Ngày 25-03-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 34
VietCatholic Network
06:29 25/03/2012
Có lẽ còn nhiều đoạn văn khác trong Cựu Ước, "Bài Ca Người Tôi Trung" cho chúng ta một thoáng nhìn về con người của Chúa Giê-su. Khi những đọan văn này được viết lần đầu tiên, "Người Tôi Trung" được coi là chính Is-ra-el, bị đàn áp và bị lưu đầy nhưng báo trước một đáp đền trong vinh quang. Tuy nhiên, Giáo Hội cũng xem những đoạn này là những lời tiên báo về Chúa Giê-su, Người tôi trung thiện hão của Thiên Chúa.

Trong bài thứ nhất, chúng ta thấy Ðấng Messiah hứa thiết lập công lý trên địa cầu (Is 42:3-4). Chúa Giêsu đã thực hiện điều này không phải bằng cơn thịnh nộ hay hủy diệt báo thù nhưng với lòng kiên nhẫn, thủy chung và dịu dàng.

Khi đối diện với tội lỗi con người, Chúa Giê-su không bao giờ chửi rủa. Ngài không bao giờ chịu "yếu hèn" hay "chịu phục" (Is 42:4) bởi đối phương- ngay cả sự thiếu lòng tin của các môn đệ Ngài. Ngài đơn sơ tiếp tục tha thứ và chữa lành. Ngài không giày xéo ước muốn tự do con người. Ngài không cưỡng ép hay mánh khóe vận động bắt chúng ta chấp nhận Ngài. Thay vào đó, Ngài dành cuộc đời Ngài rao giảng và chữa lành, dạy dỗ và tha thứ, cho tới thời gian cuối cùng của cuộc đời Ngài hy sinh trên thập tự.

Chúa Giêsu luôn luôn làm chủ. Ngài là Ðấng không hề nao núng trong mục đích của Ngài bởi thiếu lòng tin, giận dữ, ngay cả sự chối từ của những người bạn gần gũi nhất. Ngài tiếp tục dâng hiến cho chúng ta tình yêu và lòng tha thứ.

Ngài không ngạc nhiên trước sự thầm kín đen tối của chúng ta, những tội lỗi điên rồ của chúng ta không làm Ngài nổi giận. Ngài sẽ không lên án hay nguyền rủa. Ngài sẽ không bẻ gãy cây sậy bị giập hay dập tắt ngọn bấc đang cháy sáng. Như những gì Ngài đã làm cách đây hai ngàn năm và ngay đến hôm nay Ngài cống hiến sự tha thứ và tự do.

Như chúng ta đang bước vào Tuần Thánh, tại sao không giải quyết sổ sách kế toán của bạn với Thiên Chúa cách rõ ràng? Nếu bạn chưa đi xưng tội, hãy vận dụng thời gian ân sủng này đã tìm sự thứ ta của Thiên Chúa. Hãy đến với Ngài và để Ngài đem đến sự công chính trong tâm hồn bạn.

"Lạy Chúa Giêsu, con ăn năn về những tội con. Tin tưởng trong tình yêu của Chúa, con xin Chúa tha thứ và thương xót. Xin hãy đến, Lạy Chúa và thiết lập sự công chính và hòa bình của Chúa".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
 
“Người Hành Hương Của Hy Vọng”
LM. Giuse Trương đình Hiền
08:59 25/03/2012
“Người Hành Hương Của Hy Vọng”

(CHÚA NHẬT V MÙA CHAY Năm B 2012)

Từ Chúa Nhật hôm nay (V MC), bóng thập giá đã thấp thoáng trong khung cảnh Phụng Vụ của Giáo Hội. Màu tím tang chế phủ kín các ảnh tượng trong thánh đường càng tô đậm ý nghĩa của “thương khó”. Cựu ước đã bắt đầu dự báo một “Giao ước Mới” (BĐ 1) và Đức Kitô đã nói tiên tri về cuộc tử nạn của chính mình qua hình tượng “hạt lúa mì mục nát” (TM). Trong khi đó, thư gởi giáo đoàn Do Thái đã minh nhiên xác quyết chấn lý nền tảng nầy : “Dẫu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục ; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người” (BĐ 2)

Dừng lại để suy niệm đôi điều trong sứ điệp phụng vụ hôm nay đó chính là một cách dấn thân vào “hành trình khổ nạn và phục sinh” của Chúa Kitô trong những ngày đặc biệt nầy.

1. Thiên Chúa của Giao Ước :

Cốt lỏi trong niềm tin “Độc thần” của Do Thái giáo hay Kitô giáo đó chính là một “Thiên Chúa của giao ước” : “Thiên Chúa mãi mãi trung thành với Giao ước yêu thương mà Ngài đã ký với “người tình nhân loại”.

Chính trên nền tảng của chân lý cao cả nầy, mà Dân Chúa, “dân cũ” - Ít-ra-en cũng như “Dân Mới” – Hội Thánh Chúa Kitô, đã mạnh mẽ tiến bước trong niềm hy vọng tuyệt vời.

Trong thời Cựu ước, lời sứ ngôn Giê-rê-mi-a vang lên như tiếng kèn hy vọng, niềm hy vọng chứa chan vào lòng trung tín của Thiên Chúa vượt trên những bất trung phản bội của dân Người : “Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa một giao ước mới…Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa”. Và “giao ước mới” mà Giêrêmia đã tiên báo đó đã hiện thực trong chính cuộc khổ nạn của Đức Kitô : “Chén nầy là Giao ước Mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22,20).

Hơn lúc nào hết, hôm nay chân lý nầy cần phải được chúng ta, những người Kitô hữu, tuyên xưng, loan báo và sống hết mình ; bởi lẽ, thế giới đang có quá nhiều lý do để mất đi niềm tin yêu hy vọng, con người có quá nhiều áp lực để ném cuộc sống vào trong những vũng lầy của vô nghĩa, buông xuôi và trác táng : đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, khủng bố, tội ác gia tăng, bất công xã hội, chênh lệch giàu nghèo, môi trường bị tiêu phá, giới trẻ và thiếu nhi bị đầu độc, nạn phá thai và ly dị lan tràn, bạo lực gia đình gia tăng đến mức báo động, âm mưu đen tối và thủ đoạn trong môi trường chính trị, đàn áp hay lãnh đạm tôn giáo, xúc phạm nhân phẩm và nhân quyền, độc tài cai trị hay bóp nghẹt tự do, dân chủ…

Trước một bức tranh đen tối như thế, chúng ta cùng lắng nghe lời nhắn gởi của Đức giáo hoàng Bênêđictô tại sân bay León (24/03/2012) trong cuộc viếng thăm mục vụ Mêhicô trong những ngày nầy :

Là một người hành hương của hy vọng, tôi nói với họ bằng những lời của Thánh Phaolô: "Nhưng chúng tôi sẽ không để anh em không biết gì, khi nói về những người đang còn mê ngủ, anh em có thể không đau buồn như những người không có hy vọng "(1 Th. 4:13). Sự tự tin vào Thiên Chúa cho ta điều chắc chắn là chúng ta sẽ được gặp Ngài, được đón nhận được ân sủng của Ngài, Niềm hy vọng cho những ai tin vào Chúa được đặt căn bản ở đây. Và, khi nhận thức được điều này, chúng ta cố gắng để biến đổi cơ cấu và các sự kiện hiện tại, những cái không mấy làm chúng ta thỏa mãn và dường như bất động hoặc không thể vượt qua, trong khi cũng giúp những người không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống hay tương lai cho chính họ. Vâng, hy vọng làm thay đổi sự tồn tại thực tế của mỗi người trong thực tại (x. Spe Salvi, 2). Hy vọng chỉ ra một "trời mới và đất mới" (Khải Huyền 21:01), đã được, điều đang làm cho phản xạ của nó trở thành hiển thị. Hơn nữa, khi hy vọng bắt đầu bén rễ trong mỗi con người, hay khi được chia sẻ, nó sẽ lan tỏa như ánh sáng xua tan bóng tối đã làm chúng ta mù loà và điều khiển chúng ta bấy lâu nay.

Và như thế, trong cuộc sống đời thường của chúng ta hôm nay, cho dù phải đối diện với bao thảm cảnh cuộc đời, với đắng cay và nước mắt, với ốm đau tật nguyền, với thất bại rủi ro và với cả cái chết…chúng ta không có quyền thất vọng. Bởi vì Thiên Chúa của chúng ta, Thiên Chúa của Giao Ước, qua chính Con Một Giêsu Kitô, Ngài đang có mặt trên mọi nẽo đường và biến cố cuộc đời chúng ta để thổi vào Thần Khí tác sinh, để gieo vào hạt mầm của sự sống và hồng ân cứu độ. Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người”.

2. Niềm hy vọng với quy luật “Hạt lúa mì” :

Để thực hiện Giao ước, Thiên Chúa hoàn toàn có nhiều chọn lựa. Tuy nhiên, mạc khải đã cho thấy, Ngài đã chọn con đường của hy sinh, trao ban và tự hiến.

Đích điểm của “giao ước yêu thương” mà Thiên Chúa ký với loài người đó chính là “trao ban Người Con Một” : “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Và Người Con Một đó lại trả giá cho “giao ước của Cha” bằng chính máu của mình : “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,24). Phải chăng, chỉ có con đường “giao ước bằng máu” đó, “lề luật của Thiên Chúa mới được ghi khắc vào trái tim và lòng dạ của con người” (BĐ 1), và cũng chỉ với bằng phương thế đó Con Tthiên Chúa mới có thể kéo tất cả nhân loại cùng đi lên : “Phần tôi, khi được giương cao khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (TM). Xét cho cùng, đó lại là qui luật muôn đời của chương trình cứu độ : muốn vào “Đất hứa phải ngang qua sa mạc”, muốn tìm được sự sống phải đánh mất, muốn hoan ca phục sinh phải qua mùa Chay tử nạn, muốn có một mùa lúa tốt xinh phải trở nên “hạt lúa mì mục nát”…Đó chính là “nhân sinh quan của Tin Mừng”, là con đường “biện chứng của niềm tin Kitô giáo” : Làm người đúng nghĩa, hiện hữu đích thực, Kitô hữu đúng nghĩa đó là “phải chết đi mới sống lại”, phải ngang qua đắng cay thập giá mới tiến vào vinh quang phục sinh.

“Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình ; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời nầy, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,24-25).

Hai ngàn năm qua bài học ‘Hạt Lúa Mì” nầy xem ra vẫn còn mới mãi với thế giới, với Giáo Hội và với mỗi người chúng ta.

- Vẫn còn mới và cần thiết cho một thế giới đã quá “già nua để thèm hưởng thụ mà không muốn chiến đấu”, đã quá mệt mõi để thà chọn dễ dãi mà yên thân hơn dấn thân nhọc mệt để chiến thắng anh hùng.

- Vẫn còn mới và cần thiết cho một Giáo Hội đã quá biếng lười và ích kỷ để thà ở lại trong vỏ bọc tự mãn kiêu căng, trong pháo đài hủ hóa, hơn là can đảm chấp nhận hy sinh, thua thiệt để làm chứng cho sự thật và công lý.

- Vẫn còn mới và cần thiết cho mỗi người chúng ta khi chỉ muốn dừng lại, thối lui để được mơn trớn vỗ về với cái tôi ươn hèn, mệt mõi, nhỏ nhen và hưởng thụ, thay vì phải tiến lên, đổi đời, lột xác trong chiến đấu cực nhọc để hiện thực hóa những lời dạy của Tin Mừng.

Ngay từ những tháng năm đầu khai sinh Hội Thánh, nếu roi vọt, đòn bọng, tù đầy, nhục hình và cái chết thương đau đã thành công và chiến thắng trong việc bịt miệng các Tông Đồ, ngăn cản các bước chân loan truyền Tin Mừng, thì làm sao có được Hội Thánh hôm nay với cây Thánh Giá được cắm trên mọi nẻo đường thế giới ! Nếu những chàng thanh niên như Anrê Phú Yên, những bà mẹ như Anê lê Thị Thành, những thiếu nữ như Cecilia, Anê, Têrêxa, những linh mục như Gioan Hoan, Anrê Dũng lạc, Maximilien Kolbe…đều khiếp nhược đầu hàng trước đắng cay thập giá tử đạo, trước ngục tù máu đổ đầu rơi… thì làm gì có được “mùa lúa mới hôm nay” với hàng tỷ anh chị em thuộc về gia đình con cái Chúa, với hàng triệu ngôi thánh đường uy nghi đỗ bóng và vang dội những tiếng chuông hy vọng trên khắp phố phường của thế giới hôm nay, với hàng báo nhiêu công trình bác ái xã hội phục vụ con người và đẩy lùi những tệ nạn để mang lại hạnh phúc cho anh em đồng loại !

Từ “hạt lúa mì đầu tiên có tên Giêsu” đã được “gieo trên Đồi Sọ vào chiều Thứ Sáu Vượt Qua”, và được tiếp nối bởi muôn ức triệu chứng nhân ngã xuống trên khắp cánh đồng thế giới, quả thật, mùa xuân ơn cứu độ cứ mãi vươn lên, trăm hoa đua nở, trái chín vàng đồng. Phải chăng đó chính là “qui luật của Thiên Chúa”, một qui luật đã hóa thân nơi chính cuộc sống của “Con Người Giêsu”, của Hội Thánh, của từng thế hệ kitô hữu ; và hôm nay, qui luật ấy đang mời gọi hiện thực hóa nơi chính mỗi người chúng ta trong giữa độ đường Mùa Chay thánh nầy. Nếu có lần nào đã quên đi quy luật đó, thì hôm nay, tuần Chịu Nạn, chúng ta hãy bắt đầu, hãy bắt đầu làm “Người hành hương của hy vọng”

LM. Giuse Trương Đình Hiền

 
Sứ điệp Truyền tin
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:56 25/03/2012
Phụng vụ ngày 25 tháng 3 mừng kính Mầu nhiệm Nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa. Sứ thần Gabriel truyền tin, Đức Maria đã đáp lời xin vâng, Ngôi Hai nhập thể làm người và ở giữa chúng ta.

Thiên Chúa Nhập Thể làm người là một mầu nhiệm vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ngôi Hai làm người để cứu chuộc nhân loại, thiết lập Nước Trời. Công trình cứu độ đựơc khởi đầu cách âm thầm, giản dị tại một làng quê nghèo, với một thôn nữ bình thường chẳng mấy người biết tới.

Sứ Thần đến Nazareth và cung kính thưa với người nữ ấy rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (Thông điệp: Thiên Chúa là tình yêu, số 12).

Sau khi đã tuyển chọn và trang điểm cho người nữ ấy với muôn vẻ đẹp và ơn phước, Thiên Chúa đã sai Sứ thần Gabriel đến báo tin và thỉnh ý ngài tại làng quê Nazareth.

Sứ thần cung kính bái chào vì thấy Đức Mẹ cao trọng và trong sạch hơn các thiên thần. Tước hiệu “Bà đầy ơn phước” xác nhận lòng Đức Mẹ không có chổ dành cho tội lỗi vì luôn được đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa. “Thiên Chúa ở cùng Bà”: Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó bóng tối của tội lỗi không thể có mặt. Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. “Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ”, vì Mẹ là người duy nhất không vướng mắc tội tổ tông.

Sứ điệp Truyền tin chính là: Đức Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn, ngài đáp tiếng “xin vâng” cách tự do và từ đó Đức Mẹ trở nên thầy dạy tuyệt vời cho nhân loại.

1. Đức Mẹ đựơc Thiên Chúa tuyển chọn.

Nếu tôi có quyền chọn người mẹ sinh ra tôi, tất nhiên tôi sẽ chọn một người nữ hết sức xinh đẹp và thánh đức. Xinh đẹp đến nổi làm cho tất cả các phụ nữ khác đều phải ghen tuông sửng sốt. Thánh đức đến nổi làm cho mọi người đều phải cảm phục, ngợi khen. Ai cũng ước mong như thế.

Trong một lớp giáo lý, cô giáo hỏi các em học sinh: Em mơ ước điều gì cho mẹ của các em? Các em đua nhau trả lời:

• Em muốn cho mẹ em là người đẹp nhất trên thế giới nầy.
• Em mơ ước mẹ em có một sức khoẻ thật dồi dào.
• Em cầu mong cho mẹ em giàu sang, có thật nhiều tiền bạc.
• Em chỉ ước mong cho mẹ em là một bà mẹ hiền lành, đạo đức và nhân hậu.

Chỉ là ước mơ vì không ai có quyền chọn người mẹ sinh ra mình. Nhưng đối với Thiên Chúa thì khác hẳn. Ngài đã sinh ra bởi một người nữ được tuyển chọn. Đây là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử loài người. Đức Maria đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Ngài chọn Maria vì Ngài muốn chọn, theo sự tự do của Ngài (x. Rm 9,12.16), và cũng “vì bà đẹp lòng Thiên Chúa”.

Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm phúc mà thôi. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ân huệ nhưng không của Chúa, và cũng bởi Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận.

Nhờ lòng khiêm nhường nên Đức Mẹ đựơc quyền năng Thiên Chúa bao phủ.

Sứ thần nói với Đức Mẹ: “Quyền năng của Đấng tối cao sẽ bao trùm lên bà, vì thế Đấng Thánh con của bà sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35). Tiếng quan trọng ở trong câu đó là “bao trùm lên” hay “bao phủ lên”. Lều tạm nơi dân Do Thái để hòm Giao Ước. Câu (Xh 40,34) nói rằng bao lâu đám mây còn bao phủ lều tạm thì “lều tạm có Thiên Chúa hiện diện”.

Thánh Luca chọn và dùng từ “bao trùm lên” có ý nghĩa thâm sâu. Thánh sử so sánh thân thế Đức Maria với lều tạm nơi đặt Hòm Giao Ước của Thiên Chúa. Luca so sánh cung lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới cư ngụ với Hòm Giao Ước nơi đặt hai phiến đá có ghi 10 điều răn của Thiên Chúa. Như vậy nghĩa là khi quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Đức Maria, thì có “Thiên Chúa hiện diện” trong Mẹ. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Maria thì vô cùng phong phú hơn sự hiện diện của Ngài trong “lều tạm”. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Maria chính là sự hiện của Đức Giêsu bằng xương bằng thịt.Quyền năng Chúa Thánh Thần bao trùm, cùng với máu thịt của mình, Đức Maria đã tạo nên hình hài Đức Giêsu.Ngôi Hai mặc lấy thân xác con người nhờ máu thịt Mẹ và Ngài vẫn là Thiên Chúa được Chúa Cha sinh ra từ muôn thuở. Cả hai bài đọc giúp chúng ta hiểu thêm về mầu nhiệm ấy. Bài đọc 1 trong (2 Sm 7,1-16): Thiên Chúa từ chối ngôi đền vật chất mà Đavit muốn xây cho Ngài; nhưng trái lại Thiên Chúa hứa cho Đavit một ngôi nhà thiên thu là dòng dõi Đavit.Lời hứa này được thực hiện nơi Đức Maria, Đấng trở nên Hòm Bia Thiên Chúa,nơi đây Con Thiên Chúa đến với loài người. Đó chính là mạc khải của mầu nhiệm được giữ kín từ muôn thuở nay được bày tỏ ra mà Thánh Phaolô đề cập đến trong bài đọc 2 (Rm16,25-27).

2. Đức Mẹ đã tự do đáp tiếng “Xin vâng”.

Thiên Chúa không chọn lựa cách độc đoán. Ngài tôn trọng tự do của người đựơc chọn. Ngài sai Sứ Thần đến và muốn Đức Mẹ hoàn toàn ưng thuận theo suy nghĩ và sự tự do của mình. Thiên Chúa “bật mí” cái bí mật từ ngàn đời. Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nổi muốn trở thành một con người giữa nhân loại. Và Thiên Chúa đã chọn Mẹ Maria là để Ngài sai Con Một đến giữa nhân loại, thực hiện chương trình cứu độ. Giây phút Đức Mẹ tự do đáp lời “Xin vâng” là khởi đầu bình mình ơn cứu độ cho thế nhân. Nếu như Nguyên Tổ bị con rắn cám dỗ bằng lời nghi nan, lừa lọc dối trá, gây cuộc nổi loạn, và Adam và Evà đã sa ngã, đau khổ sự chết tràn vào thế gian; thì Sứ thần Gabriel đề nghị một sự tự do ưng thuận. Đức Maria thưa “Xin vâng”, lời ấy đã làm cho Ngôi Hai làm người. Từ đây, nhờ Đức Maria, tin tưởng và vâng phục, nhân loại được liên kết trở lại với Thiên Chúa.

Thái độ “Xin vâng” của Mẹ hoàn toàn khác với Adam Evà trong câu chuyện vườn địa đàng. Sau khi ăn quả cấm trái lệnh Chúa, Adam đã đổ lỗi cho Evà, Evà đổ lỗi cho con rắn. Và đó chính là thảm kịch của con người: không ai nhận lỗi, không ai chịu trách nhiệm, không ai có thiện chí nên xã hội mãi chậm tiến, nên hạnh phúc trở thành khó khăn xa vời. Mẹ Maria đã đáp “Xin vâng” không chỉ một lần mà còn nhiều lần trong đời. Mẹ luôn đảm nhận trách nhiệm và chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Mẹ Maria mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi trong cuộc đối thoại lắng nghe Lời Chúa và đáp trả Lời Chúa. Thiên Chúa đã chứng tỏ nơi Mẹ điều không thể để trở nên điều có thể. Vì “cái gì cũng có thể đối với người có lòng tin” (Mc 9,23).

3. Đức Mẹ là nhà giáo dục tài giỏi.

Thư chung HĐGM Việt Nam năm 2008, với chủ đề "Giáo dục Kitô giáo"có viết: “Thánh Cả Giuse và Đức Maria là những bậc cha mẹ gương mẫu, luôn biết đón nhận thánh ý Chúa và đem ra thực hành. Trong gia đình Nazareth mọi thành viên đều tôn trọng nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời. Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được trao phó trong sự khôn ngoan và trung tín”.(Thư HĐGMVN 2008, số 20).

Thiên Chúa đã tín nhiệm Mẹ khi để Con Một là Chúa Giêsu sinh ra và lớn lên trong gia đình Nazareth dưới sự dìu dắt và dạy dỗ của Mẹ. Như thế chúng ta có thể nói rằng Đức Maria là nhà giáo dục tài giỏi và trở thành gương mẩu cho tất cả mọi nhà giáo dục.

Giáo Hội ước mong mỗi gia đình Kitô giáo phải là trường học đầu tiên để thông truyền, dạy dỗ và bảo dưỡng cho con cái về đời sống đức tin, đức ái, đời sống cầu nguyện, tình liên đới, vị tha, hài hòa, quảng đại, những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ. Các môi trường khác như giáo xứ hay học đường chỉ tiếp tay với gia đình chứ không thể thay thế gia đình trong vấn đề giáo dục đức tin, đức ái. Cha mẹ phải là những nhà giáo dục tuyệt đối cần thiết cho sự phát triển hài hoà và bền vững của đời sống đạo đức cho mọi người trong gia đình.Gương sáng của cha mẹ và những bậc cha anh đóng vai trò quan trọng để giáo dục lương tâm cho những thế hệ nối tiếp. (x.Thư HĐGMVN 2008).

Đức Mẹ chính là thầy dạy đức tin và lòng yêu mến. Tin và yêu giống như đôi cánh giúp cho Mẹ này bay lên rất cao lên tới Thiên Chúa.Tin và yêu giống như dòng thác nước. Càng gặp đập ngăn cản càng dâng lên cao. Càng dâng lên cao sức mạnh càng tăng. Và khi đổ ào xuống sẽ phát sinh công hiệu lớn. Tin và yêu giống như chiếc chìa khóa có thể mở được cánh cửa khó mở nhất. Mở được cả cánh cửa nước trời, mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa.

Hãy lắng nghe những lời giáo huấn của Đức Mẹ và hãy noi gương giáo dục của Đức Mẹ để sống tốt lành và thánh thiện hơn.
 
Nhà thờ kính thánh Giuse tại Montreal Canada
Ngô Thông
16:08 25/03/2012
CANADA - Thánh Andre Bassette là Thày trợ sĩ Dòng Thánh Gía. Ngài sinh ngày 9/8/1845 trong một gia đình lao động gồm 10 anh chị em (2 người mất sớm), mồ côi cha năm lên 9 và mồ côi mẹ năm lên 12. Thuở nhỏ Ngài ít được đi học, chỉ biết đọc biết viết, và để mưu sinh, cậu bé Andre suốt 13 năm phải làm nhiều nghề khác nhau: thợ thiếc, thợ rèn, thợ sửa giầy, thợ làm bánh, v.v. và có thời gian phải sang Hoa Kỳ kiếm sống. Tuy nhiên, cậu Andre rất có tâm hồn đạo đức. Khi nào có chút giờ rảnh, cậu đều qùy gối cầu nguyện trước Thánh Gía, và khi có cơ hội, cậu đem Thánh kinh nói chuyện với bạn bè. Ngoài ra, cậu có lòng kính mến Thánh Giuse đặc biệt.

Năm 25 tuổi, nhờ sự giới thiệu của cha xứ và nhất là sự can thiệp của Đức Cha Ignace Bourget, thanh niên Andre được nhận vào Nhà Tập. Thày Andre khấn trọn đời ngày 2/2/1874 khi 28 tuổi. Trong suốt 40 năm, công việc chính của Thày là gác cổng trường College de Notre Dame Montreal. Thày thường nói đùa :“khi tôi đến, người ta chỉ cho tôi cái cổng và tôi ở đó suốt 40 năm”. Ngoài công việc chính, Thày Andre còn làm những việc không tên như lau nhà, lau đèn nhà nguyện, lau cửa kính, vác củi, chạy thơ, v.v. Thày cũng được giao nhiệm vụ đi thăm các học sinh bị bệnh, và cũng nhờ công việc này, không bao lâu, Thày nổi tiếng là ‘người làm phép lạ Montreal’, có khả năng chữa bệnh nhờ lời xin của Thày với Thánh Giuse. Khi đến thăm bệnh nhân tại nhà, Thày bảo họ cầu cùng Thánh Giuse rồi xức dầu Thánh Giuse cho họ (dầu lấy từ cây đèn luôn luôn thắp sáng trước bàn thờ Thánh Giuse trong nhà nguyện). Thế rồi càng ngày tiếng tăm Thày Andre, ‘người làm phép lạ’, càng loan truyền khắp nơi khiến hàng ngàn người từ xa kéo đến, và rất nhiều người được khỏi bệnh nhờ Thầy cầu nguyện với Thánh Giuse. Chỉ riêng năm 1916 đã có 435 trường hợp được báo cáo khỏi bệnh mà y giới không giải thích được.

Thường ngày Thày Andre phải tiếp khách hành hương từ 8 đến 10 giờ và mỗi năm Thày nhận khoảng 80 ngàn thơ từ khắp nơi gởi đến xin khấn hoặc xin những lời chỉ dạy của Thày. Thày Andre luôn luôn nói với những người đến xin chữa bệnh: “Tôi chỉ là kẻ quê mùa. Nếu có ai ngu dốt hơn tôi, chắc chắn Chúa sẽ chọn người đó thay tôi”. Câu nói này làm chúng ta nhớ tới câu nói của Thánh Bernadette được Đức Mẹ hiện ra ở Lộ-Đức: tôi là kẻ ngu dốt nhất trong các người ngu dốt. Nếu có ai ngu dốt hơn tôi thì Đức Mẹđã chọn người đó rồi. Các Thánh sao mà khiêm nhường đến thế, chẳng bù cho chúng ta, có người còn cho mình ‘thay trời’ (thế thiên) hành đạo. Quả đúng như lời Chúa dạy: ai đưa mình lên sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên. Khi có người được khỏi bệnh đến cám ơn, Thày Andre trả lời: “Đó là Thánh Giuse chữa. Tôi chỉ là con chó nhỏ của Ngài mà thôi”.

Giấc mơ của Thánh Andre là xây một đại thánh đường kính Thánh Giuse. Khởi đầu, Thày Andre quyên góp được số tiền 200 Gia kim và mỗi học sinh trả cho Thày 5 xu tiền hớt tóc. Năm 1904, Thày làm được một nhà nguyện bằng gỗ dài 5,49m, rộng 4.57m gần địa điểm Vương cung thánh đường Thánh Giuse hiện nay. Giấc mơ của Thày Andre đã trở thành hiện thực năm 1924 khi thánh đường Thánh Giuse được xây trên sườn đồi Mount Royal bên cạnh nhà nguyện nhỏ bé của Thày. Năm 1955 thánh đường hoàn thành, cao 263 thước, cao nhất thành phố Montreal và được thánh hiến. Mỗi năm có trên 2 triệu người đến viếng Vương Cung Thánh Đường Thánh Giuse, và nhiều người đến xin ơn đã được như ý nguyện.

Thày Andre qua đời năm 1937 lúc 91 tuổi. Hơn một triệu người từ khắp nơi đến kính viếng và đi qua quan tài của Thày để được nhìn Thầy và vĩnh biệt Thày lần cuối. Thi hài Thày Andre được an táng trong Vương Cung Thánh Đường mà Thày đã có công khởi xướng. Thày Andre được ĐGH Gioan-Phaolô đệ nhị phong chân phước ngày 23/5/1982 sau phép lạ ông Carlo Audino khỏi bệnh ung thư năm 1958 nhờ lời cầu bầu của Thày. Ngày 17/10/2010 Chân phước Andre được ĐGH Bê-nê-đic-tô thứ 16 tôn phong hiển thánh sau khi phép lạ thứ 2 được công nhận.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:10 25/03/2012
QUÀ MỪNG
N2T

Có một người trong nhà có chuyện vui, một người bạn họ Trương gởi đến một gói quà để chúc mừng, bên ngoài gói quà viết: “Bạc (ngân) mừng một chỉ”. Mở gói quả ra coi thì thấy bên trong chỉ có năm phân, nhưng lại có một mảnh giấy viết:
- “Hiện kim năm phân, còn nợ năm phân”.
Sau đó, người bạn họ Trương trong nhà cũng có chuyện vui, anh ta cũng gởi đến một gói quà mừng, bên ngoài bao cũng có viết: “Bạc (ngân) mừng một chỉ”, họ Trương mở bao ra coi thì không thấy tiền bạc gì cả, nhưng cũng có một mảnh giấy viết:
- “Khấu trừ lần trước anh nợ năm phân, còn lại năm phân thì xin nợ lại”.

Suy tư:
Ở đời, người ta thường mắc nợ nhau, chúng ta nợ người nông dân gạo lúa cơm ăn hằng ngày, chúng ta mắc nợ chị thợ may áo quần mặc, chúng ta nợ anh công nhân trong nhà máy những sản phẩm mà chúng ta dùng hằng ngày, chúng ta nợ thầy giáo con chữ, nợ bác sĩ những lần bụng đau đầu nhức.v.v…bởi vì con người ta sống là sống cho, sống với và sống cùng nhau.
Có nhiều loại quà tặng: có người tặng quà là để bày tỏ lòng chân thành của mình, nên người nhận vui vẻ nhận; có người tặng quà là có dịp để giúp đỡ bạn bè, nên người nhận biết ơn; có người tặng quà là để gây tiếng tăm cho mình, nên người nhận quà nhận cách miễn cưỡng; có người tặng quà là để lợi dụng tha nhân, nên người nhận quà như nhận lưỡi dao; có người tặng quà để khoe khoang sự giàu có của mình, nên người nhận cảm thấy như bị sỉ nhục…
Tặng quà cho nhau trong những dịp lễ mừng thì là điều quý, nhưng tặng quà làm sao để người tặng cũng như người nhận đều cảm thấy vui vẻ, bình an và yêu thương.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:12 25/03/2012
N2T

27. Nếu từ trước đến nay con không bị cám dỗ, thì suốt đời con sẽ không đội được triều thiên chiến thắng.

(Thánh Augustine)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khai mạc mùa hành hương tại Thánh Địa Lộ Đức 2012
Phêrô Maria Trần Mạnh Hùng
16:18 25/03/2012
Lộ Đức : Chúa Nhật 25 tháng 3 năm 2012

Mùa hành hương tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức được cử hành trọng thể trong Chúa Nhật thứ năm Mùa Chay gắn liền với ba sự kiện nổi bật :

Xem hình ảnh

Hội đồng giám mục Pháp tổ chức Đại hội dân Chúa « Rassemblement des représentants de tous les diocèses de France » nhân dịp mừng kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II (1962-2012). Hai ngày gặp mặt để cử hành Lời Chúa và Bí tích thánh thể, chỉa sẻ các chứng tá và nghe thuyết trình đã quy tụ trên 2500 đại biểu gồm các Đức hồng y, giám muc, linh mục, phó tế, nam nữ tu sĩ và giáo dân, đại diện cho mọi thành phần dân Chúa của gần 100 giáo phận trên toàn nước Pháp. Con số đại biểu này cũng tương đương với con số Các nghị phụ tham dự Công đồng Vatican II. Như các Đấng nghị phụ thời Công đồng khi đến Roma tham dự đều không biết nhiều về nhau, khác xa nhau về văn hóa, hoàn cảnh xã hội, tiềm năng giáo hội, nói chung về mọi mặt nhưng tất cả đều được hướng dẫn trong Chúa Thánh Thần và sống tình huynh đệ Đức Kitô. Đại hội được cử hành và suy tư qua 3 chủ đề đúc kết từ các tài liệu Thánh Công đồng Vatican II : Đức Kitô, Ánh sáng thế gian ; Giáo Hội, dấu chỉ của Thiên Chúa và người loan báo hòa bình; Con người là con đường của Giáo Hội. Giáo hội hoàn vũ hôm nay nói chung và Giáo hội Pháp cách riêng đang sống trong bầu khí Vatican II, được mời gọi sống với mầu nhiệm hiệp thông và sứ vụ mỗi ngày. Đổi mới con tim trong mọi hoàn cảnh, cản đảm loan báo Tin Mừng trong từng phút giây, tìm lại căn tính nơi Đức Kitô là chìa khóa để mở cánh cửa con tim Giáo hội cho mọi con ngừơi. Như lời chào mừng của Đức Hồng y Roger Etchegaray người Pháp đến từ Roma, sự kiện này sẽ đem lại nhiều sức sống mới cho Giáo hội tại Pháp. Một Giáo hội truyền thống năng động, luôn đi đầu trong mọi công cuộc của Giáo hội mẹ, đã cống hiến cho Giáo hội hoàn vũ trong mọi lĩnh vực nhưng đồng thời cũng mang trong mình nhiều vết thương lịch sử cần phải băng bó. Đại hội được quy tụ trong niềm vui và đồng hành khi đón nhận sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI qua sự hiện diện của Đức Tổng giám mục Luigi Ventura, Sứ thần tòa thánh tại Pháp.

Mùa hành hương tại Thánh địa Lộ Đức được khởi đi từ cuộc hành hương thường niên của Giáo phận Tarbes et Lourdes (Lộ Đức). Bầu trời Lộ Đức thực sự đã bước vào Mùa Xuân. Nắng xuân ấm áp như đồng hành và đồng tình cùng bước chân và con tim đoàn người lữ hành tiến về Bên Mẹ. Cỏ cây dệt một màu xanh mơn mở, đâm chồi nảy lộc bên dãy núi Pyrénées miền nam nước Pháp như đồng cảnh và dâng tâm tình lên cùng Mẹ Lộ Đức. Chủ đề mục vụ của năm hành hương 2012 là : Với Bernadette, lần chuỗi Mân Côi. Chủ đề này được nối tiếp với 2 năm trước đây. Năm 2010 : Với Bernadette, làm dấu Thánh giá. Năm 2011 : Với Bernadette, nguyện kinh Lạy Cha.

Sự kiện thứ 3 đáng chú ý là trong Thánh Lễ hành hương tại của Giáo phận Lộ Đức hôm nay, Đức cha Nicolas BROUWET, được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Tarbes et Lourdes ngày 11 tháng 2 vừa qua, chính thức đón nhận Giáo phận và Tòa giám mục Tarbes et Lộ Đức. Đức tân giám mục chính tòa kế vị Đức Cha Jacques Perrier, nghỉ hưu theo Giáo luật. Thánh lễ được cử hành trang trọng trong Vương cung thánh đường thánh Piô X, có đông đảo quý Đức hồng y, Tổng giám mục, Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và khoảng hơn 10000 giáo dân về tham dự. Đức cha Nicolas Brouwet sinh ngày 31 tháng 8 năm 1962 tại Paris thuộc Giáo phận Nanterre. Chịu chức linh mục ngày 27 tháng 6 năm 1992 và được bổ nhiệm làm Giám mục tá Giáo phận Nanterre ngày 11 tháng 4 năm 2008. Là Giám mục trẻ nhất tại Pháp, ngài được hi vọng sẽ đem lại nhiều sức sống mới cho Giáo phận và Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức.
 
Gioan Phaolô II, nhà lập pháp của Giáo Hội
Bùi Hữu Thư
22:16 25/03/2012
Một khuôn mặt khác của chân phước Wojtyla

ROME, thứ năm 22, tháng 3, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Hiệp Hội Gioan Phaolô II tại Rôma đã tổ chức vào hai ngày thứ năm 22 và thứ sáu 23 tháng 3, tại Lugano, Thụy Sĩ, một Đại Hội Quốc Tế về chân phước Gioan Phaolô II và vai trò “lập pháp” của ngài, về vấn đề các tu chính áp dụng cho Bộ Luật Giáo Hội dưới giáo triều của ngài (1978-2005).

“Gioan Phaolô II: nhà lập pháp của Giáo Hội” (Jean Paul II: législateur de l’Eglise) là chủ đề của đại hội do Đức Hồng Y Stanislas Rylko, chủ tịch hội dồng Giáo Hoàng về giáo dân chủ tọa với sự hợp tác của Học Viện Luật Giáo Hội Quốc tế (l’institut international de Droit canonique) và ban so sánh các luật lệ của các tôn giáo (droit comparé des religions -DiReCom) của phân khoa thần học tại Đại Học Lugano, do giáo sư Libero Gerosa điều khiển.

Các nhà nghiên cứu và chuyên gia toàn thế giới đã được mời tranh luận về “các nền tảng nhân chủng và giáo hội về các hoạt động luật pháp của chân phước Gioan Phaolô II”, “các điểm mới lạ về sinh hoạt luật pháp của Gioan Phaolô II” và “hai Bộ Luật (của Giáo Hội La Tinh và các giáo hội Công Giáo Đông Phương (les deux codes de l’Eglise latine et des Eglises orientales catholiques: CIC et CCEO) và các cởi mở đại kết của Đức Gioan Phaolô II", sẽ là ba chủ đề của các buổi hội thảo được dự trù trong chương trình.

Một buổi hội thảo khác của Đức Hồng Y Thụy Sĩ Kurt Koch, chủ tịch hội đồng Giáo Hoàng về việc cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu cũng được dự trù với chủ đề "Hoạt động luật pháp của Gioan Phaolô II và việc cổ võ cho sự hiệp nhất các Kitô hữu."

Về hậu cảnh, Bộ Luật của Giáo Hội theo nghi thức La Tinh và Bộ Luật của các Giáo Hội Đông Phương đang hiệp thông với Rôma, mà Đức Giáo Hoàng người Ba Lan đã ban hành, một bộ vào năm 1983, và bộ kia vào năm 1990.

Giáo sư Gerosa đã tuyên bố: "Gioan Phaolô II đã luôn luôn quan niệm Bộ Luật của Giáo Hội năm 1983 như một văn kiện bổ túc cho Công Đồng Vatican II, và như tài liệu đầu tiên của Tân Phúc Âm Hóa."

Về sự "quan tâm" của ngài, ngài đã theo đuổi hết sức chặt chẽ với tiểu sử của ngài, là "Giáo Hội luôn hít thở bằng hai buồng phổi: Tây Phương và Đông Phương." Giáo sư Gerosa đã giải thích: Do đó ngài nhấn mạnh nhiều về "tầm quan trọng của sự tôn trọng tới cùng những truyền thống khác nhau và phát triển các sự trao đổi ngay bên trong sự di biệt này."

Giáo sư tiếp: Vì vậy, cuộc hội thảo này có mục đích làm sáng tỏ "phương thức của ngài về việc ngài quan niệm và giải thích luật quốc tế, luật lệ giữa các dân tộc, biết rằng Gioan Phaolô II cũng là một thi sĩ và kinh nghiệm to tát về văn chương và thi phú của ngài chắc chắn đã "ảnh hưởng" đến nhãn quan của ngài về con người và cách thức của ngài quan niệm về luật pháp và giáo luật.

Giáo sư Gerosa đã nhắc rằng: Gioan Phaolô II là một con người của Công Đồng, ngài nhấn mạnh rất nhiều đến "Giáo Hội như một sự hiệp thông", nhưng điều này không bao giờ muốn nói là ngài đã để cho "Cá nhân con người, và con người cụ thể" ở trong bóng tối.

Theo vị giám đốc của DiReCom, Gioan Phaolô II, trong phương thức to tát về việc hệ thống hóa các đạo luật, đã đưa vào "một điểm chính trong tất cả hệ thống luật pháp của Giáo Hội, là không còn chỉ là các giáo sĩ như năm 1917, nhưng là các tín hữu của Chúa Kitô Christi fideles, theo giáo luật năm 1983.

Vì "tín hữu" không muốn nói là "giáo dân" như ngài đã khẳng định: tín hữu là "hình ảnh pháp lý xuất hiện từ bước chân của Chúa Kitô và sẽ được gửi đi tới bất cứ lãnh vực nào của đời sống giáo hội: giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân."

Trong số các diễn giả, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của các nhân vật như triết gia người Ý Francesco D’Agostino, chủ tịch danh dự của Uỷ Ban Quốc Gia về đạo đức sinh học; Bà Ombretta Fumagalli Carulli, phụ nữ người Ý đầu tiên được ban thưởng một ghế đại học về luật giáo hội và là phụ nữ đầu tiên được Quốc Hội Ý bầu vào Uỷ Ban Cố Vấn Tối Cao.

Cũng hiện diện là: giáo sư Giuseppe Dalla Torre, Chánh án Toà Án Thánh Đô Vatican, và Đức Ông Juan Ignacio Arrieta, thư ký hội đồng giáo hoàng về các văn kiện luật pháp.

Mặc dầu có sự hiện diện của nhiều chuyên viên cao cấp, đại hội cũng đề cập đến các chủ đề công chúng cũng ưa thích, thí dụ: "Giáo Hội Công Giáo và Cộng Đồng Chung Âu Châu dưới thời Gioan Phaolô II."

Về điểm này, vị giám đốc DiReCom, nhắc là cuộc hội thảo không chỉ nhắm đến những chuyên gia về khoa học mà còn cả những giới hữu trách về chính trị và tất cả những ai "thực sự lo lắng cho lợi ích chung."

Gioan Phaolô II đã có ảnh hưởng đến Ậu Châu ngay cả trước khi ngài được bầu làm giáo hoàng, ngay khi là giám mục, và ngay cả khi còn là một linh mục trẻ, và trên hết, ngay khi chỉ là một sinh viên đại học trẻ tuổi và chưa có ý định làm linh mục.

Ông giải thích: "Lòng yêu thích ngài dành cho việc đào tạo lương tâm của mỗi cá nhân" đã được nhiều người biết đến: là "một sự đào tạo chân chính dựa trên những giá trị vững chắc."

Giáo sư Gerosa nói: Tôi dám khẳng định là "trong nhãn quan này của Gioan Phaolô II, sự khủng hoảng to lớn hiện thời của những nền dân chủ Tây Phương không tùy thuộc vào sự bất lực của họ là không cho phép giới trẻ được tham gia vào việc lấy quyết định, nhưng là vì sự bất lực của họ trong việc chuyển tiếp các giá trị trên đó một nền dân chủ phải đặt nền tảng không tránh được."

Giám đốc viện quốc tế về Giáo Luật đã kết luận: "Người ta có cảm tưởng là các giá trị chỉ là thị trường, là tài chánh hay bất cứ cái gì khác thay vì những gì thực sự chạm đến được người trẻ.

Hiệp Hội Gioan Phaolô II tại Rôma, được Đức Giáo Hoàng người Ba Lan thành lập năm 1981, có mục đích là ủng hộ và thực hiện các khởi xướng liên quan đến giáo triều của ngài, có một tính cách giáo dục, khoa học, văn hoá, tôn giáo, và bác ái.
 
Top Stories
Homily Of His Holiness Benedict XVI at Expo Bicentenario Park, León
+Pope Benedict XVI
15:49 25/03/2012
Homily Of His Holiness Benedict XVI at Expo Bicentenario Park, León
Sunday, 25 March 2012

Dear Brothers and Sisters,

I am very pleased to be among you today and I express my sincere gratitude to the Most Reverend José Guadalupe Martín Rábago, Archbishop of León, for his kind words of welcome. I greet the Mexican Bishops, and the Cardinals and other Bishops present here, and in a special way those who have come from Latin America and the Caribbean. I also extend a warm greeting to the authorities that are with us, as well as all who have gathered for this Holy Mass presided by the Successor of Peter.

We said, “A pure heart, create for me, O God” (Ps 50:12) during the responsorial psalm. This exclamation shows us how profoundly we must prepare to celebrate next week the great mystery of the passion, death and resurrection of the Lord. It also helps us to look deeply into the human heart, especially in times of sorrow as well as hope, as are the present times for the people of Mexico and of Latin America.

The desire for a heart that would be pure, sincere, humble, acceptable to God was very much felt by Israel as it became aware of the persistence in its midst of evil and sin as a power, practically implacable and impossible to overcome. There was nothing left but to trust in God’s mercy and in the hope that he would change from within, from the heart, an unbearable, dark and hopeless situation. In this way recourse gained ground to the infinite mercy of the Lord who does not wish the sinner to die but to convert and live (cf. Ez 33:11). A pure heart, a new heart, is one which recognizes that, of itself, it is impotent and places itself in God’s hands so as to continue hoping in his promises. Then the psalmist can say to the Lord with conviction: “Sinners will return to you” (Ps 50:15). And towards the end of the psalm he will give an explanation which is at the same time a firm conviction of faith: “A humble, contrite heart you will not spurn” (v. 19).

The history of Israel relates some great events and battles, but when faced with its more authentic existence, its decisive destiny, its salvation, it places its hope not in its own efforts, but in God who can create a new heart, not insensitive or proud. This should remind each one of us and our peoples that, when addressing the deeper dimension of personal and community life, human strategies will not suffice to save us. We must have recourse to the One who alone can give life in its fullness, because he is the essence of life and its author; he has made us sharers in the same through his Son Jesus Christ.

Today’s Gospel takes up the topic and shows us how this ancient desire for the fullness of life has actually been achieved in Christ. Saint John explains it in a passage in which the wish of some Greeks to see Jesus coincides with the moment in which the Lord is about to be glorified. Jesus responds to the question of the Greeks, who represent the pagan world, saying: “Now the hour has come for the Son of Man to be glorified” (Jn 12:23). This is a strange response which seems inconsistent with the question asked by the Greeks. What has the glorification of Jesus to do with the request to meet him? But there is a relation. Someone might think – says Saint Augustine – that Jesus felt glorified because the Gentiles were coming to him. This would be similar to the applause of the multitudes who give “glory” to those who are grand in the world, as we would say today. But this is not so. “It was convenient that, before the wonder of his glorification, should come the humility of his passion” (In Joannis Ev. 51:9: PL 35, 1766).

Jesus’ answer, announcing his imminent passion, means that a casual encounter in those moments would have been superficial and perhaps deceptive. The Greeks will see the one they wished to meet raised up on the cross from which he will attract all to himself (cf. Jn 12:32). There his “glory” will begin, because of his sacrifice of expiation for all, as the grain of wheat fallen to the ground that by dying germinates and produces abundant fruit. They will find the one whom, unknown to them, they were seeking in their hearts, the true God who is made visible to all peoples. This was how Our Lady of Guadalupe showed her divine Son to Saint Juan Diego, not as a powerful legendary hero but as the very God of the living, by whom all live, the Creator of persons, of closeness and immediacy, of heaven and earth (cf. Nican Mopohua, v.33). At that moment she did what she had done previously at the wedding feast of Cana. Faced with the embarrassment caused by the lack of wine, she told the servants clearly that the path to follow was her Son: “Do whatever he tells you” (Jn 2:5).

Dear brothers and sisters, by coming here I have been able to visit the monument to Christ the King situated on top of the Cubilete. My venerable predecessor, Blessed Pope John Paul II, although he ardently desired to do so, was unable on his several journeys to this beloved land to visit this site of such significance for the faith of the Mexican people. I am sure that in heaven he is happy that the Lord has granted me the grace to be here with you and that he has blessed the millions of Mexicans who have venerated his relics in every corner of the country. This monument represents Christ the King. But his crowns, one of a sovereign, the other of thorns, indicate that his royal status does not correspond to how it has been or is understood by many. His kingdom does not stand on the power of his armies subduing others through force or violence. It rests on a higher power than wins over hearts: the love of God that he brought into the world with his sacrifice and the truth to which he bore witness. This is his sovereignty which no one can take from him and which no one should forget. Hence it is right that this shrine should be above all a place of pilgrimage, of fervent prayer, of conversion, of reconciliation, of the search for truth and the acceptance of grace. We ask Christ, to reign in our hearts, making them pure, docile, filled with hope and courageous in humility.

From this park, foreseen as a memorial of the bicentenary of the birth of the Mexican nation, bringing together many differences towards one destiny and one common quest, we ask Christ for a pure heart, where he as Prince of Peace may dwell “thanks to the power of God who is the power of goodness, the power of love”. But for God to dwell in us, we need to listen to him; we must allow his Word to challenge us every day, meditating upon it in our hearts after the example of Mary (cf. Lk 2:51). In this way we grow in friendship with him, we learn to understand what he expects from us and we are encouraged to make him known to others.

At Aparecida, the Bishops of Latin America and the Caribbean saw with clarity the need to confirm, renew and revitalize the newness of the Gospel rooted deeply in the history of these lands “on the basis of a personal and community encounter with Jesus Christ which raises up disciples and missionaries” (Final Document, 11). The Continental Mission now taking place in the various dioceses of this continent has the specific task of transmitting this conviction to all Christians and ecclesial communities so that they may resist the temptation of a faith that is superficial and routine, at times fragmentary and incoherent. Here we need to overcome fatigue related to faith and rediscover “the joy of being Christians, of being sustained by the inner happiness of knowing Christ and belonging to his Church. From this joy spring the energies that are needed to serve Christ in distressing situations of human suffering, placing oneself at his disposition and not falling back on one’s own comfort” (Address to the Roman Curia, 22 December 2011). This can be seen clearly in the saints who dedicated themselves fully to the cause of the Gospel with enthusiasm and joy without counting the cost, even of life itself. Their heart was centred entirely on Christ from whom they had learned what it means to love until the end.

In this sense the Year of Faith, to which I have convoked the whole Church, “is an invitation to an authentic and renewed conversion to the Lord, the only Saviour of the world […]. Faith grows when it is lived as an experience of love received and when it is communicated as an experience of grace and joy” (Porta Fidei 6, 7).

Let us ask the Blessed Virgin Mary to assist us in purifying our hearts, especially in view of the coming Easter celebrations, that we may enter more deeply the salvific mystery of her Son, as she made it known in this land. And let us also ask her to continue accompanying and protecting her Mexican and Latin American children, that Christ may reign in their lives and help them boldly to promote peace, harmony, justice and solidarity. Amen.


© Copyright 2012 - Libreria Editrice Vaticana
 
Pope: in Mexico, overcome “fatigue related to faith'' and convert
AsiaNews
16:03 25/03/2012
Benedict XVI celebrates Mass in Leon, before half a million faithful. A "pure heart" helps " helps us to look deeply into the human heart, especially in times of sorrow as well as hope, as are the present times for the people of Mexico and of Latin America." Mary " that her presence in this nation may continue to serve as a summons to defence and respect for human life."

Leon (AsiaNews) - The '"Year of Faith", convened by Pope Benedict XVI " is an invitation to an authentic and renewed conversion to the Lord, the only Saviour of the world ", an invitation to the bishops of Latin America have made in their Continental Mission, which wants to " to overcome fatigue related to faith and rediscover "the joy of being Christians, of being sustained by the inner happiness of knowing Christ and belonging to his Church. From this joy spring the energies that are needed to serve Christ in distressing situations of human suffering, placing oneself at his disposition and not falling back on one's own comfort. "

There was a huge crowd in the Bicentennial Park in León, where this morning (local time) the Pope celebrated Mass, not far from the immense Christ, 22 meters high, overlooking the sanctuary over which that Benedict XVI flew by helicopter on his way to the site for the celebration.

Five hundred thousand people confirmed the enthusiasm with which the Mexicans are embracing the Pope, who today celebrated the only public Mass in this visit to Mexico, which ends tomorrow, when Benedict XVI will leave this country and travel to Cuba

Today, the Pope was joined by the Presidents of the 22 Episcopal conferences on the continent and the bishops of Mexico.

Benedict XVI was inspired by the words of the responsorial psalm, " A pure heart, create for me, O God " (Ps 50.12). "" This exclamation - he says - shows us how profoundly we must prepare to celebrate next week the great mystery of the passion, death and resurrection of the Lord. It also helps us to look deeply into the human heart, especially in times of sorrow as well as hope, as are the present times for the people of Mexico and of Latin America". The reference is to that bloody violence and drug trafficking that plagues this country, of which the Pope had already spoken during the flight that brought him here and was a significant moment in his encounter yesterday with some relatives of victims of violence. And even today, in the Angelus, he said " t this time, when so many families are separated or forced to emigrate, when so many are suffering due to poverty, corruption, domestic violence, drug trafficking, the crisis of values and increased crime, we come to Mary in search of consolation, strength and hope. She is the Mother of the true God, who invites us to stay with faith and charity beneath her mantle, so as to overcome in this way all evil and to establish a more just and fraternal society. "." I now ask - he concluded - that her presence in this nation may continue to serve as a summons to defence and respect for human life. May it promote fraternity, setting aside futile acts of revenge and banishing all divisive hatred. May Holy Mary of Guadalupe bless us and obtain for us the abundant graces that, through her intercession, we request from heaven. "

In short, the call to conversion of hearts of which the Pope spoke during the mass. " The desire for a heart that would be pure, sincere, humble, acceptable to God was very much felt by Israel as it became aware of the persistence in its midst of evil and sin as a power, practically implacable and impossible to overcome. There was nothing left but to trust in God's mercy and in the hope that he would change from within, from the heart, an unbearable, dark and hopeless situation. In this way recourse gained ground to the infinite mercy of the Lord who does not wish the sinner to die but to convert and live . A pure heart, a new heart, is one which recognizes that, of itself, it is impotent and places itself in God's hands so as to continue hoping in his promises. Then the psalmist can say to the Lord with conviction: "Sinners will return to you". And towards the end of the psalm he will give an explanation which is at the same time a firm conviction of faith: "A humble, contrite heart you will not spurn"

" From this park, foreseen as a memorial of the bicentenary of the birth of the Mexican nation, bringing together many differences towards one destiny and one common quest, we ask Christ for a pure heart, where he as Prince of Peace may dwell "thanks to the power of God who is the power of goodness, the power of love". But for God to dwell in us, we need to listen to him; we must allow his Word to challenge us every day, meditating upon it in our hearts after the example of Mary (cf. Lk 2:51). In this way we grow in friendship with him, we learn to understand what he expects from us and we are encouraged to make him known to others".

" At Aparecida, the Bishops of Latin America and the Caribbean saw with clarity the need to confirm, renew and revitalize the newness of the Gospel rooted deeply in the history of these lands "on the basis of a personal and community encounter with Jesus Christ which raises up disciples and missionaries" (Final Document, 11). The Continental Mission now taking place in the various dioceses of this continent has the specific task of transmitting this conviction to all Christians and ecclesial communities so that they may resist the temptation of a faith that is superficial and routine, at times fragmentary and incoherent. Here we need to overcome fatigue related to faith and rediscover "the joy of being Christians, of being sustained by the inner happiness of knowing Christ and belonging to his Church. From this joy spring the energies that are needed to serve Christ in distressing situations of human suffering, placing oneself at his disposition and not falling back on one's own comfort" (Address to the Roman Curia, 22 December 2011). This can be seen clearly in the saints who dedicated themselves fully to the cause of the Gospel with enthusiasm and joy without counting the cost, even of life itself. Their heart was centred entirely on Christ from whom they had learned what it means to love until the end".

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope:-in-Mexico,-overcome-%e2%80%9cfatigue-related-to-faith-and-convert-24332.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thi Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giê Su Tại Giáo Xứ An Hải, Hải Phòng
Liên Nguyễn
09:56 25/03/2012
Thi Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giê Su Tại Giáo Xứ An Hải, Hải Phòng

Ngày 23 tháng 03 năm 2012 vừa qua, tại giáo xứ An Hải Cha quản nhiệm Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã tổ chức chương trình giao lưu – thi ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu, tham dự buổi giao lưu này có 42 người đại diện của 16 giáo xứ ở hạt Hải Phòng.

Xem hình

Ngay từ rất sớm, các tham dự viên đã có mặt tại nhà xứ An Hải để chuẩn bị cho chương trình giao lưu chia sẻ học hỏi về ý nghĩa của Ngắm nguyện đồng thời cùng nhau thảo luận cung cách - ngữ âm - ngữ điệu trong quy luật Ngắm nguyện sao cho hay cho chuẩn để bước vào chương trình thi Ngắm.

Trong phần giao lưu chia sẻ này, Cha quản nhiệm đã nói lên mục đích của buổi gặp mặt – chia sẻ Ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu. Ngắm được coi là bài giáo lý, cách thực hành đạo đức bình dân, là cuốn Tin Mừng thu nhỏ cho mọi thành phần dân Chúa đều có thể hiểu và suy niệm, đã có rất nhiều người sau khi nghe cung điệu Ngắm sự thương khó Đức Chúa Giêsu, đã đến với Bí tích Hòa giải.

Ngắm nguyện ra đời cùng với những tín hữu đầu tiên, Ngài cũng nhắc lại thời kỳ lịch sử của giáo phận nhà, sau biến cố 1954, địa phận còn rất ít linh mục, nhưng cũng chính nhờ Ngắm nguyện mà ông cha ta đã giữ đạo và phát triển được cho đến nay, dù đã nhiều năm qua đi, nó cũng như những bài ca dân gian của người Việt Nam, len lỏi, ăn sâu vào thế giới tâm linh của những người Công Giáo, đây là một nét đẹp, một kho báu, một di sản của Địa phận Dòng của Giáo hội cần bảo toàn. Thời gian và cuộc sống hiện đại rất có thể sẽ làm cho những “di sản” này bị phai nhạt và dần mất đi, mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn di sản ấy.

Sau khi hội thảo về ý nghĩa và thống nhất nội quy Ngắm, mỗi giáo xứ đã cử ra một vị đại diện xuất sắc nhất của xứ mình tham gia cuộc thi Ngắm.

10h bắt đầu vào chương trình thi Ngắm, Cha quản xứ Gioan Baotixita Ngắm khai mạc chương trình, tiếp đến các thí sinh đều tỏ ra rất sốt sáng dâng lời Ngắn nguyện, ai cũng dâng hết tâm tình để ngắm hay ngắm chuẩn bởi ý nghĩa sâu xa mà mọi người đã chia sẻ buổi hội thảo.

Tất cả các thí sinh đều mong muốn qua cuộc thi sẽ gợi lại cho người nghe về một nét đẹp trong đời sống đạo đức bình dân của cha ông, là con cháu phải có trách nhiệm truyền lại cho những thế hệ sau biết cảm nghiệm, bảo tồn nét đẹp truyền thống này (Giuse Phạm Công Chính, 53 tuổi ở giáo xứ Đông Xuyên ).

Trong bầu không khí sốt sáng của mùa chay thánh, mỗi Ngắm của các thí sinh dự thi cất lên làm cho người nghe cảm nghiệm sâu sắc hơn về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu (Anna Hải, giáo xứ An Hải).

16h cuộc thi Ngắm kết thúc Cha quản nhiệm đã dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa đồng thời Ngài cũng phát phần thưởng cho các tham dự viên đạt giải trong cuộc thi ngày hôm nay. Có một giải nhì hai giải ba và sáu giải khuyến khích.

Phê rô Lê Văn Hạnh, 33 tuổi giáo xứ Cựu Viên, người đạt giải Ba cuộc thi Ngắm hôm nay chia sẻ; “Qua cuộc thi Ngắm mọi người có thêm khoảng “lặng” để suy niệm về cuộc thương khó của Chúa Giêsu, vì vậy chúng tôi mong muốn chương trình thi Ngắm sẽ được tổ chức cấp giáo phận và cấp giáo tỉnh để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với nhau”.

Liên Nguyễn
 
Giáo Xứ Trang Cảnh châu lượt
Antôn Hoàng Cảnh Hồng
11:14 25/03/2012
Giáo Xứ Trang Cảnh Châu Lượt

Vinh - Trang Cảnh, hạt Cửa Lò.- Giáo xứ Trang cảnh nằm bên triền con sông Lam đổ về biển cả được khoác bên minh một dải lụa làm duyên của con đường sinh thái chạy dài từ Bến Thuỷ - Vinh về thị xã Cửa Lò. Với hơn hơn 2.900 giáo dân của 4 giáo họ: Trang Cảnh, Vạn Cảnh, Thịnh Lộc và Thượng Lộc, nằm trên địa bàn xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc và phường Nghi Hải thị xã Cửa Lò, trải dài trên một không gian hơn hai km. Trang Cảnh trước đây là một xứ đạo thuần ngư, cũng như bao xứ đạo ven biển khác, dần dần người ta chuyển đổi thành nhiều nghề khác nhau do con tôm, con cá ngày một khan hiếm đi. Xứ Trang Cảnh mới được Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cho sát nhập vào hạt Cửa Lò từ năm 2011 và cha quản nhiệm bây giờ là một cha người cao ráo, thông minh hiền lành, nguyên là bề trên dòng Ngôi Lời cha Giacintô Võ Thành Châu phụ trách giáo xứ.

Xem hình

Hôm qua giáo xứ đã long trọng đón Đức Giám mục giáo phận về đâng thánh lễ và cho các em chịu phép Thêm Sức. Hôm nay ngày cao điểm của tuần chầu, giáo xứ vui mừng đón quý cha và cộng đoàn giáo dân trong và ngoài giáo xứ về dâng thánh lễ tạ ơn. Cha J.B Nguyễn Khắc Bá Giám đốc Đại chủng viện và mười linh mục đồng dâng thánh lễ. trong bâu khí trang nghiêm, long trọng và sốt mến của một tiết trời cuối xuân ấm mát. Giờ chầu Thánh Thể cuối thánh lễ đã đưa lòng người quyện vào tình Chúa không muốn rời xa.

Antôn Hoàng Cảnh Hồng .
 
Lễ Khánh Thành và Cung Hiến Thánh Đường Mỹ Khánh
Thuc Đỗ
10:21 25/03/2012
Lễ Khánh Thành và Cung Hiến Thánh Đường Mỹ Khánh.

SÀIGÒN - Vào lúc 9g00 sáng thứ bảy 24/03/2012, Giáo xứ Mỹ Khánh, Giáo hạt Củ Chi, Giáo Phận Phú Cường, trong niềm vui tạ ơn Thiên Chúa. Đã chào đón Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám Mục Giáo Phận Phú Cường.

Xem hình

Đồng tế trong thánh lễ hôm nay có Qúy Cha trong và ngoài Giáo Hạt. Sau khi cắt băng khánh thành, đoàn đồng tế tiến đến trước cửa Thánh Đường, Đức Cha Phêrô tiến tới mở khăn bia kỷ niệm, đồng thời trao chìa khóa mở cửa cho Cha chánh xứ. Tiếp sau Đức Cha cùng đoàn đồng tế tiến lên bàn thờ, để tiến hành nghi lễ cung hiến Thánh Đường.

Thánh lễ được cử hành long trọng,với những nghi thức thánh hiến nhà Chúa, xông hương, xức dầu và thắp nến sáng.Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô cũng đã chia sẻ những ý nghĩa về việc cung hiếnThánh Đường, cũng như việc giáo xứ vượt qua nhiều khó khăn để hôn nay có được ngôiThánh Đường khang trang, để giáo dân tụ họp thờ phượng Thiên Chúa.

Sau lời nguyện kết lễ, ghi thức giao chứng thư cung hiến Thánh Đường. Lúc này niềm ước mơ gần thế kỷ của giáo dân Mỹ Khánh đã thành hiện thực, trong lòng mỗi người ai ấy đều hân hoan.

Thuc Do
 
Ngày chầu lượt của giáo xứ Thạch Bích
Thùy Chi
11:14 25/03/2012
HÀ NỘI - Giáo xứ Thạch Bích thuộc giáo hạt Hà Tây (hay còn gọi là Địa bàn Hà Nội 2) của Tổng Giáo phận Hà Nội là một giáo xứ lâu đời với tên gọi Kẻ Lõi trong Địa phận Tây Đàng Ngoài và luôn là giáo xứ đứng đầu Tổng Giáo phận Hà Nội với số nhận danh 7.933 người. Chiều nay, Chúa Nhật V Mùa Chay ngày 24 tháng 3 năm 2012, là ngày giáo xứ Thạch Bích chầu lượt thay mặt Tổng Giáo phận. Vào lúc 17 giờ 30, toàn thể giáo dân trong giáo xứ đã đến nhà thờ hiệp dâng thánh lễ tạ ơn dưới sự chủ tế của cha xứ Phaolô Nguyễn văn Đoàn.

Xem hình ảnh

Nằm cách Tòa Tổng giám mục Hà Nội 15km trên hai đường quốc lộ chính là QL6 và QL21B. Trục đường Hà Nội đi Hòa Bình và các tỉnh phía Bắc là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên trong những năm gần đây đã có mật độ lưu thông đường bộ tăng cao. Qua những khu đông dân cư như Hà Đông, Ba La, Xốm, Thạch Bích, người điều khiển ô tô xe máy chỉ có thể đi ở mức 20 – 30km/h. Điều đó cho thấy cuộc sống và nhu cầu của người dân chủ yếu làm nghề nông, nhưng nay đã phát triển hơn, cùng với việc định cư sinh sống gần đường cái. Khách hành hương đi tới ngã ba Ba La, rẽ trái đi QL21B thêm 3km là tới nhà thờ Thạch Bích, cách đường quốc lộ 500m trong làng Thạch Bích, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội 2. Con đường vào nhà thờ vẫn còn những hàng gạch xếp ngang và so le với 2m chiều rộng và ô tô con đi vào tới tận văn phòng nhà xứ. Ngôi nhà thờ xây từ thời Pháp thuộc nằm giữa trung tâm giáo xứ Thạch Bích. Năm 2011 vừa qua, giáo xứ Thạch Bích đã mừng kỷ niệm 100 năm xây dựng nhà thờ. Những ngôi nhà dân ở nằm kề sát với nhà thờ chỉ cách nhau có bức tường ngăn, thật đẹp vì được xây mới hay sơn mới lại. Và có một ngôi nhà làm chúng tôi chú ý hơn cả, đó là ngôi nhà Trung Tâm Nghị Lực Sống của Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Việt Nam.

Giữa thánh lễ, sau khi đọc Kinh Tin Kính xong, cha xứ Phaolô Nguyễn văn Đoàn đã nhắc lại với cộng đoàn về việc hưởng ứng Thư Kêu Gọi Quyên Góp Mùa Chay của Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn - Tổng Giám mục Hà Nội. Trong ngày Chúa Nhật V Mùa Chay năm 2012 này, toàn bộ số tiền quyên góp tại tất cả các nhà thờ được chia sẻ tới 15 giáo họ nghèo nhất trên tổng số 50 giáo họ của Tổng Giáo phận Hà Nội có nhà thờ đang ở trong tình trạng đổ nát hoặc xuống cấp rất trầm trọng, hay đang được xây dựng dở dang qua nhiều năm do hết kinh phí nay cần trợ giúp để tu sửa cũng như hoàn tất xây dựng nhà thờ giáo họ của mình. Tổng số tiền quyên góp sẽ được văn phòng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đăng trên Website: www.tgphanoi.org

Xin cảm tạ Chúa, ngày Chầu lượt thay mặt Tổng Giáo phận Hà Nội của Giáo xứ Thạch Bích đã diễn ra tốt đẹp trong sự hiện diện đông đủ của cộng đoàn; sốt sắng trong lời cầu nguyện của bà con giáo dân và là niềm vui cho rất nhiều các em nhỏ được theo ông bà và bố mẹ đi lễ. Hướng về Tuần Thánh, cha xứ Phaolô Nguyễn văn Đoàn chia sẻ: “Đời sống thiêng liêng của mỗi chúng ta hệ tại ở việc chúng ta kết hợp với Chúa. Chúng ta chỉ biết trọn vẹn kết hợp với Chúa khi mỗi người chúng ta biết từ bỏ ý riêng của mình để làm theo ý Chúa. Từ bỏ ý riêng, nhiều khi đó là cuộc chiến đấu khốc liệt với chính bản thân mình. Chính nhờ làm theo ý Chúa mà chúng ta mới có thể trổ sinh hoa trái. Từ bỏ bản thân, chúng ta sẽ đi đến đích điểm của đời mình. Đó là được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Bấy giờ, chúng ta có thể nói như thánh Phaolo: 'Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi' (Gl 2,20)”.
 
Ttĩnh tâm Mùa Chay tại đan viện Châu Sơn Sacramento
Mai Thi
18:21 25/03/2012
SACRAMENTO, California - Nhằm chuẩn bị tâm hồn đón mừng lễ Phục Sinh, sáng Chúa nhật ngày 25 tháng 3, Đan viện Châu Sơn Sacramento (phía bắc tiểu bang California - Hoa Kỳ) đã tổ chức buổi tĩnh tâm Mùa Chay cho những giáo dân người Việt Nam đang sống trong khu vực gần đan viện. Buổi tĩnh tâm qui tụ khoảng 60 người. Phần đông số anh chị em đến tĩnh tâm đều là những người thường xuyên tham dự thánh lễ Chúa nhật với quí cha quí thầy trong đan viện, được cử hành mỗi ngày Chúa nhật lúc 10.30 sáng. Trong số những người tới tham dự buổi tĩnh tâm sáng ngày 25 tháng 3, đa số đến từ Sacramento, cách đan viện chừng 45 phút lái xe. Ngoài ra, còn có những anh chị em người Việt đến từ các miền lân cận khác với quãng đường tương tự như Stockton, Concord và Traycy. Họ vốn là những người có liên hệ và thân quen với đan viện. Mấy năm gần đây tại đan viện Châu Sơn Sacramento đều dành riêng một buổi tĩnh tâm cho các anh chị em người Việt vào Mùa Vọng và Mùa Chay.

Xem hình ảnh

Trước giờ khai mạc buổi tĩnh tâm, cha bề trên Savio Trần Thiết Hùng chào thăm và cám ơn mọi người đến tham dự buổi tĩnh tâm. Cùng với bài hát, kinh cầu xin Chúa Thánh Thần và lời nguyện, cha bề trên giới thiệu chủ đề và chương trình buổi tĩnh tâm. Ngài mời gọi mọi người dành ít thời gian quí báu để hồi tâm nhìn lại cuộc sống đã qua và giúp nhau thăng tiến trong thời gian sắp tới.

Sau lời giới thiệu ngắn gọn của Cha bề trên Saviô, lúc 9 giờ 15 phút, cha Nicôla Lê Quang Thành giúp mọi người tĩnh tâm trong bài chia sẻ dài 45 phút. Ngài khai triển đề tài “Sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi tình huống của cuộc sống”. Cha Nicôla cũng gợi ý một số phương thế để mọi người hiện diện lưu tâm và áp dụng giúp cho việc sống dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa được dễ dàng và thường xuyên hơn trong mọi nơi mọi lúc. Những ý tưởng trong bài giảng tuy đơn sơ nhưng lại vô cùng thực tế, cần thiết và quan trọng trong đời sống các Kitô giữa lòng xã hội và Giáo hội hôm nay.

Sau bài chia sẻ của cha Nicôla, đến phần hướng dẫn xét mình do cha Phanxicô Salesio Vũ Khắc Nam đảm nhiệm. Trong vòng 15 phút, cha đã giúp các tín hữu xét mình dựa trên 10 điều răn Đức Chúa Trời và 6 điều răn Hội thánh trước khi các tín hữu lãnh bí tích Hoà giải cá nhân nơi toà cáo giải. Lúc 10 giờ có bốn cha trong đan viện giúp các tham dự viên thực hiện việc làm hoà với Thiên Chúa, tha nhân và chính mình qua bí tích giao hoà trong dịp thuận tiện của buổi tĩnh tâm trước ngày mừng đại lễ Phục Sinh.

Trong thánh lễ Chúa nhật tuần 5 Mùa Chay được cử hành lúc 11 giờ, các tham dự viên cũng được tham dự giờ kinh VI với quí cha quí thầy trong đan viện như thói quen vẫn làm mỗi khi có buổi sinh hoạt tôn giáo có đông người tham dự.

Sau thánh lễ, vào lúc quá 12 giờ, mọi người cùng chia vui qua bữa ăn huynh đệ trong hội trường của đan viện. Trước khi ra về lúc 13.30, mọi người tham dự còn được cầu nguyện chung với nhau qua giờ kinh IX với các thành viên trong đan viện.

Buổi tĩnh tâm tuy ngắn gọn nhưng mang lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho những người tới tham dự: nhiều người cảm thấy vui, bằng an và được khích lệ. Truyền thống các đan viện Xitô bao giờ cũng được thiết lập ở những nơi thanh vắng tĩnh lặng, vì thế các đan viện luôn luôn là những điểm hẹn lý tưởng có môi trường thuận lợi để những ai muốn tìm một khoảng riêng sống với Chúa và với mình có cơ hội tìm đến.
 
Văn Hóa
Đường hy sinh
Thanh Sơn
11:16 25/03/2012
Chúa Nhật 5 mùa chay (Ga. 12,20-33)

Như hạt lúa gieo vào lòng đất
Bị vùi giập tan mất rữa đi
Sẽ sinh vạn hạt lúa mì
Bừng lên mãnh liệt tức thì "phục sinh"

Nếu ai giữ mạng mình sẽ mất
Đường hy sinh "Đường" rất quang vinh
Vì yêu dâng hiến thân mình
Vượt qua cõi chết Phục Sinh khải hoàn

Ai theo Thầy hân hoan tiến bước
Sẽ cùng Thầy khổ trước, phước sau
Trước Cha Thầy sẽ thưa mau
Các con là bạn, vạn màu đẹp xinh

"Lễ Vượt Qua khổ hình giao động
Tình Kitô trải rộng bao la
Hy sinh Ngài cứu chuộc ta
Gương cao Ngài sẽ kéo ta lên cùng"

Chớ thấp hèn trong khung ích kỷ
Hãy theo đường Thiên Ý Ngài ban
Đường hy sinh có gian nan
Mai sau vui hưởng Thánh nhan đời đời

"Đường Hy Sinh" rất tuyệt vời...
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tĩnh Tâm
Nguyễn Bá Khanh
21:15 25/03/2012
TĨNH TÂM
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Dù ta hoen ố bùn lầm
Thành tâm sám hối, Chúa liền thứ tha
Chúa ơi, tình Chúa bao la
Trọn đời cảm tạ Tình Cha nhiệm mầu.
( Trích thơ của Trầm Thiên Thu)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha gặp gỡ với các bạn trẻ tại quảng trường La Paz
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:03 25/03/2012
Những sinh hoạt nổi bật của Đức Thánh Cha trong ngày thứ Bẩy 24 tháng Ba.
Lúc 8 giờ sáng Đức Thánh Cha đã dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện của tu viện Colegio Miraflores.

Lúc 18 giờ, Đức Thánh Cha đã viếng thăm xã giao tổng thống Felipe Calderon và phái đoàn chính phủ Mễ Tây Cơ tại điện Conde Rul của bang Guanajuato.

Trên các đường phố của Leon, Mễ Tây Cơ đông đảo dân chúng xếp hàng dọc theo bên đường để chờ đợi sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Nồng nhiệt nhất là một ban nhạc mariachi địa phương đứng trên thềm trường Đại học Guanajuato.

Trong khi đó, bên trong tòa nhà gọi là Conde Rul, tổng thống Mễ Tây Cơ và gia đình của ông chờ đợi Đức Thánh Cha trong một cuộc họp riêng.

Lúc 18:45 Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các trẻ em tại quảng trường La Paz. Trong cuộc gặp gỡ này Đức Thánh Cha nói:

Các bạn trẻ thân mến,

Cha hạnh phúc được gặp gỡ các con và nhìn thấy khuôn mặt các con mỉm cười khi các con đứng chật quảng trường xinh đẹp này. Các con có một chỗ rất đặc biệt trong trái tim của vị Giáo Hoàng này. Và trong những giây phút này, cha muốn tất cả trẻ em Mễ Tây Cơ biết điều đó, đặc biệt là những trẻ em phải chịu gánh nặng của đau khổ, bạo lực, bỏ rơi hoặc đói khát, trong những tháng gần đây, vì hạn hán đã làm tình hình tồi tệ hơn trong một số khu vực. Cha biết ơn vì cuộc gặp gỡ trong đức tin này, vì sự hiện diện tưng bừng và vui tươi thể hiện trong bài hát. Hôm nay chúng ta đang hân hoan, và điều này là quan trọng. Thiên Chúa muốn chúng ta luôn luôn hạnh phúc. Ngài biết chúng ta và yêu thương chúng ta. Nếu chúng ta để cho tình yêu của Chúa Kitô thay đổi con tim chúng ta thì chúng ta có thể thay đổi thế giới. Đây là bí quyết của hạnh phúc đích thực.

Nơi này, nơi chúng ta đang đứng ngày hôm nay có một cái tên thể hiện một khao khát khôn nguôi trong trái tim của mỗi một người: "La Paz", Hòa Bình. Đây là một món quà đến từ trời cao. "Bình an cho các con" (Ga 20:21). Đây là những lời của Chúa Phục Sinh. Chúng ta nghe thấy những lời này trong mỗi Thánh lễ, và ngày nay những lời ấy lại vang dội một lần nữa ở nơi này, với hy vọng rằng mỗi một trong các con sẽ được biến đổi, trở thành người gieo giống và sứ giả của bình an mà chính Chúa Kitô đã thí mạng sống mình để mang đến cho chúng ta.

Các môn đệ của Chúa Giêsu không đáp trả điều ác này bằng một điều ác khác, nhưng thay vào đó luôn luôn là một khí cụ của sự thiện, một sứ giả của thứ tha, một người mang đến hạnh phúc, một người đầy tớ của sự hiệp nhất. Chúa Giêsu muốn viết trong mỗi cuộc sống các con một câu chuyện về tình bạn. Hãy bám chặt vào Ngài như người bạn tốt nhất. Ngài sẽ không bao giờ mệt mỏi trò chuyện với những ai luôn yêu thương và luôn làm việc thiện. Các con sẽ nghe tiếng Ngài, nếu các con cố gắng giành giật từng phút giây để ở với Ngài, là người sẽ giúp các con trong các tình huống khó khăn hơn.

Cha đã đến để các con cảm nhận tình cảm mà cha dành cho các con. Mỗi một người trong các con là một món quà Thiên Chúa gởi đến cho Mễ Tây Cơ và thế giới. Gia đình, Giáo Hội, mái trường của các con và những người có trách nhiệm trong xã hội phải làm việc với nhau để đảm bảo rằng các con nhận được như gia sản của mình một thế giới tốt đẹp trong đó không có đố kỵ và chia rẽ.

Đó là lý do tại sao cha muốn cất lên tiếng nói kêu mời tất cả mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc cho trẻ em, để không có gì có thể dập tắt nụ cười của các con, nhưng thay vào đó các con có thể sống trong hòa bình và nhìn về tương lai đầy tự tin.

Các con, các bạn trẻ thân mến của cha, các con không đơn côi. Các con có thể tin cậy vào sự giúp đỡ của Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài để sống một lối sống Kitô giáo. Hãy tham gia trong các Thánh Lễ Chúa Nhật, trong các lớp dạy giáo lý, trong các công việc tông đồ, hãy tìm kiếm những dịp cầu nguyện, tình huynh đệ, và lòng bác ái. Các vị Chân phước Cristóbal, Antonio và Juan, các vị tử đạo trẻ của Tlaxcala, đã sống theo cách này, và đã nhận biết Chúa Giêsu, trong suốt thời gian truyền giáo tiên khởi tại Mễ Tây Cơ. Họ phát hiện ra rằng không có kho báu nào lớn hơn Chúa Giêsu. Các vị ấy cũng là các thanh thiếu niên như các con, và từ nơi họ, chúng ta có thể biết rằng chúng ta không bao giờ quá trẻ để yêu thương và phục vụ.

Cha muốn dành nhiều thời gian cho tất cả các con biết là dường nào, nhưng đã đến giờ cha phải đi. Chúng ta sẽ vẫn gần gũi nhau trong lời cầu nguyện. Vì vậy, cha mời các con cầu nguyện liên lỉ, ngay cả trong gia đình các con, qua đó, các con sẽ cảm nghiệm được niềm hạnh phúc khi nói về Thiên Chúa với gia đình các con. Xin cầu nguyện cho tất cả mọi người, và cả cho cha nữa. Cha sẽ cầu nguyện cho tất cả các con, để Mễ Tây Cơ có thể là một nơi mà tất cả mọi người có thể sống trong thanh bình và hòa hợp. Cha chúc lành cho tất cả các bạn từ trái tim của cha và xin các con chuyển những tình cảm và sự chúc lành của Đức Giáo Hoàng đến cha mẹ, anh chị em, và những người thân yêu khác. Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành với các con. Cám ơn các con rất nhiều, các bạn trẻ thân yêu của cha.

Đức Thánh Cha cũng đã có buổi kinh chiều trọng thể tại Vương Cung Thánh Đường thành phố León với 500 linh mục thuộc 91 giáo phận trong toàn cõi Mễ Tây Cơ.
 
Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại công viên Bicentennial
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:56 25/03/2012
Sáng Chúa Nhật 25 tháng Ba được coi là đỉnh cao trong chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ của Đức Thánh Cha với thánh lễ sáng Chúa Nhật tại công viên Bicentenario của thành phố nơi đối diện với ngọn đồi Silao nơi tượng đài Chúa Kitô Vua được đặt trên đỉnh đồi.

Thành phố León có dân số chưa đến 1.4 triệu người và không phải là thành phố du lịch. Do đó, chắc chắn các khách sạn không đủ chỗ cho những người từ khắp nơi đổ về. Hội Đồng Thành Phố đã đồng ý cho các du khách được cấm trại trong khu vực lân cận với điều kiện phải đóng 200 pêsô tức là khoảng 15 Mỹ Kim. Đức Giáo Hoàng đã đáp một chiếc trực thăng để đến đồi Cubilete trong thành phố Guanajuato. Trên đỉnh đồi là một bức tượng Chúa Kitô cao 22 mét. Đây là pho tượng lịch sử nhằm vinh danh hàng ngàn vị tử đạo Mễ Tây Cơ được gọi là ‘Cristeros’, là những người đã chết trong khi chiến đấu cho tự do tôn giáo trong thập niên 1920. Hàng ngàn người đã chào đón Đức Giáo Hoàng trên đồi, khi trực thăng của Đức Thánh Cha bay đến địa điểm này.

Đức Giáo Hoàng đã được 500.000 người chào đón khi ngài tiến vào công viên Bicentennial Leon để cử hành Thánh Lễ. Khi chào đón đám đông, Đức Giáo Hoàng đã đội một chiếc mũ truyền thống Mexico, được gọi là 'Sombrero’.

Đây là Thánh Lễ đầu tiên Đức Giáo Hoàng cử hành ở Mễ Tây Cơ.

Trong những năm đầu thế kỷ 20, người Công giáo đã bị bách hại dã man tại Mexico dưới thời nhà nước cộng sản. Cuộc bách hại tàn khốc đã dẫn đến cuộc nổi dậy của người Công Giáo trong cuộc chiến Cristero kéo dài từ năm 1926 đến 1929. Tổng thống Mexico lúc đó là Plutarco Elias Calles, ra lệnh đóng cửa các nhà thờ, trục xuất bắt bớ các linh mục và giám mục.

Năm 1928, nhà nước phá hủy bức tượng Chúa Kitô Vua mới vừa được xây trên đỉnh đồi Cubilete trước đó tám năm.

Gần 20 năm sau, vào năm 1942, vị giám mục của León xây dựng lại tượng Chúa Kitô Vua bằng đồng và nặng khoảng 80 tấn như là một dấu hiệu của chiến thắng và tự do.

Dưới chân Chúa có hai thiên thần, một vị cầm một vòng gai tượng trưng cho sự đau khổ của các vị tử đạo và một vị cầm một vương miện hoàng gia tiêu biểu cho chiến thắng cuối cùng của người dân.

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Tổng Giám Mục Jose Guadalupe Martin Rabago, các vị Hồng Y và Tổng Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ và đại diện các Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu và vùng Caribê và hàng ngàn các linh mục của tổng giáo phận León và vùng phụ cận.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

“Trong phần đáp ca chúng ta nhắc lại Thánh Vịnh 50, ‘Lạy Chúa xin tạo cho con một quả tim trong sạch’. Lời kêu cầu này cho thấy chúng ta phải chuẩn bị sâu sắc thế nào để cử hành trong tuần tới mầu nhiệm cao cả của cuộc thương khó, cái chết, và sự Phục Sinh của Chúa. Lời than van ấy cũng giúp chúng ta nhìn sâu vào trái tim con người, đặc biệt là trong lúc đau buồn cũng như hy vọng, như trong thời điểm hiện tại cho người dân Mễ Tây Cơ và Mỹ Châu Latinh ".

Sau đó, Đức Thánh Cha nói về sự gia tăng bạo lực tại Mễ Tây Cơ khi nhắc đến tượng đài "Chúa Kitô Vua", đứng uy nghiêm trên đỉnh đồi Cubilete chỉ cách đó lễ đài một khoảng cách ngắn ngủi.

Ngài nói:

"Vương quốc của Chúa Kitô không dựa trên sức mạnh của quân đội để chế ngự những người khác thông qua vũ lực hoặc bạo lực. Vương quốc ấy dựa trên một sức mạnh cao hơn là chinh phục con tim: đó là tình yêu của Thiên Chúa mà Ngài mang đến thế giới qua sự hy sinh của mình, và chân lý mà Ngài đã làm chứng "

Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm Mễ Tây Cơ năm lần. Ngài đã rất muốn đến thăm khu vực Bajio trong đời của mình. Mặc dù, ngài đã không thể làm được điều đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nói về liên kết đặc biệt giữa Mễ Tây Cơ và người tiền nhiệm của ngài.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nói:

"Tôi chắc chắn rằng trên thiên đàng, ngài hạnh phúc khi thấy Chúa ban cho tôi ân sủng để được ở đây với bạn và ngài đã chúc phúc cho hàng triệu người dân Mễ Tây Cơ đã tôn kính di tích của ngài trong mọi miền của đất nước."

Vào cuối của bài giảng của mình, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi một khoảnh khắc suy niệm trong im lặng.

Tổng thống Mễ Tây Cơ, Felipe Calderon và gia đình của ông đã được Đức Thánh Cha cho rước lễ. Một nhóm trẻ em cũng được rước lễ từ Đức Giáo Hoàng.

Bàn thờ nơi Thánh Lễ được cử hành khá đơn giản. Trong nền màu trắng của nó, có hình thập giá và một hình ảnh của Đức Mẹ Guadalupe, Bổn Mạng của Mễ Tây Cơ.

Sau khi cử hành Thánh Lễ tại Công viên Bicentennial Guanajuato, Đức Giáo Hoàng ban phép lành cho 91 pho tượng Đức Mẹ Guadalupe, Bổn Mạng của Mễ Tây Cơ. Các pho tượng này được gửi đến các giáo phận khác nhau trên khắp Mễ Tây Cơ.

Trong phần đọc kinh truyền tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói về hạt lúa mì rơi xuống đất, chết đi và mang nhiều hoa trái. Đây là phản ứng của Ngài trước việc một số người Hy Lạp đã tiến đến Philipphê yêu cầu rằng: "chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu" (Ga 12:21). Hôm nay chúng ta kêu cầu Rất Thánh Đức Mẹ Maria xin với Mẹ rằng: "xin cho chúng con thấy Chúa Giêsu ".

Khi chúng ta đọc kinh Truyền Tin và nhớ lại biến cố Truyền Tin của Chúa, đôi mắt của chúng ta hướng cái nhìn siêu nhiên lên đồi Tepeyac, nơi Mẹ Thiên Chúa, dưới tước hiệu "Đức Mẹ Guadalupe Trọn Đời Đồng Trinh" đã được tôn sùng nhiệt thành trong nhiều thế kỷ như là một dấu hiệu của hòa giải và của lòng nhân lành vô biên của Thiên Chúa đối với thế giới.

Vị tiền nhiệm của tôi trên Ngai Tòa Phêrô đã tôn vinh Mẹ với các tước hiệu trìu mến như Đức Mẹ Mễ Tây Cơ, Bổn Mạng Thiên Quốc của châu Mỹ La tinh, Mẹ và Nữ Vương của châu lục này. Đến lượt mình những con cái trung thành của Mẹ, những người đã được Mẹ phù trì, kêu cầu Mẹ với sự tự tin và tình cảm trìu mến, qua những tước hiệu như Hoa Hồng của Mễ Tây Cơ, Đức Mẹ Thiên Đàng, Đức Trinh Nữ Morena, Mẹ Tepeyac, Đức Nữ Indita.

Anh chị em thân mến, đừng quên rằng lòng sùng kính đúng đắn dành cho Đức Trinh Nữ Maria luôn dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu, và "không bao gồm các cảm xúc vô vị, chóng qua, hay một sự cả tin trống rỗng, nhưng phải dẫn đến đức tin chân thật, nhờ đó chúng ta được dẫn dắt để nhận ra sự cao cả của Mẹ Thiên Chúa, hướng đến tình yêu hiếu thảo đối với Mẹ và bắt chước các nhân đức của Mẹ"(Lumen Gentium, 67). Yêu mến Mẹ có nghĩa là cam kết lắng nghe Con Mẹ, tôn kính Mẹ Guadalupana có nghĩa là sống theo những lời xuất phát từ Chúa Giêsu là hoa trái đầy ơn phúc của lòng Mẹ.

Tại thời điểm này, khi rất nhiều gia đình đang ly tán hoặc buộc phải di cư, khi có nhiều người đang chịu đau khổ vì nghèo đói, tham nhũng, bạo lực gia đình, buôn bán ma túy, khủng hoảng các giá trị và gia tăng tội ác, chúng ta đến với Đức Maria tìm kiếm sự ủi an, sức mạnh, và hy vọng. Mẹ là Mẹ của Thiên Chúa thật, là Đấng đã mời gọi chúng ta ở lại trong đức tin và trong tình bác ái bên dưới áo Mẹ, để vượt qua tất cả các điều ác và thiết lập một xã hội công chính và huynh đệ hơn.

Với những tâm tình này, một lần nữa tôi đặt đất nước này, toàn bộ châu Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê trước ánh mắt dịu dàng của Đức Mẹ Guadalupe. Tôi phó thác tất cả các con trai và con gái cho Ánh Sao của công cuộc Phúc Âm Hóa và Tân Phúc Âm Hóa, xin Đức Mẹ với lòng từ mẫu linh hứng cho lịch sử lịch sử Kitô giáo của họ thể hiện cụ thể nơi những thành tựu quốc gia, nơi các sáng kiến cộng đồng và xã hội, nơi cuộc sống gia đình, lòng sùng mộ và việc truyền giáo liên đại lục đang được diễn ra trên những vùng đất cao quý này. Trong những lúc thử thách và đau buồn, Mẹ đã được kêu cầu bởi nhiều vị tử đạo là những người khi hô vang "Vạn tuế Chúa Kitô Vua, Vạn tuế Đức Mẹ Guadalupe" đã là những nhân chứng trung thành không nao núng cho Tin Mừng và cho lòng yêu mến đối với Giáo Hội. Giờ đây tôi khẩn cầu sự hiện diện của Mẹ tại quốc gia này có thể tiếp tục đưa ra một lời hiệu triệu cho sự bảo vệ và tôn trọng sự sống con người. Cầu xin sự hiện diện của Mẹ thúc đẩy tình huynh đệ, đặt sang một bên những hành vi trả thù vô ích và xua đi tất cả hận thù chia rẽ. Xin Đức Nữ Đồng Trinh Guadalupe ban phước lành cho chúng ta và xin cho chúng ta được những ân sủng dư dật, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ trên thiên quốc.