Ngày 17-03-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Trở nên mạch nước hằng sống cho tha nhân
LM. Đan Vinh
08:10 17/03/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY A

Xh 17,3-7 ; Rm 5,1-2.5-8 ; Ga 4,5-42

TRỞ NÊN MẠCH NƯỚC HẰNG SỐNG CHO THA NHÂN

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 4,5-42

(5) Vậy Người đến một thành xứ Sa-ma-ri, tên là Xy-kha, gần thửa đất ông Gia-cóp đã cho con là ông Giu-se. (6) Ở đấy, có giếng của ông Gia-cóp. Người đi đường mỏi mệt, nên ngồi ngay xuống bờ giếng. Lúc đó vào khoảng mười hai giờ trưa. (7) Có một người phụ nữ Sa-ma-ri đến lấy nước. Đức Giê-su nói với người ấy: “Chị cho tôi xin chút nước uống !”. (8) Quả thế, các môn đệ của Người đã vào thành mua thức ăn. (9) Người phụ nữ Sa-ma-ri liền nói: “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao ?” Quả thế, người Do thái không được giao thiệp với người Sa-ma-ri. (10) Đức Giê-su trả lời: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: Cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị Nước Hằng Sống”. (11) Chị ấy nói: “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra Nước Hằng Sống ? (12) Chẳng lẽ ông lớn hơn tổ phụ Gia-cóp chúng tôi, là người đã cho chúng tôi giếng này ? Chính Người đã uống nước giếng này, cả con cháu và đàn gia súc của Người cũng vậy”. (13) Đức Giê-su trả lời: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. (14) Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”. (15) Người phụ nữ nói với Đức Giê-su: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”. (16) Người bảo chị ấy: “Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây”. (17) Người phụ nữ đáp: “Tôi không có chồng”. Đức Giê-su bảo: “Chị nói: Tôi không có chồng là phải, (18) vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng”. (19) Người phụ nữ nói với Người: “Thưa ông, tôi thấy ông thật là một Ngôn sứ… (20) Cha ông chúng tôi đã phờ phượng Thiên Chúa trên núi này. Còn các ông lại bảo: Giê-ru-sa-lem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa”. (21) Đức Giê-su phán: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem. (22) Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. (23) Nhưng giờ đã đến và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự Thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. (24) Thiên Chúa là Thần Khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật”. (25) Người phụ nữ thưa: “Tôi biết Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô sẽ đến. Khi Người đến, người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự”. (26) Đức Giê-su nói: “Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây”. (27) Vừa lúc đó, các môn đệ trở về. Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ. Tuy thế, không ai dám hỏi: “Thầy cần gì vậy ?” Hoặc “Thầy nói gì với chị ấy ?”.(28) Người phụ nữ để vò nước lại, vào thành và nói với người ta: (29) “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi về tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao ?” (30) Họ ra khỏi thành và đến gặp Người. (31) Trong khi đó, các môn đệ thưa với Người rằng: “Ráp-bi, xin mời Thầy dùng bữa”. (32) Người nói với các ông: “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết”. (33) Các môn đệ hỏi nhau: “Đã có ai mang thức ăn cho Thầy rồi chăng ?”. (34) Đức Giê-su nói với các ông: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người”. (35) Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt ? Nhưng này, Thầy bảo anh em: Ngước mắt lên mà xem: đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái !”.(36) Ai gặt thì lãnh tiền công và thu hoa lợi để được sống muôn đời. Và như thế, cả người gieo lẫn kẻ gặt đều hớn hở vui mừng. (37) Thật vậy, câu tục ngữ “Kẻ này gieo, người kia gặt” quả là đúng ! (38) Thầy sai anh em đi gặt những gì chính anh em đã không vất vả làm ra. Người khác đã làm lụng vất vả. Còn anh em, anh em được vào hưởng kết quả công lao của họ”. (39) Có nhiều người Sa-ma-ri trong thành đó đã tin vào Đức Giê-su, vì lời người phụ nữ làm chứng: "Ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm". (40) Vậy, khi đến gặp Người, dân Sa-ma-ri xin người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. (41) Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa. (42) Họ bảo người phụ nữ: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng: Người thật là Đấng Cứu Độ trần gian”.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc đối thoại của Đức Giê-su với một phụ nữ Sa-ma-ri. Người đã từng bước đưa chị ta đón nhận mặc khải quan trọng: Người chính là Đấng Thiên Sai, ban Nước Hằng Sống cho những ai tin vào Người và họ sẽ biến thành mạch nước giúp người khác đón nhận sự sống đời đời.

3. CHÚ THÍCH:

- C 5-9: + Đến một thành xứ Sa-ma-ri: Từ Giê-ru-sa-lem về Ga-li-lê ngang qua xứ Sa-ma-ri, Đức Giê-su đã tới giếng Gia-cóp gần thành Sy-kha (hay Si-khem) tại đất Ca-na-an (x. St 33,18; 48,22). Đây là đất mà tổ phụ Gia-cóp đã cho Giu-se và con cháu làm gia nghiệp (x. Gs 24,32). + Khoảng giờ thứ sáu: Tức khoảng mười hai giờ trưa. Người Do thái tính thời gian như sau: ban ngày có 12 giờ và ban đêm có 4 canh giờ. Ngày bắt đầu từ giờ Thứ Nhất (6g sáng) lúc mặt trời mọc, và kết thúc vào giờ Thứ Mười Hai (18g00) lúc mặt trời lặn. + “Chị cho tôi xin chút nước uống !”: Đức Giê-su chủ động xin nước uống để có cơ hội bắt chuyện, giúp người phụ nữ dần dần nhận ra Người là Đấng ban Nước Hằng Sống, đem lại ơn cứu độ cho loài người. + “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri, cho ông nước uống sao ?”: Từ sau khi đi lưu đày trở về, dân Do thái xây dựng lại Đền Thờ mà không cho người Sa-ma-ri cộng tác, nên họ đã xúi vua Ba-tư cản trở công cuộc tái thiết này (x. Er 4,1-16). Từ đó hai dòng giống Do thái và Sa-ma-ri tuy cùng một tổ tiên, sống sát bên nhau, nhưng lại có ác cảm và không giao tiếp với nhau. Ở đây, người phụ nữ này nhận ra Đức Giê-su là người Do thái qua giọng nói và cách ăn mặc nên đã tỏ ra ngạc nhiên và từ chối như vậy.

- C 10-15: + “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: Cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị Nước Hằng Sống”…: Nhân dịp này, Đức Giê-su cho người phụ nữ kia biết Người là Đấng ban Nước Hằng Sống. + “Thưa ông, ông không có gầu, mà giếng lại sâu. Vậy ông lấy đâu ra Nước Hằng Sống ?...: Người phụ nữ này chỉ hiểu lời nói của Đức Giê-su theo nghĩa thông thường là nước giếng tự nhiên, đang khi Đức Giê-su lại có ý nói đến Nước Hằng Sống là Ơn Cứu Độ. + “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”: Đức Giê-su so sánh nước giếng tự nhiên chỉ làm đã khát nhất thời, với Nước Hằng Sống mang lại sự sống đời đời mà Người sẽ ban, để khơi dậy sự khao khát nơi người này. + “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát và khỏi phải đến đây lấy nước”: Đức Giê-su dẫn dắt người phụ nữ từ thái độ thù nghịch đến chỗ thân thiện. Từ vai một người xin nước đến chỗ là Đấng ban Nước Hằng Sống và chị ta đã xin Người ban thứ Nước ấy.

- C 16-22: + “Chị hãy gọi chồng chị, rồi trở lại đây”: Đức Giê-su tỏ ra là người lịch sự khi muốn nói chuyện với người phụ nữ trước mặt chồng chị ta, đồng thời Người cũng muốn chị ta ý thức về thân phận tội nhân của mình. + “Chị nói: Tôi không có chồng là phải, vì chị đã năm đời chồng rồi, và hiện người đang sống với chị không phải là chồng chị. Chị đã nói đúng”: Đức Giê-su cho người phụ nữ ý thức tình trạng hôn nhân bất hợp pháp của mình. Một số nhà chú giải còn nhìn thấy 5 đời chồng là hình ảnh tượng trưng dân Sa-ma-ri vừa kính sợ Đức Chúa, lại vừa phụng thờ 5 vị thần khác (x. 2V 17,29-34.41). + Thưa ông, tôi thấy ông thật là một Ngôn Sứ: Người phụ nữ sửng sốt khi thấy Đức Giê-su thấu suốt đời tư của mình, và tôn xưng Người là một Ngôn sứ. Đồng thời, chị ta xin Đức Giê-su chỉ dẫn phải tôn thờ Thiên Chúa trên núi Ga-ra-dim như người Sa-ma-ri, hay thờ Chúa tại Đền Thánh Giê-ru-sa-lem như người Do Thái ? + Đã đến giờ: Đức Giê-su dạy chị phụ nữ với tư cách vị Ngôn sứ: Đã đền giờ Người xuất hiện để thực hiện chương trình cứu độ. Người cho biết: việc thờ phượng tại núi này hay tại Giê-ru-sa-lem chỉ là hình bóng và đã qua rồi. Bây giờ là thời Thiên Sai, phải chầm dứt việc thờ phượng cũ để bắt đầu cách thờ phượng mới nơi bản thân Người. + Thờ Đấng mà các người không biết: Người Sa-ma-ri chỉ công nhận bộ sách Ngũ Kinh và không biết đến các sách khác, nhất là các Ngôn Sứ mặc khải về Thiên Chúa. + Còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết: Người Do thái tuân giữ toàn bộ các sách Thánh Kinh. Sau này, Tông đồ Phao-lô cũng nhấn mạnh về đặc ân đó của người Do thái (x. Rm 9,4).

- C 23-29: + Thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí: là tôn thờ Thiên Chúa dưới sự soi sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. + Trong Sự Thật: Thờ Thiên Chúa trong Đức Giê-su, Đấng là “đường, sự thật và sự sống” (Ga 14,6). Tóm lại, từ nay Đức Giê-su trở nên Đền Thờ mới sẽ thay Đền Thờ cũ trên núi Ga-ra-dim hay tại Giê-ru-sa-lem. + Thiên Chúa là Thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật”: Đức Giê-su đã nêu ra một điều được cả người Do thái và người Sa-ma-ri chấp nhận là lời quả quyết: “Thiên Chúa là Thần Khí, và người ta phải thờ Người ở khắp mọi nơi, thờ chính Thiên Chúa chứ không phải thờ hình bóng của Người. Thiên Chúa là Đấng vô hình, nên Người đòi người ta phải thờ phượng Người trong tâm hồn. Một số người dựa vào câu này để từ chối thờ Chúa bằng những hình thức lễ nghi bên ngoài. Thực ra Đức Giê-su vẫn thường xuyên lên Đền thờ (x. Ga 2,13; 7,14; 11,55) và đến hội đường Do thái (x. Mt 1,21; Mt 13,54) để tham dự các nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa. Người chỉ chống lại những nghi lễ vụ hình thức mà thôi (x. Mt 15,7-9; 21,12-13). + Đấng Mê-si-a, gọi là Đức Ki-tô sẽ đến: Dù chưa hiểu được ý nghĩa về lời giải thích trên đây, người đàn bà này cũng quan tâm đến tôn giáo. Bà hy vọng Đấng Ki-tô sẽ đến loan báo mọi sự. + Đấng ấy chính là tôi: Bình thường, Đức Giê-su không muốn tỏ ra là Đấng Thiên Sai vì sợ dân Do thái hiểu vai trò Thiên Sai theo nghĩa chính trị. Còn ở đây nói với người phụ nữ Sa-ma-ri, Người không sợ bị hiểu lầm nên đã tỏ mình chính là Đấng Thiên Sai. + Các ông ngạc nhiên vì thấy Người nói chuyện với một phụ nữ: Phong tục Do thái không cho phép đàn ông nói chuyện với phụ nữ nơi công cộng. Làm như vậy, Đức Giê-su đã bãi bỏ tục lệ này vì sứ mệnh rao giảng Tin Mừng quan trọng hơn thói tục của người đời. Người đến với tha nhân, bất kể họ là ai hay thuộc phái tính, dân tộc nào, để đem Tin Mừng cứu rỗi cho họ. + Đến mà xem: có một người đã nói với tôi về tất cả những gì tôi đã làm: Thực ra Đức Giê-su mới chỉ nói về những người chồng của người phụ nữ này chứ chưa nói về tất cả những gì chị đã làm. Nhưng khi nói với dân chúng, chị ta đã phóng đại lên để cho người ta dễ tin theo mà thôi.

- C 30-38: + “Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết”: Đức Giê-su muốn dựa vào của ăn phần xác mà các môn đệ mời Người để nói về của ăn thiêng liêng mà các ông chưa biết. + Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy: Đức Giê-su coi việc làm theo thánh ý Chúa Cha chính là lương thực của Người. + Đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái !: Đức Giê-su dựa vào câu tục ngữ người nông dân hay nói: “Bốn tháng có qua, mùa gặt có tới”. Qua đó Người nói đến mùa gặt thiêng thiêng là cánh đồng truyền giáo đã chín vàng, vì dân Sa-ma-ri sắp kéo tới để gặp Người. Đây là hoa trái đầu mùa của mùa gặt Thiên Sai. + Đồng lúa đã chín vàng đang chờ ngày gặt hái! : Trong Cựu Ước, mùa gặt tượng trưng sự phán xét của Thiên Chúa, hoặc niềm vui ơn cứu độ (x. Is 9,2; Am 9,13, Tv 126,5). Trong Tân Ước, mùa gặt tượng trưng cho hoa quả của việc truyền giáo (x. Mt 9,37). Đức Giê-su gợi lên niềm vui và phần thưởng của thợ gặt là các tông đồ, khi các ông giúp nhiều người tin để được hưởng hạnh phúc Nước Trời. + Câu tục ngữ “Kẻ này gieo, người kia gặt” quả là đúng !: Câu tục ngữ này được hiểu như sau: Người gieo chính là Đức Giê-su và hạt giống là Tin Mừng (x. Lc 8,11); Thợ gặt là các môn đệ. Mặc dù các ông chưa được sai đi, nhưng Đức Giê-su đã thấy trước viễn ảnh tốt đẹp là hoa quả do việc truyền giáo mang lại. Việc Người sắp chịu chết trên thập giá giống như hạt giống, phải chết đi mới sinh ra nhiều hoa trái (x. Ga 12,24). Công việc truyền giáo là một việc tập thể mỗi người một nhiệm vụ: “Người gieo kẻ gặt”. Do đó khi việc tông đồ mang lại nhiều kết quả thì đừng nghĩ rằng đó là thành quả do công sức của riêng mình.

- C 39-42: + Ông ấy nói với tôi mọi việc tôi đã làm: Lời chứng của người phụ nữ được coi là dấu chỉ, là giai đoạn đầu dẫn dân thành đến niềm tin vào Đức Giê-su. + Dân Sa-ma-ri xin người ở lại với họ, và Người đã ở lại đó hai ngày. Số người tin vì lời Đức Giê-su nói còn đông hơn nữa: Đức tin sẽ được tiếp tục triển nở nhờ lời giảng dạy của Đức Giê-su. + “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng: Người thật là Đấng Cứu Độ trần gian”: Qua lời của dân thành Sa-ma-ri, chúng ta thấy đức tin trưởng thành không những dựa vào người khác như cha mẹ, vợ chồng, người thân hay theo số đông, mà do sự lắng nghe và thực hành lời Chúa.

3. CÂU HỎI:

1) Cách tính giờ của người Do thái thế nào ? 2) Đức Giê-su chủ động xin nước uống với người phụ nữ Sa-ma-ri nhằm mục đích gì ? 3) Nước Hằng Sống mà Đức Giê-su hứa ban là thứ nước gì ? 4) Lời Đức Giê-su dạy thờ Thiên Chúa vô hình trong Thần Khí và Sự Thật phải chăng là Người bãi bỏ tất cả các lễ nghi thờ phương bề ngoài ? 5) Câu chuyện người phụ nữ Sa-ma-ri hôm nay dạy ta bài học gì về sứ mệnh loan báo Tin Mừng ? 6) Câu nói của dân làng cho thấy hiệu quả của Lời Chúa tác động thế nào nơi những người tin?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa” (Ga 4,13-14a).

