Ngày 22-03-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ai khao khát được nước hằng sống
Tuyết Mai
08:50 22/03/2011
Chúa Nhật 3MC, Năm A

ChúaGiêsu đáp: "Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nóivới bà: 'Xin cho tôi uống nước', thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bànước hằng sống". Chúa Giêsu trảlời: "Ai uống nước giếng này sẽ còn khát, nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thìkhông bao giờ còn khát nữa, vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thànhmạch nước vọt đến sự sống đời đời". (Ga 4, 5-42).

Cuộc đời của con người trần gian đã khác lắm đối vớinhững con người sống trong mộng mị, không tưởng, và luôn được ao ước ông Trờiban cho họ cuộc sống sung túc khá giả; ước cho được trúng số là một; hai là cóông tiên hay người nhà giầu nào đó trước khi chết để tặng lại cho họ một sốtiền kếch xù, mà thỉnh thoảng trần gian có những chuyện hiếm có được xẩyra. Tuy dù bao nhiêu triệu con người tathì chỉ có được một vài người trúng số, và cũng trong bao nhiêu triệu triệu conngười ta thì có được vài người nhà giầu có lòng hảo tâm. Và thường sau thời gian lâu dài họ sốngtrong mộng mị và ao ước mãi, cũng sẽ dậy cho người ta hãy thức tỉnh mà phảisống thực tế. Ao ước không làm cho bụngta no. Ao ước không giúp cho chúng tađược ấm. Mơ tưởng không giúp cho chúngta phụ nữ kiếm được chồng giầu mà lại là quân tử nữa!. Cho nên hãy nhìn thẳng vào thực tế mà sốngthật với chính mình. Bởi vì mộng ướcvẫn chỉ là mộng ước. Đó là cuộc sốngrất thường tình của con người trần gian, chẳng giúp cho chúng ta được gì ….. Nhưng với Thiên Chúa và trong Thiên Chúathì mọi ao ước được Nước Hằng Sống trên Quê Trời thì ai cũng có thể đến đóđược, với điều kiện là chúng ta phải khẩn thiết Xin với Người là Chúa Cha trênTrời; là Đấng mà có thể ban phát tất cả cho con cái của Người.

Đó là điều mà Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu được nhưvậy và tin tưởng làm vậy!. Ai nhưngười phụ nữ tội lỗi thuộc xứ Samaria mà lại được đích thân Chúagiúp bà tìm Nước Hằng Sống chứ?. Sựviệc Chúa tiếp chuyện cùng bà đã cho chúng ta thấy Tình Yêu Thiên Chúa quả nhântừ và độ lượng, Ngài ngay cả chẳng bắt lỗi bà một tiếng nào. Ngài thương yêu bà mà cảm thấy chua xót đắngđót cho cuộc đời của bà quá chăng, vì cả đời bà chẳng có ông nào là chồng chínhthức cả!. Con người trần gian thì chẳngcó một ai xứng đáng trước Tôn Nhan Thiên Chúa. Nên Chúa dậy chúng ta hãy xin vớiChúa Cha ban cho hết thảy được Nước Hằng Sống, để tất cả con người trần gian sẽkhông bao giờ còn bị khát nữa!. Chúngta càng lao đầu vào những tranh chấp, bon chen, tham lam danh vọng quyền lựchão huyền, thì muôn đời chúng ta sẽ phải khát mãi, và muôn muôn đời chúng ta sẽchẳng có cơ hội biết tìm đến và được đến Nước Hằng Sống.

Cuộc sống của chúng ta tất bật quá! Không có giờ đểtìm kiếm Chúa. Vất vả quá chỉ vì luôntìm kiếm những gì vô bổ mà không dành thời giờ cho Chúa. Chúa đâu có dậy chúng ta ôm đồm và tích lũyhết tất cả những gì không phải của mình, để mất cả nhân tính và tìnhngười. Chúa đâu có dậy chúng ta phảitậu những thứ không cần thiết để làm hại cho chính linh hồn đời đời của chúngta. Chúa đâu có dậy chúng ta phải hạingười anh chị em của chúng ta để chúng ta có thêm đất, nhà, xe, và những thứ vôtri vô giác không ban cho ta sự sống muôn đời. Nếu chúng ta có ít thời giờ để đi ra giếng múc nước như người đàn bà Samaria, có thể Chúa sẽ đến để mởlời gợi ý cho chúng ta biết tìm Nước Hằng Sống ở đâu trước khi quá trễ. Vì tất cả chúng ta đều là tội nhân khôngxứng đáng với lòng Thương Xót của Chúa.

Nhưng với cuộc sống lạc quan tin vào Thiên Chúa quanphòng, thì Thiên Chúa nhân từ của chúng ta, Ngài không muốn bỏ một ai tuy dùchúng ta tội lỗi ngụp lặn đến đâu. Người đàn bà Samaria tội lỗi đến thế mà đượcchính Chúa Giêsu tìm gặp bà mà ban cho bà một cơ may để tìm đến Nước HằngSống. Vâng, Chúa Giêsu dậy bà và cảchúng ta nữa là hãy tìm kiếm Chúa mà xin với Người, Người sẽ thương mà bancho. Trong Mùa Chay, Chúa Giêsu đãchứng tỏ lòng Thương Xót của Thiên Chúa, dậy chúng ta hãy trở về cùng Chúa. Hãy đấm ngực ăn năn hỡi tất cả chúng ta aiđang sống trong lỗi tội. Đây là cơ hội đểchúng ta phải tìm trở về. Đây là dịp màchúng ta phải cởi bỏ tất cả con người cũ để Chúa mặc trên thân xác chúng ta mộty phục mới trắng tinh, mà chỉ có Thiên Chúa mới ban cho chúng ta được thôi!.

Với thân xác mới cùng với tâm hồn mới mà Chúa ThánhLinh ban cho chúng ta, giúp chúng ta biết nhìn anh chị em mình với đôi mắt yêuthương và trìu mến. Biết giang đôi cánhtay mở rộng để chia sẻ thật nhiều với những anh chị em khốn cùng. Biết đi trên con đường ngay thẳng. Biết nhận thức được đâu là công và đâu làtội, để giúp nhau tìm thấy Chúa trong anh chị em, để cùng dẫn dắt nhau đến đượcNước Hằng Sống và vĩnh cửu của Người. VìNgười và Nước của Người sẽ mang lại cho chúng ta hạnh phúc viên mãn muôn đời, Nơimà chúng ta sẽ được Chúa dưỡng nuôi và tất cả chúng ta sẽ là anh chị em một nhàtrong tình yêu của Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Amen.
 
Nước hằng sống
Phanxicô Xaviê
08:51 22/03/2011
Chúa Nhật 3MC, Năm A

Mùa chay muốngiúp chúng ta canh tân ơn gọi làm con Chúa và chuẩn bị các tân tòng đón nhận ơntái sinh. Phụng vụ Chúa nhật III Mùa chay hôm nay đã chọn các bài đọc để làmcông việc trên. Đặc biệt bài sách Xuất Hành và bài Tin Mừng đã trực tiếp gợinhớ đến Nước Rửa tội. Chúng ta cùng suy nghĩ về nước trong Cựu Ước nơi Tân Ước.

Mộttrong những yếu tố cần thiết nhất cho đời sống con người chính là nước. Sự chếtsẽ xuất hiện ở nơi khô cằn. Hầu như mọi nền văn hóa, văn minh của nhân loại đềulấy nước là biểu tượng chỉ những gì cần thiết cho cuộc sống tinh thần. ChúaGiêsu trong câu chuyện đối thoại với người phụ nữ Samaria ở giếng Giacóp cũngđi từ nước tự nhiên đến mạch nước sự sống vĩnh cửu, từ sự khát nước tự nhiên đãkhơi lên niềm khao khát thiêng liêng để làm cho người phụ nữ và cả dân làng củachị tin vào Người.

CựuƯớc có rất nhiều bản văn nói đến nước. Bởi vì Dân Chúa đã từng sống lâu nămtrong hoang địa, và ngay cả đất chảy sữa mật mà Chúa hứa ban cho Dân cũng nằmtrong vùng cát đá và khô cạn. Trong bối cảnh đó, nước dễ trở thành một chủ đềthường gặp trong suy nghĩ của Dân Thánh. Bài sách Xuất Hành hôm nay là một vídụ. Tuy không phải là bản văn hay nhất nói về nước, nhưng cũng là một trongnhững bài quan trọng hướng chúng ta về nguồn nước ân sủng từ nơi Đức GiêsuKitô.

Trongkhoảng thời gian 40 năm vượt qua sa mạc, dân Do Thái đã phải trải qua rất nhiềuthử thách. Thiếu nước là một trong những thử thách khắc nghiệt nhất. Ngày ấydân chúng khát nước. Họ đang ở giữa sa mạc, nên họ cằn nhằn Môsê, người đã lãnhđạo họ ra khỏi đất nô lệ. Thay vì khẩn cầu nài xin một ơn cần thiết. Ngược lại,họ bực tức, trách móc và còn định ném đá Môsê vì ông đã giải thoát họ khỏi đấtAi Cập. Chịu trách nhiệm trước nỗi bất hạnh thiếu nước và bị dân chúng đe dọagiết chết, Môsê đã khẩn cầu Chúa. Ông được Chúa sai dùng gậy đập lên tảng đá ởHoreb, một mạch nước dồi dào chảy ra để dân chúng giải khát thỏa thuê. Câuchuyện Môsê đập vào tảng đá để có nước chảy ra cho dân uống, đưa chúng ta nghĩtới Đức Giêsu Kitô là Môsê mới sẽ ban Nước Hằng Sống cho những ai đến vớiNgười. Mà bài Tin Mừng Ga 4, 5-42 hôm nay đã ghi lại cách thi vị và đầy tìnhngười cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp.

Cuộcgặp gỡ này, xét bên ngoài có lẽ là một cuộc gặp gỡ bình thường không mong đợigì hơn, ngay cả đó cũng là cuộc gặp gỡ khó xảy ra vì sự đố kỵ giữa người DoThái và người Samaria.Thế nhưng, đây là một cuộc gặp gỡ thật kỳ diệu, một cuộc gặp gỡ nảy sinh đứctin. Từ một người xa lạ, thậm chí là một người Do Thái, người phụ nữ được Chúamạc khải cho biết người còn lớn hơn Tổ Phụ Giacóp, rồi vị Tiên tri cuối cùng làĐấng Messia và những người Samaria cùng với người phụ nữ đã tuyên xưng Người làĐấng Cứu Độ trần gian. Từ một người đang khát xin nước uống, người ta đã nhậnra Đấng có thể ban thứ nước uống vào không còn khát nữa. Một tiến trình nhận raChúa Giêsu khởi đi từ những sự kiện bình thường hằng ngày. Trong trình thuậtnày, chúng ta thấy Chúa Giêsu đã dẫn dắt người đối thoại đi từ những sự kiện thựctế tiến tới chân lý đức tin. Từ giếng nước đến mạch nước Hằng Sống.

Câuchuyện về cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaria đưa tới kết quả là Chúa mạc khải vềchính Người là Đấng Cứu Độ. Chúa Giêsu đã mời gọi niềm tin dần dần nơi người phụnữ. Khởi đầu là một lữ khách vô danh để rồi từ từ đưa chị và cuối cùng là cảdân làng tin vào Người, chính là nguồn nước sự sống vĩnh hằng mà toàn thể nhânloại khao khát chờ mong. Với Kitô hữu hôm nay, đón nhận ơn Cứu Độ phải từ trongcuộc sống của mình. Vì tin để sống, để gặp gỡ Chúa và đón nhận sự sống, tìnhyêu của Người. Trong thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô ca ngợi và khẳng địnhniềm cậy trông của Kitô hữu hoàn toàn được đặt trên nền tảng chắc chắn nơi tìnhyêu thương của Thiên Chúa dành cho mọi người. Xin Chúa cho chúng con luôn biếtkhao khát, tìm kiếm và sống các mầu nhiệm đức tin trong cuộc sống hằng ngày.Xin cho những người còn đang sống trong cảnh nghèo đói vật chất cũng như tinhthần và chân lý, luôn có được sự trợ giúp cần thiết từ những người chung quanh.
 
Thánh Thể -Tin mừng và Quà tặng của Thiên Chúa cho thế giới
Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS
08:54 22/03/2011
THÁNH THỂ - TIN MỪNG VÀ QUÀ TẶNG
CỦA THIÊN CHÚA CHO THẾ GIỚI


“Một đời sống không thể hoàn toàn mang tính cách Thánh Thể,
trừ phi đời sống này được dâng hiến cho Thiên Chúa và tha nhân”

Thánh Thể Trở Thành Tin Mừng

Khi suy nghĩ về thừa tác vụ của Đức Giêsu, chúng ta có khuynh hướng giới hạn thừa tác vụ này vào việc giảng dạy và chữa lành. Tin Mừng theo Thánh Maccô, sách đầu tiên trong bộ Tin Mừng Nhất Lãm, trình bày Đức Giêsu một cách chính xác bằng những từ ngữ : Người đã giảng dạy Tin Mừng về Nước Thiên Chúa và chữa lành người đau yếu trong thân xác và tinh thần.

Tuy nhiên, thừa tác vụ của Đức Giêsu còn có một khía cạnh thứ ba, và khía cạnh này hoàn toàn mang tính cách kết hợp với sứ vụ cứu độ của Người: bàn ăn. Tại sao Đức Giêsu đã dành quá nhiều thời gian tại bàn ăn? (Trong tường thuật của Thánh Luca, dường như hoặc là Người ở trên đường, hoặc là đang ăn uống). Phải chăng đơn giản là Đức Giêsu thích ăn uống? Thưa không. Chỉ những đối thủ ác ôn mới tố cáo Người là một kẻ tham ăn và say xỉn.

Từ các nghiên cứu về nhân chủng học, chúng ta biết rằng việc chia sẻ lương thực với người khác là một hành động đầy ý nghĩa và mang tính biểu tượng trong thế giới cổ xưa. Điều này hàm ý rằng bạn coi người khác như đang có một phẩm giá bình đẳng với phẩm giá của bạn, và do đó, họ xứng đáng được chia sẻ những điều quý giá và khó khăn nhất mới kiếm được-thực phẩm và thức uống.

Đức Giêsu đã tận dụng từng cơ hội để ngồi cùng bàn với mọi người vì Người coi bàn ăn như là nơi có thể trải nghiệm được ngay bây giờ những điều mà Nước Thiên Chúa sắp đến đã trình bày, bàn ăn nói về sự hòa giải, chia sẻ và những ân sủng dồi dào.

Trong tường thuật của tác giả Tin Mừng Luca, Thánh Thể trở thành Tin Mừng, khi Thánh Thể làm cho chúng ta chia sẻ điều nhỏ bé mà chúng ta có, như trong phép lạ bánh hóa nhiều, để Thiên Chúa có thể gia tăng nó lên đáp ứng nhu cầu của đám đông (Lc 9,10-17); khi Thánh Thể khích động tâm hồn chúng ta đáp lại sự hiện diện của Thầy chí thánh ở giữa chúng ta, thay vì đau khổ vì những chi tiết vặt vãnh của cuộc đời như trong câu chuyện chị em Matta và Maria tiếp đón Chúa (Lc 10,38-42); khi Thánh Thể báo trước phần thưởng được hứa hẹn cho những đầy tớ tỉnh thức và trung thành (Lc 12,35-48); khi Thánh Thể làm cho chúng ta chạnh lòng thương xót một người đang bị tổn thương, như trong câu chuyện Chúa chữa người mắc bệnh phù thủng (Lc 14,1-6); khi Thánh Thể thúc đẩy chúng ta hành động một cách khiêm tốn, thay vì tìm kiếm chỗ cao hơn (Lc 14,7-14); và khi Thánh Thể mang lại cho chúng ta phán đoán đúng đắn để phân biệt được điều gì thực sự quan trọng, điều gì khẩn cấp và hiện thời, trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa (Lc 14,15-24).

Cuối cùng, Thánh Thể trở thành Tin Mừng, khi Thánh Thể công bố sự chết và sống lại của Chúa, Đấng mà chúng ta vẫn chọn mầu nhiệm vượt qua của Người, như là kiểu mẫu đối với việc chúng ta chết đi cho tội lỗi và thói ích kỷ, để được sống trong và cho một mình Đức Kitô (Lc 22,14-23). Thánh Thể trở thành Tin Mừng trong lúc chúng ta gặp gỡ người xa lạ trên đường, Đấng làm cho tâm hồn chúng ta bừng lên tình yêu đối với Lời Chúa, và Đấng được nhận ra khi bẻ bánh; và Thánh Thể trở thành Tin Mừng, khi Thánh Thể tạo khả năng cho chúng ta đối với sứ vụ (Lc 24,13-35). Các sách Tin Mừng khác còn bộc lộ nhiều trường hợp hơn nữa về việc Thánh Thể trở thành Tin Mừng như thế nào.

Cha thánh Phêrô Giulianô Eymard, sáng lập Dòng Thánh Thể đã tự hiến thân toàn bộ con người và tất cả những gì ngài có cho lý tưởng “Thánh Thể trở thành Tin Mừng”. Ngài đã hao mòn bản thân vì làm việc đó. Mùa đông trước khi ngài qua đời, mặc dù kiệt sức và thời tiết giá lạnh mưa rơi, ngài vẫn đi ra ngoài vào buổi tối để ban phép lành cho hôn lễ của một cặp vợ chồng nghèo. Một buổi tối trong cùng mùa đông đó, “trong khi các tu sĩ của ngài đều đang ngủ, thì ngài đã đón tiếp hai người nhặt rác trong phòng khách, một người đàn ông và một người đàn bà đã ở với nhau không chính thức, không được giáo dục về đức tin. Ngài dạy họ giáo lý, nghe họ xưng tội, giúp họ Rước lễ Lần đầu và làm phép cưới cho họ”. Hôm đó, ngài rất vui mừng được phục vụ họ tại bàn tiệc!Ngài cho họ điều còn quý báu hơn tất cả là tình thương yêu dành cho họ thật trong suốt.

Tình thương yêu đích thực là sự quan tâm, hiểu biết, tìm được cách thức đến với trái tim. Tình thương yêu đích thực nghĩa là làm cho người khác cảm thấy họ có giá trị, họ xứng đáng trong mắt bạn. Tình thương yêu đích thực nghĩa là trao tặng bản thân mà không tính toán cái giá phải trả. Lòng thương xót, chẳng phải là điều mà con người ngày nay cần đến nhiều hơn hết sao ? Các thợ thuyền bị khai thác, những người nhặt rác bị khinh thường, những đứa trẻ bị bỏ rơi… Cha Eymard đã trao cho chúng, và trao một cách quảng đại biết bao!

Vâng, bàn ăn chính là nơi mà Tin Mừng có thể được thể hiện như không có nơi nào khác. Đức Giêsu đã thấu hiểu điều này, và đó là lý do tại sao Người đã hướng về bàn ăn và vui thích trong việc ăn uống với bất cứ ai và với mọi người. Những lời mang tính thách thức nhất của Người đều được dành cho các bữa ăn; những hành động nói lên nhiều nhất của Người – như đón tiếp các tội nhân công khai, và rửa chân cho các môn đệ của Người – đã diễn ra trong các bữa ăn.

Đối với Đức Giêsu, bàn ăn chính là một nơi được đặc ân dành cho sự hiệp thông, chữa lành, thân thiện, nuôi dưỡng thân thể và linh hồn. Đối với chúng ta, Thánh Thể có thể trở thành Tin Mừng được công bố và thể hiện nơi bàn ăn không? Hay đó chỉ là nơi yến tiệc linh đình của những đại gia với các bậc vị vọng trong đạo lẫn ngoài đời để “thể hiện đẳng cấp” của mình? Những bữa tiệc với dư đầy sơn hào hải vị mừøng sinh nhật, bổn mạng, tân gia của những doanh nghiệp nơi biệt thự sang trọng chỉ có những vị “khách quý” có thế giá chức vụ trong đạo ngoài đời được mời tham dự, có làm cho Thánh Thể nơi bàn tiệc đó trở thành Tin Mừng khi ngay bên cửa còn có biết bao Lazarô cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, sách vở không có để học?

Thánh Thể-Quà Tặng của Thiên Chúa cho Thế Giới

Trong Đại hội Thánh Thể Thế giới lần thứ 49 tại Thành phố Québec, Canada, 77 quốc gia đã được trình bày một kinh nghiệm thực sự về tính phổ quát của Giáo hội. Nhiều Hồng y, Tổng Giám mục, Giám mục, Linh mục và Phó tế đến từ nhiều nơi trên thế giới tiêu biểu cho hàng giáo phẩm, nhưng con số người tham dự lớn hơn rất nhiều lại là giới giáo dân. Đức Tổng Giám mục Douala từ Cameroon đã vạch ra một điều rõ rệt, tuy nhiên lại là điều mà chúng ta thường bỏ qua. Đó là sự hiện diện trước hết của Đức Giêsu trong Thánh Thể được tìm thấy trong sự quy tụ của cộng đoàn. Chính các nam nữ giáo dân cùng nhau đến thờ phượng tạo nên thân thể của Đức Kitô.

Sự tiếp tục hoạt động đích thực của Thánh Thể trong việc đưa Thánh Thể ra ngoài thế giới cũng thuộc về giới giáo dân. Từ rất lâu nay, Giáo Hội và Thánh Thể vẫn liên kết với các thừa tác viên đã được truyền chức thánh. Tuy nhiên, chính trong những dòng nước của Phép Thanh Tẩy và nhờ ân sủng của Thần Khí Thiên Chúa trong Phép Thêm Sức, mà tất cả chúng ta được kêu gọi chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể và hoàn toàn đi vào sứ vụ của Giáo Hội.

Linh mục phục vụ với tư cách đại diện cho đức giám mục địa phương, và hành động thay mặt ngài. Vai trò đặc biệt của vị linh mục trong việc quy tụ mang tính Thánh Thể là hoạt động với tư cách là chủ tế, và để cho hành động mang tính bí tích của Đức Kitô hoạt động bên trong và thông qua ngài. Đức Hồng y Barbarin, Tổng Giám mục Lyons, nói rằng rất thông thường, mọi người vẫn còn thụ động lúc truyền phép trong Thánh lễ. Thậm chí chúng ta có thể quên đi mình là ai! Những lời mà vị linh mục nói cũng phải là những lời của chính chúng ta. Chúng ta không phải là thân thể của Đức Kitô sao ? Đức Kitô đang sống động trong chúng ta. Chính với tư cách là thân thể Đức Kitô, mà tất cả chúng ta đều được kêu gọi để nói cùng với Đức Giêsu: “Đây Là Mình Tôi, Sẽ Bị Nộp Vì Anh Em”.

“Mình tôi” – khi một bạn trẻ học hỏi để tôn trọng thân thể và coi thân thể như một quà tặng thánh thiêng, cần được chăm sóc bằng dưỡng chất đúng đắn, luyện tập, nghỉ ngơi, và đưa vào phục vụ yêu thương, đối với lời kêu gọi thuộc về ơn thiên triệu của con người trong cuộc sống.

“Mình tôi” – được liên kết trong mối quan hệ vợ chồng, qua các bí tích mà Thiên Chúa yêu thương dành cho nhân loại, và được trao tặng một cách quảng đại trong tình yêu, để sinh ra những đứa trẻ cho thế giới.

“Mình tôi” – những người đau yếu và tàn tật, già cả và vô gia cư đang trải nghiệm thánh giá của nỗi đau khổ.

“Mình tôi” – vị linh mục cam kết dành tình yêu của ngài cho cộng đoàn, để phục vụ những nhu cầu thiêng liêng của họ.

Mỗi người khi tham dự và cử hành thánh lễ có nghĩ đến việc truyền phép bằng những từ ngữ cá nhân như vậy không?

Trong kỳ Đại hội, có những giáo dân đưa ra lời chứng cá nhân về ảnh hưởng mà Thánh Thể đã mang lại trong cuộc đời họ. Những lời chứng này đã chuyển Thánh Thể từ việc phục vụ tại bàn thờ đến việc phục vụ trong thế giới.

Tất cả chúng ta đều cần được chăm sóc và chia sẻ sự sống với những người khác, để cho đi và nhận được. Đây chính là Sống Thánh Thể. Thật không đủ, khi nói với người nào đó: “Thiên Chúa yêu thương bạn”. Nếu chúng ta thuộc về Đức Kitô, thì chúng ta phải học hỏi để nói một cách cam kết: “Tôi yêu thương bạn”. Sứ mạng của việc Phúc Aâm hóa Thánh Thể là trở nên một sự hiện diện của tình yêu, mở lòng mình ra đối với tiếng kêu của người lân cận, và đi vào sự hiệp thông trong việc đáp lại.

Đôi khi chúng ta chuyển tải sứ điệp Tin Mừng như một miếng thịt đông lạnh. Sứ điệp đã không được chuẩn bị tốt, vì thế, trở nên lạnh ngắt và khô cứng. Bạn không thể được nuôi dưỡng bằng lương thực đông lạnh, vì thế, con người hóa ra bị đói. Cũng vậy, sứ điệp Tin Mừng cần chuyển từ trên đầu đến trái tim chúng ta. Khi đi vào ngọn lửa của tâm hồn chúng ta, thì Lời Chúa có thể trở thành một lương thực mềm mại thơm ngon để mọi người thưởng thức. Khi Tin Mừng và Thánh Thể biến đổi cuộc sống chúng ta, thì lúc đó, chúng ta trở nên lương thực phong phú, nhiều màu sắc, và rượu có chất lượng ngon để được chia sẻ tại bàn, trong sự hiệp thông với tất cả những ai khao khát Thiên Chúa.

Chúng ta sẽ không tìm được Thánh Thể trong các tài liệu. Chúng ta sẽ không tìm được Thánh Thể nơi các nhà lãnh đạo. Chúng ta sẽ chỉ tìm được Thánh Thể bằng cách đi vào bên trong, và liên kết với mầu nhiệm tình yêu mà Thiên Chúa dành cho thế giới. Bởi vì Thánh Thể chính là bí tích của tình yêu Thiên Chúa đang sống động trong mỗi người chúng ta. Chúng ta sẽ không tìm được Thánh Thể ở nơi nào không có tình yêu. Có những tài liệu thật hay về Thánh Thể, nhưng Thánh Thể không phải trên tờ giấy. Có những vị giảng rất hay về Thánh Thể nhưng người nghe sẽ không cảm nhận được vì đời sống của vị ấy không có “chất Thánh Thể”. Thánh Thể chính là tình yêu của Thiên Chúa vẫn còn dễ bị tổn thương nơi những người không được yêu thương trên thế giới. Thánh Thể có sức mạnh biến đổi cuộc sống. Sứ mạng của Giáo hội là trở thành một cộng đoàn của tình yêu thương và nền hòa bình trên thế giới. Chúng ta nhận thấy cuộc khổ nạn của Đức Giêsu như là một lời mời gọi, để cởi mở cuộc sống của mình đối với tất cả những người đang chịu đựng tình trạng bạo lực và áp bức.

Công việc của cha Eymard cũng là sứ vụ của chúng ta ngày nay. Đó là trở nên bí tích tình yêu của Đức Giêsu trong thế giới. Chính vì vậy, thừa tác vụ của cha Eymard đã thực sự choán hết thì giờ của ngài, và tạo ra những mối quan hệ với các nhóm đa dạng nhất. Không ngạc nhiên khi ngài có thể nói rằng: “Thật không may, tôi quá nổi tiếng. Thậm chí tôi không còn thì giờ dành cho những việc chủ yếu. Bây giờ, họ gọi tôi là cha của người nghèo, niềm an ủi của những người đau khổ. Mọi người cứ đến!”

Cha Eymard nhấn mạnh : “Hội dòng Thánh Thể có mục đích trong sáng nhất mà một dòng tu có thể mong ước; do đó, hội dòng phải có sứ mạng trong sáng nhất, nghĩa là bất cứ điều gì hèn hạ nhất và đáng thương nhất. Anh em mong muốn gì? Khi anh em nói về những người nhặt rác, thì đó là loại người thấp kém nhất mà anh em có thể gặp. Đó là một sứ mạng trong sáng. Sứ mạng này gợi nhớ đến lời mời gọi của Chúa đối với Phép Thánh Thể. Lời mời đầu tiên dành cho các quan khách, nhưng họ lại từ chối. Sau đó, đức vua đã nói: ‘Hãy đưa những người vô gia cư vào đây’. Đây là thừa tác vụ thứ nhất của chúng ta. Những đại gia, người quyền quý, họ không cần chúng ta!”

Cha Eymard biết rằng trong một số hoàn cảnh, con đường phúc âm hóa là thông qua sự chú ý đến những nhu cầu vật chất ngay trước mắt. Ngài nói : “Tại Paris, có những người quá khổ sở và dốt nát, đến nỗi họ đã bị phớt lờ và bỏ rơi. Nguyên nhân thứ nhất là không có đủ các linh mục; thứ hai là không ai dám. Tại sao thế? Có quá nhiều cảnh khổ cực, đến nỗi người ta không thể đi tới đó, mà không đồng thời, phân phát việc bác ái về tinh thần và thể xác. Nếu người nào đó đang bị đói, làm thế nào bạn có thể mong đợi họ lắng nghe? Đôi khi, các linh mục không thể có gì để cho, và vì thế, các ngài không muốn đến đó. Việc bác ái cần thiết đã lấy đi lòng nhiệt thành của các ngài. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng nếu chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa, bằng cách cứ cho đi những gì chúng ta có thể cho, thì Thiên Chúa sẽ làm nốt phần còn lại”.

Khẩu hiệu đã được Cha thánh Eymard đưa ra cho các tu sĩ Thánh Thể ngày 5 tháng 3 năm 1867 tại Paris là : “Chúng ta vẫn phải ở lại giữa người nghèo”.

Xin Thánh Giulianô giúp chúng ta biết tự đặt mình vào việc phục vụ người nghèo, những người mà chính Đức Kitô vẫn tự đồng hóa với bản thân mình, và phục vụ với cùng sự nhiệt thành và lòng can đảm như cha thánh đã từng làm khi loan truyền về Đức Giêsu Kitô cho các thợ thuyền và những người nhặt rác, để đưa họ về dưới ảnh hưởng của Đức Kitô. Thật vậy, chẳng phải cả cuộc đời của vị tông đồ Thánh Thể vẫn dạy chúng ta rằng “một đời sống không thể hoàn toàn mang tính cách thánh thể, trừ phi đời sống này được dâng hiến cho tha nhân” sao?

(viết theo William Fickel và Anthony Schueller,sss)
 
Lễ Truyền Tin: Đức khiêm nhường của Thiên Chúa
PM. Cao Huy Hoàng
09:50 22/03/2011
Thiên Chúa không chấp nhận Satan, và Satan luôn chống lại Thiên Chúa, vì Satan cực kỳ kiêu căng , còn Thiên Chúa tuyệt đối khiêm nhường.
Tình yêu và đức khiêm nhường là sự thánh thiện hằng hữu của Thiên Chúa toàn năng, toàn ái, giàu có, chí thánh.
Biến cố Truyền Tin cho thấy tình yêu và lòng khiêm nhường vô cùng sâu thẳm của Thiên Chúa.

Thiên Chúa Cha, Đấng toàn năng dựng nên trời đất muôn vật, mà bằng lòng cúi mình xuống để “hỏi ý kiến” của một cô thôn nữ về việc có chấp nhận cưu mang Con Thiên Chúa làm người không. Với quyền năng của Ngài, chỉ cần Ngài phán một lời là xong đấy chứ! Nhưng không, Ngài trung thành giữ nguyên ý định ban đầu khi tạo dựng con người: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất” (STK 1,26) . Thiên Chúa tự do, và con người giống hình ảnh Ngài cũng được Ngài tôn trọng tự do đúng mức. Thiên Chúa quyền năng có thể sai Con của Ngài xuống thế không qua lòng dạ một con người, hoặc Ngài có thể đặt ngay Con của Ngài vào cung lòng Trinh Nữ Maria, nhưng Ngài đã không làm như thế. Việc “thỉnh ý một người phàm” vẫn luôn là quan trọng đối với Ngài, vì đó là bản tính khiêm tốn và là chương trình tình yêu của Ngài.
Thánh Luca trình bày rõ: “Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a” (Lc 1, 26).

Qua lời chào của Sứ Thần Thiên Chúa – có thể nói là tiếng nói chính thức của Thiên Chúa với một cô thôn nữ quê mùa - cho thấy, Thiên Chúa còn khiêm tốn hơn nữa.."Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà."(Lc 1, 28). Thiên Chúa đã khen tặng Đức Maria là người đầy ơn phúc, mặc dầu Ngài biết, ơn phúc ấy của chính Ngài thương ban, ơn phúc ấy chính là “Thiên Chúa luôn ở cùng Bà”. Việc khen tặng, chúc tụng của Thiên Chúa dành cho Đức Maria, chắc chắn phát xuất từ chương trình và lòng yêu thương chân thành của Ngài. Lời chúc tụng của Thiên Chúa chân thật, không thể nói là đầu môi chót lưỡi giả dối như những lời khen tặng của loài người. Sự chân thật ấy minh chứng cho sự khiêm tốn của Thiên Chúa. Một Thiên Chúa đáng chúc tụng, đáng tôn thờ trong khắp cả và thiên hạ lại chúc tụng một tạo vật của mình mang thân phận tơ liễu mong manh!

Cuộc hội đàm thiên địa trở nên ý vị hơn nữa, khi Thiên Chúa lắng nghe ý kiến của Đức Maria và khiêm tốn chịu khó giải thích ý định của Ngài với minh họa rõ nét, đầy sức thuyết phục:
-"Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."
-"Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! "
-"Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."

Đúng là “đối với Thiên Chúa thì không có gì là không thể làm được”. Và bằng cách khiêm tốn tự hạ rất thẳm sâu, Ngài đã làm được điều Ngài muốn nơi Mẹ Maria, là sự đồng ý để cho Con Thiên Chúa Nhập Thể. "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói."
Mẹ Maria xin vâng để Chúa Thánh Thần thành sự ý định của Thiên Chúa. Lời xin vâng có tính trọn hảo, vì có thể nói, Mẹ Maria tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa. Mẹ không thể biết, và cũng không nhất thiết phải biết chuyện gì sẽ xảy đến với người con mà mình sẽ sinh ra. Một lời xin vâng khiêm tốn vì chấp nhận lệ thuộc vào Thiên Chúa, để Thiên Chúa thực hiện chương trình Ngài, xin vâng không đặt điều kiện.
Từ ấy, Chúa Con xin vâng để nhập thể theo lệnh của Chúa Cha. Lòng khiêm tốn của Thiên Chúa Cha được thực hiện nơi Chúa Con – làm thai nhi con người thật trong lòng một người nữ. Là Con Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai, nhưng phải theo kế hoạch của Cha là “ làm con người thật, con người sinh bởi lòng mẹ thế gian”.

Mừng lễ Mẹ Truyền Tin, chúng ta chiêm ngắm vinh quang của Thiên Chúa. Vinh quang ấy là tình yêu và đức khiêm tốn luôn hằng hữu nơi Ngài. Sáng kiến của tình yêu cứu chuộc nơi Thiên Chúa là không kể đến sĩ diện, là từ bỏ ngôi vị, là tự hạ thẳm sâu. Tình yêu đáp lại tình yêu nơi Mẹ Maria là xin vâng tuyệt đối, là phó thác hoàn toàn.
Đức khiêm nhường của Trời và Đất gặp gỡ nhau trong ngày Truyền Tin, làm thành một cuộc hạnh ngộ cứu chuộc, khai sinh sức mạnh chiến thắng lòng kiêu căng của satan và tội lỗi.
Thiên Chúa vẫn trung thành kế hoạch cứu chuộc của Ngài. Ngài đang hỏi ý kiến bạn, hỏi ý kiến tôi về việc có bằng lòng để cho ơn cứu chuộc nhập thể. Ngài tôn trọng tự do của bạn, của tôi, nhưng vì yêu, Ngài đã khiêm tốn giải thích cặn kẻ bằng Lời Tin Mừng, bằng Lời đã hóa thành nhục thể, bằng Lời đã tự hạ thẳm sâu cho đến chết và chết trên thập giá. Ngài muốn cứu chuộc bạn, cứu chuộc tôi. Ngài vẫn kiên trì hỏi ý kiến, giải thích…

Lạy Mẹ Maria, xin nguyện giúp cho chúng con ơn khiêm nhường sâu thẳm, để chúng con nhận ra rằng: chúng con cần ơn cứu chuộc, cần Chúa Giêsu Nhập Thể trong lòng. Xin cho chúng con lòng tin yêu phó thác để có thể thưa lời Xin Vâng như Mẹ: “ Nầy tôi là tôi tá Chúa. Xin hãy thành sự trong tôi, như lời Sứ Thần truyền”.
 
Hãy chọn theo Chúa!
Tuyết Mai
14:02 22/03/2011
Một giáo dân rất tầm thường như tôi nói về đề tài Hãy Chọn Theo Chúa, thì biết bắt đầu như thế nào nhỉ!. Có phải trần gian là tội lỗi?. Con người được sinh ra và lớn lên trong trần gian, tất cả đều có tội?. Tội tổ tông truyền?. Chỉ có hiểu được thế cũng thầm cho chúng ta đấm ngực và ăn năn tội rồi!. Thứ nhất vì Chúa Giêsu cốt xuống trần gian là muốn được thực thi như vậy do Thánh Ý Chúa Cha!. Là khi ở trần gian Ngài tha thiết dậy cho con cái của Ngài luôn sống trong ăn năn, thống hối, vì Nước Trời gần đến. Chúa Giêsu Ngài được Chúa Cha cho xuống trần để làm gương sáng, sống cuộc đời lành thánh, cho toàn thể nhân loại tội lỗi noi theo. Chương trình của Ngài thật to tác và vĩ đại thay vì Ngài đã chết cho tội lỗi của nhân loại. Cũng vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta từ thuở muôn đời. Cho nên kiếp người cứ được Thiên Chúa mãi tiếp tục tác tạo, sinh ra trên đời, chết, rồi linh hồn lột xác phàm để đến một Nơi sống Vinh Quang sáng láng hơn, nếu Chúa xét có cuộc sống xứng đáng.

Cũng vì Thiên Chúa muốn tất cả con người đã được Người tác tạo và dựng nên có được cuộc sống sung mãn và không còn phải bị trải qua cuộc đời đầy những tham, sân, si; hay chịu mọi đau khổ mọi cám dỗ của thế trần. Trong tất cả Phúc Âm của Ngài, điểm son vẫn mãi là dậy chúng ta sống sao cố gắng để giữ Giới Luật yêu thương của Chúa, luật Giáo Hội buộc, và luôn thờ phượng Ba Ngôi Thiên Chúa là Thiên Chúa duy nhất của chúng ta. Nhưng có phải con người luôn là giống rất là bướng bỉnh, cứng lòng, và luôn thích sống trong tội. Vì sống trong tội vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của con người. Sự lựa chọn ấy là phải có tiền rừng bạc bể. Sống khỏe, sống thọ, sống giầu, quyền hành và hét ra lửa. Càng có nhiều người hầu cận càng tốt. Được làm vua thì càng tốt nữa!. Chẳng ai muốn mình bị nghèo cả!. Nghèo thì sống cả cuộc đời trong mộng trong khao khát được có tiền. Có vợ đẹp con khôn. Cùng đích của con người là có tiền là có tất cả!.

Có phải con người luôn sống mất lòng Chúa suốt quãng thời gian từ tổ phụ của chúng ta là Adong và Eva hay không?. Tội lỗi của con người luôn phạm thì Chúa chẳng lạ gì!. Vì thế cho nên con người trần gian Chúa biết rất rõ những tội lỗi gì chúng ta thường phạm, từ cái tội thật nhẹ cho đến cái tội phạm tày trời. Nhưng nếu biết để bỏ gươm xuống kịp thời Chúa vẫn xóa tội cho chúng ta. Vì Chúa là Thiên Chúa của tình thương, Ngài luôn độ lượng. Quả tình yêu của Thiên Chúa là Đấng thật toàn năng, tưởng chừng Ngài cứng rắn và nghiêm nghị!?. Nhưng sau bao nhiêu cơn thịnh nộ của Người thì người lại tìm cách xoa dịu và an ủi chúng ta. Và có phải cả cuộc đời làm người của chúng ta, Người cũng đã chịu thua?. Chúng ta biết Người chịu thua chúng ta chẳng phải Người sợ và ngán chúng ta ư?. Vâng chẳng phải là vậy, nhưng nếu Người làm thế thì thế gian này còn ai sống nữa?. Và còn được ai sống sót, không có tội để cùng về hưởng hạnh phúc trên Quê Trời với Người?.

Và đó là điều xác quyết chúng ta nhận thấy rằng Người tạo dựng nên con người, nhưng Người phải có phương thức và phương cách để đem con người sống sao nên trọn lành như Cha chúng ta ở trên trời là Đấng muôn đời trọn lành. Trần gian là nơi chúng ta được Chúa cho ra đời, được thao luyện, rèn luyện nhân cách, sống thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau, biết chia sẻ, và biết sống bác ái. Tội lỗi chúng ta Thiên Chúa có thể tẩy sạch, nhưng Chúa đòi hỏi nhiều hơn hết để Chúa nhận khi chúng ta biết sống yêu thương, đùm bọc, và tha thứ cho nhau, để tội lỗi chúng ta mới được Chúa tha. Ai không nhớ Lời Chúa dậy rằng hãy trở về làm hòa cùng anh chị em, ai mà chúng ta đang làm cho họ giận hờn; hãy bỏ lại của Lễ về làm hòa cùng anh chị em; rồi trở lại dâng tiếp của Lễ lúc bấy giờ của Lễ ấy mới thật xứng đáng làm sao trước Nhan Thánh Chúa.

Theo Chúa quả không phải dễ, ai cũng biết điều đó, ngay cả Thiên Chúa còn biết rõ hơn chúng ta. Nhưng Chúa hiểu lòng chúng ta là nếu chúng ta có sự cố gắng muốn trở về cùng Chúa. Chúa chỉ cần ý muốn của chúng ta mà thôi! Rồi thì Người sẽ giúp chúng ta khẳng định và quyết định mãnh liệt trong sự trở về đó!. Có phải cuộc đời của các Thánh cũng không khác gì với chúng ta?. Các ngài trở thành Thánh sau khi các ngài biết ăn năn tội và thay đổi cuộc đời của các ngài?. Người là Thiên Chúa sẽ mở tầm nhìn cho chúng ta để thấy Nước Trời rõ hơn khi chúng ta xa tránh và quyết từ bỏ tội lỗi. Khi con người của chúng ta đang bám đầy xình lầy thì làm sao mắt chúng ta được sạch mà thấy được điều chi trên Trời?. Chỉ khi chúng ta mong muốn được thay đổi, khát khao có được tấm thân sạch sẽ, khao khát được Chúa tắm gội, chỉ khi ấy chúng ta sẽ được Chúa biến đổi con người mới và tâm hồn mới cao đẹp hơn. Bấy giờ mắt chúng ta sẽ được nhìn xa hơn và mới thấy được Quê Trời sáng láng hạnh phúc làm sao!!!!.

Nếu chúng ta từng bước một, muốn lắm được thay đổi, hãy đến làm hòa cùng Thiên Chúa, sau đó Người sẽ giúp chúng ta con đường đi theo Người sẽ phải làm sao!?. Từng khả năng riêng Chúa ban cho từng người, Chúa sẽ dùng chúng ta như khí cụ đắc lực của Người. Nhưng quan trọng nhất vẫn là: “Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự; sau lại yêu người như chính mình ta vậy”, Amen.

 
Đã có một mùa chay như thế: Cảm nhận về biến cố động đất-sóng thần ở Nhật Bản
Micae Trần
19:45 22/03/2011
ĐÃ CÓ MỘT MÙA CHAY NHƯ THẾ
Cảm nhận về biến cố động đất-sóng thần ở Nhật Bản


Đối với người Công giáo, mùa Chay không là chuyện lạ lẫm. Rất nhiều cuộc tĩnh tâm cho nhiều người, nhiều giới lần lượt được tổ chức ở khắp nơi ; có thể nói mùa Chay là mùa làm thay đổi diện mạo nhân loại, nhất là ở khía cạnh đạo đức, là 40 ngày chúng ta tắm gội chính mình để trở thành người mới.

Làm mới bằng cách nào và hiệu quả của các lời hiệu triệu của Giáo hội từ cấp độ toàn cầu dến các họ đạo nhỏ lẻ đến đâu luôn là nỗi trăn trở của những chủ chăn, của những người thiện chí.

Khởi đầu cho “mùa làm mới” này , chúng ta được mời gọi trở về với chính mình, biết mình là ai – tro bụi – nay còn mai mất, chẳng có gì là bền vững nơi thân bụi cát này. Nhắc lại thân phận mỏng dòn của nhân loại không đồng nghĩa với thái độ đầu hàng buông xuôi trước những thách thức của cuộc sống nhưng để con người biết khiêm tốn nhận ra giới hạn của chính mình. Chúng ta thi hành án lệnh do chính sai phạm của mình : phải mang nặng đẻ đau, vất vả ,lam lũ làm ăn, (Kn 3/16-19), phải biết tận nhân lực ; nhưng tận nhân lực không là Nhân định thắng Thiên, tận nhân lực đúng cách, chính là : “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” ( Mt 6,33)

Phải biết mình còn nhiều thiếu sót, phải biết xé lòng mình, phải biết trở về. Không tự hối, không biết đấm ngực ăn năn, hay tránh né trách nhiệm là còn cố giữ lại cho mình tật tính của nguyên tổ : tại vì con rắn, tại Eva…; không thấy tại mình thiếu vâng phục. Những quả táo thơm ngon, đặc sản nông nghiệp nổi tiếng của Fukushima yên bình với nắng vàng man mác trên những triền núi đầy hoa làm tôi nhớ đến trái cấm nơi vườn Eden, chắc là ngon lắm, thứ trái cây khởi đầu cho những ngày dài trầm luân của nhân loại. (Không biết trái cấm có phải là trái táo hay không nhưng trong những hoạt cảnh sáng tạo và sa ngã ở Tuy hòa, thường treo trái táo).

Không thể LÀM MỚI nếu không biết mình còn CŨ KỶ chỗ nào.…

Nhìn về Fukushima để chúng ta hiểu rằng lời khẳng định trong sách Khởi nguyên dẫu không muốn nghe, nó vẫn là sự thật ; những công trình vững chắc được tính toán tỉ mỉ như nhà máy điện nguyên tử bổng chốc trở nên mong manh lạ thường ; những thành phố, những tiện nghi bổng chốc trở nên vô nghĩa. Không thể không ngạc nhiên khi sóng thần có thể đặt để một con tàu lớn nằm ngay giữa phố cách xa bờ biển, xe hơi đậu trên mái nhà và trên hết con người dẫu tài trí nhưng chẳng thể che chở chính mình trong khốn khó gian nguy, như cách cảm nhận của nhà báo Vũ Bằng trên VTC : “Sức mạnh của Thiên Nhiên là không thể tưởng tượng nổi ”.

Trận động đất và sóng thần ở Fukushima hôm 11 tháng 3 năm 2011, sau khi khai mạc mùa Chay hai ngày, giúp ta cảm nhận sâu sắc lời nhắc nhở trong cựu ước từ thuở khai nguyên: “Hãy nhớ mình là bụi đất và sẽ trở về bụi cát”. (Khởi nguyên 3,19).

Quả thật, Nhật Bản hay thế giới và cho một Kitô hữu chúng ta, đã có một Mùa Chay để đời, một Mùa Chay ý nghĩa.

Hơn 10 ngày sau trận động đất và sóng thần, thế giới không còn nhắc nhiều đến thiệt hại vật chất vốn không riêng gì “xứ sở mặt trời” gánh chịu mà nó trở nên chuyện thường ngày của nhiều vùng đất khác nhau như Katrina( Mỹ), Phuket Thái Lan hôm 26/12/2004, trận động đất ở Đường Sơn Trung quốc vào mùa hè 1976 lấy đi trên 200.000 người…Nhưng cả thế giới buộc phải ngưỡng mộ cách ứng xử mẫu mực, sắc sảo trước thiên tai và trước đồng bào của người dân Nhật Bản với nhau - như tấm lòng của em bé 9 tuổi luôn biết nghĩ về người khác trong cảnh khốn cùng (Bài học cảm động về một cậu bé 9 tuổi - Dân Trí ). Phải chăng em đã chỉ dạy chúng ta biết sống theo lời huấn dụ trong “Thư mùa Chay của hai ĐGM giáo phận Quy Nhơn” mà chúng ta được nghe trước đó mấy hôm : “Anh chị em đừng ngại hy sinh đóng góp phần mình dù nhỏ bé cho việc bác ái để góp phần xoa dịu đau khổ của người bất hạnh.”. Không ai trong chúng ta nghèo hơn em bé trên kia. Em chẳng còn gì, kể cả mẹ cha, người thân ruột thịt ; nghèo đến thế là cùng nhưng có lẽ cũng không ai trong chúng ta dám nghĩ rằng mình góp phần xoa dịu đau khổ của người bất hạnh nhiều hơn em bé 9 tuổi này.

Hiệu ứng Fukushima cho ra đời các website, các facebook “Pray for Japan” cũng là lời cầu nguyện cho chính chúng ta. Chúng ta tìm thấy gì nơi những lời khấn xin ? Phải chăng đây là lúc chúng ta đối diện với chính mình trước mặt Thiên Chúa để nói với Ngài rằng : “Chúa đã nói đúng ! Con chỉ là cát bụi, mong manh, yếu đuối nhưng chẳng phải thứ cát bụi tầm thường bị quên lảng, nhưng là thứ cát bụi được Chúa giải thoát khỏi mệt nhoài, khỏi đắng cay sầu muộn. Ôi ! cát bụi tuyệt vời !(TCS).

Sống mùa chay để làm mới mình chính là biết chia sẻ phần mình cho người khác, là biết thân tình thưa chuyện với Chúa mỗi ngày.

Fukushima sẽ xây dựng lại đẹp đẽ hơn. Tôi biết giữa cộng đoàn đông đảo người dân Fukushima, có những người anh em đồng đạo thuộc giáo phận Sendai, họ đang sống mùa Chay thật sự, hơn ai hết họ hiểu rằng sau một thời gian nữa họ đón nhận nến sáng Phục Sinh, trên đoạn đường thương khó Fukushima. Rồi đây, họ sẽ gặp ánh trăng sáng hơn, mát dịu hơn, yên bình hơn để họ hiểu rằng dẫu mình chẳng là gì nhưng Thiên Chúa vẫn cứ quan tâm. Ngài đang quay mặt lại an ủi họ vì họ cũng là hạt bụi tuyệt vời được Chúa dựng nên và cứu chuộc. Trong tuyệt vọng của bi kịch thương khó xuất hiện niềm hy vọng Giáng sinh qua biến cố Truyền Tin mà Phụng Vụ sẽ tái diễn ngày 25.3 sắp tới, đã an ủi Sendai, Fukushima …Vâng ! Tình yêu Chúa muôn đời con ca ngợi.

