Ngày 07-03-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài giảng: Những Cơn Cám Dỗ
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
03:54 07/03/2019
Chúa Nhật I MÙA CHAY
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA
Đnl 26,4-10; Rm 10,8-13; Lc 4,1-13

Hôm nay, toàn thể Hội Thánh bước vào Mùa Chay thánh. Mùa Chay là thời gian đặc biệt để chúng ta rèn luyện các nhân đức, chiến đấu chống lại các chước cám dỗ bằng cách riêng năng cầu nguyện, chay tịnh và bố thí, nhờ đó mỗi người chúng ta trở thành thụ tạo mới trong Chúa Kitô.
Để giúp thực hiện tốt mục tiêu trên, Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay giới thiệu với chúng ta mẫu gương Chúa Giêsu trong việc chiến thắng ba cám dỗ ở sa mạc.
Thật vậy, với tư cách là con người, Đức Giêsu đã trải qua những cám dỗ. Điều này minh chứng rằng Người giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi (Dt 4,15). Người không xin Chúa Cha cất khỏi mình những cám dỗ nhưng Người can đảm đối diện và chiến thắng chúng một cách ngoạn mục.
Chúng ta tìm hiểu ba cám dỗ của Chúa, một đàng, để thấy sự lưu manh và nguy hiểm của ma quỷ; đàng khác, để học hỏi từ sự khôn ngoan và cách thức chiến thắng của Chúa Giêsu trong cuộc chiến thiêng liêng này.

1- Cám dỗ về vật chất
Cám dỗ thứ nhất mà Chúa Giêsu phải đối diện là cám dỗ về “cơm bánh,” hay tiền của. Thánh Luca tường thuật: “Trong những ngày ấy, Người không ăn gì cả, và khi hết thời gian đó, thì Người thấy đói” (Lc 4,1-2). Ma quỷ tìm kiếm thời điểm nguy hiểm là lúc Người đói để sập bẫy Chúa. Với tư cách là con người, Chúa Giêsu cũng có nhu cầu ăn uống, dưỡng sức. Ma quỷ xuất hiện rất đúng lúc và đề nghị: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hóa bánh đi!” Nhưng Chúa Giêsu trả lời: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).
Ngày xưa dân Do Thái cũng bị cám dỗ về miếng cơm manh áo, nên họ không muốn rời bỏ kiếp nô lệ. Thà nô lệ còn hơn là chết đói. Bởi vậy, họ đã kêu trách Môsê và không muốn tiến về đất hứa.
Cũng thế, ngày hôm nay, với chủ nghĩa hưởng thụ duy vật chất và kinh tế thị trường, chúng ta cũng bị cám dỗ về vật chất. Ở phương diện cá nhân, để có tiền của, nhiều người bị cám dỗ chấp nhận bán rẻ nhân phẩm và đạo đức. Ở phương diện quốc gia, nhiều người dám bán rẻ lợi ích dân tộc, đất đai, biển cả, môi trường vì lợi ích nhóm và cá nhân. Đồng tiền thao túng lòng người và san bằng mọi bậc thang giá trị đạo đức. Họ kiếm tiền bằng mọi giá, bằng sự vô luân, lừa lọc và gian lận người khác trong sản xuất, trao đổi hàng hóa và trong các mối tương quan xã hội. Hậu quả của lối sống này là những đổ vỡ và gây ra nhiều thảm họa cho xã hội hôm nay. Chúa Giêsu nhắc nhở rằng: “Con người không chỉ sống nhờ cơm bánh.” Con người sống vì những giá trị đạo đức, luân lý và tâm linh. Không vì vật chất mà đánh mất giá trị đạo đức, tâm linh và tương quan liên vị. Đức Giêsu mời gọi chúng ta sống lời khuyên Phúc Âm: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3).

2- Cám dỗ thờ ngẫu tượng
Cám dỗ thứ hai là danh vọng hay thờ ngẫu tượng. “Sau đó, quỷ đem Đức Giêsu lên cao, và trong giây lát, chỉ cho Người thấy tất cả các nước thiên hạ. Rồi nó nói với Người; ‘tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này, vì quyền hành ấy đã được trao cho tôi, và tôi muốn cho ai tùy ý. Vậy nếu ông bái lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông” (Lc 4,5-7).
Đây là cám dỗ xuất hiện thường xuyên trong cuộc đời của Chúa Giêsu, cám dỗ về “quyền lực theo kiểu Mêsia trần thế,” lôi kéo Người đi vào con đường Mêsia theo kiểu “làm vua chính trị” để giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của ngoại bang (Ga 6,15). Chúa Giêsu từ chối kiểu Mêsia này, khi chấp nhận trở thành “người nghèo” và “người Tôi Tớ” đau khổ để cứu độ nhân loại.
Xưa dân Do Thái cũng bị cám dỗ này. Trong khó khăn, họ phàn nàn Thiên Chúa, và khi Môsê vắng mặt, họ đã đúc bò vàng và tôn thờ nó như là Thiên Chúa của họ. Họ muốn một Thiên Chúa theo nhu cầu và thị hiếu của mình.
Ngày hôm nay, chúng ta cũng sản xuất ra nhiều ngẫu tượng và tôn thờ chúng như đối tượng lớn nhất của đời mình: đó là tôn thờ của cải, danh vọng, quyền lực, tiền bạc, hưởng lạc...
Khi bị cám dỗ về danh vọng và quyền lực, Chúa Giêsu không coi những thứ đó như là đối tượng lớn nhất để tôn thờ. Người không sa bẫy của ma quỷ là muốn Chúa tôn thờ ngẫu tượng quyền lực và chạy theo chủ nghĩa “cứu thế” theo kiểu thế gian. Người trả lời với tên cám dỗ: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Lc 4,8).
Quả là bài học cho mỗi người chúng ta: Chỉ có Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng đáng được chúng ta tôn thờ và yêu mến trên hết mọi sự. Những thứ còn lại chỉ là thứ yếu và là phương tiện cho cuộc sống chúng ta.

3- Cám dỗ thách thức Thiên Chúa
Thua keo này bày keo khác, cuối cùng ma quỷ cám dỗ Chúa Giêsu bằng việc thử thách Thiên Chúa: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì đứng đây mà gieo mình xuống đi” (Lc 4,9-10).
Đây là cám dỗ yêu cầu Thiên Chúa thực hiện những điềm thiêng dấu lạ nhằm thỏa mãn ước vọng cá nhân. Xưa dân Do Thái đã làm như thế khi thấy khát trong sa mạc, tại Massa (nghĩa là cám dỗ) và Meriba (nghĩa là kêu trách) họ thách thức Thiên Chúa. Thiên Chúa đã làm cho dân khỏi khát bằng cách truyền cho Môsê đập gậy trên tảng đá Ôrép, từ đó một mạch nước chảy ra dồi dào.
Ngày hôm nay, chúng ta thường bị cám dỗ muốn kéo Thiên Chúa theo nhu cầu và những sở thích của mình, muốn Thiên Chúa làm những việc lạ kỳ, ngoạn mục và ngoại thường. Chúa Giêsu không sa vào cám dỗ của chủ nghĩa “chiến thắng” và lối đạo đức chạy theo phép lạ. Bởi vì, như có lời đã chép: “Người chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (Lc 4,12). Chúa Giêsu chiến thắng cám dỗ này bằng thái độ vâng phục thánh ý Chúa Cha. Cũng thế, chúng ta hãy vâng phục thánh ý Thiên Chúa và theo sự hướng dẫn của Hội Thánh, chúng ta không rơi vào cám dỗ này.
Như thế, ba cơn cám dỗ của Chúa Giêsu trong sa mạc là ba cám dỗ đặc trưng và truyền kiếp mà mỗi người phải đối diện khi sống trong thế gian này.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con luôn sống tỉnh thức trước mưu ma chước quỷ, bằng việc sống kết hợp với Chúa và nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để chiến thắng các chước cám dỗ. Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ. Amen!
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:23 07/03/2019
52. CHIẾM ĐOẠT TÙY Ý

Trong thị trấn nhỏ có người mang biệt hiệu là “cái khoan nhọn”, bởi vì bất kỳ ai có vật gì, chỉ cần ông ta nhìn thấy, thì ông ta liền tìm cách chiếm đoạt cho bằng được cách tùy tiện.

Ai cũng biết tính tình của ông ta như thế, nên thường trong tay có vật gì thì đều đi vòng vèo để tránh đi ngang qua nhà của ông ta.

Có người cầm một miếng thạch sa đi qua trước cổng nhà ông ta, trong bụng nghĩ:

- “Thứ này thì ông ta không thể tùy tiện lấy được !”

Nhưng ai mà ngờ, “cái khoan nhọn” kéo anh ta vào nhà, lấy cái dao phay từ trong bếp ra và dốc hết sức chặt xuống miếng thạch sa mấy nhát, sau đó đẩy anh ta ra và nói:

- “Tốt rồi, mày có thể rời khỏi đây !”

(Tiếu phủ)

Suy tư 52:

Chiếm đoạt của người khác là lỗi điều răn thứ bảy của Thiên Chúa, dù là chiếm đoạt cách này hay cách khác,

Có người ỷ vào quyền hành của mình để chiếm đoạt đất đai người nghèo cách bất công; có người dùng tiền và chức quyền để chiếm đoạt của cải của người khác cách “hợp pháp” bằng cách ép người khác bán lại giá rẻ; lại có người chiếm đoạt cách trắng trợn của cải của người khác...

Chiếm đoạt có nhiều loại: chiếm đoạt gia tài, chiếm đọat của cải, chiếm đoạt vợ của người khác, chiếm đoạt danh dự của người, chiếm đoạt tình yêu của bạn bè.v.v... tất cả đều là tội chiếm đoạt.

Vua Đa-vít đã chiếm đoạt vợ của tướng lãnh thuộc hạ của mình và sau đó đã bị Thiên Chúa trừng phạt đích đáng...

Nhưng cái đáng sợ nhất của người Ki-tô hữu đó là bị chiếm đoạt ngai vàng trên trời mà Thiên Chúa đã hứa ban cho họ, sự cướp đoạt này là do ma quỷ chủ mưu, nó không chiếm đoạt cho nó, nhưng nó cố làm cho chúng ta mất ơn nghĩa với Chúa bằng những tham lam mà chúng ta đã phạm trong cuộc sống của mình...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:24 07/03/2019

100. Thiên Chúa không hề giữ lại gì cả, đem chính mình giao cho chúng ta.

(Thánh Gioan Kim Khẩu)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật I Mùa Chay - C
Lm. Jude Siciliano, OP
14:26 07/03/2019
Đệ-nhị-Luật 26:4-10; T.vịnh 90; Roma 10: 8-13; Luca 4: 1-13

Tôi chắc rằng không ai trong chúng ta muốn bị bệnh hay mắc một căn bệnh khó trị. Và tôi cũng chắc ràng chúng ta ai cũng có một bảng liệt kê những căn bệnh nan y mà chúng ta sợ nhất. Trên thực tế một số người trong chúng ta có một chút mê tín nên ngần ngại trong việc trao đổi về chủ đề này vì sợ xui vì e rằng điều đó sẽ xảy đến cho chúng ta. Nhưng, hãy thử lo nghĩ đến một bệnh nặng có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với chúng ta đó là bệnh mất trí nhớ, hay là lú lẫn.

Hãy tưởng tượng hậu quả sẽ kinh khủng đến mức nào khi chúng ta quên đi quá khứ của chính mình. Chúng ta sẽ không biết mình là ai và từ đâu đến. Thật đau đớn và mất phương hướng khi sống trong một bầu không khí lãng quên mọi sự, quên kinh nghiệm và các liên hệ đã có, quên cha mẹ và bạn bè, quên những người thân thuộc đã giúp bạn nên người. Một sự mất trí nhớ nghiêm trọng như thế tất nhiên sẽ xóa sạch quá khứ của chúng ta. Và còn hơn thế nữa là những gì tốt đẹp của hiện tại chúng ta sẽ không có lịch sử và kinh nghiệm của quá khứ để hoàn thiện và vững chắc hơn? Và tương lai sẽ không có giá trị gì nếu không có quá khứ giúp chúng ta lựa chọn sáng suốt đúng cho tương lai phải không?

Nghĩ cách khác, bệnh hay quên đó có thể là căn bệnh nặng nhất vì nó sẽ gây nhiều tổn hại trong vấn đề nhận thức về bản thân và trí hiểu của chúng ta trong thực tại của chính mình. Các bài Kinh Thánh hôm nay nói về một bệnh mất trí nhớ rất nguy hiểm: Đó là quên mất Thiên Chúa là ai, và Thiên Chúa đã làm gì cho chúng ta. Trong bài trích sách Đệ Nhị Luật, ông Môsê nói với dân Israel và cố gắng giúp họ không nên tự quên lãng . Ông Môsê kêu gọi cộng đoàn tín hữu luôn nhớ đến Thiên Chúa và luôn luôn nhớ những hành động lớn lao của Ngài đã làm để giải thoát họ.

Ông Mô-sê nói với cộng đoàn trong một đại lễ phụng vụ, có thể là một lễ hội mà người dân đem theo một số trái cây đã thu hoạch được trong vụ mùa để dâng lên cảm tạ Thiên Chúa là nguồn gốc của những hoa quả đó. Nhưng, ông Mô-sê nhân dịp này đã hướng dẫn cho họ biết là họ không những nhớ những hoa quả mà Thiên Chúa đã ban cho họ, nhưng điều cần nhất là họ nên nhớ những món quà của Thiên Chúa đã ban cho họ trong quá khứ. Vì thế họ nên thuộc lịch sử của họ. Bắt đầu từ các tổ tiên họ "Ông tổ tôi là người Aram du mục" (có thể đó là ông Giacob). Các tổ tiên họ là những người du mục. Tuy vậy Thiên Chúa đã ban cho họ Đất Chúa Hứa và cho họ trở thành một quốc gia lớn. Rồi khi họ bị lưu đày ở Ai cập, Thiên Chúa đã dang cánh tay uy quyền "đã gây kinh hồn táng đởm" giải thoát họ.

Ông Môsê không muốn dân Israel là những người mất trí nhớ. Họ phải ăn mừng về quá khứ của họ. Vì nếu họ làm như thế, họ sẽ nhớ đến Thiên Chúa của họ, Ngài rất nhân từ với họ là những người không xứng đáng, và đã làm cho họ nên một dân tộc. Khi họ nhớ Thiên Chúa đã làm gì cho họ trong quá khứ, họ sẽ tin tưởng vào Thiên Chúa là Ngài không bỏ rơi họ trong những nhu cầu hiện tại, cũng như các thử thách của tương lai.

Hôm nay là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay. Mùa Chay đã bắt đầu và là lúc nên theo lời ông Môsê khuyên là nên nhớ lại những gì Thiên chúa đã làm cho chúng ta. Đó không phải là ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể là "không nên quên", hãy nhớ lại phải không? Mỗi khi chúng ta cử hành Bí Tích Thánh Thể là chúng ta nhớ đến những việc làm vĩ đại của Thiên Chúa đã làm cho chúng ta qua Chúa Kitô và hơn thế nữa. Chúng ta sẽ nghe lời Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể "hãy làm việc này để nhớ đến Thầy", Không phải đó chỉ là cử chỉ củ chỉ đơn thuần để nhớ về quá khứ để khỏi quên việc Thiên chúa đã làm trong quá khứ cho chúng ta. Trái lại, khi chúng ta nhớ Chúa Kitô tự hiến mình cho chúng ta, chúng ta "nhớ" Ngài, thì Ngài hiện diện ở giữa chúng ta. Chúng ta được kết nối với đời sống, sự chết và sự phục sinh của Ngài.

Và đó là điều quan trọng, vì Mùa Chay đòi hỏi chúng ta hãy chết cho chính mình: chết cho ích kỷ và tội lỗi; chết cho sự chỉ nghĩ và chú trọng cho mình; chết cho những nghĩ suy về thế giới xung quanh chúng ta và quên đi cộng đoàn lớn lao. Sự chết đó chúng ta không thể tự chúng ta làm được. Nhưng chúng ta nhớ đây là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, và chúng ta không thể tự sống cho chúng ta vì chúng ta đã chết với Chúa Kitô trong Bí Tích rửa tội và đã được ban cho sự sống mới bây giờ và với lời hứa sẽ được sống lại với Chúa Kitô trong tương lai. Nhớ về quá khứ là điều hay, vì làm như vậy chúng ta sẽ thêm hăng hái và thị kiến về hiện tại và hy vọng cho tương lai.

Cộng đoàn chúng ta nhớ lại chúng ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu với Chúa Kitô và vì Ngài. Đó là lời kinh chúng ta dâng lên Thiên Chúa trong thánh lễ hôm nay: "Thật là chính đáng tạ ơn và ca ngợi Chúa Giêsu Kitô là Chúa Con của Ngài". Có cách nào mừng Mùa Chay khác hơn chăng? Chúng ta có thể bắt đầu mùa thánh này, không phải chỉ đấm ngực, nhưng bằng cách nhớ lại những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Và, trong Bí Tích Thánh Thể này cũng như trong đời sống hằng ngày chúng ta luôn dâng lời cảm tạ. Chúng ta hãy cùng nhau sống với tinh thần như thế trong suốt Mùa Chay.

Chúa Giêsu không phải là người mất trí nhớ. Ngài không có khó khan gí khi nhớ lại Thiên Chúa là a và Ngài là aii. Các tường thuật trong phúc âm nói rõ ràng là trong suốt cuộc đời Chúa Giêsu, Ngài đã gặp những cám dỗ mà thánh Luca mô tả lại trong phúc âm. Có thể, những người thời nay không nghĩ là Chúa Giêsu bị cám dỗ. Hay là chúng ta nghĩ là Chúa Giêsu là Đấng mà Ngài có thể vượt qua những cơn cám dỗ dễ như là chúng ta đuổi ruồi ra khỏi mặt chúng ta. Nhưng, nếu phúc âm nói Chúa Giêsu bị cám dỗ, thì thật sự là có xảy ra. Cám dỗ sâu đậm không dễ dàng gì vượt qua. Những cám dỗ rất sâu sắc vì về bản tính Ngài vẫn là Con của Thiên Chúa. Nhưng khi sống trong mối liên hệ với Thiên Chúa như vậy lại bao gồm cả hai ý nghĩa là về phương diện kinh nghiệm bản thân và về sứ vụ của Ngài? Ngài làm sao đối phó với sự cám dỗ đó mà vẫn trung thành với Thiên Chúa và đồng thời thục thi sứ vụ mà Thiên Chúa đã giao cho Ngài?

Cám dỗ thứ nhất là về việc Chúa Giêsu tự lo cho Ngài. Ngài đói, vậy thì đó là gì? Sao lại Ngài không làm bánh từ đá? Vì sao Con Thiên Chúa lại sống một đời sống đầy đặc quyền và tránh được sự đau khổ mà tất cả chúng ta đã phải chịu đựng. Thật ra thì Ngài là Đấng đặc biệt phải không? Nhưng nếu Ngài nghĩ đến Ngài, dùng quyền năng riêng cho Ngài, thì Ngài có thể gây tin tưởng gì khi Ngài kêu gọi các môn đệ hãy từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo Ngài? Còn về việc Ngài dùng quyền năng để ban lương thực cho những người đói bằng cách làm đá hóa bánh hay bằng cách làm bánh hóa ra nhiều thì sao? Ngài đã làm bánh hóa ra nhiều, và đám đông dân chúng không hiểu Ngài là ai mà làm phép lạ đó. Họ đến để nâng Ngài lên làm vua. Đó là những giới người đi theo Ngài nhưng Ngài không muốn.

Cám dỗ thứ hai là về việc Ngài làm sao sống là Con Thiên Chúa. Ngài có thể dùng quyền năng của Ngài trên các quốc gia trong thế giới, và dùng quyền lực quân sự gây ảnh hưởng chính trị. Dân Israel đã bao lần ao ước được nên một quốc gia hùng cường trên thế giới, và Chúa Giêsu có thể là người lãnh đạo họ. Nhưng, trái lại, Ngài chọn Ngài là Con thật của Thiên Chúa và tự đặt Ngài dưới quyền hành của Thiên Chúa, và sống đời sống trung thành với đường lối của Thiên Chúa, không phải theo cách thức và đường lối quyền lực của trần gian.

Cám dỗ thứ ba: Thánh luca dường như sắp đặt theo thứ tự các mức cám dỗ theo sự trầm trọng và sâu sắc. Một lần nữa Chúa Giêsu bị cám dỗ về bản tính Ngài là "Con Thiên Chúa". "Nếu ông là Con Thiên Chúa...". Nếu không phải vì lý do gì khác, chúng ta phải biết đây là lúc quan trọng vì thánh Luca đặt sự cám dỗ này trên nóc Đền Thờ (trong phúc âm thánh Luca, Giêrusalem và Đền Thờ là điểm trọng tâm) Nếu Chúa Giêsu để bị cám dỗ và gieo mình xuống khỏi nóc Đền Thờ thì Thiên Chúa phải gìn giữ Ngài. Ngài có thể kêu Thiên Chúa cứu Ngài khỏi những trường hợp đe dọa Ngài suốt những năm Ngài thi hành sứ vụ. Ngài có thể tự cho Ngài được ưu tiên như thế vì Ngài là Con Thiên Chúa. Và hậu quả là Ngài có thể thử thách Thiên Chúa để chứng tỏ Ngài là Con yêu dấu và đã được Thiên Chúa săn sóc gìn giữ. Ngài sẽ xin Thiên Chúa chứng minh sự liên hệ giữa Ngài và Thiên Chúa, và cam đoan với Ngài mỗi khi Ngài gặp khó khăn. Chúng ta không có những chứng minh cụ thể như thế mỗi khi chúng ta kêu đến Chúa Giêsu, một người trong chúng ta có thể xin chứng minh đó cho Ngài.

Vậy chúng ta có thể tin tưởng vào tình yêu thương của Thiên Chúa mỗi khi khó khăn của cuộc sống đánh gục chúng ta không? Chúng ta có thể tiếp tục tin tưởng suốt những lúc chúng ta phải chiến đấu, và mỗi khi chúng ta tự hỏi chúng ta có đáng được hay không? Ngay cả khi chúng ta thưa vói Thiên Chúa "con nghĩ con là con yêu dấu của Ngài. Sao Ngài lại để điều ấy xãy ra cho con? Ngài ở đâu khi con cần đến Ngài?" Tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa thật là điều khó khăn. Khi chúng ta gặp đau khổ cùng tận, và đức tin chúng ta bị lay chuyển, và Thiên Chúa có vẻ như vô hiệu lực, hay không để ý đến lời chúng ta kêu xin. Nhưng Chúa Giêsu vẫn giữ lòng trung thành và tin tưởng trong những trường hợp tương tự như thế. Vì Chúa Giêsu có thể làm được thì bây giờ chúng ta cũng làm được. Lịch sử của dân Israel và lời các ngôn sứ cho biết là dân Israel đã bao lần bị sa ngã vì các cơn cám dỗ trong ơn gọi họ nên là con Thiên Chúa. Dân chúng thường quay mặt tránh khỏi Thiên Chúa và tự tìm lấy bánh cho họ. Họ quỳ xuống thờ lạy các thần giả và lắm khi họ thử thách Thiên Chúa. Chúng ta có thể trách Írael nhiều, nhưng chúng ta cũng đã làm như họ.

Vậy chúng ta không nên như là những người mất trí nhớ. Thiên Chúa giúp chúng ta có trí nhớ để nhắc chúng ta là con yêu dấu của Ngài và Ngài không bao giờ không giúp đỡ chúng ta để cam đoan với chúng ta là chúng ta là con Ngài. Vì Chúa Kitô, chúng ta nhớ lại quá khứ của chúng ta, kinh nghiệm chúng ta với Ngài trong hiện tại và không lo sợ cho tương lai của chúng ta là nơi chúng ta sẽ tìm thấy Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


1st SUNDAY OF LENT -C-
Deuteronomy 26:4-10; Psalm 91; Romans 10: 8-13; Luke 4: 1-13

I’m sure none of us wants to get sick, or suffer a serious disease. And I’m also sure we have our own list of the very worse diseases in the catalogue of serious illnesses, the ones we dread the most. In fact, some of us have a bit of superstition in us and we don’t even want to discuss the subject, lest the very thing we fear might happen to us. But let’s consider one particularly poignant ailment for a moment – the loss of our memory.

Imagine how awful it would be to forget our past; not to remember who we are and where we have come from. How painful and disorienting it would be to live in a cloud of forgetfulness; to have forgotten the experiences and relationships that have formed us; to forget who our parents and friends were, those who loved us and helped make us into the people we are. Such a serious amnesia would, of course, obliterate our past. But more. What good would the present be with no history and experience to draw upon? And what value would the future have without the past that equipped us to make wise choices about our future?

In some ways amnesia, or dementia, would be the very worse sickness to have because it would seriously damage our awareness of self and our knowledge of who we are. Today’s scriptures certainly address a kind of amnesia: the forgetting of who God is and what God has done for us. In the Deuteronomy reading Moses addresses the Israelites and tries to help them not have willful amnesia. He calls the faith community to remember God and keep alive the memory of the great deeds God did to deliver them.

Moses is addressing the community at a liturgical feast, probably a festival on which the people bring some of their harvest fruits and thankfully offer them to God, the source of these gifts. But Moses takes the opportunity to instruct them that they should not only remember the gifts of God from the earth, but to especially remember the gifts God gave them in their past. Hence they are to recall and recite their history. It all started with their earliest ancestors, "My father was a wandering Aramean " (perhaps this was Jacob). Their ancestors were wandering nobodies, nevertheless, God gave them the Promise Land and made them a great nation. Then, when they were enslaved by the Egyptians, God delivered them, "with signs and wonders."

Moses doesn’t want the Israelites to become amnesiacs! They should celebrate their past because when they do, they will remember their God who was so gracious to nobodies and made them somebodies. By their remembering what God did in their past, they will have confidence that God will not abandon them in their present need or in their future trials.

Today is the first Sunday of Lent. The Lenten season has begun and it is a time to follow Moses’ advice and remember what God has done for us. Isn’t that what Eucharist is, an "anamnesis" – a remembering, a memorial? Each time we celebrate Eucharist we recall the great deeds God has done for us in Christ – and more. We will hear Jesus’ words at this celebration, "Do this in remembrance of me." It is not merely a looking backward so as not to forget what God did for us in the past. Rather, when we recall Christ’s self offering for us, when we "remember" him, he is made present to us. We are connected to his life, death and resurrection.

And that’s important because our lenten journey asks us to die to ourselves; our selfishness and sin; our egocentric goals and plans; our focus on our own immediate world to the neglect of the larger community. Such dying is impossible on our own. But we remember this first Sunday in Lent that we are not on our own, for we have died with Christ in baptism and been given new life now and a promise of resurrection with Christ in the future. It’s good to remember the past: it gives us courage and vision for the present and hope for the future.

Our community remembers where we have come from and where we are going – with Christ and because of him. It is – as we address God in the Preface today – "Truly right and just to give you thanks and praise through Jesus Christ your Son." Want a different way to begin Lent? We can begin this holy season, not so much by beating our breasts, but by remembering what God has done for us and, in this Eucharist and in our daily lives, giving thanks. Let’s try that – all through Lent.

Jesus was not an amnesiac; he did not have a problem remembering who God is and who he was. It is clear from the gospel narratives that throughout his life Jesus had the kinds of temptations Luke describes in today’s gospel. Perhaps we moderns aren’t comfortable with the notion that Jesus was tempted. Or, we have a sense that he, being who he was, could simply brush off these temptations the way we brush away a fly from our faces. But if the gospels say he was tempted, then he really was. The temptations were profound, not easily brushed away, for they were about his identity as Son of God. What did it mean to be in that kind of relationship with God, both in his personal experiences and in his ministry? How would he deal with temptation and be faithful to God and the mission God had given him?

The first temptation Jesus faced was about taking care of himself. He was hungry, so what’s the big deal—why not make bread from stones? Why shouldn’t the Son of God live a privileged life and avoid the pains and suffering the rest of us have to suffer, after all he is special, isn’t he? But if he did take care of himself, using his power for his own convenience, what credibility would he have when he invited his disciples to deny themselves, pick up their cross and follow him? Well then, what about using the powers he had to feed the hungry by turning stones into bread, or by multiplying bread? He did multiply bread and the crowds misunderstood who he was and what the miracle meant. They came looking for him to make him king. Those were not the kinds of followers he wanted.

The second temptation was also about how he could have lived as Son of God. He could have used his power over the nations of the world and accomplished his mission through force of armies and political influence. Israel always wanted to be a powerful nation in the world and Jesus could be just the one to lead them. But instead, he chose to be a true child of God and he placed himself under God’s dominion and lived a life faithful to God’s way – not the way of any worldly power.

The third temptation. Luke seems to place the temptations in order of importance and profundity. Once again he is confronted by a temptation about his identity as "Son of God" – "If you are the Son of God...," the temptation begins. If for no other reason, one would know that this is an important moment because Luke places it on the Temple parapet. (Jerusalem and the Temple are central in Luke’s gospel.) If Jesus gave into the temptation and threw himself off the parapet, forcing God to save him, then he could have resorted to calling on God to rescue him from all threatening and difficult situations throughout his ministry. He could claim his prerogative as God’s Son and, in effect, test God to keep proving he was beloved and watched over by God. He would be asking God for special proofs of their relationship to reassure him every time the going got tough. We don’t have such visible proofs at our beck and call and so Jesus, one of us, chose not to demand them for himself.

Can we trust God’s love even when life knocks us off our feet? Can we continue to trust through long struggles when we wrestle with doubts about our own worth?... even when we want to say to God, "I thought I was your beloved child, how could you let this happen to me? Where are you now that I need you?" It’s hard to trust God’s power when we are in dire distress and our faith feels frail and God seems impotent, or indifferent to our pleas. But Jesus stayed faithful and trusted God in similar circumstances. Because he could, now we can. The history of Israel and the words of the prophets show that Israel frequently gave into the very temptations Jesus encountered. Israel faulted many times in its vocation to be God’s child. The people frequently turned away from God and sought its own bread; fell down and worshiped false gods and often put God to the test. We can’t pile blame on Israel – we have done the same.

Let’s not be amnesiacs. The gospel helps us keep our memory. It reminds us that we are the beloved children of God and God spared no expense on our behalf to assure us of our true identity. Because of Christ, we remember our past, experience him with us in our present and do not fear our future----where we will also discover him.
 
Đói Khát
Lm Vũđình Tường
19:09 07/03/2019
Đức Kitô vừa là Con Thiên Chúa và là con Đức Trinh Nữ Maria. Ma quỷ không dám cám dỗ Đức Kitô là Con Thiên Chúa; chúng cám dỗ Đức Kitô là con Đức Trinh Nữ Maria. Chính chúng có lần khóc than ông Kitô đến tiêu diệt chúng tôi sao? Chúng tôi biết ông là ai? Lc 4,34.

Đức Kitô chịu cám dỗ xác nhận Ngài là một người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Chính ma quỉ xác nhận điều này khi chúng bắt đầu bằng câu: Nếu ông là Con Thiên Chúa. Bởi không xác tín Đức Kitô là Con Thiên Chúa nên chúng đặt giả thuyết nếu.

Thứ hai, là Thiên Chúa Ngài luôn có Thánh Thần ở cùng. Bởi Ngài xuống thế làm người nên được Thánh Thần Chúa dẫn vào trong hoang địa.

Thứ ba, Ngài cảm thấy đói cho biết Ngài có cảm xúc đói, no, khát, đau khổ, mệt mỏi như chúng ta.

Ma quỉ cám dỗ Ngài ba lần và cả ba lần chúng đều thất bại, bỏ đi. Phúc âm thuật chúng đầu hàng, bỏ đi, chờ cơ hội khác. Điều này có nghĩa chúng sẽ trở lại trong hoàn cảnh khác, cám dỗ dưới dạng khác.

Cám dỗ đầu tiên là tìm cách thoả mãn í riêng mình. Cám dỗ thứ hai liên quan đến việc thu tóm vật chất, dùng thế lực của cải sai khiến người khác. Ma quỉ khoe khoang, chúng biết Đức Kitô (lc 4,34), thật ra chúng không biết Đức Kitô như điều chúng phét lác. Ma quỉ hứa cho Đức Kitô toàn thế gian nếu Ngài thờ lậy chúng. Đáp lại Đức Kitô dậy 'Được cả thế gian mà đánh mất chính mình hay là thiệt thân thì có lợi gì? Lc 9,25. Cám dỗ thứ ba liên quan đến bản tính kiêu ngạo. Đây chính là bản tính của ma quỉ.

Cuộc đời rao giảng công khai của Đức Kitô cho thấy Ngài hoàn toàn làm ngược lại điều ma quỉ cám dỗ. Thứ nhất, Ngài không biến đá thành bánh ăn nhưng làm phép lạ biến hai con cá và năm tấm bánh nuôi năm ngàn người ăn, còn dư mười hai thúng đầy Lc 9,10tt. Thứ hai, dân chúng trông đợi Ngài lãnh đạo họ lật đổ chế độ cai trị khắc nghiệt của đế quốc Roma. Ngài đã không làm điều đám đông mong muốn, nhưng giải thoát họ khỏi xiềng xích tội, tha cho kẻ bị ma quỉ giam cầm và giải phóng kẻ ma quỉ ràng buộc, ban cho họ sự sống trường sinh. Điều này chính Ngài công bố trong hội trường khi đọc đoan tiên tri Isaiah loan báo sứ mạng của Đấng Cứu Thế Lc 4,18-19. Thứ ba, Ngài không nhảy từ trên nóc đền thờ xuống như ma quỉ thách đố nhưng tự chọn treo trên cây thập tự để lôi kéo mọi người lên cùng Đức Kitô. Một trong những câu xám hối đầu lễ cộng đoàn tuyên xưng ơn Cứu Chuộc do linh mục đại diện cộng đoàn tuyên xưng: Đức Kitô được treo lên để kéo mọi người lên theo. Sau đó là câu chính Ngài vác thập giá, gánh tội gian trần. Cộng đoàn đáp: Xin Đức Kitô thương xót chúng con.

Cả Đức Kitô lẫn ma quỉ đều trích dẫn Cựu Ước trong đối đáp, tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn. Ma quỉ biết Cựu Ước nhưng chúng không có lòng yêu mến Kinh Thánh. Đức Kitô không những đã kính trọng mà còn yêu mến Kinh Thánh với tất cả tấm lòng. Hiện nay ta vẫn nghe trong các tiệc tùng hay ngay cả chính trị gia dùng Kinh Thánh biện luận cho í kiến của họ. Chúng ta cầu xin cho bọ biết yêu mến và chân thành kính trọng Kinh Thánh.

Qua cuộc thử thách của ma quỉ với Đức Kitô, chúng ta học được nhiều bài học quan trọng.

Thứ nhất, đừng bao giờ chống lại các cơn cám dỗ bằng sức riêng, hay khôn ngoan riêng nhưng luôn trông cậy vào sức mạnh Lời Chúa. Chính Đức Kitô làm điều đó.

Thứ hai, cơn cám dỗ tự nó chưa phải là tội, sẽ trở thành tội khi ta cộng tác với ma quỉ thực hành điều chúng cám dỗ. Từ chối lắng nghe lời dụ ngon ngọt của chúng, chúng không thể cưỡng bách hay ám hại ta khi ta từ chối cộng tác với chúng.

Thứ ba, Thánh Thần Chúa hướng dẫn Đức Kitô và Ngài nghe lời Thánh Thần, cũng Thánh Thần đó Chúa ban cho ta khi lãnh nhận phép Thanh Tẩy, nên ta xin ơn biết nghe hướng dẫn của Thánh Thần. Từ chối nghe theo hướng dẫn của Thánh Thần là cám dỗ thông dụng nhất và nguy hiểm nhất bởi như thế là mở toang cửa đón ma quỉ vào nhà.

Thứ tư, đừng vội mừng khi thấy ma quỉ bỏ đi, chúng bỏ đi rồi sẽ tìm cơ hội trở lại vì thế luôn cảnh giác, cầu nguyện luôn. Ma quỉ đói khát trong việc cám dỗ các linh hồn; trái lại, Đức Kitô khao khát cứu vớt các linh hồn.

TiengChuong.org

Hungry

Jesus is both the Son of God, and the son of Mary. As Jesus was the Son of God, the Devil and his followers had to submit to Him and not dare to 'tempt' Him. Devils once lamented 'Have you come to destroy us?' Lk 4,34. The Devil tempted Jesus as the son of Mary only, not as the Son of God. Jesus was led by the Spirit to indicate that as the son of Mary, the Spirit of God led him into the wilderness. Each temptation the Devil began with the statement 'if you are the Son of God' which means the Devil challenged Jesus' identity.

After a long forty days fasting, Jesus felt hungry, and the Devil tempted Jesus three times. The first temptation was about self indulgence. The second temptation was about the accumulation of power, and the third temptation was about pride. In his public ministry Jesus didn't change stone into a loaf, but he actually fed the crowd with two fish and five loaves Lk 9,10ff. The second temptation was about the expectation of the people, that he would become their king to liberate them from the power of the Roman Empire. This is in contrast to Jesus' mission, he proclaimed in the Gospel of Luke 4,18-19. His mission is mainly about saving others from the power of darkness, not much about worldly power. The third temptation was about pride. Instead of jumping off from the parapet of the Temple, Jesus chose to be hung on the cross to draw people to himself. In one of the penitential rites, we confess that: Lord Jesus, you were lifted up to draw all people to yourself. And the next verse: you shouldered the cross, to bear our suffering and sinfulness.

Both Jesus and the Devil quoted from the Old Testament but there is a huge difference. The Devil used the Sacred Text to show off his knowledge of the Sacred Text, but had no love for it. For Jesus, on the other hand, the Sacred Text was very much close to his heart. Today many quote the Sacred Text to make their point, and we hope and pray, they believe and love what they quote.

The temptations of Jesus give us several lessons to learn from. First, we don't fight against temptations with our own strength and knowledge, but we rely on the strength of God's Word and grace to combat temptations. Second, a temptation is not yet a sin. It is a sin when one commits oneself to take part in carrying out the temptation. Refusing to listen to his voice, we make the Devil powerless to compel us to follow his will. Third, God's Spirit was with Jesus, and Jesus listened to his voice. The same Spirit is also with us, and we pray for the wisdom to listen to the voice of the Spirit. Refusing to listen to his voice means we rely on our own strength and power and that leaves a door wide open for the Devil to come in. Finally, the Devil was exhausted and went away but he promised to return at other times. The Devil was hungry with temptations while Jesus was hungry to save us from damnation.
 
Ăn chay cầu nguyện để chiến thắng ma quỷ cám dỗ
Lm Đan Vinh
23:35 07/03/2019
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY C
Đnl 26,4-10 ; Rm 10,8-13 ; Lc 4,1-13

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 4,1-13

(1) Đức Giê-su được đầy Thánh Thần, từ sông Gio-đan trở về, và được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa (2) bốn mươi ngày, chịu quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì cả, và khi hết thời gian đó, thì Người thấy đói. (3) Bấy giờ, quỷ nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hóa bánh đi!”. (4) Nhưng Đức Giê-su đáp lại: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”. (5) Sau đó, quỷ đem Đức Giê-su lên cao, và trong giây lát, chỉ cho Người thấy tất cả các nước thiên hạ. (6) Rồi nó nói với Người: “Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này, vì quyền hành ấy đã được trao cho tôi, và tôi muốn cho ai tùy ý. (7) Vậy nếu ông bái lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông. (8) Đức Giê-su đáp lại: “Đã có lời chép rằng: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”. (9) Quỷ đem Đức Giê-su đến Giê-ru-sa-lem và đặt Người trên nóc Đền thờ, rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì đứng dậy mà gieo mình xuống đi! (10) Vì đã có lời chép rằng: “Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ gìn giữ bạn”. (11) Lại còn chép rằng: “Thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá”. (12) Bấy giờ Đức Giê-su đáp lại: “Đã có lời rằng: “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”. (13) Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi chờ đợi thời cơ.

2. Ý CHÍNH: ĐỨC GIÊ-SU CHIẾN THẮNG MA QUỶ CÁM DỖ

Tin mừng thuật lại việc Thánh Thần hướng dẫn Đức Giê-su vào sa mạc ăn chay cầu nguyện bốn mươi ngày và bị ma quỷ cám dỗ. Người đã dùng Lời Thánh Kinh để chiến thắng ba lần cám dỗ của ma quỷ về thú vui nhục dục, về quyền lợi vật chất và về lòng ham danh vọng chức quyền.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-2: + Được Thánh Thần dẫn đi vào hoang địa: Thánh Lu-ca hay nói tới tác động của Thánh Thần trong cuộc đời Đức Giê-su (x. Lc 1,35 ; 3,16.22). Hoang địa là vùng sa mạc Giu-đa, một giải đất rộng nằm giữa vùng núi gần thành Giê-ri-cô. + Bốn mươi ngày: Con số bốn mươi này gợi lại bốn mươi năm dân Ít-ra-en đi trong sa mạc. + Chịu quỷ cám dỗ: Trong tiếng Do thái, cám dỗ nghĩa là thử thách, giống như một cuộc thi cử. Đứng trước cơn cám dỗ, ta phải lựa chọn giữa sự thiện và sự ác, ánh sáng và bóng tối, sự sống và sự chết. + Người không ăn gì cả, và khi hết thời gian đó thì Người thấy đói: Nhịn ăn là một trong những hình thức chay tịnh của dân Do thái.
- C 3-4: + “Nếu ông là Con Thiên Chúa”: Quỷ đã nhắc lại lời Chúa Cha phán sau khi Đức Giê-su chịu phép Rửa: “Này là Con Ta yêu dấu” (x Lc 3,22). + Truyền cho hòn đá này hóa bánh đi!: Đây là cơn cám dỗ về của ăn. Quỷ đã nhận ra điểm yếu của Đức Giê-su là bị đói sau thời gian dài ăn chay, nên nó xúi Người làm phép lạ biến đá thành bánh để thỏa mãn nhu cầu của bản thân! Đây là sự cám dỗ chiều theo các đam mê lạc thú xác thịt. + “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”: Đức Giê-su dùng câu nói của Mô-sê dạy dỗ dân Ít-ra-en ngày xưa để chống trả cơn cám dỗ này của ma quỷ (x. Đnl 8,3).
- C 5-8: + Quỷ đem Đức Giê-su lên cao: Có lẽ đây là một vị trí cao hơn mặt đất, như thường ghi trong các Khải huyền Do thái. + Trong giây lát, chỉ cho Người thấy tất cả các nước thiên hạ: Câu này cho thấy cơn cám dỗ chỉ xảy ra trong tâm trí của Đức Giê-su. + Nó nói với Người: “Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này.”..: Ma quỷ đề nghị chia sẻ quyền cai trị để biến Đức Giê-su thành vị Mê-si-a trần thế theo kiểu vua Đa-vít ngày xưa. Người sẽ liên kết với nhóm Do thái cực đoan để chiếm lại quyền hành và vinh quang, đánh đuổi quân Rô-ma đang cai trị ra khỏi đất nước (x. Ga 6,15). Điều mong ước này không nằm trong chương trình cứu độ và không phải là sứ vụ của Đức Giê-su (x. Lc 10,22). + Đã có lời chép: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi”: Bái lạy là thái độ của loài thụ tạo phục tùng Đấng Tạo Hóa (x. Mt 2,5 ; 8,2). Dân Do thái khi xưa đã sa ngã phạm tội khi tôn thờ bò vàng, nên đã bị phạt (x. Xh 32,1.31-35). Còn nay Đức Giê-su nhắc lại điều luật Mô-sê truyền cho dân Do thái chỉ được tôn thờ một mình Thiên Chúa mà thôi (x. Đnl 6,13).
- C 9-13: + Quỷ đem Đức Giê-su đến Giê-ru-sa-lem: Lu-ca kết thúc bản tường thuật các cơn cám dỗ tại thủ đô Giê-ru-sa-lem. + Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì đứng dậy mà gieo mình xuống đi”: Sau này trong cuộc khổ nạn tại Giê-ru-sa-lem, các đầu mục Do thái, bọn lính canh và tên gian phi cũng lặp lại cơn cám dỗ này: “Hãy bước xuống khỏi thập giá để chúng ta thấy mà tin” (x. Mt 27,42b-44). + “Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi”: Thử thách Thiên Chúa có hai nghĩa: một là như xưa ma quỷ đã cám dỗ dân Do thái lẩm bẩm kêu trách và phản đối Đức Chúa, Đấng đã giải phóng họ thoát khỏi ách nô lệ cho dân Ai cập, đang khi lẽ ra họ phải tạ ơn và phó thác cậy trông nơi Người. Hai là quỷ cám dỗ Đức Giê-su lợi dụng lòng tốt của Thiên Chúa để tìm kiếm lợi lộc cho bản thân. Tội này cũng giống tội “trông cậy quá lẽ”, nghĩa là đòi Chúa phải làm phép lạ để thỏa mãn đòi hỏi theo ý riêng mình. + Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi chờ đợi thời cơ: Thời cơ là cuộc thương khó của Đức Giê-su tại Giê-ru-sa-lem (x. Lc 22,3). Trong vườn cây Dầu, Người đã bị ma quỷ cám dỗ từ chối uống chén đắng đau khổ, nhưng Người đã chiến thắng cơn cám dỗ đó bằng lời cầu xin với Chúa Cha: “Tuy vậy, xin đừng làm theo ý Con, mà xin theo ý Cha” (Lc 22,42). Trên cây thập giá, Người bị ma quỷ cám dỗ nghĩ mình đã bị Chúa Cha bỏ rơi! (x. Mt 27,46), nhưng Người đã chiến thắng nó qua lời cầu nguyện phó thác hòan tòan vào sự quan phòng của Chúa Cha: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).

4. CÂU HỎI:

1) Cám dỗ là gì? Khi chỉ bị ma quỷ cám dỗ làm điều xấu trong tâm trí thì đã có tội chưa?
2) Đức Giê-su đã dùng phương thế nào để chống lại ma quỷ khi bị chúng cám dỗ?
3) Tội “thử thách Thiên Chúa” có đồng nghĩa với tội “trông cậy quá lẽ” không? Hãy nêu một vài ví dụ cụ thể để minh họa về tội “trông cậy quá lẽ” hay tội “thử thách Thiên Chúa”.

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Đức Giê-su được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa bốn mươi ngày và chịu quỷ cám dỗ” (Lc 4,1b).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CHƯỚC CÁM DỖ HIỂM ĐỘC CỦA MA QUỶ:

Ngày xưa có một thanh niên tính tình hiền lành, luôn cư xử hiếu thảo với cha mẹ, và rất yêu thương vợ mình. Một hôm, một con quỷ đã hiện ra và cám dỗ anh ta phạm tội. Quỷ cho anh được quyền chọn làm một trong ba điều xấu: Một là chửi mắng cha mẹ. Hai là giết chết cô vợ thân yêu. Ba là uống rượu. Bấy giờ chàng thanh niên liền suy nghĩ: Chửi mắng cha mẹ là bất hiếu, nên ta quyết không làm. Giết chết người vợ thân ỵêu là bất nghĩa, ta cũng không thể làm được. Chỉ có uống rượu là ta có thể làm được thôi, vì uống rượu đâu phải quá xấu! Thế là anh ta chọn uống rượu. Quỷ liền sai người cung cấp cho anh ta đủ các thứ rượu ngon trên đời. Lúc đầu chàng thanh niên còn uống hạn chế mỗi bữa một ly nhỏ, nên không có điều gì xảy ra. Nhưng dần dần việc uống rượu trở thành thói quen, mỗi bữa anh ta phải tăng “đô” lên và uống gấp nhiều lần mới thấy “phê”. Cuối cùng, anh đã trở thành một tên bợm nhậu: lúc nào cũng say xỉn! Một hôm, anh ta say đến nỗi không biết trời trăng gì nữa. Trong cơn say, anh ta đập bể tất cả chén bát và vất đồ đạc trong nhà ra đường. Bị cha mẹ ngăn cản rầy la, anh ta liền to tiếng cãi lại và buông ra những lời thô tục xúc phạm đến cha mẹ. Cô vợ thấy chồng vô lễ và bất hiếu như vậy liền chạy tới khuyên can liền bị anh đâm một nhát dao khiến cô ngã lăn ra chết.

Thế là từ việc uống rượu tưởng chừng vô hại lúc đầu, về sau đã thành nguyên nhân dẫn đến hai tội ác lớn lao là tội bất hiếu khi con nói lời xúc phạm nặng nề đến cha mẹ, và tội bất nghĩa khi ra tay giết chết chính người vợ thân yêu của mình.

2) TỘI NHÂN BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH CHỈ BẮT ĐẦU TỪ TỘI ĂN CĂP VẶT:

Một tên cướp nhà băng và giết một cảnh sát viên cuối cùng đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Sáng sớm hôm ấy tại nhà tù Sing Sing nổi tiếng, tên tử tội đã bị cột trong tư thế ngồi trên chiếc ghế điện. Người ta mang những miếng kim khí cột chặt vào cái vòng trên đầu hắn ta và vào hai bắp chân của hắn. Chỉ một lát nữa thôi, khi công tắc được bật lên là một dòng điện cực mạnh sẽ làm hắn mất ý thức và bị chết ngay. Viên chức phụ trách thi hành án đã cho tử tội được gặp linh mục trước khi bị hành hình và hắn đã nói lời tâm sự như sau:

”Hôm nay tôi sắp bị tử hình. Đây là hậu quả của các tội lớn lao của tôi mà bắt đầu chỉ là tội ăn cắp vặt một đồng năm xu của mẹ tôi. Sau đó do lớn lên không được dạy dỗ nên tôi đã liên tiếp phạm thêm nhiều tội khác: Từ ăn cắp các thứ đồ vặt vãnh đến tội ăn cướp tiệm vàng. Số tiền bất chính cướp được cũng tan biến nhanh chỉ sau một thời gian ngụp lặn trong các thói hư như bài bạc, rượu chè, trai gái, hút chích ma túy… nên khi hết tiền tôi lại phải tiếp tục đi ăn cướp. Nhất là sau làm quen biết hai thằng bạn mới ở tù ra và kết hợp với nhau thành một băng cướp. Lần kia chúng tôi đã lên một kế hoạch lớn là đột nhập vào ngân hàng. Hôm đó khi bị bảo vệ phát hiện truy bắt, tôi đã bắn chết một nhân viên bảo vệ rồi tôi cũng đã bị bắt ra tòa lãnh án tử hình. Như vậy tội cướp của giết người và bị tử hình hôm nay ban đầu chỉ là tội ăn cắp vặt đồng năm xu của bà mẹ. Sau đó đã tăng lên thành ăn cướp nhà băng và chống lại giết người thi hành công vụ và cuối cùng là bị xử tử hôm nay”.

3) SỨC CUỐN HÚT MẠNH MẼ CỦA VÀNG BẠC:

Ngày xưa, có người ở nước Tề rất ham thích vàng bạc đến độ biến thành đam mê vàng. Một hôm anh đi ngang qua tiệm cầm đồ, anh thấy có người mang thỏi vàng đến bán liền động lòng tham, anh chạy lại cướp một thỏi vàng bỏ chạy. Người ta hè nhau đuổi theo bắt lại. Sau khi bắt được họ đã tra hỏi:
- Tại sao ngay giữa ban ngày ban mặt chỗ đông người mà mi dám ra tay cướp giật như thế?
Anh ta trả lời:
- Lúc trông thấy vàng, thì tôi không còn tự chủ và không nhìn thấy sự vật chung quanh nữa. Trước mặt tôi, chỉ thấy có thỏi vàng mà tôi quyết chiếm đoạt cho bằng được.
Câu chuyện trên cho thấy sức hút mạnh mẽ của vàng bạc. Chính lòng tham của cải bất chính khiến nhiều người sẵn sàng bất chấp nguy hiểm, tìm cách chiếm đoạt bằng được, dù phải dùng các thủ đoạn xấu xa gian ác, ngay cả phải đâm chém giết người cũng không chùn tay.

4) LÀM GÌ ĐỂ CHIẾN THẮNG MA QUỈ ?

Một buổi chiều nọ cha bề trên đi bách bộ trong khuôn viên tu viện, thì thấy một thày đang chăm chỉ tưới nước bón phân cho vườn rau của tu viện rất vất vả, liền lên tiếng hỏi:
- Hôm nay từ sáng đến giờ thầy đã làm được những việc gì rồi ?
- Thưa cha, cũng như mọi khi, con luôn chăm chỉ làm việc bổn phận mà nếu không có ơn Chúa giúp, chắc con không sao làm được: Bổn phận hằng ngày của con là: phải canh chừng hai con chim ưng, chăn giữ hai con dê, quan sát hai con chim diều hâu, chiến thắng một con cá sấu, trị được một con gấu và phục vụ chăm sóc một bệnh nhân.
- Con nói gì lạ thế? Cha bề trên cười hỏi lại, trong tu viện tìm đâu ra những con vật đó ?
- Thưa cha bề trên, đúng thật như thế đấy ạ. Này nhá:
Hai con chim ưng là đôi mắt con, con phải giữ chúng luôn trong sáng, không để nó xem những hình ảnh xấu xa.
Hai con nai là đôi chân mà con phải cho chúng luôn bước đi trên nẻo chính đường ngay.
Hai chim diều hâu là đôi bàn tay mà con bắt chúng chu toàn các công việc lao động hằng ngày.
Con cá sấu là cái lưỡi của con, con phải tránh thốt ra những lời kết án chỉ trích anh em.
Con gấu chính là trái tim mà con phải yêu thương mọi người, không ích kỷ hoăc sĩ diện hão.
Còn bệnh nhân là chính con đây, con phải chăm sóc bằng cách xa lánh dịp tội, và năng cầu nguyện để được kết hiệp mật thiết với Chúa và phục vụ anh em.

3. THẢO LUẬN:

1) Ma quỷ đã tấn công vào chỗ yếu của Đức Giê-su là bị đói sau khi nhịn ăn bốn mươi ngày. Còn chỗ yếu của bạn hiện nay là gì?
2) Để chống lại cơn cám dỗ của ma quỷ cách hữu hiệu, bạn cần sử dụng các phương thế nào noi gương Đức Giê-su như trong Tin Mừng hôm nay?

4. SUY NIỆM:

1. MỖI NGƯỜI ĐỀU BỊ CÁM DỖ:

Dân Do thái ngày xưa đã nhiều lần bị cám dỗ trong thời gian lưu lạc 40 năm trong hoang địa muốn được “ngồi bên nồi thịt và được ăn bánh thỏa thuê” (x. Xh 16,2tt). Các môn đệ Chúa Giêsu ngày xưa cũng bị cám dỗ muốn được làm lớn hơn anh em (Mc 9,34), được ngồi bên tả bên hữu Thầy Giêsu (Mc 10,37). Ngay chính Đức Giê-su cũng không thoát khỏi những cơn cám dỗ. Dù là Thiên Chúa nhưng Người cũng là con người giống như chúng ta, nên "Người cũng phải chịu trăm chiều thử thách như chúng ta" (Dt 4,15).

2. ĐỨC GIÊU BỊ MA QUỈ THỬ THÁCH CÁM DỖ.

Tin Mừng Lu-ca thuật lại câu chuyện trước khi ra giảng đạo Đức Giêsu đã ăn chay cầu nguyện 40 ngày trong sa mạc. Sau thời gian đó Người cảm thấy đói và ma quỉ đã đến cám dỗ Người về ba phương diện như sau:

a) VỀ THÚ VUI : Ma quỉ xúi giục Đức Giêsu thỏa mãn sự đói khát cơm bánh vật chất và các đam mê lạc thú. Nhưng Người đã chiến thắng cơn cám dỗ này bằng lời khẳng định:”Người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh, nhưng còn sống bằng những lời do miệng Thiên Chúa phán ra”.
b) VỀ LỢI LỘC : Ma quỉ hứa ban lợi lộc và quyền lực vinh quang cho Đức Giêsu nếu Người chịu tôn thờ nó. Nhưng Người chỉ nhận quyền lực từ Thiên Chúa (x. Lc 1,32b), chỉ công nhận một mình Chúa Cha là Thiên Chúa duy nhất phải tôn thờ (x. Lc 4,8).
c) VỀ DANH VỌNG : Ma quỉ cám dỗ Đức Giêsu tìm hư danh bằng cách xúi giục Ngài nhảy từ nóc Đền thờ để được ca tụng, vì sẽ được sự can thiệp kịp thời của Thiên Chúa (x. Lc 4,10-11). Đức Giêsu đã không chấp nhận thái độ thử thách quyền năng của Thiên Chúa bằng lời Kinh thánh:”Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (Đnl 6,16).

Dù bị cám dỗ về mọi mặt, nhưng Đức Giê-su đã chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỉ. Vũ khí Người sử dụng để chống lại các chước cám dỗ là lòng yêu mến Chúa Cha, luôn vâng phục thánh ý Cha và quyết tâm làm vui lòng Cha.

3. KẾ HOẠCH CÁM DỖ CỦA MA QUỈ:

Ma quỉ rất khôn ngoan, chúng có những cách lừa đảo rất tinh vi khi gây ra ảo tưởng để đánh lừa nhằm đưa người ta vào bẫy không thể thối lui được.
Cám dỗ gồm ba thành phần : người bị cám dỗ là mỗi người chúng ta, kẻ chủ động cám dỗ là ma quỉ, trung gian cám dỗ là người hay hoàn cảnh chung quanh. Như vậy chúng ta có ba kẻ thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt,
Phương cách cám dỗ của ma quỉ rất xảo quyệt. Nó không bao giờ dụ dỗ người ta phạm ngay tội nặng, mà bắt đầu bằng phạm các tôi nhẹ. Chúng không bao giờ cám dỗ một lần rồi thôi, mà luôn làm đi làm lại nhiều lần, cho đến khi ta chiều theo. Chúng không cám dỗ trực tiếp mà thường qua các trung gian như dùng bà E-và để cám dỗ ông A-đam, dùng phim ảnh sách báo xấu để cám dỗ loài người chúng ta hôm nay…

4. PHƯƠNG THẾ CHIẾN THẮNG MA QUỈ CÁM DỖ:

Muốn chiến thắng ma quỉ cám dỗ chúng ta cần dùng các phương thế như sau:
- Kết hiệp với Đức Giê-su: Đức Giêsu đã nói với ông Phê-rô : ”Si-mon, Si-mon ơi. Kìa Xa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin» (Lc 22,31). Loài người yếu đuối dễ sa ngã phạm tội nếu không được Chúa ban ơn trợ giúp như lời Đức Giê-su: “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
- Tỉnh thức cầu nguyên: Đức Giê-su dạy các môn đệ: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối” (Mt 26,41). Trong kinh Lạy Cha của Đức Giê-su có câu: ”Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (Mt 6,13). Người dạy môn đệ phải trừ quỉ băng sự cầu nguyện và ăn chay: "Loại quỉ đó không thể trừ được, nếu không cầu nguyện và ăn chay" (Mc 9,29).
- Quyết tâm chiến đấu: Chiến đấu bằng sự khiêm hạ bỏ đi ý riêng mình để vâng theo thánh ý Thiên Chúa; Bằng cách sống siêu thoát, coi thường của cải vật chất và không ham danh vọng chức quyền trần gian; Năng hãm mình ăn chay để làm chủ bản thân và có lối sống tiết độ.
Trong Mùa Chay này, noi gương Đức Giê-su, chúng ta hãy vâng theo ơn Thánh Thần hướng dẫn đi vào sa mạc tâm hồn, tham dự các buổi tĩnh tâm mùa chay. Hãy cùng với Đức Giê-su giữ sự thinh lặng, siêng năng cầu nguyện và hãm mình, để gia tăng nội lực thiêng liêng. Bớt ăn tiêu để quảng đại chia sẻ bác ái và tích cực góp phần xây dựng các công trình của Hội Thánh. Nhờ việc chuyên cần học sống lời Chúa và đón nhận được ơn Thánh Thần, chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ và ngày một nên tốt lành hơn.

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con chiến thắng được các cơn cám dỗ của ma quỷ nhờ ơn Thánh Thần, nhờ biết tỉnh thức và cầu nguyện luôn, nhờ sự chay tịnh và luôn làm chủ bản thân. Xin cho chúng con dám lội ngược dòng để đi con đường hẹp và leo dốc của Chúa: Con đường nghèo khó khiêm nhu và hy sinh phục vu tha nhân như Chúa. Ước gì sau những lần chiến đấu vất vả cam go, chúng con sẽ được lớn lên trong tình yêu mến Chúa. Và ngay cả khi chúng con lỡ sa ngã phạm tội, xin cho chúng con biết lập tức trỗi dậy với lòng cậy trông vào lòng thương xót bao dung của Chúa và quay về làm hòa với Chúa nhờ bí tích hòa giải.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬN LỜI CHÚNG CON.






 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY Müller: Cáo buộc chống lại ĐHY Pell xuất phát từ lòng thù hận đức tin, tuyệt đối không thể tin nổi
Đặng Tự Do
03:51 07/03/2019
Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin nói với tờ National Catholic Register rằng việc khởi tố Đức Hồng Y Pell và giam giữ ngài là “một sự chà đạp công lý nghiêm trọng”, xuất phát từ lòng thù hận đức tin, dựa trên những cáo buộc “vô bằng, vô cớ” và “hoàn toàn không thể nào tin được”.

Theo Đức Hồng Y Müller, vụ khởi tố Đức Hồng Y Pell là sản phẩm của “một nền công lý băng hoại” bị lèo lái bởi các thế lực thù ghét Giáo Hội Công Giáo.

Kết luận của tòa án ở Melbourne “hoàn toàn đi ngược lại tất cả lý trí và công lý”. Cái công lý của đám đông đang hò hét hiện nay, theo Đức Hồng Y, giống như hiểu biết về công lý vào thời vua Henry VIII.

“Giống như mọi người khác, tôi không thể nhìn thấy khả năng phạm tội trong hoàn cảnh như vậy.”, Đức Hồng Y Müller nói với National Catholic Register trong cuộc phỏng vấn hôm 4 tháng 3.

Đức Hồng Y Pell, là người đã phản đối mạnh mẽ các cáo buộc và khẳng định sự vô tội của ngài và đang kháng cáo bản án. Ngài hiện đang bị giam giữ cho đến khi tuyên án vào ngày 13 tháng Ba.

Là tổng trưởng của Bộ Kinh tế Tòa Thánh từ 2014 đến 2019 Đức Hồng Y Pell là nhân vật cao cấp thứ ba tại Vatican.

Các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell đã phản bác trước phiên tòa thứ nhất rằng cảnh sát đã cố tình buộc tội Đức Hồng Y ngay cả khi không có bằng chứng nào. Thật vậy, vào năm 2013, cảnh sát Victoria đã phát động “Cuộc Hành Quân Tethering” để điều tra Đức Hồng Y Pell, mặc dù không có khiếu nại nào chống lại ngài. Sau đó, một chiến dịch kéo dài bốn năm để tìm những người sẵn sàng cáo buộc lạm dụng tình dục, bao gồm những biệt đội cảnh sát được trao nhiệm vụ lấy quảng cáo trên báo yêu cầu người ta khiếu nại về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Melbourne - trước khi có bất cứ khiếu nại nào.

Trong phiên tòa đầu tiên, vào tháng 9, bồi thẩm đoàn đã có cuộc gặp gỡ và nghe trực tiếp người tố cáo đến nay chỉ được biết với bí danh là “AA”. 10 người trong số họ đã cho rằng Đức Hồng Y vô tội, nhưng họ không thuyết phục được 2 người còn lại trong bồi thẩm đoàn là những người cứ khăng khăng buộc tội Đức Hồng Y. Vì không đạt được sự nhất trí nên mới có phiên tòa hồi tháng 12.

Trong phiên tòa thứ hai, cảnh sát không cho bồi thẩm đoàn gặp gỡ “AA” nhưng chỉ cho họ nghe băng thu âm những gì anh ta nói. Các luật sư bào chữa nhận định rằng bồi thẩm đoàn đầu tiên, những người được nghe người khiếu nại trực tiếp, thấy anh ta ít đáng tin hơn bồi thẩm đoàn thứ hai, những người không gặp anh ta trực tiếp.

Luật sư Robert Richter nói với thông tấn xã Australian Associated Press có trụ sở ở Melbourne: “Tôi rất tức giận về bản án này, bởi vì nó là một bản án biến thái.”

“Tôi tin chắc rằng ngài là một người vô tội đã bị kết án oan uổng. Đó không phải là một kinh nghiệm tôi thường thấy trong đời.”

Trong phiên xét xử trước khi tuyên án, bất chấp chẳng có bằng chứng xác thực nào, thẩm phán Peter Kidd trong cố gắng lung lạc bồi thẩm đoàn nói: “Pell đã làm điều đó” và thật là “trơ trẽn, xúc phạm nhẫn tâm”, “gây sốc đối với hai cậu bé”.

Cần phải nhấn mạnh rằng, trước tòa, mẹ của người được cho là nạn nhân thứ hai, nay đã chết, cho biết con bà đã nói với bà trước khi qua đời rằng anh ta chưa bao giờ bị lạm dụng tính dục.

Đức Hồng Y người Đức nhận xét rằng người ta cáo buộc về một tội ác “xảy ra trong nhà thờ công cộng ngay sau thánh lễ chứ không phải trong một ngôi nhà riêng” và “không ai chứng kiến điều đó”. Đó là “điều không thể tin được”.

Báo chí Úc đang hô hào một bản án lên đến 50 năm tù cho Đức Hồng Y Pell. Nhận xét về điều này, Đức Hồng Y Müller nói:

“Nếu không có bằng chứng, bạn không thể kết án giam giữ một người tới 50 năm. Đó là một thứ công lý man rợ thời Henry VIII cho thấy sự băng hoại của hệ thống luật pháp dưới áp lực của đám đông.”


Source:National Catholic Register
 
Thông điệp Mùa Chay của các Giám Mục Venezuela mô tả đất nước như đang bước qua sa mạc
Đặng Tự Do
17:15 07/03/2019
Các Giám mục Venezuela đã đưa ra một thông điệp Mùa Chay, trong đó các ngài mô tả thời gian khó khăn mà quốc gia đang trải qua như thời gian dân tộc đang băng qua “một sa mạc” để chuyển hóa.

“Mùa Chay tiêu biểu cho chúng ta, người dân Venezuela, đang sống một thời kỳ khó khăn, một khoảnh khắc trong đó chúng ta băng qua sa mạc của cuộc đời mình”, thông điệp viết.

Thông điệp Mùa Chay của các Giám Mục Venezuela đã được ký bởi Đức Cha Jose Trinidad Fernandez, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Venezuela. Ngài mô tả dân tộc Venezuela như dân Do Thái xưa đang đi qua sa mạc khi họ trốn khỏi Ai Cập, để được Chúa giải phóng.

Sau khi đã nhắc lại các diễn biến thê thảm trong những năm gần đây, Đức Cha Fernandez bày tỏ hy vọng rằng dân tộc của ngài sẽ sớm có thể bỏ lại tình trạng nô lệ và đau khổ phía sau.

“Mùa Chay là thời thuận tiện để thoát ra khỏi tình trạng nô lệ, và những bất hạnh, để chúng ta gặp gỡ Chúa như một dân tộc trung tín của Người, một dân tộc có khả năng chia sẻ những ân sủng Chúa Kitô ban cho, vì khi sống trong công lý và hòa bình, chúng ta xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.

Trong một diễn biến mới nhất, tên độc tài Nicolás Maduro đã ra lệnh trục xuất Đại Sứ Daniel Kriener về nước vì tội “can thiệp vào chuyện nội bộ” của Venezuela.

Ông Juan Guaidó, người được đông đảo các quốc gia trên thế giới công nhận là tổng thống hợp pháp của Venezuela đã ra nước ngoài bất chấp lệnh cấm xuất cảnh của tên độc tài Maduro.

Ông đã về nước vào hôm thứ Hai và người ta lo ngại là ông sẽ bị bắt tại sân bay.

Nhưng khi đáp xuống sân bay Simón Bolivar ở Caracas, ông đã được nhập cảnh và được chào đón bởi một nhóm các nhà ngoại giao, bao gồm cả ông Kriener, là người đã hộ tống ông Juan Guaidó ra khỏi sân bay.

Ra đón ông Juan Guaidó còn có các nhà ngoại giao từ Á Căn Đình, Brazil, Canada, Chí Lợi, Ecuador, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ - nhưng đến nay chỉ có Đại Sứ Kriener của Đức là bị tên độc tài Maduro “chiếu cố”.


Source:Vatican News
 
Hội Nghị Quốc Tế “Các Tôn Giáo và Các Mục tiêu Phát triển Lâu bền” tại Vatican từ ngày 7 đến 9 tháng 3 năm 2019.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
17:49 07/03/2019
Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản cùng với Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn tổ chức Hội Nghị với Chủ đề: “Religions and Sustainable Development Goals – Các Tôn giáo và các Mục tiêu Phát triển Lâu bền) trong thời gian từ ngày 7 đến 9 tháng 3 tại Vatican. Trong cuộc họp báo ngày 5 tháng 3, ĐHY Bộ trưởng Peter Turkson cho biết rằng từ lâu các tôn giáo đã tham dự vào các chương trình phát triển qua việc thức tỉnh lương tâm và thúc đẩy những cuộc cải tổ để đạt tới sự phát triển lâu bền. Dấn thân về mặt luân lý đạo đức thì cần hơn là xử dụng những phương tiện kỹ thuật để đạt mục tiêu phát triển. Chúng ta cần làm việc cùng nhau để không một nguồn mạch khôn ngoan nào bị bỏ rơi, không ai bị bỏ lại phía sau.” “Sau bốn năm áp dụng mô thức SDGs – các Mục tiêu Phát triển Lâu bền, chúng tôi nhận thức rõ ràng hơn nữa về sự quan trọng của việc thực hiện để đáp lại tương ứng với: tiếng kêu của trái đất và tiếng kêu của người nghèo” (thông điệp Lodato Sì số 49). Từ khi đáp lại những tiếng kêu theo nhiều cách thức, chúng tôi học được từ những nền văn hóa khác nhau của những dân tộc khác nhau, nghệ thuật và thơ văn, đời sống nội tâm và tâm linh. Điều này bao gồm cả tôn giáo và ngôn ngữ riêng của nó. ĐHY Turkson ghi nhận rằng có 80% thế giới tuyên bố tin Thiên Chúa hoặc vị thần linh thuộc nhiều tôn giáo hoặc nhóm tôn giáo khác nhau. Đây là một tiềm năng bao la với quyền lực của tình yêu đế đáp lại đau thương của trái đất và đau khổ của hàng tỷ người không có thực phẩm và chỗ ở thích hợp, việc làm bảo đảm và xứng với nhân phẩm và đặc biệt là những người bị ảnh hưởng vì khí hậu thay đổi.

Xét về phát triển, ĐHY Turkson chỉ điểm rằng các tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục, một nền tảng của xã hội dân sự trong nhiều thiên niên kỷ. Theo báo cáo của UNICEF, Qũy Trẻ Em, các tôn giáo cung cấp hoặc hỗ trợ 50% các trường học và 64% các trường học tại vùng Sahara Châu Phi. Cơ quan tôn giáo đầu tư khoảng 12% trên tổng số đầu tư hoàn cầu. Hội Nghị lần này sẽ giúp cổ võ một sự thay đổi môi sinh và hiểu biết để biến đối thế giới. Tiếng kêu của trái đất và tiếng kêu của người nghèo cần phải được đáp lại ngay tức khắc và khẩn cấp.

Đức Ông Bruno Marie Duffé, Tổng thư ký Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản, nhận định rằng: “Nhiều người trông đợi các tôn giáo tìm ra những tham chiếu về luân lý, đạo đức và chính trị nhằm hướng tời các mục tiêu phát triển lâu bền hơn.” Từ lâu người ta nghĩ rằng phát triển kinh tế không giới hạn nhưng ngày nay nhiều người tìm đến tôn giáo cho những phát triển lâu bền.

Các nhiều diễn giả nổi tiếng sẽ thuyết trình, trong đó có ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, ĐHY Peter Turkson, Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ông Michael Moeller, Tổng Giám đốc các tổ chức LHQ tại Genève, sẽ đọc diễn văn kết thúc. Tham dự viên gồm các đại diện Kitô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Ấn giáo, Phật giáo và các tổ chức Liên Hiệp Quốc.

Chiều thứ năm 7.3.2019, sẽ có một buổi trình diễn văn hóa của các quốc gia tại Đại thỉnh đường Phaolô 6 ở Nội thành Vatican. Có sự hiện diện đặc biệt của dàn nhạc giao hưởng Simon Bolivar của nước Venezuela đã được thành lập trên 44 năm và đi trình diễn khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều nghệ sĩ thuộc các quốc gia Do thái, Tunisia, Nhật, Ý…

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp kiến các tham dự viên vào sáng thứ sáu 8.3.2019.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
 
Đức Hồng Y Barbarin bị kết án sáu tháng tù treo
Đặng Tự Do
18:02 07/03/2019
Một tòa án Pháp hôm thứ Năm đã kết án một Hồng Y người Pháp vì đã không báo cáo với chính quyền tội lỗi lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên của một linh mục.

Tòa án Lyon đã phán quyết Đức Hồng Y Philippe Barbarin, Tổng giám mục Lyon, sáu tháng tù treo vì không báo cáo các trường hợp lạm dụng tính dục trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015.

Đức Hồng Y 68 tuổi đã không phải hiện diện tại phiên tòa ở Lyon hôm thứ Năm để nghe lời kết tội ngài. Jean-Felix Luciani, luật sư của ngài, cho biết ông sẽ kháng cáo: “Những lý do của tòa án không thuyết phục được tôi. Chúng tôi muốn tranh luận về quyết định này”. Theo luật sư Luciani tòa án đã chịu áp lực do các bộ phim tài liệu và một bộ phim đầy tính hư cấu về vụ án.

Vào cuối phiên tòa vào tháng Giêng, công tố viên đã không tìm cách trừng phạt Đức Hồng Y và năm viên chức khác của Giáo Hội cùng bị cáo buộc chung với ngài.

Đức Hồng Y Barbarin sẽ nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô

Trong một bài phát biểu ngắn với báo chí tại Tòa Giám Mục ở Lyon, Đức Hồng Y Barbarin tuyên bố ngài sẽ đến Rôma trong những ngày tới để trao đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ngay sau đó, Hội đồng Giám mục Pháp, gọi tắt là CEF đã đưa ra một tuyên bố nói rằng các ngài sẽ không đưa ra lời bình luận nào về Đức Hồng Y. CEF cho biết họ sẽ không bình luận về quyết định từ chức của Đức Hồng Y, nói rằng đó là vấn đề của cá nhân ngài và các Giám Mục tin tưởng Đức Thánh Cha sẽ có quyết định phù hợp.

Tiếng nói của những người tự xưng là nạn nhân

Có chín người nói rằng linh mục Bernard Preynat đã lạm dụng họ, và đã đâm đơn kiện Đức Hồng Y Barbarin ra tòa.

Nhóm chín người này cáo buộc Đức Tổng Giám Mục Lyon, và năm viên chức Giáo Hội khác đã bảo vệ cha Preynat trong nhiều năm. Tuy nhiên, năm viên chức này đều được tha bổng chỉ có mình Đức Hồng Y là gặp rắc rối.

François Devaux, đồng sáng lập hiệp hội các nạn nhân bị lạm dụng tính dục “La Parole libérée”, ca ngợi bản án là “một chiến thắng tuyệt vời cho việc bảo vệ trẻ em”.

Những người xưng là nạn nhân của cha Preynat đã buộc tội Đức Hồng Y và năm viên chức thuộc cấp của ngài đã không đưa cha Preynat ra trước công lý. Là một tuyên úy cho phong trào hướng đạo vào những năm 1970 và 1980 ở ngoại ô Lyon, cha Preynat bị cáo buộc đã lạm dụng hơn 70 người trẻ. Quy mô của vụ tai tiếng này đã làm rung chuyển tổng giáo phận Lyons và Giáo hội tại Pháp.

Những người này nói rằng các nhà lãnh đạo Giáo hội đã biết về hành động của cha Preynat từ năm 1991, nhưng vẫn để cho cha Preynat làm việc mục vụ cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2015.

Cha Preynat đã nhìn nhận tội lỗi lạm dụng tính dục các hướng đạo sinh vào thập niên 1970 và 1980 và sẽ phải ra tòa trong một phiên tòa khác vào năm tới nhưng chưa được xác định cụ thể.

Chỉ có 13 trường hợp trong tổng số 85 đơn kiện sẽ được xét xử, vì thời hiệu đã hết hạn với các trường hợp khác.

Đức Hồng Y Barbarin đã loại bỏ cha Preynat vào năm 2015

Trong lời biện hộ được đọc trước tòa hồi tháng Giêng, Đức Hồng Y Barbarin nói: “Tôi không bao giờ tìm cách che giấu, chứ đừng nói đến chuyện che đậy những hành vi khủng khiếp này”.

Vào ngày 31 tháng 8 năm 2015, Đức Hồng Y đã thu hồi các trách nhiệm mục vụ của cha Preynat, theo hướng dẫn của Tòa thánh. “Tôi đã thực hiện chính xác những yêu cầu Rôma muốn tôi phải làm”.

Ngài thừa nhận “thiếu thận trọng” khi vào năm 2011, ngài đã bổ nhiệm cha Preynat làm việc mục vụ ở một giáo xứ gần Roanne. “Lẽ ra, tôi nên nói với ông ta phải tiếp tục ở trong bóng tối”.

Giám mục thứ ba bị kết án tại Pháp

Đức Hồng Y Barbarin là giám mục người Pháp thứ ba bị kết án trong một phiên tòa liên quan đến lạm dụng tình dục. Năm 2001, Đức Cha Pierre Pican của Bayeux-Lisieux đã bị tuyên án ba tháng tù treo. Gần đây hơn, vào ngày 22 tháng 11 năm 2018, Đức cha André Fort, cựu giám mục của Orleans, đã bị kết án tám tháng tù treo.


Source:Vatican News
 
Đường lối ngoại giao của Tòa Thánh, theo Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh
Vũ Văn An
19:02 07/03/2019


Ký giả Claire Giangravè của tạp chí Crux cho rằng dù Giáo Hội Công Giáo có nhiều điều chung với các tôn giáo thế giới, nhưng nó độc đáo ở chỗ là tôn giáo duy nhất có ngoại giao đoàn riêng, có thể thương thảo nhiều thỏa ước với các quốc gia, mà thuật ngữ gọi là tông ước (concordat).

Một số các vụ thương thảo này quá chậm, một số phát sinh do cần thiết, thậm chí cấp thiết nữa. Tuy vẫn có câu “Đừng thương thảo một tông hiến với bạn bè”, nhưng một hội nghị diễn ra hôm thứ Năm vừa qua tại Rôma cho thấy Giáo Hội sẵn sàng thích ứng với thời thế.

Tại đó, trong bài diễn văn mở đầu, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và là nhà ngoại giao kỳ cựu của Tòa Thánh, nói rằng “các thay đổi xã hội diễn ra trong thế kỷ vừa rồi, nhất là sau Thế Chiến II, đa dạng đến nỗi ngay các điều khoản dựa trên các nguồn gốc nền tảng mà chúng ta muốn tựa vào cũng đã nhanh chóng hết hạn và liên tục thay đổi”.

Hội nghị trên diễn ra tại Giáo Hoàng Đại Học Gregorian ở Rôma trong hai ngày 28 tháng Hai và 1 tháng Ba với chủ đề “Các Thỏa Ước của Tòa Thánh với Các Quốc Gia (XIX-XXI). Các Mô Hình và Biến Đổi: Từ Nhà Nước Tuyên Tín tới Tự Do Tôn Giáo”.

Đức Hồng Y Parolin cho biết “các xã hội ngày càng đa dạng và không đồng nhất” thách thức khả thể thiết lập các mối liên hệ dựa trên các nguyên tắc chung, do đó kêu gọi Tòa Thánh thích nghi với khung cảnh luôn thay đổi.

Suốt nhiều năm qua, Vatican đã tỏ ra mau mắn trong việc thích nghi với việc các hoàn cảnh chính trị và xã hội đang thay đổi, không chỉ ở châu Âu mà ở bình diện hoàn cầu.

Từ việc nhanh chóng thiết lập liên hệ với các quốc gia mới phát sinh từ chế độ cũ đang sụp đổ, đến các hiệp ước với các nước Đông Âu trong Khối Xô Viết cũ và thỏa thuận gần đây hơn với Trung Quốc về việc đề cử các giám mục, Tòa Thánh đã lo liệu sao cho mình vẫn còn liên quan trên bàn cờ hoàn cầu bất chấp các quy tắc và người chơi đang thay đổi.

Điều này không có nghĩa Giáo Hội Công Giáo có một thành tích hoàn hảo trong việc xử lý các mối liên hệ với các quốc gia. Một số người đã chỉ trích thỏa thuận mà Giáo hội đã ký 90 năm trước với Benito Mussolini như là hợp pháp hóa chủ nghĩa phát xít ở Ý, trong khi những người khác (bao gồm cả cố Tổng thống Pháp Fançois Mitterand) đổ lỗi cho việc Vatican vội vàng thừa nhận nền độc lập của Croatia và Slovenia vào đầu thập niên 1990 đã gây ra chiến tranh ở vùng Balkan.

Nhưng theo Đức Hồng Y Parolin, Công đồng Vatican II (1962-1965) đã củng cố mô hình vốn đã tồn tại dành cho các hiệp ước của Tòa Thánh với các quốc gia, đặt tiền đề trên tự do tôn giáo.

Đức Hồng Y nói “Bắt đầu từ Công đồng Vatican II, quyền tự do tôn giáo đã trở thành một quyền cần thiết”. Văn kiện Dignitatis Humanae năm 1969, được Công đồng thông qua, đã đặt nền móng cho cách tiếp cận mới về ngoại giao của Vatican, và nó được tiếp theo bởi một loạt các tông ước với các quốc gia dựa trên nguyên tắc tự do tôn giáo.

Ngài nói thêm “Trong các tông ước, Tòa Thánh không yêu cầu nhà nước trở thành Defensor Fidei (‘người bảo vệ đức tin’) hoặc ngành hành pháp của giáo luật. Nó nhằm mục đích đạt được một quy chế dân sự thích đáng bao nhiêu có thể để bảo đảm các nhu cầu của mình trong khuôn khổ chung của quyền tự do tôn giáo và bản sắc”.

Vị giáo phẩm cho rằng trong năm mươi năm qua, sự phân biệt giữa các giá trị thần học và thực tại chính trị cụ thể đã được tinh chỉnh bên trong Tòa Thánh, đặc biệt trong các trường hợp trong đó, cộng đồng Công Giáo đại diện cho một thiểu số trong một quốc gia.

Đức Hồng Y Parolin nói “Các nhu cầu của Giáo hội, dù trong bản chất vốn có tính phổ quát, trên thực thế phải trải nghiệm các biến thể tùy theo địa điểm và hoàn cảnh khác nhau ở mỗi quốc gia”.

Đức Hồng Y nói rằng, “không hề có mô hình tiền chế” cho các tông ước, lấy cảm hứng từ các hiệp ước trước đó và nhằm giải quyết “các nhu cầu mục vụ và tiềm năng cụ thể để phục vụ các giáo hội ở các quốc gia”.

Nhưng, ngài nói thêm, Tòa Thánh cũng có thể dựa vào một di sản quan trọng khác phát sinh từ Công đồng Vatican II, một di sản đặt để nguyên tắc hợp đoàn (collegiality) dành nhiều chỗ cho các giáo hội địa phương và các hội đồng giám mục trong việc đặt nền móng cho các mối liên hệ với các quốc gia.

Đức Hồng Y Parolin cho biết: Sự phát triển trên không chỉ là một “tiến bộ kỹ thuật” vốn tạo điều kiện cho việc tạo ra các tông ước giữa Tòa thánh và các quốc gia, mà nó còn “phản ánh cơ cấu cộng đồng của Giáo hội”, một cơ cấu khởi đi từ các thực tại giáo hội địa phương.

Ngày nay, các tông ước nằm ở trung tâm nền ngoại giao quyền lực mềm của Vatican và cho phép nó tạo được quyền tự chủ và tự do của mình, trong khi chịu đựng nhiều đòn đánh cố ý làm suy yếu tính liên quan của Giáo Hội Công Giáo.

Nhưng theo Đức Hồng Y Parolin, các hiệp ước giữa Tòa thánh và các quốc gia cũng có thể cung cấp một lăng kính hữu ích để đánh giá “sự lạc quan hoặc sự bi quan của Giáo hội liên quan đến các biến cố lịch sử”; ngài trích dẫn chính sách Ostpolitik (hòa hoãn đông tây) của Vatican đối với Liên Xô làm điển hình.

Ngài nói: “Người ta có thể bày tỏ sự tin tưởng đối với những người được [Vatican] ký tông ước”, nhưng cũng “đầu hàng đối với hiện tại” và thậm chí “lo sợ cho tương lai”.

Tuy nhiên, ngài nói thêm: bất chấp tất cả, các tông ước giữa Tòa thánh và các quốc gia phản ánh “cố gắng thường trực trong việc thích nghi với các quyền tự do và thực tại tôn giáo”.
 
Thánh lễ đầu tiên trong Mùa Chay tại Santa Marta 07/03/2019: Giữ gìn ký ức về những gì Chúa đã làm cho ta
Lệ Hằng, F.M.A.
19:11 07/03/2019
Hãy giữ gìn ký ức về lịch sử ơn cứu rỗi. Khi anh chị em “quay lưng” đi với chính tâm hồn mình, anh chị em có nguy cơ có một “trái tim không có la bàn”. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm mùng 7 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta. Đây là thánh lễ đầu tiên trong Mùa Chay được cử hành tại nhà nguyện này.

Bài giảng của Đức Thánh Cha đã tập trung vào ba cụm từ chính từ bài đọc Một trong ngày, được trích từ sách Đệ Nhị Luật. Để chuẩn bị cho họ tiến vào Đất Hứa, ông Môisê đặt ra trước dân một thử thách, thực tế, là một lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng: “Đó là một lời mời gọi hướng đến tự do của chúng ta,” là lời cảnh tỉnh về những hậu quả nếu anh chị em “quay lưng lại với con tim mình”; nếu anh chị em “không muốn lắng nghe”; và nếu anh chị em “lầm đường lạc lối đi tôn thờ và phục dịch các vị thần khác”.

