Ngày 19-03-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sửa trị nết xấu
Lm Giuse Đinh lập Liễm
08:54 19/03/2012
Chúng ta đang ở trong Mùa Chay, xem ra có nhiều việc phải làm trong thời gian này. Người ta thường nói : Mùa Chay là thời gian rất căng thẳng vì người ta phải vật lộn với ba thù là ma quỉ, thế gian và xác thịt. Hôm nay chúng ta chỉ chú trọng vào việc vật lộn với chính con người của mình, vật lộn với các tình tư dục, bắt nó phải tùng phục linh hồn.

Hay nói cách khác, chúng ta cùng chia sẻ với nhau về việc sửa trị các nết xấu đang tiềm ẩn trong lòng chúng ta, đặc biệt là nết xấu làm đầu để chúng ta có thể trở nên con người mới tốt lành thánh thiện hơn, đặc biệt chúng ta có một tâm hồn trong sạch xứng đáng mừng ngày lễ Phục sinh sắp tới.

I. SUY NIỆM LỜI CHÚA

Trong dịp Lễ Tro vừa qua, chúng ta đã được xức tro trên đầu với lời khuyên nhủ :”Hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về cùng bụi tro” (St 3,19), hoặc câu khác :”Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).

Giáo hội khai mạc Mùa Chay thánh bằng việc xức tro trên đầu để nhắc nhở tín hữu phải có lòng khiêm nhường trước mặt Chúa, hãy thú nhận mình là thân phận tội lỗi , cần phải ăn năn sám hối để được ơn tha thứ.

Nhân dịp khai mạc mùa chay, Giáo hội nhắc lại lời Chúa Giêsu khi đi rao giảng Tin mừng :”Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin mừng” (Mc 1,15). Đây cũng là lời rao giảng của thánh Gioan Tẩy giả mà Chúa Giêsu đã nhắc lại. Ngày nay Giáo hội cũng nhắc nhở chúng ta phải có tin thần sám hối trong Mùa Chay này.

Sám hối có nghĩa là trở về. Phải trở về vì đã đi lạc đường như trường hợp đứa con phung phá trong Tin mừng của thánh Luca. Lạc đường vì đã đi ra ngoài con đường Thiên Chúa muốn cho con người phải đi :”Các người phải nên thánh, vì Ta là Đấng thánh” (Lv 20,26). Hay nói cách khác, con người đã phạm tội, đã phản nghịch cùng Chúa nên phải trở lại làm hòa để được ơn tha thứ.

Trong thực tế, không ai là không có tội. Chính thánh Gioan Tông đồ đã khẳng định điều đó khi ngài nói :”Ai nói mình không có tội, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở trong họ” (1Ga 1,10).

Thánh Phaolô tông đồ cũng phải bộc bạch :” Tôi ăn ở như một người ngu, còn sự lầm lạc của tôi thì vô kể’ (Ep 4,11).

Chính vì vậy, trong mùa chay này chúng ta cần phải diệt trừ các mầm mống tội lỗi đã làm cho chúng ta phạm tội phản nghịch cùng Chúa. Hay nói khác đi, chúng ta phải diệt trừ tính mê nết xấu, là những kể nội thù đang xúi giục chúng ta phạm tội.

II. NÓI VỀ CÁC NẾT XẤU

1. Nết xấu là gì ?


Nết xấu là những khuynh hướng xấu tiềm ẩn trong con người, khiến người ta hướng chiều về sự tội. Từ nguyên thủy, bản tính con người là tốt lành, hướng về sự thiện, vì Thiên Chúa đã dựng nên như thế. Do đó, ông Mạnh Tử trong việc giáo dục đã chủ trương :” Nhân chi sơ tính bản thiện”. Nhưng sau khi con người đã phạm tội không vâng lời Thiên Chúa, bản tính con người đã trở nên yếu đuối và hướng về sự tội. Có lẽ vì vậy mà ông Mặc Tử đã chủ trương ngược lại là “nhân chi sơ tính bản ác”.

Tuy bản tính con người hướng về sự tội, nhưng nhờ ơn Chúa cứu chuộc, con người có thể thắng được bản tính ấy và hướng nó tới sự thiện.

Do đó, con người có thể làm chủ được mình và có thể vươn tới sự thánh thiện do sự cố gắng của mình như Chúa Giêsu đã khuyến khích :”Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5,48).

Thánh Phaolô thu tóm lại trong câu vắn tắt này :”Thánh ý Chúa là muốn cho anh em nên thánh” (Ep 1,4); và ngài còn thêm :”Anh em phải sống xứng đáng là các vị thánh” (Ep 5,3).

2. Quan niệm chung của người đời

Người đời thường nói :”Nhân vô thập toàn”. Người ta thường dủng câu tục ngữ này mà nói về thân phận con người trong cuộc sống trần gian này.

Ông Văn Hòe giải thích câu tục ngữ này như sau : Người ta không ai hoàn toàn cả mười phần. Ý nói : người ta ai cũng có nết tốt nết xấu, ai cũng có ưu điểm và nhược điểm.

Ta không nên dựa vào câu này để tự tha thứ cho những lỗi lầm, những khuyết điểm mình con mắc. Trái lại, nên công nhận câu này là đúng, để tự nhận rằng dù thông minh, tài trí đến bực nào ta cũng chưa thế hoàn toàn được, ta vẫn con phải sửa chữa những lỗi lầm, những khuyết điểm của ta, ta vẫn cần nghe những lời phê bình hay răn bảo của người khác.

Cổ nhân nêu câu này là nhằm mục đích sửa chữa cho người ta đến chỗ hoàn toàn, chớ không cốt để cho người ta ngày một xấu thêm, một ngày một thêm khuyết điểm (Văn Hòe, Tục ngữ lược giải, 1957, tr 160-161).

Ông Elbert Hubbard nói :”Người nào cũng là kẻ chí ngu ít ra trong 5 phút mỗi ngày. Bậc thánh là kẻ cố gắng và thành công trong sự không để cái ngu của mình vượt quá thời gian ấy”.

Ông Lénine lại nói một cách dí dỏm về chân lý ấy :”Chỉ có hai hạng người sau đây không có lỗi lầm : những người còn trong bụng mẹ - chưa sinh ra và những người đã bỏ vào quan tài chờ ngày mang đi chôn”.

Truyện : Câu nói của Tôn Ngộ Không

Chắc ai trong chúng ta cũng đã có dịp xem bộ phim Tây Du Ký. Tôn Ngô Không là một nhân vật nổi tiếng. Chính nhân vật này đã góp phần xây dựng vào câu tục ngữ “Nhân vô thập toàn”, đó là, khi Tôn Ngộ Không phơi sách kinh cho khô, lỡ tay làm rách một trang. Đường Tăng tỏ vẻ đau khổ, vì bộ kinh không còn được hoàn toàn đẹp đẽ như lúc đầu. Tôn Ngộ Không nói :”Thầy coi, trên đời này, có gì là hoàn toàn đâu : cái gì mà chả có khuyết điểm” ?

Như vậy, trên đời này, không có gì là hoàn toàn cả, cũng không có ai hoàn hảo được mười phân vẹn mười cả.

3. Giáo hội dạy chúng ta

Giáo hội đã dạy chúng ta về 7 mối tội đầu, đó là những khunh hướng xấu làm cho chúng ta dễ phạm tội. Dĩ nhiên, con người có nhiều khuynh hướng xấu dẫn đến tội, nhưng có những khuynh hướng mạnh hơn cả.

Trong các ngày Chúa nhật, chúng ta thường đọc kinh “Cải tội bảy mối có bảy đức’ trước thánh lễ :

Thứ nhất, khiêm nhường chớ kiệu ngạo
Thứ hai, rộng rãi chớ hà tiện
Thứ ba, giữ mình sạch sẽ chớ mên dâm dục
Thứ bốn, hay nhịn chớ hờn giận
Thứ năm, kiêng bớt chớ mê ăn uống
Thứ sáu, yêu người chớ ghen ghét
Thứ bảy, siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.

Muốn nên thánh, nên trọn lành, phải làm chủ được mình, nghĩa là phải thắng được chính mình , tức là thắng được các tình tư dục. Nên thánh thì phải biết những nết xấu để sửa, biết những cái hay để dinh dưỡng.

Theo ý thánh Phaolô, chúng ta phải gột bỏ con người cũ tội lỗi để mặc lấy con người mới thánh thiện (x. Ep 22.24). Vậy phải lột bỏ con người cũ là lột bỏ cái gì ? Đây là lột bỏ các tính hư nết xấu đang chi phối con người ta, làm cản bước tiến của ta trên con đường thánh thiện.

Những người muốn nên thánh đừng bao giờ tha thứ cho tật xấu của mình mà nói rằng : không phải làm gỉ cả, tôi được sinh ra như thế, đó là sự tự nhiên của tôi. Nhưng muốn cố gắng làm cho linh hồn trong sạch thì phải trả lời lại ngay rằng : nếu linh hôn tôi chứa đầy mãnh thú tôi phải trừng trị nó. Tôi sẽ không để như tôi đã sinh ra, tôi phải trở nên con người mà tôi muốn.

Truyện : Thầy dòng dạy mãnh thú

Một buổi chiều, Bề trên nhà dòng kia hỏi một tu sĩ :

- Hôm nay con đã làm gì ?

Cũng như những ngày khác, tu sĩ trả lời :

- Thưa cha, con rất bận bịu mà nguyên sức con không thể nào làm nổi, ngoài sự giúp đỡ của Chúa. Ngày nào con cũng phải coi hai con chim ưng, giữ hai con nai, kìm hãm hai con diều hâu để rèn ý chí, thắng một con sấu, trị được con gấu và săn sóc cho một bệnh nhân.

Bề trên cười hỏi lại :

- Con nói gì thế ? Những việc như thế làm gì có trong nhà Dòng ?

- Thưa cha, thật đúng như thế. Hai con chim ưng tức là hai mắt của con, mà con phải giữ gìn luôn để khỏi nhìn những vật cấm. Hai con nai tức là hai chân mà con phải trông coi từ bước đi để nó khỏi đi vào con đường xấu. Hai con diều hâu tức là hai bàn tay, con phải luôn luôn bắt nó làm điều phải. Con sấu tức là cái lưỡi, con phải kìm hãm hằng ngày để khỏi nói những lời vô ích và thô bỉ. Con gấu tức là trái tim con, con phải trừng trị, để khỏi ích kỷ và khoe khoang. Còn bệnh nhân là chính thân thể con, con phải canh phòng ráo riết để cho nhục dục khỏi xâm nhập vào (Tihamer Toth, Chí khí người thanh niên, 1957, tr 53).

III. PHẢI SỬA TRỊ NẾT XẤU

1. Phải sửa trị ngay từ đầu


Sách Gương Chúa Giêsu đã trưng ra hai câu thơ của Ovide, một thi sĩ La mã đã sống cách chúng ta hơn 2000 năm, nhắc nhở chúng ta phải chữa trị nết xấu ngay từ ban đầu, để lâu nết xấu mỗi ngay thêm mạnh (Liber I,c.XIII, 5) :

Hãy đề phòng ngay từ ban đầu
Tìm phương thế trị liệu cho sớm
Vì càng để lâu
Sự dữ càng tăng thêm.
(Ovid, de remed II,91)

Nếu không sửa trị ngay từ đầu thì nết xấu này sẽ dẫn tới nết xấu khác, tội này đến tội khác, từ tội nhẹ đến tội nằng. Người đời đã có kinh nghiệm về điếu đó khi nói

Bé ăn trộm gà
Cả ăn trộm trâu
Lâu lâu làm giặc.

Một trong những ích lợi của việc xét mình (tự kiểm điểm) là giúp chúng ta đề phòng những cái xấu vừa chớm nở, để việc sửa những cái xấu đó đạt được kết quả một cách dễ dàng. Một khuyết điểm , tái diễn nhiều lần, sẽ thành một tập quán, và tập quán đó chính là nết xấu nơi con người chúng ta. Ai cũng có lỗi lầm. Điều quan trọng, không phải là không có lỗi lầm, nhưng chính là nhận ra khuyết điểm để quyết tâm sửa đổi.

Truyện : Biển Thước xem bệnh

Biển Thước là thầy thuốc hay có tiếng thời Xuân Thu. Ông đến yết kiến Hoàn Hầu, đứng ngắm một lát, ông tâu rằng :”Vua có bệnh trong bì phu, không chữa sợ đau nặng”.

Hoàn Hầu bảo :”Ta vô bệnh”. Biển Thước đi ra. Hoàn Hầu nói : “Thầy thuốc này lý tài lắm. Muốn chữa người khỏe để lấy công”.

Mười hôm sau, Biển Thước vào yết kiến Hoàn Hầu và nói :”Vua có bệnh ở gan ruột, không chữa mau, sau khó lòng”. Hoàn Hầu không trả lời còn lấy làm không bằng lòng. Biển Thước đi ra. Cách mười hôm sau, Biển Thước lại vào yết kiến Hoàn Hầu, vừa thấy liền chạy ra ngay. Hoàn Hầu cho người gọi lại, và hỏi Biển Thước vì cớ gì ra ngay ?

Biển Thước tâu :”Bệnh ở bì phu con châm trích được, bệnh ở gan ruột còn thuốc thang được, chứ bệnh đã vào xương tủy, thì không tài nào chữa được nữa. Bây giờ bệnh nhà vua đã vào tới xương tủy, cho nên tôi không giám nói, mà phải ra ngay”.

Năm hôm sau, Hoàn Hầu phát bệnh, cho người tìm Biển Thước, thì Biển Thước đã sang nước Tần rồi. Quả nhiên bệnh Hoàn Hầu không thầy nào chữa được. Hoàn Hầu mất.

Phàm bất cứ căn bệnh nào, thân xác hay tinh thần, lúc đầu cũng dễ chữa trị, nhưng nếu bệnh để lâu, thì việc chữa trị rất khó khăn, và hầu như thất vọng.

2. Đừng vơ đũa cả nắm

Mỗi người có nhiều nết xấu cần phải chữa trị. Nhưng không nên ôm đồm, muốn sửa trị ngay một lúc, mà phải từ từ, chữa trị từng nết xấu một. Nếu vơ cả một nắm đũa liền lại với nhau thì không bẻ được. Con nếu tách ra từng cái một thì có thể bẻ gẫy dễ dàng.

Tuy có nhiều nết xấu, nhưng mỗi người có một nết xấu làm đầu, nó làm cho ta dễ sa ngã, hay phạm tội, hoặc phạm đi phạm lai. Cần phải dồn nỗ lực lại để sửa trị nết xấu đó cho bằng được, ví dụ tính kiêu căng mà nhà Phật gọi là “sân” (tự ái, kiêu ngạo). Nết xấu này rất khó sửa, đến nỗi thánh Phanxicô Salêsiô phải nói :”Nết xấu này chỉ chấm dứt 15 phút sau khi người ta chết” !

3. Phải kiên trì

Người ta thường nói :”Dục tốc bất đạt” : vội vàng sẽ không đến nơi. Sửa trị nết xấu là một cuộc chiến trường kỳ, không chấm dứt. Cuộc chiến ngoài trận địa thì có giới hạn về không gian và thời gian, còn cuộc chiến này là cuộc chiến nội tâm rất gay go, không có giới hạn, có khi phải kéo dài suốt cuộc đời, nên phải đề cao cảnh giác vì kẻ thù ở ngay trong ta, lúc nào cũng rình dập. Nó là kẻ nội thù nguy hiểm.

Sửa được một nết xấu không phải là chuyện dễ, có khi suốt đời cũng chưa sửa trị được một nết xấu. Nhưng đừng lo. Đức giám mục Freppel đã bảo đảm cho chúng ta : “Thiên Chúa không đòi hỏi ta chiến thắng, nhưng muốn ta chiến đấu”

Phải tránh mộng tưởng này : cuộc đời tôi phải là một chiến thắng, tôi phải thắng trong bất cứ một cuộc tranh đấu nào. Tranh đấu chống sự tàn ác của bọn cướp bóc lột thì dễ, còn chiến đấu chống lại những lỗi lầm của tôi thì thật khó.

Sống là chiến đấu. Hão huyền thay Nước Trời của những kẻ không tưởng. Chiến thắng trong mọi sự là không tưởng ! Hãy chấp nhận cuộc sống như thế và cho Thiên Chúa những cuộc chiến đấu sắp tới, thì tôi sẽ không thất bại.

Trong một lời kinh xin ơn quảng đại, thánh Inhaxiô Loyola đã khuyên chúng ta hãy chiến đấu không ngừng, chiến đấu mà không sợ thương tích. Và đây là một tư tưởng lạc quan giúp chúng ta chiến đấu không ngừng:”Thiên Chúa không tìm những huy chương hay bằng cấp chúng ta đạt được, nhưng ngài đếm những vết sẹo trong cuộc đời chúng ta” (Elbert Hubbard).
 
Gương thánh cả Giuse
Kim Hoa
09:35 19/03/2012
Biết bao nhiêu lần tôi muốn viết ra những suy nghĩ của mình về gương Thánh Cả Giuse, mà vẫn chưa viết được .

Hôm nay nhân ngày kính Thánh cả Giuse là bạn trăm năm của Đức Trinh Nữ Maria, 19/3 tôi xin viết đôi dòng để xin mừng Quan Thầy của các Cha, của bà con anh em bạn hữu xa gần và nhất là của con trai, của anh trai , của em trai, của người Gia trưởng trong nhà mình, cũng như mọi người Gia trưởng khác và các Gia trưởng tương lai của mọi gia đình trong tương lai nữa .

Đúng là Thiên Chúa chọn một Người vô cùng hoàn hảo để làm Cha nuôi của Chúa Con. Bao Nhân Đức của Người là tấm gương sáng cho đời sau chúng ta noi theo. Có phải đây là dụng ý của Thiên Chúa muốn dạy cho chúng ta học nơi Người những đức tính cần phải có nơi người Đàn Ông? nơi người Chồng? Nơi người Cha?

Những Đức tính của Ngài là:

- Trung thực
- Quãng Đại
- Khiết tịnh
- Thủy Chung
- Khiêm Nhu
- …. Và âm thầm …

Nếu kể thêm ra nữa, thì cũng còn vô số Đức tính tốt để nói về Thánh Cả Giuse, nhưng kể như thế cũng là điểm chốt để trở thành một người đàn ông vĩ đại của thế gian này rồi .

Có lẽ trên thế gian này không có người thứ hai nào có đủ đức tính tốt như Thánh Cả Giuse. Vì những đức tính tốt đẹp ấy mà Ngài được chọn làm Cha của Chúa Con, và là Người Bạn Đời của Mẹ Thiên Chúa .

Tuy trong thân phận thấp hèn của con người, mà Ngài sống vô cùng tuyệt vời trong một gia đình đặc biệt của Thiên Chúa .

Thiên Chúa đã chọn hai Người mẫu, là Người Cha, Người Mẹ, không phải để dành cho riêng Thiên Chúa, mà hình như Thiên Chúa chọn hai mẫu người ấy để làm tấm gương sáng cho người đời chúng ta noi theo.

Không có điều gì chứng minh đó là ý định của Thiên Chúa cho loài người. Nhưng chúng ta cứ nhìn nơi gia đình ấy, sẽ thấy được Thiên Chúa muốn lấy mẫu gia đình như thế, cho con cái tội lỗi của Người ở trần gian này noi theo.

Một Người Mẹ luôn nói hai tiếng “Xin Vâng”. Một Người Cha chỉ biết Âm thầm trong cương vị của mình .

Con người chúng ta thì nặng nề tội lỗi, bao nhiêu lần tôi đã thưa với Mẹ Thiên Chúa: “Xin Mẹ cho con được học ở Mẹ hai tiếng “Xin Vâng””. Nhưng rồi tôi có học được gì đâu. Tôi ăn năn, sám hối với Mẹ là “Con đã hứa với Mẹ cả trăm lần rồi, mà con vẫn không làm được, Mẹ ơi!”.

Khó lắm! khó quá! Nhưng phải cố, hình như cũng đôi lần trong những chuyện nhỏ nhặt, Mẹ đã giúp tôi noi gương Mẹ chấp nhận “Xin Vâng”. Và mỗi lần làm được như thế, dù chỉ là chuyện không đáng chi, cũng thấy lòng mình vô cùng vui sướng, an bình ,

Bằng cách ấy tôi luôn cầu xin cho mình, và không quên cầu xin cho cả nhà mình noi gương Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse. Chỉ cần một bắt chước nhỏ của hai Đấng ấy, thì đã thấy sự bình an, hạnh phúc đến trong gia đình mình . Ngài là Người Đàn Ông tuyệt vời nhất mà người phụ nữ nào cũng ước mơ .

Có một lần tôi về Quê thăm Cậu ruột tôi bị ốm nặng, cả tháng trời ở với Cậu trong cơn bịnh “Nhồi Máu Cơ Tim”. Được một ngày tỉnh táo Cậu cho tôi về lại Sài Gòn để chăm sóc gia đình, tôi từ giã Cậu lên Tàu, an tâm là Cậu đã vượt qua cơn nguy cấp. Ai ngờ đâu, chưa về đến nhà, Cậu tôi đã qua đời. Chồng tôi ở nhà được tin buồn lúc nữa đêm, phải báo cho bà con quanh Sài Gòn, rồi anh thiếp đi quên cả giờ ra Ga đón tôi. Ngồi chờ một mình còn lại trên sân Ga không còn bóng người, tôi cằn nhằn chồng tôi suốt trên đường về. Tôi chẳng hiểu sao mà sáng sớm hôm ấy anh không cãi lại một lời nào, thường thì anh không để yên như thế, ít ra cũng vài lời phân trần và viện những lý do không thể đúng hẹn được.

Sự im lặng của anh, làm tôi xấu hổ, có cảm giác như mình giống “Chó sủa ma”, và thấy mình chẳng ra làm sao, trước sự quảng đại bao dung của chồng mình. Tôi không mở lời được nữa, im lặng về đến nhà. Tự trách mình sao quá nhỏ mọn trước nghĩa cử cao đẹp của chồng mình ?

Sau đó tôi mới hiểu vì sao anh có sự khác thường.

Qua sự kiện đó, bản thân tôi nhận thấy. Nếu người đàn ông biết sống rộng lượng, bao dung thì không bao giờ bị thua thiệt. Đừng nghĩ rằng im lặng , chịu đựng là “vẻ lối cho hưu chạy”, là làm cớ cho người vợ lấn lướt, cầm quyền chồng. Điều đó với tôi hoàn toàn không đúng, mà theo tôi, sự bao dung của người chồng là thế mạnh nhất có thể thay đổi được các tính xấu của vợ mình.

Một người chồng quảng đại, bao dung là một người chồng có đủ khả năng xây dựng một gia đình bền vững, lý tưởng, trên thuận dưới hòa .

Có lẽ vì những đức tính cao quý ấy nơi Thánh Cả Giuse, mà Thiên Chúa đã riêng chọn Ngài .

Lòng vị tha bao dung của Ngài, đã làm Mẹ Thiên Chúa an vui nương tựa bên Ngài.

Và Chúa Con luôn kính phục, vâng theo lời Ngài suốt ba mươi năm sống bên Ngài.

Gia đình Ngài trở thành một gia đình lý tưởng mà hằng ngày ta vẫn cầu xin Thiên Chúa ban cho ta .

Gia đình ấy, lý tưởng không phải vì có Người Mẹ không vướng tội Tông truyền và Người con là Con Thiên Chúa đã tạo dựng nên. Mà chính là Người đàn ông âm thầm, khiêm nhu, quãng đại ấy đã xây dựng nên . Bằng sự dịu hiền của mình, bằng sự ân cần trách nhiệm của mình, mà ba mươi năm Con Thiên Chúa bằng lòng ẩn thân bên Người Cha nuôi cao quý ấy.

Người ta thường nói “Ngọt mật chết ruồi” .”Lạt mềm buộc chặc”.

Đức tính hiền dịu bao dung của Thánh cả Giuse là vũ khí sắc bén nhất để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Là làm tăng sự tuân phục, kính trọng của các bà vợ, là nơi nương tựa êm ái, vững chắc cho con cái, là tấm gương hữu hiệu nhất dạy cho con cái nên người hữu dụng.

Có một vị LM khi được mừng Bổn Mạng Giuse thì nói rằng: “Đã chọn Thánh Giuse là Bổn Mạng thì phải noi gương Ngài, phải ít nói giống như Ngài. Tôi không muốn nói nhiều, phải nói ít mà làm nhiều, thì mới đúng là đệ tử của Thánh Cả Giuse” .

Cầu xin Thánh Cả Giuse, cho những người Cha ở trần gian này biết sử dụng vủ khí của Thánh Cả mà dạy dỗ, đào tạo con cái nên giống hình ảnh Con Nuôi của Thánh Cả năm xưa. Cho những bậc làm chồng, lấy sự yêu thương hiền hậu của Thánh Cả mà uốn nắn, giúp đỡ vợ mình trở nên xứng đáng hơn . Cho trần thế này có nhiều người Cha gương mẫu như Thánh Cả, có nhiều gia đình trên thuận dưới hòa thật hạnh phúc như Gia đình Nagiaret của Thánh Cả năm xưa .

Được như thế, cuộc sống của chúng con vô cùng tuyệt vời Cha Ơi!

Sài Gòn 19-3-2012
 
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 28
VietCatholic Network
10:00 19/03/2012
"Người ác bảo nhau rằng - cố nhiên là chúng nói bậy - Phải trị cho thằng kia biết tay mới được; vì y cứ chống đối bọn mình hoài. Thấy bọn mình phạm luật thì y càu nhàu khiển trách: đã học tập tốt như thế mà cớ sao cứ hành vi bạo ngược. Y khoe mình hiểu biết Thiên Chúa, và tự xưng là con Thiên Chúa. Bản mặt của y đúng là cái bản án chỉ trích các tư tưởng của bọn mình; và mỗi lần gặp y bọn mình thấy bứt rứt khó chịu. Người gì mà lối sống không giống ai; tư cách hoàn toàn khác thiên hạ. Y chê bọn mình là lũ mất nết; y tránh bóng chúng mình như tránh hủi. Y chủ trương ở lành thì gặp lành, lại vỗ ngực gọi Thiên Chúa là Cha mình. Cứ đợi xem y nói có đúng không, cứ chờ xem số phận y sẽ như thế nào. Là vì nếu người chính trực là con Thiên Chúa, thì ngài sẽ bảo hộ y, và cứu y khỏi tay kẻ thù. Bọn mình sẽ mạt sát y, hành hạ y, thử xem y có chịu nổi không, xem y có thực thuần hậu không, có thực nhẫn nại không. Bọn mình sẽ bắt y phải chết nhục nhã, vì chính miệng y nói ra, Thiên Chúa sẽ che chở y. Bọn chúng tư tưởng như vậy đó. Nhưng chúng đã lầm, lòng chúng tà vạy, thì mắt chúng bị mù luôn. Chúng không biết đường đi nước bước mà Thiên Chúa còn giữ kín, cũng không hay rằng làm lành sẽ được báo đáp, và tránh tội sẽ được tưởng thưởng. Thiên Chúa sẽ chiếu cố tới người chính trực" (Khôn Ngoan 2: 12-22).

Những người lần đầu tiên đọc những lời này có thể tự hỏi không biết những người ác này muốn ám chỉ ai. Nhưng chúng ta, những người đã quen thuộc với Thánh Kinh có thể nhận ra ngay họ đang nói cách tiên tri về những nỗi đau đớn và nhục nhã mà Ðức Giêsu sẽ phải chịu. Tác giả sách Khôn Ngoan đã sống rất lâu trước Chúa Giêsu nhưng Thiên Chúa đã cho ông cái nhìn sâu sắc về bản án bất công mà qua đó Con Thiên Chúa lật đổ nhào quyền lực của sự dữ và phục hồi nhân loại trong cuộc sống mới.

Khi Thánh Kinh cho biết kẻ ác "không biết đường đi nước bước mà Thiên Chúa còn giữ kín" (Khôn Ngoan 2:22), chúng ta biết Thiên Chúa có thể mạc khải "đường đi nước bước" của Ngài cho những ai lắng nghe và tuân theo lời Ngài. Thật vậy, qua Thánh Thần, Thiên Chúa linh hứng cho các sử gia, các tiên tri, và các thày giảng trong dân Do Thái để nhận ra những bí nhiệm trong chương trình của Ngài trong thời đại của họ. Cũng với Thánh Thần, Ngài ban sức cho những người nam, người nữ để tiên báo về thời điểm Con Ngài sẽ đến và thực thi các lời hứa.

Khi Ðức Giêsu đến, không chỉ các lời tiên tri đã được ứng nghiệm, nhưng chương trình của Thiên Chúa còn vượt xa hơn thế nữa. Con Thiên Chúa đã nhập thể trong thân phận con người để Ngài có thể chia sẻ thực sự thân phận con người của chúng ta. Ngài thí mạng sống của chính mình và trỗi dậy để chúng ta cũng được trỗi dậy trong sự sống thánh thiện.

"Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe lời Chúa tiếp tục nói với con về kế hoạch của Ngài và viết lên trong tim con đường lối thánh thiện của Ngài".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
 
Biến đổi
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
13:46 19/03/2012
Chúa nhật 4 mùa chay (Gier. 31, 31-34; Dt 5, 7-9; Ga 12, 20-33).

Trong tất cả mọi sinh hoạt của cuộc sống, chúng ta hãy nghĩ đến cùng đích. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật đều có nhắm hướng dẫn tới cùng đích. Tất cả mọi chuyển dịch trong hoàn vũ đều qui về một tâm điểm. Thánh Gioan tông đồ đã viết: Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại (Ga 1,3). Quan sát mọi loài, mọi vật trên trời dưới đất, chúng ta nghiệm ra rằng mọi sự đều chuyển động để được phát triển. Cái mới thay cái cũ. Dòng dõi này nối tiếp dòng dõi kia. Sự hiện hữu này nối tiếp sự hiện hữu khác. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia làm thành một chuỗi dây sự sống liên tục. Mỗi vật có sinh có tử. Không có gì tồn tại mãi. Hiện hữu đó rồi lại trở về hư vô cát bụi. Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó sẽ trơ trọi một mình.

Mùa Chay thường rơi vào những tháng ngày cuối của mùa Đông ảm đạm. Khí trời lạnh lẽo tuyết rơi. Thân cây trơ trụi. Cảnh vật tiêu điều. Hình ảnh thiên nhiên gợi nhớ sự trần trụi của thân phận con người. Am hợp với mùa sám hối, mầu tím của sự hy sinh hãm mình. Mầu tím là mầu của sự hối cải trở về. Phẩm phục trong các nghi lễ phụng vụ cũng mang mầu tím để gợi ý mời gọi các tín hữu về sự chay tịnh và sám hối. Bước vào trong phần tiền đình nhà thờ nơi tôi đang phục vụ, nhiều người sẽ nhận ra ngay khung cảnh của sự trống trải khô cằn. Có một cây thánh giá lớn trơ trọi với tấm vải tím vắt ngang. Các chậu cây cảnh đã khô héo và cành hoa rụng lá. Các bình chứa nước thánh chỉ có những hòn đá cuội. Những tâm tình chờ đợi, khao khát và mong chờ như đang thấm nhập vào tâm hồn từng người. Mùa Chay là mùa của niềm hy vọng. Hy vọng một sự biến đổi cả linh hồn lẫn thân xác. Hy vọng của sự tái sinh qua Bí Tích Rửa Tội.

Dọc theo lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã ghe mắt thương xem dân tộc mà Chúa đã chọn làm dân riêng. Chúa đã ký giao ước với nhà Irael và Giuđa. Mặc dầu Chúa thống trị và yêu thương, nhưng dân chúng đã luôn phản bội. Thiên Chúa đã dùng dân ngoại để cai trị và bắt dân làm nô lệ. Chúa phạt rồi Chúa lại tha thứ. Chúa đã dùng tiên tri Giêrêmia để loan báo một giao ước mới. Giao ước của tình yêu. Chúa sẽ đặt lề luật trong đáy lòng và khắc ghi trong tâm hồn. Ta sẽ là Chúa của chúng và chúng sẽ là dân của Ta. Chúa sẽ tha tội ác của chúng và sẽ không còn nhớ đến tội lỗi của chúng. Giáo ước mới được thiết lập qua chính sự hiến dâng của Chúa Giêsu trên thập giá. Như trong phần truyền phép, linh mục chủ tế đọc: Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén, cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ mà nói: Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: vì Này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.

Thơ gởi Do-thái viết: Chúa Kitô đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ. Chúa Giêsu là trung tâm điểm của mọi tạo vật. Chính Chúa đã đi vào tiến trình tự nhiên để được sinh ra, chịu đau khổ và chết đi như hạt lúa mì được gieo xuống đất chịu sự mục nát và sinh bông hạt. Qua sự chết, Ngài đã bước vào sự sống viên mãn. Ngài đã mang ơn cứu độ cho cả nhân loại. Bất cứ ai chạy đến với Ngài, Ngài sẽ không để hư mất. Tất cả những ai ngước mắt nhìn lên thập giá nguyện cầu, Chúa luôn giang tay đón mời và ban nguồn ơn cứu độ.

Mầu nhiệm cứu độ được mạc khải qua những tiến trình vần xoay tự nhiên. Đi từ sự đổi thay của thiên nhiên tới sự thay đổi của con người. Nhìn cảnh vật xung quanh như hòa lẫn với những tâm tình của những ngày chay thánh. Mùa Đông đã tàn phai đang đón chờ mùa Xuân hy vọng. Khí trời trở nên ấm áp hơn. Ngoài ruộng vườn, hạt giống đang bắt đầu đâm mầm nẩy lộc. Cành lá hé nụ trổ hoa. Cây cối xanh lá tươi tốt. Ánh nắng chan hòa. Bầu khí vui tươi. Bốn mười ngày chay đang dần qua mau, chúng ta sắp sửa bước vào mùa đại lễ. Thiên nhiên biến đổi. Lòng con người có biến đổi được hay không, tùy thuộc sự ý thức và cố gắng nơi mỗi tâm hồn. Nếu chúng ta không cảm nhận được một chút thay đổi nội tâm trong mùa chay sám hối, chúng ta lại đã lỡ mất một mùa hồng ân. Chúa Giêsu phán rằng nếu hạt lúa mì rơi xuống đất và thối đi, thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt.

Chúng ta nhận biết rằng mọi sự trong vũ trụ đều thay đổi. Các thụ tạo từ khoáng sản, thảo mộc và các loài động vật đều nối tiếp thay đổi đi về cùng một hướng. Sinh xôi nẩy nở và phát triển đi đến hoàn hảo. Con người có ý chí và tự do, cũng được mời gọi biến đổi trở nên tốt hơn và hoàn hảo hơn. Nhìn vào xã hội, chúng ta thấy đời sống văn minh của nhân loại phát triển không ngừng. Con người càng khám phá ra điều mới, càng nhận ra mầu nhiệm cao siêu của sự sáng tạo. Con người ngụp lặn trong sự suy tưởng và phát minh không ngừng. Chúng ta tự hỏi đâu là cùng đích của tất cả mọi ước mơ. Sự giầu sang, danh vọng và quyền thế không thể nào đáp ứng được những khao khát thầm kín của con người. Biết bao suy tư triết học, siêu hình, thần bí, thần học và khoa học kiếm tìm chìa khóa mở cửa ý nghĩa của cuộc đời. Nhưng từ đời này sang đời khác, con người vẫn lặn lội trong đêm tối và chưa tìm được những câu trả lời được thỏa đáng. Chúng ta chỉ có thể dựa vào sự mạc khải của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu trung gian của vũ trụ sẽ giải đáp cho tất cả.

Gặp gỡ Đức Kitô sẽ biến đổi đời mình. Chúng ta phải tìm gặp gỡ một con người chứ không phải một đạo lý hay giáo thuyết. Con người Đức Giêsu Kitô, Người là trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, giữa trời và đất. Người đã dám hy sinh mạng sống để giao hòa giữa Thiên Chúa và nhân loại. Người là Ngôi Lời Nhập Thể mạc khải cho chúng ta về Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu cầu nguyện đã có tiếng từ trời phán: Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã hoàn tất lễ hiến tế trên thập giá để trả lại cho chúng ta danh phận làm con cái Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã phán: Khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi ngừoi lên cùng Ta. Lời này chính là cùng đích mà mọi người chúng ta hằng khao khát mong chờ.

Làm sao chúng ta có thể gặp gỡ Đức Kitô? Chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Kitô hiện diện qua Kinh Thánh, qua các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể. Chúa còn hiện diện nơi tâm hồn mỗi người và nơi nào có hai hoặc ba người cùng hợp nhau cầu nguyện nhân danh Chúa. Chúa hiện diện nơi những anh chị em cùng khốn, thiếu ăn, thiếu mặc, bị bỏ rơi, bị tù đầy và bị thương tích cả hồn lẫn xác. Chúng ta lắng nghe lời phán xét: Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han."(Mt 25, 34-36).

Chúa Giêsu đã mở chìa khóa Nước Trời cho tất cả những ai muốn bước theo Chúa. Chúa Giêsu phán tiếp: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."(Mt 25, 40). Bất cứ việc gì chúng ta làm cho các kẻ bé mọn là chúng ta đang làm cho Chúa đấy! Chúa hiện diện ngay giữa chúng ta. Chúa có uy quyền trên hết mọi sự. Chúa thấu tỏ tâm hồn của mỗi người. Chúa muốn cứu độ từng cá nhân. Chúng ta hãy chạy đến với Chúa tìm nguồn sống thật. Tất cả ý nghĩa của cuộc đời là sống bác ái yêu thương. Yêu như Chúa yêu. Chỉ có Đức Ái là tồn tại mãi mãi. Amen.
 
Giờ đã điểm
Lm Vũđình Tường
15:49 19/03/2012
Chúa Nhật 5 Mùa Chay năm B

Ga 12, 20-33


Người ta thường ví von: sống kể ngày, chết kể năm. Khi nói đến cái chết người ta không nói đến ngày, tháng năm mà lại nói đến giờ chết. Nói đến giờ chết vì nó xảy ra trong khoảng khắc, trong giờ phút nào đó. Một khi giờ đã điểm không ai có thể chống cự, có cố gắng cũng chỉ dùng máy trợ tim, giúp tim đập với hy vọng bập bùng theo từng nhịp tâm đập. Hy vọng bởi vì không thể dự đoán biến chứng nào sắp xảy đến, phản ứng nào đang rình rập và giờ phút nào là giờ phút giờ đã điểm.

Điều chắc chắn giúp các Kitô hữu vững tin vào Chúa là giờ chết của ta không phải là bị huỷ diệt, tắt ngủm hơi thở là hết, là chết. Theo mạch văn của Kinh Thánh, giờ con người thế gian sợ hãi lại là giờ người Kitô hữu vững tin vào Chúa, làm Vinh Danh Thiên Chúa. Không niềm tin chết là hết, vinh quang tàn lụi. Có niềm tin chết là bắt đầu cuộc sống mới, vinh danh bắt đầu sáng chói. Phải chăng đây chính là giờ mà Chúa Nhật đầu mùa chay nhắc đến trên núi thánh. Áo trắng như tuyết, mặt mày sáng rực như ánh hào quang. Cái chết của người không có niềm tin chính là danh vọng đang có biến mất, chấm dứt. Cuộc đời đổi trắng ra đen. Cái chết của người Kitô hữu trái lại biến đổi đời mình đang từ không danh vọng lại được ban cho danh vọng. Rõ là đang đen ra trắng. Trắng như tuyết, chói lọi như ánh sáng hừng đông vì họ chết trong ánh sáng Đức Kitô, Người là sự sáng đến trong thế gian để ban ánh sáng chói lọi cho những ai tin vào Ngài. Ánh sáng chói lọi này bắt đầu toả sáng khi giờ người đó điểm cũng chính là lúc họ kết hợp, nên một với Đức Kitô để Ngài sống lại vinh hiển thế nào thì chúng ta những người tin theo cũng được sống lại với Người như vậy.

Nói như thế không có nghĩa người Kitô hữu không buồn sầu khi nghe tin người thân qua đời, hay chính mình mang bệnh nan y. Không phải thế, người Kitô hữu không vô cảm đến phũ phàng, vô tình như thế. Đứng trước cái chết dù là của người thân hay cái chết thương tâm của một người chúng ta không khỏi tiếc thương bởi vì đó là dấu hiệu của chia lìa, ngăn cách. Dù là ngăn cách một thời gian cũng là ngăn cách. Chúng ta khóc thương vì gắn bó tình cảm con người bị chia sẻ, vì cảm thấy mất mát dù là mất tạm bợ. Chúng ta khóc thương, đau buồn xúc động vì đó là phản ứng tự nhiên của cảm xúc con người. Cảm xúc đó cần được bộc lộ, diễn tả thể hiện tình yêu chân thành. Bản tính thự nhiên là như thế. Điểm khác biệt là Kitô hữu khóc, thương và nhớ nhưng không bao giờ tuyệt vọng. Trái lại Kitô hữu luôn sống trong hi vọng, hi vọng ngày gặp lại người thân, ngày tái đoàn tụ trên thiên quốc. Ngày mà Đức Kitô diễn tả như hạt lúa mì chết đi để biến thành cây lúa mới với bông lúa vàng trĩu hạt, mỗi hạt vàng ươm, đầy hạt gạo thơm, của mùa thu hoạch tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

Nước không thể bốc hơi nếu nhiệt độ không biến thể lỏng thành thể khí. Gió không lay động cành cây nếu không khí không chuyển động. Chúng ta không tiến vào vinh quang Thiên Chúa nếu không có cảnh chia li giữa ta và trái đất. Giờ phút chia li đó mang lại niềm đau nhưng cần thiết giúp ta trở về với Đấng Sáng Tạo nên ta.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:51 19/03/2012
BÁC SĨ NGOẠI KHOA
N2T

Có một bác sĩ tự cho mình rất giỏi về ngoại khoa. Có một phó tướng bị một mũi tên bắn trúng ngay màng bụng khi quân hai bên giao chiến, liền mời bác sĩ ấy đến trị. Bác sĩ cầm kéo cắt ngang cán tên bên ngoài, sau đó đòi tiền công điều trị.
Phó tướng nói:
- “Nếu chỉ cắt cán tên bên ngoài thì ai lại không làm được, đầu mũi tên vẫn còn trong thịt ấy !”
Bác sĩ xua tay nói:
- “Việc ngoại khoa tôi đã làm xong, còn đó là việc của nội khoa, không can gì đến tôi cả !”

Suy tư:
Thời nay có những nha sĩ răng đau không nhổ lại đi nhổ răng lành của người bệnh; có những bác sĩ bệnh nhân đau bụng thì cho thuốc đau bao tử mà không khám cần khám gì cả; có những bác sĩ không chữa trị dứt hẳn cơn bệnh cho bệnh nhân, mà cứ để cho bệnh nhân không nặng không nhẹ. Cho nên, tất cả các bác sĩ loại ấy thì người ta gọi là những bác sĩ vô lương tâm.
Vô lương tâm tức là vô tài vô đức.
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:53 19/03/2012
N2T

23. Cám dỗ càng lớn thì càng kiên trì cầu nguyện.

(Thánh nữ Angela)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc tranh đấu giành Tự Do Tín Ngưỡng: Một thủ đọan trì hoãn của chính quyền Obama?
Trần Mạnh Trác
15:57 19/03/2012
Chỉ 2 ngày sau khi Hội Đồng Các Giám Mục Hoa Kỳ tuyên bố sẽ đẩy mạnh cuộc tranh đấu cho Tự Do Tín Ngưỡng, chính quyền Obama đã vội vã tung ra một thông báo gọi là “Advance Notice of Proposed Rulemaking on Preventive-Services Policy” (Thông báo trước về dự thảo của qui tắc áp dụng cho chính sách 'ngừa bệnh').

Bản thông cáo được công bố vội vàng vào cuối chiều thứ Sáu, ngay trước khi tan sở, trứơc một dịp Cuối Tuần quan trọng của lể St Patrick Day, đã bị phát ngôn viên của HĐCGMHK là Sơ Mary Ann đáp trả bằng một lời chỉ trích ngắn gọn:

"Tôi ngạc nhiên rằng một thông tin quan trọng như thế này đã được công bố vào cuối ngày thứ Sáu của dịp St Patrick Day và trong khi giáo hội chúng tôi đang chuẩn bị cho lễ Chủ Nhật thứ tư mùa Chay."

"Các giám mục sẽ bắt đầu phân tích nó ngay lập tức, nhưng bây giờ thì quá sớm để hiểu rõ thực sự bản thông cáo muốn nói gì. Các giám mục sẽ lưu tâm đến những vấn đề liên quan giữa thông cáo này và các nguyên tắc nêu trong 'bản Tuyên Ngôn Đòan kết cho Tự do Tín Ngưỡng', mà Ủy ban hành chính của Hội Ðồng Giám Mục đã công bố ngày 14 tháng 3."

Đây là lần thứ 3 chính quyền Obama đã công bố một thông báo quan trọng về 'Ngừa Phá Thai' vào cuối ngày thứ Sáu, hai lần trước vào ngày 20 tháng 1 khi họ công bố qui luật 'cuối cùng' cho Sắc Lệnh ngừa phá thai, và ngày 10 tháng 2 khi họ đưa ra những biện pháp 'thích ứng'.

Rõ ràng chính quyền Obama đang sử dụng một chiến thuật đã có từ lâu đời là công bố những quyết định 'gây tranh cãi' vào những chiều thứ Sáu để mua thêm thời gian mà đánh chìm các cuộc tranh luận.

Để mua thêm thời gian nhiếu hơn nữa, bản thông cáo cũng cho biết sẽ áp dụng thêm một thời kỳ "thu thập ý kiến" mới. Nhắc lại Sắc lệnh 'Ngừa Phá thai' ngày 1 tháng 8 năm ngóai cũng đã có một thời kỳ 'thu thập ý kiến' như thế và hàng trăm ngàn người Công Giáo đã đăng ký phản đối, nhưng cuối cùng đã bị chính quyền hòan tòan làm ngơ.

Trong khi chờ đợi phản ứng chính thức của HĐCGM HK, một số các cơ quan pháp lý của Công Giáo đã lên tiếng chỉ trích bàn thông cáo chỉ là một 'cái thùng rỗng'.

Hội 'The Cardinal Newman Society' ( 'Hội Đức Hồng Y Newman') tỏ ý thất vọng. "Không có gì để làm giảm sự vi phạm Tự do Tín Ngưỡng tại các trường cao đẳng Công giáo".

Được biết 'The Cardinal Newman Society' là cơ quan thúc đẩy và tăng cường căn tính tôn giáo của các trường cao đẳng và đại học Công giáo. Trong bản tuyên bố của hội, họ lưu ý rằng "chính quyền đã không ban hành một quy tắc mới nào, hoặc thực hiện một thỏa hiệp mới nào để bảo vệ các trường cao đẳng Công Giáo. Thông báo của Chính quyền ngày 21 tháng 3 chỉ đơn giản là khởi động 90 ngày việc lấy ý kiến trên phạm vi bảo hiểm cho các lọai thuốc Ngừa Phá thai ".

"Đến bây giờ mà nếu chính quyền Obama còn không hiểu vấn đề (get the message by now), thì chúng ta không có nhiều hy vọng ở họ. Hy vọng chỉ là ở các tòa án, Quốc hội hoặc ở một tổng thống mới tương lai. Khi thời hạn 90 ngày này kết thúc, thì đã là 11 tháng kể từ khi chính quyền Obama công bố "những miễn trừ tôn giáo" đầy xúc phạm và nguy hiểm. Và "những miễn trừ tôn giáo" ấy vẫn không có thay đổi đáng kể nào. "

Một luật sư cao cấp của 'The Becket Fund for Religious Liberty’s' (Quĩ Tự Do Tôn Giáo) là bà Hannah Smith cũng đặt câu hỏi về thời gian của bản thông cáo của Bộ Y tế, nhưng vì một lý do khác. Bà cho rằng chính quyền đang tìm cách bác bỏ vụ kiện của Quỹ Becket, với lập luận rằng các chi tiết cụ thể của "Sắc lệnh" sẽ sớm được giải quyết, do đó loại trừ cơ sở 'bị tổn thương' của vụ kiện.

"Thời gian của thông cáo này là đáng nghi ngờ. Chính quyền biết rằng đơn kiện của Quỹ Becket sẽ được nộp tại tòa án liên bang vào thứ Hai. Cho nên chiến thuật trì hoãn này được thiết kế để tránh những tranh luận mà chính quyền không thể trả lời", bà Smith nói.

Nhưng bà cho biết chiến thuật cuả chính quyền đã đi lạc đường: "Chúng tôi không cần thêm quy luật nào nữa. Chúng tôi cũng không cần thêm 'thời gian góp ý' nào. Chúng tôi đã quyết định khởi kiện trên một điều luật khác, đó là: Tu Chánh Án thứ nhất."

Quỹ Becket đại diện cho một số thách thức pháp lý liên quan đến sắc lệnh 'ngừa phá thai.' Mạng Lưới Truyền Hình (EWTN) là một thân chủ của Quỹ Becket.

"Hành động của chính quyền chỉ là một chiến thuật trì hoãn," bà Smith nói. "Nhưng thật ra vấn đề đâu có phức tạp như chính quyền nghĩ đâu. Chỉ cần cung cấp một dộ 'miễn trừ' đủ rộng để tôn trọng lương tâm của hàng triệu người Mỹ thì sẽ tốt đẹp cả. Tu Chánh Án thứ nhất đòi hỏi điều đó. "
 
Top Stories
Vietnam: Arrivée de la commission d’enquête du diocèse de Rome en vue de la canonisation du cardinal F.-X. Nguyên Van Thuân
Eglises d'Asie, 19 mars 2012
09:50 19/03/2012
Le 22 octobre 2010, sur proposition du Conseil pontifical ‘Justice et Paix’, une enquête avait été ouverte en vue de la béatification et de la canonisation du cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuân, originaire de l’archidiocèse de Huê, qui fut évêque de Nha Trang, archevêque coadjuteur de Saigon, détenu sans procès en camp et en prison pendant treize ans, ...

... exilé à Rome où il devint vice-président puis président de la Commission ‘Justice et Paix’ et, enfin, nommé cardinal un an avant sa mort en 2002.

Depuis la cérémonie du 22 octobre 2010, à Rome qui a marqué l’ouverture de l’enquête, l’équipe du diocèse de Rome chargée de la mener à bien, a grandement progressé et a recueilli de nombreux témoignages auprès de personnes ayant connu le cardinal, aujourd’hui dispersées sur plusieurs continents. La délégation s’apprête maintenant à venir interroger les témoins dans les quatre diocèses où le cardinal François-Xavier a vécu un certain temps. Dans des communiqués ou des lettres pastorales, les évêques des quatre diocèses concernés ont fait connaître à leur clergé et aux fidèles le programme de travail de la délégation romaine. Elle séjournera au Vietnam du 23 mars au 9 avril 2012.

L’enquête débutera à Saigon où la délégation recueillera des témoignages du 24 au 27 mars 2012. Trente-sept ans plus tôt, le 24 avril 1975, une semaine avant la chute de Saigon et la fin de la guerre du Vietnam, le Saint-Siège avait nommé Mgr Thuân archevêque coadjuteur de la métropole du sud. Les nouvelles autorités civiles, très mécontentes de cette nomination, le firent savoir ouvertement et poussèrent des groupes de catholiques, très minoritaires, à manifester contre le nouvel archevêque. Finalement, il fut expulsé de Saigon par la force, mis en résidence surveillée dans une petite paroisse de son ancien diocèse avant d’être interné dans des conditions extrêmement sévères dans la ville de Nha Trang, puis expédié vers le nord. Après treize années d’internement, il sera exilé à Rome. Le 24 novembre 1994, il était déjà vice-président de la Commission ‘Justice et Paix’ depuis sept mois, lorsqu’il démissionna de son poste d’archevêque coadjuteur de Saigon. Peu de temps après, l’actuel archevêque fut nommé (1).

Après Saigon, la délégation continuera ses travaux dans le diocèse Nha Trang où elle sera présente du 28 au 31 mars 2012. Quelques mois plus tôt, le diocèse avait créé une commission diocésaine spéciale qui avait préparé la venue de cette délégation par une enquête préalable. La plupart des membres de cette commission ont connu le cardinal à l’époque où il était évêque de Nha Trang.

Ce diocèse fut pris en charge par Mgr Thuân en 1967. Il avait 39 ans et succédait à un évêque français, Mgr Marcel Piquet. La guerre du Vietnam, qui battait son plein à cette époque, a rendu difficile, même héroïque, le ministère pastoral de l’évêque. L’offensive générale déclenchée en janvier 1968 par le Nord-Vietnam paralysa un moment les activités du diocèse. L’évêque s’engagea avec ardeur dans l’assistance aux personnes déplacées par la guerre. En 1975, il était responsable national de l’organisme d’assistance COREV. C’est durant son épiscopat à Nha Trang qu’il participa à la fondation de la Fédération des conférences épiscopales d’Asie (FABC). Sa nomination au poste d’archevêque coadjuteur de Saigon en avril 1975 l’arracha à son diocèse et marqua le début de treize années de détention et de souffrances (2).

Du 1er au 3 avril, la délégation enquêtera dans l’archidiocèse de Huê, pays natal du cardinal. C’est là en effet qu’il est né le 17 avril 1928 dans une famille bien connue dont plusieurs ancêtres furent martyrs. Il était le neveu du président Ngô Dinh Diêm, qui gouverna la première République du Vietnam de 1954 à 1963. Le petit séminaire diocésain An Ninh l’avait accueilli en 1941 à l’âge de 13 ans. Il fut ordonné prêtre en 1953 avant de poursuivre ses études à Rome. A son retour, il revint enseigner au séminaire puis en fut nommé le supérieur. Il assuma ensuite la charge de vicaire général de l’archidiocèse, avant d’être nommé et consacré évêque du diocèse de Nha Trang en 1967.

La délégation sera accueillie au centre pastoral de Huê. Elle interrogera dix témoins et consultera de nombreux documents concernant sa famille, sa vie et son œuvre dans l’archidiocèse. L’actuel archevêque de Huê, Mgr Etienne Nguyên Nhu Thê, fait partie du groupe appelé à témoigner au sujet du cardinal. Il était l’un de ses amis très proches. Seront aussi consultés par la délégation cinq prêtres qui se proclament ses fils spirituels, un prêtre de sa génération, des religieuses de sa parenté, ainsi que trois laïcs membres de l’institut séculier « Espérance », fondé par lui. A Huê, il y a déjà deux personnes qui affirment avoir été guéries par l’intercession du cardinal (3).

L’enquête romaine s’achèvera à Hanoi où la délégation recueillera d’autres témoignages du 5 au 7 avril 2012. L’archidiocèse de Hanoi a noué des liens particuliers avec le cardinal à l’époque de sa captivité et de sa résidence surveillée, de 1976 à 1991. En 1976, après plus d’un an d’internement, de mauvais traitements et d’isolement complet à Nha Trang, Mgr Thuân fut embarqué vers le nord. Après dix jours de voyage, avec 500 autres prisonniers du sud, il fut placé dans le camp d’internement de Vinh Quang, qu’il quitta bientôt pour un deuxième lieu de détention. Au bout de quinze mois, grâce aux pressions internationales, il fut placé en résidence surveillée dans le presbytère d’un petit village du diocèse de Hanoi, nommé Giang Xa. C’est une époque où il put exercer quelques activités pastorales et reçut d’assez nombreux visiteurs, quelquefois venus de l’étranger. En novembre 1982, un fourgon de police vint le chercher. Pendant six ans, il fut tenu au secret en divers lieux, jusqu’en novembre 1988, date à laquelle il fut placé en résidence surveillée à l’archevêché d’Hanoi.

Ce fut ensuite, en 1991, le départ pour Rome, un départ qui ressemblait beaucoup à un bannissement. Durant son séjour dans l’archidiocèse de Hanoi, le cardinal noua des liens avec un grand nombre d’évêques, de prêtres, de laïcs de la région. Ce sont eux que l’archevêque de Hanoi a appelés à témoigner, dans un communiqué publié le 6 janvier dernier (4).

(1) Voir le communiqué du cardinal archevêque de Saigon, Mgr Pham Minh Mân, le 1er janvier 2012, sur le site de l’archidiocèse : http://www.hdgmvietnam.org/thu-muc-vu-cua-toa-giam-muc-nha-trang-va-thong-bao-cua-toa-tong-giam-muc-ha-noi/3574.55.4.aspx
(2) Voir la lettre pastorale de l’évêque de Nha Trang, Joseph Vo Duc Minh, du 11 janvier 2012 : http://gpbanmethuot.vn
(3) Voir le communiqué de l’archevêché de Huê signé de Mgr Etienne Nguyên Nhu Thê : http://giaohatcamau.net/vi/news/Giao-Phan-Viet-Nam/Thong-bao-cua-Toa-TGM-Hue-ve-tien-trinh-Phong-A-thanh-va-Hien-thanh-cho-Duc-Co-Hong-Y-PX-Nguyen-Van-Thuan-144/
(4) Voir le communiqué de l’archevêque de Hanoi, Mgr Phêrô Nguyên Van Nhon, le 6 janvier 2012 : http://tgphanoi.org/

(Source: Eglises d'Asie, 19 mars 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế Phan Thiết Họp Mừng Bổn Mạng
Nt Maria Đinh Loan
09:16 19/03/2012
Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế Phan Thiết Họp Mừng Bổn Mạng

Sáng Chúa Nhật ngày 18/3/2012, tại Nhà mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết, tất cả hội viên trong đại gia đình Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế Phan Thiết đã tề tựu về để họp mừng ngày Lễ Bổn Mạng 19/3 - lễ Thánh Giuse.

HH/MTGTT do Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte lập năm 1669 – 1670 tại Juthia - Thái Lan, được Toà Thánh nhìn nhận và chúc lành năm 1678. Hiệp hội gồm những nam nữ tín hữu thuộc nhiều địa vị xã hội khác nhau cùng yêu mến Thánh Giá và được mời gọi trở thành những nhân chứng tình yêu của Đức Giêsu – Kitô Chịu – Đóng – Đinh giữa thế giới hôm nay.

Xem hình

HH/MTGTT Phan Thiết do Đức Cha Phao lô Nguyễn Thanh Hoan thành lập ngày 14/11/2006. Hiện nay, Hiệp hội có khoảng 430 hội viên. Năm qua, Hiệp hội vừa có thêm một nhóm mới thuộc Giáo xứ Rạng, hạt Phan Thiết.

Khởi đầu buổi họp mặt, anh chị em HH/MTGTT cùng nhau dâng Thánh lễ do Cha Linh Giám Hiệp hội – Giuse Đặng Văn Nam – chủ tế. Hiệp thông trong lời nguyện cầu, từng hội viên trong Hiệp hội đều hướng về Giáo hội Việt Nam, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống – Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết, Cha Giuse - Linh Giám Hiệp hội, Dòng Mến Thánh Giá và Quý Cha, Quý Thầy, Quý Anh em nhận Thánh Giuse làm Thánh Quan Thầy bảo trợ.

Trong bài Giảng lễ, Cha Linh Giám Hiệp hội chia sẻ về sự đau khổ của Đức Giêsu – Kitô Chịu – Đóng – Đinh trên Thập Giá và những nỗi đau của con người ngày nay. Cha nói: Ông Môisen đã treo con rắn trong sa mạc để người Do Thái nhìn lên đó mà được cứu; Chúa Giêsu trên Thập giá đã biến sự dữ thành sự lành, sự xấu thành điều tốt, sự sỉ nhục thành ân phúc, đau khổ thành hạnh phúc và ơn cứu độ cho nhân loại. Mỗi người đều có Thập giá của bản thân, anh chị em hãy dâng Chúa tất cả tâm tình yêu mến và cuộc sống đau khổ ta đang vác, đó là: bản thân, bệnh tật, vợ chồng, con cái, người thân, hàng xóm, láng giềng…lên hết cho Đức Giêsu – Kitô Chịu – Đóng – Đinh. Không ai có thể giúp hay hiểu thấu nỗi đau của con người cho bằng Thiên Chúa, và chỉ có niềm tin vào Đức Kitô con người mới vượt qua được. Vì Ngài chính là nguồn bình an và ân phúc cho nhân loại. Hãy biến những đau khổ trong cuộc đời trở nên nguồn bình an và hạnh phúc bằng cách ngước nhìn lên Thánh Giá của Chúa. Xin Chúa cứu độ bản thân con và những người thân yêu trong gia đình con để con trung thành vác Thập giá theo Chúa đến cùng.

Sau thánh lễ trang nghiêm và sốt sắng, các nhóm tập họp ở sân hội trường để họp bàn định hướng hoạt động cho Hiệp hội: Đời sống thiêng liêng, đời sống tông đồ, việc học và tìm hiểu Linh đạo cũng như tiểu sử của Đấng Sáng Lập là ba đề tài chủ đạo mà anh chị em trong hiệp hội đưa ra thảo luận để cùng nhau quyết tâm thực hiện trong cuộc sống.

Kế đến là phần văn nghệ thi đua với nhiều tiết mục đặc sắc kiểu “cây nhà lá vườn”, do các nhóm thể hiện. Chủ đề về Thánh cả Giuse là nền cho hầu hết các tiết mục trong buổi giao lưu văn nghệ này.

Khoảng 12 giời trưa, mỗi người nhận phần ăn và quây quần bên nhau, vui vẻ dùng bữa trưa không bàn, không ghế.

Liền sau giờ cơm trưa và nghỉ trưa, tất cả anh chị em trong hiệp hội hào hứng tham gia chương trình “Đố vui để học”. Chủ đề của chương trình này là “Đến với MỘT CON ĐƯỜNG”. Đây chính là con đường thiêng liêng mà Đấng Sáng Lập của Dòng Mến Thánh Giá và HH/MTGTT – Đức Cha Lambert – đã đi và vạch ra cho những người muốn đi theo ngài. Con đường này còn được gọi là Linh đạo Lâm Bích: hướng cái nhìn và trái tim về Đức Giêsu – Kitô Chịu – Đóng – Đinh, về Mầu nhiệm Thập giá cứu độ của Người.

Sau thời gian dài học tập và tìm hiểu về thủ bản HH/MTGTT và Linh đạo Lâm Bích, chương trình Đố Vui Để Học này một cách nào đó giúp các hội viên kiểm duyệt và nhắc nhớ nhau về con đường nên thánh mà mình đang được mời gọi và bước theo. Các thí sinh đã tham gia rất nhiệt tình, các nhóm cổ vũ sôi động cho thành viên nhóm mình lên dự thi. Cả hội trường hồi hộp khi đồng hồ đếm giờ điểm ngược từng giây, tiếng vỗ hay hoan hô vỡ oà vang dội mỗi khi có thí sinh trả lời đúng câu hỏi.

Chương trình đố vui Đến với MỘT CON ĐƯỜNG kết thúc lúc 3 giờ chiều cùng ngày. Mọi người cùng liên hoan nhẹ rồi chào nhau ra về mang theo niềm vui của ngày gặp gỡ. Nhóm nào theo nhóm nấy ra xe trở về nhà mình. Tiếng gọi nhau í ới, xen lẫn với lời chào vội vã. Mọi người tạm biệt và hẹn gặp nhau vào ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9 sắp tới.

Nt. Maria Đinh Loan
 
Mến Thánh Giá Phan Thiết mừng lễ thánh Giuse bổn mạng
Nt. Maria Đinh Loan
09:43 19/03/2012
Sáng Chúa Nhật ngày 18/3/2012, tại Nhà mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết, tất cả hội viên trong đại gia đình Hiệp Hội Mến Thánh Giá Tại Thế Phan Thiết đã tề tựu về để họp mừng ngày Lễ Bổn Mạng 19/3 - lễ Thánh Giuse.

Xem hình ảnh

HH/MTGTT do Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte lập năm 1669 – 1670 tại Juthia - Thái Lan, được Toà Thánh nhìn nhận và chúc lành năm 1678. Hiệp hội gồm những nam nữ tín hữu thuộc nhiều địa vị xã hội khác nhau cùng yêu mến Thánh Giá và được mời gọi trở thành những nhân chứng tình yêu của Đức Giêsu – Kitô Chịu – Đóng – Đinh giữa thế giới hôm nay.

HH/MTGTT Phan Thiết do Đức Cha Phao lô Nguyễn Thanh Hoan thành lập ngày 14/11/2006. Hiện nay, Hiệp hội có khoảng 430 hội viên. Năm qua, Hiệp hội vừa có thêm một nhóm mới thuộc Giáo xứ Rạng, hạt Phan Thiết.

Khởi đầu buổi họp mặt, anh chị em HH/MTGTT cùng nhau dâng Thánh lễ do Cha Linh Giám Hiệp hội – Giuse Đặng Văn Nam – chủ tế. Hiệp thông trong lời nguyện cầu, từng hội viên trong Hiệp hội đều hướng về Giáo hội Việt Nam, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống – Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết, Cha Giuse - Linh Giám Hiệp hội, Dòng Mến Thánh Giá và Quý Cha, Quý Thầy, Quý Anh em nhận Thánh Giuse làm Thánh Quan Thầy bảo trợ.

Trong bài Giảng lễ, Cha Linh Giám Hiệp hội chia sẻ về sự đau khổ của Đức Giêsu – Kitô Chịu – Đóng – Đinh trên Thập Giá và những nỗi đau của con người ngày nay. Cha nói: Ông Môisen đã treo con rắn trong sa mạc để người Do Thái nhìn lên đó mà được cứu; Chúa Giêsu trên Thập giá đã biến sự dữ thành sự lành, sự xấu thành điều tốt, sự sỉ nhục thành ân phúc, đau khổ thành hạnh phúc và ơn cứu độ cho nhân loại. Mỗi người đều có Thập giá của bản thân, anh chị em hãy dâng Chúa tất cả tâm tình yêu mến và cuộc sống đau khổ ta đang vác, đó là: bản thân, bệnh tật, vợ chồng, con cái, người thân, hàng xóm, láng giềng…lên hết cho Đức Giêsu – Kitô Chịu – Đóng – Đinh. Không ai có thể giúp hay hiểu thấu nỗi đau của con người cho bằng Thiên Chúa, và chỉ có niềm tin vào Đức Kitô con người mới vượt qua được. Vì Ngài chính là nguồn bình an và ân phúc cho nhân loại. Hãy biến những đau khổ trong cuộc đời trở nên nguồn bình an và hạnh phúc bằng cách ngước nhìn lên Thánh Giá của Chúa. Xin Chúa cứu độ bản thân con và những người thân yêu trong gia đình con để con trung thành vác Thập giá theo Chúa đến cùng.

Sau thánh lễ trang nghiêm và sốt sắng, các nhóm tập họp ở sân hội trường để họp bàn định hướng hoạt động cho Hiệp hội: Đời sống thiêng liêng, đời sống tông đồ, việc học và tìm hiểu Linh đạo cũng như tiểu sử của Đấng Sáng Lập là ba đề tài chủ đạo mà anh chị em trong hiệp hội đưa ra thảo luận để cùng nhau quyết tâm thực hiện trong cuộc sống.

Kế đến là phần văn nghệ thi đua với nhiều tiết mục đặc sắc kiểu “cây nhà lá vườn”, do các nhóm thể hiện. Chủ đề về Thánh cả Giuse là nền cho hầu hết các tiết mục trong buổi giao lưu văn nghệ này.

Khoảng 12 giời trưa, mỗi người nhận phần ăn và quây quần bên nhau, vui vẻ dùng bữa trưa không bàn, không ghế.

Liền sau giờ cơm trưa và nghỉ trưa, tất cả anh chị em trong hiệp hội hào hứng tham gia chương trình “Đố vui để học”. Chủ đề của chương trình này là “Đến với MỘT CON ĐƯỜNG”. Đây chính là con đường thiêng liêng mà Đấng Sáng Lập của Dòng Mến Thánh Giá và HH/MTGTT – Đức Cha Lambert – đã đi và vạch ra cho những người muốn đi theo ngài. Con đường này còn được gọi là Linh đạo Lâm Bích: hướng cái nhìn và trái tim về Đức Giêsu – Kitô Chịu – Đóng – Đinh, về Mầu nhiệm Thập giá cứu độ của Người.

Sau thời gian dài học tập và tìm hiểu về thủ bản HH/MTGTT và Linh đạo Lâm Bích, chương trình Đố Vui Để Học này một cách nào đó giúp các hội viên kiểm duyệt và nhắc nhớ nhau về con đường nên thánh mà mình đang được mời gọi và bước theo. Các thí sinh đã tham gia rất nhiệt tình, các nhóm cổ vũ sôi động cho thành viên nhóm mình lên dự thi. Cả hội trường hồi hộp khi đồng hồ đếm giờ điểm ngược từng giây, tiếng vỗ hay hoan hô vỡ oà vang dội mỗi khi có thí sinh trả lời đúng câu hỏi.

Chương trình đố vui Đến với MỘT CON ĐƯỜNG kết thúc lúc 3 giờ chiều cùng ngày. Mọi người cùng liên hoan nhẹ rồi chào nhau ra về mang theo niềm vui của ngày gặp gỡ. Nhóm nào theo nhóm nấy ra xe trở về nhà mình. Tiếng gọi nhau í ới, xen lẫn với lời chào vội vã. Mọi người tạm biệt và hẹn gặp nhau vào ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9 sắp tới.
 
CĐCGVN Sydney mừng lễ quan thầy Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly
Diệp Hải Dung
09:47 19/03/2012
SYDNEY - Sáng thứ Hai 19/03/2012 rất đông đủ giáo dân đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự Lễ mừng kính Thánh Cả Giuse là Quan Thầy của Trung Tâm.

Xem hình ảnh

Quý Cha cùng mọi người cùng quây quần trước tượng đài Thánh Giuse dâng giờ đền tạ, nguyện xin Thánh Cả Giuse chúc lành cho Gia Đình và Cộng Đồng sau đó mọi người tiến vào hội trường Trung Tâm tham dự Thánh lễ do quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Đặng Đình Nên, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Nguyễn Hoàng Vũ và Cha Trần Anh Tú cùng hiệp dâng Thánh lễ. Trong bài giảng Cha Dương Thanh Liêm nói về Thánh Giuse là một người công chính có nếp sống bình dân thầm lặng và luôn tỉnh thức để lắng nghe và nhận biết Thánh ý Chúa. Cha khuyên nhủ nếu ai chọn Thánh Giuse làm Bổn Mạng thì hãy noi gương theo Ngài để sống đẹp lòng Chúa.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Anh Đinh Kiên Giang Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Trung Tâm Tĩnh Huấn và chúc mừng những ai chọn Thánh Giuse là Quan Thầy. Anh cũng cám ơn tất cả những thành viên Hội Đồng Mục Vụ đã chăm sóc gìn giữ Trung Tâm ngày thêm khang trang. Thánh lễ kết thúc mọi người cùng ở lại tham dự buổi liệc liên hoan mừng kính Bổn Mạng Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney.
 
Mừng lễ thánh Giuse tại Trung tâm Thánh Mẫu Từ Phong
Thùy Chi
10:31 19/03/2012
BẮC NINH - Sáng ngày 19/3/2012, lúc 10 giờ 00 tại Trung Tâm Thánh Mẫu Từ Phong - Shrine of Our Lady, trong khuôn viên Nhà thờ Giáo xứ Từ Phong (xã Cách Bi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) thuộc hạt Bắc Ninh đã được sự động viên và giúp đỡ của Cha Đaminh Nguyễn văn Kinh, Giám đốc Trung Tâm Thánh Mẫu Từ Phong, Ban Phục vụ Giới Gia Trưởng hạt Bắc Ninh tổ chức lễ Thánh Giuse là Bạn Đức Trinh Nữ Maria, thánh Bổn mạng Giới Gia Trưởng Giáo phận Bắc Ninh và cũng là bổn mạng của 28 linh mục đoàn trong giáo phận. Các gia trưởng đến tham dự thánh lễ cũng nhớ tới thánh Giuse là Đấng Bảo Trợ cho Giáo Hội Việt Nam để chung lời cầu nguyện cho giáo hội.

Xem hình ảnh

Thánh lễ do Đức cha Cosma Hoàng văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh cử hành trọng thể. Cùng đồng tế với ngài có 9 linh mục trong giáo phận và Phó tế Vicente Mai Viết Long. Số gia trưởng đến tham dự lễ thánh Giuse ước chừng trên 2000 ông. Tính đến đầu năm 2012, Giới Gia Trưởng Giáo phận Bắc Ninh đã có gần 10.000 ông trong 4 giáo hạt Bắc Ninh, Bắc Giang, Tây Bắc và Tây Nam. Cha Phụ trách Gia Trưởng Giáo phận là Cha Giuse Hoàng Trọng Hựu, Chính xứ Bỉ Nội. Giới Gia Trưởng Giáo phận Bắc Ninh có một thánh lễ vào tối thứ Tư đầu tháng, sau thánh lễ là giờ chia sẻ theo nhóm, theo khu; hàng tháng chia sẻ theo từng đề tài. Năm lẻ, Giới Gia Trưởng Giáo phận Bắc Ninh tổ chức thánh lễ Bổn mạng cấp giáo phận. Năm chẵn, Giới Gia Trưởng Giáo phận Bắc Ninh tổ chức thánh lễ Bổn mạng của mình cấp giáo hạt, giáo xứ.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Cosma Hoàng văn Đạt đã kể những câu chuyện về tấm gương sáng là người cha, người chồng trong gia đình Công giáo. Ngay từ những phút đầu giảng lễ, Đức cha Cosma đưa ra dẫn chứng có thật khi những người vợ thấy chồng của mình đi lễ, những người con thấy cha đi nhà thờ thì vợ con ở nhà rất là yên tâm. Các ông chỉ nói một câu là đi lễ thánh Giuse là các bà cho đi ngay. Có ông nhà ở mãi Tuyên Quang, cách Tòa Giám mục Bắc Ninh 135km, người vợ đã cho chồng bao nhiêu là tiền để đi xe, để ăn uống và cả uống rượu nữa!!! Có thể thấy rằng, việc các ông đi lễ, đi nhà thờ, phục vụ hội đoàn là niềm vui của gia đình, niềm vui cho Giáo Hội nói chung và cho giáo phận nói riêng. Đức cha Cosma giải thích: “Các gia trưởng đứng vững thì các gia đình yên ổn, hạnh phúc. Khi gia đình yên ổn hạnh phúc thì con cái sẽ được lớn lên như là Chúa mong ước và đó cũng là làm chứng cho Chúa trước các gia đình không Công giáo”.

Mừng lễ hôm nay, Giới Gia Trưởng Hạt Bắc Ninh đến Trung Tâm Thánh Mẫu Từ Phong để họp nhau cùng noi gương thánh Giuse, học với ngài để các ông cùng nhau làm gia trưởng trong gia đình. Đông đủ các ông đã hưởng ứng và tham gia một cách tích cực trong các phần việc được giao, như Phụng vụ, rước kiệu, rước đoàn đồng tế, hát lễ, dâng lễ vật, trật tự, trông xe, tiếp tân và tổ chức bữa tiệc thân mật đều do các ông đảm trách. Buổi lễ mừng kính thánh Bảo Trợ đã đem lại nhiều ơn ích thiêng liêng cho cộng đoàn và cho các gia đình trong Mùa Chay thánh này.

Trước khi kết thúc thánh lễ và đón nhận phép lành của Đức Giám Mục Giáo phận, ông Giuse Vũ Quang Thịnh, Hạt trưởng Giới Gia Trưởng hạt Bắc Ninh đã có lời tri ân Đức cha, quý cha và cộng đoàn.
 
Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ Tân Hội, Nha Trang
Antôn Minh Dũng
10:01 19/03/2012
NHA TRANG - Vào lúc 9g30 ngày 18/3/2012, Đức Giám Mục giáo phận Nha Trang, Đức Ông Tổng Đại Diện, Cha Đại Diện Đức Giám Mục tại Ninh Thuận, quý Cha cácgiáo hạt miền Ninh Thuận, một số Cha từ Nha Trang, Cam Ranh, quý ân nhân, quýkhách và đông đảo bà con giáo dân đã long trọng cử hành thánh lễ đặt viên đáđầu tiên xây dựng nhà thờ giáo xứ Tân Hội.

Xem hình ảnh

Ngôi nhà thờ cũ của giáo xứ Láng Mun-TânHội, sau gần một thế kỷ tồn tại, đã xuống cấp nghiêm trọng và không còn phù hợpvới tình hình hiện nay của giáo xứ.

Do đó, ngay từ những năm cuối của thế kỷ20, giáo xứ đã chính thức ấp ủ ước vọng xây mới lại ngôi nhà thờ của giáo xứ,bắt đầu khởi động dưới thời Cha Quản xứ Tôma Nguyễn Văn Thịnh, được tiếp tụcđôn đốc dưới thời Cố Linh Mục Hạt Trưởng Gioan Baotixita Hoàng Kim Đạt và đượcđẩy mạnh dưới thời hai Cha Cựu Quản xứ Phêrô Trần Văn Hải và Gioakim Trần MinhKông.

Nhờ những cống hiến và những nỗ lực huyđộng của các Cha Cựu Quản Xứ, cộng với sự tích cực cộng tác và đóng góp của bàcon giáo dân, cho đến thời điểm được Đức Giám Mục cho phép xây dựng, giáo xứ đãtích lũy được khoảng 1 tỷ 800 triệu đồng.

Giáo xứ Tân Hội nằm ở ngã ba đi vào thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Ngôi nhà thờ mới, một khi được xây dựng hoàntất, có thể nói sẽ trở thành một cơ sở tôn giáo tiêu biểu của các giáo hạt miềnNinh Thuận.

Vì lý do đó, đồng thời để cho phù hợpvới khuôn viên nhà xứ không được rộng rãi cho lắm, giáo xứ đã chọn phương ánthiết kế ngôi nhà thờ có tầng trệt làm nơi hội họp, sinh hoạt, dạy giáo lý,chầu Mình Thánh Chúa và đọc kinh Lòng Chúa Thương Xót.

Kinh phí dự toán là trên 12 tỷ đồng.

Cách đây gần 7 tháng, ngày 23/8/2011,giáo xứ đã rất hân hạnh được đón nhận Cha Gioan Baotixita Phạm Hồng Thái về coi sócgiáo xứ.

Từ ngày về nhậm chức quản xứ, ngài đãhuy động thêm được gần 1 tỷ 700 triệu đồng, tuy nhiên tổng cộng lại thì cũngchỉ mới trang trải được khoảng một phần tư số kinh phí dự toán.

Hiện tại giáo xứ đã làm xong phần nền,phần móng và phần sàn. Viên đá Đức Giám Mục làm phép đã được đặt tại góc cungthánh của ngôi nhà thờ mới.

Trong lời cảm tạ sau thánh lễ, vị đạidiện Hội đồng giáo xứ đã bày tỏ niềm vui mừng và hy vọng của bà con giáo dân,bởi vì những ước nguyện tha thiết của bao thế hệ, hôm nay được Thiên Chúa chúclành thông qua sự hiện diện ưu ái đầy tình phụ tử của Đức Giám Mục giáo phận.

Từ khi về nhậm chức Giám Mục Phó giáophận Nha Trang, Đức Cha Giuse đã dành cho giáo xứ Láng Mun-Tân Hội rất nhiềuyêu thương, lo lắng. Đặc biệt, Đức Cha đã rất quan tâm đến ước nguyện có đượcmột ngôi nhà thờ mới vững chắc và khang trang của mọi thành phần Dân Chúa tronggiáo xứ.

Đức Cha đã khôn ngoan sắp đặt, để trongtừng thời kỳ, giáo xứ có được những vị mục tử luôn sẵn sàng tận hiến cho đoànchiên. Các ngài đã tích cực lo liệu, sắp xếp, ươm mầm, gieo hạt, để giáo xứ cóđược ngày trọng đại hôm nay, ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờmới.

Việc Chúa làmcho chúng con ôi vĩ đại,
Chúngcon thấy lòng chan chứa một niềm vui.


Thật ra, hôm nay chỉ mới là giai đoạnkhởi sự. Giai đoạn tiếp theo mới thật sự là vất vả, nặng nề, đòi hỏi nhiều hysinh, cố gắng và những khoản kinh phí rất lớn. Bà con giáo dân kính xin Đức Chatiếp tục cầu nguyện, nâng đỡ, hỗ trợ và dẫn dắt.

Vị đại diện Hội đồng giáo xứ cũng bày tỏlòng biết ơn đối với Đức Ông Tổng Đại Diện, Cha Đại Diện Đức Giám Mục tại NinhThuận và quý Cha đã đến chia sẻ những nỗi vui mừng, những niềm lo âu và hy vọngcủa giáo xứ trong ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới của giáoxứ.

Đặc biệt, giáo xứ bày tỏ lòng tri ân đốivới quý Cha Cựu Quản Xứ. Nhờ những thao thức, trăn trở, hy sinh, lo lắng vàkiên trì vận động, quý Cha đã góp phần xây nên phần nền, phần móng và phần sànđể hôm nay Đức Cha có thể vào cử hành thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựngngôi nhà thờ mới của giáo xứ. Giáo xứ ước mong quý Cha sẽ tiếp tục đồng hànhvới giáo xứ. Các thế hệ của giáo xứ Láng Mun-Tân Hội, trước đây, hôm nay cũngnhư mai sau, sẽ mãi mãi ghi nhớ công ơn của quý Cha.

Vị đại diện Hội đồng giáo xứ cũng thathiết bày tỏ lòng biết ơn đối với quý ân nhân và quý khách đã nhiệt tình đếntham dự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên và đã quảng đại ủng hộ cho công trình xâydựng ngôi nhà thờ mới của giáo xứ.

Vì nhiệt tâm đối với Nhà Chúa và tìnhnghĩa đối với giáo xứ Tân Hội, ước mong quý ân nhân và quý khách tiếp tục hiệpthông cầu nguyện và quảng đại ủng hộ giúp đỡ, để công trình xây dựng ngôi nhàthờ mới của giáo xứ được tiến hành suôn sẻ và hoàn thành tốt đẹp.

Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho quýân nhân và quý khách. Xin Người đổ vào vạt áo của quý ân nhân và quý khách nhữngđấu đầy tràn, hảo hạng, đã dằn, đã lắc.

Tình thươngThiên Chúa ngàn đời xin ca tụng,
Ânnghĩa muôn người vạn kiếp nguyện khắc ghi.


Hôm nay cũng là ngày áp lễ mừng kínhThánh Cả Giuse, Quan Thầy của Đức Giám Mục giáo phận, Đức Ông Tổng Đại Diện vàCha Đại Diện Đức Giám Mục tại Ninh Thuận. Giáo xứ Tân Hội xin phép kính mừngBổn Mạng Đức Cha, Đức Ông và Cha Đại Diện.

Nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời chuyểncầu của Thánh Cả Giuse, ban cho Đức Cha, Đức Ông và Cha Đại Diện dồi dào ơn lành hồn xác, để Đức Cha, Đức Ông và Cha Đại Diện có thể chu toàn tốt đẹp mọi nhiệm vụ Chúa trao phó.

Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờTân Hội kết thúc với phần tiệc mừng dành cho quý khách lúc 11g và dành cho đại diện các gia đình trong giáo xứ lúc 16g.

Xin Thiên Chúa hoàn tất những điều tốt đẹp Người đã khởi sự.
 
Lễ cung hiến thánh đường Hải Đăng, GP Bà Rịa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:48 19/03/2012
BÀ RỊA - Sáng ngày 17.3.2012, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám Mục GP Bà Rịa đã long trọng cử hành Thánh lễ Cung Hiến Thánh Đường Hải Đăng với sự hiện diện của 70 linh mục, đông đảo tu sĩ nam nữ, hàng ngàn quan khách, ân thân nhân xa gần và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ. Để có niềm vui tạ ơn hôm nay, giáo xứ Hải Đăng đã trải qua bao biến cố thăng trầm để từng trang sử của giáo xứ in đậm dấu ấn tình yêu quan phòng của Thiên Chúa và Mẹ Maria.

Xin xem hình

Chuẩn bị cho ngày Lễ Tạ Ơn, Cha Quản Xứ Phêrô Trần Thanh đã mời tôi đến giúp tĩnh tâm 3 ngày cho bà con giáo dân. Anh em cùng lớp, khóa III ĐCV Sài gòn đến chúc mừng và chia vui. Một người anh em xây dựng được một ngôi Nhà thờ mới,anh em cả lớp hân hoan hòa chung niềm vui tạ ơn. Những ngày sống tại Hải đăng, tôi cảm nhận sức sống thiêng liêng của cộng đoàn nhờ mọi người hiệp nhất yêu thương cùng nhau xây dựng giáo xứ.

Từ Long Hải qua hướng cầu Phước Tỉnh bắc ngang sông Cửa Lấp, Nhà thờ Hải đăng bề thế trên một ngọn đồi, tháp chuông cao vút vươn lên giữa bình nguyên rộng lớn.

Cách đây hơn 40 năm, nơi đây là miền đất hoang vu ít dấu chân người. Miền đất hoang sơ còn nhiều quyến rũ của thiên nhiên. Kể từ khi Cha Giacôbê Trần Mạnh Thắng đưa 100 giáo dân từ La Ngà đến lập nghiệp khai phá miền đất mới lập nên giáo xứ Hải Đăng, Nhà thờ như ngọn hải đăng tỏa ánh sáng đức tin mời gọi dân chúng khắp nơi tụ về miền “đất lành chim đậu”. Dân chúng sống bằng nghề đánh cá ven sông và cửa biển, họ còn làm rẫy, làm rừng. Đường đi khó khăn hiểm trở. Chưa có đường giao thông và cũng chưa có điện, chẳng có điện thoại. Nhà Thờ cũng chỉ là mái tranh vách lá. Nhà thờ nghèo giữa cộng đoàn nghèo. Hiện diện, đồng hành, chia sẽ Tin mừng Chúa Giêsu với người nghèo để giúp họ thăng tiến là lý tưởng sống của Linh mục mở đường nơi miền đất “khỉ ho cò gáy” này. Qua những thăng trầm lịch sử nay giáo xứ đã lớn mạnh và là nơi quy tụ nhiều đồng bào di dân đến định cư.

1. Hơn 40 năm hình thành và phát triển

Ngày 10/4/1970, Cha Giacôbê Trần Mạnh Thắng (1921 – 1985) từ Phước Tỉnh đem theo khoảng 100 giáo dân, mà nòng cốt là số gia đình đã theo cha Giacôbê từ La Ngà (Định Quán) về Tam Hiệp (Biên Hòa), sang bến đò sông Cửa Lấp, đối diện với xã Phước Tỉnh để lập nghiệp. Miền đất này, sau đó đã được cha Giacôbê đặt tên là Hải Đăng. Lúc đó, Hải Đăng là một vùng đất hoang sơ, dân chúng đi chài đánh cá ven sông Cửa Lấp và trồng lúa để sinh sống.

Một thời gian sau Hải Đăng đã được Đức Giám Mục Giuse Lê Văn Ấn ký sắc lệnh thành lập giáo xứ vào ngày 09 – 03 – 1970 (theo Kỷ yếu Giáo phận Xuân Lộc 1974, trang 292).

Trong thời gian mới thành lập, Cha Giacôbê và cộng đoàn đã làm một Nhà thờ bằng cây, mái lợp tôn để cử hành Thánh lễ. Đến năm 1974, gồm có 214 hộ gia đình, với 1.765 giáo dân (theo Kỷ yếu Giáo phận Xuân Lộc 1974, trang 292).

Sau biến cố 30/4/1975, Cha Giacôbê và một số giáo dân phân tán đi nước ngoài và các nơi khác. Lúc đó, có cha Matthêu Trần Trinh Khiết đến và ở lại chăm sóc cộng đoàn, thì số giáo dân chỉ còn khoảng 600 người. Đến năm 1978, Cha Matthêu về Thủ Đức.

Từ 1978 – 1992 là giai đoạn Giáo xứ Hải Đăng không còn Linh mục trực tiếp cư ngụ tại Giáo xứ. Mọi công việc về mặt tôn giáo do Cha Phaolô Vũ Minh Trí, chánh xứ Nam Bình, hướng dẫn. Hàng tuần, Cha Phaolô vào dâng lễ cho cộng đoàn vào ngày Chúa Nhật.

Trong thời gian này, Cha Phaolô đã cùng với cộng đoàn xin được phép để xây dựng một ngôi Nhà thờ tường gạch, mái lợp tôn ximăng. Ngôi nhà thờ này được sử dụng từ năm 1985 cho đến khi bị cơn bão Durian (5/12/2006) tàn phá.

Từ năm 1989 – 1992, giáo xứ có thầy JB. Nguyễn Văn Bộ đến giúp xứ. Sau khi lãnh tác vụ Linh mục, Cha JB. Nguyễn Văn Bộ được cử làm Chánh xứ Hải Đăng từ 1993 – 1994. Trong suốt thời gian giúp xứ với tư cách là Thầy Xứ và nhất là từ khi làm Cha Xứ, Cha Gioan đã làm các chòi lá, để có nơi cho các em học giáo lý, xây dựng lại các cơ cấu của Giáo xứ: Giáo lý viên, Gia trưởng, Hiền mẫu, Giới trẻ…

Từ năm 1994 – 2002, Giáo xứ được điều hành bởi Cha FX. Nguyễn Văn Đạo. Trong thời gian này, Cha Phanxicô đã dần đưa mọi sinh hoạt của Giáo xứ vào nề nếp. Về mặt cơ sở vật chất, cha Phanxicô đã cho lát đá chẻ, mở rộng lối đi xung quanh Nhà thờ, làm lại các chòi cho các em học Giáo lý, xây dựng mới Nhà Hội và Nhà Xứ, trang bị lại hệ thống âm thanh của Nhà thờ. Bộ mặt của Giáo xứ đã khang trang hơn.

Từ năm 2002 – 2004, Cha Phanxicô được Đức Giám Mục cử làm Chánh xứ Nam Bình, nhưng vẫn tiếp tục Quản nhiệm Giáo xứ Hải Đăng.

Từ ngày 5/2/2004, Cha Phêrô Trần Thanh Sơn được Đức Giám Mục Xuân Lộc bổ nhiệm làm Chánh xứ Hải Đăng. Tiếp tục công việc của các cha tiền nhiệm, cha Phêrô đã củng cố và phát triển các đoàn thể trong Giáo xứ.

Sau cơn bão Durian (5/12/2006), nhà thờ bị hư hại nặng, không thể sửa chữa. Do đó, khi được sự đồng ý của Đức Giám Mục Giáo phận Bà Rịa, cha Phêrô đã cùng với cộng đoàn quyết tâm xây dựng lại một ngôi Nhà thờ mới. Để thực hiện được ước mơ này, toàn giáo xứ đã nỗ lực cầu nguyện và đóng góp với tất cả khả năng của mình. Đồng thời, Giáo xứ cũng kêu gọi và đã nhận được rất nhiều lời cầu nguyện và sự giúp đỡ rất tận tình của quý ân nhân xa gần, trong và ngoài nước.

Trong tiến trình xây dựng ngôi nhà thờ mới, Giáo xứ đã xây dựng một dãy nhà dài 65m, rộng 14m, hành lang mỗi bên 2m. Trong đó, 40m được được sử làm Nhà thờ tạm, phần còn lại được sử dụng làm phòng Hội, phòng ở cho khách, phòng Giúp lễ, nhà máy lọc nước và nhà vệ sinh chung.

2. Quá trình xây dựng Nhà thờ và Nhà Xứ mới

Vào ngày 07/10/2008 Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám Mục Giáo Phận Bà Rịa đã về chủ sự thánh lễ Làm Phép Viên Đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ Hải Đăng.

Sau đó, trong những ngày đầu năm 2009 (02/02/2009), cộng đoàn Giáo xứ bắt đầu công việc dọn mặt bằng, cột sắt, và đúc các cọc bêtông để ép xuống các chân móng Nhà thờ mới.

Ngày 20/3/2009 ép các cọc đầu tiên xuống chân móng Nhà thờ mới.
Ngày 14/11/2009 bắt đầu phá các đầu cọc cừ, để làm chân móng các cột đầu tiên.
Ngày 12/01/2010 đổ tấm sàn Cung Thánh
Ngày 01/02/2010 đổ tấm sàn Nhà thờ.
Ngày 26/5/2010 đổ kèo Nhà thờ
Ngày 07/07/2010 đổ kèo Cung Thánh
Ngày 22/7/2010 đổ mái Nhà thờ
Ngày 24/8/2010 đổ mái Cung Thánh

Sau đó, song song với công việc hoàn thiện Nhà thờ, Giáo xứ tiến hành thi công ngôi nhà xứ mới.

Ngày 08/3/2011 bắt đầu ép cọc cừ cho móng nhà xứ.
Ngày 29/3/2011 bắt đầu khai móng nhà xứ
Ngày 28/4/2011 đổ sàn nhà xứ
Ngày 02/6/2011 đổ mái và hành lang Nhà xứ
Ngày 22/10/2011 hoàn thành công trình Nhà xứ. Từ đây, Cha Xứ bắt đầu sinh hoạt ở Nhà xứ mới.

Qua hơn 3 năm xây dựng, cộng đoàn Giáo xứ Hải Đăng đã được rất nhiều người từ muôn phương yêu thương giúp đỡ bằng nhiều cách, nên nay đã có ngôi Nhà thờ mới, Nhà Xứ mới khang trang bề thế. Đó là một món quà do tình thương Thiên Chúa ban tặng qua sự rộng lượng giúp đỡ của Quí Ân Nhân xa gần.

Được thành lập từ năm 1970 cho đến nay, Giáo xứ Hải Đăng đã trải qua 42 năm với biết bao thăng trầm. Một khoảng thời gian không quá gần cũng không quá xa, nhưng đủ để nhìn rõ trọn vẹn từng biến cố đã xảy ra cho cộng đoàn. Hôm nay đây, đọc lại từng biến cố lịch sử ấy, để mọi thành viên nhận ra bàn tay yêu thương và quan phòng kỳ diệu mà Thiên Chúa muốn thực hiện cho cộng đoàn Giáo xứ Hải Đăng. Cứ từng bước, từng bước một, Thiên Chúa đã thực hiện cho Giáo xứ điều mà Ngài đã từng hứa với thánh Phaolô: “Ơn Ta đủ cho con” (2 Cr 12, 9a). Và quả thật, nhìn lại những ngày đã qua, và những điều ở trước mắt nơi đây, ai cũng nhận ra ơn Chúa không chỉ là Đủ mà còn Dư Đầy vượt quá những gì mà con người có thể ước mơ hay nghĩ tới.

Ngày lễ khánh thành và cung hiền Nhà thờ mới là ngày trọng đại nhất và đáng ghi nhớ đối với Giáo xứ Hải Đăng. Sau bao ngày tháng miệt mài, lo toan, hôm nay ngôi Nhà thờ đã được hoàn thành.

Nhà thờ là nơi mà mỗi ngày mọi thành phần dân Chúa được tập họp đến để dâng lên Thiên Chúa lời ca ngợi, và phó thác cho Ngài những trăn trở của cuộc sống.

Bàn thờ là nơi hiện tại hoá Hy Tế Thánh Giá dưới các dấu chỉ bí tích. Đồng thời, cũng là nơi dân Chúa được mời gọi đến tham dự bàn tiệc của Chúa. Mặt khác, bàn thờ còn tượng trưng cho chính Chúa Kitô. Vì thế, theo truyền thống từ lâu đời trong Giáo Hội, bàn thờ được làm cố định bằng một tấm đá tự nhiên duy nhất, hay ít nữa, là bằng những vật liệu xứng hợp.

Cũng theo truyền thống từ lâu đời trong Giáo Hội, bàn thờ thường được dựng trên phần mộ các Thánh Tử Đạo, hay ít là có đặt hài cốt của các ngài. Theo đó, bàn thờ mới được đặt hài cốt các Thánh Tử Đao tại Việt Nam. Đức cha Tôma đã đặt hài cốt 3 thánh Tử Đạo Việt Nam trong nghi thức Thánh Hiến bàn thờ.

a. Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh - Linh mục

Ngài sinh năm 1793 tại xã Trinh Hà, huyện Hoàng Hóa, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, là con thứ ba trong một gia đình Công Giáo. Năm 12 tuổi, cầu vào ở với cha Duệ xứ Bạch Bát. Sau ba năm, cậu được cha gởi đi học tại Chủng Viện Vĩnh Trị (Nam Định).

Cuối năm 1841, thầy Tịnh bị bắt lần thứ nhất và bị án lưu đày chung thân ở Phú Yên (Bình Định). Sau khi vua Thiệu Trị mất (04.11.1847), vua Tự Đức lên ngôi, thầy Tịnh đươc ân xá trở về. Sau đó, vâng lời Đức Cha, thầy Tịnh lãnh chức Linh mục khi đã 56 tuổi. Khoảng một năm sau, Cha Tịnh được giữ chức Giám Đốc, kiêm Giáo sư Chủng Viện Vĩnh Trị.

Năm 1857, cha Tịnh bị bắt lần thứ hai.

Ngày 06.4.1857, cha Lê Bảo Tịnh chịu trảm quyết tại pháp trường Bảy Mẫu (Nam Định).

Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước ngày 02.5.1909.

b. Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm – Giáo dân

Ngài sinh năm 1813 tại họ Tắt, thuộc làng Long Đại, xứ Gò Công, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc huyện Thủ Đức), là con trai trưởng trong một gia đình có năm anh em trai và một em gái út.

Năm 15 tuổi, cậu Gẫm xin phép cha mẹ gia nhập chủng viện Lái Thiêu, nhưng chỉ một tháng sau, gia đình đã đến xin cậu về giúp cha mẹ, vì cậu còn một đàn em nhỏ dại.

Ngày 08.6.1846, ông Matthêu Gẫm bị bắt khi trên đường đón Đức Cha Đaminh Lefèbvre Nghĩa, cha Duclos Lộ và ba chủng sinh từ Sigapour về Saigon.

Ngày 11.5.1847, ông Lê Văn Gẫm bị xử trảm tại pháp trường “Da Còm”, nay là xứ Chợ Đũi – Saigon.

Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước 27/5/1900.

c. Thánh Anê Lê Thị Thành – Giáo dân

Ngài sinh khoảng năm 1781 tại làng Bái Điền, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ngay từ nhỏ, cô Thành đã theo mẹ về quê ngoại ở Phúc Nhạc, nay thuộc Giáo phận Phát Diệm. Năm 17 tuổi, cô Thành kết hôn với anh Nguyễn Văn Nhất người cùng xã. Hai ông bà sinh được hai người con trai và bốn người con gái.

Ngày 14.4.1841 bà Thành bị bắt đang khi bà che dấu cho các Linh mục sau thánh lễ Phục Sinh.

Bà bị chết rũ tù và ngày 12.7.1841, sau ba tháng bị giam cầm.

Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong ngài lên bậc Chân Phước ngày 02.5.1909.

Cả ba vị đều đã được Đức Thánh Cha Gioan - Phaolô II tuyên phong lên bậc hiển thánh vào ngày 19/6/1988 cùng với 114 vị Thánh Tử đạo khác tại Việt Nam.

3. Hướng về tương lai

Cha Sơn cho tôi biết, tổng diện tích giáo xứ đang sở hữu là 53.000m2. Tọa lạc tại phường 12 Thành phố Vũng tàu nên giáo xứ là nơi thật lý tưởng cho những sinh hoạt hội đoàn giữa những vườn cây xanh ngát tỏa bóng mát.

Nổi bật giữa khuôn viên rộng rãi là Ngôi nhà thờ mới thật nguy nga. Hai tầng với tổng diện tích xây dựng đến 3.500m2. Tầng trệt có nhà nguyện Chầu Thánh Thể, 11 phòng giáo lý, phòng truyền thống, phòng hài cốt, văn phòng giáo xứ. Tầng lầu là Nhà thờ, mái đúc bêtông, có sức chứa cả ngàn người, cung thánh rộng thoáng. Tháp chuông cao 40m với 3 quả chuông hòa âm Sol, Si, Re ngân vang khắp bình nguyên rộng lớn. Nhà xứ mới cũng thật đẹp và nhiều phòng.

Bệnh viện đa khoa, trường đại học, trung học và nhiều công trình khác đang được xây dựng trong địa bàn giáo xứ Hải Đăng. Nhiều di dân từ Phước Tỉnh, Vùng Tàu sẽ đến lập nghiệp nơi đây. Nhìn xa trông rộng, Cha Sơn ưu tư cho những đường hướng mục vụ trong tương lai.

Song song với việc xây dựng cơ sở vật chất, Cha Xứ đã nâng cao đời sống tinh thần, củng cố các hội đoàn: Gia trưởng, các Bà mẹ Công Giáo, Lêgiô, huynh đoàn Đaminh, Phan sinh Tại thế và quan tâm nhiều đến giới trẻ và các em thiếu nhi. Sau 8 năm nhận xứ, ngài đã làm thay đổi bộ mặt giáo xứ. Nay Hải Đăng như ngọn đèn tin yêu tỏa sáng.

Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nhà thờ luôn là biểu trưng của cuộc sống. Nhà thờ là nhà của con người, chính nơi đây con người nhận lấy sự sống mới và cũng chính nơi đây, con người được yên nghỉ sau cuộc sống tạm bợ nơi trần gian. Nhà thờ còn là nơi chứng kiến biết bao buồn vui của kiếp người. Nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa trời cao đất thấp là nơi gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa. Nhưng quan trọng hơn cả, nhà thờ là nơi gặp gỡ giữa người với người. Gặp gỡ trong lời cầu nguyện, gặp gỡ nhau trong chia sẻ, gặp gỡ nhau trong lời chào bình an, trong cái bắt tay của tha thứ, của hòa giải. Gặp gỡ nhau để nối kết vòng tay với người khác, gặp gỡ nhau để cùng trở lại cuộc sống với lòng hăng say và nhiệt thành hơn.

Hiệp ý tạ ơn với cộng đoàn Giáo Xứ Hải Đăng và nguyện xin Thiên Chúa giàu tình thương ban phúc lành cho mọi người gần xa đã góp công góp của, góp cảm tình và mọi thứ giúp đỡ khác vào việc xây dựng những công trình phục vụ lợi ích chung, nhất là những công trình nhằm phát triển chiều kích thiêng liêng.
 
Giáo Xứ Việt Nam Paris Mừng lễ Thánh Giuse Bổn Mạng
Trần Văn Cảnh
21:06 19/03/2012
GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS MỪNG LỄ THÁNH GIUSE BỔN MẠNG

Paris, chúa nhật 18.03.2012, Giáo xứ Việt Nam long trọng mừng lễ Thánh Giuse, thánh bổn mạng của mình

Thánh Giuse bổn mạng của Giáo hội hoàn vũ, của Giáo Hội Việt Nam và của Giáo Xứ Việt Nam Paris

Ở Giáo Hội hoàn vũ, năm 1621, đức giáo hoàng Grêgôriô thứ XV đã đặt lễ kính thánh Giuse vào lịch phụng vụ của Giáo Hội vào ngày 19 tháng 3. Đến năm 1870, Đức Piô IX, theo đề nghị của các nghị phụ Công đồng Vatican I, đã đặt Thánh Giuse làm Đấng Bảo trợ Giáo hội và truyền mừng lễ ngày 19 tháng 3 hàng năm trọng thể. Đức Lêô XIII đã giải thích tại sao Giáo Hội lại chọn Thánh Giuse làm bổn mạng rằng : “Chính vì Thánh Giuse đã là hôn phu của Đức Maria và là cha nuôi của Chúa Giêsu, mà Giáo hội nhận Người làm Quan thầy đặc biệt, và rồi từ đó, Giáo hội hy vọng tràn trề vào sự chăm sóc và bảo trợ của Ngài... Xưa kia, thánh Giuse làm giám hộ hợp pháp và tự nhiên của Thánh gia, là gia trưởng và người bảo vệ...Phẩm giá của Thánh Giuse quả xứng hợp và thích đáng để, như trước đây Người đã một lần không ngừng chăm nom gia đình Nagiarét, thì nay từ trời cao Ngài tiếp tục che chở và bảo vệ Giáo hội Chúa Kitô như vậy”.

Ở Giáo Hội Việt Nam, ngày 19.03.1627 cha Đắc Lộ đã chọn Thánh Giuse làm quan thầy cho công trình truyền giáo ở Việt Nam. Cha viết : « Thế là ngày 12 tháng 3 năm 1627, tôi rời Macao và sau tám ngày trên biển với một cơn bão lớn tưởng nguy tới tính mạng, chúng tôi may mắn cập bến cửa Bạng ở tỉnh Thanh Hóa, ngày 19 tháng 3, lễ thánh Giuse, Đấng tôi nhận là quan thầy trong công trình lớn lao này. Chúng tôi liền đặt tên cho cửa biển này và từ đó gọi là cửa thánh Giuse. Tàu chúng tôi chưa vào tới bờ thì đã thấy rất đông người tụ tập để xem hàng hóa trong tàu. Tôi liền bắt đầu giở hàng hóa của tôi ra và cho họ biết tôi có một thứ hàng quý hơn và rẻ hơn tất cả những hàng khác, tôi sẽ biếu không nếu ai muốn, đó là đạo thật, đường thật ban hạnh phúc. Tôi giảng giải một bài ngắn, bởi vì đạo trong ngôn ngữ của họ có nghĩa là đàng, đường. Chúa cho trong mẻ thứ nhất này, ngay trước khi đặt chân lên đất, có hai người rất thông minh sa lưới và nhất quyết xin chịu phép rửa tội. Tôi đã rửa tội cho họ sau đó ít lâu cùng tất cả gia đình. (Chương 8)

Ngày 14.2.1670, Công đồng Phố Hiến, Nam Định, công đồng đầu tiên họp ở Việt Nam, dưới sự chủ tọa của Đức cha Lambert de la Motte và sự tham dự của 12 linh mục việt nam đầu tiên đã « tái xác định việc chọn thánh Giuse làm quan thầy cho vương quốc này, theo sự chọn lựa trước kia của cha Đắc Lộ ».

Ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, ngày Chúa Nhật 20.02.2011, người ta đọc được, trên bản « Thông Báo Mục Vụ » hàng tuần, mẩu tin thứ 4 công bố « Thánh Giuse là quan thầy của Giáo Xứ : Theo đề nghị của nhiều vị đại diện dịp Đại Hội Mục Vụ khoá 55, ngày 12.12.2010 vừa qua, về việc nhận thánh Giuse làm Thánh Quan Thầy của Giáo Xứ, Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ đã hội ý lại và thấy rằng đề nghị trên đây cao đẹp và ý nghĩa. Tuy nhiên xin nói rõ một vài chi tiết :

1). Chúng ta chọn Thánh Giuse, vì Ngài là Quan Thầy của Giáo Hội hoàn vũ, và cả của Giáo Hội Việt Nam, vì nhà nguyện chúng ta dâng lễ hiện nay vốn được gọi là Nhà Nguyện Thánh Giuse (Chapelle de Saint Joseph) ; và vì Ngài là Quan Thầy của các Gia Đình Công Giáo mà năm nay là « Năm Gia Đình ».

2). Tuy nhiên việc nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy chỉ có tính cách « nội bộ » chứ không chính thức trên phạm vi hành chánh của Tổng Giáo Phận Paris, vì trên « Niên Giám của Tổng Giáo Phận », giáo xứ chúng ta không mang tên là « Giáo xứ Thánh Giuse », nhưng là « Giáo Xứ Việt Nam » (Paroisse Việtnamienne), giống như « Communauté Chinoise »,… Hơn nữa, chúng ta sẽ mừng lễ Thánh Giuse vào ngày 19.03, chứ không phải ngày 01.05, là lễ Thánh Giuse, Quan Thầy của Liên Đới Nghdề Nghiệp ».

Giáo xứ mừng lễ thánh bổn mạng

Tờ « Thông Báo Mục vụ » hàng tuần, trong hai sồ số 307, ngày 04.03.2012 và 308, ngày 11.03.2012 loan báo về Tháng Thánh Giuse như sau : Kể từ năm ngoái, tháng ba có thêm một ý nghĩa đặc biệt đối với giáo xứ chúng ta. Thánh Giuse là quan thầy của Giáo Xứ. Mỗi người có thể giữ một tờ kinh Thánh Giuse, đọc mỗi ngày, cầu nguyện cho công trình chỉnh trang cơ sở được tiến triển tốt đẹp. Chúng ta sẽ mừng lễ Ngài cách trọng thể vào ngày chủ nhật 18.03.2012. Sau thánh lễ 11g30, sẽ có tiếp tân chung cho cả Cộng Đoàn. Xin mọi người đến dâng lễ sốt sắng và đông đảo.

Đáp lại lời mời gọi của Ban Giám Đốc, chủ nhật 18.03.2012, đông đảo giáo dân đã đến tham dự thánh lễ 11g30, kính trọng thể Thánh Giuse bổn mạng Giáo Xứ.

Chia sẻ Lời Chúa, thầy sáu Phạm Bá Nha đã giúp Cộng Đoàn hiểu hơn về thánh cả Giuse bằng những trả lời rõ rệt cho ba câu hỏi.

Thánh Giuse là bổn mạng của ai ? Vắn tắt, nhưng rõ rệt, ba trả lời trực tiếp liên hệ đến các giáo dân việt nam ở Paris đã được nhắc lại : Thánh Giuse là bổn mạng của toàn thể Giáo Hội hoàn vũ, là bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam và là bổn mạng của Giáo Xứ Công Giáo Việt Nam Paris.

Thánh Giuse có những đặc tính nào ? Lấy hứng từ Tông Huấn của Đức Gioan Phao Lô II về « Con người và sứ mạng của thánh Giuse » viết vào năm 1989, thầy sáu đã đặc biệt nêu cao ba đặc điểm của Thánh cả Giuse : Thái độ xin vâng, thực hiện mọi điều Chúa truyền, ngay cả khi chưa hiểu hết và dẫu khó khăn ; Tinh thần gia trưởng cần cù liêm chính chăm sóc cho Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu ; và địa vị quyền thế bên Chúa Giêsu, sau Mẹ Maria, để bênh vực các tín hữu.

Chúng ta cầu nguyện gì với Thánh Giuse ? Ba lời cầu đặc biệt được nhấn mạnh : Cầu cho các gia trưởng biết theo gương thánh cả Giuse, biết gìn giữ gia đình êm ấm, dậy bảo con cái thành đạt; Cầu cho con cái biết nghe Lời Chúa, sống công bình, bác ái ; Và cầu cho giáo xứ được hoà thuận đoàn kết, đặc biệt cho bốn cha Giuse trong Ban Giám Đốc được biết noi gương thánh cả Giuse biết tận tình phục vụ Chúa và chăm sóc dân Ngài.

Sau Thánh lễ, mọi người được mời tham dự tiệc thân hữu, mừng Lễ Thánh Bổn Mạng Giuse.

Trong tiệc vui, một thanh niên giúi vào tay tôi một tờ giấy và nói « Xin mừng Lễ Bổn Mạng bác ». Mở ra, đọc được một bài thơ, ngây ngô, nhưng chân tình.

Thánh Giuse, người hiền lương
Hôn phu Đức Mẹ đạo thường cần chuyên
Ánh đương công chính tinh tuyền
Nhịn nhục kiên nhẫn lời nguyền thẳng ngay
Hoan hỷ làm việc mỗi ngày

Chuyên cần chăm chỉ liên tay sáng chiều
Ảnh hình gia thất tin yêu

Giêsu bé nhỏ mọi điều lo toan
Im lời ấp ủ khôn ngoan,
U buồn không biết, biết loan Tin Mừng
Say sưa theo Chúa không ngừng
E gì ngại khó, khó không quản nề !

Paris, ngày 19 tháng 03 năm 2012

Trần Văn Cảnh
 
Văn Hóa
Hoa Công Chính
Thanh Sơn
08:58 19/03/2012
ĐƯỜNG đi bóng tối phủ đầy
ĐI về nhưng hướng đông tây lối nào?
PHỦ vây khắp lối biết sao
TỐI đen như mục đường nào đúng ngay
ĐÊM đi lạc lối chẳng hay
ĐEN hơn bóng tối dối gian giữa đời

THÁNH GIU-SE đúng là nơi
CẢ gia đình lánh nạn rời giữa đêm
LÀ người hướng dẫn trước thềm
ĐÈN soi nhịp bước vượt đêm an bình
DẪN về "Đương Chính Công Minh"
LỐI đi chính trực công bình thật ngay
CON xin Thánh Cả từ nay
ĐI theo đường chính nẻo ngay gương Ngài

VƯỢT qua sóng gió chông gai
QUA gian khó sẽ tới đài vinh quang
ĐÊM dài dù có cản đàng
TỐI đen Ngài vẫn sẵn sàng giúp cho
SỢ gì mưa lớn gió to
CHI công sẻ được ấm no thỏa lòng

THÁNH Thần phù trợ trinh trong
GIU SE công chính đầy lòng từ nhân
SE duyên đức ái ân cần
DẪN vào lẽ sống thanh bần cao sang
TA theo vào lối Thiên Đàng
ĐI vào vầng "SÁNG VINH QUANG" muôn đời
ĐÚNG "ĐƯỜNG-SỐNG-THẬT" tuyệt vời
ĐƯỜNG vào "Chân Lý Nước Trời" VINH QUANG.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nếp Sống Miệt Quê
Lê Trị
21:31 19/03/2012
NẾP SỐNG MIỆT QUÊ
Ảnh của Lê Trị
Chủ tớ nhanh chân vội bước dồn
Trở về mái ấm lúc hoàng hôn
Đời cam khổ nhưng luôn vui sống
Cảnh cơ hàn thoải mái tâm cang.
(Lê Trị)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền