Ngày 26-03-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Truyền Tin cho Đức Mẹ : Mừng Vui Lên
TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
08:53 26/03/2014
Lễ Truyền Tin cho Đức Mẹ: MỪNG VUI LÊN

Is 7, 10-14; 8,10; Dt 10, 4-9; Lc 1, 26-38

Hôm nay thiên sứ Gabriel cất tiếng mời gọi Đức Mẹ “Mừng Vui Lên”. Quả thực đây là một tin vui lớn lao. Làm xôn xao cả vũ trụ như cảm nhận của thi sĩ Hàn mặc Tử

Hỡi sứ thần Thiên Chúa Gabriel.
Khi người xuống truyền tin cho thánh nữ.
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú.
Người có nghe náo động cả muôn trời.
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời?


Vì thế tâm tình của ta trong ngày lễ Truyền Tin phải là “Mừng Vui Lên”.

Mừng vui lên! Vì Thiên Chúa đến ở với ta. Thiên Chúa đã làm biết bao kỳ công. Nhưng kỳ công lớn lao nhất Thiên Chúa có thể làm đó là đến ở với nhân loại. Thiên Chúa uy linh quyền năng phép tắc muốn làm gì cũng đều có thể. Nhưng việc Thiên Chúa hạ mình xuống thể ở với loài người là điều vượt mọi trí tưởng tượng của loài người. Vì thế tên Emmanuel Thiên-Chúa-ở-với-loài-người là một điềm lạ vĩ đại chưa hề có và chưa hề có ai dám nghĩ tới. Đó là dấu lạ vượt trên mọi dấu lạ. Vì thế đó là niềm vui vượt trên mọi niềm vui.

Mừng vui lên! Vì Thiên Chúa chia sẻ phận người với ta. Không chỉ ở với loài người, Thiên Chúa trở nên một con người thực sự. Thật là một sáng kiến táo bạo và đầy mạo hiểm. Vì Thiên Chúa hoàn toàn sống như một con người. Sinh ra như một trẻ thơ yếu ớt. Nếm chịu đủ mùi nóng, lạnh, buồn, vui, sướng, khổ, đói, khát với con người. Cũng yêu thương và tức giận, buồn khổ và mừng vui, lo âu và sợ hãi như con người. Cũng phải trốn chạy. Cũng lao động vất vả. Nhất là Người hoàn toàn cảm thông với ta trong những bất hạnh, khổ đau ở đời. Vì Người cũng đã bị chống đối, bị phản bội, bị nhạo báng chê cười, bị xét xử bất công, bị hành hình thảm khốc, bị chết tức tưởi rũ rượi.

Mừng vui lên! Vì Thiên Chúa nâng ta lên cao. Người vẫn là Thiên Chúa nhưng cũng là người thật. Hai bản tính kết hợp trong một ngôi vị để nâng ta lên. Thật là một tình yêu khôn dò khôn thấu. Trời cao cúi xuống để nâng đất thấp lên. Là Thiên Chúa, Người hạ xuống làm con loài người để ta được nâng lên làm con Thiên Chúa. Là giầu sang, Người tự trở nên nghèo hèn để ta được nhờ cái nghèo của Người mà trở nên giầu sang. Là vô biên, Người tự trở nên hữu hạn để ta được triển nở đến vô cùng. Là vô thủy vô chung, Người tự nguyện đi vào thời gian, để cho ta được vượt thời gian đi vào vĩnh cửu. Là thánh thiện, Người gánh lấy tội lỗi để ta được rửa sạch. Là tự do, Người tự nguyện trở nên nô lệ để giải thoát chúng ta. Là bất tử, Người tự nguyện chịu chết để cho ta được sống mãi. Quả thực là một tình yêu lớn lao. Yêu đến chết vì yêu. Tình yêu đó khiến ta không thể hiểu được như lời Tv 8:

Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến

Phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?

Tình yêu đó khiến ta muôn vàn sung sướng và hạnh phúc. Sao một hạt bụi tầm thường thế này lại được Thiên Chúa cao sang trên chín tầng trời yêu thương dường ấy?

Mừng vui lên! Vì hôm nay ân sủng tràn ngập địa cầu. Hôm nay thiên sứ chào chúc Đức Mẹ: “Mừng vui lên! Hỡi Đấng đầy ân sủng”. Chúa Giêsu là nguồn mạch mọi ơn lành. Ân sủng tràn ngập tâm hồn Đức Mẹ. Nhưng ân sủng cũng tràn ngập địa cầu. Như lời thánh Phaolô dậy: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5, 20). Người đến để sinh ra một nhân loại mới. Và chúng ta được chúc phúc trong Người.

Đức Mẹ là đại diện xứng đáng nhất của nhân loại để đón tiếp Thiên Chúa ngự lâm. Vậy trong ngày đón nhận tin vui trọng đại này, ta phải có tâm tình như Đức Mẹ.

Như Đức Mẹ đón tiếp Chúa bằng tấm lòng trinh bạch trắng trong, ta hãy tẩy rửa linh hồn khỏi mọi vết nhơ tội lỗi. Dứt bỏ mọi ước muốn bất chính. Gột rửa linh hồn bằng dòng nước mắt sám hối ăn năn. Để xứng đáng đón tiếp Đấng Ngàn Trùng Chí Thánh.

Như Đức Mẹ đón tiếp Chúa bằng thái độ khiêm cung, ta hãy hạ mình thẳm sâu. Cung kính thờ lạy Chúa chí tôn cao cả. Hiến dâng thân mình toàn tâm toàn ý phụng sự Người qua việc phục vụ anh em. Vì Người từ bỏ thân phận Thiên Chúa để hạ mình xuống làm người như ta.

Như Đức Mẹ đón tiếp Chúa bằng lời thưa “Xin Vâng”, ta hãy sẵn sàng đón nhận thánh ý Chúa qua mọi biến cố trong đời. Đó cũng chính là nên giống Chúa Giêsu khi xuống trần gian, đã nói lời “Xin Vâng” với Chúa Cha, cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thánh giá.

Trong tâm tình cảm tạ, mến yêu, và để đền đáp tình yêu thương Chúa Giêsu dành cho ta trong cuộc giáng lâm nhập thể, ta hãy cùng Người cất tiếng dâng lên Chúa Cha: “Lạy Chúa này con xin đến để thực thi ý Chúa”. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha xin tín hữu cầu nguyện cho các giám mục, linh mục và phó tế trong Giáo Hội
Linh Tiến Khải
09:18 26/03/2014
Đức Thánh Cha xin tín hữu cầu nguyện cho các giám mục, linh mục và phó tế trong Giáo Hội

Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tất cả các vị thừa tác của Giáo Hội Người, một cách đặc biệt cho các vị đang gặp khó khăn và cần thu hồi giá trị và sự tươi mát ơn gọi của các vị. Và chúng ta cũng xin Chúa đừng bao giờ để cho các cộng đoàn của chúng ta thiếu các mục tử đích thật theo lòng Chúa muốn.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ thư 26-3-2014 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy giáo lý về Bí tích Truyền Chức. Ngài nói ba Bí tích khai tâm Rửa Tội, Thánh Thể và Thêm Sức làm thành một biến cố ơn thánh lớn duy nhất, làm cho chúng ta tái sinh trong Chúa Kitô và mở ra cho chúng ta ơn cứu rỗi của Người. Đó là ơn gọi nền tảng làm cho tất cả chúng ta giống nhau trong Giáo Hội, như là môn đệ của Chúa Giêsu. Thế rồi còn có hai Bí tích tương ứng với hai ơn gọi chuyên biệt: đó là Bí tích Truyền Chức và Bí tích Hôn Phối. Chúng làm thành hai con người qua đó kitô hữu có thể làm cho cuộc sống của mình trở thành một món quà của tình yêu thương, theo gương và nhân danh Chúa Kitô, và như thế cộng tác vào việc xây dựng Giáo Hội. Đức Thánh Cha giải thích Bí tích Truyền Chức như sau:

Bí tích Truyền Chức, được diễn tả trong ba bậc giám mục, linh mục và phó tế, là Bí tích ban quyền thi hành chức thừa tác, do Chúa Giêsu tín thác cho các Tông Đồ, chăn dắt đoàn chiên của Người, trong quyền năng Thần Khí của Người và theo lòng Người muốn. Chăn dắt đoàn chiên của Chúa Giêsu với quyền năng không phải sức mạnh của con người hay quyền năng của riêng mình, nhưng của Thần Khí và theo con tim của Người, con tim của Chúa Giêsu, là một con tim của tình yêu thương. Vị linh mục, giám mục, phó tế phải chăn dắt đàn chiên của Chúa với tình yêu thương. Nếu không làm với tình yêu thương thì không phục vụ. Và trong nghĩa đó, các thừa tác được tuyển chọn và thánh hiến cho việc phục vụ này, kéo dài trong thời gian sự hiện diện và hoạt động của vị Thầy và Chủ Chăn duy nhất đích thật là Chúa Kitô. Giờ đây chúng ta có thể tự hỏi: một cách cụ thể điều này bao gồm cái gì trong cuộc sống của người được truyền chức?

Nó bao gồm ba khía cạnh: trước hết các người được truyền chức được đặt làm đầu cộng đoàn. Ô, tôi làm đầu! Phải, nhưng ”làm đầu” theo Chúa Giêsu có nghĩa là đặt để cuộc sống của mình trong việc phục vụ, như chính Ngài đã cho thấy và dậy các môn đệ với các lời này: ”Anh em biết, thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em, thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, mhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 24-28). Một giám mục mà không phục vụ cộng đoàn, thì không làm tốt. Một linh mục mà không phục vụ cộng đoàn của mình, thì không làm tốt, nhưng sai đã rồi.

Có một khía cạnh khác luôn phát xuất từ sự kết hiệp bí tích này với Chúa Kitô: đó là tình yêu say mê đối với Giáo Hội. Chúng ta hãy nghĩ tới đoạn thư thánh Phaolô viết cho tín hữu Êphêxô, trong đó thánh nhân nói rằng Chúa Kitô ”đã yêu thương Giáo Hội và hiến mình cho Giáo Hội, để khiến cho Giáo Hội trở nên thánh thiện, bằng cách thanh tẩy Giáo Hội bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Giáo Hội xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5,25-27).

Do sức mạnh của Bí tích Truyền Chức vị thừa tác tận hiến toàn thân cho cộng đoàn của mình và yêu thương cộng đoàn với tất cả con tim: vì đó là gia đình của ngài. Giám mục, linh mục yêu thương Giáo Hội trong cộng đoàn của mình, và yêu thương một cách mạnh mẽ. Như thế nào? Như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội. Thánh Phaolô sẽ nói cùng điều này về Bí tích Hôn Phối: cHồng Yêu vợ như Chúa Kitô yêu Giáo Hội. Đó là một thừa tác của tình yêu lớn lao, tình yêu của chức thừa tác và tình yêu của hôn nhân, hai bí tích là con đường mà bình thường con người tiến đến với Chúa.

Tuy nhiên, điều này không nhượng bộ cám dỗ coi cộng đoàn như là một gia tài riêng, một sở hữu riêng của mình! Chúa luôn luôn là Phu Quân duy nhất và đích thực, và Giáo Hội tùy thuộc Người và chỉ là một với Người.

Khía cạnh thứ ba: thánh Phaolô đã căn dặn Timôthê môn đệ của ngài là đừng thờ ơ với đặc sủng đang có nơi ông, đặc sủng đã đươc ban cho qua lời các ngôn sứ, và khi hàng kỳ mục đặt tay trên ông (x. 1 Tm 4,14; 2 Tm 1,6). Rồi Đức Thánh Cha khẳng định như sau:

Khi không dưỡng nuôi chức thừa tác với lời cầu nguyện, chức thừa tác giám mục, chức thừa tác linh mục với lời cầu nguyện, với việc lắng nghe Lời Chúa, cử hành Thánh Thể hằng ngày, và lui tới Bí tích Sám Hối một cách cẩn thận và liên lỉ, rốt cuộc người ta đánh mất đi ý nghĩa đích thực của việc phục vụ và niềm vui phát xuất từ sự hiệp thông sâu xa với Chúa Giêsu.

Vị Giám mục mà không cầu nguyện, vị Giám mục mà không cảm thấy và lắng nghe Lời Chúa, không cử hành Thánh Lễ mỗi ngày, và không đi xưng tội đều đặn, và vị linh mục cũng thế nếu không làm các điều này, thì về lâu về dài mất đi sự hiệp thông với Chúa Giêsu và trở thành tầm thường xoàng xĩnh, không tốt cho Giáo Hội. Vì thế chúng ta phải trợ giúp các giám mục, các linh mục cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa là lương thực hằng ngày, cử hành Thánh Lễ mỗi ngày và đi xưng tội thường xuyên. Và điều này quan trọng biết bao nhiêu, bởi vì nó liên quan tới việc thánh hóa các giám mục và các linh mục.

Tôi cũng muốn kết thúc với một điều dến trong trí tôi: Làm thế nào để trở thành linh mục? Người ta bán vé vào cửa ở đâu? Không, người ta không bán đâu. Đây là một điều do sáng kiến của Chúa. Chúa gọi: gọi từng người muốn trở thành linh mục, và có lẽ có vài bạn trẻ ở đây đã nghe thấy trong con tim tiếng gọi đó. Ước muốn trở thành linh mục, ước muốn phục vụ tha nhân trong những chuyện đến từ Thiên Chúa. Ước muốn là trọn đời phục vụ để dậy giáo lý, rửa tội, cử hành Thánh Thể, săn sóc các bệnh nhân... cả đời như vậy! Nếu có ai trong các con đã cảm thấy trong tim điều này, thì chính Chúa Giêsu đã đặt nó vào trong đó đấy. Hãy săn sóc lời mời ấy và cầu nguyện để nó lớn lên và sinh hoa trái trong toàn Giáo Hội. Cám ơn các con.

Thật thế, vị thừa tác được truyền chức biết mình cần liên tục hoán cải và kiên trì tín thác nơi lòng thương xót Chúa. Và sự tín thác này là sức mạnh và cũng là gương mẫu giá trị mà người có thể cống hiến cho cộng đoàn của mình.

Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta muốn cầu Chúa cho tất cả các vị thừa tác của Giáo Hội Người, một cách đặc biệt cho các vị đang gặp khó khăn và cần thu hồi giá trị và sự tươi mát trong ơn gọi của các vị. Và chúng ta cũng xin Chúa đừng bao giờ để cho các cộng đoàn của chúng ta thiếu các mục tử đích thật theo lòng Chúa muốn. Xin cám ơn lời cầu nguyện của anh chị em.

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm hiện diện tại quảng trường và chúc mọi người có những ngày hành hương Roma tốt đẹp. Bên cạnh các đoàn hành hương Bắc Mỹ và Âu châu, có các đoàn hành hương đến từ Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Mêhicô, Argentina, Brasil, Giordania và Irak.

Ngỏ lời với đông đảo các đoàn hành hương Italia Đức Thánh Cha khen tín hữu can đảm, vì đi tham dự buổi tiếp kiến cả khi trời mưa muốn đuổi họ. Trong các nhóm hiện diện có một nhóm đông các sĩ quan và binh sĩ của Lực lượng biên phòng Salerno, đặc biệt các người đang chuẩn bị tham dự lực lượng bảo hòa bên Libăng vào tháng 10 năm nay. Ngoài ra cũng có nhóm binh sĩ núi Alpes và các bộ binh vùng Toscana. Ngài cầu mong cuộc gặp gỡ với Người Kế Vị Thánh Phêrô dấy lên trong họ canh tân dấn thân cho hòa bình và tình liên đới đối với những người túng thiếu. Nhắc đến lễ Truyền Tin Giáo Hội cử hành ngày 25 tháng 3 vừa qua Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ noi gương Mẹ Maria luôn biết nói lên hai tiếng Xin Vâng với Chúa. Ngài nhắn nhủ các người đau yếu đừng ngã lòng vì Chúa không trao thánh giá nặng hơn sức vác của từng người. Ngài cầu chúc các cặp vợ chồng mới cưới xây dựng cuộc sống hôn nhân trên đá tảng Lời Chúa.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải
 
Hy vọng gì trong chuyến viếng thăm Vatican của Obama
Vũ Văn An
18:04 26/03/2014
Có tin máy bay của TT Obama đã đáp xuống phi trường Rôma và cuộc gặp gỡ giữa ông và Đức Phanxicô sẽ diễn ra hôm nay, thứ Năm, 27 tháng Ba. Trước đây hai ngày, ký giả Meredith Somers của tờ Washington Times cho hay sẽ có nhiều chuyện để bàn thảo giữa Obama và Đức Phanxicô.

Nhiều chuyện để bàn thảo

Thực thế, bất kể nhiều dị biệt về học thuyết, hai nhân vật này đều có khát vọng hỗ tương về công bằng xã hội. Về hôn nhân đồng tính và phá thai chẳng hạn, dĩ nhiên hai vị có những ý kiến trái ngược nhau, nhưng Obama hy vọng sẽ tìm được đồng thuận ở nhiều điểm khác. Đó là nhận định của Paul Manuel, giám đốc Viện Lãnh Đạo, một tổ chức bất vụ lợi chuyên cổ vũ việc áp dụng sự khôn ngoan của Thánh Kinh vào diễn trình đưa ra quyết định, đồng thời là giáo sư khoa học chính trị tại Mount St. Mary’s University. Ông tin rằng Obama sẽ sẵn sàng thảo luận sáng kiến của Đức Phanxicô về việc buôn người.

Trong tháng này, Đức Phanxicô đã tuyên bố ủng hộ Chiến Dịch Huynh Đệ của Hội Đồng Giám Mục Ba Tây nhằm triệt hạ nạn buôn người tại Ba Tây. Ông Manuel gợi ý rằng việc bách hại Kitô hữu tại Trung Đông là một chủ đề nữa có thể được thảo luận. Theo ông, vấn đề này có liên hệ tới chủ đề tự do tôn giáo, một chủ đề khá quen thuộc với kế hoạch chăm sóc y tế của Obama.

Thực thế, một số định chế Công Giáo tại Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối sáng kiến của Obama gọi là Đạo Luật Chăm Sóc Có Thể Đài Thọ Được mà người bình dân quen gọi là Obamacare, vì sáng kiến này buộc họ phải cung cấp việc kiềm soát sinh sản cho công nhân, trái ngược với học thuyết Công Giáo. Manuel cho rằng đây sẽ là một cuộc đàm luận hứng thú, mạnh bạo.

Đức Phanxicô cũng từng cổ vũ việc cải cách chính sách di dân và đặt ưu tiên vào việc làm cho các quốc gia tránh được thảm họa chiến tranh. Rất có thể sẽ cuộc thảo luận về vấn đề hòa bình tại Đất Thánh, Ukraine và Nam Sudan.

Các ưu tiên trên không hẳn nằm quá xa các mục tiêu của ông Obama. Nhưng Manuel nói rằng vấn đề bất quân bình trên bình diện hoàn cầu chắc chắn sẽ là điểm đồng thuận.

Đức Phanxicô cũng có thể nêu vấn đề phá thai và hôn nhân truyền thống. Manuel tin rằng ngài sẽ không bỏ lỡ cơ hội. Chính phủ Obama vốn ủng hộ hôn nhân đồng tính, dùng tế bào gốc để nghiên cứu và quyền phá thai, những vấn đề bị Giáo Hội Công Giáo chống đối.

Trong khi ấy, Jo-Renee Formicola, một giáo sư chính trị học tại Seton Hall University cho hay: “Khi đi tìm một cơ sở chung nào đó, thì sẽ không phải là các vấn đề học thuyết. Mà là các vấn đề bao quát hơn, như ý niệm giúp người nghèo nhất trong số người nghèo”.

Khi loan báo cuộc viếng thăm Vatican của Obama, Nhà Trắng nhận định rằng hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận “sự bất bình đẳng đang gia tăng”. Đức Phanxicô vốn coi việc giúp đỡ người nghèo và người đau khổ là một ưu tiên kể từ lúc được bầu làm giáo hoàng cách nay một năm. Trong khi ấy, Obama cũng từng thúc đẩy việc gia tăng mức lương tối thiểu cho các công nhân liên bang. Bà Formicola cho rằng “Nhìn vào nghị trình của tổng thống, bạn sẽ thấy có việc đi từ việc gia tăng giai cấp trung lưu tới việc nhấn mạnh tới người nghèo và tăng mức lương tối thiểu”.

Đây sẽ là cuộc viếng thăm Vatican lần thứ hai của Obama và lần đầu ông gặp Đức Phanxicô. Ông từng viếng Đức Bênêđíctô XVI năm 2009.

Washington Times cho rằng Đức Phanxicô là người vừa được hoan hô vừa bị chỉ trích vì câu nói bất hủ “tôi là ai mà dám phê phán (người đồng tính)?”. Ngài miễn cưỡng nhận tư cách siêu sao nhạc rock khắp thế giới, nhờ những câu truyện đời thực rất bất qui ước của ngài.

Tờ báo này cũng nhắc lại rằng báo Time năm ngoái bầu ngài là Nhân Vật của Năm. Trong khi ấy, Thống Đốc Pennsylvania, Tom Corbett, vào tuần này, tỏ lòng hy vọng Đức Phanxicô sẽ viếng Philadelphia vào năm tới để chủ tọa Hội Nghị Thế Giới về gia đình.

Daniel Levine, một giáo sư chính trị học tại Đại Học Michigan, nhận định rằng “Đức Giáo Hoàng đã trở nên tiếng tăm tại Hoa Kỳ. Ngài thực sự tạo nên nhiều hoài mong trái ngược nhau. Ngài là người gây tranh cãi rất nhiều trong nền chính trị Hoa Kỳ. Điều quan trọng là ngài cần tiếp xúc với TT Obama. Dù thích hay không, ông cũng vẫn là tổng thống của Hiệp Chúng Quốc”.

Đức Phanxicô từng hội kiến với nhiều nhà lãnh đạo và nổi danh trên thế giới. Năm ngoái, ngài gặp Tổng Thống Nga Vladimir Putin và Nữ Tổng Thống Á Căn Đình Cristina Fernandez. Ngài dự tính thăm Đất Thánh vào tháng Năm này. Ông Levine cho rằng “Đức Giáo Hoàng gặp gỡ đủ mọi loại viên chức. Nên theo tôi, điều quan trọng là ngài nên tiếp xúc với Ông Obama”.

Washington Times nhận định rằng năm ngoái không phải là năm thuận lợi cho Giáo Hội Công Giáo, nhất là tại Hoa Kỳ. Theo bà Formicola, Giáo Hội bị nhiều phê phán do vụ tai tiếng lạm dụng tình dục gây ra và vì thế con số tín hữu đã giảm sút.

Cuộc thăm dò của Trung Tâm Khảo Cứu Pew vào năm 2012 cho biết con số người Công Giáo Hoa Kỳ tự cho mình là thành viên “mạnh” của Giáo Hội đã xuống rất thấp và chỉ đang bắt đầu lên trở lại.

Nhưng theo ông Levine “Tổng Thống Obama rất cần được người ta nhìn thấy với Đức Giáo Hoàng. Toàn bộ hình ảnh công cộng của Đức Phanxicô là một hình ảnh chào đón, ôm hôn nhiều vị vọng, ôm hôn mọi người”.

Theo Manuel, xem ra người ta quá chờ mong ở cuộc hẹn ban đầu này, nhưng điều quan trọng là Tổng Thống Obama và Đức Phanxicô không những chỉ thân ái với nhau mà thôi mà còn cần phải tìm ra điểm đồng thuận để xây dựng thêm. Ông tự hỏi không biết giữa hai nhân vật này có một tương hành về xúc cảm (chemistry) nào chăng? Vì nếu có, hẳn họ sẽ biến nó thành một điều gì đó hết sức đặc biệt.

Obama cần Đức Phanxicô hơn Đức Phanxicô cần Obama

John Allen của tờ Boston Globe thì cho rằng cũng giống như Vladimir Putin và Francois Hollande, Obama cần được chụp hình “với nhà lãnh đạo tinh thần nổi tiếng nhất thế giới” hiện nay. Theo nhà báo này, không nên mong chờ nhiều ở chuyến viếng thăm này, vì thực ra sẽ không có nhiều bi hài kịch chi đáng kể. Nói chung, đây cũng chỉ là những vụ giao tiếp được biên đạo qui mô và đôi bên đều cảm thấy nhu cầu phải đầu tư vào những nụ cười tươi bất kể điều gì xẩy ra.

Tuy nhiên, theo Allen, vẫn có một vài điều đáng kể. Dựa vào hậu cảnh, sau đây là ba điều. Thứ nhất, nói về quan điểm chính trị, Obama cần cuộc gặp gỡ này hơn Đức Phanxicô. Vì Đức Phanxicô hiện đang rất nổi tiếng với tỷ lệ chấp thuận ở Hoa Kỳ gần hai lần cao hơn ông Obama, trong khi ngài chỉ mới nhận chức vụ một năm nay, còn Obama đang trong giai đoạn để lại di sản nghĩa là đắn đo xem lịch sử sẽ ghi nhớ ông ra sao. Xây dựng một song tác (partnership) với Đức Giáo Hoàng trong việc phục vụ người nghèo trên thế giới chắc chắn sẽ là một khả thể quyến rũ về phương diện này.

Ngắn hạn hơn, Obama đang bận tâm về các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Ngay lúc này, Đảng Cộng Hòa xem ra vẫn sẽ duy trì được việc kiểm soát Hạ Viện và rất có thể chiếm lại được Thượng Viện, nên Obama cần tránh bất cứ điều gì có thể củng cố cảm tưởng Đảng Dân Chủ có vấn đề đối với Thiên Chúa.

Thành thử, nếu phải nhượng bộ, thì tính toán chính trị cho thấy ông Obama sẽ là người được thúc đẩy phải đưa ra hơn cả.

Thứ hai, cuộc gặp gỡ chắc chắn sẽ tác động trên hướng đi của những người Hoa Kỳ bảo thủ từng bất đồng với Đức Phanxicô, tùy thuộc việc Đức Giáo Hoàng và các cố vấn tại Vatican của ngài xử lý vấn đề tế nhị liên quan đến sự bế tắc giữa Nhà Trắng và các giám mục Hoa Kỳ về chỉ thị ngừa thai áp đặt lên các chủ nhân, ngược với lương tâm Công Giáo.

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ sẽ nghe các luận chứng trong hai vụ thách thức chỉ thị này, cả hai do các cơ sở kinh doanh kiếm lời khởi tố, trong đó, các chủ nhân phản bác dựa trên cơ sở tôn giáo.

Một số người Công Giáo Hoa Kỳ chống phá thai vốn không hài lòng đối với các tuyên bố được lặp đi lặp lại của Đức Phanxicô rằng ngài không có ý định nói nhiều về phá thai, hôn nhân đồng tính, và kiểm soát sinh đẻ vì lập trường của Giáo Hội đã được nhiều người biết đến. Đó là một phần trong nỗi khó chịu bao quát hơn nơi một số người Công Giáo lấy làm bực bội vì sự nổi tiếng của ngài nơi các giới thế tục đã làm nhẹ đi việc nhấn mạnh tới giáo huấn.

Nếu người ta không thấy Đức Phanxicô làm áp lực với ông Obama về chỉ thị ngừa thai hay ít nhất bày tỏ quan tâm đối với nó, thì cuộc gặp gỡ này sẽ sói mòn thêm tư thế của ngài nơi những người Công Giáo quá đầu tư vào các vấn đề về sự sống.

Khi Obama gặp Đức Bênêđíctô XVI năm 2009, Đức GH hưu trí đã tìm được một cách hết sức sáng tạo để làm nổi bật hố phân cách giữa Giáo Hội và chính phủ Mỹ về đạo đức sinh học. Cuối buổi gặp gỡ, Đức Bênêđíctô XVI trao cho Obama một bản tài liệu năm 2008 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có tựa là Dignitas Personae, trình bày các nền tảng triết lý và thần học của lập trường chống phá thai. Đây là một động thái khôn khéo, vì Đức Bênêđíctô không cần phải nói điều gì, chỉ trao cho Obama bản văn cũng đủ nói lên rất nhiều. Hẳn người ta sẽ chờ xem Đức Phanxicô có tìm ra cách khôn khéo như thế không để nêu lên các vấn đề về sự sống.

Thứ ba, các cuộc chiến tranh văn hóa không hẳn là nơi duy nhất để Đức Giáo Hoàng và Ông Tổng Thống Mỹ bất đồng. Vatican và Nhà Trắng vốn dị biệt ý kiến về Syria: lập trường Vatican dưới thời Đức Phanxicô thực sự gần gũi với lập trường của Nga và Trung Hoa hơn lập trường của Hoa Kỳ.

Nói chung, chính phủ Obama minh nhiên muốn TT Bashar al-Assad ra đi, và gần đây, còn mưu toan dùng vũ lực để buộc việc này xẩy ra. Vatican không muốn thay đổi chế độ, dựa vào cảm thức của thiểu số Kitô Giáo tại Syria. Thiểu số này tin rằng bất cứ ai sau Assad đều tệ hại hơn.

Trong hậu cảnh ấy, Đức Phanxicô hiện đang có cơ hội sử dụng vốn liếng chính trị của ngài để liệu xem có thể áp lực để Obama chịu lắng nghe những điều các Kitô hữu tại Syria đang lên tiếng không.

 
Top Stories
Le quatrième personnage politique du Vietnam est venu rencontrer le pape François
Églises d' Asie
08:57 26/03/2014
Le quatrième personnage politique du Vietnam est venu rencontrer le pape François

25/03/2014 Cela semble devenir une habitude : la visite au Vatican est maintenant une étape obligée pour tout dirigeant ou délégation officielle vietnamienne en voyage en Italie ou dans les pays environnants. Depuis quelques années, chef de l’Etat, Premier ministre, secrétaire général du Parti communiste, diplomates, . , responsables des Affaires religieuses se succèdent au Vatican et rencontrent sinon le pape, du moins le secrétaire d’Etat ou quelques hauts responsables des congrégations romaines.

Faut-il conclure à un resserrement des liens entre l’Eglise et l’Etat ? Ou encore à un rapprochement des perspectives d’établissement de liens diplomatiques entre les Vietnam et le Saint-Siège ? Surtout, peut-on déduire de cette multiplication des visites un changement radical de l’attitude du Parti communiste vietnamien et de l’Etat qu’il contrôle (voir l’article 4 de la Constitution) à l’égard de l’Eglise catholique qui est dans ce pays ? Que représentent donc ces visites de plus en plus fréquentes ? Le récent passage de Nguyên Sinh Hung au Vatican donne une nouvelle occasion de poser ces questions.

Nguyên Sinh Hung est un personnage d’une certaine importance. Dans l’ordre protocolaire, il est le quatrième des seize membres de l’instance suprême du Parti, le Bureau politique. A ce titre, il est le quatrième personnage de l’Etat, directement après le Premier ministre Nguyen Tân Dung et on lui a confié la présidence de l’Assemblée nationale, fonction généralement exercée par un homme promis à un certain avenir.

Les sources romaines (1) se sont contentées de mentionner discrètement que Nguyên Sinh Hung a été reçu en audience par le pape François, le 23 mars 2014, sans aucun commentaire sur le contenu de leur entretien. Les mêmes sources signalent également la rencontre du dirigeant vietnamien avec le nouveau secrétaire d’Etat, le cardinal Parolin, dont on souligne la profonde connaissance du dossier vietnamien.

En revanche, la version officielle de la rencontre par les autorités vietnamiennes, rapportée par Radio Free Asia, est plus explicite sur les propos qu’aurait prononcés Nguyên Sinh Hung devant le pape. Il aurait demandé au pape « (…) d’enseigner à l’Eglise catholique du Vietnam à mettre en œuvre les lignes politiques qu’il lui a exposées, à savoir « Vivre l’Evangile au sein du peuple », « Un bon catholique est aussi un bon citoyen », ou encore « Développer les aspects positifs et contribuer au développement de nation » ». Autant de points qui font partie de la langue de bois utilisée depuis les origines du régime pour s’adresser aux religions.

En réalité, il est probable que la question religieuse n’est pas une préoccupation essentielle du président de l’Assemblée nationale. Si l’on se réfère au curriculum vitae officiel du quatrième membre du Bureau politique, on s’aperçoit que cet homme de 68 ans, originaire de la même commune (Kim Liên) que Hô Chi Minh, dans le Nghê An, s’est toujours occupé d’économie et de finances et a gravi les échelons de la hiérarchie grâce à cette spécialité. Après des études secondaires, Nguyên Sinh Hung a accompli quatre années d’études dans une université de Hanoi spécialisée en finance et en comptabilité. En 1982, il a décroché un doctorat d’économie en Bulgarie et c’est grâce à ses capacités en ce domaine qu’il entre au bureau exécutif du Comité central du Parti en 1986 et devient membre du Bureau politique en 2006, lors du Xe congrès du Parti communiste vietnamien.

Il serait donc illusoire de penser que cette visite est le signe d’un changement d’attitude de l’Etat vis-à-vis de l’Eglise au Vietnam. Elle ne signifie sans doute pas non plus l’imminence de l’établissement de relations diplomatiques. On peut l’interpréter comme un signe de la volonté, exprimée au plus haut niveau de l’Etat vietnamien, de maintenir, à toutes fins utiles, une relation serrée avec le Saint-Siège, relation qui peut se révéler très utile à l’Etat pour ses relations avec la communauté catholique à l’intérieur du pays.

Après le Premier ministre Nguyên Tân Dung en 2007, après le chef de l’Etat, Nguyên Minh Triêt, en 2009, et après le secrétaire général du Parti, Nguyên Phu Trong, au début de l’année 2013, Nguyên Sinh Hung aura été le quatrième (dans l’ordre chronologique et hiérarchique) à être reçu en audience par le pape. On ne peut que souhaiter que d’autres dirigeants s’inscrivent à sa suite.

(eda/jm)

Notes

(1) Elles ont été rapportées par VietCatholic News, 22 mars 2014.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm mừng kỷ niệm 175 năm thành lập
Nữ tu Maria Lê Thị Thảo
23:09 26/03/2014
175 NĂM DƯỚI BÓNG THÁNH GIÁ

HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM

Trong niềm hân hoan tạ ơn Thiên Chúa, chúng con trân trọng kính báo:

NĂM 2015 HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM MỪNG KỶ NIỆM 175 NĂM THÀNH LẬP

(1840 - 2015)

Nhờ tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa, Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm chúng con được khai sinh và lớn lên trên mảnh đất Thủ Thiêm này đã gần 2 thế kỷ. Một trang dài lịch sử tràn ngập Tình Chúa, thấm đượm tình người. Đây cũng là lúc chúng con cần phải dừng lại lâu hơn, để suy, để cảm, và để sống tâm tình tri ân đối với Tình yêu Thiên Chúa và công ơn của các vị tiền bối, của quý ân nhân. Trong dịp này, con xin trình bày đôi nét về Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

1. Nguồn gốc

Đức Cha Phêrô Lambert de la Motte lập Dòng Mến Thánh Giá tại Đàng Ngoài năm 1670 và Đàng Trong 1671. Theo thời gian Dòng Mến Thánh Giá phát triển và lan rộng ra khắp nơi.

2. Lịch sử hình thành

Trong những năm 1835-1838, vua Minh Mạng ra một loạt các sắc chỉ cấm đạo, khiến cho người Công Giáo nhà tan cửa nát, khốn đốn, loạn lạc. Rất nhiều tu viện Mến Thánh Giá bị phá hủy hoàn toàn, các nữ tu phải phân tán khắp nơi.

Một số nữ tu trốn cơn bách hại, chạy về Bến Thành trú ấn. Trong số đó có các chị đến từ Lái Thiêu, có hai chị đến từ Nha Trang. Các chị trú ẩn nơi đây một thời gian, nhận thấy hoàn cảnh không thể trở về tu viện cũ được nên đã nghĩ đến việc lập cộng đoàn mới, tiếp tục sống ơn gọi Mến Thánh Giá. Chị em rời Bến Thành là nơi phố thị đông người ồn ào, qua Thủ Thiêm thôn quê hẻo lánh và yên tĩnh để lập tu viện. Lúc ấy, Thủ Thiêm là một khu rừng hoang vắng, ven sông rải rác vài ba mái nhà lụp xụp,…

XEM HÌNH SINH HOẠT

Các chị đã trình bày sự việc lên Đức Cha Cuenot Thể, vị Đại diện Tông tòa Giáo phận Đàng Trong, xin ngài ban phép thành lập Tu viện tại Thủ Thiêm. Năm 1840, đời vua Minh Mạng, Tu viện Mến Thánh Giá Thủ Thiêm chính thức được thành lập.

3. Hội dòng hiện nay: Nhân sự của Hội dòng tại thời điểm ngày 25.03.2014:

Khấn trọn: 311; khấn tạm: 118

Tập sinh: 34; Tiền Tập viện và Thanh tuyển: 113

Ngoài cộng đoàn Nhà Mẹ, Hội dòng có 66 cộng đoàn phục vụ trong một số giáo phận tại Việt Nam: Sài Gòn, Xuân Lộc, Bà Rịa, Phú Cường, Đà Lạt, Kontum, Mỹ Tho, Long Xuyên, Lạng Sơn. Tại hải ngoại có: 2 cộng đoàn ở Mỹ, 1 cộng đoàn ở Áo và 1 cộng đoàn ở Úc.

Trung thành với Đặc sủng Dòng Mến Thánh Giá, chị em thực hiện sứ vụ tông đồ thừa sai và phục vụ Giáo Hội địa phương trong các lãnh vực: Đức tin, giáo dục, y tế, luân lý và xã hội với những công việc cụ thể như: dạy Giáo lý, hướng dẫn các hội đoàn, phụ trách ca đoàn, phục vụ phòng thánh, dạy học, phục vụ bệnh nhân, đến với lương dân, phục vụ anh chị em dân tộc thiểu số,…. Làm công tác xã hội dưới hình thức: lớp học tình thương; quỹ tín dụng; trợ giúp học bổng; thăm viếng, phát gạo và quà cho người nghèo, già yếu, neo đơn; lập nhà trọ di dân; giúp cai nghiện ma túy...

4. Hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa

Chúng con ước nguyện, trong tình hiệp thông huynh đệ, trong sự quan tâm và đồng hành, kính xin quý ân nhân, quý bằng hữu xa gần và quý vị cùng Hội dòng chúng con hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa. Đồng thời cũng xin thương chúc lành và cầu nguyện cho Hội dòng, để trong khi phụng sự Chúa và phục vụ anh chị em đồng loại, chúng con luôn sống đúng thánh Ý Thiên Chúa và trung thành với Giáo Hội, với Đặc sủng của Dòng.

Chân thành tri ân

TM. Hội dòng

Nt. Maria Lê Thị Thảo

Tổng Phụ trách.

HD. Mến Thánh Giá Thủ Thiêm

76 KP 1, Thủ Thiêm

Quận 2, TP. HCM

ĐT: 0909.49.1840 & 2212.9979
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vấn đề đào tạo Linh Mục ở Việt Nam
LM. Petrus Nguyễn Văn Hương
20:49 26/03/2014
Vấn đề đào tạo Linh Mục ở Việt Nam

Mở đầu Sắc Lệnh Optatam Totius, Công Đồng Vatican II khẳng định: “Việc đào tạo linh mục là việc vô cùng quan trọng... Vì tính cách duy nhất của chức linh mục Công Giáo, nên việc đào tạo linh mục là cần thiết cho tất cả các linh mục dòng cũng như triều, thuộc bất cứ lễ chế nào” (OT số 1). Chính vì thế, công cuộc đào tạo con người, đào tạo linh mục và đời sống thánh hiến là mối quan tâm hàng đầu của Giáo Hội. Để có thể thực hiện tốt sứ vụ đào tạo nhân sự cho Giáo Hội trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần nhìn lại triết lý giáo dục và những nguy cơ có thể xảy ra trong việc huấn luyện con người.

1. Vấn đề giáo dục ở trong Nước

Nhà văn Nguyên Ngọc cảnh báo tình trạng khủng hoảng giáo dục ở Việt Nam như sau:

“Giáo dục của chúng ta hiện nay đang có vấn đề trong cả hệ thống của nó, hầu như tất cả các lãnh vực của nó đều có vấn đề, cái hỏng của nó có tính chất hệ thống chứ không phải cục bộ”.[1]

Ông đề cập tới cái “lỗi hệ thống”, một thứ lỗi nền tảng nhất, sâu xa nhất và nguy hại nhất. Theo các nhà giáo dục chân chính, nguyên nhân cuộc khủng hoảng giáo dục ở nước ta là do “triết lý giáo dục” vừa lạc hậu, vừa mất định hướng.[2] Giáo dục của chúng ta không chỉ là “lạc hậu” mà còn “lạc đường”. Đó là một điều tồi tệ nhất và đáng lo ngại nhất! Nếu lạc hậu mà còn đúng đường thì còn ít nguy hại hơn là lạc đường, vì lạc đường là hết cách cứu chữa nếu không có đổi hướng. Bởi vì, giáo dục chỉ là “nhồi nhét kiến thức” mà ít chú trọng đến việc giáo dục con người, không huấn luyện họ trở thành những người tốt, trưởng thành, có đạo đức và có chuyên môn. Phải có sự chuyển hướng và canh tân giáo dục thực sự cách triệt để và tận căn thì mới hy vọng rằng tương lai đất nước ta được sáng sủa hơn.

2. Việc đào tạo ở trong Giáo Hội

Trong công việc đào tạo linh mục – tu sỹ nam nữ của Giáo Hội, chúng ta cũng được cảnh báo về hiện tượng “nín thở qua sông” của ứng sinh; hay mô hình đào tào linh mục – tu sỹ thiếu tính thống nhất và tính toàn vẹn, đã đưa công cuộc đào tạo này rơi vào tình trạng một chiều như duy tri thức, duy tu đức, duy luân lý, hay duy kỹ năng và duy hiệu quả…

Kiểu huấn luyện một chiều thường quá chú trọng đến một phương diện mà lãng quên các phương diện khác. Chẳng hạn, lối huấn luyện duy tu đức là khuynh hướng giảm thiểu một cách nền tảng con người và toàn bộ chương trình đào tạo chỉ trong yếu tố tu đức, tâm linh mà thôi, trong khi đó lại lãng quên những yếu tố khác về nhân bản, tri thức và mục vụ; lối huấn luyện này ít quan tâm tới các vấn đề của con người, như sự trưởng thành tâm sinh lý, tình cảm, tính dục và tương quan liên vị... của ứng sinh. Họ được huấn luyện để trở thành những con người trong trắng như “những thiên thần” vậy, mà không hề biết nhiều về những thực tại “con người”!

Hoặc lối giáo dục duy tri thức là kiểu giáo dục chỉ lo lắng trau dồi tri thức, nhồi nhét kiến thức. Đào tạo chỉ tập trung vào “cái đầu” nhưng lãng quên toàn bộ con người. Đó là “những con mọt sách” hay những người có “đầu to mà đít nhỏ”, thiếu sự quân bình trong nhân cách v.v...

Ngược lại, lối giáo dục duy kỹ năng hay duy hiệu quả là lối huấn luyện chỉ tập trung trang bị cho các thụ huấn sinh những kỹ năng sống, kỹ năng thi hành sứ vụ hay làm việc và đánh giá họ theo chỉ tiêu chuẩn hiệu quả công việc, trong khi đó lại lãng quên huấn luyện căn tính và nhân cách của họ trước. Phải tập trung huấn luyện và hình thành nơi ứng sinh “căn tính tốt” trước khi “làm việc tốt”. Cần tránh lối huấn luyện chạy theo chức năng và vai trò mà lãng quên việc huấn luyện căn tính. Vì như cha ông ta nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Phải “là” linh mục trước khi “làm” linh mục. Cần huấn luyện có căn tính tốt trước khi thi hành sứ vụ.

Cần phải có những nỗ lực canh tân kịp thời để chương trình huấn luyện phải giúp các ứng sinh thực sự được biến đổi toàn vẹn, trở thành những con người tốt, kitô hữu trưởng thành và những linh mục – tu sỹ thánh thiện để có thể đáp ứng cho những đòi hỏi của sứ vụ loan báo Tin Mừng trong bối cảnh của thế giới hôm nay.

Để thực hiện được việc canh tân đào tạo tại các Chủng Viện và Dòng Tu, trước hết chúng ta cần tránh lối đào tạo theo một mô hình một chiều, thiếu tính thống nhất và thiếu tính toàn vẹn. Cha Cencini nói tới những sự thiếu hụt có thể xảy ra trong đào tạo:[3]

Trước hết, đó là nguy cơ mô hình huấn luyện mơ hồ, nghĩa là không xác định được mục đâu là mô hình nền tảng và chính yếu để toàn bộ chương trình huấn luyện dựa vào đó làm mô mẫu và chuẩn mực. Nguy cơ thứ hai là mục tiêu huấn luyện thiếu rõ ràng. Việc huấn luyện không có mục tiêu. Nhà huấn luyện và người thụ huấn không biết sẽ phát xuất từ đâu và sẽ đi về đâu; huấn luyện để làm gì v.v... Ở đây, các mục tiêu huấn luyện không được xác định.

Một nguy cơ khác có thể xảy ra là lẫn lộn các giai đoạn huấn luyện. Trong huấn luyện thời gian tính rất quan trọng. Tiến trình huấn luyện phải được thực hiện theo từng gian đoạn như giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Mỗi giai đoạn có một sự đặc trưng riêng. Vì thế, chúng ta cần phải quan tâm và đảm bảo tính phù hợp của nó theo từng giai đoạn. Tránh lẫn lộn giao đoạn hoặc đốt cháy giai đoạn để việc huấn luyện có hiệu quả hơn.

Cuối cùng là phương pháp huấn luyện nghèo nàn. Cần loại bỏ phương pháp huấn luyện cổ điển lỗi thời. Đó là phương pháp theo kiểu:

“Trước tiên là huấn luyện tri thức, rồi huấn luyện mục vụ và nếu còn thời gian thì huấn luyện trưởng thành nhân bản. Vì thế, các giáo sư thì quan tâm đến hoạt động trí tuệ; các nhà huấn luyện quan tâm đến thực hành; các nhà linh hướng thì chăm lo phần hồn; các nhà tâm lý quan tâm đến bệnh lý; và chẳng ai quan tâm đến con người”.[4]

Việc huấn luyện linh mục và tu sỹ ngày hôm nay đòi hỏi phải là việc huấn luyện mang tính toàn vẹn về các phương diện khác nhau và quân bình cách chính đáng từng phương diện. Các thụ huấn sinh phải được huấn luyện trưởng thành và toàn nhập các phương diện tâm lý, tình cảm, tính dục, cảm xúc, ơn gọi, tính liên vị, tương quan, các đức tính nhân bản, tri thức, tu đức, mục vụ v.v... để có thể sống và làm chứng cách hiệu quả cho Tin Mừng giữa một thế giới đầy thách đố và cám dỗ như ngày hôm nay.

Tạm kết

Tương lai của Giáo Hội tùy thuộc rất nhiều vào công cuộc đào tạo nhân sự. Vì thế, hơn lúc nào hết, các Chủng Viện và các Dòng Tu cần có những nỗ lực cụ thể nhằm canh tân cách đúng đắn và triệt để công cuộc đào tạo linh mục và tu sỹ theo những đòi hỏi của Giáo Hội hiện nay, ngõ hầu việc đào tạo này mang lại nhiều hoa quả tốt đẹp cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo Hội trong thế hiện hôm nay.

[1] Nguyên Ngọc, “Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?”, trong Những vấn đề giáo dục hiện nay…, 261-263.

[2] Cf. Gm. Nguyễn Thái Hợp, Tôn Giáo Giáo Dục. Một cách tiếp cận, CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình 2009, 11-24.

[3] A. Cencini, Tâm Tình Chúa Con, NXB Tôn Giáo, 154.

[4] A. Cencini và A. Manenti, (Lm. Nguyễn Ngọc Kính, ofm chuyển ngữ), Tâm lý và huấn luyện cơ cấu và năng động, Nxb Phương Đông, HCM 2011, 191.



LM. Petrus Nguyễn Văn Hương
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Tiếng Cười
Trà Lũ
21:05 26/03/2014
Lá Thư Canada: TIẾNG CƯỜI

Năm nay Canada vào đông rất sớm. Tháng trước mới cuối thu mà nhiều nơi ở miền tây và miền đông đã có tuyết. Thành phố Toronto thân yêu này có tuyết ngay cuối tháng Mười Một. Việc này ít khi xảy ra. Xưa nay dân Canada vẫn mơ có White Christmas nghĩa là chỉ ao ước trời bắt đầu có tuyết từ đêm Giáng Sinh. Ngày xưa ở quê nhà, tôi nghe tiếng White Christmac mà chẳng hiểu gì, sang đây tôi mới hiểu. Ở đây đi lễ Giáng Sinh lúc nửa đêm xong, khi tan lễ ra về mà trời tuyết trắng xóa thì dân Canada thích vô cùng, vì đó là điềm tốt cho một năm mới đang tới. White Christmas là một tin vui .

Khi tôi viết những dòng này thì lễ Christmas chưa tới. Mới có sứ giả tới thôi. Sứ giả đây là Ông già Santa Claus. Thành phố Toronto đã có cuộc rước ông rất trọng thể. Bao nhiêu là hội đoàn, bao nhiêu là ban nhạc, bao nhiêu là xe hoa. Và các em bé bắt đầu viết thư cho ông già để xin quà, và người lớn bắt đầu đi sắm tết, và các người đang yêu nhau bắt đầu tìm mua quà cho nhau. Cả một vùng trời yêu thương đang bao phủ lấy thành phố này.

Ngoài phố, chợ nào cũng đề bảng bán đại hạ giá. Việc này hoàn toàn khác chợ VN quê nhà. Bên mình, mỗi lần lễ tết đến là cái gì cũng lên giá. Ngay cả may áo, cắt tóc, tiền xe, cũng lên giá. Ở đây thì trái lại, mọi thứ xuống giá. Các nhà kinh tế cho biết, tuy là bán đại hạ giá, bán SALE, nhưng lại bán được nhiều, bán cạn kho, nên cuối cùng cộng lại, nhà buôn vẫn có lời. Nhà buôn có lời và nhà báo cũng lời to. Dịp này báo chí thu được bao nhiêu tiền quảng cáo.

Viết đến đây tôi chợt nhớ tới một bà Ý Đại Lợi làm chung sở với tôi khi xưa. Bà kể rằng khi bà mới sang Canada, tiếng Anh chưa giỏi nên mùa Giáng Sinh năm đó ra đường bà vô cùng ngạc nhiên vì thấy chỗ nào ở Canada cũng bán muối. Chữ muối viết rất to rất đẹp. Kỳ hết sức và lạ hết sức vậy đó. Nói đến đây rồi bà cười ngất. Chữ SALE trong tiếng Ý là muối, bà đâu có biết chữ Sale ở Canada vào dịp lễ có nghĩa là bán đại hạ giá.

Bà cụ B.95 trong làng tôi nêu thắc mắc là thư các em bé viết cho ông Già Santa Claus thì gửi về địa chỉ nào. Anh John trả lời ngay : Ở Canada ai cũng biết là ông già ở bắc cực, tức là mạn bắc nước Canada, nên thư các em bé viết chỉ cần đề địa chỉ ‘Bắc Cực’ là tới. Canada còn gần cả thiên đàng nữa. Nghe anh John nói như vậy thì cụ B.95 vô cùng ngạc nhiên. Ủa, vậy thiên đàng không ở trên trời mà ở dưới đất, ở miền bắc cực sao? Anh John được dịp kể chuyện vui mùa Giáng Sinh. Anh kể rằng năm xưa có một ông đa đen triệu phú đi du lịch. Ông đến Paris Pháp quốc đầu tiên. Khi ông vào viếng nhà thờ Notre Dame thì ông thấy ở chân bàn thờ có một cái điện thoại ghi là để gọi lên thiên đàng. Giá mỗi lần gọi là một triệu đồng, vì là đường giây viễn liên, thiên đàng ở xa lắm. Sang tới Hoa Kỳ ông thấy nhà thờ chính tòa ở thủ đô DC cũng có điện thoại gọi lên thiên đàng và giá cũng là một triệu đồng vì là đường giây viễn liên, thiên đàng ở xa lăm. Khi sang tới Canada, nhà thờ chính toà ở thủ đô Ottawa cũng có đường giây gọi lên thiên đàng, nhưng giá chỉ có 50 xu. Ông đem việc lạ lùng này hỏi một bà sơ đang lo việc nhà thờ, bà sơ trả lời : từ Canada gọi thiên đàng rất gần, vì là đường giây ‘local’, đường giây địa phương. Sách có chép chuyện này. Kể đến đây xong thì anh John và cả làng cười ầm lên. Bà cụ biết là cái anh John này bữa nay muốn trêu cụ, muốn cụ cười cho vui cả ngày.

Cụ B.95 đáp ngay : Tết đến nơi rồi, và bác Từ Hoè từ miền Tây cũng sắp về làng ăn tết. Tôi sẽ đem việc này hỏi lại bác Từ Hoè. À, tôi chưa trình các cụ là bữa nay làng tôi họp để bàn về tết Con Ngựa sắp tới. Hai cô Huế Cao Xuân và Tôn Nữ nghe nói tới ông Từ Hoè thì mắt sáng hẳn lên. Hai cô gật gù với Cụ B.95 : Đúng, cụ nên kiểm chứng với bác Từ Hoè về địa điểm nước thiên đàng và nơi ở của ông già Santa Claus.

Bữa nay làng tôi họp ở nhà Cụ Chánh tiên chỉ. Cụ đãi phở bò. Cụ bày một khay thịt vừa tái vừa chín, đủ cả nạm gầu vè sụn và hành ngò. Dân làng tự chọn lấy món mình thích, và nhiều ít tuỳ ý. Anh John vừa ăn phở vừa kể chuyện phở. Rằng tờ báo uy tín của Mỹ, tờ Wall Street Journal, ngày 18 tháng Mười vừa qua đã đăng một bài rất hay về phở, do ký giả Joe Ray viết. Ông ký giả này đã đi VN nhiều lần, cả Bắc cả Nam, rất thích món ăn VN và ông cho món Phở là tiêu biểu cái bếp VN. Ông ta quan sát tỉ mỷ cách người ta nấu phở, từ cách chẻ những cọng hành, cách đập miếng gừng sao cho dập để tiết ra những hương thơm và chất cay. Ông bảo hương vị phở Hà Nội giản dị và cổ điển, nước dùng trong và thanh, còn phở Saigon thì hương vị nồng nàn, đậm đà và nước không trong, có nhiều cải biến. Riêng ông thì ông thích phở Saigon hơn.

Ông ODP nói chen vào ngay : may mà ông ta không ăn phở ở hải ngoại, chẳng hạn ăn phở ở Toronto này. Ông mà đi ăn phở ở đây, thấy bà con cho tương đen tương đỏ, vắt chanh, xịt nước mắm, rồi quấy tô phổ lộn tùng phèo thì ông sẽ hết hồn và vỡ mộng hoàn toàn. Nói đến đây rồi ông cười hà hà. Ông cũng đọc bài báo anh John vừa nói. Thấy ông nhà báo Joe Ray này hay đi VN và khen VN, nhất là khen phở VN thì ông nghi rằng cái anh nhà báo này chắc có cô bồ ở VN. Mê bồ VN thì chắc sẽ mê luôn món phở mà cô bồ nấu hay dẫn đi ăn. Anh ta khen quá sức là thế.

Ông bồ chữ ODP này rất rành về các món ăn, ông có cái miệng của Cụ Thạch Lam và Cụ Nguyễn Tuân ngày xưa. Ông ODP không dùng muỗng, bao giờ ông cũng bưng tô phở lên húp. Ông bảo dùng muỗng thì hương phở sẽ bay đi hết. Bưng tô phở lên húp thì tất cả cái hương vị nồng nàn của phở bay thẳng vào miệng vào mũi. Người Nhật khi ăn xúp cũng húp như mình, họ bắt chước VN mình.

Khi cả làng đã ăn phở no nê và bắt đầu uống trà thì làng tôi bàn sang chuyện thời

sự giúp nạn nhân bão lụt ở Phi Luật Tân. Gia đình cụ Chánh năm xưa đã ở Phi Luật Tân

trại tỵ nạn Palawan. Cụ bảo dân VN mình mắc nợ PLT nhiều lắm. Không những chỉ thập

niên 1980 tỵ nạn mà còn trước nữa. Chẳng hạn năm 1954 khi di cư vào miền Nam, phái

đoàn y tế tới các trại di cư để chẩn bệnh và phát thuốc đa số là những phái đoàn Phi Luật

Tân. Chẳng hạn thập niên 1960 họ tham chiến ở VN bên cạnh quân đội Hoa Kỳ…

Nghe đến đây thì ông ODP xin nói một chi tiết về đạo. Rằng cũng cuối thập niên 1960 này, Phi Luật Tân đã giới thiệu phong trào Cursillo cho Giáo Hội Công Giáo VN. Cursillo là một phong trào quốc tế cổ võ việc sống đạo, canh tân bản thân và môi trường. Khóa đầu tiên ở Saigon giữa thập niên 1960 có Cha Đoàn Cao Lý, Cha Phạm Văn Hội, Ông Nguyễn Duy Chỉ, GS Phan Huy Đức, GS Dương Minh Kính, GS Trần Trung Lương… Phong trào Cursillo này đã toả rộng khắp Miền Nam.

Bà Cụ B.95 không biết gì nhiều về nước Phi Luật Tân nên xin ông ODP soi sáng.

Bồ chữ ODP liền nói ngay. Rằng nước Phi Luật Tân này ở phía đông nước VN mình.

Đây là một tập hợp gồm hơn 7,000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đồi núi, thiếu đất

canh tác, nghèo về tài nguyên. Quần đảo này hằng năm hấng chịu bao nhiêu là thiên tai,

bão tố, động đất, núi lửa. Trung bình mỗi năm chịu 20 trận bão lớn. Đất nghèo nhưng

lòng dân không nghèo. Bản chất người dân PLT rất hiền hoà, giàu lòng bác ái thương

người. Hồi đầu thập niên 1980, khi phong trào vượt biên lên cao, mấy nước ĐNA có ý

định cưỡng bách tỵ nạn VN hồi hương như Mã Lai, Indonesia, Hội đồng Giám Mục Phi

Luật Tân đã tuyên bố nếu chính phủ Phi Luật Tân mà cưỡng bách thuyền nhân tỵ nạn

VN lên máy bay thì các giám mục sẽ ra nằm ở phi đạo không cho máy bay cất cánh.

Một hình ảnh bác ái gây xúc động. Nhờ lập trường này mà chính quyền PLT không

hề cưỡng bách thuyền nhân VN về nước. Nhờ lập trường này mà gia đình cụ Chánh mới

được ở lại trại rồi được sang Canada

Cụ Chánh là người rất sốt sắng trong việc đóng góp cứu trợ. Ngay khi hay tin nhà thờ Cha Paolo kêu gọi giáo dân giúp PLT thì cụ Chánh đã góp tiền ngay. Rồi nhà thờ VN, chùa VN, cộng đồng VN vận động gây quỹ thì cụ Chánh cũng tiếp sức rất hăng hái. Làng tôi đã cộng tác với cụ rất chặt chẽ. Ai cũng giúp hết lòng vì đây là việc vừa trả ơn vừa bác ái.

Chính quyền Canada đã gửi đoàn quân thiện nguyện y tế sang tiếp cứu PLT khá sớm, và đã hô hào dân chúng Canada cứu trợ. Chính quyền hứa sẽ ‘match up’ tiền cứu trợ, nghĩa là nếu dân cho 100 thì chính quyền cũng cho thêm 100, nếu dân cho 1 triệu thì chính quyền cũng sẽ bỏ vào thêm 1 triệu. Phong trào cứu trợ đang lan rộng khắp nơi.

Hội Ngươi Việt Toronto có một sáng kiến rất hay để gây quỹ giúp PLT là mở ra 2 xuất hát chiếu phim ‘Bolinao 52’vào Chúa Nhật đầu tháng 12. Các cụ đã xem phim này chưa? Hay lắm. Nếu chưa thì các cụ tìm cách xem ngay nha. Đây là phim nói về một con thuyền mong manh chở người VN chạy trốn chế độ CS. Con thuyền ra khơi tháng 5, 1988, chở 110 người. 37 ngày lênh đênh trên biển, gặp bao nhiêu sóng gió bão táp, hết lương thực, người trên thuyền chết quá nửa. Bao nhiêu tàu lớn đi qua nhưng không một tàu nào cứu vớt. Sau cùng họ đã tới được làng Bolinao của Phi Luật Tân. Dân làng đã cứu giúp họ. Bộ phim ‘Bolinao 52’ mang tên ngôi làng PLT và số người sống sót. Người xem phim ai cũng khóc. Thương quá thuyền nhân VN. Cảm động quá lòng tốt của dân PLT.

Phim này đã được hai giải thưởng cao qúy Emmy Awards. Hoa Kỳ rất hãnh diện về bộ phim này. Đạo diễn tài ba là ông Nguyễn Hữu Đức. Chuyện phim là chuyện có thật. Ông Đức đã bỏ ra nhiều năm đi tìm tài liệu và nhân chứng. Ông đã sang tận làng Bolinao. Bà Tùng xuất hiện trong phim là chính nạn nhân sống sót trên con thuyền định mệnh 1988 này.

Cô Tôn Nữ hỏi bồ sách ODP về nguồn gốc tên nước Phi Luât Tân. Câu hỏi khó

ha. Tôi cũng chả biết, dân làng đa số cũng chả biết. Ông ODP đáp tỉnh bơ : Phi Luật Tân

là tên của Hoàng đế Philip nước Tây Ban Nha. Năm 1542, vua đem quân chinh phục

quần đảo này, và lấy tên mình đặt cho quần đảo thuộc địa. Năm 1898 Tây Ban Nha

nhường Phi Luật Tân cho Hoa Kỳ. Mãi năm 1946 Phi Luật Tân mới là một quốc gia

độc lập. Lãnh đạo một nước gồm 7.107 hòn đảo khó lắm chứ, thế mà nước này vẫn hòa

bình, chỉ trừ mấy hòn đảo phía nam theo Hồi Giáo nên lâu nay nơi này có phong trào

đòi ly khai.

Anh H.O. nói thêm : Các bác nói rất nhiều điều về nước Phi Luật Tân mà quên nói về 2 món ăn rất phổ thông của họ, đó là món rau đay và món hột vịt lộn. Người PLT cũng ăn hai món này y như người VN mình. Nếu từ món ăn này mà suy rộng ra thì dám dân PLT cũng có họ hàng với VN mình khi tổ phụ Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển. Tôi có đọc mấy bài báo nói rằng Cha Lạc Long Quân dẫn đàn con toả xuống miền nam, lan ra các hải đảo… Cụ Chánh nghe đến đây thì cười rồi bảo : Tôi biết anh là môn đệ của triết gia Kim Định. Sao anh không nói cho hết cái ý của sư tổ là Cha Lạc Long Quân đi xuống phiá nam, một số đã đi xuống các đảo PLT, một số đã đóng bè đi sang tận Nam Mỹ và trở thành người Da Đỏ Nam Mỹ…

Làng tôi lại cười ầm lên với câu chuyện người Da Đỏ ở Canada, ở Hoa Kỳ và ở Nam Mỹ có dòng máu của con cái Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân.

Nói xong chuyện cứu trợ nạn nhân Phi Luât Tân, làng tôi bàn sang chuyện thời

sự thế giới. Nổi cộm vẫn là chuyện mấy nước Trung Đông với Do Thái và Palestine.

Nghe nhắc tới Do Thái một cái là anh John góp chuyện ngay. Không ngờ cái máu ghét

Do Thái của anh John này mạnh như vậy. Anh John kể rằng nhiều người Mỹ gốc Do Thái

rất giỏi, rất giàu và rất uy quyền. Họ nắm hết hệ thống truyền thông thế giới và ngân hàng

thế giới. Xưa nay kẻ có tiền là kẻ có quyền. Họ chỉ nghĩ tới nước Do Thái mà thôi.VNCH thua trận 1975 là vì nhóm này chỉ muốn Mỹ rút ra khỏi VN để dành hết lực lượng và tiền bạc cho Do Thái.

Anh John nóí có sách mach có chứng. Theo anh thì tổng thống Hoa Kỳ Lyndon

Johnson (1908-1973) là người đã làm VC chới với điêu đứng. Thời đó trên không thì pháo đài bay B.52 sấm sét, dưới đất thì lực lượng liên quân hành quân lien tục, ngoài khơi thì 4 hàng không mậu hạm luôn luôn cho máy bay oanh tạc cất cánh. Do Tháí thấy Hoa Kỳ đã quá chú trọng tới cuộc chiến VN mà bỏ quên Do Thái nên đã dùng thế giới truyền thông mà họ chỉ huy để lên án Johnson là tiêu tốn ngân sách và nhân mạng…Do Thái vừa tấn công bằng truyền thông, vừa mua chuộc phong trào phản chiến nên cuối cùng Johnson bị bó tay. Sau này Kissinger gốc Do Thái đã xúi Nixon bỏ rơi VNCH để bắt tay với Trung Cộng… Anh John kết luận : Không có cái nhóm Do Thái gốc lớn này thì bàn cờ VN và thế giới đã khác.

Thấy cụ B.95 ngáp mấy cái liền, dân làng biết cụ đã ngấy chuyện thời sự khô khan, nên chúng tôi liền chuyển sang nói chuyện thời sự dễ hiểu và gần kề. Anh John chịu trách nhiệm việc này. Anh bèn kể chuyện phát giác bộ xương hóa thạch khổng lồ của con khủng long thời tiền sử. Rằng cuối tháng 11 vừa qua, ở thành phố Leduc thuộc tỉnh bang Alberta miền trung Canada, người ta đã tìm thấy một bộ xương hóa thạch dài 12 thước của một con khủng long sống cách đây 68 triệu năm. Tôi xin nhắc lại, 68 triệu năm nha. Thế nghĩa là gì? Nghĩa là thế giới chúng ta ở bây giờ đã hiện diện hằng trăm triệu năm, và đất Canada này đã có mặt cũng hàng trăm triệu năm. Miền đất này có lẽ là miền đất tổ của khủng long trên trái đất. Tháng trước đây, cũng ở Alberta này, người ta cũng đã đào được môt khúc đuôi hóa thạch cũng của một con khủng long. Anh John kể đến đây rồi nói : Đời sống của ta thọ lắm là 100 năm. Một trăn năm tuổi có nghĩa gì so với số tuổi trăm triệu năm của trái đất, phải không cơ.

Đấy là tin con vật hóa thạch, bây giờ là tin người đẹp Mylene Paquette ở Montreal miền Quebec. Người đẹp 35 tuổi này mới làm một cuộc vượt biển xuyên Đại Tây Dương. Nàng lái một chiếc canô dài hơn 7 mét đi từ bãi Halifax miền đông Canada. Nàng vượt Đại Tây Dương 5.000 cây số trong 4 tháng ròng rã. Nàng lên đênh trên đại dương, gặp bao nhiêu sóng to gió lớn, và cuối cùng nàng đã tới được bến cảng Lorient bên Pháp tháng 11 vừa qua. Nàng cho biết đã gặp nhiều trận bão và sóng biển có lúc cao tới 12 thước. Lúc đó nàng phải trốn vào phòng lái và phó mặc cho định mệnh. Lịch sử vượt đai dương này xưa nay chỉ có 13 cuộc thành công và chỉ có mình nàng là đã ra đi từ miền bắc Mỹ, tất cả còn lại là ra đi từ phía nam. Đi từ phía bắc mới khó khăn và nguy hiểm hơn là đi từ phía nam. Nàng là người Bắc Mỹ đầu tiên đã thành công trong cuộc vượt đại dương một mình. Phụ nữ Canada giỏi qúa, các cụ đã thấy chưa?

Tin tiếp theo : trung tuần tháng Mười Một vừa qua, thủ đô đã làm lễ tưởng niệm Các Chiến Sĩ Trận Vong. Các cụ có biết vào lúc nào không cơ. Tôi đọc tin mà giật mình kính phục. Thưa đó là ngày 11 tháng 11 vào lúc 11 giờ 11 phút. Buổi lễ diễn ra tại thủ đô, nơi có đài tưởng niệm các chiến sĩ National War Memorial. Thủ tướng và vị toàn quyền Canada với các cấp chính phủ, ngoại giao đoàn cùng tới dự, và đặt vòng hoa. Lúc đó bọn đàn ông chúng tôi đang uống cà phê và đọc báo trong quán Starbuck. Tự nhiên thấy cả quán im lặng và mọi người đứng lên. Nhìn vào TV mới biết là lễ mặc niệm đang bắt đầu ở Ottawa. Cả quán im lặng và ai cũng đứng nghiêm chỉnh. Lễ chào quốc kỳ và mặc niệm xong mọi người mới ngồi xuống. Giây phút thật là cảm động. Dân trí Canada cao quá. Canada là xứ hòa bình, xưa nay chưa hề đem quân đi xâm chiếm và đánh nhau với nước nào, thế mà Thế Chiến I, Canada đã gửi quân sang giúp Âu Châu và 68.000 quân nhân đã bỏ mình để bảo vệ Âu Châu. Thế chiến II, 48.000 quân nhân cũng bỏ mình bên Âu Châu. Trong cuộc chiến ở Triều Tiên 1950, 516 binh sĩ Canada đã bỏ mình. Trong cuộc chiến Afghanistan hiện nay, 158 quân nhân Canada cũng đã bỏ mình. Tôi thấy nhiều vị đại diện lên đặt vòng hoa mà nước mắt lưng tròng.

Và tin thời sự sau cùng là tin Thị trưởng Toronto Rob Ford bị rút quyền lực. Từ khi ông thị trưởng mập ù này lên nhậm chức, thành phố Toronto rối bung. Mấy tháng gần đây, ngày nào các cơ quan truyền thông cũng nhắc tới các bê bối của ông. Nào ông đã hút ma tuý, nào ông đã uống rượu lái xe, nào ông đã thiên vị nhân viên. Cuối cùng thì hội đồng thành phố đã bỏ phiếu rút quyền của ông lại. Hiện nay phó thị trưởng Norm Kelly hầu như đang điều hành thành phố này. Chưa biết số phận ông Ford rồi sẽ ra sao.

Cụ Chánh chủ nhà nghe thấy anh John nói là hết chuyện thời sự thì mang một khay bánh rán ra đãi cả làng. Bánh rán này do Cụ già B.95 chính gốc Bắc kỳ làm nên có hương vị rất Bắc Kỳ. Vỏ bánh dòn tan và nhân bánh bùi ngậy. Dân làng vừa ăn bánh vừa uống trà, hai món này đi với nhau ngon hết sức. Cụ Chánh lên tiếng : Nãy giờ chúng ta nghe các thứ chuyện mà toàn là chuyện nghiêm trang, bây giờ xin sang phần chuyện cười. Xin bồ chử ODP phụ trách phần này nha. Cả làng vỗ tay. Ông ODP vừa cuời vừa nhìn mọi người : Chúng ta đang ăn bánh cho nên tôi xin lấy đề tài ‘Bánh’. Tôi xin đố mọi người mấy câu về tên bánh. Tôi xin đố 2 câu thơ mở đầu để làng nghe làm quen:

Bánh gì ăn ít mà nhiều ?

Bánh gì cả thúng vẫn kêu chưa vừa ?

Cụ B.95 đáp ngay : Câu 1 ‘ Bánh gì ăn ít mà nhiều’ là bánh Đa, ‘Bánh gì cả thúng vẫn kêu chưa vừa’ là bánh Ít.

Ông ODP gật gù tỏ vẻ bái phục. Ông xin đố tiếp :

Bánh gì nhọn tựa răng cưa?

Bánh gì nên nghĩa sớm trưa vợ chồng?

Cả làng suy nghĩ một lúc lâu mà không ai nghĩ ra đáp số. Ông ODP bèn cười hì hì :

Bánh gì nhọn tựa răng cưa là bánh Gai, Bánh gì nên nghĩa sớm trưa vợ chồng là bánh Phu thê!

Cả làng nghe xong ai cũng à lên một tiếng rồi gật gù cho là có lý.

Ông ODP thấy làng còn thích thú nên ông bảo thay vì đố từng đồng bánh, ông xin đố một rổ bánh như sau :

Bánh gì trắng tựa như bông?

Bánh gì ăn diện nghênh ngông với đời?

Bánh gì nhỏ, gọi mập đùng?

Bánh gì sống tại những vùng rong rêu ?

Bánh gì tra tấn đủ điều ?

Bánh gì cất rượu ra chiều nồng thơm

Bánh gì ăn cỏ ăn rơm?

Bánh gì mà lại bọc trong che ngoài?

Nghe 8 câu đố một lúc thì cả làng ai cũng lắc đầu, ai cũng kêu vừa dài vừa khó. Ông ODP bảo khó gì đâu. Dễ mà. Này nha :

-Bánh gì trắng tựa như bông là bánh Dày

-Bánh gì ăn diện nghênh ngông với đời là bánh Chưng

-Bánh gì nhỏ, gọi mập đùng là bánh Ú

-Bánh gì sống tại những vùng rong rêu là bánh Bèo

-Bánh gì tra tấn đủ điều là bánh Hỏi

-Bánh gì cất rượu ra chiều nồng thơm là bánh Men

-Bánh gì ăn cỏ ăn rơm là bánh Bò

-Bánh gì mà lại bọc trong che ngoài là bánh Bao

Anh John nghe xong các câu đố thì cười hì hì : Tôi không có gốc VN từ bé nên không được nghe tới hết các tên và không được ăn những đồng bánh này. Khi học tiếng VN thì tôi có một thắc mắc là trong tiếng VN, hễ gọi là bánh thì đều là thực phẩm để ăn, trừ có cái ‘bánh xe’ thì không hề là thực phẩm. Tại sao lại gọi là bánh, bánh xe ôtô, bánh xe đạp, bánh xe máy? Tôi nhớ hồi đó học đến chữ này tôi cứ tức cười mãi. Không ai giải thích được chữ bánh trong tiếng ‘bánh xe’. Anh John này rất thông thái, anh hỏi rồi tự trả lời: Tôi hỏi là hỏi chơi vậy chứ về mặt ngôn ngữ học thì ta phải chấp nhận nó là như vậy, không được hỏi tại sao. Tôi nhớ trong tiếng VN có nhiều tiếng suy ra thì cũng buồn cười lắm. Chẳng hạn động từ ĂN là động tác nhai trong miệng rồi nuốt đi. Ngoài nghĩa ăn này ra, tiếng VN còn nói ăn trong nhiều trường hợp khác, như ăn mặc, ăn chơi, ăn học, ăn vạ, ăn nằm…Và tiếng ăn làm tôi cười nhiều nhất là lời đe dọa : ‘ Tao cho mày ăn cái tát tai bây giờ, tao cho mày ăn cái đá đít bây giờ…’ Sao lại ăn tát tai, ăn đá đít ? Kỳ mà hay quá chứ.

Cứ thế, làng tôi vui cười mải mê tới tối mịt.

Tôi định viết nữa nhưng hết giấy mất rồi nên tôi xin phép dành mấy dòng cuối này để trình các cụ một tin ghê gớm : Nhờ tài năng về máy vi tính và lòng quý mến của anh John và Chị Ba Biên Hoà, nhân mùa lễ Giáng Sinh và Năm Mới đang tới, tôi sắp trình làng hai ấn phẩm mới : ‘Đất Quê Hương 2’ và ‘600 Chuyện Cười’. Đây là tác phẩm thứ 15 và 16 của bần bút. Đất Quê Hương 2 là một tập hợp các chuyện phiếm mà tôi ưng ý nhất trong mấy năm qua, và 600 Chuyện Cười là những chuyện tiếu lâm ngắn gọn mà tôi sưu tầm được từ đủ loại sách báo cũng từ mấy năm qua. 600 chuyện này khác với các chuyện truớc đây. Nhìn lai kho chuyện cười mà tôi giật mình. Như vậy là tôi đã viết 4 cuốn chuyện cười trong 12 năm. Nhân việc in 2 sách mới, Anh Chị John cũng giúp tôi tái bản 3 cuốn chuyện cười đã xuất bản trước đây. Tôi cho tái bản vì lâu nay nhiều độc giả tìm hỏi mà kho sách của tôi đã hết từ lâu. Lần ra mắt sách này có tất cả 5 cuốn, quả là ghê gớm, quả là bạo gan, phải không cơ?

- 2 sách mới : Đất Quê Hương 2 + 600 Chuyện Cười

- 3 sách tái bản : 300 Chuyện Cười + 400 Chuyện Cười + 500 Chuyện Cười

Anh John và Chị Ba Biên Hoà đã đặt tên 4 sách cười này là ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’. Cộng 4 con số trên 4 bìa sách là 1.800 chuyện cười, nhưng thực ra số chuyện cười còn nhiều hơn thế, cuốn nào tôi cũng viết thêm ở cuối để bù cho những chuyện viết sai in sai. Tôi chỉ viết vào sách những chuyện nào mà tôi thích và đã làm tôi cười, chứ không phải vơ vào bất cứ chuyện nào để cho tròn con số.

Tiếng cười là biểu hiệu hạnh phúc. Tiếng cười là ngôn ngữ quốc tế, không bao giờ cần thông dịch. Tiếng cười không tốn tiền nhưng mua được rất nhiều sự. Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ, cha ông ta bảo thế. Laughter is the best medicine, nguyệt san quốc tế Reader’s Digest bảo thế.

Kính chúc các cụ Năm Mới đầy hạnh phúc và chan hòa tiếng cười.

TRÀ LŨ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Xuân
Đặng Đức Cương
21:20 26/03/2014
NẮNG XUÂN
Ảnh của Đặng Đức Cương
Nắng xuân về muôn ngã
Rải mơ gieo mộng lành..
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)