Ngày 23-02-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ta Khát
Lm Vũđình Tường
06:21 23/02/2008
Cuộc đời luôn có những khao khát, ước mong. Khát khao điều công chính rất cần cho sự sống, giúp con người phát triển, vươn lên và sinh ích cho cuộc sống tâm linh. Bên cạnh đó có những khao khát bất chính không cần thiết, đã không sinh ích cho sự sống trái lại còn làm khổ tâm linh, hao mòn thân xác, gây đau khổ cho mình, người thân và làm hại xã hội.

KHAO KHÁT

Bản chất của khao khát là tốt lành, chính đáng. Cơ thể mạnh khỏe cần thực phẩm nuôi thân, phát triển lớn mạnh. Tâm hồn mạnh khỏe cần nuôi dưỡng bằng nguồn sinh lực Sách Thánh, thi hành đức ái, tăng ơn thánh, tiến vững trên đàng nhân đức hầu phát triển tài năng Chúa ban, sinh ích cho nhân loại. Một cơ thể khoẻ mạnh biết đòi hỏi thực phẩm khi đói, nước khi khát, nghỉ khi mệt, xả hơi khi lo lắng, thơ, phú, âm nhạc khi thanh thản.

Khi đau bệnh cơ thể không màng chi đến nhu cầu ăn uống. Tâm linh cũng thế, một tâm hồn bệnh hoạn từ chối điều công chính nhưng khao khát điều bất chính. Hậu quả của bất chính dày vò tâm hồn, mất bình an nội tâm, dẫn đến cuộc sống trụy lạc. Đánh mất ý nghĩa trong sáng, tốt đẹp cuộc đời Thiên Chúa ban và tạo nên đau khổ không cần thiết gây nên bởi khao khát bất chính.

MƯU SINH

Cần cố gắng lao nhọc kiếm cơm ăn, áo mặc. Mong có công ăn việc làm vững chắc là điều tốt. Tuy nhiên tình nguyện làm nô lệ cho vật chất là một khao khát bất chính vì của cải dùng để phục vụ con người, nâng cao phẩm giá. Cần tránh xa khi vật chất, nhục dục là nguyên cớ gây vấp phạm về công bình, lẽ phải, làm giảm giá trị nhân bản. Của cải kiếm được bằng cách bất chính. Gian tham của công, gian lận trốn thuế, lừa gạt người thân quen, dù với mục đích tốt, giúp kẻ đui mù, nghèo khó, bần cùng cũng đều là bất chính vì tự căn bản của sự việc đã là bất chính. Bản chất việc bất chính không mang lại kết quả công chính. Ý ngay lành bị hai điều xấu bẻ cong. Gian tham là thiếu ngay thẳng. Lắt léo tiền của người để bố thí.

LAO TÁC

Chức tước, địa vị dù lớn nhỏ đều có chung mục đích giúp tha nhân, phục vụ công ích xã hội, tạo công ăn việc làm mang cơm no áo ấm cho đại chúng, gầy dựng một xã hội bác ái, yêu thương, hạnh phúc, công bình, trật tự, tình người được đề cao, phẩm giá con người được tôn trọng và cổ võ một đời sống hướng về tâm linh hơn là thiên về vật chất.

Đạo cũng như đời lạm dụng quyền hành, làm điều sai trái từ thanh quan dẫn đến tham quan. Tham quan lúc đầu cắt chỗ này, xén chỗ kia, đút cấp trên lót cấp dưới. Khi chỗ đứng an toàn tham quan biến thành cẩu quan lừa trên, gạt dưới, hãnh diện làm điều bất chính. Cẩu quan một đời khao khát chức tước, bổng lộc. Sống đời tầm gửi, tin kẻ nịnh bợ. Gần người giảo hoạt đầu môi, chóp lưỡi.

Chủ thuyết giải thích khác nhau về tình người, sự sống, công bình và bác ái. Vì thế xảy ra tình trạng nhóm này nhân danh tự do, nhân quyền bôi lọ, bỏ tù nhóm kia. Vì có giải thích khác nhau về tự do, nhân quyền nên phải khôn ngoan chọn định nghĩa đúng nhất. Tự do của phe mạnh đúng; phe yếu sai. Phe khéo tuyên truyền nhiều ủng hộ. Dở tuyên truyền thất thế. Chủ thuyết nào cũng tự nhận tự cho phe mình đúng; nhân quyền phe mình hay. Tự do và nhân quyền là nguyên cớ đấu lí. Vững lí thắng, đuối lí thua.

Phe thắng tự kiêu, tự đắc nên lí của phe mạnh bao giờ cũng sai vì thiếu khiêm nhường. Dùng tự do để đánh mất tự do. Vin vào nhân quyền để chà đạp nhân quyền. Vì thế phe thắng thường áp đặt, đàn áp, chèn ép phe thua.

Linh hồn của tự do là tâm đạo. Thiếu tâm đạo tất cả là bánh vẽ.

TÂM ĐẠO

Đạo nào cũng là đạo. Có đúng chăng? Về tu đức các tôn giáo có điểm tương đồng như dậy tín hữu ăn ngay ở lành, làm lành, lánh dữ, cứu nhân độ thế. Tu đức là thế. Niềm tin khác biệt. Niềm tin hướng dẫn cuộc sống, đưa đến cách hành xử khác biệt trong việc sống đạo. Chọn tôn giáo để tin theo là chọn sống cho niềm tin, không chọn sống cho tu đức. Chính niềm tin dẫn đến khác biệt về tôn giáo. Hiểu lầm giữa tu đức và niềm tin đưa đến lập luận đạo nào cũng là đạo. Nhận xét như thế là nhận xét về vỏ mà bỏ lòng. Tương tự như câu nước nào cũng là nước. Nước sông nước suối cũng là nước nhưng phẩm chất của mỗi loại nước khác nhau. Tại bờ giếng Đức Kitô giúp người phụ nữ thành Samarita phân biệt sự khác biệt giữa nước giếng và nước hằng sống.

NƯỚC HẰNG SỐNG

Nước hằng sống không chảy ra từ lòng đất mà đến từ lòng người. Nước đó không phải lấy gầu để múc mà trở thành suối mát tắm gội lòng người. Lòng thanh thản đời vui tươi. Đời vui là đời hạnh phúc. Ai nhận nước đó sẽ không còn khát. Ai uống nước đó sẽ được sống trường sinh. Ai thành tâm van xin Đức Kitô sẽ ban cho. Nước Hằng Sống có thể hiểu là nước uống bổ sức tâm hồn, cũng có thể hiểu là nơi chốn, nơi đó có sự sống muôn đời. Tự do nhân quyền trong Nước Hằng Sống là tự do đích thực vì đặt căn bản trên tâm linh, đến từ lòng người, tình yêu và lòng nhân ái.

Đấng sáng tạo và làm chủ Nước Hằng Sống là Đấng ban con tim của Ngài cho những ai chấp nhận nước đó. Ai sống bằng tình yêu thì gia nhập nước này vì Đấng Sáng Lập đã hy sinh mạng sống Ngài cho đạo hữu. Ngài làm thế vì yêu. Không có tình yêu nào cao quí hơn là chết cho người mình yêu. Có đấng sáng lập tôn giáo nào làm được điều đó. Thưa chỉ có một. Đức Kitô Đấng muôn đời khát khao cứu vớt các linh hồn.

Ta Khát là thế đó.

TÌM BÀI CŨ:

SUY NIỆM: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

TRUYỆN NGẮN: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

HÌNH ẢNH: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
 
Lớn lên trong dòng Nước Hằng Sống
LM Trương Đình Hiền
11:18 23/02/2008
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY

Lớn lên trong dòng Nước Hằng Sống

Dẫn nhập đầu lễ:

Kính thưa ông bà anh chị em, cộng đoàn chúng ta đang tiến vào trung tâm điểm của Mùa Chay và các anh chị em Dự Tòng trên khắp thế giới đang có những ngày chuẩn bị gấp rút để tiến về Giếng Rửa Tội, tiến vào cuộc Tái Sinh thiêng liêng quan trọng nhất của cuộc đời sẽ được thực hiện trong mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Trong ý nghĩa ấy, phụng vụ Chúa Nhật III Mùa Chay, với sứ điệp Lời Chúa mang trọng tâm “Nước Hằng Sống” đang gọi mời dân Chúa khắp nơi hãy biến đức tin thành một cuộc “hội ngộ” với chính Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống, biến việc sống đạo của mỗi người thành cuộc “gặp gỡ Đức Kitô” là “Đường, Chân lý và Sự sống” đích thật. Thánh lễ hôm nay cũng là một cơ hội để chúng ta một lần nữa đặt niềm tin vào Thiên Chúa, quay trở về với Thiên Chúa và tiến đến gặp gỡ Thiên Chúa trong Đức Kitô, Đấng đang hiện diện trong Thánh lễ nầy để ban chính sự sống thần linh cho ta.

Giờ đây, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi để xứng dáng cử hành Thánh lễ.

Giảng Lời Chúa:

Sống trên đời ai mà đã không một lần vật lộn với những cơn khát: khát nước, khát tình, khát tiền, khát thành công, khát hạnh phúc, khát bình an, khát yên lặng, khát cảm thông, khát gần gũi, khát sống, khát yêu, khát thù khát hận...Chính vì thế, nhà thơ Đình bảng đã nói lên nổi khát đó qua những câu thơ:

Hồn tôi một cánh đồng không
Lạy trời mưa xuống thành sông, thành ngòi...
Lạy trời mưa suốt đêm nay
Hồn tôi là những luống cày khô khan...

(Lời buồn thánh.Lê Đình bảng, Hành Hương, thơ. 2006)

Hay:
Tôi khô khát tựa trẻ thơ đòi sửa
Chiều đăm đăm trông khói núi lên trời
Nên van Ngài làm mưa móc tuôn rơi
Và phủ sóng lên đời tôi nhật thực...

(Xin trời mưa xuống. Lê Đình bảng, Hành Hương, thơ. 2006)

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay cũng muốn nói với chúng ta về những cơn khát. Đặc biệt, qua biến cố “cơn khát nước điên cuồng” của Ít-ra-en trong hoang mạc, và cuộc đàm thoại về Nước Hằng sống giữa Chúa Giêsu và người thiếu phụ Sa-ma-ri bên bờ giếng Gia-cóp, Lời Chúa đã đưa chúng ta và các anh chị dự tòng đi vào các chiều kích sâu xa của cuộc hành trình đức tin mà bí tích Rửa tội chính là cửa ngỏ đầu tiên. Chúng ta hãy để Lời Chúa soi lòng mở trí chúng ta.

1. Cuộc đời và những cơn khát:

Trong ngôn ngữ Thánh Kinh, “nước” được nhiều lần nhắc đến: Ngay từ buổi khai thiên lập địa, nước đã có mặt trong công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa. Nước chảy nơi vườn Eden để biến nơi đây thành địa đàng trần gian. Nước dâng cao thành Hồng thủy để thanh tẩy địa cầu. Nước Biển Đỏ và sông Gio-đan dựng đứng như tường thành để dân Ít-ra-en đi bộ tiến vào Hứa đại. Nước làm cho muôn vật sinh sôi nẩy nở. Và người công chính được ví như cây dừa mọc bên bờ suối nước, trổ sinh hoa trái tốt lành. Trong khi đó, sứ ngôn Ê-dê-ki-en đã loan báo, vào thời Cứu Thế, nước sẽ chảy ra từ bên phải đền thờ để chữa lành và cứu sống muôn người...

Tuy nhiên, dụng ý của trích đoạn sách Xuất Hành được công bố nơi bài đọc 1 hôm nay, khi nhắc đến biến cố “khát nước” của dân Ít-ra-en trong hoang địa là muốn nhắc nhở chúng ta về những “cơn khát của thời đại hôm nay” và thái độ ứng xử của đức tin trước những cơn khát nầy.

Thật vậy, ngày hôm nay nhân loại cũng đang bị dày vò bởi nhiều cơn khát cháy bỏng: khát tiền, khát tình, khát hưởng thụ, khát tự do, khát cơm no áo ấm, khát danh vọng chức quyền, khát thành công, khát quyền lực, cũng không loại trừ những cơn khát hận thù, khát đam mê và dục vọng... Và để thỏa mãn những cơn khát đó, đã có không biết bao nhiêu những “mời chào, những giải pháp, những đề nghị”. Biết bao nhiêu người bỏ mạng trên Biển Đông khi khao khát đi tìm một “chân trời đất hứa tự do”; cũng không ít người chôn thây nơi rừng thiêng núi thẳm vì khao khát tìm vàng hay tìm trầm. Các phương tiện truyền thông hôm nay cũng đã báo động khi có không ít cô gái Việt nam vì khát khao một thiên đàng hạnh phúc nên chấp nhận xa quê lấy chồng Đài Loan hay Hàn Quốc, để cuối cùng ôm phận bạc lỡ làng…Ngày xưa, dân Ít-ra-en khi phải đối diện với cơn khát nước điên cuồng nơi hoang mạc, đã liều quay lưng chống đối Mô-sê, nghi ngờ sự hiện diện và đồng hành của Thiên Chúa, quên hết bao nhiêu ơn lành và kỳ công Chúa đã thực hiện trong biến cố Vượt Qua khai mạc cuộc Xuất Hành. Họ quên cả “chiếc gậy của Mô-sê” đã từng dương ra trên biển Đỏ để họ tiến bước ráo chân giữa hai bờ tường nước dựng. Quên cả manna, quên luôn chim cút, quên cột mây che mát, cột lửa dẫn đường, quên hết Thập điều trên núi Sinai…Ngày nay, trước những cơn khát của cuộc đời, chúng ta cũng đã bao lần dẹp Thiên Chúa sang một bên, hay chí ít, cũng hồ nghi về sự hiện hữu của Ngài, quên mình là Kitô hữu, quên dòng nước rửa tội, quên Chúa Giêsu đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể, quên các giới răn và các thực hành luân lý Kitô giáo, quên hết những lời dạy của tin mừng…

2.Khi “chiếc gậyThánh Thần” can thiệp:

Nhưng Thiên Chúa lại chứng tỏ quyền năng bằng lòng tha thứ; và Ngài lại một lần nữa ra tay. Chiếc gậy của Mô-sê có dịp được dương ra để đập vào tảng đá cho mạch nước tuôn trào. Trên “từng cây số của chiều dài lịch sử nhân loại”, Thiên Chúa nào chịu thua sự cứng lòng và yếu đuối của loài người ! Kể từ những giọt máu và nước từ trái tim của Con một tuôn ra trên đồi Sọ, chiếc gậy Thánh thần đã dương ra trên khắp địa cầu để đập vào muôn vạn trái tim chai cứng, khô khan làm vọt lên dòng nước của ơn cứu độ, của tái tạo, của phục sinh. Ngay trong hoang mạc của tối tăm và sự chết trên đỉnh đồi Can-vê chiều thứ Sáu, dòng nước đó đó đã chạm đén trái tim của người trộm bên hữu để trong anh bừng lên niềm hy vọng đi vào hạnh phúc vĩnh hằng. Người phụ nữ Samari trong Tin mừng hôm nay đang khát tình với năm người đàn ông không chính thức, đang khao khát một niềm tin đúng nghĩa để thờ phượng Thiên Chúa, một khi được gặp gỡ Đấng là Đường, là Sự thật và Sự sống đã hân hoan trở nên một con người mới. Rồi tiếp nối những Maria Bêtania ngồi bên chân Chúa, Giakê cố nhìn Chúa trên cành cây sung hay Lê-vi nghe tiếng Chúa ngay nơi bàn thu thuế, người thiếu phụ ngoại tình đứng nhìn Chúa im lặng vẽ hình trên cát...tất cả đã đứng lên và làm lại cuộc đời trong niềm vui của một cuộc phục sinh, của một đời sống mới... Cứ thế, suốt hai ngàn năm nay, hàng hàng lớp lớp con người đã được chiếc gậy Thánh Thần chạm đến để tuôn đổ hồng ân, để nhận được dòng nước hằng sống tái sinh qua bí tích Rửa tội và được nuôi dưỡng lớn lên nhờThánh Thể. Đúng như lời Đức Kitô đã nới với người thiếu phụ Samari trong Tin mừng hôm nay: “và nước tôi cho sẽ sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời”.

3. Tắm gội trong dòng nước hằng sống

Như vậy điều quan trọng còn lại hôm nay chính là hãy mở lòng ra, hãy đến và hãy gặp. Chính người thiếu phụ Samari hôm nay đã chịu mở lòng ra đối thoại với Chúa, đã chấp nhận để Chúa truy vấn và đã để Lời Chúa xuyên thấu cõi lòng. Và từ đó lại một mạch nước hằng sống đã tuôn trào nơi trái tim tưởng đâu đã cằn khô nơi chị, biến chị trở thành chứng nhân, thành tông đồ để rao giảng đơn sơ chỉ một tin Mừng: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao ?” . Quả thật, đức tin luôn là một cuộc khao khát vươn tới, là một sự khó nghèo để được lấp đầy, một niềm trông cậy để được đáp trả. Bởi vì Đức Kitô không bao giờ khước từ những ai đến cùng Ngài; lại càng không phải là kẻ dồn ta vào bước đường cùng để xô ta xuống vực thẳm. Hãy tự nhiên và bộc trực như người thiếu phụ Samari hôm nay, hay cứ huyên náo lăng xăng tiếp Chúa như cô Matta Bêtania, yên lặng nghe Chúa như cô Maria, tò mò trèo lên cây để được thấy Chúa như Giakê, đứng ngay lên bỏ tất cả theo Chúa như Matthêô, cả khi bất đắc dĩ vác đỡ thập giá như Simêon…Điều quan trọng là hãy đến, hãy tiếp cận, hãy gặp gỡ. Chúa nào có xa đâu.

Như vậy Mùa Chay phải chăng là Mùa để chúng ta mở rộng cõi lòng tập luyện sống niềm tin tích cực, sống cuộc gặp gỡ Đức Kitô, sống đối diện với cái tôi đích thực của mình để tìm gặp một sức sống mới, một nguồn nước mới. Chúng ta hãy bước ra khỏi cái ảo tưởng cho rằng: mình sống đạo như thế đủ rồi, đức tin như thế là tạm ổn. Hãy tỉnh táo. Coi chừng chúng ta đang trong “cơn thiếu nước trầm trọng”, đang trong thế “quay lưng lại với Thiên Chúa”. Hãy mạnh dạn quay lại ngõ lời với Đức Kitô như người thiéu phụ Samari: “Xin ban cho con thứ nước ấy”, và hãy để chiếc gậy Thánh Thần đập vào cõi lòng, vào tim óc và cuộc sống. Đó là chiếc gậy của tòa Giải tội, của Thánh Lễ, của việc cầu nguyện, của Tin mừng, của ăn chay và làm phúc, của tha thứ hòa giải với anh chị em xung quanh, của việc thực hành liêm khiết, thủy chung trong đời sống gia đình, trong sáng, trách nhiệm nơi công sở…Hãy để dòng nước của nhiệm tích Rửa tội vọt lên trong cuộc đời, hãy để dòng nước của Thánh Linh tuôn trào trong tim óc. Chắc chắn, chúng ta sẽ lớn dần lên trong tin yêu và niềm vui hạnh phúc thánh thiêng như cảm nghiệm của nhà thơ Đình bảng:

Cảm ơn Chúa đã cho tôi tắm gội
Lớn dần lên trong hương sắc của Người
Này lại ngày hoa trái cứ sinh sôi
Mỗi gieo vãi là một lần đẫy hạt
..
(Giữa bao la đất trời. Lê Đình bảng, Hành Hương, thơ. 2006)

Dòng nước đó chính là Đức Kitô đang có ở đây. Hãy hướng về Ngài. Hãy gặp gỡ Ngài.
 
Hạnh phúc thật
Lm Giuse Dương Hữu Tình
14:21 23/02/2008
Chúa nhật III Mùa chay

Hạnh phúc thật

Như chúng ta biết mục đích đầu tiên của 40 ngày chay thánh được đặt ra là vì lý do mục vụ. Đó là thời gian cần thiết để chuẩn bị tâm hồn cho những người sẽ lãnh bí tích rửa tội vào lễ Vọng Phục sinh. Điều này thể hiện rất rõ trong phụng vụ Lời Chúa các Chúa nhật cuối Mùa chay, cụ thể là các Chúa nhật III, IV và V. Trong các Chúa nhật này, Giáo hội chọn những bài Phúc Am rất tiêu biểu và phù hợp với đề tài bí tích rửa tội. Chúa nhật III được gọi là Chúa nhật Nước vì cho ta suy ngắm đoạn Phúc Am kể lại sự kiện Chúa Giêsu gặp phụ nữ Samaria tại giếng Giacob. Chúa nhật IV được gọi là Chúa nhật Anh Sáng vì cho ta suy ngắm đoạn Phúc Am kể lại sự kiện Chúa chữa người mù từ khi mới sinh. Chúa nhật V được gọi là Chúa nhật Sự Sống vì cho ta suy ngắm đoạn Phúc Am ghi lại sự kiện Chúa cho ông Ladarô sống lại (các bài Phúc Am của Chúa nhật năm A luôn được ưu tiên và có thể sử dụng cho tất cả các năm khác).

Trong Chúa nhật III mùa chay này, Nước là chủ đề chính. Bởi thế ta thấy Chúa Giêsu xuất hiện trong Phúc Am bên cạnh một giếng nước có tên là Giacob. Một nhân vật nữa cũng xuất hiện bên cạnh giếng, đó là một thiếu phụ. Nhưng dường như thiếu phụ bên cạnh giếng nước chỉ để chúng ta hiểu rằng: cuộc đời của thiếu phụ gắn liền với giếng nước này, chị kéo dài cuộc sống là nhờ ở giếng vì ngày nào chị cũng phải đến giếng này để lấy nước. Chị với giếng như trở thành một, lòng giếng và tâm hồn của chị giống nhau. Nước giếng xoa dịu cơn khát nhưng chỉ xoa dịu trong chốc lát. Chị vẫn phải ngày ngày đến với giếng để cơn khát được xoa dịu và cuộc sống được kéo dài dù biết rằng nó chỉ có thể kéo dài trong chốc lát. Con người đói khát những nhu cầu vật chất mà dường như chẳng bao giờ thấy đủ. Hơn thế nữa, con người còn cảm thấy trong chính mình một cái đói khát khác, đó là đói khát hạnh phúc tinh thần. Người thiếu phụ kia, dù đã năm sáu đời chồng mà vẫn chưa hiểu hạnh phúc gia đình, hạnh phúc của hôn nhân là gì. Đói khát những nhu cầu vật chất, đói khát hạnh phúc tinh thần dường như chỉ có thể xoa dịu trong chốc lát mà thôi, vì con người mang trong mình cái đói khát khác thẳm sâu hơn, đó là đói khát tâm linh. Bên cạnh giếng nước của đời mình, người có thời gian để tâm suy nghĩ nhận ra rằng: chẳng gì có thể lấp đầy giếng nước của lòng mình. Chính vì thế, khuôn mặt hiền từ của Chúa Giêsu xuất hiện ngay bên giếng nước như một lời giải đáp hết sức diệu kỳ. Chỉ có niềm tin vào Ngài và yêu mến Ngài mới có thể lấp đầy những khát vọng đang cháy bỏng tận đáy giếng của lòng người. Ngài mới là Nước thật, Nước Hằng Sống, Nước Vĩnh Cửu.

Chúa Giêsu ngồi bên cạnh giếng nước tức là bên cạnh tâm hồn mỗi người chúng ta. Chúng ta sẽ dễ nhận ra sự thật này: chúng ta sẽ chẳng bao giờ no thỏa nếu chỉ cậy vào nguồn tài nguyên có trong giếng nước của đời mình, trong thân phận kiếp người của mình. Nhưng chỉ bao giờ chúng ta đặt niềm tin vào Ngài, mến Yêu Ngài thì lúc ấy chúng ta sẽ thấy ngay tại lòng chúng ta, Nước Trường Sinh bỗng vọt lên và đem lại cho ta hạnh phúc muôn đời. Đó mới là hạnh phúc thật.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:10 23/02/2008
MUA HỘP TRẢ NGỌC

N2T


Nước Sở có một người mang ngọc trai đi đến nước Trịnh để bán.

Vì để có thể bán được giá tốt, nên ông ta dùng mộc lan là một loại gỗ tốt thượng đẳng làm một cái tráp rất đẹp và tinh xảo, trên tráp còn trang điểm hoa hồng tím, lại còn khảm hình chim trả xanh phía trên, sau cùng dùng hương liệu quế tiêu đem bôi lên cái tráp rất thơm, làm cho người ta khi chưa nhìn thấy ngọc trai, thì ngửi được mùi thơm làm cho tâm hồn người ta thoải mái.

Quả thật chỉ một thoáng là ông ta tìm được người mua. Nhưng chẳng qua là người mua chỉ mua cái tráp của ông ta, còn ngọc trai thì trả lại cho ông ta.

(Hàn Phi tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng)

Suy tư:

Có những cô gái trang điểm lộng lẫy đẹp như tiên, nhưng lại đi làm gái, vì người mua chỉ mua cái vỏ bên ngoài chứ không yêu thương cái vỏ bên trong là tâm hồn; có những người minh tinh màn ảnh đẹp hơn cả tiên, nhưng người ta chỉ ngưỡng mộ cái bên ngoài là diễn xuất, sắc đẹp, nhưng bên trong tâm hồn thì chẳng một ai cần đến, ngay cả chồng mới cưới vì ngoại tình, dâm ô.v.v...

Thiên Chúa thì nhìn bên trong tâm hồn, nên cái vỏ bên ngoài của con người không thể bán để mua được Nước Trời, cho nên có rất nhiều người đã tự nguyện trở thành kẻ tôi tớ Thiên Chúa trong bốn bức tường tu viện, trong các trung tâm cai nghiện, trong các bệnh viện, trong các giáo xứ để cầu nguyện và phục vụ cho những người bất hạnh, và rao truyền Lời Chúa cho mọi người.

Đi bán ngọc chứ không phải đi bán cái tráp đựng ngọc, cho nên cần gì phải trang điểm cái tráp lộng lẫy, bởi vì nó chỉ là cái hộp đựng viên ngọc mà thôi.

Người Ki-tô hữu đang trên đường đi về Nước Trời là thiên đàng với linh hồn bất tử được “đựng” trong cái xác phải chết, chứ không phải trên đường đi xuống hỏa ngục, cho nên linh hồn thì quý trọng hơn thân xác nhiều, đừng vì cái xác hay chết mà trang điểm cho nó lộng lẫy bằng những ăn uống no say, áo quần lượt là, phấn son gợi dục; còn linh hồn thì bỏ mặc xấu xa bởi những mê đắm sắc dục, kiêu ngạo, thù hận, ghét ghen...

Linh hồn thì quý hơn tất cả các loại ngọc trai quý báu trên thế gian gộp lại, cho nên phải trân trọng, giữ gìn và trang điểm nó cho thật lộng lẫy bằng đời sống thánh thiện đạo đức như ý muốn của Thiên Chúa, thì mới được vào Nước Trời...

Ai hiểu được thì hiểu !
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:12 23/02/2008
N2T


8. Hết lòng rước lễ một lần thì có thể làm cho con người ta sửa đổi thành đức hạnh vẹn toàn, đạt tới mức độ thánh đức.

(Thánh Maria Magdalena de Pazzi)
 
Con Chiên sám hối (thơ)
Tuyết Mai
17:29 23/02/2008
Con Chiên Xám Hối

Lậy Chúa Giêsu rất nhân từ!
Con thật sự không thể hiểu nổi,
Sao con có thể ngắm Dung Nhan Chúa suốt ngày đêm,
Cõng con trên đôi vai của Chúa,
Là một con chiên đi lạc,
Mà con lại có thể cố tình phản bội,
Tình Yêu của Chúa đặc biệt dành cho con!?

Con đã được Chúa cứu đem về thương yêu hết mực.
Băng bó chữa lành mọi vết thương.
Đã thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc.
Thế mà con vẫn không chịu hiểu,
Được ở mãi bên Chúa là Hạnh Phúc là Niềm Vui,
Là được sống An Toàn, Bình An, trong no nê,
Không lo lắng, sợ sệt, vì có Chúa.

Con đã quên quá nhanh những Ơn lành Chúa ban.
Con đã chán ngán tất cả mọi thứ.
Cả Tình Yêu ngút ngàn Chúa trao ban.
Con luôn thích đi tìm những gì sôi nổi.
Ngoài hàng rào để con được thong dong.
Tự do thám hiểm một phương trời xa xôi diệu vợi!?

Vì sao con lại thích ở xa tầm mắt của Chúa?
Có phải vì con nghĩ Chúa quá khó khăn?
Điều Răn và Giới Luật của Chúa khe khắt quá?
Chẳng được tự do để sống theo bản năng?
Làm điều gì theo ý thích cũng đụng Luật của Chúa?
Xoay sở sao cũng không tránh được các Điều Răn?

Thế nên con chọn làm con Chiên bất kham.
Thong dong chạy nhảy cả vùng trời thẳng tắp.
Tha hồ con được sống trong tự do.
Muốn thứ gì thì ắt được thứ nấy.
No thỏa trong ý thích trong ước mong.
Dẫu biết rằng Sói dữ luôn rình rập.
Dẫu biết rằng Cái Chết ngay kề sát bên.

Lậy Chúa Giêsu rất nhân từ của con!
Còn bây giờ con là chiên đã già yếu.
Hiểu được rằng con không còn sức để chống trả,
Sói, hùm, beo, cọp, rắn là loài thú dữ,
Chẳng bao lâu con sẽ bị chúng phanh thây.

Và bây giờ là lúc cuộc đời con sắp tàn.
Trông chờ một phép lạ từ tay Chúa Từ Nhân.
Vì sức con đã kiệt và bị vây hãm.
Là đường cùng là ngày cuối của đời con.
Xin Chúa thương hãy ra tay cứu giúp.
Kẻo cả linh hồn và thân xác con,
Sẽ xa Chúa muôn đời nơi hỏa ngục,
Một nơi con chưa từng dám nghĩ tới Chúa ơi!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo dân cần có các Gương mẫu Giáo dân
Bùi Hữu Thư
13:25 23/02/2008

Giáo Dân Cần Có Các Gương Mẫu Giáo Dân



(Sandor Balogh, Ph. D., Prof. Emeritus: Một phản ứng về tài liệu mới của Bộ Phong Thánh "Sanctorum Mater")

Theo thống kê, trong số 563 người được phong Á Thánh và 14 người được phong Thánh dưới triều đại Giáo Hoàng Benedict XVI, chỉ có hơn 5% một chút là giáo dân trong khi họ chiếm trên 90% người Công Giáo. Chỉ có các hội dòng và các giáo phận có ngân khoản để thực hiện thủ tục phong thánh, do đó trên 80% những người được phong Á Thánh trực thuộc các hội dòng.

Theo đoạn 828 của Sách Giáo Lý Công Giáo, qua việc phong thánh, Giáo Hội đề nghị các thánh là “các gương mẫu và là các đấng bầu cử.” Theo như hiện nay, các hội dòng đã có rất nhiều gương sáng để noi theo hơn là họ thật sự cần thiết, trong khi có một sự thiếu hụt to lớn về các gương mẫu giáo dân, và các vị cầu bầu cho giáo dân ở các cương vị khác nhau.

Có thể cần đến các sự cải tiến để giản dị hóa và hoàn chỉnh thể thức phong thánh, nhưng điều này không làm được bao nhiêu cho việc mở rộng thể thức phong Á Thánh cho các giáo dân: các phụ huynh đã nhiệt tình trong các vai trò quan trọng là giáo viên, thiện nguyện viên, và hàng trăm người Công Giáo xứng đáng khác, phải được làm các thánh để noi gương cho hàng triệu người giáo dân, nhưng các gia đình lại không đủ ngân khoản như các giáo phận và hội dòng.

Nếu một giáo dân muốn tìm một gương mẫu giáo dân, mà muốn đề nghị phong thánh, chúng ta cần đến những sự cải tiến nhiều hơn: cần thiết lập một Uỷ Ban Tài Chánh của Toà Thánh để tìm các vị cầu bầu là giáo dân, và ấn định mỗi năm không có quá phân nửa người được phong Á Thánh trong hàng ngũ giáo sĩ và dòng tu.

Với tất cả sự quan tâm đến vấn đề liên tôn, Giáo Hội và nhất là Toà Thánh Vatican cần chú ý nhiều hơn đến nhu cầu của Dân Chúa.
 
Đức Thánh Cha trao thư về giáo dục cho Giáo Phận Roma
LM Trần Đức Anh OP
15:11 23/02/2008
VATICAN. Trưa ngày 23-2-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã gặp gỡ 50 ngàn ngàn phụ huynh, giáo chức và học sinh Roma tại Quảng trường thánh Phêrô và ngài chính thức trao cho họ lá thư về công tác cấp thiết liên quan tới việc giáo dục.

Hiện diện tại buổi gặp gỡ còn có ĐHY Camillo Ruini, Giám quản Roma, cùng với công đảo các LM và tu sĩ nam nữ, dưới đầu trời nắng đẹp.

Sau lời chào mừng của ĐHY Ruini, và những bài phát biểu của các đại diện phụ huynh, giáo chức, giáo lý viên và học sinh, ĐTC đã ngỏ lời với mọi người, ghi ghi nhận những thách đố và chướng ngại làm cho công việc giáo dục ngày càng trở nên khó khăn và nói rằng:

”Chúng ta tập họp nơi đây vì được thúc đẩy bởi một mối quan tâm chung đối với thiện ích của các thế hệ trẻ, sự tăng trưởng và tương lai của con cái mà Chúa đã ban cho thành phố này. Chúng ta cũng được thúc đẩy vì một sự lo âu, nghĩa là nhận thấy có một điều mà chúng ta đã gọi là ”nhu cầu cấp thiết lớn lao về giáo dục”. Giáo dục không bao giờ là điều dễ dàng và ngày nay dường như nó càng trở nên khó khăn hơn: vì thế nhiều cha mẹ và giáo chức bị cám dỗ từ bỏ nghĩa vụ của mình và họ không còn hiểu được đâu là sứ mạng được ủy thác cho họ. Có quá nhiều điều bất bênh và nghi ngờ lan tràn trong xã hội và nền văn hóa chúng ta, có quá nhiều hình ảnh bị méo mó do các phương tiện truyền thông phổ biến. Vì vậy thật là khó đề nghị cho các thế hệ trẻ một cái gì có giá trị và chắc chắn, những qui luật cư xử và những mục tiêu đáng hiến cuộc sống mình để đạt tới. Nhưng hôm nay chúng ta cũng tập họp nhau nơi đây nhất là vì chúng ta cảm thấy được nâng đỡ nhờ một niềm hy vọng lớn lao và niềm tín thác mạnh mẽ: nghĩa là chúng ta được nâng đỡ nhờ một xác tín chắc chắn rằng tình yêu rõ ràng và chung kết mà Thiên Chúa đã biểu lộ cho gia đình nhân loại trong Đức Giêsu Kitô (cf 2 Cor 1,19-20) cũng có giá trị đối với các thanh thiếu niên của chúng ta, cũng như đối với các trẻ em hôm nay đang đối diện với cuộc sống. Vì thế, cả trong thời đại chúng ta ngày nay, giáo dục về sự thiện là điều có thể thực hiện được; đó là một sự say mê mà chúng ta phải mang trong con tim, và là công trình chung mà mỗi người chúng ta đều được mời gọi góp phần thực hiện”.

”Nói một cách cụ thể, chúng ta ở đây vì chúng ta muốn trả lời cho câu hỏi về giáo dục mà ngày nay các cha mẹ đang cảm thấy trong tâm hồn họ, lo lắng vì tương lai con cái, cũng như các giáo dục đang sống kinh nghiệm khủng hoảng học đường, các linh mục và giáo lý viên, biết qua kinh nghiệm, về sự khó khăn dường nào trong việc giáo dục về đức tin, và chính sách trẻ em, thiếu niên và người trẻ, không muốn để cho mình bị lẻ loi một mình trước những thách đố của cuộc sống.”

Đứng trước tình trạng đó, ĐTC kêu gọi các giáo chức và phụ huynh tiếp tục hy vọng và tín thác nơi Chúa. Ngài nói: ”Cả trong thời đại chúng ta ngày nay, giáo dục về sự thiện là điều có thể thực hiện được; đó là một sự say mê mà chúng ta phải mang trong con tim, và là công trình chung mối người chúng ta đều được mời gọi góp phần thực hiện”.

ĐTC đặc biệt kêu gọi các bậc cha mẹ tiếp tục ”kiên vững trong tình yêu thương lẫn nhau, và đó chính là món quà đầu tiên và lớn nhất mà con cái đang cần đến, để tăng trưởng trong sự thanh thản, thủ đắc được niềm tự tín và tin tưởng nơi cuộc sống, cũng như học cách thức có khả năng yêu thương chân thành và quảng đại. Tiếp đến, thiện ích mà anh chị em muốn trao cho con cái phải giúp anh chị em có một lối sống và lòng can đảm của một nhà giáo dục đích thực, với chứng tá cuộc sống phù hợp với điều mình dạy dỗ và có sự cương quyết cần thiết để giúp huấn luyện tính khí của các thế hệ trẻ”.

Với các giáo chức, ĐTC nhắc nhở họ rằng ”dạy dỗ có nghĩa là đáp ứng ước muốn hiểu biết vốn ở trong tâm hồn trẻ em và người trẻ. Nghĩa vụ của anh chị em không phải chỉ là thông truyền kiến thức, mà bỏ qua câu hỏi lớn liên quan đến sự thật, nhất là sự thật có thể hướng dẫn trong cuộc sống”.

Cuối cuộc gặp gỡ, ĐTC đã trao cho các đại diện giáo chức, phụ huynh và học sinh lá thư của ngài về nghĩa vụ cấp thiết trong công tác giáo dục, trình bày những chỉ dẫn, đơn sơ và cụ thể, cũng như những khía cạnh cơ bản và chung trong hoạt động giáo dục. Ví dụ, ĐTC nhận xét rằng ”tìm cách tránh cho người trẻ khỏi mọi khó khăn và kinh nghiệm đau thương, đó là điều có nguy cơ làm cho chúng trở nên yếu ớt, dòn mỏng và ít quảng đại, vì khả năng yêu thương tương ứng với khả năng chịu đau khổ và cùng chịu đau khổ”. ĐTC cũng nói đến sự cần thiết phải tìm được sự quân bình giữa tự do và kỷ luật. Nếu không có qui luật trong việc cư xử và trong đời sống, thì người ta không huấn luyện tính tình người trẻ và không chuẩn bị chúng trong việc đương đầu với những thử thách trong tương lai”.

ĐTC kêu gọi các cha mẹ đừng bao giờ hỗ trợ con cái trong sai lầm, làm bộ như không thấy những sai lầm ấy, hoặc tệ hơn nữa lại chia sẻ những lầm lẫn đó, như thế đó là những biên cương mới trong sự tiến bộ của con người.. (SD 23-2-2008)
 
Một thẩm phán Italia bị kết án 1 năm tù treo và không được đăng đàn xử án vì từ chối vào Tòa án có treo Thánh giá
Đồng Nhân
19:25 23/02/2008
ROMA – Một vị thầm phán người Ý bị tòa kết án 1 năm tù treo và trong thời gian này không được xử án, vì thẩm phán này đã từ chối không vào bất cứ phòng xử án nào có treo tượng Chúa chịui nạn trên cây Thánh giá.

Thẩm phán Luigi Tosti bị Tòa án tỉnh Aquila xử và kết tội lần thứ 3 vì ông đã từ chối thi hành nghĩa vụ thầm phán công vụ của ông.

Các tượng Chúa chịu nạn trên Thánh giá (Crucifixes) thường theo thói quen bên Ý được trưng bầy tại các dinh thự tòa nhà công cộng, nhưn không bắt buộc. Vào tháng 12 năm 2004, Tòa án hiến pháp Ý đã phán quyết là: các thánh giá có thể được trưng bầy tại các nơi công cộng như tòa án hay các lớp học.
 
Trung quốc xác nhận đã có thương thảo với Tòa thánh
Phụng Nghi
23:05 23/02/2008
Bắc kinh (CWN) – Các viên chức chính phủ Trung quốc đã xác nhận rằng họ đang có những cuộc thảo luận lặng lẽ với Toà thánh Vatican, hy vọng cải tiến mối quan hệ và có thể tái lập các liên lạc ngoại giao.

“Phía Trung quốc đã có tiếp xúc với Toà thánh Vatican” đó là lời Liu Jianchao, một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung quốc, nói với các phóng viên tại Bắc kinh hôm 21 tháng 2.

Mặc dầu có nhiều tin tức về các cuộc nói chuyện không chính thức giữa hai bên trong những năm qua, các viên chức Trung quốc chưa hề công khai xác nhận cho mãi đến tuần này. Liu Jianchao nói với các phóng viên sau khi một viên chức phụ trách tôn giáo vụ cao cấp là ông Ye Xiaowen đã có những thảo luận về đàm phán giữa Roma và Bắc kinh trong lúc ông này thăm viếng Hoa kỳ.

Tại Washington, DC, Ye Xiaowen cho báo chí biết rằng Trung quốc cương quyết đưa ra hai đòi hỏi. Ông nói, trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Vatican phải rút lại việc công nhận Đài loan về mặt ngoại giao và chấp nhận quyền của Trung quốc được xử lý các sự vụ quốc tế của Giáo hội Công giáo tại đó.

Ye Xiaowen cho biết là Bắc kinh đã nhận được những bảo đảm rằng Toà thánh đang chuẩn bị đáp ứng đòi hỏi của Trung quốc về vấn đề quan hệ với Đài Loan. Ông nói: “Theo nhiều nguồn tin khác nhau, chúng tôi được biết rằng Vatican đã có dấu chỉ cho biết đó không phải là một vấn đề khó khăn.”

Tuy nhiên, vấn nạn về việc điều hành Giáo hội đặt ra một thử thách khó khăn hơn nhiều. Trong lá thư gửi cho Giáo hội Trung quốc hồi tháng 6 năm 2007, Đức thánh cha Bênêđictô 16 minh thị rằng Vatican không bao giờ chấp nhận thẩm quyền của “các thực thể đã được áp đặt” lên Giáo hội, hoặc các hình thức lãnh đạo Giáo hội “được nhà nước mong muốn và ở bên ngoài cơ cấu của Giáo hội.” ĐGH rõ ràng là đề cập tới Hội Công giáo Yêu nước, đã được chính phủ cộng sản dựng nên để giám sát các hoạt động Công giáo tại Trung quốc.

Ye Xiaowen gợi ý là Bắc kinh có thể cởi mở để dàn xếp về vấn đề lãnh đạo Giáo hội khi nói với các phóng viên rằng “điểm này có thể đem ra thảo luận.” Trong mấy tháng vừa qua, một thỏa hiệp có tính cách sách lược dường như đã xuất hiện, theo đó chính quyền lặng lẽ chấp thuận việc bổ nhiệm các giám mục được Toà thánh chuẩn y.

Trong cuộc thăm viếng Hoa kỳ, Ye Xiaowen đã gặp Tổng giám mục Pietro Sambi tại Washington. Ngài là nhà ngoại giao kỳ cựu của Vatican, hiện đang làm sứ thần Toà thánh tại Hoa kỳ. Chính quyền Trung quốc từ chối không tiết lộ nội dung cuộc thảo luận của Ye Xiaowen với Tổng giám mục Sambi, nói rằng hai bên đã có thoả thuận giữ bí mật các cuộc thương thảo. Nhưng ít có ai nghi ngờ là ông ta và Tổng giám mục đã không thảo luận về vấn đề liên lạc giữa Roma và Bắc kinh.

Nguồn tin từ Roma đã xác nhận rằng việc Bắc kinh khăng khăng đòi “chính sách một nước Trung hoa” trước khi có các quan hệ ngoại giao với Toà thánh -- khi nào còn có đại diện của Vatican tại Đài loan -- không phải là một trở ngại trầm trọng.

Khi đại diện của Đức giáo hoàng bị buộc phải rời Trung quốc vào lúc cộng sảng nắm quyền tại đây, thì một cơ sở ngoại giao được thiết lập tại Đài bắc. (Vị đại diện của Vatican tại Đài loan nay là Xử lý thường vụ, không phải là đại sứ, mặc dầu vị đại diện của Đài loan tại Roma lại có chức vị là “đại sứ” cạnh Toà thánh). Các nhà ngoại giao Toà thánh luôn luôn coi đây là một sự sắp xếp tạm thời và cho biết rằng Toà thánh muốn có đại diện tại Hoa lục. Vào tháng 10 năm 2005, Đức hồng y Angelo Sodano – lúc đó là Quốc vụ khanh Toà thánh – nói với báo chí: “Nếu chúng tôi có thể lập được quan hệ với Bắc kinh thì - ngay đêm nay chứ không đợi đến ngày mai - vị sứ thần, hay đúng hơn là vị đại diện lâm thời hiện đang ở Đài loan sẽ lên đường đi Bắc kinh.”
 
Top Stories
Ho Chi Minh City, Catholics at work against AIDS and prostitution
Asia-News
19:10 23/02/2008
Ho Chi Minh City, Catholics at work against AIDS and prostitution

by JB Vu

The diocesan committee of pastoral and social activities has organised a meeting to assess the social activities of the Church: the first challenge is against AIDS, prostitution, and the drama of children on the streets.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Children on the street, the scourge of AIDS, the drama of prostitution: these are the themes at the center of the social work of the archdiocese of Ho Chi Minh City, which gathered in recent days to assess the situation of various projects supported by the Church.

The meeting was organised by Fr Joseph Dinh Huy Huong, president of the committee of pastoral and social activities of the archdiocese. It was attended by 9 priests, 11 religious representing their congregations, and 60 laypeople from the parish of Duc Tin. Together with these, there were members of 10 civic groups from the field of social work.

Do Thi Thanh Nga has worked for 10 years for the social action group of Tien Chi, which is composed of members of various religions. "We have a single goal, and that is to go to the poor, the sick, the elderly and the children on the street to bring them our help. We pay special attention to the rural areas of the country, where we have created 18 'humanitarian camps' for disabled children".

The group has 18 Catholic doctors and 32 volunteers of other faiths. "We work together without any discrimination. Nevertheless, we encounter various obstacles, because having no political protector we often do not obtain permission to operate".

Another serious scourge in the zone is AIDS: 40% of those with this disease in Ho Chi Minh City are children. One of them, 10 years old, tells AsiaNews: "My dream would be to go to school, but I can't. People see me and avoid me, because they are aware of my disease. I would like to have friends to play with".

Duong Thi Ban, a retired nurse and a parishioner of Tan Viet, tries to help these children, who contracted the HIV virus in their mother's womb. Together with Sister Mai Thi Puong, religious of the Daughters of Mary, she cared for more than 300 sick children in 2007 in the district of Tan Binh.

Pham Thi Loan, vice-president of the Catholic Mothers of Ho Chi Minh City, works with prostitutes. "We try to get them off the streets by giving them psychological help, work, and comfort. It's difficult, but we do everything we can".

Catholics, says Fr Dinh, "work in various social fields: we work in silence, basing ourselves on the spirit of the bible. Last year, the committee tried to help groups and individual laypeople with a social project, and we hope to be able to continue to do so. We want to do everything possible to foster the development of our country".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khám chữa bệnh từ thiện về mắt tại Bắc Ninh
Nguyễn Xuân Trường
14:56 23/02/2008
BẮC NINH -- Thời gian vừa rồi, miền Bắc Việt Nam đã phải chịu đựng một đợt giá rét khủng khiếp, hiếm có trong cả thế kỉ qua. Băng tuyết xuất hiện ở khắp vùng núi cao làm cho nhiều vật nuôi cây trồng bị chết. Tuy đã lập xuân mà tiết trời vẫn cứ rét buốt như giữa mùa đông. Mọi người đón xuân Mậu Tý trong giá rét. Bầu trời âm u. Những cơn gió lạnh buốt khiến nhiều người không muốn ra khỏi nhà. Đường phố vắng vẻ, đìu hiu. Bao người ở các miền quê nghèo không đủ quần áo ấm để chống chọi với giá lạnh. Họ run cầm cập trong rét buốt.

Phát thuốc và khám bệnh
May mắn thay, ngày 20.2, mọi người hồ hởi mừng reo khi tiết trời đã trở nên ấm áp, bầu trời u ám nhường chỗ cho những tia nắng lung linh. Và riêng đối với những bệnh nhân mắt tại vùng Bắc Ninh lại càng phấn khởi hơn khi họ được khám chữa trị miễn phí. Tại Việt Nam, do nhiều lí do về kém vệ sinh, thiếu dinh dưỡng và thiếu chăm sóc y tế, mà có nhiều người mắc bệnh về mắt, trong đó, có nhiều trường hợp thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến mù lòa. Những người nghèo mù lòa ấy không có đủ tiền để đến bệnh viện chữa trị, những tưởng họ sẽ phải cam chịu sống trong cảnh mù lòa tăm tối cho đến hết đời. Phúc đức thay, họ đã có niềm hi vọng thấy lại ánh sáng nhờ những tấm lòng nhân ái. Chương trình khám chữa bệnh miễn phí được thực hiện từ ngày 20 - 22.2.2008 với sự tài trợ của phái đoàn từ thiện Gia đình Bắc Ninh, Houston, Hoa Kỳ do Tòa giám mục Bắc Ninh và Sở y tế tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức. Tổng cộng có 1,047 bệnh nhân đã được khám bệnh về mắt tại Tòa giám mục Bắc Ninh. Sau đó, 88 bệnh nhân đã được phẫu thuật thay đục thủy tinh thể, 250 bệnh nhân được mổ mộng mắt, ghép tiết mạc tự thân tại Trung tâm phòng chống bệnh mắt tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Bên cạnh việc tài trợ cho khám chữa bệnh về mắt, phái đoàn từ thiện còn cung cấp một số tủ thuốc “nhân ái” cho các giáo xứ Dân Trù, Hòa Loan, Phong Cốc và đặc biệt là cho một nhà chùa nằm trong vùng đất của giáo xứ Xuân Hòa, Bắc Ninh. Lòng bác ái của người Công giáo và lòng từ bi của người Phật giáo đã giao duyên với nhau làm nên bản tình ca thật đẹp.

Những ngày tổ chức khám chữa bệnh từ thiện, Tòa giám mục Bắc Ninh đã thực sự trở thành một “nhà thương” dành cho tất cả mọi bệnh nhân nghèo không phân biệt thành phần, tôn giáo. Bầu khí tĩnh lặng tại Tòa giám mục thường ngày đã nhường chỗ cho bầu khí nhộn nhịp của hàng ngàn người về khám bệnh bằng đủ mọi loại phương tiện giao thông.

Linh mục Tổng Đại diện Giuse Trần Quang Vinh hân hoan đón tiếp phái đoàn tài trợ cùng các y bác sĩ và ngài chúc phái đoàn thành công. Cha Tổng Đại diện cũng niềm nở thăm hỏi bà con bệnh nhân, coi họ cứ như là người nhà. Bênh cạnh đó, các chị nữ tu thuộc Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất luôn đon đả phục vụ, nhiệt tình chỉ dẫn, ghi tên, sắp xếp cho các bệnh nhân ở xa có chỗ nghỉ và ăn uống miễn phí ngay tại Tòa giám mục. Ông bà Trần Mạnh Hoan, đại diện nhà tài trợ, luôn ân cần và niềm nở trò chuyện với bệnh nhân, coi họ cứ như là những người anh em bà con thân thiết. Chúng tôi cũng nhận thấy sự cộng tác tận tâm của bác sĩ Nguyễn Thế Lương, Giám đốc trung tâm phòng chống bệnh mắt tỉnh Bắc Ninh, cùng các cộng sự của ông. Bác sĩ Lương đã nói lên cảm nghĩ của mình: Chúng tôi rất vui, rất phấn khởi khi được góp sức đem lại ánh sáng cho các bệnh nhân. Chúng tôi gắng hết sức mình để phục vụ, để chữa trị. Tôi luôn suy nghĩ: những Việt kiều tận Hoa Kỳ xa xôi mà còn lặn lội về đây giúp đỡ những người bệnh, thì tại sao mình là bác sĩ sống ở ngay trên quê hương Việt Nam này lại không dốc lòng dốc sức cứu giúp đồng bào bệnh nhân của mình?". Đúng thế, tại sao lại không giúp nhau khi chính chúng ta là những người con đất Việt cùng chung một dòng giống máu đỏ da vàng? Dù có là Phật giáo hay Công giáo, vô thần hay hữu thần thì tất cả người Việt đều cùng là những đứa con chung một dạ mẹ Âu Cơ hiền hòa. Ước mong chúng ta tỉnh táo và dũng cảm gỡ bỏ tất cả những chiếc kính định kiến, ý thức hệ để mở đôi mắt trong sáng nhận thấy những điều tốt đẹp nơi mỗi con người Việt Nam, để cùng xây đắp hạnh phúc cho nhau.

Tặng tủ thuốc cho một vị Sư Phật giáo
Ông Trần Mạnh Hoan, Chi hội trưởng Gia Đình Bắc Ninh, Houston, Hoa Kì, cho biết lí do khiến hội có sáng kiến thực hiện chương trình tốt đẹp này: Trong những chuyến về quê mẹ Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều người mắt kém, mắt lòa. Thị lực kém hỏng đã làm cho những người này gặp muôn vàn khó khăn trong cuộc sống và họ nghèo quá không có đủ tiền để đi tới bệnh viện chữa trị. Tình cảnh đó đã đánh động ông rất nhiều. Và khi trở lại Mỹ, ông đã gây quĩ bằng cách tự bỏ tiền túi và vận động các nhà hảo tâm trợ giúp để mang ánh sáng cho người mù nghèo tại Việt Nam. Nhờ những tấm lòng nhân ái mà nhiều người mù lòa đã tìm lại được ánh sáng. Cuộc đời họ đang từ buồn rầu tăm tối lại hân hoan vui mừng nhìn thấy ánh sáng, tha nhân và cảnh vật. Ông Trần Mạnh Hoan, thay mặt các bệnh nhân chân thành cảm ơn Cha Tổng Đại Diện và Toà Giám Mục Bắc Ninh; Ông Giám đốc Trung Tâm phòng chống bệnh mắt tỉnh Bắc Ninh cùng các cộng sự; Hội Thiện nguyện Denver, Hội phụ nữ Việt - Mỹ Seatle, Washington, bà Phi Nhạn Wilson, bà Liệu, ông bà Trần Mạnh Quyền, Houston, Hoa Kỳ; ông bà bác sĩ Thuận, Úc Châu; Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh đã rộng lòng trợ giúp và cộng tác để chương trình từ thiện được thực hiện và mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Xin Thượng Đế phù trợ và ban nhiều ơn lành cho quý vị.

Tình thương là ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe, người thất học có thể hiểu, người mù có thể nhìn thấy. Nhớ lại cùng kì năm trước, Gia đình Bắc Ninh, Houston Hoa Kỳ và ân nhân cũng đã tài trợ giúp khám chữa các bệnh về mắt cho bệnh nhân nghèo và khoảng 1,000 bệnh nhân đã được phẫu thuật chữa mắt. Năm nay lại thêm nhiều người được chữa sáng mắt. Hi vọng, năm tới, những tấm lòng nhân ái tiếp tục mở rộng để có thêm nhiều bệnh nhân nghèo tìm lại được ánh sáng. Nói theo như lời ca Quan họ Bắc Ninh, mong sao các ân nhân cứ “đến hẹn lại lên”.
 
Chia sẻ về Ngày Thầy Thuốc Việt Nam tại giáo phận Thái Bình
+GM. FX. Nguyễn văn Sang
22:53 23/02/2008
THÁI BÌNH -- Nhân ngày THẦY THUỐC VIỆT NAM, 27 - 2, giáo phận Thái Bình đã tổ chức Thánh lễ tại nhà thờ chính tòa vào ngày 24/02/2008 dành riêng cho những người làm việc trong nghành Y với ý nghĩa tạ ơn Thiên Chúa, tôn vinh những người có công trực tiếp đấu tranh với sự dữ là cái chết để duy trì và bảo vệ sự sống cho con người. Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, giám mục giáo phận trong Thánh lễ trọng thể này.

Hôm nay chúng ta xum họp trong ngôi thánh đường xinh đẹp này, để lần đầu tiên tại giáo phận Thái Bình, chúng ta cùng nhau cử hành ngày lễ Các Thầy Thuốc Việt Nam, nhằm để tôn vinh các Thầy thuốc, vì sự nghiệp cao cả: cứu nhân độ thế của các vị.

Ít có nghề nào mà được hầu hết mọi người tôn vinh như nghề thầy thuốc, mặc dầu câu ca dao, “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”, một nghề mà giỏi thì cũng đã quang vinh. Bởi vì nghề thầy thuốc là nghề có liên hệ tới cái quí giá nhất của con người là Sự Sống.

Tuy không phải là nghề Ban Sự Sống như Thiên Chúa, song là người bảo vệ sự sống, cứu sống, đấu tranh giành giật sự sống ra khỏi bàn tay kẻ thù lớn nhất của loài người là sự chết thông qua những bệnh tật hiểm nghèo của con người và các sinh vật khác – nói như vậy vì cũng có thể sự chết đến với con người bằng những đường lối khác, không thuộc lãnh vực hoạt động của các thầy thuốc.

Một nghề nghiệp cao quí như chính sự sống là Ân ban cao quí nên là một nghề cần đến Đức hạnh hơn hết, nói chung là Y đức như chúng ta thường phát biểu.

Đứng nguyên về mặt con người xã hội trần tục mà thôi, các vị thầy thuốc chúng ta đã được yêu cầu sống và hành nghề với cái đức lớn lao chừng nào. Các ngài có lời thề của Hiporate, ông tổ y học Hi-lạp, mỗi khi nhận công tác y tế, hoặc những lời khuyên dạy của Hoa Đà trong cổ học Trung Quốc, hoặc gần nhất là Hải Thượng Lãn Ông, ông tổ Y học Việt Nam.

Chúng ta lại được các bậc tiền nhân nêu cao y đức cho chúng ta bắt chước: không nói tới các vị thầy thuốc quốc tế như Hiporate, Pasteur, Yersin vv… vì danh sách quá dài, mà chỉ kể các thầy thuốc Việt Nam gần đây nhất đã nêu cao gương sáng cho chúng ta học tập cả về chuyên môn lẫn Đức hạnh, như Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Bách, Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch, Vũ Đình Tụng, Đỗ Đức Vân, Đặng Văn Chung v.v… và còn bao thầy thuốc, lương y, y sĩ, y tá, hộ lý vv… khác trong hàng ngũ những anh hùng áo trắng đã nêu gương sáng cho đời, mà chúng ta không thể kể hết. Nhưng tôi thiết nghĩ, nghề càng cao cả, lý tưởng càng siêu việt lắm vinh quang, thì cũng nhiều thách thức cạm bẫy và cũng bày ra cho chúng ta những gương mù gương xấu, làm ố danh y giới không phải là không có; nhất là trong thời đại mở cửa đón làn gió mát, thì ruồi muỗi cũng lợi dụng bay vào… đánh gục nhiều thành phần trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Vì nhiều lý do khác nhau như: Sử dụng bằng giả, vì tiền, vì danh vọng,… khiến hình ảnh người thầy thuốc Việt Nam bị lu mờ. Chúng ta nói lên điều đó không phải để oán trách hay lên án một ai đó, mà để rút kinh nghiệm, né tránh đừng đi vào con đường đó. Như người xưa từng nói: “Tiền xa kí phúc, hậu xa giới chi” (xe đi trước (đổ), để lại dấu vết, xe đi sau lấy đó làm cảnh giác).

Hôm nay, tôi mời anh chị em, các vị thầy thuốc và các vị trong ngành y tới đây, trong nhà thờ này không phải dạy đạo đức theo kiểu xã hội, nhưng là mời gọi anh chị em, những người có đức tin, chúng ta phải sống và thực hành y đức của mình theo quan niệm Đức tin Công giáo.

Trước hết, là một người có Đức tin, chúng ta phải sống sự nghiệp cao cả đó như một người phải nên thánh mỗi ngày một hơn như Cha chúng tra trên trời; phải yêu thương không ngừng, phải hy sinh không biên giới, phải vô vị lợi hỉ xả trên hết mọi người, dù trong hiện tại hay tương lai.

Nói tóm lại, bản thân người thầy thuốc Công giáo còn phải hằng ngày nên thánh, trau dồi các nhân đức: Tin, Cậy, Mến và các nhân đức luân lý khác như: khoan nhân, bác ái quên mình, vô vị lợi vv…noi gương các vị thánh thầy thuốc trong lịch sử Giáo Hội, như thánh Phêrô Đamien – tông đồ người cùi, thánh Vicentê, thánh Camillô và đội ngũ những con người “tử tế” khác ngày đêm dưới lớp áo tu trì đức hạnh, như một bộ phim Việt Nam cùng tên trước đây đã trình chiếu.

Sau nữa, đối với tha nhân, tức là đối tượng phục vụ của ngành nghề cao quí của các vị, đó là con người: vì con người và cho con người. Không phải con người có kèm những danh vọng, địa vị, nghề nghiệp… nhưng là con người trần trụi.

Hơn thế nữa, là con người theo quan niệm Đức tin Kitô: là hình ảnh của Thiên Chúa, là anh em với chúng ta “tứ hải giai huynh đệ”, bốn bể đều là anh em, cùng chung chia một định mệnh và cùng hướng tới một xã hội vững bền, chung hưởng hạnh phúc trên quê trời.

Con vật là giống không có linh hồn chúng ta còn chữa trị, huống hồ là một con người có xác có hồn, chúng ta lại càng phải quan tâm hơn nữa. Tôi phải chữa trị ra sao để họ được hồn an xác mạnh? Cách thế, thuốc men và phương pháp điều trị của tôi có hại gì tới phần hồn của họ chăng? Như lời thề của Hiporate: “Không bao giờ cho uống thuốc làm sẩy thai”, nghĩa là không bao giờ vì điều trị cho người bệnh mà tôi giết cả họ lẫn đứa con trong dạ.

Người bệnh còn là Hình ảnh của Thiên Chúa. Tôi có tôn kính Thiên Chúa, thì tôi cũng tôn kính cả Hình ảnh của Ngài. Tôi có tôn kính hình ảnh ông bà cha mẹ của tôi và ngăn cấm không cho ai xúc phạm cách này cách khác không? Trong lời nói việc làm của người thầy thuốc, có bôi nhọ làm hư hoại hình ảnh đó bằng cách này cách khác không?

Người bệnh nhân chúng ta chữa trị là anh em với chúng ta cùng một Cha trên trời, cùng Mẹ Giáo Hội, cùng quê hương đất nước, con rồng cháu tiên cũng được kêu gọi sống cuộc đời tốt đẹp ở dương thế và làm công dân trên nước trời vĩnh cửu.

Với những quan niệm tốt đẹp đó, cách hành xử của người thầy thuốc đối với bệnh nhân sẽ khác đi nhiều, nó sẽ nâng cao ý nghĩa của các công tác chúng ta đang làm và giữ gìn chúng ta tránh được các tiêu cực hằng cám dỗ và làm gục ngã lương tâm của bao người đồng nghiệp.

Trước hết, tôi muốn mời gọi mọi người chiêm ngắm hình ảnh vị Thầy thuốc gương mẫu nhất của mọi người chúng ta để noi gương bắt chước.

Đó là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

Trong Phúc âm, Chúa không bao giờ tuyên bố mình là thầy thuốc cách trực tiếp như những câu: “Ta là Đường, là sự thật, là sự sống”, “Ta là Đấng chăn chiên”, “Ta là Bánh” v.v… song rất nhiều khi làm phép lạ Chúa ám chỉ Ngài là Thầy thuốc, đến thế gian để chữa bệnh cho nhân loại: bệnh phần hồn cũng như bệnh phần xác. Hai lãnh vực đó ám chỉ và liên hệ với nhau.

Những câu nói như: “Người khỏe không cần thầy thuốc… Ta đến để cứu những người sắp hư mất” (cả hồn lẫn xác) ám chỉ Chúa Giêsu là Thầy thuốc! Thật ra nhìn cách bao quát hơn, Ngài là Ngôi Hai xuống thế để cứu độ mọi loài và là vị Thầy thuốc tài ba đức hạnh, đến để cứu chúng ta ra khỏi bệnh tật xác hồn là tội lỗi và những hệ lụy của chúng!

Trong cuộc sống 33 năm ở thế gian, Ngài đã từng bao lần chữa trị cho con người bệnh tật cả hồn lẫn xác. Chữa trị những căn bệnh mà hết mọi thời vẫn coi là “tứ chứng nan y”, chữa trị bằng những phương pháp cách thế khác thường, phi y học mọi thời: bùn trộn với nước bọt, phán một lời được khỏi, ra lệnh truyền người chết chôn trong mộ đã 3 ngày được sống lại vv…

Đây là đề tài phong phú, chúng ta không thể đề cập tới trong buổi lễ hôm nay, chúng ta sẽ được học tập trong các lớp giáo lý chuyên môn. Đó là chưa kể tới phương pháp chữa bệnh cả tinh thần và thể lý của Thầy thuốc Giêsu, được kế tiếp lưu truyền trong không gian và thời gian; qua Đức Mẹ (trong các trung tâm Thánh Mẫu Maria: Lộ Đức, Fatima, Mễ Du, Lavang v.v…); qua các thánh của mọi thời đại, mọi dân tộc, xứ nước, của các danh y Đông Tây, các người làm công tác y tế vv… để phô bày sức mạnh nhiệm mầu của Ngôi Hai Thiên Chúa, làm nên những kỳ công tuyệt tác nơi các bệnh nhân, ở mọi nơi mọi thời mà không sách nào, bút nào ghi chép cho hết được.

Để kết luận, tôi xin kể một câu truyện có thật đăng trên mạng Vietnamnet cách đây mấy tháng. (Đoạn báo đầu đề: Nghĩa trang của hơn 30.000 linh hồn bị chối bỏ - theo Hoàng Văn Minh, báo Lao Động 25/6/2007).Truyện kể về một đôi vợ chồng trẻ người Công giáo, gia đình anh Trương Văn Năng ở miền Trung, gần thành phố Huế. Hai vợ chồng anh chuyên đi lượm, xin xác trẻ em bị phá thai để chôn cất, trước thì trong khu vườn nhà, sau bị chính quyền can thiệp nên phải di dời tới miền Núi và thiết lập nghĩa trang các thai nhi tại đó. Anh còn gắng công thuyết phục những bà mẹ dại dột đừng phá thai, cứ sinh nở, rồi vợ chồng họ sẵn sàng nuôi hộ, biến nhà của họ thành nhà nuôi trẻ. Câu chuyện này làm cho cá nhân tôi rất cảm động, nhưng cũng tự hào thấy Giáo Hội Việt Nam của mình có một gia đình thánh thiện, tuy không phải là thầy thuốc, nhưng có y đức bằng ngàn lần các thầy thuốc và đứng trước nạn phá thai trầm trọng trong đất nước ta ngày nay (tỷ lệ có thể là đứng thứ 3 thế giới).

Các thầy thuốc Công giáo chúng ta suy nghĩ và hành động ra sao? các bậc phụ mẫu chi dân nghĩ gì khi thấy nền luân lý, nhất là ở đám thanh niên nam nữ đang xuống cấp? Chúng ta nghĩ gì khi hàng ngày các vũ trường mọc lên như nấm, các quán bar, cà-fê ôm, bán buôn thuốc lắc; các ấn phẩm văn chương, thi ca đầy chất tính dục được ấn hành bầy bán nhan nhản trên các quầy sách? Những thứ đó đã làm cớ cho các cuộc tình thiếu nhi, thiếu niên trong các trường học, dẫn tới chỗ mang thai và phá thai vô trách nhiệm, làm băng hoại luân thường đạo lý của dân tộc và suy giảm sức khỏe của giống nòi. Trách nhiệm một phần cũng ở nơi mỗi chúng ta, cách riêng, nơi các vị thầy thuốc, nhất là người có Đức tin.

Nhân ngày Thầy Thuốc Việt Nam, tôi xin kính chúc các vị sức khỏe, khôn ngoan, can đảm để thi hành sứ mệnh cứu nhân độ thế trong tất cả mọi trường hợp, xứng danh với các thánh y trong trường quốc tế và quốc nội, nhất là xứng đáng với vị Thầy thuốc ngàn năm bất tử là chính Chúa Giêsu, Đấng cứu độ thân xác lẫn linh hồn chúng ta.

Ước mong được như vậy! A-men.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chùa Báo Thiên- Toà Khâm Sứ- và Luật Đất Đai
Thợ Nề New York
00:28 23/02/2008
Chùa Báo Thiên- Toà Khâm Sứ- và Luật Đất Đai

Trong thời gian qua, kể từ khi có việc đồng bào công giao lên tiếng đòi lại quyền sở hữu Tòa Khâm ở Hà Nội, chúng ta thấy có nhiều bài báo đã lên tiếng với những lời lẽ không đúng sự thật về Chùa Sùng Khánh Báo Thiên và ngôi Tháp Đại Thắng Tự Thiên, tức tháp Bảo Thiên, gây nên những hiểu lầm tai hại như người Công giáo cộng tác với thực dân Pháp phá chùa, phá tháp, cướp đất chùa, đặc biệt chúng ta thấy có Hòa Thựơng Thích Trung Hậu nhập cuộc. Hòa Thựơng đã lên tiếng chính thức như là môt đại diện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam xác nhận quyền sở hữu Tòa Khâm Sứ thuộc về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Do Đó, trong bài viết này, tôi xin được tập trung vào một câu hỏi rất quan trọng là aì thực sự sở hữu Chùa Báo Thiên? Có phải mấy ông cố đạo tiếp tay với Tây để phá chuà cất nhà thờ? Và cuối cùng giải tỏa một thắc mắc về luật đất đai tại việt nam mà Ông Nguyễn Thế Duyệt đã lập đi lập lại nhiều lần trong suốt thời gian qua.

I. Ai Là Chủ Ngôi Chùa Bảo Thiên?

Trứơc hết, theo sử liệu khi tôi còn học bậc tiểu học mà bây giờ hãy còn nhớ thì triều đại nhà Lý là một triều đại cực thịnh về Phật Giáo. Khởi đầu từ vua Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn, (1009-1028) người đã khai sáng thành lập triều đại nhà Lý, xuất thân từ một ngôi chùa. Chính ngài đã là một chú tiểu trong chùa. Chính ngài cũng có một vị Đại Quốc Sư Vạn Hạnh hộ giá tham chính như là một khai quốc công thần. Sau này khi rút lui khỏi việc triều chính, vua Lý Thái Tổ đã lui về ở ẩn trong chùa. Kế nghiệp nối ngôi, các vua nhà Lý rất thấm nhuần giáo lý Đức Phật. Chính sách trị nước đặt căn bản trên sự phát huy đức từ bi với chính sách “dân vi quý” mà toàn dân được sống trong thanh bình, ấm no, hoan lạc.

Về việc xây dựng chùa và tháp Bảo Thiên chúng ta biết rõ ràng rằng vị vua thứ ba triều Lý, Vua Lý Thánh Tông (1023-1072) đã cho dựng chùa Báo Thiên vào năm Bính Thân 1056. Tháng Giêng năm sau, Năm Đinh Dậu 1057, cũng chính vị vua n ày tự tay viết bài minh văn, đồng thời cho xây bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên, cao vài chục trượng, tức tháp Báo Thiên. Riêng bảo tháp, đã nhiều lần bị sét đánh, đỉnh tháp rơi gãy, mãi đến năm Đinh Mùi 1547 thì tháp bị sập. (Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ).

Cụ thể là:

• Vào tháng 8 năm Mậu Ngọ 1258, triều vua Trần Thái Tông, ngọn tháp bị cuồng phong quật đổ rơi xuống.

• Tháng 3 năm Nhâm Tuất 1322, triều vua Trần Minh Tông, sét đánh Tháp Báo Thiên sụt mất 2 tầng góc phía Đông.

• Tháng 6 năm Bính Tuất 1406, triều Hồ Hán Thương, đỉnh tháp lại bị rơi đổ.

• Cuối cùng, vào năm 1426, Tháp Báo Thiên đã bị quân Minh dưới quyền của Vương Thông phá sập để lấy đồng đúc súng đạn chống lại quân Lam Sơn. Từ đó, chùa bị bỏ hoang. Triều Lê cho đắp núi đất phủ lên nền cũ.

Như vậy chúng ta phải công nhận rằng Tháp đã bị phá sập từ năm 1426. Còn chùa trở thành nơi họp chợ và pháp trường vaò cuối thế kỷ XVIII. Qua xuốt chiều dài lịch sử này chúng ta không tìm thấy một chứng từ nào xác minh là chùa và tháp thuộc Giáo hội Phật Giáo, nhưng nó thuộc về hoàng gia nhà Lý. Chùa và Tháp đựơc xây dựng bởi vua nhà Lý. Chùa và Tháp cùng theo số phận thăng trầm của triều đại nhà Lý, cuối cùng đã để hoang phế bởi những triều đại sau và trở nên vô thừa nhận.

II. Có phải mấy ông cố Tây tiếp tay với thực dân cướp đất chùa?

Theo như bài viết của Nguyễn Quốc Dũng, một Phật tử, với tựa đề “Tâm thư gửi đồng bào Công giáo đang “cầu nguyện” đăng trên Giao Điểm online nói về chùa và tháp Báo Thiên như sau: “Thực dân Pháp, dưới sự tiếp tay của tín hữu Ki-tô giáo đã tịch thu đất, cho phá Tháp và Chùa để xây dựng nhà thờ Thánh Joseph, tức Nhà thờ Lớn Hà Nội ngày nay.”

Đây là một cáo buộc rất thâm độc và ngừơi công giáo Việt Nam đã phải gánh chịu biết bao đau thương, hận thù. Nếu chúng ta chịu khó truy tầm và đối chiếu lịch sử một chút thì chúng ta sẽ thấy rằng vào thời điểm Pháp xâm chiếm nứơc Việt Nam của chúng ta cũng là lúc nứơc Pháp ở vào thời cực thịnh của cách mạng. Với cuộc cách mạng này đệ Nhất Quốc Tế Cộng Sản Thành hình. Với Công Xã Paris, toàn bộ tài sản của giáo hội công giáo bị tịch thu. Tất cả các linh mục tu sĩ công giáo phải tuyên thệ trung thành với Cách Mạng và ly khai với Vatican. Bất cứ ai từ chối thì bị lãnh án tử hình hoặc tù ngục. Chính vì cuộc Cách Mạng này mà hàng chục ngàn linh mục đã vượt biên chạy trốn tới những quốc gia khác để dung thân, trong đó có Việtnam. Trong tinh thần đó, ở bất cứ đâu mấy ông Thừa sai luôn luôn bênh vực ngừơi bản xứ chứ không tiếp tay với Chính Quyền Cách Mạng Pháp. Không ít những ngừơi yêu nứơc ở Việt Nam đã nhờ sự giúp đỡ của mấy ông cố Tây giải thoát mỗi khi bị bắt bớ, giam cầm, tù tội. Cái gai mắt cho mấy cố Tây về miếng đất để cất nhà thờ Chính Tòa Hà Nội không phải vì đó là một ngôi chùa của Phật Giáo đang sinh hoạt mà là chỗ để hoang vô thừa nhận và đựơc dùng làm pháp trường xử tử những ngừơi Việt Nam yêu nước.

Do đó, có ai đã thấy hoặc bằng chứng nào chứng minh ngừơi công giáo Việt nam phá chùa phá tháp để cứơp đất?

Tiếp theo cáo buộc của Phật Tử Nguyễn Quốc Dũng, Hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng ban văn hóa trung ương Phật giáo, đã đựơc ủy nhiệm bởi HĐTS GHPGVN, gửi văn thư, đề ngày 16/2/2008, cho thủ tứơng Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị “nên xem Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một thành phần trong những thành phần chủ yếu để tham khảo trước khi có có quyết định cụ thể liên hệ đến sự việc trên” thì chúng ta phải hỏi tại sao. Tại Sao Hòa Thượng chỉ lên tiếng đòi hỏi để được tham khảo ý kiến mà thôi? Mục đích Của Hòa Thượng là gì khi lên tiếng như vậy? Dựa vào yếu tố pháp lý nào để xác minh?

III. Luật đất đai ở Việt nam.

Nhiều người đã thắc mắc khi nghe ông NguyễnThế Doanh, Trưởng BanTôn giáo của Chính phủ, cho rằng “ dứơi chế độ Xã hội chủ nghĩa, tất cả đất đai đều quyền sở hữu của Nhà nước,” Và đọc thấy Tác giả bài báo viết: “Trong cuộc di cư năm 1954-1955 cũng như trong cuộc di tản sau 30-4-1975, tất cả các ngôi nhà vắng chủ mà không có người được sở hữu chủ ủy quyền, trên nguyên tắc, đều do Nhà nước quản lý, cả những ngôi nhà cho người nước ngoài thuê.” Thì đã ngỡ ngàng hỏi luật đó từ đâu ra? Xin thưa đó là luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cũng giống như thời cách mạng ở Pháp. Luật này đựơc ban hành bởi chỉ đạo của đảng để làm căn bản đấu tố diệt địa chủ, cừơng hào, tư sản. Sau đó chủ tịch Hồ Chí Minh đã sửa sai và sau này các đảng viên đã vất bỏ khi chính họ đã trở thành địa chủ, tư sản, cừơng hào. nếu có áp dụng thì chỉ áp dụng với ngừơi dân chứ không đựơc áp dụng cho các đảng viên, bằng không thì đấu tố sẽ bũng nổ và làm mất mặt đảng, mất uy quyền nhà nước. Tựu chung, luật này chưa được Quốc Hội biểu quyết và ban hành nên ngày nay không có hiệu lực. Cũng như năm 1959 Thủ Tứơng Phạm Văn Đồng viết thư xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, nhưng Quốc Hội chưa biểu quyết chấp thuận thì lá thư đó không có gía trị, và ngày nay ngừơi dân Việt nam vẫn có quyền đòi lai những hòn đảo này.

Để kết luận, Việc tranh chấp đất đai cấn phải áp dụng luật pháp một cách minh bạch. Việc cải cách ruộng đất đã được sửa sai, nhưng những nạn nhân chưa đựơc phục hồi và bồi hoàn những thiệt hại mất mát. đề nghị mấy ông Thợ Cãi thành lập ngay một website tư vấn luật pháp để giúp đỡ dân nghèo thấp cổ bé miệng.
 
Chùa Báo Thiên và Nhà Thờ Lớn Hà Nội
Hoàng Nhân
06:52 23/02/2008
CHÙA BÁO THIÊN VÀ NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI

Từ hơn hai tháng qua, có một số ý kiến cho rằng khu đất của Toà Giám Mục Hà Nội vốn được dùng làm Toà Khâm Sứ là sở hữu của Chùa Báo Thiên.

Gần đây nhất, ngày 16.02.2008, Hoà thượng Thích Trung Hậu, đã gửi lên Thủ tướng một văn thư trong đó có viết: “Phật giáo Việt Nam, một tôn giáo luôn luôn đồng hành với dân tộc qua những thăng trầm của vận nước, dù với tư cách là một Giáo hội hay là một bộ phận lớn nhất của cộng đồng dân tộc, đã liên tục là sở hữu chủ của cơ sở này trong 825 năm cho đến năm 1883 khi bị chính quyền thực dân Pháp cưỡng chiếm rồi giao cho Thiên Chúa giáo, cụ thể là Giám mục Puginier sử dụng” . Rồi Hoà thượng còn “đề nghị Thủ tướng nên xem Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một trong những thành phần chủ yếu để tham khảo trước khi có quyết định cụ thể liên hệ đến sự việc trên” (xem trong phattuvietnam.net)

Chúng tôi thấy những hành động trên đây không thể chấp nhận được trong cái nhìn của những người có lý trí bình thường, ít nhiều am hiểu lịch sử và pháp lý đồng thời tha thiết với công lý và hoà bình, với công cuộc xây dựng một nhà nước pháp quyền, một đất nước dân chủ, công bằng và văn minh.

Để góp phần giải toả những quan niệm sai lầm và hạn chế những hành động có nguy cơ gây mất đoàn kết dân tộc và chia rẽ mối tương quan Phật giáo - Công giáo, chúng tôi xin đăng ở đây một bài viết của tác giả Hoàng Nhân, một người Hà Nội cũng là một nhà nghiên cứu độc lập, đã xuất bản một số tác phẩm về lịch sử Việt Nam.


A. Chùa Báo Thiên

Chùa Báo Thiên (còn gọi là chùa Sùng Khánh) nằm ở thôn Báo Thiên Thị, huyện Thọ Xương, tỉnh Hà Nội, Do Vua Lý Thánh Tông dựng năm 1056.

Bản đồ thành Thăng Long xưa
Năm 1057, Lý Thánh Tông sau khi đem quân đi đánh Chiêm Thành trở về nhà vua cho dựng tháp Đại Thắng Báo Thiên, nhân dân thường gọi là tháp Báo Thiên và chùa Báo Thiên.

Tháp xây trên một gò đất nằm ở phía tây hồ Lục Thủy. Tháp có 12 tầng cao khoảng 80m phần dưới là đá, phần trên tháp xây bằng gạch, đỉnh tháp đúc bằng đồng, tháp khá cao nên từ xa đã nhìn thấy.

Trong chùa còn có quả chuông nặng 7000 cân, trên chuông có khắc bài minh do vua Lý Thánh Tông làm. Theo Hòang Đạo Thúy trong sách Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội thì tháp Báo Thiên nằm sau đền Đông Hương phố Hàng Trống.

Năm 1258, sau 202 năm xây dựng, có trận bão lớn làm đổ sập ngọn tháp, các cụ bô lão cho là điềm chẳng lành, đất nước sẽ có chiến tranh loạn lạc. Chẳng bao lâu ba lần quân Nguyên xâm lược Việt Nam.

Năm 1322 sét đánh sạt hai tầng trên của tháp, vì ngọn tháp làm bằng đồng.

Năm 1426 khi bị vây hãm ở Đông Quan (Hà Nội) Vương Thông đã lấy quả chuông nặng 7000 cân và phá tháp để lấy đồng ở trên nóc tháp đúc đạn.

Năm 1434 vua Lê Thái Tông cho dựng lại chùa, nhưng không dựng lại tháp, nền tháp còn lại chỉ là một gò đất cao.

Sang thời Hậu Lê chùa bị điêu tàn đổ nát nên nhà vua đã dùng nền Tháp Báo Thiên làm pháp trường để hành quyết tử tù hoặc cho dân họp chợ ở quanh đấy.

Năm 1547 chùa bị bỏ hoang phế.

Năm 1791 quân Tây Sơn đã phá nền Báo Thiên lấy gạch đá để tu sửa thành Hà Nội.

B. Nhà Thờ Lớn Hà Nội

Theo hiệp ước ngày 5 tháng 6 năm 1862 nhà Nguyễn cho phép các giáo sĩ đạo Thiên Chúa được tự do truyền đạo và dân được tự do theo đạo.

Giám mục Puginier


Tháng 12 năm 1872 giám mục Puginier (ở nhà thờ Kẻ Sở - Hà Nam) được tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương mời lên làm phiên dịch về vụ Jean Dupuis và Millot dùng sông Hồng ngược lên Vân Nam Trung Quốc. Sau đó vào ngày 12 tháng 11 năm 1873 Đức Cha lại được quan Tổng đốc mời đến làm phiên dịch vụ Francis Garnier đưa quân từ Sài Gòn vào Hà Nội.

Tháng 12 năm 1872 Đức Giám mục Puginier cùng giáo dân ở thôn Báo Thiên Thị đã làm tạm một nhà thờ nhỏ bằng gỗ để lấy chỗ cầu nguyện. Theo Cha Dronet kể lại thì nhà thờ bằng gỗ ấy làm theo kiểu An Nam, có một phòng rộng có cột gỗ lim chống đỡ. Còn Paul Bourbe viết sách De Paris au Tonkin thì ngôi nhà thờ nhỏ này có gác chuông kiểu gothique. Thỉnh thoảng mới có một giáo sĩ ở nhà thờ Bằng Sở (Thường Tín) đến làm lễ. Hocquard trong sách Une Campagne au Tonkin cũng xác định như vậy.

Năm 1876 Đức Giám mục Puginier xây ngôi nhà đầu tiên của Hội Truyền Giáo, ngôi nhà đó có lẽ đến nay vẫn còn, nhà làm theo kiều Châu Âu cổ. Chính tại ngôi nhà này cha Puginier đã mất ngày 25 tháng 4 năm 1892.

Ngày 25 tháng 4 năm 1882 Henri Rivière đánh chiếm Hà Nội.

Quân Cờ Đen
Vào lúc 21 giờ ngày 12 tháng 5 năm 1883 quân cờ đen tấn công vào khu nhà thờ Hà Nội. Nhưng do nhà thờ có sự chuẩn bị trước và giáo dân đã chống trả quyết liệt nên quân cờ đen phải rút lui.

Đêm 15 rạng ngày 16 tháng 5 năm 1883 bốn ngàn quân cờ đen quay lại tấn công vào khu nhà của Hội Truyền Giáo. Chúng vào được trong nhà, đập phá nội thất và trước khi rút lui chúng đã đốt nhà thờ tạm bằng gỗ và mang đi bức
Ngôi nhà Hội Truyền giáo năm 1876
tượng Đức Mẹ ra treo trên một cành cây sau khi đã buộc hai tai của một em bé bị chúng cắt trước đó, buộc vào tượng (Louvet: Vie de Mgr Puginier-HN-1894-trang 431).

Trong đợt quân cờ đen tấn công khu nhà thờ lần thứ hai (16 tháng 5 năm 1883), sư cụ chùa Bà Đá (ở phố Nhà Thờ hiện nay) đã che dấu các cha Landais (cha Lan) - cha Rival (cha Mỹ) – cha Bertrand (cha Phúc) và nhiều người khác nên nhà thờ rất nhớ ơn chùa Bà Đá và từ đó hai bên có sự giao hảo tốt và bền vững. Cách chùa Bà Đá không xa có chùa Lý Triều Quốc Sư thờ Phật và thờ nhà sư Minh Không (mất năm 1114) đã chữa bệnh cho Lý Thần Tông. Như vậy, ở rất gần nhà thờ lớn Hà Nội tồn tại hai ngôi chùa là: chùa Bà Đá và chùa Lý Triều Quốc Sư.

Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ
Cuối năm 1883, Đức Giám mục Puginier có xin công sứ Hà Nội là Bonnal đất để xây Nhà Thờ Lớn nhưng Bonnal từ chối vì không thuộc thẩm quyền của mình và gợi ý nên đặt vấn đề với tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Hữu Độ, vì ông Độ là quan triều đình Huế bổ nhiệm và Bắc Kỳ chỉ là xứ bảo hộ chứ không phải thuộc địa. Hơn nữa đây là vấn đề tôn giáo, là vấn đề rất nhạy cảm nên công sứ Bonnal không dám coi nhẹ. Sau đó Đức Giám mục Puginier đặt vấn đề với ông Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Hữu Độ.

Ông Độ cho mở một cuộc điều tra tìm con cháu những người trước đây đã sở hữu mảnh đất, nhưng mấy trăm năm đã trôi qua, hơn nữa chiến tranh loạn lạc, xã hội biến động, nên không tìm được ai là chủ miếng đất đó. Dân bản địa hiện sống tại khu đất khi ấy đều là dân tứ xứ đến ở, không phải dân gốc, họ họp nhau lại bàn bạc và nhận xét thấy ngôi chùa đã bị bỏ hoang phế từ lâu không người quản lý và hiện thời đã biến thành phế tích, có thể đổ sập gây tai nạn cho người qua lại bất cứ lúc nào và đề nghị chính quyền rỡ bỏ và thu hồi đất đai vô chủ. Sau khi rỡ bỏ chùa đất vẫn bỏ không lúc ấy tổng đốc Nguyễn Hữu Độ cấp giấy nhượng quyền sở hữu miếng đất cho nhà thờ (theo hồi ký của Bonnal trong sách Souvenirs).

Nhà thờ lớn Hà nội năm 1906
Sau khi xin được giấy tờ hợp pháp, giám mục Puginier đứng ra lo liệu xây cất nhà thờ lớn (còn có tên gọi là nhà thờ Saint Joseph).

Đô đốc Courbert
Ngày 28 tháng 1 năm 1884 đô đốc Courbet cấp giấy phép cho nhà thờ mở sổ số lần thứ nhất và ngày 14 tháng 8 năm 1886 tòan quyền Paul Bert cấp giấy phép mở sổ số lần thứ hai, cộng thêm tiền quyên góp để xây dựng nhà thờ.

Nhà thờ có kích cỡ 33m x 55m và cao 17 m, chi phí xây dựng hết 200 nghìn quan là số tiền rất lớn lúc đó.

Sau 4 năm xây dựng lễ khánh thành đã được tổ chức ngày 23 tháng 12 năm 1887 để kịp làm lễ mừng Thiên Chúa Giáng Sinh vào ngày hôm sau.

Hoàng Nhân

Sách Tham Khảo

André Masson: Hà Nội pendant une periode heroique.

Claude Bourin: Le Vieux Tonkin.

Hocquard: Une Campgne au Tonkin.

Bonal: Souvenirs.

Madrolle: Guide en Indochine.

Hoang Đao Thuy: Thang Long- Dong Do- Ha Noi.

Paul Bourbe: De Paris au Tonkin.

NTG: Hà Nội - Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam.

Nguyễn Vinh Phúc & Trần Huy Bá: Đường phố Hà Nội.

Nguyễn Văn Uẩn: Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX.
 
Cần phải làm sáng tỏ vị thế và chủ trương của Tờ báo ''Công giáo và Dân tộc''
Hà Long
07:31 23/02/2008
Tờ báo Công giáo và Dân tộc là "nồi cơm” của Nhóm Trương Bá Cần

Các buổi cầu nguyện ngày cũng như đêm tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội, Thái Hà và Hà Đông đã được khơi động từ lâu và cao điểm đốt nến cầu nguyện càng gia tăng trước lễ Giáng Sinh 2007 đã được các báo chí hải ngoại đăng tải hình ảnh cũng như tường thuật hằng ngày, tiếp đến các phóng viên quốc tế đưa tin rộng rãi bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Chỉ riêng cơ quan ngôn luận duy nhất Công giáo và Dân tộc của nhóm linh mục quốc doanh cộng sản Việt Nam sống thật bình thản trong tư thế như của 3 con khỉ: "không nghe, không thấy và không nhìn". Đó là điều ngạc nhiên to lớn và cũng là câu hỏi thật hiển nhiên cho người công giáo quốc nội cũng như quốc ngoại chúng ta. Qua hành trình đại hạn kéo dài 40 ngày đêm, giờ đây linh mục quốc doanh Cần mới lên tiếng với những luận điệu xáo trá, vô căn cứ và sai lạc sự kiện lịch sử trong 2 số báo liên tiếp: 1644, ngày 15.2.2008 và 1645, ngày 22.2.2008.

Tổng biên tập Trương Bá Cần đã dám ngang nghiên từ bấy lâu nay lợi dụng tờ báo Công giáo và Dân tộc được Cộng sản dầu tư để cả gan dám tự cho là đại diện thành tiếng nói chung của người Công giáo Việt Nam (sic!). Trương Bá Cần ghi trong trang website CGvDT như sau:

"Báo Công giáo và Dân tộc do một nhóm anh chị em Công giáo gồm linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân chủ trương… Là tiếng nói của một số cá nhân hay là tiếng nói của một tập thể, tờ báo Công giáo và Dân tộc vẫn là thao thức chung của người Công giáo Việt Nam trước vận hội mới và thách thức mới của Quê hương và Giáo hội sau biến cố 30-04-1975, chấm dứt chiến tranh, thống nhất Đất nước và đi vào con đường xã hội chủ nghĩa. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển tại Việt Nam, quan hệ giữa Công giáo và Dân tộc thường khá phức tạp, nhiều khi gay go. Mối quan hệ này được dự liệu sẽ khó khăn hơn khi những người Cộng sản lãnh đạo đất nước. Trong bối cảnh đó, “tờ CGvDT muốn là một nổ lực đóng góp khiêm tốn cho công việc giải quyết vấn đề chung, như một bước đi trên chặng đường hành hương cùng anh em đồng đạo tìm về Dân tộc. Vì thế nhóm chủ trương Tuần báo không có một tham vọng nào khác ngoài việc đóng góp cho vai trò và ý nghĩa chữ “VÀ” để người Công giáo được sống giữa lòng Dân tộc một cách trọn vẹn như mọi người công dân khác”.

Một kiểu chắp nối khập khiễng của quan thày cộng sản Trung Hoa đã nảy sinh ra đứa con quái thai "ủy ban đoàn kết công giáo và dân tộc” với ước vọng tôn thờ đảng cộng sản Việt Nam trên bàn thờ để họ làm "giáo hoàng” cho vài linh mục dị hợm quốc doanh. Họ đã làm như thế và tung hoành tác yêu tác quái sau những năm khi Sàigòn thất thủ 1975 trong lòng giáo hội mẹ Việt Nam. Họ đã cõng rắn cắn gà nhà, hành hạ giáo hội mẹ và bày đủ mọi mưu chước ác độc cho cộng sản để cố tình làm người mẹ giáo hội phải quỳ phục trước mặt nhóm linh mục quốc doanh này. Cơ chế XIN – CHO là vũ khí độc hại để nhóm linh mục quốc doanh Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, Nguyễn Thiện Toàn bắn tỉa và hành hạ giáo hội mẹ, người đã bú mớm và nuôi nấng họ.

Lịch sử của giai đoạn đau thương này vẫn còn ghi đậm nét vết tay lông lá của nhóm linh mục dị hợm quốc doanh:
• trục xuất Đức Khâm sứ Henri Lemaitre ra khỏi Việt Nam ngay sau Sàigòn thất thủ 1975,
• tiếp tay bắt và tống giam Tổng giám mục Sàigòn Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, sau 11 năm bị tù đày Ngài lại bị nhóm quốc doanh bày mưu cho Ngài đi lưu đày biệt xứ đến chết,
• luôn gây khó khăn cho việc phong chức các giám mục,
• tuyển sinh cho các thày đại chủng viện vô cùng hạn chế, sau đấy các thày được tiến lên chức vụ linh mục lại càng gay go hơn,
• hiến kế cho cộng sản ăn cướp rất nhiều đất đai, giáo xứ, cơ sở xã hội, trường học, bệnh xá… của giáo hội,
• làm các sinh hoạt mục vụ bí tích, giáo lý, hội đoàn trong giáo xứ và dòng tu đều bị hạn chế tối đa,
• phá hoại trực tiếp trong việc Phong Thánh cho 117 Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, ngày 19/6/1988,
• mọi mưu chước của nhóm linh mục quốc doanh đều nhằm lũng đoạn giáo hội mẹ để họ dễ dàng thống trị giáo hội từ trên xuống dưới,
• cuối cùng họ luôn góp bàn tay ngăn cản việc nối lại quan hệ với Tòa Thánh.

Thật đau thương cho Giáo hội Việt Nam! Người mẹ già nua đã đau đớn quành quại từ miền Bắc cho đến miền Nam mà không thoát được sự hành hạ ác độc của những đứa con ruột vô luân. Trái tim mẹ quả thực đã rỉ máu vì họ.

Linh mục Cần từng là con người có bằng cấp cao và giáo hội luôn trọng dụng. Ông có tất cả điều kiện thật tốt để sống và phục vụ đồng loại cũng như góp tài trí mở mang nước Chúa trong cảnh nghèo khổ Việt Nam. Vậy mà ông phải gập đầu làm nô bộc cho cộng sản là "kẻ thù của mọi tôn giáo” để kiếm sống qua ngày. Nồi cơm "quốc doanh” này to lớn hơn chức danh linh mục thày cả thượng phẩm Melkisêđê hay sao? Cán bộ nô bộc trung thành Trương Bá Cần khư khư ôm giữ "nồi cơm” suốt hơn 30 chục năm nay mà quên đi thiên chức linh mục cao quý của mình. Bản tính giáo dân Việt Nam rất thương yêu các đấng bậc tu trì, không lẽ phải để cho linh mục Cần không đủ gạo nấu cơm chăng?

Một gương sống chứng nhân đời linh mục mà VietCatholic mới đưa tin ngày 22/2/2008 để người nô bộc Trương Bá Cần có dịp nhìn lại và học hỏi cho chính mình trong những ngày cuối đời của ông:

"Linh mục Tôma Phạm Vấn qua đời do bị đột quỵ hôm 6-2 ở tuổi 67. Ngài làm chánh xứ Dương Cước ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, và còn phục vụ người Công giáo trong các giáo xứ không có linh mục. Cha Vấn đã sống hết mình vì đoàn chiên, không những cho giáo xứ Dương Cước mà còn dành thời giờ tới giúp các cha khác để làm mục vụ và giải tội cho giáo dân. Ngài làm việc rất năng động, nhiệt tình, không ngại khó ngại khổ, hầu mong cứu được nhiều linh hồn về cho Chúa”, Đức ông Tôma Aquinô Trần Trung Hà phát biểu với UCA News sau lễ tang. Ngài nói thêm cố linh mục “đã sống một cuộc đời khiêm tốn hiền hoà, trung kiên với ơn gọi, vượt qua mọi thử thách để luôn gắn bó với Thiên Chúa”.

Bố mẹ cha Vấn bị cộng sản giết chết khi ngài lên 8 tuổi. Ngài phải mò cua bắt ốc để kiếm sống cho đến khi vào Chủng viện Mỹ Đức năm 1957. Sau khi Nhà nước đóng cửa chủng viện, ngài học thần học và triết học tại toà giám mục. Sau đó ngài bị bỏ tù sáu năm và bị quản thúc đến năm 1995, ngài được Đức ông Hà mời làm việc tại giáo xứ Dương Cước. Trong 9 năm phục vụ giáo xứ Dương Cước - hồi còn chủng sinh ngài làm nông - cha Vấn đã khôi phục đời sống đức tin cho giáo dân và các đoàn thể và giúp xây dựng nhà thờ giáo xứ, Đức ông Hà kể lại. Giáo xứ này trước đó đã không có linh mục nhiều năm.”

Tuổi linh mục của cha Tôma Phạm Vấn thật vắn vỏi, đúng chỉ 2 năm khi tuổi đời đã lên đến 65: Đức cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Sang phong chức linh mục cho ngài vào ngày 22-2-2006. Nhưng so với trí lớn và con người linh mục của cha Tôma Phạm Vấn thì người nô bộc linh mục Trương Bá Cần không thể sánh bằng một gót chân. Cha Tôma Vấn đã gục ngã vì yêu thương phục vụ đàn chiên của mình - còn nô bộc Cần nươm nướp sấp mình trước "ông chủ” cộng sản Việt Nam.

Một điều thật đáng mừng trong quá trình 40 ngày đêm cầu nguyện là giáo dân và hàng ngũ tu sĩ nam nữ lớn mạnh hẳn lên như ngọn lửa cháy sáng. Cùng lúc đó các cuộc cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội, Thái Hà và Hà Đông cũng đúng là giờ khai tử cho nhóm linh mục dị hợm quốc doanh Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, Nguyễn Thiện Toàn. Giáo dân Việt Nam đã trưởng thành và đầy đủ khả năng, sức lực để đấu tranh trực tiếp với cộng sản Việt Nam.

Giờ đây cũng chính là thời điểm Giáo hội Việt nam cần phải tính sổ lại với nhóm linh mục quốc doanh này. Hàng Giáo Phẩm Việt Nam cần phải có can đảm nhận ra sự thật là những linh mục quốc doanh này đã đi sai đường lối của giáo hội, hoạt động chính trị và làm tay sai cho Cộng sản vô thần là trái với đường lối của Giáo hội chân chính, nên các vị chủ chăn cần tìm hiểu rõ ràng và có thái độ dứt khoát là loại trừ những tay sai cộng sản trong hàng ngũ linh mục của mình. Đừng để tình trạng quá muộn như đã xẩy ra ở Ba lan. Người công giáo Việt nam cũng cần phải vạch mặt những người mang danh mục tử, nhưng chính là những con sói đang phá phách đoàn chiên của Chúa.

Cuối cùng mọi người chúng ta nên để tâm, hiệp nhất và dồn sức mạnh đấu tranh trực tiếp đòi công lý với cộng sản Việt Nam, đó mới là mũi nhọn chính yếu của chúng ta.
 
Hồ sơ báo ''Công Giáo và Dân Tộc''
Nguyễn Văn Lục
12:08 23/02/2008
Hồ sơ báo "Công Giáo và Dân Tộc"

Nguyễn Văn Lục

Ai là "Tứ Nhân bang" cuả Thiên Chúa Giáo VN?
Vai trò của Trần Bá Cường, Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ và Huỳnh Công Minh trong đảng Cộng Sản Việt Nam


Linh Mục Chân Tín từ trong nước đã gửi một thư phản đối Hiệp Hội Báo Chí Thiên Chúa Giáo Thế Giới (International Catholic Union of the Press, UCIP) đã tặng huy chương vàng cho báo "Công Giáo và Dân Tộc" và được anh Nguyễn Hữu Tấn Đức phổ biến ra hải ngoại.

Ngày 21/09/2001, Báo CGvDT được hiệp hội UCIP tặng thưởng Huy chương Vàng vì "gương mẫu bảo vệ thông tin, vì nâng cao ý thức công dân, vì bảo vệ những quyền căn bản của mọi người, vì nhiều sáng kiến phục vụ chân lý và vì thăng tiến các giá trị"

Sự tò mò của tôi là tìm hiểu xem Tây nó biết gì về báo chí Việt Nam. Họ có biết đọc chữ Việt đâu để đánh giá được một tờ báo. Vậy ai là người đã đứng đằng sau để cung cấp dữ kiện cho Hiệp Hội Báo Chí Thiên Chúa Giáo Thế Giới đi đến quyết định trao giải cho Công Giáo và Dân Tộc. Có thể lại ông Nguyễn Đình Thi, chủ tiệm sách ở Paris, cha đẻ ra tờ Công Giáo và Dân Tộc ở Paris vào năm 1969. (Chúng tôi ngờ rằng tờ Công Giáo và Dân Tộc đã thuổng lại một chủ đề Công Giáo và Dân Tộc của tạp chí Đất Nước, số 8, tháng 12, 1968), để rồi từ đó ông Trương Bá Cần tức Trần Bá Cường làm khai sinh lại cho tờ báo ở Sài Gòn sau giải phóng với số tiền cấp dưỡng của ông Thi cho tờ báo là 100.000 FF vào năm 1975. Với Nguyễn Đình Thi, những hoạt động trong bóng tối là chuyện không lạ. Chúng tôi xin trích dẫn ở đây lá thư của cấp lãnh đạo Cộng sản ở Quảng Ngãi viết cho một Linh mục để lôi kéo theo Cộng sản, trong đó nêu tên Nguyễn Đình Thi như một mẫu người đi theo họ.

Trong cuộc chiến này đã có nhiều Linh mục như Linh mục Nguyễn Đình Thi v.v... và những người Thiên Chúa Giáo yêu hòa bình đã thấy rõ bọn Mỹ Thiệu, đã hưởng ứng và góp phần vào nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước. Bọn đế quốc và một số tay sai phản động đội lốt tôn giáo tuyên truyền nói xấu cách mạng, nói cách mạng là diệt đạo, thực tế điều này đã chứng minh qua lời phát biểu của Linh mục Nguyễn Đình Thi, đại diện cho những người Thiên Chúa Giáo yêu nước đã họp tại Pháp... Ký tên Hoàng Nguyên, thư đề ngày 15/05/1972.

Gm Nguyễn Minh Nhật (1926-2007)
Ngoài Nguyễn Đình Thi thì tất cả người Thiên Chúa Giáo trong Nam chắc là tay sai phản động đội lốt tôn giáo cả. Riêng người Thiên Chúa Giáo ở trong nước, có hay không có huy chương vàng này cho tờ "Công Giáo và Dân Tộc" cũng chẳng ăn thua gì đến họ. Từ lúc tờ báo mới xuất hiện tháng 7 năm 1975, dân Thiên Chúa Giáo đã gián tiếp tẩy chay. Chỉ thấy cái nhan đề tờ báo Công Giáo và Dân Tộc có cái mùi khó ngửi và có cái gì gian trá trong đó. Dân tộc ở chỗ nào? Công Giáo và Cộng sản thì đúng hơn. Người dân Saigon, chỉ sau một tuần lễ "giải phóng", từ trẻ đến già, từ trong nhà ra ngoài đường, không ai bảo ai một cách kỳ lạ, dùng ngôn ngữ như một võ khí tự thân, hết biết nói lời nói thật thà, biết nói lời gian dối. Đảng nói vậy mà không phải vậy. Dân cũng nói dzậy mà không phải dzậy. Cho nên, lời phát biểu của Giám mục Nguyễn Minh Nhật, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trả lời cuộc phỏng vấn của tờ báo Eglises d'Asie vào năm 1990 cho rằng người Thiên Chúa Giáo hết tin tưởng vào Ủy Ban Đoàn Kết Thiên Chúa Giáo và tờ Công Giáo và Dân Tộc là rất đúng, chỉ quá trễ thôi...

Cái điều đó phải nói ngay từ 1975 mới phải. Phải mất 15 năm mới nói được câu đó. Cái bén nhạy của người dân thường biết ai là bạn là thù. Cái không hèn nhát, cái trực tính của thường dân, có sao nói vậy cái thật thà bản chất thường đi trước những suy nghĩ, tính toán của người trí thức. Trong số khoảng 30 trí thức xếp hàng trong danh sách những người ít nhiều liên quan với tờ Công Giáo và Dân Tộc, phải đợi một thời gian dài ngắn khác nhau mới rủ nhau bỏ cuộc.

Có trí thức Thiên Chúa Giáo có cái can đảm làm thơ ca tụng, hãnh diện vì con lên đường làm nghĩa vụ quân sự đánh Cam Bốt. Có trí thức viết: Hà Nội tôi thế đó. Lối chơi chữ trở thành tối tai hại, nhất là chữ VN, vì có thể chỉ thêm một dấu huyền vào chữ tôi có thể làm hại cả một đời người. Hà Nội tồi thế đó. Nay trở thành đối lập... Có cái trí thức suy nghĩ bằng dạ dầy, sau 1975 trở thành nhà nghiên cứu sử học, nghênh ngang chỉ cho cấp lãnh đạo Cộng sản, chỗ cụ Hồ đứng ở chỗ nào trên bến tầu trên đường đi tìm đường cứu nước. Xin ngả mũ chào nhà sử học... Trí thức như Linh mục Thanh Lãng đã phản đối việc Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận đổi về Sài Gòn, trước khi qua đời một tháng đã để lại chúc thư xin lỗi Tổng Giám mục Thuận, xin tha thứ. Sau Thanh Lãng đến lượt ai đây, gấp đi, kể ra cũng đã hơi trễ rồi.

Trước khi đề cập đến tứ nhân bang, chúng tôi cũng xin nêu ra một trường hợp khá đặc biệt là ông Nguyễn Nghị, trong Ủy Ban Đoàn Kết Thiên Chúa Giáo. Ông này có viết một tập sách mỏng vào năm 1992, dầy độ 20 trang có tựa đề là Lịch Sử Đạo Công Giáo tại VN. Tài liệu này nịnh đảng rồi bôi xấu đạo Thiên Chúa đến độ ông Lý Chánh Trung, đại biểu quốc hội, là người được giao cho duyệt đã tức điên lên và phê: "Nên thêm vào tên sách Lịch Sử Những Tội Lỗi Của Đạo Công Giáo". Ông Lý Chánh Trung ghi tiếp:

"Bài này là một tài liệu chính trị chứ không phải một bài nghiên cứu sử học, nếu viết để đăng trên một tờ báo chính trị thì là quyền của tác giả và của tờ báo. Nhưng không được công bố như một cuốn sách về lịch sử VN, như vậy là tội cho lịch sử, cho Giáo Hội Công Giáo và cho cả nước VN."

Ông Nguyễn Nghị, còn có gian trá trí thức là liệt kê số sách tham khảo, số sách đọc khoảng 20 tài liệu, sách vở. Nhưng trong toàn bộ tài liệu, ông không ghi chú một tài liệu nào cả làm ông Lý Chánh Trung phải ghi chú: "Chỉ có một chú thích số 2 có ghi trong bài viết."

Một nhận xét rất nhẹ nhàng thôi, nhưng đủ cho thấy tư cách trí thức và tâm địa người viết ra sao.

Trong cái đám trí thức đó, còn lại tứ nhân bang, đã làm mưa, làm gió trong suốt 26 năm, trong và ngoài, nhất là trong nội bộ Thiên Chúa Giáo trên một số quyết định cũng như thư chung của Tổng Giám mục Bình. Có thể nói một phần dè dặt, Tổng Giám mục Bình đã bị vây quanh khi họ nắm chức vụ trong Ủy Ban Đoàn Kết Thiên Chúa Giáo và trong tờ Công Giáo và Dân Tộc.

Phan Khắc Từ
Nay xin được có đôi hàng về họ. Xin kể tên bốn người này: Trần Bá Cường, Vương Đình Bích, Phan Khắc Từ và Huỳnh Công Minh. Chúng tôi xin dùng lối tiếp cận họ với những đàn anh của họ theo Cộng Sản thời điểm 1945-1954, mặc dù hoàn cảnh xã hội chính trị có khác nhau, nhưng cách dấn thân của mỗi bên là điểm then chốt để phân biệt họ ai lý tưởng, ai gian dối.

Lấy ba người là ông Phạm Xuân Kỷ, Phạm Bá Trực, ông Võ Thành Trinh. Có muốn lấy thêm cũng khó có hơn. Họ theo từ đầu, theo Cộng sản từ khi trước 1945, lúc tương lai Cộng Sản còn mờ mịt, lúc phải hy sinh tất cả, ngay cả cái mạng sống của mình. Theo thời đó đồng nghĩa với từ bỏ đạo, không phải từ bỏ mà bị loại trừ ra khỏi hàng ngũ người Thiên Chúa Giáo, bị rút phép thông công, theo tinh thần thông tư của Hội Đồng Giám Mục năm 1951. Theo như thế là mất tất cả, được gì thì chưa biết. Phải hiểu cái não trạng người Thiên Chúa Giáo thời đó cho thấy sự chọn lựa của họ là can đảm, là dứt khoát, không có đường về. Đã hẳn từ đó phải có một niềm tin, một lý tưởng, trên cả lý tưởng đạo của họ. Sự dấn thân đó có ý nghĩa trọn vẹn, trong sáng không có điểm nghi ngờ. Sau 1954, ông Kỷ, ông Trinh đều có cơ hội chọn ra đi hay ở lại. Lại thêm một thử thách nữa, vì vẫn có thể xét lại, thay đổi. Từ năm 1954, họ giữ những chức vụ trong quốc hội và trong những tổ chức có cái tên rất dài, rất khó nhớ là "Ủy ban liên lạc toàn quốc những người VN yêu tổ quốc, yêu hòa bình", viết tắt là "Uỷ Ban Liên Lạc Công Giáo Toàn Quốc", nhưng không hề có áp đặt, ỷ quyền hành đời uy hiếp Giám mục, Linh mục. Có căng thẳng, có mâu thuẫn, nhưng không có áp đặt. Và dù có muốn cũng không được. Ở địa phận Hà Nội Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê có cái may mắn hơn Tổng Giám mục Bình là quy tụ được một số Linh mục trí thức như Lm Chính Nguyễn Văn Vịnh, Lm Đinh Lưu Nhân, Lm Nguyễn Minh Thông, Phạm Hân Quynh, và Nguyễn Ngọc Oánh. Họ đều là trí thức du học, có thể là bực thầy của đám tứ nhân bang. Nhưng họ lý tưởng, đạo hạnh, can đảm, hy sinh, tuân phục mặc dầu bị bách hại. Trong số bốn vị trên, Lm Vịnh chết trong tù ở trại Cổng Trời, Lm Thông 27 năm tù, hai lần lên Cổng Trời, được thả ra và chết sau đó vài năm. Lm Quynh, Oánh, đều bị quản thúc trên 20 năm.

Cũng vì thế, sau biến cố 30 tháng 4, có sự khác biệt về thái độ giữa hai miền về ngày đó. Chỉ vài ngày sau Tổng Giám mục Bình đã gửi tâm thư vào ngày 05/05/1975, khuyên giáo dân phải hòa mình vào nhịp sống của toàn dân, phải nỗ lực vào việc hòa hợp, hòa giải dân tộc. Trong khi đó, tòa Giám Mục Hà Nội đợi đến hơn ba tháng sau 16/08/1975 mới đẻ được cái thông cáo của tòa Giám mục với những lời khuyên hoàn toàn đạo giáo, không nhắc nhở gì đến biến cố 30 tháng 4 và ký tên lại là người thay mặt Giám mục là Lm Trần Văn Mai. Hai bức thư, hai thái độ, hai cách ứng xử khác nhau. Cái giáo hội thầm lặng đó, với những vị trí thức vừa kể giúp chúng tôi nhìn rõ đám tứ nhân bang hơn, hiểu rõ vai trò của họ hơn.

Họ cùng lắm được xếp vào loại trí thức khuynh tả, viết lách trong tờ Công Giáo và Dân Tộc ở Paris từ 1969-1975, hoặc tờ Đứng Dậy, hoặc trong Ủy Ban Thiên Chúa Giáo canh tân hòa giải. Trần Bá Cường, có thu thập được ít tài liệu miền Bắc, dựa vào đó viết ca tụng 25 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc. Đấy phải chăng là cái công đầu hiến dâng đảng. Lúc mà thời thế có vẻ đổi chiều thì có một số trí thức được Cộng sản móc nối để gia nhập một số tổ chức có mục đích khuynh đảo chế độ Sài Gòn. Cái ngọn gió đổi chiều vào những năm cuối cùng của VNCH trước khi sụp đổ, trí thức nhanh tay lẹ chân vơ chụp, tham gia vào các tổ chức trên có gì là lạ. Trong số đó, có một ông làm giáo sư dạy Sử đã tự hào: "Mình phải tham gia từ đầu chứ, để đến 30 tháng 4 thì quá muộn rồi." Bây giờ thì không phải là quá muộn, mà quá lỡ làng rồi.

Vốn liếng họ có vậy. Chừng đó thôi. Có nhiều người trước 1975, chống chính quyền, khuynh tả là cái mốt trí thức, như mốt thời trang vậy thôi. Đầu thì chống, nhưng bụng thì nhận đủ ân huệ của Sài Gòn. Theo như Nguyễn Hữu Tấn Đức, trong Tin Nhà số 43, 2000, trong bài Prêtres et commissaires, những thành phần quạ đen, cấp tiến như họ được đảng nuôi dưỡng chăm sóc, tận tình "les favoriser matiériellement", xin tạm dịch là vỗ béo, và cuối cùng les rassembler en une force de progrès étroitement controlés par nous (tập họp họ thành một lực lượng cấp tiến do chúng tôi kiểm soát chặt chẽ - DCV). Vậy bọn họ, chỉ là một thứ công cụ của nhà nước, bọn cung đình, bọn nâng bi nếu viết lách. Họ tự nhận được đảng nuôi dạy. Họ tự phô trương điều đó ra. Vương Đình Bích viết: "Đảng Cộng sản đã gây dựng bốn người chúng tôi làm đầu não mọi hoạt động của đảng trong giới Công Giáo". Huỳnh Công Minh, khi được chọn làm đại biểu quốc hội đã tuyên xưng, phát thệ: "Phần tôi, tôi nguyện suốt đời phục vụ." Họ trơ trẽn hơn ba vị đàn anh họ nhiều, họ thiếu phẩm cách, ngay cả dối trá trong mọi trường hợp cần thiết để đẹp lòng nhà nước. Bù lại, họ được quyền hành ngay trên các quyết định của tòa Giám mục trong đường lối, cũng như trong những phát biểu. Họ theo dõi hành vi, thái độ Giám mục đối với nhà nước như một thứ công an chìm. Đó là công việc mà Huỳnh Công Minh đã làm với tư cách Tổng đại diện từ hơn 20 năm nay.

TGM Nguyễn Văn Bình và ĐGH JPII
Trong bài phỏng vấn Tổng Giám mục Bình của tờ La Vie bên Pháp, có đoạn ghi một vài câu hỏi liên quan đến việc bổ nhiệm Huỳnh Công Minh làm Phó Đại chủng viện Sài Gòn, Tổng Giám mục Bình tiết lộ cho biết việc bổ nhiệm đó đã bị Roma không tán thành. Thêm vai trò đó, Huỳnh Công Minh lại kiểm soát từng thái độ chính trị của chủng sinh và có được truyền chức hay không là tùy quyết định của ông này. Cũng vì vậy, trên 20 năm mà Sài Gòn chỉ có thêm 15 Linh mục, trong tổng số hiện có khoảng 350. Vậy thì cái số 15 đó bù khuyết được gì cho những tu sĩ đã về hưu hoặc chết. Cũng trong bài phỏng vấn, Tổng Giám mục cho biết, ít có liên lạc với cấp chính quyền Cộng sản trực tiếp, nhưng việc đó giao cho một số Linh mục trong Ủy Ban Đoàn Kết. Chừng đó dữ kiện cho thấy giáo phận nằm trong tay mấy người trong tứ nhân bang chi phối, giật dây. Người viết không đặt vấn đề ông Huỳnh Công Minh là người xấu hay người tốt, đạo đức hay không đạo đức. Nhưng việc ông vừa là ủy viên, cán bộ Cộng sản, vừa là Tổng đại diện là một điều khó chấp nhận. Khi thi hành trách nhiệm, ông sẽ rơi vào hoàn cảnh bối rối, hàm hồ, khó có quyết định đúng mức. Đó là mặt lý thuyết, mặt thực tiễn, ông là cánh tay của đảng nối dài, xen vào nội bộ giáo hội để chi phối, để kiểm soát, để bá cáo. Và trớ trêu thay, Sài Gòn, điểm mạnh và biểu tượng của người Thiên Chúa Giáo cả nước như tấm gương lại có hai giáo hội: Giáo Hội của địa phận Sài Gòn và "giáo hội Vườn Soài". Có lẽ, đòi hỏi cấp thiết nhất hiện nay là yêu cầu nhà nước dẹp cái giáo hội Vườn Soài đi là vừa.

Trước khi bàn về tờ Công Giáo và Dân Tộc về người Tổng biên tập tờ báo, xin nói rõ về chủ trương của Cộng sản. Ngay khi miền Nam sụp đổ, trước khi có chủ trương bắt sĩ quan đi học tập, trước khi đánh tư sản với 5 thành phần kinh tế, Cộng sản đã chủ trương ra lệnh đóng cửa toàn bộ các cơ sở văn hóa, nhà in, tiệm sách, nhà phát hành, đã ra lệnh phải quét sạch toàn bộ các ấn phẩm văn hóa ngụy. Theo Phan Cư Đệ, có 286 bài báo nhằm truy chụp, bôi bẩn, tố cáo các nhà văn, nhà báo miền Nam. Bên cạnh đó cho ra đời những sách báo là công cụ của nhà nước như tờ Sài Gòn Giải Phóng. Sau đó là Công Giáo và Dân Tộc. Đó là những loại báo bao cấp hiểu theo nghĩa nào cũng đúng. Vì vậy, từ bao nhiêu năm nay, Hội Đồng Giám mục VN chỉ xin nhà nước cho xuất bản như một bản tin liên lạc Thiên Chúa Giáo, nhưng vẫn chưa được. Cứ hứa cuội. Năm 1996 hứa cho và để Giám mục Lâm làm Tổng biên tập, nhưng không quên cài cụ Nguyễn Văn Sang làm phó. Cụ Sang làm phó thì đừng ra còn hơn bởi vì cụ nổi tiếng với cuốn sách Bước Đường Hành Hương, 2 tập, dày 710 trang.

Xin nói rõ thêm là Hồng Y Trịnh Văn Căn cũng có một tập hồi ký xin phép in mà không được phép in.

Trần Bá Cường cũng dựa theo chính sách của đảng yêu cầu địa phận, nhà xứ, nhà in nộp tất cả tài liệu, ấn phẩm tôn giáo. Từ đó, cho người sàng lọc tài liệu nào không quan trọng thì mang bán ký bỏ túi, tài liệu nào xử dụng được hoặc có giá trị lịch sử liên quan đến giáo hội thì cất giữ lập thành thư viện riêng của ông. Một công đôi việc vừa theo đúng chính sách nhà nước, vừa thủ lợi riêng. Riêng Địa phận Sài Gòn cũng như nhà in Tân Định còn tồn trữ nhiều tài liệu quí giá, cổ xưa. Không biết, ông Cường đã chớp (chôm) được tài liệu gì làm của riêng. Ở đây chỉ nêu sự việc mà không dám đi xa hơn nữa, vì không có đủ điều kiện để biết xem ông Cường đã giữ những tài liệu nào của chung giáo hội. Nay thì chỉ có ông biết đích thực đã lấy được tài liệu gì của địa phận làm của riêng.

Hồng Y Roger Etchegaray
Trong dịp viếng thăm của Hồng Y Roger Etchegaray, chủ tịch”Uy ban Giáo hoàng Công Lý và Hoà Bình", hồi tháng 7, 1989, có đem theo một thông điệp của Đức Giáo Hoàng gửi cho Hồng Y Trịnh Văn Căn và Hội Đồng Giám mục VN. Trong buổi tiếp kiến với chính quyền VN, Hồng Y Căn đã tế nhị trao bức thư đó nhờ chính quyền chuyển lại và sau đó cũng tế nhị không nhắc tới thông điệp này. Báo Công Giáo và Dân Tộc của ông Cường chỉ tóm lại bức thông điệp và cho đăng vào tháng 8, 1989, ông Cường đã nhận được chỉ thị cắt xén những chữ, những từ nào Ban tôn giáo chính phủ gạch dưới đít, xét ra không lợi cho chính quyền. Chẳng hạn bỏ những từ: thử thách, thách đố của giáo hội hay những câu: Từ ngày xảy ra những biến cố trước đây, và những từ đề cao tinh thần giáo dân như: hiên ngang kiên cường, tuyên xưng đức tin, sức sống hùng mạnh của giáo dân; Việc phong thánh tử đạo không thể không nói nên ông chỉ tóm tắt vào một vài ý thôi... Trong vụ việc này, ngôn ngữ của tòa thánh nhắm khía cạnh tác động khuyến khích trên bình diện tôn giáo. Người Cộng sản lại nhìn dưới khía cạnh chính trị, như một khuyến khích người Thiên Chúa Giáo can đảm chịu đựng những thử thách đối với chính quyền. Có tật giật mình. Tâm địa người Cộng sản là độc tài nên bất cứ cái gì cũng làm họ nghi ngại, sợ hãi bóng gió là có âm mưu, chống đối, có vấn đề. Dân sợ họ đã đành. Họ ngược lại cũng sợ dân. Ngay trong tổ chức của họ, cái tương giao cũng không lành mạnh vì nghi kỵ lẫn nhau, rình mò, cân nhắc từng cử chỉ lời ăn tiếng nói của người khác để thấy được kẽ hở.

Xét lý luận, nếu Giáo Hoàng có âm mưu gì như xúi dục Thiên Chúa Giáo VN thì cần chi phải gửi một thông điệp công khai như vậy. Vậy mà cũng lò mò, vác kính hiển vi để mổ xẻ phân tích từng chữ, cắt chỗ này chỗ kia. Vụ việc đó cho thấy Vatican nhìn họ một cách thiếu thiện cảm, thiếu tin cậy. Phía chính quyền và nhất là ông Cường thì tự thấy mình có công, có khôn ngoan, che đầu này, đậy đầu kia, lén lén lút lút, cắt chỗ này, bỏ chỗ kia. Đối với ông Cường, gian dối đồng nghĩa với khôn ngoan.

Trong một bài phỏng vấn Đức Tổng Giám mục của tờ La Vie bên Pháp, do nhà báo Aimé Savard (biên tập viên) và Jacques Housel (nhiếp ảnh) đã nói ở trên, ông Cường khi dịch sang tiếng Việt, cũng vẫn xử dụng chiêu thức cũ, bôi bỏ, đục, cắt xén những câu trả lời của Giám mục. Một bạn đọc của tờ báo đã thắc mắc là có nhiều đoạn bị cắt bỏ có ba chấm rồi cho vào trong ngoặc đơn. Đoạn đó nói gì và tại sao lại lược bỏ như vậy. Đây là câu trả lời của ông Cường:

"Tờ La Vie có đối tượng của nó, Công Giáo và Dân Tộc cũng có đối tượng của mình. Làm báo là phải lựa chọn. Lựa chọn những cái gì thật cần thiết và hữu ích cho đối tượng mình phục vụ."

Phải thêm vào, ngay cả ăn gian nói dối. Cũng chính vì cái lối làm việc kiểu đó, gian dối, bất chấp sự thật mà ông ngồi yên ở cái ghế tổng biên tập mấy chục năm, mà chỉ cần một chút xíu sơ hở là "có vấn đề" ngay. Thử hỏi, cái ghế của ông xây bằng vật liệu gì mà bền vậy.

Ông Nguyễn Đình Đầu
Vào năm 1992, ông Cường nhờ ông Nguyễn Đình Đầu, phó chủ tịch Ủy Ban Đoàn Kết Thiên Chúa Giáo thành phố HCM viết một bài về Tổng Giám mục Bình cho tờ Công Giáo và Dân Tộc, ông Đầu đã viết bài nhân kỷ niệm Tổng Giám mục Bình được 82 tuổi. Trong bài viết của ông Đầu, có nhiều đoạn chỉ trích gián tiếp, hoặc đụng đến ông Cường nên ông này đã tự ý cắt bỏ theo thói quen ông vẫn làm. Ông Cường đã tự ý cắt bỏ một số đoạn mà ông Đầu không được hỏi ý trước. Hai bên đã gấu ó nhau bằng văn thư, trả lời cũng bằng văn thư. Chúng tôi xin ghi rõ một số điểm trong bài viết của ông Nguyễn Đình Đầu đã hẳn không vừa lòng ông chủ báo. Ông Đầu ghi ở một đoạn:

"Trước khi Sài Gòn giải phóng, có 3 nhóm nhỏ là Công Giáo và Dân Tộc, tờ Đứng DậyỦy ban canh tân và hòa giải. Hai nhóm sau hợp ý với nhau cùng hoạt động hỗ trợ Đức Tổng. Còn Công Giáo và Dân Tộc muốn đứng ngoài giữ vai trò 'Tiên tri và phê phán'. Thí dụ khi được tin Hội Đồng Giám mục miền Nam sẽ họp với một ban trừ bị, gồm 12 Linh mục, tu sĩ, giáo dân thì một vị trong Công Giáo và Dân Tộc đã lớn tiếng cật vấn: Ai cho họp. Và đòi coi giấy phép, coi chương trình. Đức Tổng thấy truyện đâm ra lớn liền quyết định giải thể ban trừ bị."

Ông Đầu viết tiếp: Kể ra ban trừ bị được tổ chức như có ý loại trừ nhóm Công Giáo và Dân Tộc (Ban trừ bị gồm có Lm Hồ Văn Vui, Nguyễn Huy Lịch, Chân Tín, Nguyễn Văn Tuyên, nữ tu Mai Thành, v.v...)

Điều đó một lần nữa cho thấy nhóm tứ nhân bang lộng hành, chuyên quyền, bảo hoàng hơn vua, ép Giám mục dựa trên thế nhà nước. Từ nay cho thấy nội bộ cái Ủy Ban Đoàn Kết đã mất đoàn kết, mà thực sự nó có đoàn kết bao giờ đâu nên mới cần một ủy ban như vậy. Năm 1986, bắt đầu có phong trào đổi mới tư duy, nhiều người muốn Tổng Giám mục Bình lên tiếng về mặt đạo đức có những suy sụp khủng khiếp về mọi mặt. Ông Đầu đã chán nản than:
"Làm sao Đức Tổng có thể làm được gì trong khuôn khổ, thể chế đó. Vẫn cái Ủy Ban Đoàn Kết bao biện tất cả, làm sao giải quyết được những vấn đề đáng nhẽ không thành vấn đề. Đức Tổng làm gì hơn cho mối quan hệ bình thường giữa Hội Đồng Giám mục với nhà nước, giữa nhà nước VN với tòa thánh La Mã, trong một chuỗi rào cản như vậy."
Qua dẫn chứng trên, cho thấy tâm trạng ông Đầu đã ê chề, chán nản trong vai trò phó chủ tịch Ủy Ban Đoàn Kết, thành phố HCM, và điều đó đã hẳn không vừa ý ông Cường.

Kể từ nay, một số trí thức Thiên Chúa Giáo như Lý Chánh Trung, Nguyễn Đình Đầu v.v... đã cho thấy dấu hiệu hết tin tưởng vào đảng, vào cách mạng. Họ ít ra còn có cái tối thiểu lương thiện trí thức, không quá hèn mạt chạy theo đảng nữa. Và đúng như nhận xét của Tổng Giám mục Bình, bọn họ không quá 5, 6 người.

Cũng cái cung cách làm việc gian trá như thế, ban tôn giáo chính phủ và ông có thể ngụy tạo ra một bài phỏng vấn Tổng Giám mục Bình đăng trên Sài Gòn Giải Phóng 29/04/1995 với cái tít rất kêu "Một giáo hội phục vụ luôn luôn được đón nhận". Một bài phỏng vấn mà ở thời điểm đó, với sức khỏe suy sụp của Tổng Giám mục Bình từ hai năm nay không thể nào có thể thực hiện được. Đồng thời cái văn phong, hay cái cách trả lời không cho thấy có gì là của Tổng Giám mục Bình cả. Dầu vậy, trong một câu trả lời của "Tổng Giám mục Bình giả" có một câu rất thấm thía như sau: Sau 20 năm hoạt động dưới chế độ Cộng sản cụ còn sợ Cộng sản nữa không. Trả lời: Vẫn còn sợ. Có lẽ, trong tất cả những thư chung, thông cáo, trả lời phỏng vấn, đây là câu trả lời hay nhất của Tổng Giám mục Bình giả. Chỉ vài tháng sau Tổng Giám mục Bình chết, một lần nữa, họ muốn lợi dụng ông một lần chót. Một lần nữa thôi, Tổng Giám mục.

Cái việc chờ xem thì nay đã đến. Ông Vương Đình Bích đã gửi văn thư hạch hỏi, tố giác ông Phan Khắc Từ về những lem nhem tiền bạc, về tổ chức, về chuyên một vợ hai con của ông. Cháy nhà mới ra mặt chuột.

Tiền bạc vốn tài trợ ngoại quốc ngót nghét 150 ngàn Mỹ kim. Vốn vay để thêm thu nhập cho tờ Công Giáo và Dân Tộc như xí nghiệp làm bút bi, quạt trần, đỡ đầu cho công ty Tinh Hoa vay vốn 2 tỷ để lập nhà máy may mà trồng 33 mẫu cao su, rồi đầu tư với công ty Singapore, đầu tư khách sạn Đại Kết, trường ngoại ngữ Nguyễn Trường Tộ, trường dạy nghề may và vi tính Bạch Đằng v.v...

Tất cả những cơ sở làm ăn trên đều thuộc quyền quản lý hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do ông Từ đảm trách. Tên ông là Từ mà ông chẳng từ một thứ gì: tiền bạc, quyền lực, đàn bà, cái nào ông cũng xơi tuốt. Chẳng bù cho số phận ông Thọ... cũng xuất thân từ Vườn Soài. Số Thọ mà cái gì cũng xúi quẩy cả, sống lận đận, lao đao.

Lỗ lã ra sao, người ngoài ai nắm được. Đấy là cái lối làm ăn của XHCN mà bên này không hiểu được, vì nó thiếu pháp lý, thiếu minh bạch, thiếu quản lý chặt chẽ. Ông Từ đã trả lời bằng một bản kết toán vắn gọn của tất cả những cơ sở kinh tế nêu trên mà một người bình thường đọc sẽ không hiểu biết thêm được gì. Chuyện một vợ hai con thì ông lờ đi, không đả động tới. Thật trớ trêu, chúng ta đang sống trong một xã hội mà từ trên xuống dưới là gian trá, là lừa lọc, mục rữa, là hủ hóa mà một người lương thiện không có cơ may nào để sống làm người. Nhìn chung quanh, nhìn ra ngoài, nhìn vào chính bản thân, chỗ nào cũng vấy bẩn sự gian dối, lọc lừa.

Cái gian dối đã nhiễm vào người, vào máu đến độ có lọc máu cũng vô ích, có thay đổi nhân sự cũng bằng thừa. Chỉ còn một cách duy nhất: Dẹp chế độ.

Nói cho cùng, bọn họ bốn người với vai trò mà họ đóng đương nhiên biến họ thành những kẻ gian dối, lừa lọc chính họ, giáo hội và người Thiên Chúa Giáo. Thử nghĩ coi, đời họ, mang nhãn hiệu Thiên Chúa Giáo, họ đã làm gì cho giáo hội, hay phá giáo hội. Từ gần 50 năm nay, cái chiêu bài ủy ban đoàn kết Thiên Chúa Giáo yêu nước đã bao giờ thực hiện được đoàn kết chưa. Các tờ báo Người Công Giáo VN ở ngoài Bắc và tờ Công Giáo và Dân Tộc trong Nam đã giúp gì vào sự cải thiện mối tương quan nhà nước hay chính phủ. Hay nó chỉ gây chán nản, mất tin tưởng, nghi kỵ nhà nước. Vụ phong thánh tử đạo, vụ Lm Huỳnh Văn Nghi thêm những bằng cớ là Cộng sản nhìn đâu cũng thấy vấn đề. Giải quyết vấn đề thì lại đẻ ra vấn đề, có vấn đề ngay ở chỗ không có vấn đề từ đó gây căng thẳng thường trực với Thiên Chúa Giáo.

Người Thiên Chúa Giáo nhìn vấn đề phong thánh trong viễn tượng một giáo hội trưởng thành, can đảm, hãnh diện có các người con lý tưởng hy sinh cho đạo. Họ, cộng sản, nhìn việc phong thánh ở góc cạnh xã hội, chính trị, từ đó có thể gây xáo trộn, mất đoàn kết. Việc phong thánh không thể không làm cho giáo dân so sánh giáo hội hiện tại đang bị kềm kẹp, hạn chế như một hình thức mới của tử đạo. Tờ Công Giáo và Dân Tộc, theo lệnh đảng của họ mở chiến chống báng nhằm ngăn cản việc phong thánh. Việc bổ nhiệm Giám mục từ 1975 đến giờ, từ vụ Tổng Giám mục Thuận, Lm Nghi, Lm Hòa mới đây, tòa thánh đã gửi hết phái đoàn này đến phái đoàn kia, ít lắm 6 lần mà đã giải quyết được những gì.

Nói cho rốt ráo, cho cùng lý, nếu chính phủ muốn tạo được tin tưởng của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và người Thiên Chúa Giáo thì trước hết họ nên dẹp các Ủy ban đoàn kết và các tờ báo như Công Giáo và Dân Tộc. Còn nếu họ vẫn dùng các tổ chức này như công cụ để tuyên truyền, để theo dõi, để áp lực, để làm tắt mọi tiếng nói nguyện vọng Thiên Chúa Giáo thì họ cứ để như vậy. Thực tình mà nói, họ chủ trương để như vậy, tiếp tục nuôi dưỡng chúng vì nếu không cả cái tổ chức, cơ cấu còn có lý do gì tồn tại nữa.

Hay nói như bà Nguyễn Thị Oanh, trong số báo Cánh Én, tháng 11, 1999: "Đất nước của sự lừa dối". Bài báo nêu trường hợp gia đình ông Trần Văn Bô đã đóng góp 5147 lạng vàng, và kêu gọi bà con đóng góp hơn 4 triệu đồng cho kháng chiến và lại cho mượn căn nhà số 34, đường Hoàng Diệu Hà Nội ngay khi mới tiếp thu Hà Nội, năm 1954. Sau đó, ông Trịnh Văn Bố đã xin lại căn nhà, nay thì ông Bô đã chết vẫn chưa đòi được. Vợ ông, bà Hoàng Thị Minh Hồ tiếp tục đòi. Các cấp lãnh đạo từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng đến Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Võ Chí Công, Lê Quang Đạo, Phạm Thế Duyệt cho đến nay Phan Văn Khải, Lê Xuân Tùng đều nhất trí trả. Ông Kiệt ký giấy trả, rồi sau đó cũng chính ông Kiệt ký giấy đình chỉ trả. Bà Oanh kết luận: "Ôi đất nước với những kẻ lãnh đạo chuyên nghề lừa dối."

Đối với các tổ chức trên, tờ báo trên, không còn gì để nói với họ hơn là: Các ông, một bọn mà cả cuộc đời là một gian dối. Tên các ông là Gian Trá...

(Nguồn: © DCVOnline)
________________________________________
Tài liệu tham khảo:
1. UCIP information No. 2, Juin 2001
2. Congrès mondial 2001 (Prix médias internationaux 2001)
3. Lettre ouverte du P. Chân Tín (pour protester contre le prix médaille d'or accordé par UCIP 12-10-2001)
4. Annexe 1. Union Catholique internationale de la presse UCIP.
5. Annexe 2. Prêtres et commissaires.
6. Công Giáo và Dân Tộc số 1327 (11/10/2001)
7. Công Giáo và Dân Tộc số 1328 (18/10/2001)
8. Lá thư ngỏ của Nguyễn Đình Đầu gửi báo Công Giáo và Dân Tộc, 09¬¬/09/1992.
9. Thư gửi ông Trương Bá Cần ngày 06/09/1992 của Nguyễn Đình Đầu.
10. Lịch sử đạo Công Giáo Việt Nam, Nguyễn Nghị.
11. Bá cáo của Nguyễn Đình Đầu viết về Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình.
 
Đã đến lúc cần phải có thái độ đối với tờ báo ''Công giáo và Dân tộc''
Lê Sơn
16:39 23/02/2008
Ý kiến độc giả: Đã đến lúc cần phải có thái độ đối với tờ báo "Công giáo và Dân tộc".

Nếu ai quan tâm tới vấn đề truyền thông ở đất nước Việt Nam thì chắc hẳn đều biết rằng, kể từ sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, mọi phương tiện truyền thông công cộng đều bị đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền cộng sản Việt Nam. Không một tổ chức tôn giáo hay tổ chức ngoài quốc doanh nào được phép thủ đắc hoặc điều hành bất cứ một phương tiện truyền thông đại chúng nào.

Nhưng có điều trớ trêu là ngay trong năm1975, một tờ báo mang tên "Công giáo và Dân tộc" đã được cho ra đời. Nội dung, tôn chỉ, mục đích và bản chất của tờ báo này thì bất cứ ai để ý một chút cũng đều biết. Người đứng điều hành tờ báo này là Nhóm Trương Bá Cần và và thuộc về tổ chức nào thì chắc hẳn nhiều người cũng đã biết, và đang được nhiều tác giả bình luận trên trang các trang ở internet trong thời gian qua.

Cá nhân tôi đã sớm nhận ra bản chất của tờ báo này cũng như bản chất của người điều hành nó. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có chung một cái nhìn như tôi về tờ báo ấy, do họ bị đánh lừa bởi tính lập lờ của nó.

Với danh xưng "Công giáo và Dân tộc", tờ báo này đã khiến nhiều người nghĩ rằng, nó được điều hành bởi Giáo Hội Công Giáo. Rồi việc nhiều vị giáo sĩ nổi tiếng cũng tham gia viết bài trong tờ báo này như Đức Cha Bùi Tuần, Cha Thiện Cẩm, Cha Nguyễn Hồng Giáo …, lại càng làm cho nhiều người xác tín hơn đó là tờ báo của Giáo Hội Công Giáo.

Nhưng cũng có một số người khác thì lại tỏ vẻ thân vân vì chẳng biết tờ báo "Công giáo và Dân tộc" là của Giáo Hội hay của ai, bởi vì những lời bênh vực Giáo Hội được viết trong tờ báo này thì ít, mà những lời bênh vực cho chính quyền cộng sản thì lại nhiều. Đúng là vàng thau lẫn lộn, chẳng biết đâu mà mò.

Việc người ta đặt tên cho tờ báo ấy là "Công giáo và Dân tộc" chắc chắn có ý đồ muốn đánh lận con đen.

Thú thật là tôi rất dị ứng với tờ báo này vì nhiều lần họ đưa ra chứng bài viết đả phá Giáo hội và thường hay bênh vực cho chính quyền cộng sản. Tôi chưa hề có đến một lần bỏ tiền ra mua tờ báo này, và cũng rất ít khi đọc nó. Tôi chỉ cầm lấy tờ báo này khi không còn cái gì để đọc. Mỗi khi cầm tờ báo này lên, tôi chỉ có ý tìm xem trong đó có bài nào của các vị uy tín mà tôi đã nêu tên ở trên hay không, nếu không thì tôi quăng ngay.

Có lẽ do tôi có may mắn được tiếp cận với nhiều loại thông tin, nên không cần phải chạy đến với "Công giáo và Dân tộc" để tìm tin tức. Tuy nhiên, đối với đa số người dân Công Giáo Việt Nam thì lại không có được sự may mắn đó. Vì thế, thời gian trước đây mấy năm, ở Việt Nam, phương tiện duy nhất để giúp họ biết được một vài thông tin về Giáo Hội đó là "Công giáo và Dân tộc". Dù biết rằng đây là một "công giáo" giả nhưng nhiều người Công Giáo vẫn cứ phải đặt mua tờ báo ấy bởi vì đâu có còn cái gì khác để mà chọn lựa (giả có còn hơn không).

Cũng thế, dù biết "Công giáo và Dân tộc" là một tờ báo do nhóm linh mục quốc doanh chủ trương, nhưng nhiều nhà tư tưởng rất thiết tha với Hội Thánh Công Giáo cũng phải mượn nó để "làm đất dụng võ", nếu không thì không còn có chỗ nào khác để bày tỏ suy nghĩ của mình.

Cũng có những người gửi bài cho "Công giáo và Dân tộc" với mục đích "để những hạt giống tốt được cấy trồng cho bớt đi những giống cỏ dại chiếm đất trên đó". Nhưng đó là vấn đề của quá khứ rồi. Ngày nay các vị thức giả có nhiều lựa chọn hơn.

Tuy nhiên, khi mượn đất "Công giáo và Dân tộc" để dụng võ, một số người đã phải trả một giá rất đắt. Việc bị "Công giáo và Dân tộc" cắt xén và sửa chữa bài vở một cách vô tội vạ trứơc khi cho đăng là một chuyện dĩ nhiên. Cũng có rất nhiều bài viết không được "Công giáo và Dân tộc" cho đăng bởi nó không đi đúng với tôn chỉ và mục đích của tờ báo này.

Tôi nhớ, khi giới thiệu tác phẩm "Cỏ dại ven đường", Cha Thiện Cẩm đã nói với những người hiện diện rằng, đó là những bài mà Ngài có ý viết để đăng trên báo "Công giáo và Dân tộc", nhưng "Công giáo và Dân tộc" đã không cho đăng (vì chúng không đi đúng đường?), nên Ngài phải tìm một cách khác để những bài viết ấy đến được với độc giả, và đó là lý do mà "Cỏ dại ven đường" ra đời.

Cha Thiện Cẩm đã tìm ra được một phương tiện khác không phải là "Công giáo và Dân tộc" để chuyển tải những tư tưởng và bài viết của mình đến với độc giả, nhưng những vị khác, vì không có được điều kiện như cha Thiện Cẩm, nên vẫn đành phải ngậm đắng nuốt cay, và vẫn phải tha hương nơi "Công giáo và Dân tộc" để tìm nơi dụng võ.

Đàng khác dôi khi đại đa số giáo dân cũng bị lầm lẫn vì nghĩ rằng "Công giáo và Dân tộc" là tờ báo của Giáo Hội Công Giáo, vì thấy có các bài viết của một số các linh mục và các tác giả uy tín khác viết, nên họ cũng bị mơ hồ và cho những gì được viết trên đó là đi đúng đường lối của Giáo hội. Tôi đề nghị các giám mục, các linh mục đang cộng tác và gửi bài cho "Công giáo và Dân tộc" cũng cần xét sự cộng tác của mình với tờ báo này. Các vị đang có rất nhiều nơi để đăng bài của mình mà. Các diễn đàn Công giáo trên internet hiện nay đang là một mảnh đất rất màu mỡ và phì nhiêu, các vị có thể chia sẻ kinh nghiệm và suy tư của mình trên đó một cách dễ dàng.

Cụ thể, tôi xin đề nghị thế này, tất cả chúng ta – từ người viết đến người đọc – từ nay trở đi, chúng ta phải có thái độ dứt khoát với tờ "Công giáo và Dân tộc". Đòi hỏi họ phải minh định lại lập trường là họ đi đúng đường hướng giáo lý và giáo huấn chính thức của Giáo hội Công giáo, nếu không chúng ta cần phải tẩy chay. Cơ quan ngôn luận này nằm trong Tổng giáo phận Saigòn thì Tòa Tổng Giám Mục Saigòn cũng phải có thái độ dứt khoát với nhóm linh mục quốc doanh xem họ có trung thành với sứ vụ linh mục của mình không hay họ đang phục vụ cho quyền lợi của ai khác, hay là phục vụ cho Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Thực sự thì tôi đã muốn đưa ra lời đề nghị này từ lâu rồi, nhưng vì thấy tình trạng ở đất nước Việt Nam mình thật quá khó: người viết thì không có nơi để đăng bài, còn người đọc thì không biết đọc tin ở đâu, nên tôi đã chưa dám đưa ra lời đề nghị trên. Nhưng hôm nay thì vấn đề đã khác: có rất nhiều phương tiện để người viết nói lên suy nghĩ của mình; cũng có rất nhiều phương tiện để độc giả tìm đọc và tìm biết tin tức.

Về phía các độc giả, tôi đề nghị quý vị từ nay phải có thái độ dứt khoát đối với tờ báo "Công giáo và Dân tộc" nữa. Hiện nay đang có rất nhiều các phương tiện luôn luôn sẵn sàng để giúp quý vị có được những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất về Giáo Hội cũng như về mọi vấn đề của cuộc sống. Những phương tiện này cũng giúp quý vị có được những bài viết rất hay, rất có giá trị về nhiều lãnh vực.

Hiện tại ở trên đất nước Việt Nam này, đâu đâu người ta cũng có thể truy cập Internet. Các cửa tiệm phục vụ Internet mọc lên nhan nhản khắp nơi. Chỉ cần bỏ ra ba ngàn đồng Việt Nam là người ta có thể ngồi bên máy vi tính để truy cập Internet cả giờ đồng hồ.

Những ai không có điều kiện, hoặc không thể truy cập Internet đựơc, hãy nhờ người khác, kể cả các em học sinh, để họ in các bài viết từ Internet cho.

Các tin tức lấy từ Internet thì mau chóng vô cùng, chứ ngồi đợi đọc "Công giáo và Dân tộc" thì mọi chuyện đã xưa rồi và nhiều khi còn bị hướng dẫn đi trệch đường của Giáo hội nữa là khác.
 
Sự thật về đất đai Tòa Khâm Sứ, Nhà thờ lớn Hà Nội và Chùa Báo Thiên
+GM Nguyễn Văn Sang
20:01 23/02/2008
SỰ THỰC VỀ ĐẤT ĐAI TÒA KHÂM SỨ, NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI & CHÙA BÁO THIÊN

Tôi không là nhà sử học, lẫn địa dư học, song tôi có bộ óc hoài niệm và suy nghĩ. Tôi đã vâng lời Đức Tổng Giám mục Hà Nội, Giuse Ngô Quang Kiệt, đã viết một số bài liên quan tới khu đất 40 Phố Nhà Chung (tôi không dùng số 42, vì số đó là con số chính quyền quận Hoàn Kiếm đặt, nhằm hợp thức hóa việc chiếm đoạt khu đất 40 của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội từ năm 1876 - năm xây dựng Tòa Giám Mục - xem bài của Lê Thiện, VietCatholic, 19/2/2008). Bài đó là “Bài hồi ức về đất Tòa Khâm Sứ cũ…”. Trong bài đó, tôi nêu rõ các lý do pháp lý, tình cảm, hoài niệm tập quán lẫn lời chứng của các tiền nhân để xác định chủ quyền sở hữu của Tòa Tổng Giám Mục trên mảnh đất 40 (gồm cả 42) Phố Nhà Chung mà còn có thể các khu đất khác chung quanh. Sau này Tòa Tổng Giám Mục cũng công bố trên VietCatholic bản đồ rõ rệt của đất mượn Nhà Chung Hà Nội, đúng như tôi đã trình bày trong bài Hồi ức; trong đó tôi cũng đã động tới Ngôi Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, được xây dựng trên nền tháp Báo Thiên theo thông tin của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (sau này tôi hồ nghi nhà văn này đã lấy nguồn tin đó trong tài liệu của cha thừa sai Pháp như ông Lê Thiện đã viết bài nói trên).

Hiện nay, việc tranh luận về đất đai nhà Chúa hay nhà Chùa (đầu đề của Lm. Thiện Cẩm) đang đi vào chỗ gay cấn. Tôi xin phát biểu vài tư tưởng nhỏ mọn sau:

Về mặt lịch sử, bên Phật giáo đòi lại các khu đất đó đã có bài lý luận rất giá trị và xúc động của nhà “vô thần” Lê Tuấn Huy đăng trên VietCatholic và một số bài khác. Tuy ngay trong các bài tôi viết cũng đã khẳng định lý luận đòi lại các khu đất, thì phải đào bới toàn thể thủ đô Hà Nội phá đi chỉ còn là đống gạch vụn.

Song tôi xin đặt vấn đề thực tế hơn: Chùa và rõ hơn Tháp Báo Thiên gồm khu đất nào? Rộng bao nhiêu? Dài bao nhiêu? (Vài tài liệu chỉ nói tới chiều cao 30 tầng).

May mắn tôi được đọc bài của nhà sử học Nguyễn Đình Tư cho biết chi tiết gồm cả một bản đồ theo bản vẽ từ đời Hoàng Đức 1490. Năm 1056, đời Lý Thánh Tông cho xây chùa trên bờ hồ Lục Thủy (Hồ Hoàn Kiếm) phía đông Thăng Long lại. Năm 1075 xây Tháp tại chùa quen gọi Tháp Báo Thiên và sắp xếp các phường phố của thành Thăng Long, cũng gọi phường ở khu vực này là phường Báo Thiên.

Vậy theo bản đồ 1490 Tháp Báo Thiên bên cạnh hồ Lục Thủy, có người nói ở chỗ nhà Bưu điện hiện nay, có người nói ở Nhà Báo Nhân dân bây giờ. Việc này có vẻ phù hợp với lời Đức Hồng Y Giuse Trịnh Như Khuê nói với tôi: “Xem đầu óc của Đức Cha Phước sâu sắc lớn lao dường nào. Nhà thờ Thánh Giuse bây giờ ngài chỉ xây để dùng làm Nhà Nguyện cho trường Lý đoán (Đại Chủng Viện) Hà Nội, còn nhà thờ Chính Tòa sẽ được xây dựng bên bờ Hòan Kiếm (bên này, hoặc bên kia hồ???)”. Ông Nguyễn Đình Tư cho biết rõ hơn:

“Thiết nghĩ… chính quyền Hà Nội nên cho phục chế ngôi tháp Báo Thiên đã bị quân Minh phá hủy (chứ không phải thừa sai Công giáo v.v…) trong khuôn viên khu đền thờ Vua Lê” (hiện nay bên cạnh hồ Hoàn Kiếm và một nhà Ngân hàng).

Như vậy, có thể đoán được rằng: khu Chùa và Tháp Báo Thiên cũ là ở phía bên này hồ Hoàn Kiếm, trong khu đất Tam giác, nơi có Hội Trí Đức cũ, và đầu kia là cơ sở của Báo Nhân Dân đứng trên mảnh đất nhà binh Pháp cũ.

Lại nữa, xem trên bản đồ thời Hồng Đức 1406, Chùa và Tháp Báo Thiên ở cạnh hồ Lục Thủy (Hoàn Kiếm) mà Nhà Thờ Lớn ngày nay ở bên kia huyện Thọ Xương (ngõ Huyện ngày nay) cách xa nhau từ 1 đến 2 cây số. Không chắc mảnh đất được dùng để xây Nhà Thờ Lớn có ở trong khu vực tháp Báo Thiên không? Theo ông Nguyễn Đình Tư viết: “Tháp được xây trên gò đất cao… nền tháp xây đá và gạch…” Chúng ta thử tưởng tượng tháp trên gò đất đó, nền bằng đá, mà chân nó rộng, dài 2km, thì tháp đó vĩ đại thế nào, trong thời kỳ nước ta vào năm 1054 có đủ kỷ thuật để xây dựng chăng, mặc dù theo sử tháp đó cao tới 30 tầng!!!

Chỉ có Nhà Nguyện của trường Lý đoán được xây trên khu đất “hồ nghi” của tháp Báo Thiên, còn Nhà Thờ Lớn theo ý định của Đức Cha Phước sẽ xây bên hồ Lục Thủy, nơi đất ngày nay báo Nhân Dân đặt trụ sở, mà có thể là nơi có Tháp Báo Thiên thực sự thì đã không diễn ra.

Vậy nên có bài viết đầy khôi hài trong báo điện tử VietCatholic rằng: “Đáng lẽ phải thắp nến và cầu nguyện trước Bưu Điện thành phố hay trước Báo Nhân Dân!!”.

Còn đất Tòa Khâm Sứ cũ và đất cả Tòa Tổng Giám Mục Hà nội có phải là đất Chùa và Tháp Báo Thiên không, thì xem bản đồ Hồng Đức 1406 càng xa địa điểm giả định của Tháp Báo Thiên bên hồ Hoàn Kiếm như trên đã nói. Bài báo do ông Lê Thiện viết trích dịch sự kiện của Hội Thừa Sai Paris đã viết: “Đức Cha Phước muốn chọn các thửa đất giữa Tràng Thi ở phía Nam và chùa Báo Thiên ở phía Bắc…” Thế thì đất Khâm Sứ cũ nằm trong đất Tòa Tổng Giám Mục, đâu có nằm trên khu đất của chùa Báo Thiên (Tháp Báo Thiên), mà là đất giữa Tràng Thi và chùa Báo Thiên cũ, rõ ràng không phải là đối tượng cho một số phật tử đòi phải trả lại (!!!)

Đằng khác, bài viết mới đây của linh mục Hồng Kim Linh (VietCatholic 22/2/2008) đã trình bày cặn kẽ ảnh hưởng của đạo Phật trong cách điều khiển đất nước của các vua quan đời Lý lúc đó, đã đem lại rất nhiều tệ nạn, làm suy nhược đất nước. Điều này rất phù hợp với nội dung của cuốn tiểu thuyết Hồ Quí Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.

Có thể nói, đất đai chùa chiền chiếm phần lớn đất của quốc gia. Dân thì “trốn việc quan đi ở chùa” làm thành phần sư sãi đông gấp bội… ruộng vườn bị bỏ hoang, nên có câu ca dao phản ứng với câu cổ truyền: “Nhất sĩ nhì nông, tam công tứ thương, thành ra “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ”.

Trong hòan cảnh đó, chùa chiền mọc lên như nấm, trong đó có chùa Báo Thiên, Tháp Báo Thiên. Sang đến đời Trần và các đời sau, đạo Phật bị mất ảnh hưởng nơi các triều đại kế tiếp, chùa chiền vắng bóng các sư coi sóc, để hoang phí dột nát, kể cả chùa Báo Thiên, lẫn Tháp bị Quân Minh năm 1426 phá sập, triều Lê cho đắp mú đất phủ lên nền cũ. Cuối thế kỷ XVIII, nơi sân chùa thì họp chợ, núi (gò) dùng làm nơi xử chém những tội nhân bị kết án tử hình. Vậy thì còn đâu là Chùa, là Tháp để cho các Thừa Sai hoặc những người Công giáo năm 1883 đập phá, rỡ bỏ nơi cơ sở văn hóa như một số người đã phát biểu.

Còn như lấy lý do bên Phật giáo quản lý từ năm 1054 tới 1883, thì ai làm chủ khu đất và ngôi Chùa bị hoang phế từ 1426. Và trước năm 1054, ai quản lý các đất có trước và họ có quyền đòi lại không? Trong lịch sử, các ngôi chùa là do nhà một nhà sư (hoặc một ông vua, chúa, hoặc một người giàu có lập ra và trao cho một nhà sư trù trì), và đó là sở hữu của nhà sư hoặc của người lập ra... (Trích lá thư của Pina năm 1623, có liên quan đến quyền sở hữu của các ngôi chùa: Công cuộc truyền giáo tại Quảng Nam năm 1623 và vấn đề ngôn ngữ: Bức thư của Francisco De Pina, tác giả Roland Jacques) Do vậy cũng có thể nói Chùa Báo Thiên là thuộc hoàng gia chứ chưa bao giờ là sở hữu của Giáo Hội Phật Giáo, vì Giáo Hội Phật Giáo với tư cách là Giáo hội pháp nhân mới được thành lập trong thế kỷ XX mà thôi.

Và thường hiện nay, đại đa số nhà nhà chùa vẫn còn là sơ hữu của tư nhân, chứ không phải là sở hữu của Giáo Hội Phật Giáo. Trường hợp một sư trù trì qua đời thì di chúc lại cho đệ tử.

Như trên có nói thời Lý, chùa chiền mọc lên như nấm, thì tất cả những khu đất mảnh vườn chúng ta đang sống trên đó ở thủ đô Hà Nội này, đều xây dựng và sinh sống trên đất chùa cũng nên, mà phải hoàn lại cho Phật giáo chăng – cũng như một số lý luận khôi hài rằng: đất miền Trung phải trả cho dân Chiêm Thành, đất miền Nam phải trả cho Cao Mên!!! Do đó, tôi rất tán thành nhà văn “vô thần” Lê Tuấn Huy, cho rằng phải quan niệm đúng đắn về lịch sử để giải quyết các đất đai còn vướng mắc như vụ đất của Tòa Khâm Sứ cũ. Nhưng tôi cũng không đồng ý với lập luận của linh mục Trương Bá Cần cho rằng: “Đất của Tòa Khâm Sứ cũ là đất vắng chủ, nên nhà nước tạm quản lý”.

Xin thưa tôi đồng ý với linh mục Thiện Cẩm rằng: Không biết luật nào, nghị định nào để linh mục Trương Bá Cần dựa vào đó mà phát ngôn như vậy, đất Tòa Khâm Sứ cũ mà linh mục cứ cố ý gọi là số 42 cho khác đi số 40, (như tôi đã trình bày: số 42 là do Quận Hoàn Kiếm tự đổi từ số 40 mà ra), không bao giờ vắng chủ từ năm 1883 tới giờ này, 12 giờ trưa ngày 23/2/2008, tôi đang viết dòng này! Tòa Tổng Giám Mục có chủ là Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt; trước đó là Đức Hồng y Phạm Đình Tụng, trước đó nữa là Đức Hồng y Căn v.v…ngược lên 1883… Ngay khi Tòa Giám Mục được tuyên bố là trống tòa thì vẫn có chủ: là Đức Cha Giám quản, không thì Cha Tổng đại diện vv… và cơ quan về pháp lý đất đai của giáo phận.

Tòa Khâm Sứ cũ không có chủ là Đức Khâm Sứ John Dooley, mà ngài chỉ mượn Nhà, Đất của Tòa Giám Mục Hà Nội và khi bị trục xuất, ngài lại trả lại cho Tòa Giám Mục Hà Nội vào năm1959. Còn trước năm 1950, tòa nhà đó, đất đó vẫn có chủ và sau 1959 vẫn có chủ, không một giây phút nào vắng chủ. Vậy nhà nước không có lý do gì để tạm quản lý khu đất đó. Biết rõ như vậy nên sau khi Đức Khâm sứ Dooley rời bỏ (cả cha Thư ký) Hà Nội được ít lâu, (thời Đức Hồng y Căn) chính quyền mới phải mời linh mục Cương, linh mục Mai ra làm việc để các ngài “hiến” khu đất đó cho chính quyền(!!!). Nếu nhà nước đương nhiên quản lý nhà vắng chủ, thì cần gì phải bầy ra vụ “hiến” làm chi cho phí công nhọc sức. Lý luận đó phản lại lập luận nhà vắng chủ của linh mục Trương Bá Cần.

Nhưng tôi không đồng ý với linh mục Thiện Cẩm ở chỗ: đứng về phương diện lịch sử, nếu có đủ bằng chứng về đất Khâm Sứ, Nhà chung Hà Nội, Nhà Thờ Lớn là thuộc chùa Báo Thiên, thì trả lại cho bên Phật giáo. Vấn đề này xin lại viện tới quan niệm lịch sử của tác giả Lê Hữu Tuân. Vả lại, tôi thấy chính linh mục cũng cảm thấy đuối lý nên đã phải vín vào cớ “nên chăng” của chính tôi cũng đã đề ra: “liệu mọi người kể cả chính quyền Hà Nội và chính phủ nữa, có đồng ý biến Nhà thờ Chính Tòa thành nhà Chùa, hoặc phá bỏ đi mà xây nhà Chùa mới hay không? Hỏi như thế tức là trả lời rồi”.

Nói tóm lại, theo thiện ý của tôi, đứng về phương diện nào đi nữa, mảnh đất mang số 42 cũng dứt khoát là thuộc sở hữu của Tòa Giám Mục Hà Nội, vấn đề trả lại là hợp tình hợp lý. Còn những lý do cao cả đem lại sự đoàn kết, an bình cho nhân dân cả hai tôn giáo: Công giáo và Phật giáo, là bạn với nhau trong việc xây dựng đất nước, thì không còn vì một mảnh đất cỏn con, hoặc sỹ diện của một vài cá nhân mà làm mất đi nghĩa lớn của tổ quốc. Tôi rất thích lý luận của nhà văn Lê Tuấn Huy mà muốn xin làm câu kết luận cho vài dòng thô thiển của tôi, và cũng là lời khuyên tốt đẹp trong các vụ tranh chấp đất đai của các tôn giáo và chính quyền:

“Muốn chấm dứt việc người Công giáo cầu nguyện đòi tài sản mà không can dự đến Phật giáo, trước những viễn cảnh tồi tệ giả định, tại sao không xúc tiến giải pháp đơn giản hơn rất nhiều, là có bước đi pháp lý thích hợp và một ít thoả hiệp để giải quyết rốt ráo vấn đề? Nhà nước “mất” về tay các giáo phận một vài toà nhà hay khu đất mà trong quá khứ không lâu đã là của họ, chẳng tốt hơn là mất đi khối đoàn kết dân tộc và sự bình yên trước viễn cảnh xung đột tôn giáo sao? Về phía (những người lấy danh nghĩa) Phật giáo, đã mấy trăm nay mất những chùa chiền nào đó, nay nếu tiếp tục “mất” thì có tăng thêm chút mất mát nào không, thay vì lại “tự nguyện” nhảy vào thế chân Nhà nước trong cuộc tranh chấp này, để mất đi cả căn tính vốn có của đạo Phật? Nếu những tài sản mà phía Công giáo chứng minh được sở hữu có về với họ, thì cũng chỉ là thêm cho một bộ phận con dân nước Việt được có được những cơ sở vật chất mới phục vụ cho đời sống tâm linh, cho việc giáo dục, giải trí, hay làm từ thiện…, không phải là điều Nhà nước ta cũng chủ trương hay sao? Và thêm một bộ phận chúng sanh có được niềm hoan hỉ như thế, nào có khác chăng với tinh thần nhà Phật?” (VietCatholic ngày 22/2/2008 – Lê Tuấn Huy).

Xin cảm tạ mọi người, đã kiên nhẫn đọc những dòng trên và xin tha thứ những gì sai phạm hoặc đụng chạm tới lòng tự ái của quí vị.

Thái Bình ngày 24/02/2008.

+ GM. F.X. Nguyễn Văn Sang

Giám Mục Thái Bình
 
Tôi mơ ngày Công Lý toàn thắng
Bs Vũ Linh Huy
20:20 23/02/2008
Tôi mơ ngày Công Lý toàn thắng.

Bao ngày tôi vẫn cứ ước mơ:
Công Lý về đây, thoả mong chờ,
Sự Thật mang niềm vui giải thoát,
Quyền uy bạo lực bị xoá mờ.

Công Lý là tiếng nói Lương Tri,
Bạo quyền không thể dập tắt đi,
Hạt mầm chôn chặt trong tâm trí,
Hôm nay bừng dậy thật uy nghi!

Chiến thắng sẽ là cuả toàn dân,
Cuả người thấp cổ, yếu tay chân,
Cuả ai tuyệt vọng vì bạo lực,
Những mong thời thế sẽ chuyển vần.

Đây là thắng lợi cuả Niềm Tin,
Người bị vùi xuống ngóc đầu lên,
Cuả ai bị bạo quyền loại bỏ,
Chỉ vì cương quyết giữ Đức Tin.

Bao năm bị xử dưới hạng nhì,
Giết, giam, vu cáo với khinh khi.
Hôm nay bỗng thấy mình vươn dậy,
Thấy mình mạnh sức đến lạ kỳ!

Công Lý sẽ ngự trị khắp nơi:
Dân đen phấn khởi được làm người;
Ai từng tranh đấu cho Dân Chủ,
Niềm vui tràn ứ đến nghẹn lời!

Con Trời, con Phật thoả ước nguyền,
Bao năm xiềng xích với ép chèn,
Bao năm hành đạo “không giấy phép”,
Hôm nay bừng sáng với Niềm Tin!

Không gì ngăn được bước ta đi,
Dù bạo quyền kia cố kéo ghì,
Nhử mồi, đe doạ hay giăng bẫy,
Lương tâm ngay chính chẳng sợ chi.

Quyết tâm đứng dậy, đồng bào ơi,
Để cho Công Lý được lên ngôi,
Cho ước mơ này thành hiện thực:
Là toàn Dân Việt được làm người!

Boston, ngày 23 tháng 2 năm 2008
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Thương
Hồng Lam
00:03 23/02/2008

BÉ THƯƠNG



Ảnh của Hồng Lam – Hội Nhiếp Ảnh Phan Rang

Ba sẽ là cánh chim

Đưa con đi thật xa

Mẹ sẽ là cành hoa

Cho con cài lên ngực.

(Trích ca khúc Cho Con, Nhạc Phạm Trọng Cầu, Lời Tuấn Dũng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền