Ngày 25-03-2009
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha rất cảm động thấy dân Phi Châu rất hân hoan và sùng đạo
Bùi Hữu Thư
02:18 25/03/2009

Đức Thánh Cha rất cảm động thấy dân Phi Châu rất hân hoan và sùng đạo



VATICAN, ngày 24, 2009 (Zenit.org).
- Niềm vui của dân Phi Châu cùng với tinh thần suy niệm và thánh thiêng, là hai sắc thái của đại lục này khiến cho Đức Thánh Cha Benedict XVI ngưỡng mộ.

Đức Thánh Cha, theo tin tức của hãng thông tấn H2O, đã nói như vậy trên chuyến bay trở về Ý từ Angola.

Đức Thánh Cha nói ngài một mặt cảm động vì “tinh thần hỉ hoan thân mật, vì niềm vui của một Phi Châu hân hoan vui sướng, dường như họ cho thấy trong hy vọng, việc cá nhân hóa sự kiện là chúng ta là con cái và gia đình của Thiên Chúa."

Ngài tiếp, “Gia đình này hiện hữu và chúng ta, với tất cả những giới hạn và yếu đuối, đều ở trong gia đình này và Thiên Chúa ở với chúng ta. Do đó sự hiện diện của Giáo Hoàng giúp cho cảm nhận được điều này.”

Đức Thánh Cha tiếp, "Mặt khác, tôi hết sức cảm động bởi tinh thần sốt sắng của các nghi thức phụng vụ, ý thức mạnh mẽ về sự lành thánh: trong phụng vụ không có sự trình bầy của một nhóm, hay hướng dẫn của các cá nhân, nhưng chỉ có sự hiện diện của sự thánh thiêng, của chính Thiên Chúa. Các động tác của họ cũng là những động tác tôn kính và có ý thức về sự hiện diện thiêng liêng.”

Thảm kịch

Đức Thánh Cha Benedict XVI bầy tỏ lòng đau xót về cái chết của hai bé gái bi đám đông đè chết, và về vụ khoảng 90 người bị thương, trong biến cố xẩy ra bên ngoài Vận động trường Coqueiros tại Luanda, nơi sau đó xẩy ra cuộc gặp gỡ giới trẻ Congo.

Đức Thánh Cha nói, "Tôi đã cầu nguyện và tôi tiếp tục cầu nguyện cho họ.”

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại cuộc tiếp xúc hôm Thứ Năm với người bệnh tật tại Trung Tâm Đức Hồng Y Paul-Émile Léger, một trung tâm phục hồi cho những người tàn phế do Đức Hồng Y người Gia Nã Đại thành lập năm 1972, và sau đó mang danh ngài.

Đức Thánh Cha tiếp, "Tim tôi thổn thức khi nhìn thấy nơi đây thế giới của nhiều đau khổ, của tất cả mọi sự đau khổ, sự buồn thảm, sự nghèo khó của đời sống con người, nhưng tôi cũng thấy được cách thức quốc gia và Giáo Hội đang hợp tác để giúp đỡ những ai đang chịu đau khổ.

"Và dường như người ta có thể thấy, khi một người giúp đỡ kẻ đau khổ, người ấy còn quý giá hơn một con người, và thế giới trở nên nhân đạo hơn: Điều này in sâu và tâm trí tôi.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI tông du Phi Châu để đích thân trình bầy với 42 hội dồng giám mục của đại lục này văn kiện hành động "instrumentum laboris” cho Thượng Hội Đồng Giám Mục Phi Châu lần Thứ Hai, sẽ được tổ chức tại Rôma từ ngày 4 đến ngày 25 tháng 10.
 
Vấn đề sống chết: Mối liên hệ giữa Giáo Hội và nhà nước tại Hoa Kỳ
Vũ Văn An
03:00 25/03/2009
Vấn đề sống chết: Mối liên hệ giữa Giáo Hội và nhà nước tại Hoa Kỳ

Trước khi ông Barack Obama được bầu làm Tổng Thống Hoa Kỳ, người ta đã thấy một cuộc tranh luận khá gay gắt về việc liệu người Công Giáo có nên ủng hộ một nhân vật bị một số người cho là chống sự sống, nhưng lại được một số người khác cho là phò sự sống, nếu xét tới căn rễ. Bỏ ra ngoài chiến dịch chính trị, mấy tuần lễ đầu,tân chính phủ đã cho người ta thấy nhiều mẫu động thái chống lại sự sống. Thực thế, tờ New York Times ngày 24 tháng Giêng tường trình rằng: chỉ mấy ngày sau khi nhậm chức, ông Obama đã hủy bỏ pháp lệnh từng ngăn cấm việc dùng tài khoản liên bang để hỗ trợ cho các tổ chức cổ vũ phá thai ở ngoại quốc. Việc ngăn cấm này thường được gọi là chính sách Mexico City, bắt đầu có từ năm 1984, dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan. Tổng Thống Bill Clinton bãi bỏ chính sách ấy, chỉ mấy ngày sau khi nhậm chức và rồi Tổng Thống George W. Bush đã cho áp dụng lại chính sách ấy vào năm 2001.

Việc đề cử Thống Đốc Kathleen Sebelius làm Bộ Trưởng Y Tế và Các Dịch Vụ Nhân Bản cũng đã gây tranh luận xôn xao. Trang mạng KansasCity.com ngày 9 tháng Năm năm ngoái, tường trình rằng vị thống đốc người Công Giáo này vốn bị Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của giáo phận Kansas City yêu cầu đừng lên rước lễ vì bà ủng hộ phá thai. Trong cột báo của mình trên tuần báo Công Giáo The Leaven ngày 6 tháng Ba vừa qua, Đức TGM Naumann cho biết: dù ngài nhìn nhận Thống Đốc Sibelius có nhiều đóng góp tích cực, nhưng bà ta “xưa nay vốn là người lớn tiếng bênh vực việc phá thai”.

Sau đó là quyết định của chính phủ Obama chính thức cung cấp ngân khoản tài trợ cho các cuộc nghiên cứu liên quan tới tế bào gốc phôi thai. Theo một thông cáo báo chí ngày 9 tháng Ba, Đức HY Justin Rigali, chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sự Sống của HĐGM Hoa Kỳ, gọi pháp lệnh của ông Obama tài trợ việc dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu là “một chiến thắng đáng buồn của chính trị đánh bại khoa học và đạo đức”

Rồi vào ngày 18 tháng Ba, hãng tin LifeNews.com cho hay: chính phủ Obama vừa quyết định gửi tấm ngân phiếu 50 triệu dollars cho Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc. Trong quá khứ, cơ quan LHQ này từng bị tố cáo là hỗ trợ các biện pháp áp chế trong chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc.

Nhất quán

Nhiều khi người ta lúng túng không hiểu sao Giáo Hội Công Giáo lại ‘ương ngạnh’ đến thế trong các vấn đề sự sống. Tuy nhiên, nếu họ chịu khó nghuên cứu chút ít về lịch sử Giáo Hội, họ sẽ không lúng túng như thế. Đó chính là điều Dennis Di Mauro đã nhấn mạnh trong cuốn sách mới đây của mình, “Yêu Sự Sống: Việc Nhất Quán Bảo Vệ Sự Sống Của Kitô Giáo” (Wipf and Stock).

Trong lời dẫn nhập cuốn sách trên, Di Mauro, thư ký Hội Đồng Tôn Giáo Toàn Quốc Phò Sự Sống (National Pro-Life Religious Council) và là chủ tịch miền Nam Virginia của tổ chức Tín Hữu Luthêrô Phò Sự Sống, khẳng định rằng Kitô giáo từng là, hiện là và trong tương lai sẽ vẫn là một tôn giáo phò sự sống. Các chương đầu của Sách khảo sát các đoạn Thánh Kinh có chứa sứ điệp phò sự sống. Sau đó, Di Mauro quay qua tìm tòi các chứng từ của các giáo phụ đầu hết của Giáo Hội. Ngay từ thời kỳ đầu tiên của Giáo Hội, trong các trước tác vào cuối thế kỷ thứ nhất như Didache, ngừa thai đã bị coi là vô luân rồi.

Các nhà hộ giáo như Athenagorus thuộc thế kỷ thứ hai, hay tác giả bức thư thuộc thế kỷ thứ hai hay thế kỷ thứ ba, vốn được gọi là Thư Gửi Diogenetus, cũng đã minh nhiên coi sự sống lúc còn trong bụng mẹ là nhân bản rồi. Vì Thư này viết: “Họ (các Kitô hữu) kết hôn giống như mọi người khác; họ cũng đẻ con, nhưng họ không tiêu diệt con cái của họ”

Cuối thế kỷ thứ hai, Tertullian, khi bênh vực Kitô giáo chống lại các tố cáo cho rằng họ giết trẻ thơ mà tế lễ, đã trả lời rằng đối với Kitô hữu, việc giết người bị ngăn cấm và việc tiêu hủy thai nhi trong bụng mẹ là một điều không được phép. Tertullian cũng tin rằng linh hồn một em bé đã có từ lúc được tượng thai. Theo cuốn sách này, đến thế kỷ thứ tư, các công đồng của Giáo Hội đã bắt đầu ban hành các chế tài đối với những người cung cấp việc phá thai. Những người này chỉ được tái nhận vào Giáo Hội lúc lâm chung mà thôi. Năm 305, Công Đồng Elvira tại Tây Ban Nha, lên án việc ngừa thai và ra vạ tuyệt thông cho những ai cung cấp việc phá thai đó.

Văn hóa sự sống

Đến thời hiện đại, sự quan trọng của các vấn đề này đối với Giáo Hội đã được giải thích rất đầy đủ trong một cuốn sách mới xuất bản gần đây của William Brennan, một giáo sư thuộc Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội St. Louis. Trong “Gioan Phaolô II: Đối Chất Thứ Ngôn Ngữ Lên Năng Lực Cho Văn Hóa Sự Chết” (John Paul II: Confronting the Language Empowering the Culture of Death) do nhà Sapientia Press ấn hành, tác giả tóm tắt câu trả lời của Đức Giáo Hoàng đối với các cuộc tấn công thường xuyên vào sự sống con người.

Theo Brennan, Đức Gioan Phaolô II gán cho nền văn hóa một tầm quan trọng hết sức lớn lao, coi nó như lực lượng chủ yếu tạo ra lịch sử, hơn cả chính trị hay kinh tế. Ngài cũng bác bỏ chủ nghĩa tương đối trong văn hóa. Thay vào đó là một nền văn hóa đặt căn bản trên bản chất con người. Tác giả này nhận định rằng leo thang nền văn hóa sự chết là một phản đề đối với điều Đức Gioan Phaolô II vốn coi là thành tố chính tạo ra văn hóa, tức việc triển nở sự sống của một con người. Ông viết: “Theo não trạng nội tại trong nền văn hóa sự chết, chính cái chết đã trở thành một lối sống, được áp đặt lên một số người và một số nhóm mỗi ngày một đông hơn, vốn bị coi là có thể hy sinh được”.

Brennan trích dẫn thông điệp “Phúc Âm Sự Sống” của Đức Gioan Phaolô II để giải thích rằng: sở dĩ Giáo Hội Công Giáo coi các hành vi chống lại sự sống có tính nghiêm trọng như thế là vì thực sự chúng xấu từ trong bản chất. Một vấn đề nữa được Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh khi phân tích các nguy hiểm của văn hóa sự chết chính là các tác hại sau đó đối với việc đào luyện lương tâm. Nhờ thủ thuật sử dụng những kiểu nói nghe cho êm tai (uyển ngữ) cũng như làm rối tung thực tại luân lý nơi các hành vi vi phạm, các nhậy cảm đạo đức của ta dần dần cùn nhụt đi và cuối cùng lương tâm ta trở nên mù quáng hay ít nhất cũng dửng dưng đối với cái ác đang thực hiện.

Uyển ngữ (euphemisms)

Brennan cũng trích lời Đức Gioan Phaolô II trong thông điệp Phúc Âm Sự Sống mà cho rằng ta cần phải dùng đúng tên để gọi sự việc và phải có can đảm nhìn thẳng vào sự thật, chứ đừng nhường bước cho cơn cám dỗ tự lừa dối mình. Cho nên, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng ta cần phải biết sự thật về chính con người nhân bản và không mệt mỏi công bố sự thật ấy ra.

Phần lớn cuốn sách của Brennan được dành để mô tả việc nền văn hóa sự chết thao túng ngôn ngữ ra sao, và sau đó, sét xem, trong các trước tác và diễn văn của mình, Đức Gioan Phaolô II đã đưa ra cái nhìn thay thế như thế nào, dựa trên cái nhìn chân thực về chính con người nhân bản. Những người bênh vực phá thai thường dùng những kiểu nói như “tháo bỏ một mô hay một khối tế bào” hay những thuật ngữ như “rút gọn phôi thai”.

Brennan trích dẫn một loạt tài liệu để cho rằng những người ủng hộ phá thai còn đi xa hơn bằng cách mô tả việc thai nghén như là một thứ bệnh, hay bênh vực việc phá thai, coi nó chỉ là việc tháo bỏ một thứ ký sinh trùng. Theo Brennan, việc thao túng ngôn ngữ này đặc biệt đáng lưu ý khi nói đến cuộc tranh luận về nghiên cứu tế bào gốc của phôi thai. Ở đây ta thấy có sự phối hợp của việc phi nhân bản hóa sự sống con người, cộng với một lối nói khoa trương đầy hy vọng để biện minh cho việc hủy hoại các phôi thai nhân bản.

Một chiến thuật khác của nền văn hóa sự chết là núp phía sau lời kêu cứu xin được cảm thương hay nhu cầu phải tôn trọng lương tâm của người liên hệ. Tuy nhiên, theo Brennan, chiến thuật ấy đòi người ta phải tách lương tâm ra khỏi Thiên Chúa và luân lý tính khách quan.

Trong diễn văn đọc trước các nhân viên gây mê vào ngày 10 tháng Mười năm 1988, Đức Gioan Phaolô II nói rằng: “Không một giải pháp y khoa nào có thể thực sự biết cảm thương mà lại vi phạm luật tự nhiên và đứng ở thế đối lập với chân lý mạc khải của Thiên Chúa”.

Trong bầu không khí hư vô chủ nghĩa, là chủ nghĩa chỉ biết gán các giá trị tương đối cho sự sống con người, Đức Gioan Phaolô II đã trả lời bằng một sứ điệp biết nhấn mạnh tới giá trị của mọi con người nhân bản. Đứng trước các áp lực hiện nay của phong trào phi nhân bản hóa các mạng sống vô tội, cuộc thách thức phải công bố sự thật về con người nhân bản vẫn còn là một trách vụ khẩn trương vậy.

Theo Cha John Flynn, LC, Zenit 22 tháng Ba
 
Huấn từ của ĐTC Bênêđictô cho Giới Trẻ tại Vận Động Trường Coqueiros
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
03:25 25/03/2009
Khả năng định hướng tương lai ở trong các bạn


Dưới đây là bản dịch huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong buổi gặp gỡ giới trẻ tại vận động trường Dos Coqueiros tại Luanda, Angola, ngày 21 tháng 3, 2009.

* * *


Các bạn thân mến,

Với một số rất đông, các bạn đã đến đây cùng vị nối quyền Thánh Phêrô, và các bạn đại diện cho rất nhiều người trẻ khác đang hợp cùng chúng ta trong tinh thần. Các bạn đã đến để cùng cha công khai công bố niềm vui của đức tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, và canh tân lòng quyết tâm của các bạn trong việc làm những môn đệ của Người trong thời đại chúng ta. Một cuộc gặp gỡ cũng khá giống như cuộc gặp gỡ này đã xảy ra tại đây, ở Luanda, vào ngày 7 tháng 6 năm 1992 với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khả ái của chúng ta. Hôm nay một Giáo Hoàng khác lại đứng trước mặt các bạn: với diện mạo khác, nhưng với cùng một tình yêu trong lòng, và ngài ôm choàng lấy tất cả các bạn trong Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng “vẫn là một, hôm qua và hôm nay, và đến muôn đời” (DT 13:8).

Trước hết cha muốn cám ơn các bạn vì cuộc cử hành này mà các bạn đã chuẩn bị cho cha, vì bầu không khí tưng bừng mà chính các bạn đã tạo nên, vì sự hiện diện của các bạn và vì niềm vui của các bạn. Tôi thân ái kính chào các hiền huynh Giám Mục và linh mục cùng tất cả những ai đang tham gia mục vụ giới trẻ. Tôi cũng muốn chào mừng với lòng biết ơn tất cả những ai đã chuẩn bị biến cố này, đặc biệt là tôi xin cám ơn Đức Cha Kanda Almeida vì những lời chào mừng nồng nhiệt của ngài. Cha chào mừng tất cả những người trẻ hiện diện nơi đây, Công Giáo hay thuộc các tôn giáo khác, là những người đang tìm kiếm một câu trả lời cho những thắc mắc và những khó khăn của mình. Một số những thắc mắc và khó khăn ấy đã được những người đại diện các bạn bày tỏ, và cha đã lắng nghe với lòng biết ơn và cảm kích. Cái ôm mà cha đã trao đổi với họ đương nhiên cũng là cái ôm mà cha dành cho các bạn.

Gặp gỡ những người trẻ là điều tốt cho mọi người! Các bạn có thể đã phải chịu những khó khăn như những người khác, nhưng các bạn đang được đổ đầy bằng niềm hy vọng lớn lao, một lòng hăng say nồng nhiệt và một ao ước tha thiết được làm lại từ đầu. Các bạn trẻ thân mến, các bạn giữ trong chính mình khả năng định hướng tương lai. Cha khuyến khích các bạn nhìn vào tương lai qua đôi mắt của Thánh Tông Đồ Gioan. Thánh Gioan bảo chúng ta: “Tôi thấy một trời mới và một đất mới,…. và tôi thấy Thành Thánh, thành Giêrusalem mới, từ Trời, từ Thiên Chúa mà xuống, sửa soạn sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang; rồi tôi nghe có một tiếng lớn từ phía ngai nói rằng, ‘Ðây, nơi cư ngụ của Thiên Chúa giữa nhân loại’” (KH 21:1-3). Các bạn trẻ thân yêu, Thiên Chúa có thể hoàn toàn thay đổi mọi sự. Sự hiện diện đặc biệt của Ngài giữa chúng ta được bắt đầu bằng sự thân mật dễ dàng của Ngài với đôi uyên ương đầu tiên trong Vườn Địa Đàng; và sự hiện diện ấy tiếp tục bằng vinh quang Thiên Chúa chiếu tỏ trên Hội Mạc ở giữa Dân Israel trong cuộc hành trình qua hoang địa, và đạt đến tột đỉnh trong việc nhập thể của Con Thiên Chúa, Đấng đã trở nên một với nhân loại trong Đức Chúa Giêsu Kitô không còn có thể tách ra được nữa. Chính Chúa Giêsu đã đi qua hoang địa của nhân loại tính của chúng ta và vượt qua cả cõi chết, Người đã sống lại từ cõi chết và giờ đây kéo toàn thể nhân loại về phiá Thiên Chúa với Người. Chúa Giêsu không còn bị giới hạn trong không gian và thời gian cố định nữa. Thần Khí của Người, Chúa Thánh Thần, phát xuất từ Người, đi vào tâm hồn chúng ta và như thế kết hợp chúng ta với Người, và cùng Người chúng ta được kết hợp với Chúa Cha, với Thiên Chúa là Một mà Ba.

Đúng thế, thưa các bạn! Thiên Chúa có thể hoàn toàn thay đổi mọi sự … và còn hơn nữa! Thiên Chúa thay đổi chúng ta; Ngài canh tân chúng ta! Đây là điều Ngài đã hứa “Này, Ta làm cho mọi sự ra mới” (KH 21:5). Điều đó có thật! Thánh Tông Đồ Phaolô nói cho chúng ta biết rằng: “Nều ai ở trong Ðức Kitô thì người đó là một tạo vật mới; những cái cũ đã qua, và đây, mọi sự đang trở nên mới. Và mọi sự đều từ Thiên Chúa, là Ðấng đã nhờ Ðức Kitô mà hòa giải chúng ta với chính Mình” (2 Cor 5:17-18). Qua việc lên Trời và vào cõi vĩnh hằng, Đức Chúa Giêsu Kitô đã trở nên Chúa của mọi thời đại. Như thế Người có thể đồng hành với chúng ta như một người bạn trong hiện tại, mang trên tay cuốn sách của thời đại chúng ta. Tay Người cũng nắm quá khứ, là nền tảng và nguồn mạch của sự sống chúng ta. Người cũng cẩn thận cầm lấy tương lai, cho phép chúng ta thoáng thấy một bình minh đẹp nhất mà chúng ta chưa từng thấy: bình minh chiếu toả từ Người, bình minh của sự Phục Sinh. Thiên Chúa là tương lai của nhân loại mới, là nhân loại được thấy trước trong Hội Thánh của Người. Khi các bạn có dịp, hãy bỏ giờ ra đọc lịch sử Hội Thánh. Các bạn sẽ thấy rằng Hội Thánh không thêm già với thời gian. Trái lại, Hội Thánh mỗi ngày một trẻ ra, vì Hội Thánh đang hành trình về phiá Chúa của mình, càng ngày càng đến gần suối thật tràn đầy sự trẻ trung, tái sanh và sinh lực.

Các bạn trẻ thân mến, tương lai là Thiên Chúa. Như chúng ta vừa nghe, “Ngài sẽ lau sạch mọi giọt nước mắt nơi mắt họ, và sẽ không còn sự chết; cũng không còn than khóc, kêu la và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (KH 21:4). Mặc dù lúc này, ngay cả ở giữa chúng ta, cha thấy một số trong hằng ngàn thanh thiếu niên Angôla đã bị què quặt hay tàn tật vì chiến tranh và các bãi mìn. Cha nghĩ đến vô số nước mắt đã đổ ra vì mất người thân và bạn hữu. Thật không khó khó lắm khi mường tưởng đến đám mây đen tối vẫn còn che phủ chân trời của những hy vọng và mơ ước thân thương nhất. Trong tâm hồn các bạn, cha thấy sự hồ nghi, một sự hồ nghi mà các bạn đã đề ra với cha hôm nay. Các bạn đang nói: “Đây là điều chúng con có. Không thấy có một dấu hiệu hữu hình nào của những điều mà cha nói đến! Lời hứa được Lời Chúa bảo đảm, và chúng con tin điều ấy, nhưng khi nào Thiên Chúa mới đứng lên và đổi mới mọi sự?” Câu trả lời của Chúa Giêsu cũng là điều mà Người đã trả lời các môn đệ: “Ðừng để lòng các con xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và cũng hãy tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở. Nếu không như thế, thì sao Thầy đã nói với các con rằng giờ đây Thầy sắp đi để dọn chỗ cho các con?” (Ga 14:1-2). Nhưng các bạn trẻ thân mến, các bạn vẫn khăng khăng: “Vâng! Nhưng khi nào điều đó sẽ xảy ra?” Các Tông Đồ cũng hỏi Chúa Giêsu một câu hỏi tương tự, và câu trả lời của Người là: “Các con không cần biết thời gian và thời cơ Chúa Cha đã thiết lập bằng chính quyền năng của Ngài. Nhưng các con sẽ nhận được quyền năng khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các con. Và các con sẽ là nhân chứng của Thầy … đến tận cùng trái đất” (Cv 1:7-8). Đó, Chúa Giêsu không giã biệt chúng ta mà không để lại một câu trả lời; Người bảo chúng ta một điều thật rõ rang: việc đổi mới bắt đầu từ nội tâm; các bạn sẽ nhận được quyền năng từ trời cao. Khả năng để định hướng tương lai nằm trong các bạn.

Khả năng đó ở trong các bạn, nhưng ở thế nào? Cũng như sự sống ở trong một hạt giống. Đó là cách mà Chúa Giêsu đã giải thích điều ấy ở thời điểm nghiêm trọng của thừa tác vụ của Người. Thời gian đầu của thừa tác vụ của Người được đi kèm bởi sự hăng say vĩ đại. Dân chúng thấy những người bệnh được chữa lành, ma quỷ bị khử trừ, Tin Mừng được rao giảng, nhưng mặt khác thế giới không thay đổi: người Rôma tiếp tục cai trị, và đời sống hằng ngày vẫn tiếp tục bị khó khăn, bất kể những phép lạ ấy và những lời hoa mỹ ấy. Sự hăng say của dân chúng tàn dần đến nỗi ngay cả một vài môn đệ cũng bỏ Thầy (x. Ga 6:66), là Đấng đã rao giảng nhưng đã không thay đổi thế giới. Mọi người đều hỏi: tận đáy lòng, sứ điệp này có giá trị gì? Vị ngôn sứ này của Thiên Chúa đã đem lại cho chúng ta cái gì? Chính lúc ấy Chúa Giêsu đã nói về người gieo giống trong cánh đồng thế gian, và Người đã giải thích rằng hạt giống là Lời của Người (Mc 4:3-20) và những phép lạ chữa lành của Người. Những điều ấy thì quá ít so với những nhu cầu và những đòi hỏi bao la của đời sống hằng ngay. Nhưng ở tận đáy lòng của hạt giống, tương lai đã hiện diện, bởi vì hạt giống chứa đựng bánh của ngày mai, sự sống của ngày mai. Hạt giống hầu như không được coi là gì cả. Nhưng nó là sự hiện diện của tương lai, lời hứa đã hiện diện. Khi được rơi vào đất tốt, nó sinh hoa trái, gấp ba mươi lần, sáu mươi lần và ngay cả gấp trăm lần.

Các bạn thân mến của cha, các bạn là hạt giống Thiên Chúa đã gieo vào thế gian, hạt giống chứa đựng quyền năng từ Trời cao, quyền năng của Chúa Thánh Thần. Và tuy thế, cách duy nhất để đi từ lời hứa của sự sống đến việc thật sự sinh hoa trái là hiến đời sống các bạn trong tình yêu, là chết cho tình yêu. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Trừ khi một hạt lúa gieo vào lòng đất và chết đi, thì nó vẫn trơ trơ là một hạt lúa; nhưng nếu nó chết đi, thì nó sẽ sinh được nhiều hoa trái. Ai yêu mạng sống mình, thì sẽ mất nó; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho đời sống vĩnh cửu” (Ga 12:24-25). Đó là điều Chúa Giêsu đã nói, và cũng là điều Người đã làm. Việc Người chịu đóng đanh dường như là một thất bại hoàn toàn, nhưng không phải! Chúa Giêsu, trong quyền năng của “Thần Khí hằng hữu đã tự hiến tế cách vẹn toàn lên Thiên Chúa” (DT 9:14). Như vậy, một khi rơi xuống đất, Người có thể sinh hoa trái trong mọi thời đại và ở mọi nơi. Ở giữa các bạn, các bạn có Bánh Mới, Bánh của đời sống tương lai, Thánh Thể cực Thánh, là Bánh nuôi dưỡng chúng ta và đổ sự sống của Chúa Ba Ngôi vào tâm hồn mọi người.

Các bạn trẻ thân mến, như những hạt giống được tràn đầy quyền năng của cùng một Thần Khí hằng hữu, được mọc lên trước sự ấm áp của Thánh Thể, mà trong đó giao ước của Chúa được hoàn thành: Người hiến Mình cho chúng ta và chúng ta đáp lại bằng cách hiến mình cho tha nhân, vì yêu Người. Đó chính là con đường dẫn đến sự sống; chỉ có thể đi theo được nhờ việc đối thoại với Chúa và với nhau cách liên tục. Nền văn hóa xã hội chiếm ưu thế hiên nay không giúp các bạn sống theo Lời Chúa Giêsu hay thực hành việc tự hiến mà Người mời gọi các bạn theo chương trình của Chúa Cha. Tuy nhiên, các bạn thân yêu, các bạn có khả năng ở trong các bạn, giống như khả năng trong Chúa Giêsu khi Người nói: “Chúa Cha ở trong Thầy làm việc của Ngài… Ai tin vào Thầy, thì cũng sẽ làm được những việc Thầy làm; và người đó còn làm những việc lớn hơn những việc đó nữa, bởi vì Thầy về cùng Chúa Cha” (Ga 14:10-12). Vậy các bạn đừng sợ có những quyết định dứt khoát. Các bạn không thiếu đại lượng, đó là điều cha biết! Nhưng tư tưởng mạo hiểm dấn thân trọn đời, dù trong hôn nhân hay trong đời thánh hiến đặc biệt, có thể là một tư tưởng có tính cách đe dọa. Các bạn có thể nghĩ rằng: “Thế giới đầy những thay đổi liên tục và cuộc đời đầy những hứa hẹn. Bây giờ tôi có thể quyết định dấn thân suốt đời mà không biết những biến cố không lường trước được trong đời sẽ xảy ra cho tôi không? Khi quyết định dứt khoát, tôi lại không làm cho sự tự do của tôi bị lâm nguy và tự trói chặt chính tay tôi không?” Đó là những nghi ngờ mà các bạn cảm thấy và nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân và hưởng lạc ngày nay làm cho chúng thêm trầm trọng. Nhưng khi những người trẻ tránh né quyết định, họ sẽ có nguy cơ không bao giờ đạt đến trưởng thành!

Cha nói với các bạn: Hãy can đảm lên! Hãy dám quyết định một cách dứt khoát, bởi vì trên thực tế đó là những quyết định duy nhất không phá hủy sự tự do của các bạn, nhưng hướng dẫn nó theo đúng hướng, giúp các bạn có thể tiến lên và đạt được điều gì đáng giá trong cuộc đời. Không có gì phải nghi ngờ về điều ấy: cuộc đời chỉ có giá trị khi các bạn can đảm và sẵn sàng mạo hiểm, nếu các bạn tín thác vào Chúa là Đấng không bao giờ bỏ rơi các bạn. Các người trẻ Angôla, hãy thả lỏng quyền năng của Chúa Thánh Thần trong các bạn, quyền năng từ Trời cao! Vì Tin tường vào quyền năng này như Chúa Giêsu, các bạn hãy liều mình nhảy lên và làm một quyết định dứt khoát. Hãy cho cuộc đời một dịp! Bằng cách này, các hòn đảo, các ốc đảo và các giải văn hoá Kitô giáo sẽ mọc lên giữa các bạn, và đưa ra ánh sáng “thành thánh từ Trời xuống, từ Thiên Chúa, được sửa soạn như tân nương trang điểm để đón tân lang”. Đó là cuộc đời đáng sống, và cha gửi gấm nó cho các bạn từ đáy lòng cha. Nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc cho các người trẻ Angôla.

+ ĐTC Bênêđictô XVI
 
ĐTC nói: Chỉ qua Ánh Sáng của Đức Kitô mà người ta mới có thể thắng vượt được đêm đen của chiến tranh và ích kỷ.
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:24 25/03/2009
Luanda, Angôla – Theo bản tin của CNA thì hôm 22 tháng 3 năm 2009 vừa qua, có khoảng một triệu người đã tụ họp vào sáng Chúa Nhật tại Luanda, nước Angôla, để được thấy Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Trong sứ điệp của ngài, Đức Thánh Cha đã nói về sự cần thiết của cầu nguyện để có hoà bình, bởi vì chỉ có ánh sáng của Thiên Chúa mới có thể chiến thắng được “sự tối tăm” vĩ đại do chiến tranh và tính tham lam gây ra.

Mở đầu bài giảng, ĐTC đã ghi nhận lời diễn tả sống động về “sự tàn phá và đổ nát do chiến tranh gây ra” trong các bài đọc hôm nay, “vang vọng kinh nghiệm cá nhân của quá nhiều người trong xứ này giữa những cảnh tàn phá kinh hoàng của cuộc nội chiến.” Ngài nói thêm: “Thật sự là chiến tranh có thể tàn phá tất cả những gì có giá trị: gia đình, nhiều cộng đồng, kết quả của việc lao động của con người, những niềm hy vọng hướng dẫn và nâng đỡ đời sống và việc làm của họ!”

ĐTC giải thích: “Kinh nghiệm này rất là quen thuộc đối với toàn thể Phi Châu: sức tàn phá của các cuộc tranh chấp nội bộ, việc sa vào vùng nước xoáy của ghen ghét và hận thù, việc phung phí những cố gắng của những thế hệ những người tốt lành.” Ngài tiếp tục, “Khi mà Lời Thiên Chúa, một lời có ý xây dựng những cá nhân, các cộng đồng và toàn thể gia đình nhân loại, bị sao lãng, và khi Luật của Thiên Chúa bị người ta ‘chế nhạo, khinh thường, và đàm tiếu’ thì hậu quả chỉ còn là tàn phá và bất công: là việc làm mất phẩm giá chung của nhân loại và phản bội ơn gọi trở thành con cái của Cha Nhân Từ, anh chị em của Con Một Ngài.”

ĐTC tiếp: “Thảm thay, những đám mây của sự dữ vẫn còn đang che phủ Phi Châu, kể cả đất nước Angôla thân yêu này.”

Sau đó ĐTC giải thích rằng chúng ta có thể dễ dàng nghĩ đến những sự dữ của một cuộc chiến rộng lớn: “những hậu quả sát nhân của những cuộc tranh chấp giữa các bộ lạc và chủng tộc, tính tham lam làm cho tâm hồn con người ra thối nát, biến người nghèo thành nô lệ, cướp đi tài nguyên mà các thế hệ tương lai cần để tạo dựng một xã hội bình đẳng và công bình hơn,” tuy nhiên, chúng ta không nghĩ đến “tinh thần xảo quyệt của tính ích kỷ giam hãm con người trong chính mình, làm đổ vỡ gia đình, và qua việc loại bỏ những lý tưởng cao quý về sự đại lương và hy sinh, tránh sao khỏi việc dẫn đến chủ nghĩa khoái lạc, chạy trốn vào những thiên đường không tưởng qua việc sử dụng ma túy, tính dục bừa bãi, làm cho mối dây ràng buộc hôn nhân bị yếu đi và làm cho gia đình bị tan rã, cùng áp lực phá hủy đời sống vô tội của con người qua việc phá thai.”

Chúng ta cần Thiên Chúa và các giới răn của Ngài, đó “không phải là những gánh nặng, nhưng là một nguồn mạch của sự tự do: tự do để trở thành những người khôn ngoan, các thầy dạy công lý và hoà bình, những người tin vào tha nhân và tìm sự tốt đẹp chân chính cho họ.” Ngài nói thêm: “Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta để sống trong ánh sáng, và trở nên ánh sáng cho thế giới chung quanh chúng ta!”

Quay qua nói với giới trẻ trong số cử toạ, ĐTC nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc lớn lên trong tình bằng hữu với Đức Kitô và truyền bá “Tin Mừng” giữa tha nhân. Ngài thúc giục họ: “Các con hãy tìm Thánh Ý Ngài dành cho các con bằng cách lắng nghe Lời Ngài hằng ngày, va bằng cách để cho luật của Ngài uốn nắn đời sống và những liên hệ của các con.”

ĐTC tiếp: “bằng cách này, chúng con trở nên những ngôn sứ khôn ngoan và đại lượng của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Chúng con hãy trở nên những nhà truyền giáo cho chính bạn bè chúng con, bằng chính gương sáng của mình, chúng con hãy dẫn dắt họ đến việc ưa chuộng vẻ thiện mỹ và chân lý của Tin Mừng, cùng niềm hy vọng vào một tương lai được định hướng bởi những giá trị của Nước Thiên Chúa.”

ĐTC kết luận: “Hội Thánh cần các chứng từ của chúng con. Đừng sợ trả lời ơn gọi của Thiên Chúa cách đại lượng, dù là ơn phục vụ như một linh mục hay một tu sĩ, như một cha mẹ Kitô giáo, hay nhiều hình thức phục vụ tha nhân khác nhau mà Hội Thánh đặt ra trước mặt chúng con.”
 
Đức TGM Ấn Độ suy ngẫm về một phiên tòa của hơn 2000 năm trước
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
15:15 25/03/2009
Mumbai (AsiaNews) - "Tôi đã kết múc nhiều cảm hứng từ sự can trường không sợ hãi của Chúa Kitô trước Phôngxiô Philatô, người có quyền lực hùng mạnh nhất trong tay vào thời đó khi ông là đại diện của Hoàng đế Rôma. Chúa Kitô có thể đứng vững cách gan dạ chỉ vì nội tâm chính trực và ngay thẳng của ngài, vì sự tự tin và đoan chắc rằng ngài phải chịu đựng chỉ vì chân lý". Đức Tổng Giám Mục Thomas Menamparampil của Guwahati cho hay như trên khi nói đến cách tiếp cận công việc được Đức Thánh Cha trao phó cho ngài: viết suy ngẫm Chặng Đường Thánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh ở Hi trường Colosseum.

Đức TGM Menamparampil hay tin này khi ngài ở Mariampur, thuộc bang Assam, khi đang hiện diện cùng với 260 ứng sinh, thỉnh sinh, tập sinh trẻ từ 11 chủng viện, dòng tu trong giáo phận của ngài. Đức Cha cho hay: "Tôi đã bị hỏi dồn dập", và xem sự lựa chọn này của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI là một dấu hiệu báo rằng "Đức Thánh Cha đánh giá cao căn tính của Á Châu", "cái nôi của nền văn minh", "hơn nữa, Đức Thánh Cha của chúng ta đã có tiên báo về viễn tượng của Á Châu, một lục địa mang nhiều ấp ủ của ngài và triều giáo hoàng của ngài".

Đối với vị giám mục người Ấn thì hình ảnh Chúa Giêsu đứng trước Phôngxiô Philatô là một lời cổ vũ cho tất cả các Kitô hữu ngày nay, và nhất là cho các Kitô hữu Ấn Độ. "Tại thời điểm đó trong lịch sử, thật không thể tưởng tượng nổi 'về phương diện văn hóa' khi một người có lai lịch khiêm tốn như thế (như Chúa Kitô) lại đứng trước Philatô hết sức gan dạ. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã đứng một mình trước Phôngxiô Philatô bằng sự xác tín và điềm tĩnh sâu sắc, thái độ của ngài bình tĩnh, thể hiện nội tâm chính trực và bình thản của bản thân ngài. Chúa Kitô đã không công kích và không đe dọa, nhưng hoàn toàn không sợ hãi, không đóng vai trò nạn nhân cũng như vô tự lự trước âu lo. Tính không sợ hãi của Chúa Kitô là nguồn gợi hứng cho đời sống và hoàn cảnh của chúng ta - không phải là một Giáo Hội bị ngược đãi, nhưng là một Giáo Hội của tương lai, một con người của tương lai, một con người của Hy vọng"

Đức tin vững chắc và nương tựa vào thông điệp của Tin Mừng là "nguồn hy vọng chính yếu trong những thời điểm khó khăn". Đức Tổng Giám Mục Menamparampil xác nhận rằng ngài muốn đề cập đến nhiều địa danh trong bài suy ngẫm Chặng Đàng Thánh Giá "từ Himalayas đến Alps và Mỹ Châu. Cầu cho thông điệp của Chúa Kitô vang vọng đến tận cùng mọi ngõ ngách của thế giới để làm giàu cho nhân loại".

Đức Tổng Giám Mục Menamparampil, cũng là Chủ tịch Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng của Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu, cho hay ngài nhận ra rằng "sống đời sống đức tin của chúng ta sẽ dẫn đến tăng cường phát triển nhân loại trong mọi lĩnh vực của đời sống." Đức Tổng Giám Mục khẳng định "một người có đức tin sâu sắc sẽ có thể làm xã hội phát triển và cũng có thể xây dựng những chiếc cầu cảm thông, hòa bình và hòa hợp".
 
Trinh nữ Maria, biểu tượng đoàn kết quốc gia của người Hồi giáo và Kitô giáo
Phụng Nghi
19:54 25/03/2009
Beirut (AsiaNews) - Theo tin của báo L’Orient-Le Jour xuất bản bằng tiếng Pháp tại Beirut, thì ngày hôm nay 25 tháng 3 sẽ là “Ngày Hồi giáo-Kitô giáo” đầu tiên mừng kính Đức Trinh nữ Maria. Ký giả viết bài báo này tên là Fady Noun, cho biết rằng lễ hội mới lập này trùng vào ngày lễ Truyền tin cho Đức Mẹ theo niên lịch phụng vụ Công giáo.

“Cùng kết hợp quanh Đức Bà Maria của Chúng ta” đó là chủ đề được chọn cho buổi lễ hội, sẽ được tổ chức với tính cách một biến cố quốc gia hơn một lễ hội tôn giáo. Hiện nay lễ này chưa phải là một ngày lễ theo qui định, nhưng có thể trở thành như thế “trong một tương lai gần, cộng thêm vào những nghi lễ cử hành mừng ngày Truyền Tin theo truyền thống.”

Tờ nhật báo tiếng Pháp nói trên viết rằng: “Lễ hội này sẽ làm cho Trinh nữ Maria, được cả người Hồi giáo lẫn Kitô giáo tôn kính, trở thành một yếu tố đoàn kết người dân Liban thuộc mọi tôn giáo.”

Quyết định sau cùng đó, phải lâu tới ba năm mới đạt tới, được đưa ra vào ngày 13 tháng 3 vừa qua, trong một phiên họp của nội các Liban.

Ý kiến dùng Trinh nữ Maria làm biểu tuợng mừng kính chung giữa người Kitô giáo và Hồi giáo là do giảng sư Mohammad Nokkari, tổng thư ký của tổ chức Dar el-Fatwa trong buổi cử hành ngày lễ Truyền tin tại trường đại học Jambour.

Emir Harès Chehab và Mohammad Sammak, đồng chủ tịch Ủy ban Đối thoại Quốc gia Hồi giáo-Kitô giáo, hoan nghênh sáng kiến này, cũng như Thủ tướng Liban là ông Fouad Siniora.

Ông Abdel-Monhem Ariss, Thi trưởng Beirut, đã tích cực đáp ứng lời yêu cầu do sáng kiến của những người ủng hộ việc đặt một bức tượng Đức Maria trước Viện Bảo tàng Quốc gia Liban. Công viên nơi sẽ dựng tượng thực ra là một giao lộ chính và có thể sẽ được đổi tên để tôn vinh Trinh nữ Maria. Bức tượng sẽ “mô tả Trinh nữ Maria theo ước lệ, chung quanh có một vầng trăng khuyết” là biểu tượng cao quý của Hồi giáo.

Một buổi lễ tôn giáo sẽ được dự trù tổ chức hôm nay tại nhà nguyện trường Đại học Đức Bà (Our Lady College) tại Jambour; trong buổi lễ này “người Kitô giáo và Hồi giáo sẽ có thể cùng nhau cầu nguyện với Trinh nữ Maria.”

Thêm vào với những kinh nguyện, sẽ có những bài hát, thánh vịnh, thánh ca, chứng nhân, các bài đọc, cũng như các băng thính thị.

Giảng sư (Sheikh) Amr Khaled, một trong những nhà giảng thuyết quan trọng nhất của thế giới Arập sẽ tham dự nghi lễ này. Giám mục Salim Ghazal, chủ tịch Ủy hội đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo thuộc Hội đồng các Thượng phụ và Giám mục giáo hội Maronite cũng sẽ hiện diện.

Những người tổ chức, theo tin của báo Liban, hy vọng rằng sáng kiến của họ sẽ dẫn tới nhiều sáng kiến khác nữa.

Đã có những liên lạc để năm tới “những lễ hội tương tự sẽ có thể được tổ chức tại 6 quốc giá khác, đó là Ai cập, Maroc, Jordan, Ba lan, Ý và Pháp.”
 
Top Stories
Office of Catholics’ attorney shutdown
J.B. An Dang
22:49 25/03/2009
Days before their up-coming court of appeal, Thai Ha’s defendants have learned that their chief attorney is still being under police watch around the clock, his office of in Ho Chi Minh City has been shutdown, his staff is being harassed, and his clients are being coerced to look for another attorney. Facing tough challenges which seem out of control, parishes in Vietnam have held vigil prayers for Catholic defendants and their lawyers.

Crying for injustice outside People's Court of Hanoi
In an open persecution campaign against lawyer Le Tran Luat, the Catholic defendants’ attorney, Vietnam government withdrew his office’s license in Ho Chi Minh City on March 24. It was the latest attempt in a series of intimidation and defamation against him since he decided to represent the Catholics at the court of appeal set for March 27 in Hanoi.

Luat has alleged that he has been virtually under house arrest with his movement has been severely restricted and constantly monitored by the police. On March 12, while trying to board a flight to Hanoi for trial preparation, Luat was apprehended and detained at the police station for questioning. On March 15, he was arrested again and had to keep coming to the so-called "working sessions" by police's order. The ordeal did not end there for him and those who are related to him both personally and professionally. His entire staff has been harassed to this date, his personal equipments seized, his reputation distorted and tarnished by state media, he himself and his family received threatening phone calls, and his clients have been contacted and coerced to either cancel their contracts with his law firm or given false, distorted information about his personal and professional conducts.

In his last attempt to travel to Hanoi for the March 27, he managed to escape police’s monitor and could reach to Ninh Phuoc, a remote county of Ninh Thuan province, 300 km away from Ho Chi Minh City, before being arrested at 3 AM March 21`, and taken back to his office where he has since been under virtual house arrested.

A week before the trial, Catholic defendants were contacted by court officials, who advised them on the possibility of not having Luat as their defense counsel as police in Ho Chi Minh City have tried their best to prevent him, travelling to Hanoi.

“Recently we have learned that our attorney Mr. Le Tran Luat had been prevented by Ho Chi Minh City's police from flying to Hanoi to provide legal counsel to us,” said Catholic defendants in a motion sent to competent authorities.

“We hereby motion to the Hanoi People's Court, the Department of Public Security, and Ho Chi Minh City's Police Dept. to provide him assistance, making it possible for attorney Le Tran Luat to arrive in Hanoi to provide us counsel in our appeal hearing on Mar 27, 2009, securing our right to legal representation according to due process,” they continue.

Furthermore, on Monday, five among the defendants came to court and insisted on their right to legal representation with attorney Le Tran Luat would be their chief defense counsel along with other two. Another defendant confirmed she detained only Mr. Luat as her defense counsel.

Facing so many obstacles caused by the active engagement of authorities in the campaign of persecutions against him and convicted parishioners of Thai Ha, great crowds have taken part in the vigils organized in Hanoi, Vinh, Ho Chi Minh City and other provinces to pray for the Catholic defendants and their attorneys.
 
Timor-Oriental: Le gouvernement consulte l’Eglise catholique au sujet de l’interdiction de l’avortement dans le Code pénal
Eglises d'Asie
18:15 25/03/2009
Ces dernières semaines, les deux évêques catholiques du Timor-Oriental ont eu des entretiens avec la tête de l’exécutif est-timorais afin de discuter de l’interdiction de l’avortement dans le Code pénal est-timorais.

A ce jour, le Timor-Oriental, nation officiellement indépendante depuis le 20 mai 2002, utilise toujours le Code pénal indonésien (1), le grand voisin de 240 millions d’habitants ayant occupé l’ancienne petite colonie portugaise (un million d’habitants) de 1975 à 1999. Depuis de nombreux mois, une équipe de juristes locaux et internationaux se consacre à la rédaction du futur Code pénal est-timorais, et son travail devrait aboutir prochainement, le Parlement étant appelé à se prononcer sur un projet de code le mois prochain. Selon les informations parues dans la presse locale, l’article 142 du futur Code pénal interdit l’avortement, sauf dans des cas extrêmes et dans des circonstances particulières où la santé de la mère est en jeu. L’avortement est comparé à un homicide et est puni comme un crime.

Le 13 mars dernier, lorsqu’il a reçu à Baucau le Premier ministre adjoint, Jose Luis Guterres, l’évêque de Baucau, Mgr Basilio do Nascimento, a réaffirmé la position de l’Eglise, à savoir qu’en situation d’urgence, tout devait être mis en œuvre pour sauver à la fois la vie de la mère et celle de l’enfant. « L’Eglise catholique ne variera pas sur la question de l’avortement (…) car sa position est fondée sur le cinquième Commandement: ‘Tu ne tueras pas’ », a fait valoir l’évêque. Quelques jours auparavant, le 9 mars, à Dili, l’évêque du lieu, Mgr Alberto Ricardo da Silva, avait rencontré le Premier ministre, ‘Xanana’ Gusmao, et ce dernier avait déclaré à l’issue de cet entretien qu’il était convaincu qu’il n’était pas permis de tuer un fœtus mais que certaines situations d’urgence ne permettaient pas toujours de sauver à la fois la mère et l’enfant.

Selon Mgr da Silva, l’Eglise catholique au Timor-Oriental souhaite que les citoyens soient consultés. « L’Eglise appelle à l’organisation d’un référendum afin que les gens puisse exprimer leur accord ou leur désaccord avec le projet de Code pénal, notamment son article 142 », a-t-il déclaré.

Selon Jose Luis Guterres, le gouvernement souhaite, à travers le Code pénal, que l’avortement reste puni comme un crime et ce souhait reflète le caractère catholique du pays. Sur une population d’un million d’habitants qui connaît l’indice de fécondité le plus élevé au monde, on compte 95 % de catholiques au Timor-Oriental. « C’est pour cela que le gouvernement a tenu à rencontrer les évêques, afin de connaître leur avis sur le Code pénal et répondre aux attentes de la population », a expliqué le Premier ministre adjoint, ajoutant qu’« en tant que gouvernement d’un pays démocratique, (l’exécutif) avait à cœur que chaque personne respecte le droit à la vie de tous ».

(1) En Indonésie, l’avortement est illégal, sauf en cas de danger vital pour la mère, de malformation du fœtus et pour une grossesse résultant d’un viol ou d’un inceste. Le Code pénal, hérité du colonisateur hollandais, prévoit de lourdes sanctions pour la femme qui choisit d’avorter (jusqu’à quatre ans d’emprisonnement) et pour le médecin qui pratique l’acte (jusqu’à 15 ans d’emprisonnement). En 1992, des « Lois sur la santé » ont été promulguées; si l’avortement n’y est pas spécifiquement mentionné, la formulation retenue pour interdire certaines pratiques médicales est suffisamment floue pour des médecins disent ne pas être au clair avec ce qui est permis et ce qui ne l’est pas. Selon des études concordantes, il se pratiquerait environ deux millions d’avortement par an en Indonésie – ce qui place ce pays, parmi les pays d’Asie du Sud-Est, parmi ceux où l’avortement est le plus pratiqué. Dans le cadre des politiques officielles de planification des naissances, l’avortement a été implicitement accepté pour les mères de plus de deux enfants ayant connu un échec contraceptif.

(Source: Eglises d'Asie, 25 mars 2009)
 
VIETNAM: A la veille du procès, les autorités retirent sa licence au cabinet de l’avocat défenseur des huit catholiques de Thai Ha
Eglises d'Asie
18:17 25/03/2009
Ces derniers jours, une série de mesures policières avaient empêché Me Lê Trân Luât, l’avocat des huit catholiques de Thai Ha, d’assurer la préparation du procès en appel de ses clients, qui aura lieu à Hanoi vendredi 27 mars. Une décision des services judiciaires, connue ce matin, 25 mars, risque de compromettre définitivement sa participation au procès. Les agents de la Sécurité de l’arrondissement de Go Vâp viennent, en effet, de faire parvenir au cabinet d’avocats « Phap Quyên », dirigé par Me Luât, à Saigon, un avis de sanctions pour infractions administratives commises par le cabinet. Ces sanctions, prises à la suite d’une enquête des services judiciaires de Ninh Thuân qui avait eu lieu la veille dans le cabinet, prévoient une amende de quatre millions de dôngs, et surtout, retirent au cabinet sa licence professionnelle « pour une durée illimitée ». Aucun commentaire ne permet encore de savoir si cette mesure empêchera l’avocat d’assurer la défense des huit accusés de Thai Ha lors de leur procès en appel (1).

La veille dans la matinée, un groupe d’inspection des Services judiciaires de la province de Ninh Thuân, où est inscrit l’avocat, s’était rendu dans les locaux de son cabinet de Saigon. Le groupe avait relevé deux infractions qui auraient été commises par lui. Un premier procès-verbal faisait grief au cabinet de Saigon d’avoir fermé une de ses annexes dans la province de Long An sans en avertir les autorités judiciaires de Ninh Thuân. La seconde infraction reprochée concernait, elle aussi, une annexe confiée à une personne qui n’était pas l’avocat chargé de la gestion. Me Luât a fourni sur le champ des explications aux faits qui lui étaient reprochés et a démontré que, dans les deux cas, il n’y avait pas eu d’infraction. La portée de cette mesure, prise deux jours avant le procès, n’a encore été éclairée par aucune déclaration officielle. Me Luât, dans une lettre émouvante qu’il envoie, aujourd’hui, 25 mars à ses clients de Thai Ha, déclare ignorer encore s’il pourra être présent à Hanoi le jour du procès.

Dans les jours qui ont immédiatement précédé, à Hanoi, le tribunal de seconde instance s’est livré à d’étranges manœuvres auprès des huit catholiques devant comparaître en appel, pour destruction de biens et troubles à l’ordre public. Le samedi 20 mars dernier, deux cadres du tribunal sont venus trouver les huit accusés séparément. Ils leur ont demandé ce qu’ils feraient dans le cas où leur avocat, Me Lê Trân Luât, ne pourrait être présent au procès, ajoutant qu’ayant encore deux autres avocats, ils n’avaient véritablement pas besoin du premier. N’ayant pu convaincre leurs interlocuteurs, les deux cadres se sont retirés en leur donnant rendez-vous le lundi 23 mars, au tribunal populaire, pour y discuter du choix de leur avocat. Ce jour-là, cinq des accusés se sont présentés au tribunal et ont confirmé leur volonté d’être défendu par Me Luât. La veille de ce rendez-vous, ils avaient envoyé au tribunal populaire une lettre de protestation, lui demandant de garantir leurs droits à être défendus, et invitant les pouvoirs publics à faciliter les déplacements de Me Lê Trân Luât vers Hanoi. Entre autres choses, ils faisaient remarquer que, le tribunal lui-même, le 29 janvier dernier, avait délivré à l’avocat un certificat reconnaissant sa qualité de défenseur des accusés du procès qui doit avoir lieu ce 27 mars. Le droit de l’accusé à choisir son défenseur est prévu par l’article 132 de la Constitution de 1992.

La paroisse de Thai Ha, à laquelle appartiennent les huit accusés, reste, elle aussi, très préoccupée par l’issue incertaine du procès en appel et par le sort de Me Luât. Samedi 21 mars, une messe célébrée par les prêtres rédemptoristes de la paroisse aux intentions des huit accusés et de leurs avocats avait attiré plus de 2 000 participants, venant principalement du diocèse de Hanoi. La messe a été suivie d’une veillée de prière aux flambeaux.

(1) Les diverses informations contenues dans cette dépêche ont été recueillies sur le site Internet de la paroisse de Thai Ha et celui de l’agence VietCatholic News.

(Source: Eglises d'Asie, 25 mars 2009)
 
Police, teacher terrorize students and women of Nghi Thach
Asia-News
21:51 25/03/2009
The authorities responded to a rally on Women's Day by sending in 40 officers, who have sent summons to women and interrogated children, frightening them into avoiding school.

Nghi Thach (AsiaNews) - On the morning of March 23, the police interrogated the children of the parish of Lap Thach. Now the children are afraid to go to school. A woman who was cleaning the parish cemetery was also seen being apprehended by the officers.

There are about 2,500 faithful in the parish of Lap Thach. It is in the municipality of Nghi Thach, district of Nghi Loc, on the road to the Cua Lo beach. It is about 10 kilometers from the office of the diocese of Vinh, and 300 from Hanoi.

Priests and parishioners have protested against the actions of the authorities, who, following Women's Day, sent 40 police officers to repress the rally held on the occasion. Some officials threatened the women, provoking strong protests on the part of many of the faithful.

In recent days, the officers have interrogated the parishioners, especially the women, who have received letters of summons in order to frighten them, but none of them has gone to the police station. Unsatisfied, the police officers are continuing to go to Nghi Thach Junior High School, asking the professors to interrogate the children.

"I don't know anything about this business with the adults," says one student, "but the police and the school haven't stopped their interrogations. They continue to seek information from the children. Nguyen, who teaches at the school and is the head of the Young People's Union, has told the Catholic students that they cannot go to school if they do not answer the questions of the police."

The children are in a state of fear. A number of other Catholic students have not been permitted to go to school, because of the police investigations. They have gone to the parish to ask the priests to defend them. The priests of the parish of Lap Thach have written a petition to send to government offices in defense of the faithful, especially of the fundamental rights and dignity of women and children.

It is unimaginable that a society should still condone actions like these.
 
Polizia e un insegnante terrorizzano studenti e donne di Nghi Thach
Asia-News
21:52 25/03/2009
Alle contestazioni delle donne in occasione della loro Giornata, le autorità hanno risposto mandando 40 agenti, che hanno convocato le donne e interrogando i ragazzi che, spaventati, non vanno a scuola.

Nghi Thach (AsiaNews) – Dalla mattina del 23 marzo, la polizia interroga i bambini della parrocchia di Lap Thach. I piccoli hanno paura di andare a scuola. Anche una donna, che stava facendo pulizie al cimitero della parrocchia, si è vista fermare dagli agenti.

La parrocchia di Lap Thach ha circa 2,500 fedeli. E’ nel comune di Nghi Thach, distretto di Nghi Loc, sulla strada per la spiaggia Cua Lo. E’a circa 10 chilometri dall’ufficio della diocesi di Vinh, a 300 da Hanoi.

Sacerdoti e parrocchiani hanno protestato contro l’iniziativa delle autorità che dopo la Giornata della donna, le autorità distrettuali hanno mandato 40 poliziotti per reprimere le contestazioni nate nell’occasione. Alcuni funzionai hanno minacciato le donne, suscitando forti proteste da parte di numerosi fedeli.

Negli ultimi giorni, gli agenti hanno interrogato i parrocchiani, specialmente le donne, che hanno ricevuto lettere per convocarle e spaventarle, ma nessuna è andata alla stazione di polizia. Non contenti, i poliziotti continuano ad andare alla Nghi Thach Junior High School e chiedono ai professori di interrogare i ragazzi.

“Io - dice una studentessa – non so niente che mi coinvolga in queste storie di adulti, ma la polizia e la scuola non mettono fine agli interrogatori. Continuano a cercare notizie dai ragazzi. Nguyen, che insegna nella scuola ed è il responsabile dell’Unione dei giovani, ha detto agli studenti cattolici che non possono andare a scuola se non rispondono alle domande della polizia”.

I ragazzi sono in uno stato di paura. Parecchi altri studenti cattolici non hanno il permesso di andare a scuola, a causa delle indagini della polizia. Sono andati in parrocchia per chiedere ai sacerdoti di difenderli. I preti della parrocchia di Lap Thach hanno scritto una petizione da inviare agli uffici governativi in difesa dei fedeli, specialmente per i diritti fondamentali e la dignità di donne e bambini.

Non si può immaginare che una società abbia ancora comportamenti come questi.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thắt chặt tình nghĩa giữa TGP Hà Nội và giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng
Giuse Trần Ngọc Huấn
15:43 25/03/2009
Trong các Chúa Nhật của Mùa Chay năm 2009, Tổng giáo phận Hà Nội, cách riêng là các giáo xứ nội thành Hà Nội đã có những hành động thiết thực và ý nghĩa để giúp đỡ giáo phận kết nghĩa Lạng Sơn – Cao Bằng trong mỗi thánh lễ Chúa nhật do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Lạng Sơn – cử hành.

Nhà thờ Lộc Bình
Lạng Sơn - Cao Bằng và Hà Nội là hai giáo phận đã có mối quan hệ truyền thống hết sức tốt đẹp. Người giáo dân Hà Nội có lẽ được biết đến Lạng Sơn nhiều hơn từ khi Đức Hồng Y Phaolo Giuse làm Giám quản ở giáo phận nhỏ bé này (1999).

Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt là một người được sinh ra tại Lạng Sơn và đã khởi đầu cuộc đời với trách nhiệm Giám mục của mình ở đó. Đức TGM đã tâm sự rằng “Giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng là mối tình đầu của đời Giám mục của tôi”. Thật vậy, trong suốt mấy năm làm Giám mục tại Lạng Sơn, Đức TGM đã cố gắng làm hồi sinh lại mảnh đất truyền giáo đã bao năm hoang tàn xơ xác này. Ngài đã đến thăm từng gia đình, gặp gỡ từng người trong giáo phận và điểm đặc biệt nhất mà Ngài cho biết đó là “tôi có thể nhớ mặt và nhớ tên từng người một trong giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng”.

Đức TGM đã tâm sự rất cảm động rằng: “Khi về nhận Lạng Sơn - Cao Bằng, với tình hình, số giáo dân và nhân sự của Lạng sơn thật ít ỏi, tôi hiểu rằng Lạng Sơn chỉ đơn thuần là một giáo điểm, cần phải truyền giáo. Truyền giáo là sức sống của giáo phận. Không truyền giáo, giáo phận này sẽ chẳng còn ý nghĩa, chẳng còn sức sống”. Và Ngài đã lăn xả vào công việc: “Việc đầu tiên là ra đi. Ra đi không ngừng. Đi thăm viếng những xứ đạo xưa đã hoang tàn. Đi tìm những con chiên xa lạc. Đi hòa giải những người xích mích. Đi cử hành bí tích. Đi dạy giáo lý. Đi đám tang. Đi đám cưới. Đường là nhà, xe là phòng. Trời đất là quê hương. Núi rừng là giáo phận. Cứ thế đi không ngừng. Việc thứ hai đó là gặp việc gì làm việc nấy. Chưa có người nên phải làm tất cả. Làm Linh mục nhiều hơn Giám mục. Làm Giáo lý viên nhiều hơn Linh Mục. Tập hát, tập nghi thức. Mở cửa. Kéo chuông. Bất cứ việc gì cần phải làm, có thể làm để đưa linh hồn người ta về với Chúa, để xây dựng cộng đoàn, để củng cố giáo xứ, để khai mở tâm trí. Tựa như căn nhà xưa đã bị đổ nát, cỏ dại um tùm. Không biết phải bắt đầu từ đâu. Gặp gì làm nấy. Tay nhổ cỏ, tay nhặt đá. Tay chặt cành cây, tay quét rác...”

Chính vì thế, dù giờ đây đã ở cương vị mới, là Tổng Giám Mục Hà Nội, nhưng tình cảm của Ngài dành cho giáo phận nhỏ bé nơi miền biên cương vẫn hết sức sâu đậm. Mỗi khi nhắc đến Đức TGM Giuse, mọi thành phần dân Chúa Lạng Sơn - Cao Bằng đều dành cho Ngài một tâm tình tri ân sâu nặng và lòng yêu mến nồng nàn. Đức TGM vẫn luôn đồng hành và giúp đỡ cho họ.

Mối liên hệ giữa hai giáo phận lại càng trở nên khăng khít hơn khi Cha Giuse Đặng Đức Ngân - một người con Hà Nội- được bổ nhiệm làm Giám mục coi sóc giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng kế vị Đức Cha Giuse được thuyên chuyển về làm TGM Hà Nội.

Từ khi được bổ nhiệm làm Giám mục Lạng Sơn – Cao Bằng, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân đã tiếp tục các công việc còn dang dở của vị tiền nhiệm. Ngài đã thường xuyên đến thăm các giáo xứ, giáo điểm truyền giáo của giáo phận; gặp gỡ mọi thành phần dân Chúa, nhất là những anh chị em giáo dân người dân tộc thiểu số trong giáo phận để cùng cảm thông và chia sẻ với họ. Với châm ngôn Giám mục “Ad Gentes – Đến Với Muôn Dân”, Đức Cha Giuse đã dành trọn con tim và nhiệt huyết tông đồ cho giáo phận truyền giáo nhỏ bé nơi biên cương này.

Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng vốn đã nghèo nàn lại bị chiến tranh và thời cuộc nhiễu nhương làm cho xơ xác hơn, do đó, bên cạnh việc đào tạo nhân sự, củng cố đức tin cho mọi thành phần dân Chúa, việc tiếp tục tái thiết cơ sở vật chất của các giáo xứ, giáo điểm truyền giáo trong giáo phận cũng là một việc cấp thiết hiện nay. Tất cả đặt lên vai vị mục tử giáo phận một gánh nặng nề.

Dù còn nhiều khó khăn như vậy nhưng trong những diễn biến đáng chú ý của TGP Hà Nội ở mấy tháng cuối năm ngoái, có nhiều đoàn từ giáo phận Lạng Sơn - Cao Bằng đã về để cùng cầu nguyện và thể hiện tình hiệp thông.

Một điều đáng chú ý hơn là trong ngày Chúa nhật 07 tháng 12 năm 2008 vừa qua, trong Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, trước sự hiện diện của Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng; Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng sơn, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, Tân Giám mục Phụ tá Hà Nội, các Linh mục, Tu sĩ Nam nữ, Chủng sinh và Cộng đồng Dân Chúa hiện diện đông đảo: Đức Tổng Giám mục Hà-Nội Giuse Ngô Quang Kiệt đã long trọng thông báo: “Tổng Giáo phận Hà-Nội và Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng là hai Giáo phận kết nghĩa, từ nay Hai giáo phận sẽ kết nghĩa Chị Em trong Đức Tin và Tình mến để giúp đỡ lẫn nhau. Như vậy, Tổng Giáo phận Hà-Nội không chỉ gửi người con yêu quý của mình để phục vụ Giáo phận Lạng sơn- Cao Bằng, mà từ nay hiệp nhất trong lời cầu nguyện, với những giúp đỡ cụ thể về tinh thần và các phương diện khác”.

Theo Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, "đây thật sự là một Tin Vui với Giáo phận bé nhỏ của chúng tôi, để cảm nhận lời cầu nguyện hiệp nhất và sự giúp đỡ bằng tình chị em của Tổng Giáo phận Hà-Nội đối với Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng. Phần Giáo phận nhỏ bé của chúng tôi cũng bày tỏ sự liên đới kết nghĩa Chị Em bằng lời cầu nguyện, hiệp nhất và những khả năng khiêm tốn của mình trong tình huynh đệ của giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng với Tổng Giáo phận Hà-Nội”.

Trong các Thánh lễ Chúa Nhật mùa Chay 2009 này, Cộng đồng dân Chúa tại các giáo xứ nội thành Hà Nội đã được lắng nghe Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân chia sẻ những nét đặc biệt và những khó khăn giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đã và đang gặp phải. Những chia sẻ của Ngài làm thổn thức con tim của mọi người hiện diện và thôi thúc mọi người bảy tỏ tình hiệp thông và giúp đỡ giáo phận nhỏ bé ấy.

Trong các thánh lễ này cũng có nhiều anh chị em giáo dân di dân từ nhiều giáo xứ, giáo phận. Mặc dù đời sống lam lũ còn nhiều khó khăn nhưng họ cũng mở rộng lòng mình chia sẻ giúp đỡ anh chị em giáo dân vùng sơn cước Lạng Sơn – Cao Bằng.

Những sự giúp đỡ, chia sẻ dù không nhiều nhưng cũng đã nói lên phần nào tình nghĩa thắm thiết giữa Tổng giáo phận Hà Nội và Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng. Qua những việc làm ý nghĩa, những cuộc thăm viếng và chia sẻ như vậy sẽ giúp cộng đồng dân Chúa hai giáo phận thêm hiểu nhau hơn và từ đó xây dựng tình hiệp thông ngày càng sâu sắc.
 
Tổng Giáo Phận Hà Nội Vui Mừng Có Thêm 14 Thầy Phó Tế
Giuse Trần Ngọc Huấn
15:45 25/03/2009
Tổng Giáo Phận Hà Nội Vui Mừng Có Thêm 14 Thầy Phó Tế

Hà Nội, 25.03.2009, trong ngày lễ Truyền Tin, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh - Giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội và Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã truyền chức Phó tế cho 46 chủng sinh thuộc 6 giáo phận miền Bắc đang theo học tại đây. Trong số đó, có 14 thầy thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội. Các thầy được truyền chức Phó tế hôm nay đã theo học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội từ năm 2002. Đây là thời gian cuối cùng của chương trình đào tạo chủng sinh trong 7 năm tại Đại Chủng Viện.

Sau đây là danh sách 14 Tân Phó tế thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội:

1. Giuse Hoàng Minh Giám – sinh ngày 09-01-1979, quê giáo xứ Lập Thành, Nam Định
2. Antôn Phạm Văn Giảng – sinh ngày 20-06-1976, quê giáo xứ Hà Thao, Hà Nam
3. Giuse Ngụy Thành Khương – Sinh ngày 27-10-1971, quê giáo xứ Quan Hạ, Hà Nam
4. Giuse Nguyễn Văn Ngọc - sinh ngày 08-01-1974, quê giáo xứ Đồng Phú, Hà Nam
5. Giuse Mai Hữu Phê – sinh ngày 19-12-1975, quê giáo xứ Đại Lại, Nam Định
6. Giuse Vũ Hào Quang – sinh ngày 29-04-1976, quê giáo xứ Gia Trạng, Nam Định
7. Gioan Baotixita Vũ Mạnh Thái – sinh ngày 26-10-1974, quê giáo xứ Tân Độ, Hà Nội
8. Giuse Đỗ Hữu Thoả - sinh ngày 26-04-1973, quê giáo xứ Bút Sơn, Hà Nam
9. Giuse Trần Văn Tiềm – sinh ngày 12-02-1980, quê giáo xứ Phú Ốc, Nam Định
10. Giuse Phạm Văn Tụ - sinh ngày 24-05-1973, quê giáo xứ An Lộc, Nam Định
11. Phaolô Nguyễn Huy Trình – sinh ngày 28-10-1973, quê giáo xứ Phùng Khoang, Hà Nội
12. Phêrô Lại Quang Trung – sinh ngày 28-06-1973, quê giáo xứ Hà Long, Hà Nội
13. Gioan Nguyễn Trọng Viên – sinh ngày 24-12-1971, quê giáo xứ Hoàng Nguyên, Hà Nội
14. Fx. Nguyễn Văn Xuân – sinh ngày 28-12-1975, quê giáo xứ Từ Châu, Hà Nội.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hà Nội sắp hành động?
Lữ Giang
06:30 25/03/2009
Hôm 17.3.2009, một cuộc hội thảo về đề tài “Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông: lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế” đã được Chương Trình Nghiên Cứu Biển Đông, Học Viện Ngoại Giao, tổ chức tại Hà Nội.

Nhiều người tin rằng mục đích của cuộc hội thảo này không phải là để tiếp nhận ý kiến của các học giả và các chuyên gia về vấn đề Biển Đông, vì mọi tài liệu nghiên cứu đã sẵn có từ lâu rồi. Đây chỉ là một hình thức thức thăm dò hay chuẩn bị dư luận trước khi nhà cầm quyền đi một nước cờ nào đó trong ván bài Biển Đông. Nói cách khác, đây là một cuộc hội thảo có tính toán.

Trước khi tìm hiểu nhà cầm quyền Hà Nội có thể làm gì, chúng ta phải nhìn qua quan điểm của một số học giả và chuyên gia.

NỘI DUNG CUỘC HỘI THẢO

Theo bài tường thuật của Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện, Phó Giám Đốc Thư Viện Hán Nôm, có khoảng gần 100 người tham dự, gồm các học giả, nhà ngoại giao, chính khách và nhà báo đến từ mọi miền đất nước. Đặc biệt, tham gia hội thảo còn có 2 học giả đến từ Mỹ.

Tuy nhiên, người ta không thấy có viên chức chính quyền nào đến tham dự hay gởi bài tham luận.

Cuộc hội thảo quy vào ba chủ đề chính do 14 tác giả thuyết trình:

Chủ đề 1: Lịch sử các quá trình tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển tại Biển Đông (5 diễn giả).
Chủ đề 2: Luật pháp quốc tế và tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông (5 diễn giả)
Chủ đề 3: Biển Đông và quan hệ quốc tế tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (4 diễn giả)

Ông Nguyễn Xuân Diện cho rằng có 8 ý kiến chính đã được phát biểu, nhưng trong mỗi ý kiến ông ghi lại, chúng tôi thấy bao gồm nhiều ý kiến về những vấn đề khác nhau. Qua những ghi nhận của ông Diện, chúng tôi thấy những ý kiến sau đây cần được lưu ý:

(1) Hiệp định Genève làm cho công hàm của Phạm Văn Đồng vô giá trị.
(2) Quốc Hội nên nhanh chóng thông qua Luật chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa.
(3) Cần đưa ra những chứng cứ và phân tích pháp lý, đặc biệt lưu ý về vấn đề bản đồ 1608. Đấu tranh bằng cảm tính chưa được, phải đấu tranh có cơ sở pháp lý, có bằng chứng. Trong khi đó TQ đào tạo và công bố tài liệu và rao giảng khắp thế giới.
(4) Nhanh chóng xây dựng lực lượng dân binh tại HS-TS, giống như đội Bắc Hải, đội Hoàng Sa.
(5) Hội thảo này phải lấy lại tinh thần. Cần mở rộng dư luận để mọi người đều biết, đều có trách nhiệm về vấn đề chủ quyền biển.
(6) Ngoại giao phải đi trước một bước.

Ông Diện kết luận:

“Hội thảo đã diễn ra trong một ngày (kết thúc lúc 17h30) với một tinh thần khẩn trương. Các trao đổi bên lề và các thảo luận tại hội trường thực sự sôi nổi, chất lượng và khoa học. Đây là cuộc hội ngộ của những tấm lòng yêu nước nhiệt thành và quyết tâm dấn thân vào mọi nỗ lực giữ bằng được Biển Đông - "một nửa cơ ngơi" nước Việt Nam.

“Các phát biểu của các học giả mong muốn có một chương trình hành động quốc gia về các vấn đề của Biển Đông, trong đó trọng tâm là Hoàng Sa và Trường Sa.”


Sau đó chúng tôi có đọc được một số đề tài tham luận như:

- Giữ chủ quyền bằng chứng cứ lịch sử,
- Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông,
- Cần giải quyết vấn đề Biển Đông bằng công pháp quốc tế,
- Không thể giữ chủ quyền chỉ bằng cảm tính,
- Căng thẳng Biển Đông và lựa chọn cho Việt Nam,
- Tranh chấp Biển Đông và vai trò của Liên hiệp quốc, v.v.

Chúng tôi có cảm tưởng như cuộc hội thảo nói trên là cơ hội để mọi người “xả xù bắp”.

Tuy nhiên. đọc qua những phát biểu và những bài nói trên, chúng tôi thấy thuần lý và cảm tính vẫn còn đóng vai trò chính trong những quan điểm hay cách nhìn vấn đề, bất chấp thực tế như thế nào, trong khi vấn đề Biển Đông đã trở thành một thực trạng cần được giải quyết.

KHÁI NIỆM VỀ LUẬT BIỂN 1982

Trong bài “Biển Đông nổi sóng: Mỹ làm gì?” phổ biến ngày 17.3.2009 (xem motgoctroi.com, mục “Mỗi tuần một chuyện”) chúng tôi đã nói qua “Khái niệm về Biển Đông”. Trong bài này chúng tôi thấy cũng cần nói qua khái niệm “Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982” trước khi góp một vài ý kiến về cuộc hội thảo nói trên, để các độc giả có thể theo dõi vấn đề một cách dễ dàng hơn.

Công Úớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được ký ngày 10.12.1982 ở Montego Bay (Jamaica) và có hiệu lực kể từ ngày 16.11.1994. Hiện nay đã có 154 quốc gia và Cộng Đồng Âu Châu tham gia, nhưng Hoa Kỳ từ chối tham gia vì cho rằng Công Ước này không có lợi cho kinh tế và an ninh của Mỹ.

Luật Biển với một hệ thống học lý, án lệ và tập tục quốc tế rất phức tạp, chỉ có những nhà chuyên môn mới có thể thấu hiểu một cách tường tận. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày khái niệm về một số vấn đề căn bản thường gặp khi nói về cuộc tranh chấp Biển Đông, đó là những vấn đề sau đây: Đường cơ sở, Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế, Thềm lục địa, Quần đảo và các quốc gia quần đảo, và quyền qua lại không gây hại.

1.- Đường cơ sở

Công ước đặt ra nhiều khu vực trên biển có liên hệ đến quyền lợi và nghĩa vụ của các quốc gia, dựa trên một đường cơ sở (baseline) được định nghĩa trong công ước.

Thông thường, đường cơ sở là đường bờ biển khi thủy triều xuống, nhưng khi bờ biển lồi lỏm, có đảo ven bờ, hoặc đường bờ biển không ổn định, có thể xử dụng các đường thẳng được ấn định theo luật làm đường cơ sở.

2.- Nội thủy

Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều ngang 12 hải lý được coi là nội thủy. Tại vùng này, quốc gia chủ quyền được quyền đặt ra luật pháp của mình đối với các hoạt động như nhập cư, buôn lậu, thuế khóa, y tế... xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình, kiểm soát việc sử dụng và khai thác mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài có quyền "qua lại không gây hại" không cần xin phép nước chủ.

3.- Vùng tiếp giáp lãnh hải

Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, được coi là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ cũng có thể thực thi luật pháp của mình như trong nội hải.

4.- Vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác tất cả các tài nguyên thiên nhiên.

5.- Thềm lục địa

Thềm lục địa là vùng đáy và lòng đất đáy biển nằm bên ngoài lãnh hảỉ của nước ven biển trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngoài của rìa lục địa (continental margin), hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải nếu bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn. Tuy nhiên, bề rộng tối đa của thềm lục địa không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải, hoặc không quá 100 hải lý bên ngoài đường đẳng sâu 2.500 m.

Quốc gia ven biển được hưởng độc quyền quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống trên thềm lục địa.

6.- Các đảo và các quốc gia quần đảo

Theo điều 121 của Công Ước Luật Biển 1982, một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, và khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

Các đảo theo định nghĩa nói trên vẫn được hưởng các quy chế về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

Tuy nhiên, khoản 3, điều 121 của Công ước quy định rằng các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc có một đời sống kinh tế riêng thì chỉ được có vùng lãnh hải tối đa 12 hải lý, không được phép có vùng đặc quyền về kinh tế và vùng thềm lục địa.

Đường cơ sở của các quốc gia quần đảo được vẽ giữa các điểm ngoài cùng nhất của các đảo, đảm bảo rằng các điểm này phải đủ gần nhau một cách thích đáng. Mọi vùng nước bên trong đường cơ sở sẽ là vùng nước quần đảo và được coi như là một phần của lãnh hải quốc gia đó.

7.- Qua lại không gây hại

Theo điều 17 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tàu thuyền của mọi quốc gia, có biển hay không có biển, đều có quyền “qua lại không gây hại” trong lãnh hải của quốc gia khác. Khoản 1 điều 19 định nghĩa “qua lại không gây hại” như sau:

“Qua lại được coi là không gây hại khi nó không gây thiệt hại cho hòa bình, trật tự hoặc an ninh của quốc gia ven biển. Việc qua lại như vậy sẽ được thực hiện phù hợp với Công Ước này và với các quy định khác của luật quóc tế.”

(Passage is innocent so long as it is not prejudicial to the peace, good order or security of the coastal State. Such passage shall take place in conformity with this Convention and with other rules of international law.)

Trên đây chỉ là những khái niệm căn bản.

CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ

Chúng ta thử tìm hiểu những giải pháp được đề nghị trong cuộc hội thảo nói trên có thể góp phần giải quyết được gì trong việc bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa.

1.- Tuyên bố công hàm của Phạm Văn Đồng vô giá trị

Trong cuộc hội thảo nói trên, có học giả đã nói như quan điểm của chúng tôi, phải tuyên bố công hàm ngày 14.9.1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gởi cho Chu Ân Lai, Tổng Lý Quốc Vụ Viện Trung Quốc là vô giá trị.

Chúng ta nhớ lại, ngày 4.9.1958, Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, ngày 14.9.1958 Thủ Tướng Phạm Văn Đồng viết cho Chu Ân Lai, Tổng Lý Quốc Vụ Viện Trung Quốc một công hàm nói rằng Chính Phủ VNDCCH tán thành tuyên bố ngày 4.9.1958 của CHND Trung Quốc.

Khi tài liệu này được tiết lộ, nhiều tổ chức và người Việt chống cộng ở hải ngoại đã dựa vài đó, mở nhiều cuộc hội thảo, ra tuyên ngôn tuyên cáo tố cáo nhà cầm quyền CSVN đã “dâng đất dâng biển cho Trung Quốc”.

Chúng tôi thấy đây là một hành động thiếu suy nghĩ chin chắn và rất tai hại. Nếu bảo rằng Phạm Phạm Văn Đồng đã dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, chúng ta đã mất Hoàng Sa và Trường Sa sao? Sự thật không phải như vậy. Hoàng Sa và Trường Sa không thể bị coi là đã bị “dâng” cho Trung Quốc vì hai lý do sau đây:

(1) Theo Hiệp Định Genève năm 1954, Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc chủ quyền của VNCH vì nằm ở phía nam vĩ tuyến 17. Một nguyên tắc căn bản của luật pháp là “Nemo dat quod non habet” , tức không ai có thể cho cái mình không có. Do đó, Phạm Văn Đồng không thể “dâng” đất VNCH cho Trung Quốc được. Nếu Phạm Văn Đồng làm được như thế, chúng tôi cũng có thể bán Toà Bạch Ốc cho Trung Quốc lấy vài trăm triệu xài chơi.

(2) Giả thiết hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc miền Bắc đi nữa, công hàm của Phạm Văn Đồng cũng không có giá trị, vì điều thứ 23 Hiến Pháp năm 1946 của VNDCCH quy định rằng Nghị Viện Nhân Dân (tức quốc hội) “chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài”. Công hàm của Phạm Văn Đồng không được quốc hội chuẩn y nên không có giá trị.

Nói tóm lại, không thể căn cứ vào công hàm ngày 14.9.1958 để nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa đã bị “dâng” cho Trung Quốc. Hoàng Sa và Trường Sa vẫn là của Việt Nam. Công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ là trò xảo trá của Đảng CSVN khi xin Trung Quốc viện trợ vũ khí và tiếp liệu để xâm chiếm miền Nam Việt Nam mà thôi.

Tuy nhiên, chúng tôi rất buồn cười khi một học giả bảo rằng Trường Sa và Hoàng Sa lúc đó thuộc VNCH và MTQGGPMN! Lúc đó, MTQGGPMN chưa được thành lập làm sao thuộc mặt trận này được?

Chúng tôi rất đồng ý với các hội thảo viên, chính phủ phải ra một tuyên cáo nói công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng vô giá trị để xác định Hoàng Sa và Trường Sa vẫn là của Việt Nam.

2.- Làm luật ấn định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Hôm 10.3.2009, bà Gloria Macapagal Arroyo, Tổng thống Philippines, đã ký đạo luật tuyên bố chủ quyền Philippines đối với hơn 7.100 đảo trong vùng biển cạnh Philippines, trong đó có hai đảo Hoàng Nham và Nam Sa (tên Philippines là Kalayaan và bãi Scarborough) vốn được coi là nằm trong quần đảo Trường Sa gần Philippines. Thiết tưởng Quốc Hội Việt Nam cũng phải làm một đạo luật như thế vì đã có tiền lệ rồi.

3.- Dùng lịch sử và quốc tế công pháp để đấu tranh.

Trong cuộc hội thảo, chúng tôi thấy rất nhiều học giả và chuyên gia thiên về giải pháp dùng lịch sử và quốc tế công pháp để đấu tranh với Trung Quốc. Sau khi tham khảo một số tài liệu, chúng tôi tin rằng Hà Nội đã tập trung khá đầy đủ các tài liệu về lịch sử và pháp lý để đầu tranh với Trung Quốc, không cần nghiên cứu thêm nữa. Nhưng trong thực tế hiện nay những thứ đó không thể xài được vì các lý do sau đây:

Trước hết, chúng ta không thể đưa nội vụ ra trước Toà Án Quốc Tế rồi dùng lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền của VN, vì một trong những điều kiện để được Toà Án Quốc Tế thụ lý là các bên tranh tụng phải cam kết thi hành phán quyết của Toà. Khi Trung Quốc không chịu cam kết như vậy, Toà không thể thụ lý và xét xử được.

Thứ đến, chúng ta cũng không thể dùng lịch sử và pháp lý để yêu cầu Đại Hội Đồng LHQ hay Hội Đồng Bảo An LHQ giải quyết vấn đề, vì tiếng nói của Việt Nam quá nhỏ bé tại đây, trong khi các cuờng quốc vì có nhiều quan hệ kinh tế với Trung Quốc nên không muốn can dự vào chuyện tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Điều cần lưu ý là Trung Quốc còn có quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An LHQ.

Chúng ta cũng không thể đem lịch sử và pháp lý ra đối kháng trực tiếp với Trung Quốc, vì Trung Quốc chỉ nói càn và xử dụng sức mạnh. Trung Quốc chiếm Mông Cổ, Tây Tạng, Hoàng Sa và Trường Sa có căn cứ vào lịch sử hay pháp lý đâu? Khi Trung Quốc tự động vẻ Đường Lưởi Bò bao quanh Biển Đông và tuyên bố vùng trong đường đó là của Trung Quốc, Trung Quốc có đếm xỉa gì đến lịch sử và quốc tế công pháp đâu? Đem lịch sử và pháp lý đối kháng với Trung Quốc không khác gì Dân Oan đem giấy chủ quyền đi khiếu kiện nhà cầm quyền CSVN cướp đất của họ!

Trong vụ khiêu khích tàu Hải Quân Mỹ hôm 8.3.2009, Trung Quốc còn biểu diễn cả trò tuột quần để nói lên sự khinh bỉ Mỹ! Khi Trung Quốc đã dùng tới những thứ đó, chỉ có sức mạnh mới có thể nói chuyện với Trung Quốc mà thôi.

Nói tóm lại, hiện nay việc dùng lịch sử và pháp lý để đấu tranh với Trung Quốc là không thực tế, nhưng Hà Nội cũng phải công bố những tài liệu này cho người dân cũng như thế giới biết.

4.- Bảo vệ quyền qua lại không gây hại

Hiện nay, Trung Quốc đã vẻ một đường lưởi bò vòng quanh Biển Đông, chỉ cách đường cơ sở (bờ biển) của các nước trong vùng khoảng 12 hải lý.

Cho dù hành động của Trung Quốc được coi là hợp pháp đi nữa, Trung Quốc vẫn phải tôn trọng quyền qua lại không gây hại trên Biển Đông, kể cả quyền đi qua lãnh hải, vùng tiết giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc. Có thể ép buộc Trung Quốc phải tôn trọng luật lệ này, vì Hoa Ký, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ phải nhảy vào để bảo vệ quyền lợi của họ trong vùng.

5.- Đăng ký thềm lục địa mở rộng

Theo Công Ước LHQ về Luật Biển, nước ven biển phải đăng ký yêu sách về phạm vi của thềm lục địa mở rộng với Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf) trong vòng 10 năm kể từ khi Công Ước bắt đầu có hiệu lực với nước đó, hay từ khi Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa ban hành hướng dẫn khoa học kỹ thuật về ranh giới thềm lục địa kể từ ngày 13.5.1999. Nếu nước ven biển không đăng ký đúng hạn, vùng thềm lục địa mở rộng đó có thể thuộc về một nước đã đăng ký đúng hạn, hay có thể được coi là tài sản chung của nhân loại.

Việt Nam đã phê chuẩn Công Ước LHQ về Luật Biển ngày 25.7.1994 cho nên Việt Nam phải đăng ký yêu sách về thềm lục địa mở rộng trước ngày 13.5.2009.

Chúng tôi tin chắc Hà Nội đã chuẩn bị xong các tài liệu luật định đăng ký, nhưng đến nay vẫn chưa đăng ký vì sợ phản ứng không thuận lợi của Trung Quốc khi thềm lục địa mở rộng của Việt Nam xâm phạm ranh giới lưỡi bò do Trung Quốc ấn định. Vỉ thế Việt Nam đang tìm một cơ hội thuận tiện nhất để đăng ký hay đăng ký vào ngày cuối cùng.

6.- Liên kết trong ngoài

Trong cuộc hội thảo, có học giả đã đề nghị liên kết người Việt trong và ngoài nước để bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng đây cũng là một vấn đề khó thực hiện được.

Rất nhiều người Việt chống cộng ở hải ngoại không phân biệt giữa đất nước với chế độ đang nắm quyền trên đất nước, và không hiểu rằng đất nước sẽ tồn tại mãi mãi, còn chế độ sẽ bị biến mất qua thời gian. Do đó, họ sẵn sàng dùng tất cả mọi thứ để đập cho chế độ thù nghịch sụp đổ, dù phải mất một phần lãnh thổ. Vụ rầm rộ tố nhà cầm quyền CSVN “dâng đất dâng biển cho Trung Quốc” khi phát hiện công hàm Phạm Văn Đồng là một thí dụ điển hình, mặc dầu biết tố cáo như vậy là một hình thức mặc thị công nhận Việt Nam đã mất Hoàng Sa và Trường Sa!

Tuy nhiên, rất nhiều trí thức và học giả ở hải ngoại biết họ phải làm gì đê bảo vệ tổ quốc, và họ đã làm hay đang tiếp tục làm. Nhưng họ đã và sẽ hành động với tư cách cá nhân, chứ không nhân danh tập thể người Việt ở hải ngoại.

CHƯA CÓ ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM

Trong khi xẩy ra vụ đụng độ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Biển Đông, ông Phạm Quang Nghị, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội, đã sang thăm Trung Quốc. Sau đó, ông Đới Bỉnh Quốc, Thứ Trưởng Ngoại Giao và Ủy Viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc lại đến thăm Việt Nam. Báo Nhân Dân của Đảng CSVN hôm 17.3.2009 viết rằng ông Giải Khánh Lâm, Ủy Viên Thường Vụ Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã "bày tỏ vui mừng nhận thấy rằng... quan hệ hữu nghị, hợp tác Trung-Việt đang không ngừng được tăng cường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu."

Ngày 20.3.2009. Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho hay Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo hai nước và tái khẳng định “cam kết giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình”.

Trung Quốc và Việt Nam cũng đã thỏa thuận sẽ phát động “Năm Hữu nghị Trung Quốc - Việt Nam” vào năm 2010 để đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Qua các sự kiện nói trên, một số nhà phân tích cho rằng Hà Nội đang tìm cách giải quyết vấn đề Biển Đông bằng con đường ngoại giao, vì các con đường khác đều bế tắc.

Việt Nam thừa hiểu rằng những phản ứng cứng rắn chẳng những không đem lại kết quả nào mà có khi còn gây thiệt hại cho việc giao thương Việt – Trung. Hôm 10.3.2009, một viên chức tại Phòng Thương Mại và Kinh Tế của Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Việt Nam phát biểu rằng Trung Quốc vẫn duy trì vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 5 năm liên tiếp.

Năm 2008, tổng kim ngạch thương mại song phương đã đạt 19,46 tỉ USD, tức là tăng 28,8%. Số liệu thống kê của Bộ Thương Mại Trung Quốc cho thấy tính đến tháng 9 năm 2008, Trung Quốc đã đầu tư trực tiếp 540 triệu USD vào Việt Nam.

Tuy nhiên, ngày 20.3.2009 vừa qua, công ty British Petroleum (BP) của Anh, một công ty dầu khí lớn thứ ba trên thế giới, tuyên bố sẽ rút khỏi dự án thăm dò khai thác dầu khí ở lô số 5,2 và 5,3 ngoài khơi Việt Nam. BP là công ty sản xuất khí đốt lớn nhất ở Việt Nam, đã cung cấp 3 tỉ mét khối khí mỗi năm từ Lô 06.1 ở Mỏ Nam Côn Sơn. Lê Dũng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam giải thích rằng “quyết định này của BP là do các yếu tố thuần túy thương mại và kỹ thuật”. Nhưng các nhà phân tích cho rằng các công ty dầu khí ngoại quốc đã nhận ra rằng việc giải quyết tranh chấp về Biển Đông sẽ khó có giải pháp trong một tương lai gần, nên họ quyết định ngưng khai thác để tránh khỏi những đụng độ phiền phức.

Tháng 7 năm 2008, Bắc Kinh cũng đã yêu cầu công ty Exxon Mobil rút khỏi thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam vì cho rằng dự án đó xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng của Hongkong nhận xét: “Nếu đó là vấn đề pháp lý đơn thuần, mọi chuyện sẽ dễ dàng, nhưng sự việc còn mang tính chính trị”.

Điều chắc chắn là hiện nay nhà cầm quyền CSVN sẽ không dựa vào các giải pháp thuần lý hay cảm tính để đương đầu với Trung Quốc, vì cho rằng những giải pháp như thế chỉ làm cho tình hình rối reng thêm. Nhà cầm quyền đang cố gắng tìm một giải pháp qua đường thương lượng. Trong thời gian chờ đợi, phải tránh đụng độ. Nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thấy một ánh sáng nào ở cuối đường hầm.
 
Ba câu chuyện Pháp Quyền - Truyền Thông - Công Lý
Luật sư. Lê Quốc Quân
14:57 25/03/2009
Nhân chuyện tòa án Nhân dân TPHN chuẩn bị xét xử phúc thẩm 8 giáo dân vụ Thái Hà, Luật sư Lê Quốc Quân kể 3 câu chuyện về công lý, truyền thông và luật sư để thấy rõ tính mâu thuẫn và hài hước trong xã hội Việt Nam hôm nay

1. Câu chuyện thứ nhất về Công lý

Phiên tòa phúc thẩm vụ Thái Hà sẽ được tổ chức vào ngày 27 tháng 3. Tám con chiên chuẩn bị bước chân lên vành móng ngựa lần thứ hai trên đường kiếm tìm công lý.

Công lý xem ra vẫn là điều khá xa vời với họ trong một quốc gia mà truyền thông chỉ để phục vụ cho quyền lợi của một nhóm người. Đơn kiện các cơ quan truyền thông đã bị trả và công an tuyên bố thẳng thừng luật sư của họ sẽ không được ra tham dự phiên tòa.

Công lý gợi nhớ vụ kiện Dioxin. Trong khi các chuyên gia muốn bàn về chứng cứ pháp lý thì lãnh đạo lại chỉ quan tâm đến “nhiệm vụ chính trị”. Từ đó dàn đồng ca về công lý vang lên. Sự ồn ào nhiều khi đã che lấp sự thật và xóa nhòa những cơ sở pháp lý lẽ ra phải được nghiên cứu đầy đủ và viện dẫn lôgic.

Công lý của các giáo dân Thái Hà ngày 27 tới đây có kết thúc như Quyết định của Tòa án Hoa Kỳ hay không là điều dễ đoán vì chưa bao giờ luận cứ bào chữa cho vụ án chính trị được xem xét cẩn trọng. Nhưng nhiều nhà thờ bắt đầu một chiến dịch thắp nến cầu nguyện cho cả bị cáo và luật sư.

Công lý là cái lý chung nhưng đòi hỏi thực thi trên từng cá nhân cụ thể. Có thể việc cầu nguyện cho những điều tưởng như đơn giản đó sẽ sẽ biến thành những cơn sóng thần cuốn đi nhiều thứ khác.

Bởi vì công lý không phải là một quyết định đơn thuần bằng giấy mà là sự hậu thuẫn của sự thật, lòng tin và niềm xúc động lớn lao. Công lý của hàng triệu giáo hữu Việt Nam và hàng triệu nạn nhân chất độc da cam không thể bị kết thúc đau đớn và thô bạo bằng một tờ giấy hoặc 1 cái lệnh mồm từ Lầu năm góc hay Bộ công an.

Công lý luôn có chỗ đứng mạnh mẽ vượt cả thời gian và không gian. Nó cho thấy mong ước lương thiện là một bản năng rõ rệt của con người và được đảm bảo bằng lịch sử.

2. Câu chuyện về truyền thông Việt Nam

Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm – Bà Việt nói: “Luật sư ơi, mỏi cổ quá” vì bị cáo đã cố gắng ngẩng đầu trước hai “con quái vật một mắt” chạy rè rè xoáy vào chính họ trong suốt phiên xử.

Dù họ không hề nhận tội, bản tin thời sự vẫn loan tin rằng: “Các bị cáo đã cúi đầu nhận tội”. Giọng phát thanh viên đêm đó gợi cho ta nhớ về một chú Chí Phèo suy dinh dưỡng nằm ở phía bắc của đất nước nhiều nhân sâm.

Đứng trước cảnh vu cáo vênh vang đó, các bị cáo đã làm đơn kiện các cơ quan truyền thông. Đơn kiện của họ đã chính thức bị chối từ bằng một văn bản mà dù là người giỏi về Việt ngữ nhất cũng không hiểu thực chất là văn bản đó muốn nói đến cái gì.

Nhưng dù bị trả đơn thì việc tìm kiếm sự thật đã đem lại thắng lợi chung cho độc giả Việt Nam. Những cụm từ như “kim loại màu vàng” “chất bột màu trắng” hoặc “theo nguồn tin” đã được lặp lại nhiều hơn trong các bản tin trên báo chí gần đây.

Tuy nhiên, sự bảo thủ vẫn nằm ở các cơ quan truyền thông của Đảng. Trong khi các báo Tuổi Trẻ, Thanh niên điểm tin dè dặt về các sự kiện đối với các giáo dân thì Hà nội mới và Sài gòn giải phóng chạy những bài phóng sự vu cáo một cách thô thiển đến mức “mất khách”.

Rút kinh nghiệm từ việc hoang tin lần trước, lần đưa tin về phiên xử phúc thẩm sắp tới là một cơ hội để các cơ quan truyền thông sửa mình hoặc tiếp tục tra tấn độc giả bẳng những ngôn từ phản cảm.

3. Câu chuyện về Luật sư và an ninh.

Câu chuyện của Luật sư Luật là một điển hình thú vị về luật pháp Việt Nam. Nó có thể là cốt truyện sinh động cho một trường thiên trinh thám.

Câu chuyện của Luật sư Luật là một điển hình thú vị về luật pháp Việt Nam. Nó có thể là cốt truyện sinh động cho một trường thiên trinh thám.

Luật sư Lê Trần Luật đã 4 lần đào thoát để kiếm đường ra Hà Nội thực thi nhiệm vụ bào chữa của mình theo giấy của tòa án nhưng đều thất bại.

Lần 1 ông bị ghì chặt ở một siêu thị đông người khi thất bại trong nỗ lực biến mất giữa đám đông vì các chiến sĩ an ninh ‘thở sát ngay sau gáy”.

Lần 2 là khi cơ quan an ninh quyết định lục tung hành lý, can thiệp dừng chuyến bay để buộc Luật sư phải quay về công an Quận Gò Vấp “nghỉ ngơi”.

Lần thứ 3, nhờ đục thủng một bức tường mà Luật sư đã qua mặt được 4 mật vụ ngay trước cửa. Khi đang yên vị ở Xa lộ Hà Nội chờ chị Tần lên đường thì 15 người đã ập đến. Cú điện thoại gọi cho chị Tần, dù thay sim mới, đã bị định vị và cả một chiếc “đuôi công” đã theo Chị ùa vào gặp anh.

Trước 3 lần thất bại, có người hiến kế nên đi ăn trong một nhà hàng trên sông hoặc nhà nổi trên hồ rồi nhờ ca nô đi mặt sau tụt người xuống và lặn mất. Một thủ thuật vốn những điệp viên cộng sản thường dùng trong suốt những năm chiến tranh mang đầy màu sắc trinh thám trong những phim hành động siêu hấp dẫn.

Và cuộc đào thoát lần thứ 4 của Luật sư đã kết thúc vào lúc 3h30 sáng khi Luật sư đã cách Sài Gòn hơn 300 km. Lần này Luật sư bị chặn xe lại trong một biện pháp tổng lực là ngăn chặn tất cả các tuyến xe trên đường ra Hà Nội ngoài một lực lượng lớn kiểm soát đường sắt và đường thủy.

Một cán bộ an ninh đã nói “các ông dân chủ thời nay thích salon, ít phiêu lưu nên thiếu kịch tính”. Ít nhất điều này là sai đối với trường hợp LS Luật. Ông đã tạo ra sự hồi hộp, niềm say mê và vui mừng cao độ cho các mật vụ khi “chộp” được ông tại Huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.

LS Luật đã đem đến cho nhân viên an ninh cơ hội học tập. Nếu như trước đây chỉ cần có lệnh là “thịt” thì ngày nay những đòi hỏi về pháp quyền đã làm cho tất cả các bên lớn lên trong một nền tri thức nơi các giá trị đạo đức và trí thông minh có quyền thể hiện và chinh phục lẫn nhau.

Nhưng đừng tưởng bở vì tôi có kinh nghiệm buồn về chuyện này.

Tôi nhớ Phạm Văn Trội – một người bạn giờ đang trong tù - nhận được giấy mời của tòa án đến tham gia phiên phúc thẩm LS Đài và Công Nhân với tư cách là nhân chứng. Công an tỉnh Hà Tây lệnh không được đi. Nhưng vì tin vào pháp quyền mà tôi khuyên rằng: “Anh phải lên tòa vì nếu không tham dự, tòa có thể xử anh về tội xem thường tòa án”.

Anh Trội đã nghe lời mà lên Hà Nội. Khi đến trước cổng tòa án công an hô ầm lên như đuổi vịt: “Thằng Trội – bắt lấy nó”. Nhân chứng cầm tờ triệu tập của tòa co giò chạy nhưng mấy tay “ghét sách thích thể dục” nhanh chân rượt theo tóm được. Họ đập đầu nhân chứng vào một cây cột điện trước khách sạn Melia và tống thẳng về Hà Tây. Những cuộn cơ vô tri đó 1 tiếng sau tung chưởng vào bộ hạ Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và xiết chặt yết hầu tôi.

Hôm nay, Luật sư Luật đã được nhận giấy bào chữa của Tòa nhưng “Tao đố mày ra được Hà Nội. Nếu cần 1 ngàn người để chặn mày chúng tao vẫn có”.

Tuyên bố miệng đó của công an TPHCM là nhổ vào tòa án Hà Nội, là một cú tát vào nền tư pháp Việt Nam, vào những ai yêu mến pháp luật trước một phiên tòa đang thu hút sự chú ý cao độ của dư luận.
 
Tước giấy đăng ký hoạt động của Văn Phòng Luật sư Pháp Quyền vô thời hạn
Thư ký luật sư
15:08 25/03/2009
Sáng hôm qua, 24/3, từ lúc 8h-10h40, Văn phòng Luật sư Pháp quyền (VPLSPQ) của luật sư Lê Trần Luật đã tiếp Đoàn Thanh Tra Sở Tư Pháp tỉnh Ninh Thuận.

Theo nội dung ghi nhận từ 2 biên bản xử phạt vi phạm hành chính 01 và 02 thì có 2 vi phạm (mỗi biên bản cho một vi phạm):

1. Vi phạm 1: Chi nhánh số 3 của VPLSPQ tại tỉnh Long An sau khi chấm dứt hoạt động mà không báo cáo cho Sở Tư Pháp tỉnh Ninh Thuận.

Về điều này, luật sư Lê Trần Luật đã giải thích: Khi thông báo chấm dứt hoạt động thì tất cả thủ tục, hồ sơ cho việc chấm dứt phải hoàn thiện gửi Sở Tư Pháp tỉnh Long An thì Sở Tư Pháp tỉnh Long An mới cho phép chấm dứt. Khi chấm dứt, luật sư đã gửi thông báo về cho Sở Tư Pháp tỉnh Ninh Thuận rồi nhưng Sở Tư Pháp tỉnh Ninh Thuận nói rằng họ không nhận được (?!).

Chi nhánh 3 chấm dứt hoạt động sau 3 tháng thành lập, do hoạt động không hiệu quả. Trưởng chi nhánh là luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng.

2. Vi phạm 2: Chi nhánh số 2 của VPLSPQ tại Q9 được giao cho người không phải là luật sư đảm nhiệm quản lý.

Về điều này, luật sư Lê Trần Luật đã giải thích: Khi thành lập chi nhánh số 2 thì ông Nguyễn Văn Tâm vẫn đang là luật sư chính thức của Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận nên Sở Tư Pháp Tp.HCM mới chấp nhận và cấp phép hoạt động cho chi nhánh 2. Sau đó, ông Tâm mới bị kỷ luật, sự việc này là hoàn toàn bất ngờ và bất khả kháng. Khi biết sự việc này, VPLSPQ đã tìm kiếm luật sư khác thay thế ông Tâm nhưng không có và đi đến việc chấm dứt luôn chi nhánh này.

Sáng hôm nay, 25/3, cơ quan công an Gò Vấp đã đến VPLSPQ để tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính thay cho Sở Tư Pháp Ninh Thuận: Phạt tiền 4triệu đồng và hình thức phạt bổ sung là tước giấy đăng ký hoạt động của VPLSPQ vô thời hạn.

Thư ký luật sư

 
“Phiên tòa ô nhục” liệu có lập lại?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
15:32 25/03/2009
“Phiên tòa ô nhục” liệu có lập lại?

Ai theo dõi vụ Thái Hà những ngày qua chắc hẳn đã không tránh khỏi thắc mắc, vì sao chỉ là luật sư bào chữa mà Ls. Luật lại được nhà cầm quyền ‘chăm sóc’ quá sức chu đáo còn hơn cả tám giáo dân Thái Hà, trong khi chính họ mới là ‘diễn viên chính’ của vụ kiện,?

Có phải vì họ sợ một sự “câu kết” giữa giáo xứ này với một vị luật sư thạc sĩ sẽ gây nên những sóng gió bất ngờ làm đảo lộn mọi toan tính của họ tại phiên tòa, hay đơn giản đó chỉ là trò ‘dương đông kích tây’ nhằm đánh lạc hướng chú ý công luận?

Chung quanh việc bị đang công an Tp.HCM gây khó dễ không cho đi Hà Nội, hôm 23/3, Ls. Luật đã trả lời đài Á châu Tự do như sau “Họ đi sát bên tôi. Nếu tôi có xu hướng đi ra hướng phi trường, họ liền cúp đầu xe, bảo quay về chứ đi ra hướng này làm gì….An ninh họ cũng nói thẳng với tôi rằng: Chúng tôi không muốn anh đi Thái Hà làm việc. Anh có đi thì chúng tôi cũng áp giải anh về thôi !”. (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ThaiHa-appeal-trial-will-be-on-march27-03232009155930.html )

Qua những lời trên, thiết nghĩ việc đi / ở của anh đã trở nên quá rõ:

- Có đến 99% khả năng luật sư anh sẽ không có mặt tại tòa để bào chữa theo yêu cầu của tám giáo dân khi mà chỉ còn 3 ngày nữa phiên tòa này sẽ diễn ra, mà anh thì lại đang ‘trăm công ngàn việc’ với đống sổ sách giấy tờ phải báo cáo cho chính quyền. Và như thế chúng ta có thể thấy trước cái lý do mà Tòa án Tp.Hà Nội sẽ đưa ra để giải thích về sự vắng mặt của anh tại Hà Nội vào ngày 27/3 sẽ trở nghe cũng khá là thuyết phục đấy quí vị ạ! “luật sư phải bận giải trình cho các cơ quan chủ quản và ngành thuế về hoạt động của văn phòng LS Pháp Quyền từ 2005 đến nay” và rằng “bản thân công việc tại văn phòng luật sư cũng còn đang có vấn đề thì làm sao có thể đi bào chữa tốt cho người khác?” v.v…

- Chỉ còn 1% khả năng dành cho anh vào giờ thứ 25, tức chiều tối ngày 26/3 được phép bay ra Hà nội sau khi “đã cố gắng hoàn thành xuất sắc giải trình về các hoạt động của văn phòng Pháp Quyền!”. Như vậy, cuối cùng thì luật sư cũng là có mặt tại tòa kịp thời và đúng lúc để vào vai luật sư bào chữa đúng theo yêu cầu của tám giáo dân, “chính quyền không hề ngăn cấm chuyện bào chữa!”. Tuy nhiên, chẳng cần nói chúng ta cũng thấy sự hiện diện của anh lúc này có khi chỉ để ‘cho vui’ do cả anh lẫn thân chủ đã ở vào thế bị động hoàn toàn vì chẳng có được bất kỳ sự trao đổi và chuẩn bị gì cả. Đến tòa có khi chỉ khiến anh thêm “ấm ức” khi nghe công tố viên luận tội tám thân chủ của mình để chánh án ra phán lệnh! Vâng, nếu bị rơi vào trường hợp này, chúng tôi cho rằng câu hỏi nên đi hay nên ở nhà là cần thiết.

Hoàn cảnh khốn khó của Ls. Luật và các cộng sự của anh tất nhiền cũng đã khiến các giáo dân không tránh khỏi sự lo lắng suốt hơn hai tuần chờ mong mỏi mòn vừa qua. Và có vẻ như việc bày ra cái trò khỉ ‘dương đông kích tây’ này, đánh luật sư mà thật ra là nhằm vào các giáo dân, đã đem lại “kết quả đáng khích lệ” khi mới cách nay mấy ngày một trong tám giáo dân, anh Nguyễn Đắc Hùng đã phải làm Đơn Phản Đối Phiên Tòa (http://www.giaoxuthaiha.org/Web/ContentDetail.aspx?distid=1869 ) gởi Tòa Án và Viện Kiểm Sát Tối Cao.

Như vậy lá đơn còn lại mà nhà cầm quyền có thể đang sốt ruột hiện nay đó chính là việc các giáo dân làm đơn xin hoãn phiên xử. Đâu thể tự nhiên mà tòa án Tp.Hà Nội lại ‘lo lắng’ tử tế đến độ cử nhân viên đêm hôm đến tận nhà giáo dân để “trao đổi” xem ý nguyện họ ra sao? Những sự quan tâm có lẽ chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử tư pháp VN!

Và chỉ chờ có thế, nhà cầm quyền sẽ vin vào đó bảo là “vâng! đó là ý nguyện của nguyên đơn” để rồi từ nay chuyện khiếu kiện đi đòi danh dự (cùng với Thái Hà, Tòa Khâm Sứ) sẽ mãi mãi chỉ còn là dĩ vãng (ít ra cũng là cho đến khi chế độ chưa sụp đổ).

‘Ván cờ dân chủ’ liệu có tàn?

Những sự khó khăn và rắc rối xảy ra với luật sư Luật và các cộng sự của anh tại văn phòng LS Pháp Quyền, buộc tất cả những ai đang dấn thân đấu tranh chống lại những bất công xã hội, không thể không quan tâm đến một câu hỏi lớn khác còn quan trọng hơn vụ kiện đó là tại sao nhà cầm quyền VN lại dám ngang nhiên chà đạp công luận để tấn công văn phòng LS Pháp Quyền dữ dội như vậy?

Câu trả lời theo chúng tôi chỉ có thể là việc đấu tranh của Thái Hà chống lại những bất công xã hội nay chẳng may đã ở vào giai đoạn bất lợi hơn một năm về trước rất nhiều !!!

1. Quí vị nào hay theo dõi thời sự đều đã biết, tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu đặc biệt là với nước Mỹ với số nợ 2 ngàn tỷ USD của nước này trước Trung Quốc đã khiến cho mối quan Đông Tây chẳng còn giống như trước. Nhân quyền bây giờ xem ra chỉ còn là chuyện phụ mà chính phát biểu của bà tân ngoại trưởng Clinton tại Bắc Kinh cũng đã khiến “Tokyo lo ngại chính quyền của ông Obama sẽ “bỏ rơi” Nhật khi tập trung vào những vấn đề cấp thiết hơn.” (http://dantri.com.vn/c36/s36-308648/ngoai-truong-my-hillary-clinton-len-duong-den-chau-a.htm) vậy thì chuyện nhân quyền với tự do tôn giáo của VN sẽ còn là cái “đinh rỉ” gì?

2. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp và quan trọng hơn cả lại là những biến cố mới xảy ra gần đây liên quan đến sự trỗi dậy của TQ ngoài biển Đông để tranh giành ảnh hưởng với Mỹ bộc lộ gần đây, đã khiến cho Hà Nội trở nên quan trọng về chiến lược đối với Washington hơn bao giờ hết. Muốn được cái này thì phải buông cái kia sự đời xưa nay luôn là vậy. Việc Hà Nôị thoát khỏi việc bị đưa trở lại danh sách CPC tức “các nước cần quan tâm đặc biệt” mặc dù đã có rất nhiều lời kêu gọi của các nghị sĩ và các tổ chức nhân quyền, và đi kèm với việc thăm viếng thường xuyên của cả các nhà ngoại giao lẫn các tướng lĩnh cao cấp của hải quân Hoa Kỳ, có thể hiểu là dấu chỉ gió nay đã “đổi chiều”.

Tôi và anh, chúng ta có thể làm gì cho Thái Hà?

Khi bày tỏ những điều chẳng lấy gì lạc quan về phiên tòa 27/3, chúng tôi không khỏi lo ngại sẽ bị người khác dèm pha “làm chuyện tài lanh” hay “vẽ đường cho hưu chạy” v.v… (mà nếu không có chuyện Thái Hà, Tòa Khâm Sứ trước giờ chúng tôi chưa bao giờ nghĩ có lúc mình dám làm cái việc dễ bị nhà cầm quyền qui chụp tội “tuyên truyền phản động” nguy hiểm cho bản thân như hiện nay).

Nhưng mọi người hãy thử nhìn lại xem, những cuộc đối đầu xưa nay giữa thế giới tự do với cộng sản, ngay cả Mỹ họ chiếm thế thượng phong trước Liên Xô, Trung Cộng nhiều hơn hay ngược lại?

Chuyện nước Mỹ dưới thời J.Kennedy thập niên 60 bị một phen hoảng loạn khi Fidel Castro bất ngờ lôi hỏa tiễn nguyên tử của Nga chỉa thẳng sang xứ họ chắc mọi người chưa thể quên? Ở VN mình trước nay không biết đã xảy ra bao nhiêu vụ dân bị ‘té ngửa’ vì bị ăn đòn bất ngờ của cộng sản, mà vụ tấn công ngay vào thời khắc giao thừa năm Mậu Thân 1968 và gần đây hơn chính là chuyện đất Tòa Khâm Sứ đã bị bất ngờ san bằng thành vườn hoa chỉ sau một đêm, những ai là người chứng kiến chắc chắn cũng khó thể nào quên.

Hơn lúc nào hết tám giáo dân anh dũng của xứ Thái Hà, Ls. Lê Trần Luật và chi Tạ Phong Tần cần đến sự hiệp thông, lời cầu nguyện, sự mở lòng và cả mở lời của những người có đạo ở khắp nơi.

“Góp gió thành bão!” chỉ bằng cách cùng nhau bày tỏ nỗi bất bình của cả giáo hội VN về cách hành xử của chính quyền trước những gì đang xảy ra liên quan đến Thái Hà, chúng ta mới mong có được sự “công bằng và bác ái” vốn là những thuộc tính không thể thiếu của đạo công giáo, mà vì nó chúng ta tin đạo và sống đạo bấy lâu nay.

Cảnh mấy ‘con kiến Thái Hà’ cùng vị luật sư tay không lạc lõng giữa vòng vây dầy đặc công an mật vụ tại phiên tòa 8/12 trước, làm tôi nhớ lại câu chuyện David tí hon hạ gục tên khổng lổ Goliath chỉ bằng cái chạng ná bắn đá nhưng nhờ biết yếu điểm chết người của tên vô đạo khổng lồ này nằm ở giữa trán. Nay thì cái tử huyệt của một chính quyền hừng hực dùi cui, súng đạn đã bị tám giáo dân ‘bắt mạch’ rất chính xác: đó chính là sự giả dối! vấn đề còn lại là làm sao biết cách khai thác tối đa cái tử huyệt ấy, thì một mình Thái Hà khó có thể làm nổi!

Con số “27/3” khiến tôi lại nhớ đến một con số khác gần giống nó “30/3” là ngày đã diễn ra phiên tòa xử linh mục Nguyễn Văn Lý tại tòa án Huế năm 2007, mà chẳng bao lâu sau đó tấm hình Cha Lý bị một cánh tay vạm vỡ bịt miệng ngay giữa phiên tòa trở nên ‘nổi tiếng’ khắp thế giới, đến nỗi khi ông Nguyễn Minh Triết sang Mỹ cũng bị chất vấn.

Đây có lẽ là một bài học Nhưng liệu có phải phiên tòa nào diễn ra vào cuối tháng Ba cũng đều là những “phiên tòa ô nhục” hay không, chúng ta còn phải chờ thêm.

Sàigòn, 25/3/2009
 
Văn Hóa
Những Bóng Ma Chơi
Vọng Sinh
23:42 25/03/2009

Những Bóng Ma Chơi



  • Chúa ơi! Giữa đêm đen cuộc đời
  • Thân con đây người lữ hành đơn độc
  • Bước chơ vơ lê gót sắp mòn hơi…
  • Đường mòn nào con lê từng bước nhỏ?
  • Mãi chải bơi sao mãi chẳng tới nơi…!


  • Đêm dày đặc ngàn bóng ma cuốn hút
  • Ma bạc tiền ma nhục dục vinh hoa
  • Ma hưởng thụ ma tham lam gian tà
  • Ngàn ma quái bắt Hồn con khờ dại…


  • Giữa đêm đen …qủi ma…cơn lốc xoáy…
  • Con sức hèn Hồn cuốn mất về đâu?
  • Mải rong chơi chạy theo bả vân lâu
  • Hồn lạc mất quên đường về cõi phúc.


  • Hôm nay đây Mùa Chay chợt tỉnh thức
  • Giữa cuồng say điên loạn cuộc tranh đua
  • Hơn thua nhau chẳng qua một trò đùa…
  • Còn gì lại sau ngày dài vật lộn?


  • Chúa ơi ! Một thân xác rã rời…!
  • Bao chán ngán chất chồng trên mỏi mệt
  • Chúa ơi…! Hồn con mãi băn khoăn thao thức
  • Cho đến khi yên giấc dưới Bóng Ngài.
  • Bóng Cánh Tay Thập Tự Chúa vươn cao
  • Ôm ấp con giấc ngọt ngào muôn thuở.


Vọng Sinh

Cho một lần thôi bước chân lầm lỡ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Xuân - Spring Time
Nguyễn Đức Cung
06:38 25/03/2009

NẮNG XUÂN – Spring Time



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Tháng ba đã đến, xuân đang đến

Xin gửi tặng ai một nụ cười.

(Trích thơ TTT)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền