Ngày 25-02-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bụi tro và một hy vọng
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
06:10 25/02/2020


Năm nào cũng thế, Giáo Hội dành cả một Mùa Chay dài để mời gọi chúng ta ý thức thân phận nhỏ nhoi mỏng dòn nơi bản tính con người của mình, vốn dễ bị tội lỗi thống trị.

Nghi thức xức tro chính là nghi thức khai mạc Mùa Chay. Nó là hành động hữu hiệu và cụ thể nhất nhắc nhỡ ta về thân phận và kiếp người nhỏ nhoi mỏng dòn ấy.

Ðể khi cúi đầu nhận lãnh một chút tro từ tay Thừa Tác Viên, bạn và tôi hiểu rằng: Thân phận này chỉ là bụi tro, Bởi thế, nghi thức xức tro là một nghi thức sám hối ý nghĩa nhất.

Nếu ta xức tro bằng một ý hướng ngay lành, bằng một tâm hồn thành thật, nghi thức này sẽ cho ta sự khiêm tốn cần thiết để đón nhận bài học của một sự thật rất quý giá: xuất phát từ tro bụi, thân phận được hoàn trả cho bụi tro.

Chỉ cầm một lần xuôi tay nhắm mắt là đủ để tất cả tan biến.

Bài đọc hai của lễ Tro hôm nay, bài trích thư gửi giáo dân thành Côrintô, thánh Phaolô mời gọi: "Nhân danh Chúa Kitô, tôi năn nỉ anh em hãy làm hòa cùng Thiên Chúa".

"Tôi năn nỉ anh em"! Lời mời gọi sao mà tha thiết, đáng yêu.

Từ một người quá xa lạ với Ðạo Chúa, xa lạ đến mức trở thành người mang tội ác vì bách hại đạo Chúa, giờ đây lại có những lời chân thành thấm thía đến thế.

Có ai ngờ một kẻ chống đạo lại trở thành thánh nhân. Thánh Phaolô, con người của sự ăn năn và hoán cải. Thánh Phaolô, một bầu trời hy vọng cho ta.

Và từ khi bắt gặp Chúa Kitô, bắt gặp chân lý đức tin, thánh Phaolô bất chấp mọi sự, dẫu là nguy nan nhất, để hiến dâng trọn cả cuộc đời mình cho Chúa Kitô.

Từ khi quyết quay đầu để phục tùng Chúa Kitô, thánh nhân chỉ trọn một lòng yêu mến Chúa. Sẽ không bao giờ thánh nhân dám có một ý nghĩ nào manh nha phản kháng, đừng nói chi đến chống đối Thiên Chúa.

Cả con người và lời "năn nỉ" ấy của thánh Phaolô đáng cho ta, không chỉ khâm phục nhưng là học lấy để thay đổi đời sống mình, trở về với Chúa trong tình yêu, trong sự tập tành nhân đức, sống tốt lành, vươn tới ơn thánh thiện như ngài. Chúng ta tin tưởng điều mà thánh Phaolô đã đạt được, đó là nhờ tình yêu của Chúa, chúng ta cũng sẽ đi đến cùng của ơn gọi nên thánh.

Mùa Chay, rắc một chút tro tàn lên đầu để mỗi ngày ý thức thân phận bé nhỏ của mình mà cảm nhận lòng thương xót của Chúa, mà nỗ lực cộng tác với ơn Chúa. Nhờ đó ta dám hy vọng chính bản thân có thể bước ra từ thân phận tội nhân để trở thành thánh nhân.
 
Thứ Tư Lễ Tro 26 tháng Hai 2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
08:09 25/02/2020
Bài Ðọc I: Ge 2, 12-18

"Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo các ngươi".

Trích sách Tiên tri Giô-en.

Bấy giờ Chúa phán: Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van. Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi. Hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa các ngươi, vì Người nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương xót và biết hối tiếc về tai hoạ. Biết đâu Người sẽ trở lại, sẽ hối tiếc và sẽ ban lại phần phúc để có của lễ hiến tế dâng lên Chúa là Thiên Chúa các ngươi?

Hãy thổi kèn lên khắp Sion, hãy ra lệnh ăn chay, triệu tập một đại lễ, quy tụ dân chúng, ra lệnh mở đại hội, tập họp các bô lão, quy tụ các thiếu nhi và các trẻ còn măng sữa. Tân lang hãy ra khỏi nhà, và tân nương hãy ra khỏi phòng. Các tư tế là những kẻ phụng sự Chúa, hãy đứng giữa cửa chính và bàn thờ mà than khóc và kêu lên rằng: Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa, xin đừng để cho cơ nghiệp Chúa phải hổ thẹn, đừng để các dân tộc thống trị nó. Tại sao thiên hạ dám nói rằng: "Chúa của chúng ở đâu?" Chúa đã nhiệt thành với xứ sở Người và đã tha thứ cho dân Người.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 12-13. 14 và 17

Ðáp: Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa

Xướng: Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác.

Xướng: Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn; con phạm tội phản nghịch cùng một Chúa.

Xướng: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con.

Xướng: Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Lạy Chúa, xin mở môi con, để miệng con sẽ loan truyền lời ca khen.

Bài Ðọc II: 2 Cr 5, 20 - 6,2

"Hãy làm hoà cùng Chúa đi... Bây giờ là cơ hội thuận tiện".

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

Anh em thân mến, chúng tôi đây là sứ giả của Ðức Kitô, chính Thiên Chúa nhờ chúng tôi mà khích lệ anh em. Nhân danh Ðức Kitô, chúng tôi năn nỉ anh em hãy làm hoà cùng Thiên Chúa. Ðấng không hề biết đến tội lỗi thì Thiên Chúa đã làm Người thành thân tội vì chúng ta, để trong Người, chúng ta được trở nên sự công chính của Thiên Chúa.

Với tư cách là những cộng sự viên của Người, chúng tôi khuyên anh em đừng nhận lấy ơn của Thiên Chúa một cách vô hiệu. Quả thật Chúa phán: "Dịp thuận tiện đến rồi, Ta đã nhậm lời ngươi, vào ngày giải thoát, Ta đã cứu vớt ngươi". Bây giờ là cơ hội thuận tiện, giờ đây là ngày cứu thoát.

Ðó là lời Chúa.

Câu Xướng Trước Phúc Âm

Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch. Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ.

PHÚC ÂM: Mt 6, 1-6. 16-18

"Cha ngươi, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không các con mất công phúc nơi Cha các con là Ðấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Các con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con bố thí được giữ kín và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.

"Rồi khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo các con rằng: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.

"Khi các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con, Ðấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con".

Ðó là lời Chúa.
 
Suy niệm Chúa Nhật tuần 1A Mùa Chay
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:07 25/02/2020
Chúa Nhật 1 MÙA CHAY. A
(Mt. 4:1-11)
CÁM DỖ.


Chúa vào hoang địa nguyện cầu,
Thánh Thần hướng dẫn, cầu bầu Chúa Cha.
Lâm cơn cám dỗ quỷ ma,
Bốn mươi ngày nhịn, đường tà mở ra.
Xúi lòng khiến bánh mưa sa,
Ăn vào khỏi đói, ngợi ca uy quyền.
Nghe rằng Lời Chúa dủ khuyên,
Chính do Thiên Chúa, đã truyền cho dân.
Đưa lên Thành Thánh trước sân,
Đền thờ đỉnh nóc, thiên thần đỡ chân.
Gieo mình nhảy xuống tay nâng,
Là Con Thiên Chúa, không cần phô trương.
Ngươi đừng thử thách mở đường,
Quỷ ma tấn tới, không nhường nói ngay.
Đưa Người lên núi đẹp thay,
Ngó nhìn thiên hạ, dịp may chiếm phần.
Sấp mình thờ lạy quỷ thần,
Cho ông tất cả, chỉ cần bái tôn.
Sa-tan cút xéo liệu hồn,
Phụng thờ Thiên Chúa, túi khôn cuộc đời.

Chúng ta bước vào Mùa Chay Thánh. Mùa chay là mùa sám hối. Sám hối là nhận biết lỗi lầm của mình, rồi hối lỗi, xin lỗi và sau cùng là sửa lỗi. Mùa chay đưa dẫn chúng ta trở về với lòng mình và với Chúa. Nếu lòng chúng ta đầy ứ những lo lắng và lo toan trong cuộc sống, vậy còn chỗ đâu cho chính chúng ta.

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta không có vấn đề gì cả. Chúng ta vẫn chu toàn mọi công việc hàng ngày. Sống yên vui trong tổ ấm của gia đình. Chúng ta sống trọn vẹn mọi giây phút có được. Hầu như trong mọi lúc chúng ta đều bị cuốn hút vào một cái gì đó. Như khi lái xe hay đi đường, chúng ta nghe nhạc hoặc nói truyện phôn. Khi về nhà, chúng ta lại mở máy vi tính hay truyền hình xem tin tức, thề thao và các mục chúng ta ưa thích.

Mùa chay là thời gian trở về. Chúng ta cần có những giây phút thinh lặng giúp suy tư và xét mình để nhận diện con người thật của mình. Chúng ta đang sống trong thế giới xô bồ và lẫn lộn. Biết rằng hành trình cuộc sống của chúng ta được kết dệt bằng những lựa chọn không ngừng. Đôi khi chúng ta không biết lựa chọn thế nào cho đúng: Giữa thiện và ác, giữa đúng và sai và giữa xấu và tốt. Đôi khi làm chúng ta phải so đo tính toán và rất khó quyết định giữa hai khoảng cách này.

Sự cám dỗ đưa đẩy chúng ta vào những việc sai trái, mà đôi khi chúng ta không hay biết. Cứ thế chúng ta an vui tự tại trong cách suy nghĩ và cách sống của mình. Những cám dỗ thường ngày rất nhẹ nhàng và tinh tế. Rất khó để phân biệt đúng hay sai. Chúng ta làm gì thì cũng chỉ nghĩ là vui chơi tí thôi, đâu có hại chi. Nhớ câu truyện con ếch ngồi trong nồi nước. Nếu chúng ta bỏ một con ếch vào trong một nồi nước lạnh, rồi đem đun xôi từ từ. Nước nóng dần, con ếch vẫn cảm thấy thoải mái nằm yên hưởng phước và rồi từ từ nước nóng xôi lên, chú ếch chết lúc nào không hay biết.

Ma quỉ cám dỗ rất khôn khéo. Từng bước dẫn ta vào đường lầm lạc. Bà Evà đã bị trúng kế của ma qủy về sự cám dỗ. Bà đi từ việc muốn ăn trái cấm tới việc kiêu ngạo muốn được biết mọi sự bằng Thiên Chúa. Chúng ta hãy ăn chay và cầu nguyện luôn, xin Chúa đừng để chúng con xa chước cám dỗ. Chúng ta không thể tránh các cơn cám dỗ trong cuộc sống. Phải phấn đấu và thắng vượt các cơn cám dỗ, chúng ta sẽ được hưởng phước bên Chúa.

THỨ HAI
Mt. 25: 31-46


Ngày Cánh Chung, khi Chúa đến trong vinh quang, Thiên Chúa sẽ không hỏi chúng ta về những thành tích mà chúng ta được biểu dương nhưng Ngài sẽ chất vấn chúng ta về những hành động bác ái chúng ta làm đối với tha nhân.

Bài Phúc âm dài nói về việc bác ái mà chúng ta phải trả lẽ trước mặt Chúa. Chúa Giêsu đã hạ thân làm người. Không phải làm người cao sang quyền qúi nhưng làm thân phận tôi đòi, nghèo khổ và cùng cực. Chúa đã hiện thân nơi những người cùng khốn nhất trong thiên hạ. Chúa Giêsu nói rằng: Mỗi lần các con giúp đỡ cho một trong các anh chị em bé mọn nhất của Ta là các con làm cho Ta.

Đây là cách thế của Chúa hiện diện giữa loài người. Chúa luôn đứng về phe những người đói rách khó nghèo. Nếu chúng ta giúp đỡ họ là chúng ta giúp đỡ Chúa và nếu chúng ta khinh chê họ là chúng ta khinh chê Chúa. Đây là một sự thực hành vừa dễ nhưng lại rất khó. Chúng ta gặp người nghèo khó hằng ngày nhưng người nào nghèo đói thật để chúng ta giúp đỡ. Chúng ta có nhiều lý do để từ chối họ.

Đôi khi chúng ta tự hỏi ai là người nghèo? Tại sao họ lại nghèo như thế? Có phải là họ ăn chơi, hút sách, rượu chè, bài bạc và lười biếng không chịu làm việc. Họ không xứng đáng để nhận của bố thí. Thế là chúng ta lại bỏ lỡ một cơ hội.

THỨ BA
Mt. 6: 7-15


Chúa Giêsu dạy các tông đồ cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha. Kinh Lạy Cha là kinh cầu nguyện tuyệt vời nhất. Kinh ngắn và đầy đủ ý nghĩa. Kinh Lạy Cha chia làm hai phần. Phần thứ nhất là ca tụng, tán tạ và khấn nguyện danh Chúa. Phần thứ hai là xin ơn cả ơn phần xác và ơn phần hồn. Xin ơn tha tội và xin gìn giữ khỏi mọi cơn cám dỗ.

Có nhiều cách cầu nguyện, chúng ta có thể cầu nguyện qua việc đọc kinh chung, đọc kinh riêng và cầu nguyện âm thầm hay lớn tiếng. Cầu nguyện qua sự suy gẫm, tâm sự với Chúa, thưa truyện với Chúa hoặc ở thinh lặng lắng nghe Chúa. Chúng ta có thể cầu nguyện mọi nơi mọi lúc, khi thức dậy, khi ăn cơm, khi đi ngủ và khi làm việc. Cầu nguyện không phải chỉ là xin xỏ ơn này tới ơn kia. Chúa Giêsu nhắc nhở: Khi cầu nguyện các con đừng lải nhải như dân ngoại: Họ tưởng nói nhiều sẽ được nhậm lời.

Chúa nói với các môn đệ rằng: Cha các con biết các con cần gì trước khi các con xin Ngài. Cầu nguyện quan trọng nhất là tâm tình tạ ơn, chúc tụng ngợi khen Chúa, sau cùng là đền tạ và xin ơn. Chúng ta thường đưa việc xin ơn lên hàng đầu và như thế chúng ta chỉ đến với Chúa để xin chứ không phải để cầu nguyện. Chúa Giêsu đã liên lỉ cầu nguyện với Cha của Ngài. Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta hãy cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ.

THỨ TƯ
Luca 11: 29-32


Dân chúng thích xem dấu lạ. Chúa Giêsu đã làm biết bao nhiêu phép lạ nhưng sự tò mò mong muốn của dân chúng chẳng bao giờ cùng. Hết sự lạ này, họ mong sự lạ khác. Họ không nhận diện được chính Đấng đã làm phép lạ là ai và ý nghĩa của các dấu chỉ.

Trong Kinh Thánh kể lại Chúa Giêsu đã làm rất nhiều phép lạ, từ việc chữa bệnh, trừ qủy, hóa bánh ra nhiều và cho kẻ chết sống lại. Dân chúng đã chứng kiến tận mắt nhưng họ không tin bàn tay Thiên Chúa đang chữa lành họ. Chúa Giêsu không hài lòng về sự đòi hỏi dấu lạ của họ. Chúa nói rằng: Thế hệ này là thế hệ gian ác.

Chúa Giêsu nhắc đến dấu lạ Giôna đến với dân thành Ninivê. Giôna kêu gọi sám hối: Từ nhà vua đến thần dân đều ăn chay, mặc áo nhặm và sám hối. Thiên Chúa đã tha phạt cho dân thành. Nhưng nơi đây, Chúa Giêsu, Đấng cao trọng hơn Giôna bội phần, đích thân rao giảng kêu gọi sám hối, họ từ chối lắng nghe lời Ngài.

Chính Chúa Giêsu sẽ là dấu lạ sau cùng cho dòng dõi này, khi Ngài sống lại từ cõi chết. Thiên Chúa không áp đặt con người, Ngài để con người được tự do đáp trả tình yêu thương của Ngài. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con vì đã nhiều lần chúng con phạm tội phản nghịch cùng Chúa.

THỨ NĂM
Mt. 7: 7-12


Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ thấy và hãy gõ thì sẽ mở cho. Có khi nào con cái xin bánh mà cha mẹ cho nó hòn đá ư. Cha mẹ dù có xấu đến đâu cũng không làm thế. Trong khi Cha của chúng ta ở trên trời lại không ban cho chúng ta những điều chúng ta xin giúp cho phần rỗi của chúng ta sao.

Có đôi khi chúng ta xin mãi mà không được. Có thể vì chúng ta xin không đúng cách hoặc là chúng ta xin những điều không sinh lợi ích gì cho phần rỗi đời sau. Chúa không phải là ông chủ giầu có, ngồi đó để ban phát các ơn theo như lòng con người mong ước. Chúa quan phòng ban cho chúng ta có trí khôn, có khả năng tính toán và định đoạt, chúng ta phải cố hết sức mình để làm việc và phần còn lại chúng ta phó thác trong tay Chúa.

Chúa cho mưa tuyết hay nắng ấm trên cả người lành kẻ dữ. Lúc thuận tiện hay không thuận tiện, chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa. Làm sao Chúa có thể đáp lời cho hết mọi lời cầu xin như trong một nhà, người cầu mưa, kẻ cầu nắng và người khác cầu râm râm. Thiên Chúa đã quan phòng đặt để sự tuần hoàn trong thiên nhiên. Con người dùng trí khôn của mình để phân định tính toán làm ăn.

Chúng ta trông cậy vào lòng nhân từ của Chúa. Chưa có ai chạy đến với Chúa cầu xin ơn, mà bị Chúa từ chối bao giờ.

THỨ SÁU
Mt. 5: 20-26


Đức ái là nhân đức đối thần không có giới hạn. Bác ái được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Bác ái không chỉ là chia xẻ chút qùa cho người nghèo. Bác ái chính là nhân đức yêu thương. Tình yêu bao la như biển. Chúa Giêsu dậy rằng: Nếu con dâng của lễ trên bàn thờ mà chợt nhớ người anh em đang bất bình với con, hãy để của lễ đó và đi làm hòa với anh em trước. Chúa Giêsu coi trọng tình thân hữu và hòa thuận.

Bất cứ một điều gì xúc phạm đến anh em đều không tốt. Ngay cả giận dữ với anh em, hoặc nói anh em là ngốc, là khùng cũng đáng bị luật phạt. Vì mỗi người anh chị em được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Chúa yêu thương và tôn trọng từng cá nhân. Mỗi người có một nhân vị riêng. Cho dù đó là người đui mù, câm điếc, tàn tật, bệnh hoạn và nghèo đói, tất cả họ đều được hưởng sự cư xử xứng đáng trong phẩm giá của con người và là con Chúa.

Chúa muốn chúng ta sống trong sự hòa thuận yêu thương. Đoàn kết yêu thương xây dựng một cộng đoàn cần phải phấn đấu và dẹp bỏ tự ái qua một bên. Mỗi người tự hạ thấp cái tôi của mình xuống và tôn trọng người khác. Sống đức ái trong mọi môi trường, đức ái là chất keo gắn bó mọi người lại với nhau.

Hãy làm hòa với nhau trước khi mặt trời lặn. Khi đêm về tâm hồn của chúng ta sẽ tìm được nguồn an bình và thanh thản.

THỨ BẢY
Mt. 5: 43-48


Tình yêu không có biên giới. Tình yêu có thể len lỏi vào bất cứ nơi nào. Yêu người yêu ta. Yêu cả kẻ thù. Đức công bằng có giới hạn của nó nhưng đức ái vượt lên trên tất cả. Chúa Giêsu bảo các môn đệ: Hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bách hại các con.

Thiên Chúa yêu thương muôn loài muôn vật. Chúa cho mưa xuống trên người công chính và kẻ bất lương. Chúa đã đổ máu cứu chuộc mọi người. Chúa yêu thương tha thứ cho kẻ phỉ báng và đóng đinh Chúa vào thập giá. Tình yêu của Chúa bao trùm trên tất cả. Tình yêu là nhiệm mầu. Đôi khi người ta yêu đến điên cuồng. Nhưng chính do tình yêu, con người đã đạt tới đỉnh cao của các phát minh.

Yêu thương những người yêu chúng ta, đó là lẽ thường. Yêu những người trong gia đình, thân thuộc, bạn bè và những người làm ơn cho chúng ta cũng là điều phải lẽ. Yêu thương những kẻ thù ghét, kẻ gây tổn thương cho chúng ta là điều bất thường. Chúa dậy chúng ta hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho họ, điều này không dễ. Tình yêu tuy không giới hạn nhưng trái tim con người tự giới hạn mình. Điều Chúa Giêsu dạy chúng ta vượt trên mọi tính toán trong tình yêu. Nếu yêu mà còn tính toán hơn thiệt, chúng ta chưa yêu thật tình.

Lạy Chúa, tình yêu của Chúa bao la tuyệt vời, xin Chúa biến đổi tâm hồn chúng con để chúng con biết yêu như Chúa.
 
Mùa Chay, Mùa Trở Về - Suy Niệm Thứ Tư Lế Tro
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:48 25/02/2020
Mt 6, 1-6; 16-18

Mỗi khi Mùa Chay về, Lời Chúa qua miệng ngôn sứ Giôen lại vang lên inh ỏi bên tai chúng ta: "Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van" (Joel 2,12). Phụng vụ lễ ca cũng hát lên những khúc ca không có êm tai chút nào hết, bởi những lời ấy cất lên như túc giục chúng ta: " Hãy trở về, trở về với Cha nhân lành”, vâng, Mùa Chay là Mùa trở về với Chúa".

Xem Video và nghe bài giảng

Phải, không có một hành trình ra đi nào mà không có sự trở về. Sau nhiều năm lưu đày bên Ai-cập, Chúa đã giải thoát Israen và đưa họ về miền đất hứa đầy sữa và mật. Chúa Giêsu xuống thế để cứu chuộc loài người và đã trở về cùng Chúa Cha. Ngài cũng đã nói cho chúng ta biết: "Thầy đi dọn chỗ cho các con. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở". Có chỗ cho mỗi người chúng ta. Đó là hành trình trở về lần sau cùng của tôi, của chị và của anh nơi cõi vĩnh hằng.

Hành trình Mùa Chay năm nay, trước hết ta hãy trở về với chính trở về với con người thật của mình, hầu biết mình, nhận ra, chấp nhận mình, để sửa đổi, tha thứ cho chính mình. Thiết nghĩ, điều quan trọng hơn cả là trở về để nhận ra tình thương vô bờ của Thiên Chúa. Ta không thể cho đi những gì mà mình không có. Cũng thế, ta không thể sửa đổi người khác nếu ta chưa sửa đổi chính mình; và ta cũng không thể trở về với Chúa, và anh chị em nếu ta chưa trở về với bản thân, ta sẽ không nhận được ơn tha thứ trực tiếp của Thiên Chúa nếu ta chưa trở về.

Kế đến ta trở về với tha nhân, và sau cùng là trở về với Chúa qua bí tích Hòa giải, qua thánh lễ, chầu Thánh Thể, qua việc đọc Lời Chúa, cầu nguyện, ngợi khen cảm tạ, và kính sợ Chúa. Chúng ta trở về với cả tâm hồn như lời mời gọi của Chúa hôm nay.

Lời Chúa qua tiên tri Giôen hô vang 2,12-13: "Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng". Thiên Chúa luôn nhìn những gì ở bên trong con người, ngược lại con người thì thường nhìn những gì ở bên ngoài. Hãy trao chiếc áo tâm hồn rách nát, sầu khổ, tội lỗi cho Chúa để Ngài thanh tẩy, chữa lành, và ban tràn đầy ơn cứu độ cho chúng ta.

Hôm nay khai mạc Mùa Chay Thánh, bằng nghi thức làm phép tro và mỗi người nhận tro trên đầu, cùng lúc đó sẽ nghe được một trong hai câu Lời Chúa: Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng, hoặc: Ta là thân cát bụi sẽ trở về cát bụi (SLRM).

Tro, dù nhỏ nhặt, nhưng nhắc nhở chúng ta một thực tế rằng chúng ta theo đuổi và lo lắng mỗi ngày, chăm chỉ làm việc, muốn chiếm hữu tất cả, nhưng chúng ta sẽ không mang theo được sự giàu có khi từ giã cuộc sống này, chúng ta sẽ không còn gì. Thực tại trần gian biến mất như tro trong gió. Những thứ chúng ta đang có chỉ là tạm thời, quyền lực qua đi, thành công sẽ phai nhòa. Nó giống như một ngọn lửa: một khi lụi tàn, chỉ còn lại tro.

Mùa Chay là thời gian để giải thoát bản thân khỏi ảo ảnh đuổi theo cát bụi. Mùa Chay là giúp chúng ta nhận ra rằng, chúng ta được tạo thành vì Chúa, chứ không phải vì thế gian; vì sự vĩnh cửu của thiên đàng, chứ không phải vì sự lừa dối trần thế; vì tự do của con cái Chúa, chứ không phải để làm nô lệ cho vạn vật.

Ba việc phải làm trong Mùa Chay Thánh là: Ăn Chay, Cầu Nguyện, và Bố Thí vì nó diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người Kitô hữu.

Để ba tương quan này gắn kết với nhau, điều kiện đã được Chúa Giêsu nói rõ đó là: nội tâm. Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn hướng lên Thiên Chúa và hướng đến anh em, chứ không phải là hình thức bên ngoài. Vì thế, ăn chay, cầu nguyện cũng như bố thì là những việc được làm vì đẹp lòng Chúa, chứ không phải cho người ta thấy.

Chúa đòi hỏi rất rõ ràng và minh bạch. Vậy làm thế nào để thực hiện ba điều Tin Mừng nhắc nhở chúng ta: Ăn chay - cầu nguyện - bố thí.

Những việc đạo đức chúng ta làm hàng ngày quy vào ba điều đó. Không phải Mùa Chay chúng ta vẫn làm. Bằng chứng là chúng ta vẫn cầu nguyện, đọc kinh, dự lễ, lãnh nhận các bí tích là chúng ta cầu nguyện. Các ngày thứ Sáu, Thứ Tư Lễ Tro, Thứ Sáu Tuần Thánh, và các dịp lễ khác chứng ta vẫn ăn chay. Giúp đỡ người nghèo, góp tiền cho người nghèo ăn Tết là bố thí. Nhưng trong Mùa Chay Thánh, chúng ta phải làm những việc bình thường đó với một tinh thần mới mẻ, tinh thần của Đức Kitô, tinh thần của Tin Mừng. Cụ thể, khi chúng ta giúp đỡ người khác, thì phải xem có phải có phải chúng ta khoe khoang, trịch thượng, khinh dể người nghèo không, hay là để cho người khác tuyên dương công trạng của chúng ta. "Điều gì tay mặt làm, đừng cho tay trái biết". Ngay chính bản thân mình, có giúp đỡ, phục vụ, thì cũng đừng có kiểu phô trương để rồi sung sướng. Hãy làm như Chúa đã bảo chúng ta. Một mình Chúa biết mà thôi.

Về cầu nguyện, chúng ta vẫn cầu nguyện, nhưng đôi lúc máy móc, không có tôn vinh Chúa, chỉ nghĩ đến mình, cầu nguyện để như là trình diễn. Nói đến việc ăn chay, phải cụ thể, khổ chế, thân xác phải cảm thấy đói, thèm, thiếu thốn, và chúng ta chấp nhận đói, thèm, thiếu thốn để đền lại tội lỗi chúng ta, để xin ơn Chúa cho chúng ta lướt thắng các cơn cám dỗ.

Vậy thưa anh chị em, vài tâm tình chúng ta cùng nhau gợi lên để có thêm nghị lực trở về với chính mình, về Chúa, với anh em, để sống tốt với Chúa và với tha nhân.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin nâng đỡ những quyết tâm của chúng ta trong suốt hành trình của Mùa Chay Thánh này. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

 
Mùa Ngắm Nhìn Thật Rõ Đức Kitô Đang Sống - Thứ Tư Lễ Tro 2020
LM. Trương Đình Hiền
09:54 25/02/2020
Mùa Ngắm Nhìn Thật Rõ Đức Kitô Đang Sống - Thứ Tư Lễ Tro 2020

Từ năm “Con Lợn” bước qua năm “Con Chuột” nầy, đột nhiên hai cái món “TIỀN” và “ĐẤT” bỗng dưng gây “sốc”.

Cái “sốc” đầu tiên liên quan tới “TIỀN” đó là câu phát ngôn của một “đại gia cà-phê” xung quanh vụ án “chia tay và chia của” thuộc gia đình của đại gia nầy: “Tiền nhiều để làm gì?”.

Cái sốc thứ hai liên quan tới ĐẤT” ở làng Đan Phượng, Hà Nội: chỉ vì tranh giành 0,5m đất mà người anh trai thảm sát cả nhà em trai.

Cái sốc thứ ba cũng liên quan đến “ĐẤT” ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm: Từ việc tranh chấp đất đai cả xã Đồng Tâm gần như mất trắng những ngày đầu xuân Nguyên Đán, nhất là sau vụ cụ Lê Đình Kình bị thảm sát cùng một số người khác có liên quan.

Cái sốc thứ tư là có người ở thành phố Vũ Hán, vì thất vọng trước viễn cảnh đen tối của cơn đại dịch “Coronavirus” nên đã “quăng tiền qua cửa sổ”.

Xem ra, “TIỀN” hay “ĐẤT”, trong một khía cạnh nào đó, luôn mang theo hai hệ luỵ: một đàng chỉ là “ảo ảnh phù vân” (Tiền nhiều để làm gì), một đàng trở thành một thứ bùa mê thuốc lú khiến con người đánh mất cả lương tri, lương thiện và tình người. Hay nói theo ngôn ngữ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Sứ điệp Mùa Chay 2020, nếu chúng ta nghe theo hay bị dẫn dắt bởi “cha kẻ dối trá”, chúng ta sẽ rơi vào “vực thẳm vô nghĩa” hay biến trái đất trở thành địa ngục: “Ngược lại, nếu chúng ta lắng nghe tiếng nói dụ dỗ của “cha kẻ dối trá” (x. Ga 8,45), chúng ta có nguy cơ chìm trong vực thẳm vô nghĩa, khi trải nghiệm địa ngục ngay ở đây trên trái đất, như chúng ta chứng kiến nhiều biến cố bi thảm trong kinh nghiệm cá nhân và tập thể của con người.” (SĐMC 2020).

Quả thật, một cuộc đời, nếu chỉ được xây dựng và định hướng trên “Tiền” và “Đất”, chắc chắn sẽ dẫn tới hoặc là “nản lòng thất vọng”, hoặc là “bất nhân tàn ác”. Thế nhưng, rất nhiều người trong xã hội hôm nay lại đang bị khống chế bởi những “ông thần mắc dịch” nầy.

Đứng trước những hiện tượng tiêu cực đó, người Kitô hữu đang bước vào một thời gian đặc biệt của Năm Phụng vụ, MÙA CHAY, với lời gọi mời “sắp xếp lại”, “điều chỉnh lại”, “canh tân lại” cuộc sống đức tin mà có thể đã hoặc đang cũ mòn, xơ cứng hay lệch lạc; và để mở đầu cho “cuộc hành trình chay tịnh 40 ngày” nầy, Phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro đã thúc dục đoàn dân Chúa bằng một câu “khẩu hiệu quen thuộc” mượn chính Lời của Đức Chúa Trời đã phán với Ađam từ những trang đầu của sách Sáng thế ký: “Hỡi người, hãy nhớ mình là tro bụi, một mai người sẽ trở về bụi tro...”

Nhưng việc cử hành đức tin qua Phụng vụ của người Kitô hữu lại không là chuyện thuần “tâm lý hay tình cảm”, cho dù đó là thứ “tình cảm nhớ lại”, cảm nhận lại thân phận bụi tro của cuộc đời để hoán cải canh tân; mà là một cuộc cử hành chính mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô bằng một con tim được thanh tẩy. Chính vì thế, Mùa Chay, như Đức Thánh Cha Phanxicô trong “Sứ điệp Mùa Chay 2020”, đó chính là: “một lần nữa, Chúa ban cho chúng ta một thời gian thuận tiện để chuẩn bị cử hành, với trái tim được canh tân, Mầu nhiệm vĩ đại về sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu, là mấu chốt đời sống Kitô hữu với tư cách cá nhân cũng như cộng đoàn. ….” (SĐMC 2020).

Và để rọi sáng cho những giáo lý nền tảng đó, Lời Chúa được công bố trong thánh lễ Tro nầy đã gợi lên cho chúng ta những chiều kích sau đây:

Trước hết, thái độ tinh thần đầu tiên cần có như một chuẩn bị cần thiết để ta cử hành mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, đó là phải ăn năn sám hối, phải nhìn nhận mình có tội; những dấu chỉ ăn năn sám hối của dân Chúa ngày xưa trong Cựu ước luôn là những nhắc nhở sống động cho cộng đoàn dân Chúa hôm nay: khi Giô-na báo cho dân thành Ni-ni-vê rằng Thiên Chúa sẽ hủy diệt thành phố của họ nếu họ không hoán cải, vị vua đã hành động như sau: “Ông rời khỏi ngai vàng, cởi áo choàng, khoác áo vải thô và ngồi trên tro.” (Giô-na 3,6); và cả thành phố đều làm như thế. Về phần Gióp, khi đối diện với những bất hạnh liên tiêp ập đến: mất hết của cải, con cái chết đi, thân ông bệnh hoạn…, ông nghĩ rằng Chúa trừng phạt ông vì ông không đủ tốt lành, vì thế ‘ông ngồi trên đống tro’ (G 2,8)…

Đặc biệt, Lời Chúa trong sách sứ ngôn Gio-en mới vừa được công bố lại nhấn mạnh “chiều kích cộng đoàn” trong việc ăn năn sám hối: “Hãy thổi kèn lên khắp Sion, hãy ra lệnh ăn chay, triệu tập một đại lễ, quy tụ dân chúng, ra lệnh mở đại hội, tập họp các bô lão, quy tụ các thiếu nhi và các trẻ còn măng sữa.” (Ge 2, 15-16).

Nhưng chúng ta đừng quên, hành vi “trở lại” nầy không bao giờ chỉ là một thái độ “quy kỷ”, dừng lại trên chính cái tôi, như một kiểu “tự trách” mang tính “sĩ diện”, hay theo ngôn ngữ nhà đạo, một kiểu “ăn năn tội vì mình”; mà luôn là một “mở sang Thiên Chúa” và “chia sẻ với anh chị em mình”. Nói cách khác, rắc tro trên đầu, xức tro trên trán, hay việc ăn năn sám hối đích thực phải là một biểu hiện dứt khoát cuộc hành trình trở về “làm hoà cùng Thiên Chúa”: “nhân danh Đức Ki-tô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa” (2 Cr 5,20), và thiết lập mối tương quan huynh đệ với anh chị em mình.

Việc “làm hoà cùng Thiên Chúa” lại được biểu hiện qua chính việc cầu nguyện, một cuộc đối thoại thực sự với Thiên Chúa như Tin Mừng hôm nay gợi ý: “Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (Mt 6,6).

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý rằng: đừng biến việc cầu nguyện trở thành “cuộc “tán gẫu” nhàm chán vô tích sự như những người Athens ngày xưa: “Cuộc đối thoại mà Thiên Chúa muốn thiết lập với mỗi chúng ta qua mầu nhiệm Vượt qua của Con Ngài không giống như điều đã xảy ra với cư dân thành Athens, những người “chỉ để thời giờ bàn tán hay nghe những chuyện mới nhất. (Cv 17,21). Việc tán gẫu như vậy, được lôi kéo bởi sự tò mò trống rỗng và hời hợt, là đặc trưng cho tính thế gian của mọi thời đại…”; nhưng luôn là một cuộc đối thoại để thức tỉnh: “Việc Chúa một lần nữa cho chúng ta thời gian thuận tiện để hoán cải không bao giờ được xem là điều hiển nhiên. Cơ hội mới này phải khơi dậy nơi chúng ta ý thức biết ơn và đánh thức chúng ta từ sự mê ngủ của mình.” (SĐMC 2020)

Trong khi đó việc “làm hoà với anh chị em mình” luôn đồng ghĩa với việc chia sẻ bác ái, việc đầu tiên trong ba thực hành căn bản của Mùa Chay mà Tin Mừng Matthêô đã nêu bật trong Bài giảng trên núi vừa được nhắc đến hôm nay: “Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (Mt 6,3-4). Sứ điệp Mùa Chay 2020 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhấn mạnh chiều kích nầy như một phương thế căn bản để xây dựng thế giới tốt đẹp hơn: “Ngày nay cũng cần phải kêu gọi những người nam nữ có thiện chí chia sẻ, bằng cách chia sẻ của cải của họ với những người thiếu thốn, như một cách thế tham gia của cá nhân vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Việc chia sẻ bác ái giúp con người trở nên người hơn, trong khi việc tích trữ có nguy cơ làm xấu đi tính người, bị giam cầm bởi sự ích kỷ của chính mình.” (SĐMC 2020)

Tóm lại, việc sám hối của Mùa Chay, như cách ví von của Đức Giám Mục giáo phận Qui Nhơn trong thư Mùa Chay 2020 gởi cho cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận, là hai con mắt sáng trên gương mặt của người con hoang đàng: “Hành vi sám hối được ví như hai con mắt của đứa con hoang đàng trong dụ ngôn Tin Mừng: một con mắt tự nhìn vào đáy lòng mình, vào thân phận khốn nạn hiện tại của mình; con mắt kia hướng về người Cha nhân hậu là Thiên Chúa và bắt gặp ánh mắt đầy tình thương xót của Người. … Đó vừa là hành vi của đức tin, vừa là hành vi của đức ái và đức cậy, là ba nhân đức đối thần căn bản nhất của người kitô hữu.” (Thư Mùa Chay 2020).

Sau hết, Mùa Chay năm nay đang trở về trong bối cảnh một thế giới bị bao phủ bởi một màu tím của lo âu và sợ hải trước mối đe doạ của cơn đại dịch COVID-19. Đây phải chăng là một “dấu chỉ”, một “cơ hội thuận tiện” để nhắc nhở loài người “quay về với Thiên Chúa” và thực hành thiện lương cho nhau.(Xem thêm: ĐGM. Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Thư Mùa Chay 2020, số 1).

Riêng đối với người Kitô hữu, cho dù phải đối diện với bất cứ đe doạ nào, thảm cảnh nào, niềm hy vọng vào Đức Kitô phục sinh-Đức Kitô đang sống vẫn luôn bừng sáng trong tim; đây cũng chính là trọng tâm của việc cử hành Mùa Chay mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô ân cần lưu ý trong Sứ điệp Mùa Chay 2020: “Trong Mùa Chay năm 2020 này, tôi muốn chia sẻ với mọi Kitô hữu những điều tôi đã viết cho các bạn trẻ trong Tông huấn Christus vivit – Đức Kitô sống: “Hãy chăm chú nhìn vào đôi tay dang rộng của Đức Kitô chịu đóng đinh, hãy cho phép mình được cứu, hết lần này đến lần khác, mãi mãi. Và khi các con đi xưng thú tội lỗi của mình, hãy vững tin vào lòng thương xót của Chúa, vốn có sức giải thoát các con khỏi ách tội lỗi. Hãy chiêm ngắm máu Người đổ ra với tình yêu lớn lao như thế, và hãy để cho mình được tẩy sạch bởi máu ấy. Bằng cách này, các con có thể được tái sinh không ngừng và luôn luôn mới mẻ” (số 123). Phục sinh của Chúa Giêsu không phải là một sự kiện của quá khứ; nhưng nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, nó luôn luôn hiện tại và cho phép chúng ta ngắm nhìn và bằng đức tin, chạm vào xác thịt của Chúa Kitô nơi những người đau khổ.”

Vâng, Mùa Chay của người Kitô hữu là “Mùa để ngắm nhìn thật rõ Đức Kitô đang sống”. Amen.

LM. Trương Đình Hiền



 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:29 25/02/2020

9. Nhìn tất cả những việc phải làm như là việc làm sau cùng của đời người.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


-------------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 25/02/2020
56. VÔ NHẦM BỘ HỘ

Sau khi Trần Sư Triệu mãn hạn làm quan thì đến bộ sứ ở kinh thành tiếp nhậm chức quan khảo (quan coi thi), nhưng lại đi nhầm vào bộ hộ.

Sư Triệu nhìn thấy có người cầm rất nhiều lượng bạc đưa cho quan viên bộ hộ, ông ta không biết rằng đó là bạc giao nộp thuế, nên nghĩ rằng đó là người ta hối lộ cho quan chấm thi để được thăng quan, nên kinh ngạc nói:

- “Ban ngày ban mặt mà nhận hối lộ, lại còn phát triển công khai đến trình độ này nữa chứ, đáng buồn, đáng buồn thật!”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 56:

Khi việc hối lộ là một quốc nạn thì đi đâu người ta cũng thấy hai chữ hối lộ to bự chảng trước cửa quan, đó là một ấn tượng không tốt cho mọi người dân và cho những người làm quan có lương tâm chân chính.

Linh mục là những người dạy người ta về đàng nhân đức, tức là dạy người ta phải tôn trọng thời giờ và tài sản của người khác, cho nên các ngài là những người luôn làm gương sáng cho mọi người trong vấn đề này...

Nhưng thực tế thì có một vài mục tử bắt giáo dân tôn trọng thời giờ của mình mà mình thì lại không tôn trọng thời giờ của họ, khi mà có một vài nơi giáo dân bỏ cả công ăn việc làm để đến xin cha sở giải quyết một vài vấn đề về hôn phối, giải tội.v.v... thì ngài hối thúc họ lẹ lẹ lên vì mình còn việc phải làm khi mà giáo dân nói chưa hết lời. Nhưng khi ngài có việc gì đó như đi đâu xa, phòng ốc thiếu cái đinh móc, trước cửa nhà thiếu cái chậu kiểng, thì cho người đi kêu giáo dân đến làm mà bất biết là giáo dân đang bận việc ở nhà, kiếm gạo cho gia đình.v.v...

Thời giờ là tài sản của mỗi một cá nhân cũng như tiền bạc vậy, nó cũng quý ngang hàng như nhau, cho nên khi nhờ giáo dân làm việc gì thì phải lấy sự công bằng mà đối đãi họ, bởi vì đó chính là việc truyền giáo thánh thiện rất có hiệu quả.

Người khác có thể đi nhầm qua bộ này bộ nọ, đem việc công đi nhầm qua việc tư, nhưng các mục tử của giáo dân thì không thể nhầm lẫn được, bởi vì các ngài chính là những pháp quan trong tòa cáo giải vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Làm việc lành trong khiêm hạ
Lm Đan Vinh
23:58 25/02/2020


Thứ Tư Lễ Tro ABC
Ge 2,12-18; 2Cr 5,20-6,2; Mt 6,1-6,16-18

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 6,1-6,16-18

(1) Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời ban thưởng. (2) Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (3) Còn anh khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, (4) để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. (5) Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: Chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: Chúng đã được phần thưởng rồi. (6) Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh. (16) Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: Chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (17) Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, (18) để không ai thấy là anh ăn chay, ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.

2. Ý CHÍNH:

Sau khi trình bày về sự công chính mới trong việc tuân giữ các giới răn, Đức Giê-su đề cập tới một nền đạo đức mới là phải làm các việc lành thế nào cho phù hợp với tinh thần mới của Người. Điều cốt yếu khi làm các việc đạo đức là phải khiêm tốn và theo thánh ý Chúa Cha: Tránh làm các việc đạo đức như cầu nguyện để được người ta ca tụng; Tránh khua chiêng đánh trống khi bố thí để tìm tiếng khen nơi người đời; Tránh làm bộ mặt rầu rĩ thiểu não khi ăn chay để cho thiên hạ nể phục.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-2: + Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng. Chớ có phô trương cho thiên hạ thấy: Đức Giê-su đòi hỏi các môn đệ của Người phải tránh thói đạo đức giả hình của các người Pha-ri-sêu (Biệt Phái), là những kẻ “nói mà không làm”, “làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy” (x Mt 23,3.5). + Bố thí: Thời Đức Giê-su, bố thí là việc công chính bậc nhất (x Hc 7,10). Hình như người ta ưa làm việc bố thí công khai, nên dễ đưa tới sự phô trương bề ngoài để được người khác ca tụng. + Đừng có khua chiêng đánh trống: Rất có thể những người Pha-ri-sêu thời bấy giờ dùng chiêng trống để loan báo cho người ăn xin nghèo khó tập trung lại nhận quà. Tuy nhiên, không thấy bản văn nào nói đến việc này. Do đó, ta có thể coi đây chỉ là một ví dụ có tính phóng đại để làm nổi bật đòi hỏi tinh thần khiêm tốn, mà Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải có, khi làm các việc đạo đức. + Chúng đã được phần thưởng rồi: Lời khen của người đời chính là phần thưởng dành cho những ai làm việc bố thí chỉ nhằm mục đích tự nhiên. Do đó, họ sẽ không được hưởng công phúc thiêng liêng trước mặt Chúa Cha trên trời.
- C 3-4: + Đừng “cho tay trái biết việc tay phải làm”: Là một kiểu nói có nghĩa là phải giữ kín, đừng nói cho người khác biết việc mình đang làm. Người môn đệ Đức Giê-su không những phải tránh cho mọi người hay biết việc bố thí của mình, nên cần thực hiện trong âm thầm khiêm tốn.
- C 5-6: + Cầu nguyện: Chính Đức Giê-su đã làm gương và dạy các môn đệ về sự cầu nguyện (x. Mt 14,23). Theo các huấn thị của Người rải rác trong các Tin Mừng thì lời cầu nguyện phải như sau: Phải cầu nguyện cách khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa (x Lc 18,10-14) và người đời (x Mt 6,5-6); Phải chân thành, phát xuất tự đáy lòng (x Mt 6,7); Phải tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa Cha (x Mt 6,8; 7,7-11) và kiên trì nài xin (x Lc 11,5-8; 18,1-8). Lời cầu nguyện sẽ chỉ được Chúa chấp nhận khi cầu nguyện với lòng tin (x Mt 21,22); Khi cầu nguyện nhân danh Đức Giê-su (x. Mt 18,19-20); và khi xin Chúa ban những điều tốt lành (x Mt 7,11). + Chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư cho người ta thấy: Ở đây Đức Giê-su không đả kích việc cầu nguyện công khai và có tính cộng đồng (x Mt 18,19-20), nhưng Người chỉ muốn tránh ý đồ phô trương công đức để được ca tụng. + Hãy vào phòng đóng cửa lại mà cầu nguyện cùng Cha của anh: Đức Giê-su gợi lại cách thức của ngôn sứ Ê-li-a khi ông cầu nguyện để làm cho đứa bé mới chết được sống lại (x 2 V 4,33). Cách thức cầu nguyện kín đáo này trái với cách phô trương của những kẻ giả hình. Cầu nguyện là gặp gỡ Thiên Chúa. “Vào phòng” là hồi tâm, đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa nhờ đức tin. Thiếu điều này sẽ không còn là sự cầu nguyện đích thực nữa.
- C 16-18: + Ăn chay: Đã từ rất lâu, dân Ít-ra-en có tục lệ ăn chay mỗi khi có tang chế (x 2 Sm 3,35), khi cầu xin Chúa một ơn đặc biệt (2 Sm 12,16). Ăn chay theo luật Mô-sê là nhịn ăn uống vào lúc ban ngày. Sự nhịn ăn uống này sẽ kéo dài trong một thời gian lâu hay mau tùy trường hợp. Trong thời gian ăn chay, người ta sẽ không tắm rửa, để râu tóc mọc dài, và mặc một loại quần áo vải thô đặc biệt. Thời Đức Giê-su, dân Do Thái chỉ buộc phải ăn chay trong lễ Xá Tội vào mùng mười tháng Bảy, tức khoảng cuối tháng Chín dương lịch (x. Lv 16,29-31; Cv 27,9), trong ngày kỷ niệm Đền thờ bị tàn phá và những lúc gặp thiên tai. Việc ăn chay này sẽ do các đầu mục quyết định. Riêng người Pha-ri-sêu còn tự nguyện ăn chay mỗi tuần hai lần (x. Lc 18,12), nhưng việc chay tịnh chỉ mang tính bề ngoài nhằm phô trương (x Mc 2,18), nên Đức Giê-su đã không chấp nhận sự khổ chế này của họ (x Mc 2,19-20). + Còn anh, khi ăn chay…: Đức Giê-su muốn cho các môn đệ của Người phải ăn chay trong sự kín đáo khiêm tốn: thay vì rắc tro lên mặt, để râu tóc bù xù, quần áo dơ bẩn… thì họ phải rửa mặt, chải dầu thơm giống như họ vẫn thường làm mỗi khi đi ra đường để người khác không biết họ đang ăn chay.

4. HỎI ĐÁP:
- HỎI:
1) Khi Đức Giê-su nói: “Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh” (c. 4b.6b.18b), phải chăng Người muốn cổ võ một thứ luân lý vụ lợi: Cho đi để được nhận lại?
2) Muốn có giá trị trước mặt Thiên Chúa và xứng đáng được Ngài ban nhiều ơn lành, thì việc chay tịnh cần tránh những gì và cần làm những gì?

- ĐÁP:
1) Thực ra không phải vậy. Vì nếu có ý khích lệ người ta làm việc thiện để được lợi cho mình, thì Người đã hứa những lợi ích có tính thế tục như tiền của, sức khỏe, thành công… Nhưng ở đây Người không nói rõ phần thưởng Chúa Cha sẽ ban cho là gì. Nơi nhiều đoạn khác, phần thưởng được hứa hầu như luôn là Nước Trời tương lai hoặc một trong những hoa trái thiêng liêng của nó là sự sống muôn đời (x. Mt 25,46; Mc 10,30). Các môn đệ sẽ được tham dự vào quyền bá chủ của Người (x. Lc 22,28-29), được xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en trong ngày tận thế (x. Mt 19,28). Ở đây, phần thưởng Đức Giê-su hứa cho những kẻ làm việc lành phải được hiểu theo nghĩa Cánh Chung, và có tính cách vô thường, nghĩa là: được Chúa ban cho, không vì việc làm đáng thưởng, nhưng chỉ vì tình thương và lòng nhân hậu vô biên của Người (Dụ ngôn đầy tớ vô dụng: Lc 17,7-10). Hơn nữa, phần thưởng ở đây còn được hiểu là chính Thiên Chúa. Những ai làm việc thiện trước mặt Thiên Chúa, với ý hướng muốn làm đẹp lòng Ngài và để tôn vinh Ngài, thì sẽ được gặp Ngài, được xem thấy Ngài và sẽ tìm thấy hạnh phúc cho bản thân.
2) Muốn cho việc ăn chay có giá trị trước mặt Thiên Chúa, thì cần tránh cách ăn chay hình thức về ngoài đã bị Đức Chúa quở trách, và còn phải kèm theo những việc tốt lành để xứng đáng được Đức Chúa chấp nhận, như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm: “Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn…”. Nào, cách ăn chay mà Đức Chúa ưa thích chẳng phải thế này đó sao: “Mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm… Chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ. Thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục”. Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành. Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang Đức Chúa bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ ngươi kêu lên Đức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu Người liền đáp lại: “Có Ta đây!” (Is 58,6b-9a).

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Khi bố thí đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6,3).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CHỖ NÀO TRONG NHÀ THỜ LOÀI CHUỘT ÍT BỊ QUẤY RẦY NHẤT
Có một con chuột cống sống trong một ngôi nhà thờ cổ ở miền quê nước Pháp. Một hôm khi đi lang thang trong nhà thờ kiếm cái gì ăn cho đỡ đói, bỗng nó gặp một con chuột khác cũng đang đi tìm thức ăn. Hai con chuột làm quen và hỏi thăm về chỗ ở của nhau. Con thứ nhất tâm sự: “Tớ đang sống chui rúc dưới gầm tòa giải tội trong nhà thờ này, nhưng chẳng mấy khi được yên thân. Vì lúc nào cũng có người đến xưng tội làm mất giấc ngủ của tớ !”. Nghe vậy, chuột thứ hai tỏ ra thông cảm với bạn liền nói: “Vậy thì bạn hãy dọn đến ở chung với tớ. Chỗ tớ đang ở vừa ấm áp sạch sẽ, lại vừa yên tĩnh và ít bị quấy rầy !” Chuột thứ nhất ngạc nhiên nói: “Có một chỗ ở như thế trong nhà thờ thật ư? Hãy cho tớ biết chỗ đó là chỗ nào vậy?”. Chuột thứ hai đáp: “Đó là thùng quyên góp giúp đỡ người nghèo ở cuối nhà thờ này đấy !”.

2) BÁC ÁI CHIA SẺ LÀ PHƯƠNG CÁCH ĂN CHAY ĐẸP LÒNG CHÚA HƠN CẢ:
Một vị ẩn tu sống đơn độc trên ngọn núi cao. Ngày đêm ông ăn chay cầu nguyện. Ông ăn chay rất nghiêm ngặt và cầu nguyện rất tha thiết. Ðể thưởng công, Chúa cho xuất hiện một ngôi sao trên đầu núi. Khi nào ông ít ăn chay và không cầu nguyện thì ngôi sao bị lu mờ đi. Khi ông gia tăng ăn chay cầu nguyện thì ngôi sao lại rực sáng lên.
Một hôm ông muốn leo lên đỉnh cao nhất của ngọn núi. Khi ông chuẩn bị lên đường thì một bé gái trong làng đến thăm và ngỏ ý muốn đi cùng với ông lên núi. Thày trò hăng hái lên đường. Đường càng lên cao thì càng dốc và khó đi. Mặt trời mỗi lúc càng nắng gắt. Hai thày trò đều bị ướt đẫm mồ hôi và khát nước, nhưng theo luật ăn chay nghiêm ngặt nên không ai dám uống nước. Vị ẩn tu không dám uống vì sợ phá chay mất công phúc trước mặt Chúa. Nhưng khi thấy em bé mỗi lúc mệt thêm, vị ẩn tu thương hại em nên mở chai nước ra uống. Lúc ấy em bé mới dám mở chai của mình ra uống. Uống nước xong, em cảm thấy khỏe hơn và mỉm cười rất tươi để tỏ lòng cám ơn thày. Thày ẩn tu ngước mắt nhìn lên ngôi sao trên đỉnh núi vì sợ ngôi sao kia biến mất vì mình đã không hãm mình. Nhưng lạ thay, trên đầu núi thày thấy không phải một mà lại có đến hai ngôi sao sáng cùng xuất hiện. Thì ra, để thưởng công lòng bác ái yêu thương người khác của thày, Chúa đã cho thêm một ngôi sao nữa.  

3. SUY NIỆM:

+ YÊU THƯƠNG LÀ CHO ĐI: Cho nhiều là dấu hiệu yêu nhiều. Thánh Phao-lô đã khuyên các kỳ mục ở Ê-phê-xô như sau: “Và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). Thánh Gia-cô-bê dạy các tín hữu phải có đức tin hành động như sau: “Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hàng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: “Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no”, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích gì?” (Gc 2,15-16).
+ BỐ THÍ CHIA SẺ: Một việc đạo đức ta cần quan tâm thực hiện trong Mùa Chay là sự bố thí chia sẻ cơm bánh cho người nghèo đói. Việc bố thí này tuy khó thực hiện, nhưng sẽ mang lại nhiều hữu ích cho tâm hồn ta:
** Khó thực hiện vì “Đồng tiền liền khúc ruột”: Chỉ những người có lòng hy sinh và quảng đại mới có thể thực hiện được tốt công việc chia sẻ này.
** Việc bố thí giúp ta ý thức giá trị tương đối của đồng tiền: Giúp ta biết dùng đồng tiền trong việc làm vinh danh Thiên Chúa và vì phần rỗi tha nhân, giúp ta bớt đi lòng dính bén với của cải vật chất như Đức Giê-su đã khuyên chàng thanh niên giàu có muốn nên trọn lành như sau: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà chia cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời, rồi hãy đến theo tôi” (Mc 10,21).
** Bố thí còn là cách đền tội hữu hiệu: Sứ thần Raphaen đã khuyên bảo hai cha con nhà Tô-bi-a như sau: “Bố thí đi đôi với đời sống công chính, thì tốt hơn có của mà ở bất công. Làm phúc bố thí thì đẹp hơn là tích trữ vàng bạc. Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội lỗi. Những người làm phúc bố thí sẽ được sống lâu” (Tb 12,8-9).

4. HỎI ĐÁP:

HỎI: Trong Mùa Chay, ta nên làm thêm một số việc đạo đức nào?
2) Ta cần phát hiện ra mình có mối tội đầu tức là thói hư tật xấu nào và phải làm gì để tu sửa lại?
ĐÁP:
1) Việc đạo đức: Dự lễ và rước lễ hằng ngày, mỗi ngày cố gắng làm vài ba việc hãm mình hay việc bác ái để đền tội, quyết tâm tu sửa một thói hư như: Chửi thề tục tĩu, lười biếng đọc kinh tối gia đình…
2) Tập làm các việc tốt đối lập với thói hư tật xấu, kèm theo một lời nguyệt tắt như: “Lạy Chúa, xin cho con chừa bỏ được tội nói xấu kẻ mà con không ưa, bằng cách thành thật khen ngợi ưu điểm của họ với người khác, để con được mỗi ngày một nên giống Chúa hơn”.

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Cùng với toàn thể Hội Thánh, con được bước vào Mùa Chay. Con tạ ơn Chúa đã cho con có được một thời gian thuận lợi để duyệt xét lại cuộc đời con, hầu phát huy điều tốt và chấn chỉnh những sai lỗi thiếu sót nơi bản thân con. Xin chiếu dọi ánh sáng Lời Chúa để con nhận ra con người yếu hèn của con. Nhất là xin đổ Thần Khí Chúa nâng đỡ con. Chỉ nhờ ơn Chúa giúp con mới có thể mau mắn chỗi dậy trở về làm hòa với Chúa sau mỗi lần vấp ngã và ngày một nên người mới như ý Chúa muốn.
- LẠY CHÚA. Trong cuộc sống hằng ngày, con thường tỏ ra ích kỷ, khép kín cửa lòng trước tha nhân. Đôi lúc con cũng làm được một vài việc tốt, nhưng con lại muốn nhiều người biết và khen ngợi con. Hôm nay xin giúp con biết ăn ở khiêm tốn theo lời Chúa dạy: “Đừng cho tay trái biết việc tay phải làm”, để những việc con làm luôn đẹp lòng Chúa và xứng đáng được Chúa ban Nước Trời đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Coronavirus đánh một đòn trí mạng vào nguồn thu nhập khó khăn của người Palestine tại Thánh Địa Giêrusalem
Đặng Tự Do
07:18 25/02/2020


Nguồn lợi chủ yếu của Do Thái là du lịch. Tuy nhiên, dựa theo các tin tức tình báo, chính phủ nước này không loại trừ khả năng coronavirus là vũ khí sinh học. Vì thế, họ cấm nhập cảnh các khách hành hương đến từ Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản.

Theo thông tấn xã Yonhap của Nam Hàn, hôm thứ Bảy 22 tháng Hai, Israel đã cấm nhập cảnh khoảng 130 người Nam Hàn đến Tel Aviv trên chuyến bay của Korean Air. Ngày hôm sau, Israel tuyên bố cấm nhập cảnh đối với tất cả những người nước ngoài đã từng đến Trung Quốc, Nam Hàn hoặc Nhật Bản trong vòng 30 ngày qua. Với quyết định này, họ đã chặn lại tại phi trường Tel Aviv thêm 290 người Nam Hàn đến trong ngày Chúa Nhật.

Hầu hết 420 người Nam Hàn này đến Israel để hành hương thánh địa Giêrusalem trong Mùa Chay.

Hôm thứ Ba 25 tháng Hai, các khách hành hương Nam Hàn đã trở về nhà trên hai chuyến bay thuê bao do chính phủ Israel đài thọ tất cả mọi chi phí. Nhiều người cảm thấy buồn vì tan vỡ giấc mơ được trải qua những ngày Mùa Chay nơi Chúa xuống thế làm người, rong ruổi rao giảng trên miền đất này, chịu khổ hình thập giá, chịu chết và phục sinh khải hoàn.

Chiếc máy bay của hãng hàng không Do Thái El Al Airlines đầu tiên, với 221 hành khách trên máy bay, đã về đến sân bay Quốc tế Incheon, hay còn gọi là Nhân Xuyên, vào buổi sáng. Khoảng sáu giờ sau, chuyến bay thứ hai, với ba người có quốc tịch Nhật Bản trong số 199 hành khách, đã hạ cánh tại cùng một sân bay.

Tờ Jerusalem Post cho biết tính đến ngày thứ Hai đã có từ 800 đến 900 khách du lịch Nam Hàn đang hành hương ở nước này. Họ đến trước khi lệnh cấm nhập cảnh có hiệu lực nên vẫn có thể ở lại nhưng Do Thái đang yêu cầu họ trải qua xét nghiệm coronavirus. Chi phí do chính phủ Do Thái đài thọ.

Theo tờ Catholic Times của tổng giáo phận Daegu, mỗi năm báo này tổ chức cho hàng ngàn khách hành hương Nam Hàn thăm thánh địa Giêrusalem.

Coronavirus thực sự đã đánh một cú rất mạnh vào nguồn thu nhập vốn đã rất khó khăn của người Palestine trong vùng.

Tính đến ngày thứ Ba 25 tháng Hai, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc, gọi tắt là KCDC, đã có tổng cộng 977 trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận, và 11 trường hợp tử vong. Những con số này đánh dấu một sự gia tăng hơn 30 lần kể từ ngày 18 tháng Hai, khi chỉ có 31 trường hợp nhiễm bệnh.

Hai ổ bệnh nghiêm trọng nhất là tại một chi nhánh của giáo phái Shincheonji ở Daegu và tại bệnh viện Daenam quận Cheongdo lân cận. Con số trường hợp nhiễm coronavirus tại hai nơi này vẫn tiếp tục tăng dần, chiếm khoảng 70% tổng số trường hợp nhiễm bệnh tại Nam Hàn.

Tổng thống Nam Hàn đã hành xử khác xa một trời một vực với tên đại đế Tập Cận Bình, là kẻ đến nay vẫn chưa dám đến thăm Vũ Hán. Hôm thứ Ba, tổng thống Văn Tại Dần, hay còn gọi là Moon Jae-in, đã đích thân đến thăm tâm chấn của trận dịch này là thành phố Daegu.

Trong dịp này, tổng thống đã trấn an cư dân thành phố rằng chính quyền của ông sẽ làm mọi nỗ lực để làm chậm lại tốc độ lây nhiễm coronavirus. Ông cũng tuyên bố rằng không cần thiết phải phong tỏa cả một thành phố như Trung Quốc đã làm ở Vũ Hán.

Một công dân Mông Cổ hôm thứ Ba đã trở thành người nước ngoài đầu tiên ở Nam Hàn chết vì coronavirus, các nhà chức trách y tế cho biết như trên.

Theo một tuyên bố từ KCDC, một người đàn ông 35 tuổi, có tiền sử bệnh gan, đã chết trong một bệnh viện ở ngoại ô Hán Thành. Ông đã thử nghiệm dương tính với COVID-19.

Trong khi đó, một thành viên phi hành đoàn làm việc cho Korean Air đã được chẩn đoán nhiễm coronavirus, một quan chức chính phủ cho biết hôm thứ Ba. Điều này lại thêm vào danh sách các tai ương Korean Air phải chịu trong trận dịch này.

Tiếp viên hàng không này đã bị phát hiện nhiễm COVID-19 tại phi trường quốc tế Los Angeles của Hoa Kỳ sau khi phục vụ trên tuyến đường Incheon-Los Angeles từ ngày 19 đến 20 tháng Hai. Trước đó, người này đã bay trên tuyến đường Incheon-Tel Aviv.

Thứ trưởng Bộ Y tế Kim Gang-lip nói với các phóng viên rằng các cơ quan y tế có kế hoạch kiểm tra tất cả những người theo giáo phái Shincheonji vì khoảng 56 phần trăm tất cả các trường hợp nhiễm virus được xác nhận tại quốc gia này là các thành viên Shincheonji ở Daegu.

Giáo phái Shincheonji đã đồng ý cung cấp một danh sách những thành viên, ước tính khoảng 200,000 người và số điện thoại để liên lạc với họ. Tuy nhiên, trong một tuyên bố hôm thứ Ba, nhóm này nói họ đang phải gánh chịu một cuộc “săn phù thủy”.


Source:Yonhap
 
Linh mục Vũ Hán: Tập Cận Bình là kẻ hoang tưởng và nguy hiểm cho hòa bình thế giới
Đặng Tự Do
07:38 25/02/2020
Cha Bernardo Cervellera, giám đốc Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, đã trao đổi ý kiến với một số linh mục thầm lặng tại Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, và cũng là tâm chấn của trận dịch kinh hoàng đang gây hoang mang khắp thế giới. Theo nhận định của các vị này, trận dịch không phải xuất phát từ chợ cá Vũ Hán, nhưng từ một phòng thí nghiệm vũ khí chiến tranh. Bên cạnh đó, nó đã bùng phát từ tháng 11, năm ngoái 2019 chứ không phải là tháng Giêng năm nay, như các tuyên bố của bọn cầm quyền Bắc Kinh.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra “những phán đoán chính xác”; “tác động đúng thời điểm”; đã thực hiện “các biện pháp hiệu quả” đối với trận dịch. Đây là những gì Đại đế Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói trong một cuộc họp ngày Chúa Nhật 23 tháng Hai với sự có mặt của hầu hết các nhân vật trong bộ chính trị. Theo Tân Hoa Xã, cuộc họp được phát sóng rộng rãi qua viễn thông để lôi kéo sự tham gia của chính quyền các cấp và các đơn vị quân đội.

Làm nổi bật tính quyết đoán, sức mạnh và tầm nhìn xa, Đại đế Tập đã liệt kê các bước giải quyết cuộc khủng hoảng: kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh; tăng phương pháp điều trị và chữa bệnh; ngăn chặn virus lây lan sang Bắc Kinh; hỗ trợ các chính sách kích thích kinh tế quốc dân; ổn định ngoại thương và đầu tư. Ông ta đã xác định rằng trận dịch này “vẫn không thay đổi các nền tảng cơ bản lâu dài của sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.”

“Hiệu quả của việc phòng ngừa và kiểm soát công việc đã một lần nữa chứng minh những lợi thế đáng kể trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và hệ thống xã hội chủ nghĩa với các đặc điểm Trung Quốc,” ông nói.

Cuộc họp cấp cao và những lời của Đại đế Tập là một nỗ lực nhằm chống lại tất cả những chỉ trích đang tràn ngập trong các cuộc thảo luận trực tuyến – mặc dù bị hủy đi ngay lập tức – trong đó, dân chúng can đảm chống lại cách thức đối phó với cuộc khủng hoảng này và thậm chí còn dám đặt câu hỏi về khả năng lãnh đạo của Tập Cận Bình.

Trên thực tế, khi tái tạo lại tất cả các giai đoạn của trận dịch này, giờ đây người ta có thể thấy một cách rõ ràng rằng bọn cầm quyền đã biết về sự lây lan của virus kể từ tháng 11 năm ngoái, nhưng chúng đã bịt miệng tất cả các bác sĩ nào dám báo cáo sự thật, và chỉ đưa ra các cảnh báo vào ngày 23 tháng Giêng, khi khả năng lây nhiễm đã tràn lan không chỉ ở Trung Quốc mà còn hiện diện ở khắp nơi trên thế giới.

Bản thân Tập Cận Bình có liên quan đến sự chậm trễ này: Cầu Thị (Qiushi - 求是), một tạp chí ra hai tháng một lần của Đảng, trong ấn bản ngày 15 tháng Hai tuyên bố rằng Tập Cận Bình chỉ biết về tình hình dịch bệnh vào ngày 7 tháng Giêng và ngay ngày hôm đó đã đưa ra các chỉ dẫn về cách đối phó với khủng hoảng. Nhưng tuyên bố này mâu thuẫn với những báo cáo của Châu Tiến Vượng (Zhou Xianwang - 周先旺), là thị trưởng Vũ Hán, và là người trên truyền hình đã nhìn nhận có sự chậm trễ trong việc cảnh báo người dân, và đổ lỗi cho Bắc Kinh, vì bản thân ông ta đã báo cáo từ tháng 12, nhưng không thể cảnh báo cho dân chúng về coronavirus mà không có sự đồng thuận của trung ương.

Ngày càng có nhiều chuyên gia chỉ ra rằng chính việc thiếu tự do ngôn luận đã dẫn đến sự bóp nghẹt các cảnh báo từ cơ sở. Họ chống lại cách quản lý quyền lực từ trên xuống, gây ra sự lây lan virus ở Trung Quốc và trên thế giới.

Một số nhà khoa học cũng đang nghi ngờ về sự bảo đảm của Tập Cận Bình. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và Viện Nghiên cứu Não, được công bố vào ngày 21 tháng 2, virus xuất hiện ở Vũ Hán vào đầu tháng 11 năm 2019 và tràn ngập tại chợ cá của thành phố vào đầu tháng 12. Cho đến nay, chợ cá này được coi là tâm điểm của dịch bệnh, do các động vật hoang dã như dơi, rắn và tê tê được bán trong đó, và được cho là phương tiện khiến virus truyền sang người.

Tuy nhiên, nghiên cứu trên nghi ngờ rằng virus có nguồn gốc ở chợ cá và chỉ ra rằng virus đã được “nhập khẩu từ bên ngoài” vào chợ cá.

Giả thuyết khoa học mới này khiến người ta quay lại với những nghi ngờ cho rằng coronavirus bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm gần Vũ Hán, chuyên nghiên cứu về virus cho các mục đích chiến tranh. Cho đến nay nhiều người đã coi ý tưởng này một “âm mưu”. Nhưng bây giờ nó đang trở nên đáng tin cậy hơn bao giờ trước đà lây nhiễm đang lan quá nhanh đến độ bất ngờ với các chuyên gia dịch tễ học. Nhưng việc thiếu tự do ngôn luận khiến việc đi đến sự thật trở nên khó khăn.

Vài nét về Vũ Hán

Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Đây là thành phố lớn nhất trong tỉnh Hồ Bắc và là thành phố đông dân nhất ở miền Trung của Hoa Lục, với dân số hơn 11 triệu người. Đó cũng là thành phố đông dân thứ 9 của Trung Quốc. Toàn bộ tỉnh Hồ Bắc có đến 60 triệu người.

Vũ Hán nổi danh với cuộc nổi dậy Vũ Xương (Wuchang - 武昌), dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh và thành lập nên Trung Hoa Dân Quốc. Vũ Hán từng là thủ đô của Trung Quốc trong một thời gian ngắn vào năm 1927 dưới sự lãnh đạo của chính phủ Quốc Dân Đảng do Vương Kinh Vĩ (Wang Jingwei - 王经纬) lãnh đạo. Thành phố này sau đó đóng vai trò là thủ đô thời chiến của Trung Quốc vào năm 1937 trong mười tháng trong Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ hai.

Vũ Hán ngày nay được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa và giáo dục của miền Trung Hoa Lục. Đây là một trung tâm giao thông chính, với hàng chục tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc đi qua thành phố và kết nối với các thành phố lớn khác. Nó có vai trò chính của trong vận tải nội địa, nhưng thành phố này đông dân quá, hết đất để phát triển.

Trong con mắt của tất cả các đại đế cộng sản của Trung Quốc, từ Mao Trạch Đông, đến Đặng Tiểu Bình, và Tập Cận Bình, nước Trung Quốc hiện nay đông quá. Mặc dù đã thực hiện chính sách mỗi gia đình chỉ được có một đứa con, và trước đó Mao Trạch Đông đã từng tàn sát đến 60 triệu người, nạn nhân mãn vẫn còn là một vấn nạn trầm kha của Trung Quốc. Với chính sách chưa từng có là cách ly cả một thành phố, giam cầm cả người khoẻ mạnh chung với những người bị lây nhiễm, người ta không thể loại trừ khả năng Trung Quốc đang muốn thử nghiệm một chính sách giải quyết nạn nhân mãn một cách táo tợn là thủ tiêu cả một thành phố.

Trong y khoa, có một khái niệm là “Patient zero”, hay “bệnh nhân zero”. Đây là một thuật ngữ y tế phổ biến để chỉ người đầu tiên bị nhiễm bệnh và gây ra tình trạng dịch bệnh cho cộng đồng. Trong bất cứ dịch bệnh tự nhiên nào, cũng phải có “bệnh nhân zero”. Không thể nào bất thình lình cả hàng trăm người ngã bệnh. Nam Hàn và Italia đều chưa tìm được bệnh nhân zero. Và vì thế, người ta không thể loại trừ khả năng tên hoang tưởng và nguy hiểm Tập Cận Bình đang đe dọa hòa bình thế giới bằng vũ khí sinh học.


Source:Asia News

 
Dịch bệnh bùng phát tại Âu Châu, hàng loạt lễ tro bị hủy bỏ. Thứ trưởng Bộ Y Tế Iran cũng nhiễm coronavirus
Đặng Tự Do
16:37 25/02/2020


Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cảnh báo người Mỹ chuẩn bị cho sự bùng phát virus coronavirus có thể dẫn đến sự gián đoạn đáng kể trong cuộc sống hàng ngày.

Các trường hợp mới đã được báo cáo ở Âu Châu, làm gia tăng các lo ngại về một sự bùng phát lan rộng. Iran đã báo cáo tổng cộng 15 trường hợp tử vong, là con số tử vong cao nhất bên ngoài Trung Quốc cho đến nay. Chính thứ trưởng Bộ Y Tế Iran và một quan chức y tế hàng đầu đã thử nghiệm dương tính. Cổ phiếu giảm và trái phiếu tăng khi những lo lắng liên quan đến virus càng ngày càng gia tăng.

Tại Hoa Lục, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 đã tăng vọt lên đến 2,663 người, và số người nhiễm bệnh lên đến 77,658 người.

Trong khi đó tại Ý đã có 11 người chết vì dịch coronavirus, và 322 trường hợp được xác nhận trên toàn quốc. Tất cả các lễ Tro trong toàn vùng Lombardy đều bị hủy bỏ vì chính quyền yêu cầu dân chúng ở trong nhà và tránh các cuộc tụ họp đông người.

Các bộ trưởng y tế ở Đức, Pháp, Ý và các nước láng giềng khác tuyên bố sẽ không đóng cửa biên giới Âu Châu và cải thiện việc chia sẻ thông tin về khách du lịch đến và đi khỏi các khu vực bị nhiễm trùng.

Chính quyền Tây Ban Nha đã cách ly và xét nghiệm khoảng 1,000 khách và công nhân tại một khách sạn bên bờ biển trên đảo Tenerife, thuộc quần đảo Canary, sau khi một khách du lịch người Ý cho kết quả dương tính với virus này. Croatia và Thụy Sĩ đã báo cáo các trường hợp đầu tiên của họ và Áo xác nhận thêm hai trường hợp nữa. Tất cả các bệnh nhân đều đã từng đến Ý.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Michael Pompeo chỉ trích phản ứng của Trung Quốc và Iran đối với coronavirus, nói rằng việc che giấu thông tin về nhiễm trùng có thể khiến dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn hoặc khiến các quốc gia khác phải lo lắng.

“Hoa Kỳ lo ngại sâu sắc rằng chế độ Iran có thể đã giấu diếm các chi tiết quan trọng về sự bùng phát ở quốc gia này,” ông Pompeo nói tại một cuộc họp báo ở Washington. Ít nhất 15 người ở Iran đã chết, theo số liệu của chính quyền Iran, mặc dù có báo cáo cho rằng số người chết và nhiễm coronavirus cao hơn rất nhiều.

Ông Pompeo cũng chỉ trích bọn cầm quyền Trung Quốc, sau khi ba phóng viên của tờ Wall Street Journal bị trục xuất khỏi Hoa Lục. Ông lưu ý các ký giả rằng tại tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bệnh bắt đầu, một số cảnh báo ban đầu về một loại virus mới lúc đầu đã bị bọn cầm quyền bác bỏ.

“Cấm các nhà báo của chúng tôi phơi bày một lần nữa một vấn nạn của bọn cầm quyền đã từng dẫn đến SARS, và bây giờ là coronavirus - chẳng hạn như qua việc kiểm duyệt, có thể có hậu quả chết người. Nếu Trung Quốc cho phép các nhà báo và nhân viên y tế của chính họ và nước ngoài nói chuyện và điều tra một cách tự do, các quan chức Trung Quốc và các quốc gia khác đã có sự chuẩn bị tốt hơn nhiều để giải quyết các thách đố hiện nay.”

Một quan chức y tế hàng đầu của Iran đã được chẩn đoán mắc coronavirus. Đó là một dấu chỉ cho thấy căn bệnh này có thể đã vượt khỏi tầm kiểm soát ở nước này. Iraj Harirchi, một thứ trưởng Bộ Y tế là người đứng đầu chiến dịch chống virus của chính phủ, cho biết ông đã thử nghiệm dương tính vào chiều ngày thứ Hai, là ngày ông đưa ra một cuộc họp báo về những nỗ lực chống lại sự bùng phát của coronavirus.

Mahmoud Sadeghi, một thành viên Quốc Hội Tehran đã tweet rằng ông đã thử nghiệm dương tính. Sadeghi là một nhà cải cách nổi tiếng đã bị cấm tham gia các cuộc bầu cử Quốc Hội mới nhất.

Hôm thứ Ba, Iran đã báo cáo 34 trường hợp mới, với số người chết tăng lên đến 15 người. Bahrain báo cáo 9 trường hợp mới, trong khi Kuwait có thêm ba trường hợp và Oman thêm hai trường hợp nữa. Cho đến nay, có khoảng 140 trường hợp được xác nhận ở Trung Đông, tất cả đều liên quan đến Iran.

Vương quốc Anh đã cấm công dân du lịch đến tất cả các thành phố ở Iran và đã đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc, ngoại trừ Bắc Kinh. Kuwait, đã dừng các chuyến bay đến Iran, hôm thứ Hai đã tạm dừng chuyến đi đến Hàn Quốc, Thái Lan, Ý và Iraq.

Một chuyến bay của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ từ Tehran đi Istanbul đã hạ cánh đột xuất ở Ankara vì có người báo cáo bị sốt cao.


Source:The Guardian
 
Thứ Tư Lễ Tro: Người Công Giáo Nigeria được huy động mặc y phục đen hôm nay để phản đối bất công bạo lực
Thanh Quảng sdb
18:20 25/02/2020
Thứ Tư Lễ Tro: Người Công Giáo Nigeria được huy động mặc y đen hôm nay để phản đối bất công bạo lực



Người Công Giáo Nigeria tham gia nghi thức xức tro Thứ Tư hôm nay với trang phục mầu đen để đồng lòng phản đối những bất công bạo lực!

(Benedict Mayaki – Tin Vatican)

Các Giám mục Công Giáo Nigeria yêu cầu tín hữu hãy mặc y phục đen, hoặc ít nhất là băng tay màu đen như một dấu hiệu đồng tâm nhất trí đoàn kết, chia sẻ với các nạn nhân của vụ bắt cóc và các tội ác bạo lực khác.

Trong tuyên cáo với ấn ký của Đức Tổng Giám Mục, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria mời gọi các tín hữu tham gia một Ngày cầu nguyện vào lễ Tro, bắt đầu mùa Chay thánh năm nay, để phản đối tình trạng bất an ở nước này.

Tuyên bố, được Đức Tổng Giám Mục Augustine Akubeze, chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Nigeria (CBCN), ký và được đọc trong tất cả các nhà thờ vào Thứ Tư Lễ Tro, mô tả cuộc tuần hành là một phần của trách nhiệm đạo đức của Giáo Hội.

Cuộc tuần hành được tổ chức vào Thứ Tư Lễ Tro, nhằm lên án và chống lại những vụ bắt cóc và hành quyết dã man các Kitô hữu do quân nổi dậy Boko Haram và các vụ tống tiền do nhóm này chủ mưu!

Tuyên bố này đã công khai lên án các kẻ gây ra những tội ác, những mối đe dọa thường xuyên trên cộng đồng mà chính phủ không mạnh tay bắt giữ và ngăn chặn các tội ác này!



Không có hòa bình nếu không có an ninh

Nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, tuyên cáo có đoạn viết: Không có hòa bình nếu không có an ninh! Chính phủ của Nigeria và các nhà hữu trách có trách nhiệm tiên quyết là bảo vệ dân chúng trước mọi tính toán phát triển và tăng trưởng của quốc gia.

Hội Đồng Giám Mục Nigeria (CBCN) cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ chính phủ Nigeria trong cuộc chiến nhằm khôi phục an ninh và ổn định cho quốc gia này.

Nigeria đã không ngừng giao chiến chống lại quân nổi dậy Boko Haram! Vào năm 2014, quân nổi dậy Boko Haram này đã bắt cóc các nữ học sinh của một trường trung học ở Chibok, miền bắc Nigeria. Trong thời gian gần đây, chúng bắt cóc và gây bạo lực cho nhiều cộng đồng địa phương không ủng hộ chúng!...
 
Diễn văn Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hội nghị các Giám mục Địa Trung Hải tại Bari năm 2020
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
18:32 25/02/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô dùng trực thăng từ Vatican đến thành phố Bari dịp hội nghị “Địa Trung Hả biên giới hòa bìnhi", do Hội đồng Giám mục Ý tổ chức từ 19 đến 23 tháng 2 năm 2020. Sau phần đón tiếp của lãnh đạo tôn giáo và dân sự, ĐTC đến Vương cung thánh đường San Nicola để gặp các Giám mục Địa Trung Hải vào lúc 8.30, tại đó Đức Thánh Cha đã có bài phát biểu. Sau những lời cảm ơn của ĐTGM Paul Desfarges từ Alger, Chủ tịch Hội đồng Giám mục khu vực Bắc Phi (CERNA), ĐGH đã chào đón các giám mục tham gia cuộc họp và đi xuống hầm mộ của Vương cung thánh đường để tôn kính thánh tích của Thánh Nicholas và chào cộng đồng các linh mục Dòng Đa Minh phục vụ tại đây. Đây là nội dung bài diễn văn của ĐTC.

Anh em thân mến,

Tôi rất vui vì chúng tôi có thể gặp anh em và tôi rất biết ơn mỗi anh em đã chấp nhận lời mời của Hội đồng Giám mục Ý để tham gia cuộc họp này, nơi tập hợp các Giáo hội Địa Trung Hải. Khi nhìn xung quanh Nhà thờ này [VCTD Thánh Nicholas], tôi nghĩ đến một cuộc gặp gỡ khác, cuộc gặp gỡ của chúng tôi với những Vị đứng đầu các Giáo hội Kitô giáo, cả Chính thống giáo và Công Giáo, ở đây tại Bari. Đây là lần thứ hai trong một vài tháng, chúng ta đã thực hiện một cử chỉ hiệp nhất của loại này. Cuộc gặp gỡ trước đó là lần đầu tiên sau cuộc đại ly giáo mà tất cả chúng ta đã hiện diện cùng nhau, và đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của các giám mục từ khắp Địa Trung Hải. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể gọi Bari là thủ đô của sự hiệp nhất, của sự hiệp nhất Giáo hội - nếu ĐTG Cacucci cho phép! Cảm ơn ĐTGM đã chào đón, cám ơn.

Khi ĐHY Bassetti trình bày ý tưởng với tôi, tôi sẵn sàng chấp nhận nó, coi đó là cơ hội để bắt đầu một quá trình lắng nghe và thảo luận nhằm giúp xây dựng hòa bình ở khu vực quan trọng này của thế giới. Vì lý do đó, tôi muốn có mặt và làm chứng về tầm quan trọng của mô hình mới về tình huynh đệ và tính đồng nghị mà các anh em đại diện. Tôi thích từ mà anh em tham gia dùng để đối thoại: chung sống sinh động (conviviality).

Tôi thấy điều quan trọng là cuộc họp này diễn ra ở Bari, vì thành phố này rất quan trọng đối với các liên kết của nó với Trung Đông và Châu Phi; đó là một dấu hiệu hùng hồn về mối quan hệ sâu xa giữa các dân tộc và truyền thống khác nhau. Giáo phận Bari luôn thúc đẩy đối thoại đại kết và liên tôn, làm việc không mệt mỏi để tạo ra sự gắn kết của lòng tự trọng lẫn tình huynh đệ hỗ tương. Tôi đã cố tình chọn Bari cách đây một năm rưỡi, như tôi đã nói, để gặp gỡ các nhà lãnh đạo của các cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông trong một thời điểm quan trọng của cuộc thảo luận và hiệp thông, với mục đích giúp các Giáo hội chị em của chúng ta cùng đồng hành với nhau và cảm thấy gần gũi với nhau hơn.

Anh em đã đến với nhau trong bối cảnh đặc biệt này để suy tư về ơn gọi và tương lai của Địa Trung Hải, về việc truyền tải niềm tin và thúc đẩy hòa bình. Biển chúng ta là địa điểm vật chất và tinh thần nơi nền văn minh của chúng ta hình thành do kết quả của sự gặp gỡ của các dân tộc khác nhau. Theo kết cấu của nó, biển này thúc giục các dân tộc và các nền văn hóa chung quanh phải liên tục tương tác, để nhớ lại những điểm chung của họ và nhận ra rằng chỉ khi sống trong sự hòa hợp, họ mới có thể tận hưởng những cơ hội mà khu vực này mang lại, nhờ vào tài nguyên, vẻ đẹp tự nhiên của nó và truyền thống nhân bản đa dạng của nó.

Trong thời đại của chúng ta, tầm quan trọng của khu vực này đã không giảm trong quá trình toàn cầu hóa; ngược lại, toàn cầu hóa đã nhấn mạnh vai trò của Địa Trung Hải như một ngã tư lợi ích và các lưu hành quan trọng về xã hội, chính trị, tôn giáo và kinh tế. Địa Trung Hải vẫn là một khu vực chiến lược mà tình trạng cân bằng của nó có tác động đến các khu vực khác trên thế giới.

Có thể nói rằng kích thước của Địa Trung Hải tỷ lệ nghịch với tầm quan trọng của nó, xem nó giống như một cái hồ hơn là một đại dương, như Giorgio La Pira từng nói. Xác định nó là “một vùng biển Galilee vĩ đại”, ông đã rút ra một sự tương đồng giữa thời gian của Chúa Giêsu và thời của chúng ta, giữa môi trường của ngài và môi trường của các dân tộc trong thời đại chúng ta. Giống như Chúa Giêsu sống và làm việc trong bối cảnh văn hóa và tín ngưỡng khác nhau, vì vậy chúng ta thấy mình trong một môi trường đa diện bị tổn thương bởi chia rẽ và các hình thức bất bình đẳng dẫn đến bất ổn. Giữa các đường đứt sâu và những xung đột kinh tế, tôn giáo, giáo phái và chính trị, chúng ta được kêu gọi để làm chứng cho hiệp nhất và hòa bình. Chúng ta làm như vậy vì được thúc đẩy bởi đức tin và tư cách thành viên của chúng ta trong Giáo hội, tìm cách hiểu được sự đóng góp mà chúng ta có thể làm cho tất cả mọi người nam nữ của khu vực Địa Trung Hải, với tư cách là môn đệ của Chúa.

Việc truyền tải đức tin nhất thiết phải dựa trên di sản của khu vực Địa Trung Hải. Di sản đó đã được các cộng đồng Kitô giáo nuôi dưỡng, bảo tồn và duy trì thông qua việc dạy giáo lý và cử hành các bí tích, đào tạo lương tâm, và cá nhân hay cộng đoàn lắng nghe lời Chúa. Nói cách cụ thể, nhờ lòng đạo đức bình dân, kinh nghiệm Kitô giáo đã tạo nên một hình thức vừa có ý nghĩa vừa bền bỉ: đạo đức bình dân phần lớn là sự thể hiện đức tin thẳng thắn và xác thực. Ở đây tôi thường muốn trích dẫn viên đá quý đó là số 48 của Tông huấn Evangelii Nuntiandi về lòng đạo đức bình dân, nơi thánh Phaolô 6 thích nói về “lòng đạo đức bình dân” thay vì “tích cách tôn giáo”, để chỉ ra cả sự phong phú và sự ngắn hạn của nó. Đoạn văn đó sẽ hướng dẫn chúng ta trong việc loan báo Tin Mừng cho các dân tộc.

Trong khu vực này, có một kho tiềm năng đáng chú ý là nghệ thuật của nó, kết hợp nội dung của đức tin với kho tàng văn hóa và tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Di sản này tiếp tục thu hút hàng triệu du khách từ mọi nơi trên thế giới và phải được bảo tồn cẩn thận như một di sản quý giá đã nhận được như “vay mượn”, để truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Dựa trên tất cả những điều này, việc rao giảng Tin Mừng không thể tách rời khỏi cam kết vì lợi ích chung; nó thúc đẩy chúng ta hành động không mệt mỏi như những tác nhân hòa bình. Khu vực Địa Trung Hải hiện đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ của sự bất ổn và xung đột, cả ở Trung Đông và các quốc gia khác nhau của Bắc Phi, cũng như giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo hoặc giáo phái khác nhau. Chúng ta cũng không thể bỏ qua cuộc xung đột vẫn chưa được giải quyết giữa người Israel và người Palestine, với nguy cơ về những giải pháp không công bằng và do đó, mở đầu cho những khủng hoảng mới.

Chiến tranh, bằng cách phân bổ các nguồn lực để mua lại vũ khí và sức mạnh quân sự, chuyển hướng các tài nguyên đó khỏi các nhu cầu đời sống xã hội, như hỗ trợ của các gia đình, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Như thánh Gioan 23 dạy, nó trái với lý trí (xem Hòa bình dưới thế, 114; 127). Nói cách khác, đó là sự điên rồ; nó thật điên rồ khi phá hủy nhà cửa, cầu, nhà máy và bệnh viện, giết người và hủy hoại tài nguyên, thay vì xây dựng các mối quan hệ kinh tế và con người. Đó là một loại điên rồ mà chúng ta không thể rút lui: chiến tranh không bao giờ có thể được coi là bình thường, hoặc được chấp nhận như một phương tiện không thể tránh khỏi để giải quyết sự khác biệt và xung đột lợi ích. Không bao giờ.

Mục tiêu cuối cùng của mọi xã hội loài người là hòa bình; thật vậy, chúng ta có thể khẳng định một lần nữa rằng, “bất chấp tất cả mọi thứ, không có sự thay thế thực sự nào cho hòa bình” (Cuộc họp với những vị Lãnh đạo các Giáo hội và Cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông, Bari, ngày 7 tháng 7 năm 2018). Không có sự thay thế hợp lý cho hòa bình, bởi vì mọi nỗ lực khai thác hoặc quyền lực tối cao đều hạ thấp tác giả và mục tiêu của nó. Nó cho thấy một nắm bắt thiển cận của thực tế, vì nó không thể cung cấp tương lai cho một trong hai. Chiến tranh là sự thất bại của mọi kế hoạch nhân bản và thần linh. Người ta chỉ cần đến thăm một vùng nông thôn hoặc thành phố đã từng là một nhà hát của chiến tranh để nhận ra làm thế nào, do sự thù hận, một khu vườn biến thành một quang cảnh hoang vắng và không đón tiếp, làm thế nào thiên đường trần gian biến thành địa ngục. Ở đây tôi cũng sẽ đề cập đến tội lỗi nghiêm trọng của đạo đức giả, khi tại các cuộc họp quốc tế, nhiều quốc gia nói về hòa bình và sau đó bán vũ khí cho các quốc gia có chiến tranh. Điều này có thể được gọi là đạo đức giả trên quy mô lớn.

Hòa bình, mà Giáo hội và mọi tổ chức dân sự phải luôn xem xét ưu tiên hàng đầu của họ, có công lý là điều kiện không thể thiếu. Công lý bị chà đạp dưới chân khi nhu cầu của các cá nhân bị bỏ qua và khi lợi ích kinh tế của đảng phái chiếm ưu thế đối với quyền của cá nhân và cộng đồng. Hơn nữa, công lý bị chặn bởi một nền văn hóa vứt bỏ, đối xử với mọi người như thể họ là những thứ, tạo ra và thúc đẩy sự bất bình đẳng. Nhiều đến mức trên những bờ biển này có một số xã hội cực giàu và những xã hội khác trong đó nhiều người đấu tranh chỉ vì sinh tồn.

Một đóng góp quyết định để chống lại văn hóa này được thực hiện bởi vô số các công việc từ thiện và giáo dục được thực hiện bởi các cộng đồng Kitô giáo. Bất cứ khi nào giáo phận, giáo xứ, hiệp hội, tổ chức tình nguyện - một trong những kho báu lớn của sự chăm sóc mục vụ Ý - hoặc các cá nhân cố gắng hỗ trợ những người bị bỏ rơi hoặc có nhu cầu, Tin Mừng trở nên mạnh mẽ và hấp dẫn hơn.

Để theo đuổi lợi ích chung - một tên gọi khác cho hòa bình - chúng ta nên sử dụng tiêu chí được La Pira chỉ ra: hãy để những kỳ vọng của người nghèo hướng dẫn chính chúng ta (Le attese della povera gente – Những mong đợi của dân nghèo, xuất bản trên Cronache sociali tháng giêng 1950). Nguyên tắc này, không bao giờ có thể được đặt sang một bên để tính toán hoặc thuận tiện, nếu được thực hiện nghiêm túc nó cho phép thay đổi nhân học tận căn để làm cho mọi người trở nên nhân văn hơn.

Một xã hội của tiến bộ công nghệ liên tục có ích lợi gì, nếu nó càng trở nên thờ ơ với các thành viên có nhu cầu? Khi rao giảng Tin Mừng, chúng ta đưa ra một cách suy nghĩ nó tôn trọng mỗi người bằng nỗ lực không ngừng để làm cho Giáo hội, các Giáo hội, một dấu hiệu chăm sóc đặc biệt dành cho những người bị tổn thương và nghèo khó. Đối “với những bộ phận của cơ thể dường như yếu hơn là không thể thiếu được”(1 Cr 12:22) và nếu “một thành viên đau khổ, tất cả cũng đau khổ” (1 Cr 12: 26).

Trong khu vực Địa Trung Hải, những người này bao gồm tất cả những người đang chạy trốn chiến tranh hoặc những người đã rời bỏ quê hương để tìm kiếm một cuộc sống có phẩm giá con người. Số lượng anh chị em này - buộc phải từ bỏ người thân và đất nước của họ, và phải đối mặt với những điều kiện cực kỳ bất an - đã tăng lên do những xung đột lan rộng và những điều kiện môi trường và khí hậu bi đát. Thật dễ dàng để dự đoán rằng hiện tượng này, với những phát triển nhất thời của nó, sẽ ảnh hưởng đến Địa Trung Hải, mà các quốc gia và cộng đồng tôn giáo không được chuẩn bị. Trong khi các quốc gia trải qua dòng người di cư và các quốc gia mà họ muốn đi đến lại bị ảnh hưởng bởi điều này, do đó các chính phủ và các Giáo hội của các quốc gia di cư cũng vậy, chứng kiến ​​sự bần cùng của chính tương lai họ với sự ra đi của rất nhiều người trẻ.

Chúng ta biết rằng, trong các bối cảnh xã hội khác nhau, đang gia tăng một thái độ thờ ơ và thậm chí từ chối phản ánh não trạng bị lên án trong nhiều dụ ngôn Tin Mừng, về những người bị cuốn vào sự giàu có và tự do của chính họ, họ bị mù với người khác, bằng cách nói ra hoặc bằng chính sự kiện nghèo khó của họ, đang cầu xin sự giúp đỡ. Nỗi sợ hãi đang dẫn đến một cảm giác rằng chúng ta cần phải tự bảo vệ mình trước những gì được mô tả bằng thuật ngữ mị dân như một cuộc xâm lược. Biện pháp tu từ của cuộc đụng độ của các nền văn minh chỉ nhằm mục đích biện minh cho bạo lực và nuôi dưỡng hận thù. Sự thất bại hoặc, trong bất cứ trường hợp nào, sự yếu kém của chính trị và phe phái đang dẫn đến các hình thức của chủ nghĩa cực đoan và khủng bố. Cộng đồng quốc tế đã hài lòng với các can thiệp quân sự, trong khi đó nên xây dựng các thể chế có thể đảm bảo các cơ hội bình đẳng và cho phép công dân nhận trách nhiệm vì lợi ích chung.

Về phần chúng ta, anh em chúng ta hãy lên tiếng để yêu cầu các nhà lãnh đạo chính phủ bảo vệ các nhóm thiểu số và tự do tôn giáo. Nhưng không chỉ vậy, cuộc đàn áp các cộng đồng Kitô giáo là một thực tế đau lòng không thể khiến chúng ta thờ ơ.

Trong khi đó, chúng ta không bao giờ rút lui trước sự kiện rằng ai đó tìm kiếm hy vọng bằng đường biển có thể chết mà không nhận được sự giúp đỡ, hoặc ai đó từ xa có thể trở thành con mồi của việc khai thác tình dục, bị trả lương thấp hoặc bị các băng đảng tuyển dụng.

Để chắc chắn, sự chấp nhận và hội nhập thích đáng là những giai đoạn trong một quy trình không dễ dàng. Tuy nhiên, không thể tưởng tượng rằng chúng ta có thể giải quyết vấn đề bằng cách dựng lên các bức tường. Tôi trở nên sợ hãi khi tôi nghe một số bài phát biểu của một số nhà lãnh đạo của các hình thức dân túy mới; nó làm tôi nhớ đến những bài diễn văn đã gieo rắc nỗi sợ hãi và hận thù vào những năm ba mươi của thế kỷ trước. Như tôi đã nói, không thể tưởng tượng rằng quá trình chấp nhận và hội nhập này có thể được thực hiện bằng cách xây dựng các bức tường. Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta tự cắt đứt sự giàu có do người khác mang lại, điều này luôn thể hiện cơ hội phát triển. Khi chúng ta từ chối mong muốn được tương giao hiện diện trong sâu thẳm trái tim con người và là một phần của lịch sử các dân tộc, chúng ta đứng trước con đường hiệp nhất của gia đình nhân loại, mặc dù có nhiều thách thức, vẫn tiếp tục tiến lên. Tuần trước, một nghệ sĩ từ Torino đã gửi cho tôi một bức tranh nhỏ bằng gỗ về chuyến đi trốn đến Ai Cập của Thánh Giuse, không phải là Thánh Giuse bình yên mà chúng ta thường thấy trên các ảnh thánh, mà là Thánh Giuse trong hình dáng một người tị nạn Syria mang con trên vai. Nó miêu tả nỗi đau và bi kịch cay đắng của Hài nhi Giêsu trên chuyến đi trốn sang Ai Cập. Điều tương tự đang xảy ra ngày hôm nay.

Địa Trung Hải có một ơn gọi độc đáo về vấn đề này: đó là biển xen kẽ, “văn hóa luôn luôn sẵn sàng để gặp gỡ, đối thoại và hòa nhập lẫn nhau” (Cuộc họp với những vị Lãnh đạo các Giáo hội và các cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông, Bari, 7 tháng 7 năm 2018). Khái niệm về sự tinh khiết chủng tộc không có tương lai. Thông điệp của sự xen kẽ có nhiều điều để nói với chúng ta. Trở thành một phần của khu vực Địa Trung Hải là một tiềm năng phi thường: chúng ta có thể không cho phép tinh thần của chủ nghĩa quốc gia lan truyền quan điểm ngược lại, cụ thể là những quốc gia ít tiếp cận hơn và bị cô lập hơn về mặt địa lý. Chí có đối thoại cho phép chúng ta đến với nhau, vượt qua những định kiến ​​và đóng khung, kể lại những câu chuyện của chúng ta và để hiểu rõ hơn về bản thân. Đối thoại là từ tôi nghe ngày hôm nay: sống chung linh động.

Cũng vậy, những người trẻ tuổi đại diện cho một cơ hội đặc biệt. Khi họ được cung cấp các nguồn lực và khả năng họ cần để chịu trách nhiệm cho tương lai của chính họ, họ cho thấy rằng họ có khả năng tạo ra một tương lai đầy hứa hẹn và đầy hy vọng. Điều này sẽ chỉ xảy ra như kết quả của một sự chấp nhận không hời hợt nhưng chân thành và tốt lành, được mọi người ở mọi cấp độ thực hiện, cả mức độ quan hệ giữa các cá nhân và các cấp chính trị và thể chế, và được thúc đẩy bởi những người định hình văn hóa và chịu đựng nhiều hơn trách nhiệm trong lĩnh vực công luận.

Đối với những người tin vào Tin Mừng, đối thoại là lợi thế không chỉ từ nhân học mà còn từ quan điểm thần học. Lắng nghe anh chị em của chúng ta không chỉ là một hành động bác ái mà còn là một cách lắng nghe Thánh Linh của Thiên Chúa, người chắc chắn làm việc trong những người khác và tiếng nói của họ vượt qua những giới hạn mà chúng ta thường bị cám dỗ để kìm hãm sự thật. Chúng ta hãy biết giá trị của lòng hiếu khách: vì vậy, “có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết” (Dt 13: 1).

Chúng ta cần khai triển thần học về chấp nhận và đối thoại dẫn đến hiểu biết được canh tân và công bố giảng dậy của Thánh Kinh. Điều này chỉ xảy ra nếu chúng ta cố gắng đi bước đầu tiên và không loại bỏ những hạt giống của chân lý cũng những người khác được sở hữu. Trong cách này, thảo luận về những xác tín tôn giáo khác nhau của chúng ta có thể gây quan tâm không chỉ về những chân lý chúng ta tin, nhưng còn những chủ đề cụ thể có thể trở thành những điểm xác định của giáo huấn như là toàn thể.

Lịch sử có những xung đột và tranh chấp dựa trên quan điểm sai lệch rằng chúng ta bảo vệ Thiên Chúa bằng cách áp bức mọi người chưa chia sẻ những niềm tin của chúng ta. Thực ra, chủ nghĩa cực đoan hoặc chủ nghĩa nền tảng từ chối nhân phẩm và quyền tự do tôn giáo, và rồi dẫn đến suy đồi luân lý và bành trường một quan điểm chống bất khả tri về tương quan nhân bản. Điều này cũng tỏ cho chúng ta thấy như cầu khẩn cấp của một cuộc gặp gỡ sinh động giữa những giáo phái, được kích động bằng kính trọng chân thành và ước muốn hòa bình.

Cuộc gặp gỡ này được thúc đẩy bởi nhận thức đã được nêu trong Tài liệu về Tình huynh đệ của con người được ký kết tại Abu Dhabi, rằng “những lời dạy chân thực của các tôn giáo mời chúng ta tiếp tục bắt nguồn từ các giá trị của hòa bình; để bảo vệ các giá trị của sự hiểu biết lẫn nhau, tình huynh đệ của con người và sự chung sống hài hòa”. Các nhóm tôn giáo và các cộng đồng khác nhau có thể hợp tác tích cực hơn trong việc giúp đỡ người nghèo và chào đón người nhập cư, theo cách mà các mối quan hệ của chúng tôi được thúc đẩy bởi các mục tiêu chung và kèm theo cam kết tích cực. Những người cùng nhau xây dựng hòa bình bằng bàn tay bẩn và sự chấp nhận huynh đệ sẽ không còn có thể chiến đấu vì các vấn đề đức tin, mà sẽ theo đuổi con đường thảo luận tôn trọng, đoàn kết lẫn nhau và tìm kiếm sự hiệp nhất. Trái ngược với những gì tôi cảm nhận được khi đến Lampedusa, rằn không khí thờ ơ đó: trên đảo có sự chấp nhận và chào đón, nhưng sau đó, văn hóa thờ ơ trên thế giới.

Anh em thân mến, đây là những hy vọng tôi muốn chia sẻ với anh em khi kết thúc cuộc gặp gỡ hiệu quả và an ủi của chúng ta trong những ngày này. Tôi ủy thác anh em cho sự can thiệp của Tông đồ Phao-lô, người đầu tiên vượt Địa Trung Hải, đối mặt với mọi nguy hiểm và khó khăn của mọi loại, để mang Tin Mừng của Chúa Kitô đến với mọi người. Mong rằng tấm gương của ngài chỉ cho anh em những con đường để theo trong nhiệm vụ hân hoan và tự do trao ban niềm tin trong thời đại chúng ta.

Tôi để lại cho anh em những lời của Tiên tri I-sa-ia, với hy vọng rằng những lời này sẽ cung cấp cho anh em và cộng đồng đáng kinh của anh em hy vọng và sức mạnh. Chứng kiến ​​sự hủy diệt của Giêrusalem sau thời lưu đày, vị tiên tri đã không thất vọng về tương lai hòa bình và thịnh vượng: “Họ sẽ tái thiết những tàn tích cổ xưa, sẽ dựng lại những hoang tàn thuở trước, tu bổ những thành bị bỏ hoang, những chốn hoang tàn từ bao thế hệ.” (Is 61: 4). Đây là công việc mà Chúa giao phó cho anh em thay mặt cho khu vực Địa Trung Hải yêu dấu này: khôi phục các mối quan hệ đã bị phá vỡ, xây dựng lại các thành phố bị tàn phá bởi bạo lực, để làm cho một khu vườn phát triển trong sa mạc, để gieo rắc hy vọng trong vô vọng và để khuyến khích những người bị cuốn vào bản thân họ đừng sợ anh chị em của họ. Và nhìn vào [biển] này, nơi đã trở thành một nghĩa trang, như một nơi phục sinh trong tương lai cho toàn bộ khu vực. Xin Chúa cùng đồng hành với anh em và chúc lành cho công việc hòa giải và hòa bình của anh em. Cảm ơn anh em.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
 
Công Đồng Toàn Thể Úc 2020: Một số điểm trong Phúc Trình Sau Cùng của giai đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại
Vũ Văn An
20:54 25/02/2020
Còn nhớ nhân dịp qua Rôma tham dự hai hội nghị quan trọng, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, nhân nói tới con đường đồng nghị trong bối cảnh Úc, đã tường trình rằng thoạt đầu, Công đồng này có những ý kiến khiến người ta có cảm tưởng điều gì cũng có thể đem ra bàn, tranh luận, đòi được lưu ý.



Đọc qua Phúc Trình Sau Cùng của giai đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại tựa là Hãy Lắng Nghe Điều Chúa Thánh Thần Đang Nói (dài hơn 300 trang), người ta thấy nhận định của Đức Tổng Giám Mục Fisher không sai. Chúng tôi xin trích dịch một số đoạn trong Phúc Trình trên để ta nắm được phần nào tâm tư người Công Giáo Úc trước bầu khí có thể nói được là nhiều hàm hồ của xã hội hậu Kitô giáo hiện nay. Tính hàm hồ này gần như đưa tới mâu thuẫn. Thí dụ nhiều người cho rằng Thánh Thể nên cho càng nhiều người lãnh nhận càng hay, ta không phải là người phán đoán ai được lãnh nhận ai không được lãnh, tùy ở lương tâm người muốn lãnh nhận, dù người ấy là đồng tính, là ly dị tái hôn, không phải là người Công Giáo. Nhưng ngay sau phần ấy, Phúc Trình thuật lại nguyện vọng của rất nhiều người muốn khôi phục sự thánh thiêng, không biến thánh đường thành nơi tương tác xã hội, phải làm sao để làm nổi bật sự tôn kính Phép Thánh Thể... Hy vọng rằng trong giai đoạn gọi là Lắng Nghe và Biện Phân hiện đang được tiến hành, các ý kiến trong giai đoạn đầu sẽ được gạn lọc để trở thành các chủ đề thích đáng cho hai phiên họp tháng 10, năm 2020 tại Brisbane và tháng 5 năm 2021 tại Sydney. Việc gạn lọc này là điều cần thiết vì dưới ánh sáng Tông Huấn Querida Amazonia, phạm vi quyết định của một công đồng dù là toàn thể của một Giáo Hội đặc thù như Amazon hay Úc hay Đức không thể vượt quá tầm mức địa phương để có tác dụng trên toàn thể Giáo Hội hoàn vũ
.

Bao gồm các người ly dị và tái hôn

Sự cần thiết phải bao gồm những người đã ly dị và tái hôn là một trong những chủ đề trung tâm được thảo luận trong chủ đề “Thánh Lễ”. Hàng trăm người tham gia bày tỏ quan ngại và mất tinh thần về vấn đề này. Có một mong ước mạnh mẽ muốn Giáo hội có được sự hiểu biết nhiều hơn về các tình huống sống của người ta, đặc biệt là những người đã ly dị:

Nhiều cặp vợ chồng đã bị chia rẽ vì bạo lực, lạm dụng ma túy, bạo lực tình dục, thể xác và tinh thần. Sống trong thế kỷ 21 mang theo những khó khăn trong đó Giáo hội nên có khả năng được nhìn như một nguồn ẩn náu và an ủi. Hôn nhân là một định chế dân sự đã được Giáo hội biến thành bí tích. Giống như nhiều quy tắc được Giáo hội thiết lập, cần phải xem lại chúng và nhìn chúng dưới ánh sáng của cuộc sống hiện đại.

Một số người tham gia đã rất tức giận về sự bất công được tri nhận trong các quy tắc của Giáo hội:

Khi một mối liên hệ hôn nhân đã tan vỡ không thể cứu vãn được, khi không còn mối liên hệ thân mật nào nữa giữa hai vợ chồng, làm thế nào có thể nói được rằng cuộc hôn nhân vẫn tồn tại, và do đó, một cuộc hôn nhân khác không thể được bước vào một cách hợp lệ? Nói rằng các cuộc hôn nhân không kết thúc là tát vào mặt thực tại. Yêu cầu một người mà mối liên hệ trước đó đã tan vỡ không bao giờ được bước vào một mối liên hệ khác mà không có sự chúc phúc của cộng đồng đức tin là cột những gánh nặng bất khả và đặt chúng lên vai người ta... Yêu cầu những người đã dấn thân vào một mối liên hệ mới một là phải ra khỏi mối liên hệ đó, hoặc tiếp tục ở lại đó nhưng không có sự thân mật tình dục, hai là bị loại trừ khỏi việc tham dự đầy đủ vào Bí tích Thánh Thể, đều vừa không thực tế vừa bất công.

Thành thật mà nói, lập luận rằng các cuộc hôn nhân phải bị coi một cách hồi tố (retrospectively) như không phải là hôn nhân là một ngụy biện ít ai chấp nhận được. Chúng ta cần nhìn nhận rằng các cuộc hôn nhân được đảm nhận một cách yêu thương và thành thực bởi cả hai bên có thể trở nên bế tắc và không nên kết án họ phải chịu sống một cuộc sống đau khổ và cô độc.


Mặc dù giáo huấn của Giáo hội không loại trừ những người ly dị hoặc ly thân mà không tái hôn, khỏi việc nhận lãnh Bí tích Thánh Thể, điều rõ ràng từ các câu trả lời là nhiều người tham gia không biết trường hợp này. Những người tham gia cảm thấy việc loại người ta khỏi việc rước lễ là một thực hành bất công, đặc biệt đối với những người không tự quyết định điều đó cho mình.

Quy định rằng các người Công Giáo ly dị không được phép rước lễ là bất công đối với những người ly dị Công Giáo không muốn ly dị và tác phong của họ không cung cấp cơ sở để ly dị.

Ly dị không bao giờ được muốn hoặc lên kế hoạch và trong một số trường hợp, cần thiết cho sự an toàn và phúc lợi của các cá nhân có liên quan. Giáo hội không nên quay lưng lại với họ vì điều này phủ nhận phẩm giá của họ và khiến họ trở nên kém bình đẳng so với các đồng bạn của họ.


Có nhiều yêu cầu được đưa ra muốn Giáo hội duyệt lại các giáo huấn và quy tắc chính thức của mình về việc ly dị, tái hôn và được rước lễ. Những người tham gia đã yêu cầu Giáo hội “tăng cường niềm hy vọng” và “tha thứ”, “tôn trọng”, “cảm thương”, “bao gồm” và “cởi mở” nhiều hơn. Có những lời kêu gọi được đưa ra để “nghinh đón trở lại những người đã bị quay lưng và cảm thấy bị bỏ rơi”. Một số người tham gia muốn hàng giáo phẩm của Giáo hội trở nên giống Chúa Kitô hơn trong đáp ứng của các ngài đối với người ly dị và tái hôn bằng cách tự hỏi “Chúa Giêsu sẽ làm gì?”

Chúng ta cần cho phép các cặp ly dị và tái hôn trở lại hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội trong tư cách người nhận lãnh Bí tích Thánh Thể mà không nhất thiết phải chu toàn các yêu cầu tuyên bố vô hiệu.... Chúng ta cần nhìn nhận rằng các cuộc hôn nhân được đảm nhận một cách yêu thương và thành thực bởi cả hai bên có thể trở nên bế tắc và không nên kết án họ phải chịu sống một cuộc sống đau khổ và cô độc.

Chúa Giêsu không lên án, nhưng tha thứ và nói với tội nhân ‘đừng phạm tội nữa’. Có ai dám nói rằng họ không phạm tội nữa không? Việc từ chối cho lãnh nhận Bí tích Thánh Thể cũng có thể được coi là vạ tuyệt thông vì mục đích của Thánh lễ đã bị lấy mất
.

Một vài người tham gia cũng tin rằng các viên chức Giáo hội cần phải xin lỗi về chấn thương, tổn thương và đau đớn gây ra trong quá khứ đối với các bà mẹ không cheo cưới.

................................

Mọi người được rước lễ

Nói tới chủ đề rước lễ, có một số người tham gia tin rằng việc loại bỏ một số cá nhân khỏi việc lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô là một thực hành bất công. Những người lên tiếng phản đối về vấn đề này muốn bí tích được mở cho tất cả mọi người, kể cả người đồng tính, vợ / chồng không Công Giáo và những người từ các truyền thống Kitô giáo hoặc tín ngưỡng khác.

Điều quan trọng là chúng ta chào đón mọi người đến bàn Thánh Thể, kể cả những người từ các truyền thống đức tin khác, người ly dị và đồng tính nam / đồng tính nữ. Là một Giáo Hội, chúng ta phải yêu mến, phán xét không phải là vai trò của chúng ta.

Đã có những lời kêu gọi phải có sự bao gồm nhiều hơn và thay đổi các quy tắc về phương diện này. Nhiều người cũng tin rằng việc rước lễ cần phải là sự lựa chọn duy nhất của mỗi cá nhân chỉ dựa trên lương tâm của họ mà thôi:

Những người Công Giáo từng bị coi là bị đẩy qua bên lề phải được tự do quyết định liệu có nhận lãnh Bí tích Thánh Thể và tham gia vào các nghi lễ Công Giáo và đời sống giáo xứ hay không.

Để chấp nhận tất cả mọi người được rước lễ, điều ngớ ngẩn là yêu cầu người ta phải hoàn hảo trước khi họ đến rước lễ, vì việc này vốn thực sự dành cho những người cần tình yêu của Thiên Chúa.


Cũng có một số người tham gia mắc chứng Coeliac cảm thấy bị loại khỏi việc Rước lễ vì không có sẵn bánh thánh không chứa gluten. Họ yêu cầu những bánh thánh này được cung cấp dư thừa ở tất cả các giáo xứ.

Tập chú vào tính thánh thiêng

Các tham dự viên nói đến việc cần có những việc cử hành tôn kính và thánh thiện hơn Thánh Lễ hy tế. Nhiều người cảm thấy Giáo Hội cần khuyến khích sự im lặng và việc cầu nguyện nhiều hơn, tập chú vào “các ơn tôn thờ và kính sợ” và tạo ra bầu khí thích đáng để người ta cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa cách mạnh mẽ hơn.

Chúng ta cần mang sự thánh thiện trở lại Giáo hội. Giáo hội đã trở thành một nơi để tương tác xã hội, thay vì là một nơi mầu nhiệm và cuộc gặp gỡ Thiên Chúa... [Giữ] những câu chuyện cười đùa, âm nhạc không phù hợp, vỗ tay, hát chúc mừng sinh nhật cho giáo dân, v.v. ở bên ngoài Thánh Lễ, vì chúng lấy mất tập chú của chúng ta vào sự hy sinh thánh thiện của Chúa Kitô đang diễn ra.

Một số người tham gia tin rằng các linh mục cần thực hành sự tôn kính nhiều hơn trước nhất để mọi người noi gương của các ngài. Ngoài ra, có những lời yêu cầu được đưa ra để khuyến khích giáo dân lãnh nhận Bí tích Thánh Thể trên lưỡi thay vì trên bàn tay của họ, khuyến khích một quy tắc ăn mặc nhã nhặn trong Thánh lễ và không khuyến khích việc nói chuyện không cần thiết trong nhà thờ trước và sau Thánh lễ. Một số người trẻ cũng lên tiếng mong muốn tương tự. Một nhóm lưu ý rằng nhiều người trẻ muốn âm nhạc thánh thiêng, sự tôn kính nhiều hơn, đôi khi sử dụng tiếng Latinh trong Thánh lễ và các linh mục thánh thiện, tỏ lòng tôn kính. Tất cả những điều này giúp làm cho trải nghiệm của họ về các bí tích khác biệt so với trải nghiệm ở câu lạc bộ hoặc buổi hòa nhạc bình dân. Một vài người tham gia cũng nói đến việc cần có phẩm chất cao hơn trong nghệ thuật Giáo hội như kiến trúc, âm nhạc, hương và biểu tượng để tăng cảm thức thánh thiêng của nơi thờ phượng. Cũng có những người đề cập đến việc các nhà thờ không nên tổ chức các biến cố có tính phạm thánh trong khu vực của mình.

Nhìn nhận sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể

Cùng với nhu cầu phụng vụ phải có tính thánh thiêng nhiều hơn, đó là mong ước của những người tham gia muốn xây dựng mối liên hệ sâu sắc hơn với Chúa Kitô. Điều này bắt đầu với việc thừa nhận sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể và một lòng tôn kính đối vsự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể:

Tôi tin rằng Thiên Chúa yêu cầu chúng ta thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu, đang hiện diện trong Bí tích Thánh Thể, vốn là nguồn gốc và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu. Mọi cố gắng nên được thực hiện để cử hành bí tích này một cách long trọng nhất. Mọi cố gắng tốt nhất của chúng ta nên được dành cho việc làm cho hy tế Thánh lễ thực sự được cảm nhận như thiên đàng trên mặt đất.

Nhiều người tham gia phản ảnh rằng những người trẻ tuổi đang chuẩn bị cho các bí tích trong trường học và giáo xứ đã không được dạy về thực tế này và do đó, nhu cầu về giáo lý về vấn đề này là cấp bách hơn bao giờ hết. Như một người tham gia đã nhận xét:

Sẽ không có sự đổi mới trong Giáo hội cho đến khi chúng ta bắt đầu thể hiện sự tôn kính đối với Chúa của chúng ta, người thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh nhất của Bàn thờ. Làm thế nào mà tôi đã trải qua việc học Công Giáo trong 12 năm và không bao giờ được dạy điều này? Nó được đối xử như thể nó là một mẩu bánh mì được truyền từ tay này sang tay khác. Nếu mọi người thực sự biết / được học đúng cách về giáo lý của Giáo Hội về sự hiện diện thực sự, bạn có nghĩ cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn nhiều không?

Nhìn chung, một số gợi ý nhằm giảm bớt tình trạng này bao gồm dạy cho mọi người về sự kỳ diệu của việc biến thể (transubstatiation), trở lại với truyền thống rước lễ trên lưỡi và nhấn mạnh đến việc cộng đoàn quỳ gối khi mở cửa Nhà Tạm. Ngoài ra còn có các yêu phải đào tạo nhiều hơn cho các thừa tác viên Thánh Thể về việc chăm sóc và xử lý thích đáng dối với cácnbánh thánh và tăng cơ hội Chầu Thánh Thể.

Kỳ sau: Truyền Chức Thánh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bụi tro mùa chay
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:02 25/02/2020
Hằng năm trong nếp sống đức tin của Giáo Hội Công Giáo có mùa chay chuẩn bị tâm hồn mừmg lễ Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.

Trong ngày thứ Tư lễ tro có nghi thức xức tro trên trán người tín hữu với lời nhắn nhủ từ Kinh Thánh: „Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, và rồi sẽ trở về bụi tro.“ (St 3,19.)

Lịch sử lễ nghi xức tro

Truyền thống lễ nghi xức tro trên trán, trên đỉnh đầu người tín hữu ngày thứ Tư lễ Tro có từ thế kỷ thứ 6. Truyền thống này diễn tả cách thức đền tội trong Hội Thánh thời ngày xưa. Ngày xưa người có tội vào mùa chay phải mặc áo vải thô đền tội, và được rắc trải tro trên người. Họ thú nhận xin ơn tha tội công khai trong nhà thờ, và không được vào nhà thờ từ ngày thứ Tư lễ Tro cho đến ngày thứ Năm Tuần Thánh.

Nhưng từ thế kỷ thứ 10. cách thức đền tội công khai nghiêm khắc như thế không còn nữa. Và từ thế kỷ thứ 12. tro xức ngày thứ Tư lễ Tro được đốt từ cành lá ngày Lễ Lá năm trước. Lễ nghi xức tro trên trán, trên đỉnh đầu vẫn còn giữ lại.

Ngoài ra, theo luật Hội Thánh Canones 1249- 1253 mọi tín hữu Công Giáo từ 14 tuổi phải kiêng thịt, từ tuổi trưởng thành 18 tuổi cho tới 60 tuổi phải kiêng thịt cùng ăn chay.

Trong mùa chay theo luật Hội Thánh chỉ còn buộc ăn chay kiêng thịt ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.

„ Nghi lễ phụng vụ rắc tro ngày thứ Tư lễ Tro nói lên khía cạnh nền tảng của mùa chay về sự ăn năn thống hối từ trong trái tim tâm hồn trở về cùng Thiên Chúa. Nghi thức rắc xức tro mang chất chứa ý nghĩa theo hai khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất nói lên sự thay đổi nội tâm, sự ăn năn và thống hối đền tội, và cũng nhắc nhớ đến khía cạnh thứ hai về sự bất an của thân phận đời sống con người. „ ( Giáo hoàng Benedictô 16. )
Tại sao lại tro?

Thiên Chúa nói với con người do Ngài tạo thành: „Từ bụi tro con được tạo dựng và sau cùng con cũng trở về với bụi tro.“ St 3,19.

Củi cháy đốt trong lò sưởi, trong lò nấu bếp, tỏa rực ánh sáng cùng hơi nóng nồng ấm thi vị. Nhưng ngày hôm sau chỉ còn lại nắm tro tàn. Cũng thế, ngày tháng con người chúng ta cũng qua đi trở thành tro bụi.

Tro bụi là hình ảnh tàn tích còn lưu lại của những lời nồng thắm, của tình yêu ngày xưa con người đã nói, đã trao cho nhau.

Bụi tro mầu đen xám biểu hiệu sự buền bã và lầ chất đơ bẩn. Nhưng tro bụi pha với nước lại là chất có hiệu qủa tẩy rửa, như chùi rửa những đồ bằng sắt, nhôm rỉ xét cho sạch bóng trở lại…

Tro bụi xức trên trán ngày thứ Tư lễ Tro muốn nhắc nhớ con người là tạo vật yếu đuối và hay vướng mắc vào vòng tội lỗi. Và qua cung cách nhận xức tro, con người cũng chân thành nhận ra khía cạnh đó của mình. Họ không chối bỏ khía cạnh này, nhưng tin tưửng vào tình yêu Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên con người cùng yêu thương con người. Thiên Chúa luôn trao ban cho con người cơ hội khởi đầu mới làm lại đời sống mình.

Tro bụi gắn liền với lịch sử đời sống con người. Lịch sử của tội lỗi. Lịch sử của đời sống riêng mỗi người: thân xác cùng tâm hồn bị tổn thương, mang đầy những mặc cảm, ý chí khả năng bị hạn chế cản trở vây hãm không còn lối thoát vươn lên. Con người nhớ rằng mình có nhiều tội lỗi. Tội lỗi là tro bụi vây quanh mình.

Trên cánh đồng sau mùa gặt thu hoạch cây cỏ, gốc lúa mạ, cành khô được gom lại thiêu đốt ra thành tro. Tro ngấm chìm trong đất. Và sau đó tro trở thành phân bón cho mầm sống mới phát sinh từ lòng đất.

Cũng xẩy ra như vậy với đời sống con người. Nếp sống cũ, có nhiều điều không tốt cũng phải chịu nhiều thử thách trôi luyện biến ra thành tro bụi. Và từ đó có đổi mới cho đời sống trở nên mới tốt đẹp hơn.

Tro là hình ảnh nói lên sự trống rỗng, thoáng qua, vô tên tuổi, vô ý nghĩa, vô gía trị. Hình ảnh này diễn tả đời sống con người, nếu không có đức tin vào Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên mình, cũng trở nên trống rỗng hoang vắng.

Vì thế, trong nghi thức vẽ hình thập gía rắc tro trên trán, trên đỉnh đầu, nhắc nhớ lại: Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro, nhưng được kêu gọi cho cùng sống lại với Chúa Giêsu Kito.

40 ngày mùa chay.

Mùa chay bắt đầu từ thứ Tư lễ Tro đến ngày lễ mừng Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết kéo dài 40 ngày. Nhưng tại sao lại 40 ngày?

Con số 40 là con số kinh thánh ẩn chứa lịch sử về sự thanh luyện tẩy rửa.

Trong thế giới bên vùng Trung Đông con số 40 là dấu chỉ hình ảnh về sự tẩy rửa cho thanh sạch. 40 ngày là thời gian tẩy rửa thanh luyện cho những người sinh con trong truyền thống nơi Do Thái giáo và Hồi Giáo.

40 ngày buồn bã tang chế, và sau 40 ngày có những nghi thức riêng để nói lên thời gian tẩy rửa thanh luyện và tang chế đau buồn đã chấm dứt, và đời sống bắt đầu trở lại như thường.

Mưa suốt 40 đêm ngày tạo nên trận đại hồng thủy thời Ông Noe, nước tràn ngập bao phủ khắp mặt đất. ( Sáng thế 7, 12)

40 năm dân Israel đi trong sa mạc từ Ai Cập trở về đất Chúa hứa ban cho. (Sách Dân số 14,33)

Tiên Tri Maisen ở trên núi Sinai 40 đêm ngày để gần gũi gặp gỡ Thiên Chúa hiện ra với Ông. ( Xuất hành 24,18)

Ngôn sứ Elia đã vượt đường xa đi 40 ngày đêm để đến núi Horeb gặp gỡ Thiên Chúa. ( 1 Sách Các Vua 19,8)

Vua David cai trị nước Israel và thành Gierusalem 40 năm (1. Sách Các Vua 2,11.).

Tiên tri Jona kêu gọi dân thành Ninive từ vua tới người dân lớn bế ăn chay hãm mình ngồi trên tro đền tội 40 ngày để được Thiên Chúa tha thứ không giáng họa hình phạt xuống cho dân thành. ( Jona 3,4- 10)

Chúa Giêsu cũng trải qua nếp sống 40 ngày trong sa mạc, ăn chay cầu nguyện nhịn đói và bị ma qủy hiện đến cám dỗ. (Mt 4,1-11)

Nối kết từ gương sống ăn chay cầu nguyện của Chúa Giesu, một dấu chỉ hình ảnh thanh luyện trong sa mạc, đã trở nên 40 ngày mùa chay trong Hội Thánh Công Giáo.

Chúa Giêsu Kitô được an táng trong mồ dưới lòng đất, và Ngài cũng chỉ nằm ở trong đó 40 tiếng đồng hồ thôi. Vì thế nhiều xứ đạo đã có tập tục canh thức cầu nguyện 40 tiếng đống hồ để tưởng nhớ thời gian 40 tiếng Chúa nằm trong mồ trước khi Ngài chỗi dậy từ cõi chết âm phủ.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Giải đáp phụng vụ: Có thể cử hành Thánh lễ ngoại lịch trong Mùa Chay không?
Nguyễn Trọng Đa
10:05 25/02/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Các thánh tích của Thánh Têrêxa và của phụ mẫu thánh nhân sắp đến giáo xứ chúng con. Chúng con sử dụng nghi thức cũ, và con tự hỏi liệu chúng con có thể cử hành Thánh lễ ngoại lịch về Thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu không, mặc dù là trong Mùa Chay. Con không tìm thấy bất kỳ tài liệu nào liên quan đến câu hỏi này. Liêu Đấng Bản quyền địa phương có thể cho phép cho Thánh lễ chính không, và liệu cũng được phép cho các Thánh lễ riêng không? – D. W., Úc.


Đáp: Mặc dù bạn đọc đề cập đến hình thức ngoại thường, tôi sẽ bắt đầu câu trả lời này bằng cách trích dẫn Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (GIRM) về Thánh lễ ngoại lịch (trong hình thức thông thường):

“374. Khi gặp một nhu cầu hay một lợi ích mục vụ quan trọng, Giám mục giáo phận có thể ra lệnh hoặc cho phép cử hành một Thánh lễ thích hợp vào bất cứ ngày nào, trừ các lễ trọng, các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh, các ngày trong Tuần Bát nhật Phục sinh, ngày lễ mọi tín hữu đã qua đời (2-11), thứ Tư lễ Tro và Tuần Thánh.

“375. Lễ ngoại lịch kính các mầu nhiệm của Chúa, hoặc kính Đức Trinh Nữ Maria, các Thiên thần, một vị Thánh hoặc tất cả các Thánh, theo lòng đạo đức của các tín hữu, thì được phép cử hành vào các ngày trong tuần thuộc mùa Thường niên, dù có lễ nhớ không bắt buộc. Tuy nhiên, không được cử hành như lễ ngoại lịch, các lễ kính các mầu nhiệm thuộc đời sống của Chúa hoặc của Đức Trinh Nữ Maria, trừ lễ Đức Maria Vô Nhiễm nguyên tội, vì việc cử hành các lễ này gắn liền với diễn tiến của năm phụng vụ.

“376. Trong những ngày có lễ nhớ bắt buộc, những ngày mùa Vọng từ đầu tới 16 tháng 12, và trong mùa Giáng sinh từ ngày 2 tháng giêng trở đi, các ngày trong mùa Phục sinh sau tuần bát nhật Phục sinh, thì thông thường cấm cử hành lễ cầu cho những nhu cầu khác nhau hay trong những hoàn cảnh khác nhau và lễ ngoại lịch. Tuy nhiên, nếu thực sự có một nhu cầu hay một lợi ích mục vụ nào đó, thì khi cử hành với dân chúng, tùy theo phán quyết của linh mục quản thủ thánh đường hay của chính linh mục chủ tế, có thể cử hành lễ thích hợp để đáp ứng nhu cầu hoặc lợi ích mục vụ đó.

“377. Những ngày trong tuần mùa Thường niên, khi gặp lễ nhớ tự do, hoặc lễ về ngày trong tuần, thì được phép cử hành bất cứ bài lễ nào, hay đọc bất cứ lời nguyện nào thuộc những lễ được cử hành trong những hoàn cảnh khác nhau, ngoại trừ các bài lễ có nghi thức riêng” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)

Các quy định trên lặp lại ở một mức độ nào đó chữ đỏ của Thánh lễ trong hình thức ngoại thường, vốn quy định như sau:

“VII - Thánh lễ ngoại lịch cho một vấn đề có nhu cầu quan trọng

“365. Một Thánh lễ ngoại lịch 'cho một vấn đề có nhu cầu quan trọng' có nghĩa là một Thánh lễ được cử hành với sự tham dự đông đảo của giáo dân, theo lệnh của Đấng Bản quyền địa phương hoặc với sự đồng ý của ngài, cho một nhu cầu nghiêm trọng hoặc cho lợi ích tinh thần hoặc thế tục, vốn ảnh hưởng đến cộng đồng hoặc một phần lớn của cộng đồng.

“367. Chỉ có một Thánh Lễ ngoại lịch cho một vấn đề nghiêm trọng được cho phép trong bất kỳ một nhà thờ nào; và Thánh lễ tương ứng với nhu cầu được thực hiện, hoặc, nếu không có Thánh lễ đó, ‘Thánh lễ cho bất kỳ nhu cầu nào’, theo những gì được chỉ ra trong số 365, cho giáo xứ của riêng mình.”

Cả hai bộ quy định đều uỷ quyền cho Đấng Bản quyền địa phương ra lệnh hoặc cho phép cử hành Thánh lễ ngoại lịch, ngay cả trong các ngày trong tuần của Mùa Chay vì “một nhu cầu hay một lợi ích mục vụ quan trọng”. Sự hiện diện ngoại thường của các thánh tích trong một nha thờ có thể được coi là một dịp cho một lợi ích tinh thần hoặc mục vụ.

Mặc dù Giám mục có thể cấp phép cho Thánh lễ ngoại lịch được cử hành, nhưng bất kỳ sự cho phép nào như vậy đều phải tôn trọng các quy định phù hợp của hình thức ngoại thường, và do đó, sự cho phép sẽ dành cho một lễ cử hành với sự hiện diện của tín hữu.

Cuối cùng, xin nói thêm, cả lịch của hình thức thông thường và lịch của hình thức ngoại thường thường không cho phép các Thánh lễ ngoại lịch trong Mùa Chay, nhưng vì các lý do khác nhau, do cấu trúc của mỗi lịch.

Hình thức thông thường có cấu trúc ngày lễ riêng cho cả năm, trong khi trong hình thức ngoại thường, chu kỳ ngày lễ chỉ được tìm thấy trong Mùa Chay, mà trong đó mỗi ngày trong Mùa Chay có công thức Thánh lễ riêng. Các ngày lễ Mùa Chay được coi là hạng thứ ba, không giống như các ngày lễ của phần còn lại của năm là hạng thứ tư. Trong thực tế, điều này làm cho không thể cử hành Thánh lễ ngoại lịch và lễ các thánh với các tưởng niệm vào những ngày đó, mà không có lý do đặc biệt.

Hình thức thông thường, mặc dù có cấu trúc khác hơn, đã kết hợp thực tại truyền thống này như một quy định đặc biệt, vốn cấm các Thánh lễ ngoại lịch trong Mùa Chay. (Zenit.org 25-2-2020)

Nguyễn Trọng Đa

https://zenit.org/articles/votive-masses-in-lent-in-honor-of-relics/
 
Văn Hóa
Hãy nhớ mình là tro bụi
Đinh Văn Tiến Hùng
18:35 25/02/2020
Thứ Tư Lễ Tro

( Mở đầu Mùa Chay Thánh : 26/2/2020 )

Trong Cựu Ước, việc xức tro và mặc áo nhậm được dùng để thực hành và biểu lộ lòng thống hối cá nhân hay toàn thể cộng đoàn dân Israel. Tro chỉ thân xác chúng ta là bụi tro, sẽ phải chết ( St 3,18.27 )

Trong truyền thống các đan sĩ và tu viện, tro được dùng để nói lên mối liên hệ với sự chết và sự khiêm nhường thống hối trước mặt Chúa. Vì thế, các tu sĩ, các đan sĩ có tục lệ tại một số nơi, muốn nằm trên đống tro với chiếc áo nhậm để chết. Thánh Martino thành Tours bên Pháp đã nói: "Không gì xứng hợp hơn cho một tu sĩ là việc nằm chết trên đống tro bụi". Các vị này lấy tro đã được làm phép trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, rồi vẽ hình Thánh giá trên đất, trên đó còn trải thêm áo nhậm và rồi các vị nằm trên đó khi hấp hối và khi chết. Các tu sĩ cũng có thói quen trộn tro vào bánh như của ăn. Ðó là một hình thức hãm mình nhiệm nhặt mà các tu sĩ phải giữ.

Từ đây chúng ta nhận ra, trước tiên Giáo hội đã đặt nền tảng cho việc thống hối, đó là nhìn nhận lại tình trạng nguyên tuyền của ơn thánh đã bị mất do tội nguyên tổ, và hậu quả là con người xa Thiên Chúa, trốn tránh Thiên Chúa. Con người sẽ phải chết như là một hậu quả của tội lỗi. Vì thế cần phải "quay trở lại" một cách tận căn, như ý nghĩa diễn tả qua từ "canh tân" trong ngôn ngữ Do Thái, là quay ngược lại với 360 độ. Ðàng khác suy tư về bụi tro, để cho thấy sự yếu hèn của mình và tính cách tùy thuộc vào Thiên Chúa vì con người được Ngài tạo dựng, nhưng Thiên Chúa đoái thương và ban ơn cứu rỗi. Phụng vụ đã diễn tả nền tảng này qua các biểu hiệu và các lời kinh của ngày Thứ Tư Lễ Tro.

Cùng với một số biểu hiệu khác được Giáo hội dùng trong Mùa Chay, như màu áo lễ tím, không đọc Kinh Vinh Danh, không trưng bông hoa trên bàn thờ, không dùng đàn trong thánh lễ, bụi tro cũng được dùng để cho thấy tính cách thống hối của Mùa Chay và thân phận của con người hay chết.

Nói tóm lại, lễ nghi làm phép tro và bỏ tro trong ngày Thứ Tư Lễ Tro gợi ra cho tín hữu về một thời điểm quan trọng đang bắt đầu liên hệ tới ơn cứu rỗi của họ, đó là Mùa Chay. Ðồng thời, lễ nghi khởi đầu này cũng đề ra cho tín hữu một hành trình phải đi theo trong thời gian suốt Mùa Chay.

Hành trình đó là thực hành các việc làm biểu lộ sự thống hối, sống bác ái; đàng khác, tín hữu cũng phải đi sâu vào tâm tình thống hối, khi suy tư về thân phận con người, về lỗi lầm của mình và nhu cầu khẩn thiết phải trở về, phải canh tân cuộc sống. Tuy nhiên, tín hữu không làm những việc này trong ý thức khổ hạnh cá nhân, nhưng là để hướng về ơn cứu rỗi Chúa Kitô đã thực hiện và Giáo hội đang chuẩn bị mừng trong đại lễ Phục sinh. Ngày nay các biểu hiệu bên ngoài, như thống hối công cộng, như mặc áo nhậm, như đi chân không trong cuộc hành hương, vv. không còn được thực hiện như xưa, vì hoàn cảnh xã hội đổi thay, nhưng thái độ và ý chí thống hối, canh tân trở về vẫn phải in khắc sâu đậm trong thâm tâm mỗi người. Mỗi người sẽ tự đưa ra cho mình một số những thực hành thống hối trong cuộc sống cụ thể để biểu lộ ý nghĩa và tinh thần của lễ nghi xức tro.

ĐÔ Phanxicô Borgia Trần văn Khả

Hãy nhớ mình là Tro Bụi

( Thức tỉnh & Sám hối )

“Thực ngàn năm ở trước Thiên Nhan, tựa như ngày hôm qua đã khuất, như một đêm thức giấc cầm canh. Chúa khiến con người trở về bụi đất. Ngài phán : Hãy trở về gốc ! Hỡi con người !“ ( Tv.89 )

Ôi Lạy Chúa ! Con chỉ là tạo vật,

Chúa dựng con từ nắm đất bụi tro,

Ban con đời sống hạnh phúc tự do,

Nhưng con đã quay đầu phản nghịch Chúa.

Ôi Lạy Chúa ! Một đời con lưu lạc,

Ham công danh và mê mải phù vân,

Hồn hoang loạn rời rã cả tấm thân,

Đi đi mãi càng chìm trong vô vọng.

Ôi Lạy Chúa ! Một đời con phiêu bạt,

Sống dật dờ của một kiếp phù du,

Hồn đớn đau trong thân xác ngục tù,

Đi đi mãi càng xa rời Thượng Đế.

Ôi Lạy Chúa ! Cho lòng con bừng tỉnh,

Biết ăn năn và thống hối chân tình,

Như kẻ chết được diễm phúc hồi sinh,

Trong cứu độ nơi Tình yêu Thiên Chúa.

Ôi Lạy Chúa ! cho lòng con đón nhận,

Một tín điều suy gẫm cả cuộc đời :

“Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro,

Rồi sẽ phải trở về cùng tro bụi.”

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lan Dưới Nắng Sớm
Tấn Đạt
22:39 25/02/2020
LAN DƯỚI NẮNG SỚM
Ảnh của Tấn Đạt

Ngắm hoa, lòng thấy nhẹ nhàng
Ngàn câu thơ vụt tuôn tràn ngón tay
(Trích thơ của Vương Thanh)
 
VietCatholic TV
Italia không tìm được bệnh nhân zero, không loại trừ khả năng coronavirus là vũ khí sinh học
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:12 25/02/2020
Chính quyền Ý đã tuyên bố cô lập hàng loạt các thành phố phía bắc trong cố gắng ngăn chặn sự bùng phát lớn nhất của coronavirus tại Âu Châu.

Hôm thứ Sáu 21 tháng Hai, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý là 14, và một người chết. Tuy nhiên, tính đến chiều thứ Hai 24 tháng Hai, số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus tại Ý đã tăng đến 219. Bên cạnh đó, 5 trường hợp tử vong đã được ghi nhận.

Phần lớn các trường hợp nhiễm coronavirus tập trung ở Trung Quốc đại lục, với hơn 77,100 trường hợp; tiếp theo là Nhật Bản có 840 trường hợp, trong đó có 610 trường hợp liên quan đến tàu du lịch Diamond Princess; rồi đến Hàn Quốc với 833 trường hợp. Ý bây giờ là sự bùng phát lớn nhất bên ngoài Á Châu.

“Năm người đã chết và ít nhất 219 người khác đã bị nhiễm coronavirus ở Ý,” ông Angelo Borrelli, người đứng đầu Giám đốc cơ quan Bảo vệ Dân sự của đất nước, cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai.

Phần lớn các trường hợp, cụ thể là 167 trường hợp thuộc khu vực phía bắc của Bologna. Thủ phủ của miền này là thành phố Milan.

Ông Borrelli nói thêm rằng một người đã hồi phục và 91 người bị nhiễm virus hiện đang cách ly tại nhà.

Hôm thứ Bẩy, các phương tiện truyền thông tại Ý trích thuật người đứng đầu ngành y tế của miền Lombardy, là Giulio Gallera, cho biết bệnh nhân zero là một người vừa về từ Hoa Lục. Trong khi đó, bệnh nhân thứ nhất là một người đàn ông 38 tuổi làm việc tại bệnh viện Codogno, là người không đi du lịch sang Trung Quốc nhưng đã gặp một người bạn, là bệnh nhân zero.

Tuy nhiên, các khám phá mới sau này cho thấy có các trường hợp nhiễm bệnh sớm hơn người y tá tại bệnh viện Codogno. Vì thế, ông Borrelli cho biết các quan chức vẫn chưa biết được người mang virus đầu tiên vào nước Ý là ai. “Chúng tôi vẫn không thể xác định bệnh nhân zero, vì vậy rất khó để dự đoán các trường hợp mới có thể xảy ra,” ông Borrelli cho biết trong cuộc họp báo.

Patient zero, hay bệnh nhân zero, là một thuật ngữ y tế phổ biến để chỉ người đầu tiên bị nhiễm bệnh và gây ra tình trạng dịch bệnh cho cộng đồng. Nam Hàn cũng chưa tìm được bệnh nhân zero, và vì thế họ không thể loại trừ khả năng bị tấn công bằng vũ khí sinh học.

Trong cuộc họp với các cơ quan y tế hôm thứ Bẩy 22 tháng Hai, Tổng thống Nam Hàn Văn Tại Dần, hay còn gọi là Moon Jae-in, đã nâng tình trạng báo động lên mức cao nhất sau khi các cơ quan an ninh thất bại trong việc tìm ra bệnh nhân zero. Ông nói: “Chính phủ có thể phải thực hiện tất cả các biện pháp mạnh mẽ hơn bao giờ hết mà không bị trói buộc bởi các quy định” nhằm có thể ngăn chặn dịch bệnh.

Các biện pháp khẩn cấp nghiêm ngặt đã được đưa ra vào cuối tuần qua, bao gồm lệnh cấm các sự kiện công cộng tại ít nhất 10 thành phố, sau khi có sự gia tăng đột biến các trường hợp được xác nhận ở các khu vực phía bắc của Bologna và Veneto.

Ông Roberto Speranza, Bộ trưởng Y tế Italia, đã công bố những hạn chế nghiêm nhặt trong các khu vực bị ảnh hưởng, bao gồm việc đóng cửa các tòa nhà công cộng, hạn chế giao thông, cũng như giám sát và kiểm dịch các cá nhân có thể đã bị nhiễm coronavirus.

“Về cơ bản, chúng tôi yêu cầu tất cả những người đến từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh phải cách ly trong những nơi cư trú bắt buộc,” ông Speranza nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Bảy.

Các quốc gia lân cận trong khu vực Schengen bao trùm hầu hết các nước Tây Âu đã trở nên lo lắng vì sự gia tăng đột biến các trường hợp nhiễm coronavirus tại Ý.

Một chuyến tàu từ Ý đã dừng ở biên giới Áo vào tối Chúa Nhật khi hai phụ nữ Đức trên tàu báo cáo có các triệu chứng sốt, đài truyền hình ORF cho biết. Chuyến tàu đã được cho đi tiếp sau khi những người phụ nữ này thử nghiệm âm tính với virus.

Chính quyền Áo đã bắt đầu các cuộc họp vào ngày thứ Hai để nghiên cứu tình hình và phân tích xem việc kiểm soát biên giới với Ý có cần thiết hay không.

Giải bóng đá hàng đầu của Ý, Serie A, đã phải hủy ít nhất bốn trận đấu dự kiến sẽ được chơi trong các khu vực ở Bologna và Veneto.

Milan, thủ đô thời trang của đất nước, tuyên bố sẽ đóng cửa các trường học bắt đầu từ thứ Hai trong vòng một tuần. Các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nước Ý cũng đã bị hủy bỏ từ hôm Chúa Nhật, theo một tuyên bố của Bộ Giáo dục Ý.

Sự gia tăng đột biến về số lượng các trường hợp nhiễm coronavirus cũng đã ảnh hưởng đến lễ bế mạc Tuần lễ thời trang Milan.

Nhà thời trang Giorgio Armani và Laura Biagiotti đã xác nhận với CNN rằng họ sẽ tổ chức các buổi trình diễn thời trang vào hôm Chúa Nhật mà không có khán giả và đã diễn ra đằng sau các cánh cửa đóng kín. Khán giả chỉ có thể theo dõi trên truyền hình và Internet.

Lễ hội Venice cũng bị đình chỉ vì dịch bệnh. Ông Luca Zaia, thống đốc vùng Veneto, tuyên bố như trên hôm Chúa Nhật.

Hai trong số 25 trường hợp nhiễm coronavirus trong vùng đã xảy ra ở Venice, địa điểm du lịch nổi tiếng có lễ hội hóa trang thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Ông Zaia cũng tuyên bố cấm các cuộc họp công cộng và tư nhân, và đóng cửa các trường học, trường đại học và bảo tàng viện trong khu vực.

Khi những lo lắng gia tăng ở phía bắc nước Ý, chính quyền ở miền nam nước này đã đưa một tàu chở người di cư vào Sicily và thực hiện các biện pháp kiểm dịch, Bộ Nội vụ cho biết hôm Chúa Nhật

Tàu Ocean Viking, có 274 người di cư trên tàu được giải cứu trên biển, đã bị cách ly ở Pozzallo, Sicily, cùng với thủy thủ đoàn của con tàu.


Source:CNN
 
Xin đón xem Thứ Tư Lễ Tro tại Vatican và cùng cầu nguyện với ĐTC Phanxicô giữa thảm kịch coronavirus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:48 25/02/2020
Tại giáo phận Rôma, các cử hành trong Mùa Chay sẽ diễn ra lần lượt tại các nhà thờ, và được gọi là các “Stazioni” – các “chặng” như các chặng đàng thánh giá (Stazioni della Via Crucis).

Chặng đầu tiên đã do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự trong ngày thứ Tư Lễ Tro 26 tháng Hai.

Lúc 4:30 chiều, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.

Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, các tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.

Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.