Ngày 08-03-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:45 08/03/2014
VỨT BỎ CÁI TÔI
N2T

Đệ tử nói:
- “Con đến phục vụ thầy.”
Sư phụ trả lời:
- “Nếu con vứt bỏ cách làm của “cái tôi”, thì tự nhiên sẽ biết phục vụ người khác.”

Suy tư:
Vứt đi cái tôi của mình thì sẽ trở thành chí công vô tư khi làm việc; vứt đi cái tôi của mình thì sẽ thấy ưu tiên cho những người cùng khổ trong khi làm việc bác ái; vứt đi cái tôi của mình thì sẽ thấy người mà mình đang phục vụ chính là Đức Chúa Giê-su.
Có những người nổi tiếng là thông minh nhưng vẫn còn lấn cấn trong cách cư xử, bởi vì họ chưa vứt bỏ cái tôi của mình; có những người có tiếng là khôn ngoan nhưng vẫn còn sân si, bởi vì họ chưa vứt bỏ cái tôi của mình; có những người tự nguyện đi phục vụ tha nhân nhưng họ vẫn phân biệt “phe ta phe địch”...
Đức Chúa Giê-su đã vứt bỏ cái tôi của mình để trở nên Đấng cứu chuộc nhân loại, như lời của thánh Phao-lô tông đồ giảng:
“Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa ,
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa ,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.”(Pl 2, 6-7)

Vứt bỏ cái tôi của mình thì sẽ biết phục vụ trong vui tươi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

---------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN I MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:48 08/03/2014
Chúa Nhật I MÙA CHAY
(Năm A)

Tin mừng : Mt 4, 1-11
“Đức Chúa Giê-su đã ăn chay bốn mươi ngày và chịu cám dỗ”.


Anh chị em thân mến,
Mở đầu Chúa Nhật mùa chay năm nay, Giáo Hội mời chúng ta cùng đi với Đức Chúa Giê-su vào hoang địa để chia sẻ với Ngài những thử thách do ma quỷ đem đến, đó cũng là những thử thách mà trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đã gặp phải, mà chúng ta gọi đó là ba thù: ma quỷ, xác thịt và thế gian.

Kẻ thù thứ nhất là ma quỷ, là sự cám dỗ làm cho chúng ta ham danh vọng quyền hành, và nó là một căn bệnh bất trị của con người, cho nên có rất nhiều người vì ham một chút danh vọng nay còn mai mất, mà bỏ tiền của ra mua chức tước, để rồi trở thành những bạo chúa của người dân vô tội...

Ham danh vọng cũng đồng nghĩa với sự khoe khoang và kiêu ngạo, bởi vì nếu không ham mê danh vọng, thì không có chuyện khoe khoang rồi dẫn đến kiêu ngạo với mọi người. Đó là mơ ước của những người kiêu căng thích thống trị và hách dịch với tha nhân, nên họ không ngần ngại bán đứng anh em để tiến thân, và có khi, hãm hại anh em bạn bè để được nắm quyền lực, do đó mà có rất nhiều người đã trở thành kẻ lừa thầy phản bạn trong xã hội hôm nay. Quyền hành, tự nó là một trật tự mà Thiên Chúa đã đặt ra để giữ gìn trật tự trong vũ trụ, nhưng nó cũng là một cám dỗ và là con dao bén nhọn cho những ai sử dụng không đúng quyền hạn của mình, đó là con mồi mà ma quỷ đã dùng để đánh bại rất nhiều người, kể cả những người dâng mình làm tôi tớ Chúa.

Kẻ thù thứ hai là xác thịt, là ước muốn đam mê xác thịt, là hậu quả của việc có tiền và có quyền và hưởng thụ, nghĩa là khi con người ta có tiền của vật chất thì bước tiếp theo là thích quyền hành, thích có danh vọng địa vị quyền hành, và khi có danh vọng quyền hành rồi thì bước tiếp theo là muốn hưởng thụ xác thịt, là thỏa mãn thú tính trong con người của mình.

Đã có biết bao nhiêu người thân bại danh liệt vì đam mê xác thịt, có biết bao nhiêu người vì một chút đam mê thỏa mãn xác thịt mà mang họa vào thân, không những ở đời này mà còn ở đời sau nữa. Con người ta là một động vật có lý trí, biết phân biệt phải trái, biết nhận ra đâu là điều thiện và đâu là sự ác, cho nên sống tiết chế dục vọng của mình là làm cho tâm hồn của mình ngày càng nhẹ nhàng hướng lòng lên trời cao, nơi mà Thiên Chúa dành cho những ai có tâm hồn trong sạch sẽ được hưởng nhan thánh của Ngài.

Kẻ thù thứ ba là thế gian, tức là muốn sống hưởng thụ tiền tài vật chất, là một thứ ham thích của những người chỉ biết lo đến thân xác của mình làm sao cho đẹp, cho béo tốt, cho sung sức, mà không hề nghĩ rằng thân xác này rồi cũng có ngày sẽ thành tro bụi. Người sống hưởng thụ thì luôn tìm cách thỏa mãn các giác quan của mình, cho dù cuộc sống có khó khăn đến đâu chăng nữa, bởi vì họ đã quá nuông chiều theo thân xác của mình.

Ai cũng thích hưởng thụ những thành quả do tay mình làm nên và cảm thấy đó là điều hợp lý, nhưng mấy ai biết rằng vì hưởng thụ và chiều theo giác quan mà nguyên tổ của chúng ta đã phạm tội và bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng.

Có người lấy cái ăn cái uống làm một thú vui hưởng thụ, nên họ đã không ngần ngại đánh mất nhân cách của mình trong những cuộc nhậu thâu đêm với tửu và sắc; lại có người lấy việc đua đòi vật chất làm thú hưởng thụ của mình, nên họ không ngần ngại đem tiền đi mua sắm những đồ vật không cần thiết để khoe của và khoe sự giàu có của mình...

Anh chị em thân mến,
Mùa chay là mùa hồng ân của Thiên Chúa đổ xuống trên tâm hồn của chúng ta, là mưa ân huệ của tình yêu xuống trên chúng ta là những con người tội lỗi. Ma quỷ, xác thịt và thế gian là ba cơn cám dỗ mà Đức Chúa Giê-su phải chịu và đã chiến thắng, cũng là ba sợi xích trói buộc chúng ta chết cứng trên bả danh lợi của thế gian, nhưng Đức Chúa Giê-su đã quả quyết rằng: con người ta sống không bởi cơm bánh, tức là vật chất, cũng không cậy vào thế lực hay danh vọng của thế gian để tồn tại, nhưng là phải sống bằng lời của Thiên Chúa, cũng như cậy vào sức mạnh của ân sủng của Ngài để được sống đời đời.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta trong suốt mùa chay thánh này, để mỗi người trong chúng ta ý thức mình là một tội nhân không xứng đáng đón nhận ơn lành của Thiên Chúa, để chúng ta chia sẻ với cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su qua những đau khổ của tha nhân.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:52 08/03/2014
N2T

10. Giảng đạo khuyên người, nếu chỉ có thể nói mà không thể thực hành thì giống như diễn kịch vậy, hóa trang văn không ra văn võ không ra võ.

(Thánh Basil)
-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:54 08/03/2014
GIỮ CHAY
Có giáo dân than thở với cha sở:
- “Thưa cha, hôm nay giữ chay mà con thì làm việc nặng, sợ không giữ chay được, cha chuẩn cho con…”
Cha sở nói:
- “Đừng xé áo nhưng hãy xé lòng.”
-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Những cơn cám dỗ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:17 08/03/2014
Những cơn cám dỗ

Trong đời sống con người cần những nhu cầu căn bản như quần áo, lương thực, nhà cửa cho đời sống. Nhưng con người chúng ta lại luôn có mong muốn nhiều hơn, cùng mức độ cao hơn thế nữa. Đó là đầu mối dẫn đưa vào vòng bị cám dỗ.

Cám dỗ có từ ngày tạo thiên lập địa. Kinh Thánh trong sách Sáng thế thuật lại cơn cám dỗ đầu tiên mà con người vướng vào. Đó là cơn cám dỗ lỗi phạm điều Thiên Chúa cấm Ông Bà nguyên tổ Adong Eva.

Ông Bà nguyên tổ chúng ta đã nghe lời con rắn ma qủy đường mật dụ dỗ ăn trái Thiên Chúa cấm ăn trong vườn địa đàng. Hậu qủa là tội nguyên tổ thấm nhập ăn rễ sâu trong máu mủ, xương tủy, trái tim tâm hồn cùng thân xác con người chúng ta từ Ông Bà thủy tổ lan tỏa cho tới mọi thế hệ con người. Từ ngày đó càng phát sinh ra nhiều hình thức tội lỗi khác nữa nơi con người, càng phát sinh những ước muốn khác lạ vượt ra ngoài những nhu cầu cần thiết cho đời sống.

Chúa Giesu, Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người, cũng đã bị ma qủi cám dỗ. Nhưng thay vì như Ông bà nguyên tổ Adong Eva nghe theo ma qủi cám dỗ, Ngài đã cương quyết đối kháng chống lại chúng.

Ngày xưa ma qủi cám dỗ Ông Bà nguyên tổ ở trong vườn địa đàng. Nhưng nay ma qủi bày cơn cám dỗ Chúa Giêsu ở ba nơi khác nhau: trong sa mạc, nơi đền thờ và trên núi cao.

1. Cám dỗ ma quỉ bày ra trong sa mạc: „ Nếu Ông là Con Thiên Chúa, hãy khiến những hòn đá này biến thành bánh. „

Cơn cám dỗ đến đúng lúc Chúa Giêsu đang đói. Vì đã 40 ngày Người ăn chay nhịn đói trong sa mạc. Cơn cám dỗ nhắm thẳng vào nhu cầu thỏa mãn no đói của con người.

Cám dỗ mở đầu đầy thách thức:“ Nếu Ông là Con Thiên Chúa....“ thách thức này chúng ta cũng hay nghe trong đời sống: nếu ông có tài, có quyền phép...Thách thức như thế là cái bẫy, cái kế giăng ra khiêu khích lòng tự cao tự đại nơi con người.

Chúa Giêsu không đếm xỉa cái bẫy đó. Nhưng Ngài trả lời đối lại bằng lời khôn ngoan thâm sâu đạo đức và cũng nói lên sứ mạng của Ngài:“ Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.“

Trong bước đường rao giảng nước Thiên Chúa sau này, Chúa Giêsu đã hai lần làm phép lạ cho bánh hóa ra nhiều để nuôi sống những người đang lúc đói đi theo nghe Người giảng thuyết.

Những người đi nghe Chúa Giêsu giảng thuyết bỏ mọi sự sang một bên. Họ mở tâm hồn trái tim mình ra cho Lời Chúa. Và như thế họ có thể được lãnh nhận bánh ăn trong cung cách chính đáng. Và Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho họ có bánh ăn đầy đủ trong lúc đói.

Nghe Lời Chúa giúp cho trở nên đời sống liên kết với Chúa. Và dẫn đưa từ đức tin tới lòng yêu mến, cùng khám phá ra những điều khác nữa.

Phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều cho những người đang đói đi theo nghe Lời Chúa giảng là hình ảnh nói về phép bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu cử hành trong Bữa tiệc ly ngày Thứ Năm tuần thánh. Bánh đã trở nên Mình, thân xác Chúa Giêsu là lương thực cho tâm hồn đức tin con người. Chúa Giêsu đã trở nên bánh cho con người. Phép lạ bánh hóa ra nhiều liên tục hiển thị không cùng cạn trong mọi thời gian.

Linhmục Alfred Delp trong nhà tù Đức quốc xã đã có suy tư:“ Bánh, lương thực của ăn quan trọng, tự do quan rọng hơn, nhưng quan trọng nhất là sự trung thành liên tục và sự cầu nguyện không ngừng nghỉ.“

2. Cơn cám dỗ ma qủi bày ra cho Chúa Giêsu nơi tường thành đền thờ: „ Nếu Ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình cuống đi, vì có lời chép rằng: Ngài đã ra lệnh cho các Thiên Thần đến với Ông, và chư vị đó sẽ nâng đỡ ông trên tay, để ông khỏi vấp vấp chân vào đá.“

Cũng cái bẫy giăng ra để thử thách bản tính kiêu ngạo con người Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu không đế xỉa đến cái bẫy đó, mà trả lời thẳng vào cám dỗ.

Chúa Giêsu đối lại thẳng thừng: „Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi.“

Cám dỗ này ngày xưa ma qủi bày ra cho Chúa Giêsu. Nhưng cũng là câu hỏi hay đúng hơn là cám dỗ cho con người chúng ngày hôm nay về tính kiêu ngạo muốn đặt Thiên Chúa là đối tượng đem phân tích thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, mà không thể tìm ra Thiên Chúa ở nơi đó.

Trước hết việc phân tích thử nghiệm đặt điều kiện chối bỏ Thiên Chúa, tức là đặt mình ở trên Ngài. Con người chúng ta bỏ qua sang một bên chân trời tình yêu thương và tiếng nói thầm trong tâm hồn. Chỉ còn công nhận kết qủa của phân tích thử nghiệm trong tay mình thôi. Ai suy nghĩ tin tưởng như thế, họ tự cho mình là Thiên Chúa, và hạ thấp không chỉ Thiên Chúa, nhưng cả thế giới người khác và chính mình.

Cuộc cám dỗ Chúa Giêsu từ trên cao tường thành đền thờ mở ra tầm nhìn hướng về thập gía. Chúa Giêsu Kitô không gieo mình từ nơi cao tường thành đền thờ xuống bên dưới thấp. Ngài không nghe lời cám dỗ nhảy từ nơi cao xuống nền đất bên dưới. Ngài không thử thách Thiên Chúa. Nhung ngài đã đi xuống sâu vào cõi sự chết, trong đêm tối của cô đơn bị bỏ rơi không được chở che.

Ngài đã dấn thân bước vào tình yêu Thiên Chúa cho con người. Vì thế Ngài biết, qua bước nhảy đó ngài sẽ chỉ rơi vào bàn tay nhân lành tràn đầy tình yêu thương của Thiên Chúa thôi. Cung cách sống như thế làm nhớ lại lời Thánh Vịnh 91: Ai tin tưởng dõi theo ý Thiên Chúa, người đó không bị rơi vào biến cố sợ hãi hùng, không bị bỏ rơi. Vì họ biết lý do nền tảng của thế giới là tình yêu. Và Thiên Chúa chính là tình yêu.

3. Cám dỗ thứ ba : „Ma qủi đưa Người lên núi cao, và chỉ cho Người xem thấy mọi nước thế gian và vinh quang của những nước đó, rồi nó nói với Người rằng: Tôi sẽ cho Ông tất cả những cái đó, nếu ông sấp mình thờ lạy tôi.“

Cám dỗ về vinh quang quyền lực này ngày xưa ma qủi bày ra cho Chúa Giêsu. Nhưng cũng vẫn hằng bày ra thử thách trong Hội Thánh, nơi con người chúng ta ngày nay.

Chúa Giêsu đã không màng tới cám dỗ, bẫy ma qủi giăng bày ra, mà còn cho ma qủi thẻ đỏ đuổi nó đi:“ Ngươi phải thờ lạy Thiên Chúa ngươi, và chỉ phụng sự một mình Ngài.“

Quyền lực của Chúa Giêsu không là quyền lực cai trị. Nhưng là quyền lực của đấng chịu đau khổ, bị đóng đinh chết trên thập gía và sau đó sống lại từ cõi chết.

Đất nước vương quốc của Chús Giêsu không phải là vương quồc quyền lực trên trần gian với những vinh quang hào nhoáng như ma qủi trình bày chỉ vẽ ra. Nước Thiên Chúa phát triển qua sự hy sinh khiêm nhường, từ bỏ mọi sự theo Chúa, tin theo Chúa Ba Ngôi, và tuân giữ những giới răn của Người.

Chúa Giêsu nói với chúng ta cũng như ngày xưa Ngài đã nói với ma qủi, với Thánh Phero và với hai môn đệ trên đường Emmaus: Nước Thiên Chúa không phải là nước ở trần gian. Nước Thiên Chúa là ơn cứu rỗi cho con người. Chúa Giêsu mang tình yêu Thiên Chúa đến cho con người trên trần gian.

(Cảm hứng từ:

-Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, Herder 2007, 2. Kapitel., S. 54-74

- Joachim Gnilka, Das Matthaeusevangelium, 1,1-3,48, Sonderausgabe, Herder 2000, S. 82-93)

Những cám dỗ vẫn hằng luôn bao quanh con người, bao quanh trong đời sống xã hội đạo đời từ ngày Ông Bà nguyên tổ, dưới nhiều hình thức, mầu sắc khác nhau, như Đức Thánh Cha Phanxico đã có nhận xét ngày lễ Tro mở đầu mùa chay 2014, ngài nói:

”Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng giả tạo, trong một nền văn hóa quan tâm tới ”hành động”, tới những gì là ”hữu dụng” trong đó vô tình chúng ta loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi chân trời của chúng ta.

Mùa chay kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức, hãy nhớ rằng chúng ta là thụ tạo, chứ không phải là Thiên Chúa”.

Mùa Chay 2014

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Quỷ mang hình người
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
17:41 08/03/2014
Quỷ mang hình người

Năm 1971, báo chí có đăng tải một câu chuyện là lạ có thật mà cũng khó tin như thế này: Ở Vineland bang New Jersey, một thanh niên 21 tuổi tên là Mike đã làm một nghi lễ tôn thờ Satan bằng cách bóp nát 2 con chuột cống trong 2 bàn tay của mình và lấy máu bôi lên áo rồi yêu cầu 2 người bạn của mình trói tay chân của anh ta lại rồi thảy xuống nước. Mike tha thiết thuyết phục 2 người bạn đẩy anh ta xuống hồ nước để nhìn xem anh ta vùng vẫy và chết như thế nào. Tại sao lại như vậy ?

Thưa Mike là một người thờ ma quỉ. Anh ta bị ám ảnh bởi tư tưởng quỉ quái này: là nếu anh bị sát hại, thì sẽ tái sinh thành vị tướng chỉ huy 40 đạo quân ma quỉ ? chúng ta nghe chuyện, cho anh chàng Mike này là mát là hâm là chạm điện, khi không lại thờ ma quỉ với tư tưởng quái quỉ. Nhưng chúng ta đừng quên tại Hoa Kỳ một số người đang quay trở về thờ ma quỉ. Một khu phố ở San Francisco có ngôi đền thờ Satan, với hơn 10 ngàn người lui tới vái lạy.. Bộ mặt của ma quỉ: đen thui (đối với người da đen : quỉ màu trắng !), có sừng, có đuôi, gớm ghiếc mà vẫn có người thờ. Hành động thờ nó cũng ghê rợn, máu me, quái ác, vậy mà cũng có người thực thi, đi theo. .. huống gì là ma quỉ khôn ngoan lắm, ma nó quỉ lắm, quỉ nó ma lắm (chỉ thua ĐCT một chút), nó không dại gì xuất đầu lộ diện nguyên hình xấu xí của nó, mà nó ẩn mình dưới nhiều bộ mặt đáng yêu, như thế thì sức mấy ta không tôn thờ. Trong Tây Du Ký, yêu quái xuất hiện như những nàng tiên cám dỗ Đường Tăng. Trong Thạch Sanh - Lý thông: yêu quái xuất hiện như chàng thanh niên giỏi giang tuấn tú, để cướp cho được công chúa mỹ miều. Và còn muôn vàn bộ mặt đáng yêu đáng quý khác như vàng bạc lấp lánh, quyền thế oai linh, danh vọng tột đỉnh, mà quỉ ma núp bóng, ẩn mình, che mặt để ta phải sụp lạy.

Trong muôn vàn bộ mặt đó, hôm nay chỉ nhắc đến một bộ mặt : đó là bộ mặt người : vì Mùa Chay, mùa nhắc chúng ta đến phép rửa mà Công Đồng đã ra lệnh phải làm nổi bật trong 40 ngày này.

Ma quỉ ẩn hình dưới dạng con người để nhân loại phải thờ lạy. Khi người ta không thờ lạy Thiên Chúa, thì người ta phải tìm một cái gì khác để lạy lục. Satan đã khôn ngoan tìm giúp ta: con người. Con người có 3 mặt : con người nói chung (nhân loại) ; con người là một người nào đó; con người là chính mình.

1.- Quỉ dưới bộ mặt con người nói chung: chúng ta thấy rõ lắm. Càng khoa học, càng tối tân, con người càng nghĩ rằng chính con người sẽ trả lời tất cả mọi đòi hỏi, thắc mắc của con người: máy tính điện tử do con người sáng tạo, mạnh như Deep Blue của hãng IBM sẽ trả lời hết kể cả câu hỏi, kể cả câu hỏi “có Chúa không, có đời sau không ?”

Điển hình cho việc thờ lạy loài người là bài xã luận sau lần đầu tiên con người phóng thành công vệ tinh Spoutnik lên không gian, đưa Gagarin vào quĩ đạo. Bài xã luận coi đây là ngày thứ 8 của công cuộc sáng tạo. “Chúng tôi đã hoàn tất công cuộc sáng tạo. Chúng tôi còn qua mặt công cuộc sáng tạo nữa. Vệ tinh chúng tôi phóng lên đang chạy vòng quanh trái đất, tuân theo ý muốn của con người. Từ nay không ai còn có thể nói được có một Thiên Chúa đã điều khiển vũ trụ trăng sao.”

Ta không bình luận bài xã luận đó. Nhưng nêu lên để cho ta thấy một điển hình muốn nâng con người lên hàng Thượng đế, có khi hơn cả Thượng Đế.

Các nhà khoa học ở Trường Đại học Tyne (Anh) tuyên bố họ đã sẵn sàng trong việc tạo tinh trùng từ tủy xương phụ nữ. Nghĩa là, trong tương lai gần, phụ nữ không cần tinh trùng của đàn ông để sinh con. Bước đột phá này sẽ mở đường cho những cặp “vợ chồng” đồng tính nữ có con một cách tự nhiên

Song song, các đôi “vợ chồng” đồng tính nam cũng hoàn toàn có hy vọng tạo con từ bản thân họ. Các nhà khoa học nói trên cũng đang nghiên cứu tạo trứng từ tủy xương của đàn ông. Trứng này sẽ được phối với tinh trùng của người bạn đời đồng tính rồi thuê tử cung của một phụ nữ để sinh con.

2.- Quỷ dưới dạng một con người nào đó: rõ ràng, cụ thể: người khác. Ta nói thờ lạy, chứ không chỉ tôn kính, coi trọng. Thờ lạy là coi người khác đó chính là thần tượng của mình. Thần tượng chỉ huy (viễn khiển: remote control) tất cả lời nói, hành động của ta và ta làm gì nói gì cũng qui về người đó, vì người đó. Hitler của đệ nhị thế chiến, nay nhiều bạn trẻ còn muốn làm sống lại. Ngày nay cũng có những kẻ thờ lãnh tụ. Có thời Lý Tiểu Long là thần tượng của võ thuật phim ảnh, Marađona của bóng đá, Madonna của ca hát một thời, Brigitte Bardot minh tinh cũng từng là thần tượng lắm kẻ theo. Ở Việt-Nam ta có các ca sĩ mà ta kết làm thần tượng, minh tinh tài tử Đại Hàn mà ta không thấy mặt là chịu không được: thế là hớt tóc cho giống, nhuộm tóc cùng màu, quần áo y chang, nói đúng từng chữ. Hình ảnh thần tượng ta phóng to đặt lên bàn…thờ, dán trong buồng ngủ để trước khi nằm nhìn thấy mà gặp trong mơ. Đi đường mang theo trong ví có hình thần tượng để ngắm mà lấy sức mạnh.

3.- Quỷ là chính ta. Đây đích thị là kiêu ngạo, ta thờ lạy ta, ta tự hào về mình. Một trong bảy mối tội đầu và cũng là tội nguyên thuỷ như Adong và Eva nguyên tổ loài người.

Adong và Evà muốn biết tất cả (thiện, ác) như Thiên Chúa, muốn làm chủ mình, một mình. Về mặt này, ma quỉ tinh vi lắm, đến độ mình thờ mình mà không biết.

Một người học giỏi cậy mình thông minh. Một người có tài cậy mình tháo vát. Một anh giàu cậy mình lắm của. Một cô duyên dáng cậy mình dễ thương, một cô đẹp đẽ ỷ mình là Tây Thi, một người quyền thế coi mình là tất cả. Ta thấy lặp đi lặp lại chữ mình. Mình là nhất, tìm cho ra được một cái nhất nào đó để thờ mình. Nếu không đẹp, thì có duyên nhất, nếu không có duyên nhất, thì giàu nhất, nếu không giàu nhất thì đạo đức nhất, nếu không đạo đức nhất, thì ta đành đưa mình lên hàng khiêm nhường nhất. Mà mình là nhất thì Chúa phải nhì ! nhất vợ thì trời phải nhì.

Có con quỉ kia cám dỗ nhà vua. Nó thấy nhà vua ngủ dậy trễ, nó đến cám dỗ bằng cách lay nhà vua dậy để đọc kinh. Tại sao vậy, bởi khi nhà vua dậy đúng giờ đọc kinh, thì tự hào tự cao, còn nhà vua dậy trễ, hối hận, xin tha, Chúa tha, là quỉ thua xa rồi. Chúa ghét kẻ kiêu ngạo, và yêu thương kẻ khiêm nhường. Mà nhiều khi ta nghĩ ta khiêm nhường nhất, lại chính lúc ta kiêu ngạo số một.

Quỉ cám dỗ để ta thờ ta mà ta không biết : nó núp bóng dưới một cái nhất nào đó của ta để ta dễ vênh vang...

Không biết Chúa Giêsu xưa được quỉ hiện ra dưới hình dạng nào để cám dỗ về của ăn, về giàu có, về quyền cao, chứ ngày nay, quỷ thường hiện hình dưới dạng con người để cám dỗ ta, dưới ba dạng người: người nói chung; một người cụ thể, và người đó chính là ta. Ta khó thoát đi đâu.

Tuy nhiên ta cũng có một vũ khí thắng quỉ : qui về Chúa.

Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa, chứ không phải hình ảnh quỉ ma. Vì thế con người là nhất : đúng. Ngay từ đầu thuở sáng tạo, con người là nhất. Khi tổ tông phạm tội Chúa không bỏ mặc nhưng đã tái sáng tạo qua công trình cứu chuộc của Đức Giêsu. Sáng tạo đã kỳ diệu, tái tạo càng diệu kỳ hơn. Nếu sáng tạo con người là nhất thì tái tạo là nhất hơn nữa. Mà Chúa tái tạo, tái sinh ta qua Bí tích Thánh Tẩy (trong đêm vọng Phục sinh chúng ta long trọng cử hành hoặc nhớ lại). Vậy thì : Nếu quỉ cám dỗ tôi: Minh ơi, mày là nhất đó. thì tôi không ngần ngại gì mà không dĩ độc trị độc, tương kế tựu kế mà trả lời với quỉ rằng : OK, sure, đúng thế, chính tao là nhất, là năm bơ oăn. Nhưng đó là do Chúa cho. Chúa làm người để người làm Chúa. Làm Chúa là nhất.

Qua Phép Rửa tái sinh, ta được sinh lại làm con Chúa Cha, làm em Chúa Con, đồng thừa tự Nước Trời với Chúa Kitô (sunkleronomos).

Không phải chỉ hồn làm con Chúa, mà cả xác lẫn hồn đều được cứu, được làm con Chúa, được cùng đồng phục sinh với Chúa Kitô.

Ơn này lớn lao quá: Nếu vênh vang là công ta mà có, ta đã lọt bẫy quỷ ma. Nếu ta hướng về Chúa Cha mà cảm tạ, thì đó chính là vũ khí thắng quỷ ma. Chúa nhận ta làm con qua phép rửa tái sinh mà mùa chay là mua nhắc ta nhớ lại vậy. Amen

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bất chấp cuộc tổng đình công tại Israel, chương trình hành hương Thánh Địa của Đức Thánh Cha không thay đổi
Đặng Tự Do
00:23 08/03/2014
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cha. Federico Lombardi, SJ, xác nhận hôm thứ Sáu mùng 7 tháng Ba rằng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Israel sẽ diễn ra theo kế hoạch đã được công bố.

Như vậy, chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Thánh Điạ sẽ diễn ra từ 24 đến 26 tháng Năm

Tuyên bố của Tòa Thánh được đưa ra để phản bác những đồn đoán của một số báo chí tại Israel nói rằng Bộ Ngoại giao Israel đã phải hủy bỏ chuyến viếng thăm vì những tranh chấp lao động trầm trọng đang diễn ra tại Israel.

Cha Lombardi nói rằng các cuộc đình công vẫn còn xảy ra đã tạo ra một số khó khăn trong việc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này, nhưng tất cả mọi thứ vẫn được tiến hành đúng dự trù.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật mùng 5 tháng Giêng, chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo về chuyến hành hương này.

Ngài nói:

“Trong bầu không khi vui mừng, tiêu biểu của mùa Giáng Sinh, tôi muốn loan báo rằng từ ngày 24 đến 26 tháng Năm tới đây, nếu Chúa muốn, tôi sẽ thực hiện cuộc hành hương tại Thánh Địa. Mục đích chính là kỷ niệm cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Đức Thượng Phụ Athenagoras, diễn ra cách đây đúng 50 năm cũng vào ngày 5 tháng Giêng như hôm nay.

Có 3 giai đoạn của cuộc hành hương này là: Amman, Bethlehem và Jerusalem. Tại Đền thờ Mộ Thánh chúng tôi sẽ cử hành cuộc gặp gỡ đại kết với tất cả đại diện của các Giáo Hội Kitô ở Jerusalem, cùng với Đức Thượng Phụ Bartolomeo thành Constantinople. Ngay từ bây giờ tôi xin anh chị em cầu nguyện cho cuộc hành hương này, một cuộc hành hương cầu nguyện.”
 
Giáo dân phải là trọng tâm sứ vụ của Giáo Hội
Đặng Tự Do
00:48 08/03/2014
Chiều tối hôm thứ Sáu mùng 7 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra một thông điệp cho các tham dự viên của một hội nghị về giáo dân đang diễn ra tại Rôma. Ngài thúc giục việc đưa người nghèo vào trong các chương trình nghị sự và các phong trào giáo dân cần liên kết với các giáo xứ địa phương của họ.

Hội nghị bắt đầu từ thứ Sáu 07 tháng Ba và kéo dài trong 2 ngày được tổ chức tại Đại học Giáo hoàng Lateranô với chủ đề “Sứ mệnh của Kitô hữu giáo dân trong thành phố” .

Trong thông điệp, Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn lời dạy của Công Đồng Vatican II và nhấn mạnh rằng anh chị em giáo dân, bởi phép Rửa, "là nhân vật chính trong việc phúc âm hóa và thăng tiến con người " .

"Được hội nhập vào Giáo Hội, mỗi thành viên của Dân Chúa không thể từ khước hai nghĩa vụ không thể tách rời nhau: Họ phải là một môn đệ Chúa và là một nhà truyền giáo. Chúng ta phải luôn luôn bắt đầu lại từ nền tảng này, chung nhất cho tất cả chúng ta, là những con cái của Mẹ Giáo Hội"

Hệ quả của việc cùng thuộc về Giáo Hội và cùng tham gia trong nghĩa vụ truyền giáo là các giáo xứ và các phong trào giáo dân không thể xung khắc với nhau.

Các phong trào giáo dân với sự năng động của họ là một nguồn tài nguyên cho Giáo Hội. Tuy nhiên, họ phải duy trì sự liên kết quan trọng với giáo phận và giáo xứ, sao cho không xảy ra tình trạng diễn dịch Tin Mừng phiến diện hay tệ hơn là bứng rễ khỏi Giáo Hội.

Trước những vấn nạn chính trị, xã hội phức tạp mà các thành viên các phong trào “Kitô hữu giáo dân trong thành phố” phải đối diện, Đức Thánh Cha kêu gọi các tham dự viên phải thường xuyên tham khảo cuốn “Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo Hội”, là văn bản được Đức Thánh Cha đề cao như một "công cụ hoàn chỉnh và quý giá".

"Với sự giúp đỡ của chiếc 'la bàn' này, tôi khích lệ anh chị em dấn thân cho sự hòa nhập xã hội của người nghèo, duy trì sự ưu tiên cho các nhu cầu tôn giáo và tâm linh.”
 
Đức Giám Mục Cassano ca ngợi vị linh mục vừa bị giết
Đặng Tự Do
08:45 08/03/2014
Cha Lazzaro Longobardi và hung thủ đã giết ngài
Rạng sáng ngày thứ Hai 3 tháng Ba, một linh mục Công Giáo đã bị đánh đến chết tại thành phố Calabria của Italia.

Cha Lazzaro Longobardi đã bị giết bởi những cú đánh bằng một thanh sắt. Cảnh sát đã tìm thấy hung khí này bên ngoài nhà thờ và đang câu lưu một nghi can, là người thường xuyên hỏi xin tiền cha Lazzaro Longobardi.

Lên tiếng trước cái chết của cha Longobardi, Đức Cha Nunzio Galantino, Giám Mục bản quyền nói rằng cha Longobardi là một vị "tử vì đạo vì lòng bác ái kín đáo."

Cha Longobardi đã tận tụy hi sinh cho người nghèo, đặc biệt cho những người nhập cư trong cộng đoàn của ngài. Đức Cha Nunzio nói "sự thật đáng buồn nổi lên từ cái chết của cha Longobardi là ngài đã phải chết thê thảm do sự tốt lành vô hạn và niềm tin vào những người khác."
 
Đức Giám Mục Công Giáo tại Crimea kêu gọi giữ gìn cuộc sống chung hòa bình
Đặng Tự Do
08:47 08/03/2014
“Chúng ta không thể để cho bối cảnh dân tộc hay tôn giáo của chúng ta gây nên chia rẽ," một giám mục Công Giáo ở Crimea đã lên tiếng như trên trước cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong khu vực này của Ukraine.

Trong những ngày qua, Nga đã đưa quân vào lãnh thổ Crimea của Ukraine và xúi giục người gốc Nga trong khu vực này đòi ly khai để sáp nhập lãnh thổ này vào Nga.

Đức Cha Jacek Pyl, Giám Mục phụ tá của giáo phận Odessa-Simferopol, cầu xin người dân trong vùng "tránh xa chủ nghĩa quá khích" mà các nhà lãnh đạo Nga đang theo đuổi. Đức Cha Pyl lưu ý rằng Giáo Hội Công Giáo, và cộng đồng dân chúng Crimea nói chung, đã yên hưởng hòa bình trong một thập niên qua. Người gốc Nga, Ukraine, Tatars, và những sắc dân khác đã cùng tồn tại trong hòa bình. Cũng vậy khối đa số Chính Thống Giáo đã có thể sống chung hài hòa với người Công Giáo, Hồi giáo, Do Thái, và Tin Lành.

Đức Cha đề nghị các tín hữu ăn chay tự nguyện để cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine. Ngài nói: "Chúng ta cầu nguyện để người dân, sau hàng chục năm yên hưởng thái bình - không bắt đầu chiến đấu chống lại nhau và gây ra đổ máu như chúng ta đã thấy tại quảng trường Maidan ở Kiev."
 
ĐTC Phanxicô từng gửi thư cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Tiền Hô
10:40 08/03/2014
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây dành cho nhật báo Corriere della Sera của Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã từng viết một lá thư gửi cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuẩn bị tròn một năm cả hai người nhậm chức lãnh đạo, giới truyền thông mới biết được sự liên lạc này.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài mô tả người Trung Quốc là dân tộc cao quý và ngài dành tình cảm cho họ.

Ngài nói, "Tôi đã gửi một lá thư cho ông chủ tịch Tập Cận Bình khi ông đắc cử, ba ngày sau tôi. Và ông ấy đã hồi âm cho tôi."


Vị giáo hoàng Dòng Tên đầu tiên cũng tiết lộ rằng ngài "có nhiều mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc", và nói thêm rằng Tòa Thánh Vatican sẽ "đến gần với Trung Quốc".

Mặc dù trong năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất ở miền tây Trung Quốc vào Tháng Tư và cử hành Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc vào Tháng Năm nhưng đây là lần đầu tiên ngài nói về mối quan hệ giữa hai bên.

Cũng nên nhắc lại, năm đầu tiên triều đại của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã thể hiện mối quan hệ thanh bình với Bắc Kinh. Nhưng càng về sau mối quan hệ này càng căng thẳng, đỉnh điểm là trong năm 2011 khi mà Tòa Thánh rút phép thông công các giám mục do chính phủ Bắc Kinh hậu thuẫn tấn phong mà không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng.

Ngay sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thoái vị hồi Tháng Hai năm ngoái, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng kêu gọi giáo hoàng kế vị Đức Bênêđictô "không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc".

Lại đang có tin đồn cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có thể đến thăm Bắc Kinh vào mùa hè năm nay (nhân chuyến tông du Nam Hàn đã được xác nhận), nếu thực sự điều này xẩy ra thì Đức Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên đến lãnh thổ Trung Quốc kể từ khi người cộng sản lên nắm quyền hồi năm 1949. Kể từ đó đến nay, quan hệ ngoại giao song phương không tồn tại, gần đây nhất là năm 1999, Bắc Kinh đã khước từ chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến Hồng Kông sau khi họ tiếp quản lãnh thổ này từ tay Anh Quốc.

Một số blogger Công Giáo Trung Quốc đã cảnh báo rằng chính phủ Bắc Kinh có thể thao túng, lợi dụng một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng cho mục đích tuyên truyền của họ. Những người khác nói rằng điều đó có thể làm tổn hại đến tình hình Giáo Hội Thầm Lặng ở Trung Quốc và tín hữu ở Đài Loan, nơi không có đàn áp tôn giáo.

Chính phủ Bắc Kinh vẫn luôn thể hiện sự tức giận về mối quan hệ ngoại giao của Vatican với Đài Loan - lãnh thổ mà họ coi là một tỉnh ly khai.

Tuy nhiên, đằng sau hậu trường quan hệ Vatican và Bắc Kinh thì Đài Loan dường như không còn là một vấn đề quá nghiêm trọng. Bắng chứng là hồi năm 2005, Đức Hồng Y Angelo Sodano, khi đó là quốc vụ khanh Tòa Thánh đã công khai tuyên bố rằng Tòa Thánh sẵn sàng chuyển Tòa Sứ Thần ở Đài Bắc đến Bắc Kinh ngay trong đêm, nếu hai bên đạt được quan hệ ngoại giao.

Các vụ bổ nhiệm giám mục Trung Quốc vẫn còn là điều đặc biệt nhạy cảm. Vatican đã bác bỏ thẩm quyền của Hội Công Giáo Yêu nước do chính phủ Bắc Kinh dựng lên để kiểm soát Giáo Hội.

Ông Kwun Ping-hung - một nhà quan sát Giáo Hội ở Hồng Kông bình luận rằng: thông tin về sự liên lạc mới được biết đến giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tập Cận Bình này có thể coi là biểu hiện về một mong muốn cải thiện quan hệ của hai nhà lãnh đạo.

Nhưng ông cũng nói thêm: "Tuy nhiên, sau khi trải qua những thăng trầm suốt nhiều thập kỷ, Trung Quốc và Vatican biết rất rõ rằng họ luôn đi trên một sợi dây buộc phải giữ thăng bằng và có những khó khăn phải đối mặt. Cả hai bên đang chuẩn bị cho một chặng đường vẫn còn dài để đi."
 
Các chuyên gia y tế xác nhận một phép lạ do sự cầu bầu của ĐTGM Fulton Sheen nhà giảng thuyết lừng danh của Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
17:14 08/03/2014
Một nhóm các chuyên gia y tế do Vatican bổ nhiệm đã xác minh tính xác thực của một phép lạ do sự cầu bầu của Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen, nhà giảng thuyết lừng danh của Hoa Kỳ. Biến cố này khiến án phong chân phước cho ngài tiến thêm được một bước đáng kể.

Hôm thứ Năm mùng 06 tháng 3, Đức Giám Mục Daniel Jenky của giáo phận Peoria, Illinois, Hoa Kỳ thông báo rằng nhóm các chuyên gia đã không thể đưa ra lời giải thích về mặt y khoa đối với trường hợp của một em bé đã khôi phục lại cuộc sống sau khi chết non. Các nhân viên y tế đã cố gắng hơn một giờ để cứu đứa bé, nhưng không thành công, trong khi cha mẹ em cầu nguyện với Đức Tổng Giám Mục Sheen. Đứa bé sinh vào tháng Chín năm 2010, tưởng đã chết bây giờ là một trẻ lành mạnh 3 tuổi.

Đức Cha Jenky nói:

"Hôm nay là một bước tiến quan trọng trong án phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen yêu quý của chúng ta, một linh mục miền Peoria và là một người con của mảnh đất thân yêu của chúng ta, là người được sinh ra để thay đổi thế giới".

Án phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen đã được bắt đầu từ năm 2002.

Báo cáo về phép lạ này giờ đây sẽ được xem xét bởi một nhóm các nhà thần học, và nếu họ chấp nhận, họ sẽ trình lên Bộ Phong Thánh. Sự chấp thuận này sẽ dẫn đến việc phong chân phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen, là người đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tôn lên hàng “Tôi Tớ Chúa” vào tháng Sáu năm 2012.

Sinh ở Illinois vào năm 1895, Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen được thụ phong linh mục tại giáo phận Peoria vào năm 1919. Ngài dạy triết học và thần học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, trước khi trở thành giám mục phụ tá của New York vào năm 1951. Sự nổi tiếng của ngài gia tăng nhanh chóng khi ngài bắt đầu hoạt động trong lãnh vực phát thanh truyền hình. Trong thập niên 1950 chương trình hàng tuần của ngài “Life Is Worth Living," là chương trình phổ biến nhất trên truyền hình Mỹ. Đức Giám Mục Sheen được bổ nhiệm làm Giám mục Rochester, New York vào năm 1966 và nâng lên tổng giám mục vào năm 1969. Ngài qua đời tại New York vào năm 1979.
 
Top Stories
Pope Francis warns Religious Orders against ''theoretical poverty''
ViS
12:48 08/03/2014
2014-03-08 Vatican- Pope Francis has sent a message to the participants of a Vatican Symposium on "The management of the ecclesiastical goods of Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, for the service of humanity and for the mission of the Church."

The two-day event, which was organized at the request of Pope Francis, is taking place at the Pontifical University Antonianum, which is run by the Franciscan Order.

“Our times are characterized by significant changes and progress in many areas,” Pope Francis writes. “However, despite reducing poverty, these achievements have often helped to build an economy of exclusion and inequality.”

Pope Francis writes the Christian community is challenged by the precariousness in which many people now live. He also affirms that Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life “can and should” be at the forefront of efforts to witness to the “principle of gratuitousness” and to “the logic of gift” when it comes to economic activity.

“The fidelity to the founding charism and subsequent spiritual heritage, together with the proper aim of each institute, remain the first criterion of evaluation of the administration, management, and all the operations made in the institution at every level : ‘The nature of the charism in communities of this kind directs their energies, sustains their fidelity and directs directs the apostolic work of all towards the one mission.’ (Vita Consecrata, 45),” the Pope writes.

He calls on them to be vigilant in ensuring that administration is done carefully and transparently.

He writes that Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life are always a “prophetic voice” and witness to the “novelty which is Christ, conformed to him who became poor, and thus enriching us with his poverty.”

He warns against a “theoretical poverty”, writing that Institutes need a poverty that comes from “touching the flesh of the poor Christ: in the humble, the poor, the sick, the children.”
 
Pope Francis names members of Council for the Economy
Vatican Radio
13:00 08/03/2014
2014-03-08 Vatican - Pope Francis has named the members of the Council for the Economy, which was created with the Motu Proprio “Fidelis dispensator et prudens” on 24 February2014. It is composed of 8 Cardinals and 7 laypeople.

In a statement by the Director of the Holy See Press Office, Rev. Federico Lombardi, SJ, it is noted Cardinals Cipriani Thorne , Napier, Rivera Carrera, Ricard , Hong Ton, Vallini , as well as Cardinal George Pell, the new Prefect of the Secretariat of Economy, were all members of the Council for the Study of Organizational and Economic Problems of the Holy See ( Council of 15) , which has been replaced by the new Council for the Economy. Father Lombardi also points out that Cardinal Marx and Cardinal Pell are both members of the Council of Cardinals for the reform of the Apostolic Constitution Pastor Bonus, and to assist the Holy Father in the governance of the universal Church.

Father Lombardi said the relationship between the Council and the Secretariat for the Economy will be defined by their statutes, and, in any case, the Council is understood to be a body having the authority to act, and is not a mere advisory body of the Secretariat of Economy .

He also said the Motu Proprio “Fidelis dispensator et prudens” requires the Council to represent the universality of the Church, and the different geographical areas represented by the Council reflects this.

Father Lombardi said the establishment of the Council for Economics is a key step towards the consolidation of the existing management structures of the Holy See, which is meant to improve the coordination and supervision of economic and administrative issues.

The Council is now operational, and its first meeting is scheduled for May.

List of Members of the Council for the Economy, along with their biographies

Reinhard Card. Marx, Archbishop of München und Freising (Coordinator);
Juan Luis Card. Cipriani Thorne, Archbishop of Lima;
Daniel N. Card. DiNardo, Archbishop of Galveston-Houston;
Wilfrid Fox Card. Napier, Archbishop of Durban;
Jean-Pierre Card. Ricard, Archbishop Bordeaux;
Norberto Card. Rivera Carrera, Archbishop of México;
John Card. Tong Hon, Bishop of Hong Kong;
Agostino Card. Vallini, Vicar General of His Holiness for the Diocese of Rome;
Joseph F.X. Zahra, Malta (Vice-Coordinator);
Jean-Baptiste de Franssu, France;
John Kyle, Canada;
Enrique Llano Cueto, Spain;
Jochen Messemer, Germany;
Francesco Vermiglio, Italy;
George Yeo, Singapore.

* * *

FURTHER BACKGROUND ON THE BIOGRAPHIES OF THE CARDINAL MEMBERSOF THE COUNCIL FOR THE ECONOMY

His Eminence Reinhard Cardinal Marx is the Coordinator of the Council for theEconomy. He has been Archbishop of Munich and Freising since 2008. Previously he was Bishop of Trier (2002–2008), Auxiliary Bishop of Paderborn (1996–2001) and Titular Bishop of Petina(1996–2001). Cardinal Marx is a member of the Council of 8 Cardinals.

His Eminence Daniel Cardinal DiNardo has been Archbishop of Galveston-Houston since2006. Before that he was Coadjutor Archbishop of Galveston-Houston (2004-2006), Coadjutor, Bishop of Galveston-Houston (2004), Bishop of Sioux City (1998-2004) and Coadjutor Bishopof Sioux City (1997-1998).

His Eminence Wilfrid Fox Cardinal Napier has been Archbishop of Durban since 1992. Previously he was Bishop of Kokstad (1981-1992).Cardinal Napier was a member of the former Council of 15 Cardinals for the Study of Organizational and Economic Questions of the Apostolic See.

His Eminence Norberto Cardinal Rivera Carrera has been Archbishop of Mexico Citysince 1995. Previously he was Bishop of Tehuacán (1985-1995). Cardinal Rivera Carrera was a member of the former Council of 15 Cardinals for the Studyof Organizational and Economic Questions of the Apostolic See.

His Eminence Juan Luis Cardinal Cipriani Thorne has been Archbishop of Lima since 1999. Previously he was Archbishop of Ayacucho (1995-1999), Auxiliary Bishop of Ayacucho(1988-1995) and Titular Bishop of Turuzi (1988-1995). Cardinal Cipriani Thorne was a member of the former Council of 15 Cardinals for the Studyof Organizational and Economic Questions of the Apostolic See.

His Eminence Jean-Pierre Cardinal Ricard has been Archbishop of Bordeaux since 2001. Previously, he was Bishop of Montpellier (1996-2001), Coadjutor Bishop of Montpelli er (1996),Auxiliary Bishop of Grenoble (1993-1996) and Titular Bishop of Pulcheriopolis (1993-1996). Cardinal Ricard was a member of the former Council of 15 Cardinals for the Study ofOrganizational and Economic Questions of the Apostolic See.

His Eminence John Cardinal Tong Hon has been Bishop of Hong Kong since 2009. Previously, he was Coadjutor Bishop of Hong Kong (2008-2009), Auxiliary Bishop of HongKong (1996-2008) and Titular Bishop of Bossa (1996-2008). Cardinal Tong Hon was a member of the former Council of 15 Cardinals for the Study ofOrganizational and Economic Questions of the Apostolic See.

His Eminence Agostino Cardinal Vallini has been Vicar General of Rome since 2008.Previously, he was Prefect of the Apostolic Signatura (2004-2008), Bishop of Albano (1999-2004), Auxiliary Bishop of Naples (1989-1999) and Titular Bishop of Tortibulum (1989-1999).Cardinal Vallini was a member of the former Council of 15 Cardinals for the Study of Organizational and Economic Questions of the Apostolic See.

FURTHER BACKGROUND ON THE BIOGRAPHIES OF THE LAY MEMBERS OFTHE COUNCIL FOR THE ECONOMY

Joseph F.X. Zahra is an economist and founding partner and Managing Director of MISCO, the independent consulting group operating in Malta, Italy and Cyprus. He has a wealthof practical Board experience gained from many years of leading organizations in the private and government sectors in both an executive and non-executive Director capacity. He has a longhistory of working effectively with Chairs, Directors and Senior Executives to improve corporate performance. He has been a consultant and board facilitator in the Corporate World, for over 25years guiding executives in changing the way they do business, using new technologies and business models. He has addressed numerous seminars on industrial development, managerialeconomics, financial services and management all over Europe as well as in North America, consulting companies and organizations, across a diverse range of industries and professions.He is a former director of the Central Bank of Malta and former member of the Monetary Policy Committee, former chairman of Bank of Valletta plc., Maltacom plc., and MiddleseaInsurance plc. as well as Chairman of the National Commission for Higher Education. In 2005 he was appointed by the Prime Minister of Malta as the Chairman of the National EuroChangeover Committee. In July 2013, Pope Francis appointed him President of the Commission for the reforms of the economic and administrative structures of the Holy See. He sits on anumber of boards of directors of both private and listed companies operating in financial services, oil services, transportation, retailing and accommodation.

Jean-Baptiste de Franssu is Chairman of INCIPIT, an M&A advisory and consulting firm.Up to the end of October 2011 he was Chief Executive Officer of Invesco Europe and a member of the Invesco Worldwide management committee.Before joining Invesco in 1990, Jean-Baptiste was a Director of Groupe Caisse des Dépôts et Consignations in France, and prior to this a Financial Editor at INVESTIR magazine.Jean-Baptiste is a graduate of the ESC Group Business School in Reims, France and holds a BA in European Business Administration from Middlesex University in the UK. He also holdsa postgraduate degree in Actuarial Studies from Pierre and Marie Curie University in Paris. In June 2009 he was elected President of the European Fund and Asset ManagementAssociation (EFAMA). His mandate ended in June 2011. Jean-Baptiste was also a member of the European Commission's asset management expert group on UCITS regulatory regimeevolution. He was Chairperson of the Think Tank Group on Thought Leadership in Asset Management that released 3 key publications including one in January 2009 on the keychallenges faced by UCITS post credit crisis, with the support of European commissioner McGreevy. In 2009 he was Elected European fund industry personality of the year. He has, overthe years, contributed to many publications and seminars on issues relating to regulation and supervision of asset management activities. Since 2013, Jean-Baptiste has been a member of thePontifical Commission for Reference on the Organization of the Economic-Administrative Structure of the Holy See.Jean-Baptiste is non-executive director of TAGES LLP, Carmignac Gestion S.A. and ACOFI SCA. He is also a member of various boards of European and US charities. He is marriedwith Hélène de Gerlache de Gomery and they have 4 children.

John F. Kyle retired in 2008 as Vice-President and Treasure of Imperial Oil Limited in Canada after 34 years of service. Born in the United States on January 16, 1943, he is a dualcitizen of Canada and the United States. Dr. Kyle obtained his Ph.D. in economics from the University of Wisconsin in 1971. Earlyin his professional career he taught economics at Northwestern University in Evanston, Illinois and also at New York University. He moved to Canada in 1976 and joined Imperial Oil wherehe held a number of executive positions with Imperial and its parent company, ExxonMobil Corp prior to becoming Vice President and Treasurer in 1991.Dr. Kyle is a member of the Board of Directors of the Canadian Catholic Bioethics Institute in Toronto, and has been a member of the Council of International Auditors of the Prefecture forthe Economic Affairs of the Holy See since 2005. He was a member of the Finance Council of the Archdiocese of Toronto from 1991 to 2005, and a member and chair of the audit committeeof the Board of Catholic Cemeteries of Toronto. He was also a member of the Board of Directors of Saint Joseph’s Health Centre in Toronto from 1992 to 2003, and served as BoardChair from 1998 to 2003. From 2003 to 2005 he was a member of the board of directors of The St. Joseph's Health Centre Foundation.He and his wife Judith currently divide their time between Naples, Florida, Canada and Alaska.

Enrique Llano Cueto is an Economist from the University of Madrid and a CharteredAccountant. He began his career at Deloitte Haskins and Sells (now Deloitte and Touche) where heserved, during more than fifteen years, audit clients in the industry as well as in the financial, insurance and in the health care sector as director and audit partner. He was elected in 1986member of the Partnership Board until 1988. Between 1988 and 2008, he was audit partner of KPMG Peat Marwick (now KPMG), responsible for Infrastructure, Government and PublicHealth line of business and lead partner responsible for services rendered worldwide to certain major clients in the public and private sectors. He served on the Partnership Board for severalterms. At present, he is an independent adviser to middle size and family business companies. Heis also a former independent director and chairman of the audit committee of NCG Bank SA. Enrique is member of several business associations and of the Spanish Chapter of Club deRoma. Since 2013, Enrique has been a member of the Pontifical Commission for Reference on theOrganization of the Economic- Administrative Structure of the Holy See.

Jochen Messemer, 47 years old, lives in Düsseldorf, Germany. He is a former Partner of McKinsey&Company (1993-2003), where he served clients in the Health Care and FinancialService Industry. During that time he has also worked for various institutions of the Catholic Church in Germany.He has been an International Auditor of the Prefecture for Economic Affairs of the Vatican and the Holy See since 2009 and a member of the Pontifical Commission for Reference on theOrganization of the Economic-Administrative Structure of the Holy See since 2013. He is a Senior manager with experience in the insurance and health care industry. Since2004 he is working for the ERGO Insurance Group. He was Member of the Board of DKV Health Insurance Company (2003-2010). Since 2009 he is responsible for the InternationalInsurance Business of ERGO as Chairman of the Board of Ergo International Ltd. He holds a PhD in Economics and an MBA in Business Administration.

Francesco Vermiglio is Full Professor of Business Administration at the University ofMessina since 1987. From 1991 to 2006 he also taught Business Administration and Cost Accounting at the University "LUISS Guido Carli" in Rome.His main academic interests lie in accounting, company valuation and corporate social responsibility.He is founding member and former chairman of GBS, the national study and research group that drafted and maintains the social reporting standards for Italian private companies and PublicAdministrations. He was member of the Executive Committee of the OIC (Organismo Italiano Contabilità),the institution that defines and maintains the Italian Accounting Standards and contributes to the development of the International Accounting Principles and Standards.In 1968 he was awarded the Chartered Accountant and Chartered Auditor professional designation.He is serving as a consultant on matters related to accounting, company valuation and corporate finance to various organizations, including several public institutions.He was a board member for several companies and banks including Banco di Sicilia and Bank of Valletta (Malta).From 1992 to 2013 he was in the Board of Directors of the Diocesan Institute for the support of the Clergy of the Dioceses of Messina, Lipari and S. Lucia del Mela (Istituto Diocesano peril Sostentamento Clero delle Diocesi di Messina, Lipari e S. Lucia del Mela). Francesco is member of several scientific associations and author of more than 50 scientificpublications.

George Yeo, age 59, has been the Chairman of Kerry Logistics Network since August 2012. From 1988 to 2011, Mr. Yeo served for 23 years in the Singapore Government, as Ministerof State for Finance, then as Minister for Information and the Arts, Health, Trade and Industry, and Foreign Affairs. Prior to 1988, Mr. Yeo served in various capacities in the Singapore ArmedForces, including Chief-of-Staff of the Air Staff and Director of Joint Operations and Planning in the Defence Ministry, attaining the rank of Brigadier-General.Mr. Yeo chairs the International Advisory Panel of India's Nalanda University, and is a member of the Foundation Board of the World Economic Forum, the Berggruen Institute onGovernance, the Asia-Pacific Advisory Board of Harvard Business School, the International Advisory Board of IESE Business School, the Economic Development Commission, HongKong. In 2013, Mr. Yeo was appointed a member of the Pontifical Commission for Reference onthe Economic-Administrative Structure of the Holy See. Mr. Yeo has been an independent nonexecutive director of AIA Group Limited (a listed company on the Hong Kong Stock Exchangewith stock code 1299) since November 2012. Mr. Yeo was awarded the Philippines’ Order of Sikatuna, India’s Padma Bhushan and Australia’s Honorary Officer of the Order of Australia.Mr. Yeo graduated from Cambridge University in engineering in 1976 and also obtained a master of business administration degree from Harvard Business School in 1985. In addition, Mr.Yeo was a visiting scholar to Peking University from September to December 2011 and remains a visiting scholar at the Lee Kuan Yew School of Public Policy.
 
Pope Francis: laity are 'protagonists' in Church's mission
Vatican Radio
13:01 08/03/2014
2014-03-07 Vatican - Pope Francis issued a message Friday evening to the participants at a conference in Rome on the laity, urging them to work for the social inclusion of the poor and calling on lay movements to maintain a vital link with their local parishes.

The March 7-8 conference, held at the Pontifical Lateran University, was organized under the theme, “The Mission of Lay Christians in the City”.

In his message, the Pope cited the teaching of the Second Vatican Council and underlined that the lay faithful, in virtue of their baptism, “are protagonists in the work of evangelization and human promotion”.

“Incorporated in the Church, each member of the People of God is inseparably a disciple and a missionary. We must always start again from this foundation, common to all of us, children of Mother Church,” he said.

As a consequence of this common belonging to the Church and to participation in its mission, it is important that parishes and lay movements do not counter each other, he said.

Lay movements in their dynamism are a resource for the Church, he said. However, they must also maintain a vital link to the diocese and to parishes, so as not to develop a partial reading of the Gospel or to uproot themselves from the Church, he added.

In view of the laity’s “mission in the city”, with its complex social and political issues, he urged participants to use regularly the Compendium of the Social Doctrine of the Church, which he called a “complete and precious tool”.

“With the help of this ‘compass’, I encourage you to work for the social inclusion of the poor”, maintaining always priority attention to religious and spiritual needs.

The Pope assured participants of his closeness in prayer and gave them his blessing.
 
Vatican hosts tribute to women in the Church: Voices of Faith
Vatican Radio
17:30 08/03/2014
2014-03-08 Vatican - The selfless and courageous work of the Church’s “hidden” or voiceless women is being celebrated this International Women’s Day on Saturday, March 8th in the Vatican. The unique event, “Voices of Faith,” is the brainchild of Chantal Gotz, executive director of the Catholic philanthropic Fidel Götz Foundation, and project manager Giovanna Abbiati. The Pontifical Council for Social Communications has opened up the San Carlo Cinema inside the Vatican – not far from where Pope Francis lives at the Santa Marta guesthouse – for the event. The small structure can hold up to 80 participants and is sometimes used by the popes for private viewings of films.

Götz says it would be a great “honor” if Pope Francis would attend the event, but acknowledges that his schedule is packed with preparations for the Lenten period.

“The idea for Voices of Faith was born with the election of Pope Francis,” she says, and explains “he set the tone for opening doors to the role of women in the Church. His desire to broaden the space within the Church for a more incisive feminine presence is perfectly aligned with our initiative and with the goals of the Foundation.”

Project manager Abbiati explains that the five hour afternoon program from 2:00-7:00 pm Rome time “is not a conference” but a “story-telling event” geared towards 21st century means of communications. Using a multimedia platform in live streaming, 10 women from all walks of life will tell intimate and inspiring stories of how their lives and work have made a positive impact on society and the world. Stories from women like Jocelyne Khoueiry, a former militant in Lebanon’s civil war and now a crusader for peace; Cristiana Dobner, known as “a sister for atheists;” human rights lawyer Katrine Camilleri who fights for the rights of refugees; and Sr. Azizet Kidane who works among victims of violence and human trafficking.

Abbiati is no stranger to highly publicized events. The Vatican Women’s Day initiative follows the enormous success of last Spring’s TEDxVia dellaConciliazione event just down the street from St. Peter’s Basilica which Abbiati organized on the topic of religious freedom. It featured big names from the arts to architecture, science and faith to business and sports and drew more than 800,000 hits in live streaming.

With the small Vatican cinema as her new venue, Abbiati has scaled down the size of this event, but does she find it any less daunting a project?

“This project really touched my heart,” she admits. “Of course, the TEDx experience taught me a lot. I wanted to learn the best online format…because I realized that we have so much wisdom to share, so much ‘best practice’… If you are online, you can be watched by everybody: believers, non-believers, other religions. So we must be able to reach (out) in a simple way, very direct.”

“This event,” continues Abbiati, “is in a very symbolic and special place, a very small place - a cinema that makes us feel that art, faith, new languages, new formats are more than welcome in the Vatican together with women.”

It is not the first time that the Fidel Götz Foundation has shown its commitment to shining the spotlight on the decisive but sometimes overshadowed role women play in the Church. The Foundation helped fund a three year Vatican Radio project giving voice to little-known Catholic women around the world - lay and religious - whose intrepid works with the poor and disenfranchised have changed lives and entire communities for the better.

Voices of Faith, Götz says, continues in the same vein. “With Radio Vatican we had a project to make invisible women more visible outside the Church but now we are trying to bring these invisible women (to) the Vatican to make their stories heard,” Götz affirms.

Women, Götz recalls, make up more than half of the membership of the Catholic Church. But, she laments, “the Church does not use the talents and the passions and the leadership skills of these women enough.”

“We have so many committed women, as lawyers, as doctors, as physicians, social workers… they all have this big potential (to give) their experience and their talents and their passions (to the Church)…it would be easy to integrate them. They offer a resource which really should be tapped more in the Church.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bước chân truyền giáo
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:20 08/03/2014
Bước chân truyền gíáo

Cách đây hơn 400 năm các vị Thừa Sai từ Âu Châu, nước Pháp, Ý, Tây ban Nha, Bồ đào Nha, vượt biển mang hạt giống Tin Mừng của Chúa vào quê hương đất nước Việt Nam.

Từ những cửa biển Phố Hiến, Hội An, cửa Bàng, cửa Hà Tiên...các vị Thừa Sai đã đặt chân trên khắp miền đất nước Việt Nam từ Nam chí Bắc. Bước chân của các ngài ra đi tung vãi tin mừng bình an, tin mừng tình yêu thương của Chúa giữa lòng xã hội Việt nam cho con người. Những bước chân đó của các ngài, được đón nhận quảng đại rộng rãi nơi người dân, nhưng họ cũng đã phải trải qua những gian lao thử thách và bị bắt bớ, trục xuất rồi còn bị tuyên án hành quyết xử tử.

Máu của các vị Thừa Sai tử đạo đổ ra trên quê hương đất nước Việt Nam đã không trở thành vô ích. Trái lại, nhờ thế hạt giống tin mừng vào Chúa đã trổ sinh kết qủa tươi tốt: Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã và đang thành hình lớn mạnh trong lòng xã hội đất nước. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tuy nhỏ, vẫn là thiểu số với hơn kém 8% dân số trong nước, nhưng về mặt tinh thần lại là một thành phần có tiếng nói chỗ đứng được công nhận, nhất là mặt kỷ luật luân lý, tình bác ái xã hội.

Gíao hội Công Giáo Việt Nam lớn mạnh với những cơ cấu nhà cửa, thánh đường, Dòng tu. Nhất là các Dòng Tu Nam Nữ phát triển sầm uất về số lượng hình thái Dòng Tu, số người trẻ chọn nếp sống đời tu sỹ ngày cành đông. Đang khi các Dòng tu Nam Nữ bên Âu châu ngày càng sút giảm về số lượng, số người trẻ tuổi chọn đời sống tu trì từ hai ba chục năm nay hầu như không còn nữa, số Tu sỹ tuổi tác cao ngày càng nhiều thêm ra. Hình ảnh nhà dòng nơi đây thật ảm đạm: số tu sỹ gìa yếu ra đi thì nhiều, số người vào từ rất ít nhỏ giọt tới không có nữa. Nhiều nhà dòng, tu viện phải đóng cửa thu nhỏ gọn lại hoặc bán, hay hiến tặng cho việc bác ái từ thiện.

Nhiều Tu viện dòng khổ tu có từ hằng trăm năm nay, bây giờ vì không còn người vào tu nữa cũng như thiếu hụt tài chánh, đành phải giải tán, trao cơ sở lại cho Giáo phận.

Tu viện Nothgottes im Rheingau, thuộc Giáo phận Limburg, là một trường hợp điển hình. Và để cho cơ sở Tu viện không bị mai một hay bị tàn phá cho mục đích trần tục, Giáo phận Limburg đã tìm mời những dòng tu bên các nước khác đến ở để tiếp tục nếp sống tu trì nơi Tu viện. Và nhà Dòng Xitô Châu Son, Đơn Dương, Lâm Đồng bên Việt Nam đã nhận lời mời kêu gọi của Giáo phận sang cư ngụ sinh hoạt nếp sống tu trì cầu nguyện ở nơi đây.

Tu viện Nothgottes

Năm 1390 một ngôi nhà nguyện đã được gia đình qúy tộc Broemnser xây lên để kính thờ Chúa cứu Thế đang đổ mồ hôi máu như trong đêm ở vườn Cây dầu Gietsemani năm xưa. Theo truyền khẩu, một nông dân làm ruộng cho vị qúy tộc Broemser đang lúc làm ngoài đồng ruộng đã được ơn nhìn thấy thị kiến này, và đã kêu lên Noth Gottes. Lời kêu cứu của ông ta đã được lắng nghe. Ngôi nhà nguyện này là tiền thân của Tu Viện Nothgottes sau này.

Đến thế kỷ 15. ngôi thánh đường hành hương được mở rộng thêm ra, và từ 1449 những người đi hành hương đến nơi Noth Gottes được lãnh nhận ơn Toàn xá.

Lại cũng có sử sách ghi lại truyền khẩu vào đầu thế kỷ 14. xảy ra bệnh dịch ở vùng này. Trong hoàn cảnh đau khổ thất vọng bị bệnh dịch, người dân chạy vào khu rừng và dựng ngôi nhà ẩn trú trốn bệnh trong cơn khốn khó. Nơi này họ đã tụ tập lại đọc kinh cầu nguyện cùng Thiên Chúa xin Ngài cứu chữa, và họ đã được nhậm lời. Và từ đó thành tên gọi Nothgottes.

Khoảng từ năm 1620 và 1622 Dòng khổ tu Capuzino chi nhánh Dòng Phanxico được thành lập ở Nothgottes. Dòng khổ tu Capuzino phát triển nếp sống tu trì ở đây cho tới thời kỳ tục hóa năm 1813.

Khoảng giữa những năm 1932 và 1938 Nothgottes các Tu sỹ dòng khổ tu trở lại thành Tu Viện. Nhưng năm 1951 các Tu sỹ bỏ ngôi Tu viện này trao lại cho Giáo phận. Giáo phận Limburg sử dụng khu nhà Tu viện Nothgottes làm nhà tĩnh tâm, nhà học hỏi về đạo đến năm 2006. Từ năm 2006 đến 2012 Hội Dòng Tám Mối Phúc Thật đến cư ngụ đời sống tu trì trong Tu viện Nothgottes. Nhưng sau đó họ cũng rời bỏ nơi này.

Từ năm 2002 Tu viện Nothgottes là một phần nằm trong danh sách Gia sản quốc tế của Unesco thuộc phía trên vùng giữa thung lũng lưu vực sông Rhein.

Giáo phận Limburg không muốn để Tu viện bỏ trống, nên đã đi tìm mời gọi có Dòng Tu nào muốn đến ở ngôi tu viện này không. Và Dòng Xitô Châu Sơn, Đơn Dương bên Việt Nam đã đáp ứng lời mời gọi của giáo Phận Limburg đến cư ngụ sống đời tu trì cầu nguyện ở Tu Viện Nothgottes từ tháng Chín 2013.

Đan viện Xito Châu Sơn, Đơn Dương

„Đan Phụ Viện Thánh Mẫu Châu Sơn tại Đơn Dương Lâm Đồng là một Dòng tu chiêm niệm theo truyền thống Xitô, trực thuộc Tòa Thánh Rôma. Dòng Châu Sơn Đơn Dương phát xuất từ Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan Ninh Bình và là thành viên của Hội Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam.

Dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam bắt đầu nhen nhúm từ tâm nguyện của linh mục thừa sai Henri Denis (1880-1933) : “muốn làm thày dòng và giúp đào luyện cho có thày dòng Việt Nam”. Năm 1912 đang khi làm cha xứ họ đạo Nước Mặn (Thừa Lưu), ngài viết thư trình Đức Cha E. G. Allys Lý, Giám mục giáo phận Huế : “…Lý tưởng mà con mơ ước là được làm tu sĩ tông đồ tại An Nam, nơi đó Thiên Chúa cần được một số người nhận biết, yêu mến và phụng sự (cách triệt để hơn). Họ có nhiệm vụ làm cho mọi kitô hữu nhận thức rằng lý tưởng đan tu không phải là một ‘chuyện đời xưa’ nhưng nó còn hiện thực và hiện thực hôm nay cũng như đời xưa”.

Trong cuộc sống thường ngày tại họ đạo Nước Mặn và sau đó tại chủng viện An Ninh, ngài ra sức tập làm thầy dòng và chuẩn bị cho công cuộc vĩ đại : sáng lập Dòng Nam chiêm niệm trên đất nước Việt Nam.

Ngày 15.08.1918, Nhà Dòng Đức Bà Việt Nam được khai sinh tại Phước Sơn, Quảng Trị, trong giáo phận Huế. Trong sắc chỉ thành lập Dòng, Đức Cha E. G. Allys Lý xác định : “Mục đích chính của tu sĩ dòng này là nên hoàn thiện trong đời sống thiêng liêng qua con đường chiêm niệm và hy sinh. Mục đích thứ hai là cầu nguyện và hy sinh cho ơn cứu độ lương dân”.

Từ một dòng thuộc quyền giáo phận, năm 1935, toàn thể tu sĩ Phước Sơn khấn trọng thể gia nhập Dòng Xitô thuộc quyền Toà Thánh. Từ con số hai vào buổi sơ khai, đến lúc này cộng đoàn Phước Sơn đã lên đến bảy mươi tu sĩ. Như một cây đủ tầm vóc, Dòng Đức Bà Vlệt Nam bắt đầu đâm chồi nẩy lộc um tùm kỳ diệu.

Đúng lúc đó, Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng tha thiết ao ước có một Dòng Nam chiêm niệm trong giáo phận Phát Diệm mà ngài vừa đảm trách “để nên như cây thu lôi thiêng liêng, cùng với Nhà Dòng Kín, bênh đỡ giáo phận bằng lời cầu nguyện và hãm mình”. Ngài mời gọi và thu xếp để ngày 08.09.1936, Dòng Phước Sơn khai sinh nhà con tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình : đó là Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan, hay Dòng khổ tu Châu Sơn như quần chúng thường quen gọi.

Từ một cộng đoàn non trẻ, Dòng Châu Sơn không ngừng củng cố, phát triển và lớn mạnh. Đời sống chuyên cần cầu nguyện, sự vui vẻ hy sinh và tính cần cù lao động của các tu sĩ đã khiến Nhà Dòng nhanh chóng trở thành “tiếng kêu” vang lên từ nơi sơn lâm chướng khí. Khắp giáo phận Phát Diệm và các giáo phận miền Bắc đều nghe biết về Dòng Châu Sơn. Rất nhiều người gồm linh mục, thày giảng, chủng sinh, giáo dân từ khắp nơi tìm đến đan viện cầu nguyện, tĩnh tâm và tìm hiểu ơn gọi chiêm niệm. Hầu như tuần nào cũng có người xin gia nhập cộng đoàn. Rất nhiều người đã nhờ lời cầu nguyện và sự trợ giúp tận tình của Nhà Dòng mà được ơn lạ. Dân chúng kéo đến làm ăn sinh sống chung quanh đan viện ngày một đông. Từ đó hình thành nhiều họ đạo thuộc quyền đan viện.

Cộng đoàn nghĩ đến việc thành lập nhà mới. Quả nhiên năm 1953, hoàn cảnh lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho các tu sĩ thực hiện ý định trên. Một số tu sĩ vào Nam thành lập cộng đoàn Châu Sơn Nam, tạm thời cư trú tại họ đạo Phước Lý (Thành Tuy Hạ, Biên Hòa). Tháng 06.1957, cộng đoàn Châu Sơn Nam di chuyển đến ‘miền đất hứa’ : đồn điền Canhkina ở huyện Đơn Dương, tỉnh Tuyên Đức (nay là Lâm Đồng) trong giáo phận Sàigòn. Đồn điền toạ lạc trên một ngọn đồi thuộc cao nguyên Lang Biang, ở độ cao trung bình l050 mét. Khí hậu tinh khiết. Đất đai mầu mỡ. Núi rừng hùng vĩ trùng điệp, bạt ngàn bóng thông. Cảnh quan tuyệt mỹ, yên bình tĩnh mịch, rất phù hợp vớl lý tưởng đan tu. Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn được thành lập tại Đơn Dương. Bề Trên các cấp và Toà Thánh phê chuẩn việc thành lập này.

Ngày 27.07.1961, cộng đoàn hân hạnh được Thánh Bộ Dòng Tu ban sắc thiết lập Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương thành “Đan viện tự trị” (Monasterium in prioratum sui iuris). Và cha Đan Viện Trưởng tiên khởi là linh mục đan sĩ Stêphanô Trần Ngọc Hoàng đắc cử vào ngày 12.l0.1962. Cha Đan Viện Trưởng có cái nhìn thấu suốt, trực giác cao và am hiểu thực tế. Cha dựa vào anh em và cùng với anh em khẩn trương đưa cộng đoàn phát triển về mọi mặt.

Trước những thành tựu đáng khích lệ của cộng đoàn Châu Sơn tại Đơn Dương, Đại Hội toàn Dòng Xitô năm 1963 nhất trí nâng Đan viện tự trị Châu Sơn cùng với hai Đan viện Phước Sơn và Phước Lý lên hàng “Đan Phụ viện” (Abbatia). Thánh Bộ Dòng Tu châu phê quyết định này qua văn thư ngày 13.11.1963.“ (Theo www. Đan Viện Xito Chau Sơn, Đơn Dương)

Tu viện Nothgottes ở Ruedesheim vùng Eibingen ngày xưa là tu viện của các tu sỹ Dòng khổ tu. Bây giờ các Tu sỹ chiêm niệm Dòng Xitô Châu Sơn Đơn Dương sang sinh sống nếp sống tu trì chiêm niệm nơi đây thật rất qúa xứng hợp

Ngôi tu viện sau những thăng trầm đã trải qua bao thay đổi về hình thức nếp sống sinh hoạt đạo đức nơi đây. Sau những năm tháng vắng bóng tu sỹ cũng như lời cầu kinh tiếng hắt ca tụng Thiên Chúa, bây giờ ngôi tu viện cổ kính này lại sống động trở lại qua những sinh hoạt chiêm niệm cầu nguyện của các Tu Sỹ dòng chiêm niệm Xitô. Sức sống đạo đức đã trở lại cho ngôi Tu viện, cho vùng Nothgottes được sinh động có ánh sáng niềm hy vọng chiếu tỏa lan ra.

Hiện nay có sáu Tu Sỹ, gồm 4 cha và hai Thầy, trong có cựu Đan viện phụ Đức, sang cùng ở Tu Viện Nothgottes. Và sáu thành viên Xitô Châu Sơn nữa cũng sẽ sang cùng sinh sống với anh em trong Tu Viện Nothgottes.

::::::::::::::::::::::::::::::::::::::

Không dám so sánh các Tu Sỹ Châu Sơn từ Việt Nam sang bên Đức ở Tu viện Nothgottes với những Vị Thừa Sai từ Âu châu ngày xưa sang truyền giáo bên Việt Nam. Nhưng sự hy sinh dấn thân của các Tu Sỹ Xitô Châu Sơn Việt Nam bây giờ là hoa trái ân đức Chúa ban cho nhờ công lao, giòng máu đào của các Vị Thánh tử đạo Thừa sai ngày xưa trên quê hương đất nước Hội Thánh Việt Nam.

Xin ngả mũ kính chào các Cha, các Thầy Dòng Xitô Châu Sơn Đơn Dương đã quảng đại hy sinh dấn thân rời bỏ quê hương, như các Vị Thừa Sai ngày xưa, sang sinh sống đời tu trì chiêm niệm nơi xứ lạ về mọi phương diện giữa lòng xã hội Âu châu văn minh tân tiến, cùng đang trên đà xuống dốc nếp sống về đạo đức cũng như các gía trị tinh thần.

Sự dấn thân hiện diện của các Cha, các Thầy và nếp sống khổ hạnh cùng lời kinh cầu nguyện của các Cha, các Thầy không là bước cản trở gây dị ứng cho đời. Nhưng là nhân chứng cho Thiên Chúa giữa dòng đời sống, và là ngọn lửa đức tin cho đời.

Địa chỉ Tu Viện:

Nothgottes 2

65385 Ruedeshiem am Rhein

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long Khai mạc tuần đại phúc Mùa Chay 2014.
Trần Văn Minh
16:31 08/03/2014
Melbourne, Thứ Bảy 8/3/2014, tại Nhà thờ Corpus Christi, 376 Geelong Road, Kingsville. Đây là nơi cư ngụ của Đức Cha Phụ tá Tổng giáo phận Melbourne. Đã long trọng khai mạc chương trình tĩnh tâm Mùa Chay cho Cộng Đồng Cộng Giáo Việt Nam trong Tổng giáo phận Melbourne.

Với một chương trình dài nguyên một ngày, từ 10 giờ sáng đến 7 giờ 30 chiều. Chủ đề của ngày tĩnh tâm: “Hãy xé lòng, đừng xé áo” Sống đức tin nội tâm. Thời tiết trong ngày thật tốt, 27 độ C, nắng vàng, gió nhẹ, nhưng với số người thật đông từ khắp các cộng đoàn trong tổng giáo phận về tham dự nên trong nhà thờ, dù các quạt đều mở nhưng có hơi bị nóng.

Buổi sáng từ 10 giờ tới 1 giờ trưa, với chủ đề “Dừng chân, nhìn lại, tiến tới.” Được Linh mục Joseph Đinh Thanh Bình, Dòng Don Bosco đã giúp cho mọi người được đón nhận những lời Chúa qua tài thuyết giảng sâu sát với đời sống mọi người.

Vì nguyên một ngày dành để tĩnh tâm, nên ban tổ chức đã thật chu đáo lo bữa ăn trưa cho mọi người tham dự, nước uống cho số đông người tham dự sau mỗi lần giải lao, nghỉ ăn trưa, gọn gàng, thuận tiện để cho mọi người dành hết tâm trí để nghe lời giảng dọn sửa tâm hồn đón nhận ơn cứu độ của Chúa nhân mùa Phục Sinh 2014.

Tiếp đến từ 2 giờ chiều, Linh mục Joseph Trần Ngọc Tân, Dòng Thánh Thể giảng vể mầu nhiệm Thánh Thể. Đến 3 giờ thì cộng đồng đã sốt sắng cùng nhau lần hạt Lòng Chúa thương xót. Trong thời gian tĩnh tâm, luôn có quý cha ngồi tòa để giúp giáo dân hưởng nghi thức hòa giải cùng Thiên Chúa, chuẩn bị tâm hồn hướng về tuần Đại Thánh Phục Sinh.

Sau khi mọi người xong giờ chầu Lòng Chúa Thương Xót, Linh mục Trần Ngọc Tân lại tiếp tục phần giảng thuyết, hướng dẫn mọi người thật lòng sám hối và chuẩn bị tâm hồn để được cùng dự bàn tiệc Thánh kết thúc ngày tĩnh tâm, trong Thánh lễ chiều do Đức Cha Vincent chủ tế.

Đúng 6 giờ theo như chương trình, Thánh lễ đồng tế bế mạc ngày tĩnh tâm của cộng đồng do Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long chủ tế cùng với quý cha Dòng Thánh Thể: Trần Ngọc Tân, LM Quốc và LM Tuấn đồng tế. Trong bài chia sẻ lời Chúa, Đức Cha đã chia sẻ đại ý: Mùa Chay giúp chúng ta nhìn lại mình để sửa những lỗi lầm, đón nhận những lời khen chê đúng mực, người chê ta giúp ta biết sửa đổi để trở nên tốt hơn.

Trong lời nguyện giáo dân, cộng đồng cũnh xin hiệp ý cầu nguyện cho mọi người. Để nhớ tới tha nhân, chúng ta cũng nên biết trân quý tới những người dấn thân tranh đấu, cho tự do, dân chủ trong nước mà phải đánh đổi đời sống riêng tư cho công việc chung, chúng ta cầu nguyện và hiệp thông, cùng trân quý những việc làm cao cả của họ.

Sau Thánh Lễ, Ông Vũ Văn Cư, đại diện cho Ban tổ chức ngày Tĩnh Tâm Mùa Chay, lên cám ơn Đức Cha Vincent, đã cho phép, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, cùng toàn thể cộng đồng Dân Chúa trong TGP đã về dự buổi Tĩnh Tâm, đã lắng nghe những lời giảng và hòa giải cùng Thiên Chúa. Trong dịp này, ông cũng ngỏ lời cám ơn đến mọi người đã giúp đỡ cho ban tổ chức, bằng cách này hay cách khác để tổ chức ngày Tĩnh Tâm thật tốt đẹp, và cũng xin mọi người thông cảm bỏ qua những thiếu xót trong tình bác ái. Đặc biệt Hội Legio Maidstone đã giúp đỡ phần ẩm thực.

Đáp lời, Đức Cha Vincent đã cám ơn ban tổ chức đã tổ chức thành công buổi Tĩnh Tâm hôm nay. Đức Cha nói, đây là lần đầu tiên, nơi ngôi Thánh Đường nhỏ bé này được đón tiếp một cộng đồng đông đảo giáo dân về tham dự. Cám ơn quý cha đã đến giúp đỡ giảng thuyết và ngồi tòa. Ngài cũng ví Chúa luôn chọn những nơi nhỏ bé để làm những việc trọng đại, cũng như chúng ta, những người Công Giáo Việt Nam được Thiên Chúa dùng làm chứng nhân sinh động trong Giáo Hội Công Giáo Úc châu nói chung và Melbourne nói riêng.

Ngài mong sao, cộng đoàn chúng ta thêm lớn mạnh, đoàn kết. Nhìn số giáo dân đông đảo, Ngài cũng nhận ra có cả những giáo dân từ vùng miền Đông Melbourne cách xa gần 50 cây số hôm nay cũng thuê hai chiếc xe Bus về dự tĩnh tâm. Đức Cha cũng cho biết, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam, theo thống kê mới nhất là Cộng đồng Công Giáo lớn thứ Hai trong TGP, chỉ sau Cộng đồng Italia. Với hơn 83 ngàn Người Việt sinh sống ở Tiểu bang Victoria, người Công Giáo Việt Nam chiếm hơn 20%. Nhìn con số thật đáng tự hào cho cộng đồng chúng ta.

Kết luận, Đức Cha Vincent mong muốn chúng ta có nhiều buổi gặp gỡ đông đảo như hôm nay để đời sống đức tin của chúng ta triển nở mạnh mẽ để làm sáng danh Chúa. Thánh lễ kết thúc vào lúc 7 giờ 30. Mọi người ra về trong niềm hân hoan vì vừa được hòa giải cùng Thiên Chúa, vừa được dự tiệc Thánh và đã được Đức Cha Vincent thân ái đứng chào tại cửa chính nhà thờ.

Melbourne 8/3/2014.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúa Thánh Thần trong sứ mạng tân phúc âm hóa
Lm. Giuse Đỗ văn Thụy
11:44 08/03/2014
CHÚA THÁNH THẦN TRONG SỨ MẠNG TÂN PHUC ÂM HÓA (P 2)

II. NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN

Người Kitô hữu nên nhớ rằng Đức Kitô không ban cho các môn đệ sự miễn nhiễm đối với các biến cố quay cuồng trên thế giới cũng như đối với những chấn động và những xáo trộn mà chúng gây ra. Trái lại, Đức Kitô muốn các môn đệ sống giữa lòng thế giới đang chuyển động và thay đổi đó. Người không hứa với họ một trật tự mới, sáng sủa, sạch sẽ, vô trùng. Song Người báo trước rằng cuộc sống của họ có nhiều bất ngờ, tốt cũng như xấu, kéo dài cho tới ngày Người trở lại. Đức Kitô không gọi người Kitô hữu ra khỏi thế gian, Người gọi họ và sai đi loan truyền niềm hy vọng, hy vọng cả khi nền móng vũ trụ bị rung chuyển (báo hiệu ngày Đức Kitô trở lại).

Đức Kitô kêu gọi người Kitô hữu đi vào một thế giới bất ổn, nhưng Người ban cho họ sự an toàn của một người dẫn đường. Người dẫn đường, chính là Chúa Thánh Thần. Người Kitô hữu tin vào những việc làm đầy quyền năng của Thiên Chúa ở giữa loài người. Tạo dựng muôn vật là việc làm của Thiên Chúa Cha quyền năng vô biên, cứu độ loài người là việc làm của Chúa Con đầy lòng nhân ái, thánh hóa thế gian là việc làm của Chúa Thánh Thần đầy sức mạnh.

Từ lâu Thiên Chúa đã hứa lưu lại với Dân Người. Người thực hiện lời hứa đó qua việc sai Con Một của Người đến, và khi biến khỏi con mắt nhân loại, Chúa Con đã gởi Chúa Thánh Thần đến. Ngài là suối nguồn cho mọi tâm tư và và hành vi tốt lành. Chúa Thánh Thần ở cùng mọi người thiện tâm, và dẫn dắt họ hướng về Nước Thiên Chúa. Do đó, điều hệ trọng là khả năng phân định sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần. Có phân định đúng mới có thể bước theo sự hướng dẫn của Ngài. [1] CHÚA THÁNH THẦN LÀ GIÓ, LỬA, THẦN KHÍ.

1. Chúa Thánh Thần là Gió.

“Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào nhà”(Cv 2,1-2).

Gió là một chuyển động của không khí. Có thể là một làn gió mát, hoặc là một cơn giông làm sạch bầu không khí. Do đó, gió là dấu chỉ Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa hằng sống đang tái tạo mặt đất. Dấu chỉ “gió” cho thấy việc tái tạo mặt đất là một chuyển động mang lại cho không khí trong lành và mát mẻ cho sự sống của loài người và của Giáo Hội. Gió ngày lễ Ngũ Tuần không hủy diệt sự sống, trái lại, nó làm cho con người được sống dồi dào hơn. Nếu thế thì nơi nào không có sự chuyển động, xem chừng nơi đó không có sự hiện diện của Thần Linh Thiên Chúa, của Thiên Chúa hằng sống đang tái tạo mặt đất.[2] 2. Chúa Thánh Thần là Lửa.

“Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống trên từng người một” (Cv 2,3).

Lửa là một sức mạnh năng động, nó thiêu hủy cái cũ, dọn chỗ cho một cái gì mới mẻ xuất hiện. Khi Chúa Thánh Thần hiện diện trong một con người hoặc trong một cơ chế, Người hoạt động như lửa, thiêu hủy cái cũ không còn cần thiết nữa, và dọn chỗ cho những ân ban mới mà Người muốn thông truyền. Lửa còn là biểu tượng của tình yêu, một tình yêu năng động. Chúng ta nói đến một tình yêu rực cháy, một tình yêu nồng nàn. Một tình yêu như thế là một bằng chứng về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần.[3] 3. Chúa Thánh Thần là Thần Khí.

3.1. Chúa Thánh Thần trong Cựu Ước và Tân Ước.

3.1.1.Cựu Ước: Từ Thần Khí là dịch theo từ “Ruah” của tiếng Hipri, có một nghĩa thông thường là hơi thở, khí trời, gió, hồn. Trong Cựu Ước, từ “Ruah’ được sử dụng 378 lần, vừa có nghĩa là gió, khí trời, khí lực nơi con người vừa là sinh lực của Thiên Chúa.

3.1.2.Tân Ước: Từ Thần Khí trong Tân Ước được dịch theo từ “Pneuma” của tiếng Hi Lạp. Trong các tác phẩm của Phao lô, ta thấy nhắc tới 146 lần, với ý nghĩa gần như trong Cựu Ước. Tuy nhiên, nếu Cựu Ước chưa nghĩ được Thần Khí là một ngôi vị, thì trong Tân Ước chính Đức Giêsu mặc khải cho ta hiểu rằng Thần Khí là một ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa, nhất là trong bài diễn từ Cáo Biệt của Người (Jn 14-16). Người là Đấng Bảo Trợ (Jn 14-16), là Thần Khí Sự Thật (Jn 14,16-17), phát xuất từ Chúa Cha (Jn 15,26), làm chứng cho Chúa Con (Jn 14,16). Từ “Pneuma” trong các tác phẩm của Phaolô vừa hiểu theo Thần Khí của con người, vừa hiểu theo Thánh Thần Thiên Chúa, nhất là trong thư 1 Corintô (40 lần) và thư Rôma (34 lần).[4] 3.2. Làm thế nào để hít thở Thần Khí của Thiên Chúa.

3.2.1. Sự cần thiết của dưỡng khí trong thể xác con người.

Mỗi ngày nếu hoạt động bình thường, con người cần tối thiểu khoảng 10.000 lít dưỡng khí. Nếu lao động nhiều, suy nghĩ nhiều, ta cần lượng khí gấp đôi hay gấp ba lần, nhưng ta chỉ cần 1,5 ký lương thực và 4 hay 5 lít nước. Nếu không thở trong vòng 5 phút, não sẽ không có ôxy và con người sẽ chết. Trong khi con người có thể nhịn ăn 20, 30 ngày và nhịn uống 3 hay 4 ngày mới chết. So sánh như thế để thấy tầm quan trọng của khí thở đối với đời sống tự nhiên.

3.2.2. Cách hít thở trong đời sống tự nhiên.

Mỗi ngày, trung bình người lớn thở 16 lần trong một phút, mỗi phút chừng nửa lít khí. Trẻ con càng nhỏ càng thở nhanh hơn. Trẻ sơ sinh thở 25 lần/phút. Dưỡng khí đưa vào các phế nang của phổi sẽ biến dòng máu đen thành dòng máu đỏ đầy ôxy và thải ra khí carbonic. Rồi theo sự tuần hoàn của máu, ôxy mới được bơm đến từng tế bào trong cơ thể, nhất là đưa lên bộ óc để nuôi não. Bộ não con người có khoảng 14 tỷ tế bào thần kinh (neurons) nên cần một lượng khí gấp 10 lần so với các bộ phận khác trong cơ thể vì não ra lệnh hoạt động và điều khiển tất cả.

Nhiều người thở rất yếu, số lượng khí không đủ biến tất cả máu đen thành máu đỏ, nên còn giữ lại khí dơ là carbonic trong máu. Hoặc có khi hít phải chất độc hại. Khí độc hay khí dơ làm cho đầu óc choáng váng, gương mặt xanh xao, tay chân bủn rủn, các cơ quan nội tạng suy yếu, nhất là bộ não, khiến cho thân xác sinh nhiều bệnh tật. Chỉ cần thay đổi cách thở, làm thế nào đưa được nhiều dưỡng khí vào phổi, rồi từ đó não và các bộ phận khác nhận được nhiều ôxy thì sẽ có nhiều bệnh tật được chữa lành mà không cần tốn thuốc men gì cả.

Dung tích của phổi có thể chứa 3,5 lít, trong khi ta chỉ dùng có nửa lít. Nếu tập theo một số phương pháp như Yoga, Thiền, Khí Công của Trung Quốc hay Dưỡng Sinh của Việt Nam để tăng dung tích thở lên chừng 1,5 hay 2 lít là khuôn mặt ta chắc chắn sẽ đẹp đẽ hồng hào, đầu óc ta sẽ thông minh sáng suốt và tinh thần ta sẽ vững mạnh tươi vui hơn nhiều.[5] 3.2.3. Cách hít thở trong đời sống siêu nhiên.

Trong đời sống tự nhiên, muốn có làn hơi dài để hát, trước tiên ca sĩ phải tập thở trong các lớp thanh nhạc cơ bản. Muốn cho có nhiều khí trong buồng phổi, người ta thường tập thở qua nhiều bài thể dục làm căng nở lồng ngực, như bằng cách dang rộng hai tay, ưỡn ngực, hít vào thật mạnh, và khi gập hai tay lại sẽ thở mạnh ra. Người ta có thể tập cho các phế nang phồng lên nhận khí hít vào bằng cách nén hơi lại theo cách thở bốn thì của Yoga hay của phương pháp Dưỡng Sinh Việt Nam.

Nói lên một số thí dụ đó để thấy rằng khí trời không phải tự nhiên chui đầy vào buồng phổi. Trái lại, ta phải luyện tập nhiều mới có được cách thở với 4 đặc tính: dài – nhẹ – êm – sâu.

Trong đời sống siêu nhiên, muốn cho có nhiều Thần Khí thiêng liêng trong buồng phổi tâm linh, người ta cũng phải tập nhiều cách thở để làm cho dòng máu đen tội lỗi được đỏ hồng trở lại. Thật ra, tất cả chúng ta đều là những con người yếu đuối, luôn bị tham vọng và dục vọng chi phối cho đến lúc lìa đời. Do đó, dòng máu đen kia chỉ là hiện tượng bình thường của con người sống trên trần thế. Giống như dòng máu trong thân xác, dòng máu đỏ nhiệm mầu của Đức Giêsu Kitô chảy trong con người chúng ta cũng thường bị tội lỗi làm cho đen bẩn, nhưng sẽ luôn luôn đỏ lại mỗi khi chúng ta hít thở được Thần Khí. Do đó, Đức Giêsu Kitô đã liên kết Chúa Thánh Thần với ơn tha tội khi Người thổi hơi trên các môn đệ và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha” (Jn 20,22-23).

Thần Khí này là ơn ban đặc biệt của Chúa Cha mà chúng ta cầu xin nhiều lần trong ngày sống. Đức Giêsu nói với ta: “Cha trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những ai kêu xin Ngài” (Lc 11,13). Vì thế, trước mỗi công việc lớn nhỏ trong ngày, ta nên tập thói quen dừng lại một vài giây để nhớ đến Chúa Thánh Thần. Cầu xin Ngài soi sáng và hoạt động trong ta. Mỗi lần cầu nguyện với Chúa Thánh Thần là ta hít thở Thần Khí.[6]

Lm. Giuse Đỗ văn Thụy

Hội Thừa Sai Việt Nam

________________________________________

[1] Ladislas M.Orsy, SJ, The Lord of confusion, Lm Nguyễn ngọc Sơn phóng dịch, p.106-107

[2] Ladislas M.Orsy, SJ, The Lord of confusion, Lm Nguyễn ngọc Sơn phóng dịch p.108

[3] Ladislas M.Orsy, SJ, The Lord of confusion, Lm Nguyễn ngọc Sơn phóng dịch, p.108

[4]Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p.140-141

[5] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p.146-148

[6] Lm Nguyễn ngọc Sơn, Tĩnh tâm mùa Vọng 1997, Bài giảng năm C, p.149-150.
 
Văn Hóa
Tham: Cơn Cám Dỗ Thời Đại
Nguyễn Trung Tây, SVD
23:37 08/03/2014
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Tham: Cơn Cám Dỗ Thời Đại


Sau năm 75, cả nhà tôi đói mờ con mắt. Bố mẹ tôi chạy vắt giò lên cổ nhưng gạo vẫn chạm đáy lu. Sáng anh chị em chúng tôi cứ thế mà gặm sắn luộc. Trưa và chiều, cơm độn với bo bo, năm thì mười họa được bữa thịt hoặc cá, nhưng bao giờ cũng kho mặn chát với muối! Gì chứ muối thì chả bao giờ thiếu ở Việt Nam. Vứt ngoài đường cũng không có mấy người hốt. Hèn chi dư thừa để kho cá kho thịt mặn chát cho đỡ tốn. Tôi tham ăn nổi tiếng trong nhà. Mẹ tôi hay mắng, “Cái thằng… Thùng bát chí thình!”, bởi tôi chuyên viên rình rình, không ai để ý, nhanh tay thò đũa gắp nguyên miếng thịt khúc cá cho thẳng vào miệng, nuốt chửng. Hên, chưa bao giờ chết nghẹt, nhưng tối hôm đó, chết khát! Thì ai biểu! Nguyên một miếng thịt, nguyên một miếng muối nuốt trôi, làm chi mà không nước ừng ực. Khát! Chỉ có nước mới trị được. Cứ thế mà uống, uống như chưa bao giờ được uống. Bụng căng phồng. Chạy bằng thích. Tào Tháo rượt. Ơi chạy! Ơi khát!
Học được bài học nhớ đời. Tôi bớt tham… Nhưng lần khát nhớ đời thứ hai thì tôi không được chọn lựa, bởi cơn khát tới khi thuyền gỗ đang bập bềnh sóng nước. Mờ sáng thuyền âm thầm rời bến. Chiều cùng ngày thuyền tiến thẳng vào hải phận quốc tế. Khi đó mới biết, trên thuyền chỉ có vài can nước. Con thuyền với hơn sáu mươi mạng người, chỉ có từng đó nước, cầm cự được mấy hồi? Lênh đênh phận nghèo với cơn khát bốn ngày, thuyền đỗ bến Marang, Mã Lai. Tôi mắt trắng dã, môi khô nứt nẻ từ dưới khoang thuyền ngước lên mở miệng năn nỉ với nhân viên Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ đang đứng trên bờ,
— Cô ơi, khát quá… Làm ơn cho xin miếng nước.
Cô nhân viên khuôn mặt trắng hồng quay đi ngay. Khoảng hai phút sau, cô quay lại cùng với mấy người thanh niên lực lưỡng, ai nấy khệ nệ bê trên tay mấy thùng nước sinh tố ướp đá lạnh. Cô vội vàng phân phát cho chúng tôi mỗi mạng người hai hộp nước. Chúng tôi xé hộp, uống ngay. Có nước sinh tố, chúng tôi thôi khát, hồi phục!
Dòng thời gian đẩy tới. Tôi định cư vùng Thung lũng Hoa Vàng, người Mỹ gọi Silicon Valley. Tôi đi học, ra trường, làm việc. Có tí ti tiền lương, tôi hăm hở kiếm tìm mua computer mới và laptop mới. Thế là lang thang ghé hết tiệm này sang tiệm khác, Best Buy, Fry’s Electronics, đủ mặt trên từng cây số. Computer hãng Dell, Best Buy đang on sale. Sony Laptop mỏng dính, Fry’s Electronics đang bán rẻ. Giờ ăn trưa, mấy tên bạn cùng phân khu tranh cãi ầm ĩ một góc phố về high tech và giá cả. Cứ như đám cháy nhà. Nhưng khổ! Làm ở hãng điện tử của Silicon Valley, tên nào chả rành sáu câu vọng cổ mùi rệu,
— Diệu em ơi đây là sự thật... The moment you open your computer box… that moment your computer becomes obsolete!/...Giây phút em khui mở máy vi tính, giây phút đó máy của em biến thành…đồ cổ”!
High tech mà, lúc nào cũng phải đi trước thiên hạ cả mấy chục năm. Thế mới tranh được miếng ăn ngon. Thì đấy, cứ nom đi, Windows 2000 xài chưa xong, Windows Vista xuất hiện, rồi bây giờ đang là mùa Windows 7. Memory, giữa thập niên 90, có được 4Mb là sang trọng kẻ cả lắm rồi. Thấm thoát nhảy cái vèo lên 1Gig, rồi 2, 4. Bây giờ là mấy? Chả biết nữa! Cứ thế đuổi theo, mệt nhoài, thở không ra hơi, bở hơi tai. Hồi xưa tham ăn, bây giờ tham high tech, tôi mua thêm software, cài thêm vào máy memory. Nếu không, máy chạy chậm rì như bà bầu. Ơi khát! Tôi uống hết ly nước này đến ly khác. Nhưng vẫn khát, khát khô cả hồn.
Thập niên 80 có được cassette nhạc 60 phút, 90 phút là vui. Trời mùa thu đỏ rực lá vùng thung lũng hoa vàng, tôi nằm mở nhạc nghe Khánh Ly, Khánh Hà. Hạnh phúc! Bước sang giữa thập niên 90, lần đầu tiên nghe tới chữ CD. Tôi tò mò tìm hiểu. Biết CD rồi, tôi như người ma nhập, bỗng nhiên hóa dại! Say mê CD, nhất là CD bán rẻ, 10 đô 3 CD, tôi hăm hở móc tiền mua cả đống. Nhiều quá, có tới hơn cả ngàn. Chất không hết tủ sách, tôi bỏ hộp (case), lấy đĩa cho vào Album, mỗi Album chứa được 100 CD. Giờ đếm lại, nguyên một ngăn tủ, trên dưới 15 cái Album đựng CD. Tưởng thế là thôi, không khát nữa. Nhưng tôi vẫn khát, vẫn cứ hăm hở tìm kiếm CD. Nhất là mỗi khi tiệm bán CD on sale mùa lễ, Tết. Tôi vác lên vai, tôi như người lên đồng, bị ma nhập, khuân về nhà bằng thích. Hết CD này tới CD khác. Thật thà khai báo thì đến là xấu hổ, bởi có những CD đến ngày hôm nay, tôi tình thiệt cũng chưa có dịp nghe qua, dù chỉ là một lần!
Hồi đó băng nhựa VCR, mở đầu máy coi Cô Gái Đồ Long mê tít thò lò Triệu Minh. Nhưng thoáng một cái, thấy thiên hạ bàn tán xôn xao về đĩa DVD. Ủa, DVD là cái chi vậy cà. Bạn tôi nửa đùa nửa thật,
— Muốn biết, cứ việc tới tiệm...
Tôi lái xe tới tiệm. Đúng như lời người bạn, tôi thấy liền DVD phim thời xưa, Cleopatra, Ben Hur, đủ cả, coi sướng cả mắt. Màn ảnh rõ tưởng như giơ tay ra là chạm được người đẹp mắt tím Elizabeth Taylor. Thế là thằng người chết khát chạy rông khắp cùng các tiệm nhặt mua cho bằng được DVD phim ưa thích. Mà lỡ nhìn thấy DVD không thích nhưng đang bán rẻ, mua luôn cho đã cơn khát.
DVD có rồi, nhưng cần tới đầu máy DVD, thế là lại hối hả chạy ra tiệm kiếm đầu máy DVD. Nhưng có đầu máy mà không có TV loại chiến thì làm sao mà đã cơn khát! Thế là lệ khệ bê luôn về nhà màn ảnh TV bự tổ chảng coi cho đã con mắt. Lúc đó mới thấy căn phòng khách nhỏ bằng cái lỗ mũi chứa làm sao cho nổi cái TV super size mới mua. Vậy là liều, tôi ôm nguyên cái TV cũ nhưng còn chạy ngon lành, mang thẳng ra tiệm bán đồ cũ Goodwill, ký tặng tại chỗ!
Ghé vào apartment chơi, mẹ tôi tinh mắt, hỏi liền,
— Ủa, cái TV cũ đâu rồi?
Tôi ngần ngại, ấp úng thật thà xưng tội. Mẹ tôi thoáng cau mặt,
— Mày, chỉ được cái phí của!
Tôi phân bua, một câu nói đụng chạm lung tung,
— Bên Mỹ mà mẹ, đâu phải như bên Việt Nam...
Mẹ tôi yên lặng, không nói chi. Nhưng nhìn mặt, tôi biết mẹ tôi không vui!
Khoảng một thời gian sau, ghé vào nhà người bạn, tôi giật mình nhận ra hắn có cái TV cùng hiệu Sony, nhưng đời mới hơn. Màn ảnh TV lớn hơn, nét rõ hơn cái TV tôi mới mua cách đây mấy tháng. Chiều Chúa Nhật hôm đó rảnh rỗi, tôi ngồi uống mấy lon bia với người bạn, cùng coi TV chương trình ca nhạc mới ra lò. Nhìn màn ảnh sân khấu với đèn sáng lấp lánh, khuôn mặt ca sĩ đẹp rực rỡ qua màn ảnh mới tinh, tôi tiếc hùi hụi cho cái TV mới mua cách đây mấy tháng. Đầu óc tôi lơ mơ nghĩ ngợi lung tung. Cơn khát thời đại cứ thế mà hành!
Tôi có người bạn thân cùng thời đi học. Thời sinh viên hắn cũng nghèo xơ xác như tôi bây giờ. Hai đứa phải thuê chung một căn phòng, nằm dưới đất. Lớp tối học xong, về tới nhà mười giờ khuya, nấu mì gói ăn đều đều. Nghèo! Hai đứa hồi sinh viên thiệt tình là trên răng dưới…khố! Giờ hắn ra trường, kỹ sư trưởng, có gia đình, đã mua nhà. Có lần tôi ghé vào gửi nhờ mấy thùng sách. Nhìn nhà xe của người bạn, tự nhiên tôi ngần ngại, bởi thấy trong đó đồ đạc chất cao có ngọn. Tã trẻ con mấy thùng xếp lớp lớp đụng sát trần. Màn ảnh monitor của computer mấy thùng giấy còn nguyên chưa bóc tem. La liệt… Và còn cả trăm thứ hầm bà lằng khác mà tôi không biết tên… Garage chứa hai xe, bạn tôi một, vợ hắn một. Từng đó thứ nhốt trong garage. Tôi thật sự cũng chẳng có chỗ để mà bước đi.
Thấy tôi cứ chiếu tia nhìn đăm đăm vào mấy thùng tã chất cao, bạn tôi phân bua,
— Bà xã thấy Costco bán on sale, khuân về nhà mấy thùng…
Nhìn đồ đạc chất đống ngổn ngang, bạn tôi giải thích,
— Hai đứa, đi đâu mà thấy đồ bán rẻ là tạt vào ngay...
Thấy mặt tôi ngớ ngấn như người dở hơi, bạn tôi nửa đùa nửa thật,
— Ông cứ lấy vợ đi… Biết liền…
Bạn tôi có gia đình, con mấy đứa. Phải tích cốc phòng cơ. Cho nên không lạ nếu bạn tôi gặp tã bán rẻ, ghé vào mua ngay. Nhưng còn mấy thùng màn ảnh monitor? Nghe tới chữ màn ảnh, người vợ cũng là bạn học thời xưa nói liền,
— Anh ấy, cứ cuối tuần là ghé vào Fry’s Electronics. Giờ xếp đó cả đống monitor, chả biết làm gì!?
Tôi suy nghĩ…tã cho con, bạn tôi không có chọn lựa, tương tự như lần vượt biên, tôi khát; nhưng màn ảnh computer, thì rõ ràng là khác…
Mùa Giáng Sinh về, cũng như mọi người dưới bầu trời Bắc Mỹ, đại gia đình chúng tôi tụ họp tại căn nhà của mẹ ăn tiệc Noel, rồi chia quà. Chị tôi gọi tên từng đứa cháu, tuần tự, từ nhỏ tới lớn. Tôi thấy các tên nhóc đều giống nhau ở một điểm: chẳng có tên nào, sau khi “khui thùng”, chịu khó để ra một hay hai phút, ngắm nghiá món quà Giáng Sinh mới nhận được từ bà, bố mẹ, các dì, các cậu. Nhận được gói quà, tên nào cũng vội vàng xé bỏ tờ giấy gói xinh đẹp, lục tung bên trong tìm kiếm. Thấy chân dung món quà rồi, hắn vội vàng liệng bỏ không thương tiếc món quà mới tinh, rồi hấp tấp quay sang gói quà bên cạnh; rồi lại vội vàng xé bỏ, lại tìm kiếm, lại quẳng bỏ không ngần ngại để quay sang gói quà khác. Cứ thế! Tôi ái ngại và thiệt tình là khó chịu khi nhìn thấy món quà xếp chữ mà anh tôi cất công tìm kiếm mấy tiếng đồng hồ trong thương xá đã được cô con gái rượu sáu tuổi đón nhận rất hững hờ. Tôi thắc mắc nếu cháu tôi chỉ nhận được một món quà Giáng Sinh duy nhất, hắn sẽ còn ơ hờ với bảng hình xếp chữ hay không?
Tôi chia sẻ nhận xét ở trên với người bạn. Thật bất ngờ người mẹ ba con cũng gật đầu đồng ý với tôi. Nhưng không chỉ dừng lại ở cái gật đầu, hai vợ chồng cô quyết định mùa Giáng Sinh vừa qua, thay vì dùng số tiền mua quà Noel cho mấy người con, họ đã tặng hết số tiền đó cho cơ quan từ thiện Salvation Armies. Tôi thiệt tình ngạc nhiên, hỏi liền,
— Ủa! Bộ không sợ mấy cháu tụi hắn buồn hay sao?
Bạn tôi gật đầu với lời nhận xét,
— Ông nói đúng. Hai vợ chồng cũng phải bàn với nhau, phải nói chuyện với mấy cháu, giải thích rõ ràng, là ba cháu vẫn nhận được quà Giáng Sinh từ bố mẹ. Nhưng số tiền dùng để mua quà Noel sẽ được tặng cho người nghèo.
Bạn tôi nói tiếp,
— Tôi còn phải cẩn thận nói thêm, “Bố mẹ muốn tụi con phải biết nghĩ đến người khác. Đồng thời học được bài học bớt đi lòng tham…”
Có một khoảng thời gian hiện tượng Occupy diễn ra nhiều nơi trên thế giới. Occupy thoạt tiên xảy ra tại Wall Street vào ngày 17 tháng 9 năm 2011. Nhiều người kéo về Wall Street biểu tình phản đối lòng tham của những người phú hộ thiên niên kỷ thứ ba. Xuất hiện trên màn ảnh TV bảng hiệu của người biểu tình, tôi đọc được hàng chữ, “Share the world’s resources/Hãy chia sẻ tài nguyên thế giới”; hoặc, “Stop being greedy immediately/Chấm dứt ngay lòng tham không đáy”. Phong trào Occupy ngày càng lan rộng trên nước Mỹ và toàn cầu. Tại San Francisco, “Occupy San Francisco”. Tại Tokyo, “Occupy Tokyo”. Tại London, “Occupy London”. Tại Sydney, Melbourne, phố lớn Úc Châu, “Occupy Sydney”, “Occupy Melbourne”; và thêm nhiều thành phố lớn trên thế giới. Người người tụ tập, giơ cao biểu ngữ phản đối lòng tham không đáy của những nhà tài phiệt.
Người Do Thái có câu chuyện khá độc đáo về cơn khát. Theo như câu chuyện tại một phố kia có ông phú hộ, ngày ngày ông khoác vào người bộ quần áo sang trọng nhất, đẹp rực rỡ nhất cho những yến tiệc linh đình thâu đêm suốt sáng. Nhưng cắc cớ một điều, nằm ngay trước cửa nhà ông phú hộ có người hàng xóm hành khất ghẻ lở đầy mình. Người hành khất bần hàn chỉ có một giấc mơ nhỏ nhoi là được ăn những mảnh vụn thức ăn dư thừa rơi từ bàn ăn phú hộ. Nhưng rất tiếc ước mơ nhỏ nhoi này cũng không bao giờ trở thành hiện thực. Dòng đời đẩy tới, cuối cùng ông phú hộ nhắm mắt buông xuôi hai tay, để rồi ôm vào lòng “one way ticket to hell”! Dưới hỏa ngục, vào một ngày kia ngước mắt lên, ông phú hộ nhìn thấy Ông Trời. Thấy Ông Trời nhân hậu, ông phú hộ mở miệng năn nỉ xin một giọt nước, chỉ một giọt nước mà thôi, bởi ông đang khát khô với những ngọn lửa nóng trong lò lửa bừng bừng thiêu đốt! Nhưng trước lời năn nỉ nhỏ nhoi của ông phú hộ, Trời lắc đầu, nói ngay,
— Trễ quá rồi con! Trễ quá rồi!
Một giọt nước chẳng là chi. Một trăm giọt nước cộng lại hóa ra một chén nước lạnh cũng không là gì. Không ai buôn bán một giọt nước. Chẳng ai nỡ lòng từ chối một chén nước lạnh với người qua đường. Hồi xưa tôi khát, mở miệng xin nước với nhân viên Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ, họ cho ngay. Nhưng thật lạ lùng, yêu cầu nhỏ nhoi, chỉ xin một giọt nước làm nguội đầu lưỡi của ông nhà giàu trong Hỏa Ngục cũng bị Ông Trời nhân hậu thẳng tay từ chối.
Tôi nghĩ tôi bị cơn khát thời đại hành như ma hành bởi THAM. Hồi ở Việt Nam, tôi tham ăn, hay thò đũa gắp nguyên khúc cá miếng thịt kho mặn chát cho vào miệng, nuốt trôi. Hên là chưa chết nghẹn, chỉ bị khát!
Bởi tham cho nên gặp CD, DVD bán rẻ, dù có là CD hoặc DVD chẳng phải loại mình ưa thích, cũng khuân vác về nhà chật chội căn phòng chung cư bé tí ti.
Bởi tham, cho nên tôi cứ như con bò, ngong ngóng nhìn đồng cỏ xanh tươi của hàng xóm, mà quên đi cỏ xanh ngay trong vườn nhà, với là tới; cho nên có lần đã dám quẳng bỏ nguyên cái TV đang chạy ngon lành!
Bởi tham, cho nên tôi hóa ra người chết khát, cứ ăn, cứ đổ vào trong bao tử bao nhiêu thìa muối, cho nên khát, khát dài dài!
Lòng tham, như một định luật, bao giờ cũng dẫn tới những cơn khát. Lòng tham càng cao, cơn khát càng nhiều!
Tôi hy vọng, chỉ có bớt đi lòng tham lam, khi đó tôi sẽ thôi, không bị hành hạ bởi những cơn khát, trong thiên niên kỷ thứ ba, tôi gọi “cơn cám dỗ thời đại!”.
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com