Ngày 27-02-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cái xà cái rác
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
00:23 27/02/2019
Chúa Nhật VIII Thường Niên C

Giả hình là việc phô trương bên ngoài nhằm che dấu thực tại bên trong. Thánh Kinh kết án sự giả hình, nhất là trong những việc liên quan tới niềm tin. Khi nhắc đến cách sống của những người đạo đức giả với lối sống chuộng hình thức bề ngoài, giả hình kiểu Pharisiêu, Chúa Giêsu thốt lên: “Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em”.

Sống giả hình có nhiều dạng thức biểu hiện, Tin Mừng đã nhiều lần đề cập. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đặc biệt chú trọng đến hai biểu hiện của người đạo đức giả và Ngài hướng dẫn cách để sửa lối sống giả hình ấy.

1. Xét đoán người khác

Chúa Giêsu nhắc nhở về biểu hiện của người đạo đức giả, đó là thái độ che đậy mình bằng cách xét đoán người khác. Với những người này, Chúa đã mở đầu bằng lời khuyên nhủ: "Đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán”. Xét đoán khi đặt mình ở phía trên cao hơn người đối diện. Xét đoán khi đặt mình vào vị trí quan tòa.

Xét đoán được ghép bởi hai động từ là xét và đoán. Xét là tìm hiểu, đoán là phỏng chừng. Xét thì khó vì phải tìm hiểu hoàn cảnh, nguyên nhân, phân tích để có sự kiện rõ ràng. Đoán thì dễ hơn, chỉ cần ước lượng là thế, phỏng chừng như vậy, đoán thì dựa trên những điều không đủ chắc, không rõ sự thật. Khi nói xét đoán một người thì có phần xét và có phần đoán. Nhiều khi phần đoán lại nhiều hơn phần xét. Sai lầm nảy sinh từ đó.

Thánh Giacôbê viết: “Xét đoán anh em là xét đoán Lề Luật. Nếu ngươi xét đoán Lề Luật thì ngươi không còn là kẻ giữ luật mà là Thẩm phán. Chỉ có một Đấng lập Luật và là Thẩm phán, Đấng có quyền cứu rỗi và tiêu diệt. Ngươi là ai mà dám xét đoán đồng loại?”(Gc 4,11-12).

Để giúp cho những người đạo đức giả sống lời dạy “đừng xét đoán”, Chúa Giêsu nói: “Anh em xét đoán thế nào thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy”, và mời gọi: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán”, như thế, Chúa Giêsu đã mở một con đường của yêu thương, không xét đoán thì sẽ nhận lại được sự tình thương của Thiên Chúa. Không ai muốn bị xét xử, và khi bị xét xử, ai cũng muốn được xét xử khoan dung thông cảm. Mà muốn được khoan dung thương xót, thì trước hết, chính mình cũng phải biết thương xót khoan dung.

Một trong những cách giúp con người đừng đoán xét tha nhân là năng kiểm điểm bản thân mình. Khi con người thành thật với chính mình, họ tìm ra trong người họ cũng đầy dẫy những tính hư, nết xấu, nhiều khi còn to lớn hơn của tha nhân gấp bội. Nhận ra bản thân như thế, họ sẽ dễ dàng thông cảm và không đoán xét tha nhân.

2. Săm soi những lỗi lầm của người khác

Thái độ săm soi những lỗi lầm của người khác, thấy khuyết điểm của người khác thì muốn phóng đại; nhưng bản thân không muốn nhìn về những lầm lỗi và không muốn sửa sai những khuyết điểm của chính mình. Đây là một thái độ đạo đức giả tinh vi hơn. Nếu ở mức thứ nhất chỉ “xét đoán” thì ở mức thứ hai này mang nặng màu đạo đức kiểu như: “Dám góp ý, sửa sai và có ý tưởng giúp đỡ anh chị em nên tốt”. Với thái độ này, người ta che cho mình một lớp áo đẹp, một vẻ bên ngoài đạo mạo, là muốn làm điều tốt cho người khác, muốn chỉ bảo, sửa dạy, thay vì xét đoán. Họ hướng về người khác với ý hướng cao hơn, nhưng không dám đối diện với Chúa và cũng chẳng đủ khiêm tốn để đối thoại với anh chị em về yếu đuối hay lầm lỗi của mình. Với những người này thì họ bị cái xà ngăn chặn không cho họ thấy những điều tốt đẹp nơi người khác, họ nghĩ rằng ai cũng tội lỗi xấu xa và có cái xà lớn trong mắt giống như họ tưởng. Vì thế, những lỗi lầm của anh chị em dù nhỏ như cái rác, họ cũng biến nó trở thành to lớn như cái xà.

Chúa Giêsu dạy “đừng xét đoán” người khác nhưng trước tiên hãy xét mình, bởi vì khi mình chưa loại bỏ được cái xà trong mắt mình, là những nết xấu và thành kiến của mình, thì mình không thể thấy và lấy được cái rác trong mắt anh em. Với cái nhìn tầm xa hơn, việc xét mình còn giúp mình nhận thức rõ hơn thân phận mình trước mặt Thiên Chúa: thân phận tội lỗi. Như thế, nếu chúng ta mong được Thiên Chúa phán xét với lòng thương xót, thì chúng ta cũng phải biết sống với anh chị em bằng lòng nhân ái bao dung.

3. Hãy lấy cái xà ra khỏi mắt mình trước đã

Để giúp cho những người đạo đức giả, Chúa Giêsu mời gọi họ nỗ lực khiêm tốn nhìn nhận lầm lỗi, hãy sửa đổi tâm hồn, hãy “lấy cái xà ra khỏi mắt mình trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người khác”. Hãy sửa sai chính mình trước khi đứng ở nơi cao làm thầy dạy sửa bảo người khác. Hãy đứng về phía anh em để cầu xin lòng thương xót Chúa chứ đừng dành chỗ của Chúa mà “xét đoán” anh em.

Chúa Giêsu còn dạy: xem quả thì biết cây. Thời gian sẽ cho biết cây nào xấu, cây nào tốt, khi chúng ra hoa kết trái. Thời gian sẽ cho biết ai thật ai giả. Công trình xây dựng có giá trị hay không, mưa nắng sẽ chứng nghiệm chất lượng. Chúa cũng căn cứ vào kết quả để biết rõ ai là môn đệ thật. Ngươi môn đệ thật là cây tốt sinh trái tốt.

Tục ngữ có câu:“Chân mình thì lấm bê bê, mà sao đốt đuốc đi rê chân người”. Con người khi đánh giá một sự việc, hay nhận xét về một người khác thường chỉ chú ý đến lỗi nhỏ nhặt và phóng đại lên. Họ soi mói “vạch lá tìm sâu” những khuyết điểm của người. Họ nhìn rõ những cái xấu của người trong mắt họ. Còn chính họ thì sao? Họ có khuyết điểm không, có những tính xấu không?

Chúa Giêsu nói: “Sao anh thấy cái rác trong mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt chính mình lại không để ý tới”. Hình ảnh “cái rác” và “cái xà” cho thấy, cái xấu của người rất nhỏ như cọng rác, còn cái xấu của mình thì rất lớn như “cái xà”. Do đó, trước khi phê bình người khác, hãy nhìn lại chính bản thân mình: “Lấy cái xà trong mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em”. Thánh Augustinô thường cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con". Biết mình thường hèn yếu lỗi lầm để đừng bao giờ khắt khe lên án anh em. Biết mình hay che đậy giả hình để cảm thông dung thứ cho kẻ khác. Biết mình thích phô trương háo thắng để đừng phê phán nhạo báng một ai.

Lời Chúa Giêsu dạy hôm nay về “đôi mắt linh hồn”. Cần sửa mình trước mới có thể giúp sửa người khác, không xét đoán trái lẽ, không săm soi xét nét, cần lấy cái xà trong mắt mình đã. Hãy thanh tẩy đôi mắt của mình trước. Mắt là cửa sổ linh hồn. Đôi mắt ấm áp của tâm hồn bao dung. Mắt chiếu tỏa đức ái của trái tim yêu thương. Thánh Giuse thấy Đức Mẹ có thai nhưng ngài không xét đoán mà chỉ âm thầm ôm lấy nổi đau lặng lẽ ra đi. Thánh Giuse trở nên người công chính. Người có lòng mến Chúa, có tâm hồn đơn sơ thì không bao giờ nghĩ xấu cho ai, trái lại họ luôn nghĩ tốt, nói tốt về người khác. Thánh Têrêxa Hài Đồng khi thấy chị nào có lỗi thì thường tự bảo mình rằng: chị đó chẳng may lỗi một điều, nhưng biết đâu lại chẳng đã làm được một trăm điều lành mà tôi không thấy. Biết đâu lỗi lầm của chị chỉ là cái màn Chúa dùng để che nhân đức sâu xa của chị.

Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận đã viết đại ý rằng: Có một sáng suốt đáng buồn, khi chỉ nhìn thấy những điều xấu nơi người khác. Cũng có một xét đoán đầy yêu thương, khi đã nhìn thấy những điểm sáng tốt đẹp, ngay từ nơi bóng tối những điều không tốt đẹp của anh em mình.

Thánh Phaolô viết: “Điều khiến chúng tôi tự hào là lương tâm chúng tôi làm chứng rằng: chúng tôi lấy sự thánh thiện và chân thành Thiên Chúa ban mà cư xử với người ta ở đời, đặc biệt là với anh em. Chúng tôi không cư xử theo lẽ khôn ngoan người đời, nhưng theo ân sủng của Thiên Chúa” (2Cr 1,12; x. 2Cr 2,17; 1Tx 2,3-10).

Lạy Chúa, xin cho con biết nhìn những người chung quanh con với con mắt trong sáng để thấy những ưu diểm, nhiếu mặt tốt của họ. Xin cho chúng con biết nhận ra những thiếu sót, bất toàn của mình mà sửa trước khi sửa lỗi anh em. Amen.
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 7 Mùa Thường Niên C 24.2.2019
Lm Francis Lý văn Ca
01:20 27/02/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu thường nói: "Đường lối Thiên Chúa khác với đường lối con người". Hôm nay, chúng ta thấy rõ giáo huấn của Đức Kitô và đường lối trần gian khác biệt. Điều mà thế gian thường làm là lấy sự ác đối lại sự ác, lấy ơn đền ơn. Nhưng Đức Kitô chỉ cho các tông đồ và cho cả chúng ta thời nay là lấy ơn báo ác.
Trong xã hội hôm nay, chúng ta thấy con người thường đối xử với nhau theo kiểu: "Bên chín cân, bên mười lạn", "có qua thì mới có lại". Chúng ta là những môn đệ của Chúa, phải vượt ra khỏi vỏ óc cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi đầy hận thù mà vươn đến anh em, kể cả những người mà chúng ta không ưa. Nếu thực hiện được điều đó chúng ta mới xứng đáng là môn đệ Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Vua Saolê cùng với đoàn tùy tùng đi tìm bắt Đavíd. Chúa khiến Saolê ngủ say, Đavít và cận vệ đến sát lều trại của vua Saolê mà vua không hay. Cận vệ đã xúi Đavíd giết Saolê để trừ hậu hoạn. Nhưng Đavíd đã không làm điều đó.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô so sánh hai hình ảnh Ađam cũ và Ađam mới. Hãy phát triển hai hình ảnh đó trong con người chúng ta. Nói cách khác, hai phần thiên tính và nhân tính phải được bồi dưỡng để cả hai được phát triển đồng đều.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Giáo huấn của Đức Kitô xem ra nghịch lý trong xã hội mà chúng ta đang sống. Là những môn đồ của Đức Kitô, hãy lắng nghe và học hỏi, áp dụng vào chính đời sống của chúng ta, hãy biến thế giới chúng ta đang sống thêm an vui và tha thứ.


Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vừa nghe lời giáo huấn tuyệt hảo của Đức Kitô. Chúng ta cùng cầu xin Chúa ban ơn để thể hiện điều giáo huấn nầy vào đời sống thường nhật.

1. Xin Chúa ban ơn giúp sức, để chúng ta yêu mến kẻ thù và làm điều tốt cho những người thù ghét chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin Chúa ban ơn trợ lực, để chúng ta sống điều Chúa truyền dạy, thể hiện trong cuộc sống hằng ngày Lời Chúa trong Kinh Thánh và lời Giáo Huấn của Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho các Hội Đoàn, biết đem tình yêu thể hiện trong môi trường họ hoạt động, cho giới mà họ đang sinh hoạt, để mỗi ngày cộng đoàn thêm hoa quả thánh thiện, yêu thương và đoàn kết. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta chạm trán với biết bao nhiêu ngưởi, bao nhiêu vấn đề phức tạp, xin cho ơn thánh Chúa giúp chúng ta lướt thắng mọi nghịch cảnh để có thể cảm thông với mọi ngưởi Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho những tín hữu đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa Giêsu chúng con về tình yêu và sự tha thứ. Xin ban cho chúng con sức mạnh để có thể mở rộng tâm hồn và thể hiện điều chúng con đã học hỏi nơi Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:09 27/02/2019
45. TRONG BỤNG KHÔNG CÓ

Có một tú tài sẽ phải tham gia kỳ thi khảo hạch, suốt ngày suốt đêm mặt mày ủ rủ buồn rầu không ai chịu được.

Bà vợ muốn ông ta yên tâm nên nói:

- “Nhìn chàng viết văn chương quá khó khăn, giống như đàn bà chúng tôi đẻ khó vậy”.

Chồng trả lời:

- “Thế mà mấy bà đẻ con thì rất dễ đấy”.

Vợ hỏi:

- “Tại sao ?”

Chồng đáp:

- “Trong bụng của nàng thì có em bé rồi sinh ra, còn trong bụng của ta thì không có gì cả, lấy đâu mà viết văn chương chứ !”

(Tiếu phủ)

Suy tư 45:

Sinh con đã khổ, nhưng làm thân học trò mà trong bụng không có một chữ thì còn khổ hơn đàn bà sinh con nhiều lần...

Cái khổ lớn nhất của học trò là khi thi mà không thuộc bài hoặc không hiểu bài, bởi vì trong bụng không có chữ nào cả; cái khổ nhất của người lao động nghèo là sáng sớm đi làm việc mà trong bụng không có hột cơm; cái khổ nhất của linh mục là khi giảng mà trong bụng không có một tư tưởng nào để chia sẻ cho giáo dân...

Tất cả mọi cái khổ ấy đều phát xuất từ một điểm, đó là trong bụng không có gì cả.

Người Ki-tô mà trong bụng không có một chút Lời Chúa nào thì đời sống tín ngưỡng tinh thần của họ không thể no đủ hạnh phúc được, họ càng đói nghèo tinh thần thì cuộc sống của họ càng trở nên nặng nề và đau khổ, họ càng vùng vẫy trong hưởng thụ vật chất thì cuộc sống của họ chỉ chồng chất những lo toan và ê chề, bởi vì trong mình họ không có sức sống của Đức Chúa Giê-su.

Đừng để trong bụng không có gì cả, ít nữa là phải có Lời Chúa, vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:12 27/02/2019

93. Vì Thiên Chúa là nguyên nhân, nên để cho tâm hồn bạn lắng xuống để được đẹp lòng Thiên Chúa.

(Thánh Vincentius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phán quyết của tòa án chống lại Đức Hồng Y George Pell làm tan nát niềm tin vào luật pháp
Đặng Tự Do
16:26 27/02/2019
Hôm 27 tháng Hai, Miranda Devine của tờ The Daily Telegraph có bài bình luận nhan đề “How Pell became the Vatican’s sacrificial lamb?” – “Hồng Y Pell trở thành chiên hy sinh cho Vatican như thế nào?”

Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ.


Phán quyết này làm tan nát lòng người vì tôi không tin rằng Đức Hồng Y Pell, là người mà tôi biết một chút và ngưỡng mộ rất nhiều, có thể phạm tội tấn công tình dục hai ca viên nam trong một nhà thờ đầy chật người sau một thánh lễ Chúa Nhật khi ngài còn là Tổng giám mục Melbourne vào năm 1996.

Ngài luôn bác bỏ những lời cáo buộc này như “những lời dối trá điên loạn”. Được nâng đỡ bởi niềm tin vào Chúa, ngài tin rằng sự thật cuối cùng sẽ được sáng tỏ.

Nhưng bây giờ, ngài là nhà lãnh đạo cao nhất của Vatican phải vào tù hôm thứ Tư, chờ tuyên án vào tuần tới và kháng cáo. Ngài đã chuẩn bị cho sự kiện đó với chủ nghĩa khắc kỷ đã đánh dấu toàn bộ cuộc đời ngài.

Phán quyết này cũng làm tan nát lòng người vì nó nói lên sự sai lầm của hệ thống công lý của chúng ta, cho dù sau trường hợp của Lindy Chamberlain, chúng ta đã biết sức mạnh phá hoại công lý của đám đông phi lý.

Tất nhiên, chúng ta nên tôn trọng bồi thẩm đoàn Melbourne, là những người đã xem qua tất cả các bằng chứng và đưa ra phán quyết. Nhưng thật khó khăn biết bao để tìm thấy 12 linh hồn vô tư sau hàng loạt các chiến dịch phỉ báng chống lại Đức Hồng Y Pell trong hai thập kỷ qua; và nguồn cấp dữ liệu từng giọt một, được sắp đặt cẩn thận của cảnh sát Victoria cho các phương tiện truyền thông chọn lọc, trong một cố gắng gây công phẫn trong dư luận, giữa bối cảnh của các tiết lộ gây chấn động về lạm dụng tình dục trẻ em do hàng giáo sĩ gây ra trên khắp thế giới.

Vào hôm thứ Ba, khi lệnh áp đặt cấm đưa tin về phán quyết này được dỡ bỏ để giờ đây mọi người đều biết, và nhiều người đang chồng chất trong niềm vui sướng hả hê điên loạn.

Họ ghét ngài vì ngài là một người Công Giáo bảo thủ, là kẻ thù không thể tránh khỏi, cứ đứng sừng sững đó cản trở “sự tiến bộ” trong Giáo hội. Trong khi có những người Công Giáo tách ra và thỏa hiệp, ngài đã bảo vệ một cách dứt khoát các giáo lý của Giáo hội và từ chối thỏa hiệp về hôn nhân đồng tính, an tử và phá thai. Và bây giờ những kẻ đó nghĩ rằng họ đã thắng.

Khi ngài xuất hiện từ một phòng xử án ở Melbourne sau một loạt cáo buộc khác được bãi bỏ và lệnh cấm đưa tin được dỡ bỏ, một đám đông cuồng loạn gào lên đòi lấy máu của ngài.

Bạn không thể không cảm thấy rằng Hồng Y Pell đang bị trừng phạt vì những tội lỗi trong Giáo hội của ngài; những điều đó là lỗi lầm, chắc chắn rồi, nhưng không phải là việc do ngài làm.

Bất cứ ai biết phòng thánh tại nhà thờ chính tòa St. Patrick lúc nào cũng đông đúc và mở toang ra sau các thánh lễ Chúa Nhật thì đều biết những lời buộc tội là không thể nào tin nổi. “Chỉ có một kẻ điên mới cố gắng hãm hiếp các bé trai trong nhà thờ trong phòng thánh ngay sau thánh lễ,” nhóm luật sư biện hộ cho Hồng Y Pell nói.

Phán quyết của tòa án chống lại Đức Hồng Y George Pell chỉ dựa vào lời khai vô bằng vô chứng của một người duy nhất bí danh là AA.

Không có nhân chứng và bằng chứng nào được đưa ra để chứng minh cho cáo buộc chống lại vị Hồng Y. Thậm chí, người được cho là nạn nhân thứ hai, là người đã chết từ lâu, đã từng nói với mẹ mình rằng anh ta chưa từng bị lạm dụng tình dục trong khi là một ca viên.

Cảnh sát Victoria đã bắt đầu một cuộc điều tra về Hồng Y Pell, trước khi nhận được bất cứ khiếu nại nào. AA đến với họ sau khi xem một câu chuyện trên đài truyền hình ABC vào năm 2016 có chứa những cáo buộc hoang tưởng, đã bị chính tòa án bác bỏ, rằng Hồng Y Pell khi còn là linh mục đã tấn công tình dục các chàng trai giữa thanh thiên bạch nhật trong một bể bơi công cộng đầy chật người vào những năm 1970.

Theo AA, sau thánh lễ, anh ta và một ca viên khác trong dàn hợp xướng trốn khỏi đám rước và lao vào nhà thờ để uống rượu lễ, thì lúc đó Tổng Giám Mục Pell bước vào, cởi một phần áo lễ ra và buộc họ thực hiện khẩu dâm.

Nhóm luật sư biện hộ cho Hồng Y Pell đã nói với bồi thẩm đoàn rằng có quá nhiều điểm vô lý trong lời khai này.

Đầu tiên, Tổng Giám Mục Pell luôn ở phía trước nhà thờ để bắt tay chào anh chị em giáo dân sau thánh lễ, sau đó ngài trở lại phòng thánh cùng với các vị giúp lễ là những người giúp ngài cởi bỏ áo lễ. Ngài không bao giờ đi một mình.

Đức Ông Charles Portelli, vị phụ trách các nghi lễ Phụng Vụ của ngài, đã làm chứng rằng những cuộc tấn công không thể xảy ra bởi vì “Tôi đã ở bên ngài suốt thời gian ngài mặc áo lễ trong những ngày đó.”

Ngoài ra, còn có những bằng chứng cho thấy phòng thánh của nhà thờ lúc nào cũng nhộn nhịp sau thánh lễ với ít nhất hàng chục người ra vào, dọn dẹp và thay áo.

Các phẩm phục phụng vụ mà Tổng Giám Mục Pell mặc không thể bị tách ra hoặc vén sang một bên để quan hệ tình dục bằng miệng có thể xảy ra, như mô tả của AA.

Không ai thấy các cậu bé ca viên rời khỏi vị trí của họ ở phía trước đoàn rước kiệu hay trở về phòng để diễn tập ngay sau đó vì phải có thẻ security quẹt vào khóa điện tử mới vào được.

Tòa án được cho biết không có cậu bé nào đã từng nói về cuộc tấn công này với nhau hoặc với bất kỳ ai khác.

Tuy nhiên, một bồi thẩm đoàn đã kết án Hồng Y Pell. Phán quyết được đưa ra trước Giáng sinh, trong một phiên tái thẩm sau khi bồi thẩm đoàn trong một phiên tòa trước đó không thể đưa ra quyết định. Một số bồi thẩm trong phiên tòa đầu tiên đó đã bật khóc khi kết quả của phiên tòa thứ hai được công bố.

Tôi rất tiếc nếu lời biện hộ của tôi dành cho Hồng Y Pell làm các nạn nhân bị lạm dụng tình dục trẻ em tức giận. Những gì đã xảy ra với họ là quái đản, và không có hình phạt nào là đủ cho những kẻ ấu dâm độc ác xâm nhập vào Giáo Hội, giả dạng thành người của Chúa để săn lùng những người vô tội.

Nhưng biến một người đàn ông vô tội thành một người tử vì đạo không sửa sai được những sai lầm đó đâu. Nó chỉ chồng chất thêm cái ác.


Source:The Daily Telegraph
 
Kỳ vọng cuả chủ tịch HĐ Giám mục Hàn Quốc về hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim
Trần Mạnh Trác
19:31 27/02/2019
(Tin CNA) Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc hàn Kim Jong-un họp thượng đỉnh tại Việt Nam, thì vị chủ tịch Hội Đồng Giám mục Hàn Quốc đưa ra hy vọng là Bắc Hàn sẽ noi gương nước chủ nhà (VN) để phát triển kinh tế và quyền tự do tôn giáo ở đây.

Đức Tổng Giám Mục Kim Hee-jung của Gwangju bày tỏ hy vọng rằng Bắc Triều Tiên sẽ theo đuổi một mô hình cải cách theo kiểu Việt Nam sau khi ông Kim tuyên bố phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu, và nghĩ rằng Bắc hàn có thể áp dụng mô hình 'Đổi Mới' như là cách tối ưu để theo đuổi tăng trưởng kinh tế ở đây.

'Đổi Mới' là một quá trình tự do hóa kinh tế của Việt Nam bắt đầu từ năm 1986.

Việt Nam và Bắc Triều Tiên đã cùng chia sẻ một lịch sử chung, là cả hai đã có một cuộc chiến đẫm máu với Hoa Kỳ để duy trì ý thức hệ cộng sản.

Tuy nhiên, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995 sau khi chịu các lệnh trừng phạt kinh tế và cấm vận thương mại của Hoa Kỳ, và do đó đã gặt hái được một sự tăng trưởng kinh tế to lớn.

"Kim Jong-un sẽ có thể sẽ cân nhắc về mô hình Việt Nam, không chỉ là về cải cách kinh tế và mở cửa giao thương, mà còn về các mối quan hệ ngoại giao với giáo hoàng,” Tổng Giám mục Kim nói.

Tòa Thánh đã bổ nhiệm một phái viên ngoại giao đến Việt Nam vào năm 2011 dưới hình thức một đại diện không thường trú sau một loạt các cuộc đàm phán song phương trong thời giáo hoàng Benedict XVI.

Đức Tổng Giám Mục Kim là người đã lên tiếng ủng hộ việc tăng cường ngoại giao của Tòa Thánh tại bán đảo Triều Tiên, đưa ra nhận xét rằng một chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến Bình Nhưỡng sẽ là một sự khích lệ to lớn cho các Kitô hữu bị đàn áp ở Bắc Triều Tiên.

Triều Tiên liên tục bị cơ quan ‘Open Door’ xếp hạng là quốc gia đàn áp Kitô hữu tồi tệ nhất. Kitô hữu đã bị bắt giữ, cải tạo trong các trại lao động, hoặc, trong một số trường hợp, bị xử tử vì đức tin của họ.

"Tôi nghĩ Đức Giáo Hoàng có thể đến Bắc Triều Tiên để khuyến khích tín đồ và cứu vãn ngọn lửa đức tin, giống như Chúa Giêsu đã bỏ lại 99 con chiên để đi tìm một con chiên lạc", Đức Tổng Kim nói thêm.

Được biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã uyên bố sẽ tới thăm Nhật Bản vào tháng 11 tới.

Tổng giám mục Kim cho rằng năm nay có thể là một năm quan trọng cuả cộng đồng Công Giáo Đông Á.

Đức Tổng Giám Mục Kim, chủ tịch hội đồng giám mục Hàn Quốc, đã tới Bắc Triều Tiên vào đầu tháng vừa qua. Đã đến thăm núi Kumgang để thảo luận về việc trao đổi văn hóa liên Triều Tiên về các lĩnh vực du lịch, giáo dục, thể thao, nghệ thuật và truyền thông.



Sự hòa giải và hòa bình của bán đảo Triều Tiên là dòng chảy lịch sử không thể đảo ngược, theo lời Đức TGM Kim, khi ngài trả lời một cuộc phỏng vấn của Hãng thông tấn Yonhap cuả Hàn Quốc tại Rome trong khi đi họp hội nghị thượng đỉnh về lạm dụng tình dục ở Vatican.

Điều quan trọng là phải xây dựng sự tin cậy lẫn nhau để chuẩn bị cho hòa bình thông qua trao đổi và hợp tác, Ngài nói thêm.
 
Tiến sĩ George Weigel: Bản án của Đức Hồng Y Pell là một hình thức tử đạo mới của các Giám Mục truyền thống
Đặng Tự Do
23:20 27/02/2019
Trên tờ National Review, George Weigel, người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhận định rằng: “Khi cứu xét kháng cáo, một hội đồng xét xử có thể quyết định rằng bản án này đã không đạt được một cách hợp lý trên cơ sở các bằng chứng, ngài sẽ được trắng án và tha bổng” nhưng như thế đã đủ để đưa ra một lời cảnh cáo mạnh mẽ cho tất cả các Giám Mục Úc và trên thế giới rằng từ nay chớ có rao giảng những điều mà họ thành tâm tin tưởng là đúng, và phán quyết dành cho Đức Hồng Y Pell là nỗ lực nhằm “thuần hóa” Giáo Hội Công Giáo.

Ngày 18 tháng Tư, 2005, trong bài giảng thánh lễ khai mạc Cơ mật viện bầu Giáo Hoàng sau khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger nói:

“Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên cuối cùng … Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp và vân vân. Nhiều giáo phái mới được đẻ ra mỗi ngày và xảy ra điều mà Thánh Phaolô đã nói về sự lường gạt con người và sự tinh quái nhắm lôi kéo con người đến chỗ lầm lạc(x Eph 4:14). Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Giáo Hội, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín. Trong khi chủ nghĩa tương đối, nghĩa là để chính mình ‘bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý’ dường như lại là cách thức hành xử duy nhất thức thời. Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất.”

Cái chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối ấy không chấp nhận được những ai như Đức Hồng Y George Pell, một người Công Giáo bảo thủ, “là kẻ thù không thể tránh khỏi, cứ đứng sừng sững đó cản trở ‘sự tiến bộ’ trong Giáo hội. Trong khi có những người Công Giáo tách ra và thỏa hiệp, ngài đã bảo vệ một cách dứt khoát các giáo lý của Giáo hội và từ chối thỏa hiệp về hôn nhân đồng tính, an tử và phá thai.”[1]

Nó phải triệt hạ ngài để đưa ra một lời cảnh cáo cho những ai muốn bảo vệ đức tin tinh tuyền của Giáo Hội rằng họ cũng sẽ phải tử đạo như ngài với những bản án hết sức nhục nhã.

Với việc dỡ bỏ lệnh của tòa án cấm loan tin về việc kết án Đức Hồng Y George Pell vào tháng 12 vừa qua với cáo buộc lạm dụng tình dục trong lịch sử, những sự thật cuối cùng đã được đưa ra cho những người muốn xem xét chúng.

Cảnh sát Victoria đã bắt đầu một cuộc điều tra một năm trước khi có bất kỳ khiếu nại nào được đệ trình. Trong quá trình điều tra, cảnh sát đã lấy ra các quảng cáo trên báo để tìm kiếm thông tin về bất kỳ hành vi không đáng có nào với trẻ vị thành niên tại nhà thờ chính tòa St. Patrick ở Melbourne, dù chính quyền không có bất kỳ gợi ý nào về các hành vi sai trái tại đây.

Khi các cáo buộc đã được đặt ra và Đức Hồng Y Pell đã tạm thời rời bỏ chức vụ của mình ở Vatican để trở về Úc, một phiên điều trần để xác định liệu các cáo buộc có đáng được đưa ra xét xử hay không đã được tổ chức. Chánh án trong phiên điều trần đã loại bỏ nhiều cáo buộc vô lý nhưng cho phép điều tra tiếp một số khác - mặc dù bà nhận thấy rằng mình sẽ không bỏ phiếu kết án đối với các các cáo buộc đó, nhưng dù sao bà nghĩ những cáo buộc ấy cũng nên được xét xử cho sáng tỏ.

Trong phiên tòa xét xử đầu tiên, dưới lệnh cấm các cơ quan truyền thông, các luật sư bào chữa đã bác bỏ các cáo buộc của công tố viên và làm sáng tỏ sự thiếu sót trong quá trình điều tra của cảnh sát; phiên tòa đó đã không đạt được sự đồng thuận của bồi thẩm đoàn. 10 người quyết định ngài vô tội và 2 người nhất quyết bảo lưu ý kiến cho rằng ngài có tội.

Trong phiên tòa tái thẩm, các luật sư bào chữa đã chứng minh rằng thật quá vô lý để có thể tin vào các cáo buộc do một người bí danh là AA đưa ra cho rằng sau thánh lễ Chúa Nhật 15 hoặc 22 tháng 12, 1996, anh ta và một ca viên khác trong dàn hợp xướng trốn khỏi đám rước và lao vào nhà thờ để uống rượu lễ, thì lúc đó Tổng Giám Mục Pell bước vào, cởi một phần áo lễ ra và buộc họ thực hiện khẩu dâm.

Để tin nổi cáo buộc đó, mười điều không thể xảy ra sau đây đã phải xảy ra và tất cả trong vòng mười phút:

1. Đức Tổng Giám Mục Pell, trong ngày hôm ấy, đột nhiên bỏ thực hành kéo dài hàng thập kỷ của ngài là đứng bên ngoài thánh đường sau Thánh lễ để chào hỏi anh chị em giáo dân.

2. Đức Tổng Giám Mục Pell, người lúc nào cũng được vị trưởng ban nghi lễ Phụng Vụ đi kèm, cùng với ông từ phụ trách phòng thánh trong khi ngài đang mặc phẩm phục Phụng Vụ, đột nhiên có thể tiến vào không gian của phòng thánh một mình.

3. Vị trưởng ban nghi lễ, chịu trách nhiệm giúp Đức Tổng Giám Mục cởi bỏ phẩm phục Phụng Vụ, đã đột nhiên biến mất.

4. Ông từ, chịu trách nhiệm trông nom và khóa phòng thánh, cũng đột nhiên biến mất.

5. Ông từ đã không qua lại giữa phòng thánh và cung thánh để dọn dẹp các sách lễ và chén thánh, như trách nhiệm và thực hành thường xuyên của ông.

6. Những người giúp lễ, cũng như ông từ, đột nhiên đồng loạt biến mất hết, thay vì giúp ông từ dọn dẹp cung thánh và đưa các đồ dùng Phụng Vụ trở lại phòng thánh.

7. Các linh mục đã đồng tế trong Thánh lễ với Đức Tổng Giám Mục Pell cũng đột nhiên không thay áo trong phòng thánh và bất ngờ biến mất hết.

8. Ít nhất 40 người đã không thấy hai đứa trẻ trong dàn hợp xướng đột nhiên tách khỏi đám rước sau Thánh lễ.

9. Hai đứa trẻ trong dàn hợp xướng bước vào phòng thánh, bắt đầu uống rượu lễ mà không bị ái phát hiện, và Đức Tổng Giám Mục Pell có thể lạm dụng chúng trong khi cánh cửa phòng thánh lúc nào cũng mở toang ra và ngài đang mặc trang phục phụng vụ.

10. Hai đứa trẻ trong dàn hợp xướng nói là bị lạm dụng sau đó có thể vào phòng tập hát, qua hai cánh cửa bị khóa, mặc dù chúng không có thẻ an ninh, mà không ai nhận ra, và tham gia vào một buổi diễn tập sau Thánh lễ; không ai hỏi tại sao chúng đã mất tích trước đó.

Trước phiên tòa, mẹ của người được cho là nạn nhân, nay đã chết, cho biết con bà đã nói với bà rằng anh ta chưa bao giờ bị lạm dụng tính dục. Trong phiên tòa, cũng không có bất cứ một nhân chứng nào ủng hộ các cáo buộc của người còn sống sót đang khiếu nại. Các hợp xướng viên khác (bây giờ, tất nhiên, đã trưởng thành), cũng như giám đốc dàn hợp xướng và trợ lý của ông, các cựu thành viên đã trưởng thành khác của dàn hợp xướng, Đức Ông phụ trách các nghi lễ Phụng Vụ, và ông từ đều làm chứng, và từ lời chứng của họ, chúng ta biết được những điều này:

1. Người ta nhớ lại rằng không có bất kỳ một ca viên nào trong dàn hợp xướng tách khỏi đám rước sau Thánh lễ

2. Không ai trong số những người ở gần khu vực bị cho rằng đã xảy ra vụ lạm dụng nhận thấy bất cứ điều gì khác lạ.

3. Thực sự không có gì có thể xảy ra trong một không gian an toàn như thế mà không ai nhận ra

4. Không có tin đồn cũng như không có bất kỳ bàn tán nào liên quan đến một biến cố tệ hại như vậy xảy ra từ đó và trong suốt mấy chục năm trời qua.

Bất chấp những bằng chứng về sự vô tội của Đức Hồng Y Pell, một sự vô tội đã được khẳng định bởi mười trong số mười hai thành viên của bồi thẩm đoàn trong phiên xử đầu tiên, bồi thẩm đoàn xét xử lần thứ hai đã quyết liệt lên án ngài.

Các quan sát viên tại phiên tòa nói với tôi rằng thẩm phán phiên tòa có vẻ ngạc nhiên khi nghe phán quyết.

Sự khác biệt một trời một vực giữa phán quyết của bồi thẩm đoàn đầu tiên, và của bồi thẩm đoàn thứ hai, cho thấy giữa cơn xiếc truyền thông xung quanh Đức Hồng Y Pell, một phiên tòa xét xử công bằng là hầu như không thể. Nhận xét này gần đây đã được thừa nhận bởi tổng chưởng lý của bang Victoria, là người cho rằng luật có thể được sửa đổi để cho phép xét xử bởi một thẩm phán thay vì bồi thẩm đoàn (là những công dân được chọn để xét xử) trong những trường hợp như vậy – đó là một lựa chọn không dành cho Đức Hồng Y George Pell. (Ngay trước khi lệnh cấm đưa tin về phiên tòa được dỡ bỏ vào ngày 25 tháng 2, các công tố viên Victoria đã loại bỏ hai cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell, hai cáo buộc ấy còn vô lý hơn và được cho là đã diễn ra cách đây đến bốn thập kỷ.)

Các luật sư của Hồng Y Pell, tất nhiên, sẽ kháng cáo. Kháng cáo sẽ được xét xử bởi một hội đồng xét xử gồm các thẩm phán cao cấp, là những người có thể quyết định rằng bản án vừa qua “unsafe verdict”, tức là một “phán quyết không an toàn” mà bồi thẩm đoàn không thể đạt được một cách hợp lý trên cơ sở các bằng chứng đáng tin cậy – và nếu như thế phản quyết vừa qua chống lại Đức Hồng Y Pell là vô hiệu và bị hủy bỏ.

Vì danh tiếng của hệ thống tư pháp Victoria, người ta có quyền hy vọng rằng các thẩm phán phúc thẩm sẽ làm điều đúng đắn.

[1] The Daily Telegraph How Pell became the Vatican’s sacrificial lamb?


Source:National Review
 
Phản ứng đối với việc kết án Đức Hồng Y George Pell
Vũ Văn An
23:20 27/02/2019


Ngay trước khi quan tòa bãi bỏ tình trạng tại ngoại hầu tra để đưa Đức Hồng Y Đức Hồng Y Pell vào cái gọi là “Assessment Prison” (nhà tù để lượng định), người ta đã thấy ngài bị dư luận “bách hại” như thế nào; họ gọi ngài là “monster”, là “animal”, là “burn in hell!”. Nhân phẩm không còn.

Cầu nguyện cho cả công lý và sự thật được phục vụ nữa

Đó là hình ảnh mà theo nhà luật học và phó viện trưởng Viện Đại Học Công Giáo Úc, Greg Craven, phần lớn giới truyền thông và cơ quan chấp pháp của Victoria cố tình tạo ra ngay cả trước khi phiên toà bắt đầu.

Và sau khi Đức Hồng Y Pell đã vào tù, hình ảnh ấy chỉ càng tồi tệ hơn nữa. Hầu hết báo chí và các cơ quan phát tuyến tô vẽ ngài là người “disgraced” và công chúng là Đavít thắng anh khổng lồ Gôliát. Họ ít khi lưu ý tới sự kiện diễn trình pháp lý vẫn chưa hòan tất, và vì thế, dù đang ở trong “assessment prison”, ngài vẫn là người “innocent” (vô tội).

Những người ủng hộ ngài và dám lên tiếng hình như quá ít. Cả Tòa Thánh lẫn Hội Đồng Giám Mục Úc, khi nói đến trường hợp của ngài, chỉ nghĩ đến việc cầu nguyện cho các nạn nhân bị lạm dụng và gia đình họ. Chỉ có Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, khi được phóng viên đài số 7 phỏng vấn trên đường từ Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô đi ra hỏi, đã trả lời: không những cầu nguyện cho các nạn nhân bị lạm dụng và gia đình họ, mà còn cầu nguyện cho sự thật và công lý được phục vụ.

Hơn lúc nào hết, nay là lúc cả Giáo Hội nên cầu nguyện theo 2 ý hướng của Đức Tổng Giám Mục Fisher, đấng bản quyền của Đức Hồng Y Pell hiện nay. Quả tình, Giáo Hội, chứ không phải cá nhân Đức Hồng Y Pell, đang bị tấn công một cách bất công, phản sự thật.

Những người ủng hộ

Rất may, ít nhất có hai ký giả kỳ cựu của Úc lên tiếng ủng hộ Đức Hồng Y Pell ngay sau khi lệnh cấm tường trình được hủy bỏ. Hai ký giả này, theo Andrea Meade của The Guardian là Andrew Bolt và Miranda Devine. Họ nói: việc kết án Đức Hồng Y George Pell là sai lầm và các lời tố cáo là vô giá trị.

Hai người trên vốn là những người lèo lái (mastheads) tại Úc của Ông Rupert Murdoch. Họ từng cho công bố nhiều bài báo nổi tiếng để bênh vực Đức Hồng Y George Pell và lên tiếng hoài nghi đối với lời kết án nhất trí của bồi thẩm đoàn tại tòa sơ thẩm Melbourne.

Là các người giữ mục (column) của News Corp, Andrew Bolt và Miranda Devine dẫn đầu việc tấn công trên các tờ báo hôm thứ Tư, gọi lời kết tội là sai lầm và ví nó với lúc Lindy Chamberlain bị tống giam sai lầm vì tội giết con sơ sinh là Azaria, và mô tả nó như vụ OJ Simpson “lộn ngược”.

Bolt viết: “Tuyên bố: tôi đã gặp Đức Hồng Y Pell có lẽ năm lần ở trong đời và thích ngài. Tôi không phải là người Công Giáo, thậm chí không phải là Kitô hữu. Ngài là con dê tế thần, chứ không phải 1 kẻ lạm dụng trẻ em. Theo ý kiến tôi”.

Mặc dù tờ Herald Sun ở Melbourne hãnh diện nhắc đến tường trình đăng ở trang đầu của Lucie Morris-Marr từ hồi năm 2016 trong đó tiết lộ Đức Hồng Y Pell đang bị điều tra, nhưng nó cũng đăng một bài ngoại thường của Bolt cho rằng vụ công tố thành công là “mỏng manh” (flimsy).

Bolt viết: “theo ý kiến tôi, đây là vụ OJ Simpson của chúng ta, nhưng lộn ngược. Một người bị kết tội không dựa trên sự kiện mà dựa trên định kiến”.

“Đức Hồng Y George Pell đã bị kết tội sai lầm là lạm dụng tình dục 2 cậu trai trong thời kỳ tuổi thiếu niên của họ. Đó là ý kiến của tôi, dựa vào bằng chứng áp đảo”.

Trên chương trình Sky News của mình, Bolt nói Đức Hồng Y Pell là người “bị biến thành kẻ phải trả giá cho các tội lỗi do Giáo Hội của ngài gây ra”.

Sau khi Morris-Marr rời tờ Herald Sun năm 2016, bà tố cáo News Corp không tái ký hợp đồng với bà vì cuộc tranh cãi với Bolt về câu truyện Đức Hồng Y Pell. Bolt viết 1 bài trên cùng tờ báo gọi đó là một bôi lọ “xấu xa” tạo thành một phần của chiến dịch “nham hiểm”.

Trong một mục truyền đi khắp nước trên tờ Daily Telegraph, Miranda Devine nói các lời tố cáo của nạn nhân là vô giá trị và Đức Hồng Y Pell vô tội.

Vốn là một người Công Giáo, Devine luôn luôn ủng hộ Đức Hồng Y Pell mạnh mẽ. Năm 2017, bà cho rằng các cáo buộc đã được cảnh sát Victoria làm cho ầm ĩ, mục đích khiến người ta sao lãng nạn dịch tội ác ở đó.

Bà viết trên Twitter: “Trưởng Cảnh Sát Victoria, Graham Ashton, hết sức mong có sự sao lãng đối với nạn dịch tội ác mà ông ta không có khả năng kết liễu #HuntingCatholics”.

Hôm thứ Tư, Devine nói rằng lời kết án làm tan nát cõi lòng và Đức Hồng Y Pell là chỗ trút hận thay cho một “Vatican thối nát”
Devine viết trên Daily Telegraph: “nó làm tan nát cõi lòng vì tôi không tin Đức Hồng Y Pell, người mà tôi biết đôi chút và rất ngưỡng phục, có thể phạm tội tấn công tình dục 2 trẻ ca viên trong một nhà thờ chính tòa đông người sau thánh lễ Chúa Nhật khi là Tổng Giám Mục Melbourne năm 1996”.

Tờ báo khổ rộng toàn quốc của Murdoch, tức tờ the Australian, đã có quyết định bất thường là đăng trên trang nhất 2 bài phê bình cho rằng chứng từ của nạn nhân không chắc đúng sự thực (improbable). Nhà học thuật pháp luật và phó viện trưởng Đại Học Công Giáo Úc, Greg Craven, qui lỗi cho cảnh sát và các phương tiện truyền thông, nhất là nhà báo của ABC, Louise Milligan, người đã viết cuốn sách được giải thưởng Walkley về Đức Hồng Y Pell.

Ông viết: “đó chính là chỗ vụ Đức Hồng Y Pell đã tiến quá sai lầm. [Trừ] quan tòa vô tư và bồi thẩm đoàn, nhiều thành phần truyền thông, nổi tiếng là các cựu nhà báo của ABC và Fairfax, đã dành nhiều năm cố gắng để người ta nắm chắc rằng Đức Hồng Y Pell là nhân vật đáng ghét nhất ở Úc.

“Xem ra họ muốn ngài đứng trước vành móng ngựa như một yêu tinh, chứ không phải một người tự bênh vực mình.

“Do đó, điều chúng ta mục kích là một cố gắng có phối hợp của phần lớn các phương tiện truyền thông, kể cả các cơ quan phát tuyến công cộng, và các phần tử của cơ quan chấp pháp Victoria, nhằm bôi lọ tên tuổi của một người trước khi người này ra tòa”.

Greg Craven là một trong 10 người đã có thư bênh vực Đức Hồng Y Pell trước khi bị quan tòa kết án. Người khác là cựu Thủ Tướng John Howard. Theo đài số 7, Ông Howard nói rằng các điều đang diễn ra không làm ông thay đổi quan điểm về Đức Hồng Y Đức Hồng Y Pell. Cựu Thủ Tướng Tony Abbott cũng không ngần ngại cho công chúng biết: ông vẫn giữ liên lạc với Đức Hồng Y Pell bằng cách gọi điện thoại vấn an ngài trong tù.

Như chúng tôi đã cho đăng tải, linh mục Dòng Tên và là luật sư nhân quyền Frank Brennan, người đã tham dự vụ xử, hết sức “rối trí”, cho rằng bồi thẩm đoàn đã không lưu ý chi tới các luận chứng đầy thuyết phục của luật sư bênh vực. Ngài bảo: “Đề xuất cho rằng các tội danh bị buộc tội đã được thực hiện ngay sau Thánh lễ bởi một Tổng Giám mục còn mặc phẩm phục hoàn toàn trong phòng áo lễ với cánh cửa mở rộng và được mọi người nhìn toàn cảnh từ hành lang quả là điều tôi không thể tin được”.

Một nhà báo kỳ cựu, John Ferguson, người không dự vụ xử, cũng không tin được. Ông viết trong một bài phân tích: “với một người ít được ai ưa như Đức Hồng Y Pell trong cộng đồng thế tục, thậm chí nơi nhiều người Công Giáo, vẫn có những câu hỏi giá trị để nêu lên về việc liệu bồi thẩm đoàn có đúng hay không. Nhiệm vụ này càng trở nên khó khăn bởi sự kiện người tố cáo duy nhất còn sống sau tai tiếng ở nhà thờ chính tòa lại không trình bày bằng chứng công khai.

“Có đáng tin không việc Đức Hồng Y Pell hiếp dâm và mò mẫm một cách bất cẩn và dữ dằn đến thế trong một nhà thờ chánh tòa, trong khi biết có nguy cơ lớn bị bắt quả tang? Có lý hay không việc ngài phạm các tội ác này trong khi đang thiết kế Melbourne Response, giúp bồi thường các nạn nhân bị lạm dụng?"

Trong giới Công Giáo

Điều khác thường là sau khi công bố bản tuyên bố chính thức của Tòa Thánh sáng ngày 26, thì chiều cùng ngày, để trả lời một cuộc phỏng vấn, Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, lại “rì rỏ” tin cho hay: Đức Hồng Y Pell đang bị Bộ Giáo Lý Đức Tin điều tra và nhiệm kỳ làm tổng trưởng kinh tế Tòa Thánh của ngài đã chấm dứt vào ngày 24 tháng Hai. Dù chưa có thông báo chính thức về việc này, nhưng những tuyên bố như thế chỉ được coi là “phát súng ân huệ” đối với Đức Hồng Y Pell. Người ta thắc mắc về động thái nửa công khai nửa không công khai này của Tòa Thánh, hay cá nhân Ông Gisotti.

Động thái trên càng khiến người ta lưu ý hơn sau khi đọc lời nhận định của John Allen. Ký giả này cho hay trái với trường hợp McCarrick, ngay từ đầu, các viên chức cao cấp của Giáo Hội đã tin chắc ông này có tội, “nhưng với Đức Hồng Y Pell, họ chưa tin như thế” sau khi ngài bị tòa Melbourne kết tội.

Thực vậy, Allen đã nói chuyện với nhiều nhà cải tổ hàng đầu của Giáo Hội về nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục, cả trong lẫn ngoài Vatican, họ vốn không phải là những người tự động dành cho Đức Hồng Y Pell điều người Anh vốn gọi là “benefit of doubt” (tin tưởng) và một số còn không thích một số chủ trương chính trị và thần học cũng như nhân cách “gây tổn thương” (bruising) của Đức Hồng Y Pell. Tuy nhiên họ đều tỏ ý nghi ngờ đối với việc nói rằng ngài phạm các tội như đã được cáo buộc và buộc tội.

Nhân dịp này, Allen cũng cho biết một số phản ứng nơi hàng lãnh đạo Giáo Hội. Những người có khuynh hướng ủng hộ bản án hơn cả không phải là những người cải tổ về lạm dụng tình dục mà là những người thuộc trận tuyến tài chánh, vốn ghét Đức Hồng Y Pell vì việc ngài thách thức hiện trạng tài chánh khi làm tổng trưởng kinh tế.

Còn những người bối rối trước việc Đức Hồng Y Pell bị kết tội, phần lớn không hẳn vì tin rằng ngài vô tội, dù việc kết tội này khó nuốt đến đâu, nhưng người chủ trương cải tổ thì cho rằng việc liên đới với kẻ bị kết án từng mang rắc rối đến cho Giáo Hội trước nhất. Im lặng là hơn.

Nhân dịp này, Allen nói đến sự thay đổi khó hiểu giữa hai phiên xử Đức Hồng Y Pell: phiên đầu không thành vì 10 trong số 12 bồi thẩm viên sẵn sàng tha bổng. Thế thì tại sao phiên sau lại có đến 12 bồi thẩm đoàn nhất tâm kết án?

Cũng có vấn đề chính trị cần xem xét: vì do tường thuật tiêu cực của truyền thông và thiên hướng ưa tranh đấu của ngài, Đức Hồng Y Pell giữ một thế đứng trong công luận y hệt như Osama bin Laden ở Hoa Kỳ sau biến cố 11 tháng Chín. Người ta tự hỏi như thế làm sao có vụ xử công bằng cho được?

Ký giả Ed Pentin của tờ báo Công Giáo xưa nhất của Hoa Kỳ là National Catholic Register thẳng thừng hơn cho rằng có âm mưu trong vụ này. Ông nói rằng có người cố ý gây hại cho Đức Hồng Y Pell. Ông viết: “phần lớn người ở đây không tin bản án. Phần lớn tin Đức Hồng Y Pell vô tội, chắc chắn những người làm việc với ngài”. Có sự hoài nghi này vì Đức Hồng Y Pell đang điều tra sự thối nát tại Vatican; người ta cũng hoài nghi về thời điểm của bản án.

Trong một bài đăng trên Register, Pentin cho hay sau khi tin bị kết án xuất hiện hồi tháng Mười Hai, một nguồn tin nói với ông: “người ở tòa án thấy chứng cớ rất mong manh. Đây là một hành vi ác tâm quá đáng của một bồi thẩm đoàn có định kiến. Giới truyền thông vốn đã kết án ngài ở tòa án công luận từ lâu rồi và ngài không nhận được một phiên xử công bằng”.

George Weigel, người quen biết Đức Hồng Y Đức Hồng Y Pell từ lâu, trong bài “Australia is now on trial” (Nay Nước Úc bị phán xử) thì gọi vụ kết án Đức Hồng Y Đức Hồng Y Pell là “perverse” (ngược lại lời chứng). Chỉ cần dựa vào lương tri cũng đủ thấy ngài vô tội: ngài vốn là thành viên của Hồng Y đoàn và là viên chức cao cấp của Giáo Triều, có hộ chiếu ngoại giao và là công dân của thị quốc Vatican. Nếu là người có tội ở Úc, thì dại chi tự ý trở về đó để chịu tội? Ở lại Vatican, ai làm gì được!
Tự ý trở về Úc vì tin mình là người vô tôi. Lương tri là thế!

Nhân cơ hội này, Weigel đề cập đến giới truyền thông duy tục cao độ Úc và các giới Giáo Hội quyết tâm bám lấy giấc mơ cách mạng hậu Vatican II.

Nhờ quen thân với Đức Hồng Y Đức Hồng Y Pell, Weigel tiết lộ tinh thần trọng luật pháp Úc của Đức Hồng Y: khi các lời cáo buộc về tình dục xuất hiện lần đầu lúc mới được cử làm Tổng Giám Mục Sydney, ngài đã tự ý tạm ngưng chức vụ (stepped aside), chờ kết quả điều tra của một cựu chánh án Tòa Án Tối Cao. Lúc đó, một viên chức cao cấp của Giáo Triều khuyên ngài giữ thế tấn công và công khai hủy hoại kẻ tố cáo. Ngài từ chối và nói với viên chức này rằng: đối với người Ái Nhĩ Lan ở Miệt Dưới, “chúng tôi lãnh tôn giáo từ Rôma nhưng lãnh chính trị từ quê nhà”.

Weigel cho rằng niềm tin vào hệ thống pháp lý của Úc lần ấy được tưởng thưởng. Lần này thì không! Lần này, chính niềm tin ấy và hệ thống pháp lý của Úc đang bị xét xử. “Vì không phải Đức Hồng Y Pell bị xét xử lúc này, khi việc kết tội ngài được kháng án và Đức Hồng Y, với sự thanh thản và trầm tĩnh ngài đã dùng để đương đầu với cuộc tấn công cuối cùng vào nhân cách của ngài, đang qua thì giờ trong một nhà giam Melbourne: ‘cấm phòng’ như chính ngài nói với bạn bè”.

Đối với Weigel, với việc biến người vốn có công tu chỉnh đường lối mà xưa nay Giáo Hội Úc vốn sao lãng trong việc đối phó với nạn lạm dụng tình dục trẻ em thành con dê tế thần, thì ai còn dám thách thức các học thuyết lỗi thời của phe cấp tiến về đủ mọi thứ chuyện từ việc giải thích Vatican II đến việc phá thai, thay đổi khí hậu, và cuộc chiến chống Hồi Giáo cực đoan.

Weigel nhận định rằng bất cứ người hữu lý nào trên thế giới cũng thấy rằng hầu như ở mọi điểm trong diễn trình hào nhoáng này, hệ thống công lý đã không phục vụ Đức Hồng Y Pell, người tự ý trở về quê nhà để tự bênh vực mình. Hệ thống đó cũng không phục vụ nước Úc”.
 
Top Stories
Les évêques vietnamiens appellent à renouveler les études bibliques
Églises d'Asie
09:51 27/02/2019
Le 27/02/2019 - La Commission épiscopale biblique de la Conférence des évêques du Vietnam a organisé une conférence nationale sur la Bible du 19 au 21 février, dans le centre pastoral du diocèse de Nha Trang, sur le thème « La parole du Seigneur demeure éternellement ». Les quelque 150 évêques, prêtres, religieux et laïcs participant à l’événement ont appelé à développer la pastorale biblique afin que les catholiques puissent mieux témoigner de la Parole de Dieu au quotidien. Mgr Joseph Vo Duc Minh, responsable de la Commission épiscopale, a rappelé que plus de deux millions d’exemplaires du nouveau testament, traduits en vietnamien, ont déjà été distribués à travers le pays.

Près de 150 évêques, prêtres, religieux et laïcs venus de tout le Vietnam ont participé à une conférence nationale sur la Bible, organisée du 19 au 21 février au centre pastoral de Nha Trang, dans le diocèse du même nom. Les participants ont appelé les responsables religieux du pays à développer davantage de programmes bibliques afin que les catholiques puissent mieux témoigner de la Parole de Dieu au quotidien. La Commission épiscopale biblique de la Conférence des évêques du Vietnam a organisé la rencontre de trois jours sur le thème « La parole du Seigneur demeure éternellement ». Mgr Joseph Vu Van Thien, archevêque de Hanoï, a invité les participants à développer l’organisation d’activités pastorales dans les 27 diocèses du pays, afin de mieux former les paroissiens à l’étude de la Bible et pour leur apprendre à prier avec la Parole de Dieu, afin qu’ils puissent l’annoncer d’une façon concrète et au quotidien. « De fait, nous investissons beaucoup pour des infrastructures, mais nous nous portons trop peu d’attention à la publication de supports sur l’étude de la Bible ou à l’organisation de formations bibliques pour les laïcs », a regretté Mgr Thien, qui a ajouté que beaucoup d’enfants à qui on remet des exemplaires du Nouveau Testament ne les ouvrent jamais. Il faut leur apprendre à aimer la sagesse de Dieu, a-t-il insisté. L’évêque a confié que les laïcs des diocèses du nord du pays commencent à souffrir du manque de prêtres depuis des années, et qu’ils ont pris l’habitude de se contenter de réciter des prières sans véritablement contempler la Parole de Dieu. Mgr Thien a également invité les prêtres présents de prendre le temps, lors des célébrations, d’expliquer avec attention les passages de la Bible aux paroissiens. Il a suggéré de proposer aux catholiques certaines lectures qui puissent les aider à vivre l’eucharistie, à prier seuls chez eux, ou lors des funérailles ou des célébrations en mémoire des défunts. Il a encouragé les catholiques vietnamiens à faire usage d’Internet et des réseaux sociaux pour prêcher la Parole de Dieu à tous, en particulier auprès des jeunes internautes. « Vivre une vie morale et s’engager dans des activités caritatives, c’est aussi une façon efficace d’annoncer la Bonne Nouvelle », a ajouté l’évêque.

Plus de deux millions exemplaires du nouveau testament distribués

Le père Anthony Nguyen Cao Sieu, professeur d’études bibliques, a confié de son côté que les paroisses locales doivent accompagner les prêtres, les religieux et les laïcs afin d’organiser davantage de formations bibliques pour les laïcs. Le père Anthony a également invité les séminaires et les instituts catholiques à proposer davantage de temps de réflexion biblique aux étudiants. Le père salésien Joseph Tran Hoa Hung a soutenu de son côté qu’une meilleure compréhension de la Bible permet aux catholiques de mieux s’engager dans le dialogue avec les croyants des autres religions. Le père Hung a invité les participants à se concentrer sur l’évangélisation auprès des personnes vivant en milieu rural ou dans les zones urbaines périphériques, ainsi qu’auprès des minorités ethniques et des communautés marginalisées. La Bible est un phare qui éclaire tous ceux qui sont engagés dans le combat pour la justice et la paix dans nos sociétés frappées par l’injustice, la haine et le péché, a-t-il ajouté. Le prêtre a également suggéré la création d’un réseau national de la pastorale biblique, en demandant que davantage d’exemplaires de la Bible soient imprimés et distribués à travers le pays. Mgr Joseph Vo Duc Minh, responsable de la Commission épiscopale biblique de la Conférence épiscopale vietnamienne, a rappelé que l’Église vietnamienne a déjà traduit la Bible en vietnamien depuis l’hébreu, le grec, l’araméen et le latin, afin de mieux servir les catholiques du pays. Près de 300 000 exemplaires de l’ancien et du nouveau testament ont été publiés dans une édition unique, et plus de deux millions d’exemplaires du nouveau testament ont également été distribués.

(Source: Églises d'Asie - le 27/02/2019, Avec Ucanews, Nha Trang)
 
Văn Hóa
Hòa Lan –Khí Cụ Bình An
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
11:46 27/02/2019
Hòa Lan –Khí Cụ Bình An

Tết Kỷ Hợi của một số quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam đã qua nhưng dư âm củaTết vẫn còn như người Việt thường hay nói: “Tết 3 ngày nhưng Xuân thì 3 tháng”. Người Việt ở hải ngoại không thể mừng Tết đúng ngày như ở trong nước mà chỉ có thể cùng nhau tổ chức vào những ngày cuối tuần. Những người Việt Công Giáo ở Hòa Lan cũng có một ngày chung cho toàn giáo xứ tòng nhân vào ngày đầu Chúa Nhật của tháng Hai dù ngày đó bên Việt Nam mới là ngày áp Tết âm lịch. Mọi người được gặp nhau tạ ơn Chúa trong thánh lễ đồng tế, cùng thưởng thức những món ăn mang đậm nét ẩm thực Việt, cùng chúc cho nhau những lời chúc Xuân với những bao lì xì cho các em nhỏ và cùng hát cho nhau nghe những ca khúc mùa xuân. Hi vọng năm Con Heo Vàng 2019 đem lại nhiều may mắn và bình an cho mọi người.

Tháng Hai thời tiết ở Hòa Lan bắt đầu ấm trở lại và những ngày vừa qua trời trong xanh thật đẹp với những tia nắng vàng sưởi ấm những cành cây trơ trụi như muốn thổi luồng sinh khí mới chuẩn bì chào đón mùa xuân thực sự.

Những công việc mục vụ cũng trở lại bình thường và người Công Giáo chuẩn bị chào đón Mùa Chay. Cộng đoàn nói tiếng Papiamento thuộc các sắc dân Curaçao, Aruba ở vùng Caribe Nam Mỹmuốn chúng tôi giúp họ nhiều hơn nữa nhưng chúng tôi phải cân nhắc thật nhiều vì trong số họ có những người thuộc nhóm Thánh Linh Đặc Sủng rất cuồng nhiệt muốn lấn át những nhóm khác, và nếu như thế rất dễ gây bất hòa trong cộng đoàn khi linh mục nghiêng về một phía.

Sống và làm việc với các sắc dân và người bản xứ nơi đây dần dần chúng tôi hiểu thêm về phong tục và văn hóa của họ. Người bản xứ Hòa Lan dù rất văn minh và sống trong thời đại 4.0, họ vẫn luôn nhớ về những lễ hội truyền thống gắn liền với những địa danh, những con đường đã đi vào lịch sử. Một quốc gia nhỏ bé về địa lý nhưng rất vững mạnh về kinh tế và tinh thần dân tộc rất cao dù sống bên cạnh những quốc gia lớn. Bởi thế, khi chúng tôi học về Kennis Nederlandse Maatschappij (Hiểu biết về xã hội Hòa Lan) cho người nước ngoài muốn làm việc ở đây chúng tôi mới nhớ lại câu nói của người xưa: “Vô tri bất mộ”, không biết thì không yêu. Người Hòa Lan rất thực tế nên việc giáo dục cho học sinh từ cấp tiểu học đến đại học đều dựa trên thực tiễn chứ không chỉ là một mớ lý thuyết suông. Yêu tổ quốc là biết từng con sông, từng cánh đồng, những con đường, những thành phố… cách cụ thể nơi họ đang sống chứ không phải là yêu một mớ lý thuyết trừu tượng thường được dạy trong các trường của những chế độ độc tài. Họ yêu màu da cam và sống chết với màu da cam trong những cuộc tranh tài quốc tế đều có lịch sử của nó. Dù có những lúc bản thân chúng tôi cảm thấy không thích hợp khi sống và làm mục vụ ở đây vì có lẽ mình còn hai lúa quá, chúng tôi phải công nhận là quốc gia này rất đáng sống vì người ta có miệng ăn, có miệng nói và có thể làm bất cứ điều gì mà luật không cấm vì ai cũng tuân thủ luật pháp.

Những ngày qua tại Vatican đã diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh về bảo vệ trẻ em trong Giáo hội với sự tham dự của tất cả các chủ tịch hội đồng giám mục trên thế giới, các vị bề trên tổng quyền và các chuyên viên do Đức Thánh Cha Phanxico chủ trì. Phải nói hội nghị lần này khiến nhiều người Công Giáo chúng ta rất đau lòng khi biết sự thật về những chuyện đã xảy ra trong Giáo Hội.Những người hiểu biết thì tự đấm ngực và có cái nhìn cảm thông để tiếp tục cầu nguyện cho sự thánh thiện của Giáo hội. Những người khác, nhất là những người từng chống đối Giáo hội được dịp lên án, đả kích qua những bài viết, bài phân tích, những cuộc phỏng vấn nhằm muốn hạ gục Giáo hội mà đứng đầu là Đức Thánh Cha và những người kế vị các Tông đồ. Truyền thông quả là lợi hại khi đi vào tận ngõ ngách của những nơi mà tưởng chừng không ai biết đến như các trại dưỡng lão, bệnh viện… Những người theo trường phái hoài nghi thì cho rằng hội nghị thượng đỉnh lần này chẳng qua là chiếu lệ để rồi Giáo hội lại tiếp tục che dấu những cái sai dù Đức Thánh Cha đã rất minh bạch và đưa ra những hành động cụ thể để giải quyết các trường hợp nhức nhối này. Những người già nơi chúng tôi làm việc thiện nguyện cũng bàn tán rôm rả chuyện này và tỏ ra rất bực tức với những chức sắc trong giáo hội dù có người không hiểu nhiều về câu chuyện. Bản thân chúng tôi cảm thấy rất đau khi ai đó nói xấu hay đả phá về Giáo hội như là cha mẹ mình dù biết rằng Giáo hội này là của Chúa Kitô nhưng chỉ vài phần tử trong Giáo Hội đã và đang làm hoen ố hình ảnh thánh thiện này.

Những ngày cuối tháng Hai thế giới lại phải chứng kiến cảnh huynh đệ tương tàn ở Venezuela, một quốc gia châu Mỹ Latinh nhiều dẩu mỏ nhưng sống trong tình trạng đói kém và hàng triệu người dân phải bỏ nước ra đi vì loạn lạc và bất ổn chính trị. Đến giờ chúng tôi mới thấm thía hai chữ “chạy giặc” khốn khổ biết dường nào đối với người dân từng xuất khẩu dần hỏa giàu có ở Venezuela. Người ta thường nói một lãnh đạo khôn ngoan, tài ba luôn vì nước vì dân thì quốc gia hưng thịnh, dân hưởng thái bình. Còn một lãnh đạo chỉ tham quyền, tiếm vị lúc nào cũng lo sợ mất chức thì quốc gia suy vong và dân tộc lầm than.Những chinh thể độc tài sẽ phải trả giá cho sự ngông cuồng của mình khi không biết lắng nghe tiếng nói của dân chúng và cộng đồng quốc tế nhưng thấy thương cho dân lành vô tội phải gánh chịu những hậu quả về cách hành xử bệnh hoạn của những kẻ độc tài. Nhìn những xe hàng viện trợ bị đốt cháy khi băng qua biên giới cứu trợ khẩn cấp cho người dân và những cuộc đụng độ của người dân với lực lượng vũ trang trung thành với kẻ độc tài khát máu mà thấy xót xa. Dẫu biết rằng Chúa có cách xét xử riêng của Ngài nhưng vẫn thầm mong Chúa rat ay can thiệp kịp thời để cái ác và đồng bọn của nó khiếp sợ khi thấy rằng Chúa là Đấng Quyền Năng và Công Minh.

Hai ngày cuối cùng của tháng Hai cả thế giới biết đến Việt Nam khi diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un tại Hà Nội. Cùng một chữ ‘President’ nhưng lại dịch là Tổng Thống để nói về nước Mỹ và Chủ tịch để nói về Bắc Hàn. Nôm na chúng ta có thể hiểu rằng những quốc gia có tổng thống là những quốc gia “Tư Bản” dân chủ, còn những quốc gia có chủ tịch là những quốc gia “xã hội chủ nghĩa” dân chủ tập trung. Thế giới ai cũng mong muốn hòa bình ngoại trừ những nhà chính thể độc tài muốn ra oai hăm dọa chiến tranh qua những lò phản ứng hạt nhân để ăn vạ trong khi người dân lầm than cơ cực. Nhìn thấy Việt Nam qua màn ảnh nhỏ tiếp đón hai nguyên thủ quốc gia dân chủ và độc tài khi họ đặt chân đến quê hương mình và thầm mong đất nước mình thực sự hòa bình trong đó có những người lãnh đạo có tầm, có tâm và biết láng nghe tiếng nói người dân chứ đừng vì quyền lợi đảng phải mà lấn át dân chủ. Chúng tôi rất tự hào là người Việt Nam về sự cần cù, thông minh và can đảm nhưng sẽ tự hào hơn nếu có những vị lãnh đạo hết mình vì dân, vì nước và đưa quốc gia ngày một phồn vinh thật sự khi người dân có miệng ăn, miệng nói và ai cũng tôn trọng luật pháp. Ước mong cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai này sẽ đem lại nhiều kết quả khi hòa bìnhthật sự đến trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực qua việc loại bỏ hoàn toàn các lò phản ứng hạt nhân.

Chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa Chay với nghi thức xức tro vào Thư Tư tuần tới.Chủ đề của sứ điệp mùa chay năm nay Đức Thánh Cha Phanxico lấy lời Kinh Thánh Rm 8,19: “Muôn loài thụ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người”.Sứ điệp Mùa Chay năm nay nhấn mạnh mầu nhiệm cứu độ đang hoạt động trong cuộc sống chúng ta và là sức năng động chi phối lịch sử và toàn thể tạo thành. Mùa Chay kêu gọi các Kitô hữu thể hiện mạnh mẽ và cụ thể hơn mầu nhiệm vượt qua trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của mình, đặc biệt qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Ước mong mỗi người chúng ta ý thức tầm quan trọng của Mùa Chay trong việc hướng tới Mầu Nhiệm Phục Sinh giúp mỗi người chúng ta sống đúng tinh thần các mối phúc thật, nhất là mỗi người trở nên khí cụ bình an của Chúa trong cuộc sống.

Hòa Lan,27 tháng 02năm 2019–

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
VietCatholic TV
Sự thật chung quanh những cáo buộc chống lại Đức Hồng Y George Pell
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:54 27/02/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 28/02/2019: ĐHY Rainer cảnh báo xu hướng bội giáo của một số Giám Mục Đức
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:56 27/02/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Các giám mục Venezuela tố cáo các hành động phi pháp của Biệt đội Tử thần

Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Venezuela vừa đưa ra lời kêu gọi các lực lượng an ninh phải tôn trọng các nguyên tắc được ghi trong Hiến pháp nhằm bảo vệ quyền chính đáng của các công dân.

Các giám mục Venezuela Venezuela đã lên án những gì các ngài gọi là sự vi phạm trắng trợn các quyền cơ bản của con người bởi lực lượng cảnh sát và an ninh mật và kêu gọi các Công tố viên thực thi quyền lực của mình nhân danh công lý.

Bất kể nguyện vọng chính đáng của người dân Venezuela được thể hiện qua hàng loạt các cuộc biểu tình hàng trăm ngàn người trở lên, tên độc tài Nicolas Maduro đã cố gắng bám víu quyền lực bằng bạo lực. Hắn cho Biệt đội Cảnh sát Hành động gọi tắt là FAES ban đêm đến nhà những người tham gia vào các cuộc biểu tình để đe dọa và trong nhiều trường hợp đã giết hại những người này. Người dân Venezuela gọi FAES là “Biệt đội Tử thần”. Chúng đeo mặt nạ và giết người trong đêm khuya.

Một tuyên bố được đưa ra bởi Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Venezuela đã tố cáo các cuộc đột kích vào ban đêm, những vụ bắt giữ, giam giữ và thủ tiêu gần đây do lực lượng an ninh thực hiện chống lại các thành viên của các tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền.

Tuyên bố nhấn mạnh các vi phạm liên tục từ phía cảnh sát, đặc biệt là về các quyền liên quan đến sức khỏe con người, đặc biệt là việc từ chối cung cấp thuốc cho các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính và nghiêm trọng.

Tuyên bố chỉ ra rằng một phần lớn các loại thuốc này đã được các nhà tài trợ quốc tế quyên góp trong nỗ lực hỗ trợ người dân dễ bị tổn thương trong tình trạng khẩn cấp về nhân đạo.

Ủy ban nói rằng lời kêu gọi của mình được gởi đến các công tố viên dựa trên Tin Mừng và Học thuyết xã hội của Giáo hội, cũng như Hiến pháp Venezuela.

Các giám mục nói rằng các ngài “phản đối và lên án các hành vi vi phạm các nhân quyền cơ bản theo Điều 83 và 84 của Hiến Pháp” và chỉ ra rằng những Điều khoản đó buộc nhà nước phải thực thi nghĩa vụ của mình là bảo đảm mọi quyền của công dân.

Tiêu đề trong tuyên bố của Ủy ban Công lý và Hòa bình Venezuela được linh hứng từ Tám Mối Phúc Thật “Phúc cho ai chịu bách hại vì thực thi điều ngay thẳng, vì nước Trời là của họ”

Tuyên bố được ký bởi Đức Tổng Giám Mục Robert Luckert là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Venezuela, và là Tổng Giám mục tổng giáo phận Coro, và vị Tổng Thư Ký Ủy ban là Cha Saul Ron Braasch.

2. Tổng Giám Mục Madagascar tố cáo cảnh sát cho cướp thuê vũ khí đi cướp bóc, giết chết một linh mục

Trong bản tin đánh đi từ Madagascar hôm 20 tháng Hai, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Đức Cha Odon Marie Arsène Razanakolona, Tổng Giám mục Antananarivo, đã bày tỏ sự tức giận của ngài trước cái chết thương tâm của Cha Nicolas Ratodisoa, nạn nhân của một vụ tấn công tàn bạo vào ngày 9 tháng 2 và chết vào ngày 14 tháng 2 do vết thương quá nặng của ngài.

Đức Tổng Giám Mục Odon Razanakolona tuyên bố sẽ nộp đơn khiếu nại về cái chết của vị linh mục làm việc tại trung tâm đào tạo Soanavela.

Cha Ludovic Rabenatoandro, Tổng Đại Diện của Tổng Giáo Phận Antananarivo, là người đã thu thập lời khai của Cha Nicolas vài ngày trước khi vị linh mục qua đời, cho biết như sau: Vào ngày 9 tháng Hai, khoảng 6h30 tối, khi đang đi xe máy tại khu vực Mahitsy trên đường về trung tâm đào tạo Soanavela sau khi trao Mình Thánh Chúa cho một bệnh nhân tại một thị trấn nông thôn nằm cách thủ đô chỉ 30 km, Cha Nicolas bị một số tên cướp chặn lại.

Cha cố thoát thân nhưng bị bọn tội phạm bắn ngài từ sau lưng. Khi ngài đã ngã gục trên mặt đất, chúng bước lên người ngài và đá thêm ngài vài cú trước khi bắn thêm lần thứ hai.

Đức Tổng Giám Mục Odon Razanakolona đã nộp đơn khiếu nại cảnh sát về sự thiếu hiệu quả trong việc bảo vệ an ninh cho một khu vực chỉ cách thủ đô chưa đầy 30 km.

Ngài đòi hỏi lực lượng cảnh sát phải tiến hành rà soát lại lực lượng của mình và bài trừ nạn thm nhũng. Thực thế, một số cảnh sát viên đã đồng lõa với bọn tội phạm. Khi bị bắt một số tên cướp khai rằng chúng thuê vũ khí của cảnh sát và một số cảnh sát viên đã bị giam giữ chung với bọn cướp về tội này.

Trong vụ phục kích mà Cha Nicolas là nạn nhân, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng các lực lượng an ninh đã không đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của dân chúng, và đã đến nơi phục kích với sự chậm trễ đáng kể. Người dân trong khu vực Mahitsy đã phàn nàn về sự thiếu phản ứng của lực lượng cảnh sát trong các cuộc tấn công khác trong vùng lân cận thành phố của họ.

Ủy ban Giám mục “Công lý và Hòa bình” cũng kêu gọi cảnh sát thực hiện các biện pháp để chống lại sự bất an đang gia tăng trong nước.

Tám người đã bị bắt liên quan đến vụ giết Cha Nicolas. Bộ trưởng Tư pháp đã cách chức viên chỉ huy trưởng cảnh sát Mahitsy và một số cảnh sát viên trong khu vực hiện đang bị điều tra về tội cho cướp thuê vũ khí đi cướp bóc.

3. Một linh mục từng giúp người tị nạn Venezuela bị giết.

Vào khoảng 7 giờ tối, giờ địa phương, thứ Hai, ngày 18 tháng 2 năm 2019, tại khu phố Tierra Buena của Patio Bonito, thuộc thị trấn Kennedy, phía nam thủ đô Bogotà của Colombia, linh mục Carlos Ernesto Jaramillo, 65 tuổi, bị sát hại. Văn phòng Công tố đang tiến hành điều tra tội phạm này.

Theo thông tin từ thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, người dân của khu chung cư nơi linh mục đã từng sống cho biết linh mục là người đang giúp đỡ những người di cư Venezuela, tận tụy với sứ vụ, là một vị linh mục đầy kinh nghiệm truyền giáo. Họ cho biết một số thanh niên giết linh mục để cướp của. Một nghi phạm trẻ vị thành niên trong lúc cảnh sát thẩm tra nói rằng linh mục đã cố lạm dụng người này. Cảnh sát hoài nghi lời tố cáo này.

Một người hàng xóm của cha Jaramillo nói: “Cha Jaramillo là một người rất tốt, ngài luôn mời mọi người đến tham dự thánh lễ. Ðêm qua cha ở cùng với hai thanh niên trong căn hộ của cha, và rồi một người bất ngờ báo với chúng tôi rằng người kia đã tẩu thoát với hai bàn tay dính đầy máu. Khi chúng tôi đến gặp, chúng tôi thấy linh mục bị thương”. Những người cứu hộ đã đưa cha đến bệnh viện, nhưng cha đã chết vì bị vô số vết thương do dao đâm. Cảnh sát đang phân tích các video an ninh và cho biết có thể có nghi phạm thứ ba liên quan đến tội phạm này.

4. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Köln /kœln/khuyên các Giám Mục Đức đừng tạo ra một “Giáo Hội mới”.

Ghi nhận những thách thức mà Giáo Hội ở Đức phải đối diện, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki /ˈraɪ̯nə maˈriːa ˈvœlki/ của tổng giáo phận Köln /kœln/ (tiếng Anh là Cologne /kəˈloʊn/) nói với hệ thống truyền hình EWTN của Hoa Kỳ rằng trong cuộc tranh cãi về đường hướng của Giáo Hội, các giám mục được kêu gọi bảo tồn đức tin Công Giáo chứ không phải là đập đổ.

“Tình hình hiện tại ở Đức thực sự khó khăn. Và dường như có một cuộc tranh cãi về đường hướng chung của Giáo Hội khơi lên một phần từ những tai tiếng lạm dụng tính dục. Giờ đây, có những người cho rằng đã đến lúc phải xóa bỏ tất cả những gì chúng ta có cho đến nay. Từ bỏ thời xa xưa. Tôi nghĩ đó là một khái niệm rất nguy hiểm,” Đức Hồng Y Woelki nói với Martin Rothweiler, giám đốc các chương trình truyền hình của EWTN, hôm 13 tháng 2.

Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki đã dành cho EWTN cuộc phỏng vấn trên để bày tỏ các phản ứng của ngài trước một bức thư ngỏ được công bố trên các phương tiện truyền thông vào hôm Chúa Nhật 3 tháng Hai bởi chín người Công Giáo Đức, trong đó có hai linh mục Dòng Tên nổi tiếng.

Trong bài “Open letter to Cardinal Marx urges changes to Church teaching on sexual morality” – “Thư ngỏ gởi cho Đức Hồng Y Marx để thúc giục các thay đổi đối với giáo huấn của Giáo Hội về luân lý tình dục”, Anian Christoph Wimmer của thông tấn xã Catholic News Agency cho biết chi tiết về bức thư này như sau:

Những người ký tên đã đòi Giáo Hội phải đoạn tuyệt với các giáo huấn về luân lý tình dục.

Họ cũng kêu gọi tái cấu trúc Giáo Hội, cụ thể là “sự phân chia quyền lực” giữa Vatican và các Giáo Hội địa phương, phong chức linh mục cho phụ nữ, chấm dứt tình trạng độc thân linh mục bắt buộc và một loạt những thay đổi khác.

Bức thư được gửi đến Đức Hồng Y Reinhard Marx của Munich và Freising, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, và kêu gọi ngài và các giám mục khác hãy quyết liệt “dẫn đầu phong trào Cải cách”, và hứa hẹn rằng các giám mục “cải cách” sẽ nhận được sự hỗ trợ tuyệt đối của những người ký tên.

Tình hình Giáo Hội tại Đức hiện nay rất lạ lùng. Trước đây, những người hô hào “cải cách” là các nhà thần học hay các linh mục “nổi loạn” như Martin Luther, người đã dẫn đến việc hình thành đạo Tin Lành, trong khi đó các Giám Mục là những người quyết liệt bảo vệ đạo lý Công Giáo. Tình hình hiện nay ngược hẳn lại. Một số các Giám Mục Đức, như Đức Hồng Y Reinhard Marx, và Đức Hồng Y Walter Kasper lại là những người đặt hết vấn đề này sang vấn đề khác: cho người ly dị tái hôn dân sự được rước lễ, cho cả những người không Công Giáo rước Mình Thánh Chúa, tản quyền cho các Hội Đồng Giám Mục…

Trong số những người đã ký bức thư cần phải nhắc đến linh mục dòng Tên Ansgar Wucherpfennig, hiệu trưởng trường đại học Sankt Georgen ở Frankfurt, và một linh mục dòng Tên khác là cha Klaus Mertes. Ngoài ra, cũng phải kể thêm cha Julian zu Eltz Trưởng khoa Công Giáo của thành phố Frankfurt.

Các vị tên tuổi lẫy lừng này yêu cầu Giáo Hội Công Giáo nên nhấn nút “reset”, nghĩa là “xóa bàn làm lại” loại bỏ các giáo huấn truyền thống để tạo ra một khởi đầu mới về đạo đức tình dục, bao gồm cả “sự đánh giá hợp lý và công bằng về đồng tính luyến ái”.

Bức thư tiếp tục kêu gọi các giám mục theo đuổi một “sự phân chia quyền lực thực sự”, tuyên bố rằng điều này sẽ “phù hợp hơn với sự khiêm nhường của Chúa Kitô” và “mở ra khả thể phong chức cho phụ nữ”. Hơn nữa, những người ký tên còn yêu cầu rằng các linh mục triều phải được tự do lựa chọn có nên sống cuộc sống độc thân hay không.

Đáp lại trước những đòi hỏi này, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki nói:

“Chúng ta là một phần của một Truyền thống vĩ đại. Giáo Hội cũng tiêu biểu cho những sự thật vượt thời gian. Và như thế nhiệm vụ của chúng ta bây giờ không phải là tự mình phát minh ra một Giáo Hội mới. Giáo Hội không phải là đòn bẩy mà chúng ta đã được trao để thao túng [khi chúng ta thấy thích hợp]. Trái lại, nhiệm vụ của chúng ta, trong tư cách các giám mục, là phải giữ gìn đức tin của Giáo Hội, vì đức tin này đã được truyền cho chúng ta từ các thánh Tông Đồ, và chúng ta được giao trọng trách công bố đức tin ấy một cách mới mẻ trong thời đại của chúng ta, và bảo tồn đức tin cho các thế hệ mai sau, cũng như truyền lại cho họ với những cách thức sao cho họ cũng có thể gặp gỡ Chúa Kitô là Đấng Cứu Độ của họ.”

Đức Hồng Y Woelki nhận xét rằng, “một trong những thách thức cơ bản” mà Giáo Hội ở Đức phải đối mặt là giữ cho sống động câu hỏi về Thiên Chúa trong toàn xã hội chúng ta. Ngày càng có nhiều người tin rằng họ có thể sống cuộc sống của họ thoải mái và tốt đẹp hơn nếu không có Chúa. Chính tại đây, Giáo Hội có một nhiệm vụ rất quan trọng là làm rõ rằng Thiên Chúa hiện hữu, và trên thực tế, Thiên Chúa là nguồn gốc của tất cả mọi loài trên trời dưới đất. Do đó, câu hỏi về Thiên Chúa đối với tôi là một trong những thách thức cơ bản mà chúng ta cần phải giải quyết.”

Đức Hồng Y Woelki, 62 tuổi, đã làm Tổng giám mục Köln từ năm 2014. Ngài được thụ phong linh mục tại tổng giáo phận này vào năm 1984, và trở thành Giám Mục Phụ Tá vào năm 2003. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Berlin từ năm 2011 cho đến khi trở về Köln, sau khi được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tấn phong Hồng Y vào ngày 18 tháng Hai, 2012.

Ngài là một trong bảy giám mục Đức đã viết thư cho Vatican năm ngoái để yêu cầu làm rõ “sáng kiến” do Đức Hồng Y Marx khởi xướng và được các Giám Mục “cải cách” tại Đức ủng hộ nhằm cho người phối ngẫu theo đạo Tin lành của người Công Giáo được rước lễ.

Về vấn đề lạm dụng tính dục, Đức Hồng Y Woelki nói với EWTN rằng người Công Giáo ở Đức rất quan tâm đến cuộc khủng hoảng lạm dụng: “Đã có một sự mất niềm tin lớn cả trong và ngoài Giáo Hội. Thách thức bây giờ là làm thế nào có thể phục hồi được niềm tin này.”

Về những đề nghị cải cách Giáo Hội, theo Đức Hồng Y Woelki, “phải nói một cách đơn giản rằng Giáo Hội chưa bao giờ được đổi mới bằng cách trở nên ít đi, nhưng bằng cách nhiều hơn” so với văn hóa xung quanh Giáo Hội. Một lần nữa, chúng ta phải nhận ra rằng là Kitô hữu, chúng ta phải nuôi dưỡng một nền văn hóa thay thế, liên kết chặt chẽ với các tiêu chuẩn của Tin Mừng và thánh ý Chúa Giêsu Kitô. Và như thế, chúng ta không ít đi để chiều theo văn hóa đương đại, nhưng phải luôn luôn nhiều hơn để thay đổi xã hội theo những tiêu chí của Tin Mừng.”

Văn hóa Kitô giáo này, theo ngài, “không thể đạt được bằng cách xóa bỏ tình trạng độc thân linh mục. Cũng không thể đạt được bằng cách phong chức cho phụ nữ. Và nó cũng chẳng đạt được bằng cách nói rằng chúng ta phải có một nền đạo đức tình dục mới. Không, Tin Mừng là và tiếp tục phải là hòn đá tảng. Đức tin của Giáo Hội phải tiếp tục là hòn đá tảng, giống như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trình bày cho chúng ta trong Giáo lý của ngài”.

“Thách thức thực sự là làm chứng và công bố đức tin vượt thời gian này sao cho dễ hiểu và dễ cảm nhận đối với con người ngày nay. Đây là một thách thức mà chúng ta phải đối mặt, chứ không phải là thoái lui”.

Nền tảng cho niềm hy vọng cho Giáo Hội tại Đức, “là Chúa Kitô hiện hữu và tiếp tục là Chúa của Giáo Hội, và Thánh Thần của Ngài được hứa ban cho chúng ta tiếp tục nâng đỡ và hướng dẫn Giáo Hội”.

“Tôi tin chắc rằng Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta vượt qua những thời điểm khó khăn này. Dĩ nhiên, chúng ta phải mở lòng ra với Ngài để Thánh Thần Chúa có thể hoạt động trong chúng ta và hướng dẫn chúng ta. Và chúng ta không được tự mình đóng vai Chúa Thánh Thần”.

Ngài giải thích rằng “với tư cách là các giám mục, chúng ta phải tuân theo Lời Chúa và cũng như tất cả mọi người và các giám mục đi trước chúng ta, chúng ta phải làm chứng và công bố Lời Chúa. Nói cách khác, Chúa Kitô hiện hữu, Chúa Kitô vẫn hiện hữu và Ngài hiện diện bên cạnh chúng ta. Ngài là Chúa của Giáo Hội. Như Ngài đã dẫn dắt Giáo Hội của Ngài vượt qua những thời khắc khó khăn trong quá khứ, Ngài chắc chắn sẽ dẫn dắt chúng ta vượt qua những thời điểm khó khăn hiện tại này.”

Niềm tin của Đức Hồng Y Woelki cũng được tìm thấy nơi con người, ngài nói: “khi tôi gặp những người trẻ, những người đã để mình bị đốt cháy bởi đức tin của Giáo Hội. Và những người trẻ tuổi tìm kiếm chính xác những gì là 'nhiều hơn' nơi đức tin Kitô giáo, những người thấy mình có một chỗ trong ngôi nhà Giáo Hội, có một chỗ trong Bí tích Thánh Thể, tham dự các Thánh Lễ và chầu Thánh Thể, trong sự hiểu biết rằng cuộc sống của họ được Chúa Kitô chạm đến”.

“Đó là điều gì đó khuyến khích tôi, bởi vì những người trẻ này - như tôi trải nghiệm – là những người sống đích thực và có niềm tin. Và họ đem đến cho tôi hy vọng nơi chứng tá của họ.”

5. Đức Thánh Cha chấp thuận bốn ưu tiên mục vụ của Dòng Tên trong thập kỷ tới

Tập trung vào việc hòa giải, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận bốn ưu tiên mục vụ của Dòng Tên trong thập kỷ tới vừa được công bố hôm 19 tháng 2.

Cha Arturo Sosa, Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên, là người Venezuela, nói rằng các ưu tiên mục vụ sẽ hướng dẫn Dòng Tên tiến tới năm 2029 dựa trên truyền thống phân định, quan tâm đến những người bên lề xã hội, chăm sóc môi trường và đồng hành cùng những người trẻ tuổi.

Trong bức thư gửi tới 15,536 thành viên Dòng Tên trên toàn thế giới, Cha Sosa đã giải thích thêm về bốn nguyên tắc dẫn đạo nói trên.

Những nguyên tắc quan trọng này bao gồm một lời khích lệ các thành viên tham dự các chương trình Linh Thao. Tiếng Anh là Spritual Exercises – là thực hành do Thánh Ignatiô Loyola khởi xướng bao gồm việc thiền định, cầu nguyện và chiêm niệm để đào sâu mối quan hệ với Chúa, và một lời kêu gọi “đồng hành với người nghèo, những người bị ruồng bỏ trên thế giới, những người có nhân phẩm bị chà đạp, trong sứ mệnh đi tìm sự hòa giải và công lý.”

Đức Thánh Cha nói rằng các ưu tiên mục vụ của Dòng Tên, được hình thành trong hai năm qua, “phù hợp với các ưu tiên hiện tại của Giáo hội như được thể hiện thông qua huấn quyền của Đức Giáo Hoàng, giáo huấn của đấng bản quyền trong Thượng Hội Đồng Giám Mục và các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới.”

Cha Sosa cho biết kế hoạch tông đồ phổ quát khó có thể tính đến tất cả các yếu tố cơ sở của các tu sĩ Dòng Tên trong vô số nhiệm vụ của họ trên khắp thế giới do “các nhu cầu khác nhau của Giáo hội trong các lãnh thổ cụ thể với các điều kiện cụ thể”.

Đức Thánh Cha Phanxicô, chính ngài cũng là một tu sĩ Dòng Tên, đã nhấn mạnh rằng ưu tiên mục vụ đầu tiên là “căn cơ vì nó giả định như một điều kiện cơ bản mối quan hệ của người tu sĩ Dòng Tên với Chúa, với đời sống cầu nguyện và phân định trong bối cảnh cá nhân và cộng đoàn của người tu sĩ ấy.”

“Không có thái độ cầu nguyện này, phần còn lại sẽ không hoạt động”, ngài nói thêm trong lá thư tiếng Tây Ban Nha gửi cho cha Sosa ngày 6 tháng Hai.

Cha Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên đã trả lời bằng văn bản cho Đức Thánh Cha rằng “chúng con nhận ra rằng trừ khi chúng con sống các chương trình Linh Thao - nếu chúng con không phải là người tham gia vào việc phân định - chúng con không thể giúp đỡ người khác hoặc đóng góp cho người khác trong sự phân định của họ. Chúng con phải sống sâu sắc.”

6. Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna phàn nàn rằng có những người được thuê để lăng mạ ngài trên Internet

Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna /tʃɑːlz sɪ̈-klʊ-nɑ/ đã lên tiếng phàn nàn rằng có một mạng lưới những kẻ lừa đảo trực tuyến được trả tiền để chỉ trích và lăng mạ ngài bất cứ khi nào ngài mở miệng.

“Một số trong những phản ứng trực tuyến chống lại tôi là từ những người bị thao túng và một số khác xuất phát từ những kẻ được người ta trả tiền để làm như thế”. Đức Tổng Giám Mục đã nói như trên trong một cuộc phỏng vấn trên RTK, một thông tấn xã của Kosova, hôm 14 tháng Hai. “Có những người được trao nhiệm vụ tấn công mọi lời bình luận của tôi. Nếu ý Chúa muốn, tôi sẵn sàng tiếp tục lên tiếng để những kẻ này có thể tiếp tục kiếm được cơm bánh hàng ngày của họ bằng cách chỉ trích từng lời nói của tôi.”

Ngài nói thêm rằng các cơ quan truyền thông Giáo Hội có trách nhiệm rất lớn trong việc chống lại tin giả và họ không được sợ những hậu quả của việc nói lên sự thật.

Đức Tổng Giám Mục Scicluna cũng cảnh báo rằng các phương tiện truyền thông xã hội “đã và đang tạo ra một hình thức nghèo nàn mới” vì nhận xét trực tuyến của cá nhân một người thường được nhắm mắt chia sẻ bởi nhiều người khác với rất ít hoặc chẳng có một chút động não nào xem thực hư ra sao. Đó là một hình thức “nghèo nàn tư duy”.

Ngài nhận xét chua chát rằng:

“Thông thường, những người bình luận trực tuyến hành động rất khác với khi họ đối mặt với những người mà họ đang chỉ trích. Những người tấn công các chính trị gia trên Internet, chẳng hạn, họ nói chuyện với các chính trị gia này rất khác khi người ta gõ cửa thăm tận nhà” để tìm hiểu xem tại sao họ nói như thế.

Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna, người Malta, nguyên là công tố viên hàng đầu của Vatican về các trường hợp lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ. Ngài đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Đồng Tổng Thư Ký Bộ Giáo Lý Đức Tin hôm 13 tháng 11 năm ngoái 2018.

Giữa một mối quan tâm toàn cầu ngày càng tăng về việc đối phó với các trường hợp lạm dụng tính dục và che đậy trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài trở lại nhiệm sở cũ của mình; mặc dù vị giám mục sẽ tiếp tục lãnh đạo Giáo hội ở Malta.

Giữa những trách nhiệm khác, Bộ Giáo Lý Đức Tin có trách nhiệm thụ lý các cáo buộc lạm dụng chống lại các giáo sĩ, và Đức Cha Scicluna cũng là chủ tịch của phân bộ này.

Đức Tổng Giám Mục Scicluna đã từng là một thành viên toàn thời gian của Bộ Giáo Lý Đức Tin cho đến năm 2014, khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài về coi sóc Malta.

Trước đây, tại Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Cha Scicluna đã làm việc dưới quyền Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, và cả hai vị là những người đã tuyên án hàng ngàn các linh mục lạm dụng tính dục, trong đó có Cha Marcial Maciel Degollado, người Mễ Tây Cơ, là sáng lập viên Dòng Đạo Binh Chúa Kitô.

Theo kết quả của hai cuộc điều tra trong năm qua bởi Đức Cha Scicluna, và Đức Ông Jordi Bertomeu, người Tây Ban Nha, một viên chức của Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thừa nhận ngài đã sai lầm trong đánh giá tình hình ở Chí Lợi. Đức Thánh Cha đã xin lỗi những nạn nhân bị lạm dụng tính dục và triệu tập các Giám Mục Chí Lợi đến Rôma. Các Giám Mục Chí Lợi đã từ chức đồng loạt sau cuộc họp đó.

7. Đức Thánh Cha chia buồn về tai nạn sạt lở đất tại một khu vực mỏ tại Gbanipea, Liberia

Hôm thứ Hai 21 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp bày tỏ sự gần gũi và lời cầu nguyện của ngài cho những người bị ảnh hưởng bởi trận sạt lở đất tại một khu vực mỏ tại Gbanipea, Liberia, khiến ít nhất 44 người thiệt mạng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ tình liên đới và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi trận sạt lở đất bi thảm ở một một khu vực mỏ Gbanipea đã chôn sống ít nhất 44 người.

Trong một bức điện tín được Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin, gởi thay mặt cho ngài đến Đức Cha Anthony Fallah Borwah, Giám Mục Gbarnga, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài rất buồn khi biết tin về những thiệt hại nhân mạng và con số đông đảo những người được báo cáo vẫn còn mất tích, ở vùng mỏ Gbanipea.

Ngài bày tỏ tình liên đới chân thành với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi bi kịch này và cho biết ngài đang cầu nguyện đặc biệt cho linh hồn những người quá cố và ơn chữa lành tinh thần cho các thân nhân.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã lên tiếng ca ngợi các cơ quan dân sự và các nhân viên cấp cứu khi họ anh dũng giúp đỡ các nạn nhân của thảm họa này, và trên hết ngài cầu nguyện xin Chúa gìn giữ họ, tăng cường sức mạnh và an ủi họ.

Theo nguồn tin địa phương đến nay đã có 65 người bị bắt vì lai vãng đến khu vực bị nhà cầm quyền phong tỏa. Họ là những phu mỏ liều mạng làm việc để kiếm tiền bất chấp lệnh cấm của nhà chức trách địa phương.

8. Diễn từ khai mạc của Đức Thánh Cha trong Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội

Sáng thứ Năm 21 tháng Hai, tại phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục, Đức Thánh Cha đã khai mạc Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội trước 190 tham dự viên trong đó có 115 vị là chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới.

Trong diễn từ khai mạc, Đức Thánh Cha nói:

Anh em thân mến, chào buổi sáng!

Trước các tác hại kinh hoàng đối với các trẻ vị thành niên gây ra bởi tai ương lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, tôi muốn hỏi ý kiến các anh em là các Thượng Phụ, Hồng Y, Tổng giám mục, Giám mục, và Bề trên và các nhà Lãnh đạo các dòng tu, để cùng nhau chúng ta lắng nghe Chúa Thánh Thần và trong sự ngoan ngoãn trước sự hướng dẫn của Ngài, chúng ta hãy nghe tiếng khóc của những trẻ thơ cầu xin công lý. Trong cuộc họp này, chúng ta cảm nhận được sức nặng của trách nhiệm mục vụ và giáo hội bắt buộc chúng ta phải thảo luận cùng nhau, một cách đồng đoàn, thẳng thắn và sâu sắc, làm thế nào để đối đầu với cái ác đang gây hại cho Giáo hội và nhân loại. Dân thánh của Thiên Chúa nhìn vào chúng ta, và mong đợi từ chúng ta không phải là những lời lên án đơn giản và có thể dự đoán được, nhưng là các biện pháp cụ thể và hiệu quả sẽ được thực hiện. Chúng ta cần phải cụ thể.

Vì vậy, chúng ta bắt đầu tiến trình này với đức tin và một tinh thần thật thẳng thắn, can đảm và cụ thể.

Để giúp vào tiến trình này, tôi sẽ chia sẻ với bạn một số tiêu chí quan trọng được xây dựng bởi các Ủy ban và Hội Đồng Giám Mục khác nhau - những tiêu chí ấy đến từ anh em và tôi đã tổ chức lại phần nào. Chúng là những hướng dẫn để hỗ trợ cho những suy tư của chúng ta và giờ đây chúng sẽ được trao cho anh em. Chúng đóng vai trò là một điểm khởi hành đơn giản xuất phát từ anh em và giờ đây trở lại với anh em. Chúng không có ý muốn làm mất đi tình thần sáng tạo rất cần thiết trong cuộc họp này.

Thay mặt cho anh em, tôi cũng xin cảm ơn Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, Bộ Giáo lý Đức tin và các thành viên của Ban tổ chức vì đã làm việc xuất sắc và tận tâm trong việc chuẩn bị cho cuộc họp này. Cảm ơn rất nhiều!

Cuối cùng, tôi xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ chúng ta trong suốt những ngày này, và giúp chúng ta biến điều xấu xa này thành cơ hội để nhận thức và thanh tẩy. Xin Đức Trinh Nữ Maria soi sáng cho chúng ta khi chúng ta tìm cách chữa lành vết thương nghiêm trọng mà tai tiếng ấu dâm này đã gây ra, cả ở những người trẻ thơ và giữa các tín hữu. Cảm ơn anh em.

9. Tại sao Đức Thánh Cha đề xuất Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội?

Đức Thánh Cha đã giải thích ý định của ngài rất rõ ràng trên chuyến bay trở về từ Panama. Ngài muốn giúp các giám mục hiểu rõ những gì các ngài phải làm. Chính trong ý nghĩa này, ngài đã nói về một khoá “giáo lý”. Chương trình “giáo lý” này sẽ được bắt đầu với các chủ tịch của các Hội Đồng Giám Mục.

Thứ nhất, Đức Thánh Cha muốn họ nhận thức được bi kịch, những đau khổ của các nạn nhân. Từ đó sẽ nảy sinh ý thức trách nhiệm mạnh mẽ về phía cá nhân các giám mục, về phía các giám mục nói chung và về phía cộng đồng rộng lớn hơn, đó là Giáo hội.

Thứ hai, ngài muốn các giám mục biết những gì họ cần làm: các thủ tục là gì, những nhiệm vụ nào cần phải hoàn thành ở nhiều cấp độ khác nhau (giám mục giáo phận, giám mục tổng giáo phận, Hội Đồng Giám Mục, Tòa thánh Vatican). Điều này sẽ dẫn đến việc chịu trách nhiệm với nhau và nhiệm vụ mà mỗi người phải làm trong mối tương quan với các giám mục khác trong Giáo hội và những người khác trong xã hội.

Điều này giả định trước sự minh bạch liên quan đến các nhiệm vụ, thủ tục và cách thức thực hiện chúng.

Theo cách này, uy tín của Giáo hội và niềm tin của người dân vào Giáo hội có thể được phục hồi.

10. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và cuộc khủng hoảng lạm dụng

Kính thưa quý vị và anh chị em

Trong hội nghị thượng đỉnh về lạm dụng tình dục giáo sĩ kết thúc hôm Chúa Nhật 24 tháng Hai tại Vatican, phản ứng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trước các tai tiếng lạm dụng tính dục đã được trích dẫn nhiều lần bởi các thuyết trình viên, khiến nhiều người ngạc nhiên. Nhiều người cho rằng Giáo Hội chỉ bắt đầu xem xét vấn đề này một cách nghiêm chỉnh và đầy ưu tư dưới thời Đức Bênêđíctô XVI.

Tờ Crux, cùng với Đài truyền hình Ba Lan TVP1, đã có một buổi nói chuyện với người gần gũi nhất với Đức Gioan Phaolô II, là Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz của tổng giáo phận Krakow, về chính sách của vị Giáo Hoàng Ba Lan đối với tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Đức Hồng Y Dziwisz đã bảo vệ mạnh mẽ di sản của thầy mình.

Khi Đức Gioan Phaolô II phát hiện ra sự thật đằng sau những lời buộc tội lạm dụng tình dục, “ngài vô cùng kinh hoàng”, Đức Hồng Y Dziwisz nói.

“Ngài luôn sống rất mãnh liệt các vấn đề của Giáo Hội: ngài rất thích những điều tốt đẹp về Giáo Hội và cảm thấy buồn trước mọi biểu hiện của tội ác. Tin tức về các linh mục và tu sĩ, những người mà ơn gọi của họ là giúp đỡ mọi người trong việc gặp gỡ Thiên Chúa, lại là nguyên nhân gây ra rất nhiều đau khổ cho những người trẻ tuổi và tai tiếng cho mọi người, làm tổn thương ngài rất nhiều.”

“Don Stanislao” là thư ký riêng của Đức Hồng Y Karol Wojtyła, trong 12 năm ở Krakow trước khi cùng ngài đến Vatican trong 27 năm triều giáo hoàng của ngài. Trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong tuần qua, Đức Hồng Y Dziwisz nói với tờ Crux: “Sự kiện này phù hợp với cách hành động của Đức Gioan Phaolô II.”

Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Theodore McCarrick làm Giám Mục tiên khởi Metuchen, New Jersey, năm 1981; Newark năm 1986; và Washington, D.C. vào năm 2000 - cũng như nâng ông lên hàng Hồng Y vào năm 2001. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Dziwisz cũng khẳng định rằng nếu Đức Gioan Phaolô II còn sống ngài cũng trục xuất McCarrick khỏi hàng giáo sĩ nếu biết rõ tội lỗi của ông này. Những quyết định bổ nhiệm của vị Giáo Hoàng Ba Lan chắc chắn dựa trên các báo cáo của Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ và Bộ Giám Mục.

“Tôi thấy quyết định gần đây về việc loại bỏ McCarrick khỏi Hồng Y đoàn và khỏi chức tư tế hoàn toàn phù hợp với định hướng mà John Paul II đã chỉ định,” Đức Hồng Y Dziwisz nói.

“Trong suốt triều giáo hoàng của ngài, Đức Gioan Phaolô II gần gũi với những người đau khổ, đứng về phía họ và bảo vệ họ, bao gồm những người bị tổn thương bởi những người của Giáo Hội.”

Đức Hồng Y Dziwisz cho biết điều làm ngài hài lòng đó là ban tổ chức hội nghị thượng đỉnh đã trích dẫn các tài liệu được trình bày trong thời giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II như là một điểm tham chiếu quan trọng. Ngài đã khen ngợi Đức Hồng Y Sean O'Malley của Boston và Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna của Malta, cả hai được xem như các nhà cải cách hàng đầu trong việc đối phó với tai ương lạm dụng tính dục, vì đã nhớ lại những lời của Gioan Phaolô II rằng “không chỗ trong đời sống linh mục và tận hiến cho những kẻ làm hại giới trẻ.”

Một số người tại Đức hô hào tản quyền từ Vatican cho các Hội Đồng Giám Mục các nước thường cáo buộc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cố gắng tạo ra một “triều đình” giáo hoàng, tập trung quyền lực xung quanh mình. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Dziwisz khẳng định rằng đó chỉ là một lời cáo gian.

“Đức Gioan Phaolô II là một người của Công Đồng Vatican Hai. Tính đồng đoàn (collegiality) đối với ngài là một quy tắc cơ bản trong Giáo Hội. Các cộng tác viên của ngài, đặc biệt là những vị đang lãnh đạo các bộ tại Vatican, đã có một liên hệ cá nhân với Đức Gioan Phaolô II và các vị luôn có thể nói chuyện thoải mái với ngài. Các vấn đề quan trọng đã được quyết định cùng nhau tại các cuộc họp các nhà lãnh đạo các bộ, các hội đồng và các ủy ban.”

Đức Hồng Y Dziwisz cũng phủ nhận việc tự mình nắm lấy quyền lực vô song, đặc biệt là khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã già yếu.

“Bí thư cá nhân của Đức Thánh Cha không bao giờ có thể thay thế các nhà lãnh đạo các bộ trong Giáo triều Rôma,” ngài nói.

11. Những tai tiếng lạm dụng tính dục đầu tiên

Những tai tiếng lạm dụng tính dục đầu tiên bùng nổ dữ dội trên các phương tiện truyền thông là tại Canada và Ireland trong hai thập niên 80 và 90 của thế kỷ qua, trước khi cơn bão đổ bộ vào Hoa Kỳ vào đầu những năm 2000. Đức Hồng Y Dziwisz thừa nhận rằng Vatican vào thời điểm đó chỉ mới bắt đầu nhận ra ra sự nghiêm trọng của vấn đề.

“Lúc đó, chúng ta không nhận thức được toàn bộ quy mô của hiện tượng lạm dụng tình dục hoặc bản chất toàn cầu của nó, như chúng ta thấy rõ những vấn đề này ngày hôm nay,” Đức Hồng Y nói với tờ Crux.

Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y Dziwisz, Đức Gioan Phaolô II cố gắng tìm ra một định hướng đúng để đương đầu với tai ương này.

“Đức Gioan Phaolô II thấy rằng vấn đề không chỉ giới hạn nơi thảm kịch của các nạn nhân, mà còn có nguy cơ trầm trọng hơn bởi phản ứng sai lầm của các bề trên và các vị bản quyền. Ngài thấy rằng mặc dù có giáo luật và các thủ tục của Giáo Hội, nhưng không phải lúc nào những điều này cũng được các giám mục áp dụng.”

Đức Hồng Y Dziwisz chỉ ra rằng “chính Đức Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng đầu tiên áp đặt nghĩa vụ báo cáo từng trường hợp lạm dụng giáo sĩ trực tiếp lên Bộ Giáo Lý Đức Tin, lúc bấy giờ do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, vị Giáo Hoàng tương lai, lãnh đạo. Ngài là người mà Đức Gioan Phaolô II tuyệt đối tin tưởng.”

Động thái này, theo Đức Hồng Y Dziwisz, là “nhằm ngăn chặn cám dỗ chôn vùi những vấn đề đau đớn này dưới tấm thảm.”

Khi được hỏi liệu có văn hóa im lặng tại Vatican dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hay không, Đức Hồng Y Dziwisz nói rằng “Ngài là một người rất rõ ràng và không mơ hồ. Bất cứ ai gặp và hợp tác với ngài đều biết rõ rằng trong ngài không có sự chấp nhận hay thỏa hiệp có ý thức với bất kỳ tội ác nào.”

“Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tin rằng Giáo Hội cần sự minh bạch, nhưng cũng có trách nhiệm phải đối xử với mọi người đúng với phẩm giá của họ.”

“Ngài nói rằng trong thời đại chúng ta, Giáo Hội phải nỗ lực hết sức minh bạch giống như một ngôi nhà kính, và đây là hành động đúng đắn.”

Theo Đức Hồng Y Dziwisz, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, có một cái nhìn bao quát về cuộc khủng hoảng lạm dụng.

“Ngài nhận thức rõ rằng cuộc khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng đến Giáo Hội mà còn toàn xã hội, và nó có liên quan đến sự rối loạn sâu sắc trong lĩnh vực đạo đức tình dục. Ngài đã chẩn đoán vấn đề này từ rất sớm trong triều giáo hoàng của mình.”

Theo Đức Hồng Y Dziwisz, kết luận của Đức Gioan Phaolô II rất rõ ràng: “Cách duy nhất để đối mặt với cuộc khủng hoảng này và những nguyên nhân tạo ra nó là cổ vũ sự trưởng thành và trách nhiệm trong tình yêu và tình dục của con người.”

Đức Hồng Y Dziwisz kết luận rằng:

“Đức Gioan Phaolô II nhìn thấy điều ác này, nhưng không bao giờ mất hy vọng. Ngài nhìn mọi thứ với một niềm tin mãnh liệt rằng Chúa có thể mang lại những điều tốt lành từ cả từ những sự ác tồi tệ nhất. Ngài tin rằng nơi nào tội lỗi gia tăng, ân sủng sẽ tuôn tràn lai láng.”

Đức Hồng Y nhớ lại hơn một lần, Đức Gioan Phaolô II nói với ngài rằng “Chính cuộc khủng hoảng có thể giúp Giáo Hội thanh lọc chính mình và củng cố Giáo Hội trong sự thánh thiện.”

12. Thư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ gởi dân Chúa về đường hướng tương lai đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục

Tâm chấn hiện nay của cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục là tại Hoa Kỳ. Chính vì thế, ngay sau Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội, diễn ra tại Vatican từ 21 đến 24 tháng Hai, vừa kết thúc, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám Mục Galveston-Houston và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã gởi thư sau cho dân Chúa.

“Chúa gần gũi với tất cả những ai kêu cầu Ngài, với tất cả những ai kêu cầu Ngài trong sự thật.” (Thánh Vịnh 145: 18)

Những ngày hội nghị này là những ngày đầy thách đố, và mang lại nhiều hoa trái. Các chứng từ của các nạn nhân đã vạch ra cho chúng tôi thấy, một lần nữa, những vết thương sâu trong Thân thể Chúa Kitô. Lắng nghe các chứng từ của họ làm thay đổi trái tim anh chị em. Tôi thấy điều đó nơi khuôn mặt các giám mục anh em của tôi. Chúng tôi mắc nợ các nạn nhân một sự cảnh giác kiên định mà chúng tôi không bao giờ được phép thất bại một lần nữa.

Làm thế nào để băng bó các vết thương? Thưa: Hãy tăng cường Hiến chương Dallas. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là người mà tôi muốn cám ơn bội phần vì hội nghị này, đã kêu gọi chúng tôi đề ra “các biện pháp cụ thể và có hiệu quả.” Một loạt các thuyết trình viên từ các Hồng Y đến các Giám Mục, cho đến các nữ tu và các nữ giáo dân đã nói về một bộ các quy tắc ứng xử dành cho các giám mục, các giao thức cụ thể để giải quyết các cáo buộc chống lại các giám mục, các cơ chế báo cáo thân thiện và vai trò thiết yếu của tính minh bạch trong quá trình chữa lành.

Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi phải có sự tham gia và hợp tác tích cực của anh chị em giáo dân. Giáo hội cần những lời cầu nguyện, chuyên môn và ý tưởng của anh chị em. Như chúng ta đã học được từ các hội đồng xét duyệt giáo phận, cần có một loạt các kỹ năng tổng hợp để đánh giá các cáo buộc và để bảo đảm rằng các chính sách và quy trình địa phương thường xuyên được tái xét để phản ứng chữa lành của chúng ta tiếp tục có hiệu quả. Tất cả các mô hình được thảo luận trong tuần này đều dựa vào sự giúp đỡ tốt lành của dân Chúa.

Tôi và các giám mục Hoa Kỳ cảm thấy được khẳng định trong công việc đang được tiến hành. Được tăng cường bởi những gì tôi đã trải nghiệm ở Rôma này, chúng tôi sẽ chuẩn bị để thúc đẩy các đề xuất, trong tình hiệp thông với Tòa Thánh, trong mỗi lĩnh vực này để các giám mục anh em tôi có thể xem xét những đề nghị đó tại Đại hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào tháng Sáu tới. Điều khẩn cấp là chúng ta phải luôn đáp lại trước tiếng kêu của các nạn nhân. Tôi cũng nhận thức được rằng các bước tiếp theo của chúng tôi có thể là nền tảng vững chắc để phục vụ cả các chủng sinh, nữ tu và tất cả những người có thể sống dưới sự đe dọa của lạm dụng tình dục hoặc lạm dụng quyền lực.

Trong đức tin, chúng tôi cảm nhận được sự đau đớn của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Nó có thể gây ra cảm giác bị cô lập và bị bỏ rơi, nhưng Phục sinh là lời hứa chữa lành của Chúa. Khi băng bó các vết thương đang ở trước mặt chúng ta đây, chúng ta sẽ gặp Chúa Phục sinh. Chỉ mình Ngài là tất cả hy vọng và chữa lành.

Tôi cũng muốn thêm ở đây một lời cám ơn chân thành đến nhiều người đã cầu nguyện cho tôi và cho tất cả để cuộc gặp gỡ này là một thành công.

+ Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo

Tổng Giám Mục Galveston-Houston

Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 28/2/2019
VietCatholic Network
19:35 27/02/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 27/ 2/2019.

2- Tòa Thánh công bố sứ điệp Mùa Chay 2019.

3- Diễn văn của Đức Thánh Cha ngày bế mạc cuộc gặp gỡ bảo vệ trẻ em.

4- Đúc kết của cha Lombardi về cuộc gặp bảo vệ trẻ em trong Giáo Hội.

5- Cuộc họp liên bộ Tòa Thánh là hành động tiếp liền sau Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Em.

6- Đức Thánh Cha tiếp Hàn Lâm Viện Tòa Thánh Về Sự Sống.

7- Phòng báo chí Tòa Thánh lên tiếng về ĐHY George Pell.

8- ĐHY Tổng trưởng Bộ Các Giáo Hội Đông Phương thăm Ai Cập.

9- 26 Linh mục, tu sĩ và giáo dân Hàn Quốc sẵn sàng cho sứ mạng.

10- Cuộc Họp thượng đỉnh Mỹ - Bắc Hàn tại Hà Nội.

Giới thiệu Thánh Ca: Ngài Còn Đó.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết