Ngày 28-03-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:07 28/03/2019

122. Khi vui vẻ thì con người thường cám ơn Thiên Chúa, nhưng khi gặp đau khổ thì chỉ có người công chính mới biết cảm tạ. Khi đau khổ mà tự trong lòng nói một câu cảm tạ Thiên Chúa, thì càng làm cho Thiên Chúa ưa thích, hơn là nói cả vạn câu cám ơn khi vui vẻ.

(Thánh John Vianney)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:10 28/03/2019
71. CƯỠI NGỰA TRONG THUYỀN

Có một người rất thích cưỡi ngựa, nhưng vì không biết coi ngựa tốt ngựa xấu nên mua ở chợ một con ngựa rất kém với giá năm mươi quan tiền, dù cho người ấy có đánh nó chăng nữa thì nó chạy cũng không được nhanh. Thế là anh ta thuê một chiếc thuyền và dẫn con ngựa vào trong thuyền, rồi leo lên lưng con ngựa mà cưỡi.

Thuyền trôi chầm chậm khoảng hơn một dặm đường, người ấy vừa chê thuyền đi quá chậm vừa khuyến khích phu thuyền, nói:

- “Tôi sẽ mời ông uống rượu nếu ông chèo nhanh một chút, tôi chỉ cần tốc độ của ông vượt qua tốc độ của con ngựa một cái đầu là được rồi !”

(Tiếu phủ)

Suy tư 71:

Trên con đường tu đức của những người dâng mình làm tôi Chúa, cũng có những người như anh chàng thích cưỡi ngựa nhưng không biết coi ngựa tốt xấu và phương pháp cưỡi ngựa...

Họ muốn sống theo ý Chúa nhưng vẫn cứ thích làm theo ý riêng của mình; họ muốn sống khiêm tốn nhưng vẫn cứ kiêu ngạo vì những thành quả của mình đã đạt được; họ muốn sống hòa đồng với mọi người nhưng họ coi cái cái tôi mình là linh mục, là tu sĩ nam nữ lớn quá nên họ vẫn cứ kênh mặt lên trời mà sống; họ muốn ăn nói hiền hòa nhưng thái độ trịch thượng kiêu ngạo vung tay múa chân của họ làm cho mọi người trốn tránh...

Con ngựa mình đang cưỡi ở trên thuyền nhưng lại muốn thuyền vượt nhanh hơn ngựa cái đầu thì đúng là anh nhà giàu ngốc, nhưng những người dâng mình làm tôi tớ Chúa muốn nên hoàn hảo mà không muốn sửa đổi tính tình của mình thì giống ai nhỉ ?

Chắc chắn là giống anh chàng giàu có nhưng ngờ nghệch này !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
bài giảng: Danh Ngài là Thương Xót
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
17:32 28/03/2019
Chúa Nhật IV MÙA CHAY
DANH NGÀI LÀ THƯƠNG XÓT
Gs 5,9a. 10-12; 2 Cr 5,17-21; Lc 15,1-3.11-32
Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Chay là trang Tin Mừng đẹp nhất của Kinh Thánh. Dụ ngôn này đã khiến cho mọi con tim phải xúc động. Nó có một sức mạnh đến ngạc nhiên, bởi con người không bao giờ hình dung được một vị Thiên Chúa có những cách hành xử đầy lòng thương xót như thế! Vì sự độc đáo đó, câu chuyện khiến chúng ta không thể nào quên được.
Dụ ngôn này đề cập đến ba nhân vật chính, thu hút sự chú ý của chúng ta. Mỗi nhân vật là tấm gương giúp chúng ta soi mình, để khám phá bản thân ở trong đó. Bởi thế, chúng ta cần tìm hiểu từng nhân vật của dụ ngôn:
1- Một người cha nhân hậu
Dụ ngôn trước hết tập trung vào dung mạo người cha. Có thể nói ông là nhân vật chính của dụ ngôn. Ông không phải là một người cha nghiêm khắc, gia trưởng, quyền hành và độc đoán. Nhưng là một người cha rất giàu lòng nhân hậu, khoan dung, và thương xót đối với con cái của mình. Ông có hai người con trai. Người con thứ xin chia gia tài. Ông sẵn sàng chia gia tài cho nó. Vì yêu thương và tôn trọng tự do của con, người cha đã để cho người con thứ rời bỏ gia đình ra đi.
Khi người con thứ đi xa, ông ở nhà thương nhớ, mòn mỏi và trông chờ nó trở về. Sau khi đã phung phí hết tài sản, người con thứ trở về trong tư thế thân tàn ma dại, hai bàn tay trắng, người cha vui mừng, ra đón, ôm lấy nó, hôn lấy hôn để, rồi truyền cho đầy tớ mang giày, mặc áo đẹp cho cậu, và còn mở tiệc mừng.
Người cha trong dụ ngôn chính là hiện thân Thiên Chúa của Kitô giáo, một vị Thiên Chúa được Chúa Giêsu Mạc khải cho chúng ta với danh Người là Đấng giàu lòng thương xót. Người là vị Thiên Chúa nhân hậu, chậm bất bình và rất mực khoan dung. Người không phải là một vị Thiên Chúa nghiêm khắc như một ông chủ, một tên cai ngục, hay một tên hung thần như một số người quan niệm.
Đó là dung mạo đích thực của Thiên Chúa. Bởi lẽ, bản chất của Thiên Chúa là thương xót. Thiên Chúa cứu độ con người nhờ lòng thương xót. Quyền năng của Thiên Chúa thể hiện lúc Người xót thương, hơn là lúc Người luận phạt. Lòng thương xót Chúa từ đời nọ tới đời kia, lớn hơn tội lỗi và vượt thắng mọi sự dữ. Dung mạo Thiên Chúa thương xót là niềm hy vọng và nguồn an ủi cho mọi tội nhân tìm về.
2- Một người con hoang đàng
Nhân vật thứ hai trong dụ ngôn phải kể đến người con thứ. Anh ở với cha, sung sướng có, hạnh phúc có, nhưng anh không nhận ra tình thương của cha. Anh cũng không ý thức mình là con của cha và chỉ nghĩ mình là một người làm công trong nhà. Nơi anh, ẩn chứa một quan niệm méo mó về người cha như một viên cai ngục làm mất tự do của mình. Anh đã quyết định bỏ nhà, trẩy đi phương xa, tìm kiếm cuộc sống mới.
Ở đó, anh phung phí hết tài sản với bọn đàng điếm, thân tàn ma dại, tiền mất tật mang. Anh phải xin đi chăn heo, ở với heo, ăn thức ăn của heo. Theo Kinh Thánh, heo là một loài ô uế. Chi tiết này cho thấy anh đã đánh mất nhân phẩm, ngang hàng với một loài súc vật. Đó là sự vong thân nền tảng của một người khi bỏ nhà, xa cha.
Tuy nhiên, nơi con người này vẫn còn le lói một chút gì đó hướng thiện, đáng trân quý. Anh hồi tưởng lại cuộc sống sung túc ở nhà với cha và từ đó, anh quyết tâm chỗi dậy trở về với cha và thưa: “Con đã đắc tội với Trời và với cha, con không đáng gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công.” Đó là hành vi sám hối và là cuộc trở về của anh.
Người con thứ là hiện thân của tất cả những ai trong Giáo Hội đã được đón nhận phép Rửa, ở trong Giáo Hội, nhưng nay, đã bỏ Chúa, bỏ Giáo Hội; họ không sống đúng với tư cách là con cái Chúa, không thực hành niềm tin tôn giáo, không còn sống đạo nữa. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ được ơn hoán cải và trở về với Chúa qua việc thực hành niềm tin của mình.
Người con thứ là hiện thân của tất cả những ai đã đi hoang và chìm đắm trong những con đường tội lỗi như rượu chè, cờ bạc, trai gái dâm đãng… Họ đánh mất nhân phẩm con người và phẩm giá làm con Chúa. Những người này được mời gọi hoán cải và trở về với Chúa, nếu không sẽ phải vong thân. Thiên Chúa là Cha nhân hậu luôn chờ đợi người con hoang trở về. Hãy quay trở về với Cha.
3- Một người anh ganh tỵ
Có lẽ chúng ta thường ít để ý đến người con cả. Nhưng anh cũng là đại diện cho rất nhiều người trong Giáo Hội. Anh ở bên cha, chu toàn mọi công việc được cha giao phó, nhưng lại là một người thiếu lòng thương xót, phê phán và ganh tỵ với người em của mình. Vì thế, anh cũng phàn nàn và trách móc người cha, anh không cảm nhận tình thương của cha. Anh ở gần cha về thể lý nhưng lại xa cha và một cách nào đó hoang đàng về tinh thần.
Người con cả là hiện thân của rất nhiều người trong chúng ta, những người không chối bỏ Chúa, không rời xa Giáo Hội, những người xưng tội, rước lễ, tham dự thánh lễ đầy đủ, nhưng lại thiếu lòng yêu mến Chúa và lòng thương xót đối với tha nhân.
Anh là hiện thân của những người quanh năm suốt tháng ở trong cộng đoàn, trong giáo xứ, trong gia đình, làm tốt các bổn phận với Chúa nhưng hay chỉ trích, phàn nàn, ganh tỵ và gây chia rẽ với anh chị em mình. Những người này cũng cần sám hối và trở về với Cha.
Như vậy, trong dụ ngôn, hình ảnh người cha chính là dung mạo của Thiên Chúa chúng ta, hình ảnh người con thứ và con cả là mỗi người chúng ta. Chúng ta cần sám hối, cần khám phá lòng thương xót Chúa để sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa.
Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót, xin dũ lòng thương xót, tha thứ mọi tội lỗi và bất xứng của chúng con. Amen!
 
Chúa Giêsu Cử Hành Bí Tích Hòa Giải
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:00 28/03/2019
Chúa Giêsu Cử Hành Bí Tích Hòa Giải

Hằng năm cứ vào Mùa Chay thánh, cách riêng càng gần đến Tuần Thánh thì Kitô hữu Công Giáo nói chung và đặc biệt là dân Việt ta thường tấp nập đến tòa giải tội, có khi và có nơi lại chen lấn nhau.

Xin hầu chuyện Chúa Giêsu cử hành bí tích hòa giải mà Tin Mừng tường thuật như sau:

Lần 1: Không nghe anh bất toại xưng thú chuyện gì cả, thế mà “khi thấy lòng tin của họ” (của người thân và của cả anh bất toại), Chúa Giêsu nói: “Tội của anh đã được tha”. Và “Hãy chổi dậy vác chõng mà về nhà”. (x.Mt 9,1-8)

Lần 2: Với người phụ nữ tại nhà ông biệt phái Simon thì cũng không thấy chị ta nói gì, xưng thú tội gì, chỉ khóc trên chân Chúa, lấy tóc mình mà lau, hôn chân Chúa và xức dầu trên chân Người thôi. Và Chúa Giêsu đã nói: “Tội của chị đã được tha rồi”, vì Người thấy chị đã yêu mến Người nhiều (x. Lc 7,36-50).

Lần 3: Với người phị nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình thì Chúa Giêsu chỉ hỏi: “Họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?”. Khi nghe chị ấy đáp: “Thưa Ngài, không có ai cả”, thì Chúa Giêsu đã nhận đó như là lời xưng thú tội lỗi. Người không cật vấn: “phạm mấy lần, với ai, ở đâu…” mà chỉ phán: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !” (x. Ga 8,1-11).

Sự bất quá tam. Ba lần xem ra là đủ để khẳng định một sự gì đó rồi. Nếu các thừa tác viên của bí tích hòa giải có tấm lòng và cách cư xử phần nào giống như Thầy chí thánh Giêsu thì chắc hẳn tòa cáo giải sẽ không chỉ tấp nập vào các dịp Mùa Chay mà còn suốt cả trong năm.

Tái bút: Chuyện thật như bịa mà kẻ hèn này chứng kiến cách đây hơn 30 năm. Dịp Mùa Chay, cha xứ mời một số linh mục về giải tội. Thanh niên thấy đằng sau một tòa là một cha già bèn chen nhau vào tòa ấy. Bỗng thấy tòa giải tội rung lên và từ tòa phát ra tiếng cha già: “gà hả ? mấy con ?”. Đám thanh niên vội lỉnh mất, chẳng còn một bóng.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.

 
Tình Cha Hậu Hỉ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:10 28/03/2019
Tình Cha Hậu Hỉ

(Chúa Nhật IV Mùa Chay C)

Dưới góc nhìn tình yêu thì người ta có thể nói rằng đoạn Tin Mừng của thánh sử Luca tường thuật câu chuyện kể của Chúa Giêsu về “người con hoang đàng” là đỉnh cao của chữ tình. Người ta còn nói rằng nếu chọn một chương tiêu biểu trong Tin Mừng thánh sử Luca thì chương XV phải được ưu tiên. Và trong chương ấy nếu chọn một vài câu thì bài trích Tin Mừng trong Chúa Nhật IV mùa Chay C đáng phải được chọn làm tiêu biểu.

Nói về chữ tình thì cái tựa đề cũ “người con hoang đàng” hay “đứa con phung phá” không thể lột tả hết. Hẳn nhiên điều này được minh chứng qua động cơ trở về của anh ta là chỉ muốn được no cái bụng. Ngày nay người ta đổi tựa đề câu chuyện kể của Chúa Cứu Thế thành “người cha nhân hậu”. Theo thiển ý cái tựa đề này diễn tả nội dung câu chuyện khá hoàn hảo. Tuy nhiên xin được mạo muội góp một cái nhìn khi thêm một tựa đề đó là “tình cha hậu hỉ”.

Hai từ hậu hỉ gợi mở cho chúng ta cảm nhận sự dư tràn vượt quá mong ước. Quả thật câu chuyện kể của Chúa Giêsu đã khiến người đương thời và cả chúng ta hôm nay chưng hững vì nhiều điều. “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con”. Theo luật bấy giờ, người con chỉ được nhận gia tài khi cha đã khuất. Đang sống sờ sờ thế mà một đứa con muốn mình như đã chết. Không sao. Đã khuất trước một đứa con thì sẵn sàng khuất bóng trước cả đứa còn lại. Nước từ trên chảy xuống. Miễn sao con cái được sống thì sự sống của mình vẫn tồn tại. Từng có đó nhiều người cha, người mẹ thanh thản nhắm mắt lìa đời khi thấy con cái đã thành gia thất.

Dù khuất bóng nhưng lòng người cha vẫn mãi dõi theo bước chân con cái mình. Đứa con như vô đạo, bất hiếu có ngờ đâu cha anh vẫn ngóng trông anh từng giờ, từng ngày, trong khi anh đang mãi mê ăn chơi sa đọa. Cái gì đến rồi sẽ đến. Chuyện gieo gió, gặt bão là lẽ như tất nhiên. Lá rụng về cội là điều thường có. Trong thân phận của kẻ hèn kém hơn cả loài heo, người con đi hoang mới chợt bừng tỉnh. “Biết bao người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha…” Chẳng biết anh ta có chút tình nào với người cha già, nhưng sự vị kỷ là có đó: về với cha chỉ vì miếng ăn, chỉ vì cái bụng. Kẻ gian thường tỏ vẻ ngoan. Để che giấu sự vị kỷ của mình, người con hoang đàng đã nhẩm đi nhẩm lại cho thuộc lòng câu thưa thoặt nghe dễ mủi lòng: “Thưa cha, con thật đắc tội với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”.

Không sao cả, miễn là con ta đi xa nay trở về, đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Dù là tấm thân gầy gò đầy bụi bẩn, lẫn mùi phân hôi của loài nhơ uế, nhưng chính là con của ta. Người cha đã vội chạy đến ôm cổ đứa con, hôn lấy hôn để. Vòng tay âu yếm, những nụ hôn yêu thương đã xóa đi mọi cách ngăn sạch nhơ, sang hèn. Có nhiều điều dường như là không thể với khả năng con người, nhưng đều là có thể khi tình yêu hiện diện. Tình yêu mạnh hơn cả sự chết!

Chẳng đợi con dứt câu xưng thú, chẳng cần biết quá khứ của con như thế nào, hôm nay, giờ này, con hiện diện ở đây là đủ. “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng”. Tình người cha, một mối tình bao la đủ làm cho người con nên thanh sạch hơn mọi thứ nước tự nhiên. Cái tình ấy đã được chuẩn bị từ lâu qua con chiên được vỗ béo mà hẳn các gia nhân vốn thừa hiểu.

“Con ta đây đã chết mà nay sống lại”. Có con rồi mới có cha. Có cháu rồi mới có ông, có bà. Sự sống chết của người cha như lệ thuộc vào sự sống chết của đứa con. Đến đây chúng ta mới hiểu sự sâu xa lời của một giáo phụ: “Vinh quang của Thiên Chúa là sự sống của con người”. Thế gian này là chi? loài người là gì? Thảy đều là loài thọ tạo. Thế nhưng Thiên Chúa đã chọn làm hình ảnh của chính Người (x.St 1,27). Và Người đã yêu thương nó đến độ đã ban chính Con Một để cho nó được sống và sống dồi dào (x.Ga 3,16). Vậy ta có thể nói rằng Thiên Chúa không thể bỏ con người, không thể bỏ bất cứ một ai, nếu Người thực sự là Thiên Chúa.

Thánh sử Luca cho chúng ta hay chính vì những lời xầm xì của nhiều người Pharisiêu và luật sĩ khi thấy những người thu thuế và người tội lỗi lui tới với Chúa Giêsu mà Người đã kể câu chuyện này. Họ cảm thấy khó chịu vì tình Chúa quá hậu hỉ. Họ ganh tị vì thấy tình Chúa như không công bằng. Bọn thu thuế và mấy người tội lỗi kia không đáng được yêu. Và cách mặc nhiên họ cho rằng chỉ mình họ mới xứng đáng. Đằng sau lòng ganh tương đố kỵ luôn có bóng dáng của thần dữ.

Chúa Giêsu đã cảnh giác những tâm hồn đố kỵ ganh tương bằng hình ảnh người con cả trong câu chuyện. Dù đang ở trong nhà nhưng anh ta hành xử như là kẻ làm tôi. Anh còn tự loại mình ra khỏi tình cha, khi không nhìn nhận người em của mình. “Còn thằng con của cha kia…”. Loại bỏ tha nhân, không nhận nhau là anh em một nhà, thì vô tình chúng ta tự loại mình ra khỏi tình Cha trên trời, Đấng từ bi nhân hậu, cho mưa rơi đều trên người công chính lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi sáng người thánh thiện và người tội lỗi, Đấng không bao giờ muốn cho kẻ gian ác phải chết nhưng tìm mọi cách để họ ăn năn sám hối và được sống (x.Mt 5,43-48) .

Tình Chúa thật bao la hay tình cha luôn hậu hỉ. Trong tình Chúa, không có sự gì là không thể. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể hưởng nhận tình Cha trên trời, nếu chúng ta biết ngửa tay đón nhận. Chỉ một lời khẩn xin: “Thưa Ngài, khi nào về nước Ngài, xin hãy nhớ đến tôi”, thì hạnh phúc Nước Trời đã được ban cho người gian phi bị treo bên phải Chúa Giêsu năm xưa ngay ngày hôm ấy (x.Lc 23,29-43). Nhưng cũng xin đừng quên chân lý này: không ai hưởng hạnh phúc Nước Trời một mình. Rất có thể chính ta tự đóng đinh số phận của mình, nếu ta loại bỏ tha nhân ra khỏi nghĩa tình huynh đệ.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các phụ nữ cao niên anh dũng giải vây cho một linh mục bị tấn công ở Canada
Đặng Tự Do
04:29 28/03/2019
Cảnh sát đang điều tra một vụ tấn công ở thành phố Edmonton, Canada, trong đó các phụ nữ cao niên đã anh dũng đánh trả kẻ tấn công linh mục của họ.

Sau Thánh lễ tối thứ Tư tại giáo xứ Đức Mẹ Nữ Vương Ba Lan, Cha Marcin Mironiuk đã đứng ở cuối nhà thờ nói lời tạm biệt với giáo dân. Lúc đó, một thanh niên, trạc 25 tuổi, đến gần vị linh mục.

Theo báo cáo của các nhà chức trách, cha Mironiuk, không nhận ra người đàn ông là ai, đã hỏi anh ta xem nói được tiếng Ba Lan không. Người thanh niên này nói không và lập tức tấn công vị linh mục.

Lorraine Turchansky, người phát ngôn của Tổng giáo phận Edmonton, nói với Global News Canada rằng người thanh niên xô vị linh mục xuống đất và bắt đầu bóp cổ ngài thì những người phụ nữ cao niên vừa rời khỏi nhà thờ đã xông đến để bảo vệ cho vị linh mục của họ.

“Họ đã rất bối rối trước diễn biến này và thực sự bị kinh hoàng” ông Turchansky nói.

“Họ là những người phụ nữ lớn tuổi nên họ không phải là loại người sẽ lấy điện thoại ra và quay video để làm bằng chứng hoặc gọi 911 để báo cảnh sát. Họ đã làm những gì họ có thể làm, và họ có gậy trong tay. Họ bắt đầu quất tới tấp lên lưng kẻ tấn công, vừa quất vừa la làng.”

“Người thanh niên này thấy không xong nên đã bỏ trốn khỏi hiện trường,” ông Turchansky nói với Global News.

Turchansky nói rằng cha Mironiuk “chắc chắn đã bị chấn thương” trước vụ này và đã qua đêm đó với các cha bạn, thay vì ngủ một mình trong nhà xứ của ngài.

CBC News đưa tin cảnh sát đang điều tra vụ việc, và nghi phạm đã được chính quyền mô tả là một người đàn ông da trắng 25 tuổi với mái tóc ngắn, sẫm màu, có mùi rượu vào thời điểm xảy ra vụ việc.

Tưởng cũng nên nhắc lại là vào sáng thứ Sáu 22 tháng Ba, một linh mục đã bị đâm trong khi cử hành Thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Giuse ở Montreal vào sáng thứ Sáu 22 tháng Ba.

Cha Claude Grou, giám đốc Đền Thờ, đã bị một người đàn ông dùng con dao lớn tấn công khi ngài đang cử hành Thánh lễ sáng. Thánh lễ đang được Sel + Lumiere TV phát trực tiếp, nhưng video này sau đó đã bị xóa khỏi trang web.

Cha Grou cố gắng bỏ chạy khi kẻ tấn công lao về phía ngài, nhưng cha bị hung thủ quật ngã xuống đất và bị đâm một lần. Tên tấn công chỉ ngưng lại khi các tín hữu tham dự thánh lễ lao lên bàn thờ quật ngã hắn xuống.

Cha Grou đã được đưa xe cứu thương đưa đến bệnh viện để tiếp tục điều trị. Theo thông cáo mới nhất của Tổng giáo phận Montreal, ngài đang trong tình trạng ổn định và vết thương của ngài không nghiêm trọng.

Các nhân viên an ninh tại Đền Thờ đã bắt giữ thủ phạm trước khi cảnh sát đến. Cảnh sát đang giam giữ người đàn ông này để điều tra.


Source:Catholic News Agency
 
Tòa Thánh bác bỏ những chỉ trích nhắm vào Đức Thánh Cha trong cử chỉ hôn nhẫn tại Loreto
Đặng Tự Do
19:21 28/03/2019
Như chúng tôi đã đưa tin lúc 8g sáng thứ Hai 25 tháng Ba, Lễ Thiên thần Truyền tin cho Đức Bà Maria, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi hành bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Vatican để bay đến Đền Thánh Đức Mẹ Loreto cách Vatican 280km về phía Đông Bắc.

Tại đây, lúc 9g45, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ trong Nhà Thánh.

Kết thúc Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã ký Tông huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, có tên là “Vive Cristo, esperanza nuestra”, có nghĩa là “Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng của chúng ta”.

Sau nghi thức này, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với cộng đồng tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin trong đền thánh.

Các Giám Mục trong miền Marche, các tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin, các nữ tu trong vùng và cả một số anh chị em giáo dân đã có dịp chào Đức Thánh Cha trong đền thánh từng người một. Khi tiến đến Đức Thánh Cha, theo truyền thống, những người may mắn có vinh dự này sẽ cúi xuống hôn chiếc nhẫn Ngư Phủ đeo bên tay phải của ngài. Cử chỉ này là một hành động tôn kính không chỉ đối với bản thân Đức Thánh Cha, mà còn đối với Chúa Kitô và Thánh Phêrô mà ngài đại diện, và mang lại ân xá cho người thực hiện cử chỉ đó.

Một đoạn video kéo dài một phút do thông tấn xã Reuters tung lên Youtube cho thấy đôi khi Đức Thánh Cha dùng tay trái che lên tay có đeo nhẫn để ngăn không cho hôn nhẫn, thậm chí có khi ngài rụt tay về phía sau.

Catholic Herald, trong bản tin hôm 26 tháng Ba, cho biết “Reuters trích dẫn lời một phụ tá gần gũi với Đức Thánh Cha nói rằng Đức Thánh Cha cảm thấy ‘buồn cười’ trước cử chỉ này”.

Đoạn video do thông tấn xã Reuters tung lên được tán phát nhanh chóng trên Internet, từ chuyên môn gọi là “go viral”, với hàng triệu người xem trong vài giờ, và không ít những lời bình luận từ hoang mang cho đến công khai chỉ trích Đức Giáo Hoàng không có lòng tôn trọng các truyền thống và các tín hữu.

Sau khi Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh từ chối bình luận về chuyện này, đã xảy ra cả các tin giả cho rằng không phải một phụ tá gần gũi với Đức Thánh Cha nói rằng Đức Thánh Cha cảm thấy ‘buồn cười’ trước cử chỉ này; nhưng chính Đức Thánh Cha nói ngài cảm thấy ‘buồn cười’ trước cử chỉ đó. Tin giả này gây thêm nhiều hoang mang.

Vì thế, hôm thứ Năm, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã lên tiếng giải thích như sau theo tường thuật của ký giả Nicole Winfield của thông tấn xã AP.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã minh xác về lý do tại sao ngài che lại tay đeo nhẫn khi đám đông người xếp hàng tuần này để hôn chiếc nhẫn Ngư Phủ của ngài: đó là vì sợ lây lan vi trùng.

Phát ngôn viên lâm thời của Vatican, Alessandro Gisotti, cho biết hôm thứ Năm rằng Đức Phanxicô quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Sau khi chào hỏi hàng chục người trong một hàng dài những người đến chào ngài hôm thứ Hai tại Loreto, ngài bắt đầu dùng tay trái che lên tay phải để ngăn mọi người hôn chiếc nhẫn Ngư Phủ của mình.

Video về vụ việc đã lan truyền nhanh chóng trên Internet, trong đó các nhà phê bình bảo thủ giận dữ cho rằng Đức Giáo Hoàng thiếu lòng tôn trọng đối với truyền thống và đối với những tín hữu muốn tôn vinh truyền thống ấy.

Gisotti cho biết hôm thứ Năm, ông vừa nói chuyện với Đức Giáo Hoàng về điều đó, và Đức Phanxicô đã trả lời rằng không phải như thế đâu.

“Đức Thánh Cha nói với tôi rằng động lực của ngài rất đơn giản: đó là vấn đề vệ sinh,” ông Gisotti nói với các phóng viên. “Ngài muốn tránh nguy cơ lây bệnh cho người dân, chứ không phải cho ngài.”

Truyền thống hôn nhẫn của một Giám Mục hay của Đức Giáo Hoàng đã có từ hàng thế kỷ, như một dấu hiệu của sự tôn trọng và vâng phục.

Gisotti lưu ý rằng Đức Phanxicô rất hạnh phúc khi người ta hôn nhẫn ngài trong các nhóm nhỏ, nơi ít có khả năng lây lan vi trùng, như ngài vẫn thuờng làm trong các buổi tiếp kiến chung thứ tư hàng tuần, khi một số ít người xếp hàng ở cuối buổi triều yết chung có cơ hội chào đón ngài.

Một số người cúi xuống hôn chiếc nhẫn của ngài, và Đức Thánh Cha Phanxicô kiên nhẫn chờ đợi.

“Tất cả các bạn đều biết rằng ngài có niềm vui lớn trong việc gặp gỡ và ôm hôn mọi người, và được họ ôm ấp,” Gisotti nói thêm.

Đức Phanxicô được nhiều người yêu mến vì thường vui vẻ ôm hôn những đứa trẻ được trao cho ngài, và ngay cả những người khuyết tật với những hình hài khiến nhiều người phải tránh xa.

Tưởng cũng nên nói thêm, việc chào thăm Đức Thánh Cha từng người một của dòng người may mắn ở Loreto kéo dài đến hơn 13 phút chứ không phải chỉ có hơn một phút như trong đoạn video do thông tấn xã Reuters tung lên Youtube.

Theo thông tấn xã Catholic News Agency (CNA), phong tục hôn nhẫn Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục là một cử chỉ tôn kính trong Giáo hội có từ rất lâu đến mức không ai nhớ nổi bắt đầu từ lúc nào, nhưng có khả năng bắt đầu từ cuối thời Trung cổ. Cha Roberto Regoli, giáo sư lịch sử Giáo hội đương đại tại Đại học Giáo hoàng Gregoriô cho biết như trên.

Ngài nhấn mạnh rằng việc hôn nhẫn Đức Giáo Hoàng “thể hiện lòng sùng kính không phải đối với bản thân Đức Giáo Hoàng, nhưng cho những vị và những gì ngài đại diện: bao gồm sự kế thừa ngai tòa của người ngư dân Galilê xưa”, và nói lên “lòng trung thành và tình yêu đối với Giáo Hội.”

Cử chỉ hôn nhẫn này, người Ý thường gọi là “baciamano”, theo nghĩa đen có nghĩa là “hôn tay”. Tuy nhiên, cha giáo Regoli cho biết từ đó không chính xác, đúng ra là hôn chiếc nhẫn Ngư Phủ của Đức Giáo Hoàng.

Theo cha giáo Regoli, phong tục hôn chiếc nhẫn Ngư Phủ bắt đầu rất sớm trong lịch sử Giáo Hội, và đã được hệ thống hóa vào thế kỷ 15 trong một văn bản về các nghi lễ giáo hoàng.

Theo thông lệ, các tín hữu hôn chiếc nhẫn của một giám mục, vì sự tôn kính đối với phẩm giá của ngài như là một người kế vị các thánh tông đồ, và hôn bàn tay của một linh mục, vì nó đã được xức dầu thánh hiến để dâng Thân thể Chúa Kitô cho giáo dân tôn kính trong các thánh lễ.

Chiếc nhẫn Ngư Phủ là một trong một số những chiếc nhẫn Đức Giáo Hoàng thường đeo bên tay phải. Nói là "một trong một số những chiếc nhẫn" vì có khi ngài đeo nhẫn giám mục của mình. Chiếc nhẫn có tên là “chiếc nhẫn Ngư Phủ” vì trên đó khắc hình ảnh của Thánh Phêrô như một ngư dân, như một thiết kế tiêu chuẩn vào giữa thế kỷ 15.

Đức Giáo Hoàng Clêmentê Đệ Tứ đã dùng chiếc nhẫn này làm con dấu sáp trong ít nhất là hai lá thư của ngài được ấn ký vào năm 1265 và 1266. Nhìn chung, chiếc nhẫn Ngư Phủ thường sử dụng làm con dấu sáp trong các thư riêng của Đức Giáo Hoàng thay cho con dấu chì chính thức được sử dụng cho các tài liệu giáo hoàng trang trọng.

Vào năm 1842, việc sử dụng nhẫn như con dấu sáp đã được thay thế bằng một con tem, nhưng đó chỉ là một nhiệm ý, các vị Giáo Hoàng vẫn có thể dùng chiếc nhẫn Ngư Phủ để đóng dấu. Vì thế, mỗi vị Giáo Hoàng vẫn nhận được một Chiếc nhẫn Ngư Phủ độc nhất cho riêng ngài khi bắt đầu triều giáo hoàng. Chiếc nhẫn sau đó bị phá hủy ngay sau khi ngài qua đời để tránh có người dùng nhẫn ấy để ngụy tạo các văn bản của vị Giáo Hoàng quá cố.

Khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thoái vị vào ngày 11 tháng Hai, 2013, và sau khi ngài chấm dứt triều Giáo Hoàng của ngài hôm 28 tháng Hai, 2013, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, trong tư cách là Hồng Y Nhiếp Chính, đã cắt chiếc nhẫn Ngư Phủ của Đức Bênêđíctô thành 115 miếng nhỏ, tương ứng với số 115 Hồng Y cử tri.

Vào đầu thế kỷ 20, Đức Giáo Hoàng Piô X đã truyền ban ơn tiểu xá cho những ai hôn chiếc nhẫn Ngư Phủ. Vì thế, truyền thống hôn Chiếc nhẫn Ngư Phủ đã trở nên thịnh hành.

Cha Regoli giải thích rằng truyền thống hôn Chiếc nhẫn Ngư Phủ của Đức Giáo Hoàng còn trở nên thịnh hành hơn trước đó nữa sau khi Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục loại bỏ các hình thức thể hiện sự tôn kính và vâng phục Đức Giáo Hoàng như hôn chân, vai và má của Đức Giáo Hoàng.

Cha Johannes Grohe, một giáo sư về lịch sử Giáo Hội tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, nói với CNA rằng cho đến nay cử chỉ kính chào một giám mục với việc hôn chiếc nhẫn của ngài để bày tỏ lòng tôn kính phẩm giá giám mục của ngài vẫn còn “khá phổ biến” trong Giáo Hội.

Trong quá khứ, “cử chỉ này được đi kèm với việc cúi đầu hoặc bái gối,” cha Grohe nói. Tuy nhiên, “trong khi việc hôn nhẫn giám mục trong một cử chỉ chào đón chính thức vẫn đang được sử dụng rộng rãi, việc bái gối rất ít xảy ra.”

Theo CNA, Đức Thánh Cha Phanxicô dường như không đeo chiếc nhẫn Ngư Phủ đó tại Loreto hôm 25 tháng 3. Cơ quan truyền thông Công Giáo này nhận xét rằng Đức Phanxicô thường chỉ đeo chiếc nhẫn Ngư Phủ trong các nghi lễ được cử hành tại Đền Thờ hay Quảng trường Thánh Phêrô. Ngài thường chỉ đeo chiếc nhẫn giám mục của ngài trong các dịp khác.


Source:AP
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Các Bà Me Công Giáo Xứ Tân Phú Mừng Bổn Mạng Lễ Đức Mẹ Truyền Tin
Phương Nga
22:02 28/03/2019
“ Này tôi là tôi tá Chúa, tôi “Xin Vâng” như lời Sứ thần truyền”(Lc 1-28)

Mẹ Maria một Eva thứ hai đã khiêm hạ và vâng lời Thiên Chúa trong niềm tin yêu hy vọng và hoàn toàn không cảm thấy bị miễn cưỡng hay bắt buộc.”Xin Vâng” lời Sứ thần truyền tin như vậy để Thiên Chúa đi vào cuộc đời của mình...Đó là lời giảng lễ của Cha xứ Giuse chủ sự trong thánh lễ đồng tế mừng bổn mạng của Hội các Bà mẹ Công Giáo gx Tân Phú vào lúc 17g45 ngày Thứ Hai 25-03-209 tại thánh đường giáo xứ.Trước lễ bổn mạng Hội đã có những giờ phút tĩnh tâm để cầu nguyện cho giáo xứ,cho gia đình và cho các chị em được nên giống Mẹ Maria.

Xem Hình

Và hôm nay lúc 17g20 toàn thể hội viên đã có mặt đông đủ trong đồng phục để tham dự buổi lễ;chị Maria Hoan đã mời tất cả quy tụ dưới đài Đức Mẹ để rước kiệu theo thứ tự: Bình hương, Thánh giá nến cao,cờ Hội,các hội viên,quý Khách,quý Đoàn thể,quý Sơ,Thánh tượng Mẹ Maria Tuyền Tin,Cha chủ sự Giuse Lê Hoàng,quý Cha Phó cùng cộng đoàn dân Chúa đã cung nghinh Mẹ vòng quanh thánh đường và trở về tiến lên bàn thánh..Ca đoàn các Bà mẹ đã xướng lên những ca khúc tôn vinh Mẹ Maria: Cung chúc Trinh Vương,Lạy Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa Mẹ hiển vinh....để cộng đoàn hiệp thông.Cha Giuse chủ sự nói với cộng đoàn

Hiệp cùng Giáo hội,hôm nay chúng ta long trọng mừng kính lễ Sứ thần Truyền tin cho Đức Mẹ.Biết rằng mình sẽ đón nhận con Thiên Chúa vào trong cung lòng,Mẹ Maria đã thưa hai tiếng “Xin Vâng” và từ đó Ngôi Lời đã nhập thể.Xin Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria ban cho mọi người chúng ta đặc biệt các Bà mẹ CG gx Tân Phú được chu toàn bổn phận cách tốt đẹp và sống xứng đáng là con cái Chúa.

Trong bài Tin mừng theo Thánh Luca (1,26-38) Cha chia sẻ: Chúng ta không thể có Chúa Giêsu nếu không có Mẹ Maria,vì Mẹ đã đồng hành với Chúa trong suốt hành trình Cứu chuộc.Từ biến cố Truyền tin cho Mẹ như lời Chúa đã hứa Mẹ Maria đã nghe tiếng Sứ thần”Maria đừng sợ vì Đấng Bà sinh ra sẽ là Đấng Thánh. Ngài sẽ cứu dân mình khỏi tội lỗi”(Lc 1,31-32)

Cũng như các thiếu nữ Do Thái,Mẹ Maria được học hỏi Kinh Thánh,nhưng sự việc xảy đến làm cho Mẹ bỡ ngỡ “Việc ấy xảy đến thế nào được ?” (Lc 1,34)nhưng khi được Sứ thần giải thích” Chúa Thánh Thần sẽ rợp bóng trên Bà và Đấng Bà sinh ra được gọi là con Thiên Chúa “(Lc 1,35) và Sứ thần còn đưa ra một hình ảnh Bà Elizabet cũng đã có thai (Lc 1,36) và “Vì đối với Thiên Chúa,không có việc gì là không thể làm được”(Lc1,37)Để khép lại biến cố này Mẹ Maria đã thưa” Vâng ! tôi là nữ tỳ của Chúa,tôi “Xin Vâng” như lời Sứ thần truyền “(Lc 1,38). “Xin Vâng”như vậy không hề dễ dàng vì những thử thách trong đời sống cơm áo gạo tiền bủa vây và cả những thử thách trong đời sống Đức Tin cũng xảy ra.

Khi ông già Simeon nói Tiên tri”Còn Bà,một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà “(Lc 2,3) thì sau tiếng “Xin Vâng” là những sự việc xảy ra trong cuộc đời của Mẹ: Sinh Chúa Giêsu trong hang bò lừa hôi tanh,bị truy sát phải đưa Con trốn sang Ai Cập,sống nghèo khó cực nhọc để mưu sinh,rồi con bị lạc mất trong Đến thờ và cuối cùng là phải chứng kiến con mình chịu khổ nạn.Nhưng “Xin Vâng” cũng là một hành trình bộc lộ niềm tin và hy vọng.”Xin Vâng” để Chúa Giêsu đi vào cuộc đời và Tin Mừng của Thiên Chúa,cùng Đấng Emanuel mới cứu chuộc nhân trần chúng ta.

Hôm nay bổn mạng Hội các Bà mẹ CG gx Tân Phú,xin cho các bà các chị được noi theo mẫu gương Mẹ Maria bằng cách chu toàn bổn phận trong cuộc sống, cũng như luôn có lòng yêu mến Chúa và yêu mến Mẹ Maria,qua 10 điều Tâm niệm mà các bà các chị sẽ đọc để chúng ta sống Đức Tin hơn nữa.

Sau khi Cha chủ sự kết thúc bài giảng.Tòa thể hội viên Các Bà mẹ CG đã đứng lên đọc 10 Điều Tâm Niệm của Hội mình.Cộng đoàn cùng đọc kinh Tin Kính khi đến câu”Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần Người đã nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria và đã làm người”mọi người đã quỳ xuống.

Trước khi ban phép lành,Cha chủ sự Linh hướng đã thay mặt quý Cha đồng tế,quý Sơ và mời mọi người chúc mừng lễ bỗn mạng của Hội,Cha cũng cám ơn quý Ban Điều hành Các Bà mẹ CG Tổng giáo phận Sài Gòn,Hạt Tân Sơn Nhì và Đại diện các giáo xứ trong Hạt đã đến dâng thánh lễ cầu nguyện cho Hội.Nhân dịp này Cha nhắc đến những việc Đạo đức của Hội các Bà mẹ gx Tân Phú đã thực hiện là Cầu nguyện hàng ngày,tham gia các công việc bác ái và lễ hội của giáo xứ,đóng góp tài chánh xây dựng giáo xứ và chung tay làm vệ sinh nhà thờ,nhà xứ một cách đều đặn.và tích cực.

Ca đoàn hát bài kết lễ và quý Cha xuống chụp hình cùng quý Khách,Ban điều hành cùng các chị em.Thánh lễ kết thúc lúc 19g cùng ngày trong niềm tin tưởng,phó thác và “Xin Vâng” của mọi người.

Phương Nga
 
Curia Tân Sơn Nhì - Mừng Lễ Đức Mẹ Truyền Tin
Phương Nga
22:21 28/03/2019
Curia Tân Sơn Nhì - Mừng Lễ Đức Mẹ Truyền Tin (Acies) 25-03-2019

“Lạy Chúa này tôi xin đến để thực thi ý Chúa”(Dt 10,4-10)

Hàng năm Hội Legio Mariae có hai ngày trọng đại,đó là lễ Mẹ Truyền Tin hay còn gọi là lễ Dâng mình(Acies) và lễ Sinh Nhật Đức Mẹ.Hôm nay ngày 25-03-2019,hợp cùng Giáo hội toàn cầu,Curia Tân Sơn Nhì đã tổ chức cho toàn thể hội viên 18 Presidia Dâng mình và tham dự thánh lễ mừng Mẹ Truyền Tin vào lúc 8g00 tại thánh đường gx Tân Phú.Mặc dù là buổi sáng phải lo việc gia đình,nhưng các hội viên đã quy tụ rất đông đủ và đúng giờ.

Xem Hình

CẦU NGUYỆN :

Khi tất cả ổn định,chị Maria Hoa xướng kinh Khai mạc và lần chuỗi 50 kinh sự Vui,kinh Lạy Nữ Vương,kế tiếp các hội viên nghe được nghe Thủ bản với đề tài Các Lễ hội chính thức của Legio Mariae -Lễ Acies.

CHA LINH GIÁM CHIA SẺ VÀ NGHI THỨC DÂNG MÌNH:

Sau phần cầu nguyện.Cha Giuse Kiều Hoàng An linh giám Curia đã chia sẻ linh đạo của Legio và các hội viên cùng tham dự nghi thức Dâng mình.Cha nói:

Hôm nay lễ hội Acies,chúng ta lập lại lời hứa trung thành,lời hứa này mời gọi chúng ta xét lại mối tương quan với Đức Mẹ và tương quan của chúng ta với hội đoàn.Với Đức Mẹ chúng ta có yêu mến không? và với hội đoàn chúng ta có trao đổi chia sẻ với nhau không?Mới đây,Cha có đọc 1 cuốn sách nói về bảy Lưu ý và bảy Khuyến khích.Bảy Lưu ý đó là:

Thận trọng thái quá dễ dàng lạc vào yêu mến Đức Mẹ và quên mất Chúa.Yêu mến Đức Mẹ nhưng ưa khích bác nói xấu ACE.Đọc kinh Mân Côi không đúng lúc nhất là trong giờ thánh lễ.Tôn sùng Đức Mẹ một cách bấp bênh vui thì đi,buồn thì bỏ.Lấy việc đoàn thể để che giấu những việc xấu,đạo đức giả tạo.Lạm dụng ơn huệ của Đức Mẹ,hay chạy đế xin ơn mà quên cầu nguyện,chỉ đọc những tài liệu về Đức Mẹ mà quên đọc các sách Đạo khác

Có 4 lòng yêu mến ĐứcMẹ :Yêu Mẹ Maria tha thiết như người con yêu mẹ của mình.Yêu thiết thực dù trong phong ba bão táp hay thử thách.Tình yêu thánh thiện và yêu mến bền đỗ và nhất là yêu mến vô vị lợi.Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta nên xem lại mình về các điểm sau đây :

Có nó xấu người khác không?Có thật sự yêu mến Mẹ và Hội đoàn không?Khi đọc kinh Mân Côi có suy niệm không ?Có chạy đến với Đức Mẹ vì lòng yêu mến chứ không vì một ơn huệ trần gian không ?Hôm nay chúng ta có thực hiện việc Dâng mình vì lòng yêu mến Đức Mẹ không?Nhất là hôm nay Dâng mình thì đông đủ còn đi lễ cuối tháng thì vắng không ?Hiện giờ Cha đếm được 140 hội viên,nhưng lễ cuối tháng từ 80,70 rồi giảm dần làm cho Đức Mẹ buồn ,Cha buồn và Legio cũng buồn.

NGHI THỨC DÂNG MÌNH:

Kết thúc phần chia sẻ linh đạo các hội viên chia hàng hai tỏa xuống cuối rồi vòng lên trước bàn thờ Mẹ Maria,từng 2 hội viên đặt tay lên Vexium và đọc lời hứa của Legio với Đức Mẹ;Có cả hội viên bệnh nặng,ngồi xe lăn và các cháu Thiếu nhi cũng đi theo người thân lên dâng mình.Cuối cùng Cha Giuse linh hướng đọc kinh dâng toàn thể hội viên Curia Tân Sơn Nhì và Cha cũng dâng mình cho Đức Mẹ. Trong lời cầu xin Cha đã đọc tên 18 Presidia và đọc lại lời hứa”Lạy Nữ Vương là Mẹ con,toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ”Nghi thức kết thúc tất cả đọc kinh Catena và ra ngoài giải lao 5 phút trước khi từng Đội chụp hình cùng Cha và cùng nhau.

THÁNH LỄ:

Sau bài hát ca nhập lễ của ca đoàn Giuse,Cha Giuse linh giám trong lễ phục trắng bước lên bàn thánh.Cha nói ,hôm nay lễ Đức Mẹ Truyền Tin là ngày cử hành hàng năm của Legio.Chúng ta quy tụ lại đây để dâng mình cho ĐứcMẹ.Chúng ta cầu xin cho cộng đoàn và Curia được yêu mến Chúa.Cầu xin cho ân nhân và hội viên còn sống cũng như đã qua đời.

Theo bài Tin Mừng Thánh Luca (1,26-38) Cha diễn giảng: Chúng ta cùng với Giáo hội cử hành thánh lễ Sứ thần truyền tin cho Đức Mẹ”Lạy Thiên Chúa toàn năng,hôm nay Sứ thần truyền tin cho Đức Mẹ.Xin cho chúng con được thờ lạy Thần tính của Chúa bằng nhân tính của chúng con Amen”

.Một Thiên Chúa trở thành con người và một con người trở thành Ngôi Hai con Thiên Chúa.Như vậy,nhờ Chúa mà chúng ta được tôn vinh.như trong bài Tin Mừng “ Maria xin đừng sợ,vì Bà đã tìm thấy tình yêu của Thiên Chúa.”(Lc 1,3)Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II trước khi qua đời đã nói”Lạy Chúa! con đã đi tìm Chúa và con đã được gặp Ngài con xin tạ ơn Ngài.”

Người ta xưng tội bỏ lễ Chúa Nhật vì đi du lịch nhưng hôm nay Cha rất vui vì sự hiện diện của quý hội viên.Vui vì Chúa và Mẹ luôn ở với chúng ta,và chúng ta nhớ lại lời Thánh Phalo” Xin anh chị em nhớ lại tình yêu thuở ban đầu “Cầu chúc cho quý hội viên luôn được Chúa và Mẹ Maria gìn giữ trong hành trình Ơn gọi của chúng ta.vì chúng ta đã được làm con cái Chúa qua Mẹ Maria.

Trong lời nguyện sau Truyền phép Cha chủ sự cũng cầu nguyện cho Quý Bề trên,quý Ân nhân và hội viên còn sống cũng như đã qua đời.Buổi lễ kết thúc lúc 11g cùng ngày trong niềm hân hoan vì cuộc sống mỗi hội viên Legio luôn có Chúa và Mẹ đồng hành.

Phương Nga
 
Chuyến hành hương Rôma lịch sử!
Vivian Nguyen, Vinh Huy Hồ & Tuệ Ngữ
22:33 28/03/2019


Sáu tháng trước đây, ý tưởng ca đoàn Cecilia đi Rôma gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô, được hát lễ trong đền thánh Phêrô, với thành phần ca viên đông đảo đi chung với nhau, lại còn mang theo lóc nhóc một bầy cả nhiều người có con mọn chưa đầy 2 tuổi, trong cả nhóm hành hương có khoảng tuổi từ 2 cho đến 70, là một điều không tưởng nếu không muốn nói là “mát điện”! Thế nhưng đến Chúa Nhật ngày 10 tháng 3 năm 2019 thì ước mơ đó đã trở thành hiện thực: được diện đối diện với ĐTC Phanxicô, được tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi quà tặng, đọc kinh chung và được chụp hình quay phim lưu lại khoảnh khắc cực kì hạnh phúc đến với 70 thành viên của chuyến đi Rôma hành hương này, cũng như được hát lễ tại đền thánh Phêrô, tưởng chừng như một phép lạ xảy ra thật nhãn tiền!

Xem Hình

Vài nét về nhóm 70 người hành hương

Ca đoàn Cecilia chỉ là một ca đoàn nhỏ, thuộc giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể vùng Tây Nam, chỉ là 1 trong 4 ca đoàn của giáo xứ Ngôi Lời, và cũng chỉ là một trong 4 giáo xứ Việt Nam thuộc tổng giáo phận Galveston Houston. Với tổng số giáo dân Việt khoảng 60,000 người(?). Hiện nay Cha Gioan Viênnây Nguyễn Ngọc Thụ đang làm chính xứ trông coi giáo xứ này, tiếp liền sau khi Đức ông Lê Xuân Thượng qua đời vào năm 2015.

Một ca đoàn địa phương nhỏ bé, không tiếng tăm lừng lẫy, âm thầm phục vụ thánh ca cộng đoàn trong các thánh lễ Chúa Nhật trong 20 năm qua, vửa t ạo được kì tích vô tiền khoáng hậu.

Ngày hạnh phúc đến bất ưng chỉ biết vài tiếng đồng hồ trước lúc được tiếp kiến Đức Thánh Cha (ĐTC), nhờ vào sự giúp đỡ của nhiều người trong đó có Đức ông D., Cha T. … và một vài nhân vật kín đáo trợ giúp đằng sau hậu trường.

Hát lễ tại đền thánh Phêrô

Thứ Bảy March 9, 2019 trên đường phố từ Hotel Olympic ở Rôma, c ả đoàn c ùng nhau cuốc bộ đến quảng trường Thánh Phêrô khoảng 20 phút. Nhóm hành hương với đồng phục nam áo dài xanh da trời, nữ áo dài màu đỏ, đã tạo ra một cảnh tượng kì thú trước mắt người dân bằng tà áo dài bay phất phới trên vỉa hè, qua các khu phố trước quảng trường tại Vatican. Khi bước vào quảng trường, nhiều du khách tụ tập nơi đó đã ngỡ ngàng trước cảnh tượng lạ thường về một đoàn người ăn mặc khác lạ đang hòa nhập vào dòng người tuôn vào quảng trường. Chụp hình chung, chụp hình riêng trước, rồi lần lượt xếp hàng cho an ninh trạm kiểm soát. Đi thêm qua mấy trạm gác bên trong rồi mới vào được bên trong đại thánh đường. Lúc đó đang có thánh lễ của một tổ chức khác nên cả đoàn phải chờ cho đến khi thánh lễ của họ xong xuôi rồi, mới đến lượt phe ta. Trong khi chờ đợi, cả đoàn sắp chỗ mọi người theo thứ tự trước sau, rồi tiến đến chỗ ngồi chính thức bên trái của đại thánh đường, chỗ ngồi của ca viên, cạnh một đại dương cầm với người của tòa thánh đánh đàn. Thánh lễ hôm ấy có Đức Hồng Y Angelo Comastri, giữ chức vụ Tổng Đại Diện của ĐTC coi sóc Thành Phố Quốc Gia Vatican, Chánh Sở Vương Cung Thánh Đường Vatican, làm chủ lễ, cùng với rất nhiều Giám mục và linh mục đồng tế khác.

Các bài thánh ca du dương trầm bổng đã lần lượt được cất lên theo thứ tự thánh lễ: Hãy Ngợi Khen Chúa (Lm Ngô Duy Linh), Lời Nguyện Cầu (Thế Thông), Taste And See (James E. Moore) và kết lễ là bài Mẹ Maria (Tâm Bảo), lần lượt được trình bày từ đầu cho đến hết thánh lễ. Cũng có thêm một số giáo dân địa phương, nghe đồn có thánh lễ Việt Nam, cũng đến dự phần trong ngày trọng đại có một không hai này cùng với một số đông du khách viếng Rôma cũng tham dự thánh lễ.

Gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô

Chúa Nhật March 10, 2019 là một ngày thật trọng đại!

“Ngài đã biến niềm ao ước và khát khao của chúng con thành hiện thực. Một niềm hạnh phúc vô bờ mà chúng con không thể diễn tả được. Vì khi chúng con vào được bên trong và được vào đứng ở hàng rào phía trước khu ôn viên nơi ngài ở, chúng con nghĩ mình đã hạnh phúc lắm rồi cho dù chỉ mong chờ giây phút ĐTC đi ngang qua, để chỉ được vẫy tay chào Ngài thôi là đủ rồi. Trong giây phút hồi hộp chờ đợi, chúng con chỉ biết đứng đọc kinh cầu nguyện xin cho ĐTC được bình an & sức khỏe mà thôi. Nhưng không ngờ khi chiếc xe Ford nhỏ bé màu xanh đậm, có Ngài ngồi bên trong đi ngang qua, Ngài vẫy tay chào chúng con. Rồi chiếc xe chở Ngài dừng lại trước tư dinh, đuợc phép của Ngài, các cận vệ đi chung xe với Ngài bước xuống, giơ tay ngoắc chúng con lại. Chúng con không dám tin vào mắt mình, chẳng ai dám động đậy mãi cho đến khi được ngoắc lần thứ 2, rồi lần thứ 3, chúng con mới dám chạy ào ra khỏi hàng rào khuôn viên, vỡ oà trong hạnh phúc. Chúng con như bầy chiên lạc tìm được vị chủ chăn thân yêu, ngập tràn trong hạnh phúc sung sướng. Ôi ánh mắt của Ngài dịu hiền và nồng ấm. Ngài trìu mến với từng người, xoa đầu những em bé. Chúng con không thể diễn tả hết được hồng phúc Chúa đã ban xuống cho ca đoàn chúng con. Khi chúng con được cha T. là người đi đầu. Cha dắt chúng con đi như một người mục tử chăn chiên. Từ những em bé mới hơn một tuổi còn nằm trong xe đẩy, cho đến 2-3 tuổi được cha mẹ nắm tay dẫn đi, chỉ biết ngơ ngác ngó ngững người chung quanh mà không hiểu được chuyện gì đang xảy ra giữa một biển người. Rồi đến những em nhỏ, những em teen. ..những cha mẹ, cô chú lớn tuổi 65-70, vẫn cố bám sát theo đoàn cho dù những buớc chân đi đứng không còn nhanh nhẹn như những người trẻ. Từng người từng người không ai bảo ai vừa đi vừa quấn quýt giúp đở lẫn nhau vì sợ lạc mất nhau, sợ những anh chị em ca viên mình sẽ bị rớt lại phía sau để cùng vượt qua các trạm kiểm soát, để cho kịp giờ giữa một biển người đang cuồn cuộn tiến vào quảng trường thánh Phêrô. Có lẽ họ đang tự hỏi chúng con là ai? Tại sao có đám đông người không đi mà cứ chạy? Họ đâu hiểu rẳng cứ mỗi lần qua một trạm kiểm soát là chúng con chỉ biết kịp vơ đồ chạy, chạy để cho kịp các anh chị em đi phía trước. Chạy để cho kịp giờ, và chạy vì sợ mình bị rớt lại mất cơ hội… Rồi lại tiếp tục rượt theo vị chủ chiên, rẽ qua một huớng khác với những người không được vào vòng trong. Có lẽ những khách hành hương khác nhìn chúng con thắc mắc: đám 70 chục người áo vàng kia từ lớn tới nhỏ họ là ai, từ đâu tới, tại sao lại được ưu đãi đặc biệt như vậy? Nhưng họ đâu hiểu rằng: ca đoàn nhà thờ chúng em có được ngày hôm nay là nhờ sự hi sinh và sự tốt lành của rất nhiều người, từ ca trưởng cho đến các ca viên, một long dâng bó hoa thiêng, một lòng hi sinh khiêm hạ, với lòng ao ước được gặp Đức Thánh Cha một lần rồi chết cũng vui lòng. Cộng thêm được sự giúp đỡ của rất rất nhiều người: các Đức ông, các linh mục, cũng như một vài thành viên trong ca đoàn trợ giúp đắc lực ở hậu trường… Chúng con sát cánh bên nhau, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau làm việc, cùng nhau tập hát, cùng vất vả đem con nhỏ đến tập hát... cùng dâng những bó hoa thiêng, cùng lần chuỗi liên kết mỗi người chúng con, không ai bảo ai cố gắng làm những việc hi sinh bác ái, chỉ mong cầu xin cho chuyến đi được Chúa gìn giữ cho bình an và được hoàn thành tâm nguyện. Mình cũng cảm giác hãnh điện vì đoàn chúng em được ưu ái quá rồi cho tới khi được tới trước cửa nơi Đức Thánh Cha sẽ trở về lại sau khi Ngài đọc kinh Truyền tin. Một cảm giác tuyệt vời khó tả cứ như là sắp được tới cửa Thiên đàng... dù Thiên đàng còn xa vời vợi.

Cho đến khi gặp được Ngài, được bắt tay Ngài cứ nghĩ mình đang mơ. Những tiếng gọi PAPA… PAPA… vang dội phát xuất từ trái tim. Những câu nói “I love you, PaPa... hạnh phúc tuyệt vời không diễn tả được, và cứ thế nước mắt tuôn trào. .. Ngài lập đi lập lại câu nói “PRAY FOR ME. PRAY FOR ME…” Muôn ngàn lần con chỉ biết nói lên lời tạ ơn Thiên chúa vì hồng ân Ngài thật lớn lao luôn tuôn đổ trên những con người thấp hèn, bé mọn như chúng con. Muôn ngàn lần chúng con xin dâng lời cảm tạ.”

(Tâm tình của một ca viên!)

Tôi là ai?

Có nhiều người đọc những bài viết của tôi tr ên Facebook khen, rồi cho ý kiến, rồi phê bình một cách ví von tiếu lâm sáng tạo như "thằng này nhiều chuyện (kể) thiệt"; "người sao mà ngắn nhưng chữ lại dài thế" hay "vừa dai vừa dài vừa dở nhưng được cái có duyên". Xin cảm ơn tất cả những lời phê bình cũng như nhận xét, qua chuyến đi hi hữu và đầy Ơn Phúc vừa rồi. Tôi sung sướng, hạnh phúc pha lẫn hãnh diện vì những trải nghiệm để đời mà hiếm ai có được. Niềm sung sướng đó đêm qua đến gõ cửa tâm hồn tôi để tôi chợt tự hỏi mình "Tôi là ai"!

Tôi là ai, là thằng nhóc cũng khá ngoan từ nhỏ nhưng học hành chỉ hơi khá chứ không muốn nói là trung bình. Tôi là thằng học trò rất ư là ghét bộ môn Văn nơi mà để lại cho tôi biết bao nhiêu kỉ niệm buồn, nói nôm na là học dở ẹt với những lời phê bình từ cô giáo hay thầy giáo thường xuyên và gần như quen thuộc với những bài văn của tôi "viết chữ xấu, nét chữ ẩu tả, lời văn lủng củng cộng thêm lạc đề" (nhưng lại được ở môn Toán nên trở thành người có cao điểm nhất lớp, chứ ko chắc tôi không qua nổi con trăng tiểu học rồi kkkk). Tôi đã viết lên được những đoạn văn dài mà được người khen, tôi gọi đó là cảm xúc vì chỉ cảm xúc bạn mới có thể viết một mạch hai ba tờ giấy trong vòng một nốt nhạc. Tôi không phải là người giỏi văn hay mê đọc sách như mọi người thường nói, tôi thích viết về những cảm xúc của mình ngay thời điểm đó, không gian đó và tôi cũng chả có nhiều từ ngữ mỹ miều hay ngôn từ chuẩn xác để nói lên tâm trạng mình. Tôi hạnh phúc với cảm xúc của mình nên viết lại nơi đây để gìn giữ và chia sẻ cùng bạn bè thân thương.

Tôi là ai mà đã làm được việc cả hàng tỉ người giáo dân Công Giáo không dám mơ ước đến cộng thêm vài tỉ người ngoại giáo cũng muốn được. Và tôi là một trong số vài tỉ người ngoại giáo nhưng lại được Hồng Phúc trên đường cùng gia đình hành hương Vatican, Quê Hương của Giáo Hội Công Giáo La Mã. Tôi đã hân hạnh hay nói chính xác hơn là một Nhiệm Mầu Diễm Phúc đã tuôn tràn để tôi được gặp, chụp tấm hình, quay đoạn phim và bắt tay Ngài, một thánh sống Đức Giáo Hoàng Phanxicô, theo đức tin người Công Giáo.

Tôi là ai, là một đứa cháu ngoan của ông bà nội tôi là hai vị chức sắc khá lớn của Tôn Giáo Cao Đài, là một trong Ngũ Đại Giáo bên VN và cũng là tôn giáo duy nhất được sinh ra trên lãnh thổ hình con rồng. Tôi là người có tôn giáo Cao Đài và tôi luôn luôn hãnh diện về tôn giáo của mình. Như người ta thường hay nói "Đạo nào cũng tốt" "Đạo nào cũng chỉ dạy con người hướng thiện". Và chính xác như câu nói trên, tôi không gọi là đạo mà gọi là Tôn Giáo vì theo tôi tôn giáo là một cái trường nơi mọi người đến để được dạy và hướng dẫn chúng ta đến gần với đạo, có thể là đạo đức, đạo làm người, đạo hạnh, v.v.... có biết bao nhiêu người không có tôn giáo nhưng họ sống rất có đạo đức, đạo hạnh, đạo làm người còn hơn cả vài tỉ người có tôn giáo.

Tôi là ai, là một ca viên của một ca đoàn thật dễ thương với những con người rất thánh thiện đến đáng phục. Đó cũng là một niềm tự hào là một danh dự mà tôi đã may mắn có được, tôi đã quen biết những người bạn này biết bao nhiêu năm qua và bên kia của tôi là một thế giới đen đúa đầy giãy những cạm bẫy. Tôi sinh hoạt và dâng lời ca tiếng hát ca tụng Chúa trong ca đoàn đã hơn 20 năm. Còn nếu bạn hỏi tôi là người có tôn giáo Cao Đài nhưng sao lại ca tụng Chúa thì tôi xin vắn tắt như sau: từ nhỏ tôi luôn làm trọng tài cho những đứa trẻ cùng tuổi trong xóm. Tôi nhớ hoài dù đã hơn 30 năm, đứa bạn Công Giáo thì nói Chúa có nhiều phép thuật, còn đứa Phật Giáo thì ảnh hưởng của phim Tây Du Ký nên cho rằng Phật mới có nhiều phép thuật nên dễ dàng chiến thắng và nhốt Tôn Ngộ Không của 72 phép thuật. Tôi tuy nhỏ nhưng cũng khá già dặn nên chỉ nói Phật hay Chúa gì cũng tốt cả vì tôn giáo Cao Đài của tôi tin cả hai. Lớn lên đi học đại học cũng thường xuyên nghe tranh cãi giữa hai tôn giáo nhưng theo một cách có học hơn, tôi lại làm trọng tài và giờ đã chuẩn bị bước qua tuổi trung niên tôi cũng vẫn thường nghe người Phật Giáo kiếm cái xấu của Công Giáo ra nói hay ngược lại. Theo cá nhân tôi nhận xét không vì Tôn Giáo Cao Đài tin cả hai, tôi dám chắc 100% Đức Phật và Đức Chúa sẽ không bao giờ nói xấu nhau như các bạn, vì các bạn đã không sống theo lời Chúa hay Tâm Phật. Cho dù có là Phật, Chúa, Ông Trời (người dân gian hay gọi), Thượng Đế, Đức Chúa Cha hay có là Allah của người Hồi Giáo hay các tên gọi khác. Chúng ta đều hướng đến chỉ có một mà thôi, chỉ khác nhau ở cách gọi và đơn giản là vậy. Bởi vì thế, tôi rất ư là căm ghét những con người "sống thấp" cứ tìm kiếm những cái xấu của Tôn Giáo bạn để dèm pha hay chế nhạo kiếm vui một cách quá rẻ tiền! Tôi may mắn lấy vợ người Công Giáo và các con đáng yêu cũng theo mẹ, chúng tôi đọc kinh tối chung với nhau mỗi đêm, đi lễ mỗi Chúa Nhật và những lễ quan trọng khác. Và tôi cũng rất hãnh diện trong niềm vui sướng về phần gia đạo của gia đình nhỏ của mình. Tuy không phải là người Công Giáo nhưng tôi đam mê không muốn nói là ghiền được hát những bài ca của Công Giáo. Cứ mỗi lần được hát nhạc Thánh Ca, tôi thích thú và sung sướng vô cùng vì dòng nhạc quá ư là hay đến nổi nhiều khi tôi phải tự hỏi "sao người ta viết được những ngôn từ và em nhạc hay đến vậy". Theo thiển ý của tôi, Công Giáo đến từ Tây Phương mà những gì gọi là Văn Hóa tốt đẹp cho nhân loại đa số đến từ những con người da trắng tóc vàng phương Tây. Nếu có người muốn tranh cãi về vấn đề Tây Phương hay Đông Phương, thì tôi sẽ nói bạn thử tìm một cái gì đó của Đông Phương làm tốt cho nhân loại, hay chỉ là chiến tranh và tự vệ, nếu nh ư đó là thứ bạn muốn tự hào? Tôi đến thăm nước Ý với hàng trăm hàng ngàn toà nhà, nhà thờ, lâu đài mà cái nào cũng trên ngàn năm mà ngẫm nghĩ đến những cái gì Sài Gòn đang tu sửa hay làm lại sau vài trăm năm.

Tôi yêu và quý trọng văn hóa của bạn vì tôi cảm kích những thành tựu mà văn hóa ấy đã làm cho con người hiện đại. Cảm ơn và tri ân chân thành văn hóa Tây Phương!”

(Tâm tình của một ca viên ngoại đạo)

Lời kết

Chuyến đi hành hương Roma đã để lại dấu ấn thật tuyệt vời và sâu sắc nơi những người may mắn được tiếp cận với giáo hội, với hiện thân của đấng đại diện Chúa Kitô nơi trần gian. Trăm nghe không bằng mắt thấy! Chúng tôi được chiêm ngưỡng Giáo Hội Công Giáo bằng chính giác quan của mình: được nhìn, được nghe, được sờ, được ngửi, được động chạm đến đức tin của các vị tiền nhân tại hang toại đạo, tại các thánh đường hay đền đài lớn nhỏ, được nếm thử hương vị ngọt ngào của sự thánh thiêng, lòng dũng cảm can trường của những vị tử đạo, cùng những vị mục tử bằng xương bằng thịt, đã và đang hi sinh, đang tử đạo hàng ngày vì lợi ích của tha nhân, vì lòng yêu mến các linh hồn, với niềm tin tuyệt đối vào ơn cứu độ, đang lúc thực thi ơn gọi của mình giữa lòng một giáo hội đang hứng chịu vô vàn phong ba bão táp, cả nội chiến lẫn ngoại xâm. Nhưng…vâng lời Thầy con thả lưới.

Đức Thánh Cha Phanxicô ơi, chúng con ghi nhớ cuộc gặp gỡ thật diệu kì này. Một hồng ân tuyệt vời mãi đến muôn đời không quên, và chúng con xin hứa cầu nguyện cho Ngài, cho giáo hội, cho niềm tin nơi Chúa Thánh Linh hướng dẫn, tin vào sự phục sinh của một giáo hội thánh thiện, Công Giáo và tông truyền.

Viên Thành!

“Hai mươi năm cạnh bàn thờ,

Cecile tiếng hát ngu ngơ dại khờ.

Đồng thanh bổn tính đơn sơ,

Cha Trời yêu mến phước người trao ban.

Con đường tìm đến Rôma,

Trăm nghìn khổ lụy con đàn đa mang.

Viên thành mộng ước cao sang,

Cận kề Cha Thánh thiên đàng hoa đăng!”

(Roma- March 10, 2019)

Tổng hợp:

Vivian Nguyen, Vinh Huy Hồ & Tuệ Ngữ

Hình ảnh: Bythen

(Houston March 29, 2019)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một số quan sát về bách hại Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam
Lm. Trần Công Nghị
12:45 28/03/2019
Một số quan sát về bách hại Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.

LM Trần Công Nghị đã trình bày về những khó khăn về tình trạng thiếu tự do tôn giáo tại Việt Nam như việc bổ nhiệm các Giám mục cho các giáo phận, điền hình là TGP Saigon và Phan Thiết sau mấy năm vẫn chưa có Giám mục chính tòa; việc thuyên chuyển các linh mục trong các giáo phận hãy còn khó khăn; Giáo Hội Công Giáo chưa được phép mở các trường học, viện bác ái, và các bệnh viện để giúp đỡ người nghèo như sứ mạng của Giáo hội. Các linh mục và các nhà hoạt động nhân quyền Công Giáo bị bắt bớ và làm khó dễ; ở các vùng xa như ở giáo phận Hưng Hóa các linh mục làm lễ ở các cộng đoàn hẻo lánh hay tại tư gia bị cấm cản và bị truy tố… Chính quyền CSVN gây ra rất nhiều những khó khăn trong việc mục vụ của Giáo Hội Công Giáo, không thể trong mấy phút trình bày hết các trường hợp, nhưng xin đan cử những hoàn cảnh và những sự kiện như sau:

Bản chất là Cộng sản, chính phủ Việt Nam hành động chống lại tất cả các tôn giáo, bao gồm Phật giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo và Hồi giáo. Điều này bắt đầu bằng sự quấy rối của các nhân viên chính quyền đối với người có đạo, sau đó tín hữu có thể bị giam giữ hoặc trục xuất khỏi nhà, làng hoặc thậm chí cả đất nước của mình.

Chúng ta đã từng biết tất cả các chính phủ Cộng sản, chính quyền tìm cách kiểm soát tất cả các Giáo hội và các Tổ chức tôn giáo. Chừng nào Giáo hội được tổ chức dưới sự kiểm soát của Ủy Ban Tôn giáo do chính phủ kiểm soát (Giáo hội Quốc doanh) và do đó chính phủ điều động đằng sau, thì họ sẽ được để yên, ngoại trừ họ tiếp tục kiểm soát những gì được rao giảng. Tuy nhiên, các nhóm tôn giáo độc lập chịu áp lực nghiêm trọng từ chính phủ, đặc biệt là các nhà lãnh đạo tôn giáo của họ.

“Người Công Giáo chỉ chiếm có 7 phần trăm dân số Việt Nam, nhưng đóng một vai trò lớn trong phong trào bất đồng chính kiến tại quốc gia (Việt Nam). Đổi lại, các nhà thờ bị phá hủy, các linh mục bị bắt giữ và tôn giáo bôi nhọ”, giáo sư Bennett Murray nói trong bài viết của ông có tựa đề là “Công Giáo Việt Nam: vượt lên Trung Quốc, và tất cả chế độ Cộng sản khác” đã xuất bản vào ngày 18 tháng 8 năm 2018 bởi “This Week in Asia”.

1. Những cuộc Biểu tình chống Chính quyền Cộng sản Việt Nam.

Cha Anton Lê Ngọc Thanh, một linh mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn là một trong những người từng lên tiếng phản đối chính quyền Cộng sản. Ngài đã bị bắt 10 lần, bị cấm rời khỏi đất nước và năm ngoái (2018) đã tổ chức một cuộc biểu tình khiêu khích không chỉ tôn vinh các cựu chiến binh của Nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam bị thất thủ năm 1975, mà còn nêu lá Cờ vàng ba sọc đỏ - một hành động đã từng bị Cộng sản bắt các nhà hoạt động khác vào tù.

Tuy nhiên, như cha Thanh đã từng nhận định rằng, là người Công Giáo ở một quốc gia cộng sản thì chắc chắn bị liên quan tới bị chịu đau khổ - và đau khổ rất nhiều. Là một người Công Giáo có những hoạt động chống chính quyền, cha Thanh không đơn độc một mình, mà có nhiều người Công Giáo khác nữa.

Phong trào bất đồng chính kiến trên toàn quốc bao gồm một số nhà hoạt động nổi danh của Việt Nam, bao gồm cả blogger từng bị giam cầm như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được gọi là Mẹ Nấm (cô đã được thả khỏi tù và bị trục xuất đến Hoa Kỳ vào năm ngoái, hiện đang sống ở Texas) và Nguyễn Văn Đài, người sáng lập Phong trào Anh em vì Dân chủ đã đi lưu vong ở Đức vào tháng 6 năm 2018 sau khi ra tù.

Người Công Giáo đã đóng một vai trò nổi bật trong các cuộc biểu tình sau vụ nhà máy hóa chất Formosa của Trung Hoa ở Hà Tĩnh lan trần chất độc ra môi trường. Nhiều người Công Giáo tham gia các cuộc biểu tình kêu gọi bồi thường cho ngư dân bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn hóa chất và sau đó chính quyền đã dàn dựng các cuộc tấn công trả đũa đối với người biểu tình.

Nhiều người biểu tình chống lại Formosa thuộc các giáo xứ của giáo phận Vinh đã bị bắt giam trong các nhà tù. Cha Đặng Hữu Nam là một trong những người tích cực tham gia với giáo dân để kiện Formosa và hỗ trợ họ khắc phục hậu quả của Formosa đã bị chính quyền bắt giữ nhiều lần.

Những người Công Giáo bị bắt đã phải ra tòa và không được tòa xử công bằng. Một ví dụ điển hình là nhiều người viết blog Công Giáo về vụ này cũng bị kết án tù. Khi họ cố gắng đòi công lý, chính quyền đã đàn áp họ.

Họ đã phải chịu các chiến dịch bôi nhọ trên các phương tiện truyền thông địa phương và bị buộc tội là hoạt động gây rối và chống chính phủ. Các nhà thờ bị theo dõi chặt chẽ và đôi khi các cuộc họp ở giáo xứ bị cản trở hoặc bị quấy phá xáo trộn do các nhóm côn đồ mà chính quyền địa phương gửi tới.

Thêm dầu vào ngọn lửa chống Formosa vốn dĩ là người Việt Nam nói chung vẫn có sẵn nghi ngờ sâu sắc chống Trung Quốc. Tỏ chức Open Door International nhận xét rằng: “Ở một quốc gia nơi mọi thành phố đều có những con đường được đặt theo tên của các chiến binh được phong thần là anh hùng dân tộc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, thì nỗi lo về tham vọng của Bắc Kinh phô diễn ra một cách sâu xa, và người Công Giáo Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thật vậy, những người bất đồng chính kiến Công Giáo Việt Nam có thái độ khinh miệt đặc biệt đối với Trung Quốc, nơi mà luật pháp về thực hành tôn giáo còn hạn chế hơn nhiều. Thái độ của họ có vẻ mâu thuẫn với đường lối chính thức của chính quyền rằng các mối quan hệ là thân mật giữa hai nhà nước Cộng sản.”

Không giống như ở Trung Quốc, nơi Hội Công Giáo Yêu Nước được hợp pháp duy nhất bác bỏ quyền lực của Vatican, chính phủ Việt Nam cho phép Giáo hội được hiệp thông trọn vẹn với Tòa thánh.

Mặc dù vậy, nhà nước độc đảng Việt Nam vẫn nghi ngờ về bất kỳ cấu trúc quyền lực thay thế nào, Ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại New York nói như sau: “Những gì những người cai trị ở Hà Nội không thích là bất kỳ phong trào có tổ chức nào với sự hậu thuẫn của một tổ chức có nguồn lực và khả năng huy động mọi người. Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam có cả hai điều đó.”

2. Luật tín ngưỡng và tôn giáo 2016 như một công cụ để đàn áp các quyền dân sự và tự do tôn giáo.

Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo Việt Nam, được Quốc hội thông qua năm 2016, đảm bảo quyền của người dân thực hành tín ngưỡng được chính phủ công nhận, với điều kiện là các tổ chức tôn giáo báo cáo hoạt động của họ với chính phủ.

Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo 2016 này có hiệu lực từ đầu từ tháng Giêng năm 2018. Tuy nhiên, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi thư cho Quốc hội để nêu ra những hạn chế trong luật này. Trong đó, điểm phản đối nhất là việc các tôn giáo phải đăng ký với Nhà nước và nếu được phép, họ mới có thể hoạt động; và các luật liên quan đến quyền sở hữu đất đai và tài sản còn rất nhiều bất cập.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo Việt Nam bày tỏ lo ngại rằng theo luật tôn giáo mới, các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước, cũng như báo cáo các hoạt động tôn giáo của họ với nhà nước. Ngoài ra, luật pháp cho biết các hoạt động tôn giáo sẽ bị cấm nếu các hoạt động đó gây tổn hại đến an ninh quốc gia.

Không có gì ngạc nhiên khi "Luật tôn giáo và tín ngưỡng" mới không mang lại bất kỳ thay đổi tích cực hữu hình nào. Dân quyền và tự do tôn giáo vẫn gặp khó khăn và các Kitô hữu vẫn cảm thấy sự áp bức của Cộng sản còn nặng nề trong thời điểm hiện tại.

Trên thực tế, nhiều giáo xứ ở Hà Nội và Sài Gòn đã tổ chức cầu nguyện cho công lý và hòa bình, được chính quyền Hà Nội cho rằng đó là hạt giống sinh ra bất đồng chính kiến và tố cáo chế độ, và các linh mục quản xứ bị các quan chức chính phủ quấy rối.

Vào ngày 30 tháng 10 năm 2017, hai linh mục tại Giáo phận Vinh đã bị mời đến làm việc với Ủy ban Nhân dân Xã Diên Mỹ, Huyện Diên Châu, Tỉnh Nghệ An. Họ bị vu khống, đe dọa bởi những người tự xưng là Hiệp hội Cờ Đỏ. Chính quyền sau đó nói với họ đây là một nhóm tự phát trong quần chúng.

Trước đó, vào tháng 9 năm 2017, một số thành viên của Hội Cờ Đỏ đã đến một giáo xứ ở Đồng Nai, mang theo vũ khí, đe dọa Cha Nguyễn Duy Tân ở đó, trích dẫn lý do rằng anh ta sử dụng trang Facebook của mình để kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về các vấn đề xã hội.

Sau đó, vào ngày 29 tháng 10 năm 2018, tại xã Sơn Hải, tỉnh Nghệ An, đã có một cuộc họp của hơn 1.000 thành viên của Hiệp hội Cờ Đỏ ở Hà Nội và Nghệ An. Hiệp hội Cờ Đỏ không phải là một nhóm quần chúng tự phát mà được lãnh đạo bởi chính phủ đằng sau nó.

Các cáo buộc liên quan đến một sự việc xẩy ra vào ngày 22 tháng 5 năm 2018 khi các sĩ quan cảnh sát mặc thường phục đến và tìm kiếm người Công Giáo tham dự thánh lễ tại một nhà thờ ở Nghi Phương, phía nam Hà Nội. Hai thanh niên ông Nguyễn và ông Ngô đã bị bắt vào tháng sau, mặc dù lý do chính xác cho việc này không rõ ràng.

Vào ngày 8 tháng 9, Liên Hiệp Truyền thông Công Giáo Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố lên án vai trò của chính phủ trong việc cảnh sát và công an đàn áp gay gắt các người bất đồng chính kiến.

Tuyên bố của Liên Hiệp Truyền thông Công Giáo cũng nhận định như sau: Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo 2016 của Việt Nam đã trở thành một phương tiện hữu hiệu để chính quyền sử dụng bất cứ khi nào họ muốn đàn áp người dân của mình.

3. Chính quyền địa phương chiếm đất của Công Giáo cách bất hợp pháp.

Vấn đề giấy phép xây dựng nhà thờ được chính quyền xử lý theo cách rất hạn chế. Việc chiếm đất của Giáo hội do chính quyền cũng tiếp tục là những điểm căng thẳng. Đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo phải đối mặt với các vấn đề trong việc giữ quyền sở hữu tài sản của mình.

Một số sự kiện đã xảy ra tại Nhà Dòng Thiên Ân (Huế), Giáo xứ Lộc Hưng (Sài Gòn) vào tháng 5 và tháng 7 năm 2018 là những bằng chứng cụ thể. Giáo Hội Công Giáo sở hữu nhiều mảnh đất rộng lớn (nhà thờ, trường học và bệnh viện), đặc biệt là ở các thành phố lớn, và đã từng xẩy ra các cuộc đụng độ lớn, khi các nhà chức trách địa phương nhiều lần cố gắng chiếm lấy các tài sản này, nói là vì mục đích phát triển.

Tỉ dụ như Dòng Saint Paul ở Hà Nội, Tu viện Thiên Ân ở Huế và Nhà thờ Công Giáo Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm đã bị tấn công và chịu áp lực phải chấp nhận rời bỏ và đất đai của họ bị chiếm đoạt, một phần thông qua bàn tay của những tên côn đồ được chính phủ thuê đến đập phá.

Bằng chứng rõ ràng về việc lấy đất như vậy là vườn rau Lộc Hưng. Vào ngày 8 tháng 1 năm 2019, một vụ cưỡng chế đối với cư dân của vườn rau Lộc Hưng, một khu đất Tòa TGM Saigon dành cho dân cư Công Giáo di cư nằm ở giữa thành phố Hồ Chí Minh. Hàng trăm cư dân, nhiều người trong số họ là các nhà hoạt động chính trị, đột nhiên thấy mình vô gia cư, không được bồi thường cho phần đất bị mất cũng như lợi ích của một chương trình tái định cư. Họ đã trở thành Dân Oan, hay Nạn nhân của sự bất công, một thuật ngữ mà những người có đất bị tịch thu với rất ít hoặc không có khoản bồi thường nào cả.

Vườn rau Lộc Hưng là một khu vực rộng sáu ha thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn. Khu vực đó đã có tranh chấp giữa chính quyền địa phương và các hộ gia đình trong gần hai mươi năm. Các cư dân Công Giáo đã sống yên bình ở đó kể từ khi di cư vào miền Nam sau khi Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt đất nước, và việc sử dụng đất của họ không liên quan đến bất kỳ tranh chấp nào. Cơ sở pháp lý của hành động Chính phủ là không rõ ràng, vì một quyết định thu hồi đất, về mặt pháp lý chưa bao giờ được ban hành cho dân Lộc Hưng, trước khi có thể buộc phải trục xuất.

Sáng sớm ngày 8/1/2019, nhà chức trách tiếp tục phá hủy nhiều ngôi nhà. Việc trục xuất bắt buộc lúc 5:50 sáng với chính quyền huy động lực lượng để cô lập Lộc Hưng. Khi người dân đang cầu nguyện trước bức tượng Đức Mẹ, cảnh sát bật loa, gây rối tiếng ồn, và phong tỏa khu vực.

Lúc 6 giờ sáng, cảnh sát đã bắt giữ Cao Hà, khi anh ta gọi cấp cứu. Vợ ông cũng bị bắt vào khoảng 9 giờ sáng trước khi cảnh sát phá hủy ngôi nhà của họ. Mười là một trong những người lãnh đạo của cư dân Lộc Hưng, đại diện cho cộng đồng trong các cuộc đàm phán với chính quyền trong 20 năm qua.

Các cựu chiến binh già và tàn tật của Việt Nam Cộng hòa cũ cũng là nạn nhân trực tiếp của việc trục xuất này, vì họ đang sống trong vườn Lộc Hưng và dựa vào chương trình trợ giúp của Các Cha Dòng Chúa Cứu thế.

Nhà chức trách cũng phá hủy nhà của cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Phòng và Huỳnh Anh Từ. Thực tế, vườn rau Lộc Hưng là nhà, vĩnh viễn hoặc tạm thời, cho nhiều nhà hoạt động chính trị. Ngoài 2 gia đình nêu trên, gia đình Phạm Đoàn Trang cũng đang sống trong khu vực vào thời điểm bị trục xuất, và nhiều nhà hoạt động chính trị khác. Một số nhà hoạt động nghĩ rằng đây có thể là một lý do tại sao khu vực này trở thành mục tiêu cấp bách cho việc chiếm giữ đất của chính phủ.

Việc cưỡng chế trên đây trong những ngày đầu tiên của năm 2019 là sự tiếp diễn của xu hướng chiếm giữ đất bất hợp pháp ở một quốc gia độc đảng, nơi không có cách nào mà các nạn nhân có thể kêu cứu, vì toàn bộ máy nhà nước và hệ thống tư pháp được kiểm soát bởi lực lượng chính trị duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên thực tế, nhiều nạn nhân của sự bất công và các nhà hoạt động vì quyền đất đai đã trở thành các nhà hoạt động chính trị, vì họ nhận ra rằng nguyên nhân sâu xa không chỉ là hệ thống pháp luật, mà là hệ thống chính trị tạo ra các luật và chính sách đó.

4. Đàn áp tôn giáo ở vùng cao nguyên và vùng nông thôn xa xôi.

Công Giáo và đặc biệt nhiều Cộng đồng Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam ở vùng làng mạc xa hay người dân thiểu số chịu đựng cả hai hình thức bách hại Kitô giáo do nhà cầm quyền và còn bị coi là bộ lạc. Kitô hữu bị coi kẻ phản bội bản sắc văn hóa của họ, các nhà lãnh đạo ở làng loại trừ Kitô hữu ra khỏi cộng đồng.

Nhiều nhà thờ Công Giáo đã bị tấn công trong khi tập trung để cầu nguyện tại nhà của họ tại nhiều giáo xứ trong Giáo phận Hưng Hóa.

Cha Peter Lê Quốc Hưng, người đứng đầu Văn phòng Giáo phận Hưng Hóa, vào ngày 10 tháng 8 năm 2017 đã đến thăm cộng đồng Công Giáo tại huyện Mường Khương thuộc tỉnh miền núi Lào Cai. Người Công Giáo địa phương ở đó bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của họ đối với chính quyền địa phương và cảnh sát đã tấn công và giải tán họ một cách tàn nhẫn trong khi họ đang cầu nguyện tại nhà của Trần Thị Trâm, một phụ nữ Công Giáo.

Nhà chức trách đã đột nhập vào nhà, đánh các chủ nhà, la hét người tham dự và dùng loa phóng thanh để ra lệnh cho họ phải giải tán. Những cuộc tấn công bạo lực đối với người Công Giáo đã diễn ra ba lần tại nhà của Trâm vào ngày 28 tháng 5, ngày 12 và 19 tháng 6 năm 2017.

Người Công Giáo cho biết chính quyền địa phương cũng đe dọa gây ra vấn đề cho công việc và sinh kế của họ.

Đầu tháng 7 năm 2017, Đức cha phụ tá Alfonse Nguyễn Hữu Long của Hưng Hòa cũng đến thăm và an ủi Trâm và gia đình cô.

Giáo phận đã kiến nghị với chính quyền quận, yêu cầu một lời giải thích về các cuộc tấn công vào người Công Giáo địa phương nhưng không nhận được phản hồi.

Chính phủ Cộng sản giám sát các hoạt động của Công Giáo và gây áp lực cao, đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số (nhiều người theo đạo Tin lành) sống ở các vùng nông thôn miền trung và miền bắc Việt Nam.

Trẻ em Kitô giáo bị phân biệt đối xử trong trường học; nhu cầu y tế của họ cũng thường bị bỏ quên. Một số thậm chí không được phép đi học.

Khi sinh viên bộ lạc ở vùng cao nguyên miền Trung cải đạo sang Thiên Chúa Giáo, hiệu trưởng trường học của họ đe dọa họ bị trục xuất. Các giáo viên cũng cố gắng làm nản lòng các sinh viên Kitô giáo, nói rằng không ai sẽ thuê họ vì vậy sẽ tốt hơn nếu từ bỏ đức tin của họ hoàn toàn.

Việc xuất bản và phân phối các tài liệu Kitô giáo đôi khi được phép, nhưng bị hạn chế cao. Bất kỳ tài liệu bất hợp pháp đều bị cảnh sát tịch thu. Cũng rất khó để xin phép thiết lập các khóa đào tạo.

Việc di chuyển của các nhà lãnh đạo Kitô giáo bị theo dõi và việc tiếp xúc của họ với các làng ở miền Bắc và miền trung Việt Nam bị hạn chế. Các phương tiện truyền thông của chính phủ về Kitô hữu luôn là thiên vị và nói xấu chống lại họ là thường xuyên. Chẳng hạn, Kitô hữu được miêu tả như một công cụ để khôi phục chế độ thực dân. Thủ phạm chống lại Kitô hữu gần như không bao giờ bị đưa ra xét xử, thực sự chính quyền địa phương thường thuê những kẻ côn đồ vì hành vi bạo lực chống lại Kitô hữu.

LM John Trần Công Nghị

In English:

Some observations about Persecutions of the Catholic Church in Vietnam.

Being Communist, the government of Vietnam acts against all religions, including Buddhists, Protestants, Cao Dai, Hoa Hao Buddhists and Muslims. This starts with harassment and may end up in detention or expulsion from their homes, villages or even the country.

As is well known from all Communist governments, the authorities seek to keep all religious groups under control. As long as they are organized under government-controlled councils and thus meet with the government's knowledge, the latter will leave them alone, except for controlling what is preached. Independent groups, however, come under serious pressure from the government, especially their leaders.

“Catholics make up just 7 per cent of Vietnam’s population, but play an outsize role in the nation’s underground dissident movement. In return, churches are demolished, priests arrested and the religion smeared” Bennett Murray said in his article titled “Vietnam’s Catholics: cross with China, and all communists” published on 18 Aug, 2018 by This Week in Asia.

1.Catholic protestors and demonstrations against Vietnamese Communist Government

Father Anton Lê Ngọc Thanh, a priest at the Congregation of the Most Holy Redeemer in Saigon is one of those protestors against the Communist government. He has been arrested 10 times, is banned from leaving the country and last year hosted a provocative rally that not only honored veterans of the defeated South Vietnamese Republic, but displayed its three-striped yellow flag – an act that has landed other activists lengthy prison terms.

Yet, as Father Thanh points out, being Catholic in a communist country involves suffering – plenty of it. As a politically active Catholic, Father Thanh is far from alone.

The nation’s underground dissident movement include some of the country’s most recognizable activists, including the imprisoned environmentalist blogger Nguyen Ngoc Như Quỳnh, also known as Mẹ Nấm (was released and expelled to USA last year, presently lives in Texas), and Nguyễn Văn Đài, the founder of the Brotherhood for Democracy movement who went into exile in Germany in June, 2018 after being released from prison.

Catholics played a prominent part in demonstrations that followed the 2016 chemical spill at the Formosa Ha Tinh Steel plant, which called for greater compensation for fishermen affected by the spill, and retaliatory attacks against them have been common.

Many protesters against Formosa in the parishes of the diocese of Vinh have been put in prisons. Father Đặng Hữu Nam was one of the people who actively joined the parishioners to sue Formosa and support them to overcome the consequences of Formosa that had been arrested many times by the government.

Those Catholics arrested who have had to go to court have not received a fair trial. An example of this is the stream of Catholic bloggers being given prison sentences. When they tried to get justice, authorities clamped down on them.

They have been subjected to smear-campaigns in the local media and accused of disruptive and anti-government activities as well. Churches are closely monitored and occasionally meetings are hindered or disturbed.

Further fueling the fire was Vietnam’s deeply embedded anti-Chinese sentiment. Open Door International observed that: “In a country where every city has streets named after ancient warriors canonized as heroes for resisting Chinese expansion, fears of Beijing’s regional ambitions run deep, and Catholics are no exception. Indeed, Vietnam’s Catholic dissidents hold a particular disdain for China, where laws surrounding the practice of religion are far more constrictive. Their attitudes appear to be at odds with the official line that relations are cordial between the church and Vietnam’s Communist Party”.

Unlike in China, where the only legal Catholic Association rejects the authority of the Vatican, the Vietnamese government allows the church to be in full communion with the Holy See.

Even so, the single party state is suspicious of any alternative power structures, says Phil Robertson, deputy Asia director at the New York-based Human Rights Watch. “What the rulers in Hanoi don’t like is any organized movement with the backing of an organization with the resources and ability to mobilize people,” he says. “The Catholic Church in Vietnam has both of those things.”

2. The Law on Belief and Religion 2016 as an instrument to suppress civil rights and religious freedom

Vietnam’s Law on Belief and Religion, passed in 2016 by the National Assembly, guarantees the right of the people to practice faiths recognized by the government, provided the religious organizations report their activities to the government.

This Law on Belief and Religion 2016 took effect from the beginning of 2018. However, the Vietnam Bishops' Conference has sent a letter to the National Assembly to raise the limitations in this law. In it, the most objectionable points are that religions must register with the State and if allowed, they can operate; and the laws regarding the ownership of the land and properties.

Vietnamese religious leaders expressed concern that according to the new religious law, religious organizations must register with the state, as well as report their religious activities to the state. In addition, the law says religious activities will be banned if such activities harm national security.

It is no surprise that the new "Law on Religion and Belief" does not bring any tangible positive change. Civil rights and freedom of religion will remain elusive and Communist oppression will be heavily felt by Christians for the time being.

In effect, many parishes in Hanoi and Saigon have organized prayers for justice and peace, which has been described by the Hanoi government as a seed of dissent and denouncement of the regime, and their pastors harassed by government officials.

On October 30, 2017, two priests in Vinh Diocese came to work with the People's Committee of Diên Mỹ Commune, Diên Châu District, Nghệ An Province. They were slandered, threatened, and threatened by people claiming to be the Red Flag Association. The authorities then told them this is a spontaneous group in the masses.

Previously, in the first month of September, 2017, some members of this association went to a parish in Dong Nai, carrying weapons, threatening Fr. Nguyễn Duy Tân there, citing the reason that he uses his Facebook page to call a referendum on social issues.

Then, on October 29, 2018, in Sơn Hải commune, Nghe An province, there was a meeting of more than 1,000 members of the Red Flag Association in Hanoi and Nghệ An. The Red Flag Association is not a spontaneous mass group but is led by the government behind it.

The charges relate to an incident on May 22, 2018 when plain-clothed police officers stopped and searched Catholics attending Mass at a church in Nghi Phương, south of Hanoi. Two young men Mr. Nguyen and Mr. Ngo were arrested the following month, although the precise reason for this is unclear.

On Sept. 8, the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media released a statement condemning the government’s role in ordering the harsh police response.

“The laws of Vietnam have become an effective means for the authorities to use whenever they want to suppress their own people,” the statement read.

3. Land-grabbing of Catholic properties by the Authorities

The issue of church building permits is handled by the authorities in a highly restrictive way. Land-grabbing by the authorities also continues and especially the Catholic Church faces problems in keeping possession of their property.

Several incidents happened in Thiên Ân Monastery (Huế), Lộc Hưng Parish (Saigon) in May and July 2018 showed. The Catholic Church owns a variety of large plots of land (churches, schools and hospitals), especially in the larger cities, and there has been more than one clash, when authorities made repeated attempts to take this property away, allegedly for development purposes.

In several incidents, churches and monasteries: Saint Paul the Chartres in Hanoi, Thiên Ân Monastery in Huế and Thủ Thiêm Catholic Church and Lovers of the Cross Convent in Thu Thiêm have been attacked and come under pressure to accept demolition and the expropriation of their land, partly through the hands of government-hired thugs.

On clear evidence of such land-grabbing is Lộc Hung vegetable garden. On January 8, 2019 a high-profile forced eviction against residents of Lộc Hung vegetable garden, a Catholic residential neighborhood situated in the middle of Ho Chi Minh city was carried out. Hundreds of residents, many of them political activists, suddenly found themselves homeless, with neither compensation for the lost land nor the benefit of a resettlement program. They have become Dân Oan, or Victims of Injustice, a term that people whose land has been seized with little or no compensation call themselves.

Lộc Hung vegetable garden is a six-hectare area that belongs to the Catholic Archdiocese of Saigon. That area has been in dispute between the local government and the households for nearly twenty years. The Catholic residents have been living peacefully there since migrating to the South in the aftermath of the Geneva Accord in 1954 that divided the country, and their land use has not involved any dispute. The legal basis of the government’s action is unclear, since a land recovery decision, legally required before a forced eviction could take place, has never been issued for Lộc Hung.

In the early morning of January 8, the authorities continued to destroy many houses. The forced eviction started at 5:50 am with the authorities mobilizing forces to isolate Lộc Hưng. When the residents were praying in front of a Virgin Mary statue, police turned up their speakers, causing noise harassment.

At 6:00 am, police arrested Cao Ha Trực when he called for emergency support. His wife was also arrested at around 9:00 am before police destroyed their house. Trực is one of the leaders of the residents of Lộc Hung, representing the community in the negotiations with the authorities the past 20 years.

Elderly and disabled veterans of the former Republic of Vietnam were also direct victims of this forced eviction, as they were living in Lộc Hung garden and relying on the Redemptorist Church’s tribute program.

Authorities also destroyed the house of former political prisoners Pham Thanh Nghiên and Huynh Anh Tu. As a matter of fact, Lộc Hung vegetable garden was home, permanently or temporarily, to many political activists. Besides Nghiên and Tu, Pham Doan Trang was also living in the area at the time of the forced eviction, and many political activists before them had found refuge from government’s persecution in this community. Some activists thought this could be a reason why the area became an urgent target for the government’s land seizure.

This forced eviction in the very first days of 2019 is the continuation of this trend of illegal land seizures in a one-party country where there are no venues for the victims to hold public authorities accountable, since the whole state apparatus and judicial system are controlled by the only political force – the Communist Party of Vietnam. In fact, many victims of injustice and land rights activists became political activists, as they came to realize that the underlying cause is not just the legal system, but the political system that produces those laws and policies.

4. Religious Persecutions in highlands and remoted rural areas.

The Catholic and Christian minority in Vietnam endures both state and tribal forms of Christian persecution. Seeing them as traitors to their cultural identity, village leaders exclude Christians from the community. Catholics who had been attacked while gathering to pray at their homes in many parishes in Hung Hóa Diocese.

Father Peter Lê Quốc Hưng, head of Hưng Hóa Diocese's Office Hanoi, on Aug. 10, 2017 paid a working visit to the Catholic community in Mường Khương district of the mountainous province of Lao Cai. Local Catholics there expressed their deep concern over local authorities and police who have brutally attacked and dispersed them while they were praying at the home of Trần Thị Trâm, a Catholic woman.

Authorities broke into the house, beat the owners, shouted at attendees and used loudspeakers to order the congregation to disperse.

These violent assaults on Catholics took place three times at Tram's home on May 28, June 12 and 19, 2017.

Catholics said local authorities also threatened to cause problems to their jobs and livelihoods.

Early July, 2017, Auxiliary Bishop Alfonse Nguyen Huu Long of Hung Hoa also visited and consoled Tram and her family.

The diocese has petitioned the district government, requesting an explanation about the assaults on local Catholics but have not received a response.

The Communist government monitors Catholic activities and exerts high levels of pressure, particularly on ethnic minorities (many are Protestants) living in the rural areas of central and northern Vietnam.

Christian children are discriminated against in schools; their medical needs also are often neglected. Some are not even allowed to attend school.

When tribal students in the central highlands converted to Christianity, their college principal threatened them with expulsion. Teachers also try to discourage Christian students, saying no one would employ them so it would be better to give up their faith altogether.

The publication and distribution of Christian materials is possible, but highly restricted. Any illegal material is confiscated by the police. It is also very difficult to obtain permission for setting up courses for training.

Movements of Christian leaders are monitored and access to their villages in the northern and central part of Vietnam is restricted. Media reporting on Christians is biased and slander against them is frequent. For example, Christians are portrayed as a tool to reinstate colonial ideology. Perpetrators against Christians are almost never brought to trial, indeed local authorities often hire thugs for acts of violence against Christians.

Fr. John Nghi Tran presented to Ambassador Sam Brownback

on March 26, 2019 at Vietnamese Catholic Center, Santa Ana, California
 
Persecution of the Caodaist Congregation by the Socialist Republic of Viet Nam
Hà Vũ Băng
12:57 28/03/2019
March 26, 2019

The Hon. Samuel D. Brownback
United States Ambassador-at-Large for International Religious Freedom

Religious Leaders
Media Organizations

Since Vietnam joined the United Nations and promised to implement the Universal Declaration of Human Rights and relevant international covenants, its Communist regime has continued to violate those values.

These violations are well known to the people of Vietnam, in and outside of Vietnam, to the international community, and to the UN Security Council. There have been many protests, but the Vietnamese Communist regime has consistently ignored them, and has continued to violate those values – more and more each passing day.

In general, the Communist regime has harassed the religious leaders and followers who do not accept the leadership it props up.

In particular, with respect to Caodaism, after taking over South Vietnam, the Communist regime abolished Caodaism’s five-level administrative body – from the headquarters to the local level – in favor of a newly established administrative authority under the directions and control of the government. The government then arrests and imprisons the true leaders and followers who do not obey this new authority. All property and assets of the Cao Dai Church, including its Great Divine Temple as well as local temples and holy houses, were wrongly confiscated and given to this new authority. All religious activities of the true believers are prohibited and abolished by violent means, including the use of gangsters and weapons.

For example, on July 11, 2018, public security members beat up Dignitary Hua Phi in his own house in Lam Dong Province then attempted to burn down the house. They had attempted so many times in the past. Most recently, on March 7, 2019, when Dignitary Hua Phi became ill with high blood pressure, public securities members surrounded the house, stopping him from leaving it and prohibiting health providers to come to his aid. Such actions make Dignitary Hua’s conditions extremely serious. And in that evening, while Dignitary Hua was on his sick bed, public security personnel attempted to serve him with a Notice to appear at the local police headquarters to be interviewed on his alleged involvement in the anti-government movement of the Coalition of Independent and Democratic Vietnam.”

In the interest of time, I am just telling 1 example of many, many violations blatantly committed by the Vietnamese Communist regime. I thank you for listening.

Ha Vu Bang
Dignitary
Caodaist California Branch
 
Some observations about Persecutions of the Catholic Church in Vietnam
Rev John Nghi Tran
13:00 28/03/2019
Some observations about Persecutions of the Catholic Church in Vietnam

Being Communist, the government of Vietnam acts against all religions, including Buddhists, Protestants, Cao Dai, Hoa Hao Buddhists and Muslims. This starts with harassment and may end up in detention or expulsion from their homes, villages or even the country.

As is well known from all Communist governments, the authorities seek to keep all religious groups under control. As long as they are organized under government-controlled councils and thus meet with the government's knowledge, the latter will leave them alone, except for controlling what is preached. Independent groups, however, come under serious pressure from the government, especially their leaders.

Catholics make up just 7 per cent of Vietnam’s population, but play an outsize role in the nation’s underground dissident movement. In return, churches are demolished, priests arrested and the religion smeared” Bennett Murray said in his article titled “Vietnam’s Catholics: cross with China, and all communists” published on 18 Aug, 2018 by This Week in Asia.

1.Catholic protestors and demonstrations against Vietnamese Communist Government

Father Anton Lê Ngọc Thanh, a priest at the Congregation of the Most Holy Redeemer in Saigon is one of those protestors against the Communist government. He has been arrested 10 times, is banned from leaving the country and last year hosted a provocative rally that not only honored veterans of the defeated South Vietnamese Republic, but displayed its three-striped yellow flag – an act that has landed other activists lengthy prison terms.

Yet, as Father Thanh points out, being Catholic in a communist country involves suffering – plenty of it. As a politically active Catholic, Father Thanh is far from alone.

The nation’s underground dissident movement include some of the country’s most recognizable activists, including the imprisoned environmentalist blogger Nguyen Ngoc Như Quỳnh, also known as Mẹ Nấm (was released and expelled to USA last year, presently lives in Texas), and Nguyễn Văn Đài, the founder of the Brotherhood for Democracy movement who went into exile in Germany in June, 2018 after being released from prison.

Catholics played a prominent part in demonstrations that followed the 2016 chemical spill at the Formosa Ha Tinh Steel plant, which called for greater compensation for fishermen affected by the spill, and retaliatory attacks against them have been common.

Many protesters against Formosa in the parishes of the diocese of Vinh have been put in prisons. Father Đặng Hữu Nam was one of the people who actively joined the parishioners to sue Formosa and support them to overcome the consequences of Formosa that had been arrested many times by the government.

Those Catholics arrested who have had to go to court have not received a fair trial. An example of this is the stream of Catholic bloggers being given prison sentences. When they tried to get justice, authorities clamped down on them.

They have been subjected to smear-campaigns in the local media and accused of disruptive and anti-government activities as well. Churches are closely monitored and occasionally meetings are hindered or disturbed.

Further fueling the fire was Vietnam’s deeply embedded anti-Chinese sentiment. Open Door International observed that: “In a country where every city has streets named after ancient warriors canonized as heroes for resisting Chinese expansion, fears of Beijing’s regional ambitions run deep, and Catholics are no exception. Indeed, Vietnam’s Catholic dissidents hold a particular disdain for China, where laws surrounding the practice of religion are far more constrictive. Their attitudes appear to be at odds with the official line that relations are cordial between the church and Vietnam’s Communist Party”.

Unlike in China, where the only legal Catholic Association rejects the authority of the Vatican, the Vietnamese government allows the church to be in full communion with the Holy See.

Even so, the single party state is suspicious of any alternative power structures, says Phil Robertson, deputy Asia director at the New York-based Human Rights Watch. “What the rulers in Hanoi don’t like is any organized movement with the backing of an organization with the resources and ability to mobilize people,” he says. “The Catholic Church in Vietnam has both of those things.”

2. The Law on Belief and Religion 2016 as an instrument to suppress civil rights and religious freedom

Vietnam’s Law on Belief and Religion, passed in 2016 by the National Assembly, guarantees the right of the people to practice faiths recognized by the government, provided the religious organizations report their activities to the government.

This Law on Belief and Religion 2016 took effect from the beginning of 2018. However, the Vietnam Bishops' Conference has sent a letter to the National Assembly to raise the limitations in this law. In it, the most objectionable points are that religions must register with the State and if allowed, they can operate; and the laws regarding the ownership of the land and properties.

Vietnamese religious leaders expressed concern that according to the new religious law, religious organizations must register with the state, as well as report their religious activities to the state. In addition, the law says religious activities will be banned if such activities harm national security.

It is no surprise that the new "Law on Religion and Belief" does not bring any tangible positive change. Civil rights and freedom of religion will remain elusive and Communist oppression will be heavily felt by Christians for the time being.

In effect, many parishes in Hanoi and Saigon have organized prayers for justice and peace, which has been described by the Hanoi government as a seed of dissent and denouncement of the regime, and their pastors harassed by government officials.

On October 30, 2017, two priests in Vinh Diocese came to work with the People's Committee of Diên Mỹ Commune, Diên Châu District, Nghệ An Province. They were slandered, threatened, and threatened by people claiming to be the Red Flag Association. The authorities then told them this is a spontaneous group in the masses.

Previously, in the first month of September, 2017, some members of this association went to a parish in Dong Nai, carrying weapons, threatening Fr. Nguyễn Duy Tân there, citing the reason that he uses his Facebook page to call a referendum on social issues.

Then, on October 29, 2018, in Sơn Hải commune, Nghe An province, there was a meeting of more than 1,000 members of the Red Flag Association in Hanoi and Nghệ An. The Red Flag Association is not a spontaneous mass group but is led by the government behind it.

The charges relate to an incident on May 22, 2018 when plain-clothed police officers stopped and searched Catholics attending Mass at a church in Nghi Phương, south of Hanoi. Two young men Mr. Nguyen and Mr. Ngo were arrested the following month, although the precise reason for this is unclear.

On Sept. 8, the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media released a statement condemning the government’s role in ordering the harsh police response.

“The laws of Vietnam have become an effective means for the authorities to use whenever they want to suppress their own people,” the statement read.

3. Land-grabbing of Catholic properties by the Authorities

The issue of church building permits is handled by the authorities in a highly restrictive way. Land-grabbing by the authorities also continues and especially the Catholic Church faces problems in keeping possession of their property.

Several incidents happened in Thiên Ân Monastery (Huế), Lộc Hưng Parish (Saigon) in May and July 2018 showed. The Catholic Church owns a variety of large plots of land (churches, schools and hospitals), especially in the larger cities, and there has been more than one clash, when authorities made repeated attempts to take this property away, allegedly for development purposes.

In several incidents, churches and monasteries: Saint Paul the Chartres in Hanoi, Thiên Ân Monastery in Huế and Thủ Thiêm Catholic Church and Lovers of the Cross Convent in Thu Thiêm have been attacked and come under pressure to accept demolition and the expropriation of their land, partly through the hands of government-hired thugs.

On clear evidence of such land-grabbing is Lộc Hung vegetable garden. On January 8, 2019 a high-profile forced eviction against residents of Lộc Hung vegetable garden, a Catholic residential neighborhood situated in the middle of Ho Chi Minh city was carried out. Hundreds of residents, many of them political activists, suddenly found themselves homeless, with neither compensation for the lost land nor the benefit of a resettlement program. They have become Dân Oan, or Victims of Injustice, a term that people whose land has been seized with little or no compensation call themselves.

Lộc Hung vegetable garden is a six-hectare area that belongs to the Catholic Archdiocese of Saigon. That area has been in dispute between the local government and the households for nearly twenty years. The Catholic residents have been living peacefully there since migrating to the South in the aftermath of the Geneva Accord in 1954 that divided the country, and their land use has not involved any dispute. The legal basis of the government’s action is unclear, since a land recovery decision, legally required before a forced eviction could take place, has never been issued for Lộc Hung.

In the early morning of January 8, the authorities continued to destroy many houses. The forced eviction started at 5:50 am with the authorities mobilizing forces to isolate Lộc Hưng. When the residents were praying in front of a Virgin Mary statue, police turned up their speakers, causing noise harassment.

At 6:00 am, police arrested Cao Ha Trực when he called for emergency support. His wife was also arrested at around 9:00 am before police destroyed their house. Trực is one of the leaders of the residents of Lộc Hung, representing the community in the negotiations with the authorities the past 20 years.

Elderly and disabled veterans of the former Republic of Vietnam were also direct victims of this forced eviction, as they were living in Lộc Hung garden and relying on the Redemptorist Church’s tribute program.

Authorities also destroyed the house of former political prisoners Pham Thanh Nghiên and Huynh Anh Tu. As a matter of fact, Lộc Hung vegetable garden was home, permanently or temporarily, to many political activists. Besides Nghiên and Tu, Pham Doan Trang was also living in the area at the time of the forced eviction, and many political activists before them had found refuge from government’s persecution in this community. Some activists thought this could be a reason why the area became an urgent target for the government’s land seizure.

This forced eviction in the very first days of 2019 is the continuation of this trend of illegal land seizures in a one-party country where there are no venues for the victims to hold public authorities accountable, since the whole state apparatus and judicial system are controlled by the only political force – the Communist Party of Vietnam. In fact, many victims of injustice and land rights activists became political activists, as they came to realize that the underlying cause is not just the legal system, but the political system that produces those laws and policies.

4. Religious Persecution in highlands and remoted rural areas.

The Catholic and Christian minority in Vietnam endures both state and tribal forms of Christian persecution. Seeing them as traitors to their cultural identity, village leaders exclude Christians from the community. Catholics who had been attacked while gathering to pray at their homes in many parishes in Hung Hóa Diocese.

Father Peter Lê Quốc Hưng, head of Hưng Hóa Diocese's Office Hanoi, on Aug. 10, 2017 paid a working visit to the Catholic community in Mường Khương district of the mountainous province of Lao Cai. Local Catholics there expressed their deep concern over local authorities and police who have brutally attacked and dispersed them while they were praying at the home of Trần Thị Trâm, a Catholic woman.

Authorities broke into the house, beat the owners, shouted at attendees and used loudspeakers to order the congregation to disperse.

These violent assaults on Catholics took place three times at Tram's home on May 28, June 12 and 19, 2017.

Catholics said local authorities also threatened to cause problems to their jobs and livelihoods.

Early July, 2017, Auxiliary Bishop Alfonse Nguyen Huu Long of Hung Hoa also visited and consoled Tram and her family.

The diocese has petitioned the district government, requesting an explanation about the assaults on local Catholics but have not received a response.

The Communist government monitors Catholic activities and exerts high levels of pressure, particularly on ethnic minorities (many are Protestants) living in the rural areas of central and northern Vietnam.

Christian children are discriminated against in schools; their medical needs also are often neglected. Some are not even allowed to attend school.

When tribal students in the central highlands converted to Christianity, their college principal threatened them with expulsion. Teachers also try to discourage Christian students, saying no one would employ them so it would be better to give up their faith altogether.

The publication and distribution of Christian materials is possible, but highly restricted. Any illegal material is confiscated by the police. It is also very difficult to obtain permission for setting up courses for training.

Movements of Christian leaders are monitored and access to their villages in the northern and central part of Vietnam is restricted. Media reporting on Christians is biased and slander against them is frequent. For example, Christians are portrayed as a tool to reinstate colonial ideology. Perpetrators against Christians are almost never brought to trial, indeed local authorities often hire thugs for acts of violence against Christians.

Fr. John Nghi Tran presented to Ambassador Sam Brownback
on March 26, 2019 at Vietnamese Catholic Center in Orange County, California, USA
 
Buổi gặp gỡ và trình bày về Bách hại Tôn giáo tại Việt Nam với Đại sứ Sam Brownback
Hội Đồng Liên tôn VNHK
13:19 28/03/2019
Nam Cali- Vào lúc 1:30 trưa Thứ Ba, ngày 26 tháng 3 năm 2019, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Tại Hoa Kỳ đã tiếp đón phái đoàn từ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại hội trường Trung Tâm Công Giáo GP Orange, gồm có: Đại Sứ Lưu Động Sam Brownback, đặc trách về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Phó Giám Đốc Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, ông Kash Ghashghai, Ủy Viên Giao Tế Quốc Ngoại, ông Sean Comber, và Phụ Tá Đặc Biệt ông Melika Willoughby.

Hình ảnh buổi trình bày về tự do Tôn giáo Việt Nam

Mục đích của buổi tiếp xúc nầy là Ông Đại Sứ Lưu Động Sam Brownback và phái đoàn muốn gặp Hội Đồng Liên Tôn và các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, để tìm hiểu về tự do tôn giáo và những sự đàn áp tôn giáo tại Việt Nam…

Tham dự buổi tiếp xúc có qúy vị trong Hội Đồng Liên Tôn gồm có: Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu, Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam Hoa Kỳ; LM. Trần Công Nghị, Phó chủ tịch; Giáo Sĩ Mai Biên, Phó chủ tịch, Chánh Trị Sư Hà Vũ Băng, Tổng thư ký; MS. Lê Minh, Thủ quỹ; và các Thành viên Hội Đồng Liên tôn gồm có: Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, LM. Mai Khải Hoàn, LM. Trần Văn Kiểm, Mục sư Thương Lê, Mục sư David Đoàn, Chánh Trị Sự Trần Văn Linh, Ông Nguyễn Khanh, và Anh Ngô Thiện Đức.

Ngoài ra còn có sự tham dự của Hòa Thượng Thích Viên Lý, Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành và Hòa thượng Thích Viên Huy, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại, Hòa thượng Thích Minh Tuyên, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và phái đoàn, Mục Sư Nguyễn Công Chính, ông Trang Văn Mến, Thị Trưởng Tạ Đức Trí, BS. Võ Đình Hữu cùng một số qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể đấu tranh, các cơ quan truyền thông Việt ngữ và đồng hương.

Mở đầu buổi tiếp xúc, ông Khanh Nguyễn đã lần lược giới thiệu các vị trong Hội Đồng Liên Tôn, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo cùng qúy vị đại diện cộng đồng, hội đoàn đến ông Đại Sứ và phái đoàn,

Sau đó ông Khanh Nguyễn mời ông Đại Sứ lên phát biểu. Trong phần phát biểu ông Đại Sứ đã cho biết, chính phủ Hoa Kỳ rất quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, chính vì vậy mà ông cần có buổi tiếp xúc hôm nay để biết rỏ hơn về sự tự do tôn giáo đang bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp…

Tiếp theo là phần trình bày về sự tự do tôn giáo và nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lên ông Đại Sứ.

Mở đầu phần trình bày của HT. Thích Viên Lý, ngài đã sơ lược qua về những vấn đề bắt bớ, tịch thu chùa chiền, trong đó có Chùa Liên trì của HT. Thích Không Tánh, Tiếp theo Linh Mục Trần Công Nghị lên trình bày về những sự đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với Giáo Hội Công Giáo, và những cuộc biểu tình chống nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, luật Tôn giáo và Đất đai như một dụng cụ đàn áp tôn giáo… Anh Gia Nguyễn, Đại Diện Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, lên trình bày về những sự đàn áp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà nhất là đối với Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Đại Lão HT. Thích Quảng Độ. MS. Lê Minh, Chánh trị Sư Hà Vũ Bâng lên trình bày về những sự đàn áp đối với những nhà truyền giáo Tin Lành, và các vị chức sắc Cao Đài… Cuối cùng Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu lên trình bày về những sự đàn áp khắc nghiệt đối với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, sau đó ông trao cho ông Đại Sứ một bản trình bày chi tiết.

(Xin nhấn vào các links sau đây đề xem các bài phát biểu:)

Bản Quyết Nghị của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ trình bày Đại sứ Sam Brownback

Bài tường trình của LM Trần Công Nghị

Bài tường trình của Chánh trị sự Hà Vũ Băng

Bài tường trình của Giáo sư Nguyễn Thanh Giầu

Trong dịp nầy ông mời tất cả các vị trong Hội Đồng Liên Tôn, qúy vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo cùng lên để trao cho ông Đại Sứ bản Thỉnh Nguyện yêu cầu Chính Phủ Hoa Kỳ quan tâm và can thiệp đến vấn đề Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền tại Việt Nam.

Trong lời phát biểu của Bác Sĩ Võ Đình Hữu, Chủ Tịch Cộng Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Pomona, ông đã trình bày ngắn gọn về tình hình đàn áp tôn giáo hiện nay tại Việt Nam và yêu cầu ông Đại Sứ quan tâm nhiều hơn.

Vì thì giờ có hạn nên phần trình bày của qúy vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo chỉ tóm lược một số chi tiết, sau đó mỗi vị đều có gởi đến ông Đại Sứ bản trình bày chi tiết.

Sau đó Ông Đại Sứ và phái đoàn đã chụp ảnh lưu niệm với HĐLT, các vị lãnh đạo tôn giáo và tất cả những người có mặt đón tiếp ông.

Đại Sứ Sam Brownback được Tổng Thống Donald Trump bổ nhiệm vào ngày 1 tháng 2, 2018 làm Đại Sứ Lưu Động Đặc Trách Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Ông từng là Dân Biểu Liên Bang đại diện tiểu bang Kansas (1995 – 1996), Nghị Sĩ Hoa Kỳ (1996-2011), sau đó làm Thống Đốc tiểu bang Kansas (2011-2018). Ông cũng từng làm Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Tiểu Bang Kansas (1986-1993) và là Đại Diện Cao Cấp của Bạch Ốc tại Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (1990-1991).

Trong thời gian làm Nghị Sĩ tại Thượng Viện Hoa Kỳ ông đã luôn tích cực tranh đấu cho tự do tôn giáo ở nhiều quốc gia và ông cũng là tác giả đạo luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế vào năm 1998. Ông tốt nghiệp cử nhân từ Kansas State University và Tiến sĩ Luật tại University of Kansas.

 
Cuộc Chiến Cờ Vàng Tại Little Sài Gòn
Phạm Trần
21:55 28/03/2019
Vào mỗi dịp 30 tháng Tư, câu chuyện Cờ Vàng 3 Sọc đỏ, hay “Cờ Vàng” của Việt Nam Cộng Hòa, lại được nhắc đến để nhớ về một qúa khứ hào hùng của hàng triệu người Việt không Cộng sản đã kiên cường chiến đấu bảo vệ trong 30 năm chiến tranh, và sau 1975 ở nước ngoài.

Nhưng năm nay 2019, sau 44 năm miền Nam Việt Nam bị Cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm bằng võ lực, cuộc chiến bảo vệ Cờ vàng lại bùng lên không đâu khác mà ngay tại Little Sài Gòn, Thủ đô của người Việt tị nạn ở Orange County, California.

Cũng oái oăm và chua chát là cuộc tranh đấu bảo vệ danh xưng Việt Nam và Huy hiệu Cờ vàng lần này không xẩy ra giữa người Việt ở Mỹ với Đảng Cộng sản Việt Nam, mà giữa Phong trào Hướng đạo của người Việt tị nạn có tên chính thức là Ủy ban Trung ương Quốc tế về Hướng đạo Việt Nam (International Central Committee of Vietnamese Scouting, ICCVS ) , tên gọi quen thuộc là Hội đồng Trung ương Hướng đạo Việt Nam (HĐTƯHĐVN) với tổ chức Boy Scouts of America (BSA), có sự tiếp tay của vài Hướng Đạo gốc Việt ủng hộ kế hoạch của BSA muốn triệt tiêu ảnh hưởng của HĐTƯHĐVN trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.

Nhưng từ 36 năm qua, kể từ khi được chính thức thành lập tại Costa Mesa, California, Hoa Kỳ, ngày 3 tháng 7, 1983, HĐTƯHĐVN

là tổ chức Việt tị nạn duy nhất đã kiên trì bảo vệ ngọn Cờ Vàng truyền thống của người Việt quốc gia trong các sinh họat họp bạn của Hướng Đạo tại hải ngoại.

Theo Trưởng Võ Thành Nhân, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trung ương Hướng đạo Việt Nam (hải ngoại), đã có 7,000 Hướng đạo sinh (Nam và Nữ) và Hướng Đạo Trưởng Sinh đang sinh hoạt trên Thế giới, đông nhất tại Mỹ với khoảng 5,000 Hướng Đạo Sinh. Các tổ chức thành viên Hướng Đạo sinh hoạt trong HĐTƯHĐVN đã có mặt tại Canada, Pháp, Đức và Úc Châu.

Từ ngày thành lập năm 1983, Hướng đạo Việt Nam hải ngoại đã tổ chức được 11 Trại họp mặt toàn thế giới mà không gặp bất cứ khó khăn nào, kể cả việc tung bay là Cờ Vàng bên cạnh cờ của Quốc gia sở tại.

Vậy tại sao chuyện Lá Cờ Vàng lại rối lên trong sinh hoạt Hướng Đạo tị nạn trong những tháng đầu năm 2019 ?

NGUYÊN NH N SÓNG GIÓ

Nguyên nhân gây hoang mang xẩy ra từ cuộc họp báo của Hội Đồng Trung Ương HĐVN vùng Tây Nam Hoa Kỳ, sau lễ chào cờ đầu năm ngày 24 tháng 02 ở Garden Grove Park (CA). Tin này nói rằng:” Châu Trưởng BSA Châu Orange County là ông Jeff Herrmann ngăn cấm việc Hướng Đạo Sinh VN không được mang cờ vàng ba sọc đỏ trên đồng phục Hướng Đạo, và đòi giải thể Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam (HĐTUHĐVN).”

Đúng hay sai ?

Tờ Việt Báo tại Orange County tường thuật ngày 27/02/2019:”Trên bàn chủ tọa buổi họp báo có: Trưởng Trần Quang Thanh Trang, Chủ Tịch Hội Đồng Trung Ương HĐVN, Trưởng Tammy Nguyễn Ủy Viên Đại diện HĐTUHĐVN Miền Tây Nam Hoa Kỳ cùng các Trưởng: Nguyễn Song Tuấn Tú, Trần Micheal, Nguyễn Tiến Minh và Trưởng Hồng Tiên, điều hợp chương trình.

"Mở đầu, Trưởng Tammy cho biết lý do buổi họp báo đó là trong những ngày gần đây BSA (Boy Scouts of America) không cho đeo băng Hướng Đạo Việt Nam có lá cờ vàng 3 sọc đỏ; không hiểu tại sao các sinh hoạt truyền thống của Hội Đồng Trung Ương lại bị cấm đoán cũng như yêu cầu giải tán Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam…”

Việt Báo viết tiếp:”Sau khi Trưởng Tammy trình bày đã gây xúc động cho nhiều người tham dự. Tiếp theo Trưởng Trần Quang Thanh Trang cho biết, cho đến giờ nầy các hội hướng đạo thuộc các quốc gia có hướng đạo sinh Việt Nam sinh hoạt chưa có quốc gia nào ngăn cấm điều đó. Trong phần trình bày các Trưởng trên bàn chủ tọa đôi lúc xúc động khi nói về việc làm mà BSA đã đưa ra, nhất là nói đến lá cờ, đó là một biểu tượng thiêng liêng của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản.

Trong dịp nầy các Trưởng trên bàn chủ tọa kêu gọi các cơ quan truyền thông, quý vị dân cử, các cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể hãy tiếp tay với Hướng Đạo Việt Nam tại Hoa Kỳ để vấn đề nêu trên không được xảy ra cho Hướng Đạo Việt Nam tại Hoa Kỳ.”

CẢI CHÍNH HAY HOÃN BINH ?

Nhưng tại cuộc họp với một số Lãnh đạo Hướng Đạo Việt ngày 28 tháng 2 năm 2019, ông Jeff Herrmann đã cải chính không có ý nghĩ hay hành động như tin đưa ra.

Trong cuộc họp báo ngày 01/03/2019, Trưởng Tammy Nguyễn nói:”Trong buổi họp ngày hôm qua (28/02/2019), ông Jeff Herrmann là Châu Trưởng của BSA có cho biết là ông rất tiếc đã có sự hiểu lầm, ông bị một số người cố tình đưa các tin sai lạc và gây ra sự hoang mang giữa OC BSA (Orange County’s Boy Scouts of America)và HĐTUHĐVN. Thứ nhứt, ông cho biết ông tôn trọng ý nghĩa và giá trị truyền thống của các huy hiệu Hướng Đạo Việt Nam. Ông cũng cho biết, ông đồng ý cho chúng ta mang cái huy hiệu có lá cờ VNCH biểu tượng truyền thống di sản của người Việt chúng ta trên áo đồng phục nam và vị trí ở chỗ nào, ông và ông Michael (Michael Mannix) ở đây sẽ nghiên cứu và cho chúng ta biết trong thời gian gần.” (theo báo Viễn Đông, ngày 02/03/2019)

Tammy Nguyễn nói tiếp:”Điều thứ hai, ông Châu Trưởng công nhận sự đóng góp của HĐTUHĐVN từ 40 năm qua, ông biết, ông hiểu nhiệm vụ và trách nhiệm của HĐTUHĐVN nhưng vì sự 'áp lực' của National BSA thì trên nguyên tắc, ông Jeff không thể nói được là ông sẽ hợp tác với HĐTUHĐVN chi tiết như thế nào. Tuy nhiên, ông có hứa với chúng tôi là ông sẽ ngồi xuống và cùng chúng tôi tìm ra một giải pháp để cộng tác với Miền Tây Nam Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới.”

Vậy điều được gọi là “áp lực” của Hội đồng Quốc gia BSA đã áp đặt lên ông Herrmann đối với quan hệ giữa BSA và HĐTUHĐVN là những “áp lực” gì ?

Có lẽ Trưởng Tammy Nguyễn, Ủy viên Đại diện của HĐTUHĐVN miền Tây Nam Hoa Kỳ cũng không biết rõ nên bà đã dè dặt nói với báo chí :”Tuy nhiên, những sự thỏa thuận này cũng chưa có sự hoàn hảo cho lắm. Theo cảm nhận của Tammy thấy là ông bị áp lực từ trên National BSA thành ra ông không có thể nói được 100% cái sự thoải mái để mà ông có thể giúp cho chúng ta. Vì vậy Tammy hy vọng rằng các truyền thông báo chí có thể giúp cho anh em Hướng Đạo ở đây tìm hiểu để chúng ta có cách sinh hoạt dễ dàng, và đó là điều chúng tôi rất cần sự giúp đỡ của truyền thông báo chí.”

Như vậy, đầy là lần thứ hai chưa đầy hai tháng, các Lãnh đạo Hướng Đạo tị nạn miền Tây Nam Hoa Kỳ đã phải cầu cứu đến các Lãnh đạo dân cử, Cộng đồng và Báo chí xin giúp bảo vệ sự tồn tại của HĐTUHĐVN ở địa phương, trong đó có Huy hiệu với tên “Việt Nam” và “Lá Cờ Vàng”.

BSA CHỐNG HĐTUHĐVN

Cũng nên biết ông Jeff Herrmann chỉ là Châu Trưởng của BSA ở vùng Orange County. Ông ta không có quyền quyết định những gì BSA không muốn đối với HĐTUHĐVN. Nhưng cũng rất rõ, qua một số buổi họp quan trọng với các Lãnh đạo Hướng Đạo Việt tị nạn, ông Herrman đã tìm mọi cơ hội để thúc giục HĐTUHĐVN nên gia nhập vào BSA, thay vì đứng bên ngoài như hiện nay.

Tiếp tay đắc lực cho BSA trong kế hoạch hạ ảnh hưởng và gây bất ổn trong nội bộ HĐTUHĐVN là Uỷ Ban Hướng Đạo Gốc Việt Quốc Gia (NVSC) (National Vietnamese Scounting Committee, NVSC), đứng đầu bởi Chủ tịch Lý Nhật Hui ở Buena Park, California.

Một thông tin của Hướng Đạo Tị nạn cho biết:” Ông Lý Nhật Hui nguyên là Liên Đoàn Trưởng LĐHĐ Chí Linh đã tách ra khỏi HĐTUHĐVN và rút tên khỏi sinh hoạt của Gia đình Bách Hợp nam California.”

Tuy nhiên ông Nguyễn Tấn Đệ, cố vấn cho ủy ban này và chịu trách nhiệm về chương trình Hướng Đạo cho người Việt tại Hoa Kỳ mới là người đang đứng mũi chịu sào để lèo lái “con thuyền BSA” vượt qua những thác ghềnh Cờ Vàng mà HĐTUHĐVN đã dầy công xây dựng trong cộng đồng người Việt từ 36 năm qua.

Tiêu biểu cho nỗ lực áp lực để lôi kéo Hướng Đạo Tị nạn gia nhập BSA đã diễn ra tại cuộc họp ngày 07/06/2018 giữa các Đại diện BSA và ICCVS (International Central Committee of Vietnamese Scouting, ICCVS ) , tên gọi quen thuộc là Hội đồng Trung ương Hướng đạo Việt Nam (HĐTƯHĐVN)

Một biên bản buổi họp ghi lại:

“Ngày 7 tháng Sáu, năm 2018 vừa qua đại diện chính thức của Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ cùng với đại diện của ICCVS đã tổ chức một phiên họp tại Trung Tâm Phục Vụ Hội Đồng Châu Orannge County của BSA tại Santa Ana, California.

Phía BSA có 6 người: Hai nhân viên của Hội Đồng Quốc Gia – Ông Nguyễn Tấn Đệ, và giám đốc điều hành Hội Đồng Châu Orannge County, ông Jeff Hermann và các trưởng tình nguyện Lý Nhật Hui, đương kim chủ tịch Ủy Ban Quốc Gia Hướng Đạo Gốc Việt (NVSC), Nicholas “Việt” Nguyễn, cựu chủ tịch NVSC và Lâm Nguyễn, phó chủ tịch NVSC và Đinh Trần.

Phía Ủy Ban Trung Ương Quốc Tế Về Hướng Đạo Gốc Việt (ICCVS) gồm có ông Võ Thành Nhân (chủ tịch), Nguyễn Trí Tuệ (tổng thư ký) và 7 thành viên ICCVS khác.”

Tại phiên họp khá căng thẳng từ đầu đến cuối đã được phía BSA Nguyên Tấn Đệ-Jeff Herrmann tập trung để nói rằng:

ICCVS hiện hữu ở Mỹ vì quyền tự do lập hội của tất cả mọi người;

ICCVS không là một ủy ban của BSA, và không thuộc BSA.

Suốt 20 năm qua BSA đã xác định không công nhận ICCVS

WOSM (*) chỉ công nhận một hội Hướng Đạo duy nhất ở Hoa Kỳ đó là BSA;

WOSM không công nhận ICCVS;

(* WOSM, World Organization of the Scout Movement , Phong trào Hướng Đạo Thế Giới

Đại diện duy nhất của Hướng đạo Mỹ gốc Việt trong Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ là Ủy Ban Quốc Gia Hướng Đạo Gốc Việt (NVSC)

ICCVS cũng như tất cả cả những ai không là thành viên của BSA đều không được quyền sử dụng thương hiệu hay bất kỳ một huy hiệu, đồng phục nào, hay chương trình, tài nguyên và huấn luyện của Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ cho nhóm của họ;

Trong tương lai, Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ không thừa nhận bất kỳ một sinh hoạt nào của ICCVS;

Đối với hoạt động của Hướng đạo gốc Việt, nhóm Đệ-Herrmann xác quyết:

-BSA chỉ cho phép đoàn sinh tham gia những sinh hoạt/trại được Hội Đồng Quản Trị của Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ chấp thuận;

-Nếu trại Thẳng Tiến 12 là một sinh hoạt của riêng ICCVS (như Thẳng Tiến 11 — không được BSA chấp nhận) thì BSA sẽ không cho phép đoàn sinh (Ấu, Thiếu, Kha/Thanh) tham dự với tư cách là Hướng Đạo Sinh Mỹ. Những người tham dự Thẳng Tiến 12, nếu có, sẽ không phải là Hướng Đạo Sinh của BSA;

Sau cùng phía BSA tuyên bố:”Cách tốt nhất để duy trì văn hóa và di sản người Mỹ gốc Việt là các trưởng ghi danh với BSA hãy tham gia vào Ủy Ban Quốc Gia Hướng Đạo Gốc Việt (NVSC) thuộc BSA.”

Biên bản cũng ghi câu trả lời về “phù hiệu Việt Nam”của ông Nguyễn Tấn Đệ, theo đó ông nói :”Bạn chỉ có thể may phù hiệu Việt Nam trên túi bên phải.”

Tuy nhiên, liền trước trước hai chữ “Việt Nam” là hình Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ truyền thống và linh thiêng của Hướng Đạo Việt Nam đã không được ông Đệ nói tới.

Riêng ông Jeff Herrmann thì nói:” Có một cách; bằng cách kiến nghị lên Ủy Ban Đẳng Thứ Quốc Gia. Nếu việc này sẽ là một cách để làm cho mọi người vui thì có một cách. Tôi có thể là một người cổ động cho kiến nghị này.”

Ông Nguyễn Tấn Đệ bổ túc thêm:”: Mục đích của BSA là khuyến khích các nhóm sắc tộc trong BSA gìn giữ văn hóa và di sản của họ. Dùng từng đơn vị phản đối không phải là cách. Có một cách là đi qua các kênh thích hợp để thực hiện và được phê duyệt. Một lần nữa, chúng tôi mời các thành viên của ICCVS tham gia NVSC, BSA. Một cách rõ ràng hơn, chúng tôi mời các trưởng tình nguyện đã ghi danh với với BSA gia nhập NVSC, BSA.”

Rõ ràng chuyện phù hiệu Việt Nam và lá Cờ Vàng trên áo Hướng Đạo Tị Nạn từ 36 năm qua đang bị đe dọa. Bởi theo lập luận của Nguyễn Tấn Đệ thì việc này phải do Hội đồng lãnh đạo BSA quyết định. Và việc này chỉ có thể được cứu xét khi nào HĐTUHĐVN gia nhập vào BSA (!)

PHẢN ĐỐI - ÁP CHẾ ?

Trưởng Võ Thành Nhân phát biểu tại cuộc đối thoại: “Chúng tôi muốn có một Hội Hướng Đạo Gốc Việt Nam tại Hoa Kỳ vì tôi không thoải mái vì cách Hội Đồng Quốc Gia chọn ban lãnh đạo của họ.”

Lập tức Nguyễn Tấn Đệ chen vào:” WOSM công nhận Boy Scouts of America là tổ chức Hướng Đạo duy nhất được ủy quyền tại Hoa Kỳ cho Hướng Đạo Sinh.”

Võ Thành Nhân trả lời:”ICCVS muốn thành lập một Hội Hướng Đạo Gốc Việt để phục vụ như là COR (Hiến Chương) và ghi danh các đơn vị gốc Việt Nam ở khắp mọi tiểu bang.”

Trước thái độ khẳng định của Trưởng Nhân, ông Jeff Herrmann, Châu trưởng Orange County khẩn khoản:” Làm ơn không tổ chức thêm bất kỳ một hiệp hội nào. Cách tốt nhất để cộng đồng Việt Nam có tiếng nói chính thức là thông qua Hội Đồng Quản Trị và COR của từng đơn vị và thông qua Ủy Ban Hướng Đạo Quốc Gia Gốc Việt (NVSC).”

Để tăng cường áp lực với HĐTUHĐVN, nhưng đồng thời bảo vệ uy tín cho NVSC,vào ngày 13/03/2019, Hội đồng Quốc gia BSA (BSA National Council) đã gửi một Văn thư đến các trưởng Hướng Đạo gốc Việt Nam thuộc BSA để nói về Ủy Ban Quốc Gia Hướng Đạo Gốc Việt-BSA (NVSC).

Thư này viết :“Ủy Ban Trung Ương Quốc Tế về Hướng Đạo Việt Nam (ICCVS *ghi chú thêm: hay còn gọi là Hội Đồng Trung Ương HĐVN) không phải là một ủy ban của Hướng Đạo Hoa Kỳ (BSA). Ủy ban, vai trò, mục đích và quy tắc hoạt động của ICCVS được thành lập tại cuộc họp tổ chức tại Costa Mesa, California, vào ngày 2-3 tháng 7 năm 1983, không còn giá trị. Nhiều trưởng và phụ huynh Hướng Đạo gốc Việt tin rằng ICCVS được nối kết với BSA, nhưng thực tế không phải như vậy.”

Văn thư mang chữ ký của ông Patrick W. Sterrett, Ủy viên Phụ tá Giám đốc Quốc gia về các dịch vụ của cộng đồng Hướng Đạo (Assistant Chief Scout Executive National Director of Field Service) viết tiếp:”Ủy ban duy nhất thực sự là một thành viên của Hướng Đạo Hoa Kỳ và được phát biểu thay mặt Hướng Đạo gốc Việt tại Hoa Kỳ là Ủy Ban Quốc Gia Hướng Đạo Gốc Việt-BSA (NVSC). Ông Nguyễn Tấn Đệ là cố vấn cho ủy ban này và chịu trách nhiệm về chương trình Hướng Đạo cho người Việt tại Hoa Kỳ, và chủ tịch hiện tại là ông Lý Nhật Hui ở Buena Park, California.”

PHẢN ỨNG QUYẾT LIỆT

Phản ứng lại BSA và nhóm Hướng Đạo Việt Nguyễn Tấn Đệ-Lý Nhật Hui đã có một tuyên bố của Hướng Đạo Tị nạn phổ biến trên Internet ngày 22/03/2019 cáo giác rằng:“Năm 1983, theo lời yêu cầu của Tổ Chức Hướng Đạo Thế Giới (WOSM), Hội Đồng Trung Ương - Hướng Đạo Việt Nam (HĐTƯ-HĐVN) được thành lập để làm tiếng nói chung cho tất cả các Hướng Đạo sinh Việt Nam lưu vong cũng như để khuyến khích và điều hợp việc gia nhập của các Hướng Đạo sinh gốc Việt vào các Hội Hướng Đạo bản địa.

Với nhiệm vụ giữ gìn, bảo tồn và phát huy tinh thần truyền thống văn hóa Việt trong phong trào Hướng Đạo, Hội Đồng Trung Ương - Hướng Đạo Việt Nam đã thành công vượt bực tại các nước Pháp, Canada, Úc, Đức và nhất là tại Hoa Kỳ khi sĩ số đoàn sinh đã nhanh chóng tăng gấp 10 lần kể từ thập niên 80 cho đến nay. Đây là một sự thành công mà không có một nhóm sắc tộc thiểu số nào khác ở Hoa Kỳ đã có thể đạt được.”

“Tiếc thay”, văn kiện viết tiếp, “ cũng chính vì sự thành công này mà đã có xuất hiện một âm mưu nhằm triệt hạ danh dự và uy tín của HĐTƯ-HĐVN với mục đích duy nhất là nắm quyền kiểm soát toàn diện các đơn vị Hướng Đạo Việt Nam trong Nam Hướng Đạo Hoa Kỳ (Boy Scouts of America (BSA). m mưu này được nhằm mục đích mưu cầu lợi ích cá nhân và đã không ngừng tiến hành nhiều cuộc vận động tiêu cực nhắm vào HĐTƯ-HĐVN, dùng BSA như một công cụ để tấn công HĐTƯ-HĐVN và để thâu tóm các chương trình cùng thành viên của Hướng Đạo Việt Nam.”

Tuyên bố cũng cáo giác :

- Năm 2018, Hội Đồng Quốc Gia BSA ra lệnh cấm các Hướng Đạo sinh Việt Nam không được mang trên đồng phục BSA cái huy hiệu "Hướng Đạo Việt Nam" với lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ di sản của Cộng Đồng Việt Nam.

- Ít tháng sau, vào ngày 10 tháng giêng năm 2019, Châu Trưởng của Châu Orange County của BSA vì đã bị cho tin tức sai lạc nên ra một văn thư khuyến khích giải thể HĐTƯ-HĐVN và áp lực các đơn vị Hướng Đạo của HĐTƯ-HĐVN phải sát nhập vào một cái ủy ban do BSA chỉ định được gọi là Ủy Ban Quốc Gia Hướng Đạo Việt Nam (National Vietnamese Scouting Committee (NVSC). Ủy ban này nhằm mục đích tóm gọn các chương trình của HĐTƯ-HĐVN và chiếm đoạt công lao của các thành viên của HĐTƯ-HĐVN. Nguyễn Tấn Đệ đã được bổ nhiệm làm người Điều Hành Nhân Viên (Staff Advisor) cho tất cả các đơn vị Hướng Đạo Việt Nam ghi danh với BSA.

- Gần đây nhất, Thứ Sáu vừa qua, nhằm ngày 15 tháng 3 năm 2019, Hội Đồng Quốc Gia của BSA, qua trung gian của Nguyễn Tấn Đệ, đã gửi trực tiếp một văn thư tới các đơn vị trưởng của BSA để thông báo rằng kể từ nay chỉ có Ủy Ban Quốc Gia (NVSC) mới là tiếng nói đại diện cho Hướng Đạo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Văn thư này chẳng những đã cắt đứt sự liên hệ sâu xa với HĐTƯ-HĐVN mà còn phủ nhận các đóng góp to lớn của HĐTƯ-HĐVN cho BSA và cho Hướng Đạo Việt Nam tại Hoa Kỳ trong vòng 35 năm qua.

Văn thư kết luận:

“Đây là một toan tính nhằm độc chiếm một cái gì không thuộc quyền sở hữu hay kiểm soát của BSA. Chẳng hạn như BSA không thể nào là tiếng đại diện cho các thành viên của GSUSA (Nữ Hướng Đạo Hoa Kỳ) được về bất cứ vấn đề gì. Các đơn vị của HĐTƯ-HĐVN bao gồm cả các thành viên của BSA (Nam Hướng Đạo Hoa Kỳ) và GSUSA (Nữ Hướng Đạo Hoa Kỳ). BSA không có quyền ngăn cản tiếng nói hay đòi giải tán HĐTƯ-HĐVN, một tổ chức vô vị lợi được bảo vệ bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ cho quyền tự do thành lập và gia nhập các đoàn thể. Sự toan tính vừa rồi của BSA là một hành động chiếm đoạt trắng trợn đi ngược lại với tinh thần và các nguyên lý của Hướng Đạo như trọng danh dự, thành thật, thân thiện và xem các Hướng Đạo sinh khác như anh em.”

Cuối cùng Văn thư kêu gọi :”Chúng tôi xin quý vị vui lòng ký tên vào bản thỉnh nguyện thư này để cho BSA biết rằng những hành động do Nguyễn Tấn Đệ đã làm thiệt hại cho Hướng Đạo Việt Nam và uy tín của BSA, và rằng các Đơn vị Hướng Đạo Việt Nam cần một Cố Vấn khác, không phải là Nguyễn Tấn Đệ.”

Cũng nên biết, sau 44 năm vắng bóng trên diễn đàn Hướng Đạo toàn cầu, Tổ chức Hướng đạo ở Việt Nam có tên là “Pathfinder Scouts Vietnam” (PSVN), tạm dịch là “Người Dẫn Đường”, đã chính thức được tái gia nhập là thành viên thứ 170 của Phong trào Hướng đạo Thế giới (the World Organization of the Scout Movement,WOSM).

Một Thông báo chính thức của WOSM gửi đi từ Malaysia ngày 10/01/2019” viết :” World Scouting today welcomed Pathfinder Scouts Vietnam as its 170th member, marking a historic moment as Vietnam formally rejoins the World Organization of the Scout Movement (WOSM) after 44 years.”

Tuy nhiên Huynh trưởng Đặng Văn Việt, 99 tuổi ở trong nước đã xác nhận với tôi (Tác giả Phạm Trần) cho đến nay, Đảng và nhà nước CSVN vẫn chưa trả lời 2 thư xin “chính thức công nhận Hội Hướng đạo Việt Nam”, đề ngày 01/03/2011, và kiến nghị thứ 2, đề ngày 15/05/2012 của 116 cựu Hướng đạo, Trí thức, Đại biểu Quốc hội, lão thành cách mạng,chuyên gia, nhà giáo v.v.., xin đảng và nhà nước “chính thức công nhận phương pháp giáo dục thanh thiếu niên theo quy trình 1946 của Hội Hướng Đạo Việt Nam.”

Ngoài ông Đặng Văn Việt, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 thời kháng chiến chống Pháp, được phía quân lính Pháp coi là “Con hùm xám đường số 4”, đứng đầu Kiến nghị 2, còn có Giáo sư Tương Lai và Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.

Như vậy, liệu có ai đoán được đường đi nước bước của BSA đối với tổ chức Hướng Đạo Việt tị nạn, HĐTUHĐVN, khi họ tìm cách làm lu mờ tổ chức này cùng với hai chữ “Việt Nam” và lá cờ xương máu “nền Vàng 3 Sọc Đỏ” của người Hướng đạo Mỹ gốc Việt ?

Phạm Trần

(03/019)

 
Sau Bắt Cóc, Đến Trục Xuất
Hà Minh Thảo
21:58 28/03/2019
Ðừng nghe những gì chánh trị gia các nước giàu hứa một cách nhân đạo chỉ ký thương ước với các quốc gia tôn trọng nhân quyền, nhưng hãy nhìn những gì chúng làm đối với đồng bào mình. Trường hợp ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và bà Trịnh Thúy Hạnh bị nhà nước Cộng hòa Liên bang Ðức, ngày 26.03.2019, đến bắt và chở về giao công an việt cộng khiến tôi phải viết những dòng này nhờ những tin tức đăng trên Tiếng nói Mỹ quốc VOA.

I./ TỪ VỤ BẮT CÓC TRỊNH XU N THANH…

Sáng ngày 23.07.2017, lúc 10 giờ 40, ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu đảng viên công sản đang xin tị nạn tại Ðức cùng cô Ðỗ thị Minh Phương (tình nhân hay bị mật vụ Việt dùng) đã bị một nhóm người Việt võ trang khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, cưởng chế ra đường, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn, mang bảng số Cộng hòa Séc, trước khách sạn Sheraton. Các nhân chứng nghe tiếng kêu la đã ghi lại bản số xe và gọi điện thoại báo động cảnh sát Ðức. Tại hiện trường, người ta còn tìm thấy điện thoại thông minh của ông Thanh rơi lại. Nhờ dữ liệu GPS định vị, toàn bộ lộ trình chiếc xe di chuyển đều được lưu trữ, chiếc xe này sau đó chạy đến tòa đại sứ Việt Nam đậu 5 tiếng trước khi trở về Praha, thủ đô Séc.

Ngày 31.07.2017, Bộ Công an Việt Nam loan tin ông Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra. Trong chương trình thời sự lúc 19 giờ, Đài truyền hình Việt Nam ngày 03.08.2017 đã chiếu đoạn phim ghi lời ông Thanh nói về việc mình đầu thú tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Sigmar Gabriel, khi họp báo, đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp đáp trả nhà nước Việt vì Hà Nội đã bắt cóc ông Thanh tại Berlin, là điều không dung thứ và không thể dung thứ việc đó. Tùy viên tình báo Việt (Ðại tá Nguyễn Đức Thoa, Tổng cục Tình báo Việt Nam) bị đuổi về nước, ông Gabriel cho biết: « Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng hắn liên can vụ bắt cóc… Mọi thứ đều chứng minh giả thiết rằng ông, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam đã dùng nơi ở của ông tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đang xin tị nạn ».

Ngày 10.08.2017, các báo Đức đưa tin Viện Công tố Liên bang (Bundesanwaltschaft), từ nay, đảm nhiệm điều tra thay Viện Công tố Berlin vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự). Viện này cho biết, Việt Nam đã rút đơn đề nghị dẫn độ ông Thanh.

Ngày 15.08.2017, báo Saarbrücker Zeitung cho biết, hồi tháng 7, một nhóm đặc nhiệm mật vụ Việt đã từ Việt Nam đến Berlin để dùng bạo lực dẫn độ Trịnh Xuân Thanh và đội này ở trong một khách sạn gần cửa hàng bách hóa Kaufhaus des Westens (Ka De We). Hiện họ bị truy nã khắp châu u. Ngày 16.08.2017, Bộ Ngoại giao Đức cho VOA (đài Tiếng nói Mỹ quốc) Việt ngữ biết chính phủ Việt Nam đã tiếp cận Đức và đề nghị đối thoại.

Ngày 22.09.2017, ông Sigmar Gabriel tái xác nhận : « không thể chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế khi Việt Nam cho mật vụ bắt cóc ông Thanh. Chúng tôi không chấp nhận điều này. Họ chưa có một lời xin lỗi, và cũng không cam kết, trong tương lai, sẽ không có hành động tương tự. Họ không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc này. Về ông Thanh, một trong những điều kiện Đức đòi hỏi Việt Nam là phải xét xử ông này theo những chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền và cho những quan sát viên quốc tế đến Việt Nam theo dõi. Do đó, ngày hôm qua, chúng tôi đã mời Đại sứ Việt Nam tại Đức tới Bộ Ngoại giao để thông báo về việc đình chỉ đối tác chiến lược ».

Ngày 24.04.2018, Tòa Thượng thẩm Berlin mở phiên xử ông Nguyễn Hải Long bị cáo buộc hai tội hoạt động gián điệp cho ngoại quốc trên lãnh thổ Đức và tội hỗ trợ cho vụ bắt cóc nghiêm trọng Trịnh Xuân Thanh. Oâng thừa nhận chính mật vụ Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh đem về nước. Oâng cũng, theo khuyến cáo của Luật sư, đã nhận tội để hưởng bản án nhẹ. Sau nhiều phiên tòa, hao bao nhiêu tiền của, công sức… Ngày 25.07.2018, bà Regine Grieß, Chánh án phiên tòa, đã nói rõ tòa có đầy đủ các nhân chứng và bằng chứng do cảnh sát điều tra thu thập được, để kết án Nguyễn Hải Long 3 năm 10 tháng tù ở. Tờ Die Tageszeitung cho biết, theo nguồn tin thân cận sứ quán Đức tại Việt Nam, ngay sau khi ông Long nhận tội trước tòa, nhà nước Việt cộng đã mời đại diện sứ quán Đức tới nói chuyện về phiên xử này. Ngày 31.07.2018, bị cáo đã đệ đơn kháng án.

Ngày 04.08.2018, báo Denník N. ở Slovakia trích lời các cảnh sát hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt ở Slovakia tiết lộ với báo rằng một người Việt (được cho ông Trịnh Xuân Thanh) đã được áp tải lên phi cơ trong tình trạng ‘vô hồn’ giống như say rượu và bị đánh, với hai người xốc nách hai bên. Oâng đã được đưa tới thủ đô Bratislava (Slovakia) trên một chiếc xe van thuê ở Praha. Phi cơ thuộc quyền sở hữu Bộ Nội vụ Slovakia do Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák cho mượn mà các viên chức cảnh sát cho rằng có nhiều tình tiết ‘bất thường’ và ‘khả nghi’ và đã bay tới Moscow. Tuy nhiên, do cuộc điều tra đã kết thúc nhưng không đưa đến chứng minh nào về việc ông Thanh bị bắt cóc và đưa về tới Hà Nội như phía Ðức kết buộc.

Ngày 20.02.2019, tại Bộ Ngoại giao Đức, Tổng trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tiếp và hội đàm với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Nhân dịp này, nhị vị nói nhỏ đủ hai người nghe về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ðiều này khác hẳn tuyên bố mạnh mẽ và rõ ràng của cựu Ngoại trưởng Sigmar Gabriel các ngày 04.08.2017 và 22.09.2017.

Ngày 25.03.2019, Tổng trưởng Kinh tế và Năng lượng Ðức Peter Almaier đã thì thầm nói chuyện với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về vấn đề nhân quyền và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ðó là những chuyêän mà ông Phúc quá biết. Báo chí quốc doanh cũng không nhắc đến những tin tức này vì ai cũng biết kinh tế Ðức đang gặp khó khăn tiêu xài trong nước đang đi tìm thị trường tiêu thụ ngoại quốc. Peter Almaier hy vọng ‘như bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức sẽ không lặp lại’.

II.- … ÐẾN TRỤC XUẤT ÔNG BÀ NGUYỄN QUAN HỒNG NH N.

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân là nhà văn, hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang, từng bị chính quyền Việt Nam cầm tù. Năm 1979, ông bị tòa án ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa cáo buộc ‘hoạt động tuyên truyền chống phá Cách mạng’ và tổ chức đưa sinh viên, học sinh ra nước ngoài. Trả lời phỏng vấn của VOA đầu năm 2018, ông nói: « Sau khi cộng sản chiếm miền Nam thì tôi hoạt động về nhân quyền, nhưng sau đó tổ chức bị vỡ. Sau khi ra tù, tôi thấy Việt Nam thiếu về nghề nghiệp nên tôi mới mở một trường công nghệ ở Đà Lạt để đào tạo ngành nghề cho sinh viên, nhưng họ biết tôi ở tù mới ra cho nên họ đóng cửa. Trong khoảng thời gian 8 năm liền tôi không làm được gì nên tôi chỉ viết sách – viết khoảng 20 quyển sách và phát hành trên Amazon cho đến khi tôi rời khỏi Việt Nam vào năm 2015. Tôi cũng cùng với bác sĩ Nguyễn Đan Quế thành lập Hội cựu tù nhân lương tâm, thành lập Diễn đàn Đại học Nhân quyền, và sau đó là Viện Nhân quyền Việt Nam. Đó là những việc làm mà khiến chính quyền Việt Nam để ý và theo dõi rất nhiều ».

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và gia đình đến Đức năm 2015 và xin tỵ nạn tại nước này. Hồ sơ được nạp tại Nuremberg nơi gia đình ông tạm cư. Sau đó, ông làm đơn xin tỵ nạn với chính quyền Canada tại Đại sứ quán nước này ở Áo.

Trả lời Đài Á châu Tự do (RFA) từ Đức ngày 27.03.2019, cô Nguyễn Quang Hồng n kể: « Bỗng dưng ngày hôm qua 26/3, một tốp cảnh sát chừng 6 hay 7 người ập vô, sau đó lên đến hơn 10 cảnh sát, họ đến chẳng nói gì cả, chỉ nói là phải rời khỏi đây. Em phải cố gắng hết sức để hỏi họ thì họ nói là có lệnh tống xuất Ba em về Việt Nam, họ bắt phải đi ngay bây giờ, đúng 8 giờ 40 phút thì xe bắt đầu chạy, bây giờ phải gói đồ. Họ hỏi có đem được gì không? Nếu không thì chỉ đi tay không thôi. Lúc đó tình hình rất khẩn cấp, em không hiểu tại sao lại bị như vậy, em hỏi họ quyết định này từ đâu, thì họ có cầm một quyết định cho em coi nhưng rất nhanh và em chưa kịp đọc gì cả, và họ cũng không cho em chụp hình. Ba em rất là sốc, muốn liên lạc qua Canada nhưng không được, còn cảnh sát thì cứ la lối nên không làm được gì hết. Ba em bị ngã quỵ vì sốc, và cũng có nhiều bệnh, em có xin họ cho gặp bác sĩ và thuốc, họ có hứa cho nhưng họ đưa thẳng Ba em đến Munich, rồi đưa lên máy bay luôn ».

Sau đó, cô Hồng n đến sở cảnh sát thành phố Nuremberg cũng như Sở Di trú Đức để hỏi thì được cho biết phía Đức đã giao Ba Mẹ cho công an Việt Nam tại Hà Nội. Cô nói tiếp: « Em đã liên lạc được với Ba ở Việt Nam, Ba cho biết công an đã thẩm vấn Ba, hiện Ba rất xuống tinh thần. Sau đó họ đưa Ba đi đâu thì em không rõ ».

RFA đã gọi các số điện thoại Đại sứ quán Việt Nam tại Đức nhưng không thể kết nối. Cơ quan Di trú Đức từ chối trả lời các câu hỏi của RFA về trường hợp vợ chồng ông Nhân, với lý do để bảo vệ thông tin cá nhân trong thủ tục xin tị nạn.

III.- LÝ DO BẤT NH N ÐỂ TRỤC XUẤT và TRAO CHO CỘNG.

Tận cùng xót thương cho gia đình nạn nhân, chúng tôi cố gắng tìm trên ‘xa lộ thông tin’ và thấy bài ‘HÌNH SỰ HÓA TỴ NẠN CHÍNH TRỊ ÐỂ TRỤC XUẤT VỀ VIỆT NAM’ viết ngày 01.10.2018, bởi cô Nguyễn Quang Hồng n, con ông bà Nguyễn Quang Hồng Nhân, 19 tuổi, đang học năm thứ 3 Đại học m nhạc tại Đức Quốc. Cô cho biết : « Trên đường đi trình diễn và tham dự các kỳ thi Piano Quốc tế tại u châu, tôi theo gia đình xin tỵ nạn chính trị tại Đức đã hơn 3 năm. Mặc dù bị khước từ nhiều lần với lịnh trục xuất trên tay, tôi đã chống án. Hồ sơ xin tỵ nạn chúng tôi hội đủ điều kiện chính đáng với yếu tố mới nhất, đó là Chính quyền Cộng sản Việt Nam qua Bộ Tác chiến Không gian Mạng đã mở chiến dịch lên án chúng tôi là ‘Phản bội Tổ quốc’, ‘Một gia đình phản động chuyên nghiệp’. Đây là bằng chứng rõ ràng nếu về Việt Nam sẽ bị tù tội, trái với lập luận của Chính quyền Đức trong quyết định bác đơn: ‘Bảo đảm an toàn cho gia đình chúng tôi khi trở về’.

Trong khi đó, nhờ sự giúp đỡ của Nghị sĩ Ngô Thanh Hải, cùng sự can thiệp của Đại sứ Canada tại Đức, Ngài Stéphane Dion, hồ sơ chúng tôi đã được Cơ quan Di trú Canada chấp thuận và chờ ngày phỏng vấn. Thế nhưng không hiểu tại sao, chính quyền Nuremberg, Đức, trong 4 tháng qua đã liên tiếp đe dọa tôi về tội hình sự vì Passport đã hết hạn (12.2017). Họ buộc tôi phải đến Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Frankfurt để làm lại Hộ Chiếu. Tôi đã trả lời rõ ràng: « Tôi chống Cộng sản và họ đã lên án chúng tôi, nên tôi không thể đến đó. Thậm chí họ còn qua Đức để bắt cóc người đưa về Việt Nam ».

Hôm nay, Chính quyền Nuremberg đã soạn sẵn một bản văn và bắt buộc tôi phải ký vào đó với thời hạn cuối cùng là ngày 25.10.2018, nếu không làm lại Passport sẽ bị phạm tội hình sự, bị giam giữ để trục xuất về Việt Nam. Tất nhiên, tôi không ký và vô cùng hoang mang không biết hậu quả rồi sẽ xảy ra những gì nay mai, nên viết lời kêu gọi đến Cộng đồng, Quý vị Lãnh đạo các Tổ chức, Hội đoàn Người Việt Quốc gia trong và ngoài nước hãy lên tiếng đến các cơ quan liên quan, các Tòa Đại sứ Đức ở các nước, đến Chính phủ Đức, Quốc hội Đức về việc hình sự hóa tỵ nạn chính trị để trục xuất này.

Xin Góp Ý :

1. Ngày 25.03.2019, ông Peter Almaier đã nói chuyện với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về vấn đề nhân quyền tức phía Ðức chê các quyền tự do căn bản người dân bị nhà nước Việt Nam vi phạm. Hai ông Trịnh Xuân Thanh và Nguyễn Quang Hồng Nhân đều xin tị nạn chính tại Ðức vì sợ bị Tòa án việt cộâng tuyên án có thể đi đến tử hình như ông Sigma Gabriel đã nói và bà Luật sư của ông Thanh bị cấm dự phiên tòa và đã bị buộc trở về Bangkok ngay sau khi tới Hà Nội để dự phiên tòa xử ông Thanh dù có sự can thiệp từ Ðại sứ Ðức ở Việt Nam. Tội ông Thanh bị cáo buộc vi phạm Hình luật qui định tại mọi quốc gia dân chủ như Ðức là tham nhũng. Trong khi những tội mà Việt Nam cáo buộc ông Nhân không bị các quốc gia dân chủ kết tội vì bênh vực nhân quyền hay dạy nghề cho người khác. Chúng tôi nghĩ rằng các viên chức Ðức phụ trách liên lạc với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều biết và biết rất rõ điều đó. Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người được đệ nhất phu nhân Mỹ tôn vinh ‘phụ nữ can đảm’, biểu tình chống Formosa phá hoại môi trường bị tòa việt cộng kết án 10 năm tù ở. Trong khi, đảng viên Nguyễn Khắc Thủy, hơn 50 tuổi đảng, đã ấu dâm nhiều trẻ em các gia đình cô thế chỉ bị tòa phạt 3 năm tù.

2. Tại nhiều nước, như Pháp quôc, người xin tị nạn hay tị nạn chánh trị không liên lạc với tòa đại sứ Việt Nam vì lý do hợp lý là tị nạn chánh trị tức không thừa nhận nhà nước tàn bạo đó thì liên lạc với đại diện của họ để làm gì ? Người xin tị nạn đến Pháp được coi là người vô quốc tịch (apatide) và được sự bảo vệ của Cảnh sát Pháp và được cấp ngay giấy Tạm trú trong khi chờ đợi cấp Thẻ Tị Nạn. Rất tiếc, Cộng hòa Liên bang Ðức không có thủ tục hợp lý và tiến bộ này, do đó, gia đình nạn nhân, vì không đến giới chức ngoại giao Việt Nam để làm lại hộ chiếu. Ðáng tiếc hơn, giới lập và hành pháp người Ðức có nghĩ đến trường hợp cán bộ Việt Nam có chịu cấp lại hộ chiếu khán cho người dân mình xin tị nạn ở nước khác không ? Như vậy, thẩm quyền Pháp hợp lý và nhân đạo hơn đồng vị người Ðức.

3. Chưa hết, do không có hộ chiếu mới, ba nạn nhân bị ghép tội hình sự để phải bị đe dọa trục xuất. Các viên chức người Ðức có nghĩ kỹ quyền cho người Việt lưu trú ở Ðức thuộc thẩm quyền của họ hay do hộ chiếu mới của cán bộ người Việt? Hơn thế nữa, những người này chỉ tạm ở đây để chờ đi tị nạn ở Canada. Ước mong Canada đã thương hứa nhận cho họ vào tị nạn ở Canada. Nay, cha mẹ Hồng Aân đã bị trao vào tay công an thẩm vấn. Chỉ còn Hồng n, cô đã đau khổ chứng kiến song thân bị áp giải, không được đem gì theo, cần được cứu sống khỏi sự tàn bạo, vô nhân của bọn ra lịnh trục xuất về Việt Nam.

4. Chúng còn vô nhân hơn khi hứa ‘Bảo đảm an toàn cho gia đình chúng tôi khi trở về’. Nhà nước cộng sản đã từng hứa với giới cầm quyền Úc Ðại Lợi trả về nước những thuyền nhân đến xin tị nạn với cùng lời hứa như vậy. Về đến Quê hương, các nạn nhân bị đối xử thật tàn tệ : người vào nhà tù, người lại phải vượt biển lần nữa. Giờ này, không biết những đồng bào này đang lưu lạc nơi nào…

5. Chánh phủ Angela Merkel IV hiện nay mà nồng cốt là liên đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo và Xã hội Thiên Chúa giáo (CDU/CSU). Thật nhục nhã khi họ nhân danh Thiên Chúa để câu phiếu và hành động trái với Tin Mừng Người dạy. Người dạy ‘tiếp đón và giúp đở người gặp nạn như với chính Chúa’. Trong khi, tại đây, họ đã bắt người tìm nơi tị nạn ở Ðức vì tin lòng thương người của người Ðức. Bị từ chối, ba nạn nhân chế độ việt cộng tìm và được Canada cho tị nạn, nhưng phải chờ thủ tục hành chính kéo dài, họ cần tạm cư. Bây giờ, ước gì nhà nước Ðức mở lòng bác ái để cô Nguyễn Quang Hồng n được tạm cư.

Nguyện xin Bình An Thiên Chúa luôn ở cùng các thành viên gia đình Nguyễn Quang Hồng Nhân và nguyện cầu cô Hồng n sớm định cư tại Canada.

Hà Minh Thảo
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Theo Bố Mẹ Lên Chùa
Nguyễn Bá Khanh
21:13 28/03/2019
BÉ THEO BÔ MẸ LÊN CHÙA
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Bé theo bố mẹ lên chùa
Thắp hương cầu Phật bốn mùa bình an
(nbk)