Ngày 08-03-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Giờ chầu Thánh Thể : 24 giờ cho Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:25 08/03/2015
GIỜ CHẦU THÁNH THỂ : 24 GIỜ CHO CHÚA

I. KHAI MẠC :

Lời dẫn nhập (Người dẫn đọc)

Kính thưa cộng đoàn,

Mỗi khi Mùa Chay về, chúng ta nghe văng vẳng bên tai lời Chúa mời gọi: "Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van" (Joel 2,12). Vì thế, hai ý tưởng trong Mùa Chay Thánh luôn song hành với nhau, thứ nhất : chúng ta là những con người yếu đuối, tội lỗi; thứ hai : Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót luôn yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng tha thứ và ban cho chúng ta sức mạnh với tình thương. Vì yếu đuối nên cần đến ơn Chúa, vì tội lỗi nên muốn được Chúa thứ tha, nhưng để lãnh nhận được ơn tha thứ thì cẩn phải trở về với Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong chay tịnh và nước mắt, hướng tới tha nhân.

Sứ Điệp Mùa Chay năm nay có chủ đề là xóa bỏ sự “thờ ơ toàn cầu hóa”. Đức Thánh Cha Phanxicô viết : “Mong mỏi lớn lao của tôi là tất cả nơi nào có sự hiện diện của Giáo Hội, đặc biệt là nơi những giáo xứ và cộng đoàn, sẽ trở nên những hòn đảo lòng thương xót giữa biển cả thờ ơ”. Dửng dưng với Thiên Chúa và dửng dưng với đồng loại là điều cần phải loại bỏ trong xã hội hiện đại hôm nay. Thì đây, Mùa Chay, mùa canh tân đối với Giáo Hội, các cộng đoàn và mỗi tín hữu, “mùa ân thánh” (2 Cr 6,2). Ba việc phải làm trong Mùa Chay Thánh.

Ăn chay

Cầu nguyện

Và bố thí

Vì nó diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người kitô hữu.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những căng thẳng, khiến ngày mùng 07 tháng 9 năm 2013, Đức Thánh Cha Phanxicô phải mời gọi cả Hội Thánh ăn chay cầu nguyện cho hòa bình tại Syria và những nơi bạo lực đang hoành hành. Tại Trung Đông, Ai Cập, Triều Tiên và cả Thánh Địa xem ra Hòa Binh vẫn vắng bóng.

Năm 2014, Đức Thánh Cha lại kêu gọi thế giới nhiều lần cầu nguyện cho Irắc và Siria, không những kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình tại Israel và Palestin mà còn tổ chức cầu nguyện với nguyên thủ quốc gia cả hai nước. Năm nay, ngài tiếp tục than phiền : “Rất tiếc là từ Siria và Irak vẫn không ngừng có những tin tức bạo lực kinh khủng, những vụ bắt cóc người và đàn áp gây hại cho các tín hữu Kitô và những nhóm khác” (Kinh Truyền Tin trưa 28-2-2015). Thế giới ngày nay tội lỗi lan tràn, người ta sống như thể không có Thiên Chúa, đề cao cái tôi, thu hẹp mình lại, sống ích kỷ không nghĩ đến người khác, Đức Thánh Cha gọi là sự dửng dưng đối với Thiên Chúa và người khác, dửng dưng ấy có ở mọi nơi, ngài không ngần ngại gọi là sự dửng dưng toàn cầu.

Vì dửng dưng nên con người bỏ Chúa ra khỏi đời sống, thấy khổ đau ngập tràn mà chúng ta không làm gì để giúp họ. Đức Thánh Cha nói “Dửng dưng với đồng loại và với Thiên Chúa cũng là một sự cám dỗ đối với Kitô hữu chúng ta”. “Giáo Hội phải là cánh tay của Thiên Chúa”. Đức Thánh Cha mong muốn: “Dân Chúa cần canh tân để không trở nên dửng dưng và không khép kín vào mình”.

Trước những thế lực mạnh hơn, chúng ta thường cảm thấy bất lực. Khi nghĩ đến sức mạnh của những thế lực trên trái đất này định đoạt số phận của nhân loại, chúng ta cảm thấy bị giới hạn. Trong tình hình hiện nay, chỉ biết chạy đến với Thiên Chúa, để cầu xin sự tha thứ cho những người tội lỗi, khẩn xin hòa bình cho thế giới và sự đỡ nâng cho các đồng loại. Vì chỉ có lời cầu nguyện mới vượt qua được biên giới các quốc gia và ngăn cách của thù ghét cũng như không hiểu nhau, mới đem lại bình an cho nhân loại. Vì nơi nào thiếu hòa bình, nơi nào con người tỏ ra bất lực hay không muốn dẹp đi mầm mống thù ghét và chết chóc, thì việc trợ giúp phải đến từ Trời cao. Đó là lý do Đức Thánh Cha Phanxi cô mời gọi chúng ta dành 24 giờ hiệp nhất với ngài cùng toàn thể Hội thánh trước là sám hối, sau là cầu nguyện cho những anh chị em đang đau khổ ở mọi nơi.

Thật là ý nghĩa trong giờ phút này đây, trước Thánh Thể Chúa, hiệp thông cùng Đức Thánh Cha Phanxicô, với anh chị em trên toàn thế giới, chúng ta bày tỏ lòng yêu mến Chúa, chúng ta chiêm ngắm Chúa là "Đấng lãnh đạo và kiện toàn đức tin" (Dt 12, 2), chúng ta tuyên xưng Chúa ngự thật trong phép Mình Thánh, chúng ta thờ lạy và phủ phục tôn thờ Chúa Giêsu ẩn mình dưới hình bánh. Chúng ta hãy cám ơn Chúa Giêsu đã trao ban chính mình cho chúng ta. Và sau hết xin Chúa chúc lành cho những thiện ý của chúng ta và toàn thế giới.

Giờ đây chúng ta khẩn cầu xin ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta làm Giờ Thánh này cho nên.

Hát : Cầu xin Chúa Thánh Thần

Đặt Mình Thánh Chúa

Hát : Thờ Lạy Chúa Giêsu

(Vị Chủ sự quì trước Thánh Thể xông hương, hát xong và đọc lời nguyện sau)

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đang ở đây với chúng con, và giờ phút này, Chúa thấy chúng con đang ở đây với Chúa, trước sự hiện diện của Chúa.

Đã gần hai ngàn năm, Chúa đã sẵn lòng bước lên Thánh Giá ô nhục để rồi sau đó phục sinh và ở lại mãi với chúng con là những người anh chị em của Chúa. Chúng con chiêm ngắm Chúa. Chúng con thờ lạy Chúa. Chúng con yêu mến Chúa. Xin Chúa ban thêm đức tin và kiện toàn lòng tin cho chúng con, để chúng con luôn luôn xác tín rằng : mỗi khi tham dự bàn tiệc Mình và Máu Chúa là chúng con đón nhận chính Chúa.

Hồi tưởng lại trong bữa tiệc Vượt Qua năm xưa, Chúa đã ban mình và máu cho các môn đệ, để ở với họ “mãi mãi, cho đến tận thế” (Mt 8,20). Chúa là nguồn gốc và cùng đích của đời sống đức tin của chúng con, chúng con thờ lạy Chúa. Vì không có Chúa chúng con không có ở đây giờ phút này, không có Chúa chúng con sẽ không hiện hữu, không có Chúa sẽ chẳng có gì, hoàn toàn không có gì.

Chúa là Đấng “vạn vật được tạo thành” (Ga 1, 3). Chúa là Đấng, nhờ Chúa mà chúng con được tạo thành. Chúa đã ban cho chúng con chính Mình và Máu Chúa, ở đây giờ phút này, giữa chúng con, cho chúng con được chiêm ngắm Chúa.

Lạy Thiên Chúa Tình Yêu, xin ôm tất cả nhân loại chúng giờ nay đây đang thờ lạy Chúa, trong tình yêu của Chúa. Tình yêu vĩnh cửu mà Chúa Cha dành cho Chúa, cũng như chính Chúa dành cho Chúa Cha, tình yêu của Chúa Cha và Chúa đối với Chúa Thánh Thần, và tình yêu của Chúa Thánh Thần đối với Chúa Cha và Chúa.

Tấm Bánh truyền phép được đặt trước mặt chúng ta nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng ta về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, chấp nhận mất tất cả hầu chiếm được chúng con cho Chúa Cha.

Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Rất Thánh, Mẹ của Chúa Giêsu, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, từ hơn hai ngàn năm nay, đã chấp nhận, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác Mẹ hầu rước lấy thân xác Đấng Sáng Tạo, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người.

(Vị Chủ sự cùng giúp lễ đi vào)

II. LỜI CHUA VA SUY NIỆM :

Hát: Xin cho con biết lắng nghe

Công bố lời Chúa (1 Cr 11, 23-26) (Mời mọi người ngồi, người đứng đọc)

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.

Anh em thân mến, phần tôi, tôi đã lãnh nhận nơi Chúa điều mà tôi đã truyền lại cho anh em, là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: “Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén, và phán: “Chén này là Tân ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến”.

Gợi ý suy niệm 1 (Mọi người ngồi)

Tiên tri Habacúc bảo chúng ta: “ Hãy đến, Thầy gọi bạn đấy! Thầy ở đây! Thầy đang gọi bạn ( Ha 11, 20)! Người muốn lấy sự sống anh em và kết hợp nó với sự sống của Người.

Thánh Phêrô Julien Eymard nói với chúng ta: “Thánh Thể là Chúa Giêsu Kitô, hôm qua, hôm nay và ngày mai”.

Chúa Giêsu, hôm qua, trong nhà Tiệc Ly, Ngài đã mời gọi các môn đệ : “Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con... Hãy cầm lấy mà uống...Chén này là Tân ước trong Máu Ta, sẽ đổ ra cho muôn người được tha tội...”

Chúa Giêsu Kitô, hôm nay, bởi vì Người đã nói với chúng ta: “Hãy nhận lấy và ăn, tất cả các con, nầy là mình Thầy, này là máu Thầy.”

Thánh Thể cũng là Chúa Giêsu Kitô sẽ đến trong mai ngày. Khi chúng ta chiêm ngưỡng bánh truyền phép, Thân xác vinh hiển của Người được biến đổi và phục sinh, chúng ta chiêm ngắm điều chúng ta sẽ chiêm ngắm trong cõi đời đời, nơi chúng ta sẽ khám phá rằng toàn thế giới sẽ được điều khiển bởi Đấng sáng tạo ra nó trong mỗi giây lịch sử của nó. Mỗi khi chúng ta rước lấy Người, cũng như mỗi lúc chúng ta chiêm ngắm Người, chúng ta loan truyền Người cho tới khi Người lại đến. Đó là lý do tại sao chúng ta rước Người cách kính cẩn vô cùng.

Một số người trong chúng ta không thể, hay là chưa có thể rước Người trong Bí tích, nhưng chúng ta giờ đây có thể chiêm ngắm Người với đức tin và tình yêu, bày tỏ lòng ao ước của chúng ta là sau cùng được kết hợp với Người. Lòng ao ước này có giá trị lớn trong sự hiện diện của Thiên Chúa: mỗi người chờ đợi Người trở lại cách tha thiết hơn; chờ Chúa Giêsu Kitô Đấng phải lại đến.

Lúc này đây, chúng ta kêu lên: “Nếu Chúa Kitô ở trong chúng ta, chúng ta cần gì? Chúng ta thiếu gì? Nếu chúng ta ở trong Chúa Kitô, chúng ta còn ước muốn gì hơn nữa? Người là khách của chúng ta và là nhà ở của chúng ta. Chúng ta hạnh phúc vì nên nhà ở của Người! Vui mừng cho chúng ta là dường nào được nên chỗ ở cho Chúa như thế!”

(Mọi người thinh lặng trong giây phút chiêm ngắm Chúa)

Hát : Con thờ lạy

Công bố lời Chúa (Ga 6, 51-59) (Mọi người đứng)

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”. ... “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống”.

Gợi ý suy niệm 2 (Mọi người ngồi)

Khi yêu thương, Đức Giêsu không chỉ ban cơm bánh, tiện nghi, sức khỏe... Một cuộc sống mau qua đời này cho chúng ta: mà còn dành cho chúng ta một nguồn ân sủng vô tận đặc biệt nhất, chính là Mình Máu Ngài làm lương thực nuôi linh hồn ta. Ngài đã yêu và yêu đến cùng.

Bí tích Thánh Thể là Bí tích của tình yêu. Vì yêu thương chúng ta, Chúa Giêsu đã có sáng kiến tuyệt vời là lấy chính thịt và máu mình làm của ăn, của uống nuôi sống chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định : “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời”.

Trên bàn thờ Chúa, chúng ta đã thấy tận mắt Bánh và Rượu được truyền phép. Nhưng cần phải được soi sáng, đức tin chúng ta mới nhận biết và tin rằng Bánh chính là Mình Chúa Kitô và Rượu là Máu Chúa Kitô. Thật không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết niềm tin của chúng ta : Làm sao Bánh lại có thể là mình Chúa Kitô và Rượu lại là máu Chúa Kitô được ?

Chúng ta tin, Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Mình Thánh. Bánh thánh trở thành Bí tích nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, Bí tích cần thiết để dẫn dắt chúng ta trên con đường về tới thiên đàng! Trước khi về Trời, Chúa Giêsu đã hứa không để chúng ta mồ côi : “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Nhưng Ngài ở lại với chúng ta thế nào khi về cùng Cha? Bí tích Thánh Thể là kho tàng cao quí thể hiện lời hứa trên.

Chúa Giêsu hiện diện thật sự giữa chúng ta. Giáo Hội quả quyết rằng : Sự hiện diện thật của Ngài trong Bí tích Thánh Thể là chân lý cơ bản của Đức Tin Công Giáo. Chúng ta phải tôn thờ với tất cả lòng tin, cậy, mến.

Thánh Gioan Kim Khẩu nói : “Anh em hãy để tâm suy nghĩ về vinh dự khi anh em được cất nhắc lên đồng bàn tham dự tiệc thánh. Điều mà các thiên thần run sợ khi chiêm ngắm Ánh Huy Hoàng chói lọi, Đức Kitô lại ban cho chúng ta làm của ăn, bằng mọi cách, Ngài lấy chính máu mình nuôi dưỡng chúng ta, Ngài kết hợp chúng ta với Ngài, để chúng ta được hợp cùng Đức Kitô và hiệp nhất cùng nhau như một thân mình và một xác vậy”.

Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh về lòng nhân ái của Thiên Chúa đối với chúng ta : “Chúa Kitô tháp nhập vào mỗi tín hữu nhờ Bí tích này. Những kẻ Ngài đã sinh ra thì Ngài nuôi dưỡng bằng chính bản thân Ngài, qua Bí tích Thánh Thể, Ngài làm cho ta vững tin rằng Ngài đã mang lấy chính xác thân của ta”. Ngài tan biến trong chúng ta, “làm một với chúng ta”, “ làm cho chúng ta trở nên thân mình của Ngài ” (Thánh Gioan Kim Khẩu).

Thật vậy, không Bí tích nào giúp chúng ta sống với Chúa, sống nhờ Chúa và trong Chúa như Bí tích Thánh Thể. Từ đó mà chúng ta mới có thể khẳng định như Thánh Phaolô : “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Ga l2,20).

(Thinh lặng giây lát chiêm ngưỡng Thánh Thể Chúa và cầu nguyện riêng)

Hát : Ta là Bánh hằng sống

Công bố lời Chúa (Mt 14, 13-21) (Mọi người đứng)

Phép lạ làm bánh ra nhiều lần thứ nhất

Nghe tin ông Gioan Tầy giả bị chém đầu, Ðức Giêsu lánh khỏi nơi đó, đi thuyền đến một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đám đông từ các thành đi bộ mà theo Người. Ra khỏi thuyền, Ðức Giêsu trông thấy một đám người đông đúc thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.

Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. Ðức Giêsu bảo: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn”. Các ông đáp: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá!” Người bảo: “Ðem lại đây cho Thầy!” Rồi sau đó, Người truyền cho đám đông ngả mình trên cỏ. Người cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho đám đông. Ai nấy đều ăn và được ăn no nê. Những mẫu bánh còn thừa, người ta thu lại được mười hai giỏ đầy. Số người ăn có tới năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.

Gợi ý suy niệm 3 (Mọi người ngồi)

Chúa nói: “Anh em hãy cho họ ăn”.

Câu hỏi nêu lên trong sách Sáng thế “Em ngươi đâu?” là một khởi điểm. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi: “Tất cả những gì chúng ta đang nói về Giáo Hội hoàn vũ bây giờ phải được áp dụng trong đời sống cộng đoàn và giáo xứ. Mỗi người tự hỏi mình có phải là những chi thể của Chúa Kitô không? Một thân thể có là nơi tiếp nhận và chia sẻ những gì Thiên Chúa mong đợi nơi chúng ta không? Một thân thể có đón nhận và quan tâm đến những thành viên đau yếu, nghèo đói và nhỏ bé nhất không? Hay chúng ta lẩn tránh thể hiện tình yêu, thứ tình yêu sẽ mở ra ôm lấy toàn thế giới, khi không thấy người anh em Lazarô ngồi đó trước cửa nhà chúng ta”. Ngài nhắn nhủ: “mỗi cộng đoàn tín hữu phải đi ra và hòa mình vào cuộc sống của xã hội, đặc biệt nơi những người nghèo và những vùng ngoại biên xa xôi. Tự bản chất Giáo Hội là truyền giáo; Giáo Hội không tự đóng mình lại nhưng đi đến mọi miền đất nước và mọi dân tộc” (Sứ điệp MC 2015).

Trong sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha nhận viết : “Là những cá nhân, chúng ta bị cám dỗ bởi sự dửng dưng. Nhìn thấy những tin tức ngập tràn những hình ảnh đau khổ nơi nhân loại, chúng ta cảm thấy bất lực trong việc giúp đỡ họ. Chúng ta có thể làm gì để tránh cảm giác bất lực này?” Ngài ao ước : “Mong mỏi lớn lao của tôi là tất cả nơi nào có sự hiện diện của Giáo Hội, đặc biệt là những giáo xứ và cộng đoàn, sẽ trở nên những hòn đảo lòng thương xót giữa biển cả thờ ơ” (Sứ điệp MC 2015).

Trong một xã hội không những nghèo về kinh tế, mà nhất là và những giá trị tinh thần như : đạo lý, công bằng, tình thương sự thật, tự do, độc lập, đoàn kết, hòa bình, lương tâm, tình liên đới, tinh thần trách nhiệm, v.v… Trong một xã hội mà bóng tối mạnh hơn ánh sáng, mỗi người chúng ta phải là những nhân chứng của sự thật và sự sống, của sự thánh thiện và ân sủng, của công lý, yêu thương và an bình. Tình yêu và Đức tin của chúng ta phải mạnh hơn bóng tối của tội lỗi, của ma quỷ, của sự ác thế gian. Chúng ta phải là những con người thật tốt để bớt sự xấu, những con người thật công bằng để giảm bớt sự bất công, những con người thành thật để diệt trừ sự giả dối. Chúng ta thường nhận mình là Kitô hữu, nghĩa là Chúa Kitô đang hiện diện trong ta, thì hãy để Người sáng rực trên bản thân và trong đời sống của ta, biến chúng ta trở nên những người kiến tạo nền văn minh tình thương và sự thật.

Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh và như họa ảnh của mình (x. St 1,26). Người cũng là Thiên Chúa tình thương (x. 1Ga 4,8). Do đó, con người tự bản chất là tình thương. Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Con người không thể sống mà không có tình yêu. Con người sẽ là kẻ không thể hiểu được đối với chính bản thân mình, cuộc sống con người mất nghĩa nếu không nhận lấy mạc khải về tình yêu, nếu không gặp tình yêu, nếu không kinh nghiệm tình yêu và không nhận lấy kinh nghiệm đó làm của mình và dự phần vào đĩ cách mãnh liệt” (Thông điệp Đấng Cứu Chuộc số 10). Không có tình thương, thế giới không còn là thế giới của con người nữa.

Ý thức về điều căn bản này, chúng ta hãy phấn đấu để trở nên những tông đồ, những sứ giả, những người cổ vũ và kiến tạo nền văn minh tình thương. Hãy thương yêu và tương trợ lẫn nhau, vì tình thương là căn tính, là bản chất của con người, vợ hãy yêu thương chồng, con cái yêu thương kính trọng mẹ cha... Hãy loại bỏ sự đố kỵ, hận thù, chia rẽ và những nguyên nhân làm hại đến tình thương như : bất công, kỳ thị, độc đoán, tham quyền, ích kỷ, kiêu căng, giả dối và các tội ác. Hãy sống đúng với sự thật về căn tính của mình và giúp mọi người sống đúng với căn tính đó: con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa là sự thật và là tình thương.

“Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34). Lời mời gọi yêu thương của Đức Kitô đã vang lên đều khắp mặt đất từ 2000 năm nay, nhưng ghen ghét, oán thù, tranh chấp, chiến tranh, khủng bố, chết chóc vẫn còn và khắc nghiệt ở nhiều nơi, thậm trí ngay trong gia đình, trong chính bản thân mình nữa. Có thể nói thế giới nghèo tình thương.

Thế giới nghèo tình thương trong đó có trách nhiệm cá nhân mỗi người chúng ta, chúng ta phải sám hối. Đức Thánh Cha viết : “Mùa Chay là thời điểm thích hợp để thể hiện sự quan tâm đến tha nhân bằng những hành động nhỏ nhưng cụ thể cho thấy chúng ta thuộc về một gia đình”. Chúng ta cần phải hoán cải, vì “nỗi đau của người khác là lời kêu gọi hãy ăn năn sám hối, vì những thiếu thốn của họ nhắc chúng ta về sự không chắc chắn của cuộc sống của chính chúng ta, về sự phụ thuộc vào Thiên Chúa và anh chị em” và biểu lộ “một trái tim mạnh mẽ và nhân từ, ân cần và rộng lượng, một trái tim không đóng lại, không dửng dưng hoặc là nạn nhân của nạn thờ ơ toàn cầu hóa” (Sứ điệp MC 2015).

Là những người tuần canh của bình minh (Is 21,11) để thông báo sự ló dạng của Chúa Kitô, Mặt trời công chính, chúng ta hãy đấu tránh để tận diệt nền văn minh của tội ác, của sự vô cảm và sự chết, thay vào đó bằng nền văn minh của sự sống, sự thật và cảm thương.

“Anh em hãy cho họ ăn”, lệnh Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ phải làm ngay lập tức. Nhìn thấy đám đông, Đức Giêsu chạnh lòng thương. Đây là một đám đông nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ không người chăn dắt, nghĩa là bị bỏ rơi, không ai quan tâm đến. Đám đông tội nghiệp đi tìm Đức Giêsu không phải chỉ để được ăn no, nhưng còn để được chữa lành bệnh, nhất là được an ủi, được dạy dỗ, được chỉ bảo.

Đức Giê dạy chúng ta hãy nhìn những người chung quanh bằng ánh mắt của tình liên đới, đừng dửng dưng, vô cảm. Những người già bị bỏ rơi cô đơn, người này đói vì tôi vô tâm hay đã ăn quá nhiều, người kia rách vì tôi đã mê mải đuổi theo mốt. Những đứa trẻ này hư hỏng vì tôi đã thiếu quan tâm chỉ bảo. Những đứa trẻ kia rơi vào tội phạm vì tôi đã không làm gương tốt cho chúng. Thế giới này chưa tốt một phần có trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Thế giới này chưa công bằng trong đó có phần lỗi của chúng ta.

Quan tâm ở đây là nhận lấy trách nhiệm. Các môn đệ đã nhìn thấy đám đông đói khát. Các ngài muốn thoái thác, phủi tay: “Nơi đây hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thày giải tán đám đông, để họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. Đó là một giải pháp hợp lý. Lo cho năm ngàn người ăn là ngoài tầm tay của các môn đệ. Đó cũng là giải pháp nhẹ nhàng, ai lo phần nấy, thật dễ dàng. Nhưng, đó là giải pháp không được Chúa chấp nhận, tại sao vậy, tại vì thiếu tình liên đới.

Triệu chứng của sự thờ ơ xuất hiện, gặp người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn mà không thấy xót xa, thương cảm, không muốn ra tay giúp đỡ dù có điều kiện; đứng trước sự bất công, xấu xa, gian dối mà không thấy phẫn nộ, nhức nhối; thấy những điều tốt đẹp, cao thượng mà không ngưỡng mộ, cảm phục. Dù là thờ ơ, dửng dưng, hay mặc kệ, bất cần đều là vô cảm.

Chúa muốn loại bỏ sự vô cảm nơi các môn đệ, Người phán : “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy lo cho họ ăn. Họ đói, các con phải lo cho họ ăn”. Một trách nhiệm nặng nề vượt quá sức các môn đệ, nhưng đã đồng cảm thì phải có trách nhiệm. Trái tim cảm thương thật sự phải hướng dẫn bàn tay làm việc.

Đồng cảm là đóng góp phần của mình. Chúa không cần những phép tính vĩ mô. Năm ngàn người thì cần bao nhiêu bánh? Những tính toán lớn lao là không thực tế và làm ta lo sợ. Chúa dạy các môn đệ khởi đi từ thực tế: “Ở đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm chiếc bánh và hai con cá”. Thật là ít ỏi, nghèo nàn, Chúa không chê cái ít ỏi nghèo nàn ấy: “ lại đây cho Thày”. Có ít hãy đóng góp ít. Nhưng quan trọng là phải bắt đầu, là phải góp phần của mình. Đồng cảm không đòi ta phải quán xuyến mọi sự, nhưng đòi ta góp phần của mình vào việc chung.

Đồng cảm là chia sẻ. Chúa chúc tụng để làm phép bánh và cá như cho ta thấy, những đóng góp dù ít ỏi của ta đã thành thiêng liêng cao quí. Chúa không làm phép lạ tức khắc biến ngay cá và bánh ra một núi lương thực cho mọi người tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực cho mọi người. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ. Các môn đệ trao cho mọi người. Và mọi người trao lại cho nhau. Đó là bài học lớn của phép lạ. Chính khi mọi người trao cho nhau, Chúa làm phép lạ. Bánh và cá cứ tiếp tục sinh sôi bao lâu những bàn tay còn trao cho nhau. Bánh và cá vẫn tiếp tục nhân lên bao lâu mắt con người vẫn còn nhìn nhau. Những tấm bánh của tình liên đới. Những đàn cá của sự chia sẻ nhân lên theo nhịp đập đồng cảm của trái tim. Khi trái tim chan chứa yêu thương, quan tâm, liên đới, lương thực trở nên phong phú, dư thừa.

Thế mà các môn đệ đã vội lo. Cũng như ta thường lo thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ cho mọi người. Cũng như ta vẫn thường lo lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người. Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người.

Quả thật, có lòng thương cảm người khác là một điều tốt, nhưng chưa đủ. Có những lời nói đồng cảm với người khác cũng là một điều tốt, nhưng chưa đủ, mà cần phải có việc làm cụ thể, phải có hành động xót thương thực sự nữa. Chúa Giêsu đã thể hiện như thế và Người dạy chúng ta sống như thế. Ta thử nghĩ, trước những nỗi đau của người khác, trước những túng thiếu của người anh em, ta có thái độ thế nào? Ngoảnh mặt làm ngơ hay bưng tai giả vờ làm điếc, không thể chấp nhận được. An ủi, khích lệ, cảm thông ư? Tốt rồi nhưng chưa đủ, mà phải biết chia sẻ, giúp đỡ. Chúa không đòi chúng ta làm những việc to lớn, nhưng đòi chúng ta biết chia sẻ, phải biết làm và cho những gì trong tầm tay, trong khả năng của mình, phần còn lại Chúa sẽ thực hiện. Ngạn ngữ phương tây có nói: Giúp người thì trời giúp cho. Việt Nam ta cũng thường nói: ở xởi nởi thì trời cởi cho, ở xẻn xo thì trời co tay lại. Chúng ta hãy nhớ điều quan trọng không phải cho ít hay cho nhiều nhưng là ở chỗ biết ý thức người khác cũng là con Thiên Chúa cũng là anh chị em đồng loại với chúng ta.

Báo chí ngày nay cũng cho biết, chưa bao giờ con người có nhiều của cải như thế. Ông Bilgate là nhà tỷ phú người My gốc Do thái, người chuyên bán phần mềm của vi tính, có tài khoản tại các ngân hàng trên thế giới tương đương với thu nhập quốc dân của 40 nước nghèo ; Một tên lửa được Mỹ bắn lên đốt cháy hàng bao tỷ đô la. Chiến tranh tại Irác, Siria và nhiều nơi trên thế giới tiêu huỷ biết bao tiền của, bao sinh mạng con người. Ấy vậy mà, chưa bao giờ có nhiều người nghèo đói như ngày nay. Tại sao có sự chênh lệch giầu nghèo trên thế giới như thế. Sở dĩ như vậy là vì con người ích kỷ, hẹp hòi không biết chia sẻ cho nhau. Thay vì tích luỹ làm giầu, hay chế tạo súng ống chạy đua vũ trang, thì con người chế tạo ra bột mỳ, lương thực, thuốc men cho con người đi để đồng loại đỡ khổ.

Tôi còn nhớ, trong một lá thư mục vụ mùa chay của Đức cố Hồng Y Phaolô Giuse ngài viết: “Hãy mở mắt ra mà nhìn, mở lòng ra mà thương, rộng tay mà chia sẻ với 5 chiếc bánh và hai con cá mà Chúa đã đặt vào tay ta”. 5 chiếc bánh và hai con cá ấy là sức khoẻ, là tuổi trẻ, là con đàn cháu đống, là điều kiện hơn người… ngài viết tiếp “vì Đạo của chúng ta là Đạo tình thương, về khoa học chúng ta vụng về, về văn hoá chúng ta thấp kém, về văn minh chúng ta quê mùa. Chúng ta có thể thua họ nhiều điều, nhưng đạo không cho phép chúng ta thua về Tình Thương...”.

Mùa Chay là thời gian đặc biệt như lời Thánh Phaolô nói: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ” (2 Cr 6,2). Đây là thời gian thuận tiện để mỗi người quyết tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa, quảng đại giúp đỡ tha nhân.

Mùa Chay là lúc thuận tiện để khích lệ mọi thành phần Dân Chúa gia tăng sức lực thực hiện công việc bác ái nhiều hơn nữa. Giữa biển cả thờ ơ của xã hội hôm nay, mỗi người, mỗi giáo xứ và cộng đoàn thực thi đức ái, nhất định Giáo Hội sẽ trở nên những hòn đảo lòng thương xót.

(Vị Chủ sự và giúp lễ với bình hương, nến nghi ngút đi ra quì trước Thánh Thể)

III. CẦU NGUYỆN TRƯỚC THÁNH THỂ

(Mời cộng đoàn quì)

Chủ sự :

Anh chị em thân mến,

Hiệp cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô và với tất cả anh chị em tín hữu trên toàn thế giới, trong giờ phút linh thiêng này, trước Đức Giêsu Thánh Thể, chúng ta cùng dâng lên Chúa những lời nguyện xin.

Ý cầu nguyện

(Sau mỗi ý nguyện, cộng đoàn đáp : Xin Chúa nhậm lời chúng con)

1. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con thờ lạy, chúc tụng và tôn vinh Chúa, vì Chúa đã hiến dâng chính mình lên Thiên Chúa Cha làm của ăn nuôi sống chúng con. Xin cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các giám mục, linh mục và các thừa tác viên trong Hội Thánh, trở nên cánh tay nối dài sự cảm thông của Chúa, và nhất là trở nên những tấm bánh được bẻ ra cho muôn người.

2. Lạy Chúa Giêsu đang hiện trong Bí tích Thánh Thể, Chúng con yêu mến Chúa. Xin Chúa ban thêm đức tin và kiện toàn lòng tin cho chúng con, để chúng con luôn luôn xác tín rằng : mỗi khi tham dự bàn tiệc Mình và Máu Chúa là chúng con đón nhận chính Chúa. Có Chúa trong cuộc đời, chúng con sẽ đi đến vùng ngoại biên xa xôi, trở nên những hòn đảo của lòng xót thương giữa đại dương thờ ơ vô cảm với mọi người.

3. Lạy Chúa Giêsu là tấm Bánh Cha trên trời ban xuống để nuôi dưỡng chúng con. Xin cho chúng con biết tận hưởng nguồn lương thực thiêng liêng cao quí này với lòng trong sạch, để ngày càng lớn lên trong đức tin, đức cậy và đức mến, nhờ thế chúng con mới tránh được sự cám dỗ dửng dưng, thấy người khổ đau thì đưa tay giúp đỡ, để mai ngày chúng con được được cùng nhau tham dự vào sự sống viên mãn trên trời.

4. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Xin Chúa tha thứ cho chúng con vì những gì chúng con xúc phạm đến Mình Thánh Chúa và tha nhân, khi chúng con dửng dưng với đồng loại và với Thiên Chúa. Xin ban Thánh Thần của Chúa cho chúng con, để Ngài giúp chúng con thêm hiểu biết về sự hiến mình của Chúa nơi Bí tích Thánh Thể, ngõ hầu chúng con biến hiến thân vì nhau.

5. Chủ sự :

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con hiệp cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô dâng lên Chúa những ý nguyện của người, cùng với ý của chúng con vừa nói lên, với bao ý nguyện của anh chị em chúng con trên toàn thế giới, và của nhiều người chưa thể nói ra, Chúa đều biết cả, Chúa thấu hiểu lòng chúng con, xin Chúa thương đón nhận, thánh hóa và ban ơn theo thánh ý Chúa. Amen.

IV. PHÉP LÀNH MÌNH THÁNH CHÚA

Hát cầu cho Đức Giáo Hoàng.

Hát : Ca Thánh Thể.

Lời nguyện.

Phép Lành Mình Thánh Chúa.

V. BẾ MẠC

Hát kết thúc

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Cipriani Thorne: Các chương trình ứng dụng trên điện thoại thông minh làm gia tăng ngoại tình, đổ vỡ gia đình
Đặng Tự Do
09:36 08/03/2015
Tổng kết những cuộc họp mục vụ trong tổng giáo phận Lima, Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani Thorne, là Tổng Giám Mục thủ đô Peru nói trên Radio Lima hôm 3 tháng Ba rằng sự phổ biến của WhatsApp đang gây đổ vỡ cho nhiều gia đình và ngày càng có nhiều người lừa dối người phối ngẫu của họ.

Phát biểu trên đài phát thanh trong chương trình của ngài, Đức Hồng Y khẳng định các ứng dụng nhắn tin và gọi điện thoại miễn phí dành cho điện thoại di động đang có một tác động tiêu cực đến đời sống của các cặp vợ chồng và gia đình.

Đức Hồng Y nói:

"Liên quan đến điện thoại di động, bao nhiêu người trở thành không chung thủy và bao nhiêu gia đình bị tan vỡ bởi WhatsApp? Tôi không lạc hậu, nhưng phải có một ai đó dám nói lên sự thật về những gì đang xảy ra. Có bao nhiêu người không chung thủy trên WhatsApp? Những cuộc gặp gỡ phiêu lưu với một phụ nữ khác, với một người đàn ông khác, tất cả trên một mạng lưới ít nhiều là ẩn danh."

Cũng như Viber, WhatsApp là một ứng dụng nhắn tin và gọi điện thoại miễn phí phổ biến được biết nhiều nhất trên thế giới với hơn 600 triệu người sử dụng trên toàn thế giới.

Những ứng dụng nhắn tin và gọi điện thoại miễn phí này không để lại dấu vết trên hóa đơn điện thoại gia đình, và rất “di động” - người ta có thể gọi cho nhau bất cứ nơi nào miễn có Wifi hay có nối kết internet.
 
Đức Giáo Hoàng dành được sự ưa chuộng rộng rãi tại Mỹ
Nguyễn Việt Nam
17:35 08/03/2015
Các cuộc thăm dò của Pew Research Center vào tháng Hai cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất được ưa chuộng tại Mỹ, cả trong số người Công Giáo lẫn những người không Công Giáo.

Các cuộc thăm dò này cho thấy 70% công chúng Mỹ có cảm tình với Đức Giáo Hoàng. Trong số những người Công Giáo, 90% có cảm tình với ngài, và 57% "rất mộ mến". Những con số này gần bằng với những con số thăm dò vào năm 1990 dành cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Cảm tình dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nhất quán trong mọi giới bao gồm nam và nữ giới, người già và người trẻ được phỏng vấn, chính trị bảo thủ và tự do. Tuy nhiên, cảm tình cao nhất là "rất mộ mến" dành cho ngài đặc biệt cao (lên tới 95%) trong số những người Công Giáo tham dự Thánh Lễ ít nhất một lần trong tuần.
 
Chính thống Nga bày tỏ sự hài lòng rằng số ca nạo phá thai đã giảm hẳn từ sau sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản
Nguyễn Việt Nam
18:14 08/03/2015
Linh mục Alexey Komov thuộc Ủy ban Gia đình của Giáo Hội Chính thống Nga nói với một cơ quan thông tấn Ý rằng đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc bảo vệ sự sống con người, hôn nhân và gia đình ở Nga.

Ngài nói với thông tấn xã SIR Europe rằng hiện nay chính phủ Nga trợ cấp $10,000 cho mỗi gia đình khi đứa con thứ hai chào đời và những quảng cáo phá thai cũng như những "quảng cáo ồn ào trong lối sống đồng tính" bị cấm tại Nga.

"Số lượng các ca nạo phá thai ở Nga giảm gấp năm lần trong vòng 25 năm qua, từ bốn triệu một năm xuống còn khoảng 700,000"

Cha Komov nói thêm. "Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm. 700,000 thai nhi bị giết trong một năm là quá cao."

Trong lãnh vực này Chính Thống Giáo Nga mong muốn "có sự hợp tác với các Giáo Hội anh em trong lĩnh vực bảo vệ sự sống, gia đình, các giá trị truyền thống và công ích. Và rõ ràng, chúng ta nên hợp tác với nhau vì chúng ta đang bị tấn công bởi nhiều xu hướng tiêu cực rất đa dạng".
 
Đức Hồng Y tân cử Miến Điện kêu gọi hòa bình và hòa giải quốc gia
Nguyễn Việt Nam
18:16 08/03/2015
Vị Hồng Y tiên khởi của Miến Điện là Đức Hồng Y Charles Maung Bo vừa lên tiếng kêu gọi đối thoại giữa quân đội nước này và các nhóm phiến quân, bao gồm cả nhóm quân đội Kachin Độc lập.

Tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 4 tháng Ba cho biết trong bài giảng trước 50,000 khách hành hương tại đền thánh Đức Mẹ Nyaunglebin, Đức Hồng Y Charles Maung Bo, người vừa được tấn phong Hồng Y hôm 14 tháng Hai, đã kêu gọi chấm dứt các cuộc xung đột gần đây đã làm 200,000 người phải rời bỏ nhà cửa của họ.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong bối cảnh của những cuộc đàn áp những nhân vật bất đồng chính kiến và các nhóm dân tộc thiểu số, một cố vấn nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa cảnh báo rằng nhà nước được quân đội hậu thuẫn tại Miến Điện đang “đi lạc hướng”.

Quốc gia Đông Nam Á này đã cam kết sẽ đưa ra những cải cách dân chủ và tổ chức bầu cử vào cuối năm nay. Tuy nhiên ông Zeid Ra'ad al-Hussein cố vấn Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã cảnh báo hôm thứ Tư 25 tháng Hai rằng “các diễn biến gần đây liên quan đến quyền con người của các dân tộc thiểu số, tự do ngôn luận và quyền biểu tình ôn hòa khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi về đường hướng cải cách đó”.

Trích dẫn việc bỏ tù những người biểu tình hòa bình, các nhà báo và các nhân vật đối lập, cũng như cuộc đàn áp người Rohingya, một nhóm thiểu số Hồi giáo tại Miến Điện. Ông Zeid bày tỏ lo ngại rằng một nhà nước độc tài đang từ từ trở lại.''
 
Top Stories
Voices of Faith brings women to Vatican on International Women’s Day
Vatican Radio
11:52 08/03/2015
(Vatican 2015-03-08 ) The second annual Voices of Faith storytelling event takes place in the Vatican Sunday, as women from ten countries and four continents gather in the Casina Pio IV to celebrate International Women’s Day.

The initiative was launched last year by Catholic philanthropist Chantal Goetz “to enhance the dignity, participation and leadership of women and girls through persistent and good storytelling."

Voices of Faith is jointly supported by the Fidel Goetz Foundation and Caritas Internationalis. Two projects that highlight women in leadership roles and whose work benefits women and their communities have been selected to receive the “Women: Sowers of Development” Prize to be awarded at the event on Sunday.

Caritas Internationalis’ policy and advocacy officer, Martina Liebsch says of the two €10,000 prizes, one will be awarded to Caritas Nicaragua for its program helping women set up vegetable gardens which allow them to feed their families and also to sell their produce to their local communities.

The other prize winner, Reem Alhaswani, is a Syrian refugee who helped create “Basmeh Zeitooneh” (Smile and Olives), an association which gives dignity and hope to hundreds of desperate Syrian and Palestinian refugee women in Lebanon.

The association runs an embroidery programme and other projects that help refugee women in Lebanon support their families. It provides relief services and emergency items, psychological support for victims of domestic violence and organizes workshops on human rights.

Wide range of speakers putting their faith into action

Speakers at the Voices of Faith event in the Vatican Sunday include prize winners Alhaswani and Juana Bertha Duarte Somoza on behalf of Caritas Nicaragua and Nicaraguan farmer and Alba Marina Rosales Ruiz.

Somali refugee Suad Mohamed will speak about her experiences living for 17 years in Kakuma Refugee Camp in Kenya after her family fled civil war in her country. She will tell the story of how her life changed and she was able to give back to her community when she was given the opportunity to study through a ground-breaking higher education program offered by Jesuit Commons: Higher Education at the Margins.

International Director of the program, Dr. Mary McFarland will explain how Jesuit Commons:HEM works with Jesuit Refugee Service and other on-site university partners to provide scalable, sustainable and transferrable higher education programs for more than 1400 students in camps in Kenya, Malawi, Syria, Jordan, Chad, Thailand and Afghanistan as well as students in rural Myanmar and Sri Lanka.

Other speakers include Mukti Bosco, co-founder and secretary general of the India-based Healing Fields foundation, who will share insights into what it takes to make quality healthcare affordable and accessible to the poor and marginalized in India.

Syriac Orthodox Sr. Hatune Dogan, Founder of Hatune Foundation International will recount her harrowing tales braving danger to help persecuted Christians in the Middle East.

Sr. Marta Pelloni, Founder of Infacia Robada (National Stolen Childhood Network) will tell of her experiences fighting the trafficking of women and children in Argentina.

A priest is also among the speakers Sunday. Fr. Agbonkhianmeghe E. Orobator, S.J. is a Jesuit priest from Nigeria and the provincial of the East Africa Province of the Society of Jesus who will talk about the Boko Haram kidnapping of the Nigerian girl students and the importance of educating women.

Swedish Ambassador to the Holy See Ulla Gudmundson, Dr. Astrid Lobo Gajiwala who helped India’s Catholic Bishops Conference develop its current gender policy, and Vatican Radio German journalist Gudrun Sailer will also take part in a panel discussion as part of the programme.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần Đại Phúc tại giáo xứ Thuận Nghĩa
Ngọc Hải
09:29 08/03/2015
Giáo dân giáo xứ Thuận Nghĩa đã có những ngày tràn đầy ơn sủng của Tuần Đại Phúc mùa chay 2015 do các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế giảng dậy.

Hình ảnh

Trước khi Tuần Đại Phúc chính thức khai mạc, đã có một khoảng thời gian gần 3 tháng chương trình này được “loan báo” chuẩn bị và chờ đợi, thời gian này được gọi là giai đoạn Tiền Phúc. Suốt khoảng thời gian đó, đoàn rước của các tổ liên gia trên toàn Giáo xứ đã cung nghinh tượng Mẹ Hằng Cứu Giúp đi thăm viếng từng gia đình, kêu gọi hết thảy mọi người con trong Xứ đạo chuẩn bị tâm hồn để tham dự trọn vẹn Tuần Đại Phúc sắp đến.

Khoảng 4h30 chiều thứ 7, ngày 28/02/2015 chuyến xe chở các Linh mục và thầy phó tế dòng Chúa Cứu Thế đã về với Giáo Xứ Thuận Nghĩa trong sự đón tiếp nồng hậu của Cha quản xứ Antôn và HĐMV Giáo Xứ. Dưới sự giúp đỡ của một vài người dân trong Giáo xứ, các thành viên trong đoàn rất khẩn trương để chuẩn bị cho Lễ Khai Mạc diễn ra vào buổi tối cùng ngày.

Đúng 7h00 tối, Thánh Lễ Khai Mạc Tuần Đại Phúc đã diễn ra trong bầu không khí thánh thiêng, sốt sắng, đầy ắp tình Chúa, tình Mẹ và cũng thật khó quên.

Trước Thánh Lễ, từng dòng người đã tham gia vào các đoàn rước kiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, trong tay cầm những ngọn nến cháy sáng như những dòng sông lấp lánh từ mọi ngả đường tuôn đổ về ngôi Thánh đường Giáo xứ tạo nên khung cảnh đẹp đẽ, huyền ảo lạ thường. Hơn 50 kiệu Đức Mẹ được tập trung trước tiền sảnh Thánh đường trông thật lộng lẫy và tôn nghiêm. Thánh Lễ Khai Mạc đã thu hút hầu hết mọi người trong giáo xứ tham dự. Với số lượng người đông đảo như vậy, ngôi Thánh đường mới và cả khuôn viên Nhà Thờ cũng trở nên nhỏ bé và chật hẹp. Và cũng những con người ấy đã đồng thanh hô to “SẴN SÀNG” khi cha Micae Phan Tuấn Hồng, trưởng đoàn Kỳ Đại Phúc lần này đọc lời khai mạc. Kể từ giây phút đó, Giáo xứ Thuận Nghĩa có thêm 17 “Cha xứ” và Thầy phó tế cùng sống, cùng làm việc, cùng đồng hành và coi sóc đoàn con cái trong toàn giáo xứ thay cho Cha quản xứ Antôn.

Sau giây phút khai mạc, Giáo xứ bước vào một lịch trình sinh hoạt mới, lịch sinh hoạt của 8 ngày Tuần Đại Phúc. Kể từ đó, cứ đều đặn một ngày có 2 Thánh Lễ sáng, tối và một giờ chầu Thánh Thể vào 12h00 trưa. Các Thánh Lễ trong Tuần Đại Phúc có điều đặc biệt hơn các ngày thường là trước Thánh Lễ luôn có thời gian Đoản Huấn theo từng chủ đề và trong Thánh Lễ tối có thêm giờ Hành Hương Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Thời gian Đoản Huấn trước Thánh Lễ, giờ chầu Thánh Thể và đặc biệt giờ Hành Hương Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có ý nghĩa rất lớn trong đời sống đạo của đoàn con cái Thuận Nghĩa những ngày qua. Những giờ Đoản Huấn với những bài học về Giáo Lý, đức tin, luân lý, những trái khuấy trong đời sống đạo...đã giúp giáo dân canh tân lại đời sống chính mình cũng như gia đình bấy lâu nay. Giờ chầu Thánh Thể 12h00 trưa giúp mọi người tĩnh lặng trước nhan Thánh Chúa để trút lên Ngài những gánh nặng, ưu tư của cuộc đời và cầu xin Ngài ban những ơn cần thiết. Đặc biệt, giờ hành hương Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là thời điểm tất cả cộng đoàn hiệp ý cùng những lời nguyện xin, tạ ơn, tâm tình dâng lên Mẹ.

Đồng thời trong thời gian Đại Phúc, quý Cha trong đoàn chia nhau đi thăm viếng tất cả các gia đình thuộc 3 giáo họ trong Giáo xứ. Quý Cha đã đi tới từng ngóc ngách, những nơi xa xôi nhất trong Giáo xứ để thăm hỏi, động viên, ban phép lành cho các gia đình. Chính nhờ những cuộc thăm viếng đó, quý cha đã tìm được rất nhiều “con bệnh” lâu năm không xưng tội, rước lễ, tham gia sinh hoạt cộng đoàn và nhờ quý Cha khuyên bảo họ đã mau chóng hoán cái chạy đến với Bí tích Giao hòa để sống lại trong ân nghĩa Chúa. Quý cha thực sự đã đưa Chúa, đưa Mẹ đến tới tất cả các gia đình trong toàn Giáo xứ, không bỏ sót một gia đình nào, và quý cha còn kỷ niệm cho mỗi gia đình một bức hình Mẹ Hằng Cứu Giúp như là kỷ vật nói lên Mẹ sẽ ở mãi trong gia đình đó mọi ngày trong đời. Trước khi chia tay từng gia đình, quý cha không quên dặn dò mỗi thành viên trong gia đình hãy “nuôi” Mẹ và giữ Mẹ ở lại bằng những lời kinh sáng tối, đặc biệt Kinh Kính Mừng.

Nhờ được quý cha đến tận nhà thăm hỏi thân tình nên các thành viên trong Giáo xứ đã đến Nhà thờ tham dự Thánh Lễ, giờ Chầu Thánh Thể đông đảo, sốt sắng và trang nghiêm. Suốt 7 ngày sau Lễ Khai Mạc, Giáo đường luôn chật kín người trong các giờ Chầu, Thánh Lễ cũng như các buổi gặp gỡ, tĩnh tâm hay những giờ quý cha ngồi tòa Giải tội.

Quý cha đã dành thời gian để tổ chức các buổi tĩnh tâm cho toàn thể các thành phần trong Giáo xứ. Những giáo huấn của quý cha đã tạo những làn gió lành thánh thổi vào tâm hồn của những người con nơi Xứ đạo này.

Trong buổi gặp gỡ với các em thiếu nhi vào Chúa Nhật ngày 01/03/2015, cha Tôma Phạm Phú Lộc đã kêu gọi các em thiếu nhi hãy bỏ những thói quen xấu có thể cướp mất tương lai tốt đẹp của các em sau này, đồng thời cha cũng kêu gọi các em hãy tập thực hành những thói quen tốt bằng cách hãy làm mỗi ngày một việc tốt.

Trong buổi gặp gỡ với các bạn Giới trẻ vào chiều Chúa Nhật ngày 01/03/2015, Cha Phaolô Nguyễn Xuân Đường và cha J.B Hồ Quang Lâm đã có những lời chia sẻ quý giá về chủ đề “Giới trẻ sống đức tin trong xã hội ngày hôm nay”. Cha Xuân Đường đã kêu gọi các bạn giới trẻ hãy can đảm sống với niềm xác tín của mình vào Đức Giêsu Ki-tô. “ĐỪNG SỢ...để nói không với những cái xấu và sự dữ. ĐỪNG SỢ... để tuyên xưng đức tin của mình. ĐỪNG SỢ...để làm chứng cho Tin Mừng. ĐỪNG SỢ... vì có Chúa ở với ta”. Còn cha Quang Lâm lại kêu gọi các bạn giới trẻ sống để trở thành những người con hiếu thảo với cha mẹ và Thiên Chúa, tạo cho mình một lý tưởng để bước đi trong cuộc đời, hãy từ bỏ thái độ phê phán, chỉ trích để dấn thân làm đẹp cho đời và cuối cùng hãy lấy Chúa làm trung tâm và cùng đích cho toàn bộ cuộc sống và hoài bão của mình.

Trong buổi gặp gỡ với giới Hiền mẫu vào chiều Thứ 5 ngày 05/03/2015, trước giờ tĩnh tâm, cha J.B Nguyễn Công Duyệt đã tạo ra một không khí vui tươi, sôi nổi cho quý Hiền mẫu. Trong phần chia sẻ tĩnh tâm, cha Jb. Hồ Quang Lâm đã kêu gọi những người vợ, người mẹ hãy trở nên những người mẹ hiền, uy tín để bao bọc, che chở cho con cái, đặc biệt những đứa con lầm lỗi và hãy biết cảm thông với những thiếu sót, khuyết điểm của người bạn đời của mình, với những người xung quanh.

Trong buổi gặp gỡ với giới Gia trưởng vào chiều Thứ 6 ngày 06/03/2015, cha Giuse Đinh Tiến Đức đã mạnh mẽ chỉ trích lên án những tệ nạn mà người đàn ông đang vướng vào là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình: cờ bạc, đề đóm, cá độ, đỏ đen, rượu chè, nghiện hút, bạo hành vợ con, ngoại tình...Qua đó, cha tha thiết kêu gọi các bậc làm cha quyết tâm từ bỏ, sửa đổi những thói xấu, tật xấu để xây dựng hạnh phúc gia đình, và tương lai con cái. Trong tương quan vợ chồng, cha kêu gọi người đàn ông phải là người bạn đời đem lại hạnh phúc cho người vợ của mình qua sinh hoạt vợ chồng và việc sinh con cái theo ý định Thiên Chúa. Đồng thời hãy quan tâm đúng mức cần thiết trong vấn đề giáo dục con cái, để chúng lớn lên trong nền tảng đạo đức và môi trường sống thánh thiện.

Trong buổi gặp gỡ với các hội đoàn vào chiều Thứ 7 ngày 07/03/2015, cha Giuse Đinh Văn Cao kêu gọi các hội đoàn trong giáo xứ hãy liên kết tạo nên một khối thống nhất để xây dựng Giáo xứ thăng tiến, đồng thời hãy phục vụ giáo xứ, tha nhân với lòng mến và sự nhiệt thành cao nhất, đặc biệt phải biết cậy trông, phó thác vào ơn Chúa trợ giúp để vượt qua những khó khăn, cám dỗ để đi đúng mục đích tôn chỉ của hội đoàn mình.

Ngoài ra, quý cha đã dành các buổi Đại Phúc cho người già và bệnh nhân, các bà mẹ mang thai và ấu nhi. Đặc biệt, quý cha đã kêu gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện, tưởng nhớ đến những tín hữu đã khuất, là những người thân yêu Chúa đã gọi ra khỏi đời này, bằng giờ Đại Phúc cho các Đẳng Linh hồn vào trưa Thứ 7 ngày 07/03/2015. Trước đó, quý cha đã tổ chức buổi Đi Đàng Thánh Giá trọng thể vào tối thứ 6 ngay sau Thánh Lễ. Buổi Đi Đàng Thánh Giá với không khí trang nghiêm, lắng đọng đã đưa mọi người về đối diện với Chúa, với bản thân mình để nhận ra những lỗi lầm đã xúc phạm đến Chúa và anh chị em suốt thời gian qua.

Cũng trong chương trình của Tuần Đại Phúc, trước Thánh Lễ tối Thứ 5, diễn ra buổi giới thiệu ơn gọi với những sắc màu vui tươi, hồn nhiên đem lại nhiều niềm vui, tiếng cười cho quý cha và cộng đoàn. Những nữ tu nhí, tu sĩ nhí, thầy phó tế nhí, Linh mục nhí và cả Đức Giám Mục nhí đã dành tặng mọi người món quà vui vẻ và nhiều hình ảnh đẹp nhưng đầy ý nghĩa bởi sự ngây thơ, trong sáng của tuổi thiếu nhi.

Nhưng, không có một bản nhạc nào lại không có hồi kết, không bữa tiệc nào lại không đến lúc tàn cuộc, và Tuần Đại Phúc ở Giáo xứ Thuận Nghĩa cũng vậy. Thời gian 8 ngày của Tuần Đại Phúc trôi qua thật nhanh.

Đúng 18h30 tối Thứ 7 ngày 07/03/2015, Thánh Lễ Bế Mạc Tuần Đại Phúc diễn ra trong sự vui mừng phấn khởi của toàn thể quý Cha Dòng Chúa Cứu Thế, cha quản xứ Antôn và cộng đoàn dân Chúa vì một Tuần Đại Phúc đại thắng. Cụ thể: Suốt thời gian Đại Phúc đã có hơn 3.500 lượt người đến với tòa giải tội, một con số kỷ lục từ trước đến giờ. Tổng số lời nguyện xin cũng như tạ ơn dâng lên mẹ lên con số gần 20.000 lời nguyện, một con số không tưởng, ( theo thống kê của quý cha Dòng CCT thông qua hòm thư gửi Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp suốt Tuần Đại Phúc). Đặc biệt có những người bỏ xưng tội lâu năm, có người lên tới hàng chục năm, nay trở lại chạy đến với Bí tích Hòa giải.

Xen lẫn trong sự vui mừng đó là sự bùi ngùi của đoàn con cái Giáo xứ Thuận Nghĩa vì sắp phải chia tay những Linh mục, thầy Phó tế đáng mến, đáng yêu của dòng Chúa Cứu Thế, chia tay những giọng nói ngọt ngào thân thương của quý cha, chia tay những buổi gặp gỡ vui vẻ đầy ắp tình Chúa, ấm áp tình Mục tử, chia tay những bước chân thăm viếng của những vị Linh mục thừa sai.

Cuối Thánh Lễ Bế Mạc, quý cha dòng Chúa Cứu Thế đã ban phép lành trọng thể cho Cha quản xứ, cùng toàn thể con cái Thuận Nghĩa. Cha quản xứ Antôn thay mặt cho cộng đoàn giáo xứ nói lên tâm tình tri ân và cảm tạ quý Cha, quý Thầy và mọi người đã đóng góp phần mình làm cho tuần Đại Phúc được thành công tốt đẹp.

Nghi thức cuối cùng của Tuần Đại Phúc, quý cha đã làm phép Thánh giá Chúa Chịu Khổ Nạn trong khuôn viên Thánh đường mới, để kỷ niệm Tuần Đại Phúc thành công năm nay, và cũng là biểu tượng để giáo dân Thuận Nghĩa và con cháu của họ mai sau nhớ lại biến cố lịch sử đáng nhớ này.

Giây phút chia tay quý cha dòng Chúa Cứu Thế thực sự xúc động. Hàng ngàn con người xếp thành 2 hàng dài để bắt tay tạm biệt những vị Thừa sai mang niềm vui Tin Mừng của Chúa đến muôn dân.
 
Việc kiêng thịt thứ Sáu bên Mỹ: ''Và con cá sấu, ngày kiêng nên dùng. ''
Trần Mạnh Trác
15:49 08/03/2015
Ngày xưa ở các 'Địa Phận Đàng Trong' cuả Việt Nam, ngoài tôm cá ra, các đức 'Vít Vồ' (ĐGM) còn liệt kê thêm một danh sách 42 con vật có thể ăn trong ngày thứ Sáu, đó là:

(bài vè trích từ Lịch Địa Phận Đàng Trong bên Tây, J.M.J Tân Định, 1904)

Đặt làm một bổn ra đây,

Những ngày kiêng thịt chim này “ nên ” ăn,

Ai ơi chớ khá siêng năng,

Học cho thuộc lẩu kẻo ăn mà lầm.

Đức Cha truyền chỉ mấy năm,

Song người bổn đạo còn lầm chưa thông.

Già đảy, lảo nhược, chó đồng,

Dang ốc, khoan cổ, bồng bồng, dang sen.

Bạc má, thằng cộc, cù đèn,

Diệc mốc, diệc lữa, quẳm đen, cò ngà.

Cò trâu, cò rảng, cò ma,

Cò xanh, điên điển, cùng là te te.

Thằng nông, quắm trắng, thằng bè,

Vịt nước, ba kiến, le le, thằng chày.

Gà nước, cúm núm một loài,

So đũa cùng quốc giò dài cả hai.

Vạc cứ ăn đêm hoài hoài,

Mỏ nhác chàng nghịch có tài lủi mau.

Học trò, bánh ít, ốc cao,

Chim nhạn, con cót nối sau cho liền.

Choi choi, tu hít theo liên,

Mấy con kể đó, ngày kiêng nên dùng.




Những đồng bào sống ở bên Mỹ ngày nay, có thể thay câu vè cuối cùng như sau:

Và con cá sấu, ngày kiêng nên dùng.

Bởi vì, theo lệnh cuả đức Tổng Gregory M. Aymond cuả News Orleans thì cá sấu thuộc loài cá, không kể là thịt, cho nên ăn được.

Ai không tin thì xin xem bức hình chụp văn thư trả lời cuả đức Tổng cho ông Piculas vào năm 2010 thì rõ.

...

Lấy vài sự việc lịch sử để mà nói đuà như vậy cho vui mà thôi, chứ thực ra luật lệ cuả Hội Thánh cũng đã thay đổi khá nhiều, cho nên dù cho quí độc giả nào mà đang sống ở miệt Hậu Giang ngày nay, nếu muốn ăn những con cò như 'Cò trâu, cò rảng, cò ma'...thì xin quí vị cũng nên 'hội ý' với cha Sở cho rõ ràng trước đã.

Riêng ở bên Mỹ, Hội Đồng Các Giám Mục Hoa Kỳ đã đồng thuận với đức Tổng News Orleans và cho phép chúng ta tự đo ăn thịt cá sấu thoải mái, nhưng xin nhớ lời đức Tổng ghi chú thêm rằng, "tuy được coi là cá, nhưng cá sấu cũng là một sinh vật tuyệt vời đã đóng một vai trò quan trọng đối với Tiểu Bang Louisiana"

Một cách nghiêm chỉnh hơn, Bộ Giáo Luật (Canon) viết rằng "Việc kiêng thịt, hoặc kiêng một số thực phẩm khác theo quyết định của Hội Đồng Giám Mục, phải được tuân thủ vào các ngày thứ Sáu, trừ khi một lễ trọng trùng hợp vào ngày thứ sáu ấy."

"việc kiêng thịt ràng buộc mọi người sau khi lên mười bốn tuổi," luật viết tiếp.

Quy tắc kiêng thịt này đưa tới một câu hỏi khác, đó là thế nào thì kể là thịt.

Hội nghị Hoa Kỳ Đồng Giám Mục Công Giáo trên trang web "Lent and Lenten Practices" ("Mùa Chay và những thực hành") đã giải đáp câu hỏi đó như sau.

"liệt kê là thịt những 'thịt' xuất phát từ những động vật như gà, bò, cừu và lợn - tất cả đều sống trên đất. Chim cũng được coi là thịt. .. Còn các loại vật không bị coi là 'thịt' là: các loài cá, dù là cá nuớc ngọt hay cá nước mặn, các loài lưỡng cư (vừa sống trên đất và dưới nước), các loài bò sát, (động vật máu lạnh) và động vật có vỏ. "

Vì cá sấu là loài bò sát và máu lạnh, thịt của nó không được tính là "thịt".

Các loài bò sát có thể được dùng trong thứ Sáu bao gồm rùa và rắn. Các giám mục cũng cho phép dùng các loại thực phẩm biến chế như các loại nước dùng (nước gà, xương, thịt), nước xốt thịt hoặc nước sốt, "và những gia vị làm từ mỡ động vật."

Tại Mỹ, việc kiêng thịt áp dụng vào các ngày Thứ Sáu Mùa Chay, còn các ngày thứ sáu khác thì các tín hữu được tự do lựa chọn một cách đền tội nào khác.

Tuy nhiên, đã có nhiều phong trào đang cổ võ cho việc kiêng thịt thứ sáu được áp dụng quanh năm giống như trước. Chính Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York cũng đã gợi ý như vậy tại Đại hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong năm 2012, ngài nói:

"Công việc của Hội Đồng trong những năm tới bao gồm các suy tư về việc dùng ngày thứ Sáu làm một ngày đặc biệt cho sự sám hối, bao gồm cả khả năng tái lập việc kiêng thịt thứ Sáu quanh năm, chứ không chỉ trong mùa Chay."

Mặc dù sau đó HDGMHK đã không bắt buộc kiêng thịt thứ sáu quanh năm, HDGMHK sau đó đã phát hành một tuyên bố khuyến khích mọi người Mỹ tự nguyện kiêng thịt vào tất cả mọi ngày thứ Sáu để cầu nguyện cho sự sống, hôn nhân và tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên ở bên Anh và xứ Wales, thì kể từ ngày 16 Tháng chín 2011, việc kiêng thịt đã được tái lập cho cả năm.

"Các giám mục muốn thiết lập lại việc thực hành sám hối vào ngày thứ Sáu, như là một dấu ấn rõ ràng và đặc biệt của căn tính Công Giáo của mình," theo tuyên bố của các giám mục Anh giải thích về quyết định ấy.

"Các GM nhận ra rằng những thói quen tốt nhất đạ được phát xuất ra từ những việc làm chung như là một phần của một quyết tâm chung và làm chứng nhân chung. Điều quan trọng là tất cả các tín hữu được hiệp nhất trong một cử hành sám hối chung vào mỗi thứ sáu. "

Việc sám hối ngày thứ sáu là một cách để người Công Giáo kỷ niệm cái chết của Chúa Kitô và kết hợp với sự thương khó cuả Người.

Đức Hồng Y Dolan đã khen ngợi các giám mục Anh, và viết trên blog rằng "nhiều người hoan nghênh sáng kiến ​​của các giám mục Anh như là một bước đi đúng hướng. Khôi phục lại một cảm giác thân thuộc, một dấu hiệu bên ngoài của các thành viên, trên con đường trôi dạt mà Giáo Hội đang phải trải qua"
 
Dạ Tiệc gây qũy đợt 2 yểm trợ Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Kỳ II
Lê Hải
23:10 08/03/2015
Lạy Đức Mẹ La Vang, dân Việt Nam khắp trên hoàn cầu. Lạy Đức Mẹ La Vang, dân con Việt đồng thanh bái chào, nơi xứ người tạm dung, nguyện xin Mẹ dìu dắt chúng con...

Mời coi hình

Lời ca của hơn 600 con dân Việt cùng với chủ chăn vang vọng trước giờ khai mạc dạ tiệc ngày 6 tháng Ba vừa qua như nhắc nhở mọi người trong cộng đồng dân Chúa Tổng Giáo Phận Melbourne ngày Đại Hội Thánh Mẫu La Vang kỳ II đã gần kề. Vâng, chỉ còn hai tháng nữa thôi là đoàn con Việt Nam thuộc 14 cộng đoàn trong Tổng Giáo Phận Melbourne sẽ lại hội tụ nhau tại Trung Tâm Công Giáo Hoan Thiện Keysborough để kính mừng Mẹ Maria Thánh Mẫu La Vang và qua Mẹ cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa, đồng thời cũng để kỷ niệm “40 năm tỵ nạn sống niềm tin” và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam thân yêu được thái bình, an lạc.

Cũng như lần gây quỹ đợt 1 hôm tháng 10 vừa qua tại Happy Reception, Ban Mục Vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne đứng ra tổ chức lần gây quỹ đợt 2 này tại Anabella Reception thuộc vùng Đông Nam Melbourne để các cộng đoàn trong vùng có cơ hội thuận tiện cùng góp tay với Cộng Đồng. Do đó, chủ lực tối nay là hai Công Đoàn Hoan Thiện – Keysborough và St. Joseph – Springvale.

Tạ ơn Chúa, vào lúc 8 giờ tối, hơn 60 bàn đã đầy kín người. Sau lời giới thiệu của các anh chị điều khiển chương trình, Ban Tổ Chức ĐHTMLV kỳ II đã ra mắt toàn thể cộng đoàn và trình bày sơ lược chương trình tổ chức hai ngày đại hội, từ những khâu mời các vị khách đặc biệt, sắp xếp lễ đài, chương trình phụng vụ, rước kiệu, đến những chuyện như tìm chỗ đậu xe rộng rãi và thuận tiện, sắp xếp lều, ghế ngồi và dọn dẹp vệ sinh, v.v...

Xen lẫn trong tiệc vui (và ngon miệng) có chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn nhưng thật hấp dẫn với phần mở đầu “Chúa không lầm khi Ngài chọn con...” với tiếng hát thật đặc sắc (không thua gì các ca sĩ thương thặng) của vị chủ chăn cộng đồng, Đức Cha Vinh-sơn Nguyễn văn Long, rồi đến các màn đồng diễn nhịp nhàng của Legio trẻ Collingwood, đơn ca, song ca, và thật đặc sắc với ban tam ca Ba Bà Mẹ Chồng của ca đoàn Thánh Gia Springvale.

Không thể thiếu trong một buổi tiệc gây quỹ là phần “đấu giá”, với các tặng phẩm của các ân nhân như cây bonsai khéo léo, bình hoa trang nhã, chiếc võng đơn sơ nhưng nhiều công sức của một cụ ông đã trên 90 tuổi, di ảnh của Tôi Tớ Chúa Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp thật lớn và đẹp, cùng với hai tượng Mẹ La Vang trong trang phục truyền thống màu xanh và áo dài trắng. Được cung nghinh Mẹ về trong niềm mong ước sẽ được Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban ơn lành cho chúng con.

Buổi tiệc chấm dứt trong niềm vui chung của mọi người sau phần sổ số với nhiều tặng phẩm có giá trị. Mọi người hân hoan ra về trong không khí mát mẻ của đêm mùa Thu và hẹn gặp lại nhau trong

Đại Hội kỳ II vào hai ngày 2 và 3/5/2015 tại Trung Tâm Hoan Thiện – Keyborough.

Giáo dân Melbourne.
 
Nhà thờ Tắc Sậy trước ngày lễ giỗ cha Phanxicô Trương Bửu Diệp
Tôma Đỗ Lộc Sơn
21:17 08/03/2015
Nhà Thờ Tắc Sậy Trước Ngày Lễ Giỗ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

Chúng tôi có mặt ở nhà thờ Tắc Sậy lúc 4 giờ sáng ngày Chúa Nhật 8/3/2014, sau cuộc hành trình dài 320 km. Trái với những gì chúng tôi dự đoán là: “Đi sớm hơn ngày lễ giỗ 3 hay 4 ngày sẽ tránh cảnh có quá nhiều người tham dự, để dâng lễ được sốt sáng hơn”.

Xem Hình

Xe chúng tôi phải dừng cách nhà thờ 200 mét và đi bộ vào. Một rừng người bước vào cổng khi được mở đúng giờ (4 giờ), không chen lấn, rất thứ tự (Đó là nét đep của cộng đoàn Dân Chúa).

Bước vào trong khuôn viên nhà thờ, chúng tôi ngạc nhiên hơn khi thấy đã có hang trăm người ngủ nghỉ qua đêm dưới tầng trệt nhà thờ và các khu sinh hoạt khác, họ đến đây từ rất xa với đủ mọi phương tiện, phải là rất mệt khi phải “Ăn đứng, ngủ ngồi” như vậy. Nhưng tất cả đều rất vui vẻ.

4 giờ 30, sau hồi chuông ngắn, cộng đoàn xướng kinh, tất cả cùng nguyện cho “Danh Cha Được Cả Sáng” với đủ mọi âm điệu của mọi vùng trong khắp đất nước. Sau 10 phút, trong nhà thờ đã kín người, các lối đi cũng không còn, người ta đã ngồi hết cả các lối đi và ngồi sát lên tới cung thánh.

Quan sát nét mặt và phục sức người tham dự, chúng tôi thấy: Đa số là người Công Giáo, 100% là người phương xa đến, đa phần là người có cuộc sống ổn định, có nhiều người thành đạt, có thể có người không bao giờ chịu ngồi bó gối dưới sàn nhà nếu không phải là ngôi nhà thờ Tắc Sậy này. Thật vui mừng vì có khá đông các bạn trẻ nam nữ.

Thánh lễ hôm nay chưa phải là lễ giỗ mà là lễ Chúa Nhật thứ III mùa chay. Dâng lễ có cha chánh xứ: Fx. Trần Bình Trọng. Cha Tổng Đại diện Gp. Long Xuyên và Cha dòng Sito. Bài giảng hôm nay do cha xứ Gx.Tắc Sậy chia sẻ: Mỗi người chúng ta là một Thánh đường Chúa ngự, chúng ta hãy sống làm sao để cho thật xứng đáng là nơi Chúa ngự. Nếu thánh đường ấy bị bách hại vì lẽ công chính thì sẽ có hàng trăm, hàng triệu thánh đường khác được xây dựng mới.

Có 3 Linh mục và 8 Dì cho rước lễ hôm nay, vậy mà phải mất gần 30 phút mới cho rước lễ xong. Quả thật: Danh Chúa đã được thể hiện thực tại nơi đây.

Tan lễ, tại nơi mộ cha Phanxicô có quá nhiều người viếng. Khói nhang nghi ngút cùng với những lời khấn xin râm ran trong lòng và cả thốt nên thành lời. Đặc biệt nơi đây có khá đông anh chị em tôn giáo bạn tham dự (Khấn xin theo cách của họ). Thiên Chúa là Cha chấp nhận hết mọi lời cầu xin cho bất cứ ai thành tâm chạy đến cùng Người qua lời chuyển cầu của cha Phanxicô.

Lạy Thiên Chúa là Chúa chúng con, hôm nay chúng con tập họp đông đảo nơi mộ cha Phanxicô để nhờ chuyển cầu cho chúng con. Chúng con nguyện chúc tụng Danh Chúa Cả Sáng, chúng con vâng phục mọi ý nguyện của Chúa nơi chúng con. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con và ban cho chúng con những ơn chúng con xin. Amen.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sứ điệp mùa chay 2015 và hiện trạng Việt Nam
Hà Minh Thảo
17:54 08/03/2015
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2015 VÀ HIỆN TRẠNG VIỆT NAM

I.- TÓM LƯỢC SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2015

Trong Sứ điệp Mùa Chay năm nay, mang chủ đề ‘Anh chị em hãy củng cố tâm hồn’ (Gc 5, 8), Đức Thánh Cha Phanxicô, sau khi nhắc ‘Mùa Chay, giờ thi ân (2 Cr 6,2), là khoảng thời gian canh tân của Giáo Hội, các cộng đoàn và của mỗi Kitô hữu’, đã viết : « Thiên Chúa chẳng đòi hỏi chúng ta điều gì mà chính Chúa trước đó đã không ban cho chúng ta. Người quan tâm đến mỗi người chúng ta, biết đích danh chúng ta, chăm sóc và tìm kiếm chúng ta khi chúng ta bỏ Chúa… Nhưng khi an mạnh và thoải mái, chúng ta thường quên những người khác, không quan tâm đến những vấn đề của người khác, những đau khổ và bất công họ đang chịu ».

Sự dửng dưng do thái độ thờ ơ ích kỷ mà, ngày nay, đang có chiều kích hoàn vũ như một thứ ‘hoàn cầu hóa sự dửng dưng’. Thờ ơ với tha nhân và với Thiên Chúa là một cám dỗ thực sự ngay cả đối với những Kitô hữu chúng ta. Chúa không làm ngơ thế giới này, nhưng yêu nó đến nỗi đã sai Con Mình vì ơn cứu độ cho nhân loại. Với việc Nhập Thể, cuộc sống tại thế, cái chết và sự phục sinh của Con Thiên Chúa, cánh cổng nối kết Thiên Chúa và con người, nối kết Thiên đàng và trái đất, đã mở ra một lần cho tất cả. Giáo Hội giống như cánh tay mở cánh cửa này ra, nhờ việc loan báo Lời Chúa, cử hành các bí tích và nhờ những chứng nhân đức tin được thực thi với lòng bác ái (x Gl 5,6). Nhưng thế giới có xu hướng rút vào chính mình và đóng cánh cửa mà qua đó Thiên Chúa đi vào trong thế giới và thế giới đi vào trong Người. Vì thế, bàn tay, là Giáo Hội, không bao giờ cảm thấy ngạc nhiên nếu bị loại trừ, đẩy lui và bị làm tổn thương. Để giúp các tín hữu khắc phục sự vô cảm, Đức Thánh Cha mời gọi toàn thể Giáo Hội ý thức rằng :

1. ‘Nếu một chi thể bị đau, thì toàn thân sẽ đau’ (1 Cr 12,26). Tình yêu Thiên Chúa giúp đập tan thái độ vô cảm nơi chúng ta được Giáo Hội trao ban qua giáo huấn và chứng tá. Kitô hữu là những người để cho Thiên Chúa dẫn đưa bằng sự tốt lành, lòng nhân ái, bằng chính Đức Kitô, để có thể trở thành những người phục vụ Thiên Chúa và người khác như Đức Kitô đã làm. Phụng vụ Thứ Năm Tuần Thánh, với nghi thức rửa chân, Phêrô không muốn Đức Giêsu rửa chân cho mình, nhưng sau đó nhận ra rằng Người không chỉ muốn nêu gương mà để dạy chúng ta biết phải rửa chân cho nhau. Chỉ những ai để Người rửa chân mình thì mới có thể phục vụ người khác. Chỉ những người này mới được ‘thông dự’ với Người (Ga 13,8) và, nhờ đó, họ mới có thể phục vụ người khác.

2. ‘Em ngươi đâu’ (St 4,9). Những gì chúng ta đang nói về Giáo Hội toàn cầu hãy đem áp dụng cho đời sống các giáo xứ và cộng đoàn. Những cơ cấu này có giúp chúng ta cảm nghiệm được mình thông dự vào một thân thể không? Một thân thể lãnh nhận và chia sẻ điều Thiên Chúa muốn trao ban? Thân thể này biết chân nhận và chăm lo cho những người yếu đuối nhất, nghèo khổ nhất và những chi thể kém cỏi nhất? Hay chúng ta lẫn trốn trong một tình yêu phổ phát bao trùm toàn thế giới, nhưng lại làm ngơ với Lazarô ngồi trước cánh cửa đóng kín (Lc 16,19-31)?

Để đón nhận điều Thiên Chúa trao ban cho mình và làm nó sinh hoa kết trái, chúng ta cần vượt qua biên giới Giáo Hội hữu hình bằng hai hướng :

- Thứ nhất, sự thông công với Giáo Hội trên bằng lời cầu nguyện. Khi Giáo Hội tại thế cầu nguyện, lời nguyện ấy tạo nên sự hiệp thông trong sự phục vụ lẫn nhau và sự tốt lành này bay lên trước Thiên Chúa. Cùng các thánh, chúng ta thông phần vào tình yêu đã chiến thắng được sự thờ ơ, thông dự vào công trạng và niềm vui của các thánh. Các ngài cũng tham dự vào những cuộc chiến đấu của chúng ta và vào ao ước bình an và hòa giải của chúng ta. Niềm vui của họ nơi chiến thắng của Đức Kitô Phục Sinh là sức mạnh dành cho chúng ta, giúp chúng ta chiến đấu để vượt qua sự thờ ơ và cái cứng cỏi của con tim mình.
- Thứ hai, cộng đoàn được mời gọi đi ra khỏi chính mình và dấn thân vào đời sống xã hội mà ta đang thuộc về, đặc biệt với người nghèo và những ai ở xa. Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo, không tự đóng trong chính mình nhưng được sai đi đến dân mọi nước. Đức Thánh Cha ao ước nơi nào Giáo Hội hiện diện, nhất là nơi giáo xứ và cộng đoàn, có những ‘đảo nhân ái nằm ngay giữa biển cả thờ ơ’.

3. ‘Hãy vững lòng!’ (Gc 5,8) – Cá nhân Kitô hữu cũng thường bị cám dỗ thờ ơ. Tin tức và hình ảnh con người bị đau khổ tràn ngập khắp nơi, và chúng ta thường cảm thấy mình bất lực để giúp đỡ họ. Chúng ta phải làm gì để không bị chi phối bởi sự sợ hãi và cảm giác thấy mình vô năng này?

Trước hết, chúng ta cần cầu nguyện trong sự hiệp thông với Giáo Hội tại thế cũng như Giáo Hội trên trời. Đừng xem thường sức mạnh do việc nhiều người hiệp ý cầu nguyện! Sáng kiến ‘Hai Mươi Bốn Giờ Dành Cho Chúa’, mà Đức Thánh Cha mời toàn Giáo Hội cùng cầu nguyện vào ngày 13-14 tháng 3.

Thứ đến, chúng ta có thể giúp đỡ bằng các công tác bác ái, đến với mọi người xa gần qua các tổ chức bác ái. Mùa Chay là thời gian thuận lợi để chúng ta bày tỏ sự quan tâm của ta dành cho những người khác và, qua những cử chỉ nhỏ bé nhưng cụ thể đó, cho thấy chúng ta cùng thuộc về một gia đình nhân loại.

Thứ ba, nỗi đau khổ của những người khác cũng là một lời mời gọi hoán cải, vì nhu cầu của họ nhắc nhở mình nhớ đến sự mỏng dòn của cuộc sống và sự lệ thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa và vào anh chị em mình. Nếu khiêm nhường cầu xin Ơn Chúa và chấp nhận những giới hạn mình, chúng ta sẽ tin tưởng vào những khả thể vô hạn nơi tình yêu Chúa. Chúng ta có thể sẽ kháng cự lại cơn cám dỗ hiểm độc bằng sức mình, cứu độ thế giới và chính mình.

Để có thể vượt qua sự thờ ơ và sự tự phụ cho mình là đã đủ, Đức Thánh Cha mời gọi mỗi người hãy sống mùa Chay này như một cơ hội để dấn thân vào điều mà Đức Biển Đức XVI gọi là sự huấn luyện con tim (x. Deus Caritas Est, 31). Một trái tim nhân từ không là trái tim yếu ớt. Ai muốn nên nhân từ phải có một trái tim mạnh mẽ và kiên định, đóng lại trước những cám dỗ và mở ra với Thiên Chúa. Một trái tim để Thần Khí xuyên qua và mang tình yêu đến tha nhân khắp nơi. Hơn hết, đó cũng là một trái tim thanh bần, nhận ra sự nghèo khó của mình và hiến dâng nó cho người khác cách nhưng không.

II.- HIỆN TRẠNG VIỆT NAM CỘNG SẢN.

Đặc biệt năm nay, Thứ tư Lễ Tro, bắt đầu Mùa Chay năm 2015, đã dứt đúng vào giao thừa bắt đầu Tân Niên Ất Mùi. Trong dịp này, báo Tiền Phong Online in hình ông Nông Đức Mạnh ngồi trên ngai đầu rồng nạm vàng, trong phòng khánh tiết gia đình lộng lẫy như tại cung đình vua chúa ngày xưa và mạng Dân làm báo đăng hình nội thất ông Lê Khả Phiêu, xa hoa kiêu kỳ với trống đồng cổ, cả tượng đồng ông ta, nhằm lưu danh thiên cổ. Hai cựu Tổng Bí thư Cộng đảng thời thoái trào bi đát đều lên ngôi do thời thế nhiễu loạn, để rồi vẫn ngỡ mình là vua. Tiền đâu ra ? Do tham nhủng hay bán biển và đất ? Ngoài ra, báo chí cũng in hình những những thành tích quái đản : chậu hủ tíu khổng lồ cho ngàn người ăn, cái bánh chưng nặng 7 tạ, một bánh phồng tôm vĩ đại 1,5 tạ và bánh tét dài 18 thước được các chức sắc đôỉc đảng đến ca ngợi, tán dương. Ai ‘lội’ vào chậu để đớp hủ tíu hay ăn hết những bánh này ? Cuối cùng, có thể tất cả đã mốc meo và đổ xuống cống. Một đám ‘đỉnh cao trí tuệ’ lỳ lợm và vô cảm trước sự nghèo đói của những nạn nhân do chúng gây ra. Xin mời xem ‘Những đứa trẻ ở Việt Nam ngày nay’ để so sánh tại :
https://nghiathuc.wordpress.com/2015/03/05/nhung-dua-tre-o-vn-ngay-nay/ và ‘Tết đến, người thân của các tù nhân lương tâm nghĩ gì?’
http://www.voatiengviet.com/media/video/2649934.html.

Chưa hết. Trong những ngày Tết, thời gian linh thiêng của Dân tộc, đã có đến hàng vạn vụ đánh đá, chém nhau làm cho 6.200 người phải nhập viện, hàng trăm người chết do ẩu đả và tai nạn giao thông. Một kỷ lục trong năm Cộng đảng vừa tròn 85 tuổi. Một thành tích thể hiện bản chất bạo lực đàn áp nhân dân lương thiện từ những kẻ cầm quyền cộng sản đã nhiễm sâu vào xã hội, tính hung ác và bất lương bao trùm xã hội. Đảng làm gương, đi đầu trong chà đạp nền pháp quyền và pháp luật thì người dân noi gương : dành quyền tự xử.

1. ‘Nếu một chi thể bị đau, thì toàn thân sẽ đau’. Có ba trong rất nhiều trường hợp có liên quan đến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà ‘Kitô hữu là những người để cho Thiên Chúa dẫn đưa bằng sự tốt lành, lòng nhân ái, bằng chính Đức Kitô, để có thể trở thành những người phục vụ Thiên Chúa và người khác như Đức Kitô đã làm’ không thể vô cảm với những đồng đạo dang chịu sự bất công hèn hạ của bạo quyền :

a./ Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, vì nói sự thật, nay đang sống đời Thánh hiến với nhiều ‘tế nhị’ trên Quê hương ;
b./ Giáo dân Giuse Lê Quốc Quân, Phó ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh, đang thọ án bởi tội trốn thuế ‘tưởng tượng’ mà nhiều báo chí ngoại quốc đều viết tội đó do Việt cộng buộc cho Anh vì Anh dùng nghề Luật sư để giúp những dân oan và dùng quyền Công dân để biểu tình chống Tàu cộng. Xin mời quý Giáo sĩ và đồng bào đã nghe Anh thuyết trình ngày 27.05.2011 tại Hội trường Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài gòn, nhân dịp Ủy ban Công lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ra mắt Ban Điều hành, cầu nguyện cho Anh.
c./ Như bao nhiêu cơ sở tôn giáo khác bị nhà nước sang đoạt, đầu năm nay, gần 6.000 giáo dân Công Giáo thuộc giáo xứ Dak Jak, huyện Dak Glei (Kon Tum) tập trung cầu nguyện để giữ lại ngôi nhà thờ tạm mà họ dựng lên để thờ phụng trong mấy năm qua bị nhà nước địa phương buộc phải tháo dỡ mà hạn chót là ngày 17.01.2014. Ngày 14.01.2014, biên tập viên Gia Minh (đài RFA) đã gặp Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Kon Tum và Người trình bày là giáo xứ gặp những khó khăn để có nhà thờ làm nơi cầu nguyện. Cán bộ địa phương rất hiểu nhu cầu này, nhưng với thể chế luật lệ chằng chéo thì họ không làm khác được bởi vì đụng đến nồi cơm, địa vị của họ. Giáo phận làm đơn xin nhưng nhà nước cứ ở vòng lẩn quẩn ‘chưa có Nhà thờ thì chưa có linh mục, mà chưa có linh mục thì chưa có giáo xứ, mà chưa có giáo xứ thì chưa được cử linh mục làm việc’. Với cái vòng lẩn quẩn ấy thì không bao giờ giải quyết được, chỉ có đổi luật thôi vì điều này kéo dài lâu, ba-bốn chục năm rồi. Người Công Giáo đã làm hết mức : trình bày, làm đơn xin nhiều lần mà không cho thì nhu cầu người có đạo đến lúc họ không chịu đựng được nữa thì họ tự giải quyết cho họ thôi. Giống như người phụ nữ chưa đến ngày sinh thì họ trình bày từ từ, yêu cầu, đề nghị…, nhưng đến giờ sinh rồi thì không còn giờ xin phép nữa, phải sinh thôi! Thời gian ‘hẹn’ đã trôi qua, chúng tôi chưa có tin mới.

Ngoài ra, các cơ sở Dòng Mến Thánh giá Thủ thiêm, Giáo xứ Thủ thiêm và Khu vực Tỉnh Dòng La-san (Trường Lasan Taberd trước đây) thuộc Tổng Giáo phận Sài gòn đang bị đe dọa chiếm.

2. ‘Em ngươi đâu’. Đã từ ngót bốn thập niên qua, những ‘hải đảo nhân ái nằm ngay giữa biển cả thờ ơ’ đã hình thành trên Quê hương Việt Nam. Đó là những Dòng tu nam nữ đã cố gắng tiếp tục làm việc bác ái và giáo dục bất chấp sự nghi kỵ của nhà cầm quyền tự nhận xã hội chủ nghĩa để phục vụ đồng bào nghèo. Nhờ đó, các trẻ em khuyết tật hay mồ côi được nuôi nấng và dạy dỗ bởi nữ tu các Dòng. Các Dòng này phải nhờ sự trợ giúp từ Nhà Mẹ ở Rôma hay những người hảo tâm ngoại quốc trong việc xây dựng trường lẫn kinh phí điều hành và tạo dịp để đôi bên cầu nguyện cho nhau… Thời gian trôi qua, chế độ độc tài công an trị ngày càng tàn bạo đối với những dân oan (người bị cướp nhà đất) và đồng bào chống Tàu cộng xâm lược, thi hành Ơn Gọi noi gương Chúa Cứu thế, các tu sĩ Dòng này đồng hành với những người bị áp bức : https://www.youtube.com/watch?v=zE-piJ5_UKI .

Ngày 28.04.2014, Dòng Chúa Cứu thế Sài gòn cùng các tôn giáo bạn tổ chức bửa ăn để mời 421 thương phế binh Quân đội Việt Nam Cộng hòa và tặng quà tri ân. Ngày 30.04.1975, những thương binh đang điều trị tại các quân y viện đã bị đuổi thật tàn ác ra các nơi này. Đầu năm nay 12.01.2015, ngày Tri ân đã diễn ra để tiếp đón trên 1.000 thương phế binh đến để được bác sĩ khám bệnh, nhận thuốc cùng tiền để trị bịnh và chung vui trong bửa ăn có văn nghệ hát cho nhau nghe. Hội đồng Liên tôn Việt Nam (dĩ nhiên, phi quốc doanh) tổ chức dịp này tại Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu thế Sài gòn, với sự trợ giúp của các ân nhân và hơn 50 anh chị em tình nguyện viên thuộc các nhóm khác nhau tham gia việc tiếp đón, hướng dẫn.

Rất tiếc, những sinh hoạt tri ân và bác ái này đã bị sự chỉ trích bởi những người đồng đạo, kể cả những giáo sĩ biết giáo huấn xã hội Công Giáo, là làm chính trị. Để giúp chúng ta hiểu rõ : tại sao các tu sĩ Dòng Chúa Cứu thế đã hành động như vậy, xin mời nghe lời giảng của Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toàn tại : https://www.youtube.com/watch?v=zN18OezFI2g


3. ‘Hãy vững lòng!’. Ngày 22.01.2002, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tiếp Hội đồng Giám mục Việt Nam nhân dịp Ad limina 2002. Mở đầu, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa nói: « Việt Nam là quốc gia đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền kinh tế quốc doanh chuyển sang kinh tế thị trường, từ chủ thuyết cô lập tiến vào việc hội nhập với cộng đồng thế giới tự do. Thế nhưng, trong tiến trình đổi mới nầy Giáo Hội vẫn còn chưa được hưởng tất cả những tự do cần thiết ».

Từ đó đến nay, 13 năm đã trôi qua, hai Đức Thánh Cha Biển Đức 16 và Phanxicô đã 5 lần tiếp các lãnh đạo cao cấp Việt cộng, trong đó 2 lần với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tình trạng ‘Giáo Hội vẫn còn chưa được hưởng tất cả những tự do cần thiết’ vẫn không thay đổi.

Trong Huấn từ trao cho các Đức Giám Mục Việt Nam, Thánh Giáo hoàng viết : « … cộng đồng chánh trị và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu ‘cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau’. Vì ‘sự hợp tác lành mạnh nầy’, Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng… ».

Ngày 27.06.2009, cũng nhân dịp Ad limina, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 nói với 29 Giám mục Việt Nam: « Cũng như tôi, Anh Em biết rằng một sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể. Về vấn đề này, Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình hãy chân thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng. Giáo Hội không hề muốn thay thế các vị hữu trách chính quyền, nhưng chỉ mong muốn có thể tham gia chính đáng vào đời sống quốc gia, trong tinh thần đối thoại và cộng tác tôn trọng, để phục vụ toàn dân. Khi tích cực tham dự vào chỗ đứng của mình và theo ơn gọi đặc thù, Giáo Hội không bao giờ có thể châm chước cho mình việc thực thi Bác ái trong tư cách là một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và mặt khác, sẽ không bao giờ có một tình trạng trong đó người ta không cần lòng Bác ái của mỗi Kitô hữu, vì con người, ngoài sự công bằng, vẫn luôn cần tình thương (Deus caritas est, số 29) ».

Hai lĩnh vực mà việc thực thi Bác ái giữ một vai trò quan trọng là Giáo dục và Y tế vẫn luôn bị Nhà nước cộâng sản từ chối sự cộng tác của Giáo Hội Công Giáo trong khi tư nhân ngoại quốc được quyền thiết lập những bịnh viện và học viện với giá cả rất đắc. Nhưng giá cả cao không có nghĩa là kết quả lúc nào cũng tốt. Bách khoa toàn thư Wikipedia ghi nhận : « Các giáo sĩ khác như Da Coxta, Langerloi đã mang vào Đàng Trong phương pháp chữa bệnh theo lối Tây y nên được chúa cho mở nhà thương (bệnh viện). Tại Thăng Long - Kẻ Chợ, khi giáo sĩ Đắc Lộ truyền giáo đến đây cũng đã thiết lập một nhà thương chữa bệnh cho người nghèo ở Cầu Dền. Đây là những cơ sở từ thiện và chữa bệnh theo lối Tây y sớm nhất ở Việt Nam ». Khi chiếm Miền Bắc năm 1954 và Miền Nam năm 1975, họ đã tiếp thu nhiều bịnh viện trang bị dụng cụ tân tiến của các Dòng tu.

Về giáo dục, người ta lo ngại hệ thống các trường Công Giáo dạy Sự Thật và sẽ từ chối trừng phạt những học sinh, sinh viên đòi dân chủ hay biểu tình chống Tàu vì xảy ra ngoài phạm vi học đường. Trước năm 1975, các trường tư thục Công Giáo nổi tiếng như những trường thuộc Tỉng dòng Lasan Việt Nam (Taberd Sàigòn, Mossard Thủ đức, Giuse Mỹ tho, Adran Đà lạt, Pellerin Huế,…) dành cho nam sinh; Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Tổng cộng Giáo Hội Công Giáo sở hữu 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học.

Ngoài ra, Giáo Hội Công Giáo còn điều hành hai Viện Đại học :
- Đà Lạt (1957) với 4 phân khoa: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm,
Thần học và Văn khoa. Từ năm 1957 đến 1975, đào tạo 26.551 người.
- Minh Đức Sàigòn (1972) với 5 phân khoa: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y khoa.

Trong khi chờ đợi Nhà nước cộng sản từ bỏ sự kỳ thị đối với người Công Giáo, chúng ta hãy noi gương Đức Hồng Y Tôi tớ Chúa P.X. Nguyễn Văn Thuận dạy lại những gì mình biết hay thuật lại những sinh hoạt dân chủ nước ngoài mà chúng ta thấy cho những ai muốn thấu hiểu… Đến và đối thoại với người khác (Đức Hồng Y, nhờ đối thoại với những quản tù, đã giải trừ sự vô cảm nơi họ) là phương tiện để chúng ta không dửng dưng với người khác.

Hà Minh Thảo





 
Văn Hóa
8 tháng 3 : Thư gửi Mẹ trên trời
Lm. Ðaminh Hương Quất
19:41 08/03/2015
THƯ GỞI MẸ TRÊN TRỜI

Mẹ Maria dấu yêu,
Ngày của Mẹ
Con chẳng có gì làm quà dâng kính,
Mẹ yêu!

Có chăng,
Một tâm hồn tan nát,
Bởi trần tục đam mê
Do yếu đuối nặng nề
Một đoạn đời,
Một quãng đời
Tuổi trẻ
Ngủ mê!

Quà dâng Mẹ
Có chăng là những lầm lỗi
Làm hoen úa trái tim xinh.
Đấy là lúc con ngộ tưởng:
Đời là tất cả
Trong thế giới duy vật;
Trong cuộc giành tranh
Cá lớn nuốt cá bé
Chiến thắng đẻ ra từ móng vuốt,
Răng nanh.
Sống thánh,
Rõ điên.

Sống nhân hiền,
Rõ điên.
Bởi trong một xã hội
Gian dối lộng quyền
Lẽ Chân
Bị lẽ Tà đè dẹp!
Người ngay chết đứng
Thiệt thua.
Người gian
Ngồi xổm trên pháp luật,
Nhởn nhơ.
Trong vũng bùn dơ
sạch sẽ thành tội phạm (!)
còn xã hội đen,
trộm cướp
có đất dụng võ,
lại được tâng công…

Mẹ biết không,
Ngay từ tấm bé thơ,
Con đã bị ru ngủ
Một thiên đàng mộng mị
Mà bây giờ người lớn,
Nói như thánh phán:
Gần trăm năm rổi,
Tiếp cả thế kỷ nữa
Thiên đàng ấy mới chăng tìm thấy!

Làm sao có thiên đàng,
Khi chính quyền sinh ra từ họng súng?!
Làm sao có thiên đàng,
Khi dùng bạo quyền trấn áp?!
Làm sao có Thiên đàng,
Khi lòng còn sợ Sự thật,
Không dám sống sự thật ?!
Làm sao có Thiên đàng,
Khi người giảng Đạo đức,
Tự trọng,
Liêm, chính
Mà nhà ở hơn cung vua,
Trơ trẽn ghế cao không biết hổ thẹn?
Làm sao có Thiên đàng,
Khi nhân danh tự do,
Gạt bỏ lương tri,
Gạt bỏ Thượng Đế ?
Làm sao có Thiên đàng
hả Mẹ,
Khi ‘đẩy tớ’ ngồi trên đầu ‘chủ dân’ ?!

Mẹ của con,
Mẹ đã khóc bên chân cây Thập giá ngàn năm xưa
Chịu mũi đòng thấu tim.
Hôm nay Mẹ vẫn khóc,
Ngày mai Mẹ còn khóc
Bên lũ con lú,
cứng đầu
chịu hàng vạn lưỡi đòng…
trong đó phần con góp không nhỏ.

Thế giới này đi về đâu?
Nhân loại đi về đâu?
Con cháu Lạc Hồng đi về đâu?
Trong nền văn minh sự chết,
Trong tục hóa vũ bão,
Trong lạc lỗi u mê!

Quà dâng con Dâng Mẹ
Không chỉ tấm lòng tan nát
Một Trái tim vô cảm
Một cái đầu ngạo kiêu.
Mà còn nhiều
Sóng gió cuộc đời,
Thăng trần cuộc sống.
Quà con kèm theo,
Một thế nhân vướng đậm bụi trần
Một đất nước lộng hành gian tham.
(lòng xấu hổ, dâng Mẹ chẳng dám)

Ơ hay,
Mẹ chí Thánh mỉn cười,
Trấn an
Và vui nhận !

(Đêm vọng ngày Quốc tế Phụ Nữ (08-3)

Lm. Đa minh Hương Quất






 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hàng Gốm
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:22 08/03/2015
HÀNG GỐM
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
(Hình chụp tại chợ Viềng Nam Định)

Bát sạch cơm ngon
Trà thơm bình sành.
Đầu năm chợ Viềng
Sắm đồ lấy hên..
(bt)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu: 03/03 – 09/03/2015: Giáo Hội Venezuela tố cáo chính quyền sử dụng bạo lực
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:13 08/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Các Giám mục Venezuela tố cáo chính quyền sử dụng bạo lực đàn áp dân chúng

Các Giám mục Venezuela đã mạnh mẽ lên tiếng yêu cầu chính quyền nước này ngưng ngay các hành vi bạo lực và đừng nhờ đến "những phương tiện súng đạn là điều trái với pháp luật". Các ngài đã đưa ra lời kêu gọi trên sau cái chết của Kluiverth Roa, một thiếu niên mới 14 tuổi, đã bị giết bởi một viên cảnh sát .

Trong tuyên bố ký ngày 26 tháng 2, bởi Đức Cha Mario Moronta, Giám Mục San Cristobal, thành phố nơi cậu bé bị sát hại, các Giám Mục nước này viết:

"Chúng tôi kêu gọi chính quyền dân sự, quân sự và cảnh sát không được sử dụng những phương tiện súng đạn là điều trái với pháp luật và phẩm giá của con người"

Đức Cha Moronta nhắc nhở các lực lượng an ninh rằng nhiệm vụ của họ là “duy trì an ninh trật tự, tôn trọng pháp luật và quyền con người”, đồng thời nhắc lại rằng “phản đối là một quyền dân sự chính đáng", khi được thực hiện trong vòng pháp luật và ôn hòa.

Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino, Tổng Giám mục của Caracas, cũng yêu cầu chính phủ "ngăn cấm việc sử dụng vũ lực gây chết người trong việc kiểm soát các cuộc biểu tình" và kêu gọi "sự trừng phạt những người có tội". Được biết, trước đó một sinh viên trẻ khác cũng đã bị cảnh sát giết chết tại thủ đô Caracas.

2. Trường thần học Chính Thống Giáo ở Giêrusalem bị đốt phá

Mờ sáng ngày thứ Năm 26 tháng Hai, một vụ phóng hỏa đã làm hư hỏng nặng trường thần học của Chính Thống Giáo tại Giêrusalem, là nơi không cách xa khu Cổ Thành bao nhiêu. Ngọn lửa đã tàn phá một hội trường và một số nhà lân cận. Những kẻ tấn công cũng đã viết những câu báng bổ Chúa Kitô trên các bức tường bằng tiếng Do Thái.

Hội Đồng Các Cơ Sở Tôn Giáo tại Thánh Địa đã lên án cuộc tấn công này.

Cách thức cuộc tấn công được thực hiện và các khẩu hiệu trên các bức tường cho thấy cuộc tấn công mới nhất tại chủng viện Chính Thống Giáo Hy Lạp là một trong những chuỗi dài những báng bổ và đe dọa thực hiện bởi các nhóm cực đoan người Do Thái định cư trong vùng. Những hành động thù hận chống lại các tu viện Thiên Chúa giáo, nhà thờ và nghĩa trang đã được bắt đầu từ tháng 2 năm 2012.

Hôm thứ Hai, những người Do Thái cực đoan cũng đã đốt cháy một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Jabaa, phía tây nam của Bethlehem.

Tổng cộng có 329 vụ bạo lực liên quan đến những người Do Thái định cư ở vùng Tây Ngạn đã được báo cáo trong năm 2014, theo văn phòng Liên hợp quốc điều phối các vấn đề nhân đạo tại Giêrusalem.

3. Bất chấp những khó khăn kinh tế các tín hữu Công Giáo Tây Ban Nha vẫn quảng đại giúp qũy truyền giáo

Mặc dù người dân Tây Ban Nha đang phải đối mặt với những vấn đề về tài chính nghiêm trọng, tiền đóng góp cho các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Tây Ban Nha đã cao hơn năm ngoái đến 19.52%. Nước này đang trải qua thời kỳ khó khăn với một tỷ lệ thất nghiệp lên tới 23%.

Cha Gil Anastasio García, Giám đốc Quốc gia của các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Tây Ban Nha nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng:

"Chúng tôi cảm ơn sự quảng đại của người Tây Ban Nha và tất cả các tình nguyện viên, những người mà công việc linh động và hợp tác truyền giáo của họ đã truyền cảm hứng cho người Tây Ban Nha".

Ngài cho biết sự gia tăng có được không phải là vì có những mạnh thường quân giúp những số tiền lớn nhưng là nhờ "những dâng cúng nho nhỏ của các tín hữu".

Hôm thứ Tư 25 tháng Hai, cuộc họp của Uỷ ban thường vụ Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã kết thúc với việc chuẩn bị các dự thảo văn bản hướng dẫn mục vụ cho Giáo Hội tại Tây Ban Nha. Các tài liệu này sẽ được thông qua trong phiên khoáng đại được tổ chức từ ngày 20 đến 24 tháng Tư tới đây.

4. Một linh mục Congo bị giết. Giáo phận bị tống tiền

Một linh mục đã bị giết chết ở Bắc Kivu, một tỉnh ở phía đông nước Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi đã bị chiến tranh tàn phá ác liệt.

Vụ giết chết Cha Jean-Paul Kakule Kyalembera "dường như là một hành động thổ phỉ," Đức Giám Mục Théophile Kaboy Ruboneka Goma nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

"Khi cha Kyalembera đóng các cửa nhà thờ, ngài phát hiện ra những tay súng đang trốn bên trong. Chúng lập tức nổ súng bắn ngài không chút do dự, trước khi đánh vào bụng và đầu ngài."

Đức Giám Mục Kyalembera than thở rằng bạo lực đang tràn lan trong khu vực:

“Trong giáo phận của chúng tôi có quá nhiều những băng nhóm khủng bố dân chúng, và có quá nhiều vũ khí được lưu thông. Hàng giáo sĩ là một trong những nạn nhân của bạo lực và tống tiền. Nhiều vị bị bắt cóc và bị dọa giết nếu chúng tôi không trả một khoản tiền chuộc lên tới 4,000 Mỹ Kim. Tình hình đang rất nguy hiểm.”

5. Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về cuộc bỏ phiếu của Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang Hoa Kỳ

Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 26 tháng Hai, Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang Hoa Kỳ, gọi tắt là FCC, cho biết ủy ban đã bỏ phiếu với một tỷ lệ nghiêng ngửa là 3-2 để tiếp tục ủng hộ chính sách theo đó mạng lưới toàn cầu phải là “mở” và là bệ phóng cho quyền tự do phát biểu, cho những sáng kiến và sự phát triển kinh tế quốc gia. Ủy Ban chống lại những động thái phân biệt đối xử với những người sản xuất chương trình hay thay đổi nội dung phát biểu của họ xuất phát từ những lợi nhuận kinh tế.

Đức Cha John C. Wester của giáo phận Salt Lake, chủ tịch Ủy Ban Truyền Thông của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã ra một thông cáo báo chí chào mừng quyết định này của FCC. Ngài viết:

"Internet là một phương tiện quan trọng cho những phát biểu về tôn giáo. Đài phát thanh, truyền hình phát sóng và truyền hình cáp, một phần lớn, đã đóng cửa trước những thông điệp tôn giáo phi thương mại. Từ khi Internet xuất hiện cho đến giữa những năm 2000, các nhà cung cấp dịch vụ Internet không được phép phân biệt đối xử hoặc can thiệp vào những gì đã được trình bày qua những kết nối Internet. Hôm nay, FCC khôi phục bảo vệ này cho những người phát biểu, là một sự bảo vệ đặc biệt quan trọng với những người phát biểu về tôn giáo phi thương mại.

Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ từ lâu đã hỗ trợ tính mở của Internet, nơi mà cả các công ty điện thoại lẫn các công ty cung cấp dịch vụ Internet không thể làm xáo trộn việc truy cập của người tiêu dùng vào bất kỳ trang web hợp pháp nào”.

6. Liên Hợp Quốc âu lo Miến Điện đang sai lầm

Trong bối cảnh của những cuộc đàn áp những nhân vật bất đồng chính kiến và các nhóm dân tộc thiểu số, một cố vấn nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho rằng nhà nước được quân đội hậu thuẫn tại Miến Điện đang “đi lạc hướng”.

Quốc gia Đông Nam Á này đã cam kết sẽ đưa ra những cải cách dân chủ và tổ chức bầu cử vào cuối năm nay. Tuy nhiên ông Zeid Ra'ad al-Hussein cố vấn Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã cảnh báo hôm thứ Tư 25 tháng Hai rằng “các diễn biến gần đây liên quan đến quyền con người của các dân tộc thiểu số, tự do ngôn luận và quyền biểu tình ôn hòa khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi về đường hướng cải cách đó”.

Trích dẫn việc bỏ tù những người biểu tình hòa bình, các nhà báo và các nhân vật đối lập, cũng như cuộc đàn áp người Rohingya, một nhóm thiểu số Hồi giáo tại Miến Điện. Ông Zeid bày tỏ lo ngại rằng một nhà nước độc tài đang từ từ trở lại.''

7. Hàng chục ngàn người thương tiếc lãnh tụ đối lập Nga Boris Nemtsov

Hàng chục ngàn người đã tràn ra đường phố Mạc Tư Khoa để thương tiếc cựu phó thủ tướng và là nhà lãnh đạo phe đối lập Boris Nemtsov, 55 tuổi, người đã bị bắn chết vào chiều ngày thứ Sáu 27 tháng Hai. Họ đã tập trung tại một cây cầu gần điện Cẩm Linh, nơi Nemtsov đã bị bắn và giết chết.

Boris Nemtsov là một trong những đối thủ mạnh mẽ nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Vụ ám sát xảy ra trong khi ông sắp tiết lộ những bằng chứng mà theo ông sẽ chứng minh sự tham gia trực tiếp của Nga trong cuộc xung đột ở nước láng giềng Ukraine.

Trước đó, ông đã mạnh mẽ chỉ trích cuộc chiến tranh đang diễn ra giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn.

"Chúng ta phải nói không với chiến tranh," ông nói với một đám đông tại thời điểm đó. "Chính sách điên rồ này phải được kết thúc. Chúng ta phải đồng thanh nói Nga và Ukraine không có Putin."

Nemtsov cũng đang điều tra những vụ tham nhũng, bao gồm việc tổ chức Thế vận hội mùa đông 2014 tại thành phố Sochi bên bờ Biển Đen.

"Đây là những trò chơi đắt tiền nhất trong lịch sử của nhân loại", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Hà Lan. "Putin đã bỏ ra hơn 50 tỷ Mỹ Kim chủ yếu từ tiền của Nhà nước. Và theo dự toán của tôi, khoảng hơn 30 tỷ đồng đã biến mất vì tham nhũng."

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh điều tra vụ giết ông Nemtsov. Nhưng hầu hết các vụ giết người trước đó, trong đó có vụ giết nhà báo Anna Politkovskaya vào năm 2006, chưa bao giờ được đưa ra ánh sáng.

Các quan chức Nga cho rằng Nemtsov có thể đã bị giết bởi các chiến binh Hồi giáo sau khi ông chỉ trích các vụ thảm sát gần đây tại trụ sở của báo Charlie Hebdo ở Paris.

Tuy nhiên, Kenneth Roth, giám đốc điều hành của Human Rights Watch, cho biết việc giết hại này là nhằm tận diệt hàng ngũ đối lập đang rất yếu ớt tại Nga.

"Thực tế đáng buồn của vụ giết người này là nếu họ có thể giết được Boris Nemtsov, thì không ai còn được coi là an toàn ở Nga, như thế sẽ không có nhà bất đồng chính kiến nào, không có gương mặt đối lập nào có thể đi trên đường phố mà tồn tại nổi."

Các nhà phê bình hiện nay nói Putin, cựu trùm KGB của Nga, đã rất thành công trong việc giết hại, bắt giam, đe dọa làm im tiếng các đối thủ chính trị, và buộc những người khác phải sống lưu vong.

8. Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk kêu gọi cầu nguyện cho đất nước trong Mùa Chay

“Mùa Chay là mùa của ăn năn thống hối cá nhân cũng như cộng đoàn”. Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk nói như trên trong lá thư mục vụ Mùa Chay của mình cho anh chị em tín hữu Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp.

Bên cạnh việc thảo luận về những lời cầu nguyện, ăn chay, và bố thí, người đứng đầu của Giáo Hội Công Giáo Đông Phương lớn nhất đã trích dẫn một bản văn của tiên tri Isaia (58: 6-7) khi ngài kêu gọi người Ukraine "hiệp nhất", và "chống lại những kẻ xâm lược".

Đức Tổng Giám Mục cũng lên án những bất công xã hội, đặc biệt là những quyết định được đưa ra bởi các thẩm phán tham nhũng.

Người dân Ukraine đang lo ngại Putin sau khi thanh toán đối lập trong nước sẽ công khai xâm lược Ukraine.

9. Tòa án Úc đứng về phía tổng giáo phận Brisbane trong một vụ kiện rất ngớ ngẩn

Cơ quan CentaCare Catholic Family and Community Services của tổng giáo phận Brisbane đã đuổi việc bà Susan Bunning, một điều phối viên chăm sóc sức khoẻ, sau khi phát hiện ra bà này có một đời sống cá nhân quá bê bối. Bà Susan Bunning là ủng hộ viên cho một tổ chức chủ trương “polyamory - đa phu, đa thê”, nói đơn giản cho dễ hiểu là “đổi vợ, đổi chồng”. Chính bà ta cũng là một người “đa phu”.

Bà này lập tức đâm đơn kiện tổng giáo phận Brisbane phân biệt đối xử bà ta vì định hướng tính dục (sexual orientation) của bà. Bà cho rằng trường hợp “đa phu” của bà cũng giống như trường hợp của những người đồng tính và nếu luật pháp bảo vệ những người đồng tính thì cũng phải bảo vệ bà ta.

Tuy nhiên, trước tòa, chánh án Salvatore Vasta nói rằng "polyamory", hoặc có nhiều bạn tình, là một hành vi chứ không phải là một định hướng được bảo vệ theo luật chống phân biệt đối xử của Úc.

Chánh án Salvatore Vasta nói:

"Nguyên đơn tuyên bố rằng bà đã bị sa thải vì bà là người đa phu và rằng việc sa thải vì lý do đó là trái với pháp luật. Nguyên đơn cho rằng hành vi này là một định hướng tính dục và do đó được bao gồm trong định nghĩa về Luật Chống Phân Biệt Giới Tính năm 1984. Tuy nhiên, nếu tranh biện này là đúng, thì hệ quả là các hoạt động bất hợp pháp như ấu dâm hay có hành vi dâm dục với xác chết cũng phải được Luật Chống Phân Biệt Giới Tính năm 1984 bảo vệ. Như thế thật là điều ngớ ngẩn."