Ngày 22-02-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:53 22/02/2019
40. CUỐI CÙNG THÌ NHÌN AI

Ở Tống Giang có tiến sĩ họ Trương rất là anh tuấn.

Một hôm, ông ta đi qua Tô châu và thuận đường đi thăm bạn là Phạm Học Tân, ông họ Phạm mặt mày rất xấu, hai người dắt tay nhau đến cổng thành du ngoạn, tất cả người đi đường đều vây quanh hai người để coi.

Trương Tiến Sĩ nói với Phạm Học Tân:

- “Ai cũng đều nhìn tôi.”

Phạm Học Tân cười nói:

- “Cũng là nhìn tôi.”

(Hải Tùng)

Suy tư 40:

Đẹp cũng là con người và xấu cũng là con người.

Đẹp mặt nhưng lòng xấu thì xấu hoàn toàn, mặt xấu nhưng lòng đẹp thì cái đẹp này ăn đứt mọi cái đẹp, bởi vì nó đẹp từ trong tâm hồn.

Mặt đẹp người ta cũng nhìn, mặt xấu người ta cũng nhìn, bởi vì đẹp hay xấu thì họ cũng là bức hình sống động.

Người ta sẽ nhìn người có khuôn mặt đẹp với một thái độ khinh bỉ chê trách nếu họ -những người mặt đẹp- sống kiêu căng, phách lối và khinh thường người khác; nhưng ngược lại người ta sẽ nhìn người có khuôn mặt xấu xí cách thân thiện và kính nể hơn vì họ sống bác ái, yêu thương, và biết phục vụ người khác.

Mặt đẹp hay mặt xấu thì họ cũng là những người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, chỉ có tâm hồn xấu mới là hình ảnh của ma quỷ, vì người có tâm hồn xấu thì luôn nghe lời ma quỷ và làm những điều trái ngược với tinh thần của Phúc Âm như: tham lam, kiêu ngạo, nói hành nói xấu anh em, phê bình người khác với ác ý.v.v...

Người đẹp hay người xấu cũng đều có người nhìn, nhưng nhìn để khen hay chê thì ở tại lòng chúng ta vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:55 22/02/2019

88. Phàm là người không có Thiên Chúa thì không có gì cả; phàm là người có Thiên Chúa thì cái gì cũng có. Phàm là người có Thiên Chúa mà đem ý chí kết hợp với Ngài, thì tìm được tất cả mọi điều thiện hảo nơi Ngài.

(Thánh Augustin)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Yêu Thương
LM. Nguyễn Văn Nghiã
10:03 22/02/2019
Yêu Thương

CN 7 TN C

Khi nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến cụm từ “từ bi – hỉ xả”, nói đến Khổng giáo thì không thể không liên tưởng đến “trung dung – chính danh chính phận, nói đến Lão giáo thì phải nói đến “vô vi” còn khi nói đến Công Giáo thì người ta thường nhấn mạnh đến “công bình - bác ái”. Có thể nói đó là những nét đặc trưng của từng tôn giáo để người ta phân biệt. Đã từng hỏi bà con tín hữu rằng bác ái là gì thì dễ thường được câu trả lời là yêu thương. Tuy nhiên khi hỏi rằng nếu chỉ hiểu yêu thương theo nghĩa luân lý thì có khác gì tổ tiên ông cha dạy chúng ta “thương người như thể thương thân” hay “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” thì chắc chắn còn đó nhiều tín hữu Kitô không thể trả lời cách rõ ràng và chính xác dĩ nhiên là cách tương đối mang tính khả tín.

Có thể trả lời không sợ sai lầm rằng bác ái là yêu thương nhau nhờ, trong, với và như Chúa đã yêu thương chúng ta, đặc biệt qua Đức Kitô, Con một Thiên Chúa đã làm người. Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật VII TN C mà Giáo hội cho trích đọc, cách riêng qua bài đọc thứ nhất trích Sách Samuel quyển thứ nhất (1Sam 26, 2.7-9.12-13.22-23) và bài Tin Mừng theo thánh Luca (Lc 6,27-38) trình bày tiến trình yêu thương cách cụ thể khởi đi từ mặt tiêu cực đến động thái tích cực.

-Yêu thương theo nghĩa tiêu cực là không làm hại tha nhân. Các triết gia và hiền giả xưa đã từng khuyên dạy điều này. “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Khổng Tử); “Điều gì anh ghét chịu đựng thì đừng làm cho bất cứ ai” (Philô); “Những gì khiến anh bực bội bởi tay người khác gây ra, thì đừng làm những sự ấy cho tha nhân” (Socrates). Ông Tobia cha cũng khuyên dạy cậu Tôbia con: “Điều gì con không thích, thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tb 4,15).

Bài đọc thứ nhất trích Sách Samuel tường thuật câu chuyện Đavít trong một tình huống thuận lợi tình cờ có thể giết chết Saolê nhưng ông đã không ra tay mặc dầu khi ấy Saolê đang lùng giết ông. Lý do mà Đavit đưa ra để ngăn không cho Abisai giết vua Saolê là vì Saolê là người đã được Thiên Chúa xức dầu.

-Yêu thương theo nghĩa tích cực là nỗ lực thực thi điều tốt, điều tốt nhất cho tha nhân theo khả năng và hoàn cảnh của mình bất kể họ là người thân hay kẻ lạ, là người dễ thương hay là đáng ghét, là người yêu thương mình hay là kẻ đang thù ghét mình và làm hại mình. Chúa Giêsu truyền dạy: “Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, và hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình. Để làm nổi rõ chân lý này Chúa Giêsu đã dùng lối nói ngoa ngữ nghĩa là nói quá đi như “ai vả má con bên này, thì đưa cả má bên kia; ai lột áo ngoài của con, thì con cũng đừng cản nó lấy áo trong” (Lc 6,1-27-30). Và lý do Chúa Giêsu đưa ra để đòi hỏi chúng ta phải sống yêu thương cách tích cực và đến cùng đó là vì tất cả mọi người dù là công chính hay tội nhân đều là con cái của Thiên Chúa, Đấng nhân hậu từ bi, là Cha toàn năng chí ái. Động thái yêu thương theo nghĩa tích cực này được tóm lại trong lề luật vàng mà Chúa Giêsu đã khẳng định là trọng tâm của mọi lề luật và lời các ngôn sứ: “Các con muốn người ta làm điều gì cho các con, thì hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6,31; x.Mt 78,12).

Vấn đề đặt ra là làm sao ta có thể vượt qua tâm lý tự nhiên thường tình để yêu thương kẻ đang thù ghét ta, để làm ơn cho những người đã hãm hại ta cách bất công và vô cớ? Thiết nghĩ rằng chỉ có niềm tin được thể hiện qua việc rèn luyện nhân đức và nhất là biết nhìn vào Chúa Giêsu để biết sống yêu thương đúng cách thế phù hợp với từng đối tượng theo từng hoàn cảnh. Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu không chỉ bày tỏ tình yêu khi động viên khích lệ người yếu đuối, cùng khổ, khi nhân hậu tha thứ người có tội biết khiêm nhu mà cả khi Người nghiêm khắc vạch trần những sai lầm của nhiều vị lãnh đạo trong Do Thái giáo hay cả vua Hêrôđê thì cũng là yêu thương họ muốn làm ơn cho họ.

Hội Thánh Công Giáo đã cụ thể hóa đạo yêu thương trong kinh “Thương người có mười bốn mối: Thương xác bảy mối – Thương linh hồn bảy mối”. Yêu thương không chỉ là biết cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống… mà còn phải biết răn bảo kẻ có tội, mở dạy kẻ mê muội… Vấn đề là chúng ta phải biết áp dụng mối yêu thương nào cho đối tượng nào, hoàn cảnh nào cho phù hợp với cả tấm lòng son. Để thực hiện lý tưởng này chắc chắn cần phải có sự xác tín và cảm nghiệm sâu xa về tình Cha trên trời được thể hiện qua Đấng làm người là Giêsu Kitô, đồng thời không thể thiếu sự luyện tập sống yêu thương quảng đại cách tiệm tiến cụ thể từng ngày.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên – Năm C
Lm. Anthony Trung Thành
21:01 22/02/2019
Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên – Năm C

Tòa án nhân dân thành phố Hán Trung, tỉnh Thiêm Tây, Trung Quốc vừa tuyên án tử hình đối với Zhang Koukou, 36 tuổi.

Zhang phạm tội giết hại 3 người hàng xóm, bao gồm ông Wang Zizin (70 tuổi) cùng hai con trai Wang Zhengjun (40 tuổi) và Wang Xiaojun (46 tuổi) ngụ tại huyện Nam Trịnh, thành phố Hán Trung.Án mạng xảy ra ngày 15/12/2017 đúng vào dịp Tết Nguyên Đán.

Mới đây, tại phiên xử ngày 8/1/2019, tòa cho biết bị cáo Zhang đã theo dõi gia đình nạn nhân khi họ viếng mộ vào buổi tối; kế đó đâm chết 2 người con trai của gia đình Wang đang trên đường về nhà.

Tiếp theo, bị cáo đột nhập vào nhà họ Wang, đâm liên tiếp vào nạn nhân Zixin cho đến khi ông cụ thiệt mạng.

Bị cáo trở về nhà lấy 1 con dao khác và 2 bình xăng, sau đó đập nát cửa kính ô tô của Wang Xiaojun, đặt thi thể các nạn nhân vào trong rồi châm lửa đốt để phi tang chứng cứ. Nhưng cuối cùng, sự thật cũng được phơi bày và kẻ thủ ác đã phải trả giá cho tội lỗi của mình.

Theo phiên tòa, động cơ giết người đã bắt nguồn từ 22 năm trước. Năm 1996, mẹ bị cáo cãi nhau với cậu thanh niên nhà hàng xóm là Wang Zhengjun, đập vào đầu anh ta bằng một mảnh kim loại.

Wang Zhengjun kế đó lấy khúc gỗ đập vào đầu người phụ nữ dẫn đến tử vong. Cậu bé Zhang Koukou lúc đó 13 tuổi cũng có mặt tại hiện trường, tận mắt chứng kiến cái chết của mẹ và nung nấu ý định trả thù suốt hơn 20 năm nay.

Trở lại năm 1996, xét thấy Wang Zhengjun chỉ mới 18 tuổi, hơn nữa người phụ nữ còn tấn công trước, tòa đã xử phạt Zhengjun 7 năm tù giam và yêu cầu bồi thường cho gia đình nạn nhân 9.639,3 nhân dân tệ (tương đương 32,8 triệu đồng theo tỷ giá hiện nay). (Theo SCMP)

Nhìn lại lịch sử loài người có lẽ không lúc nào mà không có những câu chuyện thương tâm về việc báo thù:Báo thù giữa các quốc gia, báo thù giữa các bộ lạc, báo thù giữa các dòng họ, báo thù giữa các gia đình, báo thù giữa các tập thể và cá nhân, thậm chí báo thù ngay trong các thành viên của một gia đình. Người ta báo thù vì quyền, vì tiền, vì tình.Người ta cũng có thể báo thù chỉ vì người khác đẹp hơn, giàu có hơn, tài giỏi hơn mình. Trường hợp xảy ra trong bài đọc thứ I là một ví dụ: Vua Saolê ghen tức Đavít, tìm cách trả thù Đavít chỉ vì Đavít tài giỏi hơn, đánh được nhiều kẻ địch hơn, được dân chúng mến mộ hơn mình. Có lẽ nhiều lúc chúng ta cũng nuôi hận thù, tìm cách trả thù người khác vì những lý do trên hay vì những lý do không đâu. Nhưng dầu là lý do nào đi chăng nữa thì đối với người kitô hữu không bao giờ được phép báo thù. Tin mừng hôm nay Đức Giêsu dạy chúng ta rằng:“Thầy bảo các con đang nghe Thầy đây: Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình.” (Lc 6,27-38). Như vậy, Đức Giêsu dạy chúng ta không những không được báo thù mà còn phải yêu kẻ thù, làm ơn, chúc phúc và cầu nguyện cho họ nữa.

Chính Đức Giêsu không chỉ dạy chúng ta mà Ngài còn làm gương cho chúng ta.Trong ba năm cuộc đời công khai, Ngài đã từng tha thứ tội lỗi cho nhiều người: Cho Giakêu, cho Lêvi, cho người phụ nữ phạm tội ngoại tình… Dù biết Giuđa là kẻ phản bội, nhưng Ngài vẫn nhiều lần dùng cách này hay các khác để can ngăn, nhằm giúp Giuđa từ bỏ ý định phản bội của mình. Khi Phêrô chém đứt tai một tên lính đến bắt Ngài, Ngài không coi nó là kẻ thù, trái lại đã lập tức chữa lành tai cho hắn. Đặc biệt, trên thập giá trước khi trút hơi thở cuối cùng, Ngài đã tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” (Lc 23,34).

Các thánh cũng đã làm gương cho chúng ta: Đứng trước những cơn mưa đá người ta ném vào Ngài, Thánh Stêphanô bình tĩnh cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con. Rồi ông qùi xuống, kêu lớn tiếng: Lạy Chúa xin đừng chấp họ tội này.”(x. Cvtđ 7, 59-60).Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến nhà tù thăm, nói chuyện và tha thứ cho Ali Agca là kẻ bắn Ngài tại quảng trường Thánh Phêrô ngày 13/05/1981.Trước khi trút hơn thở cuối cùng, Thánh Maria Goretti đã nói với Cha giải tội rằng: “Con muốn anh Alexandro cũng được ở trên Thiên đàng với con.”Chính Alexandro là kẻ giết Ngài.

Bài đọc thứ nhất hôm nay kể lại cho chúng ta biết về sự kiện vua Saolê cùng với ba ngàn quân sĩ tinh nhuệ của Israel kéo xuống hoang địa Ziphô để vây bắt Ðavít.Nhưng trong một tình huống khó lường.Chẳng những vua Saolê không làm gì được Đavít, trái lại Đavít có thể lấy mạng vua Saolê một cách dễ dàng khi vua còn ngủ.Nhưng Đavít đã không làm thế.Đavít đã không giết kẻ đang làm hại chính mình.

Tóm lại, yêu kẻ thù là lời dạy của Đức Giêsu, là nét đặc trưng trong cách sống của người kitô hữu.Tuy vậy, lời dạy này vẫn luôn khó thực hiện đối với mọi người.Vì thế, trong cuộc sống ít nhiều chúng ta đã nuôi hận thù trong tư tưởng, lời nói, thậm chí đã từng trả thù người khác.Xin Chúatha thứ cho chúng ta, đồng thời xin cho mọi người chúng ta biết noi gương Chúa, noi gương các thánh, noi gương hành động của Đavít trong bài đọc thứ nhất, luôn biết yêu kẻ thù, làm ơn, chúc phúc và cầu nguyện cho họ nữa.Làm được như vậy mới xứng đáng là người kitô hữu, như một giáo phụ đãkhẳng định rằng: “Ai không yêu thương kẻ thù của mình, thì người đó không phải là Kitô hữu.”

Lm. Anthony Trung Thành
 
Ba Điều Kiện Để Xét Đoán
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
21:03 22/02/2019
CN 7 QN C

Ba Điều Kiện Để Xét Đoán

Những ai phải dọn bài giảng, gặp được đoạn Tin Mừng hôm nay thì đúng là tin mừng, mừng lắm luôn bởi vì có quá nhiều điều có thể rút ra, có quá nhiều đề tài nói đến, chứ không như một số đoạn PÂ, đọc mãi mà vẫn không giải được một ý gì cả để lên đề tài. Trong khi các đề của đoạn Tin Mừng hôm nay thì nhiều vô kể như : -Hãy yêu kẻ thù : kẻ thù là ai ? Yêu họ thế nào ? -Hãy tha thứ ; tha thứ cái gì, có khó không ? -Hãy nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ -Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán. Ba cái HÃY và 1 cái ĐỪNG. Tôi xin dừng ở cái Đừng đó với câu hỏi : Tại sao Chúa nói “Đừng xét đoán.” Tại sao Chúa cấm xét đoán ?

Trả lời cho câu hỏi này cũng không khó lắm, nhưng chúng ta có thể chuyển đề tài bằng cách trả lời 1 câu hỏi khác mà vẫn không đi xa đề : Tại sao Chúa cấm xét đoán à chuyển thành : Khi nào ta được phép xét đoán ?

Theo thánh Tôma, tiến sĩ vĩ đại của Giáo Hội, ta được phép xét đoán khi có đủ 3 điều kiện này : -khi được trao quyền xét đoán -khi biết rành mạch sự việc phải xét đoán -khi hoàn toàn thanh sạch mọi thành kiến. Cả 3 điều kiện này, được uỷ quyền, biết rành mạch, sạch thành kiến ít ai có thể đạt được cả 3 nên hay nhất là đừng xét đoán. Ta có thể nghe Chúa Giêsu sẽ nói như sau: Các con đừng xét đoán vì các con không hội đủ điều kiện khắt khe của người xét đoán đâu 1. Được trao quyền xét đoán.

Thánh Giacôbê trong thư của ngài đã nói 1 câu nghe giật mình : Chỉ có một mình Thiên Chúa đặt ra lề luật và có quyền xét xử. Còn ngươi là ai mà dám xét đoán tha nhân. (Gc 4,12) Chỉ một mình Chúa mới có quyền xét đoán. Nhưng Chúa cũng thông quyền này cho các Tông đồ, Giám Mục, Linh mục. Chúng ta đừng ham quyền này ! Khổ lắm . Honor, Onus: vinh quang quàng nặng.

Các LM khi ngồi toà Giải tội là đóng vai trò xét xử. Thử hỏi các LM, nhất là lớn tuổi khổ nhất là gì. Các LM cha xứ : khi người này người kia vào trình bày sự việc, xin cha : ý cha thế nào, kiến cha làm sao? Lại phải xét phải đoán. Chẳng sung sướng gì đâu. Cha mẹ trong gia đình cũng được chia quyền này. Khổ.

Vì thế những ai chẳng được giao phó cho quyền này, hãy vui lên tạ ơn Chúa chứ đừng nhận vào mà lãnh đủ.

Rồi khi hội đủ điều kiện 1, phải có điều kiện 2 nữa : 2. Phải biết rành mạch sự việc : Một LM ngồi toà phải trải qua muôn luân lý dài và rắc rối, mới có thể xét định được đâu là tội, đâu là không . Nếu không rành, rất nguy hiểm cho người đi xưng tội : tội giải được không giải, tội không giải được lại giải, có tội thì nói không sao, không sao thì bảo là nặng lắm… Một trong những điều kiện để chọn lựa ơn gọi tu trì, nhất là ơn gọi LM là óc phán đoán, óc phân biệt. Nếu thíếu, nếu yếu, thường được khuyên rút lui. Nếu không tự ý rút lui, sẽ cưỡng chế cho về. Còn khi đã là linh mục, gặp tai nạn chấn thương phần não, trở nên mát mát, hâm hâm, thì có thể làm lễ, nhưng không được ngồi toà… xét xử.

Điều này cho ta thấy để xét đoán, ngoài quyền được trao, còn phải rành sự việc mà sự việc ở đây đâu phải là chiếc búa, cái đinh, mà là con người có dáng vẻ bề ngoài nhưng cũng có phần tâm linh bí ẩn, ai dò cho thấu.

Kinh-thánh đã nói người ta chỉ xem xét được bên ngoài, chỉ có Chúa mới là đấng thấu suốt tâm can. Một việc bề ngoài ta coi là lỗi, nhưng biết đâu lại chẳng trở thành nhân đức.. nhờ thiện chí, nhờ ý tốt. Ta sẽ nói thêm khi kết luận.

Có quyền xét xử rồi lại phải am tường sự việc con người nữa. Nhưng để xét đoán tốt như vậy vẫn chưa đủ, còn phải :

3. Sạch mọi thành kiến nữa Einstein nói : Phá vỡ 1 thành kiến còn khó hơn phá vỡ 1 nhân nguyên tử ! Do đó, ta thực là khó để loại sạch mọi thành kiến được: không ưa thì dưa có giòi. Đã thích ai thì thích cả lối đi. Đã ghét ai thì ghét cả tông chi họ hàng. Có thiện cảm với ai thì dễ gì nhìn thấy lỗi họ được. Có ác cảm, yên trí với ai rồi, khó xử tốt. Ngôn ngữ bình dân gọi yên trí là tật. Tật là khó chữa. Tật yên trí. Có cả trăm câu chuyện để làm ví dụ cho tật yên trí này. mỗi người trong chúng ta chắc ai cũng đã có hơn một lần kinh nghiệm.

Tại sao Chúa nói : Đừng xét đoán. Ta đã trả lời gián tiếp: vì 3 điều kiện để được xét đoán quá khắt khe ít ai đạt được : quyền xét đoán, biết rành mạch, sạch thành kiến. Nên ta đừng xét đoán. Đây không chỉ là 1 lời khuyên, nhưng còn là 1 lời hứa, mà Chúa nói rõ, đừng xét đoán sẽ không bị Chúa xét đoán. Ta không khai thác điểm này, mà sẽ trở về với điều kiện 2, để xét đoán phải rành sự việc. Số là:

Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Ngày đầu tiên đến đất Tề, đói khát, may có người đem biếu ít gạo. Khổng Tử phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi là đệ tử Khổng Tử cưng nhất, ở nhà thổi cơm. Khổng Tử là thầy, nằm đọc sách. Đang đọc, nghe cái “cọc” từ bếp vọng lên. Liếc nhìn xuống bếp thấy Nhan Hồi lấy đũa xới cơm cho vào tay vắt lại, rồi liếc mắt nhìn quanh, không thấy ai, Nhan Hồi đưa cơm vào miệng. Khổng Tử thấy hết, nên ngửa mặt lên trời than: người học trò ta tin tưởng nhất, lại ăn vụng thầy, ăn vụng bạn, đốn mạt đến thế là cùng. Chao ôi, bao kỳ vọng đặt vào Nhan Hồi, thế là trôi theo mây khói.

Sau đó, Tử Lộ và nhóm hái rau từ rừng về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử nằm im đau khổ. Rồi cơm rau dọn lên, môn sinh chắp tay mời thầy. Khổng Tử ngồi dậy nói:

-Các con ơi, ta đi từ Lỗ sang Tề, đường xa vạn dặm. Hôm nay, ngày đầu tiên trên đất Tề, thầy nhớ quê hương đất Lỗ, nhớ đến tổ tiên, thầy muốn dâng bát cơm đầu tiên nhớ đến cha mẹ thầy. Các con nghĩ có nên không?

Trừ Nhan Hồi, các đệ tử đều đáp, thưa thầy nên. Khổng Tử nói: Nhưng không biết nồi cơm này có sạch không?

Học trò ngơ ngác không hiểu ý thầy, chỉ trừ Nhan Hồi chắp tay nói: thưa thầy nồi cơm này không được sạch. Khổng Tử hỏi tại sao? Nhan Hồi đáp :

-Khi cơm chín, con mở vung xem cơm đã thực chín đều chưa, thì một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi từ trên rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con cũng nhanh tay đậy vung, nhưng không kịp. Sau đó, xới cơm bẩn định vất đi… thì con chợt nghĩ, cơm thì ít, anh em thì đông, bỏ lớp cơm bẩn đi, vô tình bỏ mất một xuất cơm, anh em phải ăn ít lại, nên con ngưng vất đi và đã mạn phép thầy và anh em con ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn cơm sạch xin để phần thầy và anh em. Như vậy con đã ăn phần cơm, bây giờ chỉ xin ăn phần rau nữa thôi. Và thưa thầy, vì nồi cơm con đã ăn trước rồi, nên không nên dùng để cúng nữa ạ!

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử lại ngửa mặt lên trời mà than: “Chao ôi, thế ra trên đời có nhiều việc chính mắt ta trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu đúng sự thật. Chao ôi, suýt nữa Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ.”

Vậy ta còn ham xét đoán nữa không ?

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
21 điểm quan yếu của Đức Phanxicô để Hội Nghị Thượng Đỉnh Bảo Vệ Trẻ Em Trong Giáo Hội thảo luận
Vũ Văn An
01:50 22/02/2019
Gần sát ngày diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh Bảo Vệ Trẻ Em Trong Giáo Hội, cả Tòa Thánh lẫn bản thân Đức Phanxicô đều cố gắng cho người ta thấy đừng quá trông mong vào thành quả của Hội Nghị. Tuy nhiên, ngay trong lời phát biểu ngắn gọn khai mạc hội nghị, ngài có nhắc đến 21 điểm quan yếu sẽ được phân phối để Hội Nghị cùng thảo luận. Và trong khi ngài nói như thế, các phụ tá của ngài xuất hiện để phân phối 21 điểm này. Chúng tôi xin lược dịch 21 điểm này để thấy tầm mức của Hội Nghị:

1. Soạn thảo một thủ bản thực tế cho thấy các bước phải thực hiện bởi các thẩm quyền vào các thời điểm chủ chốt khi xuất hiện một trường hợp.

2. Tự trang bị cho mình các cơ cấu lắng nghe gồm các người được huấn luyện và chuyên môn có thể sơ khởi biện phân các trường hợp những người bị coi là nạn nhân.

3.Thiết lập các tiêu chuẩn để có sự can dự trực tiếp của giám mục hay bề trên dòng.

4. Thực thi các thủ tục chung để xem xét các vụ tố cáo, che chở các nạn nhân và quyền bênh vực của người bị tố cáo.

5. Thông tri cho các nhà cầm quyền dân sự và các thẩm quyền giáo hội cao hơn phù hợp với các qui luật dân sự và giáo luật.

6. Duyệt xét định kỳ các qui thức (protocols) và qui phạm (norms) để bảo đảm môi trường được bảo vệ cho các vị thành niên trong mọi cơ cấu mục vụ: các qui thức và qui phạm dựa trên các nguyên tắc tổng hợp cả công lý và bác ái sao cho hành động của Giáo Hội trong vấn đề này phù hợp với sứ mệnh của mình.

7. Thiết lập các qui thức chuyên biệt để xử lý các tố cáo chống các giám mục.

8. Đồng hành, bảo vệ và cư xử các nạn nhân, cung hiến cho họ mọi hỗ trợ cần thiết để họ hoàn toàn hồi phục.

9. Gia tăng ý thức về các nguyên nhân và hậu quả của việc lạm dụng tình dục qua các sáng kiến liên tục nhằm huấn luyện các giám mục, các bề trên dòng, các giáo sĩ và các nhân viên mục vụ.

10. Soạn thảo các nẻo đường chăm sóc mục vụ cho các cộng đồng bị thương tổn bởi các vụ lạm dụng và các lộ trình thống hối và phục hồi cho các người phạm tội.

11. Củng cố sự hợp tác với mọi người thiện chí và với những người điều hành các phương tiện truyền thông để nhận ra và biện phân các trường hợp có thực khỏi các trường hợp giả mạo và các lời tố cáo vu vạ, xa tránh ác ý và bóng gió, tin đồn và bôi lọ (xem Diễn văn của Đức Phanxicô với Giáo Triều Rôma, 21 tháng 12 năm 2018).

12. Nâng tuổi tối thiểu kết hôn lên 16.

13. Thiết lập các dự khoản nhằm qui định và tạo điều kiện cho việc tham gia của các nhà chuyên môn giáo dân vào các cuộc điều tra và vào các mức độ khác nhau của phán xử trong các diễn trình giáo luật liên quan đến việc lạm dụng tình dục/quyền hành.

14. Quyền bênh vực: nguyên tắc của quyền tự nhiên và giáo luật “giả thiết vô tội” cũng phải được bảo vệ cho đến khi tội của người bị tố cáo được chứng minh. Do đó, điều cần thiết là ngăn chặn việc công bố danh sách những người bị tố cáo, ngay cả bởi giáo phận, trước cuộc điều tra sơ khởi và việc kết án dứt khoát.

15. Tuân giữ nguyên tắc truyền thống về tính cân xứng của hình phạt so với tội đã phạm. Quyết định rằng các linh mục và giám mục phạm tội lạm dụng các vị thành niên phải rời bỏ thừa tác vụ công khai.

16. Dẫn nhập các qui luật liên quan tới các chủng sinh và ứng viên chức linh mục và đời sống tu trì. Bảo đảm phải có các chương trình đào tạo lúc ban đầu và liên tục sau đó giúp họ phát triển sự trưởng thành của họ về nhân bản, thiêng liêng và tâm sinh lý, cũng như các tương quan liên ngã và tác phong của họ.

17. Bảo đảm phải có các vụ đánh giá tâm lý học bởi các chuyên gia có bằng cấp và chính thức được công nhận đối với các ứng viên chịu chức linh mục và đời sống thánh hiến.

18. Thiết lập các qui phạm điều hành việc chuyển đổi một chủng sinh hay một ứng viên tu dòng từ một chủng việc này sang một chủng viện khác; cũng như một linh mục hay một tu sĩ từ giáo phận này hay dòng tu này sang một giáo phận hay dòng tu khác.

19. Soạn thảo các qui định ứng xử bắt buộc (mandatory codes of conduct) cho mọi giáo sĩ, tu sĩ, nhân viên phục vụ và thiện nguyện viên nhằm phác thảo các biên giới thích đáng trong các tương quan bản thân. Phải chuyên biệt nói đến các đòi hỏi cần thiết đối với nhân viên và thiện nguyện viên và kiểm tra hồ sơ hình sự của họ.

20. Giải thích mọi thông tin và dữ kiện về các nguy hiểm của lạm dụng và các hiệu quả của nó, làm cách nào nhận ra các dấu hiệu lạm dụng và làm cách nào thông báo việc hoài nghi lạm dụng tình dục. Tất cả các điều này phải diễn ra có sự hợp tác với phụ huynh, thầy cô, các nhà chuyên nghiệp và các thẩm quyền dân sự.

21. Nơi nào chưa có, phải thiết lập một nhóm dễ tiếp cận dành cho các nạn nhân muốn báo cáo bất cứ tội phạm nào. Một tổ chức như thế phải có một sụ tự lập nào đó đối với thẩm quyền giáo hội địa phương và bao gồm các người chuyên môn (giáo sĩ và giáo dân) biết phải phát biều ra sao việc Giáo Hội lưu ý tới những người bị xúc phạm bởi các thái độ không đúng đắn của các giáo sĩ.
 
Hội Nghị Thượng Đỉnh Bảo Vệ Trẻ Em ngày thứ hai: Đức Hồng Cupich thuyết trình
Vũ Văn An
15:48 22/02/2019
Theo tin VaticanNews, ngày 22 tháng 2, tại HN, Đức Hồng Y Blase J. Cupich, Tổng Giám mục Chicago, đã trình bày bài thuyết trình của mình có tên là “Tính Đồng Nghị: Cùng Chung Trách Nhiệm” vào ngày dành riêng cho chủ đề “Giải Trình Trách Nhiệm”.

Suy tư về việc thi hành tính hợp đoàn hiện nay do hội nghị nêu bật, ngài nói các giám mục cũng phải xem xét thách thức dưới ánh sáng tính đồng nghị, “nhất là khi chúng ta thăm dò việc giải trình trách nhiệm đối với các khía cạnh cơ cấu, pháp lý và thể chế với toàn thể Giáo hội”.

Tính Đồng Nghị

Đức Hồng Y Cupich giải thích, tính đồng nghị “tượng trưng việc tham gia của mọi người đã được rửa tội ở mọi bình diện - tại các giáo xứ, giáo phận, các cơ quan giáo hội quốc gia và khu vực - vào cuộc biện phân và cải cách thấu nhập khắp Giáo hội”.

Ngài nói rằng nó là điều rất quan trọng đối với Giáo hội trong lúc này, và nó là điều sẽ “làm phát sinh các yếu tố sự thật, sám hối và đổi mới các nền văn hóa cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ giới trẻ trong Giáo hội, và sau đó, trong xã hội lớn hơn".

Đức Hồng Y Cupich nói rằng một diễn trình chỉ đơn thuần nhằm thay đổi chính sách, “ngay cả khi nó là thành quả của những hành vi hợp đoàn tốt nhất, vẫn không đủ”.

Ngài kêu gọi sự hồi tâm của mọi người nam nữ trong toàn Giáo hội, và sự hồi tâm của các nền văn hóa giáo hội ở mọi châu lục, cho rằng “Chỉ có một viễn kiến đồng nghị, bắt nguồn từ sự biện phân, hồi tâm và cải cách ở mọi bình diện mới có thể mang đến cho Giáo hội một hành động tổng thể để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất giữa chúng ta mà ơn thánh của Thiên Chúa đang gọi chúng ta thực hiện”.

Dây liên kết thánh thiêng

Đức Hồng Y Cupich đã tiếp tục suy tư về một số điểm bao gồm sự cần thiết phải cải cách cơ cấu pháp lý và định chế. Ngài nói về vai trò của giáo dân, nhu cầu lắng nghe và đồng hành, nhưng ngài cũng làm nổi bật vai trò của Giáo hội như vai trò một bà mẹ yêu thương và so sánh “mối dây liên kết thánh thiêng” giữa phụ huynh và đứa con với mối dây liên kết giữa Giáo hội và đoàn chiên của Giáo Hội.

Ngài nói: “Các bà mẹ và ông cha vốn kêu gọi chúng ta phải giải trình trách nhiệm, vì một cách đơn giản, họ không thể hiểu được việc các giám mục và bề trên dòng làm thế nào lại có thể thường đui mù trước phạm vi và sự thiệt hại của việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Họ đang chứng kiến những thực tại kép cần phải theo đuổi trong giáo hội của chúng ta ngày hôm nay: một nỗ lực không ngừng để xóa tận gốc việc giáo sĩ lạm dụng tình dục trong giáo hội, và bác bỏ nền văn hóa giáo sĩ trị thường xuyên nuôi dưỡng sự lạm dụng kia”.

Nhiệm vụ trước mắt

Đức Hồng Y không ngại nhìn vào nhiệm vụ trước mắt và ngài trình bày một khuôn khổ cho Các Cơ Cấu Định Chế và Pháp Lý đối với việc Giải Trình Trách Nhiệm tập trung vào ba khía cạnh khác nhau: “Thiết lập các tiêu chuẩn để điều tra các giám mục”, “báo cáo các cáo buộc” và “các bước tố tụng cụ thể”.

Đức Hồng Y Cupich đã kết luận khi nhận định rằng, “những gì còn cần được ban hành là các thủ tục rõ ràng trong các trường hợp vì 'các lý do nghiêm trọng', có thể biện minh cho việc loại khỏi chức vụ một giám mục, một giám mục Đông phương hay một bề trên dòng như được ấn định trong tự sắc “Sacramentorum sanctitatis tutela”, và tự sắc “Come una madre amorevole (Như một bà mẹ yêu thương) và ngài kêu gọi các hiền huynh giám mục của ngài tiến đến việc thiết lập các luật lệ và cơ cấu mạnh mẽ liên quan đến việc giải trình trách nhiệm của các giám mục để cung cấp một linh hồn mới cho thực tại định chế kỷ luật của Giáo hội về lạm dụng tình dục.
 
Ngày thứ Hai tại Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội: Trách nhiệm giải trình của các Giám Mục
Đặng Tự Do
17:23 22/02/2019
Trong ngày 22 tháng Hai, là ngày thứ hai trong “Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội” tại phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tại Vatican, sau lời nguyện ban sáng, hội nghị đã nghe 3 bài thuyết trình tập trung vào trách nhiệm giải trình (accountability) của các giám mục bản quyền và bề trên dòng trong việc giải quyết những vụ tố cáo lạm dụng.

Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Bombay, Ấn Độ đã đọc bài thuyết trình đầu tiên trong ngày có nhan đề “Đoàn Thể Tính – Được sai đi cùng nhau”.

Trách nhiệm giải trình với nhau là mấu chốt của “đoàn thể tính - collegiality”. Ngài thúc giục các giám mục tạo ra và thúc đẩy ý thức trách nhiệm với nhau.

“Vì chúng ta thuộc về giám mục đoàn trong sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha, tất cả chúng ta đều phải chia sẻ trách nhiệm giải trình. Chúng ta phải tự hỏi mình có thực sự tham gia vào một cuộc đối thoại cởi mở và thành thật với các giám mục anh em hoặc các linh mục của chúng ta không, khi chúng ta nhận ra các hành vi có vấn đề nơi họ?”

“Chúng ta nên nuôi dưỡng một nền văn hóa correctio fraterna (sửa lỗi huynh đệ) cho phép chúng ta sửa lỗi cho nhau mà không xúc phạm lẫn nhau.”

Ngài cũng đưa ra nhận xét rằng tai ương lạm dụng tính dục không phải chỉ là một vấn nạn của thế giới Tây phương. Đó cũng là vấn đề tại Á Châu và Phi Châu. Đoàn Thể Tính mời gọi chúng ta xem đây là vấn đề chung của toàn Giáo Hội để tìm ra các phương thế thích hợp.

Tiếp theo, Đức Hồng Y Blaise Cupich, Tổng Giám Mục Chicago đã trình bày bài thứ hai nhan đề: “Tính Công Nghị - Phản ứng cùng nhau”, phản ảnh những điều đã được các Giám Mục Hoa Kỳ đề cập đến nhiều lần; đó là lôi cuốn sự tham gia tích cực của anh chị em giáo dân, đặc biệt là các chuyên gia giáo dân, trong các ủy ban tái xét độc lập.

Tính công nghị (synodality), được Đức Hồng Y hiểu theo nghĩa là mọi thành phần dân Chúa đều tham dự vào hoạt động của Giáo Hội, “mời gọi chúng ta hãy cứu xét rộng rãi chứng từ của anh chị em giáo dân” ngõ hầu “có thể đẩy mạnh sứ mạng chúng ta muốn chu toàn”. Cụ thể, ngài nói: “Chúng ta phải du nhập sự tham gia rộng rãi của anh chị em giáo dân vào mọi nỗ lực để nhận ra và kiến tạo những cơ cấu giải trình để phòng ngừa nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục.”

Đức Hồng Y Cupich đã trình bày một phác thảo về đề nghị “Tổng Giám Mục chính tòa”, tức là trao quyền cho vị Tổng Giám mục phụ trách giáo tỉnh quyền điều tra, truy tố và xét xử các giám mục thuộc các giáo phận trong giáo tỉnh của mình bị buộc tội sơ suất, che đậy, hoặc những vấn đề khác liên quan đến các cáo buộc lạm dụng tính dục của các linh mục trong giáo phận. Đề nghị này xem ra không được ủng hộ rộng rãi. Tại cuộc họp báo sau đó ở Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nhiều ký giả chỉ ra rằng Mc Carrick từng là Tổng Giám Mục chính tòa!

Ban chiều hội nghị đã nghe bài thuyết trình thứ ba của một người phụ nữ giáo dân là Tiến Sĩ Linda Ghisoni, Phụ Tá Tổng Thư Ký của Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống. Chị trình bày đề tài: “Tính Cộng Đồng: Làm việc cùng nhau”. Bài nói chuyện của chị được đánh giá cáo vì có những ý tưởng mới mẻ và thực tiễn. Chính Đức Thánh Cha cũng đánh giá cao những ý kiến của chị.

Tiến sĩ Linda Ghisoni đã nói về tầm quan trọng của việc toàn Giáo Hội cùng nhau đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trẻ em trên toàn thế giới.

Chị nói:

“Tôi tin rằng thông qua việc lắng nghe tích cực lẫn nhau, chúng ta dấn thân hoạt động để trong tương lai chúng ta không còn cần đến một cuộc họp theo kiểu khủng hoảng như cuộc họp này; và Giáo Hội, dân Chúa, có thể có khả năng, có tinh thần trách nhiệm và biết chăm sóc dịu dàng những người đã bị ảnh hưởng bởi những gì đã xảy ra để việc phòng ngừa không trở thành một kế hoạch lý tưởng hóa mà có thể trở thành một thái độ mục vụ bình thường.”

Bài nói chuyện của Tiến sĩ Ghisoni đã tập trung vào chủ đề của ngày thứ hai là trách nhiệm giải trình của các giám mục bản quyền và bề trên các dòng. Trong phần đầu tiên của bài phát biểu của mình, Ghisoni đã đề cập đến “kiến thức về lạm dụng và mức độ lạm dụng”, là điểm khởi đầu cơ bản cho trách nhiệm giải trình.

Tuy nhiên, trách nhiệm giải trình cũng phải liên quan đến một cuộc đối thoại về các quyết định được đưa ra, bao gồm cả “việc đánh giá và báo cáo” về các quyết định của các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Trách nhiệm giải trình trong Giáo Hội, theo chị, không phải là một vấn đề về các chuẩn mực xã hội học, nhưng là vấn đề về khái niệm hiệp thông trong thần học.

Những câu hỏi thần học

Điều này, theo cô, dẫn đến một số câu hỏi thần học, xoay quanh vai trò của mọi thành viên trong cộng đoàn dân Chúa, những người phải sống theo các quyền hạn và trách nhiệm xuất phát từ bí tích Rửa tội của họ, theo các điều kiện và tình trạng khác nhau của cuộc sống. Tại đây, chị đã đề cập đến tầm quan trọng của một sự hiểu biết đúng đắn về thừa tác vụ của những người được phong chức, và đặc biệt là mối quan hệ giữa các Giám mục và linh mục.

Tầm nhìn của Giáo Hội như một cộng đoàn hiệp thông - bắt nguồn từ giáo huấn của Vatican II - cũng bao hàm sự cần thiết phải có sự tương tác giữa các đặc sủng và các mục vụ khác nhau, và kêu gọi sự tham gia của toàn thể Thiên Chúa, một cách năng động.

Những gợi ý thực tế

Trong phần cuối cùng của bài nói chuyện, Tiến sĩ Ghisoni đã đưa ra các đề nghị thiết thực để thúc đẩy trách nhiệm giải trình trong Giáo Hội. Điều này, theo cô, được bắt đầu với kiến thức và những nghiên cứu sâu xa hơn về các kỹ thuật đã được kiểm chứng.

Chị cũng đưa ra một số gợi ý cụ thể: những hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục các quốc gia về các thủ tục liên quan đến trách nhiệm giải trình, các hội đồng độc lập để cung cấp cho các giám mục những phản hồi; khả năng thiết lập một văn phòng trung tâm để thúc đẩy hoạt động của các hội đồng độc lập, và giúp họ hoạt động đúng đường hướng; và sửa đổi luật pháp về việc giữ bí mật trong các vấn đề của Giáo Hội. Về điểm này, Tiến sĩ Ghisoni khẳng định rằng tính minh bạch cao hơn phải được cân bằng với quyền được minh bạch.

Chị kết luận rằng:

“Những điều cần cân nhắc vừa đề cập, liên quan đến các hành động khả thi được thực hiện với tư cách là Giáo Hội, với tư cách là dân Chúa, trong tình hiệp thông và với trách nhiệm chung, không có gì khác hơn là một lời mời mạnh mẽ chúng ta suy tư và trao đổi với nhau, trên hết là trong các nhóm làm việc, để tìm ra những hiểu biết và ứng dụng cụ thể.”

Từ sau bài phát biểu khai mạc vào hôm thứ Năm 21 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giữ im lặng. Tuy nhiên, sau bài phát biểu của chị Đức Thánh Cha đã phát biểu như sau:

“Lắng nghe Tiến Sĩ Ghisoni, tôi nghe thấy Giáo Hội nói về chính mình. Nghĩa là tất cả chúng ta đã nói về Giáo Hội trong tất cả các can thiệp. Nhưng mà lần này, chính Giáo Hội đã lên tiếng. Đó không chỉ là vấn đề về phong cách: thiên tài nữ tính, được phản ảnh trong Giáo Hội, vốn là phụ nữ.

Mời một người phụ nữ lên tiếng không phải là tham gia vào trào lưu nữ quyền trong giáo hội, bởi vì cuối cùng, mọi hình thức đề cao nữ quyền như thế chung cuộc cũng là chuyện che đậy cho niềm tự hào nam giới. Không. Mời một người phụ nữ nói về những vết thương của Giáo Hội là mời Giáo Hội nói về chính mình, về những vết thương của Giáo Hội. Và điều này tôi tin là một bước mà chúng ta phải thực hiện với quyết tâm cao độ: phụ nữ là hình ảnh của Giáo Hội. Giáo Hội là phụ nữ, là cô dâu, là mẹ. Đó là một phong cách. Không có phong cách này, chúng ta cũng sẽ nói về dân Chúa, nhưng với tư cách là một tổ chức, có lẽ là một công đoàn, nhưng không phải là một gia đình được sinh ra từ Giáo Hội Mẹ.

Luận lý trong tư duy của Tiến sĩ Ghisoni chính xác là của một người mẹ, và nó kết thúc bằng câu chuyện về những gì xảy ra khi một người phụ nữ sinh con. Đó là mầu nhiệm nữ tính của Giáo Hội là cô dâu và là mẹ. Đó không phải là vấn đề trao nhiều chức năng hơn cho phụ nữ trong Giáo Hội - vâng, điều này tốt, nhưng đó không phải là cách giải quyết vấn đề - đó là vấn đề về việc hội nhập người phụ nữ như hình ảnh của Giáo Hội vào suy nghĩ của chúng ta và cũng là suy nghĩ của Giáo Hội với các phạm trù của một người phụ nữ. Cảm ơn chứng từ của bạn.”


Source:Vatican News

 
Thảm họa lạm dụng tính dục: Giáo phận Ái Nhĩ Lan không có tiền trả cho các linh mục mùa Giáng Sinh vừa qua
Anthony Nguyễn
20:47 22/02/2019
Trong bài “Parishes, dioceses feeling the financial pinch” – “Các giáo xứ và giáo phận cảm thấy khó khăn về tài chính”, Brian Fraga, chủ biên tờ Our Sunday Visitor cho biết như sau:

“Những ngày này, cha John Hollowell ngồi tại bàn làm việc của ngài và xem xét các báo cáo tài chính, cố gắng tìm ra những phương cách nhằm cắt giảm gần 25% ngân sách hoạt động của hai giáo xứ do ngài phụ trách tại Indiana trong năm tới.”

“Ông McCarrick và bạn bè đang trở về nhà và làm tổ trong năm tài chính 2019-2020 tại một giáo xứ gần bạn,” Cha Hollowell đã viết cho 8,800 người theo dõi Twitter của ngài vào ngày 22 tháng Giêng.

Là một linh mục thì ngài phải nói bóng bẩy như thế. Diễn nôm là ông McCarrick và những ông lạm dụng tính dục trẻ thơ đang báo hại bà con, gây khó khăn nghiêm trọng, không phải chỉ là vấn đề uy tín của Giáo Hội mà thôi nhưng còn cả nhiều mặt cụ thể khác, trong đó có vấn đề tài chính.

Brian Fraga cho biết tiếp:

“Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Our Sunday Visitor của chúng tôi, cha Hollowell nói rằng ngài nhận thấy có một sự suy giảm khá mạnh trong số tiền quyên góp vào các thánh lễ cuối tuần của giáo xứ vào mùa hè năm ngoái, khi cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục bùng nổ một lần nữa ở tầm mức quốc gia với những tiết lộ rằng cựu Hồng Y Theodore McCarrick bị cáo buộc quấy rối cả trẻ vị thành niên lẫn các chủng sinh vài thập kỷ trước.”

Cha Hollowell, chính xứ nhà thờ Truyền tin ở quận Brazil, Indiana, và nhà thờ Thánh Phaolô ở Greencastle gần đó, nhận xét rằng:

“Tôi hoàn toàn hiểu được tại sao mọi người lại làm vậy. Đối với nhiều người, ngưng các việc đóng góp là hình thức phản kháng cuối cùng mà họ muốn nói với các nhà lãnh đạo Giáo hội”.

Trên toàn cõi Hoa Kỳ, các giáo xứ Công Giáo khác cũng nhận thấy số tiền quyên góp trong các thánh lễ Chúa Nhật giảm mạnh trong những tháng gần đây.

Tình hình tại Hoa Kỳ xem ra vẫn còn khả quan hơn tại Ái Nhĩ Lan. Tờ Irish Catholic số ra ngày 21 tháng Hai cho biết mùa Giáng Sinh vừa qua thực sự là Mùa Chay của các linh mục tại giáo phận Waterford và Lismore!

Đức Cha Phonsie Cullinan đã phải lên tiếng kêu gọi anh chị em giáo dân tham gia và hỗ trợ Giáo hội và nhìn nhận rằng giáo phận đã không đủ tiền để trả lương cho các linh mục của mình vào dịp Giáng Sinh vừa qua vì số tiền quyên góp được từ anh chị em giáo dân trong các thánh lễ cạn kiệt dần.


Source:Catholic Herald
 
Top Stories
Les blessures profondes de la guerre sino-vietnamienne, quarante ans après
Églises d'Asie
12:41 22/02/2019
Publié le 22/02/2019 - Quarante ans après la guerre sino-vietnamienne, brève mais meurtrière, qui a frappé la frontière du nord du Vietnam en 1979, les proches des victimes de guerre et les vétérans affirment qu’ils ont été délaissés durant des dizaines d’années par le gouvernement et les autorités locales, par peur de représailles chinoises. Malgré l’absence de chiffres officiels, les archives historiques dénombrent les victimes à près de 26 000 morts et 37 000 blessés du côté chinois, et 30 000 morts et 32 000 blessés côté vietnamien. Cette année, pour la première fois, les médias locaux ont reçu l’autorisation du gouvernement de revenir sur cette période.

Du 16 au 18 février, Mary Tran Thi Thuy a accueilli comme chaque année une vingtaine de personnes venues prier dans la chapelle de Cang Huyong Ly, en mémoire de son grand frère, Joseph Tran Van Dong, mort en 1979 durant la guerre sino-vietnamienne. Après quelques prières, des hymnes chantés, et une lecture de l’Évangile, elle a offert de l’encens devant le portrait de son frère, puis elle a servi du thé, des fruits et des friandises aux convives alors qu’ils partageaient leurs souvenirs du défunt et de la guerre. « Depuis quarante ans, nous organisons des veillées de prière pour lui chaque année, parce que nous n’avons jamais oublié notre fierté pour notre frère, qui s’est battu courageusement », confie la Vietnamienne de 53 ans. Le 17 février 1979, près de 600 000 militaires chinois sont entrés dans les six provinces du nord du Vietnam, lançant une attaque meurtrière contre la frontière de 1 400 kilomètres de long. Selon les historiens, l’invasion chinoise, qui a duré un mois, était une réponse à ce que la Chine considérait comme une série d’actions et de politiques provocatrices lancées par Hanoï. La camaraderie entre les communistes chinois et vietnamiens a commencé à se dégrader en 1978, quand le Vietnam a rejoint le Conseil d’assistance économique mutuelle (Comecon) soviétique et signé le Traité d’amitié et de coopération avec l’Union soviétique, alors le plus grand rival de la Chine. La Chine a considéré le traité comme une alliance militaire et qualifié le Vietnam de « Cuba de l’Est » poursuivant ses « rêves d’hégémonie impériale » en Asie du Sud-Est.

En décembre 1978, le Vietnam a attaqué le Cambodge en chassant le régime Khmer Rouge génocidaire, qui était pro Pékin mais également proche de l’Union soviétique, avant de rassembler des forces militaires importantes sur la frontière chinoise. Craignant pour la sécurité du pays et pour les intérêts de la région, le leader chinois Deng Xiaoping a déclenché la guerre. Le conflit de 1979 et les attaques qui ont éclaté durant les dix années suivantes ont entraîné de nombreuses victimes. Bien qu’aucune des deux parties n’ait jamais publié de chiffres officiels, les archives historiques établissent les victimes à près de 26 000 morts et 37 000 blessés du côté chinois, et 30 000 morts et 32 000 blessés côté vietnamien. Marty Thuy, pharmacienne et catéchiste à Cang Huyong Ly, dans la province de Yen Bai, confie que ses parents n’ont appris la mort de leur fils que fin 1980. Son corps n’a jamais été retrouvé. « Sa mort nous a profondément blessés. Mon père a pleuré toutes les larmes de son corps et ma mère a souffert de troubles psychiques pendant des mois », confie-t-elle. Mary ajoute que le gouvernement montre peu de gratitude et d’attention envers les défunts et leurs proches. « On nous donne une allocation de 500 000 dongs [22 dollars] par an », explique-t-elle, ajoutant que de leur vivant, ses parents ne recevaient que 500 000 dongs par mois. Ils sont morts il y a vingt ans.

Le silence des autorités

Mary Thuy affirme que les autorités n’ont pas osé déclarer que son frère avait perdu la vie en combattant les troupes chinoises, mais qu’il avait combattu les Américains. « Ils ont déformé la vérité, mon frère est mort en se battant contre l’invasion chinoise à Ban Phiet, dans la province de Lao Cay, le 17 février 1979 ». Mary, qui a sept frères et sœurs, explique que les autorités locales n’ont jamais aidé sa famille à rechercher le corps du défunt. Ils ignorent tout du lieu où pourrait se trouver la dépouille de leur frère, alors à la place, chaque année, ils viennent offrir de l’encens devant deux tombes sans nom dans la commune de Ban Lau. Nguyen Cong Ha, 34 ans, de la province de Thua Thien Hue, offre également de l’encens, de la nourriture, de l’alcool et des fruits, chaque année, devant une image de son oncle, qui a été tué lors de combats contre les troupes chinoises à Lai Chau, le 17 février 1979. Il explique que le corps de son oncle n’a jamais été retrouvé et déplore le fait que les autorités locales s’intéressent peu à sa famille et au défunt. « Le gouvernement devrait ériger un monument aux victimes de guerre et organiser des commémorations officielles », demande-t-il. Vo Than, qui a été blessé à la jambe lors des combats contre les Chinois en 1979, confie que beaucoup de ses camarades n’ont jamais été retrouvés. Aujourd’hui, il vend des billets de loterie pour aider sa famille, et il reçoit 1,5 million de dongs par mois du gouvernement, alors que d’autres vétérans ne reçoivent rien. « J’ai de la chance d’avoir reçu une chaise roulante de la Caritas de Hué, pour pouvoir me rendre à Hue pour vendre mes billets de loterie », explique ce père de deux enfants.

Joseph Tran Van Hong, qui a survécu à la guerre, affirme que dans les lieux qu’ils ont envahis, les soldats chinois ont tué tout le monde, y compris les femmes et les enfants, et qu’ils ont tout détruit. « Des dizaines de milliers de soldats et de civils vietnamiens ont été tuées et leurs corps n’ont jamais été retrouvés », explique-t-il. Le vétéran, qui vend du bois de chauffage et des poissons qu’il pêche dans les lacs, ajoute que des dizaines de milliers de vétérans, qui ont pris part au conflit de 1979, n’ont reçu aucun soutien du gouvernement. Lui-même a reçu cinq millions de dongs, une seule fois, de la part du gouvernement. « Nous nous sommes battus pour protéger le pays, mais on nous a ignorés et nous avons été traités injustement durant des dizaines d’années », regrette Joseph, ajoutant que le gouvernement a réprimé les visites et les offrandes d’encens aux victimes de la guerre, par peur du gouvernement chinois. Il explique que cette année, pour la première fois, le gouvernement vietnamien a accordé l’autorisation aux médias locaux de publier des dossiers sur la guerre. Beaucoup de personnes ont appelé le gouvernement à parler de la guerre dans les manuels scolaires. « Il est tard pour en parler publiquement », estime Joseph Hong. Tout en disposant l’encens, les bougies et les fleurs devant l’autel de son frère, Mary Tran Thi Thuy affirme que le gouvernement devrait changer sa politique, quarante ans après la guerre, pour rendre hommage aux victimes et soutenir les vétérans.

(Source: Églises d'Asie - le 22/02/2019, Avec Ucanews, Hanoi)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bức tường
Đinh Văn Tiến Hùng
15:12 22/02/2019

BỨC TƯỜNG

Bức tường quen thuộc mọi người đều thấy,
Chung quanh tư gia xây chắn rào tường,
Giữ yên ổn cho đời sống bình thường,
Tránh những kẻ gian đột nhập phá hoại.

Bao người giàu có lại càng lo ngại,
Ông to bà lớn dinh thự khang trang,
Nên phải xây rào tường cổng vội vàng,
Để bảo đảm an toàn yên tâm mà sống.

Nhìn xa hơn nơi chân trời mở rộng,
Hai quốc gia chia cách bởi bức tường,
Vạn lý trường thành ngăn cản Bắc phương,
Giặc Hung nô khó tràn vào Trung quốc,

Xưa Đức quốc chia hai miền đất nước,
Bức tường Bá linh chia cắt đôi bên,
Dân Đông Đức sống cực khổ đói nghèo,
Tây Đức tự do mỗi ngày phát triển.

Nam Bắc Triều Tiên bài học biểu hiện,
Cộng Sản Bắc Triều dân chúng lầm than,
Nam Triều Tiên sống tự do giàu sang,
Đang mong đợi phá hàng rào ly biệt.

Cầu Hiền Lương sông Bến Hải Nước Việt,
Đã bao năm phải chia cách đôi bờ,
Tưởng thênh thang qua lại như bây giơ,
Nhưng thất vọng tường cờ đỏ còn đó !

Giờ Mỹ quốc đại biến cố trắc trở,
Xây hàng rào biên giới chưa thông qua,
Đảng Dân chủ phản đối vì bất hòa,
Với nhiều lý do trái chiều bít lối.

Hạ viện Dân chủ cố tình từ chối,
Trong lúc di dân đe dọa ùa vào,
Trà trộn băng đảng tệ nạn biết bao,
An ninh nước Mỹ đang bị đe dọa.

Tổng thống Trump vẫn bình tĩnh gan dạ,
Nhất quyết vượt qua khỏi chốn đầm lầy, (*)
Giữ Đất Nước luôn vững mạnh từng ngày,
Tin rằng sau giông bão trời lại sáng.

Hỡi đảng Dân Chủ xin đừng mù quáng,
Không phải cho mình mà cho tương lai,
Cho chính con cháu quí vị mai sau,
Ngẩng cao đầu nhìn Tổ quốc chói sáng.

Ta hãy sống làm sao cho xứng đáng,
Khi xuôi tay giây phút cuối cuộc đời,
Để cháu con hãnh diện có bao người,
Hy sinh mình cho tha nhân hạnh phúc.

Không chỉ tường bằng xi măng cột sắt,
Còn có bức tường ẩn dấu trong lòng,
Do hận thù tranh chấp mãi chưa xong,
Bức tường này phải quyết tâm phá bỏ.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

(*)Ghi chú: Hình trên của nghệ sĩ John McNaughton, Utah, HK, đã vẽ TT Donald Trump cầm đèn hướng dẫn các thành viên trong chính quyền ‘Vượt qua đầm lầy’, mô phỏng theo biểu tượng ‘TT Washington
vượt qua sông Delaware’. Bức hình nhanh chóng trở nên nổi tiếng qua các phương tiện truyền thông.

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh đời sống con người
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:04 22/02/2019
Thắc mắc về hình ảnh đời sống con ngưừi có từ ngàn xưa, cũ và cũng luôn luôn mới. Vì không hay chưa có câu trả lời chính xác thỏa đáng nào cho thắc mắc đó về phương diện khoa học. Và con người xưa nay luôn sống với thắc mắc đó. Đức tin tôn giáo đóng vai trò quan trọng cho câu trả lời về thắc mắc này.

Đức tin đạo Công Giáo đưa ra câu trả lời như thế nào cho thắc mắc đó?

Dựa trên Kinh Thánh lời Chúa, đức tin Công Giáo đưa ra câu trả lời: Con người là công trình do Thiên Chúa tạo dựng nên giống hình ảnh người. Không chỉ tạo dựng nên họ, nhưng Thiên Chúa còn nuôi dưỡng đời sống họ, và gìn giữ cứu độ họ nữa. (St, 1,1-31).

Người đầu tiên Thiên Chúa tạo dựng nên là Ông Adam và Bà Eva, thủy tổ con người. Và theo ý muốn của Thiên Chúa đã sắp đặt những thế hệ con người nối tiếp là dòng dõi hậu duệ của Ông Bà thủy tổ Adam Eva.

Thân xác Ông Bà thủy tổ được Thiên Chúa tạo dựng nên từ bụi bùn đất và sự sống của Ông Bà hơi thở thần khí của chính Thiên Chúa hà hơi thổi vào hình hài thân xác Ông Bà. Rồi từ thân xác có sự sống của Ông Bà là cha mẹ, con cái được sinh thành nối tiếp thành con người có sự sống.

Và tiếp tục bằng cung cách mầu nhiệm sáng tạo,Thiên Chúa đã sắp đặt cài cấy mầm sự sống vào nơi các cha mẹ truyền sinh lại sang con cái mình, để loài người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tạo dựng nên Ông Bà thủy tổ con người là Adam Eva được Thiên Chúa nuôi dưỡng. Nhưng Ông Bà lại không tuân giữ luật Thiên Chúa.Vì thế tội lỗi ,vì sự không vâng lời Thiên Chúa của Adam, đã đi vào trần gian đi vào trong đời sống con người từ Ông Bà lan truyền sang mọi thế hệ con cháu.

Hậu qủa của tội lỗi là con người phải chết: Từ bụi đất con đã được tạo thành, và ngày sau cùng con cũng trở về với bụi đất! Lời nhắn nhủ này người Công gjáo chúng ta được nghe nhắc ngày thứ Tư lễ Tro và ngày lễ an táng người qua đời.

Vì con người là công trình tác phẩm của Thiên Chúa, nên Ngài không muốn để cho công trình này phải chấm dứt với sự chết. Do đó Thiên Chúa đã hứa ban sự sống ơn cứu độ cho linh hồn con người trong một sáng tạo mới.

Về thân xác con người phải chết tiêuntn ra thành bụi đất, nhưng sự sống là hơi thở hình ảnh của Thiên Chúa sẽ không chấm dứt. Trái lại sẽ cùng được sống lại trong sáng tạo mới: Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xuống thế làm người, qua đau khổ thập gía và sống lại, mang đến sự sống lại cho con người.

Con người Adam được tạo dựng trong công trình sáng tạo từ bụi bùn đất, vì không vâng lời phạm tội lỗi luật Thiên Chúa nên phải chết.

Chúa Giêsu Kitô, là con Thiên Chúa xuống trần gian làm người, vâng phục Thiên Chúa là công trình sáng tạo mới mang đến sự sống ơn cứu độ cho con người trần gian được cùng sống lại.

Thánh Phaolô đã diễn tả câu trả lời cho thắc mắc về đời sống con người qua hình ảnh so sánh giữa Adam ( cũ)và Adam (Chúa Giêsu)mới:

„Ađam cũ là người có sự sống, còn Ađam mới thì có thần trí ban sự sống. Những điều có trước, không phải thuộc linh giới, mà là thuộc thể giới, rồi mới đến cái thuộc về linh giới. Người thứ nhất bởi đất mà ra, thì thuộc về địa giới, còn người thứ hai bởi trời mà đến, thì thuộc thiên giới. Người thuộc địa giới đó thế nào, thì những người khác thuộc địa giới cũng vậy; và người thuộc thiên giới đó thế nào, thì những người khác thuộc thiên giới cũng vậy.“.( 1 Cor 15,45- 49).

Và cũng là đức tin của người Công Giáo chúng ta: Tôi tin kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Thông Báo
Phân ưu cùng ký giả Hoàng Hữu Nam trước sự ra đi của Thân Mẫu Catarina Nguyễn Thị Duyên
VietCatholic Network
01:37 22/02/2019


CÁO PHÓ

Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh,

VietCatholic trân trọng thông báo cùng quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em

Bà Catarina Nguyễn Thị Duyên
là thân mẫu ký giả Hoàng Hữu Nam

Đã qua đời tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ

Tang lễ sẽ được cử hành ngày thứ Hai 25 tháng Hai, 2019

Xin quý cha và anh chị em hiệp lời cầu nguyện cho linh hồn Catarina.

Ban Giám Đốc và Ban Biên Tập VietCatholic

xin phân ưu cùng anh Nam và gia đình.

Xin Chúa thương đón nhận linh hồn Catarina vào hưởng thánh nhan Ngài

và lau khô những giọt nước mắt của thân quyến trước cảnh sinh ly tử biệt.


J.B. Đặng Minh An

Phó Giám Đốc VietCatholic