Ngày 25-03-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bên mộ Ladarô
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
01:26 25/03/2020


Chúa Nhật V Chay A

Trong dịp hành hương Đất Thánh, tôi có đến thăm ngôi mộ Ladarô. Từ Vườn Cây Dầu, nếu đi băng đồi theo đường thẳng chỉ chừng 4 km, nhưng hiện nay nằm trong phần đất thuộc Palestine với bức tường bêtông ngăn lối cũ, nên phải đi vòng bằng xe bus khoảng 20 km mất chừng 30 phút. Bêtania tên hiện nay là El - Eizarya. Thăm căn nhà Bêtania. Viếng nhà thờ dâng kính cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Matta trước khi Chúa làm phép lạ cho Ladarô sống lại. Nhà thờ bằng đá không lớn lắm. Phía ngoài nhà thờ, ngay bên đường lộ, một hầm sâu với bậc thang đi xuống, là mộ Ladarô. Mộ đục sâu vào đá, mấy chục bước tam cấp đi xuống, ánh sáng mờ ảo hắt lên những phiến đá lạnh lẽo nhập nhoà lung linh nơi Ladarô đã an nghĩ bốn ngày.

Đứng trước mộ Ladarô, tôi nhớ đến đoạn Tin Mừng Ga 11,1-45.

Ladarô đau nặng, Matta và Maria sai người đến báo tin cho Chúa Giêsu hay : “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng”. Chúa bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang Thiên Chúa”.

Cho dù Ladarô đã chết, nhưng Chúa Giêsu vẫn nói với các môn đệ: “Thầy mừng cho anh em, vì Thầy đã không có mặt ở đó để anh em tin”. Chúa Giêsu và các môn đệ lên đường tới Bêtania. Matta đón Ngài và biểu lộ niềm tin tưởng tuyệt đối: “Lạy Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Nhưng bây giờ con biết: bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy”.

Ladarô đã chết nhưng Matta tin chắc chắn Chúa có thể làm cho em trai mình được sống bởi vì Ngài là Đấng quyền năng. Chúa Giêsu mạc khải: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. Với lời xác quyết vừa trang trọng vừa lạ lùng này, Chúa Giêsu đòi hỏi Matta phải xác tín: “Con có tin điều đó không?”. Matta tuyên xưng: “Thưa Thầy có, con vẫn tin Thầy là Đức Kitô Con Thiên Chúa, Đấng phải đến trong thế gian”.

Matta biết Chúa Giêsu là Đấng quyền năng, Ngài có thể truyền lệnh cho sự chết cũng như Ngài đã truyền lệnh cho sóng gió phải im lặng. Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ. Ngài truyền cho Ladarô sống lại bước ra khỏi mồ, sau khi đã cầu nguyện và cảm tạ Chúa Cha. Trước sự thật hiển nhiên này, một số người đã tin theo Chúa. Một số khác, nhất là các Biệt phái và các Thượng tế lại chống đối cách quyết liệt hơn nữa. Họ hội họp với nhau và quyết định kết án tử hình cho Chúa.

“Thầy là sự sống lại và sự sống”, lời tuyên bố của Chúa Giêsu trước khi làm cho Ladarô sống lại là một trong những lời kỳ diệu nhất đối với người thời đại cũng như bao người ngoài Kitô giáo và những người vô thần ngày nay. Nhưng đối với chúng ta, lời tuyên bố đó là chính nền tảng, và là hy vọng của cuộc đời.

Là Kitô hữu, chúng ta tin có tội lỗi, tin vào Thánh giá, tin có sự đau khổ và sự chết, tin vào ơn tha thứ, tin vào niềm vui, vào sự giải thoát, tin vào sự sống và sự sống lại.

Chính vì thế mà tất cả những lời chứa đựng trong Kinh Thánh Tân Ước được gọi là Tin Mừng. Chúa Giêsu Kitô chính là nội dung Tin Mừng. Thánh Phaolô thường gọi những lời thuyết giáo của Chúa là “Tin mừng Chúa Kitô” (x.1Tx 3,2; 1Cr 2,12; 4,4; 8,13; 10,14; Pl 1,27; Rm 15,19). Trong Tin Mừng bao giờ cũng nêu lên hai điểm chính yếu: Chúa Kitô đã chết và Ngài đã sống lại (x.1Tx 4,14; 2 Cr 13,4; Rm 4,24-25; 8,34; 14,9).

Sống và chết là qui luật tuần hoàn và phát triển của muôn loài muôn vật. Vạn vật tuy biến hóa, thay đổi hình dạng, nhưng nguyên khí vẫn là một. Trong sự biến hóa, thì chết là để phát sinh sự sống mới, vì : “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12, 24). Như vậy: chết là điều kiện nhất thiết để triển nở và thành toàn; chết là một sự thay đổi cách thái hiện hữu ở một mức độ sung mãn hơn. Dựa theo qui luật tuần hoàn và phát triển đó, chúng ta cảm nhận cách sâu xa khi Chúa Giêsu nói về sự sống con người : “Ai yêu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.” (Ga 12, 25).

Chết và sống lại đó là hai sự kiện căn bản không thể tách rời. Không thể có sống lại nếu không chết. Trái lại, nếu Chúa Kitô chết không sống lại thì nói như Thánh Phaolô “đức tin của chúng ta chỉ là trống rỗng” (1Cr 15,14), nghĩa là vô giá trị, giả dối. Chết và sống lại là hai sự kiện “bất khả phân”. Hai sự kiện của một mầu nhiệm Chúa Kitô.

Bài Tin Mừng hôm nay chứng minh cách tổng hợp, Chúa Giêsu vừa là Thiên Chúa quyền năng vừa là con người yêu thương. Ngài là Thiên Chúa, vì có quyền năng làm cho kẻ chết sống lại. Là con người nhân ái đến thăm gia đình quý mến có người yêu thương đã chết, trái tim Chúa rung động trước những muộn phiền niềm đau chia ly trước sự chết. Chúa “thổn thức trong lòng và xao xuyến”. Chúa đã khóc khi đứng trước mộ Ladarô. Chắc hẳn Chúa đã tỏ ra xúc động rất nhiều đến nỗi những người có mặt ở đó đã phải thốt lên: “Kìa xem! ông ta thương anh Ladarô biết mấy!”.

Chúa đã cho Ladarô sống lại, hứa hẹn niềm hy vọng cho nhân loại: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy thì dù đã chết cũng sẽ sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. Niềm hy vọng vào sự sống lại của những người đã chết được Thiên Chúa mạc khải dần dần, dựa trên niềm tin vào Thiên Chúa.Người “không phải Thiên Chúa của những người chết, nhưng của những người sống” (Mc 12,27).

Ladarô đi vào đường hầm của sự chết. Chúa đã gọi Ladarô quay trở lại: “Ladarô, hãy ra đây!... Người chết đi ra, chân tay còn quấn những mãnh vải…”. Ladarô xuất hiện với cùng một thân xác như khi đi vào mồ.

Trong Cựu Ước, ngôn sứ Êlia đã làm cho con trai của bà góa ở Sarépta sống lại (x.1V 17,17-24), ngôn sứ Êlisa cũng làm cho đứa con trai của bà Sunêm sống lại (x.2V 4,32-37). Trong Tân Ước, Phêrô đã làm cho bà Tabitha đã chết sống lại (x.Cv 9,39-42). Chúa Giêsu đã làm cho người chết sống lại ít nhất ba lần: cho con trai bà góa thành Naim (x. Lc 7,11-15), cho con gái một ông trưởng hội đường (x. Mt 9,18-26; Mc 5,35-43; Lc 8,49-56), và cho Ladarô. Cũng như những người được hồng ân sống lại từ cõi chết, Ladarô sau này sẽ lại chết, người thân phải mai táng anh lần nữa.

Chúa Giêsu đối đầu với sự chết ngay trong lãnh địa của nó. Ngài vào và ra khỏi đó như một người chủ vì Ngài nắm giữ chìa khóa sự chết và âm phủ (Kh 1,18). Ngài đã chịu chết nên Thiên Chúa đã ban triều thiên vinh quang cho Ngài (Dt 2,9); Ngài trở nên “trưởng tử giữa các vong nhân” (Cl 1,18). “Nhờ sự chết của mình, Chúa Giêsu đã giao hòa chúng ta với Thiên Chúa” (Rm 5,10) “để chúng ta được lãnh gia nghiệp đã hứa cho” (Dt 9,15). Đối với người Kitô hữu, chính cái chết thân xác mang một ý nghĩa mới. Chết không còn là một định luật con người đành phải tuân theo, đành phải chấp nhận hay một hình phạt do tội lỗi gây ra. Người Kitô hữu “chết cho Chúa”, như đã sống cho Chúa (Rm 14,7; Pl 1,20). Nếu họ hy sinh đổ máu để làm chứng cho Chúa, cái chết của họ là một hy lễ tiến dâng lên Thiên Chúa (1Tim 4,6) và đáng được triều thiên sự sống (Kh 2,10; 12,11).

Từ chỗ là do định luật thiên nhiên đáng lo sợ, cái chết trở thành cõi phúc “Phúc thay những người chết trong Chúa” (Kh 14,13), để được sống đời sống mới và ở đó “không còn sự chết nữa” (Kh 21,4). Đối với những ai sống lại với Chúa Kitô sẽ không có “cái chết lần thứ hai” (Kh 20,6). Như thế đối với người Kitô hữu, chết là một phúc lợi vì được chính Chúa Kitô là sự sống (Pl 1,21).

Thiên Chúa là Đấng có quyền trên sự sống của con người. Chúa Giêsu hứa ban sự sống lại vào ngày sau hết cho những ai tin vào Ngài. Chúa Giêsu đã nối kết niềm tin vào sự sống lại của con người với niềm tin vào chính sự sống lại của Ngài: “Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25; 1Cor 15,16-19). Chúa Giêsu đã đưa ra một chiều kích hiện sinh mới, mở ra cho ta con đường tiến tới chân lý sự sống bằng sự chết mà Ngài đã thực hiện. Chính sự tử nạn và phục sinh của Ngài làm cho mọi cái chết trở thành Tin Mừng của sự sống.

Chúa Giêsu không chỉ yêu thương chúng ta bằng tình yêu thần linh của một vị Thiên Chúa, mà còn yêu bằng chính tình cảm đầy tính người của con người. Và dù mang tính con người, tình yêu ấy vẫn rất bao la, quảng đại và triệt để: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1b). “Đến cùng” ở đây là tới mức tận cùng của tình yêu con người, không ai có thể yêu hơn được nữa: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

Sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô không những đã chuộc lại những gì con người đã mất do tội lỗi nhưng còn là một cuộc sáng tạo. Nhờ sự chết và sống lại mà Ngài đã nối nhịp cầu hiệp thông liên kết giữa Thiên Chúa và con người, thiết lập một tương quan mới Cha con. Nhân loại từ đây không những được ơn tha thứ, được gột rửa sạch tội lỗi để khỏi án chết đời đời, nhưng còn được trở nên con cái Thiên Chúa, được gọi Người là Abba, Cha ơi (Rm 8,15).

Sự sống mà Thiên Chúa ban cho con người khi sáng tạo là sự sống trong tương quan giữa Hoá Công và thọ tạo. Sự sống mà Chúa Kitô đem lại cho con người là sự sống trong tương quan giữa Thiên Chúa là Cha và loài người được nâng lên địa vị làm con. Sự sống “tự nhiên” là một thực tại khách quan. Sự sống mới hay sự sống”siêu nhiên” là một trạng thái ân tình mà con người phải đi vào để được thực sự thông hiệp với Thiên Chúa.

Tin và sống trong ân tình Chúa Kitô chính là chiến thắng sự chết, là mang trong mình mầm mống của sự sống đời đời. “Ai sống và tin vào Thầy thì sẽ không bao giờ chết” (Ga 11,26; 1Ga,14). “Không bao giờ chết” là không bao giờ mất hiện hữu trong tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa, không bao giờ mất sự sống trong tương quan ân tình với Người.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con. Xin cho chúng con được sống lại trong niềm tin vào Chúa để chúng con được sống dồi dào trong tình thương của Chúa. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. ·
23:15 25/03/2020

30. Con người ta khi bố thí thì lý trí phải tỉnh táo, không để vật dục che lấp.

(Thánh Leo I pope)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


---------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:22 25/03/2020
77. ÔNG PHỤ ĐỒ

Lý Sung hiệu là “ông Phụ Đồ”, thường thường dùng hoa cúc, bạch truật.v.v...làm thuốc bắc để ăn uống, rất ít nói chuyện với người khác. Người ta nhìn thấy ông ta quái dị như thế, bèn hỏi:

- “Tại sao như thế?”

Ông Phụ Đồ trả lời:

- “Thức ăn của thế gian không có gì đáng ăn, cũng không có ai có thể trò chuyện”.

(Cổ kim tiểu sử)

Suy tư 77:

Thời xưa cũng như thời nay cũng đều có những người không thích ăn uống như những người bình thường khác, họ chỉ thích ăn rau và uống nước lã, cũng như có những người không thích nói chuyện với người khác mà chỉ thích ngồi tĩnh tọa, họ là những người nhìn đời bằng con mắt của những vị chân tu đáng khâm phục...

Người Ki-tô hữu nào cũng đều có căn tu, căn tu này không phải bởi cốt cách tự nhiên mà có, nhưng bởi suy tư và thực hành Lời Chúa mà có, bởi vì căn tu do Lời Chúa tác động thì không xa lánh cuộc đời và cũng không tránh xa mọi người, nhưng họ sẽ trở thành men trong bột, nghĩa là họ cùng tham gia mọi sinh hoạt của xã hội và đồng thời cũng trở thành bạn hữu của tha nhân qua những cuộc đối thoại đầy yêu thương...

Ăn rau là một phương pháp để sống mạnh khỏe trường thọ, nhưng nếu chỉ mạnh khỏe và trường thọ một mình mình thôi thì...chán lắm, cho nên cần phải tiếp xúc trò chuyện và quan tâm đến người khác, thì cái mạnh khỏe trường thọ ấy mới thật đáng trân trọng và có ích cho mọi người.

Nên thánh là ở đó vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ Truyền Tin 25/3, Đức Thánh Cha nhận định: Chúng ta đang đứng trước một mầu nhiệm
Đặng Tự Do
03:03 25/03/2020
Lúc 7 sáng thứ Tư 25 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các nữ tử Vincent de Paul, đang hiện diện trong thánh lễ. Các chị sẽ lặp lại lời khấn cùng với các nữ tu của Tu Hội Vincent de Paul trên toàn thế giới. Tại Vatican, Tu hội Vincent de Paul phụ trách y tế cho nhà trọ Santa Marta trong 98 năm qua. Ở đó, các sơ cung cấp hỗ trợ y tế cho trẻ em và các gia đình có nhu cầu. Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện cho các sơ ở Rôma bị nhiễm coronavirus trong khi liều mình chăm sóc người nghèo và các bệnh nhân.

Như chúng tôi đã loan tin, trong một diễn biến đáng buồn, ít nhất 59 nữ tu trong hai tu viện tại Rôma đã thử nghiệm dương tính với coronavirus.

Theo hãng tin ANSA của Ý, tại Grottaferrata, một vùng ngoại ô của Rome, cộng đồng Các Nữ Tử của Thánh Camillo có 50 nữ tu. Cho đến nay đã có 40 sơ xét nghiệm dương tính với coronavirus, một sơ đã phải vào bệnh viện. Cộng đồng Các Nữ Tử của Thánh Camillo chuyên chăm sóc cho các bệnh nhân.

Các nữ tu Thiên Thần Nhỏ của Thánh Phaolô, có một tu viện ở Rôma, gồm 21 sơ. Đến nay đã có 19 sơ xét nghiệm dương tính với coronavirus.

Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Tôi muốn dâng thánh lễ hôm nay cho các sơ, cho Tu hội của họ, là những người luôn chăm sóc các bệnh nhân và những người nghèo nhất, như họ đã làm ở đây trong 98 năm qua.

Ý cầu nguyện của tôi cũng vươn đến đến tất cả những nữ tu đang làm việc tại thời điểm này, chăm sóc người bệnh và liều mạng sống của các sơ để phục vụ.

Bài giảng của Đức Thánh Cha đã tập trung bài Tin Mừng trong ngày.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca Lc 1, 26-38.

Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ”. Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.

Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận”.

Nhưng Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?”

Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Ðấng Bà sinh ra, sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ họi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được”.

Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”. Và thiên thần cáo biệt Bà.


Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta đang đứng trước một mầu nhiệm. Thánh Luca đã biết chuyện gì đã xảy ra để tường thuật cho chúng ta vì chính Đức Mẹ đã kể cho thánh nhân.

Vì thế, khi lắng bài tường thuật của Thánh Luca, chúng ta đang lắng nghe chính Đức Mẹ kể lại mầu nhiệm này. Chúng ta đang ở trước một mầu nhiệm. Có lẽ điều tốt nhất chúng ta có thể làm bây giờ là đọc lại đoạn văn này, và nghĩ rằng chính Đức Mẹ đã kể lại câu chuyện đó.

Đức Thánh Cha sau đó đã lại đọc toàn bộ bài Tin mừng trong ngày một lần nữa.

Lời cuối cùng của ngài trong bài giảng hôm nay là:

“Đó là một mầu nhiệm”.

Trước khi cử hành phụng vụ Thánh Thể, hai nữ tu của Tu Hội Vincent de Paul đã lặp lại lới khấn của các sơ.


Source:Vatican News
 
Ngày 25/03/2020 Tín Hữu Thắp Nến Ngoài Cửa Sổ Cầu Ơn Bình An
Lê Đình Thông
15:00 25/03/2020
Trên khắp nước Pháp, chuông thánh đường ngân vang trong 10 phút chiều lễ Truyền Tin (25/03/2020), cùng lúc các tín hữu và toàn dân Pháp không phân biệt tôn giáo, từ thành đến các thôn làng xa xôi, thắp ngọn nến hy vọng và huynh đệ, khấn xin Thiên Chúa cứu vớt nhân loại sớm thoát đại dịch.

Trong thông báo mục vụ của Giáo xứ Việt Nam tại Paris, được gửi đi dưới hình thức điện thư đến mỗi gia đình không thể đi lễ theo lệnh chính phủ, cha Giám đốc Gilbert Nguyễn Kim Sang viết rằng : ‘‘Nhân ngày lễ Truyền tin (25/03/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tín hữu khắp nơi trên thế giới, lúc 12 giờ trưa, cùng đọc kinh Lạy Cha. Lúc 19 giờ 30, theo lời mời gọi của Hội đồng Giám mục Pháp, các tín hữu thắp nến (lumignon) đặt ngoài cửa sổ, suy niệm Phúc âm lễ Truyền tin, khấn xin Thiên Chúa và Mẹ Maria cứu vớt nhân loại sớm thoát đại nạn, hiệp ý cầu nguyện cho các bệnh nhân Covid-19 sớm bình phục và những người đã ly trần vì dịch bệnh, trong số có một nữ tu và hai tín hữu Giáo xứ Paris, các bác sĩ và nhân viên y tế.’’

Hội đồng Giám mục Pháp đặc biệt nhấn mạnh đến ý nghĩa Tin mừng trong lễ Truyền tin, nhắn nhủ thế giới trong cơn đại nạn : ‘‘Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được’’ (Lc1,37). Cùng thắp lên ngọn nến hy vọng, các vị giám mục trên khắp nước Pháp mời gọi các tín hữu suy niệm Tin Mừng ngày lễ Truyền tin theo thánh Luca :

‘‘Bà Elisabeth có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilée, gọi là Nazareth, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua David. Trinh nữ ấy tên là Maria. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà."29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua David, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận. Bà Maria thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Elisabeth, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được. Bấy giờ bà Maria nói: Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói. Rồi sứ thần từ biệt ra đi.’’ (Lc 1, 26-38)

Ngọn nến hy vọng ngoài cửa sổ thắp sáng niềm hy vọng, với chuỗi hạt Mân côi, nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, che chở và dẫn đưa con cái khắp năm châu sớm thoát dịch bệnh : ‘‘Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen’’ (Lc 1,42).

Chuông nhà thờ thường ngân tiếng vào giờ cử hành Thánh lễ, các giờ kinh như kinh Truyền tin (Angelus) lúc xế chiếu nhắc nhở nông gia ngưng việc đồng áng, nghiêng mình thầm nguyện : “Này tôi là tôi tá Đức Chúa Trời. Tôi xin vâng như lời thánh thiên thần truyền.” (Lc 1, 38).

19 giờ 30 chiều nay (25/03/2020), chuông giáo đường ngân vang trong 10 phút, nguyện xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót cứu vớt nhân gian đang trầm luân trong dịch bệnh.

Lê Đình Thông
 
Thái tử Charles đã nhiễm coronavirus.
Đặng Tự Do
16:54 25/03/2020
Thái tử Charles, 71 tuổi, đang có các triệu chứng nhẹ “nhưng nói chung vẫn có sức khỏe tốt”, một phát ngôn viên của ông cho biết thêm rằng Nữ công tước xứ Cornwall, 72 tuổi, đã được thử nghiệm nhưng không có virus.

Thái tử Charles và công nương Camilla hiện đang tự cô lập tại Balmoral.

Cung điện Buckingham cho biết, lần cuối cùng Nữ hoàng đã nhìn thấy con trai bà, là người sẽ thừa kế ngai vàng, vào ngày 12 tháng Ba. Tuy nhiên, Nữ hoàng vẫn “có sức khỏe tốt”.

Cung điện nói thêm rằng Quận Công, phu quân Nữ hoàng, không có mặt trong cuộc họp đó và Nữ hoàng hiện đang “làm theo mọi lời khuyên phù hợp liên quan đến sức khoẻ của mình”.

Một tuyên bố của Clarence House có đoạn viết: “Theo lời khuyên của chính phủ và các cơ quan y tế, thái tử và nữ công tước hiện đang tự cô lập tại nhà ở Scotland.

“Các thử nghiệm được NHS thực hiện tại Aberdeenshire, nơi họ đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để thử nghiệm.”

“Không thể xác định được ai là người đã lây nhiễm virua cho thái tử do số lượng lớn các cuộc gặp gỡ mà ông đã thực hiện trong vai trò công khai của mình trong những tuần gần đây.”

Nam Hàn là nước tiến hành thử nghiệm rất nhanh mọi công dân, bất kể có triệu chứng hay không, đặc biệt là tại Daegu, tâm chấn của dịch bệnh, và cả các khu vực xung quanh. Nhờ thế, tỷ lệ tử vong và số trường hợp nhiễm bệnh tại quốc gia này ngày càng thấp.

Anh quốc và nhiều quốc gia trong khối Liên Hiệp Anh không làm như Nam Hàn. Trong tuyên bố của Clarence House, chúng ta hãy chú ý đến cụm từ “đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để thử nghiệm”. Tại Úc, chẳng hạn, các tiêu chuẩn ấy là bạn phải có triệu chứng khó thở đồng thời phải trở về từ nước ngoài trong vòng 14 ngày qua, hay là bạn có tiếp xúc với một bệnh nhân nhiễm coronavirus được xác nhận trong vòng 14 ngày qua, hay là bạn sống trong vùng có nhiều người bị mắc bệnh.

Nhiều người lo ngại rằng đến lúc có triệu chứng khó thở mới cho xét nghiệm thì bản thân người ấy đã không xong và đương sự đã lây nhiễm cho biết bao nhiêu người rồi. Còn một vấn đề nữa cho thấy hệ thống y tế đã quá tải là các đường dây hotline rất khó thông. Nếu thông được, câu hỏi đầu tiên được hỏi là bạn bao nhiêu tuổi. Nhiều ký giả âu lo rằng đang có sự chọn lọc trong điều trị. Dù thế nào đi chăng nữa, lời khuyên sau đây của thủ tướng Anh Boris Johnson rất là hữu lý: Bạn nên đóng cửa nằm nhà.

Ông Boris Johnson nói trong diễn văn gởi quốc dân đồng bào hôm 23 tháng Ba như sau:

Coronavirus là mối đe dọa lớn nhất đất nước này đã từng phải đối mặt trong nhiều thập kỷ, và không phải chỉ có đất nước chúng ta phải đối mặt với nó. Toàn thế giới đã nhìn thấy những tác động tàn phá khốc liệt của kẻ giết người vô hình này. Tôi e nếu quá nhiều người không khỏe vào cùng một lúc, NHS sẽ không thể đương đầu nổi, có nghĩa là nhiều người có thể sẽ chết vì coronavirus và cả những bệnh tật khác. Bây giờ đã đến tất cả chúng ta phải làm nhiều hơn nữa từ tối nay. Tôi phải cung cấp cho người dân Anh một hướng dẫn rất đơn giản: bạn phải ở nhà. Điều quan trọng chúng ta phải làm là ngăn chặn dịch bệnh lây lan giữa các hộ gia đình. Vì thế, mọi người chỉ được phép rời khỏi nhà vì những mục đích rất hạn chế sau đây. Mua sắm thực phẩm và các nhu cầu cơ bản, nhưng phải giảm thiểu tối đa, một hình thức tập thể dục mỗi ngày một lần thôi, ví dụ như đi bộ hoặc đạp xe một mình hoặc với các thành viên trong gia đình bạn. Ra ngoài vì nhu cầu cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế hoặc để giúp một người dễ bị tổn thương. Đi làm nhưng chỉ khi điều này là hoàn toàn cần thiết và không thể được thực hiện ở nhà. Đó là tất cả những lý do duy nhất bạn có thể rời khỏi nhà của mình. Nếu bạn không tuân giữ các quy tắc này, cảnh sát sẽ có những quyền hạn để thực thi chúng bao gồm phạt tiền và giải tán các cuộc tụ họp để đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu của chính phủ về việc ở nhà. Chúng tôi sẽ đóng cửa ngay lập tức tất cả các cửa hàng bán các hàng hóa không thiết yếu bao gồm cửa hàng quần áo và điện tử và các cơ sở khác bao gồm thư viện, sân chơi và phòng tập thể dục ngoài trời và các nơi thờ phượng. Một cuộc tụ họp nhiều hơn hai người ở nơi công cộng trừ ra những người bạn sống chung sẽ bị giải tán bao gồm các sự kiện xã hội như đám cưới, lễ rửa tội và các nghi lễ khác nhưng không bao gồm đám tang. Các côngviên sẽ vẫn mở để tập thể dục nhưng các cuộc tụ họp sẽ bị giải tán. Tôi kêu gọi bạn tại thời điểm khẩn cấp quốc gia này hãy ở nhà để bảo vệ NHS của chúng ta và cứu mạng sống của mình và người khác.

Phản ứng của tổng giáo phận Westminster

Theo sau thông điệp của Thủ tướng, các nhà thờ trong Giáo phận Westminster đã đóng cửa ngay lập tức và giữ tình trạng đóng cửa này cho đến khi có thông báo mới.

Trong một thông điệp gửi đến các linh mục và anh chị em giáo dân, Đức Hồng Y nói: “Tất cả các nhà thờ phải bị đóng cửa, và giữ tình trạng đóng cửa này cho đến khi có lệnh mới. Điều quan trọng là tất cả chúng ta đều tuân theo chỉ dẫn này, dù đau đớn và khó khăn.”


Source:BBC
Source:British Prime Minister
 
Lời nguyện của Đức Thánh Cha lúc 12 giờ trưa ngày 25 tháng Ba Lễ Truyền Tin
Đặng Tự Do
18:19 25/03/2020
Lúc 12 giờ trưa, giờ địa phương Rôma, ngày 25 tháng Ba Lễ Truyền Tin, từ Thư viện Dinh Tông tòa Vatican, Đức Thánh Cha chủ sự buổi cầu nguyện với Kinh Lạy Cha cùng với tất cả vị lãnh đạo các Giáo hội của các hệ phái Kitô khác nhau, khẩn cầu cùng Thiên Chúa Chí Tôn, và Toàn Năng theo một sáng kiến đã được ngài đưa ra vào buổi đọc Kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật 22 tháng Ba.

Mở đầu buổi đọc Kinh Lạy Cha, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay, tất cả các Kitô hữu trên toàn thế giới cùng nhau đọc Kinh Lạy Cha, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.

Chúng ta hướng về Chúa Cha, như những con cái đầy lòng trông cậy. Chúng ta đọc Kinh Lạy Cha mỗi ngày, thậm chí là nhiều lần trong ngày; nhưng vào giây phút này, chúng ta ước mong khẩn cầu lòng thương xót cho nhân loại đang chịu thử thách cam go về đại dịch corona virus. Chúng ta, những Kitô hữu thuộc mọi Giáo Hội và Cộng đoàn, mọi truyền thống, mọi lứa tuổi, mọi ngôn ngữ và quốc gia, cùng cầu nguyện với nhau.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho các bệnh nhân và cho gia đình của họ, cầu nguyện cho các nhân viên y tế và những ai giúp đỡ họ, cầu nguyện cho các nhà cầm quyền, những người thi hành pháp luật và các thiện nguyện viên, cầu nguyện cho những thừa tác viên trong cộng đồng của chúng ta.

Hôm nay, nhiều người trong chúng ta cử hành lễ Ngôi Lời Nhập Thể trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria, khi lời thưa “xin vâng” khiêm nhường và trọn vẹn của Mẹ, phản chiếu tiếng “xin vâng” của Con Thiên Chúa. Cũng thế, với tất cả lòng tin tưởng, chúng ta phó thác nơi bàn tay của Thiên Chúa, với cùng một lòng một trí chúng ta hãy cùng cầu nguyện.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen


Source:Vatican News
 
23 Dấu hiệu lạc quan về COVID-19
Vũ Văn An
20:39 25/03/2020
Tiểu Bang Washington của Hoa Kỳ là một trong các tiểu bang bị ảnh hưởng nhiều nhất của COVID-19 và cũng là nơi thử nghiệm lần đầu vắc-xin chống COVID-19 vào người. Có thể vì thế mà nữ ký giả Christina Ausley của SeatllePI.com nhìn thấy có tất cả 23 dấu hiệu cho phép người ta thoáng thấy ánh sáng ở cuối đường hầm COVID-19.

Nữ ký giả này cho hay tin tức về COVID-19 thật là đáng sợ, ai cũng biết như thế. Các hàng tít lớn tiếp tục cho ta các tin tức không vui liên quan đến loại vi khuẩn khiếp đảm này để chúng ta có thể áp dụng các biện pháp an toàn tân tiến nhất để bảo vệ chính chúng ta và những người chung quanh chúng ta.

Tuy nhiên, bà cho hay, có năm đầu ngón tay tin tức hoàn cầu thoáng cho thấy một vài tia hy vọng giữa thời khiếp đảm và điều này quan trọng không kém.

1.Trong số 80,000 người mắc COVID-19 ở Trung Hoa, hơn 70% đã phục hồi và đã ra khỏi các bệnh viện.

Đó là nguyên văn tuyên bố của Cơ Quan Y Tế Liên HIệp Quốc tuần rồi.

2.Các khoa học gia đã mường tượng được loại vi khuẩn mới này xâm nhập vào tế bào con người ra sao, một điều sẽ giúp rất nhiều việc khai triển cách điều trị nó.

Theo Live Science, sau khi các khoa học gia tiết lộ hình ảnh đầu tiên cho thấy loại vi khuẩn mới bám vào các tế bào hô hấp của con người và tạo ra các vi khuẩn mới ra sao, các nhà nghiên cứu tại Trung Hoa đã làm đông đặc các hình ảnh này tới mức nguyên tử ở chỗ bám vào. Với tin vui này, việc hiểu được cách loại vi khuẩn này xâm nhập vào các tế bào sẽ giúp các nhà nghiên cứu tim ra loại thuốc và vắc-xin để đánh bại chúng.

3.Nhờ mức độ tự cách ly cao, Codogno, một trong hai trung tâm của vi khuẩn corona ở Ý vừa tường trình đã giảm đáng kể các trường hợp lây nhiễm hàng ngày.

Theo U.S. News and World Report, so với 35 trường hợp mỗi ngày khi bắt đầu bùng phát, chỉ có năm ca nhiễm mới được công bố vào tuần trước bởi thị trưởng của Codogno, Francesco Passerini. Ông Passerini nói: “Đây là một cuộc chiến tranh. Nó là một cuộc chiến tranh, nhưng chúng ta có mọi khả năng để chiến thắng. Khác với các bậc cha ông của chúng ta, những người đã thực sự chiến đấu cho tự do của chúng ta, chúng ta đang được yêu cầu thể hiện trách nhiệm - trách nhiệm và bình tĩnh”.

4. Các nhà khoa học ở Canada đã tạo ra những bước đột phá lớn trong nỗ lực phát triển vắc-xin

Một nhóm các nhà khoa học Canada cuối cùng đã phân lập và phát triển các bản sao của vi khuẩn corona, một điều nay đang có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu mầm bệnh để khai triển việc thử nghiệm, phương pháp điều trị, vắc-xin tốt hơn và hiểu rõ hơn về sinh học của nó, nhóm nghiên cứu nói như thế trong một tuyên bố với New York Post.

5. Trung Quốc đang thử nghiệm năm giải pháp vắc-xin khác nhau, tuyên bố họ có thể có vắc-xin sẵn sàng vào tháng tới

Theo South China Morning Post, tám viện nghiên cứu khác nhau ở Trung Quốc đang nghiên cứu năm cách chủng ngừa khác nhau để chống lại vi khuẩn corona mới. Ông Zhong Zhongwei, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Kỹ Thuật của Ủy ban Y tế Quốc gia, cho biết “theo ước tính của chúng tôi, chúng tôi hy vọng rằng vào tháng 4, một số vắc-xin sẽ được đưa vào nghiên cứu lâm sàng hoặc được sử dụng trong các tình huống cấp cứu”. Tờ New York Post nhận định rằng, mặc dù đúng là sẽ mất ít nhất 12 đến 18 tháng để cung cấp vắc-xin an toàn cho công chúng nói chung, theo luật pháp Trung Quốc, chúng có thể được phát hành sớm hơn để sử dụng khẩn cấp trong trường hợp cấp cứu y tế công cộng, miễn là các lợi ích phải vượt trội so với các rủi ro.

6. Các thử nghiệm chích ngừa ở Hoa Kỳ đã được tiến hành

Một thử nghiệm vắc-xin của Moderna đã được bắt đầu tại Kaiser Permanente thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe của Tiểu bang Washington ở Seattle, nơi hy vọng sẽ xác nhận sự an toàn của vắc-xin trước khi sản xuất hàng loạt.

7. Một nhóm các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã tính toán tỷ lệ tử vong do sự bùng phát của vi khuẩn corona Vũ Hán gây ra là khoảng 1.4%, thấp hơn nhiều so với các ước tính trước đó

Mặc dù ước tính và dữ kiện này áp dụng trực tiếp cho Vũ Hán, nơi bắt đầu bùng phát loại vi khuẩn corona mới, nó cung cấp một hướng dẫn đầy hy vọng cho các nơi khác trên thế giới vì nó ghi nhận một ước tính thấp hơn đáng kể so với số thống kê 3% trước đó. Một phân tích đầy đủ các dữ kiện có thể được tìm thấy tại Stat News.



8. Các nhà máy sản xuất rượu trên khắp Hoa Kỳ đang tự chế tạo chất khử trùng tay và tặng miễn phí

Theo Associated Press, có lẽ nhiều người Mỹ sẽ bình tĩnh trở lại, không hốt hoảng tích trữ hàng hóa, vì các nhà máy sản xuất rượu trên khắp đất nước đang sử dụng rượu có độ bền cao để làm thuốc khử trùng tay và phân phối miễn phí, hoặc muốn quyên tăng tùy ý để chống lại vi khuẩn corona mới.

9. Ô nhiễm không khí đã giảm mạnh tại các thành phố có số lượng cao các cá nhân bị cách ly, nước của Venice đang rất sạch

Các nhà phân tích của tờ Washington Post đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể khí thải khắp châu Âu nhờ việc các cá nhân tự kiểm dịch và xe hơi đậu ở nhà. Mặc dù rất ít an ủi đối với một quốc gia bị tàn phá bởi tân vi khuẩn corona, nhưng việc này làm nổi bật tác động của con người đối với môi trường. Emanuele Massetti, một chuyên gia về khía cạnh kinh tế của việc biến đổi khí hậu tại Đại học Georgia Tech, người đã nghiên cứu chính sách khí hậu của Ý, nói với tờ Washington Post: "Tôi hy vọng ô nhiễm sẽ giảm hơn nữa khi các hạt trong khí quyển bị phân tán hoặc hấp thụ. Trong một vài ngày, người ta sẽ được tận hưởng không khí sạch nhất từ trước đến nay ở miền bắc nước Ý".

10. Một nhà nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins đã tuyên bố các kháng thể từ các bệnh nhân của vi khuẩn corona đã phục hồi có thể giúp bảo vệ những người có nguy cơ

Một phương pháp điều trị có thể có sẵn trong các trường hợp khẩn cấp, một nhóm của Đại học Johns Hopkins cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đang nghiên cứu xem liệu các kháng thể của những người được chữa khỏi vi khuẩn corona có thể giúp bảo vệ những người có nguy cơ khỏi bị vi khuẩn hay không. Nhà miễn dịch học Arturo Casadevall nói với tờ Science Alert: "Việc triển khai giải pháp này không cần nghiên cứu hay phát triển. Nó có thể được triển khai trong vòng một vài tuần vì nó phụ thuộc các thực hành của ngân hàng máu bình thường". Chưa kể, một công ty dược phẩm Nhật Bản đang gần đến chỗ phê duyệt phương pháp điều trị.

11. Tỷ phục hồi của Nam Hàn đang bắt đầu cao hơn tỷ lệ các trường hợp lây nhiễm mới

Theo tờ India Today, đối đầu với dịch bệnh lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, Nam Hàn đã báo cáo nhiều vụ phục hồi khỏi vi khuẩn corona hơn các trường hợp lây nhiễm mới, vào thứ Sáu, lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh xuất hiện vào tháng 1, khi xu hướng suy giảm trong các trường hợp hàng ngày làm người ta tăng hy vọng rằng dịch bệnh lớn nhất châu Á bên ngoài Trung Quốc có thể đang dừng lại.

12. Trung Quốc đang đứng vững trở lại khi cho mở công viên và các phương tiện thể thao, nới lỏng các hạn chế đi lại

Khi loại vi khuẩn corona mới được kiểm soát ở Trung Quốc, các công viên và địa điểm du lịch đã mở cửa trở lại trên khắp đất nước, cùng với các hạn chế du lịch được nới lỏng. Tờ South China Morning Post cho biết: "Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết hôm thứ Năm rằng vụ bạo phát đã vượt qua cực điểm của nó và các số liệu dường như ủng hộ tuyên bố của họ. Vào thứ Sáu, chính quyền ở Trung Quốc đại lục tường trình chỉ có 11 trường hợp Covid-19 mới, trong đó bốn trường hợp ở Hồ Bắc". Theo ESPN, ngay cả bóng rổ chuyên nghiệp cũng đã tái xuất ở châu Á.

13. Trung Quốc cũng đã đóng cửa bệnh viện coronavirus cuối cùng, không đủ bệnh nhân mới để tiếp tục mở cửa

Trung Quốc đã đóng cửa tất cả 16 bệnh viện vi khuẩn corona tạm thời ở Vũ Hán khi các trường hợp nhiễm vi khuẩn này đã bắt đầu suy giảm. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, "Nhóm cuối cùng gồm 49 bệnh nhân đã bước ra khỏi bệnh viện tạm thời Vũ Xương ở thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc vào chiều thứ ba giữa những tiếng cổ vũ".

14. Các nhà nghiên cứu Úc đang trong giai đoạn thử nghiệm hai loại thuốc chữa vi khuẩn.

Các nhà khoa học ở Úc tuyên bố đã nhận diện được cách hệ thống miễn dịch của cơ thể chiến đấu với tân vi khuẩn corona. Được công bố trên tạp chí Nature Medicine vào thứ ba, cuộc nghiên cứu cho thấy người ta đang phục hồi khỏi vi khuẩn giống như khỏi bệnh cúm vậy. Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Kinda Kedzierska, nói với BBC News: "Khám phát này quan trọng vì đây là lần đầu tiên chúng ta thực sự hiểu hệ thống miễn dịch của chúng ta chiến đấu với vi khuẩn corona mới ra sao".

15. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc giải quyết cuộc khủng hoảng

Các nhà hàng, thể thao và doanh nghiệp đều đang đẩy mạnh việc chống lại các hậu quả cộng đồng của tân vi khuẩn corona. Thế giới thể thao đang quyên tiền cho các nhân viên sân vận động, Uber Eats đang phân phối giao hàng miễn phí để giúp các nhà hàng độc lập, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đang giải trí cho người xem bằng một giải đấu FIFA, các nhà hàng đang dọn đồ ăn miễn phí cho những người cần, và Bill Gates đang tài trợ hàng triệu đô la để gia tăng tốc độ phát triển phương pháp điều trị vi khuẩn corona, đây mới chỉ là một vài trong số hàng tá điển hình.

16. Apple, Starbucks mở lại tất cả các cửa hàng tại Trung Quốc

Trong khi các cửa hàng và nhà hàng trên khắp Hoa Kỳ bị đóng cửa, cả Apple lẫn Starbucks đã mở lại tất cả các cửa hàng của họ ở Trung Quốc khi vi khuẩn corona mới lan truyền chậm lại trên cả nước.

17. Trung tâm Y Tế MetroHealth đã phát triển một xét nghiệm vi khuẩn corona đem lại kết quả sau vài giờ chứ không phải vài ngày

Tờ News 5 Cleveland cho hay, "Trung tâm y tế MetroHealth trở thành bệnh viện đầu tiên ở tiểu bang hiện có thể xét nghiệm các mẫu COVID-19 tại phòng thí nghiệm của họ với kết quả khả dụng chỉ sau hai giờ". Mặc dù nguồn cung hạn chế, nó lưu ý một bước quan trọng đối với việc xét nghiệm rộng rãi vi khuẩn corona mới.

18. Các nhà khoa học ở Israel cũng đã ghi nhận khả năng công bố sự phát triển ra vắc-xin vi khuẩn corona trong vòng vài tuần

Theo Bộ trưởng Khoa học và Thuật Ofir Akunis, các nhà khoa học Israel đang tiến hành việc phát triển ra loại vắc-xin đầu tiên để chống lại loại vi khuẩn corona mới. Theo một công bố báo chí, loại vắc-xin này có thể sẵn sàng trong vòng một vài tuần và có sẵn để sử dụng trong 90 ngày.

19. Một công ty kỹ thuật sinh học ở San Diego đang phát triển vắc-xin chống vi khuẩn corona với sự hợp tác của Đại học Duke và Đại học Quốc gia Singapore

Khi cuộc chạy đua để phát triển vắc-xin chống vi khuẩn corona mới tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới, công ty kỹ thuật sinh học có trụ sở tại San Diego, Arcturus Therapeutics, đang nghiên cứu để tạo ra một loại tại phòng thí nghiệm của mình. Công ty đang hợp tác với Duke NUS-Medical School, một hùn hạp giữa Đại học Duke và Đại học Quốc gia Singapore. Chủ tịch và Giám đốc điều hành, Joseph Payne, nói với CBS8: Mặc dù việc phát triển một loại vắc-xin có hiệu quả chưa bị chứng minh là không thể, "Thách thức lớn với các vắc-xin là quy mô của liều lượng và tính khả thi của việc sản xuất".



20. Một loại thuốc cúm của Nhật Bản đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị vi khuẩn corona mới

Theo tờ The Guardian, Zhang Xinmin, một viên chức của Bộ khoa học và kỹ thuật Trung Quốc, cho biết favipiravir, được phát triển bởi một công ty phụ của Fujifilm, đã tạo ra các kết quả đáng khích lệ trong các thử nghiệm lâm sàng ở Vũ Hán và Thẩm Quyến với 340 bệnh nhân. Ông Zhang Zhang nói với các phóng viên hôm thứ ba: “Đây là một mức độ an toàn cao và rõ ràng có hiệu quả trong việc điều trị”.

21. Trung Quốc báo cáo chỉ có một trường hợp nhiễm vi khuẩn corona mới trong nước trong ngày thứ hai liên tiếp.

Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết "Trong ngày thứ hai liên tiếp, chỉ có thêm một vụ lây nhiễm mới ở Vũ Hán, thành phố trung tâm nơi vi khuẩn này xuất hiện lần đầu vào cuối năm ngoái". Tờ Daily Mail cho biết: các vụ mới ở xung quanh tỉnh Hồ Bắc hiện đã ở mức một con số (one digit) trong bảy ngày qua, giảm từ mức cao nhất vài nghìn người mỗi ngày vào đầu tháng Hai.

22. Các cộng đồng đang cùng nhau giúp đỡ hàng xóm của họ

Hàng xóm trên khắp đất nước đang đẩy mạnh việc mua tạp hóa cho những người không thể rời khỏi nhà của họ. Các dịch vụ địa phương cũng đã tiếp cận với cộng đồng Seattle để khuyến khích những người cần giúp đỡ, tận dụng các cơ hội có sẵn cho họ.

23. Một cụ bà Trung Quốc 103 tuổi đã hồi phục hoàn toàn từ COVID-19

Sau khi được điều trị chưa đầy một tuần, cụ bà này sẽ lãnh huy chương vàng như là bệnh nhân vi khuẩn corona sống lâu nhất đã phục hồi ở Trung Quốc và thúc đẩy người già hoàn cầu giữ vững hy vọng.
 
Giám mục đầu tiên chết vì Covid-19 là một nhà truyền giáo ở Ethiopia
Trần Mạnh Trác
21:04 25/03/2020
(CNA, ngày 25 tháng 3 năm 2020).- Vị Giám mục người Ý đang truyền giáo ở Ethiopia là vị giám mục Công Giáo đầu tiên đã chết vì đại dịch coronavirus. Ngài qua đời ngày 25 tháng 3.

Đức Giám Mục Angelo Moreschi, 67 tuổi, là vị đại diện tông toà ở Gambella, một vùng phía tây của Ethiopia, là một khu vực truyền giáo có khoảng 25.000 giáo dân. Ngài qua đời hôm thứ Tư tại thành phố Brescia của Ý, trong vùng Bologna đang là tâm chấn của đại dịch ở châu Âu.

Là một tu sĩ dòng Salesian of Don Bosco, ĐGM Moreschi đã đi truyền giáo ở Ethiopia từ năm 1991. Ngài được tấn phong giám mục vào tháng 1 năm 2010.

Vị Tổng thư ký của hội đồng giám mục Ethiopia đã thông báo tin buồn, và gửi lời chia buồn sâu sắc tới các tu sĩ, nhà dòng, tang gia cuả ngài và giáo dân cuả khu vực tông toà Gambella.

Trước cái tang chung cuả các giáo dân vùng Gambella, các giám mục của Hội đồng Giám mục Công Giáo Ethiopia đã “ bày tỏ sự gần gũi và cùng với toàn thể Giáo Hội Công Giáo Ethiopia dâng lời cầu nguyện cho linh hồn cuả Ngài được ra đi bình an."

Đức Giám Mục Moreschi nổi tiếng vì những công việc mục vụ phục vụ cho giới trẻ và người nghèo ở Ethiopia. Theo tiếng địa phương, ngài được gọi là “Abba,” nghĩa là Cha.

“Trong phần vụ của Ngài, trước là làm giám tỉnh cuả dòng Salesian và sau là đại diện tông toà, Ngài không ngừng phát triển lý tưởng của dòng Salesian qua việc giúp đỡ các trẻ em, đồng hành với chúng với một tinh thần thực tế và nhiệt thành,” là lời tuyên bố cuả bản tin Salesians of Don Bosco, là cơ quan truyền thông cuả nhà dòng Salesian.

“Trong những lần đi thăm các làng mạc, mọi người vẫn còn nhớ vị sĩ tử dòng Salesian này đã đến bằng một chiếc SUV đã móp méo - hoặc trên những con thuyền máy đuôi tôm để tới các ngôi làng dọc theo bờ sông Baro mỗi khi có ngập lụt - và Ngài đã ngay lập tức phân phát những chiếc bánh quy có vitamin cho những đứa trẻ suy dinh dưỡng.”

Đức cha Moreschi đã qua đời “sau khi phục vụ giới trẻ, người nghèo và chăn dắt các linh hồn của đàn chiên cuả mình với tư cách là một sĩ tử Salesian trong 46 năm, 38 năm với tư cách là một linh mục, và hơn 10 năm với tư cách là giám mục”.
 
Thượng phụ Chính Thống Giáo và ĐTGM Canterbury Anh giáo cầu nguyện kinh Lạy Cha với ĐTC
Trần Mạnh Trác
21:51 25/03/2020
(Asianews) Vào lúc 12 giờ, ở Rome, các Kitô hữu trên khắp thế giới đã hiệp thông với Đức Thánh Cha cầu kinh “Lạy Cha’ để xin chấm dứt nạn dịch, cho những người bệnh và những người đang giúp đỡ họ bằng mọi cách.

Đức Thượng Phụ Chinh Thống Giáo ở Constantinople, và Đức Tổng Giám Mục Canterbury cuả Anh giáo là Justin Welby, cũng đã gửi thông điệp xin được hiệp thông: “Chúng tôi xin cùng đọc kinh “Lậy Cha” với ĐGH Phanxicô và nhiều triệu người trên thế giới” và khuyến khích mọi người tham gia.

Ngoài ra hai Hiệp Hội các nhà thờ châu Âu (KEK), và Hiệp Hội đại kết của các nhà thờ Thiên chúa giáo ở châu Âu, cũng đã tham gia.

Lời cầu nguyện bắt đầu bằng tiếng chuông của các nhà thờ của các giáo phận trên toàn thế giới, vang lên vào lúc 12 giờ cuả Rome.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong phòng sách, đã hướng dẫn buổi đọc kinh như sau: “Cùng toàn thể ACE, chúng ta hôm nay tham gia với nhau, cùng với các ACE Kitô giáo trên thế giới, đễ đọc kinh “Lạy Cha”, là kinh mà chính Chuá Giêsu đã dạy. Như những người con đang cậy trông, chúng ta hướng về Cha. Chúng ta làm điều đó mỗi ngày, nhiều lần trong ngày; nhưng ngay bây giờ chúng ta muốn cầu xin lòng thương xót cho nhân loại, đang bị thử thánh hết sức bởi đại dịch coronavirus. Và chúng ta làm điều này cùng nhau, với các Kitô hữu của mọi Giáo hội và Cộng đồng, của mọi truyền thống, mọi thời đại, ngôn ngữ và quốc gia.

Chúng ta cầu nguyện cho người bệnh và gia đình của họ; cho nhân viên y tế và những người giúp đỡ họ; cho các cơ quan công quyền, cơ quan thực thi pháp luật và tình nguyện viên; cho các người lãnh đạo cộng đồng của chúng ta.

Ngày hôm nay, nhiều người trong chúng ta đã cử hành lễ Ngôi Lời Nhập Thể vào cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria (Lễ Truyền Tin), khi sự khiêm tốn và hoàn toàn Xin Vâng cuả mẹ đã phản ảnh sự Xin Vâng của Con Thiên Chúa. Vậy chúng ta cũng đặt thân mình, với sự tin tưởng hoàn toàn, vào bàn tay cuả Chúa và cùng một con tim và một tâm hồn, chúng ta hãy cầu nguyện: Lạy Cha chúng con... '".
 
Top Stories
Conflit territorial entre la paroisse de My Loc et les autorités locales dans la province de Ha Tinh, Vietnam
Églises d'Asie - le 25/03/2020
08:18 25/03/2020
La paroisse de My Loc, du district de Loc Ha dans la province de Ha Tinh, dans le nord du Vietnam, est engagée depuis quelques années dans un conflit territorial l’opposant aux autorités du district, à propos d’un terrain offert en 2011 à la communauté catholique par 16 familles locales. Les conflits territoriaux entre la population et le gouvernement vietnamien sont courants et peuvent devenir violents; ce dernier ne reconnaît pas la propriété privée et peut saisir des terrains pour les revendre à prix élevés. Les paroissiens de My Loc cherchent en particulier à protéger une statue du Sacré Cœur construite sur le terrain.

Les autorités locales et la police de la province de Ha Tinh, dans le nord du Vietnam, ont empêché la communauté catholique d’ériger une clôture en ciment autour d’une statue du Sacré Cœur, située près d’un bâtiment appartenant au gouvernement. Les autorités locales ont utilisé des haut-parleurs pour menacer la communauté et forcer les catholiques de la paroisse de My Loc, dans le district de Loc Ha, à arrêter la construction de la clôture, qui permettrait de séparer la statue du bâtiment public. Les paroissiens ont interrompu la construction avec la promesse des autorités de faire construire elles-mêmes une clôture. « La semaine prochaine, nous nous rencontrerons à nouveau pour procéder aux travaux », a assuré un communiqué de la paroisse. La clôture est destinée à « protéger la religiosité et la sainteté » de la statue, placée face au bâtiment public souvent bruyant. « Nous espérons vraiment que le gouvernement tienne sa promesse. S’il ne le fait pas, nous relancerons les travaux et nous publierons les preuves de leur promesse publiquement. » Les paroissiens expliquent que la statue est située sur un terrain de 3 300 m² offert à la communauté en 2011 par 16 familles catholiques. La paroisse, fondée en 2005, utilise la surface restante comme terrain de football pour la population locale. Depuis 2011, les autorités locales essaient de confisquer le terrain. Ainsi, le bâtiment public a été construit juste à côté, sur le même terrain, à seulement trois mètres de la statue. En avril 2019, le curé de la paroisse, le père Pierre Tran Phuc Chinh et ses paroissiens se sont plains aux autorités locales à cinq reprises pour régler le problème. Ils affirment que les autorités du district ont reconnu que le terrain est utilisé comme un lieu public et ont accepté que la statue reste en place. Toutefois, les autorités de la nouvelle commune de Binh An ont refusé d’autoriser la construction d’une clôture. « Après ce dialogue de sourds, nous avons décidé de lancer nous-mêmes les travaux afin de protéger la solennité de la statue », expliquent les paroissiens. Les conflits territoriaux entre la population et le gouvernement vietnamien sont courants et peuvent devenir violents; ce dernier ne reconnaît pas la propriété privée et peut saisir des terrains à bas prix et les revendre cher.

(Source: Églises d'Asie - le 25/03/2020, Avec Ucanews, Hanoi)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dân Không Có Quyền Mà Hót Nhân Quyền
Phạm Trần
19:06 25/03/2020
Nói chuyện quyền dân hay nhân quyền với Cộng sản Việt Nam như nước đổ đầu vịt hay nước đổ lá khoai, thế mà nhà nước và báo đài đảng thì cứ oang oang cái mồm “Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam”.

Người phóng ra câu nói nhạt như nước lã ao bèo này hôm 23-3 (2020), là phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.

Ngoài ra, báo Quân đội Nhân dân (QĐND)—cái loa của Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng—cũng tát nước theo mưa bằng giọng điệu lãng nhách rằng: ”Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là những vấn đề trọng tâm trong triển khai Hiến pháp năm 2013, trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội cũng như trong thực tiễn đời sống ở Việt Nam.” (báo QĐND, ngày 23/03/2020)

Những tuyên bố không đúng sự thật này của Việt nam được đưa ra nhằm phản bác Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ, công bố ngày 11/03/2020, về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2019.

Báo cáo Mỹ không thay đổi nhiều với các vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN trong các năm trước, nhưng vẫn lập lại những vi phạm cũ với cường độ đàn áp mạnh hơn và có phối hợp chặt chẽ hơn giữa Bộ Cộng an và Quân đội.

BÁO CÁO MỸ NÓI GÌ?

Nhìn tổng quát, các vi phạm nhân quyền (được tạm dịch) bao gồm: “Tiếp tục tình trạng giết người bất hợp pháp và bừa bãi; cưỡng chế đưa đi mất tích; tra tấn bởi nhân viên công lực; bắt bớ và giam giữ tùy tiện bởi nhà nước; các tù nhân chính trị; thiếu độc lập của hệ thống pháp lý;xâm phạm bừa bãi và phi pháp đối với quyền riêng tư…”

Tồi tệ hơn là ngăn cấm quyền phát biểu tự do, báo chí, internet, kể cả việc bắt bớ bừa bãi và truy tố những người chỉ trích chính phủ, kiểm duyệt, ngăn chặn các cổng thông tin điện tử và tội trạng hóa các hành động này; tăng cường can thiệp vào các cuộc hội họp ôn hòa và tự do tập hợp; hạn chế quyền tự do đi lại của những người hoạt động nhân quyền; ngăn chặn các hoạt động chính trị; hành động tham nhũng gia tăng đáng kể; phi pháp hóa các nghiệp đoàn thương mại độc lập; buôn bán con người và sử dụng lao động trẻ em.”

Nhưng trong trường hợp Việt Nam, đã và đang có rất nhiều trẻ em phải lao động dưới tuổi tối thiểu 15, nữ chiếm đa số, đặc biệt ở thôn quê, vùng cao và hải đảo nghèo.

Theo tin của Tổ chức Lao động Quốc tế-Văn phòng Việt Nam (ILO, International Labor Organization-Vietnam) thì một thống kê điều ra năm 2012 của Bộ Lao động Việt Nam, được phổ biến năm 2014, cho thấy:”Trong tổng số trên 18,3 triệu trẻ em, có khoảng 1/6 trong số này (2,83 triệu em) đang tham gia hoạt động kinh tế (HĐKT), trong đó 42,6% là trẻ em gái. Gần 86% trẻ em HĐKT sinh sống ở nông thôn và gần 2/3 số này thuộc nhóm 15 - 17 tuổi. Do đặc thù của nền kinh tế còn phát triển ở giai đoạn thấp, tuổi bắt đầu tham gia HĐKT khá sớm, phổ biến từ 12 tuổi trở lên. Việc tham gia hoạt động kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình học tập của trẻ, với khoảng 41,6% trẻ em tham gia HĐKT không đi học (trên 2% chưa từng đi học). Thời gian làm việc của trẻ em khá dài, với khoảng 27,4% trẻ em làm việc trên 42 giờ/tuần.

Nghiên cứu cũng cho biết:” Có khoảng 278.884 lao động trẻ em trong ngành trồng lúa. Khoảng 32,9 phần trăm, hay 91.753 em trong số này dưới 15 tuổi, là độ tuổi lao động tối thiểu ở Việt Nam. Trong số ước tính 278.884 lao động trẻ em trồng lúa, có 13,6 phần trăm từ 5-11 tuổi, 19,3 phần trăm từ 12-14 tuổi, và 67,1 phần trăm từ 15-17 tuổi. Cuộc điều tra này xem một trẻ em là lao động trẻ em nếu em đó làm việc quá số giờ mỗi tuần cho độ tuổi của mình, hoặc nếu em đó tham gia những công việc mà luật pháp quốc gia cấm làm nếu chưa đủ tuổi.” (Theo tin của Prav-TV)

Nguyên văn phần Anh ngữ trong Báo cáo nhân quyền Việt Nam năm 2019:”Significant human rights issues included: unlawful or arbitrary killings by the government; forced disappearance; torture by government agents; arbitrary arrests and detentions by the government; political prisoners; significant problems with the independence of the judiciary; arbitrary or unlawful interference with privacy; the worst forms of restrictions on free expression, the press, and the internet, including arbitrary arrest and prosecution of government critics, censorship, site blocking, and criminal libel laws; substantial interference with the rights of peaceful assembly and freedom of association; significant restrictions on freedom of movement including exit bans on activists; restrictions on political participation; significant acts of corruption; outlawing of independent trade unions; trafficking in persons; and use of compulsory child labor.”

Ngoài ra thân nhân của những người bị chết ở đồn Công an bị khủng bố và hành hạ bời chính quyền địa phương.

( Family members of individuals who died in police custody reported harassment and abuse by local authorities.)

NÓI CÓ MÀ KHÔNG

Phần mở đầu trong Báo cáo của Hoa Kỳ tuy tóm lược, nhưng rất đầy đủ, đã nói hết những vi phạm nhân quyền của nhà nước CSVN về các quyền của công dân đã được công nhận trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013.

Tiêu biểu như trong Điều 25 ghi rằng:”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Nhưng trong thực tế, người dân chưa bao giờ được thực thi các quyền này. Nhà nước có Luật Báo chí, nhưng chi áp dụng cho báo chí của đảng, của các tổ chức do đảng thành lập hay yểm trợ và của nhà nước từ trung ương xuống cơ sở.

Những người làm báo, hoặc là đảng viên hay nhân viên phải phục tùng lệnh phục vụ và tuyên truyền cho Đảng. Tuy mỗi báo, Đài phát thanh, đài Truyền hình có một Tổng Biên Tập, nhưng quyền cao nhất và kiểm soát tất cả các Tổng Biên tập lại nằm trong tay Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, bây giờ là ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị.

Tư nhân không có quyền ra báo và những nhà báo độc lập, tự do -- đa số là các Bloggers, Facebookers – hoàn toàn không được tự do truyền tải thông tin theo ý muốn. Họ bị khống chế, đe dọa và đàn áp, kể cả bị bắt giam, truy tố, phạt tù.

Bên cạnh đó là các cuộc hội họp của dân, nếu không có phép, bị dẹp tan, những người chủ xướng bị bắt điều tra, phạt tù (trong trường hợp bị khép tội có âm mưu lật đổ chính quyền, chống lại nhà nước, chống lại nhân dân v.v..)

Hai Dự luật Lập hội và Biểu tình, sau nhiều năm sửa đổi, vẫn chưa được thảo luận tại Quốc hội, trong khi Công an lại được lệnh đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lấn chiềm biển đảo của Việt Nam do các nhóm Tổ chức Dân sử chủ động.

Người dân cũng rất công phẫn khi bị đàn áp trong các lần tổ chức truy điệu và ghi công các chiến sỹ, của cả 2 Chế độ Việt Nam Cộng hòa và của CSVN, đã hy sinh trong các cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ chống quân Tầu xâm lược ở Hoàng Sa tháng 01 năm 1974, cuộc chiến Gạc Ma, Trường Sa ngày 14/03/1988 và 10 năm chiến tranh biên giới, 1979-1989.

Trong lĩnh vực Tôn giáo, chả cần phải nói nhiều thì ai cũng biết, chủ trương “xin-cho”, kiểm soát và tìm mọi cách để ngăn cản các hoạt động Tôn giáo, nhất là đối với các Tôn giáo không chịu khép mình cho nhà nước chi phối, kiểm soát, là ưu tiên hàng đầu của Đảng.

Bằng chứng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (tên quen thuộc là Phật giáo Ấn Quang) đã bị phá hoại làm tan rã vì không chịu chui vào tổ chức Giáo hội Phật giáo “quốc doanh” Việt Nam.

Giáo Hội Công Giáo, tuy có hậu thuẫn quốc tế của Vatican và Đức Giáo Hoàng, nhưng vẫn phải đương đầu với muôn vàn trở ngại trong việc tu hành, bổ nhiệm và thuyên chuyển các Linh mục và Giám mục. Những linh mục, tiêu biểu như các Cha Đòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, hoạt động xã hội, nhân đạo và bảo vệ quyền làm người để tuyên dương đức tin Thiên Chúa, đã bị trù dập, bị cưỡng bách phân tán đến các vùng xa xôi, hẻo lánh.

Ấy thế mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, khi được báo chí hỏi phản ứng về Báo cáo nhân quyền của Mỹ, đã nói: ”Báo cáo vẫn còn một số nội dung thiếu khách quan dựa trên những thông tin không được kiểm chứng về thực tế tại Việt Nam.” (Tin Bộ Ngoại giao, ngày 23/03/2020)

Nhưng tin nào “chưa được kiểm chứng thực tế” mà nói bừa như thế. Tình trạng bịt miệng dân, đàn áp các Bloggers, Facekookers và các nạn nhân tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền đã bị đàn áp và đang bị khống chế còn sống khắp nơi ở Việt Nam thì có cần phải kiểm chứng không?



Về phần mình, báo QĐND cũng gọi Báo cáo Mỹ là: ”Phi lý và kỳ cục. Phi lý là bởi nội dung của bản báo cáo này rõ ràng đi ngược với thực tế. Kỳ cục vì cuối cùng đây vẫn chỉ là tập hợp của những nhận xét thiếu thiện cảm mang tính cố hữu, để rồi kết luận với điệp khúc cũ: Việt Nam vi phạm nhân quyền.”

Báo này còn cường điệu:” Chỉ trích vô căn cứ về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. …. hạn chế các quyền tự do, bao gồm tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do internet và tự do tôn giáo…Đây là những luận điệu không mới, trước hết bởi nó vẫn sa lầy trong cách nhìn nhận “không trúng và không đúng” sự thật.”

Cuối cùng báo của Bộ Quốc phòng kết luận:”Dù đã “xuống tông” so với những báo cáo trước đây và thừa nhận những thành tựu bảo vệ quyền con người của Việt Nam, song báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam 2019 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chứa đựng những nhận định thiếu khách quan, được chắp vá bằng những thông tin không chính xác, phản ánh sai lệch về tình hình thực tế.”(báo QĐND, ngày 23/03/2020)

HRW-VIỆT NAM

Nhưng đâu chỉ có Bộ Ngoại giao Mỹ đã phơi ra sự thật những vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Cả Human Rights Watch cũng đã vào cuộc từ rất sớm.

Trong báo cáo ngày 14/01/2020, theo tường thuật của Phóng viên Thanh Phương, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI, Radio France International) thì: “Bản Báo cáo Thế giới, dày 652 trang, của Human Rights Watch trình bày tình hình nhân quyền tại 100 quốc gia trong năm 2019.

Trong phần nói về Việt Nam, ông Brad Adams, giám đốc Ban Á châu của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, nói: « 2019 là một năm tàn khốc đối với các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam. Chính quyền Việt Nam khẳng định rằng người dân Việt Nam được hưởng quyền tự do ngôn luận, nhưng “quyền tự do” này biến mất khi được sử dụng để kêu gọi dân chủ hay chỉ trích đảng Cộng Sản cầm quyền ».

Báo cáo của Human Rights Watch ghi nhận: « Nhà nước độc đảng hạn chế gắt gao mọi quyền chính trị và dân sự cơ bản, và cấm mọi hoạt động bị đảng Cộng Sản cầm quyền coi là mối nguy đối với độc quyền lãnh đạo của họ. Đặc biệt là các nhà hoạt động và blogger vẫn bị theo dõi, cấm đi lại, hành hung, thẩm vấn và bắt giữ, bị các tòa án kết tội và tuyên án bản án tù nhiều năm ».

Cũng theo Human Rights Watch, chính quyền Việt Nam vẫn cấm các hoạt động tôn giáo bị họ tùy tiện cho là gây phương hại cho « lợi ích quốc gia », « trật tự công cộng », hay « khối đoàn kết dân tộc ». Những người theo các tổ chức tôn giáo không được chính quyền công nhận thì bị kiểm điểm, buộc từ bỏ tín ngưỡng, bị câu lưu, thẩm vấn, đánh đập và bỏ tù.” (RFI)

SỰ THẬT TRƯỚC MẮT

Vậy từ “không được kiểm chứng” cho đến “phi lý, kỳ cục” hay “sai lệch” đã diễn ra trước mắt Giáo sư, Tiến sỹ, cựu đảng viên Nguyễn Đình Cống như thế nào?

Ông viết:”Mọi người có Nhân quyền và Dân quyền. Nhân quyền do Thượng đế ban cho, Dân quyền do Hiến pháp quy định. Trong Dân quyền thì quyền ứng cử, bầu cử người đại diện là thiêng liêng. Thực hiện việc đó một cách thật sự tự do dân chủ là mở đầu việc Lập Quyền Dân. Thế mà việc bầu cử đang bị ĐCS lợi dụng bằng trò dân chủ giả hiệu.

Ở các nước dân chủ, khi bầu cử mà có trên 70% cử tri tham dự, người ta cho rằng đó là con số khá lớn. Ở VN, mỗi lần bầu Quốc hội (QH) người ta thúc ép để có gần 100% cử tri tham gia, nhưng tiếc rằng phần lớn trong số cử tri đã bị lợi dụng, bị lừa dối mà không biết hoặc có biết nhưng phải cúi đầu tuân theo. Cử tri không thích thú gì với dân chủ giả hiệu trong bầu cử. Họ giữ lại tên người này, gạch tên người nọ trong lá phiếu mà bản thân không biết những người đó có năng lực và phẩm chất như thế nào. Phải chăng họ chỉ là con rối trong tay ban bầu cử do ĐCS thao túng?! “ (trích “Lòng yêu nước, Đảng Cộng sản và Lập Quyền Dân”, Tác giả Nguyễn Đình Cống, ngày 20/03/2020)

Khi nói về chủ mưu chiếm quyền dân của đảng CSVN từ rất sớm, Nhà giáo ưu tú tại Đại học Xây dựng, Nguyễn Đình Cống, người nổi tiếng về nghiên cứu Bê tông và các lĩnh vực khác trong Xây dựng viết:” ĐCSVN, ban đầu là đảng cách mạng dựa vào lòng yêu nước của dân để phát triển, khi giành được chính quyền rồi thì trở thành đảng thống trị. Họ tự tuyên bố là đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền, nhưng thực chất là đảng độc tài toàn trị. Họ tuyên truyền là giành chính quyền về tay nhân dân, nhưng thực ra là dùng sức dân để giành chính quyền cho họ. Thực chất ĐCS đã cướp quyền của dân. Họ lợi dụng và làm hoen ố Lòng yêu nước bằng cách bắt gắn nó với yêu CNXH, tức là yêu ĐCS. Họ dựa vào Lòng yêu nước của các đảng viên và của toàn dân để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, nhưng khi họ thực hành cách mạng vô sản, chuyên chính vô sản thì phạm phải nhiều thất bại như cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, kinh tế quốc doanh, đàn áp tự do tư tưởng, độc quyền đảng trị, lệ thuộc Trung cộng, v.v.”

Giáo sư Nguyễn Đình Cống sinh ngày 12/12/1937 tại Quảng Phong, Quảng Trạch, Quảng Bình, đã chính thức tuyên bố ra khỏi đảng 3.2.2016.

Ông khẳng khái nói thẳng:”Nhân dân VN đã để cho ĐCS lợi dụng Lòng yêu nước quá nhiều, đã làm ngu dân bằng cách nhồi sọ Chủ nghĩa Mác Lê, không cho ai tự do tư tưởng, ngăn cấm làm phản biện, chủ trương nhấn chìm dân tộc vào vòng tăm tối.”

Như vậy thì đã rõ chưa, hay cần nhân dân cả nước, với trên 90 triệu người, đứng lên móc mắt,chỉ mặt thì đảng, chính phủ và báo, đài nhà nước mới “sáng mắt sáng lòng” trước những lời lẽ phản động về quyền dân? -/-

Phạm Trần

(03/020)
 
Văn Hóa
Ngỡ ngàng
Sơn Ca Linh
09:55 25/03/2020
Chút cảm nhận huyền nhiệm “TRUYỀN TIN”- Lc 1,26-38

Ngỡ ngàng một sáng mùa xuân,
Đường quê bước nhẹ thiên thần truyền tin.
Hiên nghèo thoáng dáng Nữ Trinh,
Lặng thầm trong cõi nguyện kinh nhiệm mầu.

Ngỡ ngàng chỉ mấy lời đầu:
“Mừng vui lên đấng dạt dào Thiên ân.
Đấng Tối Cao, Chúa Quyền năng,
Cùng người yên ngự vĩnh hằng từ đây”.

Ngỡ ngàng thêm chuyện thế nầy:
“Rồi đây người sẽ thụ thai nhiệm mầu,
Người sinh Con Đấng Tối Cao,
Nối dòng Đa-vít Ước Giao ngàn đời.”

Ngỡ ngàng Mẹ đã mở lời:
“Đồng trinh khấn nguyện làm sao được mà !”
“Thánh Linh rợp bóng trên Bà,
Quyền năng Thiên Chúa bao la diệu vời”

Ngỡ ngàng thay Chúa vào đời,
Là Đấng Cứu Độ là Lời toàn năng.
Đấng từ nơi cõi vĩnh hằng,
Nay thân cát bụi thấp hèn phàm nhân.

Ngỡ ngàng hai tiếng “XIN VÂNG”,
“Tôi đây tỳ nữ mang thân dại khờ.
Kính xin Thiên Chúa tôi thờ,
Thành toàn thánh ý đôi bờ Ứớc Giao”.

Ngỡ ngàng một cuộc đổi trao,
Chúa làm người để nâng cao phận người.
Phút “Truyền Tin” ấy diệu vời,
Ngỡ ngàng đến mãi muôn đời chưa nguôi.

Sơn Ca Linh (Truyền Tin 2020)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Góc Riêng
Nguyễn Trung Tây Lm.
14:29 25/03/2020
GÓC RIÊNG
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Giữa những căng thẳng mệt nhoài!
Mời bạn ghé vào thư giãn với cà phê.
(NTT)
 
VietCatholic TV
Đồng hành với đàn chiên đến cùng, 6 linh mục Ý trong một thị trấn nhỏ thiệt mạng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:42 25/03/2020
Tính cho đến chiều Thứ Tư 25 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức đáng âu lo với 18,910 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 423,515 người. Như thế, trong 24 giờ qua, toàn thế giới đã có thêm 2,414 người bị thiệt mạng và 44,774‬ trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.

Số trường hợp tử vong tại Ý vẫn tiếp tục gia tăng một cách đáng âu lo. Tính đến sáng Thứ Tư 25 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 6,820 người, và 69,176 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Như thế, trong 24 giờ qua, tại Ý đã có thêm 743 người bị thiệt mạng và 5,249 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Cho đến nay, số trường hợp tử vong tại Ý đã hơn gấp đôi số người chết tại Hoa Lục.

Cố nhiên, đây là nói theo các con số chính thức do bọn cầm quyền Bắc Kinh thông báo. Nguồn tin của một linh mục thầm lặng tại Vũ Hán ước lượng con số tử vong tại Vũ Hán không dưới 50,000 người.

Cho đến nay, Bắc Kinh chỉ thừa nhận trên toàn cõi Hoa Lục con số thương vong là 3,281 người chết, và 81,218 trường hợp nhiễm bệnh. Trong số các trường hợp nhiễm bệnh này, Bắc Kinh cho biết đã có 73,650 người đã hoàn toàn khỏi bệnh. Trong cuộc họp báo sáng thứ Tư, bộ Y tế Trung Quốc nói chỉ còn 4,287 người đang nhiễm bệnh, trong đó có 1,399 trường hợp nghiêm trọng phải nằm bệnh viện, số còn lại được cho về nhà, cách ly tại gia.

Sau Trung Quốc và Italia, Hoa Kỳ đang là nước thứ ba trên thế giới về phương diện nhiễm bệnh với 54,916 trường hợp. Số trường hợp tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 784 người.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, cảnh báo rằng tâm chấn của dịch bệnh đang chuyển từ Ý sang Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo Thượng viện và chính quyền Trump đã đạt được thỏa thuận vào sáng sớm ngày thứ Tư về gói kích thích trị giá 2 nghìn tỷ đô la để giải cứu nền kinh tế, khi cuộc tranh luận quốc gia nổ ra liên quan đến thời gian và mức độ nghiêm trọng của các hạn chế nhằm ngăn chặn đại dịch.

Thỏa thuận tại Washington đã làm sôi động các thị trường ở châu Á vào hôm thứ Tư, ngăn chặn Trung Quốc thu gom các cổ phiếu đang tụt dốc.

Mặc dù các chuyên gia cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn, tổng thống Trump nói hôm thứ Ba rằng ông muốn nền kinh tế đất nước phải được vực lại vào ngày lễ Phục sinh - 12 tháng Tư – trong khi tiếp tục giải quyết những hậu quả của đại dịch coronavirus. Giải thích về sự lạc quan này, ông Trump nói ông có niềm tin vào Thiên Chúa.

Cho đến nay Pháp đã trở thành quốc gia thứ năm ghi nhận hơn 1,000 trường hợp tử vong do coronavirus.

Nam Hàn, được ca ngợi vì thử nghiệm nhanh chóng và rộng rãi, đang là mô hình được chính quyền Mỹ chú ý. Sáng thứ Tư, tổng thống Văn Tại Dần cho biết chính phủ của ông đã đồng ý gửi thiết bị y tế dự phòng sang cứu nguy cho Hoa Kỳ theo lời yêu cầu của Tổng thống Trump.

Mặc dù các nhà lãnh đạo chính trị nổi tiếng tại Ấn tỏ ý không tán thành, Thủ tướng Narendra Modi của Ấn đã ra lệnh cho khoảng 1.3 tỷ công dân không được ra khỏi nhà trong vòng 21 ngày, bắt đầu từ nửa đêm hôm qua. Trong một thông báo trên trang Web của Hội Đồng Giám Mục Ấn, Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Bombay, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục nước này kêu gọi các linh mục và anh chị em giáo dân chấp hành biện pháp này của ông Modi, đình chỉ các thánh lễ. Anh chị em giáo dân được kêu gọi dự lễ trực tuyến, dành thời gian đọc Kinh Thánh, và cầu nguyện cho đất nước, Giáo Hội và thế giới.

Tại Tây Ban Nha đến nay đã có 42,058 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 2,991 người chết. Trong 24 giờ của ngày thứ Hai, Tây Ban Nha đã phải chứng kiến cái chết của 678 người, là số tử vong trong một ngày cao nhất cho đến nay.

Tại Đức đã có 159 người chết; và 32,991 trường hợp nhiễm bệnh.

Iran cho biết có 1,934 người chết, tăng 122 người trong vòng 24 giờ; và 24,811 trường hợp nhiễm bệnh, tức là chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,762 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận. Tuy nhiên, các con số do chính quyền Iran đưa ra thường bị chính trị hóa và có thể là rất khác so với sự thật.

Tổng giáo phận Sydney là nơi cuối cùng cũng phải đình chỉ các thánh lễ. Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher xác nhận trong Thư Mục Vụ gửi các linh mục của tổng giáo phận chiều 24 tháng Ba. Các tín hữu được chuẩn khỏi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật trong thời gian này. Thay vào đó, họ “có thể giữ Chúa Nhật bằng cách dành giờ cầu nguyện tại nhà, đọc sách thánh ngày hôm đó, xem thánh lễ trên truyền hình hay trực tuyến”.

Về việc xưng tội, Đức Tổng Giám Mục Fisher cho hay: tín hữu được miễn bổn phận xưng tội mỗi năm ít là một lần, nhưng họ nên xét mình và đọc kinh ăn năn tội. Trong thánh lễ hôm 20 tháng Ba, Đức Thánh Cha khuyên bảo về việc xưng tội trong hoàn cảnh hiện nay như sau:

Tôi biết rằng nhiều anh chị em đi xưng tội trước Lễ Phục Sinh. Nhiều người sẽ nói với tôi: ‘Nhưng Cha ôi, con muốn làm hòa với Chúa lắm nhưng con không thể ra khỏi nhà. Con muốn Ngài ôm chầm lấy con nhưng làm sao con có thể làm được điều đó trừ khi con tìm được một linh mục? Anh chị em hãy làm những gì sách Giáo lý nói. Sách Giáo lý nói rất rõ ràng. Nếu anh chị em không tìm được một linh mục để đi xưng tội, hãy thưa lên với Chúa. Ngài là Cha của anh chị em. Hãy nói với Ngài trong sự thật: Lạy Chúa, con đã làm điều này điều kia. Xin Chúa tha thứ cho con. Hãy cầu xin sự tha thứ của Chúa bằng tất cả trái tim của anh chị em, kết thúc bằng một kinh ăn năn tội và hứa với Ngài, ‘sau này con sẽ đi xưng tội’. Anh chị em sẽ quay về với trạng thái có ân nghĩa với Chúa ngay lập tức. Như sách Giáo lý dạy, anh chị em có thể tự mình đến gần với lòng thương xót Chúa, trong trường hợp không có linh mục.

Tại Hoa Kỳ, theo tờ Chicago Catholic, Đức Hồng Y Cupich yêu cầu các giáo xứ kéo chuông mỗi ngày 5 lần như lời yêu cầu họ nhớ cầu nguyện. Lần đầu tiên sẽ là 9 giờ sáng ngày 21 tháng 3, và tiếp tục sau đó mỗi 3 tiếng đồng hồ, với hồi chuông cuối cùng trong ngày vào lúc 9 giờ đêm. Nơi nào không có chuông nhà thờ, Đức Hồng Y khuyên các gia đình tự lên đồng hồ để báo giờ cầu nguyện.

Tại Ý, Đức Cha Francesco Beschi, Giám Mục Bergamo, nói với mạng truyền hình Ý Rainews24 rằng 6 linh mục tại Trentino trong vùng Lombardy, tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Ý, đã thiệt mạng.

“Rất nhiều các linh mục của chúng tôi đã chấp nhận nguy cơ nhiễm virus để gần gũi với cộng đồng của các ngài. Cái chết của các ngài là một dấu chỉ rõ ràng của sự gần gũi, và chia sẻ trong đau khổ.”

Bergamo, nằm cách Rôma 620km về phía Tây Bắc, với dân số 120,000 người, đã có 3,416 trường hợp nhiễm coronavirus. Ước tính có khoảng 50 người chết mỗi ngày trong thành phố này.

Đức Hồng Y Raymond Burke đã viết một lá thư khuyến khích các linh mục và giám mục hợp tác xây dựng với chính quyền dân sự, trong khi cố gắng đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Công Giáo trong đại dịch coronavirus.

Thừa nhận nỗi buồn và sự sợ hãi mà đại dịch này mang đến, Đức Hồng Y nhận xét rằng “Thông thường, khi chúng ta thấy mình đau khổ và thậm chí phải đối mặt với cái chết, chúng ta thường hỏi: Chúa ở đâu? Nhưng câu hỏi thực sự phải là: chúng ta đang ở đâu?”

“Để chống lại sự lây lan của virut, tất cả chúng ta đang ở trong một kiểu rút lui tâm linh bắt buộc, bị chôn chân trong một không gian giới hạn và không thể bày tỏ tình cảm thông thường với gia đình và bạn bè. Đối với những người bị cách ly, sự cô lập thậm chí còn nghiêm trọng hơn, vì không thể tiếp xúc với bất kỳ ai”.

“Vào những ngày này, tôi đã nghe từ rất nhiều người Công Giáo sùng đạo, những người vô cùng đau buồn và nản lòng khi không thể cầu nguyện và thờ phượng trong nhà thờ và nhà nguyện của họ. Họ hiểu sự cần thiết phải tuân giữ khoảng cách xã hội và tuân theo các biện pháp phòng ngừa khác. Chắc chắn là họ sẽ tuân theo những thực hành thận trọng này, là điều mà họ có thể dễ dàng thực hiện ở các thờ phượng. Nhưng, thường chúng ta đi quá xa đến mức buộc họ phải chấp nhận sự đau khổ sâu sắc khi nhà thờ và nhà nguyện của họ bị đóng cửa hoàn toàn khiến họ không được tiếp cận với Bí tích Hòa giải và Bí tích Thánh Thể.”

Đức Thánh Cha nhận định: Chúng ta đang đứng trước một mầu nhiệm

Lúc 7 sáng thứ Tư 25 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các nữ tử Vincent de Paul, đang hiện diện trong thánh lễ. Các chị sẽ lặp lại lời khấn cùng với các nữ tu của Tu Hội Vincent de Paul trên toàn thế giới. Tại Vatican, Tu hội Vincent de Paul phụ trách y tế cho nhà trọ Santa Marta trong 98 năm qua. Ở đó, các sơ cung cấp hỗ trợ y tế cho trẻ em và các gia đình có nhu cầu. Đức Thánh Cha cũng cầu nguyện cho các sơ ở Rôma bị nhiễm coronavirus trong khi liều mình chăm sóc người nghèo và các bệnh nhân.

Như chúng tôi đã loan tin, trong một diễn biến đáng buồn, ít nhất 59 nữ tu trong hai tu viện tại Rôma đã thử nghiệm dương tính với coronavirus.

Theo hãng tin ANSA của Ý, tại Grottaferrata, một vùng ngoại ô của Rome, cộng đồng Các Nữ Tử của Thánh Camillo có 50 nữ tu. Cho đến nay đã có 40 sơ xét nghiệm dương tính với coronavirus, một sơ đã phải vào bệnh viện. Cộng đồng Các Nữ Tử của Thánh Camillo chuyên chăm sóc cho các bệnh nhân.

Các nữ tu Thiên Thần Nhỏ của Thánh Phaolô, có một tu viện ở Rôma, gồm 21 sơ. Đến nay đã có 19 sơ xét nghiệm dương tính với coronavirus.

Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Tôi muốn dâng thánh lễ hôm nay cho các sơ, cho Tu hội của họ, là những người luôn chăm sóc các bệnh nhân và những người nghèo nhất, như họ đã làm ở đây trong 98 năm qua.

Ý cầu nguyện của tôi cũng vươn đến đến tất cả những nữ tu đang làm việc tại thời điểm này, chăm sóc người bệnh và liều mạng sống của các sơ để phục vụ.

Bài giảng của Đức Thánh Cha đã tập trung bài Tin Mừng trong ngày.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: “Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ”. Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.

Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận”.

Nhưng Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?”

Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Ðấng Bà sinh ra, sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ họi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được”.

Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền”. Và thiên thần cáo biệt Bà.


Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta đang đứng trước một mầu nhiệm. Thánh Luca đã biết chuyện gì đã xảy ra để tường thuật cho chúng ta vì chính Đức Mẹ đã kể cho thánh nhân.

Vì thế, khi lắng bài tường thuật của Thánh Luca, chúng ta đang lắng nghe chính Đức Mẹ kể lại mầu nhiệm này. Chúng ta đang ở trước một mầu nhiệm. Có lẽ điều tốt nhất chúng ta có thể làm bây giờ là đọc lại đoạn văn này, và nghĩ rằng chính Đức Mẹ đã kể lại câu chuyện đó.

Đức Thánh Cha sau đó đã lại đọc toàn bộ bài Tin mừng trong ngày một lần nữa.

Lời cuối cùng của ngài trong bài giảng hôm nay là:

“Đó là một mầu nhiệm”.

Trước khi cử hành phụng vụ Thánh Thể, hai nữ tu của Tu Hội Vincent de Paul đã lặp lại lời khấn của các sơ.
 
Số tử vong tại Tây Ban Nha vượt xa số người chết tại Hoa Lục. Thái tử Charles nhiễm coronavirus
Giáo Hội Năm Châu
23:50 25/03/2020
Tính cho đến sáng thứ Năm 26 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 21,145 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 466,633 người.

Thiệt hại nhân mạng tại Ý ngày càng trở nên rất nghiêm trọng. Chỉ trong 24 giờ, số trường hợp tử vong tại Ý là 683 người. Tính đến chiều thứ Tư 25 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 7,503 người, và 74,386 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Nếu tình hình cứ diễn tiến ở mức này, chỉ trong một ngày nữa, con số nhiễm bệnh tại Ý sẽ vượt qua con số nhiễm bệnh trên toàn cõi Hoa Lục. Đến hôm nay, số trường hợp tử vong tại Ý đã hơn gấp đôi số người chết tại Hoa Lục.

Cố nhiên, những con số do bọn cầm quyền Trung Quốc đưa ra chỉ là các con số tượng trưng. Con số thương vong thực sự không ai biết. Đó là một thông tin thuộc loại tối mật của đảng cộng sản Trung Quốc.

Cho đến nay, Bắc Kinh chỉ thừa nhận trên toàn cõi Hoa Lục con số thương vong là 3,281 người chết, và 81,218 trường hợp nhiễm bệnh. Trong số các trường hợp nhiễm bệnh này, Bắc Kinh cho biết đã có 73,650 người đã hoàn toàn khỏi bệnh. Trong cuộc họp báo sáng thứ Tư, bộ Y tế Trung Quốc nói chỉ còn 4,287 người đang nhiễm bệnh, trong đó có 1,399 trường hợp nghiêm trọng phải nằm bệnh viện, số còn lại được cho về nhà, cách ly tại gia.

Hôm thứ Tư, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nơi đại dịch coronavirus bắt đầu đã bãi bỏ lệnh cô lập cho phép hầu hết 60 triệu cư dân của họ muốn đi đâu thì đi, chấm dứt gần hai tháng cách ly.

Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc và là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus, vẫn bị cô lập cho đến ngày 8 tháng Tư.

Tình hình tại Tây Ban Nha đã gia tăng một cách đột biến trong những ngày gần đây. Đến nay, đã có 3,647 người chết, nghĩa là vượt qua con số tử vong tại Hoa Lục do Bắc Kinh công bố. 49,515 trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận cho đến nay.

Tại Anh, Cung điện Buckingham cho biết Thái tử Charles đã nhiễm coronavirus.

Thái tử Charles, 71 tuổi, đang có các triệu chứng nhẹ “nhưng nói chung vẫn có sức khỏe tốt”, một phát ngôn viên của ông cho biết thêm rằng Nữ công tước xứ Cornwall, 72 tuổi, đã được thử nghiệm nhưng không có virus.

Thái tử Charles và công nương Camilla hiện đang tự cô lập tại Balmoral.

Cung điện Buckingham cho biết, lần cuối cùng Nữ hoàng đã nhìn thấy con trai bà, là người sẽ thừa kế ngai vàng, vào ngày 12 tháng Ba. Tuy nhiên, Nữ hoàng vẫn “có sức khỏe tốt”.

Cung điện nói thêm rằng Quận Công, phu quân Nữ hoàng, không có mặt trong cuộc họp đó và Nữ hoàng hiện đang “làm theo mọi lời khuyên phù hợp liên quan đến sức khoẻ của mình”.

Một tuyên bố của Clarence House có đoạn viết: “Theo lời khuyên của chính phủ và các cơ quan y tế, thái tử và nữ công tước hiện đang tự cô lập tại nhà ở Scotland.

“Các thử nghiệm được NHS thực hiện tại Aberdeenshire, nơi họ đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để thử nghiệm.”

“Không thể xác định được ai là người đã lây nhiễm virua cho thái tử do số lượng lớn các cuộc gặp gỡ mà ông đã thực hiện trong vai trò công khai của mình trong những tuần gần đây.”

Nam Hàn là nước tiến hành thử nghiệm rất nhanh mọi công dân, bất kể có triệu chứng hay không, đặc biệt là tại Daegu, tâm chấn của dịch bệnh, và cả các khu vực xung quanh. Nhờ thế, tỷ lệ tử vong và số trường hợp nhiễm bệnh tại quốc gia này ngày càng thấp.

Anh quốc và nhiều quốc gia trong khối Liên Hiệp Anh không làm như Nam Hàn. Trong tuyên bố của Clarence House, chúng ta hãy chú ý đến cụm từ “đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để thử nghiệm”. Tại Úc, chẳng hạn, các tiêu chuẩn ấy là bạn phải có triệu chứng khó thở đồng thời phải trở về từ nước ngoài trong vòng 14 ngày qua, hay là bạn có tiếp xúc với một bệnh nhân nhiễm coronavirus được xác nhận trong vòng 14 ngày qua, hay là bạn sống trong vùng có nhiều người bị mắc bệnh.

Nhiều người lo ngại rằng đến lúc có triệu chứng khó thở mới cho xét nghiệm thì bản thân người ấy đã không xong và đương sự đã lây nhiễm cho biết bao nhiêu người rồi. Còn một vấn đề nữa cho thấy hệ thống y tế đã quá tải là các đường dây hotline rất khó thông. Nếu thông được, câu hỏi đầu tiên được hỏi là bạn bao nhiêu tuổi. Nhiều ký giả âu lo rằng đang có sự chọn lọc trong điều trị. Dù thế nào đi chăng nữa, lời khuyên sau đây của thủ tướng Anh Boris Johnson rất là hữu lý: Bạn nên đóng cửa nằm nhà.

Ông Boris Johnson nói trong diễn văn gởi quốc dân đồng bào hôm 24 tháng Ba như sau:

Coronavirus là mối đe dọa lớn nhất đất nước này đã từng phải đối mặt trong nhiều thập kỷ, và không phải chỉ có đất nước chúng ta phải đối mặt với nó. Toàn thế giới đã nhìn thấy những tác động tàn phá khốc liệt của kẻ giết người vô hình này. Tôi e nếu quá nhiều người không khỏe vào cùng một lúc, NHS sẽ không thể đương đầu nổi, có nghĩa là nhiều người có thể sẽ chết vì coronavirus và cả những bệnh tật khác. Bây giờ đã đến tất cả chúng ta phải làm nhiều hơn nữa từ tối nay. Tôi phải cung cấp cho người dân Anh một hướng dẫn rất đơn giản: bạn phải ở nhà. Điều quan trọng chúng ta phải làm là ngăn chặn dịch bệnh lây lan giữa các hộ gia đình. Vì thế, mọi người chỉ được phép rời khỏi nhà vì những mục đích rất hạn chế sau đây. Mua sắm thực phẩm và các nhu cầu cơ bản, nhưng phải giảm thiểu tối đa, một hình thức tập thể dục mỗi ngày một lần thôi, ví dụ như đi bộ hoặc đạp xe một mình hoặc với các thành viên trong gia đình bạn. Ra ngoài vì nhu cầu cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế hoặc để giúp một người dễ bị tổn thương. Đi làm nhưng chỉ khi điều này là hoàn toàn cần thiết và không thể được thực hiện ở nhà. Đó là tất cả những lý do duy nhất bạn có thể rời khỏi nhà của mình. Nếu bạn không tuân giữ các quy tắc này, cảnh sát sẽ có những quyền hạn để thực thi chúng bao gồm phạt tiền và giải tán các cuộc tụ họp để đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu của chính phủ về việc ở nhà. Chúng tôi sẽ đóng cửa ngay lập tức tất cả các cửa hàng bán các hàng hóa không thiết yếu bao gồm cửa hàng quần áo và điện tử và các cơ sở khác bao gồm thư viện, sân chơi và phòng tập thể dục ngoài trời và các nơi thờ phượng. Một cuộc tụ họp nhiều hơn hai người ở nơi công cộng trừ ra những người bạn sống chung sẽ bị giải tán bao gồm các sự kiện xã hội như đám cưới, lễ rửa tội và các nghi lễ khác nhưng không bao gồm đám tang. Các côngviên sẽ vẫn mở để tập thể dục nhưng các cuộc tụ họp sẽ bị giải tán. Tôi kêu gọi bạn tại thời điểm khẩn cấp quốc gia này hãy ở nhà để bảo vệ NHS của chúng ta và cứu mạng sống của mình và người khác.

Phản ứng của tổng giáo phận Westminster

Theo sau thông điệp của Thủ tướng, các nhà thờ trong Giáo phận Westminster đã đóng cửa ngay lập tức và giữ tình trạng đóng cửa này cho đến khi có thông báo mới.

Trong một thông điệp gửi đến các linh mục và anh chị em giáo dân, Đức Hồng Y nói: “Tất cả các nhà thờ phải bị đóng cửa, và giữ tình trạng đóng cửa này cho đến khi có lệnh mới. Điều quan trọng là tất cả chúng ta đều tuân theo chỉ dẫn này, dù đau đớn và khó khăn.”

Cho đến nay, Anh quốc có 9,520 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, trong đó 465 người đã thiệt mạng.