Ngày 23-03-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mặc Khải
Lm Vũdình Tường
05:30 23/03/2018
Nhìn vào lá cành người ta có thể học biết được nhiều điều. Dù không chuyên về thực vật học, nhìn vào lá cây, người ta cũng có thể biết được nhiều điều. Lá cây cho biết về thời tiết trong thời gian qua. Lá xanh, tươi tốt; mưa nhiều; lá khô, cằn cỗi, nắng hạn; lá rách tả tơi, cành cây sơ xác, bão tố vừa qua. Nhìn vào lá người ta còn có thể nói về tình trạng của cây. Lá xanh mát, tươi đẹp cây được chăm sóc cẩn thận, cắt tỉa đàng hoàng; lá cằn cỗi, già chát, cây thiếu nước, thiếu chăm sóc, lâu ngày không xén tỉa. Lá rỗ chằng, rỗ chịt cho biết cây bị sâu rầy phá hoại mà không ai chăm lo xịt thuốc sâu. Lá không những cần cho cây sinh sống, làm mát mắt, tạo sinh khí sống động cho khung cảnh mà còn sinh ích cho chim muông, sâu bọ và ngay cả cho con người dùng lá lợp nhà, che vách. Sau khi dùng xong lá bị vất rơi bên vệ đường.

Không phải ngẫu nhiên các trẻ em Do Thái bẻ cành lá đón Đức Kitô vào thành thánh Giêrusalem. Việc các em đón rước Đức Kitô cho biết 'giờ của Ngài sắp đến'. Vinh quang của Ngài sắp được tỏ hiện. Đây cũng là điềm báo trước 'giờ' các nhà lãnh đạo Đền Thờ âm thầm hội họp quyết định thi hành dã tâm mượn tay nhà cầm quyền lợi dụng chức vụ có trong tay đưa ra bản án bất công, ra tay tiêu diệt người vô tội vì chỉ muốn làm vừa lòng các nhà lãnh đạo đền thờ. Họ sẵn sàng để tay dính máu hòng làm vừa lòng người khác.

Thánh Marcô nhắc đến nhiều địa danh Đức Kitô đi qua như Galilê, Bêthania hoặc núi cây dầu cho biết dân chúng tung hô, chúc tụng Ngài là Đấng Cứu Thế. Những nông dân, công nhân, dù không có học thức nhưng khi nói đến đức tin họ sáng suốt nhận định; trong khi những nhà lãnh đạo Đền thờ, lãnh đạo đất nước tự nhận mình là người có học thức, có bằng cấp lại trở thành người không nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa và họ lại chống đối bằng cách ra tay giết chết, để tỏ ra nhóm họ có quyền sinh sát trong tay. Họ dùng luật hiện hành để thi hành bản án bất công nhưng pháp luật không thể làm gì được họ vì họ là kẻ cầm cán cân công lí, họ muốn cho cán cân nghiêng về bên nào thì bên đó thắng. Dân chúng đi trên đường may mắn cùng lúc Đức Kitô và các môn đệ Ngài tiến vào thành thành Giêrusalem và họ bẻ cành lá bên đường tung hô chúc tụng Đức Kitô- Hoan hô con Vua Đavít- Câu này chính là câu mà người mù từ lúc mới sinh ngồi bên vệ đường nghe tin Đức Kitô đi qua, anh lớn tiếng hô Hoan hô Con Vua Đavít, xin cứu đến con- Đức Kitô đã chữa sáng mắt anh. Người bên đường mắt sáng nhận ra Đức Kitô Luc 18,38; Anh đâu biết Đức Kitô đến cứu phần xác anh và cứu phần hồn nhân loại. Kẻ lãnh đạo hội đường tự nhận mắt sáng, họ nhìn thấy tiền buôn bán trong đền thờ nhưng tại tối mắt không nhìn thấy Đức Kitô. Họ mù quáng đến độ không nhìn ra Người mở mắt cho người mù đến nỗi chính người mù cũng thắc mắc làm sao Đấng mở mắt cho anh quyền phép thế mà các nhà lãnh đạo đền thờ lại không nhận ra Ngài. Thành thánh Giêrusalem là chặng đường cuối cùng của cuộc đời công khai rao giảng của Đức Kitô. Lúc 12 tuổi Ngài bắt đầu trả lời thắc mắc của các kinh sư và lãnh đạo đền thờ và họ đã kinh ngạc về giáo lí của Ngài. Hai mươi mốt năm sau cũng tại nơi đây họ kết án Ngài. Đối với các tông đồ Giêrusalem là nơi các Ngài khởi đầu hành trình rao giảng về Đức Kitô Phục Sinh, khởi đầu cuộc đời truyền giáo cho muôn dân. Các tông đồ trên đường Emaus cũng nhận ra Đức Kitô Phục Sinh khi Ngài bẻ bánh trên đường họ đi về quê. Điều này cho biết Đức Kitô là đường và ai đi cùng đường sẽ nhận biết Thiên Chúa và cuối đường sẽ được vào chung hưởng vinh quang Phục Sinh với Ngài.

Chúa Nhật lễ Lá cho biết vương quyển của Đức Kitô. Đối với xã hội trần thế kẻ thuộc quyền tổ chức dân chúng đón chào vua chiến thắng vinh quang trở về. Đối với Đức Kitô dân chúng trên đường gặp Ngài họ vui mừng đón tiếp, dân lời ca chúc mừng, ngọi khen. Họ đâu biết rằng việc họ làm tác động bởi Thánh Thần Chúa đón tiếp vị vua cao cả sắp sửa chiến thắng tội lỗi, dẹp tan sự chết, đè bẹp chúng, bắt chúng nhốt vào ngục tối còn Đức Kitô bước ra khỏi ngục tối, khỏi mồ, sống lại vinh quang. Vương quyền của Đức Kitô là phục vụ, là hy sinh, là hiến thân cho người mình yêu để làm hoà với họ và đón nhận họ vào trong nước Chúa. Kitô hữu, môn đệ Đức Kitô, khi làm việc tông đồ cũng cần đi qua con đường đó, con đuờng dấn thân phục vụ có giá phải trả. Đức Kitô trả giá đó bằng chính mạng sống mình bằng vác thập giá, đổ máu mình ra; môn đệ Đức Kitô không phải đổ máu mình ra nhưng đổ mồi hôi và nước mắt làm chứng cho sự thật, đau khổ vì làm chứng cho công lí và bị thiệt hại và sống công bằng, nhân ái. Cái giá đó nhiều khi rất cao nhưng đâu sánh bằng được hưởng vinh quang Phục Sinh của Đức Kitô. Vinh quang đó không mất mát trần gian nào có thể sánh bằng vinh quang Phục Sinh , sống muôn đời trong nhà Chúa Cha.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Thứ Năm Tuần Thánh
Lm Jude Siciliano OP
06:54 23/03/2018
Xuất Hành 12: 1-8, 11-14; Tv 116; 1Côrintô. 11: 23-26; Gioan 13: 1-15

Tôi có một người bạn hay để quên đâu đó chìa khóa xe hơi của mình. Để giúp anh ta không còn để quên nữa, anh ta mua một vòng chìa khóa có chíp điện tử và pin đính kèm. Được thiết kế bằng cách mỗi khi anh ta vỗ tay thì vòng khóa sẽ kêu tiếng “bip”. Và bây giờ khi nào anh ta quên chìa khóa anh ta vỗ tay rồi đi theo tiếng bíp của vòng khóa. Thật là một vật giúp cho trí nhớ. Nhưng, có một cách nhớ khác của chúng ta về phụng vụ tối nay mà không có cách nào dùng chip điện tử nhắc được. Có thể có một cách giúp chúng ta mà chúng ta đã lãnh nhận trong đời sống chúng ta là ký ức về Chúa Giêsu.

Trong bài đọc thứ 2, thánh Phaolô nhắc chúng ta nhớ Chúa Giêsu đã làm gì cho chúng ta, và điều gì Ngài muốn chúng ta làm trong trí nhớ của Chúa Giêsu. Thật dễ quên điều Chúa Giêsu dạy chúng ta. Thế giới cố gắng làm chúng ta hay quên. Trong một thế giới đầy quyền uy, đầy thắng lợi, đầy ý nghĩ về chính mình, chúng ta không có đủ sức giúp đỡ hay thúc đẩy để nhớ đến diều Chúa Giêsu dạy về tình yêu thương của Thiên Chúa cho chúng ta và ơn gọi của chúng ta để phục vụ kẻ khác. Chúng ta cần một điều giúp chúng ta nhở, và bí tích Thánh Thể làm chính điều đó. Thư thánh Phao lô hôm nay là đoạn đầu tiên viết về bửa Tiệc Ly, và lời truyền của Chúa Giêsu trên bánh và rượu.

Chúa Giêsu nói với các môn đệ "Anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy" Chúa Giêsu làm nhiều hơn là ra lệnh cho các môn đệ tiếp tục làm phép Thánh Thể. Ngài không chỉ bẻ bánh và rót rượu. Trong bánh bẻ ra và trong ly rượu Ngài tự bẻ mình và rót mình Ngài cho các ông. Ngài làm điều đó trong bủa Tiệc Ly là điều hy sinh chính mình Ngài cho các môn đệ, và bây giờ Ngài làm cho chúng ta.

Chúa Giêsu tiếp tục hy sinh chính Ngài, và Ngài luôn sẵn sàng khi chúng ta gặp đau khổ, khi cần được an ủi, khi chúng ta cần được tha thứ tội lỗi, khi chúng ta cần được hướng dẩn trên đường đời. Trong bí tích Thánh Thể Chúa Kitô thật sự có mặt ở giữa chúng ta, mặc dù những lúc chúng ta "quên" Ngài và "nhớ" những điều rối ren về đời sống trong thế gian. Thảo nào chúng ta cần trở lại bí tích Thánh Thể thường hơn. Chúng ta cần tu bổ trí nhớ hư hỏng của chúng ta. Khi chúng ta họp nhau trước Thánh Thể, chúng ta nhớ Chúa Giêsu sống và chết như thế nào. Khi chúng ta rước Thánh Thể chúng ta hy vọng Thánh Thể sẽ giúp thay đổi tận trong thâm tâm chúng ta và sẽ giúp chúng ta nhớ Chúa Giêsu nhập thể trong mình và máu của chúng ta nếu chúng ta nhớ "làm điều này để tưởng nhớ đến Thầy".

Ngoài việc mừng Bí tích Thánh Thể đêm nay, chúng ta sẽ "nhở" Chúa Kitô nhiều nhất nếu đời sống chúng ta phản ảnh đời sống của Chúa Kitô, và chúng ta hy sinh chúng ta cho kẻ khác như Ngài đã làm. Chúng ta cần phải nhớ nhiều về Chúa Giêsu, và có nhiều điều về "sự hiện diện thật sự của Ngài" cần phải được xác lập trong lòng và trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nếu muốn nhớ Ngài Chúng ta phải làm như thế nào:
- Hảy yêu thương bạn bè và cả kẻ thù
- Dạy cho tha nhân biết vể Triều Đại Thiên Chúa
- Hảy cố gắng thuyết phục những người chống đối Ngài, chống đối tình thương yêu của Thiên Chúa cho tất cả mọi người, mãi đến lúc Ngài chết.
- Không phản ứng với bạo lực khi Ngài đã bị hành hạ trong bạo lực.
- Hãy tha thứ luôn mãi
- Chữa lành cho những người bệnh hoạn, và đưa tay nâng đỡ người ô uế
- Hãy đón tiếp phường tội lỗi vào bàn ăn với Ngài
- Hãy quý trọng những người nghèo nhất và gọi họ là bạn
- Hãy an ủi người đau khổ và ưu phiền
- Hãy trao ban lương thực cho kẻ đói
- Hãy trở nên là máng xối ơn sủng của Thiên Chúa cho những ai muốn gặp Ngài.

Chúng ta nhớ Chúa Giêsu nói vói chúng ta "hãy làm như Thế để nhớ đên Thầy". Và chúng ta sẽ làm điều đó. Chúng ta sẽ bẻ bánh và rót rượu đêm nay. Và làm như vậy chúng ta sẽ nhớ Chúa Giêsu đã sờ vào những đau khổ của đời sống chúng ta và đã hàn gắn vết thương cho chúng ta. Trong bửa tiệc này, chúng ta tiếp tục trên đường tránh xa tội lỗi, đi đến sự cứu rỗi; tránh xa nỗi cô đơn, đi đến sự hoàn tác trong thành phần của cộng đoàn đức tin này. Chúng ta sẽ nhớ Chúa Kitô bằng cách hiến dâng chúng ta để giúp những người bị ruồng bỏ trong thế gian.

Trong câu chuyện bửa Tiệc Ly thánh Phaolô cho chúng ta thấy sự liên hệ giữa bửa tiệc này và đời sống hiến tế của Chúa Giêsu. Đêm nay chúng ta chú trọng về Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, và thánh Phao lô nhắc chúng ta về "sự hiện diện thật sự" của Chúa Kitô trên thế gian, trong những nơi đói khát, không áo quần, đau ốm, bị tù tội. Khi "nhớ" đến Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta nhớ đến Chúa Giêsu là ai, và Ngài đã sống như thế nào. Trong bửa tiệc này, lối sống của Chúa Giêsu giúp chúng ta nhận thấy sự hiện diện của Chúa Kitô trong những người bé mọn ở giữa chúng ta. Chúng ta nhớ đên Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể được diễn tả qua đời sống chúng ta là thành phần của nhiệm thể Chúa Kitô trong thế gian.

Trong phúc âm, thánh Gioan nói với các thính giả là giờ Chúa Giêsu Vượt Qua đã đến. Chúa Giêsu là Con Chiên Thiên Chúa mới sẽ bị làm lễ vật hiến tế. Việc rửa chân cho các môn đệ nhắc chúng ta những ai đã chịu phép rửa của Chúa Giêsu, nhờ đó nên phần với Ngài. Thánh Gioan nói rõ là Chúa Giêsu "biết rõ là Thiên Chúa sẽ đặt mọi sự dưới uy quyền của Ngài". Chúa Giêsu dùng uy quyền đó như thế nào? Chắc hẵn không như thế gian dùng. Sau khi chúng ta nghe quyền uy của Chúa Giêsu, thánh Gioan nói ngay là Chúa Giêsu dùng việc thấp kém là rửa chân cho các môn đệ. Để Ngài trở nên là người Tôi Tớ trong việc Ngài hy sinh mạng sống mình để cho chúng ta sự sống.

Thánh Phêrô do dự vì ông ta hiểu việc chấp nhận để Chúa Giêsu rửa chân là chấp nhận ơn gọi như Chúa Giêsu là phục vụ. Thảo nào thánh Phêrô ngừng lại. Nhưng ông ta trở lại ngay ý nghĩ, và ngay cả khi ông ta không biết tại sao ông ta chấp nhận. Thánh Phêrô tin tưởng vào Chúa Giêsu để cho Ngài rứa chân cho ông ta.

Cả hai người, thánh Phaolô và thánh Gioan nói rõ lời Chúa Giêsu "anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy" nghĩa là chúng ta dự phần vào Bí tích Thánh Thể, không những chỉ đêm nay mà mỗi lần chúng ta họp nhau nghe Lời Chúa và ăn bửa tiệc với nhau. Thảo nào thánh Phaolô tiếp tục khuyên bảo chúng ta "mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này là anh em loan truyền việc Chúa đã chịu chết cho đến khi Chúa trở lại". Qua việc chúng ta ăn và uống, đời sống Chúa Giêsu sẽ thấm nhập vào chúng ta, và chúng ta cũng được lãnh nhận quyền thánh Gioan nói là Chúa Giêsu đã có. Qua bửa tiệc này, đời sống của chúng ta là tôi tớ của Chúa Giêsu, bây giờ chúng ta có thể " loan truyền Chúa đã chịu chết cho đến khi Ngài trở lại".

Các Cha giảng nên cẩn thận: Việc chú trọng đến phụng vụ và Kinh Thánh đêm nay không phải về việc "lập Bí Tích truyền chức thánh cho linh mục". Nếu giảng về diều đó có thể tách xa các bài sách trong Kinh Thánh cho chúng ta. Và hơn nữa, giảng như vậy sẽ chú trọng đến việc truyền chức linh mục và làm cho những người có mặt không phải áp dụng vào đời sống qua những lời Kinh Thánh họ nghe. Chúng ta được gọi làm điều Chúa Giêsu đã làm là hy sinh mạng sồng mình để phục vụ kẻ khác.

Việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ không phải là một cử chỉ tự hạ mình, nhưng là một cư chỉ thương yêu đối với người khác. Chúa Giêsu không kêu gọi chúng ta tự hạ mình xuống, nhưng là sống một đời sống yêu thương trong một thế giới thiếu tình thương. Chúng ta có thể hiểu trong việc rửa chân là một dịp để nhớ đến việc chúng ta dấn thân trong Bí Tích rửa tội để sửa soạn cho Bí Tích rửa tội vào ngày vọng Phục Sinh khi chúng ta lập lại lời thề hứa của chúng ta trong Bí Tích rửa tội của chúng ta. Chúng ta lãnh nhận đời sống của Chúa Giêsu. Đêm nay chúng ta dấn thân một lần nữa với sự trợ giúp của Bí Tích Thánh Thể này để phục vụ kẻ khác. Phụng vụ này phải như Chúa Giêsu là một cử chỉ yêu thương "cho đến cùng". Đó là việc hy sinh toàn diện của dời sống. Ai có thể làm điều đó được? Bởi riêng chúng ta, chúng ta không thể làm được. Vì thế chúng ta cần họp nhau để dự bửa tiệc này, bửa tiệc "nhớ" đến Chúa Kitô.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


HOLY THURSDAY
Exodus 12: 1-8, 11-14; Psalm 116; 1Cor. 11: 23-26; John 13: 1-15

I have a friend who keeps misplacing his car keys. So, to help his poor memory and to save a lot of time, he bought one of those key rings with a battery-powered device attached to it. It’s designed to beep when you clap your hands. Now, when my friend misplaces his keys, he claps his hands and follows the sound of the beep. A good help for a poor memory. But there is another kind of remembering that concerns us at our liturgy this evening and it isn’t helped by modern gadgetry, but by what has been passed on to us and what we have incorporated into our lives. It is the memory of Jesus.

In our second reading, Paul reminds us of what Jesus did for us and what he wants us to do in Jesus’ memory.” It is so easy to forget Jesus’ message, the world works hard to give us amnesia. In a power-laden, success-driven, ego-centered world, we don’t have much help or encouragement to remember Jesus’ teachings about God’s love for us and our vocation to serve others. We need a memory aide and the Eucharist is that for us. The selection from the First Letter to the Corinthians, is the earliest written account of the Last Supper and Jesus’ words of blessings over the bread and the cup of wine.

Jesus tells his disciples, “Do this in memory of me.” He is doing more than commanding them to continue celebrating the Eucharist. He is not only breaking bread and pouring out wine; in the broken bread and cup he is breaking and pouring himself for them. He is doing at the Last Supper what he had always done--- giving himself to his disciples—he does the same for us now.

He continues to give himself and make himself available when our broken spirits need healing, our sins forgiving, and our lives direction. In the Eucharist Christ is truly present to us, despite the times we have “forgotten” him and “remembered” the world’s distorted criteria for living. No wonder we have to return to this Eucharist so often, we need our damaged memories awakened and refocused. When we gather at Eucharist, we remember how Jesus lived and died. By receiving the Eucharist, we hope the transformation that is going on in us will continue and Jesus’ memory will become flesh and blood in our lives. So, we need to “Do this in remembrance of me.”

Besides our celebration of the Eucharist this evening, we will “remember” Christ best when our lives reflect his life and we give ourselves for others the way he did. We have much to remember about Jesus; and there is much about his “true presence” that needs to be enfleshed in our daily lives. We want to remember how he:

- loved both friends and enemies
- taught others about God’s reign
- kept trying, right up to his death, to persuade those who opposed him, of God’s love for all people
- resisted reacting with violence when violence was done to him
- forgave, over and over,
- healed the sick and touched the unclean
- welcomed sinners to his table
- treasured the poorest and called them friends
- comforted the grieving and sorrowing
- fed the hungry
- was a vehicle for God’s grace for all he met.


We remember that Jesus said to us, “Do this in remembrance of me.” And so we will. We will break bread and pour wine tonight and in doing this, we will remember how Jesus has touched our broken and poured-out spirits and made them whole. In this meal, we continue our journey away from sin, towards salvation; away from isolation to fuller membership and participation in this community of faith. We will remember Christ by dedicated ourselves in the way Jesus did, to the needs of our community of believers, and also to a broken and poured-out world.

In his narrative of the Last Supper, Paul is showing us the link between this meal and Jesus’ life of self-giving. Our focus tonight is on the body and blood of Christ and Paul reminds us about Christ’s “true presence” in the world---in the hungry, naked, thirsty, sick and imprisoned--- for in “remembering” Jesus at the Eucharist, we remember who he was and how he lived. In this meal, his way of living is to become ours. The Eucharist on our altar is a gift of discernment that enables us to see Christ’s presence in the least in our midst. Our remembering Jesus in our Eucharist takes concrete shape by our living as the body of Christ in our world.

In the gospel, John tells his readers that the hour of Jesus’ Passover has arrived. Jesus is the new Lamb of God who will be handed over in sacrifice. The washing of the feet reminds us that those who have received Jesus’ bath – Baptism – have a share in his heritage. John points out that Jesus was, “fully aware that God had put everything in his power....” How will Jesus use this power? Certainly not the way the world does. After we hear of Jesus’ power, John immediately tells us that Jesus takes up the humble task of washing his disciples’ feet. He is the Servant who, in giving away his life, gives us life.

Peter hesitates because he gets the point; to accept Jesus’ “washing” means to accept the same vocation Jesus had – service. No wonder Peter pauses, but he quickly recovers and, even though he has no clue what he is accepting, Peter trusts Jesus enough to let him wash his feet.

Both Paul and John make clear what Jesus’ words, “Do this in remembrance of me,” mean for us as we partake of the Eucharist, not only tonight, but each time we gather to hear the Word and share the meal. No wonder Paul goes on to advise us, “For as often as you eat his bread and drink the cup, you proclaim the death of the Lord until he comes.” Through our eating and drinking, the life of Jesus is deepened in us and we too receive the power John tells us Jesus had. Through this meal and our lives as Jesus’ servants, we now can “proclaim the death of the Lord until he comes.”

Caution to preachers. The focus of the liturgy and the scriptures tonight is not on “the institution or the priesthood.” Preaching on that theme risks being detached from the biblical texts provided for us. In addition, such a preaching will make the priesthood of the ordained the focus of the celebration and remove all those present from the obligation to hear and apply these scriptures to their lives – whether ordained or lay. We are all called to do what Jesus did, to lay down our lives in loving service for others.

What Jesus did by washing his disciples’ feet was not an act of self-degradation, but one of self-giving love. He is not calling us to humiliate ourselves, but to live a loving way in, what is too frequently, an unloving world. We can see in the foot washing a chance to reflect on our baptismal commitments and to prepare for the Vigil service when we will renew our promises. In our Baptism, we took on the life of Jesus. Tonight we recommit ourselves, with the help of this Eucharist, to the service of others. This service must, like Jesus’, be a loving “to the end.” It is a full time, lifetime commitment. Who can possibly do that? On our own, we can’t, that is why we gather for this renewal meal, this “remembering” of Christ.


 
Mẹ diễm phúc
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
15:37 23/03/2018
(Lễ Truyền Tin 25/3)

Mừng lễ Truyền Tin của Đức Maria trong bối cảnh áp Tuần Thánh, chúng ta suy niệm về cuộc đời và sứ vụ của Đức Maria được diễn tả trong ba từ: Fiat, Stabat và Magnificat.

1- Fiat – Mẹ xin vâng

Fiat diễn tả mầu nhiệm sự Vui của Mẹ, khi Mẹ thưa “xin vâng” với thiên thần trong biến cố Truyền Tin: Fiat mihi secundum verbum tuum: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Người thực hiện cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,26-38). Với lời “xin vâng” này, Đức Maria đã tự nguyện trở thành tôi tớ của Thiên Chúa để cộng tác vào chương trình cứu chuộc nhân loại. Mẹ đã trở nên một dụng cụ tuyệt hảo của Thiên Chúa, khi Mẹ hoàn toàn đặt mình dưới quyền sử dụng của Thiên Chúa như một cây bút chì trong tay người viết.

Nhờ sự cộng tác của Mẹ, biến cố Truyền Tin trở thành biến cố quan trọng và quyết định cho vận mệnh nhân loại, đó là giây phút mà Ngôi Lời hằng hữu của Thiên Chúa, Con Một yêu dấu của Chúa Cha làm người trong cung lòng Đức Maria. “Ngôi Lời trở thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14). Đấng Hằng Hữu đi vào lịch sử và trở thành một người như chúng ta. Tuy nhiên, biến cố này xảy ra trong âm thầm, không ai biết ngoài Đức Maria; một biến cố vĩ đại xảy ra không có một tiếng động nào; một chương trình quan trọng được chuẩn bị và thực hiện từ một con người rất khiêm tốn!

Nhờ tiếng xin vâng của Mẹ, nhân loại được đón nhận món quà quý giá nhất là Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta. Như thế, lời hứa được nói trong sách Isaia nay được ứng nghiệm: “Này đây, một trinh nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuen, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7,14.8,1).

2- Stabat – Mẹ đau khổ

Stabat diễn tả mầu nhiệm sự Thương của Mẹ: Stabat Mater dolorosa, iuxta crucem lacrimosa dum pendebat filius. Dầu được ơn làm Mẹ Thiên Chúa, nhưng Mẹ không được miễn chước khỏi mọi đau khổ. Trái lại, kể từ giây phút Truyền Tin, Mẹ bắt đầu bước vào một hành trình khó khăn và thử thách trăm chiều. Mẹ không thể hiểu hết được chương trình của Thiên Chúa; Mẹ phải lần mò trong đêm tối đức tin; Mẹ phải cô đơn một mình khi mang thai; Mẹ phải chịu cảnh thánh Giuse hiểu lầm và định tâm lìa bỏ; Mẹ phải sinh Con trong sự khó nghèo túng thiếu; Mẹ phải mang Con đi trốn bên Ai Cập để thoát khỏi tay bạo chúa Hêrôđê.

Đặc biệt, Mẹ phải chứng kiến cảnh Con mình bị bắt, bị đánh đòn và bị giết một cách oan khiên trên thập giá. Dưới chân thập giá, Mẹ phải chịu đau khổ đến tột cùng, trái tim Mẹ tan nát. Mẹ không bỏ cuộc, thất vọng, nhưng vẫn một lòng tin vào quyền năng của Chúa. Mẹ đã vượt qua tất cả, nhờ sự tin tưởng phó thác một cách sâu thẳm vào quyền năng Chúa.

Có thể nói rằng trên thế gian này không ai đã phải chịu đau khổ lớn lao như Đức Maria và cũng không ai vững vàng tin tưởng vào Thiên Chúa khi phải đau khổ như Đức Maria! Đó là công trạng của Mẹ trong công trình cứu độ của Chúa Kitô. Nhờ đó, Mẹ trở thành gương mẫu tuyệt hảo cho chúng ta khi gặp gian nan thử thách.

3- Magnificat – Mẹ mừng vui

Magnificat diễn tả mầu nhiệm sự Mừng của Mẹ: Magnificat anima mea Dominum – Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng. Cuộc đời Mẹ không chỉ dừng lại ở đau khổ, nhưng qua đau khổ để tới vinh quang.

Quả thế, từ khi được cưu mang Chúa trong lòng, Mẹ ở trong tình trạng tràn đầy niềm vui và hoan lạc trong Thánh Thần. Dù lắm chông gai thử thách, tâm hồn Mẹ vẫn bình an và hoan hỷ trong Chúa. Bởi vì, Chúa là bến đỗ mà Mẹ đã cắm neo cuộc đời mình. Đức Maria được đổ tràn niềm vui bởi vì trong trái tim Mẹ không có bóng tối của tội lỗi. Niềm vui này cùng hiện hữu với sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc đời Mẹ. Mẹ đã trải qua từng giai đoạn với niềm vui nội tâm sâu lắng và mãnh liệt trong từng ngày sống từ biến cố nhập thể cho đến thập giá và phục sinh. Mẹ vui mừng vì thấy quyền năng và ơn cứu của Chúa được thực hiện. Mẹ vui mừng và hoan hỷ vì cuối cùng Mẹ được chứng kiến quyền năng và tình yêu Thiên Chúa chiến thắng sự ác và Con Mẹ được phục sinh vinh hiển.
Chúa Giêsu là niềm vui của Đức Maria và là niềm vui của tất cả chúng ta. Nếu tội lỗi mang lại nỗi buồn phiền trong lòng, làm cho chúng ta khép kín trong chính mình, thì ân sủng Chúa Kitô mang lại cho tâm hồm niềm vui đích thực.

Như thế, Fiat, Stabat, Magnificat là những từ diễn tả về mầu nhiệm đức tin, thương khó và vui mừng của Đức Maria. Cả ba từ này cũng diễn tả mầu nhiệm cuộc đời của chúng ta như lời một bài hát diễn tả: “Đời con một chuỗi Mân Côi, hạt buồn xen lẫn, hạt vui, hạt mừng.” Xin cho mỗi người chúng ta biết noi gương Mẹ, mau mắn thưa vâng với Chúa, biết đón nhận những đau khổ và thử thách khi phải trung thành với sứ vụ của mình, và rồi cũng được tận hưởng niềm vui đích thực do chính Con Mẹ mang lại. Amen!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thất vọng với Quốc Hội Hoa Kỳ
Giuse Thẩm Nguyễn
08:36 23/03/2018
(Tin từ Washington) Hôm nay ngày 22 tháng Ba, năm 2018 Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của Tổng Giáo Phận New York, Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và Đức Tổng Giám Mục Joseph E. Kurtz của Giáo Phận Louisville, Chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã tỏ ra vô cùng thất vọng trước nguồn tin vừa được đưa ra rằng một dự luật rất khiêm tốn nhưng rất quan trọng là Luật Bảo Vệ Lương Tâm đã không được Quốc Hội đưa vào dự luật đề nghị ngân sách điều hành luật năm 2018.

Sau đây là toàn văn bản tuyên bố:

“Sự thất bại của Quốc Hội trong việc đưa Đạo Luật Bảo Vệ Lương Tâm vào dự luật đề nghị ngân sách điều hành luật năm 2018 là một sự thất vọng sâu sắc. Luật Bảo Vệ Lương Tâm (CPA –the Conscience Protection Act) là một dự luật rất khiêm tốn đề nghị hầu như là không có sự thay đổi nào đối với những luật bảo vệ lương tâm hiện hành về phá thai, những đạo luật này được đa số quần chúng và lưỡng đảng ủng hộ. Luật Bảo Vệ Lương Tâm chỉ đơn thuần đề nghị cho nạn nhân của những người bị phân biệt đối xử khả năng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trước tòa, để bảo đảm rằng không ai bị bắt buộc phải tham gia vào việc phá thai. Những người trong và ngoài Quốc Hội cố gắng đánh bại dự luật này đã tự đăt mình vào loại cực đoan, cứ nhất định cho rằng tất cả mọi người dân Hoa Kỳ đều phải bắt buộc tham gia vào hành vi bạo động của việc phá thai. Chúng tôi kêu gọi Quốc Hội đừng bỏ cuộc cho đến khi dự luật quan trọng này trở thành luật.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng cảnh báo: Xã hội chúng ta đã quay trở lại thời ngoại giáo, tôn thờ ngẫu tượng tính dục
Đặng Tự Do
14:46 23/03/2018
Luân lý Công Giáo trong quá khứ chú trọng đến việc ngăn ngừa tội lỗi tình dục và coi nhẹ tội bất công, ngày hôm nay “chúng ta đã đi đến thái cực ngược lại,” người ta dường như chỉ quan tâm đến cách mọi người đối xử với những người khác, và coi nhẹ cách thức họ đối xử với hồng ân là thân thể của họ. Cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng, đã bày tỏ quan điểm trên trong bài giảng trước Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma hôm thứ Sáu 23 tháng Ba.

Ngài nhận xét rằng: “Trong quá khứ, luân lý của chúng ta nhấn mạnh một cách chuyên biệt đến những tội lỗi của xác thịt đến mức đôi lúc đã dẫn đến những căng thẳng thực sự về thần kinh, và gây hại cho mối quan tâm của chúng ta đối với các nghĩa vụ đối với người lân cận, và gây hại cho chính đức khiết tịnh”

Bài thuyết giảng hôm thứ Sáu 23 tháng Ba tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc trong dinh Tông Toà là bài cuối cùng trong loạt bài suy niệm Mùa Chay 2018 dành cho Đức Thánh Cha và Giáo Triều Rôma.

Vị giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng quan sát rằng:

“Càng ngày, người ta càng có xu hướng tách biệt giữa tội chống lại đức khiết tịnh với tội đối với người lân cận, và chỉ coi tội phạm đến người lân cận mới thực sự là tội”.

Nhưng cả hai đi cùng với nhau, vị linh mục dòng Capuchinô khẳng định. “Khiết tịnh và tình yêu tha nhân tiêu biểu cho khả năng làm chủ bản thân và để chính mình trở nên món quà cho người khác. Làm thế nào ta có thể trao ban bản thân mình nếu ta không làm chủ được bản thân mình nhưng lại là một nô lệ cho những đam mê?”

“Thật là một ảo tưởng khi nghĩ rằng chúng ta có thể kết hợp sự phục vụ chân thực cho anh chị em mình, là điều luôn luôn đòi hỏi sự hy sinh, lòng vị tha, quên mình và sự quảng đại; với một cuộc sống cá nhân rối loạn, tập trung mọi sự vào mục đích duy nhất là làm thỏa mãn bản thân và những đam mê của mình. Nó chắc chắn sẽ dẫn đến việc khai thác anh chị em ta, cũng như lạm dụng cơ thể mình. Những người không thể nói 'không' với bản thân mình không thể nói 'vâng' với anh chị em người ấy.”

Nhân đức khiết tịnh liên quan đến việc tự chế ngự, cả trong việc ăn uống, nói năng, nhìn ngắm, và tình dục. Nhưng động lực Kitô Giáo khi đặt khiết tịnh lên hàng nhân đức không chỉ nhắm đến việc củng cố chúng ta, nhưng, như Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gởi các tín hữu thành Côrintô đã giải thích, chúng ta không được phép bán chính mình hoặc sử dụng chính mình cho khoái lạc vì lý do đơn giản rằng chúng ta không còn thuộc về chính mình; chúng ta không phải là của riêng của mình nhưng thuộc về Chúa Kitô. Chúng ta không thể quyết định làm thế nào để sử dụng một cái gì đó không thuộc về chúng ta”

Nhưng ngày hôm nay, “chúng ta đang sống trong một xã hội, về mặt luân lý mà nói, đã quay trở lại thời ngoại giáo một cách toàn diện và toàn tâm tôn thờ ngẫu tượng tính dục,” vị giảng thuyết năm nay 83 tuổi nói với Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Rôma.

Ngài nhấn mạnh rằng:

“Tin tức hàng ngày về các vụ lạm dụng và những tai tiếng trong lĩnh vực này, trong đó có cả các thành viên trong hàng giáo sĩ và tu sĩ, đang nhắc nhở chúng ta về thực tại cay đắng này”

Cha Cantalamessa nói rằng ngài không kêu gọi sự trở lại với “đức khiết tịnh dựa trên sự sợ hãi, dựa trên những điều cấm kỵ, và não trạng theo đó nam giới và nữ giới phải tránh xa nhau, như thể người này luôn luôn nhất thiết là một cái bẫy và một kẻ thù tiềm năng của người kia chứ không phải là một sự giúp đỡ cho nhau.”

Câu trả lời, theo cha Cantalamessa, là “phải làm một cái gì đó mới” theo sự thúc đẩy của Thánh Linh. “Ngài đang yêu cầu chúng ta làm chứng cho thế giới về sự trong trắng ban đầu của các sinh vật và sự vật.”
Source: Catholic Herald Our society has fallen back into paganism and idolatry of sex, says papal preacher
 
ĐGH Phanxicô bày tỏ sự gần gũi với phái đoàn đại kết tôn giáo Nam Sudan.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:35 23/03/2018
ĐGH Phanxicô bày tỏ sự gần gũi với phải đoàn đại kết tôn giáo Nam Sudan.

(Vatican News) Hôm nay Thứ Sáu ngày 23 tháng Ba năm 2018, ĐGH Phanxicô đã tiếp phái đoàn đại kết tôn giáo của Nam Sudan, họ đến để tường trình với ngài tình hình của một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh.

Phái đoàn đại kết tôn giáo của các Giáo hội Sudan đã gặp ĐGH Phanxicô tại Vatican trước khi có cuộc tiếp xúc với báo chí tại trung tâm Cộng Đồng Sant’Egidio tại Roma, một cộng đồng đã tham gia vào cuộc đàm phán hòa bình ở trong nước

Đức Tổng Giám Mục John Baptist Odama của Gulu ở Uganda, người đã tham gia vào cuộc hòa giải giữa các bên tham chiến ở Nam Sudan, đã nói với tờ Tin Tức Vatican rằng ĐGH Phanxicô rất vui mừng để tiếp phái đoàn tôn giáo này và rằng “Cùng làm việc với nhau như là các Kitô hữu thì quan trong hơn là chú tâm vào những khác biệt của nhau.”

Uganda tiếp nhận người tỵ nạn Nam Sudan.

ĐTGM Odama cũng giải thích rằng nước Uganda giữ một vai trò rất quan trọng trong khu vực này, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng nước Nam Sudan không những chỉ là nước láng giềng mà còn là nước anh em đang cần giúp đỡ.

Trên thực tế Uganda hiện nay đã tiếp nhận trên một triệu người tỵ nạn trốn chạy khỏi Nam Sudan vì sợ bị giết bởi quân của cả hai phía trong cuộc nội chiến, cũng như vì đói khát và vì không có các dịch vụ xã hội.

ĐTGM nói “Khi người anh em bị cháy nhà thì bạn phải có sự quan tâm, ngay cả một việc nhỏ như là mang nước đến để dập đám cháy cũng là một thái độ tốt lành. Vì thế, chấp nhận những người tỵ nạn trốn chạy khỏi chiến tranh là một cử chỉ đoàn kết của chúng ta với đất nước Nam Sudan.”

ĐGH kêu gọi thế giới hãy hành động.

ĐTGM cũng nói rằng lời kêu gọi của ĐGH Phanxicô về việc tổ chức Ngày Cầu Nguyện Hòa Bình cho Nam Sudan và Đảng Cộng Hòa Dân Chủ Congo mới đây là một lời thỉnh cầu gởi đến nhân loại, hãy cân nhắc một sự thật rằng có nhiều anh chị em của chúng ta đang bị đau khổ và chúng ta hãy cùng nhau hành động cũng như cầu xin Thiên Chúa soi đường dẫn lối hầu chấm dứt cuộc chiến này.

ĐTGM nói rằng“Tất cả chúng ta là một gia đình nhân loại. Nếu bất cứ phần nào của một lục địa nào hay một nước nào bị đau khổ, thì công đồng nhân loại cũng bị đau khổ.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới trẻ giaó xứ Bình Khánh, Long Khánh tĩnh tâm mùa chay
Giáo xứ Bình Khánh
15:20 23/03/2018
“Tha thứ và Bác ái” là chủ đề Tĩnh Tâm Mùa Chay cho giới trẻ Giáo xứ Bình Khánh, giáo phận Xuân Lộc, được tổ chức vào ngày 18/3/1018 vừa qua, do Cha Fx. Đỗ Đức Lực chánh văn phòng Tòa Giám Mục chủ sự.

Trong bài nói chuyện Ngài nói: “Vì tội ác gia tăng nên lòng yêu mến của mọi người sẽ lùi lại. Đặc biệt là giới trẻ hiện nay đang sống vất vả, chạy theo những đam mê của bản thân, mà quên mất đi mọi người xung quanh”. Qua đó, Cha cũng nhắc nhở: “Chúng ta hãy hành động chung với nhau, phải từ bỏ những dự tính của mình, để tiếp nhận những hoạt động của Thiên Chúa thể hiện qua tình yêu thương tha nhân. Thiên Chúa không những yêu thương, mà còn yêu thương hết mình, yêu cho đến chết. Chúa làm tất cả những gì tốt đẹp nhất cho nhân loại”.

Sau giờ chia sẻ, em Xuân đại diện cho Giới trẻ cảm ơn Cha. Vì nhờ bài giảng này giới trẻ Bình Khánh có dịp nhìn lại, để thấy mình cần phải sửa đổi bản thân để sống xứng đáng là con Chúa và cầu xin Chúa luôn đồng hành cùng chúng con trên mọi nẻo đường chúng con đi. Và trong mọi công việc chúng con làm.

Buổi tĩnh tâm diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sống động và không kém phần sôi nổi.

Sau buổi tĩnh tâm Cha Chánh văn phòng TGM làm phép nhà Hài cốt thứ hai của Giáo xứ sau hơn hai tháng khởi công và hoàn thành. “ Nhà hài cốt là nơi chúng ta gửi những người họ hàng thân yêu của mình. Dù ở xa quê, thì mỗi khi có dịp về thăm gia đình, con cháu chúng ta có cơ hội cắm một nén nhang để nhớ đến các bậc sinh thành. Giáo xứ sẽ không nhận bất cứ chi phí nào khi gởi hài cốt của người thân anh chị em ở đây.

Và cuối buổi tĩnh tâm là phần trò chơi vận động team building do các thầy ở Đại Chủng Viện Thánh Giuse tổ chức cho các bạn trẻ và các em thiếu nhi. Qua các trò chơi vui nhộn và hấp dẫn các em được vận động và rèn kỹ năng sống. Khỏi phải nói giới trẻ giáo xứ chúng con vui và hào hứng cỡ nào khi nhiệt tình tham gia các tròn chơi, ….

Buổi tĩnh tâm khép lại, ngoài những niềm vui và sự hào hứng thì còn có sự lắng đọng khi mỗi người tự nhìn lại bản thân mình. Mùa chay là mùa của sự trở về, với quyết tâm sửa đổi đời sống cho xứng đáng là con của Thiên Chúa, luôn biết lấy bác ái và tha thứ làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mình.

TTGX.Bình Khánh
 
Lễ Acies tại Trung Tâm Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
17:59 23/03/2018
Melbourne, lúc 4 giờ chiều Ngày 23/3/2018. Tại Nhà thờ Trung tâm Thánh Vinh Sơn Liêm. Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington đã tổ chức lễ dâng mình cho toàn thể hội viên Legio trực thuộc Comitium về dâng mình cho Đức Mẹ, Vị Nữ Tướng của Legio, trong lễ Truyền tin. Đây là một trong những lễ hội chính thức của Legio.

Xem hình

Mở đầu là kinh khai mạc và lần chuỗi Mân Côi, các hội viên từ các đơn vị trực thuộc ăn mặc chỉnh tề. Nam âu phục. Nữ phần đông là mặc áo dài truyền thống Việt Nam và áo cùng mầu xanh theo mầu áo của Đức Mẹ, bao gồm tất cả các hội viên hoạt động cũng như tán trợ đều có mặt.

Trong một buổi chiều thời tiết đẹp, nhưng trời vẫn còn vương vấn cái nắng nóng mùa Hè, mặc dù thời tiết Melbourne đã chuyển sang mùa Thu. Tiếng kinh Mân Côi và lời Kinh Catena vang vang của đoàn quân Legio dưới chân tượng vị nữ tướng thật sốt sắng.

Sau phần kinh khai mạc. Một đại diện đã đọc thủ bản nói về lễ dâng mình Acies, một buổi lễ quan trọng của Legio. Tiếp đến là phần huấn dụ của Cha Trần Ngọc Tân, Linh giám của Comitium đã lên nói về ý nghĩa của lễ dâng mình.

Đại ý: “Dâng mình là tận hiến, là cho hết. Tin tưởng phó thác tất cả cho Đức Mẹ để Đức Mẹ che chở, bảo bọc. Dâng mình với cả một lòng thành, không hời hợt hình thức. Năm nào cũng dâng mình mà bản thân vẫn không tốt hơn lên là không đúng với ý nghĩa dâng mình.”

Mọi người xếp hàng tiến lên trước trước cờ hiệu Vexillum đặt tay lên cán cờ và dâng mình: Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ, và mọi sự của con là của Mẹ. Cha linh giám lên sau cùng và cha đã hướng dẫn một đoạn sách rồi tất cả mọi người cùng cất lời dâng mình chung một lần, trước khi kết thúc lễ dâng mình.

Thánh lễ Truyền Tin do Cha linh hướng chủ tế, cùng với Ca đoàn Legio Tin yêu phụ trách Thánh ca, để cảm tạ Thiên Chúa qua sự cầu bầu của Mẹ Maria ban cho các hội viên hiện diện cũng như các hội viên đau bệnh không thể đến được, xin Thiên Chúa ban cho mọi hội viên được khỏe mạnh và bình an. Cầu cho các hội viên đã qua đời được hưởng phần thưởng Chúa ban nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ.

Cha Linh giám trong phần chia sẻ lời Chúa đã nói: Thánh lễ hôm nay rất đặc biệt. Lễ Truyền Tin mà theo các thánh mô tả là các thiên thần và các Thánh đã nín thở chờ đợi giây phút khi sứ thần Chúa truyền tin, để đón nhận lời “xin vâng” từ Đức Mẹ để Thiên Chúa xuống thế làm người, trong công cuộc cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa.

Kết thúc Thánh lễ, đoàn quân của Mẹ từ các đơn vị đã hân hoan được gặp nhau trong một dịp đặc biệt trong năm. Các anh chị vui vẻ thân tình chào hỏi nhau trong tình đồng đội, mọi người cùng vui vì được đứng chung dưới lá cờ của đoàn quân binh Legio Maria.
 
Văn Hóa
Tùng phục thẩm quyền cai trị: Bài giảng thứ tư Mùa Chay Năm 2018 của Cha Cantalamessa, kỳ cuối
Vũ Văn An
01:29 23/03/2018
4. Vâng lời như một "bổn phận": Noi Gương Chúa Kitô

Trong phần thứ nhất của Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô trình bày cho chúng ta một Chúa Giêsu Kitô như ơn phúc để được nhận lãnh bằng đức tin, trong khi ở phần thứ hai - phần khuyên bảo - ngài trình bày chúng ta một Chúa Kitô như mẫu gương để bắt chước trong cuộc sống của chúng ta. Hai khía cạnh của ơn cứu rỗi này cũng hiện diện trong mỗi nhân đức cá thể hay hoa trái của Chúa Thánh Thần. Trong mọi nhân đức Kitô giáo, đều có một yếu tố mầu nhiệm và một yếu tố khổ hạnh, phần đầu dành cho ơn thánh và phần hai dành cho tự do của con người. Bây giờ là lúc để xem xét phần thứ hai này, tức việc chúng ta tích cực noi gương vâng lời của Chúa Kitô, vâng lời như một bổn phận.



Ngay khi cố gắng tìm trong Tân Ước xem bổn phận vâng lời bao hàm những gì, chúng ta ngạc nhiên khám phá thấy rằng vâng lời hầu như luôn luôn được coi là vâng lời đối với Thiên Chúa. Tất nhiên cũng có đề cập đến mọi hình thức vâng lời khác - đối với cha mẹ, chủ nhân, cấp trên, với các nhà cầm quyền dân sự "với mọi định chế của con người" (1Pr 2:13) -nhưng chúng được ghi nhận ít thường xuyên hơn và ít trang trọng hơn. Danh từ "vâng lời" (hupakoè) luôn được sử dụng chỉ để chỉ sự vâng lời Thiên Chúa, hay, dù gì, cũng là các trường hợp có liên kết với Thiên Chúa, ngoại trừ một đoạn văn từ Thư gửi Philemon (câu 21), nơi nó đề cập đến sự vâng lời Thánh Tông Đồ. Thánh Phaolô nói tới sự vâng lời đức tin (Rm 1: 5, 16:26), vâng lời giáo huấn (Rm 6:17), vâng theo Tin Mừng (Rm 10:16, 2 Tx 8: 8), vâng lời chân lý (Gl 5: 7), và vâng lời Chúa Kitô (2Cr 10: 5). Chúng ta cũng thấy ngôn ngữ giống hệt như thế tại các chỗ khác trong Tân Ước (xem Cv 6: 7, 1Pr 1: 2, 22).

Nhưng, ngày nay, có thể và có ý nghĩa hay không khi nói về sự vâng lời Thiên Chúa sau khi ý muốn mới mẻ và sống động của Thiên Chúa, được mặc khải trong Chúa Kitô, đã được phát biểu và thiết lập trọn vẹn trong rất nhiều luật lệ và phẩm trật? Có được phép nghĩ rằng sau tất cả những điều này, vẫn còn "những ý muốn mới" của Thiên Chúa mà chúng ta cần phải tiếp nhận và chu toàn không? Có, phần lớn chắc chắn có! Nếu ý muốn sống động của Thiên Chúa bị đóng khung và bị đối tượng hóa hòan toàn và dứt khoát trong một loạt luật lệ, qui phạm và thể chế theo một "trật tự" nhất định và dứt khoát thì kết cục, Giáo Hội sẽ trở thành một Giáo hội hóa đá.

Việc khám phá lại tầm quan trọng của việc vâng lời Thiên Chúa là một hệ quả tự nhiên của việc khám phá lại chiều kích thần khí - cùng với chiều kích phẩm trật - của Giáo Hội và tính ưu việt của Lời Chúa trong đó. Nói cách khác, việc vâng lời Thiên Chúa chỉ có thể quan niệm được khi chúng ta khẳng định, như Vatican II đã khẳng định, rằng "Giáo Hội, mà Thần Khí hướng dẫn theo mọi đường chân lý và Người hợp nhất hóa trong hiệp thông, trong các công việc thừa tác, Người trang bị và điều khiển bằng các ơn phẩm trật và đặc sủng và trang điểm bằng hoa trái của Người. Nhờ sức mạnh của Tin Mừng, Người làm cho Giáo Hội giữ được nét tươi trẻ. Người liên tục làm mới lại Giáo Hội và dẫn Giáo Hội đến sự kết hiệp hoàn hảo với Phu Quân của mình"(Lumen Gentium 4).

Chỉ khi nào chúng ta tin vào một “quyền chúa tể” đang hiện diện và chuyên biệt của Đấng Phục Sinh trên Giáo Hội, chỉ khi nào chúng ta xác tín sâu sắc rằng cả ngày nay nữa, như Thánh Vịnh vốn nói, “Đấng Quyền Năng, Thiên Chúa Chúa chúng ta, lên tiếng và không giữ im lặng" (xem Tv 50: 1-2), chỉ khi đó chúng ta mới có thể hiểu được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc vâng lời Thiên Chúa . Nó kêu gọi một sự chăm chú lắng nghe Thiên Chúa, Đấng đang nói trong Giáo hội qua Thánh Linh của Người, Đấng soi sáng các lời của Chúa Giêsu và của toàn bộ Thánh Kinh, ban thẩm quyền cho chúng và làm chúng trở thành các máng chuyển thánh ý sống động và hiện diện của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Nhưng thể chế và mầu nhiệm đã không được đặt để chống lại nhau trong Giáo hội, nhưng, thay vào đó, được hiệp nhất thế nào, thì giờ đây, chúng ta cũng phải chứng tỏ rằng sự vâng lời thiêng liêng đối với Thiên Chúa không cản trở việc vâng lời thẩm quyền hữu hình và thể chế như vậy. Ngược lại, nó làm mới sự vâng lời này, củng cố nó, mang nó đến sự sống tới mức sự vâng lời đối với những con người nhân bản trở thành tiêu chuẩn để phán xét xem liệu một người nào đó có vâng lời hay không và liệu sự vâng lời của họ đối với Thiên Chúa có chân thực hay không. Có một sự so sánh giữa vâng lời và bác ái. Điều răn thứ nhất là yêu mến Thiên Chúa, nhưng xét nghiệm nền tảng của nó lại là yêu thương người lân cận của chúng ta. Thánh Gioan viết: "Ai không yêu anh em mình, người mà họ nhìn thấy thì không thể yêu mến Thiên Chúa, Đấng mà họ không nhìn thấy" (1Ga 4:20). Cũng phải nói y như thế về sự vâng lời: nếu quí vị không vâng lời người bề trên mà quí vị thấy, làm sao quí vị có thể nói rằng quí vị vâng lời Thiên Chúa, Đấng mà quí vị không nhìn thấy?

Sự vâng lời Thiên Chúa thường xảy ra cách này. Thiên Chúa đột nhiên lóe sáng một điều gì đó trong tâm trí qúi vị hay trái tim quí vị về thánh ý Người đối với qúi vị: đó là một "linh hứng" thường xuất phát từ một lời của Thiên Chúa mà quí vị đã nghe hay đọc trong lúc cầu nguyện. Quí vị cảm thấy mình "bị thách thức" bởi lời và linh hứng này. Quí vị cảm thấy Thiên Chúa đang "yêu cầu" quí vị một điều gì đó mới mẻ, và quí vị thưa "vâng". Nếu nó liên quan đến một quyết định mang lại các hậu quả thực tế, thì quí vị không thể hành động chỉ dựa trên cơ sở cảm hứng của quí vị mà thôi. Quí vị cần phải đặt ơn gọi của mình trong tay các bề trên hoặc những người có thẩm quyền thiêng liêng đối với quí vị cách nào đó, vì tin rằng nếu nó phát xuất từ Thiên Chúa, Người sẽ làm cho nó được biết đến bởi các vị đại diện của Người.

Nhưng quí vị sẽ làm gì khi một xung đột xuất hiện giữa hai loại vâng lời, và bề trên nhân bản yêu cầu quí vị làm một điều gì đó khác và trái với những gì quí vị tin Thiên Chúa đã truyền lệnh cho qúi vị? Chúng ta chỉ cần tự hỏi xem Chúa Giêsu đã làm gì trong trường hợp như vậy. Người chấp nhận vâng lời người ngoài và tự suy phục người ta; nhưng khi làm như vậy, Người đã không từ bỏ sự vâng lời Chúa Cha, mà thay vào đó, Người chu toàn sự vâng lời này. Đấy mới thực là điều Chúa Cha muốn. Không biết và không muốn điều này, có lúc vì ý tốt, có lúc không, những người như Caipha, Philatô, và đám đông, đã trở thành khí cụ chu toàn thánh ý Thiên Chúa, chứ không phải ý muốn của riêng họ.

Tuy nhiên, quy tắc này không tuyệt đối. Tôi không nói ở đây về nghĩa vụ tích cực phải bất tuân khi thẩm quyền chính trị - như trong một số chế độ độc tài - yêu cầu một điều gì đó rõ ràng vô luân và tội ác. Trung thành với lĩnh vực tôn giáo, thánh ý của Thiên Chúa và sự tự do của Người có thể đòi hỏi một người nào đó, như Phêrô trước lệnh của Thượng Hội Đồng Do Thái, phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời con người (xem Cv 4: 19-20). Nhưng bất cứ ai bắt đầu đi theo con đường này thì phải chấp nhận, giống như các vị tiên tri chân chính khác, việc chết cho chính mình (và thường là chết thể xác) trước khi lời của Người qua đi. Trong Giáo Hội Công Giáo, lời tiên tri chân chính luôn luôn đi kèm với việc vâng lời Đức Giáo Hoàng. Cha Primo Mazzolari và Lorenzo Milani là một số điển hình gần đây về điều này.

Chỉ vâng lời khi những gì bề trên nói phù hợp một cách chính xác với những ý nghĩ và những lựa chọn của chúng ta không phải là vâng lời Thiên Chúa mà là vâng lời chính mình; nó không thực hiện thánh ý Thiên Chúa mà là thực hiện ý riêng của chúng ta. Trong trường hợp có sự khác biệt về ý kiến, nếu, thay vì tự thẩm vấn chúng ta, chúng ta lập tức thẩm vấn sự biện phân và thẩm quyền của bề trên, thì chúng ta không còn là những người vâng lời nữa mà là những người phản đối.

5. Vâng lời luôn cởi mở với mọi người

Vâng lời Thiên Chúa là sự vâng lời mà chúng ta luôn luôn có thể thực hành. Vâng lời những mệnh lệnh gắt gao của các thẩm quyền hữu hình chỉ xảy ra đôi khi, có lẽ ba hay bốn lần trong đời. Mặt khác, có nhiều cơ hội để vâng lời Thiên Chúa, và càng vâng lời, thì các lệnh truyền của Thiên Chúa càng tăng lên, vì Người biết rằng đây là món quà tốt nhất mà Người có thể tặng, đó là điều Người đã tặng Con của Người. Khi Người thấy một người quyết tâm vâng lời, thì Thiên Chúa sẽ nắm lấy cuộc đời đó, giống như một người nắm lấy bánh lái một con tầu hoặc chiếc cương của một cỗ xe ngựa. Sau đó, Thiên Chúa sẽ trở thành "Chúa" thực sự chứ không chỉ trong lý thuyết; Người trở thành người "thống trị", người "cai trị", ấn định ra, có thể nói như thế, các cử chỉ và lời ăn tiếng nói cho người đó từng khoảnh khắc một, cách thức dùng thì giờ, mọi thứ.

Con đã thưa rằng vâng lời Thiên Chúa là một điều mà người ta luôn có thể làm. Con cần thưa thêm rằng đó cũng là sự vâng lời mà tất cả chúng ta có thể làm, bất kể chúng ta là bề dưới hay bề trên. Người ta thường nói rằng ta cần phải biết vâng lời ra sao để có thể chỉ huy. Đây không phải chỉ là một nguyên tắc thường thức, mà nó còn có luận chứng thần học nữa. Nó có nghĩa: nguồn gốc thực sự của thẩm quyền thiêng liêng nằm ở trong chính sự vâng lời hơn là ở trong chức tước hoặc chức vụ ta nắm giữ. Quan niệm thẩm quyền như sự vâng lời có nghĩa: không chỉ hài lòng với thẩm quyền mà còn khao khát tính thẩm quyền phát xuất từ việc có Thiên Chúa đứng đàng sau qúi vị và ủng hộ quyết định của qúi vị. Điều này có nghĩa: di chuyển gần hơn tới loại thẩm quyền phát sinh từ các hành động của Chúa Kitô và làm cho người ta tự hỏi: "Điều gì đây? Một giáo huấn mới có thẩm quyền!"(xem Mc 1:27).

Đây là một loại thẩm quyền khác, có quyền lực thực sự và hữu hiệu, chứ không phải thứ thẩm quyền danh nghĩa; nó là một sức mạnh nội tại, chứ không phải là một sức mạnh ngoại tại. Khi một lệnh truyền được ban ra từ cha mẹ hoặc cấp trên, những người cố gắng sống theo thánh ý Thiên Chúa, luôn cầu nguyện trước nhất và không có lợi ích bản thân nào để bảo vệ mà chỉ xem xét lợi ích của anh em hoặc con cái mình, thì chính thẩm quyền của Thiên Chúa sẽ hành động như một chỗ tựa cho lệnh truyền hoặc quyết định đó. Nếu một thách thức nảy sinh, thì Thiên Chúa sẽ nói với người đại diện của Người những gì Người từng nói với Giêrêmia một ngày nọ: "Nầy, hôm nay Ta làm cho ngươi thành một thành kiên cố, một trụ cột bằng sắt, và các bức tường bằng đồng. . . . Chúng sẽ chiến đấu chống lại ngươi; nhưng chúng sẽ không thắng nổi ngươi, vì Ta ở với ngươi, Chúa phán vậy "(Grm 1: 18-19). Thánh Inhaxiô thành Antiôkia đã đưa ra lời khuyên khôn ngoan này cho Thánh Polycarp, một trong các môn đệ và đồng nghiệp của ngài trong hàng giám mục: "Đừng để điều gì được thực hiện mà không có sự đồng ý của con, và con cũng đừng làm bất cứ điều gì nếu không có sự chấp thuận của Thiên Chúa".

Con đường vâng lời Thiên Chúa này, tự nó, không có gì là huyền nhiệm hay phi thường về nó và nó mở ra cho mọi người đã chịu phép Rửa. Nó hệ ở việc "trình các vấn đề lên Thiên Chúa" (xem Xh 18:19). Tôi có thể tự quyết định đi du lịch hay không, chấp nhận công việc, đi thăm ai đó, mua hàng, và một khi tôi đã quyết định, tôi có thể xin Thiên Chúa ban cho tôi một kết quả tốt. Nhưng nếu tôi yêu việc vâng lời Thiên Chúa, thì tôi sẽ làm sự việc một cách khác. Trước hết, qua những phương tiện đơn giản có sẵn cho mọi chúng ta, tức cầu nguyện, tôi xin Thiên Chúa xem có phải ý Người muốn cho tôi đi chuyến đi đó, hoặc nhận công việc đó, hoặc thực hiện cuộc viếng thăm đó hoặc mua món hàng đó hay không. Tôi sẽ kết thúc bằng việc quyết định làm điều đó hay không, nhưng, trong bất kỳ trường hợp nào, đều sẽ là một hành vi vâng lời Thiên Chúa chứ không phải là sáng kiến tự ý của riêng tôi.

Thông thường, tôi sẽ không nghe thấy một tiếng nói nào trong lời cầu nguyện ngắn ngủi của tôi, và tôi sẽ không có câu trả lời minh nhiên nào về việc sẽ làm điều gì đó – ít nhất, liên quan đến sự vâng lời, không cần phải có câu trả lời cho hành động của tôi. Khi làm thế, tôi thực sự đã trình câu hỏi lên Thiên Chúa, tôi đã cởi bỏ ý chí của mình, tôi đã từ bỏ việc tự tôi quyết định, và tôi đã dành cho Thiên Chúa cơ hội để can thiệp vào cuộc sống của tôi như Người muốn. Bất cứ điều gì tôi quyết định làm bây giờ, dựa vào các tiêu chuẩn của sự biện phân thông thường, đều sẽ là vâng lời Thiên Chúa. Đây là cách nhường dây cương đời ta cho Thiên Chúa! Đây là cách thánh ý Thiên Chúa sẽ ăn sâu hơn vào cấu trúc hiện sinh của ta, làm phong phú nó và làm cho nó trở thành một “của lễ hy tế sống động, thánh thiện và được Thiên Chúa chấp nhận "(Rm 12: 1).

Lần này, chúng ta cũng hãy kết luận với các lời lẽ của một bài thánh vịnh vốn cho phép chúng ta biến giáo huấn của Thánh Tông Đồ thành lời cầu nguyện. Vào một ngày tràn ngập niềm vui và nhìn nhận các ơn phúc của Thiên Chúa "Tôi kiên nhẫn chờ đợi Chúa; Người cúi xuống phía tôi ... Người kéo tôi lên khỏi hố sâu u sầu" (Tv 40: 1-2), thánh vịnh gia, trong một trạng thái đầy ơn thánh thực sự, đã tự hỏi phải đáp trả ra sao lòng tốt bao la như thế của Chúa: ông có nên dâng của lễ và hy lễ toàn thiêu hay không? Ông nhanh chóng hiểu ra rằng đây không phải là điều Thiên Chúa muốn từ ông; sẽ là điều quá sơ sài khi miêu tả tâm tư Thiên Chúa. Rồi bỗng lóe lên một thông sáng và mặc khải: Điều Thiên Chúa muốn nơi ông là một quyết định rộng lượng và trọng thể nhất quyết chu toàn tất cả những gì Thiên Chúa muốn nơi ông, từ bây giờ trở đi, vâng lời Người trong mọi sự. Vì vậy, sau đó, ông kêu lên:

Này con xin đến!
Trong sách có lời chép về con,
Con thích làm theo thánh ý,
và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con
(Tv 40: 8-9)

Khi bước vào thế giới, Chúa Giêsu đã biến những lời trên thành của chính Người, và Người thưa, "Lạy Thiên Chúa, Này Con đến để làm theo ý Chúa" (Dt 10: 7). Bây giờ đến lượt chúng ta. Trọn đời ta có thể sống hàng ngày dưới lá cờ có hàng chữ này: "Lạy Thiên Chúa, này, Con đến để làm theo ý Chúa!" Vào mỗi buổi sáng, lúc bắt đầu một ngày mới, rồi đến một cuộc hẹn hoặc một cuộc họp, khi bắt đầu một nhiệm vụ mới, chúng ta có thể nói, "Lạy Thiên Chúa, này, con đến để làm theo ý Chúa!"

Chúng ta không biết ngày hôm đó, cuộc họp đó, nhiệm vụ đó sẽ có những gì đối với chúng ta. Chúng ta chỉ biết chắc một điều: chúng ta muốn làm theo ý Thiên Chúa trong tất cả những việc đó. Chúng ta không biết tương lai của chúng ta sẽ ra sao, nhưng tốt một điều là bước tới nó với những lời sau đây trên môi miệng chúng ta: "Lạy Thiên Chúa, này, con đến để làm theo ý Chúa".
 
Bải ai ca đồi Thập Giá
Đinh Văn Tiến Hùng
15:27 23/03/2018
*“…Vậy họ đem Đức Giêsu đi. Tự mình vác lấy khổ giá cho mình. Ngài đi đến nơi gọi là Gò Sọ, tiếng Hipri gọi là Golgota. Ở đó họ đã đóng đinh Ngài và cùng với Ngài, 2 người khác nữa mỗi người một bên, Đức Giêsu ở giữa.
Philatô cho viết tấm biển đặt trên khổ giá đề rằng: Giêsu Nazaret vua Do Thái. Tấm biển ấy nhiều người Do Thái đã đọc, vì chỗ Chúa bị đóng đinh sát bên thành và lại viết bằng các tiếng Hipri, La tinh Hy Lạp. Vậy các thượng tế Do Thái thưa với Philatô: Xin ngài đừng viết vua Do Thái, nhưng là tên này đã xưng mình là vua Do Thái. Philatô đáp: Điều ta đã viết là đã viết.

Khi lính tráng đã đóng đinh Đức Giêsu rồi, thì họ lấy áo sống Ngài mà chia làm 4 phần, mỗi người 1 phần, họ lấy cả chiếc áo chùng nữa, nhưng áo chùng ấy lại không có đường khâu, từ trên xuống dưới dệt liền một tấm. Họ mới bảo nhau: Ta đừng xé ra, nhưng hãy bốc thăm xem ai được, ngõ hầu Kinh Thánh được nên trọn :
‘ Chúng chia nhau áo xống tôi,
Và áo chùng của tôi chúng đã bỏ thăm’.
Lính tráng đã thi hành các điều ấy.
Đứng bên khổ giá Đức Giêsu , có Mẹ Ngài và người chị em của Mẹ Ngài, Maria vợ của Klôpa và Maria
người Magdala. Vậy Đức Giêsu thấy Mẹ Ngài và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ : Hỡi Bà, này là con Bà ! Đoạn lại nói với môn đồ : Này là Mẹ con ! Và từ giờ đó môn đồ đã lĩnh lấy Bà về nhà mình.
Sau đó Đức Giêsu biết rằng mọi sự đã hoàn tất, để Kinh Thánh được nên trọn, thì Ngài nói : Ta khát ! Sẵn có một bình đầy dấm, thì người ta lấy bọt biển thấm đầy dấm cài vào một nhánh bài hương mà đưa lên miệng Ngài. Khi đã nếm dấm rồi, Đức Giêsu nói : Đã hoàn tất ! Đoan gục đầu xuống, Ngài phó thác linh hồn.

Vì là ngày dọn lễ, kẻo xác chết còn lại trên khổ giá ngày hưu lễ và ngày hưu lễ này là một đại lễ, nên người Do thái xin Philatô cho đập bể ống chân các người bị xử mà cất xác đi. Vậy lính đến đập bể ống chân người thứ nhất và cả người kía chịu đóng đanh làm một với Ngài. Đến bên Đức Giêsu thấy Ngài đã chết, thì không đập bể ống chân Ngài, nhưng một người lính lấy đòng đâm cạnh sườn Ngài và lập tức có máu và nước chảy ra. Người trông thấy đã làm chứng và chứng của người ấy là xác thực và người ấy biết mình đã nói thật, ngõ hầu cả anh em nữa cũng tin. Các điều ấy đã xảy ra là để Kinh Thánh được nên trọn :
‘Không một xương nào của Người đã bị giập’.
Lại còn lời Kinh Thánh khác nói :
‘ Chúng sẽ trông lên người chúng đã đâm’……


( Trích Phúc Âm theo Thánh Gioan : đoạn 19 từ câu 17 đến 37 )


*Đồi Can-ve sao u buồn ảm đạm !
Mây ngừng trôi che lấp ánh mặt trời,
Vũ trụ ngưng đọng, vạn vật im hơi,
Khắc khoải âu sầu ngày tang trần thế.

Chân đồi lớp người cuốn như sóng bể,
Bọn quan binh đang la hét mở đường,
Tiếng roi vun vút vọng xoáy bi thương,
Tội nhân bị lôi đi không thương tiếc.

Thân mình nát tan, áo quần tơi tả,
Vòng mạo gai đâm suốt chặt quanh đầu,
Máu nhỏ dòng loang lổ khắp châu thân,
Quá kiệt sức nên nhiều lần ngã gục.

Tai vang dội biết bao lời sỉ nhục,
Các thượng tế, luật sĩ, cả đám dân,
Ngẩng mặt đắc chí, hò hét rần rần,
Say đắc thắng vì âm mưu hoàn hảo.

Người nhân đức bước sau buồn ảo não,
Hai phụ nữ dìu theo Người Mẹ hiền,
Lòng Bà dâng trào đau xót triền miên,
Tội tình chi hỡi Con Mẹ yêu dấu !

Tới đỉnh đồi nơi lý hình đang đợi,
Chúng cởi trói, lột áo mà chia nhau,
Giật mạo gai gẫy nát đâm vào đầu,
Để quyết liệt bắt đầu cho bản án.

Bắt tội nhân nằm ngửa trên thập ác,
Và tay chân bị lôi kéo giãn ra,
Tới lỗ đinh còn một khoảng cách xa,
Nghe xương cốt đang tách ra rơi rụng.


Những nhát búa đập mạnh để chọc thủng,
Chân tay tội nhân vặn vẹo đau thương,
Toàn thân quằn quại đau đớn khôn lường,
Không cuộc hành hình nào dã man hơn thế !


Thập giá dựng lên cùng hai tử tội,
Một tử tội biết thống hối kêu cầu,
Khát khao mong đợi diễm phúc bấy lâu,
Đang nhận được vinh quang nơi Thiên Quốc.

Ngước nhìn trời tù nhân cầu nguyện :
Xin tha cho những kẻ làm khốn mình,
Xót thương Gio-an người đệ tử chân tình,
Trao cho Mẹ nhận người con đau khổ.

Rồi xuất thần ngước mặt kêu : Ta khát !
Một lý hình nhúng dấm chua đưa lên,
Sau khi nếm, nghiêng đầu qua một bên,
Kêu : Đã hoàn tất ! Gục đầu tắt thở.

Lòng quặn đứt Bà Mẹ hiền chết ngất,
Khi lính cầm đòng đâm suốt nương nong,
Máu và nước tuôn xuống chảy thành dòng,
Bà đã chết cùng người Con yêu dấu !

Vũ trụ chuyển rung, quay cuồng tinh đẩu,
Bầu trời vần vũ, lốc cuộn bật mồ,
Đền thờ màn xé, mưa sóng tràn bờ,
Có phải chăng đây là ngày tận thế ?

Dấu minh chứng cho muôn ngàn thế hệ,
Người tử tội : Đấng Cứu Thế Hiến Mình !
Chết nhục nhã cho ta sống quang vinh.
Bản Ai ca nhiệm mầu đồi Thập Giá !

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG