Ngày 11-03-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Sáu 12/3: Yêu thương là chìa khóa mở cửa nước Trời - Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
01:14 11/03/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 11-March-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Mc 12, 28b-34

“Thiên Chúa của ngươi là Thiên Chúa duy nhất, và ngươi hãy kính mến Người”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô.

Khi ấy, có người trong nhóm Luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: “Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?” Chúa Giêsu đáp: “Giới răn trọng nhất chính là: “Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi”. Còn đây là giới răn thứ hai: “Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi”. Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó”. Luật sĩ thưa Ngài: “Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người, chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh”. Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu”. Và không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.

Ðó là lời Chúa.
 
Để nên lời ngợi ca
Lm. Minh Anh
04:57 11/03/2021
ĐỂ NÊN LỜI NGỢI CA

“Khi quỷ ra khỏi, người câm liền nói được”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Để nên lời ngợi ca’, tựa đề hôm nay có lẽ sẽ gây ngạc nhiên cho không ít người; vì lẽ, rõ ràng cả hai bài đọc phụng vụ Lời Chúa đều nói đến sự cứng lòng. Giêrêmia nói đến sự cứng lòng của một dân không chịu nghe Lời Chúa; Chúa Giêsu ngao ngán trước sự cứng lòng của một số người đòi Ngài dấu lạ, số khác bảo Ngài cậy vào quỷ vương Bêelzebuk mà trừ quỷ. Vậy mà ‘Để nên lời ngợi ca’ vẫn có thể được chấp nhận vì nó mang một ý nghĩa tích cực đáng để suy gẫm.

Luca vắn tắt ghi nhanh phép lạ trừ quỷ đến bất ngờ, “Khi ấy, Chúa Giêsu trừ một quỷ câm”, vỏn vẹn thế thôi! Vậy mà “Dân chúng đều bỡ ngỡ”. Họ bỡ ngỡ về những gì Chúa Giêsu làm, nhưng chắc chắn họ cũng rất bỡ ngỡ về những gì người câm nói, “Khi quỷ ra khỏi, người câm liền nói được”. Người câm nói gì? Chúng ta không biết; chúng ta không biết anh nói gì, nhưng có thể đoan chắc một điều là những gì người ấy nói có khả năng là những lời tôn vinh Thiên Chúa. Anh tạ ơn Thiên Chúa về những gì Người làm cho anh; Đấng Kitô của Thiên Chúa đang đứng trước mặt anh, đã giải thoát anh, cho miệng lưỡi anh mở ra, nới lỏng cuống họng anh, để anh có thể tôn vinh, ‘để nên lời ngợi ca’ cho hiển vinh danh Người, hiển vinh Thiên Chúa, Đấng cứu anh.

Rõ ràng, không bao giờ Satan muốn Thiên Chúa được tôn vinh, nó không muốn ‘để nên lời ngợi ca’ cho hiển vinh danh Người trên bất cứ môi miệng nào; vì thế, từ thuở tạo thiên lập địa cho đến thời Cựu Ước sang Tân Ước và mãi tới giờ này, Satan vẫn luôn làm hết sức để cùm trói con người trong xiềng xích của nó.

Giêrêmia hôm nay nói rất chính xác việc không ‘để nên lời ngợi ca’ ấy nơi một dân mà miệng lưỡi đã ngậm tăm, “Này là dân không chịu nghe lời Chúa…, lòng trung tín đã mất, và miệng họ không còn nhắc đến nữa”. Chính xác, “Miệng họ không còn nhắc đến nữa!”. Con người như vậy đó, nhưng Thiên Chúa hoàn toàn khác; lòng thương xót của Thiên Chúa vượt quá trí hiểu loài người. Thánh Vịnh đáp ca cho thấy Người là một Thiên Chúa hằng nhẫn nại và hết mực yêu thương. Dẫu tâm địa chúng ta ngoan cố xấu xa, chỉ lùi mà không tiến như Giêrêmia cảnh báo, thì Thiên Chúa vẫn đang đứng ngoài cửa để chờ đợi từng người, “Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: các ngươi đừng cứng lòng!”. Thiên Chúa thiết tha kêu mời, nài nỉ chúng ta trở về; Thiên Chúa của chúng ta như thế đó. Có mối tình nào vĩ đại hơn? Có danh thánh nào cao cả hơn? Tại sao chúng ta không hoán cải đời mình ‘để nên lời ngợi ca’ cho hiển vinh danh Người?

Và này, dẫu không trải qua ảnh hưởng của ma quỷ ở mức độ tương tự, nhưng rất thường xuyên, chúng ta bị cản trở, bị khống chế bởi những ‘Thần Câm Điếc’ tương tự. Nó có thể cản trở, bằng cách làm cho chúng ta cứng lòng, khiến chúng ta bối rối hoặc lo sợ khi phải chia sẻ đức tin của mình. Và dù hiếm khi rơi vào quyền lực của nó hoàn toàn, nhưng chúng ta vẫn bị ảnh hưởng, bị ngăn trở bởi nó; để rồi, vẫn không ‘để nên lời ngợi ca’ cho hiển vinh danh Chúa.

David Brainerd, một nhà truyền giáo cho thổ dân da đỏ, qua đời ở tuổi 29. Nhật ký của anh cho thấy một người trẻ đã cam kết mãnh liệt với Chúa Kitô đến mức nào, “Dù sống hay chết, tôi chỉ muốn ‘để nên lời ngợi ca’ cho hiển vinh danh Chúa nơi những anh em bán khai của tôi. Tôi không lên thiên đàng để được thăng tiến nhưng là để tôn vinh Thiên Chúa; không cần biết tôi sẽ ở xó nào trên nơi cao ấy; dù ở đó, tôi ngồi vào ghế cao hay ghế thấp thì thiên đàng của tôi vẫn là làm đẹp lòng Chúa và tôn vinh Người, dâng tất cả cho Người, và hết lòng vì sự vinh hiển Người”.

Anh Chị em,

Ngày nay, thực tế, ‘Thần Câm Điếc’ đang nỗ lực để bịt miệng chúng ta, ngăn chúng ta nói ra cách tự do, chân thành và cấp thiết thông điệp xót thương của Chúa mà bao người rất cần. Như David Brainerd, chúng ta đừng sợ nó! Chúa Giêsu hoàn toàn có quyền trên nó, Ngài không ngần ngại tước đi ảnh hưởng của nó nếu chúng ta dám để cho Ngài chiếm hữu hoàn toàn như David Brainerd. Ngài muốn chúng ta tự do nói ra sứ điệp yêu thương của Ngài cho anh em mình, để rồi, chính họ cũng nên lời ngợi ca Thiên Chúa. Hãy để Chúa Giêsu sử dụng chúng ta như một công cụ của sự thật và tình yêu; như thế, trong mọi đấng bậc, chúng ta không chỉ được tạo thành, được kêu gọi nhưng còn được sai đi ‘để nên lời ngợi ca’ cho hiển vinh danh Người đến muôn đời.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, Chúa mạnh mẽ hơn Satan, Chúa có thể ban cho con sức mạnh để con không còn cứng lòng; cho con sức mạnh để con đem Tin Mừng xót thương của Chúa đến anh em con. Và cùng với họ, ‘để nên lời ngợi ca’ cho hiển vinh danh Chúa, và đó là hạnh phúc đời con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Thập giá, tột đỉnh tình yêu
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:08 11/03/2021
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY
Thập giá, tột đỉnh tình yêu
2 Sb 36,14-16.19-23; Ep 2,4-10; Ga 3,14-21

Trong Tin Mừng Chúa Nhật này, chúng ta tìm thấy một trong những câu nói đẹp nhất của Kinh Thánh: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

Để diễn tả tình yêu của Người đối với chúng ta, Thiên Chúa đã dùng những kinh nghiệm tự nhiền về tình yêu mà con người trao tặng cho nhau. Nhà thơ Dante cho rằng, tất cả mọi điều hữu hạn đều diễn tả điều vô hạn nơi Thiên Chúa. Mọi tình yêu con người như tình yêu vợ chồng, phụ tử, mẫu tử, bạn bè là những trang của một cuốn sách, hoặc những ngọn lửa của đống lửa; chúng có nguồn gốc và tìm thấy sự viên mãn trong Thiên Chúa.

1- Những dạng thức tình yêu Thiên Chúa

Trước hết, trong Kinh Thánh, Thiên Chúa nói với chúng ta về tình yêu của Người qua hình ảnh của tình yêu phụ tử. Tình yêu phụ tử được thể hiện bằng sự cổ võ, khích lệ và thúc đẩy. Một người cha muốn người con của mình lớn lên, bằng cách ông khuyến khích người con cố gắng hết mình. Đây là lý do tại sao chúng ta ít nghe người cha ca ngợi con mình trước mặt nó. Vì ông sợ rằng nó nghĩ mình đã hoàn hảo rồi nên không cần phải cố gắng nữa.

Nét đặc trưng khác của tình yêu phụ tử là sửa dạy. Người cha là thầy dạy hướng dẫn và uốn nắn người con trưởng thành. Một người cha đích thực đồng thời cũng là người ban cho con cái sự tự do và an toàn, nhờ đó, người con cảm thấy mình được bảo vệ trong đời sống. Đây là lý do tại sao Thiên Chúa giới thiệu mình với con người qua hình ảnh “đá tảng và thành lũy” để bảo vệ con người, một “thành lũy vững vàng” trước những gian nan thử thách và lo lắng (x. Tv 27,1).

Nơi khác, Thiên Chúa nói với chúng ta qua hình ảnh tình yêu mẫu tử. Người nói: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15). Tình yêu của một người mẹ được ban nhờ sự đón nhận, cảm thương và sự dịu dàng; tình mẫu tử là một tình yêu sâu nặng và mênh mông như biển cả. Người mẹ luôn luôn đồng hành, bảo vệ con mình và can thiệp cho chúng trước mặt người cha. Kinh Thánh luôn nói về sức mạnh của Thiên Chúa như là sức mạnh của người cha; nhưng Kinh Thánh cũng nói về sự dịu dàng và từ tâm của Thiên Chúa như là sự dịu dàng và từ tâm của người mẹ. Đó là sự “dịu dàng mẫu tử.”

Nhờ kinh nghiệm, con người biết đến một dạng thức khác của tình yêu, tình yêu vợ chồng, đó là một thứ “tình yêu mãnh liệt như tử thần, cơn đam mê dữ dội như âm phủ. Lửa tình là ngọn lửa bừng cháy, một ngọn lửa thần thiêng” (Dc 8,6). Thiên Chúa cũng dùng hình thức tình yêu này để nói về tình yêu vô biên của Người đối với con người. Tất cả những danh từ mang sắc thái tình yêu giữa người nam và người nữ, bao gồm cả từ “quyến rũ” cũng được dùng trong Kinh Thánh để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Thiên Chúa quyến rũ chúng ta (x. Gr 20,7).

2- Đức Giêsu, sự viên mãn tình yêu

Khi đến trần gian, Chúa Giêsu kiện toàn tất cả những hình thức này của tình yêu: tình phụ tự, tình mẫu tử, tình vợ chồng (biết bao lần Người ví mình là một chàng rể (x. Mt 9,15); nhưng Người còn thêm vào một hình thức tình yêu khác: đó là tình bạn hữu. Người nói với các môn đệ: “Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,14-15).

Tình bạn hữu là gì? Nó có thể là một tương quan lớn hơn cả mối tương quan ruột thịt. Tương quan họ hàng hệ tại ở việc có cùng huyết tộc; tình bạn hệ tại ở việc có chung một quan điểm, lý tưởng và những quan tâm. Nó phát xuất từ lòng tin tưởng, nhờ đó tôi sẵn sàng thổ lộ cho người khác biết những tư tưởng, tâm tư, tình cảm sâu kín nhất, cũng như những kinh nghiệm riêng tư của mình.

Giờ đây, Chúa Giêsu gọi chúng ta là bạn hữu của Người, bởi vì những gì Người biết bởi Cha Trên Trời, Người đã mạc khải cho chúng ta, Người đã thổ lộ với chúng ta, tin tưởng chúng ta. Người đã xem chúng ta là những người bạn tri âm tri kỷ để chia sẻ với chúng ta những ẩn dấu của mầu nhiệm Ba Ngôi! Chẳng hạn, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa ưu thích những người bé mọn và những người nghèo, hay Người yêu chúng ta như người cha nhân hậu; hoặc Người chuẩn bị một nơi vĩnh cửu cho chúng ta.

3- Thập giá, tột đỉnh tình yêu

Hơn thế, Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu lớn lao nhất của Người đối với chúng ta khi Người bước lên thập giá. Nơi thập giá, tình yêu của Người thể hiện qua ba năng động: Thứ nhất, tình yêu tự hạ (kenosis): Con Thiên Chúa trút bỏ địa vị cao cả, mặc lấy thân phận người Tôi Tớ đau khổ. Đây là tình yêu được thể hiện bằng chính hành động và dám hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu; Thứ đến, tình yêu đảm nhận (ricapitolatio): Con Thiên Chúa cưu mang mọi đau khổ và tội lỗi của nhân loại, Người chịu chết thay cho chúng ta; Thứ ba, tình yêu tự hiến (agape): Người tự hiến vì chúng ta một cách vô điều kiện. Đây là tình yêu ở mức cao nhất. Bởi thế, thánh Gioan quả quyết: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

Như thế, Chúa Giêsu mang đến cho hạn từ “bạn hữu” một ý nghĩa đầy đủ nhất khi hiến mình để cứu độ chúng ta. Nhờ đó, chúng ta đón nhận được lòng thương xót Chúa và ơn cứu độ. Chính nhờ ân sủng và lòng tin mà chúng ta được sống và được cứu độ (x. Ep 2,4-10).

Chúng ta phải làm gì đối với tình yêu Chúa dành cho chúng ta? Chúng ta làm điều gì đó rất đơn giản thôi: hãy tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa, hãy đón nhận tình yêu đó, hãy nhắc lại nhiều lần với thánh Gioan: “Còn chúng ta, chúng ta đã biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó!” (1 Ga 4,16).

Đồng thời, chúng ta được mời gọi đáp trả tình yêu của Chúa bằng việc tuân giữ các giới răn, xa lánh các dịp tội và quyết tâm không phạm tội nữa. Bởi lẽ, bao lâu còn phạm tội, bấy lâu Chúa Giêsu vẫn phải hấp hối và tiếp tục chịu chết một lần nữa vì chúng ta. Như lời của Dinsmore nói: “Vẫn có một cây thập giá trong cung lòng Thiên Chúa trước khi cây thập giá đó được trồng trên một ngọn đồi bên ngoài thành thánh Giêrusalem. Và giờ đây, dù cây thập giá gỗ đã bị loại trừ, cây thập giá đó vẫn còn trong cung lòng Thiên Chúa và nó sẽ vẫn còn bao lâu vẫn còn dù chỉ một tội nhân để cho Thiên Chúa phải đau khổ.”

Ước gì trong Mùa Chay thánh này, chúng ta nhìn lên thập giá và hoán cải đời sống mình để được sống đời đời. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Chúa Nhật IV Mùa Chay B
Lm. Jude Siciliano, OP
05:13 11/03/2021
CN IV MÙA CHAY (B)
2 Sử Biên niên 36: 14-17, 19-23; T.vịnh 136; Êphêsô. 2: 4-10; Gioan 3: 14-21

Khi máy quay của đài truyền hình quét qua đám đông trong sân thi đấu. bạn có bao giờ trông thấy một người cầm một tấm bảng có dán mảnh giấy viết “Gioan 3: 16” đưa lên hay không? Câu đó là phần chính của bài phúc âm hôm nay. "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời". Câu đó thật tóm tắt, không chỉ đoạn phúc âm hôm nay, nhưng là cả trọn phúc âm.

Câu tiếp theo (17) tràn ngập tình thương hơn là "Thật thế, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian …" Một số người quyết tâm dùng lời nói và cử chỉ của họ để cho mọi người chắc chắn nghe được câu tiếp theo "Ai tin vào Con của Người thì không bị đoán phạt; còn những kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa" Đó là một đoạn văn khá gọn gàng, phải không? Nếu bạn tin vào Chúa Giêsu bạn sẽ được ơn cứu rỗi; nếu bạn không tin... thật là vô phúc cho bạn! Thông thường người sử dụng câu trích này biết chắc rằng họ sẽ được ơn cứu độ, họ không được đứng ở cả hai mặt của đức tin khi họ đón nhận ơn cứu độ.

Hãy tưởng tượng dùng một vài câu trong Kinh Thánh và thử xét đoán hầu hết mọi người ở thế gian không chấp nhận hay không biết về Chúa Giêsu. Chắc chắn, phúc âm đã nói rõ là qua sự sinh ra, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa đã cứu độ thế gian. Nhưng, vì bối cảnh của lịch sử. địa lý, hay văn hóa, nên có người không tin thì không bị lên án. Và, tôi nghĩ có những người đã quay lưng lại với niềm tin vì những kinh nghiệm sống trong thời gian khổ và nhận được những hạn chế gay gắt từ gia đình hay cộng đoàn.

Phúc âm thánh Gioan tiếp tục gởi thông điệp về tình yêu thương của Thiên Chúa và việc Ngài muốn cứu độ tất cả mọi người, ngay cá khi họ không muốn tin vào Đức Kitô. Phúc âm thánh Gioan không phải là sách duy nhất nói lên điều đó. Hãy nhớ cảnh phán xét trong phúc âm thánh Mátthêu (25: 31-46) nói về nơi tất cả các dân tộc tụ họp nhau trước ngai toà phán xét. Con chiên bị tách ra khỏi dê, cụng như tách các người được chúc phúc ra khỏi các người bị lên án. Việc xét xử loài người là không dực trên việc họ có đức tin vào Chúa Giêsu hay không. Nhưng, do họ đã cho kẻ đói ăn, kẻ trần truồng quần áo mặc, cho người khát uống v.v.., Họ là những người đã tuân theo lời dạy của Thiên Chúa, ngay cả khi họ không biết Ngài. Mọi người được đón nhận vào vương quốc của Đức Chúa, nếu họ biết quan tâm với nhau và phục vụ Thiên Chúa, cho dù họ có đức tin hay không.

Chúng ta đã được Thiên Chúa kêu gọi hãy đến với Thiên Chúa qua sự mặc khải của Chúa Giêsu. Chúng ta tin tưởng vào Ngài và tuyên xưng Ngài bằng cuộc sống của chúng ta. Đó là một hồng ân của ơn gọi trở nên người Kitô hữu đã đã nhận bí tích rửa tội, một món quà vô giá, và và đầy yêu thương của Thiên Chúa trao cho chúng ta. Chúng ta không đáng được ơn huệ đó. Vì vậy chúng ta hãy cẩn thận, khi chúng ta xét đoán ai là người được cứu độ, hay bị án phạt. Như thánh Phaolô nhắc chúng ta hôm nay "Nhưng, Thiên Chúa giàu lòng thương xót…, nên dầu chúng ta đã chết trong sự vấp phạm, Ngài cũng sẽ cho chúng ta được phục sinh với Dức Kitô. Do ân sủng mà anh em được cứu độ".

Chúa Giêsu nói với ông Nicođêmô là người đến gặp Ngài trong đêm tối. Có phải ông ta muốn đến gặp Chúa Giêsu vào giờ đó, là do đêm tôi mát trời hơn ban ngày, và yên tịnh để nói chuyện đạt kết quả hay không? Hay là ông ta sợ bị người khác trông thấy chăng? Trong phúc âm thánh Gioan ông Nicođêmô bàu chữa cho Chúa Giêsu trước toà công luận (7: 50). Chính ông Nicođêmô và ông Giuse Arimathêa đã chôn cất Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta không hề nghe nói về việc ông Nicođêmô có trở nên một Kitô hữu hay chưa. Có thể vì ông ta đại diện cho các người cùng đức tin với ông, là những người dè dặt trong việc công khai tin vào Chúa Giêsu. Đó là điều nguy hiểm cho họ.

Chúng ta có thể dừng lại đây và tự hỏi bản thân rằng liệu có một chút, hay có nhiều Nicođêmô trong chúng ta hay không? Chúng ta có nằm trong số những người đã được ơn đức tin, và như ông Nicôđêmô luôn nói điều hay về Chúa Giêsu, và cả đi nhà thờ, nhưng lại không sống một đời sống luôn dấn thân cộng tác với Thiên Chúa? Có phải chúng ta cũng dè dặt trong việc tuyên xưng đức tin chúng ta vào Chúa Kitô: bênh vực quyền lợi cho những người sống ngoài lề xã hội; dành thì giờ và sức lực của chúng ta cho người đói ăn, cho người vô gia cư có nhà ở, đó là việc làm mà Chúa Giêsu nói đến trong cảnh phán xét ghi trong phúc âm thánh Mátthêu (c 25)

Trong phúc âm thánh Gioan "tin vào" Chúa Giêsu là "làm lẽ thật", hay là "làm thật sự" Nó không chỉ là việc hoan hô Chúa Giêsu từ bên ngoài. Nhưng đó phải là hành vi khẳng định tuyên xưng đức tin. Chúng ta tin vào Chúa Kitô vì chúng ta đã nhận được ơn thánh sủng từ Thiên Chúa với tay ra gởi đến chúng ta. Mùa Chay kêu gọi chúng ta hãy suy ngẫm về ơn huệ này và sau đó hãy hành động từ trong cuộc sống mới của chúng ta xứng với ơn huệ đã ban cho chúng ta.

Đây là một câu văn gây điều khó khăn "… Nhưng, hể ai không tin tưởng thì đã bị lên án rồi, vì người đó không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa" Đối với thánh Gioan "tin tưởng" là một động từ của hành vi. Chúng ta "tin" nghĩa là chúng ta phải thể hiện bằng hành vi đáp ứng lại với lòng tin tưởng của chúng ta vào Chúa Giêsu. Việc tin vào Chúa Giêsu không thể thu hẹp trong việc chấp nhận vài tín lý về Ngài là Con Thiên Chúa, chết vì tội chúng ta, Ngài sống lại từ cỏi chết v.v... Đó chỉ là một phần của việc tin. Nhưng, đối với thánh Gioan có nhiều điều hơn nữa. Đó không phải là niềm tin hay không tin, hay tin nhưng không vâng theo. Bởi thế, Khi chúng ta tuyên xưng đức tin, chúng ta phải hành động theo đức tin đó. Nếu chúng ta không hành động theo đức tin của chúng ta, chúng ta không vâng theo và bởi đó, chúng ta sẽ bị diệt vong. Thánh Gioan nói về sự thật đó trong thì hiện tại. Bởi thế điều gì sẽ "bị tiêu diệt" trong đời sống chúng ta.

Đối với thánh Gioan không có điểm trung gian. Việc con Thiên Chúa đến trong thế gian đòi hỏi một quyết định lựa chọn: Chúng ta có tin tưởng vào Con Thiên Chúa hay không. Và nếu có thì đời sống của chúng làm thế nào để phản ánh đức tin đó? Thánh Gioan nói việc Con Thiên Chúa đến trong thế gian đã mang lại ánh sáng cho chúng ta. Nếu chúng ta trông thấy ánh sáng đó, chúng ta được đẫn dắt bởi ánh sáng và sống theo sự thật mà ánh sáng đó đã chỉ cho chúng ta.

Thông điệp chung của Mùa Chay không phải là về việc lên án. Nhưng là việc chúng ta nghe lập đi lập lại trong Kinh Thánh hôm nay. Thánh Phaolô đã tóm tắt: "Thiên Chúa là đấng giàu lòng thương xót, Ngài rất mực yêu mến chúng ta, nên dẫu chúng ta đã chết trong sự vấp ngã, Người cũng đã cho chúng ta được sống lại với Đức Kitô" Thánh Phaolô tóm tắt: "Quả vậy, chính nhờ ân sũng và nhờ lòng tin mà anh em được ơn cứu độ; Đây không phải do sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa. Cũng không phải bởi việc anh em làm, nên không ai có thể khoe khoang gì".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th SUNDAY OF LENT (B)
2 Chron 36: 14-17, 19-23; Psalm 137; Ephesians 2: 4-10; John 3: 14-21

As the television camera pans the crowds at sporting events have you ever seen someone holding a sign that reads, “John 3:16?” That verse part of today’s gospel: “For God so loved the world that he gave his only Son, so that everyone who believes in him might not perish but might have eternal life.” That certainly sums up, not just today’s passage, but the whole gospel message.

The next love-drenched verse (17) is, “For God did not send his Son into the world to condemn the world….” Some people are determined by their words and attitudes to make sure people hear the following verse, “Whoever believes in him will not be condemned, but whoever does not believe has already been condemned, because they have not believed in the name of the only Son of God.” That’s a pretty neat package, isn’t it? If you believe in Jesus you are saved; if you don’t… well too bad for you! Usually people using this quote are pretty sure which side of the saved/damned divide they are going wind up.

Imagine, taking a couple verses out of the Scriptures and passing judgment on most of the world who do not accept or know of Jesus. For sure, the gospel is quite clear that through Jesus’ birth, death and resurrection God has saved the world. But because of historical, geographical, or cultural settings people who do not believe are not condemned. Nor, I believe, are people who have turned away because they experienced a harsh and negative message from their families or church.

John’s Gospel has a repeated message of God’s love and desire to save all people, even if they do not express faith in Christ. His is not the only gospel to say that. Recall the classic judgment scene in Matthew (25:31-46), where all the nations are gathered before the throne of judgment and the sheep are separated from the goats, the blessed from the cursed. The norms by which the people are judged are not by their expressed belief in Jesus, but because they fed the hungry, clothed the naked, gave drink to the thirsty, etc. They followed Jesus’ commandments even without knowing him. People are accepted into God’s kingdom if they cared for one another and served God, whether they expressed faith, or not.

We have received a call to know God through the revelation of Jesus. We believe in him and proclaim him by our lives. That is the gift of our vocation as baptized Christians – an unmerited and loving gift from our God. We have not earned the gift, so let’s be careful whom we judge as saved, or condemned. As Paul reminds us today: “God is rich in mercy… even when we were dead in our transgressions, brought us to life with Christ – by grace you have been saved.”

Jesus is speaking to Nicodemus, who came to him at night. Did he come at that hour because the night is cool, quiet and a good time for conversations of consequence. Or was he afraid of being seen by others? In John’s Gospel Nicodemus defended Jesus before the Sanhedrin (7:50). With Joseph of Arimathea he gives burial to Jesus. But we never hear of Nicodemus becoming a Christian. He may represent others of his faith who were timid to publicly admit faith in Jesus. It was dangerous to do so.

We can pause here and ask ourselves if there is a bit, or a lot of Nicodemus in us? Are we among those who have been given the gift of faith, who like Nicodemus speak well of Jesus, even go to church, but have not lived lives of obvious commitment to him? Are we also timid about voicing faith in Christ: defending the rights of people on the fringe of society; giving our time and energy to feed the hungry; sheltering the homeless, and therefore doing what Jesus spells out in that judgment scene in Matthew 25?

In John’s Gospel, to “believe” in Jesus is to “act in truth,” or “do the truth.” It is not just about applauding Jesus from the sidelines. It’s doing what we claim to believe. We believe in Christ because we have received the gift of grace from our out-reaching God. Lent calls us to reflect on this gift and then act out of the new life it gives us.

Here is a troublesome-sounding verse: “… But whoever does not believe has already been condemned because he has not believed in the name of the only Son of God.” For John, “believe” is an action verb. We “faith,” i.e. we do good works in response to our belief in Jesus. Believing in him cannot be reduced to affirming certain doctrines – that he is the Son of God, died for our sins, was raised from the dead, etc. That is all part of believing, but for John there is more. It is not belief vs unbelief. It is belief vs disobedience. So, if we profess faith we must act on it. If we do not act on our faith, we disobey and thus, we perish. John speaks of such realities in the present tense. So, what would “perishing” in this life be for you?

For John there is no middle ground. The Son of God’s coming into our world requires a choice: do we believe in the Son and, if we do, how do our lives reflect that belief? John says the coming of God’s Son into the world has brought us light. If we see by that light we are guided by it and live the truth the light shows us.

The overall message of Lent is not about condemnation, but what we hear repeated in today’s Scriptures. Paul sums it up: “God who is rich in mercy because of the great love God had for us, even when we were dead in our transgressions, brought us to life with Christ.” Paul sums it up: “By grace you have been saved and this is not from you, it is the gift of God, it is not from works, so no one may boast.”
 
Phải làm gì để nhận được ơn tha thứ tột lỗi ?
Lm. Đan Vinh
05:20 11/03/2021
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY B
2 Sb 36,14-16.19-23; Ep 2,4-10; Ga 3,14-21
PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NHẬN ĐƯỢC ƠN THA THỨ TỘI LỖI?

I.HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Ga 3,14-21

(14) Khi ấy Đức Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, (15) để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. (16) Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (17) Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. (18) Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án; Nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào Danh của Con Một Thiên Chúa. (19) Và đây là bản án: Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. (20) Quả thật, ai làm điều ác thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. (21) Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa.

2. Ý CHÍNH:

Khi nói chuyện với ông Ni-cô-đê-mô, Đức Giê-su đã mặc khải về tình thương cứu độ của Thiên Chúa như sau:
Để cứu chuộc thế gian đang sống trong bóng tối sự chết, Thiên Chúa đã sai Con Một giáng trần làm Đấng Thiên Sai. Nhờ chấp nhận cái chết đau thương trên thập giá để đền tội thay và giao hòa loài người với Thiên Chúa.
Từ đây, những ai muốn được ơn cứu độ phải có mấy điều kiện sau: Một là phải được tái sinh bởi Nước và Thánh Thần. Hai là phải tin Đức Giê-su, Đấng đã chịu chết trên thập giá để đền tội thay, mà con rắn đồng thời Xuất Hành là hình bóng. Ba là phải vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Người.

3. CHÚ THÍCH:

- C 14-15: + Ni-cô-đê-mô: Một người vị vọng trong dân Do Thái, là thành viên của Công Nghị tại Giê-ru-sa-lem. Ông muốn tìm hiểu về con người và giáo lý của Đức Giê-su, nhưng còn với thái độ dè dặt. Sau này ông đã can đảm bênh vực Đức Giê-su trong Công Nghị (x. Ga 7,50-52; 12,32). Và khi an táng Người, ông đã can đảm gia nhập vào hàng ngũ các môn đệ của Đức Giê-su (x. Ga19,39). + Mô-sê giương cao con rắn trong sa mạc: Khi được cứu thoát khỏi ách nô lệ cho người Ai Cập, dân Do Thái thay vì biết ơn Chúa và Mô-sê, họ lại kêu ca trách móc khi phải chịu chút kham khổ. Họ thà quay lại làm nô lệ cho dân Ai-Cập, miễn là hằng ngày được ngồi bên nồi thịt và được ăn uống no nê, còn hơn được tự do mà bị đói khát thiếu thốn giữa nơi sa mạc hoang vu. Chúa đã trừng phạt họ về thái độ vô ơn bạc nghĩa ấy. Họ bị rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Bấy giờ họ mới hồi tâm sám hối và xin ông Mô-sê chuyển cầu Đức Chúa tha tội. Đức Chúa đã tha và truyền phải đúc tượng một con rắn bằng đồng, treo lên cây cột, để ai bị rắn cắn mà tin vào tình thương tha thứ của Đức Chúa nhìn lên con rắn đồng này, thì sẽ được cứu sống (x. Ds 21,8-9). + Con Người: là một hình ảnh được ngôn sứ Đa-ni-en nhìn thấy trong giấc chiêm bao. Con Người nói đây là một nhân vật được Đức Chúa tuyển chọn và trao sứ mệnh cai trị muôn dân trong sự công minh chính trực (x. Đn 7,13-14). Đức Giê-su nhiều lần đã tự xưng là Con Người với ý nghĩa này (x. Mt 8,20; 12,32). + Cũng sẽ được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời: Đức Giê-su đã tiên báo Người sẽ được nâng lên khỏi mặt đất, hay bị treo trên cây thập giá, giống như con rắn đồng thời Mô-sê xưa, để giao hòa tội nhân với Đức Chúa và nên dấu chỉ ơn cứu độ cho loài người. Người cũng được nâng lên trong vinh quang của Thiên Chúa, nghĩa là được tôn vinh trong Thiên Chúa (x. Ga 3,13; 6,62), để kéo mọi tín hữu lên trời hưởng hạnh phúc với Người (x. Ga 8,28; 12,32-34).
- C 16-18: + Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một: Thánh Gio-an đã khẳng định nhiều lần: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,8). Người thể hiện tình yêu qua việc ban Con Một yêu dấu cho thế gian. Thế gian chính là mọi loài thụ tạo, đặc biệt là loài người. Sự ban tặng này, gợi lên hình ảnh tổ phụ Áp-ra-ham xưa đã vâng lời Đức Chúa, đem hiến dâng con trai độc nhất là I-sa-ác để làm của lễ toàn thiêu tiến dâng Đức Chúa (St 22,2-13). + Để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời: Điều kiện để được ơn cứu độ là phải tin vào Đức Giê-su - Con Một Thiên Chúa, là Đấng ban ơn cứu độ cho loài người. Ơn cứu độ là ơn tha thứ mọi tội lỗi, xóa bỏ hình phạt đáng chịu vì tội, và saư này được sống lại trong ngày tận thế để được hưởng hạnh phúc muôn đời trong Nước Trời với Chúa. + Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án: Tin ở đây là chấp nhận Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa. Tin cũng là vâng nghe lời Người mời gọi, là từ bỏ mọi sự mà vác thập giá bước theo chân Người. Tin đòi ta phải kết hiệp mật thiết với Đức Giê-su để sống tình yêu thương đối với tha nhân, giống như cành nho chỉ phát sinh hoa trái nếu được tháp nhập vào thân cây nho và hút được nhựa sống từ thân cây chuyển sang cho (x. Ga 15,4). NÓI CÁCH KHÁC: Tin là sống trong ơn nghĩa với Thiên Chúa. Những ai đặt trọn niềm tin vào Đức Giê-su như vậy thì không bị kết án nữa vì họ đã được Người chịu chết đền tội thay cho rồi. + Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi vì không tin vào Danh Con Một Thiên Chúa: Không tin là từ chối Chúa, là không sống trong ơn nghĩa với Chúa. Đây là những kẻ thù ghét Đức Giê-su và chống lại Hội Thánh của Người. Vì kẻ không tin không được dự phần vào ơn cứu độ của Đức Giê-su, nên tội và án phạt của họ vẫn còn đó. Vì không tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa, nên họ sẽ không được cứu độ nhờ Danh Người (x. Pl 2,9-11). Như vậy, những kẻ không tin đã tự loại mình ra khỏi Ơn Cứu Độ của Đức Giê-su
- C 19-21: + Ánh sáng đã đến thế gian: Đức Giê-su là “Vầng Đông soi sáng” (x. Lc 1,78-79; 2,32) là “ánh sáng đích thực” đã đến thế gian và chiếu soi mọi người (x Ga1,9). Người đã tự ví mình là “Ánh Sáng thế gian” để ai theo Người thì sẽ không đi trong tối tăm, nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống đời đời (x. 9,5). Những ai tin vào Danh Người thì không phải chết và không bao giờ bị hư mất (Ga 12,46). + Người ta thích bóng tối hơn ánh sáng vì các việc họ làm đều xấu xa: Thánh Phao-lô giải thích lý do người ta thích bóng tối hơn ánh sáng là do tội bất phục tùng của nguyên tổ A-đam nên tội lỗi đã nhập vào thế gian, và tội là nguyên nhân dẫn đến sự chết (x. Rm 5,12). Tội nguyên tổ làm cho con người dễ chiều theo bóng tối hơn ánh sáng. Thánh Phao-lô cũng thú nhận như sau: “Muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7,18-19). + Ai làm điều ác thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách: Bóng tối và ánh sáng luôn xung khắc nhau. Ánh sáng đi đến đâu thì sẽ xua tan bóng tối. Người đời thường ưa thích bóng tối là các đam mê tội lỗi hơn là ánh sáng của sự khiêm hạ phục vụ tha nhân. Họ không chấp nhận ánh sáng là Đức Giê-su và còn xuyên tạc các việc tốt Người làm (x. Mt 9,33-34). Họ rình để bắt lỗi từng lời nói việc làm của Người để tố cáo Người (x. Mc 3,2). Cụ thể là phái Pha-ri-sêu và Hê-rô-đê, đã liên minh với nhau để tìm cách triệt hạ Người (x. Mc 3,6). + Kẻ sống theo sự thật thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa: Những ai ăn ở lương thiện và công minh chính trực, thì tìm thấy chân lý và sẵn sàng đi theo ánh sáng là Đức Giê-su. Nhờ đó họ sẽ làm được nhiều việc tốt theo thánh ý Thiên Chúa.

4. CÂU HỎI:
1) Hãy cho biết đức tin vào Đức Giê-su của ông Ni-cô-đê-mô diễn tiến thế nào?
2) Con rắn trong sa mạc thời Cựu Ước, liên quan thế nào với việc Đức Giê-su chịu chết trên thánh giá thời Tân Ước sau này?
3) Ngày nay muốn được hưởng ơn cứu độ do Đức Giê-su thiết lập, các tín hữu cần những điều kiện nào?
4) Tin vào Con Thiên Chúa cụ thể đòi chúng ta phải làm gì? Tin như vậy ta sẽ được lợi ích nào?
5) Hình phạt dành cho những kẻ cố chấp không tin vào Đức Giê-su ra sao?
6) Đức Giê-su đã mặc khải Người là ánh sáng thế nào? Tại sao người đời lại thích bóng tối hơn ánh sáng do Đức Giê-su mang lại?
7) Ai đi theo ánh sáng của Đức Giê-su thì sẽ được những ơn gì?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

2. CÂU CHUYỆN:

1. CỘT TRỤ BIỂU TƯỢNG TÌNH THƯƠNG CỨU ĐỘ:
Các du khách có dịp viếng thăm nhà thờ chính tòa Gen-gi-ba bên Phi Châu, sẽ nhìn thấy lời chào đón ghi trên cửa nhà thờ: “Bạn đang đứng trong ngôi nhà của Đức Ki-tô”.
Ngôi nhà thờ này đã được xây dựng ngay trên mảnh đất trước kia buôn bán những người nô lệ da đen giống như buôn bán súc vật. Đặc biệt bàn thờ được đặt trên một tảng đá là nơi các người nô lệ bị đánh đòn để kiểm tra về sức khỏe của họ.
Cây thánh giá bằng vàng được treo trên một chiếc cột trụ có khắc tên bác sĩ Livdy Stone, một người Anh đã từng lên tiếng chống lại tệ nạn buôn bán nô lệ. Trên cột trụ này bác sĩ thường đứng để cổ vũ giải phóng nô lệ. Mãi đến ngày 16.6.1873 việc buôn bán nô lệ tại Phi châu mới bị ngăn cấm do một đạo luật được ban hành. Kể từ đó, phẩm giá đích thực của người da đen mới được nhìn nhận.
Chiếc cột trụ đã trở nên dấu chỉ, gợi nhớ đến những hy sinh gian khổ và cả cái chết để giải phóng những người nô lệ da đen và giúp họ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đối lại thù hận là tình yêu thương chân thật. Đối lại bóc lột là tự do bình đẳng. Đối lại chiến tranh là hòa giải tha thứ.
Câu chuyện trên gợi lên cho chúng ta về tình thương của Thiên Chúa. Thời Xuất Hành, Đức Chúa đã truyền cho ông Mô-sê đúc một con rắn bằng đồng, treo lên một cây cột trong hoang địa, để những ai bị rắn cắn nhìn lên rắn đồng biểu tượng tình thương cứu độ thì sẽ được chữa lành.

2. THÁNH GIÁ CỦA LÒNG XÓT THƯƠNG:
Tại một nhà thờ bên Tây Ban Nha, có một tượng thánh giá cổ rất đặc biệt. Cánh tay trái của Chúa Giê-su vẫn còn đóng vào thập giá, nhưng cánh tay mặt thì đã rời ra và giơ lên phía trước trong tư thế như đang ban phép lành.
Người Tây Ban Nha kể về nguồn gốc của tượng thánh giá này như sau: Một hôm có một tội nhân đến xưng tội với vị linh mục đang ngồi tòa ở dưới cây thánh giá này. Như thường lệ, mỗi khi giải tội cho một tội nhân phạm tội nặng, vị linh mục đã ra việc đền tội nặng và ngăm đe đủ điều. Nhưng bản tính khó chừa, chẳng bao lâu sau ông ta lại phạm tội và đến xưng tội. Lần này sau khi giải tội, vị linh mục nói với ông ta: "Đây là lần cuối cùng tôi xá giải tội này cho anh!"
Nhiều tháng trôi qua, một hôm tội nhân lại đến quỳ tại tòa giải tội dưới cây thánh giá để xin ơn tha thứ. Nhưng lần này, vị linh mục dứt khoát: "Ông đừng có đùa với Chúa. Tôi không thể ban phép giải tội cho anh được nữa!". Nhưng lạ lùng thay, khi vị linh mục vừa khước từ ban ơn tha tội, thì nghe thấy có tiếng thì thầm từ cây thánh giá phía trên. Ngước nhìn lên ông thấy cánh tay phải của Chúa Giê-su đã bung ra khỏi thánh giá và đang ban phép lành cho hối nhân. Rồi vị linh mục lại nghe thấy tiếng Chúa phán với ông như sau: "Chính Ta là người đã đổ máu ra cho tội nhân này chứ không phải ngươi".
Từ đó, bàn tay của Chúa Giê-su luôn trong tư thế ban phép lành, để mời gọi mọi người hãy đến xin ơn tha thứ. Du khách đến viếng, nhìn lên thánh giá đều có cảm tưởng như ánh mắt của Chúa đang nhìn mình và nói: "Ta không kết án con đâu. Hãy về bình an và từ nay đừng phạm tội nữa" (Ga 8,11).

3. CHẾT VÌ NGƯỜI YÊU MỚI LÀ TÌNH YÊU TỘT ĐỈNH:
Thời xưa, khi trái đất còn hoang sơ, có một con thỏ tên là PÔ-LI-XA. Thỏ Pô-li-xa rất thương người, ai xin gì nó cũng cho và không từ chối một người nào. Một hôm có một cụ già lom khom chống gậy tới gần nói rằng:
- Già đang bị đói lắm, suốt mùa nước lũ vừa qua, già không có gì ăn cả. Chắc già sắp chết đến nơi rồi. Giờ đây già chỉ thèm ăn một miếng thịt thỏ, vậy Pô-li-xa có cho già được không?
Thỏ Pô-li-xa nhìn ông già hom hem yếu đuối tội nghiệp quá, liền bảo ông rằng:
- Được rồi, ông chờ cháu một lát.
Nói xong nó chạy kiếm củi xếp thành đống, nhóm lửa và nói:
- Ông chờ thịt cháu chín, rồi hãy lấy ra mà ăn.
Sau đó thỏ nhảy vào đống lửa. Bấy giờ đống lửa đang cháy to tự nhiên bị tắt ngúm và ông lão cũng biến mất. Thì ra đó là một vị thần, được Thượng đế phái tới để thử lòng tốt của thỏ Pô-li-xa. Về sau để thưởng công, Thượng Đế đã cho thỏ Pô-li-xa được sống vui vẻ hạnh phúc mãi mãi trên mặt trăng.
Đây là một câu chuyện ngụ ngôn đề cao những ai có lòng nhân ái, sẵn sàng hy sinh chết cho người khác như Tin Mừng hôm nay đã viết: "Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Ga 15,13).

4. TÌNH NGƯỜI ĐEN BẠC:
Xưa kia có một vị hoàng đế rất giàu sang và cũng có lòng đại lượng. Vua sẵn sàng ban phát vàng bạc châu báu cho những ai làm cho vua hài lòng. Thế là các nịnh thần mọc lên như nấm trong hoàng cung.
Các hoàng tử thì xu nịnh để được vua cha ban cho ngai vàng nối ngôi. Các quan trong triều thì xu nịnh để mong được thăng quan tiến chức... Mở miệng ra là họ xưng mình là bề tôi hết dạ trung thành, sẵn sàng chịu chết vì đức vua.
Nhà vua đã tin vào những lời nịnh hót đó và đã ban cho họ rất nhiều vàng bạc châu báu khiến ngân khố triều đình bị trống rỗng.
Trong triều chỉ có ông quan ngự y là người duy nhất trung thực. Ông đã nhiều lần thuyết phục nhà vua đừng tin những lời đường mật của lũ bầy tôi xu nịnh, nhưng vua đều bỏ ngoài tai.
Ngày nọ, nhà vua bất ngờ lâm trọng bệnh, tính mạng chỉ còn được đếm từng giờ. Quan ngự y cho biết bệnh của vua chỉ có thể được chữa lành nếu ăn được trái tim của một hoàng tử có lòng yêu thương vua cha nhất. Nghe tin nầy, các hoàng tử trong hoàng cung đều trốn biệt!
Không thể kiếm được trái tim của hoàng tử, nhà vua hỏi ý kiến quan ngự y xem có thể dùng tim một người khác được không? Quan ngự y trả lời ít ra phải là trái tim của một quan lớn mới được. Nghe tin đó, các quan lớn quan nhỏ trong triều lần lượt trốn biệt.
Túng quá, thôi thì có thể dùng tạm trái tim của công chúa, thê thiếp, thị vệ cũng được. Nghe tin đó, cả công chúa, thê thiếp và lính hầu… cũng không còn thấy ai lai vãng trong cung điện nữa. Cung điện thường ngày lúc nào cũng tấp nập, giờ trở nên vắng lặng như bãi tha ma!
Sau cùng nhà vua đã đột nhiên khỏi bệnh và đã thấu hiểu tình người đen bạc.
Thực ra chính quan ngự y đã dựng lên màn kịch nầy để thử lòng trung thành của mọi người chung quanh nhà vua!
Đời là thế! Ai cũng có thể nói yêu thương, nhưng không ai dám chết thay cho người mình yêu. Nhưng vẫn có một người đã dám hy sinh tính mạng cho những kẻ phản bội mình là Chúa Giê-su.

3. SUY NIỆM:

1) Thiên Chúa yêu thế gian đã sai Con Một cứu độ:
Từ lâu, hình ảnh một con rắn cuộn tròn quanh một cây gậy đã được ngành y dược thế giới chọn làm biểu tượng của khoa chữa bệnh cho con người. Hình ảnh ấy xem ra cũng giống như con rắn bằng đồng thời Mô-sê, được treo trên cây cột để chữa lành những ai bị rắn cắn khỏi bị chết. Tuy nhiên chỉ có Đức Giê-su thời Tân Ước, đã chịu chết treo trên thập giá, mới thật là linh dược chữa lành mọi bệnh hoạn thể xác và linh hồn của chúng ta.
Nói chuyện với ông Ni-cô-đê-mô, Đức Giê-su đã mặc khải về tình thương cứu độ của Thiên Chúa như sau: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

2) Sám hối tội lỗi là điều kiện để được ơn Chúa cứu độ:
Những ai muốn được hưởng ơn cứu độ của Chúa Giê-su cần có đủ mấy điều kiện sau:
- Một là phải khiêm tốn nhận mình là tội nhân để hồi tâm sám hối và chịu phép rửa tội để được ơn tái sinh làm con Thiên Chúa bởi nước và Thánh Thần.
- Hai là phải tin Chúa Giê-su, Đấng đã chịu chết trên thập giá đền tội thay cho loài người, mà con rắn đồng thời Xuất Hành là hình bóng về cái chết của Người.
- Ba là phải “bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày để đi con đường hẹp và leo dốc của Người”.
Lòng tin yêu và sám hối của người trộm lành cùng chịu đóng đinh với Đức Giê-su chính là gương mẫu cho sự hồi tâm sám hối của mỗi tín hữu chúng ta hôm nay.

3) Phải đi theo con đường thập giá của Chúa Giê-su:
Khi bị mắc bệnh nan y, nếu muốn khỏi bệnh, bệnh nhân phải đi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân và uống thuốc theo toa bác sĩ để điều trị bệnh. Bệnh nhân chỉ được khỏi bệnh nếu tin vào thầy thuốc và uống thuốc theo đúng liều lượng được chỉ dẫn. Rồi còn phải nghe lời bác sĩ để tránh các nguyên nhân gây bệnh về sau.
Cũng vậy, khi phạm tội mà muốn khỏi bị chết, tội nhân cần tin nhận Đức Giê-su, đi theo con đường “qua đau khổ vào vinh quang” của Người, năng nhìn lên Chúa đã bị chết treo trên thập giá để xin Người tha tội như anh trộm lành (x. Lc 23,40-43). Chắc chắn chúng ta cũng sẽ nhận được ơn tha tội và được vào hưởng hạnh phúc Thiên Đàng đời sau như Đức Giê-su đã hứa ban cho anh trộm lành có lòng ăn năn sám hối: “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).

4) Làm gì để loại trừ được thói hư và nhận được ơn tha tội?:
- Mùa chay mời gọi chúng ta nhìn lại để biết mình đang sống trong ánh sáng hay bóng tối sự chết? Chúng ta hãy đến bệnh viện của Chúa Giê-su là Hội Thánh để kiểm tra sức khỏe tâm hồn, để được Chúa chữa lành bệnh tật và tập các nhân đức đối lập với các thói hư như kinh Cải Tội Bảy Mối có Bảy Đức đã dạy.
- Một tác giả vô danh đã kể về cuộc kiểm tra sức khỏe tâm linh của ông ta nơi bệnh viện của Chúa Giê-su mà nhờ đó ông đã được Chúa chữa lành như sau:
. Đầu tiên khi đo huyết áp cho tôi, bác sĩ Giê-su cho biết tôi bị bệnh thiếu máu Đức Tin và Đức Ái. Và khi cặp độ, nhiệt kế báo hiệu tôi bị sốt Ích Kỷ tới 40 độ C cần cấp thời được điều trị.
. Ðiện tâm đồ chỉ ra rằng trái tim của tôi thiếu những rung động Tình Thương, tôi bị chứng huyết áp cao do mạch máu tắc nghẽn do lớp cholesterone Ganh Ghét và có nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.
. Tới khoa xương khớp, tôi đã tìm ra nguyên nhân tại sao chân tay của tôi thường bị đau nhức và đi đứng khó khăn, là do Mỡ Tự Mãn trong máu lên khá cao và chất đạm Axit Uric do ăn uống thiếu điều độ cũng tăng gấp đôi mức an toàn, nên bị cục Gút ở mắt cá chân, rất khó đi lại bình thường. Cũng vì thế mà tôi không thể “Đi Bước Trước” mỉm cười bắt tay thân thiện với người mới gặp hay khó lòng làm hòa với bà mẹ chồng khó tính thường la rầy và phê phán tôi với mấy người hàng xóm.
. Chứng cận thị Tham Lam làm mờ mắt khiến tôi đánh giá tha nhân qua sự vật bề ngoài như nhà cửa, xe cộ, quần áo… thay vì nhìn vào bản chất và động cơ ẩn giấu trong tâm hồn họ.
. Do quen nghe những tiếng ồn ào của quán nhạc Ka-ra-ô-kê nên một bên tai tôi đã bị Ðiếc Nặng, không còn nghe được hoặc không còn muốn nghe những lời tâm sự của những người bất hạnh.
. Tôi đã được bác sĩ Giê-su tận tình khám bệnh miễn phí với Lòng Thương Xót. Người đã cho tôi một toa thuốc gồm hai loại đặc trị là Lời Chúa và Thánh Thể, đồng thời khuyên tôi thực hành vật lý trị liệu là Thao Luyện Tâm Linh và thực hành Bác Ái đi thăm viếng tha nhân.
- Tôi quyết tâm trong Mùa Chay này sẽ chữa bệnh theo toa thuốc của Chúa như sau:
. Mỗi sáng khi vừa thức dậy, tôi sẽ dùng ngay một ly nước Tạ Ơn Chúa. Trong bữa sáng, tôi uống thêm một thìa Nụ Cười Thân Thiện và Chào Hỏi người tôi gặp gỡ.
. Ở cơ quan làm việc, lợi dụng các giờ nghỉ giữa giờ, tôi làm các động tác vật lý trị liệu là Nghĩ Đến Người Khác và Đáp Ứng Nhu Cầu của họ. Trong bữa trưa, tôi không quên uống thêm viên thuốc Nhẫn Nại Chịu Đựng. Buổi tối về nhà, tôi sẽ dành thời gian vận động tay chân bằng cách giúp người thân làm các việc nhà để biểu lộ Tình Thương Cụ Thể. Rồi trước khi đi ngủ, tôi uống thêm thuốc Sám Hối Tạ Ơn Chúa và Cậy Trông Phó Thác vào Chúa quan phòng.

4. THẢO LUẬN:
1) Phân biệt Tội nặng nhẹ về giống tội, về mức độ phạm và về hình phạt?
2) Có khi nào người ta chỉ phạm bằng lời nói mà vẫn có tội nặng không?
3) Khi ý thức mình đã phạm tội nặng, chúng ta cần làm gì noi gương người phụ nữ tội lỗi (x Lc 7,47) gương tông đồ Phê-rô (x Lc 22,61-62), để sớm nhận được ơn giao hòa với Chúa?

5) NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa đã yêu thương chúng con đến cùng, nên đã ban Lời Chúa và dạy chúng con phải ăn ở thế nào để nên con thảo của Chúa Cha, và nên anh chị em của mọi người. Chúa cũng ban bí tích Thánh Thể làm lương thực nuôi dưỡng đức tin trong cuộc hành trình về Nhà Cha trên trời. Chúa còn ban chính mạng sống mình, chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho chúng con. Mỗi lần lỡ sa ngã phạm tội, xin cho chúng con biết tin thác vào tình thương của Chúa và nhìn lên Thánh giá, để xin ơn tha thứ. Trong những ngày Mùa Chay này, xin Chúa giúp chúng con năng suy niệm chặng đàng Thánh giá, chăm chỉ đến nhà thờ suy ngắm mười lăm sự thương khó, tham dự các buổi tĩnh tâm Mùa Chay để cảm nghiệm được tình Chúa yêu thương và quyết tâm chừa cải các thói hư. Nhờ đó, hy vọng chúng con sẽ được biến đổi nên người mới, thành con yêu của Chúa Cha, nên môn đệ thực sự của Chúa và nhiệt tình làm việc tông đồ để xứng đáng được ơn cứu độ.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.


 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ IV Mùa Chay. Năm B.14.3.2021
Lm Francis Lý văn Ca
11:36 11/03/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đã cùng đi với nhau hơn nửa chặng đường của Mùa Chay Thánh. Qua các bài sách thánh và sự chia sẻ của Linh mục, cộng đoàn tín hữu chúng ta như cảm thấy đồng hành thật gần và mật thiết với anh chị em của mình trong lộ trình của Mùa Hồng Ân năm nay.
Một đôi phút trước thánh lễ, chúng ta thử kiểm điểm lại những gì đã thực hiện và những gì còn thiếu sót hoặc chưa thực hiện được trong đoạn đường đã qua....
Với thời gian còn lại của Mùa Chay nầy, chúng ta, sau khi đã kiểm điểm, hãy bắt đầu lại, hoặc khởi sự những gì chưa bắt đầu, hoặc tiếp tục thực hiện những điều còn thiếu sót. Chủ đề của các bài đọc hôm nay nói lên điểm chính: Chúa là nguồn tình yêu. Ngài luôn tha thứ những thiếu sót và lầm lỗi của chúng ta. Chúng ta sẽ bắt đầu lại với ơn Chúa giúp, như điều mà chúng ta thường nghe nhắc nhở, qua tư tưởng của thánh Phaolô: "Ơn Chúa đủ cho chúng ta".
Với những tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Chúa cảnh cáo dân Dothái, nếu họ còn phạm tôi thì Đền Thờ của họ sẽ bị phá hủy... Nhưng Chúa là Cha nhân hậu vẫn còn quan tâm đến con cái, đến thời gian đầy đủ, Ngài đaã nhờ tay vua Cyriô giải thoát họ.

TRƯỚC BÀI II:
Tình thương của Thiên Chúa tỏ hiện nơi Đức Kitô nhập thế và nhập thể. Ơn cứu độ của chúng ta được nhờ cái chết của Đức Kitô. Cho nên mọi sự cứu rỗi đều nhờ Đức Kitô.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Kitô trong cuộc đàm thoại với Nicôđêmô đã cho biết sứ vụ của Ngài là đem ánh sáng đến trần gian. Chính Chúa là ánh sáng. Con người có quyền tự do để chọn lựa: bước đi trong ánh sáng hay từ khướt ánh sáng đó.






LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian. Chúng ta cầu xin Chúa giúp để sống trong sự thật và bước đi trong ánh sáng của Chúa:

1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội Công Giáo khắp hoàn vũ, luôn hiệp nhất với Đức Thánh Cha Phanxicô, là Thủ Lãnh Tối Cao của Giáo Hội Lữ Hành. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho các phẩm trật trong các Giáo Hội Địa Phương luôn đầy khôn ngoan - là Ánh Sáng hướng dẫn đoàn lữ hành đông đảo của chúng ta đi trên con đường dẫn về nhà Cha. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúa đã mang ánh sáng xuống trần gian và Chúa mong ánh sáng đó chiếu soi vào thế gian tối tăm. Xin cho mỗi người chúng ta, là những sứ giả của Ánh Sáng Chúa Kitô, chiếu soi thế gian bằng cách học hỏi Lời của Sự Sáng và đem Lời cho những ai còn ngồi trong bóng tối của ác thần Sa tan. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta đang ở trong tháng kính thánh cả Giuse, xin thánh cả là quan thầy của Giáo Hội Việt Nam, luôn phù trì, để con thuyền của Giáo Hội Mẹ được trải qua cơn sóng ác thần. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Trong tinh thần Mùa Chay, với Dự Án Tình Thương Giáo Hội kêu mời. Xin cho mỗi người trong chúng ta biết đáp trả lại trong sự quảng đại với anh chị em kém may mắn hơn chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã kêu gọi chúng con từ bóng tối sự chết để gia nhập vào ánh sáng qua bí tích rửa tội. Xin cho chúng con biết đem ánh sáng chiếu soi cho anh em lương dân và đưa nhiều người gia nhập vào Giáo Hội Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 11/03/2021

44. Con nên làm hết sức có thể để mình không phạm tội nhỏ, hơn nữa càng phải làm cho được tới mức độ hoàn thiện nhất.

(Thánh nữ Terese of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:42 11/03/2021
86. PHẬT SỐNG CẦN TIỀN

Đường Tam Tạng đi Tây Thiên thỉnh kinh, đi đến chùa Lôi Âm, thầy trò thấy Phật, Phật dặn dò đệ tử đưa chân kinh cho Đường tăng, trưởng tràng là Ca Diệp kêu khổ đòi Đường tăng điều lợi, Đường tăng bất đắc dĩ phải lấy cái bát bằng vàng mà Đường thiên tử đã ban tặng đưa cho ông ta.

Bát Giới thấy thì rất tức giận về nói với Phật, nhưng Phật lại nói:

- “Đệ tử nhà Phật cũng phải mặc áo ăn cơm, trước đây nước Xả Vệ là Triệu trưởng giả mời các đệ tự xuống núi, chỉ tụng một bản kinh thì được ba đấu ba thăng hột lúa mì bằng vàng, cái bát vàng của mày ấy được bao nhiêu vàng mà đáng nói hử?”

Lời nói ấy làm cho lòng Bát Giới như có lửa mà không có chỗ phát, giống như mũi tên xuyên qua miệng, chỉ biết ôm hận vừa đi vừa nói:

- “Ngày nào cũng trông mong thấy phật sống, té ra phật sống cũng tham tiền !”

Đường tăng nói:

- “Đồ đệ thôi đừng phiền não nữa, chúng ta về thôi, thiếu không được thì đi giúp người ta tụng kinh vậy”.

(Tiếu Tán)

Suy tư 86:

Thánh sống, phật sống thường là những người đạo đức thánh thiện không tham lam, không trộm cắp, không ghen ghét, không gian dâm, không vu oan giá họa cho người khác, không nói hành nói tỏi.v.v…

Trong phần mở đầu thư gởi cho các giáo đoàn Ê-phê-sô, Phi-lip-phê và Cô-lô-sê, thánh Phao-lô tông đồ đã gọi họ là dân thánh bởi vì họ là những anh em tín hữu trong Đức Kitô (Cl 1, 2), như vậy tất cả những người Ki-tô hữu đều được gọi nên thánh ngay khi còn ở thế gian này, cho nên –có thể nói- người Ki-tô hữu là thánh sống.

Nhưng có những “thánh sống” tham tiền đến nỗi bỏ cả Chúa và Mẹ, có những “thánh sống” mê danh vọng hơn mê sự nghèo khó, có những “thánh sống” thích bon chen với đời hơn là thích cầu nguyện, có những “thánh sống” khoái của ngon vật lạ hơn sự đạm bạc, có những “thánh sống” hay ghen ghét người khác hơn là yêu thương, có những “thánh sống” thích nói hành nói tỏi hơn là nói lời an ủi khích lệ người khác…

Người Ki-tô hữu là người được mời gọi chia sẻ thập giá với Đưc Chúa Giê-su, và đồng thời cũng được mời gọi hưởng đời hạnh phúc vĩnh hằng với Thiên Chúa.

Đó là một hạnh phúc lớn lao không phải ai cũng được !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Giờ Chầu Thánh Thể: 24 giờ cho Chúa
Lm. An tôn Nguyễn Văn Độ
17:30 11/03/2021
Giờ Chầu Thánh Thể: 24 giờ cho Chúa

(Từ tối ngày 12 đến ngày 13 tháng 3 năm 2021)

Chủ đề : “Chúa tha thứ cho ngươi muôn vàn tội lỗi ” (Tv 103)

I. KHAI MẠC :

uLời dẫn nhập (Người dẫn đọc)

Kính thưa cộng đoàn,

Trong cuộc sống có rất nhiều những chuẩn mực đạo đức đáng quý mà con người chúng ta luôn theo đuổi, trong đó có sự tha thứ. Tha thứ là một phẩm chất vô cùng đáng trân trọng của con người. Tha thứ là tỏ lòng khoan dung, giúp ta bỏ qua cho người khác những sai lầm mà họ đã gây ra và giúp họ sửa chữa hoạc đứng lên sau lần vấp ngã. Điều này cũng có nghĩa là tự tha thứ cho chính mình… Tha thứ là món quà quý giá mà con người dành tặng nhau, làm cho người có tâm hồn rộng mở, nhân hậu nồng cháy, sẽ mở rộng và nồng cháy hơn.

Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Ai cũng mang trong mình những yếu đuối. Vì thế, ai cũng cần lòng khoan dung, tha thứ của người khác, và nhất là cần được Thiên Chúa khoan hồng thứ tha tội lỗi.

Chúc tụng CHÚA đi, hồn tôi hỡi,

toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh!

Chúc tụng CHÚA đi, hồn tôi hỡi,

chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi,

thương chữa lành các bệnh tật ngươi” (Tv 103,1-3).

Mặc lấy tâm tình của tác giả, đọc những lời trên chúng ta cảm thấy thật là vui. Đây là bài tụng ca tình yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa của Giao Ước. Một tội nhân được tha thứ, lên đền thờ dâng lễ tạ ơn, kể ra các ơn mình lãnh nhận. Các bạn hữu và thân nhân cùng đi với anh và cùng dự tiệc để hòa niềm tri ân. Qua người tội nhân này, chính toàn dân Israel đang thưa với Thiên Chúa. Bởi tội không chỉ là hành vi cá nhân nhưng còn có tính cộng đoàn, “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội” (Rm 5,12). Nay Thiên Chúa tha thứ cho anh là tha cả cho toàn dân muôn vàn tội lỗi.
Bài ca bừng lên niềm vui : “Hồn tôi hỡi! Hãy chúc tụng Chúa”. Tội lỗi, yếu đuối của con người thu hút được tình yêu của Thiên Chúa. Tình yêu vĩnh cửu thiên thu vạn đại: nền tảng cho niềm tin vào sự phục sinh. Tình yêu uy quyền, mạnh hơn sự chết, không những tạo dựng ta mà còn tái tạo ta. Tình yêu gợi mở cho một lời đáp trả hân hoan và tự do. Tình yêu nhân hậu không ngừng tha thứ và trao ban nguồn sống mới. Ngài chờ đợi sự tuân phục không phải của một tên nô lệ run sợ nhưng là của một đứa con đầy niềm vui.

Chúa là Đấng nhân hậu từ bị, Ngài luôn nói lời tha thứ. Chúng ta cũng phải tha thứ cho nhau. Có thể nói rằng, sự thứ của Thiên Chúa luôn gắn liền với sự tha thứ của con người.

Chủ đề của 24 giờ cho Chúa năm 2021 này là : “Chúa tha thứ cho người muôn vàn tội lỗi” (Tv 103). Nói về lòng khoan dung và sự tha thứ thì dễ, nhưng thực hành không phải là chuyện giản đơn. Con người chúng ta ai cũng có tự ái và không dễ thứ tha một cách vô điều kiện như Chúa đã tha thư cho chúng ta. Trong giờ chầu này chúng ta hãy cầu xin Chúa thương xót và thứ tha muôn vàn tội lỗi của mỗi chúng ta nói riêng, cũng như toàn thế giới nói chung vì đã xúc phạm tới Thiên Chúa và với nhau. Đồng thời xin Chúa giúp chúng ta biết cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa, để chúng ta cũng biết quảng đại tha thứ cho nhau.

u Hát : Cầu xin Chúa Thánh Thần

u Đặt Mình Thánh Chúa

u Hát : Thờ Lạy Chúa Giêsu

(Vị Chủ sự quì trước Thánh Thể xông hương)

1. Con thờ lạy hết tình, Chúa ngự trong phép thánh. Yêu quý nhân loại hiến thân trong hình bánh, nuôi hồn con tháng ngày, cho lòng con vui say. Dâng hiến Cha lành khúc hoan ca tràn đầy.

ÐK: Lòng con hân hoan mến tin một Cha. Trần gian bao nhiêu khó nguy lệ sa. Trông cậy ơn Chúa giúp con mau vượt qua. Ðời con tin yêu sống trong tình Cha. Ngày đêm vang lên biết bao lời ca. Dẫu ngàn sầu thương vững tin thiết tha.

2. Chúa ngự trong phép mầu, chỉ vì ơn thương mến, ban xuống nhân loại chúng con không bờ bến. Con nguyện xin tháng ngày, thương đoàn con yếu đuối, tha thứ muôn tội lỗi xưa nay tràn đầy.

Vị chủ sự xướng :

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện trên bàn thờ này, chúng con quỳ gối trước nhan Chúa. Con tin thật Chúa là Chúa của chúng con, chúng con là tạo vật của Chúa. Trước nhan Chúa, chúng con ý thức về thân phận tội lỗi của chúng con, vậy mà Chúa không kết án, lại ban ơn tha thứ cho chúng con. Chúng con thờ lạy Chúa.

Cộng đoàn đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.

Lạy Thiên Chúa là Cha, vì tình yêu vấn vương đối với tạo vật con người chúng con, Chúa đã sai Con Một là Đức Giêsu Kitô đến thế gian không phải để luận phạt, nhưng để thế gian tin vào Người mà được cứu độ.

Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con kính thờ lạy Chúa, xin Chúa khấn thương ban cho gia đình, giáo xứ và cho toàn thể nước Việt Nam được bình an, thịnh vượng. Xin Chúa gìn giữ Ðức Giáo Hoàng, Ðức Giám Mục Giáo phận và Cha xứ chúng con. Chúng con lại xin Chúa đoái thương tha thứ cho các linh hồn nơi luyện ngục nhất là những linh hồn khi còn sống đã có lòng tôn kính Phép Thánh Thể.

Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đã chịu chết vì chúng con, nhưng Chúa chưa lấy làm đủ, Chúa còn lập phép Mình Thánh rất đáng kính này để ban trót mình cho chúng con là loài thụ tạo đáng ghét và tệ bạc. Ôi lòng Chúa thương yêu chúng con vô cùng! Chúng con không tài nào suy thấu được.

Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, là Chúa Tình Yêu, xin giúp chúng con yêu thương nhau. Bởi vì chỉ có tình yêu chân thành, chúng con mới có thể hy sinh cho nhau, cảm thông, tha thứ cho nhau.

Đáp : Chúng con thờ lạy Chúa.

(Vị Chủ sự cùng giúp lễ đi vào)

II. LỜI CHÚA VÀ SUY NIỆM :

u Hát : Xin cho con biết lắng nghe

u Công bố lời Chúa - (Người dẫn mời mọi người đứng)

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Mt 1,18-21)

Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, bà đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse, bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo:

“Hỡi Giuse con vua Đavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội”.

Đó là Lời Chúa

u Gợi ý suy niệm 1 (Mọi người ngồi)

Chủ đề : Chúa giáng sinh để tha thứ

“Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi mọi tội lỗi” (Mt 1,21). Nghe lại những lời trên của Thiên Thần báo cho các mục đồng tuy xa xưa những vẫn luôn mới mẻ trong hôm nay. Con Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại đã thân hành xuống thế, giáng sinh làm người, gần gũi với con người, trở nên trẻ thơ nằm trong máng cỏ là Thiên Chúa thật và là người thật, cư ngụ giữa chúng ta, giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Đây là cuộc hòa mình của Thiên Chúa vào trong lịch sử nhân loại. Chúa Kitô đã từ trời cao sinh xuống giữa chúng ta. Ngôi Lời nằm khóc trong máng cỏ, được gọi là Giêsu, nghĩa là Thiên Chúa cứu độ “bởi vì Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi mọi tội lỗi” (Mt 1,21).

Tình yêu tha thứ và nhập thể cứu chuộc của Thiên Chúa là chung kết và tối thượng, nghĩa là ở ngay từ một Hài Nhi bé bỏng đã mang đến cho chúng ta một tình yêu không bao giờ vơi cạn, tình yêu đó chấp nhận bước vào trái đất này trong một thân phận không thể thấp hèn hơn được nữa, để những ai dù tội lỗi, vẫn cảm thấy trong cuộc đời này có ai đó đồng cảm, yêu thương, và nhất là được tha thứ. Tội lỗi làm cho con người mất đi tình thân nghĩa thiết với Thiên Chúa. Con Thiên Chúa giáng trần, đúng là : “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hòa bình công lý đã giao duyên. Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống từ trời cao” (Tv 84, 11-12). Chúa Giêsu là món quà Chúa Cha trao ban cho toàn thể nhân loại. Là của lễ hòa giải tội nhân với Chúa Cha và quốc gia hòa giải quốc gia, người hòa giải người người.

Thật là một hình ảnh đẹp, một nghĩa cử yêu thương và tha thứ, làm cho đất với trời, Thiên Chúa và con người trần thế hòa giải với nhau. Cuộc sinh hạ của Chúa Giêsu chẳng phải là sự tha thứ tuyệt hảo của Thiên Chúa đó sao.

(Mọi người thinh lặng trong giây phút chiêm ngắm Chúa)

u Hát : THÁNH VỊNH 50 Lm. Kim Long

1. Xin thương con lạy Chúa theo lượng từ bi Chúa xóa tội con theo lượng hải hà. Rửa con sạch muôn vàn lầm lỗi, tội tình con xin Ngài tẩy luyện.

(Đáp ) Lạy Chúa xin thương chúng con vì chúng con đã phạm đến Ngài.

2. Vâng con nay đã biết bao tội tình vương mắc suốt ngày đêm luôn ở trước mặt. Dám sai phạm với một mình Chúa, từng tà gian ngay ở trước Ngài.

(Đáp ) Lạy Chúa xin thương chúng con vì chúng con đã phạm đến Ngài.

3. Ban cho con, lạy Chúa cõi lòng thực trong trắng, phú vào con tinh thần vững mạnh. Chớ xua từ con khỏi mặt Chúa, đừng biệt con khỏi Thần Trí Ngài.

(Đáp ) Lạy Chúa xin thương chúng con vì chúng con đã phạm đến Ngài.

4. Cho con vui được thấy ơn Ngài thương cứu rỗi, đỡ vực con theo lòng quảng đại. Cúi xin Ngài thương mở miệng lưỡi, để hồn con dâng lời tán tụng.

(Đáp ) Lạy Chúa xin thương chúng con vì chúng con đã phạm đến Ngài.

u Công bố lời Chúa

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 8, 1-11).

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi cây dầu. Và từ sáng sớm, Người lại vào trong đền thờ. Toàn dân đến cùng Người, nên Người ngồi xuống và bắt đầu giảng dạy. Lúc đó, luật sĩ và biệt phái dẫn đến Người một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, và họ đặt nàng đứng trước mặt mọi người. Họ hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?” Họ nói thế có ý gài bẫy Người để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người đứng lên và bảo họ: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế, họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất, và còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó. Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: “Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?” Nàng đáp: “Thưa Thầy, không có ai”. Chúa Giêsu bảo: “Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”.

Đó là lời Chúa.

u Gợi ý suy niệm 2 (Mọi người ngồi)

Chủ đề : Chúa làm người để tha thứ

Đoạn Tin Mừng (Ga, 8, 1-11) với câu kết thật là đẹp “Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa” ( Ga 8,11). Qua lời tuyên bố ấy, Chúa Giêsu đã làm nổi bật tình thương tha thứ của Thiên Chúa. Thiên Chúa không muốn kẻ tội lỗi phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống. Tha thứ là bản chất của Thiên Chúa, Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa, Đấng hay tha thứ. Khi mạc khải cho nhân loại biết Thiên Chúa là Cha, Đấng Giầu Lòng Xót Thương, chậm bất bình và rất mực thứ tha. Chân lý về Thiên Chúa được cụ thể hóa nơi Chúa Giêsu Kitô “Đấng đầy tình thương xót” (2Cr 1,3), Đấng ghét tội và yêu thương kẻ có tội, không dung túng tội lỗi, nhưng khoan nhân với tội nhân (x. Ez 33,11).

Thánh Gioan kể lại việc người ta đem đến cho Chúa Giêsu một phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Các kinh sư và người Pha-ri-sêu để chị ta đứng ở giữa Chúa Giêsu và dân chúng (x. Ga 8, 3), nghĩa là đứng giữa tình thương tha thứ của Con Thiên Chúa và sự kết án của con người. Chúa Giêsu không kết án chị, nhưng cứu chị khỏi bị ném đá. Thật là bằng chứng hùng hồn về tình tha thứ của Thiên Chúa đối với tội nhân.

Con người thường lên án nhau, nhưng trước mặt Thiên Chúa thì tất cả chúng ta là những kẻ tội lỗi bị án phải chết, bằng chứng khi Chúa Giêsu hỏi: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”( Ga 8,7), chẳng ai dám cầm đá ném mà lần lượt bỏ đi chỉ còn lại người phụ nữ và Ðức Giêsu: sự khốn khổ và lòng thương xót đối diện với nhau. Chúa không nói với người phụ nữ: chị không có tội, nhưng nói : “Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa” ( Ga 8,11). Thật vậy, chỉ một mình Chúa Giêsu mới có thể cứu rỗi con người, vì chính Người mang lấy tội lỗi thế nhân và cho con người cơ hội để thay đổi đời sống.

Ðoạn Tin Mừng cho thấy, sự tha thứ của Thiên Chúa không đồng nghĩa với sự dung túng thường tình, tha thứ có kèm theo điều kiện. Không có nghĩa là bỏ qua sự dữ, hay tệ hơn nữa là chối bỏ sự dữ. Thiên Chúa không tha thứ sự dữ, nhưng tha thứ cho người tội lỗi biết ăn năn, và dạy người ta biết phân biệt giữa một bên là hành động xấu đáng bị kết án, và bên kia là con người cụ thể phạm lấy lỗi lầm đó, và là người mà Chúa muốn ban cho cơ may để thay đổi đời sống, làm lại cuộc đời. Trong lúc con người có khuynh hướng đồng nhất hóa người phạm tội với tội lỗi, và như thế là đẩy người có tội vào ngõ cụt, không có lối thoát. Lòng Chúa cao cả hơn lòng chúng ta, Thiên Chúa Cha lại hành động cách khác, Ngài đã sai Con Một mình xuống trần gian, để mở ra cho cả và nhân loại con đường cứu thoát. Chúa Giêsu chính là con đường này: khi chết trên thập giá, Người đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Chúa Giêsu lặp lại với con người ở mọi nơi, mọi thời đại rằng: “Ta cũng thế, Ta không kết tội. Vậy hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa“.

Khi nghe những lời trên trong đoạn Tin Mừng hôm nay, làm sao chúng ta không cảm nghiệm được một niềm tín thác trào dâng trong tâm hồn chúng ta? Sao không nhìn thấy nơi đó một “Tin Vui” cho cả và nhân loại ở thời đại chúng ta, những con người đang mong ước khám phá lại ý nghĩa đích thật của lòng nhân từ và sự tha thứ.

Thời đại chúng ta đang cần đến sự tha thứ của Thiên Chúa, một sự tha thứ làm phát sinh niềm hy vọng và phó thác, mà không làm yếu đi cuộc chiến chống lại sự dữ. Cần trao ban và lãnh nhận sự tha thứ. Nhưng chúng ta không trở nên có khả năng tha thứ, nếu trước đó chúng ta không để cho mình được Thiên Chúa thứ tha, vừa nhìn nhận mình là đối tượng của lòng nhân từ của Thiên Chúa. Chúng ta cũng sẽ trở nên kẻ sẵn sàng tha nợ cho người khác, chỉ khi nào chúng ta ý thức về món nợ to lớn mà chúng ta đã được tha cho. Chúng ta hãy cố khám phá ra tình thương của Thiên Chúa qua bí tích Hòa Giải, và hãy tỏ ra nghiêm khắc đối với tội lỗi nhưng khoan nhượng đối với con người tội lỗi.

Người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay đại diện cho tất cả chúng ta, những tội nhân. Cách nào đó, chúng ta cũng là những người ngoại tình trước mặt Thiên Chúa, là những kẻ phản bội lòng trung tín của Ngài. Kinh nghiệm của chị cũng tượng trưng cho ý định của Thiên Chúa dành cho tất cả chúng ta: Thiên Chúa không kết án chúng ta nhưng cứu độ chúng ta nhờ Ðức Giêsu. Ðức Giêsu chính là ân sủng, cứu vớt chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết. Ngài đã lấy ngón tay viết trên đất, trên cái bụi mà từ đó con người được tạo dựng nên (x. St 2,7). Phán quyết của Thiên Chúa là: ‘Ta không muốn con phải chết, nhưng muốn con được sống.’ Chúa không cứ tội ta mà trách phạt, cũng chẳng đồng nhất ta với những lỗi lầm trót phạm. Chúa muốn giải thoát chúng ta. Chúa muốn ở với ta và muốn chúng ta cũng ở lại với Ngài. Chúa mong ước chúng ta đừng sử dụng tự do để làm điều xấu nhưng biết làm điều thiện. Và chúng ta có thể làm được điều ấy với ân sủng Chúa ban.

Chúng ta hãy nhìn lên Ðức Trinh Nữ Maria và khẩn cầu Mẹ là Mẹ từ bi để đến nép thân nơi lòng từ mẫu của Mẹ. Nơi Mẹ, tình thương nhân từ của Thiên Chúa được nhập thể, và tâm hồn vô nhiễm của Mẹ là nơi trú ẩn an toàn cho người tội lỗi. Ðược Mẹ dẫn lối chỉ đường, chúng ta hăng hái tiến bước, và nhớ lại lời Chúa Giêsu nói với người phụ nữ ngoại tình, nay Người nói với mỗi người chúng ta rằng: “Hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11).

Lạy Mẹ Maria, Mẹ là đấng chỉ bảo đàng lành, xin giúp chúng ta biết cậy trong vào lòng từ bi của Chúa, nhờ đó chúng ta sẽ được thứ tha.

(Thinh lặng giây lát chiêm ngưỡng Thánh Thể Chúa và cầu nguyện riêng)

u Hát : Chúa Luôn Tha Thứ - V.A

ĐK: Chúa luôn tha thứ cho con, không hề kết án tội con bao giờ. Mong con quay gót trở về, trong tình yêu Chúa chẳng hề nhạt phai.

1. Ôi tình yêu Chúa, Ngài thương con khi đời con đã mất, hết hy vọng giữa cõi đời. Khi Chúa đến với con rồi con vẫn ngỡ là mơ. Bao người lên án cười chê con khi đời con lỡ bước, muốn tiêu diệt tấm thân này.

2. Đang trong khi lúc cơ cùng Chúa đã cứu đời con. Khi kề bên Chúa Ngài nhìn con ôi tình yêu chan chứa, nói sao vừa, nói sao vừa. Hoen mi lệ ứa dâng trào ôi ngọt ngào tình Chúa.

(Thinh lặng giây lát chiêm ngưỡng Thánh Thể Chúa và cầu nguyện riêng)

u Công bố lời Chúa

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 20, 19-23)

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “Bình an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”.

Đó là lời Chúa.

u Gợi ý suy niệm 3 (Mọi người ngồi)

Chủ đề : Chúa phục sinh để tha thứ

Cử chỉ trao ban bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh cho các môn đệ, biến các ông từ những người đang lo sợ phản Thầy, bán đứng Thầy, bỏ Thầy, không tin Lời Thầy, nhất là vì yếu đuối tội, trở nên những người được hưởng lòng tha thứ của Thiên Chúa, nhất là trở nên thừa tác viên của Lòng Chúa Thương Xót Chúa. Chúa đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của cuộc thương khó và nói với các ông: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: ‘Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại” (Ga 20, 21- 23). Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân “tha thứ các tội lỗi” diễn tả lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi phục sinh. Những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám ngày sau, thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa. Từ đó, một làn sóng tình thương nhân từ đổ xuống trên toàn thế giới.

Chúa Kitô Phục Sinh đã ban tặng cho nhân loại hồng ân tha thứ, những con người lầm lạc đang bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, của ích kỷ và sợ hãi, tình yêu của Thiên Chúa tha thứ tất cả, hòa giải tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho chúng nhân niềm hy vọng. Đó là tình yêu có sức biến đổi con tim và ban tặng bình an. Thế giới ngày nay đầy những thương tích về thể lý, tâm lý và luân lý, nhất là tội lỗi, cần thiết biết bao ơn tha thứ của Thiên Chúa!

u Công bố lời Chúa

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 6, 27 - 38)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng : “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ. Đừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ. Hãy cho, thì sẽ cho lại các con; người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy”.

Đó là lời Chúa.

u Gợi ý suy niệm 4 (Mọi người ngồi)

Chủ đề : Hãy tha thứ

Lời Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ, những người đang nghe Chúa nói, cũng là lời dành cho mỗi chúng ta đang nghe chính Lời Chúa qua thừa tác viên của Giáo hội giờ này : “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây” (Lc 6, 27). Chúa bảo chúng ta điều gì? Thưa, Chúa bảo : “Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình” (Lc 6, 27-28). Yêu kẻ thù ư, làm điều tốt cho kẻ không thích ta ư, chúc phúc cho ai nói xấu ta, và cầu nguyện cho ai đối xử tệ với ta ư? Thật không dễ dàng chút nào hết. Nhưng đây là bốn chi tiết để sống đời Kitô hữu của chúng ta.

Ghét kẻ thù là lẽ thường tình, làm ơn hay chúc phúc cho kẻ thù và những người thuộc phe đối lập là chuyện ngược đời, nhưng Chúa Giêsu khuyên chúng phải lội ngược dòng và hành xử với tư cách là con cái Chúa, giống Cha trên Trời. Ý thức mình là con phải nên giống Cha, và học sống sao cho có lòng nhân từ như Chúa Cha : “Vậy các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ” (Lc 6, 36). Đây không phải là một câu khẩu hiệu, mà là một sự dấn thân của đời sống người Kitô hữu. Chúa là Chân, Thiện, Mỹ, là Đấng toàn năng, toàn thiện. Sự hoàn hảo của Thiên Chúa khích lệ chúng ta trở nên giống như Ngài, đầy tràn tình yêu và lòng trắc ẩn. Trở nên giống Thiên Chúa là trở nên hoàn hảo, nghĩa là hãy ở nhận từ và biết xót thương anh em.

Có người hỏi: Liệu những lời của Chúa Giêsu có thực tế không? Chúng ta là những con người sống trong thế gian làm sao có thể yêu thương người khác như Thiên Chúa yêu và sống nhân từ như Chúa sống?

Nhìn vào lịch sử cứu độ, chúng ta khám phá ra rằng toàn bộ mạc khải của Thiên Chúa là một lịch sử tình yêu đối với con người. Thiên Chúa giống như một người cha hay người mẹ yêu thương hết mọi đứa con, không đành lòng kết tội đứa con nào. Thiên Chúa không nói xuông, mà Ngài đã làm trước, bằng chứng là “không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội, vì tội lỗi chúng ta” (1Ga 4,10). Thánh Gioan còn viện lý : “Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau” (1Ga 4,11). Cái chết của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa trên thập giá là đỉnh cao của lịch sử của tình yêu ấy. Thiên Chúa là Tình Yêu, còn chúng ta là kẻ có tình yêu, nên chúng ta có lúc yêu lúc ghét, nghĩa tình yêu của chúng ta sẽ luôn có khiếm khuyết. Khi Chúa Giêsu mời gọi chúng ta ở nhân từ như Chúa Cha, Chúa muốn chúng ta hãy trở thành dấu chỉ, và chứng nhân của lòng từ tâm Chúa giữa thế gian.

Lòng từ tâm ấy được thể hiện bằng hai động từ: “Tha thứ” và “Cho đi” như Chúa bảo : “Đừng xét đoán, thì các con sẽ khỏi bị xét đoán; đừng kết án, thì các con khỏi bị kết án. Hãy tha thứ, thì các con sẽ được tha thứ” ( Lc 6, 37).

“Đứng xét đoán” (Lc 6,37) ở đây không phải là không phê phán ai cho dù người ấy gây gương mù gương xấu. Nếu hiểu chữ xét đoán như thế thì tại sao Chúa Giêsu lại lên án những kẻ gây gương mù.

Chữ “xét đoán” ở đây được hiểu là chỉ trích, phê bình, lên án người khác cách vô trách nhiệm. Chúng ta thường hay xét đoán không tốt cho người khác là điều mà Chúa cấm. Tại sao Chúa dạy người con Chúa không được xét đoán và lên án? Thưa là vì con người nhân vô thập toàn không có quyền lên án, cũng không thể xét đoán đúng và công bằng được, chỉ có Chúa là Đấng công mình, cầm quyền sinh tử mới có quyền lên án, kết án con người. Ngài là Đấng nhân từ đã không lên án, vậy cớ sao ta lại lên án nhau. Tuy nhiên, Chúa cho phép con người nhận định về nhau, phê bình nhau với tình yêu thương xây dựng, và giúp nhau thăng tiến.

Còn câu Chúa nói : “Đừng lên án các người sẽ không bị lên án” (Lc 6, 37). Câu này không có nghĩa là nếu chúng ta không bao giờ lên án ai thì Chúa không lên án chúng ta dù chúng ta tội lỗi. Thưa không phải thế. Câu này chỉ muốn nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta không muốn người khác khắt khe với mình thì trước hết chúng ta đừng đối xứ với họ như vậy, đó là cách xử từ tâm.

“Hãy tha thứ” Chúa bảo chúng ta phải tha thứ. Đơn giản vì chúng ta đã được Thiên Chúa thứ tha.

“Hãy cho…Vì các con đong đấu nào, thì cũng sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy” (Lc 6,38). Thiên Chúa đã cho chúng ta quá nhiều, vượt xa công trạng của chúng ta. Chúa Giêsu không nói điều gì sẽ xảy ra nếu người ta không cho đi, nhưng nếu chúng ta thấy rõ có một luận lý chắc chắn: theo cách mà người ta nhận lãnh từ Thiên Chúa, thì người ta hãy cho anh em mình như thế, và theo đúng cách mà người ta cho một người anh em, thì người ta sẽ nhận lãnh từ Thiên Chúa!

Lạy Thiên Chúa là Đấng Xót Thương và hay tha thứ, xin dạy con bài học nhân ái, độ lượng và thứ tha, để con không giữ lòng hiềm thù, oán hờn và ghen ghét bất cứ ai đã xúc phạm, gây ra đau khổ cho con, xin giúp con luôn tha thứ cho mọi người vô tình hay hữu ý xúc phạm tới con. Amen.

(Thinh lặng giây lát chiêm ngưỡng Thánh Thể Chúa và cầu nguyện riêng)

III. CẦU NGUYỆN TRƯỚC THÁNH THỂ

(Mời cộng đoàn quì)

u Chủ sự :

Anh chị em thân mến,

Hiệp cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô và với tất cả anh chị em tín hữu trên toàn thế giới, trong giờ phút linh thiêng này, trước Đức Giêsu Thánh Thể, chúng ta cùng dâng lên Chúa những lời nguyện xin.

u Ý cầu nguyện

(Sau mỗi ý nguyện, cộng đoàn đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa luôn tha thứ tội lỗi cho chúng con)

Vị chủ sự xướng :

1. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện trên bàn thờ này, chúng con quỳ gối trước nhan Chúa. Con tin thật Chúa là Chúa của chúng con, chúng con là tạo vật của Chúa. Trước nhan Chúa, chúng con ý thức về thân phận tội lỗi của chúng con. Chúng con muốn được Chúa thứ tha cho mỗi người chúng con và cho toàn thế giới vì những xúc phạm đến Chúa.

Đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa luôn tha thứ tội lỗi cho chúng con.

2. Lạy Thiên Chúa là Cha, vì tình thương vô lượng hải hà, Cha đã sai Con Một mình là Đức Giêsu Kitô xuống thế làm người, đi rao giảng Tin Mừng, chết và sống lại để cứu chuộc chúng con, thế mà chúng con vô ơn bội nghĩa với Chúa.

Đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa luôn tha thứ tội lỗi cho chúng con.

3. Lạy Chúa, đôi khi chúng con không nhận ra tình yêu Chúa do ham mê của cải phù phiếm che lấp con mắt tâm hồn chúng con, hoặc có khi chúng con đã nhận ra công trình kỳ diệu quan phòng của Chúa nhưng vì tính kiêu căng, ích kỷ, muốn làm chủ đời mình, nên chúng con đã lái đi hướng khác mà không quy thuận đường lối Chúa. Xin tha thứ cho chúng con.

Đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa luôn tha thứ tội lỗi cho chúng con.

4. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, điều đang hủy diệt lòng bác ái của chúng con là lòng tham lam tiền tài, một trái tim lạnh lùng và sự từ chối Thiên Chúa, thỏa thích trong hoang tưởng của chính mình hơn là đi tìm sự an ủi trong lời Chúa và trong các Bí tích.

Đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chú luôn tha thứ tội lỗi cho chúng con.

5. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, “Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi” (Mt 24, 12). Xin Chúa tha thứ cho những gì chúng con xúc phạm đến Mình Thánh Chúa và tha nhân, khi chúng con dửng dưng với đồng loại và với Thiên Chúa.

Đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa luôn tha thứ tội lỗi cho chúng con.

6. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nhân loại hôm nay luôn chìm đắm trong biển máu của hận thù, chia rẽ. Bản thân chúng con cũng khó lòng tha thứ cho những người có lỗi với chúng con. Chúa muốn chúng con đến với nhau bằng bằng ánh mắt, bằng con tim, bằng lời nói yêu thương và không được tự cho phép có bất cứ suy nghĩ, lời nói, cử chỉ nào thiếu bác ái bao dung.

Đáp : Chúng con cảm tạ Chúa, vì Chúa luôn tha thứ tội lỗi cho chúng con.

u Chủ sự :

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con hiệp cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô dâng lên Chúa những ý nguyện của người, cùng với ý của chúng con vừa nói lên, với bao ý nguyện của anh chị em chúng con trên toàn thế giới, và của nhiều người chưa thể nói ra, Chúa đều biết cả, Chúa thấu hiểu lòng chúng con, xin Chúa thương đón nhận, thánh hóa và ban ơn tha thứ theo thánh ý Chúa. Amen.

IV. PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA

u Hát cầu cho Đức Giáo Hoàng.

u Hát : Ca Thánh Thể.

u Lời nguyện.

u Phép Lành Mình Thánh Chúa.

V. BẾ MẠC

u Hát kết thúc
 
Đến mức tràn đầy
Lm. Minh Anh
22:39 11/03/2021
ĐẾN MỨC TRÀN ĐẦY
“Nhờ Ta, ngươi sẽ sinh hoa kết quả”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sống là sống với, sống cùng, sống các mối tương quan. Thế mà, với con người, tương quan giữa nó với Thiên Chúa, tương quan giữa người với người xem ra luôn nửa vời, đứt đoạn và thiếu cam kết. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay chỉ cho chúng ta con đường tình yêu, cũng là con đường hoàn thiện các mối tương quan ‘đến mức tràn đầy’.

Bài đọc Hôsê nói đến một dân thiếu cam kết, đứt đoạn, gục ngã trong đường tội ác. Qua miệng ngôn sứ, Thiên Chúa phán, “Hỡi Ephraim, tượng thần giúp ích gì cho ngươi?”. Người kêu gọi dân mình trở về, đền bù những bội nghĩa vong ân, “Hỡi Israel, hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa ngươi”; “Nhờ Ta, ngươi sẽ sinh hoa kết quả”, nghĩa là ‘Nhờ Ta, ngươi sẽ sống ‘đến mức tràn đầy’’.

Trong Tin Mừng hôm nay, nhân một luật sĩ đặt vấn đề đâu là giới răn trọng nhất, Chúa Giêsu chỉ ra con đường ngắn nhất, đó là sống tình yêu ‘đến mức tràn đầy’: “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi”. Tại sao chúng ta lại chọn một điều gì đó kém hơn là yêu mến Thiên Chúa hết cả con người mình? Tại sao? Tất nhiên, chúng ta còn phải chọn nhiều điều khác để yêu; dẫu vậy, Chúa Giêsu vẫn xác định rõ ràng, yêu mến Thiên Chúa là nền tảng. Sự thật như thế này, cách duy nhất để yêu người khác và ngay cả yêu chính mình, là chọn yêu Thiên Chúa với tất cả những gì chúng ta có và chúng ta là; bởi lẽ, Thiên Chúa là nguồn gốc và là cùng đích mọi tình yêu; tình yêu nhân loại chỉ là chia sẻ một phần tình yêu muôn đời và bao la của Thiên Chúa. Thiên Chúa phải là Đấng chúng ta yêu mến trên hết và trước hết, Người là trọng tâm duy nhất của tình yêu nơi chúng ta. Điều đáng kinh ngạc là khi càng chọn yêu Thiên Chúa, chúng ta càng nhận ra rằng, tình yêu chúng ta có trong cuộc đời là tình yêu tràn ngập và tràn ngập bội phần; vì chính tình yêu Thiên Chúa sẽ tuôn đổ trên các tình yêu khác ‘đến mức tràn đầy’, và cũng chính nhờ sự tràn đầy này, chúng ta thật sự sinh hoa kết quả, hoa quả trường tồn.

Trái lại, nếu tìm cách chia cắt tình yêu khi chỉ dâng cho Thiên Chúa một phần trái tim, một phần linh hồn, một phần trí khôn, một phần sức lực, thì tình yêu của chúng ta không thể lớn lên ‘đến mức tràn đầy’; hạn chế khả năng yêu thương, chúng ta sẽ rơi vào ích kỷ. Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu dạy, “Giới răn trọng nhất là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức”. Ngài nói thêm, ‘Tất cả các giới răn khác được hàm chứa trong giới răn này’; vì lẽ, giới răn này không chỉ định hướng, nhưng còn mời gọi các giới răn khác làm những gì tốt nhất cho con người. Thiên Chúa chính là suối nguồn tình yêu, chân trời tình yêu; nếu đóng cửa và lấy đi chìa khoá của tình yêu, chúng ta sẽ không đạt đến đỉnh cao của sự cứu rỗi và như thế, tình yêu của chúng ta đối với Chúa, đối với nhau sẽ không bao giờ đạt ‘đến mức tràn đầy’.

A.W. Tozer, một thần học gia, viết, “Kitô hữu xét cho cùng, là một con người kỳ cục nhưng không kém phần độc đáo. Kitô hữu cảm nhận một tình yêu tột độ ‘đến mức tràn đầy’ dành cho một Đấng mình chưa từng gặp; trò chuyện quen thuộc hằng ngày với Đấng mình không thể thấy; mong đợi được lên thiên đàng dựa trên sự cứu rỗi của một ‘Người Khác’; bỏ mình hằng ngày để có cuộc sống sung mãn; thừa nhận tội lỗi để được tuyên bố đó là điều đúng đắn; mạnh mẽ nhất khi nhận mình hèn yếu; giàu có nhất khi thấu hiểu mình nghèo; hạnh phúc nhất khi biết mình tồi tệ; chết đi mỗi ngày để sống cuộc sống tràn đầy; cho đi để có thể giữ lại; nhìn thấy cái vô hình, nghe thấy cái không nghe và biết chúng là những gì vượt quá trí hiểu loài người”.

Anh Chị em,

Thập giá Chúa Giêsu cũng là một cái gì kỳ cục nhưng không kém phần độc đáo như A.W. Tozer nói về Kitô hữu. Thập giá là biểu tượng của tình yêu, hoa trái của tình yêu, yêu đến cùng. Chúa Giêsu đã yêu Chúa Cha đến nỗi Ngài chỉ có một giấc mơ duy nhất, là làm tất cả để Cha vui lòng; Ngài cũng yêu con người đến nỗi chấp nhận để rỉ ra những giọt máu cuối cùng hầu cứu sống nó. Chính nhờ tình yêu ‘đến mức tràn đầy’ của Ngài dành cho Cha và cho nhân loại mà chúng ta nhận được hết ơn này đến ơn khác; cũng nhờ đó, chúng ta sinh hoa kết trái dồi dào trong Thánh Thần. Đúng, chỉ nhờ Thiên Chúa mà thôi, chúng ta mới sinh hoa kết quả và yêu ‘đến mức tràn đầy’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, tình yêu Chúa dành cho con thật là vô hạn và tuyệt hảo. Xin dạy con bài học mến yêu như Chúa đã yêu; nhờ đó, con sẽ lớn lên sâu sắc trong tình yêu đối với Chúa và tình yêu đó hẳn sẽ chảy vào trái tim anh chị em con ‘đến mức tràn đầy’, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Khắc sâu tâm niệm này
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
22:44 11/03/2021
KHẮC SÂU TÂM NIỆM NÀY...
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY

Lời phán của Chúa Giêsu: "Như Môisen giương cao con rắn ở sa mạc thế nào, Con Người cũng sẽ được giương cao như vậy", khiến ta nhớ lại câu chuyện rắn đồng trong sa mạc:

Sau khi xuất Aicập, bốn mươi năm ròng rã trong hoang địa, dân Israel gặp mọi thử thách. Họ oán trách Chúa đã để họ lầm than. Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đã để mặc rắn độc cắn nhiều người. Dân quá khiếp sợ. Họ nhìn nhận tội lỗi. Đấng Chí Thánh hằng ấp ủ tình yêu, một lần nữa lại đoái thương nỗi thống khổ của họ. Ngài dạy ông Môisen hãy làm một con rắn bằng đồng, treo lên cây, để bất cứ ai bị rắn cắn, nếu nhìn lên con rắn đồng, sẽ được cứu.

Con rắn đồng được giương lên, thì ngay chính lúc đó, lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa tỏa sáng và trao ban. Từ nay, Thiên Chúa cứu sống dân, những kẻ đã từng oán trách, thậm chí chống đối Ngài.

Lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa mạnh vô song. Nó sẵn sàng vượt mọi thác ghềnh, mọi trở ngại, dẫu là trở ngại lớn nhất, kinh khủng nhất, để trao ban cho loài người.

Chính lòng yêu thương khiến Thiên Chúa như ném chính Người Con Duy Nhất và yêu quý nhất của mình để ban lòng tha thứ đối với trần gian vô vàn lần xúc phạm Thiên Chúa:

"Thiên Chúa yêu trần gian đến nỗi đã ban chính Con Một, để ai tin vào Con của Ngài (…) được sống muôn đời. Thiên Chúa không sai Con của Ngài đến luận phạt trần gian, nhưng để trần gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ".

Thiên Chúa luôn ở về phía chúng ta để ra tay cứu chứ không phải phạt. Từ ngàn đời, Thiên Chúa vẫn chỉ trung thành với chính lòng yêu thương và tha thứ của mình.

Từ ngàn đời, dẫu nhân loại có tìm cách thoát ly tình yêu của Thiên Chúa, dẫu hết lần này đến lần khác, nhân loại không ngừng phản bội, chống đối chương trình tình yêu của Ngài, thì Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn đợi chờ, kiên nhẫn mời gọi họ trở về để hưởng sự sống xuất phát từ tình yêu của chính Thiên Chúa, một thứ tình mãnh liệt không gì bằng, một thứ tình không bao giờ có cùng, không bao giờ có dấu hiệu mệt mỏi, không bao giờ chậm lại.

Lời Chúa Giêsu: "Thiên Chúa yêu trần gian đến nỗi đã ban chính Con Một...", là một trong những lời khẳng định rõ nét nhất về khuôn mặt đích thật và cõi lòng bao dung trung nghĩa của Thiên Chúa.

Thiên Chúa yêu thế gian, yêu từng người và yêu tất cả nhân loại. Thiên Chúa vẫn một mực yêu thương, dù con người là ai, đang ở tình trạng nào.

Thiên Chúa thủy chung trong tình yêu của mình dành cho nhân loại, đơn giản là vì Ngài sinh ra nhân loại. Ngài là người Cha của tất cả. Thiên Chúa không nỡ nhìn đàn con bị hiểm nguy, nhất là bị cái chết đời đời đe dọa.

Vì thế, Thiên Chúa, trong một tình yêu quặng thắt và thổn thức, đã không ngừng trao ban tất cả, ngay cả trao ban chính Người Con Duy Nhất của mình.
Phần chúng ta, những kẻ thụ hưởng tình yêu vô cùng của Thiên Chúa, hãy luôn ý thức và cố gắng đáp lại tình yêu mà Thiên Chúa dành cho mình. Chẳng hạn:

- Một lòng tin tưởng vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, dù phải đối diện không biết bao nhiêu may hay rủi, thuận lợi hay khó khăn, thành công hay thất bại...

- Siêng năng chiêm ngắm Thánh giá với hết cõi lòng sám hối và tin yêu. Chính Thánh giá là lời nói hùng hồn và chung cuộc về tình thương ngút ngàn của Thiên Chúa. Chính Thánh giá là suối nguồn ơn cứu độ dành cho tất cả mọi người.

Hãy nhìn lên Thánh giá mà thật lòng xin lỗi Chúa, thật lòng quyết tâm và đoan hứa với Chúa không để tội lỗi, không để sự sa ngã đè bẹp mình. Hãy giục lòng yêu mến Chúa nhiều hơn để sự cứu độ của Chúa không ra không, nhưng mang lại lợi ích cho chính bản thân mình.

- Hãy cảm tạ Chúa không ngừng, suốt đời chúng ta. Chúng ta phảu cưu mang lòng biết ơn Chúa, vì dù Chúa là Thiên Chúa, lại không bao giờ muốn đánh phạt, nhưng vẫn nhẫn nại để chờ đợi, để âu yếm, để cứu thoát chúng ta.

Hãy luôn khắc sâu tâm niệm này: TRONG ĐỜI NÀY, KHÔNG CÓ BẤT CỨ CÁI GÌ LỚN BẰNG TÌNH YÊU CỦA CHÚA.
 
Tình yêu Thiên Chúa vô biên
Linh mục I-nha-xi-ô Trần Ngà
23:28 11/03/2021


(Suy niệm Tin mừng Gioan (3, 14-21) trích đọc vào Chúa nhật 4 Mùa Chay)

Thiên Chúa tạo dựng nên vạn vật trong vũ trụ và Ngài điều hành vũ trụ bằng các quy luật bất di bất dịch. Ví dụ, theo quy luật thì nước phải chảy về chỗ trũng, khi gặp nóng thì bốc thành hơi, khi gặp lạnh dưới 0 độ thì đông cứng như đá… Cứ thế, nước luôn tuân hành quy luật đó không bao giờ sai chạy.

Và loài người cũng phải tuân theo quy luật mà Thiên Chúa đã an bài, một trong những quy luật đó là: Tội lỗi gây ra sự chết. Ai có tội thì người đó phải chết (nghĩa là phải chịu cực hình trong hỏa ngục đời đời.)

Quy luật nầy đã được tiên tri Ê-dê-ki-ên công bố từ ngàn xưa: "Ai phạm tội, người ấy phải chết" (Ê-dê-ki-ên 18,20).

Quy luật nầy lại được thánh Phao-lô lặp lại trong thư Rôma: "Chỉ vì một người mà tội lỗi đã đột nhập trần gian và tội lỗi gây nên cái chết" (Rm 5, 12. Rm 6, 23. Galat 6,7).

Điều đáng tiếc là mọi người sinh ra trên đời đều có tội và chiếu theo luật thì tất cả đều phải bị án chết. Họ chỉ thoát khỏi án chết nếu có ai đó có đủ tư cách chết thay cho họ.

Thế là, Thiên Chúa Cha đã cho Con Một của Ngài xuống thế làm người, trở nên Anh cả của loài người, trở nên người đại diện chính thức của loài người, nhờ đó, Ngài mới có thể nhận tội, đền tội và chết thay cho muôn dân.

Đây quả là một giải pháp tuyệt vời: “Thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt” (Ga 11, 50).

Tình yêu Thiên Chúa vô biên

Thế là Chúa Giê-su, Con Một của Thiên Chúa Cha, chấp nhận xuống thế làm người để gánh lấy tội lỗi thế gian và Ngài phải mang lấy hậu quả của tội, là bị kết án như một tên gian phi, chịu chết treo trên thập giá để đền tội cho muôn người.

Thánh Phê-rô đã xác nhận điều này như sau:

“Tội lỗi của chúng ta, chính Ngài đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi Ngài đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Ngài phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (I Pr 2, 24).

Khi chịu khổ nạn đau thương và chịu chết trên thập giá, Chúa Giêsu đền tội cho chúng ta, chết thay cho chúng ta. Nhờ Ngài phải chịu cực hình đau thương mà chúng ta được tha tội, nhờ Ngài chịu chết thay mà chúng ta thoát khỏi án chết mà được sống đời đời.

Từ đó, thập giá Chúa Giêsu trở thành biểu tượng cao nhất của tình yêu.

Nơi đây vang lên sứ điệp yêu thương ngàn đời của Thiên Chúa Cha: “Thiên Chúa Cha đã yêu thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một, để ai tin vào con của Ngài thì không phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16).

Nơi đây cũng vọng lên sứ điệp yêu thương bất tận của Chúa Con: “Không có tình yêu nào cao cả cho bằng tình yêu của người hiến mạng cho bạn hữu mình” (Ga 15, 13).

Yêu thương đến nỗi hiến thân chịu chết cho người khác quả là một tình yêu hết sức cao vời và đó là tột đỉnh của tình yêu.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa là Chúa tể quyền năng, là Vua thống trị muôn loài, là Đấng vô cùng cao cả; trước mặt Ngài, con người chỉ là tro bụi thấp hèn bé mọn, thế mà vì yêu thương, Ngài đã hạ mình xuống thế làm người và hiến thân chết thay cho loài người thấp hèn tội lỗi chúng con. Chúa đã dành cho chúng con một tình yêu vô lượng vô biên. Xin cho chúng con cố gắng sống tốt, sống đẹp, sống thánh thiện mỗi ngày, để đền đáp phần nào tình yêu cao vời của Chúa.

Linh mục I-nha-xi-ô Trần Ngà
 
Thứ Bẩy 13/3: Nhận ra chính mình. Suy niệm của Lm. Bênađô Nguyễn Văn Toàn
Giáo Hội Năm Châu
23:45 11/03/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 12-March-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Lc 18, 9-14

“Người thu thuế ra về được khỏi tội”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những người hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình, hay là như tên thu thuế kia; tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi”. Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”. Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống; và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”.

Ðó là lời Chúa.
 
Cử hành sáng kiến 24 giờ cho Chúa 12-13/3/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
23:46 11/03/2021


Video sẽ bắt đầu từ 6g tối ngày 12-March-2021 theo giờ Việt Nam
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ dằn mặt chính quyền Kurdistan Iraq.
Đặng Tự Do
03:24 11/03/2021
Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích mạnh mẽ Chính quyền Khu Tự Trị Kurdistan Iraq, gọi tắt là KRG, về ý định in một con tem kỷ niệm để đánh dấu chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư 10 tháng Ba rằng một trong những con tem kỷ niệm chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô in một bản đồ bao gồm một số tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời kêu gọi các cấp chính quyền KRG “ngay lập tức đảo ngược sai lầm nghiêm trọng này”.

Toàn văn tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ viết như sau:

Người ta đã quan sát thấy rằng một trong những con tem kỷ niệm, được KRG dự định phát hành nhân chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq, có một bản đồ bao gồm một số tỉnh của nước ta.

Một số nhà chức trách tự phụ ở KRG đã dám lạm dụng chuyến thăm nói trên, để bày tỏ nguyện vọng phi thực tế của họ chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng của Iraq.

Các nhà chức trách KRG ở vị trí tốt nhất để ghi nhớ kết quả đáng thất vọng của những mục đích gian dối như vậy.

Chúng tôi mong đợi một tuyên bố khẩn cấp và rõ ràng từ các nhà chức trách KRG ngay lập tức sửa chữa sai lầm nghiêm trọng này.

Thực ra, những mảnh đất mà Thổ Nhĩ Kỳ đề cập đến trước đây thuộc về Kurdistan. Khi vẽ các bản đồ, người Kurd luôn vẽ một bản đồ như thế, chứ không chỉ trong trường hợp con tem kỷ niệm chuyến tông du mà thôi.


Source:Rep. of Turkey Ministry of Foreign Affairs
 
Fides: Các phương tiện truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
03:26 11/03/2021
Trong bản tin đánh đi hôm 9 tháng Ba, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết:

Các phương tiện truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ đã rất chú ý đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tới nước láng giềng Iraq. Các bài bình luận và phân tích rất khác nhau đã được đưa ra. Ngoài các báo cáo về sự đóng góp có thể có của chuyến công du của Đức Giáo Hoàng đối với các tiến trình bình định khu vực, cũng có các đánh giá và các bài báo chỉ trích phản ánh các định kiến về bản chất của Giáo Hội Công Giáo và vai trò của Tòa thánh trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu và khu vực.

Hôm 8 tháng 3, một tờ báo ủng hộ chính phủ tên là “Yeni Safak” đã đặt câu hỏi về vai trò của Vatican trong việc dự phần vào các cuộc khủng hoảng và xung đột ở Trung Đông. Tòa thánh bị buộc tội “thụ động trước các vấn đề nhạy cảm” như việc Israel chiếm đóng Palestine hoặc chỉ giới hạn trong việc “kêu gọi cầu nguyện” trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng bị chỉ trích, vì quốc gia này “tham gia vào các cuộc xung đột ở nhiều khu vực của Trung Đông, từ Somalia đến Yemen, từ Syria đến Libya”.

Fides không thể không nhắc đến rằng trong nhiều thảm kịch xung đột trong vùng này có sự tham gia quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia cũng đã được Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng như Đức Bênêđíctô XVI, Đức Gioan Phaolô II và Đức Phaolô VI đến thăm.

Vào ngày 8 tháng 3, tờ Hurriyet đăng một bài bình luận về chuyến thăm Iraq của Đức Giáo Hoàng, trong đó tác giả tự hỏi, “Giáo hoàng đã ở đâu khi xảy ra các vụ thảm sát ở Iraq, khi máy bay Mỹ ném bom xuống Baghdad, và trong khi Iraq bị san bằng dưới chiêu bài ‘mang lại dân chủ cho họ’?”

Giáo sư Ozcan Gongur, của Đại học Ankara, trong một bài báo có tựa đề “Âm mưu trong chuyến thăm Iraq của Giáo hoàng”, đề cập đến “các mục tiêu và kết quả” của chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng bao gồm tám điểm, đầu tiên là khẳng định sự ủng hộ đối với các tín hữu Kitô. Đó là ưu tiên hàng đầu với mục đích “Kitô hóa những vùng này”.

Ngay cả chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô đến Đại Giáo Trưởng Ali al Sistani cũng bị bài bình luận này giản lược thành một chiến thuật đơn thuần nhằm “thủ lợi” cho các mưu toan của Vatican bằng cách gia tăng xung đột nội bộ giữa người Shiite /si-ai/ với nhau.

Bài bình luận cũng vu cáo Đức Giáo Hoàng là thiếu nhạy cảm trước những đau khổ của các cộng đồng Hồi giáo ở Trung Đông. Một bài báo khác được xuất bản bởi Hurryiet vào ngày 7 tháng 3 coi chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng là nhằm mục đích tăng cường đối thoại với Hồi giáo và hỗ trợ các cộng đồng Kitô Giáo là nằm trong nỗ lực tăng cường “sự hiện diện của Công Giáo” trong khu vực; vì theo tờ báo này Vatican đang lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Mạc Tư Khoa và Giáo Hội Chính thống Nga.

Fides cũng nhắc lại rằng: Trước chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, Lütfullah Göktaş, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ cạnh Tòa thánh, đã ca ngợi những đóng góp tích cực có thể có của chuyến tông du tới Iraq “cho sự ổn định của khu vực” trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải bởi các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và cũng giới thiệu Thổ Nhĩ Kỳ là “một quốc gia luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định trong khu vực vào bất cứ dịp thuận tiện nào”.
Source:Fides
 
Nhà văn viết vắn tắt quá khiến người đồng hương bất bình với Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
16:31 11/03/2021


Trong khi Đức Thánh Cha đang ở thăm Iraq, dư luận tại Á Căn Đình đã tỏ ra bất bình vì có một số phương tiện truyền thông quốc tế gần đây đã đưa tin rằng Đức Thánh Cha nói đi đâu thì đi, ngài không muốn về thăm quê hương Á Căn Đình.

Tác giả của cuộc phỏng vấn với Đức Thánh Cha, là nguồn gốc gây ra tin đồn tai hại này đã làm rõ bối cảnh và ý nghĩa của lời nói của Đức Thánh Cha.

Nhà báo kỳ cựu người Á Căn Đình và nhà thần kinh học Nelson Castro đã phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô để viết cuốn sách “Sức khỏe của các Giáo hoàng”.

Nhật báo La Nación của Á Căn Đình đã xuất bản một đoạn của Castro vào ngày 27 tháng 2 bao gồm một phần cuộc phỏng vấn của ông với Đức Giáo Hoàng. Câu cuối cùng là: “Tôi sẽ không trở lại Á Căn Đình”, khiến một số người cho rằng điều đó có nghĩa là “không bao giờ”.

Vào cuối cuộc phỏng vấn cho cuốn sách của mình về sức khỏe của các Đức Giáo Hoàng, Castro hỏi Đức Thánh Cha Phanxicô “Ngài tưởng tượng cái chết của mình như thế nào?” Và ngài trả lời “Tôi sẽ là giáo hoàng, dù là đương nhiệm hay danh dự. Và ở Rome. Tôi sẽ không trở lại Á Căn Đình”.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với nhà báo đồng nghiệp Tito Garabal trên Radio Grote, Castro đã làm rõ rằng Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài sẽ không trở lại Argentina “đó là nói về việc sống ở Á Căn Đình nếu ngài từ chức, chính là như vậy”.

“Ngài không nói ‘Tôi sẽ không đến thăm Á Căn Đình nữa’. Khi tôi hỏi ngài hình dung ra cái chết của mình như thế nào ngài nói: ‘Tôi sẽ không trở lại Á Căn Đình để chết ở đó’”

“Điều này là không thể chối cãi. Và vấn đề có hai khía cạnh: vì cuộc phỏng vấn được tường trình nguyên văn nên chúng tôi muốn trích một cách trung thành nhất có thể, và tôi không đoán trước được điều này, cho nên trong ấn bản thứ hai của cuốn sách, tôi sẽ giới thiệu điều này, làm rõ hơn,” Castro giải thích.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài thường nói đùa rằng ở quê hương đến 76 năm là quá đủ.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lại cuốn sách cầu nguyện lâu đời cho đồng bằng Ninivê
Đặng Tự Do
16:33 11/03/2021


Trong chuyến đi tới Iraq, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lại một cuốn sách cầu nguyện bằng tiếng Ả Rập rất lâu đời đã được phục chế sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS tấn công vào ngôi nhà thờ Công Giáo nơi cuốn sách từng được lưu trữ.

Có niên đại vào khoảng giữa thế kỷ 14 và 15, cuốn sách bao gồm những lời cầu nguyện phụng vụ bằng tiếng Aramaic cho mùa Phục sinh trong truyền thống Syriac.

Cuốn sách trước đây được lưu giữ trong Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội Al-Tahira ở Bakhdida, còn được gọi là Qaraqosh. Nhà thờ Công Giáo nghi lễ Syriac này đã bị cướp bóc khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS nắm quyền kiểm soát thị trấn từ năm 2014 đến năm 2016.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm nhà thờ vào ngày 7 tháng 3 và đọc kinh Truyền Tin cùng với các tín hữu Kitô địa phương từ các thị trấn và làng mạc trên khắp Đồng bằng Ninivê. Nhà thờ đã được phục hồi hoàn toàn bởi tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.

Trong khi đến thăm Nhà thờ Vô nhiễm Nguyên tội, Đức Thánh Cha đã trả lại cuốn sách cho Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Syria Yohanna Boutros Mouche của Mosul.

Cuốn sách được các nhà báo phát hiện ở miền bắc Iraq vào tháng Giêng năm 2017 - khi Mosul vẫn còn nằm trong tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS - và được gửi cho vị giám mục địa phương, là Đức Tổng Giám Mục Mouche. Ngài đã giao nó cho một liên đoàn các tổ chức phi chính phủ Kitô Giáo để bảo quản an toàn.

Cuốn sách đã được giấu trong tầng hầm của nhà thờ cùng với những cuốn sách quan trọng khác, nhưng cuối cùng được chuyển đến Erbil trước khi được gửi ra nước ngoài để trùng tu.

Viện Bảo tồn Sách Trung ương (ICPAL) ở Rome đã giám sát việc khôi phục bản thảo, được tài trợ bởi Bộ Di sản Văn hóa Ý.

Quá trình trùng tu kéo dài 10 tháng bao gồm việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia tại Thư viện Vatican, nơi có các tập sách tiếng Syriac có cùng thời kỳ.
Source:Catholic News Agency
 
Lời kêu gọi quyên góp cho Thánh Địa của Bộ Các Giáo Hội Đông Phương
J.B. Đặng Minh An dịch
17:41 11/03/2021

Hôm 11 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố lời kêu gọi của Đức Hồng Y Leonardo Sandri, tổng trưởng Bộ Các Giáo Hội Đông Phương về việc quyên góp cho Thánh Địa Giêrusalem vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 2 tháng Tư tới đây.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Kính thưa Quý Đức Cha, quý Linh mục, Tu sĩ và anh chị em Tín hữu,

Mỗi Tuần Thánh, chúng ta trở thành những người hành hương đến Giêrusalem trong tinh thần và chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa chúng ta là Chúa Giêsu, Chết và Phục sinh. Trong Thư gửi tín hữu Galát, Tông đồ Phaolô, người đã có kinh nghiệm sống động và cá vị đối với mầu nhiệm này, đi xa đến mức nói rằng: “Con Thiên Chúa là Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Gl 2:20). Những gì vị Tông đồ đã sống cũng là nền tảng của một mô hình mới về tình huynh đệ bắt nguồn từ công cuộc hòa giải và kiến tạo hòa bình giữa mọi dân tộc do Đấng bị đóng đinh thực hiện, như Thánh Phaolô đã viết trong thư gửi tín hữu Êphêsô.

Trong năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã muốn nhắc nhở chúng ta về những hệ quả của ân sủng hòa giải này và ngài đã làm như vậy qua thông điệp “Fratelli tutti”. Với thông điệp này, Đức Thánh Cha, bắt đầu từ chứng tá tiên tri do Thánh Phanxicô Assisi đưa ra, nhằm giúp chúng ta xem xét tất cả các mối quan hệ của chúng ta - tôn giáo, kinh tế, sinh thái, chính trị và truyền thông - trên nguyên tắc tình huynh đệ. Nền tảng của việc trở thành tất cả anh chị em của chúng ta chính là ở trên đồi Canvê. Ở đó, nhờ ân sủng lớn nhất của tình yêu, Chúa Giêsu đã ngăn chặn vòng xoáy thù hận, phá vỡ vòng luẩn quẩn của hận thù và mở ra cho mọi người con đường hòa giải với Chúa Cha, giữa chúng ta với nhau và với chính tạo vật.

Những con đường vắng vẻ xung quanh Mộ Thánh và Thành cổ Jerusalem vang vọng Quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng và ẩm ướt, nơi mà Đức Thánh Cha đã băng qua vào ngày 27 tháng 3 năm 2020 trên đường đến với Đấng Bị Đóng Đinh, trước khi cả thế giới quỳ gối cầu xin cho kết thúc đại dịch, và làm cho mọi người cảm thấy đoàn kết bởi cùng một mầu nhiệm đau thương.

Đó là một năm đầy thử thách đối với Thành Thánh Jerusalem, đối với Thánh Địa Giêrusalem và đối với cộng đồng Kitô hữu nhỏ bé sống ở Trung Đông, những người đang tìm cách trở thành muối, ánh sáng và men của Tin Mừng. Vào năm 2020, các tín hữu Kitô của những vùng đất đó phải chịu sự cô lập khiến họ cảm thấy xa cách hơn nữa, bị cắt đứt liên lạc quan trọng với các anh em từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Họ bị mất việc làm, do vắng bóng người hành hương, và hậu quả là họ gặp khó khăn trong cuộc sống và trong việc chu cấp cho gia đình và con cái họ. Ở nhiều quốc gia, chiến tranh dai dẳng và các lệnh trừng phạt đã làm tăng thêm tác động của đại dịch. Ngoài ra, một phần viện trợ kinh tế thu nhận được hàng năm cho Thánh Địa Giêrusalem cũng bị thiếu hụt do những khó khăn liên quan đến việc thực hiện điều đó ở nhiều quốc gia.

Đức Thánh Cha Phanxicô giới thiệu hình ảnh Người Samaritanô nhân hậu cho tất cả các Kitô hữu, như một mô hình gương mẫu của lòng bác ái tích cực, của tình yêu dám dũng cảm và tương trợ. Ngài cũng khuyến khích chúng ta suy ngẫm về các thái độ khác nhau của những nhân vật trong dụ ngôn để vượt qua sự thờ ơ của những người nhìn thấy anh chị em của họ gặp khó khăn và nói: “Anh chị em có nhận ra chính mình trong số những người này không? Câu hỏi này, thẳng thắn như vậy, rất trực tiếp và sâu sắc. Anh chị em giống với nhân vật nào trong số những nhân vật này? Chúng ta cần thừa nhận rằng chúng ta thường xuyên bị cám dỗ để phớt lờ người khác, đặc biệt là những người yếu thế. Chúng ta hãy thừa nhận rằng, bất chấp tất cả những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được, chúng ta vẫn còn “mù chữ” khi đồng hành, chăm sóc và hỗ trợ những thành viên yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất trong các xã hội phát triển của chúng ta. Chúng ta đã quen với việc nhìn theo hướng khác, lướt qua, phớt lờ các tình huống cho đến khi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta” (Fratelli tutti, 64 tuổi).

Ước gì việc quyên góp cho Thánh Địa năm nay sẽ là cơ hội để mọi người không bỏ qua hoàn cảnh khó khăn của anh chị em ở Thánh Địa chúng ta mà phải làm nhẹ gánh hơn cho họ. Nếu cử chỉ nhỏ của tinh thần đoàn kết và chia sẻ (Thánh Phaolô và Thánh Phanxicô thành Assisi sẽ gọi nó là “đền bồi”) mà thất bại, thì sẽ còn khó khăn hơn đối với nhiều người trong số họ trong cố gắng cưỡng lại cám dỗ rời khỏi đất nước, yêu cầu hỗ trợ các giáo xứ trong công việc mục vụ và giáo dục của họ sẽ còn gay go hơn nữa, và còn khó khăn hơn nữa trong việc duy trì cam kết xã hội đối với người nghèo và người đau khổ. Những đau khổ của rất nhiều người phải di tản và những người tị nạn đã phải ra đi vì chiến tranh kêu gọi một bàn tay giúp đỡ dang rộng để đổ dầu xoa dịu vào vết thương của họ. Chúng ta không được từ bỏ việc chăm sóc các Địa điểm Thánh là bằng chứng cụ thể về mầu nhiệm Nhập thể của Con Thiên Chúa, và sự hiến dâng mạng sống của Ngài cho chúng ta và cho sự cứu rỗi của chúng ta.

Trong viễn cảnh bất thường này, được đánh dấu bởi sự vắng mặt của những người hành hương, chúng tôi cảm thấy có bổn phận phải một lần nữa thực hiện những lời mà vị Tông đồ Dân ngoại đã nói với người Cô-rinh-tô hai ngàn năm trước, đó là mời gọi anh chị em đến với một tình đoàn kết không chỉ dựa trên bác ái nhưng dựa trên động cơ Kitô học: “Quả thật, anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có.” (2 Cr 8:9). Và sau khi nhắc lại các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và sự giúp đỡ lẫn nhau về của cải vật chất và tinh thần, Thánh Tông đồ nói thêm những lời hùng hồn vào thời ấy cũng như bây giờ mà thiết tưởng không cần phải bình luận thêm: “Tôi xin nói điều này: gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều. Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương. Vả lại, Thiên Chúa có đủ quyền tuôn đổ xuống trên anh em mọi thứ ân huệ, để anh em vừa được luôn đầy đủ mọi mặt, vừa được dư thừa mà làm mọi việc thiện” (2 Cr 9:6-8).

Kính thưa Quý Đức Cha, quý Linh mục, Tu sĩ và anh chị em Tín hữu, những người bằng nhiều cách khác nhau đã phấn đấu cho sự thành công của quỹ trợ giúp Thánh Địa, trong niềm trung tín với sự tham gia mà Giáo hội yêu cầu tất cả con cái của mình, chúng tôi có niềm vui được chuyển đến Quý Đức Cha, quý Linh mục, Tu sĩ và anh chị em Tín hữu lòng biết ơn sâu sắc của Đức Thánh Cha chúng ta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Cuối cùng, khi chúng tôi cầu xin các phước lành Thiên Chúa tuôn đổ dư dật trên Giáo phận của quý vị và anh chị em, chúng tôi xin gởi đến lời chào huynh đệ nhất của chúng tôi trong Chúa Giêsu.

+ Đức Hồng Y Leonardo Sandri

Tổng trưởng Bộ Các Giáo Hội Đông Phương

+ Đức Tổng Giám Mục Giorgio Demetrio Gallaro

Tổng Thư Ký

Source:Holy See Press Office
 
Văn hóa triệt tiêu tấn công người Công Giáo và mọi Kitô hữu qua dự luật Equality Act
Vũ Văn An
18:49 11/03/2021
Robert G. Marshall từng phục vụ Hạ Viện Virginia 26 năm và là người bảo hộ chính của Hạ Viện này cho Tu chính án về hôn nhân của tiểu bang năm 2006 và cấm phá thai ở thai kỳ cuối. Gần đây, ông cho xuất bản cuốn Reclaiming the Republic: How Christians and Other Conservatives Can Win Back America (TAN Books) và trước đây là đồng tác giả cuốn Blessed are the Barren, một cuốn lịch sử xã hội về Planned Parenthood (Ignatius Press). Trên Catholic Culture ngày 9 tháng 3, Ông có bài viết về sự sai trái của Nancy Pelosi khi không mời một đại diện Kitô giáo nào phát biểu trong các phiên điều trần về dự luật Equality Act. Nguyên văn, xin xem tại https://www.catholicculture.org/commentary/cancel-culture-comes-to-catholics-and-all-christians.



Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã áp đặt Quy tắc Bịt miệng (Gag Rule) lên người Công Giáo và các Kitô hữu khác, những người là mục tiêu của cái gọi là “Đạo luật bình đẳng” HR 5 ủng hộ LGBTQ của bà.

Không có đại diện Công Giáo hoặc Tin lành nào phản đối HR 5 được mời phát biểu trước phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp tháng 4 năm 2019, tuy nhiên việc thông qua biện pháp cấp tiến này sẽ đòi các Kitô hữu và các định chế của họ phải chấp nhận hành vi bị Kinh thánh và hàng nghìn năm giảng dạy tôn giáo bác bỏ nếu họ muốn tránh các hình phạt lớn và tiền phạt có tính chất trừng phạt.

Những người hưởng lợi từ biện pháp cực đoan này là Chiến dịch Nhân quyền LGBTQ và hoạt động kinh doanh giết trẻ em của Planned Parenthood và những người ủng hộ họ.

Phiên điều trần công khai duy nhất về HR 5 được tổ chức vào năm 2019. Chỉ có tám nhân chứng làm chứng trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện: sáu ủng hộ, hai phản đối. Hai nhân chứng của Hạ viện phản đối HR 5 bày tỏ lo ngại về tác động của nó đối với thể thao, quyền riêng tư, việc làm của phụ nữ và sự xóa bỏ của phụ nữ trong xã hội.

Không một nhân chứng ủy ban nào chỉ ra “Đạo luật bình đẳng” sẽ tác động tiêu cực đến các bệnh viện, phòng khám, cơ sở phúc lợi xã hội, trường tôn giáo tư nhân, căn hộ sống của người cao niên và viện dưỡng lão như thế nào nếu các cơ sở này từ chối áp đặt các chính sách về bản sắc phái tính và khuynh hướng tình dục.

Các bệnh viện Công Giáo sẽ bị phạt nếu họ không phá thai hoặc thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho trẻ vị thành niên hoặc những người khác. Họ cũng không đủ điều kiện để nhận Medicaid / Medicare hoặc các khoản bồi hoàn bảo hiểm.

Việc không tuân thủ các chính sách LGBTQ hoặc các yêu cầu về phá thai, sẽ dẫn đến thiệt hại bị trừng phạt lên đến 500,000 đô la cho mỗi vi phạm, tất nhiên sẽ làm tê liệt nếu không phá hủy các hoạt động từ thiện của các tổ chức Kitô giáo này.

Cái gọi là “Đạo luật bình đẳng” cũng sẽ cấm các ngân hàng có điều lệ liên bang cho vay tiền đối với các nhà thờ không thực hiện “hôn nhân đồng tính” vì HR5 định nghĩa một cách gian dối các nhà thờ là “cơ sở lưu trú công cộng”.

Một nhà thờ không cho phép sử dụng tòa nhà của mình để tổ chức đám cưới “đồng tính” sẽ bị phạt đến 500,000 đô la và bị đối xử như thể đó là một nhóm KKK đốt thánh giá phủ kín đầu!

Các dòng tu của phụ nữ từ chối chấp nhận phụ nữ "chuyển giới" làm thỉnh sinh sẽ mất tư cách được miễn thuế. Các tổ chức từ thiện Công Giáo không đặt trẻ em làm con nuôi hoặc chăm sóc nuôi dưỡng của các cặp đồng tính sẽ mất giấy phép hoạt động của tiểu bang.

Các trường Kitô giáo không cho phép một cá nhân “đã kết hôn” đồng tính giảng dạy sẽ mất tư cách miễn thuế và mất quyền cấp giấy chứng nhận để thỏa mãn luật bắt buộc đi học của tiểu bang.

Vào năm 2015, Hillary Clinton nói với một khán giả ưu tú ở Manhattan rằng “các quy tắc văn hóa sâu sắc, các niềm tin tôn giáo và thành kiến cơ cấu phải được thay đổi liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản”. Clinton chắc chắn muốn hiểu chăm sóc sức khỏe sinh sản là phá thai và kiểm soát sinh sản.

Cũng trong năm 2015, người viết chuyên mục Frank Bruni của New York Times đã trích dẫn lời một nhà tranh đấu đồng tính từng tuyên bố, “phải làm cho các nhà lãnh đạo Giáo hội ‘loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách tội lỗi’”.

Đạo luật Bình đẳng về cơ bản sẽ khiến ảnh hưởng của Kitô giáo trong xã hội trở nên bất hợp pháp.

Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo vốn thường bảo vệ các Kitô hữu và các tổ chức Kitô giáo không tuân thủ các mệnh lệnh vô đạo đức và hà khắc này đã bị loại bỏ khỏi HR 5. Vì vậy, “phương thuốc” duy nhất cho các Kitô hữu là bách hại hoặc bỏ đạo.

Chủ tịch “Công Giáo” Nancy Pelosi tuyên bố rằng các yêu cầu về chuyển giới và khuynh hướng tình dục phải được đòi hỏi “ở mọi nơi”.

Đạo luật Bình đẳng sẽ buộc những người tuân theo những lời dạy đạo đức của Môsê hoặc Chúa Giêsu phải bị loại khỏi Quảng trường Công cộng, bị chỉ trích hoặc bị phạt vì đã phát biểu và bảo vệ Tu chính án thứ nhất nhằm bảo vệ các niềm tin và thực hành tôn giáo.

Việc Chủ tịch Hạ viện Pelosi phủ nhận diễn trình tố tụng căn bản và các Quyền của Tu chính án thứ nhất bằng cách không mời các nhà lãnh đạo Kitô giáo làm chứng tại phiên điều trần của Quốc hội mâu thuẫn với nguyên tắc cổ xưa được nêu trong Tin Mừng Gioan 7:51, "Liệu luật pháp của chúng ta có kết án một người mà không nghe ông ta trước để tìm hiểu xem ông ta đã và đang làm gì không?”

Sự hợp tình hợp lý của thủ tục căn bản đòi hỏi, tối thiểu, rằng không một lá phiếu nào được diễn ra cho đến khi những người có quan điểm đối lập có cơ hội được lắng nghe một cách thấu đáo và công bằng ở cùng một địa điểm công cộng với những người ủng hộ Đạo luật Bình đẳng.

Thông thường, HR 5 sẽ được gửi đến Ủy ban Tư pháp Thượng viện để được điều trần, nhưng ủng hộ phá thai, Lãnh đạo đa số Thượng viện đảng Dân chủ ủng hộ LGBTQ, Chuck Schumer, đã đặt HR 5 vào Lịch của Thượng viện, do đó nó có thể được gửi đến phòng Thượng viện để bỏ phiếu. mà không có phiên điều trần của Ủy ban, một chiến thuật rất bất thường và không công bằng duy nhất trong trường hợp này.

Có vẻ như các nhà tranh đấu đang gấp rút thông qua Đạo luật Bình đẳng trước khi có quá nhiều người Mỹ tìm ra điều gì thực sự được HR 5 cho phép.

CÁC VẤN ĐỀ CẦN HÀNH ĐỘNG

Marshall lên tiếng thúc giục độc giả hành động:

*Vui lòng tiếp xúc với cả hai Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ của bạn. Yêu cầu cho các nhà lãnh đạo Đức tin được lắng nghe trong ủy ban để bảo vệ chống lại các tuyên bố một chiều của LGBTQ và những người cổ vũ phá thai. Thúc giục các Thượng nghị sĩ của bạn bỏ phiếu chống lại HR 5.

*Hỏi các Thượng nghị sĩ của bạn làm thế nào họ có thể biện minh cho việc bỏ phiếu cho một dự luật mà không cần nghe những người phản đối. Chia sẻ suy nghĩ của bạn về HR 5 với báo chí địa phương và phương tiện truyền thông xã hội, đồng thời loan truyền các chủ trương của các Thượng nghị sĩ nếu biết được.

*Nếu Dân biểu của bạn đã bỏ phiếu cho HR 5 (xem liên kết bên dưới), hãy hỏi tại sao, đặc biệt là vì các đối thủ tôn giáo không có cơ hội bảo vệ các Giáo Hội của họ khỏi các phe phái LGBTQ và phá thai.

*Nếu dân biểu của bạn bỏ phiếu chống lại HR 5, hãy cảm ơn họ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vọng Mùa Chay
Nguyễn Đức Cung
12:35 11/03/2021
VỌNG MÙA CHAY
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Tịnh tâm suy niệm mùa Chay
Dấu đinh Thánh Giá chết thay loài người
(nđc)
 
VietCatholic TV
Quá đáng: Thổ Nhĩ Kỳ coi chuyến tông du Iraq là một âm mưu, dằn mặt người Kurd. Huấn Đức của ĐTC
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:54 11/03/2021


1. Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ phản đối chính quyền Kurdistan Iraq.

Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích mạnh mẽ Chính quyền Khu Tự Trị Kurdistan Iraq, gọi tắt là KRG, về ý định in một con tem kỷ niệm để đánh dấu chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư 10 tháng Ba rằng một trong những con tem kỷ niệm chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô in một bản đồ bao gồm một số tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời kêu gọi các cấp chính quyền KRG “ngay lập tức đảo ngược sai lầm nghiêm trọng này”.

Toàn văn tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ viết như sau:

Người ta đã quan sát thấy rằng một trong những con tem kỷ niệm, được KRG dự định phát hành nhân chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq, có một bản đồ bao gồm một số tỉnh của nước ta.

Một số nhà chức trách tự phụ ở KRG đã dám lạm dụng chuyến thăm nói trên, để bày tỏ nguyện vọng phi thực tế của họ chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng của Iraq.

Các nhà chức trách KRG ở vị trí tốt nhất để ghi nhớ kết quả đáng thất vọng của những mục đích gian dối như vậy.

Chúng tôi mong đợi một tuyên bố khẩn cấp và rõ ràng từ các nhà chức trách KRG ngay lập tức sửa chữa sai lầm nghiêm trọng này.

Thực ra, những mảnh đất mà Thổ Nhĩ Kỳ đề cập đến trước đây thuộc về Kurdistan. Khi vẽ các bản đồ, người Kurd luôn vẽ một bản đồ như thế, chứ không chỉ trong trường hợp con tem kỷ niệm chuyến tông du mà thôi.


Source:Rep. of Turkey Ministry of Foreign Affairs

2. Các phương tiện truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích chuyến tông du của Đức Thánh Cha

Trong bản tin đánh đi hôm 9 tháng Ba, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết:

Các phương tiện truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ đã rất chú ý đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tới nước láng giềng Iraq. Các bài bình luận và phân tích rất khác nhau đã được đưa ra. Ngoài các báo cáo về sự đóng góp có thể có của chuyến công du của Đức Giáo Hoàng đối với các tiến trình bình định khu vực, cũng có các đánh giá và các bài báo chỉ trích phản ánh các định kiến về bản chất của Giáo Hội Công Giáo và vai trò của Tòa thánh trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu và khu vực.

Hôm 8 tháng 3, một tờ báo ủng hộ chính phủ tên là “Yeni Safak” đã đặt câu hỏi về vai trò của Vatican trong việc dự phần vào các cuộc khủng hoảng và xung đột ở Trung Đông. Tòa thánh bị buộc tội “thụ động trước các vấn đề nhạy cảm” như việc Israel chiếm đóng Palestine hoặc chỉ giới hạn trong việc “kêu gọi cầu nguyện” trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng bị chỉ trích, vì quốc gia này “tham gia vào các cuộc xung đột ở nhiều khu vực của Trung Đông, từ Somalia đến Yemen, từ Syria đến Libya”.

Fides không thể không nhắc đến rằng trong nhiều thảm kịch xung đột trong vùng này có sự tham gia quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia cũng đã được Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng như Đức Bênêđíctô XVI, Đức Gioan Phaolô II và Đức Phaolô VI đến thăm.

Vào ngày 8 tháng 3, tờ Hurriyet đăng một bài bình luận về chuyến thăm Iraq của Đức Giáo Hoàng, trong đó tác giả tự hỏi, “Giáo hoàng đã ở đâu khi xảy ra các vụ thảm sát ở Iraq, khi máy bay Mỹ ném bom xuống Baghdad, và trong khi Iraq bị san bằng dưới chiêu bài ‘mang lại dân chủ cho họ’?”

Giáo sư Ozcan Gongur, của Đại học Ankara, trong một bài báo có tựa đề “Âm mưu trong chuyến thăm Iraq của Giáo hoàng”, đề cập đến “các mục tiêu và kết quả” của chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng bao gồm tám điểm, đầu tiên là khẳng định sự ủng hộ đối với các tín hữu Kitô. Đó là ưu tiên hàng đầu với mục đích “Kitô hóa những vùng này”.

Ngay cả chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô đến Đại Giáo Trưởng Ali al Sistani cũng bị bài bình luận này giản lược thành một chiến thuật đơn thuần nhằm “thủ lợi” cho các mưu toan của Vatican bằng cách gia tăng xung đột nội bộ giữa người Shiite /si-ai/ với nhau.

Bài bình luận cũng vu cáo Đức Giáo Hoàng là thiếu nhạy cảm trước những đau khổ của các cộng đồng Hồi giáo ở Trung Đông. Một bài báo khác được xuất bản bởi Hurryiet vào ngày 7 tháng 3 coi chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng là nhằm mục đích tăng cường đối thoại với Hồi giáo và hỗ trợ các cộng đồng Kitô Giáo là nằm trong nỗ lực tăng cường “sự hiện diện của Công Giáo” trong khu vực; vì theo tờ báo này Vatican đang lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Mạc Tư Khoa và Giáo Hội Chính thống Nga.

Fides cũng nhắc lại rằng: Trước chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, Lütfullah Göktaş, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ cạnh Tòa thánh, đã ca ngợi những đóng góp tích cực có thể có của chuyến tông du tới Iraq “cho sự ổn định của khu vực” trong một cuộc phỏng vấn được đăng tải bởi các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ và cũng giới thiệu Thổ Nhĩ Kỳ là “một quốc gia luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định trong khu vực vào bất cứ dịp thuận tiện nào”.
Source:Fides

3. Bài Giáo Lý Hàng Tuần của Đức Phanxicô: Chuyến Tông Du Iraq

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tập chú bài giáo lý của ngài trong Buổi Yết Kiến Chung dưới hình thức ảo, ngày 10 tháng 3, vào các suy nghĩ của ngài về chuyến tông du 4 ngày vừa qua tại Iraq. Sau đây là nguyên văn Bài Giáo Lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh phổ biến:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Trong mấy ngày qua, Chúa đã cho phép tôi đến thăm Iraq, thực hiện một dự án của Thánh Gioan Phaolô II. Trước đây, chưa bao giờ một vị Giáo hoàng nào đã có mặt tại lãnh thổ của Ápraham. Chúa Quan Phòng muốn rằng điều đó xảy ra vào lúc này, như một dấu hiệu của hy vọng, sau nhiều năm chiến tranh và khủng bố, và trong một trận đại dịch nghiêm trọng.

Sau chuyến thăm này, linh hồn tôi tràn ngập lòng biết ơn - lòng biết ơn đối với Thiên Chúa và tất cả những người đã làm chuyến viếng thăm khả hữu: với Tổng thống nước Cộng hòa và Chính phủ Iraq; tới các Thượng phụ và Giám mục của đất nước, cùng với tất cả các bộ trưởng và thành viên tín hữu của các Giáo hội liên hệ; với các thẩm quyền tôn giáo, bắt đầu với Đại Giáo Trưởng Al-Sistani, người mà tôi đã có một cuộc gặp gỡ khó quên tại dinh thự của ngài ở Najaf.

Tôi cảm thấy mạnh mẽ một cảm thức thống hối liên quan đến cuộc hành hương này: Tôi không thể đến gần dân tộc bị tra tấn đó, đến Giáo Hội tử đạo đó, mà không nhân danh Giáo Hội Công Giáo, vác lấy cây thánh giá mà họ đã vác trong nhiều năm nay; một cây thánh giá khổng lồ, giống cây thánh giá được đặt ở lối vào Qaraqosh. Tôi cảm thấy nó cách đặc biệt khi nhìn thấy những vết thương vẫn còn rỉ máu từ sự tàn phá, và còn hơn thế nữa khi gặp gỡ và nghe chứng từ của những người sống sót cơn bạo lực, bách hại, lưu đày… Và đồng thời, tôi thấy xung quanh tôi niềm hân hoan được chào đón sứ giả của Chúa Kitô; Tôi nhìn thấy niềm hy vọng được mở ra hướng tới chân trời hòa bình và huynh đệ, được tóm gọn trong lời lẽ của Chúa Giêsu vốn dùng làm phương châm cho Cuộc viếng thăm: “Anh em đều là anh em” (Mt 23: 8). Tôi đã tìm thấy niềm hy vọng này trong bài diễn văn của Tổng thống Cộng hòa. Tôi đã khám phá ra điều đó một lần nữa trong nhiều lời chào kính và chứng từ, trong các bài thánh ca và cử chỉ của người dân. Tôi đọc được điều đó trên khuôn mặt rạng ngời của những người trẻ và trong đôi mắt đầy sức sống của những người cao niên. Người ta đứng chờ Đức Giáo Hoàng cả 5 tiếng đồng hồ, thậm chí cả các phụ nữ ôm con trên tay nữa. Họ chờ đợi và niềm hy vọng rạng rỡ trong đôi mắt họ.

Nhân dân Iraq có quyền sống trong hòa bình; họ có quyền tìm lại phẩm giá vốn thuộc về họ. Nguồn gốc tôn giáo và văn hóa của họ có từ hàng nghìn năm trước: Lưỡng Hà là cái nôi của văn minh. Về mặt lịch sử, Baghdad là một thành phố có tầm quan trọng hàng đầu. Trong nhiều thế kỷ, nó là nơi chứa thư viện phong phú nhất trên thế giới. Và điều gì đã phá hủy nó? Chiến tranh. Chiến tranh luôn là con quái vật tự biến đổi mình cùng với sự thay đổi thời đại và tiếp tục nuốt trửng nhân loại. Nhưng phản ứng đối với chiến tranh không phải là một cuộc chiến khác; phản ứng với vũ khí không phải là vũ khí khác. Và tôi tự hỏi: ai đã bán vũ khí cho bọn khủng bố? Ngày nay ai đã bán vũ khí cho những kẻ khủng bố - những kẻ đang gây ra các vụ thảm sát ở các khu vực khác, chẳng hạn, hãy nghĩ đến Châu Phi? Đó là một câu hỏi mà tôi muốn ai đó trả lời. Đáp ứng không phải là chiến tranh, mà đáp ứng là tình huynh đệ. Đây là thách thức không chỉ đối với Iraq. Đó là thách thức đối với nhiều khu vực đang xung đột và cuối cùng, thách thức đối với toàn thế giới là tình huynh đệ. Liệu chúng ta có khả năng tạo ra tình huynh đệ giữa chúng ta không? Có khả năng xây dựng một nền văn hóa huynh đệ không? Hay chúng ta sẽ tiếp tục thứ luận lý mà Cain đã bắt đầu: chiến tranh. Các anh chị em thân mến. Tình huynh đệ.

Vì lý do này, chúng ta đã gặp gỡ và cầu nguyện với các Kitô hữu và người Hồi giáo, với đại diện của các tôn giáo khác, ở Ur, nơi Ápraham đã nhận được tiếng gọi của Thiên Chúa khoảng bốn nghìn năm trước đây. Ápraham là tổ phụ của chúng ta trong đức tin vì ông đã lắng nghe tiếng Thiên Chúa hứa ban cho ông một dòng dõi. Ông bỏ lại mọi thứ và lên đường khởi hành. Thiên Chúa trung thành với những lời hứa của Người và cho đến tận ngày nay, vẫn hướng dẫn các bước đi của chúng ta hướng đến hòa bình. Người hướng dẫn các bước đi của những người đang lữ hành trên Trái đất với ánh mắt luôn hướng về Thiên đường. Và tại Ur - chúng tôi, dòng dõi của ông, cùng nhau đứng dưới những bầu trời sáng lạn đó, chính những bầu trời mà tổ phụ Ápraham của chúng ta đã thấy, câu anh em đều là anh chị em dường như lại vang lên một lần nữa.

Một sứ điệp của tình huynh đệ đã phát xuất từ cuộc gặp gỡ giáo hội tại Nhà thờ Công Giáo Syriac ở Baghdad, nơi 48 người, trong số đó có hai linh mục, đã bị giết trong Thánh lễ năm 2010. Giáo Hội tại Iraq là một Giáo Hội tử đạo. Và tại nhà thờ có dòng chữ khắc trên đá tưởng nhớ các vị tử đạo đó, niềm vui đã vang lên trong cuộc gặp gỡ đó. Sự ngạc nhiên của tôi khi được ở giữa họ chan hòa với niềm vui của họ khi có Giáo hoàng ở giữa họ.

Chúng tôi đã phát động sứ điệp huynh đệ từ Mosul và từ Qaraqosh, dọc theo sông Tigris, gần các phế tích của Ninivê cổ đại. Cuộc chiếm đóng của ISIS đã khiến hàng ngàn hàng vạn cư dân phải chạy trốn, trong số đó có nhiều Kitô hữu thuộc nhiều tuyên tín đa dạng và các nhóm thiểu số bị bách hại khác, nhất là người Yazidi. Bản sắc cổ xưa của những thành phố này đã bị hủy hoại. Bây giờ họ đang cố gắng rất nhiều để xây dựng lại. Người Hồi giáo đang mời gọi các Kitô hữu hồi hương và họ cùng nhau khôi phục lại các nhà thờ và đền Hồi giáo. Tình huynh đệ ở đó. Và, làm ơn, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho họ, những anh chị em đã bị thử thách đầy đau đớn của chúng ta, để họ có thể có sức mạnh bắt đầu lại. Và khi nghĩ đến nhiều người Iraq đã di cư, tôi muốn nói với họ rằng: các bạn đã bỏ tất cả, giống như Ápraham; như ngài, các bạn hãy giữ vững niềm tin và hy vọng. Các bạn hãy là những người dệt nên tình bạn và tình huynh đệ mọi lúc mọi nơi. Và nếu có thể, các bạn hãy hồi hương.

Một sứ điệp huynh đệ đã phát xuất từ hai Cử hành Thánh Thể: một tại Baghdad, trong Nghi lễ Canđê, và một ở Erbil, thành phố tại đó tôi đã được tiếp đón bởi Tổng thống của khu vực và Thủ tướng của họ, các nhà chức trách – những người tôi xin cảm ơn rất nhiều vì đã đến nghinh đón tôi - và tôi cũng được người dân nghinh đón. Niềm hy vọng của Ápraham và niềm hy vọng của dòng dõi ông được ứng nghiệm trong mầu nhiệm mà chúng ta cử hành, nơi Chúa Giêsu, Người Con mà Thiên Chúa Cha đã không tha, nhưng đã ban để cứu rỗi mọi người: qua cái chết và sự phục sinh của Người, Người đã mở đường đến đất hứa, đến sự sống mới, nơi nước mắt được lau khô, vết thương được chữa lành, anh chị em được hòa giải.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy ca ngợi Thiên Chúa vì chuyến thăm lịch sử này và chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho vùng đất đó và cho Trung Đông. Ở Iraq, bất chấp tiếng gầm thét của tàn phá và vũ khí, cây cọ, biểu tượng và niềm hy vọng của đất nước, vẫn tiếp tục phát triển và đơm hoa kết trái. Tình huynh đệ cũng như vậy: như trái cọ không gây ồn ào, nhưng cây cọ thì kết trái và sinh sôi. Cầu xin Thiên Chúa, Đấng vốn là hòa bình, ban tương lai huynh đệ cho Iraq, cho Trung Đông và cho toàn thế giới!
Source:Holy See Press Office
 
Đức Thánh Cha đề cập đến cái chết của ngài. Câu nói bị xuyên tạc gây bất bình ở Argentina khi ngài thăm Iraq
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:29 11/03/2021


1. Đức Giáo Hoàng quyết định tham dự Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế

Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận rằng ngài có kế hoạch đến thăm Hung Gia Lợi, hay còn gọi là Hungari để tham dự Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế, diễn ra vào ngày 12 tháng 9 tại Quảng trường Anh hùng của Budapest.

Trên máy bay trở về từ Iraq, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về những điểm ngài có thể viếng thăm trong tương lai.

Ngài nói rằng việc tham dự Thánh lễ ngày 12 tháng 9 ở Hungary sẽ không bao gồm một chuyến thăm đất nước. Nhưng Ngài lưu ý rằng Budapest cách thủ đô Bratislava của Slovakia hai giờ lái xe và đặt ra câu hỏi liệu chuyến đi có nên được kết hợp với một chuyến thăm ở đó hay không.

Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 sẽ diễn ra tại Budapest vào ngày 5-12 tháng 9 sau khi nó bị trì hoãn một năm vì đại dịch coronavirus.

Đức Hồng Y Péter Erdő, tổng giám mục của Esztergom-Budapest, nói với CNA vào tháng Hai rằng đại hội “sẽ là một dấu chỉ hy vọng lớn cho người Công Giáo trên toàn thế giới”.

Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần đầu tiên diễn ra tại Pháp vào năm 1881. Sự kiện này nhằm mục đích cung cấp một chứng tá về sự Hiện diện Thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể và thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về phụng vụ và Thánh Thể trong đời sống của Giáo hội. Đại hội thường được tổ chức bốn năm một lần.

Erdő, Giáo chủ Công Giáo Hung Gia Lợi, nói rằng mục đích của đại hội năm nay được tóm tắt bằng lời cầu nguyện chính thức, trong đó nói rằng sự kiện này nhằm “phục vụ sự đổi mới tinh thần của cộng đồng, thành phố, quốc gia, Âu Châu và thế giới của chúng ta”.

Trong một tuyên bố ngày 8 tháng 3, Đức Hồng Y hoan nghênh thông báo của Giáo hoàng.

“ Chúng tôi rất vui khi biết rằng Đức Thánh Cha đã công bố quyết định đến Budapest để tham dự Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52”, ngài nói trong tuyên bố, cũng được ký bởi Giám mục András Veres, chủ tịch hội đồng giám mục Hung Gia Lợi.

“Chúng tôi hy vọng rằng chuyến thăm của Đức Thánh Cha sẽ là một sự khích lệ to lớn và củng cố tinh thần cho tất cả chúng tôi và cho những người tham dự Đại hội Thánh Thể trong tương lai”.

Các nước Đức Giáo Hoàng sẽ viếng thăm trong tương lai gần

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra bình luận của mình về các chuyến tông du trong cuộc họp báo trên chuyến bay trở về sau chuyến thăm lịch sử ba ngày tới Iraq, nơi ngài gặp gỡ các nhà chức trách chính trị, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các cộng đồng Kitô Giáo.

Vị giáo hoàng 84 tuổi nói rằng ngài cảm thấy mệt mỏi hơn trong chuyến tông du Iraq so với những lần trước và không biết liệu lịch trình di chuyển của mình có nên chậm lại trong tương lai hay không.

Trước khi đại dịch coronavirus hủy bỏ các chuyến đi có thể có của Đức Giáo Hoàng đến Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea vào năm 2020, Đức Phanxicô đã giữ một lịch trình tông du bận rộn, thực hiện 32 chuyến đi quốc tế đến 51 quốc gia khác nhau trong bảy năm.

Đức Phanxicô nói với các nhà báo ngày 8 tháng 3 rằng ngài “nhận thức được những rủi ro” khi đi tông du trong khi đại dịch coronavirus đang diễn ra, nhưng quyết định đến Iraq “xuất phát từ bên trong”.

“Tôi đã cầu nguyện rất nhiều về điều này, và cuối cùng, tôi đã tự do đưa ra quyết định”.

Đức Giáo Hoàng đã nhận được vắc-xin coronavirus trước khi đến Iraq, những người cùng thực hiện chuyến hành trình với ngài cũng vậy.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai, Thượng phụ Công Giáo nghi lễ Maronite của Li Băng, đã yêu cầu ngài thêm một chặng dừng chân tại thủ đô Beirut của Li Băng trong chuyến thăm Iraq của ngài.

Ngài đã quyết định không làm vậy vì ngài cảm thấy đất nước này xứng đáng có một chuyến thăm quan trọng hơn.

“Tôi đã viết một lá thư và hứa sẽ thực hiện một chuyến đi đến Li Băng”, ngài nói, ca ngợi đất nước vì sự hào phóng trong việc chào đón những người tị nạn.

Sau chuyến thăm Iraq, Đức Thánh Cha chưa nghĩ ngay đến một chuyến đi đến Syria. Ngài cũng sẽ không đến thăm Á Căn Đình. Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài thường nói đùa rằng ở quê hương đến 76 năm là quá đủ.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng ngài đã lên kế hoạch đến thăm đất nước này vào tháng 11 năm 2017, cùng với Chí Lợi và Uruguay. Nhưng ý tưởng này đã bị bỏ dở vì nó sẽ đụng độ với một mùa bầu cử ở Chí Lợi. Đức Giáo Hoàng đã đến thăm Chí Lợi vào tháng Giêng năm 2018, nhưng ngài giải thích rằng đó là mùa hè ở Á Căn Đình và Uruguay, vì thế, ngài đã đến thăm Peru.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng ngài sẽ đến thăm Á Căn Đình khi có cơ hội và ám chỉ rằng chuyến đi cũng có thể bao gồm Uruguay và miền nam Brazil.


Source:Catholic News Agency

2. Nhà văn viết vắn tắt quá khiến người đồng hương bất bình với Đức Giáo Hoàng

Trong khi Đức Thánh Cha đang ở thăm Iraq, dư luận tại Á Căn Đình đã tỏ ra bất bình vì có một số phương tiện truyền thông quốc tế gần đây đã đưa tin rằng Đức Thánh Cha nói đi đâu thì đi, ngài không muốn về thăm quê hương Á Căn Đình.

Tác giả của cuộc phỏng vấn với Đức Thánh Cha, là nguồn gốc gây ra tin đồn tai hại này đã làm rõ bối cảnh và ý nghĩa của lời nói của Đức Thánh Cha.

Nhà báo kỳ cựu người Á Căn Đình và nhà thần kinh học Nelson Castro đã phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô để viết cuốn sách “Sức khỏe của các Giáo hoàng”.

Nhật báo La Nación của Á Căn Đình đã xuất bản một đoạn của Castro vào ngày 27 tháng 2 bao gồm một phần cuộc phỏng vấn của ông với Đức Giáo Hoàng. Câu cuối cùng là: “Tôi sẽ không trở lại Á Căn Đình”, khiến một số người cho rằng điều đó có nghĩa là “không bao giờ”.

Vào cuối cuộc phỏng vấn cho cuốn sách của mình về sức khỏe của các Đức Giáo Hoàng, Castro hỏi Đức Thánh Cha Phanxicô “Ngài tưởng tượng cái chết của mình như thế nào?” Và ngài trả lời “Tôi sẽ là giáo hoàng, dù là đương nhiệm hay danh dự. Và ở Rome. Tôi sẽ không trở lại Á Căn Đình”.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với nhà báo đồng nghiệp Tito Garabal trên Radio Grote, Castro đã làm rõ rằng Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài sẽ không trở lại Argentina “đó là nói về việc sống ở Á Căn Đình nếu ngài từ chức, chính là như vậy”.

“Ngài không nói ‘Tôi sẽ không đến thăm Á Căn Đình nữa’. Khi tôi hỏi ngài hình dung ra cái chết của mình như thế nào ngài nói: ‘Tôi sẽ không trở lại Á Căn Đình để chết ở đó’”

“Điều này là không thể chối cãi. Và vấn đề có hai khía cạnh: vì cuộc phỏng vấn được tường trình nguyên văn nên chúng tôi muốn trích một cách trung thành nhất có thể, và tôi không đoán trước được điều này, cho nên trong ấn bản thứ hai của cuốn sách, tôi sẽ giới thiệu điều này, làm rõ hơn,” Castro giải thích.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài thường nói đùa rằng ở quê hương đến 76 năm là quá đủ.


Source:Catholic News Agency

3. Đức Thánh Cha Phanxicô trả lại cuốn sách cầu nguyện lâu đời cho đồng bằng Ninivê

Trong chuyến đi tới Iraq, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lại một cuốn sách cầu nguyện bằng tiếng Ả Rập rất lâu đời đã được phục chế sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS tấn công vào ngôi nhà thờ Công Giáo nơi cuốn sách từng được lưu trữ.

Có niên đại vào khoảng giữa thế kỷ 14 và 15, cuốn sách bao gồm những lời cầu nguyện phụng vụ bằng tiếng Aramaic cho mùa Phục sinh trong truyền thống Syriac.

Cuốn sách trước đây được lưu giữ trong Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội Al-Tahira ở Bakhdida, còn được gọi là Qaraqosh. Nhà thờ Công Giáo nghi lễ Syriac này đã bị cướp bóc khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS nắm quyền kiểm soát thị trấn từ năm 2014 đến năm 2016.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm nhà thờ vào ngày 7 tháng 3 và đọc kinh Truyền Tin cùng với các tín hữu Kitô địa phương từ các thị trấn và làng mạc trên khắp Đồng bằng Ninivê. Nhà thờ đã được phục hồi hoàn toàn bởi tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.

Trong khi đến thăm Nhà thờ Vô nhiễm Nguyên tội, Đức Thánh Cha đã trả lại cuốn sách cho Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Syria Yohanna Boutros Mouche của Mosul.

Cuốn sách được các nhà báo phát hiện ở miền bắc Iraq vào tháng Giêng năm 2017 - khi Mosul vẫn còn nằm trong tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS - và được gửi cho vị giám mục địa phương, là Đức Tổng Giám Mục Mouche. Ngài đã giao nó cho một liên đoàn các tổ chức phi chính phủ Kitô Giáo để bảo quản an toàn.

Cuốn sách đã được giấu trong tầng hầm của nhà thờ cùng với những cuốn sách quan trọng khác, nhưng cuối cùng được chuyển đến Erbil trước khi được gửi ra nước ngoài để trùng tu.

Viện Bảo tồn Sách Trung ương (ICPAL) ở Rome đã giám sát việc khôi phục bản thảo, được tài trợ bởi Bộ Di sản Văn hóa Ý.

Quá trình trùng tu kéo dài 10 tháng bao gồm việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia tại Thư viện Vatican, nơi có các tập sách tiếng Syriac có cùng thời kỳ.


Source:Catholic News Agency
 
Thánh Ca
Cho Con Vững Tin – Trình Bày: Cẩm Yến
Khắc Thái
05:06 11/03/2021