Ngày 21-03-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật III Mùa Chay -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
00:00 21/03/2019

X.Hành:1-8a, 13-15; T.vịnh 102; 1 Côrintô 10: 1-6, 10-12; Luca 13: 1-9

Máy điện thoại của tôi gồm nhiều nút có chức năng nhận tin tức. Suốt ngày điều có tin mới về những người di cư ở Trung Mỹ qua Mẽ Tây Cơ; tin tức mới nhất về tòa Bạch Ốc; tin tin tức về cơn lốc xoáy khủng khiếp ở Alabama; về sự khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Venezuela; về những nhà chính trị chống đối thủ tường Trudeau ở Canada v.v...

Với những phương tiện máy móc hiện đại và phương tiện truyền thông xã hội, tôi nghĩ nhiều người trên khắp hoàn cầu đều cập nhật được những tin tức mới một cách nhanh chóng. Chúng ta cùng nhau cùng nhau biết được: những tai họa, những chống đối, sự khắc nghiệt về thời tiết, về các trận đấu bóng đá và bóng chày v.v... Thời buổi này tin tức đi rất nhanh.

Thời Chúa Giêsu, tin tức đi chậm hơn nhiều, không có máy vi tính, không có báo chí, chỉ có lời truyền miệng. Bài phúc âm hôm nay cho chúng ta biết những gì mọi người đang nói với nhau. Cũng như thời nay, tin tức hàng đầu vẫn là tin về những cái xấu. Tin xầu đi nhanh nhất trong mọi thời đại. Hai sự kiện xấu với những lý do khác nhau. Dân chúng nói với Chúa Giêsu về tổng trấn Philatô giết hại nhiều người Galilê (Chúa Giêsu là người Galilê). Philatô giết những người đó trong Đền Thờ là nơi họ đến để hiến tế súc vật. Máu của họ đã tràn ra hòa lẫn vào máu của các tế vật, Hãy tưởng tượng sự phẩn nộ, sự sỉ nhục và sự bất lực của dân Do thái về những sự việc đã xãy ra. Trong tất cả mọi nơi, Đền Thờ là nơi thánh thiêng. Người dân trong thời Chúa Giêsu có một phàm nhân đáng bị bêu rếu và đổ lỗi cho họ của về tin xấu đầu tiên này. Chính Philatô, là một bạo chúa nữa đang cai trị trên lưng những người nô lệ.

Còn tin tức xấu thứ nhì là gì? Tháp Siloa đổ xuống đè chết 18 người. Những thảm họa như thế vẫn còn đang tiếp tục xãy ra trong thời đại chúng ta. Một số sự kiện nghiêm trong là do thiên tai (như trận lốc xoáy ở Alabama vừa rồi), Một số sự kiện khác được gây nên bởi việc lỗi kỷ thuật trong xây dựng, do cố gắng giảm chi phí trong xây dựng. Thời Chúa Giêsu, và cũng có ít người thời nay nghĩ là "Thiên Chúa đã trừng phạt những người đó". Mỗi khi khó khăn, khủng hoảng hay bệnh tật xãy ra thì thường dân chúng tự hỏi "tôi đã làm gì mà Thiên Chúa trừng phạt tôi như thế?”.

Nếu chúng ta kết luận là Thiên Chúa trừng phạt chúng ta mỗi khi có những điều tồi tệ xãy đến, thì điều đó có thể cho phép chúng ta nói với họ rằng có những người khác đã thoát khỏi án phạt nên họ tư kết luận: "có thể tôi đã làm điều gì tốt lành trước mắt Thiên Chúa, hãy nhìn xem tôi thật may mắn. Tôi có sức khỏe tốt, có việc làm ổn định, có gia đình êm ấm, có học vấn đầy đủ v.v..." Tạ ơn Chúa về những điều tốt lành trong đời sống chúng ta là điều cần phải làm. Nhưng, bài phúc âm hôm nay khuyên chúng ta nên cẩn thận. Sức khỏe và tiền tài của chúng ta không liên quan gì đến các đức hạnh của chúng ta và cũng không phải là phần thưởng cho những hành vi tốt của chúng ta.

Chúa Giêsu bác bỏ những kết luận quá đáng và đầy thách thức cho các thính giả của Ngài. Vì họ có thể hài lòng và cảm thấy thoải mái khi tự kiểm về đời sống củ chính họ, và họ sẽ thay đổi khi nào và lúc nào họ cần đến. Vậy bài phúc âm nào xứng hợp cho Mùa Chay?

Như vậy bài phúc âm về dụ ngôn cây vả thì sao? Cây vả không có trái, nhưng người làm vườn xin ông chủ vườn cho thêm một năm nữa: "thưa ông, xin cứ để nó lại. Tôi sẽ vun xới chung quanh và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó di". Đây là câu chuyện về sự sám hối, nên phải có thì giờ để làm việc này. Nhưng điều đó là điều khi làm nên cẩn thận cân nhắc, vì nó có thể làm cho chúng ta rối trí không biết cần làm những việc gì trước để không bị quá chậm trể.

Dụ ngôn nhắc chúng ta nhớ điều chúng ta đã biết: đời sống ngắn ngủi như thế nào. Chắc là chúng ta đã biết có những người chết một cách đột ngột. Điều đó phải thức tỉnh chúng ta và có thể giúp chúng ta: hãy hàn gắn sự liên hệ đang rời rạc; chú ý đến đời sống hôn nhân; dành nhiều thì giờ sinh hoạt với con cái; hãy cố gắng từ bỏ những thói quen xấu; hãy gọi những cú điện thoại liên kết; hãy tham dự vào sinh hoạt cộng đoàn giáo xứ và giúp đở người nghèo trước khi quá chậm trể.

Dụ ngôn về cây vả không có trái là một ân sủng. Đây là một dụ ngôn cảnh tỉnh chúng ta để nói với chúng ta rằng: còn có thì giờ để thực hiện những thay đổi, những gì mà chúng ta đã hứa hẹn là chúng ta sẽ làm. Dụ ngôn quá rõ rang ... là thì giờ có giới hạn. Khi chúng ta có thì giờ nhất định phải làm điều tốt cho chúng ta. Tôi phải tập trung nổ lực, phải làm với sự cố gắng cao làm cho nhanh lẹ. Hãy nghe lời của người làm vườn "nếu nó không có trái, thì ông có thể chặt nó đi".

Chúng ta đang có được thì giờ, đó là thời gian của ân sủng: chúng ta có thì giờ để phát triễn; để trưởng thành về phần hồn; để thay đổi lối sống của chúng ta; để phục vụ Thiên Chúa; để loại bỏ những trở ngại dù lớn hay nhỏ giữa Thiên Chúa và chúng ta; giữa chúng ta và những người khác.

Thời gian có giới hạn, nhưng chúng ta không nên tự thân hành động một mình trong mọi sự. Dụ ngôn nói về ân sủng: chúng ta đã được "vun xới" bởi một người làm vườn thân yêu. Nếu chúng ta muốn thay đổi, chúng ta sẽ được giúp đở. Chúa Giêsu là người làm vườn. Ngài sẽ vun xới, bón phân cho chúng ta sinh hoa trái, sám hối và trung kiên làm môn đệ.

Nếu chúng ta mở mắt ra và nhìn kỹ, chúng ta có thể nhận thấy bàn tay nhân từ của Thiên Chúa đang giữ lấy chúng ta: qua bạn bè tốt; qua gia đình trong những thời gian nghĩ ngơi hằng ngày; trong lúc yên tĩnh và ngay cả trong những lúc vội vả và thình lình. Bàn tay nhân từ của Thiên Chúa có sẵn để dẩn dắt và nâng đở chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Kinh Thánh chỉ cho chúng ta đường lối giúp chúng ta lựa chọn. và trong đời sống phục sinh của Chúa Giêsu trên bàn thờ hôm nay. Ngài là người làm vườn nuôi nấng chúng ta và cho chúng ta lương thực đó đẻ chúng ta có thể dùng thì giờ chúng ta có để thay đổi và sinh hoa trái, không phải chỉ cho chúng ta mà cho cả những người cần đến nữa.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


3RD SUNDAY OF LENT -
Exodus 3: 1-8a, 13-15; Ps 103; 1 Corinthians 10: 1-6, 10-12; Luke 13: 1-9

I have podcasts and apps on my phone. Throughout the day banners drop-down with news updates about: the Central American refugees’ progress through Mexico; the latest events from the White House; the awful tornado in Alabama; the economic and political crisis in Venezuela; Prime Minister Trudeau’s political woes in Canada, etc.

With modern technology and social media I imagine all over the world people are getting similar updates – almost immediately. Together we learn of tragedies, conflicts, weather, soccer and baseball scores. News these days travels fast, very fast.

In Jesus’ time news traveled much slower. No Internet. No newspaper. Just word of mouth. Today’s gospel tells us what people were talking about. Like our own times, the top news of the day were about tragedies. Bad news travels fast in any age. Two tragedies, with two different causes. People told Jesus about the tyrant Pilate’s slaughter of Galileans (Jesus was a Galilean). Pilate killed them in the Temple, where they had come to offer animal sacrifices. The blood of the victims, mixed with the blood of their own sacrifices. Imagine the outrage, humiliation and impotency of the Jewish people over what happened to those victims. In, of all places, the sacred Temple! Jesus’ contemporaries had a specific human to blame for this first piece of bad news – Pilate – one more tyrant coming down hard on the backs of an enslaved people.

What would people say about the second piece of bad news? A tower collapsed in Siloam and killed 18 people. Similar catastrophes continue to happen in our own time. Some are the results of natural forces (like the recent tornado in Alabama); others are caused by faulty construction – sometimes because of attempts to cut the costs of construction. In Jesus’ time, maybe for some today, people would have said: "God was punishing those people." It is not uncommon when pain, tragedy, or sickness happen that people ask: "What did I do that God is punishing me so?"

If we conclude that God is punishing us when bad things happen, then that lets other people off the hook who might conclude: "I must be doing something right in God’s eyes, look how blessed I am. I have good health, good job, a together family, good schooling etc." It is appropriate to appreciate and be thankful for the good things in our lives. But today’s gospel offers us a caution. Our prosperity and well-being have nothing to do with our virtue, nor are they a reward for good behavior.

Jesus pushes aside such presumptuous conclusions and challenges his hearers, who might be feeling content and comfortable, to examine their own lives and make changes when and where necessary. What an appropriate gospel for Lent!

Thus, the parable of the fig tree. It’s not bearing fruit, but the gardener convinces the owner to give it another year, under the gardener’s extra care. "Sir, leave it for this year also and I shall cultivate the ground around it and fertilize it. It may bear fruit in the future. If not cut it down." It is a tale of reprieve; there is time to do something. But that comes with a caution that can stir us to do what needs to be done – before it is too late.

The parable might remind us of what we already know: life is short. We certainly know enough people who have died suddenly. That should wake us up. It could prompt us to: work on that tattered relationship; attend to our marriage; spend more time with the kids; deal with that bad habit; make that phone call; join our parish community and its outreach to the poor – before it is too late.

The parable about the barren fig tree is a grace. It is a wake up call to tell us it is a good time to make the changes we have been putting off and know we must do. Because, the parable is quite clear... there is a time limit. I work best when I have a deadline. I get to the job at hand; concentrate my best efforts and work diligently. Hear the voice of the gardener, "If it doesn’t bear fruit you can cut it down."

We are being given time – a graced time. We have space to grow; mature spiritually; reshape our lives; serve the Lord; remove the obstacles, big or small, between us and God; between us and others.

There is a deadline. But we don’t have to get our act together on our own. The parable is about grace. We are "cultivated" by a loving Gardener. If we desire to change we have help. Jesus is the Gardener who will nurture in us fruits of conversion and faithful discipleship.

If we open our eyes and look closely we might see the gracious hand of God reaching out to us: through friends and family; in the breaks in our daily routine; during a quiet moment and even in the rush and in the surprises. God’s gracious hand is there guiding and strengthening us through: the Scriptures, showing us the way and helping us to choose it and in the resurrected life of Jesus present to us today on the altar. He is the Gardener who nourishes us and gives himself as food and drink so that we can use the time we have to change and bear fruit – not just for ourselves, – but for those in need.
 
Kiên nhẫn
Lm Vũđình Tường
01:01 21/03/2019
Có người đối đáp rất nhanh, dường như lưỡi đi trước, óc não lẽo đẽo theo sau. Hạnh phúc thay có những người may mắn vì đầu óc họ luôn cảnh tỉnh để điều khiển môi miệng. Đây là một ơn đặc biệt và họ rất thành công trong lãnh vực giao tế. Khi kiên nhẫn và khôn ngoan đi chung, chúng luôn hỗ trợ lẫn nhau, và mọi í kiến, chia sẻ của họ đều đáng lắng nghe. Người ta thường lầm lẫn giữa kiến thức và khôn ngoan. Kiến thức có thể tìm kiếm trong sách vở hoặc học hỏi do người trước để lại. Khôn ngoan không thể tìm kiếm trong sách vở, mà cần phải trải qua biến cố trong đời sống thường ngày. Khôn ngoan học được do kinh nghiệm của chính cá nhân đó, và khôn ngoan thường đi chung với hy sinh. Hy sinh đòi kiên nhẫn cộng chung với đau khổ. Vì thế khôn ngoan cần thời gian mới có thể có được và bởi chúng là kinh nghiệm đã trải qua nên khôn ngoan rất quí và rất đáng trân trọng. Khôn ngoan nhận được trong cầu nguyện còn đáng quí trọng hơn nhiều bởi khôn ngoan đó không đến từ con người mà đến từ Đấng Tối Cao, từ Thiên Chúa. Chính kiên nhẫn trong cầu nguyện là một trong những ơn khôn ngoan. Ơn này giúp ta không nản lòng, kiên nhẫn đợi chờ ơn xin trong cầu nguyện.

Xã hội hiện nay đòi nhanh chóng có kết quả, và nếu phục vụ đòi được phục vụ ngay. Người ta thích thú khi xe chạnh nhanh hơn, vui mừng khi điện thư liên lạc trong vòng vài giây, và khi lên lưới toàn cầu người ta muốn có hình ảnh trong nháy mắt. Ngay cả thực phẩm người ta cũng thích những bữa ăn nhanh, gọn, ngon miệng. Chính vì mong muốn có kết quả tức thời mà con người trao cho nhau rất nhiều sức ép, làm sao cho nhanh hơn người khác mới hy vọng thành công. Sức ép xảy ra trong xã hội, trong gia đình và giữa vợ chồng với nhau. Kết quả thường là những đổ vỡ. Ra đi mang theo mối buồn vừa bất tận, vừa uất hận.

Thiên Chúa rất kiên nhẫn với con người. Lịch sử dân Do Thái cho thấy một Thiên Chúa bao dung, kiên nhẫn chờ đợi con người trở về làm hoà cùng Thiên Chúa. Đức Kitô kể dụ ngôn người cha nhân lành chờ con hoang trở về nói lên hình ảnh một Thiên Chúa đầy yêu thương, giầu lòng tha thứ Lk 15,11tt. Đức Kitô kể dụ ngôn người đi tìm chiên lạc, tìm được vác trên vai mang về là hình ảnh một chủ chiên đầy nhân ái, bao dung Lk 15,3-7. Với dân Do Thái, Thiên Chúa gởi hết tiên tri này đến tiên tri nọ giúp họ trở về cùng Thiên Chúa. Câu chuyện bụi gai bốc lửa cao ngùn ngụt mà bụi gai không cháy cho biết Thiên Chúa kêu gọi Môisen thành người lãnh đạo cứu dân người thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập Xh 3,15. Chính Thiên Chúa là Đấng khởi sự bác nhịp cầu liên lạc với Môisen và sai Môisen đi làm công việc giải thoát dân. Dưới hướng dẫn và bảo trợ của Thiên Chúa, Môisen giải thoát dân Chúa khỏi ách nôlệ tiến vào vùng Đất Hứa. Môisen rất lo lắng, ông xin Chúa giúp làm thế nào cho dân chúng tin là ông được Thiên Chúa sai đến giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ.

Ngài ban sức mạnh tâm linh và ơn khôn ngoan cho Môisen để ông hoàn thành sứ mạng Chúa giao. Công việc Chúa giao tưởng khó hơn cả mò kim đáy biển. Mình ông sao có thể gánh vác việc chống lại quân Ai Cập, lúc đó đang là đạo binh toàn thắng, không cần phải đánh nghe đến tiếng đoàn quân người ta chuẩn bị đầu hàng. Môisen không kinh nghiệm chiến tranh, chưa từng lãnh đạo ai, làm sao mình ông có thể gánh vác việc cứu dân Chúa khỏi ách nô lệ. Điều này cho thấy chính Thiên Chúa chống đỡ cánh tay Môisen làm công việc cho Thiên Chúa. Môisen khôn ngoan khi xin Thiên Chúa cho biết tên và Thiên Chúa cho biết tên, tạm dịch là 'Đấng Hằng Hữu, hay là Đấng Luôn Có'.

Khi chúng ta giới thiệu tên mình cho người khác là chúng ta tạo nhịp cầu thân hữu. Nếu cuộc đối thoại tốt đẹp, chúng ta cho biết thêm nhiều tin tức về cá nhân mình, ví dụ như số điện thoại cầm tay, hay địa chỉ điện thư như thế là tạo cho tình thân hữu bền chặt hơn. Đối lại giữ kín không trao đổi tin tức, tình thân hữu đang âm thầm bị cắt đứt. Thiên Chúa cho biết tên Ngài nơi biến cố bụi gai là dấu chỉ Thiên Chúa tạo mối giây liên kết với con người. Trong Kinh thánh, sứ mạng thường đi chung, kèm theo khi Thiên Chúa ban tên cho ai. Trường hợp của Môisen, ông được con gái Pharaôh với lên từ giòng sông. Vì thế tên của ông có nghĩa là được 'Cứu Vớt'. Í nghĩa này đi chung với sứ mạng giải thoát dân Chúa khỏi ách nô lệ. Ông 'Cứu Vớt' dân Chúa khỏi cảnh tù đầy. Nó còn mang í nghĩa ông 'Cứu Vớt' họ khỏi chìm sâu đáy biển khi vượt qua Biển Đỏ. Môisen rất kiên nhẫn với dân chúng suốt bốn mươi năm dài trên đường về Đất Hứa. Bất cứ khi nào họ cảm thấy đói, khát, mệt nhọc họ đều than vãn và có í muốn nổi loạn chống lại cái cực khổ, nóng hạn hoặc lạnh tê tái. Người ta đã không cam tâm nhẫn nhục, chịu đựng nhưng luôn trong vào nhà lãnh đạo để than phiền, khiển trách.

Những lúc như thế Môisen luôn rút lui, lẩn trốn trong cầu nguyện, xin ơn khôn ngoan qua cầu nguyện và ông đã dẫn dân chúng đến vùng Đất Hứa an toàn.

Chúng ta xin ơn kiêm tâm trong cầu nguyện.

TiengChuong.org

Patience

For some their tongues are faster than their minds; while others are blessed because their minds take control of their tongue. This special gift is a guarantee of success in human relationships. When patience and wisdom go hand in hand, they are reciprocal. From anyone who possesses those gifts, their sharing is worth listening to. True wisdom takes time, because true wisdom in life is gained through personal experience, and it is often associated with personal sacrifice. Through reflection on past experience, we attain wisdom. This kind of personal wisdom, we can't get from readings, or endow it to the next generation. We all know that wisdom received from prayers is precious, because it comes not from human knowledge, but from above. Being patient in prayer is itself a gift of wisdom.

Our contemporary society demands to have a quick answer for most things. We like fast cars, fast computers, and even fast food. We don't live in a patient society. We want to have instant services in everything. Our impatience makes life stressful, both for us and for others. Impatience puts pressure on a family's relationships, and the end result is often a sad one.

God is infinitely patient with the human race. The history of the Israelites revealed that God wasn't just patiently waiting for them to come back to God, but God sent the prophets to care for and encourage them to come back to God's love. The story of the burning bush in today's first reading revealed God's redemptive plan for the Israelites. He strengthened Moses to carry out his mission, liberating the Israelites from slavery in Egypt. The task given is harder than to swim across an ocean, because Moses is a lone wolf. He has no skills in either military matters or leadership, and yet, God called him to carry out God's plan. Moses covered his face and prayed to God because he had many concerns. One of the concerns was the swaying of his own fellow Israelites to believe that God sent him. God gave Moses God's name: 'I Am who I Am'. Ex. 3;15 is a source of guarantee. In giving God's name, through Moses, God re-established the relationships with God's people. When we voluntarily give our name to someone, it means we initiate our friendship with that person. If the friendship establishes well, we then reveal more about ourselves to that person, namely we may exchange phone numbers or email addresses and hope to meet again. When more personal information is given, it cements the friendship. Otherwise, the initial friendship will bear no fruit. God revealed God's Name to Moses at the burning bush. God established God's relationship with Moses. Under God's guidance and protection, Moses became the leader of the Israelites, leading them out of Egypt to enter the Promised Land.

In the Old Testament when a name is given, it entails a mission to follow. It also reflects a character of that person. For example Moses means 'drawn out'. He was drawing out of the Nile by the Pharaoh's daughter and adopted into the royal family, at a time when the Israelites were slaves in Egypt. The meaning 'drawn out' also indicated that Moses would deliver his people from the waters of the sea.

We ask for the gift of wisdom through prayers.
 
Bài Giảng CN 3 Mùa Chay: Sám Hối và Canh tân
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:35 21/03/2019
Chúa Nhật III MÙA CHAY: SÁM HỐI VÀ CANH TÂN ĐỜI SỐNG
Xh 3, 1-8a.13-15; 1 Cr 10,1-6.10.12; Lc 13,1-9
Một trong những chủ đề chính yếu của Lời Chúa hôm nay là sám hối và canh tân đời sống. Đây là sứ điệp cốt lõi của Tin Mừng và là lời mời gọi chính yếu của Mùa Chay thánh. Khởi đầu sứ vụ rao giảng, Đức Giêsu mời gọi: “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,5).

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quả quyết hai lần rằng: “Tôi nói cho các ông biết… nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy” (Lc 13,3.5).
Từ sám hối hay hoán cải trong tiếng Hy lạp là metanoia, có nghĩa là thay đổi tư tưởng, não trạng, cách suy nghĩ, ý thức và tâm trạng của một người. Giáo Hội dùng từ “sám hối” để nói về sự thay đổi tận căn của toàn bộ đời sống, là từ bỏ đời sống cũ, trở về với Thiên Chúa, trở thành một con người mới trong Chúa Kitô.

Mùa Chay là thời gian thuận tiện nhất để mỗi người Kitô hữu sám hối và đổi mới con người mình. Đổi mới là quy luật của sự phát triển và tiến bộ. Chúng ta quan sát thiên nhiên trong những ngày mùa đông giá lạnh, cây cối trở nên cằn cỗi, trơ trụi và không còn sức sống. Nhưng khi mùa xuân về, khí trời ấp áp, cây cối bừng dậy sức sống, chúng đâm chồi nảy lộc, trổ hoa muôn màu sắc trông thật đẹp mắt. Thiên nhiên và sự sống xung quanh chúng ta thật kỳ diệu! Qua sự kiện này, chúng ta nhận thấy rằng đổi mới là quy luật của phát triển nơi thiên nhiên.
Trong Cựu Ước (bài đọc I), dân Do Thái phải chịu cảnh áp bức và nô lệ ở Ai Cập trong nhiều năm trời. Thiên Chúa thấy rõ cảnh khổ cực và lắng nghe tiếng kêu than của dân Người. Thiên Chúa giải thoát dân thoát cảnh nô lệ bằng việc sai ông Môsê đến, lãnh đạo dân xuất hành, vượt qua Biển Đỏ, sa mạc, tiến về đất hứa (x. Xh 3,1-15). Câu chuyện Xuất Hành muốn nói rằng: để thoát cảnh nô lệ và có một đời sống mới, họ phải từ bỏ đời sống cũ là kiếp nô lệ ở Ai Cập, lên đường đến một nơi mới, sống cuộc sống mới.
Đối với người Kitô hữu, sám hối và đổi mới là quy luật của sự tiến bộ và nên thánh. Vì thế, Thiên Chúa mời gọi chúng ta phải đổi mới liên lỉ. Tuy nhiên, chúng ta thử hỏi rằng chúng ta cần phải đổi mới như thế nào?
Thiên Chúa không muốn chúng ta chỉ đổi mới ở bên ngoài như thay đổi dáng dấp, cách ăn mặc, hay nơi chốn sinh sống, nhưng phải đổi mới triệt để từ bên trong, đổi mới toàn bộ con người và đời sống của chúng ta.
Thánh Phaolô trình bày về sự đổi mới triệt để và toàn vẹn qua ba bước sau đây:

1- Bước I: đổi mới là cởi bỏ con người cũ
Thánh Phaolô mời gọi: “Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham hố lừa dối” (Ep 4,22). Theo ngài, cởi bỏ con người cũ là cởi bỏ “con người thuộc hạ giới,” con người sống theo xác thịt với những hành vi đó là: “Dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống vậy (Gl 5,20-21).
Mùa Chay là cơ hội quý báu để chúng ta cởi bỏ con người cũ, từ bỏ các thói hư tật xấu trong chúng ta. Nếu không có thay đổi, chúng ta sẽ không có sự tiến bộ về nhân đức và sẽ không được thừa hưởng hạnh phúc Nước Trời.

