Ngày 12-03-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 21
VietCatholic Network
04:56 12/03/2012
Hiệp nhất là một đặc tính chính yếu của Nước Thiên Chúa. Khi Thánh Thần Chúa được chào đón, dân Ngài thờ phượng Ngài và yêu thương lẫn nhau. Trái lại, trong vương quốc của quỷ, quỷ xúi giục người ta chống lại nhau bằng những lời nói dối và những mưu mô xảo quyệt. Những ai lắng nghe lời dối trá của quỷ sẽ trở nên ích kỷ, đóng kín và cay đắng với mọi người.

Một bức tranh xúc tích về công việc của Satan có thể tìm thấy trong cuốn The Great Divorce, một cuốn truyện ngắn của tác giả nổi tiếng C.S. Lewis. Trong cuốn sách của ông, Lewis đã tưởng tượng ra hỏa ngục như là một nơi không ai có thể chịu đựng nổi việc sống gần người khác. Theo một nhân vật trong chuyện, những cư dân của hỏa ngục thường "cãi nhau om sòm" đến mức họ phải cách biệt với nhau muôn đời. "Ngay khi một gã vừa dọn đến một con đường, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau hắn bắt đầu gây gỗ với hàng xóm. Một tuần sau thì hắn cãi nhau to tiếng và thượng cẳng tay hạ cẳng chân với người chòm xóm rồi bỏ ra đầu làng. Ở đó hắn gây lộn tiếp và cuối cùng hắn cách biệt với người gần nhất một khoảng cách đo bằng 'một năm ánh sáng'".

Nếu chúng ta không dâng mình cho Chúa, trí óc chúng ta dễ trở thành mảnh đất mầu mỡ cho Satan gieo trồng những cây nghi kị ghen tuông và không trông cậy lẫn nhau. Chúng ta có thể sẽ kéo bè kết cánh và khiêu khích lẫn nhau bởi những câu chuyện ngồi lê đôi mách và những xuyên tạc lẫn nhau. Chỉ trông cậy vào khả năng của mình, chúng ta không bao giờ vượt thắng nổi vòng lẩn quẩn này. Nhưng nhờ tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta có thể hiệp nhất trong Ðức Kitô. Ðức Giêsu đã phán: "phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người" (Lk 11:13)

Chúng ta hãy giữ lòng chúng ta mở ra cho Thánh Thần. Ngài giúp ta ngăn cản những ý tưởng ghen tuông và đố kị với anh em ta, những chỉ trích không phải để sửa dạy, nâng đỡ anh em ta lên nhưng chà đạp anh em ta. Thay vì nuôi dưỡng trong lòng những ý tưởng làm ta xa cách và biệt lập với anh em, chúng ta hãy lắng nghe sự thật từ Thiên Chúa. Ngài cư ngụ trong tất cả mọi con cái Ngài. Chúng ta hãy đến với mọi người trong tình hiệp nhất Kitô Giáo. Ðức Giêsu sẽ giúp ta mở rộng hồn ta để quyền năng chuyển hóa của Thánh Thần Thiên Chúa giúp ta tránh được những mưu mô của ác thần.

"Lạy Chúa toàn năng, xin giúp con mở lòng con ra để chào đón Chúa Thánh Thần và xin biến đổi tâm hồn con để con luôn nhìn thấy được điều tích cực trong anh em con"
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
 
Cho là cõi phúc
Lm Vũđình Tường
16:18 12/03/2012
Chúa Nhật 4 Mùa Chay năm B

Ga 3,14-21


Cuộc đời chúng ta vừa học cho vừa học nhận. Nhận để làm giầu và đồng thời cũng là nhận để cho. Nếu chỉ cho mà không nhận hẳn nguồn cho sẽ cạn dần, cuối cùng không còn bao nhiêu để cho. Vì thế cần phải vừa cho vừa nhận. Nói về của cải vật chất trần thế là thế. Tuy nhiên lí luận hợp lí này không đúng với tình yêu, tình thương và lòng mến con người dành cho nhau. Tình yêu, lòng mến, tình người, con người dành cho nhau không bao giờ cạn. Trái ngược hẳn với của cải vật chất trần thế. Trong tình yêu càng cho đi nhiều chừng nào thì nguồn tình yêu càng triển nở chừng đó. Nguồn tình yêu sung mãn đến độ không bao giờ cạn. Nguồn tình yêu khô cạn, héo hắt là nguồn tình yêu tích trữ. Càng tích trữ nguồn tình yêu càng khô cạn. Tựa như giếng nước trong. Một khi không múc nước, nước giếng vẫn không dâng cao hơn, vẫn không tràn đầy trái lại nước giếng trở nên hôi, bẩn, chứa nhiều vi khuẩn trở thành nước giếng tù hãm, ô nhiễm, độc hại. Trái lại nước giếng trong sáng nhờ có người múc nước hàng ngày. Múc cạn hôm sau nước lại tràn đầy. Cứ thế nước giếng đủ nước cung cấp cho cả làng. Mọi người được tươi mát nhờ nước giếng được múc cạn mỗi ngày.

Tình yêu tích trữ chính là tình yêu tù hãm, loại tình yêu ô nhiễm này độc hại vì nó chỉ biết yêu những gì thuộc về nó mà loại bỏ tình yêu không thuộc về nó. Loại bỏ tình yêu khác chỉ là bước đầu. Bước tiếp theo của loại bỏ chính là tàn phá, giết chết các tình yêu không thuộc về nó. Nguồn gốc của độc tài phát sinh, thúc đẩy bởi loại tình yêu loại bỏ. Những gì không thuộc về nó thì không thể tồn tại. Nếu tồn tại nó không sống yên ổn nên cần loại trừ, triệt tiêu. Nói cách khác tình yêu tích trữ là tình yêu ích kỉ. Bản tính ích kỉ là luôn lo thu quén, gom góp cho chính nó và yêu quí những gì thuộc về nó. Yêu chính nó trên hết mọi sự nên nguồn tình yêu nào không thoả mãn tính ích kỉ đều bị loại trừ.

Trong tình yêu, cho đi chính là làm cho tình yêu triển nở, làm giầu tình yêu bằng cách cho đi. Đây không phải là phí phạm mà chính là tạo cơ hội thuận tiện cho tình yêu nở hoa, kết trái. Hoa trái của tình yêu không thành tựu nơi người cho hay nguồn tình yêu xuất phát. Hoa trái tình yêu thành tựu nơi người lãnh nhận, nơi nguồn tình yêu được trao đến. Dâng hiến, cho đi làm giầu cho tình yêu, tạo cơ hội cho tình yêu đơm hoa, kết trái.Theo nghĩa này trao tặng tình yêu chính là cho sự sống, đổi mới, làm cho tốt hơn. Đây chính là ý nghĩa câu Kinh Thánh,

Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban cho Con Một Ngài, để những ai tin vào Người Con sẽ không phải chết nhưng nhận được sự sống trường sinh. Gioan 3,16.

Cho đi những gì dư thừa, không thích, dù vẫn còn tốt, vẫn mang lại lợi ích cho người nhưng có khác chi nhờ người dọn rác dùm. Cho như thế không phải là cho một cách chân thành. Cho đi điều mình yêu quí, ưa thích, ấp ủ thật lòng như thế mới thật sự là cho đi. Ngoài ra đều không phải là chân thành. Dâng hiến tình yêu một cách tự nguyện, không điều kiện ràng buộc, không mong đền đáp chính là mối tình Thiên Chúa trao tặng nhân loại. Vì trao tặng nên không ép buộc phải đón nhận. Ai đón nhận thì được hưởng hoa trái tình yêu Chúa ban, đó là sự sống mới, sự sống trường sinh. Ai từ chối đồng nghĩa với từ chối sự sống trường sinh. Bởi vì từ chối sự sống trường sinh đời sau nên người ta tranh nhau tìm kiếm sự sống tạm bợ đời này. Để được sống an nhàn người ta bắt người khác phục vụ họ. Để được sống hoan lạc người ta đi tìm lạc thú qua mọi thú vui trần thế. Để được phục vụ cần có người phục vụ và tất nhiên cần tiền chi tiêu cho người cung cấp dịch vụ. Tranh nhau vì tiền từ đó mà ra. Nguồn gốc chính là từ chối sự sống đời sau, sự sống trường sinh Chúa ban. Vì thế Kinh thánh ghi tiếp những ai từ chối đón nhận Con Một Thiên Chúa là tự mình chọn sự sống đời này để rồi chết trong tuyệt vọng. Nói cách khác là tự chọn cuộc sống ngắn ngủi đời này. Chọn sống trong sợ hãi, u sầu vì sợ thần chết đến bất tử.

Chọn tin Con Một Thiên Chúa hay chọn từ chối không tin cùng sống trong một xã hội, một thế giới nhưng có sự khác biệt. Kitô hữu tin vào Thiên Chúa nên học từ Thiên Chúa là cho đi để được nhận lãnh. Hành động bác ái, yêu thương chính là cho đi để tình yêu được đong đầy.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:40 12/03/2012
TẠI SAO KHÔNG CÓ KẺ TRỘM
N2T

Có một tên trộm ban đêm đến một nhà giàu có để trộm đồ, nhưng không may gặp chủ nhà vừa về đến, tên trộm hoảng sợ chạy trốn bỏ lại cái áo da của mình.
Phú ông nhặt được cái áo da thì rất đắc ý, thế là trong lòng nghĩ phải nhặt thêm một cái nữa, do đó mà thường thường đợi đến đêm khuya mới về nhà, nhưng mỗi lần về thì thấy cửa nhà vẫn đóng kín mít, ông ta tức giận nói:
- “Tại sao lại không có thằng trộm nào hết vậy ?”

Suy tư:
Không ai muốn trộm đến nhà cả, và cũng không ai muốn ngày ngày bỏ công việc để đợi trộm đến, chỉ có những người có lòng tham như ông nhà giàu kia mới làm như thế mà thôi.
Ngày giờ Chúa đến thì như kẻ trộm không ai biết trước được, cho nên cần phải tỉnh thức để đợi Chúa đến, tỉnh thức và cầu nguyện chứ không phải chơi bời đến khuya mới về bắt trộm.
- Có những người Ki-tô hữu lớn tuổi cứ trách Chúa sao không đến đem mình đi, họ quên mất rằng giờ Chúa đến thì như kẻ trộm.
- Có những con cái thấy cha mẹ già quá rồi mà chưa “đi”, thế là họ trách Chúa sao để cha mẹ sống lâu thế làm khổ con cháu, họ quên mất rằng cha mẹ chính là công đức của con cái, là dịp để con cái báo hiếu cha mẹ.
- Có những người nằm lâu trên giường bệnh cứ trách Chúa sao phạt mình lâu vậy, họ quên mất rằng nhờ những đau khổ ấy mà họ được dự phần vào những đau khổ của Đức Chúa Giê-su và được đền bù những tội lỗi của họ.
Sớm hay muộn gì thì giờ Chúa cũng đến, cho nên đừng oán trách là Chúa sao không đến, những hãy luôn chuẩn bị linh hồn để đợi Ngài đến.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:42 12/03/2012
N2T

20. Khi chúng ta bị cám dỗ thì không được thất vọng, nhưng phải nhiệt tâm cầu xin Chúa giúp đỡ chúng ta biết khắc chế mình để thắng cám dỗ.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bạo tàn làm mất phẩm giá nhân loại, nhưng Chúa Kitô khai sáng “việc phụng thờ đức ái”
Bùi Hữu Thư
09:56 12/03/2012
Lời Đức Thánh Cha Benedict XVI trong kinh Truyền Tin

ROME, Chúa Nhật 11 tháng 3, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố: “Bạo lực không phục vụ gì cho nhân loại; ngược lại làm mất phẩm giá con người, trong khi Chúa Kitô lại khai sáng “việc phụng thờ đức ái” (le culte de l’amour.)

Thực vậy, Đức Thánh Cha đã chủ tọa Kinh Truyền Tin buổi trưa, từ cửa sổ văn phòng làm việc của ngài trông ra quảng trường thánh Phêrô, trước hàng vạn người tham dự trực tiếp hay qua máy radio và Tivi. Đức Thánh Cha đã bình luận về câu chuyện của việc thanh tẩy đền thờ, trong Phúc Âm thánh Gioan.

Đức Thánh Cha đã đề cập đến cách diễn giải “cách mạng chính trị” (politico-révolutionnaire) của đoạn Phúc Âm này: và đặt Chúa Giêsu “vào “hàng ngũ phong trào của những người nhiệt thành (zélotes), thực vậy “nhiệt thành đối với lề luật của Thiên Chúa,” nhưng “sẵn sàng dùng bạo lực để bắt phải vâng theo lề luật.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI bình giải: “Vào thời Chúa Giêsu, người ta mong đợi một đấng Thiên Sai sẽ giải phóng Ít-raen khỏi ách thống trị của người La Mã. Nhưng Chúa Giêsu làm cho họ nản lòng mong đợi, cho đến độ một vài môn đệ đã bỏ rơi Người và Giuđa Iscariot đã phản bội Người.”

Đức Thánh Cha chống lại cách diễn giải này: “Trên thực tế, không thể giải thích thái độ của Chúa Giêsu như của một người bạo hành; bạo lực trái nghịch với triều đại của Thiên Chúa; là công cụ của bọn chống Chúa Kitô (l’instrument de l’antéchrist). Bạo lực không bao giờ phục vụ cho nhân loại; ngược lại bạo hành làm mất phẩm giá con người.”

Ngược lại, Đức Thánh Cha mời gọi chiêm ngắm thái độ của Chúa Kitô trong cuộc khổ nạn: “Sự nhiệt thành của Người đối với Chúa Cha và ngôi nhà của Thiên Chúa đã dẫn đưa Người tới thập giá: đây là sự nhiệt thành của tình yêu phải trả giá bằng chính mình, chứ không phải là sự nhiệt thành của một người muốn phục vụ Thiên Chúa bằng bạo lực.”

Đức Thánh Cha giải thích “Sự phục sinh của Chúa Giêsu giới thiệu một hình thức phụng thờ mới, phụng thờ đức ái, và một đền thờ mới là chính Chúa Giêsu, Đức Kitô phục sinh, và qua Người tất cả các tín hữu có thể phụng thờ Chúa Cha “trong tinh thần và trong thực tế.”

Và để kết luận: “Chúa Thánh Thần đã bắt đầu xây dựng đền thờ mới ngay trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Qua sự cầu bầu của ngài, chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả mọi Kitô hữu trở nên những viên đá sống động của đền thờ thiêng liêng này.”
 
Nạn tử vong của các sản phụ và trẻ sơ sinh trên thế giới
Linh Tiến Khải
11:02 12/03/2012
Phỏng vấn ông Valerio Neri, tổng giám đốc tổ chức ”Cứu các trẻ em” phân bộ Italia, về nạn sản phụ sinh con bị chết và trẻ em bị chết khi sinh trên thế giới

Nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ mùng 8 tháng 3 vừa qua, tổ chức ”Cứu các trẻ em” đã công bố vài số liệu liên quan đến tình trạng sống thê thảm của phụ nữ và con cái họ trên thế giới ngày nay. Theo đó có 48 triệu phụ nữ sinh con mà không được sự trợ giúp y tế nào, vì thế hằng năm có 350.000 phụ nữ bị thiệt mạng khi sinh con, và 800.000 trẻ em bị chết sau khi sinh. Tuy nhiên, có lẽ đây chỉ là con số phỏng chừng, vì tại nhiều nước nghèo bên Phi châu, Á châu và châu Mỹ Latinh cho tới nay vẫn không có các thống kê chính xác. Và nhất là vì có nhiều chính quyền không chú ý tới việc thăng tiến các quyền của chị em phụ nữ hay bảo vệ nữ giới chống lại mọi thứ bất công xã hội và các khai thác bóc lột. Dựa trên vài con số nói trên tổ chức ”Cứu các trẻ em” tuyên bố rằng ”là phụ nữ tại nhiều vùng trên thế giới ngày nay vẫn có nghĩa là trông thấy quyền sống của chính mình và con cái mình bị đe dọa hay bị khước từ”.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị bài phỏng vấn ông Valerio Neri, tổng giám đốc tổ chức ”Cứu các trẻ em” phân bộ Italia, về thảm cảnh này.

Hỏi: Thưa ông Neri, với các phương tiện y khoa và kỹ thuật tân tiến ngày nay mà trên thế giới cón có nhiều sản phụ và trẻ em bị chết khi sinh như vậy hay sao?

Đáp: Vâng, lý do là vì có hàng chục triệu người sống trong các vùng không có trợ giúp y tế, và họ cũng không được giáo dục nên không có ý niệm vệ sinh nền tảng nào. Tại rất nhiều vùng trên thế giới không có ai cho một phụ nữ đang mang thai biết đâu là các rủi ro họ có thể gặp, vì tình trạng còn non trẻ của họ. Và đây là trường hợp của hàng chục triệu phụ nữ. Thế rồi còn có hàng chục triệu phụ nữ khác phải sống trong cảnh hoàn toàn mù chữ, không biết đọc không biết viết, vì thế họ không có bất cứ ý niệm vệ sinh nào cho phép cứu mạng sống của chính họ và con cái họ.

Hỏi: Tổ chức ”Cứu các trẻ em” đã chọn Ngày Quốc Tế Phụ Nữ để nhắc cho thế giới biết thảm cảnh này của các sản phụ, và mhấn mạnh rằng nó là điều có thể tránh được. Nhưng mà làm sao thưa ông?

Đáp: Chúng tôi đã chứng minh cho thấy là có thể tránh được thảm cảnh đó. ”Cứu các trẻ em” là một tổ chức quốc tế, nhưng chúng tôi nhỏ bé so với Liên Hiệp Quốc, hay so với các chính quyền lớn. Thế mà trong tư cách là tư nhân chúng tôi đã cứu được hằng trăm ngàn sinh mạng, bằng cách tài trợ công việc đào tạo cho nhân lực địa phương, và cung cấp các hiểu biết nền tảng cho một y tá. Đây là những người sau đó có khả năng dậy lại cho các phụ nữ trong các làng mạc các luật lệ vệ sinh nền tảng, theo dõi các phụ nữ sắp sinh và gửi họ tới các nhà thương, thường thì rất xa, nếu thấy trước rằng đó là các vụ sinh nở khó khăn. Chúng tôi gọi các người này là các ”nhân viên thiện nguyện sửc khỏe”. Đây là điều hết sức đơn sơ. Các nhân viên thiện nguyện này đi xe đạp, cỡi lừa, hay đi bộ hàng chục cây số để tới các thôn làng hẻo lánh xa xôi, và cứu giúp mạng sống của các sản phụ và các trẻ sơ sinh. Đây là điều tổ chức bé nhỏ của chúng tôi làm được, thì tại sao thế giới giầu có thừa bứa lại không thể dấn thân thực hiện được?

Hỏi: Chúng ta đề cập tới một thảm cảnh khác: đó là thảm cảnh của các trẻ em chết trước khi lên 5 tuổi, vì các thứ bệnh tật có thể chữa được, ông nghĩ sao?

Đáp: Vâng, chúng ta hãy nghĩ tới trường hợp con cháu của chúng ta bị tiêu chảy chẳng hạn, là bệnh rất dễ chữa. Nhưng tại các quốc gia nghèo đang trên đường phát triển, đặc biệt là các nước miền nam sa mạc Sahara bên Phi châu, nhiều trẻ em chết chỉ vì bệnh tiêu chảy, nhưng không được chữa trị một cách đúng đắn. Chẳng hạn đứa bé bị tiêu chảy mà người mẹ tiếp tục pha bột cho con với nước không đun sôi, thì chắc chắn là tình trạng sẽ nghiêm trọng thêm và sau cùng đứa bé bị chết. Chúng ta đang nói đến sự kiện hàng trăm ngàn trẻ em bị chết trong một nước nghèo. Các em phải chết vì chúng ta là những người giầu thừa bứa, chúng ta không thành công trong việc đem đến cho họ các thông tin cần thiết giúp cứu sống sinh mạng của hàng triệu bà mẹ và trẻ em.

Hỏi: Tổ chức ”Cứu các trẻ em” tiếp tục hoạt động để đánh bại số tử vong của các sản phụ và trẻ em tại hàng chục quốc gia qua chiến dịch quyên góp có khẩu hiệu là ”Mỗi người”. Tổ chức đang phát động chiến dịch quyên góp như thế nào, thưa ông?

Đáp: Acqua Lete là tổ chức đỡ đầu đã muốn dành toàn chiến dịch quảng cáo hiện đang được đưa lên các đài phát thanh truyền hình lớn nhất Italia, cho việc quyên góp của chúng tôi. Ai muốn cho tiền có thể gửi một sứ điệp SMS cho số 45595 và cho một Euro từ điện thoại di động hay từ điện thoại ở nhà, và chúng tôi có thể thu góp thêm tiền cho các chương trình mà chúng tôi đã trình bầy. Một Euro ở Italia này mua được một tách cà phê, và xem ra không là gì cả; nhưng tại các quốc gia nơi chúng tôi tới làm việc, với một euro chúng tôi có thể mua nhiều loại thuốc khác nhau, trong đó có thuốc chống sốt rét rừng, thuổc bổ. Một euro thôi nhưng sự khác biệt rất lớn vì đó là giá của sự sống hay cái chết của một trẻ sơ sinh. Vì thế chúng tôi xin mọi người trợ giúp chúng tôi một tay.

Trong số các quốc gia có nạn phụ nữ sinh con và trẻ sơ sinh chết cao nhất có Afghanistan, Niger, Eritrea, Mali và Sierra Leone. Sau đây là một số nhận định của bác sĩ sản khoa Giuseppe Canzone, thuộc Hiệp hội sản khoa và hộ sinh Italia, từng làm việc tại Sierra Leone. Cùng với tổ chức UNICEF hiệp hội sản khoa và hộ sinh Italia đã phát động sự cộng tác để bảo vệ sức khỏe của các sản phụ và trẻ sơ sinh.

Hỏi: Thưa bác sĩ Canzone, tình hình của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh tại Sierra Leone ra sao?

Đáp: Tình hình tại Sierra Leone rất là thê thảm, bởi vì quốc gia này mới ra khỏi cuộc nội chiến kéo dài 7-8 năm, và chiến tranh đã đánh gục nó. Các cơ cấu y tế tồi tệ hết sức. Sierra Leone có khoảng 6 triệu dân và mỗi năm có 230 ngàn vụ sinh con, nhưng có tới 2.000 phụ nữ bị chết khi sinh con và 8.000 trẻ sơ sinh chết trong khi sinh hay ngay sau khi chào đời. Ngoài ra có tới 60.000 bà mẹ mang thương tích hay bệnh tật gắn liền với việc sinh con như bị nhiễm trùng, bị đau đớn kinh niên, mưng mủ, hay nhiều loại tiêu tiểu bất thường khác nhau. Nghĩa là cứ 4 phụ nữ sinh con thì có một người bị chết hay bị tàn tật suốt đời vì sinh con.

Hỏi: Liên quan tới các trẻ em, chúng ta biết là số tử vong khi sinh và chết yểu trước khi lên 5 tuổi rất cao, có đúng thế không thưa bác sĩ?

Đáp: Đúng vậy. Số trẻ em chết khi sinh cao hơn số các bà mẹ chết khi sinh gấp bốn lần. Như thế hàng năm cứ 2.000 bà mẹ chết khi sinh con, thì có tới 8.000 trẻ sơ sinh bị chết trong khi sinh hay sau khi sinh. Nghĩa là cao lắm. Số trẻ em chết vì bệnh tật như bệnh sốt rét rừng hay bệnh tiêu chảy cũng rất nhiều. Tổ chức Sức khỏe thế giới đã ưu tiên chú ý tới việc bảo vệ các bà mẹ sinh con và trẻ sơ sinh và giảm số tử vong trong ngàn năm mới. Tổ chức của chúng tôi muốn góp phần vào nỗ lực này, bằng cách cộng tác với tổ chức UNICEF của Liên Hiệp Quốc, và gửi nhân lực tới Sierra Leone để giúp đào tạo các bác sĩ nữa, vì trên toàn nước chỉ có 60 bác sĩ và chỉ có 1 bác sĩ sản khoa. Sự kiện này khiến cho khi một bệnh nhân tới nhà thương và tìm thấy một bác sĩ, thì vị bác sĩ ấy phải làm hết mọi chuyện.

Đa số các vụ mang thai là của phụ nữ qúa trẻ và sống tại các làng mạc chung quanh thành phố, nên ngay cả các bà mẹ cũng không biết mình mang thai và có vấn đề, và nếu bị xuất huyết thì họ chết. Vấn đề thứ hai là đường xá và phương tiện lưu thông rất tồi tệ, đặc biệt vào mùa mưa. Rất thường khi họ phải đi bộ đến nhà thương gần nhất, nếu có. Các điều kiện khó khăn đó khiến cho bà mẹ và cả đứa con bị chết. Và khi tới được nhà thương, thì lại không có các cơ cấu thích hợp để đương đầu với các trường hợp cấp thiết, hoặc không có máu để chuyền, hay bác sĩ thiếu kinh nghiệm giải quyết vấn đề vv...

Hỏi: Liên quan tới sự kiện Sierra Leone thiếu các bác sĩ, vậy thì phải giải quyết làm sao: phải đào tạo nhân lực địa phương hay là gửi các bác sĩ Italia đến làm việc tại chỗ?

Đáp: Chúng tôi đã đề nghị vài bác sĩ Sierra Leone sang Italia để theo một chương trình đào tạo, nhưng đề nghị này đã không được chính quyền địa phương chấp nhận, vì chính quyền cho rằng ai ra khỏi Sierra Leone, thì sẽ không trở về nước nữa. Vì thế chúng tôi phải gửi một toán bác sĩ, bao gồm cả các chuyên viên sản khoa và hộ sinh nữa, để đào tạo nhân lực địa phương tại chỗ. Để bắt đầu lộ trình này chúng tôi sẽ chọn một vài cơ cấu quy chiếu. Và nếu trong số các thính giả có các bác sĩ sản khoa và hộ sinh muốn tham gia dự án này, thì có thể liên lạc với chúng tôi. (RG 9-3-2012)
 
Cầu Thang Thánh Giuse
Trần Văn Huyến
19:39 12/03/2012
Cầu Thang Thánh Giuse

Tôi theo nhóm người trượt tuyết ngày 31/12/2011 từ Dallas trực chỉ hướng tây bắc tới thành phố Santa Fe, tiểu bang New Mexico, với chủ đích là kiểm chứng ‘Cầu thang Thánh Giuse’ tại nguyện đường Loretta. Đã từ lâu tôi đã nghe nói nhiều về chiếc cầu thang kỳ lạ này, được cho là chính Thánh Giuse kiến tạo, nay có dịp thuận tiện nên mặc dù mùa đông giá lạnh với đường xá nguy hiểm vì băng tuyết, tôi quyết định phải theo nhóm người, vượt ngàn dặm hiểm nguy để có thể tới chứng kiến tận mắt và sờ tận tay chiếc cầu thang có một không hai bên Tây bán cầu này.

Nguyện đường Loretta tọa lạc tại số 207 Old Santa Fe Trail, khởi công xây dựng năm 1873 và tới năm 1878 mới hoàn thành, chiều dài 30 mét 5, chiều ngang 8 mét, chiều cao 21 mét 3. Với kích thước này, cách đây 134 năm, nguyện đường Loretta được coi là một nguyện đường lớn nhất tại Santa Fe, thủ đô tiểu bang New Mexico.

Đức Cha Jean Baptiste Lamy, người Pháp, đã mời kiến trúc sư Antoine Monly và con trai là Projectus Monly từ Paris sang vẽ kiểu và xây Nhà thờ chính tòa St Francis, đồng thời khuyến khích các nữ tu nhờ hai cha con ông Monly xây nguyện đường Loretta theo mô hình nhà thờ Sainte Chapelle tại Paris mà họ đã tham gia trong công tác trùng tu vào đầu thập niên 1800. Theo mô hình phổ thông các nhà thờ bên Âu châu thời đó thì không có cầu thang lên gác lửng dành cho ca đoàn vì cầu thang sẽ chiếm nhiều chỗ trong lòng nhà thờ. Vả lại, vào thế kỷ thứ 19, chỉ có phái nam được hát trong ca đoàn nên họ dùng thang gỗ để leo lên gác ca đoàn mà không cần cầu thang.

Sau khi khánh thành nguyện đường và cha con ông Monly đã rời khỏi thành phố thì thực tế đem lại một vấn đề hết sức nan giải: ca đoàn gồm toàn các nữ tu và nữ sinh với tu phục và váy đầm dài tới gót chân, không thể leo lên gác ca đoàn bằng thang gỗ. Các nữ tu đã mời nhiều tay thợ chuyên nghiệp đến làm cầu thang nhưng sau khi quan sát, đo đạc, tính toán, tất cả đều lắc đầu nói không thể thực hiện được vì gác ca đoàn thì cao, lòng nhà nguyện lại hẹp, cầu thang sẽ chiếm qúa nhiều chỗ kê ghế. Giải pháp còn lại là hoặc vẫn phải dùng thang leo lên gác ca đoàn, hoặc nới rộng nguyện đường dành chỗ làm cầu thang. Và dĩ nhiên, giảp pháp này cũng không thể chấp nhận. Sau cùng, Mẹ Bề Trên Magdalenđưa ra quyết định: khi khởi công xây dựng nguyện đường, công trình được đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Giuse, quan thầy nghề thợ mộc, thì nay khi gặp khó khăn, công việc cũng phải được giao cho Thánh Giuse lo liệu. Trong cuốn niên giám của Dòng còn ghi lời phát biểu của Bà: “Chúng ta tôn kính Thánh Giuse mỗi ngày thứ tư hàng tuần để xin Người trợ giúp, và đã nhiều lần, chúng ta chứng kiến sự can thiệp đầy quyền thế của Thánh Giuse”. Ngay hôm đó, các nữ tu bắt đầu làm tuần 9 ngày xin Thánh Giuse. Sau 8 ngày liên tục cầu nguyện với đầy lòng tin tưởng và phó thác nơi Thánh Giuse thì đột nhiên vào ngày thứ 9, xuất hiện một ông già râu tóc bạc dắt theo một con lừa tới xin làm cầu thang lên gác ca đoàn. Ông thợ mộc chỉ mang theo một ít đồ nghề đơn giản: 1 cái cưa, 1 thước đo hình chữ T và 1 cái búa. Ông cũng không đòi tiền công trước hoặc tiền ứng mua vật liệu. Với tinh thần đơn sơ, các nữ tu nghĩ rằng sẽ thanh toán tiền công và tiền vật liệu sau khi công việc hoàn tất nên không cần hỏi tên tuổi ông thợ. Sau khi giao công việc, vì đức khiết tịnh, các nữ tu không tiện liên lạc với ông và để mặc ông thợ tiến hành công tác, đồng thời tạm dùng một phòng học để cầu nguyện và cử hành phụng vụ.

Sau thời gian 7-8 tháng, các nữ tu được thông báo cầu thang đã hoàn tất nhưng không tìm thấy ông thợ đâu cả: ông thợ đã đột nhiên bỏ đi mà không đòi tiền công và tiền vật liệu, cũng không để lại tên tuổi hoặc điạ chỉ. Các nữ tu đã nhờ tìm kiếm khắp nơi và còn nhắn tin trên các báo địa phương, tuy nhiên, không ai nghe biết về ‘ông thợ kỳ lạ’ này. Sau cùng, Mẹ Bề Trên đã phải đến xưởng gỗ để thanh toán tiền vật liệu, nhưng mọi người làm việc tại đây cho biết không có ai đến mua gỗ làm cầu thang cho nguyện đường. Do không tìm ra tông tích ông thợ ‘huyền bí’ này nên người đương thời đều kết luận đó chính là Thánh Giuse đã đáp lời cầu xin của các nữ tu. Hiện nay, tại Nhà Mẹ các nữ tu Loretta ở tiểu bang Kentucky, trong sách kinh hàng ngày, có hình vẽ ông thợ mộc đầu tóc bạc phơ dắt theo con lừa với túi đồ nghề gồm 1 cái cưa, 1 cây thước và 1 cái búa.

Năm 1971, một trận hỏa hoạn lớn thiêu hủy nhiều ngôi nhà của học viện và khu vực chung quanh. Tuy nhiên, như một phép lạ, nguyện đường Loretto vẫn đứng y nguyên, không hề hấn gì.

Sau hơn 8 giờ lái xe trong đêm với tốc độ trung bình 120 cây số/giờ, chúng tôi tới ranh giới Texas và New Mexico khi trời hừng sáng. Và kìa, trước mặt chúng tôi và hai bên xa lộ 40, trải dài những cánh đồng tuyết chạy mút tới chân trời. Thảm tuyết bao la phản chiếu ánh mặt trời tạo nên một phong cảnh kỳ ảo khiến chúng tôi có cảm tưởng như đang đi trên một hành tinh nào khác trong giải ngân hà. Quả thực, chúng tôi thật may mắn vì mặc dù vào mùa đông, bầu trời New Mexico lúc này trong sáng với mặt trời trên cao tỏa ánh sáng dịu hiền, làm ấm lòng khách viễn du, nhưng không đủ sức nóng để làm tan chảy những cánh đồng tuyết trải dài từ ranh giới Texas tới thành phố Santa Fe.

Chúng tôi tới nguyện đường Loretto kiến trúc theo kiểu Gothic lúc 4 giờ 30 chiều, đúng vào ngày đầu năm dương lịch và phải đợi khá lâu mới đến lượt vào bên trong nguyện đường vì nhiều đoàn hành hương đã tới trước. Có những đoàn từ các tiểu bang miền Bắc như Minnesota, Michigan, từ miền Đông như New York, Pennsylvania. Chúng tôi cũng gặp 1 đoàn người Việt từ California. Đặc biệt có 2 đoàn, 1 từ Canada và 1 từ Pháp. Điều này cho thấy ‘Cầu thang Thánh Giuse’ đã được biết đến khắp nơi, mỗi năm có khoảng 250 ngàn khách hành hương đến nguyện đường Loretta để xem cầu thang, và đúng như nữ tu Januarius, Giám đốc học viện Loretto năm 1960, cho biết du khách từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng cầu thang lạ lùng này, trong số đó, có cả kỹ sư, kiến trúc sư, khoa học gia đến tìm hiểu, nghiên cứu và nói rằng họ không thể hiểu làm thế nào một chiếc cầu thang như vậy có thể tồn tại sau gần 1 thế kỷ sử dụng. Quả thực, cầu thang đã thách đố những phân tích khoa học cũng như khoa kiến trúc và ngành thủ công nghệ.

Bước qua cửa vào cuối nguyện đường, du khách sẽ lập tức bị thu hút bởi những tác phẩm nghệ thuật:

-Bàn thờ gỗ được làm từ bên Ý, chạm trổ bằng tay theo kiểu Gothic, rồi sơn cho giống màu đá cẩm thạch. Bàn thờ nguyên thuỷ này được đặt trong nguyện đường từ năm 1910 đến nay, hơn 100 năm vẫn không thay đổi. Phía dưới bàn thờ có khắc nổi hình Bữa Tiệc Ly của Leonardo da Vinci.

-Trong gian cung thánh, phía bên phải gần bao lơn, có tượng Thánh Giuse tay trái cầm cây gậy, tay phải ẵm Chúa Hài Đồng. Cũng trong gian cung thánh, phía bên trái gần bao lơn, có tượng Đức Mẹ ban ơn đứng trên qủa cầu, chân trái đạp đầu con rắn, chân phải có chuỗi Mân Côi và dưới đó là các ngôi sao. Cả hai bức tượng đều có kích thước lớn hơn người bình thường.

-Hai tượng thiên thần bổn mạng đứng 2 bên phía trên bàn thờ và tượng thiên thần ngồi bưng bình nước thánh lớn là công trình nghệ thuật của nhóm nghệ nhân M.M. K. Brokaw nổi tiếng đương thời.

-Tượng Trái Tim Chúa Giêsu, đặt trên tường phía bên trái, tay trái chỉ Trái Tim Cực Thánh, tay phải xuôi xuống với bàn tay mở rộng như ban ơn cho những ai đến với Người.

-Chặng đường Thánh gía hai bên tường biểu lộ nét sinh động của nghệ nhân khi diễn tả được nỗi bi thương của Chúa và Đức Mẹ cũng như sự tàn ác của ‘quân dữ’. Thực ra, chặng đường Thánh gía là do sáng kiến của thánh Phan-xi-cô từ thế kỷ 13 nhằm giúp tín hữu, trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, sốt sắng nhớ lại hành trình khổ nạn của Chúa khi vác Thập gía lên đồi Can-vê, nhờ đó những người không biết đọc cũng có thể trải nghiệm cuộc thương khó của Người. Khởi đầu, người ta dựng những cây thánh giá nhỏ bằng gỗ ở những khoảng cách khác nhau và tín hữu dừng lại mỗi chặng trong khi suy tưởng về quãng đường thập gía Chúa đã đi qua. Sau cùng, các họa sĩ và các nhà điêu khắc đã vẽ hoặc tạc nên những cảnh sống động về chặng đường khỗ nhục cuả Chúa vác Thánh gía lên đồi để chịu đóng đinh. Phải chính mắt trông thấy những chặng đường Thánh gía tại nguyện đường Loretta, chúng ta mới thấy tài nghệ tuyệt vời của các nhà đúc tượng khi thực hiện những tác phẩm nghệ thuật này. Chặng đường Thánh gía Loretta hiện nay là một kho tàng nghệ thuật vô gía mặc dù được thực hiện từ năm 1800. Tất cả những bức tượng và chặng đường Thánh gía đều bằng đá cẩm thạch nghiền nát, rồi đổ vào khuôn, nung trong lò như kỹ thuật làm đồ gốm, sau đó các nghệ nhân tô vẽ bằng tay.

-Kỹ thuật sơn kính màu tại nguyện đường Loretta đã đạt tới mức hết sức tinh vi, không thua gì các thánh đường nổi danh bên Âu châu như nhà thờ Fatima Bồ Đào Nha, nhà thờ Thánh An-tôn Lisbon, nhà thờ chính tòa Burgos, đại thánh đường Thánh I-nha-xi-ô Loyola Tây Ban Nha, nhà thờ Sacré Coeur, nhà thờ Notre Dame Paris ở Pháp, những nơi mà tôi có dịp viếng thăm trong chuyến hành hương Fatima-Lộ Đức tháng 10 năm 2011. Kính màu trên vòm cửa cuối nguyện đường vẽ biểu tượng của Chúa Giêsu bằng 2 cây Thánh gía đặt chéo lên nhau với ánh hào quang màu xanh dương. Hai bên phía dưới là chữ Hi-lạp Alpha và Omega, nói lên Chúa Ki-Tô là khởi đầu và là sau hết. Cửa kính tròn sau gác ca đoàn có hình bông hồng lớn, được gọi là ‘Rose window’, vẽ chữ M, lồng trên chữ A (Ave Maria), lời chào kính Đức Mẹ Maria vì khi thành lập Hội Dòng Loretto ngày 25/4/1812 tại Kentucky, các nữ tu đã chọn Đức Mẹ làm bổn mạng. Ngoài ra, còn 2 kính màu lớn, một vẽ ảnh Thánh Stanislas ẵm Chúa Hài Nhi, bổn mạng của các tập sinh và các thiếu nữ, một vẽ ảnh Thánh Catherine thành Alexandra tay ôm cành thiên tuế, bổn mạng các trinh nữ và các nữ sinh.

Tuy nhiên, đích điểm của khách hành hương chính là ‘CẦU THANG THÁNH GIUSE’. Thật vậy, suốt thời gian ở trong nguyện đường, lúc nào tôi cũng thấy khách hành hương, hết lớp này đến lớp khác, chăm chú quan sát cầu thang từ trên xuống dưới, rồi lại từ dưới lên trên, không bỏ qua một chi tiết nhỏ nhặt nào, rồi bàn tán, thảo luận, và đi từ ngạc nhiên đến trầm trồ không tiếc lời khen ngợi. Sau đó, nhiều người đến qùy dưới chân tượng Thánh Giuse cầu nguyện trước khi quyến luyến ra về sau khi đã chụp hàng chục tấm ảnh, hoặc quay phim làm kỷ niệm.

Cầu thang nằm sát tường bên phải, phía cuối nguyện đường, có hình xoắn ốc, vòng 2 lần, mỗi vòng 360 độ, không có cột chịu lực ở giữa. Toàn bộ sức nặng tựa trên chân cầu thang và phần nối với gác ca đoàn.Điều này trái hẳn với nguyên lý về trọng lực (law of gravity) khiến các khoa học gia không sao giải thích được. Kiến trúc sư Urban C. Weidner cũng là chuyên gia nghiên cứu gỗ cho biết ông chưa bao giờ thấy cầu thang hình xoắn ốc bằng gỗ mà không có cột chịu lực ở giữa. Theo ông, nó sẽ sụp đổ ngay khi có người đặt chân bước lên. Thế mà các nữ tu và nữ sinh phải lên xuống cầu thang mỗi ngày một hay nhiều lần để hát phụng vụ. Năm 1959, cả ca đoàn học viện Loretto đứng hát trên các bậc thang mà nó vẫn vững chắc như làm bằng xi-măng côt sắt.

Cầu thang có 33 bậc cùng một kích thước, tượng trưng cho 33 năm Chúa sống ở trần gian, 2 bên các bậc thang không có song chắn an toàn khi lên xuống, cũng không có tay vịn. Một nữ sinh thời gian làm cầu thang mới 13 tuổi, sau vào tu dòng Loretto lấy tên Mary, kể lại rằng chính cô và các bạn là những người đầu tiên bứơc lên cầu thang, nhưng vì sợ qúa nên phải bò lên từng bậc, rồi khi xuống, phải cho hai chân xuống trước, rồi bám bậc phía trên,từ từ trụt xuống. Chính vì thế, sau 7 năm các nữ tu và nữ sinh phải ‘bò lên bò xuống’ các bậc thang để lên gác ca đoàn, Phillip August Hesch, chuyên viên bảo trì nhà thờ chính tòa St. Francis, được mời tới làm tay vịn và song chắn 2 bên cầu thang cũng như quanh gác ca đoàn. Điều đặc biệt là cầu thang không có dù 1 chiếc đinh, hoặc keo dán để liên kết các vật liệu với nhau. Ông thợ ‘bí mật’ đó chỉ dùng các chốt gỗ hình vuông để liên kết một cách tài tình, chính xác và hết sức mỹ thuật.

Cầu thang được ráp nối bằng 93 tấm gỗ, dài từ 0.9 đến 1.5 m, gồm 10 tấm dùng làm sườn phía ngoài (nên có 9 đường nối), 8 tấm làm sườn phía trong (7 đường nối), 33 tấm làm bậc thang, 33 tấm kê giữa 2 bậc thang, phần còn lại dùng làm đoạn vòng dưới chân cầu thang. Kỹ thuật ráp nối thật lạ lùng và tinh xảo, và như trên đã nói, ông thợ không dùng đinh, cũng không dùng keo dán, chỉ nối kết bằng những chốt gỗ hình vuông mà thôi. Kiến trúc sư kiêm chuyên gia nghiên cứu gỗ Urban Weidner đã có nhận xét: một trong những điều làm sửng sốt các kỹ sư và các nhà kiến trúc là những tấm gỗ được ghép nối thành sườn cầu thang với độ cong tuyệt hảo, mỗi tấm gỗ có độ cong thật chính xác, đường ghép nối lại hết sức tinh vi, không tìm thấy một khuyết điểm nào. Ông Weidner vẫn băn khoăn suy nghĩ là một kỹ thuật tinh vi như thế mà vào thập niên 1870, một mình ông thợ mộc với những dụng cụ rất thô sơ, làm thế nào có thể thực hiện được.

Về gỗ làm cầu thang, nhiều chuyên gia đã phân tích, tìm hiểu loại gỗ và xem loại đó xuất xứ từ đâu. Tuy nhiên, không một ai có thể khẳng định là loại gỗ nào để tìm ra xuất xứ của nó. Mặt các bậc thang liên tục bị giẵm lên từ khi hoàn thành cách đây hơn 100 năm, nhưng chỉ mép bậc thang bị mòn đi một chút. Có nhà nghiên cứu cho đây là một loại thông mà thớ gỗ nằm gần vỏ, người khác thì cho là loại thông vàng lá dài. Urban Weidner lại khẳng định loại gỗ ít bị mòn này không hề có tại New Mexico. Việc ông thợ lấy gỗ từ đâu mang về làm cầu thang vẫn còn là một bí ẩn.

Chuyên gia Forrest N. Easley, sinh quán New Mexico, tốt nghiệp ưu hạng tại Đại học Colorado ngành Lâm học và Mộc học, đã từng làm việc cho các cơ quan chính phủ và Hải quân Hoa Kỳ trong 40 năm, đặc trách nghiên cứu và quản trị ngành gỗ. Với thành quả và công trình nhiều năm nghiên cứu, ông là chuyên gia về gỗ nổi tiếng, có uy tín và được mọi người kính nể. Năm 1996, Forrest Easley đã bỏ ra 15 tháng nghiên cứu và phân tích gỗ làm cầu thang Loretto. Ông lấy một mẩu gỗ cầu thang đem vào phòng thí nghiệm và dùng kính hiển vi, kính khuếch đại để quan sát, phân tích tế bào cấu tạo của gỗ. Ông cho biết gỗ có tế bào cấu trúc hình vuông, không giống bất cứ loại gỗ nào hiện có, và cũng không biết rõ nguồn gốc từ đâu. Đây là loại gỗ vân sam (spruce) ‘có một không hai’, vì tất cả các loại gỗ vân sam khác không bao giờ có cấu trúc tế bào hình vuông. Như vậy, chỉ có thể phân loại gỗ này vào giữa nhóm Picea sitchensis và Picea engelmanni. Forrest đề nghị đặt tên khoa học là Pinacae Picea josefìi Easley, còn tên phổ thông nên gọi là gỗ vân sam Loretto.

Giáo Hội luôn luôn thận trọng khi đề cập đến những hiện tượng siêu nhiên mà con người không giải thích được. Cũng trong tinh thần đó, các nữ tu và Giáo quyền tại Santa Fe không muốn đưa ra một tuyên bố khẳng định nào về chiếc cầu thang lạ lùng này, chỉ cho đó là sự đáp ứng của Thánh Giuse đối với lời cầu nguyện và sự phó thác của các nữ tu nơi Thánh Giuse. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ Thánh Giuse chính là ông thợ đã làm chiếc cầu thang lạ lùng đó.

Truyền thống tôn kính Thánh Giuse đã có từ lâu đời trong Giáo Hội, từ những thế kỷ đầu, thời các thánh Giáo phụ. Rồi qua các thế kỷ, chúng ta thấy rất nhiều vị thánh đã tỏ ra lòng sùng kính Thánh Cả Giuse cách đặc biệt.

Tiêu biểu nhất, thế kỷ 13 có thánh Margaret Cortona, thế kỷ 14 các thánh Bridget Thụy Điển, thánh Vincent Ferrer, thánh Bernardine Siena. Đặc biệt thế kỷ 16 có thánh Teresa Avila, nữ tiến sĩ đầu tiên của Hội Thánh, là tông đồ nhiệt thành với lòng phó thác tuyệt đối vào Thánh Cả Giuse. Bà đã thành lập 17 tu viện và dâng kính 13 tu viện cho thánh Giuse. Qua kinh nghiệm bản thân của bà về những ơn đã nhận được từ Thánh Giuse, thánh Teresa quả quyết:”Tôi thấy không lần nào xin gì cùng Thánh Giuse mà không được. Dường như Thiên Chúa ban cho các Thánh giúp ta việc này việc nọ. Nhưng kinh nghiệm cho tôi biết Thánh Giuse giúp chúng ta trong mọi trường hợp. Những ai không tin lời tôi, hãy thử mà xem”.

Sang thế kỷ 17, Mẹ Đáng Kính Maria Agreda, nữ tu Dòng Thánh Phan-xi-cô, trong mọi khó khăn cũng như nghịch cảnh, lúc nào bà cũng tín thác nơi Thánh Giuse. Trong cuốn sách Thành Trì Thiên Chúa (La mistica ciudad de Dios), bà viết: “Sự cầu bầu của Thánh Giuse thực là mạnh thế, để giúp chúng ta giữ đức trong sạch, gỡ mình khỏi tội lỗi, thêm lòng kính mến Đức Mẹ, được ơn chết lành, khỏi quỷ ma cám dỗ, được sức khỏe phần xác cùng sự cứu trợ trong mọi hoàn cảnh khó khăn”.

Trong thời cận đại, chúng ta có 2 vị Thánh được coi là Tông đồ nhiệt thành hơn cả của Thánh Cả Giuse: Thánh Daniele Comboni và Thánh Andre Bessette. Cả hai có chung đặc điểm là cùng sinh vào thế kỷ 19 và được phong hiển thánh vào thế kỷ 21, nhưng thánh Daniele qua đời vào thế kỷ 19 và thánh Andre qua đời thế kỷ 20.

1. Thánh Daniele Comboni là một linh mục truyền giáo tại Phi châu, sau làm Giám mục, được phong thánh ngày 5/10/2003. Ngài đã sáng lập Dòng Thừa Sai gồm cả hai ngành nam tu sĩ và nữ tu. Ngay khi khởi đầu việc truuyền giáo tại Sudan, Cha Daniele đã phó thác sứ mạng này cho Đức Mẹ và Thánh Giuse. Trong một cuộc hành trình bằng lạc đà phải xuyên qua những cánh rừng rậm Phi Châu, Cha bị té gẫy nát cả bàn tay và cánh tay. Mặc dù vô cùng đau đớn, Cha Daniele vẫn phải leo lên lưng lạc đà, băng rừng tới bờ sông Nile để được đưa bằng thuyền tới tụ điểm truyền giáo. Sau 82 ngày nằm liệt trên giường điều trị vết thương, Cha trở lại công việc, và ngay lập tức, Cha viết hóa đơn gởi Thánh Giuse, yêu cầu Ngài phải lấy tiền từ ‘ngân hàng Thiên quốc’ bồi thường cho Cha tám mươi hai ngàn quan, nghĩa là mỗi ngày Cha nằm trên giường trị thương và không dâng Thánh lễ được, Thánh Giuse phải trả cho Cha một ngàn quan. Rốt cuộc, Thánh Giuse ‘đành’ phải chi ra số tiền ‘khổng lồ’ đó. Tiếp theo, không biết từ đâu đến, Cha Daniele nhận được những số tiền lớn, chẳng những Cha có thể trả hết những chi phí chuyên chở, chi phí điều hành 2 nhà ở Cairo, 2 học viện ở Verona và Bắc Ý, thanh toán lương bổng cho nhân viên địa phương và hoàn tất công việc xây cất ngôi nhà dành cho các nữ tu, gồm nhà ở, trường học và vườn trẻ. Đúng là Thánh Giuse quá rộng lượng, đã trả cho Cha Daniele cả vốn lẫn ‘4 lời’.

2. Thánh Andre Bassette là Thày trợ sĩ Dòng Thánh Gía. Ngài sinh ngày 9/8/1845 trong một gia đình lao động gồm 10 anh chị em (2 người mất sớm), mồ côi cha năm lên 9 và mồ côi mẹ năm lên 12. Thuở nhỏ Ngài ít được đi học, chỉ biết đọc biết viết, và để mưu sinh, cậu bé Andre suốt 13 năm phải làm nhiều nghề khác nhau: thợ thiếc, thợ rèn, thợ sửa giầy, thợ làm bánh, v.v. và có thời gian phải sang Hoa Kỳ kiếm sống. Tuy nhiên, cậu Andre rất có tâm hồn đạo đức. Khi nào có chút giờ rảnh, cậu đều qùy gối cầu nguyện trước Thánh Gía, và khi có cơ hội, cậu đem Thánh kinh nói chuyện với bạn bè. Ngoài ra, cậu có lòng kính mến Thánh Giuse đặc biệt.




Năm 25 tuổi, nhờ sự giới thiệu của cha xứ và nhất là sự can thiệp của Đức Cha Ignace Bourget, thanh niên Andre được nhận vào Nhà Tập. Thày Andre khấn trọn đời ngày 2/2/1874 khi 28 tuổi. Trong suốt 40 năm, công việc chính của Thày là gác cổng trường College de Notre Dame Montreal. Thày thường nói đùa :“khi tôi đến, người ta chỉ cho tôi cái cổng và tôi ở đó suốt 40 năm”. Ngoài công việc chính, Thày Andre còn làm những việc không tên như lau nhà, lau đèn nhà nguyện, lau cửa kính, vác củi, chạy thơ, v.v. Thày cũng được giao nhiệm vụ đi thăm các học sinh bị bệnh, và cũng nhờ công việc này, không bao lâu, Thày nổi tiếng là ‘người làm phép lạ Montreal’, có khả năng chữa bệnh nhờ lời xin của Thày với Thánh Giuse. Khi đến thăm bệnh nhân tại nhà, Thày bảo họ cầu cùng Thánh Giuse rồi xức dầu Thánh Giuse cho họ (dầu lấy từ cây đèn luôn luôn thắp sáng trước bàn thờ Thánh Giuse trong nhà nguyện). Thế rồi càng ngày tiếng tăm Thày Andre, ‘người làm phép lạ’, càng loan truyền khắp nơi khiến hàng ngàn người từ xa kéo đến, và rất nhiều người được khỏi bệnh nhờ Thầy cầu nguyện với Thánh Giuse. Chỉ riêng năm 1916 đã có 435 trường hợp được báo cáo khỏi bệnh mà y giới không giải thích được. Thường ngày Thày Andre phải tiếp khách hành hương từ 8 đến 10 giờ và mỗi năm Thày nhận khoảng 80 ngàn thơ từ khắp nơi gởi đến xin khấn hoặc xin những lời chỉ dạy của Thày. Thày Andre luôn luôn nói với những người đến xin chữa bệnh: “Tôi chỉ là kẻ quê mùa. Nếu có ai ngu dốt hơn tôi, chắc chắn Chúa sẽ chọn người đó thay tôi”. Câu nói này làm chúng ta nhớ tới câu nói của Thánh Bernadette được Đức Mẹ hiện ra ở Lộ-Đức: tôi là kẻ ngu dốt nhất trong các người ngu dốt. Nếu có ai ngu dốt hơn tôi thì Đức Mẹđã chọn người đó rồi. Các Thánh sao mà khiêm nhường đến thế, chẳng bù cho chúng ta, có người còn cho mình ‘thay trời’ (thế thiên) hành đạo. Quả đúng như lời Chúa dạy: ai đưa mình lên sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên. Khi có người được khỏi bệnh đến cám ơn, Thày Andre trả lời: “Đó là Thánh Giuse chữa. Tôi chỉ là con chó nhỏ của Ngài mà thôi”.

Giấc mơ của Thánh Andre là xây một đại thánh đường kính Thánh Giuse. Khởi đầu, Thày Andre quyên góp được số tiền 200 Gia kim và mỗi học sinh trả cho Thày 5 xu tiền hớt tóc. Năm 1904, Thày làm được một nhà nguyện bằng gỗ dài 5,49m, rộng 4.57m gần địa điểm Vương cung thánh đường Thánh Giuse hiện nay. Giấc mơ của Thày Andre đã trở thành hiện thực năm 1924 khi thánh đường Thánh Giuse được xây trên sườn đồi Mount Royal bên cạnh nhà nguyện nhỏ bé của Thày. Năm 1955 thánh đường hoàn thành, cao 263 thước, cao nhất thành phố Montreal và được thánh hiến. Mỗi năm có trên 2 triệu người đến viếng Vương Cung Thánh Đường Thánh Giuse, và nhiều người đến xin ơn đã được như ý nguyện.

Thày Andre qua đời năm 1937 lúc 91 tuổi. Hơn một triệu người từ khắp nơi đến kính viếng và đi qua quan tài của Thày để được nhìn Thầy và vĩnh biệt Thày lần cuối. Thi hài Thày Andre được an táng trong Vương Cung Thánh Đường mà Thày đã có công khởi xướng. Thày Andre được ĐGH Gioan-Phaolô đệ nhị phong chân phước ngày 23/5/1982 sau phép lạ ông Carlo Audino khỏi bệnh ung thư năm 1958 nhờ lời cầu bầu của Thày. Ngày 17/10/2010 Chân phước Andre được ĐGH Bê-nê-đic-tô thứ 16 tôn phong hiển thánh sau khi phép lạ thứ 2 được công nhận.

Nhân nói đến thời cận đại, không thể không đề cập đến biến cố vĩ đại ngày 13/10/1917 khi Đức Mẹ hiện ra lần thứ 6 với ba trẻ tại Fatima và trên bầu trời có Thánh Giuse, Chúa Hài Đồng và Đức Mẹ cùng xuất hiện bên cạnh mặt trời. Liền sau đó, chị Lucia la lên: trông mặt trời kìa! (Regardez le soleil), và trước sự chứng kiến của khoảng 70 ngàn người, mặt trời nhảy múa. Từ xưa đến này, ít khi nghe nói đến việc Thánh Giuse hiện ra, nhưng trong thời cận đại, sự kiện Thánh Giuse xuất hiện trên bầu trời cùng với Chúa Giêsu và Đức Mẹ có lẽ nhắc nhở chúng ta rằng Người vẫn luôn luôn quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của mỗi người chúng ta, và sẵn lòngcầu bầu cho chúng ta trước Tòa Chúa Giêsu và Đức Mẹ.

Trên đây là truyện các Thánh tôn vinh Thánh Cả Giuse. Đến đây xin độc gỉa lượng thứ cho vì chỉ muốn chứng minh rằng trong cuộc sống đời thường, nếu chúng ta thành tâm cầu khẩn Thánh Giuse, Người sẽ nhận lời. Xin được kể hầu qúy vị một kinh nghiệm mới xảy ra trong gia đình như sau: Tôi có người con gái thứ 3 tên là Trần-Nguyễn Thiên Hương Lan, gọi bằng tên Mỹ là Mary cho tiện và vắn tắt. Mary tốt nghiệp Đại học Dược khoa với cấp bằng Doctor of Pharmacy và đã hành nghề dược sĩ hơn 10 năm. Mới đây một bệnh viện trong vùng cần tuyển một dược sĩ có kinh nghiệm để bào chữa thuốc trị bệnh cho các trẻ em khuyết tật hoặc mắc những bệnh nan y. Mary muốn nộp đơn xin làm nhưng xem ra tiêu chuẩn rất khó. Tôi đã khuyến khích Mary và khuyên Mary cầu nguyện cùng Thánh Giuse. Một tuần sau khi phỏng vấn, Mary nhận được thư từ chối. Mary buồn rầu thông báo cho tôi và nghĩ là chuyện đã rồi nên tôi không quan tâm nữa. Bất ngờ tuần sau Mary gọi điện thoại báo tin vừa được bệnh viện cho hẹn đến làm thủ tục nhận việc. Mary cho biết ngay khi nhận thư từ chối, trong lòng không vui, lại thắc mắc vì sao đã cầu xin Thánh Giuse mà Người không nhận lời, nên theo đúng lời Mary kể, Mary hỏi Thánh Giuse TẠI SAO, sau đó ‘email’ cho bà Giám đốc phòng nhân viên của bệnh viện. Ngay chiều hôm đó, Mary nhận được hồi báo cho biết đã có sự lầm lẫn, và trong số những ứng viên đủ tiêu chuẩn, người được chọn chính là Mary. Mary tin rằng chính Thánh Giuse đã nhận lời cầu xin của mình mà chỉ cho họ nhận ra sự lầm lẫn.

Để kết thúc bài viết, xin trích dẫn bài suy ngẫm ngày thứ sáu trong cuốn Tuần cửu nhật kính Thánh Giuse do nhà sách Trái Tim Đức Mẹ tái bản năm 1993 mà không thấy tên tác gỉa:

“Muốn biết thế lực Thánh Cả trên Thiên Đàng ngày nay, không gì bằng nhớ lại công việc Người đã làm xưa trong Nhà Nazarét. Nơi đây, vì phận sự gia trưởng, Người đã xếp đặt mọi công việc cho Đức Mẹ và Chúa Con. Ngót ba mươi năm trường, hai Đấng đã lấy làm hạnh phúc được vâng lời Người trọn vẹn, chẳng lấy chi làm sung sướng cho bằng làm vừa lòng đẹp ý Người luôn. Ấy là thế lực Người ở trần gian, huống chi trên Thiên Đàng, quyền uy Người còn lớn gấp bội. Có lẽ nào trên chốn vinh quang, Chúa Giêsu và Đức Mẹ lại phai lạt lòng yêu mến đối với Người? Tất nhiên lời cầu nguyện của Người phải mạnh thế dường nào! Đấng Cứu Thế vừa thấy đôi tay, suốt ba mươi năm, đã làm lụng vất vả để nuôi Mình, rày chắp lại van xin, thì cầm lòng sao được mà chẳng mau kíp ban ơn?”


Tháng Thánh Giuse 2012
Trần văn Huyến
 
Top Stories
Ancient Bibles and Torahs in rare Vatican show
Insider
08:20 12/03/2012
VATICAN CITY, March 12 — Ancient Torahs and Bibles have gone on show in the Vatican in an “inter-religious exhibition” aimed at exploring the common heritage of two of the world’s main monotheistic religions.

The show “Verbum Domini” (“The Word of God”) in St. Peter’s Square puts on display for the first time outside the United States the contents of the Green Collection — the world’s biggest archive of ancient biblical texts.



The exhibition, which runs until April 15, is organised with the support of Pope Benedict XVI who wants “a renewed passion for the word of God,” organisers said, adding that it “shows the common roots of Christianity and Judaism.”



Among the most precious texts is the “Codex Climaci Rescriptus” — one of the oldest Bibles written in Aramaic, the language of Jesus Christ.



There is also the first-century Jeselsohn Stone tablet which contains 90 lines of Hebrew text and a rare Byzantine manuscript from the 11th century.



Visitors are also shown fragments of Torahs that were destroyed or damaged under the Nazi and Communist regimes in the 20th century.



The exhibits include shoe insoles made from a Torah during the Nazi occupation of France and a soldier’s sack made from the binding of a Torah.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia Trưởng - Tốt Hay Xấu?”, Cần Học Cách Sống Cho Nhau
Tạ Ân Phúc
08:34 12/03/2012
“Gia Trưởng - Tốt Hay Xấu?”, Cần Học Cách Sống Cho Nhau

Chiều ngày 03/03/2012, tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận Sài Gòn, Chương trình Chuyên Đề thuộc Ban Mục Vụ Gia Đình đã tổ chức buổi nói chuyện với sự chủ trì của Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn Hóa - Du Lịch, qua đề tài: “GIA TRƯỞNG - TỐT HAY XẤU?”

Giáo sư đã phân tích cặn kẽ những mặt tốt và hạn chế về gia đình gia trưởng trong xã hội phong kiến, cách thức gìn giữ gia đình hạnh phúc vào thời xưa cũng như thời nay, những hệ lụy của tính gia trưởng trong xã hội hiện đại khi mà vấn nạn ly dị ngày càng gia tăng.

Từ khởi nguyên, khi Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người, Chúa đã cho con người có nam có nữ để tạo nên một gia đình với trách nhiệm truyền sinh. Chúa cũng cho con người sự tự do, bình đẳng và thương yêu nhau trong cư xử. Nhưng con người đã sống ích kỷ, tạo ra sự bất bình đẳng, bất công trong cuộc sống và xã hội loài người đã phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh khắc nghiệt để chống sự thống trị lên nhau, chống lại quan niệm mạnh được, yếu thua.

Gia trưởng

Trong quá trình phát triển, trước khi tiến đến xã hội hiện đại như hôm nay, Việt Nam đã trải qua thời kỳ rất dài bị ảnh hưởng bởi chế độ phong kiến với tư tưởng Nho giáo mang đặc điểm gia trưởng. Trong đó người đàn ông giữ vai trò thống trị xuyên suốt xã hội và người phụ nữ phải chịu nhiều bất công và lệ thuộc. Tính gia trưởng không những thể hiện qua cấu trúc xã hội mà còn thể hiện trong gia đình, nơi người đàn ông có quyền lực đối với phụ nữ, trẻ em và của cải. Trong gia đình gia trưởng, người đàn ông là trụ cột, là chủ gia đình nên có quyền ra lệnh, áp đặt vợ con phải tuân theo mọi ý muốn của mình, đôi khi bằng cả bạo lực. Gia đình gia trưởng cũng tạo cho người đàn ông năm thê, bảy thiếp, nhiều con, và con trai vẫn được xem trọng hơn. Xã hội phong kiến đề cao trật tự xã hội với triều đình là trung tâm, điều chỉnh hành vi con người theo nguyên tắc “quân, sư, phụ”. Trong chiều hướng đó, cấu trúc gia đình theo kiểu gia trưởng còn gắn liền với quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ một chồng" tạo nên sự bất bình đẳng về giới trong xã hội.

Khi so sánh các thời kỳ lịch sử khác nhau để đưa ra kết luận một vấn đề là điều rất khó, bởi nó không cùng nằm trong một không gian, thời gian và cấu trúc. Nếu so sánh con người ngày xưa với con người và gia đình ngày nay để đưa ra kết luận có vẻ như là điều khập khiểng vì xã hội và con người không ngừng thay đổi. Tuy nhiên, con người học được ở lịch sử những bài học để tiến bộ nên người ta không thể không so sánh. Vì vậy, để thấy rõ được gia trưởng tốt hay xấu cần phân tích kỹ lối sống gia đình thời xưa và gia đình thời nay.

Gia đình gia trưởng

Trong gia đình gia trưởng thời xưa, người cha là tấm gương đạo đức cho con, đó là sự chuẩn mực, đứng đắn, “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”, người mẹ là tấm gương về phần phúc, nghĩa là người mẹ để lại cho con một gia tài tình cảm, những giá trị sống trong gia đình. Gia đình gia trưởng nhất nhất đều là đàn ông, không chỉ nói đến vai trò trụ cột, mà còn nói đến quan hệ về của cải vật chất, của cải chỉ để lại cho con trai chứ không cho con gái. “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, một khi người phụ nữ chấp nhận lập gia đình, thường là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, họ bị ràng buộc bởi quan niệm “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Gần như là một trật tự được sắp xếp sẵn và người phụ nữ phải cam chịu, sự cam chịu chính là mấu chốt và là bản sắc của người phụ nữ ngày xưa để gia đình giữ được hòa khí, êm ấm, hạnh phúc.

Chính vì biết chịu đựng, nhẫn nhục nên trong các gia đình thuộc tầng lớp giàu có, thống trị, người vợ sẵn sàng cưới vợ bé cho chồng. Vợ lớn quán xuyết tất cả, vợ bé chỉ lo chuyện chăn gối, cứ thế sống chung với nhau trong một gia đình và không to tiếng, tất cả đều bảo vệ hạnh phúc cho chồng. Khi sống trong một gia đình bị áp đặt, họ đã khôn ngoan chấp nhận số phận “xuất giá tòng phu”, biết được những điều mình phải chịu đựng để giữ hạnh phúc gia đình và không nghĩ đến chuyện bỏ chồng. Đối với họ, trung tâm của gia đình là con cái, làm mọi sự để con cái hạnh phúc, nghĩa là mình được hạnh phúc. Vì thế, con cái được mẹ nuôi dạy rất kỹ lưỡng về tình cảm, cách đối nhân xử thế. Họ quán xuyến gia đình để chồng lo việc lớn bên ngoài xã hội, để chồng được “nở mày, nở mặt” với thiên hạ.

Cách xưng hô trong gia đình gia trưởng

Tuy có tính gia trưởng nhưng người đàn ông cũng biết thương vợ và người vợ, dù bị thống trị, cũng hết mực thương chồng. Cách xưng hô trong gia đình cũng là yếu tố giữ cho gia đình khỏi đổ vỡ. Trong các gia đình giàu có, người đàn ông nhiều vợ, tuy nhiên tôn ti trật tự được giữ gìn nghiêm khắc, danh xưng “ông, bà” thường được vợ chồng gọi nhau trong các gia đình này. Các gia đình nghèo, nông dân, người lao động cày thuê cuốc mướn, cuộc sống chật vật nên cũng chỉ một vợ, một chồng và đa số các gia đình gọi nhau “mình ơi”. Khi gọi nhau bằng “mình ơi”, vợ chồng thường không cãi vả, xung khắc với nhau nhiều. Cách gọi “mình ơi” như thể để nhắc nhở rằng đó là một phần thân thể của mình, cần phải tôn trọng nhau.

Không biết từ bao giờ người ta đổi chữ “mình ơi” sang chữ “nhà tôi”. Khi gọi chữ “nhà tôi” để chỉ vợ hay chồng mình, nó đã thể hiện 3 phạm trù: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”, dù sống trong chế độ gia trưởng nhưng họ đã ý thức được sự tôn trọng, không được áp đặt lên nhau; “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, có sự phân công trách nhiệm, vai trò rõ rệt của người chồng, người vợ trong gia đình; “Của chồng công vợ”, mỗi giá trị trong gia đình đều do sự đóng góp của cả hai người.

Khi chuyển sang gọi nhau là “ông xã, bà xã”, người vợ, người chồng không chỉ sống trong phạm vi ngôi nhà nữa mà phải biết cách sống cho làng xã, sống với nhau như thế nào để bảo vệ giá trị của cộng đồng.

Tóm lại, gia đình gia trưởng vốn mang đặc điểm áp đặt, thống trị do người đàn ông chi phối, nhưng để giữ được hạnh phúc gia đình thì phụ thuộc rất nhiều vào tài khéo léo ứng xử của người phụ nữ, với tứ đức “Công, Dung, Ngôn, Hạnh”, đã được các bà mẹ truyền thụ cho con gái qua bao đời. Sự khéo léo đó được thể hiện trong các công việc như dệt cưởi, thêu thùa, may vá, trong đức tính, trong lời ăn, tiếng nói… và cả trong xử trí khi xảy ra tranh chấp: “Chồng nói thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê”. Mục đích cuối cùng trong mọi cư xử chỉ nhằm làm cho gia đình hạnh phúc.

Gia đình thời hiện đại

Thời nay, gia đình gia trưởng không được chấp nhận bằng luật Hôn nhân gia đình, quy định chỉ một vợ, một chồng và được hỗ trợ bằng Luật chống bạo hành, chống lại gia đình gia trưởng, chống lại sự áp đặt lên người phụ nữ về sức khỏe thể chất, tinh thần. Từ gia đình gia trưởng, phải qua cuộc đấu tranh ác liệt mới bắt đầu xuất hiện mô hình gia đình mới được gọi là gia đình dân chủ. Ngày nay, người phụ nữ không còn bị bó buộc chỉ chuyên tâm lo chuyện “xây tổ ấm” nữa, mà còn gánh vác những công việc xã hội. Người phụ nữ ngày nay có nhiều kiến thức hơn, trí tuệ hơn, được bình đẳng hơn và có địa vị xã hội rõ rệt. Ngày xưa, do có sự phân công, người phụ nữ dạy con, nhưng ngày nay, do bị xã hội chi phối trong nhiều công việc, con cái được cha mẹ phó thác chuyện dạy dỗ cho nhà trường, xã hội. Bên cạnh đó, do có sự bình đẳng, nên có những gia đình rạch ròi trong chuyện sở hữu của cải, tiền bạc, không còn của chồng, công vợ mà là rạch ròi của chồng, của vợ, điều rất nguy hiểm cho gia đình. Khi sòng phẳng trong chuyện tiền nong như vậy, nhiều khi vợ chồng lại ứng xử với nhau như người dưng nước lã, tính toán với nhau từng chút một trong chi tiêu gia đình. Đôi khi do tiêu xài hoang phí, hoặc vợ, hoặc chồng tự mình làm ăn riêng dẫn đến cảnh nợ nần chồng chất, đến khi vỡ lỡ, không ít gia đình phải lâm vào cảnh đường ai nấy đi.

Xã hội phong kiến qua đi nhưng tính gia trưởng vẫn còn tồn tại, vẫn còn nằm trong mỗi con người. Sức mạnh đàn ông áp chế xã hội đã chấm dứt nhưng sức mạnh đàn ông trong con người vẫn còn, đàn ông vẫn thích thể hiện quyền lực, thậm chí là bạo lực, bạo hành, áp đặt, theo kiểu “chồng chúa, vợ tôi”, vợ phải phục tùng chồng và điều đó hiển nhiên không được người phụ nữ hiện đại chấp nhận. Để giải phóng những bất hạnh trong gia đình người ta nghĩ đến chuyện ly dị như là một giải pháp tốt nhất mà phớt lờ đi những khó khăn và tổn thương để lại, đặc biệt là đối với con cái.

Một thách đố

Theo các số liệu thống kê, các vụ ly dị hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Khi các gia đình đổ vỡ như vậy, những người quản lý xã hội nghĩ gì và có những giải pháp cụ thể nào cho vấn nạn này? Là Kitô hữu, mỗi người nghĩ gì và làm gì để góp phần thay đổi thực trạng này? Đây là câu hỏi thách đố, nó chỉ được trả lời khi mỗi người Nam, mỗi người Nữ đều phải hiểu giá trị sống của mình. Sống để làm gì và sống cho ai, sống thế nào?

Chính vì tư tưởng gia trưởng vẫn còn, nên người ta có xu hướng chọn con trai, làm cho cấu trúc dân số tự nhiên thay đổi, đảo nghịch một cách đáng báo động: cứ 100 bé gái thì có hơn 100 bé trai (có tỉnh là 115). Nữ giới nhiều hơn Nam giới thì xã hội có trật tự vì dù sao đi nữa, nữ giới vẫn chịu đựng hơn, khi nam giới nhiều hơn, mất cân bằng giới tính sẽ gây nguy hiểm cho xã hội, bạo hành, bạo lực xuất hiện tràn lan.

Nếu chỉ nhìn một phía gia trưởng là quyền lực của người đàn ông áp đặt lên phụ nữ thì sẽ dẫn đến sai lầm. Ngày nay, không chỉ người chồng gia trưởng, một nhóm phụ nữ có sức mạnh, quyền lực cũng học thói gia trưởng, theo thống kê thì 0,6% bạo hành trong gia đình là vợ đánh chồng, đó là điều thật nguy hại. Đây là những người phụ nữ có cá tính mạnh, có địa vị trong xã hội, là người kiếm được nhiều tiền hơn chồng, họ quen sống với tư cách bề trên, và quên mất vai trò của người vợ trong gia đình, dẫn đến lộng quyền, đôi khi bạo hành khi gặp phản kháng. Không ít trường hợp do họ phải sống và phải chứng kiến người cha gia trưởng hết sức khắc nghiệt, cả một quá trình dài thấy người mẹ phải khổ sở, nhẫn nhịn trước mặt cha. Vì thế, khi có điều kiện vùng lên, họ áp đặt những khao khát của mình lên gia đình mà quên rằng mình đi theo lối mòn của cha.

Gia đình chia sẻ, học cách sống chung

Chống tính gia trưởng trong gia đình là điều hiển nhiên theo quy luật phát triển của xã hội, nhưng hiện nay vẫn chưa có mô hình gia đình thích hợp, gia đình gia trưởng chưa dứt hẳn và gia đình hiện đại vẫn còn là một cái đích phải đến, đó là thách đố cho xã hội. Vấn đề không phải ở chỗ phê phán gia đình gia trưởng nhưng cần học những điều tốt, xấu trong gia đình gia trưởng để chuẩn bị xây dựng gia đình mới tốt hơn, gia đình cần xây dựng đó chính là gia đình chia sẻ.

Trong cuộc sống, người ta thường cho rằng mạnh được yếu thua vẫn là chân lý, chỉ khi nào con người đạt đến trình độ rất cao, không thể lấy sức mạnh của mình áp đặt lên người đối diện, không thể lấy kinh tế để khẳng định mình, mà lấy tình người làm gốc thì mới xuất hiện một xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang vươn tới. Để có hạnh phúc trong gia đình, người vợ, người chồng phải biết học cách sống chung để cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, nơi đó vợ không đòi thông minh hơn chồng hay chồng thông minh hơn vợ, không chỉ dùng lý trí với nhau, mà phải dùng tình cảm. Thiên Chúa cho chúng ta một thân thể, khối óc và con tim, Chúa cũng cho chúng ta sự tự do, chúng ta phải chịu trách nhiệm về sự tự do đó. Nếu sự tự do không theo khuôn phép sẽ trở thành quá đáng, phải tự do vì người khác, vì hạnh phúc của vợ, vì hạnh phúc của chồng, tự do trong sự ràng buộc.

Phải nói rằng công lớn để gia đình hạnh phúc thuộc về người vợ. Để ngăn chặn thói gia trưởng của người đàn ông, cần phải học cách sống chung trong đời sống gia đình. Bản năng của người đàn ông là phái mạnh, khó mà thay đổi bản năng đó, khi sống chung với nhau, người vợ là ở thế yếu hơn người chồng nhưng không có nghĩa là thua thiệt, có thể yếu hơn nhưng lại là thắng. Ông cha ta dạy “nhu thắng cương”, và ông cha ta cũng đã dạy một cách không sai lầm rằng: “Chồng nói thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê” ; “Chồng tiến thì vợ phải lui, nếu mà đứng lại cái dùi vào lưng”. Cách thức người xưa dạy ứng xử, sống chung rất khéo léo, phải chăng kỹ năng giao tiếp ngày nay chỉ nhằm thể hiện mình chứ không nhằm để hạnh phúc. Học ứng xử không phải để thể hiện mình nhưng để làm cho giá trị của mình tăng lên trước người đối diện và sống chung trước hết phải là sống cho tha nhân. Quan trọng là người phụ nữ quan sát xem người chồng cần gì ở mình, làm cách nào đó cho chồng nhớ lâu về những chăm sóc của mình, lo nghĩ, quan tâm về mình, đó là sự thông minh của phụ nữ.

Đặc trưng của người Việt là bữa cơm gia đình, người vợ phải tìm cách tạo ra bữa cơm gia đình, chờ cơm chồng, để giữ gìn hạnh phúc. Người phụ nữ cần biết cách kéo người chồng vào công việc của mình, phân công hợp lý những công việc nhà, việc ngoài xã hội, người vợ cần ăn nói nhỏ nhẹ, dịu dàng, đừng để xảy ra chuyện cãi nhau.

Người đàn ông trong xã hội hiện đại phải sống cho mọi người, trong đó phải sống cho vợ mình là người gần gũi nhất, phải biết cách sống cho vợ mình: thương vợ, biết vợ mình buồn vui lúc nào, không để vợ buồn, không lý gì một người gắn bó với mình, chia sẻ với mình mà mình lại đối xử bằng bàn tay, sự đánh đập, bạo lực, đó không còn là người đàn ông thời hiện đại. Đôi khi cần chấp nhận vợ càu nhàu và chú ý trong cách ứng xử để làm thế nào để vợ đừng càu nhàu nữa.

Nói chung cần phải học cách sống cho nhau bằng trí thức với ba khía cạnh: tri thức, tình cảm và ý chí. Tri thức là sự hiểu biết thế giới xung quanh, sự hiểu biết kiến thức. Đã có tri thức thì phải có tình cảm, nếu không có tình cảm thì tri thức trở nên vô nghĩa, không có tình cảm thì tri thức phục vụ ai, để làm gì? Tri thức cống hiến cho chồng, cho vợ, cho con, nghĩa là dành tình cảm cho vợ, cho chồng, cống hiến cho gia đình. Muốn làm gì phải có ý chí, muốn chống gia đình gia trưởng phải có ý chí, gia đình gia trưởng nằm trong những con người gia trưởng, dư âm phong kiến còn lại trong mỗi con người.

Cuộc tranh luận nho nhỏ

Không khí của buổi chia sẻ trở nên sinh động hơn khi một khán giả nữ đưa ra vấn đề tranh luận thú vị, không đồng ý với diễn giả về sự chịu đựng của người phụ nữ và vấn đề ly dị. Chị cho rằng người phụ nữ ngày xưa chịu đựng là vì ngoài những yếu tố tốt đẹp để giữ gia đình hạnh phúc còn do xã hội tạo ra quy chuẩn như thế nên người phụ nữ không cảm thấy bất hạnh. Xã hội ngày nay vẫn chưa thay đổi hoàn toàn, trong gia đình vẫn còn những ông chồng gia trưởng, áp đặt, cho mình có quyền có vợ nọ, vợ kia. Nếu người phụ nữ tiếp tục chịu đựng sẽ là một sự miễn cưỡng, cảm thấy bất hạnh. Khi người phụ nữ đi ra khỏi cuộc hôn nhân bất hạnh qua việc ly dị, người phụ nữ cảm thấy cuộc sống rất bình an và cảm thấy hạnh phúc.

Trước cách đặt vấn đề như thế, giáo sư phân tích thêm: Chúng ta sống cho ta hay sống cho mọi người, hai cách sống khác nhau. Ta hỏi rằng ta sống cho ai, mỗi chúng ta phải trả lời câu hỏi này, nếu ta sống cho ta thì giải phóng gia đình khỏi sự áp đặt lên mình là hạnh phúc, nhưng nếu ta sống cho con ta thì hạnh phúc không nằm ở ta nữa, ta nghĩ gì về đứa con khi cha mẹ nó chia tay.

Một khán giả nam thì cho rằng xã hội ngày xưa, phụ nữ không được đi học nhiều, nên sự chịu đựng của họ xem như là điều tự nhiên, họ không cảm thấy bất hạnh. Ngày nay, phụ nữ đi học, họ có kiến thức, có trí tuệ, họ vùng lên. Nếu người phụ nữ dùng trí tuệ để đặt mục tiêu là hạnh phúc gia đình sẽ khác với mục tiêu là hạnh phúc cá nhân. Sự chịu đựng ngày xưa là do không có kiến thức, sự chịu đựng ngày nay được nâng lên một tầm mới là sự chịu đựng có kiến thức. Giáo Hội Công Giáo bảo tồn gia đình và đặt mục tiêu hạnh phúc gia đình là quan trọng nhất, cốt lõi của con người là hạnh phúc gia đình, từ mục tiêu đó thì hành động sau này mới đi đúng mục tiêu. Nếu hiểu gia trưởng là người lãnh đạo trong gia đình thì tốt, nếu hiểu gia trưởng theo nghĩa “chồng chúa, vợ tôi” thì đó là người độc tài, độc đoán, đó là điều xấu.

Giáo sư cảnh báo rằng cả nam lẫn nữ đều phải cảnh giác thực sự với xã hội thực dụng vì nó làm cho người ta chỉ biết hưởng thụ cá nhân mà không biết nghĩ đến hạnh phúc của người khác, của gia đình. Trong rất nhiều giá trị chọn lựa thì “Gia trưởng - Tốt hay xấu?” buộc con người phải chọn lựa. Đây là đề tài mở chứ không phải đề tài đóng. Hãy mở bung xã hội cổ xưa để nhìn sâu vào đó nhằm thấy những giá trị, những cái cần học, những bài học rút kinh nghiệm. Mỗi chúng ta hôm nay trưởng thành được nhờ bài học lịch sử, gia đình gia trưởng để lại một bài học để hôm nay chúng ta sống sao cho tốt hơn trên quy luật phát triển, thường cái sau bao giờ cũng tốt hơn cái trước. Tuy nhiên, có những cái sau không được hoàn thiện, hoàn chỉnh nhưng không có nghĩa là xấu mãi mãi mà chỉ xấu trong giai đoạn nhất định để hướng đến điều tốt đẹp hơn.

Xin mượn câu Kinh Thánh của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côlôsê để kết thúc bài viết này, cũng như để những người làm vợ, làm chồng nghĩ về bổn phận của mình trong gia đình mà Tin Mừng đã dạy từ hai ngàn năm trước: “Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái… Người làm vợ hãy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa. Người làm chồng hãy yêu thương chứ đừng cay nghiệt với vợ” (Cl 3,14.18-19).

Tạ Ân Phúc
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đoàn Văn Vươn lên báo Pháp Le Monde
Bruno Philip /Thụy My RFI
18:12 12/03/2012
(LND : Phụ trang Địa chính trị của Le Monde - tờ báo thuộc loại uy tín nhất nước Pháp - đề ngày 11/03/2012 đã dành một bài báo ngắn để nói về sự kiện Đoàn Văn Vươn, mang tựa đề « Vụ trục xuất một người nuôi thủy sản, xì-căng-đan cấp quốc gia ở Việt Nam ». Tác giả là Bruno Philip, thông tín viên của Le Monde tại Đông Nam Á, viết từ Bangkok. Bài báo có một số chi tiết chưa được chính xác, nhưng vẫn xin tạm dịch lại ở đây).

Một hoạt cảnh bất thường nhưng lại ít được truyền thông đưa tin, đã diễn ra ngày 5/1 tại miền Bắc Việt Nam : một người nuôi thủy sản ở Hải Phòng là Đoàn Văn Vươn đã tổ chức cố thủ tại nhà cùng với nhiều thành viên trong gia đình. Trang bị vũ khí tự tạo và chất nổ, họ đã chống cự lại lực lượng vũ trang được điều đến để trục xuất họ ra khỏi mảnh đất của mình. Bốn bộ đội và hai công an đã bị thương trong cuộc đụng độ, ông Đoàn và ba người thân bị bắt giam.

Việc cưỡng chế vẫn diễn ra thường xuyên ở Việt Nam : cũng như tại Trung Quốc, nơi mà trưng thu đất đai vốn là một nhân tố « gây bất ổn xã hội » - xin lặp lại từ ngữ mà chế độ cộng sản Trung Quốc thường dùng -người ta nhận thấy tại xứ sở của Hồ Chí Minh, số lượng các vụ lạm dụng quyền lực kiểu này ngày càng tăng lên. Kịch bản hầu như đều giống nhau : chính quyền địa phương cấu kết với những người đầu cơ địa ốc hay nhà đầu tư, để kiếm chác lợi nhuận từ các dự án địa ốc béo bở.

Chính những người nông dân phải chịu thua thiệt. Luật pháp cho phép những người lãnh đạo cấp huyện hay cấp tỉnh tự cho mình cái quyền thu hồi đất đai, trên danh nghĩa lợi ích công. Vì vậy mà không mấy ngạc nhiên khi 70% các vụ kiện tụng chính quyền địa phương là có liên quan đến tranh chấp đất đai.

Đáng ngạc nhiên nhất trong câu chuyện về « những người cố thủ » ở Hải Phòng là ngày 10/2, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đến tại đây. Sau khi lắng nghe bản báo cáo điều tra về các nguyên nhân gây ra xung đột, người đứng đầu chính phủ đã đứng về phía « người nổi dậy », ông Đoàn ! Thủ tướng lên án chính quyền địa phương đã vi phạm pháp luật, và yêu cầu họ tự kiểm điểm. Những người lãnh đạo huyện Tiên Lãng, nơi xảy ra sự kiện, bị ngưng chức.

Phản ứng của Thủ tướng có thể sẽ không ngăn trở được việc ông Đoàn Văn Vươn phải ra tòa. Nhưng điều này biểu lộ sự lo ngại sâu xa của chính quyền Việt Nam. Vào lúc mà ông Nguyễn (tấn Dũng) không ngừng bày tỏ sự chú tâm đến công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, thì cần phải chứng tỏ quyết tâm của mình bằng việc làm cụ thể. Dù đảng Cộng sản cứng rắn về chính trị, nhân quyền ở Việt Nam liên tục bị vi phạm, nhưng chính quyền vẫn ý thức được tiềm năng gây tác hại lớn lao của loại vụ việc này.

Câu chuyện trên đây tiêu biểu cho « hình mẫu của những bất hợp lý trong hệ thống quy định về đất đai ở Việt Nam » - David Brown, nhà ngoại giao Mỹ hưu trí và là chuyên gia về khu vực đã nói với AFP như thế. Ông nói thêm : «Hồ sơ này về cơ bản là vấn đề tồn vong của chế độ ».

Việc ông Đoàn Văn Vươn là người công giáo đã khiến những người phụ trách giáo phận phải tỏ thái độ, và gây chú ý đến các vụ xung đột thường xảy ra giữa Nhà nước và các giáo xứ về vấn đề nhà đất. Một bản tin của « Giáo hội châu Á », cơ quan thông tin của cơ quan truyền giáo Paris, cho biết Đức Giám mục Hải Phòng đã bày tỏ sự lo âu cho ông Đoàn, « là người có nhân thân tốt và nhiệt thành cộng tác với các hoạt động của giáo xứ », hơn nữa, « trước đó đã được ca ngợi về năng lực làm ăn giỏi ».

Ngay cả cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng đã lên tiếng ủng hộ cho bị cáo, như rất nhiều blogger khác. Dù sao đi nữa thì cách xử sự của Thủ tướng cũng đã tạo ra một tiền lệ.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân ngày lễ 19/3, mở lại vụ án: Thánh Giuse thuộc Cựu ước hay Tân ước?
Hoành Sơn, Hoàng Sỹ Quý, S.J.
20:52 12/03/2012
Nhân ngày lễ 19/3, mở lại vụ án : Thánh Giuse thuộc Cựu ước hay Tân ước?

Vấn đề đặt ra

Lòng tôn sùng thánh Giuse phát triển mạnh hẳn từ thế kỷ XV nhờ công thánh Bernarđinô thành Siêna. Người ta thường kính thánh Giuse như một tổ phụ, tức thuộc Cựu Ước, và thánh Bernarđinô thành Siêna xưng tụng ngài là tận kết các tổ phụ.

Giuse mà là tận kết các tổ phụ ư? E rằng tư thế đó thuộc về Gioan Tẩy giả mất rồi. Vâng, chính Gioan Tẩy giả, người cuối cùng của CƯ, đã đại diện cho CƯ đứng ra làm lễ bàn giao với người đầu của TƯ là Đức Giêsu Kytô vào lúc Chúa đến chịu rửa (dìm) trên sông Giócđan : Gioan thì giới thiệu Chúa là người phải đến với phép rửa (dìm) bằng Thánh Thần, còn Trời thì công bố :”Đây là Con Ta…” (Mt.3.13-17…).

Chẳng những vì vai trò ấy của Gioan, mà còn do sự lành thánh vượt bậc của ông, mà về ông, Chúa Giêsu đã đánh giá như sau:

-“…trong số những kẻ sinh ra từ phụ nữ, không ai lớn hơn (meizôn) Gioan Tẩy giả, nhưng dù người nhỏ hơn cả (mikroteros) trong Nước Trời cũng còn lớn hơn (meizôn) ông ta.” (Mt.11.11)

“Sinh ra từ phụ nữ”, đó là sinh bằng sinh sản tự nhiên (dù sinh trong CƯ cũng vậy), sinh như thế không thể so sánh mảy may với việc sinh trong Nước Trời, bởi lẽ, như Chúa khải mạc (mở màn) cho Nicôđêmô : “từ xác thịt (sarx) sinh ra thì (chỉ) là xác thịt”, “từ Thần khí sinh ra mới là thần khí (pneuma, tức thiêng liêng, siêu nhiên)” (Gio.3.5-6).

Sinh ra từ Thánh Thần -cũng là Thần khí Chúa Giêsu Con TC-, thì nơi Chúa người ta trở thành con TC, có Ba Ngôi trong hồn, được dự phần thiên tính (2Phr.1.4), và cùng với ân sủng có Tín-Vọng-Ái thiên phú như khả năng và sức mạnh để nên thánh giống Cha trên Trời, và đây cũng là sống toàn vẹn tinh thần Phúc âm, con đường Phúc âm ấy vượt xa con đường công chính của CƯ. Chứ Gioan Tẩy giả thì không được thế, dù ông là người công chính nhất của CƯ, với sự công chính ấy ông dám thẳng thừng lên án nhà vua vi phạm luật mà cướp vợ người, và thẳng thắn nhận mình chỉ là kẻ dọn đường cho Chúa đến thôi, chưa kể ông còn sống rất khổ hạnh, sống đạm bạc chỉ bằng mật ong rừng và châu chấu.

Người lớn nhất của CƯ như Gioan mà còn không bằng người nhỏ nhất của TƯ như anh và tôi, thì thử hỏi thánh Giuse còn lép vế tới đâu nếu ngài chỉ là một tổ phụ?

Thế nhưng dựa vào đâu mà người xưa coi ngài thuộc CƯ nhỉ? Phải chăng chỉ vì ngài qua đời trước khi có Phép rửa bằng nước và Thần khí? Hay vì Phúc âm Matthiêu đánh giá ngài là “người công chính”, mà công chính là từ ngữ quen dùng để chỉ người lành thánh theo tinh thần CƯ?

Sự “công chính” của Giuse

Theo Phúc âm Matthiêu, thấy Maria có thai mà chưa về sống chung với mình, “Giuse chồng nàng, vì là người công chính (dikaios) và không muốn đưa nàng ra trước công chúng (deigmatisai), nên quyết định bỏ nàng [tức từ hôn] một cách bí mật” (Mt.1.19).

Dikaios, dikaiosunê, mà Công giáo VN quen dịch là “công chính”, là người tôn trọng công lý và hết lòng giữ luật Maisen:

-“Phúc cho ai giữ luật và luôn thực thi công lý” (Tv.106.3).

Sau này, người ta cũng thêm vào lòng thương xót nữa, như ông Gióp tự coi mình “mang công chính như áo trong, mang công lý như khăn và áo choàng” vì đã cứu giúp kẻ khốn đốn (Giop, 29.12-17). Dù sao chăng nữa, trung thành với Luật vẫn là điều căn bản của dikaiosunê.

Thế thì, là người “công chính”, phải chăng Giuse có thể vì bác ái mà lén bỏ đi chứ không rẫy vợ công khai như luật dạy?

Theo chú giải của T.O.B. (Bản dịch Kinh thánh Đại kết), thì không một bản văn CƯ nào có thể biện bạch cho tính “bí mật” của sự bỏ vợ như thế. Theo luật thì ngưới phụ nữ là sở hữu của đàn ông, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” y như trong phong tục Trung Quốc xưa. Do đó xâm phạm đến họ (bằng chuyện chăn gối) được kể chung với các tội xâm phạm quyền lợi người khác (Xh.20.14; Nl.5.18; Gr.7.9), bởi thế hãm hiếp một thiếu nữ thì phải xin cưới cô ta với bố cô, và không có quyền rẫy vợ nữa, còn như chung chạ với một đàn bà thì người này bị ném đá vì ngoại tình, trong khi người đàn ông, dù có vợ hay không, chỉ bị xử chung do tội đồng lõa thôi (Lv.20.10; Nl.22.22-24). Tuy thế, trong thực hành, người chồng bị cắm sừng có thể rẫy vợ công khai bằng giấy tờ (Nl.24.1; Gr.3.8), cố nhiên là sau khi đã điều tra rõ chân tướng, và do đó người phụ nữ kia sống không bằng chết khi bị đưa ra bêu riếu công khai như vậy.

Chính vì muốn tránh cho Maria khỏi chết hay chịu nhục mà Giuse muốn bỏ đi biệt tích. Nhưng làm như vậy đâu có hợp luật đây? Thế mà Phúc âm Mt lại đánh giá Giuse là “người công chính”. Và đây là điều gây tranh cãi, như bản dịch TOB nói rõ. Vâng, đúng như thánh Giêrônimô nói, “làm sao Giuse có thể được coi là người công chính, khi mà ngài che dấu tội ác của vợ mình?”

*

Theo tôi nghĩ, giải đáp cho vấn đề phải tìm ở chính ý nghĩa của tiếng công chính này, công chính hiểu theo CƯ hay TƯ. Vì quả thực tiếng Dikaios cũng lắm khi được dùng trong TƯ nữa, có khi theo ý nghĩa CƯ, có khi theo một ý nghĩa khác hẳn. Theo ý nghĩa thứ hai này, thì công chính đi đôi với “sự sống” (zôê) của Gioan và “ân sủng” (kharis) của Phaolô. Chính theo Phaolô, công chính là sống bằng đức tin, -mà tin đây là tin vào Đức Giêsu như Con TC, đấng cứu thế bằng cái chết của mình-, nhờ đó được sống sự sống siêu nhiên. Còn theo Gioan, thì người ta phải nên công chính “như đức Giêsu là công chính”, nghĩa là công chính theo sự công chính của nền móng TƯ là Đức Giêsu Kytô. Và như thế, công chính thành một với hoàn hảo, hoàn thiện (teleios) như lời Chúa dạy trong Mt.5.48:

-“Hãy nên hoàn thiện như Cha trên Trời là hoàn thiện!”

Thế thì thánh Giuse công chính theo ý nghĩa CƯ hay TƯ đây? Không ai mà không nhận thấy thái độ khoan dung của Giuse y hệt thái độ của Thầy Giêsu đối với người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình :

-“Cả Ta, Ta cũng không kết tội chị đâu. Hãy đi đi, và đừng phạm tội nữa!” (Gio.3.11)

Tội thì vẫn là tội, nhưng Chúa muốn lòng thương xót (Mt.9.13; 12.7) và cần sự cải hối thôi! Vì Chúa đến là để cứu chúng ta khỏi sự tội và sự chết thiêng liêng nó là hậu quả khủng khiếp của tội.

Xem như thế, khi coi Giuse là công chính khi khoan dung với Maria, Matthiêu -hoặc tác giả của nguồn văn mà Matthiêu dựa vào để viết- chắc chắn đã hiểu Dikaiosunê theo tinh thần bao dung TƯ. Và ít là ở điểm này, thánh Giuse đã thuộc về TƯ, cũng như Đức Maria thuộc TƯ khi không muốn “biết” người đàn ông, nghĩa là làm ngược lại bản năng truyền sinh mãnh liệt của loài người (cũng là của động vật nói chung) và yêu quý sự đồng trinh.

Phép rửa bằng nước và Thánh Thần

Gioan Tiền hô công bố Đấng đến sau ông sẽ “rửa bằng Thần khí” (Gio.1.33). Theo Chúa, chỉ ai “sinh ra từ nước và Thần khí thì mới là thiêng liêng và thuộc về Nước Trời” (Gio.3.5-6). Thế mà rửa bằng nuớc và Thần khí, Chúa chỉ sai nhóm Mười hai đi làm việc ấy sau khi Chúa về Trời đã sai Thánh Thần xuống (Mt.28.19).

Thế thì làm sao Thánh Giuse có thể thuộc về Nước Trời cả trước khi Chúa đi công bố Tin mừng, chịu chết, về Trời và sai Thánh Thần đến lập quốc được?

Thế nhưng dù mấy tháng nữa mới thăng vinh, Chúa đã hứa với kẻ ác hối hận :”Ngay hôm nay, anh sẽ ở cùng Ta trên thiên đường!” (Lc.23.43). Sớm hơn thế, các tử đạo anh hài cũng được tôn kính như thánh của TƯ luôn. Như vậy, thời gian không thể trói chặt ân sủng Chúa vốn là của “cho không”!

Còn biết và sống Phúc âm? Phúc âm đã bắt đầu được giảng dạy ngay dưới mái trường Thánh gia từ lâu, trước khi được công bố cho thiên hạ. Vâng, Phúc âm được giảng dạy trong gia đình bằng chính cách sống, cách xử sự và nói năng của cậu bé Giêsu trong vô số những tình huống khác nhau, để Giuse và Maria hiểu một cách thấm thía rằng Chúa đến là để vâng lời và hầu hạ, chứ không phải để được hầu (Mc.10.45); rằng phải tha cho anh em, không phải bảy lần, mà mãi mãi (Mt.18.22); rằng phải làm ơn cho kẻ làm hại mình (Lc.6.27tt.), nghịch hẳn với luật “mắt đền mắt, răng đền răng” của CƯ (Xh.21.23-25), mà Chúa sẽ nói trắng ra sau này trong Mt.5.38tt.

Cậu Giêsu chẳng những đáng mến đối với người xung quanh, mà còn sống vô cùng thân mật với TC (Lc.2.52) nữa. Vâng, mỗi khi cậu hướng về Trời trong cầu nguyện hay khi nói về TC với mẹ cha, cậu đều tỏ rõ một sự thành kính đậm mùi thương mến, chứ không thành kính suông như thánh hiền CƯ, và đó là khúc dạo đầu cho kinh Lạy Cha. Để rồi mầu nhiệm Ba Ngôi sẽ được khải mạc chính thức lúc Chúa mười hai tuổi trưởng thành:

-“Ông bà không biết rằng tôi phải ở nhà Cha tôi sao?” (Lc.2.49)

Quả thật, bằng giọng lưỡi khách khí ấy, Chúa tỏ ra giữ một khoảng cách giữa Ngài và cha mẹ Ngài. Không, Ngài không chỉ có một nguồn gốc : con đẻ của bà Maria, mà còn một nguồn gốc khác nữa: Ngài là Con Thiên Chúa, do đó ở lại nhà của Cha (tức đền thờ) là điều phải đạo thôi. Đây cũng là lúc Chúa giúp Maria và Giuse, chẳng những để siêu nhiên hóa tình cảm phụ mẫu-tử tự nhiên, mà còn để “tôn giáo hóa” liên hệ của họ với Chúa nữa. Vâng, Chúa không chỉ là con của các ngài, Chúa còn là Chúa của các ngài. Nói cho đúng ra, Đức Mẹ không quên lời thiên thần Gabrien :”người sinh ra sẽ là thánh và được gọi là con TC” (Lc.1.35). Nhưng Maria ngờ đâu Giêsu là Con thật sự của TC. Và tình cảm của nàng, dù không khuyết điểm gì cả, vẫn phải được uốn nắn và mài rũa để ngày càng thiêng liêng và hoàn hảo hơn : Mẹ phải học bằng giữ khoảng cách như thế để yêu Chúa cho thật xứng đáng, cũng như chính Chúa phải học vâng lời bằng đau khổ vậy (Hyb.5.8). Riêng với Đức Mẹ, sau này ngài sẽ còn phải học thêm mỗi khi Chúa lại giữ khoảng cách như thế:

-Bà muốn tôi làm gì: Giờ của tôi chưa đến! (Gio.2.4)

-Ai thực thi ý Cha Ta Đấng ngự trên Trời, người ấy là mẹ, là anh chị em Ta! (Mt.12.50)

-Hỡi người phụ nữ, đây là con bà…! (Gio.19.26-27)

Được khải mạc[1] về Ba Ngôi rồi, cùng với ĐM, Giuse còn được khải mạc về kế hoạch cứu thế nữa. Và đây là lời sấm Simêon với biến cố nó gắn kết hai mẹ con trong cùng một nỗi đau với cùng một hậu quả phổ biến:

-Ngài có đó để nhiều người ngã xuống hay đứng lên ở Israen. Còn bà, một lưỡi gươm sẽ xuyên qua lòng bà khiến các tâm tư hiển lộ.” (Lc.2.34-35)

Vâng, đây là những nét sơ phác cho bức tranh Can va sau này, với Chúa trên thập giá và Maria đứng dưới chân. Thế nghĩa là ngay từ bây giờ, mầu nhiệm bộ ba (Nhập thể-Thánh giá- Phục sinh) trong kế hoạch cứu thế của Chúa đã được hai ông bà chia sẻ. Và đây là Phép rửa bằng máu và nước mắt (Rom.6.4; Col.2.2; Mt.3.11; Mc.10.38; Lc.12.50) mà cùng với Maria, Giuse phải chịu khi nghe lời sấm Simêon, khi hốt hoảng đưa Chúa trốn chạy sang Ai cập, để rồi, như Đức Mẹ (Lc.2.51), còn niệm suy và lo nghĩ mãi cho đến khi chết trong vòng tay của chàng thanh niên Giêsu. Phép rửa bằng máu và nuớc mắt ấy há chẳng thay thế được phép rửa bằng nuớc (như trướng hợp các thánh Anh hài), để Chúa Thánh Thần khiến Giuse nên một với Giêsu, và nơi Giêsu trở thành con Cha hay sao? Vâng, ngay nhóm Mười hai cũng đâu có được rửa bằng nước nhân danh Chúa Kytô. Họ được rửa trực tiếp bằng Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ Tuần, để đến lượt họ mới rửa cho người khác bằng nước và Thần khí.

[1] Apokaluptô, Revelare là Bỏ, Mở tấm màn che (kalupsis, velum), mà Mở màn là Khải (mở ra) mạc (tấm màn), cũng như Ăn cơm là Thực phạn (cơm) vậy, chứ không phải Phạn thực. Quả không thể dịch là mạc khải được, ít nhất khi đây là động từ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tháp Chuông Nhà Nguyện
Sr. Maria Nguyễn Ngọc
21:21 12/03/2012
THÁP CHUÔNG NHÀ NGUYỆN
Ảnh của Sr. Maria Nguyễn Ngọc
Chúa vẫn còn ở xa sao, Ngài ơi?
Ngài lặng im, con cứ nguyện cầu mãi
Xung quanh con tai ương luôn chờ đợi
Nhưng con tin Tình Chúa rất nhiệm mầu.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền