Ngày 29-03-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Alléluia, Chúa đã Phục sinh
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:44 29/03/2010
CHÚA NHẬT PHỤC SINH, năm C

Ga 20, 1- 9

Mỗi lần mừng lễ Phục Sinh, chúng ta đều không ít thì nhiều đều có những cảm nghiệm khác nhau về một Đức Kitô đã bị nhân loại đánh đòn, đã chịu đau khổ, đã bị treo lên cây thập giá và đã sống lại khải hoàn. Chúng ta cũng như các tông đồ xưa đều tung hô: Alléluia, Chúa đã sống lại thật rồi. Đó là Tin Mừng phục sinh. Tin Mừng được vang lên để tuyên xưng niềm tin Kitô giáo và mời gọi nhân loại luôn sống trong hy vọng. Với niềm tin, chúng ta tin Chúa đã sống lại và Ngài cũng sẽ cho chúng ta được phục sinh với Ngài.

Đọc lại trình thuật sách Sáng Thế, chúng ta không khỏi ngạc nhiên vì lúc đầu chưa tạo dựng con người, ngày thứ nhất ấy là ngày hoang vắng, mông lung, ngày thứ nhất, Chúa Giêsu phục sinh tái tạo con người mới, mở ra một trời mới, đất mới. Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại. Đây là niềm tin của mọi Kitô hữu, niềm tin của đạo công giáo.Ngày thứ nhất trong tuần, sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh, bị chết trên thập giá và Chúa được chôn cất trong mồ đá…Nếu ngày hôm ấy, các người phụ nữ ra mộ ngay từ sáng sớm tinh mơ, mà mộ vẫn còn đóng kín, thì quả thực không có Tin Mừng phục sinh. Nhưng cả Maria Mađalêna, cả Phêrô và một vài người phụ nữ khác đã nhìn thấy mộ trống. Các bà và Phêrô chẳng hiểu thực hư thế nào! Tuy nhiên, không có sự ngạc nhiên, không hiểu và không có mộ trống thì không bao giờ có Tin Mừng phục sinh. Mình Gioan khi thấy mộ trống, khi thấy khăn liệm xếp gọn gàng một nơi, khăn phủ đầu cuộn lại để ở một nơi, Gioan đã tin ngay Chúa sống lại ( Ga 20, 5-8 ).

Gioan đã có niềm tin thật sự bởi Chúa đã ban cho ông mặc dầu lúc đó các môn đệ khác và nhiều người đã được nghe nói cách này cách khác về việc chúa Giêsu phải chịu đau khổ, chịu chết và ngày thứ ba sẽ sống lại, họ vẫn chưa hiểu lời Thánh Kinh (Ga 20, 9 ); Cv 2, 24-31, 13, 32-37 ).

Đức Giêsu Kitô đã sống lại thật. Đây là niềm tin. Niềm tin này đã được các tông đồ tuyên xưng mạnh mẽ và các người phụ nữ là những người đầu tiên loan báo Tin Mừng Chúa sống lại. Ngay từ thời ấy cho tới thời đại văn minh hôm nay, nhiều người đã hả dạ vì tin rằng Chúa đã chết thật rồi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người tin yêu Chúa, họ chỉ cần nhìn thấy xác Chúa là đủ. Muôn thời từ khi Chúa sống lại, nhiều người đã tin, đã tìm gặp Chúa và họ đã gặp Chúa bằng nhiều cách hoàn toàn khác nhau. Người ta tin rằng chỉ cần có con mắt đức tin và lòng nhiệt thành như Gioan là nhận ra Chúa không cần phải bận tâm, lo âu và hoang mang tự hỏi: ” Người ta đã lấy mất xác Chúa rồi, không còn trong mộ nữa; chẳng biết họ để Người ở đâu ?”( Ga 20, 2 ). Đức tin sẽ giúp con người nhận ra Chúa phục sinh. Chúa luôn hiện diện khắp nơi nhưng Chúa vẫn bị người ta làm lu mờ vì không dám làm chứng cho Chúa. Chúa đang có đó, luôn có mặt ở khắp mọi nơi, miễn là con người có thành tâm thiện ý, tìm gặp Ngài. Với con mắt đức tin, nhân loại sẽ tìm gặp được Chúa và nhân loại sẽ hiểu ra rằng Chúa đã sống lại thật rồi, Alléluia.

Lạy Chúa, xin củng cố đức tin cho chúng con, để chúng con nhận ra Chúa đang hiện diện giữa nhân loại và đang có mặt khắp mọi nơi. Alléluia. Amen.
 
Đức Kitô đã cứu độ chúng ta, điều đó nghĩa là gì?
Lm Nguyễn Hữu Thy
06:14 29/03/2010
Đức Kitô đã cứu độ chúng ta, điều đó nghĩa là gì?

Chúng ta đang sống Tuần Thánh, tuần lễ trọng đại nhất trong năm đối với đời sống Kitô hữu: Đức Kitô đã tự hiến thân chấp nhận cuộc khổ nạn và cái chết đau thương trên thập giá để cứu độ chúng ta, hầu cho ta khỏi bị hư mất đời đời, nhưng được sống trong hạnh phúc vĩnh cửu. Vậy, chúng ta thử tìm hiểu tổng thể cuộc diễn biến đó có ý nghĩa gì.

1. Phải chăng từ „cứu độ“ hay „cứu rỗi“ là một từ ngữ xa lạ?

Suốt trong các bản văn phụng vụ chúng ta luôn gặp đi gặp lại từ „cứu độ“, „cứu chuộc“, hay „cứu rỗi“. Trong Mùa Vọng, chúng ta nói đến sự chờ đợi Đấng Cứu Thế hay Đấng Cứu Độ và trong Mùa Chay chúng ta lại đề cập tới mầu nhiệm cứu độ, sự cứu chuộc nhân loại bằng giá máu của chính Con Thiên Chúa.

Nhưng ở đây, chúng ta cũng không nên quên rằng ngày nay trong ngôn ngữ trao đổi hằng ngày, những từ ngữ thường quen thuộc trong phụng vụ đã bị lạm dụng và đã bị làm sai lạc ý nghĩa nguyên thủy của chúng và gán cho chúng những ý nghĩa mới, nhưng chúng ta lại không để ý. Ví dụ: từ „cứu rỗi“ cũng như từ „tội lỗi“ mà chúng ta thường nghe trong khi cử hành Thánh Lễ: „Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian“, hay: „Đây là chén máu Ta, máu Tân Ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội“. Đúng thế, ý nghĩa tôn giáo của từ „tội lỗi“ đã bị biến mất, khi người ta cho rằng một người phụ nữ đã lỡ phạm phải một tội khó lòng thông cảm được là đã „làm hại đến vóc dáng mảnh mai“ của mình, vì cô đã ăn uống quá nhiều, hay: một người lái xe đã phạm tội giao thông vì đã lái quá nhanh, vì thế bằng lái của anh bị cảnh sát giao thông bấm lỗ trừ điểm, hay: một người phạm tội trốn thuê, nên bị ty thuế vụ phạt nặng, v.v... Trong khi đó, ý nghĩa của tội lỗi trước hết phải được hiểu là thái độ con người chối từ hay chống đối Thiên Chúa.

Phải chăng chúng ta, những con người tân tiến ngày nay, còn cảm nhận được rằng mình là những kẻ cần đến sự tha thứ tội lỗi và được cứu rỗi? Phải chăng tất cả chúng ta có thể xác tín cho rằng mình đang sống một cách đàng hoàng và đúng đắn, mặc dù không ít người trong chúng ta luôn đinh ninh rằng nếu vì tôi mà thôi thì Đức Kitô không cần phải chịu chết một cách đau thương như thế, có lẽ quá lắm chỉ vì những người khác, những người đang sống trong tội lỗi nặng nề mà thôi?

Nếu vậy, chúng ta cần tự hỏi mình: „Cứu rỗi“ nghĩa là gì? Và: Phải chăng tôi cũng cần phải được cứu rỗi?

Trong Thánh Kinh, sự bất khả cứu rỗi hay bất khả cứu sống của con người đã được diễn tả bằng nhiều từ ngữ và bằng nhiều hình ảnh khác nhau: chẳng hạn con người cảm nhận được sự bất khả cứu thoát của mình trong cơn đói khát, trong cảnh nô lệ, bệnh tật hay trước sự chết. Tuy nhiên, sự cùng cực về tinh thần và tâm linh còn chua xót, còn đau thương và còn giày vò lương tâm con người hơn sự cùng cực về thể xác bội phần, như: tâm trạng triền miên lo lắng sợ hãi, sự thống trị của ma quỷ, tội lỗi và những giờ phút tâm hồn đầy u sầu, khắc khoải và bất an, khi con người phạm tội bất công chống lại Thiên Chúa và loài người.

Tuy nhiên, chính trong lúc cùng cực như thế, con người vẫn còn có lối thoát, chứ chưa phải đã rơi vào con đường cùng, đó là lúc con người cần phải can đảm và tin tưởng kêu cầu sự cứu thoát và sự tha thứ của Thiên Chúa, Đấng luôn dang rộng cánh tay như một người cha đầy lòng yêu thương đón chờ con người trở về với Người (x. Lc 15,11-32).

Và trong Cựu Ước hành động cứu rỗi của Thiên Chúa được gọi là „cứu thoát“, „cứu chuộc“, „phù trợ“, „đưa ra khỏi“ hay „giải phóng“ (khỏi cảnh tù đày và nộ lệ). Và phần Tân Ước lại tiếp nhận những tư tưởng đó của Cựu Ước.

2. Sự cứu rỗi duy chỉ đến từ một mình thiên Chúa

Đấng Cứu Chuộc hay Đấng Cứu Thế chân chính luôn luôn chỉ một mình Thiên Chúa mà thôi (x. Is 45,8). Và Thiên Chúa luôn muốn cho con người ăn năn hối cải để được sống, chứ Người tuyệt đối không hề vui khi nhìn thấy con người bị hư mất hay phải sống trong sự khốn cùng (x. Ed 18,23). Chính vì thế, ngay sau khi Nguyên Tổ phạm tội chống lại Thiên Chúa và những hậu quả tai hại của nó đã xâm nhập vào thế gian, tức: sự chết, những căng thẳng và phân rẽ giữa các phái tính, tội giết hại những người cùng ruột thịt và sự hận thù (x. St 4,8tt; 3,3.16; 4,24), thì Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Chuộc, Đấng sẽ đạp nát đầu con rắn, tức ma quỷ, đầu mối mọi tội lỗi (x. St 3,15).

Như thế, sự cứu rỗi đã được bắt đầu từ đó, tức lúc Thiên Chúa mặc khải cho „những kẻ phụng thờ các thần linh khác“ (Gs 24,2b) biết rằng chỉ mình Người là Thiên Chúa thật, Đấng Toàn Năng có thể cứu rỗi và ban cho con người sự sống vĩnh cửu. Trong khi đó, các thần linh giả dối hay các tà thần khác, thì hoàn toàn không thể cứu rỗi được ai và cũng không thể ban cho bất cứ ai sự sống chân thật. Thế nhưng con người lại thường dễ đặt hết hy vọng vào các tà thần ấy và hương khói nghi ngút trước các bàn thờ chúng.

Một dẫn chứng điển hình về Thiên Chúa cứu độ, đó là việc Người đã giải thoát con cái Ít-ra-en ra khỏi nhà nô lệ Ai-cập bằng những điềm thiêng dấu lạ vĩ đại qua bàn tay người tôi trung của Người là Tổ phụ Mô-sê. Người đã trực tiếp can thiệp đưa dân tuyển chọn đi qua sa mạc để tiến vào đất hứa. Người cũng đã ban cho dân Người và các vua chúa cai trị họ quyền lực và sự phồn thịnh. Nhưng chính con cái Ít-ra-en, dân tộc Người yêu thương và tuyển chọn, lại thường cho rằng không cần có sự trợ lực của Thiên Chúa Jahwe họ cũng có thể tự tìm gặp được cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng và an bình bền lâu. Vâng, mặc dù họ đã thề hứa tuyệt đối trung thành tôn thờ một mình Jahwe mà thôi và „thực thi tất cả những gì Đức Chúa đã truyền ban cho họ“ (x.Xh 24,3), họ lại sống theo thói tục của các dân ngoại và thờ kính các tà thần của những dân này.

Bởi vậy, dân Ít-ra-en đã phải nhận thức được rằng họ đã bị thất sủng với Thiên Chúa, đã bị Người „quay lưng lại“ với họ, và điều đó có nghĩa là họ phải đối mặt với chiến tranh, bị thua trận nhục nhã, bị thống trị bởi các dân tộc khác và phải sống cuộc đời bất hạnh trong cảnh nô lệ. Nói cách khác, sự phản bội lại giao ước với Thiên Chúa Jahwe cũng tương tự như sự phản bội trong giao ước hôn nhân, là một tội lỗi, tội hủy bỏ một sự quan hệ, một giao ước mà mình đã thề hứa với người yêu mến tin tưởng.

Những điều vừa nói cũng muốn khẳng định rằng dân tuyển chọn của Thiên Chúa, dân Ít-ra-en, đã luôn luôn nhận thức được rằng việc tâm hồn họ xa lìa và chối từ Thiên Chúa là cả một tai họa, một bất hạnh và là con đường dẫn họ tới chỗ diệt vong, mà những dấu chỉ bên ngoài của sự bất hạnh đó là đau ốm bệnh tật, nghèo đói và chết chóc về thể xác. Vì thế, họ cầu mong được cứu rỗi. Và nhu cầu mong được cứu rỗi đó đã khiến toàn thể con cái Ít-ra-en chờ đợi Đấng Messias, chờ đợi Đấng Thiên Sai, từ hàng bao ngàn năm qua, và chính Đấng Thiên Sai đó đã xuất hiện hữu hình và thực tiễn trong con người Đức Giê-su Na-da-rét lịch sử. Người đã chữa lành các người đau ốm bệnh tật, cho người phong cùi được lành mạnh, cho người đói được ăn no nê. Người cũng đã cho người chết được sống lại và nhất là qua chính sự sống lại của Người, Đức Giê-su Kitô đã mang lại cho tất cả mọi người niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu.

Trong khi rao giảng Nước Trời cho dân chúng, Đức Giê-su Kitô đã thương giải cứu nhiều người khỏi những đau khổ thể xác và tâm thần. Người nói với hết mọi người: „Tất cả các ngươi, những người đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến với Ta, Ta muốn bổ sức cho các ngươi“ (Mt 11,28). Nhưng là cả một sai lầm khi cho rằng sứ vụ cứu thế của Đức Kitô chủ yếu là nhằm giải thoát con người khỏi tất cả mọi khó khăn, mọi thiếu thốn và mọi đau khổ về phương diện thể xác. Thật vậy, việc Đức Kitô chữa lành cho nhiều người khỏi các thứ bệnh tật, cho người đói khát được ăn uống no nê, làm cho nhiều người đã chết được sống lại, v.v… như thế là biểu tượng cho sứ mệnh chính yếu của Người khi đến trong thế gian là giải cứu con người khỏi sự tiêu diệt đời đời do tội lỗi họ gây ra. Một biến cố mà Phúc Âm đã tường thuật lại đã chứng minh điều đó, số là khi Người dạy dỗ dân chúng, thì người ta đã mang đến cho Người một người bị bại liệt toàn thân để xin Người chữa lành. Nhưng vì đám dân chúng quá đông đúc khiến họ không sao mang người bệnh đến với Người được, người ta đã cho khoét một lỗ hổng trên mái nhà ngay chỗ Đức Giêsu ngồi và thả người bệnh nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin mạnh mẽ như thế, Đức Kitô đã không nói với người bệnh: „Này con, con đã được chữa lành bệnh rồi“ như tất cả mọi người có mặt lúc bấy giờ chờ đợi, nhưng người đã nói: „Này con, con đã được tha tội rồi“. Và lập tức người bị bại liệt có thể đứng dậy và đi lại được (x. Mc 2,2-12).

Qua hành động đó, Đức Giêsu Kitô muốn nói cho mọi người hay rằng Người là chính Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa hằng sống; Người có quyền chữa lành mọi bệnh tật thể xác cũng như có quyền tha mọi tội lỗi nếu con người tin vào Người, nghĩa là đức tin là điều kiên tiên quyết để được hưởng ơn cứu độ. Nhất là đối với Người, sự tha tội, tức sự giải cứu con người ra khỏi vòng nô lệ tội lỗi và quyền thống trị của ma quỷ còn quan trọng hơn sự chữa lành bệnh tật thể xác bội phần. Đó là điều thánh sử Gio-an đã viết: „Sở dĩ Con Thiên Chúa xuất hiện, là để phá hủy công việc của ma quỷ“ (1Ga 3,8b) và theo thánh Phaolô, Con Thiên Chúa đã trở nên phàm nhân để „nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức ma quỷ“ (Dt 2,14).

Nói tóm lại, trong vai trò là Đấng Thiên Sai, Đức Kitô chiến đấu chống lại cả những nỗi cùng cực thể xác, nhưng trước hết Người luôn chiến đấu không hề mệt mỏi trong công cuộc loại trừ tất cả mọi ảnh hưởng tinh thần của sự dữ và của tội lỗi, vì nỗi cùng cực thực sự của con người nằm sâu trong tận trái tim, trong tận nội tâm con người.

3. Sự chết và sự phục sinh của Đức Kitô là tột điểm của sự kiện cứu rỗi

Trong suốt phần Kinh Thánh Cựu Ước chúng ta luôn cảm nhận được một cách rõ ràng chân lý này là Thiên chúa hằng tìm cách giải cứu con người khỏi sự bất hạnh thể xác (đói nghèo, bệnh tật, sự chết) và khỏi sự cùng khổ tinh thần (sự lầm lạc, tội lỗi). Trong Đức Kitô, công trình cứu độ đã đạt tới cao điểm của nó. Công trình cứu độ ấy đã bắt đầu với biến cố nhập thể của Ngôi Hai Thiên Chúa hằng sống, và qua việc mặc lấy xác phàm ấy trong con người Đức Giê-su Kitô, Thiên Chúa và con người đã đi tới một sự hiệp nhất bất khả phân ly.

Vì thế, trong Thư Thánh Gio-an đã viết: „Điều vẫn có từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe… đó là Lời sự sống… và sự sống ấy, sự sống vĩnh cửu, vốn ở nơi Chúa Cha và nay đã đã xuất hiện cho chúng tôi“ (1Ga 1,1tt). Nhưng hành động cứu độ thực sự đã xảy ra qua cuộc khổ nạn thập giá: Đức Kitô đã chịu chết „vì tội lội chúng ta“. Với sự tuyên tín này, các Tông đồ đã bắt đầu loan báo tin mừng trong những năm đầu tiên sau các biến cố đã xảy ra cho Đức Kitô tại Giê-ru-sa-lem (x. 1Cr 15,3-6), và Đức Giê-su đã đổ máu mình ra để chúng ta và nhiều người khác được hưởng ơn tha tội (x. Mt 26,28) như chúng ta luôn được nghe trong Thánh Lễ.

Nhưng ở đây, chúng ta có thể tự hỏi: Tại sao Đức Kitô phải hy sinh mạng sống mình một đau đớn nhục nhã như thế để loài người chúng ta được tha tội?

Sự cứu rỗi nhân loại đòi phải được trả bằng một cái giá như chính Đức Kitô đã nói: „Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá cứu chuộc nhiều người“ (Mc 10,45); x. 1Tm 2,6). Vâng, sự cứu rỗi đòi hỏi phải được trả lại bằng một cái giá, nhưng không phải bằng „vàng bạc“, nhưng bằng „máu châu báu của Đức Kitô“ (1Pr 1,18tt). Còn thánh Phaolô cũng nhắc nhủ các tín hữu ở Cô-rin-tô: „Thiên Chúa đã phải trả đắt mà chuộc lấy anh em“ (1Cr 6,20; 7,23).

Nhưng ở đây một câu hỏi cần phải đuợc đặt ra: „Thiên Chúa là tình yêu", nhưng tại sao Người lại không thể tha thứ cho con người bằng một lời nói đơn giản, không thể dùng lòng từ nhân mà ân xá cho con người, mà lại nhất thiết đòi hỏi phải được trả bằng một giá đắt như vậy cho sự hòa giải, và giá đắt đó là chính cái chết của Con Một Người? Phải chăng Thiên Chúa chỉ là một nhà kế toán rởm, không biết tính toán, lại còn đòi hỏi mỗi tội đã phạm phải được trả giá bằng một sự đền bù quá đắt? Thiên Chúa có thể thay vì đòi hỏi một cái chết quá đau thương của Đức Kitô, thì chỉ bằng lòng với một của lễ thiêu bình thường nào đó?

Trước khi thử đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên, chúng ta không nên quên rằng không ai có thể hiểu trọn vẹn được mọi đường lối của Thiên Chúa hay chỉ rõi theo sự an bài của Người bằng tư tưởng một cách lý thuyết suông mà thôi, chứ không bằng các hành động thực tiễn. Vì thế, thánh tiến sĩ Thomas Aquinô đã nói rằng chì một giọt máu châu báu của Đức Kitô cũng có thể cứu rỗi được nhân loại. Nhưng giả thử Thiên Chúa cứu chuộc con người một cách quá „đơn giản“ hay với một giá „quá rẻ“, liệu chúng ta còn có thể cảm nhận được rằng Thiên Chúa đã „quá yêu thương“ loài người chúng ta (x. Ga 3,16) và đồng thời còn cảm nhận được tội lỗi độc hại như thế nào cũng như việc tiêu diệt được nó đã đòi Thiên Chúa phải tổn hại ra sao?

Người ta cũng phải tự hỏi là đứng trước sự ngạo mạn và thách thức của tội lỗi nhân loại như thế, Thiên Chúa cần phải hành động thế nào? Phải chăng Thiên Chúa công minh phải khoan hồng ân xá cho tất cả, tức đều tỏ lòng thương xót và tha thứ cho tất cả mọi kẻ tội lỗi như nhau: các tên đao phủ cũng như các người nạn nhân (trong các trại cải tạo, trong các trại tập trung hay những nơi đày ải), hay cả những kẻ từ chối sự ăn năn hối cải?

Bởi vì, tự mình con người không thể cứu rỗi được chính mình, không thể tạo cho mình được sự hòa giải, nên chính Con Thiên Chúa phải thay thế vào vị trí con người để cứu rỗi con người và mang lại cho con người sự hòa giải. Dĩ nhiên trong sự hòa giải đó, không phải tính cách rùng rợn và nặng nề của cuộc khổ nạn mà Đức Kitô đã phải gánh vác thay cho ta là yếu tố quyết định, nhưng là tình yêu vô biên của Đức Kitô, Đấng vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật, đối với Thiên Chúa Cha cũng như đối với các anh chị em nhân loại của Người, và qua đó Người trở nên vị Trung Gian hòa giải cả hai lại với nhau, toàn thể nhân loại và Chúa Cha, và sự vâng lời của Người đối với thánh ý Chúa Cha, một sự vâng lời tuyệt đối và đã được minh chứng qua cuộc khổ nạn thập giá (x. Pl 2,8; Dt 5,8).

Nếu vì một người mà sự ác đã được thu nhập vào thế gian qua sự bất tuân phục và sự vô cảm, thì cũng nhờ một người, tức Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, sự ác lại bị tiêu diệt và con người được cải thiện. Tất cả điều đó muốn khẳng định rằng Thiên Chúa chỉ cứu rỗi con người khi con người cùng cộng tác với Người mà thôi. Thánh tiến sĩ Augustinô đã diễn tả điều đó như sau: Đấng đã dựng nên con đã không cần có con, nhưng Người không muốn cứu rỗi con, nếu không có con.

4. Các cấp độ của sự cứu rỗi

Ban ân xá cho một tội nhân có nghĩa là bãi bỏ án phạt cho người ấy, và thường vào một dịp may thuận tiện nào đó. Ví dụ: một tù nhân được thả tự do nhân dịp lễ sinh nhật của nhà vua hay lễ quốc khánh của quốc gia. Dĩ nhiên ân xá chưa hẳn là sự cứu rỗi và sự hòa giải đích thực, vì liệu người có tội được ân xá kia có thực tâm tin tưởng vào Thiên Chúa và yêu mến Người hết lòng – những điều kiện để được hòa giải và tha tội – không?

Tiếp đến, công trình cứu rỗi được hoàn tất trọn vẹn với sự sống lại toàn diện trong ngày sau hết. Trong ngày ấy, không chỉ linh hồn nhưng cả thể xác con người cũng được tham phần vào cuộc sống vĩnh cửu. Vì thể, để loại bỏ quan niệm lệch lạc của một số nhóm người chủ trương thù ghét thân xác, nhất là những người theo duy trí hay ngộ đạo chủ nghĩa (Gnostique), cho rằng tự bản chất, thể xác thì xấu xa và không thể được hiển linh cùng với linh hồn. Và hậu quả tất nhiên của chủ trương ấy là chối bỏ mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa. Họ cho rằng Thiên Chúa toàn năng và thánh thiện không thể xuống thế mặc lấy xác phàm, tức mặc lấy cái xấu xa được, và cũng vì thế không thể có sự sống lại.

Trước khi chúng ta đạt tới được mục đích của sự cứu rỗi trọn vẹn nơi Thiên Chúa, tức không phải bằng đức tin nữa, nhưng thực sự được ở trong tình trạng chiêm ngưỡng, chúng ta phải trải qua giai đoạn đức tin. Trong giai đoạn ấy chúng ta mở rộng mình ra và vươn tới thực tại tương lai, một thực mà hiện tại chúng ta đang phải tham phần vào bằng đức tin.

Đức Giê-su là Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Vì thế, nhờ vào ơn được thanh tẩy khỏi tội lỗi do cuộc khổ nạn thập giá của Đức Kitô đã mang lại, chúng ta mới có được sự kết hiệp mật thiết và tâm linh với Đấng Phục Sinh, đến nỗi qua đó ngay bây giờ chúng ta đã thực sự có thể vượt qua được cái chết về tâm linh, tức thực sự được cứu rỗi trong đức tin, mặc dù chúng ta chưa được hạnh phúc bước vào tình trạng chiêm ngưỡng Thiên Chúa nhãn tiền.

(Suy niệm Tuần Thánh 2010)
 
Video Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu
Đoàn TNTT GX CTTĐVN Arlington, Va
07:57 29/03/2010
Arlington, VA: Ngày 29, tháng 3, 2010: Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA hân hạnh giới thiệu cuốn Video Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu do các em thuộc Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm đạo diễn và thực hiện.

Phần I:



Phần II:



Phần III:



Phần IV:



Phần V:

 
Lịch phụng vụ tháng 4/2010
Lm. Anphong Trần Đức Phương
08:41 29/03/2010
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 4/2010

Hôm nay chúng ta bắt đầu bước vào Tháng Tư với những ngày cao điểm trong Niên Lịch Phụng vụ của Giáo Hội: Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy Tuần Thánh, và Đại Lễ Phục Sinh.

THỨ NĂM TUẦN THÁNH: (Ngày 01/4) kỷ niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Truyền Chức Thánh. Buổi sáng chỉ có Thánh Lễ làm Phép Dầu Thánh tại Nhà Thờ Chánh Tòa của mỗi Giáo Phận do Đức Giám Mục chủ tế và các Linh Mục đồng tế, để tỏ sự hiệp thông giữa Đức Giám Mục và các Linh Mục trong Giáo Phận. Toàn thể Giáo Dân được mời tham dự đông đảo. Trong Thánh Lễ, sau Bài Giảng, các Linh Mục cùng lập lại Lời Hứa trung thành với Chức Vụ Linh Mục trước mặt Đức Giám Mục và Cộng Đoàn Dân Chúa hiện diện. Sau đó, Đức Giám Mục sẽ long trọng làm phép ba thứ dầu (thường là dầu ôliu): Dầu Bệnh Nhân, Dầu Dự Tòng và Dầu Thánh. Dầu đã làm phép sẽ mang về các Giáo Xứ để dùng khi ban các phép Bí Tích. Vì lý do Mục Vụ, Lễ Làm Phép Dầu có thể cử hành vào buổi chiều một ngày nào trước Thứ Năm Tuần Thánh để các Linh Mục và Giáo Dân có thể tham dự đông đủ hơn. Ở nhiều Giáo Phận thường cử hành vào buổi tối ngày Thứ Năm trước Thứ Năm Tuần Thánh.

Buổi chiều Thứ Năm Tuần Thánh thường chỉ có một Thánh Lễ ở mỗi Giáo Xứ để tỏ sự thông hiệp toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa trong Giáo Xứ. Tuy nhiên vì lý do mục vụ, Đấng Ban Quyền có thể cho làm thêm Thánh Lễ để Giáo Dân các nơi có thể tham dự. Thánh Lễ chiều nay thường được gọi là “Thánh Lễ Tiệc Ly” để kỷ niệm bữa tối Chúa Giêsu ăn với các Tông Đồ trước khi Ngài đi tự nộp mình để chịu nạn chịu chết chuộc tội nhân loại. Trong Bữa Tiệc Tình Yêu (Agape) này Chúa Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các Tông Đồ, sau đó Ngài đã lập Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Truyền Chức Thánh, và thông ban chức Linh Mục thừa tác cho các Tông Đồ. Thánh Lễ chiều này được cử hành rất long trọng với phẩm phục màu trắng, có hát kinh Vinh Danh và rung chuông. (Bài đọc I: Sách Xuất Hành 12:1-8,11-14; Bài đọc II: 1 Corinto 11:23-26; Bài Phúc Âm: Gioan 13:1-15). Sau Bài Giảng nhấn mạnh về tình yêu Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, về Chức Vụ Linh Mục và tinh thần khiêm tốn phục vụ, vị Chủ Tế sẽ cử hành nghi thức Rửa Chân. Sau Thánh Lễ sẽ rước Mình Thánh Chúa về Bàn Thờ Phụ và chầu Thánh Thể cho đến nửa đêm.

Từ Thánh Lễ Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, bắt đầu TAM NHẬT VƯỢT QUA để đặc biệt kính nhớ cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa. Tam Nhật Vượt Qua là cao điểm của Niên Lịch Phụng vụ của Giáo Hội, và chấm dứt sau Kinh chiều Chúa Nhật Phục Sinh.

THỨ SÁU TUẦN THÁNH: Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu Kitô. Ăn Chay và Kiêng Thịt. Hôm nay không có Thánh lễ, nhưng có cuộc cử hành cuộc Thương Khó của Chúa và Suy Tôn Thánh Giá thường vào lúc 3 giờ chiều. Nghi Thức gồm có: Phần phụng vụ lời Chúa (Bài đọc I: Iasia 52:13-53:12; Bài đọc II: Thơ Do Thái: 4:14-16, 5:7-9; Bài thương khó: Gioan 18:1- 19:42). Phần các kinh cầu nguyện cho các nhu cầu của Giáo Hội và Thế giới. Tiếp theo là phần Suy Tôn và hôn kính Thánh Giá. Sau đó là phần Rước Mình Thánh Chúa. Hôm nay các Giáo Xứ thường tổ chức đi Đàng Thánh Giá một cách long trọng, thường cũng vào buổi chiều.

THỨ BẢY TUẦN THÁNH: Tưởng niệm Chúa Giêsu an táng trong mồ; cũng không có Thánh lễ trong ngày cho đến Thánh Lễ Vọng Phục Sinh (giờ thích hợp nhất là vào nửa đêm). Thánh Lễ Vọng Phục Sinh là điểm cao nhất của Tam Nhật Vượt Qua để long trọng kỷ niệm việc Chúa Giêsu đã sống lại đem lại niềm hy vọng sống lại cho mọi người chúng ta. Thánh Lễ rất long trọng, phẩm phục màu trắng. Mở đầu là phần làm phép Nến Phục Sinh và long trọng rước lên Cung Thánh và tuyên bố Tin Mừng Phục Sinh. Phần Phụng Vụ Lời Chúa có 7 Bài đọc trích trong các sách Cựu Ước, tiếp theo long trọng hát kinh Vinh Danh và rung chuông. Bài Thánh Thư trích trong thơ Rôma (6: 3-11). Long trọng hát Alleluia và Đáp Ca. Bài Phúc Âm (Năm C) trích trong Phúc Âm Luca (24:1-12). Sau Bài Giảng là phần ban phép Thanh Tẩy cho các Dự Tòng và lập lại lời Tuyên Hứa khi chịu phép Rửa Tội và Chủ Tế đi rẩy nước Thánh trên Cộng Đoàn. Sau đó Thánh Lễ tiếp tục như thường lệ.

Trong ngày CHÚA NHẬT CHÚA PHỤC SINH cũng có Thánh Lễ long trọng để tiếp tục mừng Mầu Nhiệm Phục Sinh, thường goi là Thánh lễ ‘Ban Ngày’. Rảy Nước Thánh lúc đầu Thánh Lễ thay vì phần sám hối. Các Bài Đọc Sách Thánh đều giống nhau cho cả năm A, B và C (Bài đọc I trích sách Tông Đồ Công Vụ 10:34,37-43. Bài đọc II trích Colosse 3:1-4, hoặc 1 Corinto 5:6-8. Đọc hoặc hát Ca Tiếp Liên. Bài Phúc Âm theo Thánh Gioan 20:1-9; hoặc Luca 24:1-12. Thánh lễ vào ban chiều, có thể chọn bài Phúc Âm theo Thánh Luca 24:13-35). Sau Bài Giảng là nghi thức nhắc lại Lời Tuyên Hứa khi chịu phép Rửa Tội thay Kinh Tin Kính.

Tuần Lễ sau Chúa Nhật Phục Sinh được gọi là Tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh: trong các Thánh Lễ đều đọc hoặc hát kinh Vinh Danh.

MÙA PHỤC SINH kéo dài 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Đức Thánh Thần Hiện Xuống: Nến Phục Sinh để trên Cung Thánh và được đốt vào các giờ Thánh Lễ và giờ đọc kinh Phụng Vụ. Rẩy Nước Thánh vào đầu Thánh Lễ Chúa Nhật thay phần Sám Hối để nhớ lại Bí Tích Rửa Tội. Vào ban sáng, ban trưa và ban chiều sẽ nguyện kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” thay vì nguyện Kinh Truyền Tin.

Tiếp theo trong tháng 4/2010, chúng ta mừng Lễ Chúa Nhật Phục Sinh II, III và IV (Năm C).

CHÚA NHẬT II PHỤC SINH đặc biệt kính Lòng Thương Xót của Chúa đối với nhân loại. Tình Chúa Thương Xót luôn tràn ngập trên nhân loại khổ đau mà “Chúa đã dựng nên theo hình ảnh Chúa”. Ngôi Lời đã nhập thể và sinh sống như một người nghèo khó và đã chấp nhận mọi đau khổ, kể cả cái chết nhục nhã trên Thánh Giá, để chuộc tội chúng ta. Thiên Chúa luôn kêu gọi mọi người tội lỗi thật lòng trở về với Chúa là Cha để được ơn tha thứ và cứu rỗi. Bài đọc I (Công Vụ Tông đồ 5:12-16) nói đến những hoạt động truyền giáo của các Tông đồ tại Giêrusalem và vùng phụ cận. Nhiều người tin theo và số các tín hữu ngày càng đông. Bài đọc II (Khải Huyền 1: 9-13,12-3,17-19) nói đến mục đích của Sách Khải Huyền viết cho 7 Giáo Đoàn ở Tiểu Á để an ủi và nâng đỡ tinh thần các tín hữu lúc đó đang bị các Hoàng Đế Rôma, nhất là Nêron, bách hại dữ dội. Bài Phúc Âm (Năm A,B,C: Gioan 20:19-31) ghi lại lần Chúa Giêsu hiện ra với các Tông Đồ ở nơi các ông đang tụ họp, chúc bình an và ban cho các ông quyền tha tội. Chúa Giêsu cũng giúp cho Thomas ‘kẻ cứng lòng tin’ nhận ra Chúa đã sống lại thật.

Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta một Đức Tin mạnh mẽ và luôn thể hiện tình yêu Chúa đối với mọi người.

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH: Bài Đọc I (Công Vụ Tông Đồ 5:27-32,40-41) ghi lại công cuộc truyền giáo lúc đầu của các Tông Đồ tại Giêrusalem và vùng phụ cận, nhiều người tin theo; nhưng các Ngài bị các Tư Tế Do Thái ra lệnh đánh đòn và cấm không được rao giảng về Chúa Giêsu nữa. Nhưng các Ngài vẫn can đảm “vâng lời Chúa hơn vâng lời loài người” và tiếp tục công cuộc rao giảng Danh Chúa cho mọi người. Bài Đoc II (Sách Khải Huyền 5:11-14) là những lời tung hô của muôn Thần Thánh trên trời và muôn loài dưới đất dâng lên Chúa Giêsu là Đấng đã chịu chết để chuộc tội nhân loại, nhưng đã sống lại và ngự trị trong vinh quang. Bài Phúc Âm (Gioan 21:1-19) ghi lại lần thứ ba Chúa Giêsu hiện ra với Thánh Phêrô và một số Tông Đồ tại bờ Hồ Tiberia, và chỉ cho các ông đánh được một mẻ lưới lạ lùng; sau đó Chúa Giêsu đã ban quyền lãnh đạo các Tông Đồ và Giáo Hội lúc ban đầu cho Thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên.

Hôm nay trong Thánh lễ chúng ta hãy nhớ cầu nguyện đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng và các vị Chủ Chăn trong Giáo Hội, nhất là trong ‘Năm Linh Mục’này.

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH: thường được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành: Chúa Giêsu là Chúa Chiên Lành, Ngài luôn yêu thương chăm sóc đoàn chiên Chúa qua Đức Giáo Hoàng và các vị Chủ Chăn mà Chúa đã chọn. Bài Đọc I (Công Vụ Tông Đồ 13:14,43-52) ghi lại công cuộc truyền giáo của Thánh Phaolô và Banaba: nhiều người ngoài Do Thái (thường gọi Dân Ngoại) tin theo; nhưng các ông bị một số người Do Thái chống đối, tìm cách trục xuất các ông ra khỏi vùng đó. Các ông đã ra đi rao giảng cho những người ngoài Do Thái và họ hân hoan đón nhận lời các ông rao giảng. Bài Đọc II (Sách Khải Huyền 7:9,14-17) diễn tả hình ảnh những người được chọn và vinh danh sau những đau khổ mà họ đã phải chịu vì Đạo Thánh Chúa. Bài Phúc Âm (Gioan 10:27-30) ghi lại lời Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy biết lắng nghe tiếng Chúa là vị Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống mình vì đoàn chiên và cho đoàn chiên được cuộc sống đời đời.

Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng và các vị chủ chăn trong Giáo Hội; nhất là những vị đang bị bách hại, đe dọa, tù đày và gặp nhiều khó khăn, thử thách. Hôm nay cũng là ngày “Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi.” Chúng ta hãy dâng nhiều hãm mình, hy sinh cầu nguyện cho giới trẻ biết lắng nghe tiếng Chúa gọi trong đời mình để dâng hiến cuộc đời phụng sự Chúa và nhân loại trong chức vụ Linh Mục hay Tu Sĩ nam nữ.

Xin Chúa Giêsu Phục Sinh chúc lành cho toàn thể Giáo Hội, cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, cho Đức Giáo Hoàng, các vị Chủ Chăn và mọi người chúng ta, và cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:21 29/03/2010
GIỮ CHAY

N2T


Trước kia có một linh mục đức hạnh cao siêu, từ trước đến nay chưa một lần nghĩ xấu cho người khác.

Một hôm, ngài đi đến một quán ăn uống cà phê, hôm đó là ngày giữ chay cho nên ngài chỉ có thể uống cà phê. Không ngờ, vị linh mục nhìn thấy một giáo dân của mình đang ăn thịt bò bít tết ở bàn bên cạnh, khiến ngài rất kinh ngạc.

- “Chào cha, con không ngờ là cha”, người thanh niên trẻ cười vui nói.

- “À, cha nghĩ con rằng quên hôm nay là ngày giữ chay”, vị linh mục nói.

- “Không, không, con nhớ rất rõ ràng”.

- “Vậy thì con bị bệnh nên bác sĩ không cho con giữ chay”.

- “Đâu có, con rất khỏe mà”.


Người thanh niên trẻ nói xong, vị linh mục ngước mắt nhìn trời, nói:

- “Lạy Chúa, thanh niên thời đại này làm gương cho chúng con như thế, Ngài coi, anh bạn trẻ này thà rằng nhận tội chứ không muốn nói dối”.

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Tiên tri Giô-na khuyến cáo: hãy xé lòng chứ đừng xé áo, đó là ngài mời gọi chúng ta giữ chay trong tâm hồn.

Chúa Giê-su dạy chúng ta khi ăn chay thì xịt nước hoa trên đầu kẻo người khác biết mình ăn chay, Ngài muốn chúng ta ta triệt để giữ chay trong tâm hồn, tức là phải vui vẻ tha thứ cho nhau, phải thực sự hối cải, phải thật lòng trở về với Chúa, phải khiêm tốn nhận ra những khuyết điểm của mình, phải thay đổi cách sống cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm.v.v...đó chính là xé lòng, đó chính là chết cho tội và cùng sống lại với Chúa Giê-su.

Có người ăn chay mà không hối cải.

Có người ăn chay mà vẫn cứ nói hành nói xấu người khác.

Có người ăn chay mà lòng vẫn cứ kiêu ngạo với tha nhân.

Có người ăn chay mà trong lòng vẫn hằn học với anh em chị em mình.

Có người ăn chay nhưng lòng dạ vẫn dối trá với anh em và với Chúa...

Ăn chay là xé lòng và thật lòng chết cho cái tôi của mình.

----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Thứ Ba Tuần Thánh (C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:23 29/03/2010
THỨ BA TUẦN THÁNH

Lời Chúa: Gio-an 13, 21-33-36-38

“Một người trong anh em sẽ nộp Thầy,...Gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần.”


Bạn thân mến,

Trong cuộc sống bạn và tôi đã nhiều lần từ chối ơn lành của Chúa Giê-su, đã nhiều lần chúng ta phủ nhận vai trò của Chúa Giê-su trong cuộc sống làm chứng nhân của mình, đã nhiều lần chúng ta đã chổi bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta.

Thánh Phê-rô là người đã đi theo Chúa Giê-su, cùng sát cánh bên Ngài đi khắp đó đây để rao giảng tin vui Nước Trời, nhưng cuối cùng thì thánh Phê-rô cũng vì sợ hãi mà phủ nhận Chúa Giê-su là thầy của mình.

Khi cuộc sống đầy đủ mà nói theo Chúa thì rất dễ, nhưng khi cơm ngày ba bữa khó kiếm thì có dễ dàng nói theo Chúa đến tận cùng trái đất ? Khi hoàn cảnh thuận lợi thì rất dễ dàng cảm tạ ơn Thiên Chúa, nhưng khi công việc làm ăn khó khăn thì có vui vẻ dâng lời tạ ơn Thiên Chúa không ? Khi cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng không lo lắng vật chất thì hăng hái theo Chúa, nhưng khi đầu tắt mặt tối để chạy gạo ăn thì có còn năng nổ làm tông đồ cho Chúa hay không ?

Thánh Phê-rô mau mắn tuyên bố dù mọi người bỏ Chúa thì ông vẫn cứ theo Chúa đến cùng, sẽ thí mạng vì Chúa, nhưng khi Chúa Giê-su bị bắt thì ông sợ hãi chối Chúa ba lần trước tên đầy tớ gái yếu đuối.

Bạn thân mến,

Bạn và tôi đều có tinh thần nhiệt thành của thánh Phê-rô và có lòng sợ hãi cũng như có sự nhát gan của ngài, do đó mà nhiều lần trong cuộc sống chúng ta phủ nhận Chúa Giê-su là cứu chúa của mình trước mặt thiên hạ.

Tuần thánh là tuần mà Giáo Hội mời gọi chúng ta cố gắng sống những gì mà Chúa Giê-su đã dạy, ngay cả những khuyết điểm của mình, Giáo Hội cũng kêu mời chúng ta dâng lên cho Chúa, để kết hiệp với những đau khổ trong tâm hồn của Chúa Giê-su –trong những ngày này- vì tội lỗi của chúng ta đã phạm.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

----------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:24 29/03/2010
N2T


12. Các loại ân đức hoàn toàn ở trên Thánh Giá, cũng hoàn toàn chết trên Thánh Giá.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:26 29/03/2010
N2T


402. Thời gian thì giống như một đoàn xiếc súc vật, lúc nào cũng chuẩn bị hành lý để đi đến một nơi diễn khác.

 
Khi Chúa rửa chân người
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
12:37 29/03/2010
1. Dấu ấn Tiệc Ly

Nhiều người trong chúng ta khi nhắc đến “Tiệc Ly” (Bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ Người), vẫn nghĩ đó như một bữa tiệc giã biệt huynh – đệ thông thường. Đối với người Kitô hữu, ý nghĩa của “Tiệc Ly” không thể dừng lại ở đó. Nét bao trùm toàn khung cảnh của BỮA TIỆC CUỐI CÙNG giữa Đức Giêsu và các môn đệ chính là thông điệp Yêu Thương – Phục Vụ. Đây là trọng tâm của Tin Mừng Ga (13, 1-15), mời gọi chúng ta đồng hành với Đức KiTô trong yêu thương phục vụ muôn người.

Đức Giêsu đã mở ra cho nhân loại linh đạo tình thương kỳ diệu khi Ngài làm gương cúi xuống rửa chân cho các môn đệ trước lúc giã biệt các ông để đi vào cuộc Thương Khó.

“…trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Người đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau” (Ga 13, 4 – 5).

Đấng tự biết mình là Vua cả muôn loài lại tự hạ làm một việc quá đỗi tầm thường của người tôi tớ. Lẽ ra, khi biết mọi sự đã được giao phó trong tay Ngài, giờ Ngài được tôn vinh đã cận kề, Chúa Giêsu đã ngẩng cao đầu tự hào về vị thế của mình ? Nhưng không, chính trong thời khắc nhạy cảm ấy, Ngài lại cúi mình rửa chân cho các môn đệ. Cử chỉ khiêm hạ của Chúa Giêsu được khởi phát từ tấm lòng bao dung, nhân hậu, giàu tinh thương tự hiến cho đối tượng đã được Chúa Cha trao phó.

“Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13, 1b).

Lẽ ra, trước lúc bước vào khổ nạn, Chúa Giêsu đã căm hận, thù ghét những kẻ bên cạnh mình, khi biết họ đang ra tay phản bội, chối bỏ Ngài cách nghiệt ngã ? Không, giữa lúc đắng cay dày xé tâm can ấy, “lòng Ngài tuôn trào một một tình thương cao cả hơn bao giờ hết. Điều lạ lùng khiến chúng ta phải ngạc nhiên, đó là loài người càng gây tổn hại cho Chúa Giêsu bao nhiêu, Ngài lại càng thương yêu họ bấy nhiêu. Tức giận với kẻ làm sai, cay cú với kẻ sỉ nhục, làm tổn thương ta, đó là điều hết sức dễ dàng và tự nhiên. Nhưng Chúa Giêsu đã đối phó với sự tổn thương lớn nhất cùng sự bất trung tệ bạc nhất bằng thái độ khiêm hạ nhất và bằng tình yêu cao cả hơn hết” (William Barclay, Tin Mừng Theo Thánh Gioan)

Hôm nay, chúng ta có thể ngạc nhiên như Si-mon Phêrô xưa trước hành động khiêm hạ tột bậc của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể chất vất về một “Thiên Chúa ẩn mình” lại có thể làm một việc hèn hạ như thế ? Chúng ta có thể nghi ngờ về quyền năng của Ngài trước sự dữ, sự ác…

Chính cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Đức Kitô là câu trả lời thuyết phục nhất cho chúng ta.

2. Lời Chúa mời gọi tôi.

Giữa bộn bề cuộc sống, giữa cơn ác mộng của quyền lực, danh vọng, Chúa vẫn đang mời gọi tôi làm người phục vụ anh em:

“…Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14)

Hành động cao cả của Chúa Giêsu khiến tôi phải suy nghĩ. Nhiều khi tôi vẫn viển vông nghĩ về quyền cao, chức trọng, nghĩ về những chiếc ghế danh dự với ngàn vạn lời chúc vinh nồng nhiệt, nhưng tôi lại rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến hai từ “phục vụ” đúng nghĩa.

Tôi có thể vui vẻ cúi xuống xúc nhát đất đầu tiên trong ngày khởi công một công trình lớn trước ống kính máy quay. Tôi có thể đĩnh đạc đi dưới trời mưa bão với danh nghĩa “thăm hỏi đồng bào” để có được những thước phim truyền hình ấn tượng. Nhưng tôi lại co mình nhát đảm khi được mời vào phục vụ tình nguyện trong những trung tâm có người mắc bệnh lây nhiễm.

Tôi thích được dõng dạc nói những lời hay ý đẹp trước đông đảo công chúng, nhưng lại ẩn mình, sợ phải đặt chân đến những nơi mà công lý, sự thật đang bị trấn áp, để bênh vực cho những người vô tội thấp cổ bé miệng…

Quả thực, tôi thích được người ta “rửa chân” mình, nhưng lại sợ và hoàn toàn không muốn “rửa chân” người.

Trước cám dỗ về địa vị, danh giá, quyền lợi của riêng mình, bức tranh Đức Giêsu – Con Chúa “rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn mà lau” (Ga 13, 5b) thực sự đã lay động tôi.

Gương khiêm hạ của Chúa Giêsu đã dạy cho tôi bài học quý về sự cao trọng của phục vụ. Nó chỉ thực sự thành tựu nơi tôi khi tôi biết lắng nghe lời mời gọi của Tin Mừng với tâm tình và hành động của người môn đệ đã được Chúa Giêsu thương yêu và biết phục vụ như Người.
 
“Xem Trời giải nghĩa yêu”
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
12:49 29/03/2010
Suy niệm Tin Mừng Gioan 13, 1-15 - trích đọc vào Lễ Tiệc Ly thứ Năm Tuần Thánh

Người ta đề cập rất nhiều về tình yêu, phân tích tình yêu dưới nhiều góc độ, tốn nhiều giấy mực để lý giải tình yêu… nhưng có lẽ rất ít người hiểu cho đúng tình yêu là gì.

Ngay cả thi sĩ Xuân Diệu, người được xem là nhà thơ của tình yêu, có những cảm nhận rất tinh tế về tình yêu và tâm lý con người, cũng thú nhận là không thể giải nghĩa được tình yêu. Ông viết:

“Làm sao giải nghĩa được tình yêu…

Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt…”

Và khi con người không lý giải được tình yêu thì có lẽ phải viện tới Trời. Vì thế, Hàn Mặc Tử, một nhà thơ công giáo trứ danh, khuyên chúng ta -trong bài “Đà Lạt trăng mờ” - như sau:

“Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,

Để nghe dưới đáy, nước hồ reo

Để nghe tơ liễu run trong gió

Và để xem Trời giải nghĩa yêu.”

“Và để xem Trời giải nghĩa yêu!” Đúng vậy, Thiên Chúa là Tình Yêu. Tình Yêu là bản chất của Thiên Chúa nên chỉ có Thiên Chúa mới biết thế nào là yêu và chỉ có Người mới có đủ thẩm quyền để “giải nghĩa yêu.”

Chúa Giê-su “giải nghĩa yêu” khi Người ngỏ lời với ông Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin vào Con của Người thì không phải hư mất nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).

Chúa Giê-su cũng đã “giải nghĩa yêu” khi Người nói: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình.” (Ga 15, 13)

Thế là ý nghĩa của tình yêu giờ đây đã được sáng tỏ: yêu thương là trao ban, là hy sinh, là cống hiến, là cho đi… Thiên Chúa Cha yêu thương thế gian nên đã trao ban Người Con Một cho thế gian; Chúa Giê-su đã yêu thương thế gian nên Ngài đã hy sinh tính mạng cho thế gian.

Nhưng Chúa Giê-su không chỉ giải nghĩa yêu bằng những lời hoa mĩ. Người thể hiện lòng yêu thương qua cuộc sống. Tin Mừng hôm nay cho biết rằng: “Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng… Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.” (Ga 13, 1.4-5).

Thế mới hiểu rằng:

Yêu là hạ mình làm tôi tớ người khác, là “đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.”

Yêu là bẻ thân mình làm bánh trao ban cho bạn: “Nầy là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”

Yêu là rót máu mình như rượu hiến ban cho người khác được sống còn: “Nầy là Máu Thầy sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội.”

Yêu là nộp mình chết thay cho người mình yêu thương được sống: “Thà một người chết thay cho dân còn hơn là để toàn dân phải bị tiêu diệt” (Ga 11, 50).

Lạy Chúa Giê-su,

Thế ra lâu nay chúng con đã ngộ nhận rất nhiều về tình yêu.

Chúng con ngỡ rằng yêu là say mê, là khai thác, là chiếm đoạt đối tượng mình yêu mến.

Hôm nay, nhờ bài học yêu thương Chúa dạy, chúng con mới hiểu rằng tình yêu đúng nghĩa là hy sinh, là quên mình để phục vụ, là cống hiến không ngừng cho tha nhân được hạnh phúc; và câu tỏ tình hay nhất, chân thật nhất, ý nghĩa nhất trên cõi đời nầy là:

“Nầy là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con… Nầy là chén Máu Thầy… sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội…”.

Và hôm nay, khi mời gọi “các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy, Chúa tha thiết kêu mời chúng con hãy sống yêu thương theo cách yêu thương của Chúa; Chúa muốn chúng con nói lời yêu thương theo cách thức Chúa đã tỏ bày, nghĩa là:

“Nầy là thời giờ của tôi, sức lực tôi, tim óc tôi, xin hy sinh vì bạn.

Nầy là thân xác tôi, trọn cuộc sống tôi, xin cống hiến cho cha mẹ, cho người bạn đời, cho con cái và cho tha nhân.”
 
Rửa Chân
Thanh Thanh
18:50 29/03/2010
Thứ Năm tuần thánh

Hôm nay là ngày lạ thường. Lạ thường nhưng không bất thường. Lạ thường nhưng rất ấm cúng, đầy tình nghĩa gia đình, tình thầy trò, tình anh em.

Thứ Năm tuần thánh, Chúa Giêsu làm nhiều việc quan trọng: lập Bích Thánh Thể, lập Bí tích Truyền Chức Thánh, rửa chân cho các môn đệ, ban giới răn mới.

Nhưng bài Tin Mừng Gioan hôm nay, thì chỉ tường thuật việc Người rửa chân.

Thánh Gioan không tường thuật việc Chúa lập Phép Thánh Thể, nhưng chỉ tập trung vào việc rửa chân. Việc rửa chân được miêu tả rất cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết, trang trọng:

“Đức Giêsu đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Người đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Người mặc áo vào, về chỗ, và nói: …Thầy là là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em”.

Ngài làm một cách cẩn thận, trang trọng, như cử hành bí tích vậy. Quả thật, việc rửa chân bổ túc cho Bí tích Thánh Thể.

Bí tích và rửa chân

Bí tích Thánh Thể được cử hành trong nhà thờ, còn rửa chân được thực hiện trong đời thường.

Bí tích Thánh Thể giúp ta hướng tâm hồn lên Chúa, còn rửa chân giúp ta hướng về con người.

Bí tích Thánh Thể cử hành trên bàn thờ, còn rửa chân thực hành trên con người.

Bí tích Thánh Thể kết thúc ở nhà thờ, còn rửa chân được kéo dài trong cuộc sống.

Bí tích Thánh Thể giúp ta yêu mến Chúa, còn rửa chân giúp ta mến thương nhau.

Bí tích Thánh Thể kết hiệp con người với Chúa, còn rửa chân kết hiệp con người với nhau.

Bí tích Thánh Thể tạo mối liên hệ với Chúa, còn rửa chân tạo mối liên hệ với anh em.

Bí tích Thánh Thể do thừa tác viên thánh cử hành, còn rửa chân thì mọi người cử hành.

Bí tích Thánh Thể qui tụ con cái Chúa, còn rửa chân lôi kéo con người đến với nhau.

Bí tích Thánh Thể mời ta đồng bàn với Chúa, còn rửa chân giúp ta đồng bàn với nhau.

Bí tích Thánh Thể ban tràn ân phúc, còn rửa chân làm hả hê nghĩa tình.

Bí tích Thánh Thể cho ta sự sống thần linh, còn rửa chân làm ta trưởng thành nhân cách.

Bí tích Thánh Thể làm ta mạnh mẽ đức tin, còn rửa chân giúp ta can đảm phục vụ.

Bí tích Thánh Thể chính là tình yêu tự hạ, còn rửa chân giúp ta khiêm hạ trong phục vụ.

Bí tích Thánh Thể, hành vi yêu thương lớn lao, còn rửa chân, hành động cảm thương sâu sắc.

Bí tích Thánh Thể cho làm ta thành con trong nhà, còn rửa chân giúp người lạ thành anh em.

Bí tích Thánh Thể được bổ túc và nối dài bằng hành vi rửa chân cho nhau.

Việc làm của Chúa Giêsu thật nghiêm túc, chứng tỏ Ngài rất quý trọng con người.

Việc Ngài làm dạy ta thực hành đạo không chỉ trong nhà thờ, mà còn nơi gia đình, xã hội nữa.

Việc Ngài làm dạy ta yêu mến Chúa hết lòng, và yêu thương anh em như chính mình.

Việc Ngài làm dạy cho biết con người chính là đền thờ, là bàn thờ, nên phải hết sức tôn trọng, trân trọng và quý trọng.

Vì là đền thờ, nên Ngài đã phục vụ con người như là tôi tớ, như người phục vụ: cởi áo, đổ nước, đi đến, quỳ xuống, rửa chân, lau khô…

Việc Ngài làm không phải vì bắt buộc, cũng không phải để lấy tiếng, nhưng cho thấy Thiên Chúa đã yêu thương con người đến dường nào. Ngài coi con người là đền thờ, rồi phục vụ những đền thờ này, mặc dù, nơi bàn chân con người, đã nhiều lần đi hoang, đã nhiều lần bẩn bụi, đã nhiều lần thương tích, đã nhiều lần lạc lối, đã nhiều lần gây tai họa.

Ngài đã dùng sức mạnh của tình yêu tự huỷ để rửa cho hết những bụi bẩn của phản bội, kiêu căng, cố chấp, mặc cảm, tự ti, khô khan, lười biếng, điêu ngoa, gian dối, nóng giận, cục cằng, say sưa, chén, dâm ô, xác thịt, ghen tuông, ghen tị, phù phiếm, thờ quấy, bất kính, bất hiếu, bất trung để chân ta được sạch, mạnh dạn đi vào đường thánh đức.

Phục vụ trong yêu thương

Như người mẹ muốn ở bên con, thì Thiên Chúa cũng vui thích ở giữa dân người.

Như người mẹ muốn gần con mà sẵn sàng chấp nhận mọi phần gian nan thiệt thòi về mình, thì Thiên Chúa vì muốn ở với nhân loại, nên Ngài cũng sẵn sàng tự huỷ thân phận mình đi để được trở nên giống như con người, được phục vụ con người.

Để được phục vụ con người, Ngài chấp nhận huỷ mình, không nghĩ đến bản thân hay thể diện nữa.

Tình yêu thì không loại trừ, nên Ngài vẫn rửa chân cho hết mọi môn đệ, dù có ông không sạch. Việc rửa chân này cho thấy tinh thần tha thứ của Ngài thật lớn lao.

Tình yêu thì không phân biệt đối tượng, nên Ngài sẵn sàng phục vụ mọi người. Kẻ thánh thiện cũng như tội lỗi, khoẻ mạnh cũng như yếu đau, người lạ cũng như thân thiết, trung tín cũng như phản bội, mạnh mẽ cũng như hèn nhát, can đảm cũng như nhu nhược, Ngài làm như người giúp việc.

Tình yêu thì luôn quan tâm. Quan tâm chứ không phải dò xét. Chẳng ai rửa chân cho người dưng, nhưng với người mình yêu. Rửa chân là công việc đòi tỉ mỉ, nhẹ nhàng, cẩn thận, như người mẹ tắm rửa cho con, như người vợ chăm sóc cho chồng, như nô lệ phục vụ chủ mình.

Tình yêu thì không tìm tư lợi, nhưng là luôn tìm cách phục vụ người mình yêu bằng sáng kiến mới phát xuất từ tâm hồn. Đúng như lời Ngài nói: “Ta đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ”. Rửa chân là một sáng kiến của Chúa Giêsu để nối dài tính thần thiêng ra cuộc sống.

Rửa chân nói đến tình yêu thương khiêm hạ của Đức Giêsu. Ngài yêu thương đến cùng, đến hết mình, rồi đến chết mình.

Việc làm và lời dạy của Chúa Giêsu không hề phức tạp tinh vi, càng không cao siêu khó hiểu. Nhưng rất đơn giản, dễ làm. Ngài dạy như sau:

- Cứ dấu này để nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em hãy yêu thương nhau.

- Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.

- Thầy là Chúa, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng hãy làm như vậy.

- Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.

Ta đón nhận Chúa trong bí tích Thánh Thể, thì cũng hãy đón nhận nhau qua việc rửa chân. Nghĩa là luôn quan tâm, lo lắng, phục vụ, hy sinh, chấp nhận và tha thứ cho nhau.
 
Thứ 5 Tuân Thánh - Xin Rửa Sạch Những Bất Trung Phản Bội
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
21:26 29/03/2010
Thứ Năm tuần thánh

Xin rửa sạch những bất trung, phản bội

Sự bất trung và phản bội là những yếu đuối của bản tính con người. Sự bất trung và phản bội cũng là cách sống của kẻ “ăn cháo đá bát”, của kẻ thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình. Chúa Giê-su trong thân phận làm người, Ngài cũng nếm cảnh trần trụi của tình người thay trắng đổi đen, của sự vô ơn và phản bội của thế gian. Ngài cũng hiểu nỗi đau của sự bị bỏ rơi, của sự vô ơn của kẻ Ngài đã từng thi ân. Ngài đã từng tiếc nuối cho kẻ vì danh lợi thú mau qua mà bán rẽ nhân phẩm của mình, vì chút bổng lộc mà bán đứng anh em. Ngài đã từng ước mơ: “thà nó đừng sinh ra thì hơn”. Nhưng cuộc đời hôm qua và hôm nay vẫn còn đó những con người lòng chai dạ đá đã bán đứng anh em, đã phản bội gia đình, đã bán rẻ phẩm giá của mình để đạt được danh lợi thú dơ bẩn ở đời. Nước mắt của tình đời thay trắng đổi đen. Nước mắt của sự cô đơn bị phản bội và bỏ rơi vẫn rơi trong kiếp người vốn dĩ là bể khổ, càng khổ thêm vì những người thân thiết nhất lại phản bội lẫn nhau. Vợ chồng phản bội nhau. Anh em chơi xấu nhau. Đồng loại lừa dối nhau đó là những cách sống đang làm cho thế gian đã gian dối lại càng dối gian thêm. Đó là cách sống đang giết chết tình người, đang gặm nhấm con tim của đồng loại.

Thánh lễ hôm nay vẫn gọi là thánh lễ tiệc ly. Vì nó gợi nhớ lại bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giê-su và các môn sinh. Tiệc chia tay đã buồn lại buồn thêm bởi sự ngăn cách tình người. Một trong anh em sẽ phản bội. Một trong anh em sẽ chối Thầy. Và đêm nay anh em sẽ vấp phạm vì Thầy. Quả thực là buổi chia tay thật buồn. Buồn vì giờ chia tay đã gần. Càng buồn hơn vì sự phản bội, bỏ rơi của các môn sinh. Thế nhưng, tình yêu Chúa vẫn mãi mãi tín trung. Ngài vẫn tiếp tục yêu họ cho đến cùng. Ngài đã thực hiện một dấu chỉ tuyệt vời của tình yêu thẳm sâu và lòng tha thứ bao dung qua hành vi rửa chân cho các môn sinh. Một hành vi mà chẳng ai hiểu được. Một hành vi mà Phê-rô cảm thấy không ổn chút nào! “Không đời nào Thầy lại rửa chân cho con sao?”. Thế nhưng, Chúa Giê-su vẫn tiếp tục cúi xuống rửa chân cho các ông. Ngài không nhằm rửa sạch bên ngoài mà là thanh tẩy cõi lòng các ông. Ngài muốn rửa đi những lem lấm bụi đời, những toan tính trần thế. Ngài muốn dùng tình yêu để thanh tẩy tâm hồn các ông mỗi ngày thêm mới, thêm đẹp hơn. Ngài muốn thanh tẩy tâm hồn các ông khỏi những mưu đồ bất chính, những thói đời giả tạo, những kỳ vọng viễn vông. Bao lâu nay các ông theo Chúa nhưng lại nuôi dưỡng tham vọng quyền bính và bổng lộc trần gian. Sự tranh giành vị trí đã xảy ra. Kẻ đòi ngồi bên tả. Kẻ đòi ngồi bên hữu. Một vương quốc mà chia rẽ thì đâu còn tồn tại. Chúa rửa chân để các ông cũng sẽ rửa chân cho nhau. Kẻ làm lớn hãy dùng tình yêu để phục vụ. Hãy dùng tình yêu để hoán cải lòng người. Hãy dùng tình yêu để sửa lỗi cho nhau. Chính Chúa đã làm gương. Dù biết rằng Giu-đa phản bội. Dù biết rằng Phê-rô sẽ chối mình. Dù biết rằng các môn đệ sẽ bỏ Thầy trong lúc gian nguy. Việc Chúa làm lúc này để các ông mãi ghi khắc trong tim về tình yêu của Thầy. Cho dù đôi chân của các ông có bước tới tận bùn sâu của lầm lỗi, Chúa vẫn tha thứ. Chúa vẫn tiếp tục cúi xuống rửa sạch vết nhơ tội lỗi cho các ông. Chúa vẫn cho các ông cơ hội để làm lại cuộc đời, vì tình yêu của Ngài là tình yêu thuỷ chung, sắt son vẹn tuyền.

Như vậy, bài học mà Chúa muốn dạy các môn sinh chính là: “Hãy yêu thương nhau”. Một tình yêu tha thứ có thể rửa xoá đi những thù hận, có thể làm sạch mọi vết nhơ của hiểu lầm, bất trung và phản bội. Một tình yêu khiêm cung thẳm sâu để có thể cúi xuống phục vụ những con người sẽ bỏ mặc mình trong gian nguy, sẽ chối bỏ mình trong hiểm nguy, sẽ bán đứng mình vì một chút bổng lộc trần gian. Thế mà, Thầy chí Thánh đã làm như vậy! Ngài còn mời gọi chúng ta hãy noi gương Ngài mà “Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Yêu như Thầy là mặc lấy tâm tình của Thầy để có lòng bao dung, độ lượng với nhau, để có thể tha thứ và tha thứ mãi mãi khôn cùng.

Ước gì những nghĩa cử cao đẹp mà Thầy Chí Thánh Giê-su đã làm luôn tồn tại nơi gia đình ky-tô hữu chúng ta. Gia đình cần có lòng bao dung để tha thứ và đón nhận nhau. Gia đình cần có sự khiêm tốn để có thể cúi xuống phục vụ những con người đang hành hạ mình, đang đầy đoạ mình bởi thiếu trách nhiệm và đạo đức. Gia đình cần có tình yêu phục vụ để rửa sạch những toan tính phản bội, những nhẹ dạ tội lỗi của các thành viên trong gia đình.

Ước gì từng người chúng ta đừng phản bội lẫn nhau chỉ vì những mối tình bất chính, những đam mê tội lỗi. Ước gì mỗi người chúng ta biết sống cao đẹp qua đời sống trung tín, thuỷ chung. Ước gì tình yêu như Thầy Giê-su sẽ làm cho các gia đình luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc trong tình Chúa, tình người. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Thứ 6 Tuân Thánh - 3 Cách Đón Nhận Cái Chết...
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
21:27 29/03/2010
Thứ Sáu Tuần Thánh

Ba cách đón nhận cái chết khác nhau

Chúa Giêsu đã từng nói: “Được cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, nào có ích gì”. Thực vậy, có những người khi sống đã được cả thế gian, nhưng cuối đời họ đã đánh mất tất cả. Mất cả danh dự. Mất cả bổng lộc. Mất cả người thân và cuối cùng là mất cả mạng sống.

Cuối năm 2006, toàn thể thế giới đều nghe nói về ba cái chết của ba nguyên thủ ba quốc gia. Ba người ba cá tính, ba cung cách lãnh đạo khác nhau. Trước cái chết của họ, có kẻ khóc, có người vui. Có kẻ ngậm ngùi thương tiếc, có kẻ khai rượu ăn mừng. Điểm chung của họ là được cả thế gian nhưng rồi họ cũng ra đi tay trắng như bao người khác.

Người thứ nhất đó là tổng thống Chilê, Ausgusto Pinochê đã qua đời ngày 10/12/2006. Ông đã cai trị nước Chi Lê từ năm 1973 đến 1990. Các tổ chức nhân quyền của Chi Lê đã ước lượng dưới quyền thống trị của ông, có ít nhất 2,100 người bị xử tử vì lý do chính trị, hơn 1,100 tù nhân bị mất tích và khoảng 10,000 tù nhân bị tra tấn trong những trại tù bí mật ở trong nước. Ông đã bị toà án quốc tế truy tố năm 1998 về tội diệt chủng. Ngày an táng của ông, Đức Hồng Y Karmelic đã cầu xin Thiên Chúa “quên đi những lầm lỗi của Augusto Pinochê”.

Người thứ hai đó là tổng thống Geral Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ. Ông đã an nghỉ vĩnh viễn vào ngày 26/12/2006. Cuộc đời ông không có gì vẻ vang, không có chiến tích đánh đông dẹp tây, nhưng ông được nhìn nhận là người ôn hoà. Ông đã có một hành động thật phi thường là tha thứ cho cựu tổng tống Nixon khỏi bị truy tố. Ông đã nói rằng: Ông tha thứ cho Nixon vì quốc gia Hoa Kỳ chứ không phải vì bản thân Nixon.

Cuối cùng là cái chết của nhà độc tài Sadam Hussen, cựu tổng thống Iraq. Ông đã bị kết án treo cổ tử hình vì tội giết người vô tội. Ông là một người đã được trời ban cho mọi vinh hoa phú qúy trần gian, nhưng khi chết chỉ có một dây thòng lòng quốn quanh cổ. Dù rằng, ông không chấp nhận bản án, không chấp nhận cái chết nhục nhã này, nhưng định mệnh đã lấy đi mạng sống của ông khỏi trần gian.

Ba nhân vật này đã đi vào cái chết khác nhau. Có người bình thản ra đi. Có người ra đi nhưng vẫn ôm trong lòng những ray rức lương tâm. Có người ra đi trong bất mãn tột cùng. Và như vậy, cuộc đời chỉ có giá trị khi mình biết sống để phục vụ sự sống. Cuộc đời sẽ bị người đời khinh chê nếu chỉ biết gieo vãi sự chết chóc và kinh hoàng. Sự ra đi trong thanh thản bình an hay lo âu sợ hãi cũng tuỳ thuộc vào cuộc sống của chúng ta: nhân đức hay tội lỗi, công bình hay gia dối, hiền lành hay gian ác.

Cách đây hơn hai ngàn năm, trên đồi Golgôtha, có ba tử tội đã bị kết án tử hình trên thập tự giá. Ba tử tội, tuy sinh không cùng năm nhưng lại chết cùng ngày, cùng tháng. Ba tử tội đã đi vào cái chết thật khác nhau.

Người thứ nhất bên tả đã oán hận phận số của mình. Cuộc đời của anh chỉ biết giết người và cướp của. Cuộc đời anh chỉ lo gom góp cho bản thân, chỉ nhằm phục vụ bản thân, cuối cùng anh đã ra đi tay trắng trong uất hận đau thương.

Người thứ hai bên hữu đã đón nhận cái chết trong khiêm tốn, ăn năn. Anh đã hoang phí cuộc đời để chạy theo ảo ảnh trần gian. Thế nhưng, anh đã kịp ăn năn về cả một quá khứ lầm lạc. Anh đã chấp nhận cái chết khổ hình như một hình phạt xứng với tội lỗi của mình. Anh ra đi trong an bình của người biết sám hối ăn năn.

Ở chính giữa là thập giá Chúa Giêsu. Chúa đi vào cái chết như của lễ đền tội cho nhân sinh. Chúa chấp nhận cái chết vì loài người và để cứu rỗi loài người. Chúa đã chịu khổ hình không do lầm lỗi của mình mà vì vâng phục thánh ý Chúa Cha. Chúa đã chết vì tình yêu đối với nhân loại, đến nỗi đã trở thành khuân mẫu cho mọi tình yêu. Vì “không có tình yêu nào cao qúy hơn tình yêu dám chết thay cho bạn hữu”.

Hôm nay thứ sáu tuần thánh, Giáo hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu. Khi mang thân phận của một con người như chúng ta, Chúa Giêsu đã sống một đời để phục vụ con người, và Ngài cũng đón nhận cái chết vì con người. Thế nên, tình yêu của Ngài đã thành bất tử trên trần gian. Thập giá không còn là nỗi ô nhục mà là một cuộc khải hoàn vinh quang.

Đó chính là sứ điệp ngày thứ sáu tuần thánh mà Chúa đang mời gọi chúng ta, muốn trở môn đệ của Chúa hãy vác khổ giá mà buớc theo Chúa. Hãy sống một đời biết cho đi. Hãy biết dùng khả năng của mình mà phục vụ sự sống cho đồng loại. Và hãy biết hiến thân mình để đem lại hạnh phúc cho tha nhân, vì chưng: “được lời lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào ích gì?”. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Lễ Đêm Vọng Phục Sinh - Thiên Chúa Vẫn Hằng Sống
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
21:29 29/03/2010
Lễ Đêm Vọng Phục sinh

Thiên Chúa vẫn hằng sống

Đã có một thời người ta tưởng rằng: “Thiên Chúa đã chết”. Đã có một lần người ta lên tới cung trăng rồi bảo rằng: “Chẳng có Thiên Chúa đâu cả!”. Và cũng có một thời người ta cho rằng: khoa học tiến bộ sẽ là nấm mồ chôn vùi Thiên Chúa. Nhưng rồi cho dù nhân loại có tốn bao nhiêu giấy mực, có tốn bao nhiêu công sức bỏ vào các công trình nghiên cứu đồ sộ để loại trừ Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn hiện diện. Thiên Chúa vẫn hằng hữu. Thiên Chúa vẫn hiện diện trong thế giới quanh ta và trong lòng mỗi người chúng ta. Thiên Chúa vẫn hiện diện như là một sự thật hiển nhiên mà chẳng có gì có thể che lấp được. Sự thật hiển nhiên đó được chứng tỏ qua các tôn giáo, qua các lễ nghi thờ tự phong phú nơi các dân tộc qua mọi thời đại. Có thể nói “nơi nào có con người là nơi đấy có những cách biểu lộ niềm tin vào Thiên Chúa khác nhau”. Thế nên, niềm tin vào Thiên Chúa đã gắn liền với bản tính con người. Con người là loài vật duy nhất có khả năng nhìn nhận Thiên Chúa và bày tỏ những hình thức tôn thờ Ngài. Đó là một chân lý mà không ai có quyền bác bỏ nơi anh em của mình. Đó là quyền tự do bất khả xâm phạm của con người mà những ai có lương tri đều phải nhìn nhận và tôn trọng.

Cách đây hơn hai ngàn năm, những quan chức Do Thái đạo lẫn đời đã từng tưởng rằng: cái chết của Chúa Giê- su sẽ kết thúc mọi lời rao giảng của Ngài, kết thúc mọi công trình mà Ngài đã xây dựng trong suốt ba năm rao giảng Tin mừng. Chính những người Do Thái tưởng rằng sau cái chết của Giê su thì mọi sự sẽ tan rã như thân xác của Ngài cũng sẽ tan rã theo quy luật của thiên nhiên. Thế nhưng điều đó đã không xảy ra. Cửa huyệt đã bị bật tung. Huyệt lạnh chỉ còn tấm khăn liệm. Thân xác của Ngài không tan rã nhưng đã phục sinh và hiện ra với nhiều người. Sự Phục sinh của Ngài đã quy tụ lại tất cả các môn đệ trở về với mái nhà xưa, mái nhà tiệc ly, mái nhà của tình thầy trò, của tình hiệp nhất bằng hữu. Các tông đồ hôm qua đang tan nát cõi lòng vì Thầy đã chết hôm nay họ lại bừng lên một sức sống mới khi nghe tin Chúa đã sống lại. Sức sống mới đó càng trào dâng khi chính các ngài đã nhìn xem thấy Thầy sống lại và hiện ra với họ. Sức sống mới đó càng mãnh liệt hơn khi chính họ được nghe Chúa nói: “Tại sao các ngươi lại đi tìm kẻ sống nơi kẻ chết. Chúa đã sống lại”.

Vâng, Chúa đã sống lại, chúng ta hãy vui lên. Ưu sầu hãy đổi thành niềm vui. Thất vọng hãy nhường lối cho hy vọng được trồi sinh. Các tông đồ sau khi nhìn thấy nấm mồ đã bị bật tung, các ngài đã quên đi sợ hãi, quên đi ưu phiền để đem niềm vui Phục sinh đến cho anh em của mình. Lời rao giảng:”Chúa đã chết và đã sống lại” đã trải rộng khắp muôn nơi và đến tận cùng trái đất. Bất chấp mọi hiểm nguy, mọi đe doạ của các thế lực bạo quyền, các tông đồ vẫn trung thành với lời rao giảng về Chúa đã sống lại. Thánh Phê-rô thì bảo rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hay vâng lời vua quan trần thế”. Thánh Phaolo thì nói rằng: “Tôi sống không còn là tôi sống mà là Đức Kyto đang sống trong tôi”. Chính vì những xác tin đó mà các ngài đã vượt qua mọi sợ hãi, mọi gian nguy kể cả phải đi vào phong ba bão táp, tù đầy và bị giết, các ngài vẫn hiên ngang, vì tin rằng Chúa đã sống lại đó là niềm hy vọng và vui mừng của chúng ta, vì nếu chúng ta cùng chịu đóng đinh với Người, chúng ta cũng sẽ được sống lại với người.

Ước gì niềm tin Phục sinh sẽ thay đổi đời sống chúng ta như đã từng thay đổi lối nghĩ, cách sống của các môn đệ. Ước gì niềm vui Phục sinh sẽ giúp chúng ta dám vượt qua những cám dỗ thấp hèn để sống một cuộc đời cao đẹp hơn. Xin cho chúng ta dám làm chứng cho tin mừng Phục sinh của Chúa bằng đời sống lắng nghe và thực thi lời Chúa trong cuộc sống thường ngày. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đường xe điện ngầm Mạc Tư Khoa bị khủng bố tấn công
Nguyễn Việt Nam
05:03 29/03/2010
Hai người đàn bà đeo bom tự sát trong người đã cho nổ bom trong đường xe điện ngầm Mạc Tư Khoa gây tử vong cho ít nhất là 35 người và làm 38 người khác bị thương nặng.

Nữ phát ngôn viên Bộ Tình Trạng Khẩn Cấp của Nga là bà Svetlana Chumikova cho biết 23 người đã thiệt mạng sau khi một người đàn bà cho nổ bom tự sát vào lúc 8 giờ sáng thứ Hai 29/3 đúng vào thời điểm tấp nập nhất của nhà ga Lubyanka tại trung tâm thủ đô Mạc Tư Khoa.

Ga Lubyanka nằm ngay bên dưới tòa nhà dùng làm đại bản doanh của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Nga (FSB). Trước đây, tòa nhà này là trụ sở chính của cơ quan tình báo Liên Sô KGB.

45 phút sau đó, một vụ nổ thứ hai xảy ra tại nhà ga Park Kultury cùng trên tuyến đường xe điện, cách nơi xảy ra vụ nổ đầu tiên 3 trạm xe, giết chết thêm 12 người nữa.

Cả hai vụ nổ bom được tin là xảy ra ngay trên xe điện.

Trong chương trình truyền hình ngay sau đó, tổng thống Nga Dmitry Medvedev và giám đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Nga Alexander Bortnikov đã trấn an người dân Nga. Alexander Bortnikov đổ cho quân khủng bố Chechnya là thủ phạm gây ra vụ tấn công khủng bố này.
 
Tòa Thánh phát hình trực tiếp các lễ nghi trong Tam Nhật Thánh và Lễ Phục Sinh
Nguyễn Việt Nam
05:33 29/03/2010
Tòa Thánh sẽ phát hình trực tiếp các lễ nghi trong Tam Nhật Thánh và Lễ Phục Sinh do Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cử hành.

Tin tức từ phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Web site Pope2You.net do Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông Xã Hội sẽ phát hình trực tiếp các nghi lễ diễn ra tại Vatican trong tuần này bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ý.

Điểm đặc biệt là các văn bản được phát trong các buổi phát hình này sẽ được gởi tới không chỉ cho các ký giả Công Giáo như thường lệ mà còn cho tất cả những ai theo dõi các chương trình này.

Vatican Television Center vừa được trang bị hai dàn máy quay phim hiện đại của Sony, cùng với Vatican Radio, và các chuyên viên trong nhóm H2O News sẽ thực hiện chương trình trực tiếp này cùng với ít nhất 62 đài truyền hình tên thế giới.

Bên cạnh chương trình trực tiếp truyền hình này, quý vị khi vào trong Web Pope2You.net còn có thể gởi thiệp Chúc Mừng Phục Sinh với hình ảnh của Đức Thánh Cha đến với bạn bè xa gần.

Địa chỉ quý vị cần nhớ: Pope2You: http://www.pope2you.net/
 
Thay đổi nền văn hóa trong Giáo hội
Phụng Nghi
06:43 29/03/2010
Giáo hội đã nhận được nhiều lời chỉ dẫn, nhiều khuyến dụ, lên quan đến những tai tiếng về lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, chỉ có hai chọn lựa đích thực: Giáo hội hoặc có thể trở thành nhiều tính Công giáo hơn, hoặc ít tính Công giáo hơn.

Nhiều lời bình luận nghiêng về tiến độ thứ hai. Nếu Giáo hội Công giáo chọn lựa để trở thành ít tính Công giáo hơn một cách rõ rệt – tức là bắt đầu giảng dậy ngược lại với những gì đã dậy, cho điều giả là thật, đổi thay các hành động truyền thống, chấp nhận các hình thức dân chủ trong cách quản trị -- Giáo hội sẽ sửa chữa được nỗi khó khăn. Mặc dầu ít khi được nói toạc ra, nhưng lời khuyên như thế chẳng khác gì hơn là bảo người Công giáo hãy trở thành giống như người Tin Lành.

Thay thế vào đó là lời khuyến cáo Giáo hội hãy trở thành một thực thể trọn vẹn hơn, đầy đủ hơn vai trò đã từng làm – tức là làm người giảng thuyết, người mẹ, người trung gian, người cai trị. Những tai tiếng về lạm dụng tính dục là hậu quả gây ra do sự bất trung của Giáo hội đối với chính căn tính và sứ vụ của mình. Do đó đòi hỏi sự đáp ứng là Giáo hội phải Công giáo hơn, chứ không kém đi.

Hiển nhiên đó là trường hợp đối với những kẻ thủ phạm gây ra sự lạm dụng tính dục. Tội lỗi, nhất là tội trọng và hành động phạm pháp như thế, là sự phản bội các ơn ban của phép thanh tẩy và truyền chức thánh. Tuy vậy, những vụ tai tiếng cũng đã nhiều phần là do sự thất bại trong việc quản trị và giám sát; chính do tiếng Hy lạp “người giám thị” mà chúng ta có từ ngữ “giám mục”.

Vào những năm 1960, rất giống như xã hội lúc đó và sau Công đồng Vatican II, Giáo hội đơn thuần đã buông lơi cuộc sống kỷ luật của mình. Sự bất đồng ý kiến về tín lý đã không được sửa dậy, mà lại thường được ngợi khen. Các lạm dụng trong phụng tự, khi nhỏ nhặt cũng như lúc phạm thánh trầm trọng, lại cũng được khoan dung. Các giám mục đơn thuần đã ngưng không xét hỏi về đời sống tu trì khổ hạnh, cầu nguyện và thánh đức của hàng linh mục. Người không Công giáo thường thấy hình ảnh Giáo hội như là một tổ chức không ngừng hữu hiệu với một hệ thống điều hành đáng làm cho cả các lực lượng quân sự cũng phải tị hiềm. Thế nhưng thực tế đối với hầu hết những năm 1960 đến thập niên 1980 lại trái ngược. Một linh mục có thể giảng dậy điều lạc giáo, tầm thường hóa Thánh Lễ, phá hủy lòng đạo đức của giáo dân mà không phải đương đầu với hậu quả nào. Vì những người giám thị đã quyết tâm bỏ qua hết. Thế nên, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các cáo buộc về những tội ác phản luân lý xuất hiện đã được giải quyết một các không thỏa đáng, chẳng phải vậy sao?

Đức giáo hoàng Benedict, trong lá thư với lời lẽ bộc trực gửi cho tín hữu Công giáo Ái nhĩ lan tuần qua đã viết rằng các giám mục đã, có những lúc nghiêm trọng, không áp dụng các quy định lâu đời của giáo luật đối với tội ác lạm dụng trẻ em. “Quá nhiều giám mục đã không có tính chất Công giáo đủ. Chẳng hạn, các ngài đã không theo sự hướng dẫn rõ rệt của Bộ Giáo luật năm 1983 qui định rằng giáo sĩ khi phạm tội về tính dục đối với một vị thành niên phải bị trừng phạt đích đáng, không loại trừ cả trường hợp phải bị loại bỏ khỏi tư thế giáo sĩ nếu vụ việc đòi hỏi như thế.”

Một nền văn hóa lỏng lẻo đã ảnh hưởng trên các giám mục đến độ sức mạnh kỷ luật giống như những bắp thịt đã teo tóp lại một cách tai hại. Chẳng phải các vị đó không còn như những người cai trị cảnh giác về mọi phương diện, nhưng mà quá khoan dung với những vụ lạm dụng tính dục. Lòng khoan dung đã xuất hiện trong các vụ lạm dụng đủ loại. Nền văn hóa của giáo sĩ đã trở thành quá tự do phóng túng đến độ cả những nỗ lực khiêm tốn trong việc áp dụng kỷ luật tín lý cũng đã bị nhiều người chế nhạo – chúng ta còn không quên rằng giới báo chí cấp tiến, bên trong và bên ngoài Giáo hội, đã gọi Joseph Ratzinger là con Chó Săn của Chúa đó ư?

Nhiệm vụ lớn lao của Tòa thánh lúc đó là tái tạo lại sức mạnh của kỷ luật. Về tín lý, một cuốn giáo lý phổ thông hoàn vũ đã được ban hành năm 1992 để giải thích rõ ràng các giảng huấn chính thống của Giáo hội. Về phụng vụ, chỉ thị tiếp theo từng chỉ thị, đã tuyên bố rằng cái thời đại với những sáng kiến không ngừng tự phát huy đã chấm dứt. Tòa thánh cố gắng kiểm soát công việc phiên dịch bản văn Thánh lễ khỏi tay các hội đồng giám mục, vì thấy một sự thất bại suốt ba thập niên với những bản dịch tẻ nhạt về tu từ, thiếu minh bạch về thần học và không trung thực về ngôn ngữ.

Còn về vấn đề lạm dụng tính dục? Vào cuối thập niên 1990, Hồng y Ratzinger đã tung ra một cuộc duyệt xét xem các vụ như thế đã được giải quyết ra sao. Năm 2001, ngài và Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã mất cả nhẫn nại. Điều đáng ghi nhận: năm đó là thời gian trước khi nổ ra những vụ tai tiếng ở Mỹ vào năm 2002 – các giám mục địa phương được cho biết là họ không còn được giải quyết những vụ như thế về phương diện giáo luật nữa theo thẩm quyền của mình. Mọi vụ lạm dụng tính dục phải tường trình về Rome. Tuổi thành niên được nâng từ 16 lên 18, tình trạng hạn chế được kéo dài và thường được nâng lên cao, cũng như việc loại bỏ khỏi tác vụ linh mục được cho phép tiến hành mau chóng hơn. Trong trường hợp nếu các giám mục địa phương không quản trị được thì Tòa thánh sẽ trực tiếp can thiệp.

Cũng giống như tín lý và phụng tự, nỗ lực này là để tạo ra một sự đổi thay về văn hóa – chính xác ra là vì các luật lệ hiện hữu tỏ ra vô hiệu trong một nền văn hóa lỏng lẻo. Phải mất nhiều thời gian mới có thể đổi thay một nền văn hóa, nhưng sự thay đổi về văn hóa trong Giáo hội có hình dạng như thế nào?

Từ năm 2001, Rome đã cứu xét khoảng chừng 3000 vụ, lui ngược về cả nửa thế kỷ hoặc lâu hơn nữa. Các giám mục Canada là những người đi tiên phong: ngay từ năm 1989 đã hiện hữu những quy chế khắt khe. Một quy tắc hiện hành của Tổng giáo phận Toroto đòi hỏi phải báo cáo vụ lạm dụng tính dục cho giới chức trách dân sự trong vòng một tiếng đồng hồ. Mới tuần trước, bề trên của tôi đã gửi một lá thư cho một giáo phận nơi tôi có ý định tới thăm, chứng nhận tình trạng của tôi – gồm có kết quả kiểm tra về tội phạm, tính trung trực và lành mạnh về luân lý. Điều như thế nay trở thành công việc thường xuyên.

Hôm thứ ba vừa qua, các giám mục Hoa kỳ đã công bố bản kiểm toán hàng năm trên toàn quốc về tất cả những cáo buộc xảy ra năm ngoái. Bản tường trình cho biết năm trước đã có 398 vụ thưa gửi mới, chưa được chứng minh, trong toàn cõi Hoa kỳ. Trong số này có 6 vụ liên quan đến vị thành niên hiện giờ, còn tất cả các vụ khác đều xảy ra từ lâu nay mới được tường trình thưa gửi. Trên 70% những người vi phạm bị thưa kiện nay đã qua đời, đã bị chấm dứt sứ vụ hoặc không còn trong hàng linh mục. Trong một Giáo hội có tới hơn 50 triệu người Công giáo, những người hành động gây hấn đã nhìn thấy vấn đề giảm xuống chỉ còn 6 vụ thưa kiện chưa được chứng minh về chuyện lạm dụng đang xảy ra. Như thế chẳng có gì đáng phải làm ầm ĩ.

Chuyện còn tồn đọng gây ra bởi tội lỗi, nhuốc hổ và giấu giếm trong quá khứ vẫn còn là những điều phải giải quyết. Sẽ cần có một khoảng thời gian. Nỗi đau của các nạn nhân kéo dài, sự nhuốc hổ của Giáo hội vẫn còn. Hành động từ bỏ kỷ luật trong Giáo hội đã gây ra hậu quả khủng khiếp. Tuy vậy, chậm rãi với thời gian, chúng ta sẽ trở thành Công giáo hơn và hồi phục lại được những năm tháng mà cào cào châu chấu đã gặm nhấm mất.

Nguồn: Father Raymond J. de Souza, "Culture change in the Church." National Post, (Canada) March 25, 2010.
 
Các nghi thức phụng vụ của Đức Thánh Cha sẽ được trình chiếu trên mạng lưới toàn cầu
Bùi Hữu Thư
13:37 29/03/2010
VATICAN, ngày 28 tháng 3, 2010 (Zenit.org).- Các nghi thức Tuần Thánh và Phục Sinh do Đức Thánh Cha Benedict XVI chủ tế sẽ được trình chiếu và phát thanh trên mạng lưới toàn cầu tức thời.

Trang chủ Pope2You.net, do Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội bảo trợ, sẽ chiếu các video trên mạng lưới toàn cầu cho toàn thể thế giới theo dõi.

Cũng có các phần bình luận bằng các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha. Bản văn của các bài bình luận bằng các thứ tiếng này cũng có thể được tải xuống từ trang chủ để đọc.

Dịch vụ này được điều hành và cổ võ bởi Trung Tâm Truyền Hình Vatican, và Đài Phát Thanh Vatican,với sự trợ giúp kỹ thuật của Hãng Thông Tấn H2O.

Ngoài dịch vụ này, mạng lưới Pope2You cũng cung cấp một loạt các thiệp điện tử có hình Đức Thánh Cha cho ngày Lễ Phục Sinh.

Trang chủ này cho phép các người sử dụng gửi các thiệp chúc mừng đến các bạn hữu trong Facebook hay gửi bằng điện thư email.
 
Sứ Thần Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi: ''Hãy nhớ đến các nước nghèo khó nhất thế giới trong khủng hoảng tài chính''
Dominic David Trần
13:51 29/03/2010
Liên Hiệp Quốc, ngày 29 tháng Ba năm 2010 theo Thông Tấn Xã toàn cầu (CWN): Hãy hối thúc cộng đồng quốc tế lưu tâm nhiều hơn nữa đến các quốc gia nghèo khó nhất thế giới trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính hiện nay.

Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, Sứ Thần Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc họp vào ngày 24 tháng Ba rằng, " Chúng ta không nên quên rằng trong cùng một thế giới này-chỉ nội trong vài tuần lễ thôi- người ta đã cấp kỳ tìm ngay ra được hàng chục ngàn tỷ dollar để cứu nguy các ngân hàng và các định chế đầu tư -tài chánh đang gặp khó khăn- thế nhưng người ta không xoay xở cách nào để có thể tìm ra được dù chỉ bằng 1% của các gói kích thích cứu nguy tài chính ấy để cứu lấy những người đang chết đói. " Ngài nhấn mạnh rằng;

“Khởi đầu chỉ cần 03tỷ dollar để cung cấp các bữa ăn trưa cho các học trò nhỏ tuổi và sau đó là thêm 05tỷ dollar cần để hỗ trợ Qũy mua thực phẩm khẩn cấp cho Chương Trình Thực Phẩm Cứu Đói Thế Giới (World Food Program WFP).

Đức Tổng Giám Mục Migliore đã ca ngợi " những quan tâm chia xẻ bởi các chính phủ và nhân dân trên toàn thế giới" vì tác hại của cơn khủng hoảng tài chính đã đổ trên đầu những người nghèo khó nhất" cũng như sự hợp tác chính trị quốc tế chưa từng có bao giờ" qua những cuộc biến loạn tài chính này.

Đồng thời ĐTGM Migliore cũng kêu gọi Cộng Đồng Quốc Tế cho phép những quốc gia nghèo đói và khốn khổ nhất thế giới được có một cơ hội lớn để họ có tiếng nói trong các chương trình phát triển quốc tế.

Đức Tổng Giám Mục Migliore cũng nhấn mạnh thêm rằng, " Hiện đang có nhu cầu khẩn cấp để cải tổ, tăng cường, và hiện đại hóa toàn bộ hệ thống dành cho các quốc gia đang phát triển cũng như chính các Chương trình và Tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc và có yêu cầu khẩn cấp thực hiện việc cải tổ lại cả cơ quan Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund) lẫn Ngân Hàng Thế Giới (World Bank).
 
Chí Lợi cần khoảng 260 triệu Đôla Mỹ để phục hồi các nhà thờ đổ nát vì động đất
Dominic David Trần
13:54 29/03/2010
SANTIAGO, nước Chí-Lợi, ngày 29 tháng Ba theo tin Thông Tấn Xã toàn cầu (CNA) có đến 80% các cơ sở tôn giáo và tu hội dòng trên khắp nước Chí-Lợi bị tàn phá vì trận động đất trong tháng Hai vừa qua. Theo bản tường trình của Văn phòng Thống kê trực thuộc Hôi Đồng Giám Mục Chí-Lợi các nơi này khẩn thiết cần giúp đỡ tu sửa các thánh đường và tu hội. Hội Đồng Giám Mục Chí-Lợi nêu rõ là khoảng độ 260 triệu Đôla Mỹ sẽ cần cho các cố gắng tái xây dựng các cơ sở tôn giáo và phụng tự.

Bản tường trình cho biết có 12 trong tổng số 27 Giáo phận Chí-lợi bị ảnh hưởng bởi động đất với 545 cơ sở phụng tự bị tàn phá trong số đó có 440 nhà thờ.

Thống kê này cũng cho biết có gấn 1 triệu giáo dân Công giáo hiện nay không thể tham gia các sinh hoạt định kỳ tại giáo xứ của họ. Bởi vì các lý do này mà các Linh mục Quản Xứ và Giúp Xứ đã phải cố gắng rất nhiều để bảo đảm cho phục vụ về phụng tự và mục vụ được chu đáo.

Bởi mức độ tàn phá của trận động đất qúa nặng, nên Ban Thường Vụ Hội Đồng giám Mục Chí-lợi đã quyết định thành lập một Ủy Ban Hỗ trợ việc Tái Xây dựng Cơ sở Giáo Hội để cộng tác với các Giám mục Giáo phận trong cố gắng phục hồi các cơ sở của Giáo hội trên khắp nước Chí-Lợi.
 
Nói lại cho đúng về ĐGH Benedict và cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục
Phụng Nghi
16:45 29/03/2010
Trong những ngày vừa qua đã có những soi mói tỉ mỉ và khắc nghiệt về quá trình của Đức giáo hoàng Benedict XVI trong việc giải quyết vụ khủng hoảng lạm dụng tính dục. Những tường trình từ nước Đức đã đặt 5 năm trong chức vụ giám mục giáo phận của ngài dưới ngọn đèn pha, và một mẩu tin của tờ The New York Times hôm thứ Năm tuần qua về trường hợp của linh mục Lawrence Murphy ở Milwaukee, cũng đặt ra câu hỏi về những năm tháng ngài đứng đầu Thánh bộ Tín lý Đức tin.

Tuy có một số người phàn nàn rằng tất cả những tin tức như thế chỉ có mục đích là để làm tổn thương đến giáo hoàng hoặc là/và cả giáo hội, nhưng việc nêu lên những câu hỏi này là hoàn toàn hợp pháp. Bất cứ vị nào liên quan đến việc lãnh đạo giáo hội ở những cấp bậc cao nhất và lâu dài như Benedict XVI, chắc không tránh khỏi việc phải mang một số trách nhiệm nào đó đối với tình trạng lộn xộn hiện giờ. Báo của chúng tôi, tờ National Catholic Reporter hôm nay kêu gọi tiết lộ đầy đủ hồ sơ về Đức giáo hoàng, và nay dường như quá đầy đủ rõ ràng rằng chỉ có một sự trong sáng như thế mới có thể giải quyết được những câu hỏi khó khăn hiện nay Benedict đang phải đối đầu.

Thế nhưng, lúc nào cũng thế, thương tổn đầu tiên của bất cứ cuộc khủng hoảng nào cũng là bối cảnh. Có ít nhất là ba phương diện trong hồ sơ của Benedict về cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đang bị diễn giải sai lạc, hoặc ít ra đã có tính chất cẩu thả, trong các cuộc thảo luận hiện nay. Đem những điểm này ra ánh sáng cho rõ rệt, không phải là vấn đề gỡ rối cho Đức giáo hoàng, mà là nỗ lực tìm hiểu một cách đúng đắn xem quá trình chúng ta đã tiến tới giai đoạn hiện nay như thế nào.

Do đó, dưới đây là ba phụ chú để tìm hiểu hồ sơ của Benedict về cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục.

1- Không phải là “Người Tiền Phương”

Trước hết, một số tin tức trên báo chí chủ trương rằng Hồng y Joseph Ratzinger lúc đó là chủ tịch của một văn phòng tại Vatican có trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục, suốt một phần tư thế kỷ, từ năm 1981 cho đến khi được bầu chọn làm giáo hoàng vào tháng 4 năm 2005, và do đó ngài có trách nhiệm về bất cứ điều gì Vatican đã làm hay đã không làm suốt toàn bộ thời gian đó. Điều này không đúng.

Sự thật là Ratzinger đã không có bất cứ một trách nhiệm trực tiếp nào trong việc điều hành toàn bộ đáp ứng của Vatican đối với cuộc khủng hoảng này cho mãi tới năm 2001, 4 năm trước khi trở thành giáo hoàng.

Do tự sắc (motu proprio) của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 2001 nhan đề Sacramentorum sanctitatis tutela, các giám mục mới buộc phải gửi báo cáo về trường hợp các linh mục bị cáo buộc tội lạm dụng tính dục đến Thánh bộ Tín lý Đức tin. Trước thời gian đó, hầu hết các vụ liên quan đến lạm dụng tính dục không hề được báo cáo về Rome. Trong những trường hợp họa hiếm mới xảy ra, khi một giám mục muốn giải trừ tác vụ của một linh mục lạm dụng, trái với ý muốn của linh mục này, thì tiến trình liên quan đến giáo luật đó sẽ được một trong các toà án của Vatican thụ lý, chứ không phải văn phòng của Ratzinger.

Trước năm 2001, Thánh bộ Giáo lý Đức tin chỉ can thiệp vào những trường hợp rất họa hiếm khi vụ lạm dụng tính dục xảy ra trong phạm vi tòa giải tội, vì lý do một toà án giáo luật dưới quyền Thánh bộ phụ trách chuyên giải quyết những vụ liên quan đến việc lạm dụng bí tích giải tội. Chẳng hạn, trường hợp Linh mục Marcial Maciel Degollado, người sáng lập Legionaries of Christ (Đạo binh Chúa Kitô), đã được kết thúc nơi Thánh bộ này, và cũng là lý do tại sao tòa tổng giám mục Milwaukee đã chuyển thẳng vụ Linh mục Lawrence Murphy tới đó.

Chắc chắn người ta có thể hỏi rằng văn phòng của Ratzinger đã giải quyết những vụ đặc biệt ấy như thế nào, và hồ sơ dường như chậm chạp, mâu thuẫn đến mức đau đớn nếu so sánh với cách thức những cáo buộc tương tự được giải quyết trong thời gian hiện nay. Hơn nữa, Ratzinger đã là một viên chức cao cấp của Vatican từ năm 1981 trở đi, và do đó ngài phải chia sẻ sự thất bại liên đới tại Rome trong việc đánh giá tình hình nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng cho đến khi đã quá ư là muộn màng.

Tuy nhiên, sẽ là điều không đúng, nếu cho rằng Ratzinger là người “tiền phương” của Vatican về vụ lạm dụng tính dục trong khoảng gần 25 năm, và kết lỗi cho ngài đã hành xử sai mọi vụ việc xảy ra từ năm 1981 đến 2001. Trước năm 2001, cá nhân Ratzinger chẳng có liên quan gì đến đại đa số các vụ lạm dụng tính dục cả, ngay cả đến những tỷ lệ nhỏ các vụ được đưa về Rome xét xử.

2- Lá thư năm 2001

Trong một số tin tức và bình luận, một lá thư của Ratzinger vào tháng 5 năm 2001 gửi cho các giám mục trên thế giới, nhan đề De delictis gravioribus, được gán cho là “bằng chứng” chứng tỏ rằng Ratzinger đã âm mưu cản trở việc báo cáo các vụ lạm dụng tính dục của linh mục cho cảnh sát hoặc các viên chức dân sự, bằng cách ra lệnh cho các giám mục phải giữ bí mật các vụ đó.

Lá thư chỉ thị rằng một số tội ác nghiêm trọng, gồm cả lạm dụng tính dục đối với vị thành niên, phải được báo cáo cho Thánh bộ Tín lý Đức tin, và những vụ như thế là “vấn đề bí mật thuộc giáo hoàng.” Tuy nhiên, Tòa thánh Vatican nhấn mạnh rằng việc giữ bí mật như thế chỉ áp dụng vào các thủ tục kỷ luật nội bộ của giáo hội, và không có ý định ngăn cản ai báo cáo những vụ này cho cảnh sát hoặc các nhà chức trách dân sự. Xét theo kỹ thuật, những điều đó là đúng, bởi vì trong lá thứ năm 2001 này không có chỗ nào cấm đoán việc báo cáo vụ lạm dụng tính dục lên cảnh sát hoặc các công tố viên dân sự.

Trong thực tế, ít có giám mục nào cần đến một sắc lệnh hợp pháp từ Rome truyền cho họ không được nói công khai về lạm dụng tính dục. Đó đơn thuần chỉ là văn hóa của giáo hội vào lúc ấy, làm cho cuộc săn đuổi một “bằng chứng” trở thành chẳng khác gì là đánh lạc hướng vấn đề. Sửa chữa một văn hóa – nền văn hoá mà Vatican chắc chắn đồng thuận như bất cứ ai khác, nhưng là thứ văn hóa đã lan rộng và ăn rễ sâu ra cả bên ngoài Rome – chẳng bao giờ chỉ đơn giản như hành động bãi bỏ một đạo luật và công bố một đạo luật khác.

Đặt chuyện đó ra một bên, đây là điểm chính yếu về lá thư năm 2001 của Ratzinger: Lá thư chẳng phải là một phần gây ra vấn đề, mà lúc đó nó được hoan nghênh rộng rãi như một bước ngoặt để tiến đến giải pháp. Nó đánh dấu việc công nhận ở Rome, lần đầu tiên, vấn đề lạm dụng tính dục là trầm trọng như thế nào, và đòi hỏi Vatican phải dấn thân trực tiếp vào. Vào thời điểm trước tự sắc (motu proprio) năm 2001 và lá thư của Ratzinger đó, không có gì rõ rệt là có người ở Rome đã công nhận trách nhiệm phải giải quyết cuộc khủng hoảng; chỉ từ lúc đó trở về sau, Thánh bộ Tín lý Đức tin mới giữ vai trò lãnh đạo.

Bắt đầu từ năm 2001, Ratzinger bó buộc phải duyệt xét tất cả các hồ sơ khả tín về mỗi linh mục bị tố cáo tội lạm dụng tính dục ở bất cứ nơi nào trên thế giới, do đó ngài có được ý thức về nội dung vấn đề gần như không ai trong Giáo hội Công giáo có được. Trong một bài báo mới đây tôi đã tóm tắt cái “kinh nghiệm chuyển đổi” mà Ratzinger và nhân viên của ngài kinh qua sau năm 2001. Trước đó, ngài chỉ như bất cứ vị hồng y nào ở Rome trong hành động chối bỏ; sau kinh nghiệm duyệt xét các hồ sơ, ngài bắt đầu nói công khai về những điều “ô trọc” trong giáo hội, và các nhân viên của ngài trở thành mạnh mẽ hơn nhiều trong việcc truy tố những người lạm dụng.

Đối với những người đã theo dõi đáp ứng của giáo hội đối với cuộc khủng hoảng, thì lá thư năm 2001 của Ratzinger do đó được coi như là một hành động nhận chịu trách nhiệm quá chậm chạp của Tòa thánh, và là khởi đầu của một đáp ứng năng nổ hơn nhiều. Dĩ nhiên, đáp ứng như thế có đủ không, lại là một vấn đề cần phải được tranh biện một cách công bằng, nhưng giải thích lá thư năm 2001 của Ratzinger không hơn không kém như là làn hơi cuối cùng trong những âm mưu xưa cũ nhằm chối bỏ hoặc giấu giếm sự việc, là điều sai sự thực.

3- Những phiên tòa xử theo giáo luật

Phó chủ tịch cao cấp dưới quyền Ratzinger tại Thánh bộ Tín lý Đức tin phụ trách các vụ lạm dụng tính dục, là Đức ông Charles Scicluna, người xứ Malta, mới đây trong cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo Công giáo nước Ý, có nói rằng trong hơn 3000 vụ chuyển đến Rome, chỉ có 20% là được xét xử hoàn toàn theo giáo luật. Theo một số tin tức trên báo chí, kể cả tin của báo The New York Times hôm thứ Năm, con số này đã được trưng dẫn như là bằng chứng rằng Vatican đã “không có hành động” nào.

Tuy nhiên, lại một lần nữa, những ai đã theo dõi sít sao câu chuyện, lại gần như có cảm tưởng ngược lại.

Trở lại thời gian vào tháng 6 năm 2002, khi các giám mục Mỹ đầu tiên đề nghị với Rome một số các quy định mới theo giáo luật, trọng tâm là chính sách “sai phạm một lần là loại bỏ”, khởi thuỷ các ngài muốn tránh việc tất cả các trường hợp đều được xét xử theo giáo luật. Thay vào đó, các vị này muốn dựa vào năng quyền quản trị của giám mục để giải trừ một linh mục vĩnh viễn khỏi tác vụ. Đó là bởi vì họ đã có kinh nghiệm về các vụ xét xử tại Rome trong nhiều năm trước, thường là chậm chạp, phức tạp và kết quả ít khi chắc chắn.

Điển hình nhất, các giám mục, các chuyên gia thường nêu lên vụ linh mục Anthony Cipolla ở Pittsburgh, trong thời gian Donald Wuerl còn làm giám mục tại địa phương (nay ngài đã là Tổng giám mục Washignton). Năm 1988, Wuerl đã di chuyển Cipolla khỏi tác vụ linh mục sau những cáo buộc về lạm dụng tính dục. Cipolla liền chống án về Rome. Tại đây cơ quan Apostolic Signotura, trong vai trò tòa án tối cao của Vatican, ra lệnh cho Cipolla được hồi phục tác vụ linh mục. Thế rồi chính Wuerl đem trường hợp này về lại Rome và lần này thắng thế. Tuy vậy, kinh nghiệm về vụ này làm cho nhiều giám mục Hoa kỳ có cảm tưởng rằng các vụ xét xử theo giáo luật lâu dài như thế không phải là cách thức để giải quyết những trưởng hợp này.

Khi các quy định mới của Mỹ được đưa tới Rome, chúng gặp phải chống đối, chính bởi vì nguyên tắc là mọi người đáng được xét xử công bằng tại tòa án – đây là một thí dụ khác nữa, dưới mắt những người phê phán, cho thấy là Vatican quan tâm đến quyền lợi của các linh mục phạm tội lạm dụng hơn các nạn nhân. Một ủy ban đặc biệt của các giám mục Mỹ và các viên chức cao cấp của Vatican đã tạo ra một thỏa hiệp, là Thánh bộ Tín lý Đức tin sẽ sắp xếp các vụ theo từng trường hợp một và quyết định những vụ nào sẽ được gửi trả lại để xét xử đầy đủ.

Lúc đó người ta sợ rằng Thánh bộ sẽ nhấn mạnh đến việc xét xử hầu hết mọi trường hợp, và như thế sẽ kéo dài thể thức điều hành công lý cũng như sự kết thúc đối với các nạn nhân đến gần như vô hạn định. Tuy nhiên, cuối cùng, chỉ có 20% trường hợp được chuyển về để xét xử, trong khi đó, đối với cả khối lượng những vụ việc, tức là 60%, các giám mục được quyền áp dụng các biện pháp hành chánh tức khắc, vì bằng chứng tỏ ra quá đủ.

Sự kiện là chỉ có 20% các vụ được đem ra xét xử hoàn toàn theo giáo luật đã bị hô hoán lên như là hành động chậm trễ của Rome khi nhu cầu phải có công lý nhanh chóng và bảo đảm, và như là một thắng lợi đối với tiến trình quá khích hơn nơi người Mỹ đối với cuộc khủng hoảng. Nhưng cũng nên chú ý rằng việc bỏ qua không xét xử cũng đã bị chỉ trích bởi một số luật gia về giáo luật và các viên chức tại Vatican, coi như là một sự phản bội các hình thức bảo vệ những tiến trình cần có của giáo luật.

Như vậy, mô tả rằng con số 20% là dấu hiệu của “không hành động” đã chẳng giúp được gì mà dường như lại là điều mỉa mai trào lộng đối với những ai để tâm chú ý theo dõi. Quả thực, xử lý 60% vụ việc chỉ bằng nét sổ của ngòi bút nơi một vị giám mục thì, cho đến nay, thường đã được nêu ra như là bằng chứng của hành động quá đáng và khắc nghiệt nơi Ratzinger và các vị phụ tá của ngài.

Hiển nhiên là, không có gì trong những điều này gợi ý rằng cách thức hành xử của Benedict đối với cuộc khủng hoảng – tại Munich, tại Thánh bộ Tín lý Đức tin, và trong cương vị giáo hoàng – là có tính cách gương mẫu phần nào. Cần phải đưa ra những tính toán xem nếu như vị giáo hoàng này, và giáo hội ngài đang lãnh đạo, có hy vọng tiến lên về phía trước hay không Tuy vậy, để cho cuộc phân tích đó có được tính cách xây dựng, trái ngược lại với hành động đổ dầu thêm vào sự phân cực và lộn xộn rối ren, điều quan trọng là phải nói lại những sự việc xảy ra cho đúng.

Nguồn: John Allen/National Catholic Reporter.
 
Báo New York Times đang cố gắng làm mất uy tín của Giáo Hội Công giáo bằng cách lợi dụng các vụ sách nhiễu tình dục
Dominic David Trần
17:48 29/03/2010
Học giả George Weigel: Báo New York Times cố gắng làm mất uy tín Giáo Hội Công giáo bằng cách lợi dụng các vụ sách nhiễu tình dục

George Weigel, học giả và là người viết hồi ký riêng về Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị.

Washington D.C., ngày 29 tháng Ba, 2010 theo tin Thông tấn Xã toàn cầu (CNA/EWTN News).- trong một bài báo được in ra trong ngày thứ Hai, học giả Công giáo nổi tiếng George Weigel đã tố cáo cái cung cách xử sự gần đây đối với Đức Thánh Cha Benedicto XVI của giới truyền thông đại chúng, cách riêng từ phía tờ báo New York Times, Nữu Ước Thời Báo, như là một phần của một chương trình nghị sự lớn hơn nhằm để đánh ngã Giáo hội Công giáo và làm mất uy tín và thẩm quyền luân lý đạo đức của Giáo hội. Học giả Weigel cũng ca ngợi các quyết tâm của Đức Thánh Cha nhằm để nhổ bật tận gốc những gì mà trước đây Đức Giáo Hoàng gọi là " những vết nhơ bẩn trong Hội Thánh".

Học giả Weigel đã mở đầu bài viết mang tựa đề "Những điều tiên quyết nhất" qua biện luận rằng gìới báo chí và truyền thông đại chúng gần đây đã mô tả Giáo Hôị Công Giáo như là; " trung tâm điểm của những vụ lạm dụng tình dục đối với trẻ vị thành niên," nhưng trong thực tế, bằng các quan sát và so sánh thực nghiệm cho thấy, " thực ra Giáo Hội Công Giáo là môi trường an toàn nhất cho thanh thiếu niên Hoa Kỳ hiện nay."

"Căn cứ theo các công trình nghiên cứu khác gần đây cho thấy, chỉ có 02% những người bị cáo buộc lạm dụng tình dục là các giáo sĩ Công giáo," học giả Weigel khẳng định thêm, " Một hiện tượng tăng đột ngột giữa những năm 1960 cho đến giữa những năm 1980 nhưng sau đó hình như đã hầu như biến mất; ( nghĩa là có 06 trường hợp khả tín về lạm dụng tình dục do giáo sĩ gây ra trong năm 2009 được nêu ra trong Bản Tường Trình Thanh Tra hàng Năm của Hội Đồng Giám Mục Hoa-Kỳ, trong một Giáo Hội có đến 65,000,000. tín đồ).

Học giả Weigel nói thêm rằng gìới báo chí và truyền thông đại chúng không thèm quan tâm đến các số liệu thực tế và dữ kiện thống kê có ý nghĩa này. Tuy nhiên những điều liên quan đến Đức Thánh Cha Benedicto gần đây mới lại càng có ý nghĩa hơn. Đó là những cơn hồng thủy nhằm để đánh phá và triệt hạ Giáo Hội Công Giáo, và cuối cùng trên hết mọi sự, họ muốn tàn phá Giáo Hội trên cả phương diện tài chính và tiếng nói có uy thế của Giáo Hội trong các diễn đàn công chúng để tranh luận về các chính sách công cộng."

Với những ý đồ bôi bác này- theo như học giả Weigel- những báo và phương tiện truyền thông đại chúng đó đã lý luận; " Nếu Giáo Hội Công Giáo là một âm mưu tội phạm toàn cầu của những kẻ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên và những người bảo vệ tội phạm, bao che họ sau lưng, thì như vậy Giáo Hội Công giáo không có quyền đòi hỏi một chỗ ngồi trong những nơi nào có các diễn đàn tranh luận về đạo đức công cộng và luân lý xã hội."

Học giả Weigel đưa ra chứng minh; một thí dụ điển hình nguyên trạng cho thấy "sự bóp méo sự thật của giới báo chí và truyền thông đại chúng" là qua những bài viết và tường thuật gần đây của đại nhật báo New York Times cho thấy các phóng viên và biên tập viên của báo này đã " bỏ qua mọi khuyến cáo cần có để duy trì tiêu chuẩn hành nghề báo chí." Trong nhận định của họ về tiểu sử của Đức Thánh Cha Benedicto XVI qua loạt bài đăng trên số báo ra ngày 25 tháng Ba vừa rồi "chứng tỏ cho thấy sự thấp hèn và đê tiện của những kẻ đang quyết tâm đánh ngã Giáo Hội Công Giáo đã được chuẩn bị tiến hành đến cỡ nào."

Ngay ở trang đầu của số báo ra tuần trước, tờ báo New York Times đã lập luận rằng Đức Thánh Cha đã ngăn cản các biện pháp kỷ luật đối với Linh Mục Lawrence Murphy, một giáo sĩ thuộc Giáo phận Milwaukee đã sách nhiễu tình dục với gần 200 trẻ em câm điếc cách đây vài chục năm. Những cáo buộc chống lại Đức Giáo Hoàng trong số báo ra ngày 25 tháng Ba vừa qua "đơn giản là không đúng sự thật", học giả Weigel tuyên bố " khi thấy rõ những văn bản pháp lý về vụ án Murphy đã được báo Time đăng trên trang nhà website của chính họ đã tự chứng minh tính sai sự thật trên những bài báo của họ."

Học giả Weigel cũng đưa vào nhận định của ông về việc báo New York Times đã nêu ra trường hợp tai tiếng của Đức Giám Mục Rembert Weakland, nguyên Tổng Giám Mục Milwaukee trước đây và cách giải quyết vụ sách nhiễu tình dục của chưởng lý Jeff Anderson vào trong bài báo để tấn công Giáo Hội và Đức Thánh Cha là " những nguồn chứng cứ đó không đúng sự thật, không có giá trị, và không thể chấp nhận được". Học giả Weigel cho rằng cái lối suy diễn và dùng chứng cứ của bài báo này " xuất phát từ những nguồn tin báo lá cải và vô lý " để tấn công vào " quyết tâm của Đức Giáo Hoàng nhằm để nhổ bật gốc mọi nhớp nhúa và bẩn thỉu trong nội bộ Giáo Hội Công Giáo".

Học giả Weigel kết luận trong bài nghiên cứu của ông qua lời tuyên bố rằng Toà Thánh Vatican đang cải thiện trong việc nhanh chóng đáp trả những tấn công có ác ý từ phiá giới báo chí và truyền thông đại chúng. "Toà Thánh vẫn còn có thể thực hiện điều đó tốt hơn."

Ông khuyến nghị rằng cần có sự giải thích toàn diện và thấu đáo hơn về các thể thức xử lý thuộc về Giáo Luật và lược đồ thời gian nêu rõ phương cách mà Tổng Giáo phận Munich đã xử lý với vị giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng tình dục trong thời gian Đức Hồng Y Ratzinger là Đấng Thường quyền Tài phán Munich thời đó.

” Học giả George Weigel kết luận thêm rằng có một sự thay đối khác rất hữu ích; đó là: "-cần có một phong cách xử sự công bằng và đẹp đẽ ở trình độ căn bản trong giới truyền thông báo chí trên toàn cầu."

Chia xẻ đại kết của Dominic David Trần: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống, Chúa đã dùng Thánh Giá mà chuộc tội cho thiên hạ. Hơn hai ngàn năm sau Hy Lễ cứu độ trần gian của Chúa, trong cái thời buổi văn minh hiện đại này, qua cái cung cách mà báo New York Times cùng phe nhóm cố tình tấn công Giáo Hội của Chúa và Đức Giáo Hoàng- chúng con thật sự ngày càng thấm thía những tiếng gào thét của bè lũ Pharisiêu trhuở xa xưa: "Đóng đanh Giêsu" và " tha Barbara". Xin Chúa phù trợ cho Đức Thánh Cha Benedicto XVI và Hội Thánh Chúa thêm lòng vững tin và vác Thánh Giá theo Chúa đến cùng trên bước đường lữ thứ trần gian này.

Dominic David Trần
 
Top Stories
Auxiliary Bishop of Hung Hoa appointed
Fides
05:44 29/03/2010
ASIA/VIETNAM - Auxiliary Bishop of Hung Hoa appointed

Vatican City (Agenzia Fides) – The Holy Father Benedict XVI, on March 29, 2010, appointed Fr. Jean Marie Vu Tat, of the clergy of Hung Hoa and Vice-Rector of the Major Seminary in Hanoi, Auxiliary Bishop of the Diocese of Hung Hoa (Viet Nam), assigning him the Titular See of Tisiduo.

Fr. Jean Marie Vu Tat was born March 10, 1944 at Di Nau, Thach That, Ha Son Binh, in the Diocese of Hung Hoa. He completed secondary studies at the Minor Seminary of Son Loc, Son Tay. From 1969 to 1987, he attended private courses in Philosophy and Theology in the Bishop's Residence, working at the same time to earn his keep. He later completed his training in the Major Seminary of Hanoi and was ordained a priest on April 1, 1987, after finally obtaining government permission. After ordination, he held the following positions: 1987-1992: Vocations Director in the Diocese; 1992-1998: Assistant to the Diocesan Administrator; 1995-1997: sent to Rome, where he obtained his Licentiate in Canon Law at the Pontifical Urban University, 1997-1998: attended a course in pastoral studies at the Catholic Institute of Paris, 1998-2003: Assistant to the Bishop, Director of Mission Pastoral Ministry in the Province of Lao Cai; 2003-2009: pastor in Bach Loc; 1999-2004: Professor of Canon Law at the Major Seminary in Ha Noi. Since 2005, he has been Vice-Rector of the Major Seminary in Ha Noi. (SL) (Agenzia Fides 29/03/2010)

Source: http://www.fides.org/aree/news/newsdet.php?idnews=26394&lan=eng
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin mừng: Cha Gioan Maria Vũ Tất được bổ nhiệm là tân Giám Mục Phụ Tá Hưng Hóa
VietCatholic
08:58 29/03/2010
VATICAN - Hôm nay 29-3-2010, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Benedictô XVI bổ nhiệm Cha Gioan Maria Vũ Tất làm tân GM Phụ tá giáo phận Hưng Hóa và chỉ định hiệu tòa Giám mục của Đức Cha là Tisiduo.

Tân Giám mục được bổ nhiệm Gioan Maria Vũ Tất năm nay 66 tuổi, hiện là Phó Giám Đốc Đại chủng viện Hà Nội. Ngài sinh ngày 10-3-1944 tại Thạch Thất, tỉnh Hà Sơn Bình, thuộc giáo phận Hưng Hóa.

Lúc thiếu thời, cậu Vũ Tất theo học trung học tại tiểu chủng viện Sơn Lộc, Sơn Tây. Từ năm 1969 đến 1987, thầy Tất theo học riêng triết học và thần học tại tòa Giám mục Hưng Hóa, đồng thời hành nghề để mưu sinh. Sau đó thày học bổ túc tại Đại chủng viện Hà Nội và thụ phong linh mục ngày 1-4-1987, khi đã 39 tuổi, sau thời gian dài chờ đợi sự chấp thuận cùa chính quyền.

Sau khi thụ phong linh mục, cha Vũ Tất lần lượt đặc trách mục vụ ơn gọi trong Giáo phận Hưng Hóa (1987-1992), rồi phụ tá Giám quản Giáo Phận trong 4 năm từ 1992.

Năm 1995 cha Vũ Tất được gửi sang Roma du học trong 2 năm và đậu cử nhân giáo luật tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana, trước khi học thêm một về mục vụ tại Đại Học Công Giáo Paris (1997-1998).

Trở về nước, Cha Vũ Tất phụ tá tại Tòa Giám mục Hưng Hóa, đồng thời đặc trách mục vụ truyền giáo tại tỉnh Lào Cai (1998-2003).

Từ năm 2003 đến năm ngoái (2009), cha làm chánh sở giáo xứ Bạch Lộc.

Từ năm 1999 đến 2004, cha được chỉ định dạy môn Giáo luật tại Đại chủng viện Hà Nội. Đến năm 2005, cha Vũ Tất được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Đại chủng viện Hà Nội, phụ trách cơ sở 2 tại Cổ Nhuế, Sở Kiện.

Trong nhiệm vụ mới, Đức Cha Vũ Tất phụ giúp Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, 66 tuổi, Giám mục chính tòa Hưng Hóa, một giáo phận có diện tích rộng nhất tại Việt Nam với hơn 54.350 cây số vuông bao gồm 10 tỉnh, với gần 223 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số gần 7 triệu dân cư, trong đó một phần lớn là người dân tộc. Giáo phận Hưng Hóa hiện có 75 giáo xứ, 43 linh mục triều và 11 linh mục dòng, với 53 đại chủng sinh, 13 tu huynh và 178 nữ tu.
 
Cảm nhận từ đại hội giới trẻ 2010 tại giáo phận Quy Nhơn
Mộng Hằng
10:15 29/03/2010
ÂM VANG MỘT LỜI VẪY GỌI: "TÔI PHẢI LÀM GÌ?..."

CẢM NHẬN TỪ HỘI TRẠI GIỚI TRẺ GIÁO PHẬN QUI NHƠN – 2010


Mặt trời nghiêng bóng, ánh nắng của đầu giờ chiều cũng dịu lại. Đến hẹn lại lên. Sân của Tiểu chủng viện Qui Nhơn trở nên nhộn nhịp, kẻ khiêng, người vác, tay làm, miệng ngân nga theo các bài nhạc phát ra từ băng đĩa…

Giáo xứ đến đầu tiên là Gò Duối, rồi tiếp sau là giáo xứ Hóc Gáo, giáo xứ Trà Kê… lần lượt 33 giáo xứ thuộc giáo phận Qui Nhơn cũng đã có mặt.

Trước lễ đài, chân dung Chúa Giêsu – vị mục tử nhân lành, Ngài đứng đó đã từ lâu chờ con trở về. và hôm nay Ngài đang chờ đón các bạn về dự đại hội giới trẻ năm thánh 2010.

Hành trang trên vai, các bạn hăng hái nhập cuộc. cứ thế 39 trại được mọc lên. Vì là chủ nhà nơi đăng cai tổ chức đại hội nên giáo xứ Chánh Tòa thuộc ngoại lệ tham dự 8 trại.

Giờ khai mạc hội trại đã đến. tất cả các trại sinh vào hàng ngũ. Với cử điệu uyển chuyển của sr. Cecilia Nguyễn Thị Thanh Thúy – Dòng Mến Thánh giá, cùng bài hát “Con đường Giêsu” khơi dậy tinh thần người trẻ, làm quên đi những mệt mỏi đường dài. Sự xuất hiện của Đức Cha phó Mathêô Nguyễn Văn Khôi ở giây phút đầu tiên của ngày trại là hình ảnh của một gia đình thật, tại đây con cái được sống hạnh phúc trong vòng tay chăm sóc yêu thương của người cha. Với giọng nói chậm rãi, dứt khoát, ngài đã gởi đến cho bạn trẻ tâm tình của người thanh niên và Đức Giêsu: Tôi phải làm gì để được sống đời đời. Đây chính là chủ đề của hội trại.

Một ngày đã gần hết, hoàng hôn từ từ phủ xuống và bóng tối bao trùm. Lúc này đây, một ngọn lửa được thắp sáng lên từ tay Đức cha phó Matthêô và bùng cháy lên, ngọn lửa to dần và tiếng hát cũng lớn dần: nổi lửa lên xua tan đêm đen, nổi lửa lên xua tan ngăn cách, nổi lửa lên nối vòng tay lớn…

Ánh sáng của đêm lửa trại chan hòa và đêm nay các bạn trẻ được ngồi gần nhau cùng hát cho nhau nghe, cùng múa cho nhau xem, cùng thưởng thức, cùng chia sẻ những công sức chuẩn bị trong một tuần qua.

19 tiết mục rất phong phú với ca, múa, kịch…thứ tự ra mắt khán giả. Những tràng vỗ tay cỗ vũ cho bài hợp ca Tôi chọn Giêsu của Giáo xứ Bầu Gốc và Qui Hiệp, những cử điệu giơ cao nến theo điệu múa Thắp sáng lên của Giáo xứ Hoa Châu, những nụ cười giòn tan dành cho mấy chú chủng sinh trong vai người phụ nữ ngoại tình và các chị tiền tập Mến thánh giá nhập vai tiểu phẩm người Samria nhân hậu. Sự thán phục qua những điệu nhảy hiphop của giáo xứ Quảng Ngãi, giáo xứ Gò Thị, giáo xứ Qui Hòa. Cảm động khi nhìn thấy những cô gái chàng trai Tây Nguyên lên nương lên rẫy của giáo xứ Chánh Tòa và giáo xứ Quảng Ngãi, những thiếu nữ Chăm duyên dáng của nhóm sinh viên Qui Nhơn. Thưởng thức những giọng đơn ca truyền cảm của giáo xứ Ngọc Thạnh, giáo xứ Vườn vông, phải thao thức cho những câu hỏi khó giải quyết trong tiểu phẩm của giáo xứ Mằng Lăng, giáo xứ Kim Châu, hãnh diện khi thấy giáo xứ Tuy Hòa biết đáp trả lời mời gọi của Chúa qua điệu múa phó thác.

Càng về đêm thì không gian càng yên tĩnh, mọi vật đều yên tĩnh, con người cũng yên tĩnh. Từ tâm trạng vui tươi náo nhiệt nhường chỗ cho sự lắng đọng và thinh lặng. lúc này đây trong cõi lòng sâu thẳm đã mở ra, với nến sáng trên tay, các bạn nhận ra Chúa Giêsu đang ngồi bên cạnh, đang nhìn bạn và cùng sống với bạn cho hết giờ phút cuối ngày.

Tiếng chuông đồng hồ từ tháp nhà thờ Chánh Tòa của ngày mới vang lên đánh thức bạn trẻ. Khởi đầu cho một thánh lễ, từ nơi đây các bạn sẽ múc lấy nguồn sống dồi dào từ tình yêu Thánh Thể, một nguồn sinh lực mới không bao giờ cạn sẽ giúp bạn trẻ luôn vững vàng trong đức tin.

Nhờ vào buổi chia sẻ hội thảo mà các bạn trẻ tìm ra cho mình con đường đi đúng, việc làm đúng, suy nghĩ đúng. Để đúc kết buổi hội thảo, Đức cha phó nhắn nhủ cùng bạn trẻ: người thanh niên tìm đến Chúa nhưng không thỏa mãn với ý của mình đành ra về. còn các con thì ở lại với Chúa, lắng nghe lời Chúa và làm theo ý Chúa. Và câu hỏi: Tôi phải làm gì? đã được các con trả lời.

Buổi tiệc nào cũng tàn, cuộc vui nào rồi cũng chia tay. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tri ân đến Đức cha phó Matthêô, ngài đã đồng hành cùng với bạn trẻ từ khai mạc cho đến kết thúc, sự hiện diện của ngài đã nâng dậy tinh thần hăng say không mệt mỏi trong những ngày sinh hoạt, cảm ơn cha trại phó Jos. Lê Kim Ánh, luôn lo lắng từ chỗ ăn, chỗ ở, chỗ sinh hoạt… cảm ơn cha Pet. Hồ Hà Tiến Nam – dòng Ngôi Lời cùng sinh hoạt, với tính cách hài hước và giọng ca ấm áp cho bạn trẻ thấy gần Chúa Giêsu hơn, cảm ơn bài chia sẻ bổ ích của cha Hoài. Đặc biệt cám ơn cha Pet. Võ Tá Khánh, cứ nhìn thấy nhóm bạn trẻ nào vào trong sân thì cha lại đến vỗ tay chúc mừng, chào hỏi. Đây là tất cả sự quan tâm yêu thương mà quí cha đã dành cho các bạn trẻ, chỉ có hành động mới có thể nói lên lời cám ơn đó là lên đường, và lời đáp trả của bạn trẻ:

Yêu thương – Phục vụ - Dấn thân.

Nghi thức lên đường gợi lại cho bạn trẻ một Giêsu sai các môn đệ thả lưới, họ đã bắt được 153 con cá, hôm nay một Giám mục phó tung chiếc lưới ngũ sắc cho 12 chủng sinh và thu được 816 bạn trẻ. Chiếc lưới bao lấy các bạn trẻ trong tiếng hò reo vang dội.

Ra đi trên tay nến sáng soi đường, ra đi giương cao thập giá vinh quang.

Ra đi hăng say nguy khó coi thường, có Chúa dẫn đường ta vui ra đi.

Và các bạn trẻ đã ra đi mang theo âm vang nổi thao thức cùng với lời vẫy gọi hôm nao của người bạn trẻ của 2000 năm trước: "Tôi phải làm gì...."

Mộng Hằng
 
Lời chia sẻ của ĐHY Phạm Minh Mẫn với giới trẻ TGP Sài Gòn
Theo bản tin TGP Sài Gòn
12:43 29/03/2010
TGP Sài Gòn - Lúc 17 giờ 55 chiều tối thứ Bảy vọng Lễ Lá, đại hội giới trẻ TGP Sài Gòn quy tụ 16.000 bạn trẻ, khiến Trung tâm Mục Vụ không còn chỗ, đã cử hành việc rước lá và tham dự Thánh lễ đầu Tuần Thánh cùng với Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn và 15 Linh mục đồng tế.

Sự thương khó của Đức Giêsu được tái hiện qua trình thuật Tin Mừng Luca. Trong phần thuyết giảng, Đức Hồng Y đã nói về: một bản án tàn bạo và hết sức bất công, những yếu đuối của các môn đệ, sự a dua và vô cảm của đám đông. Nổi bật lên trong bối cảnh đó là Tình yêu tự nguyện hiến mình của Chúa Giêsu.

Ông Phêrô vì thương Thày mình, muốn đòi lại sự công bằng với lưỡi gươm của mình, khi chém đứt tai một tên đày tớ của vị Thượng Tế. Nhưng Chúa Giêsu đã chữa lành cái tai bị đứt ấy. Ngài không muốn thứ công bằng kiểu này, nhưng thực hiện công bằng theo cung cách thi hành thánh ý Chúa Cha.

Tình yêu Thiên Chúa được diễn tả rất rõ qua các Mầu nhiệm Mân Côi: Vui, Sáng, Thương, Mừng.

Một tình yêu gồm 4 đặc tính: Hy sinh, đổi mới, vâng phục và cứu độ. Phải sống tình yêu ấy, một tình yêu không có đối đầu, đối kháng, một tình yêu từ bi, hỷ xả, bao dung ngay cả với kẻ thù. Tình yêu ấy mới có sức thay lòng đổi dạ con người. Chính viên đội trưởng, lãnh nhiệm vụ xử án Chúa Giêsu với những hung hãn lúc đầu, sau khi mục kích thảm kịch, đã lớn tiếng tôn vinh Chúa. Cả đám đông vô cảm và a dua lúc đầu, nhưng sau đó đã tỏ ra vô cùng hối tiếc; họ đã thay lòng đổi dạ.

Khi đối đầu, ai cũng muốn điều binh khiển tướng triệt hạ người khác, và tất nhiên sẽ có tổn thương, từ đó, hận thù sẽ mãi mãi kéo dài. Chỉ với lòng bao dung và từ tâm mới thuyết phục và đổi mới lòng người, để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này, và từ đó, có thể sống đúng nghĩa đạo làm người của con một cha trên trời và anh em một nhà với nhau. Tình yêu ấy có sức đổi mới bản thân, gia đình, xã hội và cả thế giới.

Niềm tin vào Chúa Phục sinh sẽ làm cho lớn lên, giúp tiến bước trên đường đổi mới tư duy và cách sống.

Những lời chia sẻ trên của ĐHY thật thấm thía và cần thiết cho xã hội hôm nay.
 
Khóa huấn luyện Hội đồng giáo xứ tại giáo phận Thanh Hóa
Vân Sơn
13:34 29/03/2010
Góc nhìn lịch sử.

Gần một thế kỷ trước khi cha Đắc lộ đặt chân lên Cửa Bạng, công cuộc truyền giáo tại Việt Nam không tiến triển được bao nhiêu, một phần vì Việt nam lúc ấy đang bị chia cắt vì cảnh tranh dành quyền lực của vua chúa cầm quyền. Tiêu biểu là cuộc phân tranh giữa chúa Trịnh và Nguyễn (1662 – 1772), một phần vì Kitô giáo là một tôn giáo mới (xa lạ) đối với người Việt Nam đang khi đội ngũ truyền giáo còn quá ít oi, lại chưa am hiểu văn hóa, ngôn ngữ và tâm thức người Việt.



Xuất phát từ nhu cầu cần nhiều người cộng tác, các nhà truyền giáo, ngay từ đầu, đã có sáng kiến tạo điều kiện cho giáo dân cộng tác với các linh mục thừa sai trong công cuộc truyền giáo. Đó là nguồn gốc các thầy giảng và các quý chức.

Quý chức được chọn từ những gia trưởng có học thức, có uy tín và có lòng nhiệt thành nhất trong họ đạo. Các quý chức hoạt động tại chỗ trong phạm vi họ đạo của mình. Cũng như các thày giảng, họ đảm đương tất cả những gì có thể làm để giúp đỡ các nhà truyền giáo điều hành xứ đạo và truyền giáo cho lương dân. (x. PHAN PHÁT HUỒN, Việt Nam Giáo Sử).

Trải qua nhiều chặng đường chông gai với những cuộc bách hại đẫm máu trong quá khứ, vai trò của các quí chức ngày càng được khẳng định trong việc điều hành, tổ chức và truyền giáo cũng như chứng nhân (tử đạo) của mình trong các giáo xứ, giáo họ, giáo điểm.

Với biến cố chia đôi đất nước năm 1954 (Hiệp định Giơnevơ), lịch sử đã chứng kiến một cuộc di cư vĩ đại chưa từng có tại Việt Nam. Chỉ tính riêng người Công Giáo, theo “Kỷ Yếu Phong Thánh, năm 1988”, đã có tới 750 ngàn người. Rất nhiều xứ đạo tại Miền Bắc hầu như bị tê liệt. Mất mát cả về người và của không kể xiết. Trong khi đó tại Miền Nam, bên cạnh những giáo xứ truyền thống, xuất hiện hàng loạt các giáo xứ mới từ miền Bắc vào. Có những nơi bà con giáo dân mới di cư lập giáo xứ mới như Ba Làng Nha Trang, Thanh Hóa, Hố Nai… Nếu là thiểu số, họ gia nhập giáo xứ miền Nam, nhất là tại các thành phố.

Nhìn chung Giáo Hội miền Nam được hưởng điều kiện thuận lợi hơn về mọi phương diện so với miền Bắc, nhất là được tiếp cận với ánh sáng Công Đồng Vaticanô II một cách nhanh chóng. Ngay từ những năm cuối thập kỷ 60, văn kiện và tài liệu công đồng đã được dịch sang tiếng việt và phổ biến rộng rãi trong các giáo phận, giáo xứ, dòng tu miền nam. Còn tại Miền Bắc mãi đến những năm thuộc thập kỉ 80, những tài liệu về Công đồng mới được phổ biến, nhưng nó cũng chỉ dành cho các giới chức trong giáo hội, vì việc in ấn, dậy và phổ biến giáo lí tại Miền Bắc trong thời kỳ này là một vấn đề vô cùng khó khăn.

Vấn nạn

Có điều đáng tiếc là vài thập kỷ gần đây, xã hội cũng như Giáo hội ở Việt Nam đã có những bước chuyển lớn nhưng chưa có một nghị quyết chung nào mang tính phổ quát cho tất cả các giáo phận về cơ cầu tổ chức, quyền hạn, nhiệm vụ của HĐGX, của các thành viên trong đó, mối quan hệ với hàng giáo phẩm, với giáo dân, với các tổ chức xã hôi… thậm chí ngay cả việc thống nhất danh xưng cũng chưa có hồi kết. Đó là một vấn nạn đòi hỏi Giáo Hội VN phải quan tâm giải quyết.



Giáo phận Thanh Hóa

Với các sự kiện: Cụ Đỗ Hưng Viễn là tín hữu theo đạo đầu tiên tại Việt Nam (1556-1573); giáo sĩ Cevallos rửa tội cho Mai Hoa Công Chúa (1590); cha Đắc Lộ đặt chân đến Cửa Bạng ngày 19.03.1627... giáo phận Thanh hóa được xem như là một vùng đất tươi tốt để hạt giống Tin mừng dễ dàng nảy mầm và đơm hoa kết trái. Nhưng với sự nhiễu nhương của lịch sử, Thanh hóa cũng nằm chung trong dòng chảy của giáo hội Việt Nam, bị bách hại và ly tán.

Những người làm việc trong các hội đồng giáo xứ vẫn theo nếp cũ, mang tính kế thừa và không được đào tạo về mục vụ để thích nghi với hoàn cảnh mới.

Đứng trước thực tế như vậy, Đức cha giáo phận đã quyết định mở các khóa đào tạo sơ cấp về Hội Đồng Giáo Xứ cho các thành viên Hội đồng giáo xứ trong toàn giáo phận.

Năm 2008, Khóa sơ cấp I được tổ chức tại giáo xứ Chính Tòa quy tụ hơn 300 người. Đức cha trực tiếp tổ chức, lên sơ đồ các bài học và mời các cha trong giáo phận về chia sẻ các đề tài. Các học viên ăn ở tại Tòa giám mục và được đài thọ 100% về chi phí.

Năm nay, Đức cha trao công tác tổ chức Khóa sơ cấp II cho Ủy ban Giáo dân giáo phận tổ chức, dưới sự điều hành của cha trưởng ban Phaolo Trịnh Quang Tịnh.

Khóa học trong 3 ngày, từ 25-27/03/2010 tại giáo xứ Chính Tòa, quy tụ gần 300 qúi chức đang làm việc trong các Hội đồng giáo xứ, diễn ra trong bầu khí cởi mở và thân thiện. Nhiều đề tài, nhiều vấn đề được nêu ra đã khai sáng và giúp cho các quí chức hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn, lịch sử hình thành cũng như những thách đố mà họ sẽ đối diện trong tương lai.

Kết thúc khóa học là thánh lễ tạ ơn và nghi thức sai đi diễn ra sốt sắng, trang trọng và súc động. Tất cả các học viên đặt lên sách Phúc âm thề hứa trung thành với giáo hội cũng như đem hết khả năng của mình ra để phục vụ giáo phận. Cuối thánh lễ, Đức cha giáo phận tặng mỗi học viên một cuốn sánh Tin mừng, ba họp bút viết và phát chứng chỉ chứng nhận tốt nghiệp Khóa đào tạo sơ cấp II về Hội đồng Giáo xứ.

THANH HÓA - Ngày 16-01-2009 vừa qua, nhằm ngày 21 tháng chạp Âm lịch, trên 600 quí chức Hội đồng giáo xứ và trùm họ đại diện cho 135 ngàn giáo dân của 51 giáo xứ thuộc giáo phận Thanh hoá, cùng với các cha chánh phó xứ, quí quan khách, tạo thành một cuộc họp mặt 820 người, đã tuôn về nhà chung Thanh hoá để cử hành ngày đại hội truyền thống Hội Đồng Giáo Xứ toàn giáo phận. Gọi là truyền thống vì đây là một sinh hoạt tổ chức hàng năm vào cuối tháng chạp. Mục đích là để tổng kết quá trình hoạt động một năm, bồi dưỡng thêm kiến thức mới và chia sẻ bữa ăn tất niên toàn giáo phận.

Phải chăng đây là hình ảnh tuyệt vời và cao cấp nhất của một cộng đoàn Dân Chúa, khi chủ chăn và con chiên đầu đàn quây quần bên nhau dưới một mái nhà chung để chia sẻ tình thân ái ? Phải chăng đó là lý do để đại hội mang mang chủ đề “Vì một giáo phận Thanh Hóa hiệp nhất” ?



Thật vậy Hiệp nhất chính là lời tâm nguyện tha thiết nhất của Chúa Giêsu trước khi ngài từ giã môn đệ để lên đường thụ nạn (Ga 17, 21. Và từ đó, hiệp nhất trở thành bổn phận của tất cả những ai tin vào Ngài. Thành phần có trách nhiệm cao nhất để thể hiện tình hiệp nhất, chính là giới lãnh đạo, trong đó, quí chức Hội đồng Giáo xứ giữ vai trò hàng đầu. Chính vì thế mà trong khoá huấn luyện Hội đồng Giáo xứ sơ cấp ngày 22.8.2008, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã khẳng định: “Trong lịch sử Giáo phận Thanh Hóa, quí chức Hội đồng Giáo xứ chính là thành phần chủ lực duy trì sức sống, đưa Giáo phận vượt qua mọi khó khăn, nhiễu nhương của thời thế. Con số trên dưới mười ngàn quí chức (Hội đồng Giáo xứ) của Giáo phận Thanh hoá bị bắt bớ trong thời cấm cách, với gần 5.000 người được phúc tử đạo là một bằng chứng hùng hồn hiển hách cho tinh thần đó”.

Hôm nay, từ khắp các nẻo đường giáo phận, thế hệ đương thời có một cơ hội quý báu để tái khẳng định quyết tâm “tiếp tục truyền thống và sự nghiệp hào hùng của các bậc cha anh tiền bối”.

Cuộc họp mặt diễn ra trong không khí lạnh lẽo mùa đông đất Bắc ở 12 độ C, nhưng ai nấy đều cảm thấy lòng ấm áp khác thường. Ấm áp bởi vì đây là dịp gặp gỡ hiếm hoi mỗi năm chỉ có một vài lần. Ấm áp bởi vì cha con bạn bè được ở bên cạnh nhau khi Xuân sắp về. Ấm áp bởi vì ngày mai trên đường sứ mệnh họ sẽ luôn cảm thấy an tâm khi liên tưởng đến anh em bạn bè cùng chung chí hướng đang cùng với mình chung xây Giáo Hội và giáo phận.

Thủ tục đón tiếp, đăng ký được thực hiện ngay từ sáng sớm. Niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt, từng phái đoàn đến nhận thẻ đại biểu, dâng quà cho nhà chung và nhanh chóng tiến về nhà thờ chính toà để chuẩn bị tiến hành đại hội. Đúng 9g sáng, dưới sự chủ trì của Đức cha giáo phận Giuse Nguyễn chí Linh, Cha Tổng Đại diện Phêrô Vũ tiến Phúc, quí cha hạt trưởng, với sự tham dự của các cha chánh cha phó xứ và Hội đồng Giáo xứ, cha Phaolô Trịnh quang Tịnh, Tân chủ tịch Uỷ Ban Giáo Dân đã long trọng tuyên bố khai mạc đại hội truyền thống 2009 của Hội đồng Giáo xứ Giáo Phận Thanh hoá.

Sau vũ khúc chào mừng của dòng Mến Thánh Giá Thanh hoá hợp tác với ứng sinh Lê bảo Tịnh, Đức Giám Mục Giáo Phận đã nói chuyện với đại hội về “Hiện tình các Hội đồng Giáo xứ giáo phận Thanh Hoá”. Với một lược đồ rất đơn giản, ngài đối chiếu hoạt động của quí chức Hội đồng Giáo xứ qua ba chặng đường kế tiếp: quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong phần kết luận ngài mở ra một viễn ảnh đầy lạc quan: một quá khứ thương đau, một hiện tại rộng mở phải đưa đến một tương lai thăng tiến.

Để các quí chức HĐGX ý thức rõ rệt và cụ thể hơn về sứ mệnh của mình, cộng tác với các linh mục để điều hành giáo xứ một cách hiệu quả hơn, cha Giuse Vũ Thanh Long - Trưởng Ban Thường vụ TCV Lê Bảo Tịnh đã trình bày về “Cơ cấu HĐGX”.

Cuối buổi thuyết trình, tất cả các tham dự viên cùng nắm tay đưa lên cao, mượn lời bài Ca phục vụ của nhạc sĩ Mi Trầm, bày tỏ quyết tâm: “Đoàn ta cất bước theo Chúa đi vào đời. Hành trang ta mang nặng vai phục vụ mọi nơi...”. Hình ảnh những khuôn mặt nhiệt thành hăng say hoạt động cho sự nghiệp chung trên mọi nẻo đường giáo phận khiến lòng tôi rộn ràng phấn khởi.



Cuộc họp mặt còn ghi đậm tâm tình cảm tạ tri ân vào những ngày năm cùng tháng tận. Trước Thánh Thể Chúa Giêsu, Giám mục, Linh mục, nam nữ tu sĩ, đại diện giáo dân toàn giáo phận sốt sắng dâng lời ca tiếng hát, xin lỗi Chúa về những bất cập năm qua và xin Ngài ban bình an cho năm mới của giáo phận.

Đại hội kết thúc bằng một bữa ăn tự chọn (buffet) đầy màu sắc. Tất cả tập trung tại tiền sảnh toà nhà Lê Bảo Tịnh. Cha Tổng đại diện đã thay lời Đức cha Giáo phận chúc tết toàn thể mọi người. Bánh chưng “Bánh tét, dưa hành câu đối đỏ...” thôi thì đủ thứ bày la liệt chung quanh bếp lửa hồng nấu nướng tại chỗ, trong mùi hương thơm phức và trong tiếng nói cười huyên náo của gần một vạn thực khách. Lợn quay, bò xào các món đặc sản được các chú ứng sinh và nữ tu Mến thánh giá mang đồng phục nhà hàng chặt, thái, dọn, tiếp tại hiện trường...tạo ra một không khí rộn ràng vui tươi hiếm có. Nhiều vị trùm quản phát biểu rằng đây là lần đầu tiên trong đời được về dự tiệc tại nhà chung cùng với Đức cha và các cha trong giáo phận.

Sau lời cám ơn của Ông chánh Trương Giáo xứ chính toà. Mọi người tạm biệt bằng cách lại nắm tay nhau đưa lên cao, cùng hát to vang bài ca hiệp nhất. Ai nấy đều cảm nghiệm cách sâu sắc rằng: “Hiệp nhất là di sản ngàn đời của giáo phận Thanh Hóa".
 
Ngày giới trẻ Giáo Hạt Đức Tánh- Giáo Phận Phan Thiết
LM Giacobe Tạ Chúc.
14:27 29/03/2010
Trong ngày Chúa nhật Lễ Lá, khởi đầu của Tuần Thánh, và hưởng ứng ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 25 của Đức Thánh Cha Benedicto 16.,đồng thời cũng đáp lời mời gọi của vị Cha chung Giáo phận. Hơn 1000 bạn trẻ thuộc 16 Giáo xứ trong Giáo Hạt Đức Tánh đã tích cực tham dự ngày Giới trẻ tại Giáo xứ Võ Đắt.



Buổi chiều chúa nhật 28 tháng 3 thật đẹp, với những áng mây dịu dàng trải xuống các miền đồng quê. Sân nhà thờ Võ Đắt òa vỡ trong những tiếng cười nói rộn rã của các bạn trẻ khắp nơi xa gần. Cha Hạt trưởng Giáo hạt, cha đặc trách giới trẻ cùng với quý cha cũng có mặt để đồng hành cùng với các bạn. Sau nghi thức khai mạc là phần thuyết trình Sứ Điệp giới trẻ do cha Hạt trưởng phụ trách. Tiếp đến là sinh hoạt giao lưu, bữa cơm chiều thân mật trên những thảm cỏ, dưới những bóng cây. Tất cả là khát vọng sống và kiếm tìm chân, thiện, mỹ của các bạn trẻ. Sau đó là những phúy giây lắng đọng với những chặng Đường Thánh Giá. Như trên đỉnh cao Thập tự, các bạn trẻ được mời gọi từ bỏ tội lỗi và sốt sắng tham dự nghi thức rước lá và Thánh lễ đồng tế.

Thánh lễ kết thúc vào lúc 10 giờ 30 tối, các bạn trẻ hân hoan ra về trong niềm lâng lâng ngây ngất hồng ân của Thiên Chúa. Chính họ là những sứ giả đem Tin mừng về trao muôn nơi.
 
Đại Hội Giới Trẻ Giáo Phận Lạng Sơn - Cao Bằng
Dominic Vũ
21:41 29/03/2010
Nhịp bước cùng giới trẻ Công giáo Việt Nam và giới trẻ Công giáo toàn cầu, các bạn trẻ thuộc ba tỉnh miền núi Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang thuộc giáo phận Lạng Sơn cũng đã gặp gỡ, học hỏi và chia sẻ với nhau trong ngày Đại Hội Giới Trẻ cấp giáo phận vào Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua. Ngoài các bạn trẻ trong giáo phận còn có đại diện các bạn sinh viên trong nhóm sinh viên Tổng Giáo phận Hà Nội tham dự đại hội. Xoay quanh chủ đề THẮP SÁNG TIN YÊU, tất cả các mục và hoạt động của ngày đại hội đã để lại trong lòng những người trẻ nhiều dấu ấn và thông điệp không lời.

Đại hội được bắt đầu từ trưa thứ 7, sau phần các bạn trẻ chào đón Đức cha và các cha về tham dự đại hội cùng lời chào mừng của Đức cha, cha Tổng Đại Diện cũng là trưởng ban tổ chức đã long trọng tuyên bố khai mạc đại hội. Trong phần thuyết trình buổi chiều, với chủ đề “Truyền giáo bằng chứng tá đời sống”, cha đại diện Giuse Nguyễn Ngọc Thể đã chia sẻ những nét căn bản về truyền giáo trong bối cảnh hiện tại, đồng thời ngài cũng gợi lên những câu hỏi vừa mang tính chất vấn vừa thực tế để các bạn trẻ suy tư, thảo luận nhóm và chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, những thách đố trong việc sống và làm chứng cho những giá trị Tin Mừng.

Tối đến, sau Thánh Lễ khai mạc, các bạn trẻ thuộc các giáo xứ lại có dịp diễn tả tài khéo và sự năng động của mình trong phần diễn nguyện cũng với chủ đề truyền giáo. Sau những sinh hoạt sôi nổi và năng động ban ngày, bầu khí của ngày hội chợt lắng xuống khi các bạn trẻ cùng nhau bước vào suy niệm và đi lại Chặng Đàng Thánh Giá để rồi kết thúc ngày đầu gặp gỡ với nghi thức sám hối chung. Trong bầu khí tĩnh mịch và lặng lẽ của màn đêm, cũng là lúc các bạn trẻ thuộc các giáo xứ thay phiên nhau chầu Thánh Thể cho đến sáng. Đêm ấy cũng là đêm lãnh nhận ơn hòa giải và tha thứ và của các bạn trẻ, các Linh mục trong giáo phận cũng đồng hành để lắng nghe tâm tư và ban bí tích giao hòa cho các bạn trẻ cho đến sáng.

Chương trình được tiếp nối với phần chia sẻ kinh nghiệm sống đạo và truyền giáo của các bạn trẻ vào sáng hôm sau. Đồng hành cùng các bạn trẻ trong giờ chia sẻ ngoài các cha và tu sỹ nam nữ trong giáo phận còn có Đức Cha Giuse. Không chỉ hiện diện và lắng nghe các bạn trẻ, Đức cha còn trực tiếp đối thoại và trả lời những câu hỏi và vấn nạn mà các bạn trẻ nêu nêu lên trong bầu khí cởi mở và thân tình.

Cho đến 10 giờ sáng, nghi thức làm phép và rước lá, tái hiện lại biến cố Đức Giê su tiến vào Đền Thánh Giêrusalem mở đầu cho Thánh Lễ Lá, cũng là điểm tới của hai ngày gặp gỡ của các bạn trẻ, để rồi đại hội được khép lại với nghi thức sai đi. Trong bài giảng của mình, được gợi hứng từ câu Lời Chúa mà Đức Thánh Cha trích dẫn trong thông điệp gởi các bạn trẻ năm nay: “Thưa Thày nhân lành, con phải làm gì để được sự sống đời đời làm cơ nghiệp”(Mc 10,17). Với ba ý tưởng chủ đạo, Đức cha Giuse đã chia sẻ với các bạn trẻ trong giáo phận về ơn gọi của người trẻ trong bối cảnh hiện tại. Trước tiên ngài nói đến nỗi khao khát chân lý của người trẻ hôm nay và chính nơi Đức Kitô nỗi khao khát kia được bày tỏ. Rồi ngài phân tích những thách đố lớn mà người trẻ đang phải đối diện đồng thời đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để phần nào giúp các bạn trẻ sáng suất nhận định những cách thức để vượt qua được những thách đố đó. Và cuối cùng, kết thúc bài chia sẻ Đức cha nhấn mạnh đến vai trò của người trẻ đối với xã hội đặc biệt là với Giáo hội, ngài nói: “Cha hy vọng nơi các con, các Cha, các tu sĩ nam nữ và ông bà cha mẹ đều hy vọng nơi các con, hy vọng vào hành trình đức tin của các con thể hiện với ơn gọi và sứ mệnh của các Kitô hữu trẻ trong cuộc đời, sẽ trở nên một câu trả lời sống động về NIẾM TIN VÀ HY VỌNG, và là LỜI CHỨNG TÌNH YÊU CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ cho mọi người trong thế giới hôm nay.”

Đại hội giới trẻ kết thúc sau bữa cơm trưa thân mật. Các bạn trẻ lại chia tay nhau, chia tay vị cha chung của mình trở về với đời sống thường nhật của mỗi người. Vẫn hoàn cảnh sống đấy, vẫn những khó khăn và thách đố đấy, nhưng ít nhiều những bạn đi tham dự đại hội khi trở về sẽ mang trong mình một nghị lực và sức sống mới. Sức sống ấy kín múc từ nơi chính Đức Giêsu ngang qua những gặp gỡ, chia sẻ đặc biệt là ngang qua những sinh hoạt thiêng liêng và việc lãnh nhật các Bí tích trong suất thời gian diễn ra đại hội.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bản án cha Nguyễn Văn Lý
Trần An Bài
14:45 29/03/2010
BẢN ÁN CHA LÝ

Bài thuyết trình của Tiến Sĩ Trần An Bài
ngày 28-3-2010 tại Thư Viện Tully, San Jose, do Lương Tâm Công Giáo tổ chức


TS TRẦN AN BÀI: "Khi hô 'Đả đảo Đảng Cộng Sản VN', cha Lý đã tuyên xử tử hình Đảng này"

Chưa có một quốc gia nào trên thế giới này lại bị ô nhiễm, bẩn thỉu cả tinh thần lẫn vật chất như tại Việt Nam (VN) hiện nay. Mở truyền hình và phát thanh ra, người dân phải nghe cơ quan nhà nước tuyên truyền rất lố bịch. Chẳng hạn Chủ Tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết nói với những "khúc ruột dư" của ông trong cái gọi là Đại Hội Việt Kiều vào tháng 11 năm 2009 rằng VN không phải là nước tham nhũng nhất thế giới. Ông nói rằng: "Ở VN, có khi không muốn tham, cũng động lòng tham. Người thủ quỹ giữ khư khư số tiền lúc nào cũng dư, nên lúc bí quá, em mượn một chút. Mượn không thấy ai đòi hết thì em mượn thêm!" Làm tới Chủ Tịch Nhà Nước mà không phân biệt được tội tham nhũng hối lộ với tội biển thủ công quỹ. Hành vi mà ông Triết vừa nói là tội biển thủ công quỹ, tức là lấy tiền của nhà nước một cách phi pháp. Còn tội tham nhũng là các viên chức chính quyền nhận tiền của dân chúng một cách phi pháp. Hèn chi mà Nhà Nước VN diệt mãi không hết tham nhũng! Người dân nghe xong phải bịt miệng, không dám lên tiếng, vì sợ bị khép vào "tội tuyên truyền chống Nhà Nước". Chỉ có đám Việt Kiều thân Cộng - trong đó, tôi biết có mấy luật sư - vừa khoái chí vừa vỗ tay tán thưởng vì tin rằng VN không có tham nhũng!

Khắp đưòng phố, đi tới đâu cũng thấy dân chúng bịt miệng. Thậm chí bước vào tòa án, tưởng là nơi có Công Lý trong lành, thế mà cũng có cảnh bịt mồm, bịt mũi bị can đến nghẹt thở.

Ngày 30-3-2007, tức là cách đây vừa đúng 3 năm, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã đem cha Nguyễn Văn Lý ra pháp đình nói là để xét xử, nhưng thực tế không hề xét xử gì cả, mà chỉ để phạt cha, rồi bịt miệng không cho cha nói.

Với tư cách một Thẩm Phán của VNCH trước năm 1975, đã từng tham dự nhiều phiên toà và cũng với tư cách một giáo sư dạy luật Hình Sự Tố Tụng, tôi xin được phân tích sơ lược "Bản Án Cha Lý" dưới hai khía cạnh: Tội danh và thủ tục xét xử.

I - CHA LÝ BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI GÌ?

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 quy định rằng chỉ được trừng phạt một công dân khi người đó vi phạm các hành vi bị cấm đoán trong Bộ Hình Luật.

Cha Nguyễn Văn Lý bị toà án CSVN phạt 8 năm tù và 5 năm quản chế về tội "tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam", chiếu điều 88 Bộ Hình Luật.

Thế nào gọi là tội "tuyên truyền chống Nhà Nước?

"Tuyên truyền" là gì? Tuyên là nói lên cho mọi người nghe. Ví dụ: Tuyên xưng, tuyên bố. Truyền là đưa tin từ người này sang người kia. Ví dụ: truyền tụng, loan truyền. Tuyên truyền là chuyền đạt tư tưởng hay tin tức từ người này đến người khác.

Người dân Mỹ đang tuyên truyền cho nhau nghe trên mạng, qua e-mail, qua báo chí, truyền hình, truyền thanh những tin tức động trời này:

- Vợ chồng TT. Obama tiêu xài tiền thuế của dân một cách phung phí, bừa bãi. Ngày xưa, bà Bush chỉ có một thư ký riêng. Nay bà Obama có tới 25 thư ký. Một bữa ăn và đi coi phim của vợ chồng Obama tốn tiền của dân tới 50.000 MK, vì vợ chồng này dùng trực thăng bay từ Washington DC tới Nữu Ước ăn chơi, nhảy nhót và trả lương phụ trội cho cảnh sát, cận vệ.

- Dân chúng còn nói rằng: Trước đây, TT. Clinton có máu dê. Nay thì TT. Obama còn dê gấp mấy lần Clinton nữa.

- Đảng Dân Chủ toàn là những tên bịp bợm. Luật Cải Tổ Y Tế chỉ nhằm thỏa mãn tham vọng chính trị của TT. Obama chứ không phải lợi ích của dân chúng.

- Đảng Cộng Hòa toàn mấy anh già dịch, chỉ thích chiến tranh.

- Nước Mỹ này nếu không chấn chỉnh nền đạo đức kịp thời thì rồi cũng sẽ bị sụp đổ, y như các đế quốc Roma hoặc Mông Cổ trước đây.

Đấy, dân chúng Mỹ đang tuyền truyền chửi Nhà Nước, chê Tổng Thống, mạ lỵ cả hai Đảng lớn của Hoa Kỳ như vậy, mà có ai bị truy tố đâu. Tôi vừa khơi khơi nhắc lại những lời chỉ trích nhà nước Hoa Kỳ trước mặt quý vị mà chẳng sợ sau buổi thuyết trình này bị cảnh sát hay FBI rầy rà, bắt bớ gì cả.

Đó là vì Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948), cũng như Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Hoa Kỳ (1776) đều nhất loạt chấp nhận quyền đối kháng bạo quyền, tức là dân chúng được quyền nói lên những nhận xét của họ về những hành vi sai trái của Nhà Nước và của nhà cầm quyền.

Nước VN Xã Hội Chủ Nghĩa đã gia nhập Liên Hiệp Quốc, đã ký tên chấp nhận Bản Quốc Tế Nhân Quyền vào năm 1977 thì bắt buộc VN phải tuân hành các quy tắc của Bản Tuyên Ngôn này. Vậy mà, điều 88 Bộ Hình Luật của CSVN lại quy định phạt hành vi "tuyên truyền chống Nhà Nước".

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng cái gọi là tội "tuyên truyền chống Nhà Nước" của điều 88 Bộ Hình Luật của CSVN là một tội "giả tưởng, một tội trạng quái đản", (LS Nguyễn Hữu Thống, "Biện Minh cho các Tù Nhân Lương Tâm", xuất bản 2007, trang 93). Đó là một thứ tội man rợ, hoàn toàn vi phạm luật pháp quốc tế.

Luật lệ của các nước văn minh trên thế giới hiện nay, không có cái tội nào được gọi là tội "tuyên truyền chống Nhà Nước" cả. Nói khác đi, hành vi tuyên truyền chống nhà nước không những không bị cấm, mà còn phải được khuyến khích, để người dân có dịp vạch ra những sai trái của Nhà Nước hoặc các đảng phái và của các người nắm giữ chức vụ trong guồng máy quốc gia.

Bản án phạt cha Lý về tội "tuyên truyền chống Nhà Nước" đã phản lại Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và như thế phải được coi là vô hiệu và vô giá trị.

Thêm nữa, phiên toà xét xử cha Lý đã vi phạm trầm trọng nhiều nguyên tắc về thủ tục hình sự, trái với luật lệ quốc tế và cũng trái với những gì CSVN đã quy định trong Bộ Hình Sự Tố Tụng của họ.

II - VI PHẠM THỦ TỤC TỐ TỤNG

Đã gọi là xét xử thì tòa án phải tuân theo các thủ tục luật đã định sẵn. Trong phiên toà ngày 30-3-2007, toà án CSVN đã không tôn trọng quyền hỏi cung về tình tiết vụ kiện (điều 209 TTHS), không cho bị can được nói lời sau cùng trước khi toà nghị án (điều 220 TTHS). Vì thời giờ hạn hẹp hôm nay, tôi chỉ trình bày sự vi phạm trắng trợn của toà án CSVN đối với quyền tự do biện hộ là một quyền quan trọng nhất của bị can mà thôi. (điều 49 TTHS)

a/ Quyền được tự do thanh thản:

Nguyên tắc căn bản trong thủ tục hình sự là khi một người bị đưa ra tòa xét xử thì người đó phải ở trong tư thế tự do. Sự tự do này được biểu hiện cả về phương diện thể xác lẫn tinh thần: Tự do trong tư tưởng và tự do trong hành động. Các bị can không bao giờ bị còng chân khóa tay khi bước vào phòng xử, ngoại trừ một số tội nhân nguy hiểm, ví dụ người phạm tội sát nhân hoặc hiếp dâm, cướp của cùng một lúc.

Con người tự do khi phát biểu ý kiến có quyền vung tay múa chân để diễn tả cùng một lúc với lời phát biểu về những gì họ đang suy nghĩ.

Cha Lý là một bậc tu hành, ngài bị truy tố về tội "tuyên truyền chống Nhà Nước", không nguy hại đến tính mạng của ai. Hình ảnh LM. Lý bị còng tay lôi vào phòng xử án là một hình ảnh man rợ, tàn ác của một thứ toà án rừng rú với những thành phần xét xử vô học, không biết tôn trọng quyền tự do tư tưởng và ngôn luận của bị can.

b/ Quyền biện hộ:

Đã gọi là một phiên tòa đúng nghĩa thì phải có đủ 3 thành phần: phía buộc tội, phía gỡ tội và phía xét xử. Phiên toà của cha Lý cũng có đủ 3 thành phần, nhưng ông nói gà, bà nói vịt, ồn ào, bát nháo như một phiên chợ chiều. Có lẽ đoán trước được toà án chỉ gọi ra để nhận một bản án đã được Đảng CSVN ấn định trước, nên khi thấy thời điểm thích hợp, cha Lý đã nói lớn: "Đả Đảo Đảng CSVN!" Và rồi bàn tay của một tên công an lực lưỡng đã bịt miệng, bịt mũi cha đến nghẹt thở, không còn nói thêm được gì nữa.

Vì cha Lý là một Linh Mục Công Giáo, nên tôi xin kể hầu quý vị một câu chuyện trong Kinh Thánh. Chúa Nhật hôm nay (28-3-2010) được gọi là Chúa Nhật Lễ Lá. Toàn thể Giáo Hội Công Giáo bước vào Tuần Thánh để tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa. Trước khi bị án tử hình, Chúa Giêsu cũng bị điệu ra tòa xét xử. Viên Chánh án hỏi Chúa:

- Ông đã giảng những điều gì cho dân chúng?

Chúa đáp: "Tất cả những gì tôi giảng dậy đều công khai, không có gì bí mật để ông phải điều tra. Hãy đi mà hỏi dân chúng."

Một tên lính đứng gần đó tát vào mặt Chúa một cái rất mạnh, nổ đom đóm mắt:

- Anh dám trả lời hỗn xược với quan lớn như vậy hả?

Chúa nghiêm khắc trả lời: "Nếu tôi nói sai thì anh hãy chứng minh cho tôi biết sai ở chỗ nào? Còn nếu tôi nói phải. Sao anh lại đánh tôi?" (Gioan, 18, 19-23).

Đối với cha Lý, sau khi cha hô "Đả đảo Đảng CSVN", viên công an Nguyễn Minh Tân đã bịt miệng cha lại. Chúng ta cũng có thể hỏi anh:

- Nếu cha Lý nói sai, anh chứng minh cha sai ở điểm nào? Còn nếu cha nói đúng, sao anh lại bịt miệng cha?"

Thực sự, cha Lý có nói điều gì sai đâu? Đảng CSVN đã tạo ra cuộc chiến tranh Nam Bắc, khiến cho 1 triệu người chết. Hàng trăm ngàn người bị tố khổ cho đến chết trong chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc. 7.000 dân lành bị chôn sống ở Huế trong dịp Tết Mậu Thân. Hiện nay, CS đang bán đất, dâng biển cho quan thày Trung Cộng. Vậy thì nếu cha Lý có "đả đảo Đảng CSVN" thì điều này đúng hay sai? Nhà Nước đã không khen thưởng cha thì thôi, chứ tại sao lại bịt miệng cha?

Tại sao anh bịt miệng tôi,
Nếu anh không phải độc tài, ác nhân?
Tại sao anh bịt mắt dân,
Phải chăng anh muốn dân hèn mãi sao?

(Lời bản nhạc "Tại Sao Anh Bịt Miệng Tôi" của Thế Quang)


Sẽ có người thắc mắc: Nếu không bịt miệng cha Lý lại thì cha cứ tiếp tục lăng mạ quan tòa, chỉ trích Nhà Nước mãi sao? Không lý các Thẩm phán và Kiểm sát viên cứ ngồi đó để nghe cha Lý khống chế tòa án ư?

Với tư cách một Thẩm phán đã từng tham dự nhiều phiên toà, tôi xin được trả lời: Đây không phải là trường hợp mới mẻ gì, vì nó cũng đã từng xảy ra ở nhiều nơi. Nhưng Luật Tố Tụng cũng đã dự liệu những biện pháp đối phó. Tại phiên tòa, Chánh Án được trao nhiệm vụ điều khiển trật tự phiên tòa. Khi một người la lối trong phòng xử án, Chánh Án sẽ cảnh cáo người đó và yêu cầu giữ thái độ ôn hòa trật tự và chỉ trình bày những vấn đề liên hệ đến vụ án và toà án có quyền xử phạt ngay tại chỗ các hành vi phá rối phiên tòa. Nếu sau khi được cảnh cáo, người gây ồn ào vẫn không chịu nghe thì Chánh Án sẽ yêu cầu nhân viên trật tự đưa người đó ra ngoài phòng xử. Tòa có thể đình tới một ngày khác hoặc sẽ xử kín.

Nhưng ở đây, cha Lý đã không được cảnh báo và viên công an đã nhanh chóng bịt miệng cha. Nếu tôi là Chánh Án trong vụ này thì tôi sẽ phạt tên công an Nguyễn Minh Tân, người đã bịt miệng cha Lý, về tội bạo hành.

Trong vụ xử cha Lý, tòa án đã không xứng đáng là tòa án, chánh án không xứng đáng là chánh án, Cha đã bị truy tố về một tội danh giả tưởng, trái với luật lệ quốc tế và bị đưa ra tòa xét xử không đúng thủ tục. Bởi vậy, tôi xin mời quý vị nhìn sang một góc cạnh mới, một ý nghĩa mới của BẢN ÁN CHA LÝ. "Bản Án Cha Lý" không được hiểu là bản án của CSVN dành cho cha Lý, mà thực ra, phải hiểu rằng đây chính là bản án của Cha Lý dành cho Đảng CSVN.

Thật vậy:

Nhìn bức hình Cha Lý bị bịt miệng trước vành móng ngựa, cả thế giới đều kết án CSVN là dã man.

Nhìn bức hình cha Lý bị bịt miệng tại toà án, cả thế giới đều lên án CSVN đã vi phạm nhân quyền.

Nhìn bức hình cha Lý bị bịt miệng trong lúc tay bị còng, toàn thế giới kết án hệ thống tư pháp VN là mù loà, lạc hậu.

Đấy là những bản án quốc tế dành cho CSVN.

Riêng về phần cha Lý, phiên tòa xét xử cha đã bị phản ứng ngược và sự sai lầm của thành phần xét xử đã biến họ thành các bị can và cha Lý trở thành Chánh Án.

Tại sao tôi lại có thể quả quyết như vậy? Cha Lý trong phiên tòa ấy đâu có tuyên xử bỏ tù, bỏ tội ai đâu?

Thưa, có. Cha Lý có tuyên án. Bản án cha Lý công bố chỉ vỏn vẹn có 7 chữ. Đó là "Đả Đảo Đảng CSVN." Chỉ có 7 lời thôi, nhưng đó là một bản án nghiêm khắc nhất, với hình phạt nặng nề nhất. Tôi xin được giải thích bản án này.

"ĐẢ ĐẢO" nghĩa là gì?

ĐẢ là đánh, là đập cho tan tành, banh xác, như đả thương, ẩu đả.

Còn ĐẢO là lộn ngược lại. Đang trắng đổi thành đen, đang lành trở nên vỡ, đang sống trở nên chết.

ĐẢ ĐẢO là phá vỡ tan tành và tiêu hủy toàn diện, là giết chết người bị đả đảo. Vậy thì đả đảo hay xử tử cùng ý nghĩa như nhau.

Khi cha Lý tuyên bố: "Đả Đảo Đảng CSVN" tức là cha đã tuyên bản án tử hình cho Đảng CSVN rồi đó !

Và kính thưa quý vị,

Hôm nay, chúng ta tụ họp tại đây không phải để phản đối "Bản Án Cha Lý" của CSVN xử cha Lý, vì nó khôi hài và vô giá trị, Đúng ra, chúng ta nên ăn mừng "Bản Án Cha Lý" đã xử tử Đảng CSVN.

Tôi xin cám ơn bà Cao Thị Tình, Chủ Tịch Tổ chức Lương Tâm Công Giáo và quý vị trong Ban Chấp Hành đã tạo cơ hội cho chúng tôi được họp mặt tại đây hôm nay, để vui mừng kỷ niệm Bản Án Cha Lý.

Thông thường, án tử hình phải chờ một thời gian để hoàn tất thủ tục, rồi mới đem tử tội ra hành quyết. Ba năm đã trôi qua. Chúng ta đang chờ nhân dân VN thi hành bản án này. Ba năm lâu quá rồi chăng? Chưa hẳn, vì tại HK này, có khi bản án phải mất 4 năm, 5 năm hay hơn nữa mới có thể đem tử tội ra hành quyết.

Trên 3 triệu người Việt tỵ nạn cùng với 80 triệu đồng bào quốc nội đang chờ ngày thi hành bản án tử hình Đảng CSVN. Chắc hẳn quý vị đang mơ ngày hành quyết ấy sớm xảy ra.

Ngày ấy, sẽ có Công Lý và Hòa Bình cho VN

Ngày ấy, sẽ có Dân Chủ và Tự Do cho VN

Ngày ấy, sẽ có cơm no, áo ấm cho dân chúng VN

Ngày ấy, lá Cờ Máu tanh hôi sẽ bị thiêu hủy để thay thế bằng lá Cờ Vàng oai hùng, ngạo nghễ.

Ngày ấy, Mẹ Việt Nam mới có thể lau khô giòng lệ sầu và nở một nụ cười vui chiến thắng.

Tôi mơ ngày ấy sớm xảy ra, để tôi được trở về Pháp Đình Saigon, nơi tôi làm việc trước đây. Pháp đình tọa lạc trên đường Công Lý mà ngày nay đã bị CSVN đã đổi tên thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tôi sẽ đến ngay Pháp Đình Saigon, vứt bỏ bảng tên Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi, để thay thế bằng một bảng tên đường mới: Con đường mang tên Nguyễn Văn Lý. Ôi, đẹp đẽ làm sao! Vì:

- trong Nguyễn Văn Lý có hàm chứa Công Lý

- trong Nguyễn Văn Lý có hàm chứa Chân Lý

- trong Nguyễn Văn Lý có hàm chứa Luân Lý, và

- trong Nguyễn Văn Lý cũng hàm chứa Luật Lý.


Ước vọng này vô cùng hợp lý, hữu lý và chí lý. Có phải không, kính thưa quý vị?

Ba năm trước đây, cha Lý đã bị CS bịt mồm bịt miệng. Nhưng 3 năm qua, Bản Án Cha Lý "Đả Đảo Đảng CSVN" đã vang vọng khắp thế giới. Mỗi năm, cứ đến ngày kỷ niệm 30-3, chúng ta phải làm sao đề Bản Án Cha Lý sớm được đem ra thi hành.

Và bây giờ, kính thưa Quý Vị, để cho ngày vui ấy mau đến, xin kính mời quý vị cùng tôi lặp lại Bản Án Cha Lý đã tuyên xử Đảng CSVN:

- Đả Đảo Đảng CSVN!

Tiến Sĩ TRẦN AN BÀI

Xin xem một số HÌNH ẢNH KỶ NIỆM 3 NĂM BẢN ÁN CHA LÝ

http://www.saigonecho.com/main/hinhanh/bienco/category/140-bananchaly.html



 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngày của Bữa Tiệc Ly, một giả thuyết (III)
Vũ Văn An
22:46 29/03/2010
III. Nhìn giả thuyết từ truyền thống Phúc Âm

Như trên đã nói, dù giả thuyết của Jaubert xem ra được một số giáo phụ ủng hộ, nhưng các chứng cớ ấy chỉ thuộc một nhánh riêng rẽ có tính hạn chế của thánh truyền và được lưu hành tại những miền có nguồn gốc hay chịu ảnh hưởng của các Kitô hữu gốc Do Thái mà thôi (1). Giả thuyết cũng có thể làm nhiều người choáng ngợp bởi các trích dẫn khá phong phú từ Ngũ Kinh chạy qua các ngoại thư và tài liệu Qumran. Tuy nhiên, phần đông các phê bình đối với giả thuyết Jaubert tập trung ở điểm cô đã áp dụng lịch tư tế vào trình thuật Khổ Nạn của các Phúc Âm. Ở đây, xem ra Jaubert đã bước ra ngoài khu rừng cấm với nhiều con đường quanh co khúc khuỷu mà chỉ những nhà chuyên môn may ra mới mò mẫm được, để bước vào cánh đồng bằng phẳng mà các Kitô hữu vốn từng đi tới đi lui suốt hai ngàn năm qua.

Để tránh những lời phê phán vội vã và thiếu hiểu biết, ta nên nắm vững một số tín liệu về truyền thống Phúc Âm và các tư liệu chứa trong đó. Điều này cần thiết không những để ta phê phán một cách đúng đắn giả thuyết của Jaubert mà còn để ta hiểu các Phúc Âm một cách sâu sắc hơn.

1. Các Phúc Âm chữ viết và truyền thống truyền miệng trước đó

(a) Việc tạo thành các Phúc Âm Qui Điển (2)

Các Phúc Âm qui điển của ta là kết quả của một diễn trình từng bắt đầu từ cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, song song với việc phổ biến bằng miệng các yếu tố riêng rẽ của chúng. Các tác giả của chúng đã sử dụng nhiều tư liệu có sẵn dưới nhiều hình thức khác nhau, cả truyền khẩu lẫn chữ viết. Trước đó mấy thập niên, các trình thuật về biến cố và lời nói đã được lưu truyền và được họ tổng hợp cho vào văn bản. Nhưng mặc dù rút tỉa từ một truyền thống truyền khẩu chung và chia sẻ phần lớn tư liệu từ truyền thống ấy, vẫn có cảnh người thì sử dụng nguồn tài liệu này kẻ lại sử dụng nguồn tài liệu kia. Thánh Máccô có thể đã dựa nhiều vào hồi ức của Thánh Phêrô. Trong khi Thánh Luca lại thích dựa vào hồi ức của Thánh Philíp, vào các nguồn chữ viết, vào nguồn tài liệu phong phú của Đức Mẹ để phong phú hóa các chi tiết ít ỏi về thời thơ ấu của Chúa Giêsu bằng những suy tư thần học mà ngài từng nghiền ngẫm trong nhiều năm tháng khi ngài “giữ chúng ở trong lòng”. Phúc Âm bằng tiếng Hy Lạp của Thánh Mátthêu trước nhất dựa vào chính những hiểu biết đầu tay của mình, cũng như Phúc Âm thứ tư đã dựa vào kinh nghiệm của người Môn Đệ Yêu Dấu (3).

Ngoài việc cùng rút tỉa từ một truyền thống chung, các Phúc Âm Nhất Lãm còn có sự liên lập về văn thể. Phải nhận rằng những điều rắc rối trong Vấn Nạn Nhất Lãm ít gây được thích thú nơi các sinh viên Tân Ước, nhưng thực sự, nhận thức được các nét phác họa của chúng vẫn là điều quan trọng (4) Chỉ nhờ so sánh cách thức qua đó các phúc âm gia khác nhau xử lý cùng một tư liệu chung, ta cũng có thể lượng giá được các dị biệt của họ về quan điểm và một nền thần học riêng tư đối với từng vị. Xin tóm tắt các điểm được các học giả nhất trí: “Máccô là Phúc Âm sớm nhất trong các Phúc Âm qui điển. Mátthêu và Luca liên lập lẫn nhau, nhưng một phần cũng tùy thuộc Máccô. Bất luận quả quyết ra sao về mối liên kết giữa Mátthêu qui điển và Phúc Âm bằng tiếng Aram của vị tông đồ này, phải nhận rằng phúc âm qui điển không nguyên tuyền chỉ là bản dịch từ tiếng Aram mà là công của người soạn thảo bằng tiếng Hy lạp. Truyền thống truyền khẩu được thừa nhận là yếu tố gây ảnh hưởng đối với mọi giai đoạn hình thành ra các Phúc Âm chữ viết” (5). Cũng thế, Thánh Máccô không đơn thuần chỉ là người thư ký ghi lại các bài giáo lý của Thánh Phêrô.

Phần lớn các tư liệu đã có được hình thức cố định của chúng. Hàng mấy thập niên nhắc đi nhắc lại bằng miệng đã chuyển giao được “những điều Chúa Giêsu nói và làm”, một hợp tuyển các điều Người nói và làm đó đã được tổng hợp đưa vào bản văn các Phúc Âm. Các đơn vị biệt lập được dệt vào nhau để tạo thành một trình thuật có trước có sau. Những trình thuật này dễ dàng được cắt ra khỏi ngữ cảnh hiện nay, mà ta vẫn hiểu được mà không cần phải tham chiếu các đơn vị khác. Phần lớn các bài Phúc Âm Chúa Nhật là như thế cả. Nhiều khi cả một nhóm các trình thuật tương tự được gọp chung lại với nhau như các lần Chúa mâu thuẫn với Phe Biệt Phái hay những lời Người nói về các chủ đề tương tự. Trong các Phúc Âm Nhất Lãm, các biến cố tương tự nhiều khi được gom lại chỉ bằng một lối chuyển câu rất mơ hồ, đến độ thỉnh thoảng xẩy ra một câu truyện nào đó sở dĩ được đặt ở chỗ hiện nay là vì có liên hệ với một từ đi trước nó (6).

Phúc Âm Thứ Tư là ngoại lệ. Nó có đặc điểm hết sức gắn bó, dù nó vẫn tạo ra nhiều vấn nạn loại khác trong việc trình bày sự nghiệp và lời nói của Chúa Giêsu.

Trình tự các biến cố có khác nhau giữa ba Phúc Âm Nhất Lãm mà rõ ràng nhất là thứ tự trong việc Chúa Giêsu bị cám dỗ. Sự khác nhau càng rõ rệt hơn khi ta so sánh Phúc Âm Thứ Tư với các Phúc Âm Nhất Lãm, không phải chỉ trong các biến cố riêng rẽ như việc xua đuổi con buôn khỏi Đền Thờ, mà còn trong toàn bức tranh về cuộc đời Chúa Giêsu. Một đàng, ta có một Lễ Vượt Qua và cảm tưởng là Chúa Giêsu chỉ giảng dạy có mấy tháng trời, một đàng có đến ba Lễ Vượt Qua, buộc ta phải kéo dài thừa tác vụ của Chúa Giêsu ra ít nhất 2 năm rưỡi. Đấy mới chỉ là một điển hình cho thấy Phúc Âm Thứ Tư dường như chính xác hơn về thời biểu.

Như cha P. Benoit nói (7), đó là những sự kiện không thể chối cãi, và ta nên vì chúng mà an tâm trong quan điểm thần học về linh hứng. Chúa Thánh Thần không muốn dạy ta một cách chắc chắn về thứ tự thời biểu vốn được bốn “thông dịch viên” của Người trình bày một cách khác nhau. Người để ta giải thích các dị biệt ấy bằng ý định văn chương của các tác giả thánh (8). Nếu các vị đã sắp xếp như thế và đôi khi tùy ý dịch chỗ các vấn đề của Phúc Âm, thì chính vì các ngài không bị thánh truyền trói buộc về điểm này. Các ngài gặp các trình thuật riêng rẽ và đem chúng vào một thứ tự có thể giúp ích nhiều nhất cho các mục tiêu của các ngài.

Nói một cách tổng quát, các tình tiết được cột lại với nhau bằng những câu chuyển đoạn khá mơ hồ: “lúc ấy”, “một lần nữa”, “ngay tức khắc”, “thời ấy”… Không hẳn những nhóm chữ này luôn luôn thiếu nội dung thời biểu, ngày sabát tại Caphanaum đọc lên nghe như ngày thật (Mc 1:21-34). Nhưng nhiều đoạn khác được thả trôi không một chút neo. Sau ngày đầu tiên ở Caphanaum, Máccô thuật lại việc chữa một người cùi (1:40-45). Xem ra như thể việc này xẩy ra khi Chúa Giêsu rời thành này, nhưng Mátthêu và Luca lại kể nó ở nơi khác, và trong Máccô nó được nối kết với các câu trên môt cách khá mơ hồ. Như thế, một số biến cố và một loạt các biến cố truyền đến các phúc âm gia với các chi tiết cố định về thời gian và không gian của chúng (9), trong khi các phúc âm gia khác thì một là quên hai là không bao giờ biết đến chúng. Nhưng điều ấy không làm các phúc âm gia bối rối, bởi các ngài không viết một cuốn tiểu sử theo nghĩa hiện đại, mà chỉ kể lại những biến cố trong cuộc đời Chúa Kitô để dạy dỗ người ta.

Đàng khác, ta lại không được hạ thấp các phúc âm gia thành những người sao chép (copyists) chỉ có việc khâu lại với nhau các mảnh vải của truyền thống thành tấm chăn vá chằng vá chịt bằng cách thêm vào đó các chữ như “lúc ấy” hay “ngay tức khắc”. Mỗi phúc âm gia đều có sự thống nhất trong ngôn từ và văn phong, một điều cho thấy có phần soạn tác bản thân. Truyền thống được họ rút tỉa đang còn sống ở ngoài kia, vẫn còn các chứng nhân tận mắt để họ có thể chạy tới kiểm nghiệm các diễn biến của sự kiện. Những phác thảo tổng quát của họ về cuộc đời Chúa Giêsu thì phù hợp với nhau, bắt đầu rao giảng ở Galilê, dân chúng ngày càng lì lợm hơn, lên vùng phía bắc, mỗi ngày Chúa càng giới hạn lời giảng vào việc đào tạo các môn đệ, càng ngày càng mạc khải nhiều hơn về sứ vụ thiên sai của mình cũng như cuộc Khổ Nạn sắp đến. Trong khi ấy, Phúc Âm Thứ Tư cho ta một cái khung lịch sử và địa hình rất tốt (10).

(b) Bản chất và biến hóa của các truyền thống Phúc Âm

Phần lớn truyền thống trong Phúc Âm là truyền thống của cộng đoàn, được các phúc âm gia hiệu đính, chứ không hẳn là tường thuật của nhà báo về “những gì thực sự đã xẩy ra”. Trong nhiều thập niên phân cách giữa các Phúc Âm chữ viết và các biến cố, các truyền thống này biến hóa theo các định luật riêng của chúng, những định luật được sáng tỏ nhờ các cuộc nghiên cứu về văn chương Cựu Ước, văn chương tư tế ra-bi và văn chương Hy Lạp cũng như nền thiên sử thi nói chung. Nếu muốn hiểu hình thức văn chương của một phần Phúc Âm nào nhất định, ta phải xét tới các khía cạnh ấy.

Để các trình thuật được hấp dẫn hơn, các câu truyện trên thường bước từ lối nói gián tiếp qua lối nói trực tiếp và thêm vào đó nhiều chi tiết đem lại mầu sắc cho câu truyện. Các nhân vật được cá thể hóa, lời nói được đặt vào miệng các nhân vật được cá thể hóa này, giúp cho các tình cảm diễn tả được rõ ràng hơn, cùng một câu truyện ấy khi tái xuất hiện lại có những chi tiết khác. Trong Phúc Âm, có khá nhiều những thí dụ như thế, khó có thể chối cãi được, kể cả chính trình thuật Khổ Nạn. Mà ta cũng không cần phải bác bỏ khả thể của những việc như thế vì Đức Giáo Hoàng Piô XII từng viết: “Về các lối phát biểu mà ngôn ngữ con người nơi các dân tộc cổ xưa, nhất là các dân tộc ở Phương Đông, thường dùng để nói lên tư duy của mình, không lối nào bị loại ra ngoài các Sách Thánh, miễn là lối nói đó không mâu thuẫn với sự thánh thiện và chân lý của Thiên Chúa” (11).

Chi tiết các câu truyện này không được khẳng định vì giá trị riêng của chúng. Toàn bộ sức mạnh trong các khẳng định của tác giả không hệ ở các chi tiết này, chúng chỉ là một trình thuật hay một cái khung kịch tính để bảo đảm người đọc nắm được hay duy trì được một bài học. Còn việc người giầu có hỏi Chúa Giêsu xem phải làm gì để được sự sống đời đời là một thanh niên (Mc 19:20), hay người lớn tuổi (Lc 18:18-21); có bao nhiêu người mù ở Giêricô (Mc 10:46; Mt 20:30); hay có bao nhiêu người bị quỉ ám tại Gerasa (Mc 5:2; Mt 8:28), hay bao nhiêu thiên thần ở trong mồ (Mc 16:5; Lc 24:4), thì điều ấy không quan trọng bao nhiêu, các phúc âm gia khác nhau ở những điểm này, Chúa Thánh Thần không muốn dạy ta các chi tiết ấy. Sự linh hứng của Thiên Chúa hành động qua các hình thức văn chương của thuật kể truyện hay các thuật khác.

(c) Phê bình hình thức (Form-criticism) (12)

Việc xếp loại các hình thức mà truyền thống cộng đoàn tiếp nhận không khó khăn gì. Có thể phân chia chúng thành 2 loại chính, “những điều Chúa Giêsu nói và làm” tức các lời nói và việc làm của Người. Lại có thể chia loại thứ nhất thành dụ ngôn và ẩn dụ, những lời nói có tính cánh chung và khải huyền, những lời nói có tính kỷ luật, các phương châm khôn ngoan và các lời Chúa nói về chính Người (13). Cũng có thể chia loại thứ hai thành 2 nhóm: một nhóm với các dẫn nhập thật vắn vỏi dẫn tới những lời nói đáng ghi nhớ của Chúa Giêsu, nhóm kia là những câu truyện dài với rất nhiều chi tiết, mà phần lớn là truyện làm phép lạ (14). Còn các trình thuật về các biến cố trong cuộc sống của Chúa Giêsu và các môn đệ thì khó xếp loại hơn. Ở đây, ta nên chú ý tới một hình thức văn chương đặc biệt, thấy có trong các phần khác của Thánh Kinh, mà ta không thể tự ý loại bỏ việc nó có thể hiện diện trong các Phúc Âm. Đó là hình thức “Midrash”. Nội dung lịch sử của nó đa dạng. Từ một hình thức không hề có một căn bản lịch sử nào và chỉ gồm một câu truyện kể ra để nêu gương xây dựng nhân đức hay để răn đe sa phạm hay một mục đích tôn giáo nào khác, qua một hình thức trong đó, ý nghĩa một số biến cố được trình bày bằng tô cho nó những màu sắc rút từ các biến cố Cựu Ước. Trong những trường hợp như thế, nó có chứa một số yếu tố lịch sử, nhưng phần lớn trình thuật nhằm chở theo ý nghĩa thần học (15).

Vì việc nghiên cứu các tư liệu có thể so sánh từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy nhiều cách phát biểu luôn giả tạo (artificial), nên nhà phê bình hình thức tìm cách trở về với hình thức nguyên sơ của truyền thống, bằng cách gỡ bỏ các chồng chất vốn do việc lặp đi lặp lại gây ra và các ảnh hưởng không ngừng có thể nhận ra nơi các truyền thống tương tự. Nghĩa là ông ta cố gắng trở lui càng gần “điều thực sự xẩy ra” bao nhiêu có thể theo các phê phán văn chương của mình. Cũng như các ngành nghiên cứu văn chương khác nói chung, ngành này sẽ đem lại những kết quả có tính cái nhiên (probable) thuộc nhiều trình độ khác nhau (16).

Sau đó, nhà phê bình hình thức tìm cách thay thế những việc làm hay lời nói trong đời sống của cộng đoàn sơ khởi, nhận rõ môi trường chúng xuất hiện và mục tiêu của chúng. Diễn trình này không nhất thiết là võ đoán, vì ta biết rất nhiều điều về các cộng đoàn tiên khởi từ các nguồn khác, như Tông Đồ Công Vụ và các Thư chẳng hạn. Nhưng khi nhà phê bình hình thức cấp tiến bảo rằng các cộng đoàn tiên khởi đã “tạo ra” một số câu truyện vì mục đích riêng, thì ta buộc phải đi tìm lý do để giải thích tại sao một câu truyện nào đó đã được chọn trong muôn vàn câu truyện khác để truyền bá.

Trong diễn trình truyền đạt bằng miệng trong nhiều thập niên, tất nhiên các truyện kể này phải kinh qua nhiều biến hóa. Điều này càng đáng kể khi xét tới các hoàn cảnh về thời gian, nơi chốn, con người (17), những chi tiết vốn không quan trọng, vì tác giả chỉ quan tâm tới những điều đã được nói và được làm. Nhưng còn hơn thế nữa. Chính các lời của Chúa Giêsu cũng kinh qua nhiều phát triển trong lúc được truyền bá. Việc phát triền này phát sinh do việc giải thích, thích nghi chúng vào hoàn cảnh thay đổi của cộng đoàn Kitô hữu (18). Một trong những ảnh hưởng quan trọng trong cuộc biến hóa này là nền phụng vụ tiên khởi (19).

Bởi thế, trong các Phúc Âm, thay vì được đọc chính lời Chúa Giêsu nói, ta thường chỉ thấy những lời áp dụng giáo huấn của Người vào một hoàn cảnh đặc thù. Theo tiêu chuẩn của lịch sử hiện đại, điều ấy bị coi là hết sức thiên kiến, nhưng các phúc âm gia không ngần ngại trong việc đặt những lời đó vào môi miệng Thầy Chí Thánh. Trong thái độ của họ, ta nhận ra niềm tin tưởng của Giáo Hội Tiên Khởi vào sự hướng dẫn của Thần Trí Chúa Kitô trong việc giải thích và áp dụng giáo huấn của Người.

Dĩ nhiên đối với chúng ta điều ấy làm ta rất ngạc nhiên, vì chúng ta đọc các truyện đó trong tư cách những con người hiện đại, nghĩa là những con người luôn chú trọng tới chi tiết, tới hậu cảnh, tới thời gian và không gian. Nhưng Phúc Âm được viết ra không chủ yếu nhằm thông tri cho ta những thứ ấy. Ta chú trọng tới việc sắp xếp thời gian và không gian hơn các phúc âm gia. Tất nhiên có những tình tiết chỉ có thể giải thích nếu ta biết nhiều hơn chút nữa về cuộc đời Chúa Giêsu, nhưng quan tâm về tiểu sử như ta hiểu ngày nay không phải là động lực chủ yếu trong việc hình thành ra các Phúc Âm.

2. Trình thuật khổ nạn

(a) Bản chất và hình thức (20)

Một cách tổng quát, người ta nhìn nhận rằng trình thuật Khổ Nạn là một trong các trình thuật đầu tiên trở thành hiện dụng trong cộng đoàn tiên khởi. Trình thuật này “như được trình bày trong các Phúc Âm, có bản chất của một trình thuật lịch sử gắn bó hơn bất cứ phần nào khác của truyền thống; tự nó, điều ấy gợi ý rằng các phúc âm gia có được nguồn cung cấp một phức thể các câu truyện tương đối cố định. Một lần nữa, chỉ trừ một số dị biệt về một vài phương diện, các Phúc Âm hoàn toàn nhất trí trong yếu tính diễn biến các sự kiện” (21). Sau khi được phổ biến riêng rẽ, các phần khác của Phúc Âm đã được gắn bó với nhau để có được một tính thống nhất hợp luận lý hay hợp thời biểu. Ngay từ những ngày đầu, trình thuật Khổ Nạn đã được lưu truyền như một câu truyện liên tục, bắt đầu với âm mưu triệt hạ Chúa Giêsu của các tư tế, sau đó là một loạt tình tiết gắn bó dẫn tới cái chết và việc chôn cất Người, sau cùng là một số nhân chứng quả quyết việc Người sống lại.

Trình thuật Khổ Nạn này có mặc nhiều hình thức khác nhau trong các cộng đoàn khác nhau hay không? Điều này rất có thể có. Vì mặc dù Thánh Mátthêu theo sát nút Thánh Máccô, nhưng Thánh Luca dường như còn biết một truyền thống khác với nhiều nét gối lên các tư liệu vốn đặc trưng là của Thánh Gioan (22). Phúc Âm Thứ Tư đưa ra nhiều điểm đặc trưng hơn cả, không những trong chi tiết các sự kiện, mà trước hết còn cả trong quan điểm do người viết cố tình chọn lựa nữa. Khoa phê bình văn chương, dựa trên việc so sánh các trình thuật, các khuynh hướng rõ rệt của từng phúc âm gia, đã đem lại một căn bản vững chắc cho một số kết luận tổng quát mà ta có thể chấp nhận liên quan đến diễn trình xuất hiện và hình thức văn chương của các trình thuật này.

(b) Nguồn gốc các trình thuật Khổ Nạn

Yếu tố quan trọng nhất nằm dưới tính hợp nhất tổng quát của bốn phúc âm gia trong trình thuật Khổ Nạn chính là câu truyện truyền thống về Khổ Nạn được lưu truyền từ những ngày đầu hết. Trình thuật này được chính tình thế của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đòi hỏi. Vừa vì đức tin của riêng họ vừa vì việc trở lại của đồng bào Do Thái của họ, họ thấy họ phải có khả năng chứng minh cách nào cho thấy Chúa Kitô bị đóng đinh chính là Đấng Được Xức Dầu, là chủ thể của sứ điệp cứu rỗi. Kinh nghiệm của Thánh Phaolô đã chứng minh đầy đủ cho nỗi khó khăn của họ (1Cor 1:23). Chỉ một trình thuật liên tục mới có thể đạt được mục đích trên vì chỉ dưới ánh sáng Phục Sinh, họ mới có thể giải thích được việc chịu đóng đinh của Đấng Được Xức Dầu, và chỉ dưới ánh sáng của toàn bộ câu truyện họ mới trả lời được vấn nạn, “Nếu Chúa Kitô là Đấng Được Xức Dầu, thì làm thế nào Người lại bị dân riêng bác bỏ?”. Một yếu tố nữa trong việc tạo ra một truyền thống thống nhất như thế là việc phụng vụ đọc cuộc Khổ Nạn trong Bữa Tiệc Thánh Thể (23)

Như nhiều người vốn nghĩ, các tác giả khác nhau trong phạm vi họ sử dụng truyền thống nguyên thủy trên. Việc họ tái sắp xếp không ảnh hưởng nhiều đối với chúng ta, nhưng sự nhất trí của họ quả làm ta an tâm. Bởi thế, ai cũng nhận rằng truyền thống trên tương đối ngắn và do đó, các phúc âm gia đã phát triển thêm bằng cách lồng vào nó nhiều tư liệu họ tìm được từ các nguồn khác. Ít nhất, xét một cách hời hợt, ta thấy Thánh Mátthêu và Thánh Luca xem ra đã thêm xương thịt cho Thánh Máccô. Nhưng ngay Phúc Âm Máccô cũng có những phần không thể tách rời khỏi ngữ cảnh hiện nay của nó. Có lẽ điển hình hiển nhiên nhất là việc xức dầu tại Bêtania, một trình thuật chia đôi câu truyện các tư tế âm mưu giết Chúa và việc họ thỏa thuận với Giuđa. Câu truyện âm mưu kia khá cụt ngủn, rất ít chi tiết. Nhưng việc xức dầu thì rất khác về hình thức và chấm dứt với lời Chúa Giêsu ám chỉ cái chết và việc chôn cất của Người. Trước đó vốn là một câu truyện riêng biệt, nhưng nó đã được lồng vào đoạn khởi đầu của trình thuật Khổ Nạn (24).

Điều này quan trọng xét theo quan điểm thời biểu, vì việc Jaubert hòa giải ngày xức dầu trong Phúc Âm Gioan với Phúc Âm Máccô thực ra chẳng hoà giải được gì. Câu “sau hai ngày đến lễ Vượt Qua”” của Máccô có ý nói tới âm mưu của các tư tế, chứ không nói tới việc xức dầu là điều lúc đó đã được lồng vào. Quan trọng không kém, là câu truyện chuẩn bị Bữa Vượt Qua, cũng là một câu truyện được chêm vào. Cả câu truyện này nữa cũng có liên kết gần gũi với ngày của Bữa Tiệc Ly.

(c) Hình thức văn chương của các trình thuật này (25)

Trình thuật Khổ Nạn trong các Phúc Âm là một trình thuật lịch sử, dựa trên những điều thực sự xẩy ra. Nhưng chủ điểm ít hệ ở chi tiết các sự kiện cho bằng ý nghĩa tôn giáo của chúng. Tuy nhiên, các chi tiết chính xác về thời gian và không gian tương đối nhiều hơn là trong các phần khác của các Phúc Âm. Nhưng vẫn phải nhớ rằng đây là lịch sử cứu rỗi, cốt yếu dựng cây Thánh Giá vào chỗ sáng nhất trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Do đó, mà có việc năng nhắc tới Cựu Ước cũng như cung cách nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu, dù chịu đau khổ và bị chối bỏ, vẫn là Đấng Được Xức Dầu.

Chính ý hướng tín lý đó đã điều hướng việc chọn lựa các tình tiết. Các lời nói được lựa sẽ làm nổi bật việc Chúa Kitô biết trước điều Người sẽ phải chịu và ý muốn sẵn sàng chịu đau khổ của Người (26). Thánh Mátthêu đã có thể nhấn mạnh tới tư cách Đấng Được Xức Dầu của Chúa Giêsu bằng cách đặt song hành việc Người bị chối bỏ, cái giá trả cho Giuđa để hắn phản bội với cái giá của việc chối bỏ Thiên Chúa và cái giá Chúa Kitô được định trong Dacaria 11:12. Thánh nhân đã có thể nói tới bản chất đích thực của việc đóng đinh bằng cách vẽ nó bằng các màu sắc rút từ các tiên tri khi họ mô tả các dấu hiệu có tính vũ trụ về Ngày của Chúa (27). Bất kể các bức tranh này có căn bản lịch sử như thế nào, tầm quan trọng về thần học của chúng là điều chắc chắn. Khi chối bỏ Đấng Kitô, Thiên Chúa cũng bị chối bỏ; trong cái chết của Người, Thiên Chúa đã long trọng can thiệp vào sự việc con người.

Một trình thuật như thế không đòi một sự chính xác hoàn toàn trong các chi tiết về địa hình cũng như thời biểu. Các biến cố có thể được tóm tắt, các chi tiết thuộc cùng một biến cố có thể khác nhau giữa các phúc âm gia khác nhau. Ở đây ta chỉ cần nhắc tới tính vắn vỏi tại phiên toà của Thượng Hội Đồng, cũng như các dị biệt trong câu truyện Phêrô chối Chúa.

Thoạt nhìn, điều ấy xem ra như “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, nhưng thực ra nó lại bảo đảm cho tính chân thực của câu truyện. Sau này, các sách ngoại thư của thời Tân Ước sẽ tìm cách thoả mãn tính hiếu kỳ và các quan tâm khác của một thế hệ khác bằng những lời nói được Chúa Giêsu ngỏ thẳng với Thượng Hội Đồng, với Philatô, với Hêrốt (28). Nhưng đối với các Kitô hữu tiên khởi, các phác thảo đơn sơ của câu truyện đã đủ rồi. Một học giả Thệ Phản còn đi xa đến chỗ cho rằng: “Nếu ngày nay ta phải khám phá ra một bản giấy sậy có thể thoả mãn mọi hiếu kỳ của nhà sử học, một bản có thể cung cấp được một phúc trình luật học về phiên xử Chúa Kitô, và một phúc trình về việc thi hành bản án của Người, thì chắc người ta sẽ hoài nghi một bản văn như thế ngay từ đầu vì không phát xuất từ các cộng đoàn cổ xưa nhất, bởi vì các cộng đoàn này đâu có lưu tâm tới các biên niên sử hay phúc trình luật học được biên khảo cho các thế hệ sau tiện dụng”.

Như thế, khi thảo luận tới thời biểu cuộc Khổ Nạn, ta cần nhớ rằng ta đang lưu tâm tới một điều vốn chẳng quan trọng chi đối với các tác giả thánh. Thực ra có một vấn đề có tính lịch sử thực sự. Vấn đề đó là: liệu việc giải thích mà các Phúc Âm gán cho cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô có phải là việc giải thích mà chính Chúa Kitô cũng muốn gán cho nó hay không? Đối với câu hỏi này, ta không còn hoài nghi gì khi trả lời là có. Bởi nếu các trình thuật Khổ Nạn của bốn phúc âm gia là một giải thích đối với các biến cố, thì việc giải thích này là trung tâm cho mục tiêu của các ngài. Và để làm được việc đó, các ngài đã nhận được sự trợ giúp của Thiên Chúa linh hứng. Chính vì điều đó, họ đã viết ra trình thuật của mình. Nhưng ngoài câu hỏi có tính trung tâm ấy, người ta có thể có những giả thuyết, và đây là lúc chúng tôi xét tới các chi tiết của một trong những giả thuyết ấy. Các kết luận của chúng tôi sẽ không có nhiều chắc chắn hơn sức thuyết phục của những luận điểm trong khoa chú giải phàm trần, một khoa nhị đẳng vốn không được huấn quyền của Giáo Hội kiên định.

Ghi chú

(1) Sau bài đầu của Cha Jerome Crowe, các chống đối về phần này càng trở nên gay gắt. Cha McDonald, Dòng Tên, trong The American Ecclesiastical Review CXL (1959), 79-92, 168-181, nghi vấn việc Jaubert sử dụng dịch bản Syriac của Didascalia, vì dịch bản Ethiopia không những không nhắc gì tới truyền thống Thứ Ba, mà còn dứt khoát nhắc tới Thứ Năm như là ngày của Bữa Tiệc Ly. Cả Victorinus nữa cũng ‘khá ngụ ý’ trong phần “De Fabrica Mundi” được Jaubert sử dụng. Cha Max Zerwick, cũng Dòng Tên, giáo sư môn giải thích Tân Ước tại Giáo Hòang Học Viện Thánh Kinh, đã chỉnh lại lối giải thích của Jaubert về Didascalia bằng cách loại bỏ đối nghịch giữa Kitô Giáo tiên khởi nói chung với Do Thái Giáo “chính thức”. Tuy nhiên, vị đầu đồng ý là cô đã trình bày được một "trường hợp tốt” trong khi vị sau lại cho rằng khó mà không thấy ra một liên tục tính trong phụng vụ. (Biblica, 39, 1958, 508-512). Dù sao, lời phê bình của Benoit đã dẫn trên đây vẫn là lời phê bình thấu đáo hơn cả.

(2) Một tóm lược cập nhật hóa tốt nhất phải tìm thấy trong Bible de Jerusalem, Paris, 1956, trong phần dẫn nhập vào các Phúc Âm Nhất Lãm do Cha P. Benoit, O.P. viết. Việc năng nhắc tới tên ngài trong những dòng sau chắc chắn đã làm chứng cho việc tác giả bài này tùy thuộc vào ngài và cho thấy vị trí của ngài trong các nghiên cứu Tân Ước của Công Giáo, cả trong các nguyên tắc tổng quát lẫn trong việc áp dụng các nguyên tắc này vào các chủ đề chi tiết.

Xin xem thêm L. Cerfaux, La Voix Vivante de l’Evangile, Tournai-Paris, 1946. Vincent T. O’Keefe, S.J., Towards Understanding the Gospels, Catholic Biblical Quarterly, XXI (1959), 171-189.

Về các cuộc nghiên cứu không phải là Công Giáo, hay nhất là Vincent Taylor, The Formation of the Gospel Tradition, London, 1949.

(3) Xem D. Mollat, S.J. trong Bible de Jerusalem, p. 1396.

(4) Vấn Nạn Nhất Lãm, nằm yên một thời gian, sau đó đã sống dậy với cuốn Le Problem Synoptique của L. Vaganay (Tournai, 1954). Tình trạng hiện nay đã được F.J. McCool, S.J. tóm tắt trong Theological Studies, XVII (1956), 459-493, và X. Leon-Dufour, S.J. trong Recherches de la Science Religieuse, XLII, (1954), 549-576.

(5) O’Keefe, sách đã dẫn, 174.

(6) Xem mối liên kết giữa các lời nói riêng rẽ trong Mc 9:47-49. Câu 48 liên kết với câu 48 nhờ ý niệm “lửa” (hỏa ngục), câu 49 liên kết với câu 48 bằng ý niệm “muối”.

(7) Các suy tư về “Formgeschichtliche Method”, Revue Biblique, LIII (1946), 481-512.

(8) Việc này đã được A. Feuillet thực hiện cho câu truyện Biến Hình trong bài Les Perspectives propres à chaque évangeliste dans les récits de la Transfiguration, Biblica, XXXIX (1958) 281-301. Cũng nên xem A. Kenny, The Transfiguration and the Agony in the Garden, Catholic Biblical Quarterly, XIX, 1957, 444-452; A.Pelletier, La Tradition Synoptique du Voile Déchirée, RSR, XLVI (1958), 161-180.

(9) Một trong những loạt biến cố ấy là việc tuyên xưng đức tin tại Xêdarê Philíphê, các điều kiện Chúa Giêsu đòi hỏi nơi các môn đệ của Người, việc Biến Hình, việc chữa người bất toại, lời tiên báo lần thứ hai về cuộc Khổ Nạn, đều là những tình tiết được nối kết với nhau theo cùng phương cách của Nhất Lãm.

(10) Benoit, Réflexions.

(11) Divino Afflante Spiritu, Enchiridion Biblicum, 559 dịch sang tiếng Anh trong Rome and the Study of Scripture, St Meinrad’s, Indiana, 1953, p.98.

(12) Xem Taylor, sách đã dẫn, 22-26; A. Robert, bài Genre Littéraire trong Dictionnaire de la Bible, Supplément, V, 405-422, và trong Initiation Biblique, Tournai, 1954, 324-327. Các quá đáng của khoa phê bình hình thức cấp tiến cũng đã được khoa trưởng Trường Tân Ước Công Giáo là Đức Ông L. Cerfaux lên tiếng phê phán trong nhiều bài báo, mà hai trong các bài này được in lại trong Recueil Lucien Cerfaux, Gembloux, 1954, vol. I, 354-385.

(13) Cách chia nhỏ này là của Bultmann, một trong những nhà phê bình hình thức cấp tiến nhất. Nó có sự thiếu sót này là nó không hoàn toàn là hình thức văn chương. “Các phân chia này dựa trên vấn đề bản chất chứ không phải hình thức” (V. Taylor, The Gospel According to St Marc, p.19).

(14) Mc 2:16f, Lc 12:13-15 là các thí dụ của hình thức ngắn, Mc 4:36-40 là điển hình của hình thức dài.

(15) Xem R. Bloch, bài Midrash, DBS, V 405-422; R. Laurentin, Structure et Théologie de Luc I-II, Etudes Bibliques, Paris 1957, người đã dựa vào việc phân tích các bản văn của Cựu Ước được Thánh Luca không ngừng sử dụng trong trình thuật Thơ Ấu, đã kết luận rằng đây là trường hợp điển hình của hình thức Midrash. Thay cho các tự thuật hiện đại, đây là một suy tư về các biến cố thời thơ ấu của Chúa Giêsu, làm nổi bật ý nghĩa của chúng dưới ánh sáng Cựu Ước. Có tính lịch sử xét về căn bản, nó quả là một “lịch sử tôn giáo được viết theo lối Thánh Kinh”. P. Benoit cũng rút ra một diễn trình tương tự trong câu truyện về cái chết của Giuđa. Chúng tôi biết được bài báo vừa nói qua một bài tóm tắt của Zerwick trong Verbum Domini, XXXII (1954), 289f.

(16) Đan viện trưởng Butler nhận xét như sau về khoa phê bình văn chương và lịch sử: “Trong các công trình phê bình này, ít có tính chung cục. Do đó, ta nên luôn giả thiết là phải đương đầu với một điểm nòng cốt “gồm các kết quả chắc chắn” nhưng vây quanh là cả một khu vực càng ngày càng ít chắc chắn hơn và cuối cùng là chẳng có gì chắc chắn cả” (Downside Review, Spring, 1957, p. 118).

(17) Xem A. Legault, An Application of the Form-Critique Method to the Anointings in Galilee and Bethany, CBQ, XVI (1954), 131-145.

(18) Ngoài C.H. Dodd, The Parables of the Kingdom, ấn bản 3, London 1956, với nhiều thí dụ từ các dụ ngôn, diễn trình này đã được trình bày trong các công trình như J. Dupont, O.S.B., Les Béatitudes, Bruges and Louvain, 1954. Dom Dupont chủ trương rằng trong soạn tác nguyên thủy (trước khi có Mátthêu và Luca qui điển), Nước Thiên Chúa được trình bày như việc thể hiện các lời hứa thiên sai. Trong Luca, chân lý này được thích ứng vào hoàn cảnh của Giáo Hội Tiên Khởi, một Giáo Hội gom tài sản chung và đang bị bách hại. Ở đây, Nước Thiên Chúa chỉ là việc bù trừ cho những ai không được hưởng của cải trần gian. Trong Mátthêu, lời lẽ của Chúa Giêsu đã trở thành phổ quát hóa, người nghèo ‘trong tinh thần’ không còn nghèo về phương diện xã hội mà là những người khiêm hạ và không dính bén của cải trần gian, những người đói khát công lý và chịu bách hại vì nó mới là những người tìm kiếm lý tưởng Phúc Âm.

(19) Xem David M. Stanley, S.J., Liturgical Influences on the Formation of the Four Gospel, CBQ, XXI (1959), 24-38. R. Orlett, An Influence of the Early Liturgy upon the Emmaus Account, ibid., 212-219.

(20) K.H. Schelkle, Die Passion Jesu, Heidelberg, 1949, đề cập tới toàn bộ giáo huấn Tân Ươc về Khổ Nạn, nhấn mạnh tới các hình thức được truyền thống tiếp nhận. Xem thêm Taylor, Formation 44-62, The Gospel According to St Mark, 524-526, 653-664, và Delorme, l’Ami du Clergé, 1957, 230f.

(21) Taylor, Formation. 44f.

(22) Chỉ xin nhắc tới 2 chi tiết, cả hai đều nói đến việc Xatan nhập vào Giuđa (Ga 13:27; Lc 22:13); và việc người đầy tớ mất một tai (Ga 18:10; Lc 22:50)

(23) Stanley, Liturgical Influences, 33f.

(24) Như ý kiến của Benoit, Legault, Delorme, người cũng đã trưng dẫn Descamps, và Taylor.

(25) Delorme, 231.

(26) Trong những lời như thể tiên đoán việc phản bội này, ta có lời trong Lc 22:15ff và nhất là trong Gioan.

(27) Xem Mt 27:45, 51 với Amốt 8:9, Giêrêmia 4:24 v.v… Xem ghi chú trong Bible de Jerusalem về Amốt 8:9.

(28) Các thí dụ được trích dẫn trong Taylor, Formation, 46, và Schelkle, đó đây.

Viết theo Jerome Crowe C.P., The Australasian Catholic Record, Vol.XXXVI, July 1959, no.3

(Còn tiếp)
 
Thông Báo
Phân Ưu: Thân phụ của Linh mục Đa Minh Nguyễn Xuân Trường vừa tạ thế tại Bắc Ninh
VietCatholic
09:13 29/03/2010
PHÂN ƯU

Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô Phục Sinh
chúng tôi nhận được tin báo cho biết:

Ông cố Đaminh Nguyễn Văn Chư
là thân phụ của Lm Đaminh Nguyễn Xuân Trường (cộng tác viên của VietCatholic)
đã được Chúa đột ngột gọi về rạng sáng ngày 29.3.2010 (ngày 14 tháng 2 Canh Dần), hưởng thọ 70 tuổi.

Kính xin Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Quý Thày Chủng Sinh, Cô Dì Chú Bác và Bạn Hữu cầu nguyện
cho thân phụ Đa Minh và gia đình tang quyến.

Dự kiến Thánh Lễ an táng tại nhà thờ giáo xứ Tử Nê vào lúc 9 giờ sáng thứ tư, ngày 31.3.2010.
Gia đình trân trọng kính báo

Thứ nam: Lm Đaminh Nguyễn Xuân Trường
Địa chỉ gia đình: Tử Nê, Tân Lãng, Lương Tài, Bắc Ninh
Điện thoại liên hệ: 0241.629 7678 / 0241.364 7273 / 0904 266 427

LM Giám đốc và toàn Ban Biên Tập VietCatholic
xin thành kính phân ưu cùng Cha Đa Minh Trường và gia quyến.
 
Văn Hóa
Chuyện Tình Hoa màu tím
Lm Giacobe Tạ Chúc
13:43 29/03/2010
Nhiều loài hoa mang tên một cuộc tình, như hoa sim tím trong bài thơ nổi tiếng của tác giả Nguyễn Hữu Loan. Bài thơ: “ Màu tím hoa sim”, diễn tả một cuộc tình có thật giữa tác giả là người trai chinh chiến với một người vợ là em gái hậu phương. Rồi một chiều không chết người trai khói lửa, mà chết người gái nhỏ đồng quê, để chiều hành quân qua những đồi sim tím chạy mãi không hết. Cứ vậy để tình yêu màu hoa sim tím mãi không ngơi trong lòng những người chinh phụ nhớ chinh phu.

Hoa tím đời người sao có thể sánh bằng hoa tím chiều Calve. Một người lê bước đi, vai mang nặng Thập hình, thân lao đao giữa chiều đau không cùng. Với một tình yêu chạy xa tít len qua từng phận người, xuyên qua những đớn đau, cùng khổ tột cùng. Người đó là người tình tuyệt vời của hơn 6 tỷ người trên trái đất này. Người mang tên GIÊ-SU, quê ở làng thôn Nazareth. Sao không chết những con người tội lỗi, những người ăn ở thất đức, những người phản thầy chối bạn, những người đầu trộm đuôi cướp. Vâng họ không chết, để chết người hiền lành vô tội, để chết đi người con duy nhất của bà góa phụ Maria. Rồi từng chiều đau, trải qua hơn hai ngàn năm, nhân loại vẫn còn chìm trong “binh biến”, hàng ngàn trẻ thơ vô tội bị tước đoạt quyền sống. Những em thơ đành mất tuổi thơ. Công nghị và những bản án lưu động bất công vẫn tàn nhẫn giày xéo trên những con người thấp cổ bé họng.

Chiều tím và những chiều đi không hết, Giê-su ơi sao nhân loại vẫn vô tình trước cái chết nghẹn ngào của Chúa. Mới hôm nào tung hô, xưng tụng, rồi sau đó là ném đá đóng đinh. Chúa chết thay cho con người, những con người mỏng dòn và yếu đuối. Chúa chết thay cho mỗi người trong chúng con, khi hằng ngày vẫn thấy mình là người có tội.

Mùa chay Thánh đã bước sang Tuần Thánh, bao quyết tâm, sám hối ăn năn vẫn còn thấy sao chưa ổn. Hay là Chúa vẫn mãi chịu nhiều roi vọt, chịu treo thân bơ vơ giữa chiều để cho con người được sống trong ơn cứu độ.
 
Kỷ niệm ngày cưới
Nguyễn Kim Hoa
15:44 29/03/2010
Tối nay, tình cờ nhìn tờ lịch treo trên tường ngày mai 30 tháng 3. A, mai là kỷ niệm ngày cưới rồi, từ đầu tháng 3 đã nhớ, nhưng lu bu công việc thế mà nó đến lúc nào không hay. 37 năm, một chặng đường khá dài mà không mấy người đạt được trong đời sống hôn nhân.

Tôi cũng thầm hãnh diện cho tôi, vững vàng đi một bước thật dài.

Nếu ai đó nói rằng cuộc sống Hôn Nhân là cuộc sống tuyệt vời, thì tôi khẳng định là “Họ đang nói dối”.

Sau nhiều năm tháng trong đời sống Hôn Nhân tôi mới thấy rỏ ràng, người ta tổ chức ăn mừng ngày cưới là rất đúng.

Ăn mừng ngày cưới như ăn mừng ngày đầu năm (Ngày Tết).

Một năm qua đi bao nhiêu chuyện đã xảy ra ? Những rắm rối, những đau buồn, những lo toan, những thất bại, những thành công và những hoan hỷ ?

Tất cả những điều ấy lần lượt diễn ra trong suốt 365 ngày, mà ai là người có thể nói rằng suốt thời gian ấy toàn gặp chuyện vui hoan hỷ ? Chuyện buồn chẳng là bao ?

Thường thì ai cũng thở phào nhẹ nhõm “Qua đi một năm!”

Bao nhiêu những thăng trầm trong một năm mà chỉ nhà nào biết được nhà đó thôi. Có lúc có thể tâm sự kể lể với bạn bè, nhưng có lúc chẳng làm sao nói được nên lời với bạn bè, đành im lặng, đành mín miệng gượng cười “Cũng chẳng có gì”, và nín lặng mong cho thời gian qua đi … mọi sự được đổi mới.

Rất là nhiều người, một năm không được “hanh thông”. Một năm toàn gặp nhiều điều xui xẻo, rủi ro. Một năm buôn bán thất bại. Một năm nợ nần chồng chất. Một năm bịnh hoạn, mất mùa. Một năm không làm nên tích sự gì cả …. Và mau mau đón mừng năm mới. Đốt cho những điều xúi quảy qua đi, tẩy trần, tẩy rửa những ô uế của năm cũ. Cầu Trời, Vái đất cho một năm mới sáng tươi hơn, an khang thịnh vượng hơn.

Và họ thay đổi toàn bộ …những gì có thể thay đổi. Từ tường nhà, màn cửa, giường gối, chén bát, soong nồi …

Thế rồi họ sắm sửa những gì đẹp nhất cho căn nhà, trong những ngày mới của năm mới. Hoa, đèn, bánh, trái …

Nhà đẹp, để đẹp suốt năm. Thức ăn dư tràn, để tràn dư trong 12 tháng. Tiền mới, áo mới để thay đổi đi bộ mặt khó ưa, xấu xí của năm cũ.

Người ta tin rằng mọi sự thay đổi mới mẻ ấy, sẽ đem lại được nhiều điều tốt đẹp trong năm mới cho họ …

Và thế là, cho dù qua một năm sự đổi thay như thế nào đó? Tốt hay Xấu thì cho đến cuối năm người ta vẫn lập lại những lề thói cũ. Năm này nối tiếp năm khác, và đời này nối tiếp đời khác … để chỉ một mục đích duy nhất là: Mong moi sự mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn.

Tôi trầm ngâm suy ngẫm: về Hôn Nhân cũng không khác thế !

Có những người bạn hỏi nhau: “Cậu than thở đời sống vợ chồng của cậu lắm, mà sao cũng ăn mừng ?”

Hoặc “Cặp ấy cãi nhau tối ngày mà cũng bày đặt kỷ niệm ngày cưới”

Quý vị nói như thế là không đúng rồi. Vô tình quý vị xem thường những công sức của chính mình đã cố gắng thật nhiều trong thời gian qua.

Chẳng ai có thể khẳng định được cuộc hôn nhân của mình là hoàn toàn tốt đẹp. Là thành công. Là không hề có điều gì trắc trở cả. Và cũng vì thế mà mỗi ngày, mỗi ngày án ly hôn mỗi tăng:

Theo kết quả nghiên cứu khoa học mới công bố về tình trạng ly hôn của thanh niên trên địa bàn TP Saigon của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tài (Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý thể chất TP. Saigon, hiện nay cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước. (Báo Pháp Luật ngày 9/2/2010)

Cuộc sống hôn nhân nào cũng có những khó khăn của nó. Chuyện những ngày mới yêu nhau, xa lắm với những ngày sống bên nhau. Có thể Anh cũng mơ ước hoặc luôn mơ ước được trở lại những ngày hai người mới quen nhau. Và Chị cũng thế, có thời gian nào đẹp bằng thời gian hai người mới yêu nhau đâu ?

Thế mà thời gian thật khắc nghiệt, có thể xóa hẳn đi những dư âm tốt đẹp của ngày đó, càng nhiều năm thì sự bào mòn càng nhiều hơn lên.

Tôi không là ngoại lệ trong việc bào mòn ấy.

Bây giờ một ngày không cãi nhau là một ngày tốt đẹp.

Một ngày nhìn nhau với sự hòa hoãn, thân tình là sự thành công.

Đa số những cặp hôn nhân sống như thế là những cặp hôn nhân Công Giáo, họ vì Lời Khấn Thề năm xưa mà phải sống đời với nhau.

Họ nhịn nhục để mà sống.

Họ vì con cái mà phải sống

Và vì, không sống như thế … là không được, nên họ phải sống.

Và có lẽ họ là Thánh thật !

“Vì quả thật, trong bậc sống gia đình với ơn Bí tích hôn nhân công giáo, mỗi thành viên đều được ơn nên thánh và phải nên thánh mới bảo đảm được hạnh phúc gia đình ở trần thế nầy, và ở đời sau. …

Không là thánh, không nên thánh, thì đời sống gia đình đôi khi trở nên vực thẳm cho nhau, trở nên một địa ngục ở trần gian đầy khủng khiếp.” (Trích “Thánh Trong Nhà” của Cao Huy Hoàng)

Có thể ngày đó Tổ Phụ Adong ta cũng có thời gian ân hận vì “người đàn bà Thiên Chúa ban cho” đã làm thay đổi cuộc sống của Ngài, đã làm cho Ngài phải ra nông nổi như thế này ?

Tôi cũng có lúc ân hận phải chi đừng lấy anh ?

Và Anh chắc chắn rất phiền hà vì sự cản trở của tôi làm tương lai Anh mù tối.

Phải chi chúng tôi đừng gặp nhau ? Phải chi … và phải chi. . suốt nhiều năm như thế.

Để bây giờ sau gần 40 năm chung sống, tôi thấy được rằng:

“Phải chi ngày ấy tôi lấy một người đàn ông khác làm chồng. thì cũng chừng ấy chuyện xảy ra và đoạn cuối cùng chắc chắn rồi cũng phải đi đến đây thôi, không có gì khác được”

Những ngày còn lại của hôn nhân hôm nay là những ngày chờ Tết đến. Như một thói quen, như một tiền lệ. Một năm qua đi, là một sự ao ước được làm đổi mới hơn năm đã qua. Cho dù cũng chẳng có gì là đổi mới, cũng chẳng có gì là khá hơn năm cũ, nhưng sự ao ước vẫn mạnh mẽ và thúc đẫy được những đổi thay. Ai cũng tin thế. Và tôi cũng tin thế.

Tôi tin ngày mới của năm nay. Chúng tôi cùng đi Lễ thì cả năm nay chúng tôi sẽ sốt sắng hơn. Chúng tôi cùng ăn những món ngon bên nhau thì năm nay chúng tôi có nhiều ngày hạnh phúc được đi ăn với nhau hơn. Tôi sẽ tặng quà cho anh hay anh sẽ tặng quà cho tôi thì năm nay chúng tôi sẽ có nhiều niềm vui cho nhau hơn …

Và nếu cứ thấy, hằng năm ngày đánh dấu kỷ niệm hôn nhân lại về, thì ta hãy vui mừng vì chính ta đã cố gắng chạy về đến đích, từng năm từng năm một. Ta đã thật sự kiên cường chiến đấu với những bản ngã của mình, để vẫn đứng chung với nhau trong ngày kỷ niệm mới này …

Đó là sự thành công chứ không phải sự thất bại.

Hãy ăn mừng sự chiến thắng của mình mà lâu nay ta cứ lầm tưởng là ta thất bại, ta cứ tưởng là ta không còn gì để ăn mừng.

Thật sự hãy vui mừng vì hạnh phúc trong cuộc sống là chính ta đã thắng được bản ngã của ta chứ không phải ở người nào đã mang lại cho ta.
 
Mình máu Chúa
Ngô xuân Tịnh
18:35 29/03/2010
Nhiệm tích thánh thể

Chúa ơi chút bánh thơm lành

Mà sao chứa nổi cuộc tình thiên thu

Giác quan bất lực tuyệt mù

Đức tin soi dẫn tim dò độ sâu

Tình yêu sung mãn nhiệm mầu

Dòng sông vĩnh cửu chảy vào nhân sinh

Hồng ân cứu độ viên thành

Dương nuôi nhân thế hành trình trần gian

Lữ hành thử thách gian nan

Tìm về viên mãn thiên đàng phúc vinh

Rượu tình tràn ngập mông mênh

Ly con nhỏ bé mong manh đong đầy

Cuộc tình no thỏa mê say

Tạ lòng suốt cả những ngày dương gian

Tình yêu Chúa đổ ngập tràn

Ngô xuân Tịnh

Thần lương

Đôi tay dâng chén rượu đào

Trái nho hạnh phúc ép vao ly say

Và dâng tấm bánh thơm nầy

Lao công sầu khổ mọi ngày kết nên

Trở thành hy tế tinh tuyền

Một lần Ngài đã dâng trên đôi chiều

Hy sinh thập giá khổ đau

Hồng ân cứu độ tuôn trào láng lai

Cử hành thánh lễ mỗi ngày

Cuộc đời nhân thế no say tình Ngài

Thần lương bổ sức bởi Trời

Chu toàn sứ mệnh giữa đời khổ đau

Đi cho tới cuối ga tàu

Cuộc đời đổi mới bước vào trường sinh

Hạnh phúc viên mãn thiên đình

Chúa ơi cảm tạ cuộc tình huyền vi

Mênh mông sâu thẳm hôn bì

Thân con bé mọn lấy chi báo đền!

Ngô xuân Tịnh

Cho con là ngọn nến

Ngọn đèn dầu cháy đỏ

Bên nhà tạm nho nhỏ

Nằm cao nơi cung thánh

Suốt ngày đêm phượng thờ

Ôi Thiền Chuátình yêu

Ngự trong hình bánh rượu

Con tim luôn khát khao

Tình đáp trả thật nhiều

Vì quá yêu thế gian

Trước khi vào khổ nạn

Lập bí tích thánh thể

Làm lương thực trao ban

Thịt Cha là của ăn

Máu Cha là của uống

Thật chính là thần lương

Trường sinh được dự phần

Trước thánh thể của Cha

Con dâng lời cảm tạ

Xót xa lệ thống hối

Phạt tạ tình bao la

Cho con như giọt dầu

Suốt ngày và đêm thâu

Chuyền tim đèn lửa cháy

Gần Cha mọi giờ chầu

Cho con như ngọn nến

Tận cùng giọt sáp nên

Tan trong ngọn lửa cháy

Của đắm say tình mến

Để đáp lại tình Cha

Xin cho con sẽ là

Người yêu thương phục vụ

Cho tất cả mọi nhà
 
Phục Sinh
Xuân Ly Băng
21:15 29/03/2010
Trói Tử thần vào chân cây thập giá

Diệt tử thần khi Ngài tung huyệt đá

Là Chúa ôi! khi rạng rỡ Phục sinh

Chúng con đây tất cả được biến hình.

Dù lây lất trong vũng đời đau khổ

Uống nước mắt và ăn cơm độn gỗ

Và dòi bọ có rúc rỉa thân mình

Ngày thứ ba chúng con sẽ mặc áo quang vinh.

Chúa Phục sinh vũ trụ nổ rền như pháo Tết

Trời đất vỗ tay hát lên cuồng nhiệt

Trong lạnh lùng Bóng tối biền biệt đi

Hết đất rồi ở lại nữa làm chi!

Ngày thứ ba tôn vinh ngày của Chúa

Nhạc Phục sinh bùng lên như núi lửa

Và thanh sắt và tất cả hương hoa

Chất một trời rất trọng thể nguy nga.
 
Mối hận của Khổng Tử
Phạm Lưu Vũ
21:35 29/03/2010
Song trên đời đã không có ai là kẻ như thế, thì mong gì có

ở những đời sau. Vì thế rốt cuộc, Ngài vẫn phải ôm hận

nghìn thu.

Đức Khổng Tử

Thiên hạ rộng lớn, vẫn có những con đường gọi là độc đạo.

Vũ trụ mênh mông, vẫn để cho thánh nhân độc hành. Sướng

một đời là kẻ tục nhân, hận nghìn thu là bậc cao sĩ. Thế

mà gọi là tục nhân thì bị cho là mắng, gọi là cao sĩ thì

lại bảo rằng khen. Có ai ngờ đạo lý lại sinh ra từ đạo

tặc? Lừa một người thì khó, lừa cả thiên hạ xem chừng dễ

như trở bàn tay. Việc gặp trên đường té ra không đến nỗi

phải ôm hận, việc chứng kiến cả đời, té ra vẫn phải ôm hận

nghìn thu. Vui đến tận cùng thì nét mặt hoảng hốt, buồn

đến tận cùng thì thần thái tỉnh bơ. Ngu đến tận cùng lại

chính là đang ở chỗ chân lý. Hiểu đến tận cùng lại chính

là quay trở lại cái lúc ngu... Rốt cuộc thánh nhân cái gì

cũng giống hệt mọi người, chỉ khác duy nhất chỗ tận cùng

đó mà thôi. - Vẫn “Lời tựa” trong “Luận ngữ Tân thư”. Sau

đây lại xin trích một phần của bộ sách đó:

Khổng Tử và các học trò trên đường sang nước Vệ, gặp một

người đang cày ruộng, bèn sai học trò tới hỏi thăm đường.

Người đi cày trỏ về phía Khổng Tử mà hỏi:

- Người đang ngồi kia là ai vậy?

Học trò đáp:

- Đó là thầy tôi.

Người đi cày bảo:

- Thiên hạ bây giờ lắm đạo, nhiều thầy. Trong nhà vừa mất

trộm, ra ngõ gặp ngay một kẻ xưng là thầy thì còn gì chán

hơn thế nữa. Ta hỏi thầy ngươi là ai mới được chứ?

Học trò đáp:

- Thầy tôi là Khổng Tử. Đạo của thầy tôi là đạo lý, không

phải đạo tặc. Đạo ấy chẳng liên quan gì đến việc trộm cắp

cả.

Người đi cày bảo:

- Thế tại sao cũng gọi là đạo? Chẳng phải cuộc đời bao giờ

cũng chính là một vụ ăn cắp vĩ đại đó sao? Vì thế mới sinh

ra đạo lý. Vậy mà bảo chẳng liên quan gì thì ai mà tin

được. Cái ấy gọi là “đạo tặc khứ, đạo lý lai” (Đạo tặc vừa

đi khỏi, đạo lý liền đến ngay). Hai thứ ấy cứ thay nhau

trở qua trở lại mãi như thế. Khổng Tử thầy ngươi có phải

là người đang tìm đường trở về cái chỗ ngu nhất hay không?

Sao đến bây giờ mà vẫn còn mờ tối thế? Có mỗi một con

đường (độc đạo). Lại có mỗi một người đi (độc hành). Thế

mà còn phải hỏi!

Học trò trở lại thưa. Khổng Tử trầm ngâm một lát rồi than

rằng:

- Đó là một bậc ẩn sĩ đấy. Dạy ta biết nghĩ là Cha, Mẹ.

Dạy ta biết những điều ta nghĩ đã tới đạo hay chưa? chính

là kẻ đi cày kia.

Thấy các học trò ngơ ngác có vẻ chưa hiểu. Khổng Tử nói

tiếp:

- Chẳng phải các ngươi vì quá hăng hái nên lúc nào cũng

sẵn sàng đi nhầm đường đó hay sao? Vì thế thỉnh thoảng mới

cần phải dừng lại hỏi thăm. Giả sử hôm nay ta không nghe

được những lời nói từ miệng người thợ cày kia thì có lẽ

phải ôm hận không biết đến bao giờ.

Một hôm khác, Ngài cùng các học trò đi qua một làng nọ,

gặp một bà mẹ đang ôm lấy anh con trai của mình mà gào

khóc thảm thiết. Anh con trai mũ cao áo dài, hài vớ, cân

đai nghiêm chỉnh, rõ ràng là một kẻ vừa học hành đỗ đạt,

đang sắp sửa được bổ làm quan. Khổng Tử thấy vậy thì lấy

làm lạ, bèn hỏi:

- Con bà có phải là người vừa đỗ cao đó không? Tôi biết,

bà cũng như nhiều người khác, thấy con mình thi đỗ thì

mừng quá đến nỗi phải phát khóc lên đó thôi. Song cớ sao

lại ra chiều thảm thiết như vậy?

Bà lão nâng vạt áo gạt nước mắt, cay đắng trả lời:

- Nào có gì mà mừng với rỡ. Tôi chẳng qua một chữ bẻ đôi

cũng không biết, nên mới phải cho con theo đòi trường ốc

đấy thôi. Ngài là bậc thánh nhân, chắc ngài chẳng lạ gì

cái sự giáo dục bây giờ. Trong trường, người ta toàn nhồi

nhét vào bụng học trò những điều bịp bợm, dối trá, nhằm

biến chúng thành những kẻ u mê, không biết phân biệt đâu

là thực, đâu là giả nữa. Kết quả những hạng gọi là có học

bây giờ nom thì sáng sủa, nghiêm trang đấy, song một nửa

chữ của đạo lý làm người cũng không hiểu, chỉ biết suốt

đời chạy theo danh lợi, tận tụy phục vụ cho cường quyền,

trung thành tuyệt đối với cường quyền... mà thôi. Dạy học

như thế thì có khác gì lừa bịp? Biết con mình bị lừa mà

không làm thế nào được, thì hỏi còn nỗi đau nào lớn hơn?

Nay nó thi đỗ, nghĩa là cái sự lừa ấy đã thành tựu rồi. Vì

thế tôi đang đau khổ đấy chứ. Đâu có mừng rỡ gì.

Khổng Tử lại hỏi:

- Bà là người không biết chữ, sao lại biết chắc rằng con

mình bị lừa?

Bà lão trả lời:

- Đã là một người mẹ thì không cần phải đọc sách mới biết

con mình thay đổi theo chiều hướng nào. Huống chi bây giờ

đang là thời đại của dối trá, dối trá ngự trị từ trên cao

xuống thấp, dối trá tràn lan từ công sở, chợ búa, đến học

đường... Xưa nay học làm người cốt ở học Kinh, Sử. Thế mà

Kinh thì tôi nghe con tôi đọc ra rả, chỉ thấy duy nhất một

thứ kinh giả cầy ở đâu ấy, hình như những chỗ khác người

ta bỏ từ lâu rồi. Sử thì chỉ thấy nhai đi nhai lại một mẩu

bé tí tẹo đã được thổi phồng, được tô son trát phấn, trùm

lên cả ngàn năm sử sách của Ông Cha. Ngay cả văn chương

cũng chỉ thấy học vẹt những thứ văn một chiều, ngợi ca sự

giả dối, tàn nhẫn... Giáo dục như thế chẳng phải lừa mị

thì là cái gì? Thậm chí có khác nào ăn cắp linh hồn của

người ta rồi nhét những thứ đểu giả của mình vào? Học như

thế thì dẫu có đỗ cao đến mấy, thực chất cũng chỉ là một

thứ dở người, tiểu nhân mà thôi, chẳng bao giờ sống nổi

cho ra cái giống người! Rồi thì họ bảo sao nghe vậy, rồi

thì chỉ biết tham lam, đớn hèn... Dẫu họ có ngồi trên đầu,

trên cổ đến muôn năm cũng chẳng hề nhận ra, có khi còn

phải biết ơn họ nữa là khác...

Khổng Tử bảo:

- Thì chính những kẻ đó, vì muốn giữ mãi địa vị đè đầu

cưỡi cổ thiên hạ của mình đến muôn năm (nguyên văn: “vạn

tuế”), cho nên mới đẻ ra cái nền giáo dục ấy. Nay bà có

đồng ý để cho con trai bà đi theo tôi để học lại đạo lý

làm người chăng? Có điều sẽ không thể làm quan được mà

thôi.

Nói rồi Ngài quay lại bảo các học trò:

- Giả sử hôm nay ta không được chứng kiến câu chuyện này,

thì chẳng bao giờ ta biết được cái sự lừa bịp trong giáo

dục nó lại ghê gớm đến thế. Bây giờ ta mới hiểu hết được

câu nói của người thợ cày ngày trước. Thì ra cuộc đời quả

là một vụ ăn cắp vĩ đại. Người ta đã ăn cắp vào đến tận

linh hồn của mỗi con người. May mà thiên hạ vẫn còn có

những bà mẹ không biết chữ như bà mẹ đây. Nếu không thì

chẳng biết đến đời nào ta mới rửa được mối hận này?

Bà lão nghe nói, bấy giờ mới tỏ vẻ mừng rỡ. Bèn vái Khổng

Tử ba vái mà dắt tay người con lại, trao cho Khổng Tử.

Người con đó sau này trở thành một học trò nổi tiếng giỏi

về văn chương của Ngài. Chính là thầy Tử Hạ. Thầy họ Bốc,

tên Thượng, người nước Vệ, nhỏ hơn Khổng Tử tới bốn mươi

tư tuổi. Tử Hạ về sau quả nhiên suốt đời không làm quan,

chỉ mở trường dạy đạo lý và thỉnh thoảng viết sách mà

thôi. Câu chuyện trên chính là được rút ra từ trong sách

của Thầy.

Lại một hôm khác, Khổng Tử cùng các học trò đi qua một

bến đò. Thấy một người ngồi lủi thủi trên bờ, nét mặt buồn

bã, đang ném những viên sỏi xuống dòng sông. Khổng Tử bèn

tới gần hỏi:

- Có điều gì mà người buồn bã vậy?

Người kia không ngẩng mặt lên, chỉ buông một câu nhát

gừng:

- Tôi đang cô đơn.

Khổng Tử bảo:

- Thời buổi đảo điên như thế này mà cô đơn thì cũng không

có gì lạ. Song cô đơn mà còn biết buồn thì chẳng qua chỉ

là cái cô đơn tạm thời, cô đơn trong chốc lát mà thôi. Cô

đơn mà không còn biết buồn là gì nữa mới là sự cô đơn vĩnh

cửu.

Nói xong dắt học trò đi thẳng. Duy có Nhan Hồi còn cố nán

lại hỏi han, biên rõ tên họ, quê quán người ấy lại rồi mới

đuổi theo thầy.

Mấy năm sau, thầy trò lại có dịp qua bến đò ấy. Nhớ lại

chuyện xưa, Nhan Hồi lân la hỏi thăm thì được biết người

kia quả đã tìm được bạn tri kỉ, không còn cô đơn nữa rồi.

Họ Nhan phục quá, bèn hỏi Khổng Tử:

- Năm xưa, làm sao thầy biết kẻ ấy chẳng qua chỉ cô đơn

tạm thời mà thôi?

Khổng Tử trả lời:

- Lòng người nghĩ mà chưa tới thì thôi. Một khi nghĩ mà đã

tới thì có khác gì vũ trụ thu nhỏ (nguyên văn: “tâm đắc

tiểu vũ trụ”). Khi ấy linh tính lúc nào cũng tràn ngập cả

trời đất. Còn cảm thấy buồn nghĩa là vẫn có người tri kỉ ở

đâu đó trong đời, có điều chưa đến lúc gặp đấy mà thôi.

Nhưng cô đơn mà cảm thấy lòng mình lạnh tanh, không còn

biết buồn là gì nữa, thì thế gian quả không còn ai là

người tri kỷ nữa rồi. Như thế mà chỉ cô đơn đến trọn kiếp

thì vẫn còn là may đấy. Việc này ta đã chứng kiến cả cuộc

đời rồi.

Nhân chuyện ấy, có mấy câu truyền lại trong đời như sau:

“Thiên hạ thùy nhân tri kỷ? Hận nhất dạ.

Thiên hạ vô nhân tri kỷ! Hận thiên thu.”

(Còn hỏi được) thiên hạ ai là người tri kỷ? thì (chỉ) hận

một đêm. (Khi đã biết) thiên hạ không còn người tri kỷ nữa

thì hận đến nghìn thu).

Đời sau có người hỏi: Vậy Khổng Tử có phải là người cô

đơn không? Nếu là người cô đơn, thì cô đơn như thế nào?

Khổng Tử đúng là người cô đơn. Không những thế, đó là

người cô đơn vĩnh cửu. Hiểu được lòng mình chỉ có thể là

người tri kỉ. Song trên đời đã không có ai là kẻ như thế,

thì mong gì có ở những đời sau. Vì thế rốt cuộc, Ngài vẫn

phải ôm hận nghìn thu.
 
Lá thư gửi Chúa
Trần Hiếu dịch
22:15 29/03/2010
Nằm đơn độc trên sườn đồi thung lũng là ngôi nhà của Lencho. Từ độ cao nầy người ta có thể nhìn thấy con sông và sát bên trang trại, là cánh đồng ngô với vô số cành nặng trĩu bông hạt hứa hẹn một mùa thu hoạch dồi dào.

Chỉ duy có một điều, đất cần mưa, ít nữa là một trận mưa rào. Suốt buổi sáng hôm đó, anh Lencho, người biết rõ cánh đồng, chẳng làm gì cả nhưng chỉ ngong ngóng nhìn lên bầu trời về hướng đông bắc.

“Chắc chắn trời sẽ mưa, em ạ.”

Người vợ của anh, đang nấu cơm, đáp lại:

“Đúng lắm, nếu Chúa thương”.

Những cậu con trai lớn đang làm ngoài đồng, còn những đứa nhỏ hơn, chơi gần nhà, mãi cho đến khi mẹ chúng gọi vào ăn cơm:

“Về ăn cơm…”

Trong suốt bữa cơm, khi Lencho đang tiên đoán, thì mưa bắt đầu rơi nặng hạt. Về hướng đông bắc một vùng mây đen đang vần vũ kéo đến. Không khí trở nên trong lành và mát mẻ.

Người đàn ông đi ra ngoài nhìn về phía trang trại và không giấu nỗi vui mừng trước cảm giác nước mưa rơi trên người, anh trở vô nhà la vang lên:

“Đó không phải là những hạt mưa, mà là những đồng tiền mới. Hạt lớn là đồng tiền mười, hạt nhỏ là đồng tiền năm…”

Với sự vui mừng hiện rõ trên khuôn mặt, anh chiêm ngắm cánh đồng ngô trĩu nặng hạt nay được bao phủ bởi một lớp màn mưa dày đặc. Nhưng thình lình một cơn gío thổi mạnh, rồi lẫn trong mưa là những cục đá tuyết bắt đầu rơi. Đây đúng là những đồng tiền mới bằng bạc. Những đứa con trai, cởi cả áo quần, chạy ra ngoài để đón bắt các cục tuyết trắng như những hạt trân châu.

Người đàn ông bất thần thốt lên trong sợ hãi, “Không ổn rồi. Mong là cơn mưa đá mau qua.”

Nhưng nó không qua mau. Trong một tiếng đồng hồ, mưa đá rớt xuống mái nhà, ngoài vườn, trên đồi, trên cánh đồng ngô, trên toàn thung lũng. Cánh đồng ngập một màu trắng xoá, như được che phủ bởi một ruộng muối. Không một chiếc lá nào còn lại trên cây. Cánh đồng ngô hoàn toàn bị phá hủy. Những bông hạt nặng trĩu trên thân ngô rơi dập xuống. Tâm hồn Lencho ngập tràn một nỗi buồn vô hạn. Khi cơn bão qua đi, anh đứng giữa cánh đồng rồi nói với các con:

“Một bầy châu chấu cũng không tàn sát nhiều như vậy… Trận mưa đá không để lại một thứ gì: năm nay nhà mình sẽ không có ngô mà cũng chẳng có đậu để ăn…”

Đêm đó là một đêm buồn bã cho cả nhà:

“Tất cả công khó, ra tro!”

“Chẳng còn ai có thể giúp chúng ta!”

“Năm nay cả nhà chết đói…”

Nhưng trong tim mỗi người của căn nhà đơn độc nơi thung lũng đó còn lóe lên một tia hy vọng: Chúa sẽ giúp.

“Đừng quá buồn phiền, dầu cho mất trắng. Không ai chết đói đâu!”

“Ai cũng nói như thế cả: không ai chết đói đâu…”

Suốt đêm hôm đó, Lencho nghĩ chỉ còn một nguồn hy vọng: Chúa giúp—anh đã từng học được rằng, ánh mắt ngài luôn thông suốt mọi sự, ngay cả nơi sâu thẳm của tâm hồn.

Lencho là một con trâu, cần cù làm việc như trâu nơi cánh đồng, nhưng anh ta cũng biết viết và đọc. Vào Chủ Nhật hôm đó, lúc đang nghỉ, sau khi xác tín rằng có một mãnh lực bảo vệ anh, anh bắt đầu ngồi xuống viết một lá thư, rồi chính anh ta đích thân mang ra phố bỏ vào thùng thư bưu điện.

Đó là bức thư gửi Chúa.

Anh viết, “Lạy Chúa, nếu ngài không giúp con, gia đình con sẽ chết đói năm nay. Con cần một trăm pêsô để trồng lại cánh đồng ngô, cũng như để sống từ nay cho đến ngày mùa sang năm, bởi vì cơn bão mưa đá…”

Ngoài bì thư anh đề “Kính gửi Chúa”, rồi bỏ bức thư vào phía trong. Cùng với nỗi lo, anh đi ra phố. Tại bưu điện anh dán một con tem lên trên bì thư trước khi thả nó vào thùng thư.

Một nhân viên bưu điện, cũng là người phát thư, đến gặp viên trưởng ty trong văn phòng, cười to lên rồi trình lá thư gửi Chúa cho cấp trên. Chưa bao giờ trong cuộc đời làm nghề bưu điện, anh thấy có một địa chỉ như thế. Ông trưởng ty, một người vừa béo vừa hoà nhã, phá lên cười; nhưng đột nhiên ông nghiêm nét mặt lại, đặt lá thư lên bàn, rồi nói:

“Quả là một người có đức tin mạnh! Ước chi tôi cũng có đức tin như người viết bức thư nầy. Để tin theo cách anh ta tin. Để hy vọng với niềm xác tín rằng anh biết điều anh hy vọng. Để khởi đi từ việc viết thư cho Chúa!”

Thế rồi, để khỏi đánh mất một đức tin phi thường được thể hiện qua lá thư không thể phát đi, ông trưởng ty nghĩ ra một cách: trả lời bức thư. Nhưng khi mở bức thư, điều hiển nhiên là ông phải trả lời điều anh ta cần, chứ không chỉ là thiện chí suông, với vài chữ viết với bút mực. Ông nghĩ ra một cách: kêu gọi sự ủng hộ từ các nhân viên của ông, phần ông cũng đóng góp một phần tiền lương, và vài người bạn của ông cũng hứa đóng góp vào quỹ “hành động bác ái”.

Nhưng thật là khó để ông kiếm cho đủ số tiền 100 pêsô, vì thế ông ta chỉ có thể gửi cho người nông dân vỏn vẹn được hơn một nửa. Ông để các tờ giấy bạc trong một bì thư đề gửi cho Lencho và với bức thư chỉ có một chữ ký: CHÚA.

Vào Chủ Nhật sau, Lencho đến bưu điện hơi sớm một tí và hỏi người nhân viên, “Tôi có thư không?” Cũng chính người nhân viên lúc trước, nay lại giao cho Lencho một bức thư, trong khi ông trưởng ty, với lòng mãn nguyện của người đã làm một việc bác ái, đứng nhìn từ xa, nơi cánh cửa văn phòng bưu điện.

Lencho không lộ một chút ngạc nhiên nào khi nhìn thấy các tờ giấy bạc—như là điều anh từng vững tin—nhưng rồi anh tỏ ra tức giận sau khi đếm tiền… Chúa không thể làm sai được, cũng như ngài không thể khước từ điều Lencho đã yêu cầu!

Lập tức, Lencho bước lên quầy bưu điện và xin một tờ giấy với bút mực. Từ chiếc bàn kê nơi công cộng, anh bắt đầu viết, cùng với nét nhăn trên trán, phản ánh từ tâm trạng bất bình của anh. Khi viết xong, anh đến quầy bưu điện mua một con tem, đưa lưỡi liếm vào phần keo rồi đập vào bì thư bằng một cú nắm đấm.

Ngay khi lá thư được bỏ vào thùng thư, ông trưởng ty đi tới và mở ra. Lá thư viết:

“Lạy Chúa: về số tiền mà con đã hỏi Chúa, con chỉ nhận được 70 pêsô. Xin gửi cho con số còn lại, bởi vì con cần nó lắm. Nhưng xin đừng gửi cho con bằng thư, bởi vì các nhân viên bưu điện đều là những tay lừa gạt. Lencho.-”

Gregorio López Y Fuentes
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cái Hôn Phản Bội: Judas
Trầm Tĩnh Nguyện
22:10 29/03/2010

CÁI HÔN PHẢN BỘI: Judas



Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện, Việt Nam


Hôn chi cho nát lòng nhau,

Hôn chi thêm đắng thêm sầu hỡi ai?

Chúa ôi: con, kẻ hôn Ngài!

(Trầm Tĩnh Nguyện)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News