Ngày 13-03-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:27 13/03/2011
N2T


4. Một con kiến thấp hèn dám nhục mạ ông chủ uy nghiêm vô hạn, thì nó là kẻ hung ác đến mức nào.

(Thánh Bernard)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 13/03/2011
ĐÒN KHIÊNG VÀ KIỆU HOA

N2T


Thời xưa lưu truyền lại một phong tục cũ: Khi cô gái đi lấy chồng thì phải khóc một trận; trước khi lên kiệu thì nên khóc cho thật cảm động.

Có một cô gái đi lấy chồng, trước khi lên kiệu thì khóc thảm thiết, kiệu phu nghe khóc thì lòng phiền muộn, nói: ”Tìm không ra cây đòn khiêng để khiêng kiệu”.

Cô gái ấy vừa khóc vừa nói:

- “Ái dà, má tôi ạ, cái đòn khiêng ấy không phải ở cửa sau sao ?”

Suy tư:

Có những tiếng khóc làm cảm động lòng người, đó là tiếng khóc của người hối hận.

Có những tiếng khóc xé tâm can người khác, đó là tiếng khóc của em bé mất mẹ mất cha.

Có những tiếng khóc hại người, đó là tiếng khóc của người có lòng dạ thâm hiểm, họ khóc mà cặp mắt láo liên.

Có những tiếng khóc giả vờ, đó là những tiếng khóc của người khóc mướn khóc thuê.

Con gái đi lấy chồng mà khóc là chuyện thường tình, nhưng có những có gái đi lấy chồng không cười mà cũng không khóc, đó là các cô gái thời nay đi lấy chồng nước ngoài với tâm trạng vừa lo vừa mừng: lo là vì không biết ông chồng của mình tính khí thế nào, gia đình chồng ra sao ? Mừng vì có tiền để lo cho gia đình tạm thoát cảnh nghèo đói...

Không phải cô gái nào đi lấy chồng cũng khóc, nhưng khóc hay không là do tâm trạng của mỗi người mà thôi.

-------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 13/03/2011
N2T


5. Linnh hồn của con người tựa như một mặt kính, khi linh hồn không phạm tội trọng, thì mặt kính này trong sáng và nhìn thấy rõ ràng, phản ảnh lại hình ảnh của Thiên Chúa; lúc nào phạm tội trọng thì mặt kính này bị lu mờ, không thể phản ảnh lại hình ảnh của Thiên Chúa.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Động đất và sóng thần tại Nhật Bản: nghĩ về lời tiên báo của Đức Mẹ
Tiền Hô
09:10 13/03/2011
NIIGATA, Nhật Bản, 12 Tháng Ba 2011 (CNA) - Tâm chấn của trận động đất gây ra cơn sóng thần chết người vào hôm 11 Tháng Ba nằm gần địa điểm Đức Mẹ hiện ra tại Nhật Bản khi xưa. Lúc ấy, Đức Mẹ đã cảnh báo về một thảm họa trên toàn thế giới có thể gây đau đớn cho nhân loại.

Tượng Đức Mẹ Akita
Giới chức Giáo Hội Nhật Bản đã xác nhận rằng, giáo phận Sendai ở miền bắc đất nước là chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi trận động đất 8,9 richter này - được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản. Hệ quả sau trận động đất là những cơn sóng thần cao 23 foot.

Sendai nằm cách khu vực Đức Mẹ hiện ra ở Akita chỉ khoảng 90 dặm. Thành phố Akita là một nơi tôn kính đối với người Công Giáo Nhật Bản, thành phố này cũng trải qua những kinh nghiệm về cháy và lũ lụt cùng với nhiều nơi ở miền Bắc Nhật Bản,.

Đức Mẹ hiện ra

Năm 1973, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra ba lần với một nữ người Nhật là Soeur Agnes Sasagawa. Đức Mẹ đã tiên báo một số sự kiện xẩy ra trong tương lai - bao gồm những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng tương tự như trận động đất và sóng thần hôm Thứ Sáu.

Năm 1988, cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Nhật Bản đã được Đức Hồng Y Joseph Ratzinger (nay là đương kim Giáo Hoàng Bênêđictô XVI) xem xét. Lúc ấy, ngài là Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, trước khi được bầu làm Giáo Hoàng, ngài đã loan báo cho các giám mục Nhật Bản biết rằng, các cuộc hiện ra và các thông điệp của Đức Mẹ Akita đã được chấp nhận công bố cho các tín hữu.

Các thông điệp

Đền thờ Đức Mẹ Akita
Đức Mẹ Akita đã tiên báo về sự hỗn loạn trong Giáo Hội và các thảm họa có thể gây đau đớn cho cả thế giới.

Đức Mẹ nói với Soeur Agnes: "Nếu người ta không ăn năn và sống tốt hơn, Đức Chúa Cha sẽ gây ra một hình phạt khủng khiếp cho nhân loại", "Có thể sẽ có một hình phạt đại hồng thủy (Kinh Thánh), mà trước đây chưa bao giờ được chứng kiến".

"Lửa từ trên trời rơi xuống và sẽ quét sạch một phần lớn nhân loại, người tốt cũng như kẻ xấu, linh mục thanh khiết cũng linh mục bất trung. Công việc của ma quỷ sẽ xâm nhập vào ngay cả Giáo Hội, bằng cách thức rằng, người ta sẽ thấy các hồng y phản nghịch, giám mục đối đầu với giám mục".

"Nhà thờ và bàn thờ sẽ bị cướp phá. Giáo Hội sẽ đầy rẫy những người chấp nhận thỏa hiệp, và ma quỷ sẽ ép buộc nhiều linh mục và các linh hồn thánh thiện rời xa khỏi việc phụng sự Thiên Chúa".

"Mỗi ngày, hãy cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi. Qua Kinh Mân Côi, hãy cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, cho các giám mục và linh mục".


Hai năm sau thông điệp cuối cùng, trong nhà nguyện nơi các cuộc hiện ra, bức tượng Đức Trinh Nữ Maria đã bắt đầu chảy những giọt nước mắt và giọt máu. Hiện tượng này xuất hiện liên tục trong hơn sáu năm.

Ít thiệt hại

Theo các báo cáo, sau trận động đất hôm Thứ Sáu, thành phố Akita bị ít thiệt hại hơn các nơi khác ở miền Bắc Nhật Bản, mặc dù thành phố này rất gần với tâm chấn. Tuy nhiên, tại đây vẫn có sự cố mất điện, nổ và cháy.

Đức Giám Mục Tarcisio Isao Kikuchi của Niigata là người quản nhiệm trên khu vực hiện ra của Đức Mẹ Akita, cũng là chủ tịch Caritas Nhật Bản, ngài sẽ làm việc để giúp đỡ nạn nhân của trận động đất và sóng thần này. Các tổ chức cứu trợ đang triển khai và kêu gọi đóng góp cho quỹ khẩn cấp tại www.caritas.org
 
ĐTC: Chống lại tội lỗi và cứu vớt kẻ có tội
Linh Tiến Khải
15:36 13/03/2011
Cùng Chúa Giêsu chiến đấu chống lại tội lỗi và cứu vớt kẻ có tội. Thiên Chúa không dung túng sự dữ, bởi vì Người là Tình Yêu, Công Lý, sự Trung Thành, và chính vì thế mà Người không muốn cái chết của kẻ có tội, nhưng muốn họ hoán cải và được sống.

Đức Thánh Cha đã mời gọi như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu trưa Chúa Nhật thứ nhất mùa Chay 13-3-2011. Ngài cũng tái bầy tỏ tình liên đới với các nạn nhân trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản. Đức Thánh Cha cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài và các cộng sự viên Tòa Thánh bắt đầu tuần tĩnh tâm mùa Chay chiều Chúa Nhật hôm qua.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Đây là Chúa Nhật thứ I mùa Chay, là thời gian phụng vụ 40 ngày trong Giáo Hội, làm thành lộ trình thiêng liêng chuẩn bị lễ Phục Sinh. Trong nòng cốt nó là việc đi theo Chúa Giêsu đang cương quyết tiến tới Thập Giá, tột đỉnh sứ mệnh cứu độ của Người.

Trả lời vấn nạn tại sao lại có Mùa Chay, tại sao lại có Thập Giá, Đức Thánh Cha nói như sau: Bởi vì có sự dữ, hay đúng hơn có tội lỗi, mà theo Sách Thánh là nguyên do của mọi sự dữ. Nhưng khẳng định này thật ra không là điều hiển nhiên, và cả từ ”tội lỗi” cũng không được nhiều người chấp nhận, bởi vì nó giả thiết một quan niệm tôn giáo về thế giới và về con người. Thật ra đúng như vậy: nếu người ta loại bỏ Thiên Chúa khỏi chân trời của thế giới, thì không thể nói tới tội lỗi. Cũng như khi mặt trời ẩn đi, thì bóng tối cũng biến mất; bóng tối chỉ hiện ra khi có mặt trời; như thế việc che dấu Thiên Chúa sẽ nhất thiết bao gồm việc che dấu tội lỗi. Vì vậy ý thức về tội - khác với ý thức về lỗi lầm như tâm lý hiểu - chỉ có được bằng cách khám phá ra ý thức về Thiên Chúa. Thánh Vịnh ”Xin thương xót” diễn tả điều này. Nó là thánh vịnh được gán cho vua Đavít trong dịp ông phạm hai tội là tội ngoại tình và tội sát nhân. Vua Đavít hướng về Thiên Chúa và nói: ”Chống lại Ngài, chỉ chống lại Ngài thôi con đã phạm tội” Tv 51,6).

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nêu bật thái độ của Thiên Chúa đối với tội lỗi như sau: Trước sự dữ luân lý, thái độ của Thiên Chúa là thái độ chống lại tội lỗi và cứu vớt kẻ có tội. Thiên Chúa không dung túng sự dữ, bởi vì Người là Tình Yêu, Công Lý, sự Trung Thành, và chính vì thế mà Người không muốn cái chết của kẻ có tội, nhưng muốn họ hoán cải và được sống. Để cứu vớt nhân loại Thiên Chúa can thiệp: chúng ta thấy điều này trong toàn lịch sử của dân Do thái, bắt đầu từ cuộc giải phóng họ khỏi Ai Cập. Thiên Chúa cương quyết giải thoát con cái Người khỏi sự nô lệ và dẫn đưa họ tới sự tự do. Sự nô lệ trầm trọng và sâu xa nhất là nô lệ tội lỗi. Vì thế Thiên Chúa đã sai Con của Người đến thế gian: để giải thoát con người khỏi ách thống trị của Satan, là ”nguồn gốc và nguyên do của mọi tội”. Thiên Chúa đã sai Người đến trong thịt xác phải chết để trở thành nạn nhân đền tội, bắng cách chết trên thập giá cho tội lỗi chúng ta. Ma qủy dùng hết sức lực để chống lại chương trình cứu độ vĩnh viễn và đại đồng đó, như bài Phúc Âm trình thuật các cám đỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc đặc biệt chứng minh cho thấy trong Chúa Nhật thứ I mùa Chay. Thật thế, bước vào trong Mùa phụng vụ này có nghĩa là đứng về phía Chúa Kitô chống lại tội lỗi, đương đầu với trận chiến thiêng liêng chống lại thần dữ, như là cá nhân và như là Giáo Hội.

Vì thế chúng ta hãy khẩn nài sự trợ giúp của Đức Maria Rất Thánh cho lộ trình mùa chay mới bắt đầu này, để nó được đồi đào hoa trái sự hoán cải. Xin anh chi em cũng đặc biệt cầu nguyện cho tôi và cho các cộng sự viên của tôi trong Trung Uương Tòa Thánh, chiều nay sẽ bắt đầu tuần tĩnh tâm.

Rỗi Đức Thánh Cha cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã bầy tỏ tình liên đới của ngài với các nạn nhân của trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản và nói: Anh chị em thân mến, các hình ảnh của trận động đất thê thảm và hậu qủa sóng thần theo sau đó tại Nhật Bản đã khiến cho chúng ta tất cả đều bị chấn động. Tôi ước ao tái bầy tỏ sự gần gũi tinh thần của tôi với các người dân thân yệu của quốc gia này. Họ đang đối diện với hậu qủa của các tai ương với phẩm cách và lòng can đảm. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ và cho tất cả nhưng người đamg đau khổ vì các biến cố kinh khủng này. Tôi khích lệ tất cả những ai đang mau mắn dấn thân trợ giúp họ. Chúng ta hãy hiệp nhất trong lời cầu nguyện. Chúa ở gần chúng ta!

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu hàng hương bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Croat, Hòa Lan và Ý, đặc biệt là một nhóm đông đảo những người đi mô tô và cầu chúc họ một mùa Chay sốt sắng thánh thiện.
 
Đức Thánh Cha nói: tội lỗi đòi hỏi phải ‘chiến đấu phần linh hồn’ thay vì chối bỏ
Bùi Hữu Thư
20:14 13/03/2011
Vatican. Ngày 13 tháng 3, 2011 (CNA/EWTN News).- Đức Thánh Cha nói trong kinh Truyền tin ngày Chúa Nhật: Mặc dầu nhiều người chối bỏ ý niệm về tội lỗi, đây là một thực tại của đời sống. Ngài khuyến khích các tín hữu phải cùng với Chúa Kitô “chiến đấu cuộc chiến thiêng liêng” trong Mùa Chay.

Mặc dầu trời mưa liên tục, hàng ngàn khách hành hương đã hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô để đọc kinh Truyền Tin cùng với Đức Thánh Cha ngày 13 tháng 3, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay. Một nhóm người lái xe môtô đã chào mừng ngài trên đường phố bằng một loạt kèn hụ.

Đức Thánh Cha nói: 40 ngày Mùa Chay là thời gian chuẩn bị tâm hồn cho ngày Phục Sinh, để theo Chúa Giêsu đến “tột đỉnh của sứ mệnh cứu chuộc’ trong cái chết của Người trên thập giá.



Ngài nói: Muà Chay và thập giá hiện hữu vì “sữ dữ hiện hữu.” Ngài giải thích: Và mặc dầu nhiều người không chấp nhận danh từ “tội lỗi” để trình bầy một viễn cảnh tôn giáo của thế gian và con người, tội lỗi là “nguyên nhân sâu xa của mọi sự dữ.”

Đức Thánh Cha nói: "Thực vậy. Sự thật là nếu Thiên Chúa bị xóa mất trên chân trời của thế giới, thì con người không còn có thể nói gì về tội lỗi.”

Ngài so sánh ý niệm của con người về tội lỗi với một cái bóng đen chỉ có thể hiện hữu khi có mặt trời, và biến mất khi mặt trời bị che khuất. Ngài nói: Bằng cách này “một khuyết thực về Thiên Chúa sẽ chắc chắn sẽ mang lại một nhật thực của mặt trời."

"Vì vậy ý niệm về tội lỗi – khác với “mặc cảm tội lỗi” theo tâm lý học giải thích – ý niệm về tội lỗi chỉ có được khi tái khám phá được ý niệm về Thiên Chúa."

Đức Thánh Cha nói Thánh Vinh 51 của Vua Đavít, một kinh cầu sám hối được viết sau khi ngài phạm hai tội ngoại tình và giết người, đã bầy tỏ ý niệm này.

Vua Đavít nói với Thiên Chúa: "Con chỉ đắc tội với Chúa với một mình Chúa.”

Đức Thánh Cha nói: thái độ của Thiên Chúa là chống lại tội lỗi trong khi cứu chuộc tội nhân. “Thiên Chúa không chấp nhận sự dữ, vì Người là tình yêu, sự công chính và trung thành – và chính vì vậy Người không muốn cho kẻ tội lỗi phải chết, nhưng muốn người này biết sám hối và được sống."

Ngài nhận xét rằng sự can thiệp để cứu rỗi của Thiên Chúa trong lịch sử con người đã rõ rệt ngay từ thời kỳ giải phóng dân Do Thái khỏi bị nô lệ tại Ai Cập. Ngài suy niệm: “Thiên Chúa quyết tâm giải phóng con cái người khỏi ách nô lệ, để hướng dẫn họ tới chỗ tự do."

"Và hình thức nô lệ ghê gớm nhất chính là nô lệ cho tội lỗi. Vì thế, Thiên Chúa gửi Con Một xuống thế: để giải phong con người khỏi sự thống trị của Satan, là ‘nguồn gốc và nguyên nhân của tất cả mọi tội lỗi.'”

"Chúa Cha gửi Chúa Kitô trong xác thịt dễ chết của chúng ta để Người có thể trở nên nạn nhân của một sự đền tội, để chết vì chúng ta trên thập giá."

Đức Thánh Cha nói "Chống lại kế hoạch cứu chuộc quyết liệt và hoàn vũ này, sự dữ bị chống trả với tất cả quyền lực của Người, như đã được chứng tỏ đặc biệt trong Phúc Âm của những cơn cám dỗ Chúa Giêsu trong sa mạc, đã được đọc hàng năm vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay”.

"Thực vậy, bước vào thời kỳ phụng vụ này có nghiã là hướng về Chúa Kitô để chống lại tội lỗi mọi lần – là đối phó với tính cách cá nhân và Giáo Hội trong cuộc chiến thiêng liêng chống thần dữ.”

Đức Thánh Cha Benedict kều cầu sự trợ giúp của Mẹ Maria để cho Mùa Chay có thể “được nẩy nở đầy hoa trái của sự hoán cải.” Ngài xin mọi người đặc biệt cầu nguyện cho ngài và các thành viên của giáo triều Rôma trong khi họ bắt đầu cấm phòng Mùa Chay.

Linh mục Francois-Marie Lethel, một thần học gia và giảng sư Dòng Camêlô, đang hướng dẫn các bài tập linh thao từ ngày 13 đến 19 tháng Ba năm nay với chủ đề “Ánh Sáng Chúa Kitô trong Tim của Giáo Hội – Gioan Phaolô II và thần học của các Thánh."

Sau kinh Truyền Tin, linh mục Francois-Marie Lethel nhắc đến các nạn nhân của vụ động đất và các đợt sóng thần sau đó tại Nhật Bản. Ngài khuyến khích các người đang lo công tác cứu trợ và xin các tín hữu hiệp ý với ngài để cầu nguyện cho các nạn nhân.
 
Người dân Liberia lo sợ sẽ có nhiều vụ bạo động xẩy ra vì dân Ivory Coast tìm chỗ tị nạn
Bùi Hữu Thư
08:39 13/03/2011
CAPE TOWN, South Africa (CNS) – Một nhân viên thuộc giáo phận Gbarnga tại Liberia cho hay: Người dân Liberia lo sợ sẽ có nhiều bạo động vì hàng vạn dân Ivory Coast chạy trốn những căng thẳng chính trị tại quê hương tìm chỗ tị nạn tại các quốc gia lân cận.

Ông Manuel Bangalie, thành viên của Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình của giáo phận Gbarnga nói: Trong khi con số người tị nạn vượt biên giới sang Liberia ngày càng gia tăng, “họ có nhiều ưu tư là len lỏi trong số những người tị nạn đã có những phần tử ủng hộ cho bất cứ phe nào đang muốn củng cố vị thế của họ từ điạ điểm này.”

Ông Bangalie nói với hãng thông tấn Catholic News Service ngày 11 tháng Ba trong một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại từ Gbarnga là một nhóm gồm năm người thuộc văn phòng Caritas và Dịch Vụ Cứu Trợ Công Giáo của giáo phận Gbarnga đã viếng thăm khu vực tại biên giới tại Quận Nimba thuộc Liberia vào đầu tháng Ba để ước tính các nhu cầu của người tị nạn. Họ đã thấy có một sự gia tăng khủng khiếp về con số dân tị nạn kể từ lần họ viếng thăm khu vực này vào tháng Giêng.

Ông nói "Vì tình hình căng thẳng đã gia tăng” tại Ivory Coast, ông ghi nhận là ước tính có khoảng 3.000 người tị nạn đang cư ngụ tại Quận Nimba.

Liên Hiệp Quốc lo ngại là cuộc khủng hoảng ngày càng thêm đẫm máu tại Ivory Coast, sau cuộc bầu cử, do sự kiện tổng thống đương thời Laurent Gbagbo từ chối từ nhiệm, sau khi ông Alassane Ouattara đã được tuyên bố đắc cử cuộc bầu cử tổng thống ngày 28 tháng 11, có thể biến thành một cuộc nội chiến khốc liệt.

Trên 1.000 thường dân đã bị thiệt mạng kể từ đầu tháng 12. Ông Bangalie nói giáo hội hỗ trợ kế hoạch của chính phủ Liberia là bành trướng các trại tị nạn tại biên giới và tham gia vào các kế hoạch “cung cấp nhiều tiện nghi, thực phẩm, và các bệnh xá lo cho các sản phụ nhiều hơn.” Ông nói, nhóm ước tính nhận thấy đa số người tị nạn tại biên giới là phụ nữ và trẻ em.
 
Top Stories
Japan fights to avert nuclear meltdown after quake
Taiga Uranaka and Ki Joon Kwon
11:33 13/03/2011
FUKUSHIMA, Japan (Reuters) – Japan struggled on Monday to avert a nuclear disaster and care for millions of people without power or water, three days after an earthquake and tsunami killed an estimated 10,000 people or more in the nation's darkest hour since World War Two.

The world's third-largest economy opens for business later on Monday, a badly wounded nation that has seen whole villages and towns wiped off the map by a wall of water, leaving in its wake an international humanitarian effort of epic proportion.

A grim-faced Prime Minister Naoto Kan described the crisis at Japan's worst since 1945, as officials confirmed that three nuclear reactors were at risk of overheating, raising fears of an uncontrolled radiation leak.

"The earthquake, tsunami and the nuclear incident have been the biggest crisis Japan has encountered in the 65 years since the end of World War II," Kan told a news conference.

"We're under scrutiny on whether we, the Japanese people, can overcome this crisis."

As he spoke, officials worked desperately to stop fuel rods in the damaged reactors from overheating. If they fail, the containers that house the core could melt, or even explode, releasing radioactive material into the atmosphere.

The most urgent crisis centers on the Fukushima Daiichi complex, where all three reactors are threatening to overheat, and where authorities say they have been forced to release radioactive steam into the air to relieve reactor pressure.

The complex, 240 km (150 miles) north of Tokyo, was rocked by an explosion on Saturday, which blew the roof off a reactor building. The government did not rule out further blasts there but said this would not necessarily damage the reactor vessels.

Authorities have poured sea water in all three of the complex's reactor to cool them down.

FEARS OVER OTHER REACTORS

The complex, run by Tokyo Electric Power Co, is the biggest nuclear concern but not the only one: on Monday, the U.N. nuclear watchdog said Japanese authorities had notified it of an emergency at another plant further north, at Onagawa.

But Japan's nuclear safety agency denied problems at the Onagawa plant, run by Tohoku Electric Power Co, noting that radioactive releases from the Fukushima Daiichi complex had been detected at Onagawa, but that these were within safe levels at a tiny fraction of the radiation received in an x-ray.

Shortly later, a cooling-system problem was reported at another nuclear plant closer to Tokyo, in Ibaraki prefecture.

Fukushima's No. 1 reactor, where the roof was ripped off, is 40 years old and was originally set to go out of commission in February but had its operating license extended by 10 years.

Prime Minister Kan said the crisis was not another Chernobyl, referring to the nuclear disaster of 1986 in Soviet Ukraine.

"Radiation has been released in the air, but there are no reports that a large amount was released," Jiji news agency quoted him as saying. "This is fundamentally different from the Chernobyl accident."

Nevertheless, France recommended its citizens leave the Tokyo region, citing the risk of further earthquakes and uncertainty about the nuclear plants.

Broadcaster NHK, quoting a police official, said more than 10,000 people may have been killed as the wall of water triggered by Friday's 8.9-magnitude quake surged across the coastline, reducing whole towns to rubble.

Almost 2 million households were without power in the freezing north, the government said. There were about 1.4 million without running water. Kyodo news agency said about 300,000 people were evacuated nationwide.

Authorities have set up a 20-km (12-mile) exclusion zone around the Fukushima Daiichi plant and a 10 km (6 miles) zone around another nuclear facility close by.

The nuclear accident, the worst since Chernobyl, sparked criticism that authorities were ill-prepared for such a massive quake and the threat that could pose to the country's nuclear power industry.

Chief Cabinet Secretary Yukio Edano said there might have been a partial meltdown of the fuel rods at the No. 1 reactor at Fukushima. Engineers were pumping in seawater, trying to prevent the same happening at the No. 3 reactor, he said in apparent acknowledgement they had moved too slowly on Saturday.

"Unlike the No.1 reactor, we ventilated and injected water at an early stage," Edano told a news briefing.

The No. 3 reactor uses a mixed-oxide fuel which contains plutonium, but plant operator Tokyo Electric Power Co (TEPCO) said it did not present unusual problems.

TEPCO said radiation levels around the Fukushima Daiichi plant had risen above the safety limit but that it did not mean an "immediate threat" to human health.

The wind over the plant would continue blowing from the south, which could affect residents north of the facility, an official at Japan's Meteorological Agency said.

SEARCH FOR THE MISSING

Kan said food, water and other necessities such as blankets were being delivered by vehicles but because of damage to roads, authorities were considering air and sea transport. He also said the government was preparing to double the number of troops mobilized to 100,000.

Thousands spent another freezing night huddled in blankets over heaters in emergency shelters along the northeastern coast, a scene of devastation after the quake sent a 10-meter (33-foot) wave surging through towns and cities in the Miyagi region, including its main coastal city of Sendai.

A Japanese official said 22 people have been confirmed to have suffered radiation contamination and up to 190 may have been exposed. Workers in protective clothing used handheld scanners to check people arriving at evacuation centers.

GOVERNMENT CRITICISED

The government, in power less than two years and which had already been struggling to push policy through a deeply divided parliament, came under criticism for its handling of the disaster.

"Crisis management is incoherent," blared a headline in the Asahi newspaper, saying information and instructions to expand the evacuation area around the troubled plant were too slow.

There has been a proposal of an extra budget to help pay for the huge cost of recovery.

The Bank of Japan is expected to pledge on Monday to supply as much money as needed to prevent the disaster from destabilizing markets and its banking system. It is also expected to signal its readiness to ease monetary policy further if the damage from the worst quake since records began in Japan 140 years ago threatens a fragile economic recovery.

The earthquake was the fifth most powerful to hit the world in the past century. It surpassed the Great Kanto quake of September 1, 1923, which had a magnitude of 7.9 and killed more than 140,000 people in the Tokyo area.

The 1995 Kobe quake killed 6,000 and caused $100 billion in damage, the most expensive natural disaster in history. Economic damage from the 2004 Indian Ocean tsunami was estimated at about $10 billion.

(Source: http://news.yahoo.com/s/nm/20110313/wl_nm/us_japan_quake)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCGVN Sydney Hành Hương Mùa Chay
Diệp Hải Dung
09:08 13/03/2011
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật 13/03/2011 đông đủ giáo dân và các Hội Đoàn trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney hành hương mừng kính Đức Mẹ và tham dự đi Chặng Đàng Thánh Giá nhân ngày 13 Chúa Nhật đầu Mùa Chay Thánh suy gẫm và tưởng nhớ lại cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Xem hình ảnh.

Mọi người rất sốt sắng đi Chặng Đàng Thánh Giá, đến chặng 14 kết thúc, Cha Nguyễn Thái Hoạch dâng lời nguyện lên Thiên Chúa và mọi người cùng dâng lên Chúa lời kinh Lòng Thương Xót Chúa, nguyện xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi và xin Chúa chúc lành. Sau đó tất cả mọi người tiến lên quây quần bên tượng đài Đức Mẹ dâng giờ đền tạ Đức Mẹ. Cha Nguyễn Văn Tuyết hướng dẫn giờ đền tạ dâng lời nguyện lên Đức Mẹ và mời gọi mọi người cùng hiệp ý đặc biệt cầu nguyện cho các nạn nhân bị thiên tai động đất bên Nhật Bản.

Kết thúc giờ đền tạ Đức Mẹ, mọi người cùng tham dự Thánh lễ tạ ơn trong khuôn viên nhà nguyện của trung tâm do quý Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Đặng Đình Nên, Cha Nguyễn Thái Hoạch, và Cha Mai Đào Hiền cùng hiệp dâng Thánh lễ. Đặc biệt có nghi thức Xức Dầu Thánh cho các vị Cao Niên già yếu, nguyện xin Chúa ban ơn chữa lành phần hồn cũng như phần xác.

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn mời gọi mọi người nhân dịp Mùa Chay Thánh hãy đến Trung Tâm hành hương kính viếng và đi Chặng Đàng Thánh Giá để tưởng nhớ lại con đường Chúa đã đi qua và đây cũng là một cơ hội mà Cộng Đồng chúng ta đã có 14 Chặng Đàng Thánh Giá ngoài trời. Mọi người có thể đi từng nhóm, hoặc đi cá nhân. Ngoài ra mỗi ngày Thứ Sáu đầu Tháng đều có đi Chặng Đàng Thánh Giá và có Thánh lễ tại Trung Tâm.

Ông Nguyễn Thành Thái Ban Mục Vụ Trung Tâm Bringelly cũng thông báo mời gọi mọi người đến Trung Tâm tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Cả Giuse là Quan Thày của Trung Tâm Tĩnh Huấn vào sáng Thứ Bảy 19/03/2011. Sau đó Thánh lễ kết và bế mạc.
 
Cập nhật tin tức người Công giáo Việt Nam tại Nhật
Lm Nguyễn Hữu Hiền
09:43 13/03/2011
TOKYO - Sau đây là lá thư của Cha PM Nguyễn Hữu Hiền, giám đốc Mục vụ CGVN tại Nhật Bản báo cáo tình hình như sau:

Kính thăm qúi Cha và anh chị em:

Con xin thay mặt anh chị em Việt Nam tại Nhật cám ơn Cha và anh em đã luôn quan tâm đến chúng con và đã thông tin lên mạng VietCatholic để mọi người cầu nguyện cho chúng con.

Hôm nay, sáng Chúa Nhật 13/3, con đã có thể liên lạc được với anh chị em Việt Nam ở trong nước Nhật. Tạ ơn Chúa thương đã gìn giữ chúng con bình an. Không một người nào bị thương tích hay thiệt hại gì do cơn địa chấn gây ra. Chúa luôn thương yêu và gìn giữ chúng con cách đặc biệt.

Hôm nay, tại Tokyo và các vùng ngoài Sandai, thì các phương tiện di chuyển công cộng đã được bình thường hóa trở lại, hệ thống điện thoại cũng đã hoạt động lại. Tuy nhiên mọi người vẫn còn sống trong lo sợ vì vẫn thường xuyên xẩy ra những cơn địa chấn, lúc yếu lúc mạnh.

Bây giờ người ta càng lo sợ hơn vì sự rò rỉ phóng xạ của các nhà máy phát điện nguyên tử.

Xin Cha và mọi nguời tiếp tục cầu nguyện cho chúng con cũng như anh chị em Nhật Bản.

LM PM Nguyễn Hữu Hiền
Meguro Catholic Church
4-6-22 Kamiosaki
Shinagawa-Ku, Tokyo
Japan 141-0021
email: pmhuuhienjp@yahoo.com
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quốc hoa, quốc tửu, quốc gì?
lykhách
08:56 13/03/2011
Tớ chẳng cần quốc hoa các cậu ạ
Bởi trước khi các cậu từ rừng về, nước đã rộ ngàn hoa
Bây giờ đây các cậu chọn một đóa
Có độc đáo gì rồi cũng giống…độc đảng dần…thối ra!

Tớ cũng chẳng cần quốc tửu các cậu ạ
Bu nó! thời nay thứ gì cũng dỏm cả
Đem đất nước mà pha tên bậy bạ
Biết đâu chừng thành rượu thuốc made in China!

Cũng chẳng cần quốc phục các cậu ơi
Áo dài, khăn đóng đã hết thời
Diva bây giờ mặc thoải mái
Có mặc mà như không mặc mới tài!

Nếu các cậu cắc cớ hỏi, vậy chớ tớ cần…quốc…gì?
Ừ, cần “quốc”… gì… quốc gì nhỉ?
Bu nó! từ ngày các cậu về tớ hay bị
Sợ vu vơ…đâm hèn ra… đếch dám nghĩ gì!

Hôm bữa bám tàu ra thăm Quốc Tử Giám
Nhằm đúng ngay lúc… Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa
Nhìn xuống Hồ-Văn nước cạn đọng, rác nhiều thê thảm
Tớ chợt buồn teo cho nền văn hóa An-Nam!

Nay mai các cậu bầu quốc hội
Bảo sẽ cho bầu triệt để dân chủ chẳng chơi
Nghĩa là ai muốn thì cứ đăng ký tới
Nhưng đảng các cậu vẫn giữ hơn chín mươi phần trăm ghế ngồi!

Bu nó! tớ cũng đếch cần quốc hội các cậu ơi
Các cậu ngồi đi, dân hầu đứng quen rồi
Các cậu quen rồi kiểu khoát lác nói
Dân cũng quen rồi…nghe cũng vậy thôi!

Những lúa trở giời..các cậu có nghĩ đến quốc…nhục
Tớ cũng xin thổn thức chung đau
Tớ hiểu lắm ông bà mình đổ máu
Mấy nghìn năm vì tụi Tàu, tại sao!

Ngày các cậu kêu “quốc khánh” bạn bè tớ kêu ‘quốc hận”
Tớ cũng như dân lắm bận phân vân
Có một điều gì anh em hoài lấn cấn
Bởi quên ông bà vẫn dặn sống chữ NHÂN!

Nhỡ ngày nao các cậu đổi quốc kỳ
Hay đổi quốc ca bài nào, màu nào cũng được đi
Vàng đỏ tím xanh đều hữu lý
Nếu dân đồng lòng - ý dân khó trật bởi vì…chân lý:

Quốc- nước, gia-nhà, tam-ba, tứ-bốn…
Trái lòng dân sớm muộn chết khó chỗ chôn!
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh Đạo Thiếu Niên
Vũ Văn An
21:47 13/03/2011
Linh mục William J. O’Malley, Dòng Tên, là một giáo sư thần học và Anh Ngữ cho lớp chuẩn bị vào Đại Học Fordham, và là người đã dành cả 22 năm trời để nghiên cứu 3,500 học sinh trung học và sinh viên đại học và vì thế, có lúc cha tự hào là hiểu biết hơn bất cứ người nào mới làm cha mẹ lần đầu. Tuy nhiên, khi được một số hiệu trưởng Công Giáo yêu cầu trình bày về linh đạo thiếu niên, cha thú thực bị bối rối. Linh đạo thiếu niên! Nghe sao mà mâu thuẫn, giống như nước không ôxy (dehydrated water) vậy. Bởi trong ngôn ngữ bọn trẻ, nội dung của từ “spirit” chỉ có thể có trong những thuật ngữ như “ngựa chứng” (spirited pony) hay “tinh thần nhà trường”… những thứ nhấn mạnh tới “cá tính” bề mặt, đâu dính gì tới nhân cách sâu xa. Chính bản thân cha, dù viết tới 4 tác phẩm, nhưng xem ra chưa bao giờ đụng tới hạn từ này và cũng chưa từng hiểu rõ ý nghĩa của nó. Đành là phải ngồi xuống mà học vậy.

Linh đạo

Linh đạo, theo cha, là sự sống tinh thần của tôi, mà tinh thần tôi chính là linh hồn tôi, là chính tôi, là nhân cách tôi, là chính bản ngã tôi (who-I-am). Trí hiểu tôi bị gợi tò mò, nhưng linh hồn tôi thì bị đánh động. Chính cái tiềm năng ấy ở trong tôi mới có phản ứng trước thể đáng kính (numinous), thể thánh thiêng trong thiên nhiên, trong nghệ thuật, trong con người, trong Thiên Chúa, mới biết khiêm hạ khi cảm nhận ra thế giới đầy những nét cao cả của Thiên Chúa. Đó chính là nơi mọi khía cạnh huyền ảo (nebulous), không thể định lượng hóa của bản ngã tôi cư ngụ: danh dự, kính phục, chân thành, trung tín, ân hận, yêu nước thương nòi, tin, cậy, mến. Đói khát thực phẩm nằm trong bụng tôi, đói khát lý lẽ nằm trong trí khôn tôi thế nào, thì đói khát sống còn sau khi chết cũng sống trong linh hồn tôi như thế. Nhưng trạng thái sự sống linh hồn tôi, tức linh đạo tôi, là một điều tôi chỉ có thể hiểu một cách mơ hồ, mờ mờ ảo ảo như trong một tấm kính, xuất hiện đấy rồi lại biến đi đấy.

Tất cả các triết gia kinh viện đều nhất trí rằng con người dứt khoát không phải chỉ là “những con vật có lý trí”. Bởi nếu chỉ có thế, chẳng hóa ra con người chỉ là những con vượn có gắn máy vi tính. Đây là chủ trương của phái duy khoa học. Chính cái chủ nghĩa giản lược ấy đã bị C. S. Lewis nghiêm khắc phê phán trong tác phẩm bậc thầy của ông tựa là "The Abolition of Man". Phương châm giáo dục "Mens sana in corpore sano" (tâm trí lành mạnh trong thân xác lành mạnh) cũng không hoàn chỉnh. Nếu chỉ được huấn luyện có thế, cùng lắm ta chỉ có được “những con người không có ngực” (men without chests) như nhận định của Lewis, nghĩa là chỉ có óc và phủ tạng, chứ không phải nhân bản vì thiếu hẳn điều làm ta trở thành nhân bản tức yếu tố tâm linh. Chính trái tim, hay tâm hồn, chứ không phải bộ óc (mà ta vốn có chung với thú vật), mới làm ta thành người, không phải là thứ trái tim theo nghĩa duy cảm, mà là trái tim theo nghĩa của Gerard Manley Hopkins, khi ông dùng để diễn tả cái hiểu đột ngột của Margaret về sự chết:

“Không phải miệng. Cũng không phải trí. Nói lên điều trái tim nghe được, thần minh đoán định.

Chẳng phải ngũ tạng hay bộ óc có thể tính sổ cho cái tình yêu quên mình kia”.

Người cùng thời với Lewis, là Dorothy Sayers, đã giải thích rất hay về linh hồn con người, trong "The Mind of the Maker" (Tâm Trí Đấng Hóa Công). Bà viết rằng: trong sự hợp nhất tam vị của Thiên Chúa, Chúa Cha tự phát biểu mình ra, tức Ngôi Lời của Người, và chính trong việc tự phát biểu đó, một năng lực yêu thương đã được sản sinh ra, đó chính là Chúa Thánh Thần. Cũng thế, chính trong sự hợp nhất quện vào nhau (fusion) của trí và thể mà năng lực thứ ba đã được sản sinh ra, đó chính là tinh thần con người. Nhưng phần đông chúng ta không muốn hay không có khả năng phát biểu hay nắm được bản ngã mình, nên bèn quả quyết là không có bản ngã, không có nhân cách, chỉ có “cá tính”.

Những người duy giản lược, trong đó, không thiếu các người trẻ Công Giáo, luôn khẳng định rằng con người cũng chỉ là những con vật cao cấp. Thú vật nhiều khi còn nhận ra nhiều nguy cơ hơn con người (câu truyện sóng thần năm 2004 làm chết cả hàng trăm ngàn người, nhưng không một con vật nào tử vong); cá heo và cá voi có thể thông đạt với nhau ở khoảng cách rất xa; con vật mẹ tỏ “tình yêu” đối với con có khi đến hy sinh cả mạng sống mình. Nhưng những người duy giản lược quên không tính đến sự dị biệt giữa biết và hiểu, giữa âu yếm và yêu thương, vì yêu thương không phải chỉ là một cảm xúc, nhưng là một hành vi của ý chí. Lý do có lẽ vì họ chỉ được giáo dục để biết chứ không để hiểu, và họ chỉ cảm nhận được sự trung thành và tình âu yếm chứ chưa bao giờ sống thứ tình yêu chân thực, hy sinh quên mình. Con vật có thể hy sinh cho con mình, nhưng ta có thể hy sinh cho cả kẻ thù của ta nữa. Người duy giản lược không hiểu ra rằng không con heo nái nào, đang hạnh phúc vui thú với bày heo con, lại bị ám ảnh bởi điều chắc chắn này là một ngày kia, nó sẽ chết.

Tinh thần con người vượt xa con vật không phải bằng một thay đổi tiệm tiến nhưng bằng một bước nhẩy vọt đầy ngạc nhiên: đó là sự kiện, bản chất con vật là một lệnh truyền, còn bản chất con người là một lời mời gọi. Không con sư tử nào khước từ làm sư tử, trong khi ấy, báo chí hằng ngày vẫn dồn dập đưa tin chứng tỏ con người đang khước từ làm người. Ta được thong dong hành động, hệt như những con vật cao cấp, chỉ khác là có thêm bộ óc người khiến ta nâng cái ranh mãnh của loài vật lên một bậc thành khả năng ném bom cho đến chán và tổ chức ra những trại trừng giới, những nhà tù diệt chủng. Điều khiến ta gọi những con người tàn bạo ấy là “bất nhân” không phải vì họ thiếu một thân xác, cũng không phải thiếu một trí khôn mà là thiếu một linh hồn.

Những chỉ thị di truyền học trong thân xác con người là điều Albert Rosenfeld gọi là “cái khung tạo cơ hội” (a framework of opportunities). Con sư tử chỉ biết tự động tuân theo bản thảo chương nội tại, nhưng con người thì có thể tự ý tập luyện để trở thành một hậu vệ túc cầu hay một nhà vĩ cầm nổi tiếng. Tinh thần con người cũng vậy. Một đứa trẻ ở khu ổ chuột có thể biến tư thế khốn cùng của mình trở thành một huyền thoại như Horatio Alger (một thứ Chú Hỏa Việt Nam). Trái lại một đứa con nhà giầu có thể biến sự may mắn của nó trở thành thảm họa. Chúng ta có tự do, và sự tự do này ở trong chính linh hồn ta. Ta được tự do, muốn thể hiện tiềm năng nhân bản của ta hay không.

Sự đói khát trong cái bụng con người có thể được làm dịu đi nhờ thực phẩm vặt vẵn (junk food) và sự đói khát trong trí khôn con người có thể được thoả thuê nhờ các tạp chí lá cải hay tin tức thể thao thế nào, thì tinh thần hay linh hồn con người cũng có thể tiếp nhận các cảm xúc từ những cuộc biểu tình khích động, những cuộc tuyên thệ của hướng đạo sinh hay nhạc “pop”. Nhiều sinh viên của Cha O’Malley trích dẫn ban nhạc U2 (ban nhạc Rock Ái Nhĩ Lan) và Springsteen (ca nhạc sĩ Mỹ) như thể đó là T.S. Eliot (thi sĩ, kịch tác gia và nhà phê bình văn học Mỹ) hay Sách Thánh. Nhưng hậu quả cho cả linh hồn, cái bụng hay bộ óc đều như nhau. Không lạ gì nhiều người trẻ hiện nay không còn tinh thần chi cả.

Người Rôma gọi tinh thần, vốn là kết quả của cuộc hôn nhân đầy ý thức giữa bộ óc và phủ tạng, là “anima”, giống cái. Cái nhìn này quả thích ứng với các ẩn dụ về linh hồn và Giáo Hội như là Nàng Dâu của Chúa Kitô. Bởi thế, Lewis tin rằng tư thế (posture) thích đáng nhất trước mặt Thiên Chúa của linh hồn, dù là linh hồn của người nam hay linh hồn của người nữ, phải có tính nữ: không hẳn theo nghĩa thụ động, mà là sẵn sàng tiếp nhận, có khả năng sinh sản (mầu mỡ), dễ bị tấn công, nhưng đầy tính sáng tạo. Chính theo nghĩa này, Thiên Chúa đến với mỗi linh hồn ta, trong một cuộc Truyền Tin hằng ngày, để yêu cầu ta “Hãy thụ thai Con Ta ngay ngày hôm nay”.

Cũng theo nghĩa này, diễn trình văn minh hóa hay nhân bản hóa vốn là diễn trình nữ hóa khía cạnh vũ phu man dại của điều mới chỉ là những con người nhân bản trong khả thể. Người Viking hay hiệp sĩ chỉ là một đồ tể thuộc giai cấp thế vận chưa có người hát rong (minstrel) để đem lại một ý nghĩa, một ngữ cảnh cho việc sát hại của anh ta, và làm cho câu truyện của anh ta không chỉ kích thích tâm trí mà còn đánh động linh hồn. Nhưng Kitô Giáo mới làm được một bước nhẩy vọt thực sự: người anh hùng của tôn giáo này không phải chỉ tránh việc chiến trận; mà còn thắng trận nhờ chính sự bất lực của mình.

Các trở ngại

Thế hệ bây giờ đã đánh mất hầu hết sự ngạc nhiên, kính phục. Trong một lớp học 30 em, chỉ có một hay hai em nhận là chẩy nước mắt khi xem một cuốn phim cảm động. Tình yêu nước trở thành khuôn mặt nhăn nhó khi phải trả thuế hay đi bầu. Thế thì điều gì khiến giới trẻ ngày nay há hốc miệng? Một cuộc đua xe liên lục địa, một thân hình xinh xắn, một cú tung lưới ngoạn mục, một đại hội nhạc trẻ giật gân. Tất cả chỉ là bề ngoài, thay thế cho linh hồn. Muốn có lòng kính sợ, theo định nghĩa, người ta phải cảm thấy mình nhỏ bé trước đối tượng kích thích: một ngọn núi lúc bình minh, một bầu trời đầy sao, người yêu, Thiên Chúa. Nhưng tư thế thường hằng của giới trẻ ngày nay không còn là thế dễ bị thương tổn, thế nhỏ bé nữa mà là thế phòng thủ, không bái qùy nhưng ngẩng đầu nghinh chiến.

Một bài báo nhằm suy tư kia có yêu cầu sinh viên cho biết ai là anh hùng hay anh thư của họ; càng ngày, càng có đến nửa số sinh viên trả lời: tôi nghĩ tôi không có ai là anh hùng hay anh thư gì cả! Mà quả đúng thế. Tinh thần Mỹ hiện nay đã bị phủ bóng bởi cả một chủ nghĩa hoài nghi phổ quát. Không một anh hùng hay một anh thư nào sống được lâu khi có cả một đạo quân phóng viên rình rập bên cạnh để hạ độc chiêu (Achille’s heels). Các phương tiện truyền thông làm ta ngột ngạt bằng cả một kế hoạch thảo chương xúc cảm vũ bão mà ai cũng biết là giả tạo nhưng vẫn bị vướng kẹt vào. “Giá trị” chỉ còn là món hàng của não bộ phía trái, một thứ lời lãi chắc chắn cho việc đầu tư của người ta.

Về giá trị, một lớp học kia được cho xem một bức tranh vẽ một bé gái tay phải cầm tờ 50 dollars, tay trái ôm một con thỏ nhồi bông. Rồi người ta hỏi các sinh viên: “Nếu tình thế bất đắc dĩ nào đó đòi bạn phải liệng 1 trong 3 người và vật này vào lò lửa, thì bạn sẽ liệng người hay vật nào?”. Những sinh viên hay đùa dỡn thường trả lời: bé gái. Nhưng đại đa số trả lời: con thỏ. Tại sao? Thì lấy 50 dollars mua con thỏ khác, dĩ nhiên quên khuấy rằng tiền ấy là tiền của bé gái. Rồi từ từ một số sinh viên mới bắt đầu hiểu ra rằng bé gái kia không coi trọng gì giá trị tờ giấy bạc, nhưng con thỏ cũ mèm mới là sở hữu qúi giá nhất của em. Có hai thứ giá trị, một thứ được não bộ phía trái định lượng một cách dễ dàng, thứ kia thì không dễ dàng bị đóng hộp nhưng vang dội trong linh hồn nhạy cảm của con người. Việc thực hành dựa trên “tình thế bất đắc dĩ” cũng vậy. Năm, sáu mươi năm trước đây, người ta cũng chạm trán với sự lựa chọn như thế, và họ đã “chế biến” hàng triệu bé gái trong những lò sát sinh, giống hệt rác rưởi. Những người đồng ý làm việc đó vẫn còn đủ cả tâm trí lẫn thể xác con người, nhưng họ đã đánh mất sở hữu linh hồn nhân bản của họ.

Một suy tư khác tưởng cũng có ích: “Giả thiết phải chọn giữa một công việc bạn ghét nhưng lương cực kỳ cao, và một công việc bạn thực sự yêu thích nhưng khiến bạn và vợ con bạn phải chật vật mới đủ sống, thì bạn chọn công việc nào?”. Ít nhất có đến 85% người được hỏi chọn công việc “khốn kiếp” nhưng lương cực kỳ cao. Lý lẽ của họ khá cao thượng: Sẵn sàng nhận phần tồi bại, miễn nó mang lại một đời sống tốt cho vợ con! Ít khi họ chịu suy sét: hạnh phúc của gia đình của họ có thể vì cái tồi bại kia mà bị ảnh hưởng. Bất chấp sự kiện ta phải kinh qua giai đoạn bất quân bình cần thiết cho việc phát triển con người như Erikson từng chủ trương, ít sinh viên cho hay họ sẵn sàng muốn cho con cái họ phải chật vật để phát triển bộ xương sống; thay vào đó, họ muốn mang lại cho con cái họ sự tiện nghi chứ không phải nhân cách. Không một sinh viên nào cho hay họ muốn chọn một người phối ngẫu biết làm cho họ được thành toàn hơn là có được một hồ tắm ở vườn sau. Họ chỉ có một ý nghĩa duy nhất dành cho “đời sống tốt đẹp”, và ý nghĩa này chẳng có gì ăn có với Platông hay Aristốt, càng không ăn có gì với Chúa Giêsu Kitô.

Nhiều người trưởng thành không nhận ra điều này: “hình ảnh” là điều hết sức quan trọng đối với cuộc sống của người trẻ. Tuổi dậy thì ngày nay bỗng dưng bừng tỉnh trước ý thức về khuôn mặt và vóc dáng mình: “Má ơi, con có đẹp không má?... Thân mình con có xệ không má?”. Và kỹ nghệ khai thác quan tâm này hiện lên đến hàng tỉ đôla. Những tiếng nói không tự tin trong đứa trẻ đang được khuếch đại và nhân thừa lên cho tới lúc cuộc đời các em hoàn toàn bị vây kín bởi những chiếc gương đầy phán xét. Hiện có hàng loạt những đáp ứng khác nhau trước những kích thích thiếu tự tin ấy: “phải chì” (cool), phải hợp thời, phải phản ảnh, đừng lẻ loi lạc đàn, phải làm cho mình hơn hẳn (1). Ấy mới chỉ là một số. Nhưng ai cũng thấy đó chỉ là những phản ứng dựa trên phán đoán về bề mặt, về cá tính, chứ không hẳn về nhân cách. Điều hình như mình là quan trọng hơn điều mình thực sự là gấp bội; không có gì thành công như dáng dấp của thành công.

Nhưng nếu việc khám phá ra linh hồn mình hệ ở việc thấy mình nhỏ bé, thì làm sao ta thuyết phục được người trẻ hiểu tầm quan trọng chủ yếu của việc nắm lấy bản thân mình, khi họ dành hầu hết thì giờ vào việc phòng ngự?

Không phải chỉ có các quảng cáo và các phương tiện truyền thông mới phá hoại công cuộc đi tìm linh hồn, mà chính nền giáo dục của con em ta, cả ở trường lẫn ở nhà, cũng gần như chỉ có tính bề mặt và thực tiễn. Cả thầy giáo lẫn phụ huynh đều chỉ chú tâm tới động lực duy nhất khiến chúng học hành: không phải để khám phá ra bản thân, nhân cách hay một nền triết lý sống, mà để có được một công việc tốt. Từ ngày có phi thuyền Sputnik, “mọi người đều biết rằng” toán và khoa học là những môn chủ yếu, dù là để làm luật sư hay nghệ sĩ. Cả những môn “mềm” như Anh Văn hay tiếng Việt và lịch sử cũng chủ yếu có tính phân tích, thuộc não bộ phía trái (2). Mục tiêu giáo dục là nắm vững các dữ kiện, không để mình bị chúng làm thương tổn và tuân theo bất cứ điều gì môn này muốn dẫn ta tới. Khi phụ huynh hỏi: “Con học hành ra sao tại trường?” thì câu này không có nghĩa “nó có thú vị không?” mà thường chỉ có nghĩa: “điểm số của con thế nào?”

Khả thể linh đạo thiếu niên xem ra càng ngày càng không sáng sủa. Tuy nhiên, theo Cha O’Mailley, còn nước còn tát, dù chỉ là một tia quan tâm cũng đủ làm ta hy vọng. Nếu phụ huynh và thầy cô vẫn làm cho các cử tọa này chú tâm tới những lãnh vực tâm linh không phải là tôn giáo, thì ta vẫn có cơ may nói với họ: “ê, hình như các bạn còn thiếu điều gì đó. Có phải các bạn muốn nghe về … Thiên Chúa?”

Nhậy cảm hóa linh hồn

Bước đầu tiên phải làm là nhìn nhận rằng bổn phận của ta trong tư cách phụ huynh và nhà giáo dục Kitô Giáo không phải là lượng định khả năng cao đẳng (S.A.T = Scholastic Assessment Test). Dĩ nhiên không nên bỏ qua khía cạnh này, nhưng đó không phải là lý do để ta đòi học phí và treo Tượng Chịu Nạn trong lớp. Ta có bổn phận đối với tâm trí sinh viên, nhưng bổn phận sâu xa hơn phải là linh hồn họ, làm sao nhậy cảm hóa linh hồn đó, nữ hóa nó để không một người trẻ nào, nhất là con trai, phải xin lỗi vì đã có một linh hồn. Bổn phận làm tông đồ của ta đối với giới trẻ là hướng dẫn họ, như Thiên Chúa, để họ hiểu và phát biểu bản ngã họ ra, một bản ngã không phải chỉ là “một điều gì đó thuộc tinh thần” tình cờ xuất hiện trong một Thánh Lễ bắt buộc hay trong một biến cố ngoại thường nào đó, nghĩa là những giây phút “ Trời đất ơi!”, mà là chính tinh thần, chính linh hồn, chính bản ngã chân thực của người trẻ. Và điều này đòi các thầy cô và các nhà quản trị phải từ bỏ não trạng quá ư thực tiễn và chuộng hiệu năng hiện nay.

Trong mỗi con người, kể cả những con người không tôn giáo, đều có một tiềm năng tự nhiên muốn đáp ứng thể đáng kính và thể thánh thiêng tìm thấy trong thiên nhiên và trong nghệ thuật và nếu ơn thánh bồi đắp lên thiên nhiên, ta có thể khởi sự cuộc hành trình hướng tới một linh đạo có Chúa bằng cách giúp đứa trẻ từ sớm biết nhậy cảm đối với việc kết hợp bàng bạc và ít có tính dọa nạt hơn với các lực lượng mạnh mẽ và vô hình vốn bao quanh chúng, mà thực sự là chính tính sinh động của Thiên Chúa.

Ở trường tiểu học, thay vì dạy các em về tội (mà các em chưa có khả năng hiểu) hay về Đức Mẹ sinh con mà vẫn còn đồng trinh hay về Chúa Ba Ngôi (mà đến cả Thánh Tôma Tiến Sĩ cũng vẫn lúng túng), ta hãy dạy các em, ít nhất mỗi tuần một lần, những cách thư giãn và tập trung cũng như mở lòng ra cho Thiên Chúa. Các thiếu nhi là các ứng viên rất tốt cho lối cầu nguyện suy gẫm, tiếp nhận và “nữ tính”, hơn hẳn người lớn tuổi. Chúng rất ít khép kín, phòng thủ, mà lại nhiều óc tưởng tượng. Theo Chúa Giêsu, các em luôn luôn hiện diện trong Nước Thiên Chúa. Hãy dạy các em cảm nhận Nước ấy, vui hưởng Nước ấy, say mê trong đó, và tiếp tục “ngụ cư” trong đó.

Đâu đó sau ban tiểu học, việc học dần dần hết còn là một cuộc phiêu lưu kỳ thú, mà trở thành một việc buồn chán. Đây có lẽ là lúc ta thấy mình như đã “lừa” được các em “vào tròng” và là lúc bắt đầu cái công việc nghiêm chỉnh và đầy hiệu năng của những cuộc lượng định khả năng theo S.A.T. Dĩ nhiên, các em phải vật lộn với những kỹ năng căn bản, nhưng dù cho việc học không còn luôn luôn vui đùa thích thú nữa, thì nó vẫn phải có tính kích thích gay cấn. Như chương trình truyền hình “Sesame Street” đã chứng tỏ, trẻ em sẽ học hỏi nhanh hơn nhiều khi trí tò mò của các em được kích thích, khi chúng nhận được không phải là câu trả lời mà là những câu hỏi để các em lên đường tự tìm ra câu trả lời.

Năm nào cha O’Mailley cũng ngạc nhiên gặp được những học sinh giỏi, tốt nghiệp trung học, mà không bao giờ đọc ngụ ngôn Aesop hay truyện thần tiên của Grimm. Họ không sống với rồng tiên và độc sừng (unicorns). Họ không biết tới những câu truyện mà từ thuở xa tít mù khơi từng giúp trẻ em hiểu đời và hiều mình. Họ có biết Luke Skywalker (Star Wars), nhưng không bao giờ nghe về Odysseus, Theseus hay Psyche của thần thoại Hy Lạp, những câu truyện từng khiến họ mơ tưởng Địa Đàng…

Hãy đưa những người này vào rừng hay ra bãi biển, tránh xa những toà cao ốc và bảng quảng cáo, những Playboy cùng truyện hoạt họa Thứ Bẩy, những trò chơi như “Trivial Pursuit” hay “Monopoly” và hỏi xem họ có cảm thấy một sự hiện diện nào đó ở đó không, một điều gì đó vượt quá làn gió vi vu và sóng biển rì rào. Những điều này không cải thiện điểm số của họ; nhưng đúng hơn chúng là những thử nghiệm cho điều nhà giáo và phụ huynh chúng ta cho là quan trọng đối với con em mình.

Hãy làm cho phụng vụ trở thành vui tươi đối với các em, đừng giảng cho các em. Hãy để mỗi em nói xem Chúa ra sao; hãy để mỗi em nói “em thích nhất điều này ở Sarah…” Đừng làm việc ấy thay cho các em. Các ca khúc phải có tính thức tỉnh, điều ta quen gọi là “các bản tâm linh ca Da Đen” (Negros spirituals), những trào dâng đánh thức cả khía cạnh tự nhiên và siêu nhiên của linh hồn. Và ít nhất ở ban trung học đệ nhất cấp, phải chuẩn bị để các em sẵn sàng tham dự các buổi tĩnh tâm cuối tuần. Có lẽ chưa phải là những buổi tĩnh tâm thiêng liêng, mà chỉ là những buổi tĩnh tâm để các em an tâm hạ bệ hết những phòng thủ về cái tôi (ego-defences) và vươn tay ra, để mình có thể bị tổn thương mà không sợ sệt, nhất là cảm thấy mình nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa. Việc này không phải một sớm một chiều mà đạt được.

Ở ban trung học đệ nhị cấp, Cha O’Malley dành 2 quí (quarters) để cùng các em tìm hiểu tâm lý quần chúng (pop-psychology) trong các lớp giáo dục tôn giáo. Trừ một số trường hợp hãn hữu, môn này không có tính tôn giáo bao nhiêu. Nhưng theo cha, nếu không thể giúp các em hiểu làm cách nào trở nên một người trưởng thành, thì làm sao ta có thể kích thích “linh đạo thiếu niên” nơi các em? Bởi thế, Cha giúp các em khám phá ra điều này: các ý niệm thuần phân tích, thuộc phía trái não bộ thực ra chỉ là những hiểu biết nửa vời (half-witted) và tất cả chúng ta đều là nạn nhân của bản sắc thú vật và của cái siêu bản ngã vốn thu lượm được từ diễn trình xã hội hóa từ nhỏ, trừ khi ta cố gắng vươn tới chính bản ngã mình, chính cái chân thân của mình, chính cái nhân cách, một nền đạo đức thực sự có tính bản thân. Cha cũng cho các em học hỏi các giai đoạn phát triển của Erikson và những ngỡ ngàng tự nhiên các em gặp phải trên diễn trình trưởng thành. Các em cũng có dịp tìm hiểu không những các dị biệt về tính dục mà còn cả bản chất ái nam ái nữ (androgynous) của linh hồn, bất luận là của nam giới hay của nữ giới. Và cuối cùng, các em được học hỏi về 9 loại cá tính khác nhau (enneagram). Đây là đề tài được các em hết sức chú ý, ngay các lớp sau giờ ăn trưa, vẫn không có em nào ngủ gục.

Điều khá nghịch thường là chính các thầy cô dạy khoa học lại đặc biệt có khả năng đả phá khuynh hướng thiên não bộ phía trái của học sinh và mở cửa cho các em cảm nhận được thể đáng kính (the numinous) miễn là họ phá bỏ được các hạn chế của thứ học trình theo chiều hướng công thức. Đối với đa số chúng ta, môn vật lý vốn là môn khó nhá nhất, đây là hình thức cực kỳ chuyên môn của tâm trí phân tích. Từ Democritus tới Newton và sau này, nó vốn có ý niệm duy cơ khí về thế giới, một mô thức trong đó, vật chất được chia nhỏ thành những yếu tố cấu thành căn bản, hoàn toàn thụ động. Nhưng từ Heisenberg, Einstein và Planck trở đi, khối lượng (mass) hay những đồ vật có góc cạnh mà ta đụng tới đâu phải chỉ là những vật nằm khườn ra đó (res extensa) như quan điểm của Descartes, mà chúng chính là một hình thức của năng lượng. Các hạt nguyên tử không hề bao gồm những “chất” căn bản mà là tổng hợp “các khuynh hướng hiện hữu”. Các điện tử (electrons) vừa là hạt (particles) vừa là sóng (waves). Và thật khó tìm thấy một hạt đặc thù tại một nơi và trong một lúc đặc thù nào đó. Nó cũng khó nắm bắt như chính Thiên Chúa vậy. Trong cái chuỗi liên tục bốn chiều của không gian và thời gian, bạn không thể biết chắc một vật đang chạy nhanh ra sao; câu trả lời tùy thuộc nơi bạn đang đứng vào lúc đó. Nhà vật lý bắt đầu nói năng giống như một nhà huyền nhiệm Đông Phương.

Như Fritjof Capra từng viết trên tạp chí The Saturday Review (12/10/77), cả khoa vật lý hiện đại lẫn khoa huyền nhiệm Đông Phương “đều nhấn mạnh rằng vũ trụ phải được nắm bắt một cách năng động vì nó chuyển động, rung động và nhẩy múa; thiên nhiên không phải là một thế quân bình tĩnh lặng mà là một thế quân bình năng động”. Thiên Chúa và vũ trụ của Người không phải là các danh từ mà là các động từ. Cả nhà vật lý lẫn nhà huyền nhiệm phải có được “khả năng thấu đạt các trạng huống bất thường của ý thức trong đó họ vượt quá thế giới ba chiều của cuộc sống hàng ngày để cảm nhận được một thực tại cao hơn, nhiều chiều hơn… Cuối cùng, sự sống còn của xã hội ta tùy thuộc khả năng ta có thể thu nhận được một số thái độ âm tính (yin) của nền huyền nhiệm Đông Phương, cảm nhận được tính toàn bộ của thiên nhiên và nghệ thuật sống hòa hợp với nó”.

Phần lớn các bậc phụ huynh muốn con em mình có được một “cuộc sống tốt”. Họ tin rằng giáo dục đại học là con đường dẫn tới cuộc sống ấy và hệ thống thẩm định khả năng đại học (S.A.T.) chính là cửa hẹp đưa các em vào con đường này. Cho nên họ đã chi những món tiền khổng lồ để con em mình theo những khóa học đặc biệt. Nếu Capra đúng, thì đáng lẽ các bậc phụ huynh này, về lâu về dài, nên chi tiêu khôn ngoan hơn, bằng cách dạy con em mình biết suy niệm. Thành thử, muốn có một nền linh đạo thiếu niên, trước nhất ta phải chứng tỏ để các em thấy có sự hiện hữu của linh hồn. Chỉ sau đó, mới có thể cho các em thấy Đấng mà vì Người, linh hồn kia đã được dựng nên.

Ghi chú

(1) Dịch thuật ngữ “One-upmanship”, tức nghệ thuật hay thực hành làm ta thắng vượt địch thủ. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu trong tác phẩm của Stephen Potter, xuất bản năm 1952. Nghệ thuật này hệ ở việc thực hành lối “hăm dọa đầy sáng tạo” khiến địch thủ cảm thấy ở dưới cơ mình và do đó, mình vượt lên họ một bậc (one-up).

(2) Có lý thuyết cho rằng mỗi phía não bộ chịu trách nhiệm những lối suy nghĩ khác nhau: Phía trái phụ trách luận lý, lý luận, phân tích, khách quan, nhìn từng phần. Phía phải phụ trách khía cạnh trực giác, toàn bộ, tổng hợp, chủ quan, nhìn toàn thể, mạnh về xúc cảm, mỹ nghệ, sáng tạo.
 
Văn Hóa
Con Chiên sám hối
Tuyết Mai
09:02 13/03/2011
Lậy Chúa Giêsu rất nhân từ!
Con thật sự không thể hiểu nổi,
Sao con có thể ngắm Dung Nhan Chúa suốt ngày đêm,
Cõng con trên đôi vai của Chúa,
Là một con chiên đi lạc,
Mà con lại có thể cố tình phản bội,
Tình Yêu của Chúa đặc biệt dành cho con!?

Con đã được Chúa cứu đem về thương yêu hết mực.
Băng bó chữa lành mọi vết thương.
Đã thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc.
Thế mà con vẫn không chịu hiểu,
Được ở mãi bên Chúa là Hạnh Phúc là Niềm Vui,
Là được sống An Toàn, Bình An, trong no nê,
Không lo lắng, sợ sệt, vì có Chúa.

Con đã quên quá nhanh những Ơn lành Chúa ban.
Con đã chán ngán tất cả mọi thứ.
Cả Tình Yêu ngút ngàn Chúa trao ban.
Con luôn thích đi tìm những gì sôi nổi.
Ngoài hàng rào để con được thong dong.
Tự do thám hiểm một phương trời xa xôi diệu vợi!?

Vì sao con lại thích ở xa tầm mắt của Chúa?
Có phải vì con nghĩ Chúa quá khó khăn?
Điều Răn và Giới Luật của Chúa khe khắt quá?
Chẳng được tự do để sống theo bản năng?
Làm điều gì theo ý thích cũng đụng Luật của Chúa?
Xoay sở sao cũng không tránh được các Điều Răn?

Thế nên con chọn làm con Chiên bất kham.
Thong dong chạy nhảy cả vùng trời thẳng tắp.
Tha hồ con được sống trong tự do.
Muốn thứ gì thì ắt được thứ nấy.
No thỏa trong ý thích trong ước mong.
Dẫu biết rằng Sói dữ luôn rình rập.
Dẫu biết rằng Cái Chết ngay kề sát bên.

Lậy Chúa Giêsu rất nhân từ của con!
Còn bây giờ con là chiên đã già yếu.
Hiểu được rằng con không còn sức để chống trả,
Sói, hùm, beo, cọp, rắn là loài thú dữ,
Chẳng bao lâu con sẽ bị chúng phanh thây.

Và bây giờ là lúc cuộc đời con sắp tàn.
Trông chờ một phép lạ từ tay Chúa Từ Nhân.
Vì sức con đã kiệt và bị vây hãm.
Là đường cùng là ngày cuối của đời con.
Xin Chúa thương hãy ra tay cứu giúp.
Kẻo cả linh hồn và thân xác con,
Sẽ xa Chúa muôn đời nơi hỏa ngục,
Một nơi con chưa từng dám nghĩ tới Chúa ơi!
 
Tình ca sa mạc
Ngô xuân Tịnh
16:20 13/03/2011
Mênh mông sa mạc hoang vu

Tiếng tiêu bí nhiệm hát ru ngọt mời

Bốn mươi năm đã một thời

Man na sương đọng ngợp trời yêu thương

Chim cút rơi tụng lạ thường

Đá trào mạch suối mát lòng Ích Diên

Rắn đồng lủng lẳng cành trên

Chữa lành vết cắn gây nên rắn thù

Băng qua chót đỉnh âm u

Niềm tin thanh luyện tuyệt mù sắt son

Tình yêu thu hút núi non

Bao la thanh vắng lối mòn lơ thơ

Gioan sống hết những giờ

Trời cao sứ mệnh bên bờ truyền rao

Ngôi Hai Thiên Chúa rạt rào

Lời mời hoang địa rút vào cô thân

Bao nhiêu nhân thế vẫn cần

Tình yêu sa mạc thấm nhuần phúc duyên

Em là hạt cát tinh tuyền

Tình yêu Thiên Chuá triền miên đợi chờ

Không là hạt bụi vu vơ

Lãng quên trong cõi hư vô vô thường
 
Lòng Từ Tâm
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:03 13/03/2011
Lòng Từ Tâm

Vào Chuyện…

Có người hỏi,

— Tại sao lại ăn chay vào mùa Chay?

Tại sao?

Luca 16:19-31

Tại một thành phố kia có một người nhà giàu ngày đêm yến tiệc linh đình. Ngày ngày ông ta khoác vào người một bộ quần áo đẹp sang trọng. Nằm ngay trước cửa nhà ông là người hàng xóm hành khất Lazarô ghẻ lở đầy mình. Người hành khất bần hàn chỉ có một giấc mơ nhỏ nhoi là được ăn những mảnh vụn của thức ăn dư thừa rơi từ bàn ăn của ông nhà giàu. Nhưng rất tiếc ước mơ nhỏ nhoi này cũng không bao giờ trở thành hiện thực. Ngày ngày Lazarô nằm trước cửa nhà của ông nhà giàu. Không ai để ý tới sự hiện diện của người hành khất ngoại trừ những con chó, ngày ngày chạy đến liếm những vết thương ghẻ lở trên thân thể của ông ta. Cuối cùng người nhà giàu và ông hành khất cũng qua đời. Trong khi người hàng xóm bần hàn thuả xưa được đưa thẳng về trời, ông nhà giàu lãnh cái vé xe lửa tốc hành một chiều đi thẳng tới Hỏa Ngục.

Vào một ngày kia ngước mắt nhìn lên, ông nhà giầu nhận ra người hàng xóm Lazarô đang ngồi trong lòng của tổ phụ Abraham, hình ảnh của Thiên Chúa. Người nhà giàu mở miệng xin một giọt nước, bởi ông ta bị đốt cháy trong ngọn lửa nóng. Nhưng Thiên Chúa nói qua miệng của tổ phụ Abraham,

— Trễ quá rồi con! Trễ quá rồi!

Một giọt nước chẳng là chi. Một trăm giọt nước cộng lại ra một chén nước lạnh cũng không là gì. Không ai buôn bán một giọt nước. Chẳng ai nỡ lòng từ chối một chén nước lạnh với người qua đường. Nhưng yêu cầu nhỏ nhoi, một giọt nước làm nguội đầu lưỡi của ông nhà giàu trong Hỏa Ngục cũng bị Thiên Chúa, một Thiên Chúa của từ bi và nhân hậu thẳng thắn chối từ. Thiên Chúa không phạt ông nhà giàu bởi sự giàu có của ông ta, bởi nếu con cái của Ngài trở thành triệu phú, sống trong nhung êm nệm gấm, Thiên Chúa cũng mừng vui cho họ. Ông nhà giàu bị phạt rớt thẳng xuống Hỏa Ngục bởi đời sống thiếu bác ái, nói một cách khác, đời sống ích kỷ của chính ông ta. Cả một đời sống trong cơm ngon áo đẹp, không bao giờ ông ta mở mắt nhìn đến người hàng xóm đang ngày ngày nằm ngay trước cửa nhà của mình. Có một điều khá lạ, tên của người hành khất được đánh vần viết rõ từng chữ, Lazarô, nhưng tên của người nhà giàu là chi, không ai biết, chẳng ai hay. Người nhà giàu trở thành một nhân vật vô danh bởi tên tuổi của ông ta không được thánh sử Luca nhắc tới. Một trong những cách để giải thích hiện tượng thiếu vắng tên tuổi này là bởi vì đời sống ích kỷ của ông ta đã biến người nhà giàu trở thành một thứ rác rưởi của xã hội. Một người có đời sống rác rưởi như vậy, tên tuổi của người đó không xứng đáng được ai nhắc tới. Hỏa Ngục hay Sheol trong tiếng Cổ Do Thái cũng có nghĩa là nơi chứa rác rưởi. Ðời sống ích kỷ của người nhà giàu đã biến ông thành rác rưởi. Bởi vậy, Sheol, Hỏa Ngục, nơi chứa rác rưởi là nơi duy nhất xứng đáng dành cho những con người rác rưởi như ông ta định cư lâu đời và định cư mãi mãi.

Phiên bản Luca 16:19-23: Xóm mù!

Xóm Mù, Ảnh NTT


Xóm nằm trên khu nghĩa trang. Hồi đó người Pháp kéo đại bác vào tấn công thành Gia Định. Xác lính triều và lính tây nằm lẫn lộn lên nhau, thối sình, tử khí bốc cao. Tây rút đi, quan quân triều đình đào lỗ chôn tất cả. Bắt đầu từ hồi đó, đêm đêm có người vẫn cứ nói ma chơi hiện ra chập chờn, ma tây nhìn béo và tròn, ma ta nhìn gầy và méo.

Cả xóm đi ăn mày. Ngày lê la ngoài phố chợ, tối về ngủ dưới những túp lều lụp xụp. Xóm không có tên nhưng có người cắc cớ gọi Xóm Chó Ỉa.

Bỗng một hôm từng đoàn xe vận tải kéo tới đổ từng đống gạch và bê tông cốt sắt xuống ngay giữa khu đất bỏ trống giữa xóm. Ngày hôm sau nhân công đầu đội mũ bảo hộ màu vàng mặc áo màu cam tấp nập kéo tới. Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, ngày nào cũng thế, tiếng đinh tiếng búa, tiếng xe vận tải rền vang một khu đất trống, thiên hạ trong thôn xóm ngơ ngác hỏi nhau,

— Ủa, họ xây cái chi vậy?

— Không biết, đi mà hỏi ông chủ. Ổng đứng bên kia kià. Cái mặt trắng tròn tròn, trắng hồng như trái táo đó.

Chỉ trong vòng một tháng, tòa nhà cao ngất trời thành hình. Hôm tân niên có đốt pháo. Xe BMW và xe Mercedez bóng lộn đậu một hàng dài từ ngoài ngõ kéo vào tới gần cổng. Quan khách tham dự tiệc tân gia ai cũng mặc vét, cổ thắt cà vạt, phụ nữ son phấn lụa là, mùi nước hoa mắc tiền thơm nức đẩy xô mùi hôi của xóm.

Trong khi tiệc tân gia đang tưng bừng nổ vang tiếng pháo pha tiếng rượu sâm banh, nhiều người nghèo đói ghẻ lở đầy mình kéo tới trước cửa chìa tay ăn xin. Cánh cửa bật tung mở ra, đầy tớ trong nhà mặc quần tây áo ủi thẳng cứng đi ra thẳng tay xua đuổi,

— Đi! Đi chỗ khác chơi…

Nhìn đám đông không chuyển đổi hình dạng, ông chủ tiến ra nhổ nước miếng xuống nền gạch,

— Thế kỷ 20 rồi, lịch sự một chút có được không?

Cánh cửa đóng lại, nhưng ăn mày vẫn không giải tán. Từ trong nhà có người khách ngứa tay quẳng cục xương ngang qua khung cửa sổ, bao nhiêu thân hình còm cõi lao tới một đích điểm! Thế là xóm trên khu dưới nườm nượp kéo tới. Người người chảy ứa nước miếng nhìn cơm gạo trắng Nàng Hương và thịt heo quay chiên dòn... Một lần nữa, cánh cửa mở ra, nhưng lần này không phải là những người hầu mà là bầy chó dữ xua ra với hàm răng trắng nhởn. Có thằng bé ăn mày làm mặt bướng, cứ sấn tới, con chó dữ nhất nhào tới, thằng bé té lăn quay ra sàn nhà, máu đỏ loang lổ sàn gạch mới tinh.

Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhưng thằng bé ăn mày không đổ ruột, cho nên vẫn chẳng có chuyện gì xẩy ra. Xương bên trong tiếp tục ném ra, bên ngoài thiên hạ tiếp tục tranh nhau nhặt xương nhai, tiếng xương nhai nghe rau ráu, rôm rốp, vui tai, và ròn tan. Thằng bé ăn mày bị chó cắn vẫn nằm đó, vết cắn sâu hoắm, máu đỏ chảy thông thốc có vòi, tuôn ồng ộc như nước phông tên. Nhìn ông chủ khuôn mặt tròn xoe có mầu hồng đào của táo đang đứng bất động ngay cánh cửa làm bằng gỗ lim mầu nâu bóng, ông bố bế thằng con bị chó cắn lên tay yên lặng bỏ đi, miệng không nói chi nhưng ánh mắt khó hiểu.

Cứ thế, tòa lâu đài của xóm tiếp tục tiếng nhạc rập rình, xe hơi nối đuôi xếp hàng trước ngõ, và dân trong xóm tiếp tục đi ăn mày vào lòng từ tâm của khắp cùng thiên hạ.

Tối hôm đó, vầng trăng lưỡi liềm vừa vắt ngang qua cột dây điện cao thế của tòa nhà, người trong xóm hốt hoảng nhận ra tiếng rú như lợn bị thọc tiết phát ra từ tòa cao ốc. Người người chạy tới chỉ để nhận ra xác của người mặt tròn có mầu trái táo rớt từ trên lầu cao chót vót giờ đang nằm sõng soài ngay trước sân gạch, đúng ngay nơi thằng bé ăn mày bị chó cắn té vật mặt xuống, giờ đã chết, chôn được hơn nửa tháng.

Một tháng sau, tòa nhà treo bảng, “Bán nhà!”.

Có mấy người mặt tròn có mầu táo ghé vào hỏi thăm. Nhưng chỉ vỏn vẹn được ba bữa nửa tháng căn nhà lại treo bảng bán bởi tiếng đồn nhà có ma.

Thiên hạ đổi tên gọi Xóm Mù!

Có một buổi sáng, người trong thôn nhìn thấy một tu sĩ tay cầm tràng hạt Mân Côi đi ngang qua Xóm Ma. Thấy căn nhà đồ sộ rũ mình trong hoang phế, vị tu sĩ áo nâu hỏi chuyện. Nghe xong, ông yên lặng bỏ đi.

Sáng hôm sau, người ta nhìn thấy trên cánh cửa bám dính màng nhện của tòa nhà có dán một bài thơ, chữ sắc và gọn,

Nếu biết rằng, dù có là phú quý cao sang,

cửa nhà gác tiá lộng lẫy huy hoàng,

vàng chôn trong nhà, phần chìm phần nổi,

nhưng đời nhân gian rồi cũng sẽ chìm vào dĩ vãng,

tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng,

tương tự cõi âm phủ và chốn dương gian.


Nếu biết rằng không phải chỉ có riêng tôi sống trên mặt đất,

nhưng còn bao nhiêu triệu triệu người khác,

giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,

biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,

thì tôi sẽ sống khác,

sống tử tế hơn.


Và tôi sẽ không bao giờ sống

lạnh tanh như một xác chết đã chôn,

tối thui cặp mắt mù lòa,

không nhận ra

nhân diện của Bụt, của Phật, và của Chúa,

trên khuôn mặt của nhân gian,

và của những người anh chị em đói khổ bần hàn

sống chung quanh.

Những cuộc đời như thế, nhạt! tanh!

Buồn ơi là buồn cho những mảnh vụn đời có máu lạnh!


Matthew 25:25-36

Theo như thánh sử Matthew, vào ngày cuối đời, Thiên Chúa sẽ chất vấn những người đứng bên tay trái và bên tay phải của Ngài đúng một câu hỏi, “Khi xưa ta đói, các con có cho Ta ăn? Ta khát, các con có cho Ta uống? Ta là khách lạ, các con có tiếp rước? Ta trần truồng, các con có cho Ta mặc? Ta đau yếu, các con có thăm viếng? Ta ngồi tù, các con có hỏi thăm?” (Matt 25:35-36). Dựa vào Matt 25:31-46, chúng ta kinh ngạc khám phá ra một điều, theo như thánh sử Mátthêu, vé vào cửa Thiên Đàng sẽ được đóng mộc bởi một và chỉ một con dấu mà thôi, con dấu của lòng từ tâm. Ngày xưa, khi bị Thiên Chúa chất vấn, “Em con đâu rồi?”, Cain nhún vai nói, “Con không biết. Con có phải là người chăm sóc em con hay không?” (Genesis 4:9). Giavê Thiên Chúa không chấp nhận câu trả lời này. Mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đều là con cái của Chúa, bởi vì vào ngày thứ Sáu trong tuần nhân loại đã được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Genesis 1:27). Bởi thần đề căn bản này, mọi người trên trái đất đều có nhiệm vụ phải săn sóc và bảo vệ những người kém may mắn hơn mình. Câu hỏi Giavê Thiên Chúa hỏi Cain thuả xưa, “Em con đâu rồi” (Genesis 4:9), Ngài sẽ hỏi lại chúng ta một lần nữa, khi chúng ta đứng trước mặt Tòa Án Tối Cao trên Nước Trời. Tùy theo câu trả lời của mọi người, chúng ta sẽ được đứng bên tai phải hay tay trái của Thiên Chúa. Nếu giàu lòng từ tâm, chúng ta đứng bên phía của ông Lazarô. Nếu thiếu lòng từ tâm, chúng ta xếp hàng với ông nhà giàu vô danh.

Thiền Năm Phút

Ăn chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska, vi cá, và bào ngư, người tín hữu sẽ dùng trọn vẹn số tiền đó làm việc bác ái cho những người thiếu may mắn hơn mình. Mùa Chay do đó cũng là mùa của lòng từ tâm, bởi mỗi một người tín hữu được kêu gọi hãy mở rộng lòng ra, nhìn qua bên hàng rào của hàng xóm, của thôn làng, của quốc gia, để nhận ra cả thế giới này đang nghèo đói.

www.nguyentrungtay.com
 
Tội lỗi và hồng ân
Trầm Thiên Thu
08:57 13/03/2011
Vì một người sa ngã
Cả nhân loại khổ đau
Là do Tội Nguyên Tổ
Ảnh hưởng đến ngàn sau
Vì tội nên phải chết
Dù cao, thấp, sang, hèn
Với con người là hết
Đi vào trong lãng quên
Nhờ một người chịu chết
Cả nhân loại phục sinh
Ôi, hồng ân trác tuyệt
Phục hồi quyền sinh linh
Giêsu, Con Thiên Chúa
Vì yêu thương quên thân
Loài người được cứu độ
Ngay khi là tội nhân
Một bên là tội lỗi
Một bên là hồng ân
Con ích kỷ, yếu đuối
Mà Ngài luôn từ tâm
Lạy Giêsu Thiên Chúa
Vừa là Anh yêu dấu
Vừa là Cha cao cả
Xin lau mắt lệ sầu
Từ nay xin hối cải
Thôi phung phá, ăn chơi
Kiếp người nhiều ươn ái
Xin nâng đỡ bước đời.

(Diễn ý Rm 5:12-19)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hờn
Nguyễn Bá Khanh
21:13 13/03/2011
HỜN

Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Thôi mà anh chẳng chọc đâu,

Giỡn chơi có chút mà mau giận hờn.

Giận hờn em lại xinh hơn,

Má hồng tóc xõa mắt tròn ngây thơ.

Giận rồi em lại làm ngơ

Ðể anh đứng đấy buồn xo đứng nhìn…

(Trích thơ của Nguyễn Phan Nhật Nam)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền