sức khoẻ.


Source:Al Jeera
 
Thông điệp Ngày Giới Trẻ Thế giới 2020: Đức Thánh Cha mời gọi giới trẻ hãy dấn thân và làm thay đổi thế giới
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
18:49 05/03/2020
Thông điệp Ngày Giới Trẻ Thế giới (WYD) 2020: Đức Thánh Cha mời gọi giới trẻ hãy dấn thân và làm thay đổi thế giới

Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2020, mời gọi giới trẻ hãy trở thành những môn đệ truyền giáo và cống hiến đam mê và ước mơ cho Vương quốc nước trời.

Ngày Giới trẻ Thế giới tới sẽ được diễn ra trong hai năm nữa là năm 2022 và được tổ chức tại thủ đô Lisbon nước Bồ Đào Nha. Trong thời gian này, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các bạn trẻ hãy học hỏi và suy tư về các chủ đề của Ngày Giới trẻ Thế giới cấp giáo phận năm 2020 và 2021.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Hỡi các bạn trẻ, Cha xin chia sẻ với chúng con chủ đề năm 2020 được rút từ Tin Mừng Thánh Luca; và năm 2021 từ sách Công vụ Tông đồ: “Hãy ra đi!”. Cha ủy thác cho các con hãy trở thành chứng tá cho những gì chúng con cảm nghiệm và nhìn thấy…

Hãy vươn lên trong năm 2020 này

Thông điệp năm nay được chia thành năm phần, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng đối với nhiều người trẻ đang làm mất đi sức sống, ước mơ, sự lạc quan và nhiệt tâm hy vọng đời mình!

Hy vọng mà Đức Thánh Cha đề cập tới là Chúa Giêsu, Người đi bước trước bạn như Ngài đã làm cho người con trai duy nhất của bà góa thành Naim sống lại, và với tất cả sức mạnh của sự phục sinh của Ngài, Ngài thúc giục chúng con: 'Hỡi các bạn trẻ, Thầy mời các bạn hãy vươn lên, hãy tiến tới.'

Câu nói đó được tìm thấy trong Kinh thánh, đoạn Tin mừng mà Đức Thánh Cha vừa giải thích, nhắc nhở cho chúng ta biết Chúa Giêsu, khi vào thị trấn Nain ở Galilê, gặp một đám tang của một chàng trai trẻ tuổi, con trai duy nhất của một bà góa. Chạnh lòng thương, Chúa Giêsu, đã làm cho chàng trai sống lại một cách kỳ diệu.

Đau khổ và chết chóc

Trong phần đầu tiên của thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về sự thương khó và sự chết của Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha nêu rõ Chúa đứng giữa đám đông, cảm thông trước nỗi đau tột cùng của một người mẹ góa phải chôn cất người con duy nhất của bà! Chúa đã ban lại cho con bà sự sống mới.

Trong thế giới ngày nay, Đức Thánh Cha tự hỏi chúng ta có trở thành nhân chứng cho các sự kiện, vì không nắm bắt được những cảm nghiệm chúng tạo ra cho chúng ta! Đức Thánh Cha nói thông thường phản ứng của chúng ta là rút máy điện thoại di động ra mà chụp lấy cảnh đó, mà không để ý tới những cảm xúc của người trong cuộc!

Đức Thánh Cha tiếp tục nói nhiều người trẻ đã quyên sinh vì họ cảm thấy vô vọng. Những người khác lãng phí cuộc đời của họ vào những thú vui mau qua… Thực ra họ sống mà như đã chết rồi!

Các tình huống tiêu cực mà Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong thông điệp là sự thất bại cá nhân, những khi chúng ta quan tâm tới một cái gì đó mà chúng ta mơ ước nhưng rồi không đạt được như lòng mong muốn. Đức Thánh Cha nhấn mạnh thất bại là một phần của cuộc sống của mỗi người chúng ta, đôi khi nó cũng có thể trở thành một thứ ân sủng cho chúng ta.

Một trái tim nhân ái

Phần thứ hai của thông điệp mà Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập tới là hãy có một lòng trắc ẩn. Ngài khuyên các bạn trẻ đừng để mất đi sự nhạy cảm này.

Chúng con hãy học khóc với những ai đang khóc, thì chúng con sẽ tìm được hạnh phúc thật sự. Vì vậy, rất nhiều người đương thời của chúng con đang bị thua thiệt và đang là nạn nhân của bạo lực và đàn áp. Hãy để vết thương của họ trở thành nỗi đau của chính chúng con, và như thế chúng con đang trở thành người mang hy vọng vào thế giới này.

Gần gũi với Chúa

Để tiến tới và đụng chạm vào những cảm xúc của tha nhân đó là phần thứ ba của thông điệp, và Đức Thánh Cha lưu ý chúng ta về cách hành xử của Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng Thánh Luca, khi Ngài cho đám tang ngừng lại và Chúa cảm thương với tang quyến! Chúa đụng chạm tới chàng trai đã chết để truyền sự sống cho anh ta!

Đức Thánh Cha Phanxicô xin chúng ta hãy cảm nhận tình yêu to lớn của Chúa đối với mọi loài sinh sống - đặc biệt là anh chị em của chúng ta đang bị đói khát, bệnh tật, thiếu thốn vật chất hoặc bị tù đầy – Hởi các bạn trẻ, chúng con có thể đến gần họ như Chúa đã làm không?"

Lời Chúa cho cuộc sống ý nghĩa

Trong phần áp chót, Đức Thánh Cha Phanxicô viết không ai sống trên trần thế này mà không bao giờ bị thất bại! Nếu không, họ cũng không biết đứng lên.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói cuộc sống này là một sáng tạo mới, một sự tái sinh mới, không chỉ thuần túy là một hình thức hòa hợp tâm sinh lý!

Ngài cũng nhấn mạnh rằng những người trẻ cần nhìn sâu hơn vào những cụm từ và những lời ban sự sống... Theo Ngài lời Chúa có âm vang sâu xa, vì nó xoáy sâu vào tận thẳm sâu cung lòng ta! Đó là những Lời thiêng liêng và sáng tạo, có thể khiến người chết được sống lại.

Lời mời ươm mơ

Trong phần cuối với đầu đề “Sống cuộc sống mới với những người được phục sinh”, Đức Thánh Cha Phanxicô quay trở lại đoạn Tin mừng phục sinh chàng trai, con của bà góa!

Đức Thánh Cha nói, những người được Chúa đụng chạm tới và cho phục hồi sự sống, thì ngay lập tức lên tiếng tung hô, không do dự hay sợ hãi gì vì họ đã được đổi mới…

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc thông điệp của mình bằng nêu ra rằng ngày nay chúng ta thường kết nối với nhau mà lại chẳng liên lạc với nhau. Việc sử dụng các thiết bị điện tử bừa bãi làm chúng ta không ngừng dán mắt vào các màn hình…

Với Thông điệp này, Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn đồng hành cùng các bạn trẻ để làm dấy lên một sự thay đổi văn hóa, dựa trên lệnh truyền phát sinh ra từ Chúa Giêsu, đang gọi mời chúng ta vươn lên trời mới cao, vượt lên trên thực tại trần thế này!

Vươn lên!

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các bạn trẻ hãy có những ước mơ, những mơ ước làm thay đổi thế giới, khơi dậy niềm hy vọng và khát vọng hầu nếm cảm được thiên đàng, những vì sao và vũ hoàn xung quanh chúng ta...

Sau cùng, Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ với tất cả niềm đam mê và ước mơ, hãy dấn thân làm cho thế giới và Giáo hội thêm sinh động huy hoàng…

Ngày Giới trẻ Thế giới cấp Giáo phận 2020 được bắt đầu vào Chúa Nhật Lễ Lá mùng 5 tháng Tư tới đây.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tư Duy Lụn Bại Ở Thời Đại Virus Vũ Hán
Phạm Trần
09:31 05/03/2020
Ở Việt Nam Cộng sản, chiến dịch bảo vệ “tư tưởng đảng” được phát động chỉ để bảo vệ Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin bằng mọi giá và được Trung Cộng bảo hộ cai trị độc tài.

Việc này ai cũng biết, nhưng những người thuộc đội ngũ tuyên truyền trong Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo đã tô son vẽ phấn để biến “tư tưởng đảng” thành thứ đặc sản của riêng Việt Nam. Cũng như khi họ rêu rao qúa độ lên xã hội chủ nghĩa trong thời kỷ gọi là đổi mới “là một sự nghiệp đầy khó khăn chưa từng có tiền lệ trong lịch sử dân tộc.” (trích Văn kiện Đảng, 30-09-2015)

Việc quan trọng hóa chữ nghĩa chẳng qua chỉ nhắm che giấu hành động áp đặt Chủ nghĩa Cộng sản lên nhân dân và cướp quyền tự quyết của cử tri.

Bằng chứng, trong lịch sử, nhân dân Việt Nam chưa hề bao giờ bỏ phiếu chọn đảng Cộng sản VN (CSVN) và chọn Chủ nghĩa Cộng sản, thế mà, đảng dám khẳng định:”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta …Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo…”

( trích Cương lĩnh xây dựn đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa Xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)

THỰC TẾ PHŨ PHÀNG

Toàn là những câu chữ kêu to, thùng rỗng được nặn ra từ Cương lĩnh nguyên thủy năm 1991.

Hãy tìm hiểu xem dân ta đã “giàu” bằng ai sau 34 năm đổi mới từ năm 1986? Nước đã “mạnh” hay vẫn còn đi đẹt sau nhiều nước ở Châu Á?

Hãy đọc:”Cùng khoảng thời gian 30 năm, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc đã “hoá rồng, hoá hổ”, nhưng Việt Nam dù tăng trưởng nhanh, vẫn chỉ là quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Như vậy, mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 đã không thành hiện thực, thậm chí còn tụt hậu so với Trung Quốc 20 năm, Hàn Quốc và Malaysia 30 - 35 năm.”

(báo Dân Việt, ngày 01/01/2020)

Trong khi đó, vẫn theo báo Dân Việt, một so sánh mức thu nhập theo đầu người của Đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm (Đơn vị Phú Thọ) không khỏi làm đau lòng nhiều người. Ông nói: “Cách đây hơn 30 năm, khi bắt đầu đổi mới, Việt Nam có GDP bình quân đầu người 100 USD thì thế giới bình quân là hơn 4.000 USD. Năm 2017, GDP bình quân đầu người Việt Nam khoảng 2.385 USD thì thế giới khoảng 10.700 USD. Năm 2018, GDP bình quân đầu người Việt Nam khoảng 2.590 USD thì thế giới khoảng 11.000 USD”.

Vậy mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam đã được vẽ ra như thế nào? Tại cuộc làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra đầu năm 2019, theo bài viêt của báo Dân Việt, “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra Tầm nhìn Việt Nam năm 2030 sẽ là hướng tới một xã hội khá giả, thịnh vượng, GDP bình quân đầu người đạt ít nhất 18.000 USD. Về Tầm nhìn 2045, năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam phải trở thành một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng, hạnh phúc, gia nhập nhóm nước có thu nhập cao.”

Nhưng GS. TS Trần Thọ Đạt, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng đã phản bác:”Mục tiêu Việt Nam đến năm 2030 trở thành nước có thu nhập trung bình cao, đến 2045 trở thành nước có thu nhập cao nên phải có sự so sánh. Nghiên cứu của chúng tôi so sánh chủ yếu với 3 nước. Thứ nhất, với Hàn Quốc, đây là một trong những nước có sự thay đổi thần kỳ về kinh tế trong 40 năm qua. Thứ hai, mô hình phát triển hài hòa của Malaysia. Thứ ba, sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế Trung Quốc. Nhìn chung, so sánh giữa hai nước Hàn Quốc và Malaysia, Việt Nam đang tụt hậu khoảng 30 – 35 năm, với Trung Quốc chúng ta tụt hậu khoảng 20 năm.”

CÔNG NGHIỆP CÒN LÂU

Cũng nên biết, Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN khóa XI đã ra Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 “về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”, nhưng nay không đạt được, và chưa biết đến bao giờ Việt Nam Cộng sản mới có thể “công nghiệp hóa và hiện đại hóa” nền kinh tế.

Do đó khi trả lời câu hỏi chất vấn của Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) về nguyên nhân nước ta chưa đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh chỉ ra 3 lý do. Báo Dân Việt ghi nhận:”

Thứ nhất, ông cho rằng xuất phát điểm của Việt Nam quá thấp so với mặt bằng chung các nước trong khu vực từ 2-3 thế hệ công nghệ trong công nghiệp hóa.

Thứ hai, nước ta chưa xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp cho các ngành sản xuất, nên môi trường thuận lợi cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ khí… chưa có điều kiện phát triển đặc biệt. Điều này cũng cho thấy sự quan tâm của xã hội còn hạn chế, điển hình như đào tạo nguồn nhân lực, rất ít sinh viên tham gia nghiên cứu và được đào tạo về công nghệ trong sản xuất.

Thứ ba, Bộ trưởng nhận định công nghiệp hóa đòi hỏi vốn đầu tư và trình độ công nghệ ở mức cao, do đó gây khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, nước ta cũng thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp này.

Vì đã lỡ “đánh trống bỏ dùi”, không “hiện đại công nghiệp” được vào năm 2020 nên ngày 30/03/2019, Bộ Chính trị đã phải ra Thông báo giải thích và điều chỉnh cho khỏi bẽ mặt.

Những lý do không làm được vì:

- Một số văn bản quy phạm pháp luật còn ban hành chậm, thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, chưa xử lý được những vấn đề bức xúc mà thực tiễn đặt ra, nhất là trong lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư, đấu thầu, huy động nguồn lực...

- Công tác quy hoạch còn thiếu tầm nhìn, thiếu tính đồng bộ, tính liên kết, chưa tuân theo nguyên tắc thị trường trong tổ chức thực hiện..., dẫn đến việc phân bổ không gian kinh tế - xã hội chưa phát huy hết thế mạnh đặc trưng của vùng, tiểu vùng.

- Huy động và sử dụng nguồn lực mới chủ yếu tập trung vào nguồn lực công, vẫn còn tình trạng phân tán, dàn trải trong phân bổ ngân sách; luật pháp và chính sách thu hút những nguồn lực khác chưa đủ sức hấp dẫn, thiếu minh bạch, chứa đựng nhiều rủi ro; chưa có giải pháp thích hợp, hiệu quả để khai thác nguồn lực từ đất đai theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.

- Việc chỉ đạo điều hành còn nhiều bất cập, chưa quyết liệt trong việc giải quyết nhũng vướng mắc trong quá trình thực hiện dẫn đến một số công trình chậm tiến độ, kéo dài thời gian.

- Việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết ở một số nơi còn chưa cụ thể, công tác phối hợp, theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện còn chưa thật tốt để có biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh. Những năm đầu triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW, nền kinh tế tăng trưởng thấp, khả năng tích lũy cho đầu tư hạn chế, nợ công ở mức cao, cơ cấu lại ngân sách chưa bảo đảm nên nguồn lực dành cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong tìm, chọn các cơ chế, giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư xã hội, nhất là nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kết cấu hạ tầng.

Cuối cùng, Bộ Chính trị không dám đề xuất thời hạn nào Việt Nam sẽ trở thành nước có nền công nghiệp hiện đại. Ngược lại, đã định hướng chung chung như sau:”

“Phát triển đồng bộ và hiện đại kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ lâu dài, cần phải có lộ trình phù hợp với sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. Trong thời gian tới, tiếp tục xác định phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong những đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021 - 2030, nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, khắc phục điểm nghẽn, để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

- Tập trung hoàn thiện thể chế, luật pháp, chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư, đấu thầu, bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng kết cấu hạ tầng.

- Tăng cường huy động nguồn lực đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng. Tiếp tục triển khai thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư đối với các dự án, công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở bảo đảm hiệu quả đầu tư, cân bằng lợi ích của các chủ thể.

- Chỉ đạo quyết liệt, sớm hoàn thành các công trình dự án quan trọng quốc gia, các dự án có sức lan tỏa, tạo sự đột phá, như đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án tạo nền tảng tiếp cận và nắm bắt cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hạ tầng kinh tế số.”

Cũng toàn là chuyện vẽ ra, nhưng chưa biết có làm được hay không của những cái đầu lý thuyết nhiều hơn thực hành, hay nói cho xong việc còn làm được hay không tính sau !

Lạ chưa? Bằng đó mâu thuẫn, trì trệ, chồng chéo, lơ là và không có khả năng, trí tuệ hạn hẹp đã trôi nổi trong 8 năm (2012-2020), với bao nhiêu tốn phí thì lỗi này thuộc về ai? Ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có lỗi gì không hay lại muốn đổ trách nhiệm cho cả Tập thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng để phủi tay?

Ông là người đứng mũi chịu sào cả trong Đảng và Nhà nước mà không có trách nhiệm gì thì coi sao được với nhân dân?

MƠ HÔ-ẢO TƯỞNG

Như vậy thì nhân dân đã có “cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc” như Cương lĩnh vẽ ra chưa, hay Đảng chỉ biết nói cho sướng mồm suốt 29 năm qua, bắt đầu từ Cương lĩnh 1991 rồi sửa đổi, bổ sung năm 2011?

Tình trạng bại não của Lãnh đạo đảng, do đó, có nên được chuẩn mạch lại, hay những cái đấu “nhiều thịt thiếu óc” này tiếp tục phiêu bồng với luận điểm mơ hồ và ảo tường rằng:”Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.” (Cương lĩnh 2011)

Nhưng ai đấu tranh, tranh đấu cái gì, và, với nhà nước Tư bản nào trên thế giới?

Với tư duy hoang tưởng này, Tác giả của Cương lĩnh năm 2011—Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương--, còn ăn nói loạn xà ngầu rằng:”Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.”

Nói chắc như bắp như thế chắc những “nhà tư tưởng” hàng đầu của đảng phải nắm được cái chuôi dao, nhưng họ lại quên, xếp lớn của họ, ông Nguyễn Phú Trọng đã tứng nói:”

Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (Phát biểu tại Hà Nội, ngày 24/10/2013).

Đó là lý do tại sao ít lâu nay, đã có nhiều Trí thức ở Việt Nam và ở nước ngoài đã không ngừng chỉ trích tính ù lì không chịu “đổi mới chính trị” của đảng CSVN. Nhiều bài viết đã lên án CSVN tiếp tục mê muội, mù quáng về ánh hào quang chết người của Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin, đã bị Nga và các nước Cộng sản Đông u vứt vào sọt rác trong giai đoạn 1989 -1991.

Nhân dân Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc từ 1954 và cả nước từ sau ngày 30/04/1975 đã biết rõ đảng CSVN đã làm hại đất nước và gây tang tóc cho dân tộc ra sao trong 30 năm chinh chiến. Do đó, quyết tâm kiên trì và trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Cộng sản, dưới bất kỳ hình thức nào của đảng CSVN, cũng chi gây thêm sức cùng lực kiệt cho dân tộc trong thời bình.

Vậy mà, hiện nay trong đảng, vẫn còn có người nói như ngủ mê rằng:”Chủ nghĩa Mác - Lênin đã sống, đang sống và mãi mãi là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam dân tộc Việt Nam đang từng bước vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội và góp phần vào sự nghiệp giải phóng toàn thể nhân loại cần lao...”

(PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương/báo điện tử CSVN, ngày 10/12/2019)

Tư duy lụn bại này của ông Phúc chỉ làm cho Trung Cộng vui lòng, vì chừng nào Việt Nam chưa dám thoát ra khỏi qũy đạo cùng chung lý tưởng Cộng sản với Bắc Kinh thì ngày đó nhân dân Việt Nam còn phải lệ thuộc vào Tầu từ sợi chỉ cho đến cây kim như ta đã thấy, từ hậu qủa của Virus Vũ Hán (Covid-19). -/-

Phạm Trần

(02/020)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sự Tự do của Kitô hữu, Khảo luận của Martin Luther 2
Vũ Văn An
21:17 05/03/2020
Phúc lộc khôn sánh thứ ba của đức tin là nó kết hợp linh hồn với Chúa Kitô như nàng dâu kết hợp với chàng rể. Qua mầu nhiệm này, như Thánh Tông Đồ dạy, Chúa Kitô và linh hồn trở nên một thân xác (Eph 5:31-32). Và nếu họ là một thân xác và giữa họ có một cuộc hôn nhân đích thực – đúng là một cuộc hôn nhân hoàn hảo nhất trong mọi cuộc hôn nhân, vì các cuộc hôn nhân của con người chỉ là các thí dụ nghèo nàn của cuộc hôn nhân duy nhất chân thật này, thì mọi sự họ có đều coi là của chung, cả điều tốt lẫn điều xấu. Thành thử linh hồn có đức tin có thể huênh hoang về và vinh danh trong bất cứ điều gì Chúa Giêsu có như thể là của riêng mình. Ta hãy so sánh những điều này, thì sẽ thấy các phúc lộc khôn lường. Chúa Kitô đầy ơn thánh, sự sống, và ơn cứu rỗi. Linh hồn thì đầy tội lỗi, chết chóc, và luận phạt. Bây giờ, hãy để đức tin đến giữa họ, thì tội lỗi, chết chóc, và luận phạt sẽ là của Chúa Kitô, trong khi ơn thánh, sự sống, và ơn cứu rỗi sẽ của linh hồn; vì nếu Chúa Kitô là chàng rể, hẳn Người phải mang lấy những gì của nàng dâu Người và ban cho nàng những gì là của Người. Nếu Người ban cho nàng thân thể Người và chính bản thân Người, thì làm sao Người lại không ban cho nàng mọi thứ Người có? Và nếu Người đã tiếp nhận thân thể của nàng dâu, thì làm sao Người lại không tiếp nhận mọi thứ nàng có?

Ở đây, chúng ta có một viễn kiến hài lòng nhất, không phải chỉ về hiệp thông mà còn về cuộc chiến đấu và chiến thắng cùng cứu rỗi và cứu chuộc đầy chúc lành nữa. Chúa Kitô là Thiên Chúa và là người phàm trong một ngôi vị. Người không phạm tội cũng không chết và không bị kết án, và Người không thể phạm tội, chết, hay bị kết án; sự chính trực, sự sống và ơn cứu rỗi của Người không ai thắng nổi, vĩnh cửu, toàn năng. Nhờ nhẫn cưới đức tin, Người chia sẻ tội lỗi, sự chết, và đau đớn hỏa ngục vốn của nàng dâu Người. Thực thế, Người biến chúng thành của riêng Người và hành động như thể chúng là của Người và như thể Người đã phạm tội; Người đã đau khổ, đã chết, và xuống hỏa ngục để Người có thể chiến thắng chúng. Giờ đây, vì có người làm mọi việc ấy nhưng sự chết và hoả ngục không nuốt trửng được họ, thì nhất thiết những điều này phải bị người này nuốt trửng trong một trận thư hùng mạnh mẽ; vì sự chính trực của Người lớn hơn tội lỗi của mọi người, sự sống Người mạnh hơn sự chết, ơn cứu rỗi của Người vô địch hơn hỏa ngục. Nhờ thế, linh hồn có đức tin, nhờ đoan hứa đức tin của mình, được tự do trong Chúa Kitô, chàng rể của mình, tự do thoát khỏi mọi tội lỗi, an toàn khỏi chết và hỏa ngục và được phú ban cho sự chính trực, sự sống và ơn cứu rỗi đời đời của Chúa Kitô, chàng rể của mình. Nhờ thế, Người tiếp nhận cho mình một nàng dâu vinh hiển “không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống” (xem Eph 5:26-27) nghĩa là, bằng đức tin vào Lời hằng sống, sự chính trực và ơn cứu rỗi. Qua cách này, Người kết hôn với Hội Thánh trong đức tin, tình yêu bền vững và trong thương xót, chính trực, và công lý, như Hs 2:19-20 vốn nói.

Như thế ai lượng giá được điều cuộc hôn nhân này mang ý nghĩa? Ai có thể hiểu được sự phong phú của vinh quang ơn thánh này? Ở đây, chàng rể giầu có và thần thiêng là Chúa Kitô cưới con điếm khốn khổ, ác xấu này, cứu chuộc nó khỏi mọi điều ác xấu của nó, và tô điểm nó bằng mọi điều tốt lành của Người. Nay, tội lỗi của nó không thể hủy diệt nó nữa, vì chúng đã được đặt lên Chúa Kitô và bị Người nuốt trửng rồi. Và nó có được sự chính trực kia nơi Chúa Kitô, chồng nó, một sự chính trực mà nó có thể huênh hoang là của riêng mình và nó vững tin khoe sự chính trực này song song với các tội lỗi của mình trước mặt sự chết và hỏa ngục mà nói rằng “Tao có phạm tội, thì Kitô của tao, Đấng mà tao tin, không phạm tội, và tất cả những gì của Chàng đều là của tao và tất cả những gì của tao đều là của Chàng” như nàng dâu trong Diễm Ca (2:16) từng nói: “Người yêu của tôi là của tôi và tôi là của Chàng”. Đó là điều Thánh Phaolô muốn nói khi ngài viết trong 1Cr 15:57: “Cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta chiến thắng nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” nghĩa là, chiến thắng tội lỗi và sự chết, như ngài cũng đã viết ở đấy “Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật”.

Qua đó, bạn thấy một lần nữa rằng phần lớn đã được gán cho đức tin, nghĩa là, chỉ có nó mới có thể chu toàn lề luật và công chính hóa không cần việc làm. Bạn thấy rằng người ta chỉ chu toàn được Giới Răn thứ nhất, tức là, “Ngươi phải thờ phượng một mình Thiên Chúa” bằng đức tin mà thôi. Dù bạn không là gì khác ngoài các việc làm tốt từ gót chân lên đến đỉnh đầu, bạn vẫn không chính trực hay thờ phượng Thiên Chúa hoặc chu toàn giới răn thứ nhất, vì Thiên Chúa không thể được thờ phượng ngoại trừ bạn dành cho ngài vinh quang chân thật và mọi điều tốt lành Người đáng có. Điều này không thể thực hiện bằng việc làm tốt mà chỉ bằng đức tin tận cõi lòng. Không phải bằng làm các việc mà bằng tin, chúng ta mới vinh danh Thiên Chúa và nhìn nhận Người chân thật. Cho nên, chỉ một mình đức tin mới là sự chính trực của các Kitô hữu và mới chu toàn mọi giới răn, vì ai chu toàn Giới Răn Thứ Nhất sẽ không gặp khó khăn nào trong việc chu toàn các giới răn còn lại.

Nhưng các việc làm, vốn là những điều vô hồn, không thể vinh danh Thiên Chúa, mặc dù, nếu có sự hiện diện của đức tin, người ta có thể thực hiện chúng để vinh danh Thiên Chúa. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta không tìm hiểu việc làm nào và loại việc làm nào được thực hiện, mà ai thực hiện các việc này, ai vinh danh Thiên Chúa và thi hành các việc làm. Điều này được thực hiện bằng đức tin, một điều cư ngụ trong trái tim và là nguồn và bản thể của mọi sự chính trực của chúng ta. Cho nên, quả là một học lý mù quáng và nguy hiểm khi dạy rằng phải chu toàn các giới răn bằng việc làm. Các giới răn phải được chu toàn trước khi bất cứ việc làm nào được thực hiện, và các việc làm phải diễn tiến từ việc chu toàn các giới răn (Rm 13:10) như ta sẽ được nghe.

Để ta có thể khảo sát sâu xa hơn ơn thánh mà con người nội tâm của chúng ta có nơi Chúa Kitô, ta phải hiểu ra rằng trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã thánh hiến cho chính Người mọi trẻ nam đầu lòng. Sinh quyền này được đánh giá cao vì nó bao gồm vinh dự về hai phương diện: vinh dự tư tế và vinh dự làm vua. Người anh cả là linh mục và là chúa mọi người khác, và là một loại Chúa Kitô, người con đầu lòng đích thực và duy nhất của Thiên Chúa Cha và của Trinh Nữ Maria và là vua và linh mục đích thực, nhưng không theo lối xác thịt và thế gian vì vương quốc Người không thuộc thế gian này (Ga 18:36). Người thống trị trong mọi điều ở trên trời và thiêng liêng và thánh hiến chúng – những điều như chính trực, sự thật, sự khôn ngoan, bình an, cứu rỗi v.v... Điều này không có nghĩa mọi sự trên trái đất và trong hỏa ngục không lệ thuộc Người – nếu không, làm thế nào Người bảo vệ và cứu chúng ta khỏi những thứ này? – nhưng vương quốc Người không hệ nơi chúng cũng không thuộc về chúng. Chức linh mục của Người cũng không hệ ở sự huy hoàng bên ngoài của phẩm phục và bộ điệu giống như chức linh mục phàm nhân của Aaron và giáo hội ngày nay; nhưng hệ ở những điều thiêng liêng nhờ đó Người, bằng một buổi lễ vô hình, cầu bầu cho chúng ta ở trên trời trước nhan Thiên Chúa, trong đó, Người tự dâng mình làm của lễ, và làm mọi điều một linh mục nên làm, như Thánh Phaolô từng mô tả Người dưới dự hình (type) Menkixêđê trong Thư gửi tín hữu Do Thái (6:7). Người cũng không chỉ cầu nguyện và cầu bầu cho chúng ta nhưng Người còn dạy dỗ chúng ta trong nội tâm qua giáo huấn sống động của Thần Trí Người, do đó, thực hiện hai chức năng thực chất của một linh mục, trong đó, các lời cầu nguyện và việc giảng dậy của các linh mục phàm nhân là các dự hình hữu hình.

Nay, như Chúa Kitô, nhờ sinh quyền của mình mà nhận được hai đặc quyền thế nào, thì Người cũng ban bố chúng và chia sẻ chúng với mọi người tin Người theo đúng luật hôn nhân đã nói ở trên như thế, theo đó, người vợ sở hữu bất cứ điều gì thuộc về người chồng. Do đó, tất cả chúng ta, những người tin Chúa Kitô đều là linh mục và vương đế trong Chúa Kitô, như 1Pr 2:9 đã viết: “Anh chị em là dòng giống được tuyển chọn, là dân riêng của Thiên Chúa, là tư tế vương giả và là vương quốc tư tế, để anh chị em công bố các kỳ công của Đấng đã kêu gọi anh chị em ra khỏi bóng tối mà bước vào ánh sáng diệu kỳ của Người”.

Bản chất của chức linh mục và chức vương đế này là một điều như sau: Trước hết, liên quan đến chức vương đế, mọi Kitô hữu, nhờ đức tin, được tôn vinh trên hết mọi loài đến nỗi do sức mạnh thiêng liêng, không còn gì có thể gây hại cho họ. Thật vậy, mọi sự đều được tạo dựng lệ thuộc họ và buộc phải phục vụ họ trong việc được cứu rỗi. Do đó, Thánh Phaolô viết trong Rm 8:28: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” và trong 1 Cr 3:21-23: “Tất cả đều thuộc về anh em; dù là... sự sống, sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về Chúa Kitô”. Điều này không có nghĩa mọi Kitô hữu được đặt trên mọi loài để chiếm hữu và kiểm soát chúng bằng sức mạnh thể lý - một sự điên loạn mà một số người của giáo hội mắc phải – vì một sức mạnh như thế thuộc các vua chúa, ông hoàng và những người khác trên mặt đất. Kinh nghiệm thông thường của chúng ta ở trên đời cho chúng ta thấy chúng ta lệ thuộc đủ điều, chịu đựng đủ thứ, thậm chí phải chết. Thực vậy, một Kitô hữu càng là người thì họ càng chịu nhiều sự ác, đau khổ, và chết như chúng ta đã thấy nơi Chúa Kitô, Người chính là hoàng tử đầu lòng, và nơi các anh chị em của Người là các thánh. Sức mạnh chúng ta nói ở đây là sức mạnh thiêng liêng. Nó thống trị giữa các kẻ thù và mạnh mẽ giữa cảnh áp bức. Điều này không có nghĩa nào khác hơn là “sức mạnh trở nên hoàn hảo trong yếu đuối” (2Cr 12:9) và trong mọi sự, tôi được sinh ích hướng tới ơn cứu rỗi (Rm 8:28), đến nỗi, thập giá và cả sự chết cũng buộc phải phục vụ tôi và cùng làm việc với tôi cho ơn cứu rỗi của tôi. Đây là đặc ân tuyệt vời và khó có được, một sứ mạng thực sự toàn năng, một thống trị thiêng liêng trong đó, không điều gì tốt đến thế và không có điều gì xấu đến thế, nhưng nó sẽ cùng tôi làm việc vì điều tốt cho tôi, nếu tôi tin. Đúng, vì một mình đức tin đủ cho ơn cứu rỗi, nên tôi không cần bất cứ điều gì ngoài đức tin, một đức tin thi hành sức mạnh và sự thống trị do chính tự do của mình. Trông kìa, đây là sức mạnh và tự do khôn lường của các Kitô hữu.

Không những chúng ta là những ông vua tự do nhất, chúng ta còn là linh mục đời đời nữa, một điều trổi vượt xa việc được làm vua, vì trong tư cách linh mục, chúng ta xứng đáng xuất hiện trước nhan Thiên Chúa để cầu nguyện cho người khác và giảng dạy cho nhau các sự thuộc về Thiên Chúa. Đó là các chức năng của linh mục, và chúng không thể được ban cho bất cứ kẻ không tin nào. Như thế, Chúa Kitô làm chúng ta có thể, miễn là chúng ta tin Người, trở thành không những anh em của Người, đồng thừa kế với Người, và cùng làm vua với Người, mà còn cùng làm linh mục với Người nữa. Cho nên, chúng ta có thể mạnh dạn đến trước mặt Thiên Chúa trong đức tin (Dt 10: 19, 22) mà hô lên “Abba, Cha ơi!” mà cầu cho nhau, và làm mọi điều ta thấy thực hiện và tiên báo trong các việc làm bề ngoài và hữu hình của các linh mục.

Tuy nhiên, kẻ không tin thì không điều gì phục vụ họ cả. Ngược lại, không điều gì làm việc cho lợi ích của họ hết, nhưng họ phải làm đầy tớ cho mọi sự, và mọi sự trở thành xấu cho họ vì họ đã sử dụng chúng cách xấu xa cho lợi thế riêng của họ chứ không cho vinh quang của Thiên Chúa. Nên họ không phải là linh mục, nhưng là kẻ xấu xa mà lời cầu nguyện trở thành tội lỗi và không bao giờ đến trước nhan Thiên Chúa vì Thiên Chúa không lắng nghe kẻ tội lỗi (Ga 9:31). Như thế, ai có thể thấu hiểu phẩm giá cao quí của các Kitô hữu? Do năng quyền vương đế, họ thống trị mọi sự, sự chết, sự sống, và tội lỗi, và nhờ vinh quang tư tế, họ toàn năng cùng với Thiên Chúa vì họ thực hiện những điều Thiên Chúa yêu cầu và mong muốn, như có lời chép “Người sẽ làm trọn ý nguyện của những kẻ kính sợ Người; Người cũng sẽ nghe tiếng kêu của họ và cứu vớt họ” (xem Pl 4:13). Người ta đạt tới vinh quang này chắc chắn không bằng bất cứ việc làm nào của họ, nhưng bằng một mình đức tin mà thôi.

Do đó, bất cứ ai cũng có thể thấy rõ: Kitô hữu tự do đối với mọi sự và đứng trên mọi sự đến nỗi họ không cần bất cứ việc làm nào để làm cho mình thành chính trực và cứu được mình, vì một mình đức tin dư mang đến những điều này. Tuy nhiên, nếu họ trở nên dại dột đến cho rằng họ có thể nên chính trực, tự do, được cứu rỗi, và là một Kitô hữu nhờ một số việc làm tốt nào đó, thì lập tức họ đánh mất đức tin và mọi ơn ích của nó, một sự dại dột có thể được minh họa rất thích đáng trong ngụ ngôn con chó chạy dọc bờ suối với miếng thịt trong miệng và, vì bị lừa bởi hình ảnh miếng thịt phản chiếu trong nước, há miệng ra để đớp hình ảnh ấy nên đánh mất cả miếng thịt lẫn hình ảnh phản chiếu nó.

Kỳ sau: chức linh mục phổ quát và chức linh mục thừa tác
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đầu Ghềnh/ On The Cliff
Robert Helfman
22:36 05/03/2020
ĐẦU GHỀNH/ON THE CLIFF
Ảnh của Robert Helfman

Một mình đứng ở đầu ghềnh
Ngắm trưa nắng đẹp thì thầm biển xanh
(bt)
 
VietCatholic TV
Xác tín được Đức Mẹ chữa khỏi coronavirus, linh mục Pháp khích lệ các tín hữu đọc Kinh Mân Côi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:00 05/03/2020
Số người nhiễm coronavirus đã tăng gần gấp đôi chỉ trong hai ngày cuối tuần tại Ý - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại Âu Châu với 1,694 trường hợp nhiễm bệnh và 34 trường hợp tử vong. Tất cả các thành viên của chính quyền địa phương ở miền Bologna, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh ở miền bắc Italia, đang trải qua các xét nghiệm sau khi một ủy viên hội đồng miền này xét nghiệm dương tính với coronavirus.

Trong khi đó, số người nhiễm coronavirus ở Pháp tiếp tục tăng, với tổng số 130 trường hợp được ghi nhận. Trong bối cảnh này, các nhân viên bảo tàng viện Louvre ở Paris đã quyết định đóng cửa một thời gian.

Phát biểu trên truyền hình France2, Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire cho biết tác động của virus sẽ “đáng kể hơn nhiều” so với dự đoán ông đã đưa ra hai tuần trước. Các ngành du lịch của Pháp đã bị ảnh hưởng rất nặng.

Ở Oise, sau khi một giáo viên qua đời, chính quyền thành phố đã cấm các cuộc tụ họp. Vì thế Đức Cha Jacques Benoit-Gonnin, Giám Mục giáo phận Beauvais, Noyon et Senlis bao gồm thành phố Oise đã phải hủy bỏ tất cả các thánh lễ. Ngài an ủi anh chị em giáo dân rằng “Chúa sẽ không trách mắng những tín hữu muốn đến với các thánh lễ nhưng không thể làm điều đó! Ngài sẽ ban cho mỗi người và mọi người, trong những hoàn cảnh đặc biệt, những ân sủng mà cần thiết để tiếp tục hành trình tâm linh và làm chứng về đức tin của mình.”

Ngài mời gọi các tín hữu theo dõi Thánh lễ trên truyền hình hoặc trên đài phát thanh, và cầu nguyện với các bản văn các ngày Chúa Nhật Mùa Chay.

Tổng giáo phận Paris tuyên bố vào sáng thứ Bảy 28 tháng Hai rằng một linh mục 43 tuổi của tổng giáo phận, đã sang Ý nghỉ phép và trở về Paris vào giữa tháng Hai. Cha Alexandre Comte đã được chẩn đoán mắc Covid-19 và đã được đưa vào bệnh viện từ tối thứ Sáu. Tình trạng sức khỏe của ngài hiện nay rất khả quan. Ngài nhắn tin cho các tín hữu rằng ngài cảm thấy hồi phục rất nhanh và xác tín Đức Mẹ đã chữa lành cho mình. Mặc dù vẫn khoẻ mạnh sau khi đi xe hơi từ Rôma về Paris qua ngã Milan, ngài cảm thấy áy náy trong lòng nên gọi số 15. Chính vì thế, ngài mới biết mình bị nhiễm coronavirus. Do phát hiện sớm, ngài đã phục hồi rất nhanh. Vì thế, ngài khích lệ anh chị em tín hữu lần chuỗi Mân Côi giữa trận đại dịch này.

Ngài nhắc cho mọi người nhớ rằng kinh Mân Côi là vũ khí chủ yếu của Giáo Hội trong các trận dịch kinh hoàng vào những năm của thế kỷ thứ 14 và thế kỷ thứ 17 khi dịch tả lan tràn và giết chết nhiều người tại Âu Châu.

Ngoài các hướng dẫn chung của Bộ Y tế, đặc biệt là rửa tay thường xuyên, Hội Đồng Giám Mục Pháp, gọi tắt là CEF, đã gửi một hướng dẫn đến anh chị em giáo dân và các linh mục, bao gồm một số khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro lan tràn dịch bệnh. Các ngài yêu cầu các tín hữu không trao đổi bình an bằng cách bắt tay. Tất cả các linh mục được yêu cầu chỉ trao Mình Thánh Chúa trên tay cho các tín hữu, và không cho anh chị em giáo dân rước lễ dưới hình Rượu. Hầu hết các giáo phận cũng yêu cầu nước trong các bình nước thánh được rút cạn.

Đặc biệt, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit, tổng giám mục Paris, và Đức Cha Aumonier, giám mục Versailles, yêu cầu các linh mục đồng tế “communier par intinction”, nói đơn giản là thay vì uống chung rượu lễ từ chén thánh, thì chấm Mình Thánh Chúa vào rượu lễ.
 
Virus Tập Cận Bình đánh tới Tòa Thánh, tất cả Đại Học Giáo Hoàng phải đóng cửa. Tuyên bố của HĐGM Ý
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:02 05/03/2020
Trong một diễn biến thật đau lòng, Nhà thờ Giáng sinh tại thành phố Bethlehem nơi Chúa xuống thế làm người đã bị đóng cửa sau khi có ít nhất 7 du khách trong các khách sạn gần đó được xác nhận nhiễm coronavirus.

Bộ Y tế Palestine kêu gọi tất cả các nhà thờ Kitô giáo trong vùng, và các đền thờ Hồi giáo cũng như các tổ chức khác phải đóng cửa trong vòng hai tuần lễ.

Tính đến chiều thứ Năm 5 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Iran đã tăng vọt lên đến 107 người, gần gấp đôi con số 66 trường hợp được báo cáo một ngày trước đó. Số người nhiễm bệnh lên đến 3,513 người.

Tại Ý, chỉ trong 48 giờ, số trường hợp tử vong tại quốc gia này đã tăng gần gấp đôi, từ 79 trường hợp vào chiều thứ Ba lên đến 148 trường hợp vào chiều thứ Năm 5 tháng Ba. Trong khi đó, số người nhiễm bệnh đã lên đến 3,089 trường hợp.

Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong là ở phía bắc, nhưng trong những ngày qua các trường hợp nhiễm bệnh cũng đã được xác nhận ở 19 trong tổng số 20 miền của Ý. Do đó, Thủ tướng Giuseppe Conte bày tỏ lo ngại rằng dịch vụ y tế có nguy cơ bị quá tải.

Hiện nay, tình trạng dịch bệnh được kể là nghiêm trọng nhất ở miền Bologna, tiếp theo là hai miền Emilia-Romagna và Veneto. Trong miền Lazio, bao quanh Rôma, có 30 người nhiễm coronavirus tính đến ngày 4 tháng Ba.

Trước con số tử vong tăng quá nhanh như thế, chính quyền Ý tuyên bố đóng cửa tất cả các trường học từ mẫu giáo đến đại học trong cả nước từ ngày 5 đến 15 tháng Ba, như một biện pháp phòng ngừa lây lan coronavirus.

Theo sau quyết định này của chính phủ Ý, tất cả các Đại Học Giáo Hoàng cũng đã đóng cửa vào ngày 5 tháng Ba.

Tưởng cũng nên biết thêm, là để thực hiện sứ vụ công bố chân lý mạc khải, Giáo Hội có các trường đại học hay các phân khoa, hầu đào sâu các môn học thánh hay các môn liên hệ với các thánh khoa và để huấn luyện các sinh viên về các môn ấy theo phương pháp khoa học.

Riêng tại Rôma, Giáo Hội có 7 trường Đại Học Công Giáo được gọi là Đại Học Giáo Hoàng (Pontifical Universities) vì hoàn toàn do Toà Thánh điều hành về cơ sở, chương trình học và cả nhân sự. Thí dụ, trường Đại Học Giáo Hoàng Urbano VIII, là đại học dành riêng cho các linh mục tu sĩ đến từ các nước truyền giáo như Việt Nam hay các nước Phi Châu. Sinh viên đại đa số có học bổng do Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đài thọ. Đa số linh mục, tu sĩ Việt Nam sang Rôma học ở Đại Học Urbano VIII nầy.

Đại học Giáo Hoàng Santa Croce đã đưa ra một tuyên bố cho biết nhà trường sẽ đình chỉ các lớp học cho đến ngày 15 tháng Ba.

Việc đình chỉ này cũng áp dụng đối với các hội nghị và đại hội, được hoãn lại vào một ngày khác sẽ được thông báo sau bởi các tổ chức có liên quan. Tuy nhiên, nhà trường cho biết thêm rằng các lớp hàm thụ vẫn sẽ tiếp tục.

Đại học Giáo hoàng Thánh Tôma Aquinô, thường được gọi là Đại học Angelicum, đã đăng trên trang web của mình vào ngày 4 tháng Ba rằng các lớp học sẽ bị đình chỉ cho đến ngày 15 tháng Ba. Nhà trường cũng đã hủy bỏ các sự kiện ngày 9 tháng Ba là Lễ Thánh Tôma Aquinô.

Trong một diễn biến thật đáng buồn, hôm thứ Năm 5 tháng Ba, các giám mục Ý đã quyết định đình chỉ các Thánh lễ trong tuần tại các nhà thờ trong các khu vực phía bắc của Ý bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của coronavirus. Đây là một động thái được cho là chưa từng có trong lịch sử của Giáo Hội tại Ý. Thật thế, ngay trong thời kỳ dịch hạch tấn công Milan vào thế kỷ 17, các thánh lễ chưa từng bị đình chỉ.

Một tuyên bố từ Hội Đồng Giám Mục Italia cho biết các Thánh lễ sẽ không được tổ chức từ thứ Hai đến thứ Bảy tại các nhà thờ trong vùng Lombardy, Veneto và Emilia Romagna cũng như tại các tỉnh Savona thuộc vùng Liguria, tỉnh Pesaro và tỉnh Urbino trong vùng Marche.

Tuyên bố đã không đề cập đến các Thánh lễ Chúa Nhật. Theo giáo huấn Công Giáo các tín hữu có nghĩa vụ tham dự Thánh lễ Chúa Nhật trừ khi bệnh hoạn.

Động thái đình chỉ các thánh lễ trong tuần đã diễn ra trong Mùa Chay, là thời gian mà nhiều người Công Giáo đi lễ trong tuần hơn so với các thời điểm khác trong năm. Đây cũng là thời gian cho các chặng đàng Thánh Giá mỗi ngày thứ Sáu và các hình thức đạo đức khác.

Chính phủ Ý đã ra lệnh đóng cửa các rạp chiếu phim và nhà hát và khuyên người Ý không được bắt tay hay ôm nhau. Một số hội nghị đã diễn ra trong vài tháng tới với sự tham gia của Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị hoãn lại.

Liên quan đến tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha, trong một tuyên bố vào tối thứ Ba, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ bị cảm lạnh thông thường, và ngài không có các triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác.

“Đức Thánh Cha vẫn cử hành thánh lễ hàng ngày và theo dõi các bài tĩnh tâm đang diễn ra tại Trung tâm ‘Nhà Thầy Chí Thánh’, Casa Divin Maestro, của tu đoàn thánh Phaolô ở Ariccia, thuộc giáo phận Albano, cách Rôma khoảng 30 cây số về hướng nam,” ông Matteo Bruni nói.

Cũng trong ngày 3 tháng Ba, ký giả Franca Giansoldati chuyên về Vatican của tờ Il Messaggero cho biết khi Đức Thánh Cha bắt đầu có các triệu chứng cảm lạnh. Các bác sĩ của ngài ngay lập tức đã kiểm tra xem liệu ngài có nhiễm coronavirus hay không, nhưng may mắn là các xét nghiệm đã cho kết quả âm tính. Nói cách khác, Đức Thánh Cha Phanxicô không hề nhiễm coronavirus như những đồn thổi trên các phương tiện truyền thông.


Source:Catholic Herald
Source:Reuters