Ngày 28-02-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật VIII Thường Niên C
Lm. Jude Siciliano, OP
05:05 28/02/2019
Huấn ca 27: 4-7; I Côrintô 15: 54-58; Luca 6: 39-45

Sách Huấn Ca (còn gọi là Sách Giảng Viên) là một bộ sách gồm những giáo huấn của các hiền nhân. Các giáo huấn đó có thể hướng dẫn những nhóm người khác nhau: người trẻ, người già, người đôc thân, người có gia đình, người giàu và người nghèo v.v... Sự khôn ngoan của sách Huấn Ca được trình bày dưới nhiều hình thức và nhiều cách thức, thường được đưa ra theo dạng cách ngôn. Bài trích sách huấn ca hôm nay thuộc về một phạm trù lớn giáo huấn về những điều gì có thể trở nên tốt lành hay xấu xa.

Bài sách gồm 3 giáo huấn: (câu 4-7) là ý chính "Chớ vội khen, khi người chưa lên tiếng: muốn biết người phải nghe miệng nói năng". Sách Huấn Ca dạy và khuyến khích chúng ta nên suy nghĩ kỹ càng trong các cuộc thảo luận với người khác. Những địng kiến và những điều gian dối khiến chúng ta kỳ thị và bất mãn vì "Khi nghe lời phát biểu của họ, chúng ta biết ai trung thực, ai gian dối".

Trong bài phúc âm hôm nay Chúa Giêsu đang dẫn đến cuối phần mà thánh Luca gọi là "Bài Giảng trên đồng bằng" (tương đương với "Bài Giảng trên núi" của phúc âm thánh Mátthêu). Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Ngài phải thương yêu kẻ thù, đưa má bên kia cho người ta vả, đối xử với người khác như mình muốn người ta đối xử với mình, đừng xét đoán người khác v.v... Bây giờ Chúa Giêsu cho 3 bài dụ ngôn để thử thách. Cũng như trong sách Huấn Ca, Chúa Giêsu là Đấng khôn ngoan giáo huấn các môn đệ Ngài sự khôn ngoan thực tế cho đời sống khi họ là môn đệ.

Bài dụ ngôn thứ nhất (câu 39-42) kêu gọi các môn đệ hãy tự xét mình. Chúng ta có bổn phận dạy dỗ và dẫn dắt người khác. Nhưng, trước khi chúng ta làm được việc đó, chúng ta nên tự xem mắt của mình là nên thấy "cái xà" trong con mắt của chính mình. Nói một cách khác là chúng ta nên biết tự luận xét lấy mình. Nếu chúng ta biết tự xét mình thì chúng ta có thể dẫn dắt người khác đi trên đường của Chúa Kitô. Cố gắng giúp người khác lấy "cái rác" trong con mắt của họ có thể chỉ là một cách tránh cái nhìn trung thật về những thiếu sót của chính mình.

Có nhiều người trong chúng ta là giáo chức. chúng ta thường huấn luyện con cái chúng ta trong đức tin, chúng ta tình nguyện dạy giáo lý, tình nguyện giúp dạy giáo lý tân tòng. Hay hoặc chúng ta giải đáp những thắc mắc của một người bạn về điều chúng ta đang tin và vì sao chúng ta tin. Chúng ta không phải là một Kitô hữu hoàn hảo, bởi thế khi làm các việc đó đòi hỏi sự khiêm nhượng của chúng ta, và cũng như sự cố gắng "tìm kiếm để thấy được" rõ ràng hơn. Sự nhìn nhận ra được của các môn đệ dưới nhiều hình thức: trung thành trong cầu nguyện, suy gẫm theo Kinh Thánh, tìm lời khuyên bảo về những vấn đề nan giải trong đời sống chúng ta, nên phải luôn luôn học hỏi v.v... Trong tâm hồn chúng ta sẽ có được cái nhìn thật hay không? Có thể là không, nhưng khi chúng ta hoạt động theo một phương cách là chúng ta cố gắng dẫn dắt người khác theo đường lối mà Chúa Giêsu dạy trong bài giảng của Ngài, cách này sẽ giúp chúng ta có đời sống giống như Ngài.

Dụ ngôn thứ 2 của Chúa Giêsu nói là trái tốt được sinh ra bởi cây tốt. Trong dụ ngôn này có sự nhấn mạnh về việc chúng ta phải làm gì để sinh trái tốt. Một người tốt lành sẽ tự họ sản sinh trái tốt.

Chúng ta đã có lần biết những người hằng ngày đối xử với người khác và đáp ứng với mọi hoàn cảnh khó khăn, đã trở nên gương sáng cho chúng ta và thách thức chúng ta bắt chước thái độ của họ theo tinh thần Kitô hữu phải không? Bí tích Thánh Thể là lời kinh tạ ơn. Hôm nay trong phụng vụ chúng ta có thể nhớ lại để tạ ơn về những người từ lúc trước đến giờ đã chỉ cho chúng ta thấy được cách sống theo "bài giảng của Chúa Giêsu trên đất bằng" như thế nào. Họ là những bằng chứng là những người tầm thường có thể thi hành lối sống mà Chúa Giêsu đề nghị các môn đệ thực hiện. Họ là chứng nhân của lối sống Kitô hữu và cũng cho chúng ta thấy những gì Chúa Giêsu thực hiện nơi chúng ta điều được thông qua ơn Thần Khí của Chúa Thánh Linh.

Trong bài dụ ngôn ngắn cuối cùng Chúa Giêsu tóm tắt là lời nói và việc làm của một người diễn tả tính tình của người đó. Người tốt lấy ra cái tốt từ trong kho tàng tốt của lòng họ. Kẻ xấu thì lấy ra cái xấu tử trong kho tàng xấu vì "lòng có đầy miệng mới nói ra". Chúng ta, các Kitô hữu sống trong một trường hợp lâu ngày đổi mới và hướng thiện tấm lòng chúng ta. Hôm nay chúng ta được nhắc lại điều đó trong Bí tích Thánh Thể. Bắt đầu bằng cách là cầu xin ơn tha thứ. Chúa Giêsu đã nêu gương mẫu về cuộc sống cho chúng ta và Ngài mời gọi chúng ta bắt chước. Nhưng, tự chúng ta, chúng ta không thể sống như những điều mà Ngài nói với chúng ta trong bài giảng của Ngài. Bởi thế, sau khi được ơn tha thứ lúc bắt đàu thánh lễ, chúng ta có thể sống đời sống Kitô hữu nhờ Lời ban sự sống mà chúng ta nghe và nhờ lương thực mà chúng ta lãnh nhận từ bàn thánh. Đó là sự hiện diện của Đấng vừa dạy và vừa ban ơn cho chúng ta sống đời sống của Ngài trong thế gian.

Trong bài giảng trên đất bằng Chúa Giêsu giáo huấn các môn đệ của ngài. Rồi đén phiên các môn đệ sẽ dẫn dắt và giáo huấn kẻ khác. Lối sống thiêng liêng mà Chúa Giêsu dạy không phải chí đẻ cho sự soi sáng tính tình của cá nhân. Tình yêu thương của Thiên Chúa có năng lực và gây trái tốt cho kẻ khác. Việc tốt chúng ta làm sẽ trở thành phương pháp gây đức tin cho kẻ khác. Chúa Giêsu gởi chúng ta đi để làm chứng nhân cho đức tin Ngài loan báo, để thi hành những điều chúng ta dạy và giảng. Hôm nay, lời Chúa Giêsu chứng tỏ điều Ngài đang lo lắng cho giá trị và sự toàn vẹn của đời sống chúng ta. Ngài nói, chúng ta không thể dạy dỗ người khác nếu chúng ta không phải là chứng nhân cho những điều chúng ta dạy.

Chúng ta có lắng tai nghe hay không? Có thể, chúng ta hãy chú ý đến những điều những người lân cận nói với chúng ta về giá trị lòng thông cảm, nhẫn nại và dễ mến của chúng ta. Chúng ta có phải là người của sự công chính, biết thông cảm và biết đáp ứng cho những người bé mọn hay không? Chúng ta có phải là những người chấp nhận lời giảng dạy của Chúa Giêsu, mà lại không bày tỏ những điều ấy trong đời sống của chúng ta phải không? Chúng ta nên nhớ là Chúa Giêsu chỉ trích nhiều về các người Pharisêu là họ không thông cảm với những người ngồi cùng bàn với Ngài

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


8th SUNDAY -C-
Sirach 27: 4-7; I Corinthians 15: 54-58; Luke 6: 39-45

The Book of Sirach (also known as the Book of Ecclesiasticus) is a collection of ethical savings. Its teachings are applicable to various groups of people: young, old, single, married, rich and poor, etc. Sirach’s wisdom is expressed in precise formulas and images, often given in proverbial forms. Today’s passage is from a larger context which gives advice about what constitutes and tests good and bad character (26:9-27).

The reading contains three sayings (vv 4-6) which climax in the verse, "Praise no one before they speak, for it is then that people are tested." Sirach is advising and encouraging us to apply thoughtful reasoning in our discussions with others. Our prejudices and deceptions are challenged because, "One’s speech discloses the bent of one’s mind."

In today’s gospel passage Jesus is coming to the end of what, in Luke, is called the "Sermon on the Plain" (parallel to Matthew’s "Sermon on the Mount"). He has instructed his disciples to love their enemies, turn the other cheek, treat others as they would want to be treated, not judge them, etc. Now he gives three brief and challenging parables. As in our Sirach passage, Jesus is the wise person teaching his disciples a practical wisdom for their lives as disciples.

The first parable (vv 39-42) calls the disciples to examine themselves. We have responsibilities to teach and guide others. But before we can do that, we must address our own faulty sight – the "log" in our own eye. In other words, we must be self-critical. If we are, then we can guide others on Christ’s path. Attempting to help another remove the speck from their eye might just be a way of avoiding an honest look at our own shortcomings.

In many ways, we are teachers: we train our children in the faith; volunteer to teach religious education; are mentors for baptismal candidates and returning Catholics in our parish’s RCIA program. Or, we simply respond to a friend’s inquiry about what we believe and why we do what we do. We are not perfect Christians and so these roles require a certain humility on our part as well as an ongoing attempt to "see" more clearly. Sight comes to disciples in many ways: faithfulness in prayer, reflection on the Scriptures, seeking counsel for problematic issues in our lives; ongoing study, etc. Will we have perfect spiritual sight? Probably not, but coming to see is a process that must be a disciplined part of our lives as we try to guide others in the ways Jesus has just spelled out in his sermon.

Jesus’ second parable proposes that good fruit comes from a good tree. There is no emphasis here on what we must do to produce good fruit. A good person will, as by second nature, bear good fruit.

Haven’t we known people who, by how they treat others and respond to difficult situations, set an example for us and challenge us to imitate their Christian response to daily life? Eucharist is a prayer of thanksgiving. In our worship today we might recall and give thanks for those, who from our past and present, have shown us how to live Jesus’ "Sermon on the Plain." They are proof that quite ordinary people can put into practice the life Jesus proposed to his disciples. Their witness of Christian living also shows us what Jesus makes possible for us through the gifts of his Holy Spirit.

In his last brief parable Jesus says, in summary, a person’s words and actions will reveal their character. A person of good heart will do good; an evil person will do evil because, "from the fullness of the heart the mouth speaks." We Christians are in a lifelong process of renewing and orienting our heart. We were reminded of that again today, as we began our Eucharist by asking for mercy. Jesus has modeled for us the life he calls us to imitate. But on our own we cannot live what he has set before us in his sermon. That’s why, after receiving mercy at the beginning of our Mass, we are enabled to live the Christian life by the life-giving Word we heard and the food we receive from the table – the very presence of the one who both teaches and enables us to live his life in the world.

In his Sermon on the Plain Jesus is forming his disciples. They, in turn, will be the guides and teachers for others. The spirituality Jesus is teaching is not just meant for the enlightenment and behavior of the individual. God’s love is effective, it produces good fruit for the benefit of others. The good we do becomes a way to spread the faith to others. Jesus sends us to be witnesses to the faith we profess – to practice what we teach and preach. His words today show his concern for the integrity and quality of our lives. We cannot, he says, teach others if we ourselves are not witnesses to what we teach.

Are we good listeners? Perhaps we need to pay attention to what those closest to us tell us about the quality of our compassion, patience and docility. Are we people of justice, sensitive and responsive to the least? Do we claim to accept Jesus’ teachings, but don’t reflect them by the fruit of our lives? Remember, Jesus was most critical of the observant Pharisees who did not have compassion for the very ones with whom Jesus shared his table.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:09 28/02/2019
46. CHỮ “XUYÊN 川” NGỦ LƯỜI

Có một thầy giáo vỡ lòng chỉ biết một chữ “xuyên 川”, thấy học trò đưa sách lại, bèn muốn tìm chữ “xuyên川” để dạy chúng nó, nhưng giở liên tiếp mấy trang sách đều không có chữ “xuyên 川”, đột nhiên nhìn thấy chữ “tam 三” bèn chỉ nó mà chửi:

- “Tao tìm mày khắp nơi mà không gặp, té ra mày ngủ lười ở nơi đây à !”

(Tiếu phủ)

Suy tư 46:

Chữ “xuyên川” và chữ “tam三” viết theo chữ Hoa thì khác nhau rất rõ ràng, chữ “xuyên” thì viết dọc, chữ “tam” thì viết ngang, nhưng thầy giáo mà lầm chữ “xuyên 川” thẳng đứng với chữ “tam 三” viết ngang thì tưởng chữ xuyên nằm “ngủ lười”, quả là ông thầy dốt và là chuyện hiếm có trên đời.

Chữ “giữ” đạo và chữ “hành” đạo thì không giống nhau, nó khác nhau như mặt trời với mặt trăng, nhưng có rất nhiều người Ki-tô hữu cho rằng nó giống nhau.

“Giữ” đạo là tuân giữ những gì mình đã học thuộc lòng khi còn nhỏ, như học thuộc lòng mười điều răn Đức Chúa Trời và sáu điều luật Hội Thánh, là phải đi xem lễ ngày Chúa Nhật, là phải đi xưng tội trong các dịp lễ lớn như mùa chay và mùa phục sinh, giữ chứ không sống, không thực hành đạo của mình...

Vì “giữ” đạo như thế nên có nhiều người Ki-tô hữu vẫn lớn tiếng thóa mạ anh em mặc dù họ vẫn thường xuyên đi lễ ngày Chúa Nhật; và vì “giữ” đạo nên họ cũng giữ Chúa trong bức tường ích kỷ của họ, làm cho người muốn tìm Chúa cũng tìm không thấy Chúa đâu trên con người của họ...

“Hành” đạo là thực hành cái đạo của mình, thực hành cái hiểu biết về đạo của mình, nói cách khác là mình đem Chúa đến cho tha nhân bằng cách sống Lời Chúa dạy trong cuộc sống thường ngày, chẳng hạn như làm việc bác ái giúp đỡ tha nhân, phục vụ và yêu thương những người nghèo, những người bị xã hội bỏ rơi, và ngay cả những người ghét mình...

Giữ đạo và hành đạo thì không giống nhau, giữ đạo là cựu ước và hành đạo là tân ước, chúng ta có thể so sánh: giữ đạo là những thầy Pha-ri-siêu thông luật và hành đạo là Đức Chúa Giê-su cùng các tông đồ.

Giữ đạo là pháo đài, hành đạo là đường đi, cho nên Đức Chúa Giê-su là con đường để chúng ta đi đến với Chúa Cha, và chúng ta cũng sẽ là con đường đi của tha nhân đến với Đức Chúa Giê-su và đến với anh chị em vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:13 28/02/2019

93. Vì Thiên Chúa là nguyên nhân, nên để cho tâm hồn bạn lắng xuống để được lòng Thiên Chúa.

(Thánh Vincentius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Bài giảng - CN 8 QN: Xem Quả Biết Cây
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
16:42 28/02/2019
Chúa Nhật VIII THƯỜNG NIÊN

XEM QUẢ BIẾT CÂY

Hc 27,5-8; 1 Cr 15,54-58; Lc 6,39-45

Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã suy niệm về giới răn yêu thương kẻ thù, hôm nay chúng ta tìm hiểu về những thái độ đối xử với nhau trong cộng đoàn. Trong bài Tin Mừng, thánh Luca giới thiệu với chúng ta một loạt những giáo huấn của Chúa Giêsu như là những danh ngôn hay những “lời” khôn ngoan về thái độ của người môn đệ đích thực như: “Mù dắt mù sao, trò hơn thầy chăng, lấy cái rác nơi người mà không lấy cái xà trong mắt anh, xem quả biết cây, lòng đầy miệng mới nói ra.”

1- Hành xử theo Thiên Chúa

Trước hết, chúng ta suy niệm về bổn phận sửa lỗi cho nhau. Nhưng đây là việc làm hết sức tế nhị, khó khăn và đòi hỏi nhiều cố gắng. Việc chỉ bảo huynh đệ là cần thiết và tốt đẹp khi nó là cách thức để thể hiện lòng bác ái và giúp nhau hoàn thiện chính mình. Chúng ta phải cảnh giác trước cám dỗ tự cho mình là thẩm phán hay quan tòa của người khác trong việc xét đoán hay sửa lỗi cho người anh em.

Quả thế, một trong những cám dỗ mà chúng ta thường gặp khi sống trong cộng đoàn, đó là thường nghiêm khắc với người khác nhưng lại dễ dãi với chính mình; muốn sửa lỗi cho người khác nhưng lại không sửa lỗi chính mình. Chúa Giêsu nhắc nhở: “Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em.”

Để việc sửa lỗi huynh đệ có kết quả tốt đẹp, chúng ta phải luôn tự xét mình bằng một sự tự phê chân thành nhằm loại trừ mọi thái độ giả hình, kiêu ngạo, coi mình hoàn hảo và hơn người như người Pharisêu.

Bởi lẽ, tính kiêu ngạo và giả hình là hai thứ bệnh nguy hiểm nhất làm cho chúng ta mù lòa về chính mình, không biết mình cũng là những tội nhân cần đến lòng thương xót Chúa, và dễ dàng kết án người khác. Vì thế, trước khi sửa lỗi cho người khác, chúng ta cần phải khiêm tốn sửa lỗi mình. Trước khi lấy cái rác trong mắt người khác, chúng ta cần phải lấy cái xà trong mắt mình. Đó là điều Chúa muốn dạy chúng ta.

Chúa Giêsu muốn chúng ta học hỏi cách thế của Thiên Chúa đã không đối xử với chúng ta như những quan tòa nghiêm khắc, nhưng như người cha yêu thương. Thiên Chúa không luận phạt nhưng rộng lòng tha thứ. Người không bẽ gãy cây lau bị giập, cũng tim đèn còn khói chẳng nỡ tắt đi (x. Is 42,3). Người luôn cho chúng ta những cơ hội để hoán cải và làm lại cuộc đời cho tốt hơn. Đó là thái độ mà chúng ta cần học nơi Người khi sửa lỗi cho tha nhân.

2- Lòng đầy miệng mới nói ra

Thứ đến, Chúa Giêsu hôm nay đưa ra một quy luật nhân quả: “Lòng đầy miệng mới nói ra. Hay xem quả biết cây.” Thật vậy, thiện căn hệ tại lòng ta. Sự xấu xa cũng hệ tại lòng ta. Lòng trí con người là trung tâm điểm phát sinh những điều thiện hảo hay xấu xa, tội lỗi.

Theo ý nghĩa đó, bài đọc I đề cập đến một tiêu chuẩn như là thước đo của sự khôn ngoan để đánh giá con người: đó là lời nói phát ra từ miệng lưỡi họ. Lời nói ra là bằng chứng của người khôn ngoan hay không khôn ngoan như sách Huấn Ca dạy: “Có thử lửa mới biết bình thợ gốm, nghe chuyện trò, biết ai rởm ai hay. Xem quả thì biết vườn cây, nghe lời miệng nói biết ngay lòng người” (x. Hc 27,5-6).

Thật vậy, những gì chúng ta nói ra là những gì chúng ta suy nghĩ và ước muốn trong lòng. Mỗi ngày, chúng ta thường đề cập đến điều gì nhiều nhất? Có lẽ, chúng ta nói nhiều về tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, điện thoại, ăn uống, thể thao, dụ lịch... nhưng chúng ta lại ít nói về những giá trị tinh thần như bác ái, huynh đệ, tôn trọng người khác, hiệp nhất, yêu thương và trách nhiệm... Chúng ta càng ít nói về Thiên Chúa, về những điều cao cả khác. Chúng ta thử trắc nghiệm xem mình đang quan tâm đến điều gì nhiều nhất? Chúa Giêsu nói về những gì bên trong của con người được phản chiếu qua lời nói và biểu lộ ra bên ngoài: “Người tốt thì lấy ra cái tốt từ kho tàng tốt của lòng mình; kẻ xấu thì lấy ra cái xấu từ kho tàng xấu. Vì lòng đầy miệng mới nói ra.”

Chúa Giêsu nói đến quy luật nhân quả: “Không có cây nào tốt mà lại sinh quả xấu, cũng vậy, không có cây nào xấu mà lại sinh quả tốt. Thật vậy, xem quả thì biết cây.” Vì thế, để tránh chủ quan sai lầm khi đánh giá một người, chúng ta cần phải tìm hiểu lời nói, thái độ và hành động, cũng như ý hướng và động lực thúc đẩy của họ.

3- Nội tâm hóa giá trị Tin Mừng

Vậy đâu là trái tốt để người ta nhận ra nơi người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu? Đó chính là thực hành các mối phúc mà Chúa đã dạy chúng ta trong Chúa Nhật VII vừa rồi: như yêu thương kẻ thù, cho mà không đòi lại, không xét đoán, không kết án người khác, trước khi sửa lỗi người khác phải sửa lỗi chính mình, hay ít ra, chúng ta cố gắng làm một điều tốt lành để hoàn thiện mình... Điều này áp dụng cho tất cả mọi thành phần dân Chúa, đặc biệt cho những ai có bổn phận hướng dẫn người khác, như các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục, các bề trên trong các cộng đoàn, giáo xứ.

Từ một con tim cằn cỗi không thể nào có thể phát ra những lời hay ý đẹp cũng như có những hành động cao thượng. Để có quả tốt, chúng ta cần có cái tâm tốt. Vì thế, chúng ta cần có một tiến trình nội tâm hóa các giá trị Tin Mừng mỗi ngày. Nghĩa là chúng ta suy niệm Lời Chúa, đưa các giá trị đó vào trong mình, biến các giá trị Tin Mừng thành tiêu chuẩn sống để chúng ta suy nghĩ, chọn lựa, và hành xử theo các giá trị đó. Đây là tiến trình nội tâm hóa các giá trị Tin Mừng. Nhờ đó chúng ta có những phẩm chất tốt và tin mừng hóa bản thân.

Chúng ta chỉ có thể thực hiện tiến trình nội tâm hóa này bằng đời sống cầu nguyện, gặp gỡ Thiên Chúa, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa hằng ngày trong thinh lặng. Cuộc sống hôm nay đang trở nên quá ồn ào với nhiều âm thanh, nhiều thông tin khác nhau. Con người chìm ngập trong những thứ âm thanh đó, nên đánh mất khả năng thinh lặng và lắng nghe tiếng Chúa.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết thinh lặng để nhận ra sự hiện diện và lắng nghe Lời Chúa như Ápbraham ngồi dưới cây sồi Mamrê đàm đạo với Thiên Chúa, hay như chị Maria ở Bêtania luôn biết ưu tiên ngồi bên chân Chúa với một thái độ lắng nghe và một trái tim tràn trề lòng mến. Amen.
 
Cái Đà Và Cái Rác
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghiã
20:25 28/02/2019
Cái Đà Và Cái Rác

(CN VIII TN C)

“Người mù có thể dẫn người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư? (Lc 6,39). Một lời khẳng định dưới dạng nghi vấn thì như bắt buộc người nghe phải nhìn nhận. Quả thật chân lý Chúa Giêsu nói là hiển nhiên. Một sự thật tự nó rõ ràng thì không cần phải nhấn mạnh. Điều Chúa Giêsu muốn thực sự nói đó là có nhiều người đang mù mà cứ tưởng mình sáng và đáng quan ngại hơn đó là nhiều người bị “quáng gà” qua hình ảnh “cái đà ở trong mắt” mà cứ tưởng mình trông thấy rõ ràng và rồi bình thản, vô tư đi hướng dẫn kẻ khác. Việc hướng dẫn tha nhân xét về mặt tiêu cực đó là sửa sai, cảnh báo tha nhân về những mê lầm, sai lạc hay tội ác của họ và về mặt tích cực thì đó là khích lệ, động viên, hướng dẫn tha nhân sống quảng đại với chí cống hiến qua các bậc sống hay qua những sứ vụ cao cả để phụng sự Thiên Chúa, phục vụ đồng loại…

Sửa dạy kẻ mê muội, răn bảo kẻ có tội là điều tất yếu phải thực thi nếu chúng ta muốn sống đức yêu thương mà Giáo Hội đã minh định rõ chúng trong các mối thương người (thương linh hồn bảy mối). Có thể luận lý rằng điều quan trọng là nội dung lời sửa dạy, răn bảo chứ không nhất thiết cần phải hoàn hảo rồi mới được quyền sửa bảo tha nhân. Điều này quả là không sai nhưng nếu bản thân chúng ta không tự sửa mình trước thì rất có thể việc sửa bảo của chúng ta sẽ dễ bị lệch chuẩn. Cái đà đang còn ở trong mắt mình thì làm sao chúng ta có thể thấy rõ cái rác trong mắt anh em. Hơn nữa khi bản thân không tích cực sửa sai mình thì việc mình sửa bảo tha nhân có thể nghiêng chiều mục đích phê phán, xét đoán hơn là xây dựng, và cũng có thể nhằm mục đích che đậy tội của mình khi cố tình moi móc lầm lỗi của tha nhân. Đây là trường hợp của một số biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giêsu đã bị Người thẳng thừng gọi là “đồ giả hình”. Một vấn đề đặt ra là ai dám tự hào mình hoàn hảo để có thể sửa bảo tha nhân? Chắc chắn trong phận thụ tạo, ngoài Mẹ Maria ra thì chẳng một ai là hoàn hảo, chính vì thế điều kiện thực tiễn xem ra có thể chấp nhận đó là bản thân chúng ta biết nỗ lực sửa đổi, canh tân. Và khi một người đã quyết chí canh tân, thay đổi một cách nào đó thì họ được quyền sửa dạy tha nhân.

Giúp tha nhân hướng thượng trong sự quảng đại và chí cống hiến là một điều tốt đáng làm và đáng trân trọng. Tuy nhiên ở lãnh vực này thì đòi hỏi người hướng dẫn cần sáng suốt và ngay chính hơn nhiều. Sai lầm của những người trong vai trò lãnh đạo thì gây họa và di hại cho tha nhân cho xã hội nhiều điều xấu xa và tệ hại cách lâu dài và hậu quả thật khó khắc phục cũng như khó sửa chữa ngày một ngày hai. Vì lý do này mà chúng ta thấy Chúa Giêsu dường như kịch liệt lên án nhiều nhà lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ với những lời lẽ gay gắt “khốn cho các ngươi, khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái…”. Có thể nhận ra nguyên nhân những sai lầm của nhiều nhà lãnh đạo xã hội và tôn giáo xưa lẫn nay đó là sự cao ngạo, tự tôn và sự tham lam ích kỷ vô độ.

Một hệ quả khó lường của sự tự tôn, tự kiêu đó là dễ phạm sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và cho tha nhân. Và nếu người tự kiêu, tự tôn đang giữ vị trí cao, đang nắm vai trò lớn trong xã hội hoặc trong tập thể tôn giáo thì còn đáng quan ngại hơn nhiều. Sai lầm là thân phận con người, một chuyện thường tình dễ thứ tha. Nhưng việc khắc phục hậu quả là một vấn đề nan giải, nhất là khi hậu quả ấy lại di hại cho đám đông dân chúng, đặc biệt những người yếu hèn, thấp cổ, bé phận.

Chuyện mù dẫn mù, cả hai lăn cù xuống hố thì có thể xảy ra, nhưng chỉ là biến cố nhất thời và không kéo dài lâu. Cái tai hại hơn cả đó là cái sự “quáng gà” của những người đang trong vai vế hướng dẫn kẻ khác. Biết một cách phiếm diện, biết một chiều, biết chưa rõ mà những tưởng rằng mình đã biết đủ đầy, biết rõ toàn diện thì bản thân không dễ nhận ra sai lầm của mình và tha nhân nhiều khi cũng khó phát hiện.

Sự tham lam, ích kỷ vô độ cũng là một nguyên nhân gây ra không biết bao nhiêu sự sai lầm của rất nhiều người, nhất là khi họ có quyền lực trong tay để phục vụ cho sự tham lam của họ. Các chế độ độc quyền, độc tài đều sinh ra vô số sự độc ác cho nhân loại mà lịch sử đã minh chứng. Một trong những tiến bộ của xã hội loài người đó là quy định hạn kỳ của những chức vị lãnh đạo. Và một điểm tích cực của nó là giới hạn những sai lầm của các vị lãnh đạo, nếu có. Chúng ta cũng có thể nhận ra xu hướng tiến bộ này đã và đang hình thành ngay trong cả sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo mà rõ nét nhất là trong các Hội Dòng.

Chuyện cái đà trong mắt mình và cái rác trong mắt tha nhân là chuyện thường tình của kiếp người xưa lẫn nay. Tuy nhiên không được xem nhẹ, xí xóa hay bỏ qua nó, khi lợi ích và hạnh phúc của tha nhân vì thế mà bị tổn hại.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
George Weigel: Chuyện Đức Hồng Y Pell: Nước Úc giờ đây đang được trắc nghiệm
Đặng Tự Do
07:22 28/02/2019
Tờ First Things hôm 27 tháng Hai có đăng bài nhận định sau của Tiến Sĩ George Weigel với nhan đề “The Pell Affair: Australia Is Now on Trial” – “Chuyện Đức Hồng Y Pell: Nước Úc giờ đây đang được trắc nghiệm”.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây.

Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.


Có ai khác ngoài kia đang hăng máu tranh luận về bản án đồi bại được đưa ra để chống lại Hồng Y George Pell, để kết án ngài về “lạm dụng tình dục trong quá khứ”, nhận ra rằng Đức Hồng Y không nhất thiết phải trở về quê hương bản quán để đối mặt với phiên tòa hay không? Là thành viên của Hồng Y đoàn của Hội Thánh Rôma và là một quan chức của Vatican, Đức Hồng Y có hộ chiếu ngoại giao của Vatican và quyền công dân của Quốc gia Thành Vatican. Nếu thực sự ngài đã phạm tội, ngài lẽ ra có thể ở lại trong vùng an toàn đặc miễn ngoại giao của Vatican, chính quyền Úc không thể chạm tới. Nhưng vì Đức Hồng Y Pell biết mình vô tội, nên ngài quyết tâm về quê nhà để bảo vệ danh dự của mình, và theo nghĩa rộng hơn, để bảo vệ hàng thập kỷ làm việc của ngài để tái xây dựng Giáo Hội Công Giáo ở Úc, nơi nhiều phần sống động vẫn còn nợ rất nhiều sự lãnh đạo và lòng can đảm của ngài.

Đức Hồng Y Pell và tôi đã là bạn trong hơn năm mươi năm, và trong hai thập kỷ rưỡi của tình bạn đó, tôi đã kinh hoàng nhận ra các gian truân mà ngài đã phải gánh chịu, từ các phương tiện truyền thông Úc siêu thế tục và cả từ nhiều giới trong Giáo hội quyết tâm bám vào giấc mơ làm một cuộc cách mạng của họ sau Công Đồng Vatican II.

Một cuộc tấn công đáng nhớ nhắm vào ngài xảy ra ngay sau khi tôi đến chơi nhà ngài ở Melbourne vào cuối năm 2000: Tác giả bài báo vu cáo rằng Tổng Giám mục Pell lúc đó say mê các đồ phụng vụ đắt tiền và ngôi nhà của ngài chứa đầy những phẩm phục thêu gấm thêu hoa và những thứ lặt vặt đắt tiền dùng trong nhà thờ. Tôi rất vui khi có thể trả lời bằng văn tự hẳn hoi rằng, chỉ cần ở trong nhà vài ngày, tôi có thể báo cáo chính mắt nhìn thấy ngài chỉ có một phẩm phục duy nhất, nhưng tôi đã thấy sách ở khắp mọi nơi, cũng như những số ra gần đây nhất của mọi tạp chí đề xuất các ý kiến và những phản hồi trong khu vực nói tiếng Anh, từ mọi phía tả, hữu và trung dung.

Một thời gian sau đó, cáo buộc lạm dụng tình dục đầu tiên được đưa ra đối với Đức Hồng Y Pell,vào thời điểm đó ngài đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm tổng giám mục Sydney. Theo đúng các thủ tục pháp lý, ngài giải quyết vấn đề trước hết tại Melbourne rồi sau đó vấn đề được đưa đến New South Wales, Đức Hồng Y Pell đã tự nguyện rời khỏi chức vụ cho đến khi có một cuộc điều tra tư pháp, dẫn đầu bởi một cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Úc, đã làm sáng tỏ hoàn toàn mọi việc. Khi phán quyết được phát sóng lần đầu tiên, Đức Tổng Giám Mục Pell đã bị thúc giục bởi một quan chức cấp cao của Vatican, là hãy tiếp tục tấn công và công khai truy tố người tố cáo ngài. Đức Hồng Y đã từ chối lời khuyên đó, nhận xét một cách gượng gạo với tôi vào thời điểm ngài trả lời cho viên chức trong giáo triều Rôma rằng, đối với những người thuộc bộ lạc Công Giáo Ái Nhĩ Lan của ngài ở Úc, “Chúng tôi học môn tôn giáo từ Rôma còn môn chính trị chúng tôi học ở nhà.”

Niềm tin của Đức Tổng Giám Mục George Pell vào công lý Úc đã được minh oan trong dịp đó. Nhưng bây giờ, niềm tin của ngài vào hệ thống tư pháp Úc đã bị thử thách một lần nữa, và lần này là một thử thách cay đắng. Vì không phải là George Pell đang bị xét xử, nhưng là niềm xác tín của ngài; và vị Hồng Y, với sự thanh thản và điềm nhiên đối với cuộc tấn công vào nhân cách của ngài, đã phải ngồi trong một nhà tù ở Melbourne: “đi tĩnh tâm” như ngài nhắn tin với bạn bè.

Như tôi đã chỉ ra ở đây, cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell đầy rẫy những chuyện không thể xảy ra và tồi tệ hơn ngay từ đầu. Cảnh sát Victoria đã lần mò tìm phương thế chống lại Đức Hồng Y Pell, cả một năm trước khi nhận được bất kỳ khiếu nại nào từ bất kỳ người nào được cho là một nạn nhân. Phiên điều trần, trong đó bác bỏ nhiều cáo buộc mà cảnh sát đưa ra, đáng lẽ phải bãi bỏ tất cả chúng; nhưng giữa bầu không khí công cộng sôi sục có thể so sánh với Salem, và Massachusetts, trong cơn cuồng loạn săn lùng phù thủy vào thế kỷ XVII, một phán quyết tổ chức một phiên tòa hình sự đã được đưa ra. Trong phiên tòa đó, và sau khi các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell chứng minh rằng những tội ác mà ngài bị cáo buộc không thể nào xảy ra nổi, một bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu 10-2 để tha bổng ngài; nhưng điều đó có nghĩa là một bồi thẩm đoàn bế tắc đã xảy ra (một số thành viên đã khóc khi phán quyết của họ được đọc [vì họ không thuyết phục được 2 người kia đồng thuận với họ]) và như thế tòa đã quyết định xét xử lại. Tại phiên tòa xét xử lại, các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell đã chứng minh rằng có mười điều không thể tin được và không thể xảy ra đồng thời trùng hợp như thế trong cáo buộc chống lại ngài; không có thêm bất kỳ tố cáo nào mới từ bất cứ người nào khác về bất cứ hành vi sai trái nào của ngài từ lần xử trước đến lần xử này; và cảnh sát cũng bị chỉ ra là đã sơ suất trong việc điều tra hiện trường vụ án được cho là nơi xảy ra lạm dụng; thế mà bồi thẩm đoàn thứ hai đã bỏ phiếu 12-0 để kết tội ngài, sau những gì có thể được hiểu một cách hợp lý rằng họ đã từ chối thực hiện nghiêm chỉnh các hướng dẫn của thẩm phán về cách thức hình thành các bằng chứng.

Và như thế khi lệnh cấm đưa tin về bản án đã được dỡ bỏ và phán quyết thứ hai đã được tiết lộ vào đầu tuần này, một dòng thác Niagara những lời lăng mạ đã tới tấp đổ xuống Hồng Y Pell từ cả các giới chính trị và truyền thông, mặc dù thực tế là một số ít các nhà báo dũng cảm của Úc và Cha Frank Brennan (một tu sĩ dòng Tên người Úc nổi bật đứng ở đầu kia của quang phổ giáo hội so với Đức Hồng Y Pell) đã chỉ ra sự bất công trầm trọng trong bản án dành cho ngài.

Một cái gì đó rất, rất là sai ở đây.

Không ai nghi ngờ rằng Giáo Hội Công Giáo ở Úc đã sơ suất rất nhiều trong việc đối phó với tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ trong nhiều thập kỷ. Không ai thực sự hiểu biết lịch sử cải cách Công Giáo ở Úc có thể nghi ngờ rằng người lật ngược mô hình phủ nhận và che đậy chính là George Pell, cũng là người có sự trung thực và can đảm để áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt mà ngài áp đặt khi có người tố cáo chính mình. Nếu Đức Hồng Y Pell trở thành vật tế thần cho những thất bại mà ngài đã làm việc chăm chỉ để sửa chữa, thì những câu hỏi nghiêm trọng nhất phải được đặt ra về năng lực của dư luận Úc về lý trí và sự công bằng cơ bản, và về sự khát máu của một phương tiện truyền thông thế tục hung hăng, quyết tâm thắng cho bằng được về chính trị và giáo hội với một trong những công dân nổi tiếng nhất trên trường quốc tế, là người dám thách thức các nhóm “tiến bộ” về tất cả mọi thứ, từ việc giải thích Công Đồng Vatican II đến phá thai, biến đổi khí hậu và chiến tranh chống chủ nghĩa thánh chiến.

Khi sự thật cuối cùng được đưa ra, những người có lý trí trên khắp thế giới này sẽ thấy rằng hầu như tại mọi thời điểm trong quá trình khó khăn này, hệ thống tư pháp đã không đứng về phía Hồng Y Pell, người đã tự nguyện trở về nhà để tự biện hộ. Hệ thống đó cũng đã không đứng về phía nước Úc. Các luật sư của Đức Hồng Y bây giờ sẽ kháng cáo; Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể, và nên, đồng ý với đơn kháng cáo của Đức Hồng Y rằng bồi thẩm đoàn thứ hai không thể đưa ra phán quyết có tội một cách hợp lý, và sau đó bác bỏ hoàn toàn phán quyết này. Điều này, theo thuật ngữ kỹ thuật của luật pháp Úc, là một bản án không an toàn "unsafe verdict". Bản án ấy không chỉ là không an toàn đối với riêng Hồng Y George Pell.

Nếu nó không được đảo ngược tại phiên kháng cáo, bản án sai lầm đó sẽ tạo thành một bản cáo trạng mới: bản cáo trạng về một hệ thống pháp lý không thể tự đưa ra công lý khi đối mặt với sự hiềm khích của công chúng, sự trả thù chính trị và sự gây hấn của truyền thông. Điều đó có nghĩa là Úc, hoặc ít nhất là Tiểu bang Victoria, nơi mà phiên tòa này đã diễn ra là một nơi không an toàn, cho cả các công dân lẫn những du khách.


Source:First Things
 
Tóm tắt những điều người Công Giáo cần biết về bản án chống lại Đức Hồng Y George Pell
Đặng Tự Do
08:49 28/02/2019
1. Người ta tố cáo Đức Hồng Y chuyện gì?

Thưa: Một người, toà án giấu tên, chỉ gọi bằng bí danh là AA, cáo buộc rằng sau thánh lễ ngày Chúa Nhật 15 tháng 12, hoặc là 22 tháng 12, 1996, anh ta và một ca viên khác trong dàn hợp xướng trốn khỏi đám rước và lao vào phòng thánh của nhà thờ để uống rượu lễ, thì lúc đó Tổng Giám Mục Pell bước vào, cởi một phần áo lễ ra và buộc họ thực hiện khẩu dâm.

2. Chuyện đó có thể xảy ra được không?

Thưa: Không. Không thể nào xảy ra. Vì những lý do sau:

2.1 Đức Tổng Giám Mục Pell, cũng như hầu hết các linh mục tại Úc, luôn đứng bên ngoài thánh đường sau Thánh lễ để chào hỏi anh chị em giáo dân.

2.2 Lúc nào bên cạnh ngài cũng có vị trưởng ban nghi lễ Phụng Vụ đi kèm. Đức Ông Charles Portelli, vị phụ trách các nghi lễ Phụng Vụ của ngài, đã làm chứng rằng những cuộc tấn công không thể xảy ra bởi vì “Tôi đã ở bên ngài suốt thời gian ngài mặc áo lễ trong những ngày đó.”

2.3 Phòng thánh của nhà thờ chính tòa St. Patrick lúc nào cũng nhộn nhịp sau thánh lễ với ít nhất hàng chục người ra vào, dọn dẹp và thay áo. Ai đã từng đến nhà thờ này đều nhận ra phòng thánh này lúc nào cũng mở toang sau thánh lễ và có thể quan sát từ nhiều phía.

2.4 Tất cả các ca viên khác (bây giờ, tất nhiên, đã trưởng thành), cũng như giám đốc dàn hợp xướng và trợ lý của ông, các cựu thành viên đã trưởng thành khác của dàn hợp xướng, Đức Ông phụ trách các nghi lễ Phụng Vụ, và ông từ đều làm chứng, và từ lời chứng của họ, chúng ta biết được những điều này:

2.5 Ít nhất 40 người đã không hề thấy hai đứa trẻ trong dàn hợp xướng đột nhiên tách khỏi đám rước sau Thánh lễ.

2.6 Hai đứa trẻ trong dàn hợp xướng nói là bị lạm dụng sau đó không thể vào phòng tập hát, qua hai cánh cửa bị khóa, vì chúng không có thẻ an ninh.

2.7 Không có tin đồn cũng như không có bất kỳ bàn tán nào liên quan đến một biến cố tệ hại như vậy xảy ra từ đó và trong suốt mấy chục năm trời qua.

2.8 Trước phiên tòa, mẹ của người được cho là nạn nhân thứ hai, nay đã chết, cho biết con bà đã nói với bà trước khi qua đời rằng anh ta chưa bao giờ bị lạm dụng tính dục.

2.9 Trên hết là điều này: Là thành viên của Hồng Y đoàn của Hội Thánh Rôma và là một quan chức của Vatican, Đức Hồng Y có hộ chiếu ngoại giao của Vatican và quyền công dân của Quốc gia Thành Vatican. Nếu thực sự ngài đã phạm tội, ngài lẽ ra có thể ở lại trong vùng an toàn đặc miễn ngoại giao của Vatican, chính quyền Úc không thể chạm tới. Nhưng vì Đức Hồng Y Pell biết mình vô tội, nên ngài quyết tâm về quê nhà để bảo vệ danh dự của mình, của Giáo Hội và theo nghĩa rộng hơn, để bảo vệ hàng thập kỷ làm việc của ngài để tái xây dựng Giáo Hội Công Giáo ở Úc, nơi nhiều phần sống động vẫn còn nợ rất nhiều sự lãnh đạo và lòng can đảm của ngài.

3. Tiến trình xét xử ngài đã diễn ra như thế nào?

Thưa: 3.1 Cảnh sát Victoria đã bắt đầu một cuộc điều tra một năm trước khi có bất kỳ khiếu nại nào được đệ trình. Trong quá trình điều tra, cảnh sát đã lấy ra các quảng cáo trên báo để tìm kiếm thông tin về bất kỳ hành vi không đáng có nào với trẻ vị thành niên tại nhà thờ chính tòa St. Patrick ở Melbourne, dù chính quyền không có bất kỳ gợi ý nào về các hành vi sai trái tại đây.

3.2 Khi các cáo buộc đã được đặt ra và Đức Hồng Y Pell đã tạm thời rời bỏ chức vụ của mình ở Vatican để trở về Úc, một phiên điều trần để xác định liệu các cáo buộc có đáng được đưa ra xét xử hay không đã được tổ chức. Chánh án trong phiên điều trần đã loại bỏ nhiều cáo buộc vô lý nhưng cho phép điều tra tiếp một số khác - mặc dù bà nhận thấy rằng mình sẽ không bỏ phiếu kết án đối với các các cáo buộc đó, nhưng dù sao bà nghĩ những cáo buộc ấy cũng nên được xét xử cho sáng tỏ giữa bầu không khí công cộng sôi sục có thể so sánh với Salem, và Massachusetts, trong cơn cuồng loạn săn lùng phù thủy vào thế kỷ XVII

3.3 Một phiên tòa hình sự đã được tổ chức. Trong phiên tòa đó, và sau khi các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell chứng minh rằng những tội ác mà ngài bị cáo buộc không thể nào xảy ra nổi, một bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu 10-2 để tha bổng ngài; nhưng điều đó có nghĩa là một bồi thẩm đoàn bế tắc đã xảy ra (một số thành viên đã khóc khi phán quyết của họ được đọc [vì họ không thuyết phục được 2 người kia đồng thuận với họ]) và như thế tòa đã quyết định xét xử lại. Cần nhớ rằng bồi thẩm đoàn được chọn từ các công dân bình thường của Úc.

3.4 Tại phiên tòa xét xử lại, các luật sư bào chữa cho Đức Hồng Y Pell đã chứng minh rằng có mười điều không thể tin được và không thể xảy ra đồng thời trùng hợp như thế trong cáo buộc chống lại ngài.

Tuy không có thêm bất kỳ tố cáo nào mới từ nguyên cáo hay từ bất cứ người nào khác về bất cứ hành vi sai trái nào của ngài từ lần xử trước đến lần xử này; và đồng thời cảnh sát cũng bị chỉ ra là đã sơ suất trong việc điều tra hiện trường vụ án được cho là nơi xảy ra lạm dụng; thế mà bồi thẩm đoàn thứ hai đã bỏ phiếu 12-0 để kết tội ngài!

Thẩm phán phiên tòa cũng có vẻ ngạc nhiên khi nghe phán quyết. Có thể vì thế mà phán quyết đã được đưa ra từ tháng 12, nhưng đến bây giờ mới công bố.

Sự khác biệt một trời một vực giữa phán quyết của bồi thẩm đoàn đầu tiên, và của bồi thẩm đoàn thứ hai, cho thấy giữa cơn xiếc truyền thông xung quanh Đức Hồng Y Pell, một phiên tòa xét xử công bằng không có các yếu tố ý thức hệ, không có lòng căm thù Công Giáo, là hầu như không thể.

3.5 Các luật sư của Hồng Y Pell, tất nhiên, sẽ kháng cáo. Kháng cáo sẽ được xét xử bởi một hội đồng xét xử gồm các thẩm phán cao cấp, là những người có thể quyết định rằng bản án vừa qua “unsafe verdict”, tức là một “phán quyết không an toàn” mà bồi thẩm đoàn không thể đạt được một cách hợp lý trên cơ sở các bằng chứng đáng tin cậy – và nếu như thế phản quyết vừa qua chống lại Đức Hồng Y Pell là vô hiệu và bị hủy bỏ.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài và cho công lý. Ngày nay người ta nói nhiều về công lý dành cho các nạn nhân bị hàng giáo sĩ lạm dụng tính dục. Nói đúng lắm. Nhưng, còn công lý dành cho các linh mục thì sao? Bao nhiêu các linh mục bị bề trên ép phải “cúi đầu nhận tội” để bề trên lo liệu giải quyết “êm đẹp” các tố cáo sai trái nhằm mục đích duy nhất là moi tiền thì sao? Còn những linh mục không làm gì cả đi khơi khơi ngoài đường bị nhổ vào mặt, bị chửi thề, bị buông lời xúc xiểm thì sao?
 
Dù hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim thất bại, nhưng nhờ đó mà vấn đề nhân quyền sẽ được nêu lên chăng?
Trần Mạnh Trác
16:09 28/02/2019
Hà Nội, Việt Nam, ngày 28 tháng 2 năm 2019 ( CNA ) .- Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà Lãnh Đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại Việt Nam đã chết yểu hôm thứ Năm sau khi các cuộc mặc cả đổi chác giữa việc bãi bỏ lệnh trừng phạt và việc chấm dứt chương trình hạt nhân tan rã.

“Cuộc đàm phán sụp đổ vì yêu cầu của Triều Tiên đòi dỡ bỏ lệnh trừng phạt,” ông Trump tuyên bố.

“Tôi nghĩ rằng thực sự chúng ta đã có hai ngày nhiều năng suất. Nhưng đôi khi bạn phải phủi tay. Và đây chỉ là một trong những lần đó.”

Trong buổi họp báo ngày 28 tháng 2, ông Trump thêm rằng “Bạn luôn phải chuẩn bị phủi tay.”

Người ta đã từng đặt nhiều hy vọng trước cuộc hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa Trump và Kim, như là hai bên sẽ đồng ý tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên, cùng với sự bãi bỏ lệnh trừng phạt và giải trừ hạt nhân.

Tuy vấn đề Nhân Quyền chưa bao giờ được đưa lên bàn đàm phán tại Hà Nội trong tuần này, nhưng những lời bình luận của ông Trump về nhà tù chính trị của Triều Tiên ngay sau khi hội nghị tan rã đã khiến một số nhà phân tích hy vọng các vi phạm nhân quyền của chế độ Bắc Hàn sẽ được chú ý nhiều hơn sau này.

Liên Hợp Quốc đã tìm thấy bằng chứng về tội ác chống lại loài người ở Bắc Triều Tiên, bao gồm những vụ giết người, bắt làm nô lệ, tra tấn, cầm tù, hãm hiếp, cưỡng bức, phá thai, và cố tình gây ra nạn đói kéo dài.

Một chuyên gia phân tích chính sách châu Á, bà Olivia Enos cuả Trung Tâm Nghiên Cứu Di Sản Châu Á (the Heritage Foundation Asian Studies Center) nói rằng dù cho hội nghị thượng đỉnh có thất bại, nhưng nó sẽ là cơ hội cho những lo ngại về quyền con người được nêu ra, khi các cuộc đàm phán với Triều Tiên được nối lại.

Quy trình ngoại giao ‘hậu Hà Nội’ có thể là cơ hội để điều chỉnh lại chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ, mà trong đó nhân quyền đóng một vai trò nổi bật hơn trong các cuộc đàm phán tương lai.

“Những đàm phán ngoại giao trong tương lai cần phản ánh các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào hạt nhân, an ninh và nhân quyền,” theo ý kiến cuả bà Enos.

Hiện tại đang có khoảng 80.000 đến 120.000 tù nhân trong sáu trại tù chính trị ở Bắc Triều Tiên, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

“Trong những trại tù đó, có rất nhiều người, là những nơi tồi tệ và đã xảy ra những điều tồi tệ,” theo lời ông Trump, khi ông đề cập đến việc bắt giam và tra tấn anh sinh viên Mỹ Otto Warmbier ở Bắc Triều Tiên vào năm 2016.

Trường hợp của anh Warmbier là một minh họa cho tình hình nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. Người Sinh viên cuả trường Đại học Virginia này đã bị kết án 15 năm lao động khổ sai vì âm mưu ăn cắp để mang về nhà một tấm áp phích tuyên truyền của Bắc Triều Tiên trong chuyến đi du lịch tới đất nước này.

Anh Warmbier đã qua đời ngay sau khi được thả ra vào năm 2017, sau khi được đưa trở lại Hoa Kỳ với tình trạng bị tổn thương não nghiêm trọng.

“Tôi thực sự tin rằng một điều gì đó khủng khiếp đã xảy ra với anh ấy và tôi thực sự không nghĩ rằng nhà lãnh đạo cao nhất đã biết về điều đó,” ông Trump nói, cho biết rằng chính ông Kim đã nói với ông ấy rằng ông ta không biết về tình trạng của Warmbier.

“Tuy rằng ông Trump không nên bào chữa cho Kim Jong-un sau khi ông ta và chế độ cuả ông ta đã đối xử với Otto Warmbier như thế. Tuy nhiên, vẫn có một điều đáng khích lệ là Tổng thống Trump đã thảo luận về quyền con người,” bà Enos nói.

Ông Trump đã bày tỏ sẵn sàng gặp lại ông Kim, nhưng cho biết không có cuộc đàm phán nào nữa được lên kế hoạch vào thời điểm này.

“Ngay cả khi các cuộc đàm phán không được khởi động lại, thì chính quyền (Mỹ) nên quay lại chiến lược gây áp lực và sử dụng các hình thức trừng phạt tối đa để thúc đẩy các cải cách cơ bản có thể dẫn đến cải thiện nhân quyền. Sau đó, cần phải đưa vấn đề quyền con người vào cuộc đối thoại trong tương lai với Triều Tiên,” bà Enos giải thích.

Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ là tiến sĩ Tenzin Dorjee cũng kêu gọi ôngTrump hãy tận dụng mọi cơ hội để nêu lên những lo ngại này cho đến khi người dân Triều Tiên có tự do tôn giáo và các quyền cơ bản khác và không sợ hãi.

Triều Tiên liên tục bị cơ quan ‘Open Door’ xếp hạng là quốc gia đàn áp Kitô hữu tồi tệ nhất. Kitô hữu đã bị bắt giữ, cải tạo trong các trại lao động, hoặc, trong một số trường hợp, bị xử tử vì đức tin của họ.

Đặc biệt Giáo Hội Công Giáo hầm trú ở Bắc Triều Tiên, ngoài những thách thức sẵn có, còn phải đối mặt với một khó khăn thêm nữa là không có bí tích vì không có linh mục ở Bắc Triều Tiên.

“Nói một cách đơn giản, tự do tôn giáo hoặc tự do tín ngưỡng không tồn tại ở Bắc Triều Tiên,” là lời tuyên bố mới nhất của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế cuả Hoa Kỳ.
 
Rối loạn trong cuộc họp thường niên của United Methodist vì những tranh cãi chung quanh vấn đề đồng tính
Anthony Nguyễn
17:50 28/02/2019
Trong một cuộc bỏ phiếu với kết quả rất sát 438 trên 384, hội nghị khoáng đại thường niên của United Methodist (Hội Thánh Tin Lành Giám Lý) năm 2019, diễn ra từ 25 đến 27 tháng Hai tại St. Louis, đã khẳng định tiếp tục lệnh cấm phong chức giáo sĩ cho những người đồng tính, cấm cử hành phép cưới cho các cặp đồng tính, và cấm chúc phúc cho các cặp đồng tính bên trong nhà thờ.

Được thành lập vào năm 1968 từ sự hợp nhất của hai giáo phái Tin Lành, Hội Thánh Tin Lành Giám Lý có 12.7 triệu thành viên, trong đó 7 triệu người sống ở Hoa Kỳ.

Cuộc họp thường niên của Hội Thánh Tin Lành Giám Lý đã trở nên căng thẳng khi xảy ra những tranh cãi liên quan đến đề xuất loại bỏ ba lệnh cấm nêu trên. Một số đã quỳ xuống cầu nguyện, khóc lóc, và van xin các đại biểu khác chấp thuận việc bãi bỏ các cấm đoán này.

Nancy Denardo, đại biểu miền Tây Pennsylvania, đã trích dẫn Kinh thánh trong cuộc tranh luận của cô chống lại đề xuất này.

“Bạn bè ơi, xin vui lòng ngưng ngay việc gieo rắc các hạt giống lừa dối,” cô nói. “Tôi rất tiếc nếu sự thật của Tin Mừng làm tổn thương bất cứ ai. Tôi yêu các bạn và tôi yêu các bạn rất nhiều đến mức tôi phải nói sự thật.”

Cảnh các đại biểu khác quỳ xuống cầu nguyện, khóc lóc xin Chúa “mở lòng trí” cho các đại biểu khác chấp thuận việc bãi bỏ các cấm đoán này khiến cô rùng mình. “Tại sao người ta có thể công khai cầu xin Chúa ban cho một chuyện tội lỗi như thế?”

Giám mục Scott Jones của Hội Thánh Tin Lành Giám Lý Texas cho biết trong một tuyên bố rằng cuộc bỏ phiếu giải quyết một cuộc tranh luận lâu dài về việc làm thế nào mà hội thánh có thể hoàn thành tốt nhất sứ mệnh của chúng ta là như các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô trong việc chuyển hóa thế giới.

“Quyết định này phù hợp với giáo phái của chúng tôi, lập trường truyền thống về tình dục của con người, như được nêu trong Sách Kỷ luật phát hành năm 1972,” ông Scott Jones nói.


Source:United Methodist News
 
Hồng Y Nicaragua triều yết Đức Thánh Cha về tình hình tại quốc gia này
Anthony Nguyễn
18:10 28/02/2019
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết từ ngày 27 tháng 2, cuộc đối thoại giữa chính phủ và đại diện của phe đối lập đã được tái tục tại Nicaragua. Đại diện của Hội Đồng Giám Mục sẽ ngồi vào bàn đàm phán, với tư cách là nhân chứng và người trung gian hòa giải cùng với các đại diện của chính phủ và phái đoàn của xã hội dân sự.

Trong khi đó, tại Vatican đã có cuộc gặp riêng giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, Tổng Giám mục Managua, Chủ tịch Hội đồng Giám mục. Trong quá khứ, Đức Hồng Y cũng đã nhiều lần triều yết Đức Thánh Cha vì tình hình nghiêm trọng ở quốc gia Trung Mỹ này. Vào tháng Giêng vừa qua, toàn bộ Hội Đồng Giám Mục Nicaragua cũng đã gặp Đức Thánh Cha tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Panama.

Trước cuộc tổng biểu tình vào ngày thứ Bảy 28 tháng 7, năm ngoái 2018, các Giám mục đã gửi một bức thư trực tiếp cho Ortega bày tỏ mong muốn của các ngài tiếp tục làm trung gian trong các cuộc đối thoại hòa giải quốc gia. Các Giám mục Nicaragua cũng nói rõ ràng rằng các ngài đứng về phía người dân và yêu cầu cộng đồng quốc tế chú ý đến những gì đang xảy ra tại Nicaragua.

Hồi tháng Tư năm ngoái, khi các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi, Ortega đã mời các giám mục làm trung gian trong các cuộc đối thoại hòa giải quốc gia. Đây chỉ là một động tác giả để hắn ta có thời giờ điều động bọn công an Sandinista từ địa phương này sang địa phương khác cải trang thành côn đồ thân chính phủ.

Điều quân xong, Ortega phỉ báng các Giám Mục là “những kẻ mưu toan đảo chính” và sai bọn công an giả danh côn đồ tấn công các nhà thờ. Các linh mục và cả các Giám Mục cũng bị tấn công.

Tiêu biểu là hôm 11 tháng 7, 2018, nhà thờ Thánh Giacôbê Tông Đồ ở quận Jintotepe ngay trong thủ đô Managua đã bị bọn côn đồ trang bị dao phay, tiểu liên và cả các vũ khí hạng nặng tấn công và cướp bóc.

Tại thánh lễ phạt tạ hôm 25 tháng 7, 2018 cho các hành động tấn công, hôi của và phạm thánh tại nhà thờ này, Đức Hồng Y Leopoldo Brenes đã kêu gọi những người Công Giáo Nicaragua đừng ‘răng đền răng, mắt đền mắt’ với sự đàn áp bạo lực của bọn cầm quyền Ortega.


Source:Catholic Herald
 
HĐGM Hoa Kỳ kinh hoàng trước quyết định chận đứng dự luật bảo vệ thai nhi đã chào đời của Thượng Viện
Lệ Hằng, F.M.A.
18:53 28/02/2019
Tối thứ Hai, các thượng nghị sĩ phò sinh tại Thượng Viện Hoa Kỳ đã thất bại trong việc thuyết phục các đồng viện thông qua Born-Alive Abortion Survivors Protection Act (dự luật bảo vệ thai nhi sống sót sau các phẫu thuật phá thai).

Thượng nghị sĩ Ben Sasse, đại biểu Cộng Hòa ở tiểu bang Nebraska là tác giả của dự luật này. Ông đề nghị việc cấm các bác sĩ giết chết các thai nhi sống sót sau các phẫu thuật phá thai, và phải bảo đảm rằng những hài nhi này phải được chăm sóc như các hài nhi được sinh ra bình thường khác có cùng tuổi thai. 53 thượng nghị sĩ bỏ phiếu thuận, 44 bỏ phiếu chống, và 3 người không bỏ phiếu. Tại Thượng viện, một dự luật cần phải đạt được túc số 60 phiếu để được thông qua. Hiện nay, Thượng viện Hoa Kỳ gồm 100 nghị sĩ, 53 thuộc đảng Cộng Hoà, 45 thuộc đảng Dân Chủ và 2 thượng nghị sĩ độc lập.

Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) về các hoạt động vì sự sống, đã đưa ra tuyên bố sau đây:

“Không có dự luật nào dễ cho Thượng viện thông qua hơn cho bằng một điều rõ ràng rằng việc giết trẻ sơ sinh là sai và không nên được dung thứ. Một thượng nghị sĩ thôi, chứ đừng nói chi đến 44 thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu chống lại dự luật bảo vệ thai nhi sống sót sau các phẫu thuật phá thai, là một sự bất công gây kinh hoàng và tức giận cho người dân Mỹ và buộc chúng ta phải có những hành động chính trị quyết liệt. Một cuộc bỏ phiếu chống lại dự luật này là một cuộc bỏ phiếu để nới rộng giấy phép giết người Roe chống Wade, từ chỗ giết chết những đứa trẻ chưa sinh giờ đây lấn sang cả giết chết những đứa trẻ sơ sinh. Người dân Mỹ, đại đa số ủng hộ dự luật này, phải đòi hỏi công lý cho những đứa trẻ vô tội.”


Source:USCCB
 
Hội Đồng Giám Mục Pakistan âu lo về nguy cơ chiến tranh giữa nước này và Ấn Độ
Lệ Hằng, F.M.A.
19:25 28/02/2019
“Chúng tôi lên án các cuộc tấn công khủng bố ở Kashmir, nhưng chúng tôi cũng lên án bất kỳ phản ứng vũ trang nào: chúng tôi cầu xin Chúa hoán cải lòng trí con người để ngăn chặn bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến chiến tranh. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân và cầu nguyện cho hòa bình giữa Ấn Độ và Pakistan”.

Đó là một phần trong thư của Đức Cha Samson Shukardin, OFM, Giám Mục giáo phận Hyderabad, gởi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Sau cuộc tấn công ở Kashmir vào ngày 14 tháng 2, trong đó 42 binh sĩ Ấn Độ bị giết, quân đội Ấn đã thực hiện một cuộc đột kích vào một trại huấn luyện của các phần tử cực đoan Hồi giáo nằm sâu bên trong lãnh thổ Pakistan. Đây là cuộc tấn công đầu tiên kể từ năm 1971, khi hai nước giao tranh với nhau về việc Bangladesh ly khai khỏi Pakistan.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố rằng “Trên 300 tên khủng bố đã bị giết chết trong cuộc tấn công vào nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed.” Đây là một nhóm thánh chiến Hồi Giáo Sunni được hình thành tại Ấn Độ nhưng các trung tâm huấn luyện của chúng được đặt tại Pakistan. Chúng chạy qua chạy lại giữa biên giới hai nước.

Nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammed đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố ở Kashmir hôm 14 tháng 2.

Lo sợ sự leo thang này có thể dẫn đến chiến tranh quy ước, Đức cha Samson tuyên bố: “Cả hai nước, Ấn Độ và Pakistan, phải tôn trọng lẫn nhau và phải thực tế, và phải tìm hiểu thực tại, và làm việc cùng nhau vì thiện ích chung. Thay vì đe dọa lẫn nhau, các nhà lãnh đạo của cả hai nước phải làm việc cùng nhau và dành ưu tiên cho việc duy trì hòa bình.”

“Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của cả hai quốc gia cùng nhau giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại thông qua các cuộc đàm phán tại bàn hòa đàm, thay vì tiếp tục leo thang các lời buộc tội lẫn nhau.”

Lãnh đạo Ấn Độ cáo buộc Pakistan liên quan đến vụ tấn công khủng bố ngày 14/2. Tuy nhiên, thủ tướng Pakistan, Imran Khan, phủ nhận sự liên can của chính quyền Pakistan trong vụ tấn công này và đã đề nghị Ấn Độ hỗ trợ cho một cuộc điều tra.

Cha Qaisar Feroz dòng Phanxicô Capuchin, thư ký điều hành của Ủy ban Truyền thông Xã hội thuộc Hội Đồng Giám Mục Pakistan nói với Fides: “Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo chính trị của cả hai nước nên sử dụng thiện chí chính trị để giải quyết vấn đề Kashmir. Chiến tranh không bao giờ là con đường đúng đắn: hòa bình và nới lỏng các căng thẳng chính trị chắc chắn sẽ mang lại sự thịnh vượng ở cả hai bên biên giới, chúng ta phải chọn con đường đối thoại và giải quyết xung đột trong hòa bình.”


Source:Fides
 
Hoa Kỳ: Tín hữu tham dự Thánh Lễ theo nghi thức Truyền Thống thì sùng đạo hơn kiểu Cách Tân
Chân Phương
20:09 28/02/2019
Hoa Kỳ: Tín hữu tham dự Thánh Lễ theo nghi thứ Truyền Thống thì sùng đạo hơn kiểu Cách Tân

Theo một cuộc khảo sát ở Hoa Kỳ, những người Công Giáo tham dự Thánh lễ Latinh kiểu Truyền thống (Traditional Latin Mass) thì kiên vững giáo huấn của Giáo Hội nhiều hơn so với những người tham dự Thánh Lễ Cách Tân (Novus Ordo Mass).

Một cuộc nghiên cứu do Cha Donald Kloster chủ trì đã so sánh người Công Giáo tham dự Thánh lễ Truyền Thống với kết quả khảo sát trước đây về người Công Giáo nói chung (mà phần lớn trong số họ tham dự Thánh lễ Cách Tân).

Nhóm tác giả nghiên cứu nhận thấy rằng, có 99% người Công Giáo đi Lễ Truyền Thống tuân thủ bổn phận dự lễ hàng tuần, trong khi đó chỉ có 22% người đi Lễ Cách Tân tuân thủ.

Bên cạnh đó, 98% người đi lễ Truyền Thống có xưng tội ít nhất mỗi năm một lần, so với 25% người bên nhóm đi Lễ Cách Tân.

Cuộc khảo sát còn cho thấy những người đi Lễ Truyền Thống cũng thao thức đồng cảm nhiều với giáo huấn của Giáo Hội về các vấn đề luân lý. Chỉ có 2% trong số này chấp thuận biện pháp tránh thai, 1% chấp thuận phá thai và 2% ủng hộ hôn nhân đồng giới.

Ngược lại, cuộc khảo sát cho biết có đến 89% người đi Lễ Cách Tân chấp thuận việc tránh thai, 51% ủng hộ phá thai và 67% ủng hộ hôn nhân đồng giới.

Cha Kloster nói rằng qua hơn 20 năm cử hành cả hai nghi lễ Rôma nói trên (tức là kiểu Truyền Thống và kiểu Cách Tân), ngài đã nhận ra sự khác biệt giữa hai nhóm tín hữu.

Theo ngài, cuộc khảo sát cho thấy sự khác biệt đáng lưu ý giữa những người Công Giáo đi Lễ Truyền Thống với những người đi Lễ Cách Tân. Các khác biệt này là rất lớn khi so sánh về đức tin, thói quen đi đến nhà thờ, sự hào phóng về dâng cúng và tỷ lệ sinh đẻ.

Phụ nữ đi lễ Truyền Thống có tỷ lệ sinh là 3.6 so với 2.3 phụ nữ bên nhóm đi lễ Cách Tân.

“Quan trọng nhất là các gia đình đi lễ Truyến Thống thì có quy mô đông đúc hơn gần 60%”. Theo Cha Froster thì điều này sẽ chuyển dịch về nhân khẩu học trong Giáo hội.

Những người đi lễ Truyền Thống đã dâng cúng gấp 5 lần khi nhà thờ lạc quyên, cho thấy họ đã rộng tay nhiều hơn so với những người đi lễ Cách Tân.

Người Công Giáo đi lễ Truyền Thống chu toàn bổn phận mỗi ngày Chúa Nhật gấp 4.5 lần so với anh chị em đồng đạo đi lễ Cách Tân. Điều này thể hiện rằng họ có một sự gắn kết sâu sắc với đức tin. Hầu như những ai chu toàn bổn phận dự lễ Chúa Nhật là những người Công Giáo rất yêu mến đức tin và khó mà tưởng tượng rằng họ sẽ mất đi hồng ân của ngày Chúa Nhật. (Catholic Herald, 27/2/2019)

----

Chú thích: Sau Công Đồng Vaticanô II, Sách Lễ Rôma với Nghi thức Cách Tân (Novus Ordo) đã được Đức Thánh Cha Phaolô VI ban hành hồi năm 1970, cho phép việc cử hành phụng vụ Thánh Lễ bằng các ngôn ngữ điạ phương thay vì hoàn toàn bằng tiếng Latinh (như Nghi Lễ Tridentine trước đây). Nghi thức mới này đã được áp dụng trong phụng vụ của Giáo Hội khắp nơi trên thế giới kể từ thời điểm đó.

Chân Phương
 
Các cử hành Phụng Vụ Mùa Chay tại Rôma
Đặng Tự Do
21:26 28/02/2019
Tại giáo phận Rôma, các cử hành trong Mùa Chay sẽ diễn ra lần lượt tại các nhà thờ, và được gọi là các “Stazioni” – các “chặng” như các chặng đàng thánh giá (Stazioni della Via Crucis).

Thứ Tư Lễ Tro ngày 6 tháng Ba

Chặng đầu tiên sẽ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự trong ngày thứ Tư Lễ Tro 6 tháng Ba.

Lúc 4:30 chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.

Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, các tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.

Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.

Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’ 29 tháng Ba

Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’, được khởi xướng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, sẽ được tiếp tục, và được cử hành tại Rôma vào chiều ngày thứ Sáu 29 tháng Ba, tức là thứ Sáu sau Chúa Nhật thứ Ba Mùa Chay. Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Phụng Vụ Sám Hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 5h chiều, với nghi thức thống hối chung, xưng tội và lãnh ơn xá giải cá nhân, tại Đền thờ Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha, các Hồng Y, một số đông các Giám Mục và linh mục sẽ ngồi tòa giải tội trong dịp này.

Trong Tông Chiếu Misericordiae Vultus, nghĩa là “Khuôn mặt xót thương”, nhằm thiết định Năm Thánh Ngoại Thường Về Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha đã giải thích về ý nghĩa cuả sáng kiến này và thời gian cử hành như sau:

“Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa,’ được cử hành vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy trước tuần thứ Tư của Mùa Chay, nên được thực hiện trong mỗi giáo phận. Rất đông người, kể cả giới trẻ, đang trở lại với Bí tích Hòa giải; qua cảm nghiệm này, họ đang tái khám phá con đường trở về với Chúa khi sống một khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt và khi tìm kiếm ý nghĩa trong đời họ. Chúng ta hãy đặt Bí tích Hoà giải ở trung tâm một lần nữa sao cho bí tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của lòng thương xót Chúa với những đôi tay của riêng họ. Với mỗi hối nhân, bí tích này sẽ là nguồn mạch của bình an nội tâm thật sự.”

Chúa Nhật Lễ Lá 14 tháng Tư

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 10h sáng Chúa Nhật 14 tháng Tư. Đây cũng là Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận lần thứ 35.

Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm phép lá diễn ra tại chân cây tháp bút ở giữa Quảng trường và cuộc rước lá diễn ra tiếp theo đó với sự tham dự của đông đảo các bạn trẻ của giáo phận Rôma. Thánh Lễ đã được diễn ra tại trước tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô.

Lễ Dầu ngày thứ Năm Tuần Thánh 18 tháng Tư

Lúc 9h30 sáng thứ Năm 18 tháng Tư, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Lễ Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma.

Trong thánh lễ dầu các linh mục lặp lại những lời hứa các ngài đã tuyên thệ khi thụ phong linh mục. Sau đó, các loại dầu được làm phép để dùng trong suốt năm khi thực hiện các Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức, Phong Chức Linh Mục, và Bí tích Xức Dầu.

Lễ Tiệc Ly ngày thứ Năm Tuần Thánh 18 tháng Tư

Các vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô thường cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly - Missa in coena Domini - vào chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô là nhà thờ chánh tòa của Đức Thánh Cha trong cương vị Giám Mục Rôma.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô giữ thực hành vốn có của ngài khi còn là Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục thủ đô Buenos Aires của Á Căn Đình, là cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh tại các nhà tù, các trung tâm cải huấn, trung tâm phục hồi nhân phẩm, bệnh viện…

Năm 2013, trong ngày thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên triều Giáo Hoàng của ngài, ngài đã đến trại giam trẻ vị thành niên Casal del Marmo của Rôma, nơi ngài rửa chân cho các phạm nhân nam và nữ trẻ.

Năm sau, 2014, ngài chủ sự Thánh lễ và nghi thức rửa chân tại cơ sở phục hồi chức năng Don Gnocchi ở S.Maria della Provvidenza cho người già và người khuyết tật ở ngoại ô Rome.

Vào năm 2015, ngài đến nhà tù Rebibbia là nhà tù chính của Rôma, nơi ngài đã cử hành Thánh lễ với các tù nhân nam ở đó. Các phụ nữ từ một nhà tù nữ gần đó cũng được mời đến tham dự buổi lễ.

Năm 2016, ngài mừng lễ với những người tị nạn tại trung tâm tiếp nhận người di dân CARA ở Castelnuovo di Porto, cách Rôma 29km phía bắc.

Năm 2017, ngài đã đến một nhà tù ở Paliano cách Rôma khoảng 72 km.

Năm ngoái 2018, Đức Thánh Cha đã đến thăm và cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Regina Coeli, nghĩa là Nữ Vương Thiên Đàng, của thành phố Rôma cách Vatican khoảng 1600m.

Vào đầu tháng Tư, Phòng Báo Chí Tòa Thánh sẽ thông báo chi tiết địa điểm Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ Tiệc Ly năm nay.

Thứ Sáu Tuần Thánh 19 tháng Tư

Lúc 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 19 tháng Tư cùng với giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Phụng Vụ Suy Tôn Thánh Giá tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Sau đó, lúc 9 giờ 15 phút tối Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại Hí Trường Colosseum và ban phép lành cho tất cả mọi người hiện diện.

Thứ Bẩy Tuần Thánh 20 tháng Tư

Lúc 8 giờ 30 tối, thứ Bảy Tuần Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Lễ Vọng Phục Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Trong thánh lễ, ngài sẽ ban bí tích Rửa Tội và Thêm Sức cho các tân tòng.

Chúa Nhật Phục sinh

Sáng Chúa Nhật ngày 21 tháng 4, Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ sáng. Ngay sau đó, ngài sẽ đọc thông điệp “Urbi et Orbi” gởi Rôma và thế giới; và ban phép lành Tòa Thánh kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.


Source:UFFICIO DELLE CELEBRAZIONI LITURGICHE DEL SOMMO PONTEFICE
 
Tuần tĩnh tâm đầu Mùa Chay của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma
Đặng Tự Do
21:48 28/02/2019
Chiều Chúa Nhật 10 tháng Ba, Đức Thánh Cha và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh, gồm hơn 80 vị Hồng Y và Giám Mục, sẽ rời Vatican đi tĩnh tâm mùa chay cho đến sáng thứ Sáu, 15 tháng Ba.

Giống như các năm trước, các vị dùng xe bus để tới trung tâm “Nhà Thầy Chí Thánh” (Casa Divin Maestro) của tu đoàn thánh Phaolo ở Ariccia, cách Roma khoảng 30 cây số về hướng nam.

Vị giảng thuyết cho tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm nay là cha Bernardo Francesco Maria Giann, dòng Biển đức, viện phụ của đan viện San Miniato al Monte ở Florence. Chủ đề của các bài suy niệm là “Thành phố của những khát khao mãnh liệt. Để có những ánh nhìn và cử chỉ phục sinh trong đời sống của thế giới.”

Tuần tĩnh tâm bắt đầu lúc 16 giờ chiều Chúa Nhật với buổi Chầu Mình Thánh Chúa và kinh chiều. Những ngày sau đó có kinh sáng lúc 7 giờ rưỡi, tiếp đến là bài suy niệm thứ I lúc 9 giờ rưỡi, rồi thánh lễ đồng tế.

Ban chiều lúc 6 giờ có bài suy niệm thứ II, tiếp đến là Chầu Thánh Thể và kinh chiều.

Sáng thứ Sáu 15 tháng Ba, sẽ có thánh lễ lúc 7 giờ rưỡi và một bài kết thúc lúc 9 giờ rưỡi.

Tổng cộng có 10 bài suy niệm với các chủ đề lần lượt là: “Chúng ta ở đây là vì điều này”, “Giấc mơ của La Pira”, “Chúng ta ở đây để đốt cháy lại các hòn than bằng hơi thở của chúng ta”, “Sự hiện diện của tai tiếng, của máu, và của sự thờ ơ”, “Anh em có nhớ không?”, “Những khao khát mãnh liệt”, “Những lá cờ hòa bình và tình huynh đệ”, “Chúng ta hãy nắm tay nhau”, “Đêm đầy sao”, và cuối cùng là “Thành phố được đặt trên núi”.

Tuần tĩnh tâm của giáo triều Rôma đã được khởi xướng từ năm 1929 dưới triều Đức Giáo Hoàng Piô XI. Trong thời gian đầu giáo triều dự tĩnh tâm vào Mùa Vọng. Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã đổi sang tĩnh tâm vào tuần thứ nhất Mùa Chay.

Trong tuần tĩnh tâm, Đức Thánh Cha sẽ ngưng tất cả các cuộc tiếp kiến, bao gồm cả buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 13 tháng Ba, là ngày kỷ niệm 6 năm ngài được bầu làm Giáo hoàng.


Source:National Catholic Register
 
Các chuyên gia luật pháp tin rằng Đức Hồng Y George Pell có cơ thắng cuộc kháng án
Vũ Văn An
21:54 28/02/2019
Tờ The Guardian, hôm nay, thứ Sáu, 1 tháng Ba, cho phổ biến bản tin của Melissa Davey nói rằng các chuyên gia luật pháp Úc tin rằng cuộc kháng án của Đức Hồng Y Pell có cơ thắng thế dựa trên sự vô lý của bản án.



Luật sư Robert Richter của Đức Hồng Y nói với phiên toà kết án hôm thứ Tư rằng việc kháng án của thân chủ ông sẽ dựa vào 3 cơ sở chủ chốt: tính vô lý, việc cấm nêu bằng chứng bằng video trong phát biểu kết thúc, và thành phần bồi thẩm đoàn.

Các chuyên gia được tờ The Guardian phỏng vấn đồng ý rằng hai cơ sở sau xem ra hơi mong manh, nhưng cơ sở vô lý có cơ hội thành công cao. Luận điểm này cho rằng bồi thẩm đoàn đã đưa ra lời kết tội không được bằng chứng hỗ trợ.

Chuyên gia kháng án và thủ tục hình sự của trường Luật thuộc Đại học Melbourne, Giáo sư Jeremy Gans, nói đây là cơ sở quen được dùng để kháng án.

Ông nói: “các công tố viên phải hoàn toàn chuẩn bị đối với một kháng án dựa trên điểm này”.

“Và nó không phải là một cơ hội hiếm hoi để thành công. Đây là cú tấn công hay nhất của bên bênh vực và mang theo một lợi điểm thêm cho họ, đó là nếu họ thành công, gần như chắc chắn sẽ không có việc xử lại. Vì khi một tòa án đã tuyên bố một lời kết án có tội là vô lý thì điều này có nghĩa họ không nghĩ phiên xử tiếp theo lại phán quyết là có tội. Chắc chắn phải tha bổng. Trong căn bản dựa trên cơ sở kháng án này, tòa phải quyết định liệu bồi thẩm đoàn có đúng hay không”.

Luật sư Richter cũng sẽ đưa ra luận điểm: bên bênh vực nên được phép cho chiếu đoạn video hoạt hình cho các bồi thẩm viên trong lời phát biểu kết thúc. Trong phiên xử, Luật sư Richter nói với chánh án Peter Kidd rằng video họa hình cho thấy đồ hình nền nhà thờ Chính Tòa Melbourne và những chấm cho thấy các di chuyển của Đức Hồng Y Pell, các ca viên ca đoàn, các em giúp lễ và các nhân chứng khác trong và sau Thánh Lễ long trọng hôm Chúa Nhật.

Chánh án Kidd không cho phép chiếu đoạn video đó vì các bồi thẩm viên có thể coi đó như bằng chức và sự kiện, trong khi bằng chứng mới không được phép đưa ra trong lời phát biểu kết thúc. Luật sư Richter tin rằng cuốn video chứng minh không thể nào có việc Đức Hồng Y Pell ở một mình sau thánh lể lâu đủ để phạm tội.

Giáo sư Gans nói rằng “trong phần lớn các vụ án, chánh án không quan tâm và sẽ bảo, ‘thì chiếu cuốn video ngớ ngẩn của ông đi’. Nhưng luật ở Victoria không rõ ràng về việc dùng các phương tiện họa hình trong lúc kết thúc, và cuối cùng đây là vấn đề tự do làm theo ý của quan tòa, người đã cho phép Luật sư Richter dùng powerpoint chứ không được dùng video.

“Cho dù tòa kháng án nghĩ quan tòa đáng lẽ nên cho phép chiếu video, thì cũng cực kỳ khó có chuyện tòa ra lệnh phá bản án dựa trên việc này. Sai lầm lúc nào cũng xẩy ra trong các phiên xử và tòa kháng án không thể ra lệnh xử lại dựa trên mọi sai lầm. Họ tìm một việc xử oan (miscarriage of justice) thực sự”.

Cơ sở sau cùng của luật sư Richter là thành phần bồi thẩm doàn. Giáo sư Gans cho rằng điều này có thể có nhiều nghĩa. Nêu một thí dụ, các luật sư bênh vực có thể biết 1 bồi thẩm viên quen biết 1 trong các thành viên của gia đình nạn nhân, hay từng bị lạm dụng tình dục và do đó có sẵn định kiến.

Thông thường, một chánh án xem xét một đơn kháng án. Nếu có cơ sở để kháng án, vấn đề sẽ đem ra xử. Việc này thông thường cần 1 ngày.

Giáo sư Gans nói rằng “không chánh án nào quyết định không cho phép một kháng án trong một vụ xử nổi tiếng như thế này. Các cơ sở kháng án của họ dựa trên tính vô lý rất vững chắc”.

Ba chánh án thường xem xét vụ việc lúc xử. Nếu lời kết tội bị dẹp qua một bên, thì toà có thể ra lệnh xử lại, tha bổng bị cáo. Diễn trình này có thể kéo dài từ 8 đến 10 tháng, đôi khi lâu hơn, nhưng chắc sẽ nhanh hơn trong vụ Đức Hồng Y Pell vì tuổi và sức khỏe các nhân chứng. Chỉ cần 2 trong 3 chánh án đồng ý thì lời kết tội sẽ được dẹp bỏ hay không.
 
Giới thiệu vị giảng thuyết trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay 2019 của giáo triều Rôma
Đặng Tự Do
23:18 28/02/2019
Trong bài Pope Francis Chooses Italian Benedictine to Lead Lenten Retreat – “Đức Thánh Cha đã chọn một tu sĩ dòng Biển Đức hướng dẫn tuần tĩnh tâm”, được đăng trên National Catholic Register hôm 28 tháng Hai, Edward Petin (một tỉ phú tại California, nhưng thường xuyên sống tại Rôma để làm ký giả đưa tin về Vatican cho hệ thống truyền hình EWTN của Hoa Kỳ) đã giới thiệu vị giảng thuyết trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm nay của giáo triều Rôma bắt đầu từ chiều Chúa Nhật 10 tháng Ba, đến sáng thứ Sáu, 15 tháng Ba.

Bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.


Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn một tu sĩ dòng Biển Đức “với những hiểu biết sâu sắc về văn hóa”, và là một trong những kiến trúc sư trưởng của một hội nghị được tổ chức vào năm 2015 tại Florence về chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo, để thuyết giảng tại tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm nay của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma.

Cha Olivetan Bernardo Gianni, viện phụ của đan viện San Miniato al Monte nổi tiếng nhìn xuống thành phố Florence, sẽ hướng dẫn các bài suy niệm ở Ariccia, ngoại ô Rôma, từ ngày 10 tháng 3.

Đan viện Đức Mẹ Núi Olivet đã được thành lập vào năm 1313 và tu hội Olivet đã được nhập vào Liên minh dòng Biển Đức từ năm 1960.

Trong một tuyên bố, Cha Gianni cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bất ngờ gọi điện thoại cho cha và mời ngài hướng dẫn các bài tĩnh tâm.

Đó là “một cuộc trò chuyện thoải mái”, ngài nói, và thêm rằng: “Khi tôi nói với ngài rằng tôi không có bất kỳ bằng cấp nào về giáo hội hay thần học nào khả dĩ có thể biện minh cho một lời mời như vậy,” Đức Giáo Hoàng với một phong cách phóng khoáng nói với tôi: “Ồ đó là điểm rất tích cực đấy.”

10 bài suy niệm trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay của cha Gianni đã được lấy cảm hứng từ bài thơ Siamo Qui Per Questo (Chúng ta ở đây là vì điều này) của nhà thơ người Ý Mario Luzi (sinh năm 1914 và qua đời năm 2005), là người có lòng sùng kính đền thánh San Miniato al Monte và đã viết bài thơ này riêng tặng cho đền thờ.

Tuần tĩnh tâm Mùa Chay hàng năm của Đức Giáo Hoàng, cũng có sự tham dự của các quan chức cao cấp trong Giáo triều Rôma, được cho là một trong những điểm nổi bật trong năm của Đức Thánh Cha. Ngài chọn những vị thuyết giảng trong tuần tĩnh tâm từ những người mà ngài thấy có chiều sâu tâm linh và ý thức sâu sắc về văn hóa.

Hôm 27 tháng Hai, Andrea Fagioli, viết trên tờ Avvenire, nghĩa là Tương Lai, tờ nhật báo của Hội Đồng Giám Mục Ý, rằng viện phụ Bernardo Gianni, 50 tuổi, là “một người có kiến thức sâu sắc về văn hóa và tâm linh” và là một “tu sĩ xã hội”, theo nghĩa là ngài đã mở toang cánh cửa của tu viện để giao lưu với thế giới, giúp nó trở thành “một nơi của vẻ đẹp, của sự gặp gỡ, hiệp thông và sự cởi mở với bên ngoài và với người khác.”

Cha Gianni đã tìm cách đổi mới tu viện, Fagioli nói thêm, bằng cách mở tu viện này ra với thành phố và chào đón những người tìm kiếm ý nghĩa, sự an ủi, và đức tin. Các nghi thức Phụng Vụ của tu viện là Hình thức Thông thường của Nghi lễ La Mã, trong khi Phụng Vụ Các Giờ Kinh được nguyện bằng tiếng Latinh.

Sinh tại Prato gần Florence, Francesco Gianni (tên khai sinh của ngài) đã sống xa cách đức tin trước khi trở lại với Giáo Hội và khám phá ơn gọi của mình vào năm 1992. Năm 2009, ngài được chọn làm phụ tá viện phụ. Tháng 12 năm 2015, ngài được bầu làm viện phụ.

Là người ủng hộ nhiệt tình sự nhấn mạnh của Công Đồng Vatican II về đối thoại và gặp gỡ với thế giới, ngài đã đóng một vai trò quan trọng vào tháng 11 năm 2015 trong việc chuẩn bị một hội nghị được tổ chức bởi Hội Đồng Giám Mục Ý về “một chủ nghĩa nhân văn mới trong Chúa Giêsu Kitô”, nhân chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Prato và Florence [hôm 10 tháng 11 năm 2015].

Trong một diễn từ thu hút sự chú ý đáng kể vào thời điểm đó, Đức Thánh Cha nói với hội nghị rằng thật là vô dụng khi đi tìm những giải pháp cho các bệnh tật và vấn đề trong Giáo hội thông qua “chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa cực đoan”, hay trong cố gắng “phục hồi các thực hành và các hình thức lỗi thời thậm chí không thể còn có chút ý nghĩa nào về mặt văn hóa”. Ngài cũng cảnh báo chống lại một đức tin “bị khóa trong chủ nghĩa chủ quan”.

Đức Giáo Hoàng tiếp tục chỉ trích những gì ngài cho là hai lỗi lầm phổ biến trong Giáo hội ngày nay: Chủ nghĩa Pêlagiô, một dị giáo phủ nhận tội lỗi nguyên tổ, và thuyết Ngộ đạo, phủ nhận thần tính của Chúa Kitô, đều là những cám dỗ sẽ đánh bại chủ nghĩa nhân bản Kitô Giáo chân thực. Sau này, ngài đã mở rộng các chủ đề này trong Tông huấn năm 2018 về sự thánh thiện trong thế giới hiện đại, Gaudete et Exsultate (Mừng rỡ hân hoan).

Ngài nói thêm rằng tín lý Kitô Giáo “không phải là một hệ thống khép kín, hết khả năng tạo ra các câu hỏi, các bận tâm, nhưng nó sống động, làm người ta không yên, sinh động hóa người ta. Gương mặt của nó không cứng nhắc, cơ thể nó động đậy và phát triển, da thịt nó mềm mại: đó là da thịt của Chúa Giêsu Kitô”. Ngài kết luận rằng “Chủ nghĩa nhân văn Kitô dựa trên nhu cầu đối thoại và gặp gỡ, để cùng nhau xây dựng một xã hội dân sự.”

Khi được hỏi một tháng sau đó, sau khi đã được bầu làm viện phụ, về những gì còn đọng lại trong ngài về thông điệp của Đức Giáo Hoàng, Cha Gianni cho biết “một chương trình nghị sự đầy những nhiệm vụ, đặc biệt cho trái tim của chúng ta, là phải tái khám phá tính trung tâm của Tin mừng, lời kêu gọi yêu thương của Phúc Âm, và chú ý đến những hình thức cũ và mới của sự nghèo nàn.”

Ngài nói rằng thông điệp của Đức Giáo Hoàng cũng nhắc nhở ngài đừng rơi vào một “ý thức hệ đức tin hay giáo hội” mà phải có một chương trình nghị sự quan tâm đến những người vẫn còn xa cách chúng ta, và không bao giờ được thỏa mãn bởi những thành quả mục vụ nhưng phải không ngừng nghỉ trong việc phụng sự Chúa bằng cách mang lại ý nghĩa và hy vọng cho mọi người.

Cha Gianni cho biết ngài tin rằng Đức Giáo Hoàng đã chọn ngài hướng dẫn tuần tĩnh tâm Mùa Chay vì ngài có liên quan đến hội nghị đó, và công việc tổ chức lễ kỷ niệm 1,000 năm tu viện San Miniato al Monte - một nhà thờ mà theo ngài, có “ơn gọi” là “trò chuyện với càng nhiều người càng tốt ở mọi nơi.”

Do đó, ngài nói rằng các bài suy niệm sẽ được rút ra từ cuộc sống đan tu, từ “ánh mắt của các tu sĩ và cộng đồng tu sĩ trên thành phố, với định hướng về Chúa, nhưng không bao giờ vô cảm với những gì được sống ở trung tâm thành phố.”


Source:National Catholic Register
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mặt Trời Mùa Đông
Vũ Đình Huyến
09:50 28/02/2019
MẶT TRỜI MÙA ĐÔNG
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)

Ngày Đông lạnh lẽo mù sương
Mặt trời xế ngọ vẫn chưa trở mình.
(nđc)