2- Bước II: “Phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em” (Ep 4,23).
Chúa Thánh Thần là Đấng đồng hành với chúng ta “mọi ngày cho đến tận thế.” Người uốn nắn chúng ta trở nên con người mới trong Chúa Kitô. Chúng ta cần Chúa Thánh Thần biến đổi tâm trí và con người yếu hèn của mình. Bởi vì, mọi sai lầm bắt nguồn từ suy nghĩ và thiếu hiểu biết của chúng ta đối với đường lối của Thiên Chúa. Chúng ta hãy để cho Chúa Thánh Thần biến đổi tâm thần, nghĩa là biến đổi tầm nhìn, tư tưởng, nghĩ suy của con người cũ, để có tầm nhìn và suy nghĩ của Thiên Chúa, hướng tới sự thật, trở nên con người mới, mạnh mẽ hơn, hăng say hơn và nhiệt thành hơn.

3- Bước III: Mặc lấy con người mới trong Chúa Kitô
“Anh em hãy mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4,24). Thánh Phaolô quả quyết rằng: “Quả thế, bất cứ ai trong anh em được Rửa tội để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3,27). Ngài cũng mời gọi: “Anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô” (Rm 13,14).
Quả thế, Đức Giêsu là con người mới và kiểu mẫu cho chúng ta. Mỗi người Kitô hữu được tạo dựng và tiền định để trở nên giống Chúa Kitô. Nếu cởi bỏ con người cũ là lột bỏ những thói hư tật xấu, thì trở nên con người mới là mặc lấy Chúa Kitô, trở nên đồng hình đồng dạng với Người, mặc lấy những tâm tình của Chúa Kitô, đó là lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và tha thứ cho nhau (x. Cl 3,12-14).
Vì thế, chúng ta được mời gọi từ bỏ đời sống cũ, mặc lấy đời sống mới bằng cách rèn luyện các nhân đức, thực hành những giá trị Tin Mừng mà Chúa Giêsu đã dạy, sống như Chúa đã sống. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có thể được biến đổi toàn bộ con người chúng ta theo khuôn mẫu là Chúa Kitô, từ suy nghĩ, phán đoán, tình cảm, con tim, động lực sống và cả cách hành xử của chúng ta. Đó là con người mới, nhân cách mới, đời sống mới trong Chúa Kitô.
Lạy Chúa, Mùa Chay là mùa đổi mới. Xin cho mỗi người Kitô hữu biết sử dụng và sống thời gian Mùa Chay thánh này như là cơ hội để đổi mới chính mình, trở nên con người mới trong Chúa Kitô. Amen!

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:32 21/03/2019

115. Dũng cảm nắm bắt mỗi loại phương pháp tu đức, và phải kiên trì đến cùng.

(Thánh nữ Angela Merici)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:35 21/03/2019
64. HÙN VỐN NẤU RƯỢU

Hai người hùn vốn để nấu rượu.

Giáp nói:

- “Anh hùn gạo, tôi hùn nước”.

Ất nói:

- “Gạo do tôi hùn, sau này thanh toán như thế nào ?”

Giáp trả lời:

- “Tôi sẽ không để anh lỗ lã đâu, đợi khi rượu ra mẻ, chỉ cần trả nước cho tôi, còn lại tất cả đều là thuộc về anh”.

(Tiếu phủ)

Suy tư 64:

Anh góp gạo tôi góp nước để nấu rượu thì cũng là hùn vốn làm ăn, nhưng không công bằng, càng không công bằng hơn khi anh góp gạo thì lấy hèm, còn tôi góp nước thì lấy rượu...

Ma quỷ là loài xảo quyệt không những với con người mà còn xảo quyệt với cả Thiên Chúa nữa:

- Ma quỷ không tạo dựng linh hồn của con người nhưng muốn làm chủ linh hồn của con người, đây là một thứ xảo quyệt trắng trợn, vậy mà cũng có những người Công Giáo tự nguyện để ma quỷ làm chủ linh hồn của mình khi họ sống trong tội.

- Ma quỷ không đổ máu để cứu chuộc linh hồn của con người nhưng luôn kiếm đủ mọi cách để giành giựt linh hồn của con người, đây là một thứ ma giáo tráo trở, vậy mà cũng có những người Ki-tô hữu vui lòng làm tay sai đứng về phe ma quỷ để xúi giục anh chị em mình trở thành thủ hạ của ma quỷ...

- Ma quỷ không yêu thương con người nhưng luôn tìm cách hại linh hồn con người, đây là một thứ lừa bịp xấu xa, vậy mà cũng có những giáo dân toa rập với ma quỷ để làm hại linh hồn của anh chị em mình...


Đức Chúa Giê-su đã vì yêu thương chúng ta mà mang thân phận con người, chịu chết trên thánh giá và phục sinh rồi ban Thánh Thần cho chúng ta, vậy mà cũng có rất nhiều lần chúng ta đã không “hùn vốn”, lại còn gạt Chúa ra ngoài cuộc sống của mình để hoan hô và đón mời ma quỷ đến làm chủ và ngự trị trong tâm hồn của chúng ta.

Đây là một sự không công bằng giữa chúng ta với Thiên Chúa, chúng ta thử suy xét lại xem sao ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Chủ Nhật Thứ III Mùa Chay C 24.3.2019
Lm Francis Lý văn Ca
16:17 21/03/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang bước vào tuần lễ thứ 3 của Mùa Chay. Tính đến nay, chúng ta đã cùng đồng hành với Giáo Hội được phân nửa đoạn đường của Mùa Chay Thánh.

Trong các bài đọc hôm nay, đặc biệt bài Tin Mừng, chúng ta sẽ nghe câu chuyện cây vả không sinh hoa kết trái và được chủ vườn đề nghị chặt đi. Qua dụ ngôn nầy, Chúa muốn tạo cho chúng ta một cơ hội chót. Qua đường lối của Chúa, Ngài tạo cho chúng ta nhiều cơ hội, nhiều dịp để ăn năn sám hối.

Như đã trình bày ở trên, đoạn đường của Mùa Chay, Mùa chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh, chúng đã đi được nửa đoạn đường nầy. Chúng ta đã chuẩn bị được gì trong nửa cuộc hành trình Mùa Chay nầy cho đời sống thiêng liêng và đã làm gì giúp cho tha nhân? Hãy lợi dụng Mùa Chay để làm một cuộc canh tân và hòa giải. Đây cũng là chủ đề được chọn trong Mùa Hồng Phúc Năm Nay.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Chúa cho Môisen diện kiến Ngài qua lửa cháy trong bụi gai. Chính Chúa đã mạc khải cho ông biết Ngài là ai?

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô muốn cho dân thành Côrintô hiểu được giá trị của Cựu Ước về những liên hệ đức tin. Đức tin đòi hỏi một thái độ dứt khoát với những thói hư tật xấu, những sự thờ phượng không đúng trong quá khứ.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Dụ ngôn về cây vả so sánh như cuộc hành trình của chúng ta, cơ hội của thời gian hay một đời người là dịp thuận tiện sau cùng để sinh hoa trái thánh thiện. Mùa Chay năm nay là Mùa Chay cuối cùng của cuộc đời tạm gửi thì anh chị em nghĩ sao khi nghe đoạn Tin Mừng sau đây.

Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Trước khi dâng lên Thiên Chúa bánh và rượu, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu cho tha nhân và cộng đoàn cũng như toàn thế giới:

1. Xin cho thời gian của Mùa Chay giúp chúng ta thăng tiến đời sống thiêng liêng, qua chay tịnh. Qua bố thí, chúng ta đem đến cho tha nhân niềm cậy trông để vui sống và vươn lên. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Qua chiến dịch tình thương đã và đang được phát động, với sự giúp đỡ của nhiều tín hữu đó đây, sẽ mang lại kết quả thiết thực cho những người nghèo đói khắp đó dây. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho những anh chị em tân tòng đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích khai tâm Kitô giáo, được lãnh hội những điều cần thiết cho đời sống mới làm con Chúa. Xin Chúa trả công cho những giảng viên giáo lý trong cộng đoàn, xứ đạo đã và đang giúp đỡ anh chị em tân tòng tìm hiểu đạo thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho mỗi người trong chúng ta, trong cuộc hành trình đức tin, luôn sống kết hiệp với anh chị em trong Cộng Đoàn Xứ Đạo qua những công tác mục vụ hầu vun trồng và phát triển Cộng Đoàn Xứ Đạo của chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho những linh hồn đã yên nghỉ, những người chúng ta phải nhớ đến trong những thánh lễ tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Cha, xin ban cho chúng con ơn thánh để trung thành làm chứng tá cho Chúa giữa trần gian, đem Chúa đến cho những ai chưa nhận biết Chúa. Qua những cố gắng của chúng con, thế giới chúng con đang sống mỗi ngày sẽ nhận biết Chúa nhiều hơn. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Chúa Nhật III Mùa Chay C
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:56 21/03/2019
May Quá, Mình Thoát Nạn! Hay Mình Xứng Đáng?

Có thể nói một trong những đặc tính của thời đại hôm nay đó là tính thời sự. Nhờ phương tiện thông tin ngày càng hiện đại nên tin tức đó đây tức thời được cập nhật qua các phương tiện nghe nhìn. Chỉ ngồi trước màn ảnh truyền hình một lát thì ta có thể biết khá tường tận nhiều sự việc vừa xảy ra trên thế giới. Chịu khó thống kê một chút, thì chúng ta có thể kết luận rằng nhóm “hung tin” hình như đang chiếm thế thượng phong về tần suất được tường thuật, chẳng hạn như: chiến tranh, dịch bệnh, động đất, sống thần, lũ lụt, khủng bố, hỏa hoạn, bão tuyết…

Trước những tai ương hoạn nạn thì có những phản ứng khác nhau. Có người thì điềm nhiên như sự xảy ra là ở đâu đâu, không liên hệ gì đến mình. Cũng có thể thoặt đầu vẫn có cảm xúc ít nhiều nhưng rồi dần dà nghe thấy quá nhiều tai ương hoạn nạn, nên hóa thành vô cảm. Vô cảm trước hoạn nạn mà tha nhân đang gánh chịu là một thái độ đáng lên án. Thái độ này dễ nhận biết cách nào đó và chẳng ai muốn bị kết án là hạng người vô cảm, vì chính bản thân người vô cảm cũng ít nhiều nhận thấy cái sai trái của mình. Tuy nhiên có một phản ứng thoạt xem ra không đáng trách nhưng thật tai hại. Có thể gọi phản ứng này với câu nói ngoài miệng hay lời thầm trong lòng những người thuộc hạng này: “Hú hồn, may quá, mình vẫn bình yên, mình may mắn hơn! Hay mình đang xứng đáng?”.

“Mình may mắn hơn”. Một câu nói, đúng hơn là một phản ứng rất có thể có nơi nhiều người không bị tai ương hoạn nạn. Trước các biến cố cuộc đời, người ta vốn quen kết luận theo quy luật nhân quả “ở hiền thì gặp lành; làm ác thì chuốc dữ”. Chính vì thế khi một tai ương hay hoạn nạn xảy đến cho người này, người kia, thì người ta dễ quy kết nguyên nhân là do tội, do lỗi của các nạn nhân hay của mẹ cha, ông bà họ trước đây. Chính các tông đồ cũng đã từng hỏi Chúa Giêsu về nguyên nhân khiến cho một người bị mù từ lúc mới sinh mà tin mừng Gioan tường thuật: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến cho người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?”(Ga 9,2).

Cũng vì thói quen nhìn các sự kiện theo mối liên hệ nhân quả nên khi những tai ương hoạn nạn không ảnh hưởng gì đến chúng ta thì chúng ta rất có thể không chỉ nghĩ rằng may quá, mình không vương nạn mà còn có thể tự hào rằng mình đang còn tốt lành, còn đang xứng đáng. Đây quả là một thái độ ít nhiều vừa tắc trách lại vừa đáng trách.

Một tai ương, hoạn nạn xảy ra, có thể là do sự vận động của giới tự nhiên theo quy luật của nó như chuyện hết mưa thì trời lại nắng.., cũng có thể là do tác động của con người như chuyện biến đổi khí hậu bất thường do hiệu ứng nhà kính…, cũng có thể là do lỗi hay tội của người này, tập thể kia gây ra cho chính bản thân họ hay cho tha nhân, chẳng hạn như chiến tranh hoặc nhiều tai nạn giao thông…Là Kitô hữu, chúng ta vốn tin nhận rằng mọi người đều là anh chị em với nhau, có cùng một Cha trên trời thì không thể nào có thái độ vừa tắc trách vừa đáng trách trước các hoạn nạn, tai ương mà tha nhân đáng gánh chịu đó đây. Trái lại, chúng ta cần phải tích cực liên đới với họ và đồng thời phải biết cảnh tỉnh bản thân để hoán cải, đổi thay ngay hôm nay.

Sống tình liên đới: Thiên Chúa chúng ta tôn thờ không phải là một ông chủ vô tình hay một vị thần bàng quan với con dân. Khi mạc khải cho Môsê biết mình là “Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaác, Thiên Chúa của Giacóp”, thì Người muốn khẳng định rằng Người mãi đồng hành thiết thân với dân Người tuyển chọn và Người không bao giờ bỏ rơi dân Người. “Đức Chúa phán: “Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai Cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập…”(Xh 3,7-10). Sự liên đới của Thiên Chúa đã nên phổ quát và trọn hảo khi trao ban chính Người Con Một vì nhân loại chúng ta. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời…” (Ga 3, 16-17).

Sống tình liên đới với tha nhân, đặc biệt trong những hoàn cảnh hoạn nạn, tai ương mà tha nhân đang gánh chịu, thì trước hết cần ý thức rằng có thể do sự thiếu sót hay do tội lỗi của chính chúng ta đã làm cho tha nhân phải gánh chịu các cảnh bỉ cực ấy. Thứ đến, nếu giả như chúng ta “vô can” trong các hoạn nạn, tai ương ấy thì chuyện “máu chảy, ruột mềm” hay chuyện “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” là chuyện tự nhiên, đương nhiên phải có trong nghĩa tình anh em một nhà, cùng một Cha trên trời. Hơn nữa, trong niềm tin, chính tội lỗi mới là tai ương, hoạn nạn đáng sợ nhất. Noi gương Chúa Kitô, vâng lệnh Chúa Kitô, chúng ta “phải làm việc này mà nhớ đến Người”: đó là dùng chính con người của mình, xác thân mình, máu huyết, sự sống của mình để gánh tội của nhau, để làm cho nhau nên thanh sạch, được sống và sống dồi dào (x.1Cr 11,23-25).

Biết cảnh giác và tỉnh thức để hoán cải: Thánh Tông Đồ dân ngoại lưu ý: “Ai tưởng mình đứng vững, thì hãy coi chừng, kéo ngã” (1Cr 10,12). Trước chuyện một số người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu họ đổ ra hòa lẫn với máu tế vật họ đang dâng hoặc chuyện mười tám người bị tháp Silôê đổ xuống đè chết, Chúa Giêsu đã cảnh báo người đương thời rằng chớ vội quy kết rằng họ có tội hoặc cho rằng mình vô tội hay đang xứng đáng, nhưng phải biết tỉnh thức mà sám hối ăn năn.

“Chưa tận thế đâu”. Một câu nói rất có thể có ích khi nhắc nhớ chúng ta chớ hấp tấp, nóng vội mà quên đi quy luật của thời gian. Tuy nhiên câu nói trên cũng có thể tố cáo sự thiếu cảnh giác và tỉnh thức của chúng ta. Nhiều tổ chức, nhiều chương trình, kế hoạch hay công việc đòi hỏi có thời gian tính. “Dục tốc bất đạt” vốn là kinh nghiệm có từ ngàn xưa. Thế nhưng, trong chuyện sửa sai, nhiều khi không thể để đến ngày mai, vì sẽ không còn có cơ hội hoặc vì hậu quả xấu đã ra trầm trọng, thành tình trạng di căn, khó có thể khắc phục. Đặc biệt trong việc hoán cải tâm hồn thì luôn cần phải làm ngay trong hôm nay, giờ phút này. Xin đừng quên rằng không phải một ngày, không phải một giờ, nhưng có thể chỉ một phút, một giây sẽ quyết định số phận, quyết định hạnh phúc đời đời của bạn, của chính tôi.

Một trong những thái độ sống cần thay đổi đó là sự bàng quang, vô cảm, an phận trước cảnh bỉ cực của tha nhân hoặc tự nhủ: may quá, mình không vương nạn, mình đang xứng đáng!

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cha Roger J. Landry: Vụ án Đức Hồng Y Pell nhắc nhở thế giới tại sao các Hồng Y mặc phẩm phục màu đỏ
Đặng Tự Do
07:29 21/03/2019
Cha Roger J. Landry là một linh mục trong Phái bộ Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc ở New York. Ngài nguyên là linh mục của Giáo phận Fall River, Massachusetts, và từng là cha chính xứ của Giáo xứ St. Bernadette ở Fall River, Massachusetts, và trước đó là chính xứ St. Anthony Padua ở New Bedford, Massachusetts.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân sinh học tại Đại học Harvard, ngài đã theo đuổi con đường tiến đến chức tư tế ở Maryland, Toronto và Rôma. Sau khi được Đức Cha Sean O'Malley, OFM Cap (nay là Hồng Y) truyền chức linh mục tại Giáo phận Fall River vào ngày 26 tháng 6 năm 1999, ngài trở lại Rôma để hoàn thành chương trình sau đại học về Thần học luân lý và đạo đức sinh học tại Viện Hôn nhân và Gia đình Gioan Phaolô II.

Cha Landry cũng là một nhà văn. Ngài viết cho nhiều tờ báo Công Giáo, bao gồm National Catholic Register và The Anchor, là tờ báo hàng tuần của Giáo phận Fall River, mà ngài là chủ nhiệm kiêm chủ bút từ năm 2005 đến 2012. Một trong những cuốn sách nổi tiếng của ngài là cuốn “Plan of Life: Habits to Help You Grow Closer to God” – “Kế hoạch cho cuộc sống: Những thói quen giúp bạn đến gần Chúa hơn” (Pauline Books and Media 2018).

Hôm 20 tháng Ba, 2019, tờ National Catholic Register đã đăng một tiểu luận của ngài nhan đề: “Pell Case Reminds the World Why Cardinals Wear Red”, “Vụ án Đức Hồng Y Pell nhắc nhở thế giới tại sao các Hồng Y mặc phẩm phục màu đỏ”.

Nguyên bản Anh ngữ có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.
Vụ án Đức Hồng Y Pell nhắc nhở thế giới tại sao các Hồng Y mặc phẩm phục màu đỏ

“Đây là ý nghĩa của màu đỏ trong những phẩm phục này: đó là mầu của máu và tình yêu” —Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI

Mùa Chay là thời gian chúng ta làm sống lại trong tinh thần các sự kiện trong phiên tòa nhục nhã đã lên án Chúa Giêsu các tội ác báng bổ và quyến rũ quần chúng, và kết thúc với bản án đóng đinh Ngài.

Đó cũng là một thời khắc chúng ta suy nghĩ về lời nói của Ngài từ trong Bữa Tiệc Ly, “đầy tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15:20).

Chúa Giêsu sai chúng ta ra đi “như chiên vào giữa bầy sói” với lời cảnh giác rằng, mọi người, ngay cả những người gần gũi nhất với chúng ta, sẽ nộp chúng ta cho tòa án, sẽ đánh đập chúng ta ngay cả ở những nơi thờ phượng, và dẫn chúng ta ra trước các nhà lãnh đạo dân sự để trả lời cho những lời cáo gian nhằm hãm hại chúng ta. Ngài nói rằng chúng ta sẽ bị “mọi người thù ghét” vì danh Ngài và một số người trong chúng ta thậm chí sẽ phải chịu như Ngài, là lãnh án chết (Mt 10: 16-22). Nhưng Ngài trấn an chúng ta: “Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” (Mt 5: 11-12).

Đối với tôi, những lời nhắc nhở trên đưa ra một bối cảnh thật là thích hợp để cố gắng hiểu sự bất công không thể tin nổi đang xảy ra với Đức Hồng Y George Pell tại Úc, là người vào ngày 12 tháng Ba vừa qua đã bị kết án đến hơn sáu năm tù giam sau khi bị cho là “có tội” vào ngày 11 tháng 12 năm ngoái với 5 tội danh cho rằng ngài đã lạm dụng tình dục hai trẻ em trong dàn hợp xướng của nhà thờ chính tòa Melbourne vào năm 1996.

Những lời vu cáo lạm dụng tình dục chống lại các giáo sĩ, như chúng ta biết, là tương đối hiếm tại Hoa Kỳ. Trong lịch sử có ít hơn 10% các cáo buộc đã được chứng minh là sai.

Tuy nhiên, những phản ứng có thể hiểu được đối với sự thất bại của Giáo Hội trong việc bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân bị lạm dụng tình dục trong quá khứ không thể nào có thể biện minh cho mưu toan biến các giáo sĩ vô tội hoặc các nhân viên mục vụ khác trở thành nạn nhân của các vụ bôi nhọ danh dự thông qua các cáo buộc sai trái - hoặc tệ hơn, trở thành các tội phạm bị kết án và giam cầm vì các tội ác, có lẽ là tồi tệ nhất, mà họ không bao giờ phạm. Chúng ta phải bảo vệ các giáo sĩ vô tội với một lòng nhiệt thành tương tự như chúng ta bảo vệ những đứa trẻ vô tội, và đòi những người làm tổn thương chúng phải chịu trách nhiệm.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng đối với tất cả người Công Giáo trên thế giới là cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell và cho những người tìm kiếm công lý dám lên tiếng mạnh mẽ như tiên tri trẻ Daniel khi bà Susanna bị hai tên thẩm phán băng hoại buộc tội vì bà đã dám từ chối những lời dụ dỗ của họ (Daniel 13).

Tất nhiên, những ai không có mặt ở đó đều không thể chắc chắn tuyệt đối rằng điều gì đó đã không xảy ra; nhưng bất cứ ai nghiên cứu sự thật trong vụ án Đức Hồng Y Pell với một lòng trí công bằng không chỉ nghi ngờ hợp lý rằng ngài đã không làm những gì người ta buộc tội cho ngài, mà còn có thể chắc chắn về mặt đạo đức rằng ngài thực tế không thể làm như vậy.

Cáo buộc được đưa ra là vào ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996, sau một trong hai Thánh lễ đầu tiên tại Nhà thờ St. Patrick của Melbourne mới được trùng tu, Đức Tổng Giám Mục Pell cao 6 feet 3 inches (190.5 cm) đã bỏ rơi vị trưởng ban nghi lễ, người mang mũ mão, người mang quyền trượng và tất những người khác, để rời khỏi đám rước kết lễ rất trang trọng và theo hai cậu bé 13 tuổi trong hợp xướng - là những người phải đi thẳng đến buổi diễn tập cho lễ Giáng sinh - vào phòng áo phía sau bàn thờ. Ở đó, sau khi la rầy các ca viên dám uống rượu lễ, ngài đã lạm dụng cả hai chàng trai này trong suốt sáu phút trong khi cánh cửa phòng áo vẫn mở toang.

Một trong những người được cho là nạn nhân đã chết vào năm 2014 trước khi ra tòa làm chứng, đã nói với mẹ anh ta trong hai dịp khác nhau rằng anh ta chưa bao giờ bị ai lạm dụng. Còn người tự xưng là nạn nhân kia nói rằng Đức Hồng Y Pell đã buộc anh ta thực hiện hành vi quan hệ tình dục trong khi vị tổng giám mục vẫn mặc áo quần đầy đủ, một chiếc áo chùng dài đến chân, một chiếc áo alba cũng dài đến chân, một giây các phép quấn chặt như một chiếc thắt lưng, một dây stola và một áo lễ (mặc dù bất kỳ linh mục nào cũng sẽ nói với bạn rằng nó cực kỳ khó khăn ngay cả khi phải đi vào nhà vệ sinh với các phẩm phục đầy đủ như vậy).

Tất cả những điều này xảy ra mà không có ai phát hiện, trong một giáo đường mà vào bất kỳ Chúa Nhật nào cũng rất bận rộn như Nhà Ga Trung ương. Nhưng theo lời khai, vào Chúa Nhật này, nó đặc biệt vắng vẻ như một thị trấn ma quái. Ông từ nhà thờ đột ngột biến mất. Những người đọc sách biến mất. Những linh mục đồng tế cũng biến mất. Những người phụ giúp trên bàn thờ cũng hô biến luôn.

Sau khi cái biến cố lạm dụng ấy xảy ra, hai chú bé trong dàn hợp xướng được cho là đã trở lại buổi tập hát mà không có ai từ ca trưởng của họ cho đến bất cứ ai trong vài chục ca viên đồng nghiệp của họ nhận ra rằng họ (hay giọng hát của họ) đã biến mất trong một khoảng thời gian - thực tế, người ca trưởng nói rằng họ đã không hề mất tích - và Đức Tổng Giám Mục thực ra với áo mão đầy đủ vẫn đứng trước lối vào Nhà thờ để chào đón những người đi lễ đang vui mừng được gặp gỡ vị tổng giám mục mới của họ và chắc là đã phải kiên nhẫn chờ đợi suốt thời gian để có thể bắt tay ngài.

Trong suốt phiên tòa, không có bất cứ ai về hùa với người tố cáo hết cả, kể cả các nhân chứng được công tố viện triệu tập, trong khi có đến 20 người xác nhận tình trạng ngoại phạm của Đức Hồng Y Pell. Hơn nữa, người tự xưng là nạn nhân không bao giờ nói với ai về vụ lạm dụng giả định này trong suốt hơn 20 năm. Nạn nhân cho rằng Đức Hồng Y Pell đã tách quần áo giám mục của mình xuống giữa để tạo điều kiện cho việc lạm dụng, mặc dù có một vài sự thật nổi bật: 1) Áo Alba không được thiết kế để có thể tách ra theo cách này, 2) chiếc áo chùng phải được mở từng nút một khi nằm bên dưới áo alba, và 3) quần và thắt lưng mà tổng giám mục đang mặc bên dưới những lớp quần áo cồng kềnh này làm sao mà có thể cởi ra (chỉ có Chúa mới biết). Mỗi bước này đều tốn nhiều thời gian, làm hết những công đoạn như thế chắc chắn sẽ mất nhiều hơn sáu phút được cho là thời gian xảy ra tội ác.

Hơn nữa, các nhân viên làm việc tại nhà thờ chính tòa St. Patrick đã làm chứng rằng những người trong phòng áo không thể nào lấy rượu lễ ra uống- tất cả rượu lễ bị khóa trong một hầm rượu - và rượu được sử dụng luôn có màu trắng, không phải màu đỏ như đã được báo cáo trong phiên tòa. Mô tả từ ký ức của nạn nhân trong những lời buộc tội được đưa ra về cách bài trí trong phòng áo cũng không đúng sự thật.

Ngoài ra, vào năm 1996, khi trở thành tổng giám mục của Melbourne, Đức Hồng Y Pell đã đưa Giáo Hội tại Úc lên vị trí tiên phong trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, bằng cách nhấn mạnh vào các yêu cầu môi trường an toàn là những điều chỉ được đặt ra ở Hoa Kỳ sáu năm sau đó.

Đức Hồng Y Pell hẳn đã biết một cách thấu đáo những tai tiếng nào có thể xảy ra khi ngang nhiên bỏ đám rước để đi theo các thiếu niên vào phòng áo một mình. Hơn nữa, nếu ai đó rất muốn phạm tội tình dục đối với trẻ vị thành niên, người ấy cũng sẽ không làm như vậy vào một trong những ngày Chúa Nhật đầu tiên của mình trong ngôi nhà thờ mới được trùng tu, ở một nơi công cộng, trong khi những người khác đang đợi mình. Một người dám phạm tội như vậy, hẳn phải có một chuỗi các nạn nhân bị lạm dụng trong những tình huống ít hiểm nghèo hơn? Nhưng tuyệt nhiên không có.

Vì vậy, làm thế nào là một bản án có tội 12-0 của bồi thẩm đoàn có thể xảy ra? Rõ ràng, bởi vì nhóm bồi thẩm đoàn này đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công không ngừng vào Giáo Hội nói chung cũng như vào cá nhân Đức Hồng Y Pell với tư cách là một đại diện hữu hình cao cấp của Giáo Hội đó ở Úc.

Ủy ban Hoàng gia trong giai đoạn 2013-17 về Phản Ứng Của Các Định Chế Đối Với Lạm Dụng Tình Dục Trẻ Em tập trung phần lớn sự chú ý vào những thất bại của Giáo Hội tại Vương quốc Anh và các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung như Úc, đã tạo ra ấn tượng rằng Giáo Hội gần giống như một tổ chức tội phạm bao che cho nhau để bảo vệ các thành viên khỏi bị truy tố về tội ác chống lại trẻ vị thành niên.

Đối với Đức Hồng Y Pell, cho đến nay, ngài là gương mặt đáng chú ý nhất của Công Giáo Úc trong thời gian cả một thế hệ trong cương vị là Tổng Giám Mục Melbourne, sau đó là Tổng Giám Mục Sydney, rồi là Hồng Y, và cuối cùng là người được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2013 để chỉnh đốn nền tài chính của Vatican. Ngài là một cây bút viết các bài chính luận thường xuyên trên báo chí, và là một bình luận viên truyền hình và đài phát thanh, một người rất thích tranh luận - với sự cứng rắn của một cựu cầu thủ bóng đá theo luật Úc – trước những người tấn Công Giáo Hội về phá thai, quyền của người đồng tính, phong chức cho phụ nữ, và vô số các vấn đề cấp tiến khác (và ngài thậm chí còn tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học về các vấn đề như biến đổi khí hậu). Ngài là tiêu điểm của trào lưu chống Công Giáo, chống giáo sĩ và chống chủ nghĩa bảo thủ ở một đất nước rất thế tục.

Ba ví dụ sau thiết tưởng đủ cho thấy tình trạng ngộ độc của công luận tại Úc.

Năm 2016, ca sĩ Tim Minchin đã tung ra bài “Come Home Cardinal Pell” – “Về nhà đi Hồng Y Pell” - vươn lên vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Các Ca Khúc Đơn Ca của Úc. Nó được Hiệp Hội Quyền Biểu Diễn của Úc đề cử là Bài Hát Hay Nhất trong năm và có 3.3 triệu lượt xem trên YouTube. Bài hát có đoạn: “Tôi muốn được minh bạch ở đây, George: Tôi không phải người hâm mộ tôn giáo ông và cá nhân tôi tin rằng những người che đậy lạm dụng phải vào tù. Về nhà đi, Hồng Y Pell, tôi đã có một vị trí đẹp trong địa ngục với tên của ông trên đó. Nếu ông không cảm thấy bị ép buộc phải trở về nhà bởi ý thức về nghĩa vụ đạo đức thì có lẽ ông nên về nhà để kiện tôi.”

Cùng năm đó, ký giả Louise Milligan, một người căm ghét Đức Hồng Y ra mặt, đã xuất bản cuốn “The Rise and the Fall of George Pell” - “Sự trỗi dậy và sự sụp đổ của George Pell”, trong cố gắng kích động dư luận chống lại ngài bằng cách thu thập những tin đồn và những lời vu cáo từ thời ngài còn là một linh mục trẻ [Bà Louise Milligan tự xưng mình khi còn nhỏ là một người Công Giáo nhưng một lần bị mẹ lấy giày đánh vào đầu vì đi lễ trễ nên bà ta quay sang “hận” Công Giáo. Đây là một nhân vật bài Công Giáo rất quyết liệt tại Úc]

Vào năm 2013, cảnh sát Victoria đã phát động “Cuộc Hành Quân Tethering” để điều tra Đức Hồng Y Pell, mặc dù không có khiếu nại nào chống lại ngài. Sau đó, một chiến dịch kéo dài bốn năm để tìm những người sẵn sàng cáo buộc lạm dụng tình dục, bao gồm những biệt đội cảnh sát được trao nhiệm vụ lấy quảng cáo trên báo yêu cầu người ta khiếu nại về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Melbourne - trước khi có bất cứ khiếu nại nào. Khi xét đến cuộc hành quân này và các nỗ lực mạ lỵ và vu cáo khác mà Đức Hồng Y phải chịu, nhiều nhà bình luận pháp lý nổi tiếng của Úc đã đặt câu hỏi trước, trong và sau quá trình tố tụng của bồi thẩm đoàn, liệu có thể xét xử công bằng cho Đức Hồng Y hay không.

Hãy tưởng tượng bạn đang tham dự một bồi thẩm đoàn trong đó bị cáo được mô tả như là người đứng đầu của một tổ chức mafia dữ dằn; đến mức bạn tin rằng anh ta đã phạm một loạt các tội nghiêm trọng nhất, nhưng các công tố viên đã không làm tốt công việc trong vụ án cụ thể mà họ đang tiến hành, các lời chứng để truy tố có nhiều mâu thuẫn khác nhau, và luật sư bào chữa tài tình đã làm mọi việc và nhiều hơn nữa để đưa ra ra các nghi ngờ hợp lý đối với những lời buộc tội. Có thực sự dễ dàng để tha bổng không?

Ngay cả khi bạn thấy rằng chẳng có chứng cứ gì để buộc tội tên mafia này về tội danh đang xét xử, thì bạn vẫn cảm thấy rằng có khả năng là hắn ta đã phạm một số tội ác khác, ở đâu đó, và xã hội sẽ tốt hơn, và công lý được phục vụ đáng kể hơn, nếu hắn ta bị giam đằng sau những chấn song, hay tối thiểu qua vụ này bạn có thể dạy cho mọi người một bài học?

Nhà báo Mỹ John Allen gần đây đã viết, “Do tác dụng tiêu cực của giới truyền thông và bản tính thích tranh luận công khai [để bảo vệ lập trường của Giáo Hội] của ngài, Đức Hồng Y Pell chiếm xấp xỉ cùng một chỗ trong dư luận xã hội như Osama bin Laden sau cuộc tấn công 9/11 ở Mỹ. Nếu bạn đang là một bồi thẩm, bạn có tha bổng bin Laden hay không ngay cả khi trường hợp truy tố này có những lỗ hổng to tổ bố?”

Bồi thẩm đoàn đầu tiên ở Melbourne cũng rất khó khăn khi muốn tha bổng cho Đức Hồng Y Pell. Trong phiên tòa đầu tiên, 10 trong số 12 bồi thẩm thấy ngài không phạm tội. Ở Úc, cần có 11 thành viên trong bồi thẩm đoàn mới có thể tha bổng, điều đó có nghĩa là trường hợp của Đức Hồng Y Pell đã dẫn đến một vụ án oan.

Phiên tòa đầu tiên đó cho ta thấy rõ bồi thẩm đoàn thứ hai, những người đã kết án Đức Hồng Y 12-0, đã không được trình bày những bằng chứng vô tội với cùng một trọng lượng như lần đầu tiên và có thể đã chọn bỏ qua rất nhiều mâu thuẫn và những điều bất khả thi trong lời khai của người tố cáo.

Đức Hồng Y Pell đã kháng cáo với một hội đồng thẩm phán cao cấp, những người có quyền tuyên bố phán quyết trước đó là một “phán quyết không an toàn”, rằng bồi thẩm đoàn không thể thể đi đến kết luận hợp lý dựa trên các bằng chứng, và do đó vô hiệu hóa bản án của Đức Hồng Y Pell. Đó là những gì tất cả chúng ta nên cầu nguyện vào thời điểm này.

Trong khi đó, Đức Hồng Y Pell đang ở trong một phòng biệt giam bị ngăn cản không được cử hành Thánh lễ, khi ngài bước vào Cuộc Khổ Nạn của Chúa và giúp Giáo Hội đền tạ về những tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, mặc dù ngài chẳng hề mắc những tội lỗi như người ta cáo buộc cho ngài, như khi xưa họ đã từng cáo gian Chúa Giêsu tội báng bổ và quyến rũ.


Source:National Catholic Register
 
Công bố Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên
Lệ Hằng, F.M.A.
16:12 21/03/2019
Trong chuyến viếng thăm vào ngày 25 tháng 3 tại đền thánh Đức Mẹ Loreto, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ký Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên có tên là “Vive Cristo, esperanza nuestra”, là tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng của chúng ta”.

Tựa đề này cũng là những lời mở đầu của văn bản gốc bằng tiếng Tây Ban Nha của Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên được trình bày dưới hình thức một lá thư gửi đến giới trẻ. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ký Tông huấn này khi ngài viếng thăm đền thánh Đức Mẹ Loreto tại Ý vào ngày 25 tháng 3, Lễ Thiên Thần Truyền Tin Cho Đức Mẹ.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư 20 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết “Với cử chỉ này, Đức Thánh Cha có ý phó dâng cho Đức Trinh Nữ Maria tài liệu hoàn thành công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục được tổ chức tại Vatican từ ngày 3 đến 28 tháng 10 năm ngoái, 2018, với chủ đề: ‘Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi’”.

Thông báo cho biết tiếp:

“Văn bản của Tông huấn sau đó sẽ được công bố cùng với chữ ký của Đức Thánh Cha ngày 25 tháng 3 và sẽ được trình bày, theo như thông lệ với các tài liệu của huấn quyền, trong một cuộc họp báo tại Phòng Báo chí Tòa thánh, các chi tiết sẽ được cho biết trong những ngày tới.”

Trong chuyến viếng thăm chưa đầy 6 giờ đến ngôi đền nổi tiếng trên bờ biển Adriatic, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ trong Nhà thánh, gặp gỡ những người bệnh và ăn trưa với các giám mục trong vùng.

Theo truyền thống, các bức tường của Nhà thánh nằm bên trong đền thánh Đức Mẹ Loreto, được tin chính là các bức tường trong nhà Đức Maria ở Nazareth nơi Đức Mẹ đã sống và là nơi Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ.


Source:Catholic Herald
 
Chính Phủ Mỹ vẫn lo ngại đối với thoả thuận tạm giữa Tòa Thánh và Trung Quốc
Vũ Văn An
16:42 21/03/2019


Theo tin CNA ngày 12 tháng Ba, thỏa thuận của Tòa Thánh với Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục không thay đổi việc chính phủ này lạm dụng người Công Giáo và hàng loạt các tiền lệ xấu về việc chính phủ can thiệp vào các tôn giáo khác kể cả Phật Giáo Tây Tạng. Đó là lời tuyên bố của Đại Sứ toàn quyền Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.

Đại sứ Sam Brownback phát biểu vào ngày 8 tháng 3 trước Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài tại Hồng Kông, rằng “Kể từ khi thỏa thuận tạm thời này được công bố vào năm ngoái, việc chính phủ Trung Quốc lạm dụng các thành viên của cộng đồng Công Giáo vẫn đã tiếp tục. Chúng tôi thấy không có dấu hiệu nào sẽ thay đổi trong tương lai gần”.

Hãng thông tấn Agence France Presse tường trình rằng bài phát biểu của ông là một phần của diễn đàn hai ngày về tự do tôn giáo, được tài trợ bởi Đài Loan và Hoa Kỳ.

Ông nói: Chính quyền ở tỉnh Hồ Nam (Henan) đã cấm bất cứ ai dưới 18 tuổi vào nhà thờ tham dự thánh lễ. Ông Brownback cho biết: vào năm ngoái, khắp Trung Quốc, các quan chức chính phủ đã đóng cửa hàng trăm nhà thờ không đăng ký, cả các nhà thờ Tin lành tại gia lẫn các cộng đồng Công Giáo “hầm trú”. Ông nói thêm rằng các quan chức ở tỉnh Chiết Giang đang phá hủy các thánh giá và nhà thờ và gây áp lực để các Kitô hữu từ bỏ đức tin của họ.

Hiện tại, hàng chục chức vụ giám mục Công Giáo không có người nắm giữ.

Vào tháng 9, Giáo Hội Công Giáo đã đạt được một thỏa thuận tạm thời với chính phủ Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục mà tường trình nói rằng cho phép Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc quyền được chọn ứng viên cho chức giám mục.

Ông Brownback nói, “Do đó, quyền lựa chọn các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc dựa một phần vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, điều này có thể dẫn đến việc chỉ các cá nhân mà Đảng coi là trung thành với lợi ích của nó mới được đề nghị với Vatican”.

Đại sứ nói: Các thành viên của cộng đồng Công Giáo, chẳng hạn như Đức Hồng Y Joseph Zen của Hồng Kông, người mà các thành viên của khán giả ở đây biết, đã can đảm và kịch liệt phản đối thỏa thuận này.

Đức Hồng Y Fernando Filoni, bộ trưởng Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các Dân Tộc, đã bác bỏ mọi mô tả coi thỏa thuận này như một “sự hy sinh đơn phương” không đòi hỏi chi nơi các nhà lãnh đạo có liên hệ lâu đời với tổ chức Công Giáo chính thức của Trung Quốc.

Ngài nói với tờ báo L'Osservatore Romano của Vatican “Đây không phải là về việc quyết định ai thắng ai thua, ai đúng ai sai; ngài tỏ hy vọng sẽ không nghe thấy các tình huống địa phương trong đó các quan chức Trung Quốc khai thác thỏa thuận vượt quá các điều khoản của nó.

Ông Brownback cho biết chính phủ Trung Quốc “tiếp tục vi phạm quyền tự do tôn giáo thánh thiêng trong chính Hiến pháp của mình và cũng được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Ông trưng dẫn việc Hoa Kỳ chỉ định Trung Quốc như 'một quốc gia phải lưu tâm đặc biệt' từ năm 1999 do việc nó tham dự vào hoặc dung túng cho những 'hành vi vi phạm tự do tôn giáo đặc biệt nghiêm trọng'”.

Agence France Presse tường trình rằng bài phát biểu của ông đã khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng; họ gọi đây là một cuộc tấn công và vu khống độc hại đối với các chính sách tôn giáo của Trung Quốc. Bộ nói thêm: “chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ tôn trọng các sự kiện, chấm dứt sự ngạo mạn và định kiến và ngưng sử dụng các vấn đề tôn giáo để can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.

Ông Brownback nói, “Chúng tôi vẫn lo ngại về tiền lệ mà thỏa thuận này đặt ra cho các thẩm quyền được coi là của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc can thiệp vào việc lựa chọn các nhà lãnh đạo tôn giáo khác, như các Lạt ma Phật giáo nổi bật ở Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma chẳng hạn”.

Chính phủ Trung Quốc can thiệp vào việc kế vị của các nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng bao gồm vụ họ bắt cóc Panchen Lama thứ 11, lúc đó sáu tuổi và cha mẹ của ngài. Không biết liệu ngài còn sống hay không.

Ông Brownback nói: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc trả tự do cho Panchen Lama được Tây Tạng công nhận hoặc chia sẻ sự thật về số phận của ngài với thế giới. Chúng tôi không chấp nhận lời giải thích mà chính phủ Trung Quốc thường lặp đi lặp lại rằng ngài đang học tập và không muốn bị làm phiền”.

Ông nói: “Nay Cộng đồng quốc tế phải nói rõ rằng chúng tôi tin rằng các thành viên của cộng đồng Tây Tạng, giống các thành viên của tất cả các cộng đồng tín ngưỡng, nên có khả năng lựa chọn, giáo dục và tôn kính các nhà lãnh đạo tôn giáo của họ mà không cần sự can thiệp của chính phủ”.

Ông Brownback trích dẫn sự can thiệp đầy gây hấn vào các thực hành Phật giáo Tây Tạng và văn hóa Tây Tạng. Các hạn chế của Chính phủ đối với các tu sĩ và giáo dân cản trở các cuộc hành hương. Chính quyền bổ nhiệm những người cộng sản đứng đầu các tu viện và cấm trẻ em tham gia các hoạt động tôn giáo. Hàng ngàn tăng ni Phật Giáo đã bị trục xuất, và các tu viện của họ bị phá hủy. Các tu sĩ nam nữ bị buộc phải cải tạo chính trị trong ý thức hệ nhà nước và tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Chính phủ cấm hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma và giáo lý của ngài, và nó bắt giữ những người công khai tôn kính ngài, đại sứ nói như thế và nói thêm rằng hồ sơ này cho thấy chính phủ Trung Quốc có thể sẽ can thiệp vào việc lựa chọn vị Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã gia tăng việc đàn áp các Kitô hữu khác, bao gồm cả việc giam giữ hàng trăm thành viên của giáo hội Tin lành tại gia lớn nhất, tức Giáo Hội Giao ước Mưa Sớm (Early Rain Covenant Church) ở Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Mười hai người vẫn bị giam giữ và không rõ tung tích họ.

Vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2018, các quan chức bắt đầu thực thi lệnh cấm bán Kinh Thánh trực tuyến.

Ông Brownback chỉ trích các nỗ lực nhằm kiểm soát “vô số” các nhóm tôn giáo, tổ chức theo các dòng sắc tộc, qua “các quy định của tôn giáo vụ”. Đại sứ buộc tội rằng cùng với việc “phá hủy các nhà thờ phượng, bỏ tù bất hợp pháp các nhà lãnh đạo tôn giáo, và hành động tàn nhẫn nhằm làm câm miệng bất cứ hình thức bất đồng chính kiến nào” cho thấy chính phủ đã coi thường nhân phẩm.

Sự đối xử của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uighur) ở vùng tự trị Tân Cương phía tây xa xôi cũng đã bị chỉ trích bởi Ông Brownback, người cho rằng chính quyền Trung Quốc đã tự ý giam giữ các nhóm thiểu số Hồi giáo tại các trại giam vì các thực hành như có râu, đeo khăn che mặt, tham gia các buổi lễ tôn giáo, giữ tháng ăn chay Ramadan, hoặc cầu nguyện. Đi lại bị hạn chế, và cha mẹ không được phép đặt cho con cái họ những tên Hồi giáo phổ biến.

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, hơn một triệu người Hồi giáo đã bị giam giữ.

Đại sứ bác bỏ tuyên bố của chính phủ Trung Quốc cho rằng các trại là các trung tâm dạy nghề; ông kết tội rằng đó là “các trại giam được tạo ra để xóa sạch bản sắc văn hóa và tôn giáo của các cộng đồng thiểu số”. Giam cầm thường dựa trên bản sắc văn hóa hoặc tôn giáo. Ông buộc tội rằng việc giam giữ là vô thời hạn, và các người bị giam giữ phải chịu “sự tra tấn về thể xác và tâm lý, nhồi sọ chính trị dữ dội và lao động cưỡng bức”.

Ông cũng đề cập đến Pháp Luân Công, nói rằng các học viên của nó bị giam giữ hàng ngàn người, một số bị tra tấn. Nhóm này ước tính: Ít nhất 69 người thực hành đã chết khi bị giam giữ hoặc do bị thương trong khi bị giam giữ vào năm 2018. Nhóm đã phải đối đầu với hành động của chính phủ trong hơn 20 năm qua. Một số người thực hành dường như bị mất tích.

Ông Brownback trích dẫn các cáo buộc cho rằng chính phủ Trung Quốc cưỡng bức việc thu lượm nội tạng của những người bị cầm tù vì đức tin hoặc thực hành tôn giáo của họ, kể cả trường hợp các người thực hành Pháp Luân Công và Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

Ông Brownback nói với khán giả của mình: Hoa Kỳ ủng hộ “tự do tôn giáo của mọi người”, và theo đuổi “một giấc mơ đơn giản nhưng quan trọng: là một ngày kia mọi người trên thế giới sẽ có thể thờ phượng tự do và tin những gì họ muốn, giống như các bạn có thể làm ở Hồng Kông".

Thỏa thuận Vatican-Trung Quốc, được ký ngày 22 tháng 9 năm 2018, vẫn được giữ bí mật về bản chất. Nhưng như một hiệu lực của thỏa thuận, Tòa Thánh đã công nhận bảy giám mục Trung Quốc được phong chức bất hợp pháp và giao cho họ việc lãnh đạo các giáo phận Trung Quốc.

Tại thời điểm này, tất cả các giám mục Trung Quốc đều được cả chính phủ lẫn Tòa thánh công nhận. Kể từ khi có thỏa thuận, không có giám mục mới nào được bổ nhiệm cho Trung Quốc.
 
Cảnh sát Ấn truy tố một linh mục tội ngụy tạo hồ sơ giả để vu cáo một Hồng Y
Anthony Nguyễn
16:43 21/03/2019
Sau chuyện đại nghịch bất đạo hôm 10 tháng Ba khi hàng trăm giáo dân xúm lại đánh trọng thương Đức Giám Mục Jerome Dhas Varuvel của giáo phận Kuzhithurai khiến ngài phải đi nằm nhà thương; người Công Giáo Ấn lại phải chứng kiến thêm một chuyện đại nghịch bất đạo khác.

Theo UCANews, một cuộc tranh cãi về tài chính liên quan đến một Hồng Y Ấn Độ đã có những đột biến gây sững sờ sau khi cảnh sát khởi tố hình sự đối với một linh mục 70 tuổi, cáo buộc ngài dùng tài liệu giả trước ủy ban điều tra của Hội Đồng Giám Mục Ấn.

Giáo Hội Syro-Malabar, hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, có trụ sở tại Kerala, đã bị lôi kéo vào một cuộc tranh cãi tài chính kể từ tháng 11 năm 2017 sau khi cha Paul Thelakat buộc tội Đức Hồng Y George Alencherry và hai linh mục bán đất đai của Giáo Hội với giá quá hời gây thiệt hại 10 triệu đô la Mỹ.

Trước các tố cáo nghiêm trọng này, tháng 6 năm ngoái Tòa Thánh đã yêu cầu Đức Hồng Y ngưng các trách nhiệm quản trị Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly và thành lập một ủy ban điều tra do Đức Cha Jacob Manathodath, Giám Quản Tông Tòa của tổng giáo phận tiến hành.

Cha Paul Thelakat đã giao cho Đức Cha Manathodath một số tài liệu trong đó có một tài liệu được cho là của ngân hàng cho thấy Đức Hồng Y Alencherry đã chuyển tiền từ một trương mục ngân hàng của ngài cho hai cơ sở tại Ấn.

Cảnh sát cho biết tài liệu ngân hàng này là giả vì Đức Hồng Y Alencherry hoàn toàn không có trương mục ngân hàng nào với ngân hàng được nêu trong tài liệu.

Cha Thelakat, từng là phát ngôn viên của Giáo hội Syro-Malabar, đã không trả lời các câu hỏi do UCANews đưa ra nhưng đe dọa rằng Giáo Hội tại Ấn sẽ chịu nhiều tai tiếng hơn nữa: “Nguy hiểm là thế này: nếu cảnh sát yêu cầu, tôi sẽ phải đưa tất cả cho họ.”


Source:UCANews
 
Đòn tiếp theo trong trào lưu bài Công Giáo tại Úc: Quốc hội bang Victoria dự định bãi bỏ việc đọc kinh Lạy Cha
Anthony Nguyễn
17:22 21/03/2019
Quốc hội bang Victoria của Úc đang xem xét đề nghị chấm dứt bắt đầu các phiên họp hàng ngày với kinh Lạy Cha. Đây là một truyền thống đã có từ hơn một thế kỷ qua.

Đề xuất này đang được xem xét bởi một ủy ban trực thuộc Hội đồng Lập pháp Victoria, sau khi được giới thiệu bởi ông Gavin Jennings, Bộ trưởng Quốc Hội sự vụ cho chính phủ của Đảng Lao động.

Kinh Lạy Cha hiện đang được đọc lúc mở đầu các cuộc họp quốc hội liên bang Úc và quốc hội của mọi tiểu bang. Tại thủ đô Canberra, ngoài kinh Lạy Cha, còn có một khoảnh khắc cầu nguyện trước khi bắt đầu các cuộc họp.

Theo báo cáo ngày 20 tháng 3 của Nine News, trước cao trào chống Công Giáo hiện nay, không một chính trị gia Công Giáo nào dám phản đối đề nghị này. Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrew - một người theo Công Giáo - cho biết ông “cởi mở” với đề xuất này. Bà Marlene Kairouz, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề Người tiêu dùng, cũng là người Công Giáo, cũng “cởi mở” với đề xuất đó.

Tuy nhiên, đừng trách họ. Nếu như nhiều Giám Mục và linh mục tại Úc không dám công khai kêu gọi giáo dân cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell thì đừng trách các chính trị gia.

Kinh Lạy Cha đã được đọc hàng ngày trong cơ quan lập pháp Victoria từ năm 1918. Năm ngoái, Thượng viện Quốc Hội liên bang Úc đã bác bỏ một đề xuất tương tự do các nghị sĩ của đảng Xanh đưa ra.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Hồng Y Philippe Barbarin: Tôi không hề bao che cho cha Preynat. Đó là một phán quyết bất công đối với tôi.
Đặng Tự Do
18:15 21/03/2019
Hôm 18 tháng Ba, Đức Hồng Y Philippe Barbarin đã triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô để trao đơn từ chức Tổng Giám Mục Lyon cho ngài, nhưng Đức Thánh Cha đã bác bỏ đề nghị này. Một ngày sau đó, Đức Hồng Y đã dành cho hệ thống truyền hình KTO của Công Giáo Pháp một cuộc phỏng vấn.

Ngài nói:

“Tôi không biết gì về thế giới của tòa án và tư pháp. Điều tuyệt vời và mạnh mẽ về hệ thống tư pháp Pháp là vấn đề trở nên rõ ràng và bạn phải lắng nghe những người khác,” trong trường hợp cụ thể này là các nạn nhân, mặc dù, “Tôi đã gặp hàng chục người trong số họ, cũng như người thân và con cháu của họ”.

Nói về cảm nghiệm của ngài đối với phiên tòa, Đức Hồng Y nói:

“Tôi đã bị nướng trong ba giờ đồng hồ và tôi đã trả lời tất cả các câu hỏi về những gì tôi đã làm một cách rõ ràng và minh bạch. Mục tiêu không phải để nói rằng tôi đã làm tốt, nhưng để làm rõ những gì tôi đã làm và tại sao tôi làm như vậy.”

Về quyết định kháng cáo bản án, ngài giải thích: “Tôi có quyền này ở Pháp, tôi làm theo lời khuyên của luật sư và công tố viên, và thậm chí cả Đức Giáo Hoàng cũng đồng ý là tôi nên làm như vậy.”

Đức Hồng Y tái khẳng định mình vô tội và nhắc lại: “Tôi đã giải thích những gì tôi đã làm, cách tôi làm và lý do tại sao tôi làm những điều đó. Tôi không nói rằng tôi đã làm tốt. Tôi thừa nhận rằng nhân vô thập toàn, tôi có thể phạm sai lầm, nhưng không phải là những gì mà người ta cáo buộc.”

Ngài giải thích rằng khi ngài gặp một trong những nạn nhân vào tháng 11 năm 2014, là người đã nói với ngài về nỗi buồn của anh ta vì đã không báo cáo sự thật. Đức Hồng Y cho biết “tôi đề nghị anh ta tìm xem liệu có những nạn nhân khác không, và đó là điều mà người này đã làm.”

Người mà Đức Hồng Y đề cập đến là Alexandrealeighot-Hezez.

Tháng 7 năm 2014, Alexandrealeighot-Hezez báo cho tổng giáo phận Lyon biết về trường hợp bị cha Preynat lạm dụng tính dục 24 năm trước khi còn là một hướng đạo sinh và cha Preynat là linh mục tuyên úy.

Alexandrealeighot-Hezez đã đặt vấn đề với tổng giáo phận khi biết rằng cha Preynat vẫn còn sống, và đang hoạt động mục vụ tại một giáo xứ địa phương, với trách nhiệm dạy giáo lý cho các học sinh.

Tuy nhiên, cả Đức Hồng Y lẫn Alexandrealeighot-Hezez đều không nghĩ rằng Đức Hồng Y phải báo cáo với cảnh sát và trong phiên tòa sơ thẩm, công tố viện cũng thừa nhận rằng chính các nạn nhân cũng phải thực hiện điều đó.

Đức Hồng Y nói thêm: “Bản thân việc không báo cáo sự thật có thể là một sai lầm, và nếu tôi bị kết án về điều đó, thì đó là điều công bằng.” Điều khoản trong bộ luật hình sự về việc báo cáo trong các trường hợp lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên đã được công tố viên trong phiên tòa sơ thẩm và chánh án trong phiên tòa thứ hai diễn dịch trái ngược nhau.

Đức Hồng Y nhận xét cay đắng rằng “Nếu nó được giải thích theo chiều hướng chống lại tôi, như trong phiên tòa sau cùng, thì đành chịu.”

“Nhưng vì có một sự khác biệt giữa những gì công tố viên nói trong phiên sơ thẩm và những gì tòa án nói sau này, đó là chuyện bình thường, nên tôi quyết định kháng cáo bản án.”

Cuối cùng, Đức Hồng Y khẳng định rằng: “Tôi không hề bao che cho cha Preynat. Đó là một phán quyết bất công đối với tôi”

Tưởng cũng nên nói thêm, sau cuộc nói chuyện với Đức Hồng Y, Alexandrealeighot-Hezez đã tìm được chín người khác cũng bị cha Preynat lạm dụng tính dục.

Chín người này đã lập ra nhóm “La Parole libérée” để tìm cách truy tố Đức Hồng Y bất chấp thực tế do chính họ công nhận trong một tuyên bố trực tuyến vào sáng thứ Năm 7 tháng Ba, ngay sau phán quyết của tòa án về 6 tháng tù treo dành cho Đức Hồng Y Barbarin, rằng chín người khiếu nại này nhất trí thừa nhận rằng những lời buộc tội của họ đã được tổng giáo phận Lyon và chính Đức Hồng Y đón nhận một cách nghiêm chỉnh với lòng thương cảm, và đã được chấp nhận mà không có lời chất vấn nào đối với những gì họ cáo buộc.

Alexandrealeighot-Hezez, cảm thấy mục tiêu của nhóm “La Parole libérée” không phù hợp với anh, nên đã rút lại khiếu nại của mình. Tất cả điều anh muốn là tổng giáo phận thận trọng với cha Preynat, chứ không phải là việc truy tố Đức Hồng Y Barbarin.


Source:Servizio Informazione Religiosa
 
Đức Hồng Y Daniel DiNardo đã được bệnh viện cho về nhà
Đặng Tự Do
18:39 21/03/2019
Đức Hồng Y có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ La Vang.
Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston đã được bệnh viện cho về nhà, sau một cơn đột quỵ nhẹ vào tuần trước, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cho biết như trên trong tuyên bố hôm thứ Tư 20 tháng 3.

Đức Hồng Y Daniel DiNardo hiện là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ được kỳ vọng sẽ phục hồi hoàn toàn trong thời gian ngắn.

Ngài đã bị đột quỵ vào tối 15 tháng 3, khi đang chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá, và đã được đưa ngay vào Bệnh viện Thánh Giuse tại Houston, Texas.

Theo tổng giáo phận, hiện tại ngài vẫn phải tham gia “một chương trình phục hồi tiêu chuẩn thường kéo dài trong khoảng hai tuần.”

Trong một tuyên bố của Tổng giáo phận Galveston-Houston, Đức Hồng Y cho biết: “Tôi biết ơn rất nhiều các bác sĩ và y tá vì những chăm sóc và tình cảm của họ dành cho tôi thực sự tuyệt vời tại Bệnh viện Thánh Giuse, là điều đã giúp tôi nhanh chóng hồi phục hoàn toàn.”.

“Tôi cũng biết ơn những lời cầu chúc và đặc biệt là những lời cầu nguyện cho sự chữa lành của tôi, là điều mà tôi có thể bảo đảm rằng anh chị em đang tạo ra một sự khác biệt thực sự. Tôi mong sớm được trở lại làm việc và tiếp tục công việc quan trọng đang đặt ra trước chúng ta.”

Đức Hồng Y DiNardo, 69 tuổi, được thụ phong linh mục tại giáo phận Pittsburgh vào năm 1977. Ngài đã từng làm việc sáu năm tại Bộ Giám Mục của Vatican, và trở thành Giám mục của Sioux, Iowa, vào năm 1998. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá Galveston -Houston vào năm 2004, và hai năm sau Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục của tổng giáo phận đó vào năm 2006.

Một năm sau, ngài được nâng lên hàng Hồng Y. Ngài là Tổng Giám mục đầu tiên của Galveston-Houston được tấn phong Hồng Y.

Đức Hồng Y từng giữ chức phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ từ năm 2013 đến 2016. Ngài bắt đầu nhiệm kỳ ba năm với tư cách là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào năm 2016.


Source:Catholic Herald
 
Đức Hồng Y Sarah: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục là cuộc khủng hoảng sâu sắc về đức tin
Đặng Tự Do
19:41 21/03/2019
Trong cuốn sách mới nhất của ngài, “Le soir approche et déjà le jour baisse” – “Trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn” (Lc 24:28), một trích dẫn từ Kinh Thánh khi Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ trên đường Emmaus, Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, cho biết ngài quyết định lên tiếng trước tình trạng ngày càng có nhiều người Công Giáo mất phương hướng, và bị tổn thương từ cuộc khủng hoảng sâu sắc mà Giáo Hội đang phải trải qua.

“Tôi không thể im lặng được nữa. Tôi không còn có thể giữ im lặng được nữa,” Đức Hồng Y Sarah đã viết trong lời mở đầu cuốn sách mới nhất của ngài. Theo Đức Hồng Y, Giáo Hội đang trải qua một “đêm đen”, “bị bao bọc và mù loà bởi mầu nhiệm của sự ác.”

Vài ngày trước khi cuốn sách được phát hành tại Pháp hôm thứ Tư 20 tháng 3, phần giới thiệu của cuốn sách đã được công bố trực tuyến, cho thấy đây thực sự là một văn bản hấp dẫn trước các vấn đề ngày nay như lạm dụng tình dục; trào lưu tương đối hóa đạo lý Công Giáo; tình trạng say sưa với các hoạt động bề ngoài đến mức bỏ bê cầu nguyện và các biện pháp tạo điều kiện cho việc trưởng thành trong đời sống tâm linh; xu hướng chạy theo não trạng thời thượng của xã hội đối với đồng tính luyến ái; lối sống đạo đức giả; và tình trạng mơ hồ của các tín hữu trước các tấn kích không mệt mỏi từ những kẻ thù của Giáo Hội.

Đức Hồng Y Sarah nói rằng ngài không có tham vọng đưa ra bất cứ chiến lược nào. Thay vào đó, ngài muốn lặp lại những câu trả lời vượt thời gian của Giáo Hội mà nếu chúng ta không dựa trên những xác tín ấy, tất cả mọi nỗ lực đều ra vô ích. Đặc biệt, Đức Hồng Y nhấn mạnh đến một đời sống cầu nguyện sâu xa, trung thành với giáo huấn thực sự được Giáo Hội truyền lại thay vì bán rẻ đạo lý Công Giáo như “rất nhiều mục tử” đang làm, cổ vũ lòng bác ái huynh đệ và tình yêu dành cho Giáo Hội.

Sau khi bàn đến cuộc khủng hoảng đức tin trong Giáo Hội, Đức Hồng Y cũng đã bàn đến cuộc khủng hoảng tai tiếng lạm dụng tình dục hiện đang tàn phá Giáo Hội và thế giới.

Đức Hồng Y Sarah không ngần ngại nói - theo lời của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục - về “làn khói của Satan” đã xâm nhập vào Giáo Hội, tuyển mộ những kẻ phản bội, như Giuđa Ítcariốt, để trở thành những kẻ nằm vùng cho ma quỷ. “Họ đã tìm cách làm ô uế những linh hồn thuần khiết của những người nhỏ bé nhất. Họ đã làm nhục hình ảnh Chúa Kitô hiện diện trong mỗi đứa trẻ, đồng thời làm nhục và phản bội rất nhiều linh mục trung thành,” Đức Hồng Y viết.

Ngài nhận xét cay đắng rằng: “Giáo Hội đang trải qua mầu nhiệm của sự ác, trong tay những người lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ Giáo Hội.”

Theo Đức Hồng Y, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tai tiếng lạm dụng tình dục có thể được tìm thấy trong những sự phản bội trước đó: “Cuộc khủng hoảng mà các giáo sĩ, Giáo Hội và thế giới đang phải trải qua là một cuộc khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng đức tin.”


Source:Life Site
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tại Sao Nguyễn Phú Trọng Thăm Mỹ Năm 2019 ?
Phạm Trần
08:51 21/03/2019
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Phú Trọng đã chọn được mặt gửi vàng chỉ hai tuần sau Hội nghị thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong un (Kim Chính n) bàn về giải giới vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn thất bại ở Hà Nội ngày 28/02/2019.

Người đó không ai khác là ông Donald Trump, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, người đã làm cho Nhà nước độc tài Việt Nam mở cờ trong bụng khi ông Trump không còn quan tâm đến những vi phạm nhân quyền của Việt Nam, mặc dù ai cũng biết đang diễn ra rất tồi tệ.

Bằng chứng sau hai năm cầm quyền, chưa bao giờ thấy ông Trump đích thân chỉ trích Chính phủ Việt Nam vi phạm quyền con người và tiêu diệt các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Đổi lại, ông Trump đã được Chính quyền Cộng sản trả ơn 48 Tỷ dollars qua các thỏa hiệp thương mại kể từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 29 đến 31/05/2017. Khi ấy Việt Nam đã bỏ ra gần 15 tỷ USD, chủ yếu từ nhập khẩu các thiết bị dịch vụ từ Hoa Kỳ. Tiếp đến là các thỏa hiệp thương mại trị giá 12 tỷ Dollars được ký trong hai ngày viếng thăm Hà Nội của Tổng thống Trump từ 11 đến 12/11/2017, sau khi ông Trump dự Hội nghị APEC tại Đà Nẵng.

Sau cùng là ông Trump đã cùng chứng kiến với ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi lễ ký các văn kiện hợp tác hàng không giữa hai nước trị giá 21 tỷ Mỹ kim tại Hà Nội ngày 27/02/2019.

Theo đó :” Hãng hàng không Bamboo Airways (thuộc tập đoàn FLC) đã ký thỏa thuận mua 10 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner trị giá gần 3 tỷ USD với Tập đoàn Boeing (Mỹ).

Hãng hàng không Vietjet cũng ký hợp đồng mua 100 tàu bay Boeing 737 Max với giá trị 12,7 tỷ USD, đồng thời ký kết thỏa thuận về dịch vụ dài hạn bảo dưỡng động cơ máy bay với Tập đoàn GE trị giá 5,3 tỷ USD.”

Tại cuộc họp với ông Nguyễn Phú Trọng hôm 27/02 (2019), ông Trump đã không tiếc lời khen “lòng hiếu khách của người dân và sự phát triển rất ấn tượng của Việt Nam.” Ông Trump đã mời ông Trọng thăm Mỹ trong lần gặp này.

Ông Trump, một thương gia thành công còn toan tính lấy kinh nghiệm “gác lại qúa khứ, hướng tới tương lai” giữa Việt Nam và Mỹ để chiêu dụ nhà độc tài Bắc Hàn từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân để được Hoa Kỳ yểm trợ phát triển. Tuy nhiên, không có dấu hiệu ông Kim xiêu lòng khi Hội nghị Trump-Kim lần 2 đã tan vỡ và chưa có triển vọng sẽ có cuộc họp lần thứ ba.

Ngoài thỏa hiệp về hàng không, báo chí Việt Nam còn cho biết:”Nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng ông đánh giá cao việc Việt Nam tin chọn và cân nhắc mua các thiết bị quân sự của Mỹ mà theo ông là các thiết bị quân sự tốt nhất thế giới hiện nay.”

Cho đến nay, Nga là nước bán nhiều vũ khí nhất cho Việt Nam.

VIỄN ANH TRỌNG-TRUMP

Như vậy, mọi người trông đợi gì trong chuyến đi Mỹ sắp tới của ông Nguyễn Phú Trọng ?

Sau đây là một số vấn đề có triển vọng sẽ được thào luận chi tiết giữa hai đoàn Việt-Mỹ khi ông Trọng đến Hoa Thịnh Đốn:

Thứ nhất, về kinh tế, như đã được khơi mào tại cuộc họp với Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc ngày 27/02 (2019) tại Hà Nội, ông Trump khẳng định "ủng hộ mạnh mẽ hợp tác trong lĩnh vực thương mại Mỹ - Việt".

Báo VietNam Express viết (27/02/019) :”Để duy trì, phát triển mối quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia, ông (Trump) cho rằng hai nước cần đẩy mạnh một số cơ chế hợp tác hiện có như Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ và Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA). Song song đó, hai nước cũng cần tiếp tục thảo luận về khả năng nâng cấp, xác lập khuôn khổ quan hệ thương mại – đầu tư, phù hợp với sự phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại và tính chất của quan hệ đối tác toàn diện.”

Báo này cũng cho biết thêm :”Năm 2018 đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế thương mại Mỹ - Việt khi kim ngạch hai chiều đạt hơn 60 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu Mỹ sang Việt Nam tăng 46% và Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ.”

Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn đứng sau các nước đầu tư lớn vào Việt Nam gồm Trung Hoa, Nhật Bản và Nam Hàn.

Thứ hai, chính quyền Trump cũng quan tâm đến tình trạng Việt Nam tiếp tục xuất siêu vào Mỹ. Tính đến khoảng tháng 10/2018, hàng hóa Việt Nam xuất cảng sang Mỹ trị giá 39.42 Tỷ Dollars, trong khi Việt Nam chỉ nhập hàng Mỹ trị giá 19.5 Tỷ dollars. (Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan).

Thứ ba, về phần mình, phía Việt Nam đã nhiều lần than phiền ba mặt hàng cá tra, cá ngừ và tôm xuất cảng vào Mỹ đã phải chịu giá thuế gần 4,8%, cao hơn so với các nước khác.

Lý do Mỹ đánh thuế cao nhằm trừng phạt Việt Nam “bán phá giá” gây thiệt hại cho các nhà sản xuất tôm, cá Mỹ.

Theo báo Kinh tế Sài Gòn Online, ngày 10/03/2018 thì :”Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản đơn lẻ đứng thứ 3 của Việt Nam, chiếm 17% trên tổng giá trị xuất khẩu. Trong năm 2017, ba mặt hàng thủy sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gồm tôm (chiếm trên 17%); cá tra (chiếm 19,3%) và cá ngừ (chiếm trên 23%).”

Thứ tư, ông Nguyễn Phú Trọng chắc sẽ lập lại yêu cầu Mỷ thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để được hưởng thuế thấp của Mỹ đánh vào hàng xuất cảng vào Mỹ của Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề này có liên quan đến 2 điều kiện :

1) Việt Nam phải từ bỏ chủ trương kiểm soát và điều hành Kinh tế dựa trên sự phát triển và tồn tại của các Doanh nghiệp Nhà nước vốn có nhiều đặc quyền, đặc lợi, phe nhóm và độc quyền.

2) Phải trả lời minh bạch về những vi phạm quyền con người và các quyền tự do đang bị đàn áp ở Việt Nam.

Quốc hội Mỹ là nơi chính quyền Trump sẽ gặp khó khăn nếu chấp thuận yêu cầu của Việt Nam.

MUA VŨ KHÍ MỸ ?

Nhưng chờ đợi lớn trong chuyến thăm Mỹ của ông Trọng sẽ tập trung vào câu hỏi : Liệu Việt Nam có quyết định mua vũ khí Mỹ như ông Trump từng hy vọng , hay chỉ mua phụ tùng thay thế cho các bộ phận hư hỏng của số vũ khí, xe tăng, máy bay và các loại xe Quân sự bỏ lại sau chiến tranh năm 1975 ?

Nghi vấn này được đặt ra, sau khi ông Trump có động thái được báo chí Việt Nam mô tả là “đánh giá cao việc Việt Nam tin chọn và cân nhắc mua các thiết bị quân sự của Mỹ” trong cuộc họp với ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 27/02/2019.

Tuy nhiên từ “tin chọn” đến “cân nhắc” mua hay không còn là chuyện dài, vì không ai biết các nhà sản xuất vũ khí Mỹ sẽ có những dễ dãi, hay thỏa hiệp trả tiền dài hạn đặc biệt nào dành cho Việt Nam.

Nên biết vào ngày 23/05/2016, trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Dân chủ Barack Obama đã chính thức tuyên bố “hoàn toàn bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương” cho Việt Nam.

Bản tin của Đài Truyền hình CNN phát đi từ Hà Nội viết:” In a joint news conference in Hanoi with Vietnamese President Tran Dai Quang, Obama said that the removal of the ban on lethal weapons was part of a deeper defense cooperation with the country and dismissed suggestions it was aimed at countering China's growing strength in the region. Instead, it was the desire to continue normalizing relations between the United States and Vietnam and to do away with a ban "based on ideological division between our two countries."

(Tạm dịch:”Trong cuộc họp báo chung tại Hà Nội với Chủ tịch Trần Đại Quang, ông Obama nói rằng việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương thể hiện sự hợp tác quốc phòng sâu rộng với Việt Nam, đồng thời ông (Obama) cũng bác bỏ luận cứ cho rằng, hành động của Mỹ là nhắm chống lại sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực. Ngược lại, đây chỉ là nguyện vọng tiếp tục quan hệ bình thường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đồng thời cũng xóa đi quan niệm cấm vận “dựa trên sự khác biệt về tư tưởng giữa hai nước chúng ta”.

Theo các chuyên gia quốc phòng Tây phương thì Việt Nam đã lệ thuộc lâu đời vào vũ khí Nga gồm các loại máy bay tác chiến, chiến xa hạng nặng, các loại xe chở quân, trực thăng tấn công, trực thăng điều nghiên chiến thuật, các loại Radar tầm xa và tầu tuần duyên.

Việt Nam cũng đã mua 6 Tầu ngầm của Nga.

Tuy nhiên Mỹ có thể bán nhiều loại Hỏa tiễn phòng không và địa-không-địa tấn công tối tân và dàn Radar quan sát không gian và dưới biển cho Việt Nam. Đây là hai món hàng mà theo các chuyên gia quân sự, ông Trump đã có trong đầu.

Cuối cùng, tình trạng nhân quyền tồi tệ và tù nhân chính trị chắc chắn sẽ được đề cập đến giữa Mỹ và Việt Nam trong chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng với những gì ông Donald Trump đã và đang hành xử trong hai năm qua đối với Chính quyền CSVN, không ai nên vội hy vọng ông Trump sẽ thay đổi chiêu bài “American First”. -/-

Phạm Trần

(03/019)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đồi Hoa Xuân
Tấn Đạt
21:19 21/03/2019
ĐỒI HOA XUÂN
Ảnh của Tấn Đạt

Đồi xuân hoa nở ngút ngàn
Bốn phương khách đến rộn ràng ngắm hoa.
(bt)