Ngày 09-03-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chứng nhân của Tin Mừng Sống Lại
LM. Giuse Trương Đình Hiền
10:10 09/03/2008

Chúa Nhật V Mùa Chay (A 2008): CHỨNG NHÂN CỦA TIN MỪNG SỐNG LẠI



1. Tin vào sự sống:

Trước huyền nhiệm sự chết, con người thường bị ném vào một hụt hẫng, vỡ vụn:

Để rồi không biết bao nhiêu câu hỏi đã đặt ra: Tại sao như thế ? Con người là “Nhân ư linh vạn vật” kia mà ? Và làm sao Thiên Chúa tốt lành, quyền năng lại để xảy ra như thế ? Như những câu thơ oán thán “Trời già” của một người cha mất đứa con yêu:

“Ái ăn đâu, Ái ở đâu ?

Để thương để nhớ để u sầu.

Trời già độc địa làm chi bấy ?

Nỡ bắt con tôi bảy tuổi đầu !

Phải chăng đó cũng chính là dụng ý của câu nói mà hai chị em Matta và Maria ở Bê-ta-ni-a đã trách móc Chúa Giêsu khi đối diện với cái chết của người em trai yêu dấu: “Phải chi có Thầy ở đây thì em con không chết !”.

Phần chúng ta, vấn nạn “nhân sinh quan” nầy gần như đã được giải đáp ngay từ những trang đầu của Kinh Thánh. A-đam-E-Va, sau khi khước từ Lời Thiên Chúa “Ngày nào các ngươi ăn trái cây nầy, các ngươi sẽ phải chết” (St 2,17), nghe lời ma quỷ xúi dục, đã đưa tay “hái trái cấm”…và thế là “sự chết đã lan tràn tới mọi người” (Rm 5,12): Ca-in giết A-ben, lụt đại hồng thủy, bảo lửa hủy diệt Sodoma và Gomora…Và cho tới mãi hôm nay, hình như thế giới cứ lần mò tiến đi giữa một “nền văn minh sự chết”: khủng bố, chiến tranh, hận thù sắc tộc, tôn giáo, Si-đa, ma túy, phá thai, dịch bệnh…

Thế nhưng, đó lại không phải là ý càng không là chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ là “Chúa của kẻ chết” mà là “Chúa của người sống”.

Cho nên, từ hơn năm trăm năm trước khi Chúa Cứu Thế giáng sinh, chính trong cái “vũng lầy nhầy nhụa” đầy những đống xương khô của bóng tối và sự chết, của đọa đầy và thất vọng, của đắng cay ưu phiền trong kiếp nô lệ của thời lưu đầy Babylon (587 B.C)…dân Ít-ra-en đã nghe vang lên lời của Thiên Chúa như “tiếng kèn hy vọng” qua miệng của ngôn sứ Ê-giê-ki-en: “Nầy hỡi dân ta, Ta sẽ mở cửa huyệt cho các ngươi. Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi huyệt…Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh...” (BĐ 1).

Nếu thân phận lưu đày của ít-ra-en là ảnh hình của một nhân loại đọa đầy tội lỗi, thì “tin vui hy vọng” của Ê-giê-ki-en kia cũng chính là tín thư riêng tặng cho mỗi người chúng ta mà nội dung xuyên suốt chính là: niềm hy vọng chứa chan vào lòng trung tín của Thiên Chúa vượt trên khổ đau và chết chóc và tình yêu cứu độ của Thiên Chúa mãi mãi là sức mạnh hồi sinh, là quyền uy giải thoát. Chân lý nầy nếu được diễn tả bằng ngôn ngữ của đời thường cuộc sống hôm nay thì sẽ được hiểu rằng: chúng ta không được quyền thất vọng cho dù phải đối diện với bao thảm cảnh cuộc đời, cả cái chết. Bởi vì Thiên Chúa đang có mặt trên mọi nẽo đường và biến cố để thổi vào Thần Khí tác sinh, để gieo vào hạt mầm của sự sống và hồng ân cứu độ. Niềm tin đó không là chuyện hoang tưởng của những đầu óc mê lầm,lú lẩn, nhưng là một chân lý rõ như ban ngày đúng như nhận xét thâm thúy của Gilbert K. Chesterton: “Nếu những hạt giống trong lòng đất đen mà còn có thể biến thành những cánh hoa hồng xinh đẹp như thế, thì trái tim con người còn thể biến thành thế nào nữa trong cuộc hành trình hướng đến các vì sao”.

Và có một điều kỳ lạ là Thiên Chúa không bao giờ chỉ nói suông mà “Lời luôn đi kèm hành động”. Biến cố “cải tử hoàn sinh” cho người bạn La-gia-rô chết thúi 4 ngày trong huyệt mộ là một minh họa rõ nét cho chân lý nầy. Thật vậy, chính ngay “quê hương của tử thần”, ngay cánh cửa dẫn vào huyệt mộ, một tiếng nói quyền năng đã âm vang thấu tận âm phủ, mở toang cánh cửa âm ty: “Hỡi La-da-rô hãy bước ra”, “Ta là sự sống lại và là sự sống” (TM).

Như vậy bài học đầu tiên của Lời Chúa hôm nay mà chúng ta phải thuộc, tin mừng tiên khởi mà hôm nay chúng ta phải sống chính là: Tin vào sự sống.

Tin vào một Thiên Chúa tình yêu ban sự sống, tin vào một Đấng Kitô Phục sinh dẫn ta vào cuộc sống vĩnh hằng, tin vào Chúa Thánh Linh đang thổi vào hồn ta nguồn sống mới, thì liệu có mang lại chuyển biến nào cho chính ta và cho thế giới hay chăng ? Thưa có đấy. Bởi vì chỉ với niềm tin như thế ta mới thấy thế giới đẹp vô cùng, ta mới thấy cuộc sống mới đáng sống làm sao, mới thấy mỗi một con người, mỗi một sinh linh là một công trình kỳ diệu, mới thấy mỗi một cuộc đời, cho dù què cụt điếc câm, cho dù thấp cổ bé miệng, cho dù dốt nát bần hàn…vẫn là một “kỳ công vĩ đại của Thượng Đế” luôn cần được kính trọng, luôn phải được sẻ chia, yêu thương và phục vụ. Bởi vì tất cả đều là sự sống tốt lành phát xuất từ nguồn sống vĩnh cửu và sẽ được thăng hoa, qui hướng về cội nguồn vĩnh cửu rạng ngời vinh quang đó.

Vâng, chỉ với niềm tin đó thì chúng ta mới trụ vững giữa trăm chiều thử thách, mới đủ can đảm mĩm cười với số phận cho dù số phận có khắc nghiệt oái ăm, mới đủ quảng đại và khoan dung để yêu thương và tha thứ, cho dù bị bách hại đọa đầy. Và nhất là, chỉ với niềm tin đó, chúng ta mới bình thản sống cuộc sống hôm nay như một cuộc lên đường, một cuộc vượt qua, một cuộc tái sinh để bước vào quê hương vĩnh cửu. Niềm tin đó sẽ củng cố niềm hy vọng vĩnh hằng trong ta và giúp ta mạnh mẽ góp phần xây dựng nền “văn minh sự sống”, “văn minh tình yêu”, cho ta con tim rộng mở để đón nhận và yêu thương con người, cho ta nghị lực và hy vọng để chiến thắng và đẩy lùi sự dữ trong ta và quanh ta.

Cách riêng đối với những anh chị em dự tòng sắp sửa lãnh nhận các bí tích gia nhập kitô giáo, niềm tin vào sự sống lại sẽ là một cảm nghiệm mới mẻ tinh khôi của những con người vừa kết thúc một chặng đường “vượt qua” đầy nhiêu khê và thử thách để hân hoan tiến vào “miền đất của tái sinh”, hội nhập vào một cuộc sống mới mẻ của một đoàn dân được cứu chuộc.

Tin vào sự sống, còn có nghĩa là tin vào một Thiên Chúa đã nhập thể trong chính nổi đau và cái chết:

2. Thiên Chúa đã nhập thể trong chính nổi đau và cái chết:

Quả thật, khi vào đời, Con Thiên Chúa nào tránh né cái kiếp phận long đong của con người. Hãy xem: những giọt nước mắt đã lăn dài trên má của Chúa Giêsu khi chứng kiến cái chết của người bạn thân La-da-rô ở Bê-ta-ni-a; và chắc chắn sẽ không thiếu những “nụ cười” chia sẻ niềm vui với đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana khi giúp họ có thêm mấy trăm lít rượu ngon để niềm vui trọn vẹn và được mãi nối dài. Nếu không có “trái tim trắc ẩn” của Ngài dừng lại trên quan tài của người thanh niêm xấu số bạt phần thì làm sao có nổi vui đong đầy trong cõi lòng của người mẹ mất con, góa phụ Naim ? Nếu không có đôi tay sẻ chia và phục vụ giơ lên để chúc lành thì làm sao mấy ngàn người đói meo giữa hoang mạc có được bánh cá thơm ngon đã đời chắc ruột ? Phải chăng, vì chính Ngài đã không chê những giọt nước mắt nóng hổi tình yêu sám hối của M.Mađalêna để lại trên chân mà đã khiến cho Matthêô sẵn sàng bỏ lại tất cả để theo Ngài lang thang rao giảng tình yêu ? Phải chăng vì Ngài đã không kết án người phụ nữ ngoại tình mà Gia-Kê trưởng ty thu thuế giàu sụ sẵn sàng leo lên cành sung để được ngắm nhìn Ngài cho sướng mắt để sau đó sẵn sàng trở nên kẻ nghèo để sẻ chia và sống công chính. Phải chăng vì Ngài đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh mà đôi mắt tâm hồn của tên trộm bị đóng đinh bên hữu đã chợt mở ra để nhìn thấy trong cái thân xác bê bết máu kia là chìa khóa của quyền uy đang mở cửa vào Vương quốc vĩnh hằng ?

Sống đức tin hôm nay đó chính là ý thức mãnh liệt rằng: Đức Kitô phục sinh đang hiện diện trong mọi ngỏ ngách và biến cố cuộc sống, nhất là, Ngài có mặt ngay trong những phút giây và cảnh ngộ bi đát nhất như cảnh ngộ của gia đình Bêtania trong biến cố La-gia-rô qua đời.

Thê thảm nhất, khổ sầu nhất, thất vọng nhất, là khi con người chối từ và phản bội Thiên Chúa để không bao giờ thấy được ánh sao hy vọng ở cuối trời, không nhận ra ánh mắt yêu thương và tha thứ đang dõi nhìn theo…mà chỉ một mình loay hoay bước đi trong cõi nhân sinh buồn thảm. Trong hoàn cảnh đó, trong thái độ đó, quả thật cuộc sống đã trở thành cõi chết, hương vị ngọt ngào của cuộc sống đã trở nên ngải đắng, ánh sáng ấm nồng mùa xuân trở thành đêm đông băng giá…Và như thế, một liều thuốc độc, một phát súng, một dây thòng lọng đã trở nên “phương tiện gần gũi dẫn lối đưa đường vào cõi chết tuyệt vọng” ! Chúng ta đừng quên câu chuyện “Ngày Thứ Năm Tuần Thánh”: khi Giu-đa phản bội Thầy, bỏ bàn tiệc ra đi, thì “bóng tối dâng lên”…và “bóng tối quái ác” đó đã phủ ngập trái tim Giu-đa cho đến khi y đưa đầu vào chiêc giây thòng lọng để chọn cái chết buồn tênh tăm tối. Trong khi đó, chiều Thứ Sáu hôm sau trên đồi Can-vê nắng úa, một kẻ trộm bị đóng đinh đang hấp hối, đã nhìn ra trong cái chết đớn đau oan nghiệt của con người tử tội Giêsu Na-da-rét một ánh sáng chứa chan niềm hy vọng: “Khi Thầy vào Nước của Thầy xin nhớ đến tôi”. Và lập tức anh ta được đáp ứng: “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi”. Như thế đó, Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô đã nhập thể trong chính nổi đau và cái chết để dẫn đưa những ai tin vào Ngài tiến vào cuộc sống đích thực, như hôm nay Ngài xác quyết: “Ai sống mà tin vào Ta sẽ không chết bao giờ”.

Phải chăng đây cũng chính là kim chỉ nam cho đời thường cuộc sống và là sự chuẩn bị cuối cùng của Mùa Chay Thánh, chuẩn bị bằng sự can đảm “chết đi cho cái tôi đáng ghét” của mình, can đảm quay lưng chối từ cái quá khứ của cuộc đời nô lệ tội lỗi, can đảm thoát ra khỏi vũng lầy của yếu đuối, đam mê và dục vọng...để đĩnh đạt cùng với Đức Kitô bước vào niềm hy vọng phục sinh, cuộc sống mới trong hoan vui ân sủng.

Tin vào sự sống, tin vào Đấng đã nhập thể trong nổi đau và cái chết để phục hồi tất cả trong vinh quang phục sinh sẽ không là một công thức suông được lặp đi lặp lại như “điệp khúc của mùa Chay”, mà phải hiện thực ngay trong thánh lễ nầy, khi chút nữa đây, Thịt Máu Ngài sẽ trở nên lương thực trường sinh để biến cuộc đời ta, thân xác ta ngập tràn “Thần Khí. Điều quan trọng giờ nầy là ta hãy mạnh dạn trả lời câu hỏi của Đức Kitô: “Con có tin như thế không ?” không phải bằng cách lặp lại thuộc lòng lời của cô Matta: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian”, nhưng là bằng tất cả con tim và cuộc sống: con tim sẵn sàng yêu đến cùng cho dù phải thí mạng vì bạn hữu và cuộc sống sống hết mình cho vinh quang Thiên Chúa và cứu rỗi anh em cho dù phải kinh qua nẻo đường hẹp thập giá.

Để yêu và để sống như thế, dĩ nhiên, sẽ là chuyện bất khả khi với thân phận con người, nhưng lại là chuyện có thể khi chúng ta biết sẵn sàng để cho “Thần Khí chi phối”. Đó chính là kinh nghiệm của Thánh Phaolô, một con người đã được Thần Khí đổi mới toàn diện từ một tay “sát thủ” tận lực tiêu diệt kitô giáo đã trở nên chứng nhân của Tin Mừng sống lại. Nguyện xin Thần khí của Đức Kitô hôm nay cũng biến đổi tất cả chúng ta nên những con người mới, nên những chứng nhân của Tin Mừng Sống lại. Amen.
 
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (25)
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
13:06 09/03/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (25)

241. Xin cho được can đảm bỏ Đạo Công giáo nếu …

Ông Jean Guitton là giáo sư danh tiếng tại đại học Sorbonne, nước Pháp. Khi được chọn vào Hàn Lâm viện Pháp năm 1961, ông phát biểu một cách rất hãnh diện:

- “Nếu tôi có sự chắc chắn tuyệt đối rằng Đạo Công giáo nghịch lại với lý trí và với lịch sử, tôi thế nào cũng xin Chúa ban cho ơn can đảm để bỏ Đạo Công giáo.”

Một điều rất rõ ràng, không ai chối cải được, là rất nhiều nhà thông thái dang tiếng hãnh diện mình là người thuộc về Đạo Công giáo.

242. Không có đình công trong hãng của ông nầy.

James F. Lincoln không bao giờ gặp sự buồn phiền trong hãng của mình vì ông năng họp các thợ với ban giám đốc để thảo luận các vấn đề trong hãng.

Thợ có điều gì than phiền, ban giám đốc khuyến khích họ nói ra hết. Chủ không để cho thợ đè nén điều gì trong lòng để rồi làm cho nổ bùng lên ngoài đường sau giờ làm việc.

Trong các buổi họp, ông James F. Lincoln để ý đến việc nghe hơn là nói. Nhờ thế, trong hãng ông, không có cuộc đình công nào nổi lên cả.

243. Sống đời tạ ơn Chúa!

Năm 35 tuổi, thánh Paxificô bị bệnh nặng khiến ngài bị điếc, bị mù và bị què. Ngài dâng sự đau khổ nầy để cầu cho người tội lỗi trở lại, Ngài luôn tạ ơn Chúa vì đã cho mình được sống trong hoàn cảnh xem ra vô phước nầy.

Mẹ bề trên Angela có lần khuyên các nữ tu: “Một kinh Sáng Danh được cất lên khi gặp nghịch cảnh thì có giá trị gấp ngàn lần lời tạ ơn khi được thành công.”

244. “Tất cả là ở đó!”

Các vị sáng lập dòng rất sợ tu sĩ dòng mình lơ là việc giữ luật.

Thánh Anphongsô không sợ kẻ thù bắt bớ dòng mình, mà chỉ sợ con cái dòng mình lơ là việc giữ luật. Ngài nói:

- “Kẻ thù chỉ có thể làm hại ta khi Chúa cho phép, nhưng một sự bất tuân nhỏ trong lề luật là bắt đầu phá hoại và làm tiêu tan hội dòng mình.”

Bà Sainte-Thais, lập dòng Các Nữ Tu Chúa Hài Đồng tại Digne, nói:

- “Một nữ tu có đủ mọi nhân đức nhưng bỏ qua những điều luật dạy, dù là những điều nhỏ mọn, thì dù chị ta có làm phép lạ đi nữa, chị ta cũng không có giá trị gì trước mặt Chúa.”

Trước khi chết, bà bề trên nầy nói:

- “Ta truyền cho các chị giữ luật tử tế: tất cả là ở đó!”

225. Đấng tạo Hoá thật tài tình: lớp khí bao quanh trái đất chúng ta!

Lớp khí nầy dày một trăm cây số. Nó giống như một biển khổng lồ mà trái đất ta nổi lềnh bềnh trong đó.

Không có cái biển khí rộng lớn nầy, sẽ không có sự sống nào trên mặt đất vì sẽ không có gió, không có mây, không có mưa, không có lửa, không có tiếng động.

Không có cái biển khí rộng lớn nầy, ban ngày, trời nóng đến 110 độ, và vật gì cũng cháy cả; còn ban đêm thì trời lạnh 118 độ dưới không, mọi cái đều biến thành đá lạnh.

Ôi, Đấng Tạo Hoá thật tài tình khi cho con người được sống trên quả đất nầy!

226. “Đây là bình mực, đây là giấy giậm.”

Vua Philippe II nước Tây Ban Nha rất hiền lành nhịn nhục.

Một đêm kia, vua thức rất khuya để viết một số thư và giao cho viên thư ký bỏ vào bì và đề địa chỉ.

Vì quá mệt, viên thư ký, thay vì giậm các thư cho khô mực trước khi bỏ vào bì, lại làm đổ bình mực lên các thư. Tất cả các thư của vua đều nhớp hết. Thấy vậy, vua không phàn nàn, chỉ nói một cách nhẹ nhàng với viên thư ký: “Đây là bình mực, đây là giấy giậm.” Rồi vua bắt đầu viết lại các thư.

227. “Tôi không muốn hụt chân như ông.”

Khi về hưu, đại tướng Lamoricière ngày nào cũng đem sách giáo lý ra đọc và học.

Ngày kia, một người đến thăm đại tướng, thấy ông đang học giáo lý, liền cười, nhưng đại tướng nghiêm nghị nói với ông nầy:

- “Tôi không muốn hụt chân như ông.Tôi muốn đi về thiên đàng một cách chắc chắn.”

228. Trong bọc, luôn có cuốn sách giáo lý

Nữ tu Bertilla chết năm 1922. Năm 1952, chị được Đức Giáo Hoàng Piô XII phong thánh.

Khi còn nhỏ, Bertilla rất thích cuốn sách giáo lý. Bertilla năng đọc lớn tiếng sách giáo lý, nhất là vào ngày Chúa Nhựt. Khi lên mười tuổi, Bertilla đã đi dạy giáo lý cho các trẻ nhỏ khác.

Khi chạy giặc thế chiến thứ nhất, nữ tu Bertilla chỉ đem theo cuốn sách giáo lý. Cuốn sách giáo lý nầy đáng lẽ được chôn với chị trong mồ nếu bà bề trên không cho thay một cái áo dòng mới cho chị khi chị qua đời. Vì sao? Vì trong bọc áo dòng của chị, luôn luôn có cuốn sách giáo lý.

229. Một vị thánh run sợ Ngày Phán Xét Chung

Bỏ tất cả giàu sang, vinh quang, danh vọng để qua sống tại Đất Thánh, ở tại hang đá Bêlem, ăn chay đánh tội thường xuyên, chăm chú học hỏi và suy niệm Thánh Kinh, thánh Hiêrônimô vẫn run sợ khi nghĩ đến Ngày Phán xét Chung và Ngày Tận thế. Ngài thường than: “Trong Ngày Phán Xét Chung, tôi sẽ ở đâu?” Đôi khi nữa đêm, tưởng mình nghe tiếng loa của thiên thần thổi, ngài giựt mình thức dậy, cào xé ngực đến rách nát…

Một vị thánh mà còn như vậy, huống nữa là chúng ta!

230. Bao lời Chúa của chúng ta chắc là to lắm!

Người ta kể chuyện có một kẻ hấp hối bị ma quỷ bày ra một kiểu cám dỗ làm cho ông ta rất run sợ: ma quỷ cho ông thấy một cái bao lớn đựng những hạt cơm mà ông làm rớt dưới bàn ăn, nhưng ông không chịu lượm lên…

Trong cuộc đời của chúng ta trước khi chết, chắc chúng ta làm rớt Lời Chúa rất nhiều. Như vậy, bao Lời Chúa của chúng ta chắc là to lắm!
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (22)
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
13:08 09/03/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (22)

221. Giáo dục và sự tập tính tốt

Giáo dục là làm cho con người trở nên mạnh mẽ và đạo đức. Bởi thế, nếu cha mẹ và thầy cô không làm cho con cái và học sinh biết tập tính tốt hằng ngày và ngay từ khi còn nhỏ, thì không phải là giáo dục.

222. Đức can đảm về tinh thần

Không ai có thể đi xa được trên con đường thành công, trên con đường đạo đức nếu không có đưc can đảm về tinh thần.

Đức can đảm về tinh thần làm cho chúng ta chiến thắng sự sợ hải, làm cho chúng ta sống cương quyết nhưng vẫn không ương ngạnh, làm cho chúng ta sống lạc quan nhưng vẫn không dễ dãi, làm cho chúng ta sống nhẹ nhàng nhưng vẫn không nhu nhược, làm cho chúng ta ham thích làm việc nhưng vẫn không hấp tấp, làm cho chúng ta biết cắn răng chịu đựng tất cả để tiến tới thành công, cương quyết kiên trì tiếp tục tới cùng cho đến khi được việc.

223. Chín chữ cù lao

Đây là những sự lao nhọc to lớn của cha mẹ đối với con cái, đặc biệt là của người mẹ: sinh cúc phủ xúc trưởng dục cố phục phú (sinh: sinh con, rất đau đớn; cúc: nâng đỡ con, rất cẩn thận; phủ: vuốt ve con, rất yêu thương; xúc: cho con bú, rất hy sinh; trưởng: nuôi con lớn, rất công phu; dục: dạy con, rất khó khăn; cố: trông nom con, rất cẩn thận; phục: săn sóc con, rất ân cần; phú: bảo vệ con, rất lo lắng.)

224. Phải làm ngay! Phải ra tay hành động ngay! Đừng chần chần chờ chờ nữa!

Việc gì làm hôm nay, ta quyết làm, ta quyết làm. Việc gì làm hôm nay, đừng để đến đến ngày mai. Đó là hai câu trong một bài ca sinh hoạt giáo lý mà tôi rất tâm đắc và thường phát thanh cho các em giáo lý nghe.

Thống chế Foch dạy chúng ta phải hành động ngay: “Ta có ý kiến mà không chịu hành động, một cái thùng có tư cách còn có giá trị hơn ta. Việc gì ta làm được, ta làm; việc gì ta không làm được, ta sẽ làm.”

225. Muốn có cảm hứng, trước hết, phải làm việc và làm việc!

Nhạc sĩ Nga, Tsaicốpxki, nói về kinh nghiệm cảm hứng của mình, và đó cũng là bài học dạy chúng ta khi chúng ta muốn có cảm hứng: không phải chờ đợi cảm hứng đến để làm việc, nhưng làm việc để đón cảm hứng đến. Ông nói: “Cảm hứng là người khách không phải bao giờ cũng đến với chúng ta ngay tiếng gọi đầu tiên đâu, trong khi đó, lúc nào chúng ta cũng cần phải làm việc. Người nghệ sĩ nào trọng danh dự thì không thể nào ngồi buông xuôi tay, viện cớ rằng cảm hứng không đến. Nếu ngồi chờ cảm hứng đến mà không định đi đến với cảm hứng, thì rất dễ sa vào bệnh lười biếng và lãnh đạm. Chúng ta cần kiên nhẩn và tin rằng cảm hứng nhất định sẽ đến với những ai biết thắng sự vắng mặt của nó.”

226. Tâm trạng người trẻ và tâm trạng người già

Người trẻ thường cho rằng mọi sự bắt đầu với họ, còn người già thường cho rằng mọi sự kết thúc với họ.

Nếu bạn là người đang còn trẻ mạnh, hoặc nếu bạn là người đã là già yếu, bạn đừng mang tâm trạng như vậy. Vì sao? Vì người già mà vẫn sống hăng hái, đại độ, tìm đủ mọi cách để đem lại ích lợi cho kẻ khác, thì có khác gì là người trẻ. Còn người trẻ mà sống lụn bại, biếng nhác, chỉ biết ích kỷ ăn chơi sung sướng, thì khác gì là người đã bỏ cuộc, đã già lão buông xuôi rồi.

Chúc bạn đừng bao giờ đã già trong khi còn trẻ.

Chúc bạn luôn luôn có tinh thần trẻ dẫu bạn đã già.

225.Tình yêu nhảy vọt của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống thế làm người

Từ trời nhảy xuống đất.

Từ đất nhảy vào hang đá.

Từ hang đá nhảy lên thập giá.

Từ thập giá nhảy vào nhà tạm.

Từ nhà tạm nhảy vào lòng ta.

226. Ta có thể có hai cách sống

Một là cách sống theo tình cảm: vui thì làm, buồn thì bỏ; thích thì làm, không thích thì không làm; được người ta chiều chuộng thì làm, thấy người ta lạnh nhạt thì bỏ cuộc. Sống bị động như vậy đâu có hay ho gì.

Hai là cách sống theo lương tâm: dầu cảm thấy vui hay không vui, dù thích hay không thích, vẫn làm việc lành, vẫn lánh việc dữ. Sống chủ động con người của mình như vậy, mới thật là đáng khen.

227. Một ngày sống của Đức Mẹ

Là con của Đức Mẹ, chúng ta hãy noi gương Đức Mẹ để sống một ngày như Đức Mẹ sống.

Một là, vâng theo Thánh ý Chúa, nghĩa là làm trọn mọi việc bổn phận của mình vì lòng yêu mến Chúa.

Hai là, thăm viếng, nghĩa là yêu thương mọi người vì Chúa.

Ba là, ngợi khen Chúa, nghĩa là vui vẻ trong mọi nơi, trong mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh vì lòng yêu mến Chúa.

228. Thánh lớn trong những việc nhỏ

Những việc nho nhỏ rất đẹp lòng Chúa và chúng làm cho chúng ta nên thánh lớn: một nụ cười thay vì một sự nhăn mặt, một lời nói nhã nhặn thay vì một lời nói mạt sát, một lời động viên kẻ khác thay vì một lời hất hủi họ, đưa tay ra nâng đỡ kẻ khác thay vì giả lơ bỏ qua, giúp kẻ khác một số tiền nhỏ thay vì dùng để tiêu xài dư thừa, đọc một lời nguyện tắt: “Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa” giữa muôn vàn công việc, ….

229. Chúa đóng đinh những ai yêu Chúa

Những ai yêu Chúa và đi theo Chúa thì Chúa đưa họ lên Cây Thánh Giá để chịu đau khổ với Chúa. Vì thế, văn hào Léon Bloy có viết câu: “Chúa cầu nguyện cho những kẻ đóng đinh Ngài, còn những ai yêu Ngài thì Ngài lại đóng đinh họ.”

230. Vui vẻ mới thành công

Dẫu làm việc cho Chúa, cho mình hay là cho kẻ khác, chúng ta chỉ thành công khi chúng ta làm một cách vui vẻ mà thôi.
 
Chứng nhân của Tin Mừng Sống Lại
LM. Giuse Trương Đình Hiền
13:11 09/03/2008
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY (A, 2008)

Chứng nhân của Tin Mừng Sống Lại

1. Tin vào sự sống:

Trước huyền nhiệm sự chết, con người thường bị ném vào một hụt hẫng, vỡ vụn:

Để rồi không biết bao nhiêu câu hỏi đã đặt ra: Tại sao như thế ? Con người là “Nhân ư linh vạn vật” kia mà ? Và làm sao Thiên Chúa tốt lành, quyền năng lại để xảy ra như thế ? Như những câu thơ oán thán “Trời già” của một người cha mất đứa con yêu:

“Ái ăn đâu, Ái ở đâu ?

Để thương để nhớ để u sầu.

Trời già độc địa làm chi bấy ?

Nỡ bắt con tôi bảy tuổi đầu !

Phải chăng đó cũng chính là dụng ý của câu nói mà hai chị em Matta và Maria ở Bê-ta-ni-a đã trách móc Chúa Giêsu khi đối diện với cái chết của người em trai yêu dấu: “Phải chi có Thầy ở đây thì em con không chết !”.

Phần chúng ta, vấn nạn “nhân sinh quan” nầy gần như đã được giải đáp ngay từ những trang đầu của Kinh Thánh. A-đam-E-Va, sau khi khước từ Lời Thiên Chúa “Ngày nào các ngươi ăn trái cây nầy, các ngươi sẽ phải chết” (St 2,17), nghe lời ma quỷ xúi dục, đã đưa tay “hái trái cấm”…và thế là “sự chết đã lan tràn tới mọi người” (Rm 5,12): Ca-in giết A-ben, lụt đại hồng thủy, bảo lửa hủy diệt Sodoma và Gomora…Và cho tới mãi hôm nay, hình như thế giới cứ lần mò tiến đi giữa một “nền văn minh sự chết”: khủng bố, chiến tranh, hận thù sắc tộc, tôn giáo, Si-đa, ma túy, phá thai, dịch bệnh…

Thế nhưng, đó lại không phải là ý càng không là chương trình của Thiên Chúa. Thiên Chúa không bao giờ là “Chúa của kẻ chết” mà là “Chúa của người sống”.

Cho nên, từ hơn năm trăm năm trước khi Chúa Cứu Thế giáng sinh, chính trong cái “vũng lầy nhầy nhụa” đầy những đống xương khô của bóng tối và sự chết, của đọa đầy và thất vọng, của đắng cay ưu phiền trong kiếp nô lệ của thời lưu đầy Babylon (587 B.C)…dân Ít-ra-en đã nghe vang lên lời của Thiên Chúa như “tiếng kèn hy vọng” qua miệng của ngôn sứ Ê-giê-ki-en: “Nầy hỡi dân ta, Ta sẽ mở cửa huyệt cho các ngươi. Ta sẽ đem các ngươi lên khỏi huyệt…Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh...” (BĐ 1).

Nếu thân phận lưu đày của ít-ra-en là ảnh hình của một nhân loại đọa đầy tội lỗi, thì “tin vui hy vọng” của Ê-giê-ki-en kia cũng chính là tín thư riêng tặng cho mỗi người chúng ta mà nội dung xuyên suốt chính là: niềm hy vọng chứa chan vào lòng trung tín của Thiên Chúa vượt trên khổ đau và chết chóc và tình yêu cứu độ của Thiên Chúa mãi mãi là sức mạnh hồi sinh, là quyền uy giải thoát. Chân lý nầy nếu được diễn tả bằng ngôn ngữ của đời thường cuộc sống hôm nay thì sẽ được hiểu rằng: chúng ta không được quyền thất vọng cho dù phải đối diện với bao thảm cảnh cuộc đời, cả cái chết. Bởi vì Thiên Chúa đang có mặt trên mọi nẽo đường và biến cố để thổi vào Thần Khí tác sinh, để gieo vào hạt mầm của sự sống và hồng ân cứu độ. Niềm tin đó không là chuyện hoang tưởng của những đầu óc mê lầm,lú lẩn, nhưng là một chân lý rõ như ban ngày đúng như nhận xét thâm thúy của Gilbert K. Chesterton: “Nếu những hạt giống trong lòng đất đen mà còn có thể biến thành những cánh hoa hồng xinh đẹp như thế, thì trái tim con người còn thể biến thành thế nào nữa trong cuộc hành trình hướng đến các vì sao”.

Và có một điều kỳ lạ là Thiên Chúa không bao giờ chỉ nói suông mà “Lời luôn đi kèm hành động”. Biến cố “cải tử hoàn sinh” cho người bạn La-gia-rô chết thúi 4 ngày trong huyệt mộ là một minh họa rõ nét cho chân lý nầy. Thật vậy, chính ngay “quê hương của tử thần”, ngay cánh cửa dẫn vào huyệt mộ, một tiếng nói quyền năng đã âm vang thấu tận âm phủ, mở toang cánh cửa âm ty: “Hỡi La-da-rô hãy bước ra”, “Ta là sự sống lại và là sự sống” (TM).

Như vậy bài học đầu tiên của Lời Chúa hôm nay mà chúng ta phải thuộc, tin mừng tiên khởi mà hôm nay chúng ta phải sống chính là: Tin vào sự sống.

Tin vào một Thiên Chúa tình yêu ban sự sống, tin vào một Đấng Kitô Phục sinh dẫn ta vào cuộc sống vĩnh hằng, tin vào Chúa Thánh Linh đang thổi vào hồn ta nguồn sống mới, thì liệu có mang lại chuyển biến nào cho chính ta và cho thế giới hay chăng ? Thưa có đấy. Bởi vì chỉ với niềm tin như thế ta mới thấy thế giới đẹp vô cùng, ta mới thấy cuộc sống mới đáng sống làm sao, mới thấy mỗi một con người, mỗi một sinh linh là một công trình kỳ diệu, mới thấy mỗi một cuộc đời, cho dù què cụt điếc câm, cho dù thấp cổ bé miệng, cho dù dốt nát bần hàn…vẫn là một “kỳ công vĩ đại của Thượng Đế” luôn cần được kính trọng, luôn phải được sẻ chia, yêu thương và phục vụ. Bởi vì tất cả đều là sự sống tốt lành phát xuất từ nguồn sống vĩnh cửu và sẽ được thăng hoa, qui hướng về cội nguồn vĩnh cửu rạng ngời vinh quang đó.

Vâng, chỉ với niềm tin đó thì chúng ta mới trụ vững giữa trăm chiều thử thách, mới đủ can đảm mĩm cười với số phận cho dù số phận có khắc nghiệt oái ăm, mới đủ quảng đại và khoan dung để yêu thương và tha thứ, cho dù bị bách hại đọa đầy. Và nhất là, chỉ với niềm tin đó, chúng ta mới bình thản sống cuộc sống hôm nay như một cuộc lên đường, một cuộc vượt qua, một cuộc tái sinh để bước vào quê hương vĩnh cửu. Niềm tin đó sẽ củng cố niềm hy vọng vĩnh hằng trong ta và giúp ta mạnh mẽ góp phần xây dựng nền “văn minh sự sống”, “văn minh tình yêu”, cho ta con tim rộng mở để đón nhận và yêu thương con người, cho ta nghị lực và hy vọng để chiến thắng và đẩy lùi sự dữ trong ta và quanh ta.

Cách riêng đối với những anh chị em dự tòng sắp sửa lãnh nhận các bí tích gia nhập kitô giáo, niềm tin vào sự sống lại sẽ là một cảm nghiệm mới mẻ tinh khôi của những con người vừa kết thúc một chặng đường “vượt qua” đầy nhiêu khê và thử thách để hân hoan tiến vào “miền đất của tái sinh”, hội nhập vào một cuộc sống mới mẻ của một đoàn dân được cứu chuộc.

Tin vào sự sống, còn có nghĩa là tin vào một Thiên Chúa đã nhập thể trong chính nổi đau và cái chết:

2. Thiên Chúa đã nhập thể trong chính nổi đau và cái chết:

Quả thật, khi vào đời, Con Thiên Chúa nào tránh né cái kiếp phận long đong của con người. Hãy xem: những giọt nước mắt đã lăn dài trên má của Chúa Giêsu khi chứng kiến cái chết của người bạn thân La-da-rô ở Bê-ta-ni-a; và chắc chắn sẽ không thiếu những “nụ cười” chia sẻ niềm vui với đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana khi giúp họ có thêm mấy trăm lít rượu ngon để niềm vui trọn vẹn và được mãi nối dài. Nếu không có “trái tim trắc ẩn” của Ngài dừng lại trên quan tài của người thanh niêm xấu số bạt phần thì làm sao có nổi vui đong đầy trong cõi lòng của người mẹ mất con, góa phụ Naim ? Nếu không có đôi tay sẻ chia và phục vụ giơ lên để chúc lành thì làm sao mấy ngàn người đói meo giữa hoang mạc có được bánh cá thơm ngon đã đời chắc ruột ? Phải chăng, vì chính Ngài đã không chê những giọt nước mắt nóng hổi tình yêu sám hối của M.Mađalêna để lại trên chân mà đã khiến cho Matthêô sẵn sàng bỏ lại tất cả để theo Ngài lang thang rao giảng tình yêu ? Phải chăng vì Ngài đã không kết án người phụ nữ ngoại tình mà Gia-Kê trưởng ty thu thuế giàu sụ sẵn sàng leo lên cành sung để được ngắm nhìn Ngài cho sướng mắt để sau đó sẵn sàng trở nên kẻ nghèo để sẻ chia và sống công chính. Phải chăng vì Ngài đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh mà đôi mắt tâm hồn của tên trộm bị đóng đinh bên hữu đã chợt mở ra để nhìn thấy trong cái thân xác bê bết máu kia là chìa khóa của quyền uy đang mở cửa vào Vương quốc vĩnh hằng ?

Sống đức tin hôm nay đó chính là ý thức mãnh liệt rằng: Đức Kitô phục sinh đang hiện diện trong mọi ngỏ ngách và biến cố cuộc sống, nhất là, Ngài có mặt ngay trong những phút giây và cảnh ngộ bi đát nhất như cảnh ngộ của gia đình Bêtania trong biến cố La-gia-rô qua đời.

Thê thảm nhất, khổ sầu nhất, thất vọng nhất, là khi con người chối từ và phản bội Thiên Chúa để không bao giờ thấy được ánh sao hy vọng ở cuối trời, không nhận ra ánh mắt yêu thương và tha thứ đang dõi nhìn theo…mà chỉ một mình loay hoay bước đi trong cõi nhân sinh buồn thảm. Trong hoàn cảnh đó, trong thái độ đó, quả thật cuộc sống đã trở thành cõi chết, hương vị ngọt ngào của cuộc sống đã trở nên ngải đắng, ánh sáng ấm nồng mùa xuân trở thành đêm đông băng giá…Và như thế, một liều thuốc độc, một phát súng, một dây thòng lọng đã trở nên “phương tiện gần gũi dẫn lối đưa đường vào cõi chết tuyệt vọng” ! Chúng ta đừng quên câu chuyện “Ngày Thứ Năm Tuần Thánh”: khi Giu-đa phản bội Thầy, bỏ bàn tiệc ra đi, thì “bóng tối dâng lên”…và “bóng tối quái ác” đó đã phủ ngập trái tim Giu-đa cho đến khi y đưa đầu vào chiêc giây thòng lọng để chọn cái chết buồn tênh tăm tối. Trong khi đó, chiều Thứ Sáu hôm sau trên đồi Can-vê nắng úa, một kẻ trộm bị đóng đinh đang hấp hối, đã nhìn ra trong cái chết đớn đau oan nghiệt của con người tử tội Giêsu Na-da-rét một ánh sáng chứa chan niềm hy vọng: “Khi Thầy vào Nước của Thầy xin nhớ đến tôi”. Và lập tức anh ta được đáp ứng: “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi”. Như thế đó, Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô đã nhập thể trong chính nổi đau và cái chết để dẫn đưa những ai tin vào Ngài tiến vào cuộc sống đích thực, như hôm nay Ngài xác quyết: “Ai sống mà tin vào Ta sẽ không chết bao giờ”.

Phải chăng đây cũng chính là kim chỉ nam cho đời thường cuộc sống và là sự chuẩn bị cuối cùng của Mùa Chay Thánh, chuẩn bị bằng sự can đảm “chết đi cho cái tôi đáng ghét” của mình, can đảm quay lưng chối từ cái quá khứ của cuộc đời nô lệ tội lỗi, can đảm thoát ra khỏi vũng lầy của yếu đuối, đam mê và dục vọng...để đĩnh đạt cùng với Đức Kitô bước vào niềm hy vọng phục sinh, cuộc sống mới trong hoan vui ân sủng.

Tin vào sự sống, tin vào Đấng đã nhập thể trong nổi đau và cái chết để phục hồi tất cả trong vinh quang phục sinh sẽ không là một công thức suông được lặp đi lặp lại như “điệp khúc của mùa Chay”, mà phải hiện thực ngay trong thánh lễ nầy, khi chút nữa đây, Thịt Máu Ngài sẽ trở nên lương thực trường sinh để biến cuộc đời ta, thân xác ta ngập tràn “Thần Khí. Điều quan trọng giờ nầy là ta hãy mạnh dạn trả lời câu hỏi của Đức Kitô: “Con có tin như thế không ?” không phải bằng cách lặp lại thuộc lòng lời của cô Matta: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian”, nhưng là bằng tất cả con tim và cuộc sống: con tim sẵn sàng yêu đến cùng cho dù phải thí mạng vì bạn hữu và cuộc sống sống hết mình cho vinh quang Thiên Chúa và cứu rỗi anh em cho dù phải kinh qua nẻo đường hẹp thập giá.

Để yêu và để sống như thế, dĩ nhiên, sẽ là chuyện bất khả khi với thân phận con người, nhưng lại là chuyện có thể khi chúng ta biết sẵn sàng để cho “Thần Khí chi phối”. Đó chính là kinh nghiệm của Thánh Phaolô, một con người đã được Thần Khí đổi mới toàn diện từ một tay “sát thủ” tận lực tiêu diệt kitô giáo đã trở nên chứng nhân của Tin Mừng sống lại.

Nguyện xin Thần khí của Đức Kitô hôm nay cũng biến đổi tất cả chúng ta nên những con người mới, nên những chứng nhân của Tin Mừng Sống lại. Amen.
 
Nỗi đau dịu dàng
Sa Mạc Hồng
13:17 09/03/2008
Nỗi đau dịu dàng.

Chắp đôi cánh lên đau thương
Bằng mơ ước tựa cửa thiên đường
Những khi lòng buồn khổ
Những lần đau đớn xác thân
Hồn bay trên miền thử thách
Lướt qua đỉnh đồi Can-vê
Nhìn Thánh giá vỗ về
Ôm ấp lời kinh nguyện
Đôi bàn tay đầy ắp niềm tin
Và mở rộng con tim
Đón hồng ân từ Thập giá
Để cơn đau hành hạ
Trong thân xác, trong tâm hồn
Trở nên nhẹ nhàng
Như dòng suối yêu thương
Chảy xuống từ nguồn địa đàng
 
Suy nghĩ về câu chuyện kẻ chết sống lại
Phạm Yên Thịnh, SVD
13:21 09/03/2008
SUY NGHĨ VỀ CÂU CHUYỆN KẺ CHẾT SỐNG LẠI

(Tin Mừng Gioan 11: 1-45)

Câu chuyện Chúa Giêsu cho ông Lazaro sống lại được đề cập trong ngày hôm nay là một đề tài thú vị, nhưng nghe qua thật là nghịch lý với những gì chúng ta thấy trong cuộc sống hằng ngày. Quả thật Đức Giêsu đã chữa lành, đã làm cho ông Lazarô chết trong mồ 4 ngày sống lại.

Đoạn Tin mừng này có thể nói là để lại cho chúng ta nhiều cảm giác phác tạp khác nhau, phải chăng đó cũng là cảm giác của Mátta khi Chúa Giêsu đề cập đến sự sống lại của Lazarô em của chị. Chúng ta hãy cũng xem đoạn Tin mừng hội thoại này giữa Chúa Giêsu và chị Mátta.

Trước tiên Chúa Giêsu đến với chị em nhà Mátta, thì chị ra đón Người. Chúa Giêsu không nói một lời nào để chia buồn hay an ủi chị về cái chết của một người em thương yêu. Chứng tỏ Chúa Giêsu biết rõ việc Ngài sắp làm còn quan trọng hơn, có nghĩa là hơn về cái chết, hay nỗi buồn của họ.

Mátta: ‘Thưa thầy, nếu thầy ở đây thì em con đã không chết’. Qua câu nói này chúng ta thấy rằng Mátta biết rõ Chúa Giêsu rất có khả năng chữa lành tật nguyền cho người ta. Nhưng sự thật em chị đã chết rồi, khiến chị rất đau buồn và tiếc nuối (khi em chị bệnh nặng chị đã sai người đi báo cho Chúa Giêsu nhưng Chúa đã lưu lại chỗ ở 2 ngày, để cho anh Lazarô phải chết).

Tuy nhiên, sau đó chị Mátta đã thêm vào: ‘Nhưng bây giờ con biết, nếu thầy xin gì cùng Thiên Chúa thì Ngài đều ban cho’. Một câu nói như hẻ mở một niềm hy vọng, hình như chị dám muốn thầy mình làm một điều gì cao cả hơn bình thường là chữa bệnh. Bởi thế Chúa Giêsu đã trả lời chị: ‘Em của chị sẽ sống lại’.

Tưởng chừng như Mátta hiểu được điều Chúa Giêsu nói, tưởng chừng như chị có đủ niềm tin để xin Chúa cho em chị sống lại, tưởng chừng như chị sẽ reo lên vì vui mừng. Nhưng sự thật không phải thế, chị lại chẳng dám tin, chị lại hiểu như những gì chị đã nghe thầy mình giảng dạy, nên thưa: ‘ Con biết em con sẽ sống lại ngày sau hết, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết.’

Một lời tuyên xưng rất căn bản và rất quan trọng, sau này Giáo hội cũng giác định trong Kinh Tin Kính, nhưng trong trường hợp này lại có tác động ngược lại. Và bởi thế Chúa Giêsu mới lý giải cho chị về chính Ngài (đã đề cập ở Gioan chương 4):

‘Chính Thầy là sự sống lại và lạ sự sống;

Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết,

cũng sẽ được sống.

Ai sống và tin vào Thầy

sẽ không phải chết.

Chị có tin không ?’

Sự sống và cái chết mà của Chúa Giêsu đề ở đây là sự sống mai hậu, sự sống mà khi đến ngày tận thế, khi mọi thứ bị hủy giệt thì Thiên Chúa sẽ cho những ai tin vào Người sẽ được cứu rỗi. Kẻ tin và người không tin sẽ có hậu quả như ngày phán xét chung bị phân chia ra hai bên như chiên và dê. Có thể chị Mátta chỉ có hiểu được như thế nên mới đáp lại:

‘Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian.’ (câu 27)

Lại một lời xác nhận hay một lời tuyên xưng hết sức quan trọng nữa được phát ra từ miệng cô Mátta, nhưng về vấn đề Đức Kitô sẽ cho em cô sống lại ngay lúc đó thì quả là một điều mờ mịt đối với cô. Một thông điệp mà Đức Kitô bày tỏ trong câu 25 và 26 là Người sẽ cứu mọi người khỏi sự chết do tội Adam đã gây ra chỉ cần tin vào Người, mà điều này vẫn còn tiềm ẩn đối với Mátta. Bởi thế nói xong lời trên cô "lặn " đi về nhà, ‘nhường’ chỗ cho em gái mình ra tiếp chuyện Thầy Giêsu.

Có lẽ Mátta không nghĩ rằng Thầy Giêsu sẽ cho em mình sống lại và chính mắt cô sẽ được trông thấy, thể hiện ở câu 39, khi Chúa Giêsu bảo người ta mở ngôi mộ ra thì cô đã can ngăn: ‘Nặng mùi rồi, vì đã được bốn ngày’. Bởi thế Đức Giêu mới nhắc lại cho cô, đây như là lời tái mặc khải nhưng hình như có chút trách móc:

‘Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quan của Thiên Chúa sao ?’(câu 40)

Rồi một phép lạ đã xẩy ra, Đức Giêsu cầu nguyện cùng Thiên Chúa và sau đó kêu lớn tiếng: ‘Anh Lazarô, hãy ra khỏi mồ !’ Kẻ chết liền đi ra khỏi mồ, ai nấy đều ngạc nhiên và biết bao nhiêu kẻ tin vào Người.

Mátta, Maria vui sướng dường bao khi đứa em của họ đã chết bốn ngày nay đã sống lại. Ôi, ai dám tin rằng đây là sự thật. Có thể hai cô Mátta và Maria hay cả những người xung quanh đã nghĩ rằng mình đang trong cơn mơ. Vâng, một sự lạ, một dấu chỉ Đức Kitô đã làm để vinh danh Thiên Chúa, một sự lạ Chúa Giêsu đã thực hiện để thiên hạ thấy được thân phận và trách vụ của Đức Kitô. Một sự lạ mà Chúa Giêsu muốn mọi người biết trước về tương lai của Ngài, về cái chết mà Ngài sẽ đi qua, về sự phục sinh mà Thiên Chúa sẽ ban tặng cho Ngài. Một dấu lạ mà đồng thời Chúa muốn cho ta thấy, ai tin vào Ngài thì ngày sau hết cũng sẽ được sống lại như vậy: ‘Ai tin vào Ta, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.’ (câu 25)

Nhưng đối với chúng ta, đối với nhiều người Kitô hữu có lúc đây là một điều thần kỳ, nhiều lúc chẳng dám tin và hơn thế nữa còn nhiều câu hỏi chất vần làm sao điều đó có thể xảy ra. Vì Tín Điều Kẻ Chết Sống Lại, trong đó có chúng ta làm sao để hiểu được, đôi khi chúng ta còn cầu xin Chúa cho mình một dấu chỉ hay một cảm nghiệm để cho niềm tin của chúng ta được rõ ràng hơn, được một cái gì đó gọi là ‘có thể nắm được’, lòng trí của chúng ta có thể lý giải được, diễn tả được.

Đây là vấn đề thách đố cho không ít người, khi thuyết sống lại của Chúa Giêsu nghịch với khoa học. Nhưng ngược lại, cũng chúng ta nhiều lúc cũng cầu xin Chúa ban thêm đức tin để chúng ta cũng được sống lại mai sau. Chẳng có gì xấu hay nguy cơ gì khi chúng ta dám cầu xin Chúa điều đó, dấu lạ đó. Nhưng nên nhớ rằng trước khi làm phép lạ cho anh Lazarô sống lại thì Chúa hỏi cô Mátta là: ‘Con có TIN không ?’ (câu 26), chứ Ngài không hỏi là con có HIỂU không ? Đức tin nếu muốn dùng ngôn từ để lý giải cho minh bạch thì chắc là chẳng được gọi là tin nữa. Dĩ nhiên để hiểu được điều chúng ta tin thì nhìn vào cuộc sống của chúng ta xem Thiên Chúa đã làm gì cho chúng ta, xem Đức Kitô đã dạy gì cho chúng ta, và xem Thánh Thần đã dẫn dắt cuộc đời chúng ta thế nào, như thế có thể bảo đảm được phần nào.

Đối với kẻ chết sống lại, Giáo hội cũng đã khẳng định như thế trong Kinh Tin Kính, an tâm mà tin tưởng, còn bao giờ chúng ta nắm bắt được thì chờ một ngày nào đó mà Thiên Chúa cho phép chúng ta, lúc đó mọi người sẽ vui mừng mà thốt lên: ‘Ôi! Tuyệt vời quá !’
 
Tâm sự người giữ vườn
Nguyễn Thị Xuân
13:27 09/03/2008

.
.
.


“…Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”….(Ga 15:5)

Đời tôi như một mảnh vườn
Hoa thơm, trái ngọt Chúa thương gieo trồng
Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông
Tôi xin là kẻ làm công của Người…
Có thời hoa trái tốt tươi
Là nhờ ân sủng, tình Trời thương ban

Lắm khi bão tố tràn lan
Cỏ cây tan nát, chứa chan lệ sầu
Yếu lòng, tôi hỏi: “Chúa đâu
Sao đành gieo cảnh bể dâu thế này?”
Chúa rằng: “Đừng sợ, có Thầy…” (Ga 6:20)
Và tôi lại thấy những ngày nắng xuân…

Vườn tôi cũng biết bao lần
Võ vàng, héo úa, chết dần lá xanh
Lá tuy còn ở trên cành
Nhựa không còn nữa, chắc đành rụng thôi
Vậy mà tình Chúa tuôn rơi
Lá xanh thắm lại một trời bình yên

Vườn đời tôi cũng nhiều phen
Hoa thơm chết ngạt vì chen cỏ lùng
Tôi là đầy tớ bất trung
Nên để cỏ dại sống cùng với hoa
Mắt tôi khi được mở ra
Chao ôi hậu quả thật là thảm thương…

Ngày kia mọc ở giữa vườn
Hai cây mía ngọt tỏa hương ngạt ngào
Tạ ơn Thiên Chúa dường bao
Đã thương phận mọn mà trao mía này…
Được làm quản lý lâu nay
Tôi hằng cố gắng đêm ngày trông coi…

Nào ngờ bỗng chốc, than ôi !
Một cây mía lớn đang thời tốt tươi
Dường như sâu gặm mất rồi
Đọt còn xanh đã muốn rời thân cây
Lòng buồn, tôi muốn chặt ngay
Đức Mẹ thương bảo: "Đợi ngày tháng qua…

..Mía này cần nước thứ tha
Thêm phân kiên nhẫn gấp ba, bốn lần
Yêu thương tưới gội không ngừng
Mới mong cứu được sâu đừng cắn thêm
Và điều quan trọng trước tiên
Cậy trông ơn Chúa, ngày đêm khấn cầu…”

Rưng rưng, tôi lặng cúi đầu
Mà nghe trong dạ quặn đau khôn cùng
Phải chăng tôi đã tiếc công
Hay chưa thực sự sẵn lòng thứ tha?
Mía sâu một khúc thôi mà,
Lòng tôi còn hẹp hơn là mía sao?

Ngước nhìn lên chốn trời cao
Hồn tôi nắng hạn ước ao mưa nguồn
“..Chúa ơi ! Xin hãy đổ tuôn
Suối nguồn ân sủng cho vườn con đây
Sức con yếu đuối thế này
Tim còn lỗi nhịp, vòng tay chưa tròn….

Mía sâu có phải tại con...? ”

Mùa chay 2008
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:51 09/03/2008
NGỰA GIÀ BIẾT ĐƯỜNG ĐI

N2T


Hai vị đại thần Quan Trung và Thấp Bằng dẫn quân đội đi công đánh nước Cô Trúc. Cuộc chiến này rất khốn khổ, mùa xuân xuất phát cho đến mùa đông mới ban sư về triều.

Trên đường về nước thì đội ngũ bị lạc đường, Quan Trung nói: “Chúng ta có thể lợi dụng trí khôn của con ngựa già.” Ông ta bèn thả con ngựa già ra để nó dẫn đường, mọi người đi theo nó, quả nhiên tìm được đường về.

Đi một đoạn đường trong núi, trước sau không tìm thấy suối nước, Thấp Bằng nói: “Vào mùa đông thì kiến làm tổ ở phía nam của núi, bên ngoài tổ kiến có một đống đất đậy kín, nếu nó cao một chút, thì đi phía dưới đào xuống bảy tấc thì nhất định có nước.”

Thế là ra lệnh cho người phá đống đất đậy tổ kiến, quả nhiên tìm được nước.

(Hàn Phi tử: Thuyết lâm thượng)

Suy tư:

Người ta cũng nói “ngựa theo đường cũ”, là để nói đến những người không thể từ bỏ những thói hư tật xấu, cứ phạm đi phạm lại; và cũng có nghĩa là ngựa luôn nhớ đường về của mình, vì có những con ngựa –dù chủ mình chết rồi- vẫn cứ một mình tìm được đường về nhà.

Tâm hồn của con người như ngựa bất kham, như ngựa không cương, thường muốn phóng chạy đi bất cứ lúc nào, nghĩa là luôn muốn mình được tự do bay nhảy không bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì. Nhưng người Ki-tô hữu thì như thánh Phao-lô tông đồ nói: “Trước kia, khi chưa biết Thiên Chúa, anh em làm nô lệ những vật tự bản chất không phải là thần. Nhưng nay anh em đã biết Thiên Chúa, hay đúng hơn, được Thiên Chúa biết đến, làm sao anh em còn trở lại với những yếu tố bất lực và nghèo nàn ấy, còn muốn làm nô lệ cho chúng một lần nữa ?” (Gl 4, 8-9)

Biết được Chúa Giê-su rồi thì người Ki-tô hữu không còn trở lại cuộc sống phóng túng bất kham như trước đây của mình nữa, nhưng sẽ sống trọn vẹn cho Thiên Chúa và cho Chúa Giê-su mà thôi, bởi vì tình yêu của Thiên Chúa và Máu Thánh cứu chuộc của Chúa Giê-su như dây cương êm ái hướng dẫn thúc giục họ trở về với con đường chính trực –khi họ sống tội- của Chúa đã vạch ra, con đường đó chính là con đường hối cải và hoàn thiện.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:52 09/03/2008
N2T


23. Chúa Giê-su mỗi ngày từ trên thiên đàng xuống, không phải ở trong nhà tạm làm bằng vàng, nhưng là để tìm một thiên đàng khác. Thiên đàng mà Ngài thích cư ngụ nhất đó chính là linh hồn của chúng ta.

(Thánh Teresa of Lisieux)
 
Thánh Giuse - Hoa Hướng Dương
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
23:19 09/03/2008

THÁNH GIUSE - HOA HƯỚNG DƯƠNG



Trong thực vật học có hiện tượng gọi là quang hướng động,nghĩa là sự phát triển của cây tuỳ thuộc theo ánh sáng.Thân cây có quang hướng động dương nên thường mọc về phía ánh sáng. Rễ cây có quang hướng động âm nên nên mọc về phía tối. Anh sáng mặt trời ảnh hưởng trên muôn loài cây cỏ nên khi mùa xuân về, nắng xuân xoá tan cái lạnh của đông giá, cây cối xanh tươi, muôn hoa đua nở để kết trái mùa hè.

Trong các loài hoa, có một loài không những thân luôn mọc về phía ánh sáng mà hoa còn luôn quay về phía mặt trời. Đó là Hoa hướng dương. Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời với cánh hoa mở rộng đón nhận ánh sáng và sức sống để toả hương khoe sắc.

Có thể ví Thánh Giuse như hoa hướng dương. Đoá hoa công chính luôn hướng về Thánh Ý Thiên Chúa.Ngài hằng hướng mắt, hướng lòng về Thiên Chúa để nhận ra và làm tròn Thiên Ý. Như Tổ Phụ Abraham, Thánh Giuse đã luôn sống trong thái độ hoàn toàn phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Đọc Phúc Am ta thấy Giuse rất nhạy cảm trước ý định của Thiên Chúa.Trong bất cứ hoàn cảnh nào,hễ biết là Ý Chúa là Ngài vui lòng lãnh nhận và mau mắn thi hành. -Thấy Maria có thai,Giuse phải đau khổ lắm.Người Hôn thê đạo hạnh mà Ngài rất mực yêu thương lại mang thai trước khi về nhà chồng. Bối rối và khó xử nhưng Ngài vẫn tiếp tục tin tưởng Maria trong sạch vẹn tuyền. Không một lời phàn nàn, ca thán, trách móc, Giuse không hề hạch sách hay tra hỏi Maria một lời nào, Ngài âm thầm ôm lấy nổi đau riêng mình với một quyết định: “Đào vi thượng sách”. Giuse không còn chọn lựa nào khác “ vì là người công chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” ( Mt 1,19).Thế nhưng, Thiên Thần đã hiện ra với Giuse trong giấc mộng giải thích cho Ngài biết “Người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20);rồi Thiên Thần khuyên Giuse “Chớ sợ rước Maria về nhà mình”(Mt1,20). Nhận ra Thánh Ý Thiên Chúa “ Giuse đã làm như lời Thiên Thần Chúa truyền và Ong đã rước bà về”(Mt 1,24). - Cuộc sống đang bình yên tại Bêlem thì chính lúc đó Chúa lại bảo ông chỗi dậy đi ngay giữa đêm khuya, không hành trang, không tiền bạc sang Aicập sống kiếp lưu đày.Trước mắt là gian truân vất vả,đường dài vạn dặm mà vợ yếu con thơ, nhưng Giuse luôn tín thác vâng phục “Chỗi dậy, ông đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Aicập ngay giữa đêm khuya” (Mt 2,14). - Khi đã ổn định cuộc sống nơi xứ lạ quê người với một cơ ngơi bé nhỏ mà Giuse đã gầy dựng từ hai bàn tay trắng.Vậy mà một lần nữa Chúa lại bảo ông phải bỏ lại tất cả để ra đi.Thật mau mắn trước Thiên Ý “Giuse chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Người về đất Israel”(Mt2,21). Trước Thánh Ý Thiên Chúa, Giuse vâng phục và chu toàn.Từ Nazareth qua Bêlem, từ Bêlem đi Aicập, từ Aicập về Israel, Chúa bảo ông đi là ông đi, bảo ông về là ông về, bảo ông làm thế nào là ông làm thế ấy,đúng thời gian,đúng địa điểm mà không thắc mắc,không hoài nghi, không cự nự.Tất cả mọi lần Giuse đều thưa như Đức Maria “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”(Lc1,38).

Để luôn hướng về Ý Chúa, Thánh Giuse đã âm thầm đi sâu vào đời sống nội tâm. Trong nội tâm thinh lặng, ngài lắng nghe Chúa. Thiên Chúa mà Giuse gắn bó là Đấng đã gọi ngài. Ngài hiểu tiếng gọi đó là một tình thương đặc biệt. Ngài trả lời như một giao ước, một gắn bó tín trung bền vững.Chúa gọi và chỉ dẫn ở từng chặng đường, ngài nghe và vâng theo. Cho dù gặp khó khăn trắc trở, ngài luôn vững tin ở Đấng đã gọi mình.

Vì thế, nơi thánh Giuse, con đường sống đạo là con đường tin cậy khiêm cung và tuyệt đối vào Thiên Chúa. Tin với tâm hồn thờ phượng, tạ ơn, với lòng phó thác và nguyện cầu tha thiết. Càng đi sâu vào nội tâm, đức tin của thánh Giuse càng được thanh luyện khỏi những ảo tưởng, những tự mãn, và những quan niệm sai lầm về Thiên Chúa. Thay thế cho hình ảnh một Thiên Chúa quyền lực và xa vời rất phổ biến hồi đó, thánh Giuse nhận ra Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu thương xót, tình yêu gần gũi, tình yêu khiêm nhường, tình yêu phục vụ, tình yêu cứu độ, tình yêu đợi chờ và đi tìm những kẻ lầm lạc để ban tặng cho họ ơn tha thứ.

Thánh Giuse chia sẻ Đức Tin bằng chính đời sống của ngài hơn là bằng lời nói. Ngài sống nghèo giữa những người nghèo. Khi đến thăm căn nhà Thánh Gia sinh sống, xưởng thợ mộc đơn sơ nhỏ bé Giuse làm việc, ai ai cũng lặng người xúc động, miên man suy gẫm về cuộc sống khó nghèo với đức tín cần mẫn làm việc của Giuse. Ngài làm việc với niềm vui phục vụ, với đức tin. Ngài đau khổ cùng lớp người bị áp bức, nhưng với đức tin. Ngài làm ăn vất vả giữa xóm làng lầm than vất vả, nhưng với đức tin. Đức tin nơi ngài có sức nâng tâm hồn con người lên Nước Trời. Đức tin nơi ngài có sức thức tỉnh ý chí con người, hướng dẫn con người biết tìm ra cái tốt ngay chính trong những cái xấu. Đức tin nơi ngài có sức chữa lành nội tâm con người hơn là cứu chữa con người khỏi những khốn khổ thể xác.

Ngài đi sâu vào cuộc sống con người để phục vụ. Phục vụ với đức tin, với yêu thương, với khiêm tốn, với kính trọng. Nhất là phục vụ với tâm hồn cầu nguyện và ý chí hy sinh dâng hiến tất cả đời mình. Sau cùng, ngài đã qua đời một cách âm thầm, như một hạt lúa chôn vào lòng đất, đợi chờ kết quả theo thời giờ của Chúa.

Lịch sử Giáo Hội Thánh cho thấy hiệu năng sự phù trợ âm thầm của thánh Giuse. Biết bao giáo phận, biết bao giáo xứ, biết bao tín hữu đã nhận Thánh Giuse làm bổn mạng.

Hoa hướng dương là hình ảnh Thánh Giuse. Nhìn một đoá hoa hướng dương khoe sắc ta nghĩ đến Thánh Giuse. Nhìn cả vườn hoa hướng dương đang rực rỡ trong nắng ấm ta ước mong mỗi người Kitô hữu là một bông hoa nhỏ luôn hướng tâm hồn về Thiên Chúa, mở rộng lòng đón nhận sự sống,tình yêu, niềm vui để rồi toả hương khoe sắc cho cuộc đời.

Thánh Giuse mãi mãi là tấm gương cho tất cả chúng ta soi.Tấm gương của một con người luôn thao thức lắng nghe tiếng Chúa và khi đã nghe thì mau mắn đáp lại không thắc mắc cho dù phải trả giá.Tấm gương của một con người luôn hướng tâm hồn về Chúa, xin vâng trước Thiên Ý, luôn phó thác để Chúa thực hiện chương trình cứu rỗi của Người.Tấm gương về người quản gia trung tín chăm sóc hai kho tàng quý giá nhất trần gian là Hài Nhi Giêsu và Mẹ Maria.

Thánh Giuse là con người thầm lặng, ít nói, khiêm tốn. Gioan Tẩy Giả chân thành “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé lại”. Giuse đã sống điều đó mà không nói một lời. Chính cuộc sống ấy đã biến Thánh nhân thành một vị Đại Thánh. Thánh Cả đã đem cuộc đời mình biến thành một Lời Chúa sống động. Hoa hướng Dương chỉ nhìn thấy ánh sáng, trong lòng nó chỉ chất chứa nhựa trong trắng, lạc quan yêu đời. Cơn gió thổi qua, cơn mưa ập đến, nó cúi đầu xuống nhưng sau đó lại ngữa lên chiêm ngưỡng ánh mặt trời.

Nên thánh là làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, cho dù có thử thách và chông gai, như thánh Giuse, những đức tính cần cù, khiêm tốn, thinh lặng sẽ giúp chúng ta lắng nghe, tin tưởng vào Lời Chúa, thực hành Lời Chúa để ngày nên hoàn thiện chính mình.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC nói trước Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 9-3-08: Chúa Giêsu đã chứng tỏ quyền năng tuyệt đối trên cái chết
Bình Hòa
16:05 09/03/2008
ĐTC nói trước Kinh Truyền Tin chúa nhật 9-3-08: Chúa Giêsu đã chứng tỏ quyền năng tuyệt đối trên cái chết

VATICAN - Như đã giới thiệu vào các lần trước đây, bài Tin mừng của các chúa nhựt trong mùa Bốn mươi được chọn lựa nhằm chuẩn bị các dự tòng lãnh các bí tích khai tâm. Ba chúa nhựt thứ 3-4-5 giải thích ý nghĩa của bí tích Thánh Tẩy dưới ba chủ đề: nước, ánh sáng, sự sống, dựa theo Tin mừng thánh Gioan. Hôm qua, đức thánh cha đã giải thích hai lần đoạn Tin mừng thuật lại việc Chúa Giêsu cho ông Ladarô sống lại: vào buổi sáng khi cử hành Thánh lễ ở nhà nguyện thánh Lorenxô tại trung tâm đón tiếp các bạn trẻ nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập, và vào lúc 12 giờ trưa trong buổi đọc kinh Truyền tin. Trước hết, xin kính mời quý vị theo dõi huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin.

Anh chị em thân mến

Trong hành trình mùa Bốn Mươi, chúng ta đã đến chúa nhựt thứ năm, với đặc trưng là bài Tin mừng nói về ông Ladarô được sống lại (Ga 11,1-45). Đây là “dấu chỉ” trọng đại cuối cùng mà Chúa Giêsu thực hiện, rồi sau đó, các đại tư tế đã nhóm họp Thượng hội đồng quyết định thủ tiêu Người. Họ cũng định sẽ giết luôn ông Ladarô nữa, bởi vì ông là một bằng chứng sống động cho thiên tính của Đức Kitô, Chủ tể của sự sống và sự chết. Thực ra, bài Tin mừng này cho thấy rằng đức Giêsu là Người thật và Chúa thật. Trước hết, thánh sử nhấn mạnh rằng Người là bạn của ông Ladarô và hai chị em Marta và Maria. Ông nêu bật rằng “Người rất quý mến họ” (Ga 11,5), và vì thế Người muốn thực hiện việc lạ vĩ đại. Người nói với các môn đệ: “Ladarô, người bạn của chúng ta đang ngủ. Tôi sẽ dến đánh thức ông dậy” (Ga 11,11); Người dùng hình ảnh giấc ngủ để trình bày quan điểm của Thiên Chúa về cái chết: Chúa coi cái chết như một giấc ngủ, mà Người có thể đánh thức dậy. Chúa Giêsu đã chứng tỏ quyền năng tuyệt đối trên cái chết: ta có thể thấy điều đó khi Người trả lại sự sống cho người thanh niên, con một của bà goá thành Naim (xc Lc 7,11-17), và cho em bé gái 12 tuổi (xc Mc 5,35-43). Vào dịp ấy Người đã tuyên bố: “em bé không chết đâu, nó ngủ đấy thôi” (Mc 5,39), khiến cho thiên hạ chế nhạo Người. Nhưng thực tế là như vậy: cái chết về thể xác là một giấc ngủ, mà Thiên Chúa có thể đánh thức dậy bất cứ lúc nào.

Quyền chủ tể trên cái chết không làm ngăn cản đức Giêsu cảm thấy xót thương nỗi đau đớn của sự chia ly. Trước cảnh khóc thương của các chị Marta và Maria và các thân hữu đến an ủi họ, Chúa Giêsu đã xúc động sâu xa, và Người “òa lên khóc” (Ga 11,33.35). Đức Giêsu mang một trái tim vừa của Thiên Chúa vừa của con người. Nơi Người, Thiên Chúa và con người đã gặp gỡ nhau, không tách rời mà cũng không trà trộn. Đức Giêsu là hình ảnh, hơn nữa là sự nhập thể của Thiên Chúa, là Tình Yêu, lòng lân tuất, tình âu yếm như người cha và người mẹ, một Thiên Chúa là sự sống. Vì thế, Người đã long trọng tuyên bố với chị Marta rằng: “Thầy là sự phục sinh và sự sống; ai tin vào Thầy, thì dù chết cũng sẽ sống; còn ai sống và tin vào Thầy, thì sẽ không chết mãi mãi”. Người hỏi thêm: “Con có tin như vậy không?” (Ga 11,25-26). Chúa Giêsu cũng đặt câu hỏi đó cho mỗi người chúng ta, một câu hỏi vượt quá sức chúng ta, quá tầm mức hiểu biết của chúng ta, và đòi hỏi chúng ta hãy tín thác vào Ngươì, cũng như Người tín thác vào Chúa Cha. Câu trả lời của chị Marta thật là tuyệt: “ Vâng, lạy Chúa, con tin rằng Ngài là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa phải đến trong trần gian” (Ga 11,27). Vâng, lạy Chúa, chúng con tin Ngài, bất chấp những nghi ngờ tối tăm; chúng con tin Ngài, vì Ngài có lời mang lại sự sống trường cửu; chúng con muốn tin Ngài, Đấng ban cho chúng con niềm hy vọng vào sự sống bên kia sự sống, một cuộc sống chân thực và sung mãn trong vương quốc của Ngài đầy ánh sáng và bình an.

Chúng ta hãy ký thác lời nguyện này cho đức Maria rất thánh. Mong sao cho lời chuyển cầu của Mẹ củng số cho niềm tin và hy vọng của chúng ta vào Chúa Giêsu, đặc biệt vào những lúc gặp thử thách và khó khăn.

Sau khi ban phép lành Toà thánh, Đức Thánh Cha đã thêm lời kêu gọi liên quan đến tình hình chính trị miền Trung đông. Trước hết là tại Thánh địa, nơi diễn ra những cảnh bạo động gây ra chết chóc và thương tích cho nhiều người: chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn hoà bình và hoà giải nhờ những nỗ lực đàm phán. Kế đó là tại Irak, đặc biệt là kêu gọi trả tự do cho đức Cha Rahho bị bắt cóc từ hơn một tuần nay.

Trước khi chuyển sang phần chào thăm các phái đoàn hành hương bằng các ngôn ngữ khác nhau, đức Bênêđictô XVI đã dành những lời nhắn nhủ dành cho các bạn trẻ Rôma. Vào chiều thứ năm tuần này, ngài sẽ chủ toạ phụng vụ thống hối tại đền thờ thánh Phêrô, nhằm chuẩn bị cho chúa nhựt Lễ Lá, được chỉ định là ngày quốc tế giới trẻ, mà cao điểm sẽ là đại hội tại Sydney vào tháng 7 sắp tới.

Chính trong khung cảnh của mục vụ dành cho giới trẻ mà vào buổi sáng, ngài đến dâng thánh lễ tại nhà nguyện thánh Lorensô, cạnh quảng trường thánh Phêrô, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập trung tâm tiếp đón các bạn trẻ, vào ngày 23 tháng 3 năm 1983. Vì nhà nguyện nhỏ hẹp, cho nên chỉ một số đại biểu các phong trào thanh niên tham dự, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Trong bài giảng, ngoài những tư tưởng của các bài đọc Kinh thánh liên quan đến niềm tin và hy vọng Kitô giáo vào sự sống bất diệt, đức thánh cha đã trao cho các bạn trẻ một sứ mạng đặc biệt, đó là hãy giúp cho những bạn hữu của mình tìm gặp Chúa Kitô. Thực vậy, nhiều bạn trẻ thời nay bị lôi cuốn vởi những lời hứa hão huyền của thành công, danh vọng, lợi lộc, và họ cũng sớm thât vọng. Vì thế họ cần đến những người bạn chân tình, đồng hành trên con đường tìm kiếm chân lý. Nhất là các bạn trẻ đừng sợ nên thánh. Các bạn hãy nhìn đến những tấm gương của những bạn đồng tuổi, như chân phước Pier Giorgio Frassati, như Phanxicô Assisi, hoặc như vị thánh kính vào ngày 9 tháng 3, thánh nữ Francesca Romana.
 
Colombia hiệp nhất trong kinh Lạy Cha cầu cho đất nước
Nguyễn Việt Nam
17:00 09/03/2008
Phiến quân Pedro Montoya bắn chết cấp chỉ huy rồi ra hồi chánh
Đức Hồng Y Pedro Rubiano Saenz, Tổng Giám Mục Bogota, đã đưa ra sự hậu thuẫn của ngài cho tổng thống Alvaro Uribe trong cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa nước này với Ecuador và Venezuela. Theo đề nghị của Đức Hồng Y, Colombia đã dành ra một phút để cả nước đọc kinh Lạy Cha vào buổi trưa Thứ Sáu 7/3 vừa qua.

Trong lời kêu gọi, Đức Hồng Y viết:

“Chúng ta xin Thiên Chúa giúp tất cả chúng ta được sống trong hòa bình. Vào lúc 12 giờ trưa chúng ta hãy đứng dậy và đọc kinh Lạy Cha cho đất nước Colombia”.

Về hoạt động quân sự của Colombia bên trong lãnh thổ của Ecuador và cái chết của nhân vật thứ hai trong hàng lãnh đạo của phiến quân cộng sản FARC, Raul Reyes, Đức Hồng Y nhận định rằng biến cố này “lộ ra nhiều điều đã bị che đậy” chẳng hạn như phiến quân cộng sản đã hoạt động “dưới sự ủng hộ của hai nước chị em” Ecuador và Venezuela.

“Nếu điều này không được thực hiện thì mưu toan bất hạnh và tồi tệ này sẽ không được khám phá”. Đức Hồng Y lên tiếng cảnh cáo Hugo Chavez, tổng thống Venezuela hãy bớt la lối và suy tư một chút về hành động của mình. “Ông ta phải suy tư về những gì đã che đậy vì những sai phạm cần phải được sửa đổi”.

Đức Cha Fabio Suescun Mutis, Giám Mục Quân Đội hỗ trợ lời kêu gọi của Đức Hồng Y và 173 vị tuyên uý Công Giáo đã chủ sự các buổi cầu nguyện lúc 12 giờ trưa thứ Sáu với các quân nhân Colombia.

“Kinh Lạy Cha là lời kinh chúng ta dùng cho một nhu cầu đặc biệt. Do đó, chúng tôi kêu gọi mọi người dân Colombia hiệp nhất trong lời kinh này, để cầu cho một căn cớ chung là hòa bình, hiệp nhất, huynh đệ, sự cùng tồn tại giữa các nước chị em với nhau”. Đức Cha Suescun đã nói như trên qua làn sóng điện quốc gia.
 
Bạo hành trong gia đình, ép hôn, cưỡng bức và tự tử tăng nhanh trong giới phụ nữ Afghanistan
Thúy Dung
17:18 09/03/2008
Các con số thống kê của Liên Hiệp Quốc từ tháng 3/2007 cho đến nay cho thấy đã có sự gia tăng đến 40% những vụ bạo hành chống lại phụ nữ Afghanistan.

Ủy ban Afghan Independent Human Rights Commission (AIHRC) cho biết trong nhiều phần của đất nước an ninh đã bị xuống cấp, ý tưởng phóng túng dâng cao, các định chế công cộng yếu kém và nghèo đói lan tràn. Bên cạnh đó là những vấn nạn xã hội trầm trọng như hôn nhân cưỡng bức.

Theo những con số thống kê của Womankind Worldwide, một tổ chức bác ái của Anh, 80% những người phụ nữ Afghanistan phải chịu nạn bạo hành trong gia đình, 60% bị ép hôn, và 50% lập gia đình trước 16 tuổi.

Suraya Subhrang, một thành viên AIHRC nhận xét rằng “bất chấp những luận điệu quốc tế về giải phóng phụ nữ Afghanistan được đưa ra trong 6 năm qua, tình hình không có tiến bộ gì rõ rệt”. AIHRC ghi nhận 626 trường hợp tự tử trong năm 2007 trong đó có 130 trường hợp tử vong. Những vụ tự tử này có liên quan đến bạo hành thể lý và tâm lý trong gia đình.

Trong khi đó trung bình cứ 100,000 phụ nữ sinh con thì có tới 1,600-1,900 chết. Một tỷ lệ chỉ đứng thứ nhì sau Sierra Leone. Năm ngoái 24,000 phụ nữ chết khi sinh con trong đó 87% những trường hợp này có thể ngăn chặn được. Hơn 70% phụ nữ không nhận được thuốc men gì khi mang thai.
 
Top Stories
Papal trip to Lourdes set for September?
CWNews
16:08 09/03/2008
Paris, Mar. 7, 2008 (CWNews.com) - Pope Benedict XVI will travel to visit France in September, according to the Paris daily Le Figaro.

The Vatican has not confirmed plans for the papal trip, but Church officials had disclosed that the Pope would travel to Lourdes sometime this year to join in celebrations marking the 150th anniversary of the Marian apparitions there.

According to Le Figaro, the Pope's trip will take place September 12- 14 and will include a visit to Paris. While in the capital the Pontiff is expected to meet with President Nicolas Sarkozy and address representatives of "the world of cuture," the newspaper said.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần đại phúc tại cộng đoàn Đức Mẹ La Vang Giáo Xứ St. Elizabeth-Milpitas
DzaoKymHai
00:07 09/03/2008
CỘNG ĐOÀN ĐỨC MẸ LA VANG GIÁO XƯ ST. ELIZABETH – MILPITAS

TUẦN ĐẠI PHÚC

“Kính chào các Thánh,”

Đó là lời chào (giống như thư của thánh Phaolô tông đồ) của cha Giuse Đinh Đức Hảo, khi mở đầu bài giảng đầu tiên cho tuần Đại phúc của Cộng đoàn Đức Mẹ La Vang tại thành phố Milpitas, miền Bắc California.

Tuần phòng cho muà Chay năm nay của Cộng đoàn được khởi đầu vào ngày thứ Tư vừa qua (5/2/2008) với bí tích Hoà giải chung với các sắc dân khác của giáo xứ. Như người con hoang đàng trong Thánh Kinh, chúng ta không chỉ hoà giải với người Cha, mà còn với các anh em của mình nữa. Trước khi người con vào hưởng tiệc mừng do người cha thiết đãi, anh ta cần phải thanh tẩy sạch sẽ bụi đường, cần áo mới, dép mới, nhẫn mới….

Với tâm tình ấy cha giảng phòng đã giải thích lời chào có vẻ hơi “cao trọng” so với bình thường rằng đó là lời chào phổ biến thời các Tông đồ, thời Giáo hội sơ khai, dành cho tất cả các Kytô hữu, những người được coi là thánh thiện, vì họ không còn sống theo lối sống của trần gian mà họ đã thuộc về Chúa Kytô, họ sống lối sống mà Chúa muốn họ sống.

Sau đó chủ đề “Chiếc áo trắng” được cha khai triển.

Mỗi người chúng ta khi lãnh nhận bí tích Rửa tội để trở thành Kytô hữu cũng đã lãnh nhận một chiếc áo trắng cho tâm hồn mình. Cha đã dùng phong tục mặc áo trắng của các candidates (nghị viện thời đế quốc Roma) và nhất là sự kiện Chúa Hiển Dung trước mặt 3 môn đệ trên núi Thabor để nói lên giá trị của “Chiếc áo trắng”, chúng ta phải giữ nó tinh tuyền cho đến ngày đến trước mặt Chúa. Chắc chắn rất khó để giữ chiếc áo trắng tinh tuyền mãi trong suốt cuộc đời mỗi người. Nó sẽ bị dính bẩn vì cuộc đời và những lỗi phạm của chúng ta, nhưng không vì thế mà thất vọng, hãy năng gột tẩy nó bằng bí tích Hoà Giải và nhất là hãy ‘giặt nó trong máu Chiên Con” - Khải Huyền/Gioan-.

Ngày thứ ba của tuần phòng được nhấn mạnh đến “Sự trở về” với phần giảng thuyết của cha Đồng Minh Quang, hình ảnh người con hoang đàng được triển khai cùng với câu chuyện người mẫu thánh Gioan và Juda đều là một trong bức danh hoạ Tiệc Ly của Leonard Da Vinci. Tội lỗi không chỉ hủy hoại chiếc áo trắng tâm hồn mà còn hủy hoại con người cả về mặt thể lý nữa. Sẽ rất sai lầm khi nghĩ rằng chỉ những kẻ tội lỗi như chàng thanh niên của Leonard Da Vinci, hay người thanh niên hoang đàng mới cần đến “sự trở về”. Nếp sống và lối giữ đạo của chúng ta: giữ ngày Chủ nhật và các ngày lễ buộc đầy đủ, tham gia các sinh hoạt của cộng đoàn, xưng tội hàng tháng, giúp đỡ, làm việc bác ái…..dễ tạo cho chúng ta thái độ “an thân tự tại”, tự bằng lòng và thoả mãn với chính mình, tôi đã làm đủ và trọn điều răn Chúa và Giáo Hội dạy và đòi hỏi rồi, tôi đã đủ credit, như vậy tôi được kể vào hạng người mà “Cha Ta đã lựa chọn, hãy vào mà hưởng những gì mà cha Ta đã dọn sẵn cho các ngươi”.

Tuần tĩnh tâm ngoài Thánh lễ còn có các buổi đi Chặng Đàng Thánh Giá để mọi người cùng hiệp thông với cuộc tử nạn của Chúa Kytô.

Nhờ được thông báo trước qua các bullertin của các cộng đoàn trong vùng San Jose nên số người đến tham dự cả 3 tối rất đông, có người đến từ Maria Goretty, từ St. Patrick, Chúa Ba Ngôi….

DzaoKymHải,

Tường trình từ Milpitas.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: Bà cố Maria Đỗ thị Mai (thân mẫu của LM Nguyễn Kim Đăng) đã qua đời
LM Nguyễn Thanh Liêm
15:25 09/03/2008

PHÂN ƯU


Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
và VietCatholic được tin:

Bà Cố Nguyễn Văn Đông


nhũ danh Maria Đỗ Thị Mai
Thân mẫu Linh mục Giuse Nguyễn Kim Đăng, thuộc St Lucy Parish, Long Beach)
được Chúa gọi về ngày 3/3/2008 tại Westminster, California, Hoa Kỳ.
Hưởng thọ 93 tuổi.

Thánh lễ An táng cho Bà Cố Maria được cử hành lúc 10:30 sáng ngày 8/03/2008
tại Nhà thờ Blessed Sacrament, Westminster, California.
Bà Cố an nghĩ tại Nghĩa trang The Good Shepard, Westminster.

Xin thành kính phân ưu với Cha Kim Đăng và tang quyến, Cộng đoàn Dân Chúa
Gx St Lucy, Gx Westminster và thân bằng quyến thuộc của Cha Kim Đăng.

Xin Thiên Chúa sớm cho Bà Cố Maria về hưởng Thánh Nhan Chúa.

Thành kính phân ưu
TM Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Chủ tịch: LM Nguyễn Thanh Liêm


Một vài hình ảnh về Tang Lễ cầu nguyện cho Bà Cố Maria:
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cách làm việc ở Giáo xứ Việt Nam Paris (5)
GS. Trần Văn Cảnh
15:59 09/03/2008
GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS (5)

CHƯƠNG 3: CÁCH LÀM VIỆC Ở GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS

Có một tuổi đời lục tuần, sức sống của Giáo Xứ Việt Nam Paris, xem ra càng ngày càng tươi mát, sức sống này không gì khác hơn là cách làm việc. Nó được múc ra từ những mạch mang lại một sinh lực đại bổ, làm cho giáo xứ được lớn lên mãi và càng ngày càng phát triển thêm. Cách làm việc này, lấy nguồn gốc trước nhất là từ Phúc Âm, Giáo luật và lịch sử Giáo Hội; sau là được cảm hứng từ những nguyên tắc quản trị Á Âu, cổ tân.

1. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CĂN BẢN PHÚC ÂM

“Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết lập cách bền vững ở trong Giáo Hội địa phương, và việc săn sóc mục vụ được ủy thác cho Cha sở làm chủ chăn riêng, dưới quyền của Giám Mục giáo phận” [1]. Cộng đoàn tín hữu này tạo thành một xã hội, một xã hội có tổ chức để đạt một lý tưởng.

Lý tưởng của Giáo xứ cũng như của Giáo Hội đã được người sáng lập là Đức Kytô vạch rõ qua bài giảng trên núi về tám mối phúc thật. Ở Giáo xú, từ Ban Giám Đốc, Ban Thường vụ, Hội Đồng Mục Vụ, cho đến các đại biểu của các Địa Điểm Mục Vụ và Hội đoàn mục vụ, ai ai cũng nhất chí lấy tám mối phúc thật làm nguyên tắc sống cho riêng mình và cho sự quản lý các hoạt động chung của cộng đoàn.

Bài giảng trên núi về tám mối phúc thật đã được thánh sử Mat Thêu [2] ghi lại như sau: Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dậy họ rằng:

1. Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì nước trời là của họ.
2. Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp.
3. Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an.
4. Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả
5. Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương.
6. Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.
7. Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
8. Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.

Phúc cho các con khi ngưới ta ghen ghét, bách hại các con và bởi ghét Thày, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời.


Thi hành nguyên tắc quản lý tám mối phúc thật là điều mà Giáo hội, và đặc biệt là hàng giáo phẩm, hằng áp dụng cho mình và khuyến khích, nhắc nhở giáo dân. Những Công đồng, những Thông điệp, những thư chung của các giáo hoàng và giám mục đều nhằm mục đích ấy. Từ sự áp dụng nguyên tắc quản lý tám mối phúc thật, nảy sinh ra những sáng kiến, những hoạt động, cho toàn Giáo hội nói chung cũng như cho giáo xứ nói riêng. Để hướng dẫn những sinh hoạt của mình, Giáo xứ thường tìm định hướng trong Giáo luật và xem xét những sinh hoạt chung của Giáo Hội.

Mười lãnh vực sinh hoạt hiện nay của Giáo Hội, được cha Michel LEMONNIER [3] tóm lược trong cuón sách ‘Lịch sử Giáo Hộĩ’ đã từng là đề tài thảo luận hướng dẫn việc tổ chức các sinh hoạt tương lai cho cộng đoàn vào Đại Hội Mục Vụ trưởng thành toàn quốc tại Versailles từ 15 đến 18/05/1999. Mưới lãnh vực đó là:

1. Tham dự vào mục vụ và phụng vụ trong tinh thần đổi mới của Công đồng Vatican II.
2. Tham dự vào các sinh hoạt văn hoá một cách tích cực trên căn bản đức tin công giáo.
3. Tham dự vào các phong trào công giáo tiến hành mới và những tu hội triều.
4. Khám phá đời sống cầu nguyện và đi tìm sự hiệp nhất của Giáo Hội.
5. Tham gia vào các sinh hoạt phục vụ người nghèo.
6. Phát triển vai trò giáo dân và phụ nữ.
7. Khẳng định vị trí của các giáo hội, các địa điểm mục vụ trẻ trung.
8. Thực hiện những sinh hoạt có tính cách quần chúng to lớn và rộng rãi.
9. Tham gia phong trào đại kết tôn giáo.
10. Mở rộng đối thoại trên đường tìm chân lý mà tôn trọng tự do, công lý và hoà bình.

2. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CĂN BẢN ISO 9000

Trong bất cứ một tổ chức nào, ngưới có trách nyhiện quản lý cũng đặt những câu hỏi này:

• ’Phải quản lý làm sao để trong mọi công việc, thực hiện được nhiều kết quả hơn mà không cần phải tốn thêm, hoặc được cũng ngần ấy kết quả mà có thể tốn ít hơn?’
• Tại sao tổ chức này hữu hiệu hơn tổ chức kia?
• Tại sao trong tổ chức này những người tham dự lại đông đảo và tích cực hơn hơn trong tổ chức kia?

Các nhà quản trị, hoặc nghiên cứu quản trị đã phí tổn nhiều trí lực.

Ở phương đông, từ đời Xuân Thu, từ năm 722 đến năm 479 trước công nguyên, Quản Trọng (-? đến -645), đã đề ra chủ thuyết phú cường; Tôn Tử đã soạn ‘Binh Pháp, mười ba thiên’, rồi Ngô tử soạn ‘Binh thư, sáu thiên‘,.. đều nhằm đưa ra những nguyên tắc quán trị căn bản. Trong Tôn Tử Binh Pháp, ở chương thứ nhất, nói về Thủy Kế, Tôn tử đưa ra 5 yếu tố phương pháp làm việc: đạo nghĩa để đặt mục tiêu cho chính đáng, thời trời để định hoàn cảnh cho chính xác, địa lợi để lượng tình huống cho cân xứng, chủ tướng để dùng nhân lực đúng tài năng và pháp chế để trị việc đúng phương pháp. Và ông đề nghị 7 câu hỏi mà bất kỳ chủ tướng hay lãnh đạo nào cũng phải so đo, tính toán: Vua nào có đạo nghĩa? Tướng nào có tài năng? Ai được thiên thời địa lợi? Ai thi hành được pháp lệnh? Binh đội nào mạnh mẽ? Sĩ tốt nào được tập luyện? Bên nào biết thưởng phạt công minh?

Ở phương tây, trong lãnh vực kỹ nghệ và xí nghiệp, Fayol đã đưa ra những nguyên tắc quản trị, đặc biệt áp dụng cho ban giám đốc. Taylor phân tích các tác động căn bản và đề ra những nguyên tắc quản trị, đặc biệt được áp dụng trong các xưởng sản xuắt. Drucker trình bày nguyên tắc quản lý theo mục tiêu kết quả,..

Ở Giáo xứ, một số nguyên tắc quản lý đă được nhận thấy và áp dụng. Vô tình hay hữu ý, những nguyên tắc này rất gần với những nguyên tắc của Tổ Chức Thế Giới Tiêu Chuẩn, ISO 9000. Những nguyên tắc ấy như sau:

1. Nhu cầu của giáo dân phải là nguồn gốc, nền tảng và mục tiêu của mọi hoạt động trong giáo xứ.

2. Ban Giám Đốc lãnh đạo bằng cách xướng xuất ra những mục tiêu, những đường hướng, rồi cùng Ban Thường Vụ và Hội Đồng Mục vụ đưa ra ngững chương trình và kế hoạch thực hiện, để từ đó, mỗi người và mọi người tự nguyện chấp hành và thực hiện.

3. Tất cả mọi giáo dân, mọi phần tử trong cộng đoàn, ai ai cũng được mời gọi để góp tài, góp lực, góp công, góp của vào các công việc mà BGĐ và HĐMV đã đề ra.

4. Tất cả mọi công việc to nhỏ đều được quản lý theo qui tắc tiến trình và chuẩn bị kỹ lưỡng.

5. Tất cả mọi công việc to nhỏ đều được quản lý theo nguyên tắc tổ chức hệ thống nhiệm thể của Giáo xứ, theo đó, Giáo xứ là một thân thể mà mỗi đơn vị, mỗi giáo dân là một chi thể liên đới và tuỳ thuộc lẫn nhau.

6. Tất cả mọi công việc to nhỏ đều được thực hiện theo tiêu chuẩn cải thiện và cầu tiến liên tục.

7. Mọi quyết định đều phải được lựa chọn theo những dữ kiện, thư liệu và tin tức khách quan.

8. Tất cả những ai gần xa tham dự vào công việc đều có quyền được chia phần kết quả.

3. MỘT THÍ DỤ LÀM VIỆC: ÐẠI HỘI MỤC VỤ

Mỗi năm hai lần, đã thành thông lệ, giáo xứ tổ chức Đại hội mục vụ kỳ nhất vào trước hè, khoảng tháng sáu, và kỳ nhì vào cuối năm, khoảng tháng 12; kỳ nhất phúc trình và bàn thảo tổng quát về các sinh hoạt của giáo xứ và của các địa điểm mục vụ; kỳ nhì đặc biệt phúc trình và thảo luận về tổ chức giáo xứ và tổ chức các hội đoàn.

Một bản tóm lược Đại hội mục vụ mà tôi đã có dịp ghi lại, cho thấy rõ cách làm việc khoa học và sức sống tươi mát của giáo xứ việt nam Paris [5].

‘Lạy Chúa xin ban xuống trên chúng con Thần khí tác tạo của Chúa? Người đổi mới tâm can, đổi mới muôn lòng’.

Sau kinh khai mạc này, ông tổng thư ký Trần Khắc Đạt đã nhường lời cho Ls Lê Đình Thông điều khiển chương trình của Đại Hội Mục Vụ kỳ thứ nhất, ngày 4.6.2000. Ba mươi bảy (37) đại diện có mặt tham dự đại diện cho 35 đơn vị mục vụ, hội đoàn đã lần lượt giới thiệu và đã tích cực tham dự đại hội qua bốn phần chính:

A. PHÚC TRÌNH CỦA ĐỨC ÔNG GIÁM ĐỐC

Tám điểm đã được Đức Ông đề cập đến:

1. Các đơn vị mục vụ. Hiện có 5 đîa điểm mục vụ, 5 hội đoàn, 21 nhóm và 5 nhóm ngành nghề mới được thành lập trong chương trình Liên đới nghề nghiệp năm 2000. Tổng cộng, hiện nay giáo xứ có cả thảy 35 đơn vị mục vụ đang sinh hoạt.

2. Mặt xã hội. Một tin vui cho giáo xứ là chị Maria Nguyễn Kim Thoa, thuộc tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được bề trên cho phép về làm việc cho giào xứ tại phòng xã hội kể từ tháng 9.2000. Đức ông cũng xin bà Mai Hương và bà Khánh Huệ tiếp tục cộng tác.

3. Sinh hoạt Bí Tích. Năm 1999, có 73 trẻ em và người lớn được rửa tội, 252 em học lớp giáo lý và tiếng việt, 23 em rước lễ lần đầu, 32 đôi hôn phối và 57 người lãnh phép thêm sức.

4. Văn hóa. Ba hoạt động dáng được lưu ý:

• Xuất bản ba cuốn sách: HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ XXI, FATIMA và ĐƯỜNG VÀO TÌNH YÊU.
• Luận hội với 4 đề tài: ‘Mạn đàm về thơ’, ‘Chữ tình và chữ yêu’, ‘Sự nghiệp văn hóa của Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn’ có văn nghệ, ‘Những vấn đề của cuộc sống gia đình’.
• Văn nghệ: do nữ nghệ sĩ Bích Thuận vào tết, Thiếu Nhi vui tết và văn nghệ trong ngày Thân hữu của Giới trẻ, ca đoàn Trinh Vương và ca đoàn Vào Đời cùng trình diễn.

5. Cơ sở. Nhóm Xây Dựng đã làm một đồ án liệt kê các việc phải làm, như làm thêm cửa sắt, sửa lại hệ thống giây điện... Công việc đang tiến hành tốt đẹp.

6. Tương quan với các gia đình trong chung cư. Kể từ tháng 8.1999, tương quan tốt đẹp hơn: một gia đình hay đặt vấn đề đã bỏ chung cư. Nhiều gia đình khác đã đến tham dự hai ngày thân hữu.

7. Tài chánh. Quĩ điều hành:

• Số chi: 1.026.849 frs
• Trong khi chỉ thu được: 999.584 frs
• Tức là hụt: 27.265 frs

Trong chiến dịch ngũ niên, năm 1999 thâu thêm: 90.550 frs. Vị chi thâu tổng quát của chiến dịch đã được 497.607 frs. Về chương mục trên tòa Tổng giám mục, tổng kết chúng ta đã có số tiền: 5.079.058 frs. Riêng hai ngày thân hữu, chỉ kiếm được: 63.085 frs, thua năm 1999 (được 72.669frs).

8. Qua bảy sự kiện trên, Đức ông giám đốc đề nghị một đường hướng hoạch định cho tương lai, chung quanh ba mục tiêu:

• Nâng cấp học hỏi Thánh Kinh và phát triển sinh hoạt liên đới nghề nghiệp
• Thực hiện những điều cần thiết cho an ninh cơ sở.
• Tiếp tục chương trình ngũ niên và lo bù đắp các thất thu.

B. PHÚC TRÌNH CỦA BÁC SĨ CHỦ TỊCH HĐMV

Với đề tài ‘Đi vào thế kỷ XXI, bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh nêu ba điểm son đặm của các sinh hoạt giáo xứ trên đường vào thế kỷ XXI: Chương trình mục vụ qua các lứa tuổi măng non thiếu niên, tráng niên và thượng thọ. Chương trình liên đới nghề nghiệp đi tìm Chúa nơi Đất Thánh. Sau đó, đi vào chi tiết, ba khía cạnh được đề cập:

1. Đối ngoại. Ba loại hoạt động chính đã được thực hiện:

• Liên đới với Giáo Hội quê nhà bằng cách tiếp đón các giám mục Việt Nam và gửi tiền yểm trợ về Việt Nam: 50.000 frs cho các chủng viện 35.000 frs cho bão lụt miền trung vừa qua.
• Tham gia các hoạt động tôn giáo với giáo phận Paris: nghi lễ ‘gọi chính thức’ các dự tòng tại Notre Dame de Paris, Thứ Tư tuấn thánh ở Bercy, hành hương tại vương cung thánh đường Sacré Coeur, Montmartre.
• Tổ chức các cuộc hành hương: Roma, Đất Thánh, Montligeon, Lisieux.

2. Đối nội.

• Họp hàng tháng giữa ban Giám đốc và ban Thường Vụ HĐMV để theo dõi và tổ chức các sinh hoạt.
• Cùng với các hội đoàn và ban giám đốc, tổ chức các sinh hoạt, như: Lễ tiếp nhận các tân tòng, Lễ các Thánh Tử đạo VN, Lễ kỷ niệm hôn nhân của các phụ huynh vào lễ Thánh Gia. Lễ mừng Thượng Thọ, Lễ Rửa tội cho các em nhỏ, Thi làm hang đá, Lễ mừng Chân phước Anrê Phú Yên, Hai ngày thân hữu, Bữa cơm thân hữu, Đại hội Liên đới nghề nghiệp.

3. Tài chánh. Bác sĩ Đỉnh tiếp lời Đức ông giám đớc đã nêu lên hai nố thất thu: trong bữa cơm thân hữu và trong hai ngày thân hữu.

C. PHÚC TRÌNH CỦA 5 ĐỊA ĐIỂM MỤC VỤ

1. Cergy Pontoise. Ông Phạm Kim Tiến cho biết, có khoảng 200 gia đình công giáo VN sống đức tin dưới sự dìu dắt của Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách. Một ban đại diện gồm 7 người được bầu lên với nhiệm kỳ 2 năm Ca đoàn Bảo Lộc giúp cộng đoàn tham dự hai thánh lễ trong tháng. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Têrêsa sinh hoạt đều đặn và một tiểu đội Đạo Binh Đức Mẹ. Ngoài ra có nhiều người đã tham gia phong trào Cursillo. Địa điểm mục vụ Cergy Pontoise phát hành bản tin Sóng Đạo và tổ chức các lễ Giáng sinh, tết, rước kiệu troang tháng hoa. Giáo dân VN Pontoise tham dự tích cực vào các hoạt động của giáo phận,của giáo xứ địa phương và Giáo xứ VN Paris.

2. Marne La Vallé. Ông Nguyễn Long Nhan phúc trình tóm tắt: ‘Chúng tôi chỉ có khoảng 20 gia đình do cha Giuse Trần Anh Dũng làm tuyên úy. Có ban đại diện gồm 4 người, mỗi tháng có hai tháng lễ, với khoảng 60 người tham dự. Có ca đoàn Vào Đời, Đạo Binh Đức Mẹ, Cursillo, Bản Tin Liên Lạc hàng tháng’. Ông Nhan nêu lên mối ưu tư lớn: Sự vắng mặt của giới trẻ từ 18 đến 25 tuổi vì thiếu hiểu tiếng việt, lo lắng cho sự nối tiếp giữa các thế hệ.

3. Sarcelles. Ông Nguyễn Tấn Thiệp cho biết Sarcelles có ban Mục vụ, có nhóm ca đoàn, có hội Bà Mẹ Công Giáo, có hai lớp tiếng việt cho trẻ em nhỏ từ 6 đến 10 tuổi, và các em thiếu nhi từ 12 đến 16 tuổi. Để góp ý vào việc thất thâu, ông đề nghị làm các băng nhạc và xuất bản sách, bán lấy tiền.

4. Villiers Le Bel. Ông Nguyễn Văn Ân cho biết dầu ít người, nhưng Villiers Le Bel cũng có một ban đại diện, có ba tháng lễ trong tháng, có ca đoàn. Đặc biệt Villiers Le Bel tham dự nhiều vào các hoạt động của giáo xứ địa phương. Đích thân ông điều khiển ca đoàn cho giáo xứ địa phương, các trẻ em VN thường theo học giáo lý trong giáo xứ Pháp.

5. Ermont. Đức ông Mai Đức Vinh chuyển lời cáo lỗi của ban đại diện Ermont vì phải tham dự một sinh hoạt khác cùng lúc của địa phương Pháp. Ermont rất ít người công giáo VN, khoảng 40 đến 60 người. Dạu vậy, cũng có ban đại diện, một tiểu đội Đạo Binh.

D. PHÁT BIỂU VÀ THAM LUẬN

Sau khi đã nghe ba loạt bài thuyết trình, đại hội đã chuyển sang phần thứ tư để các đại biểu thảo luận và trao đổi ý kiến. Hai vấn đề đã đánh động các cử tọa:

Vấn đề tài chánh. Ls Lê Đình Thông xin các đại biểu tìm phương thức để bớt thất thâu. Ông Trần Khắc Đạt đề nghị tăng giá bữa cơm thân hữu tết và bán nhiều vé hơn. Ông Nguyễn Văn Tài đề nghị tổ chức văn nghệ trả tiền. Bà Đặng Sự đua ý kiến cổ động giáo hữu đóng góp tích cực hơn và xin góp 3.000 frs. Để có kế hoạch hơn và có tổ chức hơn, Gs Trần Văn Cảnh đề nghị Ban Giám đốc và Ban thường vụ HĐMV nghiên cứu và tổ chức một Hội đồng Tài chánh. Cha Sách, Bs. Đỉnh, Ls Thông, kỹ sư Đặng Mạnh Đĩnh, anh Nguyễn Sơn ủng hộ ý kiến của Gs Cảnh.

Vấn đề giới trẻ và cộng đoàn. Bao gồm các khía cạnh dậy tiếng Việt, sự đóng góp của giới trẻ, sự nối tiếp các thế hệ. Ý kiến của anh Đỗ Anh Sĩ, đoàn trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể xem ra cụ thể hơn. Anh đề nghị các địa điểm mục vụ cố gắng lập đoàn TNTT. Các huynh trưởng trung ương ở Giáo Xứ Việt Nam Paris sẽ được đoàn gửi đến địa phương để huấn luyện và giúp đỡ lúc đầu. Gs Cảnh góp ý xin Giáo Xứ phát động một chiến dịch để gây ý thức cho toàn thể giáo dân về sự cần thiết của tiếng Việt trong sự nối tiếp thế hệ Việt Nam tại Pháp.

Cuộc thảo luận rất hào hứng và phong phú. Nhưng Ls Thông xin đại hội chấm dứt ở đây vì đã 5 giờ và xin tất cả cùng đùng lên hát bài kết thúc: Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì? Chúa muốn con làm gì? Lạy Chúa, con đây !


LỜI KẾT

Ðọc qua những dòng trên đây, điều hiển nhiên mà ai cũng nhình thấy là cách làm việc ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, cũng như cách làm việc ở bất cứ một xứ đạo nào trong Giáo Hội, Việt Nam, Pháp, Mỹ, hay Tầu,… đều giống nhau về những nguyên tắc căn bản của tổ chức “giáo xứ”, vì tất cả đều được xác định bởi một bộ giáo luật chung, lấy nguồn từ thánh kinh và tông truyền của Giáo Hội. Nguyên tắc căn bản để làm việc là nguyên tắc phẩm trật giáo hội, mà vai trò lãnh đạo và gương sáng của giáo sĩ, linh mục trong ban giám đốc thật là quan trọng và quyết định. Ðặc biệt là vai trò của cha sở, vì "Cha sở là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ của cộng đoàn được ủy thác dưới quyền của Giám Mục giáo phận, vì được gọi thông phần với Giám Mục vào tác vụ của Đức Kitô, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dậy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các Linh mục khác hoặc với các Phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo qui tắc luật định" [6]. Một câu hỏi sẽ được đặt ra là “Ban Giám Ðốc Giáo Xứ Việt Nam Paris gồm bao nhiêu người, những ai và lãnh đạo như thế nào?”

Chú thích:
[1] Code de Droit Canonique, khoản 515
[2] Mt, 5, 1-12
[3] Michel LEMONNIER, OP; Histoire de l’Eglise; Montréal: Mediaspaul Paulines institut st-gaetan; 1983
[4] Trần Ðông Nam, Lê Xuân Mai; Tôn Ngô binh pháp; Thanh Hoá: Nhà xuất bản Thanh Hoá; 1996, tr. 24-25
[5] Giáo Xứ Việt Nam, số 166, tháng 10.2000, tr. 4-6.
[6] Code de Droit Canonique, khoản 519.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News