Ngày 20-03-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sản xuất tại gia
Lm Vũđình Tường
05:51 20/03/2014
Con người dù lớn hay nhỏ, dù già hay trẻ đều cần có thực phẩm và nước uống để nuôi thân. Thức ăn, nước uống trở thành nhu cầu không thể thiếu. Ăn uống không chưa đủ mà còn cần tình yêu để sống thảnh thơi, hạnh phúc. Chỉ có người thành tâm yêu ta mới có thể trao tặng tình yêu chân chính. Ngoài ra những tình yêu khác đều là lợi nhuận. Bản chất của lợi nhuận là thương mại vì thế có tình trạng buôn bán tình yêu.

Câu người ta thường nói ‘bác ái bắt đầu tại gia đình’ câu này ám chỉ gia đình là nơi thực hành đức ái. Như thế bác ái không phải tự nhiên mà có mà là phải học hỏi và thực hành. Gia đình là trường đầu tiên và là trường tốt nhất dậy sống và thực hành đức ái. Như thế bác ái sản xuất tại gia. Gia đình thiếu thực hành đức ái là hoả lò và những ai lớn lên trong hoả lò đều, nếu làm nhỏ trở thành tội phạm xã hội; nếu làm lớn trở thành tội đồ dân tộc bởi hành động của họ thiếu yêu thương, vắng tha thứ. Lịch sử thế giới ghi nhận nhiều tội đồ dân tộc xuất thân từ gia đình thiếu đức ái. Lớn lên trong hoàn cảnh con người đối xử dã man với nhau nên về sau thành thân họ cũng hành xử vô cùng độc ác với đồng chủng và đồng loại.

Vui lòng, hăng say làm việc vặt trong nhà là thực thi Đức ái. Dù là việc cỏn con nhưng hiệu quả của chúng lại rất lớn bởi vì những việc cỏn con kia thể hiện tình yêu qua hành động. Người ta không thể nhìn thấy tình yêu nhưng qua hành động yêu thương làm rung động con tim người khác. Khi một thành viên trong gia đình cố gắng sống tinh thần bác ái người đó vừa làm giầu cho chính mình vừa mang lại nguồn vui cho gia đình và hạnh phúc thay những bạn nào được trở thành bạn những người giầu tinh thần bác ái.

Chu toàn bổn phận chưa hẳn là thực thi bác ái nhưng sống thực thi bác ái lại hoàn thành tốt đẹp hơn những gì bổn phận đòi hỏi bởi làm với tâm tình yêu mến. Việc làm với tâm tình yêu mến giúp kẻ đau khổ được ủi an, người sầu muộn cảm thấy an ủi, kẻ cô đơn tìm được chỗ dựa và kẻ tuyệt vọng sống hy vọng. Người thực thi bác ái thường nhìn thấy tình người quan trọng và không để cho lỗi lầm nếu có, dị biệt mầu da, chủng tộc và khác biệt về chính kiến ngăn trở việc thực thi đức ái.

Đức Kitô thực hiện những điều này tại bờ giếng bên làng cho người phụ nữ thành Samarita ra đó múc nước. Chính Ngài tiến đến bắt đầu câu chuyện, xin chị cho nước uống. Từ nước giếng dẫn chị đến nước trường sinh. Đức Kitô gây ngạc nhiên cho chị phụ nữ và các tông đồ vì Ngài đàm thoại với người xứ Samarita, phạm vào luật cấm kị thời đó.

Đức Kitô xin chị nước uống bởi đi đường dài, trời nắng, Ngài khát. Ngày nay Ngài còn khát không phải nước giếng mà khát khao cho mọi người đến cùng Ngài. Ngài đã lập lại điều này trên thập tự. Ta khát. Khát khao đến với các tâm hồn từ chối đón nhận Ngài. Kẻ từ chối đón nhận Ngài thường hận Ngài vì lời Ngài mời họ tin theo chạm tự ái. Họ muốn lãnh đạo đâu muốn tin theo. Đức Kitô khát khao đến thăm nhà những Kitô hữu. Ngài khát khao đến trọ đêm nhà bạn. Ngài sinh nơi đồng vắng mùa đông nên Ngài ước ao được đón vào nhà mà không bị xua đuổi. Ngài khát khao nghe tiếng bạn nói, tiếng bạn cười, hơi thở ngập ngừng của người già cả, tiếng ngáy ngủ ngon của người suốt ngày vất vả lao nhọc, tiếng thở dài của kẻ có điều phiền muộn. Đức Kitô khát khao ban cho bạn nước trường sinh. Những ai chân thành đón nhận Ngài đều nhận được nước trường sinh không bao giờ cạn vì nước đó như lời Ngài nói sẽ trở thành suối nước trong từ tâm hồn, dẫn bạn đến suối nước trường sinh.

Chị phụ nữ thành Samarita đã cho Đức Kitô nước giếng, Ngài cám ơn cho lại nước trường sinh, thoả mãn lòng chị ước mơ.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Cái khát của con người
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:04 20/03/2014
CÁI KHÁT CỦA CON NGƯỜI

(Chúa Nhật III Mùa Chay A)

Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật III mùa Chay, đặc biệt bài đọc thứ nhất (Xh 17,3-7) và bài Tin Mừng (Ga 4,5-42) hướng chúng ta đến chủ đề “nước”. Đi trong sa mạc, dân Chúa xưa đã nổi loạn với Môsê vì thiếu nước và Thiên Chúa đã ban cho họ nước chảy ra từ tảng đá tại Horeb. Trên đường truyền giáo, Chúa Giêsu đã dừng chân bên giếng nước Giacob, Người đã xin một phụ nữ Samaria chút nước và Người hứa ban cho chị ta nước trường sinh.

Nói đến nước là nói đến một trong những nhu cầu căn bản của con người xét như loài có sự sống. Thiếu nước là như sự chết đang cận kề. Người ta có thể vượt qua những thiếu thốn của cải, tiện nghi… và người ta cũng có thể chịu đựng cái đói trong một thời gian khá dài, trên dưới một tháng, thế nhưng không một ai có thể cầm cự với cái khát quá dăm bảy ngày. Chính vì thế mà việc đáp ứng nhu cầu khát nước trở thành một việc cấp thiết mang tính sống còn. Vượt trên các loài sinh vật bậc thấp, loài người chúng ta ngoài cái khát tự nhiên là khát nước thì còn có nhiều nổi khát xuất phát từ nhu cầu của sự phản tỉnh hay sự tự nhận biết về hiện hữu của mình.

A. Những cái khát của kiếp nhân sinh:

1. Khát mong được nhìn nhận: Tôi là một con người. Đây là một chân lý hiển nhiên. Thế mà vẫn đã từng có, trong quá khứ và ngay cả hôm nay, rất nnhiều người chưa được nhìn nhận như là một con người. Đó là trẻ em, phụ nữ, người nô lệ, người bất hạnh, quả phụ, cô nhi, ngoại kiều, người nghèo hèn, kém phận… Đọc Cựu Ước, chúng ta thấy rõ hiện tượng này. Các Ngôn sứ đã không ngừng lên tiếng về đề tài này. Người phụ nữ bên bờ giếng Giacob phải chăng không là ngoại lệ. Dù đã năm đời chồng và hiện đang sống với người thứ sáu, thế mà có thể chị chưa được nhìn nhận như là một người vợ? Phải chăng chị vẫn còn bị xem như một thứ “sở hữu” của người chồng?

Khi sinh thời mẹ Têrêxa thành Calcutta gặp gỡ rất nhiều người bất hạnh, xấu số. Sau khi gặp mẹ, họ đã từng tâm sự rằng: họ mãn nguyện vì cho dẫu chưa được sống như một con người thì họ cũng đã được chết như một con người. Chúa Kitô mạnh mẽ tuyên bố rằng không cần đã giết người thì mới bị đoán phạt, nhưng nếu loại bỏ tha nhân từ trong tâm trí và lối ứng xử của ta tức là không nhìn nhận tha nhân như là một con người thì ta cũng đã đáng bị trừng phạt (x.Mt 5,21-22).

Người ta không chỉ khát khao được nhìn nhận như một con người mà con mong được nhìn nhận như là một người khác. Điều này nói lên sự độc lập, khác biệt của tha nhân đối với ta. Ngay cả trong đời sống hôn nhân, dù nỗ lực làm cho “mình với ta tuy hai mà một” nhưng họ vẫn phải luôn ý thức để tôn trọng sự thật “ta với mình tuy một mà vẫn là hai”. Quả thật người ta sẽ chẳng còn là chính mình một khi bị đồng hóa do bởi một ai đó hay bởi một thế lực nào đó.

2. Khát mong được chấp nhận và được đón nhận: Được nhìn nhận như là một con người, như là một người khác vẫn chưa đủ nếu ta không được kẻ khác chấp nhận và đón nhận. Từ đáy sâu thẳm của từng người, luôn có đó khát mong được tha nhân chấp nhận và đón nhận mình như mình đang là, đang có. Một trong những lẽ sống của con người là khi thấy mình còn có giá trị, đang còn hữu ích cho ai đó. Và điều này được chứng thực khi tha nhân chấp nhận và đón nhận ta. Khi tìm hiểu nguyên nhân khiến cho nhiều người, kể cả giới trẻ tìm đến cái chết bằng sự tự vẩn thì người ta nhận ra một trong những nguyên nhân chính đó là vì họ mang mặc cảm bị người chung quanh khước từ.

Con người chúng ta thường bị cám dỗ chấp nhận hay đón nhận kẻ khác“với điều kiện”. Người ta phải thế này, phải thế kia thì tôi mới nhận, mới tiếp. Có những điều kiện mang tính khách quan, nhưng cũng không thiếu những điều kiện mang tính chủ quan hoặc duy ý chí. Điều này mặc nhiên nói lên rằng ta sẽ chỉ nhận nhau khi hội đủ điều kiện theo ý mình và nếu vì lý do gì đó mà không đủ điều kiện thì sẽ bị loại trừ.

B. Chúa Kitô: Đấng giải khát cho nhân loại:

“Chị cho tôi xin chút nước uống”. Khi mở miệng xin người phụ nữ chút nước, Chúa Giêsu nhìn nhận sự hiện hữu của chị và cả sự cần thiết của chị. Tin mừng tường thuật Chúa Giêsu đi đường mỏi mệt, Người đang cần nước uống và Người không có gầu. Như thế việc Người xin chị phụ nữ cho chút nước là một việc tự nhiên, rất thật của đời thường. “Ông là người Do Thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Samaria, cho ông nước uống sao?”. Không đơn thuần là câu hỏi vặn ngược mà thực chất là lời khẳng định của chị: Dù là Samaria, dù là phụ nữ, thì tôi cũng là một con người như ông và ông đang cần tôi. Chị Samaria đã được giải khát, môt cái khát nền tảng của kiếp nhân sinh là được nhìn nhận.

“Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm”. Lời giới thiệu của chị phụ nữ với dân làng đã nói lên sự thỏa khát vô bờ của chị. Chị đã được Chúa Giêsu đón nhận như chị đang là, dù chị đã trãi đời với năm người đàn ông và đang chung sống bất chính với người thứ sáu. Mà chắc gì người thứ sáu này sẽ nhận chị! Chúng ta đừng quên thời bấy giờ hiếm có chuyện đàn bà bỏ đàn ông mà ngược lại.

Các Ngôn sứ thường lên án tội lỗi của dân Chúa xưa và loan báo các hình phạt họ phải chịu. Thế nhưng sau đó lại gợi mở về sự khoan dung tha thứ của Chúa. “Dân Ta cứ miệt mài buông theo bội tín, chúng được kêu mời hãy vươn lên, mà chẳng một ai ngóc đầu dậy! Hỡi Ephraim, Ta từ chối ngươi sao nỗi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành!...Trái tim Ta thổn thức, ruột gan Ta bồi hồi” (Hs 11,7-8). Mọi người và mỗi người đều có chỗ đứng trong Trái Tim Cực thánh của Đấng Cứu Độ. Không một ai là đồ bỏ đi. Bất cứ ai cũng đều được Thiên Chúa đón nhận, chỉ trừ khi họ cố tình khước từ. Vì đó là tội phạm đến Chúa Thánh Thần (x.Mt 12,32).

“Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào Tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước trường sinh” (Ga 7,38). Biết bao con người đang khát ở quanh ta. Là Kitô hữu, ước gì chúng ta góp phần giải khát cho tha nhân khi nhìn nhận nhau, chấp nhận nhau và đón nhận nhau ngay trong hiện trạng của nhau.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Đón nhận Đức Giêsu là nước hằng sống để được cứu độ
Lm. Đan Vinh
17:44 20/03/2014
Chúa Nhật 3 Mùa Chay A

Xh 17,3-7 ; Rm 5,1-2.5-8 ; Ga 4,5-42


ĐÓN NHẬN ĐỨC GIÊ-SU LÀ NƯỚC HẰNG SỐNG ĐỂ ĐƯỢC CỨU ĐỘ

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 4,5-42

(5) Vậy Người đến một thành xứ Sa-ma-ri, tên là Xy-kha, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giu-se. (6) Ở đấy, có giếng của ông Gia-cóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa. (7) Có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giê-su nói với người ấy: “Chị cho tôi xin chút nước uống !”. (8) Quả thế, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. (9) Người phụ nữ Sa-ma-ri liền nói: “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao ?” Quả thế, người Do thái không được giao thiệp với người Sa-ma-ri. (10) Đức Giê-su trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: Cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị Nước Hằng Sống”. (11) Chị ấy nói: “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra Nước Hằng Sống ? (12) Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ Gia-cóp chúng tôi, là người đã cho chúng tôi giếng này ? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy”. (13) Đức Giê-su trả lời: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. (14) Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”. (15) Người phụ nữ nói với Đức Giê-su: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”. (16) Người bảo chị ấy: “Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây”. (17) Người phụ nữ đáp: “Tôi không có chồng”. Đức Giê-su bảo: “Chị nói: Tôi không có chồng là phải, (18) vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng”. (19) Người phụ nữ nói với Người: “Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ… (20) Cha ông chúng tôi đã phờ phượng Thiên Chúa trên núi này. Còn các ông lại bảo: Giê-ru-sa-lem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa”. (21) Đức Giê-su phán: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. (22) Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. (23) Nhưng giờ đã đến và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự Thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. (24) Thiên Chúa là Thần Khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật”. (25) Người phụ nữ thưa: “Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô sẽ đến. Khi Người đến, người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”. (26) Đức Giê-su nói: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây”. (27) Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi: “Thầy cần gì vậy ?” Hoặc “Thầy nói gì với chị ấy ?”.(28) Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: (29) “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi về tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao ?” (30) Họ ra khỏi thành và đến gặp Người. (31) Trong khi đó, các môn đệ thưa với Người rằng: “Ráp-bi, xin mời Thầy dùng bữa”. (32) Người nói với các ông: “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết”. (33) Các môn đệ hỏi nhau: “Đã có ai mang thức ăn cho Thầy rồi chăng ?”. (34) Đức Giê-su nói với các ông: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người”. (35) Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt ? Nhưng này, Thầy bảo anh em: Ngước mắt lên mà xem: đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái !”.(36) Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để được sống muôn đời. Và như thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng. (37) Thật vậy, câu tục ngữ “Kẻ này gieo, người kia gặt” quả là đúng ! (38) Thầy sai anh em đi gặt những gì chính anh em đã không vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất vả. Còn anh em, anh em được vào hưởng kết quả công lao của họ”. (39) Có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đó đã tin vào Đức Giê-su, vì lời người phụ nữ làm chứng: "Ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm". (40) Vậy, khi đến gặp Người, dân Sa-ma-ri xin người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. (41) Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa. (42) Họ bảo người phụ nữ: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng: Người thật là Đấng Cứu Độ trần gian”.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc đối thoại của Đức Giê-su với một phụ nữ dân Sa-ma-ri. Người đã từng bước đưa chị ta đón nhận mặc khải quan trọng: Người chính là Đấng Thiên Sai, là Đấng đến ban Nước Hằng Sống là ơn cứu độ cho những ai biết mở lòng đón nhận và đặt trọn niềm tin cậy vào Người.

3. CHÚ THÍCH:

- C 5-9: + Đến một thành xứ Sa-ma-ri: Từ Giê-ru-sa-lem về Ga-li-lê ngang qua xứ Sa-ma-ri, Đức Giê-su đã tới giếng Gia-cóp gần thành Sy-kha (hay Si-khem) tại đất Ca-na-an (x. St 33,18; 48,22). Đây là đất mà tổ phụ Gia-cóp đã cho Giu-se và con cháu làm gia nghiệp (x. Gs 24,32). + Khoảng giờ thứ sáu: Tức khoảng mười hai giờ trưa. Người Do thái tính thời gian như sau: ban ngày có 12 giờ và ban đêm có 4 canh giờ. Ngày bắt đầu từ giờ Thứ Nhất (6g sáng) lúc mặt trời mọc, và kết thúc vào giờ Thứ Mười Hai (18g00) lúc mặt trời lặn. + “Chị cho tôi xin chút nước uống !”: Đức Giê-su chủ động xin nước uống để có cơ hội bắt chuyện, giúp người phụ nữ dần dần nhận ra Người là Đấng ban Nước Hằng Sống, đem lại ơn cứu độ cho loài người. + “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao ?”: Người Sa-ma-ri là con cháu của hai nhóm người: Một là những người không phải đi lưu đày khi Vương quốc Ít-ra-en phía Bắc bị tiêu diệt vào năm 722 trước CN. Hai là những người dân Ba-by-lon và Mê-đi-a do các đoàn quân xâm lược Át-sua đưa vào (x. 2 V 17,24tt). Có một sự đối lập về thần học giữa những người Sa-ma-ri này với người Do Thái phía Nam, bởi vì người Sa-ma-ri không chịu thờ phượng Thiên Chúa tại Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Tình trạng này lại trầm trọng thêm vì người Sa-ma-ri đã gây thêm khó khăn cho người Do Thái hồi hương trong việc tái thiết Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, rồi đến thế kỷ II trước CN, người Sa-ma-ri lại giúp các vua Sy-ri trong các cuộc chiến chống người Do Thái. Vào năm 128 trước CN, thượng tế Do Thái đã ra lệnh đốt phá Đền Thờ Sa-ma-ri trên núi Ga-ri-dim. Đối với người Do Thái, dân Sa-ma-ri là dân tội lỗi ô uế. Do đó hai dòng giống Do thái và Sa-ma-ri tuy cùng một tổ tiên, sống sát bên nhau, nhưng lại có ác cảm và không giao tiếp với nhau. Ở đây, người phụ nữ Sa-ma-ri này đã nhận ra Đức Giê-su là người Do thái qua giọng nói và cách ăn mặc nên đã tỏ ra ngạc nhiên và từ chối giúp đỡ như vậy.

- C 10-15: + “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: Cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị Nước Hằng Sống”…: Nhân dịp này, Đức Giê-su cho người phụ nữ kia biết Người là Đấng Cứu Thế, đến để ban Nước Hằng Sống. Trong Tin Mừng Gio-an, chúng ta thường gặp tình trạng các người đối thoại với Đức Giê-su hiểu lầm những kiểu nói của Người. Như ở đây, hai kiểu nói là “nước hằng sống” của Đức Giê-su và của người phụ nữ nói không mang cùng một ý nghĩa. + “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra Nước Hằng Sống ?...: Người phụ nữ này chỉ hiểu lời Đức Giê-su theo nghĩa thông thường là “nước giếng” tự nhiên, đang khi Đức Giê-su lại có ý nói đến Nước Hằng Sống là Ơn Cứu Độ. + “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”: Đức Giê-su so sánh nước giếng tự nhiên chỉ làm đã khát cho thân xác nhất thời, với Nước Hằng Sống là ơn cứu độ mới là nguồn nước mang lại sự sống đời đời cho loài người mà chính Người mang đến. + “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”: Đức Giê-su dẫn dắt người phụ nữ từ thái độ thù nghịch đến chỗ thân thiện với Người. Đức Giê-su từ vai trò một người khách bộ hành xin nước uống đến vai trò là Đấng Thiên Sai ban Nước Hằng Sống và người phụ nữ xin Người ban cho thứ Nước cứu độ ấy.

- C 16-22: + “Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây”: Đức Giê-su tỏ ra là người lịch sự khi Người muốn nói chuyện với người phụ nữ trước mặt người chồng của chị ta, đồng thời cũng muốn cho chị ta ý thức về thân phận tội nhân của mình. + “Chị nói: Tôi không có chồng là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng”: Đức Giê-su cho người phụ nữ ý thức tình trạng hôn nhân bất hợp pháp của mình. Một số nhà chú giải còn nhìn thấy 5 đời chồng là hình ảnh tượng trưng dân Sa-ma-ri vừa kính sợ Đức Chúa, lại vừa phụng thờ 5 vị thần khác (x. 2 V 17,29-34.41). + Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ: Người phụ nữ sửng sốt trước việc Đức Giê-su thấu suốt đời tư của mình, và tôn xưng Người là một vị ngôn sứ. Đồng thời, chị ta xin Đức Giê-su cho chị lời khuyên cần tôn thờ Thiên Chúa trên núi Ga-ra-dim như người Sa-ma-ri (x. Đnl 27,4) hay thờ Chúa tại Đền Thánh Giê-ru-sa-lem như người Do Thái ? + Đã đến giờ: Đức Giê-su dạy chị phụ nữ với tư cách vị ngôn sứ: Đã đền giờ Người xuất hiện để thực hiện chương trình cứu độ. Người cho biết: việc thờ phượng tại núi này hay tại Giê-ru-sa-lem chỉ là hình bóng và đã bị vượt qua rồi. Bây giờ là thời của Đấng Thiên Sai, nên cần chầm dứt việc thờ phượng cũ để bắt đầu cách thờ phượng mới nơi Người. + Thờ Đấng mà các người không biết: Người Sa-ma-ri chỉ công nhận bộ sách Ngũ Kinh và không biết đến các sách khác, nhất là sách của các ngôn sứ mặc khải về Thiên Chúa. + Còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết: Người Do thái tuân giữ toàn bộ Sách Thánh. Sau này, thánh Phao-lô cũng nhấn mạnh đặc ân này của dân Do thái (x. Rm 9,4).

- C 23-29: + Thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí: là tôn thờ Thiên Chúa dưới sự soi sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. + Trong Sự Thật: Thờ Thiên Chúa trong Đức Giê-su, Đấng là “đường, sự thật và sự sống” (Ga 14,6). Tóm lại, từ nay Đức Giê-su trở nên Đền Thờ mới sẽ thay Đền Thờ cũ trên núi Ga-ra-dim hay tại thủ đô Giê-ru-sa-lem. + Thiên Chúa là Thần Khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật”: Đức Giê-su đã nêu ra một điều được cả dân Do thái và dân Sa-ma-ri chấp nhận là lời khẳng định: “Thiên Chúa là Thần Khí, và người ta phải thờ Người ở khắp mọi nơi, thờ chính Thiên Chúa chứ không phải thờ hình bóng của Người. Thiên Chúa là Đấng vô hình, nên Người đòi người ta phải thờ phượng Người trong tâm hồn. Một số người dựa vào câu này để từ chối thờ Chúa bằng những hình thức lễ nghi bên ngoài. Thực ra Đức Giê-su vẫn thường xuyên lên Đền thờ dự lễ (x. Ga 2,13; 7,14; 11,55) và đến hội đường Do thái nghe giảng dạy và cầu nguyện chung tôn thờ Thiên Chúa (x. Mt 1,21; Mt 13,54). Qua câu nói này, Người chỉ chống lại những nghi lễ vụ hình thức mà thôi (x. Mt 15,7-9; 21,12-13). + Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô sẽ đến: Dù chưa hiểu được ý nghĩa về lời giải thích trên đây, người phụ nữ này cũng quan tâm đến tôn giáo. Bà hy vọng Đấng Thiên Sai sẽ đến loan báo mọi sự. + Đấng ấy chính là tôi: Đây là công thức bằng tiếng Hy Lạp “egô eimi” (I am; Je suis). Công thức này là chính danh xưng Thiên Chúa đã tỏ ra cho Mô-sê. Tác giả muốn ngầm giới thiệu thần tính của Đức Giê-su. Bình thường, Người không muốn tỏ ra là Đấng Thiên Sai vì sợ dân Do thái hiểu vai trò Thiên Sai theo nghĩa chính trị. Còn ở đây nói với người phụ nữ Sa-ma-ri, Người không sợ bị hiểu lầm nên đã tỏ mình chính là Đấng Thiên Sai. + Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ: Phong tục Do thái không cho phép đàn ông nói chuyện với phụ nữ nơi công cộng. Làm như vậy, Đức Giê-su đã bãi bỏ tục lệ này vì sứ mệnh rao giảng Tin Mừng quan trọng hơn thói tục của người đời. Người đến với tha nhân, bất kể họ là ai hay thuộc phái tính nào, dân tộc nào, để đem Tin Mừng cứu rỗi cho họ. + Đến mà xem: có một người đã nói với tôi về tất cả những gì tôi đã làm: Thực ra Đức Giê-su mới chỉ nói về những người chồng của người phụ nữ này chứ chưa nói về tất cả những gì chị đã làm. Nhưng khi nói với dân chúng, chị ta đã phóng đại lên để cho người ta dễ tin mà thôi.

- C 30-38: + “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết”: Đức Giê-su muốn dựa vào của ăn phần xác mà các môn đệ mời Người để nói về của ăn thiêng liêng mà các ông chưa biết. + Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy: Đức Giê-su coi việc làm theo ý Chúa Cha là đồ ăn của Người. + Đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái !: Đức Giê-su dựa vào câu tục ngữ người nông dân thường nói: “Bốn tháng có qua, mùa gặt có tới”. Qua đó Người nói đến mùa gặt thiêng thiêng là cánh đồng truyền giáo đã chín vàng, chính là dân thành Sa-ma-ri đang kéo tới gặp Người. Đây là hoa trái đầu mùa của mùa gặt Thiên Sai. Trong Cựu Ước, mùa gặt tượng trưng sự phán xét của Thiên Chúa, hoặc niềm vui ơn cứu độ (x. Is 9,2; Am 9,13, Tv 126,5). Trong Tân Ước, mùa gặt tượng trưng cho hoa quả của việc truyền giáo (x. Mt 9,37). Đức Giê-su gợi lên niềm vui và phần thưởng của thợ gặt là các tông đồ, khi các ông giúp nhiều người tin để được hưởng hạnh phúc Nước Trời. + Câu tục ngữ “Kẻ này gieo, người kia gặt” quả là đúng !: Câu tục ngữ này được hiểu như sau: Người gieo chính là Đức Giê-su và hạt giống là Tin Mừng (x. Lc 8,11). Thợ gặt là các môn đệ. Mặc dù các ông chưa được sai đi, nhưng Đức Giê-su đã thấy trước viễn ảnh tốt đẹp là hoa quả của việc truyền giáo mang lại. Đức Giê-su muốn nói lên rằng: công khó của Người sắp chịu chết trên thập giá như là hạt giống, hạt giống ấy phải chết đi mới sinh ra nhiều hoa trái (x. Ga 12,24). Còn các môn đệ sẽ cảm mến được niềm vui của mùa gặt. Công việc truyền giáo là một việc mang tính tập thể: “Người gieo kẻ gặt”, mỗi người mỗi nhiệm vụ. Do đó khi việc tông đồ đem lại nhiều kết quả thì người ta đừng tự mãn cho rằng kết quả đó hòan tòan do công sức riêng của mình, nhưng còn có công sức của nhiều người khác cộng tác nữa.

- C 39-42: + Ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm: Lời chứng của người phụ nữ được coi là dấu chỉ, là bước khởi đầu đưa dân thành tin vào Đức Giê-su. + Dân Sa-ma-ri xin Người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa: Đức tin phải được tiếp tục triển nở nhờ nghe lời giảng dạy của Đức Giê-su. + “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng: Người thật là Đấng Cứu Độ trần gian”: Qua lời của dân thành Sa-ma-ri, ta thấy đức tin trưởng thành phải bắt nguồn từ thực tế, chứ không chỉ dựa vào đức tin của người khác như cha mẹ, vợ chồng, người thân hoặc theo số đông nơi mình đang sống mà thôi.

4. CÂU HỎI: 1) Cách tính giờ của người Do thái thế nào ? 2) Đức Giê-su chủ động xin nước uống với người phụ nữ Sa-ma-ri nhằm mục đích gì ? 3) Nước Hằng Sống mà Đức Giê-su hứa ban là thứ nước gì ? 4) Lời Đức Giê-su dạy thờ Thiên Chúa vô hình trong Thần Khí và Sự Thật phải chăng là Người đã bãi bỏ tất cả các lễ nghi thờ phương bề ngoài ? 5) Câu chuyện người phụ nữ Sa-ma-ri hôm nay dạy ta bài học gì về sứ mạng phải đi loan báo Tin Mừng ? 6) Câu nói của dân làng cho thấy tầm quan trọng của Lời Chúa ra sao trong viẹc tăng thêm đức tin của người tín hữu đến mức trưởng thành ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa” (Ga 4,13-14a).

2. CÂU CHUYỆN:

1) LỜI CHÚA CHÍNH LÀ NGUỒN NƯỚC HẰNG SỐNG:

Cách đây ít lâu, một số chị em người Bỉ khi suy niệm đoạn Tin mừng này, đã cùng nhau lập một tu hội tên là “Ô Vi” (Eau Vive) dịch là “Nước Hằng Sống”. Ngoài việc cầu nguyện trước Chúa Thánh Thần mỗi ngày, chị em còn mở quán ăn phục vụ khách. Trong quán, các chiêu đãi viên chính là các nữ tu. Châm ngôn của tu hội là “Phục vụ Chúa trong các thực khách”. Mỗi buổi tối vào giờ đóng cửa, chị em biến quán ăn trở thành nhà nguyện. Các thực khách được mời ở lại tham dự giờ chia sẻ Lời Chúa. Mọi người sẽ được nghe Lời Chúa trong Thánh Kinh là Nước Hằng Sống mà Đức Giê-su đã ban cho người phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng Gia-cóp xưa.

2) PHẢI TÌM GẶP CHÚA NƠI THA NHÂN:

Vào một đêm trăng, khi nhìn qua cửa sổ, vị tu sĩ già thấy một thiên thần đang ngồi viết vào một cuốn sách vàng. Lòng tràn ngập hân hoan, vị tu sĩ liền rón rén đến gần hỏi thiên thần:

- Ngài đang viết gì vào quyển sách vàng này thế ?

- Ta đang ghi tên những người có lòng yêu mến Thiên Chúa thực sự.

Trong tâm trạng vừa lo lắng lại vừa hồi hộp, vị tu sĩ đã yêu cầu thiên thần tìm trong cuốn sách xem đã có tên mình hay chưa. Thiên thần liền chiều ý để lần giở từng trang sách ra tìm, nhưng tìm từ đầu đến cuối cuốn sách vàng mà không thấy có tên ông ta. Vị tu sĩ vẫn không thất vọng, ông tiếp tục yêu cầu thiên thần:

- Vậy xin ngài hãy ghi tên tôi là kẻ luôn yêu mến phục vụ tha nhân.

Thiên thần liền ghi tên ông vào sổ vàng những người yêu mến Chúa.

Sau khi vị tu sĩ già qua đời, người ta đã tìm thấy quyển nhật ký hằng ngày của ông. Trong đó ngay trên trang đầu tiên ông dã ghi Lời Chúa phán: ”Nếu ai nói : Tôi yêu mến Thiên Chúa, mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối. Vì ai không yêu mến người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4,20). Tiếp theo lời Chúa này, vị tu sĩ còn giải thích thêm: ”Tôi đã đi tìm linh hồn tôi, nhưng tôi không tìm thấy vì linh hồn có đặc tính thiêng liêng; Tiếp đến tôi đã đi tìm Thiên Chúa, nhưng tôi cũng không tìm thấy vì Ngài vô cùng siêu việt; Mãi đến khi tôi quyết định đi tìm tha nhân thì tôi lại gặp được cả Thiên Chúa và linh hồn mình nơi những người này” (Trích «Mỗi ngày một tin vui»).

3. SUY NIỆM:

Mùa Chay là thời kỳ thuận tiện để giúp chúng ta tìm gặp Đức Giê-su là nguồn nước đem lại sự sống đời đời. Qua Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã đối thoại với người phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng Gia-cóp. Người đã từng bước mặc khải Sự Thật về Người cho chị ta: Người là Đấng ban Nước Hằng Sống, là một Ngôn Sứ, là Đấng Mê-si-a đến ban ơn cứu độ mọi người.

1) HỌC TẬP ĐỨC GIÊ-SU TRONG VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG:

Đức Giê-su đã hướng dẫn người phụ nữ theo một tiến trình đức Tin như sau:

- Người đi bước trước để ngỏ lời xin người phụ nữ Sa-ma-ri cho uống nước giếng tự nhiên:

Đức Giê-su chủ động đi bước trước làm quen, vượt qua rào cản giữa hai dân tộc Do thái và Sa-ma-ri để ngỏ lời xin một người phụ nữ Sa-ma-ri cho uống nước như sau: “Chị cho tôi xin chút nước uống !” (Ga 4,7). Đây là phương pháp loan báo Tin Mừng hữu hiệu giúp các tín hữu chúng ta tiếp cận anh em lương dân để nói chuyện về tôn giáo với họ.

- Người đòi người phụ nữ phải tin vào Người để được Người ban cho Nước Hằng Sống là ơn cứu độ:

Từ việc xin nước uống tự nhiên, Đức Giê-su đề cập đến thứ Nước Hắng Sống là đức tin siêu nhiên đem lại sự sống đời đời cho những ai đón nhận: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: Cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy sẽ ban cho chị Nước Hằng Sống” (Ga 4,10). Phải biết bắt đầu từ những điều vật chất cụ thể để sẽ đề cập đến mầu nhiêm đức tin siêu vật chất. Đức Giê-su cũng nhiều lần đã dung các hình ảnh cụ thể vật chất đời thường trong các dụ ngôn để trình bày về Nước Trời.

- Người đòi người ta phải thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự Thật:

Đức Giê-su cho chị phụ nữ kia biết chính thái độ ich kỷ tự mãn và khinh thường lẫn nhau đã tạo ra bức tường ngăn cách về đức tin giữa hai dân tộc Do thái và Sa-ma-ri: Người Do thái đòi phải thờ Thiên Chúa tại Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, còn người Sa-ma-ri lại đòi phải thờ Thiên Chúa trên núi Ga-ri-dim! Đức Giê-su đã giải đáp về sự thờ phượng đích thực như sau: “Thiên Chúa là Thần Khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ trong Thần Khí và Sự Thật” (Ga 4,24). Cần tập cầu nguyện với Chúa mọi lúc và mọi nơi chứ không nhất thiết phải có nhà thờ hay bàn thờ mới cầu nguyền được.

- Người mặc khải về sứ mạng Thiên Sai của Người:

Người phụ nữ Sa-ma-ri cho biết quan niệm về Đấng Thiên Sai của người Sa-ma-ri như sau: “Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô sẽ đến. Khi Người đến, người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”. Đức Giê-su liền mặc khải cho chị ta biết về vai trò Thiên Sai của Người như sau: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây” (Ga 4,26). Tất cả sự thờ phượng Thiên Chúa đều qui vè Chúa Giê-su, để nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.

- Người phụ nữ thể hiện đức tin bằng việc nhiệt thành làm chứng cho Người:

Sau khi đã tin Đức Giê-su là Ngôn Sứ và là Đấng Thiên Sai, người phụ nữ đã phấn khởi vào trong thành báo tin như sau: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi về tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao ?” (Ga 4,29). Nhờ lòng tin yêu Chúa mà người phụ nữ này đã nhiệt thành loan báo Tin Mừng cho đồng bào của mình. Thực như lời thánh Phao-lô đã nói: “Tinh yêu Chúa Ki-tô thôi thúc tôi” (2 Cr 5,14).

- Nhờ gặp gỡ và nghe lời Chúa mà dân làng Sa-ma-ri đã đạt đến một đức tin trưởng thành:

Lúc đầu dân làng Sa-ma-ri đã ra gặp Đức Giê-su theo lời người phụ nữ kêu gọi. Rồi họ đã mời Đức Giê-su ở lại để được nghe loan báo Tin Mừng. Nhờ đó họ đã có đức tin vào Đức Giê-su chính là “Đấng Cứu Độ trần gian”. Cuối cùng họ đã khẳng định với người phụ nữ: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng: Người thật là Đấng Cứu Độ trần gian” (Ga 4,42). Đây cũng là tấm gương cho những anh chị em tân tòng theo đạo để lập gia đình với người bạn Công Giáo. Họ phải làm thế nào để đạt tới đức tin trưởng thành như dân làng Sa-ma-ri nói trên.

2) PHẢI GẶP GỠ CHÚA LÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ ĐỨC TIN TRƯỞNG THÀNH ?:

Ngày nay chúng ta có thể gặp gỡ Chúa bằng nhiều hình thức như sau:

- Gặp Chúa trong tình yêu tha nhân: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,8), nên chỉ những ai có tình yêu thương tha nhân mới gặp được Thiên Chúa. Còn những kẻ ganh ghét, để lòng thù ghét anh em thì thuộc về ma quỷ và sẽ không gặp được Thiên Chúa đời này và đời sau như thánh Gio-an đã viết: “Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân” (1 Ga 3,15).

- Gặp Chúa trong Thần Khí là Chúa Thánh Thần: Ðức Giê-su nói: Ðã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. Những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật” (Ga 4,23). Vì “Ðấng Tối Cao không ở trong những ngôi nhà do tay người phàm làm ra” (Cv 7,48). Do đó muốn gặp gỡ Thiên Chúa thực sự, ta cũng phải gặp Ngài trong Thần Khí là Chúa Thánh Thần.

- Gặp Chúa trong tín thác vào Chúa Giê-su “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6): Nhờ đức Tin, chúng ta sẽ gặp gỡ Chúa qua Lời Chúa và Thánh Thể tại nhà thờ; Gặp Chúa khi đọc Lời Chúa giờ kinh tối gia đình hằng ngày hay các buổi sinh hoạt Hiệp Sống Tin Mừng hằng tuần: “Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đất, giữa họ” (Mt 18,20)

- Gặp Chúa trong những người đang sống chung trong một mái nhà hay đang ẩn mình nơi những người đau khổ, nghèo khó, bệnh tật và bị bỏ rơi… Ngoài ra để gặp được Chúa, chúng ta cần phải ăn ở thành thật “có nói có, không nói không” (Mt 5,36). Tránh ăn nói quanh co, lừa đảo, vì đó là hành vi của ma quỷ là kẻ dối trá và hay đánh lừa con người (x. Ga 8,44).

3) LÀM GÌ ĐỂ SỐNG VÀ TRUYỀN BÁ ĐỨC TIN TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY ?:

- Trong những ngày Mùa Chay này, chúng ta cần dành nhiều thời gian để đến gặp gỡ Chúa Giê-su trong thánh lễ, qua các buổi tĩnh tâm Mùa Chay, các giờ kinh tối gia đình… Nhờ đó chúng ta sẽ có một nguồn suối làm thỏa mãn cơn khát nội tâm, và làm cho lòng chúng ta trở thành một mạch nước mới dẫn đến ơn cứu độ như lời Chúa dạy hôm nay: “Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa” (Ga 4,14a).

- Cần hãm mình ăn chay để có điều kiện làm nhiều việc bác ái yêu thương như phương thế truyền giáo hữu hiệu trong hoàn cảnh xã hội hôm nay: Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Trong thế giới hôm nay người ta cần những chứng nhân hơn là thầy dạy và nếu họ có nghe thầy dạy thì thầy dạy đó cũng là chứng nhân”. Câu chuyện sau đây chứng minh điều này: “Có một người đàn ông nọ mới theo đạo. Một hôm có người muốn thử đức tin của ông liền hỏi: “Anh theo đạo nhưng có biết Đức Giê-su là ai không ?” Người tân tòng trả lời: “Dĩ nhiên là biết chứ”. Người kia hỏi tiếp: “Thế Đức Giê-su sinh ra tại đâu ?” Người tân tòng im lặng không trả lời được. Người kia hỏi tiếp: “Thế Đức Giê-su chết khi được bao nhiêu tuổi ?” Một lần nữa, người tân tòng lại không biết. Người kia liền nói: “Anh chẳng biết gì về đạo. Vậy tại sao anh lại theo đạo ?” Bấy giờ người tân tòng mới nói: “Thú thật với anh: tôi biết rất ít về giáo lý. Nhưng điều tôi biết rất rõ là: Cách đây hai năm, do nợ ngân hàng mất khả năng chi trả, nên gia đình tôi lâm vào hoàn cảnh khốn cùng bị đuổi ra khỏi nhà để sống lang thang nay đây mai đó. Trong thời gian ấy, tôi buồn chán đi uống rượu và trở thành một kẻ luôn say xỉn và khi về đến nhà là lại la mắng vợ con. Vợ tôi lúc nào cũng buồn rầu khóc lóc. Các con tôi thì luôn sợ phải nhìn thấy mặt ba của chúng. Nhưng sau đó. tôi rất may đã gặp được một linh mục tốt bụng. Ông đã tận tình giúp đỡ gia đình tôi vượt qua cơn khó khăn: Ông giúp tôi có được một công việc thu nhập ổn định, và giúp gia đình tôi trở thành con Thiên Chúa. Ông còn giúp bản thân tôi trở thành một con người sống tiết độ và có trách nhiệm hơn đối với gia đình của mình. Hiện nay tôi đã đòi lại được căn nhà cũ trước kia. Vợ chồng tôi sống với nhau rất hòa hợp hạnh phúc. Các con tôi đều khỏe mạnh, học hành tiến bộ và luôn ngoan ngoãn hiếu thảo. Tôi xác tín rằng: “Chính Đức Giê-su đã biến đổi gia đình tôi từ khi tôi gặp được Người qua trung gian một vị linh mục !” Quả thật đúng như lời Đức Giê-su đã phán trong Tin Mừng hôm nay: “Ai uống nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14b).

4. THẢO LUẬN:

1) Chúng ta thường mong ước những điều gì và cảm thấy thế nào khi chiếm hữu được chúng ? 2) Bạn có cảm nghĩ gì về Lời Chúa hứa sẽ ban Nước Hằng Sống cho những ai tin và uống nước ân sủng của Người ?

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin hãy biến đổi chúng con trong Mùa Chay này. Xin cho chúng con gặp Chúa trong thánh lễ, những buổi tĩnh tâm sám hối… để biết rõ con người thật của mình. Xin cho chúng con năng uống Nước Hằng Sống là Lời Chúa dạy và Thánh Thể Chúa, nhờ đó, cuộc đời chúng con sẽ tươi vui hơn. Xin cho chúng con sẵn sàng loại trừ những thành kiến với tha nhân, để quảng đại tha thứ, quên mình phục vụ và luôn đi bước trước đến với tha nhân, như Chúa đã nêu gương trong Tin Mừng hôm nay. Xin cho chúng con luôn cầu nguyện như thánh Au-gút-ti-nô : “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con hướng về Chúa, và tâm hồn con vẫn còn xao xuyến mãi cho đến khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”; Xin giúp chúng con luôn thực hành Lời Chúa như Mẹ Ma-ri-a đã căn dặn các người giúp việc yại tiệc cưới Ca-na xưa: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5b).- AMEN.

LM ĐAN VINH
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chống nạn thất nghiệp
LM. Trần Đức Anh OP
10:27 20/03/2014
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến 7 ngàn người, trong đó có 1.700 công nhân và cựu công nhân thuộc hãng thép ở thành phố Terni sáng 20-3-2014, ĐTC Phanxicô mạnh mẽ phê bình hệ thống kinh tế ngày nay không còn khả năng kiến tạo công ăn việc làm nữa.

Buổi tiếp kiến diễn ra nhân dịp kỷ niệm 130 năm thành lập xưởng thép ở thành phố Terni, cách Roma khoảng 110 cây số về hướng bắc. Tháp tùng các công nhân viên cũng có Đức GM và chính quyền địa phương. Hãng này đang bị đe dọa đóng cửa làm cho hàng ngàn người mất công ăn việc làm.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: ”Đứng trước sự phát triển kinh tế hiện nay và những khó khăn về công ăn việc làm, cần phải tái khẳng định rằng lao công là một thực tại thiết yếu đối với xã hội, gia đình và mỗi cá nhân. Thực vậy, lao công có liên hệ trực tiếp tới con người, tới cuộc sống, tự do và hạnh phúc của họ. Giá trị trước tiên của con người là thiện ích của con người.. Lao công không những có mục tiêu kinh tế và lợi nhuận, nhưng còn có một mục tiêu liên hệ tới con người và nhân phẩm. Nếu thiếu công ăn việc làm thì phẩm giá con người bị thương tổn!”

ĐTC nhận định rằng: ”Ai bị thất nghiệp hoặc không đủ việc làm thì có nguy cơ bị đặt ra ngoài lề xã hội, trở thành nạn nhân bị gạt ra ngoài xã hội. Bao nhiêu lần xảy ra là những ngừơi không có việc làm - đặc biệt là những người trẻ thất nghiệp ngày nay - họ lâm vào tình trạng nản chí trường kỳ hoặc vô cảm”.

ĐTC đặt câu hỏi: ”Chúng ta có thể làm được gì đứng trước tình trạng thất nghiệp rất trầm trọng tại nhiều nước Âu Châu? Đó là hậu quả của một chế độ kinh tế không còn khả năng kiến tạo việc làm, vì đặt nơi trung tâm một thần tượng mà người ta gọi là tiền bạc! Vì thế, các nhân vật chính trị, xã hội, kinh tế được kêu gọi tạo điều kiện để thiết định kinh tế một cách khác, dựa trên công bằng, và tình liên đới để đảm bảo cho mọi người cơ may được có công ăn việc làm xứng đáng.

”Lao công là một thiện ích của tất cả mọi người, và vì thế lao công cũng phải là điều mà mọi người có thể đạt được. Cần phải đối phó với giai đoạn khó khăn nặng nề và thất nghiệp trầm trọng bằng những phương thế có tính chất sáng tạo và liên đới. Óc sáng tạo của các chủ xí nghiệp và các nhà thủ công can đảm, hướng nhìn về tương lai trong sự tín thác và hy vọng. Chính sự liên đới giữa mọi thành phần xã hội, biết từ bỏ một cái gì đó, chấp nhận lối sống điều độ thanh đạm hơn, để giúp những người ở trong tình trạng túng thiếu và khó khăn”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Anh chị em thân mến, đừng bao giờ ngừng hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn. Đừng để mình bị cuốn vào cơn lốc bi quan! Nếu mỗi người thi hành phận sự của mình, nếu tất cả đặt con người ở trung tâm, với phẩm giá của họ, nếu thái độ liên đới và chia sẻ huynh đệ được củng cố theo tinh thần Tin Mừng, thì người ta có thể ra khỏi cánh đồng lầy của tình trạng kinh tế và lao công cơ cực và khó khăn” (SD 20-3-2014)
 
Vatican: Công tác chuẩn bị lễ tuyên thánh cho nhị vị giáo hoàng
Tiền Hô
12:25 20/03/2014
Còn khoảng năm tuần nữa sẽ đến lễ tuyên thánh cho nhị vị giáo hoàng là Gioan XXIII và Gioan Phaolô II, các khách sạn ở Rôma cho biết phòng đã được đặt hết và Vatican xác nhận rằng Thánh Lễ sẽ cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô, dù biết là hàng trăm ngàn người sẽ phải xem lễ trên các màn hình video lớn.

Hồi cuối tháng 9 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài sẽ tuyên thánh cho hai vị giáo hoàng này vào ngày 27 tháng 4 năm 2014 - tức Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót (Chúa Nhật II Phục Sinh). Chưa đầy hai tuần sau, Văn phòng Quản gia Giáo hoàng đã ban hành một thông cáo nói rằng việc đi vào Quảng trường Thánh Phêrô trong dịp này sẽ theo nguyên tắc ai đến trước thì được vào trước và cảnh báo khách hành hương không nên mua vé giả mạo do các công ty tổ chức tour du lịch thiếu nhân đức bán ra. Ước tính có khoảng hơn 1 triệu người muốn tham dự sự kiện này nên có nhiều tin đồn cho rằng Vatican sẽ cử hành Thánh Lễ tại một không gian rộng lớn hơn ở ngoại ô thành phố. Nhưng hôm 27 tháng 2, Vatican xác nhận rằng sẽ cử hành lễ tuyên thánh tại Quảng trường Thánh Phêrô, bên ngoài vương cung thánh đường.

Đức Chân Phước Gioan Phaolô II được biết đến như một nhân vật toàn cầu vì đã có 104 chuyến viếng thăm bên ngoài nước Ý trong thời gian ngài làm giáo hoàng (1978-2005). Vào Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót (1 Tháng 5 năm 2011), Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã phong chân phước cho ngài. Còn Đức Chân Phước Gioan XXIII được biết đến đặc biệt vì đã triệu tập Công đồng Vatican II khi ngài làm giáo hoàng (1958-1963); Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước cho ngài vào năm 2000.

Hồi Tháng 7 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký sắc lệnh công nhận phép lạ do sự chuyển cầu của Đức Chân Phước Gioan Phaolô II chữa lành một phụ nữ người Costa Rica bị phình động mạch ở não. Đó là phép lạ cần thiết trong việc tuyên thánh cho ngài. Cùng ngày, Vatican cũng thông báo rằng Đức Phanxicô đã đồng ý với các thành viên của Bộ Tuyên Thánh là việc tuyên thánh cho Đức Chân Phước Gioan XXIII vẫn được xúc tiến mà không cần một phép lạ thứ hai do ngài cầu bầu.

Một phép lạ đầu tiên là điều kiện cần thiết cho việc phong chân phước. Đối với Đức Gioan Phaolô II, phép lạ đầu tiên liên quan đến một nữ tu người Pháp bị bệnh Parkinson, căn bệnh mà chính ngài cũng từng mắc. Trường hợp Đức Gioan XXIII, Tòa Thánh công nhận một phép lạ chữa lành một nữ tu người Ý bị biến chứng sau phẫu thuật dạ dày.

Tháng 2 vừa qua, Đức Hồng Y Angelo Amato - Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô không hề bỏ qua một bước quan trọng nào trong việc phê chuẩn án tuyên thánh cho Đức Gioan XXIII, nhưng "chỉ rút ngắn thời gian để năm 2014 này toàn Giáo Hội có cơ hội kỷ niệm Đức Gioan XXIII đã khởi xướng Công Đồng Vatican II, và Đức Gioan Phaolô II - người đã mang lại cách sống mục vụ, cảm hứng và tinh thần giáo lý của các văn kiện trong công đồng".


Đức Hồng Y nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không phá bỏ sự cần thiết có một phép lạ do lời cầu bầu của Đức Gioan XXIII nhưng công nhận rằng trong Hồ sơ Đức Kết "positio" án phong chân phước Đức Gioan XXIII đã "đầy chứng cớ của phép lạ" và được Thiên Chúa ủng hộ qua lời cầu bầu của ngài. Một trường hợp thường được đề cập đến liên quan đến một người phụ nữ từ xứ Naples, bà vô tình nuốt phải xyanua (cyanide) - một chất hóa học cực độc. Bà tin rằng những tổn thương ở gan do chất độc này gây ra cho bà đã được chữa lành một cách kỳ diệu sau khi bà cầu nguyện với Chân Phước Gioan XXIII.

Một phát ngôn viên của văn phòng Thị trưởng Rôma cho biết thành phố này hi vọng vào ngày 24 tháng 3 có thể ước tính số khách hành hương nhằm lên kế hoạch sơ bộ cho công tác vận chuyển họ đến Vatican và cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh và các trạm cấp cứu. Marco Piscitello - phát ngôn viên của hiệp hội các doanh nghiệp khách sạn Roma (Federalberghi) nói rằng hồi đầu tháng 3, các chủ khách sạn đã báo cáo là hơn 82% phòng khách sạn trong thành phố đã được đặt chỗ cho lễ tuyên thánh sắp tới. "Sẽ có một sự hiện diện đông đảo ở Rôma nhân dịp lễ tuyên thánh cho nhị vị giáo hoàng này", ông nói. (CNS)
 
Top Stories
Chine: Mgr Savio Hon Tai-fai demande au gouvernement chinois d’autoriser Mgr Ma Daqin à célébrer les obsèques de Mgr Fan Zhongliang
Eglises d'Asie
09:35 20/03/2014
Tandis que les catholiques, notamment issus des communautés « clandestines », affluent à Shanghai pour témoigner de leur respect envers Mgr Fan Zhongliang, décédé dimanche 16 mars, Mgr Savio Hon Tai-fai, numéro 2 de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples à Rome, a fait paraître un texte appelant le gouvernement chinois à libérer Mgr Ma Daqin, évêque auxiliaire de Shanghai, pour lui permettre de célébrer les obsèques du vieil évêque, décédé à l’âge de 96 ans.

A Shanghai, depuis que la nouvelle de la mort de Mgr Fan est connue, les catholiques se mobilisent. Le gouvernement a certes interdit le transfert de la dépouille de l’évêque dans la cathédrale du diocèse, mais un catafalque y a été déposé, au pied du maître autel, et des messes y sont célébrées en la mémoire de celui qui fut l’évêque « clandestin » de Shanghai.

Au funérarium où le corps de Mgr Fan repose dans un cercueil vitré, les autorités, face à la détermination de la communauté catholique, n’ont pu faire autrement que de laisser prêtres et fidèles se recueillir et célébrer des messes. Par petits groupes, le défilé des fidèles, accourus souvent de loin en-dehors de Shanghai, est continu aux heures d’ouverture du funérarium, soit de 9h à 17 h. Lundi et mardi, des prêtres « clandestins » y ont célébré la messe, l’un d’eux priant même ouvertement pour Mgr Ma Daqin.

Concernant l’organisation de la messe des funérailles, les informations recueillies par Eglises d’Asie indiquent que la cérémonie aura lieu samedi 22 mars à 10h du matin. Il semble que le P. Zhu Yude, vicaire général de la communauté « clandestine », présidera la cérémonie qui aura lieu au funérarium, une incertitude subsistant sur l’attitude qu’adopteront les autorités locales pour faire face à l’afflux d’une foule qui s’annonce nombreuse (1).

Les hommages se multiplient pour saluer la mémoire de Mgr Fan ; les cardinaux Zen Ze-kiun et Tong Hong, évêque émérite et évêque en titre de Hongkong, ont chacun adressé un message personnel à la communauté de Shanghai (le texte chinois est disponible sur le site Internet du Centre d’études du Saint Esprit du diocèse de Hongkong (2)). Un de ces hommages retient plus particulièrement l’attention ; il s’agit d’un texte de Mgr Savio Hon Tai-fai, secrétaire de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, publié le mardi 18 mars, par AsiaNews, agence d’information basée à Rome qui diffuse en plusieurs langues, dont le chinois.

Originaire de Hongkong, seul Chinois en poste à la Curie romaine, Mgr Hon salue, dans ce texte destiné à être diffusé en Chine, la mémoire « d’un bon pasteur dans tous les sens du terme, qui a tout sacrifié pour ses brebis ». Citant un dicton chinois disant qu’il est « préférable d’être un jade brisé qu’une tuile intacte », il rend hommage à celui qui demeure « un symbole de la foi dans le Seigneur », modèle de « fidélité à sa vocation » et d’« allégeance au pape », fut-ce au prix de « nombreuses difficultés, y compris la prison ».

Mgr Hon, qui a enseigné dans les années 1990 au grand séminaire régional de Sheshan, dans la banlieue de Shanghai, se souvient aussi de l’attachement des fidèles et des prêtres à la figure de cet évêque qui a passé la quasi-totalité de ses soixante dernières années de vie en prison ou en résidence surveillée. Des épreuves qui n’ont « jamais entamé sa liberté intérieure », écrit Mgr Hon, en ajoutant que le témoignage de loyauté à la figure du pape et d’attachement à la liberté religieuse qu’il a donné aux catholiques de Shanghai et de Chine rendaient ceux-ci « déterminés à œuvrer pour le bien de leur pays et une plus grande humanisation de leur ville ».

« Aimer Dieu et aimer le pape n’empêche pas d’aimer son pays », insiste ce haut responsable du Saint-Siège, qui rappelle encore que Mgr Fan était en cela le fils spirituel du cardinal Gong Pinmei, son prédécesseur à la tête du diocèse de Shanghai.

Dans les deux avant-derniers paragraphes de son message, Mgr Hon s’adresse plus particulièrement aux catholiques de Shanghai et les conforte d’une manière toute particulière en les assurant que « le Seigneur n’a pas laissé l’Eglise à Shanghai sans guide ». Un regard extérieur pourrait en effet penser qu’après le décès de Mgr Fan ce dimanche et celui de Mgr Jin Luxian, évêque « officiel » du diocèse, il y a un an, le siège de Shanghai est vacant. Ceci sachant que Mgr Ma Daquin, ordonné en juillet 2012 au titre d’évêque auxiliaire, a été placé par les autorités chinoises en résidence surveillée au grand séminaire de Sheshan et ne peut pas exercer ouvertement son ministère (3).

Or, écrit Mgr Hon, si « extérieurement, il peut sembler qu’il y a une vacance [du siège épiscopal], en réalité la présence de Mgr Thaddée Ma Daqin assure la continuité ». Quelques mots plus loin, il le désigne comme étant « le pasteur de Shanghai » et insiste pour dire que « c’est une chose merveilleuse qu’il soit le successeur à la fois de Mgr Jin et de Mgr Fan ».

A n’en pas douter, Mgr Hon signe là, de manière discrète mais très réelle, le fait que Rome tient Mgr Ma pour l’évêque en titre de Shanghai (même si, canoniquement, son titre n’est que celui d’évêque auxiliaire). Sa mission est même précisée : « A travers lui, l’Eglise à Shanghai peut véritablement vivre une nouvelle ère de réconciliation [entre « clandestins » et « officiels »] », écrit Mgr Hon.

Pour conclure, le secrétaire de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, dicastère romain qui a la responsabilité directe du suivi des affaires de l’Eglise en Chine, s’adresse aux autorités chinoises pour leur demander « de permettre à Mgr Ma de célébrer les funérailles de Mgr Fan ». « Ce serait là un geste de respect envers la liberté religieuse et à l’attention du grand ancien qu’a été Mgr Fan. De plus, la présence de Mgr Ma serait non seulement la garantie d’un déroulement digne de la cérémonie des obsèques, mais aussi l’occasion d’un témoignage de fraternité et d’harmonie entre les chrétiens – ce qui ne peut qu’être bénéfique pour la ville tout entière », conclut le prélat. Sur le compte Weibo de Mgr Ma, plusieurs commentaires ont été postés espérant que Mgr Ma serait présent pour la messe de funérailles samedi.

Outre le fond du message de Mgr Hon, particulièrement fort en ce qu’il appelle à la libération de Mgr Ma Daqin et conforte ce dernier dans son statut d’évêque de Shanghai, la forme peut surprendre. Quel poids accorder à cette parole diffusée via une agence de presse et non à travers, par exemple, une communication beaucoup plus formelle du Bureau de presse du Saint-Siège ?

En l’absence de relations établies de manière stable entre Pékin et Rome, des observateurs de longue date des affaires de l’Eglise en Chine rappellent qu’en matière de communication publique, le Saint-Siège a coutume de s’adresser aux autorités chinoises par des canaux médiatiques plutôt que diplomatiques. Ainsi, en octobre 2012, lorsque le préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples avait appelé à une refondation du dialogue entre la Chine et le Saint-Siège, estimant qu’il était temps d’établir « une commission permanente pour le dialogue » entre Pékin et Rome, il avait publié son appel en anglais et en chinois dans un article de Tripod, revue du Centre d’études du Saint-Esprit. (eda/ra)

(1) Après la mort de Mgr Fan dimanche 16 mars, les autorités avaient très certainement le projet de faire procéder immédiatement à la crémation de la dépouille de l’évêque décédé (comme cela a déjà été fait par le passé, comme par exemple pour Han Dingxiang, évêque « clandestin » de Yongnian, dans le Hebei, en septembre 2007). Projet contrecarré par les fidèles et les prêtres qui, s’ils n’ont pu obtenir que le cercueil soit transporté à la cathédrale Saint-Ignace, ont obtenu son transfert dans un des funérariums de la ville.

(2) Voir sur le site http://www.hsstudyc.org.hk/ les deux premiers articles (titres en chinois)

(3) Confiné à Sheshan, Mgr Ma Daqin dispose toutefois d’une certaine liberté lui permettant de recevoir des prêtres ou de faire quelques visites dans la journée.

(Source: Eglises d'Asie, le 20 mars 2014)

 
Pope Francis plants virtual olive tree to foster awareness of peace among children
Vatican Radio
19:37 20/03/2014
2014-03-20 Vatican - Pope Francis has planted a virtual olive tree for peace as part of an initiative aimed at getting children around the world to plant their own trees, to help foster an awareness of peace and what it means in their homes, communities, and countries.

The Pope planted his virtual tree by tapping the touch screen of a tablet yesterday afternoon in the Santa Marta guesthouse in the Vatican, during an encounter with representatives of Scholas Occurrentes "the Worldwide Network of Schools Getting Together." The initiative is being promoted by the Pontifical Academy of Sciences Chancellor Argentine Bishop Marcelo Sanchez Sorondo. In addressing the group of about 40 people, Pope Francis talked about education, sports and solidarity.

The Pontifical Academy of Sciences is inviting schools to participate in the initiative “in all levels.” Pope Francis, who Wednesday was also celebrating the first anniversary of his installation and Father’s Day, launched a tweet for the occasion: “I greet the World School Network for Encounter. Today we plant the first virtual olive tree for peace. @infoscholas”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vinh Tân mừng lễ Thánh Giuse
Thục Oanh
09:49 20/03/2014
Mừng lễ Thánh Giuse bạn trăm năm Đức Maria, hôm nay lúc 5h sáng ngày 15/3/2014 Gx. Vinh Tân đã long trọng tổ chức mừng Thánh lễ bổn mạng Cha chính xứ Giuse Hồ Sĩ Hữu, quý Phụ Huynh Gia Trưởng và đông đảo Anh Em nhận Thánh Giuse làm quan thầy.

Hình ảnh

Chủ tế Thánh lễ hôm nay là Cha quản xứ Vinh Tân Giuse Hồ Sĩ Hữu cùng quý Cha đồng tế. Có rất đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ cùng tham gia mừng kính Thánh Giuse.

Thánh lễ bắt đầu với cuộc rước nhập lễ từ trước cổng nhà thờ và di chuyển về sảnh chính. Khởi đầu, Cha nói lên ý nghĩa về ngày lễ của Thánh Giuse và nhấn mạnh mọi người hãy sống đúng với tinh thần của Năm Phúc Âm Hóa Đời Sống Gia Đình, Cha gợi ý sâu nhằm nhắc nhở Anh Em phản tỉnh biết sống công chính, tránh xa những bất chính gây đau khổ cho những người xung quanh. Ngài kêu gọi mọi người hãy noi gương đời sống Thánh Giuse bạn trăm năm Đức Trinh Nữ Maria sống trung tín, khôn ngoan để bảo vệ gia đình bình yên, hạnh phúc. Hãy thinh lặng và chiêm nghiệm Chúa đã nói gì với ta mà tuân theo một cách công chính lề luật, gạn đục khơi trong nguồn sống cuộc đời...

Tiếng hát du dương trầm bỗng trong không gian buổi sáng như tạo thêm sức mạnh khắc sâu vào lòng người để cảm thấy mình được dư tràn ân huệ, không bị tàn phế đức tin và trên phương diện tinh thần mỗi người đều cảm thấy mình như đã chạm được vào Tình Yêu mà Thiên Chúa đã trao ban.

Sau Thánh lễ vị chủ tịch HĐMV tặng hoa chúc mừng bổn mạng Cha chính xứ Giuse Hồ Sĩ Hữu và nói lên lời cảm ơn sâu sắc đến từng quý ân nhân, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Cả nguyện xin Chúa soi sáng trên con đường thực thi nhiệm vụ cao cả mà Chúa đã tin thương và giao phó cho quý Cha và Anh Em.

Thánh lễ kết thúc trong niềm an vui tràn đầy hy vọng của cộng đoàn Gx. Vinh Tân từng ngày biến lời Chúa thành hành động để vui mừng là con cháu Thánh Cả. Ngày lễ bổn mạng kết thúc với bữa tiệc nhỏ ấm cúng thân thương tại sân Giáo Xứ.
 
Giáo phận Thanh hóa mừng đại lễ Thánh Giuse - truyền chức phó tế
GP Thanh Hóa
09:47 20/03/2014
Sáng 19.03.2014, mưa bụi giăng kín không gian một màu trắng đục. Mặt trời uể oải cựa mình lười biếng thức dậy. Với không khí này, ai cũng nghĩ rằng đông vẫn còn đó, xuân chưa vội đi và mùa nghỉ vẫn còn kéo dài. Thêm cả một lý do nữa, ấy chính là những âm điệu ngân vang, hào sảng, vui nhộn và náo nhiệt tại trung tâm mục vụ giáo phận Thanh Hóa. Sinh khí ngày hội ngộ cùng tâm tình nguyện cầu, tri ân của đoàn chiên xứ Thanh đã kéo dậy sức sống cả một vùng trời.

Xem Hình

Ngày 19.03.2014, đến hẹn lại lên, giáo phận Thanh Hóa long trọng cử hành đại lễ Mừng kính Thánh cả Giuse – Quan Thầy. Cũng nhân dịp này, giáo phận dâng lên Đấng bảo trợ toàn năng hoa thơm trái ngọt của mùa thánh hiến, ba tiến chức sẽ chính thức bước lên một thiên chức mới, dâng hiến cuộc đời để làm Tông đồ Chúa.

Từ các ngả đường của hơn 50 giáo xứ, các tín hữu xứ Thanh về với xứ Mẹ Chính Tòa. Cơn mưa lạnh không cản bước đường của những giáo dân nhiệt tâm. Phải nhìn, phải chứng kiến thì mới thấy hết được đức tin đang triển nở như thế nào tại vùng quê nghèo này. Rất nhiều cụ ông, cụ bà, mái tóc chỉ còn điểm sợi đen vẫn còn lom khom chống gậy tiến vào nhà thờ. Trong đội kèn đồng cũng có đầy đủ mọi lứa tuổi, mọi giới. Nhưng đẹp nhất và cảm động nhất có lẽ chính là hình ảnh của một bà mẹ trẻ đang mang trong mình sinh linh bé bỏng, tay dắt một em bé khác. Các thế hệ cứ nối tiếp nhau như chồi nontiếp tục vươn mình dù đất có chông gai, sỏi đá. Đó chính là vì ngày đại lễ Thánh cả Giuse đối với giáo dân Thanh Hóa đã trở thành truyền thống. Đây cũng được coi như là ngày “giỗ tổ” của đại gia đình Công Giáo xứ Thanh. “Ngày mà cha và con được gặp gỡ, ngày mà tình cảm gia đình lan tỏa, ngày mà mọi thành phần dân Chúa quy tụ, ngày mà tình yêu trao ban tình yêu, đó chính là ngày giỗ tổ của giáo phận Thanh Hóa” (lời Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh).

Cũng như mọi năm, ngày đại lễ Thánh cả Giuse gồm có các phần trọng tâm: rước kiệu – cung nghinh Thánh cả Giuse, thánh lễ tạ ơn và nghi thức truyền chức phó tế. Trọng tâm của đại lễ năm nay là hướng mọi người ý thức hơn về vai trò của gia đình trong đời sống đức tin. Gia đình Thánh Gia là một tấm gương mẫu mực cùng với tấm gương gia trưởng Giuse chính là điểm tựa để các gia đình giáo phận lưu truyền đức tin cho các thế hệ. Giáo phận Thanh Hóa cũng chính là một gia đình. Khắp hoàn cầu, với những ai tin vào Thiên Chúa, ấy cũng là một gia đình. Vì vậy mà không những giúp nhau sống tín thác mạnh mẽ, mà còn phải yêu thương nhau, tha thứ cho nhau. “Giữa lòng thế giới gia đình con là muối là men, một cộng đoàn yêu thương, một cộng đoàn có Chúa ở cùng…”.

Rước kiệu không chỉ có nghĩa là diễu hành, biểu dương tình yêu với Thánh Quan Thầy, mà còn giúp mọi người khắc sâu hơn nữa về con đường mà hạt giống đã được gieo xuống, bàn tay nâng đỡ của Thánh cả Giuse. Để rồi từ đó,mỗi người biết cố gắng gìn giữ món quà quý giá Chúa đã ban tặng.

Nghi thức rước kiệu diễn ra trang nghiêm với sự tham dự của mọi thành phần Dân Chúa. Dù mưa bụi, dù đường có lấm lem bùn đất, nhưng sự rạng ngời từ ánh mắt, khuôn mặt của các thành viên trong đoàn rước làm sáng lên như một bức tranh sinh động.

Sau nghi thức rước kiệu là thánh lễ tạ ơn dưới sự chủ tế của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh và sự đồng tế của quý linh mục đoàn Thanh Hóa. Mở đầu thánh lễ, thay lời cho linh mục đoàn giáo phận, Đức Cha gửi lời chúc mừng thân ái đến tất cả những ai mang bổn mạng Thánh Giuse. Đức Cha cũng nhận mẫu gương Thánh cả làm Đấng bảo trợ. Rất đông quý cha cũng nhận Thánh cả làm Quan Thầy. Vì vậy mà mọi người cùng cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất qua lời bầu cử của cha nuôi Con Đức Chúa Trời.

Đặc biệt trong bài chia sẻ của mình, Đức Cha Giuse đã đặc biệt nhấn mạnh lại biến cố tại Cửa Bạng Ba Làng. Sự trợ giúp kịp thời của Thánh cả Giuse đã đánh tan cơn bão, đem lại sự bình yên cho đoàn gieo giống, để bước chân cha Đắc Lộ lần đầu tiên in hằn trên mảnh đất xứ Thanh từ hơn 400 năm trước. Suốt dọc chiều dài lịch sử truyền giáo Việt Nam, không biết bao lần cánh tay Thánh cả vươn ra để nâng đỡ, để che chở.

Vì vậy, Thánh cả không chỉ là Quan Thầy của giáo phận Thanh Hóa, mà còn là của Giáo Hội Việt Nam. Ngài luôn âm thầm phục vụ, âm thầm xin vâng mọi đàng. Trong hầu hết các ghi chép của các Tông đồ để lại, hầu như chưa một lần thấy lời nói của Thánh Giuse. Thế nhưng trong mọi biến cố và cả sau này nữa, luôn có bóng hình của Thánh Giuse.

Cũng bắt nguồn từ tâm tình tri ân đó, Đức Cha luôn nuôi trong mình một mơ ước. Người muốn xây dựng được trung tâm hành hương tại Cửa Bạng Ba Làng. Hôm nay trước mặt toàn thể tín hữu Thanh Hóa, Đức Cha tuyên bố thực hiện ước mơ này. Nơi đây sẽ là dấu chỉ ghi lại biến cố lịch sử, và là nơi mà hàng năm, con cái ngàn đời của Giáo Hội Việt Nam, giáo phận Thanh Hóa cung kính dâng hương tri ân Thánh cả Quan Thầy.

Sau khi bày tỏ tâm tình, Đức Cha cũng không quên dành đôi lời cho gia trưởng Thanh Hóa. Năm nay là năm “Tân phúc âm hóa gia đình”, Giáo Hội hướng con người tới giá trị sâu cốt của tình yêu và niềm tin. Gia đình là nơi ươm lên hạt giống cho Giáo Hội và cũng là trường học để uốn nắn đức tin. Gia trưởng chính là thuyền trưởng của con thuyền gia đình. Thuyền tới đâu, cập bến nào phụ thuộc rất lớn vào giới gia trưởng. Đức Cha hi vọng, gia trưởng Thanh Hóa biết học theo mẫu gương của Thánh Giuse và gia đình Thánh gia để tiếp tục tiến bước về quê Trời.

Những lời cuối, Đức Cha dành riêng cho ba tiến chức. Thật trùng hợp và mừng vui thay khi ba tiến chức cũng nhận Thánh Giuse làm quan thầy: Giuse Hoàng Văn Khấn, Giuse Đỗ Văn Tuấn và Giuse Vũ Văn Tuyến, được truyền chức phó tế vào ngày Mừng kính Thánh Giuse. Có lẽ đây chính là hồng ân mà Chúa đã trao ban cách đặc biệt. Đức Cha nhấn mạnh, các thầy đã lựa chọn con đường thánh hiến, con đường hẹp mà gian nan, vì vậy mà các thầy phải mạnh mẽ, đức tin phải vững vàng để làm giàu hơn nữa cánh đồng truyền giáo xứ Thanh.

Vắn gọn nhưng súc tích, chân tình của người cha, của người anh, của người thầy và hi vọng của Đức Giám Mục đã thể hiện. Sau đó là nghi thức phong chức phó tế. Lời thề, trao Tin Mừng, trao áo, hay cái ôm…bề ngoài đó là nghi thức khô cứng. Nhưng bên trong ấy là biết bao ý nghĩa. Từ nay, các thầy đã bước sang một ngã rẽ mới. Cuộc đời đã lật trang, đôi vai của các thầy sẽ ngày thêm nặng gánh. Cầu chúc cho các thầy tràn đầy hồng ân qua lời bầu cử của Thánh quan thầy. Để rồi, qua bàn tay của các thầy, biết bao tâm hồn xa Chúa được trở về.

Thánh lễ kéo dài suốt ba tiếng đồng hồ mà vẫn vẹn nguyên tinh thần trang nghiêm và sốt sắng. Nhìn thấy nụ cười trên gương mặt của những người tham dự, ánh mắt xúc động của thân nhân các tiến chức, hay giây phút chia tay bịn rịn… trong lòng mỗi người có lẽ đều có câu trả lời cho mình. Cuộc sống thay đổi khi ta thay đổi. Chúa và Thánh quan thầy luôn ở bên cạnh mỗi người, vì ngài là gia đình, là tình yêu. Cầu chúc bình an và hiệp nhất mãi ở cùng giáo phận Thanh Hóa, để đức tin bung tỏa nơi nơi.
 
Giáo xứ Tân Phú Hòa, Sài gòn : mừng bổn mạng Thánh cả Giuse
Martin Lê Hoàng Vũ
09:58 20/03/2014
Chiều thứ tư ngày 19.3.2014, cộng đoàn giáo xứ Tân Phú Hòa đã long trọng mừng lễ Thánh cả Giuse, bạn trăm năm Đức Maria, bổn mạng giáo xứ.

Hình ảnh

Trước thánh lễ chiều, lúc 17 g 30 cộng đoàn đã đi kiệu tôn vinh thánh cả Giuse chung quanh nhà thờ.

Sau đó, thánh lễ diễn ra thật trang trọng với tâm tình quy tụ của các thành phần trong gia đình con cái Chúa.Trong bài chia sẻ Tin Mừng, cha chánh xứ Tân Phú Hòa đã nói về mẫu gương nhân đức của Thánh cả Giuse, những khó khăn đau khổ mà thánh cả đã chịu trong suốt cuộc đời, qua việc được chọn gọi làm chồng của Đức Mẹ Maria, và làm cha nuôi của Chúa Giêsu.

Cha cũng chia sẻ với cộng đoàn những ân huệ mà cha có được nhờ lời chuyển cầu của Thánh Giuse.Cha nghĩ rằng trong đời sống của cha trong gia đình, từ tấm bé cho đến bây giờ không có cái gì mà không bởi ôn huệ của Thánh cả Giuse. Thánh cả Giuse là bổn mạng của cả Giáo Hội Việt Nam, ngài luôn gìn giữ bảo trợ Giáo xứ.Giáo xứ Tân Phú Hòa hôm nay có được những gì là nhờ ơn huệ của Chúa ban qua thánh Giuse, vị quan thầy của giáo xứ.

Sau thánh lễ, mọi người trong gia đình giáo xứ cùng tham dự bữa tiệc liên hoan mừng bổn mạng.
 
Gia trường giáo xứ Bắc Hải mừng lễ thánh Giuse bổn mạng
Giuse Khổng Hữu Nguồn
10:02 20/03/2014
HỐ NAI - Cùng với Giáo Hội hoàn vũ, hôm nay 19 tháng 03, Giới gia trưởng giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc, long trọng tổ chức lễ mừng bổn mạng Thánh Giuse Bạn trăm năm Đức Maria.

Hình ảnh

Trước lễ, là cuộc kiệu rước Thánh Giuse chung quanh nhà thờ, tay cầm cành bông huệ trắng tươi, cộng đoàn chia làm hai bè xướng đáp, sốt sắng vừa đi vừa đọc “Kinh Cầu Ông Thánh Giuse”.

Mở đầu thánh lễ, Cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải dâng lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ, quý cộng đoàn hiện diện, ngài mời gọi mọi người hãy nhìn Thánh Giuse như mẫu gương cho những người cha trong gia đình, một người cha gương mẫu trong việc giáo dục con cái.

Thánh Giuse đã gìn giữ và đồng hành với Chúa Giêsu trên con đường lớn lên về thể chất, tâm lý và tinh thần, Thánh Giuse dạy dỗ Chúa Giêsu trước hết bằng cách làm gương, tấm gương của một Người Công Chính để cho đức tin hướng dẫn mình và do tình yêu và lòng trung tín của Người.

Cha xứ mời mọi người hãy cùng với giáo phận mừng lễ bổn mạng, cách đặc biệt mừng bổn mạng Đức Cha Giuse phụ tá giáo phận. Hội dòng Mến Thánh Gia Xuân Lộc. Hai giáo họ Du Sinh và Văn Mạc. Hội cầu nguyện Thánh Giuse. Hội ái hữu Thánh Giuse Nam Am. Quý ông anh em giới Gia trưởng giáo xứ, và rất đông các tổ chức cá nhân đã nhận Thánh Giuse bầu cử làm bổn mạng của mình.

Mừng bổn mạng hôm nay, Quý Cha và Cộng đoàn xin chúc mừng đến những người Cha đã chu toàn tốt sứ mạng giáo dục con cái trong gia đình; đồng thời Cha xứ cũng tha thiết mời gọi mọi người hãy cầu nguyện thật nhiều cho những người Cha vì cách nào đó mà chưa chu toàn bổn phận Gia trưởng, người Cha, người giáo dục con cái trong gia đình của mình cũng như cầu nguyện cho những gia đình, những người con thiếu vắng người Cha thân yêu.

Sau lễ, là phần trao giải bóng đá Gia Trưởng lần thứ nhất năm 2014 Mừng Bổn Mạng Thánh Giuse 19/03/2014.

Trong tâm tình Mừng Kính Thánh Giuse Bổn Mạng, chiều ngày thứ ba 18/03/2014, tại nhà nguyện giáo họ Du Sinh, (giáo họ thứ 14 của giáo xứ Bắc Hải, giáo họ được thành lập năm 1994, năm chủ đề “Giáo Phận Truyền Giáo”, đến nay tròn 20 năm). Đã long tổ chức kiệu rước lễ mừng kính Thánh Giuse bổn mạng của giáo họ.

Trong bài huấn dụ trước khi kết lễ, Cha xứ Đaminh Bùi Văn Án ân cần nhắc nhở cộng đoàn giáo họ Du Sinh, hãy nhớ cầu nguyện cho Cha Cố Giuse, người sáng lập ra giáo họ, cầu nguyện cho các vị ân nhân gần xa, trong ngoài nước còn sống cũng như đã qua đời, và trên hết là hãy sống tinh thần hiệp nhất.

Gia đình hiệp nhất, xóm ngõ hiệp nhất, nhà nhà hiệp nhất, một cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương, hầu làm cho Lời Chúa được tỏa sáng nơi mảnh đất rộng mênh mông trù phú, nơi mà còn rất nhiều những gia đình anh chị em tôn giáo bạn.

Hiện nay, Giáo xứ Bắc Hải có hơn một ngàn quý ông anh em gia trưởng, đây là một lực lượng mạnh, nhiệt thành hăng say trong mọi công việc chung của giáo xứ.

Bên cạnh những lo toan cuộc sống đời thường, khi màn đêm buông xuống, tiếng chuông giáo đường vang lên, các gia đình trong giáo xứ đồng loạt quy tụ đọc kinh chung trong ngôi nhà thân yêu bé nhỏ của mình, và chỉ 5 đến 10 phút thôi! Lời Chúa, Hơi Ấm và Tình Yêu được lan tỏa trong trái tim từng người trong mỗi gia đình.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Càng đổi mới càng giật lùi
Phạm Trần
17:47 20/03/2014
CÀNG ĐỔI MỚI CÀNG GIẬT LÙI

Một loạt Hội nghị, Hội thảo, Cuộc họp về ba mũi nhọn “Đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa", được đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức từ giữa năm 2013 nhằm thu góp thành tích 30 năm Đổi mới 1986-2016 cho Đại hội đảng XII, đã không tìm được lối thóat nào cho số phận nổi trôi vô định hướng của người dân và đất nước.

Việc này đã được chứng minh qua các cuộc thảo luận từ Trung ương về Địa phương với các bài phát biểu không có gì mới, nhằm khoe thành tích là chính và những hứa hẹn không có sức bẩy cho tương lai.

Tỷ dụ như ngay tại phiên họp đầu tiên ngày 25/09/2013 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Ban chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 30 năm Đổi Mới (1986-2016), cũng chỉ nói chung chung những việc ai cũng đã biết từ năm 2011 khi ông Trọng lên cầm quyền : “ Việc tổng kết tập trung vào các vấn đề cục diện thế giới và khu vực, những biến động gần đây và tác động đến Việt Nam, dự báo tình hình sắp tới; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam; giải quyết các vấn đề xã hội trong tình hình mới; bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; hội nhập quốc tế, đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam; đổi mới hệ thống chính trị; xây dựng Đảng cầm quyền-đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng; việc giải quyết 8 mối quan hệ lớn đã đề ra tại Đại hội XI của Đảng.”

Vậy “8 mối quan hệ” này là gì ?

Đó là:

1. Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị

“Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; không dao động trong bất cứ tình huống nào. Kiên định đường lối đổi mới, chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, nóng vội, đổi mới vô nguyên tắc.

Khẩn trương triển khai cụ thể hoá, thể chế hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XI. Gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội.

2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận

“Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, không ngừng phát triển lý luận, đề ra đường lối và chủ trương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; khắc phục một số mặt lạc hậu, yếu kém của công tác nghiên cứu lý luận....

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, cổ vũ động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng....đối thoại trực tiếp với nhân dân, chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và có biện pháp giải quyết kịp thời. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên....”

3. Rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân

“Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và các tầng lớp nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là một tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống. Cán bộ cấp trên phải gương mẫu trước cán bộ cấp dưới, đảng viên và nhân dân.

Cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng và nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Các tổ chức đảng tạo điều kiện để đảng viên công tác, lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng.

Triển khai thực hiện tốt Quy chế dân vận trong hệ thống chính trị; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác vận động nhân dân. Định kỳ lấy ý kiến nhận xét của nhân dân về tư cách, đạo đức của cán bộ, đảng viên. Xử lý nghiêm mọi cán bộ, đảng viên vi phạm về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, lối sống.”

4. Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị

“Tiếp tục xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Sớm tổng kết việc thực hiện sáp nhập một số ban, bộ, ngành trung ương để có chủ trương phù hợp. Kiện toàn, nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu, đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, nhất là ở cấp chiến lược.

Tổng kết, đánh giá đúng thực trạng, đề ra các giải pháp củng cố và đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của các tổ chức đảng, nhất là của đảng đoàn, ban cán sự đảng. Tập trung chỉ đạo, củng cố những tổ chức đảng yếu kém; kịp thời kiện toàn cấp uỷ và tăng cường cán bộ ở nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết. Coi trọng đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, tổ chức đảng, chất lượng tự phê bình, phê bình trong sinh hoạt đảng.

Thật sự phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, từ sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp uỷ ở cơ sở đến sinh hoạt Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương; đồng thời giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Chống quan liêu, bè phái, cục bộ, địa phương, lối làm việc vô nguyên tắc, vi phạm kỷ luật, vi phạm dân chủ.”

5. Kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên

“Tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình cơ sở đảng, nhất là tổ chức đảng trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Kiện toàn tổ chức của hệ thống chính trị, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cấp uỷ viên, trước hết là bí thư cấp uỷ. Thực hiện trẻ hoá, tiêu chuẩn hoá, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ theo chức danh cán bộ cơ sở.

Đổi mới, tăng cường công tác quản lý, phát triển đảng viên, bảo đảm chất lượng đảng viên theo yêu cầu của Điều lệ Đảng. Xây dựng các tiêu chí, yêu cầu cụ thể về tư tưởng chính trị, trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới; phát huy tính tiền phong gương mẫu, chủ động, sáng tạo của đội ngũ đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách đảng viên.....”

6. Đổi mới công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ

“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ. Thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa. Thực hiện nghiêm quy chế thôi chức, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút. Có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương....”

7. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát

Các cấp uỷ, tổ chức đảng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng. Tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ; việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nhất là những vụ án nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội; kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ. Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải phối hợp chặt chẽ với công tác thanh tra của Chính phủ, công tác giám sát của Quốc hội và các cơ quan hành pháp, tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng chức năng và thẩm quyền của mỗi cơ quan....”

8. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh, ban hành mới, xây dựng đồng bộ hệ thống các quy chế, quy định, quy trình công tác để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị. Khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Thực hiện tốt chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng, đảng viên, cấp uỷ viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đổi mới cách ra nghị quyết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, khắc phục tình trạng rườm rà, bất hợp lý về thủ tục, giảm bớt giấy tờ, hội họp; sâu sát thực tế, cơ sở; nói đi đôi với làm.”

(Trích Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng)

THỰC TẾ TRƯỚC MẮT

Đó là những điều đảng nêu ra với đảng viên như những cam kết phải làm để xây dựng đảng, giữ vững niềm tin trong nhân dân. Nhưng từ sau Hội nghị Trung ương 2 (từ ngày 04 đến ngày 10-7-2011) đến Hội nghị Trung ương 8 (từ 30/9 đến ngày 9/10/2013), đảng CSVN đã chỉ làm cho tình hình rối ren thêm trên mọi lĩnh vực.

Vế đối nội, đảng đã “đấu hàng” trước quốc nạn tham nhũng, lãng phí. Vô số lớn cán bộ, đảng viên tiếp tục mất phẩm chất, đạo đức suy đồi, hăng hái tham gia vào phong trào cưỡng chế đất của dân để bán cho tư nhân, nhà đầu tư lấy lời gấp chục lần hơn giá tiền bồi thường cho dân.

Đảng tiếp tục bất lực trong chủ trương làm sạch hàng ngũ, kỷ luật những người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã gây thiệt hại cho ngân qũy quốc gia và vi phạm nghiêm trọng quyền làm chủ của người dân.

Bằng chứng thất bại thi hành Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (họp từ 26 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011) là một tỷ dụ khác. Nhưng nghiêm trọng hơn là bằng chứng Ban Chấp hành Trung ương đảng “không kỷ luật” nổi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Trung ương 6, mặc dù ông Dũng đã bị Bộ Chính trị thống nhất đề nghị “chịu một hình thức kỷ luật” vì đã có những việc làm gây hậu qủa nghiêm trọng !

Chính Chủ tịch Nhà nước Trương Tấn Sang đã thừa nhận ông thuộc nhóm thiếu số tại Hội nghị Trung ương 6 nên Ban Chấp hành Trung ương đảng đã không thể thống nhất với đề nghị của Bộ Chính trị muốn có một hình phạt kỷ luật đối với một Ủy viên Bộ Chính trị, không ai khác hơn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trước Hội nghị Trung ương 6 tháng 10/2012, ông Sang từng nói : “Tôi đã nhiều lần chia sẻ chân tình với cử tri, nếu chống tham nhũng không thành công thì việc thực hiện nghị quyết trung ương 4 - một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay - đang rất được nhân dân trông đợi sẽ không thể thành công được. Anh không thể nói trước nhân dân rằng mình không suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, trong khi lại tham nhũng, tiêu cực và do vậy, dân cũng sẽ không thể tin bộ máy được trong sạch. Chống tham nhũng thành công thì những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống chắc hẳn sẽ tốt dần lên.” (Phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, 23/06/2012)

Ông còn nói thêm trong cay đắng : “Nhiều cử tri TP.HCM đã nói thẳng với tôi "một số cán bộ có ăn (hối lộ) thì cũng ăn vừa phải thôi. Ăn hết như thế thì còn đâu để nhân dân ăn", nghe thật xót xa, đau đớn và xấu hổ. Do vậy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác.”

Khi đã nói đến “bất lực vĩnh viễn” trong công tác chống tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì cũng nên đọc lại Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI), kết thúc ngày 15/05/2012, về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Kết luận nhìn nhận rằng: “ Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành , nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách; thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác cán bộ; quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp..., gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.”

Hội nghị Trung ương 5 ( từ ngày 07 đến 15-5-2012 ) cũng đã nói rõ : “Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém nêu trên là: Không ít cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực hiện tốt trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí .

Vai trò của nhiều chi bộ, tổ chức cơ sở đảng còn mờ nhạt; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, kể cả cấp Trung ương, chưa nêu gương về đạo đức, lối sống, giảm sút sức chiến đấu và thiếu kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí . Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn sơ hở, bất cập; một số quy định thiếu nhất quán, thiếu chặt chẽ, vẫn còn tình trạng "xin - cho". Tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng chưa đủ mạnh, có mặt chưa hợp lý.”

Về mặt an ninh, bảo vệ dân, Bộ Công an đã che dấu đến lộ liễu nhiều vụ bắt người vô cớ, nhất là đối với những người dân đấu tranh ôn hòa cho quyền làm người và các quyền tự do. Nhiều đồn công an có người dân bị tra tấn đến chết cũng không bị điều tra cho ra manh mối và chỉ có rất ít nhân viên công an bị đưa ra tòa vì đã phạm tội giết người, ấy là chưa nói đến chuyện bồi thường cho nạn nhân.

Vì có qúa nhiều việc đảng nói mà không bao giơ làm hay nói một đường làm một nẻo nên nghĩa tình “liên hệ máu thịt” giữa dân và đảng ngày một mờ nhạt. Cũng đã có một số không nhỏ đảng viên đã “âm thầm bỏ đảng” qua các hình thức bỏ họp, không khai báo với nơi cư trú mới.

Một số trường hợp công khai bỏ đảng nổi tiếng như cố Luật sự Lê Hiếu Đẳng, Tiến sỹ Nhà báo tự do Phạm Chi Dũng, Nhà báo nổi tiếng 82 tuổi đời, 55 tuổi đảng Tống Văn Công và Nhà Ngọai giao Đặng Xương Hùng, Tổng Lãnh sự qúan Việt Nam tại Thụy Sỹ đã xin tị nạn chính trị vì đảng đi sai đường đã nói lên một điều: Đảng CSVN càng ngày càng sai lầm và những người lãnh đạo đảng này càng ngày càng đi ngược lại quyền lợi của quốc gia và dân tộc.

Hiến pháp mới, thông qua ngày 28/11/2013, tiếp tục “luật hóa” Cương lĩnh lạc hậu lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng đất nước để cho đảng được độc quyền “lãnh đạo tòan xã hội” như ghi trong Điều 4 là bước đi tụt hậu xa rời thực tế đòi hỏi dân chủ và quyền bầu cử tự do của dân.

Cũng chính vì đảng đã mất tín nhiệm trong dân mà tình trạng đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang lan nhanh, ăn sâu cả trong hàng ngũ quân đội là điều rất nguy khốn cho đất nước, nếu xẩy ra cuộc xâm lăng mới của Trung Cộng.

Về mặt xoá bỏ “chủ nghĩa cá nhân”, “học và làm theo tấm gường đạo đức Hồ Chí Minh” đã phát động từ năm 2007 vẫn chưa nhích lên được bước nào. Chuyện chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, gây bè kết phái, che giấu tội phạm cho nhau vẫn còn đầy rẫy và tinh vi hơn bao giờ hết.

Các cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra đảng, nhiệm vụ giám sát của Mặt trận Tổ quốc và của Quốc hội đối với công tác xây dựng đảng, làm sạch đội ngũ cán bộ, bảo vệ quyền lợi của dân vẫn còn “nằm trên giấy”.

ĐỐI NGỌAI SỢ TẦU

Về phượng diện đối ngọai, những hành động ngăn cấm dân tưởng niệm 74 chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận chiến chống Trung Cộng xâm lược chiếm quần đảo Hòang Sa 19-1; Không cho dân truy điệu gần 40.000 quân và dân 6 tỉnh cực bắc đã hy sinh trong cuộc chiến chống xâm lăng của 600.000 quân Trung Cộng 17-2; Không tổ chức tưởng nhớ 64 chiến sỹ hy sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Cộng ở Gạc Ma (Trường Sa) 14-3 chỉ có thể kết luận: Nhục nhã và hèn hạ trước quân thù.

Rồi đến việc để cho các Công ty của Trung Cộng được ưu tiên trúng thầu rẻ các dự án kinh tế quan trọng, nhất là trong lĩnh vực điện, sản xuất hàng hóa tiêu dùng và để cho hàng ngàn công nhân Trung Hoa tự do vào Việt Nam cướp việc làm của người dân Việt Nam, lấy vợ Việt Nam, lập làng, phố chợ như chỗ không có chủ còn là một bằng chứng khác cho thấy lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đã bị lệ thuộc vào Trung Cộng.

Việc nhà nước không ngăn chận được hàng hoá Trung Cộng nhập lậu vào Việt Nam và tình trạng Thương lái Tầu ra vào Việt Nam như đi chợ với nhiều mánh khóe phá hoại kinh tế Việt Nam cũng đã được báo chí trong nước nói đến nhiều lần mà hầu như không lọt vào tai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì kể cũng lạ !

Đảng CSCVN cũng đã tự ý, không thông qua Quốc hội, để cho Trung Cộng được ưu tiên tham gia xây dựng 2 dự án kinh tế chiến lược Bauxite trên Tây Nguyên, làm chủ hàng ngàn mẫu rừng dọc biên giới Việt-Trung và qủan thủ nhiều vùng chiến lược ven biển Việt Nam. Bằng chứng người Tầu sống đông như kiến ở Nghệ An-Thanh Hóa đã nói lên một lệ thuộc nguy hiểm khác đến nền an ninh và sự vẹn tòan lãnh thổ của Việt Nam, trong khi nhà nước đã bất lực trước đe dọa chiếm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Hoa ở Biển Đông.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương và Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì “dù tổng mức điều chỉnh hai dự án Tân Rai, Nhân Cơ lần lượt lên tới hơn 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng (tăng 3.800 tỷ đồng-4.300 tỷ đồng), hiệu quả của hai dự án trong những năm đầu chưa cao. Mức lỗ ở các đơn vị lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.”

Báo VNEXPRESS (ngày 18/03/2014) viềt tiếp: “Dự án bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2013. Sau thời gian chạy thử, nhà máy tại Tân Rai dự kiến lỗ 258 tỷ đồng trong năm đầu. Con số lũy kế đến năm 2015 là 460 tỷ và dự án dự kiến có lãi từ năm 2016. 5 năm sau đó, nhà máy này sẽ có lãi khoảng 870 tỷ đồng, theo tính toán của chủ đầu tư. Còn với dự án tại Nhân Cơ, số lỗ được ghi nhận trong 6 năm đầu dự kiến là gần 3.000 tỷ (từ 2015 đến 2020).”

Trong khi đó thì hàng triệu nông dân vẫn còn thiếu ăn, sống kém xa dân thành phố. Sự chênh lệch giầu nghèo, giáo dục và văn hóa đã đưa đến tình trạng thiếu ăn, đôi khi rất nghiêm trọng cho người dân và trẻ em người dân tộc ở vùng cao

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị ngày 14/3 (2014) về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận định: “ Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết cũng đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại. Chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm hàng hóa còn thấp; quy mô nhỏ lẻ, manh mún, năng suất chưa cao; có một số sản phẩm nông nghiệp đang trong tình trạng khủng hoảng thừa; an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề bức xúc; thu nhập và mức sống của khu vực nông thôn còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao; hệ thống hạ tầng nông thôn, nhất là các vùng miền núi vẫn còn lạc hậu, chậm được cải thiện; ô nhiễm môi trường ở nông thôn còn chậm được khắc phục và có xu hướng gia tăng; sử dụng tài nguyên đất đai, rừng, biển còn kém hiệu quả...”

Như vậy thì sau gần 30 năm Đổi mới nhưng đang đi “giật lùi” trong nhiều lĩnh vực, nhân dân Việt Nam đã được “cơm no áo ấm tòan vẹn” chưa, hay tuy đất nước đã thống nhất mà lòng người hãy còn li tán, đất nước vẫn chậm tiến và giấc mơ “không gì qúy hơn độc lập-tự do” của ông Hồ Chí Minh ngày nào hãy còn xa xôi lắm./-

Phạm Trần

(03/014)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tuyển cử nghị viên thành phố tại Pháp
Hà Minh Thảo
10:28 20/03/2014
TUYỂN CỬ NGHỊ VIÊN THÀNH PHỐ TẠI PHÁP 2014 (2)

I. TÀI CHÁNH CỦA CÁC CHÁNH ĐẢNG.

A. Những chi tiêu của các chánh đảng.

Cũng như các Hiệp hội, thành lập theo luật ngày 01.07.1901, các chánh đảng phải đối đầu với những chi tiêu đủ loại như thuê trụ sở và các văn phòng trực, những chi phí về văn phòng, trả lương nhân viên… Nhất là khi đề cử những ứng cử viên, lập thành liên danh, tranh cử trong các cuộc Bầu Nghị viên thành phố trên toàn thể nước Pháp cũng như các cuộc Tuyển cử khác.

B. Những nguồn thu của các chánh đảng.

Để có thanh toán các khoản chi tiêu chính đáng, các chánh đảng có hai nguồn thu chính:

1. Nguồn thu tư nhân.

a./ Trong đảng viên. Như Hiệp hội, các chánh đảng được quyền nhận niên liễm của các đảng viên. Tuy nhiên số tiền thu nầy không đáng kể nên các chánh đảng yên cầu những đảng viên giữ một (hay nhiều) chức vụ dân cử đóng một số tiền đáng kể hơn (số liệu năm 2012).


b./ Từ cá nhân. Các chánh đảng chỉ được phép nhận tiền biếu từ các thể nhân (personne physique), nhưng cấm từ những pháp nhân (personne juriqique), điều 16 luật ngày 19.01.1995. Các số tiền biếu của các hộ thuế (contribuable) cũng như niên liễm có thể được trừ thuế 66% những số tiền này trong giới hạn 20% lợi tức tính thuế với điều kiện số tiền phải trả qua trương mục ngân hàng, tức bằng chi phiếu hay chuyển trương, trong giới hạn 7.500 euros đối với mỗi người trong một năm và 4.600 euros số tiền biếu cho một hay nhiều ứng cử viên trong một cuộc tuyển cử. Các số tiền này chỉ được trừ thuế trong năm có tuyển cử.

Các đảng phái và ứng cử viên không được nhận tài trợ bởi các chánh phủ ngoại quốc.

2. Nguồn thu từ ngân sách.

Sau những vụ án liên quan đến việc tài trợ các đảng phái bởi các pháp phân, nhất là các xí nghiệp, công ty, nên từ năm 1988, giới lập pháp đã biểu quyết những đạo luật, như các luật số 88-227 ngày 11.03.1988, số 90-55 ngày 15.01.1990, ngày 19.01.1955 và ngày 11.04.2003 đã giải quyết tình trạng này và cũng để hạn chế chi phí bầu cử. Các vi phạm các tiêu chuẩn kế toán bị trừng phạt, đôi khi hình sự.

Một nghị định được đăng vào Công báo ngày 08.02.2014 đã ấn định số tiền trợ giúp phân phối tới 45 đảng và nhóm chánh trị năm 2014 là 63 099 07,55 euros.

Việc tài trợ từ ngân sách quốc gia cho các chánh đảng theo hai tiêu chuẩn:

a./ Kết quả bầu cử Quốc hội cho những đảng có ứng cử viên tranh cử tại ít nhất 50 đơn vị bầu cử (circonscriptions) theo luật ngày 20.02.1993. Trong năm 2012, ngân sách quốc gia được cấp theo số phiếu mà các tập thể chánh trị (đảng, nhóm…) đã giới thiệu ứng cử viên tham gia tuyển cử Quốc hội thu được ít nhất 1% số phiếu hợp lệ và hiện diện tại ít nhất 50 đơn vị bầu cử (circonscriptions), nhận được 1,63 euro cho mỗi lá phiếu hàng năm trong trong suốt nhiệm kỳ (thường là 5 năm, nếu Quốc hội không bị giải tán.
Các đảng nhỏ ở các phần đất ở hải ngoại (outre-mer) chỉ cần đạt được ít nhất 1% số phiếu hợp lệ trong tất cả các đơn vị bầu cử mà đảng có ứng cử viên tham gia tranh cử.

Một số tiền 28 763 373,55 euro được ngân sách trích từ số 63 099 07,55 euros để ‘Đào tạo đảng viên’ mà các chánh đảng quan trọng là:

- Đảng Xã hội (PS, Parti socialiste): 10 027 014,34 euros;
- Liên minh vì một Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un mouvement populaire): 6 092 214,99;
- Mặt trận Quốc gia (FN, Front National): 4 923 052,66;
- Môi trường Âu châu Xanh (EELV, Europe Ecologie Les Verts):
2 086 783,96;
- Đảng Cộng sản Pháp (PCF, Parti communiste francais): 1 929 380,01;
- Đảng cấp tiến (PR, Parti Radical): 942 518,81;
- Tân Hữu phái (NC, Nouveau centre): 520 006,31;
- Mặt trận Tả phái (FG, Front de gauche): 503 186,15;
- Đảng cấp tiến tả phái (PRG, Parti radical de gauche): 502 266,71;
- Phong trào Dân chủ (MoDem, Mouvement Démocratique): 502 268 euro.

b./ Tỷ lệ theo số 577 Dân biểu và 345 Nghị sĩ thuộc từng chính đảng.

Năm 2014, ngân sách quốc gia cũng đã chi 34 335 336 euros để tài trợ theo tỷ lệ số các Dân biểu và Nghị sĩ mang đảng tịch những chính đảng hiện diện tại Quốc hội và Thượng nghị viện. Trái lại, các đảng không tuân theo luật ngày 06.06.2002 về số ứng cử viên nam nữ phải bằng nhau, số tiền trợ giúp này sẽ bị trừ bớt:

- Với 289 Dân biểu và 126 Nghị sĩ, PS nhận được 15 471 405,47 euros;
- UMP với 198 Dân biểu và 125 Nghị sĩ được 12 041 599,82;
- Các đảng hữu phái khác với 17 Dân biểu và 25 Nghị sĩ nhận
1 379 378,32;
- EELV có 17 Dân biểu và 12 Nghị sĩ nhận 1 081 134,36;
- RDG với 13 Dân biểu và 15 Nghị sĩ hưởng 1 043 853,86;
- PCF có 8 Dân biểu và 19 Nghị sĩ nhận 1 006 573,37;
- NC với 7 Dân biểu và 7 Nghị sĩ nhận 521 926,93;
- Modem với 1 Dân biểu và 8 Nghị sĩ nhận 372 804,95;
- FN với 2 Dân biểu nhận được 74 560,99 euros.

c./ Điều kiện Thu tài chính: Sự minh bạch bắt buộc.

Để bảo đảm sự minh bạch về tài chính của các chánh đảng, hai ủy ban đã được thành lập:
- Ủy ban quốc gia những Tài khoản vận động bầu cử và tài trợ chánh trị (Commission Nationale des Comptes de Campagne et des Financements politiques) bởi luật ngày 15.01.1990, có nhiệm vụ kiểm soát tài khoản của các chánh đảng và cho đăng vào Công báo.
- Ủy ban phụ trách sự Minh bạch của Đời Sống chánh trị (Commission pour la Transparence de la Vie politique) do luật ngày 11.03.1998 thẩm tra và phát hiện những vị dân cử đã làm giàu bất thường nhờ vào chức vụ.

Việc tài trợ từ ngân sách quốc gia, do người dân đóng thuế, để công bình giúp các tập thể chánh trị đào tạo các chánh trị gia theo đúng chính kiến của tập thể, trong tinh thần thượng tôn pháp luật nước. Hoạt động chánh trị để phục vụ Công Ích và Công Bình là hình thức cao nhất của Đức Bác Ái.

II. BỒI HOÀN PHÍ TỔN TRANH CỬ.

A. Điều kiện.

Các ứng cử viên thu được ít nhất 5% số phiếu bầu hợp lệ ở một trong hai vòng đầu phiếu tại cuộc tuyển cử ở một thành phố có dân số từ 1 000 trở lên để bồi hoàn phí tổn mua giấy để in bích chương, truyền đơn, phiếu bầu và thuê dán bích chương…

B. Mức trần tối đa chi phí được phép.

Mức trần này được tính theo dân số theo các khoảng như sau:


Nghị định số 2009-1730 ngày 30.12.2009cho phép cập nhật bằng hệ số 1,23 và theo Luật tài chính số 2011-1977 cho năm 2012 vẫn giữ nguyên hệ số này để áp dụng cho cuộc tuyển cử tháng 03.2014.

Mức bồi hoàn tối đa là 47,50% mức trần tối đa chi phí được phép và hồ sơ Thu Chi trước ngày 30.05.2014 lúc 18 giờ tại Ủy ban quốc gia những Tài khoản vận động bầu cử và tài trợ chánh trị.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Trắng
Tôma Đỗ Lộc Sơn
21:17 20/03/2014
HOA TRẮNG
Ảnh của Tôma Đỗ Lộc Sơn (Việt Nam)
Hoa ba cánh trắng nõn nà.
Chúa còn tạo dựng huống là con đây.
Con thân lạy Chúa đất trời.
Cho con nhỏ bé như loài hoa kia.
Để con chiu chắt sớm khuya.
Sống theo ý Chúa, sống cho mọi người.
(Tôma Đỗ Lộc Sơn)