Ngày 06-03-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:35 06/03/2017
20. KHEN NGỰA, CHÊ NGƯỜI

Vì để kiến thiết lãnh thổ biên giới, nhà vua quy định giao nộp ba ngàn đấu ngô, và giao cho cho quan chức của bổn huyện quản lý, Hoàng Sơn ở Kỳ Sơn nhờ vậy mà được quản lý tiền bạc. Để khoe khoang địa vị của mình, ông ta lấy một số tiền lớn đi mua một con tuấn mã.
Một hôm, ông ta cưỡi con tuấn mã đi qua phố, có người ở sát bên đường nhà của Hoàng Sơn tên là Lý Sinh, nói:
- “Ngài mới mua con ngựa này giá bao nhiêu tiền ?”
Hoàng Sơn trả lời:
- “Một trăm năm mưoi ngàn đồng”.
Lý Sinh khen con ngựa khoẻ mạnh mập mạp, và nói con ngựa này mua với giá như thế thật là rẽ mạt, Hoàng Sơn cảm thấy rất là kỳ quặc.
Lý Sinh nói:
- “Con gia súc kéo này có thể thồ đến ba ngàn thạch ngũ cốc, lẽ nào không phải mập béo khoẻ mạnh sao ?”
(Mạc Phủ Yến Nhàn lục)

Suy tư 20:
Có một số linh mục mua xe hơi đời mới cáo cạnh, trong lúc nhà thờ thì lụp xụp không sửa chữa, vì nghĩ rằng, mình chỉ ở vài ba năm rồi đổi đi chỗ khác, sửa làm gì.
Có một số linh mục sửa nhà ở của mình trong giống như biệt thự, trong khi con chiên bổn đạo trong xứ tất bật kiếm ngày ba bữa ăn mà không đủ ăn.
Có một số linh mục khi dùng bữa thì tỉ mỉ để ý: nếu khăn trãi bàn không sạch, đũa chén không sạch thì la mắng chê trách bà bếp, nhưng chén dĩa thánh, khăn thánh để dùng khi dâng lễ thì quá dơ bẩn mà không lấy làm khó chịu và rất ít khi để ý đến...
Có phương tiện để làm công tác mục vụ để cho công việc thêm thuận lợi là điều nên có, nhưng đừng lợi dụng cần phải có phương tiện để hưởng thụ và để khoe khoang “đẳng cấp” của mình như các đại gia ngoài xã hội.
Thánh lễ là việc tối cao của người Ki-tô hữu thờ phượng Thiên Chúa, không có chén dĩa nào trên trần gian có thể xứng đáng chứa đựng Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, nhưng ít nữa, chúng ta cũng nên làm cho chén dĩa thánh, khăn thánh, trở nên xứng đáng khi cử hành thánh lễ –mầu nhiệm cao cả của tình yêu.
Khi chúng ta –những linh mục- khoe những thứ không thuộc về chức phận và phẩm giá của mình, thì chúng ta đã làm cho khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su méo mó ngay trong giáo xứ của mình và trở thành gương xấu cho mọi người.
Đừng để người ta khen xe đẹp nhà sang mà chê mình...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:38 06/03/2017

34. Suy niệm là con đường lên thiên đàng thẳng nhất và ngắn nhất.

(Thánh Alphonsus Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Cuộc biến hình của Chúa Giêsu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:12 06/03/2017
Chúa Nhật II MÙA CHAY, năm A
St 12,1-4a 2 Tm 1,8b-10 Mt 17,1-9

Cuộc biến hình của Chúa Giêsu

Cuộc biến hình của Chúa Giêsu trên núi Taborê có ý nghĩa rất đặc biệt và gây ấn tượng cho nhiều người. Chúa Giêsu đã được Thiên Chúa Cha sai xuống trần gian để cứu độ loài người, cứu rỗi mỗi người cái chết trên thập giá. Vâng lệnh Chúa Cha, Chúa Giêsu đã sống nơi trần thế rất ngắn ngủi. Cuộc đời của Ngài chỉ kéo dài có 33 năm. Cái mong manh, mỏng dòn của cuộc sống trần gian của Chúa Giêsu dạy cho mọi người bài học :” Cuộc đời trần thế mau qua. Không có gì vĩnh cửu nơi trần gian này “. Do đó, để củng cố đức tin của các môn đệ, để cho các môn đệ thấy vinh quang của Chúa Giêsu là Thầy của các Ngài trên núi thánh, sau này, chính các môn đệ cũng được hưởng vinh quang đó và để các môn đệ không sợ sệt trước những thử thách, đau khổ, Chúa Giêsu đã biến hình trên núi trước ba môn đệ thân tín nhất : Phêrô, Giacôbê và Gioan và được Chúa Cha long trọng, khen ngợi, tuyên bố :” Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người “ ( Mt 17, 2 ).

Các môn đệ khi nghe Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó của Ngài phải chịu ở Giêrusalem, đã làm cho các Ngài lo âu, sợ sệt, chán nản. Phêrô đã cản ngăn Chúa. Các môn đệ khác cũng chẳng hứng thú gì, chẳng vui thích tí nào cả. Nên, hôm nay trên núi cao, Chúa Giêsu biến hình, diện mạo sáng láng lạ lùng trước mặt các môn đệ. Ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan đã kinh hồn bạt vía, ngã sấp mặt xuống đất.Đức Giêsu Kitô đã dịu dàng, trấn an ba ông :” Trỗi dậy đi, đừng sợ ! “. Biến hình là phần thưởng cao quí, tuyệt vời Thiên Chúa Cha trao ban cho Chúa Con, Đức Giêsu Kitô.Việc biến hình của Chúa Giêsu loan báo trước sự phục sinh khải hoàn của Ngài sau ba ngày chết, bị chôn trong mồ. Chúa Giêsu chuẩn bị tinh thần cho các môn đệ, để các ngài chấp nhận đau khổ, ngay cả cái chết. Bởi vì chết mới nói lên lời, mới diễn tả tất cả sự thương yêu của Chúa. Có đau khổ mới tiến tới vinh quang. Thánh Maccô viết về Chúa Giêsu biến hình như sau :” Áo Người trở nên trắng như tuyết, trắng hơn bất cứ thứ vải nào mà các thợ tẩy có thể tẩy được “. Thánh Matthêu miêu tả :” Dung nhan người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng “ ( Mt 17, 2) Chúa Giêsu đã minh chứng cho các môn đệ thấy vinh quang chói ngời của Ngài khi Ngài tuân hành thánh ý Chúa Cha một cách tuyệt đối. Ngài đã cho các môn đệ hiểu :” Vâng lời là làm đẹp lòng Chúa Cha “. Chính vì thế, trong vườn Cây Dầu, khi các môn đệ ngủ say, Chúa Giêsu đã phải đương đầu với thử thách khủng khiếp của cuộc đời, nhưng Ngài đã không theo ý của mình, mà nhất mực làm theo ý của Thiên Chúa Cha. Chúa hoàn toàn vô tội, nhưng Ngài đã chấp nhận ý của Cha Ngài, gánh tội cho nhân loại , chịu đau khổ, chịu chết, sống lại để cứu rỗi loài người, cứu rỗi con người.

Các môn đệ đã hết đỗi sợ sệt khi nhìn thấy dung mạo của Chúa Giêsu biến hình. Lời trấn an của Chúa đã đem lại bình an cho các môn đệ. Do đó, Phêrô đã cao hứng xin dựng ba cái lều, một cho Chúa Giêsu, một cho Môsê và một cho Êlia. Phêrô nói nhưng thực sự không biết Ông đã nói gì vì lúc đó Ông vừa hạnh phúc, lại vừa sợ sệt. Chúa Giêsu cho ba môn đệ được hưởng nếm một chút vinh quang, nhưng nó vụt đi quá mau.

Người môn đệ của Chúa luôn được mời gọi vác thập giá mà đi theo Ngài. Thập giá đó là sự chấp nhận thánh ý của Chúa, là hoàn thành trách nhiệm, bổn phận theo ý của Thiên Chúa. Vác thập giá là biết chia sẻ, cảm thông với những kẻ nghèo hèn, khốn khổ, với những kẻ đầu đường xó chợ vv…Chúa đã đồng hóa với những kẻ bần cùng, cực khổ, những kẻ đói, kẻ rách rưới, tù đầy vv…Cho nên, mỗi lần chúng ta thăm viếng kẻ tù đầy, cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống là chúng ta làm cho chính Chúa.

Đứng trước một thế giới có nhiều biến đổi, cái tốt đan xen với cái xấu, sự dữ len lỏi vào sự lành, lời của Chúa Giêsu năm xưa trên núi :” Trỗi dậy đi, đừng sợ “, giúp chấn chỉnh và đem lại sự tự tin, sự bình an cho chúng ta. Nên, chúng ta không được phép sợ vì Chúa luôn ở bên chúng ta, nâng đỡ và ban thêm sức mạnh cho chúng ta.

Đức Thánh Cha Phanxicô trong sứ điệp mùa chay năm 2017 đã viết :” Mùa chay là mùa thuận lợi để canh tân cuộc gặp gỡ với Chúa, để sống theo lời Ngài, sống với các phép bí tích và sống với tha nhân. Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trên hành trình hoán cải thực sự, để chúng ta có thể tái khám phá quà tặng của Lời Chúa, để thanh tẩy tội lỗi đã làm cho chúng ta đui mù và phục vụ Chúa hiện diện trong những anh chị em nghèo khổ “.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn tin cậy vào sự nâng đỡ của Chúa và can đảm vượt thắng sự sợ hãi để luôn thực thi ý Chúa trong cuộc sống chúng con. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Chúa Giêsu biến hình ở đâu, với ba môn đệ nào ?
2.Chúa Giêsu biến hình để làm gì ? Thái độ của ba môn đệ ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 5/3/2017
VietCatholic Network
22:42 06/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật I Mùa Chay: Dựa vào Lời Thiên Chúa.

2- Đức Thánh Cha tiếp tục truyền thống của các vị tiền nhiệm, gặp gỡ các cha sở Roma sau lễ tro.

3- Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị quốc tế về thánh nhạc.

4- Năm 2015 của Tòa Thánh năm bị thiếu hụt 12,4 triệu Euro.

5- Mễ Du: Đức Giám Mục của giáo phận sở tại phủ nhận về các cuộc hiện ra liên quan tới Đức Mẹ.

6- Đức Tổng Giám mục của Giáo Hội Maronite Syria cho hay: Mùa Chay này thật thê lương cho các Giáo Hội Syria vì nhiều linh mục đã phải di tản.

7- Đức Hồng Y Mueller bác bỏ lời trách cứ của bà Marie Collins.

8- Hai học giả phò phụ nữ tranh luận về vai trò phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo.

9- Giáo Hội Công Giáo Bangladesh chống luật mới về hôn nhân vị thành niên.

10- 31000 nạn nhân đói ở Nam Sudan, khoảng nửa số phải chạy qua nước cựu thù Sudan.

Sau đây là phần tin chi tiết:

- Kinh Truyền Tin với ĐTC, Chúa Nhật I Mùa Chay: Dựa vào Lời Thiên Chúa

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay 5-3-2017 tại quảng trường thánh Phêrô, ĐTC quảng diễn về cách thế Chúa Giêsu dựa vào Lời Thiên Chúa để chiến thắng ma quỷ trong ba cơn cám dỗ nơi sa mạc. ĐTC mời gọi mọi người hãy thường xuyên sử dụng Kinh Thánh giống như thường xuyên sử dụng điện thoại di động.

Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC nói:

Trong ngày Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Chay, bài Tin Mừng giới thiệu cho chúng ta con đường hướng tới Phục Sinh. Đó là bốn mươi đêm ngày Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong sa mạc (x. Mt 4:1-11). Đó là lúc Chúa Giêsu vừa mới chịu phép rửa tại sông Giođan… Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên Người và có tiếng Chúa Cha từ trời công bố: “Này là con Ta yêu dấu” (Mt 3:17). Thế là, Chúa Giêsu đã sẵn sàng bắt đầu thực thi sứ mạng, và cùng lúc ấy Người tuyên chiến với kẻ thù là Satan… Tên cám dỗ lặp đi lặp lại: “Nếu ông là Con Thiên Chúa…”. Ma quỷ gây nghi hoặc về danh hiệu Con Thiên Chúa với mục đích cản trở ngăn trở Chúa thực thi sứ mạng. Không chỉ làm như thế, mà nó còn đưa ra cụ thể ba cơn cám dỗ. Một là biến hóa đá thành bánh để thỏa mãn cơn đói. Hai là nhảy từ trên nóc Đền Thờ xuống và sẽ được các thiên thần nâng đỡ. Ba là thờ lạy ma quỷ để được cai trị thế giới… Nhưng những mũi tên tẩm thuốc độc của ma quỷ đều được Chúa Giêsu ngăn chặn bởi chiếc khiên che là Lời Thiên Chúa. Lời Thiên Chúa chính là ý muốn của Chúa Cha. Chúa Giêsu không tự mình nói điều gì, nhưng luôn luôn vâng theo Lời Thiên Chúa.

Trong suốt bốn mươi ngày Mùa Chay, các Kitô hữu chúng ta được mời gọi bước theo những dấu chân của Chúa Giêsu và vững mạnh trong cuộc chiến đấu thiêng liêng, để với sức mạnh của Lời Chúa mà chống lại thần dữ… Để làm được điều đó, chúng ta cần thường xuyên đọc Kinh Thánh, suy niệm Lời Chúa và sống Lời Chúa… Thực tế, nếu Lời Thiên Chúa luôn ở trong tâm hồn chúng ta, thì không có cám dỗ nào và không trở ngại nào có thể làm chúng ta lệch hướng khỏi con đường lành, và khi ấy chúng ta sẽ đánh bại những lời mời mọc của cái ác hàng ngày bủa vây chúng ta, chúng ta sẽ sống cuộc phục sinh trong Chúa, chúng ta sẽ biết đón nhận và yêu thương anh chị em của mình hơn, nhất là những người dễ bị tổn thương và những ai thiếu thốn, ngay cả chúng ta có thể yêu thương kẻ thù của mình.

Tiếp đến, Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Tòa Thánh cho mọi người.

- ĐTC tiếp tục truyền thống của các vị tiền nhiệm, gặp gỡ các cha sở Giáo phận Roma sau lễ tro.

Trong cuộc gặp gỡ khoảng 800 cha sở trong giáo phận Roma sáng ngày 2-3-2017 tại Đền thờ Thánh Gioan Laterno, ĐTC khích lệ các vị vượt thắng những khó khăn và cám dỗ để tăng trưởng trong đức tin.

Trong bài suy niệm về đề tài: “Sự tăng trưởng đức tin trong đời sống linh mục”, ĐTC nhận xét rằng cám dỗ là điều vẫn luôn hiện diện trong đời sống của Simon Phêrô. Thánh nhân đích thân tỏ cho chúng ta thấy cách thức tiến triển trong đức tin qua việc tuyên xưng và để cho mình bị thử thách, và qua đó cả tội lỗi cũng đi vào sự tiến bộ của đức tin. ĐTC nói: “Phêrô đã phạm tội nặng nề là chối Chúa - vậy mà Chúa chọn Phêrô làm Giáo Hoàng. Điều quan trọng đối với một linh mục là biết đưa những cám dỗ và tội lỗi của mình vào trong khuôn khổ kinh nguyện của Chúa Giêsu để đức tin của chúng ta không bị suy yếu, nhưng trưởng thành và giúp củng cố đức tin của những người được ủy thác cho sự chăm sóc của linh mục”.

Theo chiều hướng trên đây, ĐTC mời gọi các linh mục hãy tránh thái độ chủ bại: “Cảm thức thất bại làm cho chúng ta trở thành những người bi quan, bất mãn, và không hăng say phấn khởi … Đó là một trong những cám dỗ nghiêm trọng nhất…” ĐTC nói: “Tôi thích lập lại rằng một linh mục hoặc một giám mục không cảm thấy mình là người tội lỗi, không xưng thú, mà chỉ khép kín co cụm vào mình, thì không tiến triển trong đức tin. Nhưng cần chú ý làm sao để sự xưng tội và phân định những cám dỗ của mình bao gồm và để ý tới ý hướng mục vụ mà Chúa muốn mang cho các vị”.

- Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị quốc tế về thánh nhạc.

ĐTC khuyến khích các chuyên gia về thánh nhạc giúp cộng đoàn phụng vụ và dân Chúa tích cực tham dự vào mầu nhiệm Thiên Chúa.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 4-3-2017 dành cho 400 tham dự viên Hội nghị quốc tế về chủ đề: “Âm nhạc và Giáo Hội: việc phụng tự và văn hóa 50 năm từ sau Huấn Thị về Thánh Nhạc”. Hội nghị do Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa, Bộ giáo dục Công Giáo, Giáo Hoàng Học viện về Thánh Nhạc và Giáo Hoàng Học viện về phụng vụ thuộc trường thánh Anselmo ở Roma cùng tổ chức.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đề cao tính chất thời sự của Huấn Thị này, trong đó có nêu bật tầm quan trọng sự tham gia của toàn thể cộng đoàn tín hữu, một cách tích cực, ý thức và trọn vẹn, vào hoạt động phụng vụ. Trong ý hướng đó, ngài nhiệt liệt khuyến khích các chuyên gia về thánh nhạc, các vị ca trưởng các ca đoàn, ”hãy giúp cộng đoàn phụng vụ và Dân Chúa nhận thức và tham gia, với tất cả giác quan thể lý và tinh thần, vào mầu nhiệm Thiên Chúa. Thánh Nhạc và thánh ca phụng vụ có nghĩa vụ mang lại cho chúng ta ý nghĩa vinh danh Thiên Chúa, vẻ đẹp, sự thánh thiện bao trùm chúng ta như đám mây sáng ngời”

- Năm 2015 của Tòa Thánh năm bị thiếu hụt 12,4 triệu Euro.

Kết toán chi thu của Tòa Thánh trong năm 2015 bị thiếu hụt 12,4 triệu Euro, tức là giảm được hơn 1 nửa so với số thiếu hụt 25,8 triệu Euro trong năm 2014 trước đó. Năm 2013, Tòa Thánh bị thiếu hụt 24,4 triệu Euro.

Thông cáo do Bộ Kinh tế của Tòa Thánh công bố hôm 4-3-2017 cho biết số thu của Tòa thánh đến từ việc đầu tư, và có 24 triệu Euro do các giáo phận và dòng tu đóng góp theo khoản giáo luật số 1271. Ngoài ra có 50 triệu Euro do Viện Giáo Vụ, quen gọi là Ngân hàng Vatican đóng góp.

Giống như những năm trước đây, phần lớn số chi của Tòa Thánh là để trả lương cho các nhân viên.

Ngoài ra, trong năm 2015, kết toán chi thu của Phủ Thống đốc Quốc gia thành Vatican dư được gần 60 triệu Euro (59,9), phần lớn từ Bảo tàng viện Vatican.

Kết toán chi thu của Tòa Thánh nay bắt đầu được thực hiện theo các nguyên tắc kế toán quốc tế.

- Mễ Du: Đức Giám Mục của giáo phận sở tại phủ nhận về các cuộc hiện ra liên quan tới Đức Mẹ.

Hôm thứ Hai 27-2-2017, ĐGM Ratko Peric của Giáo phận Mostar-Duvno (Nam Tư cũ) đã ban hành một tuyên bố nói rằng Đức Trinh Nữ Maria chưa bao giờ hiện ra tại Mễ Du (Međugorje), và thêm rằng những cuộc hiện ra đang được ghi nhận chỉ là một hình thức thêm thắt của những thị nhân và linh mục đang làm việc ở đó.

Đức Cha Peric, GM bản quyền của Mễ Du nói, "Khi xem xét tất cả mọi thứ mà tòa án của giáo phận cho đến nay đã điều nghiên được về bảy ngày đầu tiên của cuộc hiện ra ấy, chúng tôi có thể nói rằng: không hề có những cuộc hiện ra nào của Đức Mẹ tại Mễ Du",

Đức Cha Peric cũng lưu ý rằng Giáo Hội đã nhiều lần điều tra về hiện tượng này, bắt đầu từ đầu đầu thập niên 1980 và đã kết thúc qua một ủy ban do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thành lập hồi năm 2010, cũng như các quan điểm mà Bộ Giáo Lý Đức Tin đưa ra vào năm 2016. "Quan điểm của tòa án giáo phận rõ ràng và dứt khoát là: không hề có sự hiện ra đáng tin cậy nào liên quan đến Đức Trinh Nữ Maria" tại Mễ Du.

- Đức Tổng Giám mục của Giáo Hội Maronite Syria cho hay: Mùa Chay này thật thê lương cho các Giáo Hội Syria vì nhiều linh mục đã phải di tản.

Các Kitô hữu tại Syria đang chuẩn bị để sống một "Mùa Chay Thê Lương", và giữa nhiều yếu tố đưa tới sự thê lương đau khổ và buồn đau cho các Giáo Hội của Syria là có nhiều linh mục phải di tản vì chiến tranh, khiến nhiều tín hữu không còn cơ hội tham dự các nghi lễ phụng vụ nữa. Đây là những điểm mà Đức Tổng Giám mục Samir Nassar, Thượng phụ của Giáo Hội Maronites ở Damascus, đề cập tới trong lá thư mục vụ Mùa Chay của Ngài.

Trong bức thư gửi cho Thông tấn xã Fides, Đức Tổng giám mục Samir cho hay "Các giáo xứ đã thấy rõ số lượng giáo dân xút giảm và hoạt động mục vụ trống trải đáng kể. Giáo Hội tại Damascus đã chứng kiến sự ra đi của một phần ba hàng giáo sĩ của họ (27 linh mục). Đây là lý do chính làm suy yếu vị trí và vai trò của các Kitô hữu vốn đã bị coi là thiểu số mà nay lại bị suy giảm vì tình trạng thiếu linh mục.

Chính trong trạng thái bi thương và túng nghèo này, Đức Tổng Giám Mục Nassar nói, Mùa Chay 2017 thê lương này là thời gian sa mạc để mỗi Kitô đưa ra một mối cam kết đối với Giáo Hội, đề ra con đường dẫn tới Chúa Kitô phục sinh. Chúa Kitô là Ánh Sáng của thế gian đã mời gọi tất cả mọi người bất luận nam nữ: "Hãy đến với Ta, tất cả những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, và Ta sẽ cho các ngươi được an vui thảnh thơi".

- Đức Hồng Y Mueller bác bỏ lời trách cứ của bà Marie Collins.

ĐHY Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, bác bỏ lời trách cứ của bà Marie Collins, và một số người khác cho rằng các cơ quan Tòa Thánh không hỗ trợ công việc của Ủy ban Tòa Thánh Bảo Vệ Trẻ Em.

Hôm 1-3-2017, bà Marie Collins, người Ai Len, từng là nạn nhân bị 1 LM lạm dụng hồi năm 1960, đã từ chức thành viên Ủy ban Tòa Thánh Bảo Vệ Trẻ Em. Trong nhiều cuộc phỏng vấn sau đó, bà cho biết lý do khiến bà từ chức vì sự thiếu cộng tác của nhiều cơ quan Tòa Thánh với Ủy ban này, trong đó có Bộ giáo lý đức tin. Tòa Thánh thiếu quyết liệt trong việc xử lý những kẻ lạm dụng tính dục trẻ em.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ Frankfurt toàn báo (Frankfuter Allgemeine Zeitung) số ra ngày 3-3-2017, ĐHY Mueller nói: “Cần phải hiểu rằng Tòa Thánh không đưa ra những bản án như tòa đời. Trong Giáo Hội, hình phạt là giới hạn các chức vụ thiêng liêng và án phạt nặng nhất là sa thải khỏi hàng giáo sĩ. Ngoài ra, hình luật của mỗi nước đều có thể áp dụng cho các giáo sĩ. Tòa án đời có thể phạt tù tội nhân. Biện pháp trừng phạt của Giáo Hội có thể được coi là bổ túc, như một biện pháp kỷ luật…”

ĐHY Mueller nhìn nhận rằng đối với Giáo Hội không dễ phân tích những sự kinh khủng và không thể tưởng tượng được như nạn lạm dụng tính dục.” Các GM chúng tôi có khi là những người thơ ngây, tin tưởng nơi sự tốt lành. Chúng tôi không học về tội phạm học. Về vấn đề này Giáo Hội còn đang ở trong một tiến trình học hỏi.

- Hai học giả phò phụ nữ tranh luận về vai trò phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo.

Theo tin của Catholic News Agency ngày 27-2-2017, Erika Bachiochi, một học giả tại Trung Tâm Đạo Đức Học và Chính Sách Công, và Tiến Sĩ Mary Anne Case, giáo sư luật tại Đại Học Chicago, đã có cuộc tranh luận sôi nổi về vai trò phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo tại Cuộc Tranh Luận Lớn Lần Thứ Mười của Viện Aquinas về Tư Tưởng Công Giáo, tổ chức tại Boulder, Colorado, ngày 23 tháng Hai năm 2017.

Hai học giả phụ nữ này hoàn toàn bất đồng về câu hỏi chính: “Giáo Hội có chống phụ nữ không?” Bà Case trả lời có, còn bà Bachiochi thì trả lời không.

Đối với Erika Bachiochi, Giáo Hội Công Giáo có thể cung cấp một nền thần học phò phụ nữ chân chính, không những che chở và bảo vệ tư thế của bà như một người phò phụ nữ mà còn thăng tiến khả năng của bà trong mọi khía cạnh của đời sống. Tiến Sĩ Mary Anne Case nghĩ khác. Bà tin rằng dù phong trào Công Giáo phò phụ nữ có hiện hữu, nhưng Giáo Hội Công Giáo định chế, tức Vatican và Huấn Quyền, thì rõ ràng chống lại phụ nữ.

Bà Case nói: “… Theo tôi, Giáo Hội đã làm chúng ta thất vọng, và tôi nghĩ Giáo Hội tương đối mới làm chúng ta thất vọng gần đây thôi. Giáo Hội tiên khởi không hề chống phụ nữ. Các sách Tin Mừng không chống phụ nữ”. Tuy nhiên, theo bà Case, khi dứt khoát nói “không” với việc phong linh mục cho phụ nữ hồi thập niên 1970, Giáo Hội đã đóng sập cửa đối với nửa dân số trong Giáo Hội. Trong 50 năm vừa qua, bà Case tin rằng Giáo Hội đã bác bỏ ý niệm đàn ông và đàn bà bình đẳng với nhau… Bà cho rằng đặt để các đặc điểm hay vai trò lên từng phái tính là bác bỏ sự bình đẳng của họ.

Lên tiếng trả lời, Bachiochi nói rằng: “giáo huấn giáo hoàng bác bỏ quan điểm có tính duy yếu tính cho rằng đàn ông và đàn bà sở hữu các đặc điểm cố định hoàn toàn loại bỏ nhau”. Tính dục không lấy mất sự bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà, nó đơn thuần chỉ làm họ khác biệt mà thôi.

Bà Bachiochi đồng ý với Case về một số bình diện, trong đó có việc nên có nhiều tiếng nói của phụ nữ hơn trong Giáo Hội. Tuy nhiên, các dị biệt đáng kể nhất giữa hai học giả này là về các giáo sĩ và giáo huấn về tính dục. Trong khi bà Case cho rằng phụ nữ có thể và nên được thụ phong làm linh mục Công Giáo, thì bà Bachiochi cho rằng ý niệm thụ phong này nặc mùi chủ nghĩa duy giáo sĩ. Bà nói: “là một Kitô hữu đã chịu phép rửa, tôi đâu có kém thế giá gì hơn các linh mục. Linh mục có thế giá thay mặt cho Chúa Kitô trong các bí tích, còn tôi, tôi có thế giá thay mặt cho Người ở mọi lãnh vực khác trong đời tôi”.

- Giáo Hội Công Giáo Bangladesh chống luật mới về hôn nhân vị thành niên

Dhaka - Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Bangladesh mạnh mẽ lên án luật mới về hôn nhân vị thành niên, được chính quyền Dhaka phê chuẩn hôm 27-2-2017.

Đức Cha Gervas Rozario, GM của Rajshah, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình nói với hãng tin Á châu: Quốc hội đã sai lầm nghiêm trọng khi phê duyệt luật “Hạn chế Hôn nhân vị thành niên năm 2017”, với một điều khoản cho phép hôn nhân trong một số hoàn cảnh đặc biệt, như “có thai vô tình và bất hợp pháp” để “cứu danh dự một cô gái”.

Luật mới cho phép độ tuổi kết hôn của nam giới là từ 21 tuổi và nữ giới từ 18. Tuy vậy, các nhà hoạt động than phiền về điều khoản “những hoàn cảnh đặc biệt”, thực tế là hợp pháp hóa hôn nhân của các bé gái có thai vì bạo lực tình dục. Đức Cha Rozario cũng đồng ý với họ, ngài lưu ý: “Bangladesh là một quốc gia tham nhũng. Bây giờ nhiều người coi sóc có thể sắp xếp những cuộc hôn nhân trẻ em. Cảnh sát và các nhà hoạt động không thể ngăn cản được.” Đức Cha cho biết là Giáo Hội Công Giáo sẽ không theo luật mới và vẫn tiếp tục chấp nhận giới hạn tuổi kết hôn là từ 21 cho người nam và 18 cho nữ giới.

Các con số thống kê chính thức cho thấy là Bangladesh có tỉ số cô dâu và chú rể dưới tuổi kết hôn cao nhất ở Á châu. Khoảng 52% cô dâu dưới 18 tuổi và 18% dưới 15 tuổi.

- 31000 nạn nhân đói ở Nam Sudan, khoảng nửa số phải chạy qua nước cựu thù Sudan.

Theo tin từ Khartoum, Sudan, thì khoảng một nửa số người tị nạn cuả Nam Sudan đã đến Sudan trong hai tháng qua. Căn cứ vào số liệu chính thức cuả văn phòng cao ủy Liên Hiệp Quốc cho người tị nạn (UNHCR) thì đã có thêm 31.000 người Nam Sudan phải bỏ nhà ra đi vì nạn đói và xung đột.

Chính phủ cuả Nam Sudan và Liên Hiệp Quốc, trong một công bố chính thức về nạn đói vào ngày 20 tháng 2, cho biết tình hình là đặc biệt nghiêm trọng tại một số khu vực của tiểu bang Unity. Trong số những nạn nhân mới được phát hiện ra thì có hơn 80% chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, trong đó có khá nhiều trẻ mồ côi hoặc bị đi lạc. Những người này cần được cứu trợ một cách khẩn cấp.

Đại diện của đảng cầm quyền Umma của Sudan đã kêu gọi cư dân trong các vùng biên giới hãy tiếp nhận những người tị nạn. Nhiều tổ chức từ thiện của Sudan, được công nhận bởi nhà nước, đã kêu gọi lạc quyên đề cung cấp viện trợ cho Nam Sudan. Theo văn phòng cao ủy Liên Hiệp Quốc UNHCR, thì kể từ khi cuộc nội chiến bùng nổ, đã có gần 330.000 người Nam Sudan phải đi tị nạn vì chiến tranh và thiếu thốn thực phẩm.
 
Giám mục Nam Sudan bác bỏ lời kêu gọi cầu nguyện cuả chính phủ.
Moses Trương Võ
21:45 06/03/2017

Juba (Agenzia Fides 06/03/2017) - "Tại sao tôi phải cầu nguyện trong khi những ý đồ bất chính vẫn tiếp diễn, sự tha thứ bị lãng quên? Thật là mỉa mai khi nghe ông tổng thống kêu gọi cầu nguyện mà ngay lúc đó, binh sĩ cuả ông tiếp tục truy lùng đối lập khắp nơi trên toàn quốc", là lời cuả ĐGM Santo Loku Pio Doggale, GM phụ tá cuả thủ đô Juba, Nam Sudan, khi Ngài bác bỏ lời mời của tổng thống Salva Kiir để tham dự ngày cầu nguyện quốc gia, được hoạch định vào ngày 10 tháng 3 để cầu xin hòa bình cho quốc gia, đang bị tàn phá vì nội chiến.

Trong cuộc phỏng vấn với Voice of America, ĐGM Doggale nói thêm: "tôi cầu nguyện cho Nam Sudan hằng ngày. Nhưng về lời cầu nguyện mà TT Salva Kiir kêu gọi thì tôi không bao giờ hiểu được. Trừ khi họ vác cái xác chết cuả tôi ra, thì tôi sẽ không bao giờ đến tham dự buổi cầu nguyện. Đó là một màn cầu nguyện chính trị. Đó là một trò hề".

Vị GM Phụ tá cuả Juba viện cớ rằng hành động của quân đội cuả tổng thống Kiir đã gây ra hàng loạt những người tị nạn ở bang Equatoria, là các khu vực Lango, Acholi, Madi, Kaku, Kuku và ở bang Thượng Lưu sông Nil làm những bộ lạc Shilluk phải rời khỏi chỗ ở của họ. "Người dân đang bị ném ra khỏi vùng đất cuả tổ tiên họ. Đã xảy ra vô số những vụ cướp bóc và giết người", Ngài cho biết.
 
Thảm cảnh tị nạn bắt đầu xảy ra ở Mỹ, dân bất hợp pháp chạy vào các nhà thờ Tin lành.
Kateri Diễm Châu
22:21 06/03/2017

Denver (Agenzia Fides, 06/03/2017) - Hãng truyền thông Công Giáo Fides đã nhận được nhiều lời khai báo về tình hình bi quan của những người di cư không có giấy tờ, ngày càng gia tăng kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.

Sợ hãi và lo âu, nhiều trẻ em không còn dám đi học vì chúng không muốn cha mẹ bị phát hiện và bị trục xuất hoặc bị buộc phải hồi hương.

Tại một số nhà thờ Tin lành, những nhóm hỗ trợ đã tổ chức tiếp nhận người di dân để bảo vệ quyền lợi của họ. Như ở Denver (Colorado), hội First Unitarian Society, kết hiệp nhiều nhóm Kitô giáo khác nhau, đã quảng cáo trên cửa các nhà thờ là họ có tiếp nhận người nhập cư, và đồng thời cũng niêm yết những lời nhắc nhở cho các nhân viên thực thi pháp luật về xuất nhập cảnh và hải quan (ICE), về những quyền của người di cư, và chỉ ra rằng ở những nơi thờ phượng này đang có những người chờ đợi được thị thực hoặc đang nộp đơn xin tị nạn.

Trên thực tế, những người tị nạn đang bị buộc phải vào ẩn trú trong các nhà thờ trong khi chờ đợi một quyết định từ chính quyền.

Nhiều quan chức ở nhiều chính quyền địa phương cũng đã tham gia. Vào cuối tháng một, các thị trưởng của các "thành phố trú ẩn" (Sanctuary Cities), lớn thì có New York, Los Angeles và Chicago và nhỏ thì có New Haven, Syracuse và Austin Texas, đã ra những luật nhằm hạn chế sự hợp tác với các cơ quan di trú liên bang về các hành động trục xuất người nhập cư không có giấy tờ, và lên tiếng chống lại các biện pháp cuả tổng thống Trump.

Ở Chicago, thị trưởng Rahm Emanuel nói: "Hãy để tôi nói cho rõ ràng, chúng tôi sẽ vẫn là một thành phố trú ẩn'. Không có người lạ trong số chúng tôi. Cho dù bạn đến từ Ba Lan hay Pakistan, Ireland hoặc Ấn Độ hay Israel, từ Mexico hoặc từ Moldova, tất cả mọi người sẽ được chào đón ở Chicago".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chiều cuối tuần trên đỉnh Xuân Vân Quy Nhơn
Lm Trương Đình Hiền
18:06 06/03/2017
CHIỀU CUỐI TUẦN TRÊN ĐỈNH XUÂN VÂN

Thành phố Quy Nhơn được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt. Phía Đông và Bắc có biển Đông và đầm Thị Nại bao quanh; phía Tây và Nam có núi Xuân Vân và Vũng Chua che chắn. Riêng ngọn núi Xuân Vân trải dài chạm mé biển Đông, phân ranh hai vùng Ghềnh Ráng và Qui Hòa, tạo nên một bãi tắm lừng danh mà chân quê gọi là “bãi Trứng” và văn vẻ đượm hơi hướng lịch sử thì gọi là bãi Hoàng Hậu. Vì nghe đâu Hoàng Hậu Nam Phương đã từng tắm ở bãi Trứng nầy !

Xem Hình

Nhưng điều muốn nói đến hôm nay đó là “đã có một buổi chiều cuối tuần đặc biệt trên đỉnh Xuân Văn”.

Đặc biệt ở đây hoàn toàn không phải đỉnh núi Xuân Văn cho ta thấy toàn thành phố Quy Nhơn như một chiếc trâm bạc cài lên mái tóc biển xanh; cũng không là một đỉnh cao Xuân Vân với con đường dốc bực thang mà ai chinh phục được đỉnh nầy phải trả giá bằng những bước chân hụt hơi muốn chết !

Vâng, đặc biệt là mỗi chiều cuối tuần, trên đỉnh Xuân Vân luôn âm vang những lời kinh tiếng hát của một số đông giáo dân Công Giáo. Cứ đúng 3 giờ chiều, họ tập trung lên lễ đài Thánh Giá để đọc kinh “Lòng Thương xót”, sau đó xuống lần chuỗi Mân Côi trước tượng đài Đức Mẹ.

Cả hai công trình tôn giáo nầy ghi dấu mốc lịch sử năm 1961 được thiết đặt bởi các chị em nữ tu Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, cộng đoàn Nữ Tu đã từng có mặt tại Qui Hòa từ năm 1932 để chăm sóc bà con nhiễm bệnh phong cùi; và sau bao thăng trầm thế cuộc, nơi đây hôm nay đã trở thành địa điểm hành hương sùng kính Lòng Thương Xót Chúa và Đức Trinh Nữ Maria của anh chị giáo dân trong vùng Qui Nhơn-Bình Định.

Chiều nay, một chiều thứ Bảy đầu tháng và áp Chúa Nhật I Mùa Chay, trên đỉnh Xuân Vân lại âm vang những lời kinh sốt sắng. Chắc chắn lời kinh dịu vợi đó sẽ bay lên tòa Chúa để từ đó mang về cho đời thường cuộc sống niềm an ủi vỗ về của Mẹ Maria dành cho biết bao cuộc đời hẩm hiu, bất hạnh, bệnh tật, đói nghèo. Ước mong sao những buổi chiều cuối tuần như thế còn mãi, còn mãi trên đĩnh núi Xuân Vân !

Trương Đình Hiền
 
Văn Hóa
Đảo Ilhabela gần thành São Sebastião
John
15:56 06/03/2017
Ilhabela nghĩa là Đạo Đẹp và tên chính thức là Đảo São Sebastião. Thế nhưng ai cũng gọi là Đảo Đẹp. Đảo trải rộng gồm các đỉnh núi lửa cao, những bãi biển tuyệt đẹp, rừng nhiệt đới rậm rạp và theo sách hướng dẫn nói có tới 360 thác nước tự nhiên.

Hình ảnh

Đảo Đẹp tách ra từ đất liền của thị trấn São Sebastião bởi một eo biển hẹp và có diện tích 360 cây số vuông (hay 139 dặm vuông) đây là nơi nghỉ ngơi sang trọng của dân chúng thành phố São Paulo. Họ đổ ra đây vì những bãi tắm hẻo lánh với cát vàng và nước mầu ngọc bích trong lành, nhiều vila nghỉ mát, nhiều khách sạn, tiệm boutique và nhà hàng hợp thời trang, nhất là vì khung cảnh thiên nhiên không giả mạo (85 phần trăm hòn đảo này được biến thành một công viên sinh thái được UNESCO bảo vệ) .

Thú tiêu khiển ở đây bao gồm nằm trên ghế bố nghe sóng biển rì rào và thư giãn với một ly rượu caipirinha (cocktail đặc biệt của Brazil, gồm có rượư mạnh làm bằng gọi mía là Cachaca cộng thêm tí đường và chanh); chơi môn thể thao dưới nước; đua thuyền buồm, leo núi…

Cho dù bạn đang lặn sâu vào các vùng nước màu thiên thanh để khám phá và tìm kiếm những con tàu bị cướp biển làm chìm từ thế kỷ 16th hay 17, hoặc là đi trượt ván, hay thuê một chiếc tầu nhỏ đi một vọng đảo… hay chỉ là tản bộ dọc bờ biển quan sát dân chúng vui vẻ với sóng nước.

Ilhabela thực là nơi nghỉ mát và giải trí có vị trí hàng đầu cho dân thành São Paulo và du khách quốc tế.

Một vòng đi quanh đảo

Từ bến tầu, du khách đã thấy dân chúng đang sửa soạn tấp nập cho Carnival, nào là làm bục diễn hành, các quán bán đồ ăn và các nơi trình diễn…

Đi xa một chúc là thấy nhà thờ quan trọng nhất của Ilhabela tên gọi là Nossa Senhora D'Ajuda (Đức Mẹ Phủ Hộ) được xây dựng vào năm 1806. Bên trong nhà thờ được thiết kế theo kiểu Roman-Baroque, có nhiều tượng Chúa, Đức Mẹ và các Thánh bằng gổ qúi, tạc công phu. Trên trần nhà thờ có một bức tranh Đức Mẹ Phù Hộ lớn và trên các bức tường chung quanh nhà thờ cũng có nhiều tranh vẽ đẹp.

Ngay bên phải nhà thờ có một tòa nhà tháp cao mầu vàng, vừa là Tòa Án của thành phố và vừa là nhà tù.

Mất 15 phút lái xe du khách có thể đến thăm danh lam thắng cảnh 3 Thác Nước Toca nằm trong một đồn điền làm mía và chuối già. Các đồn điền đường đã được thành lập tại đây vào năm 1937 để sản xuất rược Cachaca, rượu làm từ nước ép mía lên men.
 
Fortaleza được ví giống như Miami của Brazil
LM Trần Công Nghị
02:26 06/03/2017
Miền Đông Bắc Brazil gồm một số các thành phố và tiểu bang mà người ngoài chỉ từ từ bắt đầu khám phá. Một trong số đó là thủ đô là Fortaleza ở tiểu bang Ceara.

Hình ảnh

Đây là một thành phố lớn với hơn 2.8 triệu dân, đô thị lớn thứ năm của Brazil. Cuộc sống thành phố này tập trung vào sinh hoạt bên các bờ biển, mà họ thường ví ví như ở Miami, với các căn hộ cao tầng trải dài trên 26 km (16 dặm) bên bờ biển Đại Tây Dương, và với những khu vui chơi bất tận, nơi mà các gia đình có thể đi dạo mát dưới những hàng dừa rợp bóng mát hay dừng lại để ăn tại các quán café bên bờ biển.

Dân chúng ở Forteleza hành diện với danh hiệu là ‘thành phố ánh sáng’ vì vào cuối thế kỷ 19, Fortaleza tiên phong bãi bỏ chế độ nô lệ, ngay cả 4 năm trước khi Brazil làm điều này. Fortaleza cũng hãnh diện là thành phố mặt trời vì nắng vàng soi chiếu cát vàng trên các bãi biển hầu như quanh năm, thành phố thoáng mát vì nằm giáp bãi biển đẹp có thể nói là trong số các bãi biển đẹp nhất của đất nước.

Dù với tất cả tính hiện đại của thành phố ngày hôm nay như: hệ thống tàu điện ngầm tốt, các phố mua sắm hiện đại và bến tàu du lịch mới và trung tâm hội nghị tân tiến, Fortaleza vẫn còn giữ được nhiều di tích lịch sử năm những thập niên 1920 gồm những tòa nhà gam mầu nhạt pastel ở trung tâm thương mại cổ của mình; nhiều nơi được đổi mới và hiện nay thành nhà hàng và quán bar.

Tour du lịch chúng tôi đi thăm những điểm chính và đáng chú ý của thành phố. Trước tiên, xe tour từ trung tâm bến tầu tiến vào thành phố, qua các cao ốc và các khu mới phát triển. Tiếp đến thăm khu tiểu biểu có ngôi nhà cổ nhất ở đây và toàn cảnh một bãi biển ở Aldeota – một trong những khu dân cư phức tạp của Fortaleza.

Từ đó chúng tôi đi ngược lại vào trung tâm thành phố thăm đài tưởng niệm cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân sự độc tài vài chục năm trước đây. Chỗ này nay là cũng một công viên, có đài tưởng niệm, và dinh kỷ niệm bãi bỏ chế độ nô lệ Palacio da Abolicao.

Sau đó thăm Quảng trường Bồ Đào Nha, các lăng mộ của cựu chủ tịch Castelo Branco, và pháo đài của Nossa Senhora de Assunção.

Chuyến thăm thú vị nhất là thờ chính tòa Basilica San José (thánh Giuse) bên ngoài theo phong cách gothic và roman, bên trong theo phong cách hiện đại. Đây là nhà thờ Công Giáo lớn thứ 6 trên thế giới và lớn thứ 3 tại Nam Mỹ. Nhà thờ có thể chứa tới 5000 người.

Điểm đặc biệt nhất là bên trong nhà thờ các cửa sở đều được trang bị bằng kính mầu lộng lẫy, nghệ thuật tuyệt đẹp và giá trị.

Đối diện nhà thờ chính tòa là công trường và đài tưởng niệm vua Pedro II là người có công với đất nước Brazil.

Bên phải của công trường Pedro II là Bộ chỉ huy Quân sự Miền Fortaleza trên một đồi cao thoáng mát.

Đối diện với Bộ chỉ huy là khu vực thu hút dân chúng nhất đó là chợ Trời có mái hay còn gọi là Centro Mercado (chợ trung tâm). Ghé thăm chợ chó nhiều tầng này, du khách có thời gian để quan sát một trong những thủ công tinh tế miền Fortaleza đó là ren đan thủ công và thêu có tiếng trong khu vực này. Nếu muốn mua một chiếc võng đan tinh vi và mầu sắc ở đây có nhiều loại. Chở này bán thủ mọi thứ và là chợ to nhất ở Fotaleza nên lúc nào cũng đông người qua lại.

Trên các đường phố chung quanh, các người bán đồ tiểu thương cho khách du lịch thôi thì đủ loại chào hàng… từ đồng hồ giả, đồ da và quần áo mũ nón….

Địa điểm thăm viếng kế tiếp là Nhà hát danh tiếng nhất trong thành phố được đặt tên cho một nhà thơ văn danh tiếng được dân chúng qúi mến là José de Alencar. Bên trong nhà hát được trang trí rất đẹp, các cửa kính được làm từ Scotland, đèn thủy tinh và đá qúi cũng được nhập cảng từ ngoại quốc. Trên trần nhà có vẽ hình các tiên nữ thi, văn, ca, nhạc…

Bên cạnh là một công viên rộng lớn, dân chúng tự tập tránh ánh nắng mặt trời và các hàng quán bán đồ kỷ niệm cho khách du lịch bầy bán khắp nơi.

Cuối cùng chúng tôi đi thăm công viên Coco Park là vành đai xanh rộng lớn của thành phố được thành lập vào đầu thập niên 90 là một điểm thú vị để đi dạo, có đầm lầy nước mặn có thể bơi thuyền giúp du khách du khách giải mát dù thành phố thuộc khí hậu oi bức miền nhiệt đới.

Một điểm đáng chú ý về thành phố này là Nhạc và điệu nhảy ‘forró’ có một phong cách đồng quê của Đông Bắc Brazil là thứ âm nhạc và khiêu vũ rất nổi tiếng ở đây và có nhiều người hâm mộ trên toàn thế giới.

Bắt đầu hành trình khám phá rừng sâu và dòng sông Amazon

Amazon là tên một dòng sông chảy qua bao trùm 11 quốc gia ở Nam Mỹ , Amazon cũng là tên lưu vực rừng già rông lớn vùng mưa nhiệt đới, trong đó hệ sinh thái sung mạnh nhất thế giới: 10 phần trăm tất cả các loài động vật và thực vật được biết đến trên thế giới sinh sống và có ở đây. Từ những con báo đốm để vẹt đuôi dài và cá heo màu hồng đến những con ếch trong suốt như thủy tinh…

Amazon là một khu vực đa dạng sinh học đáng kinh ngạc và độc đáo mà trong 10 ngày tới đây chúng tôi có dịp khám phá và thăm viếng. Cuộc hành trình sẽ bắt đầu từ cửa sông bên bờ Đại Tây Dương chúng tôi sẽ đi sâu vào chừng 1000 cây số đến tận thành phố Manaus kể là lớn nhất trong lưu vực Amazon, tại đây sẽ tìm lại vết tích các Cha Dòng Tên đến truyền giáo vào thế kỷ 18 và thăm nhà hát lớn tiểu biểu thời vàng son của thành phố khi kỹ nghệ cao su được phát triển nơi đây. Sẽ thăm các nhà thờ thời thuộc địa ở Santarém, Macapa và các thành phố khác. Đặc biệt sẽ ngủ đêm tại một làng dân bản địa Amazon để cảm nghiệm được tiếng gọi của rừng gìa, chạm tay vào sinh vật và những giống cây cổ thụ ngàn năm. Ở một làng nhỏ khác chỉ có 100 người chúng tôi sẽ sinh sống và tìm hiểu về cuộc sống của họ.

Trên đường theo ngược dòng sông về nguồn sẽ được nhìn tận mắt khu vực hai dòng sông lớn giao nhau mà nước vẫn chảy song hành trong khoảng 7 cây số đó là đoạn sông Amazon giao hợp với sông Negro. Nước phù sa mầu nâu của Amazon vẫn song hành với nước mầu xanh đen của dòng sông Negro.

Với 209.000 mét khối (55 triệu gallon) nước chảy vào Thái Bình Dương mỗi thứ giây tức là năm lần so với kích thước của sông Congo con sông sớn thứ 2 bên Phi châu,
Toàn vùng lưu vực Amazon để nước thoát vào rộng khoảng 7 triệu km vuông (2,7 triệu dặm vuông) đó là lưu vực thoát nước lớn nhất trên thế giới. (Khi so sánh ta sẽ thấy nó lớn gần bằng diện tích cả Hoa Kỳ (8.000.000 km vuông hay 3.1 triệu dặm vuông.)

Cuộc thám hiểm vùng Amazon không chỉ cho chúng tôi thấy được sự giàu có văn hóa và thiên nhiên của khu vực và kinh nghiệm nhìn thấy những rừng mưa kéo dài trong mọi hướng, nhưng khi đi dọc theo chiều dài của dòng sông Amazon, chúng tôi sẽ không chỉ thăm một số làng mạc xa xôi về địa lý, nhưng còn là nhận thức và cảm nghiệm thấy những nếp sống và trình độ dân chúng ở đây thực là ở xa vời so với văn hóa đương đại của chúng ta.

Các nhà khóa học khi khám phá vùng Amazon đã cho biết có đến khoảng 400 bộ lạc người dân bản địa khác nhau sống ở vùng Amazon qua nhiều thế kỷ, và ngay cả những bộ lạc mà còn chưa được biết đến… vẫn còn sống trong thanh bình và trong khung cảnh thiên nhiên chưa bị khuấy động từ 10.000 về trước.

Cuộc hành trình đi vào lưu vực và rừng già Amazon bắt đầu…
 
Sa Mạc
Đinh Văn Tiến Hùng
14:41 06/03/2017
Sa Mạc

*“Sa mạc & hoang địa hãy vui mừng và trổ hoa như bông hồng” ( Is.35 )
( Hãy vào Sa mạc thanh luyện tâm hồn, ăn năn thống hối để đón nhận Hồng Ân Chúa Phục Sinh )


Sa mạc là gì bạn biết không ?
Đẩt trời hoang vắng trải mênh mông,
Cuồng phong cuồn cuộn tung cát bụi,
Phủ mờ che lấp cả không trung.

Sa mạc đìu hiu bạn thấy gì ?
Nơi đây chẳng thấy bóng người đi,
Cỏ cây nghẹt thở đâu mọc nổi,
Vượt qua hốt hoảng chim thiên di.

Sa mạc phải chăng bị bỏ quên ?
Làm sao thấy cuộc sống êm đềm,
Chỉ có cô đơn và vô vọng,
Lưỡi gươm thần chết luôn kề bên.

Sa mạc thế mà vẫn gọi mời,
Có gì hy vọng cho cuộc đời,
Có gì mòn mỏi trong khao khát,
Một ốc đảo xanh cuối chân trời.

Sa mạc lang thang bốn mươi năm,
Dân Chúa đói khát trải bao lần,
Chúa ban Man-na, nguồn nước sạch,
Nuôi dưỡng cả hồn lẫn xác thân.

Sa mạc Tiên Hô vang tiếng kêu,
Dọn đương Chúa đến với tình yêu,
San bằng thung lũng, đường sửa thẳng,
Nhận được hồng ân biết bao nhiêu.
Sa mạc hoang vu một buổi chiều,
Chúa vào cầu nguyện trong cô liêu,
Phá tan cám dỗ bày quỉ dữ,
Uy quyền Thiên Chúa thật diệu huyền.

Sa mạc cuộc đời những đam mê,
Tấm thân nghiệt ngã đã ê chề,
Nhưng Chúa đồng hành che chở bạn,
Giang tay ôm ấp luôn vỗ về.

Sa mạc con hăng hái đi vào,
Ăn năn thống hối lòng khát khao,
Mùa Chay gột rửa thân tội lỗi,
Phục Sinh cùng Chúa phúc dường bao.

Sa mạc đời con Chúa biết rồi,
Xác hồn tội lỗi bị cuốn trôi,
Cát bụi trần gian trùm phủ kín,
Dắt con khỏi lạc, Lạy Chúa tôi !

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhịp Cầu Vàng
Lê Trị
21:08 06/03/2017
NHỊP CẦU VÀNG
Ảnh của Lê Trị
Trên quê hương thanh bình có những cây cầu rất đẹp
Trên quê hương có cây cầu nạm vàng
Nhưng suốt đời tôi làm thế nào tôi quên được
Những cây cầu trên đất nước Việt Nam
Những cây cầu bắc qua giòng tan tác
Giòng máu, mồ hôi, và nước mắt da vàng.
(Trích thơ của Trần Mộng Tú)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 5/3/2017
VietCatholic Network
21:34 06/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật I Mùa Chay: Dựa vào Lời Thiên Chúa.

2- Đức Thánh Cha tiếp tục truyền thống của các vị tiền nhiệm, gặp gỡ các cha sở Roma sau lễ tro.

3- Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị quốc tế về thánh nhạc.

4- Năm 2015 của Tòa Thánh năm bị thiếu hụt 12,4 triệu Euro.

5- Mễ Du: Đức Giám Mục của giáo phận sở tại phủ nhận về các cuộc hiện ra liên quan tới Đức Mẹ.

6- Đức Tổng Giám mục của Giáo Hội Maronite Syria cho hay: Mùa Chay này thật thê lương cho các Giáo Hội Syria vì nhiều linh mục đã phải di tản.

7- Đức Hồng Y Mueller bác bỏ lời trách cứ của bà Marie Collins.

8- Hai học giả phò phụ nữ tranh luận về vai trò phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo.

9- Giáo Hội Công Giáo Bangladesh chống luật mới về hôn nhân vị thành niên.

10- 31000 nạn nhân đói ở Nam Sudan, khoảng nửa số phải chạy qua nước cựu thù Sudan.

Sau đây là phần tin chi tiết:

- Kinh Truyền Tin với ĐTC, Chúa Nhật I Mùa Chay: Dựa vào Lời Thiên Chúa

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay 5-3-2017 tại quảng trường thánh Phêrô, ĐTC quảng diễn về cách thế Chúa Giêsu dựa vào Lời Thiên Chúa để chiến thắng ma quỷ trong ba cơn cám dỗ nơi sa mạc. ĐTC mời gọi mọi người hãy thường xuyên sử dụng Kinh Thánh giống như thường xuyên sử dụng điện thoại di động.

Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC nói:

Trong ngày Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Chay, bài Tin Mừng giới thiệu cho chúng ta con đường hướng tới Phục Sinh. Đó là bốn mươi đêm ngày Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong sa mạc (x. Mt 4:1-11). Đó là lúc Chúa Giêsu vừa mới chịu phép rửa tại sông Giođan… Thần Khí Thiên Chúa ngự xuống trên Người và có tiếng Chúa Cha từ trời công bố: “Này là con Ta yêu dấu” (Mt 3:17). Thế là, Chúa Giêsu đã sẵn sàng bắt đầu thực thi sứ mạng, và cùng lúc ấy Người tuyên chiến với kẻ thù là Satan… Tên cám dỗ lặp đi lặp lại: “Nếu ông là Con Thiên Chúa…”. Ma quỷ gây nghi hoặc về danh hiệu Con Thiên Chúa với mục đích cản trở ngăn trở Chúa thực thi sứ mạng. Không chỉ làm như thế, mà nó còn đưa ra cụ thể ba cơn cám dỗ. Một là biến hóa đá thành bánh để thỏa mãn cơn đói. Hai là nhảy từ trên nóc Đền Thờ xuống và sẽ được các thiên thần nâng đỡ. Ba là thờ lạy ma quỷ để được cai trị thế giới… Nhưng những mũi tên tẩm thuốc độc của ma quỷ đều được Chúa Giêsu ngăn chặn bởi chiếc khiên che là Lời Thiên Chúa. Lời Thiên Chúa chính là ý muốn của Chúa Cha. Chúa Giêsu không tự mình nói điều gì, nhưng luôn luôn vâng theo Lời Thiên Chúa.

Trong suốt bốn mươi ngày Mùa Chay, các Kitô hữu chúng ta được mời gọi bước theo những dấu chân của Chúa Giêsu và vững mạnh trong cuộc chiến đấu thiêng liêng, để với sức mạnh của Lời Chúa mà chống lại thần dữ… Để làm được điều đó, chúng ta cần thường xuyên đọc Kinh Thánh, suy niệm Lời Chúa và sống Lời Chúa… Thực tế, nếu Lời Thiên Chúa luôn ở trong tâm hồn chúng ta, thì không có cám dỗ nào và không trở ngại nào có thể làm chúng ta lệch hướng khỏi con đường lành, và khi ấy chúng ta sẽ đánh bại những lời mời mọc của cái ác hàng ngày bủa vây chúng ta, chúng ta sẽ sống cuộc phục sinh trong Chúa, chúng ta sẽ biết đón nhận và yêu thương anh chị em của mình hơn, nhất là những người dễ bị tổn thương và những ai thiếu thốn, ngay cả chúng ta có thể yêu thương kẻ thù của mình.

Tiếp đến, Đức Thánh Cha đọc kinh Truyền Tin và ban Phép Lành Tòa Thánh cho mọi người.

- ĐTC tiếp tục truyền thống của các vị tiền nhiệm, gặp gỡ các cha sở Giáo phận Roma sau lễ tro.

Trong cuộc gặp gỡ khoảng 800 cha sở trong giáo phận Roma sáng ngày 2-3-2017 tại Đền thờ Thánh Gioan Laterno, ĐTC khích lệ các vị vượt thắng những khó khăn và cám dỗ để tăng trưởng trong đức tin.

Trong bài suy niệm về đề tài: “Sự tăng trưởng đức tin trong đời sống linh mục”, ĐTC nhận xét rằng cám dỗ là điều vẫn luôn hiện diện trong đời sống của Simon Phêrô. Thánh nhân đích thân tỏ cho chúng ta thấy cách thức tiến triển trong đức tin qua việc tuyên xưng và để cho mình bị thử thách, và qua đó cả tội lỗi cũng đi vào sự tiến bộ của đức tin. ĐTC nói: “Phêrô đã phạm tội nặng nề là chối Chúa - vậy mà Chúa chọn Phêrô làm Giáo Hoàng. Điều quan trọng đối với một linh mục là biết đưa những cám dỗ và tội lỗi của mình vào trong khuôn khổ kinh nguyện của Chúa Giêsu để đức tin của chúng ta không bị suy yếu, nhưng trưởng thành và giúp củng cố đức tin của những người được ủy thác cho sự chăm sóc của linh mục”.

Theo chiều hướng trên đây, ĐTC mời gọi các linh mục hãy tránh thái độ chủ bại: “Cảm thức thất bại làm cho chúng ta trở thành những người bi quan, bất mãn, và không hăng say phấn khởi … Đó là một trong những cám dỗ nghiêm trọng nhất…” ĐTC nói: “Tôi thích lập lại rằng một linh mục hoặc một giám mục không cảm thấy mình là người tội lỗi, không xưng thú, mà chỉ khép kín co cụm vào mình, thì không tiến triển trong đức tin. Nhưng cần chú ý làm sao để sự xưng tội và phân định những cám dỗ của mình bao gồm và để ý tới ý hướng mục vụ mà Chúa muốn mang cho các vị”.

- Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội nghị quốc tế về thánh nhạc.

ĐTC khuyến khích các chuyên gia về thánh nhạc giúp cộng đoàn phụng vụ và dân Chúa tích cực tham dự vào mầu nhiệm Thiên Chúa.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 4-3-2017 dành cho 400 tham dự viên Hội nghị quốc tế về chủ đề: “Âm nhạc và Giáo Hội: việc phụng tự và văn hóa 50 năm từ sau Huấn Thị về Thánh Nhạc”. Hội nghị do Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa, Bộ giáo dục Công Giáo, Giáo Hoàng Học viện về Thánh Nhạc và Giáo Hoàng Học viện về phụng vụ thuộc trường thánh Anselmo ở Roma cùng tổ chức.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đề cao tính chất thời sự của Huấn Thị này, trong đó có nêu bật tầm quan trọng sự tham gia của toàn thể cộng đoàn tín hữu, một cách tích cực, ý thức và trọn vẹn, vào hoạt động phụng vụ. Trong ý hướng đó, ngài nhiệt liệt khuyến khích các chuyên gia về thánh nhạc, các vị ca trưởng các ca đoàn, ”hãy giúp cộng đoàn phụng vụ và Dân Chúa nhận thức và tham gia, với tất cả giác quan thể lý và tinh thần, vào mầu nhiệm Thiên Chúa. Thánh Nhạc và thánh ca phụng vụ có nghĩa vụ mang lại cho chúng ta ý nghĩa vinh danh Thiên Chúa, vẻ đẹp, sự thánh thiện bao trùm chúng ta như đám mây sáng ngời”

- Năm 2015 của Tòa Thánh năm bị thiếu hụt 12,4 triệu Euro.

Kết toán chi thu của Tòa Thánh trong năm 2015 bị thiếu hụt 12,4 triệu Euro, tức là giảm được hơn 1 nửa so với số thiếu hụt 25,8 triệu Euro trong năm 2014 trước đó. Năm 2013, Tòa Thánh bị thiếu hụt 24,4 triệu Euro.

Thông cáo do Bộ Kinh tế của Tòa Thánh công bố hôm 4-3-2017 cho biết số thu của Tòa thánh đến từ việc đầu tư, và có 24 triệu Euro do các giáo phận và dòng tu đóng góp theo khoản giáo luật số 1271. Ngoài ra có 50 triệu Euro do Viện Giáo Vụ, quen gọi là Ngân hàng Vatican đóng góp.

Giống như những năm trước đây, phần lớn số chi của Tòa Thánh là để trả lương cho các nhân viên.

Ngoài ra, trong năm 2015, kết toán chi thu của Phủ Thống đốc Quốc gia thành Vatican dư được gần 60 triệu Euro (59,9), phần lớn từ Bảo tàng viện Vatican.

Kết toán chi thu của Tòa Thánh nay bắt đầu được thực hiện theo các nguyên tắc kế toán quốc tế.

- Mễ Du: Đức Giám Mục của giáo phận sở tại phủ nhận về các cuộc hiện ra liên quan tới Đức Mẹ.

Hôm thứ Hai 27-2-2017, ĐGM Ratko Peric của Giáo phận Mostar-Duvno (Nam Tư cũ) đã ban hành một tuyên bố nói rằng Đức Trinh Nữ Maria chưa bao giờ hiện ra tại Mễ Du (Međugorje), và thêm rằng những cuộc hiện ra đang được ghi nhận chỉ là một hình thức thêm thắt của những thị nhân và linh mục đang làm việc ở đó.

Đức Cha Peric, GM bản quyền của Mễ Du nói, "Khi xem xét tất cả mọi thứ mà tòa án của giáo phận cho đến nay đã điều nghiên được về bảy ngày đầu tiên của cuộc hiện ra ấy, chúng tôi có thể nói rằng: không hề có những cuộc hiện ra nào của Đức Mẹ tại Mễ Du",

Đức Cha Peric cũng lưu ý rằng Giáo Hội đã nhiều lần điều tra về hiện tượng này, bắt đầu từ đầu đầu thập niên 1980 và đã kết thúc qua một ủy ban do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI thành lập hồi năm 2010, cũng như các quan điểm mà Bộ Giáo Lý Đức Tin đưa ra vào năm 2016. "Quan điểm của tòa án giáo phận rõ ràng và dứt khoát là: không hề có sự hiện ra đáng tin cậy nào liên quan đến Đức Trinh Nữ Maria" tại Mễ Du.

- Đức Tổng Giám mục của Giáo Hội Maronite Syria cho hay: Mùa Chay này thật thê lương cho các Giáo Hội Syria vì nhiều linh mục đã phải di tản.

Các Kitô hữu tại Syria đang chuẩn bị để sống một "Mùa Chay Thê Lương", và giữa nhiều yếu tố đưa tới sự thê lương đau khổ và buồn đau cho các Giáo Hội của Syria là có nhiều linh mục phải di tản vì chiến tranh, khiến nhiều tín hữu không còn cơ hội tham dự các nghi lễ phụng vụ nữa. Đây là những điểm mà Đức Tổng Giám mục Samir Nassar, Thượng phụ của Giáo Hội Maronites ở Damascus, đề cập tới trong lá thư mục vụ Mùa Chay của Ngài.

Trong bức thư gửi cho Thông tấn xã Fides, Đức Tổng giám mục Samir cho hay "Các giáo xứ đã thấy rõ số lượng giáo dân xút giảm và hoạt động mục vụ trống trải đáng kể. Giáo Hội tại Damascus đã chứng kiến sự ra đi của một phần ba hàng giáo sĩ của họ (27 linh mục). Đây là lý do chính làm suy yếu vị trí và vai trò của các Kitô hữu vốn đã bị coi là thiểu số mà nay lại bị suy giảm vì tình trạng thiếu linh mục.

Chính trong trạng thái bi thương và túng nghèo này, Đức Tổng Giám Mục Nassar nói, Mùa Chay 2017 thê lương này là thời gian sa mạc để mỗi Kitô đưa ra một mối cam kết đối với Giáo Hội, đề ra con đường dẫn tới Chúa Kitô phục sinh. Chúa Kitô là Ánh Sáng của thế gian đã mời gọi tất cả mọi người bất luận nam nữ: "Hãy đến với Ta, tất cả những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, và Ta sẽ cho các ngươi được an vui thảnh thơi".

- Đức Hồng Y Mueller bác bỏ lời trách cứ của bà Marie Collins.

ĐHY Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, bác bỏ lời trách cứ của bà Marie Collins, và một số người khác cho rằng các cơ quan Tòa Thánh không hỗ trợ công việc của Ủy ban Tòa Thánh Bảo Vệ Trẻ Em.

Hôm 1-3-2017, bà Marie Collins, người Ai Len, từng là nạn nhân bị 1 LM lạm dụng hồi năm 1960, đã từ chức thành viên Ủy ban Tòa Thánh Bảo Vệ Trẻ Em. Trong nhiều cuộc phỏng vấn sau đó, bà cho biết lý do khiến bà từ chức vì sự thiếu cộng tác của nhiều cơ quan Tòa Thánh với Ủy ban này, trong đó có Bộ giáo lý đức tin. Tòa Thánh thiếu quyết liệt trong việc xử lý những kẻ lạm dụng tính dục trẻ em.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho tờ Frankfurt toàn báo (Frankfuter Allgemeine Zeitung) số ra ngày 3-3-2017, ĐHY Mueller nói: “Cần phải hiểu rằng Tòa Thánh không đưa ra những bản án như tòa đời. Trong Giáo Hội, hình phạt là giới hạn các chức vụ thiêng liêng và án phạt nặng nhất là sa thải khỏi hàng giáo sĩ. Ngoài ra, hình luật của mỗi nước đều có thể áp dụng cho các giáo sĩ. Tòa án đời có thể phạt tù tội nhân. Biện pháp trừng phạt của Giáo Hội có thể được coi là bổ túc, như một biện pháp kỷ luật…”

ĐHY Mueller nhìn nhận rằng đối với Giáo Hội không dễ phân tích những sự kinh khủng và không thể tưởng tượng được như nạn lạm dụng tính dục.” Các GM chúng tôi có khi là những người thơ ngây, tin tưởng nơi sự tốt lành. Chúng tôi không học về tội phạm học. Về vấn đề này Giáo Hội còn đang ở trong một tiến trình học hỏi.

- Hai học giả phò phụ nữ tranh luận về vai trò phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo.

Theo tin của Catholic News Agency ngày 27-2-2017, Erika Bachiochi, một học giả tại Trung Tâm Đạo Đức Học và Chính Sách Công, và Tiến Sĩ Mary Anne Case, giáo sư luật tại Đại Học Chicago, đã có cuộc tranh luận sôi nổi về vai trò phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo tại Cuộc Tranh Luận Lớn Lần Thứ Mười của Viện Aquinas về Tư Tưởng Công Giáo, tổ chức tại Boulder, Colorado, ngày 23 tháng Hai năm 2017.

Hai học giả phụ nữ này hoàn toàn bất đồng về câu hỏi chính: “Giáo Hội có chống phụ nữ không?” Bà Case trả lời có, còn bà Bachiochi thì trả lời không.

Đối với Erika Bachiochi, Giáo Hội Công Giáo có thể cung cấp một nền thần học phò phụ nữ chân chính, không những che chở và bảo vệ tư thế của bà như một người phò phụ nữ mà còn thăng tiến khả năng của bà trong mọi khía cạnh của đời sống. Tiến Sĩ Mary Anne Case nghĩ khác. Bà tin rằng dù phong trào Công Giáo phò phụ nữ có hiện hữu, nhưng Giáo Hội Công Giáo định chế, tức Vatican và Huấn Quyền, thì rõ ràng chống lại phụ nữ.

Bà Case nói: “… Theo tôi, Giáo Hội đã làm chúng ta thất vọng, và tôi nghĩ Giáo Hội tương đối mới làm chúng ta thất vọng gần đây thôi. Giáo Hội tiên khởi không hề chống phụ nữ. Các sách Tin Mừng không chống phụ nữ”. Tuy nhiên, theo bà Case, khi dứt khoát nói “không” với việc phong linh mục cho phụ nữ hồi thập niên 1970, Giáo Hội đã đóng sập cửa đối với nửa dân số trong Giáo Hội. Trong 50 năm vừa qua, bà Case tin rằng Giáo Hội đã bác bỏ ý niệm đàn ông và đàn bà bình đẳng với nhau… Bà cho rằng đặt để các đặc điểm hay vai trò lên từng phái tính là bác bỏ sự bình đẳng của họ.

Lên tiếng trả lời, Bachiochi nói rằng: “giáo huấn giáo hoàng bác bỏ quan điểm có tính duy yếu tính cho rằng đàn ông và đàn bà sở hữu các đặc điểm cố định hoàn toàn loại bỏ nhau”. Tính dục không lấy mất sự bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà, nó đơn thuần chỉ làm họ khác biệt mà thôi.

Bà Bachiochi đồng ý với Case về một số bình diện, trong đó có việc nên có nhiều tiếng nói của phụ nữ hơn trong Giáo Hội. Tuy nhiên, các dị biệt đáng kể nhất giữa hai học giả này là về các giáo sĩ và giáo huấn về tính dục. Trong khi bà Case cho rằng phụ nữ có thể và nên được thụ phong làm linh mục Công Giáo, thì bà Bachiochi cho rằng ý niệm thụ phong này nặc mùi chủ nghĩa duy giáo sĩ. Bà nói: “là một Kitô hữu đã chịu phép rửa, tôi đâu có kém thế giá gì hơn các linh mục. Linh mục có thế giá thay mặt cho Chúa Kitô trong các bí tích, còn tôi, tôi có thế giá thay mặt cho Người ở mọi lãnh vực khác trong đời tôi”.

- Giáo Hội Công Giáo Bangladesh chống luật mới về hôn nhân vị thành niên

Dhaka - Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Bangladesh mạnh mẽ lên án luật mới về hôn nhân vị thành niên, được chính quyền Dhaka phê chuẩn hôm 27-2-2017.

Đức Cha Gervas Rozario, GM của Rajshah, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình nói với hãng tin Á châu: Quốc hội đã sai lầm nghiêm trọng khi phê duyệt luật “Hạn chế Hôn nhân vị thành niên năm 2017”, với một điều khoản cho phép hôn nhân trong một số hoàn cảnh đặc biệt, như “có thai vô tình và bất hợp pháp” để “cứu danh dự một cô gái”.

Luật mới cho phép độ tuổi kết hôn của nam giới là từ 21 tuổi và nữ giới từ 18. Tuy vậy, các nhà hoạt động than phiền về điều khoản “những hoàn cảnh đặc biệt”, thực tế là hợp pháp hóa hôn nhân của các bé gái có thai vì bạo lực tình dục. Đức Cha Rozario cũng đồng ý với họ, ngài lưu ý: “Bangladesh là một quốc gia tham nhũng. Bây giờ nhiều người coi sóc có thể sắp xếp những cuộc hôn nhân trẻ em. Cảnh sát và các nhà hoạt động không thể ngăn cản được.” Đức Cha cho biết là Giáo Hội Công Giáo sẽ không theo luật mới và vẫn tiếp tục chấp nhận giới hạn tuổi kết hôn là từ 21 cho người nam và 18 cho nữ giới.

Các con số thống kê chính thức cho thấy là Bangladesh có tỉ số cô dâu và chú rể dưới tuổi kết hôn cao nhất ở Á châu. Khoảng 52% cô dâu dưới 18 tuổi và 18% dưới 15 tuổi.

- 31000 nạn nhân đói ở Nam Sudan, khoảng nửa số phải chạy qua nước cựu thù Sudan.

Theo tin từ Khartoum, Sudan, thì khoảng một nửa số người tị nạn cuả Nam Sudan đã đến Sudan trong hai tháng qua. Căn cứ vào số liệu chính thức cuả văn phòng cao ủy Liên Hiệp Quốc cho người tị nạn (UNHCR) thì đã có thêm 31.000 người Nam Sudan phải bỏ nhà ra đi vì nạn đói và xung đột.

Chính phủ cuả Nam Sudan và Liên Hiệp Quốc, trong một công bố chính thức về nạn đói vào ngày 20 tháng 2, cho biết tình hình là đặc biệt nghiêm trọng tại một số khu vực của tiểu bang Unity. Trong số những nạn nhân mới được phát hiện ra thì có hơn 80% chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, trong đó có khá nhiều trẻ mồ côi hoặc bị đi lạc. Những người này cần được cứu trợ một cách khẩn cấp.

Đại diện của đảng cầm quyền Umma của Sudan đã kêu gọi cư dân trong các vùng biên giới hãy tiếp nhận những người tị nạn. Nhiều tổ chức từ thiện của Sudan, được công nhận bởi nhà nước, đã kêu gọi lạc quyên đề cung cấp viện trợ cho Nam Sudan. Theo văn phòng cao ủy Liên Hiệp Quốc UNHCR, thì kể từ khi cuộc nội chiến bùng nổ, đã có gần 330.000 người Nam Sudan phải đi tị nạn vì chiến tranh và thiếu thốn thực phẩm.
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 01 - 07/03/2017: Câu Chuyện Gương của dân biểu Carol Monaghan ngày thứ Tư Lễ Tro
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:31 06/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Ăn chay đúng nghĩa là gì?

Ăn chay đúng nghĩa chính là giúp đỡ người thân cận; còn ăn chay giả dối là việc trộn lẫn giữa điều có vẻ là tôn giáo với thứ kinh doanh nhơ bẩn và kiểu hối lộ của những thứ phù vân. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu mùng 03 tháng 03 tại nhà nguyện Santa Marta

Các bài đọc trong ngày nói về việc ăn chay. Ăn chay là việc mà chúng ta được mời gọi thực hành trong Mùa Chay. Làm như thế để chúng ta có thể tiến lại gần Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thích những tâm hồn sám hối. Tác giả Thánh Vịnh là người có tâm hồn cảm thấy được tội lỗi của mình, và nhận biết được rằng mình chỉ là một tội nhân.

Trong bài đọc trích sách ngôn sứ Isaia, Thiên Chúa chê trách những kẻ giả hình. Họ ăn chay nhưng lại ăn bẩn trong kinh doanh và đối xử tệ bạc với người làm công. Họ có đôi tay xấu xa. Một tay họ làm việc đền tội, tay kia họ làm những điều bất công. Vì thế, Chúa kêu gọi thực hiện việc ăn chay đích thực.

Có kiểu ăn chay giả dối, có thói đạo đức giả. Đó là kiểu ăn chay để cho người khác thấy mà khen, trong khi lại hành xử đầy bất công và khai thác con người. Ví như có người nói: “Tôi sẽ dâng tặng điều tốt đẹp này cho Giáo Hội”. Thử hỏi lại người ấy rằng: “Hãy nói cho tôi, bạn có đối xử tốt với gia đình bạn không? Bạn có trả lương xứng đáng cho nhân viên của bạn không? Bạn có thực thi như luật pháp và lẽ phải, để các nhân viên có thể nuôi con cái của họ không?”.

Có một câu chuyện diễn ra ngay sau thời chiến tranh thế giới thứ hai, khi ấy cha Pedro Arrupe Dòng Tên đang là nhà truyền giáo tại Nhật Bản. Có một doanh nhân giàu có nọ muốn dâng tặng cho công cuộc truyền giáo, nhưng đi cùng anh ta, có một nhiếp ảnh gia và một nhà báo. Trong khi đó, chiếc phong bì mà anh doanh nhân tặng chỉ chứa 10 đôla.

Kiểu ăn chay giả dối cũng giống như việc chúng ta không đối xử phải lẽ với người thân cận. Chúng ta thực hiện việc đền tội, ăn chay, bố thí, và rồi chúng ta cũng làm việc hối lộ. Đó là sự giả hình giả dối của những thứ phù vân hư ảo. Đó không phải là chân thực mà chỉ là đạo đức giả. Vì vậy Chúa Giêsu nói: khi cầu nguyện thì chọn nơi kín đáo, khi ăn chay thì đừng làm bộ buồn sầu, khi bố thí thì đừng khua chiêng đánh trống, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm.

Trong bài đọc trích sách ngôn sứ Isaia, Chúa nói cho những kẻ giả hình biết thế nào là ăn chay đúng nghĩa: “Nào ăn chay như Ta mong muốn không phải như thế này sao? Là hủy bỏ xiềng xích bất công, tháo gỡ gánh nặng, trả tự do cho kẻ bị áp bức, chia cơm sẻ bánh cho người đói, tiếp rước người nghèo vô gia cư, mặc áo cho kẻ trần truồng, đừng kinh khi những người cũng là con người như ngươi”. Chúng ta hãy ngẫm suy những lời này, chúng ta hãy để tâm những lời ấy mỗi khi chúng ta ăn chay, cầu nguyện, và làm phúc bố thí. Điều ấy sẽ giúp chúng ta nghĩ xem người ta cảm thấy điều gì, khi người ta ăn bữa tối với giá 200 euro xong và trên đường trở về nhà, người ta nhìn thấy một người đang đói, và rồi người ta tiếp tục bước đi. Thật là tốt cho chúng ta để nghĩ suy về những điều này.

2. Câu chuyện: Gương của dân biểu Carol Monaghan trong ngày thứ Tư Lễ Tro

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Một trong những câu chuyện thời sự được đài BBC đưa tin trong tuần qua là câu chuyện của nữ dân biểu Quốc Hội Anh Carol Monaghan.

Sáng ngày thứ Tư Lễ Tro mùng 1 tháng Ba vừa qua, dân biểu Carol Monaghan của Glasgow trên đường đến dự cuộc họp Quốc Hội nhằm tuyển chọn các thành viên vào ủy ban đối ngoại Quốc Hội Anh, đã ghé vào một nhà thờ để tham dự lễ Tro.

Sau khi dự lễ, với vết tro còn nguyên trên trán cô đến Quốc Hội tham dự buổi họp quan trọng được trực tiếp truyền hình.

Carol Monaghan nói:

“Khi tôi đi vào ủy ban, những thành viên trong ủy ban nhao nhao hỏi tôi về dấu thánh giá bằng tro trên trán. Tôi nói ‘đó là Thứ Tư Lễ Tro’. Đáp lại họ nói, nhưng cuộc họp này sẽ được phát hình trực tiếp đấy”.

“Tôi cảm nhận là họ e rằng tôi sẽ xấu hổ - nhưng tôi đã để yên không bôi dấu thánh giá đi” Monaghan nói.

Cô nói thêm rằng hầu hết tín hữu các tôn giáo thể hiện niềm tin của họ rõ ràng thông qua các biểu tượng và quần áo, cho nên tại sao người Công Giáo lại cảm thấy xấu hổ trước các biểu tượng niềm tin của mình?

Trước khi trở thành một dân biểu vào năm 2015, Monaghan từng là một giáo viên dạy vật lý tại một trường công lập. Cô đã có kinh nghiệm khi người ta hỏi cô về ý nghĩa đằng sau vết tro trên trán ngày Thứ Tư Lễ Tro.

“Tôi cảm hạnh phúc để trả lời câu hỏi của họ. Đối với tôi đó là một cơ hội truyền giáo.”

Năm 2011, một giám mục Anh khuyến khích người Công Giáo không nên bôi vết tro trên trán của họ sau khi họ nhận được phép lành này bởi vì nó cung cấp cho các Kitô hữu một cơ hội để rao giảng Tin Mừng.

Lời Chúa theo Tin Mừng Thánh Mátthêu:

“Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.

“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục. Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

“Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”

3. Thiên Chúa mang lấy những thương tích của chúng ta

Chiếc la bàn định hướng của người Kitô hữu chính là việc bước theo Đức Kitô chịu đóng đinh. Ngài là Thiên Chúa đã trở nên người phàm và mang lấy những thương tích của chúng ta. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm mùng 2 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta.

Mở đầu mùa chay với tiếng vang gọi mời sám hối, chúng ta được mời gọi nhìn vào thực tại với ba nét: thứ nhất là con người, thứ hai là Thiên Chúa, thứ ba là con đường.

Thực tại là con người phải lựa chọn giữa thiện và ác. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta tự do, và chúng ta phải thực hiện việc chọn lựa. Thế nhưng, Chúa không bỏ mặc chúng ta một mình, Ngài ban cho chúng ta các điều răn để dẫn đường chỉ lối. Tiếp đến, thực tại về Thiên Chúa là điều rất khó hiểu đối với các môn đệ. Các ông không hiểu được con đường thập giá của Chúa Giêsu. Bởi lẽ Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã mang lấy trọn vẹn thân phận phàm nhân chỉ trừ tội lỗi. Nếu không có Thiên Chúa thì đã không có Chúa Kitô. Nếu tin vào Thiên Chúa mà không tin vào Đức Kitô, thì vị Chúa ấy không thực.

Thực tại về Thiên Chúa, chính là Thiên Chúa làm người, Thiên Chúa nơi Đức Kitô, vì chúng ta và để cứu độ chúng ta. Khi chúng ta quay lưng lại với thực tại này, chúng ta cũng quay lưng lại Thập giá Chúa Kitô, và khi đó chúng ta đi ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, đi ra khỏi con đường cứu độ của Thiên Chúa. Con đường của Thiên Chúa là thế này: Ngài đã đến với chúng ta, đến bên chúng ta để cứu chúng ta, và chết vì chúng ta. Đó là thực tại về Thiên Chúa.

Có một cuộc đối thoại giữa một người theo thuyết bất khả tri và một tín hữu. Người theo thuyết bất khả tri với thiện ý, đã hỏi người tín hữu rằng: “Đối với tôi, bằng cách nào mà có thể… Vấn đề là bằng cách nào mà Đức Kitô là Thiên Chúa, điều này tôi không hiểu. Đức Kitô là Thiên Chúa hay sao?”. Người tín hữu đáp lại: “Vâng, với tôi, đây không phải là vấn đề. Vấn đề là làm sao Thiên Chúa lại không là Đức Kitô”.

Thực tại về Thiên Chúa là: Đức Kitô chính là Thiên Chúa, Thiên Chúa đã trở nên người phàm, và đây là nền tảng để thực thi lòng thương xót. Các thương tích của anh chị em chúng ta cũng là những thương tích của Chúa Kitô. Chúng ta đều biết rằng, không thể sống mùa chay mà không sống thực tại này. Tất cả chúng ta cần thay đổi bản thân, không phải với một Đức Kitô kiểu trừu tượng mông lung, nhưng là với một Đức Kitô cụ thể bằng xương bằng thịt, Đấng là Thiên Chúa làm người.

Thực tại thứ ba là con đường. Chúa Giêsu nói: “Ai muốn theo ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”.

Con đường ấy chính là con đường của Chúa Kitô, là bước theo Đức Kitô để thực thi ý muốn của Chúa Cha như Đức Kitô đã làm, là từ bỏ chính mình và vác thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa Kitô. Không làm những gì mình muốn, nhưng là làm những gì Đức Kitô muốn, đó là theo Đức Kitô. Ngài đã nói về con đường từ bỏ, con đường liều mất mạng sống để rồi được lại sự sống. Đó là con đường hy sinh mạng sống, hy sinh những gì mình muốn, hy sinh những tiện nghi, để phục vụ tha nhân, để phụng thờ Thiên Chúa. Đó là con đường của Chúa Giêsu. Đó là con đường phải lẽ.

Như thế, chỉ có một con đường chắc chắn, là bước theo Chúa Giêsu chịu đóng đinh, con đường thập giá. Đó là thực tại với ba nét đặc thù: thực tại về con người, thực tại về Thiên Chúa, thực tại về con đường. Đó là chiếc la bàn giúp người Kitô hữu không bị lạc lối.

4. Chọn Thiên Chúa thì vui tươi, chọn giàu sang thì sầu buồn

Thiên Chúa là Đấng ban cho chúng ta tất cả. Đi theo Chúa, chúng ta không kiếm tìm sang giàu. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 28 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta

Trong bài Tin Mừng một ngày trước đó, Chúa Giêsu nói: không ai có thể làm tôi hai chủ, không ai có thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được. Và khi anh thanh niên giàu có buồn rầu bỏ đi, Chúa còn nói: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Thiên Chúa. Trong bối cảnh đó, nơi bài Tin Mừng hôm nay, ông Phêrô hỏi Chúa: Thầy coi, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy?

Ông Phêrô không biết phải nói gì. Ông đã nói theo kiểu: Vâng, chúng con đã bỏ lại mọi sự, vậy chúng con thì sao? Chúa Giêsu đáp lại rất rõ ràng: “Thầy bảo thật anh em, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đồng vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ không được gấp trăm cùng với sự sống đời đời.” Thế đó, chúng ta bỏ tất cả, và Chúa ban cho tất cả. Lòng quảng đại của Ngài vượt xa lòng quảng đại của chúng ta. Chúa ban cho chúng ta tất cả. Khi Ngài ban một cái gì đó, cái gì đó có nghĩa là tất cả. Tuy nhiên, đừng quên một cụm từ mà Chúa nói, một thứ mà Chúa ban, đó là “cùng với sự bắt bớ”. Lời này làm chúng ta suy nghĩ.

Đây là việc bước vào một lối nghĩ khác, một cung cách hành động khác. Chúa Giêsu đã trao ban trao tặng chính Ngài cách hoàn toàn trên Thập giá.

Quà tặng của Thiên Chúa là thế, là sự tự hiến hoàn toàn. Đây là phong cách của Kitô giáo. Đó là tìm thấy sự hoàn thiện trong việc nhận lấy sự tự hiến hoàn toàn, và rồi đi theo con đường tự hiến này. Điều ấy chẳng hề dễ dàng, thực sự không dễ chút nào. Đâu là dấu chỉ cho biết tôi đã cho đi tất cả và nhận lấy tất cả? Chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất rằng: “Hãy tôn vinh Chúa với ánh mắt vui tươi. Khi dâng của lễ lên Thiên Chúa, ngươi hãy vui nét mặt và hân hoan thánh hiến một phần mười của ngươi dâng. Ngươi hãy dâng lên Thiên Chúa Tối Cao tùy theo như Người đã ban cho ngươi.” Ánh mắt vui tươi, nét mặt hạnh phúc, niềm vui… Đó chính là dấu chỉ cho thấy chúng ta đang tiếp bước trên con đường của tất cả và không gì cả, con đường của tự hiến hoàn toàn, con đường của niềm vui.

Nếu như anh thanh niên giàu có sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, thì chính thánh Phêrô đã vượt qua và bước tiếp. Giữa những thách đố và khó khăn, cần có nét mặt vui tươi và ánh mắt hạnh phúc và niềm vui của tâm hồn. Đó là gương sáng của thánh Alberto Hurtado.

Thánh nhân luôn làm việc, cho dù khó khăn nối tiếp khó khăn, dù thách đố tiếp nối thách đố… Ngài đã luôn làm việc để phục vụ người nghèo… Ngài đã làm việc theo phong cách của ngài… Đó là các hoạt động bác ái để trợ giúp người nghèo… Thế nhưng Ngài bị bách hại. Ngài phải chịu nhiều đau khổ. Trong những lúc cùng cực ấy, Ngài sống sự tự hiến của thập giá với lời cầu nguyện: “Con mãn nguyện trong lòng, lạy Chúa, con mãn nguyện trong lòng”. Ngài có thể dạy cho chúng ta con đường này. Nguyện xin Chúa ban cho chúng con ơn để vững bước trên con đường này, con đường tự hiến của Chúa Kitô. Và giữa những khó khăn thách đố, xin cho chúng con biết cầu nguyện với niềm vui nội tâm như thánh Alberto Hurtado.

5. Trong Chúa công bằng là thương xót

Trong hành trình của người Kitô hữu, sự thật không phải là sự thật kiểu thương lượng, và chúng ta phải sống công bằng với đầy lòng thương xót, như Chúa Giêsu dạy. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng 24 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta

Các luật sĩ hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Người ta có được phép ly dị vợ không?” Chúa không trả lời cho họ là hợp pháp hay không hợp pháp. Chúa không đi vào lối suy diễn, lối suy nghĩ của họ. Bởi vì họ chỉ nghĩ đến niềm tin theo kiểu có thể hoặc không thể, có thể đến chỗ này, không thể đến chỗ kia. Kiểu luận lý ấy, nếp nghĩ ấy, Chúa không đi vào. Chúa hỏi lại họ rằng: “Ông Môsê đã truyền cho các ông thế nào?” Họ nói: ông Môsê cho phép ly dị vợ. Chúa đáp lại họ: ông Môsê viết điều luật ấy vì các ông lòng chai dạ đá. Chúa nói sự thật. Đó là sự thật.

Chúa Giêsu luôn nói sự thật. Khi các môn đệ hỏi thêm, Chúa giải thích: “Ai bỏ vợ mình mà lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình, và ai bỏ chồng mà lấy chồng khác thì cũng phạm tội ngoại tình”.

Nếu sự thật là như thế và ngoại tình là điều nghiêm trọng, thì nên hiểu thế nào khi có nhiều lần Chúa Giêsu cũng nói chuyện với người phụ nữ phạm tội ngoại tình hoặc với người ngoại. Chúa nói với chị: “Tôi không lên án chị đâu. Chị về đi và đừng phạm tội nữa.” Có thể như thế chăng?

Con đường của Chúa Giêsu, chúng ta thấy rõ ràng: đó là con đường của sự thật và lòng thương xót. Chúa Giêsu vượt lên trên luật lệ. Đối với những ai muốn thử Người, muốn gài bẫy Người vào cái vòng luận lý lệ luật theo kiểu có thể không thể, thì họ đều thất bại. Họ không thể, bởi lẽ họ sống giả hình. Họ giữ luật chi li và chính xác. Họ càng giữ luật nghiêm ngặt hơn thì họ lại càng gian ác hơn. Đó là kiểu sống lừa dối.

Hành trình của người Kitô hữu không dựa trên những kiểu sự thật thay đổi theo hoàn cảnh, nhưng sự thật là sự thật, và cùng với sự thật ấy là sự phản ứng của lòng thương xót. Đó là cung cách của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là hiện thân của Chúa Cha giàu lòng thương xót, và Chúa Giêsu cũng là Sự Thật của Chúa Cha. Con đường của sự thật và lòng thương xót, là con đường Chúa Giêsu dạy chúng ta, nhưng thật khó thực hiện vì có biết bao cám dỗ của cuộc sống.

Khi con tim của chúng ta bị cám dỗ, thật chẳng dễ chút nào để sống công bằng và thương xót. Thế nên, chúng ta cần ân sủng của Thiên Chúa đổ vào cõi lòng mình. Và chúng ta luôn cần nài xin ơn ấy: “Lạy Chúa, con phải lẽ, nhưng cần phải lẽ với lòng thương xót”. Nhưng mà điều ấy không đúng trong các trường hợp đã được nghiên cứu. Nhưng lại đúng trong lòng thương xót. Đúng như bạn là. Đúng trong lòng thương xót. Sau đó, một loạt suy nghĩ có thể ập tới: “Nhưng, trong Thiên Chúa, điều gì quan trọng hơn?” Công bằng hay là thương xót? Có thể có một suy nghĩ tệ, cố gắng được khơi lên: chỉ có một mà thôi, không thể cả hai.

Thế nhưng, trong Thiên Chúa, công bằng chính là thương xót và thương xót là công bằng. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được con đường này, một con đường không hề dễ dàng, nhưng giúp chúng ta hạnh phúc và làm cho bao người hạnh phúc.