Ngày 05-03-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Phá hủy cũng cần mà tu sửa cũng cần
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
01:45 05/03/2021
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B
PHÁ HỦY CŨNG CẦN MÀ TU SỬA CŨNG CẦN

Sau khi ghi lại khẳng định của Chúa Giêsu: “Hãy phá hủy Đền thờ này đi, nội ba ngày tôi sẽ xây dựng lại”, thánh Gioan lập tức cho biết: "Người có ý nói Đền thờ là thân thể Người". Điều này mang hai ý nghĩa:

1. Chúa Giêsu là đền thờ đích thực.

Chúa mượn hình ảnh Đền thờ Giêrusalem để nói đến chính thân thể mình, thân thể bị phá hủy và được dựng lại, thân thể bị giết và được phục sinh.

Vì sao Chúa đồng hóa mình với Đền thờ? Vì Chúa là hiện thân của chính Thiên Chúa ngự giữa loài người. Thiên Chúa ngự nơi đâu, nơi đó là Đền thờ.

Bởi đó, việc Chúa Giêsu bị giết chết về thể xác, loan báo việc đền thờ bị phá hủy. Sự bị phá hủy này cho thấy lịch sử cứu độ bước vào thời đại mới, thời đại tôn thờ Thiên Chúa phải tôn thờ đích thực:

“Đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem nữa… Những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự Thật” (Ga 4, 21-23).

Người Dothái không thể hiểu ý nghĩa phong phú của Đền thờ mà Chúa loan báo, càng không thể chấp nhận việc Chúa đồng hóa mình với Đền thờ, và là chính Con Thiên Chúa, là chính Đấng Cứu Thế.

Họ không bao giờ hiểu nổi việc Chúa đòi phải thờ phượng Thiên Chúa trong lòng, đừng chỉ thờ ngoài môi miệng. Hoặc hành động Chúa tẩy uế và gọi Đền thờ là “Nhà Cha Ta” càng trở nên cớ vấp phạm cho người Dothái.

2. Chúa hướng chúng ta quy về Chúa.

Khi cho biết: "Đền thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người”, thánh Gioan cho thấy thánh ý của Chúa Giêsu, đó là: Khi nhìn đền thờ bằng đôi mắt, hãy chiêm ngắm chính Chúa là Đền thờ đích thực. Từ đó Chúa muốn hướng chúng ta đến chính bản thân Chúa.

Chúa Giêsu là Đền Thờ sự sống, Đền thờ vĩnh cửu, không do tay người phàm, nhưng xuất phát từ Thiên Chúa, mang lại hoa trái cứu độ cho trần gian.

Như xưa, hòm bia Thiên Chúa trú ngụ trong Nhà tạm, thì nay, nơi chính Đền Thờ Chúa Giêsu, Thiên Chúa lưu trú và ở lại với loài người. Nơi Chúa Giêsu, từ nay nhân loại tôn thờ, ca tụng, dâng lễ tế lên Thiên Chúa.

Cũng nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa chúc phúc, ban ơn lành, trao lề luật mới là Lời Thiên Chúa để giáo huấn loài người, đưa họ tiến về chính Thiên Chúa.

Tuy nhiên, để truất phế ý nghĩa đền thờ gạch đá, Chúa Giêsu phải bước vào tử nạn và sống lại. Đền thờ thân xác của Chúa cần được phá hủy, để sẽ được tái thiết trong ánh sáng huy hoàng của ơn Phục sinh.

Đền Thờ Chúa Giêsu tiếp tục hành trình hiện diện giữa trần gian khi Hội Thánh không ngừng cử hành mầu nhiệm Thánh Thể. Nơi đâu có Thánh Thể, nơi đó là bảo đảm sự hiện diện của Thiên Chúa. Thánh Thể là dấu hiệu tình thương, ân phúc của Thiên Chúa tiếp tục tuôn đổ tràn đầy trên nhân thế.

Đền Thờ Chúa Giêsu, cũng là chính Thánh Thể của Chúa, là dấu chỉ dẫn đường cho chúng ta tiến về Thiên Chúa, nếu chúng ta biết nương náu nơi Chúa, nương náu nơi Ngôi Đền Thờ tràn đầy sự sống này.

Liên kết với Đền Thờ Giêsu, Thiên Chúa cũng làm cho tâm hồn ta trở nên đền thờ. Nơi đền thờ tâm hồn mỗi người, Thiên Chúa yêu thích ngự vào, ban ơn cứu rỗi, ban sức sống thần linh, để mỗi ngày, đền thờ tâm hồn ta càng xứng đáng, càng thánh thiện, vươn lên chính sự thánh thiện của Đền Thờ Giêsu.

Bởi vậy, khi cử hành phụng vụ Chúa nhật thứ III mùa Chay, lắng nghe giáo huấn của Hội Thánh về Đền thờ, chúng ta không quan trọng hóa việc xây nhà thờ gạch đá cho bằng thực tâm chỉnh đốn tâm hồn mình.

Biết đâu trong lúc ta tưởng mình đang sống, nhưng thực ra đã chết; tưởng mình là đền thờ, nhưng có khi chỉ là căn chòi đổ nát thảm hại.

Chết chóc và đổ nát là do ta bị ảnh hưởng của không biết bao nhiêu sự nhơ uế và thói xấu ở đời. Ta bị ô nhiễm bởi ham tiền, của cải, dục tình, lạc thú, quyền lực, tiếng tăm… Biết bao nhiêu nhà tâm hồn đổ sập do lối nhìn, lối nghĩ, lối sống… ích kỷ, thực dụng, sống như không có Chúa…

Mùa Chay là mùa tu sửa đền thờ tâm hồn. Từng người hãy làm cho đền thờ của mình xứng đáng với Đền Thờ Chúa Giêsu, bằng cách tìm mọi phương thế, mọi cách thức mà Hội Thánh đề nghị để sống cho thật ý nghĩa.

Ra công tu chỉnh tâm hồn, chính là lúc ta chết với Chúa Giêsu. Ta hy vọng, đến ngày Phục Sinh, sẽ cùng được phục sinh với Chúa.

Hãy phá hủy để tu sửa. Phá hủy sự hư hỏng, đổ nát để tu sửa thành đền thờ mới.


 
Thanh Tẩy Nhà Thờ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:44 05/03/2021
Thanh Tẩy “Nhà Thờ”

(Chúa Nhật III Mùa Chay B)

Các môn đệ Chúa Giêsu khi chứng kiến việc Thầy mình thịnh nộ trước sự kiện người ta biến đền thờ thành nơi buôn bán, đã nhớ lại lời Kinh Thánh: “Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. Một cơn thinh nộ đúng nghĩa bằng việc lấy dây làm roi đánh đuổi người buôn bán chiên bò, lật nhào bàn ghế và hất tung tiền của những người đổi bạc. Quả là to gan, nếu không là tên phạm thượng thì cũng là phường phá hoại. Cần phải nghiêm trị nếu không sẽ mất hết luật lệ, mất hết truyền thống, tôn ti…

Trước hết cần phải cật vấn ông này lấy quyền gì mà làm những sự to gan, tày trời như vậy. Những người Do Thái lúc bấy giờ, cách riêng những người đang có trọng trách đã kinh ngạc trước câu trả lời của Chúa Giêsu: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”. Dĩ nhiên họ chẳng thể hiểu nội hàm câu trả lời của Người. Sau này, khi chứng kiến cuộc khổ nạn và phục sinh của Thầy chí thánh, các môn đệ mới hiểu Thầy dùng chính mạng sống của mình để làm dấu chỉ cho việc Người có quyền hành sử những sự to gan như thế. Đã chấp nhận hy sinh mạng sống vì sự việc gì đó thì nó phải có tầm quan trọng đáng kể và việc đó chính là thanh tẩy đền thờ.

Thanh Tẩy nhà thờ vật chất gỗ đá (église - church): Chuyện nhỏ. Quét bụi, lau chùi bàn ghế nhà thờ… là chuyện phải làm. Người ta vẫn làm thường nhật hay thường kỳ mà chẳng một ai thắc mắc. Ra những quy luật để gìn giữ các nhà thờ thực sự là nơi quy tụ tín hữu cho việc thờ phượng, tránh các lạm dụng làm mất sự thiêng thánh, thì cũng là chuyện dễ đón nhận và tuân giữ. Nhiều nơi, nhiều giáo xứ khi có điều kiện đã xây phòng hội, xây phòng giáo lý để tách các việc hội họp, dạy giáo lý ra khỏi nhà thờ. Đây là việc làm chính đáng nhưng cũng vẫn là chuyện không lớn.

Thánh hiến hay làm phép một ngôi nhà thờ cũng chẳng là chuyện trọng đại nếu xét về công sức bỏ ra. Chỉ một thánh lễ do Đức Giám Mục chủ sự hay do một linh mục được uỷ quyền thì mọi sự gọi là hoàn tất.

Thanh tẩy Nhà Thờ (Église – Church): Chuyện lớn. Khi hai từ nhà thờ được viết hoa thì đã không còn là một công trình kiến trúc vật chất, cho dù vẫn còn nhiều người, nhiều tập thể, vì thiếu hiểu biết hay cố tình làm như không biết, gọi là “bọn Nhà Thờ” hay “Nhà Thờ”, mà thực ra đó là Giáo Hội. Thanh tẩy Giáo Hội ư? Chuyện lớn đấy! Đó là một cơ cấu tổ chức, là một thực thể có tính thánh thiêng. Đó là tập thể những người có niềm tin. Và cũng không thể không kể, cho dù chỉ là đại diện, đó là những người đang có quyền cao, chức trọng. Trong niềm tin và theo giáo lý, Giáo Hội được Công đồng Vatican II trình bày với hình ảnh nền tảng đó là đoàn dân Thiên Chúa. Thế nhưng dưới cái nhìn người bình dân trong đạo và theo nhãn quan của bà con ngoài đạo thì quý đấng bậc có “chức vụ cao trọng” được đồng hoá với Giáo Hội cách nào đó.

Để làm cho cơ cấu tổ chức và luật lệ thực sự có ra vì con người chứ không ngược lại, thì quả là chuyện không nhỏ chút nào (x.Mc 2,27). Công đồng Vatican II đã kết thúc vào năm 1965, thế mà phải đến năm 1983 Bộ tân Giáo Luật mới được hình thành. Thử hỏi nội dung và tinh thần của bộ Giáo Luật 1983 đã được triển khai và áp dụng ra sao và ở mức độ nào? Chuyện “phép vua thua lệ làng” hình như vẫn tồn tại ít nhiều nơi này nơi kia. Để giúp những người đang mang trọng trách với chức vị lớn trở thành “người hầu thiên hạ” thì cũng không phải là việc một sớm một chiều (x.Mc 9,35). Chuyện “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” là chuyện vẫn không là cá biệt. Thỉnh thoảng có một vài tín hữu giáo dân vì thành tâm mà bạo miệng lên tiếng về một vài tình trạng “cha chú” đó đây, hoặc lên tiếng về thái độ thụ động của đấng này, vị kia trước bất công, bạo quyền, thì cũng dễ bị hứng “búa rìu” đủ kiểu.

Thanh tẩy đền thờ tâm hồn: chuyện hệ trọng. “Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân” (Quản Trọng). Và kế ngàn đời là trồng con cái Chúa. Trồng người con Chúa ra sao đây? Bản Thập giới mà bài trích sách Xuất Hành trình bày không hề lỗi thời mà trái lại. Chúa Kitô đã minh nhiên nhắc lại điều này với một vị luật sĩ và với người thanh niên muốn nên trọn lành (x.Mt 19,16-19). Để mến Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn, đồng thời yêu thương tha nhân như chính mình thì chuyện thanh tẩy là chuyện phải làm cả đời.

Theo thiển ý, để có những đền thờ tâm hồn trong sáng, thánh thiện, xứng đáng, thì một trong những điều cần thanh tẩy đó là sự tham lam. Thánh Tông đồ dân ngoại đã từng gọi tham lam là một hình thức “thờ ngẫu tượng”. Chúa Kitô cũng đã từng ví “của tiền” (dĩ nhiên có cả chức quyền, danh vị) như một vị thần, khi Người nói rằng không được làm tôi hai chủ (x.Lc 16,13). Và thực tiển minh chứng rõ ràng lòng tham lam, tham danh, hám lợi đã giết chết hay làm băng hoại tình người thật khó lường. Sự tham lam khi đã được quyền bính bảo kê hay được luật lệ hợp thức hoá thì hậu quả thật khó lường. Đức Bênêđictô XVI trong cuốn “Đức Giêsu thành Nagiarét” nhận thức rằng khi Chúa Giêsu thanh tẩy đền Thờ Giêrusalem, Người không phá bỏ lề luật nhưng Người đánh đổ các sai trái của con người vốn đã được lề luật hoá (Phần II trang 24).

Thanh tẩy nhà thờ gỗ đá, cách riêng Nhà Thờ viết hoa hay đền thờ tâm hồn chắc chắn phải có trả giá. Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng, dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan thì chúng tôi rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh…(1Cr 1,22). Chúa Kitô đã chấp nhận để người ta phá “thân thể Người” để rồi xây lại sau ba ngày không phải chỉ để thanh tẩy Đền Thờ Giêrusalem mà đặc biệt để thanh tẩy cái Nhà Thờ viết hoa cũng như các đền thờ tâm hồn, tức là con người qua mọi thời đại.

Môn đệ không trọng hơn Thầy (x.Ga 15,20). Rất nhiều người, nhiều vị thánh đã từng to gan tiếp bước chân Thầy chí thánh nhiệt thành lo việc thanh tẩy Nhà Thờ viết hoa, thanh tẩy các đền thờ tâm hồn. Và số phận của họ đã dẩy đầy truân chuyên. Nói gì cho xa, để có được thành quả là Công Đồng Vatican II và gìn giữ cũng như phát triển thành quả ấy thì nhiều vị, nhiều đấng bậc đã chấp nhận bao hy sinh, khổ ải, truân chuyên. Cuộc đời của Hồng Y Ives Congar, cha Marie –Dominique Chenu, Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI… là những minh chứng hùng hồn.

Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. Một quy luật như là tất yếu. Đã sợ thiệt thân thì hầu chắc không làm được sự gì tốt cho việc nhà Chúa. An thân, thủ phận, hay sống theo “chủ nghĩa cơ hội” thật không xứng với người môn đệ Chúa Kitô. Có thể có nhiều lý do, nhưng chắc chắn có lý do này, đó là chưa nhiệt tâm lo việc nhà Chúa. Khi chưa nhiệt tâm lo việc nhà Chúa thì có lẽ chúng ta đang mãi mê lo việc nhà mình chăng?

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột.
 
Vì yêu Chúa quá mà thôi
Lm. Nguyễn Xuân Trường
13:59 05/03/2021
VÌ YÊU CHÚA QUÁ MÀ THÔI

Chúa Giêsu là Đấng hiền lành nhân hậu, vậy mà Phúc Âm tuần này lại kể chuyện Chúa phẫn nộ thanh tẩy đền thờ Giêrusalem. Có người dí dỏm bảo: Chúa Giêsu hôm nay nổi máu “đánh ghen” nơi đền thờ! Nói Chúa đánh ghen mà không sợ phạm thượng bởi vì chính Bài đọc I nói rõ: Chúa là một vị thần hay ghen! Ghen đâu chỉ là chuyện của riêng phụ nữ, mà cả Chúa cũng ghen nữa đấy. Thế này nếu bị chồng than là hay ghen thì vợ cứ dí dỏm tuyên bố: Em ghen là trở nên giống Chúa đấy! Hihii. Chúa là tình yêu thì cũng phải có chút hờn ghen chứ.

Trong đời người ta ghen vì yêu quá, vì muốn một tình yêu trọn vẹn cả thể xác lẫn tâm hồn. Chúa cũng đòi hỏi nơi chúng ta 1 tình yêu trọn vẹn, 1 tình yêu không sẻ chia cho ai khác như điều luật thứ nhất đòi buộc: Phải thờ phượng 1 mình Thiên Chúa, không được thờ ai khác.

Cũng chính vì một tình yêu Chúa Cha trọn vẹn và mãnh liệt, nên Chúa Giêsu đã tức không chịu được khi thấy người ta xúc phạm đền thờ, biến đền thờ Chúa thành nơi buôn bán. Nhìn từ góc độ ghen vì muốn 1 tình yêu trọn vẹn thì ta mới hiểu được tại sao Chúa Giêsu lại nổi trận lôi đình: Ngài ném tiền bạc, lật nhào bàn ghế, cầm roi xua đuổi những người bán buôn ra khỏi đền thờ. Vì yêu, vì chỉ muốn một mình Chúa ngự trong đền thờ, nên Chúa Giêsu lật đổ và xua đuổi những thứ đã chiếm vị trí của Chúa Cha trong đền thờ. Nếu yêu Chúa thực sự thì không thể im lặng khi đền thờ Chúa bị xâm phạm.

Đền Thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện và gặp gỡ con người, là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau. Đền thờ là nơi hò hẹn và gặp gỡ của những tâm hồn, những trái tim tin yêu nhau. Khi dạt dào tin yêu thì lòng dạ mỗi người cũng trở thành đền thờ cho Chúa ngự. Chúa yêu chúng ta và cũng muốn chúng ta yêu Ngài trọn vẹn. Amen.
 
Thanh tẩy bản thân mình
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
19:00 05/03/2021

(Suy niệm Tin mừng Gioan (2, 13-25) trích đọc vào Chúa nhật 3 Mùa Chay)

Chúa Giê-su là Đấng rất hiền lành và Ngài cũng là mẫu mực của sự hiền lành như lời Ngài mời gọi: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11, 29).

Vậy mà khi vào đền thờ Giê-ru-sa-lem, thấy người ta làm ô uế đền thờ thì Chúa Giê-su không thể nào chịu nổi. Ngài nổi giận thật sự. Tin mừng Gioan ghi lại: “Ngài thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Ngài liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Ngài đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Ngài nói với những kẻ bán bồ câu: "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán” (Gioan 2, 14-16).

Thật không ngờ! Một Chúa Giê-su rất hiền lành khiêm nhượng, giờ đây đã nổi trận lôi đình, phải dùng roi vọt và biện pháp cứng rắn đối với những người xúc phạm đến sự linh thánh của Đền Thờ Giê-ru-sa-lem.

Điều đó chứng tỏ rằng đối với Chúa Giê-su, việc làm ô uế Đền Thờ là một xúc phạm nặng nề mà Ngài vốn rất nhân từ và bao dung cũng không thể nào chịu đựng nổi!

Chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa

Thế nhưng còn một đền thờ khác còn cao trọng hơn đền thờ Giê-ru-sa-lem xưa, đó là mỗi người chúng ta. Thánh Phao-lô khẳng định: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? (I Cor 3,16).

Chúa Giê-su cũng dạy rằng mỗi người chúng ta là đền thờ cho Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị. Ngài nói: “Ai yêu mến Thầy và tuân giữ lời Thầy, thì Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và Chúng Ta (tức Ba Ngôi Thiên Chúa) sẽ đến ngự trong người ấy” (Ga 14, 23).

Chính vì yêu quý mỗi người chúng ta là đền thờ của Ngài quá đỗi nên Chúa Giê-su sẵn sàng hiến thân chịu khổ nạn và chịu chết đau thương để cứu đền thờ này khỏi hư mất đời đời; đã xây đắp đền thờ này bằng Lời hằng sống và hiến ban Thịt Máu Ngài trong bí tích Thánh thể để thông ban cho đền thờ này sự sống của chính Ngài.

Điều đó chứng tỏ rằng đối với Thiên Chúa thì mỗi người là đền thờ vô giá!

Vì thế, nếu hôm xưa người Do-thái làm ô uế đền thờ Giê-ru-sa-lem khiến Chúa Giê-su đau lòng một phần, thì hôm nay, nếu có ai làm cho đền thờ cao quý là thân xác mỗi người chúng ta ra nhơ uế thì Ngài đau xót gấp trăm.

Thế nên, Ngài nghiêm khắc lên án những người đó như sau: “Ai làm cho một kẻ nhỏ tin vào Thầy vấp phạm, (tức là làm ô uế tâm hồn người khác là đền thờ của Ngài), thì thà lấy cối đá cột vào cổ người ấy rồi xô xuống biển còn hơn” (Lc 17, 1-2).

Thánh Phao-lô cũng quả quyết: “Ai phá huỷ Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt người ấy, vì đền thờ Thiên Chúa là nơi thánh và đền thờ đó chính là anh em” (I Cor 3, 17).

Lạy Chúa Giê-su,

Xin cho chúng con biết nhìn vào nội tâm sâu kín của mình để truy tìm những điều làm cho chúng con ra nhơ uế và quyết tâm thanh tẩy tâm hồn.

Xin cho chúng con luôn tôn trọng bản thân chúng con là đền thờ Thiên Chúa, được Chúa cứu chuộc bằng Máu thánh Chúa, được xức dầu thánh hiến bằng Thánh Thần, được Ba Ngôi Thiên Chúa vui thích chọn làm nơi ngự trị.

Xin cho chúng con luôn trang điểm đền thờ thân xác chúng con bằng những đức tính tốt, rèn luyện cho mình những phẩm chất cao đẹp cho xứng với danh hiệu đền thờ cao quý của Thiên Chúa Ba Ngôi.
 
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay 7/3/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
20:16 05/03/2021

Video sẽ bắt đầu từ 2g chiều ngày 06-March-2021 theo giờ Việt Nam

BÀI ĐỌC I: Xh 20, 1-17

“Luật do Môsê đã ban ra”.

Bài trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, Chúa phán bảo những lời sau đây: Ta là Thiên Chúa ngươi, Ðấng đã dẫn dắt ngươi ra khỏi vùng Ai-cập, khỏi nhà nô lệ. Ngươi không được thờ thần nào khác trước mặt Ta, đừng chạm trổ tượng gỗ, hay vẽ hình các vật trên trời, dưới đất, trong nước, dưới lòng đất. Ðừng thờ lạy và phụng sự các hình tượng ấy, vì Ta là Chúa, Thiên Chúa ngươi, Chúa hùng mạnh, Chúa ganh tị, trừng phạt con vì tội lỗi cha, cho đến ba bốn đời, những kẻ ghét Ta; Ta tỏ lòng nhân lành đến ngàn đời đối với những ai kính mến Ta và tuân giữ các giới răn Ta. Ngươi đừng lấy danh Chúa, Thiên Chúa ngươi, mà lường gạt, vì Chúa không thể không trừng phạt kẻ nào lấy danh Người mà lường gạt. Ngươi hãy nhớ thánh hoá ngày Sabbat. Ngươi làm lụng và làm tất cả mọi việc trong sáu ngày, còn ngày thứ bảy là ngày Sabbat, thì thuộc về Chúa, Thiên Chúa ngươi; trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi tớ nam nữ, súc vật, ngoại kiều trọ trong nhà ngươi, tất cả không được làm việc gì. Vì trong sáu ngày, Chúa đã tạo dựng trời, đất, biển, và tất cả mọi vật trong đó, rồi Người nghỉ trong ngày thứ bảy: cho nên Chúa chúc phúc và thánh hoá ngày Sabbat. Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu dài trong xứ mà Thiên Chúa sẽ ban cho ngươi. Ngươi chớ giết người, chớ phạm tội ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng dối hại anh em mình, chớ tham lam nhà của kẻ khác, chớ ham muốn vợ bạn hữu, tôi tớ nam nữ, bò lừa và bất cứ vật gì của bạn hữu.

Ðó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 18, 8. 9. 10. 11

Ðáp: Lạy Chúa, Chúa có lời ban sự sống đời đời (Ga 6, 69).

1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt.

2) Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt.

3) Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết của Chúa chân thực, công minh hết thảy.

4) Những điều đó đáng chuộng hơn vàng, hơn cả vàng ròng, ngọt hơn mật và hơn cả mật tàng ong.

BÀI ĐỌC II: 1 Cr 1, 18.22-25

“Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho nhiều người, nhưng là sự khôn ngoan của Thiên Chúa đối với những người được gọi”.

Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, các người Do-thái đòi hỏi những dấu lạ, những người Hy-lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, còn chúng tôi, chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho người Do-thái, một sự điên rồ đối với các người ngoại giáo, nhưng đối với những người được gọi, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, thì Ngài là Ðức Kitô, quyền năng của Thiên Chúa và sự khôn ngoan của Chúa Cha, vì sự điên rồ của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự khôn ngoan của loài người, và điều yếu đuối của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự mạnh mẽ của loài người. Ðó là lời Chúa.

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Mt 4, 4b

Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.

PHÚC ÂM: Ga 2, 13-25

“Các ngươi cứ phá huỷ đền thờ này, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêru-salem. Người thấy ở trong Ðền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: “Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán”. Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: “Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi”. Bầy giờ người Do-thái bảo Người rằng: “Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như vậy”. Chúa Giêsu trả lời: “Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”. Người Do-thái đáp lại: “Phải bốn mươi sáu năm mới xây được đền thờ này, mà Ông, Ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?” Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người. Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói. Trong thời gian Người ở lại Giêrusalem mừng lễ Vượt qua, nhiều kẻ tin danh Người, vì mục kích những phép lạ Người làm. Nhưng chính Chúa Giêsu không tin tưởng họ, vì Người biết tất cả mọi người, và không cần ai làm chứng về người nào; Người biết rõ mọi điều trong lòng người ta.

Ðó là lời Chúa.
 
Thánh Patrick và mầu xanh cho Ái Nhĩ Lan.
Giáo Hội Năm Châu
20:18 05/03/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 06-March-2021 theo giờ Việt Nam
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:52 05/03/2021

23. Nếu con nhìn thấy người khác phạm tội rõ ràng, thậm chí phạm tội trọng, thì con không nên nghĩ là mình tốt hơn họ, bởi vì con không biết linh hồn vô tội của con có thể bảo đảm đến lúc nào.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:57 05/03/2021
80. CỐ TÌNH GÂY SỰ

Có một “tảng đá dám làm” (1) đột nhiên nói lên vài tiếng, hương trưởng lập tức đi báo cho quan phủ biết, huyện quan sai ông ta bưng “tảng đá dám làm” đến bỏ trước cổng huyện, “tảng đá dám làm” lại không nói tiếng nào, hỏi đôi ba lần nó vẫn cứ im lìm không tiếng động.

Huyện quan nổi giận đánh hương trưởng mười hèo, và mắng:

- “Nô tài, mày cố tình báo cáo láo, “tảng đá dám làm”này làm gì biết nói hử !?”

Hương trưởng suy sụp tinh thần chỉ biết bưng “tảng đá dám làm” về nhà.

Trên đường về nhà có người quen hỏi:

- “Chuyện gì vậy?”

Hương trưởng nói nguyên do rồi tức giận chửi:

- “Cái oan gia này đến quan phủ lại không chịu nói, hại tôi bị đánh năm hèo”.

“Tảng đá dám làm” cười một tiếng lạnh lùng nói:

- “Ai biểu ông cố tình gây sự, ông lại nói láo với người ta là chỉ bị đánh năm hèo !”

(Tiếu Tán)

Suy tư 80:

Trong cuộc sống có những người cố tình gây sự mà không biết, chẳng hạn như khi họ lợi dụng vào khe hở của luật pháp để trốn thuế, hối lộ, tham nhũng, đó là họ cố tình gây sự với sự công bằng là Thiên Chúa; khi họ ỷ vào chức vụ để nhũng nhiễu bá tánh, đó là họ cố tình gây sự với lòng nhân từ của Thiên Chúa; khi họ vu oan giá họa cho người khác, đó là họ cố tình gây sự với sự thật và chân lý là Thiên Chúa...

Người Ki-tô hữu có đời sống hiền lành của tinh thần Phúc Âm nên họ không hề cố tình gây sự với ai, bởi vì họ biết rằng cố tình gây sự thì chẳng được ích lợi gì, chi bằng cố ý giúp đỡ, làm việc bác ái và phục vụ tha nhân thì có ích lợi nhiều hơn.

Chỉ có ma quỷ và con cái của ma quỷ mới thích cố tình gây sự, lừa đảo,chiếm đoạt, bịp bợm người khác mà thôi, bởi vì đó là bản chất thật của chúng nó vậy...

Mà cái bản chất ấy thì người Ki-tô hữu chẳng ai muốn cả.

(1): Những người mê tín vì muốn tai qua nạn khỏi, nên viết trên phiến đá năm chữ “thái sơn đá dám làm” và để trước cổng bên tường nhà.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 3 MC)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:59 05/03/2021
CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY

Tin mừng: Ga 2, 13-25.

“Cứ phá hủy đến thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.”


Bạn thân mến,

Theo người Do Thái nói thì đền thờ Giê-ra-sa-lem phải xây khoảng trên dưới bốn mươi sáu năm mới xong, vậy mà Đức Chúa Giê-su nói Ngài chỉ xây nội trong ba ngày là xong, làm cho người Do Thái cảm thấy khó chịu vì sự “quá đáng” của Ngài. Nhưng đó là sự thật, bởi vì Ngài có thể làm cho người chết sống lại bằng một lời nói, thì nhất định Ngài cũng sẽ xây dựng đền thờ cũng chỉ bằng một lời nói thì đền thờ Giê-ru-sa-lem có ngay, bởi vì Ngài là Đấng Thiên Chúa làm người.

Nhưng đền thờ mà Đức Chúa Giê-su nói đây, chính là thân xác của Ngài bị chôn trong huyệt đá ba ngày thì sống lại

Tuy nhiên bạn và tôi đều biết rằng: đền thờ mà Đức Chúa Giê-su nói đây cũng chính là thân xác của chúng ta, thân xác này được xây dựng bởi máu thịt của cha mẹ, nhưng được cung hiến để trở thành đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi bằng bí tích Rửa Tội, đó chính là đền thờ đích thực mà Đức Chúa Giê-su đã dùng chính cái chết trên thập giá của Ngài để xây dựng, để tâm hồn bạn và tôi và tất cả những ai tin vào Ngài đều trở nên những tâm hồn sống động của Thiên Chúa.

Mùa chay là mùa hy sinh và cầu nguyện, mùa của hãm mình và bố thí, và là mùa của hối cải và tha thứ. Đức Chúa Giê-su và Giáo Hội mời gọi bạn và tôi hãy làm mới lại đền thờ tâm hồn của mình, bằng sự hối cải và quyết tâm trở về giao hòa với Chúa và anh chị em, tức là chúng ta sẽ không phá hủy nó bằng những tội lỗi nữa, nhưng làm mới lại bằng ân sủng của Chúa ban cho.

Bạn thân mến,

Đừng biến đền thờ của Thiên Chúa làm nơi buôn bán, nhưng hãy biến đền thờ của Thiên Chúa làm nơi thực hành đức ái; đừng lo lắng xây cất đền thờ bằng vật chất, bởi vì đền thờ xây dựng bằng đất đá và vật chất thì sẽ có ngày bị phá bỏ đi, nhưng những đền thờ nào dùng đức ái làm vật liệu, thì sẽ tồn tại cho đến ngày viên mãn trong Nước Trời hạnh phúc...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
05/03 : Ngày ĐTC Phanxicô Tông Du Irak Và Sự Tích Cây Sồi Fatima
Lê Đình Thông
10:02 05/03/2021
Vào đúng ngày Đức Thánh Cha Phanxicô tông du Irak, công quản tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris loan báo tuần sau sẽ đốn tám cây sồi để dùng vào việc trùng tu ngôi thánh đường cổ kính. Bà bộ trưởng Văn hóa Roselyne Bachelot, bộ trưởng Canh nông Julien Denormandie đã có mặt tại rừng Bercé (Sarthe) trồng cây sồi cổ thụ 230 năm.

Gốc cây sồi cổ thụ 230 năm tại rừng Bercé

Đại tướng Jean-Louis Georgelin, chủ tịch Công quản tái thiết Vương cung Thánh đường Notre-Dame de Paris cho biết ‘‘việc lựa chọn tám cây sồi mở đầu giai đoạn quan trọng trong việc tái thiết tháp chuông nhà thờ chính tòa Paris.’’

Theo kiến trúc sư trưởng Philippe Villeneuve, tháp chuông cũng như dàn khung làm bằng cây sồi là để tôn trọng các vật liệu gốc.

Sự tích cây sồi Fatima nhắc lại việc Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II bị Mehmet Ali Agca, một tên hồi giáo cực đoan có biệt danh là ‘‘Con sóì sám’’, ám sát ngày 13/05/1981 tại quảng trưởng Thánh Phêrô. Ngài được Đức Mẹ Fatima cứu thoát để hoàn tất công trình giải thể chế độ cộng sản tại Nga và các nước Đông u.

Ngày hôm nay (05/03), Đức Thánh Cha Phanxicô đến Bagdad lúc 11 giờ 55 (giờ Paris), bắt đầu cuộc tông du bốn ngày tại Irak. Sau khi hội đàm với các nhà lãnh đạo Irak, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ đại triều tại nhà thờ chính tòa Bagdad. Ngài thực hiện ý nguyện ‘‘hành hương vì hòa bình’’, sau nhiều năm Irak chìm đắm trong khói lửa chiến tranh. Trong chuyền tông du này, ngài sẽ di chuyển bằng xa bọc thép che kín, và bằng trực thăng, trái với các chuyến tông du trước đây.

Chỉ mấy ngày trước đây, mười phi đạn nhắm vào một căn cứ của quân đội Mỹ, chỉ cách Bagdad 250 cây số. Theo Đức Ông Pascal Gollnisch, tổng giám đốc Giáo hội Đông phương, vấn đề an ninh của ĐTC Phanxicô rất đáng quan ngại. Người ta không quên việc Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát tại Roma. Ngoài vần đề an ninh, Đức Thánh Cha Phanxicô còn phải đối đầu với đại dịch Covid -19 hiện hoành hành tại Irak.

Sự tích cây sồi Fatima vào đúng ngày 05/03 có thể là một dấu chỉ cho thấy Đức Mẹ Fatima sẽ che chở vị lãnh đạo tối cao Hội thánh can đảm tông du tại một nước hồi giáo còn chiến tranh và dịch bệnh.

Lê Đình Thông
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Baghdad
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
13:46 05/03/2021
Thưa tổng thống,
Các thành viên của Chính phủ và ngoại giao đoàn,
Các giới chức chính quyền,
Đại diện của Xã hội Dân sự,


Kính thưa quý vị,

Tôi biết ơn vì có cơ hội được thực hiện chuyến thăm được chờ đợi và ao ước từ lâu này đến Cộng hòa Iraq, và đến vùng đất này, một cái nôi của nền văn minh được liên kết chặt chẽ thông qua Tổ phụ Abraham và các tiên tri trong lịch sử cứu độ với các truyền thống tôn giáo lớn là Do Thái giáo, Kitô Giáo và Hồi giáo. Tôi bày tỏ lòng biết ơn tới ngài Tổng thống Salih về lời mời và những lời chào đón ân cần của ngài, nhân danh các giới chức chính quyền và những người dân yêu quý của đất nước. Tôi cũng chào các thành viên của ngoại giao đoàn và các đại diện của xã hội dân sự.

Tôi xin chào các giám mục và linh mục, các tu sĩ nam nữ và tất cả các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo. Tôi đã đến như một người hành hương để khích lệ họ trong chứng tá đức tin của họ, trong hy vọng và tình yêu giữa xã hội Iraq. Tôi cũng chào các thành viên của các Giáo hội Kitô và các Cộng đồng Giáo hội khác, các tín đồ Hồi giáo và các đại diện của các truyền thống tôn giáo khác. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn biết cùng nhau hành trình với tư cách là anh chị em trong “niềm tin chắc chắn rằng những lời dạy đích thực của các tôn giáo mời gọi chúng ta tiếp tục bám rễ vào các giá trị của hòa bình… sự hiểu biết lẫn nhau, tình huynh đệ nhân loại và sự chung sống thuận hòa” (Tài liệu về Tình huynh đệ nhân loại, Abu Dhabi, Ngày 4 tháng 2 năm 2019).

Chuyến thăm của tôi diễn ra vào thời điểm mà toàn thế giới đang cố gắng thoát khỏi cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của vô số cá nhân mà còn góp phần làm xấu đi các điều kiện kinh tế và xã hội đã được đánh dấu bằng sự mong manh và không ổn định. Cuộc khủng hoảng này kêu gọi tất cả những nỗ lực phối hợp để thực hiện các bước cần thiết, bao gồm cả việc phân phối vắc xin một cách công bằng cho tất cả mọi người. Nhưng điều này vẫn chưa đủ: cuộc khủng hoảng này trên hết là một lời kêu gọi chúng ta “suy nghĩ lại về phong cách sống của mình… và ý nghĩa của sự tồn tại của chúng ta” (Fratelli Tutti, 33). Vấn đề là làm sao chúng ta có thể bước ra khỏi thời gian thử thách này sao cho tình trạng của chúng ta tốt hơn trước đây, và có thể định hình một tương lai dựa nhiều hơn vào những gì gắn kết chúng ta hơn là những gì chia rẽ chúng ta.

Trong nhiều thập kỷ qua, Iraq đã phải hứng chịu những tác động thảm khốc của chiến tranh, tai họa khủng bố và xung đột giáo phái thường xuất phát từ một chủ nghĩa cực đoan không có khả năng chấp nhận sự chung sống hòa bình của các nhóm dân tộc và tôn giáo, các ý tưởng và nền văn hóa khác nhau. Tất cả những điều này đã mang đến cái chết, sự tàn phá và đổ nát, không chỉ về mặt vật chất: các thiệt hại còn sâu sắc hơn rất nhiều nếu chúng ta nghĩ đến nỗi đau xé lòng của rất nhiều cá nhân và cộng đồng, và những vết thương sẽ phải mất nhiều năm để chữa lành. Ở đây, trong số rất nhiều người đã phải chịu đựng, suy nghĩ của tôi hướng về người Yazidi, những nạn nhân vô tội của những hành động tàn bạo vô nghĩa và bất nhân, những người bị bắt bớ và giết hại vì niềm tin tôn giáo của họ, và chính căn tính cũng như sự sống còn của họ đã bị đe dọa. Chỉ khi chúng ta học cách nhìn xa hơn sự khác biệt của mình và coi nhau như những thành viên của cùng một gia đình nhân loại, chúng ta mới có thể bắt đầu một quá trình hiệu quả để xây dựng lại và để lại cho các thế hệ tương lai một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn và nhân bản hơn. Về mặt này, sự đa dạng về tôn giáo, văn hóa và sắc tộc đã là dấu ấn của xã hội Iraq trong nhiều thiên niên kỷ là một nguồn tài nguyên quý giá để thu hút, chứ không phải là những trở ngại phải loại bỏ. Iraq ngày nay được kêu gọi để cho tất cả mọi người, đặc biệt là ở Trung Đông thấy rằng sự đa dạng, thay vì làm nảy sinh xung đột, nên dẫn đến sự hợp tác hài hòa trong đời sống xã hội.

Chung sống huynh đệ đòi hỏi đối thoại kiên nhẫn và trung thực, được bảo vệ bởi công lý và tôn trọng luật pháp. Nhiệm vụ này không phải là dễ dàng; nó đòi hỏi sự làm việc chăm chỉ và một dấn thân gạt bỏ những cạnh tranh và mâu thuẫn, và thay vào đó là nói chuyện với nhau từ bản sắc sâu sắc nhất của chúng ta với tư cách là những con cái chung của cùng một Thiên Chúa và Đấng Tạo Hoá (xem Công Đồng Chung Vatican II, Tuyên bố Nostra Aetate, 5). Trên cơ sở nguyên tắc này, Tòa thánh, ở Iraq cũng như các nơi khác, không ngừng kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền ban cấp cho tất cả các cộng đồng tôn giáo sự công nhận, sự tôn trọng, các quyền lợi và sự bảo vệ. Tôi đánh giá cao những nỗ lực đã được thực hiện trong lĩnh vực này, và tôi hiệp cùng những người nam nữ có thiện chí kêu gọi những nỗ lực này được tiếp tục vì lợi ích của quốc gia.

Một xã hội mang dấu ấn của sự hiệp nhất huynh đệ là một xã hội mà các thành viên sống trong tình đoàn kết với nhau. “Đoàn kết giúp chúng ta coi những người khác… như những người hàng xóm, những người bạn đồng hành trên hành trình của chúng ta” (Thông điệp cho Ngày Thế giới Hòa bình năm 2021). Đó là một đức tính giúp chúng ta thực hiện những hành động chăm sóc và phục vụ cụ thể, đặc biệt quan tâm đến những người dễ bị tổn thương và những người đang túng quẫn nhất. Ở đây, tôi nghĩ đến tất cả những người đã mất đi các thành viên trong gia đình và những người thân yêu, nhà cửa và sinh kế do bạo lực, bắt bớ hoặc khủng bố. Tôi cũng nghĩ đến những người tiếp tục đấu tranh cho an ninh và các phương tiện sinh tồn cá nhân và kinh tế trong thời điểm thất nghiệp và nghèo đói ngày càng gia tăng. “Ý thức rằng chúng ta đang chịu trách nhiệm về sự mong manh của người khác” (Fratelli Tutti, 115) phải truyền cảm hứng cho mọi nỗ lực tạo ra các cơ hội cụ thể cho sự tiến bộ, không chỉ về mặt kinh tế, mà còn về mặt giáo dục và chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta. Sau một cuộc khủng hoảng, chỉ đơn giản là xây dựng lại thôi thì chưa đủ; chúng ta cần phải xây dựng lại thật tốt, để tất cả đều có thể tận hưởng một cuộc sống đàng hoàng. Chúng ta không bao giờ thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng trong cùng một tình trạng của chúng ta trước đó; khi thoát ra được, chúng ta hoặc là tốt hơn hoặc là tệ hơn.

Với tư cách là các nhà lãnh đạo chính phủ và các nhà ngoại giao, các bạn được kêu gọi để nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết huynh đệ này. Chống tệ nạn tham nhũng, lạm quyền, coi thường pháp luật là cần thiết, nhưng chưa đủ. Những điều cũng cần thiết khác là cổ vũ cho công lý và thúc đẩy tính trung thực, minh bạch, cũng như củng cố các thể chế chịu trách nhiệm về vấn đề này. Bằng cách này, sự ổn định trong xã hội phát triển và một nền chính trị lành mạnh được hình thành, có thể mang lại cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi đông đảo ở đất nước này, một hy vọng chắc chắn về một tương lai tốt đẹp hơn.

Thưa Tổng thống, các nhà chức trách ưu tú, các bạn thân mến! Tôi đến như một người thống hối, cầu xin sự tha thứ của thiên đàng và của các anh chị em tôi vì quá nhiều những tàn phá và tàn ác. Tôi đến như một người hành hương hòa bình nhân danh Chúa Kitô, Hoàng tử của Hòa bình. Chúng tôi đã cầu nguyện biết bao nhiêu trong những năm này cho hòa bình ở Iraq! Thánh Gioan Phaolô II không tiếc bất cứ sáng kiến nào và trên hết đã dâng lời cầu nguyện và những đau khổ của mình cho ý định này. Và Chúa lắng nghe, Ngài luôn lắng nghe! Chúng ta phải lắng nghe Người và bước đi theo đường lối của Người. Cầu mong cuộc xung đột vũ trang bị tắt tiếng! Cầu mong sự lây lan của các vũ khí được hạn chế, ở đây và ở khắp mọi nơi! Cầu mong những lợi ích phe phái được chấm dứt, đó là những lợi ích của những người bên ngoài không liên quan đến người dân địa phương. Cầu mong tiếng nói của những người xây dựng và kiến tạo hòa bình được lắng nghe! Cầu mong cho tiếng nói của những người hèn mọn, những người nghèo khổ, những người nam nữ bình thường muốn sống, làm việc và cầu nguyện trong hòa bình được chú ý. Cầu mong một sự chấm dứt các hành vi bạo lực và cực đoan, bè phái và không khoan dung! Cầu mong có chỗ cho tất cả những công dân muốn hợp tác xây dựng đất nước này thông qua đối thoại và thông qua thảo luận thẳng thắn, chân thành và mang tính xây dựng. Cầu mong cho các công dân biết dấn thân hòa giải và sẵn sàng đặt lợi ích riêng của họ sang một bên, vì thiện ích chung. Trong những năm này, Iraq đã tìm cách đặt nền móng cho một xã hội dân chủ. Muốn vậy, điều cần thiết là phải bảo đảm sự tham gia của tất cả các nhóm chính trị, xã hội và tôn giáo và bảo đảm các quyền cơ bản của mọi công dân. Cầu mong không ai bị coi là công dân hạng hai. Tôi khuyến khích những bước tiến đã đạt được cho đến nay trên hành trình này và tôi tin tưởng rằng chúng sẽ củng cố sự thanh thản và hòa thuận.

Cộng đồng quốc tế cũng có vai trò trong việc thúc đẩy hòa bình ở vùng đất này và ở Trung Đông nói chung. Như chúng ta đã thấy trong cuộc xung đột kéo dài ở nước láng giềng Syria - đã bắt đầu cách đây mười năm! - những thách thức mà thế giới của chúng ta phải đối mặt ngày nay liên quan đến toàn bộ gia đình nhân loại. Chúng đòi hỏi phải có sự hợp tác trên quy mô toàn cầu để giải quyết, trong số những vấn đề khác, sự bất bình đẳng kinh tế và căng thẳng khu vực đang đe dọa sự ổn định của những vùng đất này. Tôi cảm ơn các quốc gia và tổ chức quốc tế đang làm việc tại Iraq để xây dựng lại và hỗ trợ nhân đạo cho những người tị nạn, những người phải di tản trong nước và những người đang cố gắng trở về nhà, bằng cách cung cấp thực phẩm, nước, nhà ở, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh trên khắp đất nước, cùng với các chương trình hòa giải và xây dựng hòa bình. Ở đây tôi không thể không nhắc đến nhiều cơ quan, trong đó có một số cơ quan Công Giáo, trong nhiều năm qua đã dấn thân giúp đỡ người dân đất nước này. Đáp ứng những nhu cầu cơ bản của rất nhiều anh chị em của chúng ta là một hành động bác ái và công lý, và góp phần vào một nền hòa bình lâu dài. Tôi cầu nguyện trong niềm hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ không rút khỏi người dân Iraq vòng tay của tình hữu nghị và sự tham gia mang tính xây dựng, mà sẽ tiếp tục hành động trên tinh thần trách nhiệm chung với chính quyền địa phương, không áp đặt lợi ích chính trị hoặc ý thức hệ.

Tự bản chất, tôn giáo phải phục vụ hòa bình và tình huynh đệ. Danh Chúa không thể được sử dụng “để biện minh cho các hành động giết người, lưu đày, khủng bố và áp bức” (Tài liệu về Tình huynh đệ nhân loại, Abu Dhabi, ngày 4 tháng 2 năm 2019). Ngược lại, Thiên Chúa, Đấng đã tạo ra con người bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi, kêu gọi chúng ta truyền bá các giá trị của tình yêu thương, thiện chí và sự hòa thuận. Ở Iraq cũng vậy, Giáo Hội Công Giáo mong muốn trở thành bạn của tất cả mọi người và thông qua đối thoại giữa các tôn giáo, hợp tác một cách xây dựng với các tôn giáo khác để phục vụ cho sự nghiệp hòa bình. Sự hiện diện lâu đời của các tín hữu Kitô ở vùng đất này, và những đóng góp của họ cho đời sống của quốc gia, tạo thành một di sản phong phú mà họ muốn tiếp tục phục vụ cho tất cả mọi người. Sự tham gia của họ vào đời sống công cộng, với tư cách là công dân có đầy đủ quyền, tự do và trách nhiệm, sẽ chứng minh rằng sự đa nguyên lành mạnh về tín ngưỡng tôn giáo, sắc tộc và văn hóa có thể góp phần vào sự thịnh vượng và hòa hợp của quốc gia.

Các bạn thân mến, một lần nữa tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tất cả những gì các bạn đã và đang làm trong việc xây dựng một xã hội hài hòa, đoàn kết và hòa thuận. Phục vụ lợi ích chung của người dân là một điều cao cả. Tôi cầu xin Đấng Toàn năng nâng đỡ các bạn trong trách nhiệm của các bạn và hướng dẫn các bạn theo những cách thức khôn ngoan, công lý và sự thật. Đối với mỗi người trong số các bạn, gia đình và những người thân yêu của các bạn, và trên tất cả người dân Iraq, tôi cầu xin Chúa ban các phước lành thiêng liêng dư dật. Cảm ơn các bạn!
Source:Holy See Press Office
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha với các Thượng Phụ, Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ tại nhà thờ Đức Mẹ Giải Thoát
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
17:26 05/03/2021

Lúc 16 giờ 40 theo giờ địa phương ngày thứ Sáu 5 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Nhà thờ Công Giáo nghi lễ Syriac “Đức Mẹ Giải Thoát”, là trụ sở của Tòa Giám Mục Công Giáo nghi lễ Syriac ở Baghdad, để gặp gỡ các vị Thượng Phụ, Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên.

Khi đến nơi, tại lối vào của nhà thờ ngài được chào đón bởi Đức Thượng Phụ Ignace Youssif Younan Đệ Tam, là Thượng phụ thành Antiôkia của người Công Giáo nghi lễ Syriac, và Đức Tổng Giám Mục Ephrem Yousif Abba của Giáo Hội này.

Tại quảng trường trước nhà thờ, 12 người khuyết tật đang đợi Đức Thánh Cha cùng với những người bạn đồng hành của họ. Tại lối vào nhà thờ chính tòa, nơi có khoảng 100 người đang hiện diện, Đức Thượng phụ Younan và Đức Tổng Giám Mục Abba đã trao cho Đức Thánh Cha cây thánh giá và nước thánh để ngài rảy nước. Sau đó, hai người trẻ tặng Đức Thánh Cha những bông hoa mà ngài đặt trước nhà tạm, nơi ngài dừng lại trong im lặng để cầu nguyện.

Cuối cùng, sau khi tiến tới bàn thờ, Đức Thượng phụ Công Giáo Syriac và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Iraq, là Đức Hồng Y Louis Raphaël Sako, Thượng phụ thành Babylon của Công Giáo Chanđê đã giới thiệu và chào mừng Đức Thánh Cha. Trong phần đáp từ, Đức Thánh Cha đã phát biểu như sau:

Thưa các Đức Thượng Phụ, Chư huynh Giám Mục,
Quý Linh Mục và các Nữ Tu,


Anh chị em thân mến,

Tôi ôm lấy tất cả anh chị em với tình cảm của một người cha. Tôi biết ơn Chúa, Đấng trong sự quan phòng của Ngài đã tạo điều kiện cho chúng ta gặp nhau ngày hôm nay. Tôi cảm ơn Đức Thượng Phụ Ignace Youssif Younan và Đức Hồng Y Louis Sako vì những lời chào mừng của các ngài. Chúng ta đang tụ họp trong Nhà thờ Đức Mẹ Giải Thoát này, được thánh hóa bởi máu của các anh chị em chúng ta, những người ở nơi này đã phải trả cái giá tột đỉnh cho lòng trung thành với Chúa và Giáo hội của Người. Ước gì kỷ niệm về sự hy sinh của họ truyền cảm hứng cho chúng ta, để chúng ta có thể đổi mới niềm tin của chính chúng ta vào sức mạnh của thánh giá và thông điệp cứu rỗi của thánh giá là tha thứ, hòa giải và tái sinh. Các Kitô hữu được mời gọi làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô trong mọi lúc và mọi nơi. Đây là Tin Mừng cũng phải được loan báo và thể hiện trên đất nước thân yêu này.

Với tư cách là giám mục và linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo lý viên và giáo dân, tất cả anh chị em đều chia sẻ niềm vui và nỗi khổ, niềm hy vọng và lo lắng của các tín hữu Chúa Kitô. Nhu cầu của con dân Chúa, và những thách thức mục vụ khó khăn mà anh chị em phải đối mặt hàng ngày, đã trở nên trầm trọng hơn trong thời đại đại dịch này. Tuy nhiên, điều không bao giờ có thể bị hạn chế hoặc giảm sút là lòng nhiệt thành tông đồ của chúng ta, mà trong trường hợp của anh chị em, được kín múc từ những căn cội cổ kính, từ sự hiện diện không gián đoạn của Giáo hội ở những vùng đất này kể từ thời sơ khai (x. Benedict XVI, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám Mục về Trung Đông, 5). Chúng ta biết rằng vi-rút của sự chán nản có thể lây lan xung quanh chúng ta dễ dàng như thế nào. Tuy nhiên, Chúa đã ban cho chúng ta một loại vắc-xin hữu hiệu chống lại loại vi-rút khó chịu này. Đó là niềm hy vọng được sinh ra từ sự cầu nguyện bền bỉ và lòng trung thành hàng ngày đối với việc tông đồ của chúng ta. Với vắc-xin này, chúng ta có thể ra đi với sức mạnh mới mẻ, để chia sẻ niềm vui của Tin Mừng với tư cách là các môn đệ truyền giáo và những dấu chỉ sống động về sự hiện diện của vương quốc thánh khiết, công chính và hòa bình của Thiên Chúa.

Thế giới xung quanh chúng ta cần được nghe thông điệp đó biết bao! Chúng ta đừng bao giờ quên rằng Chúa Kitô được rao truyền trên hết bằng chứng tá của những cuộc đời được biến đổi bởi niềm vui của Tin Mừng. Như chúng ta thấy từ lịch sử đầu tiên của Giáo hội ở những vùng đất này, đức tin sống động nơi Chúa Giêsu là “lây lan”; đức tin ấy có thể thay đổi thế giới. Gương của các thánh cho chúng ta thấy rằng tư cách môn đệ của Kitô hữu “không chỉ là điều đúng đắn và chân chính, mà còn là điều gì đó đẹp đẽ, có khả năng lấp đầy cuộc sống bằng sự huy hoàng mới mẻ và niềm vui sâu sắc, ngay cả trong những thời điểm khó khăn rất lớn” (Evangelii Gaudium – Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 167).

Khó khăn là một phần trong kinh nghiệm hàng ngày của các tín hữu Iraq. Trong những thập kỷ gần đây, anh chị em và đồng bào của anh chị em đã phải đối phó với những tác động của chiến tranh và bách hại, sự mong manh của cơ sở hạ tầng cơ bản và cuộc đấu tranh liên tục vì kinh tế và an ninh cá nhân, thường dẫn đến việc di dời nội bộ và di cư của nhiều người, bao gồm Kitô hữu, đến các nơi khác trên thế giới. Tôi cảm ơn anh chị em, các giám mục và linh mục anh em của tôi, đã luôn gần gũi và thân thiết với mọi người dân của anh chị em, hỗ trợ họ, cố gắng đáp ứng nhu cầu của họ và giúp họ đóng vai trò của mình trong việc hoạt động vì thiện ích chung. Các hoạt động tông đồ giáo dục và bác ái của các Giáo hội địa phương của anh chị em đại diện cho một nguồn tài nguyên phong phú cho đời sống của cả cộng đồng giáo hội và xã hội rộng lớn hơn. Tôi khuyến khích anh chị em hãy kiên trì trong những nỗ lực này, để bảo đảm rằng cộng đồng Công Giáo Iraq, dù nhỏ bé như hạt cải (x. Mt 13,31-32), sẽ tiếp tục làm phong phú toàn thể đời sống xã hội.

Tình yêu của Chúa Kitô kêu gọi chúng ta gạt bỏ mọi kiểu tự cao tự đại hoặc cạnh tranh; tình yêu của Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta vươn đến sự hiệp thông phổ quát và thách thức chúng ta hình thành một cộng đồng những anh chị em chấp nhận và chăm sóc lẫn nhau (xem Fratelli Tutti, 95-96). Đến đây tôi liên tưởng đến hình ảnh tấm thảm quen thuộc. Các Giáo hội khác nhau hiện diện ở Iraq, mỗi Giáo hội đều có lịch sử lâu đời, phụng vụ và di sản tinh thần, giống như rất nhiều sợi chỉ màu riêng lẻ, được đan lại với nhau, tạo nên một tấm thảm đẹp duy nhất, một tấm thảm không chỉ thể hiện tình huynh đệ của chúng ta mà còn hướng đến nguồn gốc của tình huynh đệ ấy. Vì chính Chúa là người nghệ sĩ đã tưởng tượng ra tấm thảm này, kiên nhẫn dệt nó và cẩn thận sửa lại; Ngài mong muốn chúng ta luôn gắn bó mật thiết như những người con trai và con gái của Ngài. Do đó, chúng ta có thể ghi nhớ lời khuyên của Thánh Inhaxiô thành Antiôkia: “Đừng để điều gì tồn tại giữa anh chị em có thể chia rẽ anh chị em… nhưng hãy có một lời cầu nguyện, một tâm trí, một hy vọng, trong tình yêu và niềm vui” (Ad Magnesios, 6- 7: PL 5, 667). Chứng tá của sự hiệp nhất huynh đệ này quan trọng biết bao trong một thế giới quá thường xuyên bị chia cắt và xé nát bởi những chia rẽ! Mọi nỗ lực được thực hiện để xây dựng những nhịp cầu giữa các cộng đồng và cơ sở giáo hội, giáo xứ và giáo phận sẽ đóng vai trò như một cử chỉ ngôn sứ đối với Giáo hội Iraq và là một lời đáp trả hữu hiệu cho lời cầu nguyện của Chúa Giêsu để tất cả nên một (x. Ga 17:21; Tông Huấn Giáo Hội Trung Đông, 37).

Các mục tử và tín hữu, linh mục, tu sĩ và giáo lý viên chia sẻ, mặc dù theo những cách khác nhau, trách nhiệm thúc đẩy sứ mệnh của Giáo hội. Đôi khi, những hiểu lầm có thể nảy sinh và chúng ta có thể trải qua những căng thẳng nhất định; đó là những nút thắt cản trở việc dệt nên tình huynh đệ. Chúng là những nút thắt mà chúng ta mang trong mình; suy cho cùng, tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi. Tuy nhiên, những nút thắt này có thể được tháo gỡ bởi ân sủng, bởi một tình yêu lớn hơn; chúng có thể được nới lỏng nhờ liều thuốc tha thứ và bằng đối thoại huynh đệ, bằng cách kiên nhẫn mang gánh nặng cho nhau (x. Gl 6: 2) và củng cố nhau trong những lúc thử thách và gian truân.

Ở đây, tôi muốn nói một lời đặc biệt với các giám mục anh em của tôi. Tôi thích nghĩ về chức vụ giám mục của chúng ta theo khía cạnh gần gũi: nhu cầu của chúng ta là ở gần Chúa trong lời cầu nguyện, gần gũi với các tín hữu được giao phó cho chúng ta chăm sóc, và gần gũi với các linh mục của chúng ta. Hãy đặc biệt gần gũi với các linh mục của các chư huynh. Hãy để họ không xem các chư huynh chỉ là quản trị viên hay người quản lý, mà là những người cha thực sự, quan tâm đến phúc lợi của họ, sẵn sàng cung cấp cho họ sự hỗ trợ và khuyến khích với trái tim rộng mở. Hãy đồng hành với họ bằng lời cầu nguyện của các chư huynh, thời gian của các chư huynh, sự đánh giá cao của các chư huynh đối với công việc của họ và nỗ lực của các chư huynh hướng dẫn sự phát triển của họ. Bằng cách này, các chư huynh sẽ dành cho các linh mục của mình một dấu chỉ và khuôn mẫu hữu hình của Chúa Giêsu, Mục tử nhân lành, Đấng biết các chiên của mình và hiến mạng sống cho chúng (x. Ga 10,14-15).

Các linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo lý viên, chủng sinh chuẩn bị cho chức vụ trong tương lai thân mến,

Tất cả anh chị em đã nghe tiếng Chúa trong lòng và như cậu bé Sa-mu-ên, anh chị em đã trả lời: “Thưa con đây” (1 Sa 3: 4). Ước gì lời đáp trả ấy, mà tôi mời gọi anh chị em đổi mới hàng ngày, dẫn dắt mỗi người trong anh chị em can đảm và nhiệt thành chia sẻ Tin Mừng, luôn sống và bước đi trong ánh sáng của Lời Chúa mà chúng ta nhận được ân sủng và trách nhiệm rao truyền. Chúng ta biết rằng sứ vụ của chúng ta nhất thiết phải có bộ phận quản trị, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên dành toàn bộ thời gian cho các cuộc họp hoặc ngồi sau bàn làm việc. Điều quan trọng là phải đi ra giữa bầy chiên của chúng ta và ban tặng ân sủng là sự hiện diện và đồng hành của chúng ta cho các tín hữu trong các thành phố và làng mạc của chúng ta. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau: người trẻ, người già, người bệnh và người nghèo. Khi chúng ta phục vụ người lân cận bằng sự tận tụy như anh chị em đang làm, với tinh thần từ bi, khiêm nhường, nhân hậu và yêu thương, thì chúng ta đang thực sự phục vụ Chúa Giêsu, như chính Người đã nói với chúng ta (x. Mt 25,40). Và bằng cách phục vụ Chúa Giêsu nơi người khác, chúng ta khám phá ra niềm vui đích thực. Đừng bao giờ lùi bước khỏi dân thánh của Thiên Chúa mà từ đó anh chị em đã được sinh ra. Hãy nhớ đến những người mẹ và người bà của anh chị em, những người, như Thánh Phaolô đã nói, đã nuôi dạy anh chị em trong đức tin (xem 2 Ti 1: 5). Hãy là mục tử, đầy tớ của người dân, chứ đừng là các công chức. Luôn luôn là một thành phần của dân Chúa, chứ đừng khi nào tách rời, như thể anh chị em là một giai cấp đặc quyền. Đừng từ bỏ dòng dõi cao quý của chúng ta là dân thánh của Thiên Chúa.

Tôi xin nhắc lại một lần nữa về những anh chị em của chúng ta đã chết trong vụ tấn công khủng bố ở nhà thờ này cách đây khoảng mười năm và đang được tiến hành tuyên chân phước. Cái chết của họ là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng việc kích động chiến tranh, thái độ thù hận, bạo lực hoặc đổ máu là không phù hợp với những giáo lý tôn giáo đích thực (x. Fratelli Tutti, 285). Tôi cũng muốn tưởng nhớ tất cả các nạn nhân của bạo lực và ngược đãi, bất kể họ thuộc nhóm tôn giáo nào. Ngày mai, tại Ur, tôi sẽ gặp các nhà lãnh đạo của các truyền thống tôn giáo hiện có trên đất nước này, để một lần nữa tuyên bố xác tín của chúng ta rằng tôn giáo phải phục vụ sự nghiệp hòa bình và hiệp nhất giữa tất cả con cái Chúa. Tối nay, tôi muốn cảm ơn anh chị em vì đã nỗ lực trở thành những người kiến tạo hòa bình, trong cộng đồng của anh chị em và với những tín hữu của các truyền thống tôn giáo khác, nỗ lực gieo hạt giống hòa giải và chung sống huynh đệ có thể dẫn đến sự tái sinh hy vọng cho tất cả mọi người.

Ở đây tôi đặc biệt nghĩ đến những người trẻ tuổi. Những người trẻ tuổi ở khắp mọi nơi là một dấu chỉ của hứa hẹn và hy vọng, nhưng đặc biệt là ở đất nước này. Ở đây anh chị em không chỉ có kho báu khảo cổ học vô giá, mà còn có kho báu vô giá cho tương lai, là những người trẻ! Tuổi trẻ là kho báu của anh chị em; họ cần anh chị em chăm sóc cho họ, nuôi dưỡng ước mơ của họ, đồng hành với sự trưởng thành của họ và nuôi dưỡng hy vọng của họ. Mặc dù họ còn trẻ, nhưng sự kiên nhẫn của họ đã được thử thách rất nhiều bởi những xung đột trong những năm này. Tuy nhiên, chúng ta đừng bao giờ quên phối hợp với những người cao niên, họ là kim cương trên đất nước này, là cây trái trù phú nhất. Chúng ta phải nuôi dưỡng sự phát triển của người trẻ trong sự tốt lành và nuôi dưỡng họ với hy vọng.

Anh chị em thân mến

Trước hết nhờ phép rửa tội và phép thêm sức, và sau đó qua việc thụ phong hoặc khấn dòng, anh chị em đã được thánh hiến cho Chúa và được sai đi làm môn đệ truyền giáo tại vùng đất gắn liền với lịch sử cứu độ này. Anh chị em là một phần của lịch sử đó, hãy trung thành làm chứng cho những lời hứa không bao giờ thất bại của Thiên Chúa khi anh chị em cố gắng xây dựng một tương lai mới. Ước gì chứng tá của anh chị em, trưởng thành qua nghịch cảnh và được củng cố bằng máu các thánh tử đạo, là ánh sáng chói lọi ở Iraq và xa hơn nữa để rao truyền sự cao cả của Chúa và làm cho tinh thần dân tộc này vui mừng trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta (x. Lc 1: 46-47).

Một lần nữa tôi rất biết ơn vì chúng ta đã có thể ở bên nhau. Xin Đức Mẹ Giải Thoát và Thánh Tôma Tông đồ cầu bầu cho anh chị em và luôn bảo vệ anh chị em. Tôi thân ái chúc phúc cho anh chị em và cộng đồng của anh chị em. Và tôi xin anh chị em, hãy cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!

Cuối cùng, sau phần trao quà, đọc kinh Lạy Cha và Phép lành cuối cùng, Đức Thánh Cha chào các Giám mục và chụp ảnh chung với các ngài. Sau khi ký Sách Lưu Niệm, Đức Thánh Cha rời nhà thờ và đi xe đến Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Baghdad, nơi ngài được các nhân viên chào đón.


Source:Holy See Press Office
 
Tại Iraq, Đức Giáo Hoàng tưởng nhớ Các Vị Tử Đạo Iraq, cho hay bạo lực bất tương hợp với tôn giáo
Vũ Văn An
17:53 05/03/2021

Nữ ký giả Inés San Martín của tạp chí Crux, ngày 5 tháng 3, khi tường thuật chuyến tông du Iraq của Đức Phanxicô, đã co hay:



Bên cạnh các bức ảnh của 48 vị tử đạo Iraq, Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Sáu đã định nghĩa các ngài như một lời nhắc nhở rằng việc kích động chiến tranh và bạo lực không phù hợp với giáo huấn tôn giáo chân chính.

Trong cuộc họp với các giám mục, tu sĩ và giáo lý viên tại Nhà thờ Đức Mẹ Cứu rỗi ở Baghdad, Đức Phanxicô nói rằng cái chết của các vị tử đạo vào ngày 31 tháng 10 năm 2010, "là một lời nhắc nhở rằng việc kích động chiến tranh và bạo lực không phù hợp với giáo huấn tôn giáo chân chính".

Đức Hồng Y Louis Sako, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Chaldean, thúc giục Đức Giáo Hoàng nhanh chóng phong hiển thánh cho họ, nghĩa là công khai thừa nhận rằng 48 người Công Giáo bị 5 kẻ khủng bố sát hại trong Thánh lễ đã bị sát hại vì odium fidei, nghĩa là vì lòng căm thù đức tin.

Hai trong số những vị bị sát hại là các linh mục trẻ, cùng với một số trẻ em và một phụ nữ mang thai.

Đức Hồng Y Sako nói, “Bất kể điều gì đã xảy ra với chúng con và nỗi đau của chúng con, chúng con vẫn kiên trì trong đức tin, sự thanh thản tâm linh và tình liên đới huynh đệ của chúng con, với tất cả các nhà thờ đã cố gắng hết sức trong việc gần gũi với những người bị thương, để giúp đỡ họ và xoa dịu nỗi đau của họ”.

Đức Phanxicô cũng nói rằng ngài muốn tưởng nhớ tất cả các nạn nhân của bạo lực và bách hại, bất kể họ thuộc nhóm tôn giáo nào, điều mà ngài sẽ làm vào thứ Bảy, khi ngài đến thành phố Ur, nơi sinh của Abraham, cha của các tín hữu. Tại đó, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo của các truyền thống tôn giáo đang hiện diện ở Iraq, để tuyên bố “xác tín của chúng ta rằng tôn giáo phải phục vụ chính nghĩa hòa bình và thống nhất giữa tất cả con cái của Thiên Chúa”.

Đức Phanxicô nói, “Tối nay, tôi muốn cảm ơn anh chị em đã nỗ lực trở thành những người kiến tạo hòa bình, trong cộng đồng của anh chị em và với tín hữu của các truyền thống tôn giáo khác, bằng cách gieo hạt giống hòa giải và chung sống huynh đệ vốn có khả năng dẫn đến sự tái sinh niềm hy vọng cho mọi người”.

Cuộc tấn công năm 2010 kéo dài hơn bốn giờ, cho đến khi cảnh sát đột kích vào nhà thờ. Tại thời điểm này, những kẻ khủng bố đã tự nổ tung. Chúng không bao giờ được nhận diện chính thức.

Các cha Thaer Saadulla Abdal, 32 tuổi và Waseem Sabih Kas Boutros, 27 tuổi, đã được truyền chức lần lượt vào năm 2006 và 2007, trong cùng một nhà thờ chính tòa nơi họ chịu tử đạo.

Phía sau bàn thờ trên bức ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh bồng Chúa Giêsu là ảnh các vị tử đạo, đứng quanh cây thánh giá màu đỏ, biểu thị máu họ đổ ra. Trên mái nhà và sàn nhà, các ô vuông bằng kim loại và đá granit đánh dấu những nơi tìm thấy thi thể của các vị.

Ở bình diện giáo phận, ở Baghdad, án tử đạo của họ đã kết thúc năm 2019 khi nó được gửi đến Rôma. Trong chuyến bay từ Ý đến Iraq hôm thứ Sáu, Đức Phanxicô đã nhận được một cuốn sách biên soạn câu chuyện về các vị tử đạo này.

Đức Phanxicô nói, Nhà thờ chính tòa được “mang hào quang nhờ máu của các anh chị em của chúng ta, những người, ngay ở đây, đã trả cái giá tối hậu cho lòng trung thành với Chúa và với Giáo hội của Người”.

Ngài nói: “Cầu mong ký ức về sự hy sinh của các ngài sẽ gợi hứng để chúng ta đổi mới niềm tín thác của chúng ta vào sức mạnh của thập giá và sứ điệp cứu rỗi của nó về sự tha thứ, hòa giải và tái sinh. Vì các Kitô hữu được kêu gọi làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô mọi lúc và mọi nơi”.

Đức Giáo Hoàng được chào đón vào một nhà thờ chỉ đầy một nửa để bảo đảm sự gián cách xã hội, nhưng giọng hú réo của các phụ nữ có mặt đã tạo ra cảm giác rằng nhà thờ đã chật cứng. Trước khi vào trong, ngài đã dành vài phút để chào hỏi những người khuyết tật ở cửa ra vào.

Ngài nói, gian khổ là một phần trong kinh nghiệm hàng ngày của các tín hữu Iraq, lưu ý rằng trong những năm gần đây, họ đã phải đối phó với những hậu quả của chiến tranh và bách hại, cũng như sự mong manh của cơ sở hạ tầng cơ bản và cuộc đấu tranh kinh tế "thường xuyên dẫn đến đến những cuộc di tản trong nước và sự di cư của nhiều người, bao gồm các Kitô hữu, đến những nơi khác trên thế giới".

Đức Phanxicô cũng mời gọi những người có mặt đừng “bị lây nhiễm bởi vi-rút chán nản,” có thể lây lan “khắp nơi xung quanh chúng ta,” vì Thiên Chúa đã ban cho các tín hữu một “liều vắc-xin hữu hiệu” chống lại nó: niềm hy vọng phát sinh từ sự cầu nguyện bền bỉ và lòng trung thành với các việc tông đồ”.

Ngài nói: “Với vắc-xin này, chúng ta có thể ra đi với sức mạnh đổi mới, để chia sẻ niềm vui của Tin Mừng như những môn đệ truyền giáo và những dấu hiệu sống động của sự hiện diện của vương quốc thánh thiện, công bằng và hòa bình của Thiên Chúa".

Khi nói chuyện với các giám mục, ngài kêu gọi các ngài sống gần gũi với các linh mục của mình, để họ không coi các ngài như những nhà cai trị hay quản lý mà là “những người cha thực sự”, lo lắng cho phúc lợi của các linh mục được giao phó cho các ngài chăm sóc, sẵn sàng hỗ trợ và khuyến khích họ.

Nói chuyện với các linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo lý viên và chủng sinh, ngài kêu gọi họ can đảm và nhiệt thành loan báo Tin Mừng, không bị tiêu hao bởi yếu tố “hành chính” trong các nhiệm vụ của họ, nghĩa là, không dành toàn bộ thời gian cho các buổi nhóm họp hoặc sau bàn làm việc, để thay vào đó đồng hành với các tín hữu.

Ngài nói: “Hãy là những mục tử, đầy tớ của dân, không phải là công chức”.

Tổng hợp án tử đạo của 48 người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố đã mất hơn 9 tháng để nghiên cứu. Các thông tin về mỗi vị đều khác nhau, và có hai vị mà án tử đạo chỉ có tên và sự hiện diện mà thôi.

Việc Baghdad mất 2/3 dân số Công Giáo trong hai thập niên qua, do họ bị giết hoặc buộc phải chạy trốn, khiến cuộc điều tra trở nên phức tạp hơn. Nhiều thành viên trong các gia đình của những người bị giết, những người thường được phỏng vấn cho án phong thánh, đang sống như những người tị nạn, hoặc không muốn hoặc không thể được nhận diện.

Các nhân chứng đến từ khắp nơi: Lebanon, Pháp, Canada, Úc và cả Baghdad nữa. Hầu hết kể từ đó đã chạy trốn khỏi đất nước của họ, một trong những cái nôi của Kitô giáo. Nhiều người trong số họ nói rằng những kẻ khủng bố, khi bóp cò súng hoặc trước khi kích hoạt thắt lưng chất nổ mà chúng mang theo, đã hét lên “Allahu Akbar”, có nghĩa là “Thiên Chúa vĩ đại”.

Khi quyết định mở án tử đạo, Đức Tổng Giám Mục Yousif Abba, Tổng Giám mục Công Giáo Syriac của Bagdad, đã dự tính chỉ theo đuổi án phong thánh cho hai linh mục, vì Giáo hội đã có đủ thông tin về họ. Nhưng cuối cùng, tất cả đều được bao gồm vì tất cả đều chết vì cùng một nguyên do: Họ đang tham dự Thánh lễ.

Tất cả những người mất mạng đều làm như vậy trong nhà thờ. Nhiều người bị thương nặng và phải nhập viện, nhưng đã sống sót. Ước tính có khoảng 50 người đã ẩn náu trong phòng áo nhà thờ cùng với một linh mục lớn tuổi và một phụ nữ mang thai bị trọng thương trước khi đến nơi ẩn náu an toàn. Một nhóm khoảng 20 người đã tìm thấy nơi ẩn náu ở giếng rửa tội. Họ cũng đã được cứu.
 
Kitô hữu Iraq ấm lòng vì sự quyết tâm, ngoan cường của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
18:33 05/03/2021

Ký giả Paulina Guzik của Tạp Chí Crux, ngày 5 tháng 3, khi tường thuật chuyến tông du Iraq của Đức Phanxicô, đã cho rằng



Trước khi Đức Thánh Cha Phanxicô khởi hành chuyến tông du lịch sử tới Iraq, một số nhà quan sát đã lo ngại đối với các rủi ro ngài đang chấp nhận, vì tình hình an ninh và đại dịch COVID-19 đang tiếp diễn. Tuy nhiên, một người Mỹ đang làm việc tại đất nước này cho biết, "chưa bao giờ có thời điểm tối ưu để đến đây. Nếu bạn đợi cho đến khi an toàn và ổn định, bạn sẽ không bao giờ đến đây, bởi vì tình thế vốn không ổn định trong nhiều thập niên rồi”. Stephen Rasche, một luật sư người Mỹ, người vào năm 2015 đã quyết định cống hiến sự nghiệp của mình cho Tổng giáo phận Erbil ở khu Kurdistan của Iraq, nói như thế. Ông hiện là phó viện trưởng tại Đại học Công Giáo ở Erbil.

Rasche là tác giả cuốn The Disappearing People. The Tragic Fate of Christians in the Middle East (Những người đang biến mất. Số phận bi thảm của các Kitô hữu ở Trung Đông), và đã nói chuyện với Crux và Đài truyền hình Ba Lan trước chuyến đi của Đức Giáo Hoàng trong khi ông đang chuẩn bị cho Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng ở Erbil vào Chúa nhật.

Rasche cho hay đại dịch COVID, các đợt cấm cửa, và các lệnh cấm đi lại trong khu vực là trở ngại lớn. Ông cho biết, “Tôi muốn nói rằng tôi rất ngạc nhiên trước ơn thánh và lòng dũng cảm của người dân địa phương ở đây trong việc thực hiện công việc cần phải làm giữa nghịch cảnh này”.

Ông nói thêm, “Nhưng tôi không ngạc nhiên vì đây là những gì họ đã phải đối phó trong nhiều năm, chỉ có điều họ rất kiên trì, và tôi không mong đợi gì hơn”.

Rasche cho biết, nhóm đang chuẩn bị cho chuyến thăm cũng cảm thấy ấm lòng trước sự ngoan cường của Đức Thánh Cha Phanxicô “dù với tất cả những khó khăn của chuyến đi này trong việc cố gắng sắp xếp nó với đội ngũ nhân viên nhỏ bé của chúng tôi - thấy được sự can đảm không ngừng của Đức Thánh Cha, liên tục nói, 'Tôi sẽ đến' - bạn biết đấy với các cuộc tấn công hoả tiễn và bất cứ điều gì – ngài vẫn đã không thối chí".

Ông nói rằng có một đà thúc đẩy lớn phát xuất từ thái độ của Đức Giáo Hoàng khiến “có một cảm thức liên đới và can đảm thực sự được chúng tôi cảm nhận lúc này - một tháng trước… đây quả là một công việc bề bộn. Làm thế nào để hủy bỏ đây? Nhưng bây giờ quyết tâm của Đức Thánh Cha đang có một tác động, một tác động rất tích cực”.

Tầm lớn lao của lịch sử Kitô giáo của Iraq cũng ngang tầm như tầm lớn lao của đau khổ hiện nay của các cộng đồng Kitô giáo của đất nước. Năm 2003, trước khi Hoa Kỳ can thiệp vào Iraq, ước tính có khoảng 1.5 triệu Kitô hữu sống ở nước này. Sau những năm chiến tranh, mà đỉnh cao là vụ diệt chủng của ISIS, con số người theo Kitô giáo ở Iraq hiện chỉ còn 500,000 người.

Rasche cho biết ông hy vọng rằng chuyến tông du sẽ gửi một thông điệp đến các chính phủ địa phương và khắp thế giới “rằng các Kitô hữu này cần được bảo vệ, cần được đối xử như những người có quyền bình đẳng, có phẩm giá, để họ có thể tiếp tục ở lại như là một phần của tấm vải dệt nên vùng đất này”.

Đối với Rasche, tầm quan trọng của cuộc gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng với Iraq không nằm ở những khoảnh khắc huynh đệ với các nhà lãnh đạo Hồi giáo trong nước, mà ở những khoảnh khắc chia sẻ với các Kitô hữu đau khổ của vùng đất cổ kính.

Ngài nói: “Đối với các Kitô hữu ở Iraq, điều quan trọng nhất là đó là lời tuyên bố với họ rằng Đức Thánh Cha, Tòa Thánh, Giáo hội Hoàn vũ không quên họ”.

Rasche nói thêm, các Kitô hữu Iraq hy vọng thông điệp sẽ được chuyển đến Hoa Kỳ, đến Liên minh Châu Âu và các chính phủ trên toàn thế giới: “Họ hy vọng và cầu nguyện rằng đây là sự suy nghĩ cho mọi người trên thế giới - hãy nhìn nhóm nhỏ này, những Kitô hữu còn lại ở đây - họ quan trọng đối với Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha ở cùng những người này và vì vậy họ nên được các bạn coi là quan trọng”.

Rasche cho rằng phản ứng của Giáo hội Phổ quát đối với chế độ khủng bố của ISIS trong các năm 2013-2017 hết sức chậm chạp và rất khiêm nhường. Ngoại trừ các tổ chức Kitô giáo đang hoạt động tại chỗ, bao gồm tổ chức Giúp đỡ Các Giáo hội Túng thiếu, hội Hiệp sĩ Columbus, Missio, và nhiều tổ chức Kitô giáo tư nhân khác, các Kitô hữu cảm thấy bị bỏ rơi.

Dấu hiệu liên đới từ Vatican xuất hiện vào năm 2018, khi Thượng phụ Babylon của người Chaldeans và đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Chaldean, Louis Raphaël I Sako, được phong Hồng Y.

Rasche nói: “Đấy là một lời tuyên bố”, và nói thêm rằng các Kitô hữu Iraq“ đã có chuyến thăm lịch sử của Đức Hồng Y Parolin vào dịp Giáng sinh hai năm trước ”, đây là“ một sự kiện lớn và rất cần thiết ”đối với các Kitô hữu đang cảm thấy họ chỉ là một phần của cuộc thảo luận về những người tị nạn trong khu vực, và thất vọng khi thấy Vatican đã không quan tâm nhiều hơn đến những anh chị em đang đau khổ của họ.

Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên đặt chân lên vùng đất của Abraham, mặc dù Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dự định đến đây vào năm 2000, nhưng sự gia tăng thù nghịch khiến chuyến đi không thể xảy ra.

Rasche nói rằng quyết tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq có thể so sánh với tinh thần của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô viếng thăm Ba Lan cộng sản vào năm 1979.

"Đất nước đang tan rã, rất nhiều khó khăn và ở đây ở Iraq - đó là một đất nước tan vỡ nhưng há đó không chính xác là đất nước mà Giáo hoàng nên đến thăm hay sao?"
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Học Viện Thánh Anphongsô Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam kỷ niệm 85 năm thành lập
LM. Giuse Quách Minh Đức, C.Ss.R.
20:09 05/03/2021
 
Xuân Lộc: Thánh Lễ Khởi Đầu Sứ Vụ Mục Tử, Giáo Phận Xuân Lộc của Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân
Nt. Teresa Ngọc Lễ. OP
22:35 05/03/2021
Sáng Thứ Tư, 03/03/2021, Thánh Lễ Khởi Đầu Sứ Vụ Mục Tử, Giáo Phận Xuân Lộc của Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân đã được cử hành tại Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận Xuân Lộc. Trong Thánh Lễ này cũng đã diễn ra Nghi thức Nhậm Chức trước sự hiện diện và chứng kiến của quý Đức Cha, quý Cha và đại diện cộng đoàn dân Chúa.

Hiện diện trong Thánh Lễ đặc biệt và hồng phúc này có Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục TGP Huế và cũng là Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo- Nguyên Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc, Đức TGM Giuse Nguyễn Năng- TGP Sài Gòn, Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu- Giám mục Giáo phận Bùi Chu, Đức Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn- Giám mục Giáo phận Bà Rịa, Đức Cha Lui Nguyễn Anh Tuấn, Giám Mục Phụ Tá TGP Sài Gòn, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ- Nguyên Giám Mục Giáo phận Phú Cường, Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm- Nguyên Giám Mục Giáo phận Bà Rịa, quý Cha trong UBGLDT, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, quý Cha trong Ban Tư Vấn, quý Viện Phụ, quý Cha trong và ngoài Giáo phận.

Xem Hình

Thánh Lễ Khởi đầu Sứ vụ và Nghi thức Nhận Chức Chánh Tòa bắt đầu với cuộc rước đoàn đồng tế từ Nhà Xứ vào trong Nhà Thờ. Trong cuộc rước này, phần diễn nghĩa bày tỏ niềm hân hoan của cộng đoàn khi “đón Tân Giám Mục Chánh Tòa bước vào nhà thờ Chánh Tòa, biểu trưng cho Giáo Hội địa phương, nơi đặt ngai tòa giám mục chủ chăn của Ngài” được cử hành ngay tại tiền sảnh Nhà thờ cùng với cử chỉ hôn kính Thánh Giá của Đức Cha Gioan và Ngài rảy nước thánh trên cộng đoàn, nhằm nhắc lại cho mọi người nhớ Bí tích Rửa tội mà họ đã lãnh nhận: trở nên con Thiên Chúa, hiệp nhất trong Giáo Hội nhờ tin vào Đức Kitô, là Chúa và là Đấng Cứu Độ nhân loại.

Sau khi Đức Cha Gioan và cộng đoàn cùng làm dấu Thánh Giá, lời dẫn nhập đầu lễ, Nghi Thức Nhận Chức Chánh Tòa của Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân được bắt đầu với việc đọc Sắc lệnh của Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski, đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam nhằm chứng thực và ban phép tổ chức Thánh Lễ Nhậm Chức của Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân. Trong sự trang trọng và ý nghĩa, Đức Cha Gioan đã trao Sắc lệnh nói trên cho Cha Đại Diện Thư Pháp là đại diện Ủy Ban Tư Vấn Giáo Phận để công bố cho cộng đoàn dân Chúa.

Tiếp nhận Sắc lệnh từ Đức Cha Gioan, Cha Gb Nguyễn Đăng Tuệ đã đọc Sắc lệnh chứng thực với nội dung khởi đầu như sau “Vì Tông thư bổ nhiệm Giám mục Chánh Tòa Giáo phận Xuân Lộc chưa về đến, nên Đức Thánh Cha Phanxicô, Đấng làm Giáo hoàng do ý Chúa quan phòng, qua Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các Dân tộc, đã sẵn lòng ban phép cho tôi được quyền chấp thuận để ngay cả trước khi Tông thư nói trên được nhận, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân vẫn có thể nhận chức Giám mục Giáo phận Xuân Lộc cách hợp luật…”

Tiếp sau đó, Cha Chưởng ấn trình biên bản nhậm chức để Đức Tân Giám Mục ký nhận và đồng thời cũng trình ký đến Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN.

Nghi thức Nhậm Chức tiếp tục bằng việc trao gậy mục tử từ Đức Cha Giuse cho Đức Tân Giám Mục Chánh Tòa, một cử chỉ diễn nghĩa nói lên việc trao lại quyền chăn dắt Giáo phận cho Đức Cha Gioan, mà vì lý do tuổi tác cùng với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô, giờ đây Đức Cha Giuse được nghỉ ngơi.

Liền kề sau đó, Cha Đa Minh Ngô Công Sứ, Chánh Xứ Giáo xứ Chánh Tòa đã thay mặt cộng đoàn dân Chúa chào mừng Đức Tân Giám Mục của Giáo phận - Vị Giám Mục Chánh Tòa lần thứ 6 kể từ khi Giáo phận Xuân Lộc tách khỏi Tổng Giáo Phận Sài Gòn từ năm 1965. “Chúng con không cầu xin cho Đức Cha được giàu sang…nhưng cầu xin sự khôn ngoan của Chúa luôn ở cùng Đức Cha…để dân Chúa được rạng rỡ hơn…. để Đức Cha dẫn chúng con đi trên con đường đức tin vững chắc và tông truyền”. Và tiếp liền sau những lời chúc mừng và kính dâng hoa, đại diện mọi thành phần của cộng đoàn dân Chúa đã tiến lên bày tỏ sự vâng phục với Đức Tân Giám Mục.

Phần Nghi Thức Nhậm Chức kết thúc, Thánh Lễ được tiếp tục cử hành với ý lễ Mừng Kính Thánh Giuse, Bổn mạng của Giáo phận Xuân Lộc.

Trong bài giảng chia sẻ Lời Chúa, Đức TGM Giuse Nguyễn Năng đã nhấn mạnh đến sức mạnh và kế hoạch của Thiên Chúa trước những gì đã, đang và sẽ đến nơi Giáo phận Xuân Lộc, khi Đức Cha Gioan bắt đầu sứ vụ mục tử của Ngài, như lời Thiên Chúa nói với Đa-vít Chính Ta sẽ xây cho ngươi một triều đại vững bền.”, và Thiên Chúa đã âm thầm thực hiện kế hoạch và lời hứa của Ngài, cho đến khi Hài Nhi Giê su sinh ra. “Lời hứa của Thiên Chúa gợi cho chúng ta lời hứa khác ‘Con là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy’”. Đức Cha tiếp, và “qua bao thế hệ, Giáo Hội vẫn trường tồn là do quyền năng của Thiên Chúa, nhưng Ngài cũng cần nhờ đến các đấng kế vị tông đồ, để coi sóc Giáo Hội của Ngài.” Từ ý tưởng này, Đức Tổng Giuse đã gợi nhớ lại từng triều đại các Đức Giám Mục của Giáo phận Xuân Lộc, cùng với những công trình quý giá cả vật chất lẫn thiêng liêng mà các Đức Cha đã nhiệt thành xây dựng và chăm lo cho Giáo phận và đoàn dân Chúa. Và rồi, như Đức Tổng chia sẻ, vào lúc này, khi bắt đầu sứ vụ mục tử mà Đức Cha Gioan vừa lãnh nhận, “chắc chắn Đức Cha Gioan sẽ làm cho cộng đoàn dân Chúa lớn lên trong đức tin như Thánh Giuse, qua việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa”, và “dưới sự dẫn dắt của Ngài, cộng đoàn dân Chúa sẽtrở thành những môn đệ đích thực của Chúa.”

Sau phần hiệp lễ, Đức TGM Huế cũng là Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN đã ngỏ lời chúc mừng đến Đức Tân Giám Mục. “Chúc mừng Đức Cha vì đã được lãnh nhận sứ mệnh cao qúy và cũng lớn lao này” Ngài tiếp, “Dù Đức Cha không xa lạ với Giáo phận Xuân Lộc, nhưng trong vai trò mới là mục tử tối cao của Giáo phận, từ vai trò thừa hành trở thành lãnh đạo… vì thế xin được luôn cầu nguyện và chúc cho Đức Cha tràn đầy sinh lực.” Và Đức Tổng đã cầu chúc sứ mạng của Đức Cha Gioan “sẽ gặt hái được nhiều điều tốt đẹp, và cho mùa lúa của Giáo phận Xuân Lộc trổ sinh hoa trái dồi dào.”

Không chỉ dành lời chúc mừng đến Đức Tân Giám Mục, nhưng Đức TGM Giuse cũng đã ngỏ lời với Giáo phận, “Hôm nay cũng là ngày của Giáo phận Xuân Lộc, không chỉ là của Đức Cha Gioan, vì Ngài đang thừa hưởng lại một gia sản quý giá 65 năm của Xuân Lộc như Thánh Phaolô nói “Tôi trồng, Apolo tưới” (1Cr 3,6) Ngài tiếp, “Giáo phận Xuân Lộc được mạnh mẽ là do Thiên Chúa, nhưng cũng là công sức của các giám mục, các cha và mọi giáo dân, để có một Xuân Lộc mạnh mẽ như hôm nay, một Giáo phận đông giáo dân nhất, nhiều tu sĩ, nhiều chủng sinh nhất…”. Đặc biệt “là nơi cung cấp nhiều giám mục cho hàng giám mục Việt Nam với 10 giám mục trên 27 giám mục hiện nay.”

Đồng thời, cũng trong bài chia sẻ chúc mừng này, Đức TGM Giuse cũng đã chúc mừng Đức Cha Đa Minh và Đức Cha Giuse, khi ngài nêu lên những công việc lớn lao và quan trọng mà hai Đức Cha đã, đang xây dựng, mà trong đó công trình hành hương Đức Mẹ Núi Cúi được nhắc đến cách đặc biệt, “Chỉ cần nhìn về Núi Cúi, sẽ thấy sức mạnh của Xuân Lộc.”

Tiếp liền với lời chúc mừng của Đức TGM Huế, Đức Tân Giám Mục của Giáo Phận đã bày tỏ lòng tri ân đến hai Đức Cha Giáo phận. “Con xin cám ơn Đức Cha Giuse, người mà con gọi là “người cha thấu cảm với lòng thương xót”. Với Thánh lễ này, con sẽ tiếp nối dấu ấn “lòng thương xót” mà Đức Cha để lại.” Với Đức Cha Đa Minh, Đức Cha Gioan dâng lên lời cám ơn đặc biệt vì “sự hiện diện của Đức Cha là lời cầu nguyện liên lỉ cho Giáo phận…dù được nghỉ dưỡng như Đức Thánh Cha cho phép, nhưng Đức Cha vẫn liên lỉ cống hiến sức lực cho Giáo phận, như chỉ là “thay đổi vị trí sứ vụ”, chứ không hề nghỉ dưỡng.”

Đức Cha Gioan cũng cám ơn Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN và quý Đức Cha đã hiện diện trong Thánh Lễ khởi đầu sứ vụ của Ngài, bởi đó là “sự hiện diện hiệp thông tông đồ” mà Ngài đón nhận được từ quý Đức Cha.

Sau cùng, khi ngỏ lời với gia đình Giáo phận, Đức Cha Gioan nói rằng ngài “chỉ là một người bình thường được gọi làm trong vườn nho”, để rồi, chính trong sứ vụ mục tử, ngài rất cần sự cộng tác của mọi thành phần dân Chúa “để tất cả mọi người có thể rao giảng được trọng tâm của sứ điệp Tin Mừng: đó là vẻ đẹp tình thương của Đức Kitô, Đấng đã chết và sống lại, mà các tông đồ và Giáo hội không ngừng rao giảng và làm chứng.” Và vì thế “xin mọi người hãy kết hợp chính mình với cái chết và sự sống lại của Đức Kitô.”

Trước khi kết thúc những tâm tình với Gia đình Giáo phận Đức Tân Giám Mục đã thông báo với cộng đoàn dân Chúa hai vấn đề quan trọng: Cha Đa Minh Nguyễn Tuấn Anh được Ngài bổ nhiệm làm cha Tổng Đại diện của Giáo phận, và Đức Cha lưu nhiệm tất cả các chức vụ cho đến khi có sự sắp xếp mới.

Về phía ban tổ chức, Cha Phụng vụ cũng thay mặt ban tổ chức để nói lời cám ơn tất cả quý Đức Cha, quý Cha đã gửi điện email chúc mừng Giáo phận cũng như cám ơn mọi ban ngành chính quyền đã chúc mừng và giúp tổ chức Thánh Lễ.

Thánh Lễ khởi đầu sứ vụ của Đức Cha Gioan được kết thúc bằng phép lành từ quý Đức Cha hiện diện trong Thánh Lễ hôm ấy.

Tin, ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ& Ban TTGP
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh điều răn Thiên Chúa
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:42 05/03/2021
Thiên Chúa đã truyền cho Thánh tiên tri Mose 10 điều răn, từ hằng ngàn năm trước đây như giao ước của Ngài với dân Israel, khi họ trên đường từ Ai Cập trở về quê hương Thiên Chúa hứa ban cho. (Sách Xuất Hành 20, 1-17).

10 điều răn của Thiên Chúa là kim chỉ nam, là gương soi chiếu vào cho đời sống con người trong chiều tương quan với Thiên Chúa, Đấng dựng nên vũ trụ, sự sống mọi loài, và trong chiều tương quan đời sống xã hội giữa con người với nhau, cùng trong tương quan với công trình tạo dựng thiên nhiên.

Xưa nay khi lãnh nhận Bí tích Hòa giải, hay còn gọi là xưng tội, người tín hữu Công Giáo căn cứ dựa lần theo bảng 10 điều răn để xét mình hầu nhận ra tội lỗi mình đã vấp phạm.

Thánh hóa ngày của Chúa

Người Do Thái trong tương quan với Giavê Thiên Chúa, họ tuân giữ điều răn: Con phải thánh hóa ngày Sabat rất chặt chẽ bảo thủ từng chi tiết. Với họ ngày Sabbat là ngày thánh dành riêng cho Thiên Chúa Giave mà thôi.

Ngày Sabbath là ngày thứ Bẩy trong tuần lễ, trong ngày này họ ngưng mọi công việc hoạt động kể cả việc nấu nướng nhà bếp. Và bây giờ họ cũng vẫn giữ như vậy. Họ căn cứ trên 6 ngày Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ, như Kinh thánh viết thuật lại: Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ trong sáu ngày, ngày thứ bẩy Ngài nghỉ ngơi (Sách Sáng Thế 1, 1-31)

Với người Công Giáo việc tuân giữ giới răn Thiên Chúa: thánh hóa ngày Sabbath thì khác.

Đạo Công Giáo do Chúa Giêsu Kitô thành lập dựa trên căn bản đạo cũ Do Thái. Chúa Giêsu Kitô sinh ra là người Do Thái, sống tuân giữ lề luật đạo Do Thái. Và khẳng định ngài không bài trừ xóa bỏ luật lệ đạo cũ, nhưng kiện toàn. Từ căn bản đó Ngài thành lập Hội Thánh Công Giáo cho nhân loại từ hơn hai ngàn năm nay.

Chúa Giêsu sống lại, như Kinh thánh thuật lại, vào ngày thứ nhất trong tuần.

Ngay từ lúc khởi đầu Hội Thánh sau khi Chúa Giêsu trở về trời, các người tín hữu Chúa Giêsu đã tụ họp vào ngày thứ nhất trong tuần đọc kinh thánh cầu nguyện tưởng nhớ đến sự chết và phục sinh sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Đó là nếp sống đạo đức tâm linh của Hội Thánh Công Giáo. Nhưng mãi đến thời hoàng đế Constantino từ năm 313 sau Chúa giáng sinh, đạo Công Giáo mới được công nhận chính thức cho được to do thực hành không bị theo dõi bắt bớ cấm cách trong toàn thể đế quốc Roma thời đó.

Cách đây 1.700 năm, ngày 03.Tháng Ba năm 321 sau Chúa giáng sinh, hoàng đế Constantino ra chiếu chỉ công nhận ngày thứ nhất trong tuần là ngày nghỉ ngơi theo luật pháp trong toàn thể đế quốc Roma dựa trên chu kỳ dương lịch một tuần lễ có bẩy ngày.

Hoàng đế Constino theo tương truyền trở lại đạo theo đạo Công Giáo. Ông ra chiếu chỉ công nhận ngày thứ nhất trong tuần là ngày nghỉ theo luật pháp đế quốc dành thờ thần Mặt Trời - Solis trong tôn giáo Roma đã có từ trước.

Từ căn nguyên đó có tên gọi ngày thứ nhất tuần lễ là Sonntag, Sunday. Ngôn ngữ các nước Ý, Tây ban Nha là Dominica, tiếng Pháp là Dimanche bắt nguồn từ căn rễ tiếng latinh mang ý nghĩa: Ngày của Thiên Chúa.

Trong chiều tương quan với Thiên Chúa, người Công Giáo xưa nay có nếp sống đạo đức luật buộc tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật. Họ dành ngày này để nghỉ ngơi lấy lại sức lực cho thể xác cùng tinh thần.

Ngày chúa nhật là ngày nghỉ lao động dưỡng sức dành cho Thiên Chúa, cho gia đình.

Nhưng để phòng tránh bệnh đại dịch vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm cùng phù hợp với luật Lockdown trong xã hội lúc này, từ hơn một năm qua (2020), Hội Thánh Công Giáo miễn trừ cho các tín hữu không bó buộc giữ điều răn tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật ở thánh đường. Thay vào đó có thể tham dự thánh lễ qua màn ảnh trực tuyến.

Tham dự thánh lễ như vậy, tuy được phép, nhưng không thay thế cho việc tham dự thánh lễ qua hiện diện cả thể xác lẫn tinh thần. Vì thiếu bầu khí thánh thiêng, thiếu bầu khí cộng đoàn chung hợp, cùng không được tiếp nhận tấm Bánh Thánh Thể Chúa Giêsu Kitô, là lương thực cho đức tin cùng là sự hiệp thông với Thiên Chúa và con người với nhau.

Bổn phận đạo đức giữ điều răn tham dự thánh lễ thánh hóa ngày chúa nhật được nới lỏng miễn trừ vì hòan cảnh gặp khó khăn, bị đe doạ, thể hiện tinh thần cung cách sống kính trọng sức khoẻ sự sống do Thiên Chúa ban cho con người.

Nhưng luật miễn trừ lúc này không xóa bỏ bổn phận đời sống thiêng liêng tinh thần cùng nếp sống đạo đức truyền thống. Nó chỉ là tạm thời giới hạn trong thời gian cùng không gian, bao lâu hoàn cảnh khó khăn đe dọa còn hiện hữu.

Thảo kính cha mẹ

Điều răn thứ bốn của Thiên Chúa dạy : Con phải thảo hiếu cha mẹ con!

Giới răn này nói lên tình tự khía cạnh sâu thẳm cùng là điểm son cao trọng đời sống con người: kính trọng và biết ơn người sinh thành, đào tạo giáo dục ta nên người. Trong hoàn cảnh bệnh đại dịch vi trùng Corona lúc nầy đặt ra nhiều lo nghĩ sâu xa lo âu áy náy cho các người làm con đối với cha mẹ mình. Tất cả sống trong Lockdown giới hạn không thể hiện diện thể lý thăm nom săn sóc cha mẹ mình như mong muốn. Có chăng chỉ gặp nhau qua điện thoại hoặc qua màn hình thôi.

Một đàng để bảo vệ sức khoẻ sự sống cha mẹ tránh không để bị vi trùng lây nhiễm. Nên con cháu không được đến gần, phải xa cách cha mẹ mình. Nhưng đàng khác lại tạo nên bất ổn áy náy lo lắng sâu đậm cho nhau: họ nhớ nhau, sống trong cô đơn buồn tủi thiếu vắng hình ảnh thể lý tình cảm cha mẹ con cái.

Nhất là có những trường hợp cha mẹ gìa qua đi trong cô đơn, con cháu không thể đến từ biệt tiễn đưa được, hoặc có cũng chỉ giới hạn đứng xa xa nhau thôi.

Hay ngược lại con cháu nào chẳng may qua đời vào dịp này, ông bà cha mẹ chỉ ngậm ngùi trong dòng nước mắt hướng lòng nhớ đến thôi. Họ không thể đi đến tham dự tang lễ được.

Thật qúa khủng khiếp và qúa thương tâm đau lòng!

Cha mẹ con cái sống gần nhau, mà lại xa nhau về thể lý. Nhưng trái tim tinh thần họ vẫn luôn hằng gắn bó gần bên nhau.

Vi trùng nguy hiểm bệnh đại dịch Corona không chỉ phá hủy sức khoẻ đời sống con người. Mà còn phá đổ đời sống cộng đoàn xã hội tôn gíao nữa. Tất cả hầu như trở nên xa lạ. Vì bị đình trệ gián đọan mọi sinh hoạt, giới hạn không còn gặp gỡ giao tiếp thông thương nữa.

Vì thế cung cách nếp sống nhớ đến nhau, nhớ đến qúa khứ giúp củng cố giữ vững tinh thần hướng về ngày mai, sống giữ lòng hiếu thảo.

Bảo vệ môi trường sự sống thiên nhiên Đời sống trong xã hội không chỉ trong vòng tương quan chiều thẳng đứng hướng lên trời cao với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, giữa con người với nhau theo chiều ngang đường chân trời, nhưng còn cả chiều sâu với môi trường sự sống trong thiên nhiên nữa.

Môi trường sinh sống vũ trụ được trao vào tay con người. Họ được quyền xử dụng vào việc xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh sống.

Và môi trường sinh sống cũng có thể bị lợi dụng hay xử dụng vô trách nhiệm, khiến gây nên tình trạng phá hủy gây ô nhiễm môi sinh.

Thiên nhiên là do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá dựng nên ban cho nhân loại, như quê hương xứ sở, nơi sự sống Thần linh Thiên Chúa tác dụng vào và đổi mới. Như thế con người không thể dùng thiên nhiên theo ý nghĩa xử dụng được.

Con người có bổn phận kính trọng thiên nhiên, và họ luôn luôn khám phá ra những công trình sáng tạo mới trong đó. Những công trình này gây ngạc nhiên, mang lại hạnh phúc niềm vui, mang nguồn cảm hứng cho con người.

Và vì thế phải biết cúi mình tạ ơn Đấng là chủ thiên nhiên, là chủ nguồn sự sống trong thiên nhiên. Thiên Chúa răn bảo con người:‘‘ Con không được phép giết hại!‘‘ ( Sách xuất hành 20, 13; Đệ nhị luật 5,17). Ngài có ý nhắn nhủ con người:

1. Con chỉ là người quản lý thiên nhiên Cha trao ban cho. Nhưng không là chủ thiên nhiên.

2. Con phải kính trọng sự sống do Cha tạo dựng trong thiên nhiên.

3. Con không được phép phá huỷ môi trường sinh thái của con người, của thảo mộc cây cối cùng của mọi thú động vật trong đó.

4. Con không được coi trái đất này là sở hữu của riêng con.

5. Con không được vì quyền lợi riêng mình gây đau khổ cho các công trình sáng tạo của Cha trong thiên nhiên.

6. Vui hưởng thiên nhiên. Nhưng con phải gìn giữ bảo vệ thiên nhiên cho tất cả mọi thế hệ kế tiếp sau nữa.

Khi kính trọng hay ngạy nhiên bỡ ngỡ những kỳ công, sự sống trong thiên nhiên, là nhận ra dấu vết Đấng là chủ, là nguồn sự sống, nguồn tình yêu của thiên nhiên: Đức Chúa Thánh thần.

Càng ngày nhân loại càng nhận ra ý nghĩa sâu thẳm cùng cần thiết của thiên nhiên. Vì thế chính phủ các quốc gia và cả Hội Thánh cũng đặt lên hàng quan trọng việc gìn giữ bảo vệ môi trường sinh sống thiên nhiên. Đã có suy tư phỏng đoán cho rằng bệnh đại dịch đang xảy ra lúc này là hậu qủa của việc lạm dụng phung phí làm ô nhiễm phá hủy nguồn sự sống trong thiên nhiên!

Đã có thống kê đo đạc quan sát đưa ra từ ngày bệnh đại dịch vi trùng Corona bùng nổ, khắp nơi phải sống trong Lockdown giới hạn ít di chuyển. Nên môi trường không khí cũng như nước thiên nhiên trở nên trong lành hơn, bớt bị ô nhiễm do ít khí độc hại do xe cộ, tàu bay, tàu thủy, nhà máy biến chế thải ra.

Bệnh đại dịch vi trùng Corona là cơn ác mộng đe dọa cho đời sống nhân loại vô tiền khoáng hậu, gây khủng hoảng hoang mang lo sợ trong mođi lãnh vực đời sống.

Phải, đó là một thử thách sâu rộng nặng nề. Nó thúc đẩy con người một mặt phòng chống dịch trong hiện tại, một mặt hướng về tương lai cần phản tỉnh suy nghĩ cung cách sống trong tương quan với thiên nhiên.

Vì môi trường thiên nhiên có trong lành khoẻ mạnh, đời sống con người mới được lành mạnh có được bằng an thể xác cũng như tinh thần.

Sự thằng bằng quân bình đời sống trong tương quan với Thiên Chúa, với con người và với thiên nhiên luôn là điều quan trọng cần thiết cho đời sống con người hôm nay và ngày mai.

Điều răn của Thiên Chúa là kim chỉ nam hướng dẫn giúp con người có nếp sống như vậy.

Chúa nhật 3. mùa chay 2021

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Mùa Chay và số 40
Đinh Quân
17:53 05/03/2021
Mùa Chay và số 40

Số 40 trong Kinh Thánh diễn tả khoảng thời gian chờ đợi, tượng trưng cho việc chuẩn bị để gặp gỡ Thiên Chúa. Đây là thời gian nhắc lại việc Chúa Giêsu vào hoang địa cầu nguyện và chiến thắng cám dỗ của Satan, trước khi bước vào sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Và để chúng ta noi gương Ngài ăn năn xám hối tội lỗi, đem Tin Mừng phục vụ đồng loại.

*40 ngày Ăn chay Xám hối gột rửa Tâm Hồn,

40 ngày Cầu nguyện Chờ mong mừng Chúa Phục Sinh.

+ Những Số 40 được trình thuật trong Kinh Thánh:

*-Tôi thường tâm niệm ngồi trước quyển KINH THÁNH.

Qua bao nhiêu năm tháng, bao nhiêu lần tôi đọc đi đọc lại trong Cựu Ước và Tân Ước.

Quyển sách xếp hạng Best Seller suốt qua nhiều thế kỷ.

Sách được dịch sang hàng trăm ngôn ngữ trên địa cầu.

Nhưng tôi đã thấy gì trong đó?

Có phải tôi cố tâm tìm hiểu hay chỉ là một thói quen thường ngày?

Bao nhiêu thế kỷ qua đi. Bao lời tiên tri cảnh báo. Bao Lời Chúa truyền dạy trong công cuộc cứu độ loài người.

*-Từ lũ lụt Đại Hồng Thủy thời Noe mưa đổ xuống địa cầu 40 ngày đêm liên tục, nước dâng tràn mặt đất, tiêu diệt loài người cùng sinh vật cỏ cây- nhưng gia đình Noe và muông thú trên tàu được cứu thoát.

-Tổ phụ Moisen lập giao ước cùng Đức Giavê: 40 ngày chờ đợi trên núi Sinai để Thiên Chúa ban 10 Giới răn cho nhân loại.

-Tiên tri Êlia bị hoàng hậu Jezebel truy bắt, trốn nơi sa mạc suốt 40 ngày mới thoát khi đến chân núi Horet.

-Ngôn sứ Giona cảnh báo dân thành Ninivê hãy ăn chay xám hối 40 ngày để tránh tại họa Chúa trừng phạt.

-Thiên Chúa che chở nuôi dưỡng dân Ngài suốt 40 năm lang thang trong hoang mạc trước khi vào Đất Hứa: ban ngày cho vầng mây che mát, đêm đến cột lửa soi đường, Manna và chim cút sa xuống làm của ăn hàng ngày.

-Moisen sai người do thám 40 ngày tìm miền đất màu mỡ, đầy sữa mật cho dân.

-Vua Thánh Đavit Chúa cho cai trị vương quốc 40 năm an bình thịnh trị.

-Vua Salomon thông thái khôn ngoan tuyệt vời, 40 năm trên ngai vàng, đưa đất nước Israel trở nên giáu sang quyền lực.

*-Trước khi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân Chúa Giêsu vào hoang địa ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày và đã chiến thắng đầy uy quyền trước cám dỗ của quỉ Satan.

-Chúa được an táng trong mồ và 40 giờ sau Sống Lại vinh quang.

-Sau Phục sinh Chúa lưu lại thế trần 40 ngày an ủi nâng đỡ các Môn đồ và khi về trời sai Chúa Thánh Thần xuống ban sức mạnh cho các Môn đồ đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi.

-Theo luật Moisen truyền dạy dân Chúa: người nữ sau khi sinh con 40 ngày phải lên Đền thờ dâng lễ vật thanh tẩy.

-Đức Trinh Nữ Maria tuân giữ lề luật: sau khi sinh Chúa 40 ngày, Mẹ dâng Chúa Hài Nhi trong Đền Thánh

cùng đôi chim câu làm lễ vật.

-Kể từ đó, sau Lễ Giáng sinh 40 ngày, Giáo Hội Mừng Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa trong Đền Thờ và cũng gọi là Lễ Nến.

*-Nhưng sao lại là số 40?

Số 40 kết nối bởi số 4 và 10 đâu có gì đặc biệt?

Số 0 chỉ là trống rỗng hư vô.

Số 4 bình thường vì còn nối tiếp.

Số 10 vẹn toàn viên mãn như 10 Giới Luật Chúa truyền dạy.

40 năm là tuổi trung niên dồi dào sức lực và kiến thức mở mang dễ thành đạt trong đời sống.

Thánh Augustinô suy luận số 4 biểu tượng cho thời gian thay đổi 4 mùa và kiến thức trọn vẹn 10 phần (mười phân vẹn mười)

40 ngày đủ dài cho một thời gian chuẩn bị.

40 năm lại quá mau cho một đời người tỉnh ngộ.

4 yếu tố cần cho một kiếp nhân sinh: khí- đất- nước- lửa, nhưng tất cả sẽ biến thành tro bụi.

4 thời kỳ nối tiếp đời người: thơ ấu- thanh niên- trung niên- tuổi già, rồi sẽ trở về số 0.

4 phương dù có vẫy vùng khắp nơi: nam- bắc- đông- tây, sẽ lại quay về chốn cũ là 0.

4 mùa vẫn chỉ là thay đổi quẩn quanh: xuân- hạ- thu- đông.

Nhưng vẫn không tìm ra lối thoát cho kiếp phù sinh !

Đây Thành Đô Thiên Quốc có hình vuông 4 cạnh: khôn ngoan- công bình- tiết độ- dũng cảm, hãy học lấy để tiến thẳng vào Nước Trời từ 4 phương.

Và đây 4 cánh cửa Tin Mừng luôn mở sẵn hãy can đảm bước vào theo tiếng gọi: 4 Thánh Sử Mátthêu- Máccô- Luca – Gioan.

*-Ta thấy điều gì nơi số 40?

Đó là thời gian: thử thách, phấn đấu, kiên nhẫn, mong chờ.

Vì sau thời gian này sẽ có Tin Mừng đổi mới, đón nhận Ân sủng:

-40 ngày đêm nước dâng ngập địa cầu, khi chim câu bay đi từ tàu Noe không trở về: tín hiệu nước rút dần, sau cơn mưa trời lại sáng.

-40 ngày Moisen chờ khắc khoải trên núi Sinai, đã được Chúa ban 10 Giới Răn Mới cho nhân loại diễm phúc hồi sinh.

-40 ngày dân thành Ninivê thiết tha thống hối theo lời Ngôn sứ Giona: Chúa đã thứ tha không trừng

phạt.

-40 năm lang thang trên sa mạc: Chúa nuôi dưỡng dân Ngài trước khi vào Đất Hứa vinh quang.

-40 ngày trong hoang địa, Chúa ăn chay cầu nguyện: chiến thắng Satan cám dỗ, trước khi bước vào 3 năm rao giảng Tin Mừng cứu chuộc loài người.

-40 giờ trong hang mộ tử khí tối tăm, Chúa toàn thắng sự chết, Phục Sinh khải hoàn.

-40 ngày sau khi Sống Lại, Chúa vinh hiển Về trời.

*-40 ngày Mùa Chay xám hối, chúng ta sẽ ca khúc Vinh Thắng cùng Chúa Phục Sinh.

-4 Thế kỷ Giáo Hội Việt Nam không khuất phục bạo quyền, dù máu chảy đầu rơi của Hơn Một Trăm Ngàn

Anh Hùng Tử Đạo, để trổ hoa gần 10 triệu Tín Đồ.

-Giáo Hội Việt Nam đang mong chờ Một Moisen Mới dẫn dắt dân Chúa trở về Cố Hương sau hơn 40 năm lưu lạc khắp 4 phương trời

Hãy cầu nguyện xám hối và vui lên:

Ngàn năm vẫn một giấc mơ.

THÁNH KINH ấn tích bây giờ con đây,

Niềm vui Đất Hứa dâng đầy,

Tháng năm khắc khoải từng ngày chờ mong.

ĐINH QUÂN
 
Văn Hóa
Cần Chi
Sơn Ca Linh
09:49 05/03/2021
Mến tặng các chị Nhà Tập Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình thương – Làng Sông Qui Nhơn

Xem Hình

Cần chi gác tía lầu son,

Bụi tre bóng mát… gió xuân dạt dào...

Cần chi “hải vị sơn hào”,

Vài con cá nhỏ tràn trào niềm vui…

Cần chi bạc tỉ vàng mười,

Một tia mắt, một nụ cười, đủ sang !

Cần chi xe ngựa thênh thang,

Bên nhau những tấm lòng vàng là duyên.

Cần chi danh vọng chức quyền…

Một đời vâng, một lời nguyền… yêu thương.

Cần chi ôm mộng đế vương,

Cần câu, tấm lưới… lên đường ra khơi !

Sơn Ca Linh (Chiều 4.3.2021)
 
Giuđa Có Được Lên Thiên Đàng Không ?
Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
14:12 05/03/2021
Giuđa Có Được Lên Thiên Đàng Không?

Gần đây có một bạn trẻ hỏi tôi, “liệu ông Giuđa có được lên thiên đàng không, vì ông đã phạm tội tự tử? Nhưng nếu ông phải xuống hỏa ngục thì tội nghiệp cho ông quá, vì ông góp phần vào công cuộc cứu độ của Thiên Chúa.”

Trước hết, tôi cảm ơn bạn trẻ này đã tin tưởng và đặt cho tôi câu hỏi rất thú vị. Thực ra, đây là một vấn đề được bàn luận rất nhiều trong lĩnh vực tín lý và thần học của Giáo Hội Công Giáo nói riêng và các Giáo Hội Kitô Giáo nói chung. Dĩ nhiên đã có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận về đề tài này. Vì thế, tôi rất cẩn trọng tìm hiểu và trong khả năng có thể tôi sẽ đưa ra cách trả lời ngắn gọn nhất và hợp lý nhất, hy vọng những thông tin sau đây sẽ giúp bạn và mọi người hiểu được và đón nhận cách dễ dàng hơn. Tôi sẽ sắp xếp thành một số câu hỏi cơ bản và trả lời xứng hợp như sau:

1. Ông Giuđa là ai, ông có những phẩm giá và bổn phận nào?

Theo hiểu biết thông thường, ông Giuđa là một người được Chúa Giêsu chọn để trở thành môn đệ của Ngài. Sau khi được Chúa gọi, ông đã từ bỏ tất cả mà theo Ngài, gia nhập vào nhóm các tông đồ luôn sát cánh cùng Chúa trong đời sống công khai rao giảng của Ngài. Như vậy, trong suốt hơn 3 năm giảng dạy của Chúa, ông đã cùng Ngài và 11 anh em khác đi từ mọi miền của đất nước Israel để thực thi sứ mệnh rao giảng Tin Mừng. Ông đã được chứng kiến nhiều phép lạ Chúa làm, như cứu chữa người đau bệnh, làm cho người chết sống lại, bênh vực cho người nghèo, trừ quỷ và nhiều việc lành phúc đức khác. Hơn nữa, ngoài vấn đề truyền bá Tin Mừng cho muôn dân như các môn đệ khác, ông Giuđa cũng được Chúa Giê su và các môn đệ khác tín nhiệm, chọn làm người thủ quỹ trong nhóm của họ.

Dựa vào các thông tin trên, chúng ta có nhận định rằng ông là người tài giỏi và lanh lợi nên mới được giao cho trọng trách này. Tuy nhiên các môn đệ khác chỉ nhìn thấy mặt tốt của Giuđa, còn nhiều điều xấu nơi ông thì họ không để ý tới (có chăng Chúa biết rõ tính cách của ông nên nhắc nhở ông mấy lần), cho tới khi ông Giuđa phản bội Chúa họ mới vỡ lẽ nhìn ra con người thật của ông. Nói cách khác, trước khi phản bội Chúa Giêsu, ông Giuđa được coi như một hình mẫu con người hết sức hoàn hảo, thậm chí là giỏi giang hơn các môn đệ khác, nếu không các ông đã không chọn ông Giuđa giữ tiền và lo lắng đời sống cho họ.

2. Ông Giuđa có sống đúng với chức vụ của mình không?

Không, ông không sống đúng với tư cách, địa vị và bổn phận của ông, mà phạm nhiều tội rất nghiêm trọng. Theo nghiên cứu của linh mục Giuse Đinh Quang Thịnh, Giuđa đã phạm những thứ tội như sau:

- Tội bán Thầy: Ông bán Chúa với giá rất rẻ, chỉ bằng giá của một tên nô lệ $30 (x. Mt 26, 15). Đây là tội lớn nhất của ông Giuđa đối với Thầy mình, vì tội tham lam mà bán đứng Thầy mình với giá rẻ mạt như vậy.

- Tội ăn cắp: Mặc dầu ông Giuđa được mọi người trong nhóm tín nhiệm, chọn ông làm thủ quỹ, nhưng ông thường lén lút lấy tiền để xài riêng, như trong Phúc Âm của thánh Gioan đã đề cập: “Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung” (x. Ga 12, 6).

- Tội cứng đầu, lỳ lợm và làm theo ý riêng: Trong giờ phút ly biệt, khi Chúa Giêsu và các môn đệ ăn bữa tiệc cuối cùng, Giuđa không nghe lời Thầy khuyên và cũng không màng đến các anh em đang rất buồn và bất mãn vì ý đồ kẻ muốn bán Thầy của ông (x. Ga 13, 18-21). Dù Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Chính anh là người nộp thầy” (x. Mt 26, 22-25), mà anh vẫn không cẩn thận, không chịu tin tưởng và lắng nghe.

- Tội lén lút làm chuyện xấu: Để thực hiện mưu đồ nộp thầy cho quân lính, Giuđa lén lút lánh mặt anh em, trong đêm tối đi ra ngoài để tìm cơ hội thuận tiện thực hiện mưu đồ này: “Hắn ưng thuận và tìm dịp tiện để nộp Đức Giêsu cho họ, lúc không có đám đông” (x. Lc 22, 6).

- Tội lợi dụng danh nghĩa: Ông Giuđa lợi dụng danh nghĩa lấy cớ giúp người nghèo để lường gạt người khác. Bằng chứng là khi cô Maria, em gái cô Matta, đã dùng 300 quan tiền mua dầu thơm để rửa chân cho Thầy thì Giuđa khiển trách, mắng cô là phung phí, nên để số tiền ấy đưa cho người nghèo còn tốt hơn. Thực ra ông mượn lý do giúp người nghèo để che đậy tính gian tham của mình, vì hễ có ai góp tiền vào quỹ chung, ông lấy nó để dùng theo ý riêng của mình (x. Ga 12, 5-6).

- Tội trốn không dự tiệc Thánh Thể: Trong khi 11 môn đệ ngồi lại ăn tiệc với Thầy mình thì ông Giuđa không hề màng tới. Khi mọi người đang quây quần bên Thầy mình trong “giờ phút Chúa thi ân, ơn cả nghĩa dày” (Tv 69/68), thì ông Giuđa lại bỏ đi gặp quân du dêu mà tìm cách bán Thầy mình cho họ.

- Tội lừa dối Thầy mình: Ông lấy nụ hôn là dấu yêu thương để chỉ điểm cho kẻ ác bắt Chúa Giêsu, dù lúc ấy Thầy vẫn gọi ông là bạn (x. Mt 26, 50).

- Tội thất vọng: Ông Giuđa sau khi phạm tội, thấy Thầy mình bị bắt và bị đánh đập dã man thì ông rất thất vọng, không còn tin vào lòng nhân từ hay thương xót và tha thứ của Chúa, nên thắt cổ tự tử (x. Mt 27, 3-5). Nói cách khác, sau khi phản bội Thầy, ông không hành động như cách ông Phêrô đã làm, là biết sám hối, khóc lóc, ăn năn và xin ơn tha thứ (x. Mt 26, 69-75), nhưng chọn cái chết tức tưởi để kết liễu đời mình.

Đây là tám thứ tội mà ông Giuđa phạm phải được ghi chép rõ ràng trong Kinh Thánh. Như thế, mặc dầu được chọn trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, mặc dầu ông đồng ý nhập vào hàng ngũ đông đồ và nhận trách vụ quản lý trong nhóm các môn đệ, nhưng ông không sống và làm đúng với chức vụ và nhân phẩm của mình. Ông đã phạm nhiều thứ tội và những thứ tội đó dẫn đến một hậu quả hết sức đau buồn.

3. Thiên Chúa có đẩy Giuđa vào sự chết không?

Không, Thiên Chúa không đẩy ông Giuđa vào sự chết, nhưng vì ông ngoan cố, không ăn năn hối tội, không tin vào tình thương của Chúa mà tự mình tìm đến cái chết.

Theo lời Kinh Thánh, “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong” (Kn 1, 13). Nhưng chính Giuđa đã tự tạo ra hỏa ngục cho mình, như bài viết đã đề cập, vì ông ta không chịu nghe lời Thầy mình cảnh báo, mà vẫn lỳ lợm sống giả dối, tham lam tiền của, và tự thắt cổ mà chết (x. Mt 27, 3-5).
Hơn nữa, Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế Hội Thánh số 14 cũng nói: “Người đã thuộc về Chúa Kitô mà không kiên trì sống đức ái, thì xác nó thuộc về Hội Thánh, linh hồn nó ở ngoài Hội Thánh! Kẻ ấy chẳng những không được Chúa cứu độ mà còn bị xét xử nghiêm khắc hơn.”

Riêng với Đức Giêsu, Ngài đã từng than phiền về Giuđa, kẻ nộp Ngài rằng: “Thà nó đừng sinh ra thì hơn” (x. Mt 26, 24). Đã có lần Ngài cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha về Giuđa: “Lạy Cha, trong những kẻ Cha ban cho Con, Con không làm mất một người nào, trừ ra con người hư đốn” (x. Ga 17, 12).

Vậy, Kinh Thánh và Truyền thống đức tin của Giáo Hội khẳng định cho chúng ta rằng Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của tình yêu và công chính. Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta, muốn chúng ta sống tốt lành, đồng thời Ngài sẵn sàng thưởng công Nước Thiên đàng cho chúng ta. Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng rất công bằng, Ngài cũng sẽ phạt chúng ta nếu chúng ta không sống theo lời dạy của Ngài. Vì vậy, trong thư gửi tín hữu Do thái, thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: “Với lòng biết ơn đó, chúng ta hãy kính sợ mà phụng thờ Thiên Chúa cho đẹp lòng Người. Quả thật, Thiên Chúa chúng ta là một ngọn lửa thiêu” (Dt 12, 29).

Bởi đó, không ai được lạm dụng tình thương của Thiên Chúa mà chìm mình trong tội lỗi, chỉ muốn đòi Chúa thể hiện tình yêu cứu mình, mà quên rằng “Chúa sẽ trả lại cho mỗi người cân xứng tùy theo công việc họ đã làm, hoặc lành hoặc dữ!” (x. 2 Cr 5, 10).

4. Có cần ông Giuđa bán Chúa, để Chúa chịu chết ta mới được cứu độ không?

Không. Nếu có người nói ông Giuđa có công trạng trong việc giúp Thiên Chúa hoàn thành công cuộc cứu độ, theo các nhà thần học, đây là một suy nghĩ sai lầm. Vì Thiên Chúa, ngay từ đầu đã có kế hoạch cứu độ của Ngài, Ngài không cần đến hành vi tội lỗi và cái chết tức tưởi của ông Giuđa, nên không thể suy nghĩ rằng Giuđa góp công với Đức Giêsu trong việc thực hiện cứu độ loài người được. Việc Con Thiên Chúa phải chịu chết là tội ác của loài người, là sự ngoan cố không chịu lắng nghe lời rao giảng thống hối của Ngài, tệ đến mức họ phải quyết định phải loại bỏ Ngài đi ra khỏi đời sống của họ.

Giáo hội dạy ta rằng, sự đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu là một mầu nhiệm. Vì thế, cốt lõi của vấn đề là Chúa muốn cứu độ nhân loại, cứu nhân loại khỏi sự hư nát do tội gây ra. Ngay khi ông bà Adong và Eva phạm tội, Thiên Chúa đã sai nhiều vị tiên tri đến rao giảng sự thống hối, để ai tin thì sẽ được cứu sống. Cuối cùng Ngài cũng sai chính Con Một của Ngài đến trần gian để dạy bảo và kêu gọi mọi người: Ai muốn Chúa cứu độ phải được tái sinh bởi nước và Thần Khí (x. Ga 3, 5). Đây là ơn ban cho hết thảy mọi dân mọi nước, ai nấy đếu có quyền đến để lãnh nhận “không phải trả đồng nào” (Is 55,1).

Quả thật, nhiều thần học gia khẳng định rằng, nếu nói đến sự cộng tác trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, thì người có công trong vai trò cứu độ này, chính là Đức Mẹ Maria. Đức Maria được Thiên Chúa đặc cách cho trở nên Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội và đầy ân sủng giữa muôn vàn người phụ nữ (x. Lc 1, 30). Vì Chúa có ý định chọn Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa, nên Mẹ đã được trở nên tuyệt tác trong công trình tạo dựng của Ngài, ngay khi được thụ thai trong lòng bà Anna. Như thế Đức Maria được ơn phúc lãnh nhận ơn cứu chuộc do Con Thiên Chúa thực hiện, chứ đâu phải chờ đến khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại mới sinh ơn cứu độ. Nói cách khác, Đức Maria được Thiên Chúa cứu chuộc trước khi Con Thiên Chúa làm người. Nhờ có Mẹ mà toàn thể nhân loại chúng ta mới nhận biết Đức Giêsu và đón nhận ơn cứu độ do Ngài thực hiện. Cho nên không thể cho rằng ông Giuđa góp phần vào công cuộc cứu chuộc loài người của Thiên Chúa được.

5. Vài nhận định thay lời kết

Thật không sai khi ta đưa ra nhận định, rằng Giuđa đã trải qua một cảm giác hết sức đau buồn và tuyệt vọng, ông đã khóc rất nhiều vì tội phản bội Thầy mình. Ông than rằng: “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan” (Mt. 28, 4). Ông phản bội Chúa vì tham mấy đồng tiền lẻ, ông bán Chúa vì cái mộng làm quan nhưng giấc mộng đó đã không thành. Có thể ông bán Chúa vì mất niềm tin vào Ngài, khi những ngày lên Giêrusalem Chúa đã “bị dồn vào cái chết.” Sự thật hết sức phũ phàng, chẳng có cái gì để hy vọng nữa, ông trở nên giận dữ, thậm chí sợ hãi khi quân dữ đang kéo tới vào những lúc trời tối. Một cảnh tượng hết sức hãi hùng, vì thể, chối bỏ Chúa là cách tốt nhất để ông chạy thoát khỏi sự nguy hiểm sắp xảy ra. Ông bỏ chạy khỏi hiện trường để cứu lấy chính mình.

Giuđa đã rất hối hận và đã đi vào con đường cụt nơi đó phủ đầy bóng tối và chết chóc, ông cảm thấy lẻ loi, cô độc để rồi treo cổ trong khu vườn bỏ hoang. Vậy, có phải Giuđa xuống địa ngục bởi vì ông đã tự tử hay không? Rõ ràng, tự tử là tội, vì nó chống lại Thiên Chúa (Giáo Luật Giáo Hội Công Giáo, số 2281), nhưng đây không phải lý do tại sao Giuđa xuống địa ngục. Nhiều ý kiến cho rằng, ông Giuđa xuống địa ngục, bởi vì ông chưa bao giờ thật sự đứng về “phe” của Chúa, ông không dâng đời sống của chính mình cho Chúa Giêsu và quyết tâm theo Ngài cách cách trọn vẹn. Vì thế, như đã bàn luận ở trên, mặc dầu được Chúa gọi làm môn đệ nhưng ông vẫn âm thầm sống và hành động theo ý riêng của mình.

Có thể có người cho rằng Giuđa đã ăn năn về hành vi sai trái của ông. Nhưng Kinh Thánh chỉ thuật lại rằng: “Bấy giờ, Giu-đa, kẻ đã nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận. Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ mục mà nói: Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan” (Mt. 27, 3). Đúng, ông Giuđa đã rất đau buồn về tội lỗi của mình, nhưng ông không xin Chúa tha thứ như ông Phêrô đã từng làm nhưng lựa chọn cái chết, chết cách thê thảm. Đây là điểm khác biệt, là bài học cho mỗi người chúng ta: cả hai ông đều phạm tội chối Thầy, cả hai đều vô cùng hối hận, nhưng khi ông Phêrô biết đặt niềm tin vào Chúa, ông xin ơn tha thứ thì được Chúa thứ tha; còn Giuđa, vì mất hết niềm tin vào cuộc sống và vào chính Thiên Chúa tình thương, thì hậu quả dành cho ông là cái chết.

Đây là một bằng chứng cụ thể, rằng ông Giuđa chết mà chưa được tha tội. Nếu theo Giáo luật, thì ông không được lên Thiên đàng. Tuy nhiên, khi suy bàn về những người tự tử, Giáo Hội cũng dạy ta rằng cần tiếp tục hy vọng vào Chúa, vào tình thương và lòng từ bi hay tha thứ của Ngài. Cụ thể, giáo luật số 2283 viết: “Ta không được tuyệt vọng về phần rỗi đời đời của những người tự tử. Thiên Chúa có thể thu xếp cho họ có cơ hội sám hối để được ơn tha thứ, bằng những đường lối mà chỉ một mình Người biết.”

Bài học rất có giá trị trong câu chuyện này dành cho chúng ta, đó là cần tiếp tục quan tâm và giúp đỡ anh chị em xung quanh nhiều hơn để ai nấy đều có cuộc sống vui tươi và hạnh phúc. Nếu chúng ta biết có một ai đó chọn cách tự tử để kết liễu cuộc đời họ, thì chúng ta cũng nên tiếp tục cầu nguyện cho họ, cho gia đình và những người thân quen của họ. Vì giáo luật còn viết thêm: “Hội Thánh vẫn cầu nguyện cho những người hủy hoại mạng sống mình.”
 
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha lên đường sang Baghdad. Các nhóm dân quân Hồi Giáo Shiite tuyên bố ngưng bắn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:39 05/03/2021


1. Đức Thánh Cha lên đường sang Baghdad. Các nhóm dân quân Hồi Giáo Shiite tuyên bố ngưng bắn

Lúc 7g sáng thứ Sáu 5 tháng Ba theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra sân bay Fiumicino để đáp máy bay sang Baghdad.

Chiếc máy bay Airbus 330 của hãng hàng không Alitalia đã cất cánh lúc 7:45 sáng theo giờ Rôma và sau hơn 4 giơ bay sẽ hạ cánh tại Sân bay Quốc tế của Baghdad vào khoảng 2 giờ chiều theo giờ địa phương. Đây sẽ là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng đến thăm Iraq.

Trước khi rời nhà trọ Thánh Marta vào sáng thứ Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ ngắn với khoảng một chục người tị nạn Iraq đang sống ở Ý.

Những người tị nạn này được hỗ trợ bởi Cộng đồng Thánh Egidio và Hợp tác xã Auxilium. Theo Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, trong cuộc gặp gỡ này còn có sự tham gia của Đức Hồng Y Konrad Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng.

Trước khi Đức Thánh Cha lên đường, các nhóm dân quân Hồi Giáo Shiite đang hoạt động ở Iraq, là những người được cho là đã pháo kích ít nhất 10 quả hỏa tiễn vào căn cứ không quân Hoa Kỳ Al Asad, đã tuyên bố một lệnh đơn phương ngừng bắn, trong suốt chuyến tông du của Đức Thánh Cha. Trong một thông báo họ cho biết sẽ “đình chỉ mọi hình thức hoạt động quân sự trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, vì sự tôn trọng dành cho Đại Giáo Trưởng al-Sistani và nhân danh lòng hiếu khách của người Ả Rập.”

Trong thông báo đưa ra hôm 8 tháng Hai, lần đầu tiên trong một chuyến tông du của một vị Giáo Hoàng, Tòa Thánh chỉ cho biết các hoạt động của Đức Thánh Cha và địa điểm diễn ra các hoạt động này mà không có thời biểu cụ thể. Có thể là vì các lo ngại về an ninh. Trước tuyên bố này của các nhóm dân quân Hồi Giáo Shiite, giờ đây Tòa Thánh công bố các thời điểm cụ thể như sau:

Khi Đức Thánh Cha đến Sân bay Quốc tế của Baghdad vào lúc 2 giờ chiều theo giờ địa phương, tức là 6g chiều giờ Việt Nam, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp riêng Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi tại phòng khánh tiết của sân bay.

Sau lễ nghi đón tiếp chính thức tại Phủ Tổng Thống, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có cuộc gặp gỡ riêng với Tổng thống Barham Salih. Sự kiện công khai đầu tiên của Đức Thánh Cha sẽ diễn ra với các nhà chức trách, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 3:45 chiều tại Phủ Tổng thống.

Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ đi đến Nhà thờ Công Giáo nghi lễ Syriac Đức Mẹ Giải Thoát để gặp gỡ các Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên.

Sáng thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành từ Baghdad lúc 7:45 sáng để bay đi thành phố Najaf trong chuyến thăm xã giao Đại Giáo Trưởng Ali al-Sistani, là một trong những nhà lãnh đạo tinh thần hàng đầu của người Hồi Giáo Shiite Iraq.

Sau đó, lúc 10:15, ngài sẽ bay đến thành phố Nassiryiaat để chủ toạ một cuộc họp liên tôn tại vùng đồng bằng Ur, quê hương của Tổ Phụ Ápraham vào lúc 11:00.

Kế đó, Đức Giáo Hoàng sẽ trở về Baghdad, sau khi nghỉ ngơi, vào lúc 6 giờ chiều, ngài sẽ cử hành Phụng vụ Thánh theo nghi lễ Chanđê tại Nhà thờ Thánh Giuse, là nhà thờ chính tòa của Công Giáo nghi lễ Chanđê ở Baghdad.

Sáng Chúa Nhật, lúc 7:30 ngài sẽ khởi hành đến thành phố Erbil. Lúc 8:20 sáng, ngài sẽ đến nơi và được tổng thống khu tự trị người Kurdistan của Iraq đón tiếp cùng với các nhà lãnh đạo các cơ quan dân sự trong khu vực. Sau đó, ngài sẽ gặp riêng Tổng thống Nechirvan Barzani và Thủ tướng Masrour Barzani của khu tự trị, trước khi khởi hành bằng trực thăng đến Mosul.

Lúc 9:35 sáng, Đức Thánh Cha sẽ đến Mosul, nơi ngài sẽ chủ sự buổi cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh, tại Hosh al-Bieaa, nghĩa là quảng trường Nhà thờ.

Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ dùng trực thăng bay đến Qaraqosh, nơi ngài sẽ thăm các tín hữu tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

Rồi ngài sẽ trở về Erbil, nơi ngài sẽ cử hành Thánh lễ vào lúc 4:00 chiều tại sân vận động “Franso Hariri”. Cuối cùng, Đức Thánh Cha sẽ quay trở lại Baghdad vào lúc 7:15 tối.

Vào ngày thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khởi hành từ Sân bay Quốc tế Baghdad lúc 9:40 sáng, sau một buổi lễ chia tay ngắn gọn.

Đức Thánh Cha dự kiến sẽ đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma lúc 12:55 chiều.

Baghdad đi trước Rôma 2 tiếng và đi sau Việt Nam 4 tiếng.
Source:Vatican News

2. Người dân Iraq sẽ nồng nhiệt chào đón Đức Thánh Cha

Trước thềm chuyến tông du của Đức Thánh Cha nữ ký giả Inés San Martín của tờ Crux, là người sẽ tháp tùng Đức Thánh Cha trên chuyến bay sang Baghdad có bài nhận định sau.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đặt chân đến Iraq vào chiều thứ Sáu, khi ngài hạ cánh xuống Baghdad sau chuyến bay kéo dài bốn giờ từ Rôma.

Giữa nguy cơ khủng bố và đại dịch COVID-19 toàn cầu, nhiều người đã tự hỏi tại sao Đức Giáo Hoàng không hoãn chuyến đi.

“Tôi không giấu giếm các bạn sự thật rằng tôi lo ngại cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng”, blogger lịch sử đã trở thành phóng viên chiến trường lừng danh trong thời gian bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được Mosul, Omar Mohammed cho biết như trên. Anh là người đã viết các tường trình hàng ngày từ Mosul trong khi thành phố của anh bị ISIS chiếm đóng. Anh không tin các nhóm phiến quân thân Iran sẽ gây tổn hại cho Đức Giáo Hoàng bất kể là các nhóm phiến quân này vừa bắn hàng chục quả hoả tiễn vào căn cứ không quân Al Asad của liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo, ở tỉnh Anbar miền Tây Iraq, cách thủ đô Baghdad 243km.

“Tôi lo ngại rằng các lực lượng dân quân thân Iran sẽ sử dụng chuyến thăm, cũng như cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng với Ayatollah Ali al-Sistani như một cái cớ để biện minh cho tội ác của họ ở Iraq”, anh nói.

Người đàn ông đứng sau Mosul Eye, một blog mà anh ta vẫn đang điều hành, đã liều mạng hàng ngày để cho cả thế giới biết chuyện gì đang xảy ra, cho biết anh ta sẽ tiếp tục tố cáo các tội ác chống nhân loại dù là do hệ phái Hồi Giáo nào gây ra.

“Tôi tin rằng tôi đã không liều mạng đủ, ngay cả khi tôi vẫn gặp rủi ro”, anh nói với tờ Crux từ một địa điểm Âu Châu không được tiết lộ. “Nhưng có hơn 18 triệu người dưới 25 tuổi ở Iraq, và họ xứng đáng với mọi sự hy sinh. Chúa Giêsu chết khi còn rất trẻ vì Ngài tin vào sự hy sinh bản thân để nhân loại được tồn tại. Tôi đồng ý với điều này”.

Trong tổng số 39 triệu 650,000 dân Iraq; người Hồi Giáo chiếm đến 99% dân số; trong đó 59% theo Hồi Giáo Shiite /si-ai/; 40% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, tại Mosul người Hồi Giáo Sunni chiếm đa số. Sau khi tổng thống Saddam Hussein, một người Hồi Giáo Sunni, bị Hoa Kỳ lật đổ vào tháng Tư năm 2003, người Hồi Giáo Sunni tại Mosul thường không coi chính quyền Baghdad, với đa số các thành viên theo Hồi Giáo Shiite /si-ai/ là những người đại diện cho mình. Theo ước lượng của lực lượng cảnh sát liên bang Iraq, là một trong các lực lượng tinh nhuệ tham chiến tại Mosul và đang điều hành việc vãn hồi an ninh tại thành phố này, ít nhất 15% dân số Mosul đã theo bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Chính vì thế, trong cuộc tổng tấn công giải phóng Mosul vào đầu năm 2017, 16,000 quân tình nguyện của người Hồi giáo Shiite /si-ai/ được Iran ủng hộ đã bị cấm không được vào thành Mosul vì lo ngại họ sẽ tắm máu người Hồi Giáo Sunni. Sau chiến thắng Mosul, các lực lượng dân quân thân Iran vẫn tồn tại và gây ra nhiều tội ác chống lại các tín hữu Kitô và đặc biệt là người Hồi Giáo Sunni.

Mohammed không phải là một Kitô hữu, nhưng anh thừa nhận “Tôi yêu mến Đức Giáo Hoàng, tôi theo dõi ngài mỗi ngày, và khi tôi nói với các bạn về ngài, tôi rưng rưng nước mắt. Ngài đang đi đến thành phố của tôi, một thành phố mà tôi không thể quay trở lại. Và những lời của ngài là sự xoa dịu trái tim tôi: Tình yêu, tự bản chất của nó, là sáng tạo. Đó là thông điệp mà chúng tôi muốn, mà trái tim và tâm hồn bị tổn thương sâu sắc của chúng tôi đang rất cần”.

Theo Sangar Kahleel, một người Kurd gốc Erbil sinh ra ở Mosul, người làm công việc sửa chữa cho các hãng thông tấn quốc tế, đúng là có rất nhiều rủi ro trước chuyến thăm.

“Nhưng chúng tôi với tư cách là những người Iraq thực sự đánh giá cao chuyến thăm lịch sử này của Đức Giáo Hoàng”, anh nói với tờ Crux. “Tôi nghĩ ngài đang đến để gieo mầm hòa bình trên đất nước này, một điều thực sự xứng đáng. Chúng tôi cũng hy vọng rằng các Kitô hữu sẽ tìm thấy sức mạnh và sự ổn định sau chuyến thăm, vì số lượng Kitô hữu sống ở đây giảm xuống mỗi tháng”.

Kahleel cho biết người dân Iraq đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến đi của Đức Giáo Hoàng.

“Chúng tôi hy vọng rằng với chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, hòa bình sẽ được xây dựng giữa tất cả mọi người ở Iraq, vì vậy chúng tôi có thể quay trở lại với những ngày tuyệt vời khi tất cả chúng tôi sống chung hài hòa với nhau, yêu thương lẫn nhau và không có sự khác biệt giữa các sắc tộc”, anh nói.

Alberto Miguel Fernandez, một cựu quan chức ngoại giao người Mỹ gốc Cuba, hiện là phó chủ tịch của Viện Nghiên cứu Truyền thông Trung Đông, cho biết Iraq là một quốc gia đang ở trong một “cuộc khủng hoảng cực độ sâu sắc, theo mọi nghĩa của từ này: khủng hoảng cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Nhưng điều này đã xảy ra trong nhiều năm. Tôi tin rằng việc Đức Thánh Cha ra đi trong thời điểm này là hợp lý và vô cùng tốt. Đó là một chuyến đi cần rất nhiều dũng khí và tinh thần đoàn kết”.

Về mối đe dọa COVID, ông lưu ý rằng gần đây nhất là vào đầu tháng Hai, Iraq đã chào đón người đứng đầu ngành tư pháp của Iran, một giáo sĩ, và là người đã tổ chức một số cuộc họp tôn giáo lớn với “sự tham dự đông đảo”.

Coronavirus là một thực tế ở Iraq, “một thảm họa lớn, nhưng tôi đọc được tiếng Ả Rập và nhận ra được sự quan tâm lớn, không chỉ từ các tín hữu Kitô, mà còn từ những người Hồi giáo, trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng. Tôi thấy thật kỳ lạ khi người nước ngoài phàn nàn về nguy cơ lan truyền COVID ở Iraq trong khi người dân địa phương quá phấn khích trước chuyến tông du này”.

Giống như Mohammed và Kahleel, nhà ngoại giao có nhiều lý do để bảo vệ thời gian cho chuyến đi, bao gồm cả tương lai của Kitô hữu ở Iraq.

“Thực tế là các cộng đoàn Kitô hữu ở Iraq đang trong một cuộc khủng hoảng ngay bây giờ”, Fernandez nói. “Sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng ngày hôm nay để hỗ trợ cộng đồng vốn bị vùi dập rất nhều này vì nhiều lý do khác nhau, không chỉ vì những trò khủng bố của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, mà còn có những trò phá phách của các lực lượng dân quân, những mafias này, hay các đảng phái tôn giáo có liên hệ với Iran thực sự ảnh hưởng đến sự tồn vong của Kitô hữu, chuyến tông du này thực sự đáng khích lệ”.

“Tôi tin rằng đây là một thời điểm rất thích hợp cho chuyến thăm của Đức Thánh Cha”, ông nói. “ Về mặt chính trị, ngày nay cấp bách và kịp thời hơn so với sáu tháng hoặc một năm kể từ bây giờ. Bởi vì sau đó câu hỏi trở thành, liệu cộng đồng Kitô Giáo có thể tồn tại lâu như vậy không nếu không có sự khuyến khích của Đức Thánh Cha?”

Vấn đề mà các Kitô hữu phải đối mặt ở Iraq có liên quan đến hai điều: Tình hình an ninh và sự tồn tại kinh tế của các cộng đồng này. Ngày nay, họ không có bất kỳ an ninh nào: Khi đến Qaraqosh, Đức Phanxicô sẽ đến thăm nhà thờ lớn nhất ở Iraq trong một vùng đồng bằng Ninivê, với lịch sử gắn liền với Kitô Giáo. Tuy nhiên, ngày nay, có những dân quân Shiite /si-ai/ thân Iran tấn công vùng đồng bằng này mỗi ngày.

“Những gì mà bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã làm trước đây là những gì các lực lượng dân quân đang làm ngày hôm nay”, Fernandez nói với tờ Crux. “Họ là những biệt đội tử thần, và không chỉ chống lại Kitô hữu, mà còn chống lại cả người Hồi giáo Sunni”.

Đức Phanxicô cũng sẽ đến thăm Ur, gần Nasiriyah, một thành phố ở phía nam đất nước, nơi các dân quân và các lực lượng an ninh đang ám sát những người Hồi giáo Shiite /si-ai/ trẻ tuổi dám phản đối chính phủ.

Các cuộc biểu tình này cũng đã được nhân rộng ở Baghdad, thủ đô của đất nước và các bức ảnh cho thấy hàng nghìn người tụ tập vào cuối tuần bất chấp lệnh giới nghiêm vì COVID-19 để biểu tình chống lại sự tham nhũng của chính phủ và sự trì trệ kinh tế.

Fernandez nhận định rằng ngoài việc mang lại hy vọng cho cộng đồng Kitô hữu, Đức Giáo Hoàng cũng có thể mang lại hy vọng cho phần lớn những người Hồi giáo ủng hộ việc sống chung với những người theo các tín ngưỡng khác.

“Bạn sẽ thấy một công chúng rất quan tâm đến thông điệp nói rằng vâng, tôi ở đây vì các tín hữu Kitô ở Iraq, nhưng tôi cũng ở đây để bày tỏ tình đoàn kết của mình với tất cả người dân Iraq, tất cả các nhóm sắc tộc và tôn giáo, những người đang đau khổ vì bị bần cùng hóa, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị áp bức”, ông nói.

Linh mục Đaminh Olivier Poquillon lưu ý “có một số bất ổn và một số điểm yếu trong hệ thống, nhưng tình hình an ninh không tệ hơn trước đây”.

Ngài nói với tờ Crux rằng ở Trung Đông, khi một người ngưỡng mộ một người khác, họ không mời người ấy đến thăm, giống như tổng thống Hoa Kỳ đã làm khi ông ấy mời ai đó đến Tòa Bạch Ốc. Ở Trung Đông chúng tôi, ngưỡng mộ ai thì mình đi thăm người đó.

“Và nếu một thành viên trong gia đình bạn đang đau khổ, thì bổn phận xã hội là phải đến thăm người đó”, vị linh mục dòng Đa Minh giải thích. “Và khi đến thăm Iraq, một thành viên đau khổ của gia đình nhân loại, Đức Giáo Hoàng đang làm chứng về lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho nhân loại”.
Source:Crux
 
Quá đẹp: Đức Thánh Cha đã đến Baghdad. Cảnh đón tiếp trọng thể và ngoạn mục của chính quyền Iraq
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:27 05/03/2021


Sáng thứ Sáu 5 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Iraq. Đây là chuyến tông du thứ 33 và cũng là chuyến tông du đầu tiên sau 15 tháng gián đoạn. Chuyến tông du cuối cùng của ngài là đến thăm Thái Lan và Nhật Bản từ 20 đến 26 tháng 11.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là khi Đức Thánh Cha đáp xuống Sân bay Quốc tế của Baghdad vào quá 2 giờ theo giờ địa phương tức là 6 giờ chiều giờ Việt Nam ngày Thứ Sáu 5 tháng Ba.

Đức Thượng Phụ Louis Sako của Công Giáo nghi lễ Chanđê đã lên tận cửa máy bay đón Đức Thánh Cha.

Ra đón Đức Thánh Cha tận chân thang máy bay, chúng tôi thấy có Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi, Đức Tổng Giám Mục Jean Benjamin Sleiman của Công Giáo nghi lễ Latinh như chúng ta tại thủ đô Baghdad, và các Giám Mục nghi lễ Chanđê và Syriac.

Chính quyền Iraq đã trải thảm đỏ đón tiếp Đức Thánh Cha như một vị quốc khách. Khi ngài vào trong phòng khánh tiết, các chàng trai và cô gái Iraq cùng với các nữ tu đã hát chào ngài.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cuộc gặp gỡ trong phòng khánh tiết của Sân bay Quốc tế của Baghdad giữa Đức Thánh Cha và Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi.

Thái độ của Thủ tướng Iraq đối với Đức Thánh Cha rất niềm nở như những người bạn lâu ngày mới gặp lại.

Sau cuộc gặp gỡ này chúng ta có thể thấy một hàng chào danh dự của các chàng trai và cô gái Iraq. Đất nước này có một nền văn minh rất rực rỡ cho nên cách thức đón tiếp của họ có nhiều nét văn hóa đặc sắc không thể thấy ở nơi khác.

Có cả một ban nhạc với các nhạc cụ dân tộc chào đón Đức Thánh Cha.

Giờ đây, Đức Thánh Cha đang lên xe hơi di chuyển từ Sân bay Quốc tế của Baghdad về phủ tổng thống. Sân bay Quốc tế của Baghdad nằm ở phía Tây của thành phố, cách trung tâm thành phố 16 km.

Ngài được hộ tống bởi 4 chiếc thiết giáp của quân Iraq và một dàn các xe mô tô cảnh sát. Trên quảng đường dài 16km chỗ nào cũng có giăng cờ của Vatican và Iraq. Chúng ta có thể thấy đường xá của họ có những vết nứt ngang dọc, chúng tỏ rõ rệt quốc gia từng rất giầu có này giờ đây rất sa sút. Dù sa sút như thế nhưng cách thức đón tiếp trọng thị của họ thật cảm động.

Khi Đức Thánh Cha còn cách dinh tổng thống Iraq 1 km, ngài được kỵ binh Iraq hộ tống rất là ngoạn mục.

Thực sự mà nói, Đức Thánh Cha được đón tiếp còn trọng thể hơn cả các tổng thống Hoa Kỳ. Các tổng thống Mỹ khi đến thăm quân Mỹ đồn trú tại đây, họ đến một cách lặng lẽ rồi ra về cũng lặng lẽ chứ không thể so sánh với cách thức đón tiếp Đức Thánh Cha như chúng ta đang thấy đây.

Khi xe của Đức Thánh Cha đến cổng dinh tổng thống, ban quân nhạc Iraq đã đón tiếp ngài.

Tổng thống Barham Salih đón tiếp Đức Thánh Cha ngay tận cửa xe.

Sau lễ nghi đón tiếp chính thức tại Phủ Tổng Thống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ riêng với Tổng thống Barham Salih.
 
IS chặt đầu mọi tượng Đức Mẹ, Công Giáo Iraq vẫn hồi sinh mạnh mẽ. Báo cáo trước thềm chuyến tông du
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:12 05/03/2021


Nhân chuyến viếng thăm Iraq của Đức Thánh Cha, Vatican News đã đưa ra một tổng quan về tình trạng Giáo hội và đất nước Iraq.

Đức Thánh Cha Phanxicô đang thực hiện chuyến tông du đầu tiên của một vị Giáo Hoàng đến Iraq từ ngày 5 đến ngày 8 tháng Ba. Chúng tôi xin trình bày một cái nhìn tổng thể về các cộng đồng Kitô Giáo cổ xưa và đa dạng của quốc gia này, hoàn cảnh và những thách đố họ phải đối diện.

Kitô Giáo đã có mặt ở Iraq từ những thời kỳ đầu tiên, như sách Công vụ Tông đồ đã làm chứng. Nguồn gốc của Kitô Giáo tại quốc gia này bắt nguồn từ việc rao giảng của Thánh Tôma Tông đồ và các môn đệ của ngài là Addai và Mari vào thế kỷ thứ nhất sau Chúa Giáng Sinh, kéo dài đến Đông Á. Do đó, theo Kinh Thánh và lịch sử, Iraq là một vùng đất quan trọng đối với tất cả Kitô hữu, những người đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của Iraq.

Lịch sử bị ngược đãi và phân biệt đối xử

Cộng đồng Kitô Giáo Iraq, ngày nay bao gồm người Chanđê, người Assyriô, người Armenia, người Latinh, người Melkite, Chính thống giáo và người Tin lành, đã bị đánh dấu bởi sự đàn áp và phân biệt đối xử kể từ khi Hồi giáo xuất hiện và thậm chí sau khi Iraq độc lập. Dưới chế độ thế tục của Saddam Hussein, các Kitô hữu đã tìm ra một phương thức cho phép Giáo hội thực hiện các hoạt động của mình, cũng như trong lĩnh vực bác ái. Tuy nhiên, vào thời điểm đó - đặc biệt là sau khi các cuộc chiến tranh liên tiếp bắt đầu vào những năm 1980 - ngày càng nhiều người các tín hữu Kitô Iraq bắt đầu di cư thành lập một số cộng đồng ở nước ngoài.

Những con số lao dốc. Cuộc di cư sau năm 2003 và giữa năm 2014 và 2017

Cuộc di cư lớn nhất xảy ra sau cuộc can thiệp quân sự do Hoa Kỳ dẫn đầu vào năm 2003, do mất an ninh, bạo lực và các cuộc tấn công và đặc biệt từ năm 2014 đến năm 2017, sau khi quân khủng bố Hồi Giáo IS thành lập “Nhà nước Hồi giáo” ở phía bắc Iraq.

Trước Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai, các tín hữu Kitô Iraq ước tính có từ 1 đến 1.4 triệu (khoảng 6% dân số). Kể từ đó, dân số Kitô Giáo đã giảm xuống chỉ còn 300,000 đến 400,000, theo ước tính gần đây nhất của tổ chức tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN.

Từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2015, khoảng 1,200 Kitô hữu đã bị giết, bao gồm Đức Tổng Giám Mục Paulos Rahho của tổng giáo phận Mosul nghi lễ Chanđê, người bị sát hại vào năm 2008, 5 linh mục và 48 anh chị em giáo dân bị thánh chiến Hồi Giáo xả súng thảm sát ở Nhà thờ Đức Mẹ Giải Thoát ở Baghdad vào ngày 31 tháng 10 năm 2010 và 62 nhà thờ bị hư hại hoặc phá hủy.

Việc IS chiếm đóng vùng đồng bằng Ninivê, vốn là cái nôi của Kitô Giáo vùng Lưỡng Hà, đã khiến khu vực này của người Kitô Giáo bị xóa sổ theo đúng nghĩa đen. Hơn 100,000 người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ cùng với các nhóm thiểu số bị bách hại khác như người Yazidi. Nhiều gia đình trong số này đã tìm thấy nơi ẩn náu trong vùng Kurdistan ở Iraq, cụ thể là ở Ankawa, là khu Kitô Giáo của Erbil, hay trong các trại tị nạn ở Jordan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Libăng, hoặc xin tị nạn ở Âu Châu và các nước khác. Trong những năm gần đây, ít nhất 55,000 Kitô hữu Iraq cũng đã rời Kurdistan. Nhiều nhà thờ và tài sản của Kitô hữu cũng bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng. Một phần quan trọng của di sản lịch sử Kitô Giáo đã được Đức Tổng Giám Mục Najib Mikhael Moussa của tổng giáo phận Mosul nghi lễ Chanđê cứu khỏi bị phá hủy. Ngài đã lưu giữ hơn 800 bản thảo lịch sử và vì điều này, vào năm 2020, ngài đã được Liên minh Châu Âu trao tặng Giải thưởng Sakharov.

Tình trạng bất an và chủ nghĩa bè phái là mối đe dọa liên tục đối với những Kitô hữu ở Iraq

Sau thất bại quân sự của Nhà nước Hồi Giáo ở Iraq vào năm 2017, các Kitô hữu Iraq đã dần dần bắt đầu quay trở lại vùng đồng bằng Ninivê, với sự giúp đỡ của Giáo hội hoàn vũ và đặc biệt là của tổ chức tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ. Ngày nay, gần 45% Kitô hữu của Ninivê đã trở về nhà của họ, trong khi 80% các nhà thờ ở đồng bằng Ninivê đang trong quá trình xây dựng lại, ngoại trừ Mosul, do các vấn đề về giấy tờ hành chính.

Cho đến nay, khoảng 57% các ngôi nhà bị hư hại của các gia đình Kitô hữu trong vùng và nằm trong kế hoạch tái thiết đã được sửa chữa, 35% trong số đó với sự hỗ trợ tài chính của ACN. Tổ chức này cũng đã tạo điều kiện thành lập Ủy ban Tái thiết Ninivê với mục đích khuyến khích các Kitô hữu quay trở lại cộng đồng của họ và bảo đảm cho họ cũng như các nhóm thiểu số khác được bảo vệ.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu an ninh và các cuộc quấy rối, đe dọa và các hành động quấy rối liên tục của dân quân địa phương và các nhóm thù địch tiếp tục đe dọa cộng đồng Kitô hữu Iraq, đặc biệt là ở khu vực này. Điều này đã được xác nhận bởi Báo cáo “Cuộc sống sau ISIS: Những thách thức mới đối với Kitô Giáo ở Iraq”, được công bố vào mùa thu năm 2020 bởi ACN, và “Open Doors”, một tổ chức Kitô giúp đỡ những Kitô hữu bị đàn áp trên khắp thế giới. Open Doors cũng đã quảng bá sáng kiến “Trung tâm Hy vọng” ở Iraq.

Khát vọng có đầy đủ quyền công dân ở một Iraq hòa bình và đa nguyên

Tình trạng mất an ninh, bất ổn chính trị, chủ nghĩa bè phái, còn được đi kèm với nạn tham nhũng và khủng hoảng kinh tế, vốn đã trở nên tồi tệ hơn với đại dịch COVID-19, tiếp tục ngăn trở các Kitô hữu quay trở lại hoặc ở lại đất nước mình. Để bảo đảm tương lai của họ ở một Iraq thống nhất và không có thánh chiến, trên hết họ cần được công nhận quyền công dân đầy đủ của mình. Đây là lý do tại sao các Giáo Hội Kitô từ lâu đã khăng khăng đòi một Hiến pháp thế tục và một vai trò tích cực hơn trong đời sống chính trị và xã hội Iraq. Bản Hiến Pháp được thông qua năm 2005 chính thức bảo đảm việc tôn trọng tự do tôn giáo, nhưng Điều 2 lại thực sự xác định Hồi giáo là quốc giáo chính thức và là căn cứ chính yếu để hình thành luật pháp. Hồi giáo tiếp tục là một tôn giáo đặc quyền trong hệ thống Iraq gây bất lợi cho các nhóm thiểu số.

Đức Thượng Phụ Louis Raphaël Sako của Công Giáo nghi lễ Chanđê đã nhiều lần nêu vấn đề này, nhấn mạnh tầm quan trọng của một cuộc đối thoại cởi mở giữa tất cả các bên liên quan để xây dựng một Nhà nước đa nguyên và mạnh mẽ, tôn trọng mọi công dân, bất kể tôn giáo và dân tộc của họ. Điều này cũng được nhắc lại tại Thượng Hội Đồng cuối cùng của Giáo hội Chanđê vào tháng 8 năm 2019, kêu gọi một Nhà nước dựa trên “bình đẳng, công lý, luật pháp” công nhận sự đại diện công bằng cho các Kitô hữu trong các cơ quan chính phủ.

Các Giáo hội Iraq đã tìm thấy sự hỗ trợ về những vấn đề này từ Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi. Kể từ khi lên nắm quyền vào ngày 7 tháng 5 năm 2020, ông al-Kadhimi đã nhiều lần bày tỏ mong muốn ngăn chặn cuộc di cư của những người theo Kitô Giáo và lôi kéo họ vào việc xây dựng lại đất nước, nhấn mạnh rằng họ đại diện cho một thành phần quan trọng của xã hội Iraq. Những lời này đã được đi kèm với hành động. Một cử chỉ quan trọng là Quốc hội Iraq gần đây đã tiến hành công nhận Giáng sinh là một ngày lễ chung trên toàn quốc trên cơ sở cố định. Gần đây hơn, ngay cả thủ lĩnh người Shiite là ông Muqtada al Sadr, người đứng đầu Đảng Sadrist đầy quyền lực, đã thể hiện sự sẵn sàng đối thoại với cộng đồng Kitô Giáo Iraq, bằng cách trả lại những tài sản bị các nhóm Shiite đánh cắp trong nhiều năm qua cho chủ sở hữu hợp pháp của họ.

Mối quan tâm của Tòa thánh đối với các Kitô hữu ở Iraq

Hoàn cảnh của các Kitô hữu ở Iraq luôn được Tòa thánh quan tâm đặc biệt, nhất là kể từ sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai năm 2003, mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã kịch liệt phản đối, như ngài đã làm vào năm 1991. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 16 tháng Ba, 2003, vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan đã cảnh báo về “những hậu quả to lớn mà một hoạt động quân sự tầm mức quốc tế sẽ gây ra cho người dân Iraq và cho sự cân bằng trong khu vực Trung Đông, và cho các hành động cực đoan có thể xuất phát từ đó”. Đức Giáo Hoàng hoàn toàn nhận thức được những hậu quả mà cuộc xung đột vũ trang lần thứ hai này sẽ gây ra đối với các cộng đồng Kitô Giáo ở Iraq và khắp khu vực.

Việc thành lập Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria vào năm 2014 càng khiến tình hình của họ thêm trầm trọng. Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã không ngừng nói lên sự gần gũi của mình “với những người Iraq thân yêu”. Mối quan tâm này đã được tái khẳng định bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, nhân chuyến công du tới quốc gia này vào tháng 12 năm 2018. Trong chuyến thăm của mình, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc vượt qua hận thù và bày tỏ lòng biết ơn của Giáo hội đối với chứng tá Kitô của người Iraq mà - ngài nói - đã trở thành “một tấm gương sống động cho tất cả các Kitô hữu trên thế giới”.

Vào ngày 10 tháng 6 năm 2019, trong cuộc họp mặt của các Cơ quan Viện trợ cho các Giáo Hội Đông phương, gọi tắt là ROACO, khi bày tỏ mong muốn đến thăm Iraq vào năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại hy vọng rằng Iraq “có thể đối mặt với tương lai thông qua việc theo đuổi lợi ích chung một cách hòa bình và được chia sẻ từ phía tất cả các thành phần của xã hội, bao gồm cả tôn giáo”

Tầm quan trọng của việc duy trì sự hiện diện lịch sử của các tín đồ Kitô Giáo ở quốc gia này và nhu cầu bảo đảm an ninh cho họ và một vị trí trong tương lai của Iraq một lần nữa được nhấn mạnh nhân chuyến thăm chính thức Vatican lần thứ hai của Tổng thống Barham Salih, vào ngày 25 tháng Giêng, 2020, tập trung vào những thách thức mà đất nước phải đối mặt và tầm quan trọng của việc thúc đẩy ổn định và quá trình tái thiết.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh về sự cần thiết phải bảo vệ “sự hiện diện của Kitô Giáo” ở Iraq và trong toàn bộ khu vực trong cuộc họp trực tuyến về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria và Iraq do Bộ Dịch Vụ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện của Tòa Thánh tổ chức với hàng chục tổ chức phi chính phủ và Công Giáo, vào ngày 10 tháng 12 năm 2020. “Chúng ta phải làm việc để bảo đảm rằng sự hiện diện của Kitô hữu ở những vùng đất này tiếp tục là những gì nó đã luôn là: một dấu chỉ của hòa bình, tiến bộ, phát triển và hòa giải giữa các dân tộc”, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lập trường trên trong một thông điệp video kêu gọi cộng đồng quốc tế khuyến khích sự trở lại của các cộng đồng bị phân tán vì chiến tranh.

Trong bối cảnh đó, việc công bố vào ngày 7 tháng 12 năm 2020 về hành trình tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Giáo hội Iraq nhiệt liệt hoan nghênh. Chuyến đi của Đức Giáo Hoàng sẽ diễn ra 21 năm sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bày tỏ mơ ước được đến thăm quốc gia này, nhân dịp hành hương Năm Thánh 2000 của ngài theo bước chân của Tổ Phụ Abraham, Môisê, Chúa Giêsu và Thánh Phaolô. Chuyến đi đã bị hủy bỏ do tình hình chính trị ở Iraq.
Source:Vatican News
 
Khích lệ: Chính quyền Iraq đã chú ý lắng nghe ĐTC chỉ trích tham nhũng và nạn bách hại Kitô hữu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:26 05/03/2021


Sáng thứ Sáu 5 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Iraq. Đây là chuyến tông du thứ 33 và cũng là chuyến tông du đầu tiên sau 15 tháng gián đoạn. Chuyến tông du cuối cùng của ngài là đến thăm Thái Lan và Nhật Bản từ 20 đến 26 tháng 11.

Sau các lễ nghi, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi tại phòng khánh tiết của Sân bay Quốc tế Baghdad.

Sau lễ nghi tại Sân bay Quốc tế Baghdad, Đức Thánh Cha đã di chuyển bằng xe hơi từ Sân bay về khu vực trung tâm của thủ đô Baghdad để đến chào xã giao Tổng thống Iraq Barham Salih tại Phủ Tổng thống.

Sau cuộc gặp gỡ riêng với tổng thống, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền, lãnh đạo xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại hội trường Phủ tổng thống.

Trong bài phát biểu tại đây, Đức Thánh Cha nói.
Thưa tổng thống,
Các thành viên của Chính phủ và ngoại giao đoàn,
Các giới chức chính quyền,
Đại diện của Xã hội Dân sự,


Kính thưa quý vị,

Tôi biết ơn vì có cơ hội được thực hiện chuyến thăm được chờ đợi và ao ước từ lâu này đến Cộng hòa Iraq, và đến vùng đất này, một cái nôi của nền văn minh được liên kết chặt chẽ thông qua Tổ phụ Abraham và các tiên tri trong lịch sử cứu độ với các truyền thống tôn giáo lớn là Do Thái giáo, Kitô Giáo và Hồi giáo. Tôi bày tỏ lòng biết ơn tới ngài Tổng thống Salih về lời mời và những lời chào đón ân cần của ngài, nhân danh các giới chức chính quyền và những người dân yêu quý của đất nước. Tôi cũng chào các thành viên của ngoại giao đoàn và các đại diện của xã hội dân sự.

Tôi xin chào các giám mục và linh mục, các tu sĩ nam nữ và tất cả các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo. Tôi đã đến như một người hành hương để khích lệ họ trong chứng tá đức tin của họ, trong hy vọng và tình yêu giữa xã hội Iraq. Tôi cũng chào các thành viên của các Giáo hội Kitô và các Cộng đồng Giáo hội khác, các tín đồ Hồi giáo và các đại diện của các truyền thống tôn giáo khác. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn biết cùng nhau hành trình với tư cách là anh chị em trong “niềm tin chắc chắn rằng những lời dạy đích thực của các tôn giáo mời gọi chúng ta tiếp tục bám rễ vào các giá trị của hòa bình… sự hiểu biết lẫn nhau, tình huynh đệ nhân loại và sự chung sống thuận hòa” (Tài liệu về Tình huynh đệ nhân loại, Abu Dhabi, Ngày 4 tháng 2 năm 2019).

Chuyến thăm của tôi diễn ra vào thời điểm mà toàn thế giới đang cố gắng thoát khỏi cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của vô số cá nhân mà còn góp phần làm xấu đi các điều kiện kinh tế và xã hội đã được đánh dấu bằng sự mong manh và không ổn định. Cuộc khủng hoảng này kêu gọi tất cả những nỗ lực phối hợp để thực hiện các bước cần thiết, bao gồm cả việc phân phối vắc xin một cách công bằng cho tất cả mọi người. Nhưng điều này vẫn chưa đủ: cuộc khủng hoảng này trên hết là một lời kêu gọi chúng ta “suy nghĩ lại về phong cách sống của mình… và ý nghĩa của sự tồn tại của chúng ta” (Fratelli Tutti, 33). Vấn đề là làm sao chúng ta có thể bước ra khỏi thời gian thử thách này sao cho tình trạng của chúng ta tốt hơn trước đây, và có thể định hình một tương lai dựa nhiều hơn vào những gì gắn kết chúng ta hơn là những gì chia rẽ chúng ta.

Trong nhiều thập kỷ qua, Iraq đã phải hứng chịu những tác động thảm khốc của chiến tranh, tai họa khủng bố và xung đột giáo phái thường xuất phát từ một chủ nghĩa cực đoan không có khả năng chấp nhận sự chung sống hòa bình của các nhóm dân tộc và tôn giáo, các ý tưởng và nền văn hóa khác nhau. Tất cả những điều này đã mang đến cái chết, sự tàn phá và đổ nát, không chỉ về mặt vật chất: các thiệt hại còn sâu sắc hơn rất nhiều nếu chúng ta nghĩ đến nỗi đau xé lòng của rất nhiều cá nhân và cộng đồng, và những vết thương sẽ phải mất nhiều năm để chữa lành. Ở đây, trong số rất nhiều người đã phải chịu đựng, suy nghĩ của tôi hướng về người Yazidi, những nạn nhân vô tội của những hành động tàn bạo vô nghĩa và bất nhân, những người bị bắt bớ và giết hại vì niềm tin tôn giáo của họ, và chính căn tính cũng như sự sống còn của họ đã bị đe dọa. Chỉ khi chúng ta học cách nhìn xa hơn sự khác biệt của mình và coi nhau như những thành viên của cùng một gia đình nhân loại, chúng ta mới có thể bắt đầu một quá trình hiệu quả để xây dựng lại và để lại cho các thế hệ tương lai một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn và nhân bản hơn. Về mặt này, sự đa dạng về tôn giáo, văn hóa và sắc tộc đã là dấu ấn của xã hội Iraq trong nhiều thiên niên kỷ là một nguồn tài nguyên quý giá để thu hút, chứ không phải là những trở ngại phải loại bỏ. Iraq ngày nay được kêu gọi để cho tất cả mọi người, đặc biệt là ở Trung Đông thấy rằng sự đa dạng, thay vì làm nảy sinh xung đột, nên dẫn đến sự hợp tác hài hòa trong đời sống xã hội.

Chung sống huynh đệ đòi hỏi đối thoại kiên nhẫn và trung thực, được bảo vệ bởi công lý và tôn trọng luật pháp. Nhiệm vụ này không phải là dễ dàng; nó đòi hỏi sự làm việc chăm chỉ và một dấn thân gạt bỏ những cạnh tranh và mâu thuẫn, và thay vào đó là nói chuyện với nhau từ bản sắc sâu sắc nhất của chúng ta với tư cách là những con cái chung của cùng một Thiên Chúa và Đấng Tạo Hoá (xem Công Đồng Chung Vatican II, Tuyên bố Nostra Aetate, 5). Trên cơ sở nguyên tắc này, Tòa thánh, ở Iraq cũng như các nơi khác, không ngừng kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền ban cấp cho tất cả các cộng đồng tôn giáo sự công nhận, sự tôn trọng, các quyền lợi và sự bảo vệ. Tôi đánh giá cao những nỗ lực đã được thực hiện trong lĩnh vực này, và tôi hiệp cùng những người nam nữ có thiện chí kêu gọi những nỗ lực này được tiếp tục vì lợi ích của quốc gia.

Một xã hội mang dấu ấn của sự hiệp nhất huynh đệ là một xã hội mà các thành viên sống trong tình đoàn kết với nhau. “Đoàn kết giúp chúng ta coi những người khác… như những người hàng xóm, những người bạn đồng hành trên hành trình của chúng ta” (Thông điệp cho Ngày Thế giới Hòa bình năm 2021). Đó là một đức tính giúp chúng ta thực hiện những hành động chăm sóc và phục vụ cụ thể, đặc biệt quan tâm đến những người dễ bị tổn thương và những người đang túng quẫn nhất. Ở đây, tôi nghĩ đến tất cả những người đã mất đi các thành viên trong gia đình và những người thân yêu, nhà cửa và sinh kế do bạo lực, bắt bớ hoặc khủng bố. Tôi cũng nghĩ đến những người tiếp tục đấu tranh cho an ninh và các phương tiện sinh tồn cá nhân và kinh tế trong thời điểm thất nghiệp và nghèo đói ngày càng gia tăng. “Ý thức rằng chúng ta đang chịu trách nhiệm về sự mong manh của người khác” (Fratelli Tutti, 115) phải truyền cảm hứng cho mọi nỗ lực tạo ra các cơ hội cụ thể cho sự tiến bộ, không chỉ về mặt kinh tế, mà còn về mặt giáo dục và chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta. Sau một cuộc khủng hoảng, chỉ đơn giản là xây dựng lại thôi thì chưa đủ; chúng ta cần phải xây dựng lại thật tốt, để tất cả đều có thể tận hưởng một cuộc sống đàng hoàng. Chúng ta không bao giờ thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng trong cùng một tình trạng của chúng ta trước đó; khi thoát ra được, chúng ta hoặc là tốt hơn hoặc là tệ hơn.

Với tư cách là các nhà lãnh đạo chính phủ và các nhà ngoại giao, các bạn được kêu gọi để nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết huynh đệ này. Chống tệ nạn tham nhũng, lạm quyền, coi thường pháp luật là cần thiết, nhưng chưa đủ. Những điều cũng cần thiết khác là cổ vũ cho công lý và thúc đẩy tính trung thực, minh bạch, cũng như củng cố các thể chế chịu trách nhiệm về vấn đề này. Bằng cách này, sự ổn định trong xã hội phát triển và một nền chính trị lành mạnh được hình thành, có thể mang lại cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi đông đảo ở đất nước này, một hy vọng chắc chắn về một tương lai tốt đẹp hơn.

Thưa Tổng thống, các nhà chức trách ưu tú, các bạn thân mến! Tôi đến như một người thống hối, cầu xin sự tha thứ của thiên đàng và của các anh chị em tôi vì quá nhiều những tàn phá và tàn ác. Tôi đến như một người hành hương hòa bình nhân danh Chúa Kitô, Hoàng tử của Hòa bình. Chúng tôi đã cầu nguyện biết bao nhiêu trong những năm này cho hòa bình ở Iraq! Thánh Gioan Phaolô II không tiếc bất cứ sáng kiến nào và trên hết đã dâng lời cầu nguyện và những đau khổ của mình cho ý định này. Và Chúa lắng nghe, Ngài luôn lắng nghe! Chúng ta phải lắng nghe Người và bước đi theo đường lối của Người. Cầu mong cuộc xung đột vũ trang bị tắt tiếng! Cầu mong sự lây lan của các vũ khí được hạn chế, ở đây và ở khắp mọi nơi! Cầu mong những lợi ích phe phái được chấm dứt, đó là những lợi ích của những người bên ngoài không liên quan đến người dân địa phương. Cầu mong tiếng nói của những người xây dựng và kiến tạo hòa bình được lắng nghe! Cầu mong cho tiếng nói của những người hèn mọn, những người nghèo khổ, những người nam nữ bình thường muốn sống, làm việc và cầu nguyện trong hòa bình được chú ý. Cầu mong một sự chấm dứt các hành vi bạo lực và cực đoan, bè phái và không khoan dung! Cầu mong có chỗ cho tất cả những công dân muốn hợp tác xây dựng đất nước này thông qua đối thoại và thông qua thảo luận thẳng thắn, chân thành và mang tính xây dựng. Cầu mong cho các công dân biết dấn thân hòa giải và sẵn sàng đặt lợi ích riêng của họ sang một bên, vì thiện ích chung. Trong những năm này, Iraq đã tìm cách đặt nền móng cho một xã hội dân chủ. Muốn vậy, điều cần thiết là phải bảo đảm sự tham gia của tất cả các nhóm chính trị, xã hội và tôn giáo và bảo đảm các quyền cơ bản của mọi công dân. Cầu mong không ai bị coi là công dân hạng hai. Tôi khuyến khích những bước tiến đã đạt được cho đến nay trên hành trình này và tôi tin tưởng rằng chúng sẽ củng cố sự thanh thản và hòa thuận.

Cộng đồng quốc tế cũng có vai trò trong việc thúc đẩy hòa bình ở vùng đất này và ở Trung Đông nói chung. Như chúng ta đã thấy trong cuộc xung đột kéo dài ở nước láng giềng Syria - đã bắt đầu cách đây mười năm! - những thách thức mà thế giới của chúng ta phải đối mặt ngày nay liên quan đến toàn bộ gia đình nhân loại. Chúng đòi hỏi phải có sự hợp tác trên quy mô toàn cầu để giải quyết, trong số những vấn đề khác, sự bất bình đẳng kinh tế và căng thẳng khu vực đang đe dọa sự ổn định của những vùng đất này. Tôi cảm ơn các quốc gia và tổ chức quốc tế đang làm việc tại Iraq để xây dựng lại và hỗ trợ nhân đạo cho những người tị nạn, những người phải di tản trong nước và những người đang cố gắng trở về nhà, bằng cách cung cấp thực phẩm, nước, nhà ở, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh trên khắp đất nước, cùng với các chương trình hòa giải và xây dựng hòa bình. Ở đây tôi không thể không nhắc đến nhiều cơ quan, trong đó có một số cơ quan Công Giáo, trong nhiều năm qua đã dấn thân giúp đỡ người dân đất nước này. Đáp ứng những nhu cầu cơ bản của rất nhiều anh chị em của chúng ta là một hành động bác ái và công lý, và góp phần vào một nền hòa bình lâu dài. Tôi cầu nguyện trong niềm hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ không rút khỏi người dân Iraq vòng tay của tình hữu nghị và sự tham gia mang tính xây dựng, mà sẽ tiếp tục hành động trên tinh thần trách nhiệm chung với chính quyền địa phương, không áp đặt lợi ích chính trị hoặc ý thức hệ.

Tự bản chất, tôn giáo phải phục vụ hòa bình và tình huynh đệ. Danh Chúa không thể được sử dụng “để biện minh cho các hành động giết người, lưu đày, khủng bố và áp bức” (Tài liệu về Tình huynh đệ nhân loại, Abu Dhabi, ngày 4 tháng 2 năm 2019). Ngược lại, Thiên Chúa, Đấng đã tạo ra con người bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi, kêu gọi chúng ta truyền bá các giá trị của tình yêu thương, thiện chí và sự hòa thuận. Ở Iraq cũng vậy, Giáo Hội Công Giáo mong muốn trở thành bạn của tất cả mọi người và thông qua đối thoại giữa các tôn giáo, hợp tác một cách xây dựng với các tôn giáo khác để phục vụ cho sự nghiệp hòa bình. Sự hiện diện lâu đời của các tín hữu Kitô ở vùng đất này, và những đóng góp của họ cho đời sống của quốc gia, tạo thành một di sản phong phú mà họ muốn tiếp tục phục vụ cho tất cả mọi người. Sự tham gia của họ vào đời sống công cộng, với tư cách là công dân có đầy đủ quyền, tự do và trách nhiệm, sẽ chứng minh rằng sự đa nguyên lành mạnh về tín ngưỡng tôn giáo, sắc tộc và văn hóa có thể góp phần vào sự thịnh vượng và hòa hợp của quốc gia.

Các bạn thân mến, một lần nữa tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tất cả những gì các bạn đã và đang làm trong việc xây dựng một xã hội hài hòa, đoàn kết và hòa thuận. Phục vụ lợi ích chung của người dân là một điều cao cả. Tôi cầu xin Đấng Toàn năng nâng đỡ các bạn trong trách nhiệm của các bạn và hướng dẫn các bạn theo những cách thức khôn ngoan, công lý và sự thật. Đối với mỗi người trong số các bạn, gia đình và những người thân yêu của các bạn, và trên tất cả người dân Iraq, tôi cầu xin Chúa ban các phước lành thiêng liêng dư dật. Cảm ơn các bạn!
Source:Holy See Press Office

 
Sứ điệp của Đức Phanxicô tại chính ngôi nhà thờ khủng bố IS đã thảm sát 5 linh mục và 48 giáo dân
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:45 05/03/2021

Lúc 16 giờ 40 theo giờ địa phương ngày thứ Sáu 5 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Nhà thờ Công Giáo nghi lễ Syriac “Đức Mẹ Giải Thoát”, là trụ sở của Tòa Giám Mục Công Giáo nghi lễ Syriac ở Baghdad, để gặp gỡ các vị Thượng Phụ, Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên.

Khi đến nơi, tại lối vào của nhà thờ ngài được chào đón bởi Đức Thượng Phụ Ignace Youssif Younan Đệ Tam, là Thượng phụ thành Antiôkia của người Công Giáo nghi lễ Syriac, và Đức Tổng Giám Mục Ephrem Yousif Abba của Giáo Hội này.

Tại quảng trường trước nhà thờ, 12 người khuyết tật đang đợi Đức Thánh Cha cùng với những người bạn đồng hành của họ. Tại lối vào nhà thờ chính tòa, nơi có khoảng 100 người đang hiện diện, Đức Thượng phụ Younan và Đức Tổng Giám Mục Abba đã trao cho Đức Thánh Cha cây thánh giá và nước thánh để ngài rảy nước. Sau đó, hai người trẻ tặng Đức Thánh Cha những bông hoa mà ngài đặt trước nhà tạm, nơi ngài dừng lại trong im lặng để cầu nguyện.

Cuối cùng, sau khi tiến tới bàn thờ, Đức Thượng phụ Công Giáo Syriac và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Iraq, là Đức Hồng Y Louis Raphaël Sako, Thượng phụ thành Babylon của Công Giáo Chanđê đã giới thiệu và chào mừng Đức Thánh Cha. Trong phần đáp từ, Đức Thánh Cha đã phát biểu như sau:

Thưa các Đức Thượng Phụ, Chư huynh Giám Mục,
Quý Linh Mục và các Nữ Tu,


Anh chị em thân mến,

Tôi ôm lấy tất cả anh chị em với tình cảm của một người cha. Tôi biết ơn Chúa, Đấng trong sự quan phòng của Ngài đã tạo điều kiện cho chúng ta gặp nhau ngày hôm nay. Tôi cảm ơn Đức Thượng Phụ Ignace Youssif Younan và Đức Hồng Y Louis Sako vì những lời chào mừng của các ngài. Chúng ta đang tụ họp trong Nhà thờ Đức Mẹ Giải Thoát này, được thánh hóa bởi máu của các anh chị em chúng ta, những người ở nơi này đã phải trả cái giá tột đỉnh cho lòng trung thành với Chúa và Giáo hội của Người. Ước gì kỷ niệm về sự hy sinh của họ truyền cảm hứng cho chúng ta, để chúng ta có thể đổi mới niềm tin của chính chúng ta vào sức mạnh của thánh giá và thông điệp cứu rỗi của thánh giá là tha thứ, hòa giải và tái sinh. Các Kitô hữu được mời gọi làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô trong mọi lúc và mọi nơi. Đây là Tin Mừng cũng phải được loan báo và thể hiện trên đất nước thân yêu này.

Với tư cách là giám mục và linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo lý viên và giáo dân, tất cả anh chị em đều chia sẻ niềm vui và nỗi khổ, niềm hy vọng và lo lắng của các tín hữu Chúa Kitô. Nhu cầu của con dân Chúa, và những thách thức mục vụ khó khăn mà anh chị em phải đối mặt hàng ngày, đã trở nên trầm trọng hơn trong thời đại đại dịch này. Tuy nhiên, điều không bao giờ có thể bị hạn chế hoặc giảm sút là lòng nhiệt thành tông đồ của chúng ta, mà trong trường hợp của anh chị em, được kín múc từ những căn cội cổ kính, từ sự hiện diện không gián đoạn của Giáo hội ở những vùng đất này kể từ thời sơ khai (x. Benedict XVI, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Giám Mục về Trung Đông, 5). Chúng ta biết rằng vi-rút của sự chán nản có thể lây lan xung quanh chúng ta dễ dàng như thế nào. Tuy nhiên, Chúa đã ban cho chúng ta một loại vắc-xin hữu hiệu chống lại loại vi-rút khó chịu này. Đó là niềm hy vọng được sinh ra từ sự cầu nguyện bền bỉ và lòng trung thành hàng ngày đối với việc tông đồ của chúng ta. Với vắc-xin này, chúng ta có thể ra đi với sức mạnh mới mẻ, để chia sẻ niềm vui của Tin Mừng với tư cách là các môn đệ truyền giáo và những dấu chỉ sống động về sự hiện diện của vương quốc thánh khiết, công chính và hòa bình của Thiên Chúa.

Thế giới xung quanh chúng ta cần được nghe thông điệp đó biết bao! Chúng ta đừng bao giờ quên rằng Chúa Kitô được rao truyền trên hết bằng chứng tá của những cuộc đời được biến đổi bởi niềm vui của Tin Mừng. Như chúng ta thấy từ lịch sử đầu tiên của Giáo hội ở những vùng đất này, đức tin sống động nơi Chúa Giêsu là “lây lan”; đức tin ấy có thể thay đổi thế giới. Gương của các thánh cho chúng ta thấy rằng tư cách môn đệ của Kitô hữu “không chỉ là điều đúng đắn và chân chính, mà còn là điều gì đó đẹp đẽ, có khả năng lấp đầy cuộc sống bằng sự huy hoàng mới mẻ và niềm vui sâu sắc, ngay cả trong những thời điểm khó khăn rất lớn” (Evangelii Gaudium – Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 167).

Khó khăn là một phần trong kinh nghiệm hàng ngày của các tín hữu Iraq. Trong những thập kỷ gần đây, anh chị em và đồng bào của anh chị em đã phải đối phó với những tác động của chiến tranh và bách hại, sự mong manh của cơ sở hạ tầng cơ bản và cuộc đấu tranh liên tục vì kinh tế và an ninh cá nhân, thường dẫn đến việc di dời nội bộ và di cư của nhiều người, bao gồm Kitô hữu, đến các nơi khác trên thế giới. Tôi cảm ơn anh chị em, các giám mục và linh mục anh em của tôi, đã luôn gần gũi và thân thiết với mọi người dân của anh chị em, hỗ trợ họ, cố gắng đáp ứng nhu cầu của họ và giúp họ đóng vai trò của mình trong việc hoạt động vì thiện ích chung. Các hoạt động tông đồ giáo dục và bác ái của các Giáo hội địa phương của anh chị em đại diện cho một nguồn tài nguyên phong phú cho đời sống của cả cộng đồng giáo hội và xã hội rộng lớn hơn. Tôi khuyến khích anh chị em hãy kiên trì trong những nỗ lực này, để bảo đảm rằng cộng đồng Công Giáo Iraq, dù nhỏ bé như hạt cải (x. Mt 13,31-32), sẽ tiếp tục làm phong phú toàn thể đời sống xã hội.

Tình yêu của Chúa Kitô kêu gọi chúng ta gạt bỏ mọi kiểu tự cao tự đại hoặc cạnh tranh; tình yêu của Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta vươn đến sự hiệp thông phổ quát và thách thức chúng ta hình thành một cộng đồng những anh chị em chấp nhận và chăm sóc lẫn nhau (xem Fratelli Tutti, 95-96). Đến đây tôi liên tưởng đến hình ảnh tấm thảm quen thuộc. Các Giáo hội khác nhau hiện diện ở Iraq, mỗi Giáo hội đều có lịch sử lâu đời, phụng vụ và di sản tinh thần, giống như rất nhiều sợi chỉ màu riêng lẻ, được đan lại với nhau, tạo nên một tấm thảm đẹp duy nhất, một tấm thảm không chỉ thể hiện tình huynh đệ của chúng ta mà còn hướng đến nguồn gốc của tình huynh đệ ấy. Vì chính Chúa là người nghệ sĩ đã tưởng tượng ra tấm thảm này, kiên nhẫn dệt nó và cẩn thận sửa lại; Ngài mong muốn chúng ta luôn gắn bó mật thiết như những người con trai và con gái của Ngài. Do đó, chúng ta có thể ghi nhớ lời khuyên của Thánh Inhaxiô thành Antiôkia: “Đừng để điều gì tồn tại giữa anh chị em có thể chia rẽ anh chị em… nhưng hãy có một lời cầu nguyện, một tâm trí, một hy vọng, trong tình yêu và niềm vui” (Ad Magnesios, 6- 7: PL 5, 667). Chứng tá của sự hiệp nhất huynh đệ này quan trọng biết bao trong một thế giới quá thường xuyên bị chia cắt và xé nát bởi những chia rẽ! Mọi nỗ lực được thực hiện để xây dựng những nhịp cầu giữa các cộng đồng và cơ sở giáo hội, giáo xứ và giáo phận sẽ đóng vai trò như một cử chỉ ngôn sứ đối với Giáo hội Iraq và là một lời đáp trả hữu hiệu cho lời cầu nguyện của Chúa Giêsu để tất cả nên một (x. Ga 17:21; Tông Huấn Giáo Hội Trung Đông, 37).

Các mục tử và tín hữu, linh mục, tu sĩ và giáo lý viên chia sẻ, mặc dù theo những cách khác nhau, trách nhiệm thúc đẩy sứ mệnh của Giáo hội. Đôi khi, những hiểu lầm có thể nảy sinh và chúng ta có thể trải qua những căng thẳng nhất định; đó là những nút thắt cản trở việc dệt nên tình huynh đệ. Chúng là những nút thắt mà chúng ta mang trong mình; suy cho cùng, tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi. Tuy nhiên, những nút thắt này có thể được tháo gỡ bởi ân sủng, bởi một tình yêu lớn hơn; chúng có thể được nới lỏng nhờ liều thuốc tha thứ và bằng đối thoại huynh đệ, bằng cách kiên nhẫn mang gánh nặng cho nhau (x. Gl 6: 2) và củng cố nhau trong những lúc thử thách và gian truân.

Ở đây, tôi muốn nói một lời đặc biệt với các giám mục anh em của tôi. Tôi thích nghĩ về chức vụ giám mục của chúng ta theo khía cạnh gần gũi: nhu cầu của chúng ta là ở gần Chúa trong lời cầu nguyện, gần gũi với các tín hữu được giao phó cho chúng ta chăm sóc, và gần gũi với các linh mục của chúng ta. Hãy đặc biệt gần gũi với các linh mục của các chư huynh. Hãy để họ không xem các chư huynh chỉ là quản trị viên hay người quản lý, mà là những người cha thực sự, quan tâm đến phúc lợi của họ, sẵn sàng cung cấp cho họ sự hỗ trợ và khuyến khích với trái tim rộng mở. Hãy đồng hành với họ bằng lời cầu nguyện của các chư huynh, thời gian của các chư huynh, sự đánh giá cao của các chư huynh đối với công việc của họ và nỗ lực của các chư huynh hướng dẫn sự phát triển của họ. Bằng cách này, các chư huynh sẽ dành cho các linh mục của mình một dấu chỉ và khuôn mẫu hữu hình của Chúa Giêsu, Mục tử nhân lành, Đấng biết các chiên của mình và hiến mạng sống cho chúng (x. Ga 10,14-15).

Các linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo lý viên, chủng sinh chuẩn bị cho chức vụ trong tương lai thân mến,

Tất cả anh chị em đã nghe tiếng Chúa trong lòng và như cậu bé Sa-mu-ên, anh chị em đã trả lời: “Thưa con đây” (1 Sa 3: 4). Ước gì lời đáp trả ấy, mà tôi mời gọi anh chị em đổi mới hàng ngày, dẫn dắt mỗi người trong anh chị em can đảm và nhiệt thành chia sẻ Tin Mừng, luôn sống và bước đi trong ánh sáng của Lời Chúa mà chúng ta nhận được ân sủng và trách nhiệm rao truyền. Chúng ta biết rằng sứ vụ của chúng ta nhất thiết phải có bộ phận quản trị, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên dành toàn bộ thời gian cho các cuộc họp hoặc ngồi sau bàn làm việc. Điều quan trọng là phải đi ra giữa bầy chiên của chúng ta và ban tặng ân sủng là sự hiện diện và đồng hành của chúng ta cho các tín hữu trong các thành phố và làng mạc của chúng ta. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau: người trẻ, người già, người bệnh và người nghèo. Khi chúng ta phục vụ người lân cận bằng sự tận tụy như anh chị em đang làm, với tinh thần từ bi, khiêm nhường, nhân hậu và yêu thương, thì chúng ta đang thực sự phục vụ Chúa Giêsu, như chính Người đã nói với chúng ta (x. Mt 25,40). Và bằng cách phục vụ Chúa Giêsu nơi người khác, chúng ta khám phá ra niềm vui đích thực. Đừng bao giờ lùi bước khỏi dân thánh của Thiên Chúa mà từ đó anh chị em đã được sinh ra. Hãy nhớ đến những người mẹ và người bà của anh chị em, những người, như Thánh Phaolô đã nói, đã nuôi dạy anh chị em trong đức tin (xem 2 Ti 1: 5). Hãy là mục tử, đầy tớ của người dân, chứ đừng là các công chức. Luôn luôn là một thành phần của dân Chúa, chứ đừng khi nào tách rời, như thể anh chị em là một giai cấp đặc quyền. Đừng từ bỏ dòng dõi cao quý của chúng ta là dân thánh của Thiên Chúa.

Tôi xin nhắc lại một lần nữa về những anh chị em của chúng ta đã chết trong vụ tấn công khủng bố ở nhà thờ này cách đây khoảng mười năm và đang được tiến hành tuyên chân phước. Cái chết của họ là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng việc kích động chiến tranh, thái độ thù hận, bạo lực hoặc đổ máu là không phù hợp với những giáo lý tôn giáo đích thực (x. Fratelli Tutti, 285). Tôi cũng muốn tưởng nhớ tất cả các nạn nhân của bạo lực và ngược đãi, bất kể họ thuộc nhóm tôn giáo nào. Ngày mai, tại Ur, tôi sẽ gặp các nhà lãnh đạo của các truyền thống tôn giáo hiện có trên đất nước này, để một lần nữa tuyên bố xác tín của chúng ta rằng tôn giáo phải phục vụ sự nghiệp hòa bình và hiệp nhất giữa tất cả con cái Chúa. Tối nay, tôi muốn cảm ơn anh chị em vì đã nỗ lực trở thành những người kiến tạo hòa bình, trong cộng đồng của anh chị em và với những tín hữu của các truyền thống tôn giáo khác, nỗ lực gieo hạt giống hòa giải và chung sống huynh đệ có thể dẫn đến sự tái sinh hy vọng cho tất cả mọi người.

Ở đây tôi đặc biệt nghĩ đến những người trẻ tuổi. Những người trẻ tuổi ở khắp mọi nơi là một dấu chỉ của hứa hẹn và hy vọng, nhưng đặc biệt là ở đất nước này. Ở đây anh chị em không chỉ có kho báu khảo cổ học vô giá, mà còn có kho báu vô giá cho tương lai, là những người trẻ! Tuổi trẻ là kho báu của anh chị em; họ cần anh chị em chăm sóc cho họ, nuôi dưỡng ước mơ của họ, đồng hành với sự trưởng thành của họ và nuôi dưỡng hy vọng của họ. Mặc dù họ còn trẻ, nhưng sự kiên nhẫn của họ đã được thử thách rất nhiều bởi những xung đột trong những năm này. Tuy nhiên, chúng ta đừng bao giờ quên phối hợp với những người cao niên, họ là kim cương trên đất nước này, là cây trái trù phú nhất. Chúng ta phải nuôi dưỡng sự phát triển của người trẻ trong sự tốt lành và nuôi dưỡng họ với hy vọng.

Anh chị em thân mến

Trước hết nhờ phép rửa tội và phép thêm sức, và sau đó qua việc thụ phong hoặc khấn dòng, anh chị em đã được thánh hiến cho Chúa và được sai đi làm môn đệ truyền giáo tại vùng đất gắn liền với lịch sử cứu độ này. Anh chị em là một phần của lịch sử đó, hãy trung thành làm chứng cho những lời hứa không bao giờ thất bại của Thiên Chúa khi anh chị em cố gắng xây dựng một tương lai mới. Ước gì chứng tá của anh chị em, trưởng thành qua nghịch cảnh và được củng cố bằng máu các thánh tử đạo, là ánh sáng chói lọi ở Iraq và xa hơn nữa để rao truyền sự cao cả của Chúa và làm cho tinh thần dân tộc này vui mừng trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta (x. Lc 1: 46-47).

Một lần nữa tôi rất biết ơn vì chúng ta đã có thể ở bên nhau. Xin Đức Mẹ Giải Thoát và Thánh Tôma Tông đồ cầu bầu cho anh chị em và luôn bảo vệ anh chị em. Tôi thân ái chúc phúc cho anh chị em và cộng đồng của anh chị em. Và tôi xin anh chị em, hãy cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!

Cuối cùng, sau phần trao quà, đọc kinh Lạy Cha và Phép lành cuối cùng, Đức Thánh Cha chào các Giám mục và chụp ảnh chung với các ngài. Sau khi ký Sách Lưu Niệm, Đức Thánh Cha rời nhà thờ và đi xe đến Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Baghdad, nơi ngài được các nhân viên chào đón.


Source:Holy See Press Office
 
Lịch sử hình thành Công Giáo nghi lễ Chanđê và Công Giáo nghi lễ Syriac
Giáo Hội Năm Châu
20:20 05/03/2021

Video sẽ bắt đầu từ 6g tối ngày 06-March-2021 theo giờ Việt Nam

1. Các Công đồng trong thời kỳ sơ khai của Giáo Hội

Các tác giả Tân Ước trình bày Đức Giêsu là ai trong tương quan với chúng ta, và với Thiên Chúa. Các ngài dùng Cựu Ước như nền tảng để giải thích Đức Giêsu là ai trong lịch sử cứu độ. Tân Ước trình bày rõ ràng sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Đức Giêsu, là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa.

Tuy nhiên, khi Hội Thánh phát triển ra ngoài biên giới của Israel, bối cảnh và văn hóa Do Thái giáo phai nhạt dần. Các tín hữu nói tiếng Hy Lạp, với não trạng ưa chuộng Triết Học, cố gắng giải thích Đức Giêsu là ai, theo các mô tả mang tính triết học hơn là những mô tả trong Kinh Thánh. Họ cố gắng giải thích Đức Giêsu là ai trong chính yếu tính và hữu thể của Ngài. Câu hỏi quan trọng nhất đối với họ: “Đức Giêsu Kitô có phải là Thiên Chúa không?”

Một trong những giáo sĩ tiên khởi của Hội Thánh là Ariô dạy rằng Đức Giêsu Kitô không hoàn toàn là Thiên Chúa. Ông lý luận rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, nên Đức Giêsu bắt buộc phải thuộc về trật tự sáng tạo. Theo Ariô, Đức Giêsu Kitô là Người Con được sáng tạo bởi Thiên Chúa, và vượt trội trên hết các công trình sáng tạo, nhưng Ngài không phải là Thiên Chúa mà chỉ là Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người.

Công đồng Nicea, được triệu tập vào năm 325, đã bác bỏ lời dạy này của Ariô. Công đồng tuyên tín rằng Đức Giêsu là một trong cùng bản thể với Chúa Cha. Ngài không được tạo thành nhưng được “sinh ra” bởi Chúa Cha. Con Thiên Chúa không thuộc trật tự sáng tạo nhưng hiện hữu ngay trong chính bản thể của Thiên Chúa. Ngài là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa như chúng ta tuyên xưng qua Kinh Tin Kính Nicea trong các thánh lễ. [1]

Công đồng Nicea đặt một dấu chấm hết cho những tranh cãi liên quan đến thần tính của Đức Giêsu với tư cách là Con Thiên Chúa. Tuy nhiên, cũng còn một vấn đề nữa là vấn đề nhân tính của Ngài. Nestoriô, là Giám mục thành Constantinople, chủ trương rằng không nên gọi Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos) mà chỉ nên gọi Đức Mẹ là Mẹ của Đức Giêsu. Nói cách khác, ông cho rằng nơi Chúa Giêsu Kitô có hai bản tính Thiên Chúa và nhân loại, tách biệt nhau. Do đó, Công đồng Chalcedon được triệu tập vào năm 451 để khẳng định rằng Đức Giêsu Kitô hoàn hảo trong thần tính và cũng hoàn hảo trong nhân tính, là Thiên Chúa thật và cũng là con người thật kết hợp bởi linh hồn và thân xác có lý trí, đồng nhất với Chúa Cha trong cách thức hiện hữu của thiên tính và đồng nhất với chúng ta trong cách thức hiện hữu của nhân tính, giống như chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi. Các nghị phụ nói: “Chúng tôi tuyên xưng rằng Đấng ấy, cùng một Chúa Giêsu Kitô, Người Con duy nhất được sinh ra, phải được công nhận có hai bản tính, không lẫn lộn hay hoán đổi, không phân chia hay tách rời nhau… mọi đặc tính riêng liên quan đến mỗi bản tính đều được bảo toàn và chúng cùng tồn tại trong một con người và một ngôi vị duy nhất”. [2]

Các Công đồng như thế giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đức tin. Tuy nhiên, có một điều không thể tránh khỏi là sau mỗi Công đồng như thế, Giáo Hội lại bị chia ra: những người ủng hộ phán quyết của Công đồng và những người chống lại.

Tình trạng đa dạng của các Giáo Hội tại Iraq tiêu biểu cho diễn trình lịch sử này. Tổng cộng tại Iraq có 17 giáo phận và tổng giáo phận, trong đó có một tổng giáo phận Công Giáo Latinh ở Baghdad, 10 giáo phận và tổng giáo phận theo nghi lễ Chanđê, bốn giáo phận theo nghi lễ Syriac, một giáo phận nghi lễ Armenia, và một giáo phận theo nghi lễ Melkite.[3]

Trong phần sau, chúng tôi xin đề cập đến hai Giáo Hội lớn nhất tại Iraq là Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê và Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syriac.

2. Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê - Chaldean Catholic Church

Thánh lễ theo nghi lễ Chanđê
Sách Tông Đồ Công Vụ cho biết trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các Thánh Tông đồ đã rao giảng cho những người thuộc đế quốc Parthian. Miền này bao gồm Iran, kéo dài về phương Bắc đến tận phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, về phía Đông kéo dài đến tận Afghanistan, về phía Tây lấn qua một phần của Iraq ngày nay.

Các Thánh Tôma và Bácthôlômêo Tông đồ được xem là những vị đã sáng lập ra các Giáo Hội trong miền này thường được biết đến với danh xưng là Giáo Hội Babylon. Trong các nghi thức Phụng Vụ họ dùng ngôn ngữ Aramaic là ngôn ngữ Chúa Giêsu dùng khi xuống thế làm người. Tuy nhiên, họ pha trộn ngôn ngữ này với tiếng địa phương, tạo thành tiếng Syriac, cũng được gọi là Syriac Aramaic hay Syro Aramaic hay Syrian Aramaic.[4]

Vào năm 224 sau Chúa Giáng Sinh, đế quốc Ba Tư đánh bại đế quốc Parthian. Giáo Hội Babylon tiếp tục được phát triển nhưng các hoàng đế Ba Tư muốn quốc gia hóa Giáo Hội này.

Năm 431, khi xảy ra Công Đồng Êphêsô để chống lại lạc giáo Nestôriô, các hoàng đế Ba Tư đã dung nạp những người theo lạc giáo này. Giáo Hội Babylon tách dần khỏi Rôma.

Vào năm 1552, bên trong Giáo Hội Babylon lại xảy ra ly giáo. Giám Mục Yohannan Sulaqa tuyên bố trở thành Thượng Phụ và hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh. Giáo Hội mới này được gọi là Giáo Hội Công Giáo của những người Chanđê, tiếng Latinh là Ecclesia Chaldaeorum Catholica. Cụm từ “người Chanđê” để chỉ những người trước đây trong Giáo Hội Giáo Hội Babylon nay trở thành người Công Giáo.

Tuy nhiên, vào năm 1672, vị Thượng Phụ đứng đầu Giáo Hội đó là Dinkha lại từ bỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh. Những người từ bỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh dùng danh xưng “Giáo Hội Assyriô Đông phương”.

Đức Thượng Phụ Louis Raphaël I Sako
Như vậy, từ một Giáo Hội Babylon ban đầu, ngày nay có 3 Giáo Hội là Chính Thống Giáo nghi lễ Syria, Giáo Hội Công Giáo Chanđê, và Giáo Hội Assyriô Đông phương. Phụng Vụ của cả 3 Giáo Hội đều dùng tiếng Syriac hay nói chính xác hơn là Syriac Aramaic, và được gọi là nghi thức Đông Syriac (East Syriac Rite) để phân biệt với nghi thức Tây Syriac (West Syriac Rite) hay nghi thức Antiôkia (Antiochene Rite) được dùng ở khu vực Syria và Li Băng.

Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê hiện nay là Đức Thượng Phụ Louis Raphaël I Sako. Ngài được bầu làm Thượng Phụ vào ngày 31 tháng Giêng, 2013, và được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào ngày 28 tháng 6, 2018.[5]

3. Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syriac - Syriac Catholic Church

Giáo Hội Công Giáo Syriac tuyên bố nguồn gốc của mình xuất phát từ Thánh Phêrô. Ngài đã rao giảng tại Antiôkia trước khi khởi hành đến Rôma. Trong sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta được biết rằng chính tại Antiôkia, những người theo Chúa Giêsu lần đầu tiên được gọi là “Kitô hữu” (Cv 11:26). [6]

Thánh lễ theo nghi thức Syriac
Vào thời các Công đồng đầu tiên, Thượng phụ Antiôkia nắm quyền tài phán đối với Giáo phận Đông Phương, từ Biển Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư. Rao giảng bằng cả hai ngôn ngữ: tiếng Hy Lạp và tiếng Syriac, giáo phận này đã cung cấp cho thế giới và Giáo hội Hoàn vũ những vị thánh, học giả, ẩn sĩ, tử đạo và mục tử lỗi lạc. Trong số những người vĩ đại này có Thánh Ephrem, Tiến sĩ Hội Thánh, và Thánh Jacob thành Sarug.

Sau cuộc đại ly giáo (1054), Giáo Hội tại đây được gọi là Giáo Hội Chính Thống Syriac. Trong thời Thập tự chinh, có rất nhiều ví dụ về mối quan hệ nồng ấm giữa Chính thống giáo Syriac và Rôma. Một số giám mục ủng hộ việc hợp nhất với Rôma, nhưng không có sự thúc đẩy nào để thống nhất cho đến khi một sắc lệnh hợp nhất giữa Chính thống giáo Syriac và Rôma được ký tại Công đồng Florence ngày 30 tháng 9 năm 1444. Nhưng tác động của sắc lệnh này nhanh chóng bị một số Giám Mục Chính Thống chống đối và hủy bỏ.

Các nhà truyền giáo Dòng Tên và Capuchin truyền giáo ở Aleppo đã khiến một số tín đồ Chính thống giáo Syriac ở địa phương thành lập một phong trào ủng hộ hiệp nhất với Công Giáo trong Giáo Hội Chính thống Syriac. Năm 1667, Giám Mục Andrew Akijan, một người ủng hộ sự hợp nhất với Rôma, được bầu làm Thượng phụ của Giáo Hội Chính thống Syriac. Điều này gây ra sự chia rẽ trong cộng đồng, và sau cái chết của Đức Thượng Phụ Akijan vào năm 1677, hai Thượng Phụ đối lập nhau đã được bầu lên. Chú của Đức Thượng Phụ Andrew Akijan được chọn làm Thượng Phụ của nhóm ủng hộ sự hiệp nhất với Rôma. Tuy nhiên, khi ngài qua đời vào năm 1702, chính phủ Ottoman đã ủng hộ Chính thống giáo Syriac chống lại những người Công Giáo Syriac, và trong suốt thế kỷ 18, những người Công Giáo Syriac đã phải trải qua nhiều đau khổ và đàn áp. Do đó, đã có một thời gian dài không có giám mục Công Giáo Syriac nào có thể công khai hoạt động, vì vậy không thể bầu lên một Thượng phụ Công Giáo, và cộng đồng buộc phải hoạt động như một Giáo Hội hầm trú. Tuy nhiên, vào năm 1782, Thượng Hội đồng Chính thống giáo Syriac đã bầu Đức Tổng Giám Mục Michael Jarweh của Aleppo làm Thượng phụ. Ngay sau khi lên ngôi, ngài tuyên bố mình là người Công Giáo và hợp nhất với Đức Giáo Hoàng Rôma. Sau tuyên bố này, Đức Thượng Phụ Jarweh phải chịu nhiều tấn kích và cuối cùng đã tị nạn ở Li Băng và xây dựng tu viện Đức Mẹ vẫn còn tồn tại ở Sharfeh, và qua hành động đó, ngài trở thành Thượng phụ của Giáo Hội Công Giáo Syriac. Kể từ thời Đức Thượng Phụ Jarweh, đã có sự kế tục không gián đoạn các Thượng phụ Công Giáo Syriac.

Năm 1829, chính phủ Ottoman công nhận quyền tồn tại hợp pháp cho Giáo Hội Công Giáo Armenia, và vào năm 1845, Giáo Hội Công Giáo Syriac cũng được quy chế tương tự. Tòa Thượng phụ được chuyển đến Aleppo vào năm 1831. Tuy nhiên, sau cuộc thảm sát ở Aleppo năm 1850, Tòa Thượng phụ được chuyển đến Mardin vào năm 1854.

Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph Yonan Đệ Tam
Sau khi được Chính phủ Ottoman chính thức công nhận vào năm 1845, Giáo Hội Công Giáo Syriac đã mở rộng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc mở rộng đã bị kết thúc bởi các cuộc đàn áp và thảm sát diễn ra trong cuộc diệt chủng của người Assyriô trong Thế chiến thứ nhất. Sau đó, Tòa Thượng phụ Công Giáo Syriac đã được chuyển đến Beirut.

Đức Thượng Phụ Công Giáo Syriac hiện nay là Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph Yonan Đệ Tam, được bầu vào ngày 20 tháng Giêng, 2009 và chính thức cai quản Giáo Hội từ ngày 15 tháng Hai, 2009.[7]

[1] First Council of Nicaea

[2] Council of Chalcedon

[3] ChaIraq

[4] Chaldean Catholic Church

[5] Louis Raphaël I Sako

[6] Syriac Catholic Church

[7] Ignatius Joseph III Yonan


 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News