Ngày 26-03-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Truyền Tin 25 Tháng Ba 2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic
00:00 26/03/2020
BÀI ĐỌC I: Is 7, 10-14

"Này trinh nữ sẽ thụ thai".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Ngày ấy, Chúa phán bảo vua Achaz rằng: "Hãy xin Thiên Chúa, Chúa ngươi, một dấu ở dưới lòng đất hay ở trên trời cao!" Nhưng vua Achaz thưa: "Tôi sẽ không xin, vì tôi không dám thử Chúa". Và Isaia nói: "Vậy nghe đây, hỡi nhà Đavít, làm phiền lòng người ta chưa đủ ư, mà còn muốn làm phiền lòng Thiên Chúa nữa? Vì thế chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu: này một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta". Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 39, 7-8a. 8b-9. 10. 11

Đáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa (c. 8a và 9a).

Xướng: 1) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến". - Đáp.

2) Như trong cuốn sách đã chép về con, lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và luật pháp của Chúa ghi tận đáy lòng con. - Đáp.

3) Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. - Đáp.

4) Con chẳng có che đậy đức công minh Chúa trong lòng con; con đã kể ra lòng trung thành với ơn phù trợ Chúa; con đã không giấu giếm gì với đại hội về ân sủng và lòng trung thành của Chúa. - Đáp.

BÀI ĐỌC II: Dt 10, 4-10

"Ở đoạn đầu cuốn sách đã viết về tôi là, lạy Chúa, tôi thi hành thánh ý Chúa".

Trích thư gửi tín hữu Do-thái.

Anh em thân mến, máu bò và dê đực không thể xoá được tội lỗi. Vì thế, khi đến trong thế gian, Chúa Giêsu phán: "Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho con một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội. Nên con nói: Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa, như đã nói về con ở đoạn đầu cuốn sách. Sách ấy bắt đầu như thế này: Của lễ hy tế, của lễ hiến dâng, của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, Chúa không muốn cũng không nhận, mặc dầu được hiến dâng theo lề luật". Đoạn Người nói tiếp: "Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa". Như thế đã bãi bỏ điều trước để thiết lập điều sau, chính bởi thánh ý đó mà chúng ta được thánh hoá nhờ việc hiến dâng Mình Chúa Giêsu Kitô một lần là đủ. Đó là lời Chúa.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM

Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta, và chúng ta đã nhìn thấy vinh quang của Người.

PHÚC ÂM: Lc 1, 26-38

"Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ". Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.

Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".

Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"

Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Đấng Bà sinh ra, sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được".

Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt Bà. Đó là lời Chúa.
 
Chỉ có Chúa mới làm cho sống
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:53 26/03/2020


Chúa Nhật V Mùa Chay A
Ed 37,12-14; Rm 8,8-11; Ga 11,1-45

Chúng ta đang cử hành Chúa Nhật V Mùa Chay. Lời Chúa hôm nay nói nhiều về sự phục hồi hay sự phục sinh.

Bài đọc I trích sách tiên tri Êdêkien. Vị tiên tri này được luôn nhắc đến như là một nhân vật của Mùa Chay. Ông được nhìn thấy một thị kiến về những bộ xương khô nằm la liệt trên thung lũng. Đó là hình ảnh về dân tộc Ítraen đã bị tàn lụy do tội lỗi, bệnh tật và những khó khăn khi họ phải sống trong cảnh lưu đày. Tiên tri Êdêkien cũng nhắc nhở dân ý thức rằng, nếu họ sống ở trong đất nước mình, nhưng họ vẫn còn ở xa Thiên Chúa, thì họ vẫn còn ở trong sự lưu đày tinh thần hay vẫn ở trong sự chết rồi. Chỉ có Thần Khí Đức Chúa mới có thể giải thoát con người khỏi cảnh lưu đày và sự chết như thế. Nên Thiên Chúa hứa ban Thần Khí cho họ, nhờ đó, họ sẽ được tái sinh và phục hồi sự sống cách mạnh mẽ. Thiên Chúa phán: “Đây Ta sắp cho Thần Khí nhập vào các ngươi và các ngươi sẽ được sống… Hỡi dân Ta, này chính Ta mở huyệt cho các ngươi, Ta sẽ đưa các ngươi lên khỏi huyệt và đem các ngươi về đất Ítraen” (Ed 37,6.13).

Trong bài đọc II, thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng chỉ có Thánh Thần của Chúa Giêsu mới có thể mang lại sự sống cho chúng ta: “Nếu… Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới” (Rm 8,11).

Nói khác khác, không có Thần Khí của Đức Chúa, người ta dù khỏe mạnh cũng phải chết. Đó là lý do tại Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: “Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì” (Ga 6,63).

Đây là điều rất hiển nhiên trong đời sống của Saolê, một vị vua của Ítraen. Khi Thần Khí rời bỏ ông, lập tức ông trở thành khốn nạn và yếu đuối (1 Sm 16,14-16). Vì thế, Thần Khí Đức Chúa là sự hiển nhiên về hoạt động và sự sống Thiên Chúa trong chúng ta. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa” (Ep 4,30). Đây là điều rất quan trọng bởi vì Thần Thần là người hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta.

Bài Tin Mừng Chúa Nhật này trình bày cho chúng ta về việc Chúa Giêsu chứng tỏ quyền năng của Người trên cái chết qua phép lạ cả thể cho Ladarô sống lại. Ladarô là người bạn được Chúa Giêsu yêu quý, anh bị bệnh nặng. Chị Mácta và Maria chạy đến xin Chúa cứu chữa, nhưng khi Chúa Giêsu đến, Ladarô đã chết được bốn ngày và được mai táng trong mồ. Khi chứng kiến cảnh đau buồn này, Chúa Giêsu đã khóc thương anh.

Máctha nói với Chúa: “Nếu Thầy ở đây, em con đã không chết,” có lẽ đó như là một lời trách móc. Nhưng Chúa Giêsu nói với chị: “Em chị sẽ sống lại.” Mácta nghĩ rằng Người đang nói về sự sống lại trong ngày sau hết. Chúa Giêsu xác nhận trong hiện tại: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Chị có tin thế không?” Cô trả lời: “Con tin.”

Họ tới mộ, Chúa Giêsu truyền cho họ lật viên đá cửa mồ, rồi Người lớn tiếng gọi: “Ladarô, hãy đi ra đây!” Và người chết chỗi dậy và đi ra khỏi mồ. Tin Mừng kể cho chúng ta điều đó.

Như thế, qua phép lạ này, Chúa Kitô minh chứng rằng Người thực sự là sự sống lại và sự sống. Người phép lạ này nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Hơn nữa phép lạ cho Ladarô sống lại là hình bóng báo trước về sự phục sinh của Chúa Giêsu sau này. Ở đây cũng cần phân biệt sự phục sinh của Ladarô khác biệt với sự phục sinh của Chúa Giêsu. Ladarô chết và sống lại, nghĩa là quay lại sự sống trước đó (bios), là tạm thời. Còn Chúa Giêsu phục sinh là người đầu tiên đi vào sự sống mới, sống sự sống vĩnh cửu (zéon). Một khi đã sống lại, Chúa Giêsu không còn chết nữa; còn Ladarô sẽ phải chết.

Có những bài học mà chúng ta cần học từ bài Tin Mừng hôm nay. Trước hết, phép lạ này là một sự diễn tả về tình yêu. Chúa Giêsu yêu quý Ladarô, Người đến thăm anh và gia đình vì Người yêu quý họ. Niềm vui của họ là niềm vui của Người, và nỗi buồn của họ là nỗi buồn của Người.

Thứ đến, đức tin là yếu tố vô cùng quan trọng trong bất cứ phép lạ nào được thực hiện cho chúng ta. Chúa Giêsu nói với Mácta: “Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25. Như thế, tình yêu của Chúa Giêsu và đức tin của các người chị này làm cho quyền năng Chúa Thánh Thần hoạt động nơi Ladarô. Với đức tin, mọi sự đều có thể.

Bài học cuối cùng là Chúa Giêsu có quyền năng trên sự sống và sự chết. Người luôn sẵn sàng cứu giúp chúng ta với bất kỳ giá nào. Chúa Giêsu yêu mến và gọi chúng ta bằng tên riêng như Người gọi Ladarô: “Ladarô, hãy ra đây!” Nếu chúng ta lắng nghe và vâng lời Người, Người sẽ mang lại sự sống, sự phục sinh cho sự yếu hèn và thân xác hay chết nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Chúa Kitô Là Sự Sống Lại Và Là Sự Sống
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:40 26/03/2020
Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm A

(Ga 11, 1-45)

Sau khi Giáo hội ngưng nghỉ để (Lætare) chuẩn bị tốt hơn niềm vui Phục Sinh dù còn hai tuần nữa, nhưng niềm vui ấy đã ló rạng trong các bài đọc Chúa Nhật hôm nay, tuy không nói về sự sống lại của Chúa Giêsu vì đó là điều tất yếu, nhưng nói về sự phục sinh của chúng ta, chính Chúa Kitô ban cho chúng ta: trỗi dậy từ trong cõi chết.

Phục sinh Lagiarô báo trước cái chết của Chúa Giêsu

Sự kiện Lagiarô sống lại như một bi kịch giữa Sự Sống và Sự Chết, giữa Đấng được Chúa Cha sai đến là Đức Giêsu Kitô, Chúa của Sự Sống, và thủ lãnh sự chết tiềm ẩn nơi: bệnh tật, cái chết của Lagiarô, cũng như các âm mưu chống lại Chúa Giêsu.

Xem video và nghe bài giảng

Ngay từ đầu, Chúa Giêsu cho thấy những thử thách về bệnh tật của bạn mình, cũng như cái được cái mất trong cuộc thương khó của Người: "Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa" (Ga 11, 4). Chúa Giêsu biết rõ, Lagiarô chết và việc của Người nên nói với các môn đệ: " Lagiarô đã chết" (Ga 11, 14). Nhưng Người sẽ cho sống lại, vì "sáng danh Thiên Chúa" (Ga 11, 4).

Đây là phép lạ thứ bẩy và cuối cùng thu hút sự chú ý nhất của dân chúng vào Chúa Giêsu trước khi Người bị bắt. Khi loan báo cho các môn đệ biết về ý muốn trở lại Giuđêa của Chúa Giêsu để gặp Lagiarô đã chết, các ông hết sức ngạc nhiên và lo lắng nên nói: "Thưa Thầy, mới đây người Do thái tìm ném đá Thầy, mà Thầy lại trở về đó ư? "(Ga 11, 8). Quả thật, các nhà lãnh đạo Do thái đã để mất Chúa Giêsu vào dịp này: "Bởi vậy từ ngày đó, họ quyết định giết Người" (Ga 11, 53 ). Nhưng phản ứng của Chúa Giêsu là: "Ladarô đã chết, chúng ta hãy đi với anh ta" (Ga 11, 15), Người sẽ đánh bại sự chết, cứu con người khỏi chết và ban cho sự sống.

Niềm hy vọng của chúng ta

Trọng tâm của Tin Mừng hôm nay là câu: "Ta là sự sống và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ "(Ga 11, 25-26). Nếu chúng ta đặt niềm tin vào Chúa Giêsu, Chúa Cha "Đấng đặt Thánh Thần của Ngài trong chúng ta, và chúng ta đang sống" sự sống của Người (Ez 1, 13) thì chúng ta sẽ được Thiên Chúa cho sống lại ngày sau hết.

Chúa cho Lagiarô sống lại như Người đã làm cho con gái ông Giairô, con trai của bà góa thành Naim trở lại sự sống tự nhiên lần thứ hai trong một thời gian ngắn. Trái lại, "Ðức Kitô sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa, sự chết không còn bá chủ được Người nữa" (Rm 6, 9) vì Người sống sự sống của Thánh Thần Thiên Chúa. Nhưng "nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em" (Rm 8,11). Sao chúng ta không thể hy vọng được.

Phần lớn chúng ta mong đợi trở lại cuộc sống tự nhiên. Chắc chắn chúng ta sẽ chết, bởi vì "thân xác chúng ta đã chết vì tội lỗi" (Rm 8, 10) nhưng "nếu Đức Kitô ở trong chúng ta" và chúng ta ở trong Người với đức tin sống động, thì linh hồn chúng ta sẽ sống bằng sự sống của Thiên Chúa và được tham dự vào sự bất tử của Người. Hơn nữa: chúng ta tin vào Phép rửa: "Vậy nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng làm một với Người trong sự chết, ngõ hầu như Ðức Kitô, nhờ bởi vinh quang của Cha, mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới ". (Rm 6, 4).

Thật là đại tin mừng: "Nơi Người là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại. Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không tiêu diệt được sự sáng" (Ga 1, 4-5). Nếu như tác giả Tin Mừng đã hai lần thuật lại điều Martha và Maria than với Chúa về đau khổ của hai bà: "Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết" (Ga 11, 32), há không phải muốn nhấn mạnh rằng, từ nay, tiếng khóc không còn nữa đó sao? Chúa Giêsu thổn thức và xúc động. Người hỏi: "Đã an táng Lagiarô ở đâu?" (Ga 11, 32) Nước mắt Chúa như mưa, Lagiarô như hạt giống, và ngôi mộ như một thửa đất. Chúa Giêsu hô lớn tiếng, tiếng Người làm cho sự chết run sợ, Lagiarô đã bung lên như hạt giống, anh bước ra khỏi mồ và tôn thờ Đấng đã cho anh sống lại.

Mãnh lực của sự chết đã thống trị Lagiarô bốn ngày. Chúa Giêsu đã đánh bại sự chết ngày thứ ba, đúng như lời Người đã hứa rằng, Ngài Người sẽ sống lại ngày thứ ba sau khi chết (x. Mt 16, 21).

"Hãy đẩy tảng đá ra" (11, 39). Cái gì vậy, Đấng đã làm cho kẻ chết sống lại, nay không thể mở cửa mồ hay phán một lời để di chuyển tảng đá đóng cửa mồ hay sao? Chắc chắn, Người có thế khiến tảng đá lăn ra khỏi mồ bằng lời Người phán, khi Người bị treo trên thập giá, Người đã từng chẻ đôi tảng đá và mở tung các cửa mồ (Mt 27,51-52).

"Hãy cởi ra cho anh ấy đi"(11, 44). Chúa bảo người chung quanh cởi cho anh để họ nhận ra chính anh là người họ đã bọc vào trong khăn an táng, thân xác đã phân hủy, nay sống lại nhờ quyền năng Chúa.

Hình ảnh báo trước và là lời hứa phục sinh cho các dự tòng

Là người thật, Ðức Kitô đã khóc Lagiarô, bạn hữu Người; là Thiên Chúa hằng sống, Người đã truyền cho Lagiarô sống lại ra khỏi mồ. (Kinh Tiền Tụng). Hôm nay Chúa cũng tuyên bố: "Ta là sự sống lại và là sự sống" và hỏi "Con có tin điều đó không?" Cùng với Martha chị của Lagiarô các anh chị em dự tòng thưa: "Thưa Thầy, vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian” (Ga 11,). Chúa phục sinh Lagiarô là hình ảnh báo trước sự phục sinh cho các dự tòng là những người mong đợi trong Đêm Vọng Phục Sinh. Khi dìm mình trong nước nước Rửa tội, người dự tòng được giải thoát khỏi sự chết và sống lại với Chúa Kitô. Sự sống lại này, như lời tiên tri Êgiêkiêl: "Ta sẽ mở cửa mồ cho các người, Ta sẽ kéo các người ra khỏi mồ" (Ez 37, 12-14). "Ta đặt thần khí ta vào tâm hồn anh em" (Ez 37, 6) : nhờ Phép Rửa tội, Thần Khí Đức Kitô ngự vào trong chúng ta (Rm 8, 8-11), Thần Khí kết hợp người chịu phép rửa trong tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con; khi đón nhận, chúng ta được tham dự vào tình yêu này của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Chúa Nhật V Mùa Chay A
Lm. Jude Siciliano, OP
14:26 26/03/2020

Êdêkien 37: 12-14; T.vịnh 129; Rôma 8: 8-11; Gioan 11: 1-45

Thiên Chúa đang đứng ở ngoài ngôi mộ, đây là một hình ảnh có ấn tượng mạnh cho tôi trong các bài đọc hôm nay. Ngôi mộ là nơi cuối cùng của chúng ta trên đường về vói Thiên Chúa. Và thật là một nơi dừng chân cuối cùng khủng khiếp nhất phải không? Tại các nghĩa trang ở Hoa Kỳ, những người đảm nhận việc mai táng đang đào huyệt mộ và họ đang làm việc của họ rất bài bản. Đất đã đào lên được đặt một bên huyệt mộ, xung quanh ngôi mộ họ phủ một lớp cỏ xanh công nghiệp (trông giống cỏ xanh của sân đá banh). Bên trên huyệt mộ có tấm khung kim loại và có giây đai chăng qua để hổ trợ đưa quan tài đến đáy huyệt. Gia đình và bạn bè người quá cố vẫn ngồi đợi trong xe cho đến khi những người nhà quàng đem các tràng hoa đến. Nếu thời tiết xấu thi có dựng một nhà bạt để cho các người đi đưa tang và quan tài khỏi bị tuyết hay mưa. Khi mọi sự được sắp đặt sẵn sàng, những người đi đưa tang được mời đến ngôi mộ. Quan tài người quá cố được đặt trên giây đai quàng qua khung kim loại trên miệng huyệt mộ. Những người làm việc đào huyệt mộ đưng sang một bên đẻ nghỉ ngơi một chút. Có người thừa dịp đó hút một điều thuốc. Và sau đó họ sẽ trở lại làm việc sau khi mọi người đã ra về.

Lời kinh nguyện cuối cùng đã được cất lên. Mỗi người đi dự tang lễ láy một hoa từ các tràng hoa gần đó rồi đặt hoa đó trên quan tài để từ giả người quá cố trước khi họ ra về. Nhưng, cho dù khu vực chôn cất đã được khử trùng, và có mội quy trình chôn cất rất ổn định, chúng ta biết chúng ta đang nhìn vào một ngôi mộ, nơi phó thác người thân thương quá cố và người đó vẫn ở đó có thể suốt đời chúng ta. Những người đào huyệt mộ sẽ trở lại làm việc. Họ sẽ hạ hòm xuống mộ để chôn và chúng ta không còn gặp những người đó nữa.

Lẽ cố nhiên, tôi đang mô tả các nghi thức chôn cất một người Hoa Kỳ có đẳng cấp. Còn ở nơi người nghèo thì thân xác người quá cố được bọc trong tấm vải sô mộc hoặc được đặt trong một cái áo quan bằng gỗ do người nhà làm ra. Ngôi mộ sẽ được bạn bè đào lên nơi đất sỏi đá, và có thể có vài cái hoa đặt trên đất đã lấp mộ. Nhưng, trong văn hóa của chúng ta, phần đông những người đi đưa đám ra về trước khi hòm được hạ xuống huyệt. Chúng ta không thể thấy được sự vinh quang của ngôi mộ khi nó đã chiếm lấy người thân thương quá cố. Chúng ta cũng có nhiều cách ngụy trang để che đậy sự chết bằng việc xử dụng mỹ phẩm trang điểm cho người chết trước khi đặt người đó vào áo quan. Nhưng, mặc dù ở nơi nào hay theo cách nào đi nữa người quá chết cũng đã được chôn cất. Ngôi mộ vẫn là nơi chúng ta dễ bị tổn thương nhất, và nó là kẻ chiếm những khoành khắc vinh quang nhất trong đời chúng ta.

Hãy giữ hình ảnh của cảnh chôn cất mà chúng ta quen thuộc nhất. Sau đó hãy nhìn vào bài Thánh thư mà chúng ta đọc hôm nay, và thử xem ngôi mộ trong bài đọc thứ nhất và bài phúc âm, và nghe thư của thánh Phaolô gởi cho tín hữu thành Rôma. Lời Kinh Thánh cam đoan với chúng ta là chúng ta không cô đơn trong lúc chúng ta yếu đuối nhất. Lời Kinh Thánh không tránh việc nhìn nhận ra những nỗi đau của chúng ta và nói lên tiếng chúng ta đặt câu hỏi với Thiên Chúa ngay cả trong lúc chúng ta chán nản ".... Nếu Ngài có ở đây..." Nhưng trong khi câu hỏi đó thừa nhận sự đau khổ, than van vì sự yếu đuối của chúng ta trong khi chúng ta nhìn vào sự chết là ngôi mộ - những lời đó cũng nói cho chúng ta thấy có điều gì đó không thể tưởng tượng được. Thánh thư nói rằng: trong lúc chúng ta yếu đuối nhất, Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta nơi ngôi mộ và Ngài hứa ban một sự sống như thật trước mắt chúng ta. Theo lập luận của lý trí thì cái chết đã thắng chúng ta. Nhưng, Thiên Chúa nói " KHÔNG ĐÂU!!!" lời nói được viết bằng chữ in hoa và có vài dấu chấm than. Theo ngôn sứ Êdêkien đã nói "Rồi các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa, khi Ta mở huyệt cho các ngươi và đưa các ngươi lên khỏi huyệt, hỡi dân Ta" (lời nói đó có kèm theo vài dấu chấm than, và đáng lý phải có thêm vài dấu chấm than nữa để nhấn mạnh những lời đó). Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền nói lên những lời đó một cách chắc chắn. Vì chúng ta không thể nào tự thực hiện lời hứa đó.

Ngôn sứ Êdêkien không viết những lời đó để an ủi một gia đình hay một vài người bạn về cái chết của người thân họ. Ông ta viết cho cả một dân tộc về cái chết của toàn thể dân tộc, và sự phá hủy thành thánh của họ. Ngôn sứ nói với người Do thái đang trong chốn lưu đày ở Babylon, và họ trông thấy thành thánh Giêrusalem thân yêu của họ đã bị tàn phá, và Đền Thờ của họ đã bị phá hủy (năm 587 trước năm TC). Ngôn sứ dùng hình ảnh rõ ràng nói về thị kiến về các xương cốt (Ed 37:1-10). Ông ta gợi lên niềm hy vọng là Thiên Chúa có thể bồi dưỡng cho những người này, những bộ xương khô đã chết nay được hồi sinh bởi các Thần Khí nhập vào. Ngôn sứ Êdêkien là dụng cụ Thiên Chúa nói lên lời hứa đó. Thị kiến ông Êdêkien không chỉ nói đến sự phục sinh cuối cùng. Nhưng, bài đọc 1 hôm nay nói đến việc Thiên Chúa đã nuôi dạy và hồi sinh một dân tộc đã bị diệt vong, không phải chỉ từ quê hương điêu tàn của họ, nhưng là từ nơi Thiên Chúa trong khi họ bị lưu đảy xa xứ. Thiên Chúa có thể làm những việc không thể được đó là khôi phục lại dân Israel, đưa họ trở về Giêrusalem và giúp họ xây dựng lại đền thờ?Chúa đã mạch mẽ hứa với Êdêkien "Đây Ta sắp cho Thần Khí nhập vào các ngưới, và các ngươi sẽ được sống nơi quê hương các ngươi."

Nghe lời ngôn sứ Êdêkien nói vói với dân chúng, chúng ta tự hỏi: dân chúng có thể nào cải táng cho người thân thương, vì sự cải táng đó sẽ làm cho họ hồi sinh hay không? Một gia đình có thể còn đứng vững khi cha mẹ trong gia đình qua đời lúc còn trẻ hay không? Khi một người anh chị em bị chết một cách bi thảm do bạo hành hay do nghiện ngập thì sao? Khi một cuộc chiến gây nên sự mất ổn định về dân số, vì sự di dời thì sao? Có biết bao nhiêu cái chết đã được xử lý với nhiều hình thức khác nhau. Điều gì đã xãy ra cho những người còn sống? Hãy nghe lời Thiên Chúa nói "Ta sẽ cho các ngươi định cư trên đất của các ngươi. Bấy giờ các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa" Hãy xem lời hứa đó thực hiện cho ai. Bây giờ chúng ta quay về với Phúc âm.

Trong Phúc âm, câu chuyện nói cho từng cá nhân chúng ta. Vì chúng ta thấy trong đó, một người bệnh chết, một lời than thở, một lời bày tỏ đức tin vào những lúc không thuận tiện. Than khóc, hoài nghi, nhìn thấy những điều không thể lại được xãy ra trong đức tin. Hơn nữa Chúa Giêsu sẽ cho thấy việc Ngài làm phép lạ sẽ gây ra sự chống đối lại Ngài, và sẽ là tiền đề của việc sẽ đưa Ngài đến ngôi mộ cúa Ngài. Trong khi Thiên Chúa không thinh lặng đứng trước ngôi mộ, của ông Ladarô, phép lạ đem tới sự sống này sẽ làm cho Chúa Giêsu gặp nhiều chống đối nữa. Ông Ladarô là bạn của Chúa Giêsu. Và khi nghe câu chuyện này chúng ta được khuyến khích tin rằng chúng ta cũng là bạn của Ngài nữa. Trước đó trong Phúc âm thánh Gioan Chúa Giêsu có nói "...vì giờ đã đến, giờ mọi kẻ ở trong mộ sẽ nghe tiếng Người Con". (Ga 5: 28) Chúng ta, những người bạn của Chúa Giêsu tin tưởng vào lời nói đó trong khi chúng ta đứng bên cạnh các ngôi mộ của người thân thương mở ra và chúng ta mong đợi ngôi mộ như thế mở ra cho chúng ta nữa.

Ở đây Chúa Giê su điều khiển mọi sự. Không ai có thể hối thúc Ngài, ngay cả với yêu cầu khẩn thiết của các chị của ông Ladarô. Chúa Giêsu không muốn Ngài xuất hiện trong tư thế chưa là bạn thật của họ với cử chỉ lơ là không quan tâm. Vì sao Ngài lại đợi lâu đến thế? (Và vì sao chúng ta phải đặt câu hỏi và do dự vì một lời nói của Chúa Giêsu có thể làm chúng ta hồi sinh từ cái giường của sự chết?) Một điều chắc chắn là sau khi đợi vài ngày chúng ta biết chắc là ông Ladarô đã chết thật. Bà Mác-ta, người nói sự thật rằng: "Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã 4 ngày".

Thật là một cảnh tượng; người chết từ trong nơi tối tăm bước ra khỏi ngôi mộ với khăn liệm còn quấn quanh người đang hồi sinh. Rồi Chúa Giêsu sẽ phải chịu đựng một cái chết đầy bạo lực. Người ta cũng sẽ quấn vải xung quanh thân Ngài theo phong tục và đặt Ngài trong một ngôi mộ. Một nhóm người trong gia đình và ban bè sẽ đứng bên cạnh một ngôi mộ khác và nhìn vào cảnh lạnh lùng đó. Họ cũng cảm thấy họ yếu đuối trong lúc họ ôm nhau than khóc thương tiếc người quá cố. Nhưng, tất cả không mất hẳn. Thiên Chúa sẽ thăm ngôi mộ đó và sẽ nói một lời về sự sống của Chúa Giêsu và Thần Khí Chúa sẽ phục sinh Ngài đến một đời sống mới. Không ai có thể tưởng tượng được điều đó. Với sự phục sinh của Chúa Giêsu tất cả chúng ta đã chết, sẽ được ban cho hồng ân hy vọng và để đáp lại là "Chúng ta cúng sẽ được sống lại".

Trong khi chúng ta diển tả đoạn văn này, hãy để ý đến Phúc âm thánh Gioan. Đời sống mà Thiên Chúa hứa ban qua Chúa Giêsu đã trở nên hiện thật cho những người đã chịu phép rửa. Đời sống mới của chúng ta không bắt đầu sau khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng, hay khi thân xác chúng ta bị chôn trong mộ. Đời sống ấy bắt đầu ngay từ bây giờ. Nói đến một lời khác trong phúc âm thánh Gioan "thật, tôi bảo thật các ông giờ đã đến - và chính là lúc này đây - giờ các kẻ chết nghe tiếng Con Thiên Chúa. Ai nghe thì sẽ được sống" (Ga 5:25). Chúng ta có đời sống mới trong chúng ta ngay cả khi chúng ta nhìn vào các ngôi mộ của đời sống chúng ta.

Lẽ cố nhiên chúng ta đã gặp những cái chết của gia đình và bạn bè. Nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với cái chết khi: chúng ta mất việc làm; khi bị đuổi ra khỏi trường; khi bị bệnh tật hiểm nghèo; khi bị bại liệt hay bị mất sức mạnh về thể chất cũng như tinh thần khi về già; khi chúng ta từ bỏ kế hoạch kết hôn và sinh con; khi có đứa con cuối cùng đi học xa hay đi lập gia đình v.v... Vậy đời sống mới có thể xãy ra trong nhũng trường hợp này ngoại trừ sự chết như thế nào? Trong đời sống này phải không? Người có đức tin khi nghe bài Kinh Thánh đọc hôm nay được khuyến khích tin là Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta nơi ngôi mộ của chúng ta, và Ngài sẽ gọi tên chúng ta, thốt lên lời nói ban sự sống và thổi Thần Khí vào chúng ta để chúng ta sống lại. "Chính Thầy là sự sống lại. Ai sống và tin vào Thầy sễ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?" Và chúng ta cũng sẽ đáp lại với cô Mác-ta "Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đưc Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

5th SUNDAY OF LENT (A)
Ezekiel 37: 12-14; Psalm 130; Romans 8: 8-11; John 11: 1-45

God is standing outside the tomb – this is the strong image that touches me in today’s readings. The tomb – our last stop on our journey to God. And what a terrible stopping-off-place it is! At American cemeteries the undertakers and grave diggers do their jobs well. The hole is dug, the excavated soil placed off to the side and the area surrounding the grave is covered with artificial green turf. (It looks like the astro-turf of indoor football stadiums.) Over the grave is a metal framed contraption and thick straps are hung from it to support the coffin. Family and friends remain in their cars until the workers ready the site with flowers. If the weather is foul, there is an awning to protect the mourners and the casket from rain or snow. When all is neatly arranged the mourners are invited to come to the grave site. The coffin is suspended over the grave, supported by that frame and straps. The grave diggers take their break off to the side, some grabbing a smoke during their idle moments. Soon they will be needed again, but not till after everyone has left.

The final prayers are said, each mourner takes a flower from the nearby floral arrangements, bids farewell to the deceased and places it on the coffin before they leave. But no matter how antiseptic the grave site and how orderly the process, we know what we are looking at – it’s a grave to which we are assigning one we have loved, perhaps all of our lives. Those nearby grave diggers will soon be placing our loved one into the earth and we will see them no more.

Of course, I know I am describing American, first-world funeral practices. In the poorest lands the body is wrapped in a simple cloth, or placed in a wooden coffin made by a family member, a grave is scratched out of rocky soil by friends, and perhaps a flower or two is left on the earth that has been scrapped back into the grave. But in our culture, most of us leave before we get to see the casket lowered into the earth. We can’t watch the final triumph of the grave as it claims our beloved dead. We also have our ways of camouflaging death with cosmetics and euphemisms. But no matter where and how we bury the dead, the grave finds us at our most vulnerable and seems to have its triumphant moments over us.

Hold this burial scene, the one you are most familiar with, in your imagination. Then look at the scriptures for today and see the graves in the first and third readings and hear the life-assuring words of the Romans passage. The scriptures assure us we are not alone at our most desolate moments. They don’t avoid recognizing our pain and voicing our questions and even our disappointment in God. "If you had only been here...." But while they acknowledge our grief and feelings of impotency, as we stare at death’s handiwork, the grave – they also tell us something unimaginable. The scriptures say that, in our most vulnerable moments, God stands with us at the grave and makes a promise of life that seems to mock the evidence before us. Death, by all logical conclusions, has defeated us. But God says, "NO!!!!" – in capital letters with a few exclamation points. As Ezekiel puts it, "Then you shall know that I am the Lord, when I open your graves and have you rise from them, O my people!" (Check out the text: it has an exclamation point, and should have a few more to emphasize the impact of those words!) Only God can speak with such authority and certainty, for we are in no place to make such a promise on our own.

Ezekiel is not writing to console a family or a few friends over the death of a loved one. He is writing for an entire people over the death of their nation and the destruction of their religious holy places. The prophet is speaking to the Jewish exiles in Babylon who have seen their beloved Jerusalem destroyed and their Temple desecrated. (587 B.C.E.) Using the vivid dead-bones vision (37: 1-10) Ezekiel evokes the hope that God can raise these people, these "dry bones," by means of God’s Spirit and Word. The prophet is God’s instrument for proclaiming this promise. Ezekiel’s vision isn’t addressing a final resurrection, but today’s reading suggests God will raise up the people who feel cut off, not only from their homeland, but also from God, as they languish in foreign captivity. Can God do the impossible and restore Israel, take the people home to Jerusalem and help them rebuild the Temple? Yes – God is that powerful, promises Ezekiel. "I will put my spirit in you that you may live and I will settle you upon your land."

Hearing Ezekiel address the people we wonder: can people leaving a loved one behind for burial rebuild their lives? Can a family hold together as a family when its mother or father dies young? When a sibling is tragically killed in a random act of violence, or an overdose? When a war causes civilian upheaval and displacement? Death has so many co-workers dealing out death in so many forms. What will happen to the survivors? Hear what God has to say: "I will settle you upon you land; thus you will know that I am God." Let’s see how else the promise is made and to whom. We turn to the Gospel.

The story gets more personal in the Gospel, for in it we get: a sick person who dies, a reprimand, an expression of faith in the impossible, weeping, disbelief, seeing the impossible and then coming to belief. In addition, Jesus will have to pay personally and dearly for this miracle, for it will intensify opposition to him and begin the scheming that leads to his own grave. While God doesn’t stand helplessly by Lazarus’ grave; this miracle of life will cost God dearly as well. Lazarus is Jesus’ friend and, as we hear this story, we are encouraged to believe that we are friends as well. As Jesus said earlier in John, "...an hour is coming in which all those in their tombs shall hear his [the Son of Man’s] voice and come forth." (5: 28) We friends of Jesus trust these words as we stand by the open graves of so many loved ones and anticipate that a similar grave awaits us as well.

Jesus is very much in charge here. No one can rush him, not even the urgent pleas of the dying Lazarus’ sisters. He risks the appearance of not being their true friend, of seeming unconcerned. Why does he wait so long? (And why are we also left with questions and doubts when a word from him could raise us from our death beds?) One thing is for sure – after the delay we know Lazarus is really dead! Practical Martha names the reality, "Lord, by now there will be a stench, he has been dead four days."

What a scene; the dead man emerging from the dark, dank tomb with his burial cloths dangling from his resuscitated body! Soon Jesus will suffer a violent death. They will also wrap him, as was their custom, in burial cloths and place him in a tomb. Another group of family and friends will stand by yet one more grave and peer into its coldness. They too will feel helpless as they huddle to comfort one another. But all is not totally lost. God will visit this grave and speak a word of life over Jesus and God’s Spirit will raise him up to a completely new life. Who could have imagined? With his resurrection all of us who suffer death will be given the gift of hope and respond, "We too will rise."

As we interpret this passage, note this about John’s gospel: the life God promises in Jesus is already present to the baptized. Our new life does not begin after we have breathed our last breath, or when our bodies are surrendered to the grave – it begins now. To call upon another verse from John, "I solemnly assure you, an hour is coming, has indeed come, when the dead shall hear the voice of the Son of God, and those who have heeded it shall live. (5:25) We have new life in us even as we stare at the many grave sites in the course of our lives.

There are the deaths of family and friends, of course. But we also face death if we; lose our jobs; flunk out of college; get a crippling disease; lose our physical or mental strengths in old age; give up plans of being married and having children; have our last child go off to school, or get married, etc. Is new life possible beyond these and other dyings? In this life? The believer, hearing today’s scriptures, is encouraged to believe that God has not abandoned us at our graves and will call out our names, utter a life-giving Word and breathe into us a resurrecting Spirit. "I am the resurrection and the life; whoever believes in me, even if he/she dies, will live, and everyone who lives and believers in me will never die. Do you believe this?" And we respond with Martha, "Yes, Lord, I have come to believe that you are the Christ, the Son of God, the one who is coming into the world."
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ V Mùa Chay A. 29.3.2020
Lm Francis Lý văn Ca
14:58 26/03/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,

Chúng ta đang tiến gần đến những ngày lễ trọng trong năm phụng vụ. Chúa Nhật tuần sau, chúng ta sẽ bắt đầu Tuần Thánh với Chúa Nhật Lễ Lá. Chúng ta sẽ cùng Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem và sau đó cùng tham dự vào sự thương khó và phục sinh của Chúa.

Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta sẽ nghe bài tường thuật về việc cải tử hoàn sinh Lazarô, người bạn thân của Chúa đã chết được 4 ngày. Đây là hình bóng của cái chết của Chúa sẽ được mai táng trong mồ sau nầy. Nhưng không đủ 3 ngày thì Ngài đã tự mình sống lại.

Qua cái chết và sống lại của Lazarô và Đức Kitô, mỗi ngưòi tin hữu chúng ta cũng sẽ qua cái chết của chính mình cho tội lỗi và sống lại vinh quang trong ân sủng. Đó là chủ đề chính của các bài đọc và bài chia sẻ trong thánh lễ Chúa Nhật hôm nay.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lẽ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:

Chúa hứa qua miệng tiên tri Ezekiel là Ngài sẽ giải thoát dân Ngài và đưa họ vào Đất Hứa. Đây là hình ảnh thật sự của ngày phán xét cánh chung, khi xác loài người sẽ sống lại và hoàn với hồn để chịu phán xét trước tòa Thiên Chúa.

TRƯỚC BÀI II:

Thánh Phaolô giúp tín hữu Rôma suy gẫm về sự chết của Đức Kitô đã mang lại cho nhân loại sự cứu rỗi. Từ ý nghĩa được cứu rỗi chúng ta phải quy phục mọi hành vi của mình đều nhắm đến sự cứu rỗi đó.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:

Phúc Âm tường thuật về câu chuyện chết và sống lại của Lazarô là hình bóng cái chết và sống lại của Đức Kitô. Cuộc đời trần thế của mỗi người tín hữu chúng ta cũng phải trải qua hai giai đoạn sinh và tử. Chúng ta đã được "sinh" ra và trong thế gian, hiện đang sống, hãy cố gắng thực hiện những sự gì đó để khi chúng ta "tử" có được ý nghĩa cao cả.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,

Chúa mời gọi chúng ta cùng đồng hành với Ngài trên con đường dương thế. Trên con đường nầy, Chúa nuôi dưỡng chúng ta bằng Lời Sống và Bánh Trường Sinh. Giờ đây, chúng ta cùng dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:

1. Xin Chúa tuôn đổ hồng ân dồi dào của Chúa trên Đức Thánh Cha Phanxicô và các phẩm trật trong Giáo Hội, để các Ngài tiếp tục chăn dắt đàn chiên của Chúa về đến chốn trường sinh. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho những nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, với ơn khôn ngoan Chúa ban, họ sẽ đem đến cho con dân trong xứ sở của họ cơm no áo ấm. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho những thân bằng quyến thuộc trong cộng đoàn: những người già cả, ốm đau, liệt lào, những anh chị em hay gia đình gặp những khó khăn buồn phiền về tinh thần lẫn vật chất. với ơn Chúa ban họ sẽ đặt hết tất cả những khó khăn vào bàn tay quan phòng diệu kỳ và quyền năng của Chúa. Đặc biệt là những nạn nhận của Virus Covid-19. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta dùng ít giây thinh lặng, để dâng lên Chúa những ý nguyện cầu của cá nhân hay gia đình mà chúng ta muốn muốn đặt trước tôn nhan Chúa hôm nay............ Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi, những nạn nhân của Virus Covid-19 đã qua đời trên toàn thế giới trog những ngày nầy được hưởng mùa xuân bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:

Lạy Chúa, là Cha của mọi nguồn ân sủng, xin ban cho các tôi tớ của Chúa đã yên nghỉ, hiện còn bị giam cầm nơi luyện tội, được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:16 26/03/2020

31. Việc cứu tế cho người nghèo, nếu không làm vì Thiên Chúa thì không phải là dâng hiến.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:20 26/03/2020
78. TẤM BIA CỦA HÁN SƠN

Dũ Tín là nhà văn học nổi tiếng của thời nam bắc triều, được Lương Minh đế phái đi sứ Bắc Châu, ông ta rất thích “bia Hán Sơn” của nhà văn học bắc Ngụy là Ôn Tử Thăng đã trước tác.

Có người hỏi ông ta:

- “Bắc phương như thế nào?”

Dũ Tín nói:

- “Chỉ có một tấm thạch của Hán Sơn (tức là bia Hán Sơn) là có thể kết bạn, còn những cái khác thì nghe đâu cũng giống như lừa kêu chó sủa mà thôi !”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 78:

Thương rồi thì dù xấu cũng trở thành đẹp, thích rồi thì có hư cũng thành tốt, đó là “mãnh lực của tình yêu” vậy.

Phương bắc chắc chắn là có rất nhiều phong cảnh và những cái đẹp, nhất là có nhiều người hay người giỏi để kết làm bạn thân hơn là tấm “bia Hán Sơn” của Ôn Tử Thăng, nhưng Dũ Tín chỉ thấy mỗi một tấm bia thạch của Hán Sơn là đẹp nhất mà thôi vì ông ta là nhà văn học...

Cũng có những lúc người Ki-tô hữu thấy việc luật buộc đi lễ ngày Chúa Nhật là một cực hình cho họ, nhưng họ lại không thấy những ơn ích to lớn mà họ được lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa qua việc tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật; đôi lúc, người Ki-tô hữu cũng thấy thánh lễ nó rườm rà hết phần này qua phần nọ, hết đứng lại quỳ, không như các giáo phái tin lành họp nhau lại ngày Chúa Nhật hát hò, chia sẻ Thánh Kinh và giải tán, nó đơn giản ngắn ngủi, nhưng họ không biết rằng đó không phải là một thánh lễ diễn lại thánh lễ trên đồi Golgotha mà Đức Chúa Giê-su đã cử hành, đơn giản nó chỉ là một cuộc hội họp tôn giáo như những buổi hội họp cầu nguyện chia sẻ Lời Chúa mà thôi...

Chỉ thấy cái mình thích trước mắt rồi cho nó là số một, còn những thứ khác mình chưa thấy thì cho là giống lừa kêu chó sủa mà thôi thì quả là thiển cận và ngạo đời, không giống tinh thần khiêm tốn của Phúc Âm và không giống như người hiểu biết đạo lý của Giáo Hội Công Giáo.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi trong thời điểm khó khăn này
Đặng Tự Do
03:56 26/03/2020
Lúc 7 sáng thứ Năm 26 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho người già, những người cô đơn, những người lao động đang bấp bênh trong công ăn việc làm và những người đang làm việc để guồng máy xã hội có thể tiếp tục hoạt động và những ai có thể bị nhiễm coronavirus khi thi hành công vụ.

Mở đầu thánh lễ được phát trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxicô nói:

Trong những ngày này có quá nhiều đau khổ, có quá nhiều nỗi sợ. Nỗi sợ hãi của người già, những người cô đơn một mình, trong nhà nghỉ hưu hoặc trong bệnh viện hoặc trong nhà của họ và không biết điều gì có thể xảy ra. Nỗi sợ hãi của những người lao động thất nghiệp, đang phải nghĩ cách làm sao có cái gì đó cho con ăn và thấy trước một tương lai đói kém sắp đến. Nỗi sợ hãi của rất nhiều công chức tại thời điểm này đang giúp giữ cho guồng máy xã hội tiếp tục hoạt động và có thể nhiễm bệnh vì điều đó. Chính chúng ta cũng có những nỗi sợ hãi. Mỗi người chúng ta đều biết những nỗi sợ ấy là gì. Chúng ta hãy cầu nguyện với Chúa để giúp chúng ta tin tưởng, chịu đựng và vượt qua nỗi sợ hãi.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài trên Bài đọc Một và mời gọi chúng ta nhìn vào tâm hồn mình để xem ngẫu tượng thường được ấp ủ và giấu kín trong lòng mình là những gì.

Bài Ðọc I: Xh 32, 7-14

“Xin Chúa tỏ lòng khoan dung đối với tội lỗi Dân Chúa”.

Trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Môsê rằng: “Ngươi hãy đi xuống; dân mà ngươi dẫn ra khỏi đất Ai Cập đã phạm tội. Chúng đã sớm bỏ đường lối Ta đã chỉ dạy cho chúng, chúng đã đúc tượng bò con và sấp mình thờ lạy nó; chúng đã dâng lên nó của lễ hiến tế và nói rằng: “Hỡi Israel, này là Thiên Chúa ngươi, Ðấng đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập”. Chúa phán cùng Môsê: “Ta thấy rõ dân này là một dân cứng cổ. Ngươi hãy để Ta làm, Ta sẽ nổi cơn thịnh nộ với chúng và sẽ huỷ diệt chúng, rồi Ta sẽ làm cho ngươi trở nên tổ phụ một dân tộc vĩ đại”.

Môsê van xin Chúa là Thiên Chúa của ông rằng: “Lạy Chúa, tại sao Chúa nổi cơn thịnh nộ với dân mà Chúa đã dùng quyền lực và cánh tay hùng mạnh đưa ra khỏi đất Ai Cập? Xin Chúa đừng để cho người Ai Cập nói rằng: “Người đã khéo dẫn họ đến đây, để giết họ trên núi và huỷ diệt họ khỏi mặt đất”. Xin Chúa nguôi cơn giận và tỏ lòng khoan dung đối với tội lỗi Dân Chúa. Xin Chúa nhớ đến Abraham, Isaac, và Israel tôi tớ Chúa, vì chính Chúa đã thề hứa rằng: “Ta sẽ làm cho con cháu các ngươi sinh sản ra nhiều như sao trên trời, Ta sẽ ban cho con cháu các ngươi toàn cõi xứ này như lời Ta đã hứa, và các ngươi sẽ chiếm hữu xứ này mãi mãi”. Chúa đã nguôi cơn giận, không thực hiện điều dữ mà Người đe doạ phạt dân Người.


Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Dân được Chúa chọn đã quay sang thờ ngẫu tượng vì họ mất kiên nhẫn chờ đợi Môsê trở về từ trên núi. Họ đâm ra chán nản. Một “nỗi nhớ ngẫu tượng” đã chiếm lấy họ.

Đây là một sự bội giáo thực sự. Họ bỏ Thiên Chúa Hằng Sống để quay sang với ngẫu tượng, và không còn biết kiên nhẫn chờ đợi Thiên Chúa Hằng Sống. Nỗi nhớ này cũng là một căn bệnh của chúng ta. Chúng ta bắt đầu với nhiệt tình bước đi hướng tới tự do, nhưng rồi sự phàn nàn bắt đầu nổi lên: “Điều này thực sự khó khăn. Đây là sa mạc mà. Tôi khát nước. Tôi muốn uống nước. Tôi muốn ăn thịt. Ở Ai Cập chúng tôi đã ăn những thứ ngon lành mà ở đây không có”.

Đức Thánh Cha đã mô tả việc thờ ngẫu tượng diễn ra thế nào. Nó để cho anh chị em nghĩ về những điều tốt đẹp mà nó mang lại. Nhưng nó không cho phép anh chị em nhìn thấy những mặt trái tối tăm của nó. Dân được Chúa chọn đã nhớ tất cả những thứ ngon miệng trên bàn của họ khi còn ở Ai Cập. Nhưng họ quên mất rằng đó là bàn ăn của những kẻ nô lệ.

Những kẻ tôn thờ ngẫu tượng mất tất cả. Dân được chọn đã giao tất cả vàng bạc của họ ra để làm con bê vàng. Họ đã đúc con bê vàng bằng những ân sủng mà Chúa ban cho họ. Chính Ngài đã lấy vàng của người Ai Cập trao cho họ trước khi họ cao chạy xa bay.

Chúa nói với ông Môsê:

“Ta sẽ cho dân này được lòng người Ai Cập; nên khi ra đi, các ngươi sẽ chẳng ra đi tay không. Mỗi người đàn bà sẽ xin đàn bà láng giềng và người ở chung một nhà những đồ bạc, đồ vàng, và áo xống. Các ngươi sẽ cho con trai con gái các ngươi mang những thứ đó. Như vậy là các ngươi tước đoạt của cải người Ai Cập.”

Cơ chế này cũng xảy ra đối với chúng ta. Khi chúng ta làm những việc dẫn chúng ta đến sự tôn thờ ngẫu tượng, chúng ta trở nên gắn bó với những thứ khiến chúng ta xa Chúa. Chúng ta tạo ra một vị thần khác bằng những ân sủng mà Chúa đã ban cho chúng ta như trí thông minh, ý chí, tình yêu, trái tim của chúng ta. Chúng ta sử dụng chính những ân sủng Chúa ban này để tôn thờ ngẫu tượng.

Mỗi người trong chúng ta nên tự hỏi những ngẫu tượng mà chúng ta đã ấp ủ, che giấu trong lòng mình là gì. Ngẫu tượng thậm chí có thể ảnh hưởng đến lời cầu nguyện của chúng ta. Rốt cuộc, dân được chọn muốn tôn thờ ngẫu tượng mà họ tạo ra. Một trong cách thức có thể xảy ra đối với chúng ta là thay đổi các cử hành bí tích thành một thứ cử hành thế tục.

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói câu hỏi hôm nay đối với chúng ta là những ngẫu tượng của tôi là gì? Tôi giấu chúng ở đâu? Đây là những câu hỏi chúng ta phải tự hỏi mình hôm nay.

Cầu xin cho đến lúc cuối đời của chúng ta, Chúa không nói với chúng ta rằng: Kẻ bội giáo kia, ngươi đã đi chệch khỏi đường lối ta đã vạch ra. Ngươi đã phủ phục trước một ngẫu tượng. Chúng ta hãy xin Chúa ban ơn để chúng ta nhận ra các ngẫu tượng của chính mình.


Source:Vatican News
 
Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích về việc cử hành Tuần Thánh và Lễ Phục sinh
Đặng Tự Do
04:47 26/03/2020
Hôm 25 tháng Ba, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã công bố một sắc lệnh nhằm cập nhật những chỉ dẫn và đề nghị tổng quát đã được đưa ra cho các Giám mục trong một sắc lệnh trước đó vào ngày 19 tháng Ba.

Sắc lệnh có tên là “Trong thời Covid-19,” (II), đã được Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích ban hành hôm Thứ Tư, 25 tháng Ba năm 2020. Tài liệu mới cập nhật một sắc lệnh trước đó, ngày 19 tháng 3 năm 2020. Tài liệu bao gồm các câu trả lời cho các câu hỏi mà bộ đã nhận được liên quan đến việc cử hành phụng vụ trong Tuần Thánh và Phục sinh năm nay. Cả hai sắc lệnh đều được Đức Thánh Cha ủy quyền cho bộ công bố, và chỉ có giá trị trong năm 2020 mà thôi.

Ngày lễ Phục sinh được cử hành

Vì Lễ Phục Sinh không thể được dời sang một ngày khác, sắc lệnh nêu rõ, tại các quốc gia bị dịch bệnh và những hạn chế liên quan đến việc tập hợp và đi lại của mọi người đã được áp đặt, các Giám mục và linh mục có thể cử hành các nghi thức trong Tuần Thánh mà không cần có sự hiện diện của dân chúng và ở một nơi thích hợp, tránh đồng tế, và bỏ qua dấu hiệu trao ban bình an.

Sự tham dự của tín hữu

Sắc lệnh khuyến khích các mục tử thông báo cho các tín hữu về thời gian cử hành các nghi lễ phụng vụ, để họ có thể cầu nguyện hiệp thông từ trong nhà của họ, với buổi cầu nguyện của Giáo hội. Về vấn đề này, sắc lệnh cho biết các phương tiện phát sóng truyền hình trực tiếp có thể hữu ích cho sự hiệp thông của anh chị em giáo dân. Tuy nhiên, đó chỉ là nhiệm ý. Ở những nơi không thể phát sóng truyền hình trực tiếp thì có thể ghi hình trước.

Sắc lệnh nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc dành thời gian thích hợp cho việc cầu nguyện. Phụng vụ các giờ kinh là đặc biệt quan trọng.

Chúa Nhật Lễ Lá

Tuần Thánh bắt đầu bằng với việc cử hành Chúa Nhật Lễ Lá. Sắc lệnh nêu rõ “Lễ kỷ niệm Chúa tiến vào thành Giêrusalem phải được tổ chức trong các nhà thờ”. Khi được tổ chức tại các nhà thờ chính tòa, sắc lệnh chỉ định hình thức thứ hai từ Sách lễ Rôma sẽ được sử dụng và hình thức thứ ba được sẽ được dùng khi diễn ra trong các nhà thờ giáo xứ.

Thánh lễ làm phép dầu

Sắc lệnh mới nhất nói rằng Hội Đồng Giám Mục “sẽ có thể đưa ra những chỉ dẫn về việc dời Thánh lễ làm phép dầu sang một ngày khác”. Thông thường, thánh lễ làm phép dầu được cử hành trong mỗi giáo phận vào Thứ Năm Tuần Thánh, hoặc vào một ngày khác trong Tuần Thánh.

Thứ Năm Tuần Thánh

Sắc lệnh cho biết là vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, “việc rửa chân, vốn là tùy chọn, sẽ bị bỏ qua”. Cuộc rước kiệu truyền thống vào lúc kết thúc Thánh lễ, khi Mình Thánh Chúa được đưa từ nhà tạm đến Bàn thờ chầu Mình Thánh Chúa (Altar of Repose), cũng bị bỏ qua. Mình Thánh Chúa sẽ được lưu giữ trong nhà tạm.

Sắc lệnh cấp phép đặc biệt cho tất cả các linh mục có thể cử hành thánh lễ ở một nơi thích hợp, mà không có sự hiện diện của dân chúng.

Thứ Sáu Tuần Thánh

Bất cứ nơi nào việc cử hành Cuộc Khổ Nạn của Chúa diễn ra, sắc lệnh hướng dẫn các Giám mục “thảo ra một ý cầu nguyện đặc biệt cho những người gặp khủng hoảng, những bệnh nhân, và những người đã chết”. Sắc lệnh cũng chỉ ra rằng, việc tôn thờ Thánh giá bằng cách hôn kính Thánh Giá sẽ chỉ giới hạn trong số các vị đồng tế.

Lễ Phục sinh

Sắc lệnh nêu rõ rằng Lễ Vọng Phục Sinh chỉ có thể được tổ chức tại các Nhà thờ chính tòa và các nhà thờ giáo xứ. Sắc lệnh cũng nói rõ rằng, trong “Phụng vụ Rửa tội”, chỉ duy trì việc “lặp lại lời hứa khi chịu phép Rửa tội”.

Các quyết định thêm

Sắc lệnh vừa được công bố hôm thứ Tư cũng lưu ý rằng các chủng viện, các nhà của hàng giáo sĩ, các tu viện và cộng đồng tôn giáo phải tuân theo các chỉ dẫn của sắc lệnh này.

Sắc lệnh cũng chỉ ra rằng, không giống như các cử hành phụng vụ chính thức, “các biểu hiện của lòng đạo đức bình dân và các cuộc rước truyền thống làm phong phú thêm các ngày trong Tuần Thánh và Tam Nhật Vượt Qua có thể được chuyển sang các ngày thích hợp khác trong năm”. Một ví dụ được đưa ra là ngày 14 và 15 tháng 9 (Lễ tôn vinh Thánh giá và tưởng niệm Đức Mẹ Sầu Bi). Các quyết định về việc dời những hình thức tôn kính như vậy được dành cho sự phân định của các Giám mục Giáo phận.

Các chỉ dẫn cũng được gửi đi thông qua một kênh truyền thông riêng cho việc cử hành Lễ Phục sinh trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Những chỉ dẫn này đã được ký bởi Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương, và cha Thư ký Flavio Pace.


Source:Vatican News

 
Tin vui COVID-19: Dùng thuốc Quinine hay không? Một bác sĩ New York đã chữa 350 bệnh nhân khỏi bệnh trong một cộng đồng đóng kín Hasidic Do Thái.
BS Oanh Tran, Trần Mạnh Trác dịch
11:44 26/03/2020
Vào sáng thứ Ba, chính quyền tiểu bang New York đã đóng cửa một chương trình điều trị Covid-19 điều hành bởi một bác sĩ theo giáo phái Hasidic (Do Thái siêu bảo thủ,) sau khi ông tuyên bố rằng ông đang chữa 500 bệnh nhân có triệu chứng mà không cần phải nhập vào bệnh viện.

Ngay chiều hôm đó, Toà Bạch Cung đã can thiệp và chương trình đó lại được hoạt động trở lại.

Bác sĩ Vladimir Zelenko đã thí nghiệm một phương cách trị liệu coronavirus đang trong vòng tranh cãi là việc sử dụng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine (quinine) để điều trị Covid-19, đó cũng là điều mà Tổng thống Donald Trump đang khuyến khích trong nhiều ngày qua.

Nhắc lại Tiểu bang (Dân Chủ) New York đang tranh cãi lớn với TT Trump cho nên vào tối thứ Hai, New York đã ra lệnh cấm các Dược Sĩ không được cung cấp thuốc hydroxychloroquine bên ngoài những lý do ghi trong nhãn hiệu, tức là chỉ để chữa trị cho các triệu chứng lupus (sưng phù) và sưng khớp mà thôi.

Nhưng vào chiều thứ ba, Phó Tổng Thống Mike Pence tuyên bố trên Fox News rằng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã phê duyệt cho việc sử dụng thuốc một cách tự do ngoài nhãn hiệu ngay lập tức.

Do đó kể từ hôm nay, các bác sĩ Mỹ có thể kê toa chloroquine cho mục đích ngoài nhãn hiệu để đối phó với triệu chứng Covid-19.

Bác sĩ Zelenko, 46 tuổi, là một người nhập cư từ Nga đã theo giáo phái (đóng kín) Hasidic khi còn trẻ. Ông có một văn phòng ở quận Orange, NY (Không phải là Quận Cam ở Cali), và đã dùng thuốc hydroxychloroquine để điều trị Covid-19 hơn một tuần qua. Theo báo cáo của ông, đã không có trường hợp tử vong nào trong số các bệnh nhân hầu hết là người Do Thái Hasidic. Ông đã được phỏng vấn trên Fox News và trên một số trang tin bảo thủ khác, là phe đang ủng hộ những nỗ lực cuả ông Trump nhằm đẩy mạnh việc ngăn chặn coronavirus, và giúp phục hồi nền kinh tế càng sớm càng tốt.

Mặc dù ông đã thực hiện việc điều trị trong một lãnh vực y tế chưa được khai phá, chỉ được hỗ trợ bởi một số ít nghiên cứu, BS Zelenko đã thu hút được nhiều quan tâm từ các bác sĩ khác, là những người đang tìm cách ngăn chặn làn sóng quá tải ở bệnh viện do nạn dịch Covid-19.

“Tôi không khám phá ra một phương thuốc thần kỳ nào cả,” BS Zelenko nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào sáng thứ Ba. “Tôi chỉ là một người có óc sáng tạo và có những suy nghĩ ngoài vòng kềm toả. Chúng ta đang có một cuộc khủng hoảng về sức khỏe chưa từng có - nó đòi hỏi những tư duy độc đáo.”

BS Zelenko kêu gọi mọi người hãy cực kỳ giữ bình tĩnh, ngay cả khi có những cảnh báo về tỷ lệ lây nhiễm lên cao. Trong một tin nhắn video được chia sẻ trên WhatsApp, ông nói rằng phần lớn những người bị nhiễm virus sẽ không cần điều trị.

“Bạn cần phải thư giãn,” ông nói, từ ghế lái xe. “Nhất là với những người trẻ tuổi đang lo lắng bồn chồn, tất cả các bạn sẽ ổn thôi.”

BS Zelenko đang chỉ đạo nhân viên y tế của ông từ tư gia ở Englewood, NJ, bởi vì ông chỉ còn một lá phổi, lá phổi bên phải đã bị cắt bỏ năm ngoái vì bệnh ung thư. Ông nói rằng chính bản thân ông cũng đang dùng một liều hydroxychloroquine với một lượng thấp.

BS Zelenko nói rằng ông đã sử dụng những liều thuốc này cho bệnh nhân của mình (xin xem lá thư đính kèm): hydroxychloroquine, kết hợp với azithromycin và kẽm sulfate. Ông nói rằng ông dùng liều thuốc đó cho những bệnh nhân bị khó thở ở mọi lứa tuổi, và những người trên 60 tuổi đã bị suy giảm miễn dịch và có các triệu chứng khác.

Ông nói rằng ông không điều trị cho những người dưới 60 tuổi đang khỏe mạnh.



Ông thừa nhận rằng chế độ chữa trị của ông là mới mẻ và chưa được thử nghiệm, và còn quá sớm để đánh giá hiệu quả lâu dài của nó. Nhưng ông nói rằng những kết quả tốt đẹp từ đó mà ra thì lớn hơn nhiều so với những rủi ro xảy ra khi phải chờ đợi để xác minh hiệu quả của nó.

BS Zelenko nói rằng khoảng 350 trong số 500 bệnh nhân mà ông điều trị các triệu chứng coronavirus là từ Kiryas Joel, và 150 người khác thì sống ở khu vực Monsey, nơi có phòng khám thứ hai của ông. Ông nói rằng ông đã bắt đầu cho bệnh nhân uống thuốc trước khi có kết quả thử nghiệm Covid-19, vì ông lo lắng rằng việc chờ kết quả xét nghiệm xong thì mới bắt đầu điều trị sẽ làm mất thời gian tính, làm giảm hiệu quả của việc điều trị.

Nhắc lại, TT Trump đã thúc đẩy việc sử dụng hydroxychloroquine một cách rộng rãi hơn kể từ tuần trước. Vào Chúa Nhật, ông nói loại thuốc thần kỳ này là một món quà từ thiên đường, đây sẽ là Ân Huệ từ Chúa nếu nó hoạt động.

Nhưng việc sử dụng thuốc đi ngược với cách tiếp cận thận trọng của các quan chức y tế công cộng. BS Fauci, đứng đầu Viện Y tế Quốc gia, đề nghị rằng ông sẽ chỉ cung cấp thuốc dưới sự bảo trợ của một thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát.

Vào tối thứ Hai, Thống đốc New York Andrew Cuomo ban hành một sắc lệnh cấm các dược sĩ cấp thuốc hydroxychloroquine để sử dụng trong việc điều trị Covid-19, và cấm việc sử dụng thử nghiệm thuốc ngoài các thử nghiệm lâm sàng được nhà nước phê duyệt. Nhưng vào sáng thứ Ba, trong một cuộc họp báo, ông lại nói rằng các bệnh viện ở New York sẽ có thể bắt đầu sử dụng thuốc vào ngày hôm đó, sau khi TT Trump khuyến khích ông dùng thử hydroxychloroquine trên các bệnh nhân đã nhập viện.

“Hôm nay, Ông ấy đã gửi thuốc cho tôi, và tôi sẽ sử dụng nó, hôm nay,” Thống đốc Cuomo nói. “Nếu nó chữa được bệnh, thì tuyệt vời.”

Note: Lá thư chung cuả BS Vladimir Zelenko:

Dr. Vladimir (Zev) Zelenko

Board Certified Family Practitioner

501 Rt 208, Monroe, NY 10950

845-238-0000

Ngày 23 tháng 3 năm 2020

Kính gửi tất cả các chuyên gia y tế toàn thế giới:

Tên tôi là Bác sĩ Zev Zelenko hành nghề y ở Monroe, NY. Trong 16 năm qua, tôi đã chăm sóc khoảng 75% người lớn của khu Kiryas Joel, là một cộng đồng theo đạo Do thái rất chặt chẽ với khoảng 35.000 người, trong đó việc nhiễm trùng đã lây lan nhanh chóng và không được kiểm soát trước khi có sự áp đặt phải giữ khoảng cách xã hội.

Cho đến hôm nay, nhóm của tôi đã thử nghiệm Covid-19 cho khoảng 200 người từ cộng đồng này và 65% kết quả là dương tính (có bệnh). Nếu suy diễn ra cho toàn bộ cộng đồng, điều đó có nghĩa là có hơn 20.000 người đã bị nhiễm bệnh vào thời điểm hiện tại. Trong nhóm này, tôi ước tính rằng có 1500 bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao (tức là> 60, suy giảm miễn dịch, bệnh đi kèm, v.v.)(i.e. >60, immunocompromised, comorbidities, etc).

Trước tình trạng cấp bách đó, tôi đã phát triển phác đồ điều trị sau đây trong môi trường ngoại trú (pre-hospital) và đã chỉ thấy những kết quả khả quan:



1. Bất kỳ bệnh nhân nào bị khó thở bất kể tuổi tác thì đều được điều trị.

2. Bất kỳ bệnh nhân nào trong nhóm nguy cơ cao ngay cả khi có triệu chứng nhẹ cũng đều được điều trị.

3. Bệnh nhân trẻ, khỏe mạnh và có nguy cơ thấp ngay cả khi đã có triệu chứng thì cũng không được điều trị (trừ khi hoàn cảnh của họ thay đổi và họ bị rơi vào loại 1 hoặc 2).

Phác đồ điều trị ngoại trú của tôi như sau:

1. Hydroxychloroquine 200mg hai lần một ngày trong 5 ngày

2. Azithromycin 500mg mỗi ngày một lần trong 5 ngày

3. Zinc sulfate 220mg mỗi ngày một lần trong 5 ngày

Lý do cho kế hoạch điều trị của tôi là như sau. Tôi đã kết hợp dữ liệu có sẵn từ Trung Quốc và Hàn Quốc với nghiên cứu gần đây được công bố từ Pháp (các trang web có sẵn theo yêu cầu). Chúng ta biết rằng hydroxychloroquine giúp Kẽm đi vào tế bào. Chúng ta biết rằng Kẽm làm chậm sự nhân lên của virus trong tế bào. Liên quan đến việc sử dụng azithromycin, tôi cho rằng nó ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn. Ba loại thuốc này được biết đến và thường dung nạp tốt, do đó nguy cơ cho bệnh nhân là thấp.

Kể từ thứ Năm tuần trước, nhóm của tôi đã điều trị cho khoảng 350 bệnh nhân ở Kiryas Joel và 150 bệnh nhân khác ở các khu vực khác của New York với chế độ trên.

Trong nhóm này và thông tin được cung cấp cho tôi bởi các nhóm y tế trực thuộc, chúng tôi đã có số tử vong là ZERO, nhập viện ZERO và phải đặt ống thở là ZERO. Ngoài ra, tôi chưa nghe thấy bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào ngoài khoảng 10% bệnh nhân bị buồn nôn và bị tiêu chảy tạm thời.

Tóm lại, khuyến nghị khẩn cấp của tôi là bắt đầu điều trị trong môi trường ngoại trú càng sớm càng tốt theo quy định trên. Dựa trên kinh nghiệm trực tiếp của tôi, nó ngăn ngừa hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), ngăn ngừa nhu cầu nhập viện và cứu sống.

Với tất cả sự tôn trọng,

Dr. Zev Zelenko

cc: President Donald J. Trump; Mr. Mark Meadows, Chief of Staff
 
Cây Thánh Giá Phép lạ được đưa đến Quảng trường Thánh Phêrô cho buổi phép lành Urbi et Orbi vào thứ Sáu này.
Trần Mạnh Trác
14:29 26/03/2020
Vatican City, 25 tháng ba năm 2020 / 15:10 ( CNA ).- Cây thánh giá phép lạ mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến cầu nguyện hôm Chuá nhật vừa qua cho nạn dịch được chấm dứt đã được hạ xuống khỏi bàn thờ cuả Nhà thờ San Marcello al Corso và sẽ dựng lên tại Quảng trường Thánh Phêrô cho buổi lễ chúc lành "Urbi et Orbi" (cho Thành Phố và cho Thế Giới) của Đức Giáo Hoàng.

Cây thánh giá đã được đưa đi vào tối thứ Tư và sẽ có mặt tại Quảng trường Thánh Phêrô vào thứ Năm, theo tin cuả phóng viên Vatican Francesco Antonio Grana.

Cây thánh giá được người dân ở Rome tôn sùng là kỳ diệu sau khi đó là bức tượng duy nhất không bị hư hại sau một đám cháy hoàn toàn thiêu đốt ngôi nhà thờ vào ngày 23 tháng 5 năm 1519.

Rồi ba năm sau, Rome lại bị tàn phá bởi "bệnh dịch đen" (Black Plague).

Người dân ở Rome đã thỉnh nguyên rước cây thánh giá đi quanh thành phố, qua tất cả các quận để đến Quảng trường Thánh Phêrô.

Cuộc rước kéo dài 16 ngày, từ ngày 4 đến ngày 20 tháng 8 năm 1522. Khi cây thánh giá về lại nhà thờ San Marcello, thì cơn dịch cũng biến mất khỏi Rome.

Kể từ đó cây thánh giá đã được đưa đến Quảng trường Thánh Phêrô 50 năm một lần, nhân dịp các Năm Thánh (chẵn)- và trên lưng của cây thánh giá có khắc tên các vị giáo hoàng chủ trì đám rước. Tên vị giáo hoàng cuối cùng được khắc là Thánh Gioan Phaolô II. Ngài đã ôm cây thánh giá trong buổi lễ “Ngày Xoá Tội” năm 2000.
 
Đức Hồng Y Tagle: khẩn trương và bác ái trong cơn đại dịch COVID-19
Vũ Văn An
18:02 26/03/2020
Bác ái có vị trí nào trong thời đại dịch coronavirus? Đức Hồng Y Luis Antonio Gokim Tagle, Bộ Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân tộc, và là Chủ tịch của Caritas Quốc Tế, đã suy tư với Vatican News về câu hỏi này, thúc giục chúng ta chinh phục vi khuẩn và nỗi sợ hãi bằng "đại truyền nhiễm tình yêu".



Sau đây là nguyên văn lời Đức Hồng Y:

Anh chị em thân mến,

Chúng ta đang phải đối diện với tình trạng khẩn cấp do coronavirus 19 gây ra. Khẩn cấp, từ tiếng Latinh “emergere” (nổi lên), đề cập đến một biến cố không lường trước xảy ra với chúng ta và đòi được chú ý. Các trường hợp khẩn cấp không phải là điều mới lạ đối với chúng ta. Hàng năm chúng ta trải nghiệm những vụ động đất, bão, lũ lụt, hạn hán và bệnh tật. Nhưng chúng thường bị giới hạn ở những nơi và người nhất định. Trường hợp khẩn cấp covid19 hiện nay được gọi là đại dịch, do hai từ tiếng Hy Lạp: “pan” có nghĩa là “mọi” và “demos” có nghĩa là “người hay dân cư”. Một đại dịch ảnh hưởng đến tất cả hoặc gần như tất cả mọi người. Chúng ta có thể nói rằng covid19 là một trường hợp khẩn cấp chung hoặc phổ quát. Nó ảnh hưởng đến gần như tất cả chúng ta. Nó đòi một phản ứng từ tất cả chúng ta.

Trong những trường hợp khẩn cấp, theo bản năng, chúng ta nghĩ trước tiên đến chính chúng ta, gia đình và những người gần gũi với chúng ta. Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì trong các phương tiện hiện có để bảo vệ họ. Mặc dù phản ứng này về căn bản là điều tốt, nhưng chúng ta nên cẩn thận để sau cùng đừng chỉ nghĩ về bản thân mình. Chúng ta nên tránh nỗi sợ làm cho chúng ta mù quáng trước nhu cầu của người khác, những nhu cầu đó giống như của chúng ta. Chúng ta nên ngăn chặn sự lo lắng, đừng để nó giết chết mối quan tâm thực sự đối với người lân cận. Trong trường hợp khẩn cấp, cõi lòng thực sự của một con người cũng xuất hiện. Từ một trường hợp khẩn cấp ảnh hưởng đến tất cả mọi người là đại dịch, chúng ta hy vọng sẽ thấy một trường hợp khẩn cấp trong đó mọi người biểu lộ sự quan tâm, lòng trắc ẩn và tình yêu. Một cuộc khủng hoảng khẩn cấp nổ ra bất ngờ chỉ có thể được giải quyết bằng một vụ “bùng nổ” lòng hy vọng tương đương. Một đại dịch lan truyền vi khuẩn phải tạo ra một “lan truyền” lòng bác ái phổ quát. Lịch sử sẽ phán xử thế hệ chúng ta theo mức độ tình yêu tha nhân mà tình trạng khẩn cấp chung này sẽ tạo ra và lan truyền hoặc không làm như vậy. Chúng ta cảm ơn những người anh hùng mà tình yêu và lòng can đảm đã là nguồn chữa lành và hy vọng trong những tuần lễ qua.

Các chuyên gia nói rằng chúng ta nên rửa tay để tránh bị nhiễm vi-khuẩn và tránh làm nó lây lan. Tại phiên tòa xét xử Chúa Giêsu, Phôngxiô Philatô, “đã truyền đem nước tới và đã rửa tay trước đám đông, vừa rửa vừa tuyên bố, 'Tôi vô tội đối với máu của người công chính này. Trách nhiệm thuộc về các ông” (Mt 27:24). Chúng ta nên rửa tay, nhưng không phải như cách Philatô đã làm. Chúng ta không thể rửa tay khỏi trách nhiệm của mình đối với người nghèo, người già, người thất nghiệp, người tị nạn, người vô gia cư, người cung cấp dịch vụ y tế, thực sự là tất cả mọi người, sáng thế và các thế hệ tương lai. Chúng ta cầu xin, để nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, tình yêu chân thực đối với mọi người được xuất hiện từ mọi cõi lòng con người khi chúng ta đối diện với tình trạng khẩn trương chung.
 
Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ: Xin Chúa giúp chúng ta vượt thắng nỗi sợ
Thanh Quảng sdb
18:27 26/03/2020
Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ: Xin Chúa giúp chúng ta vượt thắng nỗi sợ

Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mối quan tâm của ngài đối với tất cả chúng ta, những người đang đối phó với những nỗi sợ. Đức Thánh Cha đã chia sẻ trong Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta vào sáng thứ Năm 26/3/2020.

(Tin Vatican - Sr Bernadette M. Reis, fsp)

Đức Thánh Cha Phanxicô khai giảng bài suy niệm rằng: Ngày nay có nhiều nỗi đau và nhiều nỗi sợ.

Và ngài tiếp: Nỗi sợ hãi của những người già đang cô đơn trong viện dưỡng lão, hoặc bệnh viện, hoặc tại nhà riêng của họ, và không biết điều gì sẽ xảy ra.

Nỗi sợ của những người không có việc làm và lo lắng làm sao có thể nuôi sống gia đình mà họ nhìn thấy có thể bị đói khát.

Nỗi sợ của các công viên chức. Vào thời điểm mà họ đang nỗ lực làm sao cho xã hội được hoạt động và họ cũng có thể bị nhiễm bệnh. Chúng ta cũng có nỗi sợ của mỗi người chúng ta. Ai cũng rõ nỗi sợ của chính mình là gì?

Chúng ta hãy cầu nguyện với Chúa xin Ngài trợ giúp chúng ta tín thác vào Ngài có đủ sức mạnh để gánh chịu và khắc phục được những nỗi sợ hãi này.

Trong bài suy niệm, Đức Thánh Cha suy tư về những thần tượng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào. Ngài suy tư về bài đọc thứ nhất trích từ sách Xuất hành 32: 7-14.

Từ Thiên Chúa sống động đến thần tượng

Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích làm thế nào những người được tuyển chọn lại đi tìm những thần tượng khác ngoài Chúa. Dân Do Thái xưa mất kiên nhẫn khi chờ đợi Môi-se lên núi trở về… Họ ngã lòng và nỗi nhớ về các thần tượng nơi xứ người đã xâm chiếm họ!

Đây là một sự bội giáo thực sự. Bỏ Thiên Chúa Hằng sống để tồn thờ ngẫu tượng! Nỗi nhớ nhung này là một căn bệnh chung của con người. Chúng ta hăng say tìm kiếm tự do, nhưng rồi có những mệt nhọc ta thán, nhem nhúm lên trong tâm trí chúng ta: Đây chính là sự khó khăn, là sa mạc. Tôi khát... Tôi cần uống nước. Ở Ai Cập, dù là nô lệ mà chúng tôi được ăn thịt cá… Ở nơi đây chẳng có gì cả!

Những Thần tượng được chọn

Sau đó, Đức Thánh Cha đã mô tả việc thờ ngẫu tượng là gì? Sự thờ ngẫu tượng làm cho bạn nghĩ về những điều tốt đẹp mà nó hứa hẹn! Nhưng nó che dấu đi mọi điều xấu xa! Dân Do Thái đã nhớ tới tất cả những điều tốt đẹp khi họ còn ở Ai Cập. Nhưng họ quên đi rằng họ đang làm nô lệ!

Thần tượng cướp đi tất cả

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Để xây dựng Thần tượng, thần dân đã phải giao nộp tất cả vàng và bạc để đúc thành một con bò vàng. Họ đã làm con bò vàng với những tặng phẩm Chúa ban. Chính Chúa là người mà họ phải dâng vàng bạc châu báu, khi họ được giải thoát khỏi Ai Cập…

Diễn biến này cũng xảy ra cho chúng ta khi chúng ta hành động, đưa dẫn chúng ta đến việc tôn thờ ngẫu tượng, khiến chúng ta lìa xa Thiên Chúa. Chúng ta tạo ra vị thần khác với những món quà mà Chúa tặng ban cho chúng ta: trí thông minh, ý chí, tình yêu, trái tim của chúng ta. Chúng ta xử dụng chúng để làm nên những thần tượng.

Thần tượng trong trái tim chúng ta

Thập giá Chúa hay hình ảnh của Đức Mẹ mà chúng ta có trong nhà không còn là thần tượng của chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Chúa và Đức Mẹ đang hiện diện trong trái tim của chúng ta. Mỗi người chúng ta nên tự hỏi lòng mình đâu là thần tượng trong tâm lòng chúng ta? Thần tượng đang nung nấu tâm tình cầu nguyện của chúng ta. Vì thần tượng mà chúng ta tạo ra sẽ nôi kéo chúng ta rời xa các bí tích là nguồn ơn cứu chuộc để thay thế bằng những kỷ niệm trần thế!

Vấn nạn hôm nay

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài suy tư bằng mời gọi chúng ta tự vấn: Thần tượng của tôi là gì? Tôi đặt chúng ở đâu?

Chúng ta có thể mất Chúa khi chúng ta kết liễu cuộc đời chúng ta và bị Chúa nguyền rủa: Hỡi kẻ thờ ngẫu tượng, hãy cút đi khỏi mặt Ta… Lúc đó chúng ta mới phủ phục trước nhan Chúa mà xin Chúa mở lượng thứ tha! Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn để nhận ra thần tượng đích thực của chúng ta.
 
Covid-19: Bài học quá khứ và những người dễ bị tổn thương hơn cả
Vũ Văn An
20:54 26/03/2020
Covid-19 là vi khuẩn mới nhất trong danh sách các loại vi khuẩn từng ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Vậy ta học được bài học nào có thể giúp ích trong cuộc chiến chống lại kẻ thù mới nhất này?

Theo Lydia O’Kane của Vatican News, vào đầu năm 1980, báo động đã được đưa ra về một loại vi-khuẩn có tên là HIV / AIDS bắt đầu lan rộng khắp thế giới và trở thành đại dịch hoàn cầu.



Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loại vi khuẩn này đã cướp đi hơn 32 triệu sinh mạng và hàng triệu người khác đã bị nhiễm bệnh.
Ebola là một loại vi khuẩn khác, đã được biết đến trong nhiều thập niên, vốn làm đầu cho nhiều tiêu đề vào năm 2014 khi nó bùng nổ nghiêm trọng ở Tây Phi.

Bây giờ thế giới đang vật lộn với một kẻ thù mới, vi khuẩn Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện đã lan rộng trên toàn thế giới.
Vi khuẩn corona là một loại vi-khuẩn mới, có nghĩa là các chuyên gia đã phải học hỏi rất nhanh về việc chính xác nó là gì và cách hãm đà nó ra sao.

Đức ông Robert Vitillo là Tổng thư ký Ủy ban Di cư Công Giáo Quốc tế (ICMC) và là cố vấn của Vatican về HIV / AIDS và Ebola.
Ngài cho hay: “Đây là một loại vi khuẩn mới, ít nhất là về mặt ảnh hưởng đối với con người. Chúng ta biết các loại vi khuẩn corona khác, một số có các triệu chứng rất nhẹ nhưng loại vi khuẩn đặc thù này có tính cách nghiêm trọng, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương hơn”.

Đường cong học hỏi

Khi được hỏi về những gì có thể học được từ vụ phát khởi dịch Ebola và đại dịch HIV / AIDS, Đức Ông Vitillo nói rằng “chắc chắn chúng ta cần phải học hỏi sự kiện này là chúng ta phải nắm được các sự kiện, chúng ta phải chia sẻ thông tin đúng sự kiện như các nhà khoa học đã tìm thấy”.

Ngài tiếp tục nói rằng, giống như hai loại vi khuẩn HIV và Ebola, “gần như có một xu hướng bẩm sinh là rất sợ hãi; hoảng loạn và loan truyền những tin đồn không dựa trên khoa học... Điều đó cũng dẫn đến rất nhiều sự kỳ thị và bêu xấu (stigmatization) đối với những người đang phải sống với những vi khuẩn này hoặc những người bị ảnh hưởng bởi chúng cách nào đó”.

Đức ông Vitillo nhấn mạnh rằng đây là những điều mà mọi người đáng lý nên học hỏi, thế nhưng, (trên thực tế) các xu hướng này vẫn đang tiếp tục với vi khuẩn corona.

Các loại vi khuẩn như Covid-19 và Ebola, ngài nhấn mạnh, là những loại vi khuẩn rất khác nhau và có các phương tiện lây lan rất khác nhau.

Đức ông Vitillo lưu ý rằng trong đợt bùng phát vi khuẩn Ebola ở Tây Phi từ năm 2014 đến 2015, có sự lây lan rộng hơn nhiều. Do đó, ngài nói, điều thực sự quan trọng là phải sử dụng các biện pháp thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan như vậy, đặc biệt là rửa tay và vệ sinh cẩn thận và đây cũng là một lĩnh vực chúng ta có thể sử dụng; một cách học mà chúng ta có thể sử dụng cùng với loại vi khuẩn mới này”.
Ngài nói, “Mặc dù ít nguy hiểm hơn Ebola, vi khuẩn Covid-19 lây lan nhanh hơn rất nhiều và nó lây lan qua cộng đồng rất nhanh như chúng ta thấy trong vài tháng qua”.

Phản ứng của Giáo Hội

Nói về phản ứng và việc vươn tay ra của Giáo hội trong đại dịch này, Tổng thư ký Ủy ban Di cư Công Giáo Quốc tế đã ca ngợi phản ứng của Giáo hội; ngài nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đang nói về điều này một cách liên tục, và nhắc nhở chúng ta trước hết cần lắng nghe các sự kiện, không nên hoảng sợ, không nên bêu xấu người khác và cũng phải tôn trọng các hướng dẫn tốt về sức khỏe cộng đồng về... vệ sinh tốt, rửa tay thật kỹ... và sau đó tôn trọng các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng mà chúng ta đã thấy xảy ra trên toàn thế giới hiện nay về việc giữ khoảng cách xã hội và cố gắng tránh tiếp xúc với đám đông và những người khác”.

Đồng thời, Đức Ông tiếp tục nói, các biện pháp cũng đã được các Giáo hội địa phương, qua các Hội đồng Giám mục, qua các giáo phận và giáo xứ, cố gắng làm giảm sự lây lan của vi khuẩn.

Vi khuẩn này, như thế giới đã thấy, không có ranh giới và khi nó tiếp tục tràn lan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tầm quan trọng của tình liên đới ở thời điểm này.

Đức ông Vitillo nhấn mạnh rằng lời lẽ của Đức Giáo Hoàng rất quan trọng, vì ngài nói tới việc “chăm sóc cho những người bị gạt qua bên lề; về việc tìm cách để ngay cả khi họ ở nơi xa xôi hẻo lánh, họ vẫn được bảo đảm là được chăm sóc và họ có quyền tiếp cận các nhu yếu phẩm căn bản của cuộc sống, đặc biệt là khi họ bị cách ly hoặc vì tự ý hoặc vì theo lệnh của Cơ quan chính phủ".

Đức Ông nhấn mạnh “chúng ta cũng cần nhớ rằng nhiều, rất nhiều người, đang ở bên lề xã hội, không được hưởng sự xa xỉ của việc sử dụng một số phương tiện tự nguyện mà những người khác được hưởng trong việc giữ khoảng cách xã hội, đặc biệt là các di dân... Họ không luôn được truy cập việc thông tin tốt, hợp thực tế, vì vậy chúng tôi, với tư cách một cơ quan, đang cố gắng cung cấp thông tin đó".
 
Đọc kinh với Đức Thánh Cha vào trưa 27/3/20
Thanh Quảng sdb
22:13 26/03/2020
Đọc kinh với Đức Thánh Cha vào trưa 27/3/20

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu trên toàn thế giới hiệp ý với ngài để đọc “Kinh Lạy Cha” giữa cơn đại dịch toàn cầu coronavirus Covid-19.

(Tin Vatican)

Anh chị em thân mến, Đức Thánh Cha Phanxicô ngày hôm nay kêu mời tất cả chúng ta, các Kitô hữu trên khắp thế giới, cùng nhau cầu nguyện với Thiên Chúa Cha bằng lời cầu nguyện mà chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.

Giờ trưa tại Vatican ngày 27/3/20 thì giờ các địa phương là:

Giữa trưa ngày thứ Sáu 27 tháng Ba là tính theo giờ Rôma.

Vào thời điểm đó:

Tại Việt Nam:

6g chiều thứ Sáu 27 tháng Ba

Tại Australia:

Perth: 7g chiều thứ Sáu 27 tháng Ba

Brisbane: 9g tối thứ Sáu 27 tháng Ba

Adelaide: 9g30 tối thứ Sáu 27 tháng Ba

Melbourbe, Sydney, Canberra: 10g tối thứ Sáu 27 tháng Ba

Tại Hoa Kỳ:

California: 4g sáng thứ Sáu 27 tháng Ba

Houston: 6g sáng thứ Sáu 27 tháng Ba

Washington DC: 7g sáng thứ Sáu 27 tháng Ba

Sau đây là lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha:

Như những con thơ tin cậy vào Chúa, chúng con hướng về Chúa là Cha chúng con. Dù chúng con đọc kinh này hàng ngày, và nhiều lần trong ngày; nhưng ngay giờ này chúng con hiệp thông với nhau nài xin lòng thương xót của Cha cho nhân loại chúng con thoát cơn đại dịch coronavirus. Chúng con tất cả những người tin vào Chúa Kitô, không phân biệt giáo phái, truyền thống, ở khắp mọi nơi và mọi lúc không phân biệt ngôn ngữ và quốc gia đều chung lời nguyện.

Chúng con cầu nguyện cho những người bệnh và gia đình của họ; cho các nhân viên y tế và những người trợ giúp họ; cho các cơ quan chức năng, cơ quan thực thi pháp luật và các tình nguyện viên; cho các nhà chức trách các cộng đồng.

Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, chúng con tin tưởng phó dâng chính mình vào bàn tay từ ái của Chúa. Hiệp nhất trong một trái tim, một tâm hồn chúng con cùng cầu nguyện:

Đọc kinh: "Cha của chúng con ở trên trời..."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Viết Cho Giáo Xứ Trước Ngày Nhà Thờ Không Còn Thánh Lễ Cộng Đồng
Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng
20:31 26/03/2020
“Chẳng có gì mới dưới ánh mặt trời...

Thế hệ này đi, thế hệ kia đến, nhưng trái đất mãi mãi trường tồn. Mặt trời mọc rồi lặn; mặt trời vội vã ngả xuống nơi nó đã mọc lên” (Sách Giảng Viên).

Dẫu biết rằng mọi sự rồi sẽ qua đi

Biết rằng hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng và phó thác tất cả

Và cũng xác tín hơn lúc nào hết rằng “ngày Sabát được làm ra là vì con người”... Luật giữ ngày Chúa Nhật là để con người được thảnh thơi thoát mọi sự lo âu ràng buộc vật chất, ra khỏi những nặng nhọc đeo bám kiếp người, để ta đến với Chúa, vui với anh em, để ta hưởng được niềm vui êm ái nghỉ ngơi “trên đồng cỏ xanh rì” cuộc sống.

Biết là thế, nhưng thật khó dể diễn tả cảm xúc của một linh mục khi phải thông báo với anh chị em giáo dân rằng: mọi người ở nhà không nên đến tham dự Thánh Lễ nữa cho tới khi có thông báo mới. Và cũng vì thế, hiểu hơn nỗi mất mát cũng như phản ứng của những giáo dân thường xuyên tham dự Thánh Lễ mỗi ngày.

Anh chị em quý mến,

Bệnh dịch Corona rồi sẽ đi, xin đừng hốt hoảng, đừng mất cậy trông. Đức tin khi bị thử thách mới biết thế nào là niềm cậy trông phó thác. Lúc này đây, điều chúng ta cần làm là bình an tin tưởng và khích lệ nhau làm việc thiện.

Dù không có Thánh Lễ cộng đoàn mỗi ngày nhưng vẫn còn đó đều đặn các Thánh lễ âm thầm mà chúng ta có thể hiệp một ý một lòng dâng lời chúc tụng tạ ơn, vẫn còn đó ngôi thánh đường với cánh cửa mở rộng để ta tìm sự bình yên tĩnh lặng cũng như nguồn lực sống trước Thánh Thể, và vẫn còn đó biết bao anh em bé nhỏ của Chúa đang cần chúng ta chia sẻ một tấm áo, một ly nước, một đỡ nâng trong cơn hoạn nạn.

Chúa vẫn ở giữa chúng ta, nhất là khi có hai ba người cùng nhau cầu nguyện. Vào một thời điểm nhất định trong ngày, khi anh chị em nghe tiếng chuông nhà thờ, hoặc khi đồng hồ điểm bảy giờ tối, xin các gia đình cùng nhau đọc:

- Một kinh lạy Cha

- Mười kinh Kính Mừng

- Một kinh Sáng Danh

Những ai đang đi làm, đang bận rộn thì chỉ đọc một kinh Lạy Cha là đủ. Chúng ta vẫn đồng lòng bên nhau, xa mặt nhưng không cách lòng trong niềm tin vào Chúa. Sau giờ kinh, chúng ta cùng chúc bình an cho nhau. Tôi chúc lành cho anh chị em và anh chị em chúc lành cho tôi nữa.

Nguyện xin phúc lành của Chúa luôn ở cùng anh chị em.

An Hòa, ngày đáng nhớ 27 tháng 3 năm 2020

Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng

Lm. Nguyễn Đức Thắng
Nhà Thờ Trái Tim
Huyện Châu Thành
Tỉnh An Giang, VIETNAM
Phone: +84.915850000
"Hay Ky Thac Duong Doi Cho Chua va De Nguoi Hanh Dong". TV 37,5
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chầu Thánh Thể Tối Thứ Năm Tuần Thánh 2020
Tu sĩ: Jos. Vinc. Ngọc Biển, S.S.P.
08:33 26/03/2020
CHẦU THÁNH THỂ TỐI THỨ NĂM TUẦN THÁNH - 2020

Chủ đề: YÊU NHƯ CHÚA YÊU

(Khi đã kiệu Mình Thánh sang Nhà Tạm phụ, mọi người ổn định, thinh lặng và ngồi. Vị chủ sự bắt đầu giờ chầu bằng lời dẫn ý).

KHAI MẠC: (Cộng đoàn ngồi)

Chủ sự:

Kính thưa cộng đoàn,

Những cử hành phụng vụ trong Thánh Lễ Tiệc Ly chúng ta vừa tham dự, Giáo Hội muốn hiện tại hóa việc cả thể khi xưa, đó là Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể; Thiên Chức Linh Mục và ban Giới Luật Yêu Thương.

Có thể nói: qua những hành vi tự hiến và lời truyền dạy của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Ngài diễn tả trọn vẹn lòng dạ xót thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Giờ đây, trong giây phút linh thiêng này, chúng ta đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy” (Mt 26,28).

Ở lại và canh thức với Chúa để tâm tư của chúng ta hòa vào tâm tư của Chúa;

Ở lại và canh thức với Chúa để trái tim của chúng ta cùng chung nhịp đập yêu thương với Chúa;

Ở lại và canh thức với Chúa để cảm nghiệm được dung mạo xót thương của Người;

Ở lại và canh thức với Chúa để nhận biết mình tội lỗi cần sự tha thứ; nhận thấy mình giới hạn để phó thác nơi Thiên Chúa quyền năng; nhận thấy mình chẳng là gì để Chúa là tất cả trên cuộc đời ta.

Tuy nhiên, để ở lại và ở trong Chúa cách trọn vẹn, chúng ta hãy khẩn cầu xin Chúa Thánh Thần đến và tràn ngập tâm hồn thân xác mỗi người chúng ta.

(người dẫn mời Cộng Đoàn quỳ).

Chủ sự:

Làm dấu: Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần.

Cộng đoàn: Amen.

Cộng đoàn: Hát một bài về Chúa Thánh Thần….

Chủ sự:

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Màn đêm đã kéo xuống phủ lấp nhân gian. Mọi sinh hoạt thường nhật bên ngoài đã tạm ngưng. Nhưng có lẽ ngay trong lúc này, tâm hồn của nhiều người vẫn còn bon chen với cuộc sống: nào là trăn trở về tuổi già cô đơn, con cái bất hiếu, ngỗ ngược, ốm đau bệnh tật; nào là học hành, nghề nghiệp không được thuận lợi; những lo lắng cho việc mưu sinh như cơm – áo – gạo – tiền…., nhất là hoang mang trước nạn dịch Vius Corona – 19 đang hoành hành khắp nơi, gây nên những nỗi sợ hãi khi chứng kiến biết bao cái chết của anh chị em nơi này nơi kia trên thế giới!

Tất cả những điều đó làm cho lòng trí chúng con không còn tĩnh yên để nâng tâm hồn lên với Chúa.

Nhưng, hơn bao giờ hết, trong giờ phút này, xin cho chúng con thêm phó thác vào Chúa Quan Phòng và nhớ lại lời dạy của Chúa khi xưa:

“Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. […] Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không?” (Mt 6,25- 26); chỗ khác Chúa an ủi: “Tất cả những ai đang vất vả mang gáng nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).

Từ đó, xin Chúa cho chúng con biết an tịnh trong Chúa là nguồn cội mọi điều thiện hảo và bình an.

Ước gì, tâm hồn chúng con giờ này được gần Chúa và sốt mến giống như ngọn đèn dầu bên cạnh Nhà Tạm. Tuy nhỏ bé, leo lét, nhưng bền bỉ và nhất mực mến yêu.

(Chủ sự mời cộng đoàn quỳ) Cộng Đoàn hát:

QUỲ BÊN CUNG THÁNH

ÐK: Quỳ bên cung thánh đoàn con thiết tha kêu cầu Chúa. Lời kinh thấm lệ, nguyện xin Chúa thứ tha tội nhơ. Vượt qua năm tháng, tình yêu Chúa kiên trung bền vững. Ngàn muôn thế hệ cùng chung tiếng hát ca tôn thờ.

1. Lệ sầu rưng rưng ngước nhìn lên Cha tiếng lòng thao thức. Chúa ơi dủ thương đừng minh xét bao tội tình.

2. Một chiều xưa kia khắp đồi Canvê máu hồng chan chứa. Thế nhân tội nhơ được ân xá trong tình Cha.

(Chủ sự mời cộng đoàn đứng, lắng nghe Lời Chúa).

Bài trích Tin Mừng theo Thánh Gioan (Ga 13, 1-15)

Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.Trong bữa ăn tối, ma quỵ đã gieo vào lòng Giuđa, con ông Simon Ítcariốt, ý định nộp Đức Giêsu. Đức Giêsu biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên bấy giờ Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy, Người đến chỗ ông Simon Phêrô, ông liền thưa với Người: "Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?" Đức Giêsu trả lời: "Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu". Ông Phêrô lại thưa: "Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!" Đức Giêsu đáp: "Nếu Thầy không rửa chân cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy".Ông Simon Phêrô liền thưa: "Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa".Đức Giêsu bảo ông: "Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!"Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: "Không phải tất cả anh em đều sạch".Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giêsu mặc áo vào, về chỗ và nói: "Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?Anh em gọi Thầy là 'Thầý, là 'Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa.Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.[…]Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau".

(Chủ sự mời cộng đoàn ngồi).

Kính thưa cộng đoàn,

Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã trao tặng cho nhân loại sự sống thần linh của chính Ngài là Bí Tích Thánh Thể; đồng thời Chúa cũng thiết lập cùng một trật Thiên Chức Linh Mục, để sự sống thần linh ấy được tồn tại mãi mãi trong thế gian. Và, cuối cùng, Chúa Giêsu đã để lại cho Giáo Hội di ngôn của Ngài, đó là Giới Luật Yêu Thương, để mọi người được hòa vào sự sống thần linh nhờ việc tuân giữ Lời Ngài truyền dạy.

SUY NIỆM 1:

THÁNH THỂ - NGUỒN MẠCH VÀ CHÓP ĐỈNH CỦA ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU

Trước tiên, chúng ta cùng nhau suy gẫm về Bí Tích Thánh Thể:

Bí tích Thánh Thể là Bí tích cao trọng và lớn lao nhất mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta. Bởi vì Bí Tích Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh của tất cả đời sống Kitô giáo” (x. LG, số 11). Nơi Bí Tích này, Chúa Giêsu trao ban chính Người cho nhân loại, để những ai đón nhận với lòng trong sạch, yêu mến thì sẽ được sống chính sự sống của Thiên Chúa trong cuộc đời của mình.

Trước hồng ân vĩ đại này, nhân loại chúng ta không thể được coi là xứng đáng để đón nhận, nhưng hoàn toàn do tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu, một tình yêu luôn đi bước trước để tặng ban cách nhưng không.

Vì thế, là loài thụ tạo, bất xứng và tội lỗi, chúng ta hãy không ngừng đội ơn Thiên Chúa đã ban Chúa Giêsu cho nhân loại và chúc tụng Chúa Giêsu cùng tôn thờ Bí Tích Cực Thánh của Người cách sâu thẳm và cung kính.

(Mời cộng đoàn quỳ, cúi mình sâu thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể và thinh lặng trong giây lát).

Giờ đây, chúng ta cùng tôn vinh, chúc tụng, thờ lạy Chúa qua thánh ca sau:

(chia làm 2 bè).

“Chúc tụng Chúa đi, mọi công trình của Chúa,

muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.

Chúc tụng Chúa đi, các thiên sứ của Người,

chúc tụng Chúa đi, chín tầng trời thăm thẳm.

Chúc tụng Chúa đi, nguồn nước tận cao xanh,

chúc tụng Chúa đi, mọi cơ binh thượng giới,

Chúc tụng Chúa đi, mặt trời với mặt trăng,

chúc tụng Chúa đi, hỡi tinh tú muôn ngàn.

Chúc tụng Chúa đi, nào mưa sương tất cả,

chúc tụng Chúa đi, mọi luồng gió cơn dông,

chúc tụng Chúa đi, sức nóng với lửa hồng,

chúc tụng Chúa đi, trời nồng và khí lạnh.

Chúc tụng Chúa đi, nào sương đọng mưa tuôn,

chúc tụng Chúa đi, kìa thời đông tiết giá.

Chúc tụng Chúa đi, này băng phủ tuyết rơi,

chúc tụng Chúa đi, hỡi đêm ngày đắp đổi.

Chúc tụng Chúa đi, ánh sáng và bóng tối,

chúc tụng Chúa đi, chớp giật với mây trôi,

chúc tụng Chúa đi, tất cả mười phương đất,

muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.

Chúc tụng Chúa đi, này đồi xanh núi biếc,

chúc tụng Chúa đi, kìa hoa lá cỏ cây,

chúc tụng Chúa đi, hỡi suối nước tràn đầy,

chúc tụng Chúa đi, nào sông sâu biển cả.

Chúc tụng Chúa đi, kình ngư cùng thủy tộc,

chúc tụng Chúa đi, hết mọi loài chim chóc,

chúc tụng Chúa đi, gia súc lẫn thú rừng,

muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.

Chúc tụng Chúa đi, hỡi phàm nhân dương thế,

chúc tụng Chúa đi, dòng dõi Ítraen,

chúc tụng Chúa đi, tư tế phụng thờ Chúa,

chúc tụng Chúa đi, tôi tớ phục vụ Người.

Chúc tụng Chúa đi, hồn thiêng hàng công chính,

muôn ngàn đời, hãy ca tụng suy tôn.

Nào chúc tụng Chúa Cha,

Chúa Con, và Chúa Thánh Thần,

muôn ngàn đời, cùng ca tụng suy tôn.

Lạy Chúa,

chúc tụng Chúa trên cõi trời cao thẳm,

muôn ngàn đời, xin ca tụng suy tôn”. (Tc Ðn 3,57-87.56).

(Mời Cộng đoàn ngồi)

SUY NIỆM 2:

THIÊN CHỨC LINH MỤC – NỐI DÀI BÍ TÍCH TÌNH YÊU

Tâm tình thứ hai mà chúng ta dâng lên Chúa Giêsu, đó là tạ ơn về Thiên Chức Linh Mục mà Người ban cho nhân loại.

Khi truyền dạy các Tông đồ: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22, 10), Chúa Giêsu đã trao năng quyền thừa tác cho các Tông đồ. Ngay lập tức, các ông trở thành linh mục của Chúa, thành Thầy Cả Thượng Phẩm vĩnh viễn (x. Dt 5,6; 7, 24; 9, 11-28), để rao giảng Tin Mừng, chăn dắt tín hữu và cử hành việc phụng tự Thiên Chúa với tư cách là tư tế đích thực của Tân Ước”. Cũng kể từ giờ phút ấy, các ngài nên giống Chúa Kitô Linh Mục, đến nỗi có quyền thay mặt Chúa Kitô là Đầu mà thi hành những công việc của chính Chúa khi xưa”.

Thiên chức và sứ mệnh cao quý đến như vậy, nhưng chức thánh không ngay lập tức biến các ngài thành thánh và cũng không làm cho các ngài bỏ lại sau lưng những đòi hỏi hưởng thụ, đồng thời không đảm bảo cho các ngài hoàn toàn chiến thắng cám dỗ….

Từ đó, có những nỗi buồn chán, cô đơn, nguội lạnh, trống vắng, mỏi gối chùn chân, nhất là các ngài phải đối diện với mục đích tấn công tiên quyết của ma quỷ…. Trước những thách đố đầy cam go ấy, khiến nhiều vị đã quên đi lý tưởng và lời giao ước với Chúa, nên đã quyết định tạ từ đời tu, cất bỏ áo dòng!

Thế nên, Chúa Giêsu, trong tư cách là Thượng Tế, Ngài đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Con xin thánh hiến chính mình con cho họ, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến” (Ga 17, 19). Chúa Giêsu không xin Chúa Cha đưa các Tông đồ ra khỏi thế gian, nhưng xin Chúa Cha gìn giữ bảo vệ các Tông đồ trong chân lý, để các ngài ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian.

Giờ đây, trong bầu không khí thánh thiêng của ngày kỷ niệm Chúa Giêsu thiết lập Thiên Chức Linh Mục, chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh mục được tràn đầy ân sủng của Chúa Thánh Thần, giúp các ngài tiêu diệt nơi mình những công trình của xác thịt và hoàn toàn hiến thân phục vụ nhân loại. Đó chính là sự thánh thiện mà Chúa Giêsu đã ban cho các ngài, để nhờ đó, các ngài trở nên hoàn thiện giống như Chúa Giêsu – Vị Mục Tử Tối Cao - Nhân Lành, đã hiến trọn thân mình làm của lễ dâng lên Thiên Chúa Cha và trở nên hy tế trọn vẹn để cứu chuộc nhân loại.

Đặc biệt, chúng ta hướng tới các linh mục – trong vai trò là lương y tinh thần, xin cho các ngài ơn can đảm, sẵn sàng hy sinh, nâng đỡ tinh thần cho giáo dân và tất cả những ai cần đến sự hiện diện của các ngài. Xin cho cuộc đời và những công việc các ngài làm, luôn phản ánh dung mạo xót thương của Thiên Chúa trong cơn đại dịch Vius Corona 19 hiện nay.

(Mời Cộng đoàn quỳ đọc kinh cầu cho các linh mục)

(Đọc chung)

KINH CẦU CHO CÁC LINH MỤC

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu,

xin nhìn đến Đức Kitô Con Chúa

là vị Linh Mục Thượng Phẩm đời đời

và vì yêu quý Người,

mà thương xót giữ gìn các linh mục của Chúa.

Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót,

xin nhớ đến các linh mục

bởi các ngài cũng chỉ là tạo vật yếu đuối thấp hèn.

Xin Chúa hằng khơi dậy nơi tâm hồn các ngài

hồng ân đã lãnh nhận trong ngày chịu chức thánh.

Xin gìn giữ các ngài thật gần Chúa

để kẻ thù không lấn át được

và cũng để các ngài biết bảo vệ toàn vẹn

sự trong sáng của ơn gọi cao cả trong chức linh mục.

Lạy Chúa Giêsu,

chúng con khẩn cầu cho các linh mục

là những vị trung tín và nhiệt tâm,

cũng như những vị bất tín và nguội lạnh;

những vị đang làm việc nơi đây

vì Danh Chúa và lợi ích các linh hồn,

cũng như những vị đang miệt mài

trong vùng đất truyền giáo xa xôi;

những vị đang bị tấn công bởi cám dỗ

nỗi buồn chán cô đơn và đau đớn ê chề,

những vị trẻ tuổi và già cả,

những vị đau yếu và đang hấp hối;

cách riêng chúng con nhớ đến

những vị đã góp phần đào tạo chúng con

và những vị đã cử hành các bí tích cho chúng con hưởng nhờ;

xin cho các ngài được tràn đầy sức mạnh Chúa Thánh Thần

nhờ đó ơn Chúa được trao ban

cho con người trong thế giới hôm nay.

Lạy Chúa Giêsu dịu hiền khiêm nhường,

xin gìn giữ các linh mục gần Thánh Tâm Chúa

và xin chúc phúc dồi dào cho các ngài

bây giờ và mãi mãi. Amen.

(Mời cộng đoàn ngồi)

SUY NIỆM 3:

YÊU “NHƯ” CHÚA YÊU

Trong bữa tiệc ly năm ấy, Chúa Giêsu đã làm một chuyện ngược đời, ngược đời đến độ không một ai hiểu! Đó là việc rửa chân cho môn sinh của mình. Lúc ấy, Người: “đứng dậy rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau” (Ga 13, 4-5 ). Chúa Giêsu làm với tất cả tâm tư của một Vị Thầy khiêm tốn đóng vai một kẻ đầy tớ.

Chính vì không ai hiểu, nên Chúa Giêsu đã phải trấn an: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu” (Ga 13,7).

Quả thật, hiểu sao được khi công việc ấy là của người phục vụ, người tôi tớ.

Nhưng ngay sau đó, Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đệ bài học giá trị: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13, 34).

Điều răn mới mà Chúa Giêsu đã ban cho các môn đệ không phải theo nghĩa Chúa Giêsu là người đầu tiên ban bố. Nhưng nó mới ở chữ “như”: “NHƯ Thầy đã yêu thương anh em”.

Yêu như Chúa là yêu vô vị lợi, không giới hạn, không đòi hỏi;

Yêu như Chúa là một thứ tình yêu luôn đi bước trước và đến với hết mọi người;

Yêu như Chúa là hy sinh cả mạng sống cho người mình yêu.

Ngay lúc này, lúc mà cả thế giới đang oằn mình chống trả trước sự tấn công ghê rợn của loại virus Corona – 19. Trước thực trạng ấy, chúng ta nhận thấy: con virus có tên là corona không phải là một loài thông minh. Nó lại càng không có kế hoạch cho tiến trình lây lan của chúng. Nhưng nó nguy hiểm là do thâm độc của kẻ chế tạo ra nó. Nó lan rộng và nguy hại là do con người kiêu ngạo và vì mục đích kinh tế, chính trị, nên không chịu nhìn nhận sự thật để chống cự. Nó trở nên vũ khí phát tán kinh hoàng, nhanh chóng và là kẻ giết người hàng loạt là do phần lớn vào cách ứng xử thiếu tình thương của con người.

Trong giờ phút linh thiêng này, chúng ta khẩn khoản nài xin Chúa thể hiện sức mạnh, quyền năng mà chặn đứng sự lây lan nhanh chóng của loại Virus Corona – 19 chết người. Chúng ta cũng cầu nguyện cho các bác sĩ, nhân viên y tế, những thiện nguyện viên, đã hy sinh sự an toàn của mình và gia đình, để xả thân cứu giúp các bệnh nhân trong cơn đại dịch Virus Corona – 19.

Cuối cùng, xin Chúa cho những người đã bị nhiễm bệnh cảm nhận được sự hiện diện của Chúa và xin Chúa ra tay kỳ diệu chữa lành họ. Xin cho những ai đã qua đời vì nạn dịch được Chúa xót thương và cứu độ.

(Mời cộng đoàn đứng dâng Lời Nguyện Chung)

LỜI NGUYỆN CHUNG

Chủ sự:

Kính thưa Cộng đoàn,

Giờ đây, chúng ta cùng hiệp thông với mọi thành phần Dân Chúa trên toàn thế giới, để dâng lên Chúa những ước nguyện chân thành của chúng ta trong giờ chầu đặc biệt này:

Xướng 1: cầu nguyện cho những người sống đời thánh hiến

Chúa Giêsu là vị Thần Lương tuyệt diệu, luôn bên cạnh để nâng đỡ, chữa trị vết thương tâm hồn và thể xác cho con cái.

Chúng ta cùng cầu nguyện cách đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, Linh Mục và tất cả những ai sống đời thánh hiến, trở nên những vị lương y tinh thần, luôn sẵn sàng xả thân, không sợ khó, khổ, chết chóc, để không ngừng nâng đỡ những anh chị em đang gặp đau khổ, cô đơn, hoang mang, sợ hãi, nhất là những bệnh nhân đang phải đối diện với bệnh dịch do đại họa Virus Corona 19 gây nên.

Xướng 2: Cầu nguyện cho những nhà khoa học

Khi dựng nên nhân loại, Thiên Chúa ban cho con người thông dự vào sự khôn ngoan của Thiên Chúa để cộng tác với Người tiếp nối công trình tạo dựng.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa, ban cho các nhà khoa học, những người được giao trách nhiệm nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của loại virus Corona 19, cũng như sự lây nhiễm mà chúng gây nên. Xin cho họ tìm ra những phương thuốc hữu hiệu để cứu vãn thế giới thoát khỏi đại dịch.

Xướng 3: Cầu nguyện cho những nhân viên y tế

Trong thời khắc bi ai trần lụy hiện nay, chúng ta cùng cầu nguyện đặc biệt cho những nhân viên y tế. Họ đang phải trực chiến ở tuyến đầu của việc chữa trị cho những bệnh nhân mắc phải dịch bệnh Virus Corona 19.

Xin cho họ ơn sức mạnh và biết hướng nhìn lên Chúa Giêsu trên Thập Giá như cột trụ và ngọn hải đăng để nâng đỡ những anh chị em đang phải đối diện với nạn dịch.

Xướng 4: Cầu nguyện cho những người đã qua đời do bệnh dịch

Vào thời điểm quan trọng này, xin cho mỗi người biết sống tình liên đới bằng việc cầu nguyện cho những anh chị em đã chết do đại dịch virus Corona 19 trên toàn thế giới.

Xin Chúa ban bình an cho những gia đình có người thân mới qua đời và đón nhận những linh hồn đã chết vào trong cung lòng của Chúa, để khi họ đã trải qua đau khổ ở đời, họ được vào nơi tràn đầy ánh sáng và bình an.

Chủ sự:

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Sau một giờ kề cận bên Chúa, chúng con đã thưa lên với Chúa những tâm tình của cá nhân, gia đình, cộng đoàn và thế giới. Xin Chúa chúc lành và đón nhận những ước nguyện của chúng con. Nhất là xin Chúa chúc lành cho những khát vọng của những người vì nhiều lý do như tù tội, bệnh tật hay bị cách ly do nạn dịch, không thể đến với Chúa trong giờ này được.

Cuối cùng, xin Chúa chúc lành cho tất cả những ai đã nhờ chúng con cầu nguyện cho họ.

Chúng con cầu xin, Chúa là Đấng Hằng sống và hiển trị muôn đời.

Cộng đoàn: Amen.

(Cộng đoàn quỳ)

KINH THỜ LẠY CHÚA GIÊSU NGỰ TRONG PHÉP MÌNH THÁNH

Lạy Chúa Giêsu ẩn mình trong phép Bí tích mến yêu, chúng con thờ lạy Chúa. Chúa ngự đây để an ủi chúng con đang sống ở thế gian này.

Chúng con xin dâng mình chúng con cho Chúa, chúng con muốn thuộc trọn về Chúa và nên thánh thiện như ý Chúa muốn.

Chúng con cám ơn Chúa, vì hằng ngày chúng con được chầu Mình Thánh Chúa, và được rước Chúa vào linh hồn chúng con. Xin Chúa tha thứ hết mọi tội lỗi chúng con đã phạm đến phép Mình Thánh.

Chúng con xin hứa, sẽ cổ động cho nhiều người tôn sùng Chúa ngự trong phép Mình Thánh, và siêng năng rước lễ.

Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con dâng mình cho Chúa, xin Chúa chúc phúc cho chúng con và gia đình chúng con. Amen.

Hát một bài về Bí Tích Thánh Thể …, nhằm diễn tả tình yêu của Chúa đối với nhân loại..., hay bài hát sau:

KẾT THÚC TRONG THINH LẶNG….
 
VietCatholic TV
Buổi sáng lễ Truyền Tin, tuyết rơi tại Sicilia, nhiều người Ý vui mừng, hy vọng đại nạn chóng qua
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:50 26/03/2020
Lúc 12 giờ trưa, giờ địa phương Rôma, ngày 25 tháng Ba Lễ Truyền Tin, từ Thư viện Dinh Tông tòa, Đức Thánh Cha chủ sự buổi cầu nguyện với Kinh Lạy Cha cùng với tất cả vị lãnh đạo các Giáo hội của các hệ phái Kitô khác nhau, khẩn cầu cùng Thiên Chúa Chí Tôn, và Toàn Năng theo một sáng kiến đã được ngài đưa ra vào buổi đọc Kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật 22 tháng Ba.

Mở đầu buổi đọc Kinh Lạy Cha, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay, tất cả các Kitô hữu trên toàn thế giới cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.

Chúng ta hướng về Chúa Cha, như những con cái đầy lòng trông cậy. Chúng ta đọc Kinh Lạy Cha mỗi ngày, thậm chí là nhiều lần trong ngày; nhưng vào giây phút này, chúng ta ước mong khẩn cầu lòng thương xót cho nhân loại đang chịu thử thách cam go về đại dịch corona virus. Chúng ta, những Kitô hữu thuộc mọi Giáo Hội và Cộng đoàn, mọi truyền thống, mọi lứa tuổi, mọi ngôn ngữ và quốc gia, cùng cầu nguyện với nhau.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho các bệnh nhân và cho gia đình của họ, cầu nguyện cho các nhân viên y tế và những ai giúp đỡ họ, cầu nguyện cho các nhà cầm quyền, những người thi hành pháp luật và các thiện nguyện viên, cầu nguyện cho những thừa tác viên trong cộng đồng của chúng ta.

Hôm nay, nhiều người trong chúng ta cử hành lễ Ngôi Lời Nhập Thể trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria, khi lời thưa “xin vâng” khiêm nhường và trọn vẹn của Mẹ, phản chiếu tiếng “xin vâng” của Con Thiên Chúa. Cũng thế, với tất cả lòng tin tưởng, chúng ta phó thác nơi bàn tay của Thiên Chúa, với cùng một lòng một trí chúng ta hãy cùng cầu nguyện.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen

Tuyết phủ Palermo

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh mưa rơi và tuyết phủ đầy tại Sicilia miền đất cực nam của Ý vào sáng sớm ngày thứ Tư 25 tháng Ba, Lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ.

Sicilia ở phía Nam Rôma và cách Rôma 640km theo đường chim bay, nhưng phải mất 900km nếu đi đường bộ,

Những hình ảnh này được chiếu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông tại Ý. Cũng có dư luận tại địa phương cho biết hiện tượng tuyết rơi như thế này mặc dù hiếm hoi vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong video này, người thuyết minh nhấn mạnh rằng cả ở những nơi có cao độ rất thấp cũng có tuyết. Các đỉnh núi thấp xung quanh thành phố Palermo, chẳng hạn như núi Pellegrino, chưa từng bị tuyết phủ.

Trong bối cảnh dịch bệnh kinh hoàng hiện nay tại Ý, nhiều người không ngại liên kết câu chuyện này với câu chuyện Đức Mẹ xuống tuyết.

Tưởng cũng nên nhắc lại, sau khi công đồng Ephesus bế mạc, các tín hữu Công Giáo nô nức mừng vui trước sự kiện Giáo Hội chính thức tuyên tín chân lý mà họ từ lâu đã tin tưởng, và niềm hân hoan ấy đã lan khắp Giáo Hội. Họ ao ước có được một đền thờ nguy nga để tôn kính Mẹ Thiên Chúa.

Theo một truyền tụng đạo đức, một người quí tộc ở Rôma tên là Gioan và vợ đã đồng ý hiến tặng dinh cơ của mình để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa, nhưng họ không biết nên làm những gì. Nhà quí tộc này và Đức Thánh Cha Sixtus III trong cùng một đêm đã cùng mơ thấy Đức Trinh Nữ yêu cầu kiến thiết một thánh đường để tôn vinh Mẹ tại đồi Esquiline, nơi sẽ được tuyết phủ một cách lạ thường vào ngày 5 tháng Tám, tức là đang giữa mùa hè. Đền Thờ Đức Bà Cả đã được xây tại đây và dựa theo truyền tụng này, lễ cung hiến Đền Thờ Đức Bà Cả cũng được gọi lễ Đức Mẹ Xuống Tuyết.

Phản ứng của Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice

Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice của tổng giáo phận Palermo đã không bình luận về biến cố này nhưng ngài khích lệ anh chị em giáo dân siêng năng đọc kinh Mân Côi cho đất nước và thành phố trước tình hình dịch bệnh kinh hoàng.

Mỗi ngày ngài đến nhà thờ, cầu nguyện một mình trước di hài của Thánh Rosalia. Sau đó, ngài chủ sự buổi lần chuỗi Mân Côi trực tuyến với anh chị em giáo dân. Trong đoạn video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, Đức Tổng Giám Mục cầu nguyện như sau: “Lạy Thánh Rosalia, con phó dâng đất nước và thành phố của chúng con, cũng như tất cả các thành phố trên thế giới cho sự cầu bầu của ngài. Xin cho chúng con sớm được giải thoát khỏi bệnh dịch quái ác này đang gây ra các đau thương trên các cơ thể và làm suy yếu tâm trí chúng con”.

Sau đó, ngài đốt lên một ngọn nến lần chuỗi Mân Côi cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong khi đó tại gần nhà ga trung ương của Rôma, hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha vào lúc 12 giờ trưa ngày thứ Tư, cha Remo chính xứ Santa Maria degli Angeli đã rước Mình Thánh Chúa ra trước cửa nhà thờ cùng với hai nữ tu. Sau khi đọc Kinh Lạy Cha, ngài đã ban phép lành cho cư dân trong vùng. Để tiếp cận càng nhiều tín hữu càng tốt, cơ quan Bảo vệ dân sự Ý đã cung cấp loa.

Tại Ovada, trong nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, được xây dựng để tạ ơn Đức Mẹ vào năm 1611, lúc 12g trưa ngày 25 tháng Ba, một khoảnh khắc cầu nguyện đã được cha Maurizio Benzi cử hành sau các cánh cửa đóng kín trước sự chứng kiến của ông thị trưởng Paolo Lantero và phó thị trưởng Sabrina Caneva.

Trong bài thuyết giảng được truyền hình trực tuyến như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, cha Maurizio Benzi kêu gọi anh chị em giáo dân gia tăng lời cầu nguyện và từ bỏ mọi tội lỗi.

Lời kêu gọi đọc kinh Lạy Cha của Đức Thánh Cha vào lúc 12 giờ trưa ngày thứ Tư cũng được nhiều thành phần khác trong xã hội hưởng ứng như những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây tại một siêu thị. Người đi mua hàng dừng lại đọc kinh và hát quốc ca.

Tại các thành phố trên đất Ý nơi tình hình dịch bệnh không đến mức trầm trọng, dân chúng thích đi chợ trời hơn là vào các siêu thị. Do đó, các hạn chế số người vào trong khu chợ đã được đặt ra để tránh lây nhiễm.

Tình trạng dịch bệnh tại Ý

Số trường hợp tử vong tại Ý vẫn tiếp tục gia tăng một cách đáng âu lo. Tính đến sáng Thứ Tư 25 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 6,820 người, và 69,176 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Như thế, trong 24 giờ qua, tại Ý đã có thêm 743 người bị thiệt mạng và 5,249 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Cho đến nay, số trường hợp tử vong tại Ý đã hơn gấp đôi số người chết tại Hoa Lục.

Cố nhiên, xin được nhấn mạnh rằng đây là nói theo các con số chính thức do bọn cầm quyền Bắc Kinh thông báo. Nguồn tin của một linh mục thầm lặng tại Vũ Hán ước lượng con số tử vong tại Vũ Hán không dưới 50,000 người. Cho đến nay, Bắc Kinh chỉ thừa nhận trên toàn cõi Hoa Lục con số thương vong là 3,281 người chết, và 81,218 trường hợp nhiễm bệnh.
 
Linh mục Ba Lan đầu tiên chết vì virus chỉ vài ngày sau khi ngã bệnh. 4 ca nhiễm bệnh tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 26/03/2020
Tính cho đến chiều thứ Năm 26 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 21,293 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 471,311 người. Tuy nhiên, cũng có một chi tiết đáng mừng là 114,642 được ghi nhận là đã phục hồi.

Thiệt hại nhân mạng tại Ý ngày càng trở nên rất nghiêm trọng. Tính đến chiều thứ Tư 25 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 7,503 người, và 74,386 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Nếu tình hình cứ diễn tiến ở mức này, chỉ trong một ngày nữa, con số nhiễm bệnh tại Ý sẽ vượt qua con số nhiễm bệnh trên toàn cõi Hoa Lục. Đến hôm nay, số trường hợp tử vong tại Ý đã hơn gấp đôi số người chết tại Hoa Lục.

Cố nhiên, những con số do bọn cầm quyền Trung Quốc đưa ra chỉ là các con số tượng trưng, họ muốn thế giới tin vào những con số ấy. Con số thương vong thực sự không ai biết. Đó là một thông tin thuộc loại tối mật của đảng cộng sản Trung Quốc.

Cho đến nay, Bắc Kinh chỉ thừa nhận trên toàn cõi Hoa Lục con số thương vong là 3,287 người chết, và 81,285 trường hợp nhiễm bệnh. Trong số các trường hợp nhiễm bệnh này, Bắc Kinh cho biết đã có 74,051 người đã hoàn toàn khỏi bệnh. Trong cuộc họp báo sáng thứ Năm, bộ Y tế Trung Quốc nói chỉ còn 3,947 người đang nhiễm bệnh, trong đó có 1,235 trường hợp nghiêm trọng phải nằm bệnh viện, số còn lại được cho về nhà, cách ly tại gia.

Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm thứ Tư, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nơi đại dịch coronavirus bắt đầu đã bãi bỏ lệnh cô lập cho phép hầu hết 60 triệu cư dân của họ muốn đi đâu thì đi, chấm dứt gần hai tháng cách ly.

Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc và là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus, vẫn bị cô lập cho đến ngày 8 tháng Tư.

Sau Hoa Lục và Italia, Hoa Kỳ cũng đang trong tình trạng nghiêm trọng với 68,367 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, trong đó có 1,031 người chết. Số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tại Hoa Kỳ đang có khuynh hướng tăng nhanh hơn cả Italia.

Tình hình tại Tây Ban Nha đã gia tăng một cách đột biến trong những ngày gần đây. Đến nay, đã có 3,647 người chết, nghĩa là vượt qua con số tử vong tại Hoa Lục do Bắc Kinh công bố. 49,515 trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận cho đến nay.

Tại Đức, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 35,323 người, trong đó có 206 người chết.

Tại Iran, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 27,017 người, trong đó có 2,077 người chết. Các quan sát viên cho rằng con số nhiễm bệnh và thương vong thực tế tại Iran, đặc biệt là tại thành phố Qom và tại Tehran cao hơn con số báo cáo này rất nhiều.

Tại Pháp, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 25,233 người, trong đó có 1,331 người chết.

1. 4 trường hợp nhiễm coronavirus ở Vatican

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết hiện có tổng cộng bốn người có liên hệ với quốc gia Thành Vatican đã thử nghiệm dương tính với coronavirus.

Trường hợp đầu tiên được xác nhận nhiễm bệnh tại Vatican được công bố vào ngày 6 tháng Ba. Trong số các trường hợp tiếp theo, hai người là nhân viên của Bảo tàng Vatican và một người thứ ba là nhân viên của dịch vụ bán hàng.

Ông Bruni cho biết bốn bệnh nhân “đã bị cách ly như một biện pháp phòng ngừa trước khi xét nghiệm dương tính và việc cách ly của họ đã kéo dài hơn 14 ngày. Hiện tại họ đang được điều trị tại các bệnh viện Ý hoặc tại nhà.

2. Linh mục Ba Lan đầu tiên chết vì coronavirus

Hội Đồng Giám Mục Ba Lan vừa loan báo một tin buồn là Cha Henryk Borzecki, bị nhiễm coronavirus và đã qua đời vào ngày 24 tháng Ba ở tuổi 68, trong bệnh viện Pulawy.

Cha Michał Maciołek, phát ngôn viên giáo phận Zamość-Lubaczów cho biết ngày 18 tháng Ba, cha Henryk cảm thấy khó thở nên được đưa vào bệnh viện địa phương để xét nghiệm và được phát hiện nhiễm coronavirus. Ngài được đưa lên bệnh viện Pulawy, chuyên điều trị coronavirus. Tuy nhiên, ngài đã qua đời vào lúc 5:30 sáng 24 tháng Ba.

Cha Henryk Borzęcki sinh ngày 20 tháng 2 năm 1952 tại Lubartów. Ngài được Đức Cha Bolesław Pylak, Giám mục giáo phận Lublin truyền chức linh mục vào ngày 14 tháng 6 năm 1981. Ngài là linh mục Ba Lan đầu tiên chết vì Covid19.

Cho đến nay, Ba Lan có 1,051 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, trong đó có 14 người đã thiệt mạng.

3. Ba linh mục Giáo phận Brooklyn đã nhiễm coronavirus

Sáng ngày 25 tháng Ba, Giáo phận Brooklyn cho biết ba linh mục thuộc các giáo xứ ở Brooklyn và Queens đã xét nghiệm dương tính.

Tính cho đến chiều thứ Tư 25 tháng Ba, trong 8 triệu dân sống tại tiểu bang New York, 30,800 trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận, riêng trong thành phố New York đã có 17,800 người nhiễm bệnh, trong đó 285 người đã thiệt mạng.

4. Thống đốc Công Giáo Louisiana đã yêu cầu đồng bào cầu nguyện và ăn chay vào ngày 24 tháng Ba

Thống đốc Công Giáo Louisiana đã yêu cầu các công dân cầu nguyện và nhịn ăn vào ngày 24 tháng Ba cho những người bị ảnh hưởng bởi coronavirus. Thống đốc John Bel Edwards (D) tuyên bố vào tối thứ Hai rằng ông và Đệ nhất phu nhân của bang sẽ ăn chay vào ngày thứ Ba, giữa mùa Chay và đại dịch toàn cầu.

“Trong Mùa Chay này, khi chúng ta tập trung vào việc ăn chay và cầu nguyện, tôi muốn cho người dân Louisiana biết rằng tôi sẽ được giữ chay vào ngày mai, Thứ Ba, 24 tháng Ba”

Thống đốc yêu cầu những người khác cũng giữ chay để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này, và cho sự phục hồi nhanh chóng nền kinh tế quốc gia.

Ông Edwards, một người Công Giáo, đã được tái đắc cử vào tháng 11 vừa qua với nhiệm kỳ thứ hai trong tư cách là thống đốc bang Louisiana. Năm 2019, anh đã ký lệnh cấm phá thai một khi nhịp tim của em bé có thể được phát hiện trong tử cung, thường là khoảng sáu đến tám tuần.

Hôm 23 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục New Orleans của Louisiana cho biết ngài vừa được thử nghiệm dương tính với coronavirus. Ngài là vị giám mục đầu tiên của Hoa Kỳ bị nhiễm bệnh.

5. Phản đối các hình thức nhục mạ công dân của cảnh sát Ấn

Như chúng tôi đã đưa tin, mặc dù các nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng tại Ấn tỏ ý không tán thành, Thủ tướng Narendra Modi của Ấn đã ra lệnh cho khoảng 1.3 tỷ công dân không được ra khỏi nhà trong vòng 21 ngày, bắt đầu từ nửa đêm 24 tháng Ba.

Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy các hình thức nhục mạ cảnh sát áp dụng đối với những người vi phạm. Các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Ấn nói chính quyền có thể phạt tiền, thậm chí bỏ tù những người vi phạm nhưng các hình thức chà đạp nhân phẩm như quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là khó chấp nhận.

Cho đến nay tại Ấn, số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận đã tăng lên đến 644 người, trong đó có 12 người chết. Tuy những con số này tương đối thấp nhưng nếu dịch bệnh lan tràn mạnh hơn có lẽ hàng triệu người sẽ phải chết.

6. Hàng triệu người tại Úc lâm cảnh thất nghiệp vì coronavirus

Tờ Guardian cho biết hàng triệu người tại Úc vừa lâm cảnh thất nghiệp vào tuần qua sau khi lệnh đóng cửa các nhà hàng, quán ba, các rạp chiếu phim và các câu lạc bộ được công bố. Hiệp hội các khách sạn Úc cho biết 250,000 nhân viên trong các khách sạn đã mất việc. Những người làm việc trong ngành hàng không cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh.

Emirates Airline đang tạm dừng tất cả các chuyến bay chở khách từ ngày 25 tháng Ba trong vòng hai tuần sau khi Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất tạm dừng tất cả các chuyến bay chở khách nội địa, đi nước ngoài và quá cảnh. Hai tuần sau họ sẽ tái xét lại quyết định này. Trong thời gian này hàng trăm ngàn người mất công ăn việc làm.

Emirates là hãng hàng không lớn nhất sử dụng các máy bay A380, và là một trong 5 hãng hàng không lớn nhất về số lượng hành khách và hàng hóa chuyên chở.

Quyết định này của Emirates Airline chỉ ảnh hưởng đối với các chuyến bay chở khách. Các các chuyến bay chở hàng hóa vẫn được tiếp tục.

Trên toàn cầu, các hãng hàng không lớn đang cắt giảm các dịch vụ khi nhu cầu di chuyển giảm xuống rất thấp trong bối cảnh mọi người được khuyến khích ở nhà và tự cách ly để làm chậm sự lây lan của virus.
 
27/3: Trước tình hình nguy tử của Giáo Hội và Thế Giới, xin hãy cùng đọc kinh theo ý Đức Thánh Cha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:51 26/03/2020

Giữa trưa ngày thứ Sáu 27 tháng Ba là tính theo giờ Rôma.

Vào thời điểm đó:

Tại Việt Nam:

6g chiều thứ Sáu 27 tháng Ba

Tại Australia:

Perth: 7g chiều thứ Sáu 27 tháng Ba

Brisbane: 9g tối thứ Sáu 27 tháng Ba

Adelaide: 9g30 tối thứ Sáu 27 tháng Ba

Melbourbe, Sydney, Canberra: 10g tối thứ Sáu 27 tháng Ba

Tại Hoa Kỳ:

California: 4g sáng thứ Sáu 27 tháng Ba

Houston: 6g sáng thứ Sáu 27 tháng Ba

Washington DC: 7g sáng thứ Sáu 27 tháng Ba