Chúng ta tin rằng chúng ta sẽ mới hơn sau đêm Phục sinh này như Fukushima sẽ mới hơn, hoa nở rực hơn, con người gần gũi nhau hơn sau những điêu tàn, đổ nát.


 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:58 22/03/2011
N2T

13. Cha mẹ nhìn thấy con nhỏ tập đi mà bị té ngã thì không những không nổi giận, trái lại càng thêm vui vẻ, bởi vì họ hiểu rõ nếu con nhỏ không bị té ngã thì sẽ không biết đi. Từ đó mà nhìn ra, phương pháp tốt để công kích mình, chẳng qua chính là thừa nhận sự yếu đuối của mình.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi các lãnh tụ, cho phép có sự cứu trợ các thường dân lại Lybia
Bùi Hữu Thư
08:07 22/03/2011
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã khẩn cấp kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị và quân sự, hãy đảm bảo cho có sự an toàn và an ninh cho thường dân và có sự lưu thông tự do cho việc cứu trợ nhân bản bên trong nước Lybia.
Ngài nói “các tin tức đáng lo ngại từ Lybia” trong những ngày qua khiến cho ngài “hết sức băn khoăn lo sợ,” và ngài cầu nguyện cho dân các nước tại Bắc Phi trong cuộc cấm phòng Mùa Chay của ngài từ 13 đến 19 tháng Ba.
Với các khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 20 tháng Ba, Đức Thánh Cha nói: "Tôi khẩn thiết gửi lời kêu gọi đến những ai có trách nhiệm về chính trị và quân sự” xin hãy đảm bảo sự an toàn và an ninh cho các thường dân không thể tự bảo vệ mình cũng như đảm bảo cho những ai lo việc cứu trợ có thể đến được với những người thiếu thốn.
Trong khi quân đội Hoa Kỳ, Anh và Pháp bắt đầu oanh tạc các cơ cấu phòng không của Lybia ngày 19 tháng Ba trong nỗ lực được Liên Hiệp Quốc chấp thuận để bảo vệ cho nhóm người muốn có chính thể dân chủ và chống đối sự trả đũa của Đại Tá Moammar Gadhafi, Đức Thánh Cha nói ngài đã theo dõi các biến cố này với lòng ưu tư rất cao và cầu nguyện cho tất cả những người có liên hệ trong “tình trạng bi thảm này.”
Ngài cầu nguyện rằng “hòa bình và an lạc sẽ mau chóng trở về với Lybya và toàn thể vùng Bắc Phi.” Trong khi đó Đức Giám Mục Giovanni Martinelli tại Tripoli, Libya, chỉ trích quyết định mạnh mẽ và hấp tấp về việc sử dụng các biện pháp quân sự chống Gadhafi thay vì theo đuổi một giải pháp thương thuyết. Ngài nói với hãng thông tấn Ý ANSA, ngày 20 tháng Ba: “Tôi hy vọng Gadhafi sẽ đầu hàng, nhưng tôi nghĩ rằng Gadhafi sẽ không nhượng bộ.”
 
Nhật bản: Nơi lòng nhân bắt đầu
Gioan Lê Quang Vinh
09:41 22/03/2011
Đã hơn một tuần lễ từ ngày biến cố kinh hoàng xảy ra cho nước Nhật. Không biết bao nhiêu bài viết, phim ảnh và những cuộc bàn luận hay tin nhắn đã hướng về biến cố ấy. Và cũng không ít những tấm lòng hướng về những người bất hạnh.
Người ta nhìn về tai hoạ ấy ở nhiều khía cạnh khác nhau. Thử dò tìm trên Google, ta thấy có đến hơn 11 triệu kết quả cho các bài viết về biến cố ở Nhật không thiếu một khía cạnh nào, từ khoa học, kỹ thuật, kinh tế, đến lòng nhân ái, từ thiện và cái nhìn tâm linh. Thậm chí có người bảo rằng các nhà khoa học của cơ quan NASA Hoa kỳ nghiên cứu cho biết trận động đất này làm dịch chuyển trục trái đất, cho nên từ nay ngày sẽ ngắn đi 1,8 phần triệu giây!
Tất cả những góc nhìn ấy phản ánh thái độ con người trước những biến cố mà Thiên Chúa gửi đến hoặc cho phép xảy ra trong xã hội loài người. Nhưng quả thật, biến cố này xảy ra ngoài tất cả mọi dự tính của con người, vào đầu một Mùa Chay, và trong lúc bao biến cố chính trị khác xảy ra trên thế giới, là cơ hội cho con người nhìn sâu hơn để đọc được sứ điệp mà Thiên Chúa gửi đến trong thời đại này.
Nhiều người nhận được một email của một anh cảnh sát Nhật gốc Việt, có email thì ghi là tiến sĩ Nhật gốc Việt, kể về một em bé Nhật ngay thẳng, vị tha, và vô cùng cao thượng. Chuyện không ai kiểm chứng, nhưng quả là đáng tin vì nền giáo dục Nhật bản cộng với tinh thần võ sĩ đạo của dân tộc này chắc chắn có thể sinh ra những trẻ em như thế.
Chỉ có một điều lạ là chuyện bình thường ở Nhật ấy được tác giả lá thư kia kết luận rằng “chủ nghĩa cộng sản chỉ thành công ở Nhật”. Nghĩa là chủ nghĩa ấy chỉ thành công khi con người sống cao đẹp, vị tha. Nhưng kết luận ấy càng làm người đọc ngạc nhiên vì không biết sao đảng cộng sản Nhật thực tế đã không thành công.
Ở đây chúng ta không nhằm phân tích chuyện đó. Có một chi tiết đáng lưu ý: khi đau thương xảy ra khủng khiếp như vậy, con người vẫn muốn lái sự kiện vào một ý đồ, nhằm tô vẽ cho ý đồ ấy. Nhưng rõ ràng, khi con người đã rơi vào tận cùng của đau khổ, họ cũng không cần quan tâm đến điều gì khác ngoài lẽ sống chết thường tình.
Chắc chắn rằng cũng như người viết lá thư kia, nhiều người khác cũng cảm thấy vui mừng vì ý đồ của họ bất ngờ được thực hiện. Dư luận đột ngột xoay chiều. Thiên hạ quên hết mọi thứ, quên cả những hành động bất nhân nhất mới vừa xảy ra để chỉ còn nói, nghĩ và quan tâm đến thảm hoạ. Rồi tin đồn mưa nhiễm phóng xạ loan ra. Thế là những con người đã vốn ít có thói quen nghĩ đến công lý hay sự thật, bây giờ có cớ để an nhiên vì nghĩ lòng nhân quan trọng hơn công lý.
Có điều khi suy nghĩ cho thật kỹ và qui về điểm tham chiếu là Tin Mừng và Giáo huấn của Hội Thánh, chúng ta nhận ra biến cố đau thương của dân tộc Nhật phải là cơ hội gợi lên trong chúng ta lòng nhân ái, chia sẻ, và đồng thời cũng phải hướng nhìn đến những anh em nghèo đói và bị phân biệt đối xử ngay bên cạnh mình.
Lòng nhân ái và tình yêu công lý không phải là món trang sức chờ dịp mới trưng ra hay đeo vào. Có người nghĩ cứ bình thản mà sống, mà hưởng thụ. Khi có thiên tai ở đâu đó, ta gửi đi một ít tiền hay quà cáp, có khi chỉ là lời an ủi, thế là xong. Không, thái độ thật đối với những mảnh đời bất hạnh phải biểu lộ ngay cả trong lúc tưởng như bình an nhất.
Sự giúp đỡ các nạn nhân là cần thiết và cấp bách. Chúng ta không có quyền thờ ơ đối với nỗi đau của anh em đồng loại. Đồng thời dịp này cũng nhắc cho chúng ta về những bổn phận đối với anh em đồng hương của mình. Lặng câm trước nỗi đau của đồng bào mình, rồi sau đó làm ồn ào cho thiên hạ thấy mình đang rộng tay nơi xa không chắc là hành động đáng khích lệ.
Người ta xúc động vì nhà thờ Thái Hà có lễ thắp nến cầu nguyện cho người dân gặp hoạn nạn ở Nhật. Thánh Lễ ấy có ý nghĩa lớn lao và làm cho nhiều người thấy ấm lòng vì trước đó Thái Hà đã nhiều lần thắp nến cầu nguyện cho chính người dân nghèo khổ và bất hạnh ở ngay trên quê hương này.
Xin hãy cùng cầu nguyện và rộng lòng giúp đỡ với dân Nhật. Đồng thời cũng không quên cầu nguyện và mở lòng ra đối với anh em mình ngay ở đây và lúc này. Đọc ra dấu chỉ của thời đại là bước quan trọng của lòng tin và lòng mến.
 
Vở kịch thương khó tại làng Oberammergau, Đức quốc
Jos. Tú Nạc, NMS
09:53 22/03/2011
Vào một đêm năm 1632, một người đàn ông tên là Kaspar Schisler trở về nhà sau một chuyến đi. Ông sống trong một ngôi làng miền núi Oberammergau, phía Bắc nước Đức. Mặc dù Kaspar đã không biết điều đó, ông đã mang trong mình một bệnh khủng khiếp, bệnh dịch hạch.

Bệnh dịch này đã giết hàng triệu người ở Âu châu. Nhưng Oberammergau chỉ được an toàn một lúc nào đó. Vì nó nằm trên núi, và khó bị lây nhiễm. Những người canh gác ngăn cản mọi người không cho vào trong làng. Nhưng đêm đó, Kaspar Schisler đã thoát qua được những người canh gác. Vài tháng sau ông ta chết, cùng với vợ và các con của mình, và nhiều người khác trong làng.

Bây giờ họ biết rằng bệnh dịch này là một bệnh bời những côn trùng nhỏ được mang theo bởi loài chuột. Nhưng vào lúc đó, người ta không biết điều này. Họ tin rằng bệnh tật là vì họ không làm đẹp lòng Thiên Chúa. Nên họ đã quyết định cố gắng để làm hài lòng Thiên Chúa.

Người dân Oberammergau đã gặp nhau trong nhà thờ và đưa ra một lời tuyên hứa. “Nếu Thiên Chúa cứu vớt chúng con thoát thoát khỏi bệnh tật này, chúng con hứa sẽ đóng một vở kịch về Chúa Giê-su Ki-tô, cuộc khổ nạn của người, tử nạn của người, và sự phục sinh của người. Chúng con sẽ diễn vở kịch này mười năm một lần.”

Vở kịch này kể lại về tuần lễ cuối cùng trong cuộc đời của Chúa Giê-su. Câu chuyện này thường đươc gọi là “Sự Thương Khó.” Câu chuyện này bắt nguồn từ Kinh Thánh.

Nó xảy ra ở Jerusalem cách đây hai ngàn năm. Khi Chúa Giê-su bước vào thành phố, người dân đã đón mừng Người như một anh hùng, như một vị vua. Tuy nhiên những nhà thẩm quyền tôn giáo đã không thích những lời giảng huấn của Chúa Giê-su và quyết định bắt Người. Thánh Kinh nói rằng Người đã lãnh nhận sự xét xử không không dựa trên công lý. Các nhà lãnh đao tôn giáo đả gửi Chúa Giê-su đến người cai trị và yêu cầu rằng Người phải bị hành quyết. Người cai trị này đã phải nhượng bộ trước những áp lưc của họ. Và ra lệnh hành quyết. Chúa Giê-su đã bị giết bằng cách treo trên thập giá bằng gỗ. Tuy nhiên, câu chuyện đã không kết thúc ở đó. Thánh Kinh kể rằng Chúa Giê-su đã sống lại vào ngày thứ ba sau khi Người bị hành quyết. Đây là câu chuyện mà người dân Oberammergau đã hứa cứ mười năm một lần diễn vở kịch này.

Thiên Chúa như nghe được lời hứa của người dân Oberammergau. Người dân sống trong ngôi làng này chết rất ít vì bệnh dịch này. Người dân tin rằng điều này là do lời nguyện cầu của họ.

Và thế là “vở kịch thương khó” đầu tiên ở Oberammergau được hình thành vào năm 1634 trong nghĩa trang của ngôi làng. Đó là nơi mà những nạn nhân của bệnh dịch được mai táng.

Những vở kịch thương khó đã được phổ biến ở Âu châu vào những ngày đó. Nhưng thế kỷ hai mươi mốt, nhiều nơi nó không còn đươc sống sót. Năm 2010 là mùa thứ 41 của vở kịch thương khó Oberammergau. Nhưng vở kịch này đã không còn giống như trước nữa. Những người biên và những người sản xuất đã thay đổi và cải tiến lời lẽ của vở kịch này.

Năm 1750, một người tên là Ferdinand Rosner đã viết môt phiên bản mà đó là một thành công rực rỡ. Nó đã thu hút quần chúng vào thời gian đó. Nó chứa đựng nhiều câu chuyện cổ và nguyền rủa Satan, loài Ác Quỷ, vì cái chết của Chúa Giê-su. Tuy nhiên một số người nói rằng nó đã thoát ly quá xa với những gì đã được kể trong Kinh Thánh. Điều này đã dẫn đến sự ngăn cấm những vở kịch thương khó vào năm 1780. Tuy nhiên người dân ở ngôi làng này đã phản kháng lệnh cấm này, và những phiên bản ngắn hơn của vở kịch đã trở lại mười năm sau đó.

Đầu thập niên 1800, một giáo viên âm nhạc tên Rochus Dedler đã viết nhạc mới cho vở kịch này. Bản nhạc này vẫn còn được trình diễn cho đến ngày hôm nay. Cũng vào thời gian này, nhà hát được di dời từ nghĩa trang tới môt cánh đồng ven làng. Năm ngàn người có thể ngồi trong nhà hát này cùng một lúc. Ngày nay nhà hát này vừa được xây đồ sộ, và tọa lạc trên chỗ cũ.

Nhưng một phiên bản khác của vở kịch đã xuất hiện vào năm 1860. Phiên bản này đã chứng minh được là một phiên bản phổ biến. Và nó đã được dùng cho đến năm 2000. Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, vở kịch này là cuộc đời thực tế hơn, và những phong tục, trang phục mà các nghệ sỹ mặc, được dựa trên căn bản của lịch sử.

Một truyền thống đang thu hút người dân tại Oberammergau là “tableau vivant”. Đó là tên tiếng Pháp, nghĩa là “bức tranh sinh động”. Có nhiều “bức tranh sinh động” này trong vở kịch. Vì mỗi bức tranh, cử chỉ điệu bộ của vở kịch dừng lại, âm nhạc trỗi lên, màn được kéo ra phô bày một nhóm kịch sỹ đứng bất động. Những kịch sỹ bất động này tạo thành một bức tranh sinh động. Bức tranh này biểu thị một hình ảnh từ một phần trong Kinh Thánh – phần mà mô tả Thiên Chúa liên đới với con người trước lúc ra đời của Đức Ki-tô. Mỗi bức tranh liên hệ tới một điều gì đó diễn ra trong vở kịch.

Năm 2010, Shelagh Godwin đã xem vở kich này và nói:

“Vở kịch được trình diễn bằng tiếng Đức, và tôi chẳng hiểu một từ nào cả. Nhưng tôi đã thấy những bức tranh sinh động rất linh hoạt. Xem vở kịch ấy là một trải nghiệm tuyệt vời.”

Hai mươi thế kỷ sau đã mang đến một sự thay đổi khác cho vở kịch thương khó này. Những phiên bản cũ dường như phê phán dân Do Thái ở Jerusalem vì cái chết của Chúa Giê-su. Nhưng phiên bản năm 2010 đã thận trọng không kích động cảm xúc chống lại người Do Thái. Vì những ý tưởng như vậy đã gây sự đau khổ cho người Do Thái trong thời gian Đệ Nhị Thế chiến.

Mỗi người mà đóng vở kịch Thương Khó” là những người phải được sinh ra ở ngôi làng này, hoặc sống ở đó được hai mươi năm. Một năm trước khi thực hiện vở kịch này, người dân lại phải đưa ra lời tuyên hứa trước tổ tiên đã được đưa ra năm 1633. Những người nam bắt đầu nuôi tóc của họ để trông giống như những người ở thế kỷ thứ nhất, khi Chúa Giê-su sống. Nhiếu cuộc diễn tập đươc tổ chức trước nhiều tháng trời khi vở kịch được công diễn.

Hầu hết mọi người trong ngôi làng đầu có liên quan trong vở kịch bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều người tham gia vở kịch này. Nhưng những người khác lại liên quan “hậu cảnh” – cách con mắt quần chúng. Nhiều người cũng làm và bán những vật được làm bằng gỗ. Những vật chạm trổ bằng gỗ này được làm ở ngôi làng này nổi tiếng lâu đời trước khi Vở Kịch Thương Khó thứ nhất được hình thành vào năm 1634. Đó là một truyền thống lâu đời và tuyệt vời, và tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

Vở kịch thương khó Oberammergau kéo dài tám giờ đồng hồ. Bao gồm cả thời gian dành cho những “bức tranh sinh động” và dừng lại cho người ta đi ăn uống! Vở kịch này rất phổ biến. Đã có trên một trăm cuộc trình diễn của vở kịch này, nhưng chỗ ngồi đã được bán trước sự kiện này một năm. Có thể đó là thời gian bắt đầu kế hoạch cho năm 2020!
 
Nhân chuyện ''cụ Rùa Hà Nội'': Nghĩ chuyện trị bệnh cho Rùa ở xứ người
Dominic David Trần
14:44 22/03/2011
Nhân chuyện "cụ Rùa Hà Nội": Nghĩ chuyện trị bệnh cho Rùa ở xứ người

BRAZIL theo bản tin ngày 22 /03/2011 của the Torstar vào những ngày cuối tháng Hai 2011, một nhóm các Bác Sĩ Thú Y của Bệnh Viện Súc vật và Thú Vật Uberaba thuộc Tỉnh Minas Gerais nước Ba Tây; đã chữa trị thành công một trường hợp áp dụng công nghệ Sinh học vào Súc vật và Thú vật cho một con Rùa (the world’s first bionic turtle).

Con rùa chân đỏ này, chân trái phía trước bị thương nặng khi nó dẫm phải hàng rào dẫn điện bao quanh khu vườn của nó. Người chủ của con rùa này đã mang nó đến Bệnh viện Thú -Súc Vật nói trên với hy vọng là các bác sĩ chuyên môn tại đây sẽ chữa được vết thương nhiễm trùng cho con rùa này.

Thế nhưng sau khi khảo nghiệm; các Thú Y Sĩ và chuyên gia xác định rằng mức nhiễm trùng đã gây ra nguy hiểm cho toàn bộ cơ thể con rùa- vì vậy họ không còn cách nào khác hơn là đành phải cắt bỏ chân trái phía trước của nó đi.

Trong khi các thú vật khác như chó mèo có thể đi lại được trên 3 chân nhưng chuyện ấy lại không dễ chịu với loài rùa vốn di chuyễn chậm chạp vì nó phải mang trên thân mình một cái mai nặng nề. Loại rùa chân đỏ này được thuần hóa tại Nam Mỹ Châu và là thú vật làm cảnh vốn được ưa chuộng tại Brazil.

Nghĩ thương cho cảnh què cụt của con rùa cưng này qúa; vì vậy Cláudio Yudi Kanayama, chuyên gia về Đời sống và Sinh vật Hoang dã của Bệnh Viện này đã suy nghĩ và tìm ra cách giúp cho rùa này được di chuyển như những con rùa bình thường. Tốt nhất là tháp cho nó một cái bánh xe lăn giống như bánh xe có vòng bi hay được gắn ở dưới đáy các tủ đựng hồ sơ lớn.

Nghĩ là làm liền: Các bác sĩ Thú Y và chuyên gia của Cláudio đã dùng loại keo đặc biệt để dán một khung nhựa plastic vào mai bụng dưới của con rùa (carapace) rồi gắn vào đó một bánh xe lăn thay cho chân trái phía trước đã bị cắt. Tuần lễ trước đây, sau khi tái khám, các chuyên gia và Thú Y Sĩ đã gắn thêm một bánh xe lăn thứ hai cho con rùa để giúp cho tình trạng cân bằng động (dynamic balance) của con rùa tốt hơn.

Thay mặt cho Cláudio Kanayama, sinh viên Rodrigo Rodrigues thực tập tại bệnh viện này; đã tuyên bố với The Star rằng chủ rùa rất vui mừng. Riêng với con rùa thì sau mấy ngày được tháo chỉ giải phẫu ở chân trái trước, và với những bánh xe lăn mới lắp vào nó đã ... dạo chơi quanh nhà thoải mái hơn.

Hôm nay con rùa đã khoẻ mạnh và giờ đây nom nó giống như một chiếc Xe Rùa nhỏ bé (xe cút kít tại các công trường xây dựng, a little wheelbarrow). Đính kèm hình mới chụp.

Ôi nghe chuyện con rùa cảnh nhỏ bé của xứ người mà chạnh lòng tưởng nhớ đến Thần Kim Quy, nhớ Hồ Hoàn Kiếm, nhớ về cái Xe Rùa của một thời xa vắng, nhớ về con Rùa to lớn linh thiêng đã đi vào truyền thuyết lịch sử của tổ quốc tôi , đã đi vào tâm khảm chung của đồng bào tôi và mới được nhân cách hóa như "Cụ Rùa" chứ không phải là "con rùa" như thường lệ.
 
Đức Thánh Cha muốn giới thiệu chúng ta đến gặp gở Chúa Giêsu Kitô
Pt Huỳnh Mai Trác
15:38 22/03/2011

Đức Tổng Giám mục Luis Francisco Laria Ferrer, Tổng Trưởng Bộ Tín Lý và cha Olegario Gonzalez de Cardedal, một thần học gia, đã trình bày về tập sách “Giêsu thành Nazaret”, một tập sách làm cho chúng ta suy nghĩ truớc khi nhìn nhận vâng phục.

Khi phát hành tập sách “Giêsu thành Nazaret - Từ khi vào thành Jerusalem đến khi sống lại”. Đức Biển Đức XVI đưa ra những lý lẽ để am hiểu và tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, và ngài đã không do dự từ bỏ quyền uy của giáo hoàng và lấy tên riêng là Joseph Ratzinger, như hai nhà thần học lớn của thế kỷ giải thích.

Một trong hai câu hỏi về quyền bính trong tập sách này. Chính Đức Giáo Hoàng trong lời ngỏ của tập sách số I về Chúa Giêsu, ngài đã trả lời về câu hỏi này rồi. “ Thật rỏ ràng là tôi không dùng quyền giáo hoàng mà trình bày về tập sách này, nhưng mà đây là chỉ là sự cảm nhận cá nhân trước “thánh nhan của Chúa Giêsu” (cf.Ps27,8).”

“Như vậy mọi người cứ cảm thấy tự do khi đưa ra những ý nghĩ khác với ý kiến của tôi. Tôi yêu cầu những đọc giả vui lòng chỉ ra những điểm sai sót có thể có”, của Joseph Ratzingwer, Biển đức XVI.

Cha Ladaria, mời gọi quần chúng một cách thân mật: “Đây là một tập sách thuộc về cá nhân, như vậy có một quyền uy gì? Quyền riêng của tác giả. Sự kiện tác giả là giáo hoàng nên quyền uy được thêm vào, chứ không có tính cách là giáo quyền, nhưng được viết bởi một người có thẩm quyền. . .Ngài có thẩm quyền như một nhà thần học trong một hành trình nghiên cứu lâu dài chứ không phải là thẩm quyền của Giáo Hội Công Giáo.

Cha Gonzalez de Cardedal, người bạn từ thuở còn trẻ của Joseph Ratzinger, người đã viết một tác phẩm chính bằng tiếng Tây Ban Nha, “Kitô giáo nhập môn” (1969), cho rằng Đức Thánh Cha đã đem lại một sự mới mẽ trong chức vụ Giáo Hoàng.

Đây là lần đầu tiên một đấng kế vị của thánh tông đồ Phêrô là một nhà thần học đã bỏ ra một phần cuộc đời của mình trong việc nghiên cứu và giảng dạy trong Đại học.

“Chúng ta cần phân biệt những cấp bực về quyền hạn khi ngài thi hành sứ vụ của mình, với sự đáp ứng của ngài. Trong tập sách này, ngài làm cho chúng suy nghĩ và hướng về suy tư với ngài. Thật ra không phải ngẩu nhiên mà Thiên Chúa muốn một nhà thần học trở thành một giáo hoàng.”
“Từ tư tưởng, ngài chứng tỏ là Chúa Giêsu thật sự có thể gặp gở được bởi nhờ vào hai bí ẩn thật khó hiểu theo như lời của tác giả, là của lịch sử và của đức tin, và đừng có lẩn lộn mà cũng đừng trộn lẩn với nhau. Và chính điều đó là giá trị lớn lao của tác phẩm.”

“Ngài muốn đưa chúng ta đến gặp gở Chúa Giêsu mà ngài đã gặp gở, không phải để chúng ta cũng nhắc lại, nhưng để chứng minh cho đức tin, điều mà ngài đã mang nặng trên vai trong nhiều năm tháng nghiên cứu và gặp gở với Đức Giêsu Kitô.”

Bởi lý do trên, Cha Cardedal khuyên chúng ta khi đọc sách này cần phải đọc thật chậm rải: chứ không phải đọc như đọc báo, nhưng đọc với một tinh thần ung dung và suy gẩm.” (nguồn tin: Phòng Báo chí Vatican )


 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đan Viện Cát Minh Sàigòn khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 150 năm thành lập
Tạ Ân Phúc - Quang Ngọc
09:19 22/03/2011
Đan Viện Cát Minh Sàigòn khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 150 năm thành lập

Chiều ngày 19/03/2011, Lễ Kính Thánh Cả Giuse, Bạn Đức Trinh Nữ Maria, Đan Viện Cát Minh Thánh Giuse Sàigòn đã mừng kỷ niệm 150 năm hiện diện bằng Thánh lễ Tạ Ơn do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sàigòn chủ tế. Đây đồng thời cũng là Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh của Đan Viện, với sự đồng tế của Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giáo phận Bắc Ninh, Đức cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám Mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc cùng 36 linh mục là các linh mục Dòng nam Cát Minh, các linh mục Đại Chủng Viện Thánh Giuse và một số linh mục khác. Đến tham dự Thánh lễ còn có đại diện các dòng tu, các chủng sinh và đông đảo giáo dân trong ngôi nhà nguyện tuy nhỏ bé nhưng đậm nét cổ kính của Đan Viện.

Xem hình đan viện Cát Minh Sàigòn mừng kỷ niệm 150 năm hiện diện tại VN

Trước khi Thánh Lễ được bắt đầu, Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Đan Viện Cát Minh Thánh Giuse đã được giới thiệu, theo đó Hạt giống đức tin đã được gieo trên mảnh đất Việt Nam hơn 350 năm qua, hạt giống đó đã không ngừng trổ bông chín vàng và sinh sôi nảy nở trên cánh đồng truyền giáo tại quê hương Việt Nam. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, vào hạ tuần tháng 5, năm 1846 đang khi bị giam tại lao xá Thành Nội, Huế, Đức Cha Lefèbvre, Giám Mục tại miền Tây Nam Kỳ đã thấy Thánh Têrêsa Avila hiện đến với lời thỉnh cầu: “Hãy thành lập Dòng kín trên nước Annam vì nhờ đó Thiên Chúa sẽ được phụng sự và tôn vinh không ít”. Lời thỉnh cầu đã gián tiếp nói cho Đức Cha biết cuộc đời của ngài chưa chấm dứt nơi lao xá và hứa hẹn một cánh đồng truyền giáo bội thu ngày mai.

Năm 1849, hai năm sau khi được phóng thích, trong lá thư phúc đáp cho người em họ là chị Philomène, lúc đó là nữ tu của Đan Viện Cát Minh Lisieux, Đức Cha tỏ ý ước ao thành lập Dòng Kín Cát Minh tại Việt Nam và Mẹ Geneviève de Sainte Thérèse, mẹ bề trên Đan Viện Cát Minh Lisieux đã rất hân hoan đáp lại lời yêu cầu của ngài.

Ngày 09/10/1861, Mẹ Philomène de l’Immaculée, cùng với 3 nữ tu khác là Marie Baptiste, Emmanuel và Saint Xavier của Nhà Kín Lisieux đã đáp tàu đến Việt Nam thành lập Nhà Kín Sàigòn. Vào lúc này tình hình cấm đạo tại Việt Nam vẫn chưa yên, chính Mẹ Philomène viết: “Ngày 09/10/1861, chúng tôi đặt chân lên đất Annam, đất đã thấm nhuần máu của bao vị tử đạo, từ đây đất này sẽ trở nên quê hương yêu quý của chúng tôi”. Vượt qua muôn khó khăn lúc ban đầu, từ cơ sở vật chất cho đến việc thích nghi đời sống, văn hóa, ngôn ngữ và ngay cả ý kiến không tán công cuộc lập dòng của cha tuyên úy. Ngày Lễ Thánh Tâm năm 1862, Đức Cha Lefèbvre đã đến dâng Thánh Lễ khánh thành Đan Viện mới đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Cả Giuse. Đan Viện Cát Minh Sàigòn là đan viện đầu tiên ở Việt Nam và tại các xứ truyền giáo.

Lời yêu cầu của Mẹ Thánh Têrêsa Avila: “Hãy thành lập Dòng Kín trên nước Annam” đã được thực hiện từ hơn một thế kỷ nay, còn lời hứa tiếp theo của người: “nhờ đó Thiên Chúa sẽ được phụng sự và tôn vinh không ít” thực sự đã dần trở nên hiện thực với gần trọn 150 năm hiện diện tại Giáo Hội Việt Nam của Đan Viện Cát Minh Thánh Giuse. Các nữ đan sĩ của Đan Viện đã và đang làm chứng về sự cao đẹp và phong phú của hoạt động truyền giáo bằng đời sống ẩn dật với Đức Kitô trong Thiên Chúa về giá trị của sự chuyển cầu và hiến tế bên cạnh Thánh Thể là trung tâm của Hội Thánh toàn cầu cũng như Giáo Hội địa phương. Như Thánh Têrêsa Thành Lisieux hằng ao ước, các nữ đan sĩ đã và đang trở thành tình yêu trong con tim của Nhiệm Thể Đức Kitô.

Sau đó, Sắc lệnh số N. 266/10/I của Bộ Ân Giải Tông Tòa của Toà Thánh Công bố Năm Thánh của Đan viện Cát Minh Sài Gòn, từ ngày 19/03/2011 đến ngày 19/03/2012, cũng được tuyên đọc, trong đó có đoạn: “Bộ Ân Giải Tông Tòa theo lệnh của Đức Thánh Cha đã vui lòng ban ơn Toàn Xá theo những điều kiện thông thường (Xưng tội, Rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng) cho các tín hữu đến nhà nguyện của Đan Viện Cát Minh Sàigòn, khi sốt sắng tham dự các cử hành Phụng Vụ vào những ngày sau đây, hoặc cử hành việc đạo đức với lòng chân thành thống hối, cùng đọc một kinh Lạy Cha, Kinh Tin kính và khẩn cầu với Đức Trinh Nữ Maria”. Các ngày lễ được ơn Toàn Xá gồm: Lễ Thánh Giuse, Khai mạc Năm Thánh (19/03/2011), Lễ Truyền Tin (25/03/2011), Chúa Nhật II Phục Sinh - Kính Lòng Thương Xót Chúa (01/05/2011), Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu (01/07/2011), Lễ Đức Maria Núi Cát Minh (16/07/2011), Lễ Kính Thánh Tiên Tri Êlia (20/07/2011), Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria (08/09/2011), Lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (01/10/2011), Kỷ Niệm 150 năm Thành Lập Đan Viện (09/10/2011), Lễ Mẹ Thánh Têrêsa Avila(15/10/2011), Lễ Các Thánh Dòng Cát Minh (14/11/2011), Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (24/11/2011), Lễ Thánh Gioan Thánh Giá (14/12/2011), Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa (01/01/2012), Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh (02/02/2012), Lễ Thánh Giuse – Ngày Bế Mạc Năm Thánh (19/03/2012).

Trong bài giảng lễ, Đức Hồng Y Gioan Baotixita cho hay rằng bài Tin Mừng trong ngày Lễ Thánh Giuse từ lâu người ta gọi là câu chuyện Chúa lạc trong Đền Thánh, và sau một thời gian người ta gọi là câu chuyện Đức Mẹ và Thánh Giuse lạc mất Chúa Giêsu. Ngài đã kể lại câu chuyện này với một số yếu tố văn hóa thời bấy giờ để qua cách hành xử của Chúa, con người có thể thấy mình học được điều gì và Chúa muốn dạy điều gì.

Ngài nói đến ba bài học mà Chúa Giêsu dạy qua bài Tin Mừng: “Thứ nhất, Dù là con Thiên Chúa, dù là giữ chức vụ gì trong Giáo Hội hay xã hội, con người vẫn có bổn phận đền ơn, báo hiếu đối với ông bà cha mẹ cùng tổ tiên, đất nước của mình. Và đó cũng là luật của đạo hiếu trong truyền thống văn hóa Việt Nam chúng ta. Từ đó chúng ta thấy trong Giáo Hội chỉ cho chúng ta, trong mỗi nền văn hóa có hạt giống Lời Chúa trong đó, chúng ta tìm trong đó để sống, để phổ biến và loan truyền Lời Chúa đó, Tin Mừng đó cho đồng bào chúng ta.

Bài học thứ hai cho thấy công việc giáo dục con người đòi hỏi người cha, người mẹ, người thầy luôn suy nghĩ và hành động không phải theo cảm xúc riêng tư của mình mà theo ý Chúa dưới ánh sáng của Lời Chúa, dưới ánh sáng của đức tin, theo đường lối yêu thương cứu độ của Chúa. Đó là bài học cho tất cả mọi người chúng ta trong nhiệm vụ giáo dục, giúp đỡ cho thế hệ trẻ, cho thế hệ hậu sinh được lớn lên như ý Chúa muốn.

Bài học thứ ba, ánh sáng Lời của Chúa, việc Chúa làm, tình yêu cứu độ của Chúa soi dẫn cho mỗi người chúng ta trong bổn phận làm cha, làm mẹ, làm thầy hay làm người trong xã hội. Trên đường đời, thỉnh thoảng ai cũng gặp những lo âu, buồn sầu giống như Đức Mẹ, Thánh Giuse nhiều phen. Trong những nghịch cảnh trái ý, những khó khăn gian khổ, trong những lúc bị chống đối hay bách hại, tiền nhân của chúng ta, các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã trải qua bằng cách cố gắng vượt qua để vươn tới con người mới, con người thành toàn theo hình mẫu của Con Thiên Chúa làm người. Làm người yêu thương tới cùng, dầu gặp trở ngại gì cũng cố gắng vượt qua để yêu thương tới cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống của mọi người, sự sống làm người, sự sống làm con Chúa, sự sống làm anh em của mọi người. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của mỗi người chúng ta dù ở trong hoàn cảnh nào, khó khăn nào thì ơn của Chúa, sức mạnh của Chúa, tình thương của Chúa sẽ nâng đỡ chúng ta và dẫn dắt chúng ta đi trên con đường yêu thương phục vụ này”.

Khi kết thúc Thánh Lễ, cộng đoàn phụng vụ đọc kinh kinh Te Deum Tạ Ơn Chúa và Đức Hồng y ban Ơn Toàn Xá. Sau khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Hồng Y cùng các Đức Cha, các cha cùng quý quan khách đã đến tham quan nhà truyền thống của Đan viện với những dòng lịch sử, hình ảnh và hiện vật tái hiện quá trình hình thành và phát triển của Đan viện.

Tìm hiểu về Dòng Cát Minh, Linh Đạo của Dòng là:

1. Cầu Nguyện, đặc tính đầu tiên và nền tảng của cuộc sống người nữ tu Cát Minh;

2. Nhiệt Tâm Tông Đồ, là lý do chính yếu và thậm chí lệ thuộc mọi sự vào đó;

3. Cô Tịch, bao gồm thinh lặng, cô tịch và nội cấm để có được sự hồi tâm thường xuyên và mãnh liệt, tìm kiếm sự gặp gỡ đối diện với Thiên Chúa, lắng nghe và phó mình và kết hợp hoàn toàn với Thiên Chúa;

4. Đời Sống Cộng Đoàn, một cộng đoàn không nên quá 20 thành viên với cuộc sống huynh đệ, đơn giản, tự do thiêng liêng và nhân bản;

5. Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria, là bổn mạng và là Nữ Hoàng của Dòng Cát Minh;

6. Khổ Chế, từ bỏ tất cả để trọn vẹn thuộc về Chúa;

7. Lao Động để làm việc kiếm sống như những người nghèo, để hữu ích cho tha nhân và tránh sự nhàn rỗi.

Từ ngày thành lập Đan Viện đến nay đã có 11 Nữ Tu là Mẹ Bề Trên qua các thời kỳ, từ năm 2010, Nữ tu Madeleine Thánh Linh (Madeleine Lê Thị Hiếu) là Mẹ Bề Trên, và đã có 58 nữ tu an nghỉ tại Đất Thánh của Đan Viện. Giữa một không gian sống ồn ào của Sài Gòn, nội vi đan viện là một không gian thật tĩnh lặng cho cuộc sống chiêm niệm của các nữ tu để cầu nguyện và tận hiến đặc biệt cho Thiên Chúa nhằm làm chứng về sự cao đẹp và phong phú của hoạt động truyền giáo của đời sống ẩn dật với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Ngoài đời sống cầu nguyện, các nữ tu còn lao động, may vá, thêu thùa, cắm hoa, làm vườn…

Một trăm năm mươi năm đã trôi qua! Dòng Thánh Phaolô de Charles (thành lập 1860), Đan Viện Cát Minh (1861), Đại Chủng Viện Thánh Giuse (1863) vẫn luôn tọa lạc trên một con đường, dù con đường này đã bao lần đổi tên đánh dấu sự thay đổi của các chế độ chính trị: Boulevard de la Citadelle, Boulevard Luro, đường Cường Để, đường Đinh Tiên Hoàng và bây giờ là đường Tôn Đức Thắng. Dù vật đổi sao dời nhưng Phaolô vẫn luôn luôn là nữ tu luôn luôn là bác ái phục vụ bao con người trong lãnh vực giáo dục, y tế và xã hội. Các chị đang thực hiện hình ảnh của Thầy chí Thánh trong bữa tiệc ly là “rửa chân” cho các môn đệ. Chủng viện Thánh Giuse chuyên chăm đào tạo những Con người Tư tế để tiếp tục tái hiện hy tế Thánh Giá và nghi thức Bẻ bánh trong Bữa Tiệc ly, ban Ân Thánh sủng cho nhiều tâm hồn. Đan viện Cát Minh bền bỉ ngồi bên chân Chúa để nghe Lời của Người và cầu nguyện cho mọi người. Suốt một trăm năm mươi năm qua, ba cơ sở vẫn sống mạnh mẽ và độc lập trong ơn gọi của mình.

Ghi chú: Một số đoạn trong bài viết tham khảo từ quyển Đan Viện Cát Minh Sài Gòn – 150 năm hình thành và phát triển 1861-2011.

Sàigòn, ngày 22 tháng Ba năm 2011,

Tạ Ân Phúc
 
Cộng Đoàn Thánh Giuse, Toronto, mừng kỉ niệm một năm thành lập
Duy Hân
09:46 22/03/2011
TORONTO, Canada - Chúa nhật 20 tháng 3 vừa qua, Cộng Đoàn Thánh Giuse, Toronto, Canada, đã long trọng mừng kính Lễ Quan Thầy của Cộng Đoàn là Thánh Giuse, cũng là để kỷ niệm một năm Cộng Đoàn được thành lập.
Xem hình ảnh
Một năm trước đây, Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu đã cho phép giáo dân phía Đông Toronto thành lập Cộng Đoàn và có được Thánh Lễ tiếng Việt vào mỗi 4:30 chiều Chúa Nhật. Qua một năm hoạt động, Cộng Đoàn dù bé nhỏ mới mẻ nhưng đã có những bước tiến đáng kể, đã luôn xây dựng và yêu thương nhau. Trong dịp Tĩnh Tâm Mùa Chay và Giáng Sinh vừa qua, cha Nguyễn Thế Toàn và chị Thu Hồng (em gái Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận) đã hai lần tới thăm Cộng Đoàn Thánh Giuse và giảng phòng, chia sẻ Phúc Âm. Trong dịp lễ kính Lòng Thương Xót Chúa, Cộng Đoàn cũng đã tổ chức rước kiệu trọng thể. Cộng Đoàn Thánh Giuse cũng đã đóng góp trong các tiệc gây quỹ yểm trợ Truyền Giáo tại giáo phận Toronto. Mùa chay năm nay sẽ có cha Giuse Nguyễn Trọng Tước (Nguyễn Tầm Thường) đến tĩnh tâm cho mọi người. Cộng Đoàn cũng có những sinh hoạt vui chơi như BBQ mùa hè, Hội Chợ Tết thu hút nhiều người đặc biệt giới trẻ tham dự.

Trong dịp Lễ Bổn Mạng Thánh Giuse, Cộng Đoàn lại được chào đón Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu đến chủ tế cầu nguyện cho Cộng Đoàn. Cùng đồng tế ngoài Linh Mục Chánh Xứ Giuse Phạm Hồng Chương, còn có cha Giuse Nguyễn Ngọc Duy, cha Phaolo Nguyễn Duy, cha Antôn Nguyễn Văn Dũng. Sau Thánh Lễ là tiệc mừng dưới Hội Trường của nhà thờ. Mọi người đều hân hoan chia sẻ niềm vui trong dịp lễ này.

Nguyện xin Thánh Giuse luôn cầu bàu cùng Chúa gìn giữ Cộng Đoàn Thánh Giuse Toronto được luôn sống Đạo sốt sắng, đầy tràn ơn Chúa.
 
Nam Úc - Curia CĐCG Việt Nam Dâng Mình Cho Đức Mẹ - Dịp Lễ Truyền Tin
Mai Bắc Hùng
22:08 22/03/2011
Curia Nam Úc Dâng Mình Cho Đức Mẹ (Acies)
Hàng năm vào ngày Lễ Truyền Tin 25/3 là Lễ Dâng Mình cho Đức Mẹ. Có thể chọn một ngày nào gần đó để các hội viên Legio Mariae sẽ dâng mình và đoàn thể của mình cho Đức Mẹ. cốt ý long trọng tuyên bố sự kết hợp và tuỳ thuộc này, đồng thời lập lại lời tuyên hứa trung thành của từng cá nhân và đoàn thể với Đức Maria và cũng để lãnh nhận nơi Mẹ sức mạnh và phúc lành, giúp giao tranh với quyền lực tội ác trong một năm mới. Năm nay Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân Nam Úc tổ chức Lễ Acies vào lúc 7 giờ chiều thứ ba ngày 22 tháng 03 năm 2011. Thời tiết bắt đầu vào mùa thu, mặc dầu khí trời se hơi lạnh, nhưng các hội viên đã tề tưụ thật đông đủ tại Trung Tâm Cộng Đồng để tham dự Thánh Lễ.
Sau phần kinh Khai mạc, kinh Catena là lời dẫn Lễ thật đầy ý nghĩa. Lạy Nữ Vương, lạy Mẹ chúng con. Giây phút dừng chân dưới cờ của Mẹ, chỉ vừa đủ cho nỗi lòng nói lên một câu quá vắn tắt. Giờ đây tim con được tự do hơn để bộc lộ và giải bày câu dâng mình thành một lời tuyên xưng đức tin của chúng con nơi Mẹ một cách đầy đủ hơn. Ngay từ muôn thuở, Ba Ngôi chí thánh đã nghĩ đến Mẹ cùng với Chúa Cứu Thế, và định cho Mẹ chia sẻ thiên chức với Người; Mẹ đã được nhắc đến qua lời tiên tri ở Vườn Địa Đàng, về người Nữ mai này sẽ sinh Đấng Cứu Thế. Mẹ kết hợp với Người trong lời van nài của những ai đợi trông Đấng Cứu Thế đến. Mẹ nên một với Chúa qua ơn Vô Nhiễm Thai, là ơn đã cứu rỗi Mẹ một cách kỳ diệu. Mẹ đã đồng nhất với Chúa Cứu Thế trong tất cả Mầu Nhiệm của Người, từ Thiên Sứ Truyền Tin cho đến giờ dưới chân Thánh Giá. Mẹ đã được nâng lên bậc vinh quang cùng Người; ngày nay Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Mẹ đang ngồi bên ngai của Chúa Cứu Thế để cùng Người quản trị Vương quốc thánh sủng. Với ý định hoàn tất công cuộc Cứu Thế mà Đức Mẹ đã tham gia từ đầu đến cuối, nên chính Mẹ đã tham gia mọi hoạt động của chúng con. Chúng con hiểu rõ rằng: với Đức tin, Tình thương và việc phụng sự của chúng con, Mẹ làm trọn sứ mạng này một cánh hoàn hảo. Thánh Lễ hôm nay do Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm chủ tế, trong bài giảng Đức Ông cũng nhắc nhở mọi người, nhất là các quân binh của Mẹ cần phải nên giống Mẹ hơn, đặc biệt là đức khiêm nhường và xin vâng của Mẹ.
Xem Hình Click Nơi ĐâyTiếp theo là phần dâng mình cho Đức Mẹ, thật cảm động, hôm nay không phân biệt hội viên Legio hoạt động, bảo trợ hay tán trợ mà tất cả mọi người tham dự Thánh Lễ đều đồng loạt xếp hàng hai lên dâng mình cho Đức Mẹ. Thánh Lễ đã kết thúc sau phép lành của Đức Ông, sau cùng là Kinh Bế Mạc được cất lên kết thúc Lễ Acies năm nay thật sốt sáng và trang nghiêm.

 
Nam Úc - Curia CĐCGVN Dâng Mình Cho Đức Mẹ - Dịp Lễ Truyền Tin
Mai Bắc Hùng
22:24 22/03/2011
Nam Úc- Curia Lễ Dâng Mình Cho Đức Mẹ (Acies)
Hàng năm vào ngày Lễ Truyền Tin 25/3 là Lễ Dâng Mình cho Đức Mẹ. Có thể chọn một ngày nào gần đó để các hội viên Legio Mariae sẽ dâng mình và đoàn thể của mình cho Đức Mẹ. cốt ý long trọng tuyên bố sự kết hợp và tuỳ thuộc này, đồng thời lập lại lời tuyên hứa trung thành của từng cá nhân và đoàn thể với Đức Maria và cũng để lãnh nhận nơi Mẹ sức mạnh và phúc lành, giúp giao tranh với quyền lực tội ác trong một năm mới. Năm nay Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân Nam Úc tổ chức Lễ Acies vào lúc 7 giờ chiều thứ ba ngày 22 tháng 03 năm 2011. Thời tiết bắt đầu vào mùa thu, mặc dầu khí trời se hơi lạnh, nhưng các hội viên đã tề tưụ thật đông đủ tại Trung Tâm Cộng Đồng để tham dự Thánh Lễ.
Sau phần kinh Khai mạc, kinh Catena là lời dẫn Lễ thật đầy ý nghĩa. Lạy Nữ Vương, lạy Mẹ chúng con. Giây phút dừng chân dưới cờ của Mẹ, chỉ vừa đủ cho nỗi lòng nói lên một câu quá vắn tắt. Giờ đây tim con được tự do hơn để bộc lộ và giải bày câu dâng mình thành một lời tuyên xưng đức tin của chúng con nơi Mẹ một cách đầy đủ hơn. Ngay từ muôn thuở, Ba Ngôi chí thánh đã nghĩ đến Mẹ cùng với Chúa Cứu Thế, và định cho Mẹ chia sẻ thiên chức với Người; Mẹ đã được nhắc đến qua lời tiên tri ở Vườn Địa Đàng, về người Nữ mai này sẽ sinh Đấng Cứu Thế. Mẹ kết hợp với Người trong lời van nài của những ai đợi trông Đấng Cứu Thế đến. Mẹ nên một với Chúa qua ơn Vô Nhiễm Thai, là ơn đã cứu rỗi Mẹ một cách kỳ diệu. Mẹ đã đồng nhất với Chúa Cứu Thế trong tất cả Mầu Nhiệm của Người, từ Thiên Sứ Truyền Tin cho đến giờ dưới chân Thánh Giá. Mẹ đã được nâng lên bậc vinh quang cùng Người; ngày nay Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Mẹ đang ngồi bên ngai của Chúa Cứu Thế để cùng Người quản trị Vương quốc thánh sủng. Với ý định hoàn tất công cuộc Cứu Thế mà Đức Mẹ đã tham gia từ đầu đến cuối, nên chính Mẹ đã tham gia mọi hoạt động của chúng con. Chúng con hiểu rõ rằng: với Đức tin, Tình thương và việc phụng sự của chúng con, Mẹ làm trọn sứ mạng này một cánh hoàn hảo. Thánh Lễ hôm nay do Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm chủ tế, trong bài giảng Đức Ông cũng nhắc nhở mọi người, nhất là các quân binh của Mẹ cần phải nên giống Mẹ hơn, đặc biệt là đức khiêm nhường và xin vâng của Mẹ.
Xem Hình Click Nơi ĐâyTiếp theo là phần dâng mình cho Đức Mẹ, thật cảm động, hôm nay không phân biệt hội viên Legio hoạt động, bảo trợ hay tán trợ mà tất cả mọi người tham dự Thánh Lễ đều đồng loạt xếp hàng hai lên dâng mình cho Đức Mẹ. Thánh Lễ đã kết thúc sau phép lành của Đức Ông, sau cùng là Kinh Bế Mạc được cất lên kết thúc Lễ Acies năm nay thật sốt sáng và trang nghiêm.



 
Nam Úc - Curia CĐCGVN Dâng Mình Cho Đức Mẹ - Dịp Lễ Truyền Tin
Mai Bắc Hùng
22:41 22/03/2011
Curia Nam Úc Dâng Mình Cho Đức Mẹ (Acies)

Hàng năm vào ngày Lễ Truyền Tin 25/3 là Lễ Dâng Mình cho Đức Mẹ. Có thể chọn một ngày nào gần đó để các hội viên Legio Mariae sẽ dâng mình và đoàn thể của mình cho Đức Mẹ. cốt ý long trọng tuyên bố sự kết hợp và tuỳ thuộc này, đồng thời lập lại lời tuyên hứa trung thành của từng cá nhân và đoàn thể với Đức Maria và cũng để lãnh nhận nơi Mẹ sức mạnh và phúc lành, giúp giao tranh với quyền lực tội ác trong một năm mới. Năm nay Curia Đức Mẹ Thuyền Nhân Nam Úc tổ chức Lễ Acies vào lúc 7 giờ chiều thứ ba ngày 22 tháng 03 năm 2011. Thời tiết bắt đầu vào mùa thu, mặc dầu khí trời se hơi lạnh, nhưng các hội viên đã tề tưụ thật đông đủ tại Trung Tâm Cộng Đồng để tham dự Thánh Lễ.

Sau phần kinh Khai mạc, kinh Catena là lời dẫn Lễ thật đầy ý nghĩa. Lạy Nữ Vương, lạy Mẹ chúng con. Giây phút dừng chân dưới cờ của Mẹ, chỉ vừa đủ cho nỗi lòng nói lên một câu quá vắn tắt. Giờ đây tim con được tự do hơn để bộc lộ và giải bày câu dâng mình thành một lời tuyên xưng đức tin của chúng con nơi Mẹ một cách đầy đủ hơn. Ngay từ muôn thuở, Ba Ngôi chí thánh đã nghĩ đến Mẹ cùng với Chúa Cứu Thế, và định cho Mẹ chia sẻ thiên chức với Người; Mẹ đã được nhắc đến qua lời tiên tri ở Vườn Địa Đàng, về người Nữ mai này sẽ sinh Đấng Cứu Thế. Mẹ kết hợp với Người trong lời van nài của những ai đợi trông Đấng Cứu Thế đến. Mẹ nên một với Chúa qua ơn Vô Nhiễm Thai, là ơn đã cứu rỗi Mẹ một cách kỳ diệu. Mẹ đã đồng nhất với Chúa Cứu Thế trong tất cả Mầu Nhiệm của Người, từ Thiên Sứ Truyền Tin cho đến giờ dưới chân Thánh Giá. Mẹ đã được nâng lên bậc vinh quang cùng Người; ngày nay Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Mẹ đang ngồi bên ngai của Chúa Cứu Thế để cùng Người quản trị Vương quốc thánh sủng. Với ý định hoàn tất công cuộc Cứu Thế mà Đức Mẹ đã tham gia từ đầu đến cuối, nên chính Mẹ đã tham gia mọi hoạt động của chúng con. Chúng con hiểu rõ rằng: với Đức tin, Tình thương và việc phụng sự của chúng con, Mẹ làm trọn sứ mạng này một cánh hoàn hảo. Thánh Lễ hôm nay do Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm chủ tế, trong bài giảng Đức Ông cũng nhắc nhở mọi người, nhất là các quân binh của Mẹ cần phải nên giống Mẹ hơn, đặc biệt là đức khiêm nhường và xin vâng của Mẹ.

Xem Hình Click Nơi Đây

Tiếp theo là phần dâng mình cho Đức Mẹ, thật cảm động, hôm nay không phân biệt hội viên Legio hoạt động, bảo trợ hay tán trợ mà tất cả mọi người tham dự Thánh Lễ đều đồng loạt xếp hàng hai lên dâng mình cho Đức Mẹ. Thánh Lễ đã kết thúc sau phép lành của Đức Ông, sau cùng là Kinh Bế Mạc được cất lên kết thúc Lễ Acies năm nay thật sốt sáng và trang nghiêm.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Mời tham dự Hành hương Đức Mẹ La Vang tại Thủ đô Washington DC tháng 6, 2011
Liên Đoàn CGVNHK
10:02 22/03/2011
Kính Mời Tham Dự

Hành Hương Đức Mẹ La Vang, Thủ Đô Washington DC ngày 16-18 tháng 6, 2011
“Về Bên Mẹ La Vang: Yêu Thương-Hiệp Nhất-Phục Vụ”
Kỷ Niệm 5 năm Khánh Thành Nguyện Đường


Thứ Năm, 16/6/2011
7pm Lễ Khai Mạc, Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Silver Spring, Maryland
- Chủ Tế: Đức GM Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Toronto
- Giảng Thuyết: ĐÔ Joseph Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Miền Trung Đông
8:30pm-10pm Đức GM Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, chia sẻ: “Đức Mẹ Đồng Hành với Gia Đình Chúng Ta”

Thứ Sáu, 17/6/2011
6pm Thánh Lễ, Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo VN, Arlington, Virginia
- Chủ Tế: Đức GM Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Toronto
- Giảng Thuyết: LM Paul Phan Quang Cường, Chủ Tịch Miền Tây
8pm Tiệc & Văn Nghệ Hành Hương tại Nhà Hàng Harvest Moon, Falls Church, Virginia

Thứ Bảy, 18/6/2011
1:30pm Tập trung, Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, DC
2pm Cung Nghinh Thánh Tượng Đức Mẹ và Các Thánh Tử Đạo VN, Thánh Lễ Đại Trào Kính Đức Mẹ LaVang & kỷ niệm 5 năm Nguyện Đường
- Chủ Tế & Giảng Thuyết: Đức GM Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Toronto
3:30pm Viếng Đức Mẹ tại Nguyện Đường
3:45pm Bế Mạc.

LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm

___________________________________
Tiệc & Văn Nghệ Hành Hương với Đức GM Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu
8pm, thứ Sáu, 17/6//11, Harvest Moon.

Đặt Vé Dự Tiệc & Văn Nghệ: $30/người, số chỗ có hạn, xin liên hệ sớm với:
GS Bùi Hữu Thư: 703-281-7929, Email: thumaibui@yahoo.com
Ông Nguyễn M. Hoàng: 301-368-3561, Email: hoangmai47@yahoo.com

Văn Nghệ: Quý vị nào có nhã ý giúp vui trong buổi tiệc cùng với hai Giáo Xứ Mẹ Việt Nam
và Các Thánh Tử Đạo VN, xin liên lạc hai số phone và email trên.

Tấm Lòng Vàng: Chân thành cảm tạ quý Giáo Xứ, Cộng Đoàn và Mạnh Thường Quân có lòng quảng đại giúp đỡ
cho Liên Đoàn có phương tiện trang trải những tốn phí trong việc tổ chức Hành Hương hằng năm.
Check ủng hộ xin đề: Hành Hương Lavang.
Gởi về: Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo VN,
915 S. Wakefield St., Arlington, VA 22204.

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LAVANG
Thủ Đô Washington DC, 16-18 tháng Sáu, 2011
Địa Chỉ Cần Biết:


1. Chỗ Ở (xin liên lạc trực tiếp):
Đại Học Trinity: 25 Michigan Ave. NE, Washington, DC 20017 - 202-884-9000.
$60/phòng 2 người 1 ngày, thêm $7.00 tiền drap, áo gối mỗi người. Mrs. Keisha Lago, (202) 884-9136.
Email: Conferences@trinitydc.edu.

Khách Sạn:
- Days Inn: 2201 Arlington Blvd, Arlngton, VA; từ $67 - (703) 525-0300
- Hyatt: 1325 Wilson Boulevard, Arlington, VA; từ $87 - (703) 525-1234
- Comfort Inn: 1211 N. Glebe Rd., Arlington, VA; từ $91 - (703) 247-3399
- District Hotel: 1440 Rhode Island Ave NW, DC; $48-$65 - (202) 265-3725
- Howard Johnson Express Inn: 600 New York Ave, NE, Washington DC; $39-$79 – (866) 615-9330
- Holiday Inn Georgetown: 2101 Wisconsin Ave. NW, Washington DC; $79-$149 - 1-800-356-3584
- Comfort Inn: 6111 Arlington Blvd, Falls Church, VA 22044; $55-$110 - (703) 534-9100
- Ramada Limited Falls Church: 5666 Columbia Pike, Falls Church, VA; $48-$85 - 866-615-9330

2. Giáo xứ Mẹ Việt Nam LM Vũ Ngọc An, Chính Xứ
11812 New Hampshire Ave. Silver Spring, MD 20904 , ĐT: (301) 622-4895

3. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. LM Nguyễn Đức Vượng, OP, Chính Xứ
915 S. Wakefield Street, Arlington, VA 22204, ĐT: (703) 553-0370

4. Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ
Vô Nhiễm Nguyên Tội (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception):
400 Michigan Ave, NE, Washington DC 20017-1566

5. Nhà Hàng Harvest Moon
7260 Arlington Blvd, Falls Church, VA 22042, ĐT: (703) 573-6000
 
Văn Hóa
Thiên Thần truyền tin
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
09:39 22/03/2011
THIÊN THẦN TRUYỀN TIN
(Theo ý : Lc 1, 26-38)

Kính mừng Bà, Đức nữ đồng trinh
Ân sủng dạt dào Đấng cực linh .
Thiên Chúa ở cùng Thân phận nữ
Nhân gian xa kém Mẹ thiên đình .
Thần thai quyền phép Ngôi Ba Thánh
Cứu chuộc trần gian, Chúa giáng sinh .
Thiên Chúa toàn năng ban Ấu tử
Độ trì thế giới nhiệm ân tình !

MẸ NHẬN TRUYỀN TIN
Lc 1, 26-38 )

Mau mắn, đơn sơ Mẹ nhận lời
Thiên thần truyền lệnh ban từ trời .
“Xin vâng”, hai tiếng vui chư thánh
Ca ngợi rạng ngời khắp mọi nơi !
Vô dụng Nữ tì : đầy đức hạnh
Khiêm cung danh hiệu : Mẹ cao vời !
Truyền tin Mẹ nhận cứu nhân thế
Hoan hỉ đàn con suốt cuộc đời !
 
Lạm bàn chuyện quốc hoa
Đặng Quốc Minh Dương
09:49 22/03/2011
Từ giữa năm 2010, Bộ Văn hòa Thể thao và Du lịch đã tiến hành nghiên cứu đề án lựa chọn quốc hoa Việt Nam. Theo lộ trình, dịp Quốc khánh 2/9 tới đây, quốc hoa của Việt Nam sẽ được công bố. Nhiều người dân đang hồi hộp chờ xem “ứng cử viên” nào sẽ trở thành đoạt “ngôi vương” trong cuộc chạy đua này.

QUỐC HOA – KHÔNG PHẢI CHUYỆN LẠ

Theo Wikipedia “Quốc hoa là loài hoa biểu trưng cho một nước, được mọi người dân yêu thích. Ngoài các loài hoa ra còn có các loài cây, cỏ (…) Mỗi nước có những qui định về quốc hoa khác nhau”.

Theo thống kê, đến nay có gần 100 quốc gia trên thế giới đã công bố Quốc hoa, coi đó là biểu tượng văn hóa của dân tộc mình như: hoa Chămpa (Lào), hoa Anh đào (Nhật Bản), hoa Tuylíp (Hà Lan), hoa lan (Singapo), hoa mẫu đơn (Trung quốc), hoa hồng (Bungari), lá phong (Canada)…

Sau khi nhận trọng trách này, Ban biên soạn và Tổ biên soạn Đề án Quốc hoa Việt Nam đã đưa ra các tiêu chí lựa chọn Quốc hoa như: có nguồn gốc, hoặc trồng lâu đời ở Việt Nam, được phát triển ở nhiều vùng đất nước; thể hiện được bản sắc, văn hóa, cốt cách tinh thần dân tộc; hoa bền đẹp, có hương thơm; được sử dụng nhiều trong văn học nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc và có giá trị sử dụng cao. Ngoài ra đó phải là loài hoa được nhiều người yêu thích, sử dụng và tôn vinh. Liền sau đó, các gương mặt “ứng viên” đã được giới thiệu như hoa sen, hoa mai, hoa đào, hoa lan, hoa gạo, hoa sung, hoa ban…

ĐIỂM MẶT "ỨNG VIÊN"

Danh sách ứng viên ban đầu khá dài, nhưng qua các cuộc bình chọn sợ bộ, đến nay có thể điểm mặt bốn ứng viên tiềm năng, gồm: hoa sen, hoa mai, cây tre, hoa đào, và gần đây thêm ứng viên hoa lúa!

Người chọn hoa sen thì cho rằng: Hoa Sen vẫn được người dân Việt Nam coi là biểu trưng cho sự thanh khiết, cao quý và dung dị nhất. Ngoài vẻ đẹp hữu sắc, hương thơm thanh tao, loài hoa này còn gắn liền với nền văn hóa dân tộc và nền văn minh lúa nước, đồng thời sen có ở mọi miền đất nước. Sen đã đi vào thơ ca, truyền thuyết từ xa xưa. Sen gần gũi, thích dụng trong đời sống đến mức mỗi bộ phận (hoa, nụ, lá, thân, rễ) đều có thể được người dân chế biến thành những món ẩm thực ngon và tốt cho sức khỏe.

Người chọn hoa mai thì cho rằng “Giang hồ sót lại mình mai”. Mai vốn là giống hoa không trọc phú, cũng không bần hàn, đẹp thanh và nho nhã, người giàu người nghèo chơi được cả. Họ còn lý giải thêm: màu sắc của hoa - màu vàng, phù hợp với văn hóa Việt Nam. Màu vàng và màu đỏ là màu của tết, của may mắn, của ấm áp, sung túc và thinh vượng. Cùng với hoa mai, hoa đào là một ân ban của đất trời dành cho đất Việt vào mỗi dịp xuân về. Từ xưa đào đã trở thành biểu tượng của sự may mắn. Do vậy, người Việt vẫn có thói quen trang trí trong gia đình bằng những cành đào đỏ thắm.

Kẻ chọn cây tre thì cho rằng: tre tượng trưng cho người Viêt Nam. Từ xưa, tre là biểu tượng của sự quật cường, bền bỉ nhưng giản dị. Tre gần gũi với người dân Việt Nam vì nó có ở mọi miền đất nước.

Gần đây, tác giả Huy Bom trong bài viết đăng trên mục Blog 365 của TT&VH số ra ngày 22/6 góp thêm ý kiến nên chọn “hoa lúa là Quốc hoa”. Bài viết này nhận được sự đồng tình của ông Bùi Văn Điểm, nguyên Chánh Văn phòng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương. Theo ông Điểm nên chọn hoa lúa làm quốc hoa vì hoa lúa vừa hội đủ các tiêu chí của Ban biên soạn và Tổ biên soạn Đề án Quốc hoa Việt Nam là có nguồn gốc lâu đời ở Viêt Nam, có tính phổ biến, gần gũi. Ông lý giải thêm: “Lúa mùa nào cũng có, hoa mùa nào cũng nở, hơn hẳn hoa đào, hoa mai chỉ đợi Xuân về, hoa sen phải chờ sang Hạ. Hoa lúa thì từ Nam chí Bắc, từ đồng bằng đến núi cao, gần gũi mọi dân tộc, mọi tôn giáo đâu đâu cũng trân trọng, còn các loài hoa khác có kẻ biết người không”.

MỘT LÁ PHIẾU CHO HOA MAI

Kết quả bình chọn tìm quốc hoa của Việt Nam trên mạng Internet được thống kê đến 1-1-2011 đang nghiêng về hoa sen với 40,3%. Các loại còn lại là hoa mai: 33,6%, hoa đào: 8,2%, cây tre: 9,5%, hoa lan: 0,6%, hoa gạo: 0,6%, hoa quỳnh: 0,6%, hoa ban: 1,2%, hoa cau: 1,8%, hoa súng: 0,6%... Tại buổi triển lãm, lấy ý kiến về Quốc phục, Quốc hoa, Quốc tửu Việt Nam được tổ chức trong “Lễ hội hoa Xuân và đồ uống Tết năm 2011” do Bộ VHTT&DL tổ chức từ ngày 25 đến 30/1 hoa sen hồng đã dẫn đầu với tỷ lệ bình chọn là 81%.

Như vậy, mọi chuyện dường như đã ngã ngủ. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc chọn quốc hoa, tôi không ngần ngại nói rằng: tôi bỏ phiếu cho hoa mai. Vẫn biết rằng trên thế giới có nhiều nước chọn cùng một loại hoa làm Quốc hoa. Chẳng hạn có đến 9 - 10 nước chọn hoa hồng làm quốc hoa như nước Anh, Arập Saudi, Syria, Bungaria, Bồ Đào Nha, Iraq, Iran, Rumania, Luxembourg,… Các nước Phần Lan, Panama, Bắc Triều Tiên, Costa Rica, Singapore, Brazil, Colombia, Fiji cùng chọn hoa lan. Hàn Quốc, Malaysia và Sudan cùng chọn hoa dâm bụt, Pakistan và Philippines cùng chọn hoa nhài, Haiti và Cote d’Ivoire cùng chọn hoa dừa. Nhưng theo tôi đã là quốc hoa thì phải độc đáo, tránh trùng lắp, là biểu tượng của văn hóa dân tộc. Do vậy, nếu chọn hoa sen – dầu là sen hồng thì vẫn “đụng hàng” với các nước Ấn Độ, Srilanka. Hơn nữa, sen có khá nhiều ở các nước Đông Nam Á.

Hãy cùng chiêm ngắm mai thêm một chút nữa. Hoa mai là một trong 4 loài cây được xếp vào hàng tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). Trong bộ tranh Tứ Thời thường được các gia đình ưa chuộng treo để trang trí nhà cửa, thì hình ảnh Hoa Mai được xếp đầu tiên rồi mới đến Lan - Cúc -Trúc. Hoa Mai tượng trưng cho mùa Xuân. Mai nở như là một tín hiệu báo Xuân đã về. Người Việt xưa cho rằng tùng, cúc, trúc, mai có tính chất đặc biệt nổi bật, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người: tùng vững chãi, chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết; trúc thanh mảnh, nhưng dẻo dai bền chắc; cúc đẹp bình dị, hương thơm nhẹ nhàng, thanh tao; mai tươi đẹp rực rỡ, hương hoa tinh khiết với màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển và sang quý, là màu của vua chúa ngày xưa. Năm cánh hoa mai là hình ảnh của 5 vi thần may mắn, của ngũ phúc (phước, lộc, thọ, khang, ninh). Mai cũng như đào biểu tượng cho sự trường thọ. Mai xuất hiện nhiều trong văn văn học nghệ thuật, trong kiến trúc điêu khắc. Mai là biểu tượng của sự cao khiết – một tố chất của người quân tử. Chính vì thế mà người hay chữ, kiêu bạc như Cao Bá Quát cũng phải “tự thú” rằng:

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai
(Mười năm chu du tìm gươm báu
Một đời ta chỉ cúi lạy hoa mai)


Theo tôi, quốc hoa phải vừa là biểu tượng vừa là phải thể hiện ước mơ của con người Việt Nam. Hoa mai nở rực rỡ vào mùa xuân, là biểu tượng của cái đẹp bừng nở, sự hưng vượng, sự khởi phát trong tương lai. Do thế, chọn mai là chọn niềm vui, lạc quan và hy vọng.

Cũng cần phải nói thêm rằng khi đưa ra các tiêu chí trên hình như trong tư tưởng của Ban biên soạn và Tổ biên soạn Đề án Quốc hoa Việt Nam đã có sẵn ý định chọn hoa sen là quốc hoa!? Bởi chọn các tiêu chí như “được phát triển ở nhiều vùng đất nước; hoa bền đẹp, có hương thơm; được sử dụng nhiều trong văn học nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc và có giá trị sử dụng cao …thì vô hình trung đã loại cây tre, loại cây mai, đào…ra khỏi “cuộc chơi” rồi. Cụ thể hơn nữa, liền sau đó Ban tổ chức đã có rất nhiều động thái “ga lăng” cho hoa sen như: trưng bày trực quan hoa sen, triển lãm ảnh sen Việt của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Bích; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tạo hình sen; công dụng của sen trong văn hóa ẩm thực: chè sen, mứt sen, trà sen...
 
'Mỹ chất' của dân một nước lớn
Ngô Nhân Dụng
12:07 22/03/2011
Người Việt Nam vốn kính trọng dân Nhật. Mà ít thù hận họ, so với dân các nước Á Ðông khác. Có lẽ vì, không như ở Hàn Quốc và Trung Quốc, thời gian quân Nhật chiếm và cai trị nước ta rất ngắn, tháng 3 đến tháng 8 năm 1945.

Trận động đất ở Fukushima vừa qua lại khiến nhiều người Việt thán phục tinh thần của người Nhật Bản hơn. Ở nhiều quốc gia, khi có một trận động đất làm cho bao nhiêu nhà cửa đổ nát như thế này, một mối lo của giới cảnh sát là người ta đến hôi của tại các cửa hàng. Ở Nhật Bản không thấy.

Chủ Nhật vừa qua, 13 tháng 3, 2011, ông Nguyễn Ðình Ðăng, làm việc ở Nhật Bản từ năm 1995, đã bày tỏ niềm kính trọng trong blog của ông: “...Xem trên TV thấy cụ già được quân lính cõng ra khỏi khu nhà đổ nát, vẫn mỉm cười trả lời phóng viên. Mấy phụ nữ nhận cơm nắm người ta phát trong căn nhà mất điện tối om, vẫn cúi lạy cảm ơn dưới ánh đèn pin. Cũng thấy có người khóc (cụ già và trẻ con). Toàn bộ Nội ác Nhật Bản làm việc hầu như 24/24 từ Thứ Sáu (ngày động đất). Ông kết luận: “Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm họa... là một đất nước thực sự vĩ đại.”

Hai chữ “vĩ đại” có quá đáng hay không? Chúng ta nhớ trong phim “Chuyện Tử Tế” của Trần Văn Thủy, có đoạn một phóng viên hỏi mấy em bé (với biểu ngữ viết mấy chữ “vĩ đại”) rằng: “Các em đã thấy cái gì vĩ đại bao giờ chưa?” Các cháu bé cười! Có lẽ tấm lòng cảm phục diễn tả qua hai chữ “vĩ đại” cũng không phải là quá đáng. Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Ðăng, với hai bằng tiến sĩ Vật lý và Toán học, “đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên Xô cũ, một thời gian tại Châu Âu và thăm một số trường đại học tại Hoa Kỳ,” theo lời tự thuật trong một bài trước đây. Những lời ngợi khen của ông chắc rất có cân nhắc và rất thành thật.

Một dân tộc, và mỗi con người, khi bị thử thách trong những cơn hoạn nạn, là lúc chứng tỏ mình lớn hay nhỏ, có đáng kính trọng hay không. Một dân tộc sẽ được người ta kính trọng khi tư cách chững chạc, đường hoàng thể hiện ngay trong tư cách của những người dân bình thường, chứ không phải chỉ thấy trong những công trình văn hóa, kinh tế, đồ sộ. Khi nhìn các Kim Tự Tháp ở Ai Cập hay các vận hà và Vạn Lý Trường thành ở Trung Quốc, người ta không quên rằng trong đó cũng thể hiện chế độ khắc nghiệt của các vua chúa và thân phận khốn cùng của hàng vạn dân phu. Nền văn hóa của một dân tộc thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân bình thường.

Trong cuốn tự truyện “Niên Biểu,” Phan Bội Châu kể những kinh nghiệm đầu tiên đối với dân Nhật vào năm 1905, là trên xe công cộng có ai bỏ quên đồ thì cũng không lo bị ai lấy mất. Cụ đi xe lửa từ Thần Hộ (Kobe) tới Hoàng Tân, xuống ga, chờ hành lý mà không thấy. Nhưng một viên chức đã trấn an, gọi xe đưa cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ đến quán ăn mà ông ta đã giữ chỗ cho trước. Tới nơi, thì hành lý của họ cũng tới. Hai cụ đã từng bỏ quên đồ trên xe lửa, vài ngày sau tới tìm thấy vẫn ở chỗ cũ. Cụ nhận xét: “Chính trị của cường quốc với trình độ của quốc dân chỉ một việc ấy!” Cho nên, cụ cũng khen người Nhật không khác gì ông Nguyễn Ðình Ðăng, một trăm năm sau: “Mỹ chất của dân quốc nước lớn thiệt có như thế!” Chúng tôi lập lại hai chữ “Mỹ chất” trên tựa đề là để chúng ta cùng tưởng nhớ Phan Bội Châu.

Phan Bội Châu bày tỏ niềm cảm phục khi gặp một người phu kéo xe ở Tokyo. Trở lại Nhật Bản lần thứ hai sau khi về nước, Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ đến Ðông Kinh để tìm một sinh viên người Trung Hoa học ở trường Chấn Võ. Một người phu xe biết đọc chữ Hán đưa hai ông khách Việt Nam từ ga xe lửa tới trường, nhưng anh du học sinh đó đã đi ở chỗ khác rồi. Người phu xe bảo hai khách ngoại quốc chờ ở một đầu phố, anh ta đi tìm giúp. Chờ từ 2 giờ đến 5 giờ chiều, anh phu xe trở lại, báo tin đã tìm được địa chỉ. Anh đưa hai người đến khách sạn nơi chàng sinh viên Trung Hoa đang ở trọ. Hai nhà cách mạng Việt Nam muốn đền ơn, đưa cho anh ta một đồng. Anh ta nhất định từ chối, chỉ nhận đúng 52 xu. Anh giải thích: Vì đó là giá một chuyến xe đi từ nhà ga Tokyo đến khách sạn này. Phan Bội Châu kết luận: “Than ôi! Trình độ trí thức dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng dám chết thẹn lắm sao!

Một người Việt Nam khác cũng vừa mới “phải hổ thẹn về một bài học làm người” sau khi gặp một em bé lên 9 tuổi trong vùng Fukushima bị động đất. Câu chuyện của anh Hà Minh Thành đã được truyền bá khắp các mạng của người Việt Nam trong và ngoài nước, chỉ xin kể vắn tắt. Cùng với các cảnh sát Nhật đến Fukushima lo việc cứu trợ người bị nạn, anh Thành gặp một em bé 9 tuổi, rét lạnh vì chỉ mặc một mảnh áo thung và chiếc quần cộc tập thể dục, đang xếp hàng chờ nhận thức ăn cấp cứu. Cha mẹ và gia đình em có lẽ đã tử nạn cả. Anh Thành cởi chiếc áo lạnh của mình tặng em bé, em nhận lấy. Anh lại đưa cho em bao lương khô khẩu phần ăn tối của mình. Em bé cúi đầu, nghiêng mình cảm ơn như lối người Nhật. Xong, em đem gói lương khô đó tới để chung vào thùng thực phẩm mà người ta đang phân phát rồi lại quay lại xếp vào hàng như cũ. Anh Thành “mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nó trả lời: ‘Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ.’”

Hà Minh Thành viết: “Xưa nay tôi không phục người Nhật lắm. Từ khi còn đi học, làm kỹ sư rồi làm cảnh sát thì phải luôn tiếp xúc với những người Nhật ở mặt trái của xã hội. Nhưng mà hành động của người dân Nhật trong vùng động đất bây giờ đã khiến tôi phục họ thật sự.” Anh kể chuyện một ký giả Trung Quốc tên là Vương Hy Văn cùng với anh đi ngang qua một ngôi nhà bị sập. Họ trông thấy rất nhiều đồng tiền giấy “có lẽ từ ngôi nhà đó trôi ra, ướt, nằm tứ tán cả bãi đất.” Tổng cộng số tiền rơi vãi chắc cũng vài chục triệu yen, một đô la Mỹ hiện đổi được khoảng 78 yen. Nhưng mà chẳng ai thèm nhặt. Cũng giống như năm 1905 Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ thấy không ai lượm lấy đồ người khác bỏ quên trên xe lửa! Một trăm năm sau, nhà báo Trung Hoa cũng phải thú nhận: “50 năm nữa, kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng đầu thế giới, nhưng vĩnh viễn Trung Quốc không thể được gọi là cường quốc vì 50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân cao như người Nhật hiện tại. Tôi hổ thẹn mình là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa làm người bằng họ.” Vương Hy Văn không dùng hai chữ “vĩ đại” nhưng niềm kính trọng cũng cao như của Nguyễn Ðình Ðăng.

Khổng Tử vẫn còn “sống” ở Nhật Bản trong mấy thế kỷ qua, mặc dù họ đã “duy tân” theo Âu Mỹ được hơn một thế kỷ rưỡi. Nhà báo Mỹ T. R. Reid kể rằng khi các con ông được nhận vào học mấy năm ở trường tiểu học Yodobashi số 6, Tokyo, thì “bài học mạnh nhất mà các con tôi mang theo được sau khi rời ngôi trường Nhật Bản này là một điều mà chúng tôi không chờ đợi. Các cháu được dạy để trở thành những môn đồ Khổng Giáo tí hon (to be little Confucians).” Ngôi trường công lập đó dùng biết bao nhiêu thời giờ, kỹ xảo và năng lực để dạy các bài học đạo đức: đức hạnh công dân, cách cư xử đúng, hành vi đúng, như là những thành tử trong một cộng đồng. Reid đã việt cuốn “Confucius Lives Next Door” (Ông Khổng Tử bên hàng xóm). Mỗi khi nhà báo thắc mắc tại sao người Nhật lại hành động khác hẳn lối người Mỹ, ông hàng xóm của Reid ở Tokyo, ông Matsuda Tadao lại giải thích bằng một câu: “Ðức Khổng Tử nói rằng...” Trước năm 1945, ở Việt Nam các bậc cha mẹ, ông bà cũng thường dạy con cháu như vậy: “Ðức Khổng Tử nói rằng...” T R Reid giải thích tất cả những đức tính của người Nhật Bản, lễ độ, liêm khiết, trung trực, trọng công ích, danh dự, tín nghĩa, vân vân, là nhờ nền giáo dục Nho Giáo. Người Trung Hoa và người Việt Nam đã tự cắt đứt với truyền thống đó, thay các quy tắc đạo lý của Khổng Mạnh bằng các khẩu hiệu chính trị nhập cảng từ Nga Xô.

Trong một bài về đời sống dân Nhật, Nguyễn Ðình Ðăng đã kể chuyện bà vợ và con ông đánh mất ví, rồi sau đó có người lượm được đã đem trả, hoặc gửi bưu điện trả tận nhà. Trong một cuộc hội nghị khoa học, một giáo sư người Ý đến dự, cũng mất thẻ thông hành (hộ chiếu) trong khi đi chơi Tokyo. Anh ta hết sức hốt hoảng, nhưng mọi người nói anh cứ yên tâm, gọi điện báo cho Ðại Sứ Quán rồi chờ. Quả nhiên ngày hôm sau, Ðại Sứ Quán Italia gọi điện thoại nói có người đã nhặt được hộ chiếu của anh và gửi đến cho. Nhà khoa học người Ý kêu lên: “Thật là không thể tin được!”

Nguyễn Ðình Ðăng cũng giải thích tư cách đạo đức của người Nhật đạt được là nhờ nền giáo dục, giống như T R Reid. Nhưng ông còn nhận thấy một yếu tố quan trọng khác, nằm trong chế độ chính trị nước Nhật: Ðó là quyền tự do phát biểu. Reid là người Mỹ, đối với ông thì cuộc sống tự do dân chủ ở Nhật không có gì khác lạ với ở Mỹ, cho nên ông chỉ so sánh nền giáo dục hai nước. Nguyễn Ðình Ðăng từ Việt Nam sang Nhật nên nhìn thấy những điều T R Reid không quan tâm.

Nước Nhật đã có một hiến pháp dân chủ do người Mỹ soạn cho, sau khi Nhật bại trận. Ông Ðăng viết: “Quyền tự do cá nhân được Hiến Pháp tôn trọng tuyệt đối,” và “ở Nhật không có bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền bắt bạn cắt xén sáng tạo của bạn, hoặc ngăn cấm bạn triển lãm hoặc in ấn tác phẩm của mình vì những gì bạn viết hoặc vẽ ra trong tác phẩm...” Ông Ðăng còn thấy khi tới sống ở nước Nhật cả trẻ em cũng cảm thấy được sống tự do: “Một anh bạn Việt Nam mới sang Nhật cùng vợ và con trai học lớp Một. Tôi hỏi cháu: ‘Cháu thấy trường Nhật khác với trường Việt Nam thế nào?’ Cháu trả lời: ‘Ở trường Nhật cháu cảm thấy được nói năng tự do thoải mái.’”

Ông Ðăng nhớ lại câu chuyện của chính con trai của ông, nói với cha là cháu đã biết nói dối lần đầu tiên khi còn học lớp Một ở Hà Nội. Sáng hôm đó cô giáo quát: “Ai quên mang lọ mực, hãy để tay lên bàn.” Các học sinh để tay lên bàn đều lãnh một vụt thước kẻ vào tay rất đau. Con tôi cũng quên mực, nhưng không muốn ăn vụt, nên cháu đã nói dối: “Thưa cô, sáng nay lúc em chuẩn bị lọ mực đi học, mẹ em đã đánh đổ mất!” Cháu được cô tha.” Ông kết luận: “Dạy dỗ dựa trên sự sợ hãi không cảm hóa được con người mà chỉ làm con người trở nên dối trá, thủ đoạn.”

Nhưng Nguyễn Ðình Ðăng vẫn nhìn xa hơn câu chuyện trước mắt: “Không thể xây dựng một xã hội tự do, văn minh, hạnh phúc dựa trên sự sợ hãi của người dân. Có lẽ người Nhật hiểu rất rõ điều đó khi xây dựng xã hội của họ.”

Tất cả mọi người Việt Nam đều muốn nước mình sẽ tiến bộ, có ngày theo kịp dân Nhật Bản. Qua những câu chuyện trên đây ai cũng có thể rút ra những kết luận phải làm gì. Phải có tự do dân chủ. Phải xây dựng nền giáo dục dựa trên đạo lý; không bắt các nhà giáo, các khoa học gia, nhà văn, nghệ sĩ làm nô lệ cho các cán bộ chính trị. Ðừng để đến đầu thế kỷ 22 lại có người Việt Nam đến nước Nhật và cảm thấy hổ thẹn như ông, cha đã từng hổ thẹn.

(Nguồn: Thursday, March 17, 2011, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=128308&z=7)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đơn
Lê Trị
21:37 22/03/2011
ĐƠN

Ảnh của Lê Trị

Nắng chiều hắt sáng suốt hành lang

Dẫn lối giai nhân bước nhẹ nhàng

Về đâu viễn xứ đời cô lữ ?

Hay tìm lấy bóng phút ngỡ ngàng ?

(Lê Trị)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News