Khi anh chị em “quay lưng lại với con tim mình”, khi anh chị em chọn những nẻo đường không đúng – hoặc là đi sai hướng hoặc là đi theo một con đường hoàn toàn khác, chứ không phải là đường ngay nẻo chính - anh chị em mất cảm giác về phương hướng, anh chị em lầm đường lạc lối. Và một trái tim không có la bàn là một mối nguy hiểm công cộng: đó là mối nguy hiểm cho chính người đó và cho những người khác. Và một con tim có nguy cơ sẽ đi theo con đường sai lầm này khi nó không biết lắng nghe, khi nó cho phép mình lạc xa chính lộ, bị các thứ thần dữ lôi đi, khi nó trở thành một kẻ thờ ngẫu tượng.

Tuy nhiên, thường thì chúng ta không có khả năng lắng nghe, Đức Thánh Cha cảnh giác. Có nhiều người “điếc đặc trong tâm hồn” - và “chúng ta cũng vậy, lúc này lúc khác chúng ta trở nên điếc lác trong tâm hồn, chúng ta không nghe thấy tiếng Chúa.” Ngài cảnh báo về “pháo hoa” muôn mầu muôn sắc đang níu kéo chúng lại, về “các vị thần giả” đang mời gọi chúng ta tôn thờ ngẫu tượng. Đây là mối nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt trên con đường “hướng về vùng đất đã hứa cho chúng ta: vùng đất gặp gỡ với Chúa Kitô phục sinh”. Mùa Chay “giúp chúng ta đi theo con đường này”, Đức Thánh Cha nói.

Cụm từ thứ hai, “không muốn lắng nghe” Lời Chúa - và những lời hứa mà Ngài đã thực hiện cho chúng ta. Điều này có nghĩa là mất đi ký ức. Đức Thánh Cha nói rằng khi chúng ta mất ký ức “về những điều vĩ đại mà Chúa đã làm trong cuộc sống của chúng ta, mà Ngài đã thực hiện cho Giáo Hội, và cho dân Ngài”, thì chúng ta quen dần với việc đi một mình, với sức mạnh của riêng mình, với não trạng tự túc của chúng ta. Vì thế, Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta bắt đầu Mùa Chay bằng cách xin “ân sủng ký ức”. Theo ngài, đây là điều mà Môisê khuyên người Do Thái làm trong bài đọc Một, đó là hãy nhớ tất cả những gì Chúa đã làm cho họ trên đường đi. Mặt khác, chúng ta phải cảnh giác rằng khi mọi chuyện đều êm đẹp, khi chúng ta cảm thấy hài lòng về mặt tinh thần, chúng ta có nguy cơ đánh mất “ký ức về cuộc hành trình”:

Sự hài lòng, thậm chí hài lòng về mặt tinh thần, có mối nguy hiểm này là nguy cơ mất đi những ký ức nhất định, quên đi những điều lẽ ra chúng ta phải luôn ghi nhớ. Tôi thấy như thế này tốt rồi, và tôi quên đi những gì Chúa đã làm trong cuộc đời tôi, tất cả những ân sủng mà Ngài đã ban cho tôi, và tôi tin rằng tất cả chỉ là nhờ vào công đức của riêng tôi. Và rồi trái tim bắt đầu quay đi, bởi vì nó không lắng nghe tiếng nói của chính trái tim: là ký ức. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng của ký ức.

Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ một đoạn tương tự, trong thư Thánh Phaolô gởi các tín hữu Do Thái, trong đó thánh nhân khuyên các tín hữu Do Thái hãy nhớ lại “những ngày xa xưa”. Đức Thánh Cha cảnh báo rằng “mất trí nhớ là một hiện tượng rất phổ biến. Ngay cả dân Israel cũng bị mất trí nhớ”. Hơn thế nữa, việc mất trí nhớ này là có chọn lọc. “Tôi nhớ những gì thuận tiện cho tôi bây giờ và tôi không nhớ bất cứ điều gì đe dọa tôi”. Chẳng hạn, dân Do Thái khi đi trong sa mạc thì nhớ rõ rằng Chúa đã cứu họ; họ không thể quên Ngài. Nhưng họ bắt đầu phàn nàn về tình trạng thiếu nước và thịt, và “nghĩ về những thứ họ đã có ở Ai Cập”. Đức Thánh Cha lưu ý rằng đây là một loại ký ức chọn lọc, bởi vì họ quên rằng những điều tốt đẹp mà họ có ở Ai Cập đã được ăn tại “bàn của những kẻ nô lệ”. Để tiến bước, chúng ta phải nhớ, chúng ta không được “quên lịch sử: lịch sử cứu độ, lịch sử cuộc đời tôi, lịch sử của Chúa Giêsu với tôi”. Ngài cảnh báo rằng chúng ta không được dừng lại, chúng ta không được quay đầu lại, chúng ta không thể bị các loại thần tượng lôi kéo đi.”

Ngài nhấn mạnh rằng thờ ngẫu tượng không chỉ có nghĩa là “đi đến một ngôi đền ngoại giáo và thờ cúng một bức tượng”.

Thờ ngẫu tượng là một thái độ của trái tim, khi anh chị em thích làm điều gì đó vì nó thoải mái hơn đối với mình, bất kể lệnh truyền của Chúa – thì chính xác là lúc đó chúng ta đã quên mất Chúa. Vào buổi đầu Mùa Chay này, thật là tốt nếu chúng ta nhớ đến những gì Chúa đã thực hiện trong cuộc đời ta: Ngài yêu ta như thế nào, Ngài bảo bọc ta ra sao. Và từ ký ức đó, chúng ta đi tiếp. Và cũng thật tốt khi nhắc lại lời khuyên của thánh Phaolô cho Timôthêô, người môn đệ yêu dấu của thánh nhân: “Hãy nhớ rằng Chúa Giêsu Kitô đã Phục sinh từ trong kẻ chết”. Tôi nhắc lại: “Hãy nhớ rằng Chúa Giêsu Kitô đã Phục sinh từ trong kẻ chết”. Hãy nhớ đến Chúa Giêsu, Đấng đã đến với tôi, và sẽ đồng hành cùng tôi cho đến lúc tôi nhìn thấy Ngài trong vinh quang. Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để giữ gìn ký ức”.


Source:Vatican News
 
Lần đầu tiên kể từ năm 2010, số linh mục trên toàn thế giới đã giảm sút
Anthony Nguyễn
20:39 07/03/2019
Vatican đã công bố “Annuarium Statisticum Ecclesiae 2017” – “Thống kê thường niên của Giáo Hội năm 2017”, với các số liệu thống kê cập nhật về tình trạng của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới.

Người Công Giáo được rửa tội chiếm 17.7 phần trăm dân số thế giới, tương đương 1 tỷ 313 triệu người.

Trong số này, 48.5% sống ở Mỹ Châu, 21.8% ở Âu Châu. Kế đó, 17.8% sống ở Phi Châu, 11.1% ở Á Châu và 0.8% ở Đại Dương Châu.

Số người Công Giáo trên thế giới đã tăng 1.1 phần trăm kể từ năm trước. Trên bình diện lục địa, dân số Công Giáo đã tăng 2.5% ở Phi Châu và 1.5% ở Á Châu. Ở Mỹ Châu có sự gia tăng 0.96%, ở Âu Châu sự tăng trưởng gần như không có với chỉ 0.1%.

Lần đầu tiên kể từ năm 2010, số linh mục đã giảm từ 414,969 vị trong năm 2016 xuống còn 414,582 vị vào năm 2017.


Source:Holy See Press Office
 
Thống kê về hiện tình Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới do Tòa Thánh công bố ngày 6/3/2019
Đặng Tự Do
22:00 07/03/2019
Hôm 6 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã ra một thông báo về các con số thống kê nói lên hiện tình Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.

Niên giám Tòa Thánh 2019 và Niên giám Thống kê của Giáo Hội năm 2017, do Văn phòng Thống kê Trung ương của Tòa Thánh biên soạn, do nhà xuất bản Vatican xuất bản, hiện đang được phân phối trong các nhà sách.

Từ dữ liệu được báo cáo trong Niên giám Tòa Thánh, chúng ta có thể rút ra những thông tin sau về cuộc sống của Giáo Hội Công Giáo trên toàn thế giới, bắt đầu từ năm 2018.

Trong thời kỳ này, bốn tòa giám mục mới đã được thiết lập, cùng với một giáo phận được nâng lên hàng tổng giáo phận, bốn miền Giám Quản Tông Tòa của Công Giáo Đông phương (apostolic exarchates) được nâng lên hàng giáo phận Công Giáo Đông phương (eparchy), và một miền Giám Quản Tông Tòa nghi lễ Latinh được nâng lên hàng giáo phận.

Dữ liệu thống kê trong Niên giám Thống kê của Giáo Hội năm 2017 cho phép chúng ta có một cái nhìn chi tiết hơn về Giáo Hội Công Giáo trong bối cảnh toàn cầu.

Trong tổng dân số thế giới là 7 tỷ 408 triệu người, có 1 tỷ 313 triệu người Công Giáo được rửa tội chiếm 17.7 phần trăm dân số thế giới. Phân chia theo từng châu lục, có 48.5% sống ở Mỹ Châu, 21.8% ở Âu Châu. Kế đó, 17.8% sống ở Phi Châu, 11.1% ở Á Châu và 0.8% ở Đại Dương Châu.

So sánh với năm trước đó, tức là so với năm 2016, số người Công Giáo trên thế giới đã tăng 1.1% trên toàn cầu. Trên bình diện lục địa, dân số Công Giáo đã tăng 2.5% ở Phi Châu và 1.5% ở Á Châu. Ở Mỹ Châu có sự gia tăng 0.96%, tức là dưới mức tăng trưởng trung bình của dân số Công Giáo. Âu Châu là lục địa duy nhất mà sự tăng trưởng gần như không có với chỉ 0.1%.

Về mặt tỷ lệ so với tổng dân số, tại Mỹ Châu người Công Giáo chiếm 63.8% dân số, con số này là 39.7% ở Âu Châu, 19.2% ở Phi Châu, và chỉ có 3.3% ở Á Châu. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ 63.8% trong tổng dân số ở Mỹ Châu, không phải là đồng đều ở các phần khác nhau tại lục địa này. Ở Bắc Mỹ, tỷ lệ người Công Giáo chỉ có 24.7%, ở Trung Mỹ và vùng Antilles là 84.6% và ở Nam Mỹ là 86.6%. Như thế, càng dần về phía Nam, người Công Giáo càng chiếm tỷ lệ cao hơn.

Vào cuối năm 2017, tổng số hiệp hội tông đồ [apostolate, nghĩa là các tổ chức dấn thân rao giảng Tin Mừng. Chữ apostolate là từ tiếng Hy Lạp apostello, có nghĩa là “sai đi”. Hiệp hội tông đồ có thể là một tổ chức giáo dân hay một dòng tu – chú thích của người dịch] đã lên đến 4,666,073 đơn vị, nghĩa là tăng 0.5% so với năm 2016. Tỷ lệ bách phân của hàng giáo sĩ trong tổng số các nhân viên mục vụ là 10.4% vào cuối năm 2017, và thay đổi theo từng lục địa. Thấp nhất là ở Phi Châu (6.4%) và Mỹ Châu (8.4%). Trong khi đó ở các miền khác tỷ lệ này cao hơn. Tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giáo sĩ và tổng số nhân viên mục vụ là 19.3% Âu Châu, 18.2% ở Đại Dương Châu. Ở Á Châu, tỷ lệ này gần với mức trung bình của thế giới là 10.4%. So sánh với các con số thống kê vào năm 2016, số linh mục đã giảm từ 414,969 vào năm 2016 xuống còn 414,582 vào năm 2017. Thay vào đó, số các giám mục, phó tế vĩnh viễn, các thừa sai giáo dân và giáo lý viên đã tăng lên.

Số lượng ứng viên cho chức linh mục trên toàn thế giới đã giảm từ 116,160 trong năm 2016 xuống còn 115,328 trong năm 2017, tức là giảm 0.7 phần trăm. Theo từng lục địa, tình hình là thuận lợi hơn tại Phi Châu và Á Châu, trong khi đáng lo ngại ở Âu Châu và Mỹ Châu. Sự phân phối của các đại chủng sinh theo lục địa vẫn ổn định trong hai năm qua. Âu Châu đóng góp 14.9% trên toàn thế giới, Mỹ Châu 27.3%, Á Châu 29.8% và Phi Châu 27.1%.


Source:Holy See Press Office
 
Lần đầu tiên Lễ Tro được tổ chức tại Quốc Hội Tô Cách Lan
Đặng Tự Do
23:33 07/03/2019
Giữa các tin buồn liên quan đến những va chạm giữa Giáo Hội và chính quyền dân sự, vẫn có một tin tốt lành diễn ra trong ngày Thứ Tư Lễ Tro tại Quốc Hội Tô Cách Lan.

Lần đầu tiên, từ thời Vua Henry VIII, thánh lễ ngày Thứ Tư Lễ Tro đã được tổ chức tại Quốc Hội Tô Cách Lan. Đức Tổng Giám Mục Leo Cushley của St. Andrew và Edinburgh đã chủ tọa thánh lễ.

Giảng trong thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Cushley đã nhắc nhở các thành viên Quốc Hội rằng cử chỉ nhận tro nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta là tro bụi”.

“Thánh lễ này cũng nhắc nhớ chúng ta về tình trạng tội lỗi của mình, rằng chúng ta cần nhận ra những thiếu sót và cầu xin ơn phù trợ của Chúa. Chúng ta mỏng giòn, chúng ta là phàm nhân, chúng ta đã bất trung và chúng ta phục hồi mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa Toàn Năng.”

Theo thông cáo báo chí từ tổng giáo phận St. Andrew và Edinburgh, thánh lễ đã diễn ra trong một căn phòng tại tòa nhà Queensbury.

Bà Elaine Smith, thành viên Quốc hội Tô Cách Lan, là người đã vận động cho việc tổ chức thánh lễ này nói trong một tuyên bố rằng “thật đáng yêu khi Đức Tổng Giám Mục đến và xức tro cho những người làm việc trong Quốc hội Tô Cách Lan.”

Anthony Horan, nhân viên của Hội Đồng Giám Mục Tô Cách Lan, cho biết ông rất vui khi thấy biểu tưọng thánh giá trên trán các thành viên quốc hội và nhân viên.

“Tôi tin rằng Giáo hội có những điều tốt và tích cực để trao ban cho xã hội”, ông nói trong một tuyên bố của tổng giáo phận, và thêm rằng thật là một vinh dự cho ông khi được mời và được chào đón tại Quốc hội Tô Cách Lan một cách long trọng như vậy.”

Horan cho biết ông hy vọng sẽ có nhiều sự kiện Công Giáo được diễn ra tại Quốc Hội trong tương lai. Năm ngoái, một thánh lễ đã được cử hành lần đầu tiên tại Quốc hội Tô Cách Lan trong Tuần Thánh.

Bà Elaine Smith cũng đã ghi nhận những lời bình luận tích cực sau thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro, và nói rằng cô muốn “nếu có thể, tôi cầu mong thánh lễ ngày Thứ Tư Lễ Tro, cũng các Thánh lễ trong Tuần Thánh được lặp lại hàng năm”.

Trong thông cáo báo chí của tổng giáo phận St. Andrew và Edinburgh, Đức Tổng Giám Mục Cushley cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận ra tội lỗi trong cuộc sống của chúng ta và có ước muốn ăn năn và được quay lại với Thiên Chúa.

“Sự trưởng thành đích thực của con người chỉ có thể được thực hiện một cách chân thành nơi mong muốn cải thiện bản thân để nên xứng đáng là con cái Chúa.”


Source:Catholic Herald
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt : Thứ Tư Lễ Tro
Vinh Sơn Trần văn Đẩu
10:16 07/03/2019
Giáo xứ Tân Việt : Thứ Tư Lễ Tro

“ Cùng nắm tay bước vào Mùa Chay Thánh bốn mươi ngày ăn chay cầu nguyện cùng với lòng sám hối ăn năn sửa sai lỗi lầm. Người người ơi. Bước vào Mùa Chay Thánh bốn mươi ngày ăn chay cầu nguyện sống tinh thần yêu thương quảng đại và luôn thứ tha…” Lời bài ca nhập lễ do ca đoàn Thăng Thiên đã hướng cộng đoàn giáo xứ Tân việt sốt sáng tham dự Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro do cha Chánh xứ Đa minh Vũ ngọc Thủ chủ tế diễn ra lúc 17g thứ tư 6/3/2019.

Xem Hình

Đầu lễ cha chủ tế hướng ý : Hôm nay cùng với toàn thể giáo hội, chúng ta cử hành Thánh lễ thứ Tư Lễ Tro khởi đầu cho Mùa Chay Thánh, chúng ta được mời gọi đến để nhìn nhận thân phận yếu đuối mỏng dòn của mình giống như bụi tro tuy nhiên hat bụi tro đã được Chúa thánh hóa chúc lành để chúng ta cùng được lại sống lại với Ngài.

Chia sẻ Tin Mừng Cha chủ tế nói : “ Khởi đầu Mùa Chay Thánh, chúng ta thường làm những việc đạo đức và hình thức đặc biệt là việc xức tro. Nhận tro để ăn năn sám hối, hãy xé lòng chứ đừng xé áo. Hãy canh tân đời sống của mình

Ngài quảng diễn thêm:

Tin mừng khởi đầu mùa chay kêu gọi chúng ta ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái. Mùa chay kêu gọi chúng ta thực hành sống tiết kiệm , tiết kiệm chi tiêu nhưng việc không cần thiết để dành làm bác ái cho những người thiếu thốn hơn.

Sau bài giảng là nghi thức chịu tro nhắc nhở chúng ta là thận phận tro bụi rồi sẽ trở về bụi tro.

Thứ tư Lễ tro là dịp để chúng ta nhìn nhận lại chính mình, đễ cảm nhận về thân phận mỏng dòn yếu đuối và tội lỗi . Xin chiếu dọi ánh sáng của Chúa để chúng con nhìn rõ con người của mình . Và nhất là xin ban ơn nâng đỡ sự yếu hèn của chúng con. Chỉ có ơn Chúa mới có thể làm cho chúng con chỗi dậy trở về với Chúa.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Văn Hóa
Khi Linh Mục Câu Views Câu Likes
LM. Phêrô Nguyễn Đức Thắng
09:57 07/03/2019
Khi Linh Mục Câu Views Câu Likes

Từ ngữ “câu like, câu view” đã trở nên hết sức quen thuộc, chẳng còn xa lạ gì với các facebookers, những người vui chơi, giải trí, buôn bán, làm việc, trên mạng xã hội. Mỗi người đều có niềm vui và mục đích của riêng mình khi hoạt động trong cái xã hội ảo như thật và còn hơn cả thật ấy. Bên cạnh số ít ngoại lệ, còn cách chung con số tương tác qua lại sẽ nói lên sự thành công của người dùng. Thế nhưng vì lạm dụng quá trớn, từ ngữ câu like câu view đã mang một ý nghĩa xấu, và người ta trở nên dị ứng, tránh nói về nó.

Xu hướng chung của các nhà lãnh đạo ở Việt nam cả đời lẫn đạo là rất e ngại mạng xã hội. Họ âm thầm theo dõi nhưng không bao giờ dám bày tỏ ý kiến hay để lộ thân nhân. Các nữ tu cũng không thoát khỏi sự tò mò của một hấp lực toàn cầu như facebook nên cũng len lén đi vào cuộc chơi, vì luật dòng hoặc vì sự rụt rè không biết, mà họ rất ít khi để lộ thân phận. Người khác chỉ có thể đoán họ qua các nickname như: giọt mưa, hoa nhỏ, bồ câu trắng, chiều tím, hoa hồng xanh, con yêu Chúa, môn đệ nhỏ vv và vv… Nói chung đó là những tên rất mỏng manh, xa vắng, nên chỉ cần một cơn gió thoảng cũng đủ làm nó biến đi, nói cách khác “chỉ cần một chiếc lá rơi cũng đủ làm em hoảng sợ”.

Chỉ có số ít linh mục tu sĩ giáo dân hoạt động tích cực trên mạng, miệt mài nghiên cứu sáng tác để loan truyền Lời Chúa như một cách thức truyền giáo mới, nhưng vì những lý do nói trên mà trang của họ ít được tương tác. Lòng nhiệt thành cũng theo đó mà vơi cạn dần. Thật là nản lòng chiến sĩ quá đi thôi!

Là linh mục, tu sĩ, câu view câu like có gì xấu nếu như ta luôn nhớ lời Thầy chí thánh: “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mc 1,17). Sẽ là rất hữu ích nếu như ta làm mọi việc để sáng Danh Chúa, nâng đỡ đức tin của anh em mình. Là tín hữu, giáo dân, việc bày tỏ ý kiến đức tin chỉ bằng một cái nhấn nút thích hay chia sẻ thì cũng rất tốt đẹp, bởi điều đó giúp cho sứ điệp Tin Mừng dễ dàng lan tỏa hơn và thêm phần khích lệ người viết vốn đang khan hiếm.

Thiệt là tủi thân ngay ở giữa những người Công Giáo với nhau, khi thấy một “tút” chửi đổng vu vơ, một ảnh y phục phản cảm hay thậm chí chỉ một cái ngáp dài của kiều nữ, mà số lượng tương tác view – like - share cao hơn rất nhiều lần các bài viết nghiêm túc về Đạo, vốn đã hết sức ngắn gọn theo xu thế thời đại, như các bài “CHỈ MỘT PHÚT THÔI” (hihi … cám ơn các bạn đã yêu thích và xin tiếp tục theo dõi).

Do vậy, năm trăm chiến hữu, à quên, năm ngàn anh em facebookers quý mến,

Trong mùa Chay, hãy mạnh dạn đọc, suy niệm các bài Lời Chúa và hãy bấm nút ‘thích” cũng như “chia sẻ” cho các bài viết có giá trị anh em nhé. Xin Chúa chúc lành cho mọi người trong mùa Chay Thánh này.

Thương thay Lời của Chúa

Lạc lõng giữa đời thường

Không được ai mến thương

Chẳng có người chia sẻ

Đừng buồn con Chúa nhé

Con hứa đọc like share

Chút lòng thành nhỏ bé

Giữa cuộc đời u mê


Linh mục Phêrô Nguyễn Đức Thắng

Mùa chay 2019

EAPI, Ateneo de Manila University


Rev. Peter Duc Thang Nguyen
EAST ASIAN PASTORAL INSTITUTE
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiêm Niệm Thánh Giá
Tấn Đạt
22:09 07/03/2019
CHIÊM NIỆM THÁNH GIÁ
Ảnh của Tấn Đạt

Chúa trên thập giá vang lời!
Con cần có Chúa hướng đời con đi
Đường ngay nẻo chính sinh thì
Thiên đàng vinh phúc ước gì hỡi con !
(Trích thơ của Thầy Phạm Thế Hiền)
 
VietCatholic TV
Luật sư của Đức Hồng Y Pell bác bỏ tin giả của truyền thông chỉ nhằm bôi nhọ và hạ nhục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:10 07/03/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Robert Richter, luật sư bào chữa của Hồng Y George Pell, cho biết vào hôm thứ Ba rằng ông chưa bao giờ nghĩ đến việc rời khỏi nhóm các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y George Pell.

Trong một cố gắng nhằm bôi nhọ Đức Hồng Y, sáng thứ Ba 5 tháng Ba, tờ The Age, một tờ báo có thế giá tại Úc đã bất chấp đạo đức nghề nghiệp dựng đứng lên câu chuyện luật sư Robert Richter đã rời bỏ nhóm các luật sư bào chữa.

Luật sư Robert Richter, rất tức giận trước câu chuyện hoàn toàn bịa đặt này, đã nói với thông tấn xã Australian Associated Press vào chiều cùng ngày rằng “Tôi chưa bao giờ bỏ cuộc. Tôi không bỏ cuộc.”

Tờ The Age khi dựng đứng lên câu chuyện luật sư Robert Richter bỏ cuộc đã giải thích rằng “vì ông ta không có ‘đủ khách quan ở giai đoạn này’ để tham dự trong một loạt các phiên tòa tại Tòa Kháng Cáo Victoria”. Cụm từ ‘sufficient objectivity at this stage’ - ‘đủ khách quan ở giai đoạn này’ – là lối chơi chữ, nói thật mơ hồ, ai muốn hiểu sao thì hiểu nhưng với chủ ý xấu.

Luật sư Robert Richter là người đã phản bác trước phiên tòa thứ nhất rằng vào năm 2013, cảnh sát Victoria đã phát động “Cuộc Hành Quân Tethering” để điều tra Đức Hồng Y Pell, mặc dù không có khiếu nại nào chống lại ngài. Sau đó, một chiến dịch kéo dài bốn năm để tìm những người sẵn sàng cáo buộc lạm dụng tình dục, bao gồm những biệt đội cảnh sát được trao nhiệm vụ lấy quảng cáo trên báo yêu cầu người ta khiếu nại về lạm dụng tình dục tại nhà thờ chính tòa Melbourne - trước khi có bất cứ khiếu nại nào.

Luật sư Robert Richter cho biết trong phiên tòa đầu tiên, vào tháng 9, bồi thẩm đoàn đã có cuộc gặp gỡ và nghe trực tiếp người tố cáo đến nay chỉ được biết với bí danh là “AA”. 10 người trong số họ đã cho rằng Đức Hồng Y vô tội, nhưng họ không thuyết phục được 2 người còn lại trong bồi thẩm đoàn là những người cứ khăng khăng buộc tội Đức Hồng Y. Vì không đạt được sự nhất trí nên mới có phiên tòa hồi tháng 12.

Trong phiên tòa thứ hai, cảnh sát không cho bồi thẩm đoàn gặp gỡ “AA” nhưng chỉ cho họ nghe băng thu âm những gì anh ta nói. Theo luật sư Robert Richter, bồi thẩm đoàn đầu tiên, những người được nghe người khiếu nại trực tiếp, thấy anh ta ít đáng tin hơn bồi thẩm đoàn thứ hai, những người không gặp anh ta trực tiếp.

Luật sư Robert Richter nói thêm với thông tấn xã Australian Associated Press có trụ sở ở Melbourne: “Tôi rất tức giận về bản án này, bởi vì nó là một bản án biến thái.”

“Tôi tin chắc rằng ngài là một người vô tội đã bị kết án oan uổng. Đó không phải là một kinh nghiệm tôi thường thấy trong đời.”

Luật sư Bret Walker sẽ là trưởng nhóm các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell với sự cộng tác của các luật sư Robert Richter, Paul Galbally và Ruth Shann.

Đã có những phản ứng khác nhau trước tin tức về việc Đức Hồng Y Pell bị kết án. Trong khi nhiều nhân vật trong truyền thông Úc đã chào đón điều này như một chiến thắng huy hoàng của họ, những lời chống đối và các cuộc tranh luận đã và đang diễn ra sôi nổi tại Úc.

Giáo sư Greg Craven, hiệu phó Đại học Công Giáo Úc, một Giáo sư Luật Khoa về Hiến Pháp, cho rằng quá trình công lý đã bị “bôi nhọ bởi các thế lực truyền thông và các lực lượng cảnh sát” xúm nhau lại “bôi đen danh dự” của Đức Hồng Y Pell “ngay cả trước khi ngài ra tòa.”

“Đây không phải là một câu chuyện một bồi thẩm đoàn là đúng hay sai, hay là công lý có ngự trị hay không”. Giáo sư Craven viết trong một bài bình luận hôm 27 tháng 2 trên tờ The Australian. “Đó là một câu chuyện về việc bồi thẩm đoàn có bao giờ được cho cơ hội công bằng để đưa ra quyết định hay không, và liệu rằng hệ thống công lý của chúng ta có được lắng nghe hay không vượt lên đám đông truyền thông đang hò hét la ó?”

Tiến sĩ Leah Kaufmann, một giảng viên về tâm lý học tại ngay trường Đại học Công Giáo Úc, một người vận động cho quyền lợi của người đồng tính, đã lớn tiếng chỉ trích giáo sư Craven và cho rằng việc chất vấn của Giáo sư Craven về tính khách quan “cho thấy sự coi thường” đối với những lo ngại về bảo vệ trẻ em và việc “hỗ trợ những nạn nhân bị lạm dụng tình dục.”

Bà Leah Kaufmann đã viết thư cho hiệu trưởng của nhà trường đòi cách chức Giáo sư Craven.

Mặc dù, theo nguyên tắc của luật học bị cáo được coi là vô tội cho tới khi bị kết tội chung thẩm, nhưng trong thư, bà Leah Kaufmann đã yêu cầu Trung tâm Pell tại cơ sở Ballarat của trường phải được đổi tên, và bức chân dung của ngài tại một cơ sở của nhà trường tại North Sydney phải bị ném xuống.

Tờ The Australian tường thuật rằng trước các đòi hỏi và phê phán của Tiến sĩ Leah Kaufmann, người phát ngôn của ACU nói rằng nhà trường tôn trọng quyền phát biểu của các nhân viên như một vấn đề về tự do tư tưởng. Người phát ngôn nói thêm Giáo sư Craven “đưa ra nhận xét về phiên tòa với tư cách là luật sư về hiến pháp và là một cựu luật sư của Tòa án Victoria. Đó là một điều hoàn toàn đúng đắn.”