Ngày 29-03-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tự do trong sự vâng phục ý Chúa
Lm Jude Siciliano OP
02:51 29/03/2012
CHÚA NHẬT LỄ LÁ (B)
Làm phép lá Mc 11:1-10 (hay Ga 12: 12-16)
Isaia 50: 4-7; Philipphê 2: 6-11; Máccô 14: 1-15,47

Đức Giêsu không phải là người đầu tiên vào thành Giêrusalem cùng với sự chào đón nồng nhiệt và uy nghi. Khi chiến thắng trở về, ông Giuđa Macabê đã có hai lần vào thành (1 Mcb 4,19-25; 5,45-54). Ông Simon, anh ông Giuđa, cũng được dân chúng reo hò, hát mừng tán dương và vẫy chào bằng những cành lá cọ (1 Mcb 13,49-51). Có ít nhất 12 lối vào thành Giêrusalem dành cho các anh hùng chính trị và quân đội.

Theo bản văn, Đức Giêsu chọn khởi hành theo lối riêng từ núi Ôliu. Ông Dacaria đã đoán trước được lối vào đó: “Ngày ấy, Người sẽ dừng chân trên núi Ôliu, phía đông Giêrusalem...” (Dc 14,4). Khi Đavít vào thành, ông cưỡi một con la và được dân chúng tôn làm vua. Kể từ điệu hát:“Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đavít, tổ phụ chúng ta”, dân Do Thái đạo đức nhận ra những lời tiên tri được hoàn trọn và họ sẽ được tràn ngập niềm vui và hy vọng khi chứng kiến cảnh Đức Giêsu cưỡi lừa con vào thành.

Việc Đức Giêsu vào thành Giêrusalem đã khơi lên cho dân những ký ức tôn giáo. Sự kiện này này cũng nhắc nhớ họ về những gì đã xảy ra cho các ngôn sứ - chịu đau khổ và bị loại trừ vì sứ điệp của mình. Đức Giêsu đang hoàn tất những gì các ngôn sứ đã hứa, và chúng ta có thể nghe thấy trong các bài đọc hôm nay những điều người ta thắc mắc về Ngài – yêu thương và chịu khổ vì chúng ta. Các ngôn sứ theo sự công bình của Thiên Chúa không có lấy một nhóm người nhiệt tình ủng hộ. Trở thành chứng nhân cho Thiên Chúa là một lời mời gọi trung tín, cho dù phải trả giá bằng cả mạng sống. Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta về sự thực này.

Quý vị có còn nhớ đoạn Tin Mừng thánh Máccô (1,12) khởi đầu mùa Chay không? Đoạn Tin Mừng cho ta thấy Thần Khí Đức Chúa “đẩy” Đức Giêsu vào hoang địa, nơi Người chịu cám dỗ. Cũng chính Thần Khí ấy là sức mạnh luôn ở cùng và kiện cường sứ vụ công khai của Đức Giêsu và dẫn đưa Người qua các cổng Thành Thánh để hoàn tất sứ vụ qua sự đau khổ và cái chết của Người.

Chính Thần Khí đó giúp chúng ta có thể cất bước “tiến vào” những nơi chúng ta được mời gọi để làm chứng. Chúng ta sẽ không chọn vào một thành quan trọng có đám đông sẵn sàng chào đón; nhưng quý vị có bao giờ phải đứng lên bênh vực cho quyền lợi của người khác chưa? Quý vị đã từng phải bước vào một căn phòng hay lớp học, chứ chưa nói đến một thành phố, để nói lên đức tin của mình chưa? Quý vị đã từng phải đứng trước ban giám đốc để kháng lại một thủ đoạn kinh doanh gây nguy hại cho người khác hay cho môi trường chưa? Còn những lần quý vị phải bước vào nhà mình khi có một thành viên bị phỉ báng thì sao? Nếu chúng ta nắm lấy vị thế khiến chúng ta dám đứng lên chống lại bất công thì chúng ta có Đức Giêsu, Đấng hôm nay vào thành Giêrusalem, như bạn đồng hành của chúng ta.

Từ những gì xảy ra sau khi Đức Giêsu vào thành Giêrusalem thì rõ ràng người ta đã bỏ lỡ ý nghĩa của ngày này và tầm quan trọng của Đức Giêsu. Điều chúng ta sẽ khám phá ra trong tuần này là việc dân chúng bỏ lỡ những lá cọ phất phới – Thiên Chúa chúng ta là Đấng yêu thương nhân hậu, Người giơ tay và ban cho chúng ta tình yêu vĩnh cửu, được biểu lộ trong cuộc khổ nạn của Đức Giêsu.

Bất cứ hình ảnh nào về Thiên Chúa theo suy nghĩ của con người chúng ta như thờ ơ, xa cách và lãnh đạm thì đều bị phá hủy hoàn toàn bởi việc Đức Giêsu tự nguyện vào thành Giêrusalem và chấp nhận chịu khổ nạn và chết. Người có thể chọn đi hướng khác để tránh vào thành và thoát khỏi thiên mệnh. Nhưng, chúng ta lại khám phá ra những điều các ngôn sứ đã nói với chúng ta - Thiên Chúa chúng ta là Đấng yêu thương nhân hậu, Người sẵn sàng đến bất cứ nơi nào để giải thoát chúng ta khỏi tù ngục của tội lỗi và sự chia cắt tự mình đặt ra. Chúng ta lại học biết việc trở thành môn đệ của Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta điều gì, xét như những cá nhân và cộng đoàn, khi chúng ta chứng kiến tình yêu, sự phó thác và tự hiến của Đức Giêsu trong tuần này. Một lần nữa, việc theo Đức Giêsu có làm khơi lên nhiệt huyết của chúng ta để vác thập giá của Người và sẵn sàng chết cho cái tôi nhân danh Người hay không?

Nếu Tin Mừng Máccô đã dạy chúng ta điều gì về điểm này, thì ắt hẳn cho chúng ta thấy rằng nhiệm vụ thực hành và nói Lời Chúa sẽ gây ra sự khước từ và thậm chí bạo lực ngay tức khắc. Tin Mừng này không dành cho những người lãng mạn và người đã khuất bóng. Thực vậy, đó là một khế ước nghiêm túc, không giấu giếm hay tô vẽ những điều Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta.

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn, chúng ta không thể theo Đức Giêsu chỉ bằng cách nghiến răng và bắt chước mẫu gương của Người. Vì Người được Thần Khí “thúc đẩy”, và chúng ta cũng phải được như thế. Chúng ta cần ơn của Thánh Thần đó vì sợ rằng chúng ta rời bỏ Đức Kitô khi gặp gian nan thử thách. Thần Khí sẽ xóa sạch những ảo tưởng trong đầu chúng ta và mở mắt cho chúng ta có thể nhận ra mình là ai và sẽ phải làm gì khi trở thành những môn đệ của Đức Chúa.

Đức Giêsu đã vào Giêrusalem cách nay rất lâu. Giờ đây, Người bước vào cuộc đời chúng ta mỗi ngày. Chúng ta chào đón Người bằng những lời tung hô: “Hoan hô Chúa trên các tầng trời”. Tiếp đến, chúng ta xắn tay áo để thực hiện những trọng trách Người đòi hỏi – có thể thực hiện được bằng Thần Khí Người ban cho chúng ta.

Xã hội chúng ta đề cao những người có mạnh mẽ và tài năng. Chúng ta thường soi vào những năng khiếu nổi bật của họ. Theo nhãn giới cá nhân, điều đó chẳng có gì sai cả. Nhưng hôm nay, thánh Phaolô nhắc chúng ta nhớ về một Thiên Chúa bị lăng nhục, Người đến với chúng ta trong tình trạng yếu hèn! Chúng ta không nhận ra điều này trong cuộc đời mình sao? Khi tôi nghĩ về người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên tôi, thì hầu hết họ đều không ngần ngại bày tỏ sự sai lầm và khiếm khuyết trong con người của họ. Nhìn vào họ qua nhãn quan Kitô giáo, tôi đã nhận ra điều Thiên Chúa có thể thực hiện qua sự yếu đuối của con người, vì họ cũng bộc lộ cho thấy niềm vui, sự hiến thân cho dân Chúa, tình yêu tha thiết dành cho người nghèo, nhận những khiếm khuyết của mình và hoàn toàn tín thác vào tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Vì tôi, họ hiến thân cho Tin Mừng, nhất là với bài thánh ca thánh Phaolô hát cho chúng ta ngày hôm nay. Thiên Chúa cũng nâng họ lên trong sự khiêm hạ.

Hôm hay, thánh Phaolô giải thích rõ ràng cho chúng ta. Ngài mời gọi cộng đoàn ở Philípphê đừng nên tự coi mình là đặc biệt hay có đặc quyền, mà “hãy làm cho thái độ của Đức Kitô trở thành của riêng anh em”. Họ không chú trọng vào những lợi ích của họ và ganh đua để được địa vị cao trong cộng đoàn. Trái lại, giống như Đức Kitô, họ trở nên tôi tớ cho mọi người. Chúng ta, những người có vị thế uy tín trong cộng đoàn tín hữu hôm nay, cần quả quyết rằng thư Philípphê (2,6-11) chính là bản “Tuyên ngôn Sứ vụ” hay những “Chỉ dẫn Hoạt động” của chúng ta.

Tâm điểm của đời sống chúng ta phải là Đức Giêsu, để cho tình yêu của Người dành cho nhân loại sẽ trở thành của chúng ta. Thánh Phaolô nhắc nhớ chúng ta rằng con đường chúng ta đến với Thiên Chúa chính là qua việc phục vụ khiêm hạ. Chúng ta thực hiện điều này bằng việc lắng nghe Lời Chúa hôm nay và hành động theo những gì chúng ta được nghe. Vì theo chỉ dẫn của thánh Phaolô, tự do đích thực của chúng ta chính là nhờ vào sự vâng phục Thiên Chúa.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


PALM SUNDAY (B)
Processional Gospel Mark 11: 1-10 (or John 12: 12-16)
Isaiah 50: 4-7; Philippians 2: 6-11; Mark 14:1- 15:47

Jesus was not the first to enter Jerusalem with fanfare and ecstatic greetings. Judas Maccabeus, returning from military victories, did twice (1 Maccabees 4:19-25; 5:45-54). Simon, Judas’ brother, was also met by cheering crowds who chanted praise and waved palm branches (1 Maccabees 13:49-51). There were at least 12 celebrated entries into Jerusalem by political and military heroes.

Jesus’ choice to begin his own entry from the Mount of Olives, followed a script of sorts. Zechariah had anticipated such an entrance. "On that day his feet will stand on the Mount of Olives, east of Jerusalem..." (Zech. 14:4). When David entered he rode a mule and was proclaimed king. Hence the chant, "Blessed is the kingdom of our father David that is to come." The religious Jews would recognize the fulfillment of the prophecies and they would be filled with excitement and hope as they witnessed Jesus entering the city mounted on a colt.

Jesus’ entry into Jerusalem stirred up religious memories for the people. It should have also reminded them what had happened to the prophets – they suffered and were rejected for their message. Jesus is fulfilling what the prophets promised and we can hear in our readings today what will be asked of him – love and suffering on our behalf. Prophets of God’s justice do not garnish an enthusiastic following for long. To be a witness for God is a call to be faithful, even at the cost of one’s life. Jesus is our example of that reality.

Remember our gospel selection from Mark (1: 12) which began Lent for us? We were told that the Spirit of the Lord "drove" Jesus into the desert, where he was tempted. That Spirit was also the energizing force that accompanied and empowered Jesus’ public ministry and brought him to the gates of the Holy City to complete that ministry through his suffering and death.

That same Spirit enables us to take the steps to "enter" into the places where we are called to bear witness. We might not make an entrance into a grand city with a crowd ready to greet us; but have you ever had to step up for the rights of others? Ever had to enter, not a city, but a room or class to speak for what you believe? Ever had to go before a board of directors to protest a business practice that would be harmful to a neighborhood or the environment? How about the times you’ve had to put a foot forward in your family when one member was being maligned? If we have taken positions that caused us to stand out in public then we have Jesus, who entered Jerusalem today, as our companion.

It’s clear from what happens after Jesus’ entrance into Jerusalem that the people missed the meaning of this day and the significance of Jesus. What we will discover this week is what the citizens waving palms would miss – that our God is a passionate lover who reaches out to us and who offers us enduring love, made manifest in the suffering of Jesus.

Any image of God as cool, aloof and untouched by our human need is shattered by Jesus’ willing entrance to Jerusalem and his acceptance of his approaching suffering and death. He could have taken numerous forks in the road to avoid the city and his fate. Instead, we discover again what the prophets have told us – our God is a passionate lover willing to go to any length to free us from our self-imposed prisons of sin and isolation. We again learn what being a disciple of Jesus requires of us, as individuals and as a community, as we witness this week Jesus’ love, commitment and self-sacrifice. Will following Jesus stir our passion to once again take up his cross and willingly die to self in his name?

If the gospel of Mark has taught us anything to this point, it has shown us that the task of acting and speaking God’s Word will entail rejection and even violence at the hands of the world. This gospel is not meant for romantics and the other-worldly. Instead, it is a sober testament that does not hide or sugar-code what Jesus asks of us.

But let there be no mistake, we cannot follow Jesus just by gritting our teeth and copying his example. As he was "driven" by the Spirit, so must we be. We need the gift of that Spirit lest we turn away from Christ when the road gets difficult. The Spirit clears our head of illusions and opens our eyes so we can see who we must be and what we must do as disciples of the Lord.

Jesus entered Jerusalem a long time ago. Now he enters our lives each and every day. We welcome him with songs of praise, "Hosanna in the highest." Then we roll up our sleeves to do the heavy lifting he asks of us – enabled by the Spirit he is giving us.

Our society exalts people of strength and talents. We shine a spotlight on them for their outstanding gifts. With the proper perspective, there is nothing wrong with that. But Paul reminds us today that we have an outrageous God who comes to us in weakness! Haven’t we experienced that in our lives? When I think of the people who have had the strongest influence on me, most of them have not been afraid to show their human fallibility and shortcomings. Looking at them through Christian lens, I have seen what God can do through human weakness, for they also exhibited to me joy, dedication to the people of God, passionate love for the poor, humor at their shortcomings and a great confidence in God’s love and forgiveness. They put flesh on the gospel for me, especially the hymn St. Paul sings for us today. In their humility God exalted them too.

Paul spells it out for us today. He invited the community in Philippi not to consider themselves special or privileged, but to "make the attitude of Christ your own." They were not to focus on their own interests and compete for high status in the community, but to be the servant to all, as Christ was. We who have a position of authority in the believing community today need to claim Philippians 2:6-11 as our "Mission Statement," or as our "Operating Instructions."

At the center of our life must be Jesus so that his love for humanity will be ours. Paul reminds us that our way to God is through humble service. We do this by hearing God’s Word today and acting on what we hear. For, as Paul directs us, our true freedom comes through obedience to God.

 
Con Đường Vinh Quang Và Thập Giá
LM. Đan Vinh
09:24 29/03/2012
Con Đường Vinh Quang Và Thập Giá

(CN LỄ LÁ năm B: Mc 11,1-10 và Mc 14,1-15,47).

Tuần thánh bắt đầu bằng Chúa Nhật Lễ Lá: Phụng vụ hôm nay gồm hai phần vui buồn đan xen vào nhau: Trong phần đầu lễ chúng ta cùng nhau rước Chúa Giêsu khải hòan vào thành Giêrusalem (x Mc 11,1-10). Phần thứ hai là thánh lễ với bài Thương Khó (x Mc 14,1-15,47). Từ đó chúng ta cùng rút ra bài học sống đức tin thế nào trong những hòan cảnh vui buồn trong cuộc sống

1. CON ĐƯỜNG KHẢI HÒAN VÀO THÀNH GIÊRUSALEM:

Trong giờ phút này, chúng ta hãy chiêm ngắm cảnh tượng Đức Giêsu đang long trọng tiến vào thành Giêrusalem. Ngài khiêm tốn ngồi trên lưng lừa con. Có nhiều người trải áo và rải cành cây trên lối Ngài đi để tỏ lòng tôn kính. Những tiếng reo hò vang dậy: Người ta tung hô Đức Giêsu là Đấng Mêsia, là Vua thuộc dòng dõi Đavid, là Đấng sẽ đến để giải phóng Israel. Đức Giêsu im lặng để dân chúng tung hô hầu ứng nghiệm lời tuyên sấm: “Hãy bảo thiếu nữ Xion: Kìa Đức Vua của người đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ” (Dcr 9,9).

2. CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ: QUA ĐAU KHỔ VÀO VINH QUANG:

Sau những giây phút tưng bừng náo nhiệt này, chúng ta được nghe bài thương khó: Chúa Giêsu hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua, hầu mang lại ơn cứu độ cho loài người. Quả thực, Ngài là Vua, nhưng là Vua Mục Tử: “Đến không đòi được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người”. Ngài đã chọn con đường cứu thế theo thánh ý Chúa Cha là “qua đau khổ vào trong vinh quang”, qua cuộc Tử Nạn để bước vào mầu nhiệm Phục Sinh.

3. CON ĐƯỜNG SỐNG ĐỨC TIN HÔM NAY:

Từ hai biến cố trên, mỗi chúng ta phải sống đức tin thế nào trong cuộc sống đời thường?:

- Không ai vô tội: Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của hoạ sĩ REMBRADT thế kỷ 17, là bức họa “Ba Cây Thập Tự”. Khi chiêm ngưỡng tác phẩm này, hầu như ai cũng đều bị thu hút nhìn vào trung tâm của bức tranh: Ở giữa hai cây thập giá của hai kẻ bất lương, thập giá của Đức Giêsu vượt lên cao hơn. Dưới chân thập giá của Chúa là cả một rừng người, trên mặt ai nấy đều lộ vẻ căm thù oán hận, trong đó có cả khuôn mặt của nhà danh họa tác giả bức tranh … Qua đó ông muốn nói rằng: Mọi người chúng ta không ai là không dính líu vào tội đã đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá.

- Phải luôn tự kiểm: Mỗi người chúng ta hãy tư kiểm điểm: Nếu có mặt trong thời điểm xảy ra cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu hôm đó, tôi có vác đỡ thập giá cho Chúa như ông Simon Kyrênê đã làm không? Có biểu lộ đức tin và lòng sám hối như người trộm lành trên cây thập giá không? Có can đảm đứng dưới chân thập giá để nhận những lời trăn trối cuối cùng của Chúa như Mẹ Maria và môn đệ Gioan... hay không? Chúng ta cũng đừng nghĩ rằng mình sẽ không chối Thầy như Phêrô, hoặc không hèn nhát trốn chạy như các môn đệ, hay không bán Thầy như Giuđa, hoặc không kết án bất công như Philatô, không hùa theo kẻ mạnh để đàn áp bắt nạt người tấp cổ bé miệng như đám đông dân chúng, không đánh đòn và đóng đinh tay chân Chúa Giêsu vào thập giá như bọn lính hung ác…

- Điều kiện theo Chúa: Đã hơn 2000 năm qua đi, tất cả những gì xảy ra thời Đức Giêsu vẫn còn tiếp diễn. Mỗi người chúng ta cũng được Đức Giêsu mời theo Ngài: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, váv thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9, 23). Vác thập giá hôm nay chính là đ1on nhận những sự thử thách như bệnh tật, thất bại gặp phải, những lời nói nhục mẠ bất công... Đó là những thập giá do Chúa cho xảy đến để thử thách đức tin của ta và khích lệ ta theo Chúa đến cùng

- Làm gì trong cuộc sống hôm nay?: Trong tuần Thánh, chúng ta hãy năng tham dự các lễ nghi Tuần Thánh tại Nhà thờ để có dịp chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa hầu gia tăng lòng tin yêu để luôn chọn đi theo con đường của Chúa: Con đường hẹp và leo dốc, con đường khiêm nhu dấn thân và phục vụ tha nhân. Con đường này sẽ dẫn chúng ta về tới thành thánh Giêrusalem trên trời.

LẠY CHÚA GIÊSU, xin dạy con biết luôn tin cậy bước đi theo Chúa, vì xác tín rằng Chúa ngàn lần khôn ngoan và ngàn lần quảng đại hơn con. Xin cho con luôn dấn thân theo Chúa mà không tính toán thiệt hơn, vượt qua mọi nỗi sợ hãi, can đảm lướt thắng những yếu đuối, và biết phó thác trọn vẹn vào tình thương của Chúa. Ước gì khi gặp phải những đau khổ thử thách, chúng con sẽ cảm nghiệm được tình Chúa thương con và trung thành bước theo con đường của Chúa đến cùng.- AMEN.

LM. Đan Vinh- Chính xứ Sao Mai, Tân Bình
www.hiephoithanhmau.com

 
Những ngã rẽ nguy hiểm
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:31 29/03/2012
CHÚA NHẬT LỄ LÁ

Lễ Lá có một khởi đầu vui và một kết thúc buồn. Ðức Giêsu long trọng vào thành thánh Giêrusalem trong lời hoan hô chúc tụng và sau đó chịu kết án, chịu khổ hình và chết trên thập giá.

Con đường vào thành Giêrusalem vinh quang vương giả với đám đông ngưỡng mộ, cành lá và quần áo trải thảm đường đi. Con đường lên Núi Sọ với thân kẻ tội đồ vác thập giá, những lời nhục mạ, roi đòn tơi tả và hai tội nhân đồng hành.

Tiến bước theo Chúa trên đường thương khó để chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của lòng người.

Từ Chúa Nhật Lễ Lá đến Thứ Sáu Tuần Thánh thời gian không dài, nhưng biết bao người đã thay lòng đổi dạ. Từ cổng thành đến Núi Sọ đường đất không xa, nhưng biết bao người đã rẽ lối khác. Tại sao như thế ?

Theo dấu vết của những người bỏ cuộc để nhận diện những ngã rẽ trên hành trình cuộc đời. ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt suy tư về ba ngã rẽ tiêu biểu, của Giuđa, Phêrô và đám đông.

1. Ngã rẽ của đám đông.

Dân thành Giêrusalem nô nức phấn khởi, trải áo choàng, chặt những cành lá cây rải trên đường để Chúa đi qua, tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô Chúa, họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Họ vừa đi vừa tung hô: “Hoan hô con vua Đavít”, “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Thế mà sau đó không lâu, nghe lời xúi giục của tư tế, kinh sư, pharisiêu, họ lại biểu tình đả đảo, chống đối, hò la, gào thét đòi “đóng đinh nó đi !”. Hàng vạn người đã theo Chúa, mê mệt nghe đến mấy ngày quên ăn, quên về. Biết bao người reo mừng nghênh đón Chúa ngày long trọng vào thành. Thế mà trên Núi Sọ chỉ thấy những người đến sỉ vả, chê bai, nhạo cười.

Đám đông đã rẽ sang lối nào ? Thưa họ rẽ sang lối dư luận. Thiếu lập trường, chạy theo đám đông. Thấy người ta đi nghe Chúa thì cũng đi. Thấy người ta nhạo cười Chúa thì cũng cười nhạo. Thấy người ta kết án Chúa thì cũng kết án. Đám đông thật nông nổi nhẹ dạ. Đám đông thường dễ bị lôi cuốn, người ta làm gì mình làm nấy mà nhiều khi chẳng biết tại sao. Có nhiều người trong đám đông đó không hề thù ghét Chúa Giêsu. Có lẽ còn có nhiều người đã từng nhận ân huệ của Chúa Giêsu! Thế nhưng, họ đã bị đám đông lôi cuốn vào việc kết án người công chính. Giữa cuộc đời hôm nay, biết bao người công chính, thanh liêm, trung trực, chính nghĩa đã chịu vu vạ cáo gian dẫn đến tù tội do đám đông nông nổi bị lừa dối, bị tuyên truyền!!!

2. Ngã rẽ của Giuđa.

Giuđa là môn đệ trung tín theo Chúa trong suốt ba năm. Ông còn được Chúa tin cẩn trao phó cho công việc quản lý. Một ngày kia Chúa Giêsu đang cùng các môn đệ dùng bữa tại nhà ông Simon, bỗng có một phụ nữ đem đến một chai dầu thơm quí giá, rồi chị lấy dầu xức lên chân Chúa. Giuđa phản đối “Sao lại phí thế! Đem chai dầu bán cũng được hơn 300 đồng bạc, lấy số tiền đó đi giúp người nghèo có phải thực tế hơn không?”. Giuđa có đầu óc biết tính toán và thực tế của người quản lý tài chánh.

Ngày Lễ Lá chắc chắn ông có mặt. Nhưng khi Chúa chịu chết thì ông biệt vắng. Ông đã rẽ sang lối khác. Lối rẽ theo tiền bạc vật chất. Theo tiếng gọi của tiền bạc, ông đã đưa chân đi những bước xa lạ. Ông đi vào con đường khác. Ông trở thành con người khác. Ông bỏ Chúa vì tiền. Tệ hơn nữa ông bán Chúa để lấy tiền. Một con người bạc bẽo, vô tình vô nghĩa. Trong tình yêu có gì đẹp bằng nụ hôn! Vậy mà Giuđa dùng nụ hôn làm dấu hiệu nộp Thầy. Trong tình yêu, tội phản bội làm tổn thương và đau đớn vô cùng. Tình yêu càng lớn lao bao nhiêu, khi bị phản bội càng đau đớn bấy nhiêu. Ngã rẽ Giuđa biểu tượng cho những người quá say mê của cải vật chất ở đời này đến mức quên tình quên nghĩa, phản bội người khác, kể cả ân nhân của mình.

3. Ngã rẽ của Phêrô.

Phêrô là môn đệ thân tín của Chúa. Là người đứng đầu tông đồ đoàn. Ông thề rằng dù mọi người có bỏ Chúa thì ông vẫn trung thành với Chúa. Ngày Lễ Lá, Phêrô ở bên Chúa. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chẳng thấy bóng ông đâu. Phêrô đã rẽ sang lối khác: lối rẽ lười biếng, thích hưởng thụ và sợ bị liên lụy. Lười biếng vì khi vào vườn Giêtsimani, Chúa kêu gọi ông hãy thức cầu nguyện với Chúa, vậy mà ông cứ ngủ. Hưởng thụ vì trong sân tòa án, thay vì theo dõi cuộc xét xử Thầy thì ông lại vào tìm hơi ấm nơi đống lửa giữa sân. An nhàn hưởng thụ đã kéo ông xa Chúa. An nhàn hưởng thụ đã đẩy ông đến chỗ chối Chúa. Phêrô chối Chúa cũng vì ông sợ bị liên lụy. Nếu những người hỏi ông không phải là những người của vị Thượng Tế đang xét xử Chúa Giêsu thì chắc Phêrô vẫn mạnh dạn nhìn nhận mình là môn đệ Ðức Giêsu. Nhưng vì họ là người của Thượng Tế nên ông phải chối, kẻo họ báo cáo rồi ông cũng bị bắt luôn.

Phêrô đã theo Chúa Giêsu suốt ba năm. Phêrô nếm trải biết bao gian khổ, ông đón nhận tất cả mà không kêu ca nề hà gì. Nhưng hôm nay ông chối Chúa vì sợ bị liên lụy, vì an toàn của sinh mạng. Ông chấp nhận từ bỏ và hy sinh, nhưng chỉ đến một giới hạn nào đó thôi.

Phêrô là người được Chúa Giêsu yêu thương, chăm sóc, lo lắng, và được Ngài ban cho biết bao là ân huệ. Nào là vai trò thủ lãnh của Nhóm Mười Hai, nào là nhiệm vụ cầm giữ chìa khóa Nước Trời: “Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,19); và còn được gọi là Kêpha, nghĩa là đá … vậy mà khi đối mặt với một đứa hầu gái vô danh tiểu tốt, đá lại mềm ra như bún, ông chối phăng không biết Giêsu là ai, ông lại còn dám cả gan thề độc: "Tôi thề là không có biết người các ông nói đó!” (Mc 14,71). Ông là người nhiệt tình nhất với Chúa Giêsu, thế mà cuối cùng cũng chối Thầy. Thế mới biết, bất cứ ai cũng yếu đuối và cũng có thể sa ngã nặng nề. Phêrô đã sa ngã. Vậy mà ông cứ luôn tưởng rằng mình mạnh mẽ.

Để tự nhiên, chắc chắn không ai nỡ nhẫn tâm bán Chúa, chối Chúa, lên án Chúa. Người ta thay lòng đổi dạ do tác động của tiền bạc, của hưởng thụ, sợ bị liên lụy và của theo hướng của dư luận. Đó là những ngã rẽ nguy hiểm.

Nếu có mặt trong ngày Chúa chịu khổ nạn, tôi và bạn có rẽ sang lối nào không? Tôi và bạn sẽ rẽ sang con đường phản bội của Giuđa ? Tôi và bạn sẽ rẽ sang con đường chối Chúa của Phêrô ? Tôi và bạn sẽ rẽ sang những con hẻm in dấu chân trốn chạy của các môn đệ ? Tôi và bạn sẽ phụ hoạ với đám đông kết án Chúa ? Hay tôi và bạn cũng theo quân lính đánh đập Chúa ? Tôi và bạn có kết án bất công như Philatô không? Tôi và bạn có hùa với kẻ mạnh đàn áp bắt nạt người thấp cổ bé miệng như đám đông dân chúng không? Tôi và bạn phải dứt khoát lựa chọn một con đường.

Con đường theo Chúa không êm ái nhẹ nhàng và thênh thang đâu. Đó là con đường thập giá: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo” (Lc 9,23). Đường thập giá là đường một chiều. Đường thập giá là đường lên dốc. Và đường thập giá là đường có nhiều ổ gà dằn xóc. Vì thế mà có nhiều người bỏ cuộc nên rẽ sang một hướng đi khác. Nhận diện những ngã rẽ nguy hiểm của tiền bạc dẫn lối, thích an nhàn hưởng thụ, sợ liên lụy bản thân và hùa theo dư luận để chúng ta tỉnh táo mà bước đi trên hành trình đức tin cuộc đời. Vác thập giá hôm nay chính là đón nhận những bệnh tật, thất bại, đau khổ, bất công…như những thử thách của lòng tin để vững bước theo Chúa đến cùng.

Tuần Thánh, chúng ta cùng dõi bước theo con đường thập giá của Chúa Giêsu. Đó là con đường đau khổ, nhưng cũng là con đường tình yêu và là con đường cứu độ.

Lạy Chúa, xin cho con luôn mạnh mẽ và kiên trì tiến bước theo Chúa trên mọi nẻo đường Chúa dẫn con đi. Amen.
 
Tự do trong sự vâng phục ý Chúa
Lm Jude Siciliano, OP
17:32 29/03/2012
CHÚA NHẬT LỄ LÁ (B)
Làm phép lá Mc 11:1-10 (hay Ga 12: 12-16)
Isaia 50: 4-7; Philipphê 2: 6-11; Máccô 14: 1-15,47

TỰ DO TRONG SỰ VÂNG PHỤC Ý CHÚA

Đức Giêsu không phải là người đầu tiên vào thành Giêrusalem cùng với sự chào đón nồng nhiệt và uy nghi. Khi chiến thắng trở về, ông Giuđa Macabê đã có hai lần vào thành (1 Mcb 4,19-25; 5,45-54). Ông Simon, anh ông Giuđa, cũng được dân chúng reo hò, hát mừng tán dương và vẫy chào bằng những cành lá cọ (1 Mcb 13,49-51). Có ít nhất 12 lối vào thành Giêrusalem dành cho các anh hùng chính trị và quân đội.

Theo bản văn, Đức Giêsu chọn khởi hành theo lối riêng từ núi Ôliu. Ông Dacaria đã đoán trước được lối vào đó: “Ngày ấy, Người sẽ dừng chân trên núi Ôliu, phía đông Giêrusalem...” (Dc 14,4). Khi Đavít vào thành, ông cưỡi một con la và được dân chúng tôn làm vua. Kể từ điệu hát:“Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đavít, tổ phụ chúng ta”, dân Do Thái đạo đức nhận ra những lời tiên tri được hoàn trọn và họ sẽ được tràn ngập niềm vui và hy vọng khi chứng kiến cảnh Đức Giêsu cưỡi lừa con vào thành.

Việc Đức Giêsu vào thành Giêrusalem đã khơi lên cho dân những ký ức tôn giáo. Sự kiện này này cũng nhắc nhớ họ về những gì đã xảy ra cho các ngôn sứ - chịu đau khổ và bị loại trừ vì sứ điệp của mình. Đức Giêsu đang hoàn tất những gì các ngôn sứ đã hứa, và chúng ta có thể nghe thấy trong các bài đọc hôm nay những điều người ta thắc mắc về Ngài – yêu thương và chịu khổ vì chúng ta. Các ngôn sứ theo sự công bình của Thiên Chúa không có lấy một nhóm người nhiệt tình ủng hộ. Trở thành chứng nhân cho Thiên Chúa là một lời mời gọi trung tín, cho dù phải trả giá bằng cả mạng sống. Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta về sự thực này.

Quý vị có còn nhớ đoạn Tin Mừng thánh Máccô (1,12) khởi đầu mùa Chay không? Đoạn Tin Mừng cho ta thấy Thần Khí Đức Chúa “đẩy” Đức Giêsu vào hoang địa, nơi Người chịu cám dỗ. Cũng chính Thần Khí ấy là sức mạnh luôn ở cùng và kiện cường sứ vụ công khai của Đức Giêsu và dẫn đưa Người qua các cổng Thành Thánh để hoàn tất sứ vụ qua sự đau khổ và cái chết của Người.

Chính Thần Khí đó giúp chúng ta có thể cất bước “tiến vào” những nơi chúng ta được mời gọi để làm chứng. Chúng ta sẽ không chọn vào một thành quan trọng có đám đông sẵn sàng chào đón; nhưng quý vị có bao giờ phải đứng lên bênh vực cho quyền lợi của người khác chưa? Quý vị đã từng phải bước vào một căn phòng hay lớp học, chứ chưa nói đến một thành phố, để nói lên đức tin của mình chưa? Quý vị đã từng phải đứng trước ban giám đốc để kháng lại một thủ đoạn kinh doanh gây nguy hại cho người khác hay cho môi trường chưa? Còn những lần quý vị phải bước vào nhà mình khi có một thành viên bị phỉ báng thì sao? Nếu chúng ta nắm lấy vị thế khiến chúng ta dám đứng lên chống lại bất công thì chúng ta có Đức Giêsu, Đấng hôm nay vào thành Giêrusalem, như bạn đồng hành của chúng ta.

Từ những gì xảy ra sau khi Đức Giêsu vào thành Giêrusalem thì rõ ràng người ta đã bỏ lỡ ý nghĩa của ngày này và tầm quan trọng của Đức Giêsu. Điều chúng ta sẽ khám phá ra trong tuần này là việc dân chúng bỏ lỡ những lá cọ phất phới – Thiên Chúa chúng ta là Đấng yêu thương nhân hậu, Người giơ tay và ban cho chúng ta tình yêu vĩnh cửu, được biểu lộ trong cuộc khổ nạn của Đức Giêsu.

Bất cứ hình ảnh nào về Thiên Chúa theo suy nghĩ của con người chúng ta như thờ ơ, xa cách và lãnh đạm thì đều bị phá hủy hoàn toàn bởi việc Đức Giêsu tự nguyện vào thành Giêrusalem và chấp nhận chịu khổ nạn và chết. Người có thể chọn đi hướng khác để tránh vào thành và thoát khỏi thiên mệnh. Nhưng, chúng ta lại khám phá ra những điều các ngôn sứ đã nói với chúng ta - Thiên Chúa chúng ta là Đấng yêu thương nhân hậu, Người sẵn sàng đến bất cứ nơi nào để giải thoát chúng ta khỏi tù ngục của tội lỗi và sự chia cắt tự mình đặt ra. Chúng ta lại học biết việc trở thành môn đệ của Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta điều gì, xét như những cá nhân và cộng đoàn, khi chúng ta chứng kiến tình yêu, sự phó thác và tự hiến của Đức Giêsu trong tuần này. Một lần nữa, việc theo Đức Giêsu có làm khơi lên nhiệt huyết của chúng ta để vác thập giá của Người và sẵn sàng chết cho cái tôi nhân danh Người hay không?

Nếu Tin Mừng Máccô đã dạy chúng ta điều gì về điểm này, thì ắt hẳn cho chúng ta thấy rằng nhiệm vụ thực hành và nói Lời Chúa sẽ gây ra sự khước từ và thậm chí bạo lực ngay tức khắc. Tin Mừng này không dành cho những người lãng mạn và người đã khuất bóng. Thực vậy, đó là một khế ước nghiêm túc, không giấu giếm hay tô vẽ những điều Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta.

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn, chúng ta không thể theo Đức Giêsu chỉ bằng cách nghiến răng và bắt chước mẫu gương của Người. Vì Người được Thần Khí “thúc đẩy”, và chúng ta cũng phải được như thế. Chúng ta cần ơn của Thánh Thần đó vì sợ rằng chúng ta rời bỏ Đức Kitô khi gặp gian nan thử thách. Thần Khí sẽ xóa sạch những ảo tưởng trong đầu chúng ta và mở mắt cho chúng ta có thể nhận ra mình là ai và sẽ phải làm gì khi trở thành những môn đệ của Đức Chúa.

Đức Giêsu đã vào Giêrusalem cách nay rất lâu. Giờ đây, Người bước vào cuộc đời chúng ta mỗi ngày. Chúng ta chào đón Người bằng những lời tung hô: “Hoan hô Chúa trên các tầng trời”. Tiếp đến, chúng ta xắn tay áo để thực hiện những trọng trách Người đòi hỏi – có thể thực hiện được bằng Thần Khí Người ban cho chúng ta.

Xã hội chúng ta đề cao những người có mạnh mẽ và tài năng. Chúng ta thường soi vào những năng khiếu nổi bật của họ. Theo nhãn giới cá nhân, điều đó chẳng có gì sai cả. Nhưng hôm nay, thánh Phaolô nhắc chúng ta nhớ về một Thiên Chúa bị lăng nhục, Người đến với chúng ta trong tình trạng yếu hèn! Chúng ta không nhận ra điều này trong cuộc đời mình sao? Khi tôi nghĩ về người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên tôi, thì hầu hết họ đều không ngần ngại bày tỏ sự sai lầm và khiếm khuyết trong con người của họ. Nhìn vào họ qua nhãn quan Kitô giáo, tôi đã nhận ra điều Thiên Chúa có thể thực hiện qua sự yếu đuối của con người, vì họ cũng bộc lộ cho thấy niềm vui, sự hiến thân cho dân Chúa, tình yêu tha thiết dành cho người nghèo, nhận những khiếm khuyết của mình và hoàn toàn tín thác vào tình yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Vì tôi, họ hiến thân cho Tin Mừng, nhất là với bài thánh ca thánh Phaolô hát cho chúng ta ngày hôm nay. Thiên Chúa cũng nâng họ lên trong sự khiêm hạ.

Hôm hay, thánh Phaolô giải thích rõ ràng cho chúng ta. Ngài mời gọi cộng đoàn ở Philípphê đừng nên tự coi mình là đặc biệt hay có đặc quyền, mà “hãy làm cho thái độ của Đức Kitô trở thành của riêng anh em”. Họ không chú trọng vào những lợi ích của họ và ganh đua để được địa vị cao trong cộng đoàn. Trái lại, giống như Đức Kitô, họ trở nên tôi tớ cho mọi người. Chúng ta, những người có vị thế uy tín trong cộng đoàn tín hữu hôm nay, cần quả quyết rằng thư Philípphê (2,6-11) chính là bản “Tuyên ngôn Sứ vụ” hay những “Chỉ dẫn Hoạt động” của chúng ta.

Tâm điểm của đời sống chúng ta phải là Đức Giêsu, để cho tình yêu của Người dành cho nhân loại sẽ trở thành của chúng ta. Thánh Phaolô nhắc nhớ chúng ta rằng con đường chúng ta đến với Thiên Chúa chính là qua việc phục vụ khiêm hạ. Chúng ta thực hiện điều này bằng việc lắng nghe Lời Chúa hôm nay và hành động theo những gì chúng ta được nghe. Vì theo chỉ dẫn của thánh Phaolô, tự do đích thực của chúng ta chính là nhờ vào sự vâng phục Thiên Chúa.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


PALM SUNDAY (B)
Processional Gospel : Mark 11: 1-10 (or John 12: 12-16)
Isaiah 50: 4-7; Philippians 2: 6-11; Mark 14:1- 15:47

Jesus was not the first to enter Jerusalem with fanfare and ecstatic greetings. Judas Maccabeus, returning from military victories, did twice (1 Maccabees 4:19-25; 5:45-54). Simon, Judas’ brother, was also met by cheering crowds who chanted praise and waved palm branches (1 Maccabees 13:49-51). There were at least 12 celebrated entries into Jerusalem by political and military heroes.

Jesus’ choice to begin his own entry from the Mount of Olives, followed a script of sorts. Zechariah had anticipated such an entrance. "On that day his feet will stand on the Mount of Olives, east of Jerusalem..." (Zech. 14:4). When David entered he rode a mule and was proclaimed king. Hence the chant, "Blessed is the kingdom of our father David that is to come." The religious Jews would recognize the fulfillment of the prophecies and they would be filled with excitement and hope as they witnessed Jesus entering the city mounted on a colt.

Jesus’ entry into Jerusalem stirred up religious memories for the people. It should have also reminded them what had happened to the prophets – they suffered and were rejected for their message. Jesus is fulfilling what the prophets promised and we can hear in our readings today what will be asked of him – love and suffering on our behalf. Prophets of God’s justice do not garnish an enthusiastic following for long. To be a witness for God is a call to be faithful, even at the cost of one’s life. Jesus is our example of that reality.
Remember our gospel selection from Mark (1: 12) which began Lent for us? We were told that the Spirit of the Lord "drove" Jesus into the desert, where he was tempted. That Spirit was also the energizing force that accompanied and empowered Jesus’ public ministry and brought him to the gates of the Holy City to complete that ministry through his suffering and death.

That same Spirit enables us to take the steps to "enter" into the places where we are called to bear witness. We might not make an entrance into a grand city with a crowd ready to greet us; but have you ever had to step up for the rights of others? Ever had to enter, not a city, but a room or class to speak for what you believe? Ever had to go before a board of directors to protest a business practice that would be harmful to a neighborhood or the environment? How about the times you’ve had to put a foot forward in your family when one member was being maligned? If we have taken positions that caused us to stand out in public then we have Jesus, who entered Jerusalem today, as our companion.

It’s clear from what happens after Jesus’ entrance into Jerusalem that the people missed the meaning of this day and the significance of Jesus. What we will discover this week is what the citizens waving palms would miss – that our God is a passionate lover who reaches out to us and who offers us enduring love, made manifest in the suffering of Jesus.

Any image of God as cool, aloof and untouched by our human need is shattered by Jesus’ willing entrance to Jerusalem and his acceptance of his approaching suffering and death. He could have taken numerous forks in the road to avoid the city and his fate. Instead, we discover again what the prophets have told us – our God is a passionate lover willing to go to any length to free us from our self-imposed prisons of sin and isolation. We again learn what being a disciple of Jesus requires of us, as individuals and as a community, as we witness this week Jesus’ love, commitment and self-sacrifice. Will following Jesus stir our passion to once again take up his cross and willingly die to self in his name?
If the gospel of Mark has taught us anything to this point, it has shown us that the task of acting and speaking God’s Word will entail rejection and even violence at the hands of the world. This gospel is not meant for romantics and the other-worldly. Instead, it is a sober testament that does not hide or sugar-code what Jesus asks of us.

But let there be no mistake, we cannot follow Jesus just by gritting our teeth and copying his example. As he was "driven" by the Spirit, so must we be. We need the gift of that Spirit lest we turn away from Christ when the road gets difficult. The Spirit clears our head of illusions and opens our eyes so we can see who we must be and what we must do as disciples of the Lord.
Jesus entered Jerusalem a long time ago. Now he enters our lives each and every day. We welcome him with songs of praise, "Hosanna in the highest." Then we roll up our sleeves to do the heavy lifting he asks of us – enabled by the Spirit he is giving us.
Our society exalts people of strength and talents. We shine a spotlight on them for their outstanding gifts. With the proper perspective, there is nothing wrong with that. But Paul reminds us today that we have an outrageous God who comes to us in weakness! Haven’t we experienced that in our lives? When I think of the people who have had the strongest influence on me, most of them have not been afraid to show their human fallibility and shortcomings. Looking at them through Christian lens, I have seen what God can do through human weakness, for they also exhibited to me joy, dedication to the people of God, passionate love for the poor, humor at their shortcomings and a great confidence in God’s love and forgiveness. They put flesh on the gospel for me, especially the hymn St. Paul sings for us today. In their humility God exalted them too.
Paul spells it out for us today. He invited the community in Philippi not to consider themselves special or privileged, but to "make the attitude of Christ your own." They were not to focus on their own interests and compete for high status in the community, but to be the servant to all, as Christ was. We who have a position of authority in the believing community today need to claim Philippians 2:6-11 as our "Mission Statement," or as our "Operating Instructions."
At the center of our life must be Jesus so that his love for humanity will be ours. Paul reminds us that our way to God is through humble service. We do this by hearing God’s Word today and acting on what we hear. For, as Paul directs us, our true freedom comes through obedience to God.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi sự tự do và đối thoại
Bùi Hữu Thư
06:40 29/03/2012
Ngài rời Havana với lời hứa cầu nguyện cho một tương lai tốt đẹp hơn

HAVANA, Cuba, ngày 28 tháng 3, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI tạ ơn Chúa về cơ hội viếng thăm Cuba trong diễn văn từ biệt tại phi trường Havana hôm nay. Ngài cũng cám ơn các giới chức dân sự và Giáo Hội về sự hợp tác và trợ giúp của họ.

Ngài nói: “Tôi ôm giữ sâu xa trong lòng tôi tất cả mọi người dân Cuba. Quý vị đã bao quanh tôi bằng lời cầu nguyện và tình thân ái, đã ban cho tôi tình hiếu khách mật thiết và chia xẻ với tôi những ước nguyện sâu xa và chính đáng của quý vị."

Ngài tuyên bố là ngài đã đến Cuba như một nhân chứng cho Chúa Giêsu Kitô, để loan báo một sứ điệp cứu rỗi và để tăng sức cho Giáo Hội.

Ngài nói: “Xin cho chuyến đi này cũng được dùng như một thúc đẩy mới cho tất cả những ai đã kiên trì và hy sinh hợp tác trong công trình truyền giáo, đặc biệt là những tín hữu giáo dân."

Ngài giải thích: sứ điệp của Chúa Kitô cho nhân loại không phải là một sự hạn chế, nhưng là tiên quyết của một sự phát triển đích thực.

Ngài nhận xét: “Ánh sáng của Chúa Kitô đã chiếu soi rực rỡ trong những ngày qua; xin cho ánh sáng này không bao giờ phai mờ nơi những ai đã đón nhận; xin ánh sáng này giúp cho tất cả mọi người nuôi dưỡng sự hòa điệu trong xã hội và giúp cho sự triển nở cúa tất cả những gì là cao quý nhất trong tâm hồn Cuba, với những giá trị quý phái, có thể là nền tảng cho việc xây dựng một xã hội có tầm nhìn rộng lớn, được canh tân và hòa giải với nhau."

Về một điểm rõ ràng có tính cách chính trị, Đức Thánh Cha đề cập đến những hạn chế đối với sự tự do tôn giáo căn bản, và những biện pháp chế tài kinh tế bên ngoài đã "bất công đè nặng" trên dân tộc Cuba.

Đức Thánh Cha tiếp: Việc tôn trọng và cổ võ cho tự do là điều thiết yếu, để cho phép người dân đáp ứng với những đòi hỏi về phẩm giá và để xây dựng xã hội.

Ngài kêu gọi phải có một "đối thoại kiên trì và chân thành", và ngài nói: "Thời điểm hiện tại đòi hỏi khẩn cấp là: trong sự chung sống giữa các cá nhân, quốc gia và quốc tế, chúng ta phải từ bỏ các thể chế bất di bất dịch và các quan điểm đơn phương, có khuynh hướng làm cho khó có sự thông cảm và khiến cho các nỗ lực hợp tác trở nên không hữu hiệu.”
 
Có được từ chối cho Rước Lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
08:48 29/03/2012
Có được từ chối cho Rước Lễ không?

ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.

Hỏi: Một linh mục (hoặc một phó tế hoặc thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ) phải làm gì trong trường hợp một người đi lên để Rước lễ, trong khi người ấy không ở trong ân nghĩa Chúa theo nhiều người biết? Một người sống mối quan hệ đồng tính luyến ái tích cực có thể Rước lễ không? Nếu một người đồng tính luyến ái đang sống một cuộc sống khiết tịnh và độc thân, người đó có được xét là sống trong ân nghĩa Chúa không, bao lâu mà người ấy đi nhà thờ và đã xưng tội? Liệu một người đang trong một mối quan hệ đồng tính luyến ái tích cực có thể làm thừa tác viên ngoại thường không, hoặc làm người phục vụ bàn thánh được không? - D.B., Pittsburgh, bang Pennsylvania (Mỹ)

Đáp: Độc giả trên đây chắc là lấy cảm hứng từ một cuộc tranh cãi gần đây liên quan việc từ chối cho Rước lễ tại Tổng Giáo Phận Washington, Mỹ. Mặc dù vụ này đã được bình luận rộng rãi, tôi không tự xem mình là được thông tin đầy đủ về các sự việc, để đưa thêm các nhận định khác hơn là bày tỏ hy vọng rằng vụ việc sẽ cuối cùng được giải quyết, và mọi sự hiểu lầm được làm sáng rõ.

Sau khi nói như thế, tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề trong tầm tay mình.

Trước hết, bổn phận của mỗi tín hữu là đánh giá liệu mình có sống trong ân nghĩa Chúa hay không để Rước lễ. Để biết điều này với sự chắc chắn luân lý hợp lý, người ta không biết phạm tội nào mà đã không xưng, hoặc không phải ở trong một tình trạng, vốn thông thường sẽ loại trừ việc có thể lãnh nhận bí tích, ví dụ, một cuộc hôn nhân bất thường không được Giáo Hội công nhận là hợp lệ.

Trong khi thi hành sứ vụ, linh mục và thậm chí các thừa tác viên khác thường chiều theo lòng tin tốt của những người đến với bí tích.

Chỉ có Thiên Chúa biết chắc chắn tuyệt đối tình trạng sống trong ân nghĩa Chúa của một người. Cá nhân mỗi người có thể đạt được sự chắc chắn luân lý hợp lý về tình trạng hiện tại của linh hồn mình. Linh mục thường không biết về tình trạng sống trong ân nghĩa Chúa của một người khác. Thậm chí nếu một linh mục biết rằng một người nào đó là người phạm tội thường xuyên, linh mục cũng không thể biết liệu trước khi lên Rước lễ, người ấy đã sám hối chưa, xưng tội chưa và cố gắng chừa tội chưa.

Thậm chí nếu một linh mục trong thực tế biết rằng một người không nên Rước lễ, và sẽ phạm sự thánh nếu Rước lễ, linh mục không công khai từ chối cho Rước lễ. Không ai, ngay cả người phạm tội trọng, bị công khai phơi bày về các lỗi che giấu của họ. Mọi người đều có quyền bảo vệ thanh danh của mình, trừ khi thanh danh bị mất do các hành vi công khai của người phạm tội, hoặc vì một hình phạt công khai.

Đây là một tình huống rất khó khăn cho một linh mục gặp phải, nhưng bằng cách này ngài cũng chia sẻ cùng một thái độ mà Chúa đã chọn, khi làm cho mình sẵn sàng trong Bí Tích Thánh Thể. Hiếm khi một linh mục bị đặt trong một tình huống khó khăn như vậy; Chúa Thánh Thể phải đối mặt với nó mỗi ngày.

Điều 915 của Giáo Luật cho biết các trường hợp chủ yếu, trong đó việc Rước lễ có thể bị từ chối cách công khai. Điều này nói, "Không được nhận rước lễ: những người bị vạ tuyệt thông và cấm chế sau khi hình phạt đã tuyên kết hay tuyên bố; những người khác cố chấp trong một tội nặng công khai.”

Trường hợp đầu tiên nhắc đến những người mà một hình phạt giáo luật về vạ tuyệt thông hay cấm chế đã được công khai áp đặt vì một tội nặng theo Giáo luật.

Nó không nhắc đến những người có thể đã rơi vào một hình phạt tự động (chẳng hạn tham gia việc phá thai) mà không biết. Tất nhiên, những người trong tình huống này không nên Rước lễ, cho đến khi bị vạ tuyệt thông được cất bỏ, nhưng linh mục không nên từ chối cho Rước lễ ngay cả khi ngài biết rằng hình phạt vẫn còn.

Trường hợp thứ hai, những người cố chấp kiên trì trong tội nặng tỏ tường, là khó hơn để xác định và thường đòi hỏi một nghiên cứu cho mỗi trường hợp. Ngay cả những chuyên gia giáo luật không đồng ý về các áp dụng thực tế. Nhưng hầu như tất cả đều đồng ý rằng luật nên được giải thích cách hạn hẹp và rằng mọi yếu tố - sự cố chấp kiên trì và tội nặng hiển nhiên - phải được đồng thời hiện diện, trước khi việc Rước lễ có thể được công khai từ chối.

Thật khó xác định liệu một tội nặng là hiển nhiên. Để được như vậy, tội này phải được biết bởi một phần lớn của cộng đồng, và điều này cũng có thể tùy thuộc vào bản chất của bản thân cộng đồng. Ví dụ, nó là một điều thuộc về một ngôi làng thôn quê yên tĩnh, nơi ai nấy đều biết mặt nhau, hoặc nó là một điều thuộc về một giáo xứ thành phố lớn, nơi sự việc chỉ có thể được biết khi nó xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.

Sự cố chấp kiên trì cũng khó để xác định, và thường đòi hỏi rằng linh mục đã có thể trò chuyện với người phạm tội, và đã cảnh báo là không cho Rước lễ cho đến khi người ấy không còn phạm tội nữa.

Vì cả hai yếu tố phải hiện diện, linh mục chỉ có thể đưa ra lời cảnh báo rằng việc Rước Lễ sẽ bị công khai từ chối, khi tội lỗi được biết đến rộng rãi, và ngài đã không biết rõ điều đó qua Bí tích Hòa giải.

Có thể có các trường hợp khi mọi yếu tố đều hiện diện, bởi cách thức mà một người tiến đến gần bàn thờ. Ví dụ, nhiều Giám mục Mỹ đã từ chối cho Rước lễ đối với người choàng khăn quàng vai cầu vồng. Trong trường hợp này, người ấy sử dụng một biểu tượng, vốn công khai bênh vực một lối sống mà Giáo Hội cho là phạm tội nặng.

Có thể có một số trường hợp khác, khi một linh mục phải quyết định do sự thôi thúc của thời điểm, ví dụ, khi một người ở trong một tình trạng mặc trang phục khác phái quá rõ ràng, và không nhận thức đầy đủ về việc mình làm. Các trường hợp như vậy liên quan nhiều hơn đến trật tự công cộng và tôn trọng Mình Thánh Chúa, hơn là phán đoán đến tình trạng nội tâm của người ấy.

Một trường hợp khác là khi một người là không Công Giáo cách rõ ràng. Tình huống như vậy thường phát sinh tại các đám cưới và đám tang. Nhiều giáo phận và giáo xứ đã chuẩn bị cách xử lý cho các dịp như vậy, và khuyên nhủ những người tham dự về các điều kiện để rước lễ trong Giáo Hội Công Giáo. Điều này giúp như là một lời nhắc nhở cả cho người Công giáo, ít thực hành đức tin của họ, cũng như cho tín hữu thuộc các giáo phái khác và tôn giáo khác.

Cuối cùng, Giáo Hội phân biệt giữa một xu hướng đồng tính luyến ái và hành vi đồng tính luyến ái. Trong khi xu hướng là bị rối loạn, nó không làm cho người ta thành người có tội – miễn là người đó sống một cuộc sống khiết tịnh. Thật vậy, không có lý do một người như vậy không thể đạt được một mức độ cao của sự thánh thiện.

Còn một người hành động trên xu hướng đồng tính luyến ái thì phạm tội trọng. Với ý thức này, tôi nghĩ rằng rõ ràng những người đồng tính luyến ái tích cực không được Rước lễ. Tuy nhiên, cánh cửa bí tích hòa giải luôn luôn là mở cửa cho họ, khi họ có sự hối cải chân thành và sửa đổi.

Bất cứ ai, vì bất kỳ tội nặng nào, không được Rước lễ và không tham gia vào tác vụ. Có thể có trường hợp ngoại lệ cho quy tắc này, khi một người tạm xa rời ân nghĩa Chúa mà không kịp xưng tội trước khi tham dự Thánh lễ. Tuy nhiên, không có trường hợp ngoại lệ trong trường hợp của những người thường xuyên bị loại trừ khỏi việc Rước lễ. (Zenit.org 27-3-2012)

Nguyễn Trọng Đa
 
Phỏng vấn linh mục giáo sư George Coyne, Dòng Tên – một nhà thiên văn học
Hoàn Chỉnh, S.J
09:11 29/03/2012
Bài phỏng vấn linh mục giáo sư George Coyne, Dòng Tên – một nhà thiên văn học

Linh mục giáo sư George Coyne, thuộc tỉnh Dòng Tên Maryland, Hoa Kỳ, là cựu Giám đốc Đài thiên văn Vatican từ 1978 đến 2006. Sau đó ngài đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Quỹ Thiên văn Vatican đến cuối năm 2011, hiện Cha đang là Trưởng khoa Triết học tôn giáo tại Đại học Dòng Tên Le Moyne ở Syracuse, New York, Hoa Kỳ. Cha cũng giảng dạy nhiều lớp về thiên văn và chủ trì các buổi tọa đàm về đối thoại khoa học – đức tin.

Với tư cách là một linh mục và là một nhà thiên văn, cha Coyne là người đã bắc nhịp cầu giữa thế giới của đức tin với khoa học. Mới đây Tạp chí Công Giáo Hoa Kỳ đã có cuộc phỏng vấn Cha về đề tài xoay quanh đức tin Công Giáo, khoa học và kinh nghiệm nhân sinh.

Xin giới thiệu bản lược dịch cuộc phỏng vấn cùng độc giả


Xin cha giới thiệu một vài đặc thù của vũ trụ mà nhờ đó có thể làm phong phú sự hiểu biết đức tin Công Giáo.

Nếu tìm hiểu vũ trụ trong bình diện khoa học thì đấy là một thách đố khá ngạc nhiên cho cả khoa học lẫn niềm tin tôn giáo. Các chứng cứ khoa học về vũ trụ đã được xác định khá tốt. Trước hết vũ trụ đã định hình 13,7 tỷ năm. Một tỷ là một số có 9 con số 0 đi sau nó vì thế điều đó quả là thật nhiều năm. Thứ đến, vũ trụ bao gồm 10,000 tỷ ngôi sao. Đó là một con số với 22 con số 0 đằng sau.

Chúng ta biết được tuổi của vũ trụ nhờ vào sự giãn nở của nó: tất cả các dải ngân hà đang di chuyển ra xa chúng ta. Có một mối tương quan chặt chẽ giữa khoảng cách giữa dải ngân hà với chúng ta và tốc độ di chuyển của chúng. Nghĩa là, một vật thể càng xa thì nó càng chuyển động nhanh hơn.

Khi chúng ta tính toán độ tuổi của vũ trụ bằng chính sự giãn nở của nó, chúng ta khám phá ra rằng vũ trụ đã bắt đầu giãn nở cách đây 13,7 tỷ năm cộng hoặc trừ đi 200 triệu năm. Thật là một phép đo lường diệu kỳ.

Làm thế nào chúng ta có thể đếm được tất cả các vì sao?

Khi kính thiên văn Hubble chụp một bức hình của phần xa nhất của vũ trụ, chúng ta có thể thấy nó tạo ra một hình ảnh được gọi là Vùng sâu Hubble. Hình ảnh này có hàng triệu chấm ánh sáng và mỗi một chấm nhỏ ánh sáng đó là một thiên hà. Kính Hubble nhắm vào một phần rất nhỏ của bầu trời, nó chỉ bằng một phần hai mươi của bề dầy một đốt ngón tay trỏ nếu so sánh với cả một cánh tay dài. Nếu đo cả bầu trời thì thế nào? Hãy nhân toàn bộ 100 tỉ thiên hà, mà mỗi một dãy thiên hà trung bình có khoảng 200 tỉ vì sao.

Một ngôi sao, có thể nói, tồn tại nhờ nhiệt hạt nhân ở trung tâm của nó, được hình thành bởi dòng nhiệt năng lên đến hằng tỷ nhiệt độ. Nếu ngôi sao ấy có đầy khối nhiệt trung tâm, nó sẽ tan ra và tạo nhiệt năng lớn hơn biến heli thành carbon, carbon thành nitrogen, v. v…

Khi một thế hệ các ngôi sao chết đi, một thế hệ mới được hình thành từ lượng khí tồn tại, vốn không chỉ có hydro mà còn được làm phong phú thêm với heli, carbon, silicon, nitro và ngay cả sắt. Mặt trời của chúng ta là thế hệ sao thứ ba. Nếu không có nó, chúng ta cũng đã không có ở đây.

Chúng ta cần có 3 thế hệ ngôi sao để có được một ngôi sao có thể cung cấp các yếu tố của sự sống. Điều tôi muốn nói là nhờ sự sản sinh của vũ trụ, nhờ những chuyển biến hóa học trong vũ trụ, chúng ta tạo nên những hóa chất cho đến khi chúng ta có đủ cho cuộc sống.

Hơn 14 tỷ năm với tất cả các ngôi sao này đang sản sinh ra tất cả các hóa chất này, tưởng tượng chuyện gì đang xảy ra.

Vũ trụ có một cấu trúc riêng. Đó chính là quy luật của tự nhiên. Khi 2 nguyên tử hydro gặp nhau, chúng phải tạo nên một phân tử hydro. Nhưng đôi khi chúng không xảy ra như thế bởi vì điều kiện nhiệt độ và áp xuất không phù chuẩn.

Vì thế chúng trôi dạt khắp vũ trụ và gặp nhau hàng nghìn tỷ lần. Có hàng nghìn tỷ nguyên tử hydro thực hiện quá trình này. Chúng ta không nên ngạc nhiên khi ngẫu nhiên 2 nguyên tử gặp nhau vào một thời điểm khi điều kiện nhiệt độ và áp suất thỏa mãn và chúng tạo nên một phân tử hydro.

Đó là “sự ngẫu nhiên” tuy nhiên nó còn hơn cả sự ngẫu nhiên nữa. Hai nguyên tử hydro phải tạo nên một phân tử hydro nếu chúng gặp nhau trong những điều kiện thích hợp. Chúng ta có thể đặt ra một xác suất cho điều đó. Xung quanh một vài ngôi sao điều này có khả năng xảy ra hơn vì điều kiện nhiệt độ khác nhau. Điều này cũng có thể xảy ra trong một số thiên hà. Đó chính là sự kết hợp giữa ngẫu nhiên và tất yếu, nhưng trong một vũ trụ sinh sản có rất nhiều khả thể cho điều này xảy ra.

Với tất cả quá trình hóa học sẵn có này hơn 14 tỷ năm, sự ngẫu nhiên và tất yếu phối hợp với để xây dựng nên những phân tử phức tạp hơn. Bạn có được chất dinh dưỡng, axit amino và đường, DNA, gan, tim và thậm chí bộ não người thông qua sự tiến hóa sinh học.

Vậy Thiên Chúa liên hệ với tiến trình ấy cách phù hợp như thế nào?

Chúng ta biết tiến trình khoa học vốn mang lại cho chúng ta sự hiện hữu. Nhưng một người có niềm tin sau đó sẽ đặt vấn đề rằng “Có phải Thiên Chúa làm điều đó không? Vì dường như có một cuộc tiến hóa được cấu trúc để tạo nên một con người?”

Thiên Chúa đã làm điều đó chăng? Nói theo tư cách là một nhà khoa học, câu trả lời của tôi là: tôi không biết. Chẳng có cách nào có thể giúp tôi biết được liệu có phải Thiên Chúa can dự vào tiến trình khoa học đó hay không. Tôi có thể cảm thấy kinh ngạc rằng tiến trình này luôn trở nên phức hợp hơn, làm cho các sinh vật có thể thích hợp với nhau hơn, kể cả con người. Nhưng đối với tôi là một nhà khoa học con người là một sinh vật sinh học phức tạp. Ở vị trí này, tôi không thể nói về đặc tính thiêng liêng của con người.

Tôi có thể có bằng chứng về điều này. Nhưng tôi không thể nói về nó trong tư cách là một nhà khoa học và tôi không thể nói về Thiên Chúa như là một nhà khoa học. Nếu tôi cố gắng làm điều đó thì tôi không phải nghiên cứu khoa học. Tôi nghĩ rằng điều rất quan trọng trong xã hội hiện đại, dĩ nhiên trong nước Mỹ hiện đại, không được nhầm lẫn giữa những gì chúng ta biết từ khoa học với những gì chúng ta biết từ triết học, thần học, văn chương và âm nhạc.

Văn hóa con người là một địa hạt rất rộng lớn và khoa học là một phần quan trọng của nó. Nhưng nó không phải là tất cả.

Tôi tin rằng Thiên Chúa đã tạo nên vũ trụ và vì tôi tin như vậy nên tôi nghĩ rằng cũng hợp lý thôi khi bản thân tôi, một khoa học gia nói rằng “tôi biết vũ trụ giống như thế nào và Thiên Chúa nào đã làm nên một vũ trụ giống như thế này?”

Cha trả lời cho câu hỏi đó như thế nào?

Đó là một Thiên Chúa tuyệt vời trong tâm trí của tôi. Trong việc tạo thành vũ trụ, Thiên Chúa đã không làm nên một cái máy giặt hay một chiếc xe hơi, nhưng ngài đã làm nên một cái gì đó đầy năng động.

Công cuộc tạo dựng có một đặc tính tiến hóa. Đó là cả một quá trình. Thiên Chúa đã không tạo nên những thứ được thiết lập trước. Chúng ta hoàn toàn không biết nó sẽ đi về đâu kể cả một cách khoa học. Chúng ta không thể dự đoán trước bất cứ điều gì.

Thiên Chúa có toàn năng không? Thiên Chúa có thông suốt mọi sự như những gì tôi đã được dạy về Ngài không? Thiên Chúa có khả năng biết được thuở ban đầu của vụ trụ mà tôi sẽ được sinh ra trong đó không?

Bất cứ khi nào chúng ta nói về Thiên Chúa, thì chúng ta chỉ có thể nói bập bẹ về Ngài mà thôi. Chúng ta đang làm điều tốt nhất từ những gì chúng ta biết. Thiên Chúa không chỉ là một đối tượng để chúng ta luận bàn, suy tư và cầu nguyện. Ngài là nguồn của mọi sự, của mọi sự hiểu biết. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng hiểu biết của chúng ta về Thiên Chúa phải tôn trọng hiểu biết của chúng ta về vũ trụ và về chính chúng ta trong vũ trụ đó. Đó là một thách đố nhưng là một thách đố hạnh phúc.

Tôi tin rằng Thiên Chúa là Đấng toàn tri và toàn năng. Nhưng sau đó tôi phải suy nghĩ về những gì tôi đang nói và đặt câu hỏi “Tôi có ý gì khi nói thế?” Tôi tin chắc rằng Thiên Chúa là toàn năng nhưng Thiên Chúa có thể làm bất cứ mọi điều Ngài muốn không? Xem ra vũ trụ không cho phép tôi nhìn thấy rõ điều đó, nhưng thực ra là Thiên Chúa muốn vũ trụ được hoạt động như thế.

Tại sao một số tín hữu muốn lờ đi hoặc phủ nhận kiến thức khoa học?

Không phải nhiều người phớt lờ quan điểm khoa học hay cật vấn niềm tin tôn giáo là gì. Họ không muốn đối diện với thách đố của việc đặt hai bình diện này với nhau. Vâng, một thách đố chứ không phải là xung đột. Nhưng tôi chưa thấy có bất cứ xung đột nào giữa niềm tin tôn giáo đích thực và khoa học đích thực.

Như vậy tại sao đức tin và khoa học có vẻ như là 2 thái cực đối nghịch?

Vì báo chí đấy thôi! Tôi chỉ nói đùa, tuy nhiên một vài nhà báo dường như muốn khuấy động xung đột này.

Có một vấn đề là các nhà khoa học vẫn tuyên bố họ đang làm khoa học ngay cả khi họ khẳng định hay phủ nhận sự hiện diện của Thiên Chúa. Như thế là họ đang bước ra ngoài lĩnh vực khoa học.

Tôi có thể gặp khó khăn khi tôi nói như vậy, nhưng chủ nghĩa vô thần vẫn thực hành đức tin. Một người vô thần không thể chứng minh cho tôi thấy rằng thật ra không có Thiên Chúa. Bằng chứng mà chúng ta có được xuyên suốt dòng lịch sử của loài người cho thấy con người bén rẽ sâu vào niềm tin nơi Thiên Chúa.

Một vài nhà khoa học sẽ nói rằng tất cả chúng ta đang bị lừa, nhưng điều đó chẳng hợp lý chút nào. Khoa học là một tiến trình lý trí. Nó sử dụng trí khôn của chúng ta để cố gắng hiểu về vũ trụ, cách nào đó như là triết học và thần học. Đó là một nỗ lực để hiểu biết.

Đức tin vượt xa lý trí nhưng nó không mâu thuẫn với lý trí. Tôi hoàn toàn bị thu phục bởi điều đó không chỉ bằng trải nghiệm riêng của tôi nhưng bởi thực tại của niềm tin tôn giáo và những gì mà lí trí con người có thể đạt tới.

Hầu hết những nhà khoa học mà tôi biết đều là những người vô thần nhưng lại rất mực tôn trọng đức tin của con người. Nhà sinh vật học chuyên về thuyết tiến hóa Richard Dawkins, tác giả của cuốn Thượng Đế Ảo tưởng, và nhà vật lý Stephen Hawking, tác giả cuốn Lược sử thời gian, đều là những nhà khoa học nổi tiếng. Nhưng họ không hiểu đức tin tôn giáo là gì. Tôi đã có những lần trò chuyện với họ và tôi đã nói thẳng về điều đó với họ. Họ tôn trọng tôi bởi vì họ nhận thấy rằng tôi nói khách quan, và tôi cũng nghiên cứu khoa học như họ.

Theo Cha thì họ đang thiếu gì?

Quan niệm của Stephen Hawking về Thiên Chúa đó là: Thiên Chúa là cái gì đó chúng ta cần giải thích cho những gì chúng ta không thể hiểu được về vũ trụ. Tôi nói với ông ấy rằng, “Stephen, tôi xin lỗi nhưng Thiên Chúa là Thiên Chúa của tình yêu. Ngài không phải là một hữu thể để lôi vào nhằm giải thích mọi điều trong khi chính chúng ta không thể giải thích về chúng.”

Một lần nọ, tôi đã nói với Richard Dawkins rằng “Richard, tại sao ông cưới người phụ nữ đang làm vợ ông? Vì bà ấy có cặp mắt xanh, trang điểm móng tay màu đỏ, có một mái tóc xoăn dễ thương chăng?” Khi ông đặt tất cả các sự kiện cùng với nhau trong kinh nghiệm chung của con người – không chỉ là kinh nghiệm tôn giáo – ông không thể giải thích tất cả chỉ bằng lý trí. Kinh nghiệm con người có một đặc tính phi lý trí. Điều đó không có nghĩa rằng nó là vô lý. Ông không phải là người điên – ông có thể điên vì tình yêu – nhưng tất cả chỉ có nghĩa rằng vì ông không thể giải thích được mọi sự.

Khi cha cầu nguyện thì suy tư về 10, 000 tỷ ngôi sao của vũ trụ làm nên sự khác biệt nào không?

Chính xác. Khi tôi cầu nguyện với Chúa, Ngài là một Thiên Chúa hoàn toàn khác với Thiên Chúa mà tôi đã cầu nguyện khi còn là một đứa con trẻ. Thiên Chúa mà tôi cầu nguyện bây giờ là Đấng không chỉ tạo dựng nên tôi mà còn đưa tôi vào trong vũ trụ, một vũ trụ của năng động và sáng tạo. Vũ trụ tự nó không phải là một sinh vật, nhưng đó là một vũ trụ đã nảy sinh sự sống con người mà từ đó con người có thể cầu nguyện với Thiên Chúa.

Từ những hiểu biết khoa học của tôi, tôi cầu nguyện với Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên vũ trụ mà nơi đó con người đã được sinh ra và tiếp tục được sinh ra. Vũ trụ vẫn đang tiếp tục mở rộng. Chỉ mới 50 năm trôi qua thôi, nhưng hãy nhìn xem những gì con người đã làm được về mặt kỹ thuật.

Khi tôi còn nhỏ, lúc đó chúng ta chưa có tivi. Bây giờ bạn có một cái trong túi của bạn. Đó là sự phát triển của con người. Kỹ thuật là một sự mở rộng của chính chúng ta.

Trong vũ trụ bao la này còn có điều gì đặc biệt về chúng ta?

Chúng ta rất đặc biệt đối với Thiên Chúa, và chẳng có gì nghi ngờ về điều này. Ý tôi là Thiên Chúa đã gửi người Con duy nhất của Ngài đến với chúng ta. Là một thành phần đặc biệt trong vũ trụ là một chuyện, nhưng là một phần tử đặc biệt có thể hiểu biết về lịch sử tôn giáo và sống đời sống đức tin lại là một điều khác. Nhưng đó vẫn là một thách đố.

Là những đối tượng vật chất trong vũ trụ, thật là khó để tôi, một nhà khoa học biện hộ rằng chúng ta là đặc biệt. Lịch sử của chúng ta là một nền văn minh nhân chủng và điều đó khiến cho chúng ta trở nên đặc biệt. Nhưng nếu có một nền văn minh của lí trí và tinh thần được khám phá thì liệu nó có ảnh hưởng mối tương quan của ta với Thiên Chúa không? Tôi sẽ nhường câu trả lời cho các thần học gia.

Nhưng ví dụ tôi là một trong số 10 đứa con trong gia đình. Nếu mẹ tôi đã quyết định mua cho tôi một chiếc quần mới, điều đó có làm cho anh em khác của tôi trở nên ít đặc biệt đối với mẹ tôi không? Thật khó tin rằng việc khám khá ra một nền văn minh mới về lí trí và tinh thần sẽ làm giảm thiểu tình thương đặc biệt mà Ngài đã dành cho chúng ta.

Hoàn Chỉnh, S.J. lược dịch

nguồn: http://www.jesuit.org/blog/index.php/2012/02/dancing-with-the-stars-an-interview-with-vatican-astronomer-jesuit-father-george-coyne/#more-5307
 
Bộ giáo lý đức tin xác nhận việc phạt vạ tuyệt thông 4 Giám mục tự xưng
LM. Trần Đức Anh OP
12:48 29/03/2012
VATICAN - Bộ giáo lý đức tin xác nhận 4 GM tự phong thuộc Giáo Hội Công Giáo Ucraine nghi lễ đông phương đã bị phạt vạ tuyệt thông và Bộ kêu gọi các tín hữu đừng đi theo các giáo sĩ đó cũng như cầu nguyện cho họ ăn năn trở lại.
Trong tuyên ngôn công bố hôm 29-3-2012, Bộ giáo lý đức tin xác nhận 4 giáo sĩ tên là Elias Dohnal O.S.B.M, Markian Hitiuk O.S.B.M và Metodej Spirik O.S.B.M thuộc dòng Basilio thánh Giosaphat, và Oberhauser, đã bị trục xuất trước đó khỏi dòng và sau đó tự xưng làm GM của Công Giáo Đông Phương, họp thành nhóm gọi là ”Các GM Công Giáo Đông phương Pidhirci”. Nhóm này chiêu dụ một số tín đồ đi theo họ, và tìm cách đăng ký với Nhà Nước Ucraine như ”Giáo Hội Chính Thống Công Giáo Ucraine đông phương”. Họ cũng quả quyết rằng các vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội có những văn kiện chứng tỏ họ đã thụ phong GM hoàn toàn hữu hiệu.

Do các hành động gây chia rẽ, làm tổn thương tình hiệp nhất của Giáo Hội, chống đối và vu khống Giáo quyền Công Giáo Ucraine cũng như Tòa Thánh, 4 giáo sĩ này đã bị các tòa án của Công Giáo Ucraine phạt vạ tuyệt thông, chiếu theo các qui luật của Bộ giáo luật Công Giáo Đông phương. Ngoài ra, các giáo sĩ đã phạm các tội tiếm quyền bất hợp pháp, xách động nổi loại và oán ghét một số vị lãnh đạo Giáo Hội, xúi giục giáo dân bất tuân phục.

Đứng trước sự ngoan cố không hoán cải của 4 đương sự, Bộ giáo lý đức tin ra tuyên ngôn xác nhận rằng việc truyền chức GM cho 4 đương sự là vô hiệu lực, không nhìn nhần giá trị của tất cả những cuộc truyền chức từ đó mà ra, đồng thời mời gọi các tín hữu đừng đi theo họ, cũng như cầu nguyện để các thành viên nhóm này hối cải và trở về với sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. (SD 29-3-2012)
 
Niềm vui và Thánh Giá
Vũ Văn An
18:54 29/03/2012

“Chính nhờ tình con thảo hết sức thân thiết với Chúa Cha, Chúa Giêsu mới chịu đựng được sự bỏ rơi toàn diện của Cha Người và mới nếm trọn nỗi thống khổ cho tới giọt cuối cùng”.

1. Nguyên từ “tin mừng” (eu-angelion) đủ cho thấy Kitô Giáo là tin vui và do đó, cung điệu trọn vẹn của nó chỉ có thể là cung điệu của hân hoan. Quả vậy, đây là “tin mừng của niềm vui lớn” và là “bình an cho người dưới thế” (Lc 2:10, 14): bình an và niềm vui đã trở thành những hạn từ thế chỗ cho nhau đối với ơn phúc cứu độ tối hậu (Ga 14:27, 16:33; Rm 14:17; Gl 5:22). Do đó, đây là việc nâng cao niềm vui Cựu Ước nơi những người tin vào Thiên Chúa, tin vào lời mạc khải của Người, một nâng cao niềm vui thờ phượng tôn giáo nơi Israel, và ta biết người Do Thái cử hành lễ lạc của họ một cách hân hoan xiết bao, tận cho tới nay!, vì tình yêu của Thiên Chúa dành cho ta đã tìm được một biểu thức hoàn hảo, không gì sánh nổi (Rm 8:32 tt). Như thế, ta không cần tìm hiểu, giới hạn hay tương đối hóa niềm vui Tân Ước bằng bất cứ thái độ nào khác. Nó không phải chỉ là một đáp ứng đối với thái độ trên thiên đàng, nơi mọi nước mắt đều đã được lau khô (Kh 7:17, 21:4), mà còn là một đáp ứng đối với thái độ tối hậu của chính Thiên Chúa, mà “niềm vui lớn” được biểu hiện qua việc tha thứ tội lỗi và qua việc tìm lại được những gì đã mất và thất lạc (Lc 15:7, 10; xem thêm các câu 24, 32). Đoạn này nói tới niềm vui của Chúa Cha, và do đó, niềm vui này hẳn phải được biểu hiện nơi Chúa Con, Đấng đã mạc khải Chúa Cha cho ta; thực thế, Chúa Con “hân hoan” vì cách Chúa Cha tự mạc khải chính mình (Lc 10:21; xem Kh 2:26, 28). Và như Chúa Giêsu “hân hoan trong Chúa Thánh Thần” thế nào, thì niềm vui của tín hữu, nếu quả là đáp ứng niềm vui của Thiên Chúa, cũng chỉ có thể phát xuất từ Chúa Thánh Thần như vậy. Chính Chúa Thánh Thần đã đem lại niềm vui (một niềm vui cánh chung, báo trước thiên đàng), ngay từ đầu trình thuật tuổi thơ (Lc 1:14, 44-47) và một cách trọn vẹn sau khi Chúa sống lại (Cv 13:52; xem 5:41). Bao lâu niềm vui Kitô Giáo có được đối tượng đời đời siêu việt, nghĩa là, sự mạc khải tình yêu Thiên Chúa không tự bám lấy chính mình, nó cũng sẽ biểu lộ phẩm tính siêu việt chủ quan. Đây chính là lý do khiến Thánh Gioan năm lần mô tả nó là niêm vui “trọn vẹn” hay “hoàn toàn” (15:11, 16:24, 17:13; 1Ga 1:4; 2Ga 12). Cảm thức hoàn toàn được đổ đầy này có nghĩa là ta đã được đưa tới sự hoàn hảo cánh chung.

Tuy nhiên, điều này làm cho vấn đề niềm vui và Thánh Giá trở nên càng khó hiểu hơn. Từ những điều ta vừa nói trên đây, tất yếu ta phải hiểu mọi đau khổ trong mạc khải dứt khoát của Tân Ước chỉ như là hàm số của niềm vui mà thôi, và tìm cách biện minh cho điều đó. Nhưng khi làm thế, ta liều mình đánh đổ đỉnh điểm cái hiểu cố ý và hữu thức của Phật Giáo và của Phái Khắc Kỷ về đau khổ, vô tình đứng về phía apatheia (phi cảm) chẳng hạn. Điều này có thể bị giải thích là trong Kitô Giáo, đau khổ không được xem sét một cách nghiêm túc thực sự. Như vậy, nếu kết luận vô lý này cần phải bị đánh đổ, và Thánh Giá Chúa Kitô phải được coi như là sự nghiêm túc tuyệt đối trong thái độ bỏ rơi của Thiên Chúa, một việc chủ yếu để Chúa Kitô trở thành “tội lỗi” và trở thành “sự chúc dữ” vì ta (2Cor 5:21; Gl 3:13; xem Rm 8:3) và “bị nộp vì ta”; và đàng khác, nếu việc các môn đệ “theo” Chúa Giêsu đến tận Thánh Giá (Ga 21:19) ít nhất đưa họ tới điểm phải nghiêm túc coi đau khổ của Thánh Giá như một tiêu chuẩn, thì làm thế nào ta vẫn còn nói đến niềm vui cho được?

Đã có cố gắng để giải quyết nan đề này theo hai khía cạnh. Thứ nhất, có thể coi sự đau khổ của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, trong đó có việc Người bị Thiên Chúa bỏ rơi, như là biểu thức nghịch lý của niềm vui của Người. Albert Frank-Duquesne, trong Joie de Jésus-Christ, từng đã cố gắng làm việc đó: “Bất chấp sự sầu khổ, sự bỏ rơi đầy hoả ngục vào giờ chót trên Thánh Giá, không cõi lòng nào tràn ngập một niềm vui chân thực như thế bằng cõi lòng Chúa Giêsu… Người run lên vì niềm vui dấu ẩn. Như thể “hỏa ngục” của tình yêu che khuất, vượt lên mọi vui khoái, đến độ hết còn có thể suy tư về chính mình, thực sự đã tạo ra thực tại tình yêu chân thực, trần truồng, không che dấu và do đó, thực tại của niềm vui… cái niềm vui vô cùng không đáy, tự do và bột phát của Thiên Chúa trong vâng lời, niềm vui được yêu đến hy sinh, niềm vui tự hiến, niềm vui “được đặt” hoàn toàn trong Thiên Chúa… Ở đây, niềm vui không còn “tính tâm lý”, hay tính cảm nghiệm nữa, và do đó, không còn là một điều gì đó chợt đến (adventitious), chợt xuất hiện, ngẫu nhiên nữa; nó đã thủ đắc được thực tại “hữu thể học”, đặt cơ sở trên chính nó, siêu việt và thần hóa”.

Có thể ta đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi của ta trong các dòng trên, nhưng hình như quá sớm: vì ta có thể thực sự nói tới niềm vui hay không khi ta không cảm nghiệm được nó?

Vậy ta hãy giải đáp câu hỏi của ta từ một góc nhìn khác, góc nhìn của một môn đệ. “Rồi các ông rời hội đồng, hân hoan vì được kể là xứng đáng chịu nhục nhã vì danh Người” (Cv 5:41). Trên căn bản này, ta sẽ cố gắng giải thích điều Thánh Phaolô nói về việc ngài chịu “đóng đinh với Chúa Kitô” (Gl 2:19) liên hệ gần gũi tới các đau đớn cùng cực về thể xác và tinh thần được chính ngài kể ra: bị chửi rủa, bách hại, vu vạ, bị coi như rác rưởi của thế gian và phế vật đối với mọi người (1Cor 4: 10-13); mang trong mình cái chết của Chúa Giêsu (2Cor 4:10); mang dấu tích của Chúa Giêsu (Gl 6:17) – và ta đừng quên đặt bên cạnh các câu đó câu sau này vốn là nguồn dấu ẩn của mọi điều trên: “Trong mọi gian nan khốn khó ấy, tôi luôn tràn ngập niềm vui” (2Cor 7:4). Do đó, trong Tân Ước, gian nan khốn khó và niềm vui thường sóng đôi với nhau (Mt 5:13; Cv 7:55; 1Tx 1:6).

Nhưng có thật là nhờ hai cố gắng trên, ta đã đụng tới đáy của câu hỏi? Chúa Giêsu từng phán: “Linh hồn Thầy buồn sầu đến có thể chết đi được”(Mc 14:34; Mt 26:38). Còn Thánh Phaolô nữa, ngài nói gì khi cho rằng mình “không muốn sống nữa” (2Cor 1:8)? Há ta đã không biến toàn bộ ý niệm đau khổ ra trừu tượng và mất hết sinh khí khi giải thích nó trên căn bản niềm vui? Thực tế, ở đây ta đã quên khuấy mất một điều, đó là chiều kích thời gian, sự nối tiếp của những khoảnh khắc cần được lấp đầy bằng những nội dung đa dạng và ngay cả trái ngược nhau. “Có thời để khóc, có thời để cười; có thời để tang chế có thời để múa ca…” (Gv 3:4). Nhưng ta phải nói ngay rằng cả Chúa Kitô lẫn các Kitô hữu, không ai bị mất hút trong những điều trái ngược nhau ấy. Vì họ có một vọng nhìn vượt thời gian để từ đó quan sát những trái ngược kia và lượng định ý nghĩa tối hậu của chúng, tức ý muốn Thiên Chúa, ơn gọi của họ. Đúng như vậy. Nhưng điều chắc chắn là ai được “sai” đến cũng đều được sai “đi” từ Thiên Chúa hay “khỏi” Thiên Chúa trong sứ mạng đặc thù của mình; người này hiển nhiên lao mình vào những tầng sâu nhất của chiều kích thời gian và chính trong tư cách Kitô hữu, họ sẽ phải dò tìm cho được các chống đối và mâu thuẫn của chiều kích này. Há bài thánh ca ca tụng đức vâng lời của Chúa Kitô đã không bắt đầu bằng sự kiện: Người không bám lấy địa vị Thiên Chúa nhưng đã bỏ nó để chọn cái trống rỗng của thời gian đó sao (Pl 2:6-7)? Con đường vạch ra cho sứ mạng của Chúa Kitô đã dẫn Người tới số phận Thánh Giá, điều này hàm nghĩa Người sẽ bị Thiên Chúa bỏ rơi và do đó mất hết niềm vui, cho đến “chết, có Âm Phủ theo sau” (Kh 6:8). Ở một chỗ như Âm Phủ, mọi nối kết với niềm vui, theo nghĩa của Thiên Chúa và theo nghĩa của Nước Thiên Chúa, cũng đều hoàn toàn bị bẻ gẫy (Tv 6:5…). Người đang kinh qua “đêm tối” này hoàn toàn không có khả năng nối kết cảm nghiệm của mình với niềm vui mà họ đã đánh mất (vĩnh viễn!).

Do đó, ta cần một thăm dò thứ hai. Ta sẽ tiếp tục lấy Thánh Kinh làm hướng dẫn viên, nhưng lần này, phương pháp của ta sẽ không tiên thiên mà là hậu nghiệm (a posteriori), theo con đường bắt đầu từ cảm nghiệm hoàn toàn nhân bản từ đó dần dần vào sâu hơn mầu nhiệm Chúa Kitô. Lúc ấy, ta mới biết lý thuyết của Frank-Duquesne có được chứng minh hay không.

2. Không thể định nghĩa niềm vui chỉ bằng đối tượng của nó, vì xét theo bề mặt, nó là một điều kiện và là một hiệu quả đối với chủ thể. Tuy nhiên, xét cách khác, ta lại càng không nên coi nó y hệt như tình trạng thường được mô tả là cảm thức an lạc thể lý và ngay cả tâm thức hạnh phúc tinh thần. Đã đành hạn từ “phúc” trong Tám Mối Phúc Thật có ý chỉ một thứ niềm vui nào đó, nhưng chủ thể, vốn được Chúa Kitô mô tả là “nghèo”, “khóc lóc”, “đói khát sự công chính”, “bị bách hại” và “bị nhạo cười”, chả bao giờ cảm nhận được an lạc hay hạnh phúc. Tám Mối Phúc Thật không phải chỉ có trong văn chương tôn giáo và triết học của thế giới; thực vậy, chúng là các điển hình cao nhất của chủ đề nhân bản phổ quát. Chủ đề này nói rằng: trong mọi bình diện, dù là sinh học hay đạo đức học, đau khổ và đau đớn đều có vai trò tích cực cả. Điều này đúng cho cả diễn trình chọn lọc nòi giống tự nhiên lẫn diễn trình dưỡng dục cá nhân, không phải chỉ là việc dưỡng dục trẻ em của cha mẹ và nhà trường mà thôi, mà cả việc dưỡng dục liên tục các cá nhân đã trưởng thành nữa. Việc dưỡng dục sau cùng vừa nói chỉ có thể có được trong một thế căng thẳng do một lý tưởng không bao giờ hoàn toàn thể hiện được tạo nên; người ta luôn phải vượt quá mình, phải bắt bản năng qui phục lý trí, phải xu hướng về bổn phận, hay, nói một cách nhẹ nhàng hơn, phải ethizesthai các xu hướng tự nhiên như thuật ngữ của Aristốt: phải đạo đức hóa lãnh vực hoàn toàn dưới đạo đức (subethical) này của con người. Càng có cái nhìn cao thượng về con người, đạo đức học hay tôn giáo càng đặt con người gần Thiên Chúa, gần Đấng Vĩnh Hằng hơn, càng đòi con người phải hy sinh “hãm mình” hơn, hoặc dưới hình thức khổ hạnh (Ấn Độ), hình thức can đảm của tuẫn đạo (Socrates) hay những giới luật gay gắt nhất buộc mọi tiêu chuẩn vị kỷ phải qui phục các đòi hỏi có tính nhân bản và xã hội phổ quát (Kant). Đối diện với cái chết, một Kitô hữu như Boethius vẫn có thể tìm được an ủi chân chính ngay trong triết học.

Các quan điểm cá nhân và xã hội luôn sánh đôi với nhau. Nietzsche từng đòi cá nhân phải chịu đựng mọi đau đớn, mọi chinh phục bản thân mà họ có thể tưởng nghĩ ra để có thể tự bồi đắp chính mình, vì một “vĩ nhân” chỉ trở nên vĩ nhân nhờ khuất phục được đối lực. Không dùng roi, đứa trẻ sẽ hư. Và ta sẽ không thể tìm được con đường ra khỏi ngõ bí “hoặc cái này hoặc cái kia” của Kant, tức giữa xu hướng tự nhiên và nghĩa vụ tuyệt đối, chỉ nhờ việc thỏa hiệp hai thái cực này, nhưng phải nhờ việc một là buộc xu hướng phải tan hòa vào nghĩa vụ (việc này đòi hy sinh không ngừng) hai là tìm cách khám phá ra sự lôi cuốn đối với nghĩa vụ. Điều này chỉ xẩy ra ở hai trường hợp: một là phát triển trong chính bản thân mình một xu hướng mạnh hơn đối với sự thiện phổ quát, chứ không đối với sự thiện tư riêng (Hegel, Marx), hai là “lệnh truyền tuyệt đối” phải qui hướng về con người một cách tuyệt đối như tình yêu vị tha (Kitô Giáo).

Ta hãy dừng lại ít phút ở khả thể đầu. Triết học Hegel vốn khai triển một đam mê đối với tính trọn vẹn của chân lý (“nhận thức tuyệt đối”) đến nỗi không những đòi phải hy sinh hạnh phúc cá nhân mà cả sự hiện hữu nhân bản và linh thiêng cho “sự thiện cao nhất” nữa. Hy sinh này phải là hy sinh cố ý. Nó đòi cá nhân phải từ bỏ mọi sự vốn rõ ràng là của mình để hòa nhập vào Toàn Bộ Thể, là thể dù sao cũng sẽ chiếm hữu họ, sẽ sung công họ. Nhưng trong khi việc bị sung công bắt buộc mọi sự vốn là của tư để phục vụ ích chung này mang đặc điểm đau đớn và chết chóc, thì hiệu quả triết lý của nó lại có đặc điểm của một giải thoát, của một thoả mãn và của một niềm vui tối hậu. Và trong cái hiểu hơi khác của Marx, điều này hàm nghĩa: xét như một diễn trình biện chứng lịch sử, việc sung công quyền tư hữu để phục vụ quyền công hữu bề mặt có dáng tàn bạo và đại họa, nhưng ở bề ý thức, nhờ hiểu và khẳng định diễn trình này, người ta đã hy sinh hạnh phúc bản thân của riêng mình vì hạnh phúc (mai hậu) của nhân loại. Và đây chính là cái nghịch lý vô phương giải quyết của chủ nghĩa Marx: niềm vui từ bỏ mình vì lý tưởng cánh chung (điều mà bản thân tôi không sống để mà hưởng) thực sự lớn hơn chính cái hạnh phúc dự kiến của một nhân loại không còn cần phải vượt lên trên mình một cách anh hùng như thế nữa. Đối với Hegel cũng thế, “nhận thức tuyệt đối” ít quan trọng hơn là niềm vui được góp phần vào việc khám phá ra nó, nhờ sự tự hy sinh bản thân mình. Đối với người hiện đại, chính con người, một con người đang đấu tranh, đang đau khổ, mới quan trọng hơn là vị Thượng Đế bàng quan; sự đau đớn khát mong Thể Tuyệt Đối quan trọng hơn là “nhận thức của nhận thức” vốn không đau đớn và tự đóng khung vào chính mình. Điểm khác nhau là trong thời hiện đại, người ta ý thức được cả diễn trình nữa, tức sự biến hóa. Hiển nhiên đó là lý do tại sao ngày nào ta cũng thanh thản tiếp nhận các tường trình về chiến tranh và đói kém mỗi ngày một tệ hại hơn, cũng như các đe dọa tiêu diệt loài người ở mọi bình diện, như là sự hy sinh công cộng không thể nào tránh được, trái lại cần phải có để đạt tới cái lý tưởng siêu việt càng ngày xem ra càng đi vào cõi mây mù bất tận. Ít nhất, đó cũng là lý do duy nhất có thể bào chữa cho nó. Tuy nhiên, một khi hiểu ra rằng về mặt thực tế, lý tưởng đó không bao giờ đạt tới, thì niềm vui hy sinh từng nâng đỡ ta trong những năm đầu tiên kia thực sự sẽ tan biến như mây khói. Thành thử, xét theo quan điểm duy tục, rõ ràng con đường trên đó ta từng dấn bước không thể nào tiếp tục cho đến hoàn tất.

Ở đây, một phép lạ cần phải xẩy ra: đòi hỏi tuyệt đối không chút nhân nhượng nào buộc người ta tự siêu việt chính mình phải trùng hợp với xu hướng yêu thương hân hoan nhất. Phép lạ ấy chỉ có trong Kitô Giáo, nơi Thiên Chúa không “bị coi là suy nghĩ về chính mình” hay là “nhận thức tuyệt đối” nhưng là tình yêu ba mà là một (triune love), một tình yêu đến với ta từ chính nguồn của nó dưới khuôn hình Chúa Con nhập thể, Đấng mà trên Thánh Giá, đã tự mang vào mình sự thất bại tối hậu của ta và do đó việc mất hết niềm vui của ta, và trong chính Người, đã biến đổi các cố gắng nhằm vượt lên trên chính ta thành niềm vui lớn nhờ “niềm hy vọng không bao giờ đánh lừa”.

3. Các bước đầu tiên của Thánh Kinh không những đi song hành với các bước của nền đạo đức cá nhân và xã hội, mà còn thổi một linh hồn mới vào chúng nhờ dự ứng một viễn ảnh về cùng đích. Như thế, việc người cha nghiêm khắc trừng phạt đứa con, tự nó vốn là một hồng phúc giáo dục nẩy sinh từ tình yêu (Cn 13:24), chỉ mô phỏng điển hình trong đó Thiên Chúa yêu thương trừng phạt Israel để giáo dục nó (Đnl 8:5; Cn 3:11), một ý tưởng đã được Thư Do Thái sử dụng khá nhiều (Dt 12:5-13) và được chính Thánh Phaolô áp dụng vào vai trò sửa trị của ngài trong cộng đoàn (1Cor 11:21-32), một vai trò đã trở thành dấu chỉ của lòng nhân cánh chung nơi Thiên Chúa phán xử (xem 1Pr 4:17; Kh 3:19). Điều này giả thiết rằng ý nghĩa và mục đích của diễn trình sửa trị không hiển nhiên đối với đứa con, mà chỉ hiển nhiên đối với người cha, nghĩa là, đối với Thiên Chúa; còn đối với đứa con, nó chỉ cảm nhận được sầu buồn, đau đớn và nước mắt. Chỉ nhờ đức tin và nhờ được huấn đạo trong đức tin, các Kitô hữu mới hiểu được ý nghĩa của việc sửa trị ấy: “Ngay lúc này đây, mọi kỷ luật xem ra chỉ là đau đớn thay vì vui thú. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính” (Dt 12:11). Điều “xem ra” (dokein) này cũng sẽ được lặp lại trong đoạn Thánh Tông Đồ sửa dạy cộng đoàn. Phải tìm biện chứng pháp Kitô Giáo ở một bình diện sâu hơn: thư của ngài gây đau buồn cho tín hữu Côrintô, “dù chỉ trong giây lát”, nhưng đây là nỗi đau buồn thực sự, nỗi đau buồn “của Chúa”. Bao lâu là “của Chúa” (chứ không phải chỉ là nỗi đau buồn!), nó sẽ là cơ hội để Thánh Tông Đồ hân hoan (2Cor 7:8-9) và giờ đây ngài mong cộng đoàn, khi đã hiểu được niềm vui nằm trong vai trò sửa trị của ngài, sẽ cùng chia sẻ niềm vui ấy: “đối với tất cả anh em, tôi chắc chắn rằng niềm vui của tôi cũng là niềm vui của tất cả anh em” (2Cor 2:3). Nhưng ta chỉ có thể đạt được niềm vui ấy qua nỗi sầu buồn thích đáng của kẻ bị sửa trị: “vì nếu tôi gây cho anh em sự đau đớn, thì ai là người ở đó làm cho tôi vui nếu không là người tôi đã làm cho đau đớn?” (2Cor 2:2). Điều ấy làm cho việc gây đau đớn cho một ai đó để gặt hái được niềm vui vượt xa luận lý học của Cựu Ước rất nhiều: nó hoàn toàn là luận lý học qui Kytô của Thánh Giá. Nó là sự suy tư về thái độ của Chúa Kitô, Đấng đem những kẻ theo mình tới Thánh Giá và mong họ hiểu Thánh Giá ấy như một cuộc “giáo dục” (“Thầy là Đường”) về niềm vui, được niềm vui lên động lực, và trở về với niềm vui ấy.

Tuy nhiên, điều thông thường là khi niềm vui này bị rút lại, người ta sẽ cảm thấy một sự xa lạ, một ngạc nhiên nào đó. Bởi thế, bất cứ ai đồng hành với người môn đệ, cả Chúa lẫn tông đồ của Người, cũng đều cho người môn đệ thấy rõ: sự ra xa lạ ấy là điều không thể tránh được, nó rất thông thường. “Anh em thân yêu, đừng ngạc nhiên trước cơn thử thách lửa bỏng đang xẩy đến với anh em, coi nó như một điều gì khác thường xẩy tới. Nhưng hãy vui mừng theo mức độ được chia sẽ nỗi thống khổ của Chúa Kitô” (1Pr 4:12). “Anh em thân mến, anh em hãy tự cho mình được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều” (Gc 1:2). Câu thứ nhất quả quyết với ta rằng động lực để ta bước qua được “lửa” là chia sẻ nỗi thống khổ của Chúa Kitô. Việc chia sẻ này sẽ giúp ta chia sẻ vinh quang của Người trong niềm vui và hân hoan (lúc Người xuất hiện); nhưng Thư ấy tiếp tục nói tới thái độ phải có trong lúc chịu đau khổ, một thái độ đồng hóa thái độ của Chúa Kitô trong tâm khảm mình. Thái độ này sẽ giúp ta vượt qua được chịu đựng để tiến tới niềm vui: “Bởi thế, những ai chịu đau khổ theo ý Chúa, hãy phó mạng sống mình cho Đấng Tạo Hóa, và cứ làm điều thiện” (1Pr 4:19). Đoạn thư Thánh Giacôbê cũng cho thấy cùng một cuộc vượt qua ấy khi nói tới “cuộc thử thách niềm tin” trong đau khổ, một cuộc thử thách sẽ đem lại lòng kiên nhẫn, và lòng kiên nhẫn này sẽ dẫn ta tới eschaton, tới cánh chung (xem Mt 10:22; 24:13). Phần Thánh Phaolô, ngài hân hoan “trong đau khổ của ta, vì biết rằng đau khổ đem lại chịu đựng, chịu đựng đem lại phẩm cách, phẩm cách đem lại hy vọng, và hy vọng không làm ta thất vọng vì tình yêu của Thiên Chúa được tràn đầy trong tâm hồn ta nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho ta” (Rm 5:3-5). Đối với Thánh Phaolô, “hân hoan”, “vinh quang”, “tự hào” thường có nghĩa như nhau: nó là điều ngài có thể làm được ngay trong lúc đau khổ, vì cái chuỗi thiên hướng nội tâm mà ngài kể ra kia không những đạt tới “hy vọng vinh quang” (câu 2) mà thực sự còn làm cho vinh quang ấy hiện diện trong Chúa Thánh Thần. Như thế, “dù nay anh em có thể đang tạm thời phải chịu thử thách trăm bề”, nhưng chịu như thế vì hai mục đích: thử thách sự chân thực của đức tin và tinh luyện đức tin ấy (làm nó chân thực hơn). Đây là lý do để “hân hoan” dự ứng trước “niềm vui khôn tả và rực rỡ vinh quang” (1Pr 1:6-8). Trong tất cả các dòng tư tưởng trên, khía cạnh tha hóa của đau khổ chính là một đảm bảo, một sự hiện diện còn bị che dấu, của niềm vui cánh chung. Chính sự hiện diện còn dấu ẩn này đã giúp Thánh Phaolô coi những đau đớn cùng cực nhất, miễn là đau khổ với Chúa Kitô, chỉ như thể là (quasi): quasi tristes, semper autem gaudentes (2Cor 6:10; xem Dt 12:11: videtur non esse gaudii). Vì đau khổ, buồn sầu nào, trong yếu tính, cũng thuộc chiều kích thời gian, mà nếu dùng “cán cân vinh quang đời đời” để đo thì cũng chỉ “là một chút đớn đau, trong chốc lát” (2Cor 4:17).

Tuy nhiên, “thử thách” và “tinh luyện” không đủ tạo nên điều thực sự là Kitô Giáo chuyên biệt; chúng vốn đã hiện diện trong Cựu Ước rồi. Nếu muốn cho đau buồn và thử thách có tính Kitô Giáo và tham dự vào đau buồn của Chúa Kitô, ta phải có ý định trao chúng cho người khác nữa. Ta không thể lượng giá đau khổ một cách riêng tư, mà là trong hiệp thông các thánh, cả theo nghĩa làm cho đau khổ Kitô Giáo đến tay những người khác lẫn theo nghĩa đem lại ủi an nâng đỡ họ trong cơn đau khổ. Vì Thánh Phaolô từng “tham dự một cách dư dật vào nỗi thống khổ của Chúa Kitô” và chính việc đó đã cùng một lúc phát huy được cả đau đớn lẫn an ủi nơi ngài (2Cor 1:4-7). Đó là một định luật, và vì là một định luật, nên ta không thể giới hạn nó vào việc Thánh Tông Đồ chỉ đứng làm trung gian cho mối liên hệ giữa Chúa Kitô và cộng đoàn của ngài: nó phải nói lên một nguyên tắc tổng quát, áp dụng cho các thời đại hậu tông đồ, bao lâu việc mọi người tham dự vào đau khổ của Chúa Kitô còn được dự tính truyền lại cho hậu thế. Và như đau khổ và an ủi chồng chéo lên nhau, bất phân biệt nơi tín hữu chịu chia sẻ sự đau đớn của Chúa Kitô thế nào, thì điều được truyền lại cho Giáo Hội và thế giới cũng chủ yếu không được chỉ là “sự an ủi” một chiều như thế (như tránh cho GH khỏi đau khổ, chẳng hạn), mà còn phải truyền lại cả việc tham dự vào đau khổ trong Giáo Hội nữa, “vì nhiệm thể Người, là Giáo Hội” (Cl 1:24). Ở đây, ta phải nhắc tới điển hình sáng chói nhất của biện chứng này trong Giáo Hội sơ khai, tức Thánh Inhaxiô thành Antiôkia. Khi theo đuổi con đường tử đạo của mình, không những tràn ngập niềm an ủi của Chúa Kitô, thánh nhân còn củng cố các giáo hội bằng cách đem họ theo ngài bước vào việc chia sẻ nỗi thống khổ và sự an ủi của Chúa Kitô.

Vẫn chưa hết. Đau khổ mà được an ủi chưa phải là đau khổ tối hậu, nó chưa phải là Thánh Giá. Chủ đề của ta không phải là “niềm vui và đau khổ” mà là “niềm vui và Thánh Giá”. Không phải Thánh Phaolô, mà là Thánh Gioan, mới là người vén tấm màn cuối cùng ở đây. Thánh Phaolô luôn nghĩ tới Thánh Giá từ quan điểm Phục Sinh, phù hợp với tầm nhìn của ngài trên đường Đamát. Còn Thánh Gioan, ngài theo chân Thầy mình suốt hành trình đau khổ. Thánh Phaolô có thể hân hoan khi thấy sự kiện hoàn tất này: “tình yêu của Chúa Kitô” (xem Rm 8:35, 37; 2Cor 5:14; Gl 2:20; Eph 3:19; 5:2, 25) đã tự biểu lộ qua việc từ bỏ mình một cách tối hậu khi trở nên tội lỗi và nguyền rủa. Tình yêu của Thánh Gioan, ngay từ đầu, đã khiến ngài chấp thuận quyết định khủng khiếp đó do chính Thầy và là bạn của mình đưa ra. Niềm đau sâu xa và cùng cực nhất của Thánh Gioan, xét cho cùng, hệ ở việc ngài để mình chịu đau đớn mà không phản đối, không được kêu ca dừng lại. Bóng đen của Thánh Giá phủ lên Gioan 12-17 ngay từ lúc đầu: như Chúa Giêsu đã “bối rối” (12:21; xem 11:33; 12:27) thế nào, ngài cũng nói tới những người “bị bối rối” với Người như vậy (14:1): một Chúa Giêsu bối rối an ủi những người cũng bối rối như mình bằng cách cho họ thấy, như thánh Phaolô, rằng đau khổ chỉ kéo dài trong “chốc lát” (16:16), dù đối với Người, Đấng bị Thiên Chúa bỏ rơi thực sự, đây là sự đau khổ vượt thời gian. Người so sánh cái “chốc lát” này như cơn đau của người đàn bà sinh con, trong đó, niềm vui lúc trước và lúc sau bị ngụp lặn dưới cái đau của lúc này. Do đó, ở đây, không ai còn nói tới chữ “quasi” của Thánh Phaolô nữa; thực vậy, sự việc đã hoàn toàn bị đảo ngược hẳn: “Quả thực, quả thực, Thầy cho các con hay các con sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian thì sẽ hân hoan”. Chỉ lúc đó, mới có sự thay đổi: “nhưng sự buồn sầu của các con sẽ trở thành niềm vui”, nghĩa là, nó sẽ ở trong quá khứ, y hệt người đàn bà sẽ quên hết niềm đau khi đứa con ra đời. Với viễn tượng Thánh Giá ở trước mặt, nghĩa là bị nó phủ bóng sẵn, Chúa Giêsu lên tiếng đòi người môn đệ yêu quí phải hân hoan tiếp nhận cuộc thống khổ sắp tới của Người: “nếu con yêu Thầy, con phải hân hoan, vì Thầy về cùng Cha” (14:28), qua nẻo đường chính Cha đã chọn, nẻo đường Thánh Giá.

Chính vì thế Thánh Gioan đã đem cả ba nữ đại biểu của Giáo Hội yêu thương vào biến cố Khổ Nạn và Phục Sinh: Maria làng Bêtania, người đã âu yếm xức dầu cho Chúa, chuẩn bị việc chôn cất Người, nói cách khác là xức dầu tấn phong Đức Mêxia đau khổ; Maria Thánh Mẫu, người đã hoàn thiện hóa sự ưng thuận của mình dưới chân Thánh Giá, trong đó, có việc ngài được phái tới với người con trai mới; và Maria Mađalêna, người, vào buổi sáng Phục Sinh, đã phải ưng thuận để Chúa Con trở về cùng Chúa Cha, và chấp nhận không được giữ chân Người, trái lại, được phái tới với các anh chị em. Các đòi hỏi đặt trên con người Giêsu trên Thánh Giá, vở bi kịch của tội lỗi nhân loại, quả là quá đáng; đòi hỏi đặt lên Giáo Hội yêu thương cũng quá đáng không kém, quá đáng ở chỗ Giáo Hội bị đòi buộc phải ưng thuận nỗi đau khổ không tên nhân danh Đấng mình yêu quí. Càng quá đáng hơn nữa ở chỗ Giáo Hội yêu thương này phải khẳng định một cách hân hoan (Ga 14:28) rằng toàn diện linh hồn Chúa Giêsu, chứ không phải chỉ là “các phần thấp hơn của linh hồn”, đều bị Thiên Chúa bỏ rơi và Người đã phải xuống âm phủ (hell), chứ không phải chỉ là tiền sảnh của âm phủ, nơi vẫn còn leo lút chút tin, cậy, mến!, và Giáo Hội được chờ mong bước theo chân Người tới cả những nơi như thế nữa.

Và, chính trong “Giáo Hội ở giữa thời gian”, sự nghịch lý giữa Thánh Giá và niềm vui đã trọn vẹn đạt tới mọi chiều kích của nó, vì Giáo Hội không bao giờ có thể coi Thánh Giá là một điều đứng sau lưng mình như một sự kiện đã hoàn tất trong quá khứ lịch sử; Giáo Hội cũng không bao giờ có thể coi tội lỗi của mình như một vấn đề đã đóng lại trong quá khứ. Giáo Hội không bao giờ có thể đặt mình hoàn toàn vào biến cố Phục Sinh, và do đó vào niềm vui Phục Sinh đến độ không còn cần phải liên tục tháp tùng Chúa Giêsu trên dường Thánh Giá nữa. Vì Giáo Hội không những chỉ là kẻ tội lỗi hân hoan vì không bao lâu nữa sẽ được giải thoát khỏi tội mà còn là người tình thấy rất rõ cái giá mà Người Yêu của mình sẽ phải trả để chuộc lại mình. Phong Trào Thệ Phản có suy nghĩ đầy đủ về điểm này hay chưa?

Chính vì sự nghịch lý lạ lùng này, niềm vui Kitô Giáo có một đặc điểm hết sức nóng bỏng và bừng bừng (burning and consuming). Khi Thánh Phaolô viết những lời an ủi cho các đồng đạo Kitô hữu đang đau khổ của mình, ngài có thể khích lệ họ bằng những lời đầy một niềm vui tinh tuyền và thanh thản, như chính Chúa Giêsu từng nói như thế với các môn đệ của Người trong diễn từ tạm biệt, nhưng khi ngài nói tới chính niềm vui của bản thân, thì như cả một cơn lốc thổi tới, giữ cho ngọn lửa luôn cháy bùng: “Vì tình yêu Chúa Kitô hoàn toàn thúc bách chúng tôi, nên chúng tôi xác tín rằng nếu một người đã chết cho mọi người, thì mọi người đều chết” (2Cor 5:14). Dù gì, nó cũng là niềm vui không thể cho phép mình dừng lại đâu đó để vui hưởng của cải thế gian; ngay trong các khoái cảm chân chính, nó vẫn ngước nhìn lên tình yêu của Chúa Kitô như đã được phát biểu trong Giáo Hội (xem Pl 4:10-19; 1Cor 10:31). Ta sẽ bất công đối với Tân Ước, khi chỉ đơn giản liên kết các sự thiện trần gian với cá sự thiện trường cửu. Ta cũng không được đơn giản lần lượt thay đổi niềm vui và đau khổ (như theo các mùa trong năm của Giáo Hội chẳng hạn), vì mọi sự đều được lượng giá và sắp xếp theo một quan điểm cánh duy đơn nhất. Càng không nên có việc tương đối hóa Thánh Giá vì đã có niềm vui Phục Sinh: tư cách làm môn đệ của Kitô hữu luôn có thể bước vào đêm đen của Chúa Thánh Thần, không những theo nghĩa huyền nhiệm mà là theo nghĩa của đủ loại sầu muộn (desolatio), bao lâu con người còn lệ thuộc luật hiện sinh tạm bợ. Vọng nhìn của Giáo Hội cũng không thể được mô tả cách đơn giản như chủ yếu chỉ là hậu Phục Sinh để rồi từ đó diễn dịch ra tâm thức Kitô Giáo, một cách bất biện chứng. Thực vậy, sự sống trong Giáo Hội luôn là một mầu nhiệm khôn dò “giữa lòng thời gian”. Đúng thế, nó còn nằm sâu hơn nữa: cái hiểu của Giáo Hội về mối liên hệ giữa Thánh Giá và niềm vui phải được tìm thấy trong lãnh vực Thánh Giá của Chúa Giêsu. Chính nhờ tình con thảo hết sức thân thiết với Chúa Cha, Chúa Giêsu mới chịu đựng được sự bỏ rơi toàn diện của Cha Người và mới nếm trọn nỗi thống khổ cho tới giọt cuối cùng.

Phóng dịch bài “Joy and the Cross” của Hans Urs von Balthasar, đồng sáng lập viên tạp chí Communio với Đức HY Joseph Ratzinger, nay là Đức GH Bênêđíctô XVI.

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Mùa Chay tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang Portland
Phan Hoàng Phú Quý
10:23 29/03/2012
Portland,Oregon - Trong tinh thần chuẩn bị mừng Chúa Phục Sinh , Giáo xứ Đức Mẹ La Vang đã tổ chức tĩnh tâm trong 3 ngày 22, 23, 24 tháng 3 năm 2012, do linh mục Đinh Văn Nghị thuộc Dòng Đa Minh đến từ Thái Lan thuyết giảng , với chủ đề là : Những Câu Chuyện Đức Tin Từ Miến Truyền Giáo Á Châu

1, Cái nhìn kiểu Á Châu : Như Thấy Đấng Vô Hình
2, Lối Sống Kiều Á Châu : Dĩ Hòa Vi Quý
3, Xây Dựng Kiểu Á Châu : Âm Dương Hài Hòa

Khai triển về Chủ đế Đức Tin , linh mục giảng thuyết đã cho chúng ta nhận thấy hiện nay nhiều vùng trên trái đất này Đức Tin có nguy cơ dập tắt, bị triệt tiêu, và Giáo Hội đang tìm cách khôi phục lại sự hiện diện của Thiên Chúa trên trấn gian này, đồng thời tạo cơ hội cho con người biết sống tin tưởng và phó thác hơn.

Xã hội càng văn minh tiến bộ bao nhiêu thì đời sống khó cho con người tiếp nhận chân lý bấy nhiêu. Đức tin bị thay thế bằng chủ thuyết hủ bại, tự chế, rồi chầp nhận với nhau .

Vậy thí Đức Tin là gì? Có phải là mối tương quan mật thiết qua sự cảm nhận sâu xa tình cảm giữa con người với Thiên Chúa ?

Đời sống không có Đức Tin, con người đối xử với nhau tàn độc hơn, hận thù càng gia tăng hơn, tội lỗi càng chồng chất nhiều hơn.

Những ai sống có Đức Tin thí cảm nhận được tình ngưới, sống có nhân bản hơn, biết yêu thương, tha thứ và biết cãm thông với tất cả mọi ngướI chung quanh.

Ngưới có Đức Tin sống động là nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo, Yêu Thương, Cứu Chuộc và Thánh Hóa. Do đó chúng ta cần sống có chất người hơn, tránh suy nghĩ ung thư, và say xĩn với những phương tiện vật chất ở đời.

Về lối sống, chúng ta cần phải nhìn nhận bản ngã con người là sự yếu đuôi, luôn mãi khiêm cung và cầu nguyện , phải canh chừng đừng để tính kiêu căng, tự phụ và duy vật làm cho chúng ta phạm tội, hãy cẩn thận cãm nhận sự yếu đuội của mình và cần có Chúa nâng đỡ, xin phó thác vào lỏng thương xót Chúa, xin Chúa tháo gỡ ví đời chùng ta đã có Ơn Cứu Độ của Chúa.

Ngoài ra chúng ta cũng phải biết nhìn nhận sự hy sinh của những người chung quanh cho mình, từ cha mẹ, anh chị em, bà con thân bằng quyến thuộc đến những người ngoài cộng đoàn xã hội.

Văn Hoá Việt Nam là Đời Sống Ân Tình Nghĩa

Như chúng ta đã biết tội lỗi làm cho con người trở nên chai đá khó tha thứ cho nhau, bởi vậy chúng ta luôn cấu xin ơn thánh hóa, xin Chúa luôn ở giữa chúng ta, cho chúng ta biêt tránh tội và khỏi bị ảnh hưởng của tội, tránh nhìn lệch lạc để khỏi tổn thương nhau, va nhất là đừng xét đoán nhau vì đoán xét là quyền của Thiên Chúa

Chấp nhận những thử thách, những nghiệt ngã đau thương trong cuôc đời là biềt chập nhận thập giá Chúa trao ban , qua những khổ giá đó chùng ta được thánh hoá để trở thành Thánh giá, bởi vì qua Thánh Giá tời vinh quang . Sự Vinh Quang đó là Chúa không còn chết nữa và những ai tin vào Ngài thì sẽ được sự sống đời đời .

Ước gì trong mổi thánh lễ chúng ta luôn nhìn thấy hình ảnh sống động của Chúa KiTô trên bàn tiệc thánh và xin kết hiêp với Chúa, Tạ ơn Ngài đã tạo dựng nên chúng ta giống hình ảnh chúa, được làm con Chúa. Xin Chúa cho chúng ta luôn biết sống Ân Tình Nghĩa với Chúa muôn đời . Amen
 
Cảm nhận về ngày họp mặt Giới trẻ Hạt Hương Quảng Phong
Maria Thủy Tiên
10:27 29/03/2012
Đến hẹn lại lên, hàng trăm bạn trẻ nam nữ không phân biệt trình độ văn hóa, ngành nghề... đến từ các giáo xứ trong giáo hạt Hương Quảng Phong đã quy tụ về giáo xứ Đông Lâm vào sáng Chúa Nhật thứ V mùa Chay (25/03/2012), để bắt đầu ngày gặp gỡ Giới Trẻ lần thứ II của Giáo hạt (Lần thứ I tại Giáo xứ Thanh Tân vào Chúa Nhật Lễ Lá 2011).

Xem hình ảnh

Men theo con đường làng Thanh Cần, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền đã dẫn đưa chúng tôi đến với nhà thờ Đông Lâm. Một ngôi nhà thờ nhỏ nằm giữa làng quê sông nước, với cánh đồng lúa xanh bát ngát, lũy tre làng bao quanh.

Hôm nay, chúng tôi thay vì đi vào sa mạc lại đi đến một miền quê thanh vắng, rời xa những ồn ào náo nhiệt của thành phố, trường học, công ty, xí nghiệp... để tìm một nơi thích hợp cho các bạn trẻ gặp Chúa và gặp nhau, để cùng nhau sống chủ đề “Sám Hối Mùa Chay”.

Mùa Chay thường nhắc nhở mỗi người về sự sám hối ăn năn, trở lại cùng Chúa, sự từ bỏ chính mình....Từ bỏ những gì là ích kỷ nhỏ nhen, những thói hư tật xấu, mặc lấy tinh thần của một con người khiêm nhường đi vào sa mạc cùng Đức Giê-su Ki-tô.

Đến thời điểm này chúng ta đã đi được hơn chặng đường của những ngày Chay Thánh...Nhiều lúc bản thân mình tự hỏi xem đã làm gì trong thời gian qua, và đã chuẩn bị những gì cho những ngày lễ trọng đại, mà đỉnh cao là Đại Lễ Phục Sinh sắp tới?

Tôi còn nhớ trong sứ điệp mùa Chay 2012 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, với nội dung ngắn gọn mà sâu sắc qua câu Kinh Thánh rút từ Thư gửi Tín Hữu Do Thái: “Chúng ta hãy quan tâm đối với nhau để khích lệ nhau trong đức bác ái và trong việc lành” (Dt 10,24).

Với ý nghĩa đó, tôi thầm nghĩ, sự hiện diện và đồng hành với giới trẻ hôm nay có Cha Giuse Nguyễn Văn Chánh, Trưởng hạt Hưởng Quảng Phong, Cha Giorgio Nguyễn Thành Phương, Đặc trách Giới Trẻ Giáo phận Huế, Cha Phêrô Nguyễn Vũ, Đặc trách Giới trẻ hạt Hương Quảng Phong cùng quý Cha trong Giáo hạt đã cho Giới trẻ chúng tôi cảm nghiệm những ưu tư, lo lắng của quý Cha, cũng như nhìn thấy được nhu cầu cần thiết của Giới Trẻ và những việc cần làm để vun trồng đời sống đức tin của người trẻ hôm nay, nên quý Cha đã tạo điều kiện để tất cả các bạn trẻ trong các Giáo xứ có được cơ hội gặp gỡ nhau hôm nay.

Đến với Giáo xứ Đông Lâm hôm nay, làm tôi chợt nhớ đến câu nói “chật nhà chứ chật chi bụng”. Nhìn ngôi nhà thờ và khuôn viên giáo xứ Đông Lâm tuy nhỏ, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng tấm lòng của những người con trong giáo xứ thật lớn, nó được tỏ bày qua sự quan tâm, lo lắng của Cha Quản Xứ Phêrô Nguyễn Vũ, ngài đã đứng ra tổ chức cho các bạn trẻ trong toàn giáo hạt có được ngày gặp gỡ thân tình như hôm nay. Rồi tiếp đến các mẹ, các dì trong hội hiền mẫu của Giáo xứ đã tận tình lo lắng cho các bạn trẻ có được bữa ăn ngon và thật chu đáo. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể nào không nêu cao tinh thần của các bạn trẻ trong Giáo sở nhà, đã chuẩn bị một cách kỹ lưỡng mọi khâu từ sinh hoạt cho đến Thánh Lễ, phục vụ cho ngày gặp gỡ giới trẻ Giáo hạt được diễn ra một cách tốt đẹp. Nơi các bạn trẻ sinh hoạt không phải là phòng ốc sang trọng, rộng lớn, đầy đủ tiện nghi.... nhưng đó là một hội trường được trang bị bởi việc che chắn dàn rạp, phông màn cùng với những tấm bạc rộng lớn được căng lên để làm nơi cử hành Thánh Lễ và sinh hoạt cho các bạn trẻ.

Một khung cảnh sinh hoạt thật đơn sơ, chất phác nhưng nó đã có sức mạnh khiến cho con người với con người trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Cùng nhau lắng nghe bài chia sẻ “Thập Giá Đức Giêsu- sự sống mới” của Cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải, Dcct Huế. Cùng nhau uống chung một Chén Thánh và ăn cùng một Tấm Bánh. Cùng nhau hát vang lên một bài hát, múa cùng một điệu múa và nhất là cùng nhau chiêm ngưỡng về Thánh Giá của Chúa “Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (1Pr 2, 24)....tất cả những cái “cùng nhau” ấy đã thắt chặt thêm mối dây liên kết, tinh thần yêu thương, hiệp nhất giữa các bạn trẻ trong cùng một Đức Giêsu Kitô.

Trong bài chia sẻ, Cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải đã khơi dậy nơi con tim mỗi người lòng yêu mến và biết sẵn sàng đón nhận Thánh Giá Chúa trong mọi nghịch cảnh, bởi ở tận đáy lòng chúng ta, sự sống chỉ có hương vị khi nó là sự ban tặng, và cũng chính ở bên kia sự ban tặng, sự sống mới trổ bông hoa của niềm vui đích thực.

Đó chính là sự sống mới mà chúng ta đang tìm kiếm. Nếu chúng ta chấp nhận con đường của Chúa Giêsu – đường Thập giá – thì chúng ta sẽ có sự sống mới. Sự sống mới ở đây không phải là sự sống không có những khó khăn, nhưng là sự sống mà khó khăn không còn là cản trở.

Qua cuộc hội ngộ lần thứ II hôm nay, các bạn trẻ trong Giáo hạt phần nào hiểu biết về nhau nhiều hơn, có cơ hội để gặp gỡ, chia sẻ những hoạt động, sinh hoạt trong cộng đoàn giáo xứ của mình cũng như được học hỏi thêm về giáo xứ bạn.

Tôi thiết nghĩ, tinh thần hăng say, sức sống của tuổi trẻ không những được thể hiện trong mỗi một giáo xứ mà phải được nâng cao, trau dồi giữa các bạn trẻ, giữa các giáo xứ để tuổi trẻ chúng ta không chỉ bao quanh trong khu làng, thôn xóm mà phải đi ra để nối dài...nối dài mãi vòng tay tuổi trẻ. Và hơn bao giờ hết, chúng ta gặp nhau đó chỉ mới là những cuộc gặp gỡ giữa con người với con người mang hình thức bên ngoài, chúng ta cần có sự gặp nhau bên trong bằng tất cả tinh thần bác ái của mình, để kết nối mối dây hiệp thông lâu bền và điều quan trọng hơn cả là gặp gỡ chính mình và gặp Chúa, tạo nên mối tương quan giữa mình với Chúa gần gũi hơn.
 
Vatican giải thích rõ về trường hợp phái đoàn của Giáo Phận Rôma đi Việt Nam bị thu hồi visa
Đồng Nhân
11:07 29/03/2012
VATICAN - Hôm thứ Tư 28 Tháng Ba, 2012, phòng báo chí Tòa Thánh đã cung cấp cho các cơ quan CNA (Catholic News Agency) một số giải thích về việc Đại sứ quán Việt Nam thu hồi visa nhập cảnh của một phái đoàn từ Roma đến Việt Nam với mục đích để điều tra phong chân phước cho Đức Hồng Y Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận. Linh mục Federico Lombardi thuộc Phòng báo chí Tòa Thánh xác nhận tin tức là visa du lịch đã được cấp cho phái đoàn nêu trên đã được thu hồi bởi các nhà chức trách Việt Nam. Tuy nhiên Cha Lombardi cũng xác nhận là phái đoàn này dự trù đi Việt Nam đã làm thủ tục không qua các kênh ngoại giao Tòa Thánh để sắp xếp một chuyến viếng thăm như vậy, nên không được coi là như đoàn đại biểu chính thức từ Vatican.

Mục đích của Văn phòng báo chí Tòa Thánh là muốn làm sáng tỏ lời từ chối của người Phát ngôn của chính phủ Việt Nam, ông Lương Thanh Nghi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, qua một bài viết từ cơ quan thông tấn Đức DPA cho biết: "Các nhà chức trách Việt Nam đã không nhận được một yêu cầu chính thức từ Vatican cho công việc như vậy (Phái đoàn từ Roma tới Việt Nam điều tra hồ sơ cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận) được tổ chức tại Việt Nam". Người phát ngôn viên cũng giải thích là chính quyền Việt Nam đã hủy bỏ việc cấp chiếu khán cho những người đó, họ là du khách cá nhân chứ không phải là một phái đoàn đại biểu nước ngoài chính thức công bố. Phát ngôn viên này nói thêm rằng Việt Nam là "luôn luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn Vatican bổ nhiệm chính thức làm việc theo khuôn khổ thỏa thuận của cả hai bên".

Như tin VietCatholic và các trang mạng của Giáo hội Biệt Nam đã đưa tin trước về mục đích của phái đoàn điều tra này. Dĩ nhiên là phái đoàn từ Vatican đi Việt Nam đã có một chương trình tỉ mĩ rõ ràng đã được công bố chính thức trên trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và đài phát thanh Vatican cả tháng trước. Phái đoàn này phát xuất từ Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa Bình và do giáo phận Roma chủ trương. Do vậy cũng không thể nói là không chính thức từ Vatican được. Tuy nhiên việc ngoại giao Việt Nam phản đối là "không phải là một phái đoàn đại biểu nước ngoài chính thức công bố" thì Cha Lombardi làm sáng tỏ vấn đề này là phái đoàn đã làm thủ tục chiếu khán "không qua các kênh ngoại giao Tòa Thánh để sắp xếp".

Roma là nơi cư trú cuối cùng của Đức Hồng Y Thuận - Ngài qua đời ở đó ngày 16 tháng 9 năm 2002. Do vậy giáo phận Rôma phụ trách về quá trình phong chân phước cho Ngài. Sau này, một đề nghị của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình ' về việc phong Chân phước cho Ngài đã được khởi xướng từ Roma vào tháng 10 năm 2010. Các nhóm phụ trách điều tra đã được chuẩn bị để đi Việt Nam để điều tra hồ sơ phong chân phước cho cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận thuộc giáo phận Rôma, mà người chịu trách nhiệm là Đức Hồng Y Agostino Vallini, tổng đại diện của Đức Giáo Hoàng coi sóc giáo phận Rôma.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cử tri Pháp bầu Tổng thống (5)
Hà Minh Thảo
14:09 29/03/2012
CỬ TRI PHÁP BẦU TỔNG THỐNG 2012 (5)

Khoảng 4,5 triệu cử tri người Pháp được mời tham gia bầu chọn Tổng thống sẽ được tổ chức vào ngày 22.04.2012 và, nếu không có ứng cử viên nào đạt được đa số tuyệt đối số phiếu hợp lệ, thì vòng hai sẽ diễn ra ngày 06.05.2012. Kế đến, ngày 10 và 17.06.2012, những cử tri này sẽ có dịp sử dụng lá phiếu để tự do gởi sự tín nhiệm về quyền làm luật của mình cho một ứng cử viên hầu trở thành Dân biểu Quốc hội.

Nhân những dịp trọng đại này, Đức Hồng y André VINGT-TROIS, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, và các Đức cha thành viên Ủy ban Thường vụ Hội đồng Giám mục, ngày 03.10.2011, đã đồng ký tài liệu ‘Những cuộc tuyển cử: một phiếu bầu cho xã hội nào ?’ (Élections : un vote pour quelle société ?) để trình bày quan điểm của những mục tử đối với Quê hương đến mọi người thiện tâm.

Hội đồng Giám mục Pháp dựa vào hai văn kiện sau để phổ biến tài liệu này:

- Luật phân biệt những Giáo hội và Quốc gia (loi de séparation des Églises et de l'État) ngày 09.12.1905 ;
- Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới Ngày nay (Gaudium et Spes, Vui mừng và Hy vọng) ngày 07.12.1965. Xin được phép trích từ số 76, có tiểu đề ‘Cộng đoàn chính trị và Giáo hội’ :

« … Vì lý do chức vụ và thẩm quyền của mình, Giáo hội không cách nào bị đồng hóa với một cộng đoàn chính trị, và cũng không hề cấu kết với bất cứ hệ thống chính trị nào vì Giáo hội vừa là dấu chỉ vừa là đảm bảo cho tính cách siêu việt của Con người.
Cộng đoàn chính trị và Giáo hội, mỗi bên với lãnh vực riêng của mình, đều độc lập và tự trị. Tuy nhiên, dầu dưới danh hiệu khác nhau, cả hai cũng đồng phục vụ cho Con người trong sứ mệnh cá nhân và xã hội. Tùy theo hoàn cảnh và địa phương, nếu cả hai càng duy trì được sự cộng tác lành mạnh, thì cả hai càng phục vụ lợi ích của Con người một cách hữu hiệu hơn. »

« Khi rao giảng chân lý Phúc Âm và lấy giáo lý và chứng tá của cuộc sống các Kitô hữu soi sáng mọi lãnh vực của sinh hoạt con người, Giáo hội cũng tôn trọng và cổ võ tự do chính trị cũng như trách nhiệm của các công dân. »

« …, các thực tại trần thế và những thực tại siêu phàm nơi con người đều liên kết mật thiết với nhau. Và chính Giáo hội cũng xử dụng các thực tại trần thế tùy mức độ mà sứ mệnh riêng của mình đòi hỏi. Tuy nhiên, Giáo hội không cậy nhờ vào những đặc ân của thế quyền. »

« Được thiết lập trong tình yêu của Chúa Cứu Thế, Giáo hội có sứ mệnh làm cho công bằng và bác ái lan tràn trong mỗi dân tộc và giữa các dân tộc. Khi rao giảng chân lý Phúc Âm và lấy giáo lý và chứng tá của cuộc sống các Kitô hữu soi sáng mọi lãnh vực của sinh hoạt con người, Giáo hội cũng tôn trọng và cổ võ tự do chính trị cũng như trách nhiệm của các công dân. »

« … bất cứ ở đâu và bất cứ thời nào Giáo hội cũng phải được tự do rao giảng đức tin, truyền bá học thuyết xã hội của mình cũng như được dễ dàng chu toàn sứ mệnh của mình giữa loài người. Giáo hội cũng phải được quyền nói lên nhận định luân lý của mình về cả những vấn đề liên quan đến lãnh vực chính trị khi quyền lợi căn bản của con người hay phần rỗi các linh hồn đòi hỏi. Nhằm mục đích trên, Giáo hội xử dụng mọi phương tiện và chỉ những phương tiện nào phù hợp với Phúc Âm và lợi ích của mọi người tùy theo thời đại và hoàn cảnh khác nhau.
Trung thành theo sát Phúc Âm và thi hành sứ mệnh của mình trong thế giới, Giáo hội phải cổ võ và nâng cao bất cứ điều gì là chân, thiện, mỹ trong cộng đoàn nhân loại. Làm như thế tức là Giáo hội xây dựng hòa bình cho con người để làm vinh danh Thiên Chúa. »

Ngoài ra, nước Pháp, cũng như tại các quốc gia dân chủ khác, các cuộc tuyển cử được tổ chức với ít nhất hai ứng cử viên thì cử tri mới có quyền tự do chọn, các Giám mục có thể hướng dẫn những người thiện chí. Ở một nước độc đảng, như Việt Nam, thì làm sao có thể chọn để bầu. Hơn nữa, Mặt trận tổ quốc đã lựa sẵn. Kết quả, các đại biểu Quốc hội ít biết đề nghị luật.

* * *

LỜI CÁC ĐỨC GIÁM MỤC PHÁP

Trong những tháng tới, chúng ta sẽ quan tâm nhiều đến việc chuẩn bị hai cuộc tuyển cử Tổng thống và Quốc hội.

Chúng ta đang trải qua thời kỳ khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia Tây phương trong nhiều thập niên, kể cả nước Pháp. Những hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát khắp thế giới từ tháng 09.2008 vẫn chưa chấm dứt. Sự mất cân đối này cộng với những khó khăn xã hội và chính trị đưa tới ảnh hưởng là sự biến đổi nhanh chóng và sâu xa của xã hội cùng mọi cấu trúc để tổ chức đời sống xã hội này.

Theo ý kiến chúng tôi, có ba trong nhiều yếu tố gây nên sự biến đổi này, đáng được sự lưu ý của chúng ta:

- Đầu tiên, sự phát triển ngoạn mục của kỹ thuật khoa học và đang còn tiếp tục. Nó thúc đẩy hình thành các dự án hay thực hiện những ý tưởng, cho đến nay, chỉ còn ở giai đoạn của những giấc mơ hay cơn ác mộng. Như vậy, sự cải tiến kiến thức và sự hiểu biết về cuộc sống gây nên những ước muốn mà không gì có thể chận lại được. Do đó, khẩn cấp và cần thiết là con người phải nhận biết mình là ai, và xác định các điều kiện của riêng mình. Thiếu hiểu biết chính xác về nhân phẩm, họ bị mê hoặc bởi quyền lực không thể lay chuyển về khoa học để mưu tìm giải pháp cho tất cả những vấn đề của họ, mà quên nhìn xem những gì có thể quay lại chống chính họ.

- Yếu tố thứ hai của sự biến đổi là chấm dứt tính đồng nhất văn hóa của xã hội chúng ta. Rất lâu trước khi sự thật về toàn cầu hóa được nhận biết và thảo luận, các quốc gia Tây Âu đã có kinh nghiệm sống với những làn sóng người nhập cư khác nhau. Do đó, bây giờ họ có thể cùng tồn tại, do bình đẳng về quyền lợi, giữa những người dân có nguồn gốc sắc tộc, tôn giáo và văn hóa thật đa dạng. Đối với những công dân chính gốc, điều này có thể tạo nơi họ cảm giác bất ổn định, thật tế nhị để sống. Còn với nhiều người mới tới thì như có cảm giác không được tiếp đón tốt và không thể tìm thấy một chỗ đứng trong xã hội mà cũng không thể rời bỏ nó để ra đi.

- Sau cùng, trong xã hội chúng ta, người dân luôn đòi thêm quyền lợi mà không quan tâm đến những bổn phận. Chúng ta đang chứng kiến một phong trào đã có từ lâu nhằm tăng tự do cá nhân để góp phần làm tăng ý thức trách nhiệm mỗi người. Nhưng cá nhân chủ nghĩa, cuối cùng, đã làm tan rã đời sống xã hội, khi từng người suy tưởng rằng mọi vật chung đều vì lợi ích của chính họ. Công ích sẽ gặp nguy cơ nếu bị nhầm lẫn với tổng số những lợi ích các cá nhân.

Những biến đổi này đặt nghi vấn cho chúng ta quan niệm về Con người, phẩm giá và ơn gọi của mình. Những lãnh đạo hành pháp và lập pháp đang đối mặt với những vấn đề mới. Sự bùng phát những quy chiếu về luân lý luôn dựa trên một tiêu chuẩn đạo đức cao trọng hơn trong việc xây dựng luật. Vì những đạo luật có một địa vị quan trọng mà nhà làm luật phải quan tâm hơn những sự thay đổi về lối sống (évolution des mœurs).

Trong bối cảnh này, bổn phận các Giám mục là nhắc lại sự quan trọng mà Giáo hội, từ nguyên thủy, vẫn công nhận các chức năng chính trị. Trong một nền dân chủ đại diện, lá phiếu là phương tiện mà mỗi cử tri có thể dùng để tham gia thực thi quyền lực. Do đó, điều cần thiết là sử dụng một cách thật trang nghiêm. Đầu phiếu không chỉ đơn giản là một thói quen, vì thuộc một giai cấp xã hội hoặc lợi ích riêng biệt, nhưng cần phải lưu tâm đến những thách thức hiện tại và nhằm vào những gì mà chúng ta có thể thực hiện với nhau để đời sống được tốt và có tình người hơn cho mọi người.

Là Kitô hữu, chúng ta phải tự tin: các cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn nơi xã hội chúng ta có thể là cơ hội cho sự đổi mới và những kinh nghiệm để chuyển hướng trong tương lai. Chúng không thể ngăn cản chúng ta luôn nhằm và, trong mọi trường hợp, tôn trọng phẩm giá mỗi người, chú ý đến yếu kém, phát triển sự hợp tác với các nước khác, và mưu tìm công lý và hòa bình cho mọi dân tộc.

Tuy nhiên, chúng ta không thể mong đợi chính quyền nhiều hơn những gì họ có thể cung cấp. Bầu cử một Tổng thống và lựa chọn những Dân biểu sẽ không đủ để đáp ứng những thách thức mà chúng ta phải đối phó hiện nay. Sự bất thăng bằng hiện tại, với những tầm vóc xã hội, văn hóa và kinh tế của họ, mà chúng ta cần thẩm lượng sự đóng góp đáng kể vào việc sản xuất công nghiệp và của xã hội tiêu thụ, còn nhiều hạn chế và những yếu điểm. Lối sống của chúng ta trong vài thập kỷ gần đây không thể giống như tại mọi quốc gia trên thế giới, hoặc thậm chí giữ nguyên mãi tại chính nước Pháp.

Từ lâu, cùng với những nhân vật khác, các Đức Thánh Cha và Giám mục mời gọi mỗi người xem xét lại lối sống của mình, chú trọng hơn để tìm kiếm và thúc đẩy sự ‘phát triển toàn diện’ cho mọi người. Bằng những từ ngữ khác nhau, nhưng cũng chỉ là những lời mời về một sự thay đổi lối sống. Kitô hữu, về nhiều phương diện, chúng ta có nhiều cơ hội tốt hơn nhiều người khác để lựa chọn sự thay đổi này hơn là chỉ phải chịu đựng.

Chúng tôi kèm theo thư này một tài liệu chi tiết một vài điểm quan trọng cần lưu tâm khi đi bầu cử. Mỗi công dân, từng người trong chúng ta, do đó, cần đọc kỹ các chương trình và dự án những chính đảng hay các ứng cử viên để xem họ giải quyết những điểm này như thế nào và liệu những tiếp cận này có phù hợp hay không với xã hội mà chúng ta đang sống, trước khi chúng ta đến các điểm bỏ phiếu. Những điểm khác, tất nhiên, có thể được thêm vào đó. Theo thứ tự ưu tiên của những điểm khác nhau này mà chúng ta đầu phiếu.
Trong thời gian tranh cử, chúng ta phải thận trọng trước những thông tin đầy hứa hẹn, đừng để bị lôi cuốn bởi những vu khống hay nói xấu và hãy tìm kiếm, với sự thận trọng có thể, đâu là sự thật và những gì là đúng.

Khi gởi đến quý vị văn thư này trước khi chiến dịch tranh cử bắt đầu, chúng tôi tin rằng đáp ứng sự mong đợi của nhiều người. Hãy nguyện cầu cho ước muốn vì lợi ích chung chiếm ưu thế trong sự lựa chọn của chúng ta và nơi những công dân đồng bào khác.

* * *

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP
Các cuộc Tuyển cử 2012

Các yếu tố nhận định.
Nhờ sự chiêm niệm nơi Đức Kitô, Giáo hội rút ra một nhãn quan mạch lạc về Con người trong mọi chiều kích, không thể tách rời nhau. Nhãn quan này có thể hướng dẫn và đánh giá những dự án mà một xã hội phải tự cung cấp.

Đời sống thai nhi.
Mỗi người là duy nhất duới mắt Thiên Chúa. Sự cam kết của các Kitô hữu không chỉ được quyết định bởi sự đạo đức, nhưng bởi tình yêu vào đời sống mà không vì bệnh tật hay tuổi tác có thể làm giảm bớt. Điều yêu cầu là cơ quan công quyền từ chối sự dụng cụ hóa phôi thai. Cũng vậy, việc phá thai không bao giờ có thể được trình bày như là một giải pháp cho các bà mẹ gặp khó khăn. Kitô hữu phải theo dõi để xã hội phải có những nỗ lực lớn hầu tiếp nhận đời sống mới (hài nhi).

(Còn tiếp)
 
Thông Báo
Cáo phó: Thân phụ LM Bùi ngọc Tỷ tạ thế tại Westminster, California
LM Phanxicô Xaviê Bùi Ngọc Tỷ
22:20 29/03/2012
CÁO PHÓ
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, chúng tôi xin kính báo cùng
Qúy Cha, Qúy Tu Sĩ, Qúy Cộng Đoàn, đoàn thể, thân bằng quyến thuộc và bạn hữu xa gần
Ba, Ông, Ông Cố của chúng tôi là

PHANXICÔ XAVIE BÙI VĂN SÁU
Sinh năm Bính Tuất 1922
Tại Bình Thành Tây, Chợ Mới, An Giang
Đã an nghỉ trong Chúa ngày 28 tháng 3 năm 2012
Tại Westminster, California, Hoa Kỳ
Hưởng thọ 90 tuổi.

CHƯƠNG TRÌNH CẦU NGUYỆN CHO
ÔNG CỐ PHANXICÔ XAVIE BÙI VĂN SÁU


Thứ Bảy, ngày 31 tháng 3 năm 2012
1:00 PM Thánh Lễ đưa chân tại Thánh đường Saint Joseph The Worker

Chúa Nhật, ngày 1 tháng 4 năm 2012
– Thăm viếng và cầu nguyện tại Peek Funeral Home
11:00 AM Nghi thức Phát Tang, gia đình cầu nguyện
1:00 PM Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang, St Joseph the Worker, Winnetka
2:00 PM Cộng Đoàn Maria Nữ Vương, Maria Regina, Gardena
3:00 PM Các nhóm thân hữu giáo phận Long Xuyên
4:00 PM Nhóm Thánh Linh cầu nguyện

Thứ Hai, ngày 2 tháng 4 năm 2012
– Thăm viếng và cầu nguyện tại Peek Funeral Home
4:00 PM Thăm viếng và cầu nguyện
6:00 PM Cộng đoàn Thánh Tâm, Our Lady of Peace, North Hills

Thứ Ba, ngày 3 tháng 4 năm 2012
– Thăm viếng và cầu nguyện tại Peek Funeral Home
4:00 PM Thăm viếng và cầu nguyện
6:00 PM Phong trào Cursillo, Tổng Giáo Phận Los Angeles

Thứ Tư, ngày 4 tháng 4 năm 2012
10:00 AM Thánh Lễ An Táng tại thánh đường St. Callistus
Sau Thánh Lễ, linh cửu sẽ được đưa về an táng tại Nghĩa trang Chúa Chiên Lành

Các Địa Chỉ Cần Thiết
Peek Funeral Home – Phòng số 1
7801 Bolsa Ave
Westminster, CA 92683
(714) 893-3525

Saint Joseph The Worker Church (Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang)
19855 Sherman Way, Winnetka, CA 91306

Saint Callistus Church (Cộng Đoàn Tam Biên)
12921 Lewis St, Garden Grove, CA 92840

Nghĩa trang Chúa Chiên Lành
8301 Talbert Ave, Huntington Beach, CA 92646

TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO
Trưởng Nam: Linh Mục Phanxicô Xavie Bùi ngọc Tỷ
Trưởng Nữ: Bà góa phụ Bùi thị Kim Cúc, các con và các cháu
Thứ Nam: Bùi ngọc Minh, vợ và các con
Thứ Nam: Bùi ngọc Thanh, vợ và các con
Thứ Nam: Bùi ngọc Hùng, vợ và các con
Thứ Nữ: Bùi thị Thu Hồng, chồng và các con
Thứ Nam: Bùi ngọc Dũng và vợ

CÁO PHÓ NÀY THAY THẾ THIỆP TANG
XIN MIỄN PHÚNG ĐIẾU
 
Văn Hóa
Ánh mắt Ngài
Thanh Sơn
09:28 29/03/2012
ÁNH MẮT NGÀI

Mùa chay về con nhìn lên Thánh giá
Ánh mắt buồn! Cha ngã trên đồi cao
Đôi mắt ấy! nhìn con như thì thào
Con yêu hỡi! con nào đâu hiểu thấu

Gượng bước đi, cúi đầu, Cha buồn bã
Đường gập ghềnh, âu sầu, thân nghiêng ngả
Sức điêu tàn, Cha lại ngã, lần hai
Ánh mắt ấy! ôi tha thiết! van nài

Con yêu hỡi! trở lại, con yêu hỡi!
Ánh mắt ấy! nhìn con, vẫn mong đợi
Bước chân buồn, vời vợi, đồi Can-vê
Ánh mắt nhìn, con ơi! hãy trở về

Lê bước chân, nặng nề, Cha lại ngã
Ôi gió buồn! Thánh Giá nào tơi tả
Lần thứ ba, qụy ngã, đá còn đau
Trái tim con, sao nỡ, cứ bạc màu!

Trái tim Cha, quặn đau, con có biết
Ánh mắt buồn! mãi nhìn, con tha thiết
Bước chân buồn, da diết, lết lê đi
Ơn cứu chuộc, con ơi! có hiểu gì?

Hiến thân mình, chỉ vì, một "Tình Yêu"
Núi Sọ buồn, cô đơn qúa! trời chiều
Xin CHA tha, những điều, con không biết
Ánh mắt buồn, trút hơi thở, Vĩnh biệt.

Tình Yêu ấy, bất diệt, mãi vô tận
Nhìn Thánh Giá, con cúi đầu, ân hận
Ánh mắt Ngài! không giận, nhưng thứ tha
Tình Yêu ấy! bây giờ, con nghiệm ra

Ánh mắt ấy, thiết tha, vẫn chờ mong
Ôi Lạy chúa! hương thơm ngợp đáy lòng
Trong tình yêu không đong bằng giá cả
Chỉ bằng tình mới đáp trả được thôi

Ánh mắt ấy! giờ đây con hiểu rồi
Tình Yêu Ngài, lên ngôi đời dâng hiến
Bừng tỉnh dậy! bước lên đường thăng tiến
"Ánh mắt NGÀI" hiện diện mãi trong con.

Thanh Sơn
 
Tuần Thánh: Tại sao người Công Giáo hiểu Sinh Thì là chết mà không phải là sống?
Nguyễn Long Thao
09:50 29/03/2012
Tuần Thánh: Tại sao người Công Giáo hiểu Sinh Thì là chết mà không phải là sống?

Kinh sách Công GiáoViệt Nam có một từ ngữ gây nhiều thắc mắc. Đó là từ Sinh Thì. Trong khi người Việt nói chung hiểu Sinh Thì là lúc sống thì người Công Giáo Việt Nam lại hiểu Sinh Thì là lúc chết. Bài viết này nhằm góp phần giải thích tại sao người Công Giáo hiểu Sinh Thì là chết.

Từ Sinh Thì xuất hiện rất sớm trong các văn bản Công Giáo. Các Thánh Truyện là tác phẩm được soạn vào năm 1646 có ít nhất là 30 lần tác giả đã dùng từ Sinh Thì và theo Philipphê Bỉnh trong Truyện Annam Đàng Ngoài Chí Đàng Trong, tác giả sách này là một vị Hòa Thượng theo đạo Công Giáo. Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu được sáng tác từ thời cha Đắc Lộ, cũng có từ Sinh Thì. Ngắm thứ 13 viết: “Đoạn thì gục đầu xuống bên Đức Mẹ đứng, như giã Đức Mẹ vậy mà linh hồn cực trọng ấy ra khỏi xác liền Sinh Thì.” Vậy từ Sinh Thì theo nghĩa thông thường của dân gian khác với ý nghĩa của người Công Giáo thế nào?

Hầu hết các từ điển tiếng Việt như Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức, Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh, Đại Từ Điển Tiếng Việt do Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 1999, không có từ Sinh Thì, chỉ có từ Sinh Thời , Sinh Tiền hay Sênh Tiền. Cả ba từ đó đều có nghĩa là lúc còn sống của một người nay đã qua đời.

Ngược lại, các từ điển do người Công Giáo viết như Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, Tự Điển của Pigneau de Béhaine cuối thế kỷ XVIII, Từ điển của Génibrel cuối thế kỷ XIX, Dictionarium Anamitico –Latinum của Đức Giám Mục AJ. L. Taberd xuất bản năm 1838 và trong nhiều văn bản Công giáo khác như Thánh Giáo Yếu Lý, Kinh Cầu Bảo Đàng Cho Kẻ Rình Sinh Thì, Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu, đều có từ Sinh Thì và được hiểu là chết.

Tại sao lại có sự mâu thuẫn này trong khi Sinh Thời chỉ là tiếng đọc trại của Sinh Thì. Thì đọc trại ra Thời để tránh tên húy vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Thì (阮福蒔). Vậy lý giải làm sao để người Công Giáo hiểu Sinh Thì là lúc chết?

Trước hết hãy giải thích ý nghĩa Sinh Thì theo nghĩa thông thường. Sinh 生 là tiếng Hán Việt như sinh kế, dưỡng sinh, sinh sống. Về mặt chữ Nôm, từ Sinh trong Hán Việt cũng như Sinh trong tiếng Nôm đều viết giống nhau và có nghĩa gần như nhau. Trong tiếng Nôm từ Sinh có các nghĩa (1) Đẻ: mẹ sinh con. (2) Ra đời. (3) Kiếp sống (4) Tạo ra. Như vậy Sinh Thì hay Sinh Thời theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là lúc đang sống.

Tuy nhiên, các từ điển do người Công Giáo viết, từ Sinh Thì được định nghĩa như sau?

1. Tự Điển Việt Bồ La của A. de Rhodes giải thích từ Sinh Thì:

-sinh: lên (ascendo: is)

-sinh thì: giờ lên (ascensus hora)

-đã sinh thì: đã chết (iam mortuus est).

2. Từ điển Dictionarium Anamitico Latinum của Đức Giám Mục Taberd xuất bản năm 1838, trang 444, giải thích Sinh Thì là Fato Concedere nghĩa là chết.

3. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của ấn bản 1895-1896 trang 912 định nghĩa Sinh Thì: chết.

4. Trong các kinh sách của người Công Giáo, từ Sinh Thì nếu được đặt trong ngữ cảnh bản văn, phải hiểu đó là một động từ và có nghĩa là chết. Ví dụ: trong Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu, ngắm thứ 15 có đoạn: “Khi xác Chúa Giêsu còn trên Thánh Giá thì có một người các quan lấy đòng mà đâm cạnh nương long Đức Chúa Giêsu phải trái tim, bấy giờ máu cùng nước chảy ra, song le, khi ấy xác Đức Chúa Giêsu chẳng có đau vì đã sinh thì”.

Tại sao các vị thừa sai đã dùng từ Sinh Thì để chỉ ý nghĩa chết?

Giải thích vấn nạn này, trước hết ta phải trở về với phong tục của người Trung Hoa cũng như Việt Nam. Khi một người chết, người ta tránh nói từ Chết mà dùng từ Qua Đời, Tạ Thế, hay Quá Vãng. Trong Anh ngữ cũng vậy, thay vì từ To Die: chết, người ta dùng từ To Pass Away: chết.

Đối với các bậc vua chúa, người Trung Hoa cũng như Việt Nam không nói từ Chết, hay Qua Đời mà dùng từ Thăng Hà hay Băng Hà. Sách Lễ Ký có câu: Thiên tử tử viết băng, chư hầu viết hoăng 天子死曰崩, 諸侯曰薨 (Khúc lễ hạ). Dịch nghĩa: Vua chết gọi là "băng", vua chư hầu chết gọi là "hoăng". Trong văn chương Phật Giáo, người ta cũng dùng chữ Thăng để chỉ ý nghĩa chết. Người Phật Giáo thường dùng cụm từ: Cầu cho hương hồn được Siêu Thăng Tịnh Độ hay Siêu Sinh Tịnh Độ có nghĩa là cầu cho linh hồn người chết được thoát khỏi cuộc sống trần thế, tới cõi cực lạc. Như vậy người Việt Nam đã dùng từ Thăng: đi lên, bay lên để chỉ sự chết.

Vậy Thăng Hà và Băng Hà là gì? Thăng 升: từ Hán Việt có nghĩa là lên, đi lên, bay lên. Hà 遐: xa, phương xa. Vậy nguyên nghĩa Thăng Hà là bay lên phương xa. Theo từ điển Hán Việt của cụ Thiều Chửu, Thăng Hà có ba nghĩa: (1) bay lên trời. (2) vua chết. (3) xa lánh trần tục. Còn Băng Hà thì Băng 崩 có 4 nghĩa: (1) Lở, sạt, sụp. (2) Hủy hoại. (3) Mất, diệt vong. (4) Chết. Theo từ điển của cụ Thiều Chửu, hay các từ điển Hán Việt khác, Thăng Hà hay Băng Hà: đều có nghĩa là vua chết.

Tại sao người Đông Phương lại quan niệm chết là Thăng tức bay lên cao. Người Đông Phương quan niệm Sinh Ký Tử Quy: Sống là tạm bợ, chết là đi về: về Thiên Giới, về Cõi Trên. Do vậy người Việt cũng như người Tàu quan niệm khi chết hồn lìa khỏi xác gọi là hồn Thăng. Trong tín ngưỡng đồng bóng của dân gian, người ta cũng dùng từ Hồn Thăng. Hồn Thăng tức hồn đi ra khỏi xác người lên đồng. Quan niệm này chính cha Alexandre de Rhodes cũng xác nhận khi Ngài chú thích từ Sinh Thì: "Chúng tôi mượn cách nói đó của người bên lương để chỉ ý nghĩa sự chết của người Ki tô hữu như đi lên với Thiên Chúa."

Nhưng tại sao các Linh Mục thừa sai lại không dùng từ Thăng mà lại dùng từ Sinh để chỉ sự chết, khiến gây ra rắc rối về ý nghĩa? Nếu xét về cách đọc của người Việt, tức giọng Hán Việt, thì từ Sinh 生 và Thăng 升 hoàn toàn đọc khác nhau. Nhưng nếu theo cách đọc của người Tàu, tức giọng Bắc Kinh, hai từ này đọc giống nhau. Từ Sinh 生và Thăng 升 đều được đọc là Sheng tức Sinh trong tiếng Việt. Hai từ này, nói theo kiểu xưa, là đồng âm dị nghĩa. Như vậy, ta có thể kết luận rằng Thăng Thì = Sinh Thì = Giờ Chết = Hồn ra khỏi xác.

Vấn nạn đặt ra là tại sao trong kinh sách viết cho người Công Giáo Việt, các nhà truyền giáo không dùng từ Thăng mà lại lắt léo mượn cách đọc của người Tàu đọc chữ Thăng là Sheng tức Sinh để chỉ sự chết?

Chưa có tài liệu nào trả lời cho vấn đề này mà chỉ có những suy luận: Có thể trong thời gian đầu, các giáo sĩ trước khi đến Việt Nam truyền giáo thường phải kinh qua Trung Quốc nên họ đã có thói quen đọc Thăng thành "sheng" tức Sinh. Do vậy, khi đến Việt Nam và khi phải sáng tác kinh sách cho người Việt, các ngài đã dùng từ Sinh Thì để chỉ giờ chết của chúa Kitô. Về phía giáo dân, hay các linh mục bản xứ, chắc hẳn thời đó cũng có nhiều vị uyên thông chữ nghĩa, thấy từ Sinh Thì không được ổn cho lắm, nhưng vì vốn có có tâm lý tôn trọng bề trên nên họ đã không phản đối. Do vậy, ngày nay người Công Giáo Việt Nam có riêng từ Sinh Thì để chỉ lúc linh hồn lìa khỏi xác, tức là chết.

Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là tại sao khi diễn tả sự chết của Chúa Kitô trên Thánh Giá các nhà thừa sai không dùng các từ ngữ đơn giản và dễ hiểu như Viên Tịch, Tử, Qua Đời, Chết mà lại dùng từ Thăng. Câu trả lời là các Ngài đã triệt để áp dụng tinh thần hội nhập văn hóa trong vấn đề diễn tả sự chết. Như đã nói trên, người Tàu cũng như người Việt dùng từ Thăng Hà hay Băng Hà để chỉ vua Chúa chết. Đối với Chúa Kitô, người Công Giáo coi Ngài là Chúa Cả, là Vua Trên Hết Các Vua, nên các nhà truyền giáo đã gọi việc Chúa chết là Thăng. Và có lẽ các Ngài đã phải quanh co đọc Thăng là Sheng tức Sinh để tránh việc bắt chước tín ngưỡng đồng bóng đã dùng chữ Hồn Thăng. Thời xưa, những gì có dính líu đến các tín ngưỡng không phải của Công Giáo đều không được chấp nhận. Cụ thể như việc thờ cúng tổ tiên.

Cũng có lối giải thích khác cho rằng chết đúng là thời gian sống, là Sinh Thì vì hiểu theo nghĩa thần học Công Giáo: chết là khởi đầu cho cuộc sống mới mà ngôn ngữ thần học gọi cách lạc quan ngày chết là ngày giờ sinh ra: Dies Natalis để được sống trên cõi trường sinh. Tư tưởng đó được diễn tả trong bài hát Kinh Hòa Bình của Linh Mục nhạc sĩ Kim Long "Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời", hoặc câu Kinh Thánh: "Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác".(Gioan 12,24)

Nguyễn Long Thao
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều
Sr. Maria Nguyễn Ngọc
21:28 29/03/2012
CHIỀU

Ảnh của Sr. Maria Nguyễn Ngọc

Cảm tạ Chúa một ngày đã hết

Bao nhọc nhằn cùng nổi lo toan

Bóng hoàng hôn giờ cũng sắp tàn

Bao lời kinh con dâng Chúa hôm nay

Giúp đời con vững mạnh bước đi

Che chở con khỏi lạc chốn u mê.

(Maria Nguyễn Ngọc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền