Ngày 29-03-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 29/03/2017
38. CHÂN CHẤT CỦA NGƯỜI XƯA
Tiết độ sứ Hàn Giản tính thô bỉ tục tằn, mỗi lần cùng với Văn Sĩ nói năng trò chuyện, vẫn cứ là không thể biết Văn Sĩ nói những chuyện gì, cho nên thường vì chuyện này mà cảm thấy nhục nhã.
Thế là bèn triệu đến một hiếu liêm (cử nhân) giảng về thiên “Vi Chính” trong sách “luận ngữ” và nghe đến câu “tam thập nhi lập”. Ngày hôm sau ông ta nói với người cùng làm việc:
- “Bây giờ ta mới biết sự chân chất của người xưa, đến ba mươi tuổi mới đứng dậy mà đi”.
Mọi người nghe ông ta nói liền nhăn mặt cười nghiêng ngã.
(Nụ cười Quần Cư)

Suy tư 38:
Với những người thô bỉ tục tằn thì có người cho rằng họ là những người vô học, hoặc là ít học, hoặc là sống trong môi trường không được giáo dục cho lắm và thường là những người chân lấm tay bùn...
Nhưng suy nghĩ như thế thì thật là không công bằng, bởi vì có những người không học, ít tiếp xúc bên ngoài và quê mùa, nhưng họ có một tâm hồn rất thanh nhã, lễ độ và đạo đức; trái lại có những người học hành rất cao, bằng cấp này rồi bằng cấp nọ, có địa vị trong xã hội, nhưng tính tình thô bỉ tục tằn và có khi nham hiểm.
Người quê mùa dốt nát mà thô bỉ tục tằn thì người ta còn thông cảm và cảm thấy đáng thương, nhưng người trí thức mà thô bỉ tục tằn thì thật đáng sợ, người ta coi họ là một hung thần, một con cọp dữ tợn không dám đến gần...
Khi suy tư đến điều này tôi chợt khám phá ra một việc khá thú vị, đó là những người Ki-tô hữu dù quê mùa và dù dốt nát đến đâu chăng nữa, nhưng nhờ việc tham dự đọc kinh dâng lễ, học hỏi giáo lý mà họ trở nên những con người thanh nhã, cao thượng và quân tử.
Đáng vui thay, đáng mừng thay được làm người Ki-tô hữu.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:24 29/03/2017

10. Người không cầu nguyện thì giống như người lính mất đi vũ khí vậy, không thể ra trận; người không cầu nguyện thì cũng khó mà chống trả được với ba thù.

(Thánh Tomas Aquinas)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta vào mầu nhiệm vương quyền Chúa Kitô
Lm Raniero Cantalamessa
20:05 29/03/2017
Bài Giảng I Mùa Chay

1- “Người sẽ làm chứng cho Thầy”

Một điều làm tôi ấn tượng khi đọc lời cầu nguyện nhập lễ của thánh lễ Chúa Nhật I Mùa Chay năm nay. Chúng ta không cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa Cha, xin ban sức mạnh cho chúng con để chúng con thực hiện những việc làm truyền thống của Mùa Chay là ăn chay, cầu nguyện, bố thí; nhưng chúng ta cầu xin một điều duy nhất: xin làm cho chúng con được “lớn lên trong sự hiểu biết về mầu nhiệm Chúa Kitô.” Tôi tin rằng đây quả là điều đẹp đẽ và đẹp lòng Thiên Chúa hơn cả. Đây cũng là mục đích mà tôi muốn đóng góp trong những suy niệm Mùa Chay năm nay.
Tiếp theo suy niệm đã bắt đầu trong Mùa Vọng về Chúa Thánh Thần, Đấng phải đi vào trong toàn bộ đời sống và lời loan báo của Giáo Hôi (“Thần học về Tín Khoản Thứ Ba!”), trong những suy niệm Mùa Chay này, tôi muốn chuyển từ tín khoản thứ ba sang tín khoản thứ hai của Tín Biểu. Nói cách khác, chúng ta sẽ cố gắng làm sáng tỏ Chúa Thánh Thần “hướng dẫn chúng ta tới chân lý toàn vẹn” như thế nào về Chúa Kitô và mầu nhiệm Phục Sinh của Người, đó là, về con người và công trình của Đấng Cứu Thế. Liên quan đến công trình của Chúa Kitô, theo sát phụng vụ Mùa Chay, chúng ta sẽ cố gắng đào sâu vai trò Chúa Thánh Thần hoạt động trong cái chết và sống lại của Chúa Kitô và trong cái chết và sống lại của mỗi người chúng ta.

Trong công thức đầy đủ của nó, tín khoản thứ hai của Tín Biểu được trình bày như sau:

“Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa,
Sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời.
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,
Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,
Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật,
được sinh ra mà không phải được tạo thành,
đồng bản thể với Đức Chúa Cha;
nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.”


Tín khoản trung tâm này của Tín Biểu phản ánh hai giai đoạn khác biệt của đức tin. Câu: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô” phản ánh đức tin sơ khai nhất của Giáo Hội ngay sau Phục Sinh. Câu tiếp theo trong tín khoản của Tín Biểu: “Sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời” phản ánh giai đoạn sau, một gian đoạn được phát triển hơn, sau lạc giáo Ariô và Công Đồng Nicêa vào năm 325. Chúng ta hãy dành suy tư hiện tại cho phần thứ nhất của Tín Biểu này, “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô,” và tìm hiểu xem Tân Ước nói với chúng ta điều gì về Chúa Thánh Thần với tư cách là tác giả của sự hiểu biết đích thực về Chúa Kitô.

Thánh Phaolô khẳng định rằng Chúa Giêsu Kitô được bày tỏ “nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng” (Rm 1,4), nghĩa là nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô đi đến quả quyết rằng: “Không ai có thể nói rằng “Đức Giêsu là Chúa,” nếu người ấy không ở trong Thánh Thần” (1 Cr 12,3), nghĩa là nhờ mạc khải bên trong của Người. Ngài gán cho Chúa Thánh Thần là “sự thông hiểu của mầu nhiệm Chúa Kitô,” được ban cho thánh nhân cũng như cho tất cả các thánh Tông Đồ và các tiên tri (x. Ep 3,4-5). Ngài nói rằng các tín hữu sẽ có khả năng “thấu hiểu mọi chiều kích dài, rộng, cao, sâu và nhận biết tình thương của Đức Kitô, là tình thương vượt quá mọi sự hiểu biết” (Ep 3,16-19) chỉ khi nào họ được Chúa Thánh Thần ban cho sức mạnh.

Trong Tin Mừng Gioan, chính Chúa Giêsu loan báo hoạt động này của Đấng Bảo Trợ đối với các môn đệ của Người. Chúa Thánh Thần sẽ thay thế Người và loan báo Người cho các môn đệ; Thần Khí sẽ nhắc lại cho họ tất cả những gì mà Đức Giêsu đã nói; Người sẽ hướng dẫn họ tới chân lý toàn vẹn về tương quan của Chúa Giêsu với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần sẽ làm chứng cho Người (x. Ga 16,7-15). Từ đây cho đến sau này, tiêu chuẩn để nhận biết nếu chúng ta nói về Thần Khí đích thực của Thiên Chúa hay thuộc một thần khí khác, đó là: Thần Khí nào thúc đẩy chúng ta tuyên xưng Đức Giêsu đã đến và trở nên người phàm (x. 1 Ga 4,2-3).

Một số người nghĩ rằng việc nhấn mạnh như thế về Chúa Thánh Thần có thể làm che mờ công trình của Chúa Kitô như thể là công trình này chưa đầy đủ và cần hoàn thiện. Đây là một sự hiểu lầm hoàn toàn. Chúa Thánh Thần không bao giờ nói: “tôi”; Người không bao giờ nói trong ngôi thứ nhất; Người không có ý định thiết lập một công trình riêng, nhưng luôn quy chiếu về Chúa Kitô. Chúa Thánh Thần không tạo ra những điều mới lạ, nhưng làm mới mẻ mọi sự! Người không thêm gì vào những gì được Chúa Giêsu đã ‘thiết lập”, nhưng Người làm sống động và canh tân chúng. Người hướng dẫn các tín hữu đến với Người. Chúa Kitô là Đường, là Chân Lý, và Sự Sống; Chúa Thánh Thần là Đấng giúp chúng ta hiểu tất cả những điều này!

Việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần mang lại một sự soi sáng bất ngờ cho toàn thể công trình và con người Chúa Kitô. Thánh Phêrô kết thúc huấn từ của mình trong ngày lễ Ngũ Tuần với một tuyên bố long trọng, mà ngày hôm nay ta gọi là “Urbi et Orbi”: “Vậy toàn thể nhà Ítraen phải biết chắc điều này: Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người làm Đức Chúa (Kyrios) và làm Đấng Kitô” (Cv 2,36).

Từ ngày đó về sau, cộng đoàn sơ khai bắt đầu nhìn vào cuộc đời Chúa Giêsu, cái chết, và sự phục sinh của Người theo một cách thế khác biệt; mọi sự xem ra đã rõ ràng, giống như một tấm màn được cất khỏi những con mắt của họ (x. 2 Cr 3,16). Dẫu họ sống bên cạnh Người, nhưng không có Chúa Thánh Thần, họ không thể đi sâu vào mầu nhiệm của Người.

Ngày hôm nay đã có sự giao hảo giữa thần học Chính Thống Giáo và Công Giáo liên quan đến chủ đề về tương quan giữa Chúa Kitô và Thánh Thần. Trong một cuộc hội thảo ở Bologna vào năm 1980, nhà thần học John D. Zizioulas, một đàng, đã bày tỏ những nhận định về Giáo Hội học của Vatican II, bởi vì theo ông, “Chúa Thánh Thần đã được đưa vào trong Giáo Hội học sau khi tòa nhà Giáo Hội đã được xây dựng hoàn toàn chỉ với chất liệu Kitô học;” đàng khác, ông nhìn nhận rằng cả nền thần học Chính Thống Giáo cũng cần phải tái suy tư về tương quan giữa Kitô học và Thánh Linh học để tránh xây dựng một nền Giáo Hội học chỉ dựa trên Thánh Linh học (1). Nói cách khác, chúng ta những người La Tinh được mời gọi để đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống toàn thể Giáo Hội (đây là điều đã xảy ra sau Công Đồng Vatican II) trong khi anh em Chính thống được mời gọi để đào sâu sự hiểu biểu của họ về vai trò của Chúa Kitô và về sự hiện diện của Giáo Hội trong lịch sử.

2- Sự hiểu biết chủ quan và khách quan về Chúa Kitô

Chúng ta hãy trở lại với vai trò của Chúa Thánh Thần đối với sự hiểu biết về Chúa Kitô. Tân Ước đã phác họa hai loại hiểu biết về Chúa Kitô, hoặc hai phạm vi trong đó Chúa Thánh Thần hoạt động. Có một sự hiểu biết khách quan về Chúa Kitô – về con người, mầu nhiệm, và ngôi vị của Người; và có một sự hiểu biết chủ quan, thiết thực và nội tâm hơn mà nó hướng tới sự hiểu biết điều Chúa Giêsu “làm cho tôi” (for me) hơn là điều Người “là trong chính mình” (in se).

Đối với Phaolô, ngài đặc biệt quan tâm đến sự hiểu biết về điều Chúa Kitô đã làm cho chúng ta, về những gì Chúa Kitô đã thực hiện, và đặc biệt là mầu nhiệm vượt qua của Người; đối với Gioan thì ngược lại, ngài ưu tiên quan tâm đến sự hiểu biết về Chúa Kitô là ai trong chính Người: Ngôi Lời hằng hữu đã ở với Thiên Chúa và đã trở thành nhục thể, Đấng đã nói: “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30). Đối với Gioan, Chúa Kitô trước hết là Đấng Mạc Khải; đối với Phaolô trước hết là Đấng Cứu Độ. Nhưng chỉ từ những phát triển tiếp theo mà hai khuynh hướng này trở thành hiển nhiên. Tôi đề cập đến chúng một cách vắn gọn bởi vì điều này sẽ giúp chúng ta đón nhận đâu là quà tặng mà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội hôm nay liên quan đến vấn đề này.

Trong thời đại Giáo Phụ, Chúa Thánh Thần xuất hiện trước hết như là người bảo đảm của truyền thống Tông Đồ liên quan đến Chúa Giêsu, để chống lại những sai lạc mới của Ngộ Đạo Thuyết. Thánh Irênê quả quyết rằng Chúa Thánh Thần là Quà Tặng Thiên Chúa ban cho Giáo Hội; Những ai tự tách mình khỏi chân lý được Giáo Hội loan báo mà theo những học thuyết sai lầm của họ, thì không phải là những người tham dự viên của Người (2). Tertullianô biện luận rằng những Giáo Hội tông truyền không thể sai lầm trong lời rao giảng của họ về chân lý. Suy nghĩ ngược lại có nghĩa là “Chúa Thánh Thần, Đấng được Chúa Kitô sai đến và khẩn cầu từ Chúa Cha vì mục đích như là thầy dạy chân lý, là “vị đại diện Chúa Kitô – vicarius Christi,” và là giám quản của Người, có lẽ đã không thực hiện sứ vụ của mình.” (3)

Trong thời đại của những cuộc tranh luận lớn về tín điều, Chúa Thánh Thần được xem như là người gìn giữ sự chính thống thuộc Kitô học. Trong những công đồng, Giáo Hội khẳng định chắc chắn rằng Giáo Hội được “linh hứng” bởi Chúa Thánh Thần trong việc định tín chân lý liên quan đến hai bản tính của Chúa Kitô, sự hiệp nhất ngôi vị của Người, và sự đầy đủ về nhân tính. Như thế, rõ ràng đây là sự nhấn mạnh về sự hiểu biết khách quan, thuộc tín điều và thuộc Giáo Hội về Chúa Kitô.

