Ngày 30-03-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân bản và Đạo đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
12:38 30/03/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (25)

241. Hãy làm việc! Đừng phí bỏ một giây phút nào!

Hãy đứng lên! Hãy làm việc! Bạn và tôi chỉ sống cuộc đời của mình trên trần gian nây một lần mà thôi.

Đừng phí bỏ một giây phút nào.

Khi đến giấc ngủ, chúng ta sẽ ngủ ngon. Và khi đến giờ chết, chúng ta sẽ ra đi trong an bình.

242. Suy nghĩ cho chính xác

Suy nghĩ cho thật chính xác, đó là công việc quan trọng nhất của một người, và điều nầy mới đem lại ý nghĩa cho đời sống của một người.

Đây là một trong những điều quan trọng nhất đối với một linh mục hoặc một tu sĩ trong tương lai.

Nếu ai đó được bề trên đáng giá là “suy nghĩ lệch lạc” (faux jugement), nghĩa là suy nghĩ không chính xác, thì người đó có dấu hiệu rõ ràng để cho bề trên nói rằng người đó “không có ơn kêu gọi”.

243. Người huấn luyện ta hay nhất

Ngoài Chúa và Đức Mẹ ra, người huấn luyện ta hay nhất, không phải là ai khác ngoài chính ta.

Chính ta phải tự huấn luyện ta, chứ đừng để cho người khác huấn luyện ta.

Người khác chỉ có thể hướng dẫn ta, làm cố vấn cho ta, còn chính ta mới là kẻ huấn luyện ta.

Được như vậy, ta mới biết sống trưởng thành, tự trọng và tự chủ.

244. Mười hai dấu hiệu của một người sợ sệt

1. Quan trọng hoá những điều nhỏ mọn
2. Hành động tùy lúc, tuỳ hứng
3. Nhảy cuồng lên khi chỉ nghe một tiếng động nhỏ
4. Rất mau và rất dễ bị phật lòng
5. Rất mau hờn giận
6. Có những tình cảm mạnh một cách dễ dàng
7. Dễ vui quá mà cũng dễ buồn quá
8. Xét đoán theo cảm tình
9. Làm việc lừ đừ, chậm chạp
10. Ôm lo nhiều việc quá trong một lúc
11. Chỉ làm việc khi bổn phận đòi buộc
12. Chỉ bằng lòng quan sát những dấu hiệu bên ngoài mà thôi.

245. Trên đời nầy, cái tốt nhất, là cái thuộc về đời đời

Trên đời nầy, trong khi mọi sự đều phù vân, nay có mai không, thì cái gì tốt nhất, là cái thuộc về đời đời, là cái có giá trị đời đời.

Điều nầy làm cho chúng ta luôn nghe vẳng bên tai lời Chúa Giêsu dạy: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn, nào được ích chi?”

246. Đôi mắt làm cho chúng ta được đầy những gì chúng ta thấy

Khi nhìn, đôi mắt chúng ta được trần đầy những gì chúng ta thấy.

Bạn hãy năng nhìn lên Nhà Tạm Thánh Thể để con người của bạn được tràn đầy Chúa Giêsu Thánh Thể.

Bạn hãy năng nhìn lên Thánh Giá để con người của bạn được tràn đầy Khí Cụ Cứu Chuộc của Chúa Giêsu.

Bạn hãy năng nhìn lên trời cao để con người của bạn được đầy tràn Tình Chúa Cha yêu bạn.

Bạn hãy năng nhìn hoa đẹp để con người của bạn được tràn đầy vẻ đẹp của Đấng Tạo Hoá muôn loài.

247. Chúng ta hãy có hình bóng của ba người đàn bà trong lòng mình

Đó là hình bóng mẹ của chúng ta.

Đó là hình bóng của mẹ của những đứa con của chúng ta.

Đó là hình bóng của mẹ của tất cả các bà mẹ trên trời dưới đất nầy, là Đức Mẹ Maria.

248. Mục tiêu của học vấn

Thánh Bênađô nói về mục tiêu của học vấn như sau:

-“Có những người học để thông biết mọi sự. Có những người học để phô trương. Có những người học để cầu danh lợi. Có những người học để xây dựng cho đời. Có những người học để xây dựng đời mình.

Học để biết suống, là tò mò. Học để tự phô trương, là giả dối. Học để làm giàu, là vụ lợi. Học để xây dựng cho đời, là bác ái. Học để tự xây dựng cho mình, là khôn ngoan.

Các con hãy chú ý đến hai hạng người sau cùng: học để xây dựng cho mình, rồi xây dựng cho đời.”

249. Ảnh hưởng trên kẻ khác

Chúng ta hãy làm sao để cho tất cả những ai có dịp đến gần chúng ta, đều yêu những gì chúng ta yêu và tin những gì chúng ta tin.

250. Người có đạo phải lo sống đạo trước hết và trên hết

Cái gì sống thì sinh ra sự sống.

Trong sự sống siêu nhiên của Thiên Chúa, chúng ta thấy Ngôi Cha sinh Ngôi Con, và Ngôi Thánh Thần sinh ra bởi Ngôi Cha và Ngôi Con.

Trong đời sống tự nhiên của các loài thụ tao, chúng ta thấy cây cối sinh ra hoa quả, loài vật sinh ra những con thú, loài người sinh ra những con người.

Trong đời sống đạo cũng vậy: người giữ đạo phải sinh ra những hoa quả thiêng liêng, là các việc lành phước đức.

Vậy người có đạo phải lo sống đạo trước hết và trên hết.
 
Tràng chuỗi Mân côi của Thiếu nhi Công giáo Armeni
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
17:12 30/03/2008
TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI CỦA THIẾU NHI CÔNG GIÁO ARMENI

Mùa thu năm 1620, Giáo Hội Công Giáo Armeni trải qua thời kỳ bị bách hại thật thảm khốc. Đó là lúc quân hồi giáo Thổ-nhĩ-kỳ tác oai tác quái. Họ bắt buộc tín hữu Công Giáo công khai chối bỏ Đức Tin chân thật vào Đức Chúa GIÊSU KITÔ - Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại và toàn thế giới.

Đây cũng là dịp để tín hữu Công Giáo Armeni biểu lộ và anh dũng làm chứng cho Đức Tin. Điều đáng nói không phải chỉ có người lớn, người trưởng thành mới can đảm chịu bắt bớ vì Đạo Công Giáo, mà cả các trẻ em ngây thơ vô tội nữa. Đúng như lời Đức Chúa GIÊSU KITÔ phán trong Phúc Âm theo thánh Mát-thêu: ”Nếu anh em không trở nên giống như trẻ thơ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (18,3).

Vâng đúng thế! Trẻ thơ đã là một phúc lành. Trường hợp trẻ thơ tử đạo quả thật cao cả và lớn lao biết bao! Đó là trường hợp trẻ em Công Giáo Armeni vào năm 1620. Bởi vì, trong mối hận thù vô căn cớ chốmg lại các tín hữu Công Giáo Armeni, quân hồi giáo Thổ-nhĩ-kỳ cũng không dung tha trẻ nhỏ và thiếu niên. Họ có lối hành hạ và trừng phạt đặc biệt dã man. Trước tiên họ đe dọa bằng lời nói. Họ sẽ xẻo tai cắt mũi chặt tay trẻ em nào cương quyết không chối bỏ danh thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Vua loài người!

Lạ lùng thay, trẻ em Công Giáo Armeni không chút sợ hãi. Có đến hàng trăm em bằng lòng chịu cắt xẻo một phần thân thể hơn là chối bỏ THIÊN CHÚA các em tôn thờ và yêu mến. Người ta có thể trông thấy trẻ em Công Giáo bị tàn phế đi nhan nhản ngoài đường. Thật là cảnh tượng gây xúc động mạnh và cùng lúc kích thích lòng ngưỡng mộ sâu xa.

Đức Cha Pietro Kounian lúc bấy giờ là Tổng Giám Mục Calcedonia và Cha Béré, Bề Trên cứ điểm truyền giáo Đa-minh ở Mossul, cùng làm chứng về các anh hùng tí hon này. Cả hai vị đều chứng kiến tận mắt cảnh các em bị tàn phế vì Đức Tin. Chính hai vị ghi lại sự kiện trong Cuốn Niên Giám 1620 của Giáo Hội Công Giáo Arméni. Hai vị kể lại: chính các em đơn sơ đến khoe mình đã bị cụt tay, xẻo tai, cắt mũi vì không chối bỏ Đức Chúa GIÊSU KITÔ và Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA..

Một thiếu nữ 12 tuổi bằng lòng để cho quân hồi Thổ-nhĩ-kỳ dựt bứt các móng tay móng chân thay vì chấp nhận làm tín đồ hồi giáo. Một thiếu nữ khác 13 tuổi bị ném từ sân thượng nhà bên cạnh sang sân trong của tòa giám mục Công Giáo nghi lễ Siri. Em bị hành hung vì cương quyết không nói lời phạm thượng đến Đức Chúa GIÊSU KITÔ và Hiền Mẫu Chí Thánh của Ngài là Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Sau khi hồi tỉnh em ngây thơ kể lại với Cha Béré:

- Quân hồi hồi muốn con lập lại lời họ nói phạm đến Đức Mẹ MARIA. Con hiểu ngay họ xấu có dụng ý xấu nên con nhất định không lập lại lời xấu xa, xúc phạm đến Đấng Cứu Thế và đến Đức Mẹ THIÊN CHÚA. Thấy con cương quyết lặng thinh, họ nổi giận và ném con xuống đất. Nhưng có Thánh Thiên Thần Bản Mệnh hộ đỡ con thoát chết!

Người ta tự hỏi sức mạnh nhiệm mầu nào giúp các em có thể đứng vững trước các bách hại tàn khốc của quân hồi Thổ-nhĩ-kỳ như thế???

Câu trả lời nằm trong bí mật của tràng chuỗi Mân Côi. Một ngày, các tu sĩ Đa-minh thuộc cứ điểm truyền giáo của Cha Béré đến thăm một gia đình Công Giáo. Các vị gõ cửa thật lâu nhưng vẫn không nghe tiếng ai trả lời. Vì cánh cửa chính chỉ khép hờ, nên các vị mạnh dạn bước vào. Và các tu sĩ Đa-minh bất ngờ chứng kiến cảnh tượng vô cùng cảm động. Mấy em bé ngồi thành vòng tròn và đang sốt sắng lần hạt Mân Côi. Mọi người đọc kinh sốt sắng đến độ không hay biết những gì xảy ra chung quanh. Đây là các em bé Công Giáo bị quân hồi chặt đứt cánh tay phải. Trên đầu cánh tay phải này, các em đeo lủng lẳng tràng chuỗi Mân Côi. Khi buổi lần hạt Mân Côi chấm dứt, các tu sĩ hỏi cho biết lý do thì các em đồng thanh trả lời:

- Chúng con mang tràng chuỗi Mân Côi nơi cánh tay phải. Bởi vì, thay vào cánh tay bị chặt đứt, chúng con có cánh tay của Đức Mẹ MARIA!

Thật cảm động! Quả đây là các vị anh hùng tí hon của Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Giáo Hội Công Giáo muôn đời ghi nhớ tấm gương dũng cảm của các thiếu niên Công Giáo Arméni.

... ”Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào THIÊN CHÚA và tin vào Thầy. . Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. Anh em đã nghe Thầy bảo: Thầy ra đi và đến cùng anh em. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” (Gioan 14,1+27-28).

(”Il Settimanale di Padre Pio”, 31 Ottobre 2004, n.43, trang 17)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:20 30/03/2008
ÔNG LÃO BÁN DẦU

N2T


Thời nhà Tống có một người tên là Trần Nghiêu Tư, kỷ thuật bắn cung của anh ta giỏi, do đó mà rất tự phụ, nên thường khoe khoang với người khác.

Một hôm, khi anh ta đang luyện bắn cung thì có một ông già bán dầu đến, ông già nhìn thấy anh ta xạ tiễn thì không vỗ tay khen giỏi như những người khác, mà chỉ gật nhẹ đầu thôi.

Trần Nghiêu Tư cảm thấy mình bị nhục, bèn cố ý nói với ông lão: “Này ông già, ông cũng biết bắn cung sao ?”

Lão già nói: “Mặc dù tôi không biết bắn cung, nhưng kỷ thuật bắn cung của anh cũng không có gì là hiếm lạ, chẳng qua là luyện tập bình thường mà thôi.”

Trần Nghiêu Tư nhìn thấy lão già coi thường bản lãnh của mình như thế thì rất giận dữ. Nhưng ông lão bán dầu thì bình tâm tịnh khí lấy hồ lô bỏ trên đất, rồi lại lấy một đồng tiền xu có lỗ nhỏ ở giữa để trên miệng hồ lô, sau đó dùng chiếc muôi múc đầy dầu, và từ từ đổ vào trong lỗ nhỏ đồng tiền cho dầu chảy xuống trong hồ lô, đồng tiền rõ ràng là không bị một chút dầu nào dính vào.

Lão ông nói với Trần Nghiêu Tư: “Anh coi, kỷ thuật đổ dầu của tôi cũng chẳng là cái gì cả, chẳng qua là luyện tập rồi quen mà thôi.”

Lời của ông lão làm cho Trần Nghiêu Tư hết đường nói, từ đó về sau anh ta không dám kiêu ngạo tự mãn nữa.

(Âu Dương Tu giả: Ông lão bán dầu)

Suy tư:

Người Tàu có câu nói: “quen rồi thì tốt:習慣就好了”, có nghĩa là việc gì dù khó khăn mấy, mà nếu đã thích ứng được, quen rồi, thì không có chuyện gì xảy ra cả. Không có việc gì khó cả, chỉ cần có một tâm hồn quyết tâm luyện tập và kiên trì, thì sẽ thành công.

Luyện tập cho tinh thông thì không phải một sớm một chiều mà thành công, nhưng luyện tập cả đời, nhất là trong vấn đề tu đức và đời sống tâm linh.

Có một vài người cảm thấy tu đức của mình đủ rồi, nên chê người này làm biếng đi lễ, người kia giả hình giả bộ, chê người này không biết lo việc nhà thờ, chê người nọ không biết dạy con cái.v.v...

Khi đem người này người nọ so sánh với mình là đường tu đức của mình đã thụt lùi, bởi vì cónhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu (Mt 19, 30), đó chính là chân lý cho người khiêm tốn và là lời cảnh tỉnh cho người tự mãn.

Tài bắn cung của Trần Nghiêu Tư cũng thuộc loại giỏi, nhưng anh ta sẽ giỏi hơn nữa nếu biết khiêm tốn tự bảo mình: tôi chưa giỏi, phải cố gắng hơn nữa.

Bí quyết thành công là ở đó vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:22 30/03/2008
N2T


8. Khóc lóc trong đêm tối của thế tục, tôi chỉ muốn hưởng dùng man-na ảo diệu này, mùi vị của lương thực này.

(Thánh Cajetan)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổ chức chống hút thuốc đề nghị Vatican tuyên bố là quốc gia không hút thuốc đầu tiên trên thế giới
Peter Nguyễn Minh Trung
12:13 30/03/2008
WASHINGTON (CNS) - Một nhóm bác sĩ y khoa Hoa Kỳ đề nghị Đức Thánh Cha Benedict XVI ủng hộ sự thỉnh cầu của họ nhằm tuyên bố Vatican là quốc gia không hút thuốc đầu tiên trên thế giới.

Hiệp hội các y bác sĩ chống hút thuốc (PANAT), một tổ chức gồm những bác sĩ, y tá, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và những người ủng hộ đang thỉnh cầu Đức Thánh Cha Benedict XVI lên án ngành công nghiệp thuốc lá, các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ thuốc lá cũng như những người sử dụng chúng. Và bên cạnh đó, họ cũng thỉnh cầu Đức Thánh Cha với tư cách là một nguyên thủ quốc gia hãy tuyên bố Vatican là quốc gia không hút thuốc đầu tiên trên thế giới.

PANAT xem Đức Thánh Cha như là một nhà chính trị, người lãnh đạo tinh thần, luân lý và là một mẫu gương sáng chói cho mọi người bắt chước, đặc biệt là trong việc gìn giữ các giá trị sức khỏe như không hút thuốc.

Thông qua website chính thức của họ, http://www.unholysmoke.org, PANAT đang thu thập các thỉnh cầu của mọi người gửi đến Đức Thánh Cha và sẽ xuất bản trên tờ báo Boston Globe tháng 04/2008 này nhân dịp Đức Thánh Cha tông du Hoa Kỳ và Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
 
Một giáo sĩ Anh giáo viết lại truyện Kinh Thánh mô tả Eva như một kẻ nghiện tình dục!
Peter Nguyễn Minh Trung
12:16 30/03/2008
LONDON (CNA) - Tờ Daily Mail 29/03/2008 cho biết: "Một linh mục Anh giáo đã cố gắng làm cho những câu chuyện trong Kinh Thánh trở nên "gần gũi hơn" với con người hiện đại ngày nay bằng cách viết lại chúng, khắc họa Goliath như một kẻ chè chén say sưa có tiếng, Eva là một kẻ nghiện tình dục, còn vợ ông Noah thì được miêu tả như một phụ nữ có ý định giết chồng mình."

Trong quyển sách với nhan đề "Những câu chuyện phải biết", linh mục Anh giáo Robert Harrison đã viết lại 10 câu chuyện trong Kinh Thánh.

Trong câu chuyện Giáng sinh, ông mô tả rằng Chúa Giêsu đã được sinh ra tại một ngôi nhà rất đông người đang tụ tập thay vì được sinh ra trong chuồng ngựa như Kinh Thánh nói. Câu chuyện của Harrison còn tiếp tục khắc họa xung đột gia đình khi bà cô Thánh Giuse giải quyết tình trạng hôn nhân của Đức Maria và Thánh Giuse, người mà Harrison cho rằng chưa từng kết hôn.

Harrison nói ông đã viết quyển sách để khuyến khích mọi người đọc những câu chuyện "là một phần không thể thiếu trong văn hóa của chúng ta". Theo tờ Daily Mail, ông nói: "mọi người nên biết những câu chuyện tôn giáo quan trọng với nền giáo dục văn hóa."

Ông nói tiếp: "Tôi muốn viết một quyển sách kể cho mọi người những câu chuyện quan trọng nhất trong Kinh Thánh theo cách thêm thắt chúng những điều khiến họ đọc được trong đó sự giáo dục chứ không nhằm vào các quan điểm tôn giáo."

Linh mục Harrison nói thêm: "Sau tất cả những câu chuyện, có ai biết quan điểm của tôi là gì không ?"

"Còn điều gì quan trọng hơn với tôi khi mọi người tiếp nhận những câu chuyện ? Tốt nhất là nên kể ra những câu chuyện gây tranh luận còn hơn ngồi yên mà chẳng có gì, chẳng có ai thèm tranh luận về các câu chuyện Kinh Thánh".

Harrison là một linh mục giảng thuyết tại một nhà thờ ở phía tây London.

Người phát ngôn của Giáo hội Anh giáo nói: "Harrison đã 'đơn giản hóa những so sánh' rút ra giữa các câu chuyện Kinh Thánh và xã hội hiện đại."

Phát ngôn viên nói tiếp: "Nó không làm thay đổi nguyên bản Kinh Thánh và những câu chuyện."

Nhiều người lại không đồng ý với cách diễn dịch quá gần gũi đến trần trụi ấy của Harrison.

Ann Widdecombe, một người Công giáo cho Daily Mail biết rằng: "Với tôi, những điều ấy đã đi quá xa. Tuy đó là một cách đưa Kinh Thánh đến xã hội hiện đại nhưng nó đã bóp méo hoàn toàn mọi thực tế Kinh Thánh."

Tiến sĩ Justin Thacker, chủ tịch liên minh Thần học Kinh Thánh nói: "Trong việc cố gắng truyền thông những câu chuyện tới độc giả đương đại, một số đặc tính quan trọng và thông điệp thiết yếu trong những câu chuyện ấy đã mất đi."
 
Thế vận hội bị chế độ Bắc Kinh dùng để đánh bóng
Hồng Lĩnh (Pháp)
12:36 30/03/2008
THẾ VẬN HỘI BI CHẾ ĐỘ BẮC KINH DÙNG ĐỂ ĐÁNH BÓNG

Dư đảng của điêu linh: Thể chế chuyên chính vô sản Bắc Kinh (Beijing)

Không kể Cộng Hòa Tchèque. Ý thức hệ chuyên chính vô sản đã bị liệng vào sọt rác lịch sử tại các nước Trung Âu và Đông-Âu.

Xem qua các cuộc lột xác của các đảng CS Trung-Âu và Động-Âu, các nhà nhà quan không ngạc nhiên thấy ý thức hệ rác rưới Marx-Lénine chỉ tạo ra một loại đảng cướp của giết người. Chiến công của chúng, ngoài tan nát của xã hội mà chúng đã ngự trị, là 100’ 000’ 000 nạn nhân vô tội bị tàn sát từ 1917 tới nay chưa hết. Sự hiện diện của cái nghiã điạ khổng lồ trong máu lửa ấy xác nhận: Marx-Lénine là một huyền thoại của điêu linh.Con ma XHCN cũng tan hàng để chạy theo kinh tế thị trường với hai chính trị ngoại và nội di chuyền trên hai tuyến ngược chiều.

Chuyên chính vô sản Beijing đánh bóng qua thê vận hội

Theo ý kiến của cựu thủ tứơng Lionel Jospin (27-03-2008, tại TF2): « Trung Cộng đang dương bẩy cho thế giới, buộc thế giới, nhân thế vận hội tại Beijing, đánh bóng một chế độ chà đạp Nhân Quyền nặng nề nhất. Ta nên cần chyển cái bẩy ấy thành sức ép quốc tế mạnh mẽ để dành lại Nhân Quyền cho nhân dân Trung Cộng ».Tuy thế giới đã biết rõ cơ mưu của Trung Cộng.

Nhưng tại Olympie, trong đền thờ thần Zeus, vào dịp thắp đuốc cho thế vận hội Beijing vào tháng 8 sắp tới. Qi Liu, thành viên của CIO (Comité International Des Jeux Olympiques) quốc tịch Trung Cộng, đã không một chút thẹn thùng, rống lên: « «Lửa thế vận hội sắp chiếu sáng ngời và niềm vui, hòa bình và tương thân tương ái, hy vọng và ước mơ của dân tộc Trung Hoa và của cà thế giới ».

Còn tại đài TF2 (tối 27-03-2008 với chủ tọa của nhà báo Arlette Charbot, giám đốc TF2), Qu Xing, đại diện sứ quán Trung Cộng tại Paris, đã trắng trợn với một vốn liếng pháp ngữ cấp tiểu học và chắp nối vụng về trong tư thế học trò trả bài, đã cho dân chúng Pháp biết: « Đạt Lai Lạt Ma là nguồn gốc của sự rối loạn. Đạt Lai Lạt Ma là kẻ tội phạm. Đạt Lai Lạt Ma không hoạt động tôn giáo, ông ta hoạt động chính trị. Bọn đòi độc lập cho Tây Tạng là do Đạt Lai Lạt Ma kích động. Trung quốc không như muời năm trứơc. Cảnh sát của chúng tôi chỉ trừng phạt những kẽ gây rối, giết người, đốt nhà ».

Qi Liu bị bạt tai tại Olympie:

Tại Olympie, đền thờ thần Zeus:

Ba thành viên của phong trào Không Biên Giới, trong đó có ông tồng thư ký Robert Ménard, đã đột kích xáp lại gần được khán đài. Trong khi ông ông Qi Liu đang đọc diễn văn. Một trong ba phóng viên ấy đã thành công trưng bày biểu ngữ. « Hãy tấy chay cái xứ dày đạp Nhân Quyền ». Một anh khác của nhóm đã lớn tiếng hô to từ sau khán đài: « Tự do, tự do ». Tồng thư ký Robert Ménard của mạng Không Biên Giới, qua điện thoại tuyến bố: « Sẽ hành động cho tới mồng 8 tháng tám. Chúng tôi ao ước các lãnh đạo quốc gia ngoại quốc tẩy chay nghi lễ khai mạc thế vận hội. Chúng tôi không chống thế vận hội, các lực sĩ. Chúng tôi cành tĩnh các quốc gia dựa trên sự kiện: Trung Cộng là một nhà tù vĩ đại nhất của thế giới ».

Ngoài đường phồ của Olympie:

Các cuộc biểu tình phản đối Beijing đã diễn ra. Một số người biểu tình đã dùng sơn đỏ tô đầy mình và nằm trên các đường phố. Cuộc thắp đuốc thế vận hội tại chốn nầy thuờng là một nghi lễ tôn nhiêm và nhiệm mầu. Lần nầy thắp đuốc cho Beijing đã trở thành một trò hài kịch đầy nhạo báng. Mất hết thể thống và đầy dẫy cành sát bảo vệ cho hai đạo diễn Qi Liu và chủ tịch của CIO là Jacques Rogge bôi chàm lên mặt của tinh thần thế vận hội.

Qi Xing bị tấn công tời tấpbởi các câu hỏi tại TF 2 Paris (27-03-2008):

Trực diện với các chính khách Pháp tại chốn nầy trước ông kính TV. Qi Xing đã phải ở trong thế chống đợ vu vơ truớc các câu hỏi của các thành phần tham giữ buổi tranh luận. Qi Xing đã phài trả lời một số câu hỏi sau đây:

1.-Mỗi năm có 20 triệu du khách tới Tây Tạng. Có phải đó là hàng triệu người gốc Hán ở lại để Hán hóa, làm cho người Tây Tạng trở thành tiểu số trên đất Tây Tang hay không ? Qi Xing cấm như con hến.

2.- Ông Qi Xing ! Ông giải thích ra sao? Khi trên các đường phố chỉ có cảnh sát và quân đội có vũ trang mà thôi. Tại sao hơn 1 tỉ người các ông lại sợ vài triệu dân Tây Tạng tay không đến thế? Qi Xing chào cờ.

3.- Các ông có rút ra đuợc bài học gì sau sự kiện Thiên An môn năm 1989? Qi Xing cúi mặt làm thinh

4.- Nếu thế giới tẩy chay thế vận hội Beijing thì các ông có thái độ ra sao?

Qi Xing, sau khi ấm ớ và đã thức Khồng Tử, trả lời: “Chớ làm cho kẻ khác điểu mà mình không muốn người khác làm cho mình”. Một thanh niên đáp lễ: “Như thế, ông nên hiểu là Bắc Kinh không nên ăn hiếp Tây Tạng. Nếu Bắc Kinh không muốn bị nước khác hà hiếp”.

Các tố cáo hay cảnh cáo Beijing:

Tại TF2 (27-03-2008):

Arlette Chabot: “ Một thông điệp mạnh gửi đến một chế độ đàn áp lớn nhất còn tồn tại lẻ loi trên thế giới.

Rama Yade, quốc vụ khanh Bộ ngoại giao Pháp, đặc trách nhân quyền, nói rõ “Ý kiến của TT Sarkozy là nên nghĩ đến tẩy chay lễ khai mạc và Pháp sớm đặt vấn đề cho 27 nước trong lien hiệp Âu-Châu cùng lập trường như thế. Rất hân hạng đòn Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm nước Pháp trong thời gian tới:”

Roman Mesnil, chủ tịch công đoàn vận động viên Pháp, tuyên bố cho Qi Xing hay: “Đua tài tài tại thế vận hội là tôn trọng con người. Tôn trọng thành tích của nhau. Nếu tôi tham giữ các cuộc thi tài tại Beijing, tôi sẽ có sang kiến bất thần đưa ra những dấu hiệu tiêu biểu cho Nhân Quyền nhắm cổ vũ cho quyền con người, một trách nhiệm cao qúy”.

Laurent Fabius, cựu thủ tướng, tuyên bố: “Đức Đạt Lai Lạt Ma là một con người sâu sắc về tôn giáo và quyền con người, rất ôn hòa, ngài chỉ đòi quyền tự quyết và bào tồn văn hóa, chồng cưỡng bức Hán hóa”.

Roger Faligot, tác giả cuốn sách: «Tình báo Tàu », xác nhận: « Trung Cộng có lẽ đã thương luợng với tổ chức khủng bố ».

Tại Liên Bang Thụy-Sĩ:

Ngoài vô số cuộc biểu tình hỗn hớp giữa ngừơi gốc Tây Tạng và dân chúng Thúy-sĩ tại một số thành phố lớn. Dân biểu Lịên Bang và phó chủ tịch nhóm dân biểu Thụy Sĩ–Tây Tạng Oskar Freysinger, thuộc đảng UDC, đảng hữu phái mạnh nhất của Liên Bang Thúy-sĩ, rất đuợc công chúng biết đến nhờ các cú táp đậm đà.

Ông tuyên bố: “ Tôi rất có cảm tình với văn hóa Tây Tạng. Sự diệt chủng văn hóa đã xảy ra từ thâp niên 50 và sự làm thinh của cộng đồng quốc tế thật là ô nhục. Thật khó chịu khi thấy hằng tính Tây Tạng bị chà đạp có hệ thống. Phải tấy chay cuộc lễ ấy. Thật có thể tin được rằng các cuộc thi đua thế vận hội có thể tổ chức tại một nườc mà ở đó ngừơi dân bị tàn sát, không một tôn trọng Nhân Quyền. Nếu chúng ta tới đó, chúng ta sẽ cử hành một lễ lớn trên một bãi tha ma. Không thể được. Không bình thừơng chút nào cả.”

Tuần qua cùng với 150/200 dân biểu và 26/46 thượng nghĩ sĩ liên bang, ông Oskar Freysinfe, với mục tiêu tăng them áp lực trên chính phỉ của Liên Bang Thúy-Sĩ, đã ký vào một bức thư yêu cầu Thúy-Sĩ phải có thái độ phản đối chống tàn sát Trung Cộng và làm áp lực đối với CIO (trụ sở đặt tại Ouchy, bên hồ Léman Thúy-sĩ) để CIO bắt Beijing tôn trọng các cam kết về Nhân Quyền. Nay vì lý do nghỉ lễcho tới ngày 02-04-2008, hội đồng chính phủ mới nhóm họp để có thông cáo cho vấn đề nầy. Nhưng áp lực rất mạnh đang đè lên chính phủ: TT Thúy-Sỉ Couchepin có lẽ phải từ chối tham giữ lẽ khai mạc thế vận hội tại Beijing vào ngày 08-08-2008. Nói chung, dưới vòm nhà chính phủ lien bang, chính nghiã của Tây Tạng được nhiều ủng hộ. Tới đâu?

CIO giải thích thái độ và thành viên René Fasel nỗi đóa

Tới nay CIO bị chỉ trích thậm tệ về sự làm thinh. Nay ông Fasel, thành viên từ 13 năm nay của CIO và cũng là chủ tịch của liên bang quốc tế về môn Hockey On Ice, xem như là tiếng nói chính thức của CIO, trong nỗi đóa đã cho báo chí biết:

1.- ” CIO chúng tôi đang gặp phải một vấn đề rất trầm trọng. Tình trạng hiện tại không làm ai vừa lòng hết. Nhưng tôi cảm thấy hơi dễ chỉ tay vào mặt CIO và các bộ phận thể thao.”

2.- “CIO và các bộ phận liên quan tới CIO là phi chinh trị. Họ đang dơ cái mặt ra đó để nói tới thế thao và không nói chính trị. Dẫu sao tôi cũng muốn xác định là CIO luôn liên lạc với các thành phấn tổ chức các cuộc tranh tài của thế vận hội. Một ủy ban luôn lui tới Beijing. Nên nhớ rằng các vấn đề liên quan tới Nhân Quyền là một trong các lo lắng chính của CIO”.

3.- “Bây giờ sự kiện các chình trị gia đổ lỗi cho chúng tôi xem ra rất khiếm nhã. Nếu tôi không lầm, tới nay chưa có một quốc gia nào đã dùng một biện pháp kinh tế tối thiểu đối vời Tàu. Thúy-Sĩ cũng không. Vì Thúy-Sĩ tới nay đang giữ những liên lạy tốt đẹp với Tàu.

4.- “CIO không khoanh tay đâu. Nhưng đợi CIO giải quyết tất cả các vấn đề là một ảo tưởng. Trong khả năng của chúng tôi, chúng tôi luôn tìm giải pháp, làm tất cả các viêc mà chúng tôi có thể lám đuợc, cho tình trạng được cải thiện”.

Chó loãng hơi hay một gian lận? Vì không nói sẽ làm cái gì và làm ra sao! Fsael nỗi cáu và rống thật lớn. Nhưng chẳng nóicho rõ ràng!

Âu-Châu sẽ bàn cãi việc tấy chay lễ khai mạc thế vận hội Beijing

Các Bộ trưởng ngoại giao của khôi Âu-Châu sẽ bàn cãi cuối tuần nay, tại Brodo pri Kranju gần Ljubljana, vấn đề tẩy chay hay không lễ khai mạc thế vân hội Beijing để phản đối đàn áp tại Tây Tạng. Đụng độ mạnh giữa ba khuynh hứơng:

1.- Khuynh hướng cương quyết tẩy chay:

Nhiều lãnh đạo của các nước hậu CS đã bày tỏ ý định không tới Beijing:TT Tchèque Vaclav Klaus, TT Estonie Toomas Hendrik Ilves, Thủ Tuớng Ba Lan Donald Tusk. Thủ Tuớng Đức Angela Merkel không có dự trù đi Beijing vào dịp khai mạc thế vận hội. Nhưng đánh tiếng cho biết viêc ấy không liên quan tới Tây Tạng. Bộ trưởng thế thao Đức Wolfgang Schäuble cũng không có ý định tới Beijing luôn. Lý do không liên quan tới đàn áp Tàu tại Tây Tạng.

2.- Khuynh huớng chống tẩy chay:

Dẫn đầu nhóm là TT Anh quốc Gordon Brown. Ông đã tuyên bố trong cuộc họp báo bên cạnh TT Pháp Zarkozy là ông chống tẩy chay: “ Great Britain sẽ tham giữ lễ khai mạc thế vận hội”. Hai Bộ trưởng ngoại giao của Chypre là Markos Kyprianou và Đan Mạch là Per Stig Moeller cũng tuyên bố chống tẩy chay. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng chống tấy chay: “ Không bảo hoàng hơn vua. Tại sao tôi phải là một Đạt Lai Lạt Ma hơn Đạt Lai Lạt Ma hiện tại?”, Moeller đánh trống. “Các cuộc thi đua thế vận hội phải đứng ngoài chính trị”, Kypianou thổi kèn.

3.- Khuynh hướng đang tham khảo với nhùng nhằng

Đứng đầu nhóm trên lý thuyết không loại bỏ tẩy chay là TT Zarkozy. Nay hơi dịu giọng qua tuyên bố: “Tôi sẽ là chủ tịch của liên hiệp Âu-Châu vào thời điểm khai mạc thế vận hội Beijing. Tôi phải tham khảo các thành phần khác về vị trí của họ để tôi biết là tôi có tới tham giữ lễ khai mạc thế vận hội hay không!”

Phản ứng tố cáo của Thủ Tuớng Tây Tạng lưu vong

TT Samdhong Rinpoche lấy làm hối tiếc điệu nhạc do giữ của người Âu-Châu và tố cáo là họ sợ mất thị trường Trung Cộng qua phát biểu với AFP( Agence Française de Presse):

“ Các ngài phương Tây chỉ chú trọng tới việc ủng hộ Trung Cộng. Vì họ nghĩ rằng Trung Cộng là một thị trường vô giới hạn. Các ông (AFP) đều biết rõ các nhà tư bản ủng hộ hệ thống độc thạch chính trị độc tài Trung Cộng.”

Phản ứng tới từ Trung Cộng:

Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao trung Cộng kêu gọi liên hiệp Âu-Châu” Chớ có gửi cho Đạt Lai Lạt Ma một dấu hiệu lừa phỉnh và Tàu không có lẽ sẽ không chấp nhận một can thiệp ngoại bang vào Tây Tạng ”.

Lời kết

Vào năm 776 trước nguyên lịch Cứu Thế. Người Hy Lạp đã tổ chức các cuộc đua cúng hiến cho thần Zeus và như bằng chứng hòa bình sau các cuộc chiến. Vào năm 1900, người Pháp Pierre De Coubertin lập ra các cuộc thi đua mới cho thế vận hội. Gọi là thế vận hội tân kỳ của ngày nay. Đua tranh trong tôn trọng và vinh danh lẫn nhau.

Thế vận hội cổ điển hay tân kỳ luôn là các cuộc tranh đua nâng cao gía trị con người. Nói chung là phát triển Nhân Quyền. Lẽ đương nhiên trong chiếu hướng ấy. Thế vận hội độc lập với chính trị. Nhất là chính trị hủy hoại nhân phẩm và sự sống của con ngừời.

Khi một thể chế độ như chế độ CS Tàu hay CSVN, không những phản lại các giá trị cũng như các quyền căn bản của con ngừơi và còn chà đạp lên thể xác chính ngay của con người, dùng thế vận hội như son phấn để tự đánh bóng. Thỉ thế vận hội sẽ không còn là một dịp tạo ra hòa bình và nối kết con người nữa.

Thế vận hội lúc ấy đã lầm đuờng lạc lối phục vụ cho một mục tiêu tồi tàn nào đó. Trong đó vấn đề kinh tế là một mục tiêu. Như thế, thế vận hội đã trở thành một một dịp để con người chà đạp lên nhau. Ngọn đuốc thế vận hội trở thành ngọn đuốc của ô nhục, nguyền rủa và gieo bóng tối. Các tranh đau sẽ tạo dịp cho chia rẽ và tủi nhục.

Phi chính trị của thế vận hội lại trở nên lý do căn bản để cho các nhà trách nhiệm của CIO, như tịch Jacque Bogge hay các thành viêncủa CIO như Qi Liu và Fasel cỗ võ thế vận hội với bất cứ giá nào. Họ vin vào đó để che đậy một dối trá. Cò lẽ Roger Faligot đã có một số bằng chứng của thương thảo giữa Trung Cộng với khủng bố. Khi đã cần đánh bóng. Thì bất cứ phương tiện nào cũng đều tốt hết.

Nói trắng ra là một lừa đảo lương tâm nhân loại truớc vi phạm tới quyền của con người. Một tột đỉnh của tồi tàn đến nỗi một vị thánh sống như Đức Đạt Lai Lạt Ma phải cau mặt với tang thương. Và ngừơi ta sẽ không ngạc nhiên sẽ còn phải chứng kiến nhiều đấm đá cú cò giữa các lảnh đạo chính trị và quần chúng. Hỏa ngục trần gian chính do con ngừơi tạo ra. Chứ không phải Thương Đế tạo ra. Một cuộc đánh bóng trờ thành bi thàm chính cho chủ của nó là CS Tàu.
 
Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót
Bình Hòa
13:48 30/03/2008
Từ chiều Chúa Nhật lễ Phục sinh, Đức Thánh Cha đã đến Castel Gandolfo, cách Rôma khoảng 30 cây số. Tại đây ngài đã chủ sự buổi đọc kinh kính Đức Mẹ ngày hôm sau (thứ Hai sau lễ Phục sinh) cũng như Chúa Nhật hôm qua, được đặt tên là “Chúa Nhật Áo trắng” (Dominica in Albis), bởi vì các tân tòng, sau khi lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Vọng phục sinh, mặc áo trắng suốt tuần lễ khi tham dự các buổi cử hành phụng vụ và huấn giáo về các bí tích. Một vài giáo hội bên Ấn độ tục truyền do thánh Tôma tông đồ lập ra, đặt tên cho Chúa Nhật sau lễ Phục sinh là “Chúa Nhật thánh Tôma” để kính nhớ việc Chúa Phục sinh hiện ra cho thánh tông đồ này, với lời tuyên xưng “Lạy Chúa của tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Tuy nhiên, từ năm 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II muốn thêm danh xưng mới, đó là “Chúa Nhật kính lòng Chúa Thương xót”, nhân dịp phong thánh cho nữ tu Faustina Kowalska, sứ giả truyền bá lòng sùng kính này, dựa theo bài Tin mừng Chúa Nhật thuật lại hai lần Chúa Kitô phục sinh hiện ra và bày tỏ lòng thương xót, khi trao ban Thần khí hoà giải và tha tội, cũng như khi tỏ ra dấu đinh và cạnh sườn, nơi đã trào ra nước và máu, được các giáo phụ giải thích như biểu tưởng của bí tích Rửa tội và Thánh Thể, trao ban lòng Chúa lân tuất và sự sống thần linh.

Bài huấn dụ trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ trưa hôm qua được dành để suy niệm về lòng Chúa thương xót, được móc nối với cuộc đời của đức Gioan Phaolô II nhân dịp kỷ niệm ba năm qua đời, vào thứ bảy áp lễ kính Chúa Thương xót. Đức đương kim Giáo Hoàng loan báo sẽ cử hành một thánh lễ trên thềm đền thánh Phêrô vaò sáng thứ tư để tưởng niệm đồng thời cũng để khai mạc Hội nghị thần học quốc tế về lòng Chúa Thương xót. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến

Trong Năm Thánh 2000, vị Tôi tớ Chúa đáng mến Gioan Phaolô II đã ấn định rằng trong toàn thể Hội thánh, Chúa Nhật sau lễ Phục sinh, ngoài danh hiệu Chúa Nhật Áo trắng, sẽ còn được đặt tên là Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương xót. Điều này đã xảy ra trùng với lễ phong thánh cho chị Faustina Kowalska, một nữ tu khiêm tốn người Ba lan, sinh năm 1903 và qua đời năm 1938, một người nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính Chúa Giêsu Thương xót. Thực ra lòng thương xót là cốt lõi của sứ điệp Tin mừng, và chính là danh tính của Thiên Chúa, dung mạo đã được mặc khải trong Cựu ước và một cách sung mãn ở nơi đức Giêsu Kitô, là Tình thương tạo dựng và cứu chuộc nhập thể. Lòng thương xót của Chúa cũng làm sáng tỏ dung mạo của Hội thánh, và được biểu lộ qua các bí tích, cách riêng là bí tích Hoà giải, cũng như qua các hoạt động bác ái, tập thể hay cá nhân. Tất cả những gì mà Hội thánh nói và thực hiện, đều nhằm bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho con người. Mỗi khi Hội thánh nhắc nhớ một chân lý đã bị bỏ sót hay một điều tốt đã bị méo mó, thì Hội thánh làm do lòng thương xót thúc đẩy, ngõ hầu nhân loại được sống và sống dồi dào (xc Ga 10,10). Do lòng thương xót của Thiên Chúa mang lại bình an cho tâm hồn, phát sinh bình an chân chính trên thế giới, bình an giữa các dân tộc, văn hoá, tôn giáo. Cũng như chị Faustina, đức Gioan Phaolô II đã trở thành một tông đồ của Lòng Chúa Thương xót. Vào buổi tối ngày thứ bảy, mồng 2 tháng 4 năm 2005, Người nhắm mắt lìa trần vào ngày áp Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương xót, và nhiều người đã nhận ra sự trùng hợp đặc biệt đó, liên kết chiều kích Thánh mẫu, ngày thứ 7 đầu tháng, với Lòng Chúa Thương xót. Thực vậy, đây là trung tâm của triều đại giáo hoàng lâu dài của Người: trót sứ mạng của Người để phục vụ chân lý về Thiên Chúa và về con người, về hoà bình trên thế giới được tóm lại trong lời loan báo lòng Chúa thương xót, như Người đã có lần nói tại Cracovia-Lagiewniki năm 2003 vào dịp khánh thành thánh điện kính Lòng Chúa Thương xót: “ngoài lòng Chúa Thương xót ra, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại,”. Như vậy sứ điệp của Người, cũng như của chị Faustina đã nhắc đến dung mạo của Chúa Kitô, đấng mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. Chiêm ngắm Dung nhan của Chúa Kitô: đó là gia sản mà Người để lại cho chúng ta, và chúng ta hoan hỉ đón nhận.

Đề tài lòng Chúa thương xót sẽ được học hỏi cách đặc biệt trong những ngày sắp tới, nhân dịp Hội nghị thế giới lần thứ nhất về lòng Chúa Thương xót sắp diễn ra tại Rôma, và sẽ được khai mạc với Thánh lễ mà tôi sẽ chủ sự vào sáng thứ tư, mồng 2/4, giáp 3 năm ngày vị Tôi tớ Chúa Gioan Phaolô II qua đời. Chúng ta hãy đặt Hội nghị này ở dưới sự che chỏ của Đức Maria chí thánh, Mẹ của lòng thương xót, Mater Misericordiae. Chúng ta hãy ký thác cho Mẹ nền hoà bình thế giới, để nài xin Chúa thực hiện điều mà sức con người xem ra không thực hiện nổi, và xin Chúa khơi lên trong trái tim con người lòng can đảm đối thoại và hoà giải.
 
Lần đầu tiên số người Hồi giáo trên thế giới vượt trên số người Công giáo
LM Trần Công Nghị
16:17 30/03/2008
VATICAN - Số người theo Hồi giáo trên thế giới lần đầu tiên đã vượt cao hơn số người Công giáo. Hồi giáo nay trở thành tôn giáo có số tín đồ đông nhất thế giới. Báo L'Osservatore Romano của Vatican hôm nay đưa tin như vậy.

Đức ông Vittorio Formenti người phối trí Niên giám Tòa Thánh nói: Lần đầu tiên trong lịch sử, tín đồ Hồi giáo đã vượt thắng chúng ta”.

Theo thống kê mới nhất thì số người Công giáo trên thế giới vào khoảng 17.4 % (phần trăm) tổng số người trên thế giới, đang khi đó người Hồi giáo hiện nay vào khoảng 19.2% phần trăm dân số thế giới.

Một trong những lý do mà số người Hồi đông hơn Công giáo như lời đức ông Formenti nói là vì “các gia đình Hồi giáo thường có rất nhiều con cái, đang khi đó người Công giáo trái lại gia đình càng ngày càng có ít con cái hơn”.

Dữ liệu thống kê năm 2006 được tổng hợp so các quốc gia Hồi giáo trình báo và được Liên Hiệp quốc thông tin ra, đang khi đó, thống kê người Công giáo có được là do chính dữ liệu riêng của Giáo hội các quốc gia thông kê và gửi về cho Tòa Thánh hằng năm.

Nếu tổng hợp tất cả các Kitô giáo (những người tin vào Chúa Giêsu Kitô) trên thế giới nghĩa là bao gồm người Chính thống giáo và các phái Tin lành, thì Kitô hữu trên thế giới là 33% phần trăm tổng dân số thế giới.
 
Zimbabwe: Giáo Hội chuẩn bị cho làn sóng tỵ nạn bi đát nhất
Nguyễn Việt Nam
18:17 30/03/2008
Limpopo - Giáo Hội Công Giáo tại Nam Phi đang chuẩn bị ráo riết để đón nhận một làn sóng người tỵ nạn khổng lồ nhất trong một cuộc bạo động có thể tiên đoán trước được như là hệ quả của cuộc bầu cử diễn ra vào hôm thứ Bẩy vừa qua.

Nhà độc tài Roberto Mugabe
Văn phòng Người tỵ nạn của Hội Đồng Giám Mục Nam Phi, Catholic Relief Services, Jesuit Refugee Service và các tổ chức bác ái khác của Giáo Hội Công Giáo đã được báo động và điều động nhân sự đến vùng biên giới Nam Phi và Zimbabwe, nơi trong những tháng qua đã đón nhận những người tỵ nạn Zimbabwe.

Từ 16/3 đến 18/3, một phái đoàn của Hội Đồng Giám Mục Nam Phi đã đi thăm tỉnh phía Bắc Limpopo của Nam Phi để điều tra về các cơ sở vật chất đón tiếp người tỵnạn.

Hiệp hội Chăm Sóc Sức Khoẻ Công Giáo (CATHCA) đã được các Đức Giám Mục Nam Phi yêu cầu sẵn sàng cung ứng các thứ thuốc men cần thiết cho một cuộc khủng hoảng.

Ông Robert Mugabe đã làm tổng thống 28 năm nay sau khi Zimbabwe dành được độc lập. Ông ta đã 84 tuổi nhưng vẫn cố ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa trong một cuộc bầu cử được mô tả là đầy gian lận.

Dầu Robert Mugabe thắng hay phe đối lập thắng, một cuộc nội chiến vẫn xem ra là không thể tránh khỏi. Thêm vào đó Zimbabwe cũng đang đứng trước bờ vực của một nạn đói khủng khiếp.

Caritas đã đưa ra một lời thỉnh cầu đặc biệt kêu gọi quốc tế giúp người dân Zimbabwe đang đứng trước bờ vực của nạn đói khủng khiếp. Caritas quốc tế ghi nhận rằng nếu không được sự trợ giúp rộng rãi trên thế giới, 4 triệu người Zimbabwe sẽ lâm vào nạn đói trong vòng 6 tháng tới.

Báo cáo của Caritas ghi nhận khoảng 1/3 người dân các nước Phi Châu đang thiếu hụt thực phẩm, trong đó tình hình tại Zimbabwe là nghiêm trọng nhất với 80% dân chúng bị thất nghiệp và nạn lạm phát đã tăng đến 8000%. Bà Lesley Anne Knight, tổng thư ký Caritas nói: “Các dịch vụ y tế, giáo dục và canh nông của quốc gia này đã sụp đổ”.

Các Đức Giám Mục Zimbabwe đã liên tục chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là bởi nhà độc tài Robert Mugabe. Trong lá thư với những lời lẽ mạnh mẽ được đưa ra hồi tháng Ba vừa qua, các Đức Giám Mục đã chỉ trích nạn “tham nhũng công khai” trong giới lãnh đạo đang rút tỉa tài nguyên đất nước ngỏ hầu “đeo bám vào quyền lực và những thứ đặc quyền đặc lợi”.

Bà Lesley Anne Knight nói: “Trừ phi có những trợ giúp của cộng đồng quốc tế để bù vào những thiếu hụt, Zimbabwe sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo”. Caritas đang huy động số tiền lên đến 7 triệu Mỹ Kim hầu cứu trợ khẩn cấp cho dân chúng Zimbabwe.
 
Top Stories
Catholic Evangelization of Muslims Based Upon Gospel of Christ
Hugh McNichol/Pewsitter.com
17:10 30/03/2008
Catholic Evangelization of Muslims Based Upon Gospel of Christ

March 30, 2008 - There is news from the Vatican that the number of Islamic faithful in the world has surpassed the number of practicing Catholics for he first time in history. According to the Vatican yearbook of statistics, the number of the worlds population that are Muslims is 19.2%, with the number of Catholics trailing behind at 17.4 %. The Holy See’s notes the reason for such a rise in Islamic followers is due to the increased birth rate in Islamic countries.

Regardless of the reason for the increase, the campaign by Benedict XVI to intensify a dialogue between Islam and Christianity takes on a new significance after the release of this information. While there are some observers that report the Islamic rate of conversion is slowing, the prolific birthrate of “cradle Moslems,” requires an entirely new Catholic evangelization of Islamic adults to ensure future Catholic stability in these areas of the world. Benedict XVI recently has indicated the true need of all Catholic believers to more strongly integrate the Catholic principles and lifestyle into a strong global presence. Obviously, with the increasing number of Islamic believers Catholic evangelization among Islamic countries needs strong attention, with a concentrated effort to stabilize and maintain already existing Catholics in their faith.

The announcement of these demographic figures comes at a time when a relationship between Islamic and Catholic faiths is on the precipice of a new emerging global relationship. The Church with over a billion followers constitutes a large presence of Catholic believers in the world. With slightly larger numbers, the billion plus Moslems that follow the precepts of the monotheistic based Islam are not only appropriate candidates for Catholic evangelization, but also theological competitors for religious membership.

One point the Catholic Church needs to make obviously clear is that the Catholic faith, like Islam is seeking to convert believers to the faith of Jesus Christ. Critically present in our conversion and evangelization methods is the Gospel teachings of love of God, love of neighbor and love of self. In contrast, the Islamic method of religious conversion has spread throughout the world through militant and violent social and political unrest that has no tolerance for Catholic or other religions. With this in mind, the Catholic Church’s theological destination is the emergence of a new religious Kingdom of God, based on religious and social harmony. Islam by accounts of its past and present activities seems committed to evangelization by fear, violence and intimidation.

The world’s religions, competitive ideologies and lifestyles all offer believers an avenue to worship God freely with a religious conviction of choice. Catholics need to appreciate and understand the complex dimensions that are inherent among all of the world’s religions. That statement works the same for other religions as well in their relationships with Christianity. Methodology and practical applications of religious beliefs cannot be motivated by violence, turmoil and social injustices. We are in the midst of a shifting global religious consciousness with the increased spread of Islam. Catholics should view this as an opportunity to spread our religious convictions through Catholic examples of Gospel love and social integration. If we continue the correct applications of the teachings of the Church through actions and sacraments, Catholic presence in the world will surpass and draw Islamic converts back to the true faith of Christ.

(Source: Hugh McNichol/Pewsitter.com)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐHY Phạm Minh Mẫn kỉ niệm 10 về phục vụ TGP Saigòn
Minh Nguyên
12:56 30/03/2008
SÀI GÒN - Sáng ngày 29 tháng 3, trong ánh nắng vàng rực rỡ của Saigon, mọi người từ khắp các ngả đường kéo nhau về nhà thờ Chánh Toà Đức Bà Saigon dâng thánh lễ tạ ơn nhân dịp 10 năm Đức hồng y GB Phạm Minh Mẫn về phục vụ Tổng Giáo phận.

Với sự hiện diện của gần 20 Giám Mục, hàng trăm linh mục, nam nữ tu sĩ đủ màu tu phục và anh chị em giáo dân đại diện của các giáo xứ. Thánh lễ tạ ơn là niềm vui chung cho toàn thể giáo phận, vẫn biết ai có phù hiệu mới được vào nhà thờ nhưng khi tôi đến nơi thì một số bà con giáo dân không có phù hiệu nói như năn nỉ: “Soeur ơi! Sơ vào trong nhà thờ rồi vòng qua cửa sổ cho con xin cái đuôi nheo nha!”. Nghe thì buồn cười trong lòng, nhưng nghĩ lại thì thấy bổn đạo có một tấm lòng với chủ chăn, muốn đến và vào nhà thờ để được hiệp thông vả cảm tạ Chúa cùng vị chủ chăn của mình.

Cha Tổng đại diện thay lời cho mọi người nói lên lòng tâm tình của ngày đón Đức hồng y về và tâm tình của ngày hôm nay sau 10 năm. Giaó phận. đã phát triển nhiều phương diện, đã trở nên một cộng đoàn cầu nguyện hiệp nhất, một cộng đoàn yêu thương phục vụ. Và thay cho lời cảm ơn của toàn thể dân Chúa, những bông hoa tươi thắm dâng lên Đức hồng y như nói hộ tấm lòng con thảo của toàn thể Giáo phận Saigon.

Trong bài giảng, Đức cha Phaolo Bùi Văn Đọc đã chia sẻ như sau: “về biến cố Phục Sinh là tin vui cho con người. Các Tông Đồ là những người loan báo tin vui đó, chúng tôi, những Giám mục là người tiếp bước các Ngài cũng loan báo tin vui Phục Sinh... Chúng tôi là dấu chỉ hữu hình, là thừa tác viên cho niềm hy vọng...” và Ngài kết thúc: “xin anh chị em tiếp tục thêm lời cầu nguyện cho chúng tôi.”

10 năm trong cương vị chủ chăn của Tổng giáo phận Saigon, Đức hồng y đã thành lập một số ban mục vụ như: Ban Mục Vụ Di Dân, Ban Mục vụ Thiếu Nhi, Ban Mục vụ Giới Trẻ, Ban Mục vụ Gia Đình, Ban Mục vụ Phụng Tự, Ban Mục vụ Loan Báo Tin Mừng...

Lời phát biểu khi trả lời phỏng vấn trên tờ báo Công Giáo và Dân Tộc của Đức hồng y khi về nhận Giáo phận Saigon: “ Nhiệm sở mới đối với tôi vừa to lớn, vừa xa lạ, và cũng phải nói: vừa phức tạp.” Những lo lắng ban đầu khi lãnh nhiệm sở mới là thế, nhưng cho đến ngày hôm nay có lẽ những ưu tư, băn khoăn và thao thức của Ngài đối với gia đình Tổng Giáo phận vẫn còn nhiều. Trong tất cả các thánh lễ cho giới trẻ, cho anh chị em di dân, vv... Ngài thường kêu gọi mọi người cầu nguyện và cầu nguyện để Thiên Chúa biến chúng ta thành những thành trì vững chắc, để mảnh đất này không bị sâu rầy phá hoại mùa màng.

Trong lời cảm ơn của thánh lễ tạ ơn, ngoài lời cảm ơn Quý Đức Cha, Quý Linh Mục, Quý Tu Sĩ và cộng đoàn dân Chúa đã đến dâng thánh lễ và cầu nguyện cho Ngài, Đức hồng y cũng mời gọi mọi người cầu nguyện trong tình hiệp thông huynh đệ. Theo Đức hồng y: cầu nguyện là nguồn nước tưới cho hạt giống mà Chúa gieo trên thửa đất giáo xứ, Dòng tu, gia đình. Cầu nguyện và sống bác ái là lẽ sống cho chúng ta. Xin các gia đình, dòng tu, giáo xứ và các cá nhân phát huy đời sống cầu nguyện đời sống bác ái yêu thương, vì đó là hai liều thuốc để giúp chúng ta vượt qua những thử thách khó khăn trong xã hội hôm nay.

Lời kêu gọi cầu nguyện được Đức hồng y nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong ngôi thánh đường giữa trung tâm Saigon, dù bên ngoài ồn ào nhưng bên trong thánh đường lại rất ấm cúng và chứa chan tình thân thiết, đầm ấm.

Xin cho hoa trái của việc cầu nguyện đâm bông kết trái ngày càng nhiều trên Tổng Giáo Phận Sàigòn thân yêu này.

Và chúng con kính chúc Đức hồng y tràn đày hồng ân Chúa để những hoạt động mục vụ Đức hồng y lo cho Tổng Giáo phận cũng như những trọng trách khác liên quan đến Giáo hội hoàn cầu luôn được Thiên Chúa đồng hành và chúc lành cho Đức hồng y.
 
Đại hội tân tòng lần III tại giáo xứ Tuy Hòa Quy Nhơn
LM. Giuse Trương Đình Hiền
13:44 30/03/2008

ĐẠI HỘI TÂN TÒNG GIÁO XỨ TUY HÒA LẦN III



Kể từ năm 2006, mỗi năm vào Chúa Nhật II Phục Sinh, Chúa Nhật kính lòng thương xót Chúa, giáo xứ Tuy Hòa tổ chức đại hội các anh chị em Tân Tòng và Dự Tòng nhắm tạ ơn tình thương Thiên Chúa đã thương chọn gọi các anh chị em gia nhập Dân Thánh Chúa; đồng thời, cũng là cơ hội để các anh chị em tân tòng sống hồng ân đức tin cách sinh động và tích cực.

Năm nay, Đại hội Tân Tòng - Dự Tòng lần thứ III được tổ chức cũng đúng ngày Chúa Nhật II sau Phục Sinh, Chúa Nhật kính lòng thương xót Chúa. Chủ đề của Đại Hội đó là: NIỀM VUI SỐNG ĐẠO. Nội dung ý nghĩa của chủ đề đó là muốn khơi gợi niềm vui đích thực và cụ thể của nhịp sống con cái Chúa, một niềm vui phát sinh từ hồng ân của các nhiệm tích gia nhập Kitô giáo mà các anh chị em tân tòng đã lãnh nhận.

Về dự đại hội năm nay có khoảng 150 Tân tòng nhập đạo trong khoảng từ năm 2000 đến Phục Sinh 2008 và dự tòng khóa I/2008. Tập trung từ 14.00 giờ chiều Chúa Nhật, anh chị em Tân Tòng và dự tòng đã được Cha Phêrô Lê Nho Phú, Chánh xứ Sông Cầu chia sẻ khai mạc để giúp học hỏi và định hướng cuộc hành trình đức tin từ khi gia nhập Kitô giáo. Cao điểm của sinh hoạt đại hội chính là Thánh Lễ đồng tế cử hành Chúa Nhật của lòng thương xót Chúa mà bài chia sẻ Tin Mừng của Cha Phêrô Phú là những gợi ý sống và làm chứng đức tin vào Chúa Kitô Phục Sinh qua "sự kiện Tôma".

Sau Thánh lễ, các anh chị em tân tòng và dự tòng tiếp tục sinh hoạt, học hỏi chuyên đề giáo lý liên quan đến Tân Tòng dưới hình thức tìm đáp án theo câu hỏi trắc nghiệm. Đan xen các sinh hoạt còn có những tâm tình chia sẻ của Hội Đồng Giáo xứ, đồng diễn thánh ca, chia sẻ tâm tình sống đạo qua biểu diễn ca khúc...Cuộc đại hội tân tòng lần III đã kết thúc trong niềm hân hoan thánh thiện, hiệp thông và nhiệt thành lên đường làm chứng trong quyết tâm "Chọn Chúa Giêsu làm thần tượng mãi mãi cho cuộc đời".
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cùng nhau lên tiếng với các Nữ Tử Bác Ái
Trương Phú Thứ
12:21 30/03/2008
Cùng nhau lên tiếng với các Nữ Tử Bác Ái

Những ngày vừa qua, độc giả VietCatholic đã được đọc nhiều bài viết về ngôi nhà số 32 Bis đường Nguyễn Thị Diệu là tài sản của hội dòng Nữ Tử Bác Ái bị Nhà Nước “mượn” làm cơ sở kinh doanh và đã có những ngày tháng ngôi nhà đáng lẽ phải được dùng làm nơi dậy dỗ giáo dục các trẻ nhỏ trở nên những người công dân ưu tú lương thiện thì lại là nơi sản xuất ra một bọn trộm cắp nghiện ngập đĩ điếm.

Quyền thủ đắc và sở hữu bất động sản số 32 Bis đường Nguyễn Thị Diệu của hội dòng Nữ Tử Bác Ái được tóm lược như sau:

1- Ngày 23 tháng 7 năm 1958 một hợp đồng thuê mướn nhà (Contrat de location) đã được ký kết giữa đại diện của hội Hồng Thập Tự Pháp và vị nữ tu đại diện hội dòng Nữ Tử Bác Ái. Hợp đồng này đặc biệt có một điều khỏan là hội Hồng Thập Tự Pháp sẵn sàng hiến tặng nhiều bất động sản tọa lạc tại nhiều địa điểm khác nhau cho hội dòng Nữ Tử Bác Ái nếu được sự chấp thuận của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa. Sở dĩ có điều khỏan này vì chánh quyền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam có nhiều luật lệ khắt khe đối với bất động sản sở hữu bởi ngọai kiều.

2- Điều khỏan hiến tặng trên đã được Tổng Thống VNCH thanh thỏa bằng nghị định số 533-TC ngày 27 tháng 12 năm 1958 có nghĩa là hội Hồng Thập Tự Pháp được quyền hiến tặng và hội dòng Nữ Tử Bác Ái được phép thủ đắc và sở hữu những bất động sản ghi trong hợp đồng thuê mướn nhà.

3- Hiện nay sở đất số 32Bis đường Nguyễn Thị Diệu được đăng bạ địa chính số 632 SàiGòn-Độc Lập xác nhận quyền sở hữu của tu hội Nữ Tử Bác Ái.

Qua các văn kiện trên, chúng ta không còn có gì để phải đặt câu hỏi về quyền sỡ hữu của hội dòng Nữ Tử Bác Ái trên sở đất số 32 Bis đường Nguyễn Thị Diệu. Vấn đề đặt ra là khi lên tiếng xin được hòan trả lại sở đất này chắc chắn các Nữ Tử Bác Ái đã bị các quan chức nại ra nhiều luật lệ cũng như đòi hỏi về thủ tục để làm cho sự việc tưởng như rất đơn giản trở nên khó khăn. Cuối cùng thì cũng chỉ vì cái túi tham của một số quan chức mà từ tòa Khâm Sứ ở Hà Nội đến sở đất của các Nữ Tử Bác Ái ở Sài Gòn phải trầy trụa trong một vũng bùn không có lối thóat. Nhìn từ góc cạnh này thì quyết định của tập thể tức là của đảng Cộng Sản Việt Nam đã không có một chút áp lực nào dù nhỏ nhoi trên quyền lợi của những người có phần ăn chia trên những phương tiện làm ra tiền bạc đổ vào cái túi tham của một số quan chức.

Giáo dân Hà Nội đã quyết liệt đứng dậy đòi lại tài sản cho giáo phận. Ông thủ tướng và các bộ phận cấp cao có khuynh hướng giải quyết vấn đề một cách êm thắm nhưng lại bị những cán bộ cấp dưới ở địa phương là những người có lợi lộc trên một mảnh đất tìm đủ cách để làm cho sự việc trở nên rắc rối. Những tranh cãi và xung đột của các viên chức có quyền lợi trên một miếng đất rất có thể mang đến những hậu quả xấu xa đến độ bế tắc. Độc giả có thể đặt câu hỏi rằng tại sao trong một hệ thống cầm quyền mà lại có tình trạng “trên bảo dưới không nghe”. Câu trả lời mà ai cũng biết là từ trên xuống dưới, hàng ngang cũng như hàng dọc, ông to bà lớn nào không nhiều thì ít cũng có một bề dầy tham nhũng, đục khóet công qũy, hối mại quyền thế. Do vậy người nào cũng cũng phải giữ thế thủ để không bị tấn công. Ông bà nào cũng đáng tội “dựa cột” thì còn lấy ai xử ai! Bên cạnh cái thực trạng nhơ nhớp này thì thứ bậc đẳng cấp trong đảng cũng là một ngăn cản việc thi hành luật pháp cũng như các quyết định hành chánh. Một ông giám đốc nhưng đẳng cấp trong đảng lại ở dưới nhiều nhân viên thuộc quyền thì gần như chỉ là một con lật đật ở ngay chính cơ quan trách nhiệm.

Giáo dân địa phận Hà Nội và những người thành tâm thiện chí trên thế giới đang mỏi cổ chờ quyết định của Nhà Nước trao trả lại “quyền sử dụng đất” tòa Khâm Sứ. Các em cô nhi ở Sài Gòn đang nước mắt ngắn dài tìm một chỗ trú nắng che mưa. Các em không dám và không có cao vọng đánh động lương tâm của những cán bộ chức quyền. Các em chỉ cầu xin được hòan trả lại những gì đã mất. Các Nữ Tử Bác Ái là những phụ nữ yếu ớt chỉ biết phụng sự xã hội qua những công tác nhân đạo bác ái như chính tên gọi của các ngài chắc hẳn sẽ không đủ sức lực để đối đầu với một hệ thống đục khóet tham nhũng ngang dọc. Những nạn nhân của trấn lột và áp bức đang trông chờ tiếng kêu cứu góp sức của những người đồng đạo, những người tôn vinh hòa bình và công lý trên khắp thế giới.

Tôi có một ý kiến nhỏ là xin đề nghị mỗi độc giả hãy viết một điện thư gửi về các cán bộ viên chức có trách vụ và quyền hạn giao trả lại sở đất số 32Bis đường Nguyễn Thị Diệu cho các Nữ Tử Bác Ái để các nữ tu có nơi nuôi nấng dậy dỗ các trẻ mồ côi. Địa chỉ email: gopyhdndtp@tphcm.gov.vn.

Điện thư của tôi như sau:

Kính thưa các vị cán bộ,

Qua báo chí và các trang tin tức điện tử, tôi được biết nhà cầm quyền thành phố đã “mượn” sở đất số 32Bis đường Nguyễn Thị Diệu của hội dòng Nữ Tử Bác Ái từ nhiều năm qua. Cơ sở này đã được các quan chức khai thác vào các mục đích thương mại, một thời gian dài là vũ trường. Hội dòng Nữ Tử Bác Ái có đầy đủ giấy tờ hợp pháp trên quyền sở hữu và “sử dụng” sở đất nói trên cũng như hợp đồng thỏa thuận cho Nhà Nước “mượn”. Vì nhu cầu họat động nhân đạo của các Nữ Tử Bác Ái, như qúy vị đã biết và đề cao, nên sở đất này phải được giao trả lại cho những người đã hy sinh gánh vác con bệnh xã hội thay cho Nhà Nước. Các vị nữ tu sẽ dùng cơ sở này để cứu giúp những người sa cơ họan nạn hoặc dậy dỗ con trẻ trở nên những công dân ưu tú và đạo hạnh của một nước Việt Nam văn minh tiến bộ.

Trân trọng kính chào qúy vị.