Ngày 15-03-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Nhìn lên Thánh giá
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:47 15/03/2012
Chúa nhật 4 mùa chay B

Hình ảnh con rắn xuất hiện ngay từ những trang đầu của sách Sáng thế (x. St 3) và được nhắc lại trên 40 lần. Kinh Thánh trình bày về rắn với cả hai ý nghĩa tốt và xấu. Phần nhiều rắn mang ý nghĩa xấu, rắn được đồng hóa với chính Satan, thủ lãnh của ma quỉ đã dụ dỗ nguyên tổ phạm tội (x. St 3, 1-15). Đôi khi, rắn được trình bày với ý nghĩa tốt như là biểu tượng của sự khôn ngoan: " Hãy khôn ngoan như con rắn!" (Mt 10,16), rắn đồng cứu người trong sa mạc (Ds 21, 4-9).

Trong truyền thuyết Hy Lạp, Thần Chữa Bệnh có tên là Asklepios được biểu tượng bằng con rắn. Ngày nay, hình con rắn quấn quanh cây cột được dùng làm biểu tượng cho ngành Dược và ngành Y. Hai ngành khoa học nghiên cứu và chữa trị bệnh tật cho con người.

Biểu tượng của ngành Y Dược cũng còn bắt nguồn từ một biến cố trong Kinh Thánh “con rắn đồng được giương cao” với ý nghĩa: Thiên Chúa cứu độ con người.

Ý nghĩa cứu độ bắt đầu bằng những biến cố trên đường về miền đất hứa. Trong sa mạc, người Do thái đã phạm tội thờ thần ngoại và đúc bò vàng để thờ lạy, họ hay phàn nàn kêu trách Chúa. Họ bị phạt nặng. Đức Chúa để cho rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Họ sợ hãi xin ông Môsê cứu chữa. Ông Môsê khẩn cầu cho dân. Đức Chúa nói với ông : "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống". Ông Môsê “làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống" (Ds 21, 4b-9).

Rắn đồng được giương lên cao, người bị rắn cắn nhìn vào được chữa lành. Đó là cái nhìn của lòng tin. Sách Khôn Ngoan giải thích (để tránh lối giải thích ma thuật): "Hễ ai nhìn lên thì được cứu vớt, cứu không phải do vật được nhìn, mà do Chúa, Đấng Cứu Độ của mọi người" (Kn 1, 6-7). Nhìn lên con rắn đồng là biểu hiệu một lòng tin vào Thiên Chúa, niềm tin từ bên trong phát xuất ra bên ngoài bằng cái nhìn, nhờ đức tin mà Chúa đã cứu họ. Thiên Chúa yêu thương tha thứ và ban ơn. Ngài cứu sống dân dù họ đã từng bất trung, oán trách, nổi loạn chống đối.

Và đó là ý nghĩa của lời Đức Giêsu nói với ông Nicôđêmô trong Tin Mừng hôm nay :“Ngày xưa, Môsê treo con rắn đồng thế nào thì Con Người sẽ bị treo lên như thế, để nhờ đó những ai tin nhận sẽ được cứu rỗi”. Chúa ý ám chỉ Người sẽ chết cách nào, sẽ bị treo lên thập giá đau thương. Ở đây, sự so sánh nằm ở từ "treo lên”; Đức Giêsu bị treo lên cây thập giá, cũng như con rắn đồng bị treo lên trước toàn dân. Và ở từ "sống”. Ai bị rắn độc cắn trong hoang địa, nếu nhìn lên con rắn đồng sẽ được cứu sống; những ai tin và tìm kiếm sự sống vĩnh cửu, sẽ tìm thấy trong Đức Giêsu. Người ban sự sống. Không phải sự sống nhân tính, mà “sự sống vĩnh cửu”. Ân huệ vô biên đó là do: "Thiên Chúa yêu thương”.

Khi nói Người sẽ bị treo lên như con rắn đồng của Môsê, Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy nhìn lên Thập giá để thấy được tình yêu bao la của Thiên Chúa. Thập giá là tột cùng của đau khổ và ô nhục, nhưng Thập giá lại là biểu hiện tuyệt vời của một tình yêu cao cả. Nhìn lên Đức Giêsu bị treo trên Thập giá để con người nhận biết thân phận tội lỗi và từ đó tin vào tình thương của Thiên Chúa.

1. Nhận biết thân phận tội lỗi con người.

Dân Do thái được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai cập. Hành trình gian truân trong sa mạc, họ nổi loạn chống lại Thiên Chúa, nên họ đã bị rắn lửa cắn chết. Tội lỗi đã gây ra tai hoạ cho toàn dân. Nhìn lên con rắn đồng là nhận biết mình tội lỗi.

Đức Giêsu chịu treo trên Thập giá là vì tội lỗi nhân loại. Thánh Phêrô viết những lời thật sâu xa: “Tất cả tội lỗi của chúng ta, Đức Giêsu đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. ” (2Pr 2,24a ). Đức Giêsu đã gánh lấy tất cả tội lỗi của con người. Người chịu chết cho con người được sống “Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (2 Pr 2,24b). Nhìn ngắm Đức Giêsu trên thập giá, chúng ta ý thức về thân phận yếu đuối mỏng dòn và tội lỗi của mình.

2. Tin vào tình thương của Chúa.

Con người phạm tội đáng phải chết. Thiên Chúa thương yêu tìm mọi cách để cứu sống. Thiên Chúa "yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để những ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời". Thiên Chúa biểu lộ tất cả tình thương đối với chúng ta trong Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô.Tình yêu của Ngài được thể hiện qua hành vi “trao ban”. Điều quí nhất của Người Cha là Người Con.Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại chính Con Một dấu yêu của Ngài. Đức Giêsu đến trần gian để phục vụ: “Con Người đến hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”. Người đã tự nguyện chết cho con người được sống: "Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hi sinh mạng sống cho bạn hữu"; “Này là mình Ta sẽ bị nộp vì các con, này là máu Ta sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Nhìn lên Đấng chịu đóng đinh trên Thập giá, chúng ta cảm nhận tình thương của Chúa thật bao la và diệu kỳ.

3. Chiêm ngắm Thánh giá tình yêu

Người Kitô hữu mỗi ngày nhìn thấy thập giá, nghe nói về thập giá. Thập giá trên tháp chuông, thập giá trên bàn thờ, thập giá bày bán trong tiệm, thập giá treo trên tường, thập giá cắm trong nghĩa trang, thập giá trong nghệ thuật, thập giá trong thi ca.

Có những người đã nhìn vào thập giá như một đơn vị kinh tế để xác định giàu nghèo: thập giá vàng thì quí hơn thập giá gỗ. Thập giá cũng tùy theo loại to nhỏ mà có giá trị khác nhau. Người có tiền thì mua thập giá bằng vàng. Người không có tiền thì cố gắng bằng mọi cách để có được thập giá vàng để khoe mình đã đạt được mức độ giàu có nào đó. Có những người khác dùng thập giá để xuống đường. Họ vác thập giá không phải để chịu đóng đinh như Chúa Giêsu, nhưng để biểu tình và đòi đóng đinh kẻ khác.

Nhiều người đã trần tục hóa thập giá Chúa Giêsu. Thập giá để khoe khoang trang điểm. Thập giá là đơn vị kinh tế phân biệt giàu nghèo. Thập giá là phương tiện tranh đấu. Thập giá là duyên cớ lòng tham. Vậy đâu là ý nghĩa thật của thập giá?

Không biết tự bao giờ, Thập giá đã được ngành tư pháp Rôma chọn làm án tử cho kẻ tội đồ và trở thành biểu tượng cho cái chết nhục nhã. Nhưng kể từ ngày thứ sáu Tuần Thánh, khi Chúa Giêsu bị treo lên, Thập giá trở thành Thánh giá và mang lấy ý nghĩa mới. Thánh giá là ơn cứu độ Thiên Chúa đem đến trần gian. Thánh giá là dấu chứng tình yêu khơi nguồn sự sống. “Khi nào Ta bị treo lên, ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”. Với tình yêu cứu độ, Thánh giá đem lại sự sống đời đời. Từ Thập giá đau thương, Chúa Giêsu đã đưa tình yêu tự hiến, tình yêu tận hiến và dâng hiến vào Thánh giá cứu độ.

a. Thánh giá,tình yêu tự hiến. Thánh giá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh chính là đỉnh cao tình yêu tự hiến. Thánh Phaolô diễn tả quá trình tự hiến khởi đi từ mầu nhiệm Nhập Thể và kết thúc nơi mầu nhiệm Cứu Độ. Chúa Giêsu vốn phận là Thiên Chúa, nhưng lại hủy mình ra không mà nhận lấy phận tôi đòi. Đó là tình yêu tự hiến trong mầu nhiệm Nhập Thể. Người lại còn tự hạ vâng lời Chúa Cha cho đến chết, không nhẹ nhàng trên gối ấm nệm êm mà đau thương trên cây Thập giá, để giải thoát muôn người. Đó là tình yêu tự hiến trong mầu nhiệm Tử Nạn – Phục Sinh. Tình yêu tự nguyện hiến mình cho vinh quang Chúa Cha và mưu ích cho phần rỗi thế gian. (x.Pl 2,6-11).

b. Thánh giá, tình yêu tận hiến Với Chúa Giêsu, Thánh giá là dấu chứng tình yêu tự hiến. Với Thiên Chúa, Thánh giá còn là một dấu chứng của một tình yêu bao la và bao dung sẵn sàng hiến ban tất cả những gì cao quý nhất và cao giá nhất cho hạnh phúc của mọi tâm hồn: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3, 16). Trong mầu nhiệm của Đấng chịu đóng đinh trên Thánh gía, chúng ta nhận ra độ cao, sâu, rộng, dài của một tình yêu cho đi đến cùng. Chúa Cha đã hiến ban Con Một của mình trên Thánh giá. Thiên Chúa yêu thương đã hiến ban tất cả cho nhân trần.

c. Thánh giá, tình yêu dâng hiến “Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”. Khi Chúa Giêsu bị treo lên, Thánh giá phát huy sức mạnh cứu rỗi. Dân chúng được thanh tẩy tội lụy vì được bao bọc bởi tình yêu bao dung tha thứ: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Anh trộm lành đựơc vào Thiên đàng vì được đặt vào tình yêu thánh hóa gieo hy vọng:”Hôm nay, anh sẽ được ở trên Thiên đàng với Ta”. Những người chứng kiến cuộc Thương khó về đấm ngực ăn năn và người đội trưởng thốt lên: “Qủa thật người này là Con Thiên Chúa”, vì họ được soi sáng trong tình yêu kiếm tìm sự thật. Tất cả đã gặp nơi Thánh giá Chúa Giêsu một sức mạnh thánh hiến.

Trong Mùa Chay, đặc biệt trong những ngày Tuần Thánh sắp tới, chúng ta hãy siêng năng chiêm ngắm Thánh giá. Đó là địa chỉ mạc khải tình thương của Thiên Chúa và là suối nguồn ơn cứu độ. Hãy nhìn lên Thánh giá với tâm tình sám hối và tin yêu, nhờ đó chúng ta được Chúa thứ tha và được múc nguồn sự sống dồi dào.
 
Chúa sửa phạt những ai Chúa yêu
Lm Trần Bình Trọng
06:49 15/03/2012
Nhật 4 Mùa Chay, Năm B
(2 Sb 36:14-16, 19-24; Ep 2:4-10; Ga 3:14-21)

Ðọc Thánh kinh Cựu ước, người ta có cảm tưởng Thiên Chúa có vẻ dữ tợn và hay trách phạt. Chẳng hạn khi dân chúng trở mặt chống lại Người, Chúa cho nước lụt tràn ngập đất đai, ruộng vườn của họ. Khi họ không tuân giữ giới răn Chúa, Người cho hạn hán tiêu hủy mùa gặt, và những sản phẩm ruộng vườn của họ.

Khi dân chúng bất trung phản nghịch cùng Người, Chúa gửi dịch tả đến miền đất của họ. Khi họ toan bỏ Chúa đi thờ các thần ngoại lai, Chúa ra tay sát phạt họ, và dùng dân ngoại thi hành hình phạt của Chúa.

Tuy nhiên vừa khi họ bị sát phạt, thì hàng ngôn sứ của Chúa liền xuống giọng. Các ngôn sứ bảo họ: đó là hình phạt của Thiên Chúa yêu thương và nhân hậu. Vừa khi dân chúng thay đổi cách sống và ăn năn hối tội, thì họ lại được tha thứ và đưa về đất hứa. Lòng nhân từ hay thương xót của Chúa là một thực tại được thể hiện bằng những việc Người làm trong Thánh kinh. Bài trích sách Biên Niên quyển hai hôm nay là một ví dụ điển hình về lòng xót thương của Chúa. Bài Sách này được viết vào khoảng ba trăm năm trước Chúa giáng sinh, khi tác giả đã có thể nhìn về lịch sử quá vãng, mà dân chúng chồng chất bất trung này lên bất trung khác. Từ lần nọ qua lần kia, họ mần ngơ trước sự hiện diện của các sứ giả của Chúa. Và họ còn bách hại các ngôn sứ và các tổ phụ của Người (2 Sb 36:14-16).

Cho tới lúc Thiên Chúa không còn dung thứ được nữa, Người liền cho phép quân thù đến tấn công họ. Quân Ba-by-lon đến xâm chiếm đất nước của họ, giết chết hàng ngàn, hàng vạn người. Quân thù phá huỷ thành phố, thiêu đốt Ðền thờ và cưỡng ép dân còn sống sót đi lưu đầy bên Babylon (2 Sb 36:19-20).

Tuy vậy Chúa không nỡ bỏ rơi dân Người. Chúa dùng ông vua ngoại đạo là Ky-rô, vua xứ Ba Tư, để cứu thoát dân Người và đưa họ trở về đất hứa (2 Sb 36:23). Như vậy ta thấy những hình phạt của Chúa, không phải nhằm báo thù, mà là cách thế để luyện lọc, thanh tẩy và chữa trị họ, khiến họ trở nên tuỳ thuộc vào Chúa.

Phúc âm hôm nay nhắc nhở cho ta về một tai hoạ xẩy ra cho dân Người trong sa mạc trên đường tìm về đất hứa. Khi dân riêng của Chúa chối bỏ Người, đi thờ thần ngoại lai và còn đúc bò vàng để thờ, Chúa phạt họ bằng cách cho rắn độc đến giữa họ. Rồi với lòng thương xót, Chúa truyền cho Môsê làm con rắn đồng, treo trên cây gậy để cứu chữa họ. Bất cứ khi nào ai bị rắn độc cắn mà nhìn lên con rắn đồng, với niềm tin vào Chúa, thì được chữa khỏi. Ðức Giêsu coi việc treo con rắn đồng lên cây gậy như là dấu chỉ Người sẽ bị treo trên thập giá để ai tin vào Con của Người, thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời (Ga 3:16). Thánh Phaolô, người am hiểu lịch sử ơn cứu độ trong Thánh kinh Cựu ước đã thốt lên trong thư gửi tín hữu Ê-phê-sô hôm nay: Thiên Chúa là Ðấng giẩu lòng thương xót, và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Ðức Kitô (Ep 2:4-5).

Người ta có thể nói Thánh kinh Cựu ước gắn liền với lịch sử của dân Do thái. Nói cách khác, cổ sử của họ là Thánh kinh và họ luôn ghi nhớ lời Thánh kinh. Ði tản mát khắp thế giới sau khi Ðền thờ bị phá hủy mà họ vẫn ghi nhớ lời Thánh kinh, nhất là nhớ ngày lễ Vượt qua. Có chi họ bị thất lạc cả hai ngàn năm bên xứ Ê-thi-óp cận đại (xứ Cút cổ xưa) hay bên Ấn độ mà vẫn nhớ cội rễ của họ, mặc dầu có những người da ngăm ngăm đen mà họ vẫn nhận có máu Do thái và có những người vẫn muốn trở về đất hứa. Vào thập niên cuối cùng của thế kỉ 20, chính phủ Do thái thương lượng với chính phủ của một quốc gia mà họ đang sinh sống, gửi những chuyến bay bí mật chở họ về tái định cư tại Do thái.

Tại sao bị sát phạt như vậy mà họ vẫn tưởng nhớ đến Chúa? Một ví dụ trong đời sống hằng ngày có thể giúp ta hiểu phần nào tại sao bị phạt mà người ta vẫn nhớ đến người ra hình phạt mà không để lòng uẫn ức. Có những học sinh đã trải qua chương trình giáo dục nghiêm khắc. Họ vẫn nhắc lại những mẩu chuyện như xưa bị thầy giáo nọ nhéo tai, bẹo má, bà sơ kia dùng thước kẻ đánh vào bàn tay, mà họ vẫn có thể cười được vì bây giờ họ thành công trên đường đời, có địa vị trong xã hội, có việc làm tốt, có thể kiếm được việc mới và tái tạo cuộc sống mới ở nơi khác.

Không phải chỉ có dân Chúa trong Cựu ước mới phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa. Lịch sử dân Chúa thời Tân ước cũng không hơn gì, có khi còn tệ hơn nữa. Dân mới được chọn cũng chồng chất từ tội này đến tội khác, lại còn phạm thêm những tội mới như tội phá thai, hoặc những tội mà người ta phạm qua phương tiện truyền thông như phim ảnh, báo chí, truyền hình và ngay cả mạng tin. Có những tội mà người ta còn công khai phạm, không còn phải giấu giếm vì người ta coi là một lối sống của thời đại. Còn cá nhân mỗi người tín hữu, chính ta cũng có tội: tội phạm đến Chúa, tội phạm đến tha nhân, tội trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Thiên Chúa là Ðấng nhân từ hay thương xót, nhưng ta phải nhìn nhận tội lỗi mình, thành tâm sám hối và quyết tâm dốc lòng chừa, rồi xin Chúa xót thương tha thứ thì ơn cứu độ mới đến với ta được. Không nhận tội là tội, người ta sẽ không tìm đến thầy thuốc thiêng liêng và như vậy sẽ hết thuốc chữa.

Lời cầu nguyện xin cho được ơn biết chấp nhận việc sửa lỗi:

Lạy Thiên Chúa, Ðấng công minh và khoan hậu.
Chúa trách phạt không phải vì muốn trả thù báo oán
nhưng vì yêu thương với mục đích giáo huấn
hầu cho loài người được sống.
Xin cho con biết nhìn nhận tội lỗi mình
chấp nhận việc sửa lỗi và làm việc đền tội
với quyết tâm cải thiện đời sống
hầu trở về sống trong ơn nghĩa với Chúa. Amen.
 
Chuyện thưởng phạt
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:45 15/03/2012
Chúa Nhật IV mùa Chay B

Chúa hạ con xuống rồi Người lại nâng con lên. Chúa dìm con xuống hố sâu và Người lại nhấc con lên…Bàng bạc đâu đó cái ý tưởng này trong các lời ca, trong nhiều cái nhìn tu đức và cả trong một vài kiểu cách diễn tả của Thánh Kinh, đặc biệt là Cưụ Ước. Khi dân được tuyển chọn bất trung, phản bội, Thiên Chúa trừng phạt dân, thông thường bằng cách đày ải dân vào kiếp nô lệ ngoại bang để bày tỏ cơn thịnh nộ. Nhưng rồi sau đó Người lại giải thoát dân để bày tỏ lòng thương xót.

Lời mạc khải là Lời của Thiên Chúa, nhưng lại được trình bày bằng ngôn ngữ nhân loại, qua những con người cụ thể của một thời gian, không gian, nền văn hoá nhất định. Chắc chắn khó có thể tránh khỏi chuyện gán cho Thiên Chúa những tâm tình, ý nghĩ, đường lối, cung cách hành xử mang đậm nét con người. Vì thế chuyện “suy bụng ta ra bụng người” vẫn ít nhiều có đó trong các trang Kinh Thánh.

Thiên Chúa đày ải và lại giải phóng dân, không chỉ để cho dân nhận ra quyền năng và tình yêu của Người, mà còn để dân phải gắn bó, trung thành với Người ư? Không lẽ chuyện vừa đấm vừa xoa, chuyện kế sách “cây gậy và củ cà rốt”, chuyện dìm người ta xuống nước cho gần chết ngạt rồi sau đó thả tay ra cho người ta hít thở để người ta rối rít cám ơn mình… cũng là “chuyện tình” giữa Thiên Chúa với nhân loại ư? Chắc chắn tuyệt đối không phải thế. Nếu giả như Thiên Chúa cũng hành xử với con người theo kiểu cách mà nhiều nhà cầm quyền khôn ranh, hay nhiều thể chế độc tài gian ác đã hành xử thì Người chỉ đáng cho chúng ta “kinh sợ, khiếp hãi” mà không bao giờ đáng được kính mến.

Để có cái nhìn tương đối khá chính xác và “gần” chân lý hơn, thiết tưởng không gì hơn hãy lắng nghe những lời do miệng Con Thiên Chúa làm người phán: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (Ga 3,15).

1.Thiên Chúa không phải là tác giả của sự dữ. Là Đấng toàn thiện, nên sự dữ không thể và không bao giờ do Thiên Chúa gây ra. Thế mà con người rất nhiều khi gặp phải sự dữ thì lại gán ghép cho Thiên Chúa. Xưa kia, khi đi trong hoang địa, dân Chúa đã phản loạn và khi rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người thì người ta cho rằng Thiên Chúa trừng phạt họ bằng cách “cho” rắn bò ra cắn chết họ. Cái ý nghĩ về chuyện “trời phạt” đã từng có trong tâm thức của con người xưa nay. Nhờ lời mạc khải, đặc biệt là lời hoàn hảo của Đấng Cứu độ, chúng ta mới biết rằng Thiên Chúa không phải là ông thần thích báo thù hay trừng phạt. Tuy nhiên, có nhiều lúc Người lại “để” cho sự dữ xảy ra mà không ra tay ngăn cản để cảnh tỉnh con ngưòi về tình trạng tội lỗi của họ hoặc để thanh luyện tình yêu của họ đối với Người, giúp họ ngày càng yêu mến Người cách vô vị lợi và chân thành hơn.

Không kể những sự dữ mang tính mầu nhiệm mà ta không thể suy thấu, thì có thể nói hầu hết các sự dữ xảy ra là do hậu quả của tội lỗi của con người gây ra cho nhau hay cho chính bản thân mình. Con người ta, khi “chẹt chân thì dễ há miệng” và “hữu sự thì dễ vái tứ phương”. Như thế, những sự dữ vẫn có đó ý nghĩa của nó với kiếp người chúng ta. Những sự khốn khó ở đời này vẫn còn đó vai trò của người thầy dạy giỏi. Cho dù đôi khi cái khó bó cái khôn, nhưng sự thường thì “gian nan rèn nhân đức”. Dưới khía cạnh nhân bản thì gian khổ là cơ hội giúp ta rèn luyện sự nhẫn nại, sự bền chí…còn dưới chiều kích đức tin, thì gian khổ giúp ta biết khiêm nhu và tín thác vào tình yêu và của Thiên Chúa. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định: “Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện” (Ep 2,8-9).

2.Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương. Có thể nói đây là ý chính của phần Phụng Vụ lời Chúa mà Hội Thánh dọn cho chúng ta trong Chúa nhật IV Mùa Chay B này. Trong cảnh tha hương lưu đày, dân Chúa xưa luôn hướng về Đền thánh Giêrusalem. Khi bày tỏ nổi lòng của dân: “Giêrusalem, lòng này nếu quên người thì lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm” (Tv 136), tác giả Thánh Vịnh mời gọi dân suy đến tấm lòng của Thiên Chúa. Các sứ ngôn sau khi cảnh báo dân về tội phản nghịch của họ cùng với các hình phạt sẽ phải hứng chịu thì liền sau đó thường bày tỏ lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa. “Ta sẽ chữa chúng khỏi tội bất trung, sẽ yêu thương chúng hết tình, vì cơn giận của Ta sẽ không còn đeo đuổi chúng” (Hs 14,5). Cố nhạc sĩ họ Trịnh đã từng ca thán: “Chúa đã bỏ loài người. Phật đã bỏ loài người”. Thế nhưng Kinh Thánh khẳng định rằng dù cho có người mẹ nào nhẫn tâm bỏ con mình đi nữa thì Thiên Chúa sẽ chẳng bao giờ bỏ loài người. Thánh Phaolô nói với tín hữu Ephêsô: “Thưa anh em, Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô” (Ep 2,4).

Thiên Chúa không thể bỏ con người. Một lời khẳng định xem ra khá hàm hồ, nhưng thật chính xác vì “Thiên Chúa không thể chối bỏ chính Người, vì Người là Tình Yêu (x.1Ga 4,8). Dù trời cao hay đất thấp, dù thiên thần hay thiên phủ…không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Kitô Giêsu (x.Rm 8,39). Như thế, nếu chúng ta vẫn chìm trong bóng tối thì chính chúng ta phải chịu trách nhiệm vì đã khước từ ánh sáng.

Thiên Chúa là Đấng ân thưởng. Và chính chúng ta mới là những người luận phạt. Nếu chúng ta chọn ánh sáng tức là tin vào Chúa Giêsu và sống theo lời của Người thì chúng ta được Thiên Chúa ân thưởng. Trái lại nếu chúng ta chối từ Chúa Kitô thì chúng ta, chứ không ai khác, là người kết án, luận phạt chính bản thân mình.
 
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 24
VietCatholic Network
16:47 15/03/2012
"Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng". (Lk 15:2). Với sự coi thường đến cỡ nào, những người Pharisêu đã làu bàu những lời trên! Dưới mắt họ, Ðức Giêsu, người đã từ chối những tục lệ của họ, đã quá tầm thường khi ngồi cùng bàn với chính những kẻ tội lỗi mà họ lên án. Tuy nhiên, với chúng ta, những người ý thức tình trạng tội lỗi của mình, Ngài thật cao cả và từ ái khi dang tay đón tiếp chúng ta.

Câu chuyện người con hoang đàng là một trong những bức tranh rõ nhất về hồng ân và lòng thương xót của Thiên Chúa. Nó mô tả tấm lòng của một người cha phiền não vì con mình, nhưng không từ chối nó. Thay cho một tâm hồn giận dữ, phẫn nộ, chúng ta thấy một tâm hồn đầy ắp lòng thương xót và trắc ẩn, một tâm hồn chỉ muốn được đoàn tụ với người thân thương. Ngay cả trước khi đứa con hoang đàng xin tha thứ, người cha này đã ôm đứa con vào lòng và nặc cho nó lòng thương xót.

Chúng ta hãy thử tưởng tượng, anh bạn trẻ này kinh ngạc đến ngần nào! Người cha nhân từ đã không giận dữ hay lạnh nhạt như anh ta nghĩ, nhưng đã tắm gội anh trong tình yêu, thương xót và chấp nhận.

Kinh nghiệm của người con hoang đàng trong dụ ngôn này cũng là kinh nghiệm của chúng ta trong đời. Mỗi người trong chúng ta đã phạm tội chống lại Chúa và cần khởi hành ngay trên con đường trở về nhà Cha với lòng khiêm tốn và ăn năn. Chúng ta sẽ gặp Chúa dang tay chào đón ta và đổ đầy trên ta tình yêu và lòng thương xót của Ngài.

Trong kinh nghiệm của sự tha thứ và được thanh tẩy, chúng ta nhận ra sự thật trong những lời của Thánh Phaolô "phàm ai ở trong Ðức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi." (2 Cor 5:17). Sự tha thứ trong Chúa Kitô dành cho chúng ta mạnh mẽ đến nỗi vượt quá sự tha những lỗi lầm của chúng ta để bao gồm cả sự tái tạo trong ta một tâm trí mới.

"Lạy Cha trên trời, con tạ ơn Cha vì tình yêu. Xin cho con chớ quên lòng thương xót Chúa dành cho con hay quyền năng của Ngài để giúp con nên một tạo vật mới".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
 
Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta
Lm Jude Siciliano, OP
20:11 15/03/2012
CHÚA NHẬT IV CHAY – B
2 Sử Biên 36: 14-17, 19-23; TV 137; Êphêsô 2: 4-10 Gioan 3: 14-21

Một ngày nọ tôi đã ký tên dưới lá thư để gởi cho những người bạn. Nhưng tôi phân vân mình nên kết thư như thế nào đây? Không biết nên viết “cầu chúc bạn may lành” “chúc bạn bình an và thân ái,” hoặc “người bạn thân mến, Jude” có được không? Chắc chắn một điều là không thể viết “trân trọng”, vì dù gì đây cũng là những người bạn. Nếu đó là lễ Giáng Sinh thì tôi đã viết “Giáng Sinh vui vẻ.” Nếu là Phục Sinh, tôi viết: “Mừng lễ Phục Sinh!” Nhưng lại không phải là ngày lễ lớn để cho chúng ta liên hệ tới niềm vui và hân hoan. Đó lại là mùa Chay. Tôi không chúc mừng được, nhưng tôi muốn ký vào lá thư của tôi rằng, “Mùa Chay hạnh phúc”. Ngay cả người bạn biết rõ về tôi cũng nghĩ rằng có một điều gì đó là lạ. Nhưng giữa quí vị và tôi, sao mình lại không “Chúc Mùa Chay hạnh phúc” được nhỉ?

Tôi biết rằng chúng ta hay liên tưởng đến mùa Chay như một mùa “u sầu và ảm đạm” Bàn thờ, cung thánh đều để trơ trọi và những bức tường nhà thờ không trang trí như muốn diễn đạt những ý nghĩ không vui. Ngày xưa, thậm chí chúng ta phủ tấm vải tím trùm lên các bức tượng để thêm phần trang nghiêm của mùa Chay như thế này. Tôi lấy làm vui mừng với những nhà thờ mà tôi đến giảng không còn phủ những tấm khăn như vậy nữa. Suốt mùa Chay tôi thích rảo quanh nhìn các khuôn mặt thân thiện của những người bạn đồng hành của tôi trong suốt hành trình bốn mươi ngày chay tịnh, tôi xem họ như những vị thánh. Họ đi trước tôi và chờ đợi tôi. Đời sống yêu thương và hy sinh của họ dành cho xóm làng nhắc nhở tôi về ý nghĩa của mùa Chay, vì thế tất cả cuộc đời Kitô hữu chung qui là tinh thần sống như vậy. Thể theo truyền thống Công giáo, tôi mời gọi họ trong Mùa Chay này cùng tôi cầu nguyện cho chính mình và cho những người bạn đồng hành trên hành trình đức tin.

Trở lại câu hỏi mà tôi đã nêu ra: sao chúng ta không ký vào một bức thư hay email với lời “Mùa Chay Hạnh Phúc?” Sao chúng ta không nghĩ rằng mùa Chay là mùa hạnh phúc, hay ít nhất là mùa của niềm vui? Làm sao chúng ta có thể nói thế? Hãy đọc Sách Thánh và nghe bài Tin Mừng của Thiên Chúa được công bố cho chúng trong Ngôi Lời.

Sử Biên Niên quyển 2 được viết trong thời kỳ phục hưng (khoảng năm 520-400 tr. CN) sau thời kỳ lưu đày ở Babylon. Sách Sử Biên Niên (không rõ tác giả) khuyên toàn thể dân chúng rằng, nếu họ muốn duy trì một cộng đoàn đức tin kiên vững, thì họ nên giữ việc thờ phượng cộng đồng và duy trì một đời sống đức tin thanh sạch. Tác giả cảnh báo với họ rằng những tàn lụi mà họ hứng chịu không phải do sức mạnh quyền lực của Babylon, cho bằng những suy đồi đạo đức trong dân chúng. Toàn bộ cộng đồng, kể cả những người lãnh đạo tôn giáo cấp cao nhất, đều chịu trách nhiệm về sự sa sút của đất nước mình và cả việc phá hủy Đền Thờ. Việc thực hành tôn giáo đã bị “ô nhiễm” và không thể tránh khỏi sự sụp đổ.

Nếu đất nước còn hướng về Thiên Chúa, thì sách Biên Niên cho rằng, cuộc lưu đày bảy mươi năm ở Babylon đã không xảy ra. Tác giả muốn dân của mình bảo đảm rằng họ nhớ lại thời quá khứ để không còn lặp lại nỗi đau thương đó nữa.

Sử Biên Niên quyển hai nhắc nhở chúng ta trong mùa Chay rằng việc thờ phượng, cầu nguyện, tuân giữ kỷ luật không chỉ đơn thuần là những thực hành cá nhân. Chúng ta là một cộng đồng không chỉ biết hoán cải về những thất bại cá nhân, mà còn biết hoán cải những thất bại trong Giáo hội nữa. Tất nhiên, chúng ta không chỉ nói về những tai tiếng gần đây, mà còn những ví dụ khác về giáo hội xét theo tổng thể, và một cách nào đó, cộng đồng đức tin của địa phương chúng ta chưa sống theo lời mời gọi của Tin Mừng: cho kẻ đói ăn, giúp người đau yếu, thờ phượng chân thành, thực hành tha thứ, v.v…

Vậy, đâu là thông điệp “Mùa Chay Hạnh Phúc” ở đâu trong sách Sử Biên Niên quyển 2? Đó là khi Thiên Chúa nhìn thấy điều kiện khốn khó của dân chúng dưới ách nô lệ thì Người ra tay giải cứu họ. Thậm chí Thiên Chúa đã dùng một vua ngoại giáo Persia tên là Cyrô để thực hiện hành động giải cứu đó! Vì có người nói rằng, “Thiên Chúa có thể dùng tác nhân bên ngoài để giúp chúng ta.” Mặc dù hết lần này đến lần khác dân chúng lỗi phạm, “Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên họ không ngừng sai sứ giả của Người đến cảnh cáo họ, vì Người hằng thương xót dân Người.” Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi một dân bất trung dẫu cho họ có lãng quên Thiên Chúa của họ.

Thực sự, đó chính là “Mừng Mùa Chay” vì chúng ta được nhắc nhở rằng, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, cũng chẳng bỏ rơi Giáo hội và Người vẫn hằng luôn yêu thương và tỏ dấu chỉ khoan dung đối với chúng ta. Mùa Chay là thời gian cho chúng ta thức tỉnh rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chúng ta đáp trả bằng cách quay về với Người. Những lời cầu nguyện và việc hy sinh mà chúng ta thực hiện trong mùa Chay này giúp chúng ta hoàn thành cuộc trở về này trọn vẹn hơn theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa.

Trong huyền thoại cổ xưa, con rắn là biểu tượng của việc chữa trị. Quân Đàon Y Tế Hoa Kỳ có biểu tượng con rắn quấn trên một cây gậy. Trong sách Dân Số (21, 4-9), những người Do Thái trong sa mạc mệt mỏi về hành trình và phàn nàn chống lại Thiên Chúa qua việc phản đối ông Môsê và vì thế họ bị rắn cắn. Để chữa trị cho họ, ông Môsê bảo dân hãy nhìn lên con rắn trên gậy mà ông treo lên trước mặt. Ai làm như vậy thì được chữa lành.

Người dân chịu gian khổ trong suốt hành trình dài của họ nơi sa mạc, vì thế họ đã quay lưng lại với Thiên Chúa. Khó khăn gian khổ cũng có thể khiến chúng ta như thế - cám dỗ chúng ta từ bỏ Thiên Chúa. Hoặc chúng ta có thể kết luận rằng, Thiên Chúa “ở tít trên cao” và Người cũng chẳng màng gì đến những “nỗi khổ bé nhỏ” của chúng ta, mặc dù những khốn khó đó không hề “bé nhỏ” đối với chúng ta! Chúng ta phải nỗ lực vì cố gắng hiểu được ý nghĩa của mầu nhiệm của đau khổ nơi chính mình hoặc nơi người khác.

Đau khổ dường như là một phần AND của điều kiện làm người, và chúng ta không phải khi nào cũng được lựa chọn. Nhưng Thiên Chúa thì có. Thiên Chúa có thể ra khỏi sự hỗn độn và tránh phải đau khổ. Hôm nay Tin Mừng là một lời nhắc nhở thêm cho chúng ta rằng Thiên Chúa không ở xa và ở trên nỗi đau của chúng ta, vì Người là Đấng yêu thương. “Vì vậy, Thiên Chúa yêu thương thế gian …” Những người yêu nhau lại cảm nhận được nỗi đau nơi người yêu của mình. Nếu một người nào đó mà chúng ta yêu mến bị tổn thương, như người bạn hữu, bạn đời hoặc con cái, thì chúng ta cũng cảm thấy đau đớn vậy.

Thánh Gioan cho ta biết, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian không phải để xét xử, nhưng là để cứu chúng ta. Đức Giêsu là người con trung thành của Thiên Chúa, Người đã rao giảng sứ điệp về tình yêu thương của Thiên Chúa. Người đã thi hành sứ điệp tình yêu đó đối với toàn thể nhân loại, ngay cả quân thù và cả những ai không nhận biết Người. Người mời họ ăn uống cùng bàn. Đức Giêsu không phải chịu bách hại và chết trên thập giá, nếu như Người ngừng việc rao giảng về tình yêu của Thiên Chúa. Lẽ ra Đức Giêsu tránh xa đau khổ, lánh đi đâu đó một lúc, khi sự việc trở nên khó khăn thì có thể bỏ đi. Nhưng Người không bỏ rơi chúng ta, Người ở lại để đối diện với sự đau khổ đó, thậm chí dẫu cái chết ngay trước mặt. Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Người với chúng ta qua cuộc đời của Đức Giêsu và qua cái chết của Người trên thập giá. Điều đó có nghĩa là: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một của Người cho thế gian.”

Thập giá là một bất công lớn chống lại Đức Giêsu. Khi chúng ta nhìn thập giá với thái độ sùng kính và tôn trọng điều đó không có nghĩa là chúng ta đang tưởng niệm một công cụ thi hành án, nhưng ở nơi đó là sự tóm kết cuộc đời và sứ điệp của Đức Giêsu: ngay cả cái chết đáng sợ nhất cũng không thể làm Đức Giêsu thay đổi ý định mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa cho chúng ta.

Mùa Chay có thể giúp chúng ta lưu tâm đến nỗi đau khổ của thế gian. Nếu đây là “Mùa Chay hạnh phúc” với chúng ta là vì chúng ta nhớ lại Thiên Chúa ở với chúng ta, đặc biệt trong nỗi đau khổ và bị xa lánh và Người không ngoảnh mặt với chúng ta. Thiên Chúa đã chiến thắng tất cả sự dữ, chúng ta là những con người cũng có thể chiến thắng những sự dữ đó và chiến thắng như vậy là để tôn vinh Đức Giêsu. Như dân Do Thái trong sa mạc, chúng ta cũng mở mắt nhìn, nhưng không phải nhìn biểu tượng con rắn trên cây gậy, nhưng là nhìn Đức Giêsu trên thập giá. Khi nhìn về Người, chúng ta cảm nhận được sự chữa lành tội lỗi và nhận ra Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta biết dường nào. Trong ánh sáng của Đức Giêsu, chúng ta thấy rằng lời đáp trả của Thiên Chúa đối với tội lỗi là sự dâng hiến cuộc đời.

Chúng ta có thể làm được gì? Đừng đào sâu ngăn cách giữa Thiên Chúa và chúng ta nữa, và đừng phàn nàn với Thiên Chúa về nỗi khổ đau của thế gian nữa. Nhưng hãy nhìn Thiên Chúa thay đổi vị thế, Người chuyển đến ngay bên chúng ta. Lưu ý rằng, Thiên Chúa không chỉ làm những điều lành và tránh những điều xấu, nhưng Người còn muốn chúng ta đừng né tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm, như Người đã không né tránh. Như Đức Giêsu, chúng ta chọn làm điều tốt và chống lại những điều xấu, bất cứ điều gì gây ra nổi khổ đau. Như Đức Giêsu, trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta đón nhận thập giá, nhưng cũng chính trong thập giá đó, chúng ta sẽ khám phá ra gương mặt của Đức Giêsu thật rõ nét.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


4th SUNDAY OF LENT (B)
2 Chron 36: 14-17, 19-23; Psalm 137; Ephesians 2: 4-10; John 3: 14-21


I was signing a letter to friends the other day. How to sign off? "Blessings," "Peace and love," "Your friend, Jude"? Certainly not "Sincerely," after all these are friends! If it were Christmas I would know what to write, "Merry Christmas." If it were at Easter, "Happy Easter!" But it’s not those seasons we associate with merriment and joy. It’s Lent. I didn’t do this, but I wanted to sign my letter, "Happy Lent." Even friends who know me well would think that a bit bizarre. But between you and me, why not "Happy Lent?"

I know we have associated Lent as a season of seeming "doom and gloom." The stripped-down altar, sanctuary and the undecorated church walls don’t exactly communicate happy thoughts. In the past we would even cover the statues with violet coverings to add to the solemnity of the season. I am glad the churches where I go to preach don’t do that anymore. During Lent I like to look around at the friendly faces of my companions on the Lenten journey – the saints. They went ahead and wait for me. Their lives of sacrifice and love for neighbor remind me what Lent and, indeed, all the Christian life is about. In my Catholic tradition I ask them to join me in prayer this Lent for myself and my companions on the road of faith.

Back to the question I asked: why not sign a letter, or e-mail, with "Happy Lent?" Why not think of Lent as a happy season, or at least one of joy? How can we say that? Well, read the Scriptures today and hear the Good News God proclaims to us in the Word.

2 Chronicles was written during the period of restoration (around 520-400 B.C.E.) after the disastrous Babylonian exile. The chronicler (an unknown author) advises the community that, if they want to remain a viable faith community, they should keep their communal worship and faith life pure. He warns them that what caused their ruin wasn’t so much the overwhelming power of the Babylonians, as much as the moral decadence of the people. The whole community, including the highest ranking religious leaders, were responsible for the nation’s downfall and the destruction of the Temple. Their religious practice had become "polluted" and so collapse was inevitable.
If the nation had kept its focus on God, the chronicler argues, the 70-year exile in Babylon would not have happened. He wants the people to make sure they remember their past so that they don’t repeat it.

2 Chronicles reminds us in Lent that our worship, prayer and disciplines are not just personal practices. We are a community in repentance for our personal failures, but also those of our church. Of course we are talking here of recent scandals, but also other examples of how our church as a whole and our local faith community in particular, may not have lived up to our gospel call to: feed the hungry, strengthen the hands of the weak, offer sincere worship, practice forgiveness, etc.

So where is the "Happy Lent" message in 2 Chronicles? It’s that when God saw the miserable condition of the people in slavery God rescued them. God even used the pagan king of Persia, Cyrus, to effect that rescue! As someone said, "God can work outside the box to help us." Despite the people’s continual transgressions, "Early and often did the Lord, the God of their ancestors, send his [sic] messengers to them, for God had compassion on his people." God did not give up on the unfaithful people even when they have forgotten their God.

Indeed it is a "Happy Lent" as we are reminded that God has not given up on us, or our church and continues to make loving and merciful gestures towards us. Lent is a time for us to wake up to God’s outreach towards us and to respond by turning back to our God. The prayers and sacrifices we make this Lent can assist us in making that fuller turn in God’s direction.

In ancient mythology the serpent was a sign of healing. The United States Military Medical Corps has as its symbol a serpent entwined on a staff. In the Book of Numbers (21:4-9) the Israelites in the desert had grown weary of the journey and complained against God to Moses and so they were bitten by seraph serpents. For their healing Moses told the people to look on the serpent on the staff which he had raised before them. Those who did were healed.

The people suffered during their long journey in the desert so they turned away from God. Suffering can do that to us – tempt us to give up on God. Or, we might conclude that God is off somewhere "on high" and is not concerned about our "lesser concerns," though they certainly aren’t "lesser" for us! We struggle as we try to make sense of the mystery of suffering for ourselves and others.

Suffering seems to be part of the DNA of our human condition and we don’t always have a choice. But God had a choice. God could have stayed out of the mess and avoided suffering. Our gospel today is one more reminder that our God doesn’t stay aloof and above the pain – because God is a lover. "For God so loved the world…." Lovers feel the pain of the beloved. If someone we love hurts – friend, spouse, child – then we hurt too.

God, John tells us, did not send the Son into the world to condemn us, but to save us. Jesus was the faithful child of God who preached the message of God’s love. He practiced that love towards all, even his enemies and outsiders. He welcomed them to his table. He didn’t have to suffer persecution and death on the cross, if he had just stopped preaching God’s love. He could have walked away from suffering – stayed here for a while and then, when the going got rough, leave. But he didn’t quit on us; he stayed the course, even when he saw his death coming. God showed God’s love for us in Jesus’ life and in his dying on the cross. For that is what it means: "For God so loved the world that God gave his only Son."

The cross was a great injustice against Jesus. When we look with awe and reverence on the cross we aren’t celebrating an instrument of execution, but the sum of Jesus’ life and message: not even the horrible threat of death could turn him away from his purpose of revealing God’s love for us.

Lent can help us focus on the world’s suffering. If this is a "Happy Lent" for us it is because we remember that God is with us, especially in our pain and alienation and doesn’t turn away from us. God overcame all the evils we humans could do and raised Jesus up. Like the Israelites in the desert, we too turn our eyes, not to the symbolic serpent on the pole, but to Jesus on the cross. When we look in his direction we experience healing from our sins and the realization of just how much God loves us. In the light of Jesus we see that God’s answer to sin is the offer of life.

What can we do? Stop pitting God against us and blaming God for the world’s pain. Rather, see God changing positions, moving alongside and standing with us. Note too, that Jesus didn’t just do good and avoid evil, but that he challenges us not to shirk our responsibilities to move, as he did, to be with the outcast and those in pain. Like Jesus, we must do good and resist evil – whatever causes suffering. In those places of resistance we will, like Jesus, endure the cross, but there we will also discover him as well.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sùng kính Mẹ Maria là noi gương Mẹ luôn cầu nguyện với và trong Giáo Hội
Linh Tiến Khải
08:04 15/03/2012
Sùng kính Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, trong Giáo Hội có nghĩa là học hỏi nơi Mẹ và là cộng đoàn cầu nguyện. Đời sống con người trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và dấn thân, đòi hỏi phải có các lựa chọn không thể tránh được, cũng như các khước từ và hy sinh. Chúng ta hãy luôn khắng khít yêu Chúa Giêsu Con Mẹ và phó thác cho Mẹ mọi giai đoạn cuộc sống, đặc biệt là giờ lâm tử.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với hơn 20.000 tín hữu và du khách hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung sáng thứ tư 14-3-2012 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ ngài bắt đầu trình bầy về đề tài ”lời cầu nguyện theo sách Công Vụ và các thư của thánh Phaolô”. Trong Phúc Âm kể lại cuộc đời Chúa Giêsu cũng như trong sách Công Vụ kể lại lịch sử Giáo hội, thánh sử Luca cho thấy một trong các yếu tố thường hằng là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cũng như lời cầu nguyện của Đức Maria, của các môn đệ, các phụ nữ và của cộng đoàn kitô. Con đường khởi đầu của Giáo Hội được dẫn nhịp bởi hoạt động của Chúa Thánh Thần, là Đấng đã biến đổi các Tông Đồ trở thành các chứng nhân của Chúa Phục Sinh cho tới chỗ đổ máu, và bởi việc phổ biến Lời Chúa về Phương Đông và Phương Tây. Trước khi về Trời Chúa Giêsu giao cho các môn đệ chương trình sống và nói: ”Các con hãy nhận lấy sức mạnh của Thánh Thần sẽ xuống trên các con, và các con sẽ là các chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem trong toàn vùng Giuđêa, Samaria và cho tới cùng bờ cõi trái đất” (Cv 1,8). Tại Giêrusalem Mười Một Tông Đồ họp nhau trong nhà để cầu nguyện, và chính trong lời cầu nguyện mà các vị chờ đợi ơn Chúa Kitô phục sinh đã hứa là Chúa Thánh Thần.

Trong bầu khí chờ đợi giữa lễ Chúa Giêsu Lên Trời và lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đó, thánh Luca nhắc tới Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu và các thân nhân của Chúa lần cuối cùng (c. 14). Thánh sử đã dành phần đầu Phúc Âm cho Đức Maria, từ biến cố sứ thần truyền tin cho đến biến cố giáng sinh và thời thơ ấu của Con Thiên Chúa làm người. Đức Thánh cha nói tiếp:

Với Đức Maria bắt đầu cuộc sống dương thế của Chúa Giêsu và với Đức Maria cũng bắt đầu các bước đầu tiên của Giáo Hội, cả hai trong một bầu khí lắng nghe Thiên Chúa và cầm trí cầu nguyện. Mẹ Maria đã kín đáo dõi theo toàn con đường của Con Mẹ trong cuộc sống công khai cho tới chân thập giá, và giờ đây Mẹ tiếp tục dõi theo con đường của Giáo Hội trong lời cầu nguyện thinh lặng.

Trong biến cố Truyền Tin tại căn nhà Nagiarét Đức Maria tiếp đón Sứ Thần của Thiên Chúa, chú ý tới lời người nói, tiếp nhận chúng và đáp trả lại chương trinh của Thiên Chúa bằng cách biểu lộ sự sẵn sàng tràn đầy của mình: ”Này tôi là nữ tỳ của Chúa: xin xảy ra cho tôi theo ý muốn của Người” (Lc 1,38). Chính nhờ thái độ lắng nghe nội tâm mà Đức Maria có khả năng đọc hiểu được lịch sử riêng của mình, bằng cách khiêm tốn thừa nhận rằng chính Thiên Chúa hoạt động. Khi đi thăm bà Elidabét, Mẹ bật lên lời cầu nguyện chúc tụng và tươi vui cử hành ơn thánh Chúa, là Đấng đã làm tràn đầy con tim và cuộc sống của Mẹ, bằng cách khiến cho Mẹ trở thành Mẹ Chúa (x. Lc 1,46-55). Trong bài thánh thi Magnificat Mẹ Maria không chỉ nhìn điều Thiên Chúa đã làm nơi Mẹ, mà cũng nhìn điều Thiên Chúa đã và đang liên tục thành toàn trong lịch sử nữa. Chính vì thế mà thánh Ambrogio đã mời gọi tín hữu chúc tụng Thiên Chúa với cùng tâm hồn và tinh thần cầu nguyện như Mẹ.

Cả trong nhà Tiệc Ly Giêrusalem, ở tầng trên, nơi các môn đệ Chúa Giêsu thường hội họp (x. Cv 1,13) trong bầu khí lắng nghe và cầu nguyện, Mẹ hiện diện trước khi các cánh cửa được mở tung và các ông bắt đầu loan báo Chúa Kitô cho tất cả mọi dân tộc, giảng dậy họ tuần giữ tất cả những gì Chúa đã truyền dậy (x. Mt 28,19-20). Các chặng đường của Đức Maria, từ căn nhà ở Nagiarét cho tới căn nhà ở Giêrusalem, qua Thập Giá nơi Con Mẹ trao phó tông đồ Gioan cho Mẹ, tất cả các chặng trên con đường ấy của Đức Maria đều ghi dấu khả năng duy trì một bầu khí cầm trí, kiên trung để suy niệm mọi biến cố trong thinh lặng của con tim trước mặt Thiên Chúa (x. Lc 2,19-51), để hiểu biết cả ý muốn của Thiên Chúa, và có khả năng chấp nhận ý muốn đó trong nội tâm. Như thế, sự hiện diện của Mẹ Thiên Chúa với Mười Một Tông Đồ sau khi Chúa Giêsu về Trời, không phải là một ghi chú lịch sử đơn sơ, của một điều đã qua, mà có một ý nghĩa có giá trị rất lớn, bởi vì cùng các ông Mẹ chia sẻ điều qúy báu nhất: đó là ký ức sống động về Chúa Giêsu, trong lời cầu nguyện và sứ mệnh này của Chúa Giêsu, duy trì ký ức về Chúa Giêsu và như thế cũng là duy trì sự hiện diện của Chúa.

Lần cuối cùng thánh Luca nhắc tới Đức Maria là ngày thứ bẩy, ngày Thiên Chúa nghỉ sau việc tạo dựng, ngày của thinh lặng sau cái chết của Chúa Giêsu và ngày chờ đợi sự sống lại của Người. Đây là nguồn gốc truyền thống của Đức thánh Maria trong ngày thứ bẩy.

Giữa biến cố Lên Trời của Chúa Phục Sinh và lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống lần đầu tiên, các Tông Đồ và Giáo Hội tụ tập nhau cùng với Đức Maria để cùng Mẹ chờ đợi ơn Thánh Thần; không có Thánh Thần thì không thể trở thành chứng nhân được. Mẹ là Đấng đã nhận được Chúa Thánh Thần vì đã sinh ra Ngôi Lời nhập thể, cùng chia sẻ với toàn thể Giáo Hội sự chờ đợi ơn đó, để ”Chúa Kitô được thành hình trong con tim của mọi tín hữu” (x. Gl 4,19). Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của ơn Chúa Thánh Thần như sau:

Nếu không có Giáo Hội mà không có lễ Ngũ Tuần, thì cũng không có lễ Ngũ Tuần mà không có Mẹ Chúa Giêsu, bởi vì Mẹ đã sống một cách duy nhất điều mà Giáo Hội kinh nghiệm mọi ngày dưới sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Thánh Cromazio thành Aquileia giải thích ghi chú của sách Công Vụ như sau: ”Như thế Giáo Hội tụ họp trong căn phòng trên, cùng với Đức Maria và các anh em Chúa. Vì vậy không thể nói tới Giáo Hội mà không có sự hiện diện của Đức Maria, Mẹ Chúa... Giáo Hội của Chúa Kitô là ở nơi đâu Sự Nhập Thể của Chúa Kitô bởi Đức Trinh Nữ được rao giảng; và ở nơi đâu các tông đồ rao giảng rằng các vị là anh em của Chúa, thì ở đó người ta lắng nghe Tin Mừng” (Sermo 30,1: SC 164,135).

Công Đồng Chung Vaticăng II đã muốn đặc biệt nhấn mạnh mối dây biểu lộ hữu hình đó trong lời cầu nguyện của Đức Maria và các Tông Đồ, khi viết trong Hiến chế về Giáo Hội Lumen Gentium như sau: ”Vì Thiên Chúa không muốn tỏ bầy mầu nhiệm cứu rỗi nhân loại cách long trọng trước khi Ngài đổ tràn Thánh Thần Chúa Kitô đã hứa, nên chúng ta thấy các Tông Đồ trước ngày lễ Ngũ Tuần ”đã kiên tâm hiệp ý cầu nguyện cùng vơi các phụ nữ, với Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu và với anh em Người” (Cv 1,14); và chúng ta cũng thấy Đức Maria khẩn nài ơn Thánh Thần với lời cầu nguyện của Mẹ, Đấng đã bao phủ Mẹ trong ngày truyền tin” (LG, 59). Vị thế đặc biệt của Đức Maria là Giáo Hội, trong đó ”Mẹ được chào kính như chi thể siêu quần hết sức đặc biệt của Giáo Hội và như mẫu mực, gương sáng phi thường của Giáo Hội trên bình diện đức tin và đức ái” (LG 53). Rồi Đức Thánh Cha khẳng định như sau:

Như thế tôn sùng Mẹ Chúa Giêsu trong Giáo Hội có nghĩa là học nơi Mẹ là cộng đoàn cầu nguyện: đó là một trong các điểm nòng cốt miêu tả cộng đoàn kitô như được ghi trong sách Công Vụ (x. Cv 2,42). Rất thường khi lời cầu nguyện phát xuất từ những tình hình khó khăn, từ các vấn đề cá nhân khiến chúng ta hướng về Chúa để có ánh sáng, sự ủi an và trợ giúp. Nhưng Mẹ Maria mời gọi chúng ta rộng mở các chiều kích của lời cầu nguyện, hướng tới Thiên Chúa không chỉ trong lúc có nhu cầu và không phải chỉ cầu nguyện cho chính mình, mà trong cách thức đồng nhất, kiên trì, trung thành ”đồng tâm nhất trí” (x. Cv 4,32).

Anh chị em thân mến, cuộc sống con người trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và dấn thân, đòi hỏi phải có các lựa chọn không thể tránh được, cũng như các khước từ và hy sinh. Mẹ Chúa Giêsu đã được Chúa đặt để trong những lúc định đoạt của lịch sử cứu độ, và Mẹ đã biết luôn đáp trả lại với sự sẵn sàng tràn đầy; đó là hoa trái của một mối dây nối kết sâu xa với Thiên Chúa, trưởng thành trong lời cầu nguyện kiên trì và mạnh mẽ. Giữa ngày thứ sáu cuộc Khổ Nạn và Chúa nhật của Sự Phục Sinh, người môn đệ yêu dấu đã được trối lại cho Mẹ và cùng với ông là toàn cộng đoàn các môn đệ (x. Ga 19,26).

Giữa biến cố Lên Trời và lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống Mẹ ở với và trong Giáo Hội trong lời cầu nguyện (x. Cv 1,14). Là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo Hội Đức Maria thực thi tình hiền mẫu này cho đến khi lịch sử kết thúc. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ mọi giai đoạn cuộc sống cá nhân và Giáo Hội cũng như giờ sau hết của chúng ta. Xin Mẹ Maria dậy chúng ta hiểu biết sự cần thiết của lời cầu nguyện, và giúp chúng ta luôn khắng khít yêu Chúa Giêsu Con Mẹ.

Sau khi chào tín hữu bằng nhièu thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
 
ĐTC Bênêđictô XVI bày tỏ nỗi đau buồn trước vụ tai nạn gây tử vong tại Thụy Sĩ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:27 15/03/2012
ROMA, (zenit.org) - Điện thư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã được Sứ Thần Tòa Thánh tại Vương Quốc Bỉ, Đức cha Mgr Giacinto Berloco, công bố trong một buổi canh thức tại Sint-Pieterskerk de Leuven do ngài chủ sự, bên cạnh Tổng Giám Mục giáo phận Malines-Bruxelles, Đức Cha André-Joseph Léonard, để cầu nguyện cho các nạn nhân trẻ người Bỉ trong vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra tại Thụy Sĩ.

Các giám mục Bỉ cũng « bày tỏ nỗi đau buồn vàhiệp ý trong cầu nguyện cùng các gia đình nạn nhân », một thông cáo cho hay.

Vị Giám Chức Sứ Thần Tòa Thánh đã chuyển « điệnchia buồn và trợ lực » của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cho các bậc cha mẹcủa các em, các thành viên gia đình, cũng như những người có liên quan.

Sáng hôm qua, Thứ Tư 14/3, Đức Cha Léon Lemmens, Giámmục Phụ tá giáo phận Malines-Bruxelles, cũng đã đáp máy bay đến Thụy Sĩ cùngvới cha mẹ của các nạn nhân.

« Nhân danh các Giám Mục Bỉ, ngài mong muốn đồng hành với những bậc cha mẹ nêu trên và nâng đỡ họ trong thử thách tang thương này », các giám mục cho biết thêm.

Tai nạn xảy ra vào đêm 13 rạng sáng 14 tháng 3 tạibang Valais, Thụy Sĩ và đã cướp đi 28 sinh mạng, trong có có 22 em học trò.Chiếc xe bus đã đâm vào vách một đường hầm khi đang chở các em học sinh trong hai lớp của một trường học ở Bỉ. Tại nạn này cũng làm cho 24 em khác bị thương.
 
HĐCGM Hoa Kỳ tuyên bố sẽ thúc đẩy cuộc tranh đấu để bảo vệ Tự Do Tôn Giáo tại Mỹ
Trần Mạnh Trác
16:49 15/03/2012
Sau 2 ngày bàn cãi, Thứ Ba và Thứ Tư vừa qua, phiên họp đặc biệt của 40 giám mục trong Ủy Ban Thường Vụ của Hội Đồng Các Giám Mục Hoa Kỳ (HĐCGM HK) đã đi đến kết luận là cuộc tranh đấu bảo vệ quyền tự do Tôn Giáo vẫn cần phải tiếp tục và Hội Đồng sẽ dổn mọi nỗ lực để thúc đẩy cuộc tranh đấu trên tất cả các lãnh vực: Thông Tin, Lập Pháp và Tư Pháp.

Mục tiêu chính của cuộc tranh đấu không là vì vấn đề kiểm sóat sinh sản của Chính Quyền, mà chính là vì chính quyền đã đặt để một định nghĩa rất hẹp hòi thế nào là tôn giáo.

"Giáo Hội không ép buộc bất cứ ai phải làm điều gì", bản thông cáo ngày 14 tháng 3 viết, nhưng vấn đề ở đây là "Giáo Hội đang bị ép buộc bởi một sắc lệnh của chính phủ Liên Bang, đòi hỏi những tín hữu và một số các cơ quan của giáo hội phải hành động trái nghịch với giáo huấn của giáo hội."

Các giám mục nhấn mạnh rằng "cuộc tranh đấu này không phải là nhắm vào việc cấm đóan cung cấp thuốc ngừa thai. Thực ra các lọai thuốc ngừa và phá thai đã bầy bán đầy dẫy ở khắp nơi với một giá rẻ mạt" (note: Phí tổn hàng tháng cho một phụ nữ ngừa và phá thai là khỏang $50 tối đa theo ước tính của cơ quan phá thai Planned Parenthood)

Cuộc tranh đấu này cũng không nhắm vào việc hổ trợ cho một đảng phái chính trị, hoặc "để đối lập lại việc chăm sóc sức khỏe phổ quát."

Nên nhớ là từ năm 1919, các giám mục HK đã liên lỉ kêu gọi phài có một chương trình Y tế phổ quát cho mọi người.

Nhưng cuộc tranh đấu cần phải tiếp tục là vì đây là một sắc lệnh "không chính đáng" và "chưa từng có" của chính phủ để xác định lại "thế nào là một người có đức tin và thế nào mới được kể là những công việc mục vụ của một giào hội."

Do đó sắc lệnh này cần phải bị dẹp bỏ.

Nhất là trong bối cảnh mà chính quyền đã có những hành động "đáng ngờ" khi hứa hẹn với một số các tôn giáo khác là sẽ có những "thích ứng" cho những chủ nhân của những tôn giáo này trong tương lai.

Như vậy thì Sắc lệnh này quả đáng là một quan ngại về tự do tôn giáo.

"Không phải là chỗ của Chính quyền để định nghĩa thế nào là tôn giáo và chức vụ của tôn giáo là gì," các giám mục cho biết.

Chính quyền đã chế biến ra những định nghĩa mới để phân biệt giữa những "nơi thờ phượng" ("houses of workship") thì khác với những "dịch vụ tôn giáo" (“ministries of service,”), những người họat động cho những dịch vụ tôn giáo là những công dân hạng 2 không xứng đáng hưởng những đặc ân của "thượng đế ban cho, hoặc từ những quyền hợp pháp" để mà tuân giữ những niềm tin của mình.

Các giám mục cảnh báo rằng những định nghĩa như thế sẽ đựơc dùng làm căn bản để giái thích những điều luật khác của Liên bang và như vậy sẽ "làm suy yếu truyền thống lành mạnh của Liên bang là tôn trọng sự tự do tôn giáo và tôn trọng sự đa dạng của xã hội."

Các giám mục cho biết các ngài "rất thống nhất và tập trung ý chí cao độ" để theo đuổi nhiều con đường trong việc bảo vệ tự do tôn giáo.

Ngoài những nỗ lực tiếp tục giáo dục và vận động nơi công cộng, các giám mục nhấn mạnh rằng các ngài sẵn sàng "chấp nhận bất kỳ lời mời đối thoại nào của chính quyền."

Các giám mục sẽ hỗ trợ những dự luật nhằm khôi phục lại sự tự do tôn giáo và sẽ tiếp tục khám phá "các lựa chọn trong hành lang tòa án."
 
Bài Giáo Lý của ĐTC Bênêđictô XVI: Sự Hiện Diện trong Cầu Nguyện của Đức Mẹ
Phaolô Phạm Xuân Khôi
18:58 15/03/2012
“Việc tôn kính Mẹ của Chúa Giêsu trong Hội Thánh có nghĩa là học từ Mẹ để trở thành một cộng đồng cầu nguyện.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 29 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 14 tháng 3 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Lần này ĐTC bắt đầu loạt bài giáo lý về cầu nguyện trong Sách Tông Đồ Công Vụ và các Thư của Thánh Phaolô, đặt trọng tâm bài suy niệm này vào sự hiện diện trong cầu nguyện của Đức Mẹ giữa các Tông Đồ.

* * * * *


Anh chị em thân mến,

Với bài Giáo Lý hôm nay, tôi muốn bắt đầu nói về việc cầu nguyện trong Sách Tông Đồ Công Vụ và các Thư của Thánh Phaolô. Như chúng ta biết, Thánh Luca đã cho chúng ta một trong bốn sách Tin Mừng, dành riêng cho cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu; nhưng ngài cũng để lại cho chúng ta một sách được gọi là sách đầu tiên về lịch sử Hội Thánh, Sách Tông Đồ Công Vụ. Trong hai sách này, một trong những yếu tố được lập lại nhiều lần là cầu nguyện, từ cầu nguyện của Chúa Giêsu đến cầu nguyện của Đức Mẹ Maria, của các môn đệ, các phụ nữ và cộng đồng Kitô hữu. Con đường ban đầu của Hội Thánh được đánh dấu cách nhịp nhàng bằng tác động của Chúa Thánh Thần, là Đấng biến đổi các Tông Đồ thành những chứng nhân của Đức Kitô Phục Sinh cho đến đổ máu của mình, cùng việc lan tràn nhanh chóng của Lời Chúa ở Đông Phương và Tây Phương. Tuy nhiên, trước khi việc công bố Tin Mừng được lan tràn, Thánh Luca ghi lại câu chuyện Lên Trời của Chúa Phục Sinh (x. Cv 1,6-9). Chúa đã ban cho các môn đệ chương trình của Người về cuộc đời của các ngài, là hiến thân để rao giảng Tin Mừng. Người nói: “Các con sẽ nhận được quyền năng khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các con. Và các con sẽ là nhân chứng của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp xứ Giuđêa, cùng Samaria và đến tận cùng trái đất” (Cv 1:8). Ở Giêrusalem, vì sự phản bội của Giuđa Iscariot, các Tông Đồ chỉ còn mười một vị, đã họp nhau trong nhà để cầu nguyện, và chính trong cầu nguyện mà các ngài đón chờ hồng ân mà Đức Kitô Phục Sinh đã hứa là Chúa Thánh Thần.

Trong bối cảnh chờ đợi này, giữa thời gian Chúa Lên Trời và Lễ Ngũ Tuần, lần cuối cùng Thánh Luca đề cập đến Đức Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và các anh em của Người (câu 14). Ngài đã dành phần đầu Tin Mừng của ngài cho Đức Mẹ Maria, từ việc thiên thần truyền tin cho đến việc ra đời và thời thơ ấu của Con Thiên Chúa làm người. Chính với Đức Mẹ Maria mà cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu bắt đầu, thì cũng với Đức Mẹ Maria mà những bước đầu tiên của Hội Thánh đã bắt đầu. Trong cả hai trường hợp, bầu khí là là bầu khí lắng nghe Thiên Chúa và suy niệm. Cho nên hôm nay tôi muốn ngừng lại ở sự hiện diện trong cầu nguyện này của Đức Trinh Nữ Maria giữa các môn đệ, là những người sẽ trở thành Hội Thánh sơ khai đầu tiên.

Đức Mẹ Maria đã âm thầm đi theo suốt cuộc hành trình của Con Mẹ trong sứ vụ công khai, ngay cả cho đến chân Thánh Giá. Và giờ đây Mẹ tiếp tục âm thầm cầu nguyện mà đi theo con đường của Hội Thánh. Trong lúc Truyền Tin trong ngôi nhà ở Nazareth, Đức Mẹ Maria đã đón chào sứ thần của Thiên Chúa; Mẹ chú tâm đến những lời của ngài; Mẹ đón nhận những lời ấy và đáp lại chương trình của Thiên Chúa, như thế bày tỏ lòng hoàn toàn sẵn sàng của Mẹ: “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin làm cho tôi theo ý Ngài” (x. Lc 1:38). Nhờ thái độ lắng nghe nội tâm mà Đức Mẹ có thể giải thích lịch sử của mình và khiêm tốn thừa nhận rằng chính Chúa là Đấng hành động.

Trong chuyến thăm viếng người chị họ của Mẹ là bà Elizabeth, Mẹ thốt lên một kinh nguyện ngợi khen và hân hoan, mừng ân sủng của Thiên Chúa là điều tràn đầy tâm hồn và cuộc đời Mẹ, làm cho Mẹ trở thành Mẹ Chúa (x. Lc 1:46-55). Ngợi khen, tạ ơn, vui mừng: trong bài thánh thi Magnificat (Kinh Ngợi Khen), Đức Mẹ Maria không những chỉ nhìn vào những gì Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ, mà còn cả những gì Ngài đã làm và luôn làm trong lịch sử. Thánh Ambrôsiô, trong một bài chú giải nổi tiếng về kinh Magnificat, mời gọi chúng ta có cùng một tinh thần cầu nguyện khi ngài nói: “Chớ gì tâm hồn của Đức Mẹ Maria ở trong mỗi người trong anh em để ca ngợi Chúa; và chớ gì tinh thần của Đức Mẹ Maria ở trong mỗi người trong anh em để vui mừng trong Thiên Chúa” (Expositio Evangelii secundum Lucam 2 , 26: PL 15, 1561).

Ngay cả trong Phòng Tiệc Ly ở Giêrusalem, trong “căn phòng trên lầu”, nơi các môn đệ của Chúa Giêsu “thường cư ngụ” (x. Cv 1:13), Mẹ hiện diện trong bầu không khí lắng nghe và cầu nguyện, trước khi những cánh cửa mở tung ra và các ngài bắt đầu rao giảng Đức Kitô cho muôn dân, dạy họ tuân giữ tất cả những gì mà Người đã truyền (x. Mt 28:19-20). Các giai đoạn của cuộc hành trình của Đức Mẹ Maria, từ ngôi nhà ở Nazareth đến Giêrusalem, qua Thập Giá, nơi Con Mẹ trao Mẹ cho Thánh Gioan Tông Đồ, được đánh dấu bằng khả năng duy trì một bầu không khí hồi tưởng liên tục, để Mẹ có thể suy đi nghĩ lại mỗi biến cố trong thinh lặng của tâm hồn mình trước mặt Thiên Chúa (x. Lc 2:19-51) và suy niệm trước Thiên Chúa, cũng như hiểu được Thánh Ý Thiên Chúa và như thế có thể chấp nhận Thánh Ý này trong lòng. Vì vậy, sự hiện diện của Mẹ Thiên Chúa với Nhóm Mười Một, sau khi Chúa Lên Trời, không phải chỉ là một ghi chú lịch sử về một điều trong quá khứ, nhưng có một ý nghĩa có giá trị lớn lao, bởi vì Mẹ chia sẻ với các ngài những gì là gia sản quý giá nhất: ký ức sống động về Chúa Giêsu, trong cầu nguyện; và Mẹ chia sẻ sứ mệnh này của Chúa Giêsu: gìn giữ những kỷ niệm về Chúa Giêsu và như thế giữ gìn sự hiện diện của Người.

Việc đề cập cuối cùng về Đức Mẹ Maria trong hai tác phẩm của Thánh Luca xảy ra vào ngày Sabáth: ngày nghỉ ngơi sau việc tạo dựng của Thiên Chúa, ngày im lặng sau cái chết của Chúa Giêsu và mong đợi sự Phục Sinh của Người. Truyền thống kính Đức Mẹ vào ngày thứ Bảy được bắt nguồn từ biến cố này. Giữa ngày Lên Trời của Đấng Phục Sinh và ngày Lễ Hiện Xuống đầu tiên của Kitô giáo, các Tông Đồ và Hội Thánh quây quần quanh Đức Mẹ Maria để cùng Mẹ chờ đợi hồng ân Chúa Thánh Thần, mà nếu không có hồng ân ấy thì người ta không thể trở thành nhân chứng. Mẹ đã nhận được Ngài để Mẹ có thể hạ sinh Ngôi Lời Nhập Thể, thông phần với toàn thể Hội Thánh trong việc mong đợi cùng một hồng ân ấy, ngõ hầu “Đức Kitô được hình thành” (x. Gal 4,19) trong tâm hồn mỗi tín hữu. Nếu không có Hội Thánh mà không có lễ Hiện Xuống, thì cũng không có lễ Hiện Xuống mà không có Mẹ Chúa Giêsu, vì Mẹ đã sống một cách hoàn toàn độc đáo điều mà Hội Thánh trải qua mỗi ngày dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Thánh Chrômatiô thành Aquilêia chú giải về Sách Tông Đồ Công Vụ rằng: “Hội Thánh kết hợp trong phòng trên lầu với Đức Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và với anh em của Người. Cho nên, một người không thể nói về Hội Thánh, trừ khi có sự hiện diện của Đức Mẹ Maria, Mẹ của Chúa ... Nơi nào mầu nhiệm Nhập Thể của Đức Kitô từ lòng Đức Trinh Nữ được rao giảng thì nơi đó có Hội Thánh của Đức Kitô, và nơi nào các Tông Đồ, là anh em của Chúa, giảng dạy, thì nơi đó người ta được nghe Tin Mừng” (Sermo 30, 1: SC 164, 135).

Công đồng Vatican II đã muốn nhấn mạnh cách đặc biệt đến mối dây liên hệ được biểu lộ rõ ràng trong việc Đức Mẹ Maria và các Tông Đồ cùng nhau cầu nguyện, ở cùng một nơi, trong lúc chờ đợi Chúa Thánh Thần. Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium xác định rằng: “Vì Thiên Chúa không muốn tỏ bày mầu nhiệm cứu rỗi nhân loại cách long trọng trước khi Ngài đổ tràn Thánh Thần mà Đức Kitô đã hứa, cho nên chúng ta thấy các Tông Ðồ trước ngày Hiện Xuống ‘đã kiên tâm hiệp ý cầu nguyện, cùng với các phụ nữ, với Ðức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, và với anh em Người’ (Cv 1:14). Ðức Maria cũng tha thiết cầu xin Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần, là Ðấng đã bao phủ Mẹ trong ngày Truyền Tin.” (số 59). Chỗ đặc biệt của Đức Mẹ là Hội Thánh, ở đó “Mẹ được công nhận là phần tử ưu việt và tuyệt đối độc đáo..., và là kiểu mẫu và gương mẫu tuyệt vời về đức tin và đức ái của Hội Thánh” (nt., số 53).

Như thế, việc tôn kính Mẹ của Chúa Giêsu trong Hội Thánh có nghĩa là học từ Mẹ để trở thành một cộng đồng cầu nguyện: đó là một trong những đặc điểm thiết yếu trong mô tả đầu tiên về cộng đồng Kitô hữu được nêu lên trong Sách Tông Đồ Công Vụ (x. 2: 42). Thường thì cầu nguyện được định đoạt bởi những tình trạng khó khăn, những vấn đề cá nhân làm cho chúng ta chạy đến Chúa để tìm ánh sáng, sự an ủi và giúp đỡ. Đức Mẹ Maria mời gọi chúng ta mở rộng những chiều kích của cầu nguyện, hướng về Thiên Chúa không phải chỉ trong những lúc cần thiết, và không phải chỉ cho bản thân mình, nhưng còn một cách trọn vẹn, kiên trì và trung thành, với “một lòng và một linh hồn” (x. Cv 4,32).

Các bạn thân mến, cuộc đời con người trải qua những giai đoạn chuyển tiếp khác nhau, thường rất khó khân và đòi hỏi, là những điều đòi buộc phải có sự lựa chọn bắt buộc, từ bỏ và hy sinh. Mẹ Chúa Giêsu đã được Chúa đặt trong những giây phút quyết định của lịch sử cứu độ, và Mẹ đã luôn biết phải đáp ứng thế nào với một tâm hồn hoàn toàn sẵn sàng, kết quả của một mối liên hệ mật thiết với Thiên Chúa trong cầu nguyện chuyên cần và sốt sắng. Giữa Thứ Sáu tuần Thương Khó và Chúa Nhật Phục Sinh, người môn đệ Chúa yêu, và cùng với ngài toàn thể cộng đồng các môn đệ được trao phó cho Mẹ (x. Ga 19:26). Giữa ngày Chúa Lên Trời và ngày Lễ Hiện Xuống, người ta tìm thấy Mẹ cầu nguyện với và trong Hội Thánh (x. Cv 1:14). Như Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Hội Thánh, Đức Mẹ Maria thực thi tình mẫu tử của Mẹ cho đến khi kết thúc lịch sử. Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ mọi giai đoạn của đời sống cá nhân và Hội Thánh, kể cả giờ phút cuối cùng của chúng ta. Đức Mẹ Maria dạy chúng ta sự cần thiết của cầu nguyện, và cho chúng ta thấy rằng chỉ nhờ mối liên hệ không ngừng, mật thiết, đầy yêu thương với Con Mẹ mà chúng ta có can đảm rời “ngôi nhà của mình”, là chính mình, để đi đến tận cùng trái đất mà rao giảng Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ thế gian. Cám ơn anh chị em.
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI: Đức Mẹ mời gọi chúng ta cầu nguyện nhiều hơn là cho chính chúng ta
Bùi Hữu Thư
19:11 15/03/2012
Đức Thánh Cha bắt đầu giảng giáo lý về việc cầu nguyện trong sách Công Vụ Tông Đồ

VATICAN, ngày 14 tháng 3, , 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI chuyển trọng tâm của loạt bài giảng giáo lý của ngài về cầu nguyện hôm nay, ngài quay sang giảng dậy về cầu nguyện như được thấy trong sách Công Vụ Tông Đồ và các thư của Thánh Phaolô. Ngài bắt đầu suy niệm về cách cầu nguyện của Mẹ Maria.

Đức Thánh Cha nói trong buổi triều kiến chung: "Nếu Giáo Hội hiện hữu mà không có Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cũng như nếu Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống không có Mẹ Chúa Giêsu, vì Mẹ sống trong một cách sống hoàn toàn cá biệt, thì Giáo Hội không cảm nghiệm được hàng ngày những gì Chúa Thánh Thần đang tác động."

Ngài nói đến kinh nguyện của Mẹ Maria vào lúc khởi đầu của cuộc đời Chúa Giêsu cho đến lúc khởi đầu của Giáo Hội và sau đó.

Đức Thánh Cha nói như sau khi đề cập đến Lễ Truyền Tin: "Vì thái độ nội tâm của Mẹ là lắng nghe, Mẹ Maria đã có thể diễn giải chính lịch sử của Mẹ, và khiêm tốn chấp nhận những gì Thiên Chúa đang hoạt dộng."

Ngài tiếp: "Khi đi thăm người chị họ Elizabeth, Mẹ đã bộc phát trong một lời cầu nguyện ca tụng và hân hoan, Mẹ ca ngợi ân sủng thiêng liêng đã đổ đầy trong lòng Mẹ và cuộc đời Mẹ, khiến cho Mẹ trở thành Mẹ Chúa Giêsu (Luca 1:46-55). "Ca ngợi, cảm tạ, vui sướng: trong thánh ca Magnificat, Mẹ Maria không những chỉ chiêm ngắm điều Thiên Chúa đã làm trong Mẹ, nhưng cũng nhìn vào tất cả những gì Thiên Chúa đã hoàn tất và tiếp tục hoàn thành trong suốt lịch sử nhân loại. Trong một bài bình luận nổi tiếng về Magnificat, Thánh Ambrose kêu gọi chúng ta phải có cùng một tinh thần cầu nguyện như Mẹ. Ngài viết: "Xin linh hồn của Mẹ Maria ở trong chúng ta để cùng hân hoan trong Chúa.'"

Đức Thánh Cha suy niệm là việc đề cập đến sự hiện diện của Mười Một Môn Đệ sau khi Chúa Kitô lên trời không phải là "một ghi chép giản dị về lịch sử liên quan đến một biến cố trong quá khứ; nhưng có một giá trị to lớn, vì Mẹ chia xẻ với các tông đồ một điều hết sức quý giá: đó là ký ức sống động về Chúa Giêsu trong cầu nguyện, và Mẹ chia xẻ sứ mệnh này của Chúa Giêsu: là gìn giữ ký ức về Chúa Giêsu và như thế duy trì sự hiện diện của Ngưới.."

Cộng đồng cầu nguyện

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói rằng việc tôn sùng Mẹ Chúa Giêsu có nghĩa là "học hỏi nơi Mẹ để trở nên một cộng đồng cầu nguyện: đây là một trong những dấu chỉ chính yếu trong việc mô tả cộng đồng Kitô hữu như được ghi chép trong Sách Công Vụ Tông Đồ."

Ngài ghi nhận: "Nhiều khi, việc cầu nguyện bị thúc đẩy bởi những hoàn cảnh khó khăn, bởi các vấn đề cá nhân khiến chúng ta phải hướng về Chúa để được soi sáng, nâng đỡ và phụ giúp. Mẹ Maria mời gọi chúng ta bành trướng các chiều kích của cầu nguyện, là hướng về Chúa không chỉ khi cần thiết và chỉ riêng cho chúng ta, nhưng bằng một cách không phân tán, kiên trì, trung thành, với tất cả trái tim và linh hồn.'"

Đức Thánh Cha kết luận: Các bạn thân mến, đời sống con người trải qua nhiều giai đoạn chuyển tiếp, thường khó khăn và đòi hỏi những lựa chọn bó buộc, hãm mình và hy sinh. Mẹ Chúa Giêsu được Thiên Chúa đặt để vào giờ phút quyết liệt của lịch sử cứu rỗi, và Mẹ luôn luôn biết cách đáp ứng với tình trạng luôn luôn sẵn sàng -- hoa quả của một sự kết hợp sâu xa với Thiên Chúa đã trưởng thành qua việc cầu nguyện liên lỉ và sốt sắng. [...] Như Mẹ Thiên Chuá và Mẹ của Giáo Hội, Mẹ Maria hành xử với tình mẫu tử cho đến tận cùng của lịch sử.

"Chúng ta hãy trao phó mọi giai đoạn của cuộc sống cá nhân và giáo hội cho Mẹ. Mẹ Maria dậy chúng ta sự cần thiết của việc cầu nguyện, và Mẹ đã cho chúng ta thấy là chỉ qua một sự kết hợp thường trực, mật thiết, và yêu thương với Con Mẹ thì chúng ta mới có thể can đảm 'ra khỏi nhà chúng ta', là chính chúng ta, để đi tới tận cùng trái đất và khắp mọi nơi để rao truyền Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc thế gian."
 
Top Stories
Indie: Des chrétiens continuent d’être assassinés en Orissa
Eglises d'Asie
06:43 15/03/2012
Depuis le début de l’année, six chrétiens ont été assassinés en Orissa. Pour le Global Council of Indian Christians (GCIC), la raison de cette reprise des violences est à rechercher dans l’impunité dont ont bénéficiés les auteurs des pogroms de 2008.

Les deux dernières victimes de cette série noire sont Suryakant Nayak, un protestant assassiné alors qu’il rentrait dans son village de Bakingia dans le district du Kandhamal après avoir fait des courses, et Goresa Mallick, un catholique, égorgé « pour sorcellerie » à Salimagocha dans le district de Ganjam. Depuis le début de l’année, le GCIC, une organisation de défense des chrétiens en Inde, a recensé six assassinats de chrétiens par des hindouistes ou des personnes encore non identifiées. « Il est effrayant de constater que le gouvernement ne semble pas s’intéresser à ces meurtres de chrétiens en Orissa et que la police renâcle à mener les enquêtes, quand elle ne les bâcle pas », s’est indigné Sajan George, président du GCIC auprès de l’agence AsiaNews.

L’inaction des autorités est particulièrement flagrante dans le cas de Suryakant Nayak, un journalier qui avait été porté disparu le 2 mars dernier. Après avoir retiré de l’argent dans la ville de Raikia, Suryakant, qui fréquentait l’Eglise de l’Inde du Nord (1), était parti faire des courses avec sa mère et ses trois filles, âgées de 5 à 9 ans. Sur le chemin du retour, il s’était arrêté pour prendre un verre, tout près de son domicile, laissant sa famille le précéder. Son corps a été retrouvé quatre jours plus tard dans un puits près de Raikia, couvert d’ecchymoses, les mains et les poignets brisés, le visage tuméfié. Mais, malgré ces traces de violences évidentes, la police n’a toujours pas ouvert d’enquête pour meurtre.

Le 3 mars, Goresa Mallick, un catholique âgé de 50 ans, avait participé à une réunion avec une quinzaine d’habitants d’un village hindou voisin. Selon la reconstitution des faits par la police, le groupe a pris à partie Mallick peu après qu’ils soient repartis ensemble, lui a tranché la gorge et a ensuite brûlé le corps dans la forêt. Ce n’est que le jour suivant que ses proches retrouvèrent ses restes. Lorsque les meurtriers présumés ont été arrêtés par la police, ils ont justifié leur acte en accusant la victime de pratiquer la sorcellerie. Goresa Mallick s’était converti au christianisme cinq mois plus tôt. La famille de la victime, dont son épouse et ses trois enfants, a formellement nié les accusations de sorcellerie, lesquelles ont cependant été retenues comme mobile du crime par les enquêteurs.

Auprès de l’agence Fides, le P. Jeebanta Nayak a condamné l’assassinat du catholique, qu’il connaissait en tant que nouveau converti, affirmant qu’il n’avait jamais pratiqué la sorcellerie. Ceux qui l’ont tué, a expliqué le prêtre, « sont analphabètes et ont des croyances superstitieuses très fortes ». Ces dernières, rappelle-t-il, ont été à l’origine d’autres meurtres par le passé, également sur la base de fausses accusations de sorcellerie. Selon le P. Nayak, les extrémistes hindous ne sont pas impliqués dans cette affaire qu’il estime est liée davantage à l’ignorance et à la superstition.

Pour Sajan George, il reste cependant certain que « la forte proportion d’acquittements et le faible taux de mise en accusation pour les massacres de 2008, ont encouragé les extrémistes hindous (…), lesquels ont constaté qu’ils bénéficiaient d’une totale impunité et se sont donc sentis autorisés à continuer de menacer et de persécuter la minorité chrétienne ».

Les tensions sont loin d’avoir disparu en Orissa où il y a un peu plus de trois ans les violences antichrétiennes perpétrées par les hindouistes ont fait plus d’une centaine de morts, près de 55 000 personnes déplacées, des milliers de maisons, de lieux de culte et d’institutions détruits. Aujourd’hui, malgré les promesses des autorités locales et la pression de la communauté internationale, les chrétiens attendent toujours dans l’insécurité que justice leur soit rendue.

C’est au Kandhamal, qui fut l’épicentre des violences de 2008, que la situation reste à l’heure actuelle la plus préoccupante pour les quelque chrétiens qui sont retournés dans leurs villages d’origine malgré les menaces des hindouistes. Dans ce district où vient d’être assassiné Nayak Suryakant, les responsables de massacres de 2008 continuent de faire régner un climat de terreur, sous le regard indifférent de la police et des autorités locales. Dans le village de Bakingia, où vivait la victime avec sa famille, les attaques des hindouistes contre les chrétiens n’ont jamais cessé.

(1) L’Eglise de l’Inde du Nord (Church of North India, CNI) a été créée en 1970 à partir d’un regroupement de différentes dénominations protestantes, dont des baptistes, des anglicans et des méthodistes. Elle comprend aujourd’hui environ 3 000 communautés, rassemblées en une vingtaine de diocèses.

(Source: Eglises d'Asie, 14 mars 2012)

 
A Priest in Egypt gives an outsider's view of Christian Life
Salvatore Cernuzio
10:43 15/03/2012
ROME, MARCH 13, 2012 (Zenit.org).- Father Orazio Patrone, 33, originally from Salerno, Italy, has for three years been a priest of the Coptic Catholic Church in Egypt.

He talks to ZENIT in this interview about his experience and the situation of Christians in that country.

ZENIT: Father Orazio, what is the situation of the Catholic Church in Egypt?

Father Patrone: The Catholic Church in Egypt is quite a complex reality: as in the whole of the Middle East region, it has always lived in a religiously pluralistic situation. In Egypt, in addition to the Latin Church, there are several rites (Coptic, Armenian, Syriac, Greek). The largest church is the Orthodox Coptic, with about 10% of the total population. The Catholic faithful are close to 400,000 or 0.3%.

There are also many Copts overseas, and after the latest events of the revolution, and above all the political situation that has been unfolding, migration has increased, after being already high in the last decades.

ZENIT: How do Christians live their faith?

Father Patrone: Christians have difficulties living in a country where Muslim fundamentalism is gaining ever more ground and they are strongly attracted by the idea of being able to live more tranquilly in other countries, especially Canada and Australia, but also Europe. Although persecutions are only sporadic, one experiences a strong discrimination of a social more than an ideological nature. It’s not a generalized situation yet and there are places with a peaceful relationship between Muslims and Christians.

ZENIT: How is it that a young Italian priest is called to carry out his service precisely in such a place? Can you tell us about your personal experience?

Father Patrone: I came following my involvement with the Neo-Catechumenal Way through which I felt the call to rediscover the richness of my baptism by means of a journey of faith in a community. During this period I discovered my vocation to the priesthood and I entered the Redemptoris Mater Seminary in Beirut, Lebanon. The inter-ritual diocesan seminary forms priests for the New Evangelization with vocations to serve in the Eastern Churches. After the course of formation of close to nine years, during which I was able to have, in addition to my studies, pastoral experience in Tunisia, Sudan, and the Holy Land, I was incardinated by the Coptic Church of Egypt. And now, for three years, I have been in a parish in Cairo.

ZENIT: Have you had difficulties?

Father Patrone: Difficulties have certainly not been lacking, and are still not lacking: cultural differences, difficulties with the language, countries that suffer profound conflicts; but I have been able to face them thanks to the fact of having seen the Lord’s fidelity in the past. A bit like Abraham who started out without knowing where he was going, led by the Word and a promise, learning day by day to trust God and experiencing his presence in history.

ZENIT: Returning to the situation of Christians in Egypt. What is their relationship with the other religions, in particular, with Muslims?

Father Patrone: The relationship between Christians and Muslims is increasingly undermined by fundamentalism, even if the Coptic Church has an age-old experience of coexistence with the Muslim tradition, which has had highs and lows in history.

ZENIT: How are intense times, such as Lent and Easter, lived?

Father Patrone: The season of Lent is lived very intensely, with strict fasting, lived devotionally more than as an occasion of preparation for Easter. Perhaps this is dictated also by the strong influence of the Muslim month of Ramadan. As well, the sacrificial aspect of Good Friday is stressed more than the fundamental importance of the Easter Resurrection.

In fact, the funeral of the Lord is celebrated with a very long liturgy as was the custom of the pre-conciliar Latin Churches. Its importance is seen in the fact that participation in worship on Good Friday is almost double that of what it is on Easter Sunday.

ZENIT: What do you intend to do for the Year of Faith and the New Evangelization?

Father Patrone: The Church in Egypt is very tied to her traditions, especially those in the liturgy, and has difficulty in entering the dynamism of the New Evangelization desired by Vatican II. On the other hand, there are attempts and openings especially by the Catholic side, which is attentive to and relatively involved in what happens in the West. This is demonstrated, among other things, by the opening, though slow, to charisms that emerged after the Council. In parishes there are now groups such as the Focolares and the Neo-Catechumenal Way, and other movements born in Egypt with the intention of a renewal in the sense of a New Evangelization.

ZENIT: What are the prospects, therefore?

Father Patrone: There seems to be a time of trial and purification for the Churches, as is happening almost everywhere, because of the processes of secularization and globalization, challenges that call the Christian community to seek its own identity and to deepen its faith. We are going towards a form of Christianity that is certainly different from that lived in the modern period in Europe, towards a Christianity in which the Church is perhaps called to accustom herself to live as a small flock, to journey with other religious realities and, from this point of view, the experience of the Eastern communities is very relevant.

[Translation by ZENIT]
 
Japan remembers the Tsunami: the Church was close to us
By H. Sergio Mora
10:45 15/03/2012
ROME, MARCH 13, 2012 (Zenit.org).- On the first anniversary of the earthquake and tsunami that hit Japan, ZENIT spoke with the Japanese ambassador to Italy, Hidekazu Yamaguchi.

ZENIT: What was the Holy See’s and the Church’s reaction?

Ambassador Yamaguchi: After the disaster, the Pope mentioned it two or three times during the Angelus, and we of course sent his words to Tokyo. Moreover, he sent a telegram directly to Emperor Akihito expressing his sympathy and encouraging the Japanese people.

And not only this. Benedict XVI sent Cardinal Robert Sarah, president of the Pontifical Council Cor Unum, directly to the site. Caritas International also intervened and appealed to all Caritas branches worldwide to take up a collection for the victims of the disaster.

ZENIT: Hence, there were several interventions?

Ambassador Yamaguchi: Yes, and it is very interesting, for example, that the now Cardinal Antonio Maria Veglio, created a fund inviting all seamen worldwide to help their colleagues in Japan. Cardinal Bernard Francis Law also had a concert on April 20 of last year, and was the first to call me directly at my residence, to express his condolences and to ask me to attend the event to raise awareness among the public, which I did so with pleasure.

The Sant’Egidio Community held a prayer vigil in Santa Maria in Trastevere; and the Gregorian University organized two events, which included a concert.

ZENIT: Last Easter the Pope answered a Japanese girl on television who asked him about the causes of the tsunami.

Ambassador Yamaguchi: Frankly this news was not given much circulation in Japan, as the Catholic community is small, namely 450,000 people, that is 0.4% of the population, located particularly in Nagasaki and Tokyo.

ZENIT: How did the Japanese live this disaster?

Ambassador Yamaguchi: The Japanese are used to natural calamities; they happen very often - volcanoes, earthquakes, floods - but this time the magnitude was too great. Today we know that there were three epicenters and no scientist had foreseen it or could imagine it.

ZENIT: What has changed in Japan since the disaster?

Ambassador Yamaguchi: This disaster changed many things in Japan, such as confidence in science. And it also changed life. For example, to consume much energy today is not approved because everyone is cooperating with the government’s request to lower the consumption of electricity. We must change from atomic energy, using a cleaner energy, in particular, geothermic energy. It was thought that nuclear energy was very safe, and now it’s not seen that way. But Japan has promised to reduce its gas emissions so other methods must be found to produce energy which are not the old ones.

ZENIT: In face of so much sorrow, what is the relationship with the Creator?

Ambassador Yamaguchi: From the beginning of the disaster many people thought of fate, of Japan’s location, the volcanoes, etc. We can’t avoid it. Meanwhile, with the passage of time, what is felt strongly is the desire for a family and there is a tendency to think again of the family. It’s very interesting because young people didn’t want to get married, thinking of their individual freedom. Now they want to have a family. It’s amazing.

ZENIT: How was solidarity lived?

Ambassador Yamaguchi: What grew was the importance given to friendship. There are many volunteers who have come to help. Friendship also with other nations: 163 countries offered their participation and aid. Personally I think we have so many friendly countries thanks to our policies and diplomacy, because after World War II Japan has never participated in the resolution of problems by the use of force and has cooperated with all countries. The United States, for example, sent some 20,000 soldiers to help in the initial emergency.

ZENIT: Who were the volunteers?

Ambassador Yamaguchi: The Japanese Catholic community sent many volunteers to the site to help the people; however, there were many volunteers without religious affiliation who wanted to help the victims. Businesses, for example, allowed their employees to do volunteer work while continuing to pay their salaries, to say nothing of all the workers operating to control the radioactivity, even putting their lives in danger.

ZENIT: What did the emperor do?

Ambassador Yamaguchi: Ah! For the first time since World War II the emperor addressed the people. At the end of the world conflict, his father, Hirohito, addressed the people announcing Japan’s defeat. Since then, this was the first time that an emperor sat in front of a microphone on live television. The emperor wished to make his presence felt. It was the greatest tragedy after World War II.

[Translation by ZENIT]
 
Conscience Objections and Religious Liberty
Robert Royal
10:47 15/03/2012
On a Different View of Rights and Citizen-Government Relationship

ROME, MARCH 13, 2012 (Zenit.org).- The following is an English version of a presentation originally given in Italian, at a Feb. 29 event organized in Rome by the Tocqueville-Acton Institute, Fondazione Caelo et Terra, and Rubbettino Editore for Italian parliamentarians and the public.

I would like to thank everyone who helped organize this event. This is an important subject that is beginning to manifest itself in all developed countries, from the United States to Europe, Australia to Canada. I do not want to be melodramatic but I really think we're beginning to see the emergence of a different view not only of fundamental rights, but of the relationship between citizens and government, which is fundamentally altering notions of the rights of conscience and of conscience itself. This change is not inevitable. But it requires us all to recognize the problem and to do something -- even if the hour is late.

I want to speak in particular, of course, about the current situation in the United States, which is to say, President Obama’s pressure on Catholic institutions, which is not really a question of rights of conscience, as I hope to explain. There is much confusion about what constitute conscience objections and that which is even more important, in my opinion, the most fundamental -- religious freedom.

So, I have three main points: first, to show a true case of a conscience objection, in the proper sense of the term; then, to indicate a cultural problem that is preventing resolution of still other conscience problems; and finally, I would like to analyze a bit the well known controversy in the United States right now on "Obamacare" and religious freedom.

So, let me begin with an example of protection of conscience, correctly understood. In Washington State in the United States, a lawsuit was filed against several pharmacists who refuse to dispense Plan-B drugs and Ella, which are in some cases abortifacients, for reasons of conscience. A large majority in the association of pharmacists in Washington State agreed with them on matters of conscience. But the state, and in particular the Governor Chris Gregoire, a Catholic in theory, have tried to force all pharmacists to dispense all legal medications. The case went to court – a state court not federal. The court found that in the past, pharmacists have been granted exemptions to sell or not sell various types of drugs and devices for economic, business, and other reasons. Since the state found no reason to force pharmacists in these circumstances, then why would it force them when serious moral issues are involved? The pharmacists won the case in a very liberal state on the Pacific coast. But we know why the state has made this attempt: because it wants to eliminate all public resistance to the procedures that progressive leaders now see as the most fundamental rights, far more worthy of protection than those of conscience or religion.

In this case, the judge did the right thing. But how long will this sense of awareness persist among the cultural elite? Another case may provide an answer. And this is my second point. In America, as here in Europe, the movement to allow gay marriage is growing every day. There are many people – I am one of them – and there are also the churches, who believe in civil rights for gay people, as for all people, but consider marriage as something unique, an institution that exists prior to the state. But in the debate, gay marriage is presented as a “fundamental right,” even if that right appears in no part of American Constitution or any other controlling document. By contrast, the resistance to this unfounded new right is presented as something parallel to the denial of basic civil rights to African-Americans before 1960. (In fact, as we know, it’s presented as a psychological disease called homophobia.)

In other words, churches, synagogues, mosques, chapels, individuals, etc. who see marriage as only between a man and a woman are placed in the same moral standing as the Ku Klux Klan – an American racist group – during the struggle for civil rights. And so the traditional faith and morals of the majority of citizens have become a crime against “fundamental rights.” And how long will it be before the state tries to put such believers and their institutions as much as possible outside the law, as it did with the Klan? It may seem unlikely now, but the logic of calling such things as gay marriage a fundamental right or a matter of fundamental equality cannot help but lead in that direction.

And this leads us to the third point: the recent decision by Obama about requiring coverage, not just of contraception, but of abortion-inducing drugs and sterilization, in healthcare mandates. I must say I do not know exactly why he has caused this crisis. But you can see from the form of his "accommodation" that he hasn’t begun to understand the concerns not only of Catholics, but also Evangelicals, Orthodox Jews, Muslims, and others. The Catholic bishops and other opponents of the new mandate have a sound legal foundation for their position. Religious freedom is a fundamental right guaranteed by the First Amendment to the Constitution. (Please understand, that the first ten amendments, what we call our Bill of Rights, are not changes to the original constitution, but an emphasis on the rights that our founders wanted to protect in particular by setting them down explicitly. We Americans have long been proud of our First Amendment: we are a country that, in the words of George Washington to the Touro Synagogue in Newport, RI, gives "to bigotry no sanction, to persecution no assistance."

By contrast, Obama opened his press conference announcing his “accommodation” with religious objectors with the observation that access to health care for women, including contraception and abortion, the morning-after pills, and sterilization, are a "fundamental right." Oh, and, among other things, women are entitled to all of them without cost. All this seems to say that there is some right even earlier, as it were, more “first” than First Amendment protections freedom of religion in the Constitution. And somehow nobody seems to have noticed this even prior set of rights until a few weeks ago. In the past, those who have discovered new rights in the constitution – such as abortion – spoke of "emanations and penumbras" that justified their findings. In the new perspective, any institution or person, like the churches, that interferes with the new fundamental rights, is a sectarian on the margins of the American experiment. Many secular commentators have said, long before this particular dispute, that Mr. Obama feels restricted in the management of a modern nation by an antiquated document from the eighteenth century. The New York Times said it again three or four days ago, and point out in particular that the Constitution is wanting because it does not guarantee expansive modern notions of “rights.”

Be that as it may, the Constitution is the document that a former professor of constitutional law swore to preserve, protect, and defend when he became president of the United States. What is the source from which he now receives the authority to deny the fundamental protections of the law to religious people? The whole point of a Constitution is that it establishes a government of laws, not of particular men. In my opinion, we must recognize that there are two types of "rights." We use the same word for both right now because we do not have a moral language sufficient to distinguish between them.

The real fundamental rights, at least in the American system, are "life, liberty, and property." The government cannot take away life, liberty or property from any person without due process of law. These are rights in force at all times and places, the fundamental rights which are not a gift from the government, but in our system, which come from the Creator. It does not matter if a president or a group does not like this way of understanding the fundamental rights. Or the foundation of our government. It does not allow conscience objections about these issues.

By contrast, there are other modern “rights” – to food, shelter, health care, work – that are really more desiderata. All decent people hope that everyone will be able to enjoy these basic human goods. For the most part, these are provided by civil society – the family, in particular – the original Department of Health and Human Services. Other institutions may need to intervene at need, including the state. But the state cannot guarantee that there will be resources and tools to provide these things. Just look at the case of Greece, and perhaps soon all of us even in developed nations. I do not see how you can claim a right to something that no one is able to provide. It is really a question of fundamental rights, to say that churches, synagogues, mosques, etc. must provide desirable goods (to some) when there are other means, if that’s what you only have in mind? And aside from conscientious objection, what must we think of the status, now, of the fundamental right of property? In the past, it would have been unthinkable that a U.S. president would have told private insurance companies to provide certain services, and to do so at no charge.

In addition, there was no need to create this conflict – except if you decided in advance that you wanted to force some institutions to do several things, despite their religious and moral convictions. It is not the case, for example, that it is hard to find the contraception, even free, in clinics and elsewhere, if you believe in the fundamental need for these things. And it’s for this reason that religious institutions have not limited themselves to claim conscience objections in these matters. To do so would be to admit that the state has defined something fundamentally right and true, and that those who resist are merely offensive and sectarian. No. The churches and other religious groups are claiming that the right and Constitutional order is the precise opposite – it’s not simply the case of conscience objection – to put the religious freedom first, its demonstrable place in our constitutional understanding of the American system. And there's a fair chance that the Supreme Court will agree with them.

And this is not just a struggle by the Catholic bishops. A group of evangelical Christians and Jews have spoken out in favor of religious freedom. And there is a Joint Declaration of Catholics and Evangelicals. In addition, evangelicals and Jews have noted that they often have the kinds of religious institutions that do not correspond to strict definitions of churches or places of worship. So not only Catholic hospitals, universities, and emergency services are threatened. These are many other forms of religious activity in America in danger, which make up some of the rich diversity our society. It 's encouraging that our Catholic hierarchy and other religious leaders now understand more deeply what is at stake in the health care fight. It is not just a matter of conscience objections, but of the first of rights: religious liberty. If this controversy – which is not going away – leads to better reflection not only on religious freedom but also on the size and scope of government, all the better for all friends of liberty, law, and conscience.

(Robert Royal is the president of the Faith and Reason Institute of Washington.)
 
Bo Xilai, Maoist prince of Chongqing, torpedoed
Bernardo Cervellera
10:51 15/03/2012
He is replaced by Zhang Dejiang, an ally of Hu Jintao. For some, this is the end of "Maoism", for others it's the end of a policy in favor of the population. Possible influence on the relations between China and the Vatican. Major power struggle for domination of the Politburo.

Rome (AsiaNews) - The Communist Party secretary of Chongqing was fired this morning, a day after the conclusion of the National People's Congress (NPC). With a terse message, Xinhua announced that he is being replaced by vice-premier Zhang Dejiang, an ally of President Hu Jintao.

Bo Xilai's departure casts a ray of light in the power struggle that is going on behind the scenes, ahead of the 18th Party Congress, held in October which will mark the transfer of leadership from the Fourth to the Fifth Generation (v .: 09/03/2012 Hu Jintao versus Bo Xilai, "reforms" versus "Maoism". But the people are excluded).

Bo Xilai, 62, telegenic and with an exuberant personality, was a near designated to enter the Politburo Standing Committee, the group of nine people who manage the politics and economics of the Chinese giant. His fortunes have plummeted since February when the deputy mayor of Chongqing, Wang Lijun, sought refuge in the U.S. Consulate in Chengdu, perhaps to seek asylum.

Wang was chief of police of the large industrial area and was distinguished by a ruthless struggle against the mafia triads and corruption, arresting hundreds even party members.

Wang was promoted to deputy mayor by Bo Xilai, for having implemented some aspects of his policies. Bo had become famous in China for his wanting to return to the Maoist-style: large direct involvement in the economy, fighting corruption, along with egalitarian and populist attempts at a redistribution of wealth.

To implement this program Bo and Wang revived the study of the works of Mao, Mao's songs in the workplace and in schools, and also a liberal use of police and justice, into which there was an investigation ordered by Hu Jintao.

In recent days, Bo had been absent from the NPC for a day, generating rumors about his fall from grace. The fatal blow came yesterday during the press conference of Prime Minister Wen Jiabao, who pointed to the urgent need for political and economic reforms, without which there is a risk of a return to the chaos of the Cultural Revolution (see: 14/03 / 2012 For Wen Jiabao, economic and political reforms are an "urgent task").

Wen also answered a question about the scandal of Chongqing, saying that ""The current party committee and government of Chongqing must seriously reflect upon and learn lessons from the Wang Lijun incident". The tone of his voice was raised, while wielding a pen and shaking his hand. Wen said that Wang himself is under investigation, but rumours have already dismissed him as a "traitor".

It is likely that Bo Xilai will also be placed under investigation, although for now he has kept his place and his offices at the national level.

Today the Chinese web is full of comments and statements after the fall of Bo. Some see his departure as a victory of China over the last remnants of Maoism, others argue that, despite some mistakes, he worked for the good of the people.

Over the past two years, the "Maoist" current has spread throughout many layers of the Party, to undermine even the State Administration for Religious Affairs: kidnapped bishops, forced ordinations, arrests of priests, sacred buildings demolished (see: 20/12/2011 "Get behind me Satan": No religion for the Chinese Communist Party members"; 24/05/2011 The return of Maoism. Chinese Communist Party self destructs).

Some analysts think that the slowdown of the relations between the Holy See and China is actually a result of these flashes of Maoism, which have restrained Hu Jintao's leadership from proceeding on the path of diplomatic relations and that now, with the setting aside of Maoist group leader Bo Xilai, everything can proceed in a more expeditious manner. We are not so sure. China's policy is rather dull and pragmatic, and so far, neither Bo Xilai, nor Wen Jiabao and Hu Jintao have ever questioned the monopoly of the Chinese Communist Party. It is therefore possible that "Maoists" and "reformists" slogans are hiding an internal power struggle.

For now, the rise to power of Dejiang Zhang, Bo's replacement to join the Politburo Standing Committee, is certain, thus increasing the members of the Hu faction, linked to the Communist Youth League tradition.

Bo Xilai is the son of Bo Yibo, one of the "immortals" in the post-Mao era, favourable to economic reforms, but advocate of the slaughter of Tiannamen. The son is therefore a "prince" who has enjoyed the protection and aid of his father in his ascent. His fall is a sign that the family pedigree is no longer a shield. This is a message especially to Xi Jinping, the other great prince who aims to become president and secretary general at the next Party Congress.

But more worrying is the fact that the Chinese population is only bored spectator at the theatre of this great struggle for power.

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Bo-Xilai,-Maoist-prince-of-Chongqing,-torpedoed-24239.html)
 
Birmanie: A Mandalay, un prêtre catholique ouvre une clinique grâce à l’aide d’un moine bouddhiste
Eglises d'Asie
10:56 15/03/2012
Dans un pays que l’Organisation mondiale de la santé classe au 190ème rang (sur 191), un prêtre catholique de l’archidiocèse de Mandalay a ouvert une clinique afin d’offrir des soins gratuits aux plus démunis. Dans un pays où les catholiques ne représentent qu’une petite minorité de 1,45 % de la population et à Mandalay, au cœur du pays birman, où on compte à peine 0,2 % de catholiques, cette clinique a été ouverte grâce ...

... aux bonnes relations que ce prêtre a pu nouer avec des moines bouddhistes.

Contacté au téléphone par Eglises d’Asie, le P. John Aye Kyaw, curé de la cathédrale du Sacré-Cœur à Mandalay, explique la genèse de son projet. Dans sa précédente affectation, curé d’une paroisse rurale et très isolée, il était toujours à la recherche de médicaments pour aider à soigner les populations alentours. « En Birmanie, précise-t-il, les gens ne meurent pas de faim, mais le pays souffre de deux maux principaux : la faiblesse du système éducatif et des failles béantes dans le système de santé » (1).

Nommé il y a un par son archevêque à Mandalay, le P. John a rejoint un « Groupe caritatif interreligieux », réunissant des bouddhistes, des protestants, des catholiques et des musulmans. L’été dernier, à l’occasion des festivités de la fin du ramadan, l’ensemble des membres du groupe fut invité à la mosquée de Mandalay. Quelques mois plus tard, ils se retrouvaient à l’archevêché pour un repas de Noël, « préparé par les musulmans afin qu’eux-mêmes puissent s’y joindre tout en respectant leurs interdits alimentaires ». « C’est ainsi que nous avons appris à nous connaître et à nous apprécier. Un moine m’a confié qu’auparavant, à la vue d’un crucifix ou d’une église chrétienne, il avait envie de jeter des pierres, mais que, dorénavant, il savait qu’il avait là des amis », explique le P. John.

Né en 1959 à Mandalay, le prêtre catholique avait envie de « faire quelque chose » pour les habitants de sa ville natale. Si on trouve bien des hôpitaux publics et des cliniques privées à Mandalay, les premiers sont débordés et minés par la corruption et les secondes hors de prix. « Il fallait faire quelque chose pour soigner les pauvres. J’ai pensé à un centre de soins mais je n’avais pas de terrain. Je me suis ouvert de mon projet à l’un des moines qui participaient à notre groupe caritatif interreligieux et c’est lui qui nous a trouvé une maison dans l’enceinte d’une pagode bouddhique, idéalement située à proximité immédiate du fleuve Irrawaddy », raconte le P. John.

Membre de Light of Asia Foundation, une ONG basée au Sri Lanka dont l’objet est le rayonnement du bouddhisme à travers le monde, le moine en question, le Vénérable Seinnita, était déjà engagé dans différents projets caritatifs. C’est lui qui a arrangé la mise à disposition de la maison qui, une fois rénovée, fait désormais office de clinique de jour. Ouverte au début de ce mois de mars, la clinique s’appuie sur une équipe de quinze médecins et de plusieurs infirmières, tous bénévoles, et accueille en moyenne de 50 à 60 patients par jour.

Parmi les personnes récemment soignées, poursuit le P. John, se trouve un moine bouddhiste porteur du virus HIV. Ce moine lui a confié avoir été contaminé avant de devenir moine et avoir choisi de revêtir la robe safran précisément pour être nourri et logé gratuitement en dépit de sa maladie, mais que jamais il n’aurait imaginé être soigné gratuitement dans une clinique ouverte par des catholiques. « Il en était très heureux », témoigne le P. John.

D’un point de vue financier, le prêtre catholique explique avoir apporté une somme équivalent à 7 400 dollars US afin de rénover et équiper la clinique. Des donateurs ont ajouté 1 350 autres dollars. Depuis, le P. John continue de financer l’achat de médicaments. Il précise qu’au fil des années, il s’est constitué un réseau de bienfaiteurs qui lui font passer de l’argent et des médicaments par des touristes de passage (le réseau bancaire étant inepte en Birmanie, les transferts internationaux sont impossibles). Anglophone, parlant l’italien et un peu de français, le prêtre aborde les touristes et leur demande de l’aider. « Plusieurs années après, des touristes continuent à me faire passer des colis par des visiteurs de passage », s’enthousiasme-t-il.

Selon le Vénérable Seinnita, la clinique répond à un besoin « vital » des habitants de Mandalay. « Nous aurions besoin de beaucoup plus de ce type d’initiatives à Mandalay mais aussi dans les campagnes », déclare-t-il à l’agence Ucanews (2), ajoutant qu’il était fier que « les religions aient pu travailler ensemble à la réalisation » d’un tel projet.

Pour le P. John, avoir travaillé en étroite collaboration avec des bouddhistes représente « une expérience intéressante ». « Du fait de la relation que nous avons nouée, le Vénérable Seinnita et moi, nous nous considérons comme des frères (…). Il est nécessaire que nous travaillons ensemble au bien de l’humanité, sans arrière-pensées politiques », explique-t-il. Interrogé sur les changements politiques que vit le pays depuis quelques mois, à quelques jours d’élections législatives partielles que la communauté internationale observera attentivement, le P. John déclare seulement : « Hier, pour la première fois, The Lady [Aung San Suu Ky] s’exprimait à la télévision. Bizarrement, à ce moment précis, la ville a été plongée dans le noir par une coupure d’électricité. » Il explique que si des changements ont bien été initiés par le gouvernement, celui-ci n’a pas la confiance de la population.

(1) Avec 3 %, la part du PIB que le gouvernement birman consacre à la santé est l’une des plus faibles, sinon la plus faible du monde. La mortalité infantile est de l’ordre de 10 % quand bien même la plupart meurent de maladies curables. Le paludisme est la première cause de mortalité des enfants de moins de 5 ans. La tuberculose continue de se propager. Enfin, le taux de prévalence du HIV est le plus élevé d’Asie. Pour toutes ces maladies, la part des personnes soignées est faible.
(2) Ucanews, 14 mars 2012.

(Source: Eglises d'Asie, 15 mars 2012)
 
Cardinal says pope wants revival of faith in Cuba
Jeff Franks | Reuters
12:33 15/03/2012
HAVANA (Reuters) - Pope Benedict wants to help revive religious faith in Cuba when he visits the communist island later this month, the leader of Cuba's Catholic Church said in a nationally televised address.

In a country that for years was officially atheist, Cardinal Jaime Ortega said the 84-year-old pontiff saw the stirrings of religious fervor in the crowds of people who paid homage to the Virgin of Charity of El Cobre when the icon of Cuba's patron saint was paraded around the country last year.

"There was great interest in this pilgrimage because the pope is committed to reviving the faith in countries that were Christianized before who need a new evangelization," Ortega, who is the archbishop of Havana, said on Tuesday.

"There was something in this mission that was the revival of a sleeping faith, maybe a faith a little suppressed, but that was present in the heart of the people."

"The pope feels that he comes to confirm us in this faith. He comes to reaffirm these Christian values," said Ortega, who wore religious clothing and a chain with a large cross dangling from his neck.

The German-born pope will visit Cuba from March 26 to 28 at a time of change on the island, where President Raul Castro has undertaken reforms liberalizing the Soviet-style economy and improved long-rocky relations with the Catholic Church.

Ortega brokered a deal with Castro in 2010 to release more than 100 political prisoners and has been a forceful voice for economic reforms.

In December, Castro released 2,900 prisoners, citing the pope's pending visit as one of the reasons. Most of those freed were convicted of common crimes, although some were believed to have been political prisoners.

The Church has expanded social services, offered educational courses and built its first major project, a new seminary, since the 1959 revolution that put Fidel Castro, Raul Castro's older brother, in power and transformed the island into a communist state.

Church-state relations deteriorated quickly after the revolution and stayed mostly bad until the 1990s when a slow improvement began after Fidel Castro warmed to leftist "liberation theology" movements in Latin America.

The word "atheist" was replaced with "secular" in the constitution and shortly before Pope John Paul visited Cuba in January 1998, Fidel Castro reinstated Christmas as a holiday.

Today, Cuba is still dotted with abandoned Catholic churches and while the Church says 60 percent of Cubans are baptized as Catholics, it acknowledges that only about 5 percent actively practice the religion.

Ortega, who rarely appears on Cuban television, which is state-owned, told viewers "the pope is an intellectual, he is the pope of reason. He is man who has a vocation for theological science and to this he dedicated his life."

"He comes to make a pastoral visit, to fulfill the mandate that Jesus gave to Peter" to care for the flock, Ortega said.

He said the pope has long wanted to visit Cuba and, despite his advancing years and frail health, chose to come now to celebrate the 400th anniversary of the Virgin of Charity icon, said to have been found floating in a bay by three men trying to ride out a storm in their small boat.

Pope Benedict will make a three-day stop in Mexico before going to eastern Santiago de Cuba on May 26. He will visit the basilica in the mountainside town of El Cobre where the doll-like icon is enshrined before coming to Havana on May 27.

(Editing by Mohammad Zargham)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mùa chay: Giáo hạt Tân Định thực thi Lòng Chúa Thương Xót
Trầm Thiên Thu
06:57 15/03/2012
TGP SAIGON – Chúa Giêsu đặt vấn đề: “Có người nào trong anh em, khi con mình xin cái bánh mà lại cho nó hòn đá? Hoặc nó xin con cá mà lại cho nó con rắn?” (Mt 7:9-10). Một cách đặt vấn đề giản dị, dễ hiểu, và rất thực tế. Ngài luôn nói thẳng, nói thật, không hay bóng gió bâng quơ.

Yêu thương phát sinh chia sẻ. Chia sẻ là bác ái. Bác ái là thực thi Ý Chúa, là thực thi Lòng Thương Xót. Đó là điều Chúa muốn, nhất là trong Mùa Chay Thánh. Nhưng chúng ta hãy coi chừng, vì Đức Kitô đã cảnh báo: “Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6:3).

Trong tinh thần bác ái Công giáo, ngày 13 và 14-3-2012, giáo hạt Gia Định (TGP Saigon) đã có chuyến công tác từ thiện tại giáo hạt vùng biển để chia sẻ những thực phẩm cần thiết trong cuộc sống thường nhật như mì gói, đường, muối, bột ngọt, sách kinh, xâu chuỗi,… Đoàn gồm những đại diện của các cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót (LCTX) từ 13 giáo xứ trong hạt Gia Định, tổng cộng 40 người.

Điểm đến đầu tiên là Gx Mỹ Thanh, giáo hạt Cam Ranh, GP Nha Trang (thuộc huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa). Ra đón đoàn là LM Đanien Đinh Viết Cương (68 tuổi), quản xứ Mỹ Thanh. Không thấy có bảng ghi giáo xứ hoặc có “dấu vết” gì để nhận biết là nhà thờ khiến người ta tưởng là một gia đình bình thường, nhưng thực ra là một giáo xứ. Phía dưới là nơi ở của cha sở, phía trên là nhà thờ. Nổi bật là câu Kinh thánh diễn tả lòng khao khát: “Chúng tôi muốn được gặp Đức Giêsu” (Ga 12:21).

Đó là nơi cử hành các phụng vụ hằng ngày, khi có đại lễ hoặc những dịp đặc biệt như Rước lễ Lần đầu, Thêm Sức,… thì phải cử hành ở nơi khác phía sau bên trái nhà thờ để ó sức chứa người tham dự. Thật cảm động khi thấy bàn thờ sơ sài đến mức không thể sơ sài hơn nữa, thế nhưng đức tin của dân xứ Mỹ Thanh lại không sơ sài như vậy, vì họ vẫn tuyên xưng: A-nịn ti ài! (Con yêu Chúa). Có lẽ Chúa ở đây muốn đơn giản hóa để hòa mình với những anh chị em giáo dân người dân tộc Rắc-lây (*).

Ca cúc xa ài! Xin chào những anh chị em Rắc-lây thân mến!

LM Cương cho biết rằng giáo dân của xứ có 873 người, trong đó có 1/3 là người dân tộc. Đời sống giáo dân chân chất mộc mạc trong sự khó khăn về vật chất, hẳn là niềm tin của họ “lớn” nên họ mới có thể sống “hồn nhiên” và vui vẻ như vậy. Những linh mục như LM Cương mới thật đáng khâm phục vì họ đúng là những nhà truyền giáo, những chủ chăn đích thực, sống khó nghèo mà vẫn hòa nhã và thân thiện, là những tấm gương sáng cho những linh mục đang sống trong điều kiện đầy đủ ở các vùng khác. Tôi chợt nhớ tới Lời Chúa: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28; Mc 10:45).

Được biết, anh chị em Rắc-lây có chiếc áo truyền thống, dùng trong các dịp quan trọng, gọi là Íp. Họ gọi người cha là “A-ma”, và gọi người mẹ là “A-guây”. Phụ nữ Rắc-lây nào cũng đao một xâu chuỗi ở cổ (đen hoặc trắng, xanh,…) gọi là “A-nhúc”. Hằng ngày, họ cầu nguyện với Chúa Giêsu: “Ca cúc yà Jêxu, a-na a-tô ma-nhi” (Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài).

Họ trò chuyện cởi mở và khá “vô tư”, giọng cười giòn tan và cười “hết cỡ thợ mộc”. Các cô gái nhút nhát hơn dân tộc Xê-đăng, Ê-đê hoặc Bana, có lẽ họ quá đơn sơ và chân thật. Ca-mư sai! Xin cảm ơn các bạn!

Thời gian không cho phép nấn ná thêm vì còn phải đến nơi khác, mà đường lại xa. Pà là lao! Xin tạm biệt!

Đoàn chúng tôi tới một giáo xứ ở “sâu” hơn, gần chân núi, đó là Gx Phú Phong (hạt Cam Ranh), thuộc thôn Thống Nhất, xã Cam Phước Đông, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Giáo xứ này có 4 giáo họ, gồm 2.600 giáo dân người Kinh và 2.700 giáo dân người dân tộc Rắc-lây.

LM quản xứ là Mátthêu Hoàng Trọng Sơn, 40 tuổi, giản dị và vui vẻ. Tôi vừa xuống xe, LM Sơn cười: “Chào bố!”. Và đó cũng là cách nói “độc đáo” và thân thiện của linh mục trẻ này. Tùy theo độ tuổi mỗi người mà LM Sơn gọi là “bố”, “mẹ”, “nội” hay “ngoại” và xưng là “con”. Không phải gọi để “đãi bôi bằng môi miệng” mà là “thật”. Trong thánh lễ, khi giới thiệu đoàn từ thiện với giáo dân và giảng lễ, LM Sơn cũng dùng đại từ “con” để nói với những giáo dân lớn tuổi.

Khi dùng bữa, tôi thấy có “nét mới” của linh mục trẻ này: “Lăng xăng” phục vụ như múc thêm canh, lấy thêm cơm, lấy thêm thức ăn,… Chứ không như những linh mục khác (chỉ ngồi và “chỉ đạo”). Thậm chí LM Sơn còn đích thân đi nấu nước và pha cà-phê cho khách. Chúa Giêsu xác định: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy” (Ga 12:26). Chúa Giêsu không hề “nói đùa”. Thiết nghĩ đây là “bài học” cho những người đã, đang và sẽ làm linh mục của Đức Kitô – người Thầy đã từng cúi xuống rửa chân cho các môn sinh.

Trong khuôn viên nhà thờ có Đài Đức Mẹ La Vang (là “bản sao” của Đền La Vang ở Hải Lăng, Quảng Trị). Tối nào cũng vậy, đúng 19 giờ giáo dân quy tụ trước đài Đức Mẹ cùng lần chuỗi Mân Côi. Sau thánh lễ buổi sáng, mọi người cũng quy tụ bên đài Đức Mẹ cùng đạo kinh và cầu nguyện với Mẹ Thiên Chúa rồi mới ra về. Một nét đạo đức rất “đẹp” cần được học tập.

Gx Phú Phong vừa có thêm phụ tá là LM Tiến (40 tuổi, thuộc Dòng Vinh Sơn) và thầy xứ (vừa học xong Triết 2). LM Tiến cho biết rằng được về làm phụ tá ở đây để chuẩn bị mục vụ cho việc coi sóc một giáo họ gồm các anh chị em Rắc-lây ở gần chân núi (phía trong Gx Phú Phong).

Trên đường về, chúng tôi ghé thăm Gx Bình Chính nằm dọc ven biển, đa số là di dân từ Quảng Bình. Giáo xứ này có bổn mạng là Thánh “ngư ông” Phêrô, nhưng được dâng kính Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhà thờ này còn gọi là nhà thờ đá, vì được xây dựng bằng 3 loại đá. Nhà thờ đẹp và kiên cố, với lối kiến trúc Đông phương. Quản xứ là LM Thịnh, 73 tuổi, năng động và bình dân.

Người Việt nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Cái “sàng” lớn hay nhỏ còn tùy mỗi người, nhưng chắc chắn vẫn học được nhiều điều thú vị. Để khép lại một chuyến đi, xin mượn lời của Thánh Tiến sĩ Thomas Aquino: “Công hiệu của năng lực cầu nguyện là đến từ đức ái, nhưng năng lực để cầu nguyện cho được hiệu quả, vẫn là do đức tin và đức cậy của mình”.

(*) Còn được phát âm là Ra-glây, Ra-glai, Ra-clay. Họ theo chế độ mẫu hệ, nghĩa là phụ nữ “bắt” chồng, và nam giới về ở nhà vợ. Dân tộc Rắc-lây tập trung nhiều nhất ở tỉnh Ninh Thuận, chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi. Mỗi hộ có 5-10 người. Họ có một giấc mơ đặc biệt gọi là “giấc mơ Champi” và có lễ hội Tết Đầu Lúa tổ chức vào ngày 15-2 Âm lịch, gọi là Tết Nhôbrêhê (người K’ho cũng mừng Tết này).
 
Ngày Gia Đình của Nhóm Gia Đình Trẻ Giáo Xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
09:37 15/03/2012
« Gia đình chia sẻ gì với nhau » ?

Ngày Gia Đình của Nhóm Gia Đình Trẻ Giáo Xứ Việt Nam Paris


Paris, chúa nhật 11.03.2012, Nhóm Gia Đình Trẻ [1] tổ chức Ngày Gia Đình thứ XI [2], trao đổi xoay quanh đề tài “ Chia sẻ trong đời sống gia đinh ». Đây là buổi sinh hoạt thứ ba trong niên khóa 2011-2012 của nhóm [3].

Mở đầu chương trình, anh Giang Minh Đức, trưởng nhóm nói lời giới thiệu : « Chia sẻ trong đời sống gia đình », chúng ta chia sẻ về công việc nhà, về tiền bạc, về những tin tức, hiểu biết, nhận định, tình cảm, liên hệ đến cuộc sồng, đến công ăn việc làm, đến con cái, họ hàng, bạn bè ; và nhất là về đời sống đức tin.

Chia sẻ đầu tiên và cụ thể nhất mà đôi vợ chồng, ngay từ khi mới cưới và nhất là từ lúc có con, cần chia sẻ với nhau là công việc nhà. Đây là những công việc liên hệ đến cuộc sống cụ thể hằng ngày, từ nấu cơm đun nước, qua giặt ủi áo quần, quét dọn, vệ sinh mùng màn, đến bảo trì tân trang nhà cửa,..; Từ tiếp đón bà con bạn bè, đến cho con ăn uống, ngủ nghỉ, tắm rửa vệ sinh cho nó, săn sóc việc học hành, theo dõi giao du của chúng,…
Sau lời khai mạc của anh Đức, Chị Mai giơ tay xin góp ý :

-Gia đình em quá việt nam: trọng nam khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi. Số em hơi lận đận. Vất vả đi làm, lại còn phải lo hết mọi việc nhà. Nhiều khi mệt quá, chán quá. Mà chẳng biết nói cùng ai. Chúng em có hai cháu, may thay, hai cháu nay đã lớn hơn, một cháu 12 tuổi, một cháu 10 tuổi. Chứ xưa, lúc hai cháu còn nhỏ cực ơi là cực. Nhưng riết rồi cũng quen.

Anh Giáp xin chị Lan, một người có chồng tây, góp ý kiến.

-Vâng, chị Lan nói, chúng em cưới nhau đã được hai năm, và mới có cháu nhỏ được 9 tháng. Hôm nay em đi họp được, cũng là nhờ chồng em, Paul, rất tử tế và thương yêu em, ở nhà coi con. Paul lo hết mọi công việc nhà. Ảnh thích nấu ăn, rửa chén. Em không cần làm gì, nhưng đôi khi cũng phụ ảnh dọn bàn, rửa chén.

-Tôi mới đọc một bài báo, xin góp ý với các anh chị, bác Ất xin nói. Bài báo có tựa đề là «Anh chồng Tây tuyệt vời của tôi » (http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/2010/08/3ba1f83b/). Bài hơi dài, tôi chỉ xin đọc một đoạn : “Chồng tôi rất dễ tính, anh ăn được tất cả những món Việt tôi nấu, lúc nào cũng khen ngon cho dù món đó có cháy khét. Tôi biết là anh rất nịnh vợ. Anh cũng không ngần ngại giúp tôi việc nhà: lau chùi nhà cửa, đổ rác hay cả đi chợ khi tôi không có thời gian. Anh cũng hay nói lời yêu thương. Nói thật, lúc đầu tôi cũng ngượng lắm, nhưng riết rồi thành quen. Chúng tôi nói chuyện với nhau nhiều lắm. Anh kể những gì anh làm trong ngày và rất thường hỏi han tôi về công việc của tôi. Công việc của tôi là nhập dữ liệu cho một phòng thí nghiệm, cũng không cực lắm, nên lương cũng không cao. Chúng tôi rất hiểu ý nhau. Nói vậy chứ làm gì mà chúng tôi không cãi nhau, nhưng chúng tôi làm lành mau lắm. Anh không bao giờ giận tôi, chỉ có tôi hay giận anh. Trong những lần đó thì anh tìm cách làm cho tôi cười, anh rất hài hước, thế là hòa nhau ».

-Không chỉ có chồng tây mới tuyệt vời. Chị Cúc rất vui, xin nói. Anh Bính là chồng em, ngồi bên em đây. Anh rất dễ thương. Anh làm hết mọi việc nhà. Từ nấu cơm, rửa chén, nuôi con, giặt giũ, là ủi, đến hút bụi,…

-Theo tôi nghĩ, Bs Minh tiếp lời, đàn ông Việt nam ở Tây hay ở Mỹ, và ngày nay, ở cả Việt Nam nữa, muốn hay không muốn, trước sau gì rồi cũng tham gia vào việc nhà, chia sẻ với vợ mọi công việc thường ngày, nhất là từ khi có con. Cả hai người đi làm, bắt buộc phải chia nhau ra đi đón con, cho con ăn ; bắt buộc ai cũng phải làm một số công việc vặt trong nhà.

-Từ đầu đến giờ, Đức Ông Mai Đức Vinh tiếp lời Bs Minh, các anh chị chỉ nói về chia sẻ công việc trong nhà. Nhưng xin hỏi các anh chị, ngoài chuyện nhà ra, vợ chồng còn chia sẻ gì với nhau nữa ?

-Dạ thưa Đức Ông, bác Bính trả lời, con nghĩ rằng ngoài công việc nhà, vợ chồng còn chia sẻ với nhau nhiều thứ khác nữa, như chia sẻ tiền bạc « Của chồng, công vợ », về những khó khăn vui buồn của cuộc sống ; chia sẻ tình cảm gia đình, chia sẻ tình cảm và nhận định về cuộc sống xã hội ; chia sẻ về những vấn đề vui buồn, về những khúc mắc, thảnh thơi hay kết quả trong công ăn việc làm,…chia sẻ về những tin tức họ hàng, bạn bè ; về những ưu tư cho con cái, về việc học hành, về sức khoẻ, về những thành công hay thất bại của con cái, về những giao du của chúng,…

-Thế còn về đời sống đạo đức thì sao ? Đức Ông hỏi tiếp.

-Trong gia đình con, Chị Cúc trả lời, thưa Đức Ông, các bác và các anh chị, gia đình con mỗi tối có đọc với nhau một đoạn Phúc Âm, rồi chia sẻ những suy nghĩ, nhận xét với nhau. Rồi mỗi chúa nhật chúng con dẫn các cháu đi lễ, dậy cho chúng hiểu biết giáo lý hơn.

-Còn gia đình con, chị Trúc xin nói, thì không được như vậy. Chồng con theo đạo với con khi cưới nhau. Nhưng khi có con, anh ấy bảo không nên bắt nó phải theo đạo. Để đến khi nó lớn, nếu muốn, nó sẽ xin vào đạo và rửa tội.

-Chồng tôi, chị Huệ xin nói, cũng như chồng chị Trúc, không có đạo. Anh ấy hứa sẽ trở lại đạo. Mãi cũng chẳng thấy anh ấy xin học đạo. Lúc đầu tôi còn nhắc. Sau này, tôi không dám nhắc nữa. Nhưng anh lại rất siêng năng giúp đỡ công việc giáo xứ. Chuyện gì anh ấy cũng đóng góp. Rốt cuộc, tối nào cũng chỉ có tôi và hai cháu nhỏ, ba mẹ con đọc kinh với nhau mà thôi. Tôi vẫn cầu nguyện. Nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu gì tích cực, trừ việc mới đây, anh ấy đưa mẹ con tôi đi lễ. Hỏi tại sao đi lễ. Anh ấy bảo vì thương tôi và thương hai con, cho nên đưa mẹ con tôi đi lễ, chứ chưa tin. (Giọng chị Huệ hơi run run cảm động) Tôi nghĩ bụng có lẽ lòng tin của tôi chưa đủ vững, để đủ sức thuyết phục được anh. Nhưng tôi vẫn tin rằng một ngày kia anh sẽ nghe được tiếng Chúa. Tôi vẫn cầu nguyện để một ngày kia anh sẽ học đạo và trở lại đạo.

-Sự can đảm và kiên trì, Đức Ông Vinh tiếp lời, của người công giáo với người bạn đời chưa công giáo là điều rất tốt. Kinh nghiệm mục vụ cho tôi thấy việc Chúa làm thật là diệu kỳ. Tôi xin kể vài ba câu chuyện đang xẩy ra mà tôi chứng kiến tận mắt. Một cặp vợ chồng lấy nhau lâu rồi, mà bà ấy vẫn chưa trở lại đạo. Ông ấy chết được một năm nay, không biết rằng vợ ông mới đây đã xin học đạo và sẽ rửa tội trong hai tuần nữa, vào dịp Phục Sinh sắp tới. Một cặp vợ chồng khác cũng đã cưới nhau được cả hai chục năm nay rồi, đã có 2 con lớn. Ông ấy vẫn chưa vào đạo. Mới đây bà ấy đến nói với tôi rằng ông ấy đang định đến xin tôi dậy đạo. Bà ấy mừng lắm, nhưng còn hơi buồn vì hai cháu, chưa thấy động tĩnh gì, vẫn chưa theo đạo.

-Dạ thưa đức Ông và các anh chị, anh Đinh xin nói, con là đạo gốc, nhưng không hiểu đạo bằng vợ con. Vợ con là đạo theo, nhưng lại còn ngoan đạo hơn cả con và bố mẹ con. Vợ con đòi mang các con của con đến giáo xứ học giáo lý, để chúng hiểu đạo hơn. Con có cảm tưởng như vợ con đã được Chúa gọi, đã nghe được tiếng Chúa. Rốt cục, bây giờ con cũng phải theo vợ con đi lễ, đi họp.
….
Cuộc trao đổi hết sức hào hứng. Các hội thảo viên tích cực góp ý. Anh Mậu, chị Diệp nêu ra ý kiến : mình nói về « Chia sẻ trong đời sống gia đình », mà mới chỉ nói về chia sẻ vợ chồng, chứ chưa nói về chia sẻ gia đình. Gia đình dĩ nhiên có vợ chồng, nhưng một gia đình đúng nghĩa phải có cha mẹ và con cái. Mình chưa nói đến chia sẻ giữa cha mẹ và con cái.

Chỉ đứng trên phương diện cha mẹ, thì chúng ta cũng nên hỏi xem « Cha mẹ nên chia sẻ gì với con cái ? Và cha mẹ nên lắng nghe gì nơi con cái » ? Nghe tiếng khóc, tiếng cười ? Nghe tiếng hát lời kinh ? Nghe lời than, câu hỏi ? Nghe chuyện trường chuyện bạn ?

Và nếu muốn đầy đủ hơn thì mình phải hỏi xem « Con cái muốn chia sẻ gì với cha mẹ ? Cha mẹ có nghe và có hiểu con cái không ? Phải có thái độ lắng nghe nào » ?

Nhưng anh Đức, trưởng ban, xin mọi người đứng lên đọc kinh « Sáng danh » kết thúc, để ai chưa đi lễ được dự lễ 17 giờ. Sau kinh sáng danh, chị Nhài cất cao bài hát « Bên kia sông ». Mọi người cùng hát theo.

Này người yêu, người yêu anh ơi !
Bên kia sông là ánh mặt trời
Này người yêu, người yêu anh hỡi !
Bên kia đồi, cỏ hoa đan lối
Bên kia núi, núi cao chập chùng
Bên kia suối, suối reo lạnh lùng
Là bài thơ, toàn chữ hư vô !


Paris, ngày 11 tháng 03 năm 2012

Trần Văn Cảnh

Chú thích

[1]. Nhóm ‘GIA ĐÌNH TRẺ’ của Giáo Xứ Việt Nam Paris thành hình năm 1992 dưới sự hướng dẫn của cha Mai Đức Vinh, vài năm sau đó được cha Trần Anh Dũng làm tuyên úy. Nhóm đã tổ chức sinh hoạt cho các gia đình trẻ trong nhiều năm. Ngày gặp mặt, qui tụ khoảng từ 10 đến 17 đôi vợ chồng, họ trao đổi với nhau về những đề tài liên hệ đến đời sống hôn nhân và gia đình. Từ năm 1998, nhóm trực thuộc Ban Mục Vụ Hôn Nhân và Gia Đình và học hỏi, trao đổi về những đề tài nối tiếp gia đoạn chuẩn bị hôn nhân. Từ đây, đa số các thành viên của nhóm đều xuất thân từ các cựu học viên các khóa chuẩn bị hôn nhân được đào tạo từ 1995.

[2]. Năm 1995, Giáo Xứ lập một ban mục vụ mới, gọi là Ban Mục Vụ Hôn Nhân, qui tụ 10 giảng viên, khai giảng khóa Dự bị Hôn nhân. Sau hai năm sinh hoạt, mỗi năm mở hai khóa, một khóa vào Giáng sinh và một khóa vào Phục sinh, đến ngày 25.12.1997, năm khóa Dự bị Hôn nhân đã được thực hiện, với 140 khóa sinh tốt nghiệp. Ngày kết thúc khóa thứ năm, 14.12.1997, các khóa sinh đưa ra đề nghị tổ chức ngày hội ngộ các cựu khóa sinh các khóa Dự bị Hôn nhân từ 1995. Công việc chuẩn bị bắt đầu, và Hội ngộ các cựu học viên Dự Bị Hôn nhân đã được tổ chức vào ngày 17.04.1998. Tất cả có khoảng 80 người tham dự, gồm 34 khóa sinh mãn khóa của khóa thứ sáu, một số cựu học viên các khóa trước và một số đến từ Nhóm Gia Đình Trẻ cũ. Có thể nói đây là Ngày Gia Đình đầu tiên đã được tổ chức.

Năm 2001, « Ngày Gia Ðình » đã là tên gọi chính thức cho ngày sinh hoạt hằng năm của các gia đình trong giáo xứ, nhất là của các Gia Ðình Trẻ, và đã được tổ chức trong hai ngày 27 và 28.10.2001. Ngày thứ bảy 27.10. 2001 đặc biệt dành cho các cựu học viên các khóa Chuẩn bị Hôn nhân. Ngày Chúa nhật 28.10.2001 dành cho mọi gia đình trong cộng đoàn. Từ đó đến nay, 11 đề tài đã được thảo luận vào 10 Ngày Gia Đình hằng năm :

1. 27.10.2001 : Niềm vui và nỗi buồn của vợ chồng
28.10.2001 : Sóng ngầm trong đời sống lứa đôi
2. 22.12.2002 : Những khác biệt trong đời sống lứa đôi (về xử dụng tài chánh, về giáo dục con cái, về tính tình cá nhân, và về giao tiếp liên hệ)
3. 16.03.2003 : Những khó khăn trong cuộc sống lứa đôi
4. 28.03.2004 : Giáo dục con cái : trao truyền văn hóa việt nam và đức tin công giáo
5. 13.03.2005 : Hạnh phúc vợ chồng
6. 11.06.2006 : Ðối thoại vợ chồng (về các vấn đề tài chánh, giáo dục, hạnh phúc, giao thiệp,..
7. 06.05.2007 : Giáo dục con cái ở bậc tiểu và trung học
8. 12.04.2008 : Hôn nhân dị chủng
9. 09.05.2009 : Làm thế nào để quản lý tốt việc con cái xử dụng Internet
10. 10.04.2011 : Giáo xứ - gia đình : mối dây liên hệ và việc duy trì.

[3]. Từ sau Ngày Gia Đinh thứ 10, chúa nhật 10/04/2011, Nhóm Gia Đinh Trẻ đã nhận thức rằng các gia đinh trong nhóm cần có sự liên kết với nhau hơn, cũng như sự phát triển của nhóm cần được thể hiện qua những sinh hoạt cụ thể và đều đặn, mang căn tinh hữu ich, cần thiết, thich nghi với khả năng và điều kiện của mỗi gia đinh hơn. Đó là lý do khiến nhóm đã tổ chức buổi họp vào ngày 02.10.2011 để khai mạc niên khóa 2011-2012, và để đưa ra một chương trinh sinh hoạt cho cả năm. Kết quả, nhóm đã đồng ý sinh hoạt nhiều lần hơn trong năm, với lịch trinh sinh hoạt như sau cho năm 2011-2012 :

• CN 04/12/2011 (từ 15g00 đến 17g00): Thăm viếng cac cụ cao niên ở nhà dưỡng lão AREPA (CRETEIL). Hẹn đi chung tại Giáo Xứ lúc 14g00. Anh Đức sẽ lo việc lien lạc va thong bao.
• CN 05/02/2012 (từ 14g00 đến 17g00): Chia sẻ những kinh nghiệm học hỏi được sau ngay 04/12/2011, chuẩn bị cho Ngay Gia Đinh 11 va mừng Tết Nham Thin.
• CN 11/03/2012 (từ 14g00 đến 17g00): Ngay Gia Đinh 11 do Nhom Gia Đinh Trẻ tổ chức với phần tham dự Thánh Lễ chung cùng Cộng Đoàn lúc 11g30.
• CN 01/07/2012 (từ 11g00 đến 17g00): Pique-nique mãn khoa với phần tham dự Thanh Lễ do Đức Ong Mai Đức Vinh chủ tế. Địa điểm sẽ được ban chung với nhau sau.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chuyện động trời ở Vĩnh Phúc, Mê Linh, Hà Nội: Dân đập phá trụ sở UBND, đốt nhà chủ tịch xã
Hải Sơn
08:22 15/03/2012
(GDVN) - Do bức xúc với "lệnh" triệu tập thanh niên trong thôn Phú Mỹ của Chủ tịch UBND xã Tự Lập, dân kéo ra đập phá UBND xã và nhà chủ tịch xã...

Ùn ùn… đi phá UBND xã và nhà chủ tịch xã Tự Lập

Theo ghi nhận của phóng viên, chiều và tối ngày 12/3/2012, hàng trăm người dân thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội) đã kéo đến phá UBND xã Tự Lập và đốt đồ đạc trong ngôi nhà đang xây của chủ tịch UBND xã.

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, do có mâu thuẫn với nhau nên thanh niên hai thôn Phú Mỹ (xã Tự Lập) và thôn Bạch Trữ (xã Tiến Thắng) đã xảy ra ẩu đả. Không chỉ dừng lại ở đó người dân thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập, trong một thời gian dài đã luôn hoang mang lo lắng về lời đe dọa: “Người thôn Phú Mỹ đi qua Bạch Trữ cứ dưới 35 tuổi là chém” của một số thanh niên trú tại thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng.

Hàng trăm người dân trong thôn Phú Mỹ kéo đến UBND xã Tự Lập phản đối việc ký giấy mời những thanh niên trong làng lên xã rồi đưa thẳng lên CA huyện Mê Linh làm việc

Nhiều thanh niên thôn Phú Mỹ cũng đã bị các đối tượng “nghi” là của thôn Bạch Trữ hành hung phải nhập viện?.

Trong khi đó, người dân làng Phú Mỹ lại cho rằng, chính quyền địa phương giải quyết mâu thuẫn này chưa thấu tình đạt lý. Bởi lẽ, chính quyền xã Tự Lập và CA huyện Mê Linh phải bắt nhóm thanh niên côn đồ ở thôn Bạch Trữ (Tiến Thắng) vì có hành vi đánh người thì lại bắt những thanh niên trong thôn Phú Mỹ…?

Sự việc đã trở nên “nóng” khi người dân rất bức xúc và đã đốt nhà Chủ tịch xã và bao vây đập phá trụ sở UBND xã Tự Lập vào đêm 12/3 vừa qua.

Có mặt tại UBND xã Tự Lập sáng ngày 13/3, hàng trăm người dân trong thôn Phú Mỹ đã tập trung kín khuôn viên UBND xã Tự Lập để bày tỏ bức xúc. Bên cạnh đó, là quang cảnh hoang tàn của trụ sở UBND xã Tự Lập mà trước đó vốn là trụ sở khá khang trang.

Hội trường trụ sở UBND xã Tự Lập bị đập nát, bàn ghế xô đổ, băng dôn khẩu hiệu bị dỡ bỏ, hệ thống cửa kính cũng bị đập vỡ. Ngay cả cầu thang vốn được bê tông hóa cũng bị người dân đập bể. Đặc biệt phòng làm việc của trưởng công an xã dù bị khóa cửa nhưng cũng bị phá ngổn ngang.

Nghiêm trọng hơn, nhiều giấy tờ quan trọng cũng bị người dân xé và đốt. Khi phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đến hiện trường tìm hiểu sự việc, các cháu học sinh cấp 2 gần đó cũng đua nhau cầm gạch, ngói đập phá hết số cửa kính còn sót lại.

Sự việc gây bức xúc nhưng không được giải quyết nên người dân đã xô đổ bàn ghế trong hội trường UBND xã Tự Lập

Ngay cả căn nhà khang trang ông Dương Văn Nhạn, Chủ tịch UBND xã Tự Lập cũng bị đập nát, chậu cây cảnh vứt ngổn ngang, nhiều vật dụng trong nhà đã bị đốt cháy. Trước sự quá khích của người dân, Chủ tịch xã Tự Lập và gia đình đã tạm thời chuyển đi một nơi khác để bảo đảm an toàn cho gia đình.

Vì sao dân phá và đốt UBND xã và nhà chủ tịch UBND xã Tự Lập?

Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân vì sao người dân xã Phú Mỹ vốn hiền lành quanh năm lam lũ ruộng đồng lại có hành vi phá hoại trụ sở UBND xã Tự Lập và phá đốt nhà Chủ tịch UBND xã Tự Lập, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã tìm gặp ông Trần Văn Hòa –Trưởng CA xã Tự Lập để nắm bắt thông tin.

“Sự việc là do một vài thanh niên thôn Bạch Trữ sang quan hệ chơi bời đã xảy ra mâu thuẫn. Ngày 11/2 khi xảy ra xô xát một số đối tượng còn ném cả gạch đá vào nhà dân. Hiện đã có một số thanh niên Bạch Trữ phải đi viện do một số đối tượng dùng hung khí gì đó tấn công bất ngờ. Chúng tôi đã phối hợp với công an xã Tiến Thắng và công an huyện Mê Linh để xử lý vụ việc” - ông Hòa cho biết.

.Các phòng làm việc dù được khóa cửa nhưng cửa kính bị phá vỡ, ghế nằm ngổn ngang trên hành lang UBND xã Tự Lập

Ông Nguyễn Ngọc Thu –Trưởng CA xã Tiến Thắng thừa nhận: “Đây chỉ là mâu thuẫn giữa thanh niên của hai thôn Bạch Trữ (Tiến Thắng) và Phú Mỹ (Tự Lập). Hiện chúng tôi cũng đã vào cuộc để điều tra”.

Nguyên nhân ban đầu mà Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam thu thập được thì vào khoảng 13h30 ngày 12/3 Công an xã Tự Lập đã cho gọi trên 40 thanh niên của thôn Phú Mỹ lên UBND xã để điều tra. Người dân địa phương cho biết, những người có giấy mời mà không ra thì bị công an viên vào nhà bắt đi. Thậm chí, nhiều thanh niên đang thả trâu, bò cũng bị gọi lên xã. Số thanh niên này sau khi lên UBND xã lập tức được đưa lên Công an huyện Mê Linh để điều tra. Đến khoảng 23h cùng ngày số thanh niên này mới được cho về.

Người dân bức xúc cho rằng sự việc thanh niên thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng cầm kiếm, mã tấu sang chém những thanh niên của thôn Phú Mỹ vào ban đêm?. Nhiều thanh niên, thậm chí là học sinh cũng bị các đối tượng hành hung. Thế nhưng điều khó hiểu là những thanh niên manh động, côn đồ được cho là của thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng đã “đại náo”, đe dọa tính mạng của người dân thì không bị bắt mà những thanh niên của Phú Mỹ lại bị “bắt”?.

Ngôi nhà đang xây của Chủ tịch xã Tự Lập Dương Văn Nhạn cũng bị phá dỡ và đốt

Ông Hoàng Văn Vấn, người dân thôn Phú Mỹ bức xúc: “Thanh niên Bạch Trữ mang kiếm, mã tấu và hung khí khác đến để đánh, chém thanh niên của thôn Phú Mỹ nhưng không bị gọi. Còn những thanh niên của làng tôi được xem là bị hại thì lại bị bắt lên công an huyện là không thỏa đáng...”.

Theo những người dân thôn Phú Mỹ, những thanh niên trong thôn được mời lên để “làm việc” cho rằng đã bị Công an huyện Mê Linh “ép cung” dẫn đến phải nhập viện? Nhiều thanh niên khác trong làng Phú Mỹ cũng được đưa vào danh sách “làm việc” với CA huyện Mê nhưng đã bị trọng thương như: cháu Lỗ Văn Cừ bị bục màng nhĩ, Lê Văn Dũng bị bầm tím ở ngón tay, Trần Văn Liêm bị tím mắt…

Ông Trần Văn Khiêm, một người dân ở đây cho biết: “Cháu tôi sau khi bị công an huyện Mê Linh gọi đến đã bị họ "hỏi cung" chẳng hiểu vì sao lúc về nhà thì người tím tái. ..”.

Không ít người dân địa phương cũng cho rằng, sự việc này là do cách làm việc của ông Chủ tịch xã Tự Lập Dương Văn Nhạn gây nên. Chính vì thế những người quá khích đã kéo nhau đến trụ sở UBND xã Tự Lập để đập phá và tiến đến nhà vị chủ tịch để đốt nhà, phá nhiều đồ đạc (?)

(Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Chuyen-dong-troi-o-Vinh-Phuc-Nha-Chu-tich-va-tru-so-UBND-xa-bi-pha/127038.gd)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tập thở để chữa bệnh và sống cho hiện tại
Tạ Ân Phúc
09:17 15/03/2012
Tập thở để chữa bệnh và sống cho hiện tại

Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường hỏi thăm nhau về sức khỏe, gia đình, công ăn việc làm… Có thể thấy sức khỏe là vốn quý của con người, nó liên quan đến thể chất, tinh thần và xã hội, nhưng thông thường người ta hay lưu tâm về thể chất hơn và nó thể hiện qua tình trạng có bệnh hoặc thương tật hay không. Khi sức khỏe thể chất suy giảm, chúng ta thường nghĩ đến việc ăn uống bồi bổ và chữa trị thông qua thuốc men, ít ai chăm lo hay quan tâm đến hơi thở của người bệnh. Thực ra, thở rất quan trọng đối với sức khỏe, có khi nó còn quan trọng hơn cả ăn uống. Thở liên quan đến việc cung cấp oxy nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Không chỉ đối với người bệnh mà đối với người ở trạng thái sức khỏe bình thường, đôi khi chúng ta vẫn thiếu oxy trong cơ thể do phải sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm. Thật cần thiết để tập luyện hơi thở, từ đó cơ thể có đủ lượng oxy để nuôi dưỡng những tế bào đang hoạt động và làm khôi phục các tế bào bị tổn thương. Nhận biết và kiểm soát hơi thở đúng phương pháp sẽ giúp con người khỏe mạnh và là một trong những phương pháp chữa trị bệnh tật.

Chiều thứ Bảy 10/03/2012, tại Trung Tâm Mục Vụ TGP. Sài Gòn, Chương Trình Chuyên Đề thuộc Ban Mục Gia Đình đã tổ chức buổi nói chuyện với chủ đề: “THỞ ĐỂ CHỮA BỆNH” với sự chia sẻ của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm Truyền Thông - Giáo Dục Sức Khỏe Tp.HCM, Trưởng Bộ Môn Khoa Học Hành Vi và Giáo Dục Sức Khỏe, Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Bác sĩ đã chia sẻ kinh nghiệm áp dụng của bản thân về phương pháp thở bụng, một phương pháp sử dụng cơ hoành để thở, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức y khoa của một người thầy thuốc, và là người nghiên cứu chuyên sâu về hơi thở khi thấy phương pháp này đạt hiệu quả.

Mở đầu buổi nói chuyện, bác sĩ cho hay đây không phải là buổi diễn thuyết, mà là buổi chia sẻ một cách chân thật, thân tình, cởi mở, thẳng thắn những điều mà bác sĩ hiểu biết để mọi người cùng nắm bắt và trao đổi thêm qua những câu hỏi. Bác sĩ đã kể câu chuyện thật về Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, một nhân chứng sống đã tìm tòi và áp dụng phương pháp thở bụng để kéo dài cuộc sống. Vào năm 1942, khi du học ở Pháp, bác sĩ Viện mắc bệnh lao phổi nặng, thời đó chưa có thuốc chữa nên trong vòng 5 năm từ 1943-1948, ông đã phải chịu 7 lần mổ để cắt bỏ lá phổi bên phải, một phần ba phổi bên trái, 8 xương sườn. Trong tình trạng suy hô hấp, các bác sĩ nói rằng ông chỉ có thể sống 2 năm nữa mà thôi, nhưng ông đã tìm được phương pháp thở bụng tổng hợp từ các tài liệu dưỡng sinh Đông Phương, rồi đem ra áp dụng và sống được thêm 50 năm nữa, đến 85 tuổi mới qua đời.

Bản thân Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cũng mấy không quan tâm đến cách thở này, nhưng năm 1997 ông bị tai biến mạch máu não, phải mổ cấp cứu và nằm viện dài ngày. Sau đó ông thử áp dụng phương pháp thở bụng và thấy được hiệu quả kỳ diệu của nó. Ở độ tuổi 72, với 15 năm áp dụng thở bụng, ông chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và tự chữa trị bệnh tật cho mình qua hơi thở. Ông nhận định rằng phương pháp của Bác sĩ Viện chỉ giải quyết về mặt sinh lý, hô hấp, nên ông đã tìm tòi nghiên cứu thêm về thiền học Phật giáo để phát hiện ra những điều lý thú trong hơi thở để chữa trị về tâm lý. Từ đó, bác sĩ đã viết quyển sách “Nghĩ về trái tim” để chia sẻ những kinh nghiệm về phương pháp thở bụng.

Trước khi trình bày về phương pháp thở, bác sĩ nói đến nguyên lý của sự sống, theo đó con người cần có năng lượng để hoạt động vì mỗi người là một sinh vật, một sinh linh. Năng lượng trong cơ thể con người gồm hai nguồn: Từ thức ăn, nước uống và oxy trong không khí. Hai nguồn này khi vào cơ thể thì tác động với nhau để tạo ra những trình tự, phát triển lên thành những chất này, chất khác sau đó sinh ra những ATP (adenosin triphosphat), tức là những năng lượng để tế bào sử dụng, các tế bào nhờ năng lượng đó mà hoạt động tốt hay xấu. Thành phần chất trong cơ thể bao gồm: 65% là oxy; 18,6% là carbon; 1,5% là chất vôi (calcium); 1% là phốtpho; 0,15% là muối sodium và 60 chất khác, trong đó có các kim loại và vitamin.

Để thấy được tầm quan trọng của oxy trong cơ thể con người, bác sĩ đã giảng giải cặn kẽ kiến thức y khoa về hệ hô hấp và minh họa bằng những nét vẽ tay thật cụ thể. Bộ máy hô hấp bắt đầu từ mũi, oxy sẽ vào mũi rồi tới khí quản, xuống phế quản và phát tỏa ra hai bên vào 2 buồng phổi, chạy xuống đến tiểu phế quản, rồi ra những tế bào cuối cùng của phế quản gọi là phế nang. Khi phế nang phình lên là đầy hơi và xẹp xuống là hơi tống ra ngoài cơ thể. Cơ thể con người có 3 đến 4 triệu phế nang, đây là nơi chuyển oxy vào máu. Hồng cầu có trong mạch máu khi tiếp xúc với phế nang sẽ hút oxy từ phế nang và đưa oxy đi khắp toàn bộ cơ thể. Cần phải thở bằng mũi, chỉ khi nào bất đắc dĩ, mũi nghẹt mới thở bằng miệng vì trong mũi có những sừng mũi là những mạch máu nhỏ li ti, những mạch máu này sưởi ấm không khí rồi mới đưa vào phổi, khí qua mũi cũng được lông mũi chặn lại những chất dơ bẩn.

Con người thở tốt hay không nhờ vào cơ hoành, là cơ nằm giữa phần ngực và bụng, đây là cơ chính chịu trách nhiệm 80% sự hô hấp. Độ dao động của cơ hoành phình lên, xẹp xuống là 7 cm, khi cơ hoành dao động 1 cm sẽ hút vào, đẩy ra 250 ml không khí. Với trạng thái thở bình thường của con người cơ hoành chỉ cần nhút nhích 2 cm để hút vào, đẩy ra 500 ml không khí là đủ cho sự sống của con người. Khi nghỉ ngơi, người ta thường thở bằng bụng, cơ hoành chỉ cần di chuyển 1cm là đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể lúc đó.

Tất cả sinh lý hơi thở tập trung ở cơ hoành, do đó phải rèn luyện thở bằng cơ hoành (còn gọi là thở bụng) để có sự hô hấp tốt. Cần nhớ rõ rằng thở không thì chưa đủ sống, còn phải ăn uống, vận động, khi vận động nhiều, cần oxy nhiều, dĩ nhiên phải thở nhiều. Hơi thở cũng có liên quan đến cách sống của của con người, nó tùy thuộc vào tâm trạng con người: Khi nổi giận, làm tiêu hao năng lượng nhiều, sẽ làm thở nhanh; khi thanh thản, dễ chịu thì thở chậm rãi; khi đang vui thì thở nhẹ nhàng; khi đang stress thì thở khác đi. Hơi thở cũng tùy thuộc vào sức khỏe thể lý của con người: Khi đang mệt thì thở hào hển, khi ngồi một chỗ thì thở nhẹ nhàng. Nếu tập trung đến cơ hoành để thở, thở đúng cách thì có thể điều chỉnh cơn giận, tránh hồi hộp, bình tĩnh trở lại. Bên cạnh đó, khi quan tâm đến hơi thở, chú ý đến cơ hoành, người ta sẽ quên đi những chuyện khác, võ não được yên tĩnh, làm cho ít tiêu hao năng lượng. Đó là lý do tại sao trong kỹ thuật thở để chữa bệnh, người ta ít tiêu tốn năng lượng và năng lượng dư thừa giúp cơ thể khỏe mạnh lên.

Khi tập thở, có người thở nhanh, có người thở chậm là điều bình thường vì nhu cầu thở mỗi người khác nhau, đàn ông khác, phụ nữ khác, người lớn tuổi, người trẻ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, thở chậm và thở sâu thì hiệu quả về mặt sinh học cao hơn thở nhanh mà thở cạn, nhưng phải tập để thở chậm dần, nếu gắng sức quá độ sẽ bị ngất. Nếu một phút thở 20 lần, là thở cạn nên mỗi phút thở được 3 lít không khí. Nếu thở chậm, thở sâu hơn, một phút thở 10 lần, thì cơ thể có thể hấp thụ được 4,5 lít không khí. Cần phải kiên trì tập thở bụng hằng ngày, nếu làm việc liên tục trong văn phòng thì cứ 45 phút thì tập thở 4-5 phút, nếu thảnh thơi thì tập bất cứ lúc nào thấy thuận tiện và phải ít nhất 6 tháng thì mới thành thói quen và thấy được hiệu quả của việc tập luyện.

Phương pháp thở bụng của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện gói gọn trong bài vè 12 câu:

Thót bụng thở ra
Phình bụng hít vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm, chậm, sâu, đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra, luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng, ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được.


Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã dành phân nửa thời gian còn lại của buổi chia sẻ để trả lời những thắc mắc của khán giả. Khán giả thắc mắc về vị tri của cơ hoành, bác sĩ cho hay cơ hoành không thể nhìn thấy được từ bên ngoài, để cảm được cơ hoành hoạt động, để tay trước bụng, khi hít vào, bụng phình lên, khi thở ra, bụng xẹp xuống, đó là lúc cơ hoành hoạt động.

Khi được hỏi khi tập thở bụng đúng phương pháp, sẽ chữa được những bệnh nào, bác sĩ cho hay thở cũng như ăn uống, nó chỉ mang lại nhu cầu cần thiết về năng lượng để giúp con người có sự sống bình thường. Nguyên tắc chung là khi lâm bệnh, nghĩa là có trục trặc về chức năng trong cơ thể, người bệnh cần phải đến bác sĩ chuẩn đoán và điều trị, nghĩa là phải có sự can thiệp về y khoa, sau đó, để phục hồi sức khỏe và không để cho bệnh tật tái phát thì tập thở. Thở bụng chỉ góp phần trong việc chữa bệnh hiệu quả hơn do thở bụng đem lại liều lượng oxy vào cơ thể tốt hơn so với thở ngực. Tập thở có thể chữa được một số bệnh cụ thể liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, phế quản tắc nghẽn mãn tính, hay khi hút thuốc lá quá lâu, thuốc lá đọng trong đường hô hấp làm cho thở không bình thường, sẽ làm cho khó thở, khi tập thở bụng, sử dụng cơ hoành đẩy mạnh lên xuống giúp cho thở hoạt bát trở lại, làm giảm bệnh nhanh, hiệu quả.

Đối với chứng mất ngủ, bác sĩ cho hay là do quá mệt mỏi về trí tuệ, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền, bị stress, căng thẳng trong đời sống gây mất ngủ. Cách trị tốt nhất là chú ý đến hơi thở bằng cách tập thở bụng, nó là cách trung tính, không kích thích, khi chú ý, theo dõi hơi thở của mình, một lát sau sẽ ngủ dễ dàng.

Đối với bệnh đau dạ dày, ngoài vấn đề vi trùng ra còn do tâm lý, những người luôn luôn căng thẳng làm cho axit trong dạ dày không điều hòa, ăn uống bất thường dần dần làm cho dạ dày bị đau, người đau dạ dày nên ăn nhiều bữa. Hít thở bằng phương pháp thở bụng có thể làm giảm cơn đau dạ dày.

Một nghiên cứu của Đại Học Harvard cho hay 60-90% bệnh nhân đến bác sĩ có nguồn gốc do stress, căng thẳng trong đời sống nhưng bác sĩ thì không để ý đến nguồn gốc stress mà chỉ chữa bệnh trước mắt, làm cho bệnh khó dứt. Vì thế, trong nhiều trường hợp bệnh tật, cần tìm ra nguyên nhân stress và tập phương pháp thở bụng sẽ giúp tĩnh tâm trở lại để hết bệnh.

Nói chung, con người sống thường nghĩ về tương lai, nhớ về dĩ vãng rồi lo buồn, khi nhớ đến hơi thở có nghĩa là quay trở về hiện tại, người ta chỉ thở cho hiện tại chứ không thể thở cho quá khứ hay tương lai, hơi thở giúp trở về hiện tại, cắt đứt những âu lo phiền muộn để không còn bệnh. Quà tặng của sự sống chính là sự có mặt trong hiện tại.

Tạ Ân Phúc
 
Thông Báo
Cáo phó: Nữ tu Anna Madalêna Dương thị Liên đã qua đời tại Thủ Đức
Nữ tu Maria Trần Thị Thương
10:10 15/03/2012
KÍNH BÁO
"Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.” (Thánh Phanxicô)
Trong niềm tin vào Đức Kitô Tử Nạn và Phục Sinh
Cộng đoàn chúng con xin kính báo:

DÌ ANNA MADALENA DƯƠNG THỊ LIÊN
Sinh ngày 01.05.1955, tại Quảng Ngãi
Khấn Dòng ngày 21.06.1974, tại Tu viện thánh Giuse Thủ Đức
Đã an nghỉ trong Chúa vào lúc 13g00 ngày 14 tháng 03 năm 2012
(nhằm ngày 22 tháng 02 Nhâm Thìn)
Tại Thủ Đức - Việt Nam
Hưởng thọ 57 tuổi.

Lễ nhập quan: 08g00 ngày 15 tháng 03 năm 2012
Thánh lễ an táng: 08g00 sáng ngày 17 tháng 03 năm 2012
tại Nguyện đường Tu viện thánh Giuse (20 Dân Chủ, Kp.4, Bình Thọ, Thủ Đức).
Linh cữu sẽ được an táng tại nghĩa trang Đan viện Biển Đức Thiên Bình, Long Thành.

Trân trọng kính mời quý Cha, quý Bề Trên, quý Tu Sĩ nam nữ, quí Thân nhân và quý Vị
đến hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn Dì Anna Madalena được hưởng Tôn Nhan Chúa.
Cộng đoàn chúng con xin chân thành cảm tạ.

Kính báo
Nữ tu Maria Trần Thị Thương
(TCV Đặc Trách Miền Mẹ Vô Nhiễm)
 
Văn Hóa
Con đường tình sử
Trầm Hương Thơ
06:45 15/03/2012
Con đường tình sử Ngài đi
Thánh kinh ghi lại từ khi vào đời
Xuống thế ba chục năm rồi
Nhận phép thanh tẩy bầu trời mở ra

Từ trời vang tiếng Chúa Cha
Những lời giới thiệu truyền ra khắp cùng
Thánh Thần hướng dẫn tập trung
Vào trong sa mạc điệp trùng giữ chay

Trải dài bốn mươi đêm ngày
Vượt bao cám dỗ mưu bày lắm phen
Qủy ma bao phủ đêm đen
Ngài là Ánh sáng là Đèn thế gian

Lời Ngài quyền phép ngút ngàn
Qủy ma hãi sợ đầu hàng tả tơi
Quyền uy Ngài phán những lời
Không chỉ cơm bánh cho đời sống ta

Nhưng là Lời Chúa phán ra
Mới làm no thỏa đời ta tinh tuyền
Những lời Thiên Chúa phán truyền
Đời đời kiếp kiếp diệu huyền mãi thôi

Tình Yêu luôn mãi trên ngôi
Con đường tình sử lên đồi Can-vê
Vì yêu nhân loại bội thề
Từ trời THIÊN TỬ mới về thế gian

Hiến thân cứu chuộc trao ban
Con đường tình sử cao sang vô cùng
Tình Yêu Ngài mãi thủy chung
Cho dù núi sọ chuyển rung ầm ầm

Vì Yêu Ngài chết âm thầm
Đến hơi thở cuối Thánh Tâm vô cùng
Núi đồi lệ đá khóc chung
Bỗng đâu đen tối chuyển rung đất trời

Con đường tình sử tuyệt vời
Con đường "THIÊN TỬ" vào đời đi qua
Con Đường dẫn lối ta ra
Chết cho nhân loại mới là Phục Sinh.

Con Đường tình sử quang vinh
Vượt qua bóng tối, Bình Minh khải hoàn
Dẫn về chính lộ hân hoan
Vào trong Ân Sủng trần hoàn phúc Vinh.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau Thì Thầm
Thérésa Nguyễn
21:29 15/03/2012
BÊN NHAU THÌ THẦM
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Từ em lục bát thì thầm
Như ca dao mẹ bổng trầm thiết tha
Diệu âm kết nụ tình hoa..
(Trích thơ của TTL)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Những nét độc đáo trong Tuần Thánh tại Tây Ban Nha
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:55 15/03/2012
Tuần Thánh tại các thành phố lớn của Tây Ban Nha như Seville, Málaga, Zamora và León nổi bật với những cuộc rước rất trọng thể đặc biệt là trong ba ngày Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh. Đây là một truyền thống đã có từ thời trung cổ và lan tràn khắp vùng Andalusia.

Anh chị em rước trọng thể những "pasos", tức là những tượng bằng gỗ hay thạch cao to bằng người thật trong chặng đàng Thánh Giá ngoài trời. Tại một số thành phố khác những tượng này còn được gọi là "tronos".

Người ta các pho tượng trên những chiếc kiệu lớn với 6 hay 8 người khiêng.

Từ mờ tối cho đến tận 11 giờ khuya, đoàn rước đi dọc theo những đường phố chính của thành phố. Tham gia trong đoàn rước là đông đảo anh chị em mặc áo choàng dài màu tím, thường với chiếc mũ nhọn. Các phụ nữ thường cầm trên tay các cây nến màu đen, trong khi cánh đàn ông mang theo những nhạc cụ phát ra những tiếng nhạc bi ai khóc thương Chúa chịu nạn, chịu chết vì tội lỗi nhân loại và cũng để nói lên tâm tình sám hối những tội lỗi mình đã phạm.

Nhiều người mặc những áo choàng sám hối che kín mặt chỉ để lộ ra đôi mắt. Những hối nhân này được gọi là "Nazarenos" hoặc "Papones" đi bộ trên đường phố với chân đất, và có thể mang theo cả những xiềng xích.

Đám rước trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh thường có một ban nhạc kèn đồng dân sự. Nhưng tại Málaga, thông thường một ban quân nhạc của quân đội Tây Ban Nha sẽ dẫn đầu đoàn rước.

Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, các thanh niên thuộc các giáo họ khác nhau thay phiên khiêng những chiếc kiệu trên có những pasos minh hoạ cho 14 chặng Đàng Thánh Giá. Những chiếc kiệu này nặng hàng mấy tấn. Sau chặng đàng Thánh Giá là nghi thức tôn kính Thánh Giá và rước thi hài Chúa vô cùng cảm động.

Zamora là một thành phố giữa Castile và León, Tây Ban Nha, thủ phủ của tỉnh Zamora. Thành phố nằm trên một ngọn đồi đá ở phía tây bắc, gần biên giới với Bồ Đào Nha. Với 24 nhà thờ xây dựng theo phong cách La Mã của thế kỷ 12 và 13, thành phố này được gọi là một "bảo tàng nghệ thuật La Mã". Thật vậy, Zamora là thành phố có nhiều nhà thờ kiểu La Mã nhất trong tất cả các thành phố châu Âu. Bên cạnh đó, Zamora còn nổi danh vì những lễ lạc trong Tuần Thánh.

Sau đây là những hình ảnh về các cuộc rước vào sáng Chúa Nhật Lễ Lá, Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh.
 
Thế giới nhìn từ Vatican 08/03 - 15/03/2012: Mùa xuân Ả Rập – Nguy cơ Hồi Giáo hóa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:10 15/03/2012
Đức Thánh Cha trình bày suy tư về lời cầu nguyện của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa

Trong buổi triều yết chung hôm 14 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã đề cập đến hình ảnh của Đức Maria, khi Đức Mẹ cầu nguyện cùng các Thánh Tông Đồ trong Nhà Tiệc Ly.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về lời cầu nguyện Kitô giáo, giờ đây chúng ta bắt đầu một chương mới về sự cầu nguyện được nêu trong Sách Tông Đồ Công Vụ và các thư của Thánh Phaolô. Hôm nay tôi muốn đề cập đến hình ảnh của Đức Maria, khi Mẹ cầu nguyện cùng các Thánh Tông Đồ trong Nhà Tiệc Ly trong niềm mong đợi ơn Chúa Thánh Thần. Trong tất cả các biến cố đã diễn ra trong đời Mẹ, từ biến cố Truyền Tin, đến Thánh Giá, và ngày Lễ Ngũ Tuần, Đức Maria được Thánh Luca trình bày như một người phụ nữ luôn chiêm niệm các mầu nhiệm của kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô. Tại phòng Tiệc Ly, chúng ta thấy vị thế đặc biệt của Đức Maria trong Giáo Hội, nơi Mẹ là "mẫu mực và gương mẫu xuất sắc trong đức tin và đức ái" (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, số 53). Là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ của Giáo Hội, Mẹ Maria luôn cầu nguyện trong và với Giáo Hội ở mọi thời điểm quyết định của lịch sử cứu độ.

Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ từng khoảnh khắc cuộc sống của chúng ta, và để cho Mẹ dạy cho chúng ta sự cần thiết phải cầu nguyện, để trong tình hiệp nhất yêu thương với Con của Mẹ, chúng ta có thể cầu xin ơn Chúa Thánh Thần tuôn đổ trên chúng ta và cho Tin Mừng được lan tràn khắp cùng bờ cõi trái đất.

Tôi chào đón nồng nhiệt các sinh viên của Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Lời chào của tôi cũng được gởi đến các giáo xứ và các nhóm học sinh đang hiện diện nơi đây. Tôi cảm ơn dàn hợp xướng đã cất tiếng hát ca ngợi Thiên Chúa. Với tất cả những anh chị em tín hữu hành hương nói tiếng Anh và du khách, bao gồm những người từ Anh, Ireland, Na Uy, Indonesia, Nhật Bản, Canada và Hoa Kỳ, tôi cầu khẩn muôn ơn của Thiên Chúa cho anh chị em niềm vui và bình an.

Buổi đọc kinh Truyền Tin

Trưa Chúa Nhật 11 tháng 3, gần 20 ngàn tín hữu đã tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời nắng xuân. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ngài diễn giải ý nghĩa bài Phúc âm kể lại câu chuyện Chúa Giêsu đánh đuổi những người buôn bán súc vật và đổi tiền ra khỏi nơi thánh.

Đức Thánh Cha nói rằng việc Chúa Giêsu đánh đuổi ra khỏi đền thờ Jerusalem những người bán súc vật và đổi tiền được coi như một hành động ngôn sứ tiêu biểu: thực vậy, nhân danh Thiên Chúa, các ngôn sứ vẫn thường tố giác những lạm dụng. Thành ra, sự kiện ấy không gây ra sự đàn áp nào nơi những người bảo vệ trật tự công cộng. Vấn đề nếu có là câu hỏi về quyền bính của Chúa Giêsu. Vì thế người Do thái đã hỏi Chúa “Ông hãy tỏ cho chúng tôi dấu chỉ nào để làm như vậy?”

Việc đánh đuổi những người bán súc vật ra khỏi Đền thờ cũng được giải thích theo nghĩa chính trị-cách mạng, đặt Chúa Giêsu theo chiều hướng của phong trào những người theo phái Zelote. Những người này, vốn là những người “hăng say nhiệt thành” đối với Luật Chúa, và sẵn sàng dùng bạo lực để buộc người ta phải tôn trọng luật Chúa. Vào thời Chúa Giêsu họ mong chờ một Đấng Messia đến giải thoát Israel khỏi sự thống trị của người La Mã. Nhưng Chúa Giêsu làm cho sự mong đợi của họ bị thất vọng, đến độ một số môn đệ đã bỏ Chúa và thậm chí Giuda Iscariote đã phản bội Ngài.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh:

“Trong thực tế, không thể giải thích Chúa Giêsu như một người bạo lực: bạo lực là điều trái ngược với Nước Thiên Chúa, là một dụng cụ của ma quỷ. Bạo lực không bao giờ phục vụ nhân loại, nhưng chỉ làm cho con người mất nhân tính.”

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu gọi trợ giúp cho nhân dân nước Madagascar bị thiên tai. Ngài nói:

“Anh chị em thân mến, trước tiên tôi nghĩ đến nhân dân yêu quí của nước Madagascar mới bị thiên tai nặng nề, với những thiệt hại trầm trọng về nhân sự, cơ cấu và mùa màng. Trong khi tôi đoan hứa cầu nguyện cho các nạn nhân và những gia đình bị thử thách nặng nề, tôi cầu chúc và khuyến khích sự cứu trợ quảng đại của cộng đồng quốc tế.”

Trận bão Irina và mưa lũ từ hôm 26-2 và kéo dài 1 tuần lễ đã làm cho ít nhất 72 người chết và gần 78 ngàn người bị nạn. Trong số những người bị thiệt mạng có 47 người tại huyện Ifanadiana, cách thủ đô 400 cây số về mạn đông nam. 1.300 nhà bị hoàn toàn phá hủy. Trước đó, trận bão Giovanna ngày 14 tháng 2 đã làm cho 35 người chết, 284 người bị thương và gần 250 ngàn người bị thiệt hại.

Ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2012: Tại sao Tòa Thánh nêu bật nhu cầu hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn?

Ngày 08 tháng 3 hàng năm là ngày Quốc tế Phụ nữ. Đó là một thời gian để nhận ra những đóng góp của phụ nữ thực hiện cho xã hội và cũng là một thời điểm để xem cần phải có những cải tiến nào để thăng tiến phụ nữ.

Chính vì muốn làm nổi bật vấn đề này, đại diện của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở New York đã có một bài thuyết trình về những quyền của phụ nữ sống ở nông thôn là các quyền mà không may thường bị bỏ qua.

Trong bài phát biểu của mình, đại diện của Tòa Thánh cho biết những phụ nữ này thường phải làm việc nhiều giờ, mà thường là chẳng được trả công. Họ bị suy dinh dưỡng, thiếu cơ hội tiếp cận với y tế, nước uống, nhưng lại thừa khả năng là nạn nhân của bạo lực, ngay cả khi đang mang thai.

Thông điệp của Vatican được cựu tổng thống Chilê bà Michelle Bachelet nhiệt liệt ủng hộ. Bà hiện đang phục vụ như giám đốc điều hành của UN Women.

Bà Michelle Bachelet nói:

"Họ là những nông dân, các doanh nhân và các nhà lãnh đạo và đóng góp của họ giúp nuôi dưỡng gia đình, cộng đồng, quốc gia và tất cả chúng ta. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với một số bất bình đẳng tồi tệ nhất trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, đất đai và các phương tiện sản xuất khác. "

Mặc dù những thách đố này có vẻ như khó lòng vượt qua nổi, đại diện Vatican nói rằng, những thách đố này cần phải được đề cập đến vì một phần tư dân số thế giới là phụ nữ hoặc trẻ em gái đang sống ở khu vực nông thôn.

Mỗi tháng trong năm, Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho một ý nguyện chung. Trong tháng Ba, Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện cho phụ nữ, sao cho sự đóng góp mà họ thực hiện cho sự phát triển của xã hội được công nhận trên phạm vi toàn thế giới.

Đức Giáo Hoàng kêu gọi “một sự bảo vệ hợp lý cho hôn nhân như là một định chế tự nhiên"

Một nhóm các giám mục Hoa Kỳ đã được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tiếp kiến nhân dịp các vị về Rôma viếng mộ các thánh Tông Đồ và thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Bày tỏ các quan ngại của ngài về những tấn kích thường xuyên vào định chế hôn nhân và gia đình, Đức Thánh Cha lên án đặc biệt các mưu toan tái định nghĩa lại hôn nhân.

Ngài nói:

"Cần phải đề cập đến xu thế mạnh mẽ về văn hóa chính trị đang mưu toan tìm cách thay đổi định nghĩa pháp lý của hôn nhân. Nỗ lực đầy ý thức của Giáo Hội nhằm chống lại áp lực này mời gọi một sự bảo vệ hợp lý hôn nhân như một định chế tự nhiên bao gồm một phối hợp đặc thù của hai người, bắt nguồn chủ yếu từ tính bổ trợ lẫn nhau của các giới tính và hướng tới việc sinh sản"

Đức Thánh Cha lưu ý rằng "sự khác biệt giới tính không thể bị coi là một điều không liên quan gì đến định nghĩa của hôn nhân".

Thừa nhận rằng hiện nay có nhiều đôi trai gái trẻ tuổi sống chung mà không kết hôn, Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội phải nhận lỗi lầm về phần mình trong việc trình bày giáo huấn cho họ.

Ngài nói:

"Chắc chắn chúng ta phải thừa nhận thiếu sót trong các bài giáo lý của các thập kỷ gần đây, đôi khi chúng ta đã thất bại trong việc thông truyền cho các thế hệ tương lai di sản phong phú của giáo huấn Công Giáo về hôn nhân."

Đức Thánh Cha đã kêu gọi tái xét lại sâu rộng các "chương trình chuẩn bị hôn nhân". Phát biểu về đức khiết tịnh, Đức Thánh Cha nói tính dục cần phải là một nguồn mạch thể hiện tình yêu, tự do, và hạnh phúc.

Đức Hồng Y Quezada Toruño đến tuổi 80. Số cử tri hồng y giảm xuống còn 124 vị

Hôm 10 Tháng Ba, Đức Hồng Y Rodolfo Quezada Toruño đã qua tuổi 80, nghĩa là ngài đã mất quyền bầu Giáo Hoàng. Trong năm 1990, ngài là một trong những trung gian hòa giải chính dẫn đến việc chấm dứt cuộc nội chiến đã tàn phá đất nước của ngài ròng rã suốt 36 năm.

Đức Hồng Y Rodolfo Quezada Toruño, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của tổng giáo phận Guatemala cho biết:

"Chúa Quan Phòng đã cho tôi được làm trung gian hòa giải giữa quân du kích và chính phủ. Tôi tin rằng bất cứ giám mục nào của Guatemala cũng có thể làm tốt công việc này. Điều tôi rất thích là từ lúc hiệp định hòa bình được ký kết đến nay chưa có ai đã từng dính líu đến cuộc chiến đó bị giết”.

Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tấn phong Hồng Y cho ngài vào năm 2003 và hai năm sau đó, ngài đã tham gia bỏ phiếu trong Công Nghị bầu Giáo Hoàng. Sinh nhật lần thứ 80 của Đức Hồng Y Quezada có nghĩa là hiện nay Giáo Hội có 124 Hồng Y có quyền bầu Giáo Hoàng và 88 Hồng Y không còn quyền bầu cử.

Tòa Thánh mời Ca Đoàn Anh giáo đến hát tại đền thờ Thánh Phêrô

Tòa Thánh đã mời Ca Đoàn quan trọng nhất của Anh giáo là Ca Đoàn Tu Viện Westminster đến Vatican để hát cùng với ca đoàn chính thức của Tòa Thánh là Ca Đoàn Sistina. Hai Ca Đoàn sẽ hát chung tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào ngày 29 tháng 6, nhân lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.

Loan báo tin trên hôm 7 tháng Ba, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, nhận xét:

"Đó là một dấu hiệu tốt của phong trào đại kết, đang tiến dần theo hướng trao đổi các truyền thống phong phú về phụng vụ và văn hóa trong thế giới Kitô giáo."

Ca Đoàn Tu Viện Westminster thường hát trong các biến cố trọng thể của Vương Quốc Anh và Hoàng Gia Anh, chẳng hạn như trong đám cưới của Hoàng tử William và Công Nương Kate Middleton vào năm ngoái.

Lời mời ca đoàn Anh giáo này đã được Tòa Thánh đưa ra sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Vương quốc Anh hồi năm 2010. Ý định của Tòa Thánh là muốn cải thiện quan hệ giữa hai Giáo Hội cũng như để kỷ niệm Thánh Phêrô, vị thánh bảo trợ cho cả hai nhà thờ nơi hai Ca Đoàn thường hát.

Trong các ca khúc được hai ca đoàn hát chung sẽ có một số bài thuộc truyền thống Anh Giáo.

Cha Federico Lombardi giải thích:

"Có gì là lạ, bởi vì chúng ta cùng chia sẻ một đức tin Kitô giáo chung, vì thế chúng ta sẽ có những ‘bài hợp xướng’ của Bach mà chúng ta vẫn thường hát trong Giáo Hội chúng ta, và điều này cho thấy những bài hát này thuộc gia sản chung của mọi truyền thống Kitô giáo”.

Hai Ca Đoàn sẽ hợp xướng lần đầu tiên trong buổi hát Kinh Chiều trọng thể tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành ngày 28 tháng 6, và sau đó một lần nữa vào sáng hôm sau tại Đền thờ Thánh Phêrô.

Để chuẩn bị, hai Ca Đoàn sẽ tham gia một buổi hòa nhạc công cộng trong Nhà thờ Chánh Tòa Westminster ở London vào ngày 06 tháng 5.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và Giáo Chủ Anh Giáo Rowan Williams cùng nhau cầu nguyện tại tu viện San Gregorio al Celio

Chiều thứ Bẩy 10 tháng Ba, Giáo Chủ Anh giáo Rowan Williams đã đến Rôma để cùng tham dự với Đức Giáo Hoàng trong buổi Kinh Chiều tại tu viện và cũng là nhà thờ San Gregorio al Celio nhân kỷ niệm 1.000 năm Dòng Camaldoli ở Ý.

Cùng tham dự với hai vị là các thành viên của Hồng Y Đoàn, cũng như các vị đại diện của Anh giáo.

Hơn 1400 năm trước đây, Thánh Augustinô thành Canterbury đã rời tu viện này cùng với 40 tu sĩ khác để lên đường truyền bá Tin Mừng ở Anh. Do đó, thánh đường này giờ đây là một nơi hành hương cho cả các tín hữu Anh giáo và Công giáo.

Trong buổi Kinh Chiều, Đức Thánh Cha nói:

"Cùng với Đức Tổng Giám Mục Canterbury, là người cùng với chúng ta nhìn nhận tu viện này đã là nơi sinh ra sự liên kết giữa Anh Giáo và Giáo Hội La Mã.”

Đây là lần thứ ba rằng một Tổng Giám Mục Anh giáo đã hiện diện với Đức Giáo Hoàng tại nhà của Thánh Grêgôriô Cả.

Nhân dịp này một thánh giá Celtic bằng đá đã được đưa từ Canterbury sang và được đặt trong đền thờ.

Trong phần đáp từ Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams nói:

"Để được đắm mình trong các cuộc sống bí tích của Nhiệm Thể Chúa Kitô đòi hỏi chúng ta hàng ngày phải chìm sâu trong chiêm niệm, nếu không, chúng ta không thể thấy nhau rõ ràng, không thực sự nhận ra và yêu thương nhau, và cùng nhau thăng tiến trong một Nhiệm Thể Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền".

Trong buổi sáng thứ Bẩy, hai vị đã có một cuộc họp riêng tại Vatican. Các vị đã thảo luận về mối quan hệ giữa hai Giáo Hội và trao đổi các quà lưu niệm.

Quan hệ giữa hai Giáo Hội đã trở nên căng thẳng sau quyết định của Giáo hội Anh giáo tấn phong linh mục cho phụ nữ, cũng như việc phong chức giám mục cho Gene Robinson, là một người công khai tự nhận là đồng tính, trong chức vụ giám mục Anh Giáo tại New Hampshire, Hoa Kỳ. Quan hệ giữa hai bên càng căng thẳng hơn vào năm 2009, khi Tòa Thánh thông báo cho Anh giáo biết rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ hình thành các giáo hạt Tòng Nhân cho anh chị em tín hữu Anh giáo muốn quay về với Công Giáo trong khi vẫn muốn giữ lại nhiều thực hành phụng vụ truyền thống của họ.

Mặc dù có những khác biệt và còn tồn tại nhiều điểm tranh cãi giữa hai Giáo Hội, các nhà lãnh đạo của cả hai Giáo Hội đã chia sẻ một mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ, gần đây nhất là tại Assisi vào tháng 10 năm 2011 nhân ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bình.

Gần đây nhất, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã mời dàn hợp xướng nổi tiếng nhất từ Giáo hội Anh giáo đến hát tại Vatican trong ngày lễ kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.

Đức Hồng Y Fernando Filoni thăm giáo xứ Rôma mới của mình

Khi một giám mục được nâng lên hồng y, ngài nhận được chiếc mũ truyền thống và một chiếc nhẫn. Thêm vào đó, Đức Giáo Hoàng cũng giao phó cho mỗi tân hồng y một giáo xứ tại Rôma để trông nom.

Đức Hồng Y Fernando Filoni, tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, đang sống ngay tại Rôma. Vì vậy, ngài là người đầu tiên trong số các tân hồng y đến nhận giáo xứ hiệu tòa của mình. Đó là giáo xứ Nostra Signora di Coromoto tại San Giovanni di Dio.

Trong buổi lễ, hàng trăm người, bao gồm cả cha sở của giáo xứ, đã chờ đợi bên ngoài để chào đón Đức Tân Hồng Y.

Sau khi vào bên trong nhà thờ, Đức Hồng Y Filoni đã cầu nguyện vài phút trong im lặng trước Nhà Tạm. Sau đó, ngài cử hành Thánh Lễ tại nhà thờ mới của mình.

Một vị đại diện cộng đoàn, đã đọc sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng giao phó giáo xứ cho Đức Hồng Y. Anh chị em giáo dân đã vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.

Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Filoni đã nói về các nhiệm vụ ngoại giao trước đây của ngài tại Hồng Kông, tại Teheran trong cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq. Ngài cũng đã từng làm việc tại Baghdad chỉ vài tháng trước khi Saddam Hussein bị truất phế. Cuối cùng, Đức Hồng Y đã nói về vai trò của mình như là Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giáo cho các dân tộc.

Ngài nói:

"Bây giờ anh chị em biết tôi, do đó không cần phải hỏi, cha là ai? Cha từ đâu đến, cha làm gì? Không còn nói là chúng tôi không biết gì về ngài nữa nhé. Bằng cách này, chúng ta giải thích chúng ta là ai, để thiết lập một mối quan hệ. Chúng ta có thể đi từ chỗ là người xa lạ đến chỗ là bạn bè với nhau, những người có thể đối thoại với nhau được. "

Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Hồng Y và anh chị em giáo dân là một buổi lễ rất long trọng, nhưng trên hết đó là một cơ hội cho Đức Hồng Y gặp gỡ các giáo dân mới của mình.

Giáo xứ đã trao tặng cho Đức Hồng Y Filoni một bức hình Đức Trinh Nữ Maria của giáo xứ, gọi là ảnh Đức Mẹ Coromoto. Sau đó, ngài chính thức nhận vai trò mới của mình bằng cách ký tên vào tất cả các tài liệu cần thiết.

Đức Hồng Y nhận xét về buổi lễ này như sau:

"Đó là một ngày tuyệt đẹp bởi vì tôi có thể làm những gì tôi đã làm 40 năm trước, khi tôi sống trong một giáo xứ và làm cha phụ tá. Một lần nữa tôi cảm thấy tình cảm của anh chị em giáo dân, và sự phong phú của tình nhân loại xung quanh tôi, làm cho tôi cảm thấy rất vui. Tôi coi đó là một hồng ân khi anh chị em giáo dân cầu nguyện cho tôi. "

Ngày hôm đó, Đức Hồng Y đã đặc biệt yêu cầu giáo xứ mới của mình cầu nguyện cho các nhà truyền giáo.

Đức Giáo Hoàng: Tân Phúc Âm Hóa bắt đầu với Bí Tích Giải Tội

Hôm 10 Tháng Ba, hơn 600 linh mục đã tập trung tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục ở Vatican để tham gia một khóa học độc đáo, được tổ chức bởi Tòa Ân Giải Tối Cao. Khóa học này tập trung vào “tiếng nói nội tâm”. Cuối khóa học, các linh mục đã được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến.

Đức Hồng Y Manuel Monteiro di Castro Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao giải thích lý do tại sao khóa học là quan trọng với tất cả các linh mục.

"Chúng ta nhận thức mạnh mẽ rằng Bí tích hòa giải có liên quan trực tiếp đến Tân Phúc Âm Hóa. Đây là một kinh nghiệm dựa trên đức tin nơi ta có thể cảm nhận được Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. "

Đức Thánh Cha nói Tân Phúc Âm Hóa trực tiếp đi vào lòng người thông qua tòa giải tội. Trong bí tích này, linh mục là khí cụ của Thiên Chúa để gặp gỡ với con người. Đức Giáo Hoàng cũng giải thích lý do tại sao bí tích hòa giải tăng cường hiệu quả của Tân Phúc Âm Hóa.

Đức Thánh Cha nói:

"Trong ý nghĩa đó, lời xưng thú tội lỗi dẫn một Kitô hữu đến với sự canh tân. Đây là một bước tích cực hướng đến Tân Phúc Âm Hóa. "

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 khẳng định rằng lời xưng thú tội lỗi là 'một cuộc gặp gỡ và ôm ấp với Chúa Kitô. Ngài cũng nói thêm rằng các linh mục có thể cộng tác với rất nhiều anh chị em khi họ tái khởi đầu lại một cuộc sống tinh thần mới.

Tòa Ân Giải Tối Cao đã bắt đầu tổ chức các loại khóa học đặc biệt như thế này từ 23 năm trước.

Cha Cantalamessa nói về Thánh Athanasiô và đức tin vào thiên tính của Chúa Kitô trong bài thuyết giảng Mùa Chay đầu tiên mình cho giáo triều Rôma

Hôm 09 tháng Ba, cha Raniero Cantalamessa đã thuyết giảng trước Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Rôma về câu hỏi do Chúa Giêsu đặt ra: "Còn các con, các con nghĩ Thầy là ai?” Vị Thần Học Gia Phủ Giáo Hoàng đã mạnh mẽ hô hào anh chị em tín hữu và hàng giáo sĩ trong Giáo Hội cần can đảm đạp bỏ đi giả định sai lầm rằng “chúng tôi đã tin điều đó rồi”, ngõ hầu chúng ta có thể tìm kiếm một đức tin chân thực hơn.

Cha Cantalamessa đã gợi lại những giáo huấn của Thánh Athanasiô, là người đã tái khẳng định tín điều về thiên tính của Chúa Kitô. Vị thuyết giảng nói rằng tín điều này là "nền tảng cho hai mầu nhiệm chính của đức tin Kitô giáo: Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Nhập Thể".

Cha Raniero Cantalamessa là một linh mục dòng Capuchin, người trong suốt 32 năm qua đã được giao một nhiệm vụ rất đặc biệt, đó là thuyết giảng cho Đức Giáo Hoàng và giáo triều Rôma.

Cha Raniero Cantalamessa cho biết về công việc của mình như sau:

"Công việc của tôi bao gồm trình bày các bài suy niệm trước một cử tọa gồm Đức Giáo Hoàng, các vị Hồng Y, và các Giám Mục của Giáo Triều Rôma, cũng như các vị bề trên tổng quyền của các dòng tu. Công việc này không kéo dài là cả năm, nhưng chỉ mỗi sáng thứ Sáu hàng tuần trong Mùa Vọng và Mùa Chay."

Năm nay, ngài đã chọn Năm Đức tin là chủ đề cho các bài Suy Niệm Mùa Chay của mình trước Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Rôma. Ngài đã chọn một phương thức trình bày rất độc đáo, bắt đầu với các giáo phụ của Giáo Hội.

Cha Raniero Cantalamessa cho biết thêm:

"Việc thuyết giảng trong Mùa Chay kỳ này là nhằm đóng góp vào năm Đức Tin. Chủ đề năm nay liên quan đến các Giáo Phụ của Giáo Hội như là những thầy dạy đức tin, những chân lý quan trọng nhất trong đức tin của chúng ta. Mùa Chay này tôi sẽ nói về các Giáo Phụ Hy Lạp như là các thầy dạy đức tin, về thần tính của Chúa Kitô, Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Thánh Thần, và kiến thức về Thiên Chúa. "

Thật không dễ dàng gì để thuyết giảng trước Đức Thánh Cha. Đó là một công việc rất tinh tế mà từ năm 1723 đã được giao phó cho Dòng Anh em Capuchin. Tầm quan trọng lịch sử của vai trò này đã không bị mai một trên cha Raniero Cantalamessa.

Cha Raniero Cantalamessa nói:

“Tôi để mình cảm hứng bởi các vấn đề hay những thách đố mà Giáo Hội đang phải đối mặt trong một thời điểm cụ thể và tôi nhìn vào Kinh Thánh để tìm câu trả lời cho những vấn nạn hiện đại."

Bốn bài giảng tiếp theo của Cha Raniero Cantalamessa nhằm giúp tĩnh tâm chuẩn bị lễ Phục Sinh cho Đức Giáo Hoàng và các viên chức tại Vatican. Thêm vào đó, cha Raniero Cantalamessa cũng sẽ giảng trước Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tại Đền Thờ Thánh Phêrô trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

Vatican phát hành tài liệu mới trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn thần học

Ngày 08 tháng Ba, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế đã công bố một tài liệu mới được gọi là "Thần học ngày nay: Quan điểm, nguyên tắc và tiêu chuẩn". Tài liệu này được soạn thảo bởi một nhóm các nhà thần học quốc tế tư vấn cho Đức Giáo Hoàng. Cách đây ba năm, một tài liệu của nhóm về đạo đức phổ quát và luật tự nhiên đã được xuất bản.

Theo các tác giả, văn bản mới này "xem xét các vấn đề hiện tại của thần học, đề nghị ra các tiêu chuẩn mà một phương pháp luận thần học Công Giáo cần phải có trong tương quan với các ngành khác có liên quan, chẳng hạn như tôn giáo học".

Tài liệu gồm ba chương mô tả trọn vẹn nội dung vừa nêu. Chương đầu tiên là "Lắng nghe Lời Chúa,". Chương thứ hai là "Giữ gìn tình Hiệp Thông của Giáo Hội", và chương thứ ba là "Trình bày Sự Thật về Thiên Chúa"

Ủy ban thần học quốc tế đã được hình thành sau Công Đồng Chung Vatican II như là một phương thế cụ thể để các thần học gia có thể tiếp tục hỗ trợ các quyết định của Đức Giáo Hoàng. Ủy ban này hoạt động chặt chẽ với Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Từ khi còn là thần học gia trẻ tuổi người Đức Joseph Ratzinger, Đức Thánh Cha đã từng phục vụ nhiều năm trong ủy ban này.

Thủ hiến của bang Lower Saxony trao tặng Đức Thánh Cha một bản sao tác phẩm của Leibniz

Hôm 08 tháng Ba, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã tiếp kiến Thủ Hiến bang Lower Saxony, David McAllister. Lower Saxony là bang đứng thứ nhì về phương diện lãnh thổ trong 16 bang của Cộng Hòa Liên Bang Đức. Bang Lower Saxony nằm ở phía Tây Bắc nước Đức cũng là bang đứng thứ tư về phương diện dân số.

Trong buổi tiếp kiến, vị thủ hiến đã trao tặng Đức Thánh Cha một bản sao một tác phẩm của Gottfried Wilhelm Leibniz, là một nhà toán học và cũng là một triết gia Đức.

Đức Giáo Hoàng chào đón con tem với bức họa "Madonna Sistina" của Raphael

Sau buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 7 tháng Ba, Đức Thánh Cha Benedict XVI gặp gỡ Bộ trưởng Tài chính Đức, ông Wolfgang Schäuble tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican.

Cuộc họp được tổ chức sau đó để giới thiệu các con tem do Ủy Quan Quản Trị Thành Vatican phát hành nhân dịp kỷ niệm 500 năm bức tranh sơn dầu Sistina Madonna của danh họa Raphael.

Cũng trong ngày thứ Tư 8 tháng Ba, một trong những cầu thủ chính trong đội tuyển quốc gia Đức, là tiền đạo Miroslav Klose, đã được Đức Giáo Hoàng tiếp vào cuối buổi tiếp kiến chung. Thư ký của Đức Giáo Hoàng, Đức Ông Georg Gänswein cho Đức Thánh Cha biết là tiền đạo Miroslav Klose đã bắt đầu chơi tại Rôma cho đội Lazio, trước đó Klose ông là tiền đạo cho đội bóng Đức Bayern Munich, là đội bóng ở quê hương Đức Giáo Hoàng.

Mùa xuân Ả Rập: Tại sao một số Kitô hữu đang thất vọng và thậm chí sợ hãi

Mùa xuân Ả Rập đã trao lại quyền lực cho nhân dân, đã đem đến những thay đổi và hy vọng cho một số nước tại Trung Đông. Nhưng các cuộc cách mạng này cũng đã gây ra sự bất ổn, và thậm chí là sự sợ hãi đối với một số người.

"Sợ hãi là chắc chắn rồi. Ở Syria, chẳng hạn, đó là những nỗi lo sợ rằng chính phủ mới sẽ là một chính phủ Hồi giáo áp đặt các luật Sharia theo Hồi giáo, và loại trừ các Kitô hữu trong tiến trình này", Đức Tổng Giám Mục Cyril Salim Bustros của Công Giáo theo nghi lễ Hy Lạp tại Beirut và Byblos cho biết như thế.

Cộng đồng Sant Egidio tại Rôma, đã mời các chính trị gia chủ chốt, các nhà hoạt động và các giáo sư đến nói về quá khứ, hiện tại và tương lai của mùa xuân Ả Rập. Cuộc họp bao gồm những người từ Tunisia, Lebanon, Ai Cập, Syria, Irak và Thánh Địa.

Cha Pierbattista Pizzaballa, hiệp sĩ quản thủ Thánh Địa nói:

"Phong trào Hồi giáo sẽ có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các xã hội trong đó hơn 90% dân số là người Hồi giáo. Vì vậy, chúng tôi phải đối phó với thực tế này và đối thoại là quan trọng bởi vì điều đó sẽ giúp chúng tôi có quan hệ với những người Hồi giáo ôn hòa và đặt sang một bên, các trào lưu Hồi giáo cực đoan."

Trong quá trình chuyển đổi này, có lẽ Ai Cập là nước đã nhận được sự chú ý nhiều nhất của các phương tiện truyền thông. Đặc biệt là sau khi ít nhất 26 Kitô hữu Coptic đã bị thiệt mạng trong tháng Mười Một, trong một cuộc xung đột với quân đội.

Tại Ai Cập, việc một người Hồi giáo cải đạo sang Thiên Chúa Giáo được coi là bất hợp pháp. Báo cáo cho thấy trong quá khứ, một số người đã bị bắt và thậm chí bị đưa vào bệnh viện để buộc quay lại Hồi Giáo.

Ông Sameh Fawzy thuộc diễn đàn đối thoại Bibliotheca Alexandrina của Ai Cập cho biết:

"Chúng tôi cũng đã hình thành được một khuôn khổ pháp lý nhất định, nhằm tổ chức việc cải đạo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác."

Việc xây dựng các nhà thờ cũng đã là một điểm gây tranh cãi. Trong nhiều năm, chính phủ hạn chế việc xây dựng các thánh đường - vấn đề đó vẫn còn tồn đọng cho đến nay.

Ông Sameh Fawzy nói tiếp:

"Khi chúng ta nói về mối quan hệ giữa người Hồi giáo và Kitô hữu chúng ta phải áp dụng pháp luật, phải tuân thủ đúng quy định của luật pháp. Các vấn đề liên quan đến xây dựng và tái thiết các thánh đường, hoặc nơi thờ tự nói chung, là một vấn nạn thực sự ở Ai Cập trong nhiều thập kỷ cho nên cần phải tuân theo pháp luật và áp dụng đúng các quy định."

Khi nói đến việc thiết lập thực sự một chính phủ mới, ông Fawzy nói chính phủ ấy phải được hình thành theo ý nguyện của công dân nước đó mà không chịu sự chi phối của ngoại bang.

Ra mắt cuốn phim tài liệu 3 chiều dài 22 phút về lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II.

Đạo diễn Ý ông Italo Moscati vừa cho ra mắt cuốn phim tài liệu 3 chiều dài 22 phút về lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II. Bộ phim của ông "John Paul II, một người khổng lồ", nhìn vào cuộc sống, triều đại giáo hoàng, và lễ phong chân phước cho vị Giáo Hoàng người Ba Lan.

Để hoàn thành bộ phim, Moscati đã hợp tác với Tòa Thánh Vatican và các đài truyền hình Ý. Bộ phim sẽ được chiếu trên kênh Rai HD Ý vào ngày 01 Tháng 4, nhân kỷ niệm lần thứ 7 ngày qua đời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.