Ngày 27-02-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 7
VietCatholic Network
08:03 27/02/2012
Kinh Lạy Cha, đến từ chính Ðức Giêsu, không chỉ là một bản văn hướng dẫn cách thức chúng ta cầu nguyện nhưng đó còn chính là những lời mà chính Ðức Giêsu đã cầu nguyện. Và còn đáng ngạc nhiên hơn nữa khi Ðức Giêsu, đấng không biết đến tội, đã khiêm nhường trong lời cầu "Xin tha tội cho chúng con". Ngài còn đi xa hơn nữa khi thí mạng sống mình làm bảo chứng sự tha thứ mà Ngài đã cầu nguyện.

Nhưng kinh Lạy Cha còn nhiều hơn là lời hứa về lòng thương xót của Chúa. Ðức Giêsu đã chết không phải chỉ để chuộc tội ta mà còn để ban tặng ta một quả tim mới để khi ta trỗi dậy với Ngài, ta cũng có thể tha thứ như Ngài đã tha thứ. Lời hứa của Thánh Kinh là một khi ta để Ðức Giêsu sống trong ta bằng cách từ bỏ con người cũ của ta, ta cũng trở nên đầy lòng thương xót hơn.

Tha thứ cho những ai làm thương tổn ta không phải là một chuyện dễ dàng. Trong nhiều trường hợp, điều đó dường như không thể được. Chúng ta cần đến ơn Chúa để chiêm niệm về khả năng tha thứ và luôn nhớ rằng tha thứ là con đường Chúa đã vạch cho ta đi. Không phải là Thánh Kinh đã kêu gọi ta phải cầu nguyện và chúc lành cho kẻ bắt bớ ta đó sao (Ro 12:14)? Không phải Ðức Giêsu đã nhắc ta phải yêu thương kẻ thù đó sao (Mt 5:44)?

Tha thứ không có nghĩa là mất cảnh giác nhưng là từ bỏ sự lên án và dẫn đưa con người đến với lòng thương xót của Chúa. Trong khi đầy lòng thương xót, Ðức Giêsu không chút mơ hồ về tình trạng trong con tim nhân loại. Ðức Giêsu không ngạc nhiên bởi tội ta. Nhưng dù Ngài thấy lòng ta tối tăm đến cỡ nào, Ngài cũng không bỏ cuộc hay nghi ngờ khả năng chúng ta quay lại với Ngài. Ngài luôn thấy tiềm năng của những kẻ đã được Ngài tha thứ sẽ ăn năn và trỗi dậy trong vinh quang với Ngài. Chúng ta có nghĩ về mọi người quanh ta như thế không?

"Lạy Ðức Giêsu, Chúa đã chọn để ôm vào lòng những đau khổ và tội lỗi của chúng con, để chúng con có thể trỗi dậy với Ngài. Xin dạy con biết xót thương như Chúa đầy lòng thương xót"
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
 
Thử thách trong cuộc sống
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
21:25 27/02/2012
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY B
+++
A. DẪN NHẬP

Bài Tin Mừng Thánh lễ hôm nay thuật lại việc Đức Giêsu biến hình trên núi Tabor trước mặt ba tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan. Việc biến hình này có ý nghĩa gì ? Chắc chắn nhờ việc chứng kiến vẻ vinh quang tương lai của Chúa, Ngài muốn chuẩn bị cho các ông đối diện với biến cố khổ nạn của Ngài sẽ xẩy ra sau này.

Đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải theo gương các môn đệ mà trèo lên núi, bất chấp khó khăn, can đảm dấn thân bước theo Đức Giêsu trong cuộc tử nạn của Ngài. Cuộc đời của chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều gian nan thử thách và có hàng ngàn lý do khiến chúng ta bỡ ngỡ, bối rối trước những hoàn cảnh éo le. Chúng ta sẽ không hiểu tại sao lại có những thử thách ấy ! Chúa không thương yêu chúng ta sao ? Không thắc mắc, chúng ta hãy bắt chước ông Abraham hoàn toàn tin tưởng phó thác đời mình trong tay Chúa quan phòng, vâng theo thánh ý Chuá, Ngài sẽ lo liệu, và ta hãy tâm niệm rằng:”Khi Chúa đóng cửa chính thì Ngài sẽ mở những cửa sổ”. Ngài sẽ có cách giải quyết.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : St 22,1-2.9a,10-15

Theo nghiên cứu, người ta thấy dường như việc dùng trẻ con để tế lễ rất thịnh hành vào các thế kỷ thứ 8 và thứ 7 trước công nguyên. Cho nên khi nhắc nhở rằng mọi con đầu lòng đều thuộc về Thiên Chúa, lề luật liền nhấn mạnh đến việc buộc phải chuộc con đầu lòng bởi một của lễ thay thế. Câu chuyện tế lễ Isaac minh hoạ cho lề luật trên, đồng thời nhấn mạnh đến hành động đặc biệt của Abraham.

Thiên Chúa đã hứa với Abraham là ông sẽ trở thành tổ phụ của một dân lớn lao. Ông chỉ có một người con duy nhất là Isaac do bà Sara sinh ra. Thế mà Thiên Chúa đã truyền cho ông phải hiến tế người con yêu dấu của mình. Như thế làm sao có thể dung hòa được giữa việc hiến tế Isaac và lời hứa của Thiên Chúa cho ông có một dòng dõi đông đúc như sao trời cát biển ?

Abraham tiến thoái lưỡng nan, không biết theo con đường nào. Tuy thế, ông đã phải trấn áp nỗi đau khổ của người cha, ông lấy nghị lực đức tin mà thưa“Xin vâng” với thánh ý Chúa. Ông đã làm một việc vượt trên cả mức độ anh hùng. Dù Abraham chưa giết con, nhưng Chúa kể ông đã dâng con cho Chúa.. Đức tin và lòng tuân phục của ông sẽ được phần thưởng liền sau đó.

+ Bài đọc 2 : Rm 8,31-34

Có nhiều người còn nghi ngờ vào tình yêu của Thiên Chúa đến nỗi còn sợ sệt và tuyệt vọng. Thánh Phaolô với giọng điệu cảm kích sâu xa đã tuyên bố rằng không có gì phải thất vọng, bằng chứng là : Thiên Chúa đã không dung tha cho Con Một mình. Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô là bằng chứng hùng hồn của tình yêu Thiên Chúa đối với loài người.

Việc Đức Giêsu bị chết trên thập giá đã khiến chúng ta không còn lý do nào phải hoài nghi và sợ sệt. Lỗi lầm lớn nhất chúng ta có thể vấp phải sẽ là hoài nghi, thiếu tin tưởng:”Nếu Thiên Chúa yểm trợ chúng ta, còn ai chống lại nổi chúng ta “Rm 8,31) ?

+ Bài Tin mừng : Mc 9,2-10

Khi đi theo Đức Giêsu, các Tông đồ có cùng hoài bão của người Do thái là Đấng Cứu thế của họ sẽ là Đấng Cứu thế vinh thắng oai hùng tái lập vương quốc của Đavít và Salomon. Nhưng khác với cái nhìn trần tục của các ông, trong kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng Thiên sai sẽ là một “tôi tớ đau khổ và khiêm tốn đã được các tiên tri phác hoạ”.

Để củng cố niềm tin cho các môn đệ trước cuộc thương khó đầy xỉ nhục của Ngài, Đức Giêsu đã đưa ba môn đệ lên núi Tabor, biến hình trước mặt các ông để các ông thấy khuôn mặt sáng ngời của Ngài hầu củng cố niềm tin cho các ông truớc những ngày đen tối sắp tới.

Theo gương các tông đồ, chúng ta cũng phải có một niềm tin như vậy trước gian nan thử thách trong cuộc sống của một Kitô hữu. Hẳn nhiên, cũng như các tông đồ, Chúa cũng dành cho chúng ta những giờ phút sáng tươi hoan hỉ nội tâm để giúp chúng ta đi tới tận cùng điểm dốc Calvê.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Từ Tabor đến Golgotha

I. ĐỨC GIÊSU BIẾN HÌNH

1. Diễn tiến việc biến hình

Thánh Marcô cho biết : sáu ngày sau khi thánh Phêrô truyên xưng Đức Giêsu tại Cêsarêa của vua Philippe, Đức Giêsu đã đưa ba môn đệ yêu qúi là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cao. Thánh sử không cho biết là núi nào : núi Tabor hay Hermon. Các nhà chú giải Thánh Kinh ngày nay nghiêng về núi Hermon, song cổ truyền cho biết chính Tabor đã được hồng ân ấy.
Vì đi đường mệt nhọc các ông lăn ra ngủ và khi thức giấc, các ông nhìn thấy cảnh lạ lùng : Chúa biến hình, “áo Ngài trắng như tuyết, không thể nào giặt được như vậy”. Có ông Maisen và Elia đàm đạo với Ngài để khuyến khích Ngài đi vào cuộc tử nạn và có tiếng phát ra trong đám mây:”Đây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Ngài”. Sau đó, Đức Giêsu trở lại tình trạng bình thường. Việc biến hình này có ảnh hưởng sâu đậm đến ba ông.

2. Ý nghĩa việc Chúa biến hình

Đức Giêsu đã quyết định lên Giêrusalem, và quyết định ấy có nghĩa là chấp nhận thập giá. Ngài cần biết cách tuyệt đối rằng mình đã quyết định đúng trước khi tiếp tục dấn bước. Trên đỉnh núi Ngài đã chấp nhận đôi về quyết định của Ngài.

a) Sự hiện diện của Elia và Maisen

Maisen là đại diện cho pháp luật và Elia là tiên tri đầu tiên và vĩ đại nhất trong các ngôn sứ. Khi hai nhân vật lỗi lạc đó hội kiến với Đức Giêsu, có nghĩa là nhà tuyên bố pháp luật vĩ đại nhất và nhà tiên tri lỗi lạc nhất đã nói với Đức Giêsu rằng “Xin cứ tiến lên”. Nó có nghĩa là hai vị thấy nơi Đức Giêsu sự hoàn thành của tất cả những gì họ từng mơ ước trong quá khứ. Nó có nghĩa là họ thấy nơi Ngài tất cả những gì mà lịch sử vẫn trông chờ từ lâu và đã hướng về đó với hy vọng tràn đầy. Dường như chính lúc đó Đức Giêsu được bảo đảm rằng Ngài đang đi đúng hướng vì cả lịch sử đều dẫn đến thập giá.

b) Biến hình giúp môn đệ vững tin

Khi nghe Đức Giêsu báo cho họ biết là Ngài sẽ lên Giêrusalem để chịu chết, họ bàng hoàng, bối rối lo sợ vì bao điều mơ tưởng của họ sẽ bị tiêu tan, tương lai của họ trở nên bấp bênh, đen tối. Tuy thế, những gì đã xem thấy trên núi biến hình cho họ có cơ hội bám chặt lấy ngay khi họ chẳng hiểu gì. Cho dù có thập giá hay không, họ vẫn được nghe tiếng của Thiên Chúa xác nhận Đức Giêsu là Con Ngài.

Ngoài ra, việc Chúa biến hình trên núi khiến họ trở thành các chứng nhân cho sự vinh hiển của Chúa Cứu thế theo một ý nghĩa đặc biệt. Xác tín rằng mình là chứng nhân trước sự vinh hiển của Chúa Cứu Thế, sau này khi có dịp, họ đã có sẵn câu chuyện đang giấu kín trong lòng, sẽ kể lại cho mọi người nghe.

c) Lời mời gọi biến đổi

Hãy nhìn chung quanh, chúng ta sẽ thấy mọi sự luôn biến đổi. Thí dụ nhìn một cái cây. Tuy nó vẫn là cái cây đó nhưng bên trong đó có biết bao biến đổi : có những chiếc lá tháng trước nay không còn ; nhiều chiếc lá mới mọc ra; và nhiều chiếc lá hiện nay sau sẽ không còn. Nếu cái cây vẫn y như thế từ tháng này sang tháng khác, từ năm này qua năm khác thì đó không còn là một cái cây sống nữa mà là một khúc gỗ.

Hãy nhìn lên trời, chúng ta cũng thấy qui luật biến đổi ấy : bầu trời hôm qua với bầu trời hôm nay đâu có hoàn toàn giống nhau mặc dù vẫn là một bầu trời.

Hãy nhìn xuống nước. Triết gia Héraclite đã nói:”Không ai tắm hai lần trong một dòng sông”.
Và nhìn vào bản thân : các nhà khoa học nói rằng các tế bào luôn thay đổi, cái này chết cái kia sinh ra, sau 7 năm thì không còn tế bào nào là tế bào của 7 năm trước nữa.

Không biến đổi cũng đồng nghĩa với chết. Đối với cuộc sống thân xác thì như thế. Đối với cuộc sống thiêng liêng thì cũng như vậy. Bởi thế trong mùa Chay chúng ta cần biến đổi. Cứ sống y như cũ là chết (Carôlô, Sợi chỉ dỏ, năm B, tr 134-135).

Việc Chúa biến hình nhắc cho các môn đệ và chúng ta phải thay hình đổi dạng linh hồn mình. Thánh Phaolô cũng nhắc nhở chúng ta phải cởi bỏ con người cũ tội lỗi để mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện hơn:”Hãy lột bỏ con người cũ mặc lấy con người mới. Hãy để Thần Khí Thiên Chúa canh tân tận tâm linh anh em””(Ep 4,22).

Thánh Tông đồ còn khuyên nhủ chúng ta hãy làm một cuộc canh tân toàn diện để cho con người nội tâm của ta biết nghe theo luật của Chúa mà bỏ đường lối của xác thịt. Vì thế, trong thư gửi tín hữu Êphêsô Ngài đã viết:”Anh em hãy cởi bỏ kiểu sống xa xưa, con người cũ đã ra hư hốt buông theo những đam mê lầm lạc. Hãy để Thần Khí canh tân đổi mới thấu tận trí khôn. Hãy mặc lấy người mới đã được tạo dựng nên theo Thiên Chúa, trong công chính và thánh thiện bắt nguồn trong sự thật”(Ep 4,22-24).
Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta phải đổi mới toàn diện, phải đổi từ con người cũ sang hẳn con người mới tốt lành. Đổi mới toàn diện là phải đổi mới tận căn chứ không phải chỉ đổi mới nửa vời hoặc đổi mới hời hợt một số cái, hoặc chỉ đổi mới cái bên ngoài để rồi trở thành con người mà người đời gọi một cách mỉa mai :”Nửa người ngửa ngợm nửa đười ươi”, đúng như người ta nói:

Thay quần thay áo thay hơi,
Thay dáng thay dấp mà người chẳng thay.
(Ca dao)

Truyện : Cách làm cho trắng da.
Người ta thuật rằng cả một khu đất kia chỉ có một gia đình người da đen ở. Gia đình đó gồm có một bà vợ, một người chồng và một đứa con trai 9 tuổi. Cậu bé đi học, nhưng giữa bọn trẻ da trắng, riêng mình đen thủi đen thui, nên lắm phen bị chê cười, chế nhạo. Cậu luôn luôn bị chọc ghẹo nên khó chịu, giống như một tấm lòng non nớt bị một vết thương sâu. Sau hết, cậu tự hỏi mình có thể thay đổi nước da chăng, rồi nhất định làm theo ý nghĩ đó.
Bữa nọ, thầy giáo thấy cậu vắng mặt, bèn hỏi đám học trò về cậu. Một trò thưa rằng thấy cậu đi đàng sau trường, giữa khu rừng nhỏ có rạch chảy qua. Thầy giáo ra công tìm kiếm và thấy cậu ở sát bờ rạch, đang dùng cát ướt kỳ cọ hai cánh tay đen. Thỉnh thoảng cậu dừng tay, rửa cát dính vào da, rồi nhìn xem mầu da mất chưa. Nhưng ! Màu đen quá sậm, cậu mất công. Vài phút sau, thầy giáo gọi cậu :
- Này em làm gì đấy ?
Cậu giật mình thưa :
- Con cố sức trừ bỏ màu da đen để nên người da trắng, song không sao được..
(Ms Lê văn Thái, Những tia sáng, tập 2, tr 94-95)

II. BIẾN ĐỔI VÀ THỬ THÁCH

1. Thử thách của tổ phụ Abraham

Bài đọc I hôm nay thuật lại việc Abraham sát tế Isaác con mình. Việc này cho chúng ta thấy cá tính và đức tin của ông. Lệnh truyền sát tế Isaác, người con duy nhất sinh ra trong tuổi già, thì vượt quá tầm nhìn cách nghĩ của con người và xem ra là phi lý. Sẽ thực hiện ra sao đây lời chúc phúc của Thiên Chúa cho ông làm tổ phụ các dân tộc, nếu không còn người con trai này ? Thiên Chúa đòi hỏi ông hiến tế luôn cái cơ hội sống còn cuối cùng này của ông, đồng thời cũng là cái nền tảng cho niềm tin của ông. Yêu cầu của Thiên Chúa quá đỗi đau thương đoạn trường, nhưng với niềm tin cậy vào Thiên Chúa, ông vội vã thực hiện ngay lệnh truyền ấy. Cần vâng phục Thiên Chúa bất cứ giá nào. Ngay khi ông đang giơ cao con dao để hạ sát con trai, Thiên Chúa đã ngăn cản bàn tay ông và mạng sống Isaác được dành lại.

2. Thử thách của chúng ta

Đường lối Thiên Chúa thật lạ lùng... nhiều khi đường lối Chúa lại chẳng xem ra đi ngược với mục đích đang tìm kiếm sao ? Câu chuyện về hy tế của Abraham khá làm sáng tỏ những phương thức của Thiên Chúa. Quả thật, tất cả chỉ là thử thách trong cuộc đời. Nhưng một khi chân trời mây mù bưng bít, không trông đâu được sự giúp đỡ của loài người, mọi sự dường như mất hết, chúng ta không còn cân nhắc suy tính được nữa, và thất vọng tự hỏi:”Tại sao Thiên Chúa xử như vậy” ?

Nhưng chúng ta phải hiểu rằng Thiên Chuá luôn yêu thương chúng ta, Ngài đã phó nộp Con Một Ngài trên cây thánh giá vì phần rỗi chúng ta. Như vậy, khi Ngài để cho chúng ta nhờ đau khổ và thử thách kết hợp với sự thương khó của Chúa Kitô, chúng ta chắc chắn rằng, nhờ đó, Ngài cũng muốn liên kết chúng ta vào sự Phục sinh và vinh quang của Chúa Kitô. Do đó, thử thách cũng có ý nghĩa tích cực vủa nó. Không lạ gì khi thấy người ta nói :

Có cứng mới đứng đầu gió (Tục ngữ)

Chính những đau khổ và gian nan thử thách sẽ làm cho chúng ta thêm giá trị trước mặt Chúa, nó thanh luyện chúng ta, nó làm cho chúng ta thể hiện lòng trung thành đối với Chúa. Lúc đó, đức tin của chúng ta mới có giá trị sau khi đã được thanh luyện như vàng ra khỏi quặng:

Có gió lung, mới biết tùng bá cứng,
Có lửa hừng, mới biết thức vàng cao.
(Tục ngữ)

Thánh Giacôbê Tông đồ nói về vấn đề này:”Phúc cho ai bị thử thách mà vẫn trung thành, bởi vì khi thành công trong cơn thử thách như thế, người đó sẽ được Thiên Chúa ân thưởng bằng sự sống mà Thiên Chúa đã hứa cho những ai yêu mến Ngài”(Gc 1,12).

Trong gian nan thử thách, hãy giữ vững niềm hy vọng và tin tưởng phó thác. Nhưng làm sao giữ được niềm hy vọng tâm hồn ? Hãy noi gương Chúa Kitô ! Tất cả cuộc đời Ngài chỉ là một chuỗi phó thác trong tay Chúa Cha. Trong lúc hấp hối Ngài than thở:”Lạy Cha, xin đừng theo ý Con, một theo ý Cha”. Sự tín thác mến yêu này là nguồn ơn cứu độ cho hết mọi người và là nguyên nhân của Phục sinh khải hoàn. Chính trong việc chiêm niệm về Chúa Kitô tín thác cho Tình Yêu mà chúng ta múc lấy nghị lực để nói như Ngài:”Lạy Cha, đừng theo ý con, một theo ý Cha”.

3. Thử thách và đức tin

a) Đức tin cần được thử thách

Trong những lúc bị thử thách, chúng ta không biết bám víu vào đâu vì những người chung quanh đều bất lực không thể giúp chúng ta. Lúc đó, chúng ta chỉ còn biết dựa vào đức tin để phó thác cho Chúa, xin Ngài đến cứu giúp. Đức tin cũng cần phải được thử thách thì mới có gia trị. Nếu ở trên núi Tabor, ông Phêrô thưa với Chúa:”Lạy Thầy, chúng con ở đây thì tốt lắm, chúng con xin dựng ba lều, một cho Thầy, một cho Elia và một cho Maisen”(Mc 9,5). Các ông muốn đăng ký thường trú trên đỉnh núi Tabor, ngủ yên trong hào quang rực rỡ, bỏ lại dưới núi bạn đồng môn, muốn hưởng thụ đầy đủ ánh hào quang của Chúa, thì các ông sẽ nói thế nào ở vườn Cây Dầu và ở đồi Golgotha ?

Người đời cũng cảm nghiệm thấy giá trị và ích lợi của thử thách. Chính thử thách làm cho con người thêm giá trị. Con người chỉ được đánh giá đúng qua thử thách như thi sĩ Nguyễn công Trứ nói lại câu nói của cổ nhân :

Văn vô sơn thủy vô kỳ khí
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Trong đời sống thiêng liêng, chúng ta phải có đức tin vững mạnh. Tuy thế đức tin không phải lúc nào cũng ở đỉnh cao, đức tin có lúc lên cao, có lúc xuống thấp theo nhịp điệu vui buồn, sướng khổ, may mắn hay trắc trở.
Khi lên tinh thần, đức tin của chúng ta cũng vững mạnh và sán lạn như đức tin của các tông đồ trong bài Tin mừng hôm nay. Khi đức tin ở đỉnh cao, chúng ta thấy gần gũi Đức Giêsu đến độ chúng ta tưởng rằng có thể đụng rờ được Ngài. Chúng ta cảm thấy gần gũi Thiên Chúa Cha đến độ dường như đôi tay của Ngài đang bao bọc chung quanh ta, và Thánh Thần dường như đang nói với chúng ta. Trái lại, khi xuống điểm thấp, đức tin của chúng ta yếu ớt như muốn mất hẳn, giống như đức tin của các môn đệ ở vười Cây Dầu (Mark Link).

Áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày, đôi lúc chúng ta cảm thấy đức tin mình ở những điểm cao, lúc đo chúng ta yêu thương hết mọi người. Chúng ta thắm thiết với bạn bè, và chúng ta tha thứ cho tất cả mọi thù địch. Vào những ngày như thế, chúng ta không thể hiểu được chúng ta đã từng cho rằng cuộc đời là khó khăn. Nhưng khi ở những điểm thấp, không có gì là trôi chảy cả: “Chúng ta cảm thấy bị đè nén và đáng thương, bị hiểu lầm, chán nản, bị mất mát thiệt thòi. Đó là lúc chúng ta thấy mình có nhiều kẻ thù hơn là thực tế, và thấy người bạn nào của mình cũng đều có lỗi với mình cả. Vào những ngày như vậy, chúng ta khó mà biết được tại sao có những lúc chúng ta lại nghĩ rằng cuộc đời này là dễ dàng vui tươi” (Anthony Padovano).

b) Tin tưởng và phó thác

Những lúc gặp đau khổ hoặc gian nan thử thách chúng ta chỉ còn biết tin tưởng và phó thác cho Chúa. Ngài có thể làm được tất cả trong những cái loài người cho là không có thể, để quyền năng của Chúa được tỏ hiện nơi ta, như thánh Phaolô đã nói:”Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh”(2Cr 12,10).

Có câu nói diễn đạt kinh nghiệm sống đạo, sống niềm tin trong đau khổ thật sâu xa:”Khi Thiên Chúa đóng của chính thì Ngài mở ra cửa sổ”. Thiên Chúa đóng cửa chính là khi chúng ta gặp thử thách, đau khổ, không còn có thể nhìn thấy ánh sáng, sự hiện diện đầy quan phòng của Thiên Chúa. Đó là khi Thiên Chúa xem ra như bỏ rơi, mặc chúng ta đương đầu với thử thách, khó khăn. Lúc đó, chúng ta cần nhớ rằng : Thiên Chúa Ngài sẽ mở ra cửa sổ, mở ra một lối thoát, một giải đáp, một hướng đi mới cho cuộc đời chúng ta.

Thiên Chúa đóng cửa chính nhiều lần trong cuộc đời mỗi người, nhưng đồng thời Ngài cũng mở ra những cửa sổ để hướng chúng ta đến một điều tốt đẹp hơn mà trước đó chúng ta không ngờ. Những kinh nghiệm đau thương, tiêu cực mà chúng ta gặp phải trong cuộc đời, đôi khi đó là tiếng nói của Thiên Chúa để mời gọi chúng ta bước ra khỏi một hoàn cảnh không tốt đẹp, để chuẩn bị chúng ta sẵn sàng hơn đón nhận những hồng ân mới.

Truyện : Niềm đau tượng hình.
Du khách đến Rôma thường đi thăm ngôi thánh đường cổ tên là Dominus sub aquis, vì phía trên bàn thờ, có một tượng thánh giá rất đặc biệt : bất cứ ai đến qùi trước tượng thánh giá và cầu nguyện với tất cả lòng thành đều được sức mạnh và an ủi thâm sâu.

Người ta kể rằng tác giả của thánh giá bằng tượng cẩm thạch này đã mất nhiều năm mới hoàn thành được tác phẩm. Hơn hai lần, mỗi khi treo bức tượng lên để ngắm nhìn, ông lại cho kéo xuống và đập bỏ, vì ông cho rằng tác phẩm vẫn chưa diễn đạt được điều ông muốn.

Khi ông bắt tay vào công trình lần thứ ba thì cũng là lúc ông gặp nhiều thử thách nhất. Nhiều người ganh tị nên tìm cách hạ uy tín ông. Vợ con ông qua đời trong những hoàn cảnh thật đau thương.

Ai cũng tưởng rằng cơn thử thách đã khiến ông bỏ cuộc. Trái lại, ông càng miệt mài chú tâm vào công trình. Người nghệ sĩ dồn tất cả niềm đau của mình lên khuôn mặt của Đức Kitô. Bức tượng của Chúa Giêsu trên thập giá không còn là một phiến đá lạnh lùng , xa lạ, mà trở thành niềm đau đậm nét của một tâm hồn. Bức tượng đã trở nên sống động và có sức thu hút do chính tâm tình mà người nghệ sĩ muốn tháp nhập vào (Thiên Phúc, Chuyện hay đông tây, tập 1, tr 159).

Khi gặp những giây phút đen tối, chúng ta hãy bắt chước gương của Abraham trong bài đọc I hôm nay. Niềm tin của Abraham yếu ớt và dường như phai mờ khi ông nghĩ rằng Thiên Chúa đòi hỏi ông phải hy tế con trai của ông là Isaác. Điều đó làm cho ông khổ tâm và bối rối. Nhưng Abraham vẫn tin cậy vào Chúa, và Thiên Chúa không để ông thất vọng. Thiên Chúa đã chúc phúc và ban ơn cho ông hơn cả những ước mơ của ông.

Thiên Chúa cũng thử thách niềm tin của chúng ta như thế. Khi bị thử thách, tâm hồn chúng ta cũng đau khổ và bối rối. Nhưng nếu chúng ta tin cậy vào Thiên Chúa giống như Abraham, thì Thiên Chúa sẽ không để chúng ta thất vọng. Và cuối cùng, Thiên Chúa cũng sẽ chúc phúc và ban ân huệ cho ta nhiều hơn những gì chúng ta mơ ước.

Đức Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một: Ngài là Đức Giêsu sáng láng trên núi Tabor, cũng là Đức Giêsu mướt máu trong vườn Cây Dầu, và cũng là Đức Kitô đau khổ trên thập giá ở đồi Golgotha. Hai đỉnh núi Tabor và Golgotha cách nhau không xa, nhưng lại là con đường vạn lý, con đường đau khổ, con đường vượt qua : Đường Tình Yêu.

Theo thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu thì :”Sống tình yêu không phải là căng lều trên đỉnh Tabor, mà là cùng với Đức Giêsu ta trèo lên đồi Calvê”. Hiểu được đau khổ là con đường tình yêu, thì thánh nữ Bernadette đã cầu nguyện:”Con không xin cho mình khỏi đau khổ, nhưng chỉ xin Ngài đừng bỏ con trong đau khổ”.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY George so sánh chính sách của Obama với chính sách của Cộng Sản Liên Xô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:13 27/02/2012
“Trong vòng hai năm nữa sẽ không còn Bệnh Viện Công Giáo nếu Sắc Lệnh của HHS không được hủy bỏ” (CWN ngày 27 tháng 2, năm 2012)

Trong lúc cảnh báo rằng Hội Thánh đang “bị cướp đoạt các cơ sở của mình” khi “quyền tự do làm theo lương tâm và tự do tôn giáo trở thành hồi tưởng về một dĩ vãng hạnh phúc xưa kia,” ĐHY Francis George của Chicago nhận xét rằng “Hội Thánh Công Giáo ở Hoa Kỳ đang bị ra lệnh phải “từ bỏ” các cơ sở ý tế, các trường đại học và nhiều cơ quan từ thiện khác của mình”

Ngài nói tiếp: “từ trước đến giờ trong lịch sử Hoa Kỳ, chính quyền của chúng ta đã tôn trọng quyền tự do làm theo lương tâm của cá nhân và sự toàn vẹn về cơ chế của tất cả các nhóm tôn giáo đã hình thành xã hội chúng ta…. Chính quyền đã không ép buộc họ phải làm hay trả phí tổn cho những điều mà niềm tin của họ cho là vô luân. Đó là điều mà chúng ta cho là tự do tôn giáo. Đó là điều chúng ta đã tin và đã được bảo vệ bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ. Có thể chúng ta đã khờ dại khi tin như thế.”

ĐHY George nói thêm:

Điều gì sẽ xảy ra nếu những điều luật của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh (HHS) không được hủy bỏ? Như tôi có thể nhìn thấy cho đến lúc này, một cơ sở Công Giáo sẽ có một trong bốn chọn lựa:

1) Tự mình tục hóa và cắt đứt mọi liên hệ với Hội Thánh, các giáo huấn về luân lý và xã hội của Hội Thánh và quyền giám sát việc mục vụ của nó bởi giám mục địa phương. Đây là một hình thức ăn cướp. Điều này có nghĩa là Hội Thánh sẽ không được phép có tiếng nói trong đời sống công cộng qua các cơ sở của mình.

2) Trả tiền phạt cắt cổ mỗi năm để tránh mua những khế ước bảo hiểm bao gồm những thuốc gây phá thai, ngừa thai và triệt sản nhân tạo. Điều này không thể cáng đáng được về mặt kinh tế.

3) Bán cơ sở cho những nhóm ngoài Công Giáo hay cho chính quyền địa phương.

4) Đóng cửa…

Tự do thờ phương đã được bảo đảm trong Hiến Pháp của Liên Bang Xô Viết xưa kia. Bạn có thể đi nhà thờ, nếu tìm thấy nó. Tuy nhiên, hội thánh không có thể làm gì ngoài việc cử hành các nghi thức tôn giáo ở những nơi thờ phượng – không có trường học, ấn loát tôn giáo, các cơ quan y tế, tổ chức từ thiện, phục vụ công lý và làm những việc thương xót là những điều phát sinh một cách tự nhiên từ một đức tin sống động. Chúng ta đã phải chiến đấu trong một cuộc chiến tranh lạnh lâu dài để đánh bại viễn tượng về xã hội ấy.

Một tố giác lạ đời trong cuộc thảo luận công cộng bị thao túng này là các giám mục đã không tôn trọng sự phân chia giữa hội thánh và nhà nước. Các giám mục rất muốn có một sự phân chia giữa hội thánh và nhà nước mà chúng tôi đã nghĩ rằng chúng tôi được hưởng cách đây vài tháng, khi chúng tôi được tự do điều hành các cơ sở Công Giáo theo những đòi hỏi của đức tin Công Giáo, khi chính quyền không thể ra lệnh cho chúng tôi tác vụ nào là Công Giáo và tác vụ nào không phải là Công Giáo, khi luật pháp bảo vệ thay vì đè bẹp lương tâm. Nhà nước đang tự biến mình thành hội thánh.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Xem nguyên văn ở: http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=13461
 
Tăng cường mối tương quan với Thiên Chúa qua việc cầu nguyện hàng ngày
Bùi Hữu Thư
12:45 27/02/2012
Kinh Truyền Tin ngày 26 tháng 2, 2012, diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI

ROME, Chúa nhật 26 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói trước kinh Truyền Tin Chúa Nhật 26 tháng 2, Chúa Nhật đầu tiên Mùa Chay: “Thời gian Mùa Chay là thời gian tốt nhất để làm cho mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa vững mạnh hơn, nhờ kinh nguyện hàng ngày.”

Đức Thánh Cha đã chủ sự kinh Truyền Tin từ cửa sổ văn phòng làm việc của ngài trông ra quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của hàng vạn khách hành hương – và còn có rất nhiều người khác theo õi trên radio hay Tivi – dưới bầu trời nhiều mây. Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa của Mùa Chay khi bình giải về đoạn Phúc Âm nói về các cám dỗ của Chúa Giêsu tại sa mạc.

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã giải thích bằng tiếng Ý: “Thời gian của Mùa Chay rất thích hợp cho việc canh tân và tăng cường mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, nhờ việc cầu nguyện hang ngày, nhờ các hành động sám hối, và bác ái.”

Đức Thánh Cha đã nhận xét là sa mạc mang hai ý nghĩa: sự cô đơn hay việc bảo vệ. Ngài đã giải thích: “Sa mạc có thể biểu hiệu cho tình trạng phó thác và cô độc, “nơi chốn” của sự yếu đuối của con người, nơi không có sự nâng đỡ và an toàn, nơi mà cám đỗ mạnh mẽ nhất.

Nhưng cũng có thể biểu hiệu cho nơi ẩn lánh và lẩn trốn – cũng như đã là nơi chốn người dân Ítraen sau khi thoát khỏi tình trạng nô lệ tại Ai Cập.” Đây là nơi người ta có thể “có cảm nghiệm về sự hiện diện của Thiến Chúa một cách đặc biệt.”

Đức Thánh Cha mời gọi phải “kiên nhẫn” và “khiêm nhường” để “bước theo Chúa Kitô hàng ngày và học biết cách xây dựng cuộc đời chúng ta không phải là bên ngoài Chúa, y như Người không hiện hữu, nhưng là trong Người và với Người, vì Người là nguồn sống chân chính.”

Ngài giải mã (décrypte) cám dỗ của xã hội là “loại bỏ Thiên Chúa, là tự mình sắp xếp trật tự trong thế giới, và chỉ trông đợi vào các khả năng của chúng ta.”

Hay, theo lời Chúa Kitô, Đức Thánh Cha đọc được tuyên cáo này là “trong Người đã có sự mới lạ xẩy ra: Thiên Chúa nói với con Người một cách bất ngờ, trong một sự gần gũi cụ thể, tràn đầy yêu thương; Thiên Chúa nhập thể và bước vào thế giới con người để gánh lấy hết tội lỗi, để chiến thắng sự dữ và đưa con người trở về thế giới của Thiên Chúa.”

Và rồi, có lời mời gọi để có sự tự do nhân loại, để “phù hợp” vói “ân sủng” đã tặng ban: “một lời mời gọi để tin vào Thiên Chúa và hoán cải hàng ngày đời sống chúng ta theo thánh ý Chúa và hướng tất cả mọi hành động, và tư tưởng vào sự lành.”

Đức Thánh Cha đã dâng Mùa Chay của người Công Giáo cho Đức Nữ Đồng Trinh Maria và xin mọi người cầu nguyện cho cuộc cấm phòng hàng năm của ngài Mùa Chay sẽ bắt đầu chiều nay tại Vatican, với suy niệm đầu tiên của Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, tổng giám mục Kinshasa (Nước Cộng Hòa Congo: RDC).
 
Sách Kinh Thánh viết tay 1.500 năm tuổi được tìm thấy ở Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
14:45 27/02/2012
Sách Kinh Thánh viết tay 1.500 năm tuổi được tìm thấy ở Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ

Một cuốn sách Kinh Thánh cổ vừa được khám phá và đang lưu giữ trong một viện bảo tàng ở Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ và được ghi nhận có độ tuổi 1.500 năm bao gồm một bản vẽ về Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu, theo báo cáo của giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vào hôm thứ Sáu, 24.2.2012.

Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, Ông Ertugrul Gunay xác nhận cuốn Kinh Thánh 1.500 tuổi này đã được cảnh sát phát hiện trong một chiến dịch chống các băng đảng buôn lậu vào năm 2000 và từ đó được lưu giữ tại một toà án Ankara mà không ai chú ý đến giá trị của nó cho đến hơn một thập niên nay.

Bây giờ sách Kinh Thánh quý báu này đã được bàn giao cho Bảo tàng Dân tộc học ở Ankara bảo quản.

Sách Kinh Thánh này dày 52 trang được viết bằng tiếng A-ram, ngôn ngữ được sử dụng thời Chúa Giêsu tại Do Thái, sách mô tả về Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu với 12 người tông đồ của mình. Sách được viết bằng chữ vàng trên các trang bằng da thú và được khâu lại lỏng lẻo với nhau bằng chỉ. Chữ viết trên da vẫn còn đọc được rõ ràng.

Sách Kinh Thánh viết tay 1.500 năm tuổi cũng bao gồm một mô tả về sự đóng đinh của Chúa Giêsu, một biểu tượng của mặt trời và cây thập tự. Ngoài ra còn có một mô tả về một hang động và một tảng đá lớn, được cho là phần mộ của Chúa Giêsu.

Hiện nay những nhà cổ học cho rằng cuốn sách Kinh Thánh cổ có thể đạt được giá trị lên đến 20 triệu Euro.

Ông Zülküf Yilmaz, người đứng đầu Tổng cục Viện Bảo Tàng và các tài sản văn hóa cho biết các chuyên gia sẽ phục hồi sách Thánh Kinh và sau đó sẽ cho triển lãm trong viện bảo tàng. Ông Yilmaz cho rằng cuốn sách thực tế có thể là Tin Mừng của Barnabas: "Tôi đã thấy tuyên bố như vậy trên các phương tiện truyền thông. Tôi hy vọng vào điều này".

Tin Mừng của Barnabas mâu thuẫn với 4 tác giả Tân Ước viết về Chúa Giêsu và sứ vụ của Ngài, nhưng có sự tương đồng với quan điểm Hồi giáo của Chúa Giêsu. Phần lớn nội dung và chủ đề của nó là phù hợp với ý tưởng Hồi giáo, và nó bao gồm một dự báo của Chúa Giêsu về tiên tri Muhamad đến trái đất.

Ông Ertugrul Gunay cho biết Tòa Thánh Vatican đã yêu cầu chính thức để được phép nghiên cứu về sách Kinh Thánh 1.500 tuổi này.

Mục sư Tin Lành người Thổ, Ihsan Özbek nói sách này không xác thực: "Bản văn tại Ankara có thể đã được viết bởi một trong những tín đồ của Barnabas." Kể từ khi xuất hiện khoảng 500 năm ở giữa Barnabas và các bản văn Kinh Thánh khác, người Hồi giáo có thể bị thất vọng để thấy rằng bản văn này không bao gồm những thứ họ muốn xem.

Các chuyên gia Kinh Thánh khác xem nó như là giả mạo.

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
 
Top Stories
Holy See and Vietnam discuss opening of diplomatic relations
Nguyen Hung
10:28 27/02/2012
Third meeting of the Joint Working Group begins today in Hanoi. The Church of Vietnam, concerned about the repeated violence by local authorities against the faithful and religious, accompanies talks with prayer.

Hanoi (AsiaNews) - The third meeting of the Vietnam-Vatican Joint Working Group to investigate the possibility of establishing diplomatic relations between the socialist country and the Holy See began today in Hanoi. The Vietnamese delegation was led by Deputy Foreign Minister Bui Thanh Son, while the Vatican delegation is headed by Undersecretary for Relations with States Monsignor Ettore Balestrero. The Commission meets in Hanoi today, February 27, and tomorrow. The Vietnamese Church is accompanying their work in prayer; it expects that nobody wants to jeopardize the future of the Vietnamese Church, and hopes for good news of diplomatic relations between Vietnam and the Holy See.

The Church also prays for peace and justice in the country. Local authorities, particularly in remote and mountainous areas, still employ religious persecution citizens and Catholics in particular. And many faithful live in fear. It seems that members of different religions do not enjoy security.

On February 23, Fr Gonzaga Luy Gonzaga Nguyễn Quang Hoa, (pictured), curate of the parish of Kon Hring, after having celebrated the funeral in the village of Kon Hnong, in the province of Kontum, was beaten by three thugs linked to local authorities while returning to his parish. They attacked him with iron bars on the head and back, and fled. The bishop Micae Hoàng Đức Oanh and other priests have visited the injured priest.

Local authorities now appear to use "groups of hooligans", sometimes armed, to exercise violence against religious believers or those who have opinions different from theirs. Vietnamese Catholics are now also having to pray for safety and peace. On the first Sunday of Lent, many Catholics and non Catholics gathered at the Redemptorists house to pray for true peace and justice in Vietnam. They prayed for the bishops and religious in Vietnam and for communion in the Church.

Peter, a parishioner of the Diocese of Hai Phong, told AsiaNews that "now the whole country is worried about the case of Đoàn Văn Vuong and his family. They are Catholics, who have always lived and worked in peace in their communities. But local authorities destroyed their home and illegally confiscated their land, with the help of armed men. Vietnamese Catholics pray for them, and they pray for local authorities, so that one day our country and our people will live without violence and injustice. "

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Holy-See-and-Vietnam-discuss-opening-of-diplomatic-relations-24083.html)
 
In Attack on Vatican Web Site, a Glimpse of Hackers' Tactics
Nicole Perlroth and John Markoff
10:37 27/02/2012
SAN FRANCISCO February 27, 2012 -- The elusive hacker movement known as Anonymous has carried out Internet attacks on well-known organizations like Sony and PBS. In August, the group went after its most prominent target yet: the Vatican.

The campaign against the Vatican, which did not receive wide attention at the time, involved hundreds of people, some with hacking skills and some without. A core group of participants openly drummed up support for the attack using YouTube, Twitter and Facebook. Others searched for vulnerabilities on a Vatican Web site and, when that failed, enlisted amateur recruits to flood the site with traffic, hoping it would crash, according to a computer security firm's report to be released this week.

The attack, albeit an unsuccessful one, provides a rare glimpse into the recruiting, reconnaissance and warfare tactics used by the shadowy hacking collective.

Anonymous, which first gained widespread notice with an attack on the Church of Scientology in 2008, has since carried out hundreds of increasingly bold strikes, taking aim at perceived enemies including law enforcement agencies, Internet security companies and opponents of the whistle-blower site WikiLeaks.

The group's attack on the Vatican was confirmed by the hackers and is detailed in a report that Imperva, a computer security company based in Redwood City, Calif., plans to release ahead of a computer security conference here this week. It may be the first end-to-end record of a full Anonymous attack.

Though Imperva declined to identify the target of the attack and kept any mention of the Vatican out of its report, two people briefed on the investigation confirmed that it had been the target. Imperva had a unique window into the situation because it had been hired by the Vatican's security team as a subcontractor to block and record the assault.

"We have seen the tools and the techniques that were used in this attack used by other criminal groups on the Web," said Amichai Shulman, Imperva's chief technology officer. "What set this attack apart from others is it had a clear timeline and evolution, starting from an announcement and recruitment phase that was very public."

The Vatican declined to comment on the attack. In an e-mail intended for a colleague but accidentally sent to a reporter, a church official wrote: "I do not think it is convenient to respond to journalists on real or potential attacks," adding, "The more we are silent in this area the better."

The attack was called Operation Pharisee in a reference to the sect that Jesus called hypocrites. It was initially organized by hackers in South America and Mexico before spreading to other countries, and it was timed to coincide with Pope Benedict XVI's visit to Madrid in August 2011 for World Youth Day, an international event held every other year that regularly attracts more than a million Catholic youths.

Hackers initially tried to take down a Web site set up by the church to promote the event, handle registrations and sell merchandise. Their goal -- according to YouTube messages delivered by an Anonymous figure in a Guy Fawkes mask -- was to disrupt the event and draw attention to child sexual abuse by priests, among other issues.

The videos, which have been viewed more than 77,000 times, include a verbal attack on the pope and the young people who "have forgotten the abominations of the Catholic Church." One calls on volunteers to "prepare your weapons, my dear brother, for this August 17th to Sunday August 21st, we will drop anger over the Vatican."

Much as in a grass-roots lobbying campaign, the hackers spent weeks spreading their message through their own Web site and social sites like Twitter and Flickr. Their Facebook page called on volunteers to download free attack software and implored them to "stop child abuse" by joining the cause. It featured split-screen images of the pope seated on a gilded throne on one side and starving African children on the other. And it linked to articles about sexual abuse cases and blog posts itemizing the church's assets.

It took the hackers 18 days to recruit enough people, the report says. Then the reconnaissance began. A core group of roughly a dozen skilled hackers spent three days poking around the church's World Youth Day site looking for common security holes that could let them inside, the report says. Probing for such loopholes used to be tedious and slow, but the advent of automated tools made it possible for hackers to do this while they slept.

In this case, the scanning software failed to turn up any gaps. So the hackers turned to a brute-force approach -- a so-called distributed denial-of-service, or DDoS, attack that involves clogging a site with data requests until it crashes. Even unskilled supporters could take part in this from their computers or smartphones.

"Anonymous is a handful of geniuses surrounded by a legion of idiots," said Cole Stryker, an author who has researched the movement. "You have four or five guys who really know what they're doing and are able to pull off some of the more serious hacks, and then thousands of people spreading the word, or turning their computers over to participate in a DDoS attack."

Over the course of the campaign's final two days, Anonymous enlisted as many as a thousand people to download attack software, or directed them to custom-built Web sites that let them participate using their cellphones. Visiting a particular Web address caused the phones to instantly start flooding the target Web site with hundreds of data requests each second, with no special software required, the report says.

On the first day, the denial-of-service attack resulted in 28 times the normal traffic to the church site, rising to 34 times the next day. Hackers involved in the attack, who did not identify themselves, said through a Twitter account associated with the campaign that the two-day effort succeeded in slowing the site's performance and making the page unavailable "in several countries." Imperva disputed that the site's performance was affected and said its technologies had successfully siphoned the excess data away from the site.

Anonymous moved on to other targets, including an unofficial site about the pope, which the hackers were briefly able to deface.

Imperva executives say the Vatican's defenses held up because, unlike Sony and other hacker targets, it invested in the infrastructure needed to repel both break-ins and full-scale assaults.

Researchers who have followed Anonymous say that despite its lack of success in this and other campaigns, recent attacks show the movement is still evolving and, if anything, emboldened. Threatened attacks on the New York Stock Exchange and Facebook last autumn apparently fizzled. But the hackers appeared to regain momentum in January after federal authorities shut down Megaupload, a popular file-sharing site.

In retaliation, hackers affiliated with Anonymous briefly knocked dozens of Web sites offline, including those of the F.B.I., the White House and the Justice Department. At one point, they were able to eavesdrop on a conference call between the F.B.I. and Scotland Yard.

"Part of the reason 'Op Megaupload' was so successful is that they've learned from their past mistakes," said Gabriella Coleman, an associate professor at McGill University who has studied Anonymous. Professor Coleman said the hackers had been using a new tool to better protect their anonymity. "Finally people felt safe using it," she said. "That could explain why it was so big."

In recent weeks, Anonymous has made increasingly bold threats, at one point promising to "shut the Internet down on March 31" by attacking servers that perform switchboard functions for the Internet.

Security experts now say that a sort of open season has begun. "Who is Anonymous?" asked Rob Rachwald, Imperva's director of security. "Anyone can use the Anonymous umbrella to hack anyone at anytime."

Indeed, in the last six months, hackers have attacked everything from pornography sites to the Web portals of Brazilian airlines. And some hackers have been accused of trying to extort money from corporations -- all under the banner of Anonymous.

"Anonymous is an idea, a global protest movement, by activists on the streets and by hackers in the network," the hackers said through the Twitter account. "Anyone can be Anonymous, because we are an idea without leaders who defend freedom and promote free knowledge."

This article originally appeared in The New York Times.

(Read more: http://www.post-gazette.com/pg/12058/1212968-96.stm?cmpid=business.xml#ixzz1nbJhczM7)
 
Chine: Quel bien pour l’Eglise de Chine?
Eglises d'Asie
13:23 27/02/2012
En juillet 2011, le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse de Hongkong, publiait un texte intitulé : « A ces athées qui dirigent l’Eglise catholique en Chine », par lequel il dénonçait les manipulations auxquelles se livraient des « opportunistes » qui, au sein de l’Eglise en Chine, agissent, contraints ou non, conformément aux diktats du gouvernement tout en cherchant à complaire à Rome. ...

... Le 8 février 2012, dans un texte confié à l’agence AsiaNews, le même cardinal Zen a repris la plume pour, avec la vigueur qu’on lui connaît, s’en prendre à ceux qui en Occident invitent des évêques « officiels » de l’Eglise de Chine à prendre la parole à l’étranger sans s’assurer tant des actes que ces évêques ont pu poser en Chine et qui sont contraire à la communion ecclésiale que du degré de liberté de parole que ces évêques peuvent réellement avoir hors de Chine. La traduction est de la rédaction d’Eglises d’Asie.

En premier lieu, je tiens à dire mon respect le plus complet pour le zèle magnifique de mes amis de la Communauté de Sant’Egidio et de mon bon ami Gianni Valente de 30Jours dans l’œuvre qu’ils mènent envers l’Eglise en Chine. Je tiens également à réitérer ma gratitude pour leur longue amitié à mon égard. Toutefois, le fait que depuis quelque temps ils n’ont plus cherché à me rencontrer et que je trouve quelque chose de particulièrement troublant dans ce qu’ils font et disent à l’égard de notre Eglise en Chine bien-aimée, je crois que le moment est venu d’entamer un débat public, par écrit, et ce faisant, je pars d’un article de Gianni Valente publié dans 30Jours (numéro 9, 2011), intitulé : « Interview avec Mgr Jean-Baptiste Li Suguang, évêque coadjuteur de Nanchang ».

Mes questions

Après avoir lu attentivement les pages 30 à 35, je ne parviens pas à concilier les belles paroles que Mgr Li tient dans cette interview avec les faits récemment – et honnêtement – rapportés par Gianni Valente : à savoir que le 14 juillet 2011, Son Excellence a participé à l’ordination épiscopale illicite de Mgr Huang Binzhuang de Shantou.

Ma première question est la suivante : pourquoi la Communauté de Sant’Egidio a-t-elle invité des personnalités, comme Mgr Li, qui sont gravement compromises du point de vue de l’Eglise, à cette rencontre internationale [NdT : le cardinal Zen fait référence ici à la rencontre ‘La civilisation de la paix : religions et cultures en dialogue’ organisée par la Communauté de Sant’Egidio du 11 au 13 septembre 2011 à Munich] ? De toute évidence, ces personnalités ont été reçues avec une grande cordialité, ce qui est bien, et avec honneur, ce qui ne l’est pas.

Je pose donc la question : pourquoi, pour 30Jours, Gianni Valente devrait-il interviewer ces gens-là, quand on sait qu’ils ne sont pas libres de dire ce qu’ils pensent ? Comment Mgr Li Suguang peut-il affirmer que « l’Eglise en Chine ne s’est pas écarté d’un iota de la tradition apostolique », quand peu de temps auparavant il a assisté (de gré ou de force) à un acte qui blesse gravement l’unité de l’Eglise malgré les rappels clairs et récents du Saint-Siège pour ce qui concerne la gravité d’un tel acte.

Comprendre la situation

La Chine connaît à l’évidence une situation douloureuse et tous, nous sommes désireux de faire quelque chose pour venir en aide à nos frères et sœurs. Mais la question est : que faire ? Nous avons un dicton qui dit que « la route de l’enfer est pavée de bonnes intentions » et signifie bien que nous faisons du mal à ceux à qui nous voulons faire du bien.

Afin de discerner ce qui est objectivement bon de ce qui ne l’est pas dans cette situation, il nous faut tout d’abord nous entendre sur notre compréhension de la situation actuelle.

Je pense que nous serons tous d’accord pour admettre, comme le souligne le Saint-Père dans sa Lettre de 2007, que la situation de l’Eglise en Chine est particulièrement insolite parce que ce ne sont pas les évêques, mais des organismes extérieurs de l’Eglise, à savoir l’Association patriotique et le Bureau des affaires religieuses, qui dirigent notre Eglise.

Cinq ans après la publication de la Lettre, cette réalité ne semble pas avoir du tout évolué. Pourquoi ?

D’une part, le gouvernement de Pékin n’a pas changé d’un iota dans sa politique d’oppression religieuse. Il veut toujours exercer un contrôle absolu sur la religion et, dans le cas de l’Eglise catholique, la Chine veut détacher l’Eglise de l’obéissance au Saint-Siège.

Pour notre part, malheureusement, certains n’ont pas accueilli la Lettre du pape en toute sincérité. Au contraire, certains ont osé falsifier sa présentation, sa traduction en chinois et son interprétation, passant par-dessus l’aspect ecclésiologique, qui a été souligné par le pape, l’interprétant plutôt de manière tendancieuse comme un encouragement du Saint-Père à la réconciliation comme s’il s’agissait d’une invitation à une « fusion » aveugle des deux communautés [NdT : « officielle » et « clandestine »], l’une qui est de plus en plus soumise au gouvernement et l’autre, qui est entrée dans la clandestinité pour éviter cet asservissement.

Loin de moi l’idée de porter un jugement moral sur les personnes dans ce que j’ai dit et sur ce que je vais dire, mais de toute évidence, beaucoup de fautes ont été commises ces dernières années.

Un peu d’histoire récente

Quand Son Eminence le cardinal Josef Tomko fut nommé préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, il avait déjà une vaste expérience qui recoupait la sollicitude du Saint-Père pour l’Eglise universelle. Cette expérience, couplée au fait qu’il venait d’un pays communiste, signifiait qu’il était capable de comprendre la situation de l’Eglise en Chine. Compte tenu de la politique d’ouverture menée alors à Pékin, il reçut un grand nombre d’informations sur la situation et conseilla que la ligne de conduite et les mesures appropriées soient approuvées par le Saint-Père.

En plus de sa préoccupation prioritaire pour la communauté « clandestine », il était ouvert envers les évêques âgés de la communauté « officielle » illégitimement ordonnés, prêt à les comprendre car il connaissait les situations extrêmement difficiles et les fortes pressions qu’ils avaient subies. En acceptant la légitimité de leurs requêtes, il prenait soin de demander le consentement des évêques « clandestins » légitimes (s’il en existait un dans le même diocèse) ou l’avis des évêques légitimes limitrophes. Dans les diocèses où il y avait un évêque « clandestin », ceux-ci ont été confirmées comme Ordinaire du lieu, tandis que l’évêque « officiel » pouvait prétendre à être auxiliaire. Bien sûr, cette dépendance canonique ne devenait une réalité que lorsque les conditions étaient favorables, comme cela a pu être le cas à Wuhan, tandis qu’ailleurs, cette dépendance est restée à l’état théorique, avec la cohabitation de deux évêques sur un même territoire qui n’étaient pas en mesure de se consulter pour exercer leur charge pastorale.

Des dispositions similaires ont été mises en œuvre lorsque de jeunes candidats à l’épiscopat, élus officiellement dans la communauté, ont cru de leur devoir de demander l’approbation du Saint-Siège avant leur ordination épiscopale.

En 2000, le cardinal Tomko, ayant atteint l’âge de 75 ans, a pris sa retraite. Au même moment, un changement complet de personnel a eu lieu au sein de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples. L’absence d’expérience et d’expertise des nouvelles équipes a causé un vide à la fois dans la pensée et dans l’action. La démarche initiée à l’origine par le cardinal Tomko s’est poursuivie, mais dans une complète inertie, dépourvue de la précision avec laquelle elle avait débuté. De nombreux membres des communautés « clandestines » se sont plaints que des évêques ordonnés illégalement aient été légitimés et qu’on a trop facilement reconnu de nouveaux candidats, tandis que de nouveaux évêques n’étaient pas nommés pour la communauté « clandestine » quand les anciens pasteurs mouraient.

Le successeur du successeur du cardinal Tomko [NdT : le cardinal Ivan Dias] avait pour expérience d’avoir travaillé avec le cardinal Casaroli. Malheureusement, ce qui aurait pu être son point fort s’est plutôt révélé être une limite car il estimait que l’Ostpolitik du célèbre cardinal avait fait des miracles dans les pays communistes d’Europe orientale, encore que l’on sache que, au moins, le pape Jean-Paul II et le cardinal Wyszynski n’étaient pas du même avis et que la plupart des membres du clergé de ces pays ont sévèrement critiqué cette politique. Le cardinal Casaroli pensait qu’ils devaient chercher si ce n’est un modus vivendi, du moins un modus non moriendi, mais dans la réalité, la foi de ces Eglises allait en s’éteignant.

Nous en arrivons maintenant à la réalité chinoise. Dans la conviction que la résistance au pouvoir excessif d’un gouvernement absolutiste est vaine, on a adopté une stratégie de compromis, sinon indéfiniment, du moins dans une très large mesure. Et à quoi peut-on assister maintenant ? On peut voir que la communauté « clandestine », autrefois si florissante, court maintenant le risque de mourir de frustration et de découragement, parce qu’elle semble négligée et être considérée comme gênante par le Saint-Siège. La communauté « officielle » paraît bien vivante, avec ses églises ouvertes pleines de monde, et ses évêques, dont plusieurs ont le double agrément, c’est-à-dire celui du gouvernement et du Saint-Siège, mais quelle est la véritable réalité? Une double victoire ?

Lorsque Gianni Valente a voulu faire croire que tout allait bien parce que de nombreuses ordinations épiscopales ont reçu la double approbation, je me suis demandé si le Saint-Siège avait cédé plus de terrain dans les négociations que son homologue chinois.

Evénements récents

Après un grand (je dirais même excessif) acquiescement du Saint-Siège, le gouvernement chinois n’a montré aucune volonté de respecter la nature fondamentale de l’Eglise catholique, telle qu’elle est pacifiquement acceptée par l’ensemble du monde civilisé. En fait, quand l’approbation de l’Eglise a été lente à être accordée, le gouvernement a procédé unilatéralement à de nouvelles ordinations illégitimes, à Chengde (novembre 2010), puis à Leshan (en juin 2011) et à Shantou (en juillet 2011). Le gouvernement chinois a montré ainsi qu’il n’avait pas l’intention d’amender sa politique religieuse.

Devant de tels actes de défiance, qui ont trahi son désir d’un dialogue sincère, l’unique option du Saint-Siège est de revenir à une attitude claire. Le Saint-Siège ne peut pas, par conséquent, être accusé d’être guidé par un esprit de fermeture.

Changement de direction

En réfléchissant sur le passé récent, on a pu constater qu’une politique trop accommodante n’avait pas permis d’obtenir, de la part du gouvernement chinois, la réciprocité souhaitée et qu’en même temps, une compassion mal fondée avait affaibli l’Eglise de l’intérieur. Au point que le Saint-Père a été contraint de s’alarmer au sujet de la possible infiltration d’éléments opportunistes aux plus hauts niveaux de l’Eglise.

Les atermoiements ne constituaient plus une option. Les attitudes qui nous ont été données d’observer lors des deux dernières ordinations illégitimes parlent pour elles-mêmes.

Je comprends que ceux qui ont cru à une situation ‘gagnant-gagnant’ dans le cadre du précédent compromis pensent aujourd’hui que l’Eglise se trompe en faisant preuve d’une attitude de fermeté et de clarté qu’ils perçoivent comme une fermeture.

Pour ceux qui, notamment par le biais de l’Internet à l’intérieur de la Chine, ont pris le pouls sur la façon dont la communauté des fidèles interprète de tels événements, la position ferme et claire du Saint-Siège a été à la fois sage et nécessaire pour regagner la confiance de beaucoup de ceux se sentant désorientés en face d’évêques qui, bien qu’en communion avec le Saint-Siège, accomplissent des actes allant à l’encontre de l’unité de l’Eglise sans être pour autant sanctionnés par le Saint-Siège. En fait, dans le passé, on a souvent évoqué l’excommunication prévue par le Code de droit canon mais on l’a rarement appliquée dans la pratique.

De toute évidence, la situation actuelle est tout à fait différente de celles qui prévalait il y a quelques décennies. Comparer les évêques actuels de la partie « officielle » de l’Eglise avec, par exemple, la figure vénérée de feu Mgr Li Duan, évêque « officiel » de Xi’an, trahit une ignorance complète des faits.

D’aucuns ont tenté de suggérer que l’auteur de ces lignes serait quelqu’un approuvant avec joie la prononciation des peines d’excommunication. Mais les faits rapportés par l’Histoire montreront que j’étais parmi les premiers, il y a vingt ans, à plaider la cause de ceux appartenant à la communauté « officielle ». J’ai même dit devant l’auguste Assemblée synodale pour l’Asie qu’il n’y avait qu’une seule Eglise en Chine. Aujourd’hui, toutefois, je n’en suis plus si sûr.

Nous savons pertinemment que nos frères sont opprimés par les menaces du gouvernement et les multiples tentations qu’il met en avant, mais, confrontés au problème fondamental de l’unité de l’Eglise catholique, il est de notre devoir de les inciter à faire preuve de courage, comme le Saint-Père l’a fait à maintes reprises. Ce serait une fausse compassion de prétendre que leurs échecs sont justifiables.

Pour le moment, inviter à prendre part à des réunions à l’étranger des évêques qui se sont compromis par des actes objectivement destructeurs pour l’unité de l’Eglise semble des plus gênants, parce que dans ce cas, ils ne recevront, selon toute vraisemblance qu’une sorte d’encouragement qui sera ensuite pris abusivement par le reste de l’Eglise comme une approbation de leurs actions. Bien plus, leur donner la parole équivaut à donner une tribune libre à des gens qui ne sont pas libres de dire la vérité et ne peuvent parler que des affaires qui favorisent la cause du gouvernement. C’est cruel envers celui qui est interrogé et injuste envers ses auditeurs, qui auront une conception déformée de la réalité.

Le fait est que nous sommes au bord d’un schisme, avec ces déclarations répétées de vouloir faire une Eglise indépendante et continuer à ordonner des évêques sans mandat pontifical.

Tous les actes de bonté ne sont pas, en vérité, charitables, surtout qu’ils n’aident pas à rester fidèles à la vraie nature de l’Eglise. En outre, ces réunions ont des effets pénibles sur les membres de la communauté « clandestine », qui ne peuvent que se sentir perdus en voyant des membres de l’Eglise universelle honorer ces frères qui sont gravement compromis.

Conclusion

Répondant à la question formulée dans le titre de cet article, je pense que je peux dire que le véritable bien de l’Eglise en Chine ne peut se trouver que dans son retour à sa véritable nature, qui lui a été donnée par son fondateur, Jésus-Christ, et selon la Lettre du pape à l’Eglise en Chine, qui est d’être Une, Sainte, Catholique et Apostolique.

Le vrai bien de l’Eglise en Chine n’est pas de consoler les opprimés qui persistent dans leurs situations ambiguës, mais en les encourageant à en s’en extraire.

Le bien véritable de l’Eglise en Chine n’est pas de continuer à négocier avec des organismes qui ne sont pas seulement étrangers, mais clairement hostiles à l’Eglise, mais en mobilisant évêques et fidèles pour en débarrasser l’Eglise.

Est-ce que je demande l’impossible? Tout est possible à ceux qui veulent rester fidèles aux desseins de Dieu, Celui qui donne la force aux humbles et le courage aux faibles.

(Source: Eglises d'Asie, 27 février 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐGM Kontum trong một đề nghị giải quyết toàn diện tài sản của Giáo hội đang bị nhà nước chiếm đoạt
+ GM Hoàng Đức Oanh
18:44 27/02/2012
KON TUM - Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum trong một lá thư gửi Đức Giám Mục Tôma Nguyễn văn Tân, giám mục Vĩnh Long, đã nêu đề nghị một giải pháp nhằm giải quyết tài sản của Giáo hội nêu lên rằng có thể hiến tặng 60% tài sản đất đai ruộng vườn cho Nhà Nước - để bù lại Giáo hội sẽ được tự do sử dụng các tài sản chuyên về tôn giáo, giáo dục và từ thiện. Lá thư viết như sau:

Kontum ngày 15.02.2012

Kính gửi: Đức Cha Tôma Nguyễn văn Tân
Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long.
103 Đường 3/2. Tp Vĩnh Long.
Email: tgmvinhlong@gmail.com; tomatan@gmail.com

Trọng kính Đức Cha,

Sống trên mảnh đất Tây Nguyên nhiều đặc thù, Giáo phận Kontum chúng con đã phải trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt kéo theo bao hậu quả đau đớn. Đặc biệt từ 1972, hầu như các cơ sở của Giáo Hội phía bắc tỉnh Kontum đã bị chiến tranh tàn phá bình địa. Còn sau 1975, các cơ sở tôn giáo hầu như nằm trong tay quản lý của chính quyền. Có nơi thì mượn mà tới nay không trả như Trung tâm tình thương; có chỗ thì tịch thu như Trường đào tạo Yao phu Cuenot ở Kontum hay Nhà thờ Hiếu Đạo ở Pleiku. Chúng con đã hơn một lần đòi lại nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả. Hình như chẳng ai có quyền hay dám giải quyết. Hình như “không ai bảo được ai”. Chẳng lẽ đấy là lề lối hành xử của chính quyền mới?

Do đó, chúng con rất thông cảm với Đức Cha và Giáo phận Vĩnh Long khi hay biết chính quyền có chương trình biến chất Đại chủng viện Vĩnh Long mà không quan tâm tới nguyện vọng chính đáng của phía Giáo hội. Chắc hẳn dân rất bức xúc! Nỗi bức xúc đó ngày càng tăng, vì tài sản của Giáo hội hầu như dần dần bị biến dạng vô tội vạ!

Chuyện tài sản của người dân, cách riêng của các giáo hội, đã và đang làm khổ bao nhiêu người. Từ mọi phía. Nếu Giáo hội có lên tiếng đòi lại các cơ sở thuần túy tôn giáo và chính yếu, thì không chỉ “vì là tài sản vật chất”, mà còn vì cái “quyền tự do tôn giáo” cũng như vì quyền lợi của những người dân thấp cổ bé miệng bị oan ức khắp nơi đã bị tước đoạt từng tấc đất tấc ruộng do mồ hôi xương máu đổ ra từ bao đời. Cụ thể và rõ ràng như vụ cưỡng chế tài sản của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn ngày 05.01.2012 vừa qua ở Tiên Lãng. Tạ ơn Chúa cám ơn gia đình Ông Đoàn Văn Vươn. Vụ việc này đã và còn đang thu hút sự quan ngại của thế giới cũng như của những người tha thiết đến quê hương đất nước này! Vụ việc này “mở mắt” được nhiều người!

Về chuyện đất đai tài sản của Giáo Hội, chúng con thiển nghĩ đã đến lúc giữa Giáo hội và Chính quyền cần ngồi lại giải quyết một lần sao cho nhẹ nhàng và tốt đẹp! Tội nghiệp cho nhiều người hôm nay phải gánh chịu những việc làm bất công của những người đi trước “đã nhẹ nhàng rũ tay và đáp bãi an toàn”. Nhiều tài sản đã bị “họ” “biến hóa”! Chúng ta có thể nghĩ tới mô hình Hiệp Ước Latran giữa Tòa Thánh và chính quyền Italia thời 1929 không? Giáo hội có thể đi bước trước? Có thể đưa ra một đề nghị gợi ý “một tiến trình ba bước” như sau được không?

* Bước 1 :

Có một Ban phụ trách tài sản của Giáo hội đi thu thập toàn bộ các cơ sở của Giáo hội hiện do Nhà Nước đang quản lý từ 1954.
Các Giáo phận, các Dòng tu lập danh sách này với đầy đủ chi tiết cần thiết như : cơ sở ban đầu là gì; ngày tiếp thu; sử dụng vào việc gì? Tiếp thu kiểu nào? Sau đó và nay đang sử dụng ra sao? Đề nghị cụ thể?

* Bước 2 :

Ban Tài Sản cùng với các Giáo phận và Dòng tu trao đổi và thoả thuận đi tới một danh sách phân thành 3 loại :

1) Loại 1: Gồm các chủng viện, tu viện, nhà thờ… Chiếm đoạt các cơ sở loại này cũng có nghĩa là cấm đạo! Có khác chi một con người bị chặt hết chân tay không còn hoạt động được! Loại này dứt khoát đòi lại, không có chuyện khoan nhượng!
2) Loại 2: Gồm các cơ sở giáo dục, từ thiện bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện… Loại này để chính quyền tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu. Nếu làm sai, tất cả các nơi đều lên tiếng phản ứng.
3) Loại 3: Là tất cả các tài sản khác như đất đai, ruộng vườn, … Giáo hội không đòi lại các cơ sở này và để phục vụ xã hội. Loại này có thể lên tới 60% tài sản của mỗi nơi.

* Bước 3 :

Ban Tài Sản sẽ trao cho chính quyền danh sách đã được thỏa thuận. Từ đó toàn thể Giáo hội Việt Nam sẽ có tiếng nói và phản ứng chung theo mục đích loại 1 và loại 2 trên đây. Không có phản ứng lẻ tẻ. Không còn phải nhìn ngó nhau. Như vậy Giáo hội đã mở lối thênh thang cho chính quyền bước tới. Như vậy sẽ tránh cho xã hội không còn phải bận tâm đối phó. Đó là một thể thức yêu Nước thiết thực và cụ thể.

Trọng kính Đức Cha,

Thay mặt toàn thể gia đình Giáo phận Kontum, chúng con hoàn toàn hiệp thông với Đức Cha và Quý Giáo phận trong việc đòi chính quyền Vĩnh Long giải quyết vụ việc có tình có lý theo đúng phép công bằng và đạo đức.

Hiệp thông trong niềm tin vào Thiên Chúa là Chủ lịch sử.

+ Micae Hoàng Đức Oanh
Giám mục Giáo phận Kontum.”


(Nguồn: http://giaophankontum.com)
 
Văn Hóa
Nghe bản nhạc Thánh Giá
Thiên Giang
10:25 27/02/2012