Ngày 14-03-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Kì Diệu
Lm Vũđình Tường
06:31 14/03/2014
Thời đại khoa học nên mọi sự đều được nhìn dưới ống kính khoa học để tìm hiểu sự việc, đặc tính và cách hình thành, biến hoá của sự vật. Rất nhiều điều trước kia cha ông chúng ta tin là huyền thoại nay khoa học có thể giải thích mạch lạc. Hiện tại có nhiều sự kiện khoa học chưa có câu trả lời nhưng biết đâu trong tương lai gần lại có giải đáp thoả đáng điều chúng ta chưa hiểu. Với nghiên cứu, tìm tòi nhân loại ngày nay hiểu biết về vũ trụ nhiều hơn, di chuyển với vận tốc cực nhanh và hình ảnh cách xa vạn dặm đuợc truyền đi cấp kì trong vài ba giây đồng hồ. Khoa học tự hào giải thích được nhiều bí ẩn của quá khứ nhưng khoa học không dám khoe khoang là có câu giải đáp cho tất cả sự việc. Chẳng hạn khoa học không có câu trả lời năm trước giờ này tôi mơ gì hoặc tiên đoán Chúa Nhật tuần tới đây tôi sẽ nghĩ điều gì. Khoa học cũng dừng chân trước ngưỡng cửa đức tin của con người. Điều kì diệu tôi tinThiên Chúa biến hình trên núi thánh vẫn là điều bí ẩn.

Cuộc đời mỗi người là một bí ẩn và đức tin của họ là một bí ẩn lớn hơn cuộc đời. Đây cũng là điều kì diệu bởi cuộc đời nhỏ hơn đức tin nhưng đức tin lại nằm trong cuộc đời. Giải thích sao cho thoả đáng khi nói điều nhỏ hơn lại có thể chứa đựng điều lớn hơn chính nó. Tương tự như câu tư tưởng của ông vĩ đại. Làm thế nào giải thích điều mâu thuẫn con người nhỏ bé lại có tư tưởng vĩ đại. Nếu giải thích tư tưởng không chiếm không gian và thời gian nên không thể đo được. Nếu không thể đo lường sao biết nó vĩ đại. Phải chăng đây là giới hạn của con người. Nhiều điều chúng ta biết là thật nhưng không thể cân, đo, chứng minh.

Đức tin Kitô giáo cũng nằm trong phạm trù đó. Tình yêu Thiên Chúa là thật nhưng không thể cân đo. Thiên Chúa hiện hữu thật nhưng không thể nhìn thấy. Đức Kitô biến hình trên núi thánh là thật nhưng một số không tin. Việc Thiên Chúa làm thật kì diệu với con mắt đức tin. Điều kì diệu Chúa biến hình mặc khải thêm nhiều kì diệu tuyệt vời khác. Sự hiện hiện của các tổ phụ Môisen và tiên tri Êlija là diều kì diện. Ánh sáng trắng như tuyết bao phủ Đức Kitô và ba môn đệ là điều kì diệu. Tiếng nói phát ra từ trời cao là điều kì diệu. Tất cả những điều này xảy ra khiến cho ba tông đồ của Đức Kitô kinh ngạc quì sấp mặt xuống đất.

Nếu từ chối không tin những điều người khác tin là một giải đáp thì chấp nhận tin những gì người khác không tin cũng là một giải đáp. Giải đáp tin lợi hơn giải pháp chối. Nhờ những điều người xưa tin là thần thoại mà ngày nay khoa học có câu trả lời cho những điều đó. Nếu người xưa không tin vào thần thoại và bỏ qua hay quên đi không để lại vết tích gì thì ngày nay khoa học không có câu trả lời về thần thoại.

Nhờ các tông đồ tin vào Chúa biến hình ghi lại sự kiện đó mà ngày nay chúng ta có ngày lễ kính. Từ chối tin vào việc Chúa biến hình là từ chối tin vào sự kiện có thật và những điều các tông đồ tin. Từ chối niềm tin vào Đức Kitô của các tông đồ là điều không ai có thể làm được. Tôi có thể chối bỏ đức tin của tôi nhưng tôi không thể chối bỏ đức tin dùm người khác. Người ta có thể bắt bớ, đánh đập, cấm đoán nhưng không thể chối bỏ đức tin dùm họ. Các thánh tử đạo quá rõ trong vấn đề này. Kẻ đối lập họ có thể giết chết thân xác họ, có thể tiêu huỷ sự sống thân xác nhưng không thể giết chết lòng tin trong tâm các thánh tử đạo.

Từ chối tin Chúa biến hình là điều các tông đồ chứng kiến và cảm nghiệm là từ chối tin vào diều họ nhìn thấy và cảm nghiệm của họ. Làm sao có thể từ chối cảm nghiệm của một người. Điều này con người hoàn toàn bất lực, không thể làm được. Tôi cảm thấy vui hay buồn là cảm nghiệm của chính tôi, không ai có thể lấy đi được. Người ta có thể làm thay đổi cảm xúc của con người từ vui sang buồn nhưng không thể từ chối cảm nghiệm đã xảy ra. Từ chối việc Chúa biến hình người ta lại rơi vào một điều kì diệu khác là điều gì làm cho cả ba tông đồ nhìn và nghe thấy tiếng vang vọng từ trên cao. Nếu là một người có thể là mơ màng. Điều gì làm cho cả ba cùng mơ một lúc là điều kì diệu. Các tông đồ mơ hay tỉnh chỉ là phỏng đoán mà không thể xác định. Không tin Chúa biến hình gây ra nhiều phiền toái hơn là tin.

Tin việc Chúa biến hình là tin vào niềm tin của các tông đồ tin vào Đức Kitô. Niềm tin này xác nhận tiếng vọng từ trên cao là tiếng vang vọng thật, chính tai họ nghe rõ. Nghe thấy Chúa Cha xác nhận Đức Kitô là Con Thiên Chúa và kêu gọi họ vâng lời Ngài. Niềm tin này cũng xác nhận là có sự sống sau cõi chết. Chính mắt họ đã nhìn thấy tổ phụ Môisê và tiên tri Elija xuất hiện, dù đối với người ta các ngài ra đi trước họ ngàn năm trước nhưng nay họ diện diện trên nền trời, đàm đạo với nhau. Niềm tin này cũng hé mở cho biết cuộc sống sau khi chết là cuộc sống chan hoà ánh sáng, sáng đến độ nhìn vào không được nhưng phải cúi rạp xuống đất tránh ánh sáng chan hoà choá mắt. Kinh nghiệmt rên núi thánh là điều kì diệu vượt khỏi tầm hiểu biết của ba tông đồ và các ông đã sống với cảm nghiệm thần tiên đó trọn đời.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Suy tư Tin Mừng Chúa nhật Thứ Ba Mùa Chay năm A 23.3.2014
Mai Tá
02:48 14/03/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay năm A 23.3.2014

“Xa người nhớ cảnh tình lai láng,”
“vắng bạn ngâm thơ rượu bẽ bàng.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 4: 5-42

Nơi nhà thơ, thiếu bạn ngâm thơ thì có bia rượu cũng bẽ bang nhiều nỗi nhớ. Nơi nhà Đạo, tình lại phổ biến nhiều để dàn trải cho người trong ngoài Đạo, rày vui hưởng.
Tình nhà Đạo, nay còn thấy ghi ở trình thuật thánh Gioan hôm nay. Trình thuật, nay là truyện kể khá dài dòng về người nữ phụ xứ Samari rất chân chất, thật lòng, dù rối rắm.
Truyện xảy ra ở đất miền ngoài Do thái thuộc xứ Samari, rất “ngoài luồng”. Theo tích truyện, nguời đọc đoán ra được đây là thôn làng nhỏ bé có tên là Sychar, gần Sychem có giếng Gia-cóp ở cách đó 1,5 cây số, về phía Bắc. Sự việc xảy đến vào buổi trưa rất nóng cháy. Các thánh tông-đồ để Chúa đó, đi mua thức ăn; nhưng không bỏ gầu múc lại cho Ngài sử-dụng, khiến Chúa có khát cũng chẳng múc được nước. Và, nữ-phụ nọ đến chuyện vãn với Ngài, theo cung cách rất lạ.
Lạ, ở chỗ: Chúa bắt chuyện trước và đưa câu chuyện vào cuộc bàn-luận theo kiểu của đấng bậc hiểu biết rất nhiều điều mà dân thường miền quê tuy không nói nhưng Ngài vẫn có thể đoán được. Ví như: cụm từ “nước hằng sống” ý nói giòng nước chảy cuộn không cần vò múc cũng có được. Và, Chúa còn hỏi người nữ phụ xem chị có gia đình chưa? Chị nói mình vẫn không có chồng vào thời-điểm đó, nhưng kỳ thực chị có đến năm ông, trong quá khứ. Điều này khiến chị thấy câu chuyện bàn-luận hấp dẫn đến độ chị cố tình bỏ lại vò múc ở đó, để có lý do quay lại chuyện vãn tiếp với Chúa.
Và, dân làng nghe kể cũng thấy câu chuyện quá hấp dẫn, bèn chạy đến xem chuyện lạ, do người từ xa đem đến. Chuyện lạ đây, là câu nói: “Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian". Nên, cảnh-trí diễn ra khó có thể là mẩu lịch sử ở Do thái, bởi hầu hết cấu trúc của truyện đều rút từ Kinh Sách Do thái. Như chuyện nữ phụ tên gọi là Rebecca ở Sách Sáng Thế đoạn 24, là bản văn dài nhất sách, cũng giông như trình thuật đây, là truyện dài nhất trong Tin Mừng do thánh Gioan viết.
Hai nguồn văn đều kể về sự kiện nam-nhân hành trình đi đến xứ người, cũng gặp nữ-phụ xa lạ không chồng không con. Và, một người trong truyện, lại cũng đi múc nước giếng, và người nữ-phụ trong cả hai chuyện cũng đều chạy về nhà loan tin kèm theo yêu cầu mọi người ra xem. Tiếp theo lại cũng có truyện kể về bữa tiệc ăn uống, theo sau là nghi-lễ hứa hôn. Nói chung, thì đại ý bài học rút từ truyện kể ở đây, là: hãy tránh khỏi nước và cũng tạm lánh xa đám lạc đà cứ la cà đây đó. Đây, là điều hấp dẫn người đọc lẫn người nghe kể truyện.
Tuy nhiên, ở đây vẫn thấy có sự khác biệt giữa cốt truyện ở Kinh Sách Do thái và câu chuyện mà thánh-sử Gioan viết về Đức Giêsu đi đến xứ Samari có nữ-phụ lạ không còn trinh trong, nề nếp. Chị đến với truyện vào giữa trưa nóng nực, chứ không phải buổi chếch bóng. Và lúc ấy, chẳng thấy ai đến múc nước như chị hết. Và, chị cũng chẳng trao cho Ngài ngụm nước nào khả dĩ khiến Ngài thấy dịu cơn khát.
Chúa đến, không bằng lạc đà, xa hoa gì, thế mà chị ta cũng chẳng thiết tha chuyện kết-thân mật thiết với đấng biết rõ chuyện của chị, ngay ở giếng nước. Ngài không xin chị thứ nước mà uống rồi vẫn khát. Ngài cũng chẳng yêu cầu được người cho ăn, dù bụng dạ Ngài cồn đói cào, sau cơn mệt vì đi bộ. Và, cũng chẳng thấy ai thết-đãi Ngài bằng những tiệc tùng, ăn uống thỏa thuê, cả.
Ở đây, lại thấy có sự đồng-thuận “kép” ở mỗi đọan, trong truyện kể. Nơi nền văn-hóa tương-tự ở Trung Đông, người ở đây thường cấm-kỵ không cho người khác uống thức uống nào không thuộc về mình hoặc gia đình mình kiếm múc. Đây là nghiêm cấm nói về lòng ao ước hỗn-tạp của dục-tình, nên mới thế. Với nền văn-hóa tương-tự, người phụ-nữ được hiểu ở đây là nguồn sự sống vẫn tuôn chảy đầy thứ nước giúp sống còn.
Điều lý-thú ở truyện kể hôm nay, là ở đoạn cuối của tryện kể khi người nữ-phụ trong truyện lại trở thành người loan báo tâm-tư của Chúa qua tin vui mừng chị ta phát-hiện được rồi chuyển cho mọi người trong làng được biết đến.
Tin Mừng Chúa Nhật mùa Chay hôm nay, chừng như cũng yêu cầu người đọc chúng ta hãy suy-tư về sức mạnh của lòng đam mê cuốn hút đến hăng say, thích thú. Đam mê, thật ra không phải lúc nào cũng mang tính tình-dục, hết. Đam mê ở đây, còn tạo sự ngỡ ngàng coi đó như sự việc vướt quá sức lực và có thể làm rối lọan sự quân bằng của nhiều việc. Sự việc đây, là phản-ứng bất ngờ nay “bật nắp” đến độ ta chẳng thể làm chủ được tình-huống mà đôi lúc không ai biết sẽ xảy ra ở đâu, bao giờ hết.
Lịch-sử nhân-lọai luôn bao gồm nhiều giai-đọan khá lôi cuốn. Ở thời mà người xưa gọi là “Baroque” kéo dài từ năm 1600 đến 1750 và còn tiếp tục vào nhiều năm sau đó, lại đã có thời khai sáng nữa. Thời-đại ấy, bao gồm nhiều ngỡ ngàng đến lôi cuốn hấp dẫn người trong/ngoài cuộc đến độ không cần biết là nó mang tính tích-cực hay tiêu-cực, có khi cả hai.
Theo kinh-nghiệm thông thường của mọi người, thì khía-cạnh tích-cực nhất về thời đại lôi cuốn hấp dẫn con người là như tình-huống xuất thần chứng tỏ mình tạo được chỗ đứng tư riêng, ít khi thấy. Tính tích-cực là như thế, còn tình-trạng tiêu-cực quá sức đến mức tạo sự trầm-thống dễ dẫn đến trạng-thái tự hủy-họai.
Điều bí-hiểm đến khó hiểu là: ở mỗi tình-huống như thế, thường mang tính trữ-tình vốn dẫn-dụ con người vào trạng-thái nào đó giống như thế, khó cưỡng lại. Người rơi vào tình-huống hấp-dẫn lẫn lôi cuốn dễ bị ám-ảnh chuyện kiếm tìm sự vui sướng không thấy ở thế-giới này. Có khi họ còn kiếm tìm cảm-giác lạ trong chính sự khó khăn cùng cực mà nhiều người chưa từng cảm-nghiệm. Điều đó thấy rõ nơi nghệ-thuật, ngôn-ngữ, văn-chương và những điều tưởng-tượng về các chủ-thuyết rất “người phàm”.
Rõ ràng là, tinh-thần đạo-giáo ở thời kỳ này lại rơi vào thời Phục hưng cải-cách qua đó đạo Công –giáo quyết chống-trả mọi chủ trương canh-cải, về nhiều thứ. Rõ ràng là, vào thời đó đã thấy xuất-hiện sự-kiện các dòng tu kín/khắc kỷ có cải-tân như trường-hợp thánh Têrêxa, Gioan Thánh-Giá và Dòng Tên thời của thánh Y-Nhã.
Chợt cũng thấy nơi các thày tu khi xưa càng muốn tách rời khỏi nhu-cầu đòi kinh-nghiệm sống phúc-hạnh mường-tượng về trường-hợp xuất-thần. Đó là cảnh-huống tách rời khỏi niềm cảm-xúc mới có quyết biến mình ra hư không/trống rỗng. Tính cá-nhân tập-trung vào với cá-thể riêng mình và kinh-nghiệm sống biệt-lập không được áp-dụng.
Các thày tu thuộc dòng khắc kỷ, lại đã tìm cách đến với Chúa theo cung cách cổ lỗ, tức: vẫn “bình chân như vại” không nhận-chân ra Ơn cứu-rỗi đối với cá-nhân từng người; nên, vì thế không có tiềm-lực bị lên án. Các vị ấy vẫn yên tâm kết-hợp với Chúa theo cung-cách đơn-thuần, giản-dị dù cổ xưa. Sống thỏai mái kết-hợp với Chúa theo cung cách cá-nhân vẫn không là lối diễn tả đầy lôi cuốn hấp dẫn! Ngay đến việc yêu-cầu sống giản-đơn như người bình-thường lại cũng không được chiếu cố để đi vào với kinh nghiệm tư riêng, khắc kỷ.
Tác-giả Rudolf Otto lại đã diễn-tả sự việc có các cá-nhân riêng lẻ cảm thấy run sợ đến độ mỗi khi cá-nhân nào đó xuất-thần tiếp xúc với Chúa đều được xem là điều thật lôi cuốn hấp dẫn như kinh nghiệm tư riêng, rất quí hiếm. Dù có rơi vào tình-huống thế nào đi nữa, các thày dòng khi xưa cũng có kinh-nghiệm về một tiếp-xúc với Chúa, thật lôi cuốn hấp dẫn.
Thiên-Chúa đây, không phải hiểu theo nghĩa thần-học tốt đẹp nhất hoặc như niềm tin theo truyền-thống thánh-thiêng, nhưng Thiên-Chúa được hiểu theo nghĩa là Đấng luôn có đó để con người phàm tục có kinh-nghiệm tiếp xúc thần-thiêng, độc-đáo rất hiếm hoi. Chính đây là ý-nghĩa đặc-trưng của sự việc “tìm kiếm Chúa một mình Ngài” mà thôi. Và đây có thể cũng là phương-án tốt đẹp để Chúa và ta có lien-hệ mật thiết, theo kiểu mới/cũ nào đó.
Phải chăng, nữ-phụ “ngoài luồng” ở trình-thuật truyện kể đã đạt kinh-nghiệm tiếp xúc chuyện vãn với Chúa trong mật-thiết sau khi Chúa đã ra đi theo đường lối của riêng Ngài? Có lẽ, cũng nên hy vọng và tưởng tượng ra tình-huống Ngài vẫn có ở đó, chờ đợi con người đến tiếp xúc, chuyện vãn trong riêng tư, mật thiết? Nói gì đi nữa, người nữ-phụ trong truyện-kể vẫn không đi vào con đường có vườn xanh tươi tốt để đến với Chúa.
Từ những suy-tư này, mỗi người con hoặc người bạn đường của Chúa cũng nên tự hỏi xem lâu nay mình tìm kiếm Chúa ngang qua con lộ nào? Có xum xuê vườn xanh mướt rất dễ chịu? Hay, vẫn đầy gai góc, khó đi và khó tưởng-tượng?
Trong tinh thần chay kiêng tự kiểm, cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:

“Xa người nhớ cảnh tình lai láng,”
vắng bạn ngâm thơ rượu bẽ bàng.”
Qua lại yến ngàn dâu ủ lá,
Hòa đàn sẵn có dế bên tường.”
(Hàn Mặc Tử - Bài Cửa Sổ Đêm Khuya)

Cửa sổ đêm khuya vẫn để ngỏ, để người người có cơ hội tiếp xúc với Chúa trong chốn tư riêng, mật-thiết, rất thiên-đường.

Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:18 14/03/2014
KHÓ PHÂN THẬT GIẢ
N2T

Một ngư dân nghèo sống vợ, sau nhiều năm kết hôn thì mới sinh được một đứa con trai, nó là niềm vinh dự và hạnh phúc của hai vợ chồng ngư phủ. Không ngờ, một hôm đứa con bị bệnh nặng, có bao nhiêu tiền bạc thì ông bà lo chữa trị cho con, nhưng cuối cùng thì nó vẫn không thoát khỏi tử thần.
Mẹ của đứa bé thì đau khổ thống thiết, nhưng ba của nó thì không thấy chảy một giọt nước mắt.
Xong hậu sự cho con, bà vợ mới hỏi chồng lý do, chồng trả lời:
- “Lý do tôi không khóc là vì tối qua tôi nằm mơ thấy mình là một ông vua, là bố của tám đứa con, khi tôi vui mừng thì tỉnh dậy, bây giờ thì thật là buồn, nên khóc cho tám đứa con ấy hay là khóc cho đứa con này ?”

Suy tư:
Mộng và thực thì khác xa nhau như đêm với ngày, mộng thì không nhưng thực thì có, đem cái không do dự với cái có thì chẳng khác chi người mộng du.
Người Ki-tô hữu là người luôn sống thực, tức là sống trong giây phút hiện tại với tất cả lòng thành thực, sống hết tâm hồn với cuộc sống hôm nay dù rằng họ vẫn có những mơ ước cho ngày mai, mà mơ ước ngày mai của họ cũng là thực, đó là họ mơ ước được sống trên thiên đàng với Đức Chúa Giê-su, họ mơ một ngày nào đó họ sẽ được trở nên đồng hình đồng dạng với Đấng mà họ yêu mến khi còn ở sống trên thế gian này.
Con thật của mình chết mà không đau buồn, lại còn do dự với những đứa con trong mộng, thì giống như ma quỷ đến cám dỗ chúng ta, nó nói:
”Không có Thiên Chúa, không có đời sau, không có phán xét gì cả, đừng do dự ba chuyện ấy, mà nên do dự là hôm nay mày giữ đạo nhưng không biết có đời sau hay không, thật uổng phí !”
Muốn phân biệt thật và giả thì người Ki-tô hữu dựa vào Lời của Đức Chúa Giê-su để phân biệt.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:21 14/03/2014
N2T

1. Lợi ích của một lần rước Thánh Thể, thì vượt qua cả một tuần ăn chay.

(Thánh Vincent)
----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các đánh giá về Đức Phanxicô sau một năm lên ngôi giáo hoàng
Vũ Văn An
00:52 14/03/2014
Dù rất nổi tiếng trong năm đầu tiên của triều giáo hoàng, nổi tiếng đến độ không một ngày nào, báo chí không đề cập tới ngài, đến nỗi đi đâu, ngài cũng được reo hò chào đón, đến nỗi, người khắp năm châu lũ lượt kéo tới Vatican, mong được nhìn thấy ngài, nâng số du khách hàng năm viếng Vatican lên tới 7 triệu, hơn hẳn bất cứ danh lam thắng cảnh nào khác trên thế giới, nhưng Đức Phanxicô vẫn không tránh khỏi sự chống đối của một số người. Như Ahmed Chutani, người Pakistan bán đồ kỷ niệm tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô chẳng hạn. Theo Eric J. Lyman của USA TODAY, anh ta bảo: Đức Phanxicô làm việc buôn bán của anh ta ra tệ. “Ngài luôn nói đến người nghèo, nên người nghèo kéo tới Vatican đông ơi là đông, nhưng họ có tiền đâu mà chi tiêu, họ chỉ đứng nhìn, có mua gì dâu. Nếu có mua, thì cũng trả giá ỉ ôi, nài nỉ giảm giá!”.

USA TODAY kể truyện trên cho vui thôi. Nhưng theo họ, có nhiều chống đối đáng lo ngại hơn, nhất là về các cố gắng cải cách của ngài. Trong cuộc phỏng vấn gần đây của hãng tin Công Giáo Đức KNA, Đức HY Oscar Andres Rodriguez Maradiaga cho hay: giống bất cứ cuộc cách mạng nào khác, các cố gắng cải cách của Đức Phanxicô mang theo nhiều rủi ro. Ngài bảo: “Tôi có nghe người ta nói ‘chúng tôi cầu xin cho ngài qua đời càng sớm càng hay’. Điều này thật là ác ý, vậy mà họ nghĩ họ là người Kitô hữu”.

Vẫn luôn có những người như trên, Đức HY nói thêm: “các luật sĩ chống Chúa ngày xưa cũng đã nói như thế”.

Và cũng giống ngày xưa, con số của họ không nhiều. Phần lớn công chúng hân hoan khi nói về Đức Phanxicô và tự hào gọi ngài là giáo hoàng của họ dù không phải là người Công Giáo. Riêng người Công Giáo Á Căn Đình thì khỏi nói. Nhà báo Peter Stanford tường trình việc nhà kim hoàn nổi tiếng Juan Carlos Pallarols tự tay làm một chén lễ bằng bạc để tặng người bạn đồng hương của mình nhân dịp một năm làm giáo hoàng của ngài. Gia đình Pallarols vốn là thợ kim hoàn của các vị giáo hoàng từ đời Đức Lêô XIII. Các khách hàng của Pallarols gồm Bill Clinton, Antonio Banderas và Sharon Stone. Gần bằng tuổi Đức Phanxicô (ông năm nay 71), Pallarols quen ngồi cạnh ngài tại tiệm hớt tóc ở khu San Telmo, Buenos Aires. Ngài chủ sự lễ cưới cho các con trai của ông.

Ông là người nhận từ tay Đức TGM Bergoglio các đồ bằng vàng hoặc bằng bạc người ta dâng tặng để ông nấu ra bán, giúp ngài có tiền giúp các linh mục làm việc tại các khu ổ chuột. Biết thế, nên thay vì chiếc chén lễ bằng vàng và bạc dâng tặng Đức Bênêđíctô XVI trước đây, ông chỉ dám dâng lên Đức Phanxicô chiếc chén lễ đơn giản bằng bạc thôi. Để bù lại, ông muốn có bàn tay của “5 triệu người” góp vào. Đi đâu, mà ông đi đâu có vừa, hết Paris, New York, tới Tokyo tham dự các buổi triển lãm, ông cũng mang chiếc chén đi theo và yêu cầu mọi người gõ vào đó một nhát búa. Ngay trên máy bay, ông cũng không ngại đem chiếc chén ra yêu cầu các hành khách khác gõ một nhát búa tượng trưng vào đó. Mỗi người gõ đều ghi lại mấy dòng lưu niệm. Một trong những dòng này ghi: “Nhân Ngày Trinh Nữ Lujan, quan thầy Á Căn Đình, quê hương chúng ta, và nhân danh mọi người Á Căn Đình yêu quê hương, rất thân ái”, dưới ký tên Cristina Fernandez de Kirchner, Tổng Thống Á Căn Đình.

Mọi người đều rõ: lúc còn là TGM Buenos Aires, Đức Phanxicô dùng toà giảng cực lực phê phán các chính sách kinh tế và xã hội của Bà Fernandez de Kirchner, và người tiền nhiệm của bà, tức người chồng quá cố Nestor Kirchner. Đến nỗi, hai vợ chồng thề không tham dự Thánh Lễ do ngài cử hành. Nhưng bà đâu có từ chối lời mời tham dự lễ đăng quang giáo hoàng của ngài. Còn hân hoan là đàng khác!

Đó là một nét hết sức đặc trưng chung quanh Đức Phanxicô. Kirchner không cưỡng lại được điều mà linh mục Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, dùng để tóm tắt năm đầu tiên triều giáo hoàng Phanxicô: “sự chú ý vĩ đại, sức lôi cuốn vĩ đại” không những người Công Giáo mà mọi người trên thế giới qua “lời nói yêu thương, quan tâm, nhân từ, gần gũi, thân cận”. Cha gọi triều đại Đức Phanxicô là “một thời để thương xót”.

Ủy Ban Thường Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thì gọi đây là “một thời để tạ ơn” vì Đức Phanxicô đã “khuyến khích ta trở thành một Giáo Hội của người nghèo và dành cho người nghèo” và nhấn mạnh tới lòng thương xót.

Năm điều chủ yếu trong năm đầu

Nicole Winfield của The Associated Press thì kê khai năm điều chủ yếu của năm đầu triều đại Phanxicô. Thứ nhất, Đức Phanxicô là người “phá lệ”: rửa chân cho một phụ nữ và một người Hồi Giáo nhân Thứ Năm Tuần Thánh, miễn điều kiện phép lạ để được phong thánh cho Đức Gioan XXIII, không cư ngụ tại tông điện… Cô nhà báo này tự hỏi: liệu ngài có dám phá lệ cấm người Công Giáo ly dị tái hôn mà không có tuyên bố vô hiệu rước lễ hay không? Ít nhất thì ngài cũng đã cho phép cuộc tranh luận công khai trong hai năm về vấn đề này.

Thứ hai, ngài phá cả lệ liên quan tới an ninh: trong cuộc tông du Ba Tây, nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới, ngài đã để cho đoàn xe của ngài thực sự bị bao vây bởi quần chúng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý hơn là nhân cuộc tông du này, ngài đã nói một câu thời danh: “Tôi là ai mà dám phê phán” khi đề cập tới người đồng tính. Câu này, dù bị giải thích sai ngữ cảnh, thực tế đã thay đổi tận căn gốc giọng điệu của Giáo Hội đối với vấn đề đồng tính luyến ái và mở ra cuộc tranh luận liệu Giáo Hội có nên chấp nhận các cuộc kết hợp dân sự hay không, một vấn đề chắc chắn sẽ được THĐ tháng Mười tới đề cập.

Thứ ba, dù là một tu sĩ Dòng Tên, Đức Tân Giáo Hoàng đã chọn Thánh Phanxicô, một tu sĩ thế kỷ 13, từng từ bỏ giầu sang để phục vụ người nghèo, làm tông danh. Không những theo chân Thánh Phanxicô trong việc phục vụ người nghèo, người thất nghiệp, người bị bỏ rơi, ngài còn nhập tâm ơn gọi Thánh Nhân “tái thiết Giáo Hội của Ta” qua diễn trình cải cách tận gốc nền hành chánh của Vatican. Tuy nhiên, ngài vẫn là một tu sĩ Dòng Tên, theo nghĩa: nhiệt thành truyền giáo, với phong cách quản trị có tính hợp tác nhưng đầy uy quyền.

Thứ tư, khi từ chức, Đức Bênêđíctô nhấn mạnh rằng ngài sẽ “ẩn dật khỏi thế gian” để cầu nguyện. Nhưng dần dà, Đức Phanxicô đã thuyết phục ngài ra khỏi cảnh ẩn dật ấy và càng ngày càng dành cho ngài một vai tuồng công cộng trong sinh hoạt Giáo Hội, thay vì giữ ngài như “một pho tượng trong viện bảo tàng”. Gần đây, Đức Bênêđíctô đã tham gia với Đức Phanxicô trong lễ tấn phong 19 tân Hồng Y, được phỏng vấn cho một cuốn sách sắp xuất bản về Đức Gioan Phaolô II và dành giờ viết thư cho một nhà báo Ý để nói rằng không ai ép ngài từ chức cả. Chắc chắn, ngài sẽ tham dự Lễ Phong Hiển Thánh cho Đức Gioan Phaolô II.

Về hai vị giáo hoàng tại thế này, Đức HY Nichols của Westminster cho hay: “Nói một cách đơn giản, muốn hiểu Đức Bênêđíctô, bạn phải đọc điều ngài viết. Muốn hiểu Đức Phanxicô, bạn phải xem việc ngài làm”.

Thứ năm, tháng Năm này, Đức Phanxicô sẽ tông du Do Thái, và tháng Tám, ngài sẽ tông du Nam Hàn. Trong khi chờ đợi, chắc chắn ngài dành toàn lực cho việc cải tổ nền hành chánh của Vatican. Trong đó, có việc ngài vừa thành lập văn phòng kinh tế song song với phủ quốc vụ khanh mà mục tiêu trước mắt là giải quyết ổn thoả các rắc rối liên quan tới Ngân Hàn Vatican đầy tai tiếng.

Rồi đến tháng Mười, sẽ có THĐ Giám Mục Thế Giới nơi sẽ xem sét kết quả cuộc thăm dò mới đây cho thấy một số không nhỏ người Công Giáo khắp thế giới mong có thay đổi trong các giáo huấn liên quan tới ngừa thai, ly dị và đồng tính luyến ái.

Trước viễn tượng trên, một người bạn Á Căn Đình gốc Do Thái của ngài là Claudio Epelman tin rằng ngài đủ sức chu toàn sứ mệnh: “Ngài sẽ làm chúng ta ngạc nhiên. Đừng hỏi tôi cách nào vì tôi không biết. Nhưng nhất định ngài sẽ đi xa hơn các mong chờ của ta”.

Cuộc cách mạng của ngài đã bắt đầu chưa?

Paul Vallely của tờ The Guardian tuy cho rằng trong năm đầu tiên, Đức Phanxicô đã thổi một luồng gió mới vào Giáo Hội Công Giáo, nhưng không ai rõ ngài là người thực sư như thế nào, là cấp tiến hay bảo thủ hoặc một điều gì đó không tiên đoán được?

Ông cho rằng hiện đang thiếu sự nhất trí về câu hỏi này. Vì ai cũng muốn kéo ngài về phía mình trong trận chiến văn hóa tôn giáo (religious culture war). Lý do rất hiển nhiên: ngài đang lôi cuốn 7 triệu người tới tham dự các biến cố liên quan tới ngài, gấp ba lần so với vị tiền nhiệm một năm trước đó.

Người bảo thủ nói ngài là người lớn tiếng chống đối phá thai. Ngài cho biết ngài là “người con của Giáo Hội” nghĩa là trung thành với tín lý hiện thời. Ngài chủ trương: người ly dị tái hôn không được rước lễ. Ngài không hát bình ca trong Thánh Lễ vì ngài mất một lá phổi hồi còn thanh niên.

Người cấp tiến bảo: sự chống đối phá thai của Đức Phanxicô chẳng có chi là lớn tiếng cả, trái lại, ngài còn bảo Giáo Hội xưa nay quá “bị ám ảnh” bởi chuyện này. Họ bảo câu “tôi là người con của Giáo Hội” là nói về quá khứ, chứ không nói về tương lai. Ngài nhiều lần ngụ ý cho thấy ngài muốn chấm dứt chính sách cấm người ly dị tái hôn rước lễ. Ngài không hát bình ca vì ngài cảm thấy phong cách thờ phượng này không phù hợp với người giáo dân tầm thường trong thế giới không phải là Âu Châu.

Nói chung, người cấp tiến nhấn mạnh tới “phép lạ khiêm nhường trong thời đại vênh vang” (Elton John) của ngài, việc ngài phá lệ rửa chân cho phụ nữ và người Hồi Giáo, cho hay người vô thần có thể lên thiên đàng nếu “vâng theo lương tâm họ”. Người cấp tiến cũng nhấn mạnh tới câu “Tôi là ai mà dám phê phán?” hay coi giáo triều như một thứ “phong cùi của ngôi giáo hoàng”.

Người bảo thủ bảo đó chỉ là những giải thích tùy tiện, lầm lẫn phong cách với thực chất và quên mất rằng giáo huấn thực sự của đức tân giáo hoàng chứng tỏ điều George Weigel gọi là “tính liên tục liền một mảnh” (seamless continuity) với hai vị tiền nhiệm.

Thực hư ra sao? Theo Vallely, 3 phương diện sau đây soi sáng phần nào:

1) Về chính trị, từ Đức Lêô XIII trở đi, Giáo Hội đã tách mình ra khỏi các quá lạm của chủ nghĩa tư bản và đi tìm đường lối thứ ba giữa tư bản và cộng sản vô thần. Đức Phanxicô từng bị phe cực hữu Hoa Kỳ gọi là người Mácxít, dù với cùng lập trường như thế, Đức Giaon Phaolô II không bị tố giác như vậy. Điểm dị biệt, theo Vallely, là Đức Phanxicô không “thần học trừu tượng”, lời kết án chủ nghĩa tư bản của ngài phát sinh từ lối sống của ngài với người nghèo. Từ lúc Á Căn Đình trở thành tâm điểm của cuộc chạy nợ lớn nhất thế giới vào năm 2001, gần một nửa dân số nước này sa vào cảnh nghèo đói. Ngài tuyên bố: “Không chia sẻ sự giầu có của mình với người nghèo là ăn cắp của họ”.

Ngài đã phục chế Thần Học Giải Phóng. Rôma từng tìm cách dẹp bỏ phong trào này trong hai thập niên 1970 và 1980. Lúc còn là bề trên Dòng Tên tại Á Căn Đình, Đức Phanxicô cũng là thành phần của động thái dẹp bỏ này vì cho là mặt nạ của đấu tranh giai cấp Mácxít. Nhưng khi làm giáo hoàng, theo Vallely, ngài mời người sáng lập của phong trào là Gustavo Gutierrez tới Rôma và để Vatican tuyên bố rằng Thần Học Giải Phóng không còn “trong bóng tối mà nó bị buộc phải bước vào trong các năm qua” nữa. Vatican cũng đã mời Leonardo Boff, một thành viên chủ chốt khác của Thần Học Giải Phóng, cộng tác vào tài liệu thần học môi sinh mà Đức Phanxicô dự tính ban hành nay mai.

2) Nhưng thái độ đối với tính dục nơi Đức Phanxicô không được rõ ràng như thế. Cuộc phỏng vấn của tờ Corriere della Sera vào tuần trước không làm sáng tỏ bao nhiêu các vấn đề liên quan tới ngừa thai, ly dị, đồng tính luyến ái, phái tính và các linh mục ấu dâm.

Một trong những hành vi táo bạo nhất của ngài là phát hành bản câu hỏi chưa từng có để biết xem người tín hữu giáo dân khắp thế giới nghĩ gì về việc Giáo Hội xử lý nền đạo đức học tính dục. Căn cứ vào các kết quả từ Đức, Ái Nhĩ Lan, Phi Luật Tân và Nhật Bản, người ta thấy hố phân cách khá sâu giữa giáo huấn chính thức và tâm tư giáo dân. Người ta đang hy vọng rằng hai THĐ giám mục sắp tới sẽ có những thay đổi về hướng tâm tư của giáo dân.

Nhưng trong cuộc phỏng vấn của tờ Corriere della Sera, Đức Phanxicô lớn tiếng ca ngợi thông điệp Sự Sống Con Người của Đức Phaolô VI là thông điệp duy trì giáo huấn truyền thống của Giáo Hội, ngăn cấm việc ngừa thai nhân tạo. Đức Phaolô VI làm thế bất chấp ý kiến của phe đa số trong ủy ban tham vấn ủng hộ việc bãi bỏ này. Dù bị nhiều chống đối từ đó, Đức Phaolô VI đã được Đức Phanxicô coi là “thiên tài tiên tri, đã có can đảm chống lại đa số, bảo vệ kỷ luật luân lý, hãm đà xuống dốc của văn hóa, chống đối chủ nghĩa Tân Malthus, hiện tại và tương lai”, dù cho rằng Giáo Hội nên thận trọng áp dụng giáo huấn của mình một cách “nhân từ” trong lãnh vực kiểm soát sinh đẻ nhân tạo.

Đối với hôn nhân đồng tính cũng thế. Đức Phanxicô nhắc lại giáo huấn truyền thống cho rằng hôn nhân phải là “giữa một người đàn ông và một người đàn bà” nhưng thêm: Giáo Hội cần xem sét vấn đề kết hợp dân sự để bảo vệ các quyền dân sự và hợp luật của “nhiều tình huống chung sống khác nhau”. Thế rồi, theo chính sách Vallely gọi là bước một bước lùi hai bước, các viên chức Vatican nhấn mạnh rằng trong tiếng Ý, “kết hợp dân sự” có ý nói tới các đám cưới không có đạo chứ không phải các đám cưới đồng tính.

Vấn đề phụ nữ cũng không hơn gì. Đức Phanxicô nói với tờ Corriere della Sera rằng: “Phụ nữ có thể và phải hiện diện nhiều hơn tại những chỗ đưa ra quyết định trong Giáo Hội”. Nhưng trước đó, ngài cho biết việc phong chức cho phụ nữ đã được đóng lại, không có chuyện Hồng Y phụ nữ: “Phụ nữ trong Giáo Hội cần được trân qúy chứ không giáo sĩ hóa”.

Tuy nhiên, không vấn đề nào đáng lo ngại bằng việc lạm dụng tình dục của giáo sĩ. Sau phúc trình gay gắt của LHQ lên án Vatican tiếp tục che chở các linh mục phạm tội, Đức Phanxicô không ngần ngại tuyên bố rằng phần lớn việc lạm dụng loại này xẩy ra trong gia đình hơn là trong Giáo Hội và thêm: “Giáo Hội Công Giáo có lẽ là định chế công duy nhất đã hành động một cách trong sáng và có trách nhiệm. Không định chế nào khác đã làm hơn thế. Vậy mà Giáo Hội lại là định chế duy nhất bị tấn công”. Vallely cho rằng Đức Phanxicô hình như đang mua thì giờ đối với các vấn đề này.

3) Về cải tổ, điều rõ ràng là bất kể nhãn hiệu cấp tiến hay bảo thủ, ai cũng nhận rằng ngài là người rốt ráo (radical). Ngài muốn có sự thay đổi trong cơ cấu điều hành Giáo Hội, không còn là ông chủ mà là người phục vụ. Về phương diện này, theo Vallely, sự biến đổi đang diễn tiến nhanh chóng.

Ngài đã sa thải các vị Hồng Y quản trị Ngân Hàng Vatican, mời các cố vấn bên ngoài vào đóng các trương mục đáng hồ nghi và thiết lập một nhóm để cải tổ cơ cấu dài hạn. Các cố vấn quản trị đang duyệt lại việc kế toán, truyền thông và hệ thống quản trị của Tòa Thánh. Ngài vừa thiết lập Văn Phòng Kinh Tế do một người ngoài đứng đầu, là Đức HY George Pell, người mà tính không nương tay đã mang lại cho ngài hỗn danh “Pell Pot” (nhại Poll Pot) tại quê hương Úc Đại Lợi.

Ngài đã thay thế các vị bảo thủ trong cơ quan cử nhiệm giám mục. Ngài cũng đã thiết lập Hội Đồng Các Hồng Y Cố Vấn nhiều quyền hành gồm các vị đại diện 5 châu, tất cả đều chỉ trích Giáo Triều, nhằm đặt kế hoạch cho việc tản quyền tận gốc. Tính hợp đoàn được ngài nhấn mạnh trong việc đưa ra kế hoạch.

Dù gì, theo Vallely, bầu khí theo răm rắp (conformity) và sợ sệt đã được lấy đi. Tháng rồi, Đức Phanxicô đã mời các vị Hồng Y tranh luận vấn đề rước lễ của các người ly dị tái hôn và chọn Đức HY Walter Kasper, một vị cấp tiến vốn chống lại giáo huấn hiện thời, nói chuyện với hội nghị. Khi cuộc tranh luận trở nên nóng bỏng, Đức Phanxicô tỏ ra vui mừng. Ngài nói: “các kình chống huynh đệ và cởi mở luôn phát huy sự lớn mạnh của tư duy thần học và mục vụ. Tôi không sợ điều này; ngược lại, tôi muốn nó”.

Vallely cho rằng đối với người ngoài, những điều trên xem ra chỉ như việc tan giá (glacial progress), nhưng bên trong Giáo Hội Công Giáo, xem ra cuộc cách mạng đã bắt đầu rồi.
 
Chủ tịch quốc hội Mỹ mời ĐTC Phanxicô đọc diễn văn.
Nguyễn Long Thao
13:09 14/03/2014
WASHINGTON13/3/2014- Ký giả Susan Davis của tờ USA Today cho biết Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, ông John Boehner, đã chính thức mời ĐTC Phanxicô đọc diễn văn tại cuộc họp lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ.

Nếu ĐTC chấp nhận lời mời này thì đây là nột biến cố chưa từng diễn ra tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Theo văn phòng lịch sử quốc hội, chưa một vị Giáo Hoàng hay nhà lãnh đạo tôn giáo nào, đồng thời là quốc trưởng của một nước, đã được mời đọc diễn văn tại lưỡng viện Hoa Kỳ.

Vị chủ tịch quốc hội Hoa Kỳ nói :"ĐGH là quốc trưởng của một quốc gia và bài diễn văn của Ngài sẽ làm vinh dự quốc gia chúng ta là nước đã duy trì những truyền thống tốt đẹp nhất qua các thể chế dân chủ".

Ông Boehner nói thêm : “ Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để dân chúng Hoa Kỳ cũng như các quốc gia trên thế giới được nghe đầy đủ sứ điệp của ĐTC”.

Ông Boehner là người Công Giáo nhận định về ĐGH Phanxicô như sau : Ngài đã gợi cảm hứng cho hàng triệu người Hoa Kỳ qua cung cách mục vụ và tinh thần tôi tớ lãnh đạo, phản ảnh trong các vấn đề về phẩm giá con người, tự do và công bình xã hội. Những nguyên tắc này là ý tưởng căn bản của nước Mỹ, nhưng đôi khi quốc gia chúng ta đã không sống theo những nguyên tắc này mà khá nhất, chúng ta mới chỉ cho họ đời sống mới trong khi chúng ta đi tìm kiếm lợi ích chung.

Lãnh tụ khối thiểu số tại Hạ Viện, bà Nancy Pelosi cũng là người Công Giáo, nhiệt liệt tán thành việc mời ĐGH Phanxicô đọc diễn từ tại cuộc họp lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ.

Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ mời ĐTC đọc diễn văn tại quốc hội vì theo nhiều nguồn tin ĐTC sẽ viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 2014 để chủ tọa đại hội mục vụ gia đình.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tiếp Võ giáo phận Vinh bước vào Mùa Chay 2014
Giáo xứ Tiếp Võ
09:38 14/03/2014
GIÁO XỨ TIẾP VÕ BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH 2014

“Bây giờ là cơ hội thuận tiện, giờ đây là ngày cứu thoát.” (2 Cr 5, 20 - 6, 2). Lời thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rin-tô nhắc nhở cho mỗi người Ki-tô hữu hôm nay biết tận dụng cơ hội Mùa Chay Thánh để trở về cùng Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, chậm bất bình và rất giàu lòng từ bi.

Giáo xứ Tiếp Võ (Giáo phận Vinh) bước vào Mùa Chay 2014 với tinh thần sám hối – canh tân, trở về theo lời dạy của tiên tri Giô-en: “Hãy xé lòng chứ đừng xé áo”; hầu mang lại ơn cứu độ cho mình và những người xung quanh. Vì thế, Chúa không ngừng dạy dỗ chúng con những phương thế để trở nên trọn lành. Xin cho chúng con nhận biết mình chỉ là tro bụi và sẽ trở về bụi tro. Trong Mùa Chay này, xin cho chúng con được sốt sắng tuân giữ các giới luật của Chúa bằng tấm lòng yêu mến, hầu được ơn tha thứ và canh tân đời sống, xứng đáng mừng mầu nhiệm Vượt Qua của Con Chúa qua nghi thức nhận tro ngày thứ Tư - khai mạc Mùa Chay của giáo xứ trong tinh thần chung của Giáo Hội hoàn vũ.

Mùa Chay Thánh năm nay, Cha quản xứ, Hội Đồng Mục Vụ (HĐMV) giáo xứ và các Hội đoàn, đã thống nhất trong chương trình với một số hình thức riêng để thể hiện tinh thần Mùa Chay ý nghĩa và sốt sắng hơn theo mời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo Hội:

Năm nay, Cha quản xứ cùng với Quý HĐMV giáo xứ, quý HĐMV giáo họ Mẫu Tâm đã thống nhất chương trình thăm các gia đình của các Nhóm Kinh Liên Gia trong Giáo họ Mẫu Tâm (bắt đầu từ Tổ 1).

Nội dung chủ yếu của đợt thăm này :

- Kê khai nhân danh của các gia đình trong giáo họ.

- Làm phép nhà.

- Thăm hỏi, động viên, khích lệ việc giữ đạo; cách riêng là hình thức đọc kinh riêng tại các gia đình.

- Ban phép lành cho các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó, Cha quản xứ cũng đã lên kế hoạch cho tuần làm phúc tại các giáo họ. Giáo họ Yên Lạc sẽ khai mạc tuần làm phúc vào tối Chúa Nhật II Mùa Chay. Ngoài ra, giáo xứ cũng đã tổ chức, và lên lịch ngắm nguyện cho các tổ liên gia vào tối thứ 3 hằng tuần và các ngày trong tuần chung cho toàn giáo họ trong Giáo xứ. Các Hội Đoàn: Legio, Thánh Tâm, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể… cũng tổ chức các giờ Chầu theo hội đoàn mình. Bằng tinh thần cụ thể trong tinh thần sống mùa chay, Đoàn TNTT đã tổ chức chương trình “Nuôi heo 40 ngày Mùa Chay”, nhằm mục đích giảm bớt những chi tiêu không cần thiết và tăng thêm ngân quỹ cho hội đoàn trong chương trình Từ thiện – Bác ái.

Nguyện xin Chúa chúc lành cho những hành động tuy mọn hèn nhưng mang đầy tinh thần hy sinh, yêu mến được Chúa thương đón nhận; xin Chúa ban nhiều hồng ân, đặc biệt ơn Đức Tin nồng nàn để giáo xứ Tiếp Võ ngày càng trưởng thành hơn trong đời sống đạo: Là những công dân nước trời giữa lòng xã hội hôm nay.

Ban thông tin

Giáo xứ Tiếp Võ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
Mai Tá
02:50 14/03/2014
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR


Chương Một: Đặt vấn đề Cứu-chuộc (bài 6)

Phần 6: Ơn cứu-chuộc và quan-niệm của một số thần-học-gia nhà ta

Một số tác-giả đã và đang tìm cách phác-hoạ ra nền thần-học Cứu-chuộc khả dĩ tránh-né vấn-đề nêu ở trên.

Joseph Ratzinger (Introduction to Christianity, 1969 tr. 213-tt)

“Phần đông Kitô-hữu chúng ta lại cứ nghĩ: thập-giá phải được hiểu như thành-phần của cơ-chế máy-móc về quyền của nạn-nhân nay đặt lại vấn-đề. Và từ đó, dẫn đến chuyện: với nhiều Kitô-hữu, niềm tin thập-giá được xem như Thiên-Chúa không mủi lòng và vẫn đòi con người phải hy-sinh chính mình và hy-sinh Con Một Ngài nữa. Nên có người thì quay mặt bỏ đi, vì hãi sợ. Sợ, cả sự hung-hãn/phẫn-nộ khiến không ai hiểu nổi thông-điệp tình-thương ở nơi Chúa. Hình-ảnh này, nay trở nên nguy hiểm ở chỗ: nó vốn sai lạc rồi, lại còn được nhiều người phổ biến rộng ở nhiều nơi.”

Tom Wright (+Nicholas Thomas Wright, Anglican Archbishop of Durham)
là một trong các học-giả thức-thời về Tân-Ước ở nước Anh. Ông là người viết khá nhiều về Ơn Cứu-chuộc. Vào độ tháng 10 năm 2005, ông trả lời nhiều câu hỏi về những việc ông đề-cập đến Ơn Cứu-chuộc.

Ông quả-quyết:

“Có nhiều cung-cách trình-giảng đã làm giảm đi ý-nghĩa của Ơn Cứu-chuộc khiến nó trở thành thứ ngôn-ngữ thô-thiển, qua đó Chúa đòi mọi người phải chịu khổ-hình, không lưu-tâm nhiều về tầm-vóc mà người đó hiện-thân.”

Trước đó, ông còn nói:

“Đôi lúc, ta như có “nỗ-lực đem cả đại-dương rộng của tình Chúa yêu-thương vào thứ chai/lọ nhỏ bé chứa có mỗi phạm-trù nào đó, rất hạn hẹp.”

Nhiều lúc, ông cũng thêm:

“Các lối diễn-giải có tình-tiết về tội-lệ vốn dĩ giảm-hạ Chúa xuống thành ‘hành-tinh vũ-trụ chuyên xách-nhiễu đám trẻ nhỏ, mà thôi!”

Ông lại thích đặt để “Ơn Cứu-chuộc” vào sự việc con người trở về thế-giới và thế-gian, sau cơn đày-đọa ở đâu đó. Đày đọa, là ẩn-dụ lớn mang tính khống-chế nhiều thứ như truyện kể qui về sự tha-hoá có tầm-kích lớn rộng đến từ Chúa, từ chính mình và từ người khác giống như con người có tính phản-loạn gây ra. Ở đây, còn qui gộp cả truyện kể về Ađam-Eva đã trí-trá nơi vườn địa đàng, nữa.

Tác-giả, lại đã phản-bác ý-tưởng cho rằng Đức Giêsu là Thiên-Chúa thuộc kế-hoạch B. Ông nhìn sự việc Nhập-thể như vẫn nằm trong tâm-tưởng của Chúa ngay từ đầu, vốn mang tính ‘chuộc lỗi’ khi nó trở thành điều thiết-yếu như thứ gì đó tập-trung vào bí-nhiệm Nhập-thể cũng tựa hồ như thế.

Ông vẫn nói: “Thật là buồn cười, nếu ta giảm-hạ tính nghiêm-trọng của tội-lệ tư-riêng nơi con người”. Đôi khi, có người còn sử-dụng cả lập trường của thánh Phaolô như một thứ “quyền uy” được nhân-cách-hoá và nhiều lúc, ta cũng hành-xử theo cung-cách cá-biệt mang tính lỗi tội, cũng không kém. Quả là, con người xưa nay vẫn hành-xử theo cung-cách như thể chối-từ lời Chúa mời gọi mọi người sống hiền lành/chân chất rất tính “người”; ngõ hầu phản-ánh hình-ảnh Ngài. Và như thế, là ta đã để mất dấu-vết của cuộc sống yêu-thương quyết vinh-danh Ngài, cũng như phản-ảnh vinh-quang của Ngài theo cung-cách sáng-tạo đem đến với thế-gian.

Mới đây, trong cuốn sách có tựa đề là: “Sống như dân con của Chúa: Thế tại sao Đạo Công-giáo lại có ý-nghĩa ra như thế?” tác-giả Tom Wright lại viết:

“Ơn cứu-chuộc, rủi thay, đã trở-thành một phạm-trù đầy chết-chóc đối với rất nhiều người. Đặc-biệt hơn, Tân-ước lại không nói đến chuyện xác-thân của ai sau khi chết. Ơn cứu-chuộc, đúng ra, không có nghĩa là ơn để giúp ta được lên thiên đàng không, mà là kiến-tạo một thiên-đàng mới, địa cầu mới. Ta là người hưởng mọi lợi-lộc, đồng thời lại cũng đại-diện cho công cuộc tạo-dựng rất mới này.”

Stephen Finlan, tác giả của Problems with Atonement, Liturgical Press, Collegeville 2005, một trong những sách mới, nói rất nhiều về chủ-đề này. Trong sách, tác-giả Finlan lại đã nói:
“Chúa muốn cứu-chuộc con người, tại sao Ngài lại cần trung-gian cầu bàu? Chúa thương-yêu con người đến độ chỉ diễn ra sau khi Ngài chết! Sao Chúa lại dùng cái chết của Ngài như để cầu bàu cho con người? Điều này sẽ không đi đến kết-quả, nếu như Ngài không trải-nghiệm khổ-ải và sát-hại! Điều đó cũng chẳng làm ta nên tốt hơn hầu cảm-nhận rằng: Đức Giêsu là vị Anh-hùng cái-thế, mà không buộc phải coi Ngài như vị Thần-Linh hung-hãn, tàn-bạo đấy chứ?”

Keith Ward
là Giáo-sư thần-học Hoàng-gia thuộc Đại-học Oxford, ở Anh cũng từng viết:

“Richard Dawkins lại đã cho rằng: đạo-đức/chức-năng ở Đạo Chúa, thật cũng dã-man, tàn bạo, đầy độc-tố! Do lối sống đạo theo kiểu đó, thế nên ta cứ loanh quanh chỉ hãi sợ mỗi hoả-ngục và khiến đạo-đức/chức-năng trở-thành sự việc có lực hút rút từ thần-linh hung-bạo và chuyên-chế. Ta phải tự tìm kiếm sự tốt lành/hạnh-đạo cho mình và khẳng định cuộc sống theo đường-lối nào đạo-giáo không làm được.”

“...Quả là, khoa bệnh-lý-học của đạo-giáo rất có thực. Và khoa ấy phải được tách riêng ra một bên, không dính gì đến đạo-giáo hết. Thế nhưng, mặt ngoài thì tín-hữu Đạo Chúa mà tôi biết, đều đã tạo cho họ sự tốt lành/hạnh đạo, do bởi Thiên Chúa được hiểu là Đấng Lành thánh Cao cả, mà bệnh-lý-học đã khẳng-định sự sống và biến nó thành sự vật rất đáng trân-quý; và, do bởi Thiên Chúa vẫn tạo dựng và trân quý sự sống nên con người thấy ở nơi Ngài một tình thương vô bờ-bến, không tiêu-cực và cũng chẳng bị thương tổn bao giờ. Nơi tình-thương của Chúa, con người tìm đến để gia-nhập, dù tình thương-yêu ấy có là gì đi nữa, nó vẫn không bị lực hút nào khác đem về trời cao, rất hung-hãn”.

-----------------------

Một số thức-giả khác lại đã tìm cách nâng nhấc chủ-đề “Ơn cứu-chuộc” lên trên mọi nhận-định tương-tự như thế.

Finlan có lần còn viết:

“Có một số vấn-đề “chuộc tội” được kể đến, từ khi ta có ý-tưởng về sự đền-bù chuộc lỗi của thời xưa/cũ kết-nối với việc tẩy rửa đền thờ, sau khi được xây cất. Trong khi đó, thì: từ-vựng “chuộc lỗi/đền tội” bên tiếng Anh được cấu-thành từ một ý-tưởng khá dễ chịu do từ-vựng “hiệp-nhất nên một”, mà ra.

Hầu hết công việc của các thần-học-gia mới đây tập-trung vào Ơn cứu-chuộc theo chiều-hướng tạo nên sự “hiệp-nhất-làm-một” hơn là “chuộc lỗi” hay đền tội. Nay, ta thử xét quan-niệm của Jean-Pierre Torrell và của Đức Gioan Phaolô II một cách ngắn gọn, xem thế nào:

Jean-Pierre Torrell,
là tu sĩ Dòng Đa Minh sống ở Fribourg (Thuỵ Sĩ). Trong sách ông bàn về tổng-luận tư-tưởng của thánh Tôma Akinô, ông lại đã viết theo cách-thức như sau:

Tại sao lúc ấy Chúa lại đi vào thị-kiến thần-thánh cốt tạo-dựng theo khuôn khổ của Đệ-Tam-Nhân? Thánh Augustin và đặc biệt Ansêmô lại thấy nơi vai-trò của Chúa như để “cứu-vớt” những lỗi cùng tội của loài người, để rồi chỉnh-sửa tội và lỗi của con người! Trong khi đó, thì thánh Tôma Akinô chẳng bao giờ thách-thức nền thần-học truyền-thống này, nhưng lại theo cung-cách nhẹ-nhàng/khiêm-tốn cứ thế âm-thầm đi về hướng khác. Trong Tổng-luận 4 nhằm chống lại các bè ngọai đạo, thánh Tôma Akinô coi Đức Kitô như vẫn hiện-hữu cốt để dấy lên niềm hy-vọng của con người vào lúc họ dễ-dàng ngã gục vì tuyệt-vọng, dễ dàng chấp nhận ‘thua cuộc’ trên hành-trình hoặc nơi cung-cách coi Chúa như đường-lối sẻ-san mối Phúc Thật của chính Ngài.

Thánh Tôma Akinô tuyên-bố rất rõ, là: ta hiểu được ý-nghĩa con người được Chúa thương-yêu là nguồn-mạch tốt nhất cho tình thương-yêu của chính ta. Do bởi lòng yêu-thương chính mình như thế, ta mới có được sự khát-khao vui hưởng sự hiện-diện của Đấng vẫn một lòng thương-yêu ta. Thế nên, mầu-nhiệm Nhập-thể là chứng-cứ hào-hùng ta vẫn có, ngõ hầu xác-chứng được rằng: Thiên-Chúa thương-yêu ta và đó là chứng-cứ dễ nhận thấy nhất. Chẳng thế mà, mầu-nhiệm Nhập thể khích-lệ ta đạt khát-vọng ấy; và ta có sống như thế mới đạt thành-tựu hoa/quả Chúa tặng ban cho ta. Như kinh Tiền Tụng đọc vào lễ Giáng-Sinh là kinh mà thánh Tôma Akinô trích-dẫn nhiều nhất, lại vẫn thấy tràn đầy ý-tưởng, rằng:

“Chúng con nhận rằng có Chúa hiện-diện nơi tình thương-yêu không hình-dạng mà chúng con nhờ đó được ơn cứu-rỗi.”

Thành thử, ngang qua Đức Giêsu, ta có được niềm tin vững-chắc rằng: mọi tạo-vật rồi ra cũng được tặng ban ân-huệ nhận-biết Chúa. “Bởi Thiên Chúa nhập-thể làm người, nên con người được ‘nên-một’ với Chúa.” (đây là câu trích-dẫn của Đức Lêô mà thánh Tôma Akinô lại cứ trích và dẫn như của thánh Augustine, thật không đúng).

Thánh Tôma Akinô quan-niệm Đức Kitô còn mật-thiết hơn người thường vì Chúa là mẫu-gương nhân-đức dành cho sự sống của chúng ta. Thánh-nhân đề-nghị ta sống có nối-kết với Chúa, hơn là chỉ mỗi bắt chước Chúa mà sống, thôi. Bằng vào việc đính-kết với Chúa như thế, ta đã được ơn phúc-huệ có được quà tặng cụ-thể để ra đi khai mở Nước Trời, như Chúa dạy.

Đức Gioan Phaolô đệ Nhị:
Coi nhiệm tích Nhập-thể như sự việc qui về toàn-thể nhân-loại và cũng là sự việc triển-khai đi vào bí-tích Vượt Qua, và cũng như sự việc ta có liên-hệ với Chúa cùng vũ-trụ vạn-vật. Đức Gioan Phaolô đệ Nhị coi đây là sự hội-nhập trộn lẫn giữa công bằng và tình-thương. Ngài nói về việc Đức Giêsu đã thay cho nhân loại vì lâu nay con người bị chết ngộp trong lỗi phạm ne6n không thực-thi được sự công-bằng lẽ đáng phải có. Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị cũng nói đến Phục sinh như sự kiện lịch-sử qua đó thân xác sống lại của Đức Kitô không những trở về với hình-hài của thân-xác Chúa trước khi Phục Sinh, mà còn đã trở nên ‘thiêng liêng/sáng láng’, nữa. Đây là ngôn ngữ còn diễn tiến của nền thần-học hiện-đại mà đa phần được lặp lại từ một truyền-thống xưa cũ, như khi trước.

James Dunn (Đại học Durham, Anh quốc)

“Phạm-nhân mắc phải lầm-lỗi nay được Quyền-uy sức mạnh của Thánh Linh ngự bên trong con người mình đã biến-cải để trở nên càng ngày càng giống Đức Kitô hơn, giống Chúa khi Ngài chết cũng như sống lại. Sự việc tốt đẹp này làm nên tiến trình cứu-chuộc vẫn còn diễn tiến”.

-----------------------

Tạm tóm kết,
Nhìn chung, thì ngày nay đang thấy xảy đến lời chỉ-trích mạnh về lối suy-tư theo kiểu “chuộc tội” và đường lối suy-nghĩ nghiêng về chiều-hướng “trở-nên-một”, như vừa nói.

Tham-gia hội-luận hôm nay, anh em mình sẽ mở rộng tầm suy-nghĩ có phân-tích mục-vụ về cái được cái mất khi tư-duy theo hai kiểu khác nhau như thế. Suy-tư hôm nay cũng đưa ra một số chất-liệu cần-thiết để ta phân-tích một cách khách-quan, vô tư hơn. Còn, phân-tích đích-thực vẫn tùy tài-nghệ của quý vị là những người đang tham-dự hội-luận này.

Vài câu hỏi gợi ý:
Câu hỏi nào thường hay chạy đến trong đầu nhất mỗi khi ta bàn về Ơn Cứu-chuộc?
Ta tập trung bàn về “Ơn Cứu-chuộc” theo khía cạnh-nào mỗi khi suy-tư, rao giảng, vv...?
Có khi nào ta lại muốn biết thêm điều gì khác mỗi khi tìm hiểu về “Ơn Cứu-chuộc” không?
Các hiểu biết của ta về “Ơn Cứu-chuộc” lâu nay có tạo ra nghi-vấn nào cho ta không?

(còn tiếp)
_______________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Thông Báo
Thánh lễ giỗ 100 ngày cố nhạc sĩ Gioankim Việt-Dzũng
Đồng Nhân
18:01 14/03/2014
NAM CALI - Một thánh lễ giỗ 100 ngày cho nhạc sĩ Việt Dzũng, tên thật là Gioankim Nguyễn Ngọc Hùng Dzũng sẽ được cử hành long trọng lúc 11 giờ 30 sáng Thứ Bảy, 15 Tháng Ba, tại nhà thờ Chánh Tòa Chúa Kitô (Nhà Thờ Kiếng cũ), giáo xứ Tam Biên, 13280 Chapman Ave., Garden Grove, CA 92840.

Thánh lễ sẽ do LM Nguyễn Văn Tuyên (chánh xứ giáo xứ Tam Biên) và LM nhạc sĩ Paul Văn Chi và một số các linh mục khác đồng tế.

Cha Văn Chi là người đã cử hành hôn lễ cho Việt Dzũng và Bebe Hoàng Oanh tại nhà thờ Tam Biên trước đây. LM Văn Chi cũng là phó Giám đốc VietCatholic và trong cuộc gặp gỡ với một số anh chị em công tác viên VietCatholic tại Nam Cali vào chiều thứ Tư vừa qua, ngài cho biết hôm lễ an táng của Việt Dzũng ngài rất tiếc là bận công tác mục vụ không sang tham dự được nên nay nhân cơ hội sang giảng phòng tại Hoa Kỳ muốn nhân dịp sắp lễ giỗ100 ngày của Dzũng muốn hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Dzũng.Thán
 
Văn Hóa
Sống tâm tình Mùa Chay
Tuyết Mai
10:14 14/03/2014
NAM CALI - Một thánh lễ giỗ 100 ngày cho nhạc sĩ Việt Dzũng, tên thật là GioanKim Nguyễn Ngọc Hùng Dzũng sẽ được cử hành long trọng lúc 11 giờ 30 sáng Thứ Bảy, 15 Tháng Ba, tại nhà thờ Chánh Tòa Chúa Kitô (Nhà Thờ Kiếng cũ), giáo xứ Tam Biên, 13280 Chapman Ave., Garden Grove, CA 92840.

Thánh lễ sẽ do LM Nguyễn Văn Tuyên (chánh xứ giáo xứ Tam Biên) và LM nhạc sĩ Paul Văn Chi và một số các linh mục khác đồng tế.

Cha Văn Chi là người đã cử hành hôn lễ cho Việt Dzũng và Bebe Hoàng Oanh tại nhà thờ Tam Biên trước đây. LM Văn Chi cũng là phó Giám đốc VietCatholic và trong cuộc gặp gỡ với một số anh chị em công tác viên VietCatholic tại Nam Cali vào chiều thứ Tư vừa qua, ngài cho biết hôm lễ an táng của Việt Dzũng ngài rất tiếc là bận công tác mục vụ không sang tham dự được nên nay nhân cơ hội sang giảng phòng tại Hoa Kỳ muốn nhân dịp sắp lễ giỗ100 ngày của Dzũng muốn hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Dzũng.Thán
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Đức Tin
Tấn Đạt
21:10 14/03/2014
ĐƯỜNG ĐỨC TIN
Ảnh của Tấn Đạt
Dấn thân theo Chúa Giêsu
Tín trung kiên vững dẫu là bụi tro.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)