Khuynh hướng này vẫn còn thống trị trong thần học cho đến thời Cải Cách. Tuy nhiên, có một sự khác biệt. Tại thời điểm định tín, các tín điều là những vấn nạn sống động và là thành quả của sự tham dự tích cực của toàn thể Hội Thánh, nhưng một khi đã phê chuẩn và truyền ban, chúng có khuynh hướng đánh mất tính sắc bén và trở thành công thức. “Hai bản tính trong một ngôi vị” trở thành một công thức có sẵn hơn là một điểm đến của một tiến trình lâu dài và khó khăn. Trong suốt thời gian đó, đã không thiếu những kinh nghiệm tuyệt vời về sự hiểu biết thân mật, cá vị về Chúa Kitô, một sự hiểu biết tràn đầy lòng yêu mến nồng nàn dành cho Người như lòng mến của thánh Bênarđô hay thánh Phanxicô Assisi. Nhưng chúng lại không có ảnh hưởng nhiều lắm trên thần học. Những kinh nghiệm như thế hôm nay chỉ được đề cập trong lịch sử của tu đức chứ mà không được đề cập trong lịch sử thần học.

Các nhà Cải Cách lưu ý tình trạng này và nói: “Biết Chúa Kitô nghĩa là biết những ân huệ Người, không phải tìm hiểu bản tính và những cách thức nhập thể của Người ."(4) Chúa Kitô “vì tôi” nhảy vào chỗ thứ nhất. Một sự hiểu biết thân mật và chủ quan được thay thế ngược lại cho sự hiểu biết thuộc tín điều và khách quan; một “chứng tá nội tâm” đến từ Chúa Thánh Thần về Chúa Giêsu trong tâm hồn của mỗi người tín hữu được thay thế cho chứng tá bên ngoài của Giáo Hội về Chúa Kitô. Khi sự mới mẻ này thuộc thần học trong phái Cải Cách chính thức, sau này có khuynh hướng bị biến thành một “sự chính thống chết,” thì lần lượt xuất hiện những phong trào như phái Mộ Đạo trong giới Lutherô và Hội Giám Lý trong giới Anh Giáo, nhằm đưa chúng trở lại với sự sống. Đỉnh cao của sự hiểu biết về Chúa Kitô xuất hiển các ngẫu nhiên trong những phong trào này, với thời khắc trong đó, được Chúa Thánh Thần tác động, các tín hữu đã ý thức rằng Chúa Giêsu đã chết “vì họ,” vì mỗi người trong họ một các đặc biệt, và họ nhận biết Người như là Đấng Cứu Độ của họ:

“Lần đầu tiên với trái tim con tin,
Con tin với đức tin thần linh,
và trong Chúa Thánh Thần con nhận được quyền năng
Để gọi Ngài là Đấng Cứu Độ con.
Con được nuôi bằng máu châu báu Chúa con
Đấng trực tiếp nâng đỡ tâm hồn con.” (5)

Chúng ta hãy kết thúc thoáng nhìn này về lịch sử bằng việc điểm lại giai đoạn thứ ba trong cách nhận thức về tương quan giữa Chúa Thánh Thần và sự hiểu biết về Chúa Kitô, một cách thức đã ghi dấu những thế kỷ của phong trào Ánh Sáng mà chúng ta là những người thừa kế trực tiếp nó. Một sự hiểu biết độc lập, khách quan giờ đây đang trở lại thịnh hành, nhưng nó không còn theo kiểu hữu thể học nữa, như trong thời cổ đại, nhưng theo kiểu lịch sử. Nói cách khác, sự quan tâm không phải là hiểu biết Chúa Kitô là ai trong chính Người (như sự tiền hữu, bản tính, ngôi vị của Người) nhưng Người là ai trong lịch sử. Đây là thời đại của việc tìm kiếm xung quanh điều được gọi là “Đức Giêsu lịch sử”!

Trong giai đoạn này, Chúa Thánh Thần không còn đóng một vai trò nào nữa trong việc hiểu biết về Chúa Kitô; Người hoàn toàn vắng mặt ở đó. “Chứng tá nội tâm” về Chúa Thánh Thần bây giờ được đồng hóa với lý trí và tinh thần con người. “Chứng tá bên ngoài” là duy nhất quan trọng, nhưng với nó người ta không còn hiểu biết chứng tá tông truyền của Giáo Hội nữa, nhưng duy nhất chứng tá của lịch sử, được bảo đảm với nhiều phương pháp phê bình khác nhau. Những giả định chung của cố gắng này là để tìm kiếm Đức Giêsu thực, thì cần tìm bên ngoài Giáo Hội, khi tháo cởi Người “khỏi những tấm bọc của giáo huấn Giáo Hội.” (6)

Chúng ta biết đâu là kết quả của tất cả sự nghiên cứu này về Đức Giêsu lịch sử: đó là một sự sai lầm, mặc dầu nó mang lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, liên quan đến điều này, nó vẫn còn kéo dài một sự mập mờ từ sâu thẳm. Chúa Giêsu Kitô – và sau Người, những người khác như thánh Phanxicô Assisi – đã không đơn giản sống trong lịch sử nhưng đã tạo nên một lịch sử và bây giờ họ sống trong lịch sử mà họ đã tạo dựng, giống như một âm thanh tồn tại trong sóng mà nó tạo ra. Cố gắng mạnh liệt của các nhà sử học duy lý xem ra là để tách biệt Chúa Kitô khỏi lịch sử Người đã tạo nên để có thể đưa Người lại với lịch sử chung và hoàn vũ, giống như một người có thể nhận thức tốt hơn một âm thanh trong tính xác thực của nó bằng việc tách nó khỏi sóng mà nó chuyển tải. Lịch sử mà Chúa Giêsu khởi sự, hoặc sóng mà Người tạo ra, là đức tin của Giáo Hội được Chúa Thánh Thần làm cho sống động, và nó chỉ qua đức tin này mà một người có thể lần tới nguồn gốc của nó.
Tính pháp lý của việc nghiên cứu bình thường thuộc lịch sử về Chúa Kitô không được loại bỏ vì tất cả những điều này, nhưng phương pháp này cần phải ý thức về những giới hạn của nó và nhìn nhận rằng nó không khám phá hết tất cả mọi điều có thể được biết về Người. Chỉ như là hành vi cao thượng nhất của lý trí là nhận thức rằng “có điều gì vượt lên trên nó,” (7) như thế hành vi chân thành nhất của sử gia là nhận biết rằng có điều gì đó hiện hữu mà không thể được tìm kiếm với một mình lịch sử.

3- Sự hiểu biết tối thượng về Chúa Kitô

Khi kết thức công trình kinh điển của mình về lịch sử của chú giải Kitô giáo, Henri de Lubac đi đến một kết luận khá tiêu cực. Ông nói rằng chúng ta, những người hiện đại, thiếu những điều kiện để có thể tái hiện lại một lối đọc tu đức giống như lối đọc của các Giáo Phụ. Chúng ta thiếu một đức tin đầy lòng say mê, một cảm thức về viên mãn và tính duy của Kinh Thánh mà các Giáo Phụ đã có. Ngày nay việc khát khao bắt chước sự dũng cảm của họ trong việc đọc Kinh Thánh có lẽ hầu như đang có nguy cơ trở thành một sự phạm thánh bởi vì chúng ta đang thiếu tinh thần từ đó những cách đọc như thế xuất hiện. (8)

Tuy nhiên, ông đã không hoàn toàn đóng cửa cho niềm hy vọng; trong một công trình khác ông nói rằng: “Nếu chúng ta khát khao tìm kiếm điều gì đó mà cách chú giải tu đức về Kinh Thánh có trong những thế kỷ đầu của Giáo Hội, trước hết chúng ta cần tái sinh một trào lưu tu đức.” (9)

Điều mà Cha Henri de Lubac đề cập liên quan đến sự hiểu biết tu đức của Kinh Thánh có thể được áp dụng với một lý do mạnh mẽ, cho sự hiểu biết tu đức về Chúa Kitô. Không đủ để viết nên những khảo luận mới mẻ và cập nhật hơn về Thánh Linh học. Nếu chúng ta thiếu một sự trợ giúp của một kinh nghiệm sống động về Thần Khí, tương tự như điều đã đồng hành với việc soạn thảo đầu tiên của thần học về Chúa Thánh Thần trong thế kỷ IV, bất cứ điều gì được nói sẽ vẫn còn là ở ngoài đối với vấn đề đích thực. Chúng ta có lẽ thiếu những điều kiện cần thiết để đưa chúng ta tới mức độ mà tại đó Đấng Bảo Trợ hoạt động: sự nhiệt thành, tính dũng cảm, và đó là “sự hoan lạc của Thần Khí” liên quan đến điều mà hầu hết các tác giả của thế kỷ này đã nói. Chúng ta không thể trình bày một Đức Kitô được Thánh Thần xức dầu nếu chúng ta không sống trong cùng một cách thế, cùng sự xức dầu này.

Bây giờ chính là lúc phải thực hiện sự mới mẻ mà Cha Henri de Lubac đã hy vọng. Trong thế kỷ qua đã nổi lên một “phong trào tu đức”, và nó tiếp tục lớn lên, phong trào này đã tạo nên nền tảng cho một sự canh tân về Thánh Linh học khởi đi từ kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần và đặc sủng của Người. Tôi đang nói về hiện tượng Ngũ Tuần và Đặc Sủng. Trong năm mươi năm đầu tiên của nó, phong trào này – được sinh ra trong sự phản ứng trước khuynh hướng tự do và duy lý của thần học, giống như phái Mộ Đạo và Hội Giám lý đã được đề cập ở trên – đã chủ tâm phớt lờ thần học và đối lại nó đã bị thần học phớt lờ (và còn bị giảm thiểu nữa!).

Tuy nhiên, khoảng giữa thế kỷ qua, phong trào này đã thấm nhập vào các Giáo Hội truyền thống vốn sở hữu một hệ thống thần học rộng lớn và đã nhận một đón nhận căn bản từ những cơ chế tương xứng của những Giáo Hội này, thần học có lẽ không còn phớt lờ nó nữa. Trong một cuốn sách được gọi là Erfahrung und Theologie des Heiligen Geistes (Kinh nghiệm và Thần học về Chúa Thánh Thần), các nhà thần học nổi tiếng của ngày hôm nay, Công Giáo và Thệ Phản, đã xem xét ý nghĩa của hiện tượng Ngũ Tuần và Đặc Sủng cho việc canh tân giáo huấn về Chủa Thánh Thần. (10)

Tất cả điều mà chúng ta quan tâm trong lúc này là theo cái nhìn liên quan đến sự hiểu biết về Chúa Kitô. Đâu là sự hiểu biết về Chúa Kitô đang nổi lên trong bầu khí mới thuộc tu đức và thần học? Sự kiện ý nghĩa nhất không phải là việc khám phá về những viễn tượng mới và những phương pháp mới mà nền triết học thời nay đề nghị (như chủ nghĩa cấu trúc, phân tích ngôn ngữ, etc.) nhưng là việc tái khám phá về một dữ liệu căn bản của Kinh Thánh: Chúa Giêsu Kitô là Chúa! Vương quyền của Chúa Kitô là một thế giới mới mà trong đó chúng ta vào chỉ nhờ “hành động của Chúa Thánh Thần.”
Thánh Phaolô nói về một sự hiểu biết “cao cấp” hay “tối thượng” về Chúa Kitô hệ tại trong việc biết Người và loan báo Người một cách chính xác như là “Chúa” (x. Pl 3,8). Đây là sự loan báo mà, được kết hợp với đức tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô, nó làm cho một người “được cứu độ”: “Nếu anh em tuyên xưng ngoài miệng rằng Chúa Giêsu là Chúa và anh em tin trong lòng rằng Thiên Chúa đã cho Người chỗi dậy từ cái chết, anh em sẽ được cứu độ” (Rm 10,9). Như thế, sự hiểu biết này chỉ có thể có được nhờ Chúa Thánh Thần: “Không một ai có thể nói rằng Chúa Giêsu là Chúa nếu không bởi Chúa Thánh Thần” (1 Cr 12,3). Dĩ nhiên mỗi người có thể nói trên miệng những lời này mà không nhờ Chúa Thánh Thần, nhưng có lẽ nó sẽ không phải là điều cao cả mà chúng ta vừa nói, nó không làm cho con người được cứu độ.

Phải chăng có điều gì đặc biệt trong khẳng định này mà sao nó lại có tính quyết định như thế? Chúng ta có thể giải thích điều này theo nhiều quan điểm khác nhau, chủ quan hoặc khách quan. Sức mạnh khách quan của tuyên xưng “Chúa Giêsu là Chúa” hệ tại trong điều nó làm cho lịch sử và đặc biệt mầu nhiệm phục sinh được hiện tại. Nó là kết luận đến từ hai biến cố: Chúa Kitô đã chết vì tội chúng ta; và Người được chỗi dậy vì sự thánh hóa chúng ta; vì thế, Người là Chúa. “Vì Đức Kitô đã chết và sống lại là để làm Chúa kẻ sống cũng như kẻ chết” (Rm 14,9). Những biến cố mà chúng dẫn tới điều đó được đúc kết trong kết luận này và trong nó chúng được làm cho hiện tại và có hiệu lực. Trong trường hợp này lời nói thực sự là “ngôi nhà của Hữu Thể.”(11) Lời tuyên xưng: “Chúa Giêsu là Chúa” là hạt giống từ đó mà toàn bộ Kerygma và lời rao giảng Kitô Giáo sau đó được phát triển.

Từ cái nhìn chủ quan, nghĩa là đối với điều phụ thuộc từ chúng ta, sức mạnh của sự loan báo này hệ tại trong sự kiện mà nó đòi hỏi một sự quyết định. Bất kỳ ai tuyên xưng nó, thì cũng quyết định ý nghĩa cuộc sống mình. Như có người nói rằng: “Ngài là Chúa tôi”: Tôi phó dâng mình tôi cho Ngài, và tôi tự do nhận biết Ngài như là cứu tinh của tôi, chúa tôi, thầy dạy của tôi, người có mọi quyền trên tôi. Tôi thuộc về ngài hơn là tôi thuộc về chính tôi bởi vì ngài đang chuộc tôi với một giá đắt” (x. 1 Cr 6,19-20).

Khía cạnh của quyết định vốn có trong lời tuyên xưng về Chúa Giêsu là “Chúa” ngày hôm nay có tính thời sự đặc biệt. Nhiều người tin rằng rất có thể và còn cần thiết, là phải gác sang một bên khẳng định về duy nhất tính của Chúa Kitô để cổ võ cho sự đối thoại giữa các tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, để tuyên xưng Đức Giêsu như là “Chúa” một cách chính xác có nghĩa là tuyên xưng sự duy nhất tính của Người. Không vì bất cứ khoản nào làm chúng ta nói: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô.” Thánh Phaolô viết:

“Thật thế, mặc dầu người ta cho là có những thần ở trên trời hay dưới đất – quả thật – thần cũng lắm mà chúa cũng nhiều – nhưng đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha, có một Chúa là Đức Giêsu Kitô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu” (1 Cr 8,5-6).

Thánh Tông Đồ đã viết những lời này vào thời điểm khi đức tin Kitô giáo vừa mới sinh ra và nhỏ bé, với một thế giới bị thống trị bởi những nghi lễ và những tôn giáo đầy sức mạnh và có thế giá. Sự can đảm mà hôm nay cần có để tin rằng Chúa Giêsu là “Chúa duy nhất” thì không có gì được so sánh với sự can đảm mà nó cần trong thời đó. Nhưng “quyền năng của Chúa Thánh Thần” không được ban trừ khi một người tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa trong ý nghĩa mạnh mẽ nguyên thủy của nó. Đó là một dữ kiện thuộc kinh nghiệm. Chỉ sau khi một nhà thần học hoặc một nhà thuyết giảng đã có quyết định để đánh đổi mọi thứ vì Chúa Giêsu Kitô, “Chúa duy nhất” – ngay cả khi phải trả giá là bị “đuổi ra khỏi hội đường” – chỉ khi đó họ có kinh nghiệm về một sự chắc chắn và về một sức mạnh mới mẻ trong đời sống của mình.

4- Từ “Nhân vật” của Chúa Giêsu đến “Ngôi Vị” của Chúa Giêsu

Sự khám phá rõ ràng này về Chúa Giêsu là Chúa, như tôi đã nói, là sự canh tân và ân sủng mà Thiên Chúa đang ban cho Giáo Hội trong thời đại chúng ta. Tôi đã ý thức điều này khi tôi tra vấn Truyền Thống liên quan đến tất cả những chủ đề khác và Lời Kinh Thánh, những chứng tá của các Giáo Phụ ùn ùn đến trong tâm trí tôi. Nhưng khi tôi cố gắng tra vấn nó theo quan điểm này, Truyền Thống hầu như im lặng. Trong thế kỷ III, tước hiệu “Chúa” đã không còn được hiểu theo ý nghĩa thuộc Kerygma. Ngoài phạm vi tôn giáo thuộc Do Thái, ý nghĩa của từ này không đầy đủ để diển tả duy nhất tính của Chúa Kitô. Origene, chẳng hạn, suy nghĩ “Chúa” (Kyrios) là tước hiệu được dùng do ai đó đang còn ở trong giai đoạn sợ hãi; tương quan Chúa – tôi tớ thấp hơn tương quan Thầy – môn đệ. (12)

Dĩ nhiên con người tiếp tục nói về “Chúa” Giêsu, nhưng nó trở thành một danh hiệu cho Chúa Kitô giống như những danh hiệu khác, và thường nó là một trong những yếu tố thuộc danh xưng đầy đủ của Chúa Kitô: “Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô.” Nhưng có khi thì nói: “Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô” và khi khác thì nói: “Giêsu Kitô là Chúa chúng ta!” Một dấu hiệu của sự thay đổi này là cách thức mà bản văn của Philiphê 2,11 đã được dịch trong bản Vulgata: “Omnis lingua confiteatur quia Dominus noster Iesus Christus in gloria est Dei Patris,” “mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng rằng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ở trong vinh quang của Thiên Chúa Cha.” Có khi thì nói: “Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ở trong vinh quang của Thiên Chúa Cha” và khi khác thì nói: “Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng ta vì vinh quang của Thiên Chúa Cha.” Trong cách thức này, điều mà những bản dịch hiện nay nói, nó không chỉ được gọi như một danh xưng mà nhưng là một lời tuyên xưng về đức tin.

Trong tất cả điều này, đâu là bước nhảy về chất lượng mà Chúa Thánh Thần làm chúng ta trong sự hiểu biết về Chúa Kitô? Nó hệ tại trong sự kiện mà lời tuyên xưng về Chúa Kitô là Chúa hướng dẫn chúng ta tới sự hiểu biết về Đức Kitô sống lại và đang sống! Chúa Kitô không còn là một nhân vật, nhưng là một con người; không còn là một sưu tập những luận điểm, những tín điều (và những lạc giáo liên quan); Người không còn chỉ là một đối tượng của phụng tự và tưởng nhớ, nhưng là một người sống động và luôn hiện diện trong Thần Khí.

Sự hiểu biết hiện sinh và tu đức này về Chúa Giêsu như là Chúa không đưa tới việc sao nhãng sự hiểu biết khách quan, tín lý, và thuộc Giáo Hội về Chúa Kitô, nhưng làm sống động nó. Thánh Irênê nói: “Nhờ Thánh Thần của Thiên Chúa chân lý đã mạc khải, “như bảo vật quý hiến đựng trong chiếc bình quý giá, nó luôn làm cho mới mẻ và nó làm cho mới mẻ cả bình chứa đựng nó nữa.” (13) Chúng ta sẽ dành suy niệm tiếp theo của chúng ta nếu Chúa muốn cho một trong những chân lý này, tín điều cấu thành phần hai của tín biểu này trong Tín Biểu: “Được sinh ra, mà không được tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha.”

Tôi không biết đưa ra một sự đề nghị thực hành tốt hơn mà chúng ta có thể dùng ở cuối những suy tư này hơn điều chúng ta đọc thấy ở đầu Tông Huấn Evangelii gaudium do Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Tôi mời gọi tất cả các Kitô hữu ở mọi nơi, tại lúc này, đi vào một cuộc gặp gỡ cá vị và mới mẻ với Chúa Giêsu Kitô, hay ít là mở lòng ra để cho Chúa Giêsu gặp gỡ mình; tôi xin tất cả anh chị em không ngừng làm điều này mỗi ngày. Không ai được nghĩ rằng lời mời gọi này không phải dành cho mình, vì “không một ai bị loại trừ khỏi niềm vui mà Chúa Giêsu đem đến.” (14)

Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
chuyển ngữ


Chú thích:

1. See John D. Zizioulas, “Cristologia, pneumatologia e istituzioni ecclesiastiche: un punto di vista ortodosso,” in Cristianesimo nella storia, 2 (1981): pp. 111-127.
2. St. Irenaeus of Lyons, Against Heresies, 3, 24, 1-2, eds. Alexander Roberts et al. (South Bend, IN: Ex Fontibus, 2012), p. 356.
3.Tertullian, Prescription against Heretics, 28, 1 (Pickerington, OH: Beloved Publishing, 2015), p. 35; see also CC 1, p. 209.
4. Philip Melanchthon, The Loci communes [1521], trans. Charles Hill (Boston: Meador, 1944), p. 69; see also Corpus Reformatorum, ed. Henricus Ernestus Bindseil (Brunsvigae: C. A. Schwetschke, 1854), p. 85.
5. Charles Wesley, hymn, “Glory to God and Praise and Love,” in The United Methodist Hymnal, #58.
6. See Albert Schweizer, The Quest of the Historical Jesus, trans. William Montgomery (Mineola, NY: Dover, 2005), p. 397.
7. Blaise Pascal, Pensées, trans. A. J. Krailsheimer (New York: Penguin Classics, 1995), p. 54; #267, Brunschvicg edition.
8. Henri de Lubac, Medieval Exegesis: The Four Senses of Scripture, vol. 2, trans. E. M. Macierowski (Grand Rapids: Eerdmans, 2000), p. 63.
9. Henri de Lubac, History and the Spirit: The Understanding of Scripture According to Origen (San Francisco: Ignatius Press, 2007), p. 450.
10. See Claus Heitmann and Heribert Mühlen, eds., Erfahrung und Theologie des Heiligen Geistes (Munich: Kösel, 1974); see also Yves Congar, I Believe in the Holy Spirit, Part 2, trans. Geoffrey Chapman (New York: Crossroad Publishing, 1983), pp. 151ff; Jürgen Moltmann, The Spirit of Life, trans. Margaret Kohl (Minneapolis: Augsburg Fortress, 1992); Michael Welker, God the Spirit, trans. John F. Hoffmeyer (Eugene, OR: Wipf and Stock, 2013), p. 7ff.
11. A famous formulation by the philosopher Martin Heidegger in his “Letter on Humanism,” in Martin Heidegger: Basic Writings, ed. David Farrell Krell (New York: HarperCollins, 2008), p. 217.
12. See Origen, Commentary on the Gospel According to John 1, 201-203, trans. Ronald Heine, vol. 80, The Fathers of the Church (Washington, DC: Catholic University of America Press, 1989), p. 74; SCh 120, p. 158.
13. St. Irenaeus of Lyons, Against Heresies, 3, 24, 1, p. 355.
14. Pope Francis, Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, n. 3.
 
''Ta là sự sống...''
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
20:18 29/03/2017
Chúa Nhật V Mùa Chay năm A

"Ta là sự sống..."

Vào thời Chúa Giêsu, người ta chia làm hai phái: phái từ chối niềm tin có đời sau, thậm chí nhiều người theo nhóm Sađốc quá khích còn chống lại niềm tin phục sinh và đời vĩnh cửu.

Nhưng đa số người Do thái và phe nhóm Pharisêu thì tin rằng, phía sau cái chết, người ta sẽ bước vào sự sống mới. Đó cũng là đức tin truyền thống của Do thái giáo. Họ còn cho rằng, ngay khi từ giã cuộc đời, người ta sẽ lập tức bước vào sự sống vĩnh cửu, vì thế, nhiều người không thích gọi người chết là “chết”, nhưng gọi là “đi về sự sống”.

Trong Tin Mừng, bà Mattha sau khi đi đón và gặp Chúa Giêsu, đã thốt lên những lời hết sức tự nhiên, “Nếu Thầy có ở đây thì em con không chết”, có vẻ như bà trách Chúa đã không đến kịp lúc.
Nhưng chính khi lên tiếng trách móc, bà lại cho thấy một điều khác quan trọng hơn: vừa là lòng yêu mến Chúa của bà, vừa là đức tin mà bà luôn luôn đặt vững vàng nơi Chúa. Bà tin Chúa có mặt kịp thời, em bà vẫn sẽ sống.

Lòng tin mà bà Mattha đặt nơi Chúa qua lời trách móc đã không dừng lại. Trước Chúa Giêsu, bà đã xác quyết bằng lời mà đức tin truyền thống của người Do thái vẫn tin: “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”.

Tuy thế, ngay trong giờ phút đang đối thoại với Chúa, điều cần thiết hơn mà Chúa muốn bà phải tuyên xưng, đó là em bà sẽ sống lại chính trong hiện tại này, chứ không phải chỉ là ngày tận thế.

Như vậy, dù bà Mattha đã tin vào sự sống đời đời, nhưng bà đã tin chưa đủ mạnh, nếu không muốn nói là không dám tin rằng, ngay lúc này, Chúa sẽ trả lại sự sống trần thế cho người em yêu quý của bà.

Như bao nhiêu người trên cõi đời này. Mattha không dám mơ sẽ có một ngày, em bà đã chết, đã chôn táng, đã bắt đầu rữa nát, lại có thể đội mồ bừng dậy…

Còn Chúa Giêsu, Người muốn đi xa hơn điều mà mọi người vẫn tin như truyền thống dạy, đó là buộc mọi người phải nhìn nhận, Chúa có quyền trên mạnh sống, trên sự sống của từng con người.

Vì thế, đối diện cái chết của người bạn thân của mình, Chúa Giêsu lại “mừng”: “Lagiarô đã chết. Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó, để anh em tin”.

Nói cách khác, bắt đầu từ hôm nay, sau khi chứng kiến anh Lagiarô bước ra từ nấm mồ sau bốn ngày an táng, anh em càng phải lớn lên, càng phải trưởng thành hơn trong niềm xác tín: Thầy là sự sống và là sự sống lại.

Thật vậy, trọn cả trình thuật về việc Chúa Giêsu cho người thanh niên Lagiarô, bạn của Chúa sống lại tập trung vào lời tuyên bố then chốt: “Ta là sự sống lại và là sự sống”.

Không chỉ bằng lời, nhưng còn bằng hành động cho anh Lagiarô sống lại, Chúa Giêsu mạnh mẽ khẳng định rằng, không chỉ Người có quyền trên sự sống, nhưng một khi hứa ban sự sống lại, Người sẽ giữ lời hứa: Tất cả loài người chắc chắn sẽ sống lại trong ngày sau hết. Điều đó đã được thể hiện trước bằng sự sống lại của Lagiarô hôm nay.

Tuy nhiên, Chúa còn liên kết niềm tin sự sống lại của con người với niềm tin sự sống lại của Chúa qua lời mạc khải “Ta là sự sống lại và là sự sống”.

Vì thế, hôm nay Lagiarô được phục hồi (mang tính tạm bợ, sẽ lại chết như bao nhiêu người đã chết) sự sống trần thế, để hướng cái nhìn của chúng ta về chính sự phục sinh (chứ không phải “phục hồi” ) của Chúa.

Thánh Phaolô nhìn thấy sự phục sinh của chúng ta trong sự phục sinh của Chúa Giêsu nhờ ơn Chúa Thánh Thần:
“Nếu Thánh Thần ngự trong anh em, Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết sẽ dùng Thánh Thần của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác phải chết của anh em được sự sống mới” (Rm 8, 11).

Sách Giáo Lý Công Giáo cũng đồng thời tuyên xưng sự phục sinh của Chúa Kitô và sự phục sinh của chúng ta trong Chúa Kitô:

“Đức Kitô đã phục sinh với chính thân xác mình: ‘Hãy nhìn chân tay Thầy coi, đúng là Thầy đây mà’ (Lc 24, 39). Nhưng Người không trở về với đời sống trần thế. Cũng vậy, trong Người, mọi người sẽ sống lại với thân xác của mình, thân xác họ đang có bây giờ, nhưng thân xác đó sẽ biến đổi thành thân xác vinh hiển, thành thân xác có thần khí” (GLCG 999).

Cái chết luôn luôn là sự dữ làm cho người lâm vào, phải khiếp sợ, làm cho người thân cận còn sống đau buồn. Ngày nay, thế giới văn minh, cố tìm cách kéo dài sự sống, nhưng càng đi tìm sự sống trần thế bao nhiêu, người ta càng thất vọng bấy nhiêu. Bởi chưa một ai sống đầy một thế kỷ rưởi.

Ngược lại, thế giới hiện tại, bên cạnh những người sống lâu hơn, lại càng nhiều người có cuộc sống vắn vỏi hơn, thậm chí ngày càng có nhiều cái chết dữ hơn. Hằng ngày, theo dõi tin tức đó đây, biết được sự chết vẫn không ngừng bao vây thế giới văn minh, càng làm con người khiếp sợ hơn.

Chúng ta đau đớn, bởi quá nhiều người thân, người quen của mình, đang mạnh khỏe và không có bất cứ dấu hiệu gì ho thấy phải chết, lại đột tử, đột quỵ…

Chúng ta rùng mình trước những cuộc chiến tranh hiện đại; những vụ ám sát; những vụ đặt chất nổ; những vụ bắt cóc chặt đầu…

Chúng ta đau đớn đã có quá nhiều vụ chết vì phá thai; tự tử; ung thư; liệt kháng; nghiện ngập; những tai nạn giao thông bất kể là đường hàng không, hàng hải hay đường bộ; những căn bệnh lạ…

Biết bao nhiêu lần chúng ta nhói lên vì rung cảm, vì xúc động trước những thiên tai tàn phá khắp nơi trên thế giới sát hại từ vài ngàn người đến hàng trăm ngàn người…

Dù thế giới văn minh hơn, nhưng người ta vẫn không thể kéo dài sự sống mình hơn. Đó là thực tế đớn đau cho người ham sống cuộc sống trần thế.

Nhưng với Kitô hữu, dù cuộc sống trần thế có thế nào đi nữa, không làm họ thất vọng.

Dẫu không xa rời thực tế, bởi Kitô hữu luôn ý thức xây dựng trời cao khởi đi từ trần thế, họ vẫn biết rằng, sống hôm nay, đôi chân đặt nơi trần thế, lòng họ gởi vào trời cao.

Với Kitô hữu, Có Đấng đã từng phán “Ta là sự sống lại và là sự sống” soi dẫn, họ sống hôm nay nhưng hướng về ngày mai. Sống hôm nay nơi quê hương trần thế, họ vẫn biết đó là bệ phóng thúc giục họ về quê hương đời đời. Sống hôm nay như một chuyến lữ hành, họ sẽ đến chốn nghỉ ngơi bình an vô tận. Sống hôm nay, nhưng không cho hôm nay, mà cho một đời vĩnh cửu.

Vì thế, Kitô hữu sống hôm nay là sống trong tươi sáng, là sống đầy tin tưởng, là bước tới từng ngày trong hy vọng, là lòng vơi đầy hạnh phúc, tin yêu.

Cũng vì thế, Kitô hữu yêu mến trần thế, hòa nhập với trần thế, xây dựng trần thế bằng tất cả bổn phận, khả năng và hy vọng của mình.

Có hôm nay và có ngày mai. Như vậy, một mặt, họ không quá bám víu trần thế như chỉ có trần thế là đích đến của mình. Họ cũng không hời hợt với trần thế như chỉ có đời vĩnh cửu mà thôi.

Họ yêu mến trần thế và cũng yêu mến vĩnh cửu. Sự sống vĩnh cửu tốt đẹp, cũng như sự sống trên trần thế cũng không bao giờ bị họ rẻ rúng.

Do đó, sự chết chóc của trần thế, dù có gây xao xuyến, người sống niềm tin Kitô vẫn biết rằng tương lai bình an đang chờ họ.

Dù sự dữ và cái chết vây lấy thế giới, người sống niềm tin Kitô vẫn ngẩng cao đầu, vì tình yêu cứu độ của Thiên Chúa thắp sáng niềm tin của họ.

Tắt một lời, tất cả triết lý về sự sống, Kitô hữu xây dựng trên lời phán hứa không bao giờ qua đi của Chúa mình: “Ta là sự sống lại và là sự sống”.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH nói rằng hãy từ bỏ “ánh sáng giả tạo”dẫn đến con đường sai lầm.
Giuse Thẩm Nguyễn
07:24 29/03/2017
ĐGH nói rằng hãy từ bỏ “ánh sáng giả tạo”dẫn đến con đường sai lầm.

(EWTN News/CNA) Trong Thánh Lễ Chúa Nhật 26 thánh Ba, ĐGH Phanxicô đã nói với khách hành hương rằng Mùa Chay là thời gian quan trọng để mở lòng đón nhận ánh sánh của Chúa Kitô và dứt bỏ “ ánh sáng giả tạo” làm chúng ta xa rời Thiên Chúa, dẫn chúng ta vào con đường tăm tối bắt nguồn từ tính ích kỷ của chính mình.

ĐGH xin mọi người hãy tự trả lời trong thinh lặng những câu hỏi mà ngài đặt ra hôm ấy như “Con có tin rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa không? Có tin rằng Chúa có thể biến đổi con tim của con không? Có nghĩ rằng con có thể nhìn thấy thực tế như Chúa thấy, không phải như người khác không? Con có tin Chúa là ánh sáng và ngài ban cho chúng ta ánh sáng thật không?

Đi theo ánh sáng của Chúa Kitô nghĩa là biến đổi và việc biến đổi này có nghĩa là “từ bỏ ánh sáng giả tạo.”

ĐGH nói rằng một trong những ánh sáng giả là thành kiến kỳ quặc và lạnh lùng đối với người khác, bởi vì định kiến như thế bóp méo sự thật và tạo nên lòng hận thù đối với những ai mà chúng ta xét đoán không chút xót thương và lên án mà không hề xét xử.

Ngồi lê mách lẻo cũng là loại tật này, nói xấu người khác làm ta lạc xa ánh sáng và dẫn ta vào con đường tối tăm.

Một loại ánh sáng giả khác nữa là “quyến rũ và mơ hồ vì lợi ích cá nhân.”

Nếu chúng ta đánh giá một người dựa trên những tiêu chuẩn vì lợi ích của mình, vì niềm vui, vì uy tín thì chúng ta không sống ánh sáng thật trong các mối liên hệ và trong các tình huống. Nếu chúng ta bước xuống con đường này để tìm lợi ích cá nhân thì chúng ta sẽ chìm sâu vào trong bóng tối.

Trong buổi đọc kinh truyền tin tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào hôm Chúa Nhật, ĐGH đã nhắc đến đoạn Phúa Âm của Thánh Gioan kể lại việc Chúa chữa lành cho một người mù từ thuở mới sinh. Sau khi được nhìn thấy, người này đã nhận ra Giêsu là Con Thiên Chúa và thờ lạy Ngài.

Với phép lạ này Chúa Giêsu đã tỏ mình là ánh sáng thế gian. Người mù là hình ảnh của chúng ta, bị mù bởi tội lỗi “cần ánh sáng mới, ánh sáng đức tin, ánh sáng thật mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Chính việc “mở ra mầu nhiệm về Chúa Kitô” mà người mù được nhìn thấy.

ĐGH nhấn mạnh đến đoạn Chúa Giêsu hỏi người mù “Anh có tin vào Con Người không? và rằng “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây.”

Thế là người mù liền sấp mình và thờ lạy Chúa Giêsu. Câu chuyện này là lời mời gọi phản ánh niềm tin của chúng ta vào Chúa Kitô và nhớ lại giây phút chúng ta được lãnh phép Rửa Tội.

Rửa tội là “bí tích đầu tiên của đức tin, dẫn chúng ta “đến với ánh sáng” qua việc tái sinh trong nước và trong Chúa Thánh Thần. Cũng thế, tin theo lời dạy của Chúa Giêsu, mắt người mù được mở ra sau khi đi rửa tại hồ Si-lô-ắc.

Nhu cầu chữa lành và tái sinh là một dấu hiệu của mọi thời đại một khi chúng ta không nhận ra rằng “Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian” khi chúng ta lạc lối trong tối tăm chúng ta sẽ tìm kiếm và bước theo nguồn sáng dù rất nhỏ.

Vấn đề ở đây là người mù không có tên, điều ấy giúp chúng ta sẽ tìm thấy chính mình, khuôn mặt mình và tên của mình trong lịch sự của thời đại ấy.

Chúng ta cũng được chiếu sáng bởi Chúa Kitô qua phép Rửa Tội, giống như người mù, chúng ta được kêu gọi để sống như “con cái của ánh sáng.”

Nhưng để làm được như thế đòi hỏi một sư thay đổi căn bản về tinh thần, về khả năng xét đoán tha nhân và về nhiều thứ theo một tiêu chuẩn giá trị mới đến từ Thiên Chúa. Chính Phép Rửa Tội đòi hỏi một “sự chọn lựa vững chắc và quyết tâm” loại bỏ ánh sáng giả và sống như con cái ánh sáng thật của Chúa Kitô.

Kết thúc buổi cầu nguyện ĐGH đã cầu xin cùng Mẹ Maria, người đã đón nhận Chúa Giêsu là “ ánh sáng thế gian”. Xin Mẹ cầu bầu cho chúng ta để được ơn đón nhận “ánh sáng đức tin” vào trong đời sống, nhất là trong Mùa Chay này.

“Xin cho ánh sáng mới này biến đổi chúng con trong thái độ và hành động, để chúng con, dù trong cảnh khốn nghèo, cũng có thể trở thành những tia sáng của Chúa Kitô”.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tội “lười biếng”, “những rễ cây khô héo!”
Pt Huỳnh Mai Trác
10:31 29/03/2017

Có một thứ tội làm bại hoại tim con người, làm cho “con người sống trong sự buồn tẻ” và làm cho họ quên lãng đi niềm vui”. Đó là tội “lười biếng”, thái độ này dẫn con người đến tình trạng “không chịu tiến tới”, và như những cây có rễ khô héo”. “Đối với những người này, lời của Chúa Giê su làm họ thức tĩnh: “Hãy chổi dậy!”. Đó là lời mà Đức Giáo Hoàng đã lập lai nhiều lần trong bài giảng trong thánh lễ tại nhà Nguyện thánh Mát ta trong buổi sáng ngày 28 tháng Ba.

Tất cả mọi suy tư của Đức Thánh Cha đều ở trong sách Phụng vụ ngày hôm ấy (Ezechiel 47,1-9,12), nói về trong những dấu hiệu rất quan trọng: đó là nước .

Trong sách Phúc Âm của thánh Gioan cũng nói về điều này (5,1-16), họ đã bắt gặp được nước . Đó là hồ nước ở Bethesda, một hồ nước có năm cửa đến. Dưới những của này có nhiều người bệnh tật, người đui mù, người què quặt, người bất toại”. Theo tục truyền, mỗi người lần lượt khi có thiên thần xuống thì cơn nước dấy lên và kẻ nào xuống nước lúc đó sẽ được chữa lành bệnh. Những người này luôn chờ đợi và xin ơn được chữa lành”.
Trong đám bệnh nhân đó, có một con bệnh đã chờ đợi trong hơn ba mươi tám năm. Và Chúa Giê su, biết trong tâm tư người bệnh này” và biết người này đã ở trong tình trạng này khá lâu dài và hỏi người này : “Ngươi có muốn chữa lành không?”.

Đứng trước một câu hỏi như vậy, Dức Phan xi cô nói tiếp,”mọi người khác đang ở đó, nhũng người bệnh tật, những kẻ đui mù, người bất toại, sẽ phải nói :”Lạy Ngài, xin chữa chúng con!”. Trái lại chỉ có một người tuồng như là một người ngoại đáp lại lời Chúa Giê su :”Thưa Ngài, tôi không có ai để đưa tôi xuống nước khi nước khuấy động, và khi đó đã có một người khác xuống trước tôi rồi”.Câu trả lời của anh ta như một lời trách móc :Thưa Ngài, cuộc đời thật là khó khăn, bất công, mọi người đều được may mắn chỉ riêng tôi dã chờ đợi hơn ba mươi tám năm, nhưng . . .”

Đây là “tội lười biếng”, một tội lỗi xấu xa”. Người này, đang bị bệnh “không phải bệnh bất toại, mà bệnh lười biếng, còn xấu xa hơn là có một con tim lạnh nhạt”.’Sự lười biếng”, là một lối sống cần phải sống, là tôi không được như những kẻ khác, họ đều lành mạnh chỉ có một mình tôi, không có ý hướng tiến về phía trước, không có một ước muốn làm một điều gì tốt đẹp trong đời sống”: đó là làm mất đi niềm vui trong cuộc sống”. Như vậy “người lười biếng” này không hề biết thế nào là niềm vui ,Vì anh ta đã đánh mất đi niềm vui của đời sống”.

Đúc Giáo Hoàng nói, đó la một căn bệnh xấu xa”, dẫn đến những biện minh như là: “Vì tôi được sinh ra như vậy, và tôi đã quen thói như vậy”. . .Như đời sống đã bất công đối với tôi . . .”Như vậy đàng sau những câu than phiền “người ta cảm thấy sự hối tiếc, sự chua xót của con tim này”. Bởi vậy Chúa Giê su không quở mắng họ”, ngài chỉ nhìn họ và nói:”Hãy đứng dậy vác giường của ngươi và bước đi”.Và người đó đã vác giường của mình mà bước đi.
Sự lười biếng là một tính nết xấu xa. Tội này nhiều người mắc phạm :”Đó là một tội lỗi làm cho con người trở thành bất toại, và không còn tiến bước được nữa”. Và chúng ta cũng vậy, Chúa Giê su hôm nay phán bảo: Hãy trổi dậy, vác lấy đời sống của ngươi, tốt đẹp hay khốn khổ, hay vác lấy nó và tiến bước. Đừng sợ hãi, hãy vác giường của ngươi và tiến bước”.

Câu hỏi đầu tiên mà Chúa hỏi hôm nay là như vầy : “Ngươi có muốn chữa lành không?” Nếu chúng ta đáp: “Vâng, con muốn được chũa lành. Xin Chúa giúp con, con muốn trổi dậy”. và như vậy chúng ta sẽ có được niềm vui ơn cứu độ”.
 
Không bao giờ tôi nghĩ đời này tôi sẽ là một linh mục
Vũ Văn An
21:20 29/03/2017
Người ta vẫn thường lưu ý và thán phục những vị linh mục tu muộn. Ở Úc này, họ gặp ít nhất 3 linh mục Việt Nam như vậy: hai vị tên Huy, một tu Dòng Tên, một tu dòng Don Bosco và một vị tên Tường, linh mục triều, nhưng trước đây có gia nhập Dòng Tên trong một thời gian. Các ngài là những viên ngọc qúy, nhất là đối với những người từng đi tu từ hồi nhỏ, nhưng gần tới chức linh mục thì bỏ cuộc.

Các viên ngọc qúy trên dường như càng ngày càng nhiều và trong một tương lai gần, có lẽ trở thành thông thường dù vẫn rất qúy. Ít nhất thì chiều hướng đó cũng đang diễn ra tại Hoa Kỳ nói chung, và tại tổng giáo phận Washington D.C. nói riêng, nơi liên tiếp được báo chí nói đến những trường hợp tu muộn rất đáng lưu ý: đó là trường hợp Thầy Jaime Maldonado-Aviles, một cựu khoa học gia của Đại Học Yale, và Cha Roy Edward Campbell, một trong các cựu phó chủ tịch của Ngân Hàng America, người vừa được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá của Đức Hồng Y Wuerl.

Tuần này, nữ ký giả Ellen McCarthy của tờ Washington Post đề cập tới một trường hợp tu muộn đáng lưu ý khác nữa, đó là trường hợp Thầy Anthony Ferguson, một người từng nói rằng “tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ là một linh mục”.

Câu nói đó, dù sao, cũng vẫn đúng cho tới lúc này khi thầy còn đang tu học tại Chủng Viện của Đại Học Công Giáo America.

Thực vậy, vào một sáng thứ sáu, trong thành phố quanh thầy, những người cùng trang lứa thiên niên kỷ với thầy đang thức giấc, bừng dậy khỏi các giấc mơ luẩn quẩn, rà các tin nhắn trên áp dụng hẹn hò và sẵn sàng lên đường nhập vào dòng sinh hoạt trần thế, thì Thầy Ferguson bước ra khỏi cửa phòng, mình mặc cùng một chiếc sơmi mầu đen với cổ cồn trắng, vào ngồi trong một nhà nguyện dưới ánh sáng ấm áp tràn vào qua các cửa kính mầu rự rỡ. Trước 8 giờ sáng, thầy sẽ được nghe một bài giảng nói về các ơn phúc của hôn nhân, về việc chúng giúp các người phối ngẫu yêu thương nhau ra sao theo cách Thiên Chúa yêu thương mỗi người họ.

Thầy biết đó là một kinh nghiệm mãi mãi sẽ chỉ có tính lý thuyết, nếu thầy tiếp tục tiến bước trên con đường này: con đường đưa thầy tới chức linh mục.

Năm nay 28 tuổi, thầy lắc đầu với ý nghĩ đang nói với cái bản thân trẻ hơn của thầy rằng một ngày kia thầy sẽ kết cục ở lại đây, ở trong chủng viện này. Cậu trai chuyên vẽ hoạt họa từng sống ở Richmond không bao giờ có thể tin được điều này. Mà cái cậu thiếu niên có tâm hồn hướng nội vốn cảm thấy mình có định mệnh làm một họa sĩ cũng không bao giờ tưởng nghĩ như thế. Cái người vô thần mà thầy từng là hồi còn ở cao đẳng hẳn cười nhạo đến nỗi thầy phải chạy ra khỏi phòng.

Nhưng thầy đang ở đây, sống tại một phòng ngủ chung với 80 thanh niên khác, đang học cách giảng cho đám đông và phục vụ người hấp hối. Và vẫn còn đang vật lộn với những gì vốn tiềm ẩn, và không tiềm ẩn, trong đời một người làm linh mục.

Bối cảnh hỗn hợp

Tôn giáo luôn là tấm phông trong đời Thầy Ferguson. Khi thầy còn là một đứa bé, gia đình thầy tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật và cầu nguyện mỗi khi một thành viên nào đó trong gia đình ngã bệnh. Nhưng vì cha của thầy trước đây vốn được dưỡng dục trong truyền thống Thệ Phản, nên các điểm căn bản chung của Kitô Giáo đã được nhấn mạnh nhiều hơn là các điểm đặc thù của Đạo Công Giáo. Ngoài ra, các trình thuật trong Thánh Kinh cũng chỉ làm thầy lưu ý giống như các nhân vật trong “The Lord of the Rings” hay như các sinh vật từ óc tưởng tượng của thầy nhẩy xổ ra trên các bản vẽ nháp.

Nhưng khi tính chân thực của đức tin bị thách thức, nó làm thầy ngỡ ngàng. Lúc đang học ngành nghệ thuật tại Đại Học Richmond, thầy có theo một vài giảng khóa về các tôn giáo thế giới. Các giảng khóa này trình bầy các viễn tượng khác về Thiên Chúa, trong đó, có cả khả thể không có Thiên Chúa nữa.

Thầy nhận định: “tôi rất ngạc nhiên trước việc trên. Tôi không thể nào tin rằng một ai đó lại có thể tin một điều gì khác… Tôi vốn được che chở. Trường Cao Đẳng làm tôi mất sự che chở này”.

Và vì thầy không đưa ra được câu trả lời an toàn nào đối với những người vô thần thầy gặp, nên thầy đã gia nhập hàng ngũ của họ. Thầy bảo: “nhưng cô thấy đó, tôi vẫn muốn tin Thiên Chúa. Tôi muốn được tin”.

Ước muốn trên khiến thầy tham gia một nhóm học hỏi Thánh Kinh trong khuôn viên cao đẳng. Do các người Tin Lành hướng dẫn, các buổi học hòi này trình bầy một quan điểm thân mật về Kitô Giáo hơn hẳn Đạo Công Giáo xem ra xa cách của thời thầy còn là một đứa trẻ.

Thầy bảo: “Điều tôi bắt đầu thấy trong cuộc học hỏi về Thánh Kinh này là: nếu tôi bước chân theo Đấng Giêsu này, thì hẳn tôi phải thay đổi gần như mọi sự”.

Các biến chuyển

Và quả như thế. Sau năm đầu ở đại học, thầy thôi không đàn đúm nữa và xa lánh các bạn bè tỏ ra gây ảnh hưởng tiêu cực. Để bước sang giai đoạn hai ở đại học, thầy mô tả tâm sự của mình trên một tấm gỗ dán 5 bộ Anh. Thầy bảo: “tôi ném lên đó mọi cuộc vật lộn của tôi, mọi câu hỏi về linh đạo, về Thiên Chúa, lên tác phẩm nghệ thuật của tôi. Nó trở thành chỗ tẩy rửa mọi thứ rác rưởi của tôi”.

Nhưng viễn kiến đôi chút lãng mạn của thầy về cuộc đời trong tư cách nghệ sĩ sẽ chạm trán với thực tế chỉ mấy tháng sau ngày tốt nghiệp. Lúc ấy, thầy nhận được việc làm của một nghệ sĩ đồ họa (graphic artist) và dọn ra ở riêng. Có thì giờ và sống một mình, thầy bắt đầu đọc các bài suy niệm tôn giáo của C.S. Lewis và của Thánh Augustinô.

Thầy nhận định: “đó là một cuộc thâm hậu hóa việc hồi tâm, một thứ mở mắt để tôi thấy rằng ‘à, đây mới là điều tôi có thể dành hết đời mình cho'. Các câu hỏi kia đã được trả lời, và tôi thấy mình tự tin hơn. Và cũng có tinh thần cầu nguyện hơn”.

Thầy giúp thiết lập một thừa tác vụ tuổi trẻ trong giáo phận Richmond và không lâu sau đó, đã dành hầu hết các buổi tối để cùng sinh hoạt với các người Công Giáo tuổi đôi mươi cùng một tâm trí, hoặc học hỏi Thánh Kinh hoặc làm việc thiện nguyện trong cộng đồng. Trong khi ấy, thầy bảo, thầy mong gặp “một cô gái thích hợp. Tôi muốn hẹn hò và kết hôn – đó là mục tiêu của tôi”.

Đường nào cũng là đường

Nhưng những lúc về đêm, khi hết bận rộn và chỉ còn một mình, thầy cũng bắt đầu nghĩ tới việc làm linh mục. “Tôi đổi các trang mạng EHarmony qua các trang mạng ơn gọi. Có một cục than hồng tò mò nho nhỏ ngày càng lớn dần. Thoạt đầu, nó làm tôi hoảng sợ. Hoảng sợ thật”.

Một linh mục bạn cảm thấy thầy Ferguson lưu ý như trên. Nên năm 2012, vị này đã mời thầy tham gia buổi phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh. Thầy được nhờ cầm cây thánh giá lớn để giáo dân tôn kính. Thầy bảo: “Đứng ở đó, cầm cây thánh giá đó tưởng như bị đẩy té bởi những người cúi xuống hôn nó, tôi xúc động đến hết lòng thương yêu họ. Và tôi nhớ đứng ở đó, giữa lòng nhà thờ, tự nghĩ: ‘ôi lạy Chúa, nếu Chúa muốn con dành hết đời con để phục vụ những người này, con sẽ sẵn sàng”.

Nhưng quyết định dấn thân không đến dễ dàng như thế. Thầy gần như không cho ai biết mình đang nghĩ tới đời sống linh mục. “Tôi như người khùng. Tuần thì ‘à, mình thực sự quan tâm tới chức linh mục. Tuần thì lại khiếp đảm trước ý nghĩ đó. Đây thực là một trải nghiệm núi cao/vực thẳm”.

Vấn đề trở nên cấp thiết vào năm 2013, trước lễ Giáng Sinh. Lúc đó, thầy đang hẹn hò với một cựu đồng nghiệp đã được mấy tháng và xem ra người này sẵn sàng tiến vào một liên hệ nghiêm túc hơn. Thầy bảo: “Tôi cảm thấy như có một khúc rẽ ở trên đường. Tôi có thể chọn một là sống với người con gái thực sự tốt lành này hai là nạp đơn xin vào chủng viện. Tôi biết tôi phải quyết định, và tôi biết nếu tôi quyết định theo lối này, thì lối kia sẽ phải đóng lại”.

Trong Thánh Lễ Chúa Nhật, thầy cầu nguyện xin được hướng dẫn. “Câu trả lời mà tôi thực sự cảm thấy như nhận được, và theo tôi, đây không phải là giọng nói của Charlton Heston, mà là một nhận thức rất êm dịu, âm thầm như rót vào tận đáy lòng rằng tôi chọn đường nào cũng không quan trọng. Chúa muốn đường nào cũng được”.

Biết được điều đó khiến thầy dễ dàng hơn trong việc cân nhắc điều thầy thật sự muốn. Thầy bảo: “và khi tôi nghĩ đến việc làm linh mục, tôi thực sự cảm thấy có một cảm thức bình an đầy ấm áp”.

Bởi thế, tháng Giêng năm 2014, thầy bắt đầu nạp đơn xin vào chủng viện và tháng Tám năm đó, thầy trình diện tại Cao Đẳng Thần Học của Đại Học Công Giáo America ở Brookland. Đến nay đã được 2 năm rưỡi, với các lớp về tôn giáo, Thánh Lễ hàng ngày và dùng bữa với các bạn đồng chủng sinh. Và những cuộc đàm đạo tâm linh với các vị hướng dẫn về cuộc sống phía trước.

Thầy cho rằng “Thời gian chủng viện dành cho việc hiểu ra điều làm bạn cấu kết quả là tuyệt vời. Theo tôi, đây là việc hiểu rõ mình là ai trước nhan Thiên Chúa”.

Điều trên không hề có nghĩa thầy hết quan tâm tới những điều thầy đã hy sinh bỏ đi. “Vẫn có câu hỏi ‘các lợi ích của chức linh mục có đủ làm tôi hạnh phúc hay không? Liệu các ơn phúc của chức linh mục có đủ hay không?’ Đôi khi khó được gặp gia đình. Một đứa nhỏ chạy tới với cha em. Có một sự gần gũi ở đó mà chúng ta đã được dựng nên để có… Và điều đó đôi khi khó thấy được. Có một cái đau nhói ở đấy”.

Nhưng khi cái đau nhói ấy xuất hiện, thầy cũng nghĩ tới mình đang dâng Thánh Lễ trên bàn thờ và nghĩ đến các cảm nghiệm được phục vụ tại các bệnh viện và sử dụng nghệ thuật để dạy cho trẻ em về Thiên Chúa. Phần lớn, thầy nghĩ tới Thiên Chúa. Và thầy thấy mình hết còn hoài nghi.

Thầy bảo: “tất cả hệ ở việc buông tay và để Thiên Chúa thực hiện việc Người làm”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Tổng Leopoldo Girelli – Đại diện Tòa thánh, ghé thăm giáo xứ thánh Tống Viết Bường Sàigòn
Nguyễn Vĩnh Thân
07:33 29/03/2017
Đức Tổng Leopoldo Girelli – Đại diện Tòa thánh, ghé thăm giáo xứ thánh Tống Viết Bường

“Mỗi người hãy biết học hỏi, thực hành như Đức Giêsu đã làm với Cha của Ngài”

Đó là lời của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli (TGM) trong bài giảng lễ tại giáo xứ thánh Tống Viết Bường (GX). Sáng nay 29/3/2017, bầu khí trở nên ấm áp hơn vì cộng đoàn dân Chúa GX thánh Tống Viết Bường, vui mừng được đón tiếp vị Đại diện Tòa thánh tại Việt Nam, ghé thăm và dâng thánh lễ vào lúc 5g30’ cùng cộng đoàn dân Chúa.

Xem Hình

Cùng đồng tế trong thánh lễ có cha Giuse Phạm Bá Lãm, hạt trưởng Phú Thọ; cha Giuse Nguyễn Văn Sinh Tổng Quản lý VP HĐGMVN; cha Giuse Tạ Huy Hoàng, chánh xứ thánh Tống Viết Bường; cha Phêrô Trịnh Quang Khánh, Phụ trách Tìm hiểu Ơn gọi của GX.

Trong phần giảng lễ, dựa theo bài đọc: Is 49,8-15 và Tin Mừng: Ga 5,17-30. Đức TGM Leopoldo Girerlli đã diễn giải cho cộng đoàn nhận ra Thiên Chúa là người Cha, người Mẹ luôn thương yêu, chăm sóc con cái mình. Nhất là trong bài Tin Mừng, chính Đức Giêsu đã công bố, Thiên Chúa chính là người Cha của Ngài và của cả nhân loại. Một người Cha đầy lòng nhân từ, xót thương. Tình thương xót đó Thiên Chúa đã thể hiện qua việc sai Con của Ngài xuống trần gian sống, thực thi thánh ý Chúa Cha. Thể hiện dung mạo long thương xót đó bằng chính cái chết của Con Ngài để cứu chuộc cho nhân loại.

Kết thúc bài giảng, ngài đã mời gọi mọi người sống trong mùa chay thánh này, mỗi người hãy biết học hỏi, thực hành công việc như Đức Giêsu đã làm với Cha của Ngài, để xứng đáng được hưởng tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mỗi chúng ta.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha Giuse chánh xứ đã thay mặt cộng đoàn nói lời cám ơn và cảm kích vì sự hiện diện của vị Đại diện Tòa Thánh nơi giáo xứ nhỏ bé này. Là niềm cổ vũ, khích lệ cho cộng đoàn giáo xứ thánh Tống Viết Bường sống đức tin ngày thêm tốt hơn, trong mỗi bậc sống, ơn gọi của mình, nhất là trong mùa chay thánh này.

Đáp lại lời cám ơn, Đức Tổng Leopoldo Girelli cũng ngỏ lòi cám ơn và vui mừng vì được đến dâng thánh lễ cùng quí cha và cộng đoàn giáo xứ. Sự hiện diện này cũng mang tính hiệp thông của Đức Thánh Cha Phanxicô với cộng đoàn giáo xứ thánh Tống Viết Bường. Nhân đây ngài cũng có lời chúc mừng đến công trình xây dựng nhà Chúa mà giáo xứ đang thực hiện.

Sau khi ban phép lành cuối lễ, Đức TGM Leopoldo Girelli đã làm phép mô hình tổng quan ngôi thánh đường tương lai của giáo xứ.

Thánh lễ được khép lại vào lúc 6g30’ cùng ngày. Sau đó Đức TGM Leopoldo Girelli đã chụp hình lưu niệm với ca đoàn và cộng đoàn nơi thềm cung thánh. Mọi người ra về với những công việc thường ngày của mình, nhưng vẫn đọng lại trong lòng niềm vui và lời giáo huấn của vị Đại diện Tòa thánh là: “làm tiếp những gì mà Đức Giêsu đã làm với Cha của Ngài”
 
Cộng đoàn Giáo xứ Thánh Linh, Tĩnh Tâm Mùa Chay 2017 Chủ đề: Lời Từ Trên Cao Phần Cuối Ngày 2
Lê Sự
11:09 29/03/2017
Cộng Đoàn Giáo Xứ Thánh Linh
Tĩnh Tâm Mùa Chay
Chủ đề: Lời Từ Trên Cao
Lm. Joseph Nguyễn Thiết Thắng thuyết giảng
ngày 9, 10, 11 tháng 3 năm 2017
phần 3 và kết thúc ngày 2

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Đầu Ngày
Thérésa Nguyễn
19:38 29/03/2017
HOA ĐẦU NGÀY
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Nắng mai ươm cánh hồng đào
Cảm ơn hoa dẫn lối vào ngày xuân.
(tn)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 23-29/03/2017: Tuần thánh với các cử hành Phụng Vụ huy hoàng và cảm động
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 29/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm tổng giáo phận Milan.

Sáng thứ Bẩy 25 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã viếng thăm tổng giáo phận Milan trong 12 giờ. Lúc 7h sáng, ngài đáp máy bay từ phi trường Fiumicino ở Roma để đi Milan. Đến nơi lúc 8h sáng, Đức Thánh Cha đã tới khu phố nghèo ở mạn đông bắc Milan, quen gọi là “những căn nhà trắng” ở đường Salamone.

Sau đó, Đức Thánh Cha đến khu vực “Case Bianche” vùng ngoại vi đông nam Milan, nơi ngài đã gặp đại diện các gia đình không có giấy tờ hợp lệ, những người hồi giáo, và di dân.

Tiếp theo, Đức Phanxicô đến nhà thờ chính tòa Dôme, nơi ngài thăm mộ thánh Charles Borromée. Tại đây ngài có cuộc gặp gỡ với các linh mục, những người sống đời thánh hiến của giáo phận.

Trong cuộc gặp gỡ hàng ngàn linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ của Tổng giáo phận Milan, Đức Thánh Cha kêu gọi các vị đừng sợ thách đố và đừng âu lo về tình trạng thiểu số của mình.

Hiện nay, ngoài 1900 linh mục giáo phận, Tổng giáo phận Milan còn có 790 linh mục dòng, 143 phó tế vĩnh viễn hơn 1 ngàn tu huynh và 6.210 nữ tu.

Cuộc gặp gỡ diễn ra lúc quá 10 giờ sáng ngày 25-3 tại Nhà thờ chính tòa. Thánh đường hùng vĩ này được khởi công xây cách đây 630 năm theo kiểu tân gôtích và hoàn tất như hiện nay vào năm 1932.

Đến nơi, Đức Thánh Cha đã được hàng chục vị kinh sĩ Nhà Thờ Chính Tòa và các Giám Mục phụ tá tiếp đón, ngài bắt tay chào thăm từng vị trước khi tiến vào thánh đường trước sự đón tiếp nồng nhiệt của hàng ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ tại đây. Ngài thinh lặng ngồi cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa đặt trên bàn thờ và viếng mộ của thánh Carlo Borromeo, Giám Mục giáo phận Milan. Đức Thánh Cha cũng chào thăm các linh mục và nữ tu già yếu ngồi trên xe lăn, trước khi lên bục cao trước bàn thờ.

Trong lời chào mừng Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Angelo Scola, TGM giáo phận sở tại, cho biết thánh đường không đủ chỗ, nên nhiều linh mục tham dự cuộc gặp gỡ này từ bên ngoài, trên thềm nhà thờ, hoặc tại tư gia của các vị.

Sau cuộc gặp gỡ này, Đức Phanxicô đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành cho giáo dân.

Lúc 11h30, Đức Phanxicô đã thăm nhà tù San Vittore và ăn trưa với khoảng 100 tù nhân.

2. Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ cho 700 ngàn người tại Công viên De Monza, ở Milan

Chiều ngày 25 tháng 3, lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho 700 ngàn tín hữu tại công viên Monza, cách Milan 18 cây số về hướng bắc.

Đồng tế với Đức Thánh Cha, cũng có Đức Hồng Y Scola, Tổng Giám Mục Milano, các Giám Mục phụ tá của ngài, các Giám Mục thuộc miền Lombardia và hàng trăm linh mục.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Không có gì là không thể đối với Thiên Chúa”.

Ngài giải thích rằng:

Khi chúng ta tin rằng mọi sự tùy thuộc vào khả năng của chúng ta, vào sức mạnh của chúng ta, vào những viễn kiến thiển cận của chúng ta, thì mọi sự xem ra là không thể. Nhưng nếu, ngược lại, chúng ta sẵn sàng để cho bản thân chúng ta được giúp đỡ, để cho bản thân chúng ta được dạy dỗ, mở bản thân mình ra cho ân sủng, thì lúc ấy những sự dường như không thể bắt đầu trở nên có thể. Những miền đất này biết rõ điều ấy, nên theo dòng lịch sử, đã tạo ra rất nhiều đặc sủng, rất nhiều những nhà truyền giáo, rất nhiều sự phong phú cho đời sống của Giáo Hội! Nhiều người khi vượt thắng chủ nghĩa bi quan không sinh hoa trái và mang tính chia rẽ, đã mở bản thân họ ra cho những sáng kiến của Thiên Chúa và trở thành những dấu chỉ của một mảnh đất sinh hoa trái không khép kín trong những ý tưởng của riêng mình, trong những giới hạn của mình và trong những khả năng hạn hẹp của mình nhưng mở ra đối với những người khác.

Trước khi về lại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp các em lớp Thêm sức ở Sân vận động Meazza.

3. Phản ứng của Tòa Thánh về vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một điện tín bày tỏ sự chia buồn của mình với các nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố tại Tòa nhà Quốc hội ở Luân Đôn hôm thứ Tư. Trong điện tín viết thay mặt cho Đức Thánh Cha; Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, viết:

Kính gởi Đức Hồng Y Vincent Nichols

Tổng giám mục Westminster

Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc và Xứ Wales


Đau buồn sâu sắc khi hay tin nhiều người thiệt mạng và bị thương trong cuộc tấn công tại trung tâm Luân Đôn, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự liên đới trong kinh nguyện của ngài với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi bi kịch này. Đức Thánh Cha phó dâng những người đã chết cho lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng, và khẩn cầu sức mạnh cũng như bình an của Chúa trên các gia đình của họ đang chịu đau buồn, và ngài bảo đảm lời cầu nguyện cho Anh quốc vào thời điểm này.

Đức Hồng Y Pietro Parolin

Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh


Lúc 2:40 chiều thứ Tư, tên khủng bố Khalid Masood, 52 tuổi, lái một chiếc xe Hyundai Tucson, tông vào khách bộ hành trên cầu Westminster, cùng một kiểu cách tấn công như đã diễn ra tại Nice /nɪʃ/ và Berlin, giết chết 2 người và làm bị thương 29 người khác; trong đó có 7 người đang trong tình trạng nguy kịch.

Tên khủng bố sau đó, tông xe vào tòa nhà Quốc Hội Anh. Ra khỏi xe với hai con dao, y tấn công một viên chức cảnh sát không vũ trang tên là Keith Palmer, 48 tuổi. Trong cuộc giằng co với tên khủng bố, anh Keith Palmer bị đâm nhiều nhát vào bụng và lưng; nên đã thiệt mạng vì mất nhiều máu.

Cảnh sát đã bắn chết hung thủ.

Hai người khác bị thiệt mạng là cô Aysha Frade, một giáo viên người Tây Ban Nha, đang dạy học tại Westminster; và Kurt Cochran, một người Mỹ sinh sống tại Utah, Hoa Kỳ. Anh Kurt Cochran cùng với vợ là Melissa sang Luân Đôn nhân kỷ niệm 25 năm ngày cưới của họ. Ngày thứ Tư 22/3 là ngày cuối trong chuyến du lịch của họ. Vợ anh là Melissa bị thương nặng.

Bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố trách nhiệm về cuộc tấn công này qua một tuyên bố đưa ra bởi Amaq, một cơ quan thông tin tuyên truyền của chúng. Bọn khủng bố ca ngợi kẻ tấn công như “một người lính của Nhà nước Hồi giáo”.

4. Đức Hồng Y Vincent Nichols kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân vụ khủng bố tại Anh

Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng giám mục Westminster, chủ tịch Hội đồng Giám mục Anh quốc và xứ Wales đã dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ khủng bố tại Luân Đôn và gia đình của họ.

Trên mạng xã hội Twitter, chiều cùng ngày cuộc tấn công xảy ra, Đức Hồng Y cũng viết rằng tất cả những người “bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công khủng khiếp này và những người đã đáp trả nó cách can đảm” đều hiện diện trong lời cầu nguyện của ngài.

Hôm 23/03, Đức Hồng Y cũng mời gọi cầu nguyện, tỏ tình tương trợ cảm thông và sự bình tĩnh sau cuộc tấn công.

Đức Hồng Y nói: “Cuộc tấn công hôm qua ở Westminster làm cho chúng ta bị sốc. Loại bạo lực mà chúng ta thường thấy ở các nơi khác gieo biết bao kinh hoàng và chết chóc đã ập đến thành phố này.”

Ngài mời gọi cầu nguyện cho những người bị giết và những người mất người thân. Ngài xin cầu nguyện cho Aysha Frade cũng như cho người chồng và hai con học ở trường tiểu học Đức Maria các Thiên thần, bị giết khi đang trên đường đi đón con; cầu cho các học sinh người Pháp bị thương; cầu nguyện đặc biệt cho viên cảnh sát Keith Palmer và cho gia đình của ông, cám ơn Chúa rằng nhiều người đã có sự dấn thân can đảm như thế để gìn giữ xã hội an toàn.

Đức Hồng Y nói: “Hãy để cho tiếng của chúng ta nên một trong lời cầu nguyện, trong sự tương trợ cảm thông và bình tĩnh. Tất cả những ai tin vào Chúa, Đấng Tạo dựng và Cha của mọi người, sẽ làm vang vọng tiếng nói này, vì đức tin vào Chúa không phải là một vấn đề cần được giải quyết , nhưng một sức mạnh và một nền tảng.”

5. Thủ tướng Anh nói chủ nghĩa khủng bố không có tiếng nói cuối cùng tại quốc gia này

Hôm 23 tháng Ba, một ngày sau cuộc tấn công khủng bố, bà Theresa May, thủ tướng Anh nói với Quốc Hội nước này rằng chủ nghĩa khủng bố không có tiếng nói chung cuộc, các kẻ khủng bố sẽ bị đánh bại.

Bà nói: “Hôm qua, đứng trước hành vi khủng bố, chúng ta không lo sợ, và quyết tâm của chúng ta sẽ bao giờ không chùn bước trước chủ nghĩa khủng bố”

Nhận xét của bà thủ tướng đã được đưa ra theo sau cuộc tấn công gần tòa nhà Quốc Hội trong đó 4 người đã bị thiệt mạng, kể cả kẻ khủng bố và khoảng 40 người bị thương.

Bà thủ tướng May cho biết người đàn ông gây ra cuộc khủng bố chết người này là một người sinh ra tại Anh và đã bị các cơ quan tình báo theo dõi.

Tên khủng bố đã từng bị điều tra vì có những quan ngại của các cơ quan an minh đối với thái độ cực đoan bạo lực của hắn ta.

Cảnh sát đang tiếp tục các cuộc điều tra.

6. Âu Châu tăng cường các biện pháp an ninh theo sau vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn

An ninh tại các quốc gia Âu Châu đã được tăng cường theo sau vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn. Nhiều thành phố được đặt trong tình trạng báo động theo sau vụ khủng bố tại Anh giết chết 3 người và làm bị thương gần 40 người khác bên ngoài tòa nhà Quốc Hội Anh.

Trong buổi tưởng niệm vụ tấn công khủng bố diễn ra một năm trước, tức là hôm là 22 tháng Ba năm 2016, tại phi trường quốc tế Brussels và tại nhà ga Maalbeek ở trung tâm thành phố này, ông thị trưởng nói:

“Vụ tấn công khủng bố tại Anh diễn ra đúng một năm khi Brussels tưởng niệm vụ khủng bố trong đó 3 tên nổ bom tự sát đã giết chết 32 người tại tại phi trường quốc tế Brussels và tại một nhà ga.”

An ninh cũng được tăng cường tại Ý nơi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu nhân kỷ niệm 60 năm hình thành Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến hôm 24 tháng 3.

Cuộc gặp gỡ này được tổ chức nhân kỷ niệm lần thứ 60 Hiệp ước Rôma, thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Tổ chức này sau đó đã phát triển thành Liên Hiệp Âu Châu.

Từ 6 quốc gia sáng lập ban đầu là Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Lục Xâm Bảo và Hà Lan, Liên Hiệp Âu Châu ngày nay gồm có 28 quốc gia thành viên, trải dài trên một diện tích rộng 4,475,757 cây số vuông với một dân số lên đến 510 triệu dân.

Nghị trình trong cuộc họp tại Rôma của các nhà lãnh đạo Âu Châu sẽ bao gồm việc thảo luận về tương lai của Liên minh trong 10 năm tới, sự rút lui của Anh, những chấn thương tài chính lặp đi lặp lại, làn sóng di cư và chủ nghĩa mị dân đang gia tăng nhanh chóng.

7. Chương trình Tuần Thánh của Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá vào lúc 10 giờ sáng tại quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 9 tháng Tư. Theo truyền thống, ngài sẽ chủ sự cuộc rước lá từ ngọn tháp ở giữa quảng trường tới bàn thờ chính.

Trong Thánh lễ này, Thánh Giá Ngày Giới trẻ Thế giới sẽ được các bạn trẻ Ba Lan chuyển giao cho các bạn trẻ Panama để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ quốc tế tiếp theo vào năm 2019. Như thường lệ, Đức Thánh Cha cũng công bố thông điệp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở cấp địa phương trong năm nay với chủ đề “Đấng Toàn năng đã làm cho tôi những điều vĩ đại, và danh Ngài là thánh” trích từ Tin Mừng theo Thánh Luca, chương 1, câu 49.

Sáng thứ Năm 13 tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 9:30 sáng, cùng với các Hồng Y, các vị thượng phụ, các vị tổng giám mục, giám mục và các linh mục thuộc giáo phận Rôma.

Vào buổi chiều cùng ngày ngài sẽ cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại một địa điểm sẽ được công bố trong những ngày tới. Thông thường, Đức Thánh Cha chọn cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly trong một nhà tù hoặc một trung tâm dành cho người đau ốm và tàn tật. Năm ngoái, ngài cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại một trung tâm chào đón người tị nạn ở ngoại ô Rôma.

Lúc 5h chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức Tôn Vinh Thánh Giá, tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa ở Đền Thờ Thánh Phêrô. Cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng sẽ trình bày bài suy niệm.

Lúc 9 giờ 15 phút tối Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại Hí Trường Colosseum và ban phép lành cho tất cả mọi người hiện diện.

Lúc 8 giờ 30 tối, thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Trong thánh lễ, ngài sẽ ban bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cho các tân tòng.

Sáng Chúa Nhật ngày 16 tháng 4, Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ sáng. Ngay sau đó, ngài sẽ đọc thông điệp “Urbi et Orbi” gởi Rôma và thế giới; và ban phép lành Tòa Thánh kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.

8. Buổi lễ mở cửa trở lại ngôi đền bao quanh mộ Chúa

Các nhà lãnh đạo Công Giáo, Chính thống Hy Lạp, và Giáo Hội Armenia Tông Truyền đã tập trung tại Đền Thờ Mộ Thánh ở Jerusalem để đánh dấu lễ việc mở cửa trở lại ngôi đền Edicule, là ngôi đền được xây từ thế kỷ thứ 18 bao quanh ngôi mộ của Đức Kitô.

Đức Thượng Phụ Danh Dự Bácthôlômêô của Constantinople cũng đến tham dự cùng với Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.

Theo thỏa ước Nguyên Trạng, ba Giáo Hội là Giáo Hội Công Giáo, Chính thống Hy Lạp, và Giáo Hội Armenia Tông Truyền được quyền coi sóc các phần khác nhau của Đền Thờ Mộ Chúa đã hợp tác trong việc trùng tu ngôi đền Edicule. Đức Tổng Giám mục Pierbattista Pizzaballa, giám quản tông tòa Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Latinh tại Jerusalem đã ca ngợi sự kiện này như là một bước đột phá đại kết cho các cộng đồng Kitô hữu trong khu vực.

Ngài nói:

“Đền Thờ Mộ Thánh là nơi tất cả Kitô hữu ghi nhớ về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là cùng đích của niềm tin chúng ta, là lịch sử, và căn tính của chúng ta. Và khi chúng ta nhìn thấy trong tòa nhà này những vết thương gây ra bởi sự chia lẽ trong lịch sử của chúng ta, chúng ta ao ước thấy ngày hôm nay một dịp để ăn mừng và thể hiện mong muốn chữa trị những vết thương này.”

9. Toà Thánh góp một triệu Mỹ Kim cho hai công trình trùng tu ở Thánh Ðịa.

Hôm thứ Bảy 19 tháng 03 năm 2017, Dòng Phanxicô Quản thủ Thánh Ðịa cho biết Toà Thánh đã trao tặng khoản tài chính 500,000 Mỹ Kim cho công trình trùng tu đang tiến hành ở Vương cung thánh đường Giáng sinh tại Bethlehem.

Ðồng thời, thông qua Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh và Bộ các Giáo Hội Ðông phương, Toà Thánh cũng tặng một khoản tài chính tương tự là 500,000 Mỹ Kim cho giai đoạn mới của công trình trùng tu liên quan đến Ðền thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem.

Giai đoạn đầu tiên là trùng tu chính Ðền thờ Mộ Thánh sắp hoàn thành; và công trình mới đang được khảo sát bởi các Giáo Hội cùng chịu trách nhiệm về Vương cung thánh đường Mộ Thánh bao gồm Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và Giáo Hội Armenia Tông truyền.

Thông báo này được đưa ra vào lúc Bộ các Giáo Hội Ðông phương lên tiếng kêu gọi quyên góp trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, theo truyền thống vẫn dành cho các Giáo Hội tại Thánh Ðịa và Trung Ðông.

Năm 2016, cuộc quyên góp này thu được 6.74 triệu euro, chủ yếu dành cho việc đào tạo linh mục và tu sĩ tại Roma và Thánh Ðịa cũng như hệ thống trường học Công Giáo rất quan trọng ở Thánh Ðịa.

Cuộc quyên góp này, khởi nguồn từ lời kêu gọi của Thánh Phaolô trong Thư gửi tín hữu Rôma (15,25-26), đã được Ðức giáo hoàng Phaolô Đệ Lục tái lập vào năm 1974.

10. Cha Raniero Cantalamessa giảng tĩnh tâm Mùa Chay cho giáo triều Rôma

Như chúng tôi đã đưa tin, sáng 10-3, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, tổng cộng là 74 người, đã kết thúc tuần tĩnh tâm mùa chay tại Trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” ở thị trấn Ariccia cách Roma 30 cây số về hướng nam.

Ðề tài cho cuộc tĩnh tâm là “Cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu theo Phúc Âm thánh Mátthêu”.

Đó không phải là cuộc tĩnh tâm Mùa Chay duy nhất của giáo triều Rôma. Thật vậy, bên cạnh cuộc tĩnh tâm này, mỗi ngày thứ Sáu hàng tuần từ 10 tháng Ba đến 7 tháng Tư, vào lúc 9 giờ sáng trong nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Thế, Cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng còn trình bày một loạt bài Suy Niệm. Chủ đề của các bài Suy Niệm này là một câu trích từ thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gởi các tín hữu thành Cô-rinh-tô: “Không ai có thể nói rằng: ‘Đức Giêsu là Chúa’, nếu người ấy không ở trong Thần Khí”.

11. Đức Hồng Y Francis Arinze nói người Phi Châu xem đức tin là một niềm vui trong khi nhiều người Tây phương xem là một chuyện đáng xấu hổ

Trong cuộc hội thảo về Thần Học Châu Phi, Đức Hồng Y Francis Arinze của Nigeria, nguyên là tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích nói rằng có những khác biệt rõ rệt giữa thái độ đối với đức tin của người châu Phi và người phương Tây.

Đức Hồng Y nói: “Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nền văn hoá hiện nay là một nền văn hóa thế tục Tôn giáo được coi là một vấn đề cá nhân; nó cá nhân và riêng tư đến mức nhiều người dường như muốn xin lỗi những người khác vì tôn giáo của họ.”

Ngài nói thêm:

“Đối với người Phi Châu, đức tin là một niềm vui”, chứ không phải là một chuyện phải hổ thẹn.

Cuộc hội thảo về Thần Học Châu Phi do hệ thống các đại học Notre Dame trên thế giới tổ chức được diễn ra tại Rôma từ 22 đến 25 tháng Ba với đề tài “Thần Học Châu Phi: Ký ức và sứ vụ cho thế kỷ 21”.

12. Đức Thánh Cha chuẩn y các án tuyên thánh

Hôm 23 tháng Ba, Bộ Phong Thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận các phép lạ nhờ lời chuyển cầu của hai Chân Phước đã được Đức Mẹ hiện ra tại Fatima cách đây 100 năm cùng với chị của họ là Lucia, đó là Phanxicô Marto, sinh ngày 11-6-1908, qua đời ngày 4-4-1919, và Giacinta Marto, sinh ngày 11-3-1910, qua đời ngày 20-2-1920.

Hai thiếu nhi đã được thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng tôn phong chân phước tại Đền thánh Fatima ngày 13-5 Năm Thánh 2000.

Nhiều người hy vọng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự lễ phong Hiển Thánh cho hai vị trong thánh lễ ngày 13-5-2017 tới đây tại Fatima, tuy nhiên chưa có thông cáo chính thức nào của Tòa Thánh về vấn đề này.

Cũng ngày 23-3-2017, Bộ Phong Thánh đã công bố 6 sắc lệnh khác liên quan đến các án phong khác:

- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Chân phước Angelo da Acri, linh mục thuộc dòng Capucino (1669-1739)

- Sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của Cha Giuse Maria Fernández Sánchez, và 32 bạn thuộc dòng Lazzariste và 6 giáo dân thuộc Hội Ảnh Vảy Đức Mẹ Maria tử đạo năm 1936 trong thời nội chiến Tây Ban Nha.

- Sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của Nữ tu Regina Maria Vattalil, dòng Clarissa Phanxica, tử đạo ngày 25-2-1995.

3 sắc lệnh còn lại nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 3 vị tôi tớ Chúa.

Sau cùng, Đức Thánh Cha chấp thuận đề nghị của các Hồng Y và Giám Mục thành viên Bộ phong thánh về việc phong hiển thánh cho

- 30 vị tử đạo ở Brail ngày 16-7-1645 và 3-10-1645, đứng đầu là cha Andrea de Soveral và Matteo Moreira.

- 3 thiếu niên tử đạo: Cristoforo, Antonio và Giovanni, bị giết vì đức tin ở Mễ Tây Cơ năm 1529.

13. 100 thước đẫm máu quanh đền thờ Hồi giáo al-Nuri, thương vong tăng vọt tại Mosul

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Thương vong về phía thường dân vô tội tại thành phố Mosul đã tăng vọt.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy là một bệnh viện dã chiến do các Giáo Hội Kitô đảm trách được dựng nên bên ngoài thành phố Mosul.

Các bác sĩ và y tá không ngăn được nước mắt trước những nạn nhân là các trẻ em mà nay đã hoàn toàn mồ côi vì cha mẹ các em đã chết hết trong trận chiến kinh hoàng đang diễn ra tại Mosul.

Từ hôm Chúa Nhật 19 tháng Ba, trực thăng của Iraq và máy bay của Liên Quân do Hoa Kỳ lãnh đạo đã bắn phá liên tục vào đền thờ Hồi giáo al-Nuri, nơi tên khủng bố Abu Bakr al-Baghdadi, đã tuyên bố thành lập cái gọi là “Nhà Nước Hồi Giáo” vào ngày 29 tháng Sáu năm 2014.

Vào sáng Chúa Nhật 19 tháng Ba, quân Iraq được báo cáo là chỉ còn cách đền thờ này có 100m. Tuy nhiên, cuộc chiến giành giật 100m cuối cùng này đầy cam go. Sau gần một tuần lễ giao tranh ác liệt, quân Iraq vẫn không thể nào vượt qua được 100m cuối cùng này.

Trong một diễn biến bi đát, lợi dụng thời tiết xấu, lúc 3 sáng ngày thứ Hai 20 tháng Ba, bọn khủng bố Hồi Giáo IS bất ngờ phản công bắt sống được một đại tá cảnh sát Iraq và 8 sĩ quan khác. Chúng xử tử tất cả 9 người. Quân Iraq đã rất vất vả mời chiếm lại được xác của họ.

Trong một diễn biến còn bi đát hơn, 230 thường dân vô tội, trong đó đa số là trẻ em đã bị chôn vùi trong 3 căn nhà sau một cuộc oanh kích của máy bay Liên Quân.

Nguyên nhân chính xác của tai họa này vẫn chưa rõ ràng, nhưng một chính trị gia và hai cư dân địa phương nói rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm giữ các căn nhà làm vị trí bắn tỉa và đã giữ các thường dân bên trong làm lá chắn. Cuộc không kích của liên quân nhắm vào những tên khủng bố có thể đã kích nổ một chiếc xe tải chứa đầy chất nổ, phá hủy và làm sập các ngôi nhà trong một khu vực rất đông dân cư.

Theo các nhân chứng, có khoảng 230 thân thể của phụ nữ và trẻ em đã được kéo ra từ ba ngôi nhà kế cận ở khu vực Jadida ở tây Mosul trong đêm thứ Tư và sáng thứ Năm.

14. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Cameroon

Sáng 23 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Paul Biya của Cameroon. Tổng thống Paul Biya là một người Công Giáo đã lãnh đạo quốc gia này từ ngày 6 tháng 11 năm 1982 đến nay.

Thông cáo của Tòa Thánh sau cuộc họp cho thấy cuộc đối thoại đã tập trung vào mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước, hợp tác liên tôn và “các vấn đề quốc tế, đặc biệt liên quan đến những thách thức hiện tại của khu vực”.

Cameroon với diện tích 475,000 km2, tức là 1.5 lần Việt Nam, hiện có 24,360,000 dân trong đó 38.4% là người Công Giáo. Tiếp đến là 26.3% theo các hệ phái Tin Lành.

Giáo Hội Công Giáo tại Cameroon được chia thành 4 tổng giáo phận và 22 giáo phận với 1,350 linh mục và 2,600 vị sống đời thánh hiến.

15. Sứ điệp Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2017

Đức Thánh Cha tái khẳng định: “Giáo Hội và xã hội đang cần người trẻ, với giấc mơ và lòng can đảm, họ có thể làm sụp đổ những bức đường im lìm bất động và mở ra con đường dẫn đến một thế giới tốt đẹp hơn”.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp Video công bố hôm 21-3-2017, nhân dịp Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 32 sẽ được cử hành ở cấp giáo phận vào Chúa Nhật Lễ Lá, 9-4 tới đây, với chủ đề là câu nói của Mẹ Maria: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những việc trọng đại” (Lc 1,49).

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nói: “Với Ngày Quốc Tế giới trẻ sắp tới chúng ta lên đường tiến về điểm hẹn là Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 34 sẽ được cử hành ở cấp hoàn vũ tại Panama vào năm 2019. Trong hành trình này, Mẹ Maria đồng hành với chúng ta. Vì thế, chủ đề của Ngày Quốc tế giới trẻ năm tới, 2018, là “Hỡi Maria, đừng sợ, vì Trinh Nữ đã được ơn nghĩa với Thiên Chúa” (Lc 1,30), và đề tài cho năm 2019 là: “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin xảy đến cho tôi theo lời Sứ thần” (Lc 1,38).

Bàn về chủ đề Ngày Quốc Tế giới trẻ năm nay, Đức Thánh Cha nhận định rằng “Mẹ Maria biết cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã nhìn đến thân phận bé nhỏ của Mẹ và Mẹ nhận ra những điều vĩ đại Thiên Chúa đã thực hiện trong cuộc sống của Mẹ; và Mẹ lên đường đi gặp bà chị họ Elisabeth cao tuổi và đang cần sự gần gũi của Mẹ. Mẹ Maria không khép kín trong nhà, vì Mẹ không phải là một thiếu nữ tìm kiếm thoải mái, an ninh, không muốn ai quấy rầy. Mẹ được đức tin thúc đẩy, vì đức tin là con tim trọn cuộc sống của Mẹ”.

Và Đức Thánh Cha nhắn nhủ các bạn trẻ rằng: “Thiên Chúa cũng đang nhìn và kêu gọi các bạn, và khi làm như thế, Chúa thấy trọn tình yêu mà các bạn có khả năng cống hiến. Như Thiếu Nữ thành Nazareth, các bạn cũng có thể cải tiến thế giới, để lại một dấu vết trong lịch sử các bạn và nhiều người khác. Giáo Hội và xã hội đang cần các bạn. Với lối tiếp cận, với lòng can đảm, ước mơ và lý tưởng của các bạn, những bức tường im lìm bất động sụp đổ và mở ra những con đường dẫn chúng ta đến một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn, bớt tàn ác và nhân bản hơn”.

Cùng với sứ điệp Video trên đây, Đức Thánh Cha đã cho công bố sứ điệp của ngài bằng văn bản dài hơn, trong đó ngài giải thích chi tiết và đặt hành trình của giới trẻ tiến về Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Panama trong tương quan với Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 2018 tới đây với chủ đề “Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi”. Qua đó, - Đức Thánh Cha viết - “chúng ta sẽ tự hỏi xem người trẻ sống kinh nghiệm đức tin giữa những thách đố ngày nay như thế nào, làm thế ngày người trẻ có thể làm cho dự phóng cuộc sống được chín mùi, phân định ơn gọi, được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là ơn gọi sống đời hôn nhân, trong môi trường giáo dân và nghề nghiệp, hoặc trong đời sống thánh hiến và linh mục”

16. Các linh mục Peru được khích lệ thăm các nạn nhân thiên tai ở miền tây bắc Peru.

Nhân dịp cử hành “24 giờ cho Chúa”, tổng giáo phận Piura đã khuyến khích các linh mục thăm viếng và giúp đỡ các nạn nhân thiên tai ở miền tây bắc Peru.

Trong sứ điệp hôm 20/03, Đức Tổng Giám Mục José Antonio Eguren Anselmi của Piura nhắc rằng chương trình 24 giờ cho Chúa” vào ngày 25/03 “nhắm tạo cho các tín hữu sự thuận tiện trong việc đến với bí tích giải tội trong mùa Chay, cùng với việc chầu Thánh Thể, đọc kinh Mân côi và các hình thức hoạt động phụng vụ khác.”

Ngài cũng cho biết rằng ngài không thay đổi bản chất của chương trình do Đức Thánh Cha khởi xướng, và chính ngài sau những tuần lễ thăm viếng các thành phố khác nhau trong giáo phận bị tàn phá, ngài nghĩ là năm nay có thể cử hành sáng kiến này bên ngoài các nhà thờ, bằng cách thăm các anh chị em nạn nhân trong các cộng đoàn giáo xứ, là những người hiện nay, hơn bao giờ hết, cần những lời khích lệ an ủi để tìm lại lý do cho niềm hy vọng của họ.”

Đức Tổng Giám Mục đề nghị với các linh mục: vào thứ 7, 25/03, lễ Truyền tin, cùng với các nhân viên mục vụ, các giáo lý viên, các thừa tác viên trao Mình Thánh, các cha tổ chức, với sự thận trọng, một số hoạt động để viếng thăm Chúa nơi các anh em nạn nhân.” Ngài nhấn mạnh: “Tôi biết nhiều cha đang làm những điều này và tôi khích lệ các cha tiếp tục.”

Ngài cũng khuyến khích thăm viếng và trợ giúp cho các nạn nhân các phẩm vật quyên góp được tại các giáo xứ như thực phẩm, quần áo, các mặt hàng vệ sinh cá nhân, vv.

Đức Tổng Giám Mục cũng đề nghị tổ chức Phụng vụ Lời Chúa hay đọc kinh Mân côi để cầu cho các anh em, trong khi linh mục giải tội, xức dầu bệnh nhân,còn các thừa tác viên trao Mình Thánh cho người già, người bệnh, các tù nhân và tổ chức các sự kiện cho các con em của các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

17. Thánh chiến Hồi Giáo chiến thắng vang dội tại Syria, áp sát các thị trấn Kitô Giáo

Trong một diễn biến đáng âu lo, các nhóm thánh chiến Hồi Giáo đã bất ngờ chiến thắng vang dội tại Syria. Theo báo cáo của Agence France-Presse, chỉ trong 3 ngày, tính từ hôm thứ Ba, 21 tháng Ba, các nhóm thánh chiến Hồi Giáo và các đồng minh của họ đã chiếm được 11 thị trấn ở tỉnh Hama.

Các phiến quân đã tiến tới vùng ngoại ô Mahardah, một thành phố nơi có tới 20,000 Kitô hữu. Đây là thành phố có đông Kitô hữu nhất trong tỉnh Hama của Syria.

Trong thời kỳ Giáo Hội tiên khởi, Syria là nước có đến 99% dân chúng theo Công Giáo. Đất nước này đã là quê hương của 6 vị Giáo Hoàng.

Đáng buồn thay, sau cuộc chinh phạt của Hồi Giáo dưới thời Mumhamad, con số các tín hữu Kitô giản dần. Trước cuộc nội chiến tại Syria, ước lượng 10% dân số Syria là các Kitô hữu, tức là khoảng 3 triệu người. Con số này ngày nay còn không quá 100,000.