Ngày 08-03-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Luôn liên kết với Thiên Chúa là nhiệm vụ ưu tiên
Lm Jude Siciliano, OP
05:38 08/03/2012
CHÚA NHẬT III CHAY – B
Xuất hành 20: 1-17; Tv 19; I Cr. 1: 22-25; Gioan 2: 13-25

Quý vị có xem trận Chung kết Khúc côn cầu tháng trước không? Hơn 110 triệu người đã xem trận này, đây là chương trình truyền hình thu hút nhiều khán giả nhất. Không phải tất cả những người đến với bữa tiệc Chung Kết Khúc côn cầu đều là người hâm mộ môn này, họ chỉ giống như những người thích ẩm thực, ăn và uống. Nhưng dù có phải là người hâm mộ hay không, hầu hết những người này đều bỏ qua các chương trình thương mại trong suốt thời gian diễn ra trận đấu, vì các nhà tài trợ lớn quảng bá những sản phẩm mới và gây sự chú ý bằng quảng cáo. Sau trận đấu thường diễn ra một cuộc bình bầu ngẫu nhiên, “chương trình quảng bá sản phẩm nào mà quý vị thích nhất?” Những quảng bá như thế phải tốn hàng triệu Mỹ kim để được phát sóng. Số lượng khán giả của những chương trình này rất đông nên các nhà tài trợ nắm lấy cơ hội để có thể trưng bày sản phẩm của họ sao cho bắt mắt bao nhiêu có thể. Cuối cùng, họ đang cố lôi kéo khách hàng chú ý đến sản phẩm của họ..

Vậy hôm nay thánh Phaolô có gì sai? Sứ vụ của ông chẳng phải là nhằm trình bày Đức Giêsu cách rõ ràng nhất có thể để mọi người chấp nhận ông đó sao? Điều gì khiến việc nói về Đức Giêsu trở thành “điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ?” Tại sao nói đến sự điên rồ và yếu đuối của Thiên Chúa trong cuộc tử nạn của Đức Kitô? Tôi muốn nói với thánh Phaolô, “ngài đang dùng cách trình bày nào? Hãy chú ý kế hoạch mà thánh Phaolô và Đức Giêsu trình bày theo cách thức lôi cuốn để con người không qua lưng lại – như họ đã từng và vẫn đang quay lưng lại – khi quý vị đề cấp đến thập giá.

Thánh Phaolô biết Đức Kitô bị đóng đinh không phải là điều hấp dẫn những người Do Thái và Hy Lạp đương thời của ngài ngay từ đầu. Đóng đinh là một hình phạt dành cho những tội phạm, khó mà có thể xem là điều hấp dẫn dành cho các nghi lễ. Người Hy Lạp muốn một nhân vật anh hùng, chứ không phải một người bị đánh bại và bị làm nhục. Người Do Thái muốn một Đấng Mêssia đầy quyền năng để cứu họ thoát khỏi ách thống trị của người Rôma để được tự do trong mảnh đất Thiên Chúa đã hứa ban cho họ. Họ mong Đấng Mêssia của Thiên Chúa thực hiện những dấu chỉ mạnh mẽ phi thường thay cho dân Israel. Qua sứ vụ của mình, Đức Giêsu đã phải tranh luận với sự cố chấp của những người chống đối Ngài về các dấu chỉ cho thấy tính xác thực của Ngài (ví dụ Ga 4,48; Mt 16,4).

Tuy nhiên, Phaolô đã không né tránh việc rao giảng về mầu nhiệm đau khổ và cái chết của Đức Kitô, điều mà chỉ có thể thấu hiểu được nhờ đức tin. Thậm chí ngày nay một số nhà giảng thuyết tránh né sứ điệp của thánh Phaolô về Đức Kitô chịu đóng đinh và chỉ giảng về Tin mừng của vinh thắng và thành công. Một người có lòng tin tưởng, theo họ, sẽ được Thiên Chúa ban thưởng ngay đời này với “muôn ơn lành”. (Những nhà giảng thuyết này còn thúc giục người ta bày tỏ đức tin của mình bằng việc rộng tay bố thí).

Chỉ những “người được kêu gọi” như thánh Phaolô nói, mới có thể nhìn thấy sự khôn ngoan của Thiên Chúa trong việc Đức Kitô bị đóng đinh. Những kẻ khác sẽ chỉ là “những kẻ ngoài cuộc” đối với mầu nhiệm – cố hiểu “sự điên rồ” của Thiên Chúa. Một người cần phải có con mắt của “người trong cuộc”.

Người Kitô hữu gốc Hy Lạp ở Côrintô sẽ đánh giá cao sự hiểu biết và khả năng tư duy hợp lý để có thể đi đến một “kết luận khả dĩ”. Chẳng phải chúng ta cũng thế sao? Nhưng đâu là sự hợp lý, khả dĩ và sự rõ ràng dễ hiểu nơi một Đấng Mêssia bị đóng đinh? Thay vì tin và tín thác vào một Thiên Chúa hợp lý và khả dĩ, qua thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô, thánh Phaolô kêu gọi cộng đoàn nhận biết tình yêu Thiên Chúa ban tràn trề trên họ qua Đức Kitô và thôi thúc họ bắt chước tình yêu đó bằng cách yêu thương và phục vụ tha nhân. Sẽ không có chia rẽ trong cộng đoàn; không ai được đối xử thiên vị, nhưng tất cả mọi thành phần được sống và được đối xử như nhau.

Một số (hay nhiều?) tín hữu vẫn có xu hướng chỉ thấy Thiên Chúa nơi những thành công trong cuộc sống của họ: những đức con ngoan ngoãn và thành công; những công việc ổn định; chúng ta được tôn trọng ngoài xã hội; sức khỏe tốt và tuổi thọ,… Chúng ta bị cám dỗ cho rằng Thiên Chúa vắng bóng, thậm chí khó chịu với chúng ta, khi sự việc tan vỡ và cuộc sống của chúng ta ra như được hướng dẫn nhiều bởi những kẻ lừa hỉnh hơn là bởi Thiên Chúa yêu thương. Thời nay, khi chúng ta cảm thấy mất mát và bị bỏ rơi, chúng ta bám vào thông điệp của thánh Phaolô rằng “sự điên rồ” của Thiên Chúa là khôn ngoan của chúng ta. Thực ra, Thiên Chúa hiện diện rõ ràng hơn khi Thiên Chúa ra như vắng mặt – giống như việc Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi Đức Kitô, ngay cả khi Người bị treo trên thập giá.

Thánh Phaolô không hề ngây ngô, ngài biết thông điệp của mình sẽ gây tranh cãi đối với người Do Thái và Dân ngoại đương thời. Nhưng tình yêu tự hiến và rộng lượng Đức Giêsu tỏ bày cho chúng ta từ trên thánh giá có lố bịch và vô lý đối với thời của chúng ta hay không? Tại sao người ta không từ bỏ mình và không sẵn sàng chịu đựng vì người khác? Đâu là “phước lành” trong việc từ bỏ mình? Đâu là xì-căng-đan của thập giá đối với đôi tai của những người xưa và cả đối với chúng ta ngày nay?

Chúng ta gọi bài Tin mừng hôm nay là “thanh tẩy Đền Thờ”. Chúng ta cũng có vẻ dễ dàng phê phán việc bán buôn xem ra đã xâm chiếm nơi thờ phượng. Như những đứa trẻ nói khi lên án: “Sao lại gớm giếc thế này!” Hãy tưởng tượng những việc buôn bán diễn ra trong nơi thánh! Nhưng điều này không hoàn toàn chính xác với những gì đã xảy ra. Đền thờ tự nó chỉ là một ngôi nhà nhỏ có sân bên ngoài. Chỉ một số tư tế nhất định mới được phép vào bên trong Đền thờ. Có những khoảng sân bên ngoài dành cho các tư tế, phụ nữ, đàn ông và dân ngoại. Có những nơi dành cho những dân hành hương Do Thái đạo đức có thể đổi tiền Rôma ra tiền Do Thái để mua súc vật làm của lễ (tiền Rôma bị cấm vì khắc hình ảnh trên đó).

Trình thuật Tin mừng về việc thanh tẩy được đặt ở cuối các Tin mừng – trước cuộc khổ nạn của Đức Giêsu. Nhưng thánh Gioan đặt câu chuyện này ngay đầu Tin mừng của mình và Đức Giêsu trích Thánh vịnh 69,10 như lý do cho hành động của mình. “Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. (các tác giả ít quan tâm đến chi tiết xếp theo trình tự thời gian cho bằng ý nghĩa thần học của các biến cố được các ngài mô tả).

Những kẻ chống đối Đức Giêsu muốn biết “dấu” nào Đức Giêsu sẽ cho họ thấy để minh giải cho hành vi của Người. Khi Người nói với họ: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi ; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại" thì họ lại hiểu Người nói theo nghĩa đen. Làm thế nào trong 3 ngày mà Người có thể xây lại một Đền thờ đã được xây dựng trong suốt 46 năm? Tác giả Tin mừng nói trực tiếp cho chúng ta biết “ Người đang nói đến chính thân thể Người”. Thánh Gioan cho ta biết việc quét sạch xảy ra vào dịp kễ Vượt Qua. (Sau này Gioan cũng nói đến cái chết của Đức Giêsu bằng thuật ngữ Vượt qua). Vì thế, người tin đối mặt với phần đầu Tin mừng với sự tập trung vào cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, chết và phục sinh.

Những kẻ chống đối Đức Giêsu hiểu Người theo nghĩa đen khi Người nói vê việc phá hủy Đền Thờ và sống lại sau ba ngày. Nhưng người tin nhìn thấy một ý nghĩa khác. Đức Giêsu không nói đến đềnthờ dưới đất, nhưng là chính Người; kiểu diễn tả “trỗi dậy” cũng là kiểu nói mà thánh Gioan sử dụng để mô tả sự phục sinh của Đức Giêsu – ám chỉ niềm tin sau phục sinh.

Bài Tin mừng hôm nay là một ví dụ của Đức Giêsu đấu tranh với các nhà lãnh đạo tôn giáo, dù họ hiễu biết hơn những người khác, nhưng lại hiểu sai sứ vụ của Người. Cũng luôn có mối nguy hiểm và lịch sử được xác định, rằng tôn giáo có thể làm lu mờ hay giảm thiểu giá trị của chính nó.

Khi tôi di chuyển đến những giáo xứ mà tôi giảng tĩnh tâm, tôi thường chú ý đến vẻ đẹp của những ngôi thánh đường tôi đến thăm. Thậm chí cái khiêm tốn nhất cũng cho thấy sự chăm sóc cẩn thận của cộng đoàn cũng như những nhóm người xây dựng và bảo trì chúng. Thánh Gioan không có ý công kích những cơ sở đó cũng như những thực hành tôn giáo của họ trong việc thanh tẩy Đền Thờ. Nhưng trong tất cả những thứ khác, ngài cảnh báo chúng ta hãy chọn thứ trên hết: sự hiến thân và tương quan của chúng ta với Thiên Chúa phải là ưu tiên nhất, chứ không phải thiết kế của tòa nhà, hay những cấu trúc thực hành phụng vụ.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp

3rd SUNDAY OF LENT (B)
Exodus 20: 1-17; Psalm 19; I Cor. 1: 22-25;John 2: 13-25

Did you see the Super Bowl last month? Over 110 million people watched it; the most-watched television program ever. Not all those who go to Super Bowl parties are football fans, they just like the conviviality, the food and drink. But whether they are fans or not almost everyone will stop to look at the commercials during the game, because big sponsors roll out new and attention-getting commercials. After the game an informal poll is taken, "Which commercial did you like the best?" Those commercials cost millions to make and broadcast. Their audience is vast and the sponsors seize the opportunity to show their products in the best light possible. After all, they are trying to attract customers to their products.

So what’s wrong with St. Paul today? Isn’t his mission to show Jesus in the best possible light so he’ll be acceptable to as many people as possible? What’s all this talk about Jesus being a "stumbling block to Jews and foolishness to Gentiles?" Why point to God’s foolishness and weakness in the crucified Christ? I want to say to Paul, "What kind of sales pitch is that Paul? Let’s get with the program Paul and display Jesus in a more appealing way so that people won’t turn away – as they did and still do – when you mention the cross!

Paul knew his contemporary Jews and Greeks wouldn’t be initially attracted to the crucified Christ. Crucifixion was a punishment for criminals, hardly a drawing card for the masses. The Greeks wanted a heroic figure, not a defeated and humiliated one. The Jews wanted a powerful Messiah to lead them out from under the Roman yoke to independence in the land God had promised them. They expected God’s Messiah to perform sensational signs of power on Israel’s behalf. Throughout his ministry Jesus had to contend with his opponents’ insistence on signs to prove his validity (e.g. John 4:48; Matthew 16:4).

Still, Paul did not shrink from proclaiming the mystery of Christ’s suffering and death which could only be penetrated through faith. Even today some preachers shrink from Paul’s message of Christ crucified and instead preach a gospel of prosperity and success. A person of faith, they proclaim, will be rewarded by God in this life with "blessings." (These preachers also urge people to express their faith by generous donations.)

Only the "called," Paul says, are capable of seeing the wisdom of God in Christ crucified. Others will always be "outsiders" to the mystery – trying to make sense of God’s "foolishness." One has to have the eye of an "insider."

The Greek Christians in Corinth would place a high value on knowledge and the ability to think logically in order to come to a "sensible conclusion." We are that way too, aren’t we? But where’s the logic, sensibility and neatness in a crucified Messiah? Rather than believe and put faith in a sensible and reasonable God, throughout First Corinthians Paul has called upon the community to see the love God has lavished on them in Christ and he has challenged them to imitate that love by loving and serving one another. There is to be no separation in the community; none are to receive special treatment, but all are to live and be treated as equals.

Some (Many?) believers still tend to see God at work only in the successes of their lives: our well-behaved and prosperous children; our secure jobs; our respectability in society; our good health and our long lives, etc. We are tempted to think God is absent, even displeased with us, when things fall apart and our lives seem to be directed more by a trickster, than by a loving God. At these times, when we feel lost and abandoned, we cling to Paul’s message that God’s "foolishness" is our wisdom. Indeed, God is more present when God feels absent – just as God never abandoned Christ, even as he hung on the cross.

Paul was not naïve, he knew his message was indeed controversial to his Jewish and Gentile contemporaries. But is the self-sacrifice and generous love Jesus exhibited to us on the cross any less ridiculous and nonsensical to our contemporaries? Why should anyone deny themselves or willingly suffer for another? Where is the "blessing" in self-denial? What a scandal the cross was to ancient ears, and to our ears as well.

We call today’s gospel the "cleansing of the Temple." We also tend to quickly pass judgment on the trade and commerce that seem to have invaded a place meant for worship. As the kids might say in judgment, "How gross!" Imagine businesses setting up shop in a sacred place! But that’s not exactly what was happening. The Temple itself was a small building with outside courts. Only specific priests were allowed to enter the inner Temple. There were courts outside for priests, women, men and Gentiles. There were places where devout Jewish pilgrims could exchange their Roman coins (forbidden for Temple use because of the graven images on them) for Jewish coins, in order to purchase animals for sacrifice.

The other gospel accounts of the cleansing are placed at the end of the gospels – before Jesus’ passion and death. But John places the story at the beginning of his gospel and Jesus quotes Psalm 69-10 as his reason for his actions. "Zeal for your house will consume me." (The gospel writers were less concerned with chronological details than with the theological meaning of the events they describe.)

Jesus’ opponents want to know what "sign" Jesus will give them to justify his actions. When he tells them, "Destroy this temple and in three days I will raise it up," they take him literally. How can he rebuild a Temple that has been under construction for 46 years in just three days? Then the gospel writer speaks directly to us, "He was speaking of his body." John tells us that the cleansing takes place at Passover time. (Later John will also tell the account of Jesus’ death in terms of the Passover). Thus, the believer is confronted early in this gospel with its focus on Jesus’ passion, death and resurrection.
Jesus’ opponents take him literally when he speaks about destroying the Temple and raising it up in three days. But the believer sees another meaning. Jesus isn’t speaking of an earthly temple, but himself; the expression "raise" is the same one John uses to describe Jesus’ resurrection – hinting at post-resurrection belief.)

Today’s gospel is just one example of Jesus struggle with religious leaders who, though they should have known better, had misinterpreted his mission. There is always the danger and history has confirmed, that religion can get sidetracked and its values diluted.

As I travel giving parish retreats I’m often struck by how beautiful most of the physical churches I visit are. Even the humblest show the care their congregations and staff took in building and maintaining them. John isn’t attacking those institutions or their religious practices in this story of the cleansing of the Temple. But among other things, he is warning us to put first things first: our devotion and relationship with God comes first, not the design of the buildings, or the structuring of our liturgical practices.
 
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 17
VietCatholic Network
08:53 08/03/2012
Ở thế kỷ thứ 8 trước Thiên Chúa giáng sinh, tiên tri Mikê đã nói về Thiên Chúa như vị mục tử chở che dân Ngài không những khỏi mọi sự dữ và còn cứu họ khỏi tội lỗi nữa. 800 năm sau, Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến để lời tiên tri của ông Mikê được nên trọn và để tỏ hiện tấm lòng của Cha trên trời - một tấm lòng mục tử.

Thiên Chúa muốn yêu thương và dẫn dắt chúng ta dù chúng ta là ai và chúng ta đã sống như thế nào. Tất cả chúng ta đều cần đến chăm sóc đầy tha thứ, yêu thương và thương xót mà tiên tri Mikê đã mô tả - để chúng ta nên thánh như ý định Chúa muốn nơi chúng ta. Việc nên thánh của chúng ta đòi hỏi nhiều hơn là lời kinh nguyện và việc dự các thánh lễ. Tâm tình mong muốn nên thánh phải là một phần của môi trường sống tại ngay gia đình chúng ta. "Hãy chăm sóc dân ta bằng gậy mục tử của ngươi" (Mikê 7:14). Thiên Chúa muốn chúng ta học cách "chăn dắt" người bạn đời của ta, con cái ta và bạn bè gần gũi ta trong Chúa Kitô.

Thiên Chúa dựng nên ta để ta yêu thương và được yêu thương và càng sống trong sự yêu thương của Ngài - đến từ mọi trạng huống - chúng ta càng được an toàn bước đi trên con đường hướng về quê trời. Chính vì thế gia đình, tổ ấm, phải là môi trường giúp ta nên thánh.

Chúng ta hãy tưởng tượng một mái gia đình nơi những thiếu sót và bất toàn được đáp trả mau mắn bằng cảm thông và tha thứ, nơi mọi người được đối xử với yêu thương, tôn trọng trong bất cứ hoàn cảnh nào, Chúng ta hãy thử phác họa ra một bức tranh gia đình nơi mà các mối quan hệ được đánh dấu bằng sự chấp nhận và yêu thương vô điều kiện. Chúng ta có thể thấy được bình an đến với những gia đình như vậy thật ấm cúng biết dường nào.

"Hãy chăm sóc dân ta bằng gậy mục tử của ngươi" (Mikê 7:14). Như tiên tri Mikê đã gào lên thế nào, chúng ta cũng hãy gào lên như vậy cho các gia đình và cho đời sống gia đình ngày nay. Nhiều trẻ con đã lớn lên không được chăn dắt bằng một tình yêu mục tử và cảm thấy dễ bị thương tổn vì sự mất an ninh, mất phương hướng và một viễn kiến tầm thường, nhạt nhẽo và nông cạn cho tương lai. Những trẻ em bị thương tổn ngày nay sẽ trở thành những người lớn bị thương tổn và những bậc làm cha mẹ ngày mai. Vì thế, chúng ta hãy cầu nguyện đặc biệt cho những bậc làm cha làm mẹ hay những bậc đóng vai trò lãnh đạo. Xin vị Mục Tử Tối Cao trên trời dạy bảo họ đường lối Ngài và mạc khải cho họ kế hoạch của Ngài cho cuộc sống.

"Lạy Ðức Giêsu, với Chúa, mọi chuyện đều có thể thực hiện được. Xin Chúa chữa lành những trẻ em bị bỏ rơi không ai ngó ngàng đến trong thế giới hôm nay. Xin cho họ biết đến tình yêu Ngài. Xin Chúa cũng soi sáng cho các gia đình để cuộc sống họ nên chứng tá về tình yêu của Chúa cho thế gian".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
 
Thanh tầy ''Nhà Thờ''
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:53 08/03/2012
Chúa Nhật III Mùa Chay B

Các môn đệ Chúa Giêsu khi chứng kiến việc Thầy mình thịnh nộ trước sự kiện người ta biến đền thờ thành nơi buôn bán, đã nhớ lại lời Kinh Thánh: “Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. Một cơn thinh nộ đúng nghĩa bằng việc lấy dây làm roi đánh đuổi người buôn bán chiên bò, lật nhào bàn ghế và hất tung tiền của những người đổi bạc. Quả là to gan, nếu không là tên phạm thượng thì cũng là phường phá hoại. Cần phải nghiêm trị nếu không sẽ mất hết luật lệ, mất hết truyền thống, tôn ti…

Trước hết cần phải cật vấn ông này lấy quyền gì mà làm những sự to gan, tày trời như vậy. Những người Do Thái lúc bấy giờ, cách riêng những người đang có trọng trách đã kinh ngạc trước câu trả lời của Chúa Giêsu: Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại. Dĩ nhiên họ chẳng thể hiểu nội hàm câu trả lời của Người. Sau này, khi chứng kiến cuộc khổ nạn và phục sinh của Thầy chí thánh, các môn đệ mới hiểu Thầy dùng chính mạng sống của mình để làm dấu chỉ cho việc Người có quyền hành sử những sự to gan như thế. Đã chấp nhận hy sinh mạng sống vì sự việc gì đó thì nó phải có tầm quan trọng đáng kể và việc đó chính là thanh tẩy đền thờ.

Thanh Tẩy nhà thờ vật chất gỗ đá (église - church): Chuyện nhỏ. Quét bụi, lau chùi bàn ghế nhà thờ… là chuyện phải làm. Người ta vẫn làm thường nhật hay thường kỳ mà chẳng một ai thắc mắc. Ra những quy luật để gìn giữ các nhà thờ thực sự là nơi quy tụ tín hữu cho việc thờ phượng, tránh các lạm dụng làm mất sự thiêng thánh, thì cũng là chuyện dễ đón nhận và tuân giữ. Nhiều nơi, nhiều giáo xứ khi có điều kiện đã xây phòng hội, xây phòng giáo lý để tách các việc hội họp, dạy giáo lý ra khỏi nhà thờ. Đây là việc làm chính đáng nhưng cũng vẫn là chuyện không lớn.

Thánh hiến hay làm phép một ngôi nhà thờ cũng chẳng là chuyện trọng đại nếu xét về công sức bỏ ra. Chỉ một thánh lễ do đức Giám mục chủ sự hay do một linh mục được uỷ quyền thì mọi sự gọi là hoàn tất.

Thanh tẩy Nhà Thờ (Église – Church): Chuyện lớn. Khi hai từ nhà thờ được viết hoa thì đã không còn là một công trình kiến trúc vật chất, cho dù vẫn còn nhiều người, nhiều tập thể, vì thiếu hiểu biết hay cố tình làm như không biết, gọi là “bọn Nhà Thờ” hay “Nhà Thờ”, mà thực ra đó là Giáo Hội. Thanh tẩy Giáo Hội ư? Chuyện lớn đấy! Đó là một cơ cấu tổ chức, là một thực thể có tính thánh thiêng. Đó là tập thể những người có niềm tin. Và cũng không thể không kể, cho dù chỉ là đại diện, đó là những người đang có quyền cao, chức trọng. Trong niềm tin và theo giáo lý, Giáo Hội được Công đồng Vatican II trình bày với hình ảnh nền tảng đó là đoàn dân Thiên Chúa. Thế nhưng dưới cái nhìn người bình dân trong đạo và theo nhãn quan của bà con ngoài đạo thì quý đấng bậc có “chức vụ cao trọng” được đồng hoá với Giáo Hội cách nào đó.

Để làm cho cơ cấu tổ chức và luật lệ thực sự có ra vì con người chứ không ngược lại, thì quả là chuyện không nhỏ chút nào (x. Mc 2,27). Công đồng Vatican II đã kết thúc vào năm 1965, thế mà phải đến năm 1983 Bộ tân Giáo Luật mới được hình thành. Thử hỏi nội dung và tinh thần của bộ Giáo Luật 1983 đã được triển khai và áp dụng ra sao và ở mức độ nào? Chuyện “phép vua thua lệ làng” hình như vẫn tồn tại ít nhiều nơi này nơi kia. Để giúp những người đang mang trọng trách với chức vị lớn trở thành “người hầu thiên hạ” thì cũng không phải là việc một sớm một chiều (x.Mc 9,35). Chuyện “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” là chuyện vẫn không là cá biệt. Thỉnh thoảng có một vài tín hữu giáo dân vì thành tâm mà bạo miệng lên tiếng về một vài tình trạng “cha chú” đó đây, hoặc lên tiếng về thái độ thụ động của đấng này, vị kia trước bất công, bạo quyền, thì cũng dễ bị hứng “búa rìu” cách này cách khác.

Thanh tẩy đền thờ tâm hồn: chuyện hệ trọng. “Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân” (Quản Trọng). Và kế ngàn đời là trồng con cái Chúa. Trồng người con Chúa ra sao đây? Bản Thập giới mà bài trích sách Xuất Hành trình bày không hề lỗi thời mà trái lại. Chúa Kitô đã minh nhiên nhắc lại điều này với một vị luật sĩ và với người thanh niên muốn nên trọn lành (x.Mt 19,16-19). Để mến Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn, đồng thời yêu thương tha nhân như chính mình thì chuyện thanh tẩy là chuyện phải làm cả đời.

Theo thiển ý, để có những đền thờ tâm hồn trong sáng, thánh thiện, xứng đáng, thì một trong những điều cần thanh tẩy đó là sự tham lam. Thánh Tông đồ dân ngoại đã từng gọi tham lam là một hình thức “thờ ngẫu tượng”. Chúa Kitô cũng đã từng ví “của tiền” (dĩ nhiên có cả chức quyền, danh vị) như một vị thần, khi Người nói rằng không được làm tôi hai chủ (x.Lc 16,13). Và thực tiển minh chứng rõ ràng lòng tham lam, tham danh, hám lợi đã giết chết hay làm băng hoại tình người thật khó lường. Sự tham lam khi đã được quyền bính bảo kê hay được luật lệ hợp thức hoá thì hậu quả thật khó lường. Đức Bênêđictô XVI trong cuốn “Đức Giêsu thành Nagiarét” nhận thức rằng khi Chúa Giêsu thanh tẩy đền Thờ Giêrusalem, Người không phá bỏ lề luật nhưng Người đánh đổ các sai trái của con người vốn đã được lề luật hoá (Phần II trang 24).

Thanh tẩy nhà thờ gỗ đá, cách riêng Nhà Thờ viết hoa hay đền thờ tâm hồn chắc chắn phải có trả giá. Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng, dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan thì chúng tôi rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh…(1Cr 1,22). Chúa Kitô đã chấp nhận để người ta phá “thân thể Người” để rồi xây lại sau ba ngày không phải chỉ để thanh tẩy Đền Thờ Giêrusalem mà đặc biệt để thanh tẩy cái Nhà Thờ viết hoa cũng như các đền thờ tâm hồn, tức là con người qua mọi thời đại.

Môn đệ không trọng hơn Thầy (x.Ga 15,20). Rất nhiều người, nhiều vị thánh đã từng to gan tiếp bước chân Thầy chí thánh nhiệt thành lo việc thanh tẩy Nhà Thờ viết hoa, thanh tẩy các đền thờ tâm hồn. Và số phận của họ đã dẩy đầy truân chuyên. Nói gì cho xa, để có được thành quả là Công Đồng Vatican II và gìn giữ cũng như phát triển thành quả ấy thì nhiều vị, nhiều đấng bậc đã chấp nhận bao hy sinh, khổ ải, truân chuyên. Cuộc đời của Hồng Y Ives Congar, cha Marie –Dominique Chenu, Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI… là những minh chứng hùng hồn.

Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. Một quy luật như là tất yếu. Đã sợ thiệt thân thì hầu chắc không làm được sự gì tốt cho việc nhà Chúa. An thân, thủ phận, hay sống theo “chủ nghĩa cơ hội” thật không xứng với người môn đệ Chúa Kitô. Có thể có nhiều lý do, nhưng chắc chắn có lý do này, đó là chưa nhiệt tâm lo việc nhà Chúa. Khi chưa nhiệt tâm lo việc nhà Chúa thì có lẽ chúng ta đang mãi mê lo việc nhà mình chăng?
 
Đền Thờ của Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:54 08/03/2012
Chúa Nhật III Mùa Chay B

Phụng vụ Lời Chúa qua hai Chúa Nhật Mùa Chay cho thấy Đức Giêsu vừa là con người phải chịu cám dỗ trong sa mạc, vừa là Con Thiên Chúa nơi biến cố Hiển Dung trên núi Tabor.

Phụng vụ Lời Chúa tuần 3 Mùa Chay trình bày Đức Giêsu là Đền Thờ của Thiên Chúa qua sự kiện thanh tẩy đền thờ Giêrusalem.

1. Chúa Giêsu thánh tẩy đền thờ

Đối với Do thái giáo, Lễ Vượt Qua là một đại lễ, tưởng niệm cuộc vượt qua Biển Đỏ tiến về Đất Hứa. Lễ Vượt qua được tổ chức vào ngày 15 tháng Nissan, tức là tháng 4 dương lịch.

Mọi người trong đất nước Palestin đều về Giêrusalem dự lễ.Cả những người tản mác khắp thế giới không bao giờ quên tôn giáo, tổ tiên cũng về dự đại lễ quan trọng nhất này. Dầu sống ở xứ nào, người Do thái vẫn ước mơ và hy vọng được dự lễ Vượt Qua tại Giêrusalem ít nhất là một lần trong đời.Trong dịp này Chúa Giêsu cùng đi dự lễ Vượt qua với các môn đệ.

Thuế Đền Thờ là một sắc thuế mà mỗi người Do thái từ 9 tuổi trở lên đều phải đóng.Tiền thuế là ½ siếc-lơ, tương đương với 2 ngày công nhật.

Trong việc giao dịch thương mại, mọi loại tiền đều có giá trị tại Palestin. Nhưng tiền thuế Đền thờ phải nộp bằng đồng siếc-lơ Galilê hoặc siếc-lơ của Đền Thờ. Khách hành hương đến Đền Thờ phải đổi tiền siếc-lơ. Vì vậy trong sân Đền Thờ có nhiều người làm nghề đổi tiền.Tiền huê hồng khi đổi là ¼ ngày công cho 1đồng. Cứ 4 đồng siếc-lơ thì người đổi được lợi một ngày công. Do đó số tiền thuế Đền thờ và lợi tức đổi tiền thật là lớn.

Điều khiến Chúa Giêsu nổi giận là khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ.Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh Tôn giáo để trục lợi.

Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo.

Chính vì những điều ấy đã làm Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận. Chúa lấy dây thừng bện thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ;còn tiền của những người đổi bạc,Người đổ tung ra,và lật nhào bàn ghế của họ.

Trong Phúc âm hiếm khi ta thấy Chúa Giêsu nổi giận. Ngài bình thản đón lấy nụ hôn phản bội của Giuđa; lặng lẽ trước những lời cáo gian buộc tội; xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đóng đinh mình vì họ không biết việc họ làm. Chính Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta học lấy nơi Ngài bài học hiền lành và khiêm nhường. Vậy mà ở đây, Chúa đã nỗi giận đùng đùng,lật tung bàn ghế, lấy dây thừng làm roi xua đuổi tất cả.

Khung cảnh đền thờ phải là nơi yên tĩnh, thánh thiêng. Thế mà nay lại ồn ào huyên náo, mua bán đổi chác, tranh giành, cãi cọ, đôi co như là một cái chợ buôn bán sầm uất. "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây,đừng biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán" (Ga 2,16). "Nhà của Ta là nhà cầu nguyện,còn các ngươi làm thành hang trộm cướp" ( Mt 21,12-13).Chúa Giêsu thất vọng biết bao trong tiếng than thở ấy."Nơi buôn bán", "Hang trộm cướp", Đền thờ nơi tôn nghiêm thờ phượng Đức Chúa, nay lại quá bất kính, quá bát nháo khiến Chúa Giêsu phải đau lòng. Lời ngôn sứ Giêrêmia quở trách dân Do thái xưa đã nên ứng nghiệm ( x. Gr 7,11).

Thế là Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền thờ vì Ngài yêu mến Đền thờ: "Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 69,10).Lòng nhiệt thành với Đền thờ sẽ dẫn Chúa Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại (x. Ga 15,5).

2. Tại sao Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ?

- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì nhà Thiên Chúa đã bị xúc phạm.

Trong sân đền thờ có thờ phượng mà không có lòng tôn kính.Thờ phượng mà không có lòng tôn kính là việc bất xứng.Đó là việc thờ phượng hình thức chiếu lệ.Trong sân Đền thờ người ta cãi vả về giá cả,tiếng ồn ào huyên náo tạo thành một cái chợ chứ không phải là Đền thờ.

- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ để chứng minh rằng việc dâng thú vật làm lễ tế không còn thích đáng nữa.

Các ngôn sứ đã loan báo: “Đức Chúa phán, ngần ấy hy lễ của các ngươi đối với Ta nào có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu,mỡ bê mập, Ta chán ngấy.Máu chiên dê Ta chẳng thèm.” (Is 1,11). "Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận" ( Tv 50,16).

Thái độ thanh tẩy Đền thờ của Chúa Giêsu chứng tỏ Chúa đòi hỏi lòng thành kính.Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa là tấm lòng chân thành.

- Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ vì "Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện"

Đền thờ là nơi Thánh,là chốn Thiên Chúa hiện diện tiếp nhận phụng tự của người dâng lễ và thông ban cho họ sự sống và các ân huệ của Người.

Các chức sắc Đền thờ,các con buôn người Do thái đã biến Đền thờ thành nơi huyên náo, nổi loạn. Tiếng bò rống, tiếng chiên kêu, tiếng rao hàng, lời qua tiếng lại mặc cả, cãi cọ mua bán làm cho khách hành hương không thể cầu nguyện được.

3. Xậy dựng đền thờ tâm hồn.

Chúa Giêsu đã thanh tẩy Đền thờ Giêrusalem. Chúa muốn chúng ta thanh tẩy Đền thờ tâm hồn của mình.

Đền thờ tâm hồn không xây dựng bằng vật liệu cao cấp của các thứ kim loại, bằng những loại gỗ quý giá. Đền thờ tâm hồn được xây bằng các bí tích, các việc lành thánh thiện, những hy sinh, lòng yêu mến Thiên Chúa.

Trong Đức Kitô, chúng ta đã trở nên đền thờ sống động và đã được cung hiến ngày lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô minh định: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong đền thờ ấy”. Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi tín hữu qua Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ như đền thờ Latêranô đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa Giêsu thấy sự huy hoàng của Đền thờ,nhưng Người lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi,trong 3 ngày Ta sẽ xây dựng lại. Chúa ám chỉ đến cái chết và sự phục sinh của Người. Đền thờ ở đây chính là thân thể Đức Giêsu mà mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên đền thờ ấy. Thân thể phục sinh của Chúa là đền thờ mới, nơi con người thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực, trong tinh thần và trong chân lý. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ vững bền.

Đền thờ đích thực, là chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2:5; Dt 9:15; 12:24). Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của mọi nhà thờ trên thế giới này đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.” (1Cr 3,11). Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.” (Ed 47,9). Người được phúc đón nhận sự sống đó là Kitô hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô.” (2 Cr 12, 27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa.” (1 Cr 3,16).

Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa đã đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ vì họ đã đem đền thờ biến thành nơi buôn bán, đổi chác;
Xin Chúa xua đuổi nhưng thói hư tật xấu ra khỏi tâm hồn chúng con, để tâm hồn chúng con xứng đáng là đền thờ sống động của Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Amen.
 
Nhà Cha Ta là Nhà Cầu Nguyện
Lm Trần Bình Trọng
10:40 08/03/2012
Chúa Nhật 3 Mùa Chay, Năm B (Xh 20:1-17; 1Cr 1: 22-25; Ga 2:13-25)

Vào dịp lễ Vượt qua của người Do thái, Ðức Giêsu lên Giêrusalem, thấy người ta đổi tiền bạc và mua bán súc vật trong quảng trường của Ðền thờ, Người liền lấy giây làm roi mà xua đuổi tất cả chiên cũng như bò ra khỏi Ðền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra và lật nhào bàn ghế của họ (Ga 3:15).

Luật Do thái cấm chỉ việc mua bán trong khu vực Ðền thờ. Tuy nhiên hàng tư tế quản trị Ðền thờ lại dung thứ cho dịch vụ này. Việc dung thứ có thể hiểu được vì những người từ xa đến khó có thể mang theo súc vật để hiến dâng, cho nên việc mua bán súc vật trong khu vực Ðền thờ được hiểu là tiện lợi. Tiện lợi chứ không hẳn là cần thiết vì việc mua bán vẫn có thể được thực hiện bên ngoài các cổng ngoại tường Ðền thờ. Vậy nếu việc mua bán súc vật và đổi tiền được coi là tiện lợi cho những người từ xa tới, thì tại sao Ðức Giêsu lại tỏ ra khó chịu, lên tiếng cảnh giác những người buôn bán súc vật và đổi tiền quanh Ðền thờ?

Thưa rằng dịch vụ hối đoái để trả thuế Ðền thờ và mua bán súc vật để hiến dâng đã trở thành một việc chỉ nhắm mục đích thương mại. Người bán thì coi đó như là cách thế làm tiền, còn người mua thì phải mua một cách bất đắc dĩ cho việc dâng hiến. Rồi súc vật hiến dâng phải chịu sự khám xét của nhân viên đền thờ để được chứng nhận con vật không có vết tì ố. Thực tế thì viên chức Đền thờ muốn có độc quyền cho người đấu thầu bán súc vật trong khu vực đền thờ cho nên người dân nghĩ rằng họ phải mua súc vật được đấu thầu bên trong thì mới được bảo đảm là con vật có đủ tiêu chuẩn cho việc hiến dâng. Rồi họ còn phải trả tiền khám xét súc vật nữa. Do đó người nghèo cũng phải mua súc vật của họ với giá cắt cổ thay vì mua ở ngoài theo giá thị trường.

Thứ đến việc đổi tiền để nộp thuế cho Ðền thờ cũng có gì không chỉnh. Theo luật Do thái, mỗi người nam công dân Do thái phải đóng thuế đền thờ, tương đương với hai ngày công. Ðức Giêsu cũng đóng thuế đền thờ (Mt 17:27). Thuế đóng cho Ðền thờ mỗi năm một lần bằng tiền Do thái vì tiền Rôma có hình vua ngoại đạo là Xêdarê, nên không được lưu hành trong Ðền thờ. Ðổi từ tiền Rôma hay những loại tiền ngoại quốc khác sang tiền Do thái phải trả tiền huê hồng đáng kể cho quầy đổi tiền.

Ðền thờ Giêrusalem đồ sộ, nguy nga và lộng lẫy vừa được xây cất lần thứ ba là qùa tặng của vua Hêrôđê, có lẽ nhắm mục đích chính trị hầu làm vừa lòng dân chúng hơn là sùng đạo. Như vậy không có vấn đề dân chúng phải trả nợ. Do đó dịch vụ buôn bán súc vật và đổi tiền chỉ còn đem tiền lời chồng chất lên ngân khố Đền thờ. Còn nhóm người đổi tiền và buôn bán súc vật cũng đã phải trở nên giầu có. Rồi hàng đại tư tế cho đấu thầu hai dịch vụ này cũng phải có món tiền bỏ túi riêng. Vì thế mà Ðức Giêsu lên tiếng cảnh giác họ: Ðừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán (Ga 2:16). Ðó là lời quở trách những nhà lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ đã đồng loã trong việc thương mại hoá và phàm tục hoá Ðền thờ. Phúc âm thánh Mát-thêu, Mác-cô, và Luca còn ghi lại lời Ðức Giêsu trích dẫn sách ngôn sứ Isaia ghi: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện (Is 56:7), rồi dùng lời ngôn sứ Giêrêmia (Gr 7:11) để khiển trách họ vì họ đã biến nơi thờ phượng thành sào huyệt của bọn cướp (Mt 21:14; Mk 11:17; Lk 19:46).

Khi người Do thái hỏi xem Ðức Giêsu lấy dấu chỉ nào mà tỏ uy quyền làm như vậy, thì Chúa dùng cơ hội này tiên báo về việc phục sinh của Người: Các ông cứ phá huỷ Ðền thờ này đi; nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại (Ga 2:19). Ở đây Chúa muốn nói đến đền thờ là thân thể phục sinh của Người sau khi đã nằm trong mộ ba ngày, mà họ không hiểu. Ngay cả các môn đệ cũng chưa hiểu nổi. Khi có mấy môn đệ trầm trồ khen ngợi Ðền thờ, thưa với Chúa: Thầy xem kìa: đá lớn thật! Công trình kiến trúc vĩ đai thay (Mk 13:1) thì Chúa trả lời: Tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ (Mc 13:2). Năm bảy mươi sau công nguyên, tướng Titô của đế quốc La mã cho đem quân đội đến phá huỷ Ðền thờ, chỉ để chừa lại một phần của bức tường Đền thờ đế chứng minh cho hậu thế biết rằng quân đội La mã hùng mạnh đến thế nào. Trong một nhóm linh mục hành hương sang Thánh địa khi thăm một phần bức tường than khóc Đền thờ còn tồn tại, ghé vào tai linh mục bạn nói: Chu choa! Sao người ta có thể phá huỷ bức tường này vậy (khi chưa có chất nổ, xe tăng và xe ủi).

Phúc âm hôm nay nhắc đến việc các môn đệ nhớ lại lời Thánh kinh: Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa làm hao mòn thân tôi (Tv 69:10). Luật Chúa ban cho Mosê dậy dân Người phải giữ ngày Sabát (Xh 20:8-10) là ngày thứ Bảy, ngày thánh, ngày lễ nghỉ. Khi Ðức Giêsu sống lại vào ngày thứ Nhất trong tuần, Giáo hội mới chuyển sang ngày Chúa nhật để thờ phượng và nghỉ ngơi. Do lòng nhiệt thành lo việc nhà Chúa mà Giáo hội hoàn vũ cũng như giáo phận địa phương còn đưa ra những luật lệ nơi thánh đường và trong khuôn viên nhà thờ trong giờ thờ phượng công cộng để bảo đảm cho giáo dân khỏi bị chia trí trong khi thờ phượng. Vậy thì lòng nhiệt thành với việc nhà Chúa phải nhắc nhở cho ta biết tỏ ra tôn kính nhà Chúa, khi đến nhà thờ làm việc thờ phượng và cầu nguyện.

Do đó Giáo hội đòi hỏi khi đến nhà thờ ngày Chúa nhật để thờ phương cách công cộng, người công giáo nên ăn bận thế nào, tỏ ra những cử chỉ ra sao để giúp khơi dậy tâm tình đạo đức thích hợp. Lòng nhiệt thành cho nhà Chúa phải nhắc nhở ta dạy cho con cháu biết phân biệt đâu là nơi thờ phượng và nhắc cho con cháu tránh những cử chỉ và hành động gây chia trí cho người khác. Có linh mục kia nhận được lá thư của một người đàn ông có kí tên, mà ngài không quen biết, được trích nguyên văn như sau: Thưa Cha, tôi đi nhà thờ hằng ngày, hầu hết bảy ngày trong tuần và lần nào ở hàng ghế đầu, đều thấy mấy bà rất trẻ, rất khoẻ mạnh, mang hài cao, mặc váy ngắn, tóc tai ngắn ngủi, đi lễ rất trễ, cứ chạy xoong xoong lên hàng ghế đầu để gần các cha. Có những bà ăn mặc không được kín đáo, mà ngồi gần như vậy, thì không tốt mấy. Tôi xin Cha đề nghị với Cha sở xem có cách nào giảỉ quyết? Ông cha nhận được thư thì thắc mắc sao ông này có mắt quan sát hay thiệt.

Giáo hội còn đưa ra những nguyên tắc về phụng vụ, về thánh nhạc, về kiến trúc thánh và nghệ thuật thánh và mở những lớp huấn luyện nhằm cải tiến những bộ môn trên. Không cần phải đào sâu, mà chỉ cần hiểu biết sơ qua cũng thấy thánh nhạc, dụng cụ nhạc khí dùng trong nhà thờ và các cơ sở thánh thì mầu sắc, âm thanh, ánh sáng, vật liệu và phẩm chất của vật liệu xử dụng phải khác biệt. Vậy thì những mầu sắc hay bóng đèn mầu loè loẹt nhấp nháy có thích hợp trong nhà thờ không? Người am hiểu nghệ thuật, kiến trúc và hội họa thánh khi đến thánh đường mà thấy không phải là nghệ thuật, kiến trúc và hội hoạ thánh, khiến họ có thể chia trí, khó chịu và còn ẫm ức nữa. Những xứ đạo nghèo ở miền quê, thì chưa có đủ điều kiện, khả năng và phương tiện để đạt tới mức độ khả quan đó thì người ta cũng thông cảm. Còn những xứ đạo lớn ở thành thị: có nhân lực, vật lực và nhân tài có thể gửi người đi học để được huấn luyện về kiến trúc và hội hoạ thánh, về những nguyên tắc phụng vụ và thánh nhạc và nhạc khí để rồi cho áp dụng.

Việc kiến thiết và tu bổ nơi thờ phượng công cộng nhất là trên cung thánh tại những xứ đạo có những điều kiện và phương tiện trên, phải nhờ đến kiến trúc sư có khả năng và được huấn luyện về kiến trúc và nghệ thuật thánh chứ không phải là việc làm vá víu có tính chất mộc mạc của thợ cây nhà lá vườn. Nếu công trình kiến trúc lớn và phức tạp, kiến trúc sư còn phải nhờ đến giới chuyên môn khác như kĩ sư điện, kĩ sư máy móc, kĩ sư âm thanh, kĩ sư ánh sáng, kĩ sư đo độ co dãn của vật liệu tuỳ theo thời tiết... Bức họa hình thánh để tôn kính cũng phải được nghiên cứu và theo dõi việc thực hiện của hoạ sĩ chứ không phải như cho vẽ tấm phông cho buổi trình diễn văn nghệ. Khuôn viên nhà thờ cũng phải được kiến thiết sao cho có vẻ thẩm mỹ làm đẹp mắt nữa.

Một linh mục kia có lần đến xin đồng cử hành cuộc Khổ nạn của Chúa vào Thứ Sáu Tuần Thánh tại một xứ đạo kia. Linh mục khách được trao cho cây thập giá có tượng chịu nạn để cho giáo dân hôn kính. Chiều đứng cây thập giá dài độ sáu mươi phân. Hình như cả cây thập giá và tượng chịu nạn làm bằng kẽm. Linh mục đó quan sát cây thập giá thấy chia trí vì không khơi dậy được tâm tình đạo đức. Chân tượng chịu nạn quá dài sánh vói thân hình tượng. Hai đầu gối giang ra quá xa và nhô lên quá cao khỏi thân cây thập giá cho thấy việc thiết kế tượng chịu nạn thiếu cân đối và thiếu nét thuần phong mĩ tục. Linh mục đó nói cầm thập giá bằng tay trái thấy khá nặng, rồi còn phải đưa chân tượng vào gần miệng cho giáo dân hôn kính và tay kia cầm khăn lau chân tượng sau mỗi lần có người hôn kính. Linh mục đó lại nói thấy hơi mỏi tay và còn phải cẩn thận kẻo nhỡ đầu gối của tượng chịu nạn đụng vào trán hay xương gò má của người hôn kính thì cũng có thể làm họ đau. Câu chuyện này có ý nhắc nhở việc cung cấp tượng chịu nạn cần cân nhắc xem chọn tượng nào, cho treo ở đâu và có nên dùng để cho giáo dân hôn kính, hầu khỏi làm họ chia trí không?

Nghệ thuật và kiến trúc thánh gồm biểu hiệu bàn đến ở đây là kiến trúc và nghệ thuật Kitô giáo. Do đó muốn hội nhập văn hoá mà đem nét văn hoá bản xứ vào mà không chọn lọc, đào thải và thích ứng, có thể trở thành lạc lõng, méo mó. Và khi đem một nét văn hoá hay phong tục không phải là Kitô giáo vào đạo Kitô, thì giống như việc cắt râu ông nọ cắm cằm bà kia vậy, nếu không cho rửa tội cho sản phẩm văn hoá và phong tục đó.

Tóm lại về phương diện tiêu cực tại nơi thờ phượng công cộng, phải giữ những kỉ luật nào đó để khỏi gây chia trí và than phiền nơi người đến thờ phượng. Còn về phương diện tích cực, thì tuỳ khả năng và phương tiện của mỗi địa phương, cần đạt tới mức độ tương xứng trong nghệ thuật thánh, kiến trúc thánh và việc cử hành phụng vụ để giúp người đến thờ phượng có tầm hiểu biết khá về các bộ môn trên đánh giá được vẻ đẹp được diễn tả qua các bộ môn liên hệ và giúp người chưa hiểu biết, để với thời gian, họ cũng thưởng thức được vẻ đẹp của kiến trúc thánh, nghệ thuật thánh và thánh nhạc mà ca tụng Ðấng sáng tạo.

Lời cầu nguyện xin cho được ơn biết tôn kính nhà Chúa:

Lạy Chúa là Ðấng sáng tạo và quan phòng muôn loài.
Chúa hiện diện khắp mọi nơi, trên toàn cõi địa cầu.
Ðặc biệt Chúa diện diện trong thánh đường
nơi có Mình Thánh Chúa Kitô ngự trị.
Xin dạy con biết tỏ ra tôn kính và yêu mến nhà Chúa,
và cho con được tìm thấy nơi nhà Chúa
nguồn sức mạnh, niềm an ủi và sự cậy trông
của đời con. Amen.


(Giới thiệu trang Web: http://www.chuanoitadap.net/)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:02 08/03/2012
THIÊN LÝ MÃ

N2T


Quan Công cưỡi con ngựa Xích Thố mỗi ngày chạy được ngàn dặm, Châu Thương vác cây thanh long đao cũng ngày đi được ngàn dặm. Quan Công nhìn Châu Thương quá khó nhọc nên muốn tìm một con ngựa cho Châu Thương cưỡi, nhưng không tìm ra con ngựa nào ngày đi được ngàn dặm, cuối cùng cũng tìm được con ngựa ngày đi chín trăm dặm, bèn trả giá cao để mua con ngựa ấy tặng cho Châu Thương.

Từ đó về sau, Châu Thương cưỡi ngựa đi theo Quan Công, nhưng mỗi ngày bị chậm một trăm dặm, hai ngày chậm hai trăm dặm, Châu Thương nhìn lại thì cảm thấy ổn nên vội vàng xuống ngựa, nhưng không nở để mất con ngựa, thế là anh ta tìm một sợi dây thừng, cột móng ngựa lại và móc trên đao, rồi vác đao mà chạy theo Quan Công.

Suy tư:

Ngựa là phương tiện di chuyển của người xưa, ngựa tốt thì chạy nhanh và ra trận giỏi, mà ngựa ngày đi ngàn dặm thì là ngựa rất đặc biệt. Nhưng ngựa không phải là tất cả, bởi vì còn có những người chạy khỏe hơn cả ngựa.

Tất cả các phương tiện kỹ thuật của khoa học đều để phục vụ cho con người, để con người đạt đến mục đích mà họ muốn đến, chứ nó (phương tiện) không thể là cứu cánh của con người được, cho nên có những lúc nào đó con người nên “cột” phương tiện lại để đi sâu vào trong nội tâm của mình, bởi vì phương tiện rồi cũng sẽ có lúc nào đó trở thành tảng đá cản bước tiến của mình.

Ai dùng phương tiện làm mục đích của mình, thì phương tiện sẽ trở thành làn sóng ngầm dìm mình trong đau khổ; ai dùng phương tiện để đạt tới cứu cánh, thì phương tiện sẽ trở thành người bạn đắc lực đem hạnh phúc đến cho họ và cho tha nhân.

Trong đời sống thiêng liêng của người Ki-tô hữu thì bảy phép bí tích mà Đức Chúa Giê-su lập ra là phương tiện để chúng ta đạt đến hạnh phúc Nước Trời, nhưng nếu chúng ta lạm dụng (hoặc sử dụng cách bất chính) thì các bí tích sẽ trở thành án phạt đời đời cho chúng ta.

---------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 08/03/2012
N2T

18. Khi chúng ta giải thích rõ sự cám dỗ của mình, là chúng ta đã chiến thắng nó một nửa rồi.

(Thánh Philip Neri)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo Lý của ĐTC Bênêđictô XVI: Sự Im Lặng của Chúa Giêsu
Phaolô Phạm Xuân Khôi
09:28 08/03/2012
“Sự im lặng của Thiên Chúa không có nghĩa là Ngài vắng mặt.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ 28 về cầu nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư mùng 7 tháng 3 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêro. Lần này ĐTC mời gọi người Công Giáo dừng lại và tái khám phá giá trị của sự im lặng. Sự im lặng của Chúa Giêsu và Chúa Cha không có nghĩa là sự bỏ rơi, nhưng là một cuộc gặp gỡ thật sự.


* * * * *


Anh chị em thân mến,

Trong loạt bài giáo lý trước đây tôi đã nói về những lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, và tôi không muốn kết luận suy niệm này mà không ngừng lại một giây lát ở chủ đề về sự im lặng của Chúa Giêsu, là điều quá quan trọng trong mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa.

Trong Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Verbum Domini, tôi đã đề cập đến vai trò của sự thinh lặng trong cuộc đời Chúa Giêsu, đặc biệt là trên đồi Golgotha: “Ở đây chúng ta thấy mình đứng trước “ngôn ngữ thập giá” (1 Cr 1,18). Ngôi Lời im tiếng, Người trở nên thinh lặng trong sự chết, bởi vì Người đã tự “nói” về mình cho đến lúc im tiếng, không còn giữ lại một điều gì cần phải truyền thông nữa’ (số 12). Đối diện với sự im lặng này của Thánh Giá, Thánh Maximô Giải Tội đặt trên môi Mẹ Thiên Chúa lời diễn tả sau đây: “Không lời là Lời của Chúa Cha, là Lời đã tạo dựng nên mọi tạo vật có thể nói; bất động là đôi mắt nhắm lại của Đấng mà nhờ lời và cử chỉ của Người, đã làm cho mọi sinh vật chuyển động” (Cuộc đời Đức Maria, số 89: Bản Văn về Đức Mẹ Maria trong thiên niên kỷ thứ nhất, 2).

Thập giá của Đức Kitô không những chỉ cho thấy sự im lặng của Chúa Giêsu như lời cuối cùng Người thưa với Chúa Cha, nhưng cũng cho thấy rằng Thiên Chúa nói qua sự im lặng: “Sự im lặng của Thiên Chúa, cảm nghiệm về sự xa cách của Đấng Toàn Năng và Chúa Cha là một quãng đường quyết định trong cuộc hành trình dương thế của Con Thiên Chúa, Ngôi Lời Nhập Thể. Khi bị treo trên cây gỗ thập giá, Người đã than khóc về nỗi đau khổ mà sự im lặng như thế gây ra cho Người: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của Con, sao Cha nỡ bỏ rơi Con?” (Mc 15: 34; Mt 27:46). Kiên trì trong vâng phục cho đến hơi thở cuối cùng của cuộc đời trong bóng tối sự chết, Chúa Giêsu đã cầu khẩn Chúa Cha. Chính Ngài là Đấng mà Người đã phó mình trong giây phút vượt qua, vượt qua cái chết đến sự sống muôn đời: “Lạy Cha, Con phó linh hồn Con trong tay Cha” (Lc 23:46) “(Verbum Domini, 21). Kinh nghiệm của Chúa Giêsu trên Thánh Giá nói lên một cách sâu xa về tình trạng của người cầu nguyện và cho thấy tột đỉnh của lời cầu nguyện: sau khi đã nghe và chấp nhận Lời của Thiên Chúa, chúng ta cũng phải đo lường chính mình bằng sự thinh lặng của Thiên Chúa, là một diễn tả quan trọng của cùng một Lời Thiên Chúa.

Sự tác động lẫn nhau giữa lời nói và sự im lặng, là điều đánh dấu lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời dương thế của Người, cũng ảnh hưởng đến đời sống cầu nguyện của chúng ta bằng hai cách. Cách thứ nhất liên quan đến việc đón nhận Lời Chúa. Sự im lặng bên trong và bên ngoài là điều cần thiết để chúng ta có thể nghe được Lời này. Và điều này đặc biệt khó khăn đối với chúng ta trong thời đại này. Thật vậy, chúng ta sống trong một thời đại không mấy thuận lợi cho việc chiêm niệm; ngược lại, đôi khi người ta có ấn tượng rằng mình sợ tách rời, ngay cả chỉ một giây lát, khỏi sự ào ào của những lời nói và hình ảnh, là điều đánh dấu và tràn ngập thời đại chúng ta. Đó là lý do tại sao, trong Tông Huấn Verbum Domini mà tôi vừa đề cập đến, tôi đã nhắc lại sự cần thiết phải được giáo dục về giá trị của im lặng: “Tái khám phá ra đặc tính trung tâm của Lời Chúa trong đời sống Hội Thánh có nghĩa là tái khám phá ra ý nghĩa của sự im lặng và bình an nội tâm. Truyền thống cổ kính của các Giáo Phụ dạy chúng ta rằng những Mầu Nhiệm của Đức Kitô đều có liên quan đến chính sự im lặng; chỉ nhờ nó mà Ngôi Lời mới có thể đến cư ngụ nơi chúng ta, như nơi Đức Mẹ Maria, người phụ nữ của Lời Chúa và của sự im lặng không thể tách rời nhau được”(số 66). Nguyên tắc này -- mà theo đó, không có sự im lặng, người ta không thể nghe, lắng nghe hay nhận được một lời – áp dụng đặc biệt trước hết vào cầu nguyện cá nhân, nhưng cũng đúng với các nghi thức phụng vụ của chúng ta: để tạo điều kiện lắng nghe thật, chúng phải là những giây phút đầy thinh lặng và đón nhận không lời. Nhận xét này của Thánh Augustinô là vẫn còn có giá trị ngày nay: Verbo crescente, verba deficiunt – “Khi Ngôi Lời tăng lên, những lời [của loài người] phải giảm xuống” (x. Sermo 288, 5: PL 38, 1307, Sermo 120, 2: PL 38, 677). Các sách Tin Mừng thường trình bày Chúa Giêsu, đặc biệt là trong những lúc chọn lựa quyết định, rút lui vào một nơi cách xa đám đông và các môn đệ của Người, để cầu nguyện trong thinh lặng và sống trong mối liên hệ con thảo với Thiên Chúa. Sự im lặng có khả năng đào một chỗ sâu tận đáy lòng chúng ta, để Thiên Chúa có thể sống ở đó, để Lời của Ngài ở trong chúng ta, để tình yêu của chúng ta dành cho Ngài được bắt nguồn từ trong tâm hồn và thần trí chúng ta và sinh động hóa đời sống chúng ta. Như thế, cách thứ nhất là học im lặng, cởi mở lắng nghe, để mở lòng ra với tha nhân và với Lời Chúa.

Nhưng cũng có một mối liên hệ quan trọng thứ hai của sự im lặng với cầu nguyện. Thật vậy, không phải chỉ có sự im lặng của chúng ta, là điều làm cho chúng ta sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa; thường trong cầu nguyện, chúng ta thấy mình đối diện với sự im lặng của Thiên Chúa, chúng ta cảm thấy hầu như bị bỏ rơi, có vẻ Thiên Chúa không lắng nghe chúng ta và cũng không trả lời chúng ta. Nhưng sự im lặng của Thiên Chúa, như Chúa Giêsu cũng đã cảm thấy, không phải là dấu chỉ của sự vắng mặt của Ngài. Người Kitô hữu biết rằng Chúa hiện diện và lắng nghe, ngay cả trong đêm đen của đau khổ, bị khước từ và cô đơn. Chúa Giêsu bảo đảm với các môn đệ của Người, và với mỗi người trong chúng ta rằng Thiên Chúa biết rõ các nhu cầu của chúng ta, trong mọi hoàn cảnh của đời sống chúng ta. Người dạy các môn đệ: “Khi cầu nguyện, các con đừng lải nhải những lời vô ích như Dân Ngoại; họ nghĩ rằng, cứ nhiều lời là được nhận lời. Ðừng làm giống họ, vì Cha các con đã biết rõ các con cần gì trước khi các con xin Ngài.” (Mt 6: 7-8): một tâm hồn hiểu biết, im lặng và cởi mở quan trọng hơn nhiều lời. Thiên Chúa biết tận đáy lòng chúng ta cỏn rõ hơn chúng ta, và Ngài yêu chúng ta; biết điều ấy là đủ cho chúng ta rồi.

Trong Thánh Kinh, kinh nghiệm của ông Gióp là điều thật đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực này. Không mấy chốc, ông mất tất cả mọi sự: gia đình, tài sản, bạn bè và sức khỏe của ông; cách cư xử của Thiên Chúa đối với ông có vẻ thực sự là một sự từ bỏ, hoàn toàn im lặng. Tuy nhiên, trong sự liên hệ của ông với Thiên Chúa, ông Gióp thưa với Ngài và kêu lên với Ngài: bất chấp tất cả những điều này, trong lời cầu nguyện của ông, ông vẫn giữ được đức tin của mình toàn vẹn, và cuối cùng, ông khám phá ra giá trị của kinh nghiệm của mình và sự im lặng của Thiên Chúa. Và như thế rốt cuộc ông kết luận khi thưa cùng Đấng Tạo Hóa: “Con biết Ngài chỉ vì nghe người ta nói, nhưng bây giờ đôi mắt con đã nhìn thấy Ngài” (G 42:5): hầu như tất cả chúng ta biết Thiên Chúa chỉ bởi nghe nói về Ngài, và chúng ta càng mở lòng ra cho im lặng của Ngài và sự im lặng của chúng ta, thì chúng ta bắt đầu càng thực sự biết Ngài. Lòng tin tưởng tột độ này mở ra một cuộc gặp gỡ rất thân tình với Thiên Chúa, môt cuộc gặp gỡ trưởng thành trong thinh lặng. Thánh Phanxicô Xaviê đã cầu nguyện với Chúa: “Con yêu Ngài không phải vì Ngài có thể cho con lên thiên đàng hoặc luận phạt con trong hỏa ngục, nhưng bởi vì Ngài là Thiên Chúa của con. Tôi yêu Ngài vì Ngài là Ngài.”

Gần đến lúc kết thúc những suy niệm về cầu nguyện của Chúa Giêsu, chúng ta hãy nhớ lại một số giáo huấn của Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo: “Việc cầu nguyện được mặc khải cho chúng ta một cách trọn vẹn nơi Ngôi Lời, là Đấng đã nhập thể và ở giữa chúng ta. Tìm cách hiểu lời cầu nguyện của Người qua những gì các nhân chứng của Người rao giảng cho chúng ta trong Tin Mừng, là đến gần Chúa Giêsu Cực Thánh, như như ông Môse đến gần bụi gai đang rực cháy: trước tiên là để chiêm ngưỡng Chính Người trong khi cầu nguyện, rồi lắng nghe Người dậy chúng ta cầu nguyện, sau cùng nhận biết cách Người chấp nhận lời cầu nguyện của chúng ta như thế nào” (số 2598).

Và Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện thế nào? Chúng ta tìm thấy một câu trả lời rõ ràng trong Sách Toát Yếu Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo: “Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện không những với lời kinh Lạy Cha” -- chắc chắn là việc làm chính trong giáo huấn của Người về việc phải cầu nguyện thế nào – “nhưng còn dạy chúng ta cầu nguyện ngay cả lúc Người cầu nguyện. Với cách thức này, Người cho chúng ta thấy, bên cạnh nội dung của lời cầu nguyện, còn có những thái độ cần thiết cho việc cầu nguyện đích thực: tâm hồn thanh sạch đang tìm kiếm Nước Trời và sẵn sàng tha thứ cho kẻ thù của mình; sự tin tưởng mạnh mẽ, đầy tình con thảo, vượt quá những gì chúng ta có thể cảm nghiệm và thấu hiểu; sự tỉnh thức giúp người môn đệ tránh được cơn cám dỗ” (số 544).

Qua việc nghiên cứu tổng quát các sách Tin Mừng, chúng ta đã thấy rằng Chúa là người đối thoại, bạn bè, nhân chứng và thầy dạy thế nào trong việc cầu nguyện của chúng ta. Trong Chúa Giêsu tỏ lộ tính mới mẻ của cuộc đối thoại của chúng ta với Thiên Chúa: một lời cầu nguyện con thảo, mà Chúa Cha mong đợi nơi các con của Ngài. Và chúng ta học từ Chúa Giêsu làm sao lời cầu nguyện liên lỉ giúp chúng ta giải thích cuộc đời mình, đi đến những chọn lưa, cùng nhận ra và đón nhận ơn gọi của mình, khám phá ra những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho mình, để mỗi ngày làm tròn Thánh Ý Ngài, là con đường duy nhất để đạt được cùng đích của đời mính.

Đối với chúng ta, những người thường bận tâm về hiệu quả cúa việc làm và những kết quả kết quả cụ thể, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rằng chúng ta cần phải dừng lại, để cảm nghiệm những giây phút thân tình với Thiên Chúa, bằng cáhc “xa lánh” những tiếng ồn ào hằng ngày để lắng nghe, để đi về “cội rễ” là điều nâng đỡ và nuôi dưỡng đời sống của mình. Một trong những giây phút cầu nguyện đẹp nhất của Chúa Giêsu là chính những giây phút – để đối đầu với bệnh tật, những nỗi thống khổ và hạn chế của những kẻ đối thoại với Người -- Người hướng Chúa Cha trong cầu nguyện, và như thế Người đã dạy cho những kẻ chung quanh Người phải đi tìm nguồn gốc của niềm hy vọng và ơn cứu độ ở đâu. Tôi đã nhắc lại thí dụ cảm động về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu tại ngôi mộ của Ladarô. Thánh Gioan kể lại sự kiện này: “Rồi họ lấy tảng đá ra. Chúa Giêsu ngước mắt lên và nói, ‘Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nghe lời con. Con biết rằng Cha hằng nghe lời con, nhưng con đã nói thế vì dân chúng đứng quanh đây, để họ tin rằng Cha đã sai con.’ Nói xong, Người kêu lớn tiếng, ‘Ladarô, hãy đi ra’” (Ga 11, 41-43).

Nhưng chính trong giờ phút khổ nạn và giờ chết của Người mà Chúa Giêsu đạt đến tột đỉnh chiều sâu của lời cầu nguyện của Người với Chúa Cha, khi Người thưa lời “xin vâng” tuyệt đối với chương trình của Thiên Chúa, và cho thấy làm sao ý chí con người tìm thấy sự thể hiện của nó trong việc gắn bó hoàn toàn với Thánh Ý của Thiên Chúa, chứ không phải là ngược lại. Trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong tiếng kêu lên với Chúa Cha trên Thánh Giá, “Tất cả những đau khổ của nhân loại ở mọi thời sống dưới ách nô lệ tội lỗi và sự chết, tất cả mọi lời van xin và chuyển cầu trong toàn lịch sử cứu độ... Ở đây Chúa Cha đã đón nhận tất cả và Người đã nhận lời vượt quá mọi hy vọng của chúng ta khi cho Chúa Con sống lại. Như thế, toàn thể kinh nguyện trong nhiệm cục sáng tạo và cứu độ đã được thực hiện và hoàn tất” (Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 2606).

Anh chị em thân mến, hãy tin tưởng cầu xin Thiên Chúa để chúng ta có thể sống con đường cầu nguyện con thảo của mình, bằng cách học hàng ngày từ Người Con Một, là Đấng đã làm người cho chúng ta, để biết phải hướng về Thiên Chúa thế nào. Những lời của Thánh Phaolô về đời sống Kitô hữu nói chung cũng áp dụng cho lời cầu nguyện của chúng ta: “Vâng, tôi tin chắc rằng, dù sự chết hay sự sống, thiên sứ hay ma quỷ, dù những sự việc trong hiện tại hay trong tương lai, dù quyền lực, dù trời cao hay vực thẳm, cho dù bất cứ gì khác trong các loài thụ tạo, cũng không có thể tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.” (Rm 8: 38-39).

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

http://giaoly.org/vn
 
Dưỡng phụ của Chúa Giêsu
Trầm Thiên Thu
09:56 08/03/2012
Đức Thánh Giuse là Phu quân của Đức Maria, là Dưỡng phụ của Chúa Giêsu. Lễ kính Đức Thánh Giuse ngày 19-3 là lễ bổn mạng của Giáo hội Hoàn vũ, Bỉ quốc, Canada, Trung quốc và Pêru. Lễ kính Đức Thánh Giuse ngày 1-5 là lễ bổn mạng của giới thợ thuyền, những người lao động nghèo, những người là gia trưởng, và những người hấp hối.

Đức Thánh Giuse được Thiên Chúa tuyển chọn làm Dưỡng phụ của Chúa Giêsu trên trần gian. Thiên Chúa biết Chúa Giêsu cần một dưỡng phụ để dưỡng dục. Kinh thánh cho chúng ta biết rằng Đức Thánh Giuse là “người công chính”. Nghĩa là ngài là người tốt, chân thật, công bình, và yêu kính Thiên Chúa.

Khi thấy Đức Maria mang thai, Đức Thánh Giuse không biết xử trí cách nào. Đức Thánh Giuse và Đức Maria đã đính hôn nhưng chưa về chung sống với nhau.

Thiên thần hiện ra với Đức Thánh Giuse trong giấc mơ và bảo đừng lo, Con Trẻ là Đấng Mêsia, thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Thần. Đức Thánh Giuse là chồng của Đức Maria và bảo vệ Con Trẻ. Đức Thánh Giuse tin lời sứ thần nên kết hôn với Đức Maria và đưa Nàng về nhà mình.

Sau khi Con Trẻ Giêsu sinh ra tại Belem, thiên thần lại hiện ra với Đức Thánh Giuse, nói rằng Con Trẻ đang gặp nguy hiểm. Đức Thánh Giuse lại vâng lời của sứ thần, đưa Vợ Con sang Ai Cập để trốn “lệnh truy nã” của vua Hêrôđê. Sau nhiều năm lẩn trốn, Thánh Gia lên đường trở về quê quán Nadarét.

Sử sách không ghi chép nhiều nên chúng ta không biết nhiều về Đức Thánh Giuse, 30 năm từ khi Chúa Giêsu giáng sinh tới khi Chúa Giêsu đi đây đó giảng dạy được gọi là “thời gian ẩn dật”. Chỉ có một sự kiện khác mà Kinh thánh cho chúng ta biết về cuộc đời Chúa Giêsu và Đức Thánh Giuse là “tìm thấy Chúa Giêsu trong Đền thờ”, sau khi “thất lạc” 3 ngày, Đức Thánh Giuse và Đức Maria thấy Con đang giảng thuyết trong Đền thờ giữa các Kinh sư và các Trưởng lão. Đức Maria nói: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” (Lc 2:48), nhưng Đức Thánh Giuse vẫn không hề nói gì. Quả thật, Đức Thánh Giuse là người trầm tĩnh và ít nói.

Lạc mất Con Trẻ, hẳn là các ngài lo lắng lắm! Thiên Chúa đã trao trọng trách cho các ngài chăm sóc Con Trẻ, thế mà lại sơ ý để lạc mất Con Trẻ. Hẳn là Đức Thánh Giuse cảm thấy mình không hoàn thành trách nhiệm. Khi thấy Con Trẻ, Đức Mẹ đã la rầy Con Trẻ một chút rồi cùng nhau về nhà ở Nadarét. Sau “sự cố” này, Chúa Giêsu trở về và “luôn vâng phục cha mẹ” (Lc 2:51). Chúa Giêsu vâng phục cha mẹ nghĩa là tôn trọng quyền cha mẹ.

Đức Thánh Giuse nhiều tuổi hơn Đức Mẹ, và có thể qua đời trước khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ. Là Đại Thánh trên trời nhưng Đức Thánh Giuse vẫn chu toàn vai trò làm chồng và làm cha với gia đình và Giáo hội, luôn bầu cử cho chúng ta. Đức Thánh Giuse được cầu xin giúp đỡ trong những vụ bán nhà, giúp đỡ người nghèo, nâng đỡ và bảo vệ những người cha và gia đình, đồng thời bảo trợ cho nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1870, ĐGH Piô IX đã tuyên bố nhận Đức Thánh Giuse làm bổn mạng Giáo hội Công giáo Hoàn vũ.

Đức Thánh Giuse thuộc dòng dõi Thánh vương Đa-vít. Điều này ứng nghiệm lời tiên tri nói rằng Đấng Mêsia xuất thân từ “Nhà Đa-vít”. Một thợ mộc tên là Giuse được tuyển chọn để giúp dưỡng dục Con Trẻ Giêsu tới khi trưởng thành.

Chúng ta không biết nhiều về cuộc đời Đức Thánh Giuse, nhưng chúng ta chắc chắn rằng ngài hẳn phải là người tốt và đáng kính nên mới được Thiên Chúa yêu quý. Sau Mẹ Thiên Chúa, không ai sống nhân đức như Đức Thánh Giuse. Tinh tuyền trong trái tim, trong sạch trong cuộc sống, luôn khiêm nhường, kiên nhẫn, chịu đựng, hòa nhã và kiên cường về tính cách, Đức Thánh Giuse cho chúng ta thấy mẫu gương hoàn hảo của người Kitô giáo đích thực.

Vì là người đại diện cho Chúa Cha, với tư cách là cha của Đức Kitô trên trần gian, Đức Thánh Giuse được đặt làm người trưởng của Thánh gia. Đức Thánh Giuse, Đức Mẹ và Chúa Giêsu tạo nên Thánh gia, kiểu mẫu cho đại gia đình của Thiên Chúa, tức là Giáo hội của Chúa trên thế gian. Theo cách này, Đức Thánh Giuse cũng là cha của tất cả chúng ta.

Là mẫu gương của những người làm cha, Đức Thánh Giuse được cầu xin với tư cách là người bảo vệ gia đình. Sự bảo trợ của Đức Thánh Giuse cũng bao gồm cả Nhiệm thể Đức Kitô, các gia đình Kitô giáo, các trường học Kitô giáo, những người yêu quý đức khiết tịnh và những người cần ngài bầu cử – nhất là những người trong cơn hấp hối.

Có nhiều sách viết về Đức Thánh Giuse. Năm 1961, Micheal Gasnier (Dòng Đa Minh) xuất bản cuốn sách hay có tựa là “Đức Thánh Giuse, con người thầm lặng” (Joseph the Silent). Ngày 15-8-1989, Chân phước GH Gioan Phaolô II cũng đã ban hành Tông huấn Redemptoris Custos (Đấng chăm sóc Đấng Cứu Thế), nói về Đức Thánh Giuse trong đời sống Đức Kitô và Giáo hội.

(Chuyển ngữ từ Domestic-Church.com)
 
Giới thiệu mạng lưới các linh địa hành hương tại Pháp
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:28 08/03/2012
PHÁP QUỐC - Vào ngày ThứSáu 09/03/2012 tới đây, lúc 9 giờ 30, tại Trụ Sở của Hội Đồng Giám Mục Pháp, số58 Đại Lộ Breteuil, Quận 7, thủ đô Paris, sẽ có buổi họp báo để ra mắt côngchúng mạng lưới các địa danh hành hương trên toàn quốc.

15 địa danh hành hươngbao gồm: Ars (thánh Gioan Maria Vianney); Chartres (linh địa ThánhMẫu); Mont Saint Michel; Le Puy en Velay (linh địa Thánh Mẫu),Lisieux (thánh Têrêsa Hài Đồng); Lộ Đức; Nevers (thánh nữBernadette); Đức Mẹ Sallette; Đức Mẹ Laus, Paray le Monial (ThánhTâm Chúa Giêsu và thánh nữ Margueritte Maria); Pontmain (Đức Mẹ hiện ranăm 1871); Thánh Anna Auray; và mới đây Vézelay (thánh nữ MariaMađalêna); Alençon ( Thánh Têrêsa Hài Đồng và hai chân phước Louis vàZélie Martin, song thân của thánh nữ).

Hướng đến mục đích đóntiếp một cách tốt hơn khách du lịch và hành hương, Hiệp Hội các Linh Địa HànhHương đã ra đời vào năm 1994.

Hiệp Hội này cũng là đồngsáng lập Câu Lạc Bộ Du Lịch và Tâm Linh, thuộc diện Lá Bài Chủ của Pháp, nhằmgiới thiệu những dịch vụ trọn gói cũng như giúp tư vấn về bước khởi xướng đời sốngtâm linh, khám phá văn hoá, ẩm thực, nơi chốn cư trú, phương tiện giao thông,và các thông tin cần thiết.

Có nhiều cách tiếp cậnthông tin như qua trang mạng điện tử, phát hành cẩm nang hướng dẫn, triển lãm giớithiệu lộ trình, các mạng lưới giao thông vùng…

Mỗi năm, có khoảng 15 triệu lượt người đến từ 75 quốc gia khác nhau trên thế giới đến viếng thăm những địadanh nêu trên của Pháp.
 
Lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa trưởng thành trong sự thinh lặng
Bùi Hữu Thư
10:16 08/03/2012
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha Benedict XVI về kinh nguyện của Chúa Kitô

ROME, Thứ Tư 7 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích trong bài giáo lý của ngài ngày thứ tứ 7 tháng 3, tại quảng trường Thánh Phêrô: "Lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa trưởng thành trong thinh lặng.

Thực vậy, sáng thứ tư Đức Thánh Cha đã giảng bài giáo lý cuối cùng về kinh nguyện của Chúa Kitô khi nói về sự thinh lặng của Thiên Chúa, sự thinh lặng của Chúa Kitô, và sự thinh lặng cần thiết cho kitô hữu.

Học hỏi thêm về sự thinh lặng

Ngài mời gọi "học hỏi thêm về sự thinh lặng, cởi mở cho sự lắng nghe, để mở lòng cho người khác và cho Lời Chúa." Ngài giải thích: "Các Phúc Âm thường trình bầy Chúa Giêsu, nhất là trong các lúc cần có những lựa chọn quyết định, Người rút lui một mình vào một nơi chốn cách xa đám đông và các môn đệ để cầu nguyện trong thinh lặng và sống trong mối tương quan phụ tử với Chúa Cha. Sự thinh lặng có thể đào một khoảng nội tâm sâu hơn chính chúng ta, để cho Thiên Chúa ngự vào, để cho lời Chúa ở trong chúng ta, để cho tình yêu chúng ta dành cho Người bắt rễ trong tâm trí chúng ta và làm cho đời sống chúng ta sống động."

Sau đó ngài nhắc đến "một một mối liên hệ giữa thinh lặng và kinh nguyện": "Không chỉ sự thinh lặng của chúng ta mới giúp chúng ta lắng nghe Lời Chúa; thường khi, trong kinh nguyện của chúng ta, chúng ta cũng gặp phải sự thinh lặng của Thiên Chúa, chúng ta cảm thấy hầu như bị bỏ rơi, dường như Thiên Chúa không nghe lời cầu xin của chúng ta và không đáp trả. Nhưng sự thinh lặng này của Thiên Chúa, cũng như đối với Chúa Giêsu, không phải là sự thinh lặng của xa vắng."

Muốn biết về sự thinh lặng của Thiên Chúa

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: "Kitô hữu biết rõ là Chúa hiện diện và lắng nghe, ngay trong bóng tối của đau khổ, của sự chối bỏ và cô độc. Chúa Giêu ban cho các môn đệ và mỗi người chúng ta sự đảm bảo là Thiên Chúa biết rõ những nhu cầu của chúng ta, trong mọi hoàn cảnh của đời sống. Người dậy các môn đệ: "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhậm lời. Ðừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin. (Mt 6, 7-8)".

"Một trái tim chăm chú, thinh lặng, cởi mở quan trọng hơn là nhiều lời. Thiên Chúa biết chúng ta thật mật thiết, biết rõ hơn chính chúng ta, và Người yêu thương chúng ta: biết như vậy là đủ cho chúng ta", ngài nói tiếp như vậy trước khi dẫn chứng thí dụ của ông Job: "Chỉ trong khoảnh khắc, người này đã mất hết tất cả: người thân, của cải, bạn bè, sức khỏe; cách cư xử của Thiên Chúa đối với ông dường như là một sự bỏ rơi, một sự thinh lặng hoàn toàn. Tuy nhiên trong mối tương quan với Thiên Chúa, ông Job vẫn nói và van xin: mặc dầu chịu tất cả mọi sự đau khổ, trong kinh nguyện, ông vẫn giữ được đức tin, và cuối cùng, ông đã khám phá được giá trị của kinh nghiệm này và của sự thinh lặng của Thiên Chúa. Và như vậy, khi nói với Đấng Tạo Hóa, ông có thể cuối cùng kết luận: "Trước kia, con chỉ được biết về Ngài nhờ người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến"(Jb 42, 5).

Đức Thánh Cha trở lại với tình trạng của những người đã chịu phép rửa: "Tất cả chúng ta, chúng ta cũng chỉ biết Chúa vì được nghe thấy, và chúng ta càng cởi mở trước sự thinh lặng của Người, thì chúng ta càng hiểu biết Người thật sự hơn. Chính sự tin tưởng quá mức này, khi mở ra cho chúng ta một sự gặp gỡ Thiên Chúa, lại được trưởng thành trong sự thinh lặng."
 
Sắc Lệnh của Bộ Y Tế đe dọa việc chăm sóc những người cao niên
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:22 08/03/2012
Baltimore, Md, ngày 8 tháng 3, năm 2012 / 12:34 (CNA) – Dòng Các Tiểu Muội của Người Nghèo (The Little Sisters of the Poor) nói rằng sắc lệnh ngừa thai và triệt sản của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh (HHS) đe dọa tác vụ tiếp tục phục vụ những người cao niên nghèo của họ. Họ "mạnh mẽ phản đối" luật liên bang này và nói rằng nó phải được bãi bỏ càng sớm càng tốt.

Nhà Dòng đã tuyên bố hôm mùng 1 tháng 3 rằng: "Bởi vì các Tiểu Muội của Người Nghèo không thể theo lương tâm mà trực tiếp cung cấp hoặc cộng tác trong việc cung cấp các dịch vụ trái ngược với giáo huấn của Hội Thánh, cho nên chúng tôi đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì bị bắt buộc phải, hoặc ngưng phục vụ và mướn những người thuộc mọi tôn giáo trong sứ vụ của mình -- để phù hợp với điều khoản miễn trừ hạn hẹp -- hoặc ngừng cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên của chúng tôi."

"Đường nào cũng đe dọa chấm dứt việc phục vụ những người cao niên ở Mỹ của chúng tôi. Các Tiểu Muội đang sốt sắng cầu nguyện để vấn đề này sẽ được giải quyết trước khi chúng tôi buộc phải có hành động cụ thể để đáp ứng với sắc lệnh bất công này."

Nhà Dòng phục vụ 13.000 người cao niên nghèo thuộc tất cả mọi tôn giáo ở 31 quốc gia trên thế giới. Tại Mỹ, có 30 nhà phục vụ 2.500 người cao niên nghèo.

Sắc lệnh của HHS đòi buộc các chủ nhân phải cung cấp bảo hiểm bao gồm “y tế phòng ngừa.” Bộ Y Tế định nghĩa việc phòng ngừa này phải bao gồm việc triệt sản và ngừa thai, kể cả một số loại thuốc gây phá thai. “Sư nhượng bộ” mà chính quyền Obama đã đề ra đòi buộc các công ty bảo hiểm, thay vì không chủ nhân, phải cung cấp loại bảo hiểm này.

Điều khoản miễn trừ về tôn giáo của sắc lệnh này chỉ áp dụng cho các chủ nhân phục vụ và thuê người thuộc cùng một tôn giáo của mình và có mục đích chính là truyền thụ các giá trị tôn giáo của họ.

Các Tiểu Muội của Người Nghèo nói rằng ngay cả việc tài trợ gián tiếp những quyền lợi như thế là “điều vô lương tâm đối với chúng tôi.” Bảo hiểm sức khỏe lâu đời của họ đã luôn luôn rõ ràng không bao gồm việc triệt sản, ngừa thai và phá thai trong các dịch vụ bảo hiểm, và khế ước này đã "không bao giờ là một vấn đề tranh cãi trong nhà của chúng tôi."

Các Sơ đã cảnh báo rằng việc áp dụng thành công của luật liên bang này có thể tạo ra một tiền lệ cho việc "xâm phạm sâu hơn của chính phủ vào nghành chăm sóc y tế."

Các Sơ cho biết rằng họ đã làm hết sức để thi hành tất cả các luật lệ có thể áp dụng được của chính phủ, và không có khuynh hướng đưa ra những tuyên bố về chính trị hoặc chính sách công cộng, nhưng họ "không thể không lên tiếng” về sắc lệnh này,

Các Sơ hỏi: "Nếu chính phủ liên bang thành công trong việc áp đặt sắc lệnh này, thì cái gì có thể ngăn chặn họ trong việc hạn chế chăm sóc sức khỏe cho người cao niên hoặc bao gồm cả thuật giết chết êm dịu vào danh sách các ‘dịch vụ phòng ngừa’ phải làm, như một cách để cắt giảm các chi phí liên quan đến việc chăm sóc cho số dân lão thành của chúng ta?"

"Liệu những cơ quan cung cấp việc săn sóc y tế như các Tiểu Muội của Người Nghèo bị bắt buộc phải hợp tác trong những thực hành như thế?"

Nhà Dòng nói: "Chúng tôi muốn khẳng định rằng sắc lệnh của Bộ Y Tế là một hành vi xâm phạm bất công và nguy hiểm đến những quyền tự nhiên và theo hiến pháp của người Mỹ, và chỉ có một giải pháp chính đáng duy nhất là hủy bỏ nó. Các Tiểu Muội của Người Nghèo kêu gọi Quốc Hội và Nghành Hành Pháp đảo ngược quyết định này càng sớm càng tốt, và chúng tôi cam kết cầu nguyện cùng hy sinh vì lợi ích thực sự của đất nước thân yêu của chúng ta.”

Đức Hồng Y Timothy M. Dolan của New York trong một thư ngày 2 tháng 3 gửi cho tất cả các Giám Mục Hoa Kỳ đã cho biết rằng các cuộc đàm phán về sắc lệnh này với Tòa Bạch Ốc có vẻ bị đình trệ và các nhân viên chính quyền đã nói rằng việc sửa đổi sắc lệnh hoặc mở rộng điều khoản miễn trừ là việc "miễn bàn đến."

Ngài kêu gọi các Giám Mục đồng bạn của ngài "hãy chuẩn bị cho những thời gian khó khăn.”

Tác giả: Kevin J. Jones
 
Top Stories
Sri Lanka: L’évêque catholique de Mannar menacé d’arrestation par le parti bouddhiste au pouvoir
Eglises d'Asie
09:52 08/03/2012
Mgr Rayappu Joseph, évêque de Mannar, suivi par une trentaine de prêtres, a lancé un appel aux Nations Unies leur demandant de faire pression sur le gouvernement sri-lankais afin qu’il reconnaisse ses crimes de guerre. Une initiative qui a fortement irrité le parti bouddhiste nationaliste Jathika Hela Urumaya (JHU), membre de la coalition au pouvoir, ...

... lequel a demandé l’arrestation de l’évêque catholique.

Le 1er mars, l’évêque de Mannar, un diocèse situé dans la partie tamoule de l’île, a signé avec trente autres prêtres issus de différentes parties du Sri Lanka, une lettre adressée au Conseil des droits de l’homme de l’ONU (UNHRC) qui siège actuellement à Genève pour sa 19ème session (du 27 février au 23 mars). Dans cet appel, il a demandé aux Nations Unies d’intervenir auprès du gouvernement de Mahinda Rajapaksa afin que ce dernier « assure la protection des droits de l’homme » et « mette en œuvre le processus de réconciliation ».

Ce courrier faisait suite à une déclaration du cardinal Ranjith, archevêque de Colombo et président de la Conférence épiscopale du pays, qui avait violemment critiqué la présentation d’une résolution à l’ouverture de la session de Genève le 27 février dernier, concernant les crimes de guerre commis par le gouvernement du Sri Lanka et les forces rebelles durant la guerre civile (1). Dans une déclaration datée du même 27 février, le cardinal s’était élevé au nom de l’Eglise catholique du Sri Lanka contre « une démarche des puissances occidentales qui était une insulte à l’intelligence du peuple sri-lankais ». Mgr Ranjith avait qualifié le projet de l’ONU d’« ingérence dans la souveraineté du pays » et avait prôné la poursuite des investigations par la Lessons Learned and Reconciliation Commission (LLRC) instituée par le président sri-lankais, ainsi que l’application des recommandations de cette dernière.

Le projet de résolution actuellement étudié à Genève s’appuie sur un rapport rendu en avril 2011 par un groupe d’experts mandatés par l’ONU portant des allégations crédibles de crimes de guerre et crimes contre l’humanité imputables aux forces gouvernementales ainsi qu’aux Tigres tamouls, et recommandant une enquête internationale et indépendante. Colombo ayant fermement rejeté toute « immixtion de puissances étrangères dans les affaires intérieures du Sri Lanka » et ayant affirmé sa volonté de faire mener sa propre enquête par la LLRC, la Haut Commissaire aux droits de l’homme Navi Pillay avait déclaré en septembre 2011 qu’« à moins qu’il n’y ait un changement complet d’attitude de la part du gouvernement sri-lankais, qui a jusqu’à maintenant été dans un déni total et a couvert l’impunité, une enquête internationale à part entière serait clairement nécessaire ». La parution en décembre dernier du rapport de la LRRC n’avait fait que confirmer les craintes des défenseurs des droits de l’homme, la commission gouvernementale blanchissant sans grande surprise l’armée sri-lankaise de toute accusation de crimes de guerre.

Ces derniers jours, de nombreux médias sri-lankais, tel le Tamil Guardian dans son édition du 6 mars, ont souligné que l’appel lancé à l’ONU par une partie du clergé catholique mené par un évêque connu pour son combat en faveur des droits des Tamouls (2), en désavouant le chef de l’Eglise sri-lankaise, d’origine cinghalaise, révélait le fossé ethnique qui semblait s’être creusé au sein des catholiques, lesquels comptent un tiers de Tamouls pour deux tiers de Cinghalais.

« Nous nous exprimons en tant que communauté chrétienne du nord du Sri Lanka, qui a été gravement affectée par la guerre et a toujours travaillé à aider la population de la région, déclarent les signataires dans leur texte adressé à l’UNHRC. Etant donné le refus constant du gouvernement sri-lankais de reconnaître la réalité et l’étendue des abus commis durant le conflit, de venir en aide aux populations qui font face à de graves difficultés dans cette situation d’après-guerre et d’admettre la gravité des crimes commis ainsi que leur responsabilité dans ceux-ci, nous pensons qu’un organisme international et indépendant saurait mieux traiter ces questions, et faire toute la vérité sur les faits, les responsabilités et la réparation qui sont dus aux victimes […] comme aux survivants et leurs familles. »

Les 31 membres du clergé donnent ensuite des exemples récents de violation des droits de l’homme dans les territoires du nord, comme des disparitions, des exécutions, des arrestations arbitraires et diverses discriminations à l’encontre de la population tamoule. Selon les ONG présentes sur le terrain, il y aurait, malgré les affirmations de Colombo sur « l’achèvement de la réhabilitation », plus de 200 000 déplacés encore entassés dans les camps, 39 000 veuves de guerre sans ressources et avec charge de famille, et au moins 12 000 personnes portées disparues. Récemment, des rapports d’International Crisis Group (ICG), de Human Rights Watch et d’Amnesty International ont dénoncé « les exécutions extrajudiciaires et les disparitions qui ne cessent d’augmenter » en zone tamoule, ainsi que le maintien de la présence militaire et l’application de lois anti-terroristes permettant notamment la confiscation des terres, des faits régulièrement dénoncés par le clergé catholique du nord du pays.

Reconnaissant que la commission officielle avait « bien identifié les crimes commis par les rebelles tamouls » et « émis des suggestions positives pour la réconciliation », les signataires de l’appel font remarquer qu’elle a en revanche évité de s’attaquer à « la recherche de la vérité et de la responsabilité [dans ces crimes] et ce, malgré la présence de preuves et de témoignages incontestables ». Ils demandent donc aux Nations Unies d’intervenir auprès de Colombo afin que soient appliquées les préconisations de la LLRC – dont la réalisation effective sera vérifiée par l’UNHRC lors de ses prochaines sessions –, et surtout qu’un organisme international et indépendant soit chargé de traiter les aspects du dossier des crimes de guerre éludés par la LLRC. « Aujourd’hui, nous demandons au Conseil d’agir de façon décisive auprès du Sri Lanka, afin que les populations puissent commencer leur travail de réconciliation », conclut la lettre adressée au Conseil des droits de l’homme.

Dès la parution de cette lettre, le cardinal Ranjith a dénoncé vigoureusement l’appel des 31 membres du clergé, et affirmé qu’il ne représentait pas le point de vue de l’Eglise catholique au Sri Lanka. Quant au Jathika Hela Urumaya (JHU), parti bouddhiste nationaliste membre de la coalition United People’s Freedom Alliance (UPFA) dirigée par Mahinda Rajapaksa, il a accusé Mgr Rayappu Joseph de complicité avec les séparatistes tamouls et demandé des sanctions immédiates pour ces propos anti-gouvernementaux. Le mardi 6 mars, le parti bouddhiste, dont les démêlés avec l’Eglise catholique sont récurrents, a appelé à l’arrestation et à l’emprisonnement immédiat de l’évêque de Mannar et des 30 signataires.

(1) Le plus long conflit séparatiste d’Asie s’est achevé le 18 mai 2009 avec la reddition des Tigres tamouls (Tigres de libération de l’Eelam tamoul, LTTE), encerclés par l’armée sri-lankaise. Le nombre exact des milliers de civils morts durant l’assaut final est toujours inconnu. Voir EDA 507, 508, 509, 530
(2) Récemment, Mgr Joseph a dénoncé la confiscation d’un village de pêcheurs par l’armée sri-lankaise et appelé la communauté internationale à faire cesser les violations des droits de l’homme envers les Tamouls. Entouré de nombreuses personnalités, l’évêque a remis aux autorités une pétition à l’intention du président, demandant que les 4 500 habitants déplacés de Mullikulam puissent revenir dans leur village transformé en camp militaire. http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud/sri-lanka/l2019eglise-catholique-et-les-ong-lancent-un-appel-a-la-communaute-internationale-pour-la-reinstallation-des-deplaces-dans-leurs-villages.

(Source: Eglises d'Asie, 8 mars 2012)
 
Holy See at UN speaks of Religious Freedom
+ Archbishop Silvano Tomasi
11:06 08/03/2012
"70% of the world's population lives in countries with high restrictions on religious beliefs and practices"

VATICAN CITY, MARCH 7, 2012 - Here is the text of a speech given March 1 by Archbishop Silvano M. Tomasi, permanent observer of the Holy See to the United Nations at Geneva, during the course of the 19th ordinary session of the Human Rights Council:

Madam President,

The implementation of human rights is a difficult challenge today, particularly with regard to the fundamental and inalienable right of every person to "freedom of thought, conscience and religion or belief." Among other elements, the evolving political situation, wrong perceptions of the role of religion, expediency, and subtle ambiguities in the understanding of secularism lead to intolerance and even outright persecution of people because of their faith or religion. The freedom to manifest one’s religion or belief in teaching, practice, worship and observance, which is guaranteed by human rights law and international instruments, is disregarded in several places in the world. Such stifling policies and practices place at risk the contribution of many citizens to social life and progress in their respective countries. The Holy See appreciates the regular attention of the Human Rights Council to this major issue as well as the related efforts and decisions taken by Special Procedures.

In many countries, however, the gap is growing between widely accepted stated principles, and their daily application on the ground. Serious research provides reliable data on current and repetitive patterns of gross violations of the right to freedom of religion. Christians are not the only victims, but terrorist attacks on Christians in Africa, the Middle East and Asia increased 309% between 2003 and 2010. Approximately 70% of the world’s population lives in countries with high restrictions on religious beliefs and practices, and religious minorities pay the highest price. In general, rising restrictions on religion affect more than 2.2 billion people. The affected people either have lost the protection of their societies or have experienced some government-imposed and unjust restrictions, or have become victims of violence resulting from an impulsive bigotry.[1] The evidence shows that additional efforts are required from the international community in order to assure the protection of people in their exercise of freedom of religion and religious practice. Such actions are urgently required since in several countries the situation is worsening and since the factual reporting of such violations is underplayed, despite the fact, it should be highlighted in the pertinent Reports.

The Universal Declaration of Human Rights points to respect for the human dignity of all people as the foundation on which the protection of human rights is built. In the present circumstances, it is worth recalling that States should ensure that all their citizens have the right to enjoy freedom of religion individually, within the family, and as a community, and to participate in the public square. Religious freedom, in fact, is not a derived right, or one granted, but a fundamental and inalienable right of the human person. A religious belief should not be perceived or considered as harmful or offensive simply because it is different from that of the majority. The task of the Government is not to define religion or recognize its value, but to confer upon faith communities a juridical personality so that they can function peacefully within a legal framework. Respect for the religious freedom of everyone may be at stake in places where the concept of "State religion" is recognized, especially when the latter becomes the source of unjust treatment of others, whether they believe in other faiths or have none.

Above the institutional considerations, the critical problem facing the promotion and protection of human rights in the area of religious freedom is the intolerance that leads to violence and to the killing of many innocent people each year simply because of their religious convictions. The realistic and collective responsibility, therefore, is to sustain mutual tolerance and respect of human rights and a greater equality among citizens of different religions in order to achieve a healthy democracy where the public role of religion and the distinction between religious and temporal spheres are recognized. In practical life, when managed in the context of mutual acceptance, the relations between majority and minority allow for cooperation and compromise and open the way for peaceful and constructive coexistence. But to achieve this desirable goal, there is a need to overcome a culture that devalues the human person and is intent on eliminating religion from the public life. Pope Benedict XVI has clearly describes this situation when he writes: "Sadly, in certain countries, mainly in the West, one increasingly encounters in political and cultural circles, as well in the media, scarce respect and at times hostility, if not scorn, directed towards religion and towards Christianity in particular. It is clear that if relativism is considered an essential element of democracy, one risks viewing secularity solely in the sense of excluding or, more precisely, denying the social importance of religion. But such an approach creates confrontation and division, disturbs peace, harms human ecology and, by rejecting in principle approaches other than its own, finishes in a dead end. There is thus an urgent need to delineate a positive and open secularity which, grounded in the just autonomy of the temporal order and the spiritual order, can foster healthy cooperation and a spirit of shared responsibility."[2]

Madam President,

Religions are not a threat, but a resource. They contribute to the development of civilizations, and this is good for everyone. Their freedom and activities should be protected so that the partnership between religious beliefs and societies may enhance the common good. A culture of tolerance, mutual acceptance and dialogue is urgent. The educational system and the media have a major role to play by excluding prejudice and hatred from textbooks, from newscasts and from newspapers, and by disseminating accurate and fair information on all component groups of society. But lack of education and information, that facilitates an easier manipulation of people for political advantages, is too often linked to underdevelopment, poverty, lack of access to effective participation in the management of society. Greater social justice provides fertile ground for the implementation of all human rights. Religions are communities based on convictions and their freedom guarantees a contribution of moral values without which the freedom of everyone is not possible. For this reason, it becomes an urgent and beneficial responsibility of the international community to counteract the trend of increasing violence against religious groups and of mistaken and deceptive neutrality that in fact aims at neutralizing religion.

Thank you, Madam President.

_____________________

1 http://www.pewforum.org/Government/Rising-Restrictions-on-Religion.aspx Also, Portes Ouvertes: Index mondial de Persécution des chrétiens, 2011; Ayaan Hirsi Ali, "The War on Christians," Newsweek, February 13, 2012, p. 30 Cfr.
2 Pope Benedict XVI, Address to the Members of the Diplomatic Corps for the Traditional Exchange of New Year Greetings, Monday, 11 January 2010
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một chuyến đi ủy lạo Bệnh Nhân Phong ở Văn Môn, Thái Bình
Bồ Câu Trắng
10:32 08/03/2012
Hà Nội – Hàng Bột, thứ bẩy, 03-3-2012 lúc 5h30 sáng chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình phát xuất từ nhà thờ Hàng Bột vượt qua chặng đường dài dưới trời mưa bụi ẩm ướt và hơi se lạnh, chúng tôi đến Trại Phong Văn Môn (Thái Bình) lúc 9h30. Chúng tôi đã có một chuyến đi ủy lạo với những cảm nhận quý báu khó quên.

Xem hình - (Hình ảnh: Barnabê Xuân Hòa)

Trại Phong Văn Môn là nơi nương náu của những bệnh nhân cùi, cũng là một trại Phong lớn nhất ở Miền Bắc được thành lập vào năm 1900, có những lúc số bệnh nhân lên đến 2.000 vào năm 1954. Hiện tại số bệnh nhân thường trú trên 400 người tại làng Văn Môn thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và nằm cạnh ven sông Hồng.

Thật bất ngờ! Lần đầu tiên chúng tôi được chứng kiến các bệnh nhân phong, người thì cụt chân, cụt tay, người thì cụt cả tứ chi, thân hình co quắp, đang sống bên nhau trong niềm vui ấm áp chan hòa tình người. Thật khác với những suy nghĩ trong tiềm thức của bản thân tôi, chắc hẳn tôi sẽ thấy những vết lở loét, bẩn thỉu, không ai dám đến gần, nhưng họ không đáng sợ như tôi vẫn nghĩ về bệnh cùi. Những con người bất hạnh này đang mang trên mình căn bệnh trầm kha không một ai muốn mắc phải. Họ sống tại đây và đang được đón nhận những món quà vật chất và tinh thần từ vị Mục Tử là Cha Giuse Mai Trần Huynh rất tận tâm và nhân lành, ngài đã không ngừng nghỉ phục vụ người Phong gần 20 năm và hoàn thành nhiều công trình cho việc chung: như xây nhà cho bệnh nhân có nơi giặt giũ khô ráo cũng như ngài mới xây một nhà thờ khang trang cho các bệnh nhân Công Giáo có nơi thờ phượng xứng đáng, nhà thờ này mới được khánh thành vào dịp Xuân Tân Mão 2011. Hàng tuần cha Giuse Huynh ít nhất vào đây dâng thánh lễ 2 lần. Hôm nay, trong thánh đường này cha Giuse Huynh đã dâng thánh lễ cho đoàn chúng tôi và có sự tham dự của Bệnh Nhân Phong để cầu bình an và nhớ đến những bệnh nhân đã qua đời. Cha Huynh đang là cha xứ của giáo xứ Trà Vy và Thái Sa (nơi có Trại Phong Văn Môn).

Hôm nay chúng tôi đem đến cho các bệnh nhân những món quà vật chất và ẩm thực của Cộng Đoàn Bắc Đức do cha Paul Phạm Văn Tuấn chăm sóc và từ giáo xứ Khiết Tâm Mẹ tại Lincoln (USA) do cha Hilariô Nguyễn Hải Khánh làm chính xứ, cũng như một số bạn Thiện Nguyện ở Hà Nội qua anh Xuân Hòa, là người đại diện tổ chức cho chuyến đi ủy lạo trong Mùa Chay 2012 này. Phái đoàn chúng tôi gồm 6 Sơ và trên 30 Đệ Tử của Dòng Thánh Phaolô tháp tùng với phương châm của Mùa Chay 2012 "sống bác ái và yêu thương", thế là nhóm Đệ Tử chúng tôi thực hiện ý định: "Kẻ góp công, người góp của để tạo ra những niềm vui cho người Bệnh Phong".

Sau cuộc hành trình dài 140 km với 4 tiếng đồng hồ đi xe buýt đến Văn Môn, xe vừa tới cổng chúng tôi đã thấy cha Giuse Mai Trần Huynh đã mặc áo mưa đứng chờ đón chúng tôi. Thật xúc động khi gặp lại cha Huynh vì 2 ngày trước ngài đã trải qua cuộc phẫu thuật thay thuỷ tinh thể một bên mắt tại bệnh viện Thái Bình. Chào hỏi xong chúng tôi liền chia ra nhiều nhóm nhỏ đi thăm từng bệnh nhân ngay trong phòng của họ. Mặc dù đã có trang bị giường, ghế trong mỗi phòng bệnh nhân nhưng thực sự họ còn thiếu rất nhiều đồ dùng cá nhân hằng ngày, họ vẫn mượn chung lẫn lộn của nhau, họ chưa có đầy đủ để cho cuộc sống của họ có một chút tiện nghi, kể cả những vật dụng tối thiểu cho một con người. Có lẽ họ vẫn luôn mong ước được những tấm lòng rộng mở yêu thương, đồng cảm và sẻ chia bớt đi cho họ những tủi cực và đau khổ trong bệnh tật. Qua cuộc trò chuyện với họ và lời tâm sự của cha Giuse Huynh, chúng tôi được biết những con người này đã có lúc vô cùng bi quan, tuyệt vọng, họ đã gọi cuộc đời ở nơi đây là một "cuộc sống điên dại". Được thấy tận mắt những bàn tay, bàn chân không còn đầy đủ, cơ thể không còn lành lặn như những người bình thường, chúng tôi như câm lặng. Lúc này mọi người chúng tôi nhận ra phải sống giây phút hiện tại với tất cả sức lực, tâm trí của mình để giúp đỡ các bệnh nhân, đem đến cho họ những niềm vui, tiếng cười, niềm hy vọng để sống.

Chính sự quan tâm chia sẻ của những tấm lòng hảo tâm của các vị ân nhân xa gần đang đóng góp vào việc xua tan đi bầu khí ảm đạm, lạnh lẽo và dơ bẩn của Trại Phong này. Vẫn còn đấy những cơn đau cắn xé của các vết lở loét chưa lành, vẫn còn đấy những lúc phải chịu sự dằn vặt, và những khó khăn khi phải di chuyển bằng những đôi chân giả, hay phải làm việc bằng những ngón tay co quắp mất cảm giác, nhưng nụ cười vẫn đang nở trên đôi môi của họ, kể cả những khuôn mặt méo mó cũng đang cười. Trong trái tim họ đã có một ngọn lửa niềm tin vào cuộc sống - ngọn lửa đang thắp sáng cho họ những ước mơ và hy vọng. Mỗi người trong đoàn chúng tôi đều cảm thấy vui lây trên khuôn mặt và trong lòng.

Chúng tôi đã có thêm những bài học để nhìn lại chính mình trong cuộc sống tươi vui, khỏe mạnh, hạnh phúc, tưởng chừng như là tự nhiên mà có được. Hãy dùng đôi tay của chúng ta để phục vụ, để giúp đỡ, để lau các vết thương tật nguyền của bệnh nhân cùi. Hãy dùng đôi chân đến với những người đau khổ, già yếu, cô đơn để phá tan những bức tường ngăn cách. Hãy trò chuyện với những người đang mang mặc cảm để xóa đi những khoảng cách. Hãy trân trọng và nâng niu sự bình an, sức khỏe, hạnh phúc hiện tại. Qua giờ phút tiếp xúc với bệnh nhân phong, hình như chúng tôi đã có thêm nhiều nghị lực để dễ dàng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Chúng tôi sẽ không bao giờ than phiền, khóc lóc vì trên đời này vẫn còn những mảnh đời khổ cực hơn chúng tôi nhiều lắm.

Món quà vật chất thật là nhỏ bé chỉ bằng những cân thịt heo, bằng vài gói bánh khi phải so sánh với sự thiếu thốn trăm bề của các bệnh nhân nơi đây, tuy vậy thật là cảm động khi đi đến phòng nào chúng tôi đều nhận được những lới cám ơn rất chân thành từ các bệnh nhân, có những bàn tay không còn đủ ngón đã cố giơ nên để vẫy chào chúng tôi, những đôi chân đã không còn lành lặn vẫn cố gắng đi ra hành lang để đón tiếp chúng tôi vào thăm.

Chúng tôi cũng vui mừng khi gặp lại 2 chị em sinh đôi là Khánh – An, hai em đã bị mẹ bỏ rơi từ khi còn bé và được đưa về đây chăm sóc, với sự quan tâm chia sẻ và nâng đỡ của rất nhiều vị Ân Nhân trong đó có 2 em thiếu nhi tại vùng Bắc Đức mỗi tháng nhịn ăn quà gửi tặng cho Khánh và An. Hôm nay nhìn hai em cao lớn lên nhiều, đặc biệt là hai em đã bỏ được mặc cảm bệnh tật và rất vui vẻ hoà đồng với mọi người. Một em đã lấy xe đạp chở một người trong nhóm chúng tôi chạy quanh sân nhà thờ trong tiếng vỗ tay thán phục của mọi người xung quanh, đây cũng là chiếc xe mà 2 năm trước Cha Phaolô Tuấn đã nhờ chúng tôi mua dùm gửi tặng 2 em.

Thật tội nghiệp! Nếu ai nhìn hai chị em Khánh – An thì phải bàng hoàng, sợ hãi vì hai em rất "khác người", trông giống như các nhân vật đang sống ngoài hành tinh vậy. Bệnh tật của hai em đã làm biến dạng thân hình bé thơ trở thành: già nua, tóc rụng từng mảng, mắt đỏ ngòm, ngón tay biến dạng, lớp da sần sùi, tróc vẩy lồi lõm, một em có con mắt trái dường như đã lòi hẳn ra bên ngoài. Ôi thật xót xa cho cuộc sống bệnh tật đớn đau này và trên toàn thân thể của Khánh - An không còn giữ được một mảnh da lành lặn nào nữa!

Ước gì sẽ có thêm nhiều bàn tay và trái tim rộng mở có thể xoa dịu những nỗi đau và nâng đỡ những cuộc đời bất hạnh trong Trại Phong. Chúng tôi đã có một chuyến đi ủy lạo để thấy, một chuyến đi để nhớ và để sống.

Cảm tạ Thiên Chúa đã gìn giữ chúng con trên suốt chặng đường đi được bình an. Cám ơn quý vị Ân Nhân xa gần, những tấm lòng hảo tâm đã và đang thương nhớ tới và rộng tay giúp đỡ những Bệnh Nhân Phong.
 
Đêm thánh nhạc từ thiện: Mùa Chay và Tình Liên Đới
Caritas Hải Phòng
10:36 08/03/2012
HẢI PHÒNG - Ngày 06.03.2012 vừa qua, tại giáo xứ Xâm Bồ, Caritas giáo phận Hải Phòng đã tổ chức đêm nhạc từ thiện, với chủ đề “Mùa Chay và Tình Liên Đới”. Đêm nhạc hôm này có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám Mục Giáo Phận, Cha Quản hạt Hải Phòng, Cha giám đốc Caritas giáo phận, cùng Quý Cha, Quý khách và và gần hai ngàn người tham dự.

Xem hình ảnh

Khai mạc chương trình Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo Phận đã bày tỏ sự vui mừng với sáng kiến của Cha giám đốc Caritas Giáo Phận , sự cộng tác nhiệt thành của Cha xứ Xâm Bồ Giuse Phạm Cao Đỉnh và của tất cả mọi người đang hiện diện trong đêm nhạc từ thiện này. “Ngay từ khi bước vào Mùa Chay Thánh Giáo Hội mời gọi chúng ta thực hành ba điều quan trọng căn bản của mùa chay, đó là cầu nguyện, chay tịnh và bác ái. Ngày hôm nay, chúng ta được mời gọi cụ thể hoá một trong ba bổn phận quan trọng của mùa chay đó là tình bác ái, tình liên đới”.

Ngài đã nhắc lại lời chúc phúc ngọt ngào của Thiên Chúa dành cho mỗi người khi chúng ta thể hiện tình liên đới với nhau trong Tin mừng của Thánh Mat thêu; “ khi Ta đói các ngươi đã cho Ta ăn, khi Ta khát các ngươi đã choTa uống; Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước, Ta ở tù các ngươi đã viếng thăm; mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những người anh em nhỏ bé nhất của Ta đây, là các người đã làm cho chính Ta vậy”(Mt 25, 35. 40)

Cha Gioan B. Vũ Văn Kiện giám đốc Caritas giáo phân Hải Phòng cho biết, “mục đích của đêm nhạc là giới thiệu các hoạt động chung của Caritas Giáo phận đồng thời để mời gọi sự chung tay của những tâm hồn quảng đại chia sẻ cho những mảnh đời bất hạnh, đau khổ và nghèo khó, Ngài cũng mong muốn chương trình này sẽ được tiếp nối ở các giáo xứ trong giáo phận”.

Cha xứ Giuse Phạm Cao Đỉnh Chia sẻ “ Xin cảm ơn Cha giám đốc Caritas cùng với các anh chị em cộng tác với chương trình đêm nhạc từ thiện, nhờ có đêm nhạc hôm nay mà rất nhiều người trong và ngoài Công Giáo của giáo xứ đã hiểu được tinh thần bác ái của người Công giáo đối với những người nghèo khổ bất hạnh”.

Ông chánh Antôn Tuấn giáo xứ Xâm Bồ cho biết “ sau khi được xem các Clip mà Caritas giáo phận đã thực hiện, rất nhiều người trong giáo xứ ủng hộ chương trình bác ái của giáo phận với mong muốn Caritas giáo phận sẽ giúp được nhiều người nghèo hơn nữa”

Bà Maria Vũ Thị Liên giáo xứ Xâm Bồ chia sẻ “ lần đầu tiên được chứng kiến chương trình hay và mang ý nghĩa như vậy, bà hy vọng mỗi năm Cha sẽ tổ chức hai đến ba lần đêm nhạc giống như ngày hôm nay để mọi người cùng có cơ hội chung tay với các hoạt động bác ái của giáo phận”

Ca sĩ Kim Cúc trong nhóm trái tim yêu đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh vui mừng nói “ đi hát từ thiện rất nhiều nơi, nhưng đêm nhạc hôm nay đã thực sự để lại những ấn tượng và cảm xúc khó tả, bởi nội dung chương trình đa dạng và phong phú, cùng với sự cộng tác rất nhiệt tình của mọi người dành cho đêm nhạc hôm nay” chị cũng nói “rất sẵn lòng cộng tác với Caritas giáo phận Hải Phòng trong công việc bác ái”.

Đêm nhạc “ Mùa Chay và Tình Liên Đới” đã khép lại bằng kinh hòa bình và lời cầu nguyện của Đức Cha Giuse Giám Mục Giáo Phận và cộng đoàn dân chúa, trong tâm tình của mùa chay và tình liên đới với những người anh chị em nghèo khổ, kém may mắn.

Nguyện xin Chúa chúc lành cho quý vị ân nhân đã rộng tay cộng tác với công việc bác ái của giáo phận đã trở thành cánh tay nối dài của Chúa Giêsu. Hy vọng rằng con tim của mỗi người sẽ tiếp tục rộng mở hơn nữa để trao ban tình yêu thương cho những mảnh đời đang gặp đau khổ, bệnh tật, kém may mắn.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân dịp Giáo Phận Thanh Hóa thi ngắm: Nghiên cứu phong tục Ngắm và thi Ngắm tại Việt Nam.
Nguyễn Long Thao
10:52 08/03/2012
Nhân dịp Giáo Phận Thanh Hóa thi ngắm: Nghiên cứu phong tục Ngắm và thi Ngắm tại Việt Nam.

Nhân dịp Giáo Phận Thanh Hóa tổ chức thi ngắm 15 Sự Thương Khó giữa các giáo xứ, chúng tôi viết bài này nhằm mục đích giúp các bạn trẻ, nhất là những người ở hải ngoại, biết về một nghi thức phụng vụ đã được Việt hóa ngay từ thời cha Đắc Lộ. Nội dung bài này sẽ tìm hiểu Ngắm là gì? Có bao nhiêu loại Ngắm ? Và cuối cùng là phần nhận xét về phong tục Ngắm.

I. Định Nghiã Từ Ngắm 吟: Ngắm là từ Nôm lấy dạng từ Ngâm 吟 trong Hán Việt, có nghĩa là nhìn kỹ, gẫm suy. Ngắm cũng có âm khác là Ngẫm. Miền Bắc dùng từ Ngắm, miền Nam dùng từ Ngẫm hay Gẫm. Tất cả đều có nghĩa là suy nghĩ kỹ. Từ Ngâm trong Hán Việt có nghĩa là đọc chậm, giọng ngân nga như ngâm thơ, ngâm vịnh. Do vậy từ Ngắm xuất phát từ từ Ngâm cũng có nghĩa là vừa ngắm nhìn vừa ngân nga. Ý nghiã này thể hiện rất rõ nét trong trong các nghi thức Ngắm của người Công Giáo Việt Nam

II. Các Loại Ngắm: Kinh sách Công Giáo Việt Nam dùng nhiều từ Ngắm: Nguyện Ngắm, Ngắm Bẩy Sự, Ngắm Đàng Thánh Giá, Ngắm Lễ, Ngắm Đứng, Ngắm 15 Sự Thương Khó, Ngắm Nhân Sao, Ngắm Nhân Tài. Ngắm Đàng Thánh Giá. Tuy nhiên có ba loại ngắm chính là Ngắm Lễ, Ngắm 15 Sự Thương Khó và Ngắm Đàng Thánh Giá. Riêng Ngắm Đàng Thánh Giá thì trên thế giới nơi nào cũng có nên chúng tôi chỉ nghiên cứu tập tục Ngắm Lễ và Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu là hai loại ngắm đặc thù của Công Giáo Việt Nam. Ngoài ra trong bài này chúng tôi cũng trình bày một số loại ngắm không được phổ thông lắm: Đó là Ngắm Rằng, Ngắm Nhân Sao, Ngắm Nhân Tài, Ngắm Dấu Đanh diễn ra trong tuần thánh tại các xứ đạo lớn ở miền Bắc Việt Nam.

1. Ngắm Lễ: Trước Công Đồng Vatican II, thánh lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh. Khi Linh Mục cử hành thánh lễ, các cô học trò đọc những lời diễn giải ý nghiã nghi thức đó. Vì đọc theo cung giong ngân nga nên gọi là Ngắm Lễ. Ví dụ, khi Linh Mục đọc kinh Tin Kính, các cô học trò ngắm như sau:

“Thầy đọc kinh tin kính: Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu, tôi tin thật những điều Chúa Giêsu đã truyền cho Hội Thánh. Tôi sẵn lòng đổ máu tôi ra mà làm chứng. Tôi hợp một ý cùng thầy cả mà xưng ra tôi tin kính Chúa tôi cùng tin những lời Hội Thánh dậy, dù sống chết thì hợp một ý cùng Hội Thánh mà tin cho vững bền như là vậy”

Cung giọng ngắm lễ thì ngân nga trầm bổng và để có thể ngân nga, người ta thêm các âm í i/ í ì/ ì i ì/. Ví dụ phần nhập lễ, các cô học trò ngân nga như sau: Lậy I Chúa tôi Í, I.- Bao nhiêu lễ Ê làm ÀM ngày AY hôm nay Í I.- Khắp cả A VÀ À thiên hạ Í I. – Thì Ì xin dâng cho Chúa Í I. v. v… Cung giọng ngắm lễ mùa Vui hay mùa Mừng, khác cung giọng mùa Thương. Mùa Vui là mùa Sinh Nhật, Mùa Hiện Xuống. Mùa Mừng là mùa Phục Sinh. Ba mùa này cung giọng bớt thảm não ngân nga hơn Mùa Thương tức mùa Chay Thánh. Ngắm lễ không có bài bản ghi dấu nốt nhạc nhất định, chỉ được bà quản dậy thế nào, các cô học trò ngắm như vậy. Họ học thuộc lòng không cần mở sách nên cung giọng rất đều. Ngày nay phong tục ngắm lễ đã biến mất. Chúng tôi ghi lại đây nét đại cương như một tài liệu văn hóa Công Giáo cần được nghiên cứu đầy đủ để bổ túc cho việc nghiên cứu lịch sử thánh ca Việt Nam vì ngắm lễ chính là một thứ “dân ca tôn giáo Việt Nam”.

2. Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu: Ngắm được diễn ra trong tuần thánh, là nghi thức phụng vụ giúp giáo dân suy nghĩ về cuộc tử nạn của Chúa Cứu Thế. Ngắm 15 Sự Thương Khó còn gọi là Ngắm Đứng vì người đọc đứng trước bàn thờ, trước cung thánh ngân nga những lời suy niệm.

Tác giả các bài Ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu là cha Alexandre de Rhodes. Cha viết trong Lịch Sử Đàng Ngoài như sau: “Để cho họ khỏi bị thiệt thòi, thì chúng tôi đã chia các mầu nhiệm thương khó làm 15 đề tài chính. Cứ sau khi đọc chung mười kinh chuỗi hạt thì ngắm một đoạn và suy niệm một trong 15 sự thương khó, sau mỗi lần như thế thì lại tắt một trong 15 ngọn nến sáng theo tục lệ trong giáo hội Roma. Trong nghi lễ, họ khóc lóc, kêu gào và rên rỉ tỏ lòng thương mến những thống khổ và cái chết của Chúa Cứu Thế, người lân cận cũng đến nghe.”

Trước năm 1954 nghi lễ ngắm 15 Sự Thương Khó được tổ chức vào các ngày Thứ Tư, Năm, Thứ Sáu Tuần Thánh. Trong các ngày này, giáo xứ bừng lên một không khí sống đạo náo nhiệt, mọi người trong gia đình thay nhau đến nhà thờ dự nghi thức phụng vụ tuần thánh. Tại các giáo xứ miền Bắc, nghi thức diễn ra như sau:

Người ta đặt một cái bàn phủ khăn trắng ở vị trí chỗ giáo dân lên rước lễ trong nhà thờ. Sau bàn là một vì kèo gọi là kèo ngắm cao độ 3 hay 4m trên đó cắm 15 ngọn nến tượng trưng cho 15 ngắm sự thương khó. Sau mỗi ngắm, người ta tắt đi một ngọn nến. Trên bàn có đặt cây thánh giá nhỏ được che màn trắng, hai bên có hai cây nến. Vào ngày thứ Sáu tuần thánh giáo dân tham dự ngắm đội tang trắng để tưởng nhớ ngày Chúa chêt. Sở dĩ dùng màu trắng vì theo phong tục Á Đông, màu trắng là màu tang chế, ngược lại với Tây Phương màu đen là màu tang chế. Trước thánh giá người ta đặt một kệ nhỏ để sách ngắm, có hai cây nến để hai bên. Ngày xưa sách ngắm thường là sách viết tay bằng chữ nôm hay chữ quốc ngữ.

Vào khoảng kinh kính mừng thứ 8, bồi tế gõ mõ ra lệnh, trống khẩu đáp lại, đoàn rước từ cuối nhà thờ rước viên chức tiến lên bàn ngắm. Dẫn đầu đoàn rước là người cầm trống khẩu vừa đi vừa điểm 3 tiếng trống: hai nhặt, một khoan. Sau đó đến 4 hay 6 người cầm bát bảo và hai bồi tế chia làm hai hàng đi lên. Trong khi đó hội bát âm ở cuối nhà thờ cử hành những bản nhạc cổ truyền. Viên chức lên ngắm thường mặc áo thụng màu thanh thiên, đầu đội khăn xếp, chân đi hài. Đến bàn ngắm, thì giáo dân đã đọc xong 10 kinh, bồi tế gõ mõ, hai bồi tế và viên chức ngắm bái qùy. Một hồi chiêng trống và nhịp trắc nổi lên, viên chức bắt đầu ngắm. Trong lúc ngắm người cầm trống khẩu đệm nhẹ ba tiếng: hai nhặt một khoan. Cách đệm trống này trong ngôn ngữ hát chầu gọi là chầu ấm đám. Ngắm xong, hội bát âm, chiêng trống và đội đánh trắc, ở cuối nhà thờ nổi lên một hồi, bồi tế gõ mõ, đoàn rước bái qùy và rước viên chức ngắm xuống cuối nhà thờ. Giáo dân lại đọc 10 kinh kính mừng. Chú giúp lễ tắt một ngọn nến trên vì kèo ngắm. Đến kinh thứ 8 đoàn rước lại rước viên chức khác lên ngắm. Ngày xưa chỉ có đàn ông được để cử lên ngắm và coi đó là một vinh dự nên hàng xứ thường chia 15 ngắm cho các chức việc, các hội đoàn, các người có công lao hay danh vọng trong giáo xứ.. Trước năm 1954 nhiều ông không biết chữ, nhưng thuộc lòng một số ngắm, do vậy bài ngắm vẫn diễn ra một cách trôi chảy. Sau mỗi phiên ngắm, giáo dân có tục lệ phẩm bình, chấm điểm các người lên ngắm xem ông nào ngắm hay. Vì nguyên nhân này mà trong các xứ đạo ngày xưa có tục thi Ngắm Nhân Tài.

Về cung giọng ngắm, giáo dân Bắc Trung Nam có giọng ngân nga khác nhau. Riêng tại các giáo phận mà từ ngữ chuyên môn gọi là các điạ phận Dòng như Bùi Chu, Bắc Ninh có giọng ngắm khác với giọng ngắm của các địa phận Hà Nội, Phát Diệm, Thanh Hóa là các địa phận thuộc Hội Thừa Sai Paris. Điểm cần ghi nhớ là chỉ có cung giọng là khác còn nội dung ngắm đều giống nhau.

Về nội dung các bài ngắm, nói chung, tất cả đều đúng với Kinh Thánh, nhưng vì muốn giáo dân thương cảm và xúc động trước cảnh Chúa Giêsu chịu nạn nên tác giả của 15 Ngắm Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu đã dùng nhiều từ ngữ “quá đáng” hoặc tài liệu không có chứng liệu trong kinh thánh. Vị dụ ngắm thứ sáu viết: “Bấy giờ nó nó lột áo ra, liền trói chân tay vào cột đá, đoạn lấy chà gai cùng dây gia và lòi tói sắt đánh cả và mình Đức Chúa Giêsu dư 5000 nghìn đòn cho nên nát hết thịt ra, xem thấy xương chẳng còn nơi đâu lành, mặt mũi chẳng còn hình tượng người như trước nữa.”

Vào ngày thứ Sáu tuần thánh, sau nghi thức ngắm 15 Sự Thương Khó, nhiều giáo xứ còn diễn lại nghi thức Tháo Đinh, Táng Xác Đức Chúa Giêsu. Trong nghi thức này có một loại kinh nguyện mà đặc ngữ chuyên môn gọi là “Đọc Đoạn” và “Than Mồ. Nội dung và cung giọng của Đọc Đoạn và Than Mồ cũng nhằm diễn tả sự đau thương của Chúa chịu chết vì nhân loại. Sau khi tháo đinh, tượng Chúa Giêsu được đặt trong quan tài và giáo dân kiệu đi quanh nhà thờ rồi táng trong Mồ Thánh là một hang núi nhân tạo làm bằng giấy đen. Xác Chúa nằm trong mồ thánh được giáo dân thay nhau đến kính viếng.

3. Ngắm Nhân Tài: Ngắm thi. Ở miền Bắc trước năm 1954, một số giáo xứ lớn có phong tục thi ngắm 15 Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu để xem ai, họ nào có người ngắm hay nhất. Ngắm Nhân Tài diễn ra vào ba ngày cuối của tuần thánh, nhưng lồng vào đó tinh thần thi đua. Trong khi ngắm có vị giám khảo cầm trống chầu. Viên chức ngân nga hay, giám khảo điểm trống khen thưởng, nếu ngắm sai, phạm các lỗi như không cúi đầu, không bái gối khi đọc tới danh thánh Chúa Giêsu, giám khảo gõ ra tang trống. Nguyên tắc này giống nguyên tắc cầm chầu trong các phiên chầu hát tại các đình làng ngày xưa. Ngày nay, lễ nghi ngắm 15 sự thương khó đã đơn giản nhiều, nhất là ở hải ngoại, không còn ngắm nhân tài nữa và các bà cũng lên ngắm. Người lên ngắm chỉ mặc áo trắng, đội khăn tang. Cung giọng cũng bớt ngân nga và không còn đội chiêng, trống, trắc làm cho sinh hoạt giáo xứ rộn lên trong Tuần Thánh.

4. Ngắm Dấu Đanh: Trong các xứ đạo ngày xưa, vào hồi 10 giờ sáng thứ Tư tuần thánh, giáo dân đến nhà thờ Ngắm Năm Dấu Đanh. Gọi là Ngắm 5 Dấu Đanh vì đó là 5 bài suy niệm ngắn về năm dấu đanh trên thân xác Chúa Giêsu. Cách ngắm và cung giọng cũng gần giống như ngắm 15 Sự Thương Khó nhưng bớt ngân nga hơn. Theo tục lệ, ngắm thứ nhất thường dành cho thầy giúp xứ, còn 4 ngắm kia được phân chia cho giáo dân. Sau đây là phần dẫn nhập và nội dung ngắm thứ nhất trong Ngắm Năm Dấu Đanh:

Phép lần hạt năm dấu thánh Đức Chúa Giêsu ba mươii kinh Lậy Cha cùng năm kinh Kính Mừng chia ra làm sáu phần. Thứ nhất thì ngằm: Khi quân dữ bắt chân tả Đức Chúa Giêsu vào Thánh Giá mà đóng đanh sắt bằng mũi đau đớn lắm, máu chảy xuống dòng dòng. Khi ngắm sự ấy thì nguyện năm kinh Lậy Cha, lậy ơn Đức Chúa Giêsuchịu đóng đanh chân tảvì chúng tôi đi đàng trái, cùng nguyện một kinh Kính Mừng thương Đức Mẹ đau đớn trong lòng, như phải đóng đanh vậy. Xin cho chúng tôi chừa đi đàng trái, là chớ làm tội lỗi mất lòng Đức Chúa Giêsu nữa. Amen.

5. Ngắm Nhân Sao: Trong Tuần Thánh, sau khi ngắm 15 sự thương khó Đức Chúa Giêsu, nhiều giáo xứ còn có nghi thức Ngắm Nhân Sao hay còn gọi là Hỏi Nhân Sao. Ngắm Nhân Sao là tìm hiểu tại sao linh hồn Chúa Giêsu chịu mọi sự thương khó. Gọi là Nhân Sao hay Hỏi Nhân Sao vì khi ngắm, giáo dân chia làm hai bè. Một bên hỏi lý do mà từ ngữ cổ gọi là Nhân Sao, một bên trả lời lý do. Sau đây là là câu đầu tiên của Ngắm Nhân Sao:

Bên hỏi: Nhân Sao Đức Chúa Giêsu chịu thằng Giuda bán?

Bên thưa: Ta chịu bán cho được chuộc tội con.

Bên hỏi: Nhân sao Đức Chúa Giêsu cầu nguyện lâu làm vậy?

Bên thưa: Ta cầu cùng Đức Chúa Cha kẻo qưở phạt con…


6. Ngắm Rằng: Trong các xứ đạo ngày xưa, vào hồi 10 giờ sáng thứ Tư và thứ Sáu tuần thánh, giáo dân đến nhà thờ ngắm. Thứ Tư Ngắm Năm Dấu Đanh, thứ Sáu Ngắm Rằng. Hai loại ngắm này có sự liên hệ. Ngắm Dấu Đanh mô tả vắn tắt về suy niệm các dấu đanh, Ngắm Rằng là quảng diễn sự suy niệm cách rộng rãi hơn. Do vậy nhiều đoạn văn trong Ngắm Dấu Đanh được lập lại trong Ngắm Rằng. Gọi là Ngắm Rằng vì câu đầu trong phần suy niêm được bắt đầu bằng chữ Ngắm Rằng. Sau đây là phần đầu của Ngắm Rằng:

Phép lần hạt năm dấu thánh Đức Chúa Giêsu ba mươi kinh Lậy Cha cùng năm kinh Kính Mừng chia ra làm sáu phần. Thứ nhất thì ngắm: Khi quân dữ bắt chân tả Đức Chúa Giêsu vào Thánh Giá mà đóng đanh sắt bằng mũi đau đớn lắm, máu chảy xuống dòng dòng. Ngắm Rằng Đức Chúa Giêsu là con thật Đức Chúa Trời….

Cung giọng Ngắm Rằng giống Ngắm Năm Dấu Đanh đều không ngân nga dài dòng như Ngắm 15 Sự Thương Khó, chỉ ngâm một chút ở cuối câu.

III. Nghĩ về phong tục ngắm: Khi nghiên cứu về các nghi thức phụng vụ của Công Giáo Việt Nam, chúng tôi có thể khẳng định một điều mà không mấy sợ bị sai lầm rằng, ngay từ thời cha Đắc Lộ, các nhà thừa sai đã cố gắng áp dụng tinh thần hội nhập văn hóa. Các ngài đã lồng nghi thức phụng vụ vào văn hóa Việt Nam mà cụ thể là phong tục ngắm đứng. Nếu tôn giáo dân gian diễn ra tại đình làng có nghi thức Hèm tức nghi thức diễn lại thần tích của vị Thành Hoàng thì người Công Giáo Việt Nam cũng có nghi thức diễn lại cuộc khổ nạn của Chúa qua nghi thức Ngắm, Tháo Đinh, Táng Xác. Như vậy lập luận xưa kia cho rằng theo đạo là chối bỏ văn hóa dân tộc là một kết án thiếu căn bản.

Rồi khi so sánh với Công Giáo Âu Châu và Công Giáo Việt Nam, lại có một số vị đã phát biểu rằng người Công Giáo Việt Nam giữ đạo không có chiều sâu, nông cạn, vụ hình thức, nặng về tình cảm hơn lý trí, mà cụ thể là các nghi thức phụng vụ rềnh rang, ồn ào như ngắm, rước kiệu, dâng hoa, v.v.

Người viết bài này suy nghĩ rất nhiều về nhận định trên và tự hỏi liệu giáo dân với cung cách sống đạo ồn ào, nặng phần kinh sách, bề ngoài, thì đức tin của họ có kiên vững không?

Sau khi quan sát đời sống đạo của giáo dân Âu Mỹ trong hơn 30 năm, tôi nhận thấy lời phê bình và kết án trên là hoàn toàn không có căn cứ vì thực tại lịch sử đã bác bỏ luận cứ này. Bằng chứng hùng hồn nhất là sức sống của Giáo Hội Công Giáo hiện nay là ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ Châu La Tinh chứ không phải Âu Châu. Châu Á và Châu Phi đang gửi các nhà truyền giáo đi khắp nơi trên thế giới. Tòa Thánh Vatican đã nói tới việc Âu Châu cần phải được tái truyền giáo. Theo thiển ý chúng tôi, chính những hình thức bị lên án là rềnh rang, nặng tình cảm, vụ hình thức đã là phương tiện giúp củng cố đức tin người Công Giáo Việt.

Quan sát đời sống đạo hiện nay của giáo dân Thanh Hóa, Phát Diệm, Bắc Ninh, Bùi Chu, v.v.. không ai có thể dám nói là đức tin của họ thiếu kiên vững. Trong hơn nửa thế kỷ qua, dù gặp bao nhiêu gian nan, khó khăn nhưng tinh thần sống đạo của họ vẫn kiên vững, vẫn đáng nêu gương.

Một bằng chứng khác là đối với người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại, vì được thừa kế truyền thống của cha ông nên họ đã được nhiều vị Hồng Y, Giám Mục điạ phương nhiệt liệt ca ngợi. Nhiều Giám Mục Mỹ đã nói với các vị Giám Mục Việt Nam rằng “Giáo dân Việt Nam là một hồng ân Chúa ban cho Giáo Hội Hoa Kỳ.”

Giáo phận Thanh Hóa tổ chức cuộc thi ngắm không chỉ là làm sống lại nét văn hóa Công Giáo Việt, mà chủ yếu là khơi dậy tâm tình thống hối trong mùa chay để giáo dân có dịp soi chiếu đời mình trong tuần thánh.
 
Thông Báo
Cáo Phó LM Giuse Nguyễn Ngọc Sinh bút hiệu Mỹ Sơn qua đòi
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
18:07 08/03/2012

CÁO PHÓ





Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Sinh



Sanh 9 tháng 2 năm 1939
Tại Mỹ Sơn - Huyện Cao Lộc - Tỉnh Lạng Sơn

1956 nhập Tiểu chủng viện Piô Xll
1963 Học tại Đại chủng viên Thánh Giuse – 6 Cường Để - Sài Gòn.
1965 -1966 - Giúp Chủng viện Á thánh Phụng Châu Đốc - Điạ phận Long Xuyên: Giám thị - phụ trách Văn nghệ Âm Nhạc - giáo sư Lý Hoá

Chịu chức Lm 28/4/1970 tại giáo xứ Lạng Sơn – Xóm Mới – Gò Vấp – Sài Gòn.
Cha phó kinh 3 – Cái Sắn - Điạ phận Long Xuyên.
Tuyên uý phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể điạ phận Long Xuyên.
Liên đoàn trưởng Liên đoàn Hướng Đạo Long Kiên (Long Xuyên & Rạch Giá).
Giám đốc trường Trung học Thanh Bình (Rạch Giá)
1976-1977 bị cầm tù vì bảo vệ tài sản Giáo Hội.

Định cư tại Pháp 1980.
Nhập tịch điạ phận Valence 1993.
Tác giả bộ lễ cầu hồn nổi tiếng bút hiệu Mỹ Sơn.
Về nhà Cha: 4:30 sáng ngày 7/3/2012 tại Bệnh viện Valence - Hưởng thọ 73 tuổi.

Thánh lễ an táng lúc 9:30 sáng ngày thứ Bảy 10/3/2012 tại Thánh đường St. Jean – Do Đức Giám mục Valence chủ tế.

Cộng đoàn VN Valence - Pháp
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Dời
Trần Ngọc Mười Hai
05:52 08/03/2012
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy niệm Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay Năm B 11.3.2012

“Em ơi, mỗi chiều cuộc đời mỗi xiêu,”
“Nhưng em mỹ miều, lòng ta cứ yêu.
Này ta dệt chiếu, chờ em yêu kiều,
Này ta dệt gấm, mời em sang nằm .”
(Quốc Bảo – Bài Tình Cho Giai Nhân)
(1 Ga 3: 11, 14-15)
Chỉ nghe lời này thôi, hẳn người người đều nghĩ: người “em mỹ miều” hát ở đây: là giai nhân cho anh thân mật. Nhưng nếu nghe lời dặn ở dưới, chắc bạn và tôi hẳn sẽ không còn hỏi: người em mình là ai? Người anh mình ở mãi đâu? Nơi nào? Như thánh nhân nhà Đạo lại đã bảo:

“Quả thế,
đây là lời loan báo:
anh em nghe từ lúc khởi đầu:
chúng ta hãy yêu thương nhau.”
(1Ga 3: 11b)

Và thêm nữa, một lời hứa cùng nhận định:

“Chúng ta biết rằng:
chúng ta đã từ cõi chết bước vào sự sống,
vì chúng ta yêu thương anh em!
Kẻ không yêu thương, sẽ ở lại trong sự chết.
Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân.
Và anh em biết: không một sát nhân nào
có được sự sống đời đời ở trong nó. “
(1 Ga 3: 14-16)

Nhận định hoặc hứa hẹn về cuộc đời của con người, không là chuyện chém giết như anh em nhà Abel & Cain nói ở trên. Cũng chẳng là lời ca hôm nào gồm những giết và giết: “giết người đi! giết người trong mộng đã bội thề..” Nhưng lại là lời khuyên rất tận tình khiến bọn mình, dù có Đạo hay không, vẫn cứ yêu thương nhau như anh em, một nhà. Lời nhắn hôm ấy, còn như lời tự nhủ khi xưa nghệ sĩ hát:

“Em rất buồn mà tình cứ ươm,
Thân ta đã buồn, mà lòng vẫn son.
Con trăng rất tròn, dù lòng héo hon,
Thương vẫn trọn, chẳng oán không hờn.”
(Quốc Bảo – bđd)

Nhạc tình ở ngoài đời, thời vẫn thế. Cuộc tình người ở với đời, vẫn cứ gồm những nhạc bản, không phải vậy nên vẫn buồn! Buồn một nỗi, cuộc đời mình nay không chỉ thấy mỗi lời ca diễn tả chuyện “Thương vẫn trọn, chẳng oán không hờn”, mà là: “Thân ta đã buồn, mà lòng vẫn son..” Và: “Con trăng rất tròn, dù lòng héo hon…”
Trăng hôm nay, không chỉ ở tròn tròn và gọn lỏn ở trên trời cứ đeo đuổi loài người để chiếu ánh sáng vui. Nhưng, “con trăng” còn là ánh sáng lung linh/héo hắt, vẫn chiếu dọi cung lòng người con người em, cùng cháu chắt nay có vấn đề thê lương, nghê thường, buồn bã.
Chuyện thê lương, nghê thường chốn ngày buồn, là chuyện xảy đến với đàn em “mỹ miều”, “lòng ta cứ yêu” không kịp cản ngăn ở phố chợ. Nơi phố chợ đường đời hôm nay, có những điều xem ra rất đáng sợ. Sợ đến độ, các đấng bậc có trọng trách những cương thường và đạo đức đều chắc phải lên tiếng để người người cảnh tỉnh và bận tâm.
Nói “bận tâm”, chẳng qua là để nhấn mạnh về sự thể đang xảy đến với dân con ở huyện bên nước bạn, hoặc đâu đó. Chuyện cần bận tâm bàn luận, vẫn là chuyện mang tính khẩn thiết/gấp rút, rất như sau:

“Qua điều tra/tìm hiểu, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ vừa cho biết: hiện thời nạn buôn nô lệ tình dục đã trở thành kỹ nghệ tăng nhanh vào hạng nhì, chỉ sau có mỗi kỹ nghệ buôn bán ma tuý mà thôi. Tuy nhiên, tính cách nghiêm trọng và nguy cập của sự việc, là: nội kỹ nghệ này thôi, nếu tính bình quân đã thấy phân nửa số nạn nhân đành “chịu trận” là con trẻ. Cụ thể thì, trong tổng số 2,215 vụ việc phát hiện năm 2010 ở Mỹ, đã thấy hơn 1,000 con trẻ là nạn nhân.

Cơ quan Liên Hiệp Quốc có chức năng, ước tính rằng kỹ nghệ buôn bán con trẻ làm nô lệ tình dục hoặc lao động trên thế giới nay đem lại cho các tay buôn số lợi nhuận lên đến 32 tỷ Mỹ kim. Phân nửa số tiền này, hầu hết đến từ nước kỹ nghệ hoá, thấy rất rõ.” (xem Carolyn Monihan, Enslavement of children, right under our noses, MercatorNet.com 03/02/2012)

Ở các trường hợp tương tự, chừng như truyền thông/báo chí chẳng thiết tha gì chuyện “khẩn báo” để quần chúng biết mà thay đổi, như trường hợp ấu dâm/xâm phạm tiết hạnh trẻ nhỏ do một số linh mục Công giáo từng mắc phải. Thi thoảng, mới thấy đôi vị tìm cách tiếp cận báo đài như tác giả Nicholas Kristoff từng có bài viết trên Nữu Ước Thời Báo luận bàn về tệ trạng buôn trẻ nhỏ ở tuổi vị thành niên để bán sang các nước quanh vùng Đông Nam Châu Á, như Thái Lan để bắt trẻ phục vụ tình dục cho kẻ mua dâm.
Đáng sợ hơn, chuyện thấy rất rõ là: chiều hướng này ngày một gia tăng không thua gì nạn buôn bán ma tuý ở nhiều nơi trên thế giới. Buôn trẻ nhỏ, một phần là do nhu cầu của những kẻ no cơm ấm cật rậm rật mọi nơi được phim ảnh/quảng cáo kích bốc lên mà dỗ dụ. Một yếu tố khác không kém phần quan trọng từng dung túng tệ trạng này, là: một số quốc gia ở trời Tây nay vẫn nhẹ tay với kỹ nghệ này. Người dân ở các nước có nền luật pháp nới lỏng mọi chuyện, vẫn nhẹ tay coi đó là chuyện hợp pháp hầu giải quyết tình trạng thất nghiệp hoặc nhân dụng. Nên, gọi đó trò bịp bợm/lừa đảo kẻ lành/người ngay, cũng không sai.
Bởi vậy, nghệ sĩ nhà mình chừng như rất chán ngán nên mới có câu ca tiếng hát rất như sau:

“Chân em rất dài, thị thành ngất ngây,
Vai em rất đầy, ngủ vùi tóc mây.
À ơi ngọt tiếng gọi Xuân trăm miền,
À ơi đời úa, cần em sang mùa.
Ai lên đường thả tình bốn phương,
Ới ai vô thường lòng ai khó lường,
Lòng ai trễ muộn…”
(Quốc Bảo – bđd)

Thật ra, được mấy ai “vô thường” “lòng ai khó lường” mà ới gọi? Thật sự, dù có ới và có gọi rất nhiều lần, đã chắc gì có người mạnh dạn ra tay cứu vớt? Có chăng, lại thấy những người cứ bảo: việc này vẫn tràn lan ở đâu đó, nền văn minh/văn hoá cứ coi nhẹ đàn bà và con trẻ. Lại nhiều nước, vẫn cứ vì lợi ích chính trị, đảng phái nên đã gạt sang một bên, chuyện nhân quyền hay dân quyền để rồi dồn mọi người vào chỗ bế tắc, rất khó chữa.
Laị nữa, nhiều bế tắc ở địa hạt di dân bất hợp pháp, lại cũng tiếp tay cho tệ nạn này bằng các dịch vụ xuất khẩu lao động để trả nợ, hoặc kiếm sống. Thôi thì, đủ mọi tệ nạn đang nở rộ khắp dân gian, bất kể nạn nhân trong cuộc có ra sao, hoặc thế nào cũng “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”, thôi.
Nhiều trường hợp, người bàng quan không những chẳng bận tâm đến những chuyện không liên quan đến riêng mình, lại còn đổ vạ cho hậu quả do sự việc cha mẹ ly thân/ly dị, rất khó xử. Một điều tra/nghiên cứu mới đây còn cho biết: ly dị, là thủ phạm gây ra những tai hại khó lường cho toàn thể gia đình, đặc biệt hơn cả là trẻ em.
Theo Patrick F. Fagan và Aaron Churchill thuộc Ban Khảo Sát Nghiên Cứu Gia Đình thuộc Viện Nghiên Cứu về Tôn Giáo và Gia Đình ở Mỹ, còn chủ trương cho rằng: Chính ly dị đã vùi sâu đám trẻ nhỏ xuống bùn đen mà chúng không tài nào ngóc đầu lên được. Theo họ, chuyện ly thân/ly dị vô hình chung đã làm giảm thiểu khả năng có được tương lai trong sáng nơi con trẻ. Đặc biệt hơn cả, là ở năm địa hạt chức năng quan trọng trong xã hội, như: gia đình, trường học, đạo giáo, thị trường và chính quyền.
Bằng ngôn từ đầy đổ vấy, bản tường trình của nhóm nghiên cứu còn nói rõ:

“Chuyện ly dị thường kéo theo những vỡ đổ trong cung cách giải quyết mọi xung đột, giảm thiểu chức năng xã hội của con cái và với con trẻ, nó còn làm cho bé gái mất đi rất sớm trinh tiết quý báu, cũng như làm suy sụp tính nam nhi đầy chí khí hoặc tính dịu dàng của phụ nữ nơi đám trẻ mới trưởng thành. Việc ấy còn kéo theo hậu quả rắc rối trong việc hẹn hò nam nữ, cùng nhau chung sống hoặc làm việc; con trẻ lớn lên càng có khuynh hướng lại cũng ly thân/ly dị như cha mẹ, trong cuộc đời về sau.” (xem thêm William West, How Divorce ruins children’s lives, MercatorNet.com 31/01/2012)

Cũng có thể, sự thể ở đời không hẳn là như thế. Không như thế, tức: chưa đã bi quan, bi đát và bi thảm đến độ ấy. Không như thế, còn có thể là khác thế, hoặc không đến nỗi tệ, như vừa kể. Cũng có thể, có vị còn đi xa hơn với quan niệm rất bi thiết đối với phần đông các vị thức giả, ở ngoài đời.
Cũng có khi, vì một lý do nào đó rất khó biết, nhiều vị còn tỏ bày lý do tuy đơn giản nhưng khó chấp nhận, như quan niệm của Kirsty Young người Tô Cách Lan dám tuyên bố rằng cô chẳng muốn con cái mình được hạnh phúc, lý do là bởi, theo ý cô, “Cuộc đời con người quá ư là phức tạp… ngày càng phức tạp hơn khi nào hết.” Để mọi người hiểu rõ điều cô muốn nói, cô còn biểu tỏ:

“Tôi chẳng hề muốn con cháu mình được hạnh phúc. Đơn giản chỉ vì, chúng đã quá may trong mọi chuyện rồi, nay lại còn muốn có thêm hạnh phúc nữa, thì làm sao mà toại nguyện được! Thật tình, tôi chỉ muốn cho chúng lúc nào cũng hài lòng với hiện tại, với những gì chúng đang có và có được những gì mình xứng đáng để có, thôi.” (x. Carolyn Monihan, Should we desire happiness for our Children, MercatorNet.com 01/02/2012)

Nếu chỉ nói có thế, thì hiển nhiên chẳng có gì liên quan đến tình trạng thống khổ của con trẻ trên thế giới, rất hiện thời. Thế nhưng, theo nhận xét của tác giả bài báo nói trên, thì: sở dĩ Kirsty Young nói thế, là để phản ứng lại nỗi ám ảnh của hầu hết người dân Anh sau quyết định của chính quyền David Cameron sẽ để ra 1.5 triệu Sterling để nghiên cứu khảo sát xem người dân Anh hiện có hài lòng với đời sống của họ hiện thời không.
Thế đó, là chuyện ngoài đời. Thế thì, chuyện trong Đạo sẽ ra sao?
Nhắc chuyện Đạo, thường là nhắc dân con đi Đạo nhờ về với Lời Vàng Chúa vẫn dạy, ở Tin Mừng. Còn nhớ, bàng bạc trong trong Tin Mừng Nhất Lãm, các tác giả vẫn diễn tả cuộc sống của Hội thánh thời ban sơ thế kỷ đầu, có những câu, những lời khiến người người để giờ ra mà suy tư với suy nghĩ. Suy và nghĩ, những khuyên răn hoặc lập trường rất để đời như sau:

“Kẻ nào nên cớ vấp phạm cho trẻ nhỏ đã tin vào Ta
thì thà nó bị khoanh cối lừa kéo treo cổ
và nhận chìm đáy biển còn hơn.”
(Mt 18: 6)

Như thế, hiện thời trên thế giới, người ta không chỉ nên cớ vấp phạm cho trẻ nhỏ, mà thôi; nhưng đã và đang giết chết các trẻ nhỏ -tức con em hoặc cháu chắt trong nhà Chúa, tức Nước Trời- chỉ vì tiền hoặc do dục vọng đang kích bốc.
Chừng như con người ngày nay không còn sợ cảnh “khoanh cối lừa kéo treo cổ, mà thả biển” nữa mất rồi. Bởi, luật pháp ngoài đời, làm gì còn cho phép thi hành các biện pháp trừng trị, vì phạm luật dễ sợ đến là thế!
Thế nhưng, nghệ sĩ xưa là những người vẫn “vơ vẩn cùng mây”, lại cứ ngất ngây những ca từ, như:

“Em rất mềm, dậy nghìn sóng lên.
Em trông rất hiền, lòng sao chóng quên.
Con trăng tiếc em, ngày rằm réo tên.
Con trăng đã hẹn, ngàn kiếp cũng đền.”
(Quốc Bảo – bđd)

Thật ra thì, hát là hát thế. Chứ nghệ sĩ nào dám bảo “Con trăng đã hẹn, ngàn kiếp cũng đền!” . Bởi, bé em từng là nạn nhân của những mua bán dục tình, đầy nô lệ rồi thì làm sao còn đền được, chứ. Có đền chăng, chỉ là đền vào kiếp sau, khi đã tu ngàn kiếp với trăng sao thôi.
Thật ra, đây cũng chẳng là quan niệm/lập trường của riêng ai. Mà, chỉ là những trộm nghĩ của bạn đạo ngồi buồn phiếm cảnh, phiếm tình vẫn lình xình, nhiều luận cứ. Luận gì thì luận. Phiếm gì thì phiếm. Phiềm hoài phiếm mãi cũng thấm mệt. Chi bằng, về với “ao ta” mà thư giãn, với thả lòng bằng những truyện kể, như sau:

“Truyện trao đổi giữa Bút Chì và Cục Tẩy, như Mẹ và Con:
Bút chì: Con xin lỗi!
Cục tẩy: Vì cái gì thế, con yêu? Con có làm gì có lỗi đâu.
Bút chì: Con xin lỗi vì mẹ phải chịu đau đớn vì con. Bất cứ khi nào, con phạm phải sai lầm, mẹ lại luôn ở đó sửa sai giúp con. Nhưng khi mẹ làm điều đó, mẹ lại làm hại chính mình. Cứ mỗi lần như thế, mẹ lại ngày càng bé hơn.
Cục tẩy: Điều đó đúng! Nhưng bé ơi, mẹ chẳng phiền đâu. Con nhìn xem, mẹ được sinh ra để làm việc này mà. Mẹ được sinh ra để giúp con bất cứ khi nào con phạm phải sai lầm. Mặc dù mẹ biết ngày nào đó mẹ sẽ mất đi và con sẽ thay thế mẹ bằng người khác nhưng mẹ vẫn rất vui với những gì mẹ đã làm. Vậy nên, đừng lo lắng nữa nha! Mẹ ghét nhìn thấy con buồn lắm.
Tôi đã tìm thấy mẫu đối thoại nhiều xúc cảm này giữa cây Bút chì và Cục tẩy. Cha mẹ cũng giống như Cục tẩy này vậy và ngược lại con cái là những cây Bút chì. Họ luôn có mặt vì bọn trẻ và sửa chữa những sai lầm của chúng. Thỉnh thoảng vì điều đó, họ phải chịu đau đớn, họ trở nên "bé" đi (già đi và thậm chí chết đi). Và dù cho bọn trẻ rồi sẽ tìm thấy một ai đó khác thay thế (vợ/chồng) cha mẹ vẫn rất hạnh phúc vì những gì họ đã làm cho con cái mình, hiển nhiên rất ghét phải nhìn thấy những báu vật quý giá của họ lo lắng hay phiền muộn.
"Suốt cuộc đời mình, tôi đã luôn là cây bút chì. Và điều đó làm tôi đau đớn khi nhìn thấy những cục tẩy - ba mẹ mình - lại bé đi mỗi ngày. Vì tôi biết một ngày nào đó, còn lại với tôi chỉ là những vụn tẩy và những kỷ niệm tôi có với họ."

Nghe truyện “nhân-cách-hoá” kể ở trên, có thể bạn và tôi, ta thấy rằng truyện kể không liên quan nhiều lắm với vấn đề bàn ở đây. Nhưng, người kể truyện nay thêm một lời bàn, rằng: người người chỉ lo toan chuyện kinh doanh buôn bán trong cuộc đời, dù tốt xấu. Mọi sự xấu trên đời như thể chuyện “buôn con trẻ để chúng làm nô lệ tình dục, hoặc lao động”, cũng là chuyện không nên để nó tiếp tục xảy đến mà không tìm cách ngăn chặn, ngay lúc mình còn sống.
Kể truyện xong, nay mời bạn và mời tôi, ta hát thêm đôi câu như lời bàn cho bài phiếm, mà rằng:

“Ơi em mát rượi, đẹp màu lụa tươi
Mong em nói cười, nhẹ nhàng thảnh thơi..”
(Quốc Bảo – bđd)

Nghe được tiếng nói/giọng cười của người em nhỏ, ở đâu đó rồi hẳn bạn và tôi rồi cũng sẽ nhận ra rằng: bao lâu còn có tiếng cười của bọn trẻ nhỏ, lúc đó ta vẫn còn lý do để sống nhanh, sống mạnh, sống xứng hợp với bọn nhỏ. Cho bọn trẻ khắp nơi. Mọi thời. Như bây giờ.

Trần Ngọc Mười Hai
Cứ luôn phiếm và vẫn luận
để mong tìm thấy giọng cười nơi bọn trẻ rất tươi vui.
Đầm ấm.

--------------------------------------

Bài 2:

“Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn,”
“Hết tâm hồn và hết cả da xương.”
(dẫn từ thơ Bùi Giáng)
Ga 2:13-25 - Yêu trần gian, hết tâm hồn cùng da xương chẳng kể gì chuyện xảy đến, hỏi rằng: đó có là tình yêu thực không? Chắc vẫn là tình yêu người ngoài Đạo? Trong khi đó, người Do thái lại đổ hết tình yêu thần thánh vào đền thờ Giêrusalem, tượng trưng cho lòng đạo mê say, khác biệt.
Trình thuật thánh Gioan nay kể về động thái Chúa “dọn sạch” đền thánh Giêrusalem nơi dành riêng cho việc phụng thờ Chúa suốt đêm ngày. Người Do thái coi Giêrusalem là nơi chốn họ bỏ “hết tâm hồn và cả da xương” vào đó, mà thờ Chúa. Với người Công giáo, đền đài Chúa ngự, không chỉ đơn thuần để mọi người đến đó mà dâng lễ vào ngày của Chúa thôi, nhưng còn là chốn tỏ bày tình thương yêu dự Tiệc nữa.
Hỏi rằng: nơi Chúa ngự, có cần Chúa đến dọn sạch nghi tiết phụng vụ mà Giáo hội bày ra, không?
Nghi tiết phụng vụ, trước hết, được coi như sự thể để Chúa ban ơn cho mọi người. Điều đó rất đúng, nhưng không chỉ mỗi thế. Nghi tiết phụng vụ, còn là diễn tả nhiều điều khác như cung cách Chúa sử dụng đền thờ để có tương quan mật thiết với mọi người. Đó là dấu chỉ. Là, biểu tượng và ảnh hình về ơn huệ Chúa ban cho mọi người, hầu tất cả sống lành mạnh, thánh thiện. Sống cung cách cộng đoàn trong tương quan hai chiều có Chúa ở cùng. Và, tham dự Tiệc Thánh, ta cảm kích được việc Chúa gặp mỗi người theo cách riêng tư, để từ đó mỗi người và mọi người lại sẽ gặp nhau trong Chúa, cùng Chúa.
Có người bảo: đây là cách linh thiêng, bí nhiệm giúp ta tiếp cận Chúa và cộng đoàn Nước Trời bằng bí tích thánh thiêng. Đó là cơ hội để ta có quan hệ yêu thương với mọi người, qua niềm tin. Đó cũng là cách Chúa thương yêu/tiếp cận mỗi người và mọi người, như ta. Thật ra, bằng vào tương quan gặp gỡ, ta tin và hiểu rằng: Chúa đang ở với ta, giúp ta nhận diện Cha bằng cách đi dần vào đời sống xã hội, rối bời. Tham dự Tiệc, là cử hành nghi tiết phụng vụ trong chính đời mình hầu giúp ta nhận ra việc ấy, đồng thời để ta dùng ơn huệ Chúa ban mà giúp mọi người nên lành thánh, tốt đẹp qua tư cách dân con Ngài yêu chuộng.
Hỏi: ngày nay Chúa có “dọn sạch” đời sống bí tích của ta không? Thông thường, mọi người vẫn bảo: tôi đến nhà thờ để “đi” lễ hoặc “đi” xưng tội; nhưng thật ra, đó không là động thái chỉ rõ việc có “đi” hay “đứng” theo nghĩa cất bước ra đi hoặc đứng dừng lại, mà là chung phần dự Tiệc. Là, sẻ san bằng sự hiện diện của chính mình, hoặc “thực hiện” việc lành thánh với nghi tiết phụng vụ thánh thiêng, mà thôi. Nếu bảo: tôi “đi” nhà thờ là để được ơn lành Chúa ban rồi sống thánh thiện, thì đúng ra phải dự Tiệc san sẻ Mình Chúa hoặc lễ tế, là để diễn tả sự lành thánh/dễ thương Chúa tỏ bày trong quan hệ với mọi người. Bởi, dự Tiệc Thánh mà không tỏ bày tình thương với mọi người, thì chắc chắn Chúa sẽ “đi” nhà thờ để “dọn sạch” chốn phụng thờ mà người người đang cử hành nhiệm tích yêu thương/đỡ đần, ngay lập tức!
Thật ra, thực thi động tác cử hành nhiệm tích Thánh mà lại không nói lên cung cách Chúa tỏ bày tình thương yêu độ lượng của Ngài ngang qua mọi người, thì việc ấy không còn mang tính thánh thiêng/huyền nhiệm cách trọn vẹn nữa. Mà, đó chỉ là hành xử mang tính xảo thuật đầy kinh ngạc, thôi.
Vấn đề là, làm sao ta nhận ra cách Chúa tỏ bày tình Ngài thương ta, nơi nhiệm tích Thánh?
Việc này chỉ hiểu được khi ta tin và nhận rằng Chúa tỏ cho ta biết qua mặc khải và bằng tâm tình người dự đối xử với nhau. Nếu không, người dự Tiệc chỉ ngồi đó nghe/nhìn/ca hát cách biếng nhác/thụ động không là phụng vụ.
Thật ra, ta còn thực hiện việc “dọn sạch” cả trong đời của mình nữa. “Dọn sạch” cuộc sống ở nhà. Tại sở làm. Với bạn bè và cho bạn bè, như thế mới đúng. Nên, “dọn sạch” là việc trước nhất Chúa tỏ cho mọi người biết rõ đường lối Ngài đối xử với con người. Nếu nghĩ rằng: việc tiên quyết ta phải làm là: xây dựng đền thờ mà thôi, tức là ta đã lật ngược ưu tiên trên dưới, được sắp đặt. Chúa nhập thể làm người, Ngài đâu thực hiện ở chốn thánh thiêng/đền thờ hay hội đường. Nhưng, ở thôn làng nhỏ bé có căn phòng bé nhỏ để thú bầy nghỉ ngơi, thế thôi. Nên, “dọn sạch” cuộc sống huyền nhiệm qua nghi tiết phụng vụ, là bắt đầu từ nhà.
Làm chuyện lành thánh ở nhà và với người thân, là đã chứng tỏ tình thương yêu của Chúa. Làm như thế, tức cử hành nghi tiết phụng vụ rất huyền nhiệm! Ngôn ngữ đời thường cho thấy: thật ra không phải như thế hiểu theo cách trọn vẹn. Trên thực tế, ta không thể cử hành nghi tiết phụng vụ tại nhà của Chúa mà lại không thực hiện điều ấy, ngay nhà mình. Bí tích rửa tội sẽ không long trọng và đủ nghĩa nếu không có tiệc mừng sinh nhật ngay sau đó.
Bí tích xá tội ở toà cáo giải, cũng sẽ không mang ý nghĩa thực thụ, nếu ta không được người thân thuộc nhà mình cảm thông yêu thương, ngay trước đó, khi sai phạm điều gì khó coi. Cũng thế, Tiệc Thánh sẽ không là chuyện thực tế nếu trước đó, ở nhà, ta chẳng có gì để ăn. Cũng thế, lễ cưới nhà thờ sẽ không đáng để đôi trẻ ký kết sống trăm năm cuộc đời, nếu hai người không thực sự yêu nhau và cưới nhau. Cả việc hai vợ chồng mới cưới ôm hôn hoà bình trước mặt mọi người, ở nhà thờ, sẽ không còn ý nghĩa nếu cả hai người không thực lòng yêu nhau, ngay tại nhà mình. Xức dầu kẻ liệt, sẽ là việc phiền toái rất vô nghĩa nếu không ai chịu ở lại để đỡ nâng người bệnh đang cần mọi người đến giúp.
Vậy, cử hành nghi tiết phụng vụ ở nhà thờ để làm gì? Có nghĩa gì?
Dĩ nhiên, ta vẫn cần nghi thức như thế. Nhưng, có nhiều cách diễn tả tình thương của Chúa, mà cuộc sống ở nhà hoặc sinh hoạt nơi làm việc, hoặc nơi bạn bè vui chơi, đều giới hạn để ta có thể “cưu mang” tình nồng thắm rất yêu thương. Ta vẫn cần khung cảnh lớn rộng hoặc nơi thuận tiện để mọi người trong gia đình cùng đến với nhau mà tỏ bày tình thương yêu Chúa uỷ thác. Vẫn cần nơi rộng rãi để thực hiện việc ấy cho kết quả. Tuy nhiên, kết quả của nơi chốn lớn rộng như đền đài thánh thiêng vẫn tuỳ vào khung cảnh nhỏ bé, ở gia đình trước đã.
Phải chăng những thứ ấy làm ta dễ tỏ bày tình thương yêu với mọi người, và với nhau hơn? Làm thế có để cho động thái diễn tả tình thương yêu mật thiết hầu tỏ bày thực chất điều Chúa đòi hỏi nơi mỗi người không? Nếu có, ắt ta sẽ chẳng cần ai đến “dọn sạch” chốn đền đài ta sinh hoạt? Bởi, Chúa vẫn cùng ta sinh hoạt trong cuộc sống, ở đời.
Chừng như thập niên qua, người Công giáo cũng đổi thay theo chiều hướng tốt. Nhất là chiều hướng hiểu rõ nhiệm tích thánh thiêng đối với mình. Có thể, họ không dùng ngôn từ chính xác để nói lên điều đó, nhưng thực sự hiểu biết hơn. Có thể, họ không cần ai giải thích để có cảm giác giống như thế, ngang qua các đổi thay trong phụng vụ. Có thể, các cấp lãnh đạo tôn giáo không mấy thích thú đón nhận họ khi họ làm thế. Tuy nhiên, nay mọi người Công giáo làm được việc ấy, mới là chuyện tài tình.
Ngày nay, Đức Giêsu vẫn tiếp tục “dọn sạch” đền đài Ngài ngự qua và bằng vào nghi tiết phụng vụ được “dọn sạch” theo cung cách giản đơn để người tín hữu theo chân Chúa hiểu rõ hơn. Có thể nói: toàn bộ cuộc sống rất hiện hữu của người Công giáo nay cũng đổi thay. Vẫn tiếp tục thay đổi như thế mãi, chứ không chấm dứt vào lúc thánh lễ vừa hoàn tất.
Cả ở Tiệc Thánh, người tham dự như đang nghe Ngài thầm nói: Này Ta đây, đang đến với con. Và con dân của Ngài cũng đang nói với nhau, những câu nói hệt như thế. Chứ không chỉ làm mỗi việc “dọn sạch” đền thờ Chúa ngự, thôi. Nói chung, người dự Tiệc Thánh đang làm những điều được Chúa đỡ nâng để hoàn tất, đúng ý Ngài.
Tựa như cử hành lễ cưới, người người đều nghĩ đến tiệc cưới mỗi ngày trong đời mình. Và mỗi khi hiểu lầm một ai, người con của Chúa vẫn nên tìm đến nhau mà sửa sai/xin lỗi để rồi thông cảm nhau, yêu thương nhau nhiều hơn trước. Đó là phụng vụ cuộc đời, có “dọn sạch”. Đó là đền thờ nơi Chúa ngự mọi ngày/mọi lúc trong đời.
Dự Tiệc ở đền thờ, còn để nhận lãnh phép lành từ Hội thánh. Ơn ấy, không chỉ hoá giải lỗi lầm ta vi phạm mà thôi, nhưng còn là tiến trình mang đến cho mình biểu hiện của tình thân thương mật thiết. Có điều là: để ý một chút, ta sẽ thấy Hội thánh nay cũng hơi khác Nước Trời cần phải có, như dạo trước. Hội thánh phải luôn là hội của các thánh biết sống đời lành mạnh, biết khám phá ra Đức Kitô và tin vào Ngài. Hội thánh phải nhận chân ra rằng: nhóm hội rất thánh của mình là chốn đền đài nơi đó mọi người sẽ sống khác xưa, vì niềm tin và tình thân thương lẫn nhau do niềm tin mang đến. Tin rằng: Chúa vẫn yêu ta và chờ đợi ta yêu Chúa đang hiện diện nơi mỗi người và mọi người.
Quả thật, hôm nay Hội thánh tưởng nhớ ngày Chúa “dọn sạch” đền đài của Ngài. Ơn thánh không phải là thành phần của công cuộc trị liệu cách tiểu tiết, bán lẻ. Thế nên, cũng đừng tìm cách mua bán/đổi chác mọi thứ để được ơn lành Chúa ban. Bởi, Chúa của ta đâu nào bán buôn. Nhưng, hãy tỏ bày niềm cảm kích biết ơn nhau nhiều hơn, vì Ngài độ lượng nên mới giới thiệu với ta tình Chúa Cha yêu thương hết mọi người. Dự Tiệc Thánh hôm nay, cũng nên biết rõ điều ấy, để ta không còn cần Chúa đến “dọn sạch” đền đài Ngài ngự, hầu dồn “hết tâm hồn và hết cả da xương” vào việc thực hiện Lời Chúa, qua yêu thương.
Trong tâm tình đó, cũng nên ngâm tiếp lời thơ yêu còn bỏ ngỏ ở đâu đó, rằng:
“Xin yêu mãi mãi và yêu nhau mãi
Trần gian ôi! Cánh bướm cánh chuồn chuồn
Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
Con vi trùng sâu bọ cũng yêu luôn.”
(Bùi Giáng – Phụng Hiến)
“Xin yêu mãi mãi và yêu nhau mãi”, là ý nghĩa của đời người mà nhà thơ nay khám phá. Thế đó, là niềm riêng con dân nhà Đạo nay cương quyết. Quyết thể hiện tình thân thương mật thiết để Chúa không đến “dọn sạch” đền đài Ngài ngự như Ngài đã làm với người Do thái ở Giêrusalem chốn nguy nga, hoành tráng rất thánh thiêng, là Đạo Chúa.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá phỏng dịch.
 
Trường ca Cuộc đời Thánh Giuse
Đinh văn Tiến Hùng
09:43 08/03/2012
Lễ kính Thánh Giu- se 19/3 thường niên

Ngài sống bình thường như muôn người khác,
Nhưng được Thiên Chúa thương yêu phó thác,
Làm Dưỡng Phụ Con Thiên Chúa Tối Cao,
Cùng Bạn Đời Trinh Nữ Ma-ri-a.
Suốt đời Ngài luôn tuân hành Thánh ý,
Dâng hiện tại,tương lai lòng hoan hỉ,
Đặt niềm tin trong tay Chúa Toàn năng,
Dù khó nghèo hồn vẫn giữ trắng trong,
Như Huệ Trắng vươn cao ngoài nắng đẹp.
Ba lần được hiển linh qua giấc điệp,
Vâng lệnh Sứ Thần Thiên Chúa báo tin,
Đón về nhà Bạn Trinh Nữ dịu hiền,
Người được chọn : Mẹ Ngôi Hai giáng thế,
Đổ hồng ân cho muôn ngàn thế hệ.
Đêm Bê-lem chói sáng một vì sao,
Báo Vị Cứu Tinh nhân loại khát khao,
Ba Bác Học phương Đông tìm thờ lạy,
Chúa Hài Nhi đã hạ sinh nơi ấy,
Ôi ! khó nghèo trong hang đá chiên lừa,
Lòng xúc động tôn kính mấy cho vừa.
Đêm tuyết rơi,Giu-se được báo mộng,
Vâng lời Sứ Thần đêm đông trỗi dậy,
Giữ canh khuya dong duổi cuộc hành trình,
Sang Ai-Cập cho Con Trẻ an bình,
Tránh Hê-rót tìm Hài Nhi để giết,
Ứng nghiệm theo sách tiên tri ghi chép :
“Tiếng kêu than từ Ra-ma vang lên,
Ra-chen mất con khóc lóc ngày đêm”
Sống xa quê Ngài lặng thầm cầu khấn,
Khi bạo chúa cuộc đời bóng khuất :
“Ta gọi Con Ta từ Ai-Cập trở về”,
Như lời tiên báo qua các tiên tri.
Giu-Se khi thấy hiểm nguy đã hết,
Đem Thánh Gia trở về Na-za-rét.
Nơi xóm nghèo xa phù vân trói buộc,
Nuôi gia đình nghề tầm thường thợ mộc,
Dưỡng dục Hài Nhi mạnh mẽ khôn ngoan,
Tràn Thánh ân Chúa,lòng đầy hân hoan.
Giu-se nguyện cả cuộc đời thánh hiến,
Trong Phúc Âm không một lời ghi lại..
Đấng Dưỡng Phụ thật tuyệt vời cao sang,
Vị Gia Trưởng chọn Thánh ý tuân hành.
Như Huệ Trắng không bụi trần vẩn đục,
Được đón nhận muôn hồng ân diễm phúc.
Ôi ! Cuộc đời tuyệt mỹ Đại Thánh Nhân!
Bản Trường Ca vang vọng khắp thế trần !
 
Ngày của phái đẹp (8-3)
Thanh Sơn
09:44 08/03/2012
Hôm nay ngày mồng tám tháng ba
Chị em phụ nữ tươi như hoa
Ước gì, cuộc đời luôn nồng thắm
Mơ sao, suốt kiếp mãi mặn mà
Hôm nay anh tung hoành trong bếp
Ngày mai em dọn dẹp mấy ca
May sao có một ngày để nhớ
Nếu không anh đã hóa đàn bà.
 
Thơ Mùa Chay
Hai Tê Miệt Vườn
09:50 08/03/2012
TIN VÀO TIN MỪNG
“Tin Mừng” Anh hãy tuân theo
Giúp anh sống được: “Đức Nghèo Phúc Âm”.
Từ nay khỏi bị giam cầm,
Ở trong tội ác, sai lầm dối gian.
Xác hồn lại được đầy tràn,
Thánh ân cứu độ, bình an Nước Trời.
Và anh giúp đỡ mọi người,
Bỏ đàng tội lỗi sống đời thiện chân.
Mọi người tích cực góp phần,
Dựng xây xã hội tốt lành đẹp xinh
Khiến cho tình nghĩa Đệ huynh,
Ngày càng thắm thiết trong tình của Cha.
Vũ hoàn đầy ắp tiếng ca,
Bài ca Đức Mến vang xa mọi miền
Cùng nhau tiến bước đi lên
Hân hoan họp mặt ở trên Nước Trời.

HÃY SÁM HỐI
Giê-su lên tiếng kêu mời,
Mọi người “Sám hối” đổi đời tận căn.
Bỏ đi lòng dạ kiêu căng,
Cuộc đời quá khứ, bao năm gian tà
Loại trừ bè lũ “quỷ ma”,
Để không theo chúng, lạc xa Nước Trời.
Nhưng rồi quyết sống cuộc đời,
Toàn chân thiện mỹ, tuyệt vời thẳng ngay.
Giúp cho xã hội đổi thay,
Cuộc đời nhân thế, đẹp hay mọi đàng.
Từ nay khắp cõi vũ hoàn.
“Bình an, Thiện hảo”, đầy tràn khắp nơi.
Mọi người thẳng tiến về trời,
Sau khi đã sống đúng Lời Chúa khuyên.

VÁC THẬP GIÁ
Vai mang Thập giá cuộc đời,
Cùng Thầy con bước lên đồi Can-vê.
Bởi vì con đã nguyện thề,
Với Ngài con chết chẳng hề thất trung.
Quyết tâm tiến bước đến cùng,
Con đường Thập giá thủy chung nghĩa tình.
Sẵn sàng để chịu đóng đinh,
Chết trên Thập tự khổ hình đau thương.
Bởi đây mới thật là đường,
Dẫn vào cõi sống miên trường vinh quang.
Muôn đời chiêm ngắm Thiên nhan,
Xác hồn no thỏa bình an Nước Trời.

CHÚA TRONG THA NHÂN
Sẻ chia cơm áo cho người,
Là anh sống được những Lời Thầy khuyên.
Tình anh nối kết gắn liền,
Với bao người khổ ở trên gian trần.
Bởi nhờ tích cực xả thân,
Tận tâm phục vụ chẳng cần lợi danh.
Suốt đời chỉ biết thực hành,
Giới răn bác ái chân thành vị tha.
Điều này làm đẹp ý Cha,
Giúp người nghèo khổ sống ra con người.
Đó là họ hưởng cuộc đời,
Ấm no hạnh phúc của thời Hồng ân.
Anh cùng với họ chung phần,
Vinh quang phúc lộc trong thành Thiên Cung.

CẦU NGUYỆN THẾ NÀO?
Nguyện cầu đâu chỉ là xin,
Ơn này ơn nọ cho mình mà thôi.
Nhưng ta cần phải dâng lời,
Tụng ca Cha Cả muôn đời hiển vinh.
Lời cầu xuất phát từ tim,
Của người con thảo đậm tình hiếu ngoan.
Vững tin Cha sẽ đổ tràn,
Thánh ân cứu độ cho ngàn thọ sinh.
Giúp cho tình nghĩa Đệ huynh,
Đậm đà thắm thiết trong tình của Cha.
Dễ dàng để biết thứ tha,
Cho ai xúc phạm đến ta hằng ngày.
Vậy là xã hội từ nay,
Chẳng còn thù oán nhưng đầy tình thương.
Mọi người vào cõi Thiên Đường
Muôn đời vui sống miên trường bên Cha.

ĐỔI THAY TRIỆT ĐỂ
Bỏ nghề thu thuế để theo,
Theo Thầy Chí Thánh: sống nghèo Phúc Âm.
Loại trừ quá khứ sai lầm,
Chẳng cho dục vọng giam cầm lương tri.
Sẵn sàng để biết cho đi,
Gia tài sự nghiệp chỉ vì yêu thương.
Trở thành như một tấm gương,
Vừa trong lại sáng con đường thẳng ngay.
Giúp cho xã hội đổi thay,
Cuộc đời người thế đẹp hay mọi bề.
Chính nhờ sống trọn lời thề,
Bước theo Đức Chúa chẳng hề thất trung.
Cuối đời được đến Thiên Cung,
Sau khi đã sống thủy chung nghĩa tình.
 
Trả lời bức thư Cô Dâu thời đại gửi Mẹ Chồng
Tuyết Mai
13:33 08/03/2012
Quả tôi đọc bức thư trên, tôi cũng có một phần cảm thông cho người viết là nàng con dâu của thời đại. Ở bên VN tôi không nghĩ rằng có những lá thư như vậy! Mà chỉ thấy ở bên Mỹ và Âu Châu mà thôi!. Chả phải nói là nàng dâu kia cần phải viết một lá thư quá đau đớn như thế đâu để mà làm cho bà mẹ chồng tức có thể chết đi được. Chỉ có thể có bức thư này là vì bà mẹ chồng mới từ VN sang chăng?. Chứ bất cứ một mẹ chồng nào trên xứ Mỹ này, tất cả đều hiểu rằng khi con trai cưng của mình đi lấy bà vợ, là liền sẽ mất con.

Ta sẽ đứng về phía nào để vênh vực cho bà mẹ chồng không vừa gì này hay là bà nàng dâu quá quắt kia đây?. Trước hết tôi muốn đứng về phía bà mẹ chồng mà hỏi cô nàng dâu này xem là bố mẹ đẻ của cô, chắc lúc còn sinh thời, không có nhiều thời giờ để mà dậy dỗ cô ta chăng, và nhà trường sau này thiếu phần đức dục để dậy cho đám trẻ thì phải, chỉ trừ những trường Công Giáo. Khi ta đọc lá thư trên, cũng hiểu rằng khi cô lấy chồng, chắc cũng tự ý cô muốn vì có thể cô là một anh thư đài các nào đó của một gia đình giầu có nào đó trong xã hội?.

Còn anh chồng thì chắc có thể bị ma nữ dụ tình mà không còn biết gì?. Anh chồng này khờ khạo quá! Khi còn cặp nhau chắc mọi điều đều phải làm theo ý của cô ta (chứ không thì chết với cô). Vì yêu anh đã bị mù quáng và không còn để ý mọi điều quá quắt mà người yêu của anh đã làm. Làm chức vụ của người mẹ và đã là một thời làm đàn ông điêu đứng, nên tôi rất hiểu ở thế của cô ta.

Tôi không trách cô nàng dâu của thời đại mới này đâu, vì cô không được học hỏi gì nhiều từ trong gia đình của cô, mà nhất là gia đình của người dù có đạo nào đi chăng nữa!. Người có đạo thường dậy con cái của mình là có trên dưới, có lớp lang thứ tự. Thân phận làm con dâu thì phải ra lẽ làm con dâu. Mẹ chồng nếu có quá thì nên nói qua với chồng của mình. Hoặc vì cô phải hiểu cho rằng tuổi tác có quá chênh lệch. Ngay trong gia đình của chúng ta có bao nhiêu anh chị em là bao nhiêu tánh tình khác nhau, dù là sống chung với nhau bao nhiêu năm trời, mà còn có những lúc gây gỗ cần phải có sự giảng hòa của cha mẹ.

Chúng ta cũng nên thắc mắc cái Tâm của cô ta. Cô phải có cái tâm hiền lành để sống hòa thuận với mọi người. Nhất là sống chung một nhà với bà mẹ chồng lạ hoắc lạ huơ. Đương nhiên sẽ có một thời gian rất dài để cả hai hiểu tánh nhau, mà tránh, mà không bị đụng chạm. Cô đã để cho cái Tôi của cô, nó làm cho cô phải khổ sở và phải gai cái con mắt. Ôi thôi cái cảnh mấy bà nàng dâu với mẹ chồng bên cái xứ Mỹ này thì tội ghê lắm!. Ai đã nghe những chuyện mấy bà nàng dâu bên cái xữ Mỹ này đối xử với bà mẹ chồng ra sao, mà ngay cả chính đứa con trai của mình, cũng bị ở cái thế khó xử????.

Người mẹ đẻ ra đứa con trai của mình, cả đời chỉ biết chăm lo cho con. Mong cho nó ăn no chóng lớn. Khuyên răn nó ráng chăm lo học hành để cuộc đời của nó sau này, gánh vác gia đình, và là người chịu trách nhiệm và bổn phận làm cha làm chồng sau này!. Với những vất vả và lo toan cho cuộc sống ngày qua ngày của nó, nào là nhắc con tập thể dục cho sức khỏe được tốt. Nào là đau khổ khi thấy con những hôm làm biếng học hành. Nào là lo sợ cho nó khi thấy chơi với những đứa bạn không ham học hành, và v.v.v……

Các bà mẹ này rất sợ khi nghe con mình có bạn gái khi chúng còn ở tuổi trung học. Sợ lắm khi chúng ở cái tuổi còn quá non nớt này! Chúng dễ bị dụ lắm!. Con gái ở cái tuổi trung học hay bất cứ ở cái tuổi nào, chúng đều già dặn hơn những cậu con trai nhiều, đứa nào cũng khờ nghệch cả ra!. Con gái tốt lành thì chẳng nói, nhưng các cô mà xuất thân từ trong những gia đình gẫy đổ, có cha mẹ đầy đủ nhưng bị bỏ rơi, thiếu trách nhiệm, thì hà tất làm cha mẹ chúng ta phải rất lo lắng cho con trai của mình.

Như con trai của tôi đây chẳng hạn, không ngày nào mà không dò xét nó một cách kín đáo, và nhắc nhở con phải học hành. Xem điểm học của cháu ra sao?. Ôi chao, không kể lo lắng từng miếng ăn giấc ngủ cho cháu. Cốt cũng chỉ mong cháu làm tròn bổn phận của nó sau này cho chính nó và gia đình của nó. Học hành là điều quan trọng nhất để cháu có thể ra đời và có sự nghiệp một cách vững chắc. Đành rằng nghề nào thì cũng là nghề, nhưng nghề tay chân vất vả mà không có tiền nhiều, bằng cái nghề có bằng cấp. Nếu không các cha mẹ đâu ai muốn tốn tiền cho các con học thêm?. Nhà không đủ ăn nhưng phải mượn thêm tiền để cho con có được mảnh bằng để ra đời, sống một cách lương thiện và lành mạnh.

Rồi bây giờ tôi sẽ tiếp đến phần cô nàng dâu của thời đại mới này!. Cô cũng đang có cậu con trai 2 tuổi. Vâng cô chưa kịp suy nghĩ gì nhiều đâu, vì con trai của cô còn quá nhỏ. Nhưng thời gian thì nó chẳng chờ ai bao giờ thưa có phải?. Cô sẽ học được một bài học đáng ghi nhớ cho cô sau này, vì cô sẽ trở thành một bà mẹ chồng. Thì xem cô có phải trả cái nợ đời và cái nợ người, mà bây giờ cô đã nhẫn tâm hành tâm và hành xác người mẹ chồng của cô bây giờ?. Không cha không mẹ sao cô có chồng?. Người chồng của cô chắc hẳn bảnh trai và học giỏi nên mới lọt vào mắt xanh của cô chăng?. Hoặc cô đã phải khổ sở mà chiêu dụ anh ta, vì nếu anh ta xấu trai và chẳng nghề ngỗng gì, thì cô đâu phải cực khổ, mà tranh dành cậu ta với bao nhiêu người con gái khác????.

“Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Cha mẹ cô sở dĩ chẳng phải còn lo gì cho cô, vì nay cô đã ấm cái thân, gặp phải người chồng tốt bụng, và ngây ngô để cho cô dụ (mất một đời trai thật uổng phí quá!). Khuyên cô những gì cô đối xử với bà mẹ chồng, sau nay cô phải trả hết đó!. Có khi cô còn phải trả gấp 10 lần vì những gì con dâu cô nó sẽ làm cho cô sau này!. Thiết nghĩ nếu cô sống trên đất Mỹ thì khuyên cô nên dành tiền sẵn sàng cho mình mộ bia, tiền hưu để tự mà vào viện dưỡng lão mà ở, vì con dâu cô nó sẽ đối xử với cô, nếu may mắn thì bằng hay y như cô vậy!.

Nếu chồng cô mà từ đất nẻ chui lên, tôi sẽ không viết bài này, nhưng vì thưa cô, chồng cô cũng có bố mẹ lo cho con trai rất đàng hoàng, nên cô mới có được tấm chồng mà không phải ở giá. Nhờ có chồng nên cô mới có con trai nay được hai tuổi. Nhờ có chồng mà cô không mang tiếng là không ai dòm ngó và bị “ống chề”. Thiết nghĩ lá thư cô viết từ trong sự giận dỗi của cô, nhưng sau đó cô xé đi vì cô được viết, và được xoa dịu đi phần nào; nhưng bức thư cô viết đó đã gởi vào tay của bà mẹ chồng, thì thật cô quá quắt lắm!.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cầu Nguyện
Joseph Nguyễn Tro Bụi
22:23 08/03/2012
CẦU NGUYỆN
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Con quỳ bên Mẹ một sáng mai
Hương kinh thơm tỏa chốn linh đài
Mẹ ơi, bước đời vui biết mấy
Dẫn lối con đi những dặm dài.
(Trích thơ của Nguyễn Quốc Tuấn)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền