Ngày 01-03-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ III Mùa Chay B. 4.3.2018
Lm Francis Lý văn Ca
04:20 01/03/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến.
Hôm nay, chúng ta bắt đầu tuần thứ III của Mùa Chay Thánh, Mùa chuẩn bị tâm hồn các tín hữu đón nhận Mầu Nhiệm Phục Sinh. Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu ý nghĩa thế nào về sự chuẩn bị ấy.
Đời sống của người tín hữu không chỉ căn cứ vào việc tuân giữ các giới răn của Chúa truyền dạy qua Môisen, cũng như các điều luật trong Tân Ước, nhưng đời sống đó còn phải rập theo gương mẫu của Đấng đã chết treo trên thập tự. Các bài đọc hôm nay sẽ gợi lại cho chúng ta một gương mẫu sống thực cho mỗi Kitô hữu trước những đòi hỏi phải chu toàn hay thực hiện trong đời sống hằng ngày.
Qua chủ đề của các bài đọc và bài chia sẻ của linh mục hôm nay, chúng ta sẽ có nhiều điều cần phải kiểm điểm và nhiều thái độ cần phải sửa chữa. Vì Chúa là Cha đầy lòng nhân từ, luôn sẵn sàng tha thứ những lầm lỗi thiếu sót, nếu chúng ta thành tâm thống hối.
Với những tư tưởng cbuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Chúa truyền 10 giới răn qua Môisen. Đây là những điều luật căn bản cho cuộc sống của thế hệ đã qua, hôm nay và ngày mai. Chúng ta luôn thi hành những điều Chúa truyền dạy.

TRƯỚC BÀI II:
Đôi lúc người đời chê bai, dèm pha và mỉa mai chúng ta là những kẻ mê tín. Nhưng thánh Phaolô nhắc nhở: dưới mắt người đời chúng ta là kẻ ngu dại, nhưng trước mắt Đấng Tối Cao, chúng ta là những người khôn ngoan.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa nổi giận trong Đền Thờ khi thấy cảnh trang nghiêm nơi nhà Cha không được người ta kính nể... Thái độ của chúng ta ngày nay ra sao? Khi đến nhà thờ, hay Trung Tâm dâng lễ có tham dự trọn lễ nghi hay không? Nghiêm trang trong cách ăn mặc và có những cử chỉ tôn kính nhà của Chúa không?

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cách thức cầu nguyện cùng Thiên Chúa Cha. Giờ đây, chúng ta cùng dâng lên Thiên Chúa những nhu cầu của cộng đòan và thế giới chúng ta đang sống:

1. Xin cho sứ điệp Mùa Chay mà Giáo Hội kêu mời, dựa trên Tin Mừng Chúa Giêsu rao giảng, sẽ đem lại cho mỗi người sự ăn năn hối cải, đi đôi với quả tim rộng mở, hướng đến tha nhân trong tâm tình rộng lượng và chia sẻ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em tân tòng, đang chuẩn bị để gia nhập vào Giáo Hội, trong Mùa Phục Sinh năm nay. Xin cho họ tìm được niềm cậy trông và phó thác vào Thiên Chúa là Đấng toàn năng. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Với chủ đề thăng tiến bản thân, trở về với Chúa trong Mùa Chay và Phục Sinh năm nay, xin Chúa giúp chúng ta sống hoàn thiện hơn và đem những anh chị em khác trở về với mái ấm cộng đoàn-xứ đạo. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Nhà Chúa là nơi gặp gỡ Thiên Chúa trong phụng thờ; gặp gỡ Anh Chị Em trong tình Cộng Đoàn-Xứ Đạo… Xin cho mỗi người chúng ta luôn biết kính trọng Nhà Chúa trong tư cách và niềm nở với Anh Chị Em mỗi khi gặp gỡ trong Nhà Cha của chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho những tín hữu của Chúa đã qua đời, những linh hồn vì lòng hiếu thảo chúng ta phải luôn nhớ đến họ trong lời nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Cha, là Đấng hay thương xót, xin nghe lời chúng con cầu xin. Xin đổ tràn tâm hồn chúng con lòng yêu thương của Chúa. Xin Chúa giúp chúng con sống trung thành với Chúa và đồng hành với Giáo Hội đến hơi thở cuối cùng. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm B
Lm. Anthony Trung Thành
11:21 01/03/2018
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Chay – Năm B

Đoạn Tin mừng hôm nay kể lại câu chuyện Đức Giêsu đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi sân đền thờ Giê-ru-sa-lem. Lý do Ngài làm như vậy là vì: Đền thờ là nơi tôn nghiêm, Đền thờ là nơi Thiên Chúa ngự trự, Đền thờ là nơi dành để dân thập phương qui tụ lại để cầu nguyện và dâng tiến lễ vật cho Thiên Chúa nhưng người Do thái đã biến thành nơi buôn bán.

Thật vậy, từ thời Cựu ước, dân Thiên Chúa đã đặt niềm tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đền Thờ. Niềm tin đó dựa vào những sự kiện sau đây:

Sự kiện thứ nhất là giấc mơ của tổ phụ Gia-cóp tại Bết Ên: Sau khi ra khỏi Bơ-e Se-va và đi về Kha-ran, Gia-cóp đến một nơi kia và nghỉ đêm tại đó vì mặt trời đã lặn. Gia-cóp lấy một hòn đá để gối đầu và nằm ngủ ở đó. Gia-cóp chiêm bao thấy một chiếc thang dựng dưới đất, đầu thang chạm tới trời, trên đó có các sứ thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống. Thiên Chúa đứng bên trên thang và hứa với ông nhiều điều: ban đất cho ông, dòng dõi ông đông đúc như sao trên trời, sẽ ở với ông, gìn giữ ông…(x. St 28, 10-22). Sau giấc mơ, tổ phụ Gia-cóp đã thốt lên rằng: “Quả thật, có ĐỨC CHÚA ở nơi này mà tôi không biết!”; “Nơi này đáng sợ thay! Đây là nhà của Thiên Chúa, là cửa trời, chứ không phải là gì khác.”;

Sự kiện thứ hai là Nhà xếp: Sau khi giải phóng dân Do thái khỏi ách nô lệ Ai-cập, ông Mô-sê được lệnh bởi trời dựng Nhà xếp tức là thánh đường di động để dành riêng cho Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn luôn hiện diện trong Nhà xếp để đồng hành với dân Người. Cho nên, ông Mô-sê mới khẳng định rằng: “Phải, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người?” (Đnl 4,7);

Sự kiện thứ ba diễn ra tại Đền Thờ Giê-ru-sa-lem: Khi Sa-lo-mon vừa cung hiến thánh đường Giê-ru-sa-lem mà ông đã xây xong, ông truyền đem Hòm bia giao ước vào Đền thờ thì có áng mây sà xuống bao phủ nơi cực thánh, hình ảnh đó là dấu chỉ Thiên Chúa ngự xuống giữa dân Người (x. 1V 8,10-11).

Tuy nhiên, Bết Ên, Nhà xếp hay Đền thờ Giê-ru-sa-lem chỉ là hình bóng của Nhà thờ (Thánh đường) Công Giáo ngày nay. Người Công Giáo tin tưởng có Chúa ngự thật trong Nhà thờ. Vì nơi Nhà thờ đã được làm phép hay cung hiến luôn có cất giữ Thánh Thể, tức là có Đức Giêsu hiện diện cả nhân tính lẫn thần tính.

Vì sự hiện diện của Chúa nơi Nhà thờ nên người giáo giáo luôn gắn bó với Nhờ thờ. Hầu hết các sinh hoạt quan trọng trong cuộc đời của người Công Giáo đều diễn ra tại Nhà thờ: Khi mới sinh ra, chúng ta được cha mẹ đem đến Nhà thờ để lãnh nhận Bí tích Rửa tội, trở thành con cái Thiên Chúa. Khi đến tuổi khôn, chúng ta được học giáo lý và lãnh nhận Bí tích Giao hòa cũng tại Nhà thờ. Sau khi lãnh nhận Bí tích Giao hòa lần đầu chúng ta được lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Từ đó, chúng ta có thể đến Nhà thờ hằng ngày để tham dự thánh lễ Misa và lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Khi đến tuổi trưởng thành, chúng ta được lãnh nhận Bí tích Thêm sức với đầy đủ bảy ơn cả của Chúa Thánh Thần cũng tại nhà thờ. Các anh chị đến tuổi lập gia đình cũng đem nhau đến nhà thờ để thề nguyền chu toàn các bổn phận vợ chồng, cha mẹ trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh. Những người sống đời dâng hiến được cam kết với Chúa và Giáo hội bằng một nghi thức truyền chức hay khấn dòng cũng được diễn ra tại Nhà thờ. Khi kết thúc cuộc đời trần thế, mỗi người Công Giáo cũng được đem đến Nhà thờ để được linh mục dâng thánh lễ và cử hành các nghi thức sau hết.

Ngoài ra, Nhà thờ là nơi người Công Giáo có thể đến để thi hành những nhiệm vụ khác liên quan đến phần rỗi đời đời, đó là việc thờ phượng Thiên Chúa. Thờ phượng Thiên Chúa không chỉ mang tính riêng tư mà còn mang tính tập thể, cộng đoàn. Vì Nhà thờ là nơi thích hợp nhất để cầu kinh, ca hát, xin ơn, cảm tạ, chúc tụng Thiên Chúa. Vì Nhà thờ là nơi chúng ta được bồi dưỡng bởi ơn trên bằng việc cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích. Vì Nhà thờ là nơi chúng ta được nghe Lời Chúa, được nghe giảng dạy để mọi người hiểu đúng giáo lý và sống tốt bổn phận của mình. Vì Nhà thờ là nơi chúng ta được sống hiệp thông với Thiên Chúa và liên kết với mọi thành viên trong cộng đoàn xứ đạo và trong Giáo hội.

Chính vì Nhà thờ là nhà của Chúa, là nơi Chúa ngự và là nơi diễn ra các sinh hoạt quan trọng trong cuộc đời người kitô hữu nên Nhà thờ rất cần thiết. Thông thường, mỗi giáo xứ, giáo họ đều có một Nhà thờ hay nhà nguyện. Nhà thờ hay nhà nguyện thường được xây dựng nên bởi công sức của mọi thành phần trong giáo xứ. Người Công Giáo thường rất quảng đại trong việc đóng góp công của để xây dựng Nhà thờ. Không những nhiệt tình khi xây dựng mà họ còn ra sức bảo vệ Nhà thờ có khi bất chấp cả tính mạng. Đúng như thánh vịnh : “Lòng nhiệt thành lo việc nhà Chúa làm hao tổn thân tôi” (Tv 68.10).

Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng có tinh thần đóng góp công của để xây dựng Nhà thờ hay nhiệt thành trong việc bảo vệ Nhà thờ. Đó là điều mà mỗi người Công Giáo chúng ta phải xét mình lại. Nếu ngày hôm nay, Đức Giêsu đến một số các Nhà thờ Công Giáo chắc chắn Ngài cũng sẽ nỗi nóng và xua đuổi nhiều người ra khỏi Nhà thờ hay khuôn viên Nhà thờ. Đó là thái độ của những người xả rác bừa bãi trong khuôn viên hay thậm chí trong Nhà thờ. Đó là thái độ của những người cố tình ngồi ngoài nhà thờ để tham dự thánh lễ trong khi bên trong nhà thờ vẫn còn nhiều chỗ. Đó là thái độ thiếu tôn kính của nhiều người khi vào Nhà thờ: đứng ngồi không ngay ngắn, nói chuyện riêng, nghe điện thoại, quay fim chụp hình và làm những việc riêng khác đang khi tham dự thánh lễ. Đó là chưa nói tới hiện tượng phá nhà thờ bởi các nhà chức trách tại một số nước thiếu tự do tôn giáo đây đó trên thế giới như tại Trung quốc.

Trên đây, chúng ta đề cập đến ngôi Nhà thờ vật chất. Nhưng có một Đền thờ quan trọng hơn Nhà thờ vật chất rất nhiều đó là tâm hồn của mỗi người chúng ta. Tất cả các Nhà thờ vật chất được xây dựng nên đều nhằm mục đích giúp ích cho đền thờ tâm hồn. Thật vậy, khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, mỗi người chúng ta trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô nói: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?”(1Cr 3,16). Tuy nhiên, cũng như nhiều Nhà thờ bị tàn phá bởi con người, nhiều Đền thờ tâm hồn cũng đang bị tục hóa trở thành nơi tôn thờ Ma quỷ. Đó là những người ham mê tiền của nên tham ô, tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của người khác. Đó là những người tham quyền, nên bất chấp mọi thủ đoạn kể cả giết người để đạt được mục đích. Đó là những người ham mê sắc dục nên đã bán rẻ thân xác của mình cũng như làm hại thân xác của tha nhân. Và nhiều hình thức khác tương tự đang làm tục hóa Đền thờ của rất nhiều tâm hồn.

Chính vì thế, mỗi người chúng ta hãy tự xét mình để quyết tâm gìn giữ Đền thờ tâm hồn bằng cách giữ gìn thân xác sạch sẽ và tâm hồn sạch tội, nhất là tội trọng. Vì khi phạm tội trọng tức là chúng ta đuổi Thiên Chúa ra khỏi tâm hồn mà rước Ma quỷ vào. Để bảo vệ đền thờ tâm hồn cần phải tuân giữ lề luật của Thiên Chúa, đó là Mười điều răn, Cựu ước gọi là “Thập Giới”. Đó là điều mà Thiên Chúa đã ban bố cho Môi-sê và ông đã truyền lại cho dân chúng rằng: “Ngươi không được thờ thần nào khác trước mặt Ta. Ngươi đừng lấy danh Chúa, Thiên Chúa ngươi, mà lường gạt, vì Chúa không thể không trừng phạt kẻ nào lấy danh Người mà lường gạt. Ngươi hãy nhớ thánh hoá ngày Sabbat. Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu dài trong xứ mà Thiên Chúa sẽ ban cho ngươi. Ngươi chớ giết người; chớ phạm tội ngoại tình; chớ trộm cắp; chớ làm chứng dối hại anh em mình; chớ tham lam nhà của kẻ khác; chớ ham muốn vợ bạn hữu, tôi tớ nam nữ, bò lừa và bất cứ vật gì của bạn hữu.” (x. Xh 20, 1-3. 7-8. 12-17).

Xin cho tất cả mỗi người chúng ta luôn biết đóng góp công của xây dựng, tu sửa và bảo vệ Nhà thờ vật chất. Đồng thời, xin cho mỗi người chúng ta luôn biết tôn trọng tâm hồn của mình là Đền thờ của Thiên Chúa bằng cách năng đến Nhà thờ cầu nguyện, tham dự thánh lễ và lãnh nhận các Bí tích. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Phỏng vấn độc quyền Đức TGM Giuse Linh: “Giáo Hội Việt Nam cần sự giúp đỡ của các Giáo Hội tâm giao”.
Nguyễn Trọng Đa dịch
11:28 01/03/2018
Phỏng vấn độc quyền Đức TGM Giuse Linh: “Giáo Hội Việt Nam cần sự giúp đỡ của các Giáo Hội tâm giao”.

Églises d’Asie thực hiện


Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, đã trả lời các câu hỏi của Églises d’Asie nhân dịp 32 vị Giám mục Việt Nam thăm Hội Thừa Sai Paris (MEP). Sau đó, các ngài sẽ đến Rôma để dự chuyến "Ad Limina" và yết kiến Đức Giáo Hoàng.

Églises d’Asie: Thưa Đức Tổng Giuse Linh, năm nay các ngài sẽ mừng kỷ niệm 30 năm ngày lễ phong thánh cho 117 vị tử đạo của Việt Nam do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chủ phong năm 1988. Các ngài sẽ mừng lễ này như thế nào?

TGM Giuse Nguyễn Chí Linh: Về việc mừng lễ này, chúng tôi sẽ đề nghị dân Chúa ở Việt Nam học hỏi kỹ hơn nữa lịch sử và linh đạo của các vị tử đạo. Chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc tụ tập đông người trong ba giáo tỉnh. Phía Bắc ở giáo tỉnh Hà Nội; miền Trung, ở giáo tỉnh Huế, nơi có đền thờ Đức Mẹ La Vang, địa điểm hành hương quan trọng nhất của Việt Nam; và cuối cùng là ở miền Nam, tại trung tâm Ba Giồng, thuộc giáo phận Mỹ Tho của giáo tỉnh Sài Gòn. Cả ba giáo tỉnh này, mỗi nơi có khoảng mười giáo phận, sẽ qui tụ mọi người Công Giáo cho dịp lễ.

Khi nào mùa lễ kỷ niệm bắt đầu?

Đỉnh điểm sẽ là ngày 24-11 [ngày hôm đó, Giáo Hội mừng lễ các Thánh tử đạo của Việt Nam, thánh Anrê Dũng Lạc, linh mục, và các bạn tử đạo của Ngài, bị giết chết trong khoảng năm 1745 và 1862]. Các lễ kỷ niệm đã bắt đầu, và chúng sẽ kéo dài suốt cả năm. Mười linh mục, trong số 117 vị tử đạo, là các linh mục của Hội Thừa Sai Paris (MEP). 11 vị khác là người Tây Ban Nha, số còn lại là người Việt Nam. Các vị được biết nhiều trong các lễ kính ở Việt Nam, nhưng chỉ có những người nghiên cứu sâu rộng tại các đại chủng viện biết các vị tốt hơn ...

Đức Tổng đã theo học tại Học viện Công Giáo Paris (ICP) và tuần này ngài sẽ được gọi là Thành viên Danh dự của Hội Thừa Sai Paris. Việc này gợi cho ngài điều gì?

Thuở đầu, Hội Thừa sai Paris được thành lập để đi truyền giáo tại Việt Nam, theo đề nghị của Cha Alexandre de Rhodes, một linh mục Dòng Tên do Tòa Thánh phái đi. Do đó, chúng tôi rất gần gũi với Hội Thừa sai Paris. Hầu hết các giáo phận tại Việt Nam đã được thành lập bởi các thành viên của Hội này... Kể từ đó, một phần tư trong số các nhà truyền giáo MEP đã được gửi đến Việt Nam [ghi chú: 1057 cha MEP - trong số 4309 cha - đã được gửi đến Việt Nam kể từ thuở đầu của Hội]. Chỉ từ năm 1975, khi đất nước rơi vào tay chế độ cộng sản, các nhà truyền giáo của Hội phải rời khỏi đất nước. Nhưng sự hợp tác vẫn tiếp tục. Hội tiếp tục cho các linh mục du học trú ngụ để học hành. Đến nay, khoảng 15 Đức Giám Mục Việt Nam đã được đào tạo tại Paris.

Việc đào tạo này mang tính đặc trưng nào cho Giáo Hội Việt Nam?

Điều gây ấn tượng cho tôi nhất chính là tính nghiêm khắc trí thức. Có một sự nghiêm khắc thật sự trong lập luận, theo cách suy nghĩ. Việc học hành được đánh dấu bởi tinh thần suy nghĩ kiểu Descartes của Pháp, rất luận lý và hợp lý.

Có vẻ như việc học tiếng Pháp có nguy cơ biến mất?

Đối với tôi, tiếng Pháp là một ngôn ngữ học hành và nghiên cứu, nhưng đối với thế hệ trẻ thì tiếng Anh phổ biến hơn, bởi vì đó là ngôn ngữ của kinh doanh và quan hệ quốc tế với các nước trong khu vực, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc ... Chỉ có những người học ở Pháp và thế hệ trước đã học tiếng Pháp mà thôi.

Như vậy, các ngài là những người đối thoại đặc biệt cho Pháp!

Tôi không biết chúng tôi đóng vai trò gì giữa Pháp và Việt Nam, nhưng tôi có ấn tượng rằng người Pháp rất vui khi tìm thấy nhiều người Việt Nam nói tiếng Pháp, đặc biệt là con cháu của các cựu binh sĩ Đông Đương trước đây. Tôi nghĩ rằng thật là tốt khi nhiều người Việt Nam tiếp tục nói tiếng Pháp. Điều này giúp thúc đẩy các quan hệ với các nước nói tiếng Pháp, và nó mang lại một sự cân bằng nhất định cho các mối quan hệ quốc tế ...

Người ta có thể nói rằng chủ nghĩa vô thần đang tiến triển ở Việt Nam, đúng không?

Tôi nghĩ người ta phải hiểu từ ngữ vô thần theo các nghĩa khác nhau. Thí dụ, chủ nghĩa vô thần thuần túy không hiện hữu ở Việt Nam. Người Việt Nam nói chung, thậm chí cả người không Công Giáo, không tin vào Thượng Đế. Đây không nhất thiết là một Thiên Chúa Kinh Thánh hay của Kitô giáo, nhưng là một đấng thuộc về một thế giới tâm linh, hay siêu nhiên. Rất ít người Việt Nam thực sự là người vô thần. Điều này cũng đúng trong giới trẻ.

Giáo Hội ở Việt Nam đã tiến triển như thế nào trong các năm gần đây?

Về số lượng, Giáo Hội tại Việt Nam chưa phát triển hơn. Giáo Hội này đi theo sự tiến hóa về nhân khẩu học của đất nước, và tỷ lệ người Công Giáo không tiến triển hơn trước. Nhưng ngày nay người Việt Nam có một hình ảnh tốt đẹp hơn về Giáo hội. Sau một thời gian dài sống chung, người Cộng Sản hiểu rõ hơn về Giáo Hội Công Giáo. Lúc đầu, trong thời chiến tranh và dưới ảnh hưởng của ý thức hệ Mác xít, họ đã xếp người Công Giáo vào các nhóm chịu ảnh hưởng của thế lực nước ngoài. Nhưng ngày càng có các chứng tá của người Công Giáo được tiếp nhận nhiều hơn. Tôi lạc quan cho việc này.

Với sự phát triển của các thành phố, việc mục vụ phải thay đổi chứ?

Vâng, đó cũng là vấn đề ở mọi nơi. Nhiều thanh niên đến làm việc ở các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp. Điều này đặt ra các vấn đề lớn cho việc chăm sóc mục vụ. Rất khó quản lý vì đôi khi nó là quá tải cho các cha xứ... Ngoài ra, các người trẻ tuổi đang bận rộn với công việc làm của họ, và không có thời gian để đến nhà thờ để chia sẻ các khoảnh khắc cộng đoàn... Tuy nhiên, giới trẻ tuổi Việt Nam không quay lưng lại với Giáo Hội, nhưng họ buộc phải thích nghi với cuộc sống hiện đại.

Các dự án của các ngài cho Giáo hội ở Việt Nam là gì?

Trong một thời gian dài, người Việt Nam đã bị cắt đứt khỏi thế giới. Chúng tôi có rất ít quan hệ với thế giới Công Giáo. Trong tương lai, cần tạo ra các cơ hội khác nhau để cho phép điều này diễn ra. Hơn nữa, sau một thời gian dài xung đột ý thức hệ và chiến tranh, Giáo hội đã gần như bị hủy hoại. Chúng tôi cần phải nắm lại những gì chúng tôi đã mất! Trong thời gian ấy, tất cả mọi thứ đã bị đóng cửa: các cơ sở đào tạo linh mục và tu sĩ, trường học Công Giáo ... Ngày nay, chính sách đã là cởi mở hơn một chút, nhưng chúng tôi cần tự do nhiều hơn trong lĩnh vực giáo dục. Bởi vì chúng tôi không có trường đại học, các phân khoa, trường phổ thông ... Ngay cả nhân sự của Giáo hội được ít đào tạo. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang gửi nhiều linh mục đi du học.

Đức Tổng có lời nhắn cuối nào không?

Sứ điệp truyền thống của tôi là luôn hiện thực mỗi ngày! Tôi xin quý vị hãy cầu nguyện cho chúng tôi, cho một Giáo Hội đã gặp nhiều khó khăn và cần sự giúp đỡ của Giáo Hội tâm giao. Chúng tôi mời tất cả những ai yêu mến Giáo Hội Việt Nam hãy đến gặp gỡ chúng tôi, để chia sẻ tình bạn, lòng hiếu khách của chúng tôi, cũng như nhu cầu của chúng tôi. (Nguồn: Eglises d'Asie, ngày 28-2-2018)

Nguyễn Trọng Đa dịch
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 - Người Cha Đã Muốn Trao Tặng Tất Cả
VietCatholic
17:03 01/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 - Người Cha Đã Muốn Trao Tặng Tất Cả


Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
VietCatholic
17:07 01/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi


Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật
40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 - Người Cha Đã Muốn Trao Tặng Tất Cả
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay. Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
VietCatholic
17:11 01/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả



Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
VietCatholic
17:25 01/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa



Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả
 
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con
VietCatholic
17:29 01/03/2018
40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 20 - Lạy Chúa Thánh Thần, Tán Tụng Ngài Đã Ngự Vào Hồn Con



Giới thiệu videos 40 Bài suy niệm Mùa Chay 2018

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 1 - Bài 1: Thứ Tư Lễ Tro: Thống hối trở về...

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 2 - Phúc cho những ai sống trong lề luật

40 Bài suy niệm Mùa Chay, bài 3 - Giữ Chay trong hân hoan và hy vọng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 4: Mọi người đều có thể hoán cải và quay về với Chúa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 5: Bất cứ ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu thoát

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 6: Chúng ta thật dễ chia trí chừng nào khi chúng ta cầu nguyện

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 7: Tha Thứ Cho Kẻ Thù

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 8: Dấu Lạ Ông Giôna Thành Ninivê

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 9: Hãy Xin Thì Sẽ Được

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 10: Còn Thầy, Thầy Bảo Cho Anh Em Biết: Ai Giận Anh Em Mình, Thì Phải Bị Đưa Ra Tòa

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 11: Dân Bất Trung Quay Sang Thờ Bò Vàng

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 12: Lạy Cha, Xin Tha Thứ Cho Con

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 13: Lạy Cha, Con Cám Ơn Cha Vì Những Ơn Lành...

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 14: Nhận Ra Tiếng Chúa Trong Cuộc Sống Hằng Ngày

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 15: Lazarô Và Người Phú Hộ

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 16 – Người Cha đã muốn trao tặng tất cả

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 17 - Hãy Chăm Sóc Dân Ta Bằng Gậy Mục Tử Của Ngươi

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 18 - Thiên Chúa Làm Cho Chúng Ta Sinh Hoa Kết Quả

40 Bài suy niệm Mùa Chay, Bài 19 - Chúng Ta Hãy Tìm Kiếm Chúa
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công bố thư Placuit Deo của Bộ Giáo Lý Đức Tin gởi cho các Giám Mục trên toàn thế giới
Đặng Tự Do
07:34 01/03/2018
Bộ Giáo Lý Đức Tin đã viết thư cho các giám mục trên thế giới để cảnh báo về các thực hành tôn giáo có nguy cơ “làm biến dạng việc tuyên xưng đức tin nơi Chúa Kitô” khi quá nhấn mạnh đến những thái độ cá nhân đối với ơn cứu rỗi.

Trong thư có tựa đề Placuit Deo (“Điều đó làm Thiên Chúa hài lòng”), Bộ Giáo lý Đức tin nói rằng các giám mục Công Giáo phải cẩn thận về những “hình thức mới” của hai lạc giáo cổ xưa. Thứ nhất là lạc thuyết Pelage trong đó nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân đạt đến ơn cứu độ cho mình thuần tuý chỉ bằng việc cầu nguyện hoặc các việc lành phúc đức khác. Thứ hai là lạc thuyết Ngộ đạo, trong đó nhấn mạnh rằng các cá nhân có thể đạt đến ơn cứu độ chỉ cần bằng cách càng ngày càng tự cải thiện chính mình thông qua kiến thức hay nhận thức sâu sắc.

“Một hình thức mới của lạc thuyết Pelage đang lan rộng trong thời đại của chúng ta, trong đó cá nhân được hiểu là hoàn toàn độc lập, có thể cứu độ chính mình mà không cần nhìn nhận rằng, trong thẳm sâu con người của mình, người ấy lệ thuộc vào Thiên Chúa và tha nhân. Vì thế, ơn cứu độ là điều tùy thuộc vào nỗ lực của mỗi người, hoặc vào những cơ cấu hoàn toàn phàm nhân, và không có khả năng đón nhận sự mới mẻ của Thánh Thần Chúa”. Tài liệu được công bố hôm 1 tháng Ba cảnh báo.

“Một hình thức mới của lạc thuyết Ngộ Đạo đưa ra một mô hình của ơn cứu rỗi hoàn toàn là nội tâm, đóng kín trong một thái độ chủ quan. Trong mô hình này, ơn cứu rỗi giới hạn trong việc cải thiện bản thân” và bỏ qua những tương quan của chúng ta với tha nhân và với thế giới được tạo dựng.

Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin phê phán rằng cả lạc thuyết cá nhân chủ nghĩa tân Pelage và tân Ngộ Đạo đều xem thường nhiệm thể Chúa Kitô và làm biến dạng việc tuyên xưng đức tin nơi Chúa Kitô, là Đấng Cứu Độ phổ quát và duy nhất.

Tài liệu khẳng định thêm: “Ơn cứu rỗi tồn tại trong sự hiệp nhất của chúng ta với Chúa Kitô, là Đấng qua sự Nhập Thể, cái chết và sự phục sinh của Ngài đã mang lại cho nhân loại một hình thái liên hệ mới với Chúa Cha và giữa con người với nhau”.

Placuit Deo là tài liệu quan trọng thứ ba được công bố bởi Bộ Giáo lý Đức Tin từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào tháng 3 năm 2013. Đây cũng là văn kiện đầu tiên được ban hành kể từ khi Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria thay thế Đức Hồng Y Gerhard Muller lãnh đạo Bộ này từ năm ngoái 2017.

Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo chống lại hai lạc thuyết tân Pelage và tân Ngộ Đạo một cách thường xuyên trong triều đại Giáo Hoàng của ngài, thường là trong các cuộc gặp gỡ với các linh mục và tu sĩ. Ngài cũng đã đề cập đến hai lạc thuyết này trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm được công bố vào năm 2013, khi ngài gọi chúng là những triệu chứng của “tinh thần thế gian”.

Tài liệu của Bộ Giáo Lý Đức Tin, được Đức Thánh Cha phê chuẩn vào ngày 16 tháng 2 và được Đức Tổng Giám Mục Ladaria ký vào ngày 22 tháng 2, Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô - nhấn mạnh giáo huấn của Giáo Hội theo đó ơn cứu độ không đến từ những nỗ lực cá nhân nhưng qua Chúa Kitô, là Đấng đã mạc khải Ngài cho Giáo Hội.

“Ơn cứu rỗi mà Thiên Chúa ban cho chúng ta không thể đạt được chỉ bằng những nỗ lực cá nhân của chúng ta mà thôi, như lạc thuyết tân-Pelage chủ trương. Thay vào đó, ơn cứu rỗi được tìm thấy trong những mối quan hệ được sinh ra từ Con Thiên Chúa nhập thể, và điều đó hình thành nên sự hiệp thông của Giáo Hội.”

“Ơn cứu rỗi không tồn tại trong nhận thức cá nhân của một cá thể cô lập, cũng không phải trong sự kết hợp nội tâm của cá nhân với thần thánh. Trái lại, ơn cứu rỗi tồn tại trong sự tháp nhập vào tình hiệp thông của những người tham gia vào sự hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi.”

Tại cuộc họp báo hôm 1 tháng 3, Đức Tổng Giám Mục Ladaria nói rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin công bố lá thư này “để ứng phó với các trào lưu của những kẻ giản lược đang đe dọa Kitô Giáo hàng ngày”. Ngài nói Bộ Giáo Lý Đức Tin hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp người Công Giáo hiểu được rằng ơn cứu độ “không thể bị giản lược thành một thông điệp, một thực hành, một mớ kiến thức hay một cảm giác nội tâm”.

Danh xưng Placuit Deo được lấy từ Thư của Phaolô Tông Đồ gởi các tín hữu thành Êphêsô, trong đó, ngài viết: “Trong sự tốt lành và khôn ngoan của Ngài, Thiên Chúa muốn mạc khải chính Ngài và cho chúng ta biết ý định sâu kín của Ngài.” (Eph 1:9)

Tài liệu gồm sáu phần và dài trên sáu trang. Trong số 25 chú thích, có sáu trích dẫn đến các tài liệu của Công Đồng Vatican II, ba trích dẫn đến Thánh Tôma Aquinô, hai đến Thánh Augustinô, một đến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và một đến Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Source: National Catholic Reporter - Vatican's doctrinal office warns bishops against individualistic practices of faith
 
Putin thông báo Nga có hỏa tiễn bắn tới bất cứ nơi nào trên thế giới.
Đặng Tự Do
16:03 01/03/2018
Theo phóng viên đài BBC, trong một bài phát biểu quốc gia kéo dài hai tiếng đồng hồ trước cuộc họp chung của lưỡng viện Quốc Hội Nga, ông Putin đã nêu bật những vũ khí hạt nhân mới, bao gồm một hỏa tiễn xuyên lục địa và một chiếc tàu ngầm dưới biển không người lái.

Đặc biệt quan tâm là “tên lửa bay thấp, khó phát hiện với một trọng tải của đầu đạn hạt nhân gần như không giới hạn và một đường bay không thể đoán trước, có thể vượt qua các tuyến đánh chặn và có thể coi là bất khả chiến bại khi đối mặt với tất cả các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và phòng không hiện tại và tương lai”.

Putin nói rằng Nga giờ đây có một vũ khí có thể bay “như một thiên thạch” nhanh gấp nhiều lần tốc độ âm thanh. Với tốc độ quá nhanh như thế, ông Puin cho rằng một cách thực tiễn “nó không thể bị ngăn chặn”

Tuy nhiên, theo thông tấn xã RT của Nga, ông Putin nói sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân “chỉ để đáp trả lại một cuộc tấn công hạt nhân hoặc một cuộc tấn công của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chống lại Nga hay các đồng minh của Nga, hoặc một cuộc tấn công quy ước chống lại chính sự tồn tại của nhà nước Nga”. Ông đã so sánh chính sách của nước ông với một học thuyết hạt nhân đang nổi lên dưới sự thời của ông Trump mà ông cho rằng sẽ làm gia tăng nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Putin, người dự kiến sẽ giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ tư với tư cách là tổng thống Nga trong cuộc bầu cử quốc gia ngày 18 tháng 3 tới đây, đã tập trung vào một số chủ đề về chính sách đối ngoại trong bài phát biểu hôm thứ Năm. Ông hứa sẽ làm cầu nối với bán đảo Crimea. Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea lấy của Ukraine vào lãnh thổ mình năm 2014, và hỗ trợ cuộc nổi dậy ở Đông Ukraine làm ít nhất 8,000 người chết trong cố gắng thôn tính luôn Ukraine.

Các hoạt động quân sự của Nga ở Syria đã cho thấy khả năng quốc phòng của Nga đã gia tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Nga đã tham gia vào cuộc xung đột Syria vào năm 2015, giúp Damascus vào thời điểm quân nổi dậy người Syria sắp giành được chiến thắng trong việc lật đổ chế độ Bashar al-Assad.
Source: Aleteia Russian President Putin reveals missile that can strike anywhere in the world
 
Chuyện không tin cũng vẫn xảy ra: Hai Kitô hữu Indonesia bị đánh đòn trước công chúng chỉ vì chơi game trên máy điện toán
Đặng Tự Do
16:31 01/03/2018
Hai Kitô hữu Indonesia bị đánh đòn trước công chúng trên đường phố của Aceh, Indonesia, sau khi chơi game arcade của trẻ em. Arcade là một trò chơi dành cho trẻ em có sẵn trên máy tính cài đặt hệ điều hành Windows. Trò chơi giải trí dành cho trẻ em này có từ rất lâu nhưng theo luật Sharia, đây được xem là cờ bạc, là một tội ác vì người chơi có thể phân định hơn thua tùy theo số điểm đạt được.

Dahlan Silitonga, 61 tuổi, bị quất tới 6 roi; còn Tjia Nyuk Hwa, 45 tuổi, đã bị đánh 7 roi. Một người đàn ông khác, không rõ danh tính, cũng bị đánh tới 19 roi vì chơi game arcade. Hai vợ chồng kia cũng bị đánh mỗi người hai chục roi về tội “có cử chỉ âu yếm nơi công cộng”.

Đám đông khoảng 300 người chứng kiến việc đánh đòn này với những tiếng reo hò khoái trá hả hê và những lời chế diễu các nạn nhân.

Aceh là tỉnh duy nhất ở Nam Dương, nước có đông người Hồi giáo nhất thế giới, áp đặt luật Sharia của Hồi giáo.

Thị trưởng Aceh là Aminullah Usman giải thích với tờ Guardian về việc đánh đòn này như sau:

“Điều này là để tạo ra một hiệu ứng ngăn chặn, để không ai dám vi phạm luật Hồi giáo nữa. Chúng tôi cố tình làm điều đó trước mặt công chúng ... để nó sẽ không xảy ra nữa.”

Luật Sharia được đưa ra trong khu vực vào năm 2001 như là một phần trong thỏa thuận với chính quyền trung ương nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy của người Hồi Giáo trong khu vực.

Từ khi luật này được áp dụng, con số các Kitô hữu, kể cả hai người mới vừa bị đánh, chỉ là một con số nhỏ so với những người Hồi Giáo bị chi phối bởi luật này.

Những người không phải là người Hồi giáo vi phạm luật Shia có quyền lựa chọn hoặc là ra tòa hoặc là bị đánh đập công khai. Nhiều người chọn bị đánh công khai hơn là phải chịu một phiên tòa kéo dài và tốn kém.
Source: Aleteia Two Indonesian Christians flogged under Sharia law for playing arcade game
 
Đức Hồng Y Gerhard Müller chỉ trích tài liệu của Hội Đồng Giám Mục Đức mở đường cho người Tin Lành được rước lễ
Đặng Tự Do
17:12 01/03/2018
Đức Hồng Y Gerhard Müller đã chỉ trích tài liệu của Hội Đồng Giám Mục Đức đưa ra sau phiên khoáng đại Mùa Xuân, diễn ra từ 19 tháng Hai vừa qua, trong đó mở ra khả thể Rước Lễ cho những người phối ngẫu Tin Lành trong những tình huống nhất định.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Die Tagespost, Đức Hồng Y người Đức nói rằng các giám mục đồng hương của ngài đã diễn dịch sai bộ Giáo Luật và cảnh báo các vị chớ có đưa ra những tuyên bố mơ hồ khi chính thức công bố tài liệu này.

Các Giám Mục Đức ủng hộ đề nghị mới này đã viện dẫn Điều 844 triệt 4 trong bộ Giáo Luật, theo đó:

“Trong trường hợp nguy tử hoặc nếu, theo sự nhận định của Giám Mục giáo phận hay của Hội đồng Giám Mục, có một nhu cầu quan trọng khác thúc bách, các thừa tác viên Công Giáo có thể ban cách hợp thức các bí tích trên cho cả những Kitô hữu khác không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, khi họ không thể đến được với một thừa tác viên của cộng đoàn mình và khi họ tự ý xin điều đó, miễn là họ biểu lộ đức tin Công Giáo về các bí tích ấy, và miễn là họ đã được chuẩn bị đầy đủ”

Theo Đức Hồng Y Gerhard Müller, khoản Giáo Luật này chỉ cho phép người theo đạo Tin Lành được rước lễ trong những “hoàn cảnh nghiêm trọng” cụ thể. Một người Tin Lành kết hôn với một người Công Giáo không thể xem là “một tính huống nghiêm trọng khẩn cấp”.

Ngài nói: “Cả Đức Giáo Hoàng lẫn các Giám mục đều không thể tái định nghĩa các bí tích như một phương tiện để giảm bớt những căng thẳng tinh thần và thỏa mãn các nhu cầu tâm linh. Các bí tích là những dấu chỉ cho thấy hiệu quả của ân sủng Thiên Chúa.”

“Chúng ta tôn trọng thiện chí và niềm tin của các Kitô hữu thuộc các hệ phái khác, nhưng chúng ta cũng mong đợi đức tin của chúng ta được công nhận như một biểu hiện của niềm tin chúng ta chứ không thể bị xem là một sản phẩm của sự cứng đầu hay một quan điểm ‘bảo thủ’”.

Đức Hồng Y Müller nói rằng thuật ngữ “trong những tình huống nhất định” ngày nay đang được ra sức sử dụng như một chiêu bài trí trá nhằm mở đường cho đủ các loại tháo thứ.

Ngài nói: “Hầu hết các tín hữu không phải là những nhà thần học có một cái nhìn rất chung chung về vấn đề này.”

“Vì thế, những lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục về việc nhận lãnh các bí tích phải được chuẩn bị thật rõ ràng để cho thấy các bí tích là dành cho ơn cứu rỗi nhân loại. Chúa Kitô đã không thiết lập Huấn quyền để mở ra các tiến trình dẫn đến sự lầm lạc”

Ngài cảnh báo rằng nếu các Giám Mục áp dụng “quá lỏng lẻo” các nguyên tắc thần học liên quan đến Bí Tích Thánh Thể, họ sẽ thấy “những hậu quả không mong muốn khác”.

Phát biểu tuần trước, Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, thừa nhận tài liệu này không thể thay đổi tín lý Công Giáo, nhưng thay vào đó nó sẽ là hướng dẫn cho các giám mục địa phương.
Source: Catholic Herald Cardinal Müller criticises German bishops’ plan for Communion for Protestant spouses
 
Đức Tổng Giám Mục Scicluna kết thúc cuộc điều tra tại Chí Lợi
Đặng Tự Do
17:25 01/03/2018
Nhà điều tra tội phạm tình dục của Vatican đã kết thúc sứ mệnh của mình tại Chí Lợi, và các viên chức Công Giáo nói rằng ngài có kế hoạch trình lên Đức Thánh Cha một báo cáo về Đức Cha Juan Barros là vị bị cáo buộc là đã lờ đi những lạm dụng tính dục của một linh mục khét tiếng tại Chí Lợi.

Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna kết thúc chuyến viếng thăm của ngài hôm thứ Tư với một thông điệp thể hiện lòng biết ơn đối với “sự chào đón của người Chí Lợi”.

Lời tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi Đức Tổng Giám Mục Scicluna phỏng vấn một số nạn nhân bị các thành viên của dòng Marist lạm dụng. Điều này cho thấy nhiệm vụ của ngài đã được mở rộng ra bên ngoài cuộc điều tra về Đức Cha Juan Barros của giáo phận Osorno.

Các nạn nhân của linh mục ấu dâm Fernando Karadima đã nói rằng như Đức Cha Barros, lúc còn là một linh mục đã chứng kiến những vụ lạm dụng này nhưng không báo cáo. Đức Cha Barros, trong một cuộc gặp gỡ với phái đoàn điều tra của Đức Tổng Giám Mục Scicluna, đã phủ nhận điều đó..
Source: Catholic Herald Archbishop Scicluna concludes mission in Chile
 
Đức Thánh Cha và các Hồng Y cố vấn bàn về khả thể thiết lập các tòa án khu vực trên thế giới để xử các vụ lạm dụng tính dục
Đặng Tự Do
17:41 01/03/2018
Ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha và các Hồng Y cố vấn đã bàn về khả thể thiết lập các tòa án miền trên thế giới để xét xử các vụ lạm dụng tính dục. Ông nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha và các Hồng Y cố vấn của ngài đang xem xét việc phân cấp vai trò của Bộ Giáo lý Đức tin trong việc thụ lý các trường hợp như thế, nhưng sẽ không giảm bớt quyền lực của Bộ này.

“Tôi có thể nói đây là một trong những lựa chọn. Chính Đức Giáo Hoàng đã nói về điều này trong một cuộc họp báo trước đây” ông Burke nói với các nhà báo hôm 28 tháng Hai.

Hội đồng Hồng Y, thường được gọi là C9, đã tổ chức cuộc họp đầu tiên trong năm 2018 từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 2 cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Thánh Cha đã chỉ định các thành viên hội đồng Hồng Y cách đây 5 năm để cố vấn cho ngài về việc cải cách Giáo triều Rôma và về quản trị Giáo Hội.

Trong chuyến bay về Rome sau chuyến hành hương của ngài đến Fatima hồi tháng 5 năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các phóng viên về khả năng thiết lập các tòa án khu vực. Theo Đức Thánh Cha, “nhiều trường hợp đã bị trì hoãn vì hồ sơ chồng chất.” Ngài nói thêm các cuộc thảo luận về các tòa án khu vực đang “trong giai đoạn quy hoạch.”.
Source: Catholic Herald Pope and cardinals consider regional tribunals for abuse cases
 
Đức Hồng Y Sarah lo ngại hàng giáo sĩ cao cấp đang cố gắng thay đổi luân lý Kitô
Đặng Tự Do
18:32 01/03/2018
Đức Hồng Y Robert Sarah bày tỏ âu lo rằng một số giáo sĩ cao cấp đang xói mòn giáo huấn của Giáo Hội về sự sống, hôn nhân và gia đình.

Trong một bài phát biểu tại Bỉ, Đức Hồng Y đã cáo buộc các vị lãnh đạo cao cấp từ “các quốc gia giàu sang” đang cố gắng sửa đổi luân lý Kitô. Ngài cũng tấn công các nhóm gây áp lực “với những phương tiện tài chính và các quan hệ gắn bó với các phương tiện truyền thông, đang tấn công vào mục đích tự nhiên của hôn nhân, và dấn thân vào việc phá hủy đơn vị gia đình”.

Tờ La Nuova Bussola Quotidiana của Ý tường thuật rằng Đức Hồng Y Sarah đã đưa ra nhận xét trên trước mặt một số giáo sĩ cao cấp trong Giáo Hội Bỉ, trong đó có Đức Hồng Y Josef De Kesel, Sứ thần Tòa Thánh và Tu Viện Trưởng Philippe Mawet, là người mà mấy ngày trước đó đã lên tiếng chỉ trích Đức Hồng Y Sarah trên tờ Libre Belgique.

Đức Hồng Y nói:

“Một số quan chức cao cấp, nhất là những người đến từ các quốc gia giàu sang, đang ra sức tạo ra các thay đổi trong luân lý Kitô liên quan đến sự tôn trọng tuyệt đối sự sống con người từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên, vấn đề ly dị và tái hôn dân sự, và các tình huống khó khăn khác của các gia đình. Tuy nhiên, những ‘người bảo vệ đức tin’ này chớ quên đi thực tế là vấn đề đặt ra bởi sự phân rẽ trong các kết thúc hôn nhân thực chất là một vấn đề về đạo đức tự nhiên.”

Ngài nói tiếp:

“Những sai lạc to lớn đã trở nên tỏ tường khi một số giáo sĩ và các nhà trí thức Công Giáo bắt đầu nói hoặc viết về khả thể ‘bật đèn xanh cho phá thai’, ‘bật đèn xanh cho an tử’. Giờ đây, từ lúc những người Công Giáo từ bỏ giáo lý của Chúa Giêsu và Huấn Quyền của Giáo Hội, họ đang góp sức cho sự tàn phá định chế tự nhiên của hôn nhân và gia đình, và giờ đây toàn thề gia đình nhân loại thấy mình bị phân rẽ bởi chính sự phản bội mới này của hàng tư tế.”

Trong chuyến viếng thăm Bỉ, Đức Hồng Y Sarah cũng đã đưa ra một cuộc phỏng vấn với tờ Cathobel của Công Giáo Bỉ trong đó ngài lặp lại những lời chỉ trích này.

Ngài nói:

“Đức tin đã thiếu vắng, không chỉ ở cấp độ dân Chúa, mà còn cả trong hàng ngũ những người có trách nhiệm đối với Giáo Hội. Đôi khi chúng ta có thể tự hỏi liệu chúng ta thực sự có đức tin hay không?”

Ngài cảnh cáo việc thiếu đức tin sẽ có những ảnh hưởng rộng hơn đến nền văn hoá.

“Phương Tây không chỉ đánh mất đi linh hồn của mình, nhưng nó còn đang tự sát, bởi vì một cái cây mà không có gốc rễ sẽ bị lên án chết. Tôi nghĩ rằng phương Tây không thể từ bỏ căn cội của mình, là điều tạo ra văn hoá và các giá trị của nó.”

Đức Hồng Y nói rằng “những điều lạnh xương sống” đã xảy ra ở phương Tây, và các quốc gia này lại xuất khẩu những thứ đó sang các nước đang phát triển.

“Tôi nghĩ rằng một quốc hội cho phép giết chết một đứa trẻ vô tội, vô phương tự vệ, đang phạm vào một hành vi bạo lực nghiêm trọng chống lại con người.”

“Khi phá thai được áp đặt, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, buộc họ phải chấp nhận phá thai nếu không thì không nhận được viện trợ, thì đó là một hành vi bạo lực. Và đừng ngạc nhiên rằng khi người ta từ bỏ Thiên Chúa, người ta cũng bỏ rơi con người; và đánh mất đi một tầm nhìn rõ ràng về con người. Đây là cuộc khủng hoảng nhân chủng học vĩ đại ở phương Tây. Và nó dẫn tới tình cảnh con người bị đối xử như những vật thể.”.
Source: Catholic Herald Cardinal Sarah: high-ranking prelates are trying to change Christian morality
 
Nữu Ước Thời Báo và liên hệ Vatican-Trung Hoa
Vũ Văn An
19:20 01/03/2018
Ký giả Ian Johnson của Nữu Ước Thời Báo, ngày 2 tháng 1 năm 2018, viết rằng động thái Vatican yêu cầu hai giám mục “hầm trú” Trung Hoa nhường chỗ cho hai giám mục do Nhà Nước bổ nhiệm, mà một còn bị Vatican “rút phép thông công” đã khiến nhiều người trong Giáo Hội Công Giáo lo âu.

Tha thiết muốn có thỏa thuận

Động thái trên, theo Nữu Ước Thời Báo, được nhiều quan sát viên mô tả là một cố gắng phi thường của Vatican nhằm đẩy mạnh các cuộc thương thảo để nối lại liên hệ với Bắc Kinh sau gần 70 năm ly giáo nơi người Công Giáo của xứ sở đông dân nhất hoàn cầu.



Nữu Ước Thời Báo sau đó đã dựa vào lời Đức Hồng Y Zen để thuật lại vụ hai giám mục “hầm trú” bị Tòa Thánh yêu cầu nhường chỗ cho hai giám mục “quốc doanh” và lời hứa của Đức Phanxicô sẽ không có một vụ Mindszenty khác. Tờ báo này không có một nhận định tiêu cực nào đối với tường thuật vừa kể. Trái lại đã thuật lại phản ứng của Cha Bernardo Cervellera, chủ bút của Asianews.it.Vị linh mục này cho rằng các khai triển mới đây cho thấy các nhà thương thuyết của Vatican “sẵn sàng dành cho chính phủ Trung Hoa ‘toàn quyèn hành động’, và chấp nhận mọi yêu sách và không đặt ra một chống đối nào về các vấn đề gây ảnh hưởng tới Giáo Hội ở Trung Hoa”.

Tuy nhiên, theo Cha Cervellera, lời hứa của Đức Phanxicô báo hiệu: ngài không hoàn toàn nhất trí với các nhà thương thuyết của mình.

Nữu Ước Thời Báo cũng cho rằng những người theo dõi vấn đề nói rằng hàng loạt các biến cố bất thường một cách cao độ chứng tỏ Vatican tha thiết muốn có 1 thỏa thuận xiết bao.

Bái gối, cúi đầu

Tác giả Yi-Zheng Lian, một bình luận gia về Hồng Kông và Á Châu và là giáo sư kinh tế tại Đại Học Yamanashi Gakuin ở Kofu, Nhật, ngày 8 tháng Hai, 2018 thì đặt câu hỏi: Why the Pope Is Genuflecting to China (Tại Sao Đức Giáo Hoàng lại bái gối với Trung Hoa). Thực vậy, ký giả này viết rằng “Ngày 1 tháng Hai, cùng ngày các qui định áp chế mới đối với tôn giáo có hiệu lực ở Trung Hoa, Vatican đã cúi đầu sâu trước Bắc Kinh. Sau khi từ chối lâu dài, cuối cùng họ đã bằng lòng nhìn nhận một số giám mục ‘làm mướn’ (hack) do Đảng Cộng Sản Trung Hoa chỉ định, thậm chí còn gạt qua một bên hai trong số những người do mình chỉ định đã phục vụ lâu năm”.

Theo tác giả này, các lý do khiến Tòa Thánh nhượng bộ chính phủ Cộng Sản (vô thần) Trung Hoa không hoàn toàn trong sáng nhưng hình như hy vọng có được một vụ tan băng lịch sử, sau hơn 60 năm gián đoạn ngoại giao.

Tác giả này cho rằng Vatican biện minh chủ trương hòa dịu của mình với Bắc Kinh như là 1 cố gắng giải quyết cuộc ly giáo đã và đang chia rẽ cộng đồng Công Giáo ở Trung Hoa gần 70 năm nay, 1 cuộc ly giáo khiến người Công Giáo Trung Hoa “không sống hiệp thông với nhau và với Đức Giáo Hoàng”.

Việc xích lại gần nhau này ít nhất, trên danh nghĩa, cũng đem lai cho Đức Giáo Hoàng thẩm quyền tối cao đối với mọi người Công Giáo Trung Hoa, một vị thế, bất kể chỉ có tính tượng trưng bao nhiêu đi nữa, vẫn là điều quan trọng đối với Tòa Thánh, một định chế đang mất “đất” cho các hệ phái Kitô Giáo khác nơi người tân tòng Trung Hoa.

Dân số Kitô Giáo ở Trung Hoa đã gia tăng đáng kể, từ vào khoảng 4 triệu vào năm 1949 nay đã lên khoảng 100 triệu. Tuy nhiên, số người Công Giáo không gia tăng theo mức độ đó. Thực vậy, năm 1949, tỷ lệ người Công Giáo so với Thệ Phản là 3 thắng 1, thì hiện nay tỷ lệ người Thệ Phản so với người Công Giáo là 5 thắng 1. Giải thích thông thường nhất là tại Giáo Hội Công Giáo không những có thẩm quyền về tôn giáo và luân lý, mà còn thực thi cả thẩm quyền chính trị và ngoại giao nữa.

Giáo Hội Công Giáo vốn có hệ thống chỉ huy thống nhất, một mạng lưới kỷ luật hoàn cầu chặt chẽ, có lẽ còn hơn, hay ít nhất cũng bằng, hệ thống của Đảng Cộng Sản Trung Hoa. Nên lẽ tự nhiên, Đảng này coi việc nguời Công Giáo Trung Hoa trung thành với Đức Giáo Hoàng là một đe dọa đối với lòng trung thành của họ với Đảng.

Nhiều Giáo Hội Thệ Phản, mặc dù cũng bị nghi ngờ, nhưng được lòng Đảng Cộng Sản Trung Hoa hơn. Sau khi viếng thăm Trung Hoa năm 1983, Đức TGM Canterbury đã nói rất tốt về việc tự do hóa ở Trung Hoa và ca ngợi việc ra đời của “một giáo hội với các đặc điểm Trung Hoa”.

Giống vị tiền nhiệm của mình, Tổng Giám Mục Anh Giáo có nhiệm vụ giám sát Hồng Kông và Macao hiện nay là thành viên của Hội Đồng Cố Vấn Chính Trị Nhân Dân Trung Hoa, một cơ chế gồm những người nổi tiếng có nhiệm vụ cố vấn cho Đảng Cộng Sản Trung Hoa, nhưng thường chỉ cổ vũ quyền lợi của Đảng này một cách bất chính thức hay lén lút. Cả hai vị có khuynh hướng ủng hộ Bắc Kinh trong chủ trương hạn chế các quyền tự do tôn giáo ở Hồng Kông và chống đối Phong Trào Mang Dù phò dân chủ năm 2014.

Đại diện các tôn giáo khác còn đi xa hơn: phó chủ tịch Hội Phật Giáo Trung Hoa gọi bài diễn văn của Tập Cẩn Bình trước Đại Hội lần thứ 19 của Đảng Cộng Sản Trung Hoa mùa Thu vừa qua là “Kinh Phật thời nay”. Dù sao, người Phật Giáo ở Trung Hoa, giữa khoảng từ hơn 100 triệu tới 240 triệu người, cũng được đối xử tương đối nhẹ nhàng bởi bàn tay Đảng, ít ra nếu họ không thuộc phái Tây Tạng.

Ấy thế nhưng theo Yi-Zheng Lian, nếu việc cố gắng lấy lòng này có hiệu quả đi chăng nữa, thì việc đấu dịu của Vatican với chính phủ Trung Hoa vẫn có những mặt tiêu cực đối với chính Vatican và với thế giới.

Do việc thừa nhận cái gọi là giáo hội yêu nước, Vatican sẽ gây hại cho tính toàn vẹn của các giáo huấn Công Giáo ở trong nước. Các bài giảng tại các nhà thờ do chính phủ kiểm soát, theo Yi-Zheng Lian, đều được biết là đã loại bỏ các đoạn Thánh Kinh bị coi gây rối về chính trị (như truyện Đanien chẳng hạn) hoặc phải bao gồm những lời tuyên truyền của Đảng Cộng Sản. Hàng triệu người Công Giáo trung thành ở Trung Hoa dám cảm thấy mình bị bỏ rơi, thậm chí bị phản bội sau khi chịu đau khổ hàng bao thập niên đàn áp. Tệ hơn nữa, chính phủ, nhờ thỏa thuận này bơm hơi, dám mạnh tay hơn với những người Công Giáo này. Thực tế, các qui định mới về tôn giáo vừa có hiệu lực đã bao gồm nhiều khoản phạt nặng nề đối với các nhà thờ hầm trú cũng như khoản phạt các giáo viên trường công nào dám dạy giáo lý trong các giờ rảnh của họ.

Giáo Hội Công Giáo, theo tác giả này, vốn đã có một thành tích không hay lắm trong việc thương lượng với các nhà nước phátxít hoặc toàn trị. Ông trưng vụ Tòa Thánh bỏ rơi Đức Hồng Y Mindszenty ở Hung Gia Lợi năm 1956 sau khi thương thảo với chế độ bù nhìn ở đấy.

Việc thương thảo với Trung Hoa hiện nay chắc cũng không khá hơn gì. Vì Bắc Kinh vốn có tiếng là người không tôn trọng các cam kết của họ. Hãy nhìn chính sách “một nước, hai hệ thống” họ cam kết cho Hồng Kông ít nhất cho tới năm 2047, nhưng nào họ có tôn trọng?

Yi-Zheng Lian cho rằng với thỏa thuận có thể có hiện nay, kết cục Trung Hoa sẽ kiểm soát Giáo Hội tại Trung Hoa: chỉ cần trì hoãn việc chịu bổ nhiệm bất cứ ai làm giám mục hay không ngừng bác bỏ các ứng viên do Tòa Thánh bổ nhiệm cho tới khi toàn bộ các giám mục do Tòa Thánh bổ nhiệm về hưu hay qua đời. Giám mục phong chức các linh mục, nên nếu không có giám mục, đến lúc sẽ không còn 1 linh mục nào, hay còn rất ít, lúc ấy Đạo Công Giáo sẽ chết một cái chết âm thầm ở Trung Hoa.

Yi-Zheng Lian chua chát kết luận rằng 4 thập niên trước đây, khi Trung Hoa thoát khỏi gọng kìm của chủ nghĩa Mao, các công ty Tây Phương chếnh choáng trước viễn tượng bán thuốc trừ hôi nách cho 2 tỷ người Trung Hoa. Nay, người Trung Hoa trung bình có nhiều thu nhập để tiêu dùng hơn, các công ty lớn buộc phải chuyển giao các kỹ thuật do mình làm chủ và nhận các đảng viên Cộng Sản làm quản trị viên để được tiếp tục làm ăn. Không ai cưỡng được sự quyến rũ của thị trường Trung Hoa vĩ đại, kể cả Vatican.

Vâng lời nhưng lo lắng

Hai ký giả Ian Johnson và Adam Wu, ngày 11 tháng Hai, viết trên tờ Nữu Ước Thời Báo về phản ứng của Đức Cha Guo Xijin, Giáo Phận Mindong, một trong hai vị giám mục được Tòa Thánh yêu cầu nhường chức giám mục chính tòa cho các giám mục do nhà nước bổ nhiệm. Đức Cha cho rằng ngài sẽ vâng phục quyết định của Tòa Thánh và tôn trọng bất cứ thỏa thuận nào đạt được giữa Tòa Thánh và Trung Hoa. Nhưng ngài “cảnh báo rằng các nhà cầm quyền Trung Hoa vẫn khó có thể chấp nhận được ý niệm cho rằng người Công Giáo không nên bị đặt dưới quyền kiểm soát hoàn toàn của họ”.

Nhân dịp này, Đức Cha Guo Xijin nhận định như sau về chính sách của chính phủ đối với Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa: “các nhà cầm quyền không hiểu rằng việc cắt đứt giáo hội địa phương ra khỏi giáo hội hoàn vũ khiến người Công Giáo địa phương trở thành ‘các tín hữu bậc nhì’. Trong khi người Công Giáo của các quốc gia khác có thể tạo ra các qui luật được các chi thể của giáo hội hoàn cầu sống theo, thì người Trung Hoa không được Bắc Kinh cho phép tham dự. Có lần tôi nói với chính phủ Trung Hoa rằng khi các ông hạn chế các giáo hội Trung Hoa trong việc tiếp xúc với Rôma, thì thực tế các ông đang tự vả vào mặt mình. Chúng ta cần tham dự để tiếng nói Trung Hoa có thể được giáo hội rộng lớn hơn nghe thấy”.

Chế độ độc tài chuyên chế đâu “thèm” chuyện đó.

Ai nhượng bộ ai?

Cũng Ký Giả Ian Johnson, 1 ngày sau, viết thêm rằng dù thỏa thuận sắp sửa được ký kết là một “nhượng bộ bất thường” của Bắc Kinh vì bao gồm quyền Đức Giáo Hoàng được phủ quyết việc bổ nhiệm giám mục của họ, quyền này đi ngược lại lòng nghi ngờ cố hữu của họ đối với Vatican xưa nay, nhưng “viễn tượng 1 thoả thuận như thế đã gây nên nhiều cảm xúc mạnh mẽ khắp thế giới, trong đó, có những người phê bình tố cáo Tòa Thánh ‘bán đứng’ các người Công Giáo trung thành ở Trung Hoa”.

Đặc biệt là người Công Giáo hầm trú Mindong. Ký giả này cho hay: “nhưng những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các thay đổi được đề nghị này, các cư dân ở những nơi như Mindong, nói rằng họ cảm thấy một cảm thức bất lực, như thể đang chờ một cơn bão mà họ không thể kiểm soát”.

Ký giả trên, sau đó, nói đến “nhượng bộ khổng lồ” của Tòa Thánh tại Mindong: “Vatican đã yêu cầu Đức Cha Guo Xijin, vị giám mục hầm trú ở Mindong, nhường quyền lãnh đạo của ngài đối với khoảng 70,000 người Công Giáo cho vị giáo sĩ được chính phủ bổ nhiệm chỉ cai quản chừng 10,000 tín hữu - quả là một nhượng bộ khổng lồ đối với Bắc Kinh”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Ái Hữu Hùng Tâm Dũng Chí Phủ Cam Tổ Chức Lễ Giỗ Cho Linh Mục Tuyên Uý
Trương Minh Phương
11:02 01/03/2018
Sáng ngày 1 tháng 3 năm 2018, tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, Hội Ái hữu Hùng tâm Dũng chí thuộc Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam phối hợp với gia đình Linh tông và thân tộc tổ chức lễ Giỗ 10 năm của cố Linh mục Batolomeo Nguyễn Phùng Tuệ, vị thành lập và là Tuyên úy đầu tiên của Liên đoàn Hùng tâm Dũng chí Phủ Cam vào năm 1955 với tên gọi là Liên đoàn Tabôrê.

Với sự qui tụ của trên 200 thành viên là nghĩa tử thiêng liêng và bà con thân tộc cùng anh chị em Cựu Hùng tâm Dũng chí thuộc Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam, cùng đứng ra tổ chức kỷ 10 năm ngày mất của cố Linh mục Batolomeo Nguyễn Phùng Tuệ; cựu Quản xứ Chính tòa Phủ Cam và cũng là người đã thành lập Liên đoàn Hùng tâm Dũng chí Phủ Cam vào năm 1955. Hội Cựu Ái hữu Hùng tâm Dũng chí Phủ Cam tưởng nhớ đến công ơn của Ngài đã thành lập và phát triển Liên đoàn Tabôrê Phủ Cam.

Xem Hình

Vào lúc 9 giờ, Đức nguyên Tổng Giám mục F.X. Lê Văn Hồng, nghĩa tử đầu tiên của Cố Linh mục, đã chủ sự Nghi thức viếng mộ, niệm hương và dâng hoa trước phần mộ của Ngài tại Nghĩa trang Giáo sĩ. Đức Cha chia sẻ: viếng mộ trong một ngày mùa chay nhắc nhở cho mỗi người chúng ta nhớ đến thân phạn bọt bèo của chúng ta vốn là tro bụi để chúng ta biết khiêm tốn và sẵn sang chuẩn bị cho ngày trở về nhà Cha. Tại nghĩa trang Thiên Thai này, chúng ta nhớ đến những người anh chị em chúng ta đã ra đi, cách riêng Cha Batolomeo Nguyễn Phùng Tuệ, mà hôm nay là ngày giỗ 10 năm.

Linh mục F.X. Nguyễn Hoàng Hải, Đặc trách Giáo lý Tổng Giáo phận Huế, nghĩa tử của Cố Linh mục Batolomeo, đã chia sẻ trong bài giảng tại Nghĩa trang Thiên Thai: Hôm nay, chúng con là con cái trong gia đình thiêng liêng và ruột thịt của Cha, cùng với con cái tinh thần của Cha là anh chị em Hội Ái hữu Hùng tâm Dũng chí Liên đoàn Tabôrê Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam cùng nhau sum họp nơi Cha an nghỉ để tưởng nhớ ngày Cha giả từ trần thế, sau cuộc lữ hành đức tin suốt 80 năm với 55 năm trong sứ vụ Linh mục của Chúa Kitô. Chúng con nhận ra qua Cha khuôn mặt của Chúa Giêsu mà Cha hằng xác tín bước theo và sống như Ngài đã sống giữa trần gian…

Chúng con, đại gia đình thiêng liêng gồm hơn 80 anh chị em lớn nhỏ cùng với gia đình ruột thịt của Cha đang ở khắp mọi miền đất nước luôn khắc ghi hình ảnh thân thương của Cha qua nụ cười dung dị mà ấm áp, kji vui hay lúc mệt mỏi Cha vẫn luôn lạc quan. Những lời giảng dạy sâu sắc cũng như những bài chia sẻ hàng tuần trên đài Phát thanh Huế trong nhiều năm, hay những bài huấn giáo cho các Hội Đoàn mà Cha cưu mang đã giúp mọi người mạnh mẽ vững tin tiến bước trong cuộc lữ hành đời Kitô hữu. Cha thật sự sống đời linh mục khó nghèo của Đức Kitô, những gì Cha có cha đều ban phát không giữ lại gì cho riêng mình đến cuối đời. Cha sống khiêm tốn và hạ mình dù Cha mang nhiều trọng trách trong Giáo phận. Chúng con nguyện noi theo gương sống của Cha trong hành trình ơn gọi hay sống thánh giữa đời để mong sẽ được gặp lại Cha tại đích điểm của niềm tin và hy vọng mà Cha đã đi.

Thánh lễ Giỗ đồng tế do Đức nguyên Tổng Giám mục F.X. Lê Văn Hồng chủ tế, cùng đồng tế có các linh mục trong và ngoài Giáo phận là nghĩa tử, các linh mục cựu Hùng tâm Dũng chí Phủ Cam cùng tâm tình hiệp dâng lời cầu nguyện của các nữ tu nghĩa tử, bà con thân tộc và anh chị em Hội Ái hữu Hùng tâm Dũng chí Phủ Cam. Trước Thánh lễ, Đức Giám Mục chủ tế, quí cha nghĩa tử và Ban Điều hành Hội Ái hữu Hùng tâm Dũng chí Phủ Cam đã kính cẩn niệm hương trước di ảnh của Cha cố Batolomeo.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục chủ tế chia sẻ thật sâu sắc: Ngày Giỗ của Cha Batolomeo nhằm vào những ngày chay thánh, nhưng vẫn còn trong mùa Xuân của vũ trụ. Hai mùa này xem ra trái ngược nhau, nhưng lại liên hệ mật thiết như nhân với quả: Mùa chay, mùa kêu gọi hy sinh hảm mình, có thể so sánh như mùa đông của vũ trụ, vạn vật phải lột xác trong mưa dầm gió bấc, cây cối rụng lá trơ cành để chuẩn bị cho một mùa xuân trong nắng ấm, cây cối đâm chồi nẩy lộc, sinh hoa kết trái. Như vậy, vũ trụ sẽ không thể có mùa xuân nếu không đi qua những ngày đông giá, cũng như sẽ không có mùa Phục sinh nếu không bước vào mùa Chay, mùa thương khó và tử nạn…

Suốt 80 năm sống kiếp người trên trần gian, Cha đã cảm nếm được tất cả những thăng trầm và vinh nhục, những hân hoan và lo âu của thân phận con người yếu hèn. Cha đã có nhiều kinh nghiệm về cuộc chiến gian khổ của con người, Cha đã âm thầm nhưng kiên trì bước vào con đường hẹp của Thập giá, con đường hoàn thiện của tám mối phúc thật để nên giống Chúa Kitô. Chúng con tin rằng: vì Cha đã chết đi mỗi ngày cho con người củ, thì hy vọng giờ đây Cha đang được sống lại trong hạnh phúc với Chúa Kitô trên trời. Nhớ đến người Cha, người Thầy của chúng ta đã ra đi về với Chúa, cũng là một cơ hội tốt để chúng ta xác tín tuyệt đối rằng: cuộc sống hiện tại hôm nay là mùa đông cần thiết để chuẩn bị cho mùa xuân vĩnh cửu ngày mai trên trời.

Kết thúc Thánh lễ, đại diện Liên đoàn Hùng tâm Dũng chí rước di ảnh của Cha Cố ra trước Tiền đường nhà thờ để chụp hình lưu niệm với Đức Tổng, quí Cha và gia đình linh tông huyết tộc.

Mọi người cùng nhau tham dự bữa cơm thân mật sau khi cử hành nghi thức chào cờ của Hùng tâm Dũng chí.

Hiện nay, Hội Ái hữu Hùng tâm Dũng chí Phủ Cam vẫn tiếp bước những công việc gian khó, cụ thể là ban Khâm liệm do Cha nguyên Quản xứ Phủ Cam Phaolo Nguyễn Trọng thành lập từ năm 2000.

Trương Minh Phương

 
Trại Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể , Gx. Đức Mẹ La Vang, Miami
LM Ngyễn Kim Long
11:18 01/03/2018
Hằng năm, cứ vào tuần cuối của tháng 2, Đoàn TNTT Giuse, Miami tổ chức trại đoàn cho các em Thiếu nhi. Bắt đầu từ trại đoàn đầu tiên khi mới thành lập khi còn ở Gx. Thánh He-len đến khi trở thành Giáo xứ ĐMLV, đây là trại lần thứ 7 với tên Hừng Đông 7 tại Công viên Tree Tops Park, Davie, từ 23 - 25.02. Chủ đề của trại đoàn: "Còn Hài nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa - The child grew and became strong, filled with wisdom, and the favor of God was upon him" (Lu-ca 2,40).

Xem Hình

Số các em ghi danh tham dự trại năm nay là 135 và khoảng 25 huynh trưởng phụ giúp. Nếu so với số ghi danh trại đầu tiên khoảng 50 chục, thì có thể nói mỗi năm các phụ huynh càng tin tưởng hơn khi cho con tham dự Đoàn TNTT.

Trải qua các ngày trại, dù thời tiết cũng không thuận lợi lắm vì mưa lớn đêm thứ Sáu làm cho kiến bò ra nhiều chỗ cắn các em, nhưng tinh thần của các em nói chung từ độ tuổi 7 đến 16, đã tham gia một cách hăng say và vui tươi. Các em thể hiện một tinh thần kỷ luật nghiêm chỉnh, vâng theo lệnh chỉ huy của các trưởng và đội trưởng, cùng nhau thi đua các trò chơi, nhất là Hành trình Đức tin, Lửa Thiêng, diễn kịch theo chủ đề, tập dâng hoa kính Đức Mẹ và tham dự các Thánh Lễ. Bên cạnh đó, các em cũng được các trưởng, các phụ huynh tình nguyện nấu cho những bữa ăn ngon và đầy đủ. Có những em ở nhà lười ăn, thụ động, nhưng khi tham dự trại đã trở nên linh hoạt hơn và ăn khoẻ hơn. Một tín hiệu đáng mừng cho thế hệ trẻ Việt Nam tương lai. Sau những trò chơi thi đua, các em được cha TU và các trưởng trao tua khen thưởng và cờ danh dự cho đội xuất sắc. Nhìn nét mặt các em hãnh diện khi được gắn tua trên cầu vai, biểu hiện sự cố gắng của mình đạt chiến thắng.

Trại Đoàn kết thúc vào trưa CN 25-02 sau khi đã được Cha TU tổng kết và chúc lành. Các em được cha mẹ đón về cho dù mệt nhọc và thiếu ngủ, nhưng vẫn thể hiện sự vui tươi vì những ngày hạnh phúc đã có được. Xin cám ơn quí Trợ tá, quí Trưởng, quí Phụ huynh và quí Ân nhân đã góp phần công khai hoặc âm thầm cho Trại Đoàn thành công năm nay. Xin Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh cả Giuse, chúc lành cho chúng ta.

LM. Nguyễn Kim Long - TU
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đời sống cầu nguyện
LM Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
11:05 01/03/2018
Đời sống cầu nguyện

Cách đây 05 năm, ngày 11.02.2013 đúng vào ngày lễ kính Đức Mẹ hiện ra ở Lộ-Đức, và cũng là ngày Thế giới Bệnh nhân, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. trước mặt các Đức Hồng Y trong Hội Thánh về họp công nghị ở Vatican, đã công khai nói lên tâm tư sâu kín của mình:

„Sau khi nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự chắc chắn rằng sức lực của tôi, vì tuổi cao, không còn thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách thích đáng nữa. Tôi ý thức rõ sứ vụ này, do yếu tính thiêng liêng, phải được chu toàn không những bằng hoạt động và bằng lời nói, nhưng còn bằng đau khổ và cầu nguyện.

Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, đang chịu những biến chuyển mau lẹ và bị giao động vì những vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với đời sống đức tin. Để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có nghị lực cả thể xác lẫn tâm hồn, nghị lực mà trong những tháng gần đây bị suy giảm nơi tôi đến độ tôi phải nhìn nhận mình không có khả năng thi hành tốt sứ mạng đã được trao phó cho tôi.

Vì thế, với ý thức rõ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các Hồng Y ngày 19 tháng 4 năm 2005.“.

Lời công bố đó tựa hồ tiếng sấm sét đánh ầm vang từ trên trời vụt lao xuống trần gian, như lời Đức Hồng Y Sodano đã nói lên tâm tư của mình hôm đó.

Có người còn ví nó tựa như một trái bom nổ vang trời dậy đất không chỉ trong vùng Vatican, mà còn vang dội lan rộng ra khắp mọi nơi trong Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu

Và các Vị Hồng Y có mặt trong căn phòng họp hôm đó, như lời Đức Hồng Y Joseph Cordes kể lại: ai cũng sững sờ bối rối hốt hoảng căng thẳng!

Năm năm đã trôi qua, Đức Giáo Hoàng emeritus Benedickt XVI. từ ngày 28.02.2013 lui vào cuộc sống không phải như một người đi nghỉ hưu dành thời giờ du lịch hay sống theo sở thích hobby riêng của mình. Không, không như thế. Nhưng Joseph Ratzinger Benedickt XVI. sống như là một Tu Sỹ ẩn dật thầm lặng chỉ chuyên lo việc cầu nguyện trong ngôi nhà tu viện Mater Ecclesia ở ngay nội thành Vatican.

Năm năm trôi qua Joseph Ratzinger Benedikt XVI. không viết sách báo thần học đạo đức, suy tư viết sách báo thần học là sở thích sở trường của ngài rất nổi tiếng, ngài không xuất hiện công khai cử hành những nghi lễ phụng vụ như một „giáo hoàng“. Không, ngài không sống như thế. Nhưng ngài sống một nếp sống âm thầm khiêm nhượng, không gây phiền hà vấn đề cho ai, hoàn toàn trung thành vâng phục vị Giáo hoàng đương nhiệm Phanxico của Giáo Hội.

Năm năm trôi qua có nhiều suy diễn, nhiều nghi hoặc có cả phê bình chỉ trích về việc ngài từ chức. Nhưng ngài không nói hay viết lời nào vào việc tranh biện đó. Ngài sống âm thầm trung thành với ý Chúa đã soi sáng cho ngài biết việc mình phải làm.

Cung cách sống như thế biểu hiện một tâm hồn con người chân tu đích thực, lấy ý Chúa làm trung tâm cho đời sống riêng mình và cho Giáo Hội.

Lối sống đó của ngài phản chiếu cung cách của một người trí thức thâm sâu, có tầm nhìn xa trông rộng cùng biết phản tỉnh nhìn lại con người chính mình.

Thái độ sống của ngài như thế là một bài giảng chan chứa tình tự đạo đức, một bài thuyết trình thâm sâu về tình yêu mến và lòng trung thành hướng thượng lên với Thiên Chúa, và hướng hạ chiều ngang đường chân trời với con người trên mặt đất , với Giáo hội Chúa ở trần gian.

Gíao hoàng emeritus Benedikt XVI. lui vào ẩn dật với nếp sống thầm lặng khiêm nhượng chăm lo việc đọc kinh cầu nguyện cho Giáo Hội ở Tu viện Mater Ecclesia nằm trên đồi Vatican.

Hình ảnh gương sống này gợi nhắc nhớ tới thánh Tiên tri Mose ngày xưa đã leo lên núi cầu nguyện cho dân Israel đang chiến đấu chống quân của Amalek tấn công, như Kinh Thánh thuật lại:

„ A-ma-lếch đến đánh Ít-ra-en tại Rơ-phi-đim.9 Ông Mô-sê bảo ông Giô-suê: "Anh hãy chọn một số người, và ngày mai ra đánh A-ma-lếch. Còn tôi, tôi sẽ đứng trên đỉnh đồi, tay cầm cây gậy của Thiên Chúa."10 Ông Giô-suê làm như ông Mô-sê đã bảo: ông đã giao chiến với A-ma-lếch, còn các png Mô-sê, A-ha-ron và Khua thì lên đỉnh đồi.11 Khi nào ông Mô-sê giơ tay lên, thì dân Ít-ra-en thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì A-ma-lếch thắng thế.„ (Sách Xuất hành, 17, 8-11).

Con thuyền Giáo Hội Chúa ở trần gian trong cơn thử thách chao đảo, vì bị tấn công về đức tin, về luân lý, về cơ cấu tổ chức, về những lạm dụng từ bên ngoài và cũng từ bên trong nội bộ. Nhưng Giáo Hội của Chúa do Chúa thành lập và luôn được Chúa hướng dẫn từ hơn hai ngàn năm nay. Nên Giáo hội phải qui hướng về Chúa trong bước đường dù trong thanh bình hay trong sóng gío gặp thử thách chao đảo. Do đó việc cầu xin khấn nguyện cùng Thiên Chúa là hơi thở sức sống của Giáo Hội và lương thực cho Giáo Hội.

Đức Giáo Hoàng emeritus Benedickt XVI. thoái vị lui vào ẩn dật cùng chung tay góp nhận thi hành công việc đó, như thánh Tiên tri Mose ngày xưa đã dang tay trên núi cầu nguyện cho dân Israel.

Hình ảnh vị Giáo hoàng emeritus trong âm thầm cầu nguyện xin ơn Thiên Chúa phù hộ gìn giữ Giáo Hội khác nào như cây cột thu lôi, cây Ăngten thu kéo làn sóng ân đức chúc lành của Thiên Chúa từ trời cao xuống trần gian cho Giáo Hội.

Khi được hỏi phải chăng Đức Giáo Hoàng lui vào ẩn dật chăm lo việc cầu nguyện là một an ủi thiêng liêng chăng?

Đức Giáo Hoàng emeritus Benedickt XVI. nói ngay: „ Không đâu. con đường nghỉ hưu của tôi không chỉ do từ trên cao cùng đồng hành dẫn dắt. Hằng ngày tôi nhận được nhiều thư từ… không chỉ của các vị quyền qúi trên thế giới, nhưng còn từ những người dân bình thường có đời sống khiêm nhường. Họ muốn biết tôi sống thế nào, qua đó họ gần gũi với tôi, và họ cầu nguyện cho tôi. Họ sống tình liên đới với tôi.

Từ những điều đó tôi lớn mạnh thêm trong sự tin tưởng vượt qua những khoảnh khắc khó khăn. Và vững tin rằng Thiên Chúa luôn dẫn dắt nuôi dưỡng Giáo Hội của Người. Ngày xưa Ngài đã trao cho trách vụ đứng đầu Giáo hội Chúa ở trần gian đó cho tôi, và bây giờ tôi có thể trao lại trong tay Ngài. Sự nâng đỡ đó vẫn luôn liên tục, không bị cắt đứt, cả sau khi tôi thoái vị xin rút lui vào sống ẩn dật.

Điều tôi đã đoan hứa cùng Thiên Chúa và cùng mọi người, mà Ngài cũng như mọi người hằng đoan hứa yêu mến nâng đỡ tôi, tôi chỉ có thể nói lên tâm tình tạ ơn Chúa và lời cám ơn mọi người.“ (Elio Guerriero, BENEDIKT XVI., Die Biogrfie, Herder, Freiburg i. Breigau 2018,Tr. 586-587).

Khiêm nhường cùng đạo đức thâm sâu và trí thức hơn, tưởng không hơn được.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Sách Việt Sẽ Ra Sao ?
Trà Lũ
11:40 01/03/2018
Các báo tết năm nay tràn đầy những bài viết về chó. Ôi thôi, gia tộc nhà chó được nghiên cứu rất công phu và trình bày rất chi tiết, chó bên đông chó bên tây, chó ngày xưa chó ngày nay. Bài nào cũng đề cao những đức tính của chó như trung thành, can đảm, siêng năng, tình nghĩa, thế nhưng có một điều tôi không hiểu là con chó tốt như thế mà người VN lại hay lấy con chó ra mà chửi , như ‘đồ chó, đồ mặt chó, ngu như chó, dốt như chó... và gần đây có ông nhà văn nào đó ở VN dám gọi đảng CSVN đỉnh cao trí tuệ loài người là Đảng Chó. Tại sao vậy ?

Qua các bài tết tôi thấy báo nào cũng chỉ nói tới con chó sống ở trên mặt đất, hình như ai cũng quên một loại chó sống dưới nước, đó là loại hải cẩu. Tôi thích loại chó biển này quá. Hải cẩu sống ở bắc cực và bắc bán cầu. Canada có rất nhiều hải cẩu ở New Foundland miền đông. Hải cẩu tuy thuộc gia tộc nhà chó, nhưng vóc dáng rất lớn, thường dài tới 3 thước. Hai chân trước biến thành vây chèo để bơi và hai chân sau biến thành bánh lái. Hải cẩu sống thành đàn. Thế nhưng thật là phép lạ, có một số ít hải cẩu đã lạc đàn và bơi xuống biển Việt Nam, miền Bình Thuận, và sống luôn ở miền Trung này.

Trước 1975 thì ở Miền Nam có loại thuốc đưọc quảng cáo là tiên dược Tam Tinh Hải Cẩu Bổ Thận Hoàn của nhà thuốc Võ Văn Vân. Hồi đó tôi cứ nghĩ rằng Cụ Võ Văn Vân nói dóc vì hải cẩu ở mãi bắc cực, làm sao cụ có được ‘của quý’ của chàng hải cẩu mà chế ra thuốc tiên. Nay đọc sách mới biết miền Trung của VN có hải cẩu. Nhưng chắc cụ chả có được nhiều vì số hải cẩu miền Bình Thuận có bao nhiêu đâu. Trong khi gia đình nhà hải cẩu ở Canada thì hàng triệu triệu con. Mỗi năm Canada chỉ cho phép ngư dân bắt 250.000 con để lấy thịt bán đi khắp thế giới. Ngư dân Canada hằng năm vẫn phản đối chính phủ về con số 250. 000 ít ỏi này vì thế giới hải cẩu hằng năm ăn không biết bao nhiêu là cá khác, thế nhưng phong trào bảo vệ súc vật quốc tế vẫn to tiếng hơn.

Tôi có tìm hiểu về việc bắt hải cẩu làm thịt. Ở Canada này người ta chỉ ăn thịt mà thôi, còn bao nhiêu lòng da phèo phổi của hải cẩu thì vất đi hết. Trong số vất đi này thì có biết bao nhiêu ‘cây súng’ . Xưa nay tôi vẫn ao ước Cụ Võ Văn Vân mà còn sống thì mời cụ sang Canada để cùng chúng tôi đi thu các của quý về làm thuốc. Cam đoan thuốc tiên Hải Cẩu này sẽ tốt hơn thuốc Viagara nhiều.

Tôi viết đến đây thì thấy trong bếp ầm lên tiếng cười. À, chưa kể các cụ nghe chuyện làng An Lạc của tôi. Số là ngày Thứ Tư 28 tết vừa qua là ngày Lễ Tro của đạo Công Giáo, đa số dân làng theo Công Giáo, trong đó có 2 tân tòng là Cụ Chánh và Cụ B.95, cho nên dân làng đã cùng nhau đi lễ nhà thờ chung với hai cụ. Chị Ba Biên Hoà luôn đi liền với cụ, chị kể rằng khi linh mục chủ lễ xức tro lên trán Cụ B.95 và nói : Ta hãy nhớ mình là tro bụi rồi sẽ trở về tro bụi’ thì chị thấy Cụ thưa Amen rồi chảy nước mắt. Cụ nói thì thào với chị : Đúng vậy, kiếp người là tro bụi.

Lễ xong chúng tôi về nhà cụ Chánh ăn cơm. Vì là Lễ Tro mở đầu cho Mùa Phục Sinh nên mọi người ăn chay. Ông ODP hỏi Cụ Chánh : Bữa nay ăn chay kiêng thịt nhưng dân làng có phải ăn chay kiêng chuyện cười không. Cụ Chánh vui vẻ đáp ngay : Không, cái cốt lõi của việc ăn chay nó nằm ở trong cái tâm của ta chứ không ở việc kiêng thịt. Bạn cứ tự do, miễn là chuyện cười không xúc phạm tới ai là được. Thế là dân làng vỗ tay ca ngợi cái tâm lớn không chấp của cụ tiên chỉ, rồi anh H.O. khai mạc cái kho tiếu lâm của anh.

Anh nói : Món quà vĩ đại nhất mà Thiên Chúa ban cho loài người là tình yêu. Nam nữ là âm dương luôn luôn hút nhau. Tình yêu là chất kích thích nam nữ yêu nhau để rồi thay Ngài sinh đẻ ra con cái cho đày mặt đất. Tình yêu cao quý và đẹp vô cùng. Văn chương giới bình dân VN nói về tình yêu nam nữ thì trăm màu trăm sắc, như :

- Tôi lấy vợ là vơ lấy tội, biết là tội mà vẫn cứ vơ

- Tôi lấy chồng là trông thấy tồi, biết là tồi mà vẫn cứ lấy

- Trời sinh ra kiếp đàn ông

Lớn lên lấy vợ không còn tự do !

Thương thay số phận đàn ông

Từ khi lấy vợ người không ra người.

-Tiệc thì phải có thịt gà, Đàn ông phải có đàn bà mới vui!

- Bánh mì phải có patê, đàn ông phải có máu dê trong người !

- Em ơi là em, ma quỷ là em mà Chúa Phật cũng là em !

Bà cụ B.95 nghe đến đây thì tỏ vẻ giật mình, tại sao em vừa là quỷ vừa là Chúa được, nên cụ bảo : Anh nói về cái ấy như vậy là đủ rồi, hãy nói sang chuyện khác. Anh H.O. không chịu, anh bảo trong bụng anh còn một chuyện dê mà anh thích lắm, hôm nay xin cho anh thả nó ra. Rằng chẳng phải chỉ riêng giới bình dân mình mới dê, các quan ở bậc phụ mẫu cũng dê khiếp lắm. Sách còn ghi chuyện quan đại thần Nguyễn Công Trứ ngày kia gặp một cô lái đò, quan thấy cô bé đẹp như tiên nên đã chiếm đoạt. Đoạt xong chính quan đã chép lại sự việc :

Thuyền nan một chiếc cỏn con

Một cô thiếu nữ, một quan đại thần

Ban ngày quan lớn như thần

Ban đêm quan lớn tần mần như ma

Ban ngày quan lớn như cha

Ban đêm quan lớn rầy rà như con...

Kể đến đây xong thì anh H.O. cười nức nở : Tôi chích nhất những chữ ‘tần mần’ và ‘rầy rà’ này. Các bạn cứ tưởng tượng mà coi, đứa bé ban đêm nó phá phách đòi hỏi mẹ nó nhiều thứ lắm...

Các cụ thấy chưa, cái anh H.O. này lỉm nghỉm mà tếu qúa sức!

Rồi mọi người nhìn anh John xem anh có chuyện gì về nam nữ hút nhau trong thế giới tiếng Anh không. Anh John này hiểu ý nên đáp ngay : Thế giới tiếng Anh của tôi không có cái gì thâm thúy, cao siêu và hay tuyệt vời như lời của 3 cô gái VN sau đây. Trai gái gặp nhau thì bị cuốn hút là cái chắc rồi , luật của tạo hóa mà, và ai cũng biết một khi đã mê nhau thì cho nhau hết. Tôi thấy lời cô gái bảo anh con trai hay hết sức. Cô miền nào nói cũng hay thấm thía .

Đây là lời cô gái Miền Nam :

...Ý chèng ơi,

Hổng được đâu

Cái mặt ngầu

Tui ớn lạnh

Ngồi bên cạnh

Rục rịch hoài

Lỡ gặp ai

Kỳ quá hà.

Thôi zô trỏng

Đồ qủy sứ

Để từ từ

Nè cha nội.

Cô gái Miền Trung :

Dị kể chi

Răng làm rứa

Người chi mô

Nhột thấy mồ

Anh bên nớ

Tui bên ni

Răng cớ gì

Ưa lấn đất

Mạ ra chừ

Mang tiếng hư

Nói nhỏ nì

Túi nay hỷ.

Đây là lời cố gái Bắc Kỳ :

Em chả đâu

Ngượng lắm đấy

Ai lại thế

Cứ như ranh

Tí tẹo thôi

Nhớ đấy nhé

Mặt dầy tợn

Chỉ nghịch ngợm

Không ai bằng

Cứ hung hăng

Như quân cướp

Thôi cũng được

Phải giao trước

Cấm chạy làng

Hễ lang bang

Em xẻo tuốt.

Các cụ đã thấy chưa, lời ba cô trên đây qủa là những đoạn phim sống động. Miệng nói không nhưng lòng nói có vì đã mê mẩn lên mây mất rồi. Tôi yêu 3 cô này quá, yêu cả lời, cả tính tình, em cho hết, và lời em tuy là răn đe nhưng mang đầy ý yêu thương thúc dục.

Cả làng đã vỗ tay râm ran khen anh John sưu tầm được những câu thơ hay qúa. Anh vừa cười vừa cám ơn lia lịa rồi nhìn cụ Bà B.95 : Cháu kể chuyện phiếm cho cả làng nhưng vẫn không quên chuyện thời sự cho cụ. Cháu kể ngay bây giờ nha.

Thứ nhất là chuyện nhập đạo Công Giáo của 2 mục sư Tin Lành ở Cali. Đó là Mục Sư Hà Cẩm Đường của Cơ Đốc Giáo và hiền thê là Bà Minh Hạnh một linh mục của Anh giáo. Hai vị này đã trên 80 tuổi, đang học hỏi về Công Giáo và sẽ xin gia nhập Công Giáo trong nay mai. Hai vị nói : Chúng ta tất cả đều là anh em con cái một Cha chung trên trời.

Thứ hai là chuyện Thế Vận Hội Mùa Đông PyeongChang 2018 bên Đại Hàn. Mọi sự đã diễn tiến tốt đẹp sau 18 ngày thi đấu và đã bế mạc. Kết quả là Na Uy đứng đầu với 39 huy chương, thứ 2 là Đức 31 chuy chương, thứ 3 là Canada với 29 huy chương, thứ 4 là Hoa Kỳ với 23 huy chương...Không thấy VN đâu cả. Trước ngày khai mạc thì ai cũng lo sự phá hoại của nhóm Hồi Giáo quá khích và của vua Kim Chính Ủn. Canada đứng hạng 3. Canada đè Hoa Kỳ đó nha các cụ, vì đây là các môn thi liên hệ tới mùa đông. Canada là xứ tuyết mà ! Các cụ bên Hoa Kỳ đừng buồn nha.

Anh John vừa nói tới đây thì Ông ODP xin góp lời. Ông bảo ông thích cái từ ‘các lực sĩ’ mà anh dùng. Bây giờ ở bên nhà, báo chí truyền thông không dùng từ ‘lực sĩ’ mà dùng từ ‘vận đông viên’, cái từ này chắc là lấy từ tiếng Tàu. Nghe buồn cười. Những người tham dự các trận tranh tài thì phải gọi là ‘lực sĩ’ chứ, cớ sao lại gọi là vận đông viên? Vận động viên là những người lo chạy vòng ngoài để gây ảnh hưởng, tiếng Anh là lobby. Chả lẽ chữ của Tàu Cộng đã mạnh như thế ở VN sao ? Tàu nó dùng thế nào thì VN cũng phải dùng y như vậy sao ?

Ngoài ra, ngoài cái tiếng chói tai ‘vận động viên’, tôi còn chờ tin báo chí ngoại quốc nói về các nhà hàng bán thịt chó ở ngay thủ đô Hán Thành. Các cụ còn nhớ cách đây 30 năm khi Đại Hàn tổ chức thế vận hội mùa hè không ? Kỳ đó ban đầu báo chí quốc tế bàn rất nhiều về việc người Đại Hàn ăn thịt chó, có ý gián tiếp chê Đại Hàn là còn man rợ. Ở Đại Hàn có hội các nhà hàng bán thịt chó. Tức thì hội này phản pháo ngay. Họ nói lớn tiếng : Này các anh báo chí da trắng, các anh hãy ngậm miệng lại, lý do : việc ăn thịt chó của chúng tôi có gốc mấy ngàn năm văn hóa. Các anh là da trắng, mới có mấy trăm năm văn hóa thì các anh thua xa cái gốc văn hóa của chúng tôi. Văn hóa da trắng các anh coi con chó là con vật thân yêu như người, gọi chúng là pet. Còn nước Đại Hàn chúng tôi không coi con chó là vật thân yêu như người, chúng tôi nuôi chó cũng như nuôi gà vịt để ăn thịt, không phải để bế bồng như các anh. Con pet ở nước chúng tôi là con chim và con cá chứ không phải con chó, các anh hiểu chưa? Xin ngậm miệng lại ! Bài lên tiếng này quả thực đã làm dịu hẳn việc chỉ trích ăn thịt chó .

Mấy tuần nay, tôi theo rõi các sinh hoạt của thế vận hội, mà không thấy có anh chị phóng viên nào làm to chuyện Đại Hàn ăn thịt chó cả ! Hoan hô Hội Ăn Thịt Chó của Đại Hàn !

Ông ODP xin hết lời và trả diễn đàn thời sự cho Anh John. Anh John nói ngay : Lâu nay thời sự Canada bị thời sự Hoa Kỳ lấn át. Mở máy ra là thấy Vua Trump. Suốt ngày giới truyền thông nói về Trump. Làng tôi chia làm 2 phe, phe yêu phe ghét. Phe yêu thì luôn luôn đề cao Trump về thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ lên cao và nạn thất nghiệp xuống thấp, rồi hỏi : Có phải nhờ Vua Trump không? Phe ghét thì chê Vua Trump ồn ào ngang hàng với Vua Duterte của Phi Luât Tân và vua Kim Chính Ủn của Triều tiên.

Thời sự Canada thì còn nhiều lắm nhưng tin Canada cho phép buôn bán cần sa là nổi bật nhất. Kể từ tháng Tám đầu mùa hè này thì Canada cho phép mọi người mua bán và trồng cây cần sa trong nhà tự do. Viêc này khiến nhóm buôn lậu vỡ nợ và sạt nghiệp.

Rồi mọi người nhìn Cụ Chánh mong ý kiến của chủ làng An lạc. Cụ cười khà khà rất nhân hậu rồi nói : Tuần qua lão đọc báo tết ‘Người Việt’ ở Cali do người bạn già gửi cho. Nhiều bài rất hay. Riêng bài nói về Viện Việt Học ở Nam Cali đã gây sự chú ý của lão. Viện này có từ thập niên 1980, do các nhân vật trí thức uy tín của VNCH ngày xưa thiết lập, như GS Nguyễn Đình Hòa, GS Nguyễn Khắc Hoạch, GS Trần Ngọc Ninh... Đây vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng VN, vừa là nơi tàng trữ các sách hiếm quý của tiền nhân. Ban điều hành đang ao ước xây được một thư viện cho các bảo vật, mà lòng ao ước chưa biến thành sự thực được. Nghe chuyện này bên Mỹ rồi lão chợt nhớ tới chuyện chúng ta hiện nay. Sau 30.4.1975, chúng ta sang Canada và sang Mỹ gồm thế hệ thứ 1 và thứ 1.5. Nhà nào cũng đầy ắp sách báo Việt, trong đó có rất nhiều sách hiếm và quý. Hai thế hệ 1 và 1.5 đang lui vào dĩ vãng, thế hệ thứ 2 và thứ 3 con cháu chúng ta còn mấy ai đọc những sách báo quý này ? Vậy số phận những sách báo hiếm qúy này sẽ ra sao ? Có còn ai lưu giữ không ? Lão chưa tìm ra câu trả lời.

Các cụ độc giả nghĩ sao về việc sách báo tiếng Việt này ? Con cháu chúng ta có đọc và lưu giữ nữa không ? Nếu không thì sao cơ ?

TRÀ LŨ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Xuân
Nguyễn Bá Khanh
21:50 01/03/2018
HOA XUÂN
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Tuổi xuân cầm nhánh hoa xuân
Cả hai cộng lại mùa xuân dịu dàng.
(nbk)