2. CÂU CHUYỆN:

1) ĐỨC GIÊ-SU - “NƯỚC HẰNG SỐNG” MANG LẠI HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI:

Cách đây ít lâu, một số chị em người Bỉ khi suy niệm đoạn Tin mừng này, đã cùng nhau lập một tu hội tên là “Ô Vi” (Eau Vive) dịch là “Nước Hằng Sống”. Ngoài việc cầu nguyện trước Chúa Thánh Thần mỗi ngày, chị em còn mở quán ăn phục vụ khách. Trong quán, các chiêu đãi viên chính là các nữ tu. Châm ngôn của tu hội là “Phục vụ Chúa trong các thực khách”. Mỗi buổi tối vào giờ đóng cửa, chị em biến quán ăn trở thành nhà nguyện. Các thực khách được mời ở lại tham dự giờ chia sẻ Lời Chúa. Mọi người sẽ được nghe Lời Mặc Khải là Nước Hằng Sống như Đức Giê-su đã ban cho người phụ nữ Sa-ma-ri xưa.

2) SỨC MẠNH LÔI CUỐN CỦA LÒNG BÁC ÁI ĐÍCH THỰC:

Có một người đàn ông nọ mới xin theo đạo. Một hôm có người muốn thử đức tin của ông ta liền lên tiếng hỏi: “Ông theo đạo Công Giáo, nhưng ông có biết Đức Giê-su là ai không?” Người tân tòng trả lời: “Dĩ nhiên là tôi biết chứ”. Người kia hỏi tiếp: “Thế Đức Giê-su sinh ra tại đâu ?” Người tân tòng im lặng không trả lời được. Người kia hỏi tiếp: “Đức Giê-su chết năm bao nhiêu tuổi ?” Một lần nữa, người tân tòng lại không thể trả lời. Người kia liền kết luận: “Ông chẳng hiểu biết gì về đạo. Vậy tại sao ông lại theo đạo ?” Bấy giờ người tân tòng mới nói: “Thú thật với ông: tôi biết rất ít về giáo lý. Nhưng điều tôi biết rất rõ là: Cách đây hai năm, do nợ ngân hàng không thanh toán được đúng hạn, nên gia đình tôi bị đuổi ra khỏi nhà phải lang thang nay đây mai đó. Trong thời gian ấy, tôi trở nên nghiện rượu và hay la mắng vợ con. Vợ tôi lúc nào cũng buồn sầu khóc lóc. Các con tôi thì luôn sợ phải gặp thấy bộ mặt ba của chúng. Nhưng sau đó một năm, tôi may mắn đã gặp được một linh mục tốt bụng. Ông đã tận tình giúp đỡ gia đình tôi vượt qua khó khăn: Ông giúp tôi có được việc làm ổn định, và giúp gia đình tôi trở nên con cái Chúa, còn giúp tôi sống tiết độ hơn. Hiện nay tôi đã lấy lại được căn nhà cũ. Vợ chồng tôi sống rất hòa hợp hạnh phúc. Các con tôi đều khỏe mạnh, học hành tiến bộ và ngoan ngoãn hiếu thảo. Tôi xác tín rằng: Chính Đức Giê-su đã biến đổi gia đình tôi từ khi tôi gặp được Người qua con người của một vị linh mục !”

Quả thật, đúng như lời Đức Giê-su đã phán trong Tin Mừng hôm nay: “Ai uống nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14).

3) LÒNG MẾN CHÚA PHẢI THỂ HIỆN QUA SỰ YÊU NGƯỜI:

Vào một đêm trăng sáng, khi nhìn qua cửa sổ, vị tu sĩ già nhìn thấy một thiên thần đang ngồi trên một tảng đá trong khu vườn phía sau tu viện. Thiên thần cầm bút viết vào quyển sổ vàng để trước mặt. Lòng tràn ngập niềm vui, vị tu sĩ tiến lại gần thiên thần và lên tiếng hỏi: “Ngài đang viết gì vào sổ vàng thế ?” Thiên thần trả lời: “Ta đang ghi tên những tín hữu đủ điều kiện để được lên thiên đàng”. Vừa hồi hộp và lo lắng, vị tu sĩ liền hỏi thiên thần xem trong sổ vàng có ghi tên của mình chưa? Thiên thần liền lần giở từng trang sách ra dò, nhưng tìm mãi mà vẫn không thấy tên của vị tu sĩ. Thiên thần cho biết sở dĩ ông chưa được ghi tên vào sổ vàng, vì ông còn thiếu lòng mến Chúa. Bấy giờ vị tu sĩ lên tiếng hỏi thiên thần: “Tuy tôi chưa mến Chúa đủ, nhưng nếu tôi có tình thương tha nhân thì tôi có được ghi tên trong sổ vàng không?”. Nghe vậy, thiên thần đã đồng ý. Thế là từ hôm đó, vị tu sĩ đã nhiệt tình thực hành bác ái bằng việc hăng say phục vụ những người bệnh tật, đui mù và nghèo khổ bất hạnh.

Sau khi vị tu sĩ qua đời, anh em trong dòng đã tìm thấy cuốn nhật ký của vị tu sĩ. Tronh đó, ông đã viết ở trang đầu tiên như sau: ”Nếu ai nói mình yêu mến Chúa mà lại ghét anh em mình thì đó là kẻ nói dối, vì kẻ không yêu mến người anh em nó thấy đó, tất không thể yêu mến Thiên Chúa mà nó không thấy” (1 Ga 4,20). Tiếp theo là lời tâm tình của vị tu sĩ: ”Lúc đầu tôi đi tìm Thiên Chúa, nhưng tôi chẳng thể gặp được vì Ngài là Đấng thiêng liêng; tiếp đến, tôi đi tìm linh hồn tôi, nhưng tôi không tìm được, vì linh hồn có đặc tính vô hình; Rồi sau cùng, khi tôi quyết tâm tìm kiếm tha nhân và yêu thương họ, bằng việc chia sẻ và âm thầm phục vụ họ như phục vụ Chúa, thì tôi đã gặp cả Thiên Chúa và linh hồn mình” (Trích “Mỗi ngày một tin vui”).

4) LÒNG THAM SẼ DẪN NGƯỜI TA LẠC XA CHÚA LÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC:

Có một anh thợ đào vàng mới chết và đến cổng Thiên Đàng xin thánh Phê-rô mở cửa cho vào. Thánh nhân hỏi: “Ở trần gian anh làm nghề gì?” Anh thưa: “Con làm thợ đào vàng”.

Thánh Phê-rô liền nói: “Trên thiên đàng hiện đã có quá nhiều thợ đào vàng rồi”. Nhưng anh ta vẫn nài nỉ: “Xin ngài cứ cho con vô, để con sẽ cầm đầu bọn nó, không để chúng do lòng tham mà tranh giành nhau làm mất an toàn trật tự trên thiên đàng”.

Sau đó anh chàng đã được thánh Phê-rô cho vào thiên đàng. Trước tiên anh ta đi tham quan một vòng quanh thiên đàng và đã gặp nhiều bạn bè đào vàng trước kia. Bấy giờ anh liền rỉ tai một người bạn và nói như sau: “Tớ nghe đồn là dưới hoả ngục có một mỏ vàng cực lớn. Chú mày hãy mau đi rủ bạn bè xuống dưới đó mà đào”. Thế là chỉ sau một thời gian ngắn, các tay thợ đào vàng liền bỏ thiên đàng, mang theo cuốc xẻng nhảy xuống hoả ngục đi tìm vàng.

Còn lại một mình, anh thợ đào vàng đứng ngồi không yên. Anh liền xin thánh Phêrô cho xuống hoả ngục để xem tình hình ra sao. Biết đâu ở đó đã thực sự có mỏ vàng thì sao? Vì anh thấy bọn bạn cũ của anh đã đi lâu rồi mà vẫn không thấy quay lại” Thánh Phê-rô liền khuyên anh: “Con đừng ảo tưởng! Dưới hỏa ngục làm sao có mỏ vàng được, trái lại, chỉ có đau khổ nước mắt và thói ganh ghét xấu xa mà thôi. Nhưng anh chàng kia không nghe lời khuyên, cứ quyết định leo rào ra ngoài để tìm đường đi xuống hỏa ngục.

Than ôi! Thế là chính vì lòng tham không đáy mà cả bọn thợ đào vàng đều bị mất hạnh phúc thiên đàng. Ngày nay trên trần gian, do lòng tham không đáy, mà nhiều người cũng hứa sẽ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng mình để chạy theo lòng tham vàng bạc vật chất, nhắm mắt phạm các tội ác nghiêm trọng như: cướp của, giết người… để rồi phải vào tù chịu hình phạt đau khổ ở đời này và còn chịu bất hạnh trong hỏa ngục đời sau.

3. SUY NIỆM:

1) NHU CẦU NƯỚC SẠCH CỦA NHÂN LOẠI:

Ngày 22 tháng 3 hàng năm đã được Liên Hiệp Quốc chọn làm Ngày Nước Thế Giới – ngày để con người nhìn lại tầm quan trọng của tài nguyên quý giá bậc nhất trên Trái đất. Nước là tài nguyên chiếm 3/4 diện tích Địa cầu nhưng chỉ có khoảng 2,5% trong tổng số đó là nước có thể sử dụng được. Tổ chức Y tế Thế giới luôn cảnh báo về tình trạng thiếu nước sạch trên toàn thế giới. Hiện nay mỗi năm có khoảng 1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì thiếu nước sạch.

Riêng tại Việt Nam, nhiều người vẫn chưa được sử dụng nước sạch, kể cả tại những thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Hội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước là do việc khai thác bừa bãi sông ngòi, sử dụng nước sạch cách phí phạm. Nguyên nhân trầm trọng hơn, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do con người gây ra. Các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất và các gia đình đã xả thẳng ra môi trường chất thải, hóa chất chưa được xử lý, khiến cho nguồn nước ngầm bị nhiễm độc do hóa chất và các kim loại nguy hiểm. Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, hàng năm có tới 10 ngàn người chết vì các chứng bệnh liên quan đến sử dụng nước ô nhiễm. Một trong các bệnh dễ thấy đó là ung thư và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đường ruột.

Ngoài cơn khát về nguồn nước cho thân xác, con người còn có sự khao khát về tâm linh cần được thỏa mãn. Đó là khát vọng hướng tới vô biên, mong tìm hạnh phúc… như lời Sách Thánh: “Như nai rừng mong mỏi, tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong, tìm đến Ngài, lạy Chúa” (Tv 42). Thánh Au-gút-ti-nô cũng mang tâm trạng khát mong đi tìm thỏa mãn các đam mê lạc thú nơi loài thụ tạo nhưng đã không được như ý. Cuối cùng Au-gút-ti-nô đã tìm thấy hạnh phúc nơi một mình Thiên Chúa như ngài đã cầu nguyện: ”Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con hướng về Chúa, linh hồn con vẫn còn khắc khỏai mãi cho đến khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”. Và tác giả Sách Thánh Vịnh cũng đống quan điểm khi viết: “Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 61,2).

2) ĐỨC GIÊ-SU LÀ “NƯỚC HẰNG SỐNG” THỎA MÃN CƠN KHÁT CỦA NHÂN LOẠI:

Tin Mừng CN hôm nay tường thuật cuộc đối thoại tại bờ giếng Gia-cóp, giữa Đức Giê-su với người phụ nữ Sa-ma-ri tượng trưng cho dân ngoại. Qua đó, Người đã từng bước mặc khải cho chị ta về ơn cứu độ. Đức Giê-su đã chủ động xin chị ta nước uống vật chất, để sau đó hứa ban cho chị “Nước Hằng Sống”. Tiến trình đức tin nơi chị phụ nữ Sa-ma-ri trong Tin Mừng như sau:

- Đầu tiên Đức Giê-su đi bước trước mở lời: “Cho tôi chút nước uống” (c. 7). Xin nước không phải thực sự cần nước uống, nhưng nhằm bắc một nhịp cầu vượt qua hố ngăn cách giữa hai dân tộc Do thái và Sa-ma-ri. Tuy cùng là con cháu của tổ phụ Gia-cóp, nhưng do hoàn cảnh lịch sử đã phân thành hai dân tộc nghi kỵ nhau và không giao tiếp với nhau, như lời chị phụ nữ Sa-ma-ri nói với Đức Giê-su: “Ông là người Do thái mà lại xin tôi, một phụ nữ Sa-ma-ri cho ông nước uống hay sao ?” (c. 9). Sau đó, từ nước giếng vật chất, Đức Giê-su đã từng bước mặc khải cho chị ta về “Nước Hằng Sống” (c. 10).

- Chính do hiểu lầm hiềm khích mà hai dân tộc Do thái và Sa-ma-ri đã chia rẽ nhau về đức tin: Người Do thái chỉ thờ Đức Chúa tại Đền Thánh Giê-ru-sa-lem, đang khi người Sa-ma-ri lại muốn phải thờ Đức Chúa tại núi Ga-ri-dim! Còn theo Đức Giê-su: Người ta không được giới hạn Thiên Chúa tại đền thờ vật chất tại Giê-ru-sa-lem hay trên núi Ga-ri-dim. Thiên Chúa là Đấng vô hình như “Gió” và “Thần Khí”, sự thờ phượng đúng đắn nhất là phải thờ Thiên Chúa trong “Thần Khí” và “Sự Thật” (c. 20-24).

3) PHẢI THỜ CHÚA TRONG THẦN KHÍ VÀ SỰ THẬT:

Đức Giê-su nói về sự thờ phượng đẹp lòng Thiên Chúa: “Nhưng giờ đã đến, và chính lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4, 23).

- Phải thờ Thiên Chúa trong Thần Khí:

Ðức Giê-su nói: “Thiên Chúa là Thần Khí, và những kẻ thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật”. Ngày nay nhiều người cũng đồng quan điểm khi chủ trương: “Đạo tại tâm”. Thánh Phao-lô cũng nói: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Ðền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao” (1 Cr 3,17). Mỗi người tín hữu chúng ta hôm nay cũng cần xin ơn Chúa Thánh Thần giúp ta thực thi đức tin bằng đức cậy tức là cầu nguyện dâng lễ; và bằng đức mến là phục vụ tha nhân.

- Phải thờ Thiên Chúa trong Sự Thật:

Sự thật là chính Đức Giê-su như Người đã tuyên bố: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Ma quỷ là cha của sự dối trá và các môn đệ của Đức Giê-su phải tránh dối trá như các đầu mục dân Do thái đã bị Đức Giê-su quở trách: “Cha các ông là ma quỷ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích. Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối” (Ga 8,44). Còn Thiên Chúa của chúng ta thờ là Thiên Chúa của sự thật, vì thế, những kẻ gian dối, sẽ không thể gặp được Ngài là Sự Thật. Do đó mỗi người chúng ta cần có một lương tâm ngay thẳng: “có thì nói có, không thì nói không” (Mt 5,36), không quanh co, lươn lẹo, gian dối, nói một đàng làm một nẻo… thì mới có thể gặp gỡ Ngài.

4) TRỞ THÀNH MẠCH “NƯỚC HẰNG SỐNG” VỌT ĐẾN HẠNH PHÚC ĐỜI ĐỜI:

Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su nói về sứ vụ của người tín hữu như sau: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”? (Ga 4,13-14).

Thực vậy, tông đồ Phi-lip-phê sau khi đã gặp và tin Đức Giê-su, liền đi tìm bạn mình là Na-tha-na-en để chia sẻ niềm tin (x. Ga 1,45); Ma-ri-a Mađalêna sau khi gặp Chúa Phục Sinh cũng vội vã đi tìm các môn đệ và loan báo Tin vui đã gặp Chúa Phục Sinh (x. Ga 20,18); Người phụ nữ Samaria trong Tin Mừng hôm nay sau khi gặp gỡ và tin Đức Giê-su, cũng chạy vội về làng loan báo cho mọi người: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Ki-tô sao?” (Ga 4,29). Mọi người nghe lời chị kéo nhau đến gặp Đức Giê-su và mời Người vào ở trọ trong làng của họ. Sau khi nghe Người giảng và đã tin Người là Đấng Thiên Sai, họ đã khẳng định niềm tin trưởng thành với chị phụ nữ như sau: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết Người thật là Đấng cứu độ trần gian” (Ga 4,42).

Trong những ngày Mùa Chay này, mỗi người chúng ta đã gặp gỡ Đức Giê-su bằng việc nghe lời Chúa trong thánh lễ và các buổi tĩnh tâm… Chúng ta một khi gặp được Đức Giê-su là nguồn suối Nước Hằng Sống,và được thỏa mãn cơn khát của tâm hồn, chúng ta cần làm gì để giúp bạn bè và người thân gặp gỡ tin yêu Chúa để cùng chia sẻ niềm vui cứu độ?

4. THẢO LUẬN:

1) Chúng ta thường mong ước những điều gì và cảm thấy thế nào khi chiếm hữu được chúng ? 2) Bạn có cảm nghĩ gì về Lời Chúa hứa sẽ ban Nước Hằng Sống cho những ai tin và uống nước ân sủng của Người ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin hãy biến đổi chúng con trong Mùa Chay này. Xin cho chúng con được gặp Chúa trong thánh lễ, những buổi tĩnh tâm, qua những người nghèo khó cần được sự chăm sóc giúp đỡ… Nhờ đó, chúng con biết rõ con người thật của mình hơn. Xin cho chúng con được uống Nước Hằng Sống là những Lời Chúa phán. Nhờ đó, cuộc đời của chúng con sẽ nên vui tươi hạnh phúc hơn. Xin cho chúng con sẵn sàng bỏ đi cái nhìn hẹp hòi thành kiến về tha nhân, để nên giống Chúa: Quảng đại tha thứ, quên mình phục vụ và luôn đi bước trước đến với tha nhân, như Chúa đã mở lời nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri trong Tin Mừng hôm nay.

- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: chúng con được Thiên Chúa tạo dựng để qui hướng về Người, nên chúng con vẫn còn khắc khoải mãi, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa. Xin Chúa giúp chúng con năng chạy đến với Chúa và vâng nghe Lời Chúa dạy như Mẹ Ma-ri-a đã nói với các người giúp việc tại tiệc cưới Cana: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5b). Nhờ đó chúng con sẽ trở thành mạch nước đem Chúa đến với mọi người.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:23 17/03/2017
30. HAI THỨ ẤY

Phan Trực Phương tính rất hài hước, một hôm đi đến Bình Giang, Trịnh thái thú hỏi:
- “Đàn bà ở phương nam có đẹp không ?”
Phan Trực Nam bèn đem hai người đàn bà đẹp là Vương Huệ và Triệu Chính ra trả lời, Trịnh thái thú lại không vì thế mà ngạc nhiên, nói:
- “Triệu Chính có gì là đẹp, hai gò má trên mặt quá cao”.
Phan Trực Phương hỏi lại:
- “Đàn bà phương nam lẽ nào không có xương sao ? Dù cho là hoàng hậu của Tiền đại vương được tiếng là rất đẹp, nhưng cũng không thể thiếu hai thứ đồ vật ấy !”.
(Hiên Cứ lục)

Suy tư 30:
Có những người lớn tuổi tự cho mình có quyền “nói phét” mà không sợ người khác bắt lỗi hay con nít chê cười, nên đã có những lời nói tục tỉu, mất lịch sự và thiếu tư cách.
Có một vài người dâng mình làm tôi tớ Thiên Chúa cứ tưởng mình “nói bậy” là không có tội, nên cứ pha trò, đùa giỡn với những lời lẽ không xứng hợp với “kẻ đi tu” là tôi tớ Chúa, họ cứ tưởng như thế là giúp vui và có khi tưởng rằng như thế là để cho mọi người biết mình có cả “một bụng” văn thơ, chuyện tiếu lâm, có khi làm gương xấu cho người khác và gây cớ vấp phạm cho tha nhân.
Người khác pha trò đùa giỡn không đứng đắn thì người ta chỉ nói: đồ mất nết.
Nhưng nếu những người dâng mình làm tôi tớ Chúa mà nói lời pha trò không đứng đắn thì người ta sẽ nói: đồ quỷ, cha cố gì kì dzậy ?
Cứ lấy thái độ tự nhiên và nói lời đơn sơ thì người khác thích nghe và vui vẻ, hơn là pha trò với những lời lẽ ẩn dụ không đứng đắn.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 3 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:30 17/03/2017
Chúa Nhật III MÙA CHAY

Tin mừng : Ga 4, 15-19b-26.39a.40-42
“Mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời”.


Bạn thân mến,
Noi gương Đức Chúa Giê-su trong việc đối thoại để đem Tin Mừng đến cho mọi người, tôi xin chia sẻ với các bạn hai điểm sau đây:

1. Đi trước một bước để bắt cầu.
Ai cũng biết người Do Thái và người Sa-ma-ri thì không hòa hợp với nhau, cho nên mới có chuyện tôi thờ lạy Thiên Chúa ở trên núi Ga-ra-zim, còn anh thì bái lạy Thiên Chúa ở Giê-ru-sa-lem, từ chỗ khác biệt ấy và những khác biệt khác nữa, nên họ đã không cùng đi lại với nhau và trở thành đối địch nhau.

Đức Chúa Giê-su đã đi trước một bước: Ngài chủ động trò chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri và xin bà ta nước uống, và thế là Ngài đã phá tan tảng băng đóng kín giữa hai người, giữa người Do Thái và người Sa-ma-ri, hơn thế nữa, chính Ngài đã mặc khải cho người phụ nữ biết Ngài chính là Đấng Mê-si-a, là Đấng mà các tiên tri đã loan báo, chính Ngài đã đi trước một bước để bắt cầu cảm thông giữa những tâm hồn có thành kiến với nhau.

Chung quanh chúng ta có những tình cảm bị đóng băng vì thiếu đi sự khiêm tốn của chúng ta, chỉ cần một lời thăm hỏi chân tình khi gặp mặt, là chúng ta có thể làm cho tảng băng ấy tan rã và tạo được tình thân; chỉ cần một thái độ ân cần là chúng ta có thể bắt được chiếc cầu hữu nghị giữa chúng ta với người hàng xóm bên cạnh nhà, với người không cùng tín ngưỡng với chúng ta. Đó là bí quyết truyền giáo của Đức Chúa Giê-su khi Ngài trò chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri...

2. Quên mình để tha nhân thấy được Thiên Chúa .
Đức Chúa Giê-su khi trò chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri đã không chỉ trích bà là người ngoại đạo, đã không nói bà là người lăng loàn trắc nết đã có bảy đời chồng, dù Ngài biết rất rõ, Ngài cũng không nói dân thành Sa-ma-ri kém lòng tin vào Ngài. Nhưng chính Đức Chúa Giê-su đã quên mình đi để cho người phụ nữ Sa-ma-ri được cảm thấy gần gủi hơn, để dễ dàng bày tỏ tâm tình của mình hơn, và như thế, chính Ngài đã làm cho bà và dân thành Sa-ma-ri nhận ra Ngài là ai, và tin vào Ngài.

Có nhiều người thích tự giới thiệu về mình cách khoe khoang khi đối diện chuyện trò với người khác, nên người ta không tìm được Thiên Chúa trong họ; lại có nhiều người trong chúng ta thích chỉ trích người khác hơn là nói lời khuyến khích, và thích nói những khuyết điểm của người khác ra hơn là cầu nguyện cho họ, nên người khác chưa nhận ra được Thiên Chúa đang hiện diện trong vũ trụ và trên con người chúng ta...

Bạn thân mến,
Chỉ cần noi gương Đức Chúa Giê-su đi trước một bước với thái độ chân thành, là chúng ta đã phá bỏ bức tường thành kiến ngăn cách giữa chúng ta với người khác; chỉ cần chúng ta đưa tay ra trước là chúng ta đã nắm được bàn tay của người bên cạnh, và làm cho cách nhìn lâu nay của họ đối với chúng ta thay đổi, cách nhìn ấy của họ chính là họ vẫn cho chúng ta là những Ki-tô hữu giả hình, vì chúng ta không sống như lời của Đức Chúa Giê-su dạy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:35 17/03/2017

3. Cầu nguyện là cái neo sắt an toàn của người tròng trành trên biển lớn, là sự giàu có vô hạn của người nghèo, là thuốc đặc hiệu của người bệnh, là bảo vệ cách thiết thực của người khỏe mạnh.

(Thánh John Chrysostom)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Thiên Chúa cội nguồn của sự sống – Hãy thường xuyên múc lấy
Lm Jude Siciliano OP
14:27 17/03/2017
Chúa Nhật III Mùa Chay - A
Xuất hành 17: 3-7; T.vịnh 94; Rôma 5: 1-2, 5-8; Gioan 4: 5-42

Thiên Chúa cội nguồn của sự sống – Hãy thường xuyên múc lấy


"Đủ́c Chúa có ỏ̉ giữa chúng ta hay không?" Không câu hỏi nào lại nói đến căn bản của đủ́c tin nhủ thế, phải không? Đó là câu nhủ̃ng ngủỏ̀i Israel oán trách gặng hỏi trong sa mạc. Đã có lần câu hỏi đó cũng là câu hỏi của chúng ta. Chúng ta hãy bắt đầu vỏ́i câu hỏi của ngủỏ̀i Israel, và câu trả lỏ̀i của Thiên Chúa, và hy vọng chúng ta sẽ đủọ̉c hiểu kỹ hỏn về chặng đủỏ̀ng đỏ̀i sống đủ́c tin của chúng ta, nhất là né́u chúng ta đang ỏ̉ giủ̃a sa mạc của chúng ta.

Thiên Chúa đã hành động mãnh liệt cho ngủỏ̀i Israel. Khỏ̉i đầu củ́u họ ra khỏi ách tù đày ỏ̉ Ai cập. Rồi một khi họ đã đủọ̉c củ́u thoát, và họ vủ̀a lên đủỏ̀ng đi qua sa mạc thì họ lại "…oán trách cằn nhằn vỏ́i ông Môsê và ông Aaron. Phải chi chúng tôi chết đi bỏ̉i tay Đức Chúa trong đất Ai cập… Thật các ông đã đem chúng tôi ra sa mạc này để làm cả lũ chết đói ỏ̉ đây".(Xh 16: 2-3). Mặc dù nếu Thiên Chúa có làm một việc lỏ́n lao củ́u thoát họ trong sa mạc độc ác này, họ vẫn không tin tủỏ̉ng là Thiên Chúa sẽ tiếp tục lo lắng cho họ.

Hình nhủ củ̉ chỉ oán trách cằn nhằn là lối sống của ngủỏ̀i Israel. Họ kêu trách ông Môsê là ngủỏ̀i thay mặt họ trủỏ́c Thiên Chúa. Ông Môsê chịu đụ̉ng sụ̉ kêu trách của họ, nhủng thật ra họ cằn nhằn về Thiên Chúa. Trủỏ́c hết họ kêu trách về thủ́c ăn, rồi bây giỏ̀ kêu trách về nủỏ́c uống. Thật ra thì họ cần nủỏ́c uống. Họ đang sống trong một nỏi hạn hán nhất trên thế giỏ́i. Họ kêu trách vỏ́i ông Môsê. Và nhủ thủỏ̀ng lệ ông Môsê quay về vỏ́i Thiên Chúa để xin Ngài giúp đỏ̃. Rồi lại một lần nủ̃a Thiên Chúa đến giúp ngủỏ̀i Israel. Tuy họ không tin tủỏ̉ng, nhủng qua sụ̉ can thiệp của ông Môsê, Thiên Chúa cho nủỏ́c chảy ra từ đá.

Cho đến nay Thiên Chúa đã cứu thoát dân Israel ra khỏi tù đày, cho họ thức ăn trong sa mạc, cho họ nước uống từ đá, và Ngài sẽ tiếp tục lo lắng cho họ và dẫn dắt họ trong chặng đường dài 40 năm trời. Còn dân Israel làm gì để đáp lại điều đó? Họ phải dựa vào những kinh nghiệm này để tín nhiệm vào Thiên Chúa. Nhưng, theo câu chuyện trong sa mạc, dân Israel tiếp tục cằn nhằn kêu trách và thiếu tín nhiệm vào Thiên Chúa.

Trong sa mạc dân Israel và chúng ta đã học được sự tin cậy vào Thiên Chúa. Đó không phải là điều chúng ta học hỏi chỉ một lần thôi. Trái lại, như Thiên Chúa đã lo cho chúng ta mỗi ngày, chúng ta được nhắc nhở đi lại về sự chúng ta dựa vào Thiên Chúa, và Thiên Chúa tỏ lòng rộng lượng với chúng ta. "Xin cho chúng con lương thực hằng ngày". Đó là lời kinh chúng ta thường đọc và học hỏi qua kinh nghiệm từng ngày.

Hôm nay đoạn sách Xuất Hành là những câu chuyện liên tục về sự "oán trách kêu cầu". Những câu chuyện đó không những nhấn mạnh sự thiếu tin tưởng của dân chúng, nhưng còn nhấn mạnh việc Thiên Chúa lo lắng cho họ. Nơi dân Israel kêu trách cằn nhằn trong sa mạc gọi là "Massah" nghĩa là "thử thách" và "Meribah" nghĩa là "không hài lòng". Đã có lần chúng ta cũng ở nơi Massah và Meribah trong đời sống chúng ta. Đó là những lúc chúng ta bị đau khổ nặng nề, không sức nào chịu đựng nỗi. Chúng ta học hỏi qua sách Xuất Hành là Thiên Chúa kiên nhẫn chừng nào với chúng ta. Có lẽ chúng ta đã quên lòng thương yêu tốt lành của Thiên Chúa đối với chúng ta trong quá khứ, và bởi thế chúng ta bị đức tin lung lay, sợ sệt và nghi ngờ. Lời cầu kinh của chúng ta thêm năng lực như chúng ta được nhắc nhở qua sách Lêvi và Chúa Giêsu là Thiên Chúa thương xót vô cùng và yêu mến người tội lỗi.

Việc Thiên Chúa cho nước uống trong sa mạc tiếp tục vào câu chuyện Chúa Giêsu nói với người phụ nữ ở giếng Samari. Thời đó, một người nam Do thái tốt đạo không được phép nói chuyện, hay đứng một mình với một phụ nữ. Chúa Giêsu được coi là một người nam thánh thiện. Ngài nói với một phụ nữ Samari có thể làm cho Ngài mất danh giá, và có thể làm cho Ngài mất những người đi theo Ngài. Bởi thế, các môn đệ Chúa Giêsu tỏ thái độ rất ngạc nhiên khi họ đem thức ăn về và thấy Ngài nói chuyện với một phụ nữ. Dù vậy Ngài nói với người phụ nữ và hứa là Ngài có thể cho "nước sự sống".

Chúa Giêsu không hứa cho một thứ nước ứ đọng, không có sự sống, nhưng thứ nước Ngài cho là nước trôi chảy của sông nguồn. Trong đời sống chúng ta, có những lúc đức tin chúng ta như nước ứ đọng. Hay có những lúc chúng ta gặp thử thách mới và chúng ta cố gắng tìm sự giúp đỡ qua đức tin, nhưng chúng ta gặp khô cạn. Nước cũ không thể nào giúp tăng cường một đức tin phải chiến đấu. Thiên Chúa bảo ông Môsê dùng cây gậy ông ta cầm rồi đánh vào tảng đá thì nước sẽ chảy ra. Chúa Giêsu là ông Môsê mới, mang nước hằng sống đến chúng ta mỗi khi chúng ta xin Ngài.

Nước Chúa Giêsu cho vọt lên cho chúng ta mỗi khi chúng ta cần. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy bỏ lại những gì ứ đọng trong đời sống chúng ta, những gì không mát mẻ tươi thắm không có sự sống để lãnh nhận điều Thiên Chúa ban cho là đời sống mới, luôn luôn tươi thắm như nước hằng sống.

Người phụ nữ Samari không ngồi yên khi chị ta nghe Chúa Giêsu nói. Chị ta thách đố lại Chúa Giêsu và nêu lên những gì giữ chị ta ở chỗ đó: "ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho nước uống sao?" Nhưng Chúa Giêsu không để ý đến điều đó. Chúa Giêsu cho chị ta nước hằng sống trong khi Ngài nhắc đến đời sống của chị ta. Và kết thúc là chị ta chạy vào thành và nói với người ta là Chúa Giêsu đang ở ngoài giếng. Chị ta đã lãnh nhận ơn nước hằng sống. Và cũng như với lời Chúa Giêsu dùng để kêu gọi các môn đệ, chị ta gọi người trong thành "hãy đến mà xem".

Chị phụ nữ là gương mẫu cho mỗi người trong chúng ta là những người đã được rửa trong nước hằng sống của phép rửa tội. Chị ta chia sẻ kinh nghiệm của chị ta với những người khác, và mời gọi họ đến gặp người cho "nước hằng sống". Kết thúc của sự chứng kiến và mời gọi của chị ta, nhiều người Samari trong thành đã tin vào Chúa Giêsu. (câu 39).

Chắc chúng ta đã biết những người đang lang thang trong sa mạc đời sống của họ ra sao. Sao chúng ta lại không chia sẻ kinh nghiệm sự khác biệt của "nước hằng sống" trong đời chúng ta với họ như chị phụ nữ Samari đã làm. Bạn nói "tôi không phải là người loan báo phúc âm". Chị phụ nữ Samari cũng không phải như bạn nói, cho đến khi Chúa Giêsu bỏ qua đời sống quá khứ của chị ta và ban cho chị ta một đời sống mới với nước hằng sống như Ngài đã làm cho chúng ta. Chị phụ nữ nói đến ơn huệ chị ta đã lãnh nhận. Đó cũng là điều chúng ta phải làm như chị phụ nữ đó.

Chú thích: Chúng tôi không muốn nói đến chị phụ nủ̃ Samari là một ngủỏ̀i tội lỗi. Đoạn sách phúc âm không nói nhủ thế, và Chúa Giêsu cũng không nói vỏ́i chị ta là đủ̀ng phạm tội nủ̃a, nhủ Ngài đã nói vỏ́i các ngủỏ̀i khác trong phúc âm. Vậy thì về 5 ngủỏ̀i chồng của chị ta thì sao? Trong phúc âm của thánh Gioan lỏ̀i văn bao hàm nhiều ý nghĩa trủ̀u tủọ̉ng. Có thể nói đến chị ta và nhủ̃ng ngủỏ̀i Samari đã chấp nhận 5 thần giá của ngủỏ̀i Assyria.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



3rd Sunday of Lent (A)
Exodus 17: 3-7; Psalm 95; Romans 5: 1-2,5-8; John 4: 5-42


"Is the Lord in our midst or not?" Questions of faith don’t get any more basic than that, do they? It is the question the disgruntled Israelites asked in the desert. At times it is our question too. Let’s start with the Israelites’ question and God’s response, hoping to also gain insight for our faith journey – especially if we are in the midst of our own desert.

God had worked powerfully on Israel’s behalf, starting with their deliverance from Egyptian slavery. Once freed they had no sooner set out across the desert when they "… grumbled against Moses and Aaron. Would that we had died at the Lord’s hand in the land of Egypt….But you had to lead us into this desert to make the whole community die of famine" (16:2-3). Even though God had performed a great act of liberation now, in the fearsome desert, the people did not trust that God would continue to care for them.

It seems grumbling was the Israelites’ way of life. They turn on Moses, their mediator with God. He gets the brunt of their wrath, but they are really murmuring against God. Previously they grumbled for food, now they need water. Of course they need water. They are in one of the driest spots in the world. They complained to Moses and, as he usually does, he turned to God for help. Once again God comes through for the Israelites. Despite their lack of trust, and through Moses’ mediation, God brings forth water from the rock.

So far God has freed the Israelites from slavery, fed them in the desert, given them water from a rock and will now continue to give them care and guidance during their 40-year journey. What must Israel do in return? She must draw on these experiences and learn to trust God. But as the desert narrative proceeds the people will continue to grumble and distrust God.

In the desert Israel and we learn to trust God. That’s not something we learn all at once. Instead, as God provides for us each day, we are reminded again and again of our dependence on God and God’s gracious generosity towards us. "Give us this day our daily bread." It’s a prayer often said and learned through experience, one day at a time.

Today’s Exodus passage is one of a series of "murmuring stories." They not only emphasize the distrust of the people, they also stress God’s prevailing care for them. The place in the desert where the grumbling took place was "Massah" – which means "testing" and Meribah – which means "dissatisfaction." At one time or another we find ourselves in our own "Massah" or Meribah." It’s when life presses down on us from many sides, too much to handle this day. We learn from Exodus how patient God is with us. We may have forgotten God’s goodness to us in the past and so we find our faith trembles with fear and doubt. Our prayers are strengthened as we are reminded by Leviticus and Jesus of God’s boundless compassion and love for sinners.

God’s providing water in the wilderness continues as we hear Jesus’ dialogue with the woman at the well. In the culture of the time a devout Jewish man would not be allowed to talk to or be alone with a woman. Jesus was considered a holy man. Talking with the Samaritan woman would have risked his reputation and resulted in the loss of his followers. Hence the reaction of his disciples when they returned: they were "amazed that he was talking to a woman." Still, Jesus talked with the woman and made her a promise: he offered her "living water."

He doesn’t offer a stagnant, lifeless water, but moving water from a stream or river. There are moments in our faith life that seem stagnant, "same old, same old." Or, times when we face new challenges and we try to draw on our faith to help us, but come up dry. Old water can not refresh a struggling faith. God instructed Moses to strike the rock and water flowed forth. Jesus is the new Moses, providing living water for us when we ask – again and again.

The water Jesus gives bubbles up within us just when we need it. He invites us to leave behind the parts of our lives that are like stagnant, un-refreshing and lifeless waters and accept God’s offer of a new kind of human life, constantly refreshed by living water.

The Samaritan woman did not sit idly by when she heard what Jesus had to say. She challenged him and named the societal boundaries that kept her in her place. "How can you, a Jew, ask me a Samaritan woman, for a drink?" But Jesus puts these obstacles aside. He is giving her living water as he refreshes her spirit. As a result she rushes to her own people to announce Jesus’ presence with them. She has received living waters and, in the same words Jesus used to call his disciples, she calls her townspeople, "Come and see."

She is an example to each of us who have washed in the living waters of baptism. She shares her experience with others and invites them to meet the one who gives "living waters." As a result of her testimony and invitation many come to believe in Jesus (v. 39).

We certainly know people who are wandering through their own personal deserts. Why not share with them, as the woman did, the difference the "living waters" have made in our lives? You say, "I’m not an evangelist." Neither was the Samaritan woman, until Jesus put aside her past and renewed her life with life-giving waters – just as he has done for us. She spoke out of the gift she had received. Which is what we are asked to do as well.

Note: we want to avoid assuming that the Samaritan woman was a sinner. The text doesn’t say this, nor does Jesus tell her not to sin anymore – as he says to others in the gospel. What about her five "husbands?" In John’s highly symbolic language this could be a reference to her and all Samaritans who accepted the five false gods of the Assyrians.


 
Nước hằng sống
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:35 17/03/2017
Chúa Nhật III Mùa Chay, năm A
Ga 4, 5-42

Nước hằng sống

Cuộc gặp gỡ diệu kỳ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari làm cho chúng ta tin tưởng bởi vì Chúa luôn tạo cho con người cơ hội gặp gỡ Người.Chúa Nhật III Mùa chay, năm A tường thuật về việc Đức Giêsu Kitô đã gặp gỡ người phụ nữ ngoại giáo Samari. Một cuộc gặp gỡ vô tiền khoáng hậu.Cuộc gặp gỡ không ngờ, và làm cho người phụ nữ Samari hết sức ngạc nhiên. Cuộc gặp gỡ theo quan niệm của người Do Thái lúc đó là bất hợp pháp. Người có đạo không được gặp người ngoại đạo. Đặc biệt, người đàn ông có đạo Do Thái lại càng bị cấm gặp người phụ nữ không có đạo.

Người phụ nữ Samari hằng ngày vẫn đi múc nước ở giếng Giacóp. Chị có ngờ đâu người đang ngồi nghỉ mệt bên bờ thành giếng lại là Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Độ. Chị đi múc nước bình thường như mọi ngày, chị đâu có biết Đấng đang ngồi nghỉ ở giếng nước là ai ? Chị cũng không hề có ý định gặp gỡ Chúa Giêsu. Do đó, khi thấy Chúa Giêsu xin nước để uống. Chị ngạc nhiên, và hết sức bối rối. Chị lo sợ người đàn ông này gặp mình có chuyện gì ! Chúa Giêsu không phải chỉ khát nước, xin chị cho uống nước ở giếng tổ phụ Giacóp để lại. Nhưng Chúa muốn tạo cơ hội xin nước, để trò chuyện, gợi ý và giới thiệu cho chị một việc hết sức quan trọng, một vấn đề chị chưa bao giờ được nghe, được biết. Chúa Giêsu muốn nói cho chị hay rằng chị mới là người đang khát và tỏ cho chị hay Ngài là ai, là Người sẽ làm cho chị hết khát, khỏi phải hằng ngày mệt mỏi, vất vả đi kín nước :” Ai uống nước Tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa “.

Vâng, nước Chúa nói đây là nước hằng sống. Nước ấy chính là Lời của Chúa. Lời bày tỏ sự kín nhiệm của Người và Lời ấy sẽ vạch rõ quá khứ, hiện tại và tương lai của con người. Chúa nói rõ về quá khứ của người phụ nữ rằng chị đã có năm đời rưỡi chồng. Chị đã nhận ra Ngài là một ngôn sứ. Cuối cùng, chị đã nhận ra Ngài là Đấng Mêsia. Đây là sự kỳ diệu, một sự lạ lùng tuyệt vời, một phép lạ đã được Chúa Giêsu vén lộ ra cho người phụ nữ Samari chứ không phải cho một người Do Thái đồng hương, hay cho một môn đệ thân yêu của Ngài :” Đấng ấy chính là Tôi, Người đang nói với chị đây “ ( Ga 4, 26 ). Người phụ nữ Samari thật hạnh phúc, chị tràn ngập niềm vui, một sự phấn khởi dạt dào như Mẹ Maria đã có :” Đấng toàn năng đã làm cho tôi việc kỳ diệu, Danh Ngài thật chí thánh chí tôn “. Chị đã vội vã chạy về thành và nói cho mọi người biết về Đấng Mêsia mà chị vừa gặp gỡ, Đấng thấu suốt cả quá khứ, hiện tại của chị. Đấng hứa cho chị thứ nước không hề khát. Chị muốn được uống thứ nước ấy và chị cũng muốn cho dân làng được uống thứ nước không hề khát ấy. Đấng ấy chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng Mêsia, Đấng Thiên Sai mà chị mới được gặp. Đấng ấy sẽ ban cho loài người, cho con người, cho mỗi người nước hằng sống nếu con người thật lòng tin và tín thác nơi Người. Đấng ấy sẽ ban Lời của Người, nếu con người biết lắng nghe và sẵn sàng đón nhận, Ngài sẽ ban cho con người để con người được sống và sống dồi dào ( Ga 10, 10 ).

Các môn đệ của Chúa thán phục Ngài vì Ngài luôn làm theo ý Thiên Chúa Cha và hết lòng hiếu thảo đối với Cha của Ngài…Người phụ nữ Samari sau khi đã nhận ra Chúa, chị báo với dân làng về sự việc ấy và đã có nhiều người tin vào Chúa Giêsu “.

Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari đã đạp đổ bức tường ngăn cách giữa người có đạo và người không đạo. Nó san bằng hố ngăn cách giữa bên này và bên kia, vực thẳm bên này và vực thẳm bên kia. Tương quan sự sống được mở ra. Nước hằng sống được trao ban…

Nhờ cuộc gặp gỡ này, Chúa cũng đã đi bước trước để gặp gỡ mỗi người chúng ta. Liệu chúng ta có mau mắn đến gặp gỡ Người hay không?. Chúa nói:” Này Ta đang đứng ngoài cửa mà gõ, ai nghe tiếng Ta và mở cửa thì Ta sẽ vào nhà kẻ ấy “. Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari đã làm thay đổi cả cuộc đời của chị và của nhiều người dân trong làng. Chúa cũng đã biến đổi cả cuộc đời chúng ta khi chúng ta lãnh nhận bí tích rửa tội. Chúa mời gọi chúng ta hãy loan báo Tin Mừng và giới thiệu Đức Giêsu Kitô cho những người khác.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết hạ mình, khiêm tốn trước mặt Chúa, trước mặt anh em để chúng con thiết lập mối tương quan tình yêu với Chúa và với anh chị em chúng con. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Nước Hằng sống mà Chúa nói đến là gì ?
2.Người phụ nữ Samari có tin vào Chúa không ?
3.Đức Thánh Cha Phanxicô trong sứ điệp Mùa chay năm 2017 nói :” Mùa chay là mùa thuận lợi để canh tân cuộc gặp gỡ với Chúa, để sống theo Lời Ngài, sống với các phép bí tích và sống với tha nhân …” có nghĩa gì ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô chào đón khách hành hương Trung Quốc trong khi cảnh vệ cố tình ngăn cản họ.
Giuse Thẩm Nguyễn
13:40 17/03/2017
ĐGH Phanxicô chào đón khách hành hương Trung Quốc trong khi cảnh vệ cố tình ngăn cản họ.

(EWTN News/CNA) ĐGH Phanxicô đã chào đón và chúc lành cho một nhóm khách hành hương đến từ Trung Quốc khi họ bước qua hàng rào cản để đến với ngài trong buổi tiếp kiến chung vào hôm thứ Tư tuần này.

Trong số những người chen lấn, có những người đã quỳ gối để đến với ĐGH, tay cầm cờ Trung Quốc và giữa tiếng khóc nức nở, họ đã xin ĐGH làm phép một tượng Đức Mẹ Fatima mà họ đã mang theo vào Quảng Trường Thánh Phêrô.

Lúc đầu, các Cảnh Vệ Thụy Sĩ đã ngăn cản không cho họ đến gần ngài, nhưng ĐGH đã kịp thời can thiệp và đã dành vài phút tiếp chuyện với nhóm hành hương.

ĐGH đã dành thời gian cho các em nhỏ có mặt trong nhóm hành hương.

Được biết Trung Quốc chỉ cho phép sinh hoạt Công Giáo đối với cái gọi là Hội Công Giáo Yêu Nước, một công cụ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và bác bỏ quyền của Tòa Thánh Vatican trong việc bổ nhiệm các giám mục cũng như cai quản các ngài.

Giáo Hội Công Giáo trung thành với ĐGH không phải là hoàn toàn bí mật, nhưng luôn phải đối diện với khó khăn, chống đối liên tục từ phía nhà nước.

Liên hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Tòa Thánh Vatican đã bị cắt đứt vào năm 1951, hai năm sau khi Đảng Cộng Sản nắm quyền và trục xuất các giáo sĩ ngoại quốc.

Trong những năm gần đây, với thiện ý của ĐGH Phanxicô, Tòa Thánh đang cố gắng tìm một giải pháp để tái lập ngoại giao với Trung Quốc.

Vào tháng Tám năm 2014, trong chuyến công du Nam Hàn, ĐGH đã gởi công điện chúc mừng đến Chủ Tịch Trung Quốc khi máy bay của ngài bay qua vùng trời của Trung Quốc.

Việc máy bay của ĐGH được phép bay qua không phận Trung Quốc là một bước tiến nhỏ trong việc thiết lập ngoại giao vì trong quá khứ khi ĐGH Gioan Phaolo II đến thăm vùng Á Châu, máy bay của ngài đã phải né tránh vùng trời của quốc gia Cộng Sản này.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Khốn cho những ai thờ ơ không đoái hoài đến những người nghèo khó hay đau khổ
Bùi Hữu Thư
20:35 17/03/2017
Khốn cho những ai thờ ơ không đoái hoài đến những người nghèo khó hay đau khổ

Ngày 16 tháng 3, 2017: Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một lời kêu gọi hết sức mạnh mẽ trong Thánh Lễ sáng ngày 16 tháng 3 tại nhà nguyện Thánh Mác-ta, trong khi suy niệm về câu chuyện ông Lazarô trong Phúc Âm Thánh Luca.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Trong dụ ngôn này, người nghèo khó tên Lazarô nằm bên ngoài cửa nhà ông phú hộ, trong khi ông này đang ăn tiệc và không đoái hoài đến người nghèo nằm bên ngoài cửa nhà mình. Ông ta biết rõ người ấy và biết cả tên anh ta nữa, nhưng không màng tới.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng chúng ta sẽ lâm nguy nếu chúng ta thờ ơ đối với người nghèo khó và vô gia cư chung quanh chúng ta ngày nay.

Ngài nói, chỉ tin vào danh vọng, quyền thế và tiền bạc sẽ đưa chúng ta ra xa Chúa. Ngài đề cao thành quả tốt của những ai tin tưởng vào Thiên Chúa và sự vô hiêu quả của những ai chỉ tin ở nơi mình và những gì họ không thể tự mình kiểm xoát.

Khi người ta sống trong một môi trưòng khép kín, bao quanh bởi tiền của và danh vọng, và chỉ tin vào những sở hữu họ có, những người này mất hướng đi và không biết gì về sự hạn hẹp của mình.

Người ấy có tội không? Có chứ, và mặc dầu Chúa tha thứ cho những ai thống hối, trái tim người này đang đưa dẫn người này tới con đường một chiều của thần chết. Đức Thánh Cha nhấn mạnh: sẽ có lúc bước qua ranh giới nơi tội lỗi biến thành thối nát. Người này không chỉ là một tội nhân mà là một người thối nát vì mặc dù đã biết đến tất cả những đau khổ của người khác nhưng không đoái hoài.

Đức Thánh Cha nói: “Khốn cho những kẻ chỉ đặt hy vọng nơi chính mình, vì không có gì ghê gớm hơn là một trái tim chai đá. Một khi mình đã đi trên con đường này thì rất khó chữa lành được con tim.”

Lưu ý cho những ai chỉ tin tưởng vào những gì là vật chất, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tin vào danh vọng, quyền thế và tiền bạc sẽ đưa chúng ta ra xa Chúa.

Đức Thánh Cha hỏi: Chúng ta cảm thấy gì khi chúng ta thấy người vô gia cư hay thấy trẻ em đi ăn xin ngoài đường phố? Chúng ta có nói: ‘Không cảm thấy gì, vì những người ấy là kẻ trộm cắp? Chúng ta cảm thấy gì đối với người nghèo hay vô gia cư, ngay cả khi họ ăn mặc đẹp đẽ nhưng không có công ăn việc làm và không thể trả tiền nhà? Chúng ta có thấy như thế là bình thường không? Chúng ta có thấy họ là một phần của khung cảnh của thành phố chúng ta không, hay coi họ như chỉ là những bức tượng hay là chỗ đậu xe buýt hay là nhà Bưu Điện?

Đức Thánh Cha lưu ý: “Chúng ta phải cẩn thận, vì nếu chúng ta cứ ăn, uống thỏa thuê và tự an ủi lương tâm bằng cách chỉ cho họ một đồng tiền rồi bỏ đi, thì đó không phải là điều làm đúng.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh, tuy nhiên, chúng ta cần ý thức khi nào chúng ta đang đi trên con đường dốc, trơn trượt để đi từ tội lỗi đến thối nát.

“Chúng ta cần tự hỏi, chúng ta cảm nghĩ gì khi chúng ta đọc tin tức thấy một trái bom rơi xuống một bệnh viện và rất nhiều trẻ em bị thiệt mạng? Tôi có đọc một kinh cho các nạn nhân hay cứ bỏ qua như không thấy gì? Tim tôi có xúc động không? Hay tôi cũng cư xử như ông phú hộ không thương gì Lazarô mà chỉ có mấy con chó là đoái hoài thôi?”

Đức Thánh Cha noí: “Nếu như vậy thì chúng ta đang trên đường đi từ tội lỗi sang thối nát.

“Chúng ta cần xin Chúa nhìn vào tim chúng ta xem chúng ta có đang đi trên con đường dốc trơn trượt và tiến tới thối nát không? Con đường này không quay trở lại được. Nhất là những người có trái tim khép kín và tham lam.”

Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: “Chúng ta hãy cầu nguyện để xin Chúa chỉ cho chúng ta biết phải chọn con đường nào.”

Bùi Hửu Thư
 
Đức Phanxicô: nạn nhân tin vịt và giải thích sai
Vũ Văn An
21:42 17/03/2017
Sau bốn năm ở ngôi giáo hoàng, Đức Phanxicô được rất nhiều người ái mộ nhưng không thiếu người chỉ trích. Đến nay, người ta biết rõ ai là người ủng hộ và ai là người chỉ trích ngài, không phải trên thế giới nói chung, mà còn cả trong thế giới Kitô Giáo nữa. Đường ranh hình như đã được rạch rõ nét. Đọc các báo chí Công Giáo nói tiếng Anh, người ta thấy điều ấy. Trong số các báo chí này, tờ Crux được coi là quân bình hơn cả: có khen, có chê, cố gắng hết sức trong chủ trương nói hết sự thật của họ.

Nhân dịp kỷ niệm 4 năm ở ngôi vị giáo hoàng của ngài, trước sức tấn công như vũ bão của một số tờ báo Công Giáo cực hữu, tờ này cho biết ngài bị giải thích sai nhiều điều và còn bị tung cả tin vịt nữa.

Những trái bom chấn động

Ký giả John Allen, trong một bài tựa là “Rules of thumb for processing the latest papal bombshell” (Luật ngón tay để xử lý trái bom chấn động mới nhất của Đức Giáo Hoàng), cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có “khả năng bất tận đưa ra những câu nói ngắn (soundbites) rất đáng nhớ đối với truyền thông”.

Thực vậy, trong bốn năm qua, ít nhất ngài đã nói 5 câu "bất hủ" sau đây được người ta trích dẫn đi trích dẫn lại không biết bao nhiêu lần cả bởi những người ủng hộ lẫn những người chỉ trích ngài:

• “Tôi là ai mà dám phê phán?” – trên đường từ Ba Tây bay về Rôma, tháng Bẩy, 2013, trong bối cảnh nói tới người đồng tính.

• “Thiên Chúa không phải là một người Công Giáo” – được nhà báo Ý Eugenio Scalfari gán cho ngài trong cuộc đàm đạo hồi tháng Chín năm 2013.

• “Nếu [một người bạn thân] nói một câu chửi thề với mẹ tôi, chắc chắn anh ta sẽ nhận được một cú đấm vào mũi”– trên máy bay từ Sri Lanka tới Philippines hồi tháng Giêng năm 2015, để trả lời một câu hỏi về cuộc tấn công tại tòa soạn của tờ Charlie Hebdo ở Paris.

• “Người Công Giáo không cần đẻ như thỏ” – trên đường trở lại Rôma hồi tháng Giêng năm 2015, trong bối cảnh một câu hỏi về kiểm soát sinh đẻ.

• “Phần nhiều các cuộc hôn nhân ngày nay bất thành”– phát biểu tại một hội nghị mục vụ về gia đình tại giáo phận Rôma hồi tháng Sáu năm 2016, sau đó, được Vatican sửa lại là “một số”.

Vừa nghe những trái bom chấn động trên, các “học giả” và bình luận gia thi nhau giải thích đủ điều. Có điều đúng nhưng phần lớn sai. Để tránh sai lầm, theo Allen, người ta cần những qui luật tối thiểu sau đây:

Thứ nhất, bất kể các câu nói ấy “kêu” như thế nào, rõ ràng chúng không phải là các phát biểu chính thức của thẩm quyền giáo huấn của Đức Giáo Hoàng. Nếu Đức Phanxicô muốn tuyên bố một tín điều mới có tính bắt buộc đối với lương tâm Công Giáo, thì ngài biết ngài phải làm ra sao, chứ một câu nói buột miệng (zinger) trong một cuộc họp báo không phải là cách này.

Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa coi thường bất cứ điều gì Đức Giáo Hoàng phát biểu trong các khung cảnh bất chính thức như trên. Ngài là giáo hoàng, nên lời lẽ của ngài luôn đáng được tiếp nhận một cách kính trọng. Tuy nhiên, ý kiến của ngài đối với các cuộc tấn công ở tòa soạn Charlie Hebdo hiển nhiên không có cùng tư thế như các tuyên xưng trong kinh Tin Kính về Ba Ngôi hay về Chúa Kitô.

Ngay từ đầu, phát ngôn viên Tòa Thánh lúc đó, là Cha Federico Lombardi, nói rằng chúng ta đang đối diện với một văn thể khác trong ngôn từ giáo hoàng, một văn thể phóng khoáng, tự phát, không được hiệu đính bởi một nhóm thần học gia, nên ta phải thích ứng lối giải thích của ta theo đó. Điều này nay vẫn còn đúng.

Thứ hai, điều quan trọng cần nhớ là những câu nói ngắn trên không luôn luôn nắm được các ưu tiên của Đức Giáo Hoàng. Chúng thường xuất hiện để trả lời các câu hỏi người khác hỏi ngài, chứ không phải là những điều ngài tự ý nói ra.

Nếu bạn muốn hiểu điều gì thực sự thúc đẩy Đức Phanxicô, thì tốt hơn nên đọc những cuộc đàm đạo chính ngài khởi diễn ở ngôi thứ nhất: các thông điệp và các văn kiện khác, hay các bài diễn văn trong các cuộc tông du và tụ tập được ngài coi trọng, như Cuộc Gặp Gỡ Thế Giới Các Phong Trào Bình Dân mà chính ngài đã thành lập 3 năm trước.

Dù những câu ngắn ăn khách trên có thể vẽ ra hình ảnh Đức Phanxicô theo quan điểm truyền thông, nhưng đó không phải là điều ngài coi như trọng tâm của triều đại ngài.

Thứ ba, điều cốt yếu là đặt các phát biểu trên vào bối cảnh của chúng mới hiểu được thực ra Đức Giáo Hoàng muốn nói gì.

Như câu phát biểu “đẻ như thỏ”, chẳng hạn, thoạt đầu được một số giới coi như một bước thụt lùi đối với chính sách chống lại việc ngừa thai nhân tạo, nhưng trong ngữ cảnh của nó, Đức Giáo Hoàng muốn nói tới việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình cách tự nhiên và một số chiến lược khác được Giáo Hội nhìn nhận trong điều Đức Phanxicô gọi là “làm cha mẹ có trách nhiệm”.

Tiếc thay, nghề truyền thông thường chỉ thích thổi phồng mấy câu gây chấn động hơn là cung cấp bối cảnh thích đáng của chúng.

Lẽ dĩ nhiên, một số người chỉ trích Đức Phanxicô không hài lòng với việc này. Họ khư khư cho rằng ngài nên có kỷ luật hơn và thực thi một chút tự chủ nào đó. Trái lại, những người ái mộ ngài thì khoái chí đối với lối ăn nói thả dàn của ngài và không muốn ai đặt giới hạn gì đối với ngài cả.

Tin vịt

Nữ Ký Giả Inés San Martin, trong bài “Here’s a thought: If it’s fake or implausible, don’t share it” (Đây là một ý nghĩ: nếu là tin vịt hay vô lý, đừng chia sẻ nó), cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nạn nhân của nhiều tin vịt (fake news).

Mà tin vịt động trời mới đây cho rằng ngài đang mưu toan thay đổi Mười Điều Răn! Thực thế, tin này cho rằng ngài muốn viết lại điều răn thứ tư để bao gồm cả các trẻ em được các cha mẹ đồng tính dưỡng dục, và loại bỏ điều răn thứ bẩy để cho phép việc ngoại tình và các liên hệ đồng tính.

Theo tin vịt được đăng trên tờ Real News Right Now bởi một “nhà báo” có tên R. Hobbus J.D., Đức Giáo Hoàng cũng dự tính sẽ thêm hai điều răn mới, một để ngăn cấm công nghệ di truyền (genetic engineering) và việc tiêu thụ các thực phẩm biến đổi di truyền (genetically modified food). Điều răn thứ hai ngăn cấm việc thần tượng hóa cá nhân, gọi việc chụp hình tự xướng (selfies) là “sự kinh tởm dưới con mắt Chúa”.

Đầu năm nay, một tin vịt khác cũng đã được tung ra nói rằng Đức Phanxicô lên tiếng kêu gọi kết hợp Hồi Giáo và Kitô Giáo và tin này được loan đi nhanh hơn cả vi khuẩn với đủ lời trích cho là của ngài: “Giêsu Kitô, Môhamét, Giêhôva, Alla. Tất cả đều là các tên được dùng để mô tả một thực thể rõ ràng chỉ là một cùng khắp thế giới. Trong nhiều thế kỷ, máu đã đổ ra vô ích vì ý muốn phân rẽ các tín ngưỡng của chúng ta”.

Người ta còn cho rằng ngài nói thêm: “chúng ta có thể thực hiện những điều lạ lùng trên thế giới bằng cách kết hợp các tín ngưỡng của chúng ta, và thời giờ cho động thái này chính là lúc này đây”.

Khó có thể xác định nguồn gốc của tin vịt trên vì có nhiều dịch bản khác nhau về nó từ năm 2015, xào xáo những câu trích dẫn đã bị Vatican liên tiếp bác bỏ.

Tuy chỉ đáng đăng trên các trang mạng hài hước như The Onion hoặc Eye of the Tiber, nhưng các chuyện này được cả truyền thông chính dòng đăng tải, một là vì có những người tin thật rằng Đức Giáo Hoàng có thể làm những điều trên, hai là vì câu truyện như thế này quá hấp dẫn phải đăng ngay kẻo trễ.

Ngài từng là nạn nhân của tin vịt ngay từ đầu triều giáo hoàng khi vô vàn câu nói và cả các vần thơ được gán cho ngài trên Facebook, Twitter và WhatsApp.

Mấy tuần trước đây, một trương mục Twitter tên là Ecuador Mundial cho hay Đức Giáo Hoàng nói về cuộc tuyển cử toàn quốc mới đây như sau: “khi các ông chọn một tổng thống giầu có, ông ta sẽ muốn tiếp tục như thế khiến các ông cứ thế mà nghèo, [thành thử] đừng bao giờ làm thế”.

Lời tuyên bố trên được hót lại (retweeted) tới 214 lần và được hàng ngàn trương mục đón xem với tổng số 90,000 người theo dõi. Họ chẳng hề bận tâm rằng Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ nói thế.

Rồi còn có lời nhắn được lặp đi lặp lại trên WhatsApp cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang nằm trong bệnh viện, mà nào chuyện này có bao giở xẩy ra. Một tin nhắn khác cho hay ngài yêu cầu một ngày ăn chay và cầu nguyện cho Syria. Chuyện này, như mọi người được biết, ngài từng làm, nhưng làm năm 2013 rồi!

Inés Martin cho hay: gia đình và bè bạn của cô chuyển tiếp nhiều tin vịt như thế cho Cô, dường như làm ngơ cô là người theo dõi tin tức sát nút về Đức Giáo Hoàng để kiếm sống mà có bao giờ nhận được những tin tức như thế đâu! Có thì cô đã chuyển cho họ rồi. Vả lại, họ chuyển tới cô không phải để hỏi: “chuyện này có thực không?” mà như để thông tri một sự kiện có thật: “Đức Giáo Hoàng đang ở trong bệnh viện. Hãy cầu nguyện cho ngài”.

Hẳn mọi người còn nhớ, nhân mùa bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ năm 2016, người ta đã tung tin vịt Đức Phanxicô hô hào bỏ phiếu cho cả hai ứng cử viên Trump lẫn Clinton. Những tin vịt như thế Tòa Thánh khỏi cần đính chính vì nó quá ư vô lý. Nhưng không thiếu các “chuyển sĩ” Công Giáo “giúp phổ biến” rộng rãi trong vòng bạn bè thân thuộc, không cần tìm hiểu xem nguồn của những tin vịt này ở đâu.

Những tin vịt như thế không thể nào “sống sót” nếu người nghe cho là quá phi lý đến không thể chia sẻ với bạn bè người thân.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Phanxicô và đạo đức sinh học Công Giáo
Vũ Văn An
04:45 17/03/2017
Tạp chí Christian Bioethics, tập 21 số 3, phát hành tháng Mười Hai năm 2015 có dành một số đề tài nói về Đức Phanxicô, trong đó có bài tìm hiểu vai trò của ngài đối với nền đạo đức sinh học Công Giáo, tác giả là Ana S. Iltis, thuộc Đại Học Wake Forest, Winston-Salem, North Carolina, Hoa Kỳ.

Một vị giáo hoàng rất khác

Theo Ana, khi Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio được bầu làm giáo hoàng, cả thế giới chăm chú theo dõi. Ngài kế nhiệm Đức Bênêđíctô XVI, từ nhiệm vì lý do sức khoẻ, một vị giáo hoàng được nhiều người coi là bảo thủ. Thực vậy, dưới thời Đức Bênêđíctô XVI, nhiều người được bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng của Tòa Thánh là nhằm duy trì và phục hồi các giá trị, niềm tin và thực hành truyền thống. Như Đức Hồng Y Raymond Burke chẳng hạn, được cử đứng đầu tòa án tối cao của Tòa Thánh, một người từng lớn tiếng chỉ trích Đại Học Notre Dame đã trao tặng Barack Obama bằng tiến sĩ danh dự, dù ông này hết lòng ủng hộ phá thai và hôn nhân đồng tính, ngược với tín lý Công Giáo. Vị Hồng Y này cũng là người lên tiếng cho rằng Thượng Nghị Sỹ John Kerry không nên được rước lễ vì chủ trương phò phá thai của ông ta.

Ana tự hỏi chiều hướng trên liệu còn được tiếp tục hay không, hay Đức Phanxicô sẽ thay đổi nó, và thay đổi ra sao? Dù sao, thế giới cũng đã được giới thiệu một vị giáo hoàng rất khác. Ngài là một tu sĩ Dòng Tên, xuất thân từ Châu Mỹ La Tinh. Người ta lưu ý việc ngài đích thân đi trả tiền phòng và thu lượm hành lý sau khi đã được bầu làm giáo hoàng. Sau đó, ngài từ khước giáo hoàng xa bịt bùng và quyết định sống tại một căn hộ chung cư của Vatican, thay vì tại Tông Điện.
Nhất là ngài đã để người ta phỏng vấn và ăn nói một cách mà thế giới chưa từng thấy vị giáo hoàng nào trước đây nói như vậy. Thí dụ để các nhà báo phỏng vấn thỏa thích trên các chuyến bay, cử hành Thánh Lễ tại một bãi biển Ba Tây, và ăn trưa với các nhân viên Tòa Thánh tại một quán ăn.

Ana tự hỏi: tất cả những điều trên có phải là dấu mốc cho thấy một thay đổi thuộc bản chất hay không và sự thay đổi này có ảnh hưởng chi tới nền đạo đức sinh học Công Giáo?

Theo Ana, một số lời tuyên bố của Đức Phanxicô ngầm cho thấy một sự sẵn lòng muốn ủng hộ các ý niệm tương đối về tốt xấu và thôi không nhấn mạnh tới các giáo huấn luân lý truyền thống liên quan tới các vấn đề xã hội và y khoa. Tuy nhiên, không ai biết chắc chủ trương của Đức Phanxicô ra sao đối với các vấn đề quan trọng của đạo đức sinh học và chủ trương này tác động ra sao đối với Đạo Công Giáo.

Dù thế, cũng đã có một số dấu chỉ khiến người ta hy vọng sẽ có một vài thay đổi nào đó dù không hẳn là thay đổi về giáo huấn tín lý. Thí dụ, năm 2013, trong cuộc phỏng vấn của Eugenio Scalfari, chủ nhiệm tờ La Republica, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “mọi người đều có ý niệm riêng của mình về tốt xấu” và mọi người nên “theo điều tốt và tránh điều xấu theo như mình quan niệm”.

Ngài nói thêm với Ông Scalfari: “Cái xấu trầm trọng nhất hiện đang tác hại lên thế giới là nạn thất nghiệp của người trẻ và sự cô đơn của người già. Người già cần được chăm sóc và tình bè bạn; người trẻ cần việc làm và hy vọng nhưng cả hai đều không có những thứ ấy, và vấn đề là họ không còn tìm kiếm những thứ ấy nữa. Họ bị hiện tại vùi giập. Ông cho tôi hay đi: liệu ông có thể sống mà bị vùi giập dưới sức nặng của hiện tại không? Không có ký ức về quá khứ và không có ước muốn nhìn về tương lai bằng cách xây dựng một điều gì đó, một tương lai, một gia đình? Liệu ông có thể cứ mãi như thế hay không? Với tôi, điều này là vấn nạn khẩn cấp nhất mà Giáo Hội đang phải đối diện”.

Đối với Ana, quan điểm cho rằng các cá nhân phải dựa vào cảm thức tốt xấu riêng của họ và quan điểm cho rằng sự xấu lớn nhất thời ta là thiếu việc làm cho người trẻ và sự cô đơn của người già, hơn là việc liên tiếp hủy hoại mạng sống con người bằng phá thai, rõ ràng cho thấy một loại thay đổi nào đó đối với nền đạo đức sinh học Công Giáo.

Về việc thay đổi không nói tới các cam kết luân lý Công Giáo truyền thống, cũng trong năm 2013, ngài nói với Cha Antonio Sparado, Dòng Tên, như sau: “Ta không thể chỉ nhấn mạnh tới các vấn đề liên quan tới phá thai, hôn nhân đồng tính và việc sử dụng các phương pháp ngừa thai. Điều này không thể được. Tôi đã nói nhiều tới các điều này rồi, và tôi bị chỉ trích vì vậy. Nhưng khi ta nói tới những điều này, ta phải nói tới chúng trong ngữ cảnh.Về vấn đề này, giáo huấn của Giáo Hội rất rõ ràng và tôi là một người con của Giáo Hội, nhưng không cần phải nói tới các vấn đề này mọi lúc. Các giáo huấn tín lý và luân lý của Giáo Hội không tương đương như nhau. Thừa tác mục vụ của Giáo Hội không thể bị ám ảnh với việc chuyển giao một số tín điều rời rạc cần được áp đặt một cách khư khư”.

Ngài nói thêm rằng ta phải tập chú vào “những điều cốt yếu, những điều cần thiết” và Giáo Hội phải “tìm ra một quân bằng mới, nếu không cả tòa nhà luân lý của Giáo Hội chắc chắn sẽ sụp đổ như căn nhà làm bằng những quân bài, mất hết vẻ tươi mát và hương thơm của Tin Mừng”.

Các gợi ý của Đức Phanxicô khi cho rằng các giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về phá thai, ngừa thai, và hôn nhân đồng tính là các giáo huấn “rời rạc” (disjointed) làm những người Công Giáo vốn coi trọng các giáo huấn này như đã được đặt cơ sở vững chãi và rõ ràng trên nền thần học luân lý Công Giáo và trên sự hiểu biết về nhân vị và sự thiện phải ngạc nhiên. Gợi ý cho rằng các giáo huấn này không cốt yếu cũng làm họ ngạc nhiên không kém. Mặt khác, dù Đức Giáo Hoàng cho rằng “ta không thể chỉ nhấn mạnh tới các vấn đề liên quan tới…”, nhưng một số người Công Giáo còn sợ rằng ngài ít khi bàn đến chúng là đàng khác.

Thực ra, Đức Phanxicô có đề cập tới hậu quả kinh hãi của việc phá thai. Thí dụ, trong một bài diễn văn với thế giới vào năm 2014, ngài nhận định rằng “thật là hãi hùng chỉ cần nghĩ tới việc có những trẻ em, nạn nhân của phá thai, chưa bao giờ được thấy ánh sáng mặt trời”. Nếu đúng thế, thì khó mà thấy tại sao người ta không lên án nó một cách rõ ràng và thường xuyên và tại sao lại thôi không nhấn mạnh tới việc thảo luận về nó, vì chỉ cần hạ thấp giọng cũng đủ không giúp người khác nhận thức được giáo huấn về phá thai rồi. Bởi thế, có nhiều lối giải thích về sự im lặng của Đức Phanxicô về các vấn đề này.

Ana cho rằng dù Giáo Hội Công Giáo chưa thấy có sự thay đổi tín lý chính thức nào về các vấn đề nêu trên, nhưng có nhiều dấu chỉ cho thấy có một số giáo huấn về các vấn đề thuộc đạo đức sinh học ít được ai chú ý và bị coi là không quan trọng và gần như không còn thích hợp hoặc đáng tôn trọng nữa. Như John Gallagher đã nhận định, “sự thay đổi đánh dấu một chuyển tiếp từ điều bị cấm đoán qua điều có thể cho phép liên quan đến các vấn đề đạo đức học thường được đánh dấu bằng sự im lặng nhiều hơn là sự công bố”.

Và sự thay đổi về giọng điệu cũng có thể có những hậu quả đáng kể. Thực vậy, một số người thấy các tuyên bố và thái độ của Đức Phanxicô đầy hứa hẹn. Họ muốn Giáo Hội Công Giáo thay đổi. Họ muốn thấy Giáo Hội thừa nhận các giải thích cạnh tranh nhau về sự thiện, một điều nhiều người nghĩ được Đức Giáo Hoàng ủng hộ, căn cứ vào các lời tuyên bố của ngài về tốt xấu. Đối với những ai muốn có sự thay đổi về bản chất, điều họ thấy và nghe được nơi Đức Phanxicô là sự mở cửa đầu tiên để đối thoại. Chưa có một vị giáo hoàng nào gần đây đã để cửa mở như thế, công khai từ khước việc vẽ những đường ranh rõ nét và đưa ra các phán đoán không nao núng chống lại các thực hành bị coi là lỗi thời. Ít nhất, họ cũng thấy nơi Đức Phanxicô một người không nhấn mạnh tới việc nói đến những quan điểm và thực hành mà họ tin là được phép. Các nhận định ngài nói với Đức Hồng Y Timothy Dolan (New York), như chính Đức Hồng Y thuật lại, đã tăng cường quan điểm cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể cởi mở đối với hôn nhân đồng tính. Đức Hồng Y cho biết Đức Phanxicô nói với ngài rằng “thay vì nhanh chóng kết án họ, ta hãy tự hỏi tại sao nó lại lôi cuốn một số người”. Ngài cũng từng nói rằng “nếu một ai đó đồng tính nhưng biết tìm kiếm Thiên Chúa và có thiện chí, thì tôi là ai mà dám phê phán?” Lẽ dĩ nhiên, ngài không nói các hành vi đồng tính và các cuộc kết hợp đồng tính là những điều được phép về phương diện luân lý, và thông điệp đầu tiên của ngài, tựa là Ánh Sáng Đức Tin, một thông điệp phần lớn đã được soạn thảo bởi vị tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđíctô XVI, khẳng định hôn nhân là giữa một người đàn ông và một người đàn bà.

Tuy nhiên, thay vì đặc điểm hóa các nhận định của mình như là để nhấn mạnh giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về đồng tính, ngài đã để ngỏ khả thể này: hoạt động đồng tính không phải là một “vấn đề lớn”. Ana cho rằng: đôi khi, điều không nói ít nhất cũng quan trọng như điều được nói ra, và khi không nói đến sự quan trọng của giáo huấn Giáo Hội về một vấn đề nào đó, người ta có thể cho rằng ngài đã đẩy nó qua một bên. Một số người coi việc này như một nguồn hy vọng lớn lao sẽ có thay đổi quan trọng.

Thay đổi giọng điệu và cách xử sự...

Nhiều người khác tỏ ra lo ngại. Họ cho rằng các giáo huấn luân lý truyền thống có thể bị bãi bỏ không hẳn bằng việc chính thức thu hồi mà bằng cách lãng quên chúng. Ấy thế nhưng, nhiều người khác lại không thấy Đức Phanxicô khởi xướng bất cứ sự cởi mở nào đối với việc thay đổi giáo huấn hoặc thực hành của Giáo Hội Công Giáo. Thay vào đó, họ chỉ thấy sự thay đổi trong nhấn mạnh và xử sự mà thôi. Giáo Hội Công Giáo vốn nói rõ ràng và mạnh mẽ về các vấn đề liên quan tới phá thai, an tử, ngừa thai, và đồng tính luyến ái. Không có điều gì thay đổi ở đây, có thể nói như thế, nhưng Đức Phanxicô muốn người ta chú ý tới các vấn đề luân lý và xã hội đã bị lãng quên. Theo cách nhìn này, không nên coi Đức Phanxicô là người gợi ý muốn thay đổi về tín lý hay giáo huấn, nhưng đúng hơn, ngài muốn mở rộng phạm vi các vấn đề năng được thảo luận và đề cập tới trong chính sách.

Nếu, trên thực tế, điều ở trước mắt chỉ là chuyện thay đổi nhấn mạnh, thì ta sẽ phải làm gì đối với chủ trương cho rằng nên nói ít hơn về những điều mà theo giáo huấn luân lý Công Giáo vốn là tội nặng? Nhất là đứng trước một nền văn hóa chỉ đưa ra các sứ điệp tích cực về phá thai, ngừa thai và an tử, và là một nền văn hóa vốn coi hôn nhân đồng tính là một quyền lợi và là một trong những cách khác nhau con người dùng để biểu lộ tình yêu của họ cho nhau, thì phải chăng đây thực sự là trường hợp Giáo Hội Công Giáo nên nói ít hơn? Há không cần một đáp ứng rõ ràng và nhất quán đối với nền văn hóa thế tục đó sao? Im lặng hay gần như im lặng trước việc người ta công khai hỗ trợ điều bị Giáo Hội Công Giáo coi là tác phong tội lỗi rất có thể bị coi như là đồng lòng với nền văn hóa thế tục hiện hành. Lời nhắn nhe có thể được hiểu như thế này: có thể những điều này không xấu đến thế; chắc chắn không cần nói đến chúng. Nếu đúng thế, thì sứ điệp thế tục đã thắng cuộc rồi. Do đó, việc quyết định không mạnh mẽ lên tiếng chống lại các thực hành này có thể bị coi là âm thầm bỏ cuộc chiến đấu. Một hậu quả như thế rất có thể có những hệ luận quan trọng đối với nền đạo đức sinh học Công Giáo. Thí dụ, các bệnh viện Công Giáo có thể thấy mình ít được Giáo Hội hỗ trợ khi họ tìm cách tuân giữ Các Chỉ Thị về Đạo Đức và Tôn Giáo cho Các Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Công Giáo (Ethical and Religious Directives for Catholic Health Care Services) năm 2009 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Trên thực tế, dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn nói rõ ràng rằng các thực hành mà Giáo Hội Công Giáo cho là có tội nặng như phá thai, an tử, kết hợp đồng tính, và ngừa thai nhân tạo, đều là những điều sai lầm, thì cố gắng của ngài xem ra cũng sẽ không thành công. Dù sao, nhiều người cũng vẫn bị hoang mang bối rối trước cảnh người thì hân hoan khi thấy mình được Đức Giáo Hoàng hỗ trợ quan điểm thay đổi, người khác buồn rầu lo sợ vì mong mỏi sẽ không có thay đổi nào cả.

Tình huống trên hẳn khiến người ta đặt câu hỏi: nhà lãnh đạo phải làm gì trước cảnh hoang mang bối rối như trên? Xem ra không thể nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại không biết gì tới sự kiện: các tuyên bố của ngài về các vấn đề này đang là đầu đề cho nhiều giải thích khác nhau. Một giải pháp có thể là làm sáng tỏ và tránh các kiểu nói trong tương lai khiến người nghe chỉ nghe những điều họ thích nghe.

Có lẽ việc dành chỗ để nghe sứ điệp cách khác nhau là một điều có tính chiến lược. Đức Giáo Hoàng rất có thể không nghiêng về phía làm sáng tỏ vấn đề đối với những người hiểu lầm nó. Nếu đúng như thế, thì tại sao không? Há không thích đáng hay sao khi nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo, để tránh hoang mang bối rối cả cho các tín hữu lẫn những người ở ngoài cuộc, phân định rõ ràng điều Giáo Hội cho là mình biết chắc đó là sự thật? Nếu lời lẽ của ngài bị bóp méo bởi những người mong có sự thay đổi về bản chất, thì tại sao nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo lại chấp nhận lối giải thích ấy thay vì lên tiếng một cách rõ ràng?

... Để phúc âm hóa

Dĩ nhiên, theo Ana, chúng ta không thể biết chắc chắn trăm phần trăm đâu là ý định hay mục tiêu của Đức Phanxicô. Có thể, lý do khiến ngài nước đôi (equivocation) liên hệ tới mong ước của ngài muốn đem những người Công Giáo bỏ đạo trở về với Giáo Hội. Việc nhấn mạnh tới lòng thương xót và ý muốn không nhấn mạnh tới một số giáo huấn luân lý ít được lòng người rất có thể là một cố gắng mở cửa lều để đưa các người Công Giáo bỏ đạo “trở về nhà”, khuyến khích những người bỏ đi quay trở lại vì họ đã bác bỏ một số giáo huấn chuyên biệt nào đó của Giáo Hội hoặc vì họ cảm thấy bị ngột ngạt hoặc khó chịu cách nào đó. Nếu đúng như thế, người ta có thể hỏi có phải Đức Giáo Hoàng Phanxicô dụ người ta trở lại chỉ để sau đó nhắc nhở họ rằng đây vẫn là Giáo Hội họ đã bỏ đi, hay đây là Giáo Hội đã được cải tổ mới mẻ. Họ trở lại với thứ Giáo Hội nào? Với Giáo Hội sẽ không nói tới các điều họ không thích nhưng thay vào đó, tập chú vào các đề tài được lòng người hơn như công bằng xã hội để làm cho nhiều người càng hay cảm thấy dễ chịu? Nếu thế, phải chăng lời muốn nhắn nhe là: các giáo huấn không được ưa thích kia không hẳn là quan trọng hay sao? Giữa cảnh người ta ít lưu ý nhất tới các vấn đề này, có lúc nào, các giáo huấn này biến đi hay không? Liệu có còn số đông đáng kể người Công Giáo nào biết rằng Giáo Hội của họ từng coi phá thai và an tử là những điều xấu lớn lao hay chăng? Liệu họ có hiểu Giáo Hội vốn có giáo huấn về việc sử dụng các phương tiện ngừa thai và các hình thức khác nhau của kỹ thuật sinh sản vốn tách rời các khía cạnh kết hợp và sinh sản của hôn nhân ra khỏi nhau hay không?

Ai cũng đã rõ nhiều người Công Giáo bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội họ về ngừa thai, về việc sử dụng các kỹ thuật sinh sản đa dạng như thụ thai trong ống nghiệm, phá thai, và nhiều vấn đề khác liên quan tới đạo đức sinh học. Với thời gian, nếu những điều này “không được nhấn mạnh” nữa, liệu họ có còn biết thực ra Giáo Hội Công Giáo dạy gì về các vấn đề này? Nếu lòng thương xót được theo đuổi mà phải giữ im lặng hay phải lưu ý tới các vấn đề khác, liệu giáo huấn này có mất đi hay không? Người bỏ đạo không hề được cho biết: các anh đã phạm tội, các anh hãy hồi tâm, ăn năn thống hối, và trở về nhà. Thay vào đó, xem ra họ được cho biết: đừng lo lắng gì cả, đây là một Giáo Hội nhân đạo hơn, nhân từ hơn và không phê phán; Giáo Hội này khác với Giáo Hội các anh đã bỏ đi. Liệu, với thời gian, thứ ngôn từ này có thay đổi nền đạo đức sinh học Công Giáo hay không? Đó là những câu hỏi mà các cộng tác viên của tờ Christian Bioethics trong số báo trên cố gắng thăm dò.

Theo tác giả John Gallagher trong bài “Pope Francis’ Potential Impact on American Bioethics”, người ta phải hiểu tác động của Đức Phanxicô đối với đạo đức sinh học trong bối cảnh các mục tiêu và quan tâm hàng đầu của ngài. Ngài không tập chú vào các vấn đề đạo đức sinh học. Trước hết và trên hết, ngài tập chú vào việc phúc âm hóa, hiểu như việc bầy tỏ cho người khác biết tình yêu của Chúa Kitô để họ cũng cảm nghiệm được tình yêu này và tìm được ý nghĩa và mục đích cho đời họ. Gallagher cho rằng hiểu được sự ưu tiên hóa việc truyền giảng Tin Mừng này sẽ đem lại nhiều hệ luận cho nền thần học của Đức Phanxicô. Và chính vì vậy, Đức Phanxicô sẽ lên khuôn cho nền đạo đức sinh học Công Giáo. Tác giả này nhận định thêm rằng sự im lặng tương đối của Đức Phanxicô đối với một số giáo huấn luân lý chuyên biệt cũng sẽ lên khuôn cho quan điểm Công Giáo về các vấn đề này, vì im lặng có thể dẫn người ta tới chỗ coi những thực hành từng bị cấm nay trở thành được phép.

Joseph Boyle thì khảo sát các tuyên bố có giới hạn của Đức Phanxicô liên quan tới các vấn đề đạo đức sinh học và cho rằng, trái với các mô tả của truyền thông thế tục, hiện không có một thay đổi nào sắp tới trong giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về đạo đức sinh học. Ấy thế nhưng “sẽ có những thay đổi trong văn phong và nhấn mạnh về đạo đức học sinh học Công Giáo” phản ảnh “các ưu tiên của ngài đối với Giáo Hội”. Giống Gallagher, Boyle cũng cho rằng tập chú của Đức Phanxicô là phúc âm hóa và ông tìm hiểu tác động của việc này đối với đạo đức sinh học. Theo ông, Đức Giáo Hoàng sẽ không bác bỏ hay xét lại các giáo huấn Công Giáo về các vấn đề đạo đức sinh học nhưng thay vào đó, sẽ “đặt giáo huấn luân lý và thực hành Kitô Giáo vào một bối cảnh bao quát hơn là hành động cứu chuộc của Chúa Giêsu và công bố chúng một cách hữu hiệu trong việc phúc âm hóa”...

Nền luân lý Kitô Giáo phải được đặt trong một bối cảnh rộng hơn, chứ sứ điệp Kitô Giáo không thể bị trình bầy “như một mớ tín lý và qui luật không liên hệ gì với nhau”. Theo Boyle, điều phải quan tâm là các lực lượng thế tục ở bên ngoài, tức các lực lượng luôn bác bỏ giáo huấn Công Giáo, có thể “đặt ra nhiều đe dọa có tính thúc đẩy nhằm vào việc phúc âm hóa cải tiến”. Điều này khiến chúng ta phải tự hỏi một lần nữa rằng liệu quyết định không nhấn mạnh tới các giáo huấn luân lý và tín lý và đưa ra các tuyên bố cho phép người ta có cớ để giải thích là được phép các thực hành xưa nay vốn bị Giáo Hội Công Giáo bác bỏ có thể sẽ đặt các giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề đạo đức sinh học vào thế nguy hiểm hay không.

Một chiến lược gây nghi vấn

Giống như Bolyle, khi chuyên biệt chú tâm vào giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về phá thai, Christopher Tollefsen cho rằng Đức Phanxicô “vẫn giữ sự liên tục với các vị tiền nhiệm của ngài”. Nhưng, dù tin rằng không có lý do gì để dự ứng bất cứ sự thay đổi nào trong giáo huấn của Công Giáo về phá thai, Tollefsen vẫn nhận rằng “phong cách thỏa hiệp của Đức Phanxicô và một số nhận xét cụ thể của ngài về chủ đề này khiến một số người cho rằng ngài không quan tâm tới việc phá thai như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chẳng hạn hay ngài muốn thôi không nhấn mạnh tới vấn đề này trong Giáo Hội nói chung”. Tollefsen cho rằng các nhận xét của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về phá thai khiến người ta thắc mắc về sự cam kết của ngài đối với giáo huấn của Giáo Hội vốn là “một phần trong chiến lược rộng hơn nhằm đương đầu với các vấn đề luân lý gây đau đầu nhất của xã hội ngày nay”. Theo Tollefsen, dù có một kế hoạch, chiến lược của Đức Giáo Hoàng có tạo ra nghi vấn. Phương thức của Đức Giáo Hoàng có đủ không? Có đủ không khi tập chú vào vai trò của thương xót và vai trò cứu độ của Chúa Kitô mà không cần xem xét vấn đề “vào nước Trời cần có sự ăn năn”? Ông cho hay: khi nhấn mạnh tới tình yêu và thương xót, ta phải nhìn nhận rằng “mối nguy hiểm của việc thỏa hiệp mà thiếu lời giảng về Nước Thiên Đàng trong đó, mọi tạo vật sẽ được cứu chuộc mãi mãi nhưng người ta cũng có thể vĩnh viễn bị loại khỏi, không phải là điều không quan trọng”. Lời kêu gọi ăn năn thống hối là lời kêu gọi cốt yếu, và không có nó, sứ điệp của Đức Giáo Hoàng có thể bị hiểu lầm.

Còn Mary Margaret Mooney, PBVM, thì nhận định rằng phong thái của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kéo được sự chú ý đáng kể, nhưng bất cứ gợi ý nào cho rằng ngài sẽ thay đổi bản chất của các giáo huấn Công Giáo về các vấn đề như phá thai đều sai lầm. Thay vào đó, bà cho rằng, tập chú của ngài là về “việc công bố tin mừng” và về “công bằng xã hội” thay vì “các phong thói tính dục và việc sinh sản”. Bà cho rằng việc thay đổi tập chú này “kêu gọi sự chú ý đối với các vấn đề gây tác động tới đời sống của nhiều người hơn là việc phá thai, thụ thai trong ống nghiệm, và kết hợp đồng tính cộng lại” mà không loại bỏ đạo đức học tính dục và sinh sản ra khỏi việc xem xét luân lý. Đồng thời, bà ghi nhận rằng một số nhận xét của Đức Giáo Hoàng trong các khung cảnh chính thức và không chính thức cho thấy “quả có chỗ để khảo sát các vấn đề mà trước đây không lâu được coi là đóng kín. Đã có chứng cớ cho thấy có một sự chuyển động từ chủ trương ‘tâm trí tôi đã nhất định; đừng làm phiền tôi với các sự kiện’ qua ‘bạn nghĩ gì về điều này?’”. Chúng ta chưa biết việc này sẽ dẫn tới đâu trong tương quan với tương lai đạo đức sinh học, nhưng sự cởi mở này cộng với “việc ngài nhấn mạnh tới việc kính trọng người nghèo và việc phân phối các tài nguyên cách hợp tình hợp lý” cho thấy nền đạo đức sinh học của Công Giáo sẽ không y nguyên sau thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Cha Joseph Huneycutt coi sự cởi mở trên như lời mời “nền đạo đức sinh học Công Giáo bước một bước ra khỏi các vấn đề về tính dục, sinh sản, và phá thai, và cả việc quyết định chấm dứt sự sống… các chủ đề vốn chạm trán với nền văn hóa thế tục hiện hành”. Ngài còn cho rằng các nhận định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tạo ra sự mơ hồ không những nơi các phương tiện truyền thông thế tục, mà, quan trọng hơn, còn cả nơi các tín hữu nữa. Khi đưa ra các tuyên bố “mây mờ” (nebulous), Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tạo không gian cho người ta suy đoán, và sự suy đoán này tạo ra mơ hồ lẫn lộn. Theo cha, sự mơ hồ lẫn lộn này, cộng với lời mời gọi bước ra khỏi các giáo huấn luân lý của Giáo Hội nào xa lạ đối với nền luân lý thế tục, sẽ gây nhiều hậu quả sâu xa đối với “bộ mặt của nền đạo đức sinh học Công Giáo”.

Bốn đóng góp cuối cùng của số báo trên đồng ý với nhận định của Cha Huneycutt khi cha cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có tiềm năng biến đổi nền đạo đức sinh học Công Giáo một cách có ý nghĩa. Mark J. Cherry cho rằng “nhiều tuyên bố công khai của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về đạo đức sinh học… dường như đã chấp nhận… một chủ trương tránh việc trực tiếp nhấn mạnh tới quan điểm thần học luân lý chân thực về phương diện khách quan”. Khi đưa ra các tuyên bố về các vấn đề luân lý “mà không nhấn mạnh chút nào tới sự chắc chắn của tín lý” và khi cởi mở đối với các chủ trương mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, Đức Giáo Hoàng có thể đang làm sói mòn đặc điểm hiện thời của nền luân lý và đạo đức sinh học Công Giáo. Cherry lý luận rằng mặc dù Đức Giáo Hoàng “cho tới nay, trên nguyên tắc (de jure), vẫn minh nhiên tránh thay đổi các cam kết tín lý và luân lý” bằng cách tránh nói tới các chủ trương không đúng về phương diện chính trị liên quan tới các chủ đề như phá thai, ngài đang để cho các giáo huấn “từ từ sói mòn đi và bị quên khuấy nơi người Công Giáo” vì “các thay đổi trong cung giọng nói năng cũng có thể dẫn tới những thay đổi có tính nền tảng”.

Bruce Foltz và Peter Schweitzer lý luận rằng các hành động và các tuyên bố của Đức Giáo Hoàng nêu lên “những câu hỏi về sự thành thật”. Lưu ý tới các điển hình vốn soi sáng cái hiểu của Đức Phanxicô về chân giả, Foltz và Schweitzer đã mở một cuộc thảo luận về “sự thật nước đôi” (double truth) và các hình thức của nó. Họ cho rằng việc Đức Giáo Hoàng sử dụng sự thật nước đôi và điều được Foltz và Schweitzer gọi là “sự thật nuớc đôi đảo ngược” và “sự thật nước đôi kép” (double double truth) đặt nội dung nền luân lý và đạo đức sinh học Công Giáo vào thế lâm nguy. Cho dù ngài có muốn duy trì và truyền bá các giáo huấn luân lý của Giáo Hội Công Giáo về các vấn đề liên quan tới đạo đức sinh học và có đưa ra các tuyên bố có thể được giải thích một cách cạnh tranh nhau nhằm lôi kéo người ta đi chăng nữa, thì con đường này vẫn đầy rẫy nguy hiểm. Các cố gắng nhằm làm an tâm loại này dẫn tới mơ hồ lẫn lộn thay vì dẫn tới sự rõ ràng. Thay vì dành chỗ cho mơ hồ lẫn lộn, theo Foltz và Schweitzer, Đức Phanxicô cần phải rõ ràng: “vào các thời điểm có nguy hiểm lớn lao, sự rõ ràng trong phán đoán và trong ngôn từ là điều cần thiết. Những thời điểm ấy đem lại một cơ hội, đúng hơn một mệnh lệnh, phải đồng thanh nhất trí lên tiếng rõ ràng, và định nghĩa lời sự thật cho cả số đông lẫn số ít. Người ta mong đợi điều này nơi các nhà lãnh đạo, cả phần đời lẫn phần đạo".

Bất cứ nhà lãnh đạo nào làm dễ dàng hệ thống nghe điều bạn muốn nghe đều có nguy cơ dẫn người ta ra xa chứ không tới gần sự thật.

Trong bài phân tích sau cùng của mình về bài diễn văn hồi tháng 11 năm 2014 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô với các y sĩ Ý, Maurizio Mori cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói một số điều đúng về giáo huấn Công Giáo đối với việc phá thai nhưng cũng nói một số lầm lẫn quan trọng khiến ngài khác với truyền thống Công Giáo. Theo Mori, sự khác biệt này nói lên khá nhiều. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nổi tiếng giữ im lặng về các vấn đề đạo đức sinh học, và trong bài diễn văn này, ngài nói rõ ràng rằng truyền thống Công Giáo bác bỏ phá thai, một tuyên bố được nhiều người coi như lời xác nhận rằng ngài sẽ không thay đổi một cách triệt để các giáo huấn luân lý Công Giáo về các vấn đề đạo đức sinh học. Nhưng theo Mori, lời giải thích được ngài đưa ra về lý do tại sao phá thai sai lầm thì lại đi ra ngoài truyền thống Công Giáo. Mori cho rằng vấn đề chính là Đức Giáo Hoàng Phanxicô bảo rằng phá thai sai lầm vì các khoa học gia nói với chúng ta: có một sự sống hiện diện trong tử cung. Ngài nói: phá thai không phải là một vấn đề triết lý hay tôn giáo mà là một vấn đề khoa học. Mori cho rằng khi biến phá thai thành một vấn đề khoa học và từ bỏ các lý lẽ triết lý và tôn giáo chứng minh phá thai sai lầm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mở cửa cho việc thay đổi. Các khám phá khoa học trong các thời gian qua đã thay đổi nhiều chủ trương đã thành nhất định trước đây, và cùng việc này có thể diễn ra ở đây. Hơn nữa, khi từ bỏ các cam kết triết lý của truyền thống Công Giáo, Đức Giáo Hoàng đã “chạm trán” với truyền thống Công Giáo, trong đó, có các văn kiện do thánh bộ Giáo Lý Đức Tin ban hành. Mori chỉ rõ nhiều điều không rõ ràng trong chủ trương của Đức Phanxicô, khiến ông kết luận rằng việc làm của Đức Phanxicô kém xa việc làm của Đức Gioan Phaolô II.

Sau cùng, H. Tristram Engelhardt, Jr., cho rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khởi diễn một thay đổi có tính cách mạng trong cách nói năng thần học chủ yếu của Đạo Công Giáo… mà không nói rằng ngài đã làm việc này”. Sự thay đổi khá quan trọng này, theo Engelhardt, có thể có nghĩa như sau: “Đạo Công Giáo đang rút lui khỏi vị trí trung tâm mà nó từng đảm nhiệm xưa nay trong cuộc chiến tranh văn hóa qua việc bảo vệ các quan điểm Kitô Giáo truyền thống liên quan tới tính dục, sinh sản, hôn nhân vốn đặt Đạo Công Giáo vào thế xa lạ đối với nền văn hóa thế tục”.

Tầm quan trọng của sự thay đổi trên có thể không được lượng giá vì nó được thi hành trong một tinh thần hiền hòa, mục vụ, khiến người ta không nhìn thấy sự “suy nghĩ yếu kém” hay “nền thần học yếu kém”. Engelhardt cho rằng không bao giờ nên bỏ qua các hệ luận của việc thay đổi ngôn từ của Đạo Công Giáo và do đó của nền đạo đức sinh học của Giáo Hội.

Số báo Christian Bioethics nói trên làm nổi bật một số viễn ảnh về điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô có nghĩa ra sao đối với tương lai của nền đạo đức sinh học Công Giáo. Ngay đối với những người cho rằng ngài không chủ ý thay đổi bất cứ giáo huấn luân lý nào của Giáo Hội Công Giáo mà đúng hơn ngài chỉ muốn đem các vấn đề mới lên hàng đầu và đem đoàn chiên trở lại chuồng chiên, các điểm mơ hồ của ngài xem ra không làm người ta thoải mái. Cũng những điểm mơ hồ này đang được coi là có nhiều hứa hẹn đối với những người mong thấy có sự thay đổi, vì họ tin rằng đây là việc mở cửa cần thiết và chưa từng có cho tới nay. Tương lai của nền đạo đức sinh học Công Giáo đang được khai triển dưới triều Đức Phanxicô, và với thời gian, ta sẽ thấy những tiên đoán nào, những hy vọng nào hay những sợ sệt nào thành sự thật.
 
Thánh Giuse, người sống lòng đạo đức.
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:17 17/03/2017
Thánh Giuse, người sống lòng đạo đức.

Trong kinh cầu Thánh Giuse có lời ca tụng: „ Ông Thánh Giuse cực khôn cực ngoan.“

Không có sử sách nào viết nói về lai lịch cuộc đời Thánh Giuse. Nhưng trong Kinh thánh nơi phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo và theo Thánh Luca có nói đến Thánh Giuse, khi thuật về cuộc đời thơ ấu và niên thiếu của Chúa Giêsu.

1. Giuse người có lòng nhân đạo, tình người

Thánh sử Mattheo viết về Thánh Giuse: là người công chính. ( Mt 1,19).

Theo luật thời đó Giuse có quyền công khai tố giác Maria, vì khi cưới Maria về, Ông nhận ra Maria đã có thai. Khi tố cáo như vậy, chắc chắn người phụ nữ Maria sẽ bị luật pháp lúc đó luận tội kết án, bị xỉ nhục…

Nhưng Giuse đã không hành xử theo luật pháp, mà theo lương tâm của một con người lành mạnh vừa có lý trí suy nghĩ và trái tình cảm của lòng yêu mến.

Chắc chắn Giuse suy nghĩ dù sao Maria cũng là một tạo vật, một con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Đã là con người và chính mình cũng là một con người trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa, thì phải được bảo vệ tôn trọng về thể xác cũng như danh dự tinh thần. Có như thế mới xứng đáng là hình ảnh con Thiên Chúa.

Suy nghĩ như thế, Giuse đã đi đến quyết định chỉ muốn âm thầm kín đáo rời bỏ Maria. Làm như thế vừa bảo vệ tôn trọng đời sống thể lý và tâm lý cho người phụ nữ Maria không bị luật pháp kết tội luận phạt chê trách. Và chính Giuse cũng không bị sống vướng mắc trong lương tâm cắn rứt làm sự xấu, làm hại sự sống cùng thanh danh người khác…

Như vậy có thể nói được: Giuse đã sống theo lương tâm một người đạo đức có lòng nhân đạo và tình người.

2. Giuse, người dọn đường cho con đường ơn cứu độ

Ngày xưa thời Cựu ưước, Giuse con Tổ phụ Giacóp bị anh em bán sang nước Aicập. Cuộc đời lưu lạc của Giuse thứ nhất đã trở nên người cứu dân Ai Cập và cả dân Israel trong đó có gia tộc Giacóp khỏi bị đói . Vì nạn mất mùa kéo dài bẩy năm liên tiếp ở vùng Trung Đông lúc đó.

Sau đó hằng chục năm, có thể hằng thế kỷ, sống lưu lạc bị đầy đọa bên Ai Cập, Thiên Chúa đã ra tay cứu độ cho dân Israel trở về quê hương đất Thiên Chúa hứa ban.

Sau khi Chúa Giêsu sinh ra, Thiên Chúa bảo Giuse đem gia đ̣ình trốn tỵ nạn sang Ai Cập ( Mt 2,13.)… Chắc chắn Giuse cũng đã có suy nghĩ do dự về lịch sử ngày xưa dân Israel mình đã sang sinh sống bên đó, bị đối xử là nô lệ, và sau cùng đã lên đường xuất hành trở về quê hương Israel, mà bây giờ Thiên Chúa lại bảo phải đi sang đó tỵ nạn sống đời tha hương…thế có nghĩa là gì???

Suy nghĩ do dự đắn đo. Nhưng Giuse cũng đã lên đường đem gia đình sang Ai Cập sống đời tỵ nạn, như Thiên Chúa qua Thiên Thần hướng dẫn chỉ bảo.

Dân Israel theo lời kêu gọi của Ngôn sứ Mose như Thiên Chúa cứu dân khỏi cảnh nô lệ đã lên đường xuất hành trở về quê hương Israel.

Giuse can đảm nghe lời Thiên Thần thúc dục theo lệnh của Thiên Chúa lên đường xuất hành lần thứ hai đem gia đình, Chúa Giêsu và đức mẹ Maria trở về quê hương Nazareth nước Israel.

Và như thế chương trình cứu độ của Thiên Chúa ngày xưa gọi dân Israel ra khỏi Ai Cập về quê hương, giờ đây gọi Con của Ngài là Chúa Giêsu cũng ra khỏi Ai cập về quê hương Israel, Người mang ơn cứu rỗi cho nhân loại. ( Mt 2,15)

Giuse đã can đảm là người dọn đường cùng cộng tác vào chương trình con đường ơn cứu độ của Thiên Chúa cho nhân loại qua Chúa Giêsu Kitô.

Và như thánh sử Mattheo viết gia phả Chúa Giêsu thuộc dòng dõi vua David, và Giuse, người cha nuôi Chúa Giêsu trên trần gian cũng là con cháu dòng dõi vua David. ( Mt 1, 1-22).

3. Lòng tôn kính Thánh Giuse trong hội Thánh Công Giáo

Theo lịch sử lòng sùng kính Thánh Giuse có từ thế kỷ 9. bên Hội Thánh Đông phương từ năm 850 vào ngày 19.03. hằng năm. Chọn ngày 19.03. làm ngày lễ mừng kính Thánh Giuse với hậu ý thay thế hay “rửa tội“ cho ngày lễ kính thờ Thần Minerva, một vị nữ Thần của dân Roma quan thầy bảo trợ việc lao động chân tay.

Đức Giáo Hoàng Sixto IV. năm 1479 công nhận ngày 19.tháng Ba hằng năm là ngày mừng kính chính thức Thánh Giuse. Và từ năm 1621 ngày mừng kính Thánh Giuse được ghi chếp trong lịch phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo.

Năm 1670 Đức Giáo Hoàng Clemente X. đã nâng ngày mừng kính Thánh Giuse lên hàng ngày lễ trọng. Năm 1714 Đức Giáo Hoàng Clemente XI. đã cho soạn thảo các lời nguyện lễ nghi phụng và kinh nhật tụng riêng cho ngày lễ kính Thánh Giuse.

Đến thời Đức Giáo Hoàng Benedicto XIII. tên Thánh Giuse được liệt kê vào Kinh cầu các Thánh.

Đức Giáo Hoàng Pio IX. đã công bố chọn Thánh Giuse làm quan thầy toàn Hội Thánh Công Giáo.

Năm 1955 Đức Giáo Hoàng Pio XII. đã lấy ngày 1. Tháng năm hằng năm là ngày lễ kính Thánh Giuse lao động.

Và trong Hội Thánh Công Giáo nhiều người đàn ông xưa nay chọn Thánh Giuse là vị Thánh quan thầy cho mình, và cả những hội đoàn, Dòng tu nam nữ và nhiều Giáo phận trên thế giới nữa.

////////////////////////////////////////

Thánh Giuse là một người có vị thế hầu như lu mờ đứng trong bóng rợp bên cạnh, bên lề. Ông là người được dùng trong những trường hợp cần sự giúp đỡ. Nhưng hoàn toàn giữ yên lặng không lý sự nói lời nào.

Thánh Giuse là người được Thiên Chúa luôn luôn dùng với những chỉ bảo sai đi mới lạ gây ngạc nhiên cho ông, lên đường ra đi và trở lại…Nhưng với lòng can đảm tin tưởng chấp nhận phiêu lưu mạo hiểm.

Thánh Giuse nghe Thiên Chúan phán bảo, Ông suy nghĩ do dự. Nhưng sẵn sàng vâng mệnh Thiên Chúa phán bảo.

Đó là điều mầu nhiệm ẩn dấu nơi con người Giuse thành Nazareth nước Isarael: người có nếp sống lòng đạo đức nhân đạo tình người.

Lễ mừng kính Thánh cả Giuse 2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Cuối Đông
Thérésa Nguyễn
18:33 17/03/2017
HOA CUỐI ĐÔNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Tạ ơn mưa nắng hài hoà
Cuối Đông đồng cỏ Xuân hoa đã về.
(tn)
 
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 17/03/2017: Những cái chết về đêm tại Manila, Phi Luật Tân
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:28 17/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong nhiều tháng qua, căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Giáo Hội Công Giáo tại Phi và chính quyền nước này vì Giáo hội đã lên tiếng chống đối chính sách giết người bừa bãi trong chiến dịch chống ma túy của tổng thống Duterte.

Tình hình đã trở nên càng lúc càng khó khăn vì Quốc Hội nước này ngày càng tỏ ra đứng về phía tổng thống Duterte mặc dù đa số các thành viên Quốc Hội là người Công Giáo.

Thật vậy, mặc dù có sự chống đối mạnh mẽ từ hàng giáo phẩm Giáo Hội Công Giáo, các nhà lập pháp ở Phi Luật Tân đã bỏ phiếu khôi phục lại án tử hình với tỷ số áp đảo là 216 trên 54. Rõ ràng việc thông qua luật này là một sự ủng hộ cho chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte. Đến nay, đã xảy ra khoảng 8,000 vụ tử hình không cần xét xử đối với của những người bị nghi ngờ buôn bán ma túy.

Trong chương trình này, Trúc Ly xin điểm qua một vài thực trạng trong chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Duterte.

Trong video clip có tựa đề “Police Fake Evidence in Philippines’ Drug War Killing”, nghĩa là “Cảnh sát nguỵ tạo các bằng chứng trong những vụ giết người trong cuộc chiến chống ma túy”, tổ chức Human Rights Watch cho biết như sau:

Trong một chương trình truyền hình, ông Duterte nói:

“Chiến dịch của tôi chống ma túy sẽ không dừng lại cho tới khi kẻ buôn ma túy cuối cùng và trùm ma tuý cuối cùng bị tiêu diệt.”

Hơn 7,000 người đã bị giết trong cái gọi là “cuộc chiến chống ma túy”.

Cảnh sát thường ngụy tạo các bằng chứng để biện minh cho các vụ giết người bất hợp pháp của họ.

Khắp cùng thành phố Manila, ở hiện trường của những vụ giết người này, súng thường được tìm thấy kế bê thi thể của những nghi can và cảnh sát nói rằng họ đã chạm súng với một nghi can buôn bán ma túy có vũ trang.

Một viên cảnh sát nói:

“Hắn ta móc súng ra, cây súng mà chúng ta thấy trong tay hắn. Nhưng không may là hắn ta bị bắn chết.”

Ông Peter Bouckaert của Human Rights Watch nói:

“Các cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy những phiên bản của cảnh sát trong các câu chuyện này thực sự là không đáng tin cậy. Hết lần này đến lần khác, các nghi can thường bị bắn sau khi họ đã bị cảnh sát bắt, và sau đó súng ống cũng như ma túy được đặt trên người họ.

Một thanh niên đã bị cảnh sát bắn chết tại đây trong cái mà họ gọi là một “buy-bust”, nghĩa là một người cảnh sát chìm giả làm người mua ma tuý, rồi cuối cùng hai bên bắn nhau.

Nhưng khi chúng tôi đến đây, một nóm thanh niên đến gặp chúng tôi và thì thào rằng họ đã thấy cảnh sát đặt súng vào tay của nạn nhân.”

“Khi đám đông bắt đầu tụ họp và các phương tiện truyền thông đến, một cây súng thình lình xuất hiện”

“Anh ta nằm xuống, chết rồi. Tay anh ta hướng về hướng này. Khẩu súng thì nằm cách đó cả mấy tấc”

“Các thanh niên này cho chúng tôi thấy hình ảnh thi thể nạn nhân chính xác như chúng tôi thấy đêm qua, nhưng không có khẩu súng nằm kế bên”

“Phương thức tấn công diễn ra như sau, mỗi cộng đồng phải đưa ra một danh sách những người nghiện ma túy thường được gọi là ‘danh sách theo dõi’, và từ danh sách này, người ta chhọn ra những người cho các cuộc hành quân cảnh sát hay họ đơn giản là bị giết bởi những tay súng bí mật.”

Một người có đứa con gái bị giết nói:

“Họ xông đến che kín mặt. Bẩy người tất cả. Họ đều là những người to con.”

Một khác có hai người con trai bị giết nói:

“Họ bịt mặt con tôi bằng khăn của nó. Họ trói nó bằng băng keo trước khi đưa xuống thang. Họ đánh đấm nó dữ dội và đưa lên xe. Aljon la lên ‘Mẹ ơi cứu con!’ Tôi cố theo họ nhưng họ nói ‘Đừng đi theo chúng tôi nếu không bà sẽ là người kế tiếp’.

Một số những kẻ bịt mặt là cảnh sát chìm, hay những tay du côn hoạt động cho cảnh sát.

Người mẹ có đứa con gái bị giết nói:

“Tôi thấy con tôi nằm trên đất. Tôi ôm nó. Nhưng nó không còn chút hơi thở nào. Có phải đây là tất cả những điều chính quyền Duterte này muốn làm? Đó là giết người nghèo? Có phải chúng tôi bầu cho ông ta để như thế không?”

Tổng thống Duterte thề sẽ tiếp tục cuộc chiến chống ma túy của ông ta cho đến hết nhiệm kỳ vào năm 2022.

Vai trò của ông ta trong những vụ giết người này có thể dẫn đến việc ông ta phải chịi trách nhiệm về những tội ác chống nhân loại.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cũng trong trào lưu chống lại Giáo Hội Công Giáo, hôm 10 tháng Ba, chủ tịch Hạ Viện là Pantaleon Alvarez, người đã từng mô tả các giám mục là một đám “dối trá”, tuyên bố là các trường thuộc sở hữu cuả Giáo Hội nên bị đánh thuế để cải thiện số thu của chính phủ.

Các quan sát viên nhận xét rằng đây là một đòn nhằm trả thù Giáo Hội Công Giáo của Duterte.