Ngày 05-03-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bước Vào Mùa Chay Thánh
Lm. Vinh Sơn SCJ
09:00 05/03/2017
Chúa Nhật I Mùa Chay A

Bước Vào Mùa Chay Thánh

St 2,7-9; 3,1-7; Rm 5,12-19; Mt 4,1-11

Caesar một lãnh đạo thiên tài, đảm lược "chinh đông phục tây" đánh đâu thắng đó, tư lệnh quân đội viễn chinh La Mã chinh phục toàn xứ Gaule (bao gồm Pháp, Bắc Ý, Bỉ, Tây Thụy Sĩ, ... ngày nay), đã mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương, và ông còn là người phát động cuộc xâm lăng đầu tiên của La Mã vào xứ Britannia (nước Anh ngày nay) năm 55 TCN. Caesar được xem là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất, chính trị gia xuất sắc nhất và là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất của lịch sử thế giới thời La Mã cổ đại.

Ông đã được Viện Nguyên Lão La Mã tôn vinh là Imperus Maximus Dalte Sum Romana (vị thống soái cao nhất của La Mã). Danh hiệu này khẳng định rằng ông la Praetori et Romanus, nghĩa là "Người bảo trợ cao nhất của La Mã". Ông còn được giao quyền kiểm duyệt với vai trò người có đạo đức hoàn hảo… “Lãnh tụ suốt đời”, kiểm soát toàn bộ nền cộng hòa, ông vươn lên trở thành một “lãnh tụ tuyệt đối” của La Mã. Chính ông chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Ông cũng có tài "trị quốc an dân” có những cải cách xã hội quan trọng…

Cái tài của Caesar đưa ông lên tột đỉnh vinh quang, nhưng cũng đã biến ông thành người kiêu ngạo khó thương và phách lối. Ông ao ước được phong thần và trở thành hoàng đế La Mã. Thế nhưng vinh quang phú quý chỉ là phù du hư ảo, chính Nguyên lão nghị viện đã tôn vinh ông, nhưng cũng chính họ đã ám sát ông dưới chân tượng bại tướng Pompey là kẻ thù của ông.

Caesar con người cuốn hút theo danh vọng quyền bính, đạt được tất cả vinh quang, nhưng chính trong vinh quang đó ông bị tiêu vong…

Dù là bất cứ ai, con người ai cũng luôn bị cám dỗ tìm kiếm tiền bạc, danh lợi quyền bính, khi để chúng lôi cuốn sẽ đi vào diệt vong…

Hành trình Mùa Chay Thánh với sắc màu phụng vụ tím - mầu của sự ăn năn sám hối nhìn lại mình sửa chữa lỗi lầm lãnh nhận ơn tha thứ trong lời khấn nguyện tha thiết:"Lạy Chúa xin đưa con trở về" (Gr 31,18), đi trong thánh ý Thiên Chúa, để khỏi rơi vào cõi diệt vong của thế gian dẫn dắt.

Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Chay gợi cho chúng ta hình ảnh Chúa Giêsu trong sa mạc 40 đêm ngày, Ngài bước vào kinh nghiệm của thân phận con người chúng ta trong ba cơn cám dỗ nặng nề của kiếp nhân sinh: của ăn của uống, giàu sang, quyền bính... Ngài mang nhân tính cùng với con người bước với những thử thách cuộc đời. Cuối cùng Ngài đã chiến thắng vinh hiển. Những cơn cám dỗ, thử thách vẫn kéo dài suốt cuộc sống của Ngài, như Kinh Thánh đã viết: “Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ cơ hội khác” (Lc 4,13).

Chúa Giêsu vào «Hoang địa », hoang địa là nơi sống lại nỗi cô liêu và thanh tĩnh, để con người đối diện và thấy mình một cách chân thật không tránh né, và không mang những mặt nạ, sức ép mà xã hội đem đến cho. Chính vì sống trong hoang địa với chay tịnh, Chúa Giêsu đã nhận định sáng suốt về những mưu đồ của tên cám dỗ và vì thế Ngài đã chiến thắng.

• Nguyên tổ Ađam và Evà bị Satan cám dỗ đã làm cho cả nhân lại đi trong bóng tối và sự chết, Satan cũng cám dỗ Đức Giêsu, Ngài đã chống cự kiên cường và đã chiến thắng mang lại hy vọng cho nhân loại vượt qua thử thách, chiến thắng cám dỗ và sự dữ tìm về ánh sáng…

• Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong sa mac, Ngài được giới thiệu như một Israel mới. Dân Chúa xưa trong sa mạc 40 hành trình về đất hứa, bị thử thách vì đói và khát, đã sa ngã trong khi lẩm bẩm kêu trách Chúa (Xh 6,8). Trong sa mạc, Đức Giêsu bị cám dỗ nhưng người chiến thắng.

• Trong sa mạc 40 năm, dân Chúa bị thử thách về lòng tin, đã xin Chúa cho những dấu hiệu lạ lùng để chứng tỏ Ngài hiện hữu như nghi ngờ: Chúa có ở với chúng tôi không, có hay không? (x. Xh 17,1-7). Suốt cuộc đời Đức Giêsu bị cám dỗ thoát ra khỏi thân phận con người của mình để dùng quyền năng Thiên Chúa khẳng định mình: như lời tên cám dỗ: Nếu ông là con Thiên Chúa hãy….(x. Mt 4,3.5)

• Dân Israel trong cuộc Xuất hành của mình, bị cám dỗ bỏ giao ước - hôn ước tình yêu với Thiên Chúa, để hiến thân cho các "thần tượng”, như là ngoại tình với ngẫu tượng (x. Xh 23,20-33). Xatan muốn Đức Giêsu quy phuc hắn khi hứa hẹn các vương quốc trên thế gian... Đức Giêsu đã mạnh mẽ dứt khoát đi trên đường Thiên Ý, Ngài lột mặt nạ và chỉ thẳng tên Xatan; đó là một tên phản Thiên Chúa và : “phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi" (Mt 5,10).

Chúng ta là thành phần của Dân mới, trong hành trình Mùa Chay nói riêng và cả cuộc đời chúng ta nói chung theo bước chân của Chúa Kitô. Cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu chống lại tên cám dỗ là một lời kêu gọi chúng ta ý thức về thân phận mỏng giòn của mình trong cuộc sống hằng ngày cùng đối diện bao nhiêu thử thách và cám dỗ: cơm gạo áo tiền, danh vọng, quyền bính, một khi nó là cứu cánh và mục đích là lúc đi vào cõi diệt vong. Để lãnh nhận Ơn giải thoát, chúng ta như Đức Kitô và trong Ngài - Đấng là Đường, là sự Thật và là sự Sống, cùng ta vượt qua trong vinh quang.

Thật thế, đây là lời mời gọi thôi thúc chúng ta, theo gương Chúa Kitô và kết hiệp với Người, nhớ rằng đức Tin Kitô giáo là một cuộc chiến đấu, Thánh Phaolô đã khuyên nhủ chúng ta chống lại các lực lượng bóng tối: « Hãy mang toàn bộ binh giáp vũ khí của Thiên Chúa, để có thể đứng vững trước những mưu chước của ma quỷ. Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với những quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này …» (Ep 6, 11-12). Và ngay lúc này, cám dỗ vẫn luôn ở bên người đang muốn tiến đến gần Chúa. Chính Đức Kitô đã ra bước ra khỏi cuộc chiến này trong vinh quang, để mở lòng chúng ta hướng đến hy vọng và dẫn dắt chúng ta đi đến cuộc chiến thắng đối với mọi thử thách và cám dỗ của sự dữ.

Trong thân phận của kiếp người, chúng ta khi chiến đấu với mọi cám dỗ, như Đức Hồng Y Phanxicô Xavier gợi mở: “Hãy cố gắng, dù yếu đuối ngã sa, con hãy xin Chúa thứ tha và tiếp tục tiến. Trên võ đài, trong vận động trường quốc tế, các lực sĩ cũng lắm lần ngã quỵ, bị nhiều cú đấm, bị thương tích, nhưng cứ vùng dậy, cứ hy vọng, họ đã đoạt giải vô địch quốc tế” (ĐHV 971)

Chúa ơi! Con quá yếu hèn

Xin thương nâng đỡ ngày đêm trọn đời

(Trầm Thiên Thu).

Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn…
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:08 05/03/2017
19. ĐẤM NGỰC MÀ CHO

Có một người nọ, mặc dù gia đình rất giàu có nhưng hà tiện cực kì, một hôm, con cháu phải vào kinh thành ở bèn đến nhà cáo biệt ông, ông ta nể mặt khó từ chối, nên bất đắc dĩ phải lấy ra một ngàn đồng và một bình rượu để tiễn đưa, đồng thời kèm thêm một lá thư, nói:
- “Gân một miếng, máu một bình, đấm ngực mà cho, chỉ hy vọng người có tâm can bằng sắt nhận cho”.
(Tịch Xuyên tiếu lâm)

Suy tư 19:
Hình như người giàu có đa phần hà tiện và keo kiệt hơn những người nghèo khó, và hình như những người nghèo đều có lòng hảo tâm hơn người giàu !
Giàu có mà hà tiện bởi vì cuộc đời họ chỉ biết có tiền.
Nghèo mà hảo tâm bởi vì họ luôn có đồng cảnh ngộ với người nghèo.
Người giàu-có-hà-tiện coi tiền bạc là máu là thịt của họ, cho nên khi bố thí cho ai một đồng thì cảm thấy xót xa trong ruột, tặng ai một món quà thì y như người mất hồn...
Người Ki-tô hữu là người có đầu óc lạc quan và vui tươi khi bố thí cho tha nhân, cái lạc quan và vui tươi này bắt đầu từ Lời của Đức Chúa Giê-su dạy: “Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ là một chén nước lã mà thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mt 10, 42)
Và nghe theo Lời Chúa dạy, cơ quan Caritas của Giáo Hội đã ra đời và phục vụ cho rất nhiều nơi nghèo khó trên thế giới, các hội đoàn từ thiện đã ra đời và đã hoạt động hữu hiệu trong các quốc gia, các nhóm từ thiện bác ái trong giáo xứ được thành lập để quan tâm đến anh chị em bất hạnh trong cộng đoàn giáo xứ...
Tuy nhiên, cái mà Thiên Chúa cần nhất nơi chúng ta, chính là quan tâm đến người thân cận nghèo đói tinh thần lẫn vật chất đang sống bên cạnh mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:11 05/03/2017

33. Suy niệm là con đường lớn đi lên thiên đàng.

(Thánh Teresa of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:12 05/03/2017
Chúa Nhật I MÙA CHAY
Tin mừng: Mt 4, 1-11.
“Đức Giê-su đã ăn chay bốn mươi ngày và chịu cám dỗ.”


Bạn thân mến,
Ăn chay không chỉ là nhịn đói, không chỉ là không ăn những món ăn mà Giáo Hội cấm như: không được ăn các loại thịt của động vật có máu nóng, nhưng ăn chay chính là dùng ơn sủng của Chúa để khắc phục những thói quen xấu, chế ngự những đòi hỏi không chính đáng của dục vọng. Bởi vì, ăn chay mà không ăn thịt hay nhịn đói thì chỉ là ăn chay tiêu cực, nhưng khắc chế những thói xấu của mình là ăn chay cách tích cực mà tinh thần Phúc Âm đòi hỏi, và Chúa Giê-su đã thực hiện việc ăn chay ấy cách hoàn hảo, khi cơn cám dỗ về sự đói no của thân xác, và cơn đói kiêu ngạo ham danh của tinh thần ập đến.

Cám dỗ là một trạng thái có ý thức khiến chúng ta hướng về điều xấu, những điều mà lương tâm không cho phép làm, nó xúi giục chúng ta làm ngược lại những điều mà Thiên Chúa và Hội Thánh dạy. Cơn cám dỗ không chừa một ai, hể làm người thì nhứt định phải chịu cám dỗ, ngay cả Đức Chúa Giê-su cũng không có luật trừ khi Ngài xuống thế làm người và ăn chay bốn mươi ngày trong hoang địa, mà chúng ta đã nghe thánh Mát-thêu đã tường thuật trong bài Phúc Âm hôm nay.

Bạn cũng như tôi, đã bị cám dỗ nhiều lần trong ngày: có những cám dỗ mà nếu không tỉnh thức và cự tuyệt thì sẽ ngã gục, đó là cám dỗ về xác thịt của dục vọng; có những cám dỗ mà nếu không cầu nguyện và quyết tâm thì sẽ trở nên kẻ chống đối Giáo Hội, đó là cám dỗ về sự kiêu ngạo ham danh; có những cám dỗ mà nếu không có tinh thần hy sinh nghèo khó thì sẽ bị đắm chìm trong của cải thế gian, đó là cám dỗ về tiền bạc.

Bạn thân mến,
Mở đầu mùa chay thánh năm nay, Giáo Hội muốn chúng ta học theo gương của Đức Chúa Giê-su biết dùng Lời Chúa, để chống trả và chiến thắng cơn cám dỗ của ma quỷ, bởi vì Chúa Giê-su đã ba lần trích dẫn Lời Chúa để đối chất và khóa cứng họng của ma quỷ, làm cho chúng nó thất bại ê chề.

Là người Ki-tô hữu và là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, bạn và tôi nên có kế hoạch để chiến đấu với cơn cám dỗ trong mùa chay thánh này, đó là:
1. Cầu nguyện luôn để kết hợp với cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su.
2. Hy sinh hãm mình, khắc chế xác thịt để tâm hồn được mạnh khỏe, đủ sức chiến đấu với con cám dỗ của ma quỷ.
3. Thăm viếng và phục vụ tha nhân, để chia sẻ với họ về những đau khổ của họ như những đau khổ của Đức Chúa Giê-su vậy...


Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican bán các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn nhưng đẩy mạnh truyền thông bằng Internet
Nguyễn Long Thao
09:46 05/03/2017
Đức Giám Mục Dario Vigano tân Bộ Trưởng Truyền Thông của Toà Thánh cho biết Vatican sẽ đóng cửa các đài phát thanh dùng làn sóng ngắn, (Short-Wave) nhưng đẩy mạnh công tác truyền thông qua Internet.

Các chương trình phát thanh qua làn sóng ngắn trong nhiều năm đã là hoạt động chính trong ngành truyền thông của Vatican, nhưng để giảm chi phí, Tòa Thánh bán các cơ sở này nhưng sẽ phát triển công tác truyền thông bằng phương tiện Internet.

Tờ L’Espresso của Ý cho biết trong khi Tòa Thánh bán các cơ sở phát thanh này thì các cơ quan truyền thông khác lại đang mở mở rộng dịch vụ dùng làn sóng ngắn như BBC đã đầu tư thêm 105 triệu Dollars để mở rộng công suất.

Cơ quan truyền thông Nhật NHK đã hỏi mua các đài phát thanh, truyền hình dùng làn sóng ngắn của Vatican toạ lạc tại Santa Maria Di Galeria bên ngoài thành phố Roma.

Nguyễn Long Thao
 
Tổng Thống Ai Cập : Người Hồi Giáo hay Kitô Giáo đều là công dân có quyền bình đẳng
Nguyễn Long Thao
10:56 05/03/2017
Tổng Thống Ai Cập Abdel Fattah al Sisi tuyên bố không nên coi người Hồi Giáo hay Kitô Giáo là thành phần chiếm đa số hay thiểu số ở Ai Cập mà phải coi cả hai là những công dân có quyền bình đẳng với nhau.

Tổng Thống Abdel Fattah al Sisi đưa ra lời tuyên bố trên đây khi ông tiếp hai vị chức sắc đó là Đức Thượng Phụ Bechara Boutros Rai thuộc nghi lễ Maronite và Đức Thượng Phụ Louis Raphael Sako thuộc nghi lễ Chaldean. Hai vị này đang có mặt tại Cairo để tham dự cuộc hội thảo về tự do tôn giáo do trường đại học Al Azhar đứng ra tổ chức. Được biết đại học Al Azhar rất nổi tiếng của Hồi Giáo trong thế giới Ả Rập

Tổng Thống Al Sisi là người trong quá khứ nghiêm khắc lên án nhóm Hồi Giáo quá khích, và đã nói đến nhu cầu cần canh tân đường lối tôn giáo ở Trung Đông để chống lại chủ nghiã quá khích
 
Giải bóng đả của các Linh Mục Tu Sĩ tại Vatican đã khai mạc.
Nguyễn Long Thao
11:14 05/03/2017
Giải bóng đá hàng năm của các Linh Mục Tu Sĩ theo học tại Vatican đã được khai mạc vào ngày thứ Bảy 4 tháng 3 năm 2017

Giải này được thành lập từ năm 2007. Tất cả có 18 đội tham gia vào sự kiện năm nay. Các đội này đại diện cho các trường đại học Giáo Hoàng và các tổ chức khác của Tòa Thánh tại Roma

Trường đại học giáo hoàng Maria Mater Ecclesiae đang là đương kim vô địch trong năm 2016.

Giải năm nay nhiều người cho là trường đại học Brazil ở Roma có triển vọng dành chức vô địch. Đội này có một cầu thủ mang tên Neymar,người Ba Tây, nhưng đó không phải là cầu thủ tiền đạo Neymar nổi danh thế giới đang đấu cho đội Barcelona ở Tây ban Nha.

Đồng thời đội này có một thủ môn cũng danh tiếng đã từng khoác áo đội tuyển quốc gia Ý Đại Lợi trước khi bước vào cuộc đời chủng sinh.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Melbourne Thánh lễ cầu nguyện cho quê hương Việt Nam
Trần Văn Minh
04:52 05/03/2017
Melbourne, Thánh lễ 6 giờ chiều Thứ bảy 4/3/2017, tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã được quý Cha Tuyên úy Giuse Trần Ngọc Tân và Peter Hoàng Kim Huy dâng lễ đồng tế cầu nguyện cho quê hương Việt Nam cùng với các nạn nhân của thảm trạng biển miền Trung do Fosmosa gây ra, cầu cho các nạn nhân đang bị nhà cầm quyền Cộng sản ra sức đàn áp, bách hại.

Mời xem hình

Hiện diện trong buổi lễ, có đại diện của Ban chấp hành Người Việt Tự do Tiểu bang Victoria, đại diện các tôn giáo, đoàn thể trong tiểu bang Victoria, đại diện của ban chấp hành Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne cùng tham dự.

Trước khi dâng Thánh lễ cầu nguyện, linh mục Trần Ngọc Tân đã ngỏ lời cùng mọi người tham dự Thánh lễ, chúng ta cùng hiệp chung lời cầu nguyện hôm nay để xin tỏ lòng hiệp thông cùng đồng bào trong nước trong tinh thần: “một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ.” Để đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn trọng nhân phẩm, quyền được sống trong tự do, quyền được bảo vệ những đòi hỏi chính đáng của người dân.

Trong bài chia sẻ, Linh mục Hoàng Kim Huy đã nhắc lại một số luận điểm mà chúng ta thường gặp, chúng ta đang sống ở xa, lên tiếng thì có được gì cho họ, chúng ta không làm chính trị. Vâng, chúng ta đang sống trên đất nước tự do, chúng ta có toàn quyền chọn lựa, lên tiếng, hay không lên tiếng tùy mỗi người. Và linh mục kể lại câu chuyện: có một người đi trên bờ biển, thấy những con sao biển bị mắc cạn trên cát và ông ta đã có hành động để giúp những con sao biển nào chưa chết bằng cách nhặt những con sao biển và ném nó trở về với biển. Ông đang làm như vậy thì có người hỏi ông đang làm gì? Sau khi nghe ông nói lý do, người kia mới nói: ông có thấy cái bờ biển này nó dài như vô tận không? Ông đã vô công rỗi việc mà làm những chuyện không đâu! Người cứu những con sao biển trả lời, tôi biết, nhưng việc làm của tôi dù nhỏ nhoi, nhưng ít ra nó cũng cứu được những con sao biển còn đang sống được trở về nước và tiếp tục sống.

Kết luận, chúng ta không những làm, phải làm qua những lời lên tiếng với thế giới, phải cầu nguyện cho đồng bào. Những hành động của chúng ta như ủng hộ bằng cả tinh thần, vật chất, để bênh vực những con người thấp cổ, bé miệng đang đấu tranh cho công lý, hòa bình và nhân quyền, họ cần đến tiếng nói của chúng ta. Trong lời nguyện giáo dân, lời cầu nguyện cũng hướng về quê hương với những lời nguyện thiết tha cầu xin cho mọi người cũng được thoát ách thống trị độc tài, để mọi người được sống trong ấm no hạnh phúc, môi trường trong sạch để đời sống của con người được khỏe mạnh, đưa dân tộc vươn lên cùng thế giới. Lên tiếng không những là một quyền lợi của một người dân, mà còn là sứ vụ của người Công Giáo. Ca đoàn Vô Nhiễm đã cất cao bài hát: Mẹ ơi giữ gìn quê hương con” để kết thúc thánh lễ hướng về quê hương.

Được biết, tại Melbourne có các cuộc biểu tình tuần hành trước trụ sở quốc hội tiểu bang do Cộng đồng Người Việt Tự do Tiểu bang Victoria tổ chức được đông đảo đồng bào tham dự ủng hộ. Trong ngày Chúa Nhật 5/3/2017, tại nhiều nơi trong tiểu bang cũng có các cuộc biểu tình tại các nơi có đông người Việt cư ngụ để hổ trợ tinh thần cho đồng bào trong nước đang đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của toàn dân. (Một số hình biểu tình sưu tầm trên Facebook của cô Dương Hòa)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vì đòi công lý cho đồng bào, Linh Mục bị chúng đánh 2
Hà Minh Thảo
16:04 05/03/2017
vì đòi công lý cho đồng bào, linh mục bị chúng đánh 2

(tiếp theo)

II.- HÀNH TRÌNH NỘP ÐƠN KIỆN FORMOSA NGÀY 14.02.2017.

Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) là một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo cộng sản Việt, mà qua đó, chính sách Cải cách Ruộng đất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của đồng bào. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chúng bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó. Khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, tin được loan vào miền Nam Quê Hương, với những tư liệu lịch sử rất giá trị. Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. Một số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ cộng sản. Tội ác của đám lãnh đạo cộng sản không thể đếm bằng số người dân đã chết. Mục đích của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài người.

Vào năm đó, tôi học lớp Nhất (năm cuối cùng Tiểu học Việt Nam Cộng hòa) tại Trường Ðỗ Hữu Phương, Quận 5 Sài Gòn, được xe chở đến trước Quốc hội để tham dự biểu tình lần đầu đời để ủng hộ ‘Quỳnh Lưu khởi nghĩa’.

A. Nộp đơn lần đầu kiện Formosa.

Ngày 26.09.2016, từ 6 giờ 30, gần 600 người dân ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), được chở trên 20 chiếc xe, dù bị nhà cầm quyền sai công an và cảnh sát cơ động ngăn cản, nhưng đã đến toà án thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để nộp đơn kiện Formosa. Ðoàn người đã đến và ở đân trong trật tự dưới sự hướng dẫn của Linh mục Ðặng Hữu Nam và anh Trần Minh Nhật. Lúc đầu công an có mạnh tay, nhưng thấy đồng bào không sợ hãi vì là số đông… nên việc tiếp thu đơn phải được bắt đầu.

Ngày 05.10.2016, Tòa án Nhân dân Kỳ Anh đã trả lại 506 đơn khởi kiện Công ty Formosa mà, ngày 08.10.2016, Chánh án Nguyễn Văn Thắng nói là đúng theo quy định của Luật tố tụng dân sự. Sau khi tiếp nhận và phân loại đơn, có 296 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong đánh bắt hải sản; 137 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong sản xuất muối; 68 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong nghề sản xuất nước; 3 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về nghề nuôi trồng thủy hải sản; 2 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nghề kinh doanh thủy sản ven biển. Tổng số tiền các hộ dân yêu cầu bồi thường thiệt hại là 56 tỉ đồng.

Ông Thắng cho biết: "Việc trả lại đơn căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể tại khoản 5 điều 189 kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh lợi ích quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Điểm C khoản 1 điều 192, sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong việc này Chính phủ đã có quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ".

B. Nộp đơn kiện Formosa lần thứ hai.

Ngày 04.10.2016, Linh mục Nguyễn Đình Thục, Cha sở Giáo xứ Song Ngọc, cùng với người dân nơi đây gửi 619 đơn đòi tập đoàn Formosa bồi thường thiệt hại cho họ và gia đình. Cha Thục giải thích lý do như sau: « Giáo xứ chúng tôi làm nghề biển nên từ khi họ mất việc đã đến nhờ chúng tôi. Trong thời gian vừa rồi, Đức Giám Mục Giáo phận quan tâm vấn đề và đặt ra Ủy ban hỗ trợ nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển và Ủy ban đó được nhiều người cộng tác. Nhiều anh em bên xã hội dân sự cộng tác bằng cách về điều tra ở các vùng bị thảm họa, sau một thời gian dài điều tra thì bây giờ đã có hồ sơ của 619 hộ dân. Về mức độ thiệt hại bây giờ họ nhờ tôi đại diện để trình chính phủ yêu cầu họ bồi thường thiệt hại đó. Tôi cùng một số bà con giáo dân ra gửi đơn chỗ bưu điện của huyện Quỳnh Lưu chúng tôi gửi hai lá đơn một cho Quốc hội và một cho Chính phủ. Hai lá đơn đó chúng tôi gửi bằng đường bưu điện theo hệ thống chuyển phát nhanh. Chúng tôi đánh dấu vào mục nều mà thư này không đến nơi thì họ phải trả về cho chúng tôi. »

C. Tuần hành nộp đơn kiện Formosa ngày 14.02.2017.

Tối hôm 13.04.2017, đoàn xe trên đường vào Song Ngọc để, sáng hôm sau, chở người đi kiện) kiện Formosa tại Tòa án có thẩm quyền ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, bị công an chặn tại ngã tư cầu Giát.

Ngày 14.02.2017, một số xe nỗ lực vào Song Ngọc, nhưng lực lượng công an đe dọa và bằng mọi cách ngăn chặn không cho vào. Vì tình hình khó khăn, bà con quyết định đi bằng xe máy. Tuy nhiên, cả trăm người không có xe máy, đã can đảm nhất quyết đi bộ vì luật việt cộng không chấp nhận nộp đơn tập thể… Xuất phát lúc khoảng 7 giờ 30, từ Nhà thờ Giáo xứ Song Ngọc trong niềm hân hoan, sau khi đã cầu nguyện, nhận phép lành và chuỗi Mân Côi làm hành trang đi đường, với phương tiện là vài xe con, các xe gắn máy và đi bộ, Công an giao thông đã dẹp đường để việc di chuyển của đoàn người, trên 600 người dưới sự hướng dẫn của Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, Chính xứ Song Ngọc, được thuận lợi. Sự đồng hành của Cha Quản xứ Cầm Trường (dù chỉ một đoạn đường) và bà con giáo xứ, đã tiếp thêm cho đoàn người đòi Công lý (từ đây được gọi là : Ðoàn) niềm vui và sức mạnh vượt mọi khó khăn.

Đến cầu Giát, Ðoàn gặp anh Hải, phó giám đốc công an tỉnh Nghệ An. Sau khi nghe Ðoàn trình bày sự việc, anh để cho đoàn thuê thêm một xe 29 chỗ ngồi chở bà con, với điều kiện là khoảng 70 người còn lại quay về. Nhưng chỉ có hai người mẹ và con nhỏ chịu quay về, số còn lại tiếp tục đi bộ. Xe hơi và xe máy đi chậm để chờ và hỗ trợ người đi bộ. Đoàn người đi trong ôn hòa và trật tự trong niềm vui, với sự giúp đỡ của công an giao thông và sự chào đón, tiếp sức của bà con các Giáo xứ dọc đường, như Hội Nguyên, Tân Lập, Yên Lưu, …

Khoảng 12 giờ, Ðoàn dừng ăn trưa và nghỉ ngơi tại Giáo xứ Yên Lý. Ở đây, chiếc xe được anh Hải đề nghị thuê chở bà con, được lệnh công an phải quay về. Ðoàn phải thuê chiếc xe khác ở Yên Lý để thay thế. Ðến lối 14 giờ 15, sau khi đọc kinh chung tại nhà thờ Yên Lý, Ðoàn lên đường tiếp tục cuộc hành trình. Khoảng 16 giờ, khi còn cách trạm 5, Diễn Hồng, Diễn Châu chừng một cây số, mọi người thấy rất nhiều công an giao thông, với cả ông Phượng, công an giao thông Nghệ An, đứng phân luồng, tách Ðoàn đi riêng một bên. Điều này cho thấy việc công an vây ráp và đánh bà con là cả một kế hoạch được dàn dựng chu đáo. Đến trạm 5, bà con bị công an dùng gậy uy hiếp và ép bà con tập trung nơi bãi đất trống bên đường.

Khi Cha Thục đến nơi, ông Sửu, công an tỉnh, giới thiệu Cha với giám đốc công an tỉnh Nghệ An là ông Cầu. Cha Thục bắt tay ông Cầu với lời chào thân thiện. Khi Cha đang đứng với hai ông Cầu và Sửu thì bất ngờ một đoàn, có lẽ là công an mặc thường phục thô bạo lao vào đánh Cha, làm Cha bị thương ở miệng và gây đau đớn vài nơi khác. Nhiều giáo dân đã kéo Cha ra khỏi đám côn đồ nầy. Vấn đề đáng trách ở đây là giám đốc côn(g) an và đồ đệ, mặc sắc phục đã không can thiệp côn đồ tấn công Cha trước mặt chúng. Đồng thời, chúng đã truy bắt các anh em cầm điện thoại và cầm máy quay phim để chụp hình hầu đánh tàn nhẫn, bị cướp hay bị phá hoại các phương tiện truyền thông. Ngoài ra, chúng còn cướp tiền bạc và các vật dụng khác. Sau đó, có anh em bị chúng chở đi rất xa và bỏ lại nơi hoang vu mà không còn tài sản gì. Chúng đã câu một chiếc xe trong Ðoàn lên xe cảnh sát và chở đi. Qua video ghi lại, Ðoàn nhận thấy công an đấm vào kiếng xe, bẻ gãy thanh gạt nước… Thật đúng là côn(g) an việt cộng.

Trả lời đài BBC (Anh quốc) qua điện thoại từ hiện trường, Cha Thục cho biết : « Đoàn tuần hành của giáo dân, ngư dân mới đi được 1/5 chặng đường thì tôi và khoảng một chục người bị bị công an và đủ các lực lượng mặc sắc phục, thường phục đánh đập. Họ tịch thu xe gắn máy và bắt đi ít nhất 5 người. Tôi không lường trước được việc chính quyền hành xử đến mức độ này. Chúng tôi chỉ thực thi quyền được khởi kiện của người dân thôi mà. Thật phi lý. Khi khởi xướng cuộc tuần hành này, tôi đã xác định, một ngày, hai ngày, ba ngày chưa đến nơi thì một tuần sẽ đến. Chúng ta phải làm để cho thế giới thấy được công việc của chúng ta là quan trọng và chúng ta sẽ không hổ thẹn với con cháu chúng ta sau này».

Ngoài số đông người hòa nhập với Ðoàn trên đường đi và, lúc này có thêm giáo dân các Giáo xứ đã can đảm đến với Ðoàn khi biết Ðoàn bị đàn áp. Các Linh mục Giuse Phan Sỹ Phương, Quản hạt Cửa Lò, và Đaminh Phạm Xuân Kế, Quản hạt Đồng Tháp, đã đến hiệp thông với Cha Thục và Ðoàn. Thật đáng hoan nghinh và ủng hộ việc tương trợ này !

Chừng 20 phút sau, Cha Thục được đề nghị đến làm việc với phó chủ tịch tỉnh Lê Xuân Đại. Cha nhất quyết từ chối vì lý do : ông vừa chỉ đạo tấn công Cha và lừa dối vây nhốt, đánh đập bà con, giờ lại làm việc với Cha là thể hiện sự thiếu tôn trọng với Ðoàn. Mưu đồ chúng là dùng áp lực bắt Ðoàn phải theo ý chúng. Sau vì vâng lời Linh mục trưởng ban hỗ trợ các nạn nhân ô nhiễm biển Giáo phận Vinh, Cha Thục đồng ý làm việc với ông Đại, nhưng ông phải đến nơi Ðoàn đang đứng. Sau cùng, Cha Thục, một lần nữa, vâng lời Cha Trưởng ban, đến một vùng đất khá lớn để làm việc, tất cả bà con đi theo Cha. Đại có đến nơi, nhưng không nói gì với Cha Thục. Thật ghê tởm khi mọi người trong Ðoàn liên tưởng chiêu trò của chúng là dụ Cha vào nơi thuận tiện để chúng đàn áp đẫm máu lần thứ hai.

Khoảng 17 giờ, khi Cha Thục và nhiều người trong Ðoàn đang đứng nói chuyện thì nghe tiếng ồn ào ở cách đó chừng 150 thước và thấy nhiều gạch đá tung lên trời. Kế đến, mọi người nghe rất nhiều tiếng nổ kinh hoàng và nhìn thấy cả trăm cảnh sát cơ động truy đuổi và đánh đập bà con cách tàn nhẫn, bất kể người già hay trẻ con, đàn ông hay đàn bà. Trước tình cảnh đó, Cha khuyên bảo bà con ngồi xuống đọc kinh để không bị hoảng sợ. Nhưng những tiếng nổ ngay sát đoàn người đang ngồi đọc kinh, khiến nhiều người bỏ chạy. Cảnh sát cơ động chỉ chờ bà con bỏ chạy để truy sát. Hàng trăm người bị đánh. Trong đó, có gần 30 người bị đánh trọng thương, nhiều người bị bắt và bị cướp tài sản.

Lúc này, nhiều Linh mục, các Nam Nữ Tu sĩ cùng giáo dân bất chấp nguy hiểm, đến tận hiện trường thăm Ðoàn, trong đó có quý Cha: Antôn Nguyễn Văn Thanh, FX. Phan Đình Giáo, Antôn Nguyễn Quang Trung, FX. Đinh Văn Minh, Antôn Nguyễn Văn Hùng… Lối 17 giờ 45, thấy tình hình ổn định, Ðoàn di chuyển vào giáo xứ Đông Tháp và, lúc 20 giờ 30, Giáo xứ đã cử hành Giờ chầu Thánh Thể trọng thể và thắp nến cầu nguyện cho Ðoàn, với sự tham dự của Cha xứ và Giới trẻ Giáo xứ Vạn Phần. Sau đó, Ðoàn được giáo dân Giáo xứ Đồng Tháp ân cần mời về các gia đình để nghỉ ngơi. Lúc đó, Cha Anton Nguyễn Văn Đính, Quản hạt Thuận Nghĩa, và Cha Anton Trần Đình Văn, Quản xứ Vĩnh Hoà đến thăm Ðoàn và mang biếu nhiều thực phẩm.

Hồi 5 giờ ngày 15.02.2017, Linh mục Quản hạt Đồng Tháp đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Ðoàn, cho Tổ quốc Việt Nam và cho Công lý được tôn trọng, cách riêng cho các nạn nhân vụ đàn áp ngày 14.02.2017. Sau Thánh Lễ, Ðoàn được Cha Giuse Nguyễn Văn Chính cùng Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Nghi Lộc đến thăm.

Khoảng 7 giờ 30, vâng lời Bề Trên Giáo phận, Cha Thục và Ðoàn đã ra về. Cha nói với Ðài Á châu tự do (RFA) : « Buổi sáng hôm nay, Đức Cha gọi điện cho tôi và khuyên tôi là đưa bà con giáo dân về rồi chúng ta sẽ thực hiện việc khiếu kiện vào một dịp khác. Lúc đó tôi và một số bà con giáo dân sẽ có đại diện của Tòa Giám mục đi nộp đơn kiện. Hôm nay chưa thực hiện việc này và giáo dân họ đã về nhà vào sáng hôm nay chỉ còn một người đang nằm bệnh viện từ ngày hôm qua và một người khác vào chiều hôm nay thấy rất đau nên đã đến bệnh viện, tôi cũng chưa gọi lại nên chưa biết họ có cần nằm lại để điều trị hay không ». Cha Thục, sau khi hồi sức, dự trù gặp đại diện tỉnh Nghệ An (Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh); sau đó đi thăm các nạn nhân đang điều trị trong bệnh viện do lực lượng chức năng đánh đập, hành hung vào chiều hôm trước. Các video clip và hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy lực lượng công an đông đảo đã sử dụng đến lựu đạn cay để trấn áp đoàn người.

Nộp đơn khiếu kiện Formosa có phải đâu kiện đảng Cộng sản hay chính phủ Việt Nam mà chính quyền hành xử với dân cùng hưng cực ác như thế? Nếu vì lý do gìn giữ, ổn định thì chính hành động ngăn cấm nhà xe là phá hoại có tổ chức nhất. Người biểu tình là giáo dân, họ nghe theo sự dẫn dắt từ linh mục, từ nhà thờ. Chính quyền tỏ ra sợ hãi cái đám dông có tổ chức ấy nhưng lại thiếu bản lĩnh để đối phó một cách thông minh.

[người cộng sản không xứng đáng cầm quyền vì chính chúng ra luật cấm người dân nộp đơn tập thể, tức mỗi người phải nộp một đơn riêng. Ngày nay, đồng bào, mỗi gia đình một lá đơn, đi nộp tại Tòa án, thì chúng lại chận đường, hành hung, đánh đập và vu cáo đồng bào.]

Trước tình trạng bất công này, Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc giáo phận Vinh đã ra một Thông Cáo đề ngày 15.02.2017 phản đối chính quyền và nêu lên 4 điểm chính sau đây:

1. Chính quyền Nghệ An đã vi phạm nghiêm trọng các quyền dân sự của con người đã được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia;

2. Phản đối việc xử dụng vũ lực một cách thô bạo và vô lý đối với công dân khi họ đang thực hiện quyền công dân của mình một cách ôn hòa;

3. Lên án việc tấn công và gây thương tích đối với Linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục. Đây là một hành động xúc phạm đến người đứng đầu tổ chức tôn giáo và làm tổn hại đến tinh thần của những tín đồ Công Giáo;

4. Lên án nhà cầm quyền Nghệ An xử dụng các phương tiện truyền thông của nhà nước để bóp mép sự thật, vu khống các công dân đang thực hiện quyền hợp pháp của họ một cách ôn hòa.

Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Đính, Trưởng Ban Công lý và Hòa bình Giáo
phận Vinh, ký tên Bản Thông cáo này.

Ngày 20.02.2017, Văn phòng Giám mục Giáo phận Vinh đã phát đi Thông báo về việc hiệp thông với những người dân bị đàn áp trên đường đi nạp đơn khởi kiện Công ty Formosa. Trong đó, Linh mục P.X. Nguyễn Hồng Ân, Chánh Văn phòng, đã tường thuật sự kiện này và, trong đó, các ngư dân Giáo xứ Song Ngọc bị các lực lượng an ninh ngăn cản và vi phạm nghi trọng nhân quyền, quyền công dân Việt Nam đã được các Công ước quốc tế, Hiến pháp và Luật pháp Việt Nam bảo vệ. Hơn nữa, hành vi dùng bạo lực tấn công dã man, thô bạo, họ đã xâm hại trực tiếp và nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và lòng tin của người dân.

Tuy, trong văn kiện này, Cha Chánh Văn phòng chỉ mời gọi quý Giáo sĩ và Giáo dân Giáo phận Vinh, nhưng, qua Internet, mọi người thiện chí đều muốn tự coi mình là ‘Kytô hữu Giáo phận Vinh’ để thể hiện tình liên đới và hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân chóng được bình phục, cho Công lý sớm thực thi trên Quê Hương Việt và cho những người cầm quyền biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.

Cùng ngày 20.02.2017, Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) kêu gọi dân chúng tại Việt Nam và những ai quan tâm có hành động khẩn cấp bảo vệ những nạn nhân tham gia tuần hành khiếu kiện Formosa hôm 14.02.2017.

Tổ chức này đã gửi thỉnh nguyện thư đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công an Tô Lâm yêu cầu chính phủ khẩn cấp điều tra vụ việc hành hung đoàn người khiếu kiện cũng như tiến hành xét xử những thủ phạm gây ra thương tích cho các nạn nhân và tạo điều kiện cho người dân khiếu kiện về những thiệt hại họ phải chịu do Formosa gây nên từ tháng 04 năm 2016 và kêu gọi chính phủ Việt Nam phải chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu đối với người dân khi họ có tiếng nói phản biện ôn hòa và phải tôn trọng, bảo vệ quyền tự do biểu đạt và tự do hội họp của người dân. Thật nhục.

(Còn tiếp)

Hà Minh Thảo
 
Văn Hóa
Từ đỉnh cao tượng Chúa Chúa Cứu Thế tìm hiểu thêm về Rio de Janeiro
LM Trần Công Nghị
02:30 05/03/2017
Từ bất kỳ hướng nào của thành phố, hay ngay cả từ ngoài biển tiến về Rio de Janeiro, bạn đều có thể thấy điểm mốc dễ nhận biết nhất trên hành tinh này tức là bức tượng Chúa Kitô Cứu Thế trên đỉnh núi Corcovado (có nghĩa lưng gù lạc đà) cao 2.400 feet . Tượng Chúa lúc nào cũng giang tay chào đón và ban phép lành cho toàn thể dân chúng và du khách đến thăm Rio.

Cảnh quan Rio de Janeiro nhìn từ núi tượng Chúa Cứu Thế

Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế cao 38 mét (125 feet) có tên Bồ Đào Nha là “Cristo Redentor” mà vào năm 2007 được xếp vào một trong 7 kỳ quan mới trên thế giới. Đối diện với núi cao tượng Chúa thì bên phía biển mọc lên hai ngọn núi cao, một ngọn núi đá giống như chiếc bánh nên gọi là Núi Bánh Đường (Sugar Loaf Mountain) mà chúng tôi đã đến thăm và giới thiệu với bạn đọc trong một bài trước.

Vượt qua khu giầu sang và kinh tế của thành phố

Từ Centro trung tâm thành phố xe du lịch chúng tôi đi qua khu Downtown cũng là cốt lõi lịch sử của thành phố, và đây cũng trung tâm tài chính với các cao ốc, nhà thờ, ngân hàng, đền đài lịch sử và các khách sạn sang trọng.

Các địa điểm đáng chú ý bao gồm công viên Paço Imperial, xây dựng từ thời thuộc địa để phục vụ như một nơi cư trú cho các thống đốc Bồ Đào Nha ở Brazil.

Nhiều nhà thờ lịch sử, như Basilica Candelaria (nguyên là nhà thờ chính tòa), São Jose, Santa Lucia, Nossa Senhora do Carmo, Santa Rita, São Francisco de Paula, và các tu viện Santo Antônio và São Bento. Nhà thờ chính tòa mới Cathedral do Rio de Janeiro cũng ở trung tâm thành phố là một kiến trúc hiện đại trông giống tổ ong xây bằng bê tông. Bên cạnh nhà thờ chính tòa có đường dẫn nước cao “Arcos Lapa”. Đây là khu vực cho người lãng du bohemian mà người dân thành phố và khách du lịch cũng hay tới quan sát.

Xung quanh quảng trường Cinelândia, có một số địa danh nổi tiếng được xây dựng vào thời kỳ vàng son của Rio, như Nhà hát thành phố và Thư viện Quốc gia.

Trong số các bảo tàng, có Museu Nacional de Belas Artes (Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia) và Museu Historico Nacional (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) là quan trọng nhất.

Di tích lịch sử quan trọng khác ở trung tâm Rio bao gồm Passeio Publico, một khu vườn công cộng thế kỷ 18. Đường phố chính gồm Avenida Rio Branco xây dựng năm 1906 và Avenida Vargas năm 1942.

Vuợt khỏi khu Trung tâm thành phố chúng tôi đi qua các khu phố cổ và bến tầu cũ của thành phố, nhiều dinh thự lớn điều tàn, trống trải, bỏ hoang… Đi qua dưới những chân đồi nhìn lên cao là những khu dân cư đông đúc, nhà cửa nghèo nàn không có hồ trết bên ngoài những tường gạch còn loang lở.

Đến khu Rocinha và khu nhà ổ chuột Favela

Theo sự nghiên cứu, tôi thì biết rằng có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm kinh tế xã hội giàu và người nghèo ở Rio de Janeiro, và họ cũng sống tách biệt phần lớn trong các khu vực khác nhau.

Mặc dù thành phố rõ ràng là một trong số các đô thị lớn trên thế giới, nhưng có số đông dân chúng sống ở các khu ổ chuột được gọi là favelas. Trong các khu favelas, 95% dân số là người nghèo, so với 40% trong dân số nói chung.

Đã có một số sáng kiến của chính phủ để đối phó với vấn đề này, từ việc loại bỏ dân số từ favelas từ các dự án nhà ở như chương trình ‘Thành phố của Chúa - Cidade de Deus’đến việc tiếp cận gần đây cải thiện điều kiện sống trong favelas, đưa họ lên ngang hàng với các phần còn lại của thành phố trong các chương trình "Favela Bairro" và triển khai đơn vị cảnh sát cho việc an toàn.

Xe chúng tôi tiếp tục qua những khu thương mại và một số khu dân cư khá giả, qua các thung lũng và trực chỉ tới đến rừng Tijuca và rồi đến trạm xe lửa Cosme Velho ở chân núi Corcovado. Ở đó, chúng tôi chờ một thời gian lâu để lên một xe điện bánh xe có răng (Xe lửa mà tiếng chuyên môn gọi là ‘cogwheel tram’ có từ 115 năm trước) chở lên núi cao.

Lên núi Tượng Chúa Cristo Redentor – Chúa Kitô Đấng Chúa Cứu Thế

Hướng dẫn viên cho biết không chỉ mùa Lễ hội là có đông người mà ngày nào cũng có đông người tới tham quan tượng Chúa nên luôn phải chờ đợi. Mỗi chuyến xe lửa có 2 toa và mỗi toa chở được chừng hơn 100 người. Trên đường leo lúc có 2 trạm ngừng vì có xe đi xuống giao nhau, như vậy là cả thảy có 6 xe và 12 toa xe lửa đi lên đi xuống.

Xe lửa leo lên núi mất 20 phút qua rừng đến đỉnh Corcovado có nghĩa là “núi gù” vì giống hình lưng con lạc đà có 2 khứu. Các khung cảnh ngoạn mục của Rio từ xe điện thỉnh thoảng nhìn được qua những khoảng trống trong rừng: bao gồm các bãi biển của thành phố, các tòa nhà và cầu, các núi đồi với các khu nhà đan xen chin chít nhau..

Khi lên đến trạm đầu núi, ở ngay đó có cây đa đồ sộ rễ giảng tỏa rộng, từ đó có thang máy lên thẳng tới bệ tượng Chúa.

Nếu là trai trẻ và muốn mạo hiểm, bạn có thể leo theo đường rộng 220 bước tới gần đỉnh, hoặc nếu mệt thì bên cạnh cũng có thang cuốn lên khoảng 25 bước và bạn sẽ thấy sự vinh quang tột đỉnh của Corcovado: bức tượng nổi tiếng của Đức Kitô, Đấng Cứu Thế cao 125 feet. Cánh tay giơ thẳng ra của Đấng Cứu Chuộc chào đón bạn với một tầm nhìn 360 độ hoàn toàn đáng kinh ngạc.

Từ trên bậc thềm tượng Chúa là cả một bao lơn và một quảng trường rộng lớn. Chúng tôi đến thăm đúng vào ngày Carnival Thứ Ba béo nên chỗ nào cũng thấy người. Để chụp hình selfie với tượng Chúa nhiều người nghiêng ngửa khắp nơi. Có những bạn trẻ muốn chụp được tượng Chúa đã phải nằm ngửa xuống sàn công trường. Có một được rộng như lan can dẫn ra trước tượng Chúa đề mọi ngưởi có thể quan sát toàn cảnh thành phố và những núi đồi chung quanh.

Từ đây chúng tôi nhìn xuyên qua thành phố và bãi biển trực diện với núi Sugar Loaf mà hôm qua chúng tôi đã thăm viếng. Không gì sung sướng và hạnh phúc hơn là có cơ hội đứng dưới chân tượng Chúa ở điểm cao nhất mà nhìn toàn diện cõi trần gian. Một cảm xúc vô cùng trân qúi và một kỷ niệm khó quên.

Dù Chúa vẫn còn giang tay chúc lành cho dân chúng Rio de Janeiro, nhưng ngày nay sự trần tục hóa đã làm cho tình hình tôn giáo tại thành phố này xuống đốc một cách đáng kể.

Tình hình Tôn giáo tại Rio de Janeiro

Theo một nghiên cứu năm 2009 từ tổ chức Fundação Getúlio Vargas (cũng có tên là Novo Mapa das Religiões), đô thị Rio de Janeiro đứng đầu trong số vùng ngoại vi của Brazil có tỷ lệ người Công Giáo cao (51.09%) sống ở đó. Người tin Lành (23.37%). Thành phố Rio de Janeiro cũng nằm trong thành phố thứ năm của Brazil, trong đó có tỷ lệ dân nói mình “không tôn giáo” số đáng kể (13,39%), Tin thần linh (5.9%), Tín ngưỡng Umbanda và Candomblé (thuộc truyền thống Đông Afro trộn với Brazilian) (1.29%) và Do thái giáo ((0.34%).

Chỉ cách đây 50 năm số người Công Giáo ở Brazil cũng còn xấp xỉ 80-90% nhưng nay vì thiếu chủ chăn, thiếu linh mục, thiếu trường Công Giáo, cộng thêm tình trạng trần tục hóa và những vấn đề xã hội nan giải mà Giáo Hội không còn có phương thế và Phương tiện thích hợp để đáp ứng nên giáo dân đã bỏ đạo và nhất là theo các giáo phải Tin Lành hoạt động rất mạnh mẽ nơi đây.

Thành Tijuca ở chân núi là hành phố nghệ thuật – thành phố nhạc

Xuống dưới chân núi ngay bên cạnh trạm xe là nhà thờ to lớn Thánh Judas Tadeo đang mở cửa. Chúng tôi đã ghé vào thăm nhà thờ thì đang là giở lễ. Thật là niềm vui lớn. Nhớ lại mới vài hôm trước chính ngày Chúa Nhật chúng tôi tới Rio và hối hả tới thăm nhà thờ Chính tòa và mấy mà nhà gần đó, nhưng tất cả đều đóng cửa. Thế mới lạ! Đến hỏi cảnh sát thì họ cho biết trong mấy ngày sửa soạn Carnival mọi nơi đều đóng cửa: nhà thờ nhà bank tiệm buồn bán… Mọi người đều tuốn ra đường ra park để mừng Carnival kếo kéo dài từ Thứ Bảy tới ngày lễ Tro!

Chân núi Chúa thuộc về thành phố Tijuca. Ỡ gần đây có khu gọi là Cidade das Artes (Thành phố nghệ thuật) khu kiến trực tổng hợp văn hóa ở Barra da Tijuca ở phía Tây Nam của Rio de Janeiro, đã mở cửa vào năm 2004. Chính thức được gọi là "Cidade da Música" (thành phố nhạc ), nơi đây tổ chức hòa nhạc Symphony Orchestra Brazil và là một trung tâm chính cho âm nhạc và phòng hòa nhạc hiện đại lớn nhất ở Nam Mỹ với 1.780 chỗ ngồi. Khu này rộng khoảng 90 nghìn mét vuông (1 triệu feet vuông) và cũng có một hội trường âm nhạc thính phòng, ba nhà hát, và 12 phòng diễn tập. Từ sân thượng có một cái nhìn toàn cảnh của khu vực. Tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Pháp Christian de Portzamparc và được tài trợ bởi thành phố Rio de Janeiro.

Chủng tộc và sắc tộc ở Rio de Janeiro

Theo điều tra dân số IBGE vào năm 2010 đã có 5.940.224 người dân cư trú tại thành phố Rio de Janeiro. Trong năm 2010, thành phố Rio de Janeiro là 2 thành phố đông dân nhất ở Brazil, sau São Paulo. Cuộc điều tra cho thấy những con số sau đây:

Người da trắng: (51,2%)
Người ‘Pardo’đa chủng tộc: (36,5)
Người da đen (11,5%)
Người châu Á (0,7%)
Người Amerindian (0,1%).

Các nhóm dân tộc khác nhau đã góp phần vào sự hình thành của dân số của Rio de Janeiro. Trước khi thực dân châu Âu đến đây, đã có ít nhất bảy sắc dân người dân bản địa khác nhau, họ nói 20 ngôn ngữ trong khu vực. Một phần trong số họ đã cưới hỏi và đồng hóa với người Bồ Đào Nha và người người Pháp.

Rio de Janeiro là nơi có dân Bồ Đào Nha lớn nhất ngoài Lisbon ở Bồ Đào Nha. Sau khi độc lập từ Bồ Đào Nha, Rio de Janeiro đã trở thành một điểm đến cho hàng trăm ngàn người nhập cư từ Bồ Đào Nha, chủ yếu là trong những năm đầu thế kỷ 20. Những người nhập cư chủ yếu là nông dân nghèo, những người sau đó đã trở nên giầu có và sự thịnh vượng ở Rio qua lao động thành phố và tiểu thương.

Sự ảnh hưởng văn hóa Bồ Đào Nha vẫn thấy ở nhiều nơi trong thành phố (và nhiều nơi khác của bang Rio de Janeiro), bao gồm kiến trúc và ngôn ngữ.

Dân gốc Bồ Đào Nha chiếm ưu thế trong phần lớn của nhà nước. Cuộc điều tra của Brazil năm 1920 cho thấy, 39,74% của người Bồ Đào Nha ở Brazil sống ở Rio de Janeiro. Nếu bao gồm cả tiểu bang Rio de Janeiro, tỷ lệ tăng lên 46,30% người Bồ Đào Nha đã sống ở Brazil. Sự hiện diện bằng số của người Bồ Đào Nha là rất cao, chiếm 72% của những người nước ngoài sống ở thủ đô.

Các cộng đồng da đen đã được hình thành với dân mà tổ tiên đã được đưa đến đây làm nô lệ, chủ yếu là người ntừ Angola hay từ Mozambique, cũng như nhiều người dân Angola, Mozambique và gốc Tây Phi châu.

Điệu nhảy và nhạc samba bắt nguồn từ Bahia với ảnh hưởng của người Angola đầu tiên xuất hiện do cộng đồng da đen trong thành phố.

Như một kết quả những dòng người nhập cư đến Brazil từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, người ta có thể tìm thấy ở Rio de Janeiro và khu vực đô thị ở Levantine: người Ả Rập, người Tây Ban Nha, Ý, Đức, Nhật Bản, Do Thái, và người từ các vùng khác nhau của Brazil.

Các làn sống di cư tiếp theo đến từ Phi châu, và dân chúng từ Đông Âu, Thụy Sĩ, Ý, Đức, Bồ Đào Nha và di sản Bồ Đào Nha-Brazil cũ từ Espírito Santo vào đầu và giữa thế kỷ 20, và những người có nguồn gốc ở Đông Bắc Brazil, nguồn gốc đa dạng, từ giữa đến cuối và cuối thế kỷ 20, cũng như một người đến trong thập niên đầu thế kỷ 21.

Vài nét về nền kinh tế và tài chính của thành phố

Bởi vì đã từng là thủ đô của quốc gia, Rio de Janeiro đã được lựa chọn làm địa điểm cho các trụ sở chính của nhiều công ty tư nhân, quốc gia, đa quốc gia, và nhà nước, ngay cả khi các nhà máy của họ được đặt tại các thành phố hoặc các tiểu bang khác. Mặc dù việc di dời thủ độ về Brasília, rất nhiều các trụ sở chính vẫn nằm trong các khu vực đô thị Rio, bao gồm cả những công ty dầu Petrobras, công ty dầu nhà nước, và trụ sở kinh tế quốc gia và Ngân hàng Phát triển xã hội, một ngân hàng đầu tư của liên bang.

Như với sản xuất, Rio là một trung tâm tài chính quan trọng, chỉ đứng São Paulo trong khối lượng kinh doanh tại các thị trường tài chính và ngân hàng. Thị trường chứng khoán, mặc dù giảm tương đối so với São Paulo, Rio vẫn có tầm quan trọng lớn. Do sự gần kề với các cơ sở cảng Rio, nhiều công ty xuất nhập khẩu của Brazil có trụ sở chính tại thành phố Rio.

Vùng đô thị và bao gồm vùng ngoại ô Rio là một trong những nơi có thu nhập bình quân đầu người cao nhất tại Brazil.

Nhiều người trong số họ có các cửa hàng bán lẻ quan trọng nhất được đặt tại Trung tâm, và thương mại khác nằm rải rác khắp các khu vực thương mại của các huyện khác, nơi mà các trung tâm mua sắm, siêu thị, và các doanh nghiệp bán lẻ khác xử lý một khối lượng lớn của thương mại của người tiêu dùng.

Du lịch ở Rio de Janeiro

Rio de Janeiro là điểm thu hút du lịch chính của Brazil và các khu nghỉ mát. Mỗi năm Rio nhận một số khách lớn nhất - chừng 3 triệu khách du lịch quốc tế -so với bất kỳ thành phố nào khác ở Nam Mỹ với mỗi năm. Với các khách sạn thành phố đẳng cấp thế giới, và có khoảng 80 km bãi biển, cộng thêm danh lam thắng cảnh Tượng Chúa ở Corcovado và giây cáp leo ở núi Sugarloaf núi nổi tiếng thì không lạ gì mà Rio de Janeiro thu hút khách đến như vậy.

Tuy dù thành phố trong quá khứ đã có một ngành du lịch phát triển mạnh, ngành công nghiệp du lịch có suy giảm trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20 vì nền kinh tế khó khăn.

Sự kiện thủ đô mới ở Brasilia và tiếp theo là thành phố São Paulo thay thế Rio thành trung tâm chính thương mại, tài chính, văn hóa của đất nước Brazil trong giữa thế kỷ 20, cũng được coi là nguyên nhân hàng đầu của sự suy giảm.

Kể từ khi chính phủ Rio de Janeiro tiến hành hiện đại hóa nền kinh tế của thành phố, giảm bất bình đẳng xã hội đã có từ lâu đời, và nâng cao vị thế thương mại của nó như là một phần của một sáng kiến cho sự tái sinh thì các ngành công nghiệp du lịch cũng tiến triển hơn.

Cảng và bến tầu của Rio de Janeiro là cảng đông đúc thứ ba của Brazil về khối lượng hàng hóa, và nó là trung tâm cho tàu du lịch. Nằm trên bờ biển phía tây của vịnh Guanabara, nó phục vụ nước của Rio de Janeiro, São Paulo, Minas Gerais, và Espírito Santo. Khi tầu cập bến chúng tôi mới ngỡ ngàng là cảng lớn đến như vậy. Nối đuôi nhau có thể đậu được 20 tầu du lịch thì biết cảng rộng đến mức nào.

Các cổng và các kho chứa được quản lý bởi Companhia Docas de Rio de Janeiro. Các cảng của Rio de Janeiro bao gồm lãnh thổ từ bến Maua ở phía đông đến Wharf chứa thực phẩm ở phía bắc.

Các cảng của Rio de Janeiro có gần bảy nghìn mét (23.000 feet) và bến liên tục và 883 mét (2.897 feet) là bến cho tàu đậu.

Companhia Docas de Rio de Janeiro quản lý trực tiếp các Wharf của nhà ga hàng hóa ở Gamboa; các nhà chứa nhập cảng và xuất cảng lúa mì với hai kho hàng có khả năng di chuyển 300 tấn ngũ cốc; Tổng tải Terminal 2 với kho bao gồm hơn 20.000 mét vuông (215.000 feet vuông); và các bến Cristovao vừaq tích lũy lúa mì vừa tích trữ số lượng lớn chất lỏng. Tại Wharf ở Gamboa, có thêm các kho chứa các sản phẩm đường, giấy, sắt thép.

Năm 2004, cảng Rio de Janeiro xử lý hơn bảy triệu tấn hàng hóa từ 1700 tàu. Năm 2004, cảng Rio de Janeiro xử lý hơn hai triệu tấn hàng container đồ. Cảng đã xử lý 852.000 tấn lúa mì, hơn 1,8 triệu tấn sắt thép, hơn một triệu tấn hàng hóa số lượng lớn chất lỏng, gần 830.000 tấn hàng khô, hơn năm ngàn tấn hàng hóa nền giấy, và hơn 78.000 xe. Năm 2003, hơn 91.000 hành khách di chuyển qua các cảng của Rio Janeiro trên 83 tàu du lịch.

Sau 3 ngày thăm viếng Rio de Janeiro, chúng tôi từ giã thành phố vào chiều hôm Lễ hội Carnival vào lúc 5:30 chiều. Khi tầu dần dần rời bến thành phố xa xa dần, mặt trời phía tây bắt đầu hạ xuống, mây mờ bắt đầu che phủ ngang núi Corvavado không còn thấy tượng Chúa nữa… Chúng tôi thầm cầu nguyện xin Chúa hiển linh, chừng 5 phút sau, sương mù dần dần tan, và làn mây từ từ hạ thấp đề lộ tượng Chúa, như tượng Chúa đang ngự trên tầng mây cao xa. Một hình ảnh vô cùng huyền nhiệm và xin đẹp. Những hình ảnh này không những chỉ in sâu trong tâm hồn, nhưng tôi còn chụp được những tấm hình chiều tà từ bờ Đại Tây Dương nhìn về thành Rio Janeiro thật khó tả.

Chuyến thăm viếng Rio có nhiều niềm vui và kỷ niệm khó quên vì được đến một thành phố rất danh tiếng, nhưng đồng thời cũng để lại trong tôi một vài cảm nhận và thao thức khó phải mờ.

Tôi đã từng đi du lịch nhiều nơi ngay cả những nơi có chiến tranh và hận thù triền miên như thăm Do Thái, Palestine, mấy nước Ả rập như Marốc, Tunisie, hay Thổ nhĩ Kỳ, và đã từng biết về nạn trộm cướp ở ga Terminal bên Roma hay chợ Trời bên Istanbul, nhưng chữa bao giờ tôi cảm thấy không được an toàn như khi thăm Rio. Ngay dù trong những ngày Carnival góc đường nào cũng có 2 hay 3 cảnh sát hoặc dân tự vệ, línhh anh ninh đứng canh chừng trộm cắp… nhưng cảm tưởng của tôi khi đi bộ một mình trong thành này luôn là nỗi sợ. Lý do có thể là vì tại 2 thành phố tôi thăm trước là Recife và Salvador , một nơi tôi bị cướp cell phone ngay trên tay khi đang chụp hình giữa đám đông, nơi khác 2 ngày sau tôi lại bị cướp cell phone thứ hai (tôi đã đề phòng đưa 2 phone để nhỡ ra!). Lần cướp phone thứ hai là có lễ tại tôi đánh liều đi một mình vào phố vắng vì thấy có nhà thờ phía trước. Khi đi giữa đường có 2 gã thanh niên ra gạ gẫm, tôi đạ thấy có gì không ổn và đi ngược về phố chính, thế mà chúng cũng nhanh tay giật ngay phone của tôi từ phía sau. Hết thuốc chữa!

Trên các đường phố ở Rio người vô gia cư ngủ la liệt trên các vỉa hè… Lạ nhất là khi tôi thăm nhà thờ Chính tòa vào sáng sớm thế mà chung quanh cũng có nhiều ngưởi vô gia cư ngồi nằm – khi đi qua đó có cảm tưởng không an toàn tí nào.

Điều thứ hai là trong thành phố này người giầu người nghèo sống quá cách biệt nhau. Giầu vô số và nghèo vô tận. Tuy dù đã có nhiều biện pháp giải quyết nhưng các báo cáo cho biết tình trạng những thập niên qua không tiến triển khả quan là bao nhiêu.

Thứ ba là tình hình những người theo Công Giáo đã bỏ đạo hoặc đi theo các giáo phải khác. Đời sống vật chất và cuộc tranh sống ờ đây rất tàn nhẫn. Đang khi đó phần nhiều những quảng cáo và các vận động cho người trẻ là theo các trào lưu sống vui khoái lạc, và vị kỷ…

Khi nhu cầu đề cao vật chất lên cao mà đời sống tinh thần không được nâng đỡ hay hỗ trợ, tất nhiên là nền đạo xuống đốc.

Nguyện xin cánh tay Chúa giang tay rộng mở và cứu dân Chúa như đã từng cứu giúp dân Ngài qua mọi thời gian và lịch sử cứu độ.
 
Viết cho Người Nữ Tu!
Giuse Phạm Đình Ngọc
10:19 05/03/2017
Viết cho Người Nữ Tu!

Sơ thân mến!

Trong những ngày này chúng ta dành nhiều lời chúc mừng đến người bà, người mẹ, người chị em. Ai cũng cầu mong cho họ luôn được nhiều sức khỏe, niềm vui và bình an trong cuộc sống. Ngày quốc tế phụ nữ hẳn là sơ cũng nhận được nhiều lời chúc mừng tuyệt vời như thế. Tuyệt vời vì sơ không chỉ là người phụ nữ như bao người nữ khác, nhưng sơ còn là người nữ tu của thầy Giêsu trong con đường dâng hiến mà sơ đang dấn bước!

Còn nhớ có lần Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng: “Điều gì sẽ xảy ra nếu không có các sơ? Không có các sơ trong bệnh viện, trong sứ mạng, trong các tổ chức thiện nguyện, trong môi trường giáo dục là điều mà ta không thể tưởng tượng được!” Thực vậy, nơi nào có tu sĩ, người ta thường bắt gặp hình ảnh những người nữ thuộc trọn về Chúa đang hăng hái cho sứ mạng Nước Trời. Tuy là người nữ chân yếu tay mềm nhưng một khi xác tín vào tiếng gọi của Thầy Giêsu, sơ đủ sức sống vui tươi trong đời dâng hiến, và hăng say trong sứ mạng Chúa trao.

Từ thời áo trắng mộng mơ, thuở nữ sinh đại học, sơ đã khao khát từ bỏ mọi sự để rẽ vào con đường dâng hiến. Thay vì đuổi theo tiếng gọi của tình yêu đôi lứa, sơ đã dấn thân theo tiếng gọi yêu thương của Thầy Giêsu. Cũng như các tu sĩ khác, sơ từ bỏ cuộc sống riêng tư, từ bỏ ước mơ xây dựng tổ ấm uyên ương để trọn đời khuôn mình theo chương trình của Thiên Chúa. Là nữ tu đơn sơ thánh thiện, sơ phấn khởi bước cùng Thầy Giêsu trên khắp nẻo đường sứ mạng. Rồi trên hành trình ấy, sơ không chỉ có một lịch sử huy hoàng để nhớ lại và tường thuật, mà sơ còn có một lịch sử oai hùng cần viết nên! Cùng với Giêsu, sơ có thể thực hiện những điều trọng đại hơn nữa. Ước mong người nữ tu của Thiên Chúa luôn là đóa hoa thơm mà Thiên Chúa muốn dành tặng cho đời, cho từng người mà sơ đồng hành gặp gỡ.

Sơ biết không, dẫu biết hành trình đi theo Giêsu còn lắm gian nan, trong cộng đoàn hay nơi sứ vụ còn nhiều thách đố, nhưng hy vọng sơ không chùn bước. Đôi khi sức nặng của thập giá khiến bờ vai người nữ được thánh hiến nặng chĩu quạnh đau, nhưng sơ may mắn có bờ vai Giêsu để nương tựa, cậy nhờ. Nhờ vào mối tình Giêsu, sơ có được cuộc sống hạnh phúc bình an trong đời dâng hiến. Với niềm vui thiêng liêng mà sơ nhận được từ Thiên Chúa, ước mong người nữ tu của Chúa có được nguồn sức mạnh tuyệt vời để lướt thắng những thách đố khó khăn, sơ nhỉ!

Bên cạnh đó, nhờ tình yêu Đức Kitô thúc bách, sơ vui tươi sống ba lời khuyên Phúc âm. Thời khắc khấn hứa ấy cho sơ chính thức trở thành người nữ trọn đời chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa mà thôi. Thay vì nên nghĩa vợ chồng với ai đó, sơ lại được thôi thúc để sống độc thân khiết tịnh vì Nước Trời. Thật cao thượng và trân quý biết bao! Trong đời tu, sơ chỉ còn yêu một mình Thiên Chúa – người tình duy nhất của sơ. Ai bảo các sơ không có người tình; ai đồn các sơ không biết yêu!? Thiết nghĩ các sơ cũng yêu say đắm và sống trọn vẹn cho mối tình với Giêsu đấy thôi! Là người nữ được thánh hiến, sơ không cần điểm trang lộng lẫy, không vòng vàng trang sức. Với sơ, những thứ ấy không đẹp bằng chiếc áo dòng xinh xắn, không quý bằng chiếc lúp đội trên đầu. Nhờ cuộc sống khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục, sơ lúc nào cũng trở nên người nữ tu hiền hòa dễ mến, dịu dàng đạo hạnh trước Thiên Chúa và người ta.

Khi giữ mối tình chung thuỷ với Đấng mà sơ khấn hứa bước theo, người nữ tu của Thiên Chúa được tự do trước hấp lực của gấm vóc lụa là, của tiền tài danh vọng. Sơ can đảm chọn Chúa làm gia nghiệp cho mình. Nhờ vậy mà đời tu của sơ không sầu buồn như nhiều người nghĩ, không u ám như lắm người tưởng. Đúng là chỉ có ai yêu mến người tình Giêsu, họ mới nhận ra đời tu là con đường dệt bằng hoa hồng hạnh phúc, đan bằng chuỗi ngày dâng hiến say mê. Hy vọng lúc nào sơ cũng là người nữ thuộc về Giêsu! Ước mong sơ nhận được thật nhiều ân huệ của Thiên Chúa để trong cuộc sống tu trì, sơ là món quà mà Thiên Chúa dành cho Hội thánh và cho con người hôm nay!

Chúc mừng sơ trong bầu không khí của ngày quốc tế phụ nữ! Tặng sơ lời cầu nguyện tựa bông hoa tươi thắm! Nguyện xin Chúa Giêsu – người tình đặc biệt của sơ – tiếp tục thắp lên ngọn lửa tình của Ngài để sưởi ấm trái tim của sơ. Nhờ đó người nữ tu của Chúa có thể sống rạng ngời trong niềm tin yêu trông cậy. Nếu lúc nào đó tình yêu trong sơ vơi đi, sức hấp dẫn của đời tu yếu dần, xin Chúa mau đến và ở lại trong trái tim sơ. Ước mong từ đó người nữ tu của Chúa lại được hồi sinh và tiếp tục yêu hết mình và tu hết tình.

Cầu nguyện cho nhau, sơ nhé!

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ
 
Nhà văn Mỹ gốc Việt từng đoạt giải văn chương Pulitzer năm 2016 nói về đức tin Công Giáo
Vũ Văn An
23:08 05/03/2017
Viet Thanh Nguyen là một người Mỹ gốc Việt, sinh tại Việt Nam và lớn lên tại Hoa Kỳ. Ông là một “phó” giáo sư tại Đại Học Nam California. Năm 2015, ông cho xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, tựa là The Sympathizer (Cảm Tình Viên) và cuốn tiểu thuyết này liên tiếp được các giải thưởng văn chương năm 2015 của Center for Fiction First Novel Prize và của Asian/Pacific American Award for Literature, giải văn chương năm 2016 của PEN/Faulkner Award for Fiction, của Dayton Literary Peace Prize, của Carnegie Medal for Excellence in Fiction, của Edgar Award for Best First Novel, và nhất là của Pulitzer Prize for Fiction.

Ông cũng là tác giả một cuốn sách thuộc lãnh vực học thuật tựa là Race and Resistance (Chủng Tộc và Đối Kháng) và thường xuyên viết truyện ngắn cho các tờ Best New American Voices, TriQuarterly, Narrative, và Chicago Tribune.

Chính vì thế, ông đã gom các câu truyện ngắn trên để xuất bản cuốn The Refugees (Các Người Tị Nạn) do nhà Grove Atlantic phát hành đầu năm 2017. Thầy Trần Quang, một tu sĩ Dòng Tên, đang học ngành nghiên cứu khoa học về ngăn ngừa, tập chú vào các nguy cơ và tính dễ phục hồi (resilience) của tuổi thơ tại Trường Cao Học Giáo Dục Havard, mới đây có cuộc phỏng vấn với nhà văn này, đăng trên tập san Công Giáo America, số ngày 02 tháng Hai, 2017.

Theo Thầy Quang, khi cuốn tiểu thuyết đầu tay đầy tính mạnh dạn và thôi miên The Sympathizer được giải thưởng Pulitzer năm 2016 về văn chương, ông Thanh rất đỗi ngạc nhiên. Cùng gia đình trốn thoát khỏi Việt Nam năm 1975 lúc còn tuổi thơ, Ông Thanh là nhà văn Mỹ gốc Việt đầu tiên lãnh giải Pulitzer. Cuốn The Sympathizer, bằng một văn phong mãnh liệt và châm biếm, đã cho thấy một cuộc đấu tranh với các vấn đề thuộc căn tính và lòng trung thành qua lời thú tội của một nhị trùng điệp viên Cộng Sản trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam, mà có người cho là Phạm Xuân Ẩn, một nhị trùng điệp viên có thật, người sau chiến tranh được Cộng Sản thăng chức thiếu tướng, dù từng cộng tác với bác sĩ Trần Kim Tuyến của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà và từng được du học ở Hoa Kỳ và gia nhập CIA của Mỹ.

Tháng này, Grove Atlantic cho phát hành cuốn The Refugees của Ông Thanh, một tuyển tập gồm các truyện ngắn ông từng viết trong 17 năm qua, nói về những bóng ma và chủ nghĩa ái quốc, bệnh tâm thần và sự bất trung, và các vai trò phái tính và đồng tính luyến ái cũng như nhiều chủ đề khác nói lên các căng thẳng và phức tạp trong cuộc tìm kiếm căn tính và lòng trung thành của người tị nạn. Các câu truyện này nhân bản hóa (humanize) những người Mỹ gốc Việt không luôn luôn thích ứng với mẫu người “thiểu số tiêu biểu” cứng ngắc. Chúng lấy một phần dân số Mỹ không luôn được máy rađa xã hội quét tới và đem họ ra để được lưu ý.

Thầy Quang vì thế đã nói chuyện với nhà văn họ Nguyễn qua Skype khi ông đang nghỉ lễ Giáng Sinh với gia đình tại San Jose. Cuộc phỏng vấn đã được biên tập và cô đọng.

Nhân bản hóa thù địch

Đối với nhận định của Thầy Quang cho rằng đọc cuốn The Refugees, độc giả khó đoán được ai là “kẻ thù thực sự”, Ông Thanh nói rằng: điều này phản ảnh chính kinh nghiệm của Ông đối với cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ. Có rất nhiều tình huống đến nỗi thực sự không có câu trả lời dễ dãi. Người ta đau khổ vì đủ loại chấn thương. Họ là các chủ thể nhân bản đang cố gắng sống còn ở Hoa Kỳ trong khi phải đương đầu với đủ thứ phức tạp rắc rối với gia đình họ, con cái họ và cả người bạn đời của họ nữa. Một số người có những chọn lựa tốt, nhiều người khác có những chọn lựa xấu và một số người có những chọn lựa mà hậu quả thì tùy bạn nhìn thế nào về chúng.

Đối với nhận định cho rằng tác giả có thiên bẩm trong việc nhân bản hóa các nhân vật thuộc các phe đối nghịch nhau, Ông Thanh cho hay: nhiệm vụ của chúng ta là nhân bản hóa các cộng đồng mà từ đó chúng ta xuất thân đối với những người không biết gì về chúng. Cần phải làm điều này, nhưng cũng rất có tính hạn chế vì các nhà văn không thuộc các nhóm thiểu số không cảm thấy có nghĩa vụ này. Họ không cảm thấy có bổn phận phải nhân bản hóa ai vì ai cũng hiểu tất cả đều là người nhân bản cả rồi. Nếu họ thuộc thành phần đa số và nếu độc giả của họ cũng là thành phần của đa số, thì đâu cần bạn phải giải thích tính nhân bản của cộng đồng bạn làm chi.

Về độc giả được tác giả nhắm, Ông Thanh cho rằng khi cho xuất bản cuốn The Refugees, ông nghĩ tới khá nhiều loại độc giả mà ông muốn nói với, không những người Mỹ nguyên tuyền và người Mỹ gốc Việt, mà còn cả các độc giả có ảnh hưởng tới nhà văn như các nhà bỉnh bút, đại lý và xuất bản. Và điều này khiến Ông mệt nhoài. Ông lo lắng đối với sự nghiệp của mình, danh tiếng của mình, và mọi thứ lo lắng phàm tục… Đối với cuốn The Sympathizer, ông có một loại độc giả rất khác, và loại độc giả này chính là Ông.

Ảnh hưởng giáo dục Công Giáo

Vì chủ đề đức tin, nhất là đạo Công Giáo, xuất hiện nhiều trong The Refugees, nên ông được hỏi những thứ như ảnh tượng, chuỗi Mân Côi có nhiều như trong gia đình Thầy Quang hay không? Ông Thanh nói rằng trong nhà ông, cha mẹ ông đặt ba ảnh tượng sau đây trên tường: ảnh Thánh Gia, ảnh Thánh Têrêxa và ảnh Đức Gioan Phaolô II. Với những điều này, Ông đã lớn khôn, vì cha mẹ Ông là những người Công Giáo rất sùng đạo. Các vị sinh tại Bắc Việt trước năm 1954, rồi sau đó, cùng làn sóng người Công Giáo chạy xuống Miền Nam. Ông được dưỡng dục thành người Công Giáo, đi học trường Công Giáo, rồi học trường Dự Bị Đại Học (prep school) của Dòng Tên, đi Lễ hàng tuần. Thành thử ông lớn lên tràn ngập thần thoại học Công Giáo, nếu đó là điều người ta muốn gọi, nhưng cả nền văn hóa Công Giáo nữa. Oái oăm thay, ông nói, “bất kể mọi tiền bạc và cố gắng mà cha mẹ tôi đã dành cho việc biến tôi thành một người Công Giáo, tôi không phải là một người Công Giáo rất tốt".

Tại trường Dự Bị Đại Học Bellarmine của Dòng Tên tại San Jose, một trường phần lớn dành cho học sinh da trắng và giầu có, Ông có một cảm nghiệm lẫn lộn. Một đàng, giáo dục ở đây tuyệt vời. Ông được đọc đủ mọi thứ mà phần đông người cùng tuổi với ông không được đọc. Ông đọc Faulkner, Joyce, và Karl Marx. Ông được ghi khắc sâu xa các giá trị phục vụ người khác của Dòng Tên và của Đạo Công Giáo, vốn là thành phần quan trọng trong học trình tại Bellarmine, và cái gia sản này còn mãi trong Ông… Nhưng đàng khác, trường này chủ yếu hoàn toàn da trắng, cả học trình phần lớn cũng da trắng, và điều này có một tác động tiêu cực đối với ông và các học sinh da mầu khác vào lúc đó. Ông bảo: “chúng tôi không có ý thức chính trị nào, nên không biết diễn tả mình là ai. Chỉ biết mình khác mà thôi”.

Vì chủ đề căn tính năng được nhắc tới trong cuốn The Refugees, nên tác giả được hỏi những vấn đề về nguồn cội và căn tính, chủng tộc và việc kỳ thị chủng tộc hiện nay ra sao đối với công dân Hoa Kỳ gốc Á Châu, Ông trả lời rằng: thế hệ người trẻ Hoa Kỳ gốc Á Châu hiện nay không có cùng một trải nghiệm như ông trước đây nữa. Họ coi việc làm người Hoa Kỳ gốc Á Châu là điều tự nhiên. Họ luôn được bao quanh bởi người Hoa Kỳ gốc Á Châu, cho nên ít có động lực nào khiến họ phải thắc mắc về căn tính của mình. Họ không bị kỳ thị, thậm chí còn cảm thấy mình như là thành phần của đa số nữa. Rất khác với thời tác giả bước chân vào đại học, nơi ông thích những môn nghiên cứu về người Hoa Kỳ gốc Á Châu hoặc về các nhóm sắc tộc nói chung.

Về các chủ đề trong tác phẩm, Ông Thanh cho biết không giống như The Sympathizer, là cuốn nặng quan điểm dị tính, đàn ông, do đó, hơi kỳ thị phái tính, trong The Refugees, tác giả cố gắng có được một cái nhìn bao quát hơn về dân số học trong cộng đồng Hoa Kỳ gốc Việt Nam.

Dĩ nhiên, vì yếu tố sắc tộc và chủng tộc, cộng đồng trên buộc phải nhìn mình như những người Việt trong một đất nước da trắng. Nhưng trong chính cộng đồng của mình, họ tự định nghĩa mình qua tính dục và phái tính, vị trí của mình như là đàn ông hay đàn bà, con gái hay con trai đang học làm đàn bà hay đàn ông. Họ ý thức rõ các chọn lựa họ đang đưa ra tùy theo phái tính và tính dục của họ. Đó cũng là thành phần của tấn kịch làm người Việt trên đất nước này. Tác giả lớn lên, nghe được nhiều câu truyện về bạo hành gia đình, về cha mẹ lạm dụng con cái, và đàn ông trở về Việt Nam và không trở lại đây nữa vì đã tìm được người bạn đời mới. Và nhiều người đánh mất căn tính của mình vì họ không còn là các gia trưởng nữa.

Tác giả mong người Hoa Kỳ gốc Việt tìm được một điều gì đó có liên quan tới họ trong tác phẩm này. Ông cũng mong tác phẩm được đọc ở Việt Nam, nơi có thật nhiều quan niệm sai lầm về đời sống của người Việt Nam hiện tản mác khắp thế giới.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngày Đông Ảm Đạm
Richard Drysdale
20:55 05/03/2017
NGÀY ĐÔNG ẢM ĐẠM
Ảnh của Richard Drysdale
Tuyết mùa đông, ôi tuyết sầu ảm đạm
Đơn sắc màu, trắng phủ khắp thế gian
Trắng hoang mang, không gian đầy lạnh lẽo
Lặng lẽ tìm, vô vọng…..ấm áp ơi!
(Trích thơ của Typn Huỳnh)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 28/02-06/03/2017: Con đường hiệp nhất giữa Anh Giáo và Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:46 05/03/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Hồng Y Bo kêu gọi: ''Hãy ăn năn để cứu hành tinh chúng ta đang sống; Hãy khẩn cấp bảo vệ môi trường sinh thái''

Đức Hồng Y Bo nói: “Hôm nay chúng ta đang phải đối diện với một cuộc hủy hoại môi trường, một thời điểm rất tinh tế mà chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng chống lại thảm họa sắp xảy ra này khi Ngài nói về tội thời đại, 'tội hủy hoại môi sinh' của cá nhân và tập thể của con người, phá hủy Đất Mẹ là Trái đất chúng ta đanh sinh sống”. Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám mục của Yangon, trong một bài phát biểu tại hội nghị các nữ tu của vùng châu Á và châu Đại Dương, hiện đang được tổ chức trong những ngày ở Yangon.

Đức Hồng Y nhận xét:... “Cái điều tệ hại đã làm dấy lên một khủng khoảng sinh thái đối với Mẹ Trái đất trước sự biến đổi khí hậu là có thật và hành tinh Trái đất quá nóng, gây ra hàng ngàn 'tai nạn môi trường”. Biến đổi khí hậu là một quả bom nguyên tử đang chờ bục phá! Chúng ta đang ở trên ngưỡng cửa của ngày cùng tận về sinh thái. Viễn kiến khủng hoảng về sinh thái này là kết quả của một chuỗi tội làm hủy hoại môi sinh đi ngược lại với công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa “.

Đại hội này đã hình thành một kháng thư do những người nữ tu của vùng châu Á và châu Đại Dương soạn: “Đây là điều cấp bách được hỗ trợ cho viễn ảnh tiên tri, biến họ thành những nhà truyền giáo của lòng thương xót hầu thúc đẩy tất cả làm việc bảo vệ cho môi sinh”. Hai tài liệu của Đức Giáo Hoàng về thông điệp Laudato si 'và Misericordiae vultus là tài liệu cho việc tham chiếu, Đức Hồng Y Bo cho biết: “Chúng tôi có thể nói về sự chuyển đổi sinh thái toàn cầu”, khi nhắc lại cụm từ đã được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phalô II giới thiệu và nhấn mạnh trước nạn bất công kinh tế và không bình đẳng.

Chỉ có 1% những người giàu có, Đức Hồng Y Bo nói, trên thực tế họ sở hữu 50% của cải trên thế giới: “Từ đây đem lại sự bất công về môi trường và bất công về sinh thái trước sự kiện nhà kính làm tăng vọt độ ấm toàn cầu do các quốc gia giàu mạnh. Chẳng hạn Hoa Kỳ, với một dân số khoảng 6% của thế giới, mà sản lượng khí thải nhà kính lên đến 40%. Ai sẽ lãnh nhận những hậu quả khôn lường này? Người nghèo và các nước nghèo bị tổn thương nhiều nhất trước sự tăng vọt độ nóng của toàn cầu! Gây ra các cơn lốc xoáy, động đất, lũ lụt, gây ra cảnh màn trời chiếu đất cho hàng ngàn nạn nhân trước các thảm họa tự nhiên.

Đây là một chủ nghĩa khủng bố môi trường sinh thái. Sức mạnh của thế giới này quyết định ai sẽ sống hay chết. Khủng bố kinh tế và môi trường sinh thái được tung ra chống người nghèo “. Đức Hồng Y nhắc lại nhu cầu “một cách tiếp cận tích cực trong cuộc chiến chống nghèo đói là bảo vệ thiên nhiên” và Ngài tuyên bố: “khủng hoảng môi trường sinh thái là một cuộc khủng hoảng về đạo đức, nó là một cuộc khủng hoảng hiện sinh: bản chất của nó là cắt xén do lòng tham lam kinh tế “.

“Nhân loại đã phá vỡ hiệp ước với thiên nhiên”, Ngài tiếp tục, “và đây là lý do tại sao đây là một vấn nạn luân lý sâu xa: tội hủy hoại môi trường sinh thái, chúng ta cần chuyển đổi sang làn sóng bảo vệ môi trường sinh thái và loan báo Tin Mừng môi sinh lành mạnh”.

Trước ngưỡng cửa Mùa Chay, Đức Hồng Y kêu gọi: “Hãy ăn năn, sự sáng tạo của Thiên Chúa đang gặp nguy cơ, chúng ta hãy thay đổi cuộc sống mình để cứu lấy hành tinh trái đất chúng ta đang sinh sống”

2. Án xin Phong thánh cho một số Tôi tớ Chúa

Đức Hồng Y Angelo Amato SDB, Chủ tịch Hội đồng Phong thánh đã đệ trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi Triều yết Hồ sơ xin Phong thánh cho một số các Tôi tớ Chúa.

Tử đạo:

- Tôi tớ Chúa Linh mục Tito Zeman, một linh mục người Slovakia thuộc Tu hội Salesian Don Bosco (1915-1969).

Nhân Đức Anh Hùng của các Tôi tớ:

- Tôi tớ Chúa Giám mục Octavio Ortiz Arrieta, người Peru thuộc Tu hội Salesians Don Bosco (1878-1958);

- Tôi tớ Chúa linh mục Antonio Provolo, người Ý, là Đấng sáng lập Tu hội Đức Maria chuyên lo giáo dục cho những người mù và câm điếc (1801-1842);

- Tôi tớ Chúa linh mục Antonio Repiso Martínez de Orbe, người Mexicô thuộc dòng Tên, sáng lập Tu hội Nữ tỳ Chúa Chiên (1856-1929);

- Tôi tớ Chúa María de las Mercedes Cabezas Terrera, người Tây Ban Nha, sáng lập Tu hội Truyền giáo Thánh Tâm Chúa Giêsu (1911-1993);

- Tôi tớ Chúa nữ tu Lucia Mẹ Vô Nhiễm (tên trên giấy khai sinh là Maria Ripamonti), người Ý thuộc Dòng Nữ tử Bác ái (1909-1954);

- Tôi tớ Chúa Pedro Herrero Rubio, một giáo dân người Tây Ban Nha (1904-1978);

- Tôi tớ Chúa Vittorio Trancanelli, một người giáo dân và một ông bố người Ý (1944-1998).

3. Buổi cử hành đại kết nhân dịp hoàn thành việc trùng tu Mộ Thánh.

Ngày 22 tháng 03 tới đây, một buổi phụng vụ đại kết sẽ được cử hành tại nhà thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem, nhân dịp hoàn thành việc trùng tu Mộ Chúa Giêsu.

Ngay chính giữa Nhà Thờ Mộ Thánh, là một cấu trúc, tiếng Anh gọi là Edicule, được xây bao phủ quanh Mộ Chúa Giêsu.

Sau 9 tháng thực hiện việc trùng tu, các Giáo Hội Công Giáo, Chính thống Hy lạp và Armeni Tông truyền - coi sóc đền thờ thánh Anatasio - đã cùng nhau quyết định rằng các khách hành hương và du khách sẽ có thể thăm viếng Mộ Chúa Giêsu, sau khi các giàn giáo bao quanh được tháo gỡ.

Antonia Mariopoulou, kỹ sư của Học viện bách nghệ của Athen và điều hợp viên khoa học của công trình chia sẻ: “9 tháng trùng tu đã được đánh dấu bởi những thời khắc lịch sử. Ðầu tiên là việc mở Mộ Chúa Giêsu vào tháng 10 - lần đầu tiên sau 200 năm - và là lần thứ 3 trong lịch sử.” Bà nói tiếp: “Chúng tôi đã thấy một lớp đá cẩm thạch và dưới đó, một lớp đá cẩm thạch khác màu xám, bị phủ bởi bị đất. Với sự cho phép của 3 cộng đoàn Kitô giám quản, chúng tôi đã đào lớp đất này lên. Chúng tôi đã tìm thấy, chứ không phải là khám phá ra, một phiến đá được chạm khắc và chúng tôi đã hiểu chính ở đây, một ai đó được chôn cất, ở đây, xác của Chúa Giêsu được đặt ở đây.”

Cấu trúc Edicule bằng đá cẩm thạch, được xây dựng từ năm 1809-1810, là công trình xây dựng cuối cùng sau công trình thế kỷ thứ IV, trên ngôi mộ chứa xác Chúa Giêsu, sau khi được hạ xuống khỏi thập giá. Kiến trúc nhanh chóng có những dấu hiệu không chắc chắn; sự thay đổi của vữa, thời tiết, khói nến hay hơi thở của số đông du khách và khách hành hương đã làm cho công trình thêm suy yếu.

Trong 9 tháng, các chuyên gia và nhân công đã làm việc hết mình, ngày cũng như đêm, làm một công việc tỉ mỉ và phục hồi tinh tế. Edicule đã bị tháo dỡ hoàn toàn; tẩy sạch, gia cố, được xây dựng lại như ban đầu. Chỉ những mảnh không thể phục hồi mới bị thay thế.

4. Hơn 10 triệu trẻ em Syria phải hứng chịu hậu quả của chiến tranh.

Tổ chức UNICEF Nhi đồng thế giới trực thuộc Liên Hiệp Quốc vừa lên tiếng kêu gọi bảo vệ quyền của trẻ em tại Syria.

Nhân dịp các phe phái liên hệ trong cuộc chiến tại Syria, được kêu gọi tái khai diễn cuộc hòa đàm dự định tổ chức tại Genève, Thụy Sĩ, UNICEF kêu gọi chú ý đến số phận của hơn 10 triệu trẻ em đang phải hứng chịu hậu quả của chiến cuộc kéo dài từ gần 6 năm nay tại đây.

Chỉ trong gần 2 tháng đầu năm 2017, đã có ít nhất 20 em tử thương trong các cuộc tấn công hay giao tranh và bao nhiêu em khác bị thương, trong số này có cả một bé gái mới sinh 1 ngày. Ngoài ra khoảng 2 triệu trẻ em khác không được cứu trợ khẩn cấp.

Cho tới lúc này, chỉ có 3 lần các tổ chức cứu trợ thiện nguyện có thể đi vào những lãnh thổ giao tranh để cứu cấp người bị thương. Trên toàn nước Syria, trẻ em tiếp tục đau khổ vì bạo lực chiến tranh và vì thiếu mọi nhu cầu cơ bản nhất hầu sống còn.

UNICEF lập lại những lời kêu gọi hướng đến cộng đồng thế giới và nhất là những phe lâm chiến, hãy làm sao để khẩn cấp ngưng tiếng súng đạn. Hơn 10 triệu trẻ em Syria đang trực tiếp hứng chịu hậu quả cuộc chiến tàn khốc vô nhân này chỉ mong muốn một điều duy nhất là hòa bình để chúng có thể phục hồi cuộc sống trẻ thơ của mình.

5. Vẫn còn 653 triệu người thiếu dinh dưỡng trên toàn thế giới.

Tổ chức Lương Nông quốc tế, gọi tắt là FAO, có trụ sở tại Roma đã lên tiếng báo động rằng nếu không có những nỗ lực dấn thân cần thiết thì vào năm 2030, vẫn còn 653 triệu người thiếu dinh dưỡng trên toàn thế giới.

Lời báo động này được đưa ra trong báo cáo mới công bố của tổ chức FAO với tựa đề: Tương lai thực phẩm và nông nghiệp: khuynh hướng và thách đố. Trong đó, tổ chức nhấn mạnh rằng nếu không có những nỗ lực mới nhắm thăng tiến phát triển nơi các dân tộc nghèo khó, giảm thiểu sự chênh lệch và bảo vệ những kẻ yếu đuối nhất, thì vào năm 2030 tới đây, vẫn còn 653 triệu người thiếu dinh dưỡng.

Khả năng tìm kiếm thực phẩm của con người trong tương lai đang bị đe dọa bởi khai thác tài nguyên thiên nhiên quá độ, sự tăng trưởng bất công xã hội và đe dọa thay đổi khí hậu.

Báo cáo nhấn mạnh là mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong cuộc chiến chống nạn đói và thiếu dinh dưỡng trong ba thập niên gần đây, sự gia tăng sản xuất thực phẩm nhiều khi đã được thực hiện với sự phá hủy môi trường thiên nhiên, vượt quá khả năng của trái đất.

Tổ chức FAO ước lượng vào năm 2050, dân số thế giới sẽ lên đến khoảng 10 tỷ người và nhu cầu thực phẩm toàn cầu gia tăng 50% so với hiện nay. Ðiều này có nghĩa là trái đất sẽ phải cố gắng sản xuất thêm 50% nữa, mặc dù hiện nay đang lâm vào tình trạng kiệt quệ. Rồi sẽ có thêm các biến đổi thực phẩm ăn kiêng vì quá dư thừa, tiêu thụ nhiều thịt thà, hoa trái rau củ đã được pha chế, khiến tài nguyên thiên nhiên bị lạm dụng đến mức tối đa. Ðó là chưa kể đến hậu quả của mối nguy biến đổi khí hậu như hạn hán hay mưa lũ bão tố làm giảm hạ lượng thực phẩm thu hoạch và có thể dẫn đến tình trạng đói kém.

Chính vì thế, tổng giám đốc FAO ông José Da Silva kêu gọi thế giới đầu tư nhiều hơn vào các hệ thống nông nghiệp và sản xuất thực phẩm, song song với những nghiên cứu phát triển hầu tìm ra những phương thế mới, có thể chịu đựng được trong lãnh vực sản xuất, đặc biệt là tìm ra những biện pháp giải quyết việc thiếu nước dùng và đối diện với các nguy hại của hiện tượng biến đổi thời tiết.

6. Đức Thánh Cha tiếp kiến cộng đồng Capodarco

Trong buổi tiếp kiến 2,600 thành viên cộng đồng Capodarco sáng ngày 25 tháng 2, Đức Thánh Cha khích lệ cộng đồng này trong việc đón nhận và hội nhập những người khuyết tật hoặc gặp các khó khăn khác nhau.

Cộng đồng này do Cha Franco Monterubbianese sáng lập cách đây 50 năm sau khi hành hương tại Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức và Loreto, và hiện nay có 14 chi nhánh tại các miền ở Italia. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có Cha Vinicio Albanesi, đương kim chủ tịch của Cộng đồng Capodarco.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhận xét rằng chất lượng cuộc sống trong xã hội phần lớn được đo lường theo khả năng xã hội ấy có bao gồm những người yếu thế và túng thiếu trong niềm tôn trọng nhân phẩm của họ hay không.. Cả những người khuyết tật và yếu đuối về thể lý, tâm lý hoặc luân lý cũng phải được tham gia vào đời sống xã hội và được giúp đỡ để thực thi các tiềm năng của mình trong các chiều kích khác nhau”.

Từ tiền đề trên đây, Đức Thánh Cha ca ngợi hoạt động từ 5 chục năm qua của cộng đồng Capodarco , quan tâm tới cuộc sống và lắng nghe những người có khả năng bị giới hạn. Ngài nói: “Phương pháp tiếp cận của anh chị em đối với những người yếu thế vượt lên trên thái độ duy đạo đức hoặc duy trợ giúp, để tạo điều kiện cho những người gặp khó khăn giữ vai chính trong cộng đoàn, không khép kín vào mình, nhưng cởi mở đối với xã hội.

Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng: “Tôi khích lệ anh chị em tiếp tục con đường này, đề cao hoạt động của chính những người khuyết tật. Đứng trước các vấn đề kinh tế và những hậu quả tiêu cực của sự hoàn cầu hóa, cộng đồng của anh chị em tìm cách giúp đỡ những người bị thử thách không cảm thấy mình bị loại trừ, hoặc bị gạt ra ngoài lề, trái lại bước đi hàng đầu, làm chứng về kinh nghiệm bản thân của họ. Vấn đề ở câu là thăng tiến phẩm giá và sự tôn trọng mỗi người, giúp những người cảm thấy bị thất bại trong cuộc sống cảm thấy được sự dịu dàng của Thiên Chúa là Cha yêu thương mỗi thụ tạo của Ngài.

7. Đức Thánh Cha tiếp khóa học về hôn nhân và gia đình

Sáng ngày 25 tháng 2, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến 350 cha sở và các linh mục tham dự khóa học về hôn nhân và gia đình. Ngài kêu gọi các vị giúp chuẩn bị hôn nhân cho người trẻ và giúp giải hôn phối cho những cặp gặp khó khăn và tin rằng hôn phối của họ kết ước bất thành.

Khóa họp do Tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma tổ chức với các vị thẩm phán giảng huấn trong khóa học.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng các cha sở, các linh mục là những người đầu tiên tiếp xúc với các bạn trẻ muốn cử hành hôn phối và những người đã kết hôn mà gặp khó khăn, hoặc hôn nhân của họ bị tan vỡ và muốn khởi sự tiến trình xin xác nhận hôn nhân vô hiệu. Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục hãy đồng hành với họ để làm chứng tá và nâng đỡ các tín hữu ấy, làm chứng về bản chất của bí tích hôn phối như hình ảnh của Thiên Chúa là cộng đoàn hiệp thông trọn vẹn giữa Ba Ngôi.

Đức Thánh Cha nói rằng: “Anh em cũng hãy quan tâm nâng đỡ những người nhận thấy cuộc kết hợp của họ không phải là một bí tích hôn phối đích thực và muốn ra khỏi tình trạng ấy. Trong công tác tế nhị và cần thiết này, anh em hãy làm sao để các tín hữu nhận thấy anh em không phải là những chuyên gia bàn giấy hoặc chuyên gia về các qui luật pháp lý, nhưng như những người anh đặt mình trong thái độ lắng nghe và cảm thông. Đồng thời anh em cũng hãy gần gũi với lối sống của Tin Mừng trong việc gặp gỡ và đón tiếp những người trẻ muốn sống chung mà không kết hôn. Trên bình diện tinh thần và luân lý, họ thuộc vào số những ngừơi nghèo và bé nhỏ mà Giáo Hội muốn là người Mẹ không bỏ rơi họ, theo gương Thầy và Chúa của chúng ta, nhưng gần gũi và chăm sóc họ.

8. Bài giảng của Ðức giáo hoàng Phanxicô trong giờ hát Kinh Chiều tại nhà thờ “Các Thánh” của Anh giáo ở Roma.

Trước khi kết thúc chương trình, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em, toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha tại nhà thờ Các Thánh của Anh Giáo.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Chúa Nhật 26 tháng Hai năm 2017, Ðức giáo hoàng Phanxicô đã đến thăm Nhà thờ “Các Thánh” của Anh giáo ở Roma để dự lễ kỷ niệm 200 năm ngày Giáo Hội Anh giáo cử hành phụng vụ lần đầu tiên ở Roma, tức là ngày 27 tháng Mười năm 1816.

Trong dịp này, Ðức giáo hoàng đã tham dự giờ Kinh Chiều theo phụng vụ Anh giáo; và tại buổi hát Kinh Chiều này, Ðức giáo hoàng đã có bài giảng như sau:

Anh Chị Em thân mến,

Tôi muốn cảm ơn Anh Chị Em đã có nhã ý mời tôi tham dự lễ kỷ niệm này của giáo xứ cùng với Anh Chị Em. Hơn hai trăm năm đã qua kể từ khi buổi phụng vụ Anh giáo công khai đầu tiên được tổ chức tại Roma dành cho một nhóm cư dân người Anh ở thành phố này. Từ đó đã có bao thay đổi ở Roma và trên thế giới. Trong hai thế kỷ qua, cũng đã có nhiều đổi thay giữa Anh giáo và Công Giáo, là những người trong quá khứ đã từng nhìn nhau với ánh mắt nghi ngờ và thù địch. Ngày nay, với tâm tình tạ ơn Chúa, chúng ta nhận ra nhau như chúng ta thật sự là thế: anh chị em trong Chúa Kitô, qua phép rửa chung của chúng ta. Như những người bạn và những người hành hương, chúng ta muốn cùng nhau tiến bước, cùng nhau đi theo Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta.

Anh Chị Em đã mời tôi làm phép cho bức ảnh Chúa Kitô Cứu Thế. Chúa Kitô nhìn chúng ta, và ánh mắt của Chúa là ánh mắt của sự cứu rỗi, của tình yêu và lòng thương xót. Cũng chính ánh mắt đầy thương xót ấy đã đâm thấu con tim của các Tông đồ, là những người bỏ lại quá khứ sau lưng để bắt đầu một hành trình đời sống mới, để đi theo và loan báo Chúa. Trong bức icôn này, khi Chúa Giêsu đoái nhìn chúng ta, Người như cũng mời gọi chúng ta: “Con có sẵn sàng từ bỏ mọi sự của quá khứ của con để theo Thầy không? Con có muốn làm sứ giả tình yêu và lòng thương xót của Thầy không?”

Ánh mắt xót thương của Thiên Chúa là khởi nguồn của toàn bộ thừa tác vụ Kitô giáo. Tông đồ Phaolô nói với chúng ta điều ấy, qua những lời ngài viết cho các tín hữu Côrintô mà chúng ta vừa nghe. Ngài viết: “Thiên Chúa đoái thương giao cho chúng tôi công việc phục vụ, nên chúng tôi không sờn lòng nản chí” (2 Cr 4, 1). Thừa tác vụ của chúng ta xuất phát từ lòng thương xót của Thiên Chúa, lòng thương xót ấy nâng đỡ tác vụ của chúng ta và giữ cho nó luôn có sức sống.

Thực tế, không phải lúc nào Thánh Phaolô cũng có mối tương quan dễ chịu với cộng đoàn ở Corintô, như những bức thư của ngài đã cho thấy. Ðã từng có một chuyến viếng thăm đau xót đến cộng đoàn này, với những lời lẽ mạnh mẽ trong thư viết. Nhưng đoạn này cho thấy Phaolô đã vượt qua những bất đồng trong quá khứ. Khi sống sứ vụ của mình trong ánh sáng của lòng thương xót đã đón nhận, ngài không đầu hàng những chia rẽ, nhưng ra sức hoà giải. Khi chúng ta, cộng đoàn những Kitô hữu được rửa tội, thấy mình đứng trước những bất đồng và quay về với dung mạo đầy thương xót của Chúa Kitô để vượt qua những bất đồng ấy, chúng ta sẽ yên tâm biết rằng mình đang làm như Thánh Phaolô đã làm nơi một trong những cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên.

Thánh Phaolô đã xoay xở với công việc này như thế nào, đã bắt đầu từ chỗ nào? Bằng lòng khiêm tốn, vốn không chỉ là một đức tính đẹp, nhưng còn là một vấn đề về căn tính. Phaolô tự nhận mình là một người tôi tớ, ngài không rao giảng chính mình, nhưng rao giảng Ðức Giêsu Kitô là Chúa (c. 5). Và ngài thi hành sứ vụ này theo lòng thương xót được bày tỏ cho ngài (c. 1.): không dựa vào khả năng hay sức mạnh của chính mình, nhưng tin tưởng rằng Thiên Chúa đang dõi nhìn và lấy lòng thương xót nâng đỡ sự yếu đuối của mình. Trở nên khiêm tốn có nghĩa là ra khỏi mình, nhìn nhận mình phụ thuộc vào Thiên Chúa như một người ăn xin lòng thương xót: đây là điểm khởi đầu để Thiên Chúa có thể hoạt động trong chúng ta. Một vị cựu chủ tịch Hội đồng Thế giới các Giáo Hội đã mô tả việc truyền giáo của Kitô giáo là “một người ăn xin bảo một người ăn xin khác biết có thể xin bánh ở đâu”. Tôi tin là Thánh Phaolô cũng đồng ý như thế. Ngài cảm nhận mình đã “được nuôi dưỡng bằng lòng thương xót” và ưu tiên của ngài là chia sẻ bánh cho những người khác: đó là niềm vui được Chúa yêu và yêu Chúa.

Ðó là điều quý giá nhất của chúng ta, là kho tàng của chúng ta, và chính trong bối cảnh này mà Phaolô trình bày một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của ngài, hình ảnh mà mọi người chúng ta có thể áp dụng cho chính mình: “chúng tôi chứa đựng kho tàng ấy trong những bình sành” (c. 7). Chúng ta chỉ là những chiếc bình sành, nhưng chúng ta lại mang trong mình những kho tàng vĩ đại nhất của thế gian. Các tín hữu Corintô biết rõ rằng thật là ngu ngốc khi đựng đồ quý giá trong bình sành, tuy rẻ tiền nhưng dễ vỡ. Ðựng đồ giá trị trong đó sẽ có nguy cơ bị mất. Phaolô, một tội nhân được tha thứ, đã khiêm tốn nhận ra mình mong manh như chiếc bình sành. Nhưng ngài cảm nghiệm và biết rằng chính ở nơi đó mà đau khổ của con người mở ra cho hành động thương xót của Thiên Chúa; Chúa thực hiện những điều kỳ diệu. Ðó là cách thức “quyền năng phi thường” của Thiên Chúa hoạt động (c. 7).

Tin tưởng vào sức mạnh khiêm tốn này, Phaolô phục vụ Tin Mừng. Nói về mấy kẻ chống đối ngài ở Corintô, Phaolô gọi họ là những “Tông đồ siêu đẳng” (2 Cr 12,11), có lẽ có chút mỉa mai, vì họ đã phê bình ngài là yếu đuối còn họ thì không. Trái lại, Phaolô dạy rằng chỉ khi nào chúng ta nhận mình là những bình sành yếu đuối, là những tội nhân luôn cần đến lòng thương xót, thì kho tàng của Thiên Chúa mới được tuôn đổ vào chúng ta và qua chúng ta, cho những người khác. Bằng không, chúng ta sẽ chỉ chất đầy các kho báu của mình, vốn hư thối trong những chiếc bình ra vẻ xinh đẹp. Nếu chúng ta nhận ra yếu đuối của mình và xin ơn tha thứ, thì lòng thương xót chữa lành của Thiên Chúa sẽ tỏa sáng ở trong chúng ta và sẽ tỏ lộ ra bên ngoài; qua chúng ta, một cách nào đó những người khác sẽ nhận thấy vẻ đẹp khả ái của dung mạo Chúa Kitô.

Một lúc nào đó, có lẽ vào lúc khó khăn nhất của cộng đoàn ở Côrintô, Tông đồ Phaolô đã huỷ chuyến viếng thăm Corintô mà ngài đã dự định, cũng như không nhận những quà tặng của họ mà lẽ ra ngài sẽ nhận (2 Cr 1,15-24). Mặc dù những căng thẳng vẫn tồn tại trong tình bạn giữa hai bên, nhưng những căng thẳng ấy không phải là tiếng nói cuối cùng. Mối tương quan đã được phục hồi và Phaolô lại đón nhận những tặng phẩm để giúp đỡ Giáo Hội tại Giêrusalem. Các tín hữu ở Corintô lại tiếp tục cộng tác với các cộng đoàn khác đã được Phaolô đến thăm, để nâng đỡ những ai túng thiếu. Ðây là một dấu hiệu mạnh mẽ của sự hiệp thông được đổi mới. Công việc mà cộng đoàn của Anh Chị Em đang thực hiện cùng với các cộng đoàn nói tiếng Anh khác ở Roma có thể được nhìn trong ánh sáng này. Thật vậy, sự hiệp thông vững chắc đang phát triển và được xây dựng khi mọi người cùng nhau làm việc để giúp đỡ những ai túng thiếu. Nhờ chứng tá chung trong công việc bác ái, khuôn mặt đầy thương xót của Chúa Giêsu trở nên hữu hình trong thành phố của chúng ta.

Là người Công Giáo và người Anh giáo, chúng ta khiêm tốn tạ ơn vì, sau nhiều thế kỷ nghi kỵ lẫn nhau, giờ đây chúng ta nhận ra được rằng ân sủng hiệu quả của Chúa Kitô cũng đang hoạt động nơi người khác. Chúng ta tạ ơn Chúa vì mong muốn xích lại gần nhau hơn giữa các Kitô hữu đang gia tăng, biểu lộ trong việc cùng nhau cầu nguyện và cùng nhau làm chứng cho Tin Mừng, nhất là nơi nhiều hình thức phục vụ của chúng ta. Ðôi khi, tiến độ trong hành trình hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn của chúng ta dường như chậm lại và bấp bênh, nhưng hôm nay chúng ta lại được khích lệ qua cuộc gặp gỡ này. Lần đầu tiên, một Giám mục Roma đến thăm cộng đoàn của Anh Chị Em. Ðó là một hồng ân và cũng là một trách nhiệm: trách nhiệm củng cố mối quan hệ của chúng ta, để ca ngợi Chúa Kitô, trong việc phục vụ Tin Mừng và phục vụ thành phố này.

Chúng ta hãy khích lệ nhau trở nên những người môn đệ của Chúa Giêsu càng ngày càng trung tín, càng ngày càng thoát khỏi những thành kiến của mình trong quá khứ và càng ngày càng mong muốn cầu nguyện cho người khác và với người khác. Một dấu hiệu tốt đẹp của mong muốn này là hôm nay diễn ra “lễ kết nghĩa” giữa giáo xứ Các Thánh của Anh Chị Em và giáo xứ Các Thánh Công Giáo. Nguyện xin các thánh của mỗi hệ phái Kitô giáo, đang hiệp thông trọn vẹn trên Giêrusalem thiên quốc, mở ra cho chúng ta dưới trần thế này con đường có thể dẫn đến một hành trình Kitô giáo huynh đệ chung. Nơi nào chúng ta hiệp nhất trong Danh Chúa Giêsu, nơi đó có Chúa (x. Mt 18,20), và Ngài đưa mắt xót thương nhìn đến chúng ta, kêu gọi chúng ta hiến thân trọn vẹn cho hiệp nhất và tình yêu. Xin tôn nhan Chúa chiếu soi Anh Chị Em, gia đình của Anh Chị Em và toàn thể cộng đoàn này!