Ngày 27-03-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hồi Tâm
Lm Vũđình Tường
04:12 27/03/2019
Người con trai nhỏ xin cha cho phần gia tài anh ta được hưởng trước khi người cha chết là một nhục mạ cho cha anh. Luật lệ thời đó qui định anh được hưởng một phần ba gia tài sau khi cha anh chết. Đòi được chia phần trước khi cha chết có khác chi anh coi như cha đã chết nên anh mới đòi hưởng phần gia nghiệp thuộc về anh. Ngạc nhiên thay cha anh chiều í anh, ban cho điều anh yêu cầu. Thoả mãn yêu cầu của anh, người cha biết anh sẽ ra đi, gia đình sẽ phân tán, nhưng cha anh chấp thuận. Điều cha anh sợ hãi nay thành sự thật, nhận được phần của cải, anh mau chóng cuốn gói ra đi, đi đến phương xa. Chữ 'phương xa' không chỉ nói đến một nơi nào đó xa xăm mà còn ngầm diễn tả nhiều í nghĩa khác nữa bởi 'Ở đó, anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình' c.13b

Thứ nhất, tình nghĩa cha con từ nay trở nên nhạt nhẽo, trở thành xa lạ. Đối với cha anh, tình cha con không thay đổi, không phai nhạt, nhưng nó trở nên ngày mong mỏi, đêm nhớ thương. Riêng anh, tình cha trở nên xa lạ, nhạt nhẽo. Người cha đau khổ vì mất con, trong khi người con vui mừng vì điều anh khao khát, ước mơ có ngày cất cánh tung bay nơi phương trời xa lạ sắp thành sự thật.
Thứ hai, nơi phương xa anh từ bỏ cuộc sống cũ, lao vào nếp sống mới. Nề nếp, gia phong, tập quán, cách giao tế, cách ăn uống và ngay cả niềm tin của anh, tất cả đều xáo trộn, ngược hẳn với lối sống mới. Đây là lối sống của dân ngoại, những người không cùng niềm tin.

Thứ ba, phương xa đây chính là vùng đất của dân ngoại, những người tin vào sức mạnh của của cải, vật chất, và thế lực trong xã hội. Tiền bạc chính là chúa của họ. Đời sống con nguời được đo bằng giá trị, của cải người đó có trong tay. Nhiều tiền được trọng vọng, ít tiền bị coi thường và không tiền, người đó chỉ hơn con vật một chút. Phung phí hết tiền, anh xin đi chăn heo và muốn ăn thực phẩm heo ăn, chủ cũng không cho. Điều này cho biết giá trị nào trọng hơn.

Thứ tư, phương xa đây còn cho biết Yahweh, Đấng anh tôn thờ từ thuở nhỏ giờ trở nên cách xa. Anh từ bỏ Yahweh. Sống phóng đãng là sống đời lạc thú. Muốn thế cần có tiền. Không tiền không ai tiếp đón. Hết tiền anh bị coi rẻ, khinh thường và cuối cùng bị xua đuổi. Khi con người coi trọng tiền, họ đón người có tiền, nhạt nhẽo với người ít tiền và xua đuổi người không tiền. Đói khát, đau khổ, tủi hổ, thất vọng không luôn dẫn con người trở về đường lành; trái lại con người lại tìm cách đổ thừa cho người khác để bảo vệ hành động của mình. Một số lại trách móc Thiên Chúa tại sao để cho con khổ đến thế. Người con nhỏ nhìn lại cách người xa lạ đối xử với anh. Anh nhận ra anh đã phung phí. Phung phí tiền bạc, phung phí sức khoẻ, phung phí thời gian, phung phí tài năng. Nhục nhã, đau khổ, đói khát không giúp anh trở về con đường lành. Anh đứng dậy trở về vì anh hồi tâm, nhận ra tình thương cha dành cho anh, đối xử tốt với công nhân, nhẹ nhàng với ăn đầy tớ trong nhà. Nhận biết anh đã đi quá xa, đã phạm tội không riêng với cha anh mà còn phạm đến trời nữa. Chính vì hồi tâm, chính vì tình thương và lòng độ lượng, thương người của cha giúp anh mạnh dạn trở về, hy vọng lòng rộng lượng của cha nhận anh vào làm việc. Từ xa người cha nhận ra anh, ông vội chạy ra ôm choàng lấy con, không để cho con kịp nói lời xin lỗi. Ông vui mừng mở tiệc ăn mừng. Bởi theo ông, con ông đã mất, nay tìm thấy, đã chết, nay sống lại c.24. Niềm vui còn dạt dào hơn bởi không phải ông tìm thấy mà chính là con ông. Anh đánh mất tương lai, nay tìm thấy. Anh mất hy vọng nơi cha anh, nay tìm thấy. Anh mất con đuờng lành, nay tìm thấy. Tình yêu dành cho cha đã chết, nay sống lại. Anh nhận ra tình cha anh bao la, rộng lượng hơn tội anh phạm. Anh đã tìm thấy con đường sống, con đường dẫn đến yêu thương, tha thứ. Tình cha trong anh được nối kết. Chính những điều này giúp người cha vui mừng thiết tiệc mừng con trở về.

TiengChuong.org

Reflection

For the younger son to request to have his share of the estate that would belong to him while his father is still alive, is an abnormal request. Surprisingly, that the father satisfied his son's request is a most unusual response. Granting the son's request, the son whom he loved dearly, would mean the family's separation was unavoidable, and yet he granted it. The father's fear came to reality when the son received his share. He quickly packed his belongings, and moved to a distant country. The word 'distant' implies several things, and the phrase 'he squandered his money on a life of debauchery' explains all this.

First, it is a 'distant' relationship between the father and his son. A 'distant' relationship can't be a warm one, but cold and heartbroken. His father's heart was heavy; while the son was happy, because he longed to 'distance' himself from the family to pursue his own dreams. It soon became a reality.

Second, 'distance' means to divorce himself from his former way of life. A new life will replace the old one; the traditional family values, life style, moral teaching and good behaviour would be replaced by a pagan's life style.

Third, a 'distant' country would mean the son now lived at the pagans' territory, where people worshipped money. A human's life was measured by worldly possessions. Without money, a human's life was little higher than that of animals. That the son was willing to eat the pigs' food but he was not allowed to do, would clarify this point.

Fourth, there is another 'distance', and that is the 'distance' from Yahweh their God. It is the faith his family hold dearly and had kept from childhood. Debauchery means to depart and 'distance' oneself from the loving God. It is a self- indulgent, immoral behaviour. It is a wilful consuming life style.

When one looks at suffering and humiliation in a negative way, it will not lead to repentance but it leads a blame game. People project their anger on others or onto God, blaming God for their suffering and feeling bitter about it. An honest reflection helps a person to look deep into one own heart and that leads to repentance. Through reflection about his wilful life, the young man realized, that he was living in a state of sin, and it is a big waste. It is a waste of time. It damages his wellbeing. It is a waste of his talents and it is a disgrace to his father's love for him. Through reflection he realized that his father's love for him is stronger than his sin. His father's kindness was extended to everyone, including his servants. With such belief he went home to his father, begging for acceptance. He believed that he had sinned against both his father and heaven. With such deep reflection he believed that his sin was so great that he had lost his sonship status, but hoped he might be treated as a paid servant. His father saw him coming home from afar. He rushed out to embrace him with great joy. He was overjoyed because he believed that his son was lost but now was found; he was dead but now alive, and that was the reason for having a great feast to celebrate. Honest reflection leads to repentance and repentance is the door to enter God's eternal family.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:47 27/03/2019

121. Trong việc nhỏ nếu không xuất chúng hơn người, thì trong việc lớn cũng sẽ không xuất chúng hơn người.

(Thánh Salvius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:50 27/03/2019
70. GIÀN NHO BỊ SẬP

Có một tên tiểu quan rất sợ vợ, một ngày nọ bị vợ quào rách mặt, ngày hôm sau đến công đường làm việc, thái thú nhìn thấy liền hỏi:

- “Mặt của ngươi sao lại bị xây xước vậy ?”

Tiểu quan nói lảng:

- “Tối hôm qua ngồi hóng mát bị giàn nho sập đè nên rách mặt”.

Thái thú không tin bèn nói:

- “Nhất định là ngươi bị vợ quào rách mặt, đúng không ? Này, mau mau đem vợ của nhà ngươi đến đây ngay.”

Không ngờ, thái thú phu nhân ở nhà sau nghe được như thế, nhanh chân đi ra trước công đường, mặt mày dữ tợn. Thái thú vừa nhìn thấy thì tay chân hoảng loạn lên, lập tức nói với tên tiểu quan:

- “Mày tạm thời lui về, cái giàn nho trong nhà của ta cũng sắp sập rồi !”

(Tiếu phủ)



Suy tư 70:

Có những giàn nho đơm hoa kết trái coi rất đẹp mắt ngon lành, có những giàn nho còm cỏi đến tội nghiệp...

Giàn nho là gia sản của người làm nho, là niềm hạnh phúc của người làm vườn nho, như Đức Chúa Giê-su thường dùng hình ảnh vườn nho làm ví dụ dạy bảo dân chúng, như thế giàn nho là nét đặc thù của người Do Thái thời của Đức Chúa Giê-su...

Thời nay cũng có những “giàn nho” (bà vợ) của các ông chồng đến tội nghiệp vì nó còm cỏi, nó còm cỏi vì nó chỉ biết nghi kỵ ông chồng thế này thế nọ, nó còm cỏi vì nó chì chiết chồng con đến khổ sở, những “giàn nho” này không đơm hoa trái ngọt cho gia đình mình, bởi vì giàn nho này đã bị tính ích kỷ là sâu mọt đục khoét...

Nhưng cũng có những “giàn nho” biết làm cho mình trở thành bóng mát để cho gia đình ngồi dưới hóng mát, những “giàn nho” này làm cho gia đình chồng con hạnh phúc và sung sướng, vì chính bà đã biết một “giàn nho” (người vợ) tốt lành nếu không có ơn sủng của Thiên Chúa và biết kính sợ Ngài, thì không thể đem lại hạnh phúc cho gia đình.

“Giàn nho” của các ông chồng là các bà vợ, và không một ông chồng nào muốn uống rượu nho nơi những trái nho khô lép nơi một giàn nho còm cỏi, nghĩa là họ không thể nào tìm thấy hạnh phúc nơi những bà vợ đầy tính ích kỷ ghen tương ấy.

Hậu quả thế nào thì các “giàn nho” cũng đã biết, thật bất hạnh...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Suy Niệm Chúa nhật IV Mùa Chay - C
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:17 27/03/2019
Hồi tâm, đứng dậy, quyết trở về
Lc 15, 1-3. 11-32

(" Mừng vui lên … - Lætare) là chủ đề của Chúa Nhật IV Mùa Chay. Từ phụng vụ lễ ca cho đến màu sắc phụng vụ, tím chuyển sang hồng, màu của bình minh, đánh dấu nửa chặng đường sám hối, nay Giáo hội tạm dừng để chuẩn bị tốt hơn niềm Phục Sinh. Nghỉ để cảm tạ Chúa vì những gì ta đã làm, xin Chúa ban thêm nghị lực để bước tiếp những chặng cuối.

Lời ca nhập lễ : ("Mừng vui lên, Giê-ru-sa-lem ! Tề tựu cả về đây, hỡi những ai hằng mến yêu Thành !... Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi : Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa") (Tv 121,1). Niềm vui dâng trào thể hiện qua các dụ ngôn : "Con chiên lạc" (x. Lc 15, 4-7); "Đồng bạc đánh mất" (x. Lc 15, 8-10). Nhưng cụ thể hơn cả vẫn là dụ ngôn "Tình phụ tử " (x. Lc 15, 11-32). Nếu như hai dụ ngôn trước nói về sự vui mừng hay chung vui, thì dụ ngôn "Tình phụ tử là phải ăn tiệc và vui mừng". Vì đồng bạc vô tình bị đánh mất, con chiên lạc có thế cố gắng tìm thấy đàn của mình, và người ta cũng có thể tìm lại được chiên lạc, nhưng không một trường hợp nào hồi tâm trở về với chính mình. Nên người con thứ sau thời gian bỏ đi nay trở về được cha mở cỗ mừng vui, là hình ảnh người tội lỗi trở về, Chúa Cha mở khao tiệc ăn mừng. Chúng ta không thể vui mừng sao được, khi có Thiên Chúa là Cha, Đấng Giầu Lòng Thương Xót, rất mực yêu thương chúng ta như thế.

Cả thiên đang vui mừng khi ta tội lỗi trở về với Chúa. Người cha mất con, ngày ngày ngóng chờ con trở về là hình ảnh của Thiên Chúa là Cha luôn cháy lửa tình yêu đối với nhân loại, cha ôm con vào lòng, không đơn giản chỉ là tội nhân, nhưng là kẻ có tội biết ăn năn : "Tôi sẽ trỗi dậy và trở về với cha tôi" (Lc 15,18). Vì thế, cuộc gặp gỡ giữa người cha và người con, khơi dậy sự trở về trong ân sủng của người con, cuộc gặp gỡ này mang dấu ấn của vòng tay cha và sự hoán cải của người con tìm thấy được tình yêu trìu mến của cha.

Chúng ta nhớ lại Logo của Năm Thánh Lòng Thương Xót do Cha Marko I. Rupknik S.I họa vẽ Chúa Giêsu đang vác con người lầm lạc trên vai, là một minh hoạ tuyệt vời về lòng thương xót Chúa.

Lòng Thương Xót đã trở nên người, mặt Chúa và mặt người giống hệt nhau. Khi vác con người trên vai, Thiên Chúa và con người hướng về nhau, đến nỗi có chung một con mắt. Như thế, Thiên Chúa nhìn con người bằng chính mắt con người, để cảm thông, yêu thương và hoán cải con người. Từ nay con người nhìn vũ trụ vạn vật bằng đôi mắt của Thiên Chúa, mà hiểu được Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa, để sống trong vũ trụ theo chương trình ban đầu của Thiên Chúa là đem lại hạnh phúc cho con người.

Con người bỏ Chúa ra đi, lầm đường lạc lối, đi vào ngõ cụt, bị thương tích. Thiên Chúa vẫn yêu thương mang về. Logo diễn tả, Chúa tay chân vẫn còn mang thương tích vì bị con người đóng đinh. Nhưng Chúa không quan tâm đến vết thương đau đớn của chính mình, vẫn vội vã, chân thấp chân cao đi tìm con người. Tìm được rồi, Chúa không lên án lỗi lầm, Chúa vác con người trên vai mang về mở tiệc ăn mừng. Đó là tình yêu thương vô biên, yêu thương đến tha thứ những phản bội, yêu thương đến quên mình, dám chết vì người mình yêu. Tình thương của Chúa thật cao cả, không ai hiểu thấu, không lý luận nào có thể cắt nghĩa.

Chúa Giêsu đồng bàn với người tội lỗi, nhưng Người không đến để hợp thức hóa tội lỗi, làm cho những kẻ lầm lỗi cứng lòng, hay ngày càng tệ hơn. Người đến để loan báo rằng họ có thể sống khác để chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa không mệt mỏi khi tha thứ, không nản vì sự thờ ơ, hay khác biệt của những con người.

Người cha là hình ảnh của Thiên Chúa Giầu Lòng Thương Xót, người con thứ là thân phận bi đát của con người tội lỗi, cần phải trở về với Chúa. Hình ảnh người con trở về cho chúng ta thấy bản chất xấu xa của tội lỗi, và thái độ cần phải có để ra khỏi tình trạng tội lỗi là sám hối, nhận mình là kẻ tội lỗi, quyết tâm trở về với Chúa như đứa con thứ đã làm.

Có người nghi ngờ về lòng thương xót ấy mới nói : Tôi tội lỗi lắm, vào xưng tội, sợ cha mắng, và cho dù cha có tha, thi không biết Chúa có tha cho tôi không ?

Xin thưa : Để lãnh ơn tha thứ, cần phải có tội, và cho dù tội có đỏ như son Chúa vẫn tha thứ, vì Chúa là Đấng tha thứ không biết mệt mỏi. Thứ tha là việc của Chúa, lỗi lầm là của con người chúng ta. Con người tha cho nhau còn nhớ lại. Thiên Chúa tha thứ là xóa sạch tội khiên. Nếu xưng tội xong lại phạm, hãy đến tòa giải tội để lĩnh ơn tha thứ. Con nếu sợ cha mắng, xin bật mí là các cha luôn giữ ấn tín tòa giải tội, nghe xong quên luôn là việc các cha phải làm.

Có người còn hỏi : Khi ta phạm tội, ta xin Chúa tha thứ, Ngài thứ tha, vậy cần gì phải đến xưng tội với cha cho mất thời gian và thêm phiền toái ?

Quả thật, sau khi phạm tội chúng ta thật lòng hối cải ăn năn cách trọn thì đã được Thiên Chúa tha thứ rồi, nhưng nếu ta không đến tòa giải tội ta không lĩnh nhận được cách trực tiếp ơn tha thứ ấy. Cũng như anh chàng con thứ bỏ nhà ra đi, cha anh ở nhà đã sắm cho anh nhẫn vàng, áo đẹp và giầy sang, những thứ đó là của anh, nhưng nếu anh không về thì anh chưa nhận được trực tiếp.

Mùa chay còn mời gọi chúng ta trở về với chính mình, trở về với tha nhân. Người con trưởng tuy ở hằng ở cùng cha, nhưng anh đã đánh mất chính mình, tự nhận mình là kẻ làm tôi "con đã làm tôi cha ", đánh mất em, em mình mà anh gọi là "thằng con của cha kia". Đạo của chúng ta không phải là đạo ghen tị, được thua mà là đạo của tình thương. Chúng ta buồn vì anh em thành công, được ưu đãi hơn mình, tìm cách hạ bệ, thậm trí đối xử với đồng loại, cả đồng đạo, tệ hơn nữa là coi cha mẹ, anh em ruột thịt mình như kẻ thù, không bằng người dưng nước lã. Nếu ai trong chúng ta đang ở trong tình trạng ấy thì sám hối trở về là cần thiết, để tìm lại mình là con với Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh là em với ta, chứ không phải người xa lạ.

Vậy, hãy trở về với Chúa bằng lòng thống hối ăn năn, lao mình vào vòng tay của Chúa, để cho tình thương lân tuất của Chúa làm ta hồi sinh.

Lạy Mẹ Maria, người mẹ khoan nhân, Mẹ của Lòng Thương Xót, xin giúp đỡ chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mùa Chay 2019: Giờ Chầu Thánh Thể: 24 giờ cho Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:23 27/03/2019
Mùa Chay 2019: Giờ Chầu Thánh Thể: 24 giờ cho Chúa

Chủ đề : “Tôi cũng không kết án chị đâu” (Ga 8,11)

I. KHAI MẠC :

-Lời dẫn nhập (Người dẫn đọc)

Kính thưa cộng đoàn,

Chúng ta đã đi được gần nửa thời gian của Mùa Chay thánh, lời tiên tri Gioen của phụng vụ thứ Tư lễ Tro vẫn thôi thúc chúng ta, "Hãy thổi kèn lên khắp Sion, hãy ra lệnh ăn chay" (Giô 2,15). Trong dịp khai mạc Mùa Chay Thánh năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô nói : “Mùa Chay với với một âm thanh đinh tai, đó là tiếng kèn và không làm êm đôi tai nhưng là lời công bố chay tịnh. Ðó là một tiếng kêu to tìm cách làm chậm nhịp sống rất nhanh nhưng thường thiếu định hướng của chúng ta. Ðó là một lời hiệu triệu hãy dừng lại, để tập trung vào những gì là thiết yếu, để chay tịnh khỏi những thứ không cần thiết làm chúng ta mất tập trung. Ðó là một lời cảnh tỉnh cho linh hồn”.

Mùa Chay là mùa trở về, sám hối, xin ơn tha thứ, cầu nguyện và bố thí. Trở về với chính con người thật của mình, để biết mình, nhận ra mình, chấp nhận mình, để sửa đổi, tha thứ cho chính mình, thứ đến trở về với tha nhân để nhận ra chúng ta là anh em với nhau, sau cùng trở về với Chúa.

Là con người mang thân phận mỏng dòn yếu đuối, vì thế sự trở về với Thiên Chúa thật cần thiết. Trở về để được Chúa yêu thương, để được Ngài tha thứ vì Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa không kết án. Trở về để thấy rằng mình yếu đuối, tội lỗi, cần đến ơn Chúa và sự thứ tha. Lời Chúa qua tiên tri Giôen 2,12-13: "Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng". Vậy, hãy trở về với tâm hồn than khóc, sám hối ăn năn. Hãy trao chiếc áo tâm hồn rách nát, sầu khổ, tội lỗi cho Chúa để Ngài thanh tẩy, chữa lành, và ban tràn đầy ơn cứu độ cho chúng ta.

Cũng trong bài giảng lễ Tro, Ðức Thánh Cha nhắc đến lời Chúa mời gọi các tín hữu hãy quay trở về cùng Chúa và ngài giải thích :

Ý nghĩa việc bỏ tro trên đầu

"Ðây là một dấu hiệu làm cho chúng ta nghĩ đến điều chúng ta đang có trong đầu. Những tư tưởng của chúng ta thường chạy theo những sự chóng qua, đi rồi đến. Một lớp tro mỏng chúng ta chịu là để nói với chúng ta, một cách tế nhị và thực tế, rằng bao nhiêu điều mà ngươi đang có trong đầu, điều mà ngươi đang chạy theo và làm cho ngươi vất vả, sẽ chẳng còn lại gì cả. Dù ngươi có cơ cực đến đâu đi nữa, ngươi sẽ chẳng mang theo được giàu sang nào từ cuộc sống. Những thực tại trần thế sẽ biến tan, như tro bay theo chiều gió. Những của cải là tạm bợ, quyền lực qua đi, thành công tàn lụi. Thứ văn hóa hào nhoáng bên ngoài đang thịnh hành ngày nay làm cho người ta sống cho những thứ chóng qua, đó thực là một sự lường gạt lớn. Vì nó như một ngọn lửa : cháy xong, nó chỉ còn lại tro". Từ nhận xét đó, Ðức Thánh Cha nhắc nhở rằng :

Mùa chay giải thoát ảo tưởng chạy theo tro bụi

Mùa chay là tái khám phá rằng chúng ta được tạo thành cho ngọn lửa nồng cháy mãi mãi, chứ không phải cho thứ tro tắt ngúm ngay; chúng ta được tạo thành cho Thiên Chúa, chứ không phải cho thế gian; cho cuộc sống vĩnh cửu trên Trời, chứ không phải cho sự lường gạt dưới đất này; cho tự do của con cái, chứ không phải để làm nô lệ sự vật. Ngày hôm nay, chúng ta có thể tự hỏi: tôi đứng về phía nào? Tôi sống cho lửa hay là cho tro bụi? Ðức Thánh Cha nói thêm rằng: "Chúa yêu cầu chúng ta không giả hình, giả bộ khi : làm phúc, cầu nguyện và chay tịnh".

Làm phúc, cầu nguyện và chay tịnh là ba việc phải làm

Kinh nguyện tái liên kết chúng ta với Thiên Chúa; đức bác ái liên kết chúng ta với tha nhân; chay tịnh liên kết chúng ta với bản thân. Thiên Chúa, anh chị em, và cuộc sống của tôi: đó là những thực tại sẽ không tan biến trong hư hô và cần phải đầu tư vào đó.

Vì thế, Mùa Chay mời gọi chúng ta hướng nhìn lên cao, nhờ kinh nguyện, giải thoát chúng ta khỏi cuộc sống theo chiều ngang, phẳng lỳ, nơi ta tìm được thời gian cho cái tôi mà quên đi Thiên Chúa. Mùa chay mời chúng ta nhìn đến tha nhân, qua đức bác ái, giải thoát khỏi sự phù phiếm của sở hữu, khỏi ý nghĩ mọi sự là tốt đẹp nếu chúng tốt đẹp cho tôi. Sau cùng, mùa chay mời gọi chúng ta hãy nhìn vào bên trong tâm hồn mình, nhờ chay tịnh, giải thoát khỏi sự quyến luyến sự vật, khỏi tinh thần trần tục làm cho tâm hồn bị mê hoặc. Cầu nguyện, bác ái, chay tịnh là việc cần làm để đạt được kho tàng bền vững.

Ngoài những lời dạy bảo, Đức Thánh Cha còn có sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’ năm 2019 này với chủ đề lấy cảm hứng từ những Tin Mừng Gioan chương 8 câu 11 là “Tôi cũng không kết án chị đâu”, được cử hành vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy trước tuần thứ Tư của Mùa Chay, đê mời gọi con cái mình đến với Bí tích Hòa giải, kín múc được sự hùng vĩ của Thiên Chúa giầu lòng thương và đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Thật là ý nghĩa trong giờ phút này đây, trước Thánh Thể Chúa, hiệp cùng với Mẹ Maria, thánh cả Giuse, Các Thánh Nam Nữ, các Tổng Thần, Quyền Thần và toàn thể đạo binh thiên quốc, cùng Đức Thánh Cha Phanxicô, với anh chị em trên toàn thế giới, chúng ta bày tỏ lòng yêu mến Chúa, chúc tụng và tung hô quyền năng Chúa, chiêm ngắm Chúa, tuyên xưng Chúa ngự thật trong phép Mình Thánh. Chúng ta thờ lạy, phủ phục và tôn thờ Chúa Giêsu ẩn mình dưới hình bánh. Chúng ta cám ơn Chúa Giêsu đã trao ban chính mình cho chúng ta. Và sau hết xin Chúa là Đấng luôn thứ tha, không kết án kẻ có tội chúng ta.

Giờ đây chúng ta khẩn cầu xin ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta làm Giờ Thánh này cho nên.

- Hát : Cầu xin Chúa Thánh Thần

- Đặt Mình Thánh Chúa

- Hát : Thờ Lạy Chúa Giêsu

(Vị Chủ sự quì trước Thánh Thể xông hương)

- Hát : Con Thờ Lạy Hết Tình (Hoài Chiên)

1. Con thờ lạy hết tình, Chúa ngự trong phép thánh. Yêu quý nhân loại hiến thân trong hình bánh, nuôi hồn con tháng ngày, cho lòng con vui say. Dâng hiến Cha lành khúc hoan ca tràn đầy.

ÐK: Lòng con hân hoan mến tin một Cha. Trần gian bao nhiêu khó nguy lệ sa. Trông cậy ơn Chúa giúp con mau vượt qua. Ðời con tin yêu sống trong tình Cha. Ngày đêm vang lên biết bao lời ca. Dẫu ngàn sầu thương vững tin thiết tha.

2. Chúa ngự trong phép mầu, chỉ vì ơn thương mến, ban xuống nhân loại chúng con không bờ bến. Con nguyện xin tháng ngày, thương đoàn con yếu đuối, tha thứ muôn tội lỗi xưa nay tràn đầy.

Vị chủ sự xướng :

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện trên bàn thờ này, chúng con quỳ gối trước nhan Chúa. Con tin thật Chúa là Chúa của chúng con, chúng con là tạo vật của Chúa. Trước nhan Chúa, chúng con ý thức về thân phận tội lỗi của chúng con, vậy mà Chúa không kết án, lại ban ơn tha thứ cho chúng con. Chúng con thờ lạy Chúa.

Cộng đoàn đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.

Lạy Thiên Chúa là Cha, vì tình yêu vấn vương đối với tạo vật con người chúng con, Chúa đã sai Con Một là Đức Giêsu Kitô đến thế gian không phải để luận phạt, nhưng để thế gian tin vào Người mà được cứu độ.

Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con kính thờ lạy Chúa, xin Chúa khấn thương ban cho gia đình, giáo xứ và cho toàn thể nước Việt Nam được bình an, thịnh vượng. Xin Chúa gìn giữ Ðức Giáo Hoàng, Ðức Giám Mục Giáo phận và Cha xứ chúng con. Chúng con lại xin Chúa đoái thương tha thứ cho các linh hồn nơi luyện ngục nhất là những linh hồn khi còn sống đã có lòng tôn kính Phép Thánh Thể.

Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đã chịu chết vì chúng con, nhưng Chúa chưa lấy làm đủ, Chúa còn lập phép Mình Thánh rất đáng kính này để ban trót mình cho chúng con là loài thụ tạo đáng ghét và tệ bạc. Ôi lòng Chúa thương yêu chúng con vô cùng! Chúng con không tài nào suy thấu được.

Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, là Chúa Tình Yêu, xin giúp chúng con yêu thương nhau. Bởi vì chỉ có tình yêu chân thành, chúng con mới có thể hy sinh cho nhau, cảm thông, tha thứ, nhịn nhục, chịu đựng lẫn nhau.

Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.

(Vị Chủ sự cùng giúp lễ đi vào)

II. LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM :

- Hát : Xin cho con biết lắng nghe

- Công bố lời Chúa - (Người dẫn mời mọi người đứng)

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 8, 1-11)

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi cây dầu. Và từ sáng sớm, Người lại vào trong đền thờ. Toàn dân đến cùng Người, nên Người ngồi xuống và bắt đầu giảng dạy. Lúc đó, luật sĩ và biệt phái dẫn đến Người một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, và họ đặt nàng đứng trước mặt mọi người. Họ hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?” Họ nói thế có ý gài bẫy Người để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người đứng lên và bảo họ: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất, và còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó. Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: “Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?” Nàng đáp: “Thưa Thầy, không có ai”. Chúa Giêsu bảo: “Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Đó là lời Chúa.

Ðó là lời Chúa.

- Gợi ý suy niệm 1 (Mọi người ngồi)

Chủ đề : Thiên Chúa không kết án

Đoạn Tin Mừng (Ga, 8, 1-11) với câu kết thật là đẹp "Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa" ( Ga 8,11). Qua lời tuyên bố ấy, Chúa Giêsu đã làm nổi bật lòng thương xót của Thiên Chúa. Thiên Chúa không muốn kẻ tội lỗi phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Tha thứ là bản chất của Thiên Chúa, Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa, là Đấng hay tha thứ. Khi mạc khải cho nhân loại biết Thiên Chúa là Cha, Đấng Giầu Lòng Xót Thương, chậm bất bình vả rất mực thứ tha. Chân lý về Thiên Chúa được cụ thể hóa nơi Chúa Giêsu Kitô "Đấng đầy tình thương xót" (2Cr 1,3), Đấng ghét tội và yêu thương kẻ có tội, không dung túng tội lỗi, nhưng khoan nhân với tội nhân, vì Thiên Chúa không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn hối cải và được sống (x. Ez 33,11). Đoạn Tin Mừng (Ga 8,1-11) là bằng chứng hùng hồn về tình tha thứ của Thiên Chúa đối với tội nhân. Thánh Gioan kể lại việc người ta đem đến cho Chúa Giêsu một phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Các kinh sư và người Pha-ri-sêu để chị ta đứng ở giữa Chúa Giêsu và dân chúng (x. Ga 8, 3), nghĩa là đứng giữa lòng xót thương của Con Thiên Chúa và sự kết án của con người. Chúa Giêsu không kết án chị, nhưng cứu chị khỏi bị ném đá.

Con người thường lên án nhau, nhưng trước mặt Thiên Chúa thì tất cả chúng ta là những kẻ tội lỗi bị án phải chết. bằng chứng khi Chúa Giêsu hỏi : “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”( Ga 8,7), chẳng ai dám cầm đá ném mà lần lượt bỏ đi chỉ còn lại người phụ nữ và Ðức Giêsu : sự khốn khổ và lòng thương xót đối diện với nhau. Chúa không nói với người phụ nữ: chị không có tội, nhưng nói : "Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa" ( Ga 8,11). Thật vậy, chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể cứu rỗi con người, vì chính Người mang lấy tội lỗi thế nhân và cho con người cơ hội để thay đổi đời sống.

Ðoạn Tin Mừng cho thấy, sự tha thứ của Thiên Chúa không đồng nghĩa với sự dung túng thường tình, tha thứ có kèm theo điều kiện. Không có nghĩa là bỏ qua sự dữ, hay tệ hơn nữa là chối bỏ sự dữ. Thiên Chúa không tha thứ sự dữ, nhưng tha thứ cho người tội lỗi biết ăn năn, và dạy người ta biết phân biệt giữa một bên là hành động xấu đáng bị kết án, và bên kia là con người cụ thể phạm lấy lỗi lầm đó, và là người mà Chúa muốn ban cho cơ may để thay đổi đời sống, làm lại cuộc đời. Trong lúc con người có khuynh hướng đồng nhất hóa người phạm tội với tội lỗi, và như thế là đẩy người có tội vào ngõ cụt, không có lối thoát. Lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta, Thiên Chúa Cha lại hành động cách khác, Ngài đã sai Con Một mình xuống trần gian, để mở ra cho cả và nhân loại con đường cứu thoát. Chúa Giêsu chính là con đường này: khi chết trên thập giá, Người đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Chúa Giêsu lặp lại với con người ở mọi nơi, mọi thời đại rằng: "Ta cũng thế, Ta không kết tội. Vậy hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa".

Khi nghe những lời trên trong đoạn Tin Mừng hôm nay, làm sao chúng ta không cảm nghiệm được một niềm tín thác trào dâng trong tâm hồn chúng ta? Sao không nhìn thấy nơi đó một "Tin Vui" cho cả và nhân loại ở thời đại chúng ta, những con người đang mong ước khám phá lại ý nghĩa đích thật của lòng nhân từ và sự tha thứ.

Thời đại chúng ta đang cần đến sự tha thứ của Thiên Chúa, một sự tha thứ làm phát sinh niềm hy vọng và phó thác, mà không làm yếu đi cuộc chiến chống lại sự dữ. Cần trao ban và lãnh nhận sự tha thứ. Nhưng chúng ta không trở nên có khả năng tha thứ, nếu trước đó chúng ta không để cho mình được Thiên Chúa thứ tha, vừa nhìn nhận mình là đối tượng của lòng nhân từ của Thiên Chúa. Chúng ta cũng sẽ trở nên kẻ sẵn sàng tha nợ cho người khác, chỉ khi nào chúng ta ý thức về mòn nợ to lớn mà chúng ta đã được tha cho. Chúng ta hãy cố khám phá ra tình thương của Thiên Chúa qua bí tích Hòa Giải, và hãy tỏ ra nghiêm khắc đối với tội lỗi nhưng khoan nhượng đối với con người tội lỗi.

Chị đại diện cho tất cả chúng ta, những tội nhân. Cách nào đó, chúng ta cũng là những người ngoại tình trước mặt Thiên Chúa, là những kẻ phản bội lòng trung tín của Ngài. Kinh nghiệm của chị cũng tượng trưng cho ý định của Thiên Chúa dành cho tất cả chúng ta: Thiên Chúa không kết án chúng ta nhưng cứu độ chúng ta nhờ Ðức Giêsu. Ðức Giêsu chính là ân sủng, cứu vớt chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết. Ngài đã lấy ngón tay viết trên đất, trên cái bụi mà từ đó con người được tạo dựng nên (x. St 2,7). Phán quyết của Thiên Chúa là: 'Ta không muốn con phải chết, nhưng muốn con được sống.' Chúa không cứ tội ta mà trách phạt, cũng chẳng đồng nhất ta với những lỗi lầm trót phạm. Chúa muốn giải thoát chúng ta. Chúa muốn ở với ta và muốn chúng ta cũng ở lại với Ngài. Chúa mong ước chúng ta đừng sử dụng tự do để làm điều xấu nhưng biết làm điều thiện. Và chúng ta có thể làm được điều ấy với ân sủng Chúa ban.

Chúng ta hãy nhìn lên Ðức Trinh Nữ Maria và khẩn cầu Mẹ là Mẹ từ bi để đến nép thân nơi lòng thương xót của Mẹ. Nơi Mẹ, tình thương nhân từ của Thiên Chúa được nhập thể, và tâm hồn vô nhiễm của Mẹ là nơi trú ẩn an toàn cho người tội lỗi. Ðược Mẹ dẫn lối chỉ đường, chúng ta hăng hái tiến bước, và nhớ lại lời Chúa Giêsu nói với người phụ nữ ngoại tình, nay Người nói với mỗi người chúng ta rằng: "Hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa" (Ga 8,11).

Lạy Mẹ Maria, Mẹ là đấng chỉ bảo đàng lành, xin giúp chúng ta biết tín thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa, nhờ đó mà chúng ta sẽ được thứ tha. Amen.

(Mọi người thinh lặng trong giây phút chiêm ngắm Chúa)

- Hát : Chúa Luôn Tha Thứ - V.A

ĐK: Chúa luôn tha thứ cho con, không hề kết án tội con bao giờ. Mong con quay gót trở về, trong tình yêu Chúa chẳng hề nhạt phai.

1. Ôi tình yêu Chúa , Ngài thương con khi đời con đã mất , hết hy vọng giữa cõi đời. Khi Chúa đến với con rồi con vẫn ngỡ là mơ. Bao người lên án cười chê con khi đời con lỡ bước, muốn tiêu diệt tấm thân này.

2. Đang trong khi lúc cơ cùng Chúa đã cứu đời con. Khi kề bên Chúa Ngài nhìn con ôi tình yêu chan chứa, nói sao vừa, nói sao vừa. Hoen mi lệ ứa dâng trào ôi ngọt ngào tình Chúa.

(Thinh lặng giây lát chiêm ngưỡng Thánh Thể Chúa và cầu nguyện riêng)

- Công bố lời Chúa

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 6, 27 - 38)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng : "Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ. Đừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con; người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy".

Đó là lời Chúa.

- Gợi ý suy niệm 2 (Mọi người ngồi)

Chủ đề : Hãy ở nhân từ như Thiên Chúa

Lời Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ, những người đang nghe Chúa nói, cũng là lời dành cho mỗi chúng ta đang nghe chính Lời Chúa qua thừa tác viên của Giáo hội giờ này : “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây” (Lc 6, 27). Chúa bảo chúng ta điều gì ? Thưa, Chúa bảo : “Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình” (Lc 6, 27-28). Yêu kẻ thù ư, làm điều tốt cho kẻ không thích ta ư, chúc phúc cho ai nói xấu ta, và cầu nguyện cho ai đối xử tệ với ta ư ? Thật không dễ dàng chút nào hết. Nhưng đây là bốn chi tiết để sống đời Kitô hữu của chúng ta.

Ghét kẻ thù là lẽ thường tình, làm ơn hay chúc phúc cho kẻ thù và những người thuộc phe đối lập là chuyện ngược đời, nhưng Chúa Giêsu khuyên chúng phải lội ngược dòng và hành xử với tư cách là con cái Chúa, giống Cha trên Trời. Ý thức mình là con phải nên giống Cha, và học sống sao cho có lòng nhân từ như Chúa Cha : “Vậy các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ” (Lc 6, 36). Đây không phải là một câu khẩu hiệu, mà là một sự dấn thân của đời sống người Kitô hữu. Chúa là Chân, Thiện, Mỹ, là Đấng toàn năng, toàn thiện. Sự hoàn hảo của Thiên Chúa khích lệ chúng ta trở nên giống như Ngài, đầy tràn tình yêu và lòng trắc ẩn. Trở nên giống Thiên Chúa là trở nên hoàn hảo, nghĩa là hãy ở nhận từ và biết xót thương anh em.

Có người hỏi: Liệu những lời của Chúa Giêsu có thực tế không? Chúng ta là những con người sống trong thế gian làm sao có thể yêu thương người khác như Thiên Chúa yêu và sống nhân từ như Chúa sống?

Nhìn vào lịch sử cứu độ, chúng ta khám phá ra rằng toàn bộ mạc khải của Thiên Chúa là một lịch sử tình yêu đối với con người. Thiên Chúa giống như một người cha hay người mẹ yêu thương hết mọi đứa con, không đành lòng kết tội đứa con nào. Thiên Chúa không nói xuông, mà Ngài đã làm trước, bằng chứng là “không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội, vì tội lỗi chúng ta” (1Ga 4,10). Thánh Gioan còn viện lý : “Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau” (1Ga 4,11). Cái chết của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa trên thập giá là đỉnh cao của lịch sử của tình yêu ấy. Thiên Chúa là Tình Yêu, còn chúng ta là kẻ có tình yêu, nên chúng ta có lúc yêu lúc ghét, nghĩa tình yêu của chúng ta sẽ luôn có khiếm khuyết. Khi Chúa Giêsu mời gọi chúng ta ở nhân từ như Chúa Cha, Chúa muốn chúng ta hãy trở thành dấu chỉ, và chứng nhân của lòng từ tâm Chúa giữa thế gian.

Lòng từ tâm ấy được thể hiện bằng hai động từ: “Tha thứ” và “Cho đi” như Chúa bảo : “Đừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ” ( Lc 6, 37).

“Đứng xét đoán” (Lc 6,37) ở đây không phải là không phê phán ai cho dù người ấy gây gương mù gương xấu. Nếu hiểu chữ xét đoán như thế thì tại sao Chúa Giêsu lại lên án những kẻ gây gương mù.

Chữ “xét đoán” ở đây được hiểu là chỉ trích, phê bình, lên án người khác cách vô trách nhiệm. Chúng ta thường hay xét đoán không tốt cho người khác là điều mà Chúa cấm. Tại sao Chúa dạy người con Chúa không được xét đoán và lên án ? Thưa là vì con người nhân vô thập toàn không có quyền lên án, cũng không thể xét đoán đúng và công bằng được, chỉ có Chúa là Đấng công mình, cầm quyền sinh tử mới có quyền lên án, kết án con người. Ngài là Đấng nhân từ đã không lên án, vậy cớ sao ta lại lên án nhau. Tuy nhiên, Chúa cho phép con người nhận định về nhau, phê bình nhau với tình yêu thương xây dựng, và giúp nhau thăng tiến.

Còn câu Chúa nói : “Đừng lên án các người sẽ không bị lên án” (Lc 6, 37). Câu này không có nghĩa là nếu chúng ta không bao giờ lên án ai thì Chúa không lên án chúng ta dù chúng ta tội lỗi. Thưa không phải thế. Câu này chỉ muốn nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta không muốn người khác khắt khe với mình thì trước hết chúng ta đừng đối xứ với họ như vậy, đó là cách xử từ tâm.

“Hãy tha thứ” Chúa bảo chúng ta phải tha thứ. Đơn giản vì chúng ta đã được Thiên Chúa thứ tha.

“Hãy cho…Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy” (Lc 6,38). Thiên Chúa đã cho chúng ta quá nhiều, vượt xa công trạng của chúng ta. Chúa Giêsu không nói điều gì sẽ xảy ra nếu người ta không cho đi, nhưng nếu chúng ta thấy rõ có một luận lý chắc chắn: theo cách mà người ta nhận lãnh từ Thiên Chúa, thì người ta hãy cho anh em mình như thế, và theo đúng cách mà người ta cho một người anh em, thì người ta sẽ nhận lãnh từ Thiên Chúa!

Lạy Thiên Chúa là Đấng Xót Thương và hay tha thứ, xin dạy con bài học nhân ái, độ lượng và thứ tha, để con không giữ lòng hiềm thù, oán hờn và ghen ghét bất cứ ai đã xúc phạm, gây ra đau khổ cho con, xin giúp con luôn tha thứ cho mọi người vô tình hay hữu ý xúc phạm tới con. Amen.

(Thinh lặng giây lát chiêm ngưỡng Thánh Thể Chúa và cầu nguyện riêng)

- Hát : THÁNH VỊNH 50 Lm. Kim Long

1. Xin thương con lạy Chúa theo lượng từ bi Chúa xóa tội con theo lượng hải hà. Rửa con sạch muôn vàn lầm lỗi, tội tình con xin Ngài tẩy luyện.

(Đáp ) Lạy Chúa xin thương chúng con vì chúng con đã phạm đến Ngài.

2. Vâng con nay đã biết bao tội tình vương mắc suốt ngày đêm luôn ở trước mặt. Dám sai phạm với một mình Chúa, từng tà gian ngay ở trước Ngài.

(Đáp ) Lạy Chúa xin thương chúng con vì chúng con đã phạm đến Ngài.

3. Ban cho con, lạy Chúa cõi lòng thực trong trắng, phú vào con tinh thần vững mạnh. Chớ xua từ con khỏi mặt Chúa, đừng biệt con khỏi Thần Trí Ngài.

(Đáp ) Lạy Chúa xin thương chúng con vì chúng con đã phạm đến Ngài.

4. Cho con vui được thấy ơn Ngài thương cứu rỗi, đỡ vực con theo lòng quảng đại. Cúi xin Ngài thương mở miệng lưỡi, để hồn con dâng lời tán tụng.

(Đáp ) Lạy Chúa xin thương chúng con vì chúng con đã phạm đến Ngài.

- Công bố lời Chúa

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 6, 39 - 45)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng : "Sao ngươi nhìn cái rác trong mắt anh em, còn cái đà trong chính mắt ngươi thì lại không thấy? Sao ngươi có thể nói với người anh em: 'Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh', trong khi chính ngươi không nhìn thấy cái đà trong mắt ngươi? Hỡi kẻ giả hình, hãy lấy cái đà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi bấy giờ ngươi sẽ trông rõ để lấy cái rác khỏi mắt anh em ngươi.

Đó là lời Chúa.

- Gợi ý suy niệm 2 (Mọi người ngồi)

Chủ đề : Vậy ta cũng đừng kết án

Con người chúng ta thường quá độ lượng với chính mình, nhưng lại khắt khe với người khác, thấy lỗi người khác mà không thấy lỗi của mình; phê phán người khác mà không tự phê phán mình; đó là thứ mù quáng và giả hình mà Chúa Giêsu nhiều lần cảnh báo.

Nhìn thấy cái rác trong mắt anh em dễ hơn là thấy cây đà trong mắt mình. Không phải ta không thấy vướng mắt, nhưng là vì ta quá quảng đại với bản thân, thậm trí viện dẫn muôn ngàn lý do để cho rằng cái đà trong mắt ta chẳng có là gì trước mặt mọi người. Tình trạng đó đưa ta đến một khả năng rất dễ thấy cái rác trong mắt anh em mình.

Việc Chúa dạy chúng ta phải làm là “trước hết phải lấy cây đà khỏi mắt mình đi” (Lc 6, 42). Chúa muốn thay đổi cái nhìn, nhận ra mình cần được sửa đổi trước đã, để nhờ thay đổi bản thân, ta không còn thấy và muốn nhặt rác trong mắt anh em mình nữa, rộng lượng hơn đối với anh em. Chúa nói : “Môn đệ không trọng hơn Thầy; nếu môn đệ được giống như Thầy, thì kể là hoàn hảo rồi” (Lc 6, 40). Chúa là Thiên Chúa, Người đã không khắt khe với ta, sao ta lại vượt quá cách Chúa đối xử đại lượng với chúng ta.

Thật lỗi phạm biết bao khi ta xét nét anh em! Ta quên rằng chính ta lắm khi còn tệ hơn thế nữa. Chính bản thân ta vẫn còn đầy những thói hư tật xấu. Khi lên án, chỉ trích anh em, tôi làm như thể ta vô tội. Thực ra đó chỉ là cái đà lớn che đi con người của tôi mà thôi. Tất cả chúng ta được Thiên Chúa đối xử khoan hồng với giá máu châu báu của Chúa Kitô. Nhưng thư hỏi : Chúng ta đã được tha thứ điều gì? Hãy nhớ lại những điều tệ hại và xấu xa chính bản thân ta đã làm trong cuộc đời ta. Thế mà Thiên Chúa đã tha thứ tất cả.

Chuyện kể rằng : Có một vị vị ân sĩ kia, khi đến thăm một đan viện, thấy một tu sĩ làm điều lỗi, ngài có ý lên án. Khi trơ về chòi trong sa mạc, gặp một thiên thần đứng chặn trước cửa và nói : “Ta không cho ngươi vào”. Ngài ngạc nhiên hỏi : “Tại sao thế thưa ngài ?” Thiên thần đáp : “Thiên Chúa sai ta đến hỏi ngươi, xem ngươi đẩy vị tu sĩ ấy đi đâu ?” Lập tức, vị ấy hối hận thưa : “Tôi đã phạm tội, xin tha cho tôi”. Thiên sứ bảo : “Thiên Chúa tha cho ngươi, ngươi hãy giữ mình chớ bao giờ xét đoán ai, trước khi Thiên Chúa xét xử người ấy”.

Chắc chắn không ai muốn sống mà lúc nào cũng bị người khác để ý từng hành vi, cử chỉ. Vậy, đừng làm cho người ta cái gì mình không ưa thích. Chúa nhắc nhớ chúng ta : “Hãy lấy cái đà trong mắt chúng ta trước, rồi lấy rác nơi anh em sau” (Lc 6, 42). Chúa sinh chúng ta ra mỗi người một vẻ để chúng ta đùm bọc nhau, sửa chữa nhau chứ không để hại nhau đâu. Hãy tha thứ và nhiệt tình phục vụ anh em, đừng xét đoán, đừng lên án. Đó là điều Chúa nhắn nhủ chúng ta hôm nay.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nghe lời Chúa dạy và đem ra thực hành trong đời sống. Amen.

(Thinh lặng giây lát chiêm ngưỡng Thánh Thể Chúa và cầu nguyện riêng)

u Hát : …………….

(Vị Chủ sự và giúp lễ với bình hương, nến nghi ngút đi ra quì trước Thánh Thể)

III. CẦU NGUYỆN TRƯỚC THÁNH THỂ

(Mời cộng đoàn quì)

- Chủ sự :

Anh chị em thân mến,

Hiệp cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô và với tất cả anh chị em tín hữu trên toàn thế giới, trong giờ phút linh thiêng này, trước Đức Giêsu Thánh Thể, chúng ta cùng dâng lên Chúa những lời nguyện xin.

- Ý cầu nguyện

(Sau mỗi ý nguyện, cộng đoàn đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa đã không kết án chúng con)

Vị chủ sự xướng :

1. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện trên bàn thờ này, chúng con quỳ gối trước nhan Chúa. Con tin thật Chúa là Chúa của chúng con, chúng con là tạo vật của Chúa. Trước nhan Chúa, chúng con ý thức về thân phận tội lỗi của chúng con. Chúng con muốn được Chúa thứ tha cho mỗi người chúng con và cho toàn thế giới vì những xúc phạm đến Chúa.

Đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa đã không kết án chúng con.

2. Lạy Thiên Chúa là Cha, vì tình thương vô lượng hải hà, Cha đã sai Con Một mình là Đức Giêsu Kitô xuống thế làm người, đi rao giảng Tin Mừng, chết và sống lại để cứu chuộc chúng con, thế mà chúng con vô ơn bội nghĩa với Chúa.

Đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa đã không kết án chúng con.

3. Lạy Chúa, đôi khi chúng con không nhận ra tình yêu Chúa do ham mê của cải phù phiếm che lấp con mắt tâm hồn chúng con, hoặc có khi chúng con đã nhận ra công trình kỳ diệu quan phòng của Chúa nhưng vì tính kiêu căng, ích kỷ, muốn làm chủ đời mình, nên chúng con đã lái đi hướng khác mà không quy thuận đường lối Chúa. Xin tha thứ cho chúng con.

Đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa đã không kết án chúng con.

4. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, điều đang hủy diệt lòng bác ái của chúng con là lòng tham lam tiền tài, một trái tim lạnh lùng và sự từ chối Thiên Chúa, thỏa thích trong hoang tưởng của chính mình hơn là đi tìm sự an ủi trong lời Chúa và trong các Bí tích.

Đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa đã không kết án chúng con.

5. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, “Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi” (Mt 24, 12). Xin Chúa tha thứ cho những gì chúng con xúc phạm đến Mình Thánh Chúa và tha nhân, khi chúng con dửng dưng với đồng loại và với Thiên Chúa.

Đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa đã không kết án chúng con.

6. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nhân loại hôm nay luôn chìm đắm trong biển máu của hận thù, chia rẽ. Bản thân chúng con cũng khó lòng tha thứ cho những người có lỗi với chúng con. Chúa muốn chúng con đến với nhau bằng bằng ánh mắt, bằng con tim, bằng lời nói yêu thương và không được tự cho phép có bất cứ suy nghĩ, lời nói, cử chỉ nào thiếu bác ái bao dung.

Đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa đã không kết án chúng con.

- Chủ sự :

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con hiệp cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô dâng lên Chúa những ý nguyện của người, cùng với ý của chúng con vừa nói lên, với bao ý nguyện của anh chị em chúng con trên toàn thế giới, và của nhiều người chưa thể nói ra, Chúa đều biết cả, Chúa thấu hiểu lòng chúng con, xin Chúa thương đón nhận, thánh hóa và ban ơn tha thứ theo thánh ý Chúa. Amen.

IV. PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA

-Hát cầu cho Đức Giáo Hoàng.

- Hát : Ca Thánh Thể.

- Lời nguyện.

- Phép Lành Mình Thánh Chúa.

V. BẾ MẠC

- Hát kết thúc

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ IV Mùa Chay C 31.3.2019
Lm Francis Lý văn Ca
17:03 27/03/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chủ đề của thánh lễ hôm nay hướng chúng ta đến một điểm quan trọng nhất đó là hoà giải với anh chị em sống xung quanh, trong tình yêu thương của Chúa. Chúng ta cầu xin Chúa cho tinh thần của của các bài đọc hôm nay giúp chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa để phục thiện. Lắng nghe tiếng nói của lương tâm để sửa đổi chính cuộc sống, quan niệm và lập trường. Sau hết là đến với anh chị em trong tinh thần thông cảm và tha thứ.

Nếu thực hiện được những điều trên thì không những cá nhân chuẩn bị mà còn có thể nói cộng đoàn-xứ đạo cũng đang chuẩn bị một cuộc đổi mới, canh tân và hòa giải để đón nhận ơn thánh Chúa trong Mùa Phục Sinh năm nay. Đặc biệt là mỗi người chuẩn bị để lãnh nhận bí tích hòa giải trong Mùa Phục Sinh.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Hôm nay, cùng với dân Dothái, chúng ta tiến vào Đất Hứa. Trong miền đất nầy họ đã cử hành lễ Vượt Qua đầu tiên. Cũng bắt đầu từ ngày kỷ niệm nầy, ngày lễ có tính cách tôn giáo đó đã được nâng lên hàng quốc giáo.

TRƯỚC BÀI II:
Qua sự chết và phục sinh của Đức Kitô, Người đã giao hòa nhân loại với Thiên Chúa Cha. Đối với chúng ta, những kẻ được giao hòa phải là những sứ giả của tình yêu và tha thứ.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện người con trai hoang đàng một trình thuật độc đáo của Luca, diễn tả lòng nhân hậu của một ngưởi cha. Thay vì chúng ta gọi đây là dụ ngôn đứa con trai hoang đàng thì có người đề nghị gọi đây là dụ ngôn người cha nhân hậu.


Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua câu chuyện người con trai hoang đàng và lòng tha thứ của người cha già, chúng ta cầu xin Thiên Chúa với lượng từ bi hải hà, đón nhận những ý nguyện chúng ta dâng hôm nay:

1. Xin cho cá nhân hay gia đình trong cộng đoàn giáo xứ gặp những khó khăn, hiểu lầm trong cuộc sống, với ơn Chúa ban họ sẽ vượt thắng trong tinh thần tha thứ và cảm thông, không những trong Mùa Chay Thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho những anh chị em tân tòng đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích rửa tội. Qua sự giúp đỡ của các giảng viên giáo lý, họ sẽ gặp được Chúa là Chủ Tể Càn Khôn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho chúng ta được trưởng thành trong tư tưởng, trong nhận thức để nhìn thấy nơi những anh chị em sống xung quanh, sự thiếu thốn, nghèo đói, để chia sẻ cho nhau những tặng vật của Thượng Đế. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho các tín hữu đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến trong tuần nầy, được yên nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, chúng con là những sứ giả đem bình an đến cho tha nhân. Xin Chúa giúp chúng con biết lợi dụng cơ hội thuận tiện của Mùa Chay để đem đến anh chị em sống xung quanh, sứ điệp Tin Mừng của Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Nhân hậu một tình Cha
Lm. Jb Nguyễn Minh Hùng
18:07 27/03/2019
Chúa Nhật IV Mùa Chay C

Chúng ta bàn về dụ ngôn thứ ba trong ba dụ ngôn mà trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng để dạy ta hiểu về tình yêu Thiên Chúa.

Ngày xưa người ta thích gọi dụ ngôn thứ ba này là dụ ngôn Người con hoang đàng. Nhưng bây giờ, nhiều người không đồng ý như thế. Họ thích gọi dụ ngôn là dụ ngôn Người Cha nhân hậu.

Có lẽ cách gọi sau hay hơn cách gọi trước vì, rõ ràng, dụng ý của thánh Luca khi viết dụ ngôn này, đã cho thấy vai trò của người cha chủ động trong tình yêu của ông. Ông đã dành cho các con của mình một tình yêu vượt quá tình yêu bình thường của một người cha. Vì thế, ông đáng được gọi là người cha nhân hậu, bởi lòng nhân hậu của ông vượt trên lòng nhân hậu mà ta có thể bắt gặp đâu đó trong đời thường, xung quanh cuộc sống của ta.

Ngang qua hình ảnh người cha nhân hậu, thánh Luca muốn dẫn ta tới gặp tình yêu của Thiên Chúa. Đó là một tình yêu lớn không thể tưởng, không thể hiểu nổi bởi nó vượt quá sức những gì ta có thể tưởng nghĩ, có thể hiểu được: một tình yêu vĩ đại không gì sánh bằng.

Đó là mối tình đậm đà, đằm thắm của một người Cha vĩnh cửu yêu những người con trần thế. Đó là mối tình quý giá của Thiên Chúa yêu con người. Đó là mối tình cao siêu, bền chặt của Đấng Tạo Hóa yêu thụ tạo.

Cho ta suy niệm về tình yêu tuyệt đỉnh của Thiên Chúa, Hội Thánh mời gọi ta trở về cùng Thiên Chúa và trở nên giống Thiên Chúa. Hội Thánh dạy ta hãy để cho tình yêu của Chúa ngự trị trên cuộc đời mình.

Ta hãy tin tưởng ngã vào tình yêu của Người, để được Người thông cảm, vỗ về, nâng niu, đón nhận như tình yêu khôn tả của một người cha dành cho đứa con hoang đàng trở về.

Bởi đó, dụ ngôn được mang tên là Người Cha nhân hậu lại càng ý nghĩa hơn, có sức mời gọi mạnh hơn, tích cực hơn, giúp ta hiểu rằng, khi bản thân trở về với Chúa, trước hết, là do tình yêu của Chúa, nại vào tình Chúa yêu ta, chứ không phải tự mình ta.

Bởi nếu con người có cố gắng vươn lên, thì đó cũng chỉ là nỗ lực cộng tác của bản thân vào tình yêu của Chúa mà thôi. Chính Chúa là Đấng đoái nhìn đến ta. Chính Chúa chủ động tuôn đổ yêu thương và tha thứ.

Nơi tòa giải tội, tôi đã từng gặp nhiều hối nhân bỏ xưng tội, bỏ rước lễ lâu năm. Tôi nhận ra tất cả họ đều cảm nghiệm tình trạng bất hạnh của mình. Xa Chúa, họ mất bình an hoàn toàn. Họ chới với, cô đơn, tuyệt vọng. Họ hổ thẹn và muốn chạy trốn hết mọi người.

Lẽ ra, khi thấy mình mất mát như thế, họ phải đến tòa giải tội. Nhưng thật trớ trêu, càng xa Chúa, họ càng sợ tòa giải tội, bởi họ dư biết rằng, đến với tòa giải tội cũng đồng nghĩa với việc họ phải đối diện cùng lương tâm của mình. Mà lương tâm có bao giờ tha thứ hay bao che cho ai.

Vỉ thế, họ cố tìm cách chạy trốn. Bao nhiêu năm cố gắng chạy trốn lương tâm, phiêu lưu trong tội lỗi, con người ta chỉ còn lại nơi mình toàn những chán chường, thất vọng.

Ngược lại, do một động lực nào đó, họ lên đường về lại cùng Chúa, họ sẽ bắt gặp một tình yêu đại lượng không gì bằng. Họ sẽ lấy lại tất cả quyền làm con Thiên Chúa. Tâm hồn sẽ bình an vô cùng. Họ thấy mình như vừa sống lại sau một thời gian chính mình giết chết mình. Họ sẽ khóc. Giọt nước mắt trong tiếng nghẹn ngào sẽ là giọt hạnh phúc tuôn trào trên khóe mắt.

Cảm nhận được hạnh phúc khi trở về cùng Chúa, không phải vì chính việc họ trở về cho bằng họ đã chạm tới chính tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho họ, chờ đợi họ. Chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới đong đầy hạnh phúc trong lòng người. Tình yêu chờ đợi cách hết sức bền bỉ của Chúa, làm cho lòng cứng cõi của con người bị thiêu cháy, chỉ còn lại niềm tin tưởng mà thôi…

Hãy nhớ, mỗi một lần ta phạm tội là mỗi một lần ta bứt ra khỏi tình yêu của Chúa. Nhưng tình yêu của Chúa lại vượt lên trên mọi tính toán, mọi đo lường của ta. Người con hoang đàng trong Tin Mừng chỉ xin cha anh đối xử với anh như một người làm công. Nhưng cha anh lại hồi phục cho anh mọi giá trị làm con. Anh là con, chứ không phải làm công.

Vậy, chúng ta hãy trở về cùng Chúa. Người đang chờ đợi chúng ta. Chúng ta là đứa con hoang đàng, nhưng không bị bỏ rơi. Chỉ cần trở về cùng Chúa bằng việc ăn năn tội, xưng thú tội lỗi, là chúng ta lại được Chúa trả lại mọi giá trị làm con của Chúa cho ta.

Chỉ có con cái mới bỏ cha mình, còn người làm cha không dễ gì dứt bỏ con cái. Ta không sợ Thiên Chúa từ bỏ ta, vì Người yêu ta như yêu chính bản thân Người. Chỉ có ta là đã nhiều lần từ chối tình yêu của Chúa mà thôi.

Lạy Chúa, chúng con thấy mình vẫn rơi vào tội lỗi của người con hoang đàng, bởi biết bao nhiêu lần chúng con đã phạm tội. Chúng con thèm tự do quyết định đời mình, nhưng tự do ấy biến chúng con thành nô lệ, một thứ nô lệ đớn hèn, đó là nô lệ cho tội lỗi. Xin lôi kéo chúng con về cùng Chúa. Xin tha thứ tội lỗi chúng con. Xin ban sức mạnh để từ nay, chúng con quyết tâm chừa bỏ tội lỗi của mình. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tin tưởng phó thác tuyệt đối vào tình yêu của Chúa. Chúng con biết, nhiều lần, chúng con cũng giống như người con hoang đàng bỏ Chúa mà ra đi theo thế gian, theo tiếng gọi của chước cám dỗ. Xin tha thứ cho chúng con. Xin uốn nắn lòng chúng con, để từ đây, nhất là trong mùa Chay thánh này, chúng con làm lại những gì đã đánh mất và xứng đáng hơn với tình yêu vô bờ của Chúa. Amen.
 
Chúa Nhật IV Mùa Chay C
Lm. Jude Siciliano, OP
22:26 27/03/2019
Giôsuê 5: 9a, 10-12; T.vịnh 33; 2 Corintô 5: 17-21; Luca 15: 1-3, 11-32

Chắc chúng ta hết thảy đều quen thuộc với dụ ngôn trong phúc âm hôm nay. Chúng ta thường gọi là dụ ngôn "người con hoang đàng". Một số nhà bình luận đề nghị đổi dụ ngôn đó mang tên là: "người cha hoang phí". Sau khi nói đến chi phí tiêu tốn thực sự thì người cha đã xài phí nhiều, có người lại đề nghị tiêu đề không nên tâp trung nghiên về một nhân vật nào trong câu chuyện cả, thế nên chỉ tập trung vào "ngủời cha và hai người con trai". Dù sao đi nữa, cho dù chúng ta có chọn một tưa đề nào, thì dụ ngôn này vẫn là câu chuyện rất quen thuộc với tín hữu và những người thường tham dự thánh lễ và họ có thể đọc thuộc lòng câu chuyện này.

Mở đầu câu chuyện ngủỏ̀i con thủ́ đòi chia gia tài một cách thô lổ nơi người cha "chia phần tài sản anh ta đủọ̉c hủỏ̉ng". Hãy tủỏ̉ng tủọ̉ng khi chia phần tài sản do thừa kế chỉ có được là sau khi ngủỏ̀i cha chết đi. Ấ vậy mà ngủỏ̀i con thủ́ đối vỏ́i ngủỏ̀i cha nhủ ông ta sắp chết. Thật là một đòi hỏi tàn nhẫn. Phần đông các phụ huynh cho rằng cách dạy con của ngủỏ̀i cha đó hỏi đặc biệt, và ý kiến của họ có vẻ chuẩn xác. Nhủng, đây không phải là dụ ngôn nói về cách nuôi dạy con mà là dụ ngôn nói về cách Thiên Chúa đối xủ̉ vỏ́i chúng ta.

Chúng ta biết phần còn lại của câu chuyện. Các động từ trong câu chuyện xem vẫn hay hay: thu góp, sống phóng đảng, phung phí tài sản, đi ỏ̉ cho ngủỏ̀i dân, chăn heo, ao ủỏ́c có của ăn, hồi tâm, tụ̉ nhủ, đủ́ng lên, đi về. Cả hai hành động: đủ́ng lên, đi về, đủa ngay đến chủ điểm. Ngủỏ̀i con sa ngã và quyết định trở về. Một khi anh ta cảm thấy cảnh sống thiếu thốn cơ cụ̉c của bản thân (anh ta hồi tâm), anh ta muốn nắm lấy cơ hội sẽ đủọ̉c nâng đỏ̃. Mùa Chay là mùa mà chúng ta thường "hồi tâm" để nhận ra rằng những gì chúng ta đang làm là nhủ̃ng việc không hiệu quả và không thỏa mãn được với bao trăn trở của cuộc sống và tạo nên một sự trống rổng trong đỏ̀i sống khiến chúng ta luôn khao khát đến với Thiên Chúa để khiến chúng ta "hồi tâm" và quyết định thay đổi cách sống. Cũng giống nhủ ngủỏ̀i con thứ, chúng ta cần thực hiện một hành vi sữa đổi một cách nhanh chóng, không sọ̉ Thiên Chúa có đón nhận hay không khi chúng ta thực sự trỏ̉ vê. "Tôi biết tôi sẽ đủọ̉c đón nhận nồng hậu" là ý tưởng chúng ta có thể đặt niềm tin hoàn toàn theo dụ ngôn này. Thánh vịnh lại thúc dục chúng ta "hãy nếm mà xem, Đức Chúa tốt lành dường bao". Trỏ̉ về vỏ́i Thiên Chúa là dịp để cảm nhận được Thiên Chúa tốt lành là dường nào. Thật là một dịp để dụ̉a vào lòng thương xót Chúa! Ngủỏ̀i con thủ́ lòng đầy tin tủỏng và đi về, nhưng anh ta không nghĩ mình sẽ đủọ̉c đón tiếp nồng hậu nhủ thế.

Dụ ngôn muốn thúc đẩy tin tủỏ̉ng cho nhủ̃ng ai nghe dụ ngôn: chúng ta có thể do dụ̉ trỏ̉ về vỏ́i Thiên Chúa, nhất là khi chúng ta cảm thấy chúng ta đã làm nhủ vậy rất nhiều lần trong quá khủ́. Chúng ta có thể do dụ̉, không tin mấy vào “sự quyết tâm” của chúng ta và sụ̉ thành thật muốn trỏ̉ về. Hãy xem trong dụ ngôn, ý nghĩ đó chỉ thoáng qua trong suy nghỉ của ngủỏ̀i con thủ́ khi anh ta định trỏ̉ về vỏ́i cha - chỉ vì anh ta đói khổ và nhỏ́ đến bao ngủỏ̀i làm công vỏi cha cha mình lúc nào cũng đủọ̉c "cơm dư gạo thừa". Chúng ta không cần phải lo lắng về ý định của chúng ta. Dụ ngôn khuyến khích chúng ta hãy cứ trỏ̉ về, Thiên Chúa sẽ vui đón chúng ta và làm cho việc trỏ̉ về trở nên dễ dàng. Thật ra, mỗi khi nói đến Thiên Chúa, ngay sự tự động trỏ̉ về nhà đã là một ân huệ của Thiên Chúa rồi. Dụ ngôn có ý mô tả về một ngủỏi cha luôn đau đáu về ngủỏ̀i con trong khi anh ta gặp khó khăn vì anh ta nhỏ́ đến ngủỏ̀i cha nhân hậu ngay cả vỏ́i các ngủỏ̀i làm công. Tôi chắc là các ngủỏ̀i chủ ruộng lúc đó không rộng lượng vỏ́i các ngủỏ̀i làm công nhủ ngủỏ̀i cha trong dụ ngôn đâu. Ngay cả th̉̀ỏ̀i bây giỏ̀ không ai có được nhủ̃ng ngủỏ̀i chủ nhủ thế đâu. Và các ngủỏ̀i làm công không có "cơm dư gạo thừa" nhủ thế đâu. Ngủỏ̀i con thủ́ nhỏ́ đến ngủỏ̀i cha là ỏn thúc đẩy anh ta lên đủỏ̀ng trỏ̉ về. Khi hai cha con gặp lại nhau. Giây phút yêu thương lúc gặp mặt; ngủỏ̀i cha đã giúp ngủỏ̀i con thú tội một cách dễ dàng.

Mỗi khi chúng ta trỏ̉ về vỏ́i Thiên Chúa, dụ ngôn thúc đẩy chúng ta tin tủỏ̉ng vào sụ̉ đón nhận nồng hậu của Thiên Chúa. Câu chuyện có thể đủọ̉c trình bày một cách khác: tôi nghĩ đến hình ảnh của một bà nội hay ngoại yêu thủỏng khi chúng ta chạy đến thú tội như khi chúng ta đã làm vỡ một đĩa đồ ăn. Bà bảo chúng ta "nín đi, không sao đâu, con tỏ́i đây bà cho ăn vài cái bánh ngọt bà vủ̀a làm và uống chút nủò́c trà".

Câu chuyện có thể kết thúc ỏ̉ đây đủọ̉c không? Khi cha con ôm nhau "rồi lễ lạc bắt đầu". Nhủng, còn phần thủ́ hai nủ̃a, phần không vui của câu chuyện. Hình nhủ Chúa Giêsu nói phần thủ́ hai cho các ngủỏ̀i Pharisêu và thầy tư tế vì họ đã than phiền là Chúa Giêsu đón tiếp các ngủỏ̀i tội lỗi. Họ cho là Chúa Giêsu quá dễ dàng đối vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i không sống đạo đủ́c và siêng năng làm việc phụng vụ nhủ họ. Trong lời Chúa Giêsu giảng dạy, rõ ràng là Chúa Giêsu mô tả một Thiên Chúa đang mỏ̉ tiệc, mỏ̉ rộng củ̉a để đón tiếp bất cứ ngủỏ̀i nào biết ăn năn, quay về vỏ́i Thiên Chúa. Trái lại với các ngủỏ̀i lãnh đạo tôn giáo; họ không chịu cùng vui mừng với Ngài khi có người quay về và tham dự vào bủ̃a tiệc vui, mà còn chống đối nủ̃a. Họ cho rằng Thiên Chúa đã không theo lề luật mà họ đã đặt ra và họ đang tuân giủ̃ cẩn thận.

Ngủỏ̀i con trai cả về nhà sau khi đã làm việc vất vả. Phụ huynh nào lại không hãnh diện về một ngủỏ̀i con nhủ thế. Ngủỏ̀i này không giống ngủỏ̀i em. Anh ta đã vâng lệnh cha. Làm việc chăm chỉ và tuân thủ mọi mệnh lệnh của cha. Nhủng anh ta không học hỏi nỏi ngủỏ̀i cha (và có lẽ cả vỏ́i ngủỏ̀i mẹ) bài học của lòng bao dung và tha thủ́ trọn vẹn trong sự vui mủ̀ng. Mặc dù ngủỏ̀i con cả khó tính và phàn nàn, nhưng ngủỏ̀i cha không bỏ qua thái độ bất kính này như ông đã làm cho ngủỏ̀i con thủ́. Ngủỏ̀i cha đi ra khỏi nhà lần nủ̃a để tìm gặp ngủỏ̀i con cả, mời gọi gắn kết với gia đình trong yêu thương và tha thứ vì ngủỏ̀i con cả không muốn dính líu gì vỏ́i ngủỏ̀i em và viêc ngủỏ̀i cha đang làm. Ngủỏ̀i con cả có thể cảm thấy hổ thẹn khi nghe hàng xóm láng giềng nói về ngủỏ̀i cha là người "thiếu khôn ngoan không chịu ở nhà". Việc đó có thể lả một tụ̉a đề một câu chuyện khác cho dụ ngôn phải không?

Chúng ta có thể mang cả hai bản tính của các ngủỏ̀i con trong dụ ngôn. Đã bao nhiêu lần chúng ta có bản tính như ngủỏ̀i con thủ́ bỏ nhà ra đi vui vẻ, phóng đảng, ngã quỵ, và ngạc nhiên cảm tạ vì đã hồi tâm trỏ̉ về vỏ́i Thiên Chúa Đấng kiên nhẫn chỏ̀ đọ̉i chúng ta? Chúng ta cũng có tính ngủỏ̀i con cả nủ̃a. Chúng ta không phải là ngủỏ̀i tội lỗi lỏ́n lao trong thế gian. Có thể chúng ta là ngủỏ̀i giủ̃ đạo và tuân giữ gới răn Chúa và lề luật giáo hội. Có thể chúng ta đã đóng góp vào việc mỏ̉ mang giáo xủ́, và cộng tác vào việc giáo dục và tham gia các chủỏng trình làm việc thiện một cách hăng say. Tuy vậy có thể có nguy cơ là chúng ta nghĩ rằng khi làm việc tốt là không còn bị bó buộc phải thực hiện hành vi cảm tạ và vui mủ̀ng vì Thiên Chúa đã nồng hậu rộng lủỏng vỏ́i chúng ta. Chúng ta có thể có cảm nghĩ nhủ ngủỏ̀i con cả là đã “bao năm trỏ̀i phục vụ cha”. Riêng tôi, tôi chẳng muốn có một ngủỏ̀i con mang cảm nghĩ là hầu hạ tôi nhủ thế. Không hề có tình thủỏng yêu thật sự giủ̃a cha con nhủ phát biểu của ngủỏ̀i con cả nói về nhủ̃ng năm hầu hạ cha. Thì ra cả hai anh em đều phải "hồi tâm". Vi lý do này hay lý do khác cả hai cần vượt ra khỏi chính mình và trỏ̉ về lại nhà cha.

Dụ ngôn diễn tả ý nghĩ tin cậy khi chúng ta bỏ đủỏ̀ng tội lỗi trỏ̉ về vỏ́i Thiên Chúa trong Mùa Chay này. Ỏn sũng của dụ ngôn khuyến khích chúng ta mong đủọ̉c Thiên Chúa đối xủ̉ nhủ một ngủỏ̀i cha chỏ̀ mong gặp chúng ta. Dụ ngôn nói đến ngủỏ̀i con cả trong chúng ta, thúc đẩy chúng ta vui mủ̀ng ̀vì ngủỏ̀i em trong nhà đã hồi tâm. Chúng ta muốn sống gần nhủ̃ng ngủỏ̀i chúng ta biết đang cố gắng tủ̀ bỏ các hành vi xử dụng chất gây nghiện và nhủ̃ng ai muốn trỏ về lại "nhà" dể sống chân thật hỏn. Chúng ta cũng muốn hổ trợ giúp các thiếu niên đã sống xa nhà vì hoàn cảnh hay xa nhà vì tình cảm. Nhủ̃ng ngủỏ̀i đó cần gì nơi chúng ta lúc này trong cuộc sống của họ? Chúng ta hãy bỏ́t phán xét họ. Nhủ̃ng ngủỏ̀i phải rời bỏ quê hương đi xa vì chiến tranh hay vì kinh tế hoặc tự nhiên bị thiếu thúc ăn cho họ và gia đình, chúng ta không nên phán xét họ. Chúng ta cằn gạt bỏ đi thái độ phê phán của ngủỏ̀i con cả đối vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i đi tìm việc làm để tìm cách mưu sinh.

Ngủỏ̀i con cả có thể có lý do để nổi giận. Thật ra ngủỏ̀i cha đã đối đải một cách bất ngỏ̀ làm ngủỏ̀i con cả quá đổi ngạc nhiên. Nếu ngủỏ̀i cha mà anh ta đã hầu hạ bỏ thái độ đối vỏ́i ngủỏi con thủ́ thì làm sao ngủỏ̀i con cả có thể dụ̉a vào ngủỏ̀i cha để sống an toàn đủọ̉c? Thật khó lòng biết được tính ý của ngủỏ̀i cha ra sao. Làm thế nào mà biết ông ta sẽ làm gì khác nủ̃a sau này phải không? Bỏi thế, bây giỏ̀ cả hai ngủỏ̀i con phải sống bằng sự tin tủỏ̉ng là lòng rộng lủọ̉ng tha thủ́ đó vẫn còn mãi mãi. Mặc dù cả hai có thể hành động ngông cuồng. Cả hai đều có thể mong đọ̉i ngủỏ̀i cha sẽ rộng lủọ̉ng tha thủ́ đón chào họ. Khi nhu cầu đến ngủỏ̀i cha sẵn sàng có đó cho họ mặc dù đối vỏ́i ngủỏ̀i ngoài ngủỏ̀i cha có vẻ ngông cuồng.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th SUNDAY OF LENT -C-
Joshua 5: 9a, 10-12; Psalm 34; 2 Corinthians 5: 17-21; Luke 15: 1-3, 11-32

We certainly are familiar with today’s gospel story. We have called it "the Prodigal Son." Some commentators have suggested it be named, "The Prodigal Father" –after the true spendthrift in the story. Others have suggested that the title shouldn’t focus the story or slant it towards one or another character, so they suggest it be titled "A Father and Two Sons." Nevertheless, however we choose to name it, this parable is very familiar to churchgoers and bible readers. We can almost repeat it by heart.

From its opening line the action starts immediately: the younger son makes his brash request asking for "the share of your estate that should come to me." Imagine asking a parent for the inheritance you are to get when he or she dies! The son is treating the father as if he were dead, what a callous request. Most parents would take exception to the child rearing methods of this father. Ant they would be right! But this is not a parable on how to raise children. It has to do with how things work between God and us.

We know the rest of the story. I find it interesting to track it by the verbs: collected, set off, squandered, spent everything, hired himself, tend the swine, longed to eat, coming to his senses, he thought, got up, went back. The action, both the decline and return, is quick and to the point. The son’s fall and subsequent recovery happen decisively. Once he realizes his hopeless situation ("coming to his senses"), he seizes the chance to get help. Lent is supposed to be a time when we "come to our senses," realizing that what we have been doing is unproductive and unsatisfying, producing emptiness in our lives and a yearning for God. We "come to our senses," and decide we have to change. Like the son we are invited to do something quickly, without fearing the reception we will get when we turn back. The parable stirs up a confidence in what we will find when we return, "I know I will be well received" we can say with confidence because of this parable. The psalm response urges us on, "Taste and see the goodness of our God." Turning back to God provides a chance to experience just how good God is, a real spendthrift with mercy! The son has confidence in being able to return, he just hadn’t expected the extra special treatment he got.

The parable is trying to instigate confidence in anyone who hears it: we might feel hesitate about turning back to God, especially if we feel we have done this too many times in the past. We might even suspect the "purity" of our motives, the sincerity of our desire to return. Considering the son’s less than noble reasons for his going to his father---- his belly was empty and he remembered that even his father’s workers had "more than enough to eat"—we need fear no test of our own motives. Just head back home, the parable urges, God will rush out to make the return easy. In fact, when dealing with the divine, even the instinct to turn around and go home, is a gift of God. Similarly, the parable hints that there is something of the father at work on the son as the boy considers his plight, for he recalls the father’s generosity even to hired workers. I doubt that could be said about other farm owners and their employees at the time. Can that even be said now? "More than enough to eat"? The memory of the generous father is the grace that stirs the boy to pack up and head for home. When the father and son meet the atmosphere of the father’s love and acceptance make confession of guilt easy.

Whenever we turn back to God, the parable urges us to trust in a warm welcome. The story can be painted in other ways. I think of a big hearted grandmother you go to in order to apologize for breaking her favorite baking dish and she just shushes you up and says, "Forget about it – how about some tea and cookies? I just baked them."

Would that the story ended here, at the embrace between father and son and the verse, "Then the celebration began." But there is a second half, a darker side to the story. Jesus seems to be pointing this part of the story to the Pharisees and scribes who were complaining about Jesus’ welcome of sinners. Jesus was making it much too easy, in their estimation, for people who hadn’t worked as hard at their religion as the observant Pharisees and scribes. In Jesus’ preaching it is clear that he envisions God’s throwing a party, flinging open the doors to anyone who wants to turn a repentant eye in God’s direction. Instead of the religious leaders joining the festive parade into the feast, they put up protest and stamp their feet in disapproval: God isn’t playing by the rules they had established and scrupulously observed.

From outside the house comes the elder son. He is the hard working responsible one. Any parent would have been proud of such a child. Unlike his younger brother, he learned well the lessons his parents must have taught him about hard work and living up to expectations. But what he didn’t inherit from his father (and maybe his mother too!) was his large, forgiving and celebratory heart. Despite the son’s recalcitrance, the father doesn’t give up on him, just as he didn’t give up on his brother. The father makes a second trip outside the house and goes looking for another wayward son. This one wants to be disconnected from what he has perceived in his brother and what he has learned about his father. How embarrassed the responsible son would have been when the neighbors and town folk hear about the "foolish father who wouldn’t stay home" – another name for the parable?

We may have both siblings in us. How many times have we merrily and immaturely set out on our own, fallen on our face and been grateful and surprised when we came to our senses and returned to a waiting and patient God? We have the other side in us too: we are not the greatest sinners in the world. We probably are pretty observant folk, when it comes to religious and civil rules. We may have even contributed to the latest expansion of our parish church and supported our favorite educational and charitable outreach programs. However there is always the danger of feeling more an obligation to do the good things we are doing and less a sense of celebration and gratitude for the God who has been so generous to us. We can feel like the elder son who has "served...all these years." I wouldn’t want a child feeling just this sense of duty and obligation to me. There is no real loving relationship of child to parent – suggested in the way the elder son speaks of his time of service to his father. Turns out that both brothers have to "come to their senses." For one reason or another, both needed to come from outside and return to the father’s house.

The parable evokes a sense of trust as we turn away from our own meanderings and turn back to God this Lent. The grace of the parable encourages us to expect our God to behave like a parent who has longed to see us and has waited expectantly for us. The parable also touches the older child in us, urging us to rejoice in any brother or sister returning to their senses. We will want to be with those we know who are struggling to get free of addictive behavior or substances. Those who want to come "home" to their true or better selves. We will want to support teenagers who have left their homes either physically or have checked out emotionally. What do they need from us at this point in their lives? We will want to be less judgmental against those who have had to flee their lands because war, economics or nature have deprived them of food for themselves and their families. We need to put aside the elder son’s judgmental attitude against those who come looking for food or work.

The elder son may be justified in his distress and anger. After all, his father has acted in a very unpredictable way and shaken the foundation on which the son has stood. If this father, to whom he has been so subservient, has thrown all standards and expected ways of behaving up in the air by his flamboyant acceptance of his wayward son, then how can the elder brother rely on this father for his security? The father is unpredictable. Who knows what the old man will do next? So now both sons are going to have to live in trust: that generous forgiveness is always there for them. No matter how foolishly they act, they can expect their father to outdo himself in forgiveness and welcome. When need arises, this father will be there for them, no matter how foolish he may appear to onlookers.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giới thiệu quốc gia Marốc nơi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm từ 30 đến 31 tháng Ba.
Đặng Tự Do
00:08 27/03/2019
Marốc, tên tiếng Anh là Morocco /məˈrɒkoʊ/, theo nguyên ngữ, Marốc có nghĩa là “nơi mặt trời lặn”. Tên chính thức của quốc gia này là Vương quốc Marốc.

Người Việt Nam thường dùng cụm từ “Tết Marốc” để chỉ một điều không bao giờ xảy ra. Thật ra, người Marốc một năm ăn Tết đến 3 lần: vào ngày đầu Năm Dương Lịch, vào ngày Higgrea là ngày đầu Năm theo lịch Hồi Giáo, và ngày Tết của dân tộc Amazigh, một sắc dân Ả rập. Người Marốc dù không phải là người Amazigh cũng ăn Tết này.

Marốc là một quốc gia miền Tây Bắc Phi, có biên giới với Algérie về phía đông, đối diện về phía Bắc với Tây Ban Nha qua eo biển Gibraltar. Từ bên này bờ biển Marốc sang bờ biển bên kia của Tây Ban Nha chỉ có 13 km. Tây Ban Nha còn có ba thành phố Ceuta, Melilla và Peñón de Vélez de la Gomera nằm ngay bên bờ phía Nam, là những mảnh đất tranh chấp với Marốc.

Diện tích lãnh thổ là 710,850 km2. Thủ đô là Rabat và thành phố lớn là Casablanca.

Theo thống kê vào tháng Bẩy 2018, Marốc có 34.3 triệu dân, 99% là người Ả Rập và người Berber hoặc người lai hai dân tộc này. 99% theo Hồi Giáo Sunni. Tiếng Ả Rập và Berber là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Pháp cũng được nói ở các thành phố.

Từ khi lập quốc vào năm 788 sau Chúa Giáng Sinh, quốc gia này được cai trị liên tiếp bằng các triều đại, đỉnh cao là vương triều Almoravid và Almohad.

Trong vòng 44 năm, từ năm 1912 đến năm 1956, Marốc là xứ bảo hộ của Pháp và Tây Ban Nha. Tháng Ba năm 1956, người Pháp trao trả độc lập cho Marốc. Một tháng sau, Tây Ban Nha cũng theo gót người Pháp ra đi nhưng vẫn giữ lại ba thành phố Ceuta, Melilla và Peñón de Vélez de la Gomera cho đến nay. Một thành phố thứ tư Tây Ban Nha giữ lại sau khi trao trả độc lập cho người Marốc là thành phố Ifni biệt lập ở miền Nam Marốc đã được trả lại vào năm 1969.

Năm 1957, Vua Mohammed V là ông nội của nhà vua hiện nay lên ngôi. Sau khi nhà vua qua đời, Vua Hassan II là con cả của nhà vua lên nối ngôi vào năm 1961. Ông được mô tả là một trong các vị vua tàn ác của Marốc. Năm 1963, Marốc tổ chức tổng tuyển cử lần đầu tiên, nhưng vua Hassan II ban hành tình trạng khẩn cấp và giải tán Quốc Hội mới được bầu lên khiến lòng người uất hận. Năm 1971 đã xảy ra âm mưu lật đổ nhà vua. Phản ứng lại, ông bắt giữ hơn 10,000 người trong đó ít nhất 592 người bị giết.

Năm 1999, vua Hassan II qua đời và con ông lên thay là quốc vương Mohammed VI hiện nay.

Nền kinh tế Marốc chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hai ngành du lịch và công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng.

Marốc là một nước quân chủ lập hiến, nhà vua là nguyên thủ quốc gia, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc vương Marốc nắm giữ quyền lực bao la cả hành pháp lẫn lập pháp, đặc biệt là về quân sự, chính sách đối ngoại và các vấn đề tôn giáo. Quyền hành pháp được thực thi bởi chính phủ, trong khi quyền lập pháp được trao cho cả chính phủ và lưỡng viện Quốc Hội. Nhà vua có thể ban hành các sắc lệnh gọi là dahirs, có hiệu lực pháp lý. Ông cũng có thể giải tán Quốc Hội sau khi tham khảo ý kiến của Thủ tướng và chủ tịch của tòa án hiến pháp.


Source:Wiki
 
Giới thiệu Giáo Hội Công Giáo tại Marốc
Đặng Tự Do
01:23 27/03/2019
Theo thống kê vào tháng Bẩy 2018, Marốc có 34.3 triệu dân, trong đó 99% theo Hồi Giáo Sunni. Giáo Hội Công Giáo tại đây chỉ có khoảng 23,000 tín hữu sinh hoạt trong hai tổng giáo phận là tổng giáo phận thủ đô Rabat và tổng giáo phận Tanger.

Tổng giáo phận thủ đô Rabat được Đức Thánh Cha Piô thứ XII hình thành vào ngày 14 tháng Chín năm 1955 từ Miền Giám Quản Tông Tòa Rabatensis được Đức Thánh Cha Piô thứ XI thành lập vào ngày 2 tháng Bẩy 1923.

Theo thống kê 2017, trong tổng số 29,900,000 dân của thủ đô Rabat, chỉ có 20,000 người Công Giáo sinh hoạt trong 28 giáo xứ, dưới sự coi sóc của Đức Tổng Giám Mục Cristóbal López Romero, dòng Salêsiêng. Tổng giáo phận có 33 linh mục trong đó có 14 linh mục triều và 19 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 22 nam tu sĩ không có chức linh mục và 101 nữ tu.

Ngày 28 tháng Mười Một, năm 1630, Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII thành lập Miền Phủ Doãn Tông Tòa Marruecos. Đến ngày, 14 tháng Tư, 1908, Đức Thánh Cha Piô thứ X nâng miền này lên hàng Giám Quản Tông Tòa. Ngày 14 tháng Mười Một, năm 1956, Miền Giám Quản Tông Tòa Marruecos được Đức Thánh Cha Piô thứ XII nâng lên hàng Tổng giáo phận và được đổi tên là tổng giáo phận Tanger.

Trong tổng số 4,325,500 dân trong vùng, người Công Giáo chỉ có khoảng 3,000 người sinh hoạt trong 7 giáo xứ, dưới sự coi sóc của Đức Tổng Giám Mục Santiago Agrelo Martínez, dòng Phanxicô.

Tổng giáo phận có 15 linh mục, tất cả đều là linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 21 nam tu sĩ không có chức linh mục và 77 nữ tu.

Hầu hết người Công Giáo ở quốc gia này là người nước ngoài đến từ Âu châu, phần lớn là người Pháp và người Tây Ban Nha đã có mặt từ thời thuộc địa.

Nhóm thứ hai gồm những người nhập cư vùng Sahara, chủ yếu là sinh viên. Ngoài tiếng Ả Rập, tất cả người Âu châu có thể nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp. Do đó, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha là hai ngôn ngữ chính trong các thánh lễ tại Marốc. Người Công Giáo Ả Rập cũng dùng tiếng Berber và tiếng Moor trong các thánh lễ và trong việc dạy giáo lý.

Có rất ít người cải đạo từ Hồi giáo sang Công Giáo, là tôn giáo thống trị tại Marốc.

Trong thời thuộc địa có một số người Hồi giáo cải đạo sang Công Giáo chủ yếu là qua hôn nhân. Ngày nay, dưới các luật lệ khắt khe việc cải đạo sang Công Giáo hầu như không tồn tại.


Source:Catholic Herald
 
George Weigel: Hồng Y Reinhard Marx lấy tư cách gì để xét lại luật độc thân linh mục?
Đặng Tự Do
19:23 27/03/2019
Thông tấn xã Công Giáo Catholic News Agency cho biết: Hôm 14 tháng Ba, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục của Munich và Freising, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo ở Đức đang bắt đầu một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” để giải quyết những gì ngài nói là ba vấn đề chính nảy sinh từ cuộc khủng hoảng lạm dụng giáo sĩ: đó là luật độc thân linh mục, giáo lý về đạo đức tình dục và chủ nghĩa giáo sĩ trị.

Nói chuyện với các nhà báo trên chuyến bay trở về từ Ngày Giới trẻ Thế giới, Đức Thánh Cha nói ngài sẽ không cho phép luật độc thân linh mục trở thành một tùy chọn trong Giáo Hội Latinh tương tự như tập quán của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương.

“Trong nghi thức Đông phương, họ có thể làm điều đó. Họ được lựa chọn giữa cuộc sống độc thân hoặc cuộc sống hôn nhân trước khi được phong phó tế. Nhưng khi đề cập đến điều này trong nghi thức Latinh, một câu nói của thánh Phaolô Đệ Lục vang lên trong tâm trí tôi: 'Tôi thà mất mạng sống mình hơn là thay đổi luật độc thân.'“

“Quyết định của tôi là: độc thân linh mục không thể là một tùy chọn,” Đức Giáo Hoàng nói. “Tôi sẽ không thay đổi điều này. Tôi không có cảm giác là tôi có thể đứng trước mặt Chúa với một quyết định như thế”.

Đức Giáo Hoàng đã xác quyết như thế nên tuyên bố của Đức Hồng Y Reinhard Marx bắt đầu một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” để xét lại luật độc thân linh mục khiến nhiều người hoang mang tự hỏi: Trong Giáo Hội Công Giáo hiện nay, Đức Phanxicô là Giáo Hoàng hay Đức Reinhard Marx mới thực sự là Giáo Hoàng?

Hơn thế nữa, không có mối liên hệ nhân quả giữa luật độc thân linh mục và việc lạm dụng tình dục trẻ em. Thật thế, Hội Đồng Giám Mục Úc trong tuyên bố hôm 31 tháng Tám, 2018 cũng nói rõ:

“Một số khuyến nghị từ Ủy ban Hoàng gia đã xen mình một cách quá đáng vào kỷ cương của Giáo Hội Công Giáo như yêu cầu Giáo Hội bãi bỏ luật độc thân linh mục. Câu trả lời của các Giám Mục và bề trên các dòng muốn lưu ý rằng: Chính Ủy ban Hoàng gia cũng không tìm thấy mối liên hệ nhân quả giữa luật độc thân linh mục và việc lạm dụng tình dục trẻ em. Hơn thế nữa, luật độc thân linh mục tự nguyện là một thực hành lâu đời và tích cực của Giáo Hội ở cả Đông và Tây”

Trước những tranh luận tại Đức và trên thế giới về “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” của Đức Hồng Y Reinhard Marx, tiến sĩ George Weigel có bài nhận định sau đăng trên tờ First Things hôm 27 tháng Ba, 2019 với tựa đề “An Open Letter to Cardinal Reinhard Marx”.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
Một lá thư ngỏ gởi Đức Hồng Y Reinhard Marx
George Weigel


Trọng kính Đức Hồng Y,

Con ghi nhận với mối quan tâm công bố gần đây của ngài về một “tiến trình công nghị với hiệu lực ràng buộc” trong đó Giáo Hội tại Đức sẽ thảo luận về cuộc sống độc thân của các linh mục Công Giáo theo nghi lễ Latinh, đạo đức tình dục của Giáo Hội, và chủ nghĩa giáo sĩ trị; những điều này trở thành “vấn đề” được đặt lên bàn thảo luận bởi cuộc khủng hoảng của lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ.

Có lẽ các câu hỏi sau đây sẽ giúp làm sắc nét các cuộc thảo luận của ngài.

1) Làm thế nào một “tiến trình công nghị” của một Giáo Hội địa phương lại có thể tạo ra những hiệu lực “ràng buộc” trên các vấn đề ảnh hưởng đến toàn thể Giáo Hội Công Giáo? Hiệp thông Anh giáo đã thử điều làm này và hiện đang trong tình trạng hỗn loạn; các giáo hội Anh giáo địa phương đi theo con đường thích nghi văn hóa giờ đây đang hôn mê. Đây có phải là mô hình mà ngài và các giám mục đồng hương của ngài mong muốn?

2) Cuộc sống độc thân linh mục trong nghi thức Latinh có liên quan gì đến cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục? Những người sống độc thân chắc chắn ít liên quan đến lạm dụng tình dục hơn là những người kết hôn, là những người dễ có vấn đề lạm dụng tình dục người phối ngẫu. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng hầu hết lạm dụng tình dục ở người trẻ diễn ra trong các gia đình (thường là những gia đình bị đổ vỡ). Các giáo phái Tin Lành cho phép giáo sĩ kết hôn cũng phải chịu tai ương lạm dụng tình dục; và dù thế nào đi nữa, hôn nhân không phải là một chương trình phòng chống tội phạm. Liệu có nực cười không khi thấy rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng hiện đang được dùng làm vũ khí để tấn công vào luật độc thân linh mục, sau khi các cỗ trọng pháo khác đã thất bại trong việc đánh bật truyền thống Công Giáo cổ kính này?

3) Theo một báo cáo của Thông tấn xã Công Giáo Catholic News Agency (CNA), ngài gợi ý rằng “tầm quan trọng của tình dục đối với nhân vị vẫn chưa được Giáo Hội chú ý đầy đủ.” Có thật thế không? Chẳng nhẽ Thần học về Thân xác của Thánh Gioan Phaolô II chưa được dịch sang tiếng Đức à? Có lẽ đã được dịch rồi đấy, nhưng có thể là nó quá dài và phức tạp để người Công Giáo nói tiếng Đức có thể lĩnh hội đúng cách. Nếu thế, xin cho phép con hướng sự chú ý của ngài vào các trang từ 347 đến 358 của cuốn Zeuge der Hoffnung (Ferdinand Schoeningh, 2002), là bản dịch tiếng Đức của cuốn Witness to Hope (Chứng nhân hy vọng), đó là tập đầu tiên trong cuốn tiểu sử Đức Gioan Phaolô II của con. Ở đó, ngài và các anh em của ngài sẽ tìm thấy một bản tóm tắt về Thần học Thân xác, bao gồm cả lời giải thích phong phú, đặt trọng tâm nơi bản thể con người, về luân lý Giáo Hội liên quan đến tình yêu của con người và sự hiểu biết sâu xa, bắt nguồn từ Kinh Thánh, về luật độc thân linh mục được chọn lựa vì Nước Thiên Chúa.

4) Ngài cũng lưu ý rằng những vị giám mục đồng hương của ngài “cảm thấy... không thể nói về các vấn đề liên quan đến hành vi tình dục ngày nay.” Điều đó chắc chắn không xảy ra trong các Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2014, 2015, và 2018, trong đó các giám mục Đức cảm thấy hoàn toàn có thể nói chuyện thoải mái về những vấn đề này, cả trong cách thế y chang như những lối tranh luận chính trị ngày nay. Và con chắc chắn rằng con không đơn độc khi tự hỏi lần cuối cùng là hồi nào khi các Giám Mục Đức còn nói về “hành vi tình dục ngày nay” theo đường lối đề cao đạo lý của Giáo Hội về tình yêu con người như một khẳng định về cuộc sống, được sắp đặt ngõ hầu có thể đạt đến hạnh phúc con người và sự viên mãn, ít nhất là từ những năm sau khi xảy ra sự bất đồng quan điểm của một số đông [các Giám Mục Đức] đối với Humanae Vitae (thông điệp năm 1968 của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục về các vấn đề luân lý trong việc kế hoạch hóa gia đình).

5) Báo cáo của CNA cũng lưu ý rằng “tiến trình công nghị” - “synodal process” - của ngài (trong đó, như một cách nhắc khéo đến Hegel, ngài mô tả như là một “sự tiến hoá có tính công nghị” - “synodal progression”) sẽ bao gồm những tham vấn với Ủy ban Trung ương Giáo dân Công Giáo Đức. Đức Hồng Y Marx thân mến của con ơi, điều này khá giống với việc Tổng thống Trump xin Fox News tư vấn hoặc phát ngôn viên Hạ viện Pelosi đi hỏi ý kiến các biên tập viên của tờ New York Times. Nếu ngài tha thứ cho việc nhắc đến Thiếu tá Heinrich Strasser trong phim Casablanca ở đây, thì thậm chí chúng con, những người Mỹ ngớ ngẩn còn biết rằng ZdK, Zentralkomitee der deutschen Katholiken, là schwerpunkt, là mũi nhọn dọn đường sang phía cực tả để các Giám Mục Đức có thể tự xem mình là một lực lượng “ôn hòa” hay “trung dung” trong Giáo Hội Đức. Ngài biết, con biết, và mọi người khác nên biết rằng các cuộc tham vấn với ZdK sẽ không mang lại điều gì khác hơn là các cuộc tấn công vào luật độc thân linh mục, khẳng định thêm các mốt tình dục hiện tại và những phản đối chống lại Humanae Vitae (một phần, dựa trên sự ngu dốt hiển nhiên của ZdK về Thần học Thân xác, và sự thù địch của người Đức đối với thông điệp Veritatis Splendor (Chân lý Rạng ngời) năm 1993 của Đức Gioan Phaolô II về việc canh tân thần học luân lý Công Giáo).

Thưa Đức Hồng Y,

Giáo Hội Đức – Đạo Công Giáo của tổ tiên con - đang chết dần. Nó sẽ không được hồi sinh bằng cách trở thành một mô phỏng của đạo Tin lành cấp tiến đang hấp hối.

Con chúc ngài một Mùa Chay đầy ơn ích và một Lễ Phục Sinh vui vẻ.


Source:The First Things
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chứng Từ Của Một Mục Tử, với những con chiên ghẻ
Vũ Văn An
23:55 27/03/2019
Với những con chiên ghẻ



Trên đây, nhân nói tới 2 linh mục Miền Nam tập kết ra Miền Bắc, Đức Cha Tạo đã tỏ một thái độ kiên quyết ra sao: không cấp phép được cử hành các bí tích vì họ thuộc Ủy ban Liên Lạc Công Giáo, tiền thân của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo sau này.

Đó là chủ trương trước sau như một của Đức Cha Tạo đối với bất cứ ai tham gia Ủy ban trên. Nói chung, với cả những vị giáo phẩm từ bất cứ nước nào nhưng hợp tác cách này cách khác với chính quyền Cộng Sản, ngài đều có thái độ công khai tẩy chay. Như trường hợp Quyền Tổng Giám Mục Pavol Brezanóczy đến Hải Phòng năm 1961 trong phái đoàn chính phủ Hungary không được ngài tiếp đón.

Dù rất cần linh mục trong hoàn cảnh giáo phận Hải Phòng lúc đó cực kỳ thiếu linh mục, nhất là linh mục trẻ, ngài vẫn không để cho linh mục Phạm Quang Phước, dù đang phụ trách giáo xứ Hải Dương, được phép cử hành các bí tích. Và việc không được phép này kéo dài ít nhất tận đến năm 1966 là năm “Hồi Ký” của ngài bị đứt đoạn.

Cha Phước là một trong rất ít linh mục đón tiếp Đức Cha Tạo về nhậm chức giám mục cai quản giáo phận Hải Phòng, nhưng bị Đức Cha ghi như sau: “Cha Phước đi Hungari mới về Hải Dương trước hôm 24-8-1956. Trước khi đi đến tôi xin tờ Celebret (chứng chỉ được phép làm lễ). Tôi chối. Hôm 2-6-1956 Thủ Tướng Phạm Văn Đồng có trách tôi một câu: ‘Đức Cha hẹp hòi với linh mục Phước’. Đó là điều tôi đoán chắc cha Phước đã trình bầy với Thủ Tướng”.

Đó không phải là cầu cứu duy nhất của Cha Phước với nhà cầm quyền Cộng Sản. Nhiều lần về sau, Cha đã vận động Ủy Ban Hành Chính Hải Phòng, Mặt Trận Tổ Quốc, Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo và nhiều thành phần chiên ghẻ tới gây áp lực để buộc Đức Cha phải cho Cha Phước được quyền cử hành các bí tích, thay vì “bị cấm đạo” như lúc đó.

Trước áp lực như thế, Đức Cha Tạo chỉ ôn tồn giảng giải như có lần ngài nói với Ủy Ban Hành Chính huyện Kinh Môn khi họ minh nhiên nhắc đến Cha Phước: “Chiếu giáo luật, tu sĩ giáo sĩ không được tự do tham gia chính trị chính quyền, ai còn muốn tham gia việc đời thì đừng nhận làm tu sĩ, giáo sĩ, kẻo không chu toàn được cả hai nhiệm vụ một trật... Linh mục Phước ở dưới quyền tôi, bận việc đạo làm không hết, còn thời giờ, hơi sức đâu tham gia công tác phần đời. Tôi không cho phép”.

Thực ra không hẳn bản thân Đức Cha Tạo không ưa Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo mà Cha Phước là một thành viên, mà đây là chính sách chung của Giáo Hội Công Giáo lúc đó, qua “thư Tòa Thánh 7-5-1955 và Quyết Nghị của các Bề Trên địa phận ở Việt Nam 13-3-1955 không cho các giáo hữu gia nhập Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo”.

Khi về thăm giáo xứ Nam Am ngày 30-10-1956, sau khi Cha xứ Đa Minh Lương bị đấu tố và bị bỏ đói cho đến chết ngày 11-7-1956, Đức Cha giải thích việc cấm trên như sau: “Ủy ban Liên lạc Công Giáo là tổ chức do một số giáo sĩ, giáo dân lấy danh nghĩa Công Giáo mà thành lập, đuợc Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ, nói cho đúng Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lập, dùng một số linh mục và giáo hữu miền Nam tập kết với một số linh mục và giáo hữu miền Bắc, vượt quyền các bề trên Giáo Hội”.

Linh mục Phước tỏ ra rất ương ngạnh. Đức Cha Tạo nhiều lần khuyên Cha ra khỏi Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo thì mọi chuyện sẽ được giải quyết. Lần nào Cha cũng hứa sẽ nghe theo, sau lại phớt lờ lời hứa và ở lại mãi trong Ủy Ban. Ngày 13-11-1956, Cha Phước dự cấm phòng chung với các Cha địa phận. Hôm ấy Cha Bích Dòng Chúa Cứu Thế giảng, cho các cha hay: không được gia nhập Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo, ai đã gia nhập phải liệu rút lui. Cha Phước không những hứa mà còn tỏ quyết tâm nữa. “Nhưng sau không giữ lời hứa quyết và khất lại”.

Đối với tín hữu giáo dân, Đức Cha cũng nhiều lần nhắc bảo họ không được gia nhập tổ chức Liên Lạc Công Giáo. Ngày 6-1-1957, tại họ An Tân nội thành Hải Phòng, Đức Cha cho biết: “Giáo Hội đã tuyên bố ai gia nhập tổ chức đó, sẽ coi như không còn thuộc quyền Giáo Hội nữa. Giáo Hội không làm phép Bí tích cho họ được”. Ngày 10-1-1957, Đức Cha ra thông cáo cho mọi người rõ Ủy ban Liên lạc Công Giáo vượt thẩm quyền Giáo Hội. Ngày 17-1-1957, lại ra thông cáo một lần nữa: “ai gia nhập Ủy ban Liên lạc Công Giáo không được chịu các phép Bí Tích".

Ngày 27-1-1957, nhân dịp tín hữu đến mừng tuổi mới Đức Cha, hai người có tiếng trong số họ “lên tiếng cương quyết không rút lui ra khỏi tổ chức ấy”. Mấy hôm sau, cũng trong dịp mừng tuổi Đức Cha, một bà khác lên tiếng cương quyết không rút lui khỏi Ủy ban. Ngài đã không cho một người trong số họ rước lễ.

Ngài không ngại tuyên bố lập trường trên trước mặt chính quyền. Thực vậy, ngày 1-6-1957, trước Mặt Trận Tổ Quốc với sự hiện diện của tướng Trần Tử Bình, Đức Cha Tạo dõng dạc tuyên bố: “Tôi không làm các phép cho người Liên Lạc Công Giáo”.

Cẩn thận hơn nữa, ngày 27-7-1957, Đức Cha còn gửi thư riêng cho các cha trong địa phận về cách cư xử với Liên Lạc Công Giáo trong tòa giải tội: “ai gia nhập song cố tình không rút lui, chẳng được chịu các phép, ai gia nhập mà rút lui phải tuyên bố công khai ở nhà thờ. Ai vì nhầm mà gia nhập, phải hứa từ nay đi chừa không dám đi họp Liên Lạc Công Giáo nữa mới đáng chịu các phép, nếu sau lại lỗi, chốc ấy sẽ xử như kẻ ngã đi ngã lại”.

Chủ trương bài Liên Lạc Công Giáo của Đức Cha mạnh đến nỗi ngày 6-11-1957, Lễ kính 8 chân phúc tử đạo Hải Dương, một lễ truyền thống, Đức Cha không tới dự, “vì Cha Phước vẫn ở trong Ủy ban Liên Lạc Công Giáo. Đã hai lần xin rút lui mà vẫn không rút lui”.

Liên lạc Công Giáo vì thế càng lồng lộn phản công: cản trở việc làm hang đá ở nhà thờ chính tòa “mà không nói gì với hàng phủ (đại diện con chiên ghẻ)”, đánh đập tu sĩ, hạch hỏi tu sĩ. Ngày 1-1-1958, họ còn huy động nhau vào Nhà Chung, trách mắng Cha Quynh: “Từ giờ trở đi cha chớ giảng Phúc Âm nữa”.

Trong khi đó, dịp cấm phòng đầu năm 1958, Cha Phước hứa rút lui khỏi Ủy ban Liên Lạc Công Giáo, nhưng rồi vẫn cứ ở nán lại, nên “bị rút tờ các phép. Tuy hết quyền cũng cứ làm bừa, nên mắc irregularitas C.983-7 (bất hợp lệ theo điều 983-7 bộ giáo luật cũ)”. Trong Thánh Lễ kết thúc tuần cấm phòng, Đức Cha không cho 2 giáo dân trong Ủy ban rước lễ, chỉ cho hôn nhẫn, khiến họ, sau Thánh Lễ lên tiếng phản đối: “Chúng tôi tội gì mà không cho chịu lễ”.

Chiều hôm đó, ngài còn từ khước không tiếp đón đoàn đại biểu của Ủy ban do Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu đến thăm xã giao Đức Cha, lấy lý do đang cấm phòng dù việc cấm phòng đã kết thúc!

Cũng có thể vì vậy mà hai ngày sau, ngày 19-1-1958, có đến khoảng 100 người thuộc Ủy Ban này kéo nhau đến Nhà Chung, chờ Cha Quynh về để gây hấn. Cha Quynh là một linh mục thuộc giáo phận Hà Nội, từng đi du học Pháp trở về, được Đức Cha Khuê cho về Hải Phòng giúp Đức Cha Tạo. Không thấy Đức Cha Tạo nhận định gì nhiều về vị linh mục này, nhưng căn cứ vào khả năng viết đến 16 cuốn sách “phản động” trong thời gian 3 năm quản chế tại Đồng Giới, thì người ta đoán cha là “khối óc” của vị giám mục này.

Chưa hết, nhân dịp kỷ niệm Lễ Bạc thụ phong linh mục ngày 29-6-1958, trong số các tín hữu đến chúc mừng, có người của Ủy ban nên Đức Cha đã không để cả đoàn chúc mừng ngài.

Dịp cấm phòng đầu năm 1959, Cha Phước có tham dự, nhưng “Đức Cha không cho làm lễ vì đã quyết rút khỏi Ủy ban Liên lạc Công Giáo mà hai năm hứa quyết rồi vẫn chưa thi hành giữ lời hứa”.

Các chương 10 đến chương 12 của cuốn sách dành nhiều chỗ nói tới vị linh mục này, người vốn đứng chung một diễn đàn với Tôn Đức Thắng ở Dinh Độc Lập (Thống Nhất) Sài Gòn ngày Cộng Sản mừng chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, và các người ủng hộ vị này.

Ngày 13-1-1960, lúc trưa, chừng 30 người “đi lại lung tung” ở tòa giám mục. Một người trong bọn nói “thưa Đức Cha, chúng con thấy Cha Phước không được làm lễ, chúng con đến xin Đức Cha xét mà cho Cha Phước được làm lễ”. Bọn này ở lại cho tới chiều, lại “phục kích” Đức Cha một lần nữa, không để ngài tự do dùng cơm tối, lải nhải nói: “trước kia có những kẻ đeo lon quan 3 quan tư, quan 5 thì cho choàng áo vào làm lễ, nay cha Phước làm việc đạo chu toàn, tham gia công tác xã hội, làm việc yêu nước, lại cấm không cho làm lễ”.

Trưa ngày 14-1-1960, lại một nhóm khác tới hạch hỏi Đức Cha “chúng con thắc mắc, tại làm sao cha Phước không được làm lễ?” Ban chiều, lại một nhóm khác ăn nói “lý sự” hơn: “Ngày trước có những kẻ cầm súng chĩa vào bắn đồng bào, thì cho làm lễ. Ngày nay cha Phước làm việc đạo tốt, tham gia công tác xã hội, làm việc yêu nước thì cấm không cho làm lễ. Thế, ai cấm đạo, Đức Giám Mục cấm đạo chứ ai cấm đạo? Địch phá nhà thờ, lấy nhà thờ làm đồn bót, Chính phủ cho tự do tín ngưỡng, giúp sửa chữa nhà thờ. Đức Giám Mục lại không cho làm lễ, thực chỉ có chân tay Mỹ Diệm mới làm thế thôi chứ!”

Cha Phước vận động nên ngày 15-1-1960, Ủy Ban Hành Chính Hải Phòng mời Đức Cha tới để chính thức phản đối ngài đã “bắt linh mục Phước rút khỏi Ủy ban Liên lạc Công Giáo, Mặt trận Tổ quốc và Đại biểu Hội đồng Nhân dân. Như thế cụ hành động hơn chính quyền. Sắc lệnh Chính phủ cho tự do tham gia các tổ chức yêu nước, cụ lại cấm đó là trái chính sách. Linh mục Phước không chịu nổi nỗi oan ức đó, nên không cấm phòng nữa. Cụ dùng kỳ cấm phòng đó làm chính trị”.

Ngày 19-1-1960, một phái đoàn nói là đại diện cho xứ Hải Dương đến đặt thẳng vấn đề với Đức Cha: “Nhân dân 13 xứ, ai mất linh hồn tại Cha Phước không được làm các phép ai chịu?”. Đức Cha trả lời: “tôi chịu!”. Họ đành đe dọa: “Pháp luật nó không nể ai, kẻ nào chống đối lại Chính phủ, Chính phủ có pháp luật trừng trị... Xin Đức Cha xét lại, kẻo sắp đến mà không kịp”.

Đức cha vẫn giữ vững lập trường dù được Cha Chính Hiệp khuyên nên mềm dẻo hơn với Cha Phước. Do đó, Cha Phước tỏ ra hết kiên nhẫn, kỳ cấm phòng đầu năm 1961, vị linh mục này đứng giữa nhà cơm nói với Đức Cha và mọi người hiện diện: “Con được thư Cha Chính mời về cấm phòng. Nhưng lên gặp Đức Cha, Đức Cha vẫn không đổi ý, thời sáng mai con về Hải Dương”.

Sau đó, gặp một số “các cậu” (chủng sinh?), Cha Phước phân trần thêm: “Cha Chính mời tôi về cấm phòng tôi vâng lời, nhưng thấy Đức Cha không thay đổi thái độ, cấm phòng gì lại lễ không được làm, tội không xưng, ở đây cấm tôi làm lễ, tôi đi Hà Nội tha hồ bánh, tha hồ rượu, khối dầu thánh. Đối với Đức Cha, tôi không có gì, tôi chỉ ở trong Ủy ban Liên lạc Công Giáo thôi. Kinh thánh có câu: Con là thầy cả dòng Melchisedech cho đến đời đời. Ai cách được chức linh mục của tôi. Tôi vẫn là linh mục của địa phận Hải Phòng, của Hội thánh. Có lời khác rằng: Dù thầy cả có tội lỗi thế nào làm lễ cũng vẫn biến bánh rượu thành Mình Thánh Máu Thánh kia mà. Tôi có tội thì tôi chịu có ai phải chịu thay tôi đâu. Đức Cha có phải chịu đỡ tôi đâu. Tôi xưng tội hàng tháng, tôi mở miệng nói một tiếng sẽ có chán thầy cả giải tội cho, còn cha Mỹ rồi sẽ chết co một mình không ai làm các phép cho đâu mà tôi về Hải Dương làm lễ lại cấm tôi. Thánh Phaolô nói trước khi chịu lễ phải xét mình xem có tội gì đã, tôi xét mình chả thấy có tội gì mà, chả cờ bạc, rượu chè, trai gái gì kia mà. Đem truyện Lutero đọc, ám chỉ thằng Phước này đấy, nhưng thằng Phước này có rối đạo đâu. Tôi có dậy có 4 Đức Chúa Giời [Trời] đâu, nếu tôi có giảng Đức Chúa Giời 4 ngôi hẳn giáo hữu họ chẳng nghe theo tôi đâu”.

Cha còn đưa ra lời đe dọa: “Đây là Nhà Chung, là của địa phận, tôi muốn ở bao lâu thì ở, ai đuổi được tôi... Ai muốn đuổi tôi, tôi sẽ đuổi người ấy trước”. Và lên tiếng trách móc: “xã hội người ta tiến, Đức Cha cứ ỳ ra thế, lúc thống nhất khắc biết, ở xã hội nào phải tùy xã hội ấy, tôi làm việc xã hội chứ làm gì hại Giáo Hội mà không cho tôi làm lễ”.

Những người ủng hộ cha Phước, sau đó, còn làm khó dễ các cha và Đức Cha nhiều lần nữa. Trong các lời phản đối của họ, họ nhắc đến vụ Đức Cha ở Tu Vũ: “Đức cha ở Tu Vũ đã bắn chết bao nhiêu đồng bào rồi, bây giờ lại ngăn cấm không cho tham gia công tác xã hội không cho làm việc yêu nước”.

Họ còn âm mưu cùng Cha Phước đưa các cha về Đồng Giá cấm phòng năm 1961 để “tuyên truyền rằng các cha đã bỏ Đức Cha mà theo cha Phước vì Đức Cha không cho vào Liên lạc Công Giáo”. Nhưng âm mưu bất thành.

Tuy vậy, bọn họ không bỏ cuộc, Đức Cha cho hay, để làm áp lực với Đức Cha, “từ 8 giờ ngày 17 cho đến 15 (3 giờ chiều) ngày 19 tháng 1 năm 1961, hết bọn nọ thay bọn kia đêm ngày chúng ở trong buồng khách [tòa giám mục] và trước cửa nhà nguyện”. Thực tế, chúng vây kín Đức Cha trong nhà nguyện, không cho đi đâu, ăn ngủ trong đó cả. Suốt ngày, chúng thay nhau nhắc lại những yêu sách cũ mà cụ thể nhắm vận động cho Cha Phước được làm các bí tích và vẫn ở trong Ủy ban Liên lạc Công Giáo.

Chúng không tiếc lời thóa mạ khi thấy người nhà đem mâm cơm trên có một liễn cơm, một bát canh rau, một đĩa trứng tráng và đĩa đặt vài quả chuối: “Lũ ăn bám, mà mâm cao cỗ đầy ngập mắt, còn mình làm đầu tắt mặt tối chân lấm tay bùn đến bữa chỉ vài con tôm cong”.

Chúng còn thay nhau đi hành khổ các cha lúc đó đang cấm phòng, cả các chủng sinh nữa. Người thì chúng nói ngon nói ngọt, người thì chúng đe dọa chửi bới, nhằm khích động để về hùa với chúng đấu tranh cho cha Phước. Hãy nghe chúng đe dọa: “Thằng Đu-lây (Đức Khâm Sứ Tòa Thánh lên là Dooley) chúng tao còn đuổi đi được nữa là hạng này”. Không thấy Đức Cha thuật lại hành động gì của Cha Phước đối với bọn họ. Chỉ thấy khi Cha Mỹ thấy chúng quấy phá quá phải “bỏ cấm phòng về Kẻ Sặt, cùng đi với cha Phước”.

Sau đó, Đức Cha ít nhắc đến Cha Phước và bọn chiên ghẻ. Phần còn lại của năm 1961 và suốt tới năm cuốn "Hồi Ký" của ngài tạm gián đoạn, mà Nhóm Thực Hiện cho biết là năm 1966, Đức Cha nói về họ rất ít, ngoài việc quyền Tổng Giám Mục Pavol Brezanóczy trong phái đoàn chính phủ Hungary đến thăm ngày 15-10-1961 nhưng ngài không tiếp vì không có giấy giới thiệu của Tòa Thánh và việc ngày 17-9-1961, Phêrô Phạm văn Báu, chủ tịch Ủy ban Liên Lạc Công Giáo Hải Phòng bị bệnh gấp rút chết, không chịu các phép, Cha Chính không nhận làm phép xác.

Cô đơn như Chúa Giêsu trong Vười Giêt-xi-ma-ni

Tuy nhiên, các quấy phá của họ có tác dụng rõ rệt. Năm 1962 không có việc các cha về Nhà Chung cấm phòng như mọi năm. Và Đức Cha cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Hãy nghe ngài diễn tả lại cảm nghĩ của ngài khi một mình cử hành thánh lễ đêm giáng sinh 1962: “Đức Cha mặc phẩm phục bắt đầu cử hành lễ Misa. Nói đến đây, ai cũng phải ngậm ngùi, nếu họ là người Công Giáo chân chính đã sống trong đời Pháp thuộc, về sự quá đơn giản ngày nay sánh với thuở trước đây mươi năm. Ngày lễ Noel bấy giờ biết bao nhiêu thày cả chung quanh tòa Đức Giám Mục cử hành lễ đại trào, mà ngày nay trơ trọi còn một mình Đức Giám Mục. Thực cô đơn, khác nào Chúa ở vườn Giêt-xi-ma-ni”.

Về phương diện này, người Cộng Sản đã thành công. Có người phê phán thái độ quá cương nghị của Đức Cha Tạo đối với Cộng Sản và những người Công Giáo hợp tác với họ. Nhưng thiển nghĩ ngài là hoa trái của nền giáo dục Piô XII bất khoan dung với cả chủ nghĩa cộng sản lẫn người cộng sản trong khi người cộng sản Việt Nam là hoa trái của chủ nghĩa Lenin Staline hoàn toàn bất khoan dung với đạo Công Giáo và người Công Giáo. Đức Gioan XXIII có mang đến một thay đổi não trạng nào đó đối với người cộng sản nhưng cả Giáo Hội miền Bắc lẫn người cộng sản Việt Nam lúc đó đều không lưu ý đến làn gió mới chỉ có tính thoang thoảng đâu đó mà thôi. Cụ thể, Đức Cha chỉ nhắc đến việc học hỏi Thông Điệp Mẫu Sư (Mater et Magistra), chứ không nhắc chi tới Thông Điệp Hòa Bình Trên Trái Đất (Pacem in Terris) của Thánh Giáo Hoàng này.

Vả lại, phải nói không có người Công Giáo Việt Nam nào hợp tác đúng nghĩa với cộng sản Việt Nam. Những người tự cho mình hợp tác với Cộng Sản thực sự đã trở thành công cụ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Đúng như Đức Cha Tạo quả quyết Ủy ban Liên lạc Công Giáo không do Công Giáo đứng ra thành lập mà là do Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đứng ra thành lập và trả lương cho các người tham gia. Những người như Ngô Tử Hạ không hề đại diện cho quyền lợi của người Công Giáo Việt Nam.

Lúc giáp mặt Đức Cha Tạo đang gặp khó khăn trong việc vận động về giáo phận Hải Phòng thi hành sứ mệnh giám mục, Ngô Tử Hạ không hề hứa hẹn giúp đỡ chi, mà chỉ để tuyên truyền cho Chính phủ. Hắn nói với Đức Cha: “Công Giáo có nhiều ông cũng bậy lắm. Tôi thấy các cha các thày đây không có điều gì mà phải thế này. Tôi biết rõ các ông ấy lắm... Thưa Đức Cha cụ Hồ và cụ Thủ tướng rất thật thà, thật thà lắm Đức Cha ạ!”

Thật thà hay không chắc Đức Cha Tạo, người, suốt cuộc đời trưởng thành, sống trong chế độ ấy, hẳn biết rõ. Ngài biết rõ: Chính phủ cộng sản sử dụng những người như Ngô Tử Hạ, như linh mục Phước và nói chung Ủy ban Liên lạc Công Giáo để làm gì, khi gặp Phạm văn Đồng ngày 11-3-1956.

Hôm ấy, ngài yêu cầu Phạm Văn Đồng phóng thích trả tự do cho các linh mục, các tu sĩ, chính phủ vừa kết án. Đồng nói: “Đó là do giáo dân phát hiện tố giác, chứ Chính phủ có biết đâu đấy”.

Những người đấu tố Cha Già Đa Minh Lương ở Nam Am cho đến chết đói trong tù cũng đều là “giáo dân phát hiện” cả. Vị linh mục đáng kính này chính là cha xứ nơi Cha Phước làm cha phó một thời gian khá lâu. Không biết linh mục Phước có ở trong số những người “phát hiện” này hay không. Nhưng rõ ràng ông không làm gì cả. Cả cái Ủy ban mà ông là đại biểu sáng chói cũng không làm gì cả cho vị linh mục này, kể cả việc đến thăm và tiếp tế lương thực để ngài khỏi chết đói.

Đúng là Ủy ban của ông có quyền thế, muốn “đuổi thằng Đu-lây” đi thì “thằng Đu-lây” phải đi. Nhưng chỉ làm được thế, đúng chính sách của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để được “đi Hà Nội tha hồ bánh, tha hồ rượu, khối dầu thánh” và “Ai muốn đuổi tôi, tôi sẽ đuổi người ấy trước” như lời Cha Phước nói. Họ có làm được gì trong vai trò liên lạc cho người Công Giáo Việt Nam chân chính, cho các nạn nhân đồng đạo của họ bị nhà cầm quyền bách hại và sát hại ngay trước mắt họ? Ngược lại, chỉ biết giải thích sai lạc tâm ý các buổi cầu nguyện của Đạo: “linh mục Phước nói: Quyển ‘Phút đền tạ’ là do phản động in, kinh ở đó là kinh phản động chứ không phải kinh do Toà Thánh làm”. Đúng là “giáo dân phát hiện” cả như lời Phạm Văn Đồng!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Áng Mây Chiều Tà
Đặng Đức Cương
08:47 27/03/2019
ÁNG MÂY CHIỀU TÀ
Ảnh của Đặng Đức Cương

Hiu hắt hoàng hôn ánh nhật tà
Thẫn thờ lặng lẽ bóng chiều sa
Ngày qua vội quá, tôi ngồi lặng
Ngắm áng mây trời bay thật xa ...
(Trích thơ của Bạch-Loan)
 
VietCatholic TV
Cha Roger Landry trong Phái bộ Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc nhận định về bản án bất công của ĐHY Pell
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:31 27/03/2019
Trong chương trình phóng sự đặc biệt này chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một phân tích rất sâu sắc của linh mục nhà văn Hoa Kỳ, Cha Roger J. Landry về bản án bất công mà Đức Hồng Y George Pell phải chịu.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cha Roger J. Landry là một linh mục trong Phái bộ Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc ở New York. Ngài nguyên là linh mục của Giáo phận Fall River, Massachusetts, và từng là cha chính xứ của Giáo xứ St. Bernadette ở Fall River, Massachusetts, và trước đó là chính xứ St. Anthony Padua ở New Bedford, Massachusetts.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân sinh học tại Đại học Harvard, ngài đã theo đuổi con đường tiến đến chức tư tế ở Maryland, Toronto và Rôma. Sau khi được Đức Cha Sean O'Malley, OFM Cap (nay là Hồng Y) truyền chức linh mục tại Giáo phận Fall River vào ngày 26 tháng 6 năm 1999, ngài trở lại Rôma để hoàn thành chương trình sau đại học về Thần học luân lý và đạo đức sinh học tại Viện Hôn nhân và Gia đình Gioan Phaolô II.

Cha Landry cũng là một nhà văn. Ngài viết cho nhiều tờ báo Công Giáo, bao gồm National Catholic Register và The Anchor, là tờ báo hàng tuần của Giáo phận Fall River, mà ngài là chủ nhiệm kiêm chủ bút từ năm 2005 đến 2012. Một trong những cuốn sách nổi tiếng của ngài là cuốn “Plan of Life: Habits to Help You Grow Closer to God” – “Kế hoạch cho cuộc sống: Những thói quen giúp bạn đến gần Chúa hơn” (Pauline Books and Media 2018).

Hôm 20 tháng Ba, 2019, tờ National Catholic Register đã đăng một tiểu luận của ngài nhan đề: “Pell Case Reminds the World Why Cardinals Wear Red”, “Vụ án Đức Hồng Y Pell nhắc nhở thế giới tại sao các Hồng Y mặc phẩm phục màu đỏ”.

Xin mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của … và …..

Mùa Chay là thời gian chúng ta làm sống lại trong tinh thần các sự kiện trong phiên tòa nhục nhã đã lên án Chúa Giêsu các tội ác báng bổ và quyến rũ quần chúng, và kết thúc với bản án đóng đinh Ngài.

Đó cũng là một thời khắc chúng ta suy nghĩ về lời nói của Ngài từ trong Bữa Tiệc Ly, “đầy tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15:20).

Chúa Giêsu sai chúng ta ra đi “như chiên vào giữa bầy sói” với lời cảnh giác rằng, mọi người, ngay cả những người gần gũi nhất với chúng ta, sẽ nộp chúng ta cho tòa án, sẽ đánh đập chúng ta ngay cả ở những nơi thờ phượng, và dẫn chúng ta ra trước các nhà lãnh đạo dân sự để trả lời cho những lời cáo gian nhằm hãm hại chúng ta. Ngài nói rằng chúng ta sẽ bị “mọi người thù ghét” vì danh Ngài và một số người trong chúng ta thậm chí sẽ phải chịu như Ngài, là lãnh án chết (Mt 10: 16-22). Nhưng Ngài trấn an chúng ta: “Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” (Mt 5: 11-12).

Đối với tôi, những lời nhắc nhở trên đưa ra một bối cảnh thật là thích hợp để cố gắng hiểu sự bất công không thể tin nổi đang xảy ra với Đức Hồng Y George Pell tại Úc, là người vào ngày 12 tháng Ba vừa qua đã bị kết án đến hơn sáu năm tù giam sau khi bị cho là “có tội” vào ngày 11 tháng 12 năm ngoái với 5 tội danh cho rằng ngài đã lạm dụng tình dục hai trẻ em trong dàn hợp xướng của nhà thờ chính tòa Melbourne vào năm 1996.

Những lời vu cáo lạm dụng tình dục chống lại các giáo sĩ, như chúng ta biết, là tương đối hiếm tại Hoa Kỳ. Trong lịch sử có ít hơn 10% các cáo buộc đã được chứng minh là sai.

Tuy nhiên, những phản ứng có thể hiểu được đối với sự thất bại của Giáo Hội trong việc bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân bị lạm dụng tình dục trong quá khứ không thể nào có thể biện minh cho mưu toan biến các giáo sĩ vô tội hoặc các nhân viên mục vụ khác trở thành nạn nhân của các vụ bôi nhọ danh dự thông qua các cáo buộc sai trái - hoặc tệ hơn, trở thành các tội phạm bị kết án và giam cầm vì các tội ác, có lẽ là tồi tệ nhất, mà họ không bao giờ phạm. Chúng ta phải bảo vệ các giáo sĩ vô tội với một lòng nhiệt thành tương tự như chúng ta bảo vệ những đứa trẻ vô tội, và đòi những người làm tổn thương chúng phải chịu trách nhiệm.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng đối với tất cả người Công Giáo trên thế giới là cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell và cho những người tìm kiếm công lý dám lên tiếng mạnh mẽ như tiên tri trẻ Daniel khi bà Susanna bị hai tên thẩm phán băng hoại buộc tội vì bà đã dám từ chối những lời dụ dỗ của họ (Daniel 13).

Tất nhiên, những ai không có mặt ở đó đều không thể chắc chắn tuyệt đối rằng điều gì đó đã không xảy ra; nhưng bất cứ ai nghiên cứu sự thật trong vụ án Đức Hồng Y Pell với một lòng trí công bằng không chỉ nghi ngờ hợp lý rằng ngài đã không làm những gì người ta buộc tội cho ngài, mà còn có thể chắc chắn về mặt đạo đức rằng ngài thực tế không thể làm như vậy.

Cáo buộc được đưa ra là vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, sau một trong hai Thánh lễ đầu tiên tại Nhà thờ St. Patrick của Melbourne mới được trùng tu, Đức Tổng Giám Mục Pell cao 6 feet 3 inches (190.5 cm) đã bỏ rơi vị trưởng ban nghi lễ, người mang mũ mão, người mang quyền trượng và tất những người khác, để rời khỏi đám rước kết lễ rất trang trọng và theo hai cậu bé 13 tuổi trong hợp xướng - là những người phải đi thẳng đến buổi diễn tập cho lễ Giáng sinh - vào phòng áo phía sau bàn thờ. Ở đó, sau khi la rầy các ca viên dám uống rượu lễ, ngài đã lạm dụng cả hai chàng trai này trong suốt sáu phút trong khi cánh cửa phòng áo vẫn mở toang.

Một trong những người được cho là nạn nhân đã chết vào năm 2014 trước khi ra tòa làm chứng, đã nói với mẹ anh ta trong hai dịp khác nhau rằng anh ta chưa bao giờ bị ai lạm dụng. Còn người tự xưng là nạn nhân kia nói rằng Đức Hồng Y Pell đã buộc anh ta thực hiện hành vi quan hệ tình dục trong khi vị tổng giám mục vẫn mặc áo quần đầy đủ, một chiếc áo chùng dài đến chân, một chiếc áo alba cũng dài đến chân, một giây các phép quấn chặt như một chiếc thắt lưng, một dây stola và một áo lễ (mặc dù bất kỳ linh mục nào cũng sẽ nói với bạn rằng nó cực kỳ khó khăn ngay cả khi phải đi vào nhà vệ sinh với các phẩm phục đầy đủ như vậy).

Tất cả những điều này xảy ra mà không có ai phát hiện, trong một giáo đường mà vào bất kỳ Chúa Nhật nào cũng rất bận rộn như Nhà Ga Trung ương. Nhưng theo lời khai, vào Chúa Nhật này, nó đặc biệt vắng vẻ như một thị trấn ma quái. Ông từ nhà thờ đột ngột biến mất. Những người đọc sách biến mất. Những linh mục đồng tế cũng biến mất. Những người phụ giúp trên bàn thờ cũng hô biến luôn.

Sau khi cái biến cố lạm dụng ấy xảy ra, hai chú bé trong dàn hợp xướng được cho là đã trở lại buổi tập hát mà không có ai từ ca trưởng của họ cho đến bất cứ ai trong vài chục ca viên đồng nghiệp của họ nhận ra rằng họ (hay giọng hát của họ) đã biến mất trong một khoảng thời gian - thực tế, người ca trưởng nói rằng họ đã không hề mất tích - và Đức Tổng Giám Mục thực ra với áo mão đầy đủ vẫn đứng trước lối vào Nhà thờ để chào đón những người đi lễ đang vui mừng được gặp gỡ vị tổng giám mục mới của họ và chắc là đã phải kiên nhẫn chờ đợi suốt thời gian để có thể bắt tay ngài.

Trong suốt phiên tòa, không có bất cứ ai về hùa với người tố cáo hết cả, kể cả các nhân chứng được công tố viện triệu tập, trong khi có đến 20 người xác nhận tình trạng ngoại phạm của Đức Hồng Y Pell. Hơn nữa, người tự xưng là nạn nhân không bao giờ nói với ai về vụ lạm dụng giả định này trong suốt hơn 20 năm. Nạn nhân cho rằng Đức Hồng Y Pell đã tách quần áo giám mục của mình xuống giữa để tạo điều kiện cho việc lạm dụng, mặc dù có một vài sự thật nổi bật: 1) Áo Alba không được thiết kế để có thể tách ra theo cách này, 2) chiếc áo chùng phải được mở từng nút một khi nằm bên dưới áo alba, và 3) quần và thắt lưng mà tổng giám mục đang mặc bên dưới những lớp quần áo cồng kềnh này làm sao mà có thể cởi ra (chỉ có Chúa mới biết). Mỗi bước này đều tốn nhiều thời gian, làm hết những công đoạn như thế chắc chắn sẽ mất nhiều hơn sáu phút được cho là thời gian xảy ra tội ác.

Hơn nữa, các nhân viên làm việc tại nhà thờ chính tòa St. Patrick đã làm chứng rằng những người trong phòng áo không thể nào lấy rượu lễ ra uống- tất cả rượu lễ bị khóa trong một hầm rượu - và rượu được sử dụng luôn có màu trắng, không phải màu đỏ như đã được báo cáo trong phiên tòa. Mô tả từ ký ức của nạn nhân trong những lời buộc tội được đưa ra về cách bài trí trong phòng áo cũng không đúng sự thật.

Ngoài ra, vào năm 1996, khi trở thành tổng giám mục của Melbourne, Đức Hồng Y Pell đã đưa Giáo Hội tại Úc lên vị trí tiên phong trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, bằng cách nhấn mạnh vào các yêu cầu môi trường an toàn là những điều chỉ được đặt ra ở Hoa Kỳ sáu năm sau đó.

Đức Hồng Y Pell hẳn đã biết một cách thấu đáo những tai tiếng nào có thể xảy ra khi ngang nhiên bỏ đám rước để đi theo các thiếu niên vào phòng áo một mình. Hơn nữa, nếu ai đó rất muốn phạm tội tình dục đối với trẻ vị thành niên, người ấy cũng sẽ không làm như vậy vào một trong những ngày Chúa Nhật đầu tiên của mình trong ngôi nhà thờ mới được trùng tu, ở một nơi công cộng, trong khi những người khác đang đợi mình. Một người dám phạm tội như vậy, hẳn phải có một chuỗi các nạn nhân bị lạm dụng trong những tình huống ít hiểm nghèo hơn? Nhưng tuyệt nhiên không có.

Vì vậy, làm thế nào là một bản án có tội 12-0 của bồi thẩm đoàn có thể xảy ra? Rõ ràng, bởi vì nhóm bồi thẩm đoàn này đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công không ngừng vào Giáo Hội nói chung cũng như vào cá nhân Đức Hồng Y Pell với tư cách là một đại diện hữu hình cao cấp của Giáo Hội đó ở Úc.

Ủy ban Hoàng gia trong giai đoạn 2013-17 về Phản Ứng Của Các Định Chế Đối Với Lạm Dụng Tình Dục Trẻ Em tập trung phần lớn sự chú ý vào những thất bại của Giáo Hội tại Vương quốc Anh và các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung như Úc, đã tạo ra ấn tượng rằng Giáo Hội gần giống như một tổ chức tội phạm bao che cho nhau để bảo vệ các thành viên khỏi bị truy tố về tội ác chống lại trẻ vị thành niên.

Đối với Đức Hồng Y Pell, cho đến nay, ngài là gương mặt đáng chú ý nhất của Công Giáo Úc trong thời gian cả một thế hệ trong cương vị là Tổng Giám Mục Melbourne, sau đó là Tổng Giám Mục Sydney, rồi là Hồng Y, và cuối cùng là người được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2013 để chỉnh đốn nền tài chính của Vatican. Ngài là một cây bút viết các bài chính luận thường xuyên trên báo chí, và là một bình luận viên truyền hình và đài phát thanh, một người rất thích tranh luận - với sự cứng rắn của một cựu cầu thủ bóng đá theo luật Úc – trước những người tấn Công Giáo Hội về phá thai, quyền của người đồng tính, phong chức cho phụ nữ, và vô số các vấn đề cấp tiến khác (và ngài thậm chí còn tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học về các vấn đề như biến đổi khí hậu). Ngài là tiêu điểm của trào lưu chống Công Giáo, chống giáo sĩ và chống chủ nghĩa bảo thủ ở một đất nước rất thế tục.

Ba ví dụ sau thiết tưởng đủ cho thấy tình trạng ngộ độc của công luận tại Úc.

Năm 2016, ca sĩ Tim Minchin đã tung ra bài “Come Home Cardinal Pell” – “Về nhà đi Hồng Y Pell” - vươn lên vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Các Ca Khúc Đơn Ca của Úc. Nó được Hiệp Hội Quyền Biểu Diễn của Úc đề cử là Bài Hát Hay Nhất trong năm và có 3.3 triệu lượt xem trên YouTube. Bài hát có đoạn: “Tôi muốn được minh bạch ở đây, George: Tôi không phải người hâm mộ tôn giáo ông và cá nhân tôi tin rằng những người che đậy lạm dụng phải vào tù. Về nhà đi, Hồng Y Pell, tôi đã có một vị trí đẹp trong địa ngục với tên của ông trên đó. Nếu ông không cảm thấy bị ép buộc phải trở về nhà bởi ý thức về nghĩa vụ đạo đức thì có lẽ ông nên về nhà để kiện tôi.”

Cùng năm đó, ký giả Louise Milligan, một người căm ghét Đức Hồng Y ra mặt, đã xuất bản cuốn “The Rise and the Fall of George Pell” - “Sự trỗi dậy và sự sụp đổ của George Pell”, trong cố gắng kích động dư luận chống lại ngài bằng cách thu thập những tin đồn và những lời vu cáo từ thời ngài còn là một linh mục trẻ [Bà Louise Milligan tự xưng mình khi còn nhỏ là một người Công Giáo nhưng một lần bị mẹ lấy giày đánh vào đầu vì đi lễ trễ nên bà ta quay sang “hận” Công Giáo. Đây là một nhân vật bài Công Giáo rất quyết liệt tại Úc]

Vào năm 2013, cảnh sát Victoria đã phát động “Cuộc Hành Quân Tethering” để điều tra Đức Hồng Y Pell, mặc dù không có khiếu nại nào chống lại ngài. Sau đó, một chiến dịch kéo dài bốn năm để tìm những người sẵn sàng cáo buộc lạm dụng tình dục, bao gồm những biệt đội cảnh sát được trao nhiệm vụ lấy quảng cáo trên báo yêu cầu người ta khiếu nại về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Melbourne - trước khi có bất cứ khiếu nại nào. Khi xét đến cuộc hành quân này và các nỗ lực mạ lỵ và vu cáo khác mà Đức Hồng Y phải chịu, nhiều nhà bình luận pháp lý nổi tiếng của Úc đã đặt câu hỏi trước, trong và sau quá trình tố tụng của bồi thẩm đoàn, liệu có thể xét xử công bằng cho Đức Hồng Y hay không.

Hãy tưởng tượng bạn đang tham dự một bồi thẩm đoàn trong đó bị cáo được mô tả như là người đứng đầu của một tổ chức mafia dữ dằn; đến mức bạn tin rằng anh ta đã phạm một loạt các tội nghiêm trọng nhất, nhưng các công tố viên đã không làm tốt công việc trong vụ án cụ thể mà họ đang tiến hành, các lời chứng để truy tố có nhiều mâu thuẫn khác nhau, và luật sư bào chữa tài tình đã làm mọi việc và nhiều hơn nữa để đưa ra ra các nghi ngờ hợp lý đối với những lời buộc tội. Có thực sự dễ dàng để tha bổng không?

Ngay cả khi bạn thấy rằng chẳng có chứng cứ gì để buộc tội tên mafia này về tội danh đang xét xử, thì bạn vẫn cảm thấy rằng có khả năng là hắn ta đã phạm một số tội ác khác, ở đâu đó, và xã hội sẽ tốt hơn, và công lý được phục vụ đáng kể hơn, nếu hắn ta bị giam đằng sau những chấn song, hay tối thiểu qua vụ này bạn có thể dạy cho mọi người một bài học?

Nhà báo Mỹ John Allen gần đây đã viết, “Do tác dụng tiêu cực của giới truyền thông và bản tính thích tranh luận công khai [để bảo vệ lập trường của Giáo Hội] của ngài, Đức Hồng Y Pell chiếm xấp xỉ cùng một chỗ trong dư luận xã hội như Osama bin Laden sau cuộc tấn công 9/11 ở Mỹ. Nếu bạn đang là một bồi thẩm, bạn có tha bổng bin Laden hay không ngay cả khi trường hợp truy tố này có những lỗ hổng to tổ bố?”

Bồi thẩm đoàn đầu tiên ở Melbourne cũng rất khó khăn khi muốn tha bổng cho Đức Hồng Y Pell. Trong phiên tòa đầu tiên, 10 trong số 12 bồi thẩm thấy ngài không phạm tội. Ở Úc, cần có 11 thành viên trong bồi thẩm đoàn mới có thể tha bổng, điều đó có nghĩa là trường hợp của Đức Hồng Y Pell đã dẫn đến một vụ án oan.

Phiên tòa đầu tiên đó cho ta thấy rõ bồi thẩm đoàn thứ hai, những người đã kết án Đức Hồng Y 12-0, đã không được trình bày những bằng chứng vô tội với cùng một trọng lượng như lần đầu tiên và có thể đã chọn bỏ qua rất nhiều mâu thuẫn và những điều bất khả thi trong lời khai của người tố cáo.

Đức Hồng Y Pell đã kháng cáo với một hội đồng thẩm phán cao cấp, những người có quyền tuyên bố phán quyết trước đó là một “phán quyết không an toàn”, rằng bồi thẩm đoàn không thể thể đi đến kết luận hợp lý dựa trên các bằng chứng, và do đó vô hiệu hóa bản án của Đức Hồng Y Pell. Đó là những gì tất cả chúng ta nên cầu nguyện vào thời điểm này.

Trong khi đó, Đức Hồng Y Pell đang ở trong một phòng biệt giam bị ngăn cản không được cử hành Thánh lễ, khi ngài bước vào Cuộc Khổ Nạn của Chúa và giúp Giáo Hội đền tạ về những tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, mặc dù ngài chẳng hề mắc những tội lỗi như người ta cáo buộc cho ngài, như khi xưa họ đã từng cáo gian Chúa Giêsu tội báng bổ và quyến rũ.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 28/03/2019: Đại nghịch bất đạo – Làm hồ sơ giả cáo gian Hồng Y
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:32 27/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Công bố Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên

Trong chuyến viếng thăm vào ngày 25 tháng 3 tại đền thánh Đức Mẹ Loreto, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên có tên là “Vive Cristo, esperanza nuestra”, là tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng của chúng ta”.

Tựa đề này cũng là những lời mở đầu của văn bản gốc bằng tiếng Tây Ban Nha của Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên được trình bày dưới hình thức một lá thư gửi đến giới trẻ. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ký Tông huấn này khi ngài viếng thăm đền thánh Đức Mẹ Loreto tại Ý vào ngày 25 tháng 3, Lễ Thiên Thần Truyền Tin Cho Đức Mẹ.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư 20 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết “Với cử chỉ này, Đức Thánh Cha có ý phó dâng cho Đức Trinh Nữ Maria tài liệu hoàn thành công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục được tổ chức tại Vatican từ ngày 3 đến 28 tháng 10 năm ngoái, 2018, với chủ đề: ‘Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi’”.

Thông báo cho biết tiếp:

“Văn bản của Tông huấn sau đó sẽ được công bố cùng với chữ ký của Đức Thánh Cha ngày 25 tháng 3 và sẽ được trình bày, theo như thông lệ với các tài liệu của huấn quyền, trong một cuộc họp báo tại Phòng Báo chí Tòa thánh, các chi tiết sẽ được cho biết trong những ngày tới.”

Trong chuyến viếng thăm chưa đầy 6 giờ đến ngôi đền nổi tiếng trên bờ biển Adriatic, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ trong Nhà thánh, gặp gỡ những người bệnh và ăn trưa với các giám mục trong vùng.

Theo truyền thống, các bức tường của Nhà thánh nằm bên trong đền thánh Đức Mẹ Loreto, được tin chính là các bức tường trong nhà Đức Maria ở Nazareth nơi Đức Mẹ đã sống và là nơi Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ.

2. Đức Hồng Y Sarah nói: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục là cuộc khủng hoảng sâu sắc về đức tin

Trong cuốn sách mới nhất của ngài, “Le soir approche et déjà le jour baisse” – “Trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn” (Lc 24:28), một trích dẫn từ Kinh Thánh khi Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ trên đường Emmaus, Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, cho biết ngài quyết định lên tiếng trước tình trạng ngày càng có nhiều người Công Giáo mất phương hướng, và bị tổn thương từ cuộc khủng hoảng sâu sắc mà Giáo Hội đang phải trải qua.

“Tôi không thể im lặng được nữa. Tôi không còn có thể giữ im lặng được nữa,” Đức Hồng Y Sarah đã viết trong lời mở đầu cuốn sách mới nhất của ngài. Theo Đức Hồng Y, Giáo Hội đang trải qua một “đêm đen”, “bị bao bọc và mù loà bởi mầu nhiệm của sự ác.”

Vài ngày trước khi cuốn sách được phát hành tại Pháp hôm thứ Tư 20 tháng 3, phần giới thiệu của cuốn sách đã được công bố trực tuyến, cho thấy đây thực sự là một văn bản hấp dẫn trước các vấn đề ngày nay như lạm dụng tình dục; trào lưu tương đối hóa đạo lý Công Giáo; tình trạng say sưa với các hoạt động bề ngoài đến mức bỏ bê cầu nguyện và các biện pháp tạo điều kiện cho việc trưởng thành trong đời sống tâm linh; xu hướng chạy theo não trạng thời thượng của xã hội đối với đồng tính luyến ái; lối sống đạo đức giả; và tình trạng mơ hồ của các tín hữu trước các tấn kích không mệt mỏi từ những kẻ thù của Giáo Hội.

Đức Hồng Y Sarah nói rằng ngài không có tham vọng đưa ra bất cứ chiến lược nào. Thay vào đó, ngài muốn lặp lại những câu trả lời vượt thời gian của Giáo Hội mà nếu chúng ta không dựa trên những xác tín ấy, tất cả mọi nỗ lực đều ra vô ích. Đặc biệt, Đức Hồng Y nhấn mạnh đến một đời sống cầu nguyện sâu xa, trung thành với giáo huấn thực sự được Giáo Hội truyền lại thay vì bán rẻ đạo lý Công Giáo như “rất nhiều mục tử” đang làm, cổ vũ lòng bác ái huynh đệ và tình yêu dành cho Giáo Hội.

Sau khi bàn đến cuộc khủng hoảng đức tin trong Giáo Hội, Đức Hồng Y cũng đã bàn đến cuộc khủng hoảng tai tiếng lạm dụng tình dục hiện đang tàn phá Giáo Hội và thế giới.

Đức Hồng Y Sarah không ngần ngại nói - theo lời của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục - về “làn khói của Satan” đã xâm nhập vào Giáo Hội, tuyển mộ những kẻ phản bội, như Giuđa Ítcariốt, để trở thành những kẻ nằm vùng cho ma quỷ. “Họ đã tìm cách làm ô uế những linh hồn thuần khiết của những người nhỏ bé nhất. Họ đã làm nhục hình ảnh Chúa Kitô hiện diện trong mỗi đứa trẻ, đồng thời làm nhục và phản bội rất nhiều linh mục trung thành,” Đức Hồng Y viết.

Ngài nhận xét cay đắng rằng: “Giáo Hội đang trải qua mầu nhiệm của sự ác, trong tay những người lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ Giáo Hội.”

Theo Đức Hồng Y, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tai tiếng lạm dụng tình dục có thể được tìm thấy trong những sự phản bội trước đó: “Cuộc khủng hoảng mà các giáo sĩ, Giáo Hội và thế giới đang phải trải qua là một cuộc khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng đức tin.”

3. Đòn tiếp theo trong trào lưu bài Công Giáo tại Úc: Quốc hội bang Victoria dự định bãi bỏ việc đọc kinh Lạy Cha

Quốc hội bang Victoria của Úc đang xem xét đề nghị chấm dứt bắt đầu các phiên họp hàng ngày với kinh Lạy Cha. Đây là một truyền thống đã có từ hơn một thế kỷ qua.

Đề xuất này đang được xem xét bởi một ủy ban trực thuộc Hội đồng Lập pháp Victoria, sau khi được giới thiệu bởi ông Gavin Jennings, Bộ trưởng Quốc Hội sự vụ cho chính phủ của Đảng Lao động.

Kinh Lạy Cha hiện đang được đọc lúc mở đầu các cuộc họp quốc hội liên bang Úc và quốc hội của mọi tiểu bang. Tại thủ đô Canberra, ngoài kinh Lạy Cha, còn có một khoảnh khắc cầu nguyện trước khi bắt đầu các cuộc họp.

Theo báo cáo ngày 20 tháng 3 của Nine News, trước cao trào chống Công Giáo hiện nay, không một chính trị gia Công Giáo nào dám phản đối đề nghị này. Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrew - một người theo Công Giáo - cho biết ông “cởi mở” với đề xuất này. Bà Marlene Kairouz, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề Người tiêu dùng, cũng là người Công Giáo, cũng “cởi mở” với đề xuất đó.

Tuy nhiên, đừng trách họ. Nếu như nhiều Giám Mục và linh mục tại Úc không dám công khai kêu gọi giáo dân cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell thì đừng trách các chính trị gia.

Kinh Lạy Cha đã được đọc hàng ngày trong cơ quan lập pháp Victoria từ năm 1918. Năm ngoái, Thượng viện Quốc Hội liên bang Úc đã bác bỏ một đề xuất tương tự do các nghị sĩ của đảng Xanh đưa ra.

4. Linh mục Canada bị đâm trong khi cử hành thánh lễ được trực tiếp truyền hình

Một linh mục đã bị đâm trong khi cử hành Thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Giuse ở Montreal vào sáng thứ Sáu 22 tháng Ba.

Cha Claude Grou, giám đốc Đền Thờ, đã bị một người đàn ông dùng con dao lớn tấn công khi ngài đang cử hành Thánh lễ sáng. Thánh lễ đang được Sel + Lumiere TV phát trực tiếp, nhưng video này sau đó đã bị xóa khỏi trang web.

Cha Grou cố gắng bỏ chạy khi kẻ tấn công lao về phía ngài, nhưng cha bị hung thủ quật ngã xuống đất và bị đâm một lần. Tên tấn công chỉ ngưng lại khi các tín hữu tham dự thánh lễ lao lên bàn thờ quật ngã hắn xuống.

Cha Grou đã được đưa xe cứu thương đưa đến bệnh viện để tiếp tục điều trị. Theo thông cáo mới nhất của Tổng giáo phận Montreal, ngài đang trong tình trạng ổn định và vết thương của ngài không nghiêm trọng.

Các nhân viên an ninh tại Đền Thờ đã bắt giữ thủ phạm trước khi cảnh sát đến. Cảnh sát đang giam giữ người đàn ông này để điều tra.

5. Hội Đồng Giám Mục Ba Lan bác bỏ những cáo buộc liên quan đến Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II

Trong tuyên bố hôm 20 tháng Ba, Hội Đồng Giám Mục Ba Lan bày tỏ sự thất vọng của các ngài trước những cáo buộc gần đây tại Âu Châu cho rằng vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan đã “chậm chạp” trong việc đề ra các chính sách có hiệu quả nhằm bài trừ tội lỗi lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên trong Giáo Hội.

Các Giám Mục nhận xét cay đắng rằng các thế lực thù địch với Giáo Hội lạm dụng tội lỗi lạm dụng tính dục để tấn Công Giáo Hội đã đành, nhưng ngày nay còn có cả các giáo sĩ hùa theo những luận điểm này là điều thực sự đáng quan ngại.

Các ngài nhấn mạnh rằng Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz, người từng là thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cho biết vị Giáo Hoàng Ba Lan đã phê chuẩn các đặc miễn giáo luật cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ vào năm 1994 và Giáo Hội tại Ái Nhĩ Lan 1996, để các Giám Mục tại quốc gia này có thể áp dụng các chính sách không khoan nhượng đối với tội lỗi lạm dụng tính dục; trước khi ngài công bố những sáng kiến của ngài vào tháng Năm năm 2001 trong tài liệu “Sacramentorum sanctitatis tutela” – “Bảo vệ sự tôn nghiêm của các bí tích”, và các chuẩn mực phải tuân giữ nhằm đối phó với “Các tội ác hết sức nghiêm trọng”.

Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cũng công bố trên trang web chính thức của Hội Đồng Giám Mục toàn bộ tuyên bố của Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Krákow.

6. Tuyên bố của Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz: Đức Gioan Phaolô II trước các lạm dụng tình dục trong Giáo Hội

Ngày 20 tháng Ba Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Krákow, đã ra Tuyên bố có nhan đề “Đức Gioan Phaolô II trước các lạm dụng tình dục trong Giáo Hội”.

Toàn văn như sau:

Các ý kiến mới nổi lên cho rằng Đức Gioan Phaolô II đã chậm chạp trong việc hướng dẫn Giáo Hội phản ứng lại tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi một số giáo sĩ là những nhận xét đầy thành kiến và mâu thuẫn với các sự kiện lịch sử.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không thay thế trách nhiệm của các giám mục ở các quốc gia riêng lẻ. Khi quan sát cuộc sống của các giáo hội địa phương, ngài đặc biệt chú ý đến cách thức các giám mục đối phó với vấn đề mới nổi lên này. Khi cần thiết, ngài giúp đỡ các vị, thường là theo sáng kiến của riêng ngài. Ngài đã làm như vậy theo lời thỉnh cầu của các Hội Đồng Giám Mục địa phương.

Đây là cách ngài phản ứng lại trước cuộc khủng hoảng liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Vào thập niên 1980, khi cuộc khủng hoảng bắt đầu lên men trong Giáo Hội tại Mỹ, trước hết Đức Giáo Hoàng quan sát các hoạt động của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, và khi ngài đi đến kết luận rằng cần có các công cụ mới để chống lại những tội ác này, ngài đã trao cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội những quyền lực mới. Đối với các giám mục, những điều này là một dấu chỉ rõ rệt cho thấy hướng đi mà các ngài phải theo đuổi trong cuộc chiến đấu chống lại tội ác này. Điều đó có thể thấy rõ khi nhớ lại rằng vào năm 1994, Đức Gioan Phaolô II đã ban hành một đặc miễn giáo luật (indult) cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ và hai năm sau đó cho Giáo Hội ở Ái Nhĩ Lan, được áp dụng một chính sách gọi là không khoan nhượng. Ngài không có ý định dung túng cho tội ác ấu dâm trong Giáo Hội, nhưng quyết liệt chiến đấu chống lại nó.

Khi rõ ràng rằng các giám mục địa phương và bề trên các dòng tu vẫn không thể đối phó với vấn đề này, và cuộc khủng hoảng đang lan rộng sang các quốc gia khác, ngài nhận ra rằng nó không chỉ liên quan đến thế giới Anglo-Saxon mà còn mang đặc tính toàn cầu.

Chúng ta biết rằng, vào năm 2002, đã có một làn sóng các tiết lộ ở Hoa Kỳ, từ các ấn phẩm được biết đến với tên là “Spotlight”. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhớ rằng chỉ một năm trước những sự kiện này, vào tháng 5 năm 2001, theo sáng kiến của Đức Thánh Cha, tài liệu “Sacramentorum sanctitatis tutela” - “Bảo vệ sự tôn nghiêm của các bí tích” đã được công bố. Vào thời điểm đó, Đức Giáo Hoàng đã ban hành các quy tắc phải tuân giữ nhằm đối phó với “Các tội ác nghiêm trọng nhất” này. Chúng ta nên biết tầm quan trọng có tính đột phá trong hành động pháp lý này. Đức Gioan Phaolô II truyền rằng tất cả các tội ác lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi của hàng giáo sĩ đều thuộc thẩm quyền của Tòa án Tông Tòa do Bộ Giáo Lý Đức Tin đứng ra xét xử. Ngài cũng bắt buộc mỗi giám mục và bề trên dòng tu phải báo cáo với Bộ Giáo Lý Đức Tin tất cả những ai phạm vào các tội ác đó, nếu xác suất phạm tội có thể được xác nhận trong cuộc điều tra sơ bộ được quy định bởi bộ Giáo Luật. Các thủ tục tố tụng tiếp theo được tiếp tục dưới sự kiểm soát của Tòa án Tông Tòa.

Những phân tích về cuộc khủng hoảng đã được Đức Gioan Phaolô II trình bày vào tháng Tư năm 2002 cho các vị Hồng Y người Mỹ được triệu tập đến Vatican sau việc công bố của tờ “Spotlight”. Nhờ vào các quy luật rõ ràng đã được Đức Giáo Hoàng chỉ ra, mức độ lạm dụng tại Hoa Kỳ đã suy giảm. Cho đến nay, những phân tích này vẫn tiếp tục đóng vai trò là điểm tham chiếu cho tất cả những ai dấn thân đấu tranh chống tội phạm lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi các giáo sĩ. Nó giúp chẩn đoán cuộc khủng hoảng và chỉ ra lối thoát. Điều này đã được xác nhận bởi Hội Nghị Thượng Đỉnh Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội tại Vatican được triệu tập bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là vị trong cuộc chiến chống lại vấn đề này đang quyết tâm đi theo con đường của những người tiền nhiệm mình.

Cuối cùng, tôi phải nói một lời về trường hợp của Maciel Delgollado. Người ta nói rằng Đức Gioan Phaolô II đã che đậy hoạt động tội phạm của người này. Các sự kiện cho ta thấy điều ngược lại mới là đúng. Hãy để tôi nhắc các bạn rằng Bộ Giáo lý Đức tin đã bắt đầu điều tra những lời cáo buộc chống lại Delgollado trong triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, chính xác là vào tháng 12 năm 2004. Vào thời điểm đó, Đức Ông Charles Scicluna, khi đó là Chưởng Lý (Promoter of Justice) và bây giờ là Tổng giám mục, đã được gửi đến Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ cùng với một luật sư khác, để thực hiện các cuộc điều tra cần thiết về vấn đề này. Quyết định khởi động cuộc điều tra này chỉ có thể được đưa ra với sự hiểu biết và ưng thuận của Đức Gioan Phaolô II. Các hoạt động này đã không bị gián đoạn ngay cả trong thời gian trống ngôi Giáo Hoàng, sau cái chết của Đức Gioan Phaolô II, và do đó, có thể được kết thúc bằng một bản án ngay vào đầu triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI.

Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz

Krácow, ngày 20 tháng Ba năm 2019

7. Cảnh sát Ấn truy tố một linh mục tội ngụy tạo hồ sơ giả để vu cáo một Hồng Y

Sau chuyện đại nghịch bất đạo hôm 10 tháng Ba khi hàng trăm giáo dân xúm lại đánh trọng thương Đức Giám Mục Jerome Dhas Varuvel của giáo phận Kuzhithurai khiến ngài phải đi nằm nhà thương; người Công Giáo Ấn lại phải chứng kiến thêm một chuyện đại nghịch bất đạo khác.

Theo UCANews, một cuộc tranh cãi về tài chính liên quan đến một Hồng Y Ấn Độ đã có những đột biến gây sững sờ sau khi cảnh sát khởi tố hình sự đối với một linh mục 70 tuổi, cáo buộc ngài dùng tài liệu giả trước ủy ban điều tra của Hội Đồng Giám Mục Ấn.

Giáo Hội Syro-Malabar, hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, có trụ sở tại Kerala, đã bị lôi kéo vào một cuộc tranh cãi tài chính kể từ tháng 11 năm 2017 sau khi cha Paul Thelakat buộc tội Đức Hồng Y George Alencherry và hai linh mục bán đất đai của Giáo Hội với giá quá hời gây thiệt hại 10 triệu đô la Mỹ.

Trước các tố cáo nghiêm trọng này, tháng 6 năm ngoái Tòa Thánh đã yêu cầu Đức Hồng Y ngưng các trách nhiệm quản trị Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly và thành lập một ủy ban điều tra do Đức Cha Jacob Manathodath, Giám Quản Tông Tòa của tổng giáo phận tiến hành.

Cha Paul Thelakat đã giao cho Đức Cha Manathodath một số tài liệu trong đó có một tài liệu được cho là của ngân hàng cho thấy Đức Hồng Y Alencherry đã chuyển tiền từ một trương mục ngân hàng của ngài cho hai cơ sở tại Ấn.

Cảnh sát cho biết tài liệu ngân hàng này là giả vì Đức Hồng Y Alencherry hoàn toàn không có trương mục ngân hàng nào với ngân hàng được nêu trong tài liệu.

Cha Thelakat, từng là phát ngôn viên của Giáo Hội Syro-Malabar, đã không trả lời các câu hỏi do UCANews đưa ra nhưng đe dọa rằng Giáo Hội tại Ấn sẽ chịu nhiều tai tiếng hơn nữa: “Nguy hiểm là thế này: nếu cảnh sát yêu cầu, tôi sẽ phải đưa tất cả cho họ.”

8. Đức Hồng Y Philippe Barbarin: Tôi không hề bao che cho cha Preynat. Đó là một phán quyết bất công đối với tôi.

Hôm 18 tháng Ba, Đức Hồng Y Philippe Barbarin đã triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô để trao đơn từ chức Tổng Giám Mục Lyon cho ngài, nhưng Đức Thánh Cha đã bác bỏ đề nghị này. Một ngày sau đó, Đức Hồng Y đã dành cho hệ thống truyền hình KTO của Công Giáo Pháp một cuộc phỏng vấn.

Ngài nói:

“Tôi không biết gì về thế giới của tòa án và tư pháp. Điều tuyệt vời và mạnh mẽ về hệ thống tư pháp Pháp là vấn đề trở nên rõ ràng và bạn phải lắng nghe những người khác,” trong trường hợp cụ thể này là các nạn nhân, mặc dù, “Tôi đã gặp hàng chục người trong số họ, cũng như người thân và con cháu của họ”.

Nói về cảm nghiệm của ngài đối với phiên tòa, Đức Hồng Y nói:

“Tôi đã bị nướng trong ba giờ đồng hồ và tôi đã trả lời tất cả các câu hỏi về những gì tôi đã làm một cách rõ ràng và minh bạch. Mục tiêu không phải để nói rằng tôi đã làm tốt, nhưng để làm rõ những gì tôi đã làm và tại sao tôi làm như vậy.”

Về quyết định kháng cáo bản án, ngài giải thích: “Tôi có quyền này ở Pháp, tôi làm theo lời khuyên của luật sư và công tố viên, và thậm chí cả Đức Giáo Hoàng cũng đồng ý là tôi nên làm như vậy.”

Đức Hồng Y tái khẳng định mình vô tội và nhắc lại: “Tôi đã giải thích những gì tôi đã làm, cách tôi làm và lý do tại sao tôi làm những điều đó. Tôi không nói rằng tôi đã làm tốt. Tôi thừa nhận rằng nhân vô thập toàn, tôi có thể phạm sai lầm, nhưng không phải là những gì mà người ta cáo buộc.”

Ngài giải thích rằng khi ngài gặp một trong những nạn nhân vào tháng 11 năm 2014, là người đã nói với ngài về nỗi buồn của anh ta vì đã không báo cáo sự thật. Đức Hồng Y cho biết “tôi đề nghị anh ta tìm xem liệu có những nạn nhân khác không, và đó là điều mà người này đã làm.”

Người mà Đức Hồng Y đề cập đến là Alexandrealeighot-Hezez.

Tháng 7 năm 2014, Alexandrealeighot-Hezez báo cho tổng giáo phận Lyon biết về trường hợp bị cha Preynat lạm dụng tính dục 24 năm trước khi còn là một hướng đạo sinh và cha Preynat là linh mục tuyên úy.

Alexandrealeighot-Hezez đã đặt vấn đề với tổng giáo phận khi biết rằng cha Preynat vẫn còn sống, và đang hoạt động mục vụ tại một giáo xứ địa phương, với trách nhiệm dạy giáo lý cho các học sinh.

Tuy nhiên, cả Đức Hồng Y lẫn Alexandrealeighot-Hezez đều không nghĩ rằng Đức Hồng Y phải báo cáo với cảnh sát và trong phiên tòa sơ thẩm, công tố viện cũng thừa nhận rằng chính các nạn nhân cũng phải thực hiện điều đó.

Đức Hồng Y nói thêm: “Bản thân việc không báo cáo sự thật có thể là một sai lầm, và nếu tôi bị kết án về điều đó, thì đó là điều công bằng.” Điều khoản trong bộ luật hình sự về việc báo cáo trong các trường hợp lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên đã được công tố viên trong phiên tòa sơ thẩm và chánh án trong phiên tòa thứ hai diễn dịch trái ngược nhau.

Đức Hồng Y nhận xét cay đắng rằng “Nếu nó được giải thích theo chiều hướng chống lại tôi, như trong phiên tòa sau cùng, thì đành chịu.”

“Nhưng vì có một sự khác biệt giữa những gì công tố viên nói trong phiên sơ thẩm và những gì tòa án nói sau này, đó là chuyện bình thường, nên tôi quyết định kháng cáo bản án.”

Cuối cùng, Đức Hồng Y khẳng định rằng: “Tôi không hề bao che cho cha Preynat. Đó là một phán quyết bất công đối với tôi”

Tưởng cũng nên nói thêm, sau cuộc nói chuyện với Đức Hồng Y, Alexandrealeighot-Hezez đã tìm được chín người khác cũng bị cha Preynat lạm dụng tính dục.

Chín người này đã lập ra nhóm “La Parole libérée” để tìm cách truy tố Đức Hồng Y bất chấp thực tế do chính họ công nhận trong một tuyên bố trực tuyến vào sáng thứ Năm 7 tháng Ba, ngay sau phán quyết của tòa án về 6 tháng tù treo dành cho Đức Hồng Y Barbarin, rằng chín người khiếu nại này nhất trí thừa nhận rằng những lời buộc tội của họ đã được tổng giáo phận Lyon và chính Đức Hồng Y đón nhận một cách nghiêm chỉnh với lòng thương cảm, và đã được chấp nhận mà không có lời chất vấn nào đối với những gì họ cáo buộc.

Alexandrealeighot-Hezez, cảm thấy mục tiêu của nhóm “La Parole libérée” không phù hợp với anh, nên đã rút lại khiếu nại của mình. Tất cả điều anh muốn là tổng giáo phận thận trọng với cha Preynat, chứ không phải là việc truy tố Đức Hồng Y Barbarin.

9. Tại sao tôi phải xưng tội với một linh mục? Giải thích của Đức Bênêđíctô thứ 16

Ngày 18 tháng 12 năm 2011, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thăm nhà tù Rebibbia của Rôma. Một tù nhân đã đưa ra câu hỏi: “Tại sao tôi phải xưng tội với một linh mục? Xưng tội thẳng với Chúa không tốt hơn sao?”.

Dưới đây là câu trả lời của ngài, được ghi lại trong tập chỉ dẫn việc cử hành 24 giờ cho Chúa được cử hành vào ngày 29 tháng Ba, 2019 của Hội Đồng Tòa Thánh Tái Truyền Giảng Tin Mừng.

Đức Bênêđíctô thứ 16 nói:

Đó là một vấn đề lớn. Có hai lý do cụ thể. Đầu tiên, tất nhiên, nếu tôi quỳ gối xuống và với tình yêu đích thực, khẩn khoản xin Chúa tha thứ cho tôi, thì Ngài sẽ tha thứ cho tôi. Theo giáo lý thường hằng của Giáo hội, những tín hữu nào với lòng sám hối thực sự, nghĩa là không chỉ đơn thuần là để tránh những đau khổ và khó khăn, nhưng vì tình yêu mến những điều thiện hảo và vì tình yêu dành cho Chúa, cầu xin tha thứ, họ chắc chắn sẽ nhận được sự thứ tha của Chúa. Do đó, nếu tôi thực sự thừa nhận rằng tôi đã làm sai, và trong tâm hồn tôi có lòng yêu mến những điều lành thánh và ý chí muốn làm điều tốt được tái sinh, thì Ngài ban cho tôi ơn biết ăn năn vì đã không hành động theo tình yêu này khi tôi đưa ra lời cầu xin Chúa tha thứ cho tôi.

Ngoài ra còn có một lý do thứ hai. Tội lỗi không chỉ là vấn đề “cá vị” của một người, không chỉ là vấn đề cá nhân giữa Chúa với tôi mà thôi. Tội lỗi luôn có chiều kích xã hội, chiều ngang. Cùng với tội riêng của mình, tôi cũng đã làm hỏng sự hiệp thông của Giáo hội. Tôi đã bôi bẩn nhân loại, cho dù có thể không ai biết đến. Và chiều kích xã hội, chiều ngang này của tội lỗi đòi hỏi nó phải được xá giải cả trên bình diện cộng đồng nhân loại, cộng đồng của Giáo hội, một cách gần như là thể lý. Chiều kích thứ hai của tội lỗi, không chỉ chống lại Thiên Chúa, mà còn liên quan đến cộng đồng, vì thế cần đến Bí tích này. Bí tích Hòa Giải là một ân sủng tuyệt vời, trong đó, bằng cách xưng thú tội lỗi mình, tôi có thể giải thoát bản thân khỏi lỗi lầm này và thực sự nhận được sự tha thứ, cùng với cảm thức được tái hội nhập đầy đủ vào cộng đồng của Giáo hội sống động, là Thân thể của Chúa Kitô. Và, do đó, theo nghĩa này, ơn xá giải bởi một linh mục là cần thiết. Bí tích này không phải là một sự áp đặt nhằm giới hạn lòng nhân lành của Thiên Chúa, nhưng trái lại, là một biểu hiện sống động lòng nhân từ của Ngài bởi vì nó cũng cho tôi thấy một cách cụ thể, trong tình hiệp thông với Giáo hội, rằng tôi đã nhận được sự tha thứ và có thể bắt đầu lại.

Do đó, tôi muốn nói rằng chúng ta nên ghi nhớ hai chiều kích này: chiều dọc, với Chúa và chiều ngang, với cộng đồng của Giáo hội và nhân loại. Ơn xá giải của linh mục là cần thiết để giải thoát tôi thực sự khỏi sự ràng buộc của tội lỗi và tái hòa nhập tôi hoàn toàn vào Giáo hội của Người, và cho tôi sự xác tín, gần như cụ thể rằng qua bí tích này Chúa tha thứ cho tôi và tiếp nhận tôi vào cộng đồng con cái của Ngài. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải học cách hiểu Bí tích Hòa giải theo nghĩa này: đó là một cơ hội để tìm thấy, một cách gần như là thể lý, sự nhân lành của Chúa, và sự chắc chắn được thứ tha.

10. Đức Hồng Y Daniel DiNardo đã được bệnh viện cho về nhà

Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston đã được bệnh viện cho về nhà, sau một cơn đột quỵ nhẹ vào tuần trước, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cho biết như trên trong tuyên bố hôm thứ Tư 20 tháng 3.

Đức Hồng Y Daniel DiNardo hiện là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ được kỳ vọng sẽ phục hồi hoàn toàn trong thời gian ngắn.

Ngài đã bị đột quỵ vào tối 15 tháng 3, khi đang chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá, và đã được đưa ngay vào Bệnh viện Thánh Giuse tại Houston, Texas.

Theo tổng giáo phận, hiện tại ngài vẫn phải tham gia “một chương trình phục hồi tiêu chuẩn thường kéo dài trong khoảng hai tuần.”

Trong một tuyên bố của Tổng giáo phận Galveston-Houston, Đức Hồng Y cho biết: “Tôi biết ơn rất nhiều các bác sĩ và y tá vì những chăm sóc và tình cảm của họ dành cho tôi thực sự tuyệt vời tại Bệnh viện Thánh Giuse, là điều đã giúp tôi nhanh chóng hồi phục hoàn toàn.”.

“Tôi cũng biết ơn những lời cầu chúc và đặc biệt là những lời cầu nguyện cho sự chữa lành của tôi, là điều mà tôi có thể bảo đảm rằng anh chị em đang tạo ra một sự khác biệt thực sự. Tôi mong sớm được trở lại làm việc và tiếp tục công việc quan trọng đang đặt ra trước chúng ta.”

Đức Hồng Y DiNardo, 69 tuổi, được thụ phong linh mục tại giáo phận Pittsburgh vào năm 1977. Ngài đã từng làm việc sáu năm tại Bộ Giám Mục của Vatican, và trở thành Giám mục của Sioux, Iowa, vào năm 1998. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Galveston -Houston vào năm 2004, và hai năm sau Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục của tổng giáo phận đó vào năm 2006.

Một năm sau, ngài được nâng lên hàng Hồng Y. Ngài là Tổng Giám mục đầu tiên của Galveston-Houston được tấn phong Hồng Y.

Đức Hồng Y từng giữ chức phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ từ năm 2013 đến 2016. Ngài bắt đầu nhiệm kỳ ba năm với tư cách là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào năm 2016.

Đức Hồng Y có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ La Vang.

11. Giới thiệu vài nét về cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng trong 3 triều Giáo Hoàng

Cha Raniero Cantalamessa sinh ra tại Colli del Tronto, Ý vào ngày 22 tháng 7 năm 1934. Ngài được thụ phong linh mục dòng Phanxicô Capuchin vào năm 1958. Ngài có bằng tiến sĩ về thần học và văn học cổ điển. Trước đây, ngài từng là giáo sư lịch sử Kitô giáo cổ đại và là giám đốc của Khoa Khoa học Tôn giáo tại Đại học Cattolica del Sacro Cuore ở Milan, cho đến khi được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chọn là giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng vào năm 1980. Cha Cantalamessa cũng từng là thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế từ năm 1975 đến năm 1981.

Năm 1980, Cantalamessa được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng. Ngài giữ vị trí này suốt 3 triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô. Trong chức vụ này, ngài thuyết giảng các bài suy niệm cho Đức Giáo Hoàng và các vị lãnh đạo cũng như tất cả các viên chức khác trong giáo triều Rôma vào mỗi Thứ Sáu trong Mùa Chay và Mùa Vọng, và là “người duy nhất được phép giảng cho Đức Giáo Hoàng.”

Trong buổi Phụng Vụ tưởng niệm Chúa chịu chết vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh tại Đến thớ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng chủ sự các nghi lễ, nhưng ngài là người thuyết giảng.

Danh tiếng ngài lừng lẫy đến mức ngày 24 tháng 11, 2015 ngài đã được mời giảng tại Thượng Hội Đồng Anh Giáo.

Trong dịp này, cha Cantalamessa đã nói một câu để đời với các nhà lãnh đạo Anh giáo nhóm họp tại Westminster rằng “chúng ta không bao giờ có thể để cho một vấn đề luân lý chẳng hạn như vấn đề tính dục có thể chia rẽ chúng ta đến mức là cả tình yêu đối với Chúa Giêsu Kitô cũng không còn có thể liên kết được chúng ta nữa.”

Giáo Hội Anh Giáo đã từng tấn phong Giám Mục cho một người công khai sống đồng tính là giám mục Gene Robisnson của giáo phận Anh Giáo New Hampshire, Hoa Kỳ. Gene Robisnson là người đã có vợ con, nhưng vào năm 1986 đã bỏ vợ, là Isabella Martin, và 2 đứa con để công khai sống với Mark Andrew mà ông ta gọi là “chồng”.

Việc tấn phong Giám Mục cho Gene Robisnson vào năm 2003, cùng với những trào lưu đòi công nhận cái gọi là hôn nhân đồng tính gây chia rẽ sâu sắc Anh Giáo, đến mức hàng loạt giáo xứ bỏ sang Công Giáo.

Từ ngày 2 đến ngày 8 tháng Giêng năm nay, cha Raniero Cantalamessa đã hướng dẫn tuần tĩnh tâm cho các Giám Mục trên toàn cõi Hoa Kỳ tại chủng viện Mundelein ở Chicago. Tuần tĩnh tâm này là sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô muốn các Giám Mục Hoa Kỳ tạm dừng mọi việc để cầu nguyện trong khi Giáo Hội tìm cách đáp lại cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục.

Chủ đề của tuần tĩnh tâm này là “Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng” (Mc 3:14).

Bài giảng đầu Mùa Chay năm nay của cha Cantalamessa, có tựa đề “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5: 8), được xem là một phân tích sâu sắc về thói đạo đức giả: nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và phương dược chữa trị.

 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 28/3/2019: ĐTC ký Tông Huấn “Chúa Kitô sống"
VietCatholic Network
20:13 27/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 27 tháng 3, 2019.

2- Đức Thánh Cha viếng thăm Đền thánh Đức Mẹ Loreto.

3- Đức Thánh Cha ký Tông Huấn “Chúa Kitô sống - Christus Vivit”.

4- Sắc lệnh mới của Đức Thánh Cha nói rằng: Tu sĩ vắng mặt bất hợp pháp một năm sẽ bị trục xuất khỏi dòng.

5- Đức Thánh Cha thăm chính quyền thành phố Roma.

6- Đức Thánh Cha định hướng tương lai cho kỹ nghệ Robô-hóa.



7- Giáo hội Úc hướng tới Công đồng Toàn thể năm 2020.

8- “Ngày trẻ em sắp được sinh ra” tại Argentina.

9- Tình trạng trẻ em tại Yemen sau 4 năm chiến tranh.

10- Nhiều thiếu nữ Kitô và Ấn Độ giáo Pakistan bị bắt cóc và buộc theo Hồi giáo.

11- Cảnh sát Ấn Độ truy tố một linh mục tội ngụy tạo hồ sơ giả để vu cáo một Hồng Y.

12- Giới thiệu Thánh Ca: Thầm Khóc Cho Tội Con.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết