Ngày 06-03-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:42 06/03/2015
RUỘNG MĂNG TÂY
N2T

Có môt nông phu, tất cả ruộng của ông đều trồng toàn là măng tây, trong ruộng không có một gốc cỏ tạp nào, người đi đường rất ngạc nhiên hỏi tại sao măng tây mọc rất tốt và trong ruộng lại không có cây cỏ tạp nào ?
Người nông phu trả lời:
- “Vì măng tây vốn ưa mặn, bỏ muối trong ruộng nhiều một chút thì có thể làm cho măng tây rất tốt, mà đối với các loại cỏ thì ngược lại, chỉ cần vãi muối vào ruộng thì một cây cỏ tạp cũng không mọc được, cho nên không những khống chế được cỏ tạp, mà còn khiến cho măng tây tươi tốt, nhất cử lưỡng tiện.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Tâm hồn của con người ta là một cánh đồng ruộng có thể “trồng” đủ tất cả các loại thực vật trên thế gian, có thể “nuôi” tất cả các loại động vật trên thế gian, có thể chứa cả bầu trời biển khơi và địa cầu ở trong nó.
Tâm hồn con người ta có lúc thật nhỏ bé, nghĩa là không chứa đựng được một chút bác ái yêu thương với tha nhân hoặc với anh em chị em trong cộng đoàn.
Ruộng măng tây thì cần phải có chất mặn của muối để tươi tốt và nhờ muối mà cỏ tạp bị diệt tiêu. Cũng vậy, “ruộng” yêu thương của tâm hồn thì cần phải có chất mặn đức tin, để làm cho yêu thương (bác ái) càng tươi tốt phát triển, và thù hận ghét ghen do bởi kiêu căng cũng bị triệt tiêu.
Yêu thương mà không có đức tin thì yêu thương kiểu của người đời là sáng yêu chiều ghét theo vui buồn của tính tình; nhưng yêu thương có đức tin thì sẽ yêu thương luôn mãi, bởi vì đức tin dạy cho họ biết nhìn thấy Chúa nơi tha nhân để yêu thương vô điều kiện.
Ai hiểu được thì hiểu.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:45 06/03/2015
N2T

33. Khi chúng ta yêu người lân cận thì nhìn họ như hình ảnh của Thiên Chúa, là đối tượng tình yêu của Thiên Chúa.

(Thánh Vincentius de Paul)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Ưu tiên cho ánh sáng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:53 06/03/2015
Chúa Nhật 4 MÙA CHAY, năm B
2Sb 36,14-16.19-23; Ep 2, 4-10; Ga 3, 14-21
ƯU TIÊN CHO ÁNH SÁNG

Ánh sáng luôn cần thiết cho con người, cho vạn vạn, cho vũ trụ bởi vì có ánh sáng con người mới có sự sống.Không ai thích sống trong bóng tối. Bóng tối đồng lõa với sự dữ, với ma quỷ. Hôm nay, Tin Mừng của thánh Gioan viết :” Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng…” ( Ga 3, 19 ). Thực vậy, nhiều người đã chuộng sự dữ, đã thích bóng tối hơn sự sáng là chân lý, là sự thật, là Đức Kitô.

Thực ra, ở trần gian nói cách thông thường, nếu chỉ toàn có bóng tối, chắc chắn con người sẽ chết. Do đó, khi bị cúp điện, khi sống trong bóng tối, người ta cố tìm cho bằng được quẹt, hay bật lửa để thắp lên ngọn nến hay đèn dầu nhờ đó cả căn phòng hay căn nhà đều được chiếu sáng. Ai thích bóng tối là đồng lõa với sự dữ, đồng lõa với những tệ nạn như bia ôm, sì ke, ma túy, những tệ nạn khác. Tin Mừng thánh Gioan viết :” Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách “ ( Ga 3, 20 ). Vì làm điều ác, vì sợ sự xấu lộ ra, nên con người lại thích bóng tối. Con người sinh ra vốn để sống cho ánh sáng. Sở dĩ, con người ưa bóng tối vì họ thích làm điều xấu vv…Nhân chi sơ tính bản thiện. Con người sinh ra bản tính vốn tốt. Tuy nhiên, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Con người được sống trong môi trường tốt, sống gần người tốt, chắc chắn họ sẽ có cái nhìn tốt, sống tốt và ưa chuộng chân lý, ưa chuộng ánh sáng. Kinh Thánh thuật lại khi Ađam và Evà phạm tội, họ sợ ánh sáng, họ lẩn trốn và tránh ánh sáng. Trước khi phạm tội, Ađam luôn được Chúa hiện ra trò chuyện cách thân mật. Ông sống gần Chúa, sống gần ánh sáng, nên Ông không nhận ra sự dữ, vì chung quanh Ông toàn là ánh sáng. Con người chúng ta cũng vậy, chúng ta đã nhiều lần từ khước Chúa, nhiều lần từ chối ánh sáng. Chúng ta thành thật thay đổi cuộc sống, thay đổi lối nhìn, cách suy nghĩ để nhận ra sự thật, nhận ra ánh sáng như thánh Gioan viết :” Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa “ ( Ga 3, 21 ).

Chúng ta phải sống trong ánh sáng thì Thiên Chúa mới ở với chúng ta. Kinh Thánh Cựu Ước đã thuật lại khi Ông Môsê vâng lệnh Chúa đưa dân Do Thái ra khỏi đất Ai Cập để vào đất hứa vì kêu la, than trách Chúa đã cho rắn độc cắn chết nhiều người. Dân chúng lại van xin ông Môsê xin Chúa thứ tha. Chúa đã ra lệnh cho Ông Môsê đúc một con rắn đồng treo lên cây gỗ, ai nhìn lên con rắn đồng sẽ được cứu thoát. Ngày nay, chúng ta được cứu độ bởi cái chết của Chúa Giêsu. “ Ơn Cứu Độ chan chứa nơi Người “ như lời Thánh Vịnh viết. Con người chỉ được cứu rỗi nhờ nhìn lên Đấng Cứu Thế bị treo lên Thập Giá. Chúa đã chấp nhận cái chết nhục nhã trên Thập Giá theo ý Thiên Chúa Cha và nơi Thập Giá ơn cứu độ chan chứa…Thập Giá là cây sinh quả phúc. Cái chết ô nhục trên Thập Giá là tuyệt đỉnh của sự đau khổ.Tuy nhiên, cái chết nhục nhã của Chúa Giêsu lại biến thành quả phúc của một tình yêu vô biên. “ Khi nào Ta bị treo lên cao.Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta “ hoặc “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ).Tình yêu tự hiến là tình yêu tuyệt đỉnh của sự dâng hiến. Người Kitô hữu không đi một con đường nào khác ngoài con đường Thập Giá của Chúa Kitô.

Chính thân xác nát tan, bầm dập của Chúa Giêsu trên Thập Giá lại là nguồn cứu rỗi của mọi người chúng ta. Jean-Pierre Manigne viết :” Tin mừng theo thánh Gioan gợi lên một nguy cơ lớn lao cho dân Chúa, mà chỉ những ai ngước mắt lên nhìn con rắn đồng mới được sống sót.Đối với ông Gioan, dân chúng thời đó-chắc hẳn của mọi thời-cũng đến lượt họ bị đe dọa hư mất đời đời. Và con Người sẽ cứu họ, cũng như con rắn đồng đã cứu, khi nó được giơ lên, trước mặt thế giới.Nó sẽ cứu những ai nhìn lên nó. Chỉ thế đã đủ để được cứu, thật quá ít, một lời mời gọi rất đơn giản mà có lẽ người ta sẽ không lấy làm quan trọng. Vì còn gì dễ hơn việc mở mắt ra, và nhìn. Ấy thế mà, kế tiếp Tin mừng này, cho chúng ta thấy là không phải như vậy, là không dễ như thế.Nhìn con rắn như kẻ cứu mình, cũng chính là nhớ lại vết thương chết người. Cũng vậy, ngước mắt lên Thiên Chúa Đấng Cứu Độ, cũng là chấp nhận nhìn lên cái gì đã cứu chúng ta. Đón nhận ơn tha thứ, không phải là lẩn tránh trước những gì đã tố cáo chúng ta, đó là trí nhớ, lương tâm, hoặc có thể là những người mà chúng ta đã làm họ thất vọng hay phản bội.Những con đường của lòng thương xót phải đi qua sự phán xét. Một sự phán xét gay gắt, một thị kiến đắng cay của tội lỗi, mà không có nó, không ai xin được và có được ơn tha thứ “.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết xa lánh sự dữ mà chấp nhận ánh sáng. Vì Chúa chính là nguồn ơn cứu rỗi chúng con. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao bóng tối lại đồng lõa với sự dữ ?
2.Ánh sáng co cần thiết cho con người không ?
3.Tại sao phải trải qua sự đau khổ mới tiến tới vinh quang ?
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:04 06/03/2015
KHÔN NGOAN CỦA NHÀ GIẢI MỘNG
N2T

Có một hoàng đế, nằm mơ thấy toàn bộ răng của mình rụng hết, sau khi tỉnh dậy thì lập tức cho mời một nhà giải mộng đến, hỏi ông ta giấc mơ ấy có ý nghĩa gì.
- “Ái dà, thật không may ạ thưa hoàng đế” người giải mộng ấy nói: “Mỗi cái răng rơi xuống, đều đại diện cho một người thân trong gia tộc bị chết.”
Hoàng đế nổi giận nói với người ấy:
- “Cái gì, nhà người thật to gan đó, ngươi dám nói với ta những lời bất lợi ấy sao, cút xéo mau lên”, và ông vua ra lệnh: “Bay đâu, đánh nó năm mươi gậy.”
Không lâu sau đó, lại một nhà giải mộng được triệu đến, nghe hoàng đế kể chuyện nằm mơ xong, thì nói:
- “Hoàng đế, ngài thật may mắn ạ, ngài sống thọ nhất so với những người thân của ngài.”
Sắc mặt của hoàng đế giản ra, nói:
- “Cám ơn ngươi, lập tức đi theo thị vệ của ta vào kho nhận năm mươi nén vàng.”
Trên đường đi người thị vệ nói với người giải mộng:
- “Như tôi nghe được thì lời giải mộng của ngài và lời giải mộng của người thứ nhất không có gì là khác nhau mấy.”
Người giải mộng thông minh và khôn ngoan ấy trả lời:
- “Lời nói thì có rất nhiều cách nói, vấn đề là anh nên nói như thế nào mà thôi !”
Sau đó ông ta phấn khởi lãnh vàng mà trở về nhà.
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Ông bà chúng ta có câu nói “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, suy cho rốt ráo thì đúng là một lời khuyên tế nhị, một lời dạy đầy tính nhân bản và đầy đạo lý của người Việt Nam.
- Lời nói thì không mất tiền mua và không phải tự nhiên mà nói được những lời cho vừa lòng nhau, nhưng phải cầu nguyện và tập nói những lời khiêm tốn.
- Lời nói không mất tiền mua và không phải mở miệng ra nói là được lòng mọi người, nhưng phải nhìn hoàn cảnh chung quanh để nói những lời hợp lý.
- Lời nói không mất tiền mua và không phải ai cũng nói được lời hay, nhưng phải xét mình để thấy mình tồi tệ hơn những lời mình sắp nói ra.
Có một vài người thông minh nhưng cách hành xử không khôn ngoan, nên lời nói đầy tính kiêu ngạo; có người học thức đầy mình nhưng ăn nói cộc lốc làm người khác khó chịu; có người làm chức vụ cao giữa xã hội, nhưng nói năng thường gây mất tình cảm với người khác.v.v...
Đức Chúa Giê-su cảnh cáo chúng ta: “Vì nhờ lời nói của anh mà anh sẽ được trắng án; và cũng tại lời nói của anh mà anh sẽ bị kết án.”
Hãy ghi nhớ lời nói trên của Đức Chúa Giê-su để chúng ta “nói cho vừa lòng nhau.”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 3 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:09 06/03/2015
Chúa Nhật 3 MÙA CHAY
N2T

Tin Mừng: Ga 2, 13-25
“Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.”


Anh chị em thân mến,
Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta nhìn lại một cái nhìn về đền thờ của Thiên Chúa, tức là nơi cầu nguyện, là nơi mà Thiên Chúa được vinh quang giữa con cái loài người. Quả thật như vậy, không ai trong chúng ta nói nhà thờ là cái chợ, và cũng không có ai muốn nhà thờ trở thành nơi ngồi đấu láo giải trí hay là nơi buôn bán đổi tiền...

Đối với Đức Chúa Giê-su thì đền thờ rất là quan trọng, bởi vì đền thờ chính là nhà của Cha trên trời và là nơi cầu nguyện, do đó, lòng sốt mến với đền thờ của Ngài đã làm cho Ngài nổi lên cơn bất bình mà đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ. Đền thờ Giê-ru-sa-lem chỉ là hình bóng của một đền thờ Giê-ru-sa-lem mới trên thiên đàng, đền thờ hình bóng này sẽ biến mất theo thời gian và sẽ không còn vị trí nào nữa sau khi Đức Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết, chính Ngài là đền thờ và là cung thánh của Cha trên trời.

Trong bí tích Rửa Tội, tâm hồn của chúng ta cũng trở nên đền thờ của Chúa Thánh Thần, được Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị và là nơi mà Thiên Chúa yêu thích nhất: yêu thích nhất không phải là chúng ta xứng đáng để cho Ngài ngự, nhưng là vì linh hồn của chúng ta được Máu Thánh Con của Ngài là Đức Chúa Giê-su rửa sạch; yêu thích nhất không phải vì linh hồn của chúng ta sạch tội trọng tội nhẹ, nhưng là vì chúng ta đã được cứu chuộc bởi sự hy sinh cao cả do Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su thực hiện trên thánh giá.

Ai trong chúng ta cũng đều biết tâm hồn chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa, đền thờ này chắc chắn quý hơn đền thờ mà chúng ta đang ngồi đây để dâng thánh lễ. Đền thờ bằng gỗ đá không có giá trị vững bền, nhưng nó sẽ bị huỷ hoại qua dòng thời gian, đền thờ này chỉ là nơi mà Thiên Chúa tạm dùng để Ngài chuyển thông tình thương xuống cho chúng ta, qua các bí tích mà chúng ta đón nhận để củng cố và làm tăng thêm vẽ đẹp cho đền thờ linh thiêng là chính linh hồn của chúng ta.

Thế nhưng trong cuộc sống, chúng ta đã rất nhiều lần đem đền thờ linh thiêng của Thiên Chúa là tâm hồn chúng ta biến thành nơi buôn bán, nơi đổi tiền và là nơi tối tăm cho ma quỷ ngự trị, đó là những khi trong lòng chúng ta chất chứa hận thù với người hàng xóm vì họ đã chửi mắng chúng ta; đó là khi chúng ta trong lòng chứa đầy những mưu gian để cáo gian hại người anh em, chỉ vì họ quá liêm chính trong cách sống; đó là khi chúng ta vì lợi ích cá nhân mà chà đạp danh dự của tha nhân khi chúng ta ăn gian nói dối; đó là khi chúng ta kiêu căng phách lối với mọi người...

Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã can đảm không sợ người Do Thái trả thù, cũng không sợ các thầy thông luật và các biệt phái trả thù, dù Ngài biết mình đã làm cho họ mất đi một ngày lợi tức to lớn bởi việc cho thuê đền thờ để buôn bán, mặc dù Ngài rất biết cái giá mà Ngài phải trả là bị đóng đinh trên thập giá. Đây là bài học cho mỗi người trong chúng ta: hãy dứt khoát với những thói hư tật xấu trong con người của mình, hãy mạnh dạn chặt đứt những móc xích nối chúng ta với tội lỗi đó là những bạn bè xấu, những quyến rủ của tiền bạc, những thách đố của dục vọng... để tâm hồn của chúng ta được trở nên đền thờ sống động, đẹp đẽ và tràn ngập ân sủng Chúa, để tâm hồn chúng ta xứng đáng là nơi để cho Chúa ngự trị.

Trong thánh lễ này, chúng ta cũng cầu xin Chúa ban hoà bình cho thế giới, đặc biệt là cho dân chúng tại những nơi đang xảy ra chiến tranh, đói nghèo và thiên tai, chúng ta phó thác cho Đức Mẹ Ma-ri-a – là Nữ Vương Hoà Bình- và thánh cả Giu-se – Đấng Công Chính- gìn giữ và che chở họ, cũng như gìn giữ và che chở cho chúng ta, việc làm này rất hợp với tinh thần mùa chay mà chúng ta đang sống.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:12 06/03/2015
N2T

27. Yêu mến Thiên Chúa, phụng sự Thiên Chúa, tất cả vì yêu Thiên Chúa mà làm.

(Thánh Clara)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:14 06/03/2015
ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ
Thứ sáu đầu mùa chay năm nay giáo dân tự nhiên vui vẻ nhộn nhịp hẳn lên, truyền tai nhau là lần đầu tiên họ thấy cha sở đi Đàng Thánh Giá và đọc kinh chung với họ, bởi vì các cha sở trước đây chưa bao giờ ngắm Đàng Thánh Giá hoặc đọc kinh chung với giáo dân, cha sở nghe được, nên trong thánh lễ Chúa Nhật sau khi giảng xong thì ngài bèn nói mấy câu:
- “Anh chị em đừng ngạc nhiên khi tôi cùng đi đàng Thánh Giá với mọi người, bởi vì tôi là cha sở, là mục tử, không cha sở nào kêu gọi giáo dân đi lễ ngày thường mà ngài lại làm biếng dâng lễ; không một mục tử nào kêu gọi giáo dân đi đàng thánh giá mà ngài lại ngồi trong phòng đọc sách hay tiếp khách; không một mục tử nào kêu gọi giáo dân đến nhà thờ đọc kinh chung mà ngài lại đợi đúng giờ làm lễ mới đi vào nhà thờ…”
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gửi 200 gia đình đi truyền giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
09:48 06/03/2015
VATICAN. Sáng ngày 6-3-2015, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến 7 ngàn thành viên Con đường Tân Dự tòng và gửi thêm 31 đoàn truyền giáo cho dân ngoại, tổng cộng là 200 gia đình với 600 người con.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến tại Đại thính đường Phaolô 6 có hơn 20 HY và GM thuộc các giáo phận nơi có các thành viên Con đường Tân Dự Tòng, cùng với 2 người sáng lập là Ông Kiko Arguello, bà Carmen Hernández và Cha linh hướng, Mario Pezzi.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nhìn nhận Con đường Tân Dự Tòng là một thiện ích lớn lao trong Giáo Hội. Ngài cám ơn và đề cao tinh thần truyền giáo của các thành viên Con đường này. Nhiều gia đình sẵn sàng từ bỏ mọi sự, cùng với con cái ra đi truyền giáo, theo lời mời gọi của các GM. Mỗi đoàn truyền giáo gồm có 1 LM và 4 hoặc 5 gia đình. Họ đến sống tại những vùng đã xa rời đức tin Kitô hoặc chưa được nghe loan báo Tin Mừng: Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến độ đã hiến Con của Ngài để ban cho chúng ta ơn được hiến mạng cho tha nhân.

ĐTC nói: ”Thế giới ngày nay rất cần sứ điệp cao cả này. Bao nhiêu cô đơn, bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu xa cách Thiên Chúa tại bao nhiêu khu vực ngoại ô của Âu Châu và Mỹ châu, cũng như tại bao nhiêu thành thị ở Á châu! Con người ngày nay ở mọi góc trời, rất cần được nghe biết Thiên Chúa yêu thương họ và tình yêu là điều có thể! Nhờ các gia đình thừa sai của anh chị em, các cộng đồng Kitô có nghĩa vụ thiết yếu là làm cho sứ điệp ấy trở nên cụ thể, hữu hình”.

Sau bài huấn dụ, ĐTC đã làm phép các thánh giá mà các gia đình thừa sai cầm trong tay, rồi ngài trao các thánh giá cho 33 LM quì gối để lãnh nhận. Các vị tháp tùng các gia đình trong các đoàn thừa sai mới.

Con đường Tân Dự Tòng được thành lập năm 1967 do Ông Kiko Arguello và Bà Carmen Hernández tại Madrid, Tây Ban Nha. Trong năm 2015 này có 21 ngàn cộng đoàn tại 124 quốc gia 5 châu, thuộc gần 1.500 giáo phận trong hơn 6.300 giáo xứ.

Con đường này cũng có 103 đại chủng viện giáo phận thừa sai Mẹ Đấng Cứu Chuộc với hơn 2.300 đại chủng sinh giáo phận đang chuẩn bị tiến lên chức linh mục; hơn 2.200 linh mục giáo phận đã xuất thân từ các đại chủng viện đó, hơn 1.100 gia đình với 4.600 con cái đang hiện diện ở 5 châu.

Ngoài ra có 96 đoàn truyền giáo cho dân ngoại với 487 gia đình và 2087 người con, đông nhất là 58 đoàn tại Âu Châu, 9 tại Mỹ châu, 25 tại Á châu, 1 tại Phi châu và 3 tại Úc châu.

Trong buổi tiếp kiến 8 ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng ngày 1-2 năm 2014, có 414 gia đình được ĐTC Phanxicô sai đi hoạt động trong đó có 174 gia đình shuộc 40 đoàn truyền giáo cho dân ngoại, thêm vào số 52 cứ điểm đã hiện hữu. (SD 6-3-2015)
 
Đức Hồng Y Edward Egan qua đời ở tuổi 82
Đặng Tự Do
17:17 06/03/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một bức điện tín bày tỏ nỗi buồn của ngài về cái chết của Đức Hồng Y Edward Egan, Tổng Giám mục Hiệu Tòa của New York, đã qua đời vì chứng ngưng tim hôm thứ Năm 5 tháng Ba ở tuổi 82.

Trong điện văn, Đức Thánh Cha viết:

"Rất buồn khi được biết về cái chết của Đức Hồng Y Edward M. Egan, Tổng Giám mục Hiệu Tòa của New York, tôi gửi lời phân ưu chân thành đến quý vị và các tín hữu trong tổng giáo phận. Tôi hiệp cùng anh chị em phó thác linh hồn cao thượng của Đức cố Hồng Y trong tay Chúa, là Cha đầy lòng thương xót, với lòng biết ơn đối với những năm trong sứ vụ Giáo Hội của Đức Hồng Y giữa đàn chiên Chúa Kitô tại Bridgeport và New York, và những sứ vụ xuất sắc của ngài tại Tòa Thánh, cũng như những đóng góp chuyên môn trong việc duyệt lại giáo luật trong những năm sau Công Đồng Vatican II. Với tất cả anh chị em tụ họp tại nhà thờ Saint Patrick để tham dự Thánh Lễ An táng Kitô giáo, và với tất cả những ai thương tiếc Đức Hồng Y Egan trong niềm hy vọng chắc chắn về sự Phục Sinh, tôi thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh của tôi như bảo chứng về sự an ủi và bình an trong Chúa. "

Đức Hồng Y Egan sinh ngày ngày 02 tháng 4 năm 1932, tại Oak Park, Illinois và được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo phận Chicago vào 15 tháng 12 năm 1957.

Đức Hồng Y Egan đã được nâng lên giám mục vào năm 1985. Từ năm 1985 đến năm 1988, ngài từng là Giám Mục phụ tá và phụ trách ngành giáo dục của Tổng Giáo Phận New York. Năm 1988, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám mục Giáo phận Bridgeport. Trong năm thánh 2000, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục New York và được tấn phong Hồng Y một năm sau đó, tức là năm 2001. Ngài nghỉ hưu năm 2009.

Với cái chết của Đức Hồng Y Egan, số Hồng Y trong Hồng Y Đoàn giảm xuống còn 226 vị.
 
Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Azerbaijan
Đặng Tự Do
17:36 06/03/2015
Sáng thứ Sáu 06 tháng Ba, tổng thống nước Cộng hòa Azerbaijan, là ông Ilham Aliyev, và phu nhân, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến riêng.

Trong buổi gặp gỡ này Đức Thánh Cha và tổng thống đã bày tỏ sự hài lòng đối với sự phát triển của mối quan hệ song phương. Đặc biệt, hai vị đã thảo luận về đời sống của các cộng đồng Công Giáo tại đất nước này và một số sáng kiến trong lĩnh vực văn hóa, nhấn mạng đặc biệt đến các giá trị trong thế giới hiện đại của đối thoại liên văn hóa và liên tôn nhằm thúc đẩy hòa bình.

Hai vị cũng thảo luận về tình hình khu vực và quốc tế hiện nay sau đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại và đàm phán trong việc giải quyết xung đột, và nhu cầu gia tăng giáo dục các thế hệ trẻ về các điều kiện cho sự chung sống hòa bình giữa những dân tộc và các nhóm tôn giáo khác nhau.

Sau đó tổng thống Azerbaijan đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và thứ trưởng Bộ trưởng Quan hệ với các dân nước, là Đức Cha Antoine Camilleri.

Azerbaijan là quốc gia Trung Á rộng 86,600 cây số vuông. Theo thống kê tháng 7 năm 2014, quốc gia này có 9,686,000 dân trong đó 93.4% là người Hồi Giáo. Người Công Giáo chỉ có khoảng 520 tín hữu sinh hoạt trong Miền Phủ Doãn Tông Toà Azerbaijan được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thành lập vào năm 2011.
 
Chương trình tông du của Đức Thánh Cha tại Pompeii và Naples
Đặng Tự Do
17:47 06/03/2015
Tòa Thánh vừa công bố chi tiết chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Pompeii và Naples như sau:

Sáng Thứ Bẩy 21 Tháng 3 lúc 07:00 Đức Thánh Cha sẽ đáp trực thăng từ Vatican đến đền thánh Đức Mẹ Pompeii.

Lúc 09:00 sáng Đức Thánh Cha sẽ đến Scampia, là một khu vực nghèo khổ gần thành phố Naples nơi ngài sẽ gặp gỡ dân chúng tại quảng trường Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Sau đó ngài sẽ cử hành Thánh Lễ tại trung tâm thành phố Naples ở Piazza del Plebiscito.

Một khoảnh khắc đặc biệt sẽ được dành riêng cho các tù nhân khi Đức Giáo Hoàng đến thăm nhà tù "Giuseppe Salvia" tại Poggioreale nơi ngài sẽ ăn trưa với một số người bị giam giữ.

Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ đến kính viếng thánh tích của Thánh Gennaro và gặp gỡ với giáo sĩ, nam nữ tu sĩ và các phó tế tại nhà thờ chính tòa của thành phố.

Trước khi khởi hành về Vatican vào khoảng 6 giờ chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thăm một số người bệnh tại đền thờ Basilica del Gesù và sẽ gặp một nhóm thanh niên tại một địa điểm tại bãi biển Caracciolo.

Ngài sẽ quay trở về Vatican bằng trực thăng.
 
Tòa Thánh kêu gọi hủy bỏ án tử hình
Đặng Tự Do
18:07 06/03/2015
Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, nhà ngoại giao hàng đầu của Tòa Thánh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, đã kêu gọi bãi bỏ hình phạt tử hình trên toàn thế giới trong một cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Đức Tổng Giám Mục nói hôm 4 tháng Ba là:

"Tôn trọng phẩm giá của mỗi con người và công ích là hai trụ cột hình thành nên quan điểm của Tòa Thánh. Những nguyên tắc này hội tụ với sự phát triển tương tự như trong pháp luật quốc tế về nhân quyền và luật học. "

Nhiều người cho rằng án tử hình có thể răn đe những kẻ đang mưu tính phạm pháp. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi phủ nhận điều này. Ngài nói: “Án tử hình không có tác động tích cực rõ ràng nào trong việc răn đe những tội ác trong tương lai”.

Hơn thế nữa, ngài cảnh cáo: “Nếu sau đó, người ta phát hiện ra sai lầm trong tiến trình điều tra và buộc tội thì với án tử hình những sai lầm đó là không còn có thể sửa chữa được”
 
Top Stories
Pope Francis in the footsteps of Blessed Paul VI fifty years on
Vatican Radio
10:02 06/03/2015
(Vatican 2015-03-06 ) On Saturday March 7th, Pope Francis travels across Rome to mark fifty years since an historic event for the Catholic Church took place in the Roman Church of 'Ognissanti'.

It was the morning of the 7th of March 1965, the first Sunday in Lent of that year when in this very same Church Blessed Paul VI celebrated Holy Mass for the first time in the vernacular rather than in Latin, as was the custom at the time.

"As you witnessed this morning", he said on this occasion, “the spoken language has officially entered the liturgy in all parishes and churches. Across the world this date marks the first time a new way of praying, of celebrating Holy Mass has been inaugurated. It’s a great event, one that will be remembered as a new commitment in the great dialogue between God and man".

This event came as the direct result of the discussions of the Council Fathers during the Second Vatican Council. One which had been called for by Saint John XXIII on January 25th 1959 and was to meet for about ten weeks from 1962 to 1965 in the autumn of each year.

But as John XXIII was soon to pass away in June 1963 it was Blessed Paul VI who found himself with the task of taking on this Council, bringing it to an end and finally implementing the Council documents.

Documents such as the first one, the Constitution on the Sacred Liturgy, in Latin ‘Sacrosanctum Concilium’ of December 4th 1963 which was approved at the end of the second year of the Council. In this programme you can listen to the sound of the result of that overwhelming majority vote that took place in Saint Peter’s Basilica as well as to the words of Paul VI which followed in Latin.

But getting back to the Church of ‘Ognissanti’ Pope Francis visits Saturday, Paul VI specified how on that day his hope was that novelty which he described as a great liturgical reform would bring about an authentic spiritual renewal in the Church.
 
Pope Francis: worldliness blinds us to the needs of the poor
Vatican Radio
10:03 06/03/2015
(Vatican 2015-03-05 ) Worldliness darkens the soul, making it unable to see the poor who live next to us with all their wounds: this was the message, in brief, that Pope Francis had for the faithful gathered for Mass in the chapel of the Santa Marta residence in the Vatican on Thursday morning.

Commenting on the parable of the rich man, a man dressed “in purple and fine linen,” who “every day gave lavish banquets,” the Pope said that we never hear ill spoken of this man, we are not told that he was a bad man. In fact, “He was, perhaps, a religious man, in its own way: he prayed, perhaps, a few prayers and two or three times a year definitely went to the temple to make the sacrifices and gave large offerings to the priests, and they – with their clerical pusillanimity – gave him to sit in the place of honor.” They did not notice the poor beggar at his door, Lazarus, hungry, full of sores, which were the evidence of his grave need. Pope Francis went on to describe the situation of the rich man:

“When he went about town, we might imagine his car with tinted windows so as not [to be] seen from without – who knows – but definitely, yes, his soul, the eyes of his soul were darkened so that he could not see out. He saw only into his life, and did not realize what had happened to [himself]. He was not bad: he was sick, sick with worldliness – and worldliness transforms souls It transforms souls, makes them lose consciousness of reality. Worldly souls live in an artificial world, one of their making. Worldliness anesthetizes the soul. This is why the worldly man was not able to see reality.”

The reality is that many poor people are living right in our midst:

“So many people are there, who bear so many difficulties in life, who live in great difficulty: but if I have the worldly heart, never will understand that. It is impossible for one with a worldly heart to comprehend the needs and the neediness of others. With a worldly heart you can go to church, you can pray, you can do so many things. But Jesus, at the Last Supper, in the prayer to the Father, what did He pray? ‘But please, Father, keep these disciples from falling into the world, from falling into worldliness.’ Worldliness is a subtle sin – it is more than a sin – it is a sinful state of soul.”

The Holy Father went on to discuss the two judgments given in the story: a curse for the man who trusts in the world and a blessing for those who trust in the Lord. The rich man turns his heart away from God, “his soul is empty,” a “salt and desolate land,” for, “the worldly, truth be told, are alone with their selfishness.” The worldly have “a heart that is sick, so attached to this worldly way of life that it could only be healed with great difficulty.” The Pope underlined that, while the poor man had a name, Lazarus, the rich man in the account does not. “[The rich man] had no name, because the worldly lose their name. They are just one of the crowd affluent, who do not need anything. The worldly lose their name.”

In the parable, the rich man dies, and when he finds himself in torment in hell, and asks Abraham to send someone from the dead to warn family members still living. Abraham, however, replies that if they hear not Moses and the prophets, they will not be persuaded if someone should rise from the dead. The Pope says that the worldly want extraordinary manifestations, yet, “in the Church all is clear, Jesus spoke clearly: [His] is the way.” In the end, though, there is a word of consolation:

“When the poor worldly man, in torment, asks that Lazarus be sent with a little water to help him, how does Abraham respond? Abraham is the figure of God the Father. How does He respond? ‘Son, remember…’ The worldly have lost their name: we too, if we have a worldly heart, will have lost our name. We are not orphans, however: until the end, until the last moment there is the confidence that we have a Father who awaits us. Let us entrust ourselves to Him. ‘Son,’ he says: ‘son’, in the midst of that worldliness; ‘son.’ We are not orphans.”
 
Pope Francis addresses members of the Neocatechumenal Way
Vatican Radio
10:05 06/03/2015
(Vatican 2015-03-05 ) Pope Francis received in audience on Friday (March 6th) members of the Catholic missionary movement, the Neocatechumenal Way, and thanked them for the great benefit they bring to the Church. Below is a translation into English of the Pope’s address to the Neocatechumenal members:

Dear brothers and sisters,

Peter's task is to confirm his brothers and sisters in the faith. So you too have wanted with this gesture to ask the Successor of Peter to confirm your call, to support your mission, to bless your charism. And I want to confirm your call, support your mission and bless your charism. I’m doing that not because I’ve been paid to: No! (laughs) I’m doing it because I want to. You will go forth in the name of Christ into the world to bring His Gospel: Christ will precede, Christ will accompany and Christ will fulfill the salvation of which you are bearers!

Together with you I greet all the Cardinals and Bishops who accompany you today and who in their dioceses support your mission. In particular I greet the initiators of the Neocatechumenal Way, Kiko Argüello and Carmen Hernández, with Father Mario Pezzi: I also would like to express my appreciation and my encouragement for the great benefit they bring to the Church through the Way. I always say that the Neocatechumenal Way does great good in the Church.

As Kiko said, our meeting today is a missionary commissioning, in obedience to what Christ asked us: "Go into the whole world and proclaim the gospel to every creature. And I am particularly glad that this mission is carried out thanks to Christian families, united in a community, who have the mission to give witness to our faith that attract people to the beauty of the Gospel, in the words of Christ: “This is how all will know that you are my disciples"(cf. Jn 13:34), and "be one and the world may believe" (cf. Jn 17:21). These communities, called by the Bishops, are formed by a priest and four or five families, with children including grown-up ones, and are a "missio ad gentes", with a mandate to evangelize non-Christians. Non-Christians who’ve never heard about Jesus Christ and the many non-Christians who’ve forgotten who Jesus Christ was, who is Jesus Christ: baptized non-Christians but who have forgotten their faith because of secularization, worldliness and many other things. Re-awaken that faith! So, even before words, it is your witness of life that manifests the heart of Christ's revelation: that God loves man to the point of laying down His life for us and that he was raised by the Father to give us the grace to give our lives for others. Today’s world badly needs this great message. How much solitude, how much suffering, how much distance from God in the many peripheries of Europe and America, and in many cities of Asia! Today, in every latitude, humanity greatly needs to hear that God loves us and that love is possible! These Christian communities, thanks to you missionary families, have the essential task of making this message visible. And what is this message? “Christ is risen, Christ lives. Christ lives amongst us””

You have received the strength to leave everything behind and set off for distant lands through a process of Christian initiation, experienced and lived in small communities, where you have rediscovered the immense riches of your Baptism. This is the Neocatechumenal Way, a true gift of Providence to the Church of our time, as my predecessors have already stated; especially St. John Paul II when he said: "I recognize the Neocatechumenal Way as an itinerary of Catholic formation, valid for society and for our times" (Epist. Whenever, August 30, 1990: AAS 82 [1990], 1515). The Way is based on the three dimensions of the Church which are the Word, Liturgy and Community. So obedient and constant listening to the Word of God; the Eucharistic celebration in small community after the first Vespers of Sunday, the family celebration of lauds on Sunday with all the children gathered round and sharing their faith with other brothers and sisters are at the origin of the many gifts the Lord has given to you as well as the many vocations to the priesthood and consecrated life. It is a great consolation to see all of this, because it confirms that the Spirit of God is alive and active in His Church, even today, and that He meets the needs of modern man.

On several occasions I have insisted that the Church has to move from a pastoral ministry of simple conservation to a decidedly missionary pastoral focus (cf. ibid., N. Evangelii gaudium, 15). How many times, within the Church, do we keep Jesus inside and don’t let him go out. …. How many times! This is the most important thing to do if we do not want the waters to stagnate within the Church. For years now the Way has been undertaking these missio ad gentes among non-Christians, for an implantatio Ecclesiae, a new presence of the Church, where the Church does not exist or is no longer able to reach people. "How much joy you give us with your presence and your activity!" - said Blessed Pope Paul VI during the very first audience with you (May 8, 1974: Teachings of Pope Paul VI, XII [1974], 407). I also make these words my own and encourage you to move forward, entrusting you to the Blessed Virgin Mary who inspired the Neocatechumenal Way. May she intercede for you with her divine Son.

My dearly beloved, may the Lord accompany you. Go forth, with my Blessing.
 
Poll finds Pope Francis' popularity in US rising
AFP
11:36 06/03/2015
Washington (AFP) - Pope Francis' popularity among Americans is rising, six months before his first papal visit to the United States, a public opinion poll released Thursday suggests.

Ninety percent of Catholic Americans surveyed by the Pew Research Center said they thought well of the 78-year-old pope -- and that includes 57 percent who held a "very favorable" view of him.

Among Americans of all faiths, 70 percent held a favorable view of the Argentinian-born pope -- the highest level since his papacy began in March 2013.

That compares to 57 percent when he became pope, 58 percent in September 2013 and 66 percent in February last year, Pew recalled.

Only 15 percent of Americans said they didn't like him, while another 15 percent claimed they could not rate him -- way down from 29 percent in March 2013.

"Among most US religious groups, Francis’ favorability rating has risen as more people have gained familiarity with the pope and become able to express an opinion about him," Pew said.

Many regard Pope Francis as a welcome change from his predecessor Benedict XVI, even as American bishops maintain a hard line against abortion and gay marriage.

Pope Francis is to visit the United States in late September to attend the World Meeting of Families in Philadelphia, Pennsylvania.

He is also expected to address the UN General Assembly in New York and become the first pope ever to speak to the US Congress in Washington.

Pew said it interviewed 1,504 American adults on landlines and cellphones on February 18-22 for its survey, which it posted at www.pewforum.org
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo lý chuẩn bị Đại Hội các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia 2015: Hai nên một
TGP Philadelphia
17:20 06/03/2015
Giáo lý chuẩn bị Đại Hội các Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia 2015

TÌNH YÊU LÀ SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TA
ĐỂ GIA ĐÌNH SỐNG DỒI DÀO


BÀI BỐN: HAI NÊN MỘT

Chúng ta đâu phải sinh ra để sống cô đơn. Chúng ta cần có nhau và bổ túc cho nhau. Tình bằng hữu và cộng đồng thỏa mãn niềm khát mong ấy bằng những mối dây liên kết cùng chung lợi ích và tình yêu. Hôn nhân là một thứ tình bằng hữu thân mật duy nhất thúc đẩy một người nam và một người nữ yêu nhau theo cách thức của "giao ước Thiên Chúa". Hôn nhân là một Bí tích. Tình yêu vợ chồng phong nhiêu và được trao tặng cho nhau một cách trọn vẹn. Tình yêu này diễn tả sự thủy chung của Chúa Giêsu đối với Hội Thánh.

Nhân đức, tình yêu và lòng nhân hậu giúp chúng ta hoàn thành số phận của mình

54. Đoạn Lời Chúa 1 Corintô 13,4-7 thường được các Kitô hữu chọn cho lễ cưới. " Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả".

55. Bản văn thật đẹp. Được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, yêu thương như thế thích hợp với bản tính nhân lọai đích thật của chúng ta. Nhưng yêu thương như thế không bao giờ dễ dàng. Cần phải khiêm nhường và kiên nhẫn. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói gần đây: "Đức tin không phải là nơi trú ẩn cho kẻ nhát đảm"[1]. Tình yêu vợ chồng phải được xây dựng trên những gì bền vững hơn là sự lãng mạn. Sự lãng mạn thật kỳ diệu đấy - nhưng chỉ lãng mạn mà thôi, tình yêu không thể tồn tại trước những lo âu và thách đố vốn không hề thiếu vắng nơi bất cứ cặp vợ chồng nào. Để trở nên chính mình (nghĩa là yêu thương như chúng ta được dựng nên để yêu thương) phải cần đến một số nhân đức. Chúng ta phải sống các nhân đức ấy, và vun trồng chúng để hoàn thành số phận làm người.

56. "Thần học về Thân Xác" của Thánh Gioan Phaolô II nói đến một thứ "tự do nội tâm" và " việc làm chủ bản thân", vốn là những điều các đôi vợ chồng cần có để thật sự hiến thân cho nhau như một quà tặng[2]. Một con người quá thiết tha với những mong đợi lãng mạn, mà thiếu men tự do nội tâm và khả năng tự hiến, sẽ thiếu sự uyển chuyển. Để sống tính bí tích của hôn nhân và dõi theo đường lối của giao ước, các người chồng và người vợ cần có khả năng vượt trên mọi hờn giận, gạt sang một bên những quyền lợi để quảng đại bước tới. Không có tự do và sức mạnh nội tâm, nhiều vấn đề nghiêm trọng sẽ kéo nhau nổi lên, bởi vì cuộc sống rất thường đặt các đôi vợ chồng vào những hoàn cảnh chẳng lãng mạn chút nào.

57. Không một cuộc hôn nhân nào thuần túy đặt nền trên thứ hóa học tình dục có thể bền vững được. Những người bạn tình truy hoan chú tâm nhiều nhất vào việc chiếm đoạt lẫn nhau, thiếu sự tinh tế nội tâm biết lùi bước dành chỗ cho sự tự phản tỉnh, cho sự hòa giải và triển nở. Lời hôn thệ sẽ trung thành yêu thương nhau giống như Chúa giúp tạo nên và bảo vệ không gian sinh tử này. Sự cam kết mang tính bí tích quyết tâm thực hiện công trình yêu thương, ngay cả khi yêu thương thật khó khăn, là một yếu tố cốt lõi trong giao ước của Thiên Chúa.

Tình yêu chân thật thì dấn thân

58. Không một phàm nhân nào có thể thỏa mãn mọi khát vọng của chúng ta. Sự hợp nhất vợ chồng thật sự đặt nền trên giao ước của Thiên Chúa, một giao ước đón nhận ước muốn hưởng lạc, nhưng một cách cơ bản hơn nữa, còn gắn kết người nam và người nữ lại với nhau lúc bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan. Hôn nhân kitô giáo không phải là một màn diễn tập lãng mạn, hay một sự sắp xếp có điều kiện theo kiểu "cho đến khi nào có một quyết định mới"[3]. Một cuộc hôn nhân được gọi là thử nghiệm như thế, một toan tính sống mật thiết nhưng lại có giả thiết tiền đề, để trắc nghiệm mối quan hệ và tiếp tục bao lâu còn chảy dòng lãng mạn, là một sự mâu thuẫn ngay trong ngôn từ[4]. Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây nhắc tới điều này trong một cuộc nói chuyện trước công chúng:

Các con có biết hôn nhân là suốt đời không? “Dạ, chúng con yêu nhau nhiều lắm, nhưng... chúng con sẽ ở với nhau bao lâu còn tình yêu. Khi tình yêu hết, thì đường ai nấy đi”. Như thế là ích kỷ: khi tôi cảm thấy như thế, tôi sẽ kết thúc cuộc hôn nhân và quên mất “thân mình duy nhất” vốn không thể tách lìa. Kết hôn là một điều mạo hiểm. Thật là mạo hiểm! Chính sự ích kỷ này đe dọa hôn nhân, bởi vì mỗi người chúng ta có thể mang hai nhân cách: một nhân cách thì nói: "Tôi tự do. Tôi muốn điều này", còn nhân cách kia lại nói "Tôi, chính tôi, cho tôi, với tôi, vì tôi ...". Lòng ích kỷ luôn luôn quay trở lại và không biết làm sao mở lòng ra cho người khác[5].

Trong thế giới hậu hiện đại này, trong đó sự tin tưởng rất hiếm hoi, hình như hôn nhân khiến người ta sợ hãi. Chúng ta lo sợ mình có thể bị cột vào một ai đó cách sai lầm. Trong một thế giới toàn cầu hóa, trong đó nỗi lo lắng về kinh tế thường có cơ sở, chúng ta cũng có thể lo lắng rằng mọi thứ thách đố và vấn nạn của cuộc sống, liên quan tới an toàn tài chánh hay kinh tế, phải được giải quyết cho an tâm trước khi chúng ta có thể yêu thương như Chúa Giêsu đã yêu thương.

59. Để đáp ứng lại hàng loạt lo âu và sợ hãi có thể xảy ra, Hội Thánh trao hiến cho chúng ta Chúa Giêsu, các Bí tích, và sự nâng đỡ của các thành viên trong Hội Thánh hằng sống thân tình với nhau, tin tưởng rằng đối diện với tất cả mọi thách đố ấy, cách sống yêu thương theo Kitô giáo là điều khả thi và sẽ bộc lộ con người đích thật của chúng ta. Hội Thánh hứa với con cái nam nữ của mình rằng hôn nhân là một Bí tích, rằng mối liên kết và việc thực hành hôn nhân Công Giáo làm cho ân sủng trợ giúp hiện diện, thực sự và hiệu quả. Đối lại với những lo âu và sợ hãi của chúng ta, Hội Thánh nhấn mạnh rằng thề hứa yêu thương theo giao ước không phải là một điều giả định dành cho các vị thánh huyền thoại, là những bậc hoàn hảo, nhưng là một sự dấn thân thực sự và khả thi dành cho những con người còn tội lỗi đang sống trên đời này. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã xác nhận : “Bí tích Hôn phối ... diễn ra nơi thân phận đơn sơ và cũng mong manh của con người. Chúng ta biết rõ rất nhiều thử thách và khó khăn có thể xảy ra trong đời sống vợ chồng... Điều quan trọng là phải duy trì mối liên kết với Thiên Chúa cho sống động, là nền tảng của mối liên kết hôn nhân"[6].

60. Không được thoái thác lần lữa sống Yêu thương theo cung cách ấy mà nói rằng mình sẽ thử một khi đã giải quyết ổn thỏa một số vấn đề thực tế cho xong đã; thực ra, những vấn đề thực tế của đời sống chỉ được tiếp cận cách thỏa đáng một khi chúng ta yêu thương theo cách này. Yêu thương như thế không phải là một lý tưởng hướng tới một chân trời không ngừng lùi xa luôn mãi; đúng hơn, yêu thương như thế là điều chúng ta chọn lựa thực hành trong đời sống mỗi ngày, bắt đầu ở đây và lúc này giữa những áp lực hằng ngày. Như Đức Thánh Cha Phanxicô giảng dạy vào một dịp khác:

Hôn nhân là công trình của từng ngày; tôi có thể nói đó là một công việc thủ công, công việc của người thợ kim hoàn, bởi vì người chồng có phận sự làm cho vợ mình ngày càng trở thành phụ nữ hơn, còn người vợ thì làm cho chồng càng ngày trở nên nam nhân hơn. Và họ cũng phải lớn lên về mặt nhân bản nữa, trong tư cách là nam là nữ. Và việc này được thực hiện giữa hai chúng con với nhau. Người ta gọi đó là cùng nhau lớn lên. Điều đó không xảy đến từ trên không ! Chúa chúc lành cho điều đó, nhưng việc đó đến từ bàn tay các con, từ thái độ các con, từ cung cách sống của các con, từ cung cách các con yêu thương nhau. Hãy làm cho nhau lớn lên. Người này hãy luôn luôn hành động thế nào để cho người kia được lớn lên"[7].

Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận rằng nhiều người có thể sợ hãi trước một thách đố như vậy, rằng người ta có thể tránh kết hôn do hoài nghi hay sợ hãi:

Ngày nay nhiều người sợ phải lấy những quyết định dứt khoát ảnh hưởng trên họ suốt đời, bởi vì quyết định như thế hình như là không thể nào làm được... và não trạng này đã khiến nhiều người đang chuẩn bị kết hôn cho rằng: "Chúng ta sẽ ở với nhau bao lâu còn tình yêu”. Nhưng chúng ta hiểu thế nào là "tình yêu"? Phải chăng đó chỉ là một cảm xúc, một trạng thái tâm sinh lý? Chắc hẳn, nếu chỉ là như thế, thì tình yêu không thể cung cấp nền móng để xây dựng một cái gì bền vững được. Nhưng trái lại, nếu tình yêu là một tương quan, thì khi ấy nó lại là một thực tại cứ mãi lớn lên, và chúng ta cũng có thể nói, bằng cách dùng thí dụ, tình yêu được xây dựng cũng giống như khi ta xây một ngôi nhà. Mà xây nhà thì người ta làm chung với nhau chứ không làm một mình!... Chắc hẳn anh chị em không muốn xây trên nền cát của cảm xúc luôn thay đổi, nhưng trên đá tảng tình yêu chân thực, là thứ tình yêu đến từ Thiên Chúa .... Chúng ta không được để mình bị cuốn hút bởi “nền văn hóa vứt bỏ”. Nỗi sợ "cái mãi mãi" này sẽ được chữa lành bởi việc phó thác bản thân cho Chúa Giêsu hằng ngày trong một đời sống từ nay sẽ trở thành một con đường thiêng liêng cùng nhau lớn lên mọi ngày, từng bước một[8].

Những cuộc hôn nhân tốt đẹp được xây dựng trên nhân đức, nhất là lòng nhân hậu và đức khiết tịnh

61. Ai muốn xây dựng cuộc hôn nhân trên đá tảng sẽ phải trau giồi một số nhân đức. Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo hứa rằng trong Bí tích Hôn phối, Chúa Kitô ở lại với cặp vợ chồng, giúp họ vác thập giá của mình, biết “trỗi dậy sau khi vấp ngã”, biết tha thứ và vác đỡ gánh nặng cho nhau[9]. Đức Thánh Cha Phanxicô vắn tắt nhắc tới điều ấy khi nói rằng chung sống với nhau là cả một "nghệ thuật ... vốn có thể tóm gọn trong vài chữ: xin vui lòng, cám ơn, và xin lỗi".[10]. Học nói các lời này có lẽ khó. Nhưng hôn nhân có thể trở nên rất đau đớn, rất ngắn ngủi khi những từ đơn sơ này thiếu vắng.

62. Tất cả các nhân đức chủ yếu (khôn ngoan, tiết độ, công chính, dũng cảm) và các nhân đức đối thần (đức tin, đức cậy, đức mến) đều cần thiết và thích đáng để làm hôn nhân được triển nở. Cách riêng đức khiết tịnh là hạt giống làm tăng trưởng những cuộc hôn nhân vững mạnh. Để huấn luyện trái tim chúng ta cho cuộc sống hôn nhân, chúng ta cần thực hành trong sự tự do nội tâm, cách nhìn tính dục của chúng ta trong bối cảnh của sự hiệp thông và thánh thiện của mỗi người đối với nhau. Đức khiết tịnh hình thành những thói quen tốt về sự từ bỏ mình và tự chủ, vốn là tiền đề cho việc đối xử với tha nhân với lòng nhân nhậu. Những hoang tưởng trong đời sống hôn nhân, thiếu vắng một trái tim khiết tịnh, sẽ là bước đầu thảm thương cho một hành trình dài của lòng nhân hậu.

63. Sự hợp nhất thực sự của đôi vợ chồng cũng dựa vào lòng nhân hậu, là một phẩm chất chúng ta học được nơi Chúa Giêsu và thấy được ngang qua giao ước của Thiên Chúa. Trong Phụng vụ, chúng ta cầu nguyện "Xin Chúa thương xót chúng con". Chúa Giêsu đã thương xót chúng ta để chúng ta có thể biết xót thương.

64. Lòng thương xót tăng trưởng khi chúng ta yêu thương như Đức Kitô đã tỏ cho chúng ta biết. "Ân sủng dành cho hôn nhân kitô giáo là hoa trái của thập giá Đức Kitô, là suối nguồn của tất cả đời sống kitô hữu"[11]. Người Công Giáo tin rằng "chính Đức Kitô hành động" trong mỗi Bí tích, và Chúa Thánh Thần là một ngọn lửa trong các Bí tích hễ chạm đến bất cứ điều gì cũng biến đổi thành sự sống thần linh[12]. Trong Bí tích Hôn phối, giao ước của Thiên Chúa được trở nên hữu hình, ân sủng của giao ước được thông chia[13]. Trong Bí tích Hôn phối, giao ước của Thiên Chúa đi vào mái ấm chúng ta và trở thành nền móng cho gia đình chúng ta.

65. Hôn nhân kitô giáo là sự tự nguyện tùng phục lẫn nhau. Và dĩ nhiên cũng có những cách thức khác, những mô hình hôn nhân khác được cung ứng trong xã hội cách rộng rãi. Nhưng đi tới mức xem "hôn nhân" như một phần thưởng người ta tự trao cho mình và một bạn tình chỉ sau một chuỗi tháng ngày sống thử trong hưởng lạc, hay tới mức xem "hôn nhân" chỉ là một thứ hợp đồng, một sự chia chác quyền lợi giữa những cá nhân muốn bảo vệ sự độc lập riêng của mình, thì khi đó người ta đang gieo vãi những mầm thất vọng và xung đột. Lạc thú sẽ có lúc thăng lúc trầm, và một cái khung tranh chấp quyền lợi không phải là mảnh đất tốt cho lòng nhân hậu.

66. Trải qua bao thế kỷ, con người đã kết hôn vì vô vàn lý do, một số lý do làm thăng hoa hôn nhân, một số khác chỉ có tính cách thực tiễn. Trong hôn nhân bí tích, Hội Thánh trao tặng cho chúng ta một chỗ nương tựa, ân sủng và một bài học hằng ngày về bản chất tình yêu của Thiên Chúa. Những lời hôn thệ của Hội Thánh thường xuyên nhắc nhở người chồng người vợ hướng tới bản chất tốt hơn của mình, và nối kết hôn nhân với các Bí tích khác nữa, nhất là với Bí tích Hòa giải và Thánh thể. Nhiệm cục bí tích này đặt sự hòa giải và trung thành làm nền tảng cho đời sống vợ chồng, và làm như vậy là nuôi dưỡng và bảo vệ sự hiệp thông đích thực giữa hai phái. Đối với những người sống ở thời hậu hiện đại, không biết chắc mình có thể tin cậy được ai và điều gì, một sự phiêu lưu như thế có vẻ mạo hiểm. Nhưng Hội Thánh, vón là một người mẹ biết rõ lòng con người hơn chúng ta biết chính mình, cũng biết Chúa Giêsu là ai, biết Người là Đức Chúa, là Đấng đáng tin cậy - và đường lối yêu thương của Người, xét cho cùng, là đường lối duy nhất.

67. Chúa Giêsu tạo lập cho chúng ta một khả năng mới, một lối nhìn về hôn nhân dựa trên giao ước giữa Ngài với Hội Thánh, một hôn nhân dựa trên sự bền vững vĩnh cửu, đức khiết tịnh và lòng nhân hậu. Chúng ta có thể thấy cuộc hôn nhân mang tính bí tích này hòa nhập như thế nào vào toàn bộ đời sống kitô hữu, để vun trồng các nhân đức của tình yêu, tự do nội tâm, sự trung thành, lòng nhân hậu, và sự tha thứ là một công trình của cả một đời, xây dựng trên những tập quán cầu nguyện, tham dự các Bí tích, và sự hiểu biết câu chuyện giao ước của Thiên Chúa. Đức Chúa biết không một cuộc hôn phối nào biểu lộ được hết mọi nhân đức trong mọi lúc, nhưng do lòng nhân hậu, Ngài ban cho chúng ta Bí tích Hòa Giải và Thánh Thể để chúng ta được lớn lên trong khả năng yêu thương giống như Chúa Giêsu đã yêu thương. Định hướng đời mình theo con đường này đòi hỏi phải hy sinh, nhưng cuối cùng, cuộc sống ấy thật đẹp. Chúa Giêsu là đường sự thật và niềm vui.

Câu hỏi thảo luận

a. Linh đạo hôn nhân Công Giáo là gì? Các gia đình có thể làm gì để cử hành và bảo vệ hôn nhân kitô giáo?
b. Nếu hôn nhân là một Bí tích, thì thời gian quen biết yêu đương bao hàm ý nghĩa gì? Chúng ta tìm kiếm những phẩm chất nào nơi người có thể là bạn đời tương lai?
c. Bí tích Hòa Giải và Thánh Thể liên quan với Bí tích Hôn phối như thế nào ?
d. Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta nguyện "xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con". Anh chị nhận thấy điều này dễ hay khó thực hiện? Việc tha thứ hỗ trợ các mối tương quan như thế nào?


[1] LF, 53.

[2] Cf. Thần học về Thân xác, 16.01.1980.
[3] GLHTCG, 1646.
[4] GLHTCG,2391.
[5] ĐGH Phanxicô, Diễn văn “Gặp gỡ giới trẻ tại Umbria”, Assisi, 04.10.2013.
[6] ĐGH Phanxicô, Tiếp kiến chung “Hôn nhân, tâm điểm của kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa dành cho loài người”, 02.04.2014.
[7] ĐGH Phanxicô, Diễn văn “Đối thoại với các cặp đính hôn”, Vatican, 14.02.2014.
[8] Ibid.
[9] GLHTCG,1642.
[10] ĐGH Phanxicô, Diễn văn “Đối thoại với các cặp đính hôn”, Vatican, 14.02.2014.
[11] GLHTCG,1615.
[12] GLHTCG,1127.
[13] GLHTCG,1617.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Biển Đông: Mỹ đang thua kế Trung Quốc?
Lữ Giang
09:44 06/03/2015
Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS) của Hoa Kỳ, có trụ sở tại Washington, đã phân tích các không ảnh về tiến độ cải tạo đất và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông và cho biết việc xây cất đang được thực hiện ở một quy mô lớn hơn và với tốc độ nhanh hơn so với những gì Hoa Kỳ đã tiên liệu. Vấn đề được đặt ra là Trung Quốc đang muốn gì?

KHÁI NIỆM VỀ CÁC ĐẢO ĐÃ BỊ CHIẾM

Từ thế kỷ 16 đến 18, các quốc gia Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp đã đi tìm các hoang đảo ở Biển Đông để chiếm giữ và khai thác. Năm 1791 một người Anh tên là Henry Spratly đã đến đá Vành Khăn và đặt cho nó cái tên là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đã bắt đầu đặt tên cho các đảo trong quần đảo Trường Sa, trong đó có Spratly's Sandy Island mà người Việt thường gọi đảo Trường Sa. Từ đó, tên của nhà thám hiểm Spratly trở thành tên tiếng Anh của quần đảo này. Vì thế, chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy trên các bản đồ quốc tế hiện nay, các đảo trong quần đảo Trường Sa đều ghi tên bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên, sau một thời gian, người Anh thấy khai thác Trường Sa không có lợi nên bỏ đi. Tháng 7 năm 1927 Pháp bắt đầu cho khảo sát Trường Sa. Họ thấy có ngư dân Trung Quốc đang đánh cá trên một số đảo. Ngày 23.9.1930 Pháp thông báo cho các cường quốc khác rằng Pháp đã chiếm quần đảo Trường Sa. Ngày 21.12.1933, Thống Đốc Nam Kỳ là Jean-Félix Krautheimer đã ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập số đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa thuộc Liên Bang Đông Dương. Sáu năm sau, Thứ trưởng Ngoại Giao của Anh là Richard Butler tuyên bố nhìn nhận chủ quyền của Pháp trên vùng Trường Sa. Việc VNCH có quyền tiếp thu quyền sở hữu các đảo nói trên hay không là một vấn đề đang tranh luận.

Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) có hơn 100 đảo nhỏ, đảo san hô, bãi ngầm, bãi đá và rạn san hô. Hiện nay Việt Nam đã chiếm 21 đảo, Philippines 10 đảo, Trung Quốc 7 đảo, Mã Lai 7 đảo và Đài Loan 2 đảo.

Bảy đảo do Trung Quốc chiếm là Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Cụm Đá Ga Ven (Gaven Reefs), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef). Trong 7 đảo này, Đá Chữ Thập là quan trọng hơn cả. Đó là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác với tổng diện tích hơn 110 km2, được Trung Quốc dùng làm trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa. Đảo quan trọng thứ hai là Đá Gạc Ma. Đây là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn. Đảo này đã do bộ đội của Hà Nội chiếm giữ năm 1987, sau đó đem 70 công binh của Trung Đoàn 83 và 22 bộ đội của Lữ Đoàn 146 ra xây dựng, nhưng ngày 14.3.1988 đảo này đã bị quân Trung Quốc đánh chiếm. Năm đảo còn lại đều là rạn san hô, có đảo đa phần chìm dưới nước như Đá Vành Khăn hay chỉ lòi ra khi thủy triều xuống như Đá Tư Nghĩa.

Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao Trung Quốc chỉ chiếm có 7 đảo và họ đã chiếm những đảo đó để làm gì?

CHIẾN THUẬT ĐÁNH CẮP BIỂN CỦA TRUNG QUỐC

Kể từ năm 1980 Trung Quốc bắt đầu tiến chiếm các đảo nói trên. Riêng Đá Vành Khăn mới chiếm năm 1995. Một số nhà phân tích cho rằng những hòn đảo mà Trung Quốc đang chiếm là những nơi Trung Quốc tin rằng có trữ lượng dầu lửa lớn. Nhưng một số nhà phân tích khác không tin như vậy. Theo các nhà phân tích này, Trung Quốc chủ trương chiếm những vị trí quan trọng trên Biển Đông để từ đó có thể không chế cả Biển Đông. Cụ thể là ba đảo Đá Chữ Thập, Đá Gạc Ma và Đá Vành Khăn nằm ở trung tâm quần đảo Trường Sa từ Tây sang Đông, có thể từ đó khống chế toàn vùng Trường Sa. Chuyên gia phân tích của tuần báo IHS Jane’s Defense đã gọi các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp là một chuỗi pháo đài giúp Bắc Kinh tăng cường năng lực khống chế toàn khu vực, cả trên không lẫn trên biển. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã áp dụng những chiến thuật rất tinh vi.

Báo Huffington Post ngày 3.2.2014 có đăng bài “How to Steal the Sea, Chinese Style” (Làm thế nào để đánh cắp Biển Đông, kiểu Trung Quốc) của Llewellyn King, người sáng lập và điều hành chương trình tuần tin tức “Biên niên sử Tòa Bạch Ốc” (White House Chronicle) trên kênh truyền hình PBS. Trong bài này, ông đã nhận định về chiến thuật lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc như sau:

Biển Đông có tầm quan trọng được đánh giá rất cao, là một tuyến đường biển quốc tế quan trọng nhất; một trong những ngư trường lớn nhất; và thềm lục địa có trữ lượng lớn dầu và khí đốt. Không có gì ngạc nhiên khi mọi người đều muốn một phần của nó, nhưng Trung Quốc muốn lấy tất cả.

Thời gian qua Trung Quốc đã đưa ra yêu sách chủ quyền phần lớn Biển Đông và tung ra một bản đồ gọi là Đường Chín Đoạn (hay Lưỡi Bò) chiếm hầu hết Biển Đông và tất cả hòn đảo trên đó. Bản đồ Đường Chín Đoạn này là một sự khiêu khích tốt nhất và là một kế hoạch chi tiết cho việc sáp nhập tồi tệ nhất.

Cơ chế đánh cắp một trong những vùng biển lớn này của Trung Quốc là kiểm soát ba quần đảo: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo Đông Sa cùng một số bãi ngầm nhỏ như Macclesfield và Scarborough. Giữa ba quần đảo này là khoảng 250 đảo nhỏ, đảo san hô, bãi ngầm, bãi đá và rạn san hô. Rất ít trong số này là nơi sinh sống hoặc có người bản địa. Một số bị ngập vĩnh viễn, và số khác chỉ nổi khi thủy triều thấp.

Nếu Trung Quốc tuyên bố quyền sở hữu, nước này có thể sử dụng các đảo này để mở rộng chủ quyền ra khu vực xung quanh. Đầu tiên, họ có thể tuyên bố phạm vi lãnh hải 12 hải lý xung quanh mỗi hòn đảo/bãi san hô này và cũng có thể tuyên bố tiếp một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ những cái gọi là đảo này. Và thế là Trung Quốc có thể kết nối các điểm đó lại để chiếm lấy một mảng rộng lớn của Biển Đông.

Trung Quốc đã âm thầm và công khai về chiến lược của mình. Trung Quốc gia tăng mậu dịch với các bên tranh chấp; và trong một số trường hợp họ đóng góp hào phóng để phát triển cơ sở hạ tầng của các nước này, nhưng không phải trên biển Đông.

Trong những hành động khiêu khích trên biển, Trung Quốc cẩn thận trong việc sử dụng lực lượng hải giám (coast guard), chứ không dùng hải quân, khi mở rộng việc chiếm đoạt trên các quần đảo, và tiến dần từng bước để thống trị toàn bộ những gì gọi là đảo trên Biển Đông.

Llewellyn King đã đi đến kết luận: “Theo tôi, chúng ta đang chứng kiến một loại chủ nghĩa đế quốc mới từ Trung Quốc, một sự sáp nhập dần dần bất cứ điều gì họ muốn; sự xâm chiếm yên tĩnh, một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng không ngừng nghỉ. Đây là một kiểu hành động của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, Châu Phi và những nơi khác. Họ siết chặt một cách nhẹ nhàng và sau đó với sức mạnh lớn hơn, giống như kiểu quấn chết người của một con trăn”.

“Các nước Đông Nam Á đang đẩy mạnh vũ trang, nhưng lực lượng hải quân của Trung Quốc lại phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, nước này có thừa tiền và nhân lực để làm những gì họ muốn. Chính sách “xoay trục về châu Á” của Mỹ lại thực hiện quá ít ỏi để trấn an các nước láng giềng của Trung Quốc… Làm cách nào để ngăn cản được Trung Quốc đang chiếm lấy một số hòn đảo vô dụng, và sau đó lấy toàn bộ Biển Đông?”

Trong bài “Salami Slicing in the South China Sea” (Cắt lát xúc xích ở Biển Đông) đăng tải trên Foreign Policy, bình luận gia Robert Haddick đã gọi chiến lược nói trên của Trung Quốc là “cắt lát xúc xích” (salami-slicing), tức "xử dụng những hành động nhỏ, không đủ để khơi mào cho một cuộc chiến, nhưng nhằm kéo dài thời gian cho một sự thay đổi chiến lược lớn".

CÁC BƯỚC TIẾN TỚI CỦA TRUNG QUỐC

Theo số liệu của IHS Maritime, Airbus Defence & Space, Jane’s Defence Weekly và CSIS, Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động nạo vét tại 6 rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông. Chỉ có bãi đá ngầm Su Bi là chưa thấy hoạt động nâng cấp.

Tàu Tian Jing Hao của Trung Quốc là một tàu biển nạo vét hút cát dài 127m, được thiết kế bởi công ty kỹ thuật VOSTA LMG của Đức. Với trọng lượng 6.017 tấn, nó được ghi nhận là tàu lớn nhất thuộc loại này ở Châu Á. Tàu này đang hoạt động tại các đảo nói trên.

Việc cải tạo đất đang được Trung Quốc tiến hành rầm rộ tại các bãi Đá Gạc Ma, Châu Viên, Gaven, Tư Nghĩa và Én Đất. Đến ngày 14.11.2014, ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space cho thấy Đá Chữ Thập đã gần trở thành đảo nhân tạo. Một báo cáo vào tháng 12 năm 2014 của Uỷ Ban Giám Sát An Ninh - Kinh Tế Mỹ - Trung Quốc của Quốc Hội Hoa Kỳ cho biết: "Trung Quốc dường như đang mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự - bao gồm radar, thiết bị thông tin vệ tinh, bố trí súng phòng không và pháo bờ biển, sân đỗ trực thăng và bến tàu - trên một số hòn đảo nhân tạo".

Ông Gregory Poling, chuyên gia Đông Nam Á tại CSIS giải thích rằng quá trình cơ bản của việc mở rộng các bãi đá này chỉ đơn giản là nạo hút cát từ đáy biển và đổ nó lên các rạn san hô cạn xung quanh các cơ sở xây dựng trước đó của Trung Quốc. Ông nói."Dần dần bãi đá được nâng lên trên mực nước biển, che giấu tình trạng ban đầu của bãi đá hoặc rạn san hô bên dưới".

Cát phun lên sau đó được các xe ủi đất làm phẳng. Đến khi bãi cát tạo ra đúng theo yêu cầu, công nhân sẽ xây xung quanh hòn đảo mới này một hàng rào bê tông để chống lại sự xói lở và chống bão, và bắt đầu xây dựng các cơ sở mới trên đảo nhân tạo vừa hình thành: Bến cảng, sân bay trực thăng, các công trình quân sự và dân sự, và thậm chí là các đường băng nhỏ.

Tạp chí quốc phòng của Mỹ IHS Jane's Defence Weekly ngày 20.11.2015 công bố ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây cất đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập, đó là một công trình dài ít nhất 3.000m và rộng 200 – 300m, có thể làm đường băng quân sự. Cơ quan CSIS suy đoán rằng Bắc Kinh có thể xây dựng một đường băng trên các rạn san hô, mặc dù một số chuyên gia cho rằng nó quá nhỏ để có một tác động về mặt chiến lược. Một đường băng như thế đã được xây dựng tại Đá Chữ Thập là khu vực đã được mở rộng lên gấp 10 lần trong vài tháng qua, từ 80.000 m2 lên gần 1 km2 (960.000 m2).

HOA KỲ CHƯA TÌM RA PHƯƠNG THỨC ĐỐI PHÓ?

Trong bài “The Geography of Chinese Power: How Far Can Beijing Reach on Land and at Sea” (Địa chính trị của Quyền Lực Trung Quốc: Bao lâu nữa Bắc Kinh có thể với tới đất và biển) đăng trên Foreign Affairs, Vol. 89, No. 3, tháng 5 và tháng 6/2013, Robert D. Kaplan nói rằng năm 1904, Sir Halford Mackinder, nhà địa lý người Anh, đã kết thúc bài viết nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” (Trục Địa Lý của Lịch Sử) cảnh báo về trường hợp của Trung Quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu chính là trục địa chiến lược của quyền lực thế giới, ông đã cho rằng Trung Quốc, một khi mở rộng sức mạnh của mình vượt ra ngoài biên giới, có thể tạo thành mối hiểm họa da vàng cho tự do của thế giới, đơn giản vì “Trung Quốc sẽ có thêm một vùng đại dương bổ sung cho nguồn tài nguyên của lục địa rộng lớn, một lợi thế mà nước Nga không may mắn có được trong khu vực trụ cột này.” Lời tiên đoán đó được đưa ra cách đây 110 năm, nay đang đúng.

Trong bài “Cuộc chiến giàng quyền lãnh đạo thế giới” chúng tôi đã trình bày kế hoạch “Một Trung Đông Lớn Hơn” của Mỹ là biến 5 nước chủ chốt ở Trung Đông (trong đó có Saudi Arabia) thành 15 nước để khống chế khối Hồi Giáo và và làm chủ khối lượng dầu lửa khổng lồ ở đó rồi dùng chiến tranh dầu lửa để làm bá chủ thế giới. Kế hoạch này được thực hiện từ 2006, nhưng đến năm 2011 thì bị Nga và Trung Quốc chặn lại. Mỹ phải tạo ra vụ Ukraina để cô lâp Nga và tuyên bố “xoay trục vế Á Châu Thái Bình Dương” để ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhưng Mỹ không thể cùng một lúc vừa diệt nhóm Hồi Giáo cực đoan, vừa đối đầu với Nga và Trung Quốc, nên Mỹ phải tạm hòa hoãn với Trung Quốc.

Lợi dụng thời cơ, Trung Quốc đẩy mạnh tham vọng chiếm Biển Đông của họ. Ngoài ra, để đề phòng Mỹ có thể dùng kho dầu lửa Trung Đông để lũng đoạn, trong hội nghị APEC tại Bắc Kinh, ngày 9.11.2014 Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký 17 thỏa thuận, chủ yếu nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa hai nước. Một trong các thỏa thuận đáng chú ý nhất là dự án xây dựng một đường ống cung cấp khí đốt từ Nga sang Trung Quốc trị giá 400 tỉ USD, cung cấp 38 tỉ mét khối khí đốt/năm. Như vậy dù Mỹ có chiếm được kho dầu Trung Đông, cũng khó dùng năng lượng để khống chế Nga và Trung Quốc. Trước tình trạng trên, Mỹ đang và sẽ đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông như thế nào?

Bản báo cáo mang tên “Số liệu về Sức mạnh quân sự của Mỹ 2015” do Tổ chức Heritage Foundation công bố hôm 24.2.2015 đã khẳng định: Hoa Kỳ không có đủ khả năng tiến hành hai cuộc chiến tranh lớn cùng một lúc. Theo đó, quân đội Mỹ sẽ thiếu trang bị để xử lý cả hai cuộc xung đột lớn trong khu vực khi chúng xảy ra cùng một lúc.

Vả lại, theo các nhà phân tích, chiến lược “cắt lát salami” của Trung Quốc đã không cho Mỹ có cớ để trực tiếp can dự bằng sức mạnh quân sự. Theo The Diplomat, để đối phó chiến lược của Trung Quốc, Mỹ đã sử dụng chiến thuật “bêu xấu”, tức là công khai các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng Mỹ đã vấp phải một đối thủ “đáng gờm” với vũ khí lợi hại là “mặt dày mày dạn” của Trung Quốc, nên chiến thuật của Mỹ đã không có hiệu quả.

Thách thức hiện nay đối với quân đội Mỹ là tìm ra chiến thuật để ngăn chặn những hành động ở quy mô nhỏ của Trung Quốc mà không đẩy các tranh chấp cục bộ trở thành một cuộc xung đột quân sự lớn hơn. Nhưng tờ The Diplomat nhận định: “Quân đội Mỹ hiểu rằng cần phải làm nhiều hơn để ngăn chặn chiến lược “cắt lát salami” của Trung Quốc nhưng đáng tiếc là họ vẫn chưa biết phải làm thế nào”.
 
Tin Đáng Chú Ý
IS xóa bàn cờ thế giới Á Rập
Ngô Nhân Dụng /Người Việt
09:47 06/03/2015
Tổng Thống Mỹ Barack Obama ví các đạo quân của Quốc Gia Hồi Giáo (IS, Islamic State) đang lan nhanh như căn bệnh ung thư, cần phái cắt bỏ. Tướng Martin E. Dempsey, tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cũng nói phải tiêu diệt phong trào IS, vì họ theo đuổi một nhãn quan cuồng tín, sẵn sáng chết vì ngày tận thế đang tới gần. Chính phủ Mỹ đang thay đổi cách nhìn, và chiến lược đối phó với phiến quân IS. Nhưng IS không chỉ là một vấn đề của nước Mỹ. Phải nhìn hiện tượng phong trào IS thành công như một vấn đề lịch sử của thế giới Á Rập. Nếu các chính phủ Á Rập không cộng tác, không can thiệp, thì dù phong trào IS này có tan rã, mầm mống loạn sẽ còn đó, có thể lại nổi lên, trong hàng thế kỷ nữa.

Hiện tượng Quốc Gia Hồi Giáo (Islamic State) bắt nguồn từ lịch sử vùng Trung Ðông, trong mấy trăm năm qua. Những sắc dân khác nhau, tín đồ các tôn giáo và giáo phái Hồi Giáo khác nhau đã sống chung trong vùng này bao nhiêu thế kỷ. Họ bị quy tụ vào nhiều lãnh thổ, dưới quyền các đế quốc, đế quốc Ottoman từ thế kỷ 16, 17, rồi tới đế quốc Anh, Pháp từ thế kỷ 20. Khi các đế quốc tan rã, các quốc gia mới được lập ra trong các đơn vị hành chánh cũ, mỗi quốc gia dân chúng gồm dân chúng thuộc nhiều sắc tộc và tôn giáo khác nhau. Khi bị những chế độ độc tài quân phiệt cai trị, các quốc gia này tồn tại được. Khi mỗi chế độ độc tài bị lật đổ hoặc suy yếu, các mâu thuẫn chủng tộc và tín ngưỡng lại bùng lên. Phong trào IS cho thấy thế giới Á Rập đang diễn ra một cuộc “khủng hoảng lập quốc.”

Hai quốc gia đang bị quân IS đe dọa là Iraq và Syria. Tại Iraq, Saddam Hussein dùng một thiểu số người theo giáo phái Sun Ni cai trị đa số dân theo phái Shi A và mấy triệu người Kurds. Tại Syria, cha con Hafez và Bashar Assad, dựa trên một thiểu số theo giáo phái Alawite, cũng thuộc ngành Shi A; trong 45 năm qua đã cai trị đa số người theo phái Sun Ni, cùng với những người theo đạo Thiên Chúa, đạo Druz, người thiểu số Kurds.

Hai vị tổng thống Mỹ đã tạo môi trường cho cuộc khủng hoảng mới này. Thứ nhất, năm 2003, Tổng Thống Bush tấn công Iraq, lật đổ chế độ Saddam Hussein. Thứ nhì, năm 2011, Tổng Thống Obama bắt đầu rút quân khỏi Iraq. Một chế độ sắt máu đổ, những mầm mống chia rẽ có gốc rễ từ ngàn năm được dịp sống lại, lớn dần. Tại Syria, nguyên nhân khiến chính quyền Assad suy yếu cũng phát sinh trong cùng thời gian đó. Chính phủ Mỹ cũng khuyến khích khi người Á Rập nổi lên lật đổ các chế độ độc tài, gọi là Mùa Xuân Á Rập.

Tất nhiên, phong trào Mùa Xuân Á Rập đều tự động phát sinh; dù nước Mỹ không dính vào thì dân chúng Tunisia và Ai Cập cũng nổi dậy đòi quyền sống tự do. Nhưng vì được nước Mỹ hoan hô cho nên dân các nước khác cũng vùng lên. Tiêu biểu là dân Libya, được các nước Châu Âu yểm trợ, rồi Mỹ tiếp tay. Khi Mùa Xuân Á Rập tràn tới Syria, năm 2011, chế độ Assad lung lay, một guồng máy độc tài bị đe dọa sắp tan rã mở cửa cho các nhóm đối lập đứng lên đòi tự do. Phong trào Quốc Gia Hồi Giáo (IS) phát lên từ cuộc nổi dậy này, rồi từ Syria quay trở lại Iraq.

Khi quân IS chống chính quyền Assad, chính phủ Mỹ không dính vào, mặc dù họ nêu rõ mục tiêu là thành lập một Quốc Gia Hồi Giáo gồm cả hai nước Iraq và Syria. Mỹ hỗ trợ rất ít cho các nhóm kháng chiến Syria khác, cạnh tranh với nhóm IS. Nhưng IS đã xóa nhòa biên giới các quốc gia đang có sẵn. Chỉ khi quân IS đánh bại quân chính phủ Iraq, đe dọa cả khu vực của người Kurds, Mỹ mới cho máy bay bỏ bom giải vây. Chính quyền Obama bị thử thách. Chủ trương của ông Obama từ nhiều năm qua là chỉ can thiệp khi mạng sống của các công dân Mỹ bị đe dọa. Mỹ chỉ giúp chính phủ Iraq đánh quân IS ở nước họ vì lo an ninh của người Mỹ đang ở đó, chứ không đánh IS giúp chế độ độc tài Assad! Nhưng từ đầu Tháng Tám, Nghị Sĩ John McCain đã thúc giục chính phủ Mỹ phải tấn công quân IS “tại Syria,” ông nói: ISIS (tên gọi vào lúc đó) là một mối đe dọa “cho chính nước Mỹ!”

Nay thì Tướng Dempsey nói, một cách cụ thể hơn: ISIS không chỉ đe dọa Iraq và Syria, chúng đe dọa cả vùng này. Nghĩa là nếu không tiêu diệt được các đạo quân IS, nền an ninh của Israel, Á Rập Sau đi, Lebanon, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, các vương quốc Á rập vùng vịnh, các đồng minh của Mỹ trong vùng đều bị đe dọa. Quân IS đã làm chủ một phần ba lãnh thổ Syria, lại mới chiếm được tỉnh Tabqa nằm sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và đang xâm phạm biên giới Lebanon.

Ðầu tuần này, chính phủ Mỹ mới bắt đầu cho máy bay thám thính bay theo dõi quân IS tại Syria, chuẩn bị nếu cần sẽ bỏ bom. Hành động của ông Obama có thể bị thúc đẩy vì quân IS đã hạ sát nhà báo Mỹ James Foley, ông bị IS bắt giữ trong lãnh thổ Syria. IS cũng báo trước sẽ giết các công dân Mỹ nếu bắt được. Chắc Tổng Thống Obama khi ra lệnh bỏ bom tại Syria sẽ nêu lý do nhân đạo; vì quân IS chiếm được nơi nào là tàn sát những người dân không chịu cải đạo. Họ cũng đem trưng bày các xác chết hoặc thủ cấp của những đối thủ bị giết, cả thế giới loài người ghê tởm.

Nhưng bản chất hiện tượng IS nổi dậy là một cuộc khủng hoảng của thế giới Hồi Giáo, vấn đề chính là việc thành lập các quốc gia không vững bền.

Các quốc gia này từ khi dựng lên đã không theo lằn ranh giữa các sắc tộc và tôn giáo; mà việc xác định biên giới giữa các nhóm này cũng rất khó, sau hàng ngàn năm họ đã sống lẫn bên nhau. Khi các quốc gia này do các chế độ độc tài sắt máu cai trị, người dân phải chấp nhận dù bị sống trong cảnh bất công. Khi một chính quyền yếu đi, dân chắc chắn nổi dậy.

Ba nước đang sống trong cảnh nội chiến là Iraq, Syria và Libya. Nhưng các nước khác đã trải qua các cuộc khủng hoảng tương tự là Yemen, Lebano, Maroc, Sudan. Nước Yemen đã từng bị tách đôi, đánh nhau, rồi hợp lại mấy lần từ thập niên 1990. Dân miền Nam Sudan đã thành công ly khai lập một quốc gia mới. Sau khi chế độ độc tài bị lật đổ, dân Libya đã thành lập một chính phủ thống nhất, nhưng bây giờ lại đang phân ly, theo mầu sắc địa phương, chủng tộc và tôn giáo.

Một quốc gia chỉ đứng vững khi người dân được tự do bày tỏ ý nguyện qua lá phiếu. Khi có tự do dân chủ, chính quyền mới thấy có trách nhiệm phục vụ các quyền lợi của đa số dân chúng, tôn trọng quyền sống bình đẳng, không ưu đãi một thiểu số nào. Chính phủ các nước Á Rập phải tự tìm đường giữ cho nước họ khỏi bị phân liệt vì chịu cảnh bất công, vì dân không được tự do phát biểu một cách ôn hòa. Những nước còn bình yên phải góp sức thành lập những chính phủ thống nhất cho giúp ba quốc gia đang loạn ly. Rất khó chia cắt các nước như Iraq, Libya theo lằn gianh chủng tộc và tôn giáo; vì các mỏ dầu lửa được tập trung tại một số vùng, không thể chia phần được. Cho nên, cách ổn định lâu dài duy nhất là thành lập những chính quyền liên hiệp được các nhóm dân khác nhau chấp nhận. Chính quyền đó chỉ vũng bền nếu họ theo các quy tắc tự do dân chủ. Các nước Á Rập phải cùng nhau đứng bảo đảm cho tính chất dân chủ của các chính quyền đó.

Nếu không muốn dấn thân dự vào những cuộc nội chiến có nguồn gốc từ hàng ngàn năm xa xưa, chính phủ Mỹ phải biết tự hạn chế trong mục tiêu “cảnh sát,” đi giữ trật tự, trong những phạm vi có giới hạn! Chính phủ Mỹ hay chính phủ bất cứ một nước ngoài nào, dù đóng vai trò “cảnh sát quốc tế” cũng chỉ dẹp bỏ được những đám loạn quân quá tàn bạo, như quân IS; chứ không hy vọng tiêu diệt hết những mầm mống chia rẽ trong các nước vùng Trung Ðông. Cuộc khủng hoảng lập quốc trong thế giới Á Rập chỉ có thể do chính người Á Rập giải quyết.

(Nguồn: Người-Việt online)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Muối
Dominic Đức Nguyễn
21:57 06/03/2015
MUỐI
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Chúa Kitô ban cho chúng ta
là muối của đức tin, đức cậy và đức ái.
Nhưng Chúa tử nạn và sống lại
để cứu chuộc chúng ta,
“không mất mùi vị, và không mất quyền năng”
(Trích lời ĐGH Phanxicô)
 
Thánh Ca
Video Thánh Ca: Phút Linh Thiêng - Sáng tác: Lm. Thành Tâm - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
03:39 06/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây