Ngày 30-03-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Câu chuyện của Giuđa Iscariốt theo cha Cantalamessa giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng
Cha Raniero Cantalamessa - J.B. Đặng Minh An dịch
17:43 30/03/2015
“Giuđa, kẻ nộp Người, cũng đứng chung với họ” (Ga 18:5)

Lịch sử Thiên Chúa – loài người trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ về những người nam nữ tham gia vào những mảng sáng, tối của biến cố này. Câu chuyện bi thảm nhất là câu chuyện của Giuđa Iscariot. Đây là một trong số ít các sự kiện được đề cập với cùng một mức nhấn mạnh như nhau bởi cả bốn sách Phúc Âm và phần còn lại của Tân Ước. Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đã suy tư rất nhiều về sự kiện này và chúng ta thật là bất cẩn nếu không làm như thế. Câu chuyện này có nhiều điều để nói với chúng ta.

Giuđa đã được lựa chọn ngay từ đầu trong Nhóm Mười Hai. Khi đưa tên ông ta vào trong danh sách các tông đồ, Thánh Sử Luca viết "Giuđa Iscariot, người trở thành (egeneto) một kẻ phản bội" (Lc 6:16). Như thế, Giuđa đã không phải là một kẻ phản bội từ lúc lọt lòng mẹ, và cũng chẳng phải là một kẻ phản bội lúc Chúa Giêsu chọn ông; sau này ông mới trở thành một kẻ phản bội! Chúng ta đang đứng trước một trong những thảm kịch bi đát nhất của tự do con người.

Tại sao anh ta trở thành một kẻ phản bội? Cách đây không lâu , khi luận đề về "Chúa Giêsu cách mạng" đang cuốn hút nhiều người, người ta cố gắng để gán cho hành động phản bội của Giuđa những động cơ mang tính lý tưởng. Có người nhìn thấy trong tên của ông ta "Iscariot" một chút biến tướng của từ sicariot, nghĩa là anh ta thuộc về một nhóm cuồng tín cực đoan chuyên sử dụng một loại dao găm (sica) để chống lại người La Mã. Lại có những người khác nghĩ rằng Giuđa đã thất vọng với Chúa Giêsu về cách Ngài trình bày "vương quốc Thiên Chúa" và muốn buộc Ngài ra tay hành động chống lại các dân ngoại cả trên bình diện chính trị. Đây là Giuđa của vở nhạc kịch nổi tiếng Jesus Christ Superstar và của những bộ phim và tiểu thuyết khác được chào đời gần đây - một Giuđa giống như một kẻ nổi tiếng đã phản bội ân nhân mình, là Brutus, người đã giết Julius Caesar để cứu nền Cộng hòa La Mã!

Đây là những tái tạo lại câu chuyện phải được tôn trọng nếu như chúng có giá trị văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, chúng không có bất kỳ cơ sở lịch sử nào. Những sách Phúc Âm là các nguồn đáng tin cậy duy nhất mà chúng ta có về nhân vật Giuđa đều đồng thanh nói về một động cơ rất trần tục: đó là tiền. Giuđa đã được giao phó giữ tiền của nhóm; khi bà Maria Mađalêna xức dầu thơm cho Chúa tại Bethany, Giuđa đã phản đối việc dùng dầu thơm quý giá để đổ lên chân Chúa không phải vì ông quan tâm đến người nghèo nhưng, như thánh Gioan lưu ý , "vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung."(Ga 12:6 ). Đề nghị của ông với các thượng tế thật là rõ ràng: ‘Các ông định cho tôi bao nhiêu, nếu tôi giao nạp Người cho các ông? Và các thượng tế ấn định số tiền là 30 đồng bạc’” (Mt 26,15).

Nhưng tại sao người ta lại ngạc nhiên trước lời giải thích này, câu trả lời hiển nhiên quá mà? Chẳng phải chuyện như thế vẫn luôn xảy ra trong lịch sử và vẫn xảy ra ngày hôm nay sao? Mammon, thần tài, không chỉ là một ngẫu tượng trong số rất nhiều những ngẫu tượng: nhưng đó là thứ ngẫu tượng trỗi vượt nhất, đó là thứ "thần được người ta đúc lên" (xem Xh 34:17 ) Và chúng ta biết lý do tại sao. Khách quan mà nói ai là kẻ thù thực sự, là đối thủ của Thiên Chúa trong thế giới này? Không phải Satan sao? Chẳng ai quyết định phụng sự Satan mà không có một động cơ . Bất cứ ai quyết định làm như vậy đều tin rằng họ sẽ có được một số quyền thế hoặc lợi ích trần tục nào đó từ hắn ta. Ngoài Thiên Chúa ra, một số người lại có một ông chủ khác đối nghịch với Thiên Chúa, Chúa Giêsu nói với chúng ta rõ ràng người chủ khác ấy là ai: "Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được "(Mt 6:24 ). Tiền của là thứ “thần có thể nhìn thấy được” trái ngược với Thiên Chúa là Đấng vô hình.

Thần tài chống lại Thiên Chúa vì nó tạo ra nơi con người một vũ trụ tinh thần khác; nó thay đổi mục đích của nhân đức đối thần. Đức tin, hy vọng và lòng bác ái không còn được đặt vào Thiên Chúa nhưng vào tiền. Một đảo ngược nham hiểm của tất cả các giá trị xảy ra. Kinh Thánh nói: " Cái gì cũng có thể, đối với người có lòng tin " (Mc 9:23), nhưng thế gian nói: "Có tiền mua tiên cũng được." Và trên một bình diện nhất định, mọi thứ dường như là như thế thật.

Kinh Thánh nói: "Lòng yêu mến tiền bạc là căn nguyên của mọi tội lỗi" (1 Tim 6:10). Đằng sau mọi sự dữ trong xã hội của chúng ta là tiền bạc, hay ít nhất cũng có dính líu đến tiền. Chúng ta nhớ lại trong Kinh Thánh câu chuyện các thanh niên nam nữ đã phải hy sinh cho thần Mo-lóc (x. Gr 32:35 ) hay câu chuyện thần Aztec mà hàng ngày một số lượng nhất định dân chúng bị giết để lấy tim dâng lên thần . Những gì nằm phía sau nạn buôn bán ma túy phá hủy rất nhiều cuộc sống của con người, đằng sau hiện tượng mafia, đằng sau việc tham nhũng của các chính trị gia, đằng sau việc sản xuất và bán các loại vũ khí, và thậm chí đằng sau một điều thật khủng khiếp - khi phải đề cập đến - là việc bán nội tạng con người lấy từ trẻ em? Và còn cuộc khủng hoảng tài chính mà thế giới đã và đang trải qua cũng như đất nước này vẫn còn đang gánh chịu, không phải phần lớn là do “sự ham hố tiền của đáng nguyền rủa” của một số người sao? Giuđa đã bắt đầu nhón khỏi ví chung cuả cả nhóm. Còn một số các quản trị viên công quỹ thì sao?

Tuy nhiên, bên cạnh những tội phạm hình sự để có tiền, còn có cả những xì căng đan trong đó một số người kiếm được tiền lương và hưu trí đôi khi cao hơn so với những người làm việc cho họ 100 lần và họ ồn ào phản đối khi một đề nghị được đưa ra để giảm tiền lương của họ ngõ hầu xã hội có thể công bằng hơn?

Trong những thập niên 1970 và 1980, tại Ý, để giải thích cho những thay đổi chính trị bất ngờ, những hành xử quyền lực bí ẩn, khủng bố, và tất cả các loại bí ẩn gây phiền hà cho cuộc sống dân sự, người ta bắt đầu đề cập đến ý tưởng bán thần thoại về sự tồn tại của một "Bố Già", một nhân vật quỷ quyệt và quyền thế là kẻ đứng sau hậu trường giật dây cho tất cả mọi chuyện để đạt đến những mục tiêu chỉ mình hắn ta biết mà thôi. “Bố Già” quyền uy ngất ngưởng này thực sự tồn tại và chẳng phải là một huyền thoại đâu. Tên hắn ta là tiền!

Giống như tất cả các ngẫu tượng khác, thần tài quỷ quyệt gian ngoa: nó hứa hẹn an ninh nhưng thay vào đó nó lấy đi; nó hứa hẹn tự do nhưng thực tế lại phá hủy tự do. Thánh Phanxicô Assisi , với một mức độ nghiêm khắc không thường thấy nơi ngài, đã mô tả giờ phút kết thúc cuộc đời của một người đã sống chỉ để làm tăng “vốn liếng” của mình. Khi gần chết ông ta mời linh mục đến. Vị linh mục hỏi người sắp chết, "Ông có muốn được tha thứ tất cả tội lỗi của ông không?" Và ông trả lời: "Thưa có." Linh mục hỏi tiếp: "Ông có sẵn sàng để sửa chữa những sai lầm ông đã gây ra, khôi phục lại những thứ ông đã lừa đảo của những người khác không? "người đàn ông sắp chết thều thào trả lời: "không, không thể được." "Tại sao lại không thể được?" "Bởi vì tôi đã giao phó mọi sự trong tay của người thân và bạn bè của tôi.". Như thế, ông ta chết đi mà không ăn năn hối cải, và trong khi thi hài ông bắt đầu lạnh dần người thân và bạn bè của ông tụ họp lại bên cạnh. Họ nói, "Thằng chết tiệt này! Lẽ ra nó nên kiếm nhiều tiền hơn để lại cho chúng ta mới phải chứ."

Bao nhiêu lần trong thời buổi này chúng ta lẽ ra phải suy nghĩ lại một lần nữa tiếng Chúa Giêsu kêu lên với người phú hộ trong dụ ngôn về người cứ lo thu tóm của cải bất tận và nghĩ rằng phần còn lại của cuộc đời mình sẽ được an toàn: "Đồ ngu! Nội đêm nay, mạng ngươi bị đòi lại, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? "(Lc 12:20)

Những người có quyền chức tham ô đến nỗi hết nhớ nổi ngân hàng nào, thiên đường tài chính nào tàng trữ bao nhiêu tiền tham nhũng của mình đã nhận ra bản thân mình đang bị xét xử tại tòa án hoặc tại một nhà tù đúng ngay vào lúc họ tự nhủ với lòng mình: "Yên tâm mà hưởng đi, hồn tôi ơi." Họ làm điều đó cho ai? Nó có đáng không? Phải chăng họ làm như thế vì lợi ích của con em và gia đình của họ, hoặc đảng phái của họ, nếu thực sự họ nghĩ như thế? Hay là chỉ hủy hoại bản thân và những người khác?

Sự phản bội của Giuđa vẫn tiếp tục xuyên suốt trong lịch sử, và người bị phản bội luôn luôn là Chúa Giêsu. Giuđa bán Đầu [ý chỉ Chúa Giêsu – chú thích của người dịch], trong khi những kẻ bắt chước ông bán phần thân mình, vì người nghèo là chi thể của nhiệm thể Chúa Kitô, cho dù họ biết điều đó hay không. "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy " (Mt 25:40 ) . Tuy nhiên , sự phản bội của Giuđa không chỉ tiếp tục trong phạm vi các nhân vật cao cấp các loại mà tôi vừa đề cập. Thật là an ủi cho chúng ta nếu được như thế, nhưng không phải vậy đâu. Bài giảng mà cha Primo Mazzolari vào Thứ Năm Tuần Thánh năm 1958, về "Anh Giuđa của chúng ta" vẫn còn rất nổi tiếng. Ngài nói với vài giáo dân ngồi trước mặt ngài, "Hãy để tôi suy nghĩ về cái tên Giuđa trong người tôi đây một lúc, về cái tên Giuđa, có lẽ cũng có cả bên trong anh chị em. "

Người ta có thể phản bội Chúa Giêsu để đổi lấy những thứ khác hơn là 30 đồng bạc. Một người đàn ông phản bội vợ mình, hoặc người vợ phản bội chồng, là phản bội Chúa Kitô. Các thừa tác viên của Chúa không trung thành với đấng bậc của mình trong cuộc sống, hoặc thay vì nuôi dưỡng những con chiên được giao phó cho ngài lại dùng những con chiên ấy như nguồn vỗ béo cho chính mình, là phản bội Chúa Giêsu. Bất cứ ai phản bội lương tâm của họ đều phản bội Chúa Giêsu. Thậm chí tôi có thể phản bội Ngài ngay lúc này đây- và điều này làm cho tôi run sợ - nếu như trong khi giảng về Giuđa tôi quan tâm đến sự đồng thuận của khán giả hơn là dự phần trong nỗi buồn bao la của Đấng Cứu Thế . Có một trường hợp giảm khinh trong trường hợp của Giuđa mà tôi không có. Ông ta không biết Chúa Giêsu là ai và chỉ coi Ngài là "một người công chính"; ông không biết rõ như chúng ta rằng Ngài là Con Thiên Chúa!

Mỗi năm khi Mùa Phục Sinh đến gần, tôi đều muốn nghe lại bản "Cuộc thương khó Chúa Kitô theo Thánh Matthêu" của Bach. Nó bao gồm một chi tiết khiến tôi rùng mình mỗi lần. “Ðang bữa ăn, Người nói: Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy” (Mt 26:21). Khi Chúa Giêsu thông báo như thế, tất cả các tông đồ đều hỏi Chúa Giêsu : "Có phải con không, thưa Thầy?" Trước khi chúng ta nghe câu trả lời của Chúa Kitô , nhà soạn nhạc - xóa đi khoảng cách giữa biến cố và việc tưởng niệm biến cố ấy - thêm vào một hợp xướng bắt đầu như thế này: "Đó là con; Con là kẻ phản bội! Con cần phải đền bù tội lỗi con." Giống như tất cả các hợp xướng thánh ca trong tác phẩm âm nhạc này, nó thể hiện tình cảm của những người đang lắng nghe. Nó cũng là một lời mời gọi chúng ta xưng thú tội lỗi mình.

Tin Mừng mô tả cái kết cục khủng khiếp của Giuđa: "Bấy giờ, Giuđa, kẻ nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận. Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ mục mà nói: "Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan". Nhưng họ đáp: ‘Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!’ Giuđa ném số bạc vào Ðền Thờ rồi lui ra và đi thắt cổ" (Mt 27:3-5). Nhưng chúng ta không nên đưa ra một phán quyết vội vàng ở đây. Chúa Giêsu không bao giờ bỏ rơi Giuđa, và không ai biết, sau khi ông treo mình lên cây với một sợi dây thừng quanh cổ, ông ta sẽ đi về đâu: trong tay của Satan hay trong bàn tay của Thiên Chúa. Ai có thể biết được điều gì đã loé lên trong tâm hồn ông trong những giây phút cuối cùng này? “Bạn” là từ cuối cùng mà Chúa Giêsu gọi ông, và ông không thể quên được, cũng giống như ông không thể quên ánh mắt của Chúa Giêsu nhìn ông.

Đúng là khi nói chuyện với Chúa Cha về các môn đệ của Ngài, Chúa Giêsu đã nói về Giuđa, “không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng”(Ga 17:12) . Nhưng ở đây, như trong rất nhiều trường hợp khác, Ngài đang nói từ quan điểm của thời gian và không phải vĩnh hằng. Tầm cỡ của sự phản bội này tự mình đã đủ, không cần phải tính đến sự thất bại đó là vĩnh cửu để giải thích một bản án đáng sợ khác nói về Giuđa: “Ðã hẳn, Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người. Nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn!” (Mc 14 : 21). Số phận đời đời của một con người là một bí mật bất khả xâm phạm được gìn giữ bởi Thiên Chúa. Giáo Hội bảo đảm với chúng ta rằng một người nam hay một người nữ được công bố là một vị thánh đang được nếm hưởng niềm hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng Giáo Hội không biết chắc chắn rằng một người cụ thể nào đó đã phải sa hoả ngục hay không.

Dante Alighieri, là một nhà thơ, là người đã đặt Giuđa trong tầng cuối cùng sâu nhất của địa ngục trong tác phẩm Divine Comedy của mình, đã kể về việc hoán cải vào giờ phút cuối cùng của Manfred, con trai Hoàng Đế Frederick II và là vua xứ Sicily, người mà tất cả mọi người vào thời điểm đó đều coi y là đáng nguyền rủa vì ông đã chết trong vạ tuyệt thông. Bị thương chí mạng trong một trận chiến, Manfred tâm sự với nhà thơ rằng vào thời điểm cuối cùng của cuộc đời mình, " ... trong than khóc, tôi đã phó linh hồn tôi cho Đấng đã sẵn sàng tha thứ" và ông đã gửi một tin nhắn từ Luyện Ngục về trái đất mà ngày nay vẫn còn có liên quan tới chúng ta:

Khủng khiếp là bản chất của tội lỗi tôi, nhưng lòng thương xót vô biên mở rộng vòng tay của mình cho bất kỳ người nào tìm kiếm nó.

Đây là điều mà câu chuyện về người anh em Giuđa của chúng ta nên khiến chúng ta phải làm: ấy là sấp mình trước Đấng sẵn lòng tha thứ cho chúng ta cách nhưng không, là ném mình tương tự như vậy vào cánh tay đang dang ra của Đấng chịu đóng đinh. Điều quan trọng nhất trong câu chuyện của Giuđa không phải là sự phản bội của ông ta nhưng là phản ứng của Chúa Giêsu đối với ông. Ngài biết rõ những gì đã phát triển trong trái tim người môn đệ mình, nhưng Ngài không phơi bày ra; Ngài muốn cho Giuđa cơ hội cho tới tận phút cuối cùng để quay trở lại, và gần như che chắn cho anh ta. Ngài biết lý do tại sao Giuđa đến vườn ô liu, nhưng Ngài không từ chối nụ hôn lạnh lùng của y và thậm chí còn gọi y là "bạn" (xem Mt 26:50 ). Ngài đã tìm ra Phêrô sau khi chối Chúa để tha thứ cho ông, vì vậy Ngài có thể đã tìm ra Giuđa tại chỗ nào đó trên đường lên núi Sọ! Khi Chúa Giêsu cầu nguyện từ trên thập giá: "Lạy Cha, xin tha cho chúng; vì chúng không biết việc chúng làm "(Lc 23:34) , Chúa chắc chắn không loại trừ Giuđa trong số những người mà Ngài cầu nguyện cho.

Vì vậy, những gì chúng ta sẽ làm là gì? Ai là người mà chúng ta nên noi theo, Giuđa hay Phêrô? Phêrô đã hối hận vì những gì ông đã làm, nhưng chẳng phải Giuđa cũng đã hối hận đến mức bật khóc sao? "Tôi đã phản bội máu người vô tội!" Và ông đã trả lại ba mươi đồng bạc. Vậy đâu là sự khác biệt? Chỉ là một điều này thôi: đó là Phêrô thì tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa Kitô, còn Giuđa thì không! Tội lỗi lớn nhất của Giuđa không phải là phản bội Chúa Kitô nhưng là đã nghi ngờ lòng thương xót vô biên của Ngài.

Nếu chúng ta đã bắt chước Giuđa ít nhiều trong sự phản bội của ông, chúng ta đừng bắt chước ông trong sự thiếu niềm tin vào sự tha thứ. Có một bí tích mà qua đó chúng ta có thể kinh nghiệm chắc chắn về lòng thương xót của Chúa Kitô: đó là bí tích hòa giải. Bí tích này tuyệt vời là ngần nào! Thật là ngọt ngào để cảm nghiệm về Chúa Giêsu là Thầy, là Chúa , nhưng thậm chí còn ngọt ngào hơn để cảm nghiệm Ngài là Đấng Cứu Thế, là Đấng lôi anh chị em ra khỏi vực thẳm, như Ngài đã kéo Phêrô khỏi chìm xuống biển, để cảm nghiệm Ngài là Đấng đã chạm vào anh chị em như Ngài đã làm với người bị bệnh phong, và nói với anh chị em, “Tôi muốn, anh sạch đi” (Mt 8:3) .

Bí tích Hòa Giải cho chúng ta cảm nghiệm chính bản thân mình những gì Giáo Hội nói về tội lỗi của A Dong vào đêm Phục Sinh trong bài "Vinh Tụng Ca": "Ôi tội hồng phúc vì đã đem đến một Đấng Cứu Chuộc vĩ đại và vinh quang" Chúa Giêsu biết làm thế nào để lấy đi tất cả tội lỗi của chúng ta, khi chúng ta có lòng ăn năn, và làm cho những tội lỗi này thành "tội hồng phúc", những tội lỗi đó sẽ không còn được nhớ đến, chúng chỉ là dịp để chúng ta cảm nghiệm lòng thương xót và sự dịu dàng của Thiên Chúa.

Tôi có một mong muốn cho bản thân mình và cho tất cả những người cha, người anh, người chị, người em đáng kính: đó là cầu xin cho vào sáng Phục Sinh, chúng ta có thể thức giấc và để cho những lời của một người cải đạo vĩ đại trong thời hiện đại là Paul Claudel, vang vọng trong trái tim của chúng ta.

Thiên Chúa của con, con đã được hồi sinh, và con sống với Chúa một lần nữa!

Con đang mê ngủ, duỗi thẳng tứ chi như một người đã chết trong đêm. Chúa nói: " Hãy có ánh sáng!" Và con tỉnh dậy òa khóc!

Cha của con, Chúa là Đấng đã ban cho con cuộc sống trước lúc rạng đông, con đặt bản thân con trong sự hiện diện của Chúa.

Con tim con tự do và miệng của con sạch sẽ; cơ thể và tinh thần của con đang chay tịnh. Con đã được xá khỏi tất cả các tội lỗi của con, những tội con đã thú nhận từng tội một .

Chiếc nhẫn cưới trên ngón tay con và khuôn mặt của con được rửa sạch. Con giống như một con người vô tội trong ân sủng mà Ngài ban cho con.

Đây là những gì lễ Vượt Qua của Chúa Kitô có thể làm cho chúng ta.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:20 30/03/2015
NHẮC NHỞ CỦA THUYỀN TRƯỞNG
N2T

Có một câu chuyện cười nhỏ nhưng rất có ý nghĩa:
Có một cặp vợ chồng, vì bánh lái của thuyền bị hư nên bị nạn ở một hòn đảo hoang vắng, và đợi đã gần mười năm rồi.
Một hôm, một chiếc thuyền buôn đi ngang qua đó và nhìn thấy khói hiệu của họ, liền phái một chiếc thuyền cứu hộ bơi vào trong đảo. Trước khi cứu họ khỏi hòn đảo, một thuyền viên cầm mấy tờ báo, nói:
- “Thuyền trưởng muốn quý vị coi những tin tức mới nhất trong ngày hôm nay, để trước hết hiểu những chuyện phát sinh trên thế giới, sau đó các vị tự quyết định có cần cứu ra khỏi nơi đây không ?”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Thế giới ngày càng thay đổi, thay đổi nhanh như chong chóng đôi lúc khiến cho con người ta chọn lựa và quyết định không kịp. Điều mà thuyền trưởng muốn hai vợ chồng bị nạn chọn lựa là: sự yên tĩnh hiền hòa của hòn đảo và sự xô bồ ồn ào của thế giới bên ngoài.
Thế gian này, đôi lúc làm cho nhiều người thất vọng vì những tội ác xảy ra hằng ngày, người không có đức tin thì thất vọng buồn bực và có khi tìm đến cái chết để giải thoát mình; người Ki-tô hữu ở giữa thế gian như mọi người nhưng không chạy trốn thế gian, trái lại họ trở nên muối để ướp đời, nên men để làm cho đời dậy lên niềm hy vọng, nên ánh sáng để chiếu soi đời bằng những việc thiện của họ, bởi vì họ đã chọn lựa Đức Chúa Giê-su là tâm điểm cuộc sống của họ.
Trốn đời, chán đời, thất vọng vì đời là không phải tâm tình của người Ki-tô hữu, nhưng là của người vắng bóng tình yêu của Chúa Giê-su, bởi vì từ nơi thế gian này, Chúa Giê-su đã gieo niềm hy vọng của ơn cứu độ cho con người.
Chọn ở lại hoang đảo hay về đất liền không quan trọng, quan trọng là ở đảo hay ở đất liền trong lòng họ có Đức Chúa Giê-su không mà thôi !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Thứ Ba Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:23 30/03/2015
THỨ BA TUẦN THÁNH
N2T

Phêrô chối Thầy
“Một người trong anh em sẽ nộp Thầy … Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần”.


Không có gì đau khổ cho bằng người con phủ nhận cha mẹ là ngừơi đã sinh ra mình; không có gì xúc phạm cho bằng khi một học trò được thầy yêu quý lại công khai phủ nhận không phải là thầy của mình; không có sự vô ơn nào to lớn cho bằng phủ nhận đấng sinh thành dưỡng dục và người đã dạy dỗ mình. Thánh Phê-rô là người hiểu rõ sâu sắc nhất về hành vi của mình khi phủ nhận Đức Chúa Giê-su là thầy của mình; Giu-đa Is-ca-ri-ot cũng đã trả giá về việc mình đã phản bội sư phụ kính yêu và bán Ngài ba mươi đồng bạc cho các thượng tế...

Đã nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta đã đóng vai trò của Phê-rô, của Giu-đa Is-ca-ri-ot khi phạm tội...

A. Suy Niệm.

Nguyên nhân làm cho thánh Phê-rô chối Chúa.

1. Sợ liên lụy.
Con người ta ai cũng sợ chết, nhưng sợ chết đôi lúc không ngại bằng sợ liên lụy đến bản thân hoặc là sợ liên luỵ đến gia đình.
Thánh Phê-rô đã sợ liên luỵ đến bản thân vì mình là môn đệ của kẻ đang bị bắt, bị tra tấn ở trong dinh kia, cho nên đã từ chối không biết người đang bị hỏi cung, bị tra tấn đánh đòn ấy là ai !

Ba năm không rời thầy một bước, ba năm được thầy giáo huấn dạy dỗ để trở nên giống thầy: loan truyền tin mừng Nước Thiên Chúa cho mọi loài thụ tạo; ba năm đã nhìn thấy vô số những điều kì diệu mà thầy mình đã làm cho mọi người như người câm nói được, người què biết đi, người bệnh được lành, kẻ chết sống lại; và quan trọng hơn, trong ba năm ấy thánh Phê-rô cũng như các tông đồ khác đã được thầy mình –Đức Chúa Giê-su- yêu thương cách đặc biệt, hay nói cách khác, các tông đồ đã sống trong sự yêu thương của Đức Chúa Giê-su.

Vậy mà Phê-rô vẫn cứ chối thầy, vẫn cứ sợ sệt trước câu nói của tên tớ gái: “Cả bác nữa, bác cũng đã theo ông Giê-su, người Ga-li-lê đó chứ gì ?” . Thánh Phê-rô giờ đây không còn hùng dũng hiên ngang tuyên bố là sẽ theo thầy cho đến chết nữa, nhưng đã nhụt chí anh hùng, mất hết niềm tin và đã trở thành kẻ hèn nhát chối bỏ Đức Chúa Giê-su là thầy của mình, thánh Phê-rô sợ liên lụy đến bản thân.

2. Mất niềm tin.
Thánh Phê-rô có lý của Phê-rô: khi bị bắt, Đức Chúa Giê-su không kháng cự, không la hét, không làm phép lạ để trốn thoát, thần tượng một con người vĩ đại Giê-su đã mất tiêu khi bị tên tớ gái phát giác mình là môn đệ của Thầy Giê-su. Thánh Phê-rô nhất thời đã mất niềm tin vào thầy của mình, ngài đã bỏ cuộc khi nói: “Tôi không biết người ấy”.

Tên tớ gái có lý của nó: nghe giọng nói của Phê-rô liền biết ngày là người Ga-li-lê, cùng quê hương với người bị tra tấn đánh đâp trong kia – Đức Chúa Giê-su. Thế nhưng thánh Phê-rô đã phủ nhận điều ấy, ngài không còn tin vào mắt mình nữa khi tận mắt chứng kiến cảnh thầy bị bắt, chối quách cho yên thân để khỏi bị làm khó dễ, để khỏi bị liên lụy: ngài đã mất niềm tin vào Đức Chúa Giê-su.

B. Xét mình.
Trong cuộc sống có những lúc chúng ta trở thành một Phê-rô thứ hai: hăng hái mạnh dạn nói sẽ theo Chúa cho đến cùng, nhưng rồi đã phủ nhận Chúa là Thiên Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta.

Chúng ta đã sợ liên luỵ vì mang danh Ki-tô hữu khi cơn bách hại đạo đến, chúng ta đã sợ liên luỵ đến gia đình và bản thân khi có người nhận ra chúng ta là người Ki-tô hữu, cho nên chúng ta không đi nhà thờ, chúng ta không dám công khai giữ đạo, và tệ hơn, chúng ta đã từ chối và phủ nhận Đức Chúa Giê-su bằng lí do “thật chính đáng” là giữ đạo tại tâm, để rồi không thiết tha gì với những phụng vụ và bí tích của Giáo Hội.

Có người bị mất niềm tin khi thấy gia đình gặp nhiều chuyện thử thách: bỏ đạo.

Có người qua một cuộc khủng hoảng gương xấu của một vài linh mục, đã mất cả niềm tin vào Giáo Hội và vào Đức Chúa Giê-su: không tham dự thánh lễ hoặc các bí tích của các linh mục “có tiếng” ấy...

Chúng ta đã lãnh nhận ơn này đến ơn khác của Thiên Chúa, chúng ta đã nhìn thấy và cảm nghiệm rất rõ tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người, nhưng vì sợ liên luỵ đến danh dự của bản thân, sợ liên luỵ đến gia đình và công ăn việc làm mà phủ nhận Thiên Chúa trong cuộc sống của mình...

C. Cầu nguyện.
Lạy Đức Chúa Giê-su,
Hơn bao giờ hết, Tuần Thánh là thời gian mà chúng con cần phải kết hợp mật thiết với Chúa nhất, để chia sẻ những khổ nhục mà Chúa đã chịu vì tội lỗi của chúng con.

Đứng trước những người thù hận và ghen ghét làm quan toà xét xử, Chúa rất muốn có một môn đệ chia sẻ những cực hình, nhưng ngay cả người Chúa yêu nhất cũng đã chối Chúa. Người mà Chúa yêu nhất không những chỉ là một Phê-rô, một Gioan, Gia-cô-bê, hay tất cả các tông đồ mà thôi, nhưng là tất cả chúng con nữa. Nhưng tất cả mọi người thân thương ấy –có cả chúng con- đã không còn nhìn nhận Chúa là Thầy và là Chúa của mình nữa, bởi vì ai cũng sợ: sợ chết và sợ liên luỵ...

Lạy Chúa, có lẽ nơi Chúa cơn đau phần xác thì ít, mà nỗi đau đớn trong linh hồn thì nhiều vì những bội phản của chúng con: khi chúng con không làm tròn bổn phận của mình là chúng con đã phủ nhận Chúa đang kêu gọi và trao trách nhiệm cho chúng con; khi chúng con vẫn còn sống trong những ngạo mạn của mình là chúng con đã phủ nhận Chúa đang dùng chính chúng con để loan báo Tin Mừng cho mọi người; khi chúng con vẫn còn ghen ghét những việc làm tốt đẹp và thành công của anh chị em, là chúng con đã phủ nhận Chúa đang hoạt động trong con người của họ.

Lạy Chúa, Tuần Thánh đã đến và Tuần Thánh sẽ qua đi, năm này qua năm khác, chúng con vẫn hứa vẫn quyết tâm kết hợp với Chúa và theo Chúa suốt đời, nhưng Tuần Thánh qua đi chúng con lại lơ là với bổn phận và từ từ phủ nhận Chúa trong cuộc sống của chúng con...
Xin ban cho chúng con ơn khiêm tốn, để chúng con biết mình là ai và Chúa là ai, để chúng con có một quyết tâm trung thành với Chúa suốt cuộc đời của chúng con. Amen

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu Danh Ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:25 30/03/2015
N2T

41. Không nên bỏ qua cơ hội làm những việc hy sinh nhỏ, hoặc vui vẻ tiếp xúc với người, hoặc nói lời an ủi, luôn làm tốt việc nhỏ mà xuất phát từ yêu thương.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ vào tháng Tư.
Nguyễn Việt Nam
14:18 30/03/2015
Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ 7 tổ chức tại Panama sẽ là hội nghị đầu tiên có sự tham dự của đại diện Tòa Thánh. Isabel De Saint Malo, bộ trưởng ngoại giao của Panama, nói với thông tấn xã: "Lần đầu tiên chúng ta có một vị Giáo Hoàng Mỹ Latin, tôi biết đó là một cơ hội tốt để ngài gửi một thông điệp đến hội nghị."

Sự tham gia của Đức Hồng Y Parolin là đặc biệt quan trọng vì Ngài là quan chức hàng đầu tại Vatican chỉ sau Đức Giáo Hoàng.

Đức Hồng Y Pietro Parolin là một nhà ngoại giao kỳ cựu và là chuyên gia trong các vấn đề về Mỹ Châu. Ngài từng là sứ thần tại Venezuela trong suốt một thời gian căng thẳng giữa Giáo Hội và tổng thống Hugo Chavez từ năm 2009 đến năm 2013. Gần đây ngài từng là một cầu nối trong các cuộc đàm phán để mở lại quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba.
 
Đức Thánh Cha chủ sự Lễ Lá khai mạc Tuần Thánh 2015
Lm. Trần Đức Anh OP
14:17 30/03/2015
VATICAN. Trong Lễ Lá sáng Chúa Nhật 29-3-2015 tại Vatican, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương lối sống khiêm hạ của Chúa Cứu Thế.

Dưới bầu trời nắng xuân và trước sự hiện diện của 50 ngàn tín hữu, ĐTC Phanxicô đã chủ sự lễ lá, tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Jerusalem, và thánh lễ tưởng niệm cuộc tương khó của Chúa sau đó. Số người hiện diện tại lên tới 80 ngàn người khi đọc kinh Truyền Tin.

Chúa Nhật 29-3 cũng là Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 30 được cử hành ở cấp giáo phận về chủ đề ”Phúc cho những ai có tâm hồn thanh khiết vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa”. Vì thế, tham dự cuộc rước lá với ĐTC từ giữa Quảng trường Thánh Phêrô tiến lên lễ đài trên thềm Đền thờ có hơn 400 bạn trẻ, gồm 100 người thuộc giáo phận Roma, 200 bạn trẻ từ các nơi khác trên thế giới, 50 bạn trẻ do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân chọn, và sau cùng là 50 người trẻ thuộc Trung tâm thánh Lorenzo, gần Quảng trường.

Các cành lá dừa các bạn trẻ cầm trong cuộc rước lá do các Cộng đoàn Con đường Tân dự tòng trao tặng; còn các cây và cành ô liu trang trí bàn thờ và Quảng trường thánh Phêrô do miền Puglie nam Italia tặng. Sau cùng 2 ngàn cành lá dừa màu vàng được kết bện rất nghệ thuật, do các chính quyền ở thành phố San Remo và Bordighera và một số tổ chức khác ở miền Liguria trao tặng theo một truyền thống từ thế kỷ 16. Các cành lá này được ĐTC, các HY, GM, kinh sĩ đoàn Đền thờ Thánh Phêrô và đoàn giúp lễ và một số người khác cầm trong tay.

Đồng tế với ĐTC và tham dự cuộc rước lá có 30 Hồng Y và 50 Giám Mục. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa thánh, còn có ca đoàn và ban nhạc của giáo phận Roma và ca đoàn Mẹ Giáo Hội.

Lên tới bàn thờ, ĐTC đã cử hành thánh lễ theo nghi thức thông thường, đặc biệt là với bài Thương khó theo Tin Mừng thánh Marco do 3 thầy Phó tế công bố.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng tiếp đó, ĐTC đặc biệt khai triển đề tài sự hạ mình của Chúa Giêsu Con Thiên Chúa và mời gọi các tín hữu cũng hãy noi theo lối sống khiêm hạ của Chúa. Ngài nói:

”Nơi trung tâm buổi lễ trọng thể này, có một lời chúng ta đã nghe trong thư gửi tín hữu thành Philipphê: ”Người hạ mình xuống” (2,8). Sự hạ mình của Chúa Giêsu.

”Lời này tỏ cho chúng ta lối cư xử của Thiên Chúa và của Kitô hữu: đó là sự khiêm nhường. Một lối sống không bao giờ ngưng gây ngạc nhiên cho chúng ta và đặt chúng ta ở trong tình trạng khủng hoảng: chúng ta không bao giờ trở nên quen với sự kiện một vị Thiên Chúa khiêm hạ!

”Hạ mình xuống trước tiên là lối sống của Thiên Chúa: Thiên Chúa hạ mình để đồng hành với dân Ngài, để chịu đựng những bất trung của dân. Chúng ta thấy rõ điều đó khi đọc sách Xuất Hành: Thiên Chúa hạ mình dường nào khi nghe tất cả những lời lẩm bẩm, than trách ấy! Những lời than trách chống ông Môisê, nhưng thực ra là chống lại Chúa, chống lại Cha của họ, Đấng đã đưa họ ra khỏi tình trạng nô lệ và hướng dẫn họ trên con đường tiến qua sa mạc tìm về đất tự do.

”Trong tuần Thánh này, tuần lễ dẫn đưa chúng ta đến lễ Phục Sinh, chúng ta sẽ đi trên con đường hạ mình của Chúa Giêsu. Chỉ như thế, tuần này mới là Tuần Thánh đối với cả chúng ta!

”Chúng ta sẽ nghe thấy những lời khinh bỉ của các thủ lãnh dân và những mưu mô gian xảo của họ để làm cho Chúa ngã xuống. Chúng ta sẽ chứng kiến sự phản bội của Giuđa, một trong 12 môn đệ, người sẽ bán Thầy với 30 đồng bạc. Chúng ta sẽ thấy Chúa bị bắt và giải đi như một kẻ bất lương; bị các môn đệ bỏ rơi; bị điệu ra trước Công nghị Do thái, bị kết án tử hình, bị đánh đập và lăng mạ. Chúng ta sẽ nghe Phêrô, ”đá tảng” của các môn đệ, chối bỏ Chúa 3 lần. Chúng ta sẽ nghe những tiếng gào thét của đám đông, do các thủ lãnh xúi giục, họ xin tha cho Barabba, còn Chúa thì họ đòi đóng đanh. Chúng ta sẽ thấy Ngừơi bị quân lính nhạo cười, họ cho Người mặc áo đỏ, đầu đội mão gai. Và rồi, dọc theo con đường đau khổ, dưới thập giá, chúng ta sẽ nghe những lời lăng mạ của dân chúng và các thủ lãnh nhạo cười vua của họ và Con Thiên Chúa.

”Đó là con đường của Thiên Chúa, con đường khiêm hạ. Đó là con đường của Chúa Giêsu và không có con đường nào khác. Không có sự khiêm nhường mà không có hạ mình.

”Theo đuổi đến cùng con đường ấy, Con Thiên Chúa đã nhận lấy ”hình hài người tôi tớ” (Xc Pl 2,7). Thực vậy, khiêm nhường có nghĩa là phục vụ, dành khoảng trống cho Thiên Chúa cởi bỏ chính mình, trở nên trống rỗng, như Kinh Thánh nói (v.7). Đó là một sự hạ mình lớn nhất.

”Có một con đường trái ngược với con đường của Chúa Kitô: đó là tinh thần thế tục. Tinh thần này mang lại cho chúng ta con đường háo danh, kêu ngạo, thành công... Đó là con đường khác. Quỷ cũng đã đề nghị con đường với cả Chúa Giêsu trong 40 ngày ở trong sa mạc. Nhưng Chúa Giêsu đã bác bỏ không chút do dự. Và cùng với Ngài, cả chúng ta cũng có thể chiến thắng cám dỗ ấy, không những trong những dịp lớn, nhưng cả trong những hoàn cảnh thông thường của cuộc sống.

”Chúng ta được trợ giúp và khích lệ nhờ tấm gương của bao nhiêu người nam nữ, trong thinh lặng và âm thầm, hằng ngày từ bỏ bản thân để phục vụ tha nhân: một người thân bị bệnh, một người già cô đơn, một người khuyết tật...

”Chúng ta cũng hãy nghĩ đến sự tủi nhục của bao nhiêu người vì trung thành với Tin Mừng nên bị kỳ thị và phải trả giá bằng chính mạng sống mình. Và chúng ta nghĩ đến bao nhiêu anh chị em chúng ta bị bách hại vì là Kitô hữu, những vị tử đạo ngày nay: họ không chối bỏ Chúa Giêsu và can đảm chịu đựng những lời lăng mạ và xúc phạm. Họ theo Chúa Giêsu trên đường của Người. Chúng ta có thể nói đó là ”đám mây các chứng nhân” (Xc Dt 12,1).

”Cả chúng ta cũng hãy quyết liệt tiến bước trên con đường ấy, với lòng yêu mến nhiệt thành đối với Ngừơi là Chúa và là Đấng Cứu độ chúng ta. Chính tình yêu hướng dẫn và mang lại sức mạnh cho chúng ta. Nơi nào có Chúa, chúng ta cũng sẽ ở với Người (Xc Ga 12,26). Amen

Lời nguyện giáo dân

Trong phần lời nguyện phổ quát, bằng 5 thứ tiếng Ba Lan, Pháp, Indonesia, tiếng Hoa và Swahili bên Phi châu, cộng đoàn lần lượt cầu nguyện cho Giáo Hội, nhờ cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, luôn can đảm loan báo Tin Mừng không chút dè dặt cầu cho các tín hữu Kitô bị bách hại, cho họ được tham phần vào công trình cứu độ của Chúa; cầu cho các bạn trẻ được tâm hồn thanh khiết, không phân chia và quảng đại; cầu cho những người đang tìm kiếm chân lý được cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu hướng dẫn nhận biết rằng Người thực là Con Thiên Chúa; sau cùng cầu cho những người nghèo khổ, để họ được săn sóc các vết thương và nhóm lên niềm hy vọng nhờ cuộc khổ nạn của Chúa Kitô.

Kinh Truyền Tin

Cuối thánh lễ, lúc 11 giờ rưỡi, ĐTC đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin kính Đức Mẹ ngay tại thềm Đền thờ thánh Phêrô. Số người hiện diện tại Quảng trường lúc này lên tới 80 ngàn người.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC nói:

”Vào cuối buổi lễ này, tôi thân ái chào thăm tất cả anh chị em hiện diện nơi đây, đặc biệt là các bạn trẻ. Các bạn trẻ thân mến, tôi khuyên nhủ các bạn hãy tiếp tục theo đuổi hành trình của các bạn trong các giáo phận, hoặc trong cuộc lữ hành qua các đại lục, dẫn đưa các bạn đến Cracovia vào năm tới, nơi quê hương của thánh Gioan Phaolô 2, Người đã khởi xướng Ngày Quốc Tế giới trẻ. Đề tài của cuộc gặp gỡ lớn này là ”Phúc cho ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được xót thương” (Mt 5,7), một đề tài rất phù hợp với Năm Thánh Thương Xót. Các bạn hãy để cho mình được tràn đầy sự dịu dàng của Chúa Cha, để phổ biến quanh các bạn!

”Giờ đây chúng ta hãy cầu nguyện với Mẹ Maria, Mẹ chúng ta, xin Mẹ giúp chúng ta sống Tuần Thánh này trong đức tin. Mẹ cũng đã hiện diện khi Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem được dân chúng hoan hô; nhưng con tim của Mẹ, giống như trái tim của Con, sẵn sàng chịu hy sinh. Chúng ta hãy học cùng Mẹ là Trinh Nữ trung thành, theo Chúa cả khi con đường dẫn đến thập giá.

”Tôi phó thác các nạn nhân tại nạn máy bay hôm thứ ba vừa qua (24-3, tại Pháp) cho sự chuyển cầu của Mẹ, trong số đó cũng có một nhóm học sinh người Đức.
 
Bắt đầu Tuần Thánh tại Jerusalem
Lm. Trần Đức Anh OP
17:14 30/03/2015
JERUSALEM. Tuần Thánh đã bắt đầu tại Jerusalem với cuộc rước lá chiều Chúa Nhật 29-3-2015 từ làng Betfage trên Núi Cây Dầu đến nhà thờ thánh Anna ở Jerusalem.

Đi cạnh vị chủ sự cuộc rước là Đức Thượng Phụ Fouad Twal và Cha Pierbattista Pizzaballa, Bề trên dòng Phanxicô tại Thánh Địa, còn có Tổng lãnh Sự Davide La Cecilia của Italia, hai vị Tổng Lãnh Sự Tây Ban Nha và Pháp.

Buổi lễ tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Jerusalem, mở đầu cho Tuần Thánh và đạt tới cao điểm là lễ Phục Sinh vào Chúa Nhật 5-4-2015.

Tham dự cuộc rước lá có khoảng 5 ngàn người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Theo tòa Thượng Phụ Công Giáo latinh ở Jerusalem. Chính quyền Israel đã cấp giấy phép cho khoảng 70% những người xin và cư ngụ tại các lãnh thổ của người Palestine được tham dự. Ngoài ra cũng có nhiều tín hữu Kitô Palestine đến từ thành Nazareth và tín hữu Kitô thuộc cộng đoàn Do thái Israel. Họ mang theo biểu ngữ có hình hai chân phước người Palestine: Mariam Baouardy (1846-78) và Maria Alfonsina Danil Ghattas (1843-1927) sẽ được ĐTC tôn phong hiển thánh tại Roma ngày 17-5 tới đây.

Đầu buổi lễ, Đức Thượng Phụ Twal mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho hòa bình tại Thánh Địa và trên thế giới.

Cha Mario Cornioli, thuộc Tòa Thượng Phụ Công Giáo latinh nói rằng: ”Cuộc rước này là một sứ điệp hy vọng và sống chung, nhất là đối với các tín hữu Kitô Palestine, họ đi theo vết của Chúa Giêsu và đưcơ vào Thành Thánh mà không bị giới hạn”. Nhà thờ thánh Anna tọa lạc trong khu vực của người Hồi giáo ở Jerusalem và là nơi, theo các sách Phúc Âm, Chúa Giêsu đã làm phép là đầu tiên của Ngài. Để đến nhà thờ này, người ta đi qua Cổng Sư Tử, là một trong những lối chính để vào Cổ Thành Jerusalem (Ansa, KNA 29, 30-3-2015)
 
Top Stories
Pope Francis on Palm Sunday: remember persecuted Christians
Vatican Radio
21:30 30/03/2015
(Vatican 2015-03-29 ) Pope Francis remembered the persecuted Christians in the world on Sunday – Palm Sunday – during Mass in St. Peter’s Square. Following the proclamation of the Passion according to St. Mark, Pope Francis delivered a homily, in which he reflected on the plight of all those who endure humiliation because of their faithfulness to the Gospel, all those who face discrimination and pay a personal price for their fidelity to Christ.

“We think too of our brothers and sisters who are persecuted because they are Christians,” he said, “the martyrs of our own time.” The Holy Father went on to say, “They refuse to deny Jesus and they endure insult and injury with dignity. They follow Him on His way.”

The reflection came at the end of his brief Palm Sunday homily, which was intensely focused on the way of humility that Christ chose to undertake for our salvation. “This is God’s way, the way of humility,” he said. “It is the way of Jesus; there is no other.”

The Holy Father concluded with a call to all the faithful to undertake the Way of the Cross, which leads to salvation and eternal life, with new dedication and devotion during Holy Week. “Let us set about with determination along this same path,” said Pope Francis, “with immense love for Him, our Lord and Saviour. Love will guide us and give us strength. For where He is, we too shall be. (cf. Jn 12:26)”
 
Pope Francis: Palm Sunday homily
Vatican Radio
21:31 30/03/2015
(Vatican 2015-03-29 ) Pope Francis delivered the homily at Mass in St. Peter's Square on Sunday - Palm Sunday - the beginning of Holy Week, 2015. Please find, below, the official English translation of the Holy Father's prepared remarks.

At the heart of this celebration, which seems so festive, are the words we heard in the hymn of the Letter to the Philippians: “He humbled himself” (2:8). Jesus’ humiliation.
These words show us God’s way and the way of Christians: it is humility. A way which constantly amazes and disturbs us: we will never get used to a humble God!

Humility is above all God’s way: God humbles himself to walk with his people, to put up with their infidelity. This is clear when we read the Book of Exodus. How humiliating for the Lord to hear all that grumbling, all those complaints against Moses, but ultimately against him, their Father, who brought them out of slavery and was leading them on the journey through the desert to the land of freedom.

This week, Holy Week, which leads us to Easter, we will take this path of Jesus’ own humiliation. Only in this way will this week be “holy” for us too!

We will feel the contempt of the leaders of his people and their attempts to trip him up. We will be there at the betrayal of Judas, one of the Twelve, who will sell him for thirty pieces of silver. We will see the Lord arrested and carried off like a criminal; abandoned by his disciples, dragged before the Sanhedrin, condemned to death, beaten and insulted. We will hear Peter, the “rock” among the disciples, deny him three times. We will hear the shouts of the crowd, egged on by their leaders, who demand that Barabas be freed and Jesus crucified. We will see him mocked by the soldiers, robed in purple and crowned with thorns. And then, as he makes his sorrowful way beneath the cross, we will hear the jeering of the people and their leaders, who scoff at his being King and Son of God.

This is God’s way, the way of humility. It is the way of Jesus; there is no other. And there can be no humility without humiliation.

Following this path to the full, the Son of God took on the “form of a slave” (cf. Phil 2:7). In the end, humility means service. It means making room for God by stripping oneself, “emptying oneself”, as Scripture says (v. 7). This is the greatest humiliation of all.

There is another way, however, opposed to the way of Christ. It is worldliness, the way of the world. The world proposes the way of vanity, pride, success… the other way. The Evil One proposed this way to Jesus too, during his forty days in the desert. But Jesus immediately rejected it. With him, we too can overcome this temptation, not only at significant moments, but in daily life as well.

In this, we are helped and comforted by the example of so many men and women who, in silence and hiddenness, sacrifice themselves daily to serve others: a sick relative, an elderly person living alone, a disabled person…

We think too of the humiliation endured by all those who, for their lives of fidelity to the Gospel, encounter discrimination and pay a personal price. We think too of our brothers and sisters who are persecuted because they are Christians, the martyrs of our own time. They refuse to deny Jesus and they endure insult and injury with dignity. They follow him on his way. We can speak of a “cloud of witnesses” (cf. Heb 12:1).

Let us set about with determination along this same path, with immense love for him, our Lord and Saviour. Love will guide us and give us strength. For where he is, we too shall be (cf. Jn 12:26). Amen.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họp mặt Giới trẻ Bình Khánh
Giuse Khổng Hữu Nguồn
09:22 30/03/2015
Ngày 29/03/2015, anh chị em Giới trẻ Giáo xứ Bình Khánh, hạt Xuân Lộc, Giáo phận Xuân Lộc, vui mừng trở về giáo xứ tham dự ngày Họp Mặt Truyền Thống hàng năm của mình, ngày Chúa Nhật Lễ Lá, ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần thứ 30 năm 2015.

Hình ảnh

Nhằm thắt chặt hơn nữa tình yêu thương, đoàn kết của giới trẻ trong giáo xứ. Trong dịp này, các bạn trẻ trong giáo xứ còn được giao lưu với các bạn trẻ đến từ các miền Sài Gòn, Biên Hòa, Bình Dương.

Tất cả các bạn trẻ hiện diện đông đủ, gặp nhau tay bắt mặt mừng, hỏi thăm nhau, chia sẻ buồn vui trong cuộc sống học tập và lao động trong những ngày tháng xa nhà, xa giáo xứ.

(Được biết, để thuận lợi cho việc đi về, giáo xứ hỗ trợ tiền vé xe buýt cho những sinh viên đang học tập ở xa như thành phố Biên Hoà là 20 ngàn đồng, và ở thành phố Sài Gòn là 40 ngàn đồng).

Đúng 8 giờ 30’ tất cả các bạn trẻ sốt sắng tham dự thánh lễ khai mạc ngày họp mặt truyền thống.

Mở đầu thánh lễ, Cha xứ Phêrô Phan Khắc Giữa, chia sẻ với cộng đoàn: cùng với Hội Thánh, hôm nay chúng ta long trọng cử lành Lễ Lá, bắt đầu tuần lễ quan trọng nhất của Năm Phụng Vụ gọi là Tuần Thánh. Trong Tuần Thánh, chúng ta cử hành cuộc khổ nạn, sự chết và nhất là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Thế.

Dầu cho với cái nhìn chính trị, xã hội của con mắt người đời, việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Chúa Giêsu, Người biết rõ việc Người làm. Trước mặt Philatô, Người tuyên bố rõ ràng: "Tôi là Vua nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này".

Và ngài mời gọi cộng đoàn: hôm nay còn là ngày Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 30 được cử hành vào Chúa Nhật Lễ Lá 29/3/2015. Đức Thánh Cha Phanxico, trong Sứ điệp ngài mời gọi các bạn trẻ trên thế giới hãy sống với chủ đề: ”Phúc cho ai có tâm hồn thanh sạch, vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa” (Mt 5.8).

Tuổi trẻ luôn là mối quan tâm của Giáo Hội, vì thế hệ trẻ có vai trò quan trọng, đối với sự thịnh suy của xã hội và Hội Thánh. Chính vì lý do đó, chăm lo, hướng dẫn các bạn trẻ biết định hướng và có mục đích trong đời sống luân lý, đúng theo tinh thần và Giáo lý Kitô giáo là điều cấp thiết của mọi thời đại.

Và cha xứ tha thiết mời gọi cộng đoàn cùng sốt sắng tham dự lễ thánh để cầu nguyện cho tất cả các bạn trẻ trong giáo xứ nhân ngày họp mặt truyền thống.

Kết thúc thánh lễ, mọi người sốt sắng hướng về Mẹ Maria hát vang lời kinh xin cùng Mẹ sống kỷ niệm những ngày khổ nạn của Chúa Giêsu con Mẹ.

Sau lễ, khởi động bằng các động tác kèm theo những bài hát vui tươi phấn khích, các bạn chia sẻ về hai đề tài. Đâu là tình yêu đích thực và Ta sống ở đời này để làm gì ?

Các bạn được chia làm hai nhóm, do 3 thầy Thần học Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc hướng dẫn.

Sau gần 20 phút chia sẻ, các bạn trẻ đã rút ra được những ý tưởng hay cho các câu hỏi của mình: Tình yêu cần chân thật, chung thủy và trong sáng vẻ đẹp của tâm hồn, không lợi dụng chiếm đoạt. Ông bà đã lấy nhau cho đến đầu bạc răng long vẫn một lòng yêu thương và chung thủy. Đức Kitô là mẫu gương về tình yêu vĩnh cửu, Ngài đã hy sinh cả mạng sống làm giá cứu chuộc cho loài người.

Nếu sống mà không có mục đích rõ ràng, chúng ta sẽ liên tục thay đổi định hướng, nghề nghiệp, các mối quan hệ và trong tình yêu. Mục đích sống là: thành công trong học tập, công việc, là tìm được hạnh phúc cho bản thân và gia đình và khi đạt được thành công trong cuộc sống, chúng ta không nên tự đắc, kiêu căng, ngạo mạn, kẻo sa vào đường tội lỗi, dẫn đến cái chết đời này và đời sau.

Thiên Chúa là Đấng dựng nên ta và chỉ có Thiên Chúa mới có thể ban cho ta hạnh phúc mãi mãi. Mục đích thực sự ta sống ở đời này là để nhận biết Thiên Chúa để Ngài làm cho ta được sống. Dựa vào thiên nhiên để nhận biết Thiên Chúa, dựa vào tiếng nói của lương tâm để nhận biết Thiên Chúa và khi nhận biết về Thiên Chúa, mọi người xem như anh em và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau cùng xây dựng thế giới tốt đẹp hơn.

9g sáng cùng ngày, Nhóm Giêsu Love cũng đến giáo xứ tổ chức vui chơi sinh hoạt, hội chợ và rút thăm may mắn dành cho các bạn trẻ và các em thiếu nhi trong giáo xứ (có 80 em con gia đình các tôn giáo bạn cùng tham gia). Có thêm sự cộng tác của 4 Thầy năm Triết.

11g 30 tất cả các bạn trẻ xứ và các em, nhóm Giêsu Love, các Thầy, ban hành giáo và cha xứ cùng chung vui cơm trưa qua hộp cơm trên vui cười…..

Sau cơm trưa các bạn trẻ lại trở về thành phố tiếp tục học tập và làm việc. Còn các em ở lại tiếp tục chơi cho đến chiều muộn.

16g 30 phụ huynh đến đón các em, và đúng 17g bắt đầu quay số trúng thưởng dành các em và cả phụ huynh đến đón các em.

Đại diện cho các bạn trẻ và các em thiếu nhi trong xứ, Bạn Maria Nguyễn Ngọc Đan Hương, 14 tuổi. Bạn Maria Trần Ngọc Thủy 22 tuổi, sinh viên năm thứ tư. Bạn Matta Trần Thị Diệu Hòa 24 tuổi nhân viên nhà hàng Sài Gòn. Và bạn Phero Trần Thanh Tuấn 27 tuổi nhân viên nhà hàng Gò Vấp chia sẻ: Hôm nay chúng em rất vui, sau một năm học tập, làm việc vất vả, Cha xứ và Giáo xứ có sáng kiến tổ chức ngày họp mặt truyền thống hàng năm rất là ý nghĩa. Về thăm gia đình, vui gặp lại các bạn trong giáo xứ của mình. Qua chia sẻ, qua các trò chơi luôn mang đến những giây phút thư giãn, vui tươi. Qua đó làm cho chúng em gần nhau hơn, và với buổi giao lưu, chúng em nhận thấy rất nhiều bạn chưa từng biết nhau nhưng sau những buổi vui chơi đó đã thân thiết hơn.

Chúng em xin biết ơn Cha xứ Phero, Quý vị Ban hành giáo, Quý vị Ân nhân gần xa trong ngoài nước, đã thương yêu giúp đỡ tạo điều kiện cho chúng con, các bạn trẻ và thiếu nhi trong xứ có được ngày họp mặt truyền thống hàng năm.

Tạ ơn Chúa ! Một ngày họp mặt truyền thống thành công tốt đẹp. Cha xứ đại diện cho giáo xứ, cho các bạn trẻ và gần 100 em thuộc các tôn giáo bạn và phụ huynh của các em cám ơn quí thầy, quý vị ân nhân và nhóm Giêsu love.

Và trước ki kết thúc bản tin, người viết xin được gởi đến các Bạn Trẻ Giáo Xứ Bình Khánh câu nói để đời của cố Tổng thống Mỹ Kennedy: “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”.

Chúng ta có thể thay chữ “đất nước” trong câu đó bằng chữ “Giáo Hội” và chúng ta sẽ có một câu tương tự: “Đừng hỏi Giáo Hội đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho Giáo Hội”.

Hãy dùng hết năng lực, nhiệt tâm và sáng kiến của bạn cộng tác cho giáo xứ của các bạn mỗi ngày một tốt hơn.

Kính chúc Quý Bạn Trẻ một Mùa Chay Thánh và Mùa Phục Sinh tràn đầy niềm vui và ân sủng của Chúa Ki-tô Phục Sinh.
 
Lễ Lá tại nhà thờ Phủ Cam Huế
Trương Trí
09:30 30/03/2015
Sáng Chúa Nhật Lễ Lá, từ lúc trời còn tờ mờ, cộng đoàn Dân Chúa đã tập trung tại sân Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam để tham dự Nghi thức làm phép lá do Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh chủ sự.

Hình ảnh

Tiếp đó, Kiệu lá tiến vào Nhà thờ, tái hiện lại sự kiện Chúa Giêsu được dân Do Thái tung hô rước vào thành Gieerrusalem trong vinh quang.

Trong bài giảng lễ, Cha Tổng Đại diện chia sẻ: Bầu khí ngày lễ Lá gợi lại cho mọi người nhiều sắc thái: Hân hoan khi rước Kiệu Lá, reo mừng đón rước vua trần thế. U buồn khi Chúa Giêsu phải chịu sự trở tráo của các Luật sĩ, những người lãnh đạo dân Do Thái lúc bấy giờ. Họ đổi trắng thay đen, vì không tin rằng Chúa Giêsu là người mà họ chờ đợi để giải thoát dân Do Thái. Từ đó, họ vu vạ cáo gian, để bằng mọi giá phải giết chết bằng được Chúa Giêsu.

Thế nhưng Chúa Giêsu vì một tình yêu cao cả, yêu thương loài người đến nỗi chấp nhận lấy cái chết, một cái chết hết sức nhục nhã trên cây Thập giá. Chính trên Thập giá, Chúa Giêsu đã hoàn tất công trình cứu độ.

Trong năm Tân Phúc âm hóa Đời sống Giáo xứ và Cộng đoàn này, chúng ta thể hiện tình yêu thương, chia sẻ khó khăn với những người đang phải gánh thập giá.

Ngày Lễ Lá hôm nay cũng là ngày khai mạc Tuần Thánh để chuẩn bị bước vào Đại lễ Phục sinh năm 2015 này.
 
Chuyến mục vụ Mùa Chay tại Lai Châu
BTT Hưng Hóa
14:32 30/03/2015
LAI CHÂU (15.3.2015 – 20.3.2015) -Chúng tôi xin thuật lại chuyến mục vụ mùa Chay mới đây tại Lai Châu, để mọi người cùng vui mừng và hy vọng một tương lai tươi sáng cho 2.000 tín hữu công giáo tại đây.

Hình ảnh

Cho đến nay, sinh hoạt tôn giáo tại Lai Châu chưa ổn định, vì Công Giáo chưa được công nhận là một tổ chức tôn giáo. Về phía giáo quyền, từ 7 năm nay, cha Phêrô Phạm Thanh Bình, quản xứ Sapa, được ủy nhiệm để lo thêm mục vụ cho giáo dân tại hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Có lẽ cha Bình là cha sở đặc biệt nhất trong cả nước, vì địa bàn hoạt động của cha bao trùm hai tỉnh và một huyện, trải dài trên 500 cây số !

Lai Châu là một tỉnh khá đặc biệt, theo dòng thời gian và tùy từng chế độ mà nó mang những tên gọi khác nhau: thời Pháp thuộc (1948), Lai Châu nằm trong Khu Tự trị Thái; thời Bảo Đại (1950) thuộc Hoàng Triều Cương Thổ ; thời Việt Minh (1953) gọi là Khu Tây Bắc; thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1962) thì đổi thành Khu Tự Trị Tây Bắc; năm 1975 mang tên tỉnh Lai Châu, gồm cả Điện Biên, cho đến ngày 27.12.2003 thì chia tách thành hai tỉnh mới. Tỉnh Lai Châu hiện tại gồm thành phố Lai Châu và 7 huyện Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn, diện tích 9.068 km2, dân số 404.500 người, gồm 20 dân tộc khác nhau, trong đó đa số là Kinh, Thái, H’Mông, Dao, Giáy.

Gọi Lai Châu là “vùng ngoại biên” cho công cuộc loan báo Tin Mừng thì rất đúng, bởi từ thời Pháp thuộc, các thừa sai đã đặt chân tới vùng rừng thiêng nước độc này và đã xây dựng được 2 nhà nguyện tại Mường Lay và Bình Lư, có lẽ phục vụ cho quân đội Pháp thời đó – nay dân địa phương vẫn biết khu nền đất này bởi nơi đây vốn chỉ toàn người dân tộc và từ thập niên 60 của thế kỷ trước, chính sách di dân, kinh tế mới đã đưa nhiều người Kinh từ các tỉnh miền xuôi như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Tây (nay là Hà Nội)… lên đây lập nghiệp, trong đó có người công giáo. Một vài vị cao tuổi kể lại bước đầu thật gian truân, họ phải đi bộ từ Sapa đến Lai Châu, toàn đường mòn, lau lách cao quá đầu, ban ngày chỉ thấy lác đác người dân tộc, ban đêm thì gấu, cọp, heo rừng táo tợn xông vào sát nhà để kiếm ăn. Đời sống vật chất thiếu thốn đã đành, “đói thì ăn sắn ăn khoai, ăn đến củ mài, ăn cả măng le”, mà đời sống tâm linh còn khốn khổ hơn với “bốn không”: không nhà thờ, không cộng đoàn, không linh mục, không bí tích, tự mình giữ đạo ! Thánh Vianney dám nói rằng: “Cứ để một họ đạo vắng bóng linh mục 30 năm, thì ở đó thay vì thờ Chúa, người ta sẽ thờ bò” ! Mà ở đây thì gấp đôi thời gian ấy, người ta sẽ thờ tới thứ gì ? Thế mà, lạ lùng thay, vẫn còn đạo, vẫn còn người tin Chúa sau 50, 60 năm ! Hạt giống đức tin gieo trên sỏi đá khô cằn vẫn tìm cách vươn lên, tuy phải đớn đau quằn quại. Quả thật, vì thiếu sự nâng đỡ tâm linh nên nhiều gia đình, nhiều người trước đây gốc gác đạo, nhưng gốc đã mục, đạo đã bị gác qua một bên, rồi mờ nhạt, phôi phai và tàn lụi !

Để giữ đức tin cho con cái, cha mẹ thường gửi chúng về quê học giáo lý, chịu bí tích rồi lại trở lên. Thi thoảng vào dịp lễ lớn, người ta rủ nhau về làng dự lễ, chịu bù các phép, chứ chả có linh mục nào đến được với họ.

Thời đức cha Antôn Vũ Huy Chương làm giám mục Hưng Hóa (2003-2011), nhiều lần ngài xin đến thăm giáo dân tại đây nhưng bị từ chối. Lần đầu ngài được đến (2005) thì lại không được dâng lễ, chỉ gặp ít giáo dân. Gần đây thì dễ hơn, đức cha Gioan-Maria Vũ Tất đã đến thăm và dâng lễ được vài lần. Hiện nay, số người công giáo tại tỉnh Lai Châu thống kê được như sau:

Đức cha Antôn Vũ Huy Chương đã thắp lại ngọn nến đức tin cho giáo dân ở đây. Bà con bắt đầu qui tụ đọc kinh ngày Chúa Nhật, dù bị cấm đoán, đe dọa, khủng bố tinh thần. Nhiều người làm việc trong công sở không dám tỏ mình là người công giáo, chỉ âm thầm giữ đức tin, chờ khi về hưu thì mới dám giữ đạo. Nhưng như thế cũng không tránh khỏi thiệt hại, vì sau bao năm, con cái của họ chẳng còn biết đạo là gì. Nhiều gia đình chỉ còn ông bà già giữ đạo, con cháu thì không !

Từ năm 2007, vào các dịp lễ trọng hoặc vài tháng một lần, cha Phạm Thanh Bình từ Sapa đến Lai Châu làm mục vụ cho số giáo dân tại đây, nhưng chẳng thấm tháp vào đâu, vì việc mục vụ của cha tại Sapa đã quá tải, lại thêm những điểm không đến được. Gần đây, cha Giuse Đỗ Tiến Quyền được bổ nhiệm làm cha phó, cũng đỡ vất vả cho cha một phần.

Những năm qua, Tòa Giám Mục đã nhiều lần gửi văn thư xin công nhận tổ chức tôn giáo, nhưng không được giải quyết. Mùa Vọng 2014, đức cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long khi đến làm mục vụ tại Lai Châu, đã tiếp xúc với Sở Nội Vụ, và bắc được nhịp cầu đối thoại với Chính Quyền. Tháng Giêng năm nay, chính quyền tỉnh Lai Châu đã đến thăm và trao đổi thêm với Tòa Giám Mục. Hai bên đồng ý mở một “lộ trình”, hướng đến việc công nhận đạo Công giáo là tổ chức tôn giáo được hoạt động tại Lai Châu, để sẽ xúc tiến thành lập các giáo điểm… Tòa Giám Mục Hưng Hóa cũng như giáo dân Lai Châu vui mừng trước tín hiệu tốt đẹp này, và chờ mong sớm tới ngày ấy.

Thực hiện lộ trình đó, mùa Chay năm nay, đức cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long cùng ba cha Phêrô Phạm Thanh Bình, Giuse Đỗ Tiến Quyền và Giuse Nguyễn Văn Thành (quản xứ Lào Cai) đã làm một chuyến mục vụ tại Lai Châu từ ngày 15.3 đến 19.3, với hai mục đích: thăm chính quyền địa phương nơi đến để tạo mối giao hảo, và thăm giáo dân tại 10 điểm trong toàn tỉnh, nhưng chính quyền chỉ chấp thuận cho đến 5 điểm trong lần này. Ông Lò Văn Hương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, ông Đào Quang Yêm, Trưởng Phòng Tôn Giáo tỉnh, đã cùng đi với phái đoàn trong vai trò gạch nối với chính quyền địa phương.

Chiều Chúa Nhật 15.3.2015, chúng tôi từ Sapa đi Lai Châu, khoảng cách 80 cây số. Đến thành phố Lai Châu, chúng tôi thăm Sở Nội Vụ để thống nhất lịch trình.

Sau đó, vừa về đến San Thàng, giáo dân đã tập trung chào đón chúng tôi trong niềm vui rộn ràng. Dù giữa mùa Chay, nhưng vẫn không thể vắng tiếng trống, không thể không có vòng hoa. Trời ơi, chúng tôi tiến vào nhà nguyện Duy Phong “hoành tráng” hơn Chúa vào thành Gia-liêm xưa ! Thánh lễ tối hôm đó thật đông đảo và sốt sắng, có người đi cả trăm cây số để dự lễ, về đến nhà thì chắc đã nửa khuya. Cảm động vì tấm lòng của họ đối với Chúa, chúng tôi không thể không đáp ứng bằng việc ngồi tòa giải tội cho bằng hết.

Sáng thứ hai 16.3.2015, chúng tôi đi Phong Thổ, cách thành phố Lai Châu 30 cây số. Chính quyền huyện đã dành cho chúng tôi sự tiếp đón thân tình. Họ công nhận giáo dân ở Mường So sống tốt đời đẹp đạo, góp phần xây dựng địa phương, đoàn kết lương giáo, nói chung là rất tốt. Chỉ còn một hai việc lấn cấn, là chính quyền không bằng lòng việc dời địa điểm cầu nguyện đến xưởng mộc của ông Nguyễn Văn Sen, thay vì ở nhà riêng của ông như trước đây. Cha Bình giải thích rằng nhà riêng của ông Sen ở ngay ngã ba đường, mỗi lần bà con họp nhau đọc kinh có thể làm ách tắc giao thông và nguy hiểm về tính mạng. Thực tế đã có lần suýt xảy ra tai nạn, như cách đây hai năm, vào dịp đức tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh đến thăm. Dời vào xưởng mộc không xa chỗ đó, lại có khoảng trống để xe cộ thì thuận lợi hơn. Thiết tưởng chuyện này dễ dàn xếp với chính quyền địa phương. Việc thứ hai chính quyền than phiền, đó là giấy đăng ký làm lễ đứng tên cha Bình, đến lúc cử hành lại là một cha khác. Cha Bình giải thích là vì một mình cha không thể đến dâng lễ tại hết các địa điểm, nên nhờ một cha khác làm thay, nhưng cha vẫn là người đứng chịu trách nhiệm. Thôi rút kinh nghiệm lần tới sẽ khai báo rõ ràng hơn.

Sau khi gặp gỡ chính quyền, chúng tôi đến địa điểm tập trung. Bà con giáo dân đã chờ sẵn đông đảo. Sau giây phút chào nhau, chúng tôi ngồi tòa giải tội, và tiếp đó là thánh lễ. Thật không ngờ anh chị em đã chuẩn bị chu đáo, ca hát kinh nguyện đối đáp nhịp nhàng, bầu khí thánh lễ sốt sắng trang nghiêm. Sau lễ, mọi người cùng chia sẻ bữa cơm huynh đệ. Chúng tôi chia tay bà con sau trưa, vì buổi chiều còn về Tam Đường, thăm và dâng lễ tại Bình Lư.

Tại thị trấn Tam Đường, số giáo dân độ 100, nếu tính cả những người gốc đạo mà chưa sinh hoạt thì có thể đến 100 nữa. Đây là số bà con ở Nam Định, Thái Bình lên lập nghiệp khoảng 20 năm nay. Tam Đường có bản Chu Va, nơi mà năm ngoái xảy ra tai nạn thảm khốc, một chiếc cầu treo bị đứt giây, lật nhào trong khi dân đi đưa đám tang, làm 8 người chết và 38 người bị thương.

Cuộc tiếp xúc với chính quyền huyện diễn ra tốt đẹp, tuy có lúc hơi căng thẳng. Chính quyền đánh giá cao số giáo dân ở đây về việc chấp hành pháp luật, nên tôn trọng tín ngưỡng của bà con, song mong bà con đừng tập trung đông, chỉ nên sinh hoạt tôn giáo tại gia. Chúng tôi giải thích đạo công giáo có đặc điểm là họp nhau mỗi Chúa nhật để thờ phượng Chúa. Hiện tại, do chưa được công nhận, nên bà con vẫn phải mượn tạm nhà tư để đọc kinh. Mong chính quyền sớm công nhận để xây dựng nhà nguyện cho giáo dân. Liên quan đến việc tổ chức lễ, chính quyền yêu cầu làm văn bản, kể cả khi làm từ thiện cho đồng bào dân tộc thì cũng có văn bản để chính quyền biết và bảo vệ, cũng như phân bổ cách công bằng hợp lý.

Sau đó, chúng tôi gặp gỡ bà con đang tập trung tại nhà anh Vũ Văn Lợi. Chúng tôi ngồi tòa giải tội, trong khi cha Bình rửa tội cho một em bé. Thánh lễ diễn ra trang nghiêm sốt sắng. Bữa cơm tối thắm thiết tình huynh đệ, có cả giao lưu thánh ca làm bầu khí thêm vui. Chúng tôi ra về trong hy vọng rồi đây Bình Lư sẽ có thêm chiên lạc trở về đàn và sớm có nhà nguyện, như Tin Lành đã có hai nhà tại đây.

Thứ ba 17.3.2015, chúng tôi lên đường đi Sìn Hồ rất sớm, vì đường xa 60 cây số, vừa khó đi, vừa lên cao. Huyện Sìn Hồ có diện tích 1.796 km2, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung quốc, dân số 80.000 người, đa số là Thái, Dao, H’Mông trong số 14 dân tộc chung sống tại đây. Huyện chia thành hai vùng khác biệt là Sìn Hồ Cao (1.500m) và Sìn Hồ Thấp (800m), nhiệt độ cũng chênh lệch. Thật vậy, khi đến Ủy ban Huyện ở Sìn Hồ Cao ban sáng, chúng tôi tỉnh cả người với không khí mát lạnh, nhưng khi xuống Sìn Hồ Thấp ban chiều, ai nấy vã mồ hôi vì nóng.

Đến thăm Ủy ban Xã, chúng tôi được biết thêm về bà con. Đời sống dân ở đây khá ổn định, nhờ thổ nhưỡng thích hợp với cây cao su. Số có đạo khoảng 100 người, sống rải rác trong vài xã, lương giáo đoàn kết trong tình làng nghĩa xóm. Sau đó, chúng tôi đến với giáo dân đang tụ họp ở ngôi nhà mượn làm nhà nguyện. Tại đây, chúng tôi giải tội, rửa tội và dâng lễ với bà con. Có những anh em từ Tủa Chùa (Điện Biên), cách xa gần 100 cây số, cũng đến dự. Họ phải đi xe máy, đi thuyền, đi bộ để tới đây. Sau lễ, chúng tôi thăm 5 gia đình có đạo ở gần, cuộc sống của họ khá ổn định, nhà to cửa rộng nhờ buôn bán. Đoạn đường trở về thành phố thật cam go, phần trời tối, phần đường đang làm, ngổn ngang đất đá, nên dù chỉ có 30km mà phải mất gần 2 tiếng.

Thứ tư 18.3.2015, theo chương trình, chúng tôi sẽ thăm Công An tỉnh Lai Châu, nhưng vào giờ chót, ban giám đốc bận đột xuất, nên chúng tôi được rảnh để thăm một số gia đình ở Xéo Sin Chải, xã San Thàng, trong đó có một gia đình mới chịu tang tuần trước. Chúng tôi được nghe kể về những khó khăn bà con phải trải qua trong mấy chục năm qua, để nghiệm ra rằng một khi hạt giống đức tin được gieo vãi, thì dù gặp khó khăn, vẫn tồn tại và mọc lên.

Đầu giờ chiều, chúng tôi đi Than Uyên, xa 90km, là một huyện rộng lớn của Lai Châu. Năm 2008, Than Uyên được tách một phần để lập huyện mới Tân Uyên. Tại Tân Uyên, cũng có khoảng 100 giáo dân từ đồng bằng lên lập nghiệp thời gian gần đây. Chúng tôi tiếc là lần này không được dừng chân thăm anh chị em, xin hẹn lần sau.

Đến Than Uyên, chúng tôi thăm chính quyền huyện. Ông Trần Quang Chiến, phó chủ tịch huyện, cho biết về tình hình bà con có đạo, theo đó, đa số là người H’Mông từ Mù Căng Chải và Sapa di dời lập nghiệp, gồm 99 hộ, 614 người. Ông cũng xác định chính quyền tôn trọng quyền tự do tôn giáo của bà con, và nhìn nhận bà con H’Mông sống tốt đời đẹp đạo, không gây chia rẽ, không làm mất trật tự xã hội… Chúng tôi phản ánh với chính quyền về việc một số cán bộ đến nhà dân mượn Kinh Thánh bằng tiếng H’Mông rồi không trả lại, khiến mọi người hoang mang. Chính quyền giải thích rằng có thể họ quên, hoặc có ý trả rồi đánh mất, và yêu cầu Tòa giám mục đóng dấu vào các cuốn Kinh Thánh.

Rời Ủy ban huyện, chúng tôi gặp gỡ một số anh chị em và dùng bữa tối với họ trong một quán ăn của một gia đình công giáo. Chúng tôi muốn làm một điều gì cho giáo dân, nhưng theo lịch trình sắp xếp, chính quyền chưa thống nhất. Đành để lần sau vậy, xin bà con thông cảm! Vả lại, ngày mai, bà con sẽ cùng dâng lễ với chúng tôi tại Huổi Bắc. Chúng tôi được mời nghỉ đêm tại ngôi nhà của anh chị Nguyện Phương mới hoàn thành. Đức cha phụ tá làm phép nhà mới, có một ít bà con tham dự, thôi thế cũng ấm lòng.

Sáng thứ năm, 19.3.2015, lễ trọng kính thánh cả Giuse, bổn mạng Giáo Hội Việt Nam, bổn mạng thứ hai của giáo phận Hưng Hóa, chúng tôi hăm hở lên đường, vượt 50 cây số để đến bản Huổi Bắc. Đường đi đẹp mê hồn, lúc lên lúc xuống, uốn lượn triền núi, quanh hồ thủy điện Bản Chát.

Chúng tôi thăm ủy ban xã Pha Mu. Chính quyền cho biết đây là nơi tái định cư dân trong lòng hồ thủy điện, tỷ lệ hộ nghèo còn 30%, chắc là cao nhất nước. Đời sống bà con cũng cơ cực như các nơi khác, có khi tệ hơn, vì đất đai chìm trong lòng hồ hết rồi. Chính quyền có nhiều chương trình hỗ trợ cho cuộc sống bà con, nhất là về giáo dục phổ cập. Các em thiếu nhi được nhà nước bảo trợ ăn, ở, học hành, nhưng than rằng các em dễ bỏ học, âu cũng vì bản chất du canh du cư. Hôm nay cũng thế, các thầy cô cho biết các học sinh có đạo đã tự động nghỉ học để đi lễ. Chúng tôi đành phải xin lỗi dùm các em, và thật tình không muốn chuyện này xảy ra. Biết làm sao, khi các em, dù còn bé, mà đã cho thấy có “nhu cầu tôn giáo”, khao khát vì mấy năm trời không được dự lễ !

Tại nhà ông Vàng A Thào, nơi mượn tạm dùng làm điểm cầu nguyện, bà con đã chờ sẵn từ lâu. Nhiều người đi bộ cả 10 cây số để đến họp mặt. Trong khi chúng tôi giải tội thì cha Quyền rửa tội cho 10 em bé sơ sinh, và cử hành các bí tích Khai Tâm Kitô Giáo cho 15 người lớn. Ngoài ra còn có 17 đôi vợ chồng xin được hợp thức hóa hôn phối. Người H’Mông lấy vợ lấy chồng rất sớm, có khi 15, 16 tuổi đã kết hôn. Thấy họ chưa được chuẩn bị chu đáo nên cha Bình hẹn đến lễ Phục Sinh tới, tại Sapa. Một cảnh tượng ngẫu hứng, khi đức cha giải tội cho giáo dân, vì họ chen lấn để được xưng tội, nên đức cha cứ phải lui dần, đến mép hiên, ngoài nắng lúc nào không hay. Một người thấy vậy, cầm cái dù đến đứng bên cạnh để che, thế là có nguy cơ lộ bí mật tòa giải tội. Đức cha đành phải một tay cầm dù, một tay ban phép xá giải. Bác phó nhòm thấy cảnh “ngộ” quá, bèn chụp một “pô” trình làng!

Đã gần 11 giờ trưa, chúng tôi đành phải ngưng giải tội để dâng lễ. Đức cha quyết định ban phép xá giải tập thể, để mọi người được rước lễ. Chắc chắn Chúa chẳng nỡ từ chối ngự vào lòng con cái Ngài trong dịp hiếm có này. Thánh lễ diễn ra bằng hai ngôn ngữ Việt và H’Mông, với tiếng đàn hát của nhóm ca viên từ Lai Châu đến. Thật là một đại gia đình, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, lớn bé, ngôn ngữ xa lạ, mà chỉ có một tấm lòng, một tinh thần, một niềm tin. Chúng tôi đang tân Phúc-Âm hóa giáo xứ trong giây phút này, trong khung cảnh quá ư đặc biệt. Lúc này, ở đây là cả Giáo Hội của Chúa, có giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân.

Cuối lễ, đức cha phụ tá nhắc giáo dân giữ gìn Sách Thánh tiếng H’Mông, đừng để bị “mượn” khéo. Sách Thánh là thức ăn nuôi linh hồn như Chúa đã nói “Người ta sống không nguyên bởi bánh, mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” . Nếu không đòi lại được, sẽ tặng anh em cuốn khác.

Sau thánh lễ, chúng tôi chia quà cho giáo dân, chẳng đáng gì, vài trăm ổ bánh mì, bánh ngọt (do anh em thị trấn Than Uyên tặng), khúc mía, bánh kẹo, kèm thêm tràng chuỗi Mân Côi. Thật cảm động, bánh thì họ kẹp nách, chuỗi Mân côi thì đeo ngay vào cổ. Mọi người ngồi bệt xuống đất để chia sẻ bữa cơm huynh đệ đầy thân tình cha-con, anh-chị-em, chủ-khách, xa-gần…

Chúng tôi chia tay anh em H’Mông chất phác, ra về với nhiều điều ước:

- Ước gì sẽ sớm có linh mục đến phục vụ ở đây !
- Ước gì Thánh giá Chúa sẽ phủ bóng, như Viettel đã phủ sóng nơi thâm sơn cùng cốc này.
- Ước gì Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống dẫn anh em đến với Ngài, như con đường đã vào tận nơi đây.
- Và ước gì những con người thiếu thốn vật chất này sẽ được bù đắp tâm linh tràn trề bằng nước hằng sống, như biển nước mênh mông trong hồ Bản Chát mà chúng tôi đã thấy trên đường đi.

Chúng tôi kết thúc chuyến mục vụ Lai Châu chiều thứ năm 19.3 để trở về Lào Cai (190km), lòng hân hoan vì đã đem Chúa đến một nơi xa thăm thẳm của giáo phận. Chợt nhớ một đoạn trong kinh tháng thánh Giuse: “Vậy chính ngày lễ ông thánh Giuse thì đấng làm thầy giảng đạo đã được sang nước Việt Nam mà đem Tin Lành cho chúng con biết Đấng sinh nên muôn vật, cùng biết ơn Đức Chúa Giêsu chuộc tội thiên hạ” . Cũng ngày này năm xưa, ngày 19.3.1627, hai cha Alexandre de Rhodes và Pedro Marquez, trên đường từ Macao sang Việt Nam, bị bão tố đánh giạt vào Cửa Bạng (Thanh Hóa), mở đầu công cuộc loan báo Tin Mừng ở miền Bắc. Gần 400 năm sau, Tin Mừng của Chúa mới được gieo vãi trên mảnh đất Lai Châu.

Như ở mọi nơi, qua mọi thời, vẫn là định lý bất biến: “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng” (Tv 125). Chúng tôi quên hết mệt nhọc của chuyến đi 5 ngày, dài 1.200 cây số đường núi, để chỉ thấy lòng rộn lên niềm vui và hy vọng: Lai Châu sẽ là hạt Ngọc Châu trong Tương Lai !

Chúa nhật Lễ Lá, 29.3.2015
 
Lễ Lá ngày 29/03/2015 tại Brunswich, Melbourne
VietCatholic Network
16:54 30/03/2015
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu (1)
Vũ Van An
04:25 30/03/2015
Theo linh mục Victor Hoagland, Dòng Khổ Nạn (Passionist), cái chết khổ nhục đau đớn và công khai của Chúa Giêsu qua hình phạt đóng đinh là một câu truyện được các Kitô hữu kể lại vì nó hết sức chủ yếu đối với đức tin của họ. Đây là câu truyện chính Chúa Giêsu đã thuật lại trước hết, Đấng đã sống lại từ cõi chết.

I. Chính Người mạc khải

Như ta thấy ngày nay, Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu sẽ không bao giờ được truyền tụng qua các thế kỷ, nếu chính Chúa Giêsu không biến nó thành một phần trong mặc khải Phục Sinh của Người. Các sử gia thời Người không bao giờ nhắc đến nó; Chúa Giêsu quá vô nghĩa không đủ để họ chú ý. Mà giả dụ Người có đáng để ý chăng nữa, thì câu truyện đóng đinh vẫn khó mà được thuật lại. Rải rác lắm mới có một vài lời nhắc tới việc đóng đinh trong các trước tác của người đương thời với Chúa Giêsu; tất cả những người này đều tởm gớm hành vi man rợ này.

Cả các môn đệ của Chúa Giêsu nữa, để mặc họ, không ai kể lại cho ta câu truyện này cả. Thực thế, các Tin Mừng mô tả các môn đệ của Người hoàn toàn thất vọng bởi các biến cố diễn ra tại Giêrusalem trong những ngày định mệnh kia; họ không muốn thuật lại sự thất bại ê chề ấy, cũng là sự thất bại của chính họ. Ta hãy đọc lại trình thuật nói về hai môn đệ rời thành phố vào ngày Phục Sinh để trẩy đi Emmau (Lc 24:13-35). Họ là những môn đệ muốn vứt lại phía sau cái ký ức khủng khiếp của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Không, tự ý họ, họ sẽ không bao giờ để lại cho chúng ta câu truyện về những gì chính họ được chứng kiến.

Chính Chúa Giêsu, khi sống lại từ cõi chết, đã dẫn khởi việc thuật lại câu truyện khổ nạn và cái chết của Người, và Người đã thay đổi ý nghĩa của nó mãi mãi.

Các tin mừng Phục Sinh đều mô tả về nó. Hiện ra với các môn đệ vào hôm đó “Chúa Giêsu đến đứng giữa họ và nói: ‘Bình an cho các con’. Khi nói điều đó, Người giơ tay và cạnh sườn Người cho họ thấy. Lúc ấy, các môn đệ rất vui mừng vì được thấy Chúa” (Ga 20:19-21). Cuốc bộ với hai môn đệ trên đường Emmau cùng ngày này, Chúa Giêsu nói: “Há không cần thiết sao việc Chúa Kitô phải chịu những sự việc ấy mới vào được vinh quang của Người?’ Rồi bắt đầu với Môsê và mọi tiên tri, Người giải thích cho họ mọi điều Thánh Kinh nói liên quan tới Người” (Lc 24:26-27). Các trình thuật Khổ Nạn như ta có hiện nay trong các Tin Mừng đã phát triển từ việc kể lại đầu tiên bởi Chúa Kitô Sống Lại.

Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu là một câu truyện Phục Sinh, và do đó, nó đem lại niềm hy vọng. Sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu không dấu diếm các thương tích của Người; Người giơ chúng ra cho các môn đệ xem thấy. Chúa Giêsu không bác bỏ các đau khổ và cái chết của Người như một thất bại đáng xấu hổ; Người mặc khải quyền năng Thiên Chúa nơi chúng. Và thay vì là một câu truyện lên án họ, Chúa Giêsu đã làm trái tim các môn đệ bừng cháy lên bằng cách tưởng nhớ tới nó, và đem họ tới niềm vui khôn tả.

Và do đó, chúng ta lưu giữ trong tâm trí cuộc Khổ Nạn của Người như một câu truyện Phục Sinh. Không nên mổ xẻ nó bằng con mắt sử gia, dù nó bắt nguồn từ lịch sử. Đúng hơn, giống các môn đệ Emmau, ta nên nhìn nó từ viễn tượng đau khổ và nan đề của chính ta. Và cũng như đối với các môn đệ xưa, Chúa Kitô Phục Sinh cũng sẽ giúp ta tái giải thích đời ta dưới ánh sáng đời Người. Từ mầu nhiệm này, ơn phúc mênh mông sẽ tuôn chẩy ra: ơn hân hoan, kiên vững và cảm thương.

Các dòng này được viết ra để ta lưu giữ mầu nhiệm vĩ đại trên trong tâm trí. Nó là câu truyện cứu rỗi của ta, câu truyện hy vọng của ta. Như một cuốn sách khôn ngoan và dịu dàng, nó cho ta hay phải suy nghĩ ra sao về cuộc đời, phải sống như thế nào, phải sử dụng thế giới này ra sao, phải chờ mong điều gì, phải hy vọng những gì.

Thánh nữ Julian thành Norwich từng nói: “cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô là niềm an ủi cho ta. Người an ủi ta cách sẵn lòng và nhân hậu và cho hay: mọi sự sẽ đâu vào đó, và mọi loại sự vật đều sẽ đâu vào đó cả”.

Mục tiêu của càc dòng này là chia sẻ niềm an ủi của tình yêu Thiên Chúa, như đã được tỏ hiện nơi cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu.

Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu: Lịch sử và ký ức sống động

Theo Cha Donald Senior,C.P., cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu vừa là một biến cố lịch sử bắt nguồn từ quá khứ vừa là một ký ức sống động đầy năng lực đem lại ý nghĩa cho hiện tại.

Là một biến cố quá khứ, cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu diễn ra đâu đó khoảng năm 30 CN trong thế giới đầy biến động của Do Thái Giáo tại Palestine, thế kỷ thứ nhất. Chúa Giêsu, lúc ấy đang là một vị thầy tôn giáo đầy thuyết phục, bị bắt ở Giêrusalem và bị xử đóng đinh công khai, một hình thức tử hình của người Rôma. Các Tin Mừng mô tả cái chết của Chúa Giêsu như đỉnh cao sứ mệnh của Người, hành vi yêu thương và phục vụ vô vị lợi cuối cùng dùng để niêm ấn cho một cuộc đời hoàn toàn dấn thân cho người khác. Cái chết của Chúa Giêsu làm chứng một cách tiên tri cho chính nghĩa công lý của Thiên Chúa. Bất chấp chống đối và thù nghịch nhắm vào mình và sứ mệnh của mình, Chúa Giêsu vẫn trung thành đến tận cùng và cuối cùng đã được tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu mạnh hơn sự chết, làm cho sáng tỏ.

Nhưng đối với đức tin Kitô Giáo, cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu không đơn thuần chỉ là một cái chết anh hùng và thương tâm bị giới hạn vào lịch sử đã qua. Cuộc khổ nạn này tiếp tục sống mãi trong đức tin và cảm nghiệm của cộng đồng Kitô Giáo. Qua hiệp thông huyền nhiệm của Thiên Chúa với nhân loại, các đau khổ của Chúa Giêsu tiếp tục nơi sự đau khổ của mọi con cái Thiên Chúa, cho tới tận thời khắc hiện nay. Người già lo lắng và cô đơn trong viện dưỡng lão hướng mặt về phía tượng chịu nạn treo trên tường. Bậc cha mẹ đớn đau khôn lường vì mất đứa con thân yêu đang khụyu đầu gối như Chúa Giêsu trong Vườn Diệtsimani. Người tị nạn mất nhà mất cửa, mất hết vợ con, vì bạo lực bất nhân và không bút nào tả xiết đang kêu cầu như Chúa Giêsu “Lạy Chúa, Lạy Chúa, tại sao Chúa bỏ rơi con?”. Nhà lãnh tụ dưới sự đe dọa của cái chết vẫn cứ nói sự thật về chế độ bạo tàn vì nhớ lại rằng tiên tri Giêsu vẫn cứ hướng mặt mình về Giêrusalem. Người y tá lau mồ hôi khỏi trán một bệnh nhân AIDS mà nhận ra gương mặt của Chúa Giêsu chịu đóng đinh.

Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu quả là một biến cố lịch sử cuối cùng đã đem ý nghĩa và sức mạnh lại cho toàn bộ sứ mệnh của Người và là một ký ức sống động, một ơn thánh mạnh mẽ đem ý nghĩa và hy vọng lại cho mọi đau khổ của con người. Các trình thuật Tin Mừng về khổ nạn gồm tóm cả hai chiều kích vừa nói, nghĩa là vừa bén rễ các trình thuật của mình trong các lưu truyền lịch sử về những ngày sau hết của Chúa Giêsu vừa mời gọi người đọc tìm thấy nơi cuộc khổ nạn này ý nghĩa tối hậu cho kiếp người và cho dấn thân Kitô Giáo.

Những dòng trình bày ở đây, vì thế chứa đựng cả hai chiều kích trong cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Chúng không dành cho các nhà chuyên môn mà dành cho các Kitô hữu và những người suy tư nào muốn biết nhiều hơn về câu truyện đầy cảm kích này. Qua việc nhắc lại cách mô tả khác biệt sự đau khổ của Chúa Giêsu trong mỗi Tin Mừng, những dòng này muốn mời gọi độc giả bước sâu vào mầu nhiệm khổ nạn và đem các trải nghiệm riêng của mình vào cuộc tiếp xúc sinh tử với điều cốt lõi này của sứ điệp Kitô Giáo. Việc này từng được mọi thế hệ Kitô hữu thực hành bằng lời nói, bằng nghệ thuật và bằng thực hành đạo đức, như chất liệu lòng sùng kính cuộc khổ nạn từng gợi lên cho ta. Đồng thời, việc thông tri có tính lịch sử phát sinh từ việc nghiên cứu các bản văn Tin Mừng sẽ nhắc ta nhớ rằng cái chết của Chúa Giêsu không phải là một bịa đặt do trí tưởng tượng Kitô Giáo tạo ra mà là một biến cố bắt nguồn từ các phức tạp và căng thẳng của thế kỷ thứ nhất trong lịch sử.

Dẫn vào các chú giải Tin Mừng Khổ Nạn

Linh mục Donald Senior, C.P., cho rằng các trình thuật khổ nạn cung cấp đỉnh điểm cho cả bốn sách Tin Mừng bằng cách nắm được các chủ đề xuyên suốt toàn bộ việc mô tả cuộc đời Chúa Giêsu cho tới lúc được hoàn tất cách đầy cảm kích. Với những nét khéo léo, các Tin Mừng gia đã kể lại cho ta những giờ phút sau cùng của đời Chúa Giêsu: bữa ăn cuối cùng của Người với các môn đệ; việc Người bị bắt tại Diệtsimani; việc Người bị các lãnh tụ tôn giáo tra vấn; việc Người bị Philatô xử án; và cuối cùng khung cảnh nát lòng của đóng đinh, chết và an táng.

Các hoài niệm lịch sử, các nơi thánh

Các trình thuật khổ nạn bắt nguồn từ những ký ức có tính lịch sử của Giáo Hội sơ khai và chắc chắn rất phản ảnh thế giới Do Thái Giáo mà Chúa Giêsu vốn biết và yêu thương. Không như phần lớn câu truyện Tin Mừng được định vị ở miền bắc Galilê nơi Chúa Giêsu thi hành phần lớn thừa tác vụ công khai của Người, các trình thuật khổ nạn diễn ra ở Giêrusalem, thủ đô của tỉnh Giuđêa phía nam và, đối với phần đông người Do Thái kể từ thời Vua Đavít thế kỷ thứ 9 trước CN, là trung tâm có tính bản sắc của đời sống Do Thái.

Tại đây có Đền Thờ, địa điểm thánh thiêng nhất tại Israel nơi thánh nhan Thiên Chúa tỏ tường hơn cả. Cung thánh phía trong Đền Thờ có chứa Hòm Bia Giao Ước, tức chiếc hòm lưu động chứa hai tấm bảng lề luật mà dân Do Thái đem theo trong hành trình sa mạc từ Ai Cập tới Đất Hứa. Không ai được bước quá tấm màn che cung thánh phía trong này mà bước vào nơi tuyệt đối thánh thiêng, ngoại trừ vị thượng tế, là người mỗi năm một lần vào ngày Lễ Yom Kippur, tức ngày xá tội, được vào để thanh tẩy cung thánh này một cách biểu tượng khỏi tác dụng của tội lỗi có thể đã lọt vào nơi đây.

Phụng vụ đền thờ là các tư tế và các thầy Lêvi, là những người bảo quản nền phụng vụ đền thờ và trợ giúp các khách hành hương từ Israel và các nước trong thế giới Địa Trung Hải tới dâng hy lễ và cầu nguyện trong các ngày đại lễ của niên lịch Do Thái Giáo. Thời Chúa Giêsu, đền thờ là một cấu trúc nguy nga, do Hêrốt Đại Vương xây dựng, người đã để lại cả một di sản đồ sộ gồm nhiều dự án xây dựng ồ ạt khắp Israel: thành phố cảng Xêdarê, thủ đô phía bắc Samaria, các lâu đài kiên cố tại Masada và Herodium… Nhưng đền thờ Giêrusalem là công trình tuyệt hảo hơn hết của vị vua này với những bức tường đồ sộ, trang trí tinh xảo và nhất là những quảng trường bao la. Khi Chúa Giêsu tới đây vào khoảng năm 30 CN để hoàn tất sứ mệnh của Người, thì ngôi đền đang ở giai đoạn xây dựng cuối cùng của nó.

Giêrusalem, trung tâm chính trị của một bi kịch tôn giáo

Từ thời Vua Đavít, Giêrusalem vốn cũng là một trung tâm chính trị; là thủ phủ của nền quân chủ thống nhất dưới quyền Vua Đavít và Vua Salômôn. Rồi sau đó là thủ phủ của Vương Quốc Giuđêa phương Nam trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, vào thời Chúa Giêsu, Giêrusalem và các tỉnh Giuđêa và Samaria dưới quyền cai trị trực tiếp của Rôma. Đây là những vùng duy nhất của Israel chịu một số phận như thế. Ác-ki-laô, một trong các con trai của Đại Vương Hêrốt, người được Rôma chỉ định làm vua Do Thái chư hầu, là người tàn ác và bất tài, cuối cùng bị người Rôma hạ bệ vào năm 6 CN. Từ đó, một loạt các tổng trấn Rôma thay nhau đảm nhiệm việc cai trị trực tiếp Giuđêa và Samaria, sử dụng thành phố duyên hải Xêdarê Maritima làm thủ đô cai trị và chỉ tới Giêrusalem trong những ngày lễ lớn, nhất là dịp đại lễ theo niên lịch Do Thái Giáo. Năm 30 CN, tổng trấn Giuđêa lúc đó là Phôngxiô Philatô và, theo tập tục, ông phải tới Giêrusalem dự lễ Vượt Qua của Do Thái Giáo.

Thế là sân khấu cho vở bi kịch khổ nạn đạ được xếp đặt. Chúa Giêsu, vị tiên tri quê Galilêa, người chữa bệnh và vị thầy ngoại thường, sẽ đem sứ mệnh của Người tới Giêrusalem. Vài ngày trước ngày lễ, quây quần bởi những người ái mộ và tò mò, Người vào thành phố và đền thờ nguy nga. Ở đấy, đúng theo phong cách một tiên tri, Người thực hiện hàng loạt hành động cảm kích và táo bạo, dám cắt đứt các dịch vụ giúp khách hành hương đổi tiền “dơ” Rôma lấy tiền “sạch” của đền thờ và ngăn cản những ai vào đó để thực hành việc đạo đức. Tất cả các cử chỉ này dường như đều được tính toán như những lời tuyên bố tiên tri rằng đền thờ này, dù tráng lệ nguy nga, cũng sẽ được phá hủy trong thời đại Kitô đang đến.

Tiếng tăm của Chúa Giêsu như một bậc thầy đầy khiêu khích và một người chữa bệnh đáng nể sợ hình như đã tới Giêrusalem trước Người, ta không biết chắc điều này, nhưng chắc chắn hành động tại đền thờ của Người hẳn bị cả người Do Thái lẫn người Rôma coi là nguy hiểm. Dù người Rôma nắm giữ quyền lực tối hậu tại Giuđêa, họ vẫn phải trông nhờ các thẩm quyền Do Thái địa phương: đó là các tư tế hàng đầu và những trưởng lão khác, để duy trị trật tự công cộng. Các lãnh tụ tôn giáo chẳng ưa gì người Rôma và thẩy đều là những người tha thiết đối với việc giải phóng Israel, nhưng họ cũng rất thận trọng đối với bất cứ ai làm cớ cho người Rôma can thiệp và đàn áp hơn, nhất là người nói ra nhiều chủ trương tôn giáo đầy khiêu khích về chính mình và về sứ mệnh của mình.

Các trình thuật khổ nạn không phải là các trình thuật kiểu cảnh sát

Các câu truyện về khổ nạn nhất trí với nhau về các giai đoạn căn bản trong những ngày sau cùng của Chúa Giêsu. Người tới Giêrusalem để cùng các môn đệ cử hành Lễ Vượt Qua, là lễ tưởng niệm hàng năm biến cố giải phóng Israel khỏi cảnh nô lệ của Ai Cập và lời khẳng định của họ vào sự giải thoát trong tương lai của Chúa. Đêm trước khi chết, sau bữa ăn sau cùng với các môn đệ, Người cùng với họ đi cầu nguyện ở vườn ôliu trên sườn đồi phía tây Núi Cây Dầu, đối diện với đồi đền thờ. Ở đây, Người bị bắt bởi một băng có vũ khí do các lãnh tụ tôn giáo ủy nhiệm, và rất có thể được cả các thẩm quyền Rôma hỗ trợ. Một trong các môn đệ của Người là Giuđa Iscariốt thông báo tung tích của Người cho các nhà cầm quyền. Khuya đêm đó, Chúa Giêsu bị tra vấn bởi một một cuộc hội họp của các lãnh tụ tôn giáo, có lẽ trong mưu toan lên công thức cho các cáo buộc chống lại Người. Ngày hôm sau, Người bị điệu tới Philatô để lấy khẩu cung chính thức, vì Philatô, hình như lúc đó đang ngụ tại dinh cũ của Hêrốt, có thẩm quyền pháp lý trong những trường hợp như thế này. Sau một chút do dự, Philatô kết án đóng đinh Chúa Giêsu, một hình thức xử tử công khải đầy kinh hãi của Rôma thường chỉ dành cho các trường hợp dấy loạn. Có lẽ Philatô nghĩ Chúa Giêsu là người hơi điên điên nhưng vẫn nguy hiểm, có tham vọng nắm quyền.

Như thường lệ, vụ xử tử diễn ra nhanh chóng. Chúa Giêsu bị đánh rồi bị diễu qua phố xá để tới một ngọn đồi dành cho các vụ xử tử công khai gần nghĩa địa bên ngoài một trong các cổng của Giêrusalem. Ở đấy, Người bị lột trần truồng rồi bị đóng đinh vào thập giá. Đóng đinh là một biến cố công cộng, nhằm nhục mạ nạn nhân bằng một cái chết từ từ và đau đớn và nhờ đó biến chính nghĩa của nạn nhân thành vô giá trị. Chúa Giêsu chết chỉ vài giờ sau khi bị đóng đinh vào thập giá, có lẽ vì nhiều yếu tố hoà lẫn với nhau như sốc, kiệt sức, và bị nghẹt thở từ từ. Một người có thiện cảm với Chúa Giêsu, người dường như sở hữu một chiếc mộ kiểu hang đá tại nghĩa địa đá vôi gần đó, xin được phép tháo xác chúa Giêsu xuống khỏi thập giá và đã chôn Người trước lúc mặt trời lặn, theo phong tục Do Thái.

Đó là những “sự kiện” căn bản không chút tô điểm của những giờ phút cuối cùng của Chúa Giêsu tìm thấy trong các trình thuật khổ nạn. Ấy thế nhưng, nguyên các sự kiện thô sơ này mà thôi chưa lôi kéo được sự quan tâm của các soạn giả Tin Mừng. Đối với họ, điều quan trọng hơn nhiều là ý nghĩa của câu truyện đau thương và chết chóc này: đau khổ này là vì ai. Các trình thuật khổ nạn không phải là các trình thuật kiểu cảnh sát, tức là chỉ tường trình những sự kiện lạnh lùng của một vụ xử tử công cộng, nhưng là thành phần chủ yếu của câu truyện Kitô Giáo về Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, và việc Người chiến thắng sự chết cách hân hoan. Các sách Tin Mừng là lời công bố hay rao giảng, thuật lại bằng hình thức kể truyện ý nghĩa đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu đối với chúng ta.

Tưởng nhớ câu truyện

Bởi thế, ngay từ thuở đầu của Giáo Hội, các Kitô hữu đã tụ họp nhau không những để tưởng nhớ câu truyện cái chết của Chúa Giêsu mà còn để hiểu sự chết này dưới ánh sáng việc Người sống lại và dưới cái phông lời Thiên Chúa, tức Cựu Ước, vốn là Thánh Kinh của Giáo Hội sơ khai. Khi thuật lại câu truyện cái chết của Chúa Giêsu từ vọng nhìn đức tin phục sinh, các Kitô hữu sơ khai hy vọng hiểu rõ hơn không những về Chúa Giêsu mà cả ý nghĩa của chính việc họ gặp gỡ đau khổ và cái chết. Câu truyện nguyên khởi về khổ nạn mà sau này gây ảnh hưởng cho trình thuật khổ nạn của Thánh Máccô có lẽ đã được lên khuôn trong khung cảnh thờ phượng, không khác Tam Nhật Tuần Thánh khi các Kitô hữu tụ họp nhau hàng năm để cử hành trong cầu nguyện bữa tiệc ly của Chúa Giêsu với các môn đệ, cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại vinh hiển của Người. Cũng thế, các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi nhất cũng đã tụ họp nhau trong tinh thần cầu nguyện và suy gẫm để nhắc lại các biến cố chủ chốt của những ngày định mệnh tại Giêrusalem nhưng cũng để đọc các thánh vịnh và suy gẫm về các tiên tri và các đoạn văn vĩ đại nào trong Sách Thánh của họ có thể đem lại ý nghĩa cho các biến cố ấy. Với thời gian, việc đọc có tính lịch sử này kèm theo các lời nguyện và các bài đọc Sách Thánh đã được hòa lẫn với nhau một cách không thể nào tách biệt nhau được nữa trong các trình thuật khổ nạn được các sách Tin Mừng truyền lại cho ta.

Khi lãnh nhận trách vụ soạn thảo sách Tin Mừng của mình, thánh Máccô hẳn đã có sẵn trình thuật khổ nạn như trên, có thể là một trình thuật được truyền tụng qua ký ức và được trân quí trong việc thờ phượng tại cộng đồng Kitô hữu của chính ngài. Khi Thánh Máccô thuật lại câu truyện về cuộc đời Chúa Giêsu, trình thuật khổ nạn này hẳn đã tạo nên tận điểm và đỉnh cao của nó, một khuôn mẫu sẽ được mỗi sách Tin Mừng khác rập theo.

Tinh thần trong đó các trình thuật khổ nạn được viết ra

Do đó, mục đích ở đây là đọc các truyện kể về khổ nạn trong tinh thần chúng được viết ra, với ý hướng không hẳn nhằm chép lại lịch sử đứng đàng sau các bản văn này nhưng đúng hơn để thấm nhập cái hiểu đức tin về sự chết của Chúa Giêsu là điều đã tràn ngập các bản văn này. Mất hút trong sự thân quen đối với các câu truyện mà phần đông chúng ta từng được nghe suốt cả đời này, có thể là sự kiện: mỗi soạn giả Tin Mừng kể lại trình thuật đau khổ và sự chết của Chúa Giêsu một cách khác nhau hẳn. Vì mỗi soạn giả Tin Mừng viết cho một cộng đoàn Kitô hữu khác nhau và vì mỗi vị được phú cho một văn phong kể truyện độc đáo và một quan điểm đặc thù, nên bốn trình thuật đã ra khác nhau. Giống như bốn nghệ sĩ vĩ đại, mỗi soạn già Tin Mừng sản xuất ra bức chân dung tuyệt hảo về Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Điều này đúng đối với trọn bộ Tin Mừng của họ và cũng đúng đối với cách các vị trình bày cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

(Còn tiếp)
 
Văn Hóa
Suy tôn Thánh Giá
Nguyễn Trúc
08:57 30/03/2015
Suốt đêm trường, quân binh hành hạ Chúa
Ngàn vết roi bằm nát tấm lưng gầy
Xé nát da, máu Ngài văng tung toé
Đau ngất trời, bao sỉ nhục đắng cay

Vòng gai đóng, chặc sâu trên đầu Chúa
Trong phận người, Ngài đau đớn xiết bao
Thập tự giá trên vai lê từng bước
Dáng chân đi, xiêu vẹo đến đồi cao

Thập giá đó phải chăng là ngu xuẩn?
Đối với người không tin Chúa Kitô
Nhưng Thập giá với con là sức mạnh
Vững lòng tin, không xao xuyến bâng khuâng

Chúa mời gọi bỏ mình vác thập tự
Con từ từ, chần chừ theo tháng năm
Muốn rủ bỏ bao đam mê đằm thắm
Nhưng muôn đời vẫn nết xấu tật hư

Chúa đã cài tình yêu lên cây gỗ
Biến điên rồ thành dấu chứng yêu thương
Ai vấn vương đang lầm bước trên đường
Về với Chúa suối nguồn ơn cứu độ

Xin cho con những khi đời hư ảo
Mãnh đời con cay đắng và chát chua
Cho con biết nghiệm ra khuôn mặt Chúa
Đồi cao xưa Ngài tuôn hết máu đào

Xin cho con khi làm dấu Thánh Giá
Không qua loa hay lấy lệ cho xong
Lòng trông mong nghĩ đến ơn cứu chuộc
Tuyên xưng Ngài đã chịu chết vì con.

San Jose, ngày 12 tháng 9, 2014
 
Lá thư Paraguay : Tản mản mùa chay
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
21:10 30/03/2015
PARAGUAY – TẢN MẠN MÙA CHAY 2015

Mục vụ học đường

Chỉ riêng trong tháng 3/2015, thế giới chứng kiến vụ nhiều tai nạn xảy ra trong đó vụ tai nạn Máy bay Airbus A320 bị rơi khi viên phi công phụ Andreas Lubitz cố ý đâm máy bay vào dãy Alps (Pháp) khiến 149 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Người ta gọi đây là thảm họa Germanwings vì do chính con người cố ý gây ra.

Ở Paraguay vừa xảy ra 2 vụ tai nạn lật xe khách khiến gần cả 100 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương khiến người dân bức xức và đỗ lỗi cho ngành giao thông đường bộ. Còn trong nước Việt yêu dấu của chúng ta thì vụ sập dàn giáo tại Vũng Án, Hà Tĩnh khiến 14 người bị chết và nhiều người khác bị thương trong những ngày cuối tháng 3 đã để lại biết bao tiếc nuối cho những người còn sống. Quả thật năm con Dê 2015 chưa có gì khả quan lắm.

Một điều khá bức xúc cho dư luận trong nước là những ngày gần đây trên không gian mạng, nhiều người đã phẫn nộ khi xem những video clip rất bạo lực từ các em nữ học sinh cấp II và cấp III đã đánh bạn không thương tiếc và còn dùng nhiều lời lẽ văng tục không còn chỗ nói nữa. Lướt Facebook để đọc tin tức, chúng tôi thấy nick của một linh mục đang làm việc ở Tây Nguyên thường đăng những video clip bạo lực học đường nhiều khi không muốn xem và tự hỏi sao người anh em linh mục này cứ thích “quảng bá’ chuyện bạo lực qua những video clip này nhưng rồi cũng vào xem thử để biết vì mình đang làm công tác giáo dục nơi đất khách.

Công bằng mà nói, chúng ta không thể đỗ lỗi hoàn toàn cho một chế độ, một hệ thống chính trị nào đó đã làm cho con người ngày nay, nhất là giới trẻ hư đốn như vậy. Một phần lỗi cũng do công nghệ thông tin phát triển quá nhanh khiến những ai dùng nó mà chưa được đào tạo kỹ lưỡng dễ rơi vào tình trạng mất phương hướng. Chỉ cần những lời bình luận thiếu suy nghĩ trên Fanpage thì liền sau đó bị “ném đá” hay sẽ bị trả thù ngay lập tức. Nhẹ thì bị “đấu khẩu” trên mạng bằng những lời khó nghe, nặng thì tìm cách trả thù trực diện như cô bé học trò bị bạn cùng lớp trêu ghẹo qua lời bình luận “xấu mà cũng đòi tự sướng” đã lôi cổ bạn học và đánh cho bõ ghét! Chính bản thân chúng tôi cũng từng bị bêu xấu một cách bất công qua mạng xã hội nhưng nếu mình hành xử kiểu “mắt đền mắt, răng đền răng” thì còn gì là chính nghĩa. Cứ để mọi chuyện xảy ra rồi ai nói xấu hay làm điều xấu sẽ cảm thấy trơ trẽn nếu họ còn lương tri, bằng không thì có ngàn lần giải thích cũng bằng thừa với những người cố chấp.

Trong trường học chúng tôi đang coi sóc không thiếu những chuyện tiêu cực xảy ra từ phía học sinh cũng như giáo viên vì đâu phải lúc nào cũng cơm lành canh ngọt cả đâu. Chuyện các em chỉ trích nhau qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Whatsapp… xảy ra như cơm bữa, nhưng chuyện đánh nhau đầy bạo lực trong học đường như ở Việt Nam thì chưa từng xảy ra. Ít ra các em còn biết sợ luật pháp, các em cũng còn “chất thiện” trong người vì được giáo dục từ bé trong môi trường Công Giáo nên phần nào các em cũng biết suy nghĩ trước khi muốn làm hại người khác. Dĩ nhiên cũng không thiếu những tên côn đồ bất chấp luật pháp và lương tri chỉ là một thành phần không đáng kể. Chúng tôi không hiểu tại sao các chính quyền vô thần và độc tài lại khó khăn với các tôn giáo và không muốn để các tôn giáo có những trường học hay các bệnh viện tư để cùng nhau giáo dục con người không những về tri thức mà còn về lễ nghĩa để giúp xã hội ngày càng tốt hơn và tránh đi những tệ nạn, những bạo lực học đường đang diễn ra hàng ngày giữa các học sinh còn quá nhỏ. Đừng nghĩ rằng tôn giáo là liều thuốc phiện ru ngủ quần chúng như Karl Marx đã từng tuyên bố vì ai cũng biết rằng hơn 1 tỉ người trên thế giới này là người tin theo Đức Ki-tô mà đa phần là những người có đời sống lành mạnh, học vấn uyên thâm không thế nào là những người nghiện ngập được, nhưng họ là những người luôn đang giúp những con người nghiện ngập, những người bị gạt ra bên lề xã hội có một đời sống tốt hơn. Chỉ có một thiểu số những người hai mặt đột lốt tôn giáo làm chuyện xấu xa thì có thể vạch mặt và loại trừ để tránh gây nhầm lẫn với những người ngay chính.

Tản mạn mùa Chay 2015

Khởi đầu Mùa Chay 2015 năm nay chúng tôi đã tổ chức tĩnh tâm cho gần 100 giáo viên của trường mà chúng tôi đang làm việc nhằm giúp các thầy cô dấn thân hơn trong sự nghiệp trồng người như là một nhà giáo dục và như là một giáo lý viên vì ở đất nước này các trường tư thục ngoài việc giảng dạy đủ các bộ môn do Bộ Giáo Dục đề ra thì các trường được phép giảng dạy các môn chuyên biệt của trường mình. Vì là trường tư thục Công Giáo nên chúng tôi được phép dạy giáo lý và triết học như những môn học bắt buộc và các phụ huynh rất thích như thế. Có nhiều gia đình nghèo nhưng vẫn cố gắng để gởi con cái mình vào các trường Tư Thục Công Giáo dù phải trả tiền cao để các em vững vàng khi bước vào đời. Trường Công lập miễn phí hoàn toàn nhưng về phương diện kỷ luật và học vấn thường thua xa các trường Tư Thục (đây là một khác xa với Việt Nam vì Việt Nam không có trường Tư Thục đúng nghĩa).

Đề tài tĩnh tâm với các thầy cô là SỐNG HÀI HÒA TRONG CÁC TRƯỜNG Công Giáo. Chúng tôi cùng nhau chia sẻ trong các nhóm lớn, nhỏ để tìm ra đâu là những mâu thuẫn, những rào cản khiến những người cùng trường, cùng là người Công Giáo với nhau hay hiềm khích, chơi xấu nhau làm mất đi tính đoàn kết, hoen ố hình ảnh đẹp của những vị thầy cô cũng chỉ vì ba chữ Tham-Sân-Si. Chúng tôi đã cố gắng nối kết bài nói chuyện với các thầy cô giữa văn hóa Việt Nam và Paraguay để làm phong phú bài nói chuyện. Các thầy cô cảm thấy thú vị khi được biết thêm những điều hay từ một nền văn hóa khác. Chúng tôi luôn mong muốn tạo một nhịp cầu để giữa thầy cô, học trò và Ban Giám Đốc của trường có một lối sống hài hòa, gắn kết để rút ngắn khoảng cách và sống mật thiết với nhau hơn.

Còn ở giáo xứ với cương vị là Phó xứ phụ trách giới trẻ, chúng tôi cũng làm việc với giới trẻ từ nhiều cấp độ khác nhau trong đó có các em sinh viên đại học vì chúng tôi đang sống ở thủ đô. Chân thành mà nói các em sinh viên đại học rất thông minh và nhạy bén với công nghệ thông tin hiện đại nhưng lại thiếu một điều rất căn bản là đời sống tâm linh từ khi các em bước chân vào đại học, nên chúng tôi đã bắt đầu bước vào một hình thức mục vụ mới với đội ngũ trí thức nơi các giảng đường đại học. Tuy công việc khá bận rộn nhưng chúng tôi cảm thấy rất vui vì đúng sở trường của mình. Những năm làm việc trong môi trường đào tạo các nhà truyền giáo tương lai là khoảng thời gian giúp chúng tôi chiêm nghiệm và trưởng thành rất nhiều trong đời tu. Nay là lúc chúng tôi phát huy những gì trải nghiệm được để làm việc và đang có những tác dụng tốt.

Những tuần cuối của Mùa Chay là những ngày bận rộn nhất vì phải đi giải tội nhiều nơi. Có lần chúng tôi đã chia sẻ vì bên này các anh em linh mục bản xứ không có thói quen ngồi tòa và thăm viếng bệnh nhân vì cho rằng mất nhiều thời giờ mà không được lợi lộc gì. Riêng bản thân chúng tôi thấy rất có nhiều lợi ích vừa cho hối nhân, vừa cho cha giải tội vì khi hối nhân xưng tội có nghĩa là họ muốn sửa đổi, họ muốn trở lại với Chúa dù biết rằng chỉ trong một thời gian ngắn là “ngựa quen đường cũ”, nhưng chính Chúa sẽ có cách của Ngài để lay động những tâm hồn chai đá. Nếu hối nhân may mắn gặp được những cha giải tội chịu khó và kiên nhẫn lắng nghe và khuyên nhủ các hối nhân thì có thể ngăn được những chuyện tày trời có thể xảy ra. Có những lúc chúng tôi cũng mất kiên nhẫn khi nghe những cô, những bà xưng tội lòng vòng không đi vào điểm chính hay những ông say xỉn vào xưng tội. Tuy nhiên mình cũng cố gắng lắng nghe và khuyên giải họ dù biết rằng lời khuyên của mình với những người như thế khó mà thay đổi. Nhưng lạ lùng thay tình cờ gặp lại họ thì thấy họ biến đổi không ngờ được. Có những người mình cũng không nhớ là gặp ở đâu tự nhiên lại giúp đỡ mình khi đang trên đường xe bị hư hay là mua một món hàng nào đó ở một siêu thị thì những người này đã bớt giá vì nói rằng trước đây được mình khuyên giải khi họ xưng tội. Chúng tôi tin rằng chính Chúa là người cải hóa các hối nhân và linh mục dù có những lúc khó chịu nhưng hãy cố gắng ngồi tòa và thăm viếng các bệnh nhân để họ được an ủi phần hồn.

Tháng Bảy tới đây Đức Thánh Cha Phan-xi-cô sẽ viếng thăm mục vụ Paraguay 3 ngày sau khi thăm 2 quốc gia láng giềng là Bolivia và Ecuador. Người dân ở đây đã sẵn sàng tiếp đón Đức Thánh Cha, vị Sứ giả của Chúa nơi trần gian. Dù chuyến thăm của Đức Thánh Cha chỉ kéo dài vỏn vẹn 3 ngày nhưng chắc chắn sẽ để lại nhiều dấu ấn cho dân tộc nhỏ bé này. Ước mong một ngày nào đó vị Sứ giả của Chúa nơi trần gian cũng đặt chân đến đất Mẹ Việt Nam để những người Công Giáo Việt Nam một lần hãnh diện sau hơn 5 thế kỷ được đón nhận Tin Mừng. Xin Chúc mừng Phục Sinh tất cả mọi người.

Paraguay, Thứ Hai Tuần Thánh - 30 tháng 03 năm 2015

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Nguyện
Tấn Đạt
21:11 30/03/2015
CẦU NGUYỆN
Ảnh của Tấn Đạt
Cầu nguyện không phải là cầu xin
Mà là phó mình trong tay Chúa.
(Lời của Mẹ Teresa Calcutta)
Prayer is not asking.
Prayer is putting oneself in the hands